Nhật Kư Vào Xuân

Ngày... tháng ...
Hôm nay được nghỉ nên ngủ đến 10 giờ sáng mới dậy. Công việc thường ngày của tôi trước khi bước xuống giường là với tay lấy cái phone để trên cái kệ kế giường. Mở phone ra, các con gửi tin nhắn qua viber quá chừng: "Má có biết không, đúng một tháng nữa là tết rồi đó!" Tôi bật dậy mở computer ra coi ngày, th́ ra, một tháng nữa là tết ta.

Cứ tất bật đi làm nơi này, Mỹ họ chỉ rộn rịp vào dịp Thanksgiving, Christmas và tết Dương lịch. Xong tết Dương lịch th́ mọi việc "vũ như cẫn, vẫn như cũ", nghĩa là họ bắt đầu chăm chỉ làm việc trong khi VN ḿnh lại rạo rực đón tết Âm lịch với bánh chưng xanh, câu đối đỏ. Tết của VN năm nào rơi vào cuối tuần th́ đỡ, c̣n như năm nay, tết rơi vào ngày thường, nên học tṛ vẫn đi học và mọi người công nhân, viên chức đều vẫn phải đi làm.

Mở cửa sổ nh́n ra sân, nắng Cali vàng óng rực rỡ trên đầu cây ngọn cỏ. Mùa xuân về, cái không khí mùa xuân Cali cũng giống như xuân Sàig̣n, cũng nắng, nắng vàng óng, nhưng ḷng con người lại có nỗi buồn khó tả. Tôi gọi đó là bịnh homesick, bịnh này không có thuốc nào trị được, nó ray rứt triền miên trong ḷng người viễn xứ. Nó như cái vết thương măi măi không lành và càng lớn tuổi, càng trống vắng th́ vết thương đó lại hành hạ nhiều hơn. Nhớ từng góc phố, từng vỉa hè, từng kỷ niệm ḿnh đă có trên quê nhà. Bên này chỉ khi xuống khu Little Saigon ḿnh mới thấy không khí tết, thấy pháo, thấy mai vàng, thấy chậu quất, thấy bánh mứt. chứ c̣n ở các nơi khác, cứ vẫn im ĺm.
Thức giấc, xuống giường và nghĩ: Ồ! ḿnh sẽ chuẩn bị ǵ cho Tết bây giờ nhỉ? Giờ giấc đi làm dầy đặc, cứ như bó con người vào bổn phận, cứ hễ đi chợ mua được bó cải về làm dưa, về đến nhà rửa xong là lại đến giờ đi làm, đành phải để mai về làm tiếp. Giờ giấc cứ trói buộc vào người, không như Sàig̣n gần tết là được nghỉ dài dài, có nơi ăn chơi cả tháng giêng mà...

