40 Gương Thành Công  
 
Gương 13
Đại Tướng George Marshall

Quân nhân số một của quân đội Hoa Kỳ trong đại chiến vừa rồi là đại tướng George C. Marshall, tổng tham mưu trưởng.

Con người quan trọng bậc nhất đó ra sao? Thưa bạn theo tướng J. Franklin Bell, cựu tham mưu trưởng, người cộng tác với ông ở Phi Luật Tân th́ ông là thiên tài bậc nhất của Châu Mỹ về vơ bị từ hồi Stonewall Jackson tới nay.

Được so sánh với Stonewall Jackson không phải là một vinh dự tầm thường đâu. Trong hồi nội chiến Jackson là nhân vật quan trọng được cả phương Nam sùng bái. Tổng thống Abraham Lincoln van vái Thượng đế cho ông một người chỉ huy quân đội phương Bắc có tài như Jackson. Trận mà Jackson điều khiển trong thung lũng Shenadoad ở Virginie hiện nay c̣n được đem ra dạy trong các trường vơ bị châu Âu và được coi là một trong những thắng trận rực rỡ nhất cổ kim.

Tướng Pershing, người cầm đầu quân đội Hoa Kỳ trong đại chiến thứ nhất, tuyên bố rằng tướng Marshall là sĩ quan có giá trị nhất của Hoa Kỳ năm 1918, giao cho Marshall chỉ huy những cuộc hành quân của đại đội thứ nhất, và lănh nhiệm vụ đó, Marshall đă giải được một cách vẻ vang một vấn đề khó khăn nhất về chiến thuật:

"Tướng Pershing muốn dời đổi trên năm trăm ngàn người, ba ngàn đại bác, bốn chục ngàn tấn quân nhu và ba mươi bốn quân y viện từ Saint Michel tới Argonne. Điều đó là phải di chuyển một cách bí mật để tụi do thám và phi cơ địch khỏi biết. Mà tướng Marshall làm được. Trong hai tuần lễ ông cho quân đội đi băng đồng ban đêm. Quân Đức không nghi ngờ ǵ cả cho tới khi nửa triệu quân Mỹ đục thủng mặt trận Meuse-Argonne giúp cho đồng minh chiến thắng. Thực hợp lời Abraham Lincoln đă nói trước kia:"Tất cả những hành quân đó đều nhờ thiên tài của mỗi một người".

Tướng Marshall chủ trương sự tôn trọng kỷ luật nhưng bài xích tính vênh váo tàn nhẫn của một số sĩ quan mọi thời.

Khi ông lên chức Tham mưu trưởng, ông làm một cuộc điều tra không tiền trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Ông gửi đi một bản kê một trăm mười tám câu hỏi cho ba ngàn lính, bảo họ cứ thành thật đáp, mà giấu tên.

Chẳng hạn:

- Anh có yêu sĩ quan của anh không?

- Nếu có th́ anh cho biết tại sao?

- Nếu không th́ cũng cho biết tại sao.

- Chúng tôi phải làm cách nào cho các anh thành những binh sĩ giỏi nhất?

- Chúng tôi phải làm cách nào cho quân đội thành một quân đội giỏi nhất?

Cách đó mới mẻ quá đến nổi một số người ngạc nhiên, c̣n một số khác chế nhạo, khinh bỉ. Nhưng kết quả mỹ măn. Sự huấn luyện thành ra có tính nhân đạo hơn, và người ta khuyến khích quân lính có sáng kiến hơn. Phương pháp mới đó ảnh hưởng tới khắp các mặt trận.

Tôi chưa được hân hạnh nói chuyện với đại tướng Marshall nhưng đă tiếp chuyện phu nhân. Bà bảo cứ xét bề ngoài cũng thấy ông sanh ra để làm lính, hồi nhỏ c̣n bận quần cụt mà ông cũng bày trận để chơi, tập cho trẻ hàng xóm diễn binh, cưỡi trên một cây gậy làm ngựa và tấn công lẫn nhau.

Ông muốn vô trường vơ bị West-Point nhưng không được v́ thân phụ ông là một nggười theo phe dân chủ ở phương Nam, trong một lănh địa Cộng ḥa ở Pennsylvanie. Thành thử ông đành ghi tên vào trường vơ bị Virginie ở Lexinton, tại đó ông được bạn bè kính mến nhất.

Ông có tinh thần thể thao, không chịu khai tên một người bạn đă muốn ăn hiếp ông, đă suưt làm ông mất mạng trong một cuộc ẩu đả. Thanh niên đó đâm ông bằng gươm, không cố ư làm ông bị thương nặng. Ông nhất định giấu tên người đó. Tất cả bạn bè ông đều tung nón bê rê lên trời, la lớn: "Hoan hô Marshall! Thằng tướng đó can trường! Nó biết chịu đựng!".

George Marshall đá banh rất tài, làm bạn học phải phục. Trong ba năm đầu, ông cho rằng không có đủ thời giờ chơi môn đó, nhưng đến năm cuối cùng, ông chỉ nghiên cứu thuật chơi trong vài tuần mà bỏ xa các bạn khác trong đội banh của trường.

Mặc dầu ông nhẹ cân, mà ông áp đảo tất cả đối phương và được lựa vào hội tuyển của phương Nam, thật là một vinh dự lớn cho trường.

Bạn thử nghĩ như vậy có phải là một phép màu không v́ mới cách đó mấy tuần, ông chưa hề đụng tới trái banh. Tôi cho rằng trọn lịch sử túc cầu, chưa ai làm được kỳ công như vậy.

