Thương Tiếc
Tôi chỉ được biết về tế bào gốc
sau cái chết tự vẫn của nhà nghiên cứu nổi tiếng Nhật bản Yoshisi Sasai vào 5
tháng 8 năm 2014, cùng thời gian đó danh hài nổi tiếng mỹ Robin Williams (Mrs.
Doubtfire) cũng tự sát. Tôi cảm thấy đau ḷng về cái chết của họ, và thắc mắc
không biết sự đau khổ to lớn của họ phải chịu đựng như thế nào đến nỗi họ chọn
sự từ bỏ bản thân của ḿnh. Trong niềm tin tôn giáo, dù đạo Phật hay Thiên Chúa
cũng coi việc tự sát như một trọng tội (ngoại trừ những tà đạo, như nhóm khủng
bố ôm bom tự sát!)
Thế mới biết tâm lư con người
rất quan trọng. người Việt ḿnh ít khi để ư đến, có thể v́ trong nước ta nghèo
đói quá, ai cũng vất vả kiếm sống nên không mấy để ư đến vấn đề tinh thần. Hơn
nữa có thể v́ phong tục tập quán của ḿnh ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người,
nên dù phụ nữ bị ức chế, con cái trong gia đ́nh có bị đối xử hà khắc cũng vẫn
coi như chuyện b́nh thường
Tôi rất thích tài diễn xuất của
Robin Williams, anh là người đem tiếng cười đến cho mọi người, tại sao anh lại
để nội tâm ḿnh đầy nước mắt, có thể v́ mọi người chỉ thấy anh cười mà không
thấy được sự cô đơn của anh, anh không chia sẻ được với ai nên anh đă tự t́m
cách giải thoát cho ḿnh ở tuổi 63, làm mọi người thương tiếc.
Tôi rất tiếc nuối, tại sao một
người tài giỏi thông minh như anh Yoshiki Sasai đang ở trên đài danh vọng, anh
ta đă nhận được giải thưởng khoa học Osaka năm 2010 và Inoue năm 2012, lại v́
những sự phê b́nh gắt gao về STAP (Stimulus-Triggered Acquisition of Pluripotenc)
mà đưa đến cái chết đau thương của anh ta. Yoshiki Sasai và Giáo sư Yamanaka
Shinya (người đă t́m thấy tế bào IPS (induced pluripotent stem cell – tế bào gốc
vạn năng cảm ứng) vào năm 2006) cùng nghiên cứu về STAP và cùng trách nhiệm về
bản báo cáo kết quả thí nghiệm. Có thể v́ tự trọng, v́ trách nhiệm và v́ trong
một phút yếu ḷng, đă dẫn anh ta đến việc tự thắt cổ ḿnh trong học viện Riken
ngày 5 tháng 8 năm 2014 ở độ tuổi 52, tuổi đẹp nhất để cống hiến và thành công.
Không phải chỉ dân Nhật thương tiếc mà tôi nghĩ cả thế giới phải luyến tiếc v́
chúng ta đă mất đi một nhà khoa học tài ba.
Yoshiki Sasai Robin Williams
Và chỉ sau hơn một tháng, lời
ra tiếng vào về chuyện “có hay không có STAP”, th́ vào ngày 12 tháng 9 vừa qua,
“con tim” của Trung Tâm Phát Triển Sinh Học (CDB) thuộc Riken “đă vui trở lại”
khi công bố trước dư luận về sự thành công của ca giải phẫu cấy ghép đầu tiên
trên thế giới để thay lớp vơng mạc trong mắt bị hư hại bằng lớp vơng mạc mới
được chế tạo từ tế bào đa năng IPS. Bệnh nhân đầu tiên t́nh nguyện tham gia phẫu
thuật cấy ghép là một cụ bà sống ở tỉnh Hyogo, miền Trung Nhật Bản, năm nay đă
70 tuổi, bị một chứng bệnh mà tiếng chuyên môn gọi là “thoái hóa điểm vàng”, một
dạng bệnh thoái hóa vơng mạc dễ gây mù ḷa. Cụ cho biết lúc nào cụ cũng chỉ thấy
trước mặt là một h́nh “ngoằn ngoèo”, “méo xệch” khoảng giữa là một mảng tối đen.
Nhân đây có tin tức về các phát
minh rất hay về y khoa là: beatless heart - con người không cần tim vẫn sống.
Craig Lewis
Đây là một trường hợp hi hữu
trên thế giới, không cần đến tim mà vẫn sống… b́nh thường!
Ông Craig Lewis, 55 tuổi, sống
ở Mỹ gần như đă tử vong sau một ca suy tim. Viện tim mạch Texas đă chẩn đoán ông
bị “amyloidosis” (chứng thoái hóa tinh bột) khiến cho hàm lượng protein thay đổi
bất thường dẫn đến suy tim. Các nỗ lực như ghép tim do người khác hiến tặng hay
tim nhân tạo cũng không giải quyết được vấn đề. May mắn thay, những tiến bộ y
học đă làm nên điều thần kỳ và giúp ông Lewis trở lại với cuộc sống của ḿnh mà
không cần… tim.
Hai bác sĩ tại Viện Tim mạch
Texas, tiến sĩ Billy Cohn và tiến sĩ Bud Frazier, sau khi tiếp nhận trường hợp
của ông Lewis đă đề xuất một giải pháp mang tính cách mạng: Cài đặt một thiết bị
(beatless heart) duy tŕ quá tŕnh tuần hoàn máu trong cơ thể ông Lewis. Điều đó
sẽ cho phép lượng máu lưu thông khắp cơ thể như b́nh thường và ông Lewis sẽ sống
mà không cần đến quả tim. Họ đă cài đặt thiết bị này sau khi cắt bỏ trái tim của
ông Lewis và thật kỳ diệu là chỉ trong ṿng 1 ngày sau ca cấy ghép, ông Lewis đă
có thể ngồi dậy và tṛ chuyện với bác sĩ.
Thiết bị này đă làm nên lịch sử
trong ngành y học bởi nó không những giúp bệnh nhân có thể tiếp tục duy tŕ cuộc
sống, mà c̣n giảm đi sự phụ thuộc vào các thiết bị lọc máu, máy thở hay một máy
bơm máu gắn ngoài như trước.
Các bạn thấy đó, các nhà khoa
học đă làm được những điều ... "không thể" trở thành... "có thể". Người ta đang
tạo ra những dụng cụ để thay thế những bộ phận con người, nhưng nếu nghiên cứu
về STAP hoàn toàn thành công th́ những tế bào đa năng này sẽ tái tạo được hết
những bộ phận hư hại trong cơ thể con người. Lúc đó con người sẽ trở thành...
bất tử chăng? hoặc là cuộc sống sẽ kéo dài ra?... và khi đó tuổi 80 sẽ coi như
tuổi 18, và chúng ta vẫn c̣n ở tuổi "teen".
Nhưng bây giờ chúng ta chưa
được hưởng những điều đó, chúng ta vẫn c̣n bị.. bệnh già... săn đuổi về thể xác,
nhưng về tinh thần chúng ta có thể... tránh xa nó. Chúng ta hăy t́m lại những nụ
cười, những niềm vui, những bạn cũ, hăy chia sẻ những ưu tư cho vơi phiền muộn.
Để nếu có ra đi... thanh thản chứ đừng lo âu và muộn phiền như Bác sĩ Yoshisi
Sasai và Danh Hài Robin Williams.
Sưu Tầm (CPL ntt)
|