|
|
|
Nhớ Ơn Người Làm Vườn
Nắng ban mai lung linh chiếu qua song cửa sổ
pḥng ngủ, tôi với tay mở toang hai cánh cửa
để được nh́n ngắm ngày nắng đẹp cuối tháng
mười. Con gái út của tôi thường nói pḥng mẹ
có khung cửa sổ đẹp nhất khi mùa Thu đến.
Đúng như vậy tôi nh́n ra cửa sổ trước mặt
một lối đi với những hàng cây Maple đang đổi
màu thời gian, bên cạnh là hồ bơi của toàn
khu, nước lăn tăn gợn theo gió êm ả. Lá bắt
đầu đổi mầu từ cuối tháng chín, nhiều chiếc
lá sắc màu đỏ vàng hay hơi đôm đốm sắc tím
bên cạnh những chiếc lá c̣n xanh. Một làn
gió mơn man thổi nhẹ, nghe lá reo vui, vài
chiếc lá vội ĺa cành nhẹ nhàng đáp xuống
băi cỏ hay trên mặt nước của hồ bơi. Bụi hoa
hồng c̣n sót lại những cánh hoa nở muộn, hoa
dâm bụt, hoa lựu vẫn đơm bông. Nh́n cảnh vật
thiên nhiên và cỏ hoa chung quanh ḷng tôi
thấy sảng khoái và tự thốt lên: ” Cảm ơn một
ngày nắng đẹp, cảm ơn những người làm vườn
đă chăm sóc để khu townhouse của tôi được
sạch sẽ đẹp đẽ.”
Ḷng tôi chạnh nhớ đến thầy dạy Việt Văn
Phạm Đ́nh Huy của những năm học Đệ Tam, Đệ
Nhị ở trường trung học CPL thầy thường ví
thân phận nghề giáo của ḿnh như người kỹ nữ
trong bài thơ "Lời người kỹ nữ" của thi sĩ
Xuân Diệu.
Người giai nhân bến đợi dưới cây già
T́nh du khách thuyền qua không buộc chặt
Xào xạc tiếng gà trăng ngà lạnh ngắt
Mắt run mờ kỹ nữ ngắm sông trôi
Du khách đi du khách đă đi rồi.
Thầy Phạm Đ́nh Huy là người thầy thường v́
ḿnh như con đ̣ bến cũ đưa khách sang sông,
thầy tôi là h́nh ảnh người lá đ̣ bên bến
vắng, lũ học tṛ chúng tôi chỉ là những
người khách lạ nên:
T́nh du khách thuyền qua không buộc chặt
Riêng thâm tâm tôi các thầy cô là những
người làm vườn, những người nông gia cần mẫn
trong vùng đất mới. Tôi luôn trân quư và đề
cao nghề dạy học. Dưới cái nh́n của tôi thầy
cô là những người đi gieo giống trên những
thửa ruộng mới, người làm vườn trong môi
trường giáo dục. Đôi lần tôi được trao đổi
với thầy chuyện nghề nghiệp cho tương lai
thầy cũng đồng ư thầy cô giáo là những người
làm vườn không tên tuổi.
Trong văn hóa Việt Nam thầy cô được coi
trọng như cha mẹ hay c̣n quí hơn bậc sinh
thành của ḿnh, v́ thầy cô là người đă học
hỏi đă thâu tóm lại những cái hay cái đẹp
cái mới để truyền đạt cho những thế hệ trẻ.
Thầy cô đem của ăn tinh thần để nuôi dưỡng
tâm trí c̣n non trẻ của học sinh, thầy cô
bảo ban, dạy dỗ, rèn luyện, uốn nắn để học
tṛ trở nên người hiểu biết, có kỷ luật, có
nhận thức đạo đức và luân lư, biết sống tập
đoàn; Mong họ sẽ trở thành những người công
dân tốt cho xă hội và đất nước.
