Nhớ Ơn Người Bảo Trợ
CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ ÔNG BẢO TRỢ
(Và Kỷ Niệm Hồi Kư 37 Năm Vượt Biển Của Chúng Tôi)

Chiều hôm qua, tôi đă nhận được điện thoại từ con gái của Ông bảo trợ. Tôi hơi ngạc nhiên v́ lâu nay ít có dịp liên lạc với Cô.  Thỉnh thoảng chỉ gọi điện thoại hoặc Email để thăm hỏi và gặp Ông bảo trợ thôi.

Cô con gái thứ ba của Ông bảo trợ vui cười và cất lời thăm hỏi tôi.

"Gia đ́nh KimDung có khỏe không?"

"Cảm ơn Cô, chúng tôi và các cháu vẫn mạnh khoẻ"  Tôi đáp lời.

"Bác khoẻ không Cô?  

"Bố của tôi khoẻ, cám ơn nhiều nhé.

"Hôm nay có chuyện ǵ vui mà Cô Sissi gọi cho ḿnh vậy?"

"Đến July 16-2017 tới này, tụi ḿnh muốn tổ chức Sinh Nhật cho Bố, gọi để mời gia đ́nh KD nè, xin giữ bí mật nhé, v́ Ông Già chỉ biết là ngày họp mặt đại gia đ́nh thôi”

Tôi vui mừng nhận lời, và hứa sẽ hỏi lại trong gia đ́nh của tôi rồi sẽ hồi đáp số người tham dự tiệc Sinh Nhật.  Tôi mong chờ đến ngày đó, để được gặp lại gia đ́nh Ông bảo trợ. Cô Sissi cũng đă gởi cho tôi thiệp mời có địa chỉ nơi họp mặt qua Email.

Từ khi tiếp chuyện với Cô con gái của Ông Bà bảo trợ cho đến khi cúp máy điện thoại xong, ḷng tôi miên man hồi tưởng lại những diễn biến về lần vượt biển cuối cùng của gia đ́nh tôi.  Kỷ niệm lại chợt ùa về trong kư ức như làn sóng biển đă đẩy đưa c̣n thuyền nhỏ bé đem chúng tôi vượt thoát đến bến bờ Tự Do.

Chúng tôi bị kẹt lại sau cuộc đổi đời thê thảm đó như bao nhiêu người khác cùng chung số phận, cũng chỉ v́ ỷ y và chưa có kinh nghiệm sống với lớp người mới.

Gia đ́nh tôi đă có những lần vượt biển không thành, phải quay trở về lại nhà với bao phiền sầu khắc khoải.  Mặc dù đă mấy lần bị bắt, bị tù đày nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc, trong tâm đâu có khi nào được yên ổn, hễ dành dụm được chút tiền nào là lại t́m chỗ đi nữa.  Thế rồi chúng tôi vẫn cố tâm ra đi, ngày đó rồi cũng đă đến, một lần đă xa rời hẳn Quê Hương Việt Nam thân yêu.

Ngày khởi hành đă đến, bến băi là làng Chu Hải, gần Bà Rịa Vũng Tàu, Chủ thuyền mướn một chiếc xe chở hành khách có trưng bảng "Công Nhân Viên và gia đ́nh nghỉ mát Vũng Tàu".  Nhà tôi có nhiệm vụ phụ góp thêm công, giúp ban tổ chức đón nhóm SàiG̣n tụ tập ngay trước nhà ga xe lửa SàiG̣n, hướng dẫn nhóm này cùng đi chung với họ ra Vũng Tàu, ăn vui chơi tắm biển, rồi chờ đến chập choạng tối, tất cả mọi người lại lên xe để trở về SàiG̣n, như một ngày du hành b́nh thường.  

Khi xe chạy về tới ngang Nghĩa Địa Chu Hải th́ trời cũng đă sẫm tối, chiếc xe đ̣ tự dưng bị chết máy, đoàn người lặng lẽ biến lẹ làng vào khu Nghĩa Trang, rồi lần lượt tan biến như những bóng ma theo đúng như kế hoạch đă dự trù.  Đổ băi an toàn xong, chiếc xe lại nổ máy tiếp tục đi trở về lại SàiG̣n.  Các toán khác cũng tiếp nối kéo về nơi ẩn nấp một cách êm thắm suông sẻ.  

Sáng ngày hôm sau là các nhóm đàn bà có con nhỏ, trong số đó có ba Mẹ con tôi (cháu gái 4 tuổi, cháu trai 2 tuổi rưỡi) được một người quen trong nhóm dẫn đón xe đ̣ cùng đi từ SàiG̣n đến Vũng Tàu, khi xe chạy tới gần Chu Hải, tôi nhớ h́nh như là đến cây số 86, chúng tôi cùng xuống xe rồi đi bộ đến điểm hẹn nơi quán cà phê vào khoảng 3 giờ chiều, khi ấy những vạt nắng vàng c̣n chiếu hắt vào làm rát mặt người.  Ngay lúc đó, có người đàn bà đội chiếc nón lá đi phớt ngang ra dấu cho chúng tôi đi theo họ về nơi nhà ẩn dấu, để chờ đến giờ khởi hành vào ngay đêm hôm ấy.

