E-Báo Bính Thân CPL
Ăn Tết
Bồ Câu Và Thân Thuộc
Buổi Họp Mặt Bất Ngờ
Cá Lia Thia
Câu Đối Ngày Đầu Xuân
Chân Phước Liêm Bỏ Túi
Chuyến Du Lịch Của Tôi
Chuyện Tình Ngày Mất Nước
Chuyện Về Chúa Jesus
Chuyện Về Hoa Mai
Chuyện Vui Cười 1
Chuyện Vui Cười 2
Chuyện Vui Cười 3
Củ Khoai Từ
Cười Thấm Thía
Dòng Đời
Đất Nước Mình
Định Nghĩa Tình Yêu
Đón Thu Tạ Ơn Thầy Cô
Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa
Đừng Viết Sai Lịch Sử
Em Còn Nhớ Mùa Xuân
Ghi Ơn Chiến Sĩ QLVNCH
Hãy Yêu Mẹ Khi Còn Có Thể
Không Tên
Khúc Phù Du
Kỷ Niệm Thời Học Trò
Lái Thiêu Thập Nhất Xã
Lời Chúc Tết cho tuổi lá thu phai
Lời Cho Bố
Lời Dâng Cho Mẹ
Một Chuyến Đi Thăm Thầy
Một Góc Nhìn Buổi Đ.H.CPL
Mừng Tuổi Thọ Thầy
Năm Thân Nói Chuyện Khỉ
Ngày Đầu Năm Cười Một Phát
Nhớ Ơn Người Làm Vườn
Oan Trái
Phong Tục Ngày Tết Nguyên Đán
Tản Mạn Về Nguyễn Bính
Thần Dược
Thằng Vọng Việt
Thầy Bật Của Tui
Thầy Giáo Của Em Tôi
Thơ Hà Huy Dziệu
Thơ... Kể Chuyện
Thư Ngỏ
Thương Hoài Ngàn Năm
Thương Tiếc
Tìm Hiểu Về Chùa,Đình,Đền
Tôi Đi Tìm Lại Một Mùa Xuân
Trồng Lan Cattleya
Tuổi Hưu
Vọng Về Cố Quốc

 


 
 
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

CÁ LIA THIA

       Việc chuẩn bị cho đại biểu Cá Lia Thia lên thuyết trình rất tốn kém và mất nhiều thì giờ. Đội khuân vác Ngưu tộc phải khiêng lên bục thuyết trình đại diện Cá Lia Thia, một lão Cá Xiêm mặc quần áo xanh đỏ sặc sỡ, nằm trong một bồn nước. Đội âm thanh Hoàng Yến và Bạch Yến làm việc căng thẳng vì lão Cá Xiêm nói từ dưới nước vọng lên rất khó nghe. Chị Vẹt huy động một đoàn nữ thông dịch viên quốc tế thuộc gia đình Két, Nhồng, Cưỡng, Sáo để thông dịch nội dung bài thuyết trình của lão Cá Xiêm ra Thử ngữ, Trư ngữ, Hầu ngữ, Hổ ngữ, Báo ngữ, Sư Tử ngữ, Tê Giác ngữ, Hà Mã ngữ, Tượng ngữ, Mã ngữ, Ngạc ngữ, Xà ngữ v. v.

Dưới hội trường một đại diện Điểu tộc có vẻ bực dọc. Ông ta lầm bầm trong miệng: "Thằng này nhỏ mà lớn lối đáng ghét."

Đại biểu Cá Lia Thia yêu cầu giàn nhạc Ve và Dế tạm ngừng hoạt động để ban nhạc Betta hoà tấu bản Sông Nước Mekong và Dòng Menam Mến Yêu.

Giàn nhạc Betta vừa chấm dứt bản Dòng Menam Mến Yêu thì lão Cá Xiêm từ dưới đáy hồ cất tiếng đọc bài tham luận về tộc Betta của ông ta.



