Thời gian qua nhanh thật. thấy mới vừa bận rộn lo đón tết mà giờ đã
bước vào "tháng 4 đen", 42 năm trôi qua rồi, tuổi trẻ thì không biết,
chứ ở tuổi chúng ta vẫn còn những niềm đau, nỗi nhớ, hoài niệm và
tiếc nuối. Thời "vàng son" đã qua đi, vì thời tuổi trẻ, sức khỏe, mơ
mộng không còn nữa.
Mỗi lần tháng 4 về, dường như những kỷ niệm ngày đó không nhiều thì
ít cũng hiện về. Tôi cũng rất muốn nhắc tới các anh hùng của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày đó đã tuẩn tiết vì không muốn đầu
hàng vào tay CS. Ngoài 5 vị Tướng được nhiều người biết đến như:
1. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc Binh Chủng Nhẩy dù, tuẩn tiết lúc
48 tuổi.
2. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn II, tuẩn tiết lúc 46
tuổi.
3. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Quân đoàn IV, tuẩn tiết lúc 42
tuổi.
4. Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, tuẩn tiết lúc
42 tuổi.
5. Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh, tuẩn tiết lúc
46 tuổi.
Các vị tướng này đă ra đi khi chưa bước vào tuổi 50.
Chúng ta còn có rất nhiều vị anh hùng tuẩn tiết như:
Đại tá Bộ Binh Nguyễn Hữu Thông,
Đại tá Bộ Binh Lê Câu,
Thiếu tá Hải quản Lê Anh Tuấn,
Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập,
Trung tá Cảnh sát QG Nguyễn Văn Long,
Trung tá An Ninh QĐ Nguyễn Đình Chi,
Trung tá Tổng Tham Mưu Phạm Đức Lợi,
Trung tá Vũ Đình Duy,
Trung tá Tổng tham mưu Nguyễn Văn Hoàn,
Gia đình Trung tá Hải quân Hà Ngọc Lương,
Gia đình Trung tá Tổng Tham mưu Đặng Sĩ Vĩnh,
Vợ chồng Thiếu tá Địa Phương quân Mã Thành Liên - Nghĩa,
Thiếu tá Lương Bông,
Thiếu tá Trần Thế Anh,
Đại úy Vũ Khắc Cẩn,
Đại úy Pháo binh Tạ Hữu Di,
Trung Úy Cảnh sát Nguyễn Văn Cảnh,
Chuẩn úy Nhảy dù Đỗ Công Chính,
Trung sí Trần Minh,
Thiếu tá Đỗ Văn Phát,
Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc,
Trung tá Phạm Thế Phiệt,
Trung tá Nguyễn Xuân Trân,
Trung tá Phạm Đức Lợi,
Đại úy Nguyễn Văn Hựu,
Thiếu úy Cảnh sát Nguyễn Phụng,
Thiếu úy Nhảy dù Huỳnh Văn Thái cùng 7 đồng đội,
Gia đình Trung úy Đặng Trần Vinh,
Trung úy Nghiêm Viết Thảo,
Thiếu úy Không quân Nguyễn Thanh Quan,
Địa phương quân Hồ Chí Tâm,
Thượng sĩ Truyền tin Phạm Xuân Thanh,
Gia đình Thượng sĩ Bùi Quang Bộ ... và còn nhiều người nữa mà chúng
ta chưa biết hết.
Sau biến cố năm Mậu Thân, mọi người đã chứng kiến những hành vi dã
man. tàn ác, vô nhân tính của CS dành cho đồng bào ở cố đô Huế với những
vụ xử tử và những nấm mồ
tập thể, cho nên có những người không
phải là quân nhân
mà ngay cả thường dân
thà tuẩn tiết (không phải chỉ vì danh dự của một con
người, mà còn vì sợ hãi) chứ không muốn nhận những đòn thù của CS.
