Chợ Tết
Bolsa
"Em, ḿnh đi chợ tết đi." Ông
xă tôi vào pḥng gọi.
"Bây giờ hả?"
"Ừ, ăn cơm xong ḿnh đi chợ
tết, lúc năy anh về ngang qua Phước Lộc Thọ thấy cũng ồn ào, vui lắm. Cho bé
Ngân đi chơi luôn."
Ăn uống, dọn dẹp xong chúng tôi
chuẩn bị đi chơi.
"Ngoài lạnh không anh?"
"Hai cô cháu cầm theo áo khoác
đi, ở ngoài hơi gió".
Trời c̣n sớm, vậy mà khi chúng
tôi tới băi đậu xe, t́m măi mới có chỗ trống. Ông xă tôi cằn nhằn:
"Thấy chưa, em lúc nào cũng lề
mề, đi trễ một chút nữa, không c̣n chỗ đậu xe, là đi bộ mệt nghỉ!"
Tôi căi bướng:
"Có sao đâu, nếu vậy th́ không
đi nữa, về chứ ăn thua ǵ!"
Vừa đến nơi bé Ngân bảo;
"Cô ơi, cho con đi chơi với bạn
nhé!"
"Ủa, bạn cũng tới hả?"
"Vâng, con gọi rủ nó đi chợ
tết, nó đến rồi."
"Ừ nhớ để ư phone đó, khi nào
về cô gọi."
"Vâng, con chào cô chú"
Ông xă tôi trêu nó:
"Ừ, nhớ mua nhiều nhiều đồ đó!"
rồi quay sang tôi cười "biết ngay mà, đi chơi với cô chú chán lắm, nó đâu có
muốn đi!" ... h́.. h́.. tôi nghĩ bụng "dĩ nhiên rồi!"
Khu Phước Lộc Thọ như mọi năm
họ cũng dùng băi đậu xe đằng trước để dựng các sạp bán thức ăn, hoa, cây kiểng,
trái cây, đồ trang trí cho tết và bánh mứt. Năm nay bên hông cũng có thêm một
khu bán thức ăn vặt như thịt nướng, bánh ḿ, xôi, bắp nướng, chuối nướng, chè,
đậu hũ đường... C̣n bên trong
khu Phước Lộc Thọ họ cũng c̣n mở cửa (mọi ngày th́
họ đóng cửa sớm lắm), nên cũng nhộn nhịp hơn. Khi chúng tôi đến có đội múa lân
của ṣng bài Pachanga bảo trợ, họ phát túi vải để đi chợ cho mọi người, v́ nghe
nói đến vài tháng nữa các chợ sẽ không cung cấp túi nylon cho khách hàng nữa (để
bảo vệ môi trường) ... hi... hi... vậy là giống VN rồi. Tôi nhớ ngày đi định cư
ở Mỹ, tôi đan móc một lố túi xách đem qua để tặng mọi người xách đi chợ (v́ cứ
nghĩ như ở VN phải xách giỏ đi chợ), ai dè qua bên này mọi người cười quá, làm
tôi chẳng dám cho ai hết.
Vài hàng giới thiệu sơ cho các
bạn biết trưóc năm 75 tôi vừa đi học, vừa đi làm. Sau năm 75 tôi được chuyển
sang ngành sư phạm. Bên Luật, họ chuyển tôi qua dậy Trung học khoa văn, c̣n bên
Nha Tiểu học họ chuyển tôi qua dậy cấp tiểu học. Nh́n giáo án dậy Trung học,
tôi sợ quá v́ toàn là... chống Mỹ cứu nước, tôi đọc c̣n rùng ḿnh, v́ quá sạo và
quá bôi bác, tôi c̣n chịu không nổi... th́ làm sao mà dậy học tṛ! Tôi bèn chọn
bên Nha Tiểu học v́ giáo án cấp tiểu học cũng tuyên truyền chống Mỹ, nhưng ít
hơn mà dậy yêu bác Hồ là chính, c̣n toán th́ cộng trừ cứ đem mấy thằng bộ đội
hoặc lính hoặc súng đạn ra mà tính (cái khoản này th́ tôi nghĩ ḿnh có thể đem
gà, vịt ra thay thế th́ không sợ bị chụp mũ "phản động"), hơn nữa ở đây vẫn c̣n
lănh lương, cho dù chỉ có 36 đồng/một tháng (nghe nói cấp Chủ sự có 18đ/tháng
thôi). Sau bao nhiêu lần đưa tôi đi vùng kinh tế mới không xong, họ cho tôi
nghỉ việc, đưa về địa phương dậy B́nh dân học vụ với tiền lương là 7 kg gạo một
tháng. Sau khi "mất dậy" tôi đă từng làm nghề "xỏ lá" và "móc túi" để kiếm
sống. Các bạn biết là vào khoảng năm 1980 cái phong trào mây tre ấy mà, tôi
lănh lá về đan các b́nh đựng rượu, hoặc ǵ ǵ đó tùy nhu cầu của công ty, đó là
nghề "xỏ lá" của tôi. Sau đó lại tới phong trào móc áo quần "nội thất" bằng sợi
chỉ (cũng "trần ai khoai củ " lắm, v́ phải rút sợi cuộn lại trước khi móc quần
áo... lót) hoặc dùng dây nylon móc thành túi xách, cũng "rầm rộ" lắm, làm hoa
cúc, hoa mai, hay h́nh ảnh ǵ tùy theo mẫu, như thêu h́nh vậy, thế là tôi cũng
chen vào làm nghề "móc túi", nên mới xách cả chục cái túi sang Mỹ làm quà...
