Click Here To Enter
HCHSTTH Đa Minh Sông Mao
E-Báo CPL Mục Lục:
 - Thơ Ngỏ
 - Cảm Tác Xin Cho Tôi
 - Chiều Ba Mươi Tết
 - Chuyện Bây Giờ Mới Biết 1
 - Chuyện Bây Giờ Mới Biết 2
 - Chuyện Ngày Sinh Nhật
 - Chuyện T́nh Đă Tỏ
 - Đại Hội Chân Phước Liêm
 - Đôi Mắt Người Xưa
 - Đừng Quên Ngày Quốc Hận
 - Gói Tết Tuổi Thơ
 - Hồi Tưởng
 - Hợp Tan
 - Lá Thư Tháng Tư
 - Lời Tạ T́nh Cho Cha
 - Lời Tạ Từ Cho Mẹ
 - Mơ Ước
 - Nái Lói
 - Nắng Hạ Gợi Nhớ Bạn Hiền
 - Những Thằng Bạn Con
   Bạn Thời Cắp Sách

 - Sớ Táo Quân
 - Ta C̣n Nợ Nhau
 - Tâm T́nh Thằng Bạn Già
 - T́nh Cha
 - Trang Hỏi Đáp Vấn Kế
 - Trên Đường Ra Bắc
 - Xin Cho Tôi
Sưu Tầm Ngày Xuân
 - Đón Xuân với Dưa Hấu
 - Ngày Tết nói chuyện Hoa
 


 
 
T́nh Cha

Ḷng Mẹ bao la như biển Thái B́nh dạt dào
T́nh Cha to lớn tựa hồ biển Đại Tây Dương


Không c̣n ǵ đau buồn bằng cái ngày mà tôi được tin người Cha kính yêu của tôi đă  ra đi... Tôi thật sự đă mất Cha vĩnh viễn rồi sao? Người tôi đă đổ ngă xuống như thân cây gỗ bị mục nát lâu năm, chung quanh tôi cảnh vật như cuồng quay bàng hoàng, ḷng tôi xe thắt như bị ai dày xiết. Niềm đau đớn đến tột cùng, tôi tự ư không đến sở đi làm như thường nhật đă 3 ngày rồi không có phép... Thật là xâm ḿnh!

Tôi gào tôi khóc miên man
Trời xanh hỡi trả Cha già cho tôi

Đến ngày thứ tư th́ tôi đă nhận được
điện thoại của người bạn gái thân cùng làm chung sở gọi cho tôi để thăm hỏi và cho biết là tất cả trong sở rất quan tâm và lo lắng cho tôi, không biết có chuyện ǵ xẩy đến với tôi hay không? Sau khi được tôi tŕnh bày th́ bà Priscilla Duarte đă an ủi tôi. Bà c̣n nói rằng: Kim ơi! Bạn đă nghỉ việc không xin phép 3 ngày rồi, tôi biết bạn có chuyện buồn rất lớn nhưng đừng quên gọi vào sở để mà xin phép xếp nhé, không thôi là phiền lắm đấy. Bà PD như thầm nhắn gởi cho tôi một thông điệp nào đó!! Như: Có c̣n nhớ lúc nộp đơn để thi xin việc này không? Ḿnh phải nộp những chứng chỉ đă theo học cho phù hợp, v́ ngành "Thư Kư Điệu" th́ chắc hẳn phải có cả bằng đánh máy kèm theo nộp thêm vào. Có 286 thí sinh dự thi, nhưng họ chỉ lấy 10 người đă đậu đầu sổ, tuy là tôi đă đậu hạng thứ 7 nhưng phải ngóng chờ tới 2 năm sau mới được gởi đi thi phỏng vấn để nhận việc ở tại văn pḥng đang cần thêm nhân viên. Cả 10 người được gởi đến đó, dĩ nhiên là chỉ có một người được nhận thôi; Họ lại tiếp tục gởi những người c̣n lại đến những văn pḥng kế tiếp trong số 25 Phân Bộ của cơ quan Tổng Bộ thuộc Thành Phố.

Tôi đă bừng tỉnh sau một cơn mê buồn kinh hoàng như chưa một lần bị trải qua. Những giọt buồn vẫn nhỏ xuống đều trên tôi, nhưng tôi vẫn phải gắng gượng lắm mới tự gọi điện thoại để xin phép, cũng để xin lỗi với xếp. Ông xếp của tôi đă không bắt lỗi, lại c̣n tội nghiệp và châm chước cho tôi nữa; Ông c̣n cho phép tôi nghỉ thêm những ngày sau đó để lo mọi việc cần và t́m lại an b́nh trong tâm hồn. Tôi thầm cảm ơn Ông. Xếp của tôi, Ông Steve Wilson là một vị kỹ sư "Civil Engineer", trưởng ban cầu cống, đường xá của Thành Phố San Jose, Ông cũng là vị kỹ sư trưởng đă đảm nhiệm việc xây cất lại toàn khu sân bay của San Jose Airport. Ông là người đă nhận tôi, cho tôi cơ hội được làm nhân viên của Thành Phố SJ, trực thuộc trong Ban Kỹ Sư của Ông. Bà Yollie Wilson là trưởng Ban Tài Chánh cùng làm trong Phân Bộ với chúng tôi.

Sau một thời gian làm việc chung sở, chúng tôi đă trở thành bạn, cả hai gia đ́nh qua lại thăm viếng nối kết t́nh thân với nhau. Tuy vậy, trong tôi bao giờ cũng tỏ ra rất kính nể và biết ơn gia đ́nh Ông Bà Wilson. Tất cả chúng tôi đều được hưởng quy chế tốt của Thành Phố, nên tôi đă về hưu vào tuổi 55, và vẫn c̣n ǵn giữ t́nh bạn cho đến bây giờ; Rồi cũng nhờ vào những ân t́nh này, tôi có được cơ hội về hưu sớm để có những ngày tháng t́nh nguyện ở nhà chăm nom các cháu thương yêu của ḿnh. Chúng tôi cùng một ḷng cầu xin ơn trên ban cho t́nh bạn trên 25 năm của chúng tôi luôn là những kỷ niệm đẹp măi như xưa. Những sự giúp đỡ, thương mến, thi ân của gia đ́nh Ông, tôi luôn trân quư những ân t́nh hiếm quư này và ghi khắc ở trong ḷng bây giờ và măi măi.

Tôi c̣n nhớ cái hồi Ba tôi đă đổi về Miền Trung, tôi được vào học Tiểu Học ở nội trú trường các Bà Sơ cả Tây lẫn Việt. Trường Saint Paul Thánh Tâm Đà Nẵng gần ngay bờ sông Đà Nẵng rất đẹp và nên thơ, lại có cả Nhà Thờ trong khuôn viên của trường học nữa. Mới quen trường, quen bạn và cả các Sơ Giáo được vài năm, Ba tôi lại được thuyên chuyển về SàiG̣n.
|Đời quân nhân của Cha tôi là thế đó!!
Tôi lại phải tập làm quen với trường Tiểu Học Tân Sơn Hoà, ở Tỉnh Gia Định, rồi lại có bạn mới, Cô Giáo mới nữa. Cô Giáo mới của tôi tên Nguyễn Thị Hồng Hoàng. Cô đă dạy tôi lớp 4 và 5, Cô đẹp lại diệu hiền, trang phục của Cô mỗi ngày đều sang trọng và đẹp như trong mơ. Tṛ nào cũng mong mỏi được Cô cho ôm tập vở của lớp theo Cô về nhà của Cô. Tôi may mắn v́ nhà tôi ở rất gần nhà Cô, nên cũng thường được Cô sai bảo. Có lần, khi Cô có tin vui các tṛ trong lớp lại được Cô Giáo nhờ đi mua xoài chua, cóc ổi, me ngào hoặc nước đá chanh xí muội. Mỗi lần được làm nghĩa cử đẹp, giúp Cô th́ tất cả các tṛ như nhặt được vàng, vui sướng hân hoan ra mặt, luôn hấp tấp, đi ngay mau mau lên, không thôi nhỡ Cô đổi ư th́ sao. Cô Giáo Hồng Hoàng luôn là "Thần Tượng" của các tṛ trong lớp, chứ không riêng ǵ ḿnh tôi.
Sau đó gia đ́nh tôi lại dọn về G̣ Vấp ở phía mặt sau của Tổng Y Viện Cộng Hoà, cũng gần với Ngă Năm "Chuồng Chó", (v́ có Trại Quân Khuyển ở gần đó nên người đời đặt tên vậy cho tiện, lại dễ t́m kiếm nhà). Cũng đúng vào đầu niên học mới bắt đầu nên Cha Mẹ tôi đă xin cho chị em tôi vào học ở Trường Chân Phước Liêm. Kể từ đó tôi được vào học lớp vỡ ḷng Đệ Thất, tôi lại có bạn mới và Thầy mới. Tôi bây giờ chỉ c̣n nhớ đă là học tṛ của quư Thầy: Hà Thúc Như Quí, Trần Đ́nh Thành, Lê Phổ,  Nguyễn Địch Choát, Đỗ Hữu Nghiêm và Đặng Đăng Giai.
Tôi đă bắt đầu biết quư Thầy, yêu bạn, lại mến luôn cả hàng Phượng Vỹ ở sân trường. Những năm Trung Học ở Trường CPL là một thời quư báu nhất. Trong gia đ́nh th́ có Cha Mẹ, c̣n ngoài học đường th́ có Thầy Cô. Tôi luôn kính mến, trân quư và ghi ơn quư Thầy Cô đă huấn luyện và dạy dỗ tôi nên người. Tôi cũng rất cảm phục quư Anh Chị Em trong ban thành lập và tổ chức đă bỏ thời giờ quư báu của riêng ḿnh mà đă nỗ lực để ǵn giữ www.chanphuocliem.com cho tất cả quư Cựu CPL đă t́m ra nhau sau hơn 40 năm dài cách biệt, điều mà tưởng chừng như đă thất lạc nhau luôn rồi; Nay được nối lại ṿng tay thân ái toàn cầu, trong số đó có cả tôi vừa t́m lại được Thầy và bạn hữu quư mến của tôi vào cuối mùa thu năm 2013. Có đôi lúc tôi cứ ngỡ ḿnh đang mơ, c̣n ǵ hạnh phúc cho bằng khi đă đến tuổi xế chiều này mà c̣n cái may mắn được gặp lại Thầy Cô và bạn hữu của ḿnh thuở xưa.

Ta vẫn c̣n là ta của thuở nào
Của trời lưu luyến, nhạt nhoà hương xưa
Hàng Phượng Vỹ giờ đây đă vắng bóng
Trời vàng quyện gió, tưởng chừng phượng rơi


Tôi rất xúc động khi được gặp lại Thầy Cô Trần Đ́nh Thành, Thầy Cô Đỗ Hữu Nghiêm. Ước chi sẽ được gặp lại tất cả quư Thầy Cô đă dạy học cho tôi thuở xưa, để chính ḿnh nói lên lời tạ ơn. Nhất là Thầy Hà Thúc Như Quí đă là Thầy dạy Việt Văn cho tôi, vừa là môn tôi ưa thích và có chút ít năng khiếu cũng như môn sinh ngữ Anh Văn vậy. Tôi chưa có hân hạnh được diện kiến Người, chỉ mới được nói chuyện trong điện thoại, hoặc liên lạc bằng Email thôi. Lời Thầy giảng dạy khi xưa vẫn c̣n văng vẳng đâu đây, đă cùng được hoà theo với những vần thơ lục bát bị làm đột xuất để nộp cho Thầy, thay v́ trả bài như thường lệ vẫn chưa hề mờ phai trong tôi.
Tôi hiển nhiên đă gặp lại quư bạn học cùng lớp của thuở xưa như: Bạn hiền Nguyễn Thị Thập, Bùi Thị Quư và vợ chồng bạn Nguyễn Thị Hậu khi về thăm gia đ́nh ở tại miền đất San Jose của chúng tôi. Tôi lại c̣n được nói chuyện trên điện thoại và Email qua lại với bạn Trần Thị Kim Chi. Hy vọng tôi sẽ c̣n gặp được nhiều bạn khác đă học chung lớp nữa. Riêng bạn hiền Quư Bùi th́ hiện ở rất gần Thành Phố của tôi, nên chúng tôi vẫn thường hay có dịp gặp gỡ, hàn huyên cho bơ những năm tháng cách trở của thời học tṛ đă qua. Tôi c̣n nhớ, hôm QB chở tôi đi đến thăm gia đ́nh bạn hiền NTHậu, cả ba chúng tôi ôm chầm lấy nhau, nét mặt hân hoan, mừng rỡ tâm sự hàn huyên không ngớt lời. Chúng tôi cùng đồng ư với nhau là, chúng ḿnh phải tạ ơn Chúa đă rèn luyện cho ḿnh qua những thử thách, bươn chải khó khăn cho nên bây giờ ư chí của ḿnh mới được dẻo dai và bền vững như vầy. Nào là chuyện ngắn, chuyện dài của những kỷ niệm ngày xưa chợt lại trở về với chúng tôi vào một buổi chiều đông....nhẹ nhàng....lành lạnh....sương mờ che lấp khuất như đă quên cả lối về.

Tôi vẫn nhớ trong khuôn viên của Trường CPL, vừa đi vào cổng trường, bên phía trái là nhà thờ Đa Minh Mân Côi. Mỗi khi đến trường sớm hơn giờ học, hoặc vào giờ ra chơi, chúng tôi thường đi đến Đài Đức Mẹ để nguyện cầu. Vào thời điểm ấy, Linh Mục Nguyễn Triền Miên là Bề Trên của họ đạo Mân Côi, và Ngài hẳn đă là Hiệu Trưởng của Trường Chân Phước Liêm thân yêu khi xưa. Học trường CPL, gia đ́nh tôi cũng đi lễ nhà thờ Mân Côi. Cũng Ngôi Thánh Đường này, vợ chồng tôi đă được Linh Mục Nguyễn Ngọc Từ làm lễ cưới và ban Phép Hôn Phối cho vào Ngày 29 Tháng 12, Năm 1974. Vỏn vẹn chỉ 4 Tháng và 1 Ngày, Thủ đô SàiG̣n đă thất thủ, đổi tên khuất ấn dấu. C̣n ǵ nữa đâu hỡi người ơi!!

Gia đ́nh tôi mỗi lúc một đông người hơn, tôi là chị đầu đàn của 9 người em vừa em trai lẫn gái. Như vậy gia đ́nh tôi là 12 người mà chỉ trông nhờ vào đồng lương của Ba tôi. Hai Mẹ
con tôi nhận hàng đồ lố đem về nhà để may, đồ này là hàng bỏ mối của xưởng may mà Bác Nghĩa là họ hàng bên Mẹ tôi làm chủ. Hai Bác đă dành ưu tiên cho Mẹ con tôi được chọn lựa mẫu hàng nào mà ḿnh thích may. Tiền thù lao này kiếm được cũng là món thêm thắt để phụ với Ba tôi.
Mẹ tôi vẫn thường nói tôi là cánh tay mặt của Cha Mẹ. Bởi v́ mẹ tôi c̣n phải chăm sóc các em c̣n rất nhỏ, nên tôi phải cùng với cô em gái kế tôi là Kim Thanh thay phiên nhau đi chợ và lo vấn đề ẩm thực cho cả gia đ́nh. Gạo muối đường, dầu hôi hay than cùng các thực phẩm lên giá hay xuống tôi cũng rành sáu câu. Nếu không theo sát thực th́ biết ǵ mà lo, c̣n tôi biết nhiều nên coi như bị ràng buộc vào tâm. Sau cuộc đảo chánh 1963 t́nh h́nh chính trị Miền Nam Việt Nam trở nên rối ren thiếu ổn định. V́ vậy mà một số gian thương vô tâm đă lợi dụng t́nh thế làm giá và đầu cơ tích trữ gạo trong một thời gian khá lâu, làm cho dân chúng trong nước hoang mang lo sợ và bị ảnh hưởng rất lớn. Để ngăn chận sự khủng hoảng kinh tế cho nên Chính Phủ đă phải đưa ra những biện pháp rất mạnh cùng với h́nh phạt nặng nề để răn đe những gian thương và quân b́nh lại đời sống cho dân lành vào thời buổi kinh tế kiệm ước. Có nhiều hôm tôi băn khoăn tự hỏi, sao ḿnh không kiếm việc đi làm để phụ giúp Cha ḿnh một tay có đỡ hơn không. Mặc dầu phần tài chánh của gia đ́nh tôi cũng không đến nỗi, Mẹ tôi cũng có một ít tư trang và tiền dành dụm để pḥng khi những ngày mưa nắng bất thường. Thật t́nh tôi th́ lúc nào cũng muốn đi làm để có thêm một đầu lương nữa cho đỡ lo và phụ Cha nâng cao đời sống của gia đ́nh hơn. 

Hai chữ tự nguyện đối với tôi không lạ lẫm ǵ, to đầu mà lại đông em th́ sự nhường nhịn cũng là chuyện thường t́nh thôi. Tôi đă nhất định phải thưa chuyện với Ba tôi sớm, và tôi đă tŕnh bày để Ba tôi rơ những ǵ tôi ước muốn làm ngay lúc này, tôi không muốn chờ đến khi Người già thêm tuổi, phần th́ Ba tôi cũng ốm đau hoài, rồi liệu tôi có cơ hội để báo hiếu nữa hay không? Tôi cũng đă phải hứa với Cha tôi là khi tôi đi làm rồi sẽ không lo ra, và sẽ ráng ghi danh học thêm ở trường gần nơi làm việc của tôi như những ǵ tôi cố gắng và có trong tầm tay. Ba tôi đă nuôi dạy dỗ tôi, nên Người biết tánh ư của tôi rất đắn đo và kỹ lưỡng, nên khi tôi đă kết tâm như vậy th́ Ba tôi đă ưng thuận và tin tưởng nơi con gái của ḿnh. Rồi kể từ đó những điều lành, may mắn đă đến với tấm ḷng nhỏ bé này.

Gia đ́nh tôi lúc đó chỉ có 1 chiếc Honda màu đỏ để Ba tôi đi làm. Ba tôi đă dẫn tôi đi ghi danh học đánh máy tiếng Anh và cả tiếng Việt ở trường dạy đánh máy gần ngă tư Phú Nhuận. Mỗi ngày Ba tôi chở đi và đón tôi về. Thật t́nh, tôi cũng không ngờ ḿnh có khiếu đánh máy như vậy, hay là tôi chăm chỉ cố gắng hết sức nên kết quả tốt ngoài sự dự đoán của tôi và cả Ba tôi nữa. Những tháng sau cùng của khoá học đó, tôi được Thầy dạy học đánh máy cho tôi, đề nghị với chủ nhân của trường cho tôi được miễn phí, v́ tôi đánh máy rất nhanh lại không có lỗi. Tôi đă hân hạnh được phụ Thầy Giáo hướng dẫn cho các anh chị em mới ghi danh vào trường học. Tôi rất vui mừng v́ những khởi đầu, dấu tín đến nhanh tốt hơn cả sự mong đợi của tôi. Khi măn khoá học, nhiều người trong lớp của chúng tôi đă cùng coi báo, rủ nhau đi xin việc và bắt đầu nộp đơn ở nhiều nơi công sở cũng như tư sở.
Có những nơi đă nhận chúng tôi vào làm, nhưng trả ít lương quá nên không ai muốn nhận việc, phần th́ phải làm nhiều giờ, chiều về muộn quá sẽ khó mà đi học thêm được. Đến học ở đây, tôi đă quen biết nhiều bạn cũng cùng tâm trạng như tôi, cần đi làm để có đồng lương giúp đỡ Cha Mẹ rồi học tiếp tục thêm sau. H́nh như trường dạy đánh máy này đă có từ lâu rồi, nên có những học viên cũ đă đi làm lâu đời vẫn trở lại thăm trường cũ, chắc họ cũng muốn giúp và hướng dẫn những người mới bắt đầu tập tễnh ra đời đi làm mà vào thời điểm đó rất dễ kiếm việc.

Một hôm chúng tôi nhất định phải đi đến văn pḥng nhân viên thuộc cơ quan Thủ Phủ của Macv Army Hoa Kỳ (Sau này đă thay thành Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ, Defense Attaché
Office/DAO) để nộp đơn xin việc v́ một học viên cũ đă đi làm, trở lại trường hướng dẫn giúp chúng tôi. Sau khi nộp đơn xong th́ được qua một kỳ thi viết và thi khảo sát nói chuyện trực tiếp với người xếp có thẩm quyền ở đó. Đa số chúng tôi đă đậu, sau đó được gởi đi học bổ túc Anh Văn, cũng phải học thi bằng đánh máy như trong nội quy của họ. Chúng tôi rất vui v́ họ trả thù lao 4 ngàn rưởi cho một tháng để đi học vào khoảng cuối Năm 1969. Trong giờ học đánh máy chữ, toán của chúng tôi có 8 người th́ chỉ học cho lấy lệ để thi đậu đủ tiêu chuẩn đi làm thôi, chứ thật t́nh đă đủ tŕnh độ khi c̣n học ở trường đánh máy vừa qua. Họ đă mướn cho chúng tôi được học trong một khu riêng biệt, bên phía tay phải trong khuôn viên của trường Đại Học Văn Khoa, tôi nhớ mang máng là Thầy Nguyễn Cang làm xếp lớn nhất ở đấy. Học ở đây tôi cũng may mắn được kiêm cái chức bé nhỏ là được phụ giúp Thầy Cô để hướng dẫn các bạn cùng học chung mới bắt đầu làm quen với bàn đánh máy chữ.

Sau 6 tháng khi thi tốt nghiệp ngành nghề vào một buổi chiều thứ sáu. Ngay Thứ Hai kế đó chúng tôi đă phải trở lại pḥng nhân viên ở đường Nguyễn Tri Phương, gần chợ cá Trần Quốc Toản để họ làm giấy tờ gởi đi nhận việc ở những văn pḥng trực thuộc. Cũng ngay hôm ấy, họ đă gởi tôi đi trước là v́ tôi đă đậu hạng 1 trong 45 thí sinh. Tôi đă may mắn được họ gởi đến phỏng vấn nhận việc ở tại Cục Công Binh, ban Cố Vấn HK; Cục CB cũng ở rất gần pḥng nhân viên, đang đi trên đường Trần Quốc Toản khi đến đường Nguyễn Tri Phương th́ quẹo tay mặt rồi đi một quăng rất ngắn, phía bên tay trái là Cục CB. Tôi đă được nhận vào làm ở đây và trực thuộc văn pḥng kỹ sư xây cất nhà gia binh mới và tu bổ lại nhà cũ, xây cất và tu bổ cầu cống ở trong nước. Việc làm tại văn pḥng đó chỉ toàn nhắc nhở đến xi măng cốt sắt, kẽm gai, gỗ, gạch và đinh ốc bù long.

Tuy là làm toàn về những loại sắt thép nặng kư như vậy, nhưng nơi đây toàn là những người mềm mỏng dễ thương vô ngần. Đây là nơi đầu tiên trong cuộc đời đi làm của tôi, cả Ban Cố Vấn CB có 9 Cô Thư Kư Điệu và có 8 Cô Thông Dịch Viên, duy nhất chỉ có 1 Cậu Thông Dịch Viên, tất cả đều là người Việt Nam; C̣n các ngành nghề khác cũng có nhiều nhân viên. Công việc ở đây quá ư là thoải mái, việc làm rất nhẹ nhàng nên chúng tôi có nhiều giờ để đọc sách hoặc làm bài, mọi người luôn có tâm hồn ăn uống. Những nhân viên kỳ cựu làm việc bên Cục CB làm bánh rất ngon, nào là bánh quai vạc nướng, bánh anh đào có nhận nho khô ở giữa ngon lắm, bánh này làm kiểu hoa anh đào trông rất đẹp, bánh dừa, bánh ḅ hấp hay nướng thơm phức mùi nước cốt dừa tươi quá là hấp dẫn. Chưa hết đâu, buổi sáng th́ có xôi đủ loại, bún ḅ, phở, bún mọc, rồi cả bánh canh cua lột gị heo nữa, nếu ai muốn mua ăn là có người đem đến giao ngay. Bởi v́ trong đó có tới mấy câu lạc bộ toàn là đầu bếp trứ danh, họ nấu món nào cũng xuất sắc ngon hết ư luôn. Trong thời gian làm việc ở đây tôi vui lắm, vui v́ cảnh vật cùng người rất dễ thương mà thương cũng dễ nữa. Hơn nữa lúc ấy tôi c̣n độc thân vui tánh nên cũng rất dễ hoà nhập với tất cả quư Anh Chị làm chung lại liên hệ giao dịch trong công việc "Kư Điệu & Thông Dịch" lúc nào cũng ăn khớp với nhau th́ c̣n chi bằng. Tôi luôn biết rằng, ḿnh là phận làm em th́ lúc nào cũng quư và nể trọng các Anh Chị lớn hơn ḿnh. Cảm tạ ơn trên mọi sự luôn hài hoà tốt đẹp. V́ vậy vào mỗi buổi trưa khi cần đi ra chợ An Đông để mua thức ăn, chị nào cũng muốn rủ tôi đi. Chợ này nổi tiếng về bánh xèo, ốc gạo chấm với mắm gừng ngon hết biết, lại c̣n có cả gian hàng trái cây đủ loại như sầu riêng nè, nhăn thật ngon lại dầy cơm, xoài tượng mà chấm mắm ớt đường th́ ngon khỏi chê.

Chị NTT là Thông Dịch Viên cùng làm chung với tôi ở Ban Cố Vấn Cục Công Binh vẫn thường hay tâm sự với tôi về người yêu đă đính hôn của chị. Nay Anh đă không c̣n đến
đón chị vào những buổi chiều khi tan sở nữa. Anh đă hy sinh oai hùng cho Tổ Quốc cùng với chiếc phản lực chiến đấu cơ A37 trong trận chiến Hạ Lào khắc nghiệt đă vô t́nh đưa Anh về ḷng đất mẹ. Anh ra đi để lại gia đ́nh thân yêu cùng người vợ chưa bao giờ cưới, thật buồn khi phải chia ly mà chẳng có lấy một câu giă từ. Chị NTT thường luôn ngâm nhè nhẹ cho tôi nghe nhiều câu lắm, nhưng tôi chỉ nhớ được một câu duy nhất là...Tôi 21 tuổi thành đời goá phụ. Hăi quá!! Người vợ chưa bao giờ cưới mà nay mới 21 tuổi đầu lại trở thành đời goá bụa. Buồn thảm u sầu quá đi thôi...Chúng tôi luôn an ủi chị NTT bằng những lời chân t́nh nhất "T́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dở" vết sầu buồn nào rồi cũng phải qua đi.

Vào đầu năm 1971 Ba tôi đă xin giải ngũ và được hưởng quy chế Thương Phế Binh. Sau đó một thời gian ngắn, Bác Minh là bạn cũ của Ba tôi có giới thiệu cho Ba tôi một công việc thư kư hành chánh ở sở của Bác là Phủ Thủ Tướng. Cũng nghề kư, vẫn có bàn đánh máy chữ bên cạnh, nhưng Ba tôi đă không phải là quân nhân tiếp liệu nữa mà chuyển làm công chức chính ngạch. Khi ấy Ba tôi đă được hưởng lương bổng của cả hai bên, nên vấn đề tài chánh của gia đ́nh tôi cũng sung túc hơn nhiều. Công việc làm cùng giờ giấc được thoải mái, nhàn hạ hơn so với công việc cũ.

Phần th́ tôi đă có công việc làm để phụ với Ba tôi. Tuy tôi chỉ là thợ phụ, nhưng thù lao của tôi nhiều gấp 3 lần so với tiền lương của Ba tôi, v́ cơ quan DAO họ chiết tính đổi từ đồng US sang tiền Việt của ḿnh. Cha mẹ tôi bắt đầu lo vén khéo mua cho tôi một chiếc xe Honda nữ màu xanh nhạt, để tôi có thể tự túc đi làm và đi học thêm tiếp tục. Ba tôi bây giờ đỡ lo lắng vất vả hơn những ngày đă qua. Riêng cá nhân tôi th́ cảm thấy rất vui, những lo âu toan tính đă phai dần trong tôi để thay vào những an b́nh đáng yêu và như có nhiều nguồn tươi vui hơn, v́ cảm thấy chính ḿnh đă phần nào chia sẻ bớt gánh nặng ở người Cha trân quư của ḿnh. Những khởi đầu thành công nhỏ nhoi mà tôi đă có được cũng là nhờ ở T́nh Cha đă trao ban.

Một điều may mắn khác đến với tôi trong một ngày nắng hạ. Vào một buổi chiều mùa hè Năm 2013 tôi đă may mắn được liên lạc lại với những Anh Chị khi xưa đă cùng làm chung ở Ban Cố Vấn Cục CB với tôi. H́nh như đă có ơn trên sắp đặt trước th́ phải, ngày Chúa Nhật hôm ấy thay v́ đi xem lễ ở Nhà Thờ Saint Victor như thông lệ, nhưng v́ có tí chút việc bận nên chúng tôi đă đi xem lễ ở Nhà Thờ Saint Patrick ngay ở phố chính của Thành Phố San Jose. Dịp hên đă đến, tôi đă gặp cô em của chị bạn làm cùng sở với tôi khi xưa. Niềm hạnh phúc như không bỏ quên tôi, sau đó tôi liên lạc với các chị thân thương của tôi như chạnh ôn nhớ lại cái thuở ḿnh mới bắt đầu đi làm. Sau hơn 34 năm cách biệt, tưởng chừng như đă không c̣n gặp lại nhau nữa. Cũng vào mùa hè năm này, Anh chị Xuân Lan, Tường đă nhận được thiệp mời họp mặt của hội Kỹ Sư Công Chánh mà năm nay họ đă quyết định xoay tua về San Jose để hội họp. Anh Chị đă cho tôi biết là chẳng do dự ǵ hết mà đă quyết định đi qua San Jose một chuyến v́ nhân tiện gặp lại cả vợ chồng tôi nữa. Sau đó khoảng 2 tuần, chúng tôi đă cùng đi xuống Miền Nam California thăm Anh Chị Lư, Thuyên để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đẹp, dễ thương nhất trong thời đầu tiên đă cùng làm chung với nhau.

Sau mùa hè đỏ lửa, vào đầu tháng 3 của năm 1973 sở của tôi đă đổi thành cơ quan dân sự, vẫn cơ cấu guồng máy y chang như cũ, nhưng họ chỉ đổi dấu ấn để che mắt người ngoài cho phù hợp với chính sách chính trị để mà dễ dàng làm việc thôi. Defense Attaché Office/DAO được toạ lạc trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, ở gần cạnh phi trường dân sự. Ngay sau đó chỉ khoảng hơn một tháng, đă có rất nhiều biến chuyển thay đổi. Tôi và các bạn của tôi đă không c̣n làm cho Ban Cố Vấn thuộc ngành CB nữa, mà rất nhiều người đă được đổi sang các ngành cục khác. Tôi th́ lúc đó đă được đổi qua ngành cung cấp phân phối Nhiên Liệu (Petroleum/DAO) xăng dầu cho đường hàng không, đường hàng hải và đường bộ. Hiển nhiên một cơ quan dân sự mà vẫn đang c̣n có sự hiện diện của nhân viên quân đội HK (họ mặc thường phục) mà lại được quyền phân phối giao dịch cho những cơ quan quân sự, thật là khó có thể hiểu được sự quyền biến huyền bí của người đời trong thời chiến chinh đầy cam go ấy.
Trong khoảng thời gian làm việc trong vùng đất của căn cứ Không Quân ở TSN. Tôi lại được quen biết thêm nhiều bạn mới nữa. Có thể nói tôi đă là người nhỏ tuổi nhất trong những nơi tôi đă vào làm việc, cho nên tôi cũng có những may mắn học hỏi thêm ở các Anh Chị đă trưởng thành và thành thân trước tôi. Thế rồi không hẹn mà gặp, t́nh yêu đă đến với tôi thật bất ngờ, êm đềm như một thời yêu xưa đă gắn bó và kết nhiều mộng mơ. Chả bù cho khi trước, tôi đă không hề dám nghĩ đến t́nh cảm riêng tư của ḿnh, chẳng bao giờ dám nhận lời hay hứa hẹn điều ǵ với ai mà khi bị dồn hỏi tới, tôi đều thoái thác oảnh oảnh, để lướt cho qua chuyện và luôn tâm niệm một điều là ḿnh c̣n phải dành tất cả cho gia đ́nh trước đă, chỉ coi những sự quen biết ấy như ảnh ảo sương hoa mà thôi.

Có mấy ai biết được là cả một thế hệ huy hoàng vàng son như thế mà đă phải xụp đổ. Chắc hẳn tất cả trong chúng ta chưa dễ dàng quên những năm tháng đă qua thật là khủng hoảng
lại kinh hoàng. Nhà th́ sạch nhà, phố th́ sạch phố, đồ đạc không cánh mà bay, mọi người dân đều đổ ra ngoài đường để kiếm sống, thậm chí chỉ lo sao cho bụng no là đủ rồi, ngày này qua ngày nọ ai cũng đều chỉ lo miếng ăn thôi, thật là phiền... mỵ dân. Sau ngày mất nước khoảng 1 năm sau, đă có phong trào vượt biển trên toàn Miền Nam Việt Nam. Làn sóng người đi vượt biên cả đường bộ lẫn đường biển như một phong trào âm thầm ra đi để t́m tự do. Gia đ́nh tôi đă có những lần vượt biển không thành, phải quay trở về lại nhà với bao nhiêu phiền sầu khắc khoải, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Thế rồi chúng tôi vẫn cố tâm ra đi, ngày đó rồi cũng đă đến, một lần đă xa rời hẳn quê hương. Cuộc hành tŕnh vất vả lắm lo âu, v́ đă có nhiều người đi hôi, sợ tầu sẽ bị ch́m nên tất cả đoàn người trên tầu phải quẳng bỏ hết giỏ sách quần áo cùng các thức ăn đă làm sẵn đem theo để pḥng thân và cũng để cho con tầu được nhẹ hơn khi lướt ra cửa biển một cách dễ dàng. 5 ngày, 4 đêm tầu lênh đênh trên biển với biết bao hăi hùng khiếp sợ, biển bao la không hề h́nh dung ra đâu là bến bờ mà con tầu sẽ cặp bến. Con tầu đă đem 191 người đến bến bờ tự do mà chẳng có thức ăn chi cả, chỉ có tí chút nước uống thật dơ bẩn c̣n sót lại ở dưới đáy gầm của chiếc tầu, nhưng cũng rất may mắn tầu đă bị lạc vào vùng biển dầu, biển chết nên đă không bị cướp biển. Chúng tôi đă được cứu bởