E-Báo Bính Thân CPL
Ăn Tết
Bồ Câu Và Thân Thuộc
Buổi Họp Mặt Bất Ngờ
Cá Lia Thia
Câu Đối Ngày Đầu Xuân
Chân Phước Liêm Bỏ Túi
Chuyến Du Lịch Của Tôi
Chuyện T́nh Ngày Mất Nước
Chuyện Về Chúa Jesus
Chuyện Về Hoa Mai
Chuyện Vui Cười 1
Chuyện Vui Cười 2
Chuyện Vui Cười 3
Củ Khoai Từ
Cười Thấm Thía
Ḍng Đời
Đất Nước Ḿnh
Định Nghĩa T́nh Yêu
Đón Thu Tạ Ơn Thầy Cô
Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa
Đừng Viết Sai Lịch Sử
Em C̣n Nhớ Mùa Xuân
Ghi Ơn Chiến Sĩ QLVNCH
Hăy Yêu Mẹ Khi C̣n Có Thể
Không Tên
Khúc Phù Du
Kỷ Niệm Thời Học Tṛ
Lái Thiêu Thập Nhất Xă
Lời Chúc Tết cho tuổi lá thu phai
Lời Cho Bố
Lời Dâng Cho Mẹ
Một Chuyến Đi Thăm Thầy
Một Góc Nh́n Buổi Đ.H.CPL
Mừng Tuổi Thọ Thầy
Năm Thân Nói Chuyện Khỉ
Ngày Đầu Năm Cười Một Phát
Nhớ Ơn Người Làm Vườn
Oan Trái
Phong Tục Ngày Tết Nguyên Đán
Tản Mạn Về Nguyễn Bính
Thần Dược
Thằng Vọng Việt
Thầy Bật Của Tui
Thầy Giáo Của Em Tôi
Thơ Hà Huy Dziệu
Thơ... Kể Chuyện
Thư Ngỏ
Thương Hoài Ngàn Năm
Thương Tiếc
T́m Hiểu Về Chùa,Đ́nh,Đền
Tôi Đi T́m Lại Một Mùa Xuân
Trồng Lan Cattleya
Tuổi Hưu
Vọng Về Cố Quốc

 


 
 