Ngày đó bạn bè cũ gặp lại hỏi tôi giờ làm ǵ tôi hay đùa là ḿnh "mất dậy đă lâu
và đang làm nghề xỏ lá và móc túi!", nghe chua xót quá phải không các bạn?
Bây giờ quay lại khu Phước Lộc Thọ, ở
bên trái cửa vào Phước Lộc Thọ th́ có sân
khấu phục vụ văn nghệ, chưa có ca sĩ th́ họ
để nhạc xuân cũng nhộn nhịp lắm.
Tôi
thấy có một anh cầm chiếc cờ giơ cao, th́ ra
có một nhóm du lịch đi chợ tết Bolsa, chắc ở
VN sang quá. Ái chà! ở VN sang th́ thấy chợ
tết kiểu này chán lắm nhỉ. Ở Cali chỉ có các
người ở tiểu bang khác, nơi ít người Việt
Nam sinh sống, không hề có không khí tết th́
mới thích sang Cali để hưởng thụ các
không khí nhộn nhịp của ngày tết thôi. Chứ
đối với những người ở VN th́ khu Little
Sàig̣n này chỉ giống như phiên chợ tết ở quê,
chỉ ồn ào, sạch sẽ và đèn điện sáng trưng
hơn thôi. Có điều không khí hơi lành lạnh
làm trong ḷng người thấy có vẻ "xuân" hơn.
Chúng tôi chỉ lang thang xem hoa. Hoa lan
đất là nhiều nhất, có nhiều mầu, tím, vàng,
hơi xanh xanh, có thứ 2 nhánh
bông, 3, 4 hay 5 nhánh bông tùy theo giá.
C̣n
lan khác th́ rất nhiều loại, cả những chậu
lan rũ nữa, năm nay giá đắt hơn năm ngoái,
có cả hoa đào và mai nữa, họ bó từng bó có
vài ba cành. Hoa mai th́ chỉ có mai rừng,
cánh hoa nhọn, có cả nụ tầm xuân nữa. Tôi
nhớ câu trong bài hát... ".. Nụ tầm xuân
nở ra xanh biếc... em lấy chồng anh tiếc lắm
thay..." Tôi hỏi cô bán hàng:
"Sao nụ tầm xuân lại mầu ngà ngà vậy? tưởng là
phải mầu xanh chứ, nụ tầm xuân nở ra xanh
biếc mà!"
" Cô ơi, màu này là màu chính của nó, c̣n
nếu nó màu xanh, hồng, đỏ hay vàng là người
ta pha mầu vào đấy. Cô lấy một bó đi, chưng
được lâu lắm cô ạ."
"Cám ơn nha, màu này cô không thích."
