Nóng (Dương),
Lạnh (Âm).
Mặt Trời là Dương. Mặt Trăng là Âm. Đàn ông là Dương. Đàn bà là Âm. Con thú
Đực hay Trống là Dương và Cái hay Mái là Âm. Mọi người chúng ta có
hai con mắt,
mũi có hai lỗ (nostrils), hai tay, hay chân Những chữ phải, trái đă
nói lên chút
kỳ thị và khái niệm Âm Dương. Mắc tội ǵ mà trái? Và làm nên
chuyện ǵ mà phải?
Như vậy khái niệm phải trái từ nguyên thủy đă đưa vào sức mạnh và sự hữu
ích.
Trên cơ sở nầy Âm và Dương đều cần thiết nhưng yếu tố Dương vẫn trội hơn
Âm chút
ít. 100% những cặp vợ chồng ở Đông Phuơng đều thương con trai và
gái như nhau.
Nhưng 90% những cặp vợ chồng ở Đông Phương và trong xứ nông nghiệp chịu
ảnh
hưởng của Khổng Giáo đều muốn có con trai.
LOÀI NGƯỜI,
ĐỘNG VẬT và CÂY CỎ đều bị chi phối bởi những định luật sinh tồn.
Loài
người cần ăn, cần uống, cần t́nh yêu. T́nh yêu dẫn đến sự kết
hợp Âm và Dương. Sống đơn độc th́ chỉ có Âm hay Dương tức là thế
quân b́nh ÂM-
DƯƠNG bị vỡ. Tâm trạng người sống đơn lẻ hiếm khi được vui vẻ, lạc
quan. Đó là
lư do tại sao người Đông Phương thích số chẵn mà không thích số lẻ.
Động
vật và cây cỏ cũng có những nhu cầu vật chất và tinh thần tương
tự dù chúng không biết nói và cũng không có văn tự.
Nếu
thiếu nhu cầu yêu đương và sự kết hợp Âm- Dương th́ không thể có
sự sinh hoá để vĩnh cửu ḍng giống được.
Người nam và nữ bắt đầu yêu nhau khi ở vào tuổi 16, 17. Tuổi yêu đương của nữ
phái sớm hơn nam phái. Đó là thời gian người nam phát triển dương tính (bể
tiếng, có râu mép v.v.) và người nữ phát triển nữ tính của ḿnh (có nhũ hoa,
kinh nguyệt, chú trọng đến cách ăn diện, kiểm soát ngôn từ và hành động, thích
nghe nhạc buồn, thơ buồn và t́m hiểu những mối t́nh thơ mộng v.v). Đó là tâm
trạng của nam nữ Việt Nam sau khi tiếp xúc với văn hóa Tây Phương đề cao sự tự
do luyến ái. Trong xă hội Khổng Giáo t́nh yêu nam- nữ do cha mẹ định đoạt. Xă
hội đề cao khẩu hiệu nam nữ thọ thọ bất thân. Những mối t́nh đẹp là những mối
t́nh của ông hoàng bà chúa, của những người giàu sang phú quí, những mối t́nh
đẹp giả tưởng và dang dở như Roméo- Juliet, Paul- Virginie, Kim Trọng- Thúy Kiều,
Lan và Điệp v.v. Cũng có những mối t́nh đẹp nhưng cũng chóng trôi qua như mối
t́nh giữa Napoléon Bonaparte va Desirée ở Marseille thời cách mạng Pháp, giữa
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) và Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào vào thập
niên 1930, Kennedy- Jacqueline v.v. Có những mối t́nh trắc trở v́ lư do kinh tế,
giai cấp xă hội, lư do chánh trị hay lư do tôn giáo. Con người đảng viên Cộng
Sản không thể cưới gả cho con của gia đ́nh được gọi là NGỤY. Người nghèo không
thể làm dâu hay làm rể gia đ́nh giàu. Người thứ dân không thể cưới gả người
trong hoàng tộc. Đó là những trắc trở của những mối t́nh đẹp, thuần khiết để
người trong cuộc phải tự an ủi rằng:
T́nh
chỉ đẹp khi c̣n dang dở.
