Lặng Lẽ Vào Đông
Gia đ́nh Lân trước năm 1954 ở
Hà Nam ông nội Lân là người có học và có ruộng, ông lại là thư kư điền địa của
tỉnh, ông lo vấn đề đo đạc, xác nhận sở hữu chủ của người có ruộng, có
đất, ông
sống thanh liêm tận t́nh giúp dân nên được nhiều người nể trọng. Ông nội anh
thường hay giúp đỡ người nghèo v́ vậy mọi người trong làng đều quư mến gia đ́nh
ông, bố anh được gửi đi học trường Bưởi ở ngoài Hà Nội. Khi Việt Minh về làng
tuyên truyền, chú bác của Lân ở nhà quê đă theo Việt Minh đi kháng chiến để hy
vọng dành lại độc lập khỏi tay bảo hộ của người Pháp.
Tại làng xóm ḿnh, ông nội Lân
cũng đóng góp nhiều cho quân cách mạng về tiền bạc, gạo thóc, và nơi tạm trú.
Lân nghe gia đ́nh thuật lại, vào tháng mười năm 1953, làng bên cạnh có hát hội
trăng rằm, cô chú Út được ông bà nội cho đi xem hát, đến nửa khuya hai chị em
trên đường về, khi đi ngang căn nhà của ông bà nội đang cho Uỷ Ban Cách Mạng
Việt Minh dùng làm trụ sở, thâu thập tin tức và hội họp. Cô chú Út c̣n ở tuổi 13
nên thích ṭ ṃ, hai chị em rón rén đến gần để nh́n và nghe ngóng.Cô Út nghe họ
đang bàn chuyện lên danh sách tịch thu tài sản và trừng phạt những người có tội
với nhân dân và cách mạng trong làng. Cả hai nghe một người phát biểu:
“Lăo Đinh Văn Oánh là địa chủ,
hắn giữ sổ điền địa nên ruộng đất của hắn có, chính do hắn ăn cướp của nhân
dân.” Kẻ khác nói:
“Tôi ở trong làng biết rơ,
ruộng nương của ông ta là cha mẹ ông ta để lại cho. Mặt khác ba đứa con ông ấy
cũng đă thành thực tham gia cách mạng và được điều động lên trên
Cao Lạng rồi, các đồng chí nên
nghĩ lại cho họ.” Một tiếng nói có vẻ như quyết định:
“Chúng ta thà bắt lầm chứ không
nên tha lầm, sau này sẽ khó khăn cho cách mạng nắm chính quyền. Tôi ra lệnh bắt
đầu từ ngày mai chúng ta sẽ cử người đến cho họ biết, từ nay gia đ́nh họ phải tự
làm ruộng và cho những người tá điền nghỉ việc. Họ không được nhờ ai giúp đỡ,
nếu họ muốn đi đâu phải báo cáo trước khi rời khỏi làng. Không thể để cho họ đi
cả gia đ́nh. Chúng ta phải có kế hoạch cầm chân họ lại để chờ ngày họ phải ra
chịu tội trước nhân dân.”
Chú của Lân và cô Út nghe xong
lẳng lặng rút lui nhẹ nhàng và về kể lại cho ông nội nghe. Ông nội Lân gọi cả
nhà dậy và bàn kế để đối phó nếu sự việc xảy ra như đă được biết.
Sáng hôm sau, Ủy Ban Cách Mạng
Nhân Dân cử người đến mời ông nội của Lân ra làm việc. Họ nói với ông:
“Bây giờ ông phải cho những
người tá điền nghỉ v́ ông không thể bóc lột sức lao động của người khác. Gia
đ́nh ông phải tự túc trồng cấy, nếu người nhà ông làm được bao nhiêu th́ ông
được giữ phần đất đó, c̣n lại xin ông ủng hộ cho Ủy Ban Cách Mạng."