Những kết quả của ông ở trường vơ bị Virginie và tài chỉ huy của ông đưa ông lên chức đại úy, chức cao nhất dành cho sinh viên và cũng là danh vọng lớn nhất của trường.

Giữ chức tham mưu trưởng một đạo quân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, đại tướng Marshall phải làm biết bao công việc, lănh những trách nhiệm lớn lao mà hạng trung nhân tất phải qụy xuống, chứ không sao gánh nổi. Vậy mà ông không bao giờ có vẻ gấp rút lo âu. Tôi hỏi bà Marshall về bí quyết của ông. Bà kể bảy bí quyết nhờ nó ông làm việc nhiều không tưởng tượng được mà không mệt mỏi về thần kinh lẫn thể chất.

Bí quyết thứ nhất là không bao giờ đọc những bản phúc tŕnh lôi thôi mà chỉ đọc những bản gọn gàng tóm tắt.

Bí quyết thứ nh́ là ông tập đọc mau, tập trung hết tư tưởng vào một vấn đề mà quyết định mau lẹ. Khi ông ở sở ra, mà tối đó phải hội họp ông thường nằm nghỉ, đọc sách một chút rồi đứng dậy đi thay y phục chỉ trong bốn phút thôi, không hơn một phút.

Bí quyết thứ ba là khi ông đă quyết định một điều ǵ về quân sự rồi th́ không phí th́ giờ và tinh lực để đắn đo lư lẽ nữa mà chú ư vào sự thực hành quyết định đó.

Bí quyết thứ tư là ông biết rộng và sâu về những vấn đề quân sự. Vào trong pḥng của ông, không bao giờ thấy những cây ghim đầu sơn màu cắm trên các bản đồ. Đại tướng thuộc ḷng mỗi sư đoàn hiện ở đâu và có nhiệm vụ ǵ.

Bí quyết thứ năm: ông bắt đầu làm việc mỗi ngày rất sớm. Ông điểm tâm hồi bảy giờ để bảy giờ rưỡi đă có mặt ở pḥng giấy. Có lần ông nói:

- Sau ba giờ chiều th́ không một ai có một ư ǵ mới mẻ nữa.

Bí quyết thứ sáu: bữa trưa ông ngủ một giấc ngắn để lấy lại sức. Cũng như Winston Churchill, ông nằm dài ra, nghỉ ngơi trước khi mệt nhọc. Ông đi bộ về nhà ăn bữa trưa, thường dắt theo một sĩ quan vào hàng tá trở lên để vừa đi vừa bàn về chiến thuật. Ăn xong, ông lên tầng ba, nằm trên một chiếc ghế xích đu ở ngoài hành lang, ngủ năm phút rồi dậy, hoàn toàn tỉnh táo.

Sau cùng bí quyết thứ bảy: Ông làm việc có kết quả v́ không bao giờ lo lắng. Bà Marshall bảo:

- Tôi sống chung với nhà tôi mười ba năm rồi, tôi đă thấy nhà tôi nhiều lần bận tâm về nhiều vấn đề, nhưng không khi nào lo lắng đến mất giấc ngủ.

Tôi hỏi bà, ông theo cách nào mà quên những nỗi lo lắng đi được th́ bà đáp rằng ông có thói quen buổi tối, công việc ở sở xong là không tiếp xúc ǵ với sở và bạn đồng sự nữa, và không khi nào đem việc sở về nhà làm đêm.

Bà lại nói thêm rằng nhờ nhiều năm theo kỷ luật nhà binh, ông tập được tánh tự chủ. Ông biết rằng nếu lo lắng th́ không làm việc được nữa, cho nên ông tự cấm ông lo lắng.

Đây là một thí dụ về đức tự chủ của ông: Xưa, ông hút mỗi ngày hai ba gói thuốc lá, bảy năm trước, thấy sức làm việc do đó giảm đi, ông quyết định thôi hút. Và ông chừa được liền, từ đó không mó tới một điếu thuốc nữa. Muốn thắng trận th́ một tướng lănh trước hết phải tự thắng ḿnh đă.

Muốn quên lo lắng, đại tướng Marshall dùng th́ giờ rảnh một cách tích cực hoặc hữu ích như bơi thuyền, cưỡi ngựa, đi coi hát bóng, nói chuyện với vợ. Ông vặn máy thâu thanh, bắt những bản nhạc êm đềm rồi nằm đọc sách ba giờ mỗi tối.

Tài xế của ông thường lại thư viện công cộng đem về mỗi lần độ hai chục cuốn mà viên quản thủ đă lựa sẵn cho ông trong loại sử kư, tiểu sử, thời sự. Ông đọc nhanh kinh hồn, một cuốn hai trăm trang nghiến ngấu trong ba giờ là hết.

Ông đọc khi nào buồn ngủ th́ thôi, nửa đêm, nếu thức giấc ông vặn đèn lên đọc tiếp cho tới khi ngủ lại.

Hai danh nhân trong lịch sử đă có ảnh hưởng lớn nhất đến ông là Benjamin Franklin và Robert E. Lee. Ông đă đặc biệt nghiên cứu chiến thuật của Lee, người mà ông rất phục tư cách. Một cuốn sách nữa mà ông đọc đi đọc lại là cuốn tự thuật của Benjamin Franklin một tác phẩm cổ điển của văn học Hoa Kỳ.
 

 [Gương Kế Tiếp]