Nhờ vậy mà văn, thơ, âm nhạc trở nên phong phú. Chopin để lại La Tristesse,
Musset với La Mort du Pélican v.v. Thế nhưng, ngay từ buổi b́nh ḿnh lịch sử
công chúa Tiên Dung làm một cuộc cách mạng khi nhận Chử Đồng Tử, một thanh niên
nhà nghèo, con của một dân chài thiếu ăn, thiếu mặc ở phủ Khoái Châu, làm chồng.
Một công chúa lấy người b́nh dân nghèo đói. Từ bỏ cuộc sống nhung lụa công chúa
Tiên Dung dấn thân vào việc kinh thương. V́ t́nh yêu, công chúa cương quyết
không trở lại kinh đô mà bám lấy vùng đất nghèo thường xảy ra băo tố nhiệt đới
và ngập lụt của quê chồng. Hành động của công chúa Tiên Dung đích thực là
hành động cách mạng:
- cách
mạng trong hôn sự
- cách
mạng xă hội (b́nh đẳng giai cấp)
- cách
mạng kinh tế (phát triển kinh thương trong một quốc gia nông nghiệp thô sơ. Kinh
tế dựa vào trồng trọt và chài lưới bằng phương tiện thô sơ và nghèo nàn).
Một
nhà khoa học trứ danh xuất thân từ một gia đ́nh nghèo như Louis Pasteur cũng có
một mối t́nh đẹp gói ghém trong bức thơ ngắn chân thành và ‘khoa học’ gởi cho ái
nữ của ông Viện Trưởng Viện Đại Học Strasbourg nơi ông giảng dạy. Ông thẳng
thắn nói ông yêu người thiếu nữ đẹp, con của một người trí thức có địa vị quan
trọng trong học giới. Ông không nói thành tích học vấn và thành quả khoa học
của ông mà nói về thân thế nghèo của ḿnh. Cha của ông Pasteur chỉ là người
thuộc da nghèo kỳ vọng con ḿnh sẽ có một tương lai tốt đẹp. Ông Pasteur yêu
cầu ái nữ của ông Viện Trưởng Viện Đại Học Strasbourg hồi âm nếu nhận lời cầu
hôn của ông. Nếu không nhận lời th́ đừng nói với ai!! Năm 1849 họ làm lễ cưới.
Lúc ấy ông Pasteur 26 tuổi và vợ tức bà Marie Laurent Pasteur mới 23. Bà vừa là
phụ tá của ông trong việc nghiên cứu vừa là mẹ chăm sóc các con cho ông yên ổn
làm công tác khoa học. Bà sống trọn đời với ông Pasteur cho đến khi ông mất năm
1895. Bà có 05 con với Pasteur. Trong số này có ba người con mất ở tuổi 9, 2
và 12. Có hai người mất v́ bịnh thương hàn. Bà Marie Laurent Pasteur mất năm
1910 và được chôn bên cạnh mộ hầm của ông tại Viện Pasteur ở Paris.
Mối t́nh giữa Pierre Curie và Marie Curie là mối t́nh nghèo giữa thầy - tṛ và
nhà hóa học. Marie Curie là người Ba Lan tỵ nạn ở Pháp khi Nga cùng đế quốc Áo-
Hung chia cắt xứ Ba Lan. Tại đại học Paris bà học với Pierre Curie và hai người
kết hôn. Năm 1903 Pierre và vợ là Marie Curie lănh giải thưởng Nobel về Vật Lư.
Năm 1906 Pierre chết v́ tai nạn xe cộ. Lúc bấy giờ chưa có xe hơi. Xe cộ ở đây
là xe do ngựa kéo. Năm ấy bà Marie Curie mới 39 tuổi. Dù là nhà khoa học
nghiên cứu miệt mài bà phá vỡ sự cô đơn do t́nh trạng góa bụa gây ra. Bà yêu
Paul Langevin (1872- 1946), cựu sinh viên tiến sĩ của chồng bà, Pierre Curie.