Thầy cô là những người đi trước khai phá
những con đường tân tiến, những cái nh́n
hiện đại, để trao ban lại cho những người đi
sau được dễ dàng hấp thụ hầu phát triển
nhanh chóng hơn. Thầy cô hướng dẫn và gợi ư
cho những tri thức mới giúp học tṛ biết đặt
vấn đề, t́m giải đáp, luôn bên cạnh nâng đỡ
vun trồng sự phát triển đột phá, hay đường
hướng tốt đẹp hơn, thầy cô luôn kề bên khích
lệ và d́u dắt học tṛ vượt qua những bế tắc,
hỗ trợ tinh thần để họ không bị nản ḷng
thoái chí khi gặp phải thất bại và luôn nhắc
nhở họ “Thất bại là mẹ thành công”. Thầy cô
giáo chính là những người gieo giống, những
người làm vườn không mỏi mệt.
Người thầy giáo dạy Việt văn của tôi đă khơi
nguồn cho tôi biết yêu văn thơ đă để lại sự
rung động trong ḷng con bé học ban toán khô
khan những lời thơ áng văn mềm mại. Từ
dạo đó tôi thích viết văn và làm thơ. Những
lời thầy giảng về Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương, Cao Bá Quát tôi thấy
phảng phất những con người tài hoa chí khí
và có một chút ǵ bất đắc trí của kẻ sĩ
trong thầy.
Tôi học với thầy được vài năm và được biết
về thầy nhiều hơn, thầy từng sống ở miền tây
và người dân nam bộ hay mời thầy ăn nhậu,
thầy kể họ uống rượu kiểu chuyền chén, chén
thù chén tạc riết thầy quen và thầy uống
rượu rất đằm từ dạo đó. Thầy hút thuốc lá
loại nặng, ở nhà thỉnh thoảng thầy kéo thuốc
lào, thầy không thích thuốc lá có đầu lọc v́
quá nhẹ đối với thầy.
Tôi và mấy đứa bạn Tết lễ thường đến thăm
các thầy cô, chúng tôi đến thăm thầy được
biết thầy không có thân nhân và chỉ có một
người nô bộc lo cơm nước cho thầy. Bọn học
tṛ chúng tôi biết thầy theo nho học biết
chữ Hán nên hay mè nheo thầy coi tử vi cho
chúng tôi.
Một ngày đầu Xuân bốn đứa chúng tôi đi chúc
tết thầy, thầy đă ĺ x́ mỗi đứa một quẻ Tử
Vi. Thầy bảo Mai Hương có số xuất ngoại, nhỏ
Hạnh học giỏi nhưng chẳng được như ư, công
danh tŕ trệ và phải đổi nghề. Vương Muối
công danh thành đạt, nhưng tuổi thọ
kém nên chẳng được hưởng. C̣n phần tôi thầy
nói: "Em làm những phần việc của nam nhi
được thủ đắc, có số đi xa xứ, số mày con gái
Đào Hồng chiếu mệnh nên t́nh duyên lận đận
kém may mắn..." Cuối cùng thầy phán cho cả
bốn đứa chúng tôi "Đức năng thắng số nếu
ḿnh biết tu đức làm phước số mệnh có thể
thay đổi, điều may mắn sẽ được tăng lên,
những vận hạn xấu sẽ giảm bớt sự xấu hoặc có
thể tránh khỏi." Phần con Hương và con Quư
đều có con quí tử, hậu vận hai đứa đều an
nhàn mát mặt.
Cả bọn ra về Mai Hương cứ thắc mắc tao đâu
có điều kiện để đi du học không lẽ về lấy Mỹ
hả chúng bay?
Rồi ngày loạn lạc 30 tháng 4 năm 1975 Mai
Hương và gia đ́nh đă ra đi bằng an, sau này
nhờ Mai Hương tôi lại được nói chuyện với
thầy. Năm 1975 gia đ́nh Mai Hương cũng như
gia đ́nh thầy Huy được bảo trợ về Tiểu bang
Pennsylvania, thầy về sống ở thành phố York,
c̣n Hương và gia đ́nh được đưa về Harrisburg
là thủ phủ của Pa nơi người bảo trợ đă biết
gia đ́nh từ khi c̣n ở Việt Nam.