Theo như định ước của ban tổ chức, th́ đến khoảng 12 giờ đêm đoàn người phải cùng đi bộ ra băi bốc.  Băi đê vào cuối Tháng Ba, đất đă khô nứt nẻ đầy gai góc, làm đôi chân người rướm máu đau rát, nên không đi nhanh được.  

Con nít đang đêm hôm bế xốc chúng dậy làm nó mất ngủ, mà lại cho chúng uống thuốc ngủ Phenergan nữa nên chúng la khóc, hét inh ỏi đến khiếp sợ.  Đoàn người rất lo sợ bị động là lại phiền nữa, có người sợ quá la lớn "Đem mấy đứa con nít đi về đi... Bóp mũi, bịt miệng cho chúng nó chết hết đi..không thôi tù cả đám đó!!"  

Những giọng hằn học nối tiếp la mắng, nên người có con nhỏ sợ quá phải làm theo. Bé trai của chúng tôi la khóc lớn quá, nhưng khi bị bóp mũi và cả miệng nữa, cháu nấc mấy cái v́ không thở được, chắc là sợ quá nín ngay, nên không bị bịt miệng nữa.  Thấy con trai cưng của ḿnh bị như vậy th́ xót thương lắm, toàn thân tôi run rẩy, đôi mắt nhạt nhoà, nhưng sợ không dám khóc thành tiếng, chỉ biết ôm con chặt hơn, tay th́ vỗ về để cho nó ngủ yên, miệng khe khẻ bảo nó "Đừng khóc nữa nhá...không thôi họ bịt miệng con đó", hai bàn chân th́ đau quá, v́ đôi dép đă đứt rồi, phải đi chân đất, nhưng vẫn phải rảo bước thật nhanh cho kịp với người ta.  

Một phần th́ sợ đêm tối lỡ bị thất lạc Mẹ con tôi, nên nhà tôi đă kiếm được một sợi dây dù nhỏ từ hồi nào đó, cột nó vào tay tôi chỉ để chừa một đoạn dây dài để giữ khoảng cách, rồi cột đầu dây kia để dính theo với hai Cha con cho chắc ăn.  Trong khoảnh khắc lo sợ nản ḷng ấy, tôi đă tính bỏ cuộc để quay trở về rồi, v́ sợ con tôi khóc nữa sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.  Nhưng cuối cùng, cảm tạ Trời đă ban cho mọi việc đều êm xuôi.

Đoàn người đă xếp thành hàng và từng nhóm đă đợi sẵn ở bên bờ đê mà con thuyền từ Vũng Tàu vẫn chưa thấy tăm hơi!?  Hồi hộp ngóng chờ măi đến gần 2 giờ sáng, con nước đang bắt đầu rút xuống rất nhanh.  Mọi người bắt đầu chán nản, rù ŕ tính chuyện thối lui sao cho gọn để khỏi bị bắt, một công tŕnh lớn sắp sửa tan vỡ trong vô vọng, muôn vàn trái tim muốn ngừng đập...

Ô ḱa!  Bỗng có bóng một con thuyền (cá lớn) lù lù vội vă tiến vào nhánh sông trong màn đêm tối đen không thấy rơ mặt người, mọi người xao động ồn ào giữa đêm khuya, lúc này không sợ đêm đen, mà lại sợ tiếng động, tiếng x́ xào lớn quá sẽ phá tan hy vọng và có thể giết người không gươm đao chứ chẳng phải chuyện đùa đâu.  

Lúc mới bắt đầu mọi người c̣n giữ trật tự để lên tàu, nhưng v́ trời dần dà về sáng, chẳng ai bảo ai, mọi người vội vă túa ra khỏi đoàn người đang đứng xếp hàng, chen lấn cố gắng làm sao leo lên được thuyền, tại v́ gấp gáp quá, cây cầu bắc ngang từ bờ đê lên thuyền, mỏng manh so với lượng người quá nặng níu kéo nên chiếc cầu đă găy đổ, từ đó cảnh náo loạn bắt đầu xảy ra tranh căi, lôi kéo nhau.  

Phần th́ người đi hôi quá nhiều, mà họ toàn là người địa phương biết bơi, biết lội và họ đă có thể leo lên thuyền lớn một cách dễ dàng, vấn đề nan giải là làm sao khách ở SàiG̣n lội được để trèo lên thuyền lớn?  

Dù cho họ là những người đă đóng tiền để đi, nhưng trong lúc hỗn loạn này, không ai c̣n hồn vía để tranh luận hơn thiệt nữa.  Có vài người khách SàiG̣n đă nhanh trí ứng biến, nghĩ ngay ra cách, họ chung nhau góp nhẫn vàng ṿng đang đeo ở trong tay, mướn ngay một chiếc ghe nhỏ, đuổi theo rà rà sát bên cạnh cái thuyền lớn đang chạy lướt ra khỏi nhánh sông, một người phụ chủ ghe giúp khách SG níu lấy cái thang nhỏ ở cạnh bên thuyền rồi trèo ngay lên boong tàu.

Nhà tôi bế cháu gái đă lên được tàu, tôi th́ bế cháu bé trai, đang gắng sức để cố ḅ lên cái cầu gỗ dập d́nh như gần găy đổ, Anh thấy vậy đă vội gởi con gái cho một người đang ngồi trong khoang tàu, cúi xuống bế cháu em và xoải tay xuống để kéo giúp tôi ḅ lên cho nhanh hơn để trèo được vào thuyền, thế là cả gia đ́nh tôi đă yên bề.  