Chúng tôi ra ngoài khu đậu xe về phía tiệm
bánh ḿ Ba-lẹ, nơi đậu xe họ cũng bầy bán
đầy chậu hoa cúc, kim quất và một số bông lạ
tôi không biết tên. Trái tắc bên này h́nh
thon dài chứ không tṛn như ở VN, không biết
phải v́ vậy mà họ gọi là Kim quất không? bên
trong th́ chua, nhưng vỏ th́ lại ngọt, nó
không nhiều nước bằng trái tắc tṛn ở VN,
nhưng h́nh như chỉ v́ muốn lấy hên nên ai
cũng thích chưng cây tắc, có nhiều
quả. Có năm chúng tôi mua về sau tết trồng xuống đất, nhưng nó không lớn được
rồi bị chết đi (hi hi... chắc năm đó bị xui?! cũng lâu rồi, không nhớ nữa!
hihi..)
Tôi nhớ lại những lần đi chợ
tết ở quê nhà với các bạn, đi chen lấn coi hoa, c̣n hái trộm tắc của người ta
nữa, dĩ nhiên là chỉ có mấy tên con trai khi ra về khoe nhau thành tích. Ngày đó
điểm đặc biệt nhất là nghe âm thanh ồn ào ở chợ tết, tiệm nào cũng có loa riêng,
người rao hàng, y như sơn đông măi vơ, người quảng cáo hàng hóa theo lời nhạc,
tiệm th́ để nhạc xuân, tiệm để kịch hài, nhiều khi ồn ào quá, chẳng nghe ǵ ra
ǵ cả. Nhưng vui nhất là chỗ chơi loto, họ gọi số có bài có bản nghe rất hay,
mấy người đó cũng lanh trí, nhiều khi họ lấy cả những người có mặt ở chung quanh
cho vào bài gọi số của họ, rất là sống động mà vui nhộn nữa. Không biết bây giờ
ở VN có c̣n không? Nghe chừng như mấy khu chợ hoa tết ngày xưa dời đổi và thành
phố sẽ được xây dựng đổi mới. Có lẽ những nơi chốn cũ sẽ không c̣n nữa và độ
chừng sẽ chẳng bao giờ chúng ta t́m lại được những không khí và quang cảnh ngày
xưa.
Đang đi th́ cô cháu gọi phone
nói muốn về để học bài, chúng tôi quay về khu Phước Lộc Thọ, lại thấy một chiếc
xe bus đậu vào, cho một đoàn du lịch khác xuống thăm khu Sàig̣n Nhỏ, nhóm này
đông hơn nhóm trước. Trên sân khấu ban nhạc cũng đang chơi ḥa tấu nhạc xuân,
chợ đêm bắt đầu nhộn nhịp hơn, mùi thịt nướng, bắp nướng, mực nướng thơm lừng cả
không gian. Tôi nhớ có lần vào mùa hè cùng với mấy anh em: anh Hoài, Xuân, Trí,
Hậu có ghé chợ đêm chỉ để thưởng thức không khí ồn ào, ngồi gặm bắp nướng và ăn
chè, đậu hũ đường cho vui. Vài năm gần đây, khu Phước Lộc Thọ mở chợ đêm cuối
tuần vào mùa hè, có sân khấu ngoài trời và những thức ăn vặt cho gia đ́nh hay
những du khách ở các tiểu bang khác về vui chơi vừa tăng thu nhập vừa có thêm tí
không khí quê hương và làm tăng sự hấp dẫn cho khu Tiểu Sàig̣n này, dù tôi ít
khi đi chơi, nhưng những lúc đi ngang qua khu đó cũng thấy ḷng rộn ràng vui vui.
Chỗ đậu xe không c̣n chỗ trống,
thiên hạ phải đậu thật xa để đi tới. Thấy đông người đi bộ trên các vỉa hè làm
tôi nhớ lại những đường phố ở Sàig̣n về đêm. Bên này buổi tối sau khi đi làm, đi
học về th́ họ sinh hoạt trong nhà chứ ít khi đi ra ngoài đường, có thể v́ thời
tiết bên này hơi khắc nghiệt, trời lạnh quá, nên họ không có cái "văn hóa" hay
thói quen đi dạo trên đường phố. Tôi thấy ḿnh thật may mắn định cư ở đây, nơi
đông người Việt, luôn có những sinh hoạt cộng đồng để ḿnh không phải bồi hồi
nhớ quê hương mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Thời gian tôi ở đây sẽ lâu hơn thời gian
tôi lớn lên ở VN. Xin cám ơn quê hương thứ hai đă cưu mang chúng tôi, đă tạo
cho chúng tôi điều kiện cũng như cơ hội để sống hạnh phúc, thoải mái như ở quê
nhà.
Xuân Ất Măo 2015
ntt
|