40 Gương Thành Công  
 
Gương 38
Đời Cơ Hàn Của Các Nhạc Sĩ

Ông Leopold Auer, giáo sư vĩ cầm nổi danh, người đă t́m được và đào luyện được nhiều thiên tài về âm nhạc hơn hết thảy các giáo sư khác trong thế hệ này, có lần nói với tôi rằng muốn làm nhạc sĩ đa tài th́ phải sinh trong một nhà nghèo. Ông bảo có cái ǵ đó ông không biết rơ nó là cái ǵ, có cái ǵ đó mà cảnh nghèo khổ gây ở trong tâm hồn ta, một cái ǵ bí mật, đẹp đẽ, nó làm nẩy nở t́nh cảm, nghị lực, ḷng thương người, yêu người.

Mozart nghèo tới nỗi không có tiền mua củi sưởi, phải sống trong một pḥng tồi tàn lạnh lẽo và đút hai bàn tay vào hai chiếc vớ len cho khỏi cóng, trong khi sáng tác những bản nhạc mê hồn đă làm cho tên tuổi ông bất hủ.

Mới ba mươi lăm tuổi, ông đă ĺa đời v́ bệnh lao, sinh lực tiêu lần lần do đói, lạnh, thiếu thức bổ.

Tội nghiệp, đám tang của ông chỉ tốn có nửa Anh kim. Chỉ có sáu người đi theo quan tài bằng ván thông của ông, mà họ không đưa ông được tới huyệt, nửa đường gặp mưa, họ bỏ về cả.

Harold Stanford, bạn thân nhất của Victor Herbert nói với tôi rằng khi Victor Herbert mới tới châu Mỹ, nghèo lắm, chỉ có mỗi cái áo sơ mi, thành thử khi nào bà vợ giặt, ủi áo đó th́ ông phải nằm khoèo ở giường không đi đâu được.

Bạn c̣n nhớ bài mà hồi đầu đại chiến thứ nhất, hết thảy chúng ta đều hát đấy không? Bài "Đường đi tới Tipperary, dài, dài thăm thẳm"? Có lẽ chưa có bài tiến quân nào ca được quần chúng hoan nghênh bằng bài đó; mà người sáng tác nó, Jack Judge, ngày phải bán cá, đêm phải đóng kịch mới đủ sống.

Bài "Chỉ bạc trong vàng" cũng vào hạng nổi danh nhất. Hart P. Dank viết bài đó để tặng bà vợ, và đem bán được có ba Anh kim. Sau, hai ông bà căi nhau rồi bỏ nhau; và ông mất cách đây khoảng ba chục năm, trong cảnh bần hàn cô đơn, tại một căn nhà trọ tồi tàn. Trên một chiếc bàn kê ở đầu giường, nơi ông tắt nghỉ, người ta thấy một miếng giấy ghi mấy chữ này:"Giá mà sống cô đơn thực là khổ năo".

Một tập nhạc rất nổi danh là tập "Hoạt kê"(Humoresque). Lạ lùng thay, con một người đồ tể đă trứ tác nó ở bên những cái máng lúa trong một chuồng heo ở Iowa. Không có giờ nào, bất kỳ ngày hay đêm mà tập nhạc đó không được hát ở một nơi nào trên thế giới.

Soạn giả tập đó là một người Bô Hem tên là Anton Dvorak. Năm mươi tuổi ông mới tới Hoa Kỳ, nhưng không chịu nổi cảnh ồn ào náo nhiệt ở Nữu Ước, ông lại một làng nhỏ ở Iowa, làng Spillville nơi đó hiện nay cũng vẫn chưa có một đường xe lửa hoặc một đường lát đá nào chạy qua.

Ở Spillville ông đă soạn được một phần khúc"Tân thế giới ḥa tấu"(New World Symphony) một trong những khúc thanh cao nhất của nhân loại.

Ông sinh chín mươi hai năm trước trong một làng nhỏ ở xứ Bô Hem, tại châu Âu. Ông ít học, phải giúp việc trong nhà. Và trong khi ông làm dồi heo, cắt thịt th́ các bài ca, các bản nhạc văng vẳng trong óc ông.

V́ vậy, ông quyết chí tới Prague để học nhạc. Nhưng tiền đâu? Ông chỉ có ít đồng xin được của khách qua đường sau khi đờn vĩ cầm cho họ nghe, cho nên ông phải sống trong một pḥng ở sát mái nhà tại khu nghèo nhất trong châu thành. Mà không được ở một ḿnh nữa, phải ở chung với hai sinh viên khác cho đỡ tiền mướn.

Mùa đông, pḥng lạnh như băng; mà ông lại ốm yếu v́ đói, v́ phải nhịn ăn để mướn một dương cầm cũ kỹ phím đă hư bộn không c̣n dùng được. Ngồi ở bên dương cầm đó, trong pḥng lạnh đó, ông đă soạn nhiều khúc ḥa tấu đẹp, nhưng không có tiền mua giấy để chép lại. Thỉnh thoảng lượm được ở ngoài đường một miếng giấy, ông đem về, giữ kỹ để chép nhạc.

Tuy nhiên ta không nên phàn nàn cho ông v́ chính cảnh nghèo khổ đó đă giúp ông có thiên tài.

Lần sau, bạn có thể nghe bản "Hoạt kê", bạn thử rán t́m trong đó xem có một cái đẹp bí mật, một t́nh cảm êm ái triền miên mà nhờ chịu đau khổ, chịu đói lạnh, chịu thất vọng ông đă t́m ra, gợi được rồi kư thác vào tác phẩm?.
 

 [Gương Kế Tiếp]