Sau đó chỉ có một số ít người nữa lên được thuyền bằng chiếc cầu, người cuối cùng là một chị ḅ lên thuyền ôm em bé mới sanh được một tháng, bỗng chị trượt tay đánh rơi em bé tỏm ngay xuống sông, chị la thất thanh, kêu cầu cứu "Trời ơi!  Cứu con tôi với, nó rớt xuống sông rồi" có một người vói tay kéo cái khăn từ từ lên, cũng c̣n hên em bé c̣n dính vào cái khăn nhờ cái kim băng thật lớn mà mẹ của bé đă cài đính hai cái đầu khăn vải chập vào vạt áo của Mẹ, nên bé may mắn chỉ rơi ṭng teng trên mặt nước sông nằm bọc trong giữa cái khăn.  

Tiếc thay, bây giờ đă đến lúc mọi người phải ngân nga thành lời "Chuyện một chiếc cầu đă găy...huhuhu!!"

Trên bầu trời bắt đầu có ánh chiếu sang sáng, đến lúc này là thuyền bắt buộc phải rời bến bốc, nhưng mực nước sông đă rút xuống nhiều, thuyền đậu gần bờ đă mắc cạn th́ làm sao đây?  Ban tổ chức đă phải xuống nước năn nỉ những thanh niên đi hôi, chịu khó lội xuống sông để đẩy con thuyền ra xa khỏi chỗ nước cạn, và hứa sẽ cho những người ấy cùng đi theo, không làm khó dễ nữa.

Những người đi hôi khổ công, cố sức đẩy măi con thuyền rồi cũng ra giữa ḍng và bắt đầu chạy thật nhanh ra hướng cửa biển.  Cuộc hành tŕnh vất vả lắm lo âu, v́ đă có nhiều người đi hôi, sợ tầu sẽ bị ch́m nên tất cả đoàn người trên tầu phải quẳng bỏ hết giỏ sách quần áo cùng các thức ăn đă làm sẵn đem theo để pḥng thân và cũng để cho con thuyền được nhẹ hơn khi lướt ra cửa biển một cách dễ dàng. 

Năm ngày, bốn đêm thuyền lênh đênh trên biển với biết bao hăi hùng khiếp sợ, biển bao la không hề h́nh dung ra đâu là bến bờ mà con thuyền sẽ cặp bến.  Nước uống dự trù bắt đầu cạn kiệt, mà con thuyền vẫn loay hoay trong vùng biển loang loáng dầu khí, chẳng thấy đâu là bến bờ và cũng tuyệt bóng chim bay, như đang trôi vào vùng biển chết.  Thật oái oăm, đoàn người đang đi trên mặt ḍng sóng nước mênh mông, mà phải chịu khát khô?  

Khát nước quá chừng!  Đă có đôi lần, tôi múc nước biển uống thử, nhưng lại làm trong cổ họng của ḿnh khát hơn.

Giây phút nguy nan khốn cùng vô vọng ấy, chúng tôi đă làm dấu đọc kinh cầu nguyện và ăn năn tội, phó linh hồn để chờ đợi chết, niềm hy vọng nhỏ nhoi cũng đă tan biến đi mau.  Con thuyền cứ nhấp nhô trên mặt nước không phương hướng, đoàn người ở trên thuyền thất vọng ê chề, mọi người gần như bị ngộp thở, khi được biết Ông Đại Uư Hải Quân tài công đă đành đoạn không lên trên thuyền, và quên gởi trả lại cái hải bàn mà Ông đang giữ nó, bởi v́ gia đ́nh Ông c̣n kẹt lại ở băi bốc cùng với hơn một trăm người khách SàiG̣n đă bị bỏ lại trong nuối tiếc ngỡ ngàng.  

Trong t́nh huống cấp bách như vậy, Ông chủ tàu phải thân chinh đảm nhiệm trọng trách cao quư này để cầm lái, khi bản thân Ông chưa một mảy may nào có kinh nghiệm về đường hàng hải; Thật là khiếp sợ!!  Ông đă cố gắng hết sức b́nh sinh lèo lái con thuyền để đem đại gia đ́nh Ông, và toàn thể những người đă theo Ông đi, duy nhất chỉ có xem cái bản đồ Việt Nam mà ai đó đă treo ở trong Carbin từ lúc nào không biết!?

Đến sáng sớm ngày thứ năm, khi tỉnh dậy mới biết thuyền đă bị sóng đánh dạt ra vùng giữa biển.  May mắn thay, chúng tôi đă gặp một giàn khoan nơi giữa biển mênh mông, họ cho dầu, cho nước và cứu đói chúng tôi, cho nhiều lương thực như:  Đồ hộp, bánh kẹo, dưa leo và đường sữa, rồi họ chỉ đường hướng cho chúng tôi vào bờ bể Mă Lai.

Con thuyền vừa hạ thủy lần đầu đă đem 191 người đến bến bờ tự do mà chẳng có thức ăn chi cả, chỉ có tí chút nước uống thật dơ bẩn c̣n sót lại ở dưới đáy gầm của chiếc thuyền, nhưng cũng rất may, v́ thuyền đă bị lạc vào vùng biển dầu, biển chết nên đă không bị cướp biển.  Cho đến lúc đó, khi mà thuyền được phép cập vào đảo Pulau Bidong Malaysia, th́ chúng tôi mới biết ḿnh c̣n sống.  Bởi v́, tàu chở nặng quá trọng tải, mực nước ở biển chỉ thấp hơn mé tàu có hơn một gang tay.