Ông nhỏ nhẹ trả lời họ: “Tôi sẽ
thu xếp và sẽ báo cho các anh biết những phần nào của chúng tôi không thể làm
được sẽ ủng hộ cho Cách Mạng.”
Khi họ ra về ông gọi những
người tá điền thân tín và chia cho họ những phần ruộng họ làm giúp ông. Ông cũng
cho họ biết ông muốn lấy lại một phần ruộng gần nhà để tự túc trồng trọt
nuôi sống gia đ́nh. Họ cảm ơn
ông và nhận những phần ruộng xa hơn.
Hai ngày sau chính phủ Việt
Minh cho người đến cư ngụ ở hai bên cư gia của ông, họ dựng lên cḥi canh cao
sát nhà ông hầu dễ bề quan sát mọi động tịnh bên trong. Các con cháu và bà con ở
cùng làng bị giới hạn lui tới. Trong nhà chỉ c̣n bảy người gồm có ông bà nội, cô
chú Út và gia đ́nh thầy me Lân. Ba và chú Út Lân phải cuốc đất trồng rau, gạo
thóc trong nhà, mẹ Lân
và cô Út tự say tự xẩy để có
gạo ăn. Ông nội Lân vẫn giữ việc thư kư điền địa, ông viện cớ phải đi đo đạc để
lên sổ bộ điền địa của tỉnh. Ông đă bàn và có kế hoạch cho gia đ́nh:
Cô chú Út giả dạng đi chăn trâu
để có dịp lùa trâu đi sẽ không gặp sự cản trở của chính quyền cách mạng, cả hai
theo đàn trâu nên phải ở nhà bà con trên đồng cao nhiều cỏ nơi ven rừng, hai
người tạm trú trên đó theo bày trâu chờ ngày ra đi. Ở nhà, bà nội có bố mẹ Lân
phụ giúp trồng rau, xay lúa, nuôi gà vịt để có sản phẩm đổi khi đi chợ. Đầu
tháng 12 năm 1953 ông được lệnh đi đo đạc ở vùng chưa được khai phá nơi b́a rừng
và sát con sông, nơi đây là ranh giới giữa hai quận huyện để cập nhật sổ điền
địa mới. Lợi dụng cơ hội này ông mướn một chiếc ghe, một ḿnh ông tự chèo qua
bên kia sông, từ đó ông trốn xuống Hải Pḥng, tại đây ông nhờ một người em họ là
lái buôn thuyền, chú đă mua dùm cho gia
đ́nh một chiếc thuyền đem về
dấu trên đầu sông, chờ cơ hội giúp cả gia đ́nh vượt thoát.
Chính Phủ Cách Mạng trong làng
không thấy ông về nên họ càng theo dơi gia đ́nh Lân chặt chẽ hơn. Lân nhớ bố mẹ
và bà nội không thể cùng đi ra khỏi nhà một lúc, mỗi lần chỉ có một người được
đi. Mấy người có nhiệm vụ canh gác gia đ́nh Lân thỉnh thoảng trong gia đ́nh có
giỗ, bà nội làm cơm cũng mời họ ăn chung với gia đ́nh. Ban đầu họ từ chối, sau
họ quen dần họ cũng ghé qua ăn chút ít, rồi trở về lo nhiệm vụ của ḿnh.
Những khi có dịp đi chợ bà nội
thường ghé thăm cô chú Út, đồng thời kín đáo dặn ḍ cô chú cứ kiên nhẫn thả trâu
gần b́a rừng và ven sông để sẵn dịp sẽ đi theo gia đ́nh. Bà cũng nhắn các bác
của Lân hăy sẵn sàng chuẩn bị bỏ tất cả để ra đi. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ đến, bà
làm cơm ăn Tết, bà nói khéo với những người Việt Minh đang có quyền hành trong
làng cho
phép bà mời họ hàng thân thích
cùng con cháu trong làng về ăn Tết, bà cũng mời họ đến dự chung với gia đ́nh cho
vui, kể cả những người có nhiệm vụ coi sóc gia đ́nh bà. Ngày cuối tháng tư năm
1954, sẵn ngày giỗ ông cố nội của Lân, bà nội dự định làm tiệc lớn, bà xin phép
được kêu các con cháu cùng họ hàng về ăn giỗ để tưởng nhớ ông bà. Bà cũng mời
các đồng chí trong làng và những anh em giữ an ninh cho gia đ́nh bấy lâu nay
tham dự.
Do lần ăn Tết đợt trước họ
không có điều chi để nghi ngờ, nên họ vui vẻ chấp thuận và nhận lời. Bà làm tiệc
linh đ́nh có nhiều rượu và bia, họ được ăn uống thả cửa. Sập tối họ no say và
ngủ mê, tất cả gia đ́nh tề tựu đông đủ, âm thầm kéo nhau xuống thuyền mà người
chú đă dấu sẵn, để vượt qua bờ sông bên kia là phần đất vẫn c̣n nằm trong ṿng
kiểm soát của chính phủ bảo hộ.
Từ chốn này bố Lân dắt díu đại
gia đ́nh đi dọc theo quốc lộ, khi thấy đoàn xe Convoy của quân đội Pháp đang
chạy từ từ v́ kẹt xe. Ba Lân ra dấu, bước ra đứng giữa đường và nói tiếng Pháp
với người sĩ quan chỉ huy, khi ông ta vừa nhảy xuống t́m hiểu tại sao đoàn xe
lại bị ngưng trệ? Ông ta thông cảm và cho lệnh đoàn Convoy dừng lại để chở những
người đi lánh nạn này về thành phố, đưa họ vào trại tạm trú chờ những chuyến tàu
vào Nam. Ông nội Lân cũng từ Hải Pḥng theo lên Hà Nội.
Lân và gia đ́nh đă vào miền Nam
Việt Nam tự do, theo cuộc di cư của cả triệu người miền Bắc sau Hiệp Định Geneva
năm 1954. Lân được đi học và đă làm việc ở ṭa Đại Sứ Mỹ trước năm 1975. Lân
biết trước ngày mất nước, khi chàng được nhiệm sở thông báo cho chàng lệnh di
tản. Chàng đă về rủ người Lân thầm yêu đi theo anh ngày 27 tháng 3 năm 1975.
Nàng cũng là người Bắc di cư như anh, vậy mà bố nàng quyết định ở lại nên nàng
cũng chẳng đi. V́ phải đi một ḿnh, Lân không muốn đành quay về và bỏ lỡ cơ hội
biết bao người hằng mơ ước. Bố mẹ Lân vẫn nhớ những chuyện ngày xưa, nên sau
ngày mất nước gia đ́nh Lân đă dọn về làm ruộng ở Long Khánh; Trước khi bị chính
phủ Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền, thúc ép và gửi những người dân
miền Nam đi kinh tế mới…
“Trời lập đông chưa em cho lũ
dơi đi t́m giấc ngủ vùi
Để mặc anh lang thang ôm giá
băng nghĩ thầm người yêu tới…”
Lời hát thời vàng son thuở
trước đang phát ra từ chiếc máy Cassette cũ, lời hát dắt Lân về chốn hồng hoang
thuở đó. Anh thầm nhớ những ngày xưa cũ, ngày Lân đă để ư một cô trong những cô
học cùng lớp của Lân, nàng tên Quế, tên nàng nghe đă đủ cay, đủ nồng ấm rồi. Cô
nàng dáng cao mảnh khảnh nhất trong các cô học cùng lớp, màu da bánh mật nh́n
khoẻ, có duyên ngầm. Một điều Lân thắc mắc, sao nụ cười nàng thường hay vội tắt,
đôi mắt nàng luôn nh́n xa xăm?
Chàng thích nhạc nên hay xuống
cuối lớp cùng đàn hát với những bạn bè có tính nghệ sĩ như anh.