Như chính ông chú họ tôi, Nguyễn Văn Ái, tôi không biết năm 1975 ông đã lên
chức vụ gì, chỉ nhớ ngày ông về thăm gia đình chúng tôi trước năm 1968
thì ông đã là Đại úy Biệt động quân Nguyễn Văn Ái, và theo người quen
- cũng là lính trong đơn vị ông, thì ông là Đại đội trưởng rất gan
dạ, đi hành quân mệt, ông đã cùng với anh em lăn từ trên đồi xuống, ông
đã từng tham gia trận Vũng Rô. Năm 1968 được Tướng Ngô Quang Trưởng đặc
cách làm Tư lệnh biệt khu 24. Năm 1969 ông làm Chỉ huy trưởng quân
trường Lam Sơn Dục Mỹ thay thế ông Trần Văn Hai. Thím tôi ngày xưa ở trong tu viện, nghe nói chú
tôi cứu bà trong một trận chiến nào đó, bà cảm mến nên xuất
tu ra đời và
lấy ông. Gia đình Thím tôi và các em ở Nha Trang. Cuối tháng 4 năm 75,
sau khi Sàigòn thất thủ, ông tự sát ở nhà cô em ở Gia Kiệm, có người
phát hiện cứu sống ông. Sau đó một mình ông về vườn sao su ở Long
Khánh, khi có lệnh bắt đi cải tạo thì ông thà tự sát chứ không chịu
đi tù CS.
Những ngày ấy, gia đình chúng tôi không liên lạc với nhau, vì các bạn
cũng biết đi lại khó khăn (phải xin phép) vì tài chánh
(mỗi gia đình
chỉ được đổi 200 đồng). Nhà nào cũng đành đem từng món đồ dùng đem
bán, từ salon, bàn ghế, tủ lạnh, tủ quần áo, radio, TV, cassette, đồng
hồ, quạt máy... dọn sạch để lấy tiền
sinh sống, cũng may ngày
trước nhà nào cũng có những
vật dụng đó trong nhà, thậm chí những bộ chén kiểu cũng
được các anh bộ đội khiêng về
"tận tình". Ngày đó người ta thường châm
biếm bộ đội nghĩa là đi "bộ" từ bắc vào nam để "đội" đồ từ nam ra
bắc. Nhưng cái lý do chính là vì gia đình
nào bị coi là "phản động"
là họ
dòm ngó rất kỹ. Tôi nhớ vài năm sau đó tôi mới có dịp đi Nha Trang,
định ghé ở chơi thăm thím và các em. Nhà vắng chỉ có thím và 2 em.
Thím bảo tôi nên ra khách sạn ngủ đi, chứ sợ đêm công an hay vào xét nhà
thím, nhất là nếu có người ghé thăm nó sẽ hạch hỏi lung tung. Thế
là cho đến ngày tôi đi định cư tôi cũng không gặp
lại thím. Nhưng tôi
biết cuộc sống của gia đình thím chắc chắn phải vất vả vô cùng.
Hai năm trước, tôi có dịp đọc danh sách những gương trung liệt của các
chiến sĩ Quân Lực VNCH, tôi mới nhớ đến chú mình. Tôi tìm cách liên
lạc và được tin thím tôi và 3 cậu con trai cũng đã mất, hiện còn 2 cô
con gái và 2 cậu con trai, mà tin tức các cháu cho biết cũng không
được đầy đủ.
Với cương vị một người dân, tôi cảm thấy nếu không nhắc đến chú mình
thì hình như thiếu công bằng với một vị quân nhân đáng kính, với tư
cách đứa cháu tôi thấy mình có lỗi là nhắc nhớ đến chú mình quá
trễ, và thương cho Thím và ba em trai đă ra đi với nỗi buồn bị bỏ rơi. Vài hàng tưởng nhớ và tri ơn chú như một vị anh hùng vị quốc
vong thân. Hy vọng các em và các cháu được an ủi và hãnh diện về Cha,
Ông mình.
Nhân mùa chay và mùa quốc hận 30 tháng 4, xin dâng nén tâm hương đến
các vị anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc, cũng như các đồng bào tử sĩ
đã hy sinh để đi tìm tự do và công lý. Xin nhận nơi đây lòng biết
ơn sâu xa của những người con xa quê hương nhưng vẫn hướng về tổ quốc
điêu linh.
Quốc Hận năm 2017,
CPL ntt
Chân dung Ông Nguyễn Văn Ái
|