Nhân viên của văn pḥng Cao Uỷ Tị Nạn đă lập hồ sơ cho tất cả đoàn người đi tàu chúng tôi được nhập đảo, khoảng vài ngày sau th́ được chuyển qua "Interview" với phái đoàn của những Quốc Gia mà ḿnh thích chọn hoặc có liên hệ.  Mỗi gia đ́nh có diện đi định cư ở những Quốc Gia khác nhau.  

Một đêm thần tiên êm ái được ngủ ở trên đảo Pulau Bidong thật b́nh yên hạnh phúc, trời c̣n tờ mờ sáng, rất ngạc nhiên khi nghe trên cái loa phát sóng nhạc của đảo.  

Giọng Ca Sĩ Lệ Thu truyền cảm thánh thót như thuở nào...

"Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng đợi chờ.....".  

Đến buổi trưa hôm ấy, chúng tôi hỏi ra mới biết được đây là bài hát kư hiệu, mỗi khi có người rời đảo, để đi vào đất liền thêm vài tuần nữa là được đi định cư ở những Quốc Gia chuyển tiếp.  Ḷng tôi cảm thấy lâng lâng xao xuyến mơ đến ngày được rời đảo...

Khoảng vài ngày sau khi sống ở trên đảo, có một hôm ba Mẹ con chúng tôi đi xuống khu trung tâm “khu C”, là khu thương mại đổi chác đủ thứ của người tị nạn ở ngay gần cầu Jetty, là cái cầu duy nhất ở đảo để tàu bè cập bến.  Thật t́nh cờ, khi tôi nghe có tiếng người gọi tên tôi, tôi ngơ ngác giật ḿnh quay lại th́ nhận ra là Anh Nguyễn Khoa Tường, là Anh của bạn tôi.  Một niềm vui mừng nữa là tôi biết được Anh Tường cùng đi chung một con thuyền với chúng tôi.  Trái đất này quả thật rất tṛn, bao nhiêu năm đất nước đổi thay khốn cùng, mọi người lo toan kiếm sống, chẳng hề gặp mặt nhau, thế mà trên đường vượt ngàn trùng dương nguy hiểm đói khát, tưởng đă cùng chung số mệnh vào bụng cá mập rồi, mà nay lại c̣n có cơ hội để gặp nhau, thật là may mắn kỳ diệu?  Thậm chí khi rời đảo cũng không ngỡ là lại quy tụ về miền hoa vàng San José..  Và KD đă gặp lại Anh Chị Tường ở chợ hoa, vào một ngày gần Tết Nguyên Đán, cách đây cũng phải gần 30 Năm.  Hiện tại, lại có cơ duyên sinh hoạt cùng nhóm CPL Bắc California nữa.

Sau khi phỏng vấn, gia đ́nh chúng tôi được phái đoàn Hoa Kỳ chấp thuận cho tị nạn ở HK, v́ tôi là Thư Kư, Cựu Nhân Viên của Defense Attaché Office/DAO in Việt Nam.  Ông phái đoàn rất cởi mở c̣n ghẹo tôi cho vui..

"Có phải Bà không thích đi theo DAO bằng máy bay?  Mà Bà muốn ở lại Việt Nam, để đi vượt biển bằng tàu...Boat People...có phải không?"  

Mọi người trong pḥng làm việc cùng phụ họa cười..cười ngặt nghẽo rồi nh́n tôi như muốn chia sẻ sự nguy nan đói khổ mà chúng tôi vừa mới trải qua.

"Thưa Ông, chỉ v́ tôi quyến luyến, không muốn rời xa Việt Nam và những người thân yêu. Tôi biết ḿnh đă đánh mất một cơ hội rất lớn trong đời, mà dịp may th́ lại không bao giờ đến hai lần, nên tôi phải quyết tâm liều ḿnh đi vượt biển để t́m lại nó."

Tôi thành thật đáp lời Ông phái đoàn HK như vậy.

Nhân dịp có cơ hội, tôi lại nói thêm “Gia đ́nh chúng tôi chân thành cảm ơn phái đoàn đă nhân đạo, cho chúng tôi cơ hội sống và làm lại cuộc đời nơi xứ sở Tự Do Hoa Kỳ, và xin nhận nơi này là Quê Hương thứ hai của chúng tôi”.

Chúng tôi đă ở trên đảo Pulau Bidong Malaysia khoảng 5 Tháng, rồi được vào đất liền Sungei Besi 1 Tháng, để chờ có chuyến bay đi định cư ở Hoa Kỳ.

Ngày song thập, Năm 1980 gia đ́nh chúng tôi đă hân hoan vui mừng được đi định cư tại Mỹ, giấc mơ mà nhiều người hằng mong ước.  Chiếc phi cơ DC-10 đă đem đoàn người tị nạn từ phi trường Kuala Lumpur đến phi trường Oakland USA, họ cho ăn một bữa thật no nê ngon miệng, được thưởng thức rất nhiều loại trái cây của xứ Mỹ và đă ngủ ở nhà trọ đêm đó.  Sáng hôm sau lại được lên chiếc phi cơ Cessna để về Thành Phố Salinas chỉ có khoảng 10 phút đồng hồ, nơi mà gia đ́nh Ông Bà bảo trợ của chúng tôi đang cư ngụ. 