Đôi lần mấy cô sinh viên bạn
của Quế cũng kéo xuống dưới để tập hát cho chương tŕnh văn nghệ bỏ túi của lớp.
Lợi dụng cơ hội này, khi cô nàng tập bài hát cho nhóm “Gia đ́nh bầu lèo” của cô.
Cô và cả nhóm làm hoạt cảnh bài hát “Yêu nhau…” Lân nghe họ hát:
“Yêu nhau chưa chắc đă nh́n
nhau. Mà nh́n nhau chưa chắc đă yêu nhau. Yêu nhau chưa chắc đă cầm tay nhau, mà
cầm tay nhau chưa chắc là đă yêu nhau…”
Nàng
đóng chung với trưởng nhóm của nàng thật dí dỏm, đúng là con gái bắc kỳ! cái
liếc, cái nh́n sao như cắt vào tim. Sau hoạt cảnh mấy cô chạy xuống ngồi nghỉ
trước dẫy bàn của Lân, anh dành cây guitar từ tay một thằng bạn, anh đánh nhịp
cùng hát cho các cô nghe “T́nh cho không biếu không, ân t́nh ai cũng cho được
nhiều t́nh cho không biếu không, chớ nên mua bán t́nh yêu.” Hà quay lại khen:
“Anh Lân hát nghe trầm ấm dễ thương quá, anh biếu không t́nh anh cho ai vậy?”
Mấy thằng bạn “giặc giời” trả lời hộ anh:
“Quế ơi! Lân biếu không cho Quế đó!” Rồi chúng cười ầm lên làm Quế đỏ mặt và Lân
cũng sượng cả người.
Tan học Lân ra trước chờ đón
các nữ sinh viên ở ngay ngoài cửa lớp, Lân lên tiếng xin lỗi chuyện xảy ra mấy
giờ đầu. Để tạ lỗi Lân muốn mời bốn cô xuống Cậu Lạc Bộ của trường dùng nước. Hà
trả lời:
“Anh đâu có lỗi ǵ, tại mấy anh
bạn của anh nghịch chút đỉnh cho vui! Mấy chị em tính xuống câu lạc bộ đánh bóng
bàn, có sợ phiền Lân không?”
“Đánh bóng bàn? Lân thích lắm,
v́ Lân từng đại diện trường trung học Bác Ái đi tranh giải Ping Pong toàn trường
lúc trước, mấy chị có ngại dợt với Lân không?” Chị Hoa trả lời:
“Tụi này chơi tài tử có biết ǵ
nhiều đâu, chỉ có Hà có thể giỏi thôi, chắc hổng dám múa ŕu qua mắt thợ.” Thư
lên tiếng:
“Thể thao là không có em, tí
xíu nữa là em rớt khi thi thể lực vào khóa đấy, nhờ em đă là công chức nên được
cộng thêm điểm, em không chơi đâu, em xuống câu lạc bộ cùng
mấy chị em cho vui.”
Khi xuống câu lạc bộ, một bàn
Ping Pong mấy anh chị lớp lớn đang chơi, c̣n lại một bàn, Hà nói:
“Ḿnh đánh cặp đôi cho dễ, Chị
Hoa với Hà, c̣n Quế với anh Lân nhé.” Quế trả lời:
“Quế chưa từng đánh bóng bàn
bao giờ, đâu có biết serve ra sao, thôi Hà đánh với anh Lân đi, Quế với Thư ngồi
coi được rồi.”
Trong khi mấy cô bàn với nhau
Lân đến quầy kêu năm ly nước đá chanh cho ḿnh và bốn cô. Ban đầu Lân đánh với
Hà, Quế không biết chơi nhưng cô nàng có vẻ thích thể thao, nàng ḥ, nàng đếm,
khi nào Hà làm bàn nàng la lớn:
“Hà giỏi!”