Lần đầu tiên được tiếp chuyện với thầy ở
nước ngoài tôi vẫn quen xưng "con" thầy bảo
bây giờ các em lớn rồi đều có gia đ́nh cứ
xưng em cho nó nhẹ nhàng.
Thầy vẫn chu đáo khuyên dạy như thuở nào,
đừng hoài vọng quá khứ phải nắm lấy sự may
mắn ḿnh đă được đến bến bờ tự do, hăy bỏ
qua đi việc khoa bảng quan cách của người
Việt.
Người Mỹ trọng những người có nhân cách chứ
không chú trọng đến địa vị, em cố gắng sẽ
thành công. Thầy phân tách trường hợp của
thầy, thầy theo học nho học nên bằng cử nhân
Việt Hán của thầy giữa buổi giao thời mới mẻ
năm 1975 ở xứ Hoa Kỳ này đâu có giá trị,
thầy phải đổi nghề làm họa viên kỹ thuật cho
các hăng công nghệ điện tử. Bên cạnh công
việc kiếm sống, thầy dùng sự hiểu biết của
ḿnh về Hán học để giúp cộng đồng Việt Nam ở
Hoa Kỳ bằng cách dịch Kinh Phật cho nhà Chùa.
Rồi bận rộn với cuộc sống mới tôi vừa đi học
vừa đi làm, vừa lo lắng cho gia đ́nh, tôi
chỉ được hầu chuyện với thầy thêm hai lần.
Sau đó tôi và gia đ́nh Hương v́ công việc
phải hoán chuyển, Hương đi Texas, tôi nhận
việc ở Ohio, từ đó tôi đă mất liên lạc với
thầy.
Hồi tưởng đến những ngày c̣n mài đũng quần ở
ghế nhà trường, hầu như những đứa học tṛ
lớp tôi có vẻ trẻ con nhất trường. Vài đứa
học tṛ thân xác to lớn như Thanh Hồng, Mai
Hương hay Vương Muối, Hùng tây lai… họ vẫn
khờ khạo sao đâu, nhỏ Hạnh hay cột áo dài
của mấy đứa con gái chung với nhau khi thầy
cô gọi chúng lên bảng chúng mới biết ḿnh
không thể đi được v́ c̣n phải tháo nút lên
đến bục bảng quên cả lời giải đáp, thầy đành
phải cho đứa khác lên thế. Thầy Huy biết lũ
nhóc này nghịch, thầy thường mắng yêu: "Nhất
quỉ nh́ ma thứ ba học tṛ là chúng mày!" Tuy
nhiên chúng tôi chỉ là con nít nên thầy
thông cảm.
Năm tôi học lớp 11 chúng tôi thích đi thăm
các thầy cô, có lẽ lũ khờ này chẳng có ǵ
phải bận tâm nên các thầy đều cho chúng tôi
địa chỉ để đến thăm. Mấy chị lớp lớn, mấy em
lớp nhỏ đều thắc mắc, thầm nghĩ chắc chúng
bay có t́nh ư ǵ với các thầy(?) Lớp tôi
chẳng để ư thầy trẻ hay già ai cũng được
chúng tôi thưa thầy xưng con. Một số thầy
lúc đó vẫn c̣n độc thân, lũ tôi đâu có nghĩ
ǵ, chỉ quư mến thầy như cha mẹ, phục thầy
dạy giỏi nên thăm viếng mượn sách hay đi lễ
Tết.
Có chị có nhờ chúng tôi mượn sách của thầy,
tôi có hỏi nhưng thầy bảo: “Cái con đấy tao
không cho mượn, nó đừng có lộn xộn!” Thầy là
người rất trực tính hay quan tâm đến các học
tṛ. Thầy rất tinh tế, đứa nào có ư thầy
chặn ngay, họ nói thầy khó tánh, riêng đối
với tôi thầy là người thành thật, hay thương
người, thầy làm việc với tất cả tấm ḷng và
luôn quan tâm đến nhữngngười chung quanh.
Gặp sự không phải thầy hay nói thẳng điều
này cũng làm buồn ḷng những người không
hiểu thầy.
Một lần chúng tôi lên trả sách cho thầy, tôi
và Mai Hương đến sớm hơn giờ đă hẹn v́ đi từ
nhà thầy Thống qua nhà Thầy bằng ngơ tắt do
tôi mới khám phá ra, từ xứ Mai Khôi đi theo
đường trong xóm sẽ ra đến Nguyễn Văn Thoại
rất gần. Thầy chưa về đến nhà chỉ có người
nô bộc, lúc đó chúng tôi tưởng là bạn thầy
nên lũ tôi vẫn thưa thầy xưng con sơn sớt.
Thầy đi lên lầu nghe chúng tôi c̣n đang nói
chuyện với “thầy” Sáng, chúng tôi quay lại
chào thầy, thầy nói người nô bộc đi xuống
xách đồ trong giỏ xe ở dưới lầu dùm thầy.
Anh ta đi thầy bảo với chúng tôi “Người phụ
việc của tao mà chúng mày cũng thầy thầy con
con như
thế, sao chúng mày không hỏi trước khi thưa.”
Mấy đứa tôi mắc cỡ chỉ biết cười trừ.
Chúng tôi luôn luôn quư mến và khâm phục
thầy, do bản tính thẳng thắn và lời dạy bảo
chân thành của thầy.
Thầy làm giám học cho trường trung học công
lập Lư Thuờng Kiệt, thầy hằng quan tâm đến
các thầy cô khác nên bỏ nhiều công sức để
sắp xếp giờ cho những thầy cô trong trường,
mong họ có đủ thời giờ chạy trường kiếm thêm
bên cạnh những giờ chính mỗi giáo sư phải
phụ trách hàng tuần, thầy chịu phần thiệt v́
phải dậy ở trong trường LTK để được trả thêm
lương bên cạnh chức vụ Giám Học của ḿnh.
Tôi được biết mỗi giáo sư dạy đệ nhị cấp mỗi
tuần phải phụ trách dạy 16 tiếng trong
trường công ḿnh được bổ nhiệm, ngoài giờ đó
họ có thể đi dạy thêm ở trường tư. Nếu thời
giờ eo hẹp họ có thể dạy thêm trong trường
công nếu có lớp cần, nhưng lương phụ trội
chỉ khoảng một phần tư so với mức lương tối
thiểu được trả từ các trường tư thục. Các
thầy cô trong trường cũng hiểu thầy phải
chịu thiệt nên họ rất quí mến thầy. H́nh như
thầy không có thân nhân hay bạn bè nhiều,
chúng tôi thấy thầy cô quạnh nên có nhiều
cảm thương và cầu nguyện cho thầy sớm có
người nâng khăn sửa túi. Một ngày được tin
vui thầy đă gặp duyên là cô Lê Thị Hồng
Duyên cô đang làm Hiệu Trưởng trường măng
non gần Cư xá Lữ Gia đă đồng ḷng đi chung
đường với thầy Huy của chúng tôi, chúng tôi
mừng vui cùng thầy.
Rồi tất cả chúng tôi cũng rời xa mái trường
trung học theo sự cuốn hút của thời gian,
mỗi người theo đuổi một con đường dành cho
ḿnh kể từ đó chúng tôi ít có dịp gặp lại
thầy, cho đến ngày tôi được định cư tại Hoa
Kỳ. Tôi đă được nói chuyện lại với thầy,
tiếng nói của thầy tưởng như hôm qua vẫn âm
ấm sang sảng, thầy vẫn nhiệt tâm dạy dỗ, vẫn
truyền đạt khôn ngoan.