Cả gia đ́nh Ông Bà bảo trợ ra phi trường đón chúng tôi với nét khả ái vui cười.  Chúng tôi đă được lên xe hơi cùng đi về nhà Ông Bà bảo trợ và được thưởng thức món bún ḅ Huế, chả gị cùng rất nhiều món ăn khác đă nấu sẵn ở nhà, tôi không c̣n nhớ rơ là những món ǵ.

Trong thời gian tạm trú nơi đây, Ông Bà bảo trợ đă nhường cho chúng tôi một pḥng ngủ của căn nhà có ba pḥng.  Ba Cô con gái của Ông Bà đă phải dồn vào ở chung với nhau một pḥng, Cô Út th́ ngủ chung với Cha Mẹ.  Cô con gái đầu của Ông Bà đă lập gia đ́nh, và đang ở Tiểu Bang khác.

Bà bảo trợ rất mau mắn và vui vẻ giúp đỡ chúng tôi không hề quản ngại vất vả để chở chúng tôi đi những nơi cần thiết.  Ngay sáng hôm sau, Bà đă chở chúng tôi đi đến Hội Thiện Nguyện USCC để xin tiền, họ làm thủ tục, lập hồ sơ cho chúng tôi, và hẹn ngày trở lại, một tuần sau chúng tôi đă trở lại Hội USCC để nhận số tiền họ cho mỗi đầu người là $300 US, gia đ́nh chúng tôi có 4 người th́ được lănh $1,200 US (vợ chồng tôi, và cháu gái 4 tuổi, cháu trai 2 tuổi rưỡi).  

Nhận được số tiền cho quá lớn, chúng tôi cảm động lắm và đă bày tỏ sự biết ơn Hội Thiện Nguyện USCC.  Chúng tôi đă hứa là khi nào xin được việc đi làm, chúng tôi sẽ xin hoàn trả lại Hội số tiền mà họ đă ứng ra để mua vé máy bay cho gia đ́nh tôi định cư ở Mỹ.  Những ngày kế đó th́ đi làm Thẻ Xă Hội, đi xin tiền Trợ Cấp Xă Hội, chúng tôi được lănh chi phiếu tiền và cả tiền giấy chỉ mua được thực phẩm..  Ở xứ Mỹ này, họ rất quư con nít nhỏ, nên chúng tôi được lănh phiếu bông sữa cho cháu bé hơn 2 tuổi, rồi c̣n đi khám sức khỏe và chích ngừa thêm những loại khác cần thiết.  

Đến mỗi đầu tháng, sở xă hội gởi cho chúng tôi check tiền để chi tiêu, và phiếu mua thực phẩm, ba Mẹ con tôi cùng theo đi chợ với Bà bảo trợ để tự chọn mua những món ăn hai đứa con của tôi thích ăn cho quen khi ra ở riêng.  Vào thời gian đó thứ ǵ cũng rẻ, chẳng hạn như táo Washington Delicious, một đồng được mười trái, tha hồ ăn thỏa thích, cá nục và gà đùi giá khoảng 40 Cents cho 1 Pound.

Ông bảo trợ hướng dẫn chồng tôi lấy bài ở DMV để thi viết, và thi lái xe, rồi Ông chỉ giúp cho chồng tôi mua một chiếc xe hơi cũ Dasun B210 để làm phương tiện di chuyển.  Từ thuở bé đến bây giờ mới được sở hữu một chiếc xe hơi, ngày ngày cả gia đ́nh tôi cứ ra ngoài sân để lau chùi cái xe cho thật sạch bóng loáng, lại c̣n lên ngồi thưởng thức cái xe quư của ḿnh nữa chứ.  Lạ thay, cái xe ấy vừa đúng y chang số tiền mà Hội USCC đă cho, cả một gia tài lớn trong thời gian đó, v́ chúng tôi vẫn c̣n nhẩm tính con số ấy đổi sang tiền của Việt Nam.

Chúng tôi ở nhà gia đ́nh Ông Bà bảo trợ được khoảng hai Tháng rưỡi, th́ được Anh Chị bạn thân hồi xưa khi c̣n ở quê nhà, đă gởi vé xe Bus Greyhound mời chúng tôi qua Orange Texas để thăm gia đ́nh Anh Chị.  Sau hai tuần lễ họp mặt vui vẻ, hàn huyên và chia sẻ những kinh nghiệm sống trên đất Mỹ, chúng tôi đă trở lại Thành Phố Salinas.

Cũng may, nhờ có người quen giới thiệu, nên chúng tôi đă thuê được một căn chung cư hai pḥng ngủ ở Thành Phố San Jose, nó thuộc chương tŕnh của chính phủ tài trợ, giá $125 US một Tháng, chỉ có một phần ba số tiền so với giá tư nhân..  

