|
|
|
Ăn Tết
Tôi đi ăn sinh nhật của một em
học tṛ, ba mẹ em nhờ tôi nấu nồi nước dùng phở. Bên cạnh nồi phở ḅ, mẹ em làm
một khay gỏi hến, một khay gỏi tôm thịt. Bác của em câu cá từ tiểu bang
Washington đem xuống nướng để quấn bánh tráng rau sống dưa leo, khế chua chấm
kèm với mắm nêm. Mặt khác mẹ em c̣n đặt hai khay bánh bèo, một khay ḿ xào, một
khay cơm chiên và một khay thịt gà chiên ḍn kiểu Nhật để các bạn trẻ của em có
thể ăn. Nh́n bàn thức ăn một phụ huynh lên tiếng: “Tuần tới là Lễ Tạ Ơn, lại
tiếp tục ăn uống, từ nay đến sang năm chắc chúng ta sẽ đều bị lên cân mất thôi!”
Có người lại thảo luận đến ăn
Tết Việt Nam tiếp theo Lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch làm tôi liên tưởng đến
chuyện ăn Tết của gia đ́nh tôi ở Sài G̣n trước năm 1975. Nhớ lại ngày xưa cũ đă
hơn 40 mươi năm rồi, tôi không c̣n có dịp để ngồi phụ rửa lá hay giúp mẹ chẻ
lạt, lau lá khi mẹ sửa soạn gói bánh chưng cho ngày Tết. Tôi và mấy đứa em đều
tranh nhau để được thức đêm canh nồi bánh chưng cho mẹ.
Mẹ tôi năm nào cũng gói ít nhất
30 cặp bánh chưng Mẹ tôi vừa là dâu trưởng tộc, bà là nhà buôn nên có nhiều bạn
hàng, năm nào bà cũng biếu bánh chưng cho họ hàng và những người làm ăn chung.
Bánh chưng của bà được tiếng là ngon, có thể để được cả tháng v́ sạch sẽ. Trước
ngày gói bánh một tháng, mẹ sai tôi đi lên nhà bác Cả dặn bác lấy cho mẹ bao gạo
nếp cái, xuống chợ An Đông đong đậu xanh, mẹ cũng dặn nhà thím Hiền mổ heo để
dành Thit ba rọi và ít thịt mông đặc biệt cho mẹ. Thuở đó tôi thấy sao mẹ phải
cầu kỳ thế, ăn Tết v́ mấy cái bánh chưng phải lo lắng cả tháng trước. Sau này
tôi mới biết người ḿnh thường nói:
“Lo ba ngày Tết, mất hết nửa
năm.”
Rồi bà phải ngậm gạo từ ngày
hôm trước, ngâm đậu đăi vỏ cho sạch đem lên hấp cho mền trước khi bỏ vào cối giă
cho tơi, đậu c̣n nóng bắt thành từng nắm sau đó lấy dao xắt mỏng cho đậu được
mịn. Thịt heo làm sạch thái dài và dày chừng 2 phân ướp với hành tiêu đâm nhuyễn
trộn chung với nước mắn và chút bột của trái thảo quả cho vừa ăn, thảo quả là
hương vị đặc trưng trong bánh chưng của người miền Bắc và miền Trung.
Lá dong phải rửa cho sạch để
ráo, lạt chẻ luộc cho mềm, ngày mẹ gói chị em tôi sẽ lau lá để bà đặt vào khuôn
đổ gạo nếp đă trộn chút muối và sóc cho ráo, tôi nhớ mẹ đổ một chén gạo nếp trải
đều, tiếp theo lưng chén đậu xanh nhuyễn dàn đều theo mặt gạo, rồi mẹ xếp thịt
trên đậu xanh, rồi lại đổ lưng chén đậu xanh che trên thịt trước khi đổ một chén
gạo nếp khác lên trên mặt, mẹ gói lại rồi cột lạt cho chắc để qua một bên. Khi
gói xong mẹ kéo cái thùng thật to xếp ba cục gạch làm ông táo, mẹ sắp những
cuống lá dong và những chiếc lá xấu xí bị loại vào thùng trước tránh cho bánh
chạm đáy thùng, rồi những chiếc bánh mới gói cột từng cặp với nhau được xếp đều
vào trong thùng cho chặt chẽ, kế tiếp mẹ đổ nước cho ngập bánh, cuối cùng mẹ
nhóm lửa để nấu.
Tôi nhớ một nồi bánh chưng phải
nấu từ 8 đến 10 tiếng mới gọi là dền, những khúc củi thật to được dùng để đượm
lửa và giữ nhiệt lâu dài. Trên đỉnh nồi bánh mẹ tôi phủ cái bao tải để giữ hơi
và kê hai khúc cây đặt một nồi nước châm ở trên, giữ nước được nóng khi cần châm
tiếp vào nồi bánh lúc nước trong nồi xuống thấp, mẹ dặn bao giờ cũng phải giữ
mực nước ngập bánh để bánh đừng bị chai hay sượng.
Tôi thường thắc mắc tại sao lại
phải chọn lá dong để mua, sao không cắt lá chuối ngoài vườn dùng như người miền
Nam gói bánh tét? Ba tôi nói người ta thường ví :
“Chẳng ngon cũng bánh lá
dong
Tuy rằng xấu xí cũng gịng con
quan”
Tôi cảm nhận bánh gói lá dong
h́nh như xanh hơn lá chuối, cũng có vẻ Bắc Kỳ sao đó(?)
Khi thùng bánh được mẹ tôi vớt
ra từng cặp nhúng vào thùng nước lạnh để sẵn bên cạnh, đem ra xếp đều lên một
tấm gỗ lớn đă kê từ đầu hôm. Rồi bà kêu đặt một tấm gỗ lớn khác đặt lên trên
những cặp bánh sắp đặt có trật tự, sau đó bà để lên trên cùng những thùng nước
hay chậu nước trên tấm phản gỗ đó, giai đoạn này bà bảo là giai đoạn nén bánh,
thứ nhất để ép nhưng nước dư thừa trong bánh để bánh được ráo, sau là bánh được
chắc và giữ được lâu.
Tôi nhớ Tết Mậu Thân năm 1968,
miền Nam Việt Nam chuẩn bị ăn Tết lớn v́ phía MTGPMN kư kết sẽ ngưng chiến để
dân chúng được ăn Tết trong yên lành. Gia đ́nh tôi mới dọn về Xóm Mới, mẹ được
hàng xóm rủ làm bánh chưng chung với nhau, năm đó mẹ gói 50 cặp bánh chưng. Tuy
nhiên bên phía MTGPMN đă nuốt lời họ cho tổng tấn công nhiều nơi thuộc ṿng đai
của TP Sài G̣n trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân, ngày mùng một Tết gia đ́nh
chúng tôi phải chạy lánh nạn trên nhà ông nội tôi ở trên đường Lư Thái Tổ thuộc
Quận Mười của TP Sài-G̣n.
Tháng ba năm 1968, ba mẹ có dịp
nhà về lấy những giấy tờ cần thiết, những cặp bánh chưng treo trong nhà vẫn c̣n
nguyên chưa bị hư hao, mẹ cứ nói: “Sao những anh quân nhân giữ ǵn khu này
không lấy bánh chưng mà ăn?” Từ đó tôi có cảm nhận tốt về những người lính quốc
gia, tôi rất quư trong họ. Phần nhà tôi c̣n bánh chưng ăn cho tới tháng năm,
nhất là về sau mẹ chiên ḍn ăn rất bắt.
Viết tới đây tôi chạnh ḷng:
Tôi thường hay tiếc nhớ
Những ngày xưa ấu thơ,
Nay t́m đâu cho thấy
Hương xưa vóc hao gầy?
Ngoài món bánh chưng cầu kỳ mẹ
tôi c̣n làm dưa món củ cải, dưa hành, cải chua, kho nồi thịt đông cho đủ bộ ngày
Tết Việt Nam với phong tục:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao tràng pháo bánh chưng
xanh”
Nói đến thịt mỡ, chắc mọi người
chúng ta ở đây với cái tuổi ngũ hay lục tuần đều muốn tránh né, v́ sợ mỡ trong
máu, nghẹt tâm mạch, dễ đưa đến bể mạch máu năo (stroke) v́ áp huyết cao, hay
cần bypass v́ mỡ đóng trong các tâm mạch, trong van tim. Mỡ trong máu hay
cholesterol không phải là nguyên nhân duy nhất đưa đến stroke hay phải thông tim.
Ngành y khoa đă chứng minh có trường hợp lượng Cholesterel thấp nhưng bệnh nhân
vẫn bị stroke hay nghẽn tâm mạch hoặc mạch máu bị xơ cứng nên cần phải thông.
Những mạch máu bị xơ cứng v́
lượng Calcium dư thừa lưu hành tự do trong máu sẽ t́m kết hợp với những
cholesterol có sẵn trong mạch máu, dần dần mạch máu sẽ trở nên cứng đơ không co
dăn được, khiến áp huyết tăng lên tâm mạch tắc nghẽn.
Nhưng nếu Tết đến không ăn gị
thủ, bánh chưng gói thịt ba rọi đời chắc thiếu một chút mỡ màng cho ngày Tết và
nếu chúng ta gầy ồm như cụ Nghè Nguyễn Khuyến chúng ta cứ việc ăn thịt kho đông,
gị thủ má lợn v́:
“Tớ chẳng giàu mà cũng chẳng
sang
Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng
nhàng”
Phải không các bạn?
Hoặc giả chúng ta ăn cho vui
đừng ăn cầu no như cụ Nguyễn Công Trứ đă tả
“Ngày ba bữa vỡ bụng rau b́nh
bịch,
Người quân tử ăn chẳng cầu no”
Chúng ta ăn kiểu người quân tử,
há ǵ sợ chút cholesterol ngày Tết.
Q2
|
|
|
|