Ngày... tháng ...
Đi làm, lái xe sau 40 phút, vào coi thời khóa biểu làm việc cho tuần tới. Trời! nh́n thời khóa biểu tên ḿnh dày đặc! Đi làm 5 ngày, chỉ nghỉ được 1 ngày! Theo lịch
tŕnh th́ 4 ngày làm, 2 ngày nghỉ, nhưng chưa chắc được như vậy. Nhiều khi đi làm nhiều quá, chúng tôi nói với nhau "crazy schedule, crazy day!" Đúng như vậy, nghề y của chúng tôi có lúc rảnh lắm, ngồi chẳng biết làm ǵ; có lúc lại chạy như chạy giặc. Bởi vậy những lúc đi làm là lo sợ nhất và bị áp lực nhiều nhất. Mệt về trí mà mệt cả về thể xác. Người già như ngọn đèn trước gió chẳng biết tắt lúc nào. Trước một bệnh nhân có nguy cơ ngưng thở, bọn chúng tôi mỗi đứa một việc, chạy ào ào. Đứa th́ lo kiểm tra huyết áp, độ đường, nhịp tim, đứa th́ lấy máy thở, đứa làm CPR, đứa th́ gọi cho bác sĩ... tất cả đều chung một nhiệm vụ: cứu lấy sinh mạng con người bằng bất cứ giá nào!
Làm nghề này tôi mới thấm được câu nói: ngày nào mở mắt c̣n thấy ḿnh sống, là phải tạ ơn Trời. Không ai biết được ḿnh ra sao trong thời gian sắp tới cả. Ngày nào c̣n sống, hăy sống trọn vẹn, đúng nghĩa với nó. Nhớ tuần trước sau khi nghỉ hai ngày vào làm lại; khi kiểm tra bệnh nhân trước giờ làm việc, mấy cô đồng nghiệp nói: Ông Thomas pḥng 506 đă qua đời rồi. Trời! tôi hết sức ngạc nhiên, thà như những người khác họ ra đi v́ yếu sức; c̣n ông Thomas khỏe mạnh, ăn ngủ tốt, tuần trước c̣n đ̣i về đi câu cá mà. Té ra ông vỡ mạch máu năo, chết ngay lập tức. Nh́n tấm h́nh dán trên cánh cửa tủ, ông đứng trước biển bên cạnh con cá ngừ to tướng ông câu được mà buồn...
Trong chúng tôi, trước cái chết của bệnh nhân nào đó, chúng tôi đều buồn, nỗi buồn man mác khác nhau trong mỗi người. Nhưng tựu chung đều là số phận con người quá mỏng manh, y học dù có tiến bộ đến đâu th́ cũng bó tay. Thế nên niềm vui ở nơi bệnh viện dưỡng lăo này hiếm lắm, ở đây không có tiếng cười, chỉ nghe tiếng máy rè rè, tiếng người rên rỉ, tiếng đèn gọi bíp...bíp... và tiếng c̣i hụ của xe cứu thương đến nghe nhức óc. Mùa xuân đến ngoài ngơ, ngoài phố thôi, chứ nơi đây không có mùa xuân...

Ngày... tháng ...
Các con tôi gửi h́nh qua viber, h́nh phố xá, hàng quán, cây cảnh... nhớ nhà đến nao ḷng. Chạnh nhớ bài thơ của Phạm Hữu Quang "Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.." Cái nhớ nó vậy đó, không có màu sắc, mùi vị, h́nh ảnh, nhưng nó ray rứt trong ḷng đến thế. Gần tết rồi, h́nh cây mai thật to trước sân nhà tôi vẫn vàng rực sắc hoa. Nhớ khi ba sắp nhỏ nhà tôi c̣n sống, anh ấy canh cho hoa trổ đúng mùng một tết thật hay. Nào là cách bẻ lá, cách tưới làm sao cho hoa trổ nụ và đúng tối ba mươi các nụ ấy búp búp để sáng mùng một là hoa nở tung. Cali không có hoa mai VN, nhưng có mai rừng, cũng vàng rực, nhưng không đẹp bằng mai quê nhà... thôi th́… có c̣n hơn không!

Ngày... tháng ...
Xong mọi việc trong ngày, bệnh nhân đă ăn và uống thuốc, chỉ c̣n chuẩn bị đi ngủ là coi như ổn. Chạy lên pḥng ăn để ăn cơm, xong rồi lên điền sổ sách. Rồi, thở
phào, chỉ hơn 9 giờ tối. Ngồi tính mở phone ra xem th́ nghe tiếng rên khe khẽ trong pḥng 524, cạnh văn pḥng trực. Đó là một bệnh nhân mới, vừa được chuyển qua từ bệnh viện. Mở hồ sơ ra xem, bệnh nhân nữ tên Halman Liu. Nh́n tên tôi đoán ra đây là người gốc Á châu. Thường bệnh nhân gốc Á châu vào đây đều là Đại Hàn hay Nhật. Rất ít người gốc Trung hoa, nhất là Trung Hoa lục địa. Những nhóm dân này đều gốc thương gia, hay mua nhà tại Irvine. Hễ khi có bệnh nhân gốc Á châu nằm tại đây tôi thường hay nói chuyện vui với họ: nào là bà là hàng xóm của tôi đó, hay tôi với bà cùng gốc Á Châu. Khi coi phần ăn yêu cầu là "cơm trắng"; đúng là gốc Á Châu rồi. Cứ thế, mải miết nghĩ đến gốc dân của họ mà đă đến giờ về, đồng hồ reng chuyển ca mười một giờ. Tôi lái xe về, bỏ quên cả tiếng rên của nữ bệnh nhân pḥng 524.