Cảm ơn Ông Bà ân nhân đă hy sinh thời giờ quư báu để bảo trợ cho gia đ́nh chúng tôi, cho ở nhà miễn phí thời gian đầu, chỉ bảo và giúp đỡ cho chúng tôi rất nhiều thứ cần để chúng tôi có thể hội nhập với đời sống Mỹ mau lẹ.  Chúng tôi ước ao, muốn dọn về miền thung lũng hoa vàng San Jose, khí hậu ấm áp dễ chịu, có nhiều người đồng hương Việt Nam, có chợ bán thực phẩm Việt Nam, và cũng là nơi mà nổi tiếng khắp năm châu về kỹ nghệ điện tử, hăng xưởng mọc lên như nấm, vào thời gian này rất dễ kiếm việc làm và thuận tiện cho việc học hành của cả nhà chúng tôi.


 

Nhân đây tôi xin trân trọng gởi đến nước Mỹ lời tạ ơn chân thành của gia đ́nh chúng tôi. 

MAY GOD BLESS THE UNITED STATES OF AMERICA 

***

Chủ Nhật ngày mai, đă đến ngày vui của Ông bảo trợ, cả gia đ́nh của chúng tôi là mười một người, gồm có:  Vợ chồng tôi, con gái cùng chồng và hai cháu ngoại, con trai cùng vợ và ba cháu nội, đă hẹn nhau để đi dự tiệc mừng Thượng Thọ thứ 85 của Ông bảo trợ tại "Vineyard Center at The Villages Goft & Club" ở đường White Road in San Jose, con của Ông mướn một căn pḥng rất rộng đầy đủ tiện nghi bếp núc, quầy rượu, bàn ghế rất đẹp và sang trọng như là một nhà hàng để đăi tiệc. 

Ông bảo trợ đă gọi điện thoại cho tôi và ngỏ ư muốn tôi giúp Ông làm MC trong buổi tiệc họp mặt hôm đó.  Mặc dù, chưa làm MC bao giờ nhưng tôi không muốn phụ ḷng tốt của Ông, nên tôi cố gắng làm tṛn trọng trách khi được Ông nhờ cậy.  Hôm ấy, khách khắp nơi từ Pháp Quốc, dưới Miền Nam California tụ tập về San Jose khoảng hơn 100 người để dự tiệc chúc mừng Ông.  

Trời mùa Hè nắng vàng rực rỡ, có chim hót ríu rít reo vang trên những cây cảnh trồng ở ngoài sân, có nhiều loại hoa đủ màu sắc tuyệt đẹp và thật nên thơ hữu t́nh.  Trong căn pḥng để đăi tiệc, những khung h́nh của Ông Bà bảo trợ được treo lên tường và trưng bày trên mỗi bàn của khách ngồi trông rất trang trọng và dễ thương, có nhiều những tranh ảnh và những b́nh hoa cắm tuyệt đẹp do tài khéo léo của những Cô con gái và cháu của Ông Bảo trợ đă làm.  

Nổi bật nhất là cái bàn kê ở bên cạnh, gần sân khấu, có trưng hoa và một chiếc bánh kem thật lớn "Chúc Mừng Thượng Thọ Thứ 85 Của BỐ" cùng những túi kẹo, những cái bánh nhỏ xíu trưng bày thêm, để mời mọi người lấy thưởng thức cho dễ, trông thật đẹp mắt.

Thể theo lời yêu cầu của con gái Ông, tôi đă cố gắng sáng tác tặng "Ngũ Long Công Chúa" của Ông, một bài thơ thất ngôn, có bốn đoạn, mười sáu câu, và đă giúp ngâm bài thơ này dùm các Cô để chúc mừng Thượng Thọ thứ 85 cho người Cha kính yêu.  Chúc Ông được "Thọ Tỷ Như Nam Sơn" và Bách Niên Trường Thọ, dồi dào sức khỏe được yên hưởng tuổi thọ cùng con và cháu chắt quư yêu của Ông.  

Mặc dầu chưa hề có kinh nghiệm làm MC, nhưng tôi cũng đă cố gắng uyển chuyển sao cho mọi t́nh tiết ăn khớp với nhau thật nhịp nhàng, để phần nào đáp lại tấm chân t́nh mà gia đ́nh Ông Bà bảo trợ đă dành cho chúng tôi lúc mới tạm cư trên đất Mỹ.  

Tôi vừa ngâm đến hai câu đầu của đoạn nh́ "Bánh kem cùng với hoa hồng quư, gởi tặng Cha yêu cả t́nh nồng", th́ Cô Sissi cầm bó hoa hồng màu nhung đỏ thẫm, nhẹ nhàng bước lại rồi trao tặng người Cha trân quư của ḿnh bó hoa hồng ấy;  Cha cảm động quá, ôm con gái cưng thật lâu, mắt rươm rướm lệ.  

Những giọt nước mắt yêu thương của Cha già rơi thành ḍng lệ hạnh phúc bên các con yêu dấu của ḿnh.  Rồi.. Cô Sissi tạ ơn Cha ḿnh công sinh thành dưỡng dục, Cô đọc tiếp hai câu cuối...

"Cha ơi!  T́nh Cha thật tuyệt vời

Cảm ơn Cha là Bố chúng con"

Vợ chồng tôi đă bày tỏ ḷng cảm ơn Ông bảo trợ trước sự hiện diện của mọi người trong buổi tiệc hôm đó, và chúng tôi cũng không quên kính dâng lên Hương Hồn hiền thê quư yêu của Ông ḷng biết ơn chân thành của gia đ́nh tôi.  