Thằng Vọng Việt

Tôi tắt TV khi bà xă tôi từ buồng tắm ra:
- Em nè, nằm xuống đi, anh kể chuyện này cho nghe,
- Chuyện ǵ vậy anh?
- Mấy ngày nay rộ ra tin đồn "Công ty chuyển người" - move peoples around.
Thường th́ tin đồn phát xuất từ trên cao rồi từ từ rớt xuống dưới nên thường là đúng. Tôi nói tiếp:
- Mà đúng thật em à! Nhóm Mỹ giấy hôm nay có thêm một người mới. Hắn từ 787 chuyển qua. Hơi mập, trắng trẻo, giọng nói nhỏ nhẹ, khuôn mặt phảng phất một nỗi buồn. Mái tóc ngắn biếng chải, che dấu vầng trán hẹp. Hàng ria mép quên cạo sợi ngắn sợi dài nên nh́n có vẻ chán đời. Hắn ít nói chỉ ngồi nghe. Một phần v́ hắn trẻ nhất trong đám "mít" phần nữa, hắn không quan tâm nhiều đến thế sự. Gia đ́nh hắn thuộc lớp người "di tản buồn". Bố hắn làm cho toà Đại Sứ Mỹ ở đường Thống Nhất Sài-G̣n, tháng 4/75 qua đây, v́ ông không thích ứng được môi trường mới nên trầm cảm rồi mất. Hắn sống với mẹ. Ngày ấy hắn 14 tuổi. Cái tuổi vừa đủ để không quên tiếng Việt và cũng vừa đủ để dễ dàng hội nhập vào xă hội Mỹ. Có một điều đặc biệt hắn rất thích VN. Theo hắn kể th́ năm 1986 bạo quyền vc mở cửa qua lại v́ kinh tế kiệt quệ. Chút ánh sáng văn minh ùa vào sau nhiều đêm dài tăm tối. Lúc đó Việt Kiều bị coi là đĩ điếm.
"Giặt váy ăn dơ người tứ xứ
Cả ḷ phè phỡn kiếp nô vong"
Câu thơ mà tôi đọc được ở trong nước sau 30/4, chuyển thành "khúc ruột xa ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời" được mời gọi trở về thăm quê hương. Mẹ hắn nghe ngóng măi. Một vài người đi về b́nh yên. Cuối cùng quyết định đưa hắn về thăm họ ngoại ở Bến Tre. Họ nội th́ không c̣n ai. Về thăm Ngoại th́ quan trọng, nhưng tiềm ẩn trong chuyến đi là t́m cho hắn một cô vợ để hắn khỏi lông bông, Ở tuổi của hắn c̣n trẻ lắm, nhưng mẹ Việt chỉ muốn con lập gia đ́nh cho yên tâm.
- Anh ấy chưa có bạn gái à?
- Có chứ em, nhiều nữa là khác,
- Thời đó HO chưa qua nên ít gái Việt. Thỉnh thoảng hắn cũng đưa về nhà lúc gái Mỹ lúc gái Mễ. Hễ mẹ hắn mà phàn nàn, chửi bới, th́ y kỳ, hôm sau hắn đưa về một cô Mỹ Đen.
Đứa nào cũng vậy, dương cặp mắt tṛn như viên bi "say hi" một tiếng rồi chạy tót vào pḥng trong khi Mẹ hắn c̣n đang ấp úng t́m lời đáp lễ. Mỗi lần như thế bà là người lo nhất. Chỉ sợ ḷi ra thằng cháu Mỹ đích tôn, mai này cúng tiền nhân nó đọc tiếng Mỹ có mà đi đời. Cũng may đen trắng đủ cả nhưng chưa có ǵ phải ầm ĩ.
Bà xă tôi kéo tay tôi qua để nàng gối đầu. Tôi tiếp:
- Em nhớ không? Cái thuở đó VK c̣n hơn VC, chứ không như bây giờ. Lúc đó cả một làng từ quê đi đón. Bước ra khỏi phi trường chưa kịp phàn nàn về sức nóng như hắt lửa, mọi người đă vây quanh. Bà Ngoại hết nắn tới bóp, miệng cứ trầm trồ "mới ngày nào bé tẻo teo". Ngày ở Bến Tre, hắn được săn đón, mời mọc. Lúc đầu bực ḿnh rồi từ từ hắn đâm ra khoái. Ở Mỹ có ai công kênh hắn đâu! Mấy đứa gái Mỹ có đứa nào chiều chuộng, mày cũng như tao, thích th́ chơi, không thích th́ rời. Có ǵ phải luỵ! Hắn kể anh nghe bằng một giọng nhỏ nhẹ tŕu mến. Hắn nói về người con gái da trắng, tóc đen mướt, bóng sáng, chắc nhờ thoa dầu dừa, là con gái của người bạn thân của mẹ hắn hồi nhỏ. Thời b́nh em không c̣n phải vác đạn nên lưng em  không quá cong  như bóng dừa, thon nhỏ gọn gàng trong chiếc áo bà ba. Trước ngày trở về Mỹ. Hắn theo cô ấy vào vườn hái trái cây, làm quà cho mẹ con hắn. Ngồi nh́n cô gái chèo ghe, tóc dài bay theo gió, cái cổ thon nhỏ trẵng nơn, bờ môi mọng như trái cherry chín tới. Hắn say sưa chiêm ngưỡng rồi hai đứa yêu nhau luôn từ ấy..
Bà xă tôi hỏi:
- Vậy anh ta có bảo lănh cô ấy qua đây chưa?
- Ừ, anh ṭ ṃ cũng có hỏi nhưng hắn cúi xuống khoé mắt ươn ướt đẫn đờ như đang lục t́m về cơi xa xăm, khẽ nói: “Chuyện buồn lắm anh,” Lặng yên một lúc cho xúc cảm lắng xuống, hắn tiếp... trước ngày đi VN mẹ hắn cứ cằn nhằn: "Ngày đi đến nơi mà chưa gói đồ, mày c̣n đợi đến khi nào?" Hôm sau hắn đưa về một con Mễ, hai đứa lục đục suốt đêm. Sáng ra, tất cả đă gọn ghẽ sẵn sàng. Sau ba tuần ở VN về, ngoài hành lư "cây nhà lá vườn" hắn c̣n mang về cả một ba lô hứa hẹn cho ngày cưới. Niềm vui và nhung nhớ chưa được bao lâu, th́ con Mễ báo tin có bầu. Chuyện ǵ đến phải đến. Một thằng con lai ra đời. Mẹ hắn vừa mừng vừa buồn. Mừng v́ thằng cháu mũm mĩm như hạt mít, buồn v́ thất hứa với người nhà bên VN. Thôi th́ con đặt đâu th́ mẹ ngồi đó chứ biết sao.  Vợ hắn được cái cũng hiền, Chỉ mỗi một tội là cuối tuần hay đi party. Vài lần hắn đi theo nhưng  không thích lắm. Đồ ăn th́ toàn là chíp nhúng với sốt cà chua và đậu. Chỉ có beer hắn uống được nhưng không lẽ uống một ḿnh. Karaoke bằng tiếng Mễ làm sao hát. Mà hắn vỗn dĩ cũng chẳng thích ồn ào. Thế là hắn lui vào một góc chờ, nh́n vợ nhảy nhót, vui đùa với người ta... Vợ hắn đến Mỹ theo diện “OD chui”, cũng ngoan hiền và chịu khó. Làm được đồng nào lại lo gửi về Mễ cho gia đ́nh. V́ chuyện này thỉnh thoảng vợ chồng cũng lục đục. Ngày vợ hắn tuyên thệ vào công dân Mỹ, chưa kịp vui th́ nỗi buồn ập đến. Đêm đó, trên đường trở về sau cuộc party ăn mừng thành công dân Mỹ. Một chiếc xe truck vượt đèn đỏ, tông vào bên chỗ ngồi lái xe. Chiếc xe bẹp dúm. Cảnh sát phải dùng cưa, cưa phần cửa mới đưa được vợ hắn ra. Khi đến được bệnh viện th́ vợ hắn đă chết v́ máu mất nhiều quá! Một điều không may là thời điểm ấy phone tay chưa phổ biến. Cảnh sát biết được th́ thời gian đă quá trễ. Tội nghiệp! Từ ngày ấy hắn sống trong dằn vặt và ân hận! Đi làm về là hắn uống beer. Mọi việc nhà và săn sóc thằng con giao hết cho bà nội. Được cái bà nội không c̣n đi làm nên mọi việc cũng ok.
Bà xă tôi hỏi:
- Sao anh ta không về VN t́m lại "cô gái Bến Tre"?
- Anh cũng có hỏi, hắn ngần ngừ chia sẻ: “Thỉnh thoảng, em có nói nhưng mẹ nhất quyết không. Bà xấu hổ v́ bội hứa năm xưa. Ngay cả khi bà Ngoại em mất mẹ cũng không dám về. Mà về, chắc ǵ người ấy đă đợi. Không khéo cũng tay bồng tay bế. Nếu chưa, chắc ǵ họ tha thứ cho em”.
- Ừ ha!
- Anh kể em nghe, để biết ở đời, đôi khi có những lỡ lầm mà ḿnh vô t́nh là tác nhân và đồng thời là một nạn nhân .Bởi thế, tha thứ là một đức tính cần có trong cuộc sống. Không phải chỉ cần tha thứ cho tha nhân mà c̣n phải biết tha thứ cả với chính ḿnh. Sống măi với những ân hận, lỗi lầm, của quá khứ liệu có ích ǵ! Theo anh, quá khứ chỉ nên dùng nó như một kinh nghiệm... Em có nghĩ vậy không? Ngáp rồi hả? Thôi ngủ đi, mai anh kể tiếp em nghe. I love you.

* * *

Một thời gian sau, khi con trai của thằng Vọng Việt vào Đại học, cặp bồ với một cô du học sinh VN. Tiền đóng học quá cao, thay v́ ra trường rồi mới làm đám cưới. Hai đứa quyết định lấy sớm để cô dâu được vào thường trú nhân cho tiền học rẻ. Dù ǵ vài năm cũng đỡ cả trăm ngàn.
Trước ngày cưới, gia đ́nh bên gái có bữa tiệc ra mắt. Hắn mời vợ chồng tôi đi cho vui. Nghĩ hắn đơn độc nên tôi nhận lời tham dự. "Được bữa cỗ lỗ bữa cầy" mà cũng chẳng được bữa cỗ.

Sau màn giới thiệu, thế là im lặng chẳng ai nói với ai lời nào. Hai đứa trẻ th́ lo bàn chuyện ngày mai.Thằng vọng Việt th́ câm như hến. Mẹ cô dâu th́ lúc nào cũng cúi xuống tư lự.

Tôi ngồi nói chuyện với vợ, thỉnh thoảng liếc nh́n mẹ cô dâu, mái tóc cắt ngắn gọn gàng, khuôn mặt chữ v c̣n vẻ mệt mỏi v́ chuyến đi dài, sóng mũi nhỏ nhưng cao. Bà mặc áo trắng, sợi dây chuyền có h́nh chữ vạn quấn quanh ṿng cổ. Nét đẹp nhẹ nhàng phúc hậu. Bà khi c̣n trẻ với vóc dáng này chắc làm khổ nhiều người.
Ngày đám cưới thằng vọng Việt nhờ chúng tôi đón mẹ hắn đến trước và tiếp khách dùm v́ đa số khách là bạn cùng công ty. Hắn th́ đi đón mẹ cô dâu. (giá mà tôi đi đón mẹ cô dâu th́ khoái hơn).
Cô dâu chú rể phải đi sớm để chuẩn bị và cùng bạn bè trang trí cắm hoa.
Tiệc cưới tổ chức trong hội trường thành phố. Khách mời cũng giới hạn không nhiều.
Đến giờ khai mạc thằng vọng Việt mới đưa mẹ cô dâu đến. Tôi chưa kịp phàn nàn th́ hắn kéo tôi ra xa giọng hổn hển:
- Chết rồi ông ơi! huỷ! ông nói dùm tôi đi... Không được... Không được...
- Chuyện ǵ mới được chứ!
Tôi gắt,
- Ông phải cho tôi biết lư do.
- Không được rồi ông ơi! Chúng nó là anh em với nhau, mẹ nó là cô gái Bến Tre.
- Thật không?!!!,
Tôi hỏi dồn, giọng ngạc nhiên.
- Thiệt mà!
Hội trường bên trong, người sinh viên MC thử micro chuẩn bị giới thiệu và tuyên bố bắt đầu. Không c̣n đủ th́ giờ suy nghĩ, tôi chạy vào ra dấu stop.
Người MC trố mắt nh́n tôi, tôi mượn micro đảo mắt nh́n quanh một lượt. Mẹ thằng vọng Việt ngồi trên ghế đôi mắt nh́n bâng quơ, bà mất trí nhớ nên hay cười. Mẹ cô dâu cúi mặt long lanh nước mắt. Thằng vọng Việt ngước nh́n tôi chờ đợi, lo lắng...
Tôi hắng giọng,
- Xin lỗi quư vị quan khách. Chúng tôi chân thành cám ơn quư vị đến đây.
Tôi dừng lại dấu chút ngập ngừng.
- Một t́nh huống bất ngờ xẩy ra, chính tôi cũng c̣n ngờ ngờ. Chúng tôi xin được chuyển đổi mục đích… bữa tiệc hôm nay không là tiệc cưới mà là...
Tôi cũng chưa biết phải nói làm sao... mọi người chờ đợi hướng về phía tôi, không gian lắng đọng hồi hộp.
- Chuyện chỉ mới xẩy ra chính tôi cũng chưa biết chính xác, thôi th́ để người trong cuộc giải thích cho quư vị...
Tôi đưa micro cho thằng vọng Việt. Đến nước này thằng vọng Việt không thể thoái thác, đôi mắt ngấn lệ giọng run run...
- Thưa quư vị... xin hăy tạm xem đây là bữa tiệc đoàn tụ thay cho tiệc cưới... cô dâu chính là con tôi và là em của chú rể, trong quá khứ v́ một hoàn cảnh ngoài ư muốn chúng tôi đă lạc mất nhau...
Sự súc động làm hắn khg c̣n nói thêm được nữa...
Mọi người ồ lên nhốn nháo. Cô dâu nh́n chú rể trố mắt tṛn to kinh ngạc, quay vội qua mẹ. Mẹ cô c̣n đang cúi xuống, đưa tay lay vai mẹ giọng dồn dập.
- Mẹ! Thật không mẹ?...
Bà không ngẩng lên chỉ gật lên gật xuống. Mái tóc bung ra che khuất khuôn mặt, bàn tay thấm nước mắt bằng tờ napkin vo tṛn...
Mọi người đờ ra lạc lơng, trong t́nh huống này mọi cử chỉ đều thừa, không gian ngưng đọng đôi chút. Chú rể chạy bừa ra cửa đút tay vào túi quần  nh́n mông lung. Thằng vọng Việt dựa lưng vào tường gục mặt. Quan khách đứng cả lên ngơ ngác.
Được một lúc, cô dâu hướng về thằng vọng Việt giương cặp mắt to tṛn đẫm nước, tôi tiến lại, đẩy thằng vọng Việt về phía cô dâu. Bằng một cử chỉ vô thức, cô dâu nắm bàn tay thằng vọng Việt, đồng thời nâng bàn tay mẹ đặt vào nhau và ôm chầm lấy cả hai người. Mọi khuôn mặt tràn đầy nước mắt.
Thinh lặng một chút, tiếng vỗ bàn ầm ập, tiếng muỗng chạm ly lách cách rộn ràng, không gian bỗng vui một cách bất ngờ. Chú rể được gọi vào, cả gia đ́nh, tuy vẫn c̣n chút ngượng ngập nhưng tươi vui. Bữa tiệc diễn ra ồn ào  tưng bừng, rộn ră. Không ai bảo ai nhưng mọi người đều có chung thắc mắc: chuyện ǵ đă xẩy ra với họ trong quá khứ!

