Năm 1910 một thiếu niên ở
Winchester (tiểu bang Virginia) chép nhật kư. Đọc truyện đề đốc Peary
hùng tâm gắng sức để tiến tới Bắc cực, em nhỏ mười hai tuổi đó cao hứng
viết vào trong tập:
- Tôi đă quyết định sẽ là người thứ nhất tới được Bắc cực.
Và tức th́ em dự bị cho một cuộc mạo hiểm gay go đó. Em vốn sợ lạnh, để tập
chịu lạnh, em mặc những quần áo mỏng hơn và bỏ luôn chiếc bành tô. Sau em nhỏ
tới được bằng phi cơ và là người thứ nhất tới Nam cực. Tên của em như bạn đă
đoán được, là Richard Evelyn Byrd.
Đề đốc Byrd nghĩ rằng những khoảng băng tuyết mênh mông ở Nam cực lần lần thu
lại và hằng trăm ngàn mẫu đất hoang hiện nay băng phủ, một ngày kia có thể thành
một miền phú nguyên dồi dào vô cùng. V́ vậy ông quyết tâm cắm cờ Hoa Kỳ trên đất
đó và chiếm nó cho xứ sở ông. Ư kiến của ông có thể đúng. Chính tôi đă thấy
những mỏ than ở cách Bắc cực sáu trăm cây số và phần đông các nhà địa chất học
tin rằng có những mỏ than vĩ đại và có lẽ cả những mỏ dầu lửa nữa ở gần Bắc cực.
Đời Đề đốc Byrd là một tấm gương rực rỡ của một em nhỏ có ḷng cao vọng không
hề lay chuyển, và thắng được những trở ngại nhiều vô kể để làm được những việc
lớn.
Nó cho ta thấy rơ giá trị thực tế của một mục đích độc nhất. Kẻ nào ngay từ
nhỏ đă vạch một mục đích lớn và suốt đời không rời bỏ quyết định chủ yếu đó th́
có việc ǵ mà làm không được!.
Trước hết, Byrd du lịch để coi các miền xa lạ. Hồi mười bốn tuổi ông đă đi
ṿng quanh địa cầu, mà đi một ḿnh! Rồi ông trở về nhà, vô trường đại học, nhưng
học th́ ít mà luyện các môn đấu quyền, vận lộn, đá banh th́ nhiều. Ông chơi hăng
quá đến nỗi găy một chân, bể xương mắt cá, thành tàn tật mà thủy quân cho ông là
không hợp cách nên miễn dịch ông. Bạn thử tưởng tượng: chưa đầy ba chục tuổi bị
miễn dịch v́ không đủ sức... biết bao người trong địa vị ông đă chán nản, tự cho
là đời ḿnh bỏ đi rồi!
Nhưng Byrd không chịu thua. Ông tuyên bố rằng một người không cần đứng được
mới lái nổi phi cơ, và dù chân ông có tật, mắt cá găy nát, ông vẫn có thể lái
phi cơ như thường. Nghĩ vậy, ông tập lái phi cơ, bị ba tai nạn, có lần máy bay
của ông đâm vào một chiếc máy bay khác, nhưng rốt cuộc ông cũng lấy được bằng
cấp phi công.
Luôn luôn khao khát mạo hiểm, ông nóng ḷng được bay trên những khoảng băng
tuyết ở Bắc cực, nơi mà từ trước chưa phi công nào dám bay tới. Nhưng ông bị
người ta từ chối mấy lần.
Trước hết, ông định thám hiểm bằng một khí cầu máy, chiếc Shenandoah khi bay
thử, chiếc khí cầu đó đâm bổ xuống đất, tan nát. Rồi ông xin chính phủ cho phép
bay thử để hoàn thành một phi cơ có thể vượt Đại Tây Dương. Chính phủ từ chối v́
ông tàn tật.
Ông lại năn nỉ người ta cho phép ông cầm lái một chiếc trong đoàn phi cơ mà
Amundsen tính dùng để bay trên miền băng gần Bắc cực. Người ta lại từ chối nữa,
lần này v́ lư do ông đă có gia đ́nh. Mấy lần thất vọng liên tiếp như vậy rồi
cuối cùng lại thêm cái tin rằng Thủy quân miễn dịch ông lần nữa, cũng vẫn v́ cái
chân có tật của ông.
Chắc chắn là sở Thủy quân không thể lầm được, nhưng Byrd có quan niệm lố lăng
này, là óc sáng kiến, ḷng can đảm và trí thông minh quan trọng hơn một cái chân
lành mạnh. Ông vận động, kiếm được những nhóm tư nhân chịu bỏ tiền giúp công
việc thám hiểm của ông và tức th́ ông phiêu lưu, làm cả thế giới ngạc nhiên. Ông
vượt Đại Tây Dương, lên tới Bắc cực, liệng một chiếc cờ Hoa Kỳ xuống, rồi xuống
Nam cực, cắm một chiếc cờ Hoa Kỳ khác.
Và khi ông trở về xứ sở th́ hai triệu người hoan hô ông cuồng nhiệt có phần
hơn dân La Mă hoan hô César thắng Pompée nữa.
Và rốt cuộc, chính phủ Hoa Kỳ tặng chức Đề đốc cho con người mà mười bốn năm
trước bộ Hải quân đă chê là tàn tật và cho miễn dịch.