Sau khi đánh xong một ván, Lân
và Hà đến bàn uống nước cùng chị Hoa, Quế và Thư. Anh lấy cây vợt dùng tay vỗ vỗ
vào mặt vợt, chọn và đưa cho Quế, anh nói:
"Ra bàn Lân chỉ cho, bây giờ
sắp tới giờ đóng cửa câu lạc bộ vắng người Quế tập đi, mai Lân đem vợt “chiến”
Quế đánh sẽ dễ hơn."
Nàng nhận lời ra tập, xem ra
rất thích thú khi serve được banh, khi tiêu sát lưới, cô nàng này coi bộ có
khiếu về thể thao.
Từ sau ngày đó Lân có dịp đi
chơi chung với mấy cô học cùng lớp. Được dịp, mấy thằng bạn “giặc giời” chọc
Lân:
“Đẹp trai không bằng chai mặt!
T́nh yêu của ông, ông biếu không cho cô nàng nào vậy? Sao đi đâu cũng hai ba cô
theo? Ê! thời nay không có cảnh “nhà Táo” đâu, một vợ một chồng, không th́ đi tù
nha em!”
Lân phải hối lộ mấy thằng bạn
để chúng đừng ồn ào, chúng đâu hiểu được thế kẹt của Lân,
v́ Quế không chịu đi riêng với
Lân.
Từ ngày mất nước năm 1975,
trường lớp anh tan hàng như nghé xa bầy. Mỗi năm có dịp về Sài G̣n, Lân t́m đến
Thư để hỏi thăm tin tức của Quế, Lân không được gặp nàng v́ nghe nói nàng đă đi
việc làm ở một thành phố biển. Lân thầm nghĩ: “Không lẽ nàng lại có ư định vượt
biên?” Lân buồn, chàng đạp xe xuống con đường Duy Tân, hoài mong t́m lại một
chút
hương
xưa. Lân ngồi thẫn thờ nơi hồ con rùa và thầm nhớ những ngày Lân và mấy cô bạn
của nàng ngồi uống nước dừa tươi góc đường bên kia. Nhớ những ngày chở nhau
xuống gần trường Gia Long để ăn chè cạnh Chùa Xá Lợi, tối đi ăn hủ tíu xe cục
tắc ở gần công trường Trần Hưng Đạo, ăn bún ḅ Huế, bánh bèo chén ở góc Cao
Thắng và Phan Đ́nh Phùng. Xuống phố đi dạo và đọc sách ở nhà sách Khai Trí, coi
phim ở rạp Lê Lợi. Uống nước mía Viễn Đông, ăn bún ốc góc hẻm gần đó, xuống chợ
cũ Phạm Ngũ Lăo mua vải may quần tây. Ăn kem ở Pole Nord, ăn sáng ở Givard, đi
Thư Viện Quốc Gia tham khảo và mượn sách.
Chẳng biết sự t́nh cờ hay định
mệnh đă để lại cho anh nhiều kỷ niệm đáng nhớ, v́ ngày 25 tháng 4 năm 1975, Quế
đă đồng ư đi riêng với anh. Nàng muốn được đi xuyên qua những con đường của tuổi
học tṛ mộng mơ đă được nghe và biết. Từ trường trung học Bác Ái
bọc xuống Đại Học Khoa Học, đi
ngang qua trung Học Petrus Kư. Xuống Phan Thanh Giản để qua trường trung học Gia
Long, đổ về đường Hai Bà Trưng, chạy ṿng ṿng qua trường Luật và Kiến Trúc. Anh tiếp tục chở nàng đi ngược lên Đại Học Văn Khoa, xuống Thảo Cầm Viên ṿng về
bến cảng Sài-G̣n... H́nh như Lân và Quế đều muốn góp nhặt những h́nh ảnh đẹp của
phố xá Sài G̣n hay sao? Nàng ngồi yên sau lặng lẽ, như đang ngồi thiền, c̣n
chàng cứ
tiếp tục lái xe trong thinh
lặng.
