Trong giới trí thức thời thuộc Pháp, nhiều người đă đi tiên phong trong một số phạm vi khai triển
tri thức. Những công tŕnh trước tác của họ được xem như là những tác phẩm quốc-ngữ đầu tiên trong
những thể loại văn học như lịch sử (Việt-Nam Sử-lược của Trần Trọng Kim), triết học (Nho-giáo của Trần
Trọng Kim), văn hoá (Việt-Nam Văn-hóa Sử-cương của Đào Duy Anh), văn xuôi đoản thiên tiểu thuyết
(Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học), văn xuôi truyện dài (Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách), văn thơ lăng
mạn (Tương Phố), văn tả chân (Vũ Trọng Phụng), văn vần (T́nh Già của Phan Khôi), giáo khoa (những
sách văn học và văn học sử của Dương Quảng Hàm), phóng sự...
Nhờ phương tiện truyền thông mới là báo chí, lớp trí thức tân học đă ảnh hưởng đến một số đông
người hơn ngày xưa khi các bản văn truyện c̣n phải chép tay rồi chuyền cho nhau đọc. Giới trí thức đă
dùng báo, rồi về sau là sách, để truyền bá những tư tưởng của họ.
Về phương diện thi ca, thời kỳ bộc phát của “thơ mới” được xem như khởi đầu với bài thơ T́nh
Già của Phan Khôi (Phụ Nữ Tân Văn, 10 Mars 1932, Sài-g̣n). Qua bài thơ này, Phan Khôi chỉ có ư định
dùng một lối thơ nào có thể diễn tả được hết tư tưởng của ḿnh, chứ chưa đặt ra vấn đề “thơ mới thơ cũ”.
Ông dự định “đem ư thật có trong tâm khảm ḿnh tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi
niêm luật ǵ hết” (Hoài Thanh, Thi-nhân tiền-chiến) . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .
Xem Bài Viết
|