Mối t́nh này làm cho các đối thủ khoa học của bà dùng để làm giảm bớt uy tín và
ánh sáng của bà trên lănh vực khoa học. Năm 1911 bà Marie Curie được giải
thưởng Nobel về Hoá Học. Bà mất năm 1934. Năm 1935 con gái của bà và rể của bà
là Irène Joliot-Curie và Frédéric Joliot-Curie được lănh giải thưởng Nobel về
Hoá Học. Bà Marie Curie là một người tỵ nạn Ba Lan làm rạng danh nước Pháp với
những thành tích:
1. Bà là người phụ nữ đầu tiên dạy Đaị Học Paris
2. Bà là người được lănh giải thưởng Nobel hai lần (1903 và 1911)
3. Gia đ́nh bà gồm chồng, con, rể và bản thân bà đều lănh giải thưởng Nobel (03 giải).
Riêng bản thân bà được lănh giải thưởng Nobel hai lần.
4. Năm 1995, 61 năm sau ngày bà mất, Pháp cải táng bà ở Panthéon. Bà là người phụ nữ
đầu tiên được chọn ở Panthéon. Khi c̣n sống bà bị các đối thủ của bà t́m mọi sơ
hở của bà để từ chối mọi danh dự mà bà xứng đáng được trao. Nào là bà không
phải là người Pháp. Bà c̣n bị gán là người Do Thái. Mối t́nh thầm kín giữa bà
và nhà khoa học Paul Langevin, môn sinh của chồng bà và trẻ hơn bà 5 tuổi, là đề
tài lớn để các đối thủ của bà triệt hạ uy tín của bà. Ông Paul Langevin là
người đầu tiên phát minh máy phát hiện siêu âm của tàu ngầm.
Nước Pháp Thiên Chúa Giáo và có tŕnh độ chánh trị, triết lư và khoa học tiến bộ
trên thế giới. Thế mà Pháp có nhiều điểm giống xă hội Khổng Giáo của ta với sự
đối xử khắt khe đối với kịch sĩ Molière khi ông mất. Bà Marie Curie yêu thầy
ḿnh và ưng ông làm chồng. Dư luận im lặng. Chồng bà chết bà yêu người học tṛ
của chồng ḿnh. Dư luận lên án bà v́ lúc đó bà đă nổi danh sau khi lănh giải
Nobel được 07 năm. Trong chừng mức nào đó xă hội Pháp giống xă hội trọng nam
của Khổng Giáo. Theo đó, Dương (+) vẫn hơn Âm (- ). Người ta đả kích bà Marie
Curie (Âm) chớ không đả kích ông Pierre (Dương), thầy của bà và ông Paul
Langevin (Dương), môn sinh của ông Pierre, chồng bà. Nước Pháp đề cao
galanterie (chiều chuộng phụ nữ) như Hoa Kỳ với Lady first nhưng cả
hai nước này đều chưa có một vị lănh đạo phụ nữ nào cả. Marie Curie là người
phụ nữ đầu tiên được chôn ở Panthéon sau khi lănh hai giải Nobel Khoa Học cho
Pháp (1903 và 1911) và đă mất 61 năm.
Con người yêu nhau dựa trên một số tiêu chuẩn nào đó. Trong xă hội chịu ảnh
hưởng của Khổng Giáo yêu nhau và tiến đến hôn sự nhằm mục đích truyền tử lưu tôn,
vĩnh cửu tông tộc. Động vật không có ngôn ngữ, văn tự và triết lư ǵ khi Âm
Dương giao ḥa. Sự giao tiếp Âm Dương của động vật không phân biệt tầm vóc,
trọng lượng xảy ra trong mùa động cỡn của từng loài động vật. Sự giao t́nh giữa
Âm và Dương trong cộng đồng động vật cũng nhằm mục đích sinh sản, vĩnh cửu ḍng
giống mặc dù động vật không có hôn sự, giá thú và trách nhiệm của Dương phái đối
với Âm phái. Xă hội loài người có thể có chế độ đa thê nhưng người cha có trách
nhiệm với đàn con khác mẹ của ḿnh. Xă hội động vật vừa đa thê vừa đa phụ.
Cùng một lứa Khuyển tộc có thể có nhiều Khuyển phụ khác nhau. Các Khuyển phụ
cũng không biết Khuyển tử nào là con ḿnh!
Điều đáng làm cho loài người ngạc nhiên là trong cộng đồng động vật có nhiều
động vật chung thủy với nhau, cùng chia sẻ nỗi vui buồn với nhau trong kiếp sống
trên mặt địa cầu. Đa số những động vật chung thủy với đối tác mà chúng bắt cặp
là loại chim có lông vũ như thiên nga, kênh kênh, ngỗng, đại bàng sói, bồ câu
bông gù, chim cụt. Dưới đây là những động vật được xem là thủy chung với nhau:
1. Thiên
nga Cygnus olor, gia đ́nh: Anatidae. Loài thuỷ điểu nầy biểu
tượng cho ḷng chung thủy. Thiên nga luôn luôn sống có cặp. Con trống và mái
bắt cặp với nhau cho đến chết. Nếu một trong cặp có một con chết, con c̣n sống
sẽ bắt cặp với con khác chớ không sống góa bụa đến chết như người ta cường điệu
về sự chung thủy của loài thuỷ điểu cao quí nầy. Điều lạ là hai con thiên nga
lúc đối diện nhau, cổ của chúng tạo thành h́nh trái tim.
2. Ngỗng
Branta canadensis, gia đ́nh: Anatidae như thiên nga. Ở nước ta
có ngỗng nhưng không có thiên nga. Ngỗng cũng là loài thủy điểu sống có cặp rất
chung thủy như thiên nga. Đó là điều không t́m thấy nơi vịt Xiêm, vịt ta hay
vịt Tàu. Ngày xưa, trong ngày cưới, có hai người ôm cặp ngỗng như cầu chúc cặp
vợ chồng mới cưới chung thủy nhau.
3. Kênh
kênh Gyps fulvus, gia đ́nh: Aegypiinae là một loại chim to lớn,
mỏ quặp, lông đen, xám hay xám- trắng trông thô lỗ, dữ tợn. Kênh kênh chuyên
sống bằng những xác thú chết śnh thối. Trong cuộc sống lứa đôi kênh kênh được
xem là loài điểu tộc chung thủy.
4. Đại
bàng sói Haliacetus leucocephalus, gia đ́nh: Accipitridae. Đại
bàng sói mái lớn hơn đại bàng sói trống 25%. Loài đại bàng sói chung thủy với
nhau v́ chúng rất bảo thủ, luôn luôn làm ổ trên ổ cũ. Các chim đại bàng con của
nhiều lứa khác nhau đều cùng một ḍng cha.
5. Bồ câu
đốm hay gù (như chim cu) Turtur communis hay Streptopella turtur,
gia đ́nh: Columbidae. Người Anh gọi là turtle dove nhưng chữ
turtle ở đây không có nghĩa là con rùa mà là chữ âm trại từ chữ tortur
có nghĩa là bài ca, khúc hát v́ tiếng gù của bồ câu hay chim cu. Bồ câu là một
loại chim hiền ḥa và đẹp. Chim bồ câu trống rất có trách nhiệm với người bạn
đường. Bồ câu trống phụ ấp trứng với bồ câu mái. Sự thủy chung của bồ câu
trống và mái đều được mọi người ghi nhận.
6. Chim
hải âu (albatross) Phoebastria albatross, gia đ́nh: Diomedeidae.
Sự sinh sản của loài hải âu này rất chậm.
7. Chim
cụt (Penguin) là một loài chim vùng khí hậu hàn đới hay bán hàn đới. Tên
khoa học Pygoscelis antarctica, gia đ́nh Spheniscidae.
8. Cá
thiên thần (angelfish: Thiên Thần Ngư) Pomacanthus paru, gia
đ́nh: Pomacanthidae.