Cuối cùng Lân chở nàng đến
đường Cường Để nơi có nhiều cây me to lớn và cao, con đường thật đẹp trong buổi
chiều Xuân, tự dưng một cơn mưa phùn bay bay nhè nhẹ, Lân chạy chầm chậm ngẩng
đầu cao như muốn đón những bụi phấn mưa Xuân đó, và có ư ngả đầu nghiêng về phía
nàng. Xem như cô nàng đang mơ nên lặng thinh để Lân tựa đầu vào. Anh lên tiếng:
“Quế có sợ ướt không?” Nàng trả
lời rất êm:
“Mưa nhẹ mà anh chưa sao đâu,
mưa làm Quế nhớ những ngày thơ chạy tắm mưa với bạn cùng xóm. Anh cứ chạy tiếp
tục đi, mưa này không đủ làm ḿnh ướt hay lạnh.”
Ôi! Con đường Cường Để này
thanh thoát, thánh thiện, đài các quá, trên con đường này có Đại Chủng ViệnThánh
Giuse là nơi đào tạo các linh mục cho Giáo Phận Sài G̣n. Kế đó có ḍng Carmelite
của các nữ tu kín, ẩn ḿnh cầu nguyện cho nhân gian được an b́nh.
Lân và nàng đang thật gần nhưng
anh cảm thấy hai đứa vẫn thật xa, nước mưa hay nước mắt đang ngậm ngùi ứa trào
làm mắt Lân cay cay, lúc đó anh nghe nàng nói: “Ta về đi thôi!” Ḷng Lân buồn
phiền như cung đàn lỡ nhip, một sợi dây đàn đă chùng và sắp đứt?!
Đă bốn mươi năm rồi, thỉnh
thoảng về thành phố, Lân vẫn đi t́m kiếm nàng, thành phố Sài-G̣n đă bị đổi tên,
nhiều con đường cũng mang những tên tuổi lạ hoắc, hay nghiệt ngă
như vè truyền khẩu ở miền Nam
Việt Nam:
"Nam Kỳ Khởi Nghĩa" tiêu "Công
Lư".
"Đồng Khởi" vùng lên mất "Tự
Do."
Những nơi chốn Lân và nàng,
cũng như mấy cô bạn nàng thường đến trong khoảng khắc ngắn ngủi trân quư đó đă
mai một theo thời cuộc. Bây giờ Lân là nông gia, anh phụ giúp gia
đ́nh trồng cây
ăn trái, những khi mùa chôm chôm, măng cụt, sầu riêng rộ chín Lân nhớ tới nàng,
v́ cô nàng rất thích sầu riêng và măng cụt.
Giờ này em ở đâu,
Nữu Ước hay Ba Lê?
Giờ này em ở đâu,
C̣n nhớ ân t́nh xưa?
Ḷng Lân buồn se sắt, nghĩ về
những ngày đă qua với nhiều nỗi nhớ niềm thương. Chàng nghe người ca sĩ đang lặp
đi lặp lại câu hát: “Em ơi! Có phải t́nh băng giá là t́nh đẹp hai chúng ta?!"
Lân với tay lấy cây đàn ghi ta
anh dạo lại bài hát mà người nam ca sĩ vừa hát xong:
“Trời lập đông chưa em cho lũ
dơi đi t́m giấc ngủ vùi.
Để mặc anh lang thang ôm giá
băng nghĩ thầm người yêu tới..."
Ngoài kia mưa rừng đang đổ
xuống, mưa như đang nhớ ai, như Lân vẫn nhớ người, nên mưa vẫn mưa triền miên.
Vận nước đảo điên, t́nh ta quên
lăng
Xuân nào nước mất, lạnh lùng
sang Đông.
Sau ngày mất nước Lân cũng mất
nàng, và từ dạo đó mùa đông vẫn lặng lẽ đi vào đời anh.
Lân (4/2015) |