G̣ Vấp Trải Đầy Kỷ Niệm
Sau gần nửa thế kỷ xa rời vùng
đất thân quen, trong trí nhớ tôi G̣ Vấp bây giờ chỉ c̣n là kỷ niệm của thời hoa
niên cắp sách đến trường, như đă đánh dấu một quăng thời gian nên thơ
trân quư
với Trường Chân Phước Liêm cùng các Cha, Thầy Cô và bạn hữu quư mến. Nhất là
Ngôi Nhà Thờ Mân Côi và Đài Đức Mẹ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tim, với hàng
Phượng hồng tỏa nở khoe sắc đỏ thắm rực rỡ vào những ngày Hè điểm tiếng ve sầu
réo rắc như thầm nhắc nhở mùa xa người.
Ngày ấy, khi đă rời xa mái
trường thân yêu, bắt đầu đi làm là mốc thời gian đánh dấu sự khôn lớn, chập
chững bước ra đời bằng hành trang là sự học, uốn nắn rèn luyện đă thấm sâu vào
ḷng người khi c̣n ở nơi học đường và gia đ́nh để đem áp dụng thực hành như vừa
giải xong một bài toán khó. Đoạn đường chan chứa hạnh phúc quư hiếm này c̣n đầy
đủ Ông Bà và gia đ́nh hai bên Nội Ngoại, Mẹ Cha cùng Anh Chị Em thân yêu. Quá
khứ đă bị thời gian cuốn xoáy, soi ṃn, t́nh thân ruột thịt xa khuất dần, nỗi
nhớ xa xăm diệu vợi chỉ c̣n lại thoáng mơ phai.
Thuở thành thân nhiều mơ ước,
thời để yêu và một thời để nhớ, cung đàn dịu dàng duyên thơ thành lời, liên khúc
kết thành ước mơ, có người giă từ G̣ Vấp theo chồng về xứ lạ!! (Ông tạ, Hoà
hưng). Tâm tưởng huyền diệu mơ nhiều, dù chỉ là giấc mơ nhỏ nhoi mà đến thời ôm
cháu vẫn muốn dệt thành thơ.
CÓ C̉N NHỚ V̉M TRỜI THÂN QUEN
&
NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯỢC IN DẤU
XƯA...
Ngày xưa, trên đường tôi đi
làm về, từ Cục Công Binh có tên Đào Duy Từ đi ra trên con đường Nguyễn Tri
Phương, đến chợ cá ở góc đường Trần Quốc Toản, chạy dài quẹo mặt ra đường Hiền
Vương, đi ngang chợ Tân Định, ghé mua thạch chè đủ loại, bánh ḿ thịt, chuối xứ,
dưa tây, sầu riêng hoặc nhăn bày đầy ở ngay góc đầu chợ, chỉ việc ghé đậu xe sát
lề đường là mua được ngay. Trên lối đi về, việc làm chuyển tiếp thứ hai, chạy
xe Honda Dame từ vùng ngă tư Bảy Hiền Tân Sơn Nhất, Defense Attaché Office
(DAO), ở cổng phi trường dân sự đi ra, cứ thẳng một lèo đến Phú Nhuận, quẹo bên
tay phải đi măi cũng ra tới ngay khu nhà lồng ở đầu chợ Tân Định; Đường nào
cũng đến La Mă thôi.
Lấy điểm đích từ ngă tư Phú
Nhuận đi về G̣ Vấp.
- Bên tay phải, quán đầu tiên
là cà phê Lục Huyền Cầm.
- Cổng xe lửa số 10.
- Đối diện, bên tay trái là sân
Goft.
- Nh́n ngay đầu của thủa đất
tam giác là Trung Tâm Tiếp Huyết.
- Ngă ba Chú Ía, rẽ phía hướng
chợ G̣ Vấp, đi bên tay phải sẽ thấy Trường Chân Phước Liêm.
- Rẽ bên trái của ngă ba Chú
Ía là đường đi qua cổng chính của Quân Y Viện Cộng Hoà, chạy thẳng sẽ gặp Ngă
Năm chuồng chó (Trại Quân Khuyển).
- Ngă Năm chuồng chó này có 5
lối rẽ:
* Thứ nhất, hướng ra chợ G̣
Vấp, trước mặt chợ phía bên đường đối diện là rạp chiếu bóng Lạc Xuân (rạp này
thường hay chiếu những phim Ấn Độ rất nổi tiếng). Quẹo mặt tính từ ở chợ sẽ đi
tới Cầu Hang, đi tiếp nữa th́ tới Bà Chiểu.
*Thứ hai, hướng tới Trường CPL
qua Ngă Ba Minh Hùng.
*Thứ ba, hướng đi về phía Ngă
Tư Bảy Hiền.
*Thứ tư, hướng lên Hạnh Thông
Tây, Quang Trung và sẽ đi ngang Xóm Thuốc.
*Thứ năm, ngă cuối cùng là đi
qua Trại Quân Khuyển, rồi Trại Công Binh Địa H́nh (là một phần nhỏ của Cục Công
Binh). Qua khỏi Trại Công Binh sẽ là 1 ngă tư. Đi thẳng sẽ tới Trại Thiết Giáp
tên Trần B́nh Trọng, bên tay phải là Quân Lao G̣ Vấp và Trại Pháo Binh, bên tay
trái là Thành Quân Cụ tên Đoàn Dư Khương. Đây cũng là hướng ra chợ An Nhơn và
đi thẳng sẽ tới Lái Thiêu, B́nh Dương. Nếu rẽ trái sẽ ra Xóm Mới. Phần của ngă
tư này, nếu rẽ bên trái sẽ tới Trại Truyền Tin và Lục Quân Công Xưởng. C̣n quẹo
phải của ngă tư này sẽ tới kho đạn, nếu chạy thẳng sẽ ra tới Bến Cát (có băi tắm
ngựa). Trước mặt Trại Pháo Binh tên Cổ Loa, có 1 đường chạy thẳng tới phía bên
tay phải của chợ Hạnh Thông Tây và có sân banh Đạt Đức.
Cư Xá Nguyễn Phi Khanh Công
Binh Địa H́nh tọa lạc ở sát phía cổng sau của Quân Y Viện Cộng Hoà. Phía đằng
sau của dăy nhà trong cư xá chỉ cách cái hàng rào, nh́n thông qua là khu hồi lực,
nơi những thương phế binh đang chờ đến lượt ngày ḿnh được làm tứ chi giả, cảm
nhận thật thương tâm cám cảnh. Nhiều đêm nhấp nhoáng vầng ánh sáng của máy bay
trực thăng gầm kêu rầm rộ bay lượn và đáp xuống khuôn viên nhà thương th́ mọi
người trong khu yên tĩnh trực hệ giật ḿnh hồi hộp lo âu sợ hăi, tự thầm hiểu
rằng trận chiến đang xảy ra rất gần đâu đây, nên trực thăng lên, xuống để đem
những chiến sĩ oai hùng đă hy sinh cho Tổ Quốc cùng thương binh về nhà thương để
chữa trị. Máy bay quần lượn trên bầu trời Việt, tỏ uy khí sức mạnh anh dũng hào
hùng ngút trời, nhưng cũng phủ đầy tang thương chồng chất qua những thế hệ, vết
thương hằn sâu vẫn tiếp diễn sau cuộc chiến khó xoá nhoà; Bởi v́ Quân Đội Việt
Nam Cộng Hoà đă bị đồng minh của ḿnh bỏ rơi vô điều kiện, chất chứa tù đầy oán
hờn.
NHỮNG VÙNG ĐĂ ĐẾN CHỈ C̉N LẠI
TRONG NỖI NHỚ...
Chẳng phải là quân nhân mới
rầy đây mai đó. Diện nương theo hoán chuyển cũng là chuyện mặc nhiên phải có.
Những nơi đến đều mang nhiều luyến lưu tuỳ theo thời cảnh. Miền Trung với Nha
Trang, Qui Nhơn, Hội An, Nhà Thờ và Trường Saint Paul tọa lạc dọc theo bờ biển
Đà Nẵng thật đẹp; Người dân được hưởng không khí trong lành của vùng biển nên
thơ cổ kính, lại thêm Ban Mê Thuột nắng như cháy da người, nắng đến muốn vỡ sọ.
Sau đó gia đ́nh tôi phải
chuyển đi vùng cao nguyên Thành Phố Đà Lạt, cư ngụ tại đường Cường Để, tuy con
đường gập ghềnh nhưng sao nhiều kỷ niệm thân thương, những hàng cây hoa anh đào
hai bên ven đường nở rộ, che kín hẳn lớp sương mù giăng quanh một phần bầu
trời của thành phố thơ mộng này. Nơi đây toàn là những danh lam thắng cảnh như:
Thác cam
ly,
suối vàng, suối bạc, chợ Đà Lạt lớn nhất vùng, nơi mà thấp thoáng những người
trong tà áo dài cổ truyền ngồi bán hàng ở chợ. Nếu nhắc đến Đà Lạt, không ai có
thể quên Trường Vơ Khoa SVSQ và Dinh Bảo Đại với nhiều cây hoa được trồng san
sát như một rừng hoa anh đào, đâu khác ǵ hoa anh đào nở ở miền đông xứ Hoa Kỳ
vào mùa xuân. Nổi tiếng nhất là hồ than thở vắng lặng, thỉnh thoảng chỉ thấy
những cặp t́nh nhân, hoặc có nàng thất t́nh thảm năo, ngồi rũ người in bóng trên
mặt nước hồ lăn tăn gợn sóng, âm u đến rờn rợn.
Điểm cuối, gia đ́nh tôi được chuyển về lại SàiG̣n, cư ngụ ở khu gần hăng xe
Lambretta trên đường Thoại Ngọc Hầu, Tỉnh Gia Định một thời gian. Sau đó dọn về
G̣ Vấp và ở trong Cư Xá Nguyễn Phi Khanh Công Binh Địa H́nh cho đến khi thành
thân, tiếp nối đến khi Thủ Đô SàiG̣n đổi tên mất ấn dấu, kinh nghiệm 5 Năm vào
mùa đổi đời mới, vượt biển đă bỏ lại tất cả chỉ c̣n duyên với hai chữ Công Binh, tiếp tục lại làm việc "Công
Binh" cho Thành Phố
San
Jose, và về hưu tại nơi đây. Tha hương nơi xứ người, toàn thời gian cư
ngụ ở vùng thung lũng đầy những cánh đồng hoa vàng chói chan cả miền Bắc
California, San Jose. Ví như sau cuộc chiến tàn khốc, có người chiến binh phương
Tây đă băng qua những cánh đồng ngút ngàn đầy muôn vàn hoa tím nhạt Lavender,
mùi hoa dại đă lắng sâu trong ḷng người, những nụ hoa đua chen lan nở tỏa hương
ngạt ngào khắp lối, người ấy lần về ngôi trường cũ để t́m lại kỷ niệm thuở ấu
thơ xưa.
Phạm Thị KimDung
August 08-2015 |