Chúng tôi đă thay phiên nhau kể về thời gian đầu, từ cái buổi ban đầu gia đ́nh Ông Bà bảo trợ đến đón chúng tôi ở phi trường, được Ông Bà đưa về nhà, thương mến, giúp đỡ và chỉ bảo mọi điều cần thiết để hoà nhập vào ḍng sống của nước Mỹ.  Lúc ấy, tôi chợt thầm nghĩ "Phải chi Bà bảo trợ hiện diện hôm nay, th́ chắc vui lắm nhỉ?"  Nhưng tôi linh cảm và tin rằng, có lẽ Bà đang quanh quẩn đâu đây, để cùng chung niềm vui với Ông và những người thân yêu của Bà.

Phu quân của tôi thấy nhiều người hát, cũng vui theo và ghi danh để hát một bài hát lạ lắm, nên tôi không nhớ nổi đầu đề của bài hát.  Anh c̣n làm bốn câu thơ 

"Thất Ngôn Tứ Tuyệt" để tặng Ông bảo trợ ân nhân của gia đ́nh chúng tôi.

Nâng ly chúc Bác mừng Sinh Nhật,

Phúc Thọ an vui hưởng lộc trời

Thế giá lưu danh truyền hậu bối,

Trăm năm cưỡi hạc vẫy tay chào!

QM xin kính tặng

Rất nhiều người lên hát, kể chuyện vui cười, để chúc mừng Thượng Thọ của Ông.  

Trong số đó có Cậu cháu sanh trưởng ở Mỹ, đă hát tặng Ông Ngoại bài 

"Nỗi Ḷng Người Đi" Cậu hát rất truyền cảm, mạch lạc và thật vững vàng.

Cô Mimi và Cô Sisi "Trở Về Huế" để tưởng nhớ về cội nguồn thân mẫu quư yêu của các Cô.

Cô cháu KT đă tặng Ông một bài thơ tả về Tiểu Sử của Ông Bác, Cô đă đọc một cách rất trang trọng và mạch lạc, bài thơ mà Cô đă nắn nót từng chữ một, với cả tấm ḷng quư trọng Bác của ḿnh..

Chị dâu của Ông, cùng vợ chồng Cô con gái và ba đứa cháu từ bên trời Tây, xa nửa ṿng trái đất đă đến Hoa Kỳ, Los Angeles, Nam California để thăm viếng tro cốt của người Cha thân yêu, và là Anh ruột của Ông.  Rồi cùng nhau trở về San José để dự tiệc chúc mừng thượng thọ Ông.  Thật là quư hoá quá chừng.

Hôm ấy, cũng có sự hiện diện của Cô LTTH là em gái kế Ông, cùng các con, các cháu chắt hiện cư ngụ tại San Jose đă đến chung vui và chúc mừng thượng thọ của Ông.  Cô LTTH tâm niệm rằng, người Anh khả kính của ḿnh luôn luôn là gương sáng cho tất cả các em và con cháu noi theo.

Có cả Cô Chú LK đến từ Miền Nam California cùng các con cháu.  

Đặc biệt nhất là vợ chồng Em Trai Út cùng các con, các cháu ở tại Thành Phố San Jose cũng đến chung vui với Ông.  Người em trai Út của Ông cũng lên sân khấu để chúc mừng Thượng Thọ cho Anh của ḿnh, và có lời khen các cháu của Chú rất giỏi và có hiếu lắm.  

Có một Cô cháu nữa hát chúc mừng Bác của ḿnh bài hát tựa đề  "T́nh Cha" đă làm nhiều người cảm động quá, đến rơi..rơi lệ.

Ông Bà bạn thân của Ông bảo trợ, hiện ở San Jose rất vui mừng đến dự tiệc Thượng Thọ của bạn ḿnh.  Ông bạn vàng "Nối Khố" của Ông đă chia sẻ về thời c̣n là thanh niên độc thân vui tánh, và thời "..Anh là lính đa t́nh, t́nh non sông rất nặng...!!"  Thật vậy, gót giầy của Ông bảo trợ chúng tôi đă từng theo bước quân hành trên khắp nẻo đường Việt Nam qua hơn một thập niên, vào nền Đệ Nhất Cộng Hoà.

Sau cùng, đến lượt năm Cô con gái xinh đẹp của Ông bảo trợ mời tất cả quư khách hiện diện cùng thưởng thức bài hát "Ghé Bến SàiG̣n".....SàiG̣n đẹp lắm, SàiG̣n ơi...

SàiG̣n ơi..."  

Nơi đây là chỗ dừng chân của một gia đ́nh hạnh phúc, là gia đ́nh Ông Bà bảo trợ của chúng tôi, và Ông cũng là vị Sĩ Quan Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt (sau này đổi thành Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt), cấp bậc cuối cùng của Ông là Trung Tá, người mà rất nổi tiếng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, nền Đệ Nhị Cộng Hoà, cho đến ngày mất nước, 30 Tháng Tư, Năm 1975.  Gia đ́nh Ông đă cùng đi di tản với người của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ vào ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Xin cảm ơn quư khách đă hiện diện, chung vui tiệc mừng Thượng Thọ của Ông bảo trợ.

Tuy là Ông bảo trợ đă cám ơn tất cả gia đ́nh họ hàng và quan khách đă đến chung vui với gia đ́nh Ông, nhưng tôi cũng muốn cảm ơn cho thêm phần long trọng.

Trời chiều vừa ngả bóng hoàng hôn, nhưng trong căn pḥng tiệc hội ngộ, ánh sáng vẫn lấp lánh toả chiếu.  Những tiếng cười đùa hàn huyên cởi mở để chia sẻ những kỷ niệm thân yêu xưa cũ, hoà lẫn tiếng hát ngọt ngào của những "Ca Sĩ Nhà" càng về khuya càng vang vọng náo nhiệt ấm vui.  Buổi tiệc đă được khai mạc trong ṿng thân mật với đầy hương vị những món ẩm thực tuyệt hảo vào lúc năm giờ chiều cho đến gần nửa khuya, mà đến lúc tàn tiệc ra về rồi, tất cả h́nh như vẫn c̣n lưu luyến cuộc vui hăy c̣n bỏ dở.  

Cảm ơn những nụ cười ánh mắt thân t́nh hàn huyên trao nhau trong buổi tiệc họp mặt, chắc hẳn mọi người sẽ giữ măi như một hành trang kỷ niệm luôn nở hoa.  Mọi người hẹn ước sẽ có một dịp re-union trong tương lai rất gần đây, để dư âm ngày vui hôm nay vẫn măi măi là một kỷ niệm đẹp trong tâm khảm của mọi thành viên trong gia tộc.

MỌI NGƯỜI VỖ TAY & CÙNG HÁT THẬT TO TRƯỚC KHI TẠM BIỆT NHAU

Vui là vui, Anh Em vui hoài

Vui là vui, mọi người quá vui...

***

Một tuần lễ sau buổi tiệc vui của Ông bảo trợ, Cô Sissi (Cô thứ ba) và Cô Mimi (Cô con đầu ḷng) đă gọi điện thoại cho tôi để cám ơn và khen, mới làm MC lần đầu mà cũng hay quá chứ, và nhất là sáng tác tặng Ông bài thơ rất có ư nghĩa.  Ông cảm động và vui lắm khi nghe chúng tôi kể lại kỷ niệm ngày mới định cư ở Mỹ, lại c̣n bày tỏ ḷng biết ơn gia đ́nh Ông Bà cho mọi người biết.  Ông đă gởi tặng chúng tôi những tấm ảnh rất đẹp, do tài nghệ khéo léo của cậu cháu nhiếp ảnh gia Vương Phạm đă chụp trong buổi tiệc vui của Ông, và một bộ DVD, con của Ông đă thâu Video buổi tiệc mừng Thượng Thọ thứ 85 của Ông để làm kỷ niệm.


Phạm Thị KimDung
October 10-2017
 
 

 
  E-Báo Đinh Dậu CPL
  Anh Hùng Vô Danh
  At This Time
  Bài Không Tên
  Bay Đi Cánh Chim Biển
  Cà Phê, Thuốc Lá, Rượu
  Các Loại Củ
  Cảm Xuân
  Chùm thơ nho nhỏ Hà Huy Dziệu
  Chuyện Âm Dương
  Cười Chút Thôi
  Dạ Nguyệt Hương Hoa
  Đại Hội Thánh Mẫu Missouri 2017
  Đánh Mất Quê Hương
  Đất Nước Việt Thời Thượng Cổ
  Đón Thu Nhớ Ơn Thầy Cô...
  Đồng Bằng Sông Hồng Xưa
  Gương Trung Liệt
  Hành Hương Kư
  Hội Tiệc Đón Giáng Sinh
  Kim Khánh Xuân Đinh Dậu
  Lời Buồn Quốc Hận 30 Tháng Tư
  Lời Nguyện Cầu Mùa Giông Băo
  Lối Rẽ Cuộc Đời
  Mật Phong Tộc
  Một Ngày Rong Chơi Seattle
  Nai Và Thân Thuộc Tâm Sự
  Năm Chó Nói Chuyện Chó
  Năm Dậu Nói Chuyện Gà
  Ngược Bắc Đón Đông Phong
  Nhớ Ơn Người Bảo Trợ
  Nhớ Thầy Học Cũ
  Nỗi Niềm Phân Ly
  Nỗi Ḷng Hồ Điệp Tộc
  Nỗi Ḷng Khuyển Tộc
  Ông Giáo Già
  Tâm Sự Của Gà Tây
  Tâm Sự Mẹ Già
  Tạp ghi ngày họp mặt đón Thu
  Thảo Mộc Trị Huyết Tiện
  Thầy Giáo Nguyễn Địch Choát
  Thiềm Thù Thán
  Thơ Đường Hà Huy Dziệu
  Thư Ngỏ
  T́m Về Kỷ Niệm
  Vài loài hoa đẹp vào mùa thu
  Xôi Lá Dứa Dừa
  Sưu Tầm:
  Anh Đào Đà Lạt
  Bao Nhiêu ?
  Ca Dao Thời Đại
  Ngắm Đàn Gà Tiền Tỷ
  Thơ Vui: Trăn Trối
  Tiếng Đàn Piano Nửa Đêm
  Tuyệt Tác Của Thượng Đế
  Vỗ Tay 36 Cái Hết Bệnh
  Xin Đổi Kiếp Này
  Mẹo Vặt:
  20 mẹo vặt hữu ích trong nhà bếp
  Canh trong vắt không váng mỡ