Người Việt Nam gọi chúng tôi là Cá Lia Thia. Cũng có người gọi là Cá Thia Thia. Chúng tôi là Ngư Võ Sĩ mặc võ y xanh, đỏ, vàng sặc sỡ. Chúng tôi sống khắp các vùng sông nước có khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới hay khí hậu đại dương. Chúng tôi sống dưới các ruộng lúa, ở những vùng nước chảy chậm hay những ao hồ không thông thương với sông hay suối. Cá Lia Thia được xem là Cá hiếu chiến được nuôi dưỡng để đá độ. Theo cách gọi tên của Việt Nam ta có ba loại Cá mang tên Cá Lia Thia:

1. Cá Lia Thia Ta tức Cá Lia Thia bắt trong nước. " Ta" ở đây là " nước ta" tức nước Việt Nam. Thường thường Cá sống dưới ruộng hay ở những vùng nước phèn. Cá Lia Thia ta nhỏ con; mặc áo quần màu vàng; hai vi màu đỏ thắm; kỳ và đuôi màu xanh và đỏ. Vì Cá màu vàng nên người ta còn gọi là Cá da Bò. Kinh nghiệm của người đá Cá cho thấy Cá da Bò không phải là những Ngư Võ Sĩ danh tiếng. Điều kiện sống của các anh ấy nghèo nàn. Môi trường sống không đòi hỏi sự phấn đấu tích cực.

,.


2. Cá Lia Thia Tàu thực tế không đúng nghĩa là Cá Lia Thia. Đó là các anh chị Cá mặt to, bụng bự, đuôi dài và rộng. Các anh chị này chậm chạp và hiền hoà không thích gây sự với ai cả. Các anh chị Lia Thia Tàu này được xem như gốc ở bên Tàu. Anh chị ăn mạnh lắm. Thân hình nặng nề và di chuyển chậm chạp. Quần áo của anh chị mặc rất đẹp. Khi thì quần áo vàng. Khi thi đỏ- trắng. Lúc thì đen- trắng. Quần áo màu nào trông cũng đẹp mắt. Nhiều người không chịu gọi các anh chị ấy là Cá Lia Thia Tàu vì họ không thuộc giai cấp Ngư Võ Sĩ. Có người chỉ gọi các anh chị ấy là Cá Tàu không biết có phải quê quán bên Tàu hay không, chỉ biết rằng các anh chị ấy nằm trong chai lọ trong các tiệm bán hồ cá, rong biển và Cá cảnh của người Tàu. Các anh chị ấy thường sống chung hồ với các anh chị Cá màu khác như thường thấy trong các hồ Cá cảnh ở Hong Kong. Người Anh gọi các anh chị mắt lồi, bụng bự và áo quần luộm thuộm này là Goldfish (Carassius auratus; g. d: Cyprinidae). Người Việt Nam thường chế nhạo những người lười không ra lười, hăng say không ra hăng say; nhút nhát không ra nhút nhát; can đảm không ra can đảm; dấn thân không ra dấn thân mà tháo chạy không ra tháo chạy là những người lơ lửng con Cá vàng.

3. Cá Phượng là Cá Lia Thia ăn mặc rất đẹp. Áo quần sặc sỡ và rộng thùng thình. Kỳ, vi, đuôi dài màu đỏ rực. Cá Phượng thuộc giai cấp Ngư Võ Sĩ nhưng không được loài người dùng trong các cuộc đấu vì cách ăn mặc rườm rà và luộm thuộm của các anh ấy.
 


4. Cá Xiêm là loài Cá đá to lớn gốc ở Xiêm. Người Việt Nam gọi là Cá Xiêm vì nguồn gốc Xiêm La của nó. Người Anh cũng gọi tương tự Siamese fighting fish ( Cá đá Xiêm La hay Cá Lia Thia Xiêm). Cá Xiêm được tìm thấy nhiều từ tỉnh cực bắc Thái Lan như Chiang Rai xuống tỉnh Phang Nga ở phía Tây Nam hướng về Mã Lai. Các nhà động vật học Tây Phương ban cho dòng họ Cá Xiêm tên khoa học Betta splendens (tên cũ Micracanthus marchei) thuộc gia đình Osphronemidae.

Tên gọi thông thường là:
 
Anh Thái Lan Việt Nam
Siamese fighting fish Ikan beta Cá Xiêm
Betta fish Pla-kad  

Loài người cho rằng dòng Betta chúng tôi rất hung dữ. Họ liệt chúng tôi vào động vật ăn thịt sống và đẻ trứng. Thức ăn được ưa thích của chúng tôi phải có chất thịt và tròng đỏ hột gà. Chúng tôi ăn trùn huyết, lăn quăn, rong, rễ lục bình, rễ bèo. Loài người chê chúng tôi vì ăn thịt cả con cái mình! Họ cũng chê chúng tôi vì cảnh:

Cá lớn nuốt cá bé.


Trong trạng thái hoang dã chúng tôi bị các Cá lớn khủng bố. Chim muông, Chồn Cáo, Mèo không ngừng đe doạ. Khi bị loài người bắt đem về nhà họ nhốt chúng tôi trong một cái chai cắt ở cổ chai hay trong một cái khạp, cái lu nhỏ đầy thức ăn như rong, bèo và lục bình. Mỗi khi thay nước người ta dùng một cây vợt làm bằng vải hay vải mùng vớt chúng tôi ra một cái chậu đầy nước nơi chúng tôi tạm nghỉ vài tiếng đồng hồ trước khi trở về nơi cư trú cũ.

Tuổi thọ trung bình của Cá Lia Thia chúng tôi xê dịch từ 02 đến 03 tuổi. Tuổi thọ tối đa là 05 tuổi. Trong trường hợp phải ra đấu trường tuổi thọ không thể đoán trước được. Cá Lia Thia chúng tôi là động vật đẻ trứng. Cá được 03, 04 tháng tuổi thì bắt đầu có người yêu. Người ta lựa một Cá Lia Thia nam khoẻ mạnh để giao tình với một Cá Lia Thia nữ cũng được tuyển giống kỹ lưỡng. Cá Lia Thia nam và nữ phân biệt qua:

- chiều dài: nam thường dài từ 05 - 07 cm (tuỳ theo giống Cá) và nữ dài lối 04 - 05 cm
- màu quần áo Cá Lia Thia nam sặc sỡ và đậm hơn quần áo của các chị. Quần áo Cá ta màu vàng da Bò. Quần áo Cá Phượng rộng và dài, màu đỏ- tím. Quần áo Cá Xiêm màu xanh lá cây hay xanh dương sẫm. Vi màu đỏ; kỳ màu xanh- đỏ.
- kỳ, vi và đuôi của Cá Lia Thia nam dài và màu sắc đậm hơn kỳ, vi và đuôi của Cá Lia Thia nữ.
- Cá Lia Thia nữ không đấu đá. Nhận xét này có thể sai đối với Cá Xiêm nữ.



Cá Xiêm nam vừa hiếu chiến vừa hung bạo trong ngày hợp hôn. Chính các anh phải làm ổ trên mặt nước bằng bọt nước nhỏ trắng tinh (bubble nest). Các chị Cá có vẻ thẹn thùng và lo sợ trong cuộc gặp gỡ với kẻ khác phái xa lạ này. Các chị bỏ chạy quanh ổ. Các anh Cá Xiêm đuổi theo và có khi hành hung các chị đến nỗi sau cuộc ái ân vi, vảy của các chị bị trầy trụa. Khi các chị ngừng chạy và đầu chúc xuống đáy hồ, một dấu hiệu chấp nhận tình yêu, cuộc ái ân bắt đầu. Trong lúc giao tình trứng rụng. Các anh phải dùng miệng đớp trứng không cho trứng chìm xuống đáy lu hay hũ. Xong trứng được lên ổ. Cuộc ái ân có thể kéo dài hàng giờ. Sau đó các anh Cá Lia Thia cha đuổi các Cá mẹ tránh xa ổ. Nếu không Cá mẹ sẽ ăn hết trứng! Tình mẫu tử của Ngư tộc kém lắm thưa quí vị. Từ giờ phút này Cá cha săn sóc trứng trong ổ. Khoảng 36 - 48 tiếng đồng hồ sau trứng nở ra những ấu nhi nhỏ như cọng chân nhang và không có màu sắc rõ rệt. Suốt thời gian chăm sóc trứng, Cá cha nhịn đói. Sau khi trứng nở người ta vớt Cá cha ra. Nếu không lại xảy ra tình trạng Cá cha ăn Cá con. Mỗi chị Cá Lia Thia sinh lối 100 - 150 trứng. Khoảng 100 ngày sau khi nở, Cá con trưởng thành và có hình hài và màu sắc như cha mẹ của họ. Cá Lia Thia nam bắt đầu đấu đá nhau trong lu.

Cá đá được chăm sóc sức khoẻ và được bảo vệ an ninh chặt chẽ vì bọn Bích Hổ hay dùng đuôi để câu Cá để ăn. Cá đá hiếu chiến cắn đuôi và bị giựt lên khỏi mặt nước trong chai để làm mồi cho Bích Hổ tức bọn Thằn Lằn trong nhà của loài người. Loài người nuôi Cá đá trong một cái chai rộng rãi đặt ở nơi không chói ánh sáng mặt trời. Họ dùng một tấm giấy cứng không cho các Cá đá gặp mặt nhau để đá bóng vào chai làm tà mỏ. Họ cho Cá đá ăn thức ăn bổ dưỡng để Cá khoẻ mạnh nhưng không cho béo phì để trở nên chậm chạp khi đấu đá. Thức ăn bổ dưỡng gồm tròng đỏ hột Gà, trùn huyết, lăn quăn, ấu trùng của gia đình nhà Muỗi. Trong nước mưa có trứng Muỗi nở ra lăn quăn làm thức ăn cho Cá Lia Thia. Người ta cũng dùng xác mía cho vào lu nước để Muỗi sinh trứng hầu có lăn quăn. Cá Xiêm là võ sĩ nhà nghề nặng cân. Để bảo tồn sức khoẻ, loài người cô lập các anh Cá Xiêm không cho thấy mặt người đẹp Betta.

Đá cá là một thú giải trí và cờ bạc được tìm thấy ở các quốc gia Á-Phi và Châu Mỹ La Tinh. Nó cũng được tìm thấy ở các thành phố lớn ở Hoa Kỳ như Atlanta, Los Angeles, New York nơi có cộng đồng người Á Châu hay Hispanic. Ở Hoa Kỳ, Chile, đá Cá được xem là bất hợp pháp. Nơi đá Cá rất ồn ào. Đá Cá trở thành môn cờ bạc vì người ta cá độ Cá thắng và Cá bại. Dù luật pháp ngăn cấm, trên thực tế đá Cá vẫn thịnh hành ở vài quốc gia Á Châu và Châu Mỹ La Tình.

Cá Xiêm rất gan dạ. Một trận đá Cá Xiêm có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ. Cá ăn vi, vảy của nhau trong lúc đấu đá. Có khi cả hai đối thủ đều mù loà, tà mỏ nhưng hai đối thủ vẫn đâu mỏ vào nhau cố buộc đối phương phải đầu hàng bằng cách bỏ chạy.



Đá Cá Xiêm có vài bất tiện đối với người nuôi và đá cá. Vì:
a. mất nhiều thì giờ
b. sau trận đấu Cá thắng và Cá bại đều tàn tật

Vì những bất tiện này người ta thích đá Cá ta hơn là đá Cá Xiêm. Để có Cá ta mạnh khoẻ và to lớn người ta tìm cách lai giống Cá ta với Cá Xiêm.

Đá Cá, đá Gà, đá Dế là thú vui của các dân tộc Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cá Xiêm, Gà Nòi, Gà Tre, Gà Cồ, Dế Than, Dế Lửa, Dế Út Tiêu đều là những động vật bé nhỏ nhưng hiếu chiến và hiếu thắng. Cá, Gà, Dế thắng trận nào cũng ăn thịt hay uống máu đồng loại của mình. Đôi khi đồng loại ấy cùng chung huyết thống với họ nghĩa là cùng cha, cùng mẹ và cùng ổ, cùng bầy, cùng đàn.

Thưa quí vị, loài người thâm hiểm lắm. Họ cho Cá Xiêm vài con lăn quăn hay trùn huyết để bắt các anh ấy đấm đá đến trầy vi, tróc vảy, mù mắt, tà mỏ. Kẻ thắng, kẻ thua đều không còn giá trị lợi dụng. Thế là họ liệng dòng họ Betta ra ngoài để nuôi gà. Cho Gà ăn xong họ gây ra cảnh:

Gà nhà bôi mặt đá nhau

Trong cộng đồng Kê tộc.

Loài người bắt Điểu tộc nhốt trong lồng, bỏ Ngư tộc trong chậu. Cái lồng là ngục thất của Chim và cái chậu là khám đường của Cá. Họ thừa biết như vậy. Họ vẫn hô hào Tự Do khi nói:

Cá chậu, chim lồng.

Nhưng họ vẫn muốn có nhiều ngục thất để giam cầm muôn loài động vật chúng ta. Đó là sự ích kỷ và mâu thuẫn của loài người. Họ muốn được TỰ DO nhưng họ lại thích giam cầm người khác.

(Dưới hội trường có tiếng vỗ tay vang dội. Sư Tử, Cọp Rằn, Beo, Gấu và Mãng Xà lạnh lùng nhìn lão Cá Xiêm. Lão Cá Xiêm sửa lại cặp cà vạt đỏ và cặp kiếng đặc biệt dành cho Ngư tộc rồi tiếp tục đọc tham luận).

Thưa quí vị, chúng tôi quá nhỏ bé để đại diện cho Ngư tộc trên diễn đàn này. Chúng tôi xin mạn phép nói sơ qua tội ác và sự kiêu ngạo của loài người trong việc tàn sát Ngư tộc. Các anh Cá lớn ngoài biển khơi bị loài người bắn giết máu nhuộm đỏ cả đại dương. Thịt các anh ấy được bán để nhà hàng làm món steak. Các loại Cá nhỏ thì làm mắm nêm, mắm bù- hóc hay làm nước mắm. Họ dãy dụa và chết rã rục dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời miền nhiệt đới và dưới độ mặn kinh hoàng của những lớp muối dày đặc. Ngư tộc nuôi loài người nhưng loài người không ngừng chê bai, khinh miệt đại gia đình Ngư tộc với những câu chua chát như:

Cá lớn nuốt cá bé
Cá không ăn muối cá ươn.
Cá luỵ vì mồi.
Cá mè một lứa
Cá nằm trên thớt
Cả sảy là cá lớn
Cá mè đè cá chép.
Cá đối bằng đầu.
Cá thối rắn xương.

Quí vị đừng vội phản ứng trước những lời lẽ khinh miệt của loài người đối với cộng đồng động vật chúng ta. Thực sự những lời nói ấy phản ánh trọn vẹn những gì mà loài người đã làm trong cộng đồng của họ. Họ há không gọi những người đại tham nhũng của họ là Cá Mập? Xã hội loài người là xã hội có tổ chức nhưng có phải đó là xã hội hoàn bích không? Chuyện ấy họ rõ hơn chúng ta.

Dù sao loài người cũng có trí khôn khi họ dùng hình ảnh của Ngư tộc để tạo sức mạnh, sự khôn ngoan và hạnh phúc cho mình với những câu:

Cá mạnh vì nước.
Cá cả ở vực sâu.
Cá nước sum vầy.
Cá nước duyên ưa.

Riêng về tộc Betta chúng tôi ca dao Việt Nam có câu:

Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.




Tuổi thọ trung bình của Cá Lia Thia chúng tôi xê dịch từ 02 đến 03 tuổi. Ngay khi được 04 tháng tuổi chúng tôi đã được huấn luyện Ngư võ thuật. Không biết tiền căn nghiệp chướng của dòng tộc Betta như thế nào mà phải đấm đá nhau vô tận. Tuổi già không yên thân. Áo quần rách nát, mình đầy vết thẹo, vi vảy trầy trụa, thân hình đầy ghẻ lở. Mỏ bị tà đau nhức đến nỗi gặp lăn quăn cũng không còn muốn ăn. Ở tuổi yêu nữ phái Betta thì bị cô lập để lo luyện tập cách cắn xé độc hiểm. Miệng không phải để ăn mà để cắn xé những võ sĩ dòng Betta. Bây giờ miệng dùng để ăn thì lại ăn không được. Lửa tình nguội lạnh thì bị loài người cưỡng bách chung sống với nhiều goá phụ dòng Betta để truyền tử lưu tôn tông tộc Betta. Đời là thế! thưa quí vị.

Trưởng lão Cá Xiêm Chiang Rai, Tiêm La Hộc.
 
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.


--------------------------------------------
Hình ảnh trong bài a2a trích từ internet


Trang Phạm Đình Lân
art2all.net