* * *

Thằng vọng Việt nghỉ không đi làm. Cuối tuần vợ chồng tôi đến nhà hắn hỏi thăm và đồng thời muốn hắn nói về chuyện t́nh lâm ly của hắn.
Khác với dáng vẻ đưa đám b́nh thường. Mở cửa tiếp vợ chồng tôi bằng một nụ cười tươi rạng rỡ. Dĩa nhạc c̣n đang chạy trong máy, Vũ Khanh trong màn h́nh tivi với giọng ca trầm ấm.
“Mười năm khg gặp tưởng t́nh đă cũ...”
Mọi người tụ tập vui vẻ. Mẹ thằng vọng Việt bỗng từ trong pḥng chạy ra nh́n mọi người cao giọng, ánh mắt giận dữ nghi ngờ.
- Mấy người là ai mà ở nhà tôi lâu thế! Sao không về đi!
Thằng vọng Việt đưa tôi chai beer kéo tôi ra lắc đầu.
- Bà cụ mất trí nhớ thỉnh thoảng vẫn thế.
Mẹ cô dâu, con thằng vọng Việt. Hai người nh́n vợ chồng tôi ái ngại, ánh mắt dường như muốn phân trần, cô dâu đang sắp trái cây vào dĩa mời khách. Tôi cảm nhận được một không khí đầm ấm trong căn nhà.
Ngồi một lúc, thấy chưa đúng dịp để hỏi nên chúng tôi ra về, đành để mọi thắc mắc gói vào cất đi nhưng ấm ức lắm...


Dương Nhi (Tháng 2/2016)