Tôi thương thầy đă mất đi vai kẻ sĩ, tuy
nhiên đối với thầy điều đó không quan trọng
trong xă hội văn minh ở nước Hoa Kỳ này.
Thầy Phạm Đ́nh Huy là một người gieo giống,
thầy tận tâm truyền đạt những điều hay lẽ
phải của kẻ sĩ cho học tṛ. Có lần tôi và
Mai Hương
đến thăm thầy chúng tôi nói chuyện tương lai,
thầy bảo hai đứa mày muốn làm ǵ để thoát
khỏi nền văn hóa Khổng Mạnh trọng nam khinh
nữ. Tôi nói: “Thầy bảo con làmviệc của nam
giới sẽ được thủ đắc, con đâu có muốn đi
lính, như vậy chắc phải thi vào QGHC để làm
ông này bà kia quá.”
Thầy nói: “Mày làm kẻ sĩ thời này chỉ như
người lính che tàn, bị lệ thuộc vào chế độ
chính sách, có khoa bảng để làm ông này bà
kia nhưng khó thực hiện được lư tưởng, sao
tṛ không đi làm thầy cô giáo cho có ư nghĩa
hơn.” “Dạ con hiểu kẻ sĩ chỉ thực sự được
hoàn danh khi: “Nhà nước yên mà sĩ được
thung dung” C̣n loạn lạc nên mộng của con mơ
hồ quá, nhưng thưa thầy ḿnh phải khởi đầu
bằng khát vọng sẽ làm được những điều tốt
cho quốc gia dân tộc và xă hội. Thầy tṛ nói
chuyện phát triển kinh tế, phát triển ngư
nghiệp và phát triển nền giáo dục của miền
Nam Việt Nam cho bằng các nước Nhật Bản, Đài
Loan, là biểu trưng những quốc gia đang phát
triển trong vùng Đông Nam Á.
Thế rồi mộng lớn tiêu tan theo tháng ngày
nước mất nhà tan.
Thầy là người di tản, tôi là người di tản,
trong tôi bài kẻ sĩ vẫn c̣n như những lời
khích lệ.
“Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
Khí hạo nhiên chí đại chí cương
So chính khí đă đầy trong trời đất.
Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị canh Sằn.
Xe bồ luân dù chưa gặp Thang Văn,
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí,
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên.
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên,
Đem quách sở tồn làm sở dụng.”
Tôi đă sống trong tinh thần kẻ sĩ đă trui
luyện chuyên cần và dắt d́u các con tôn
trọng môi trường giáo dục của xứ sở mới này,
ngày nay các cháu thành đạt cũng do công
người thầy biết gieo mầm hy vọng chí khí và
ḷng nhiệt thành cho thế hệ mai sau.Tôi đă
làm thầy thất
vọng khi thầy đem tôi đến học trường Trung
Học Lư Thuờng Kiệt năm lớp 12, tôi đă thi
rớt Tú Tài II và phải học lại một năm nữa.
Sau này tôi mới hiểu thầy giúp tôi và giúp
một thầy giáo dạy chung trường tránh điều dị
nghị đàm tiếu để thầy đó có thể tiếp tục
được dạy ở
trường CPL. Tôi nhận đi học LTK v́ người bạn
trong xứ đạo sẽ cùng học chung lớp với tôi,
bên cạnh tôi vẫn nhớ trường cũ vừa mới thân
quen nên tôi đi học cả hai trường, Do thiếu
hiểu biết của tôi nên thầy giáo dạy toán ĐVT
cũng chẳng được dạy tiếp phần tôi không đủ
thời giờ học bài nên đă thi rớt và trễ hơn
các bạn khác một năm.
Sau đó tôi đă cố gắng thi và đă đậu vào
ngành Đốc Sự của Viện Đaị Học QGHC như một
lời hứa với thầy Huy, nhưng việc nước chẳng
phùng thời, tôi nợ thầy một lời xin lỗi. Bù
đắp khi đến xứ sở Hoa Kỳ được may mắn hầu
chuyện cùng thầy và đă nhận lời khuyên của
thầy một cách trân trọng để tiếp tục vươn
lên, làm thầy cô cho chính con ḿnh đạt được
thành quả cao nhất trong khả năng của chúng.
Tôi nhớ thầy như một người quân tử, khí
phách, trong bài thơ “Vịnh cây thông” của cụ
Nguyễn Công Trứ.
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây Thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đă cheo leo
Ai mà chịu rét th́ trèo với Thông.”
Tôi cũng ao ước được như thầy, tôi cảm ơn
thầy đă gieo giống đă chăm sóc đă tỉa gọt để
vườn hoa văn hóa Việt Nam vẫn là kim chỉ nam
cho các học tṛ, biết cầu tiến, biết đứng
dậy khi vấp ngă, biết yêu thương phục vụ và
biết cảm thông với mọi người. Gương thầy
chẳng thà thầy chịu thiệt tḥi để những
người khác được thoải mái. Thầy luôn luôn dĩ
ḥa vi quí.
Không buồn giận ai lâu, tánh nóng nhưng ngay
thẳng, chỉ dẫn tận tường và luôn luôn tha
thứ cho lũ học tṛ nghịch ngộ. Thầy tôi đă
ra đi trong một ngày làm vườn buổi sáng,
chắc bây giờ thầy đă nh́n được vườn địa đàng
thầy bỏ công dốc sức gieo trồng, cắt tỉa,
xới vun.
Nhờ công của nhiều thầy cô tận tâm như thầy,
vườn hoa đẹp đang nở rộ và sinh sôi nảy nở
nhiều nơi trên xứ người.
Năm 2002 thầy đă vĩnh biệt mọi người, và vài
năm sau đó cô Hồng Duyên cũng theo thầy về
bến b́nh yên. Tôi xin mượn lời thơ của GS
Phạm Đ́nh Lân để nói về sự ra đi của thầy.
“Lá vàng rơi, thu đi rồi thu đến.
Đông lạnh lùng, đông đến đông lại đi.
Rồi một chiều, khắp thôn làng thành thị
Được tin buồn thầy giă biệt ra đi.
Thầy đă đi âm thầm trong đêm vắng
Chiếc lá vàng rời bỏ cội băn khoăn.”
P Đ L
Thầy ơi!
Bến sông cũ đứa học tṛ đứng ngóng
Thay thầy tôi đưa khách lạ sang sông
Ḷng thổn thức, thầy ơi cô quạnh quá!
Thầy bao năm, bên bến vắng đợi mong.
Một nén hương ḷng con gửi đến người thầy
trân quí, con thương thầy.
Sỏi đá không tên cũng vặn ḿnh trở giấc
Nghe tin thầy vừa vĩnh biệt ĺa xa
Vườn mượt mà bao công thầy lao nhọc
Con khóc thầy thương thân phận chia xa.
Thầy giáo Phạm Đ́nh Huy là người làm vườn
tận tụy suốt đời, thầy giúp đỡ từng người
theo từng hoàn cảnh, thầy c̣n sống măi trong
yêu thương của tất cả mọi người đă tiếp xúc
đă biết đă học và cùng làm việc với thầy.
Nhân đây tôi cũng mượn những ḍng chữ này để
gửi đến tất cả những người đă từng làm thầy
cô một lời cảm ơn. Thầy cô luôn luôn là
những người làm vườn không tên trong mảnh
vườn của từng học sinh, thầy cô đă gieo
trồng đă uốn nắn, cắt tỉa đă vun sới miệt
mài, tận tụy không mệt mỏi cho những thế hệ
tương lai.
Mỗi dịp chúng ta thưởng thức những cái đẹp
của những vườn hoa thiên nhiên những cây
trái ngọt ngào, những chậu kiểng thanh tao;
Chúng ta cũng nhớ nghiêng ḿnh cảm ơn những
người làm vườn ẩn dấu của những vườn hoa trí
tuệ.
Q B́nh Phương (12/2015)
|
|
|
|