9. Chó sói
Canis lupus lupus, gia đ́nh: Canidae. Chó sói là thân thuộc gần
với chó nhưng rất dữ và khéo tổ chức. Chó sói theo chế độ độc thê ngoại trừ một
trong hai con có một con chết trước. Con c̣n sống tái giá hay tục huyền với một
đối tượng khác.
10. Cá mập
Carcharhinus amblyrhynches là loại cá to rất nguy hiểm cho người tắm biển.
Loại cá này được xem là chung thủy.
Trong
10 loài động vật được xem là động vật chung thủy, điểu tộc chiếm 07 tức 70%. Ba
động vật c̣n lại thuộc về động vật dữ. Hóa ra sự chung thủy là mẫu số chung của
động vật dữ lẫn động vật hiền.
Cây cối ra hoa như thanh niên nam, nữ đến tuổi dậy th́. Có những cây có hoa
lưỡng tính (hoa đực và hoa cái cùng trên một cây). Có những cây chỉ có hoa đực
và có những cây chỉ có hoa cái. Khi hoa đực và hoa cái hợp lại với nhau th́ kết
trái. Ong, bướm, dơi, gió đóng vai bà mai giúp đỡ cho hoa đực kết duyên với hoa
cái để thụ thai ra trái. Đó là cách vĩnh cửu tông đường của cây cỏ trong vũ trụ.
Các loài thảo mộc có hoa đực và cái ở hai cây khác nhau (dioecious trees)
rất nhiều. Chúng tôi xin tạm ghi vài cây dưới đây:
1. cây sung dê (capri fig) Ficus carica, gia đ́nh: Moraceae. Trái ăn
không được. Nhưng người ta trồng cây sung dê nầy bên cạnh cây sung ăn trái để
có hoa đực thụ phấn với hoa cái của cây sung có trái ăn được.
2. cây chà là (phoenix palm) Phoenix dactylifera, gia đ́nh:
Palmae. Một cây chà là đực có thể cung cấp phấn hoa cho 40- 50 cây chà là
cái gần đó. Sự thụ phấn do ong, bướm, gió hoàn tất. Đôi khi cũng có bàn tay
của loài người nhúng vào. Có như vậy cây mới ra nhiều trái.
3. cây bạch quả Ginkgo biloba, gia đ́nh: Ginkgoceae. Ở Hoa Kỳ người
ta trồng bạch quả trên đường phố để có cảnh đẹp và bóng mát nhưng cây bạch quả
không có trái v́ có thể người ta trồng thuần cây đực hay cây cái. Lư do không
cho bạch quả ra trái v́ trái bạch quả chín rớt xuống đất có mùi khó chịu. Đó là
cách chặn đứng sự sinh hóa. Bạch quả là một cây thuốc. Hột bạch quả là thức ăn
đắt tiền. Cây bạch quả có thể sống cả ngàn năm. Cây bạch quả ở Hiroshima vẫn
sống sau khi thành phố bị ném bom nguyên tử.
4.
cây hồng (persimmon) Diospyro kaki, gia đ́nh Ebenaceae.
5. Cây giâu đỏ (red mulberry) Morus rubra, gia đ́nh: Moraceae.
6. cây liễu (willow) Salix babylonica, gia đ́nh: Salicacéae
7. cây bạch dương (poplar) Populus balsamifera, gia đ́nh: Salicaceae
8. cây thủy tùng (yew) Taxus baccata, gia đ́nh: Taxaceae.
****
Âm, Dương thu hút nhau, dung hợp nhau để tạo ra sự sinh hoá không ngừng trong vũ
trụ. Đó là định luật sinh tồn tự nhiên trong vũ trụ không dành riêng cho loài
người mà cho động vật và thảo mộc nữa.
Nhân dịp lễ Valentine thân chúc các bạn đă có gia đ́nh t́m lại giây
phút trẻ trung của lứa tuổi đôi mươi bên cạnh người phối ngẫu.
Riêng các bạn
trẻ sẽ t́m được người trong mộng.
PHẠM Đ̀NH LÂN, F.A.B.I.
art2all.net |