Ngày... tháng ...
Mải miết đi làm kiếm tiền, chiều nay xong sớm, ngồi mở phone coi tin nhắn. Ồ, có thư chị Thập, bức tâm thư nhắc: Viết bài cho E-báo nhé. Trời! mùa xuân th́ phải tươi vui, c̣n ḿnh có ǵ vui đâu mà kể. Mà nếu viết như tự thuật những công việc ḿnh đă làm và đă sống th́... chán chết. Thôi th́, có chán cũng cố viết, rất thật những ǵ trong cuộc sống trên xứ Mỹ. Nh́n lại lịch, gần đưa ông Táo rồi. Giờ này phố phường quê nhà chắc tấp nập ồn ào vui lắm. C̣n ở Cali, Bolsa chắc cũng rộn rịp không kém. C̣n ḿnh, ôi là chán, đi làm và đi làm. Bỗng nghe tiếng rên ở pḥng 524 (hôm nay tôi săn sóc pḥng này), tôi bật đèn bước vào pḥng. Bà Halman bị
liệt tay phải và mổ chân trái. Bà gầy lắm và đang quờ măi để t́m cốc nước. Tôi đến lấy ly nước cho bà, bà uống gần hết. Nh́n kỹ, bà rất đẹp tuy da đă nhăn, dáng rất sang. Hỏi chuyện bà, tôi biết bà đến từ Trung Hoa lục địa và theo các con làm thương gia hơn năm năm. Bà nói tiếng Anh chậm răi, với giọng Á châu cũng dễ nghe. Tuy nhiên tôi vốn không mấy cảm t́nh với sắc dân này, v́ nước họ đă chiếm dần các hải đảo của ḿnh, thế nên tôi chỉ vào pḥng trong phút chốc rồi ra.

Ngày... tháng ...
Trong lịch tŕnh tháng này tôi phải làm trong pḥng bà Halman. Từ những lần giúp bà ta xúc ăn, dẫn bà ta ra pḥng tập luyện, tôi đă nói chuyện với bà nhiều hơn. Bà là một phụ nữ Trung quốc ảnh hưởng đạo Nho và đạo khổng và bà là người có học thức nhiều hơn nh́n vẻ bề ngoài. Trong pḥng luyện tập, tôi giúp bà vận động những động tác thể thao nhẹ. Bà có vẻ thích lắm; bà nói chuyện nhiều về cuộc sống, về tôn giáo, về sở thích. Nói chung là chúng tôi đă trở thành đôi bạn "bất đắc dĩ", nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ phụ, nhưng cũng hiểu nhau được; nghĩ lại tôi thấy cũng buồn cười... Bà có vốn kiến thức Á đông và nền tảng luân lư Khổng giáo rất phong phú, không thiên về chính trị và lấy nhân phẩm, đạo đức tư cách con người là gốc. Đó là một nền luân lư khác với luân lư tây phương. Bà Halman hay biếu tôi kẹo, chocolate, tôi từ chối, tôi nói tôi không ăn ngọt.

Ngày... tháng ...
Nghỉ hai ngày vào làm, lúc đi kiểm tra bệnh nhân, tôi đă thấy bà Halman ngồi trên xe lăn chờ sẵn ở trong pḥng. Bà mặc bộ đồ len hồng, choàng khăn cổ đen nh́n sang trọng và quư phái. Bà đẩy xe đến cạnh góc tủ áo, lấy chậu hoa poinsettia đến và tặng tôi. Tôi ngạc nhiên, hỏi sao bà biết tôi thích cây cỏ hoa lá. Bà chỉ cười, té ra trong những lần tán gẫu, bà hiểu tôi thích thiên nhiên, yêu hoa cỏ. Th́ ra người phụ nữ không cùng bản xứ này lại để ư đến sở thích của ḿnh, dễ thương quá. Tôi quên mất cái gốc Trung hoa lục địa của bà ấy lúc nào rồi. Tôi đẩy xe cho bà ra sân và nói bà cố đi lại bằng walker (gậy đẩy) từ từ và tập vận động hằng nhé. Rồi lúc trở vào tôi c̣n giỡn một câu, chừng nào bà ta đi bộ ra vườn hái cho tôi lọ hoa th́ tôi thích hơn.

Ngày... tháng ...
Mùa xuân đến thật gần, thời tiết ấm dần, cây cỏ rực rỡ các sắc màu v́ mới qua mùa đông buồn chán. Cảnh vật mùa xuân, nhưng ḷng người ly hương lại khác, ai cũng buồn. Xuân xứ người vẫn không sao bằng xuân quê nhà. Tết ǵ mà mọi người vẫn phải cắm cổ đi làm, học tṛ vẫn phải cắp sách đến trường. Chỉ người Việt mới nói với nhau câu "Chúc Mừng Năm Mới" thay v́ Happy New Year. Tôi đi làm sớm, đậu xe xong tản bộ từ khu Assistting Living đến chỗ làm. Bàn giao ca xong, tôi lên pḥng nhận bệnh nhân. Lúc đến pḥng 524 tôi không thấy bật đèn. Mở cửa vào,
bà Halman đă xuất viện hôm qua, ngày tôi nghỉ. Trên bàn một lọ bông thật đẹp, ở dưói có tờ giấy. Tôi cầm lên và đọc "Send Thuy, please!" Lúc ấy cô bạn ca sáng vào nói lại là trước lúc về, bà ta đi bộ ra vườn để hái hoa tặng tôi. Tôi chợt nhớ tới những ǵ đă nói với bà và tự mỉm cười. Tôi đến bên cửa sổ vén màn nh́n ra ngoài vườn. Khu vườn vài ngày trước vẫn ủ rũ v́ trời âm u, hôm nay nó sáng rực lên v́ bông hoa đua nhau nở đón chúa xuân. Tôi lại nhờ đến câu thơ của Măn Giác Thiền sư
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai
 
Tôi cầm lọ hoa để vào chỗ tôi ngồi làm và nh́n nó măi. Đâu phải là giống dân nào ở trên đất nước thù nghịch với đất nước ḿnh, đều là kẻ thù của ḿnh đâu. Con tim và lư tưởng sống đôi lúc là hai đường thẳng song song. Và tôi giữ măi lọ hoa ấy làm kỷ niệm.

Lương Thị Thúy
Xuân 2015

       
 

E-Báo Ất Mùi CPL
  Ai
 -Bài Không Tên
 -Bài Thơ Cho Mẹ
 -Buông Tha
 -Cần Thiết
 -Cánh Thư Đầu Xuân
  Chợ Tết Bolsa
 -Chuyện Ngày Xưa
 -Con Quay
 -Dại Khờ Lớp Tôi
 -D́ Ghẻ Con Chồng
 -Đêm Giao Thừa
 -Đôi Điều Tưởng Nhớ
 -Đường Xưa
 -Giấc Mơ Hư Không
 -G̣ Vấp Trải Đầy Kỷ Niệm
 -Hè Đến
 -Kiếp Người
  Kư Ức
 -Lặng Lẽ Vào Đông
 -Làng Tôi
 -Lớp học không sân trường
 -Một Thoáng Mơ Hoang
  Mùa Nắng Hạn
 
Nắng Giữa Hoàng Hôn
 -Ngày Xưa
 -Ngày Xưa và Hiện Tại
 -Nhân Ái
 -Nhật Kư Vào Xuân
 -Nh́n Về Quê Hương
 -Nhớ Xuân Xưa
 -Quan Niệm Về Linh Hồn
  Tạ Ơn Mẹ
 -Tâm Sự 1
  Tâm Sự 2
 -Tản Mạn
  Thân Phận
  Thầy Giáo Của Chúng Tôi
  Thịt Kho Dừa
 -Thư Ngỏ
  Thu Sang Gợi Nhớ
 -Thuở C̣n Đi Học
  Tiếng Động
 -Tiếng Thở Dài
 -T́nh Chôn Dấu
 -Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
  Trái Đắng Hồng Ân
 -Tuổi 60 Đọc Lại Thư T́nh
 -Ước Mơ
 -Vấn Vương
 -Xóm Thuốc và Cội Nguồn
  Sưu Tầm:
  Nụ Cười Đầu Năm
  10 cảnh sắc ăn được
  Nghệ thuật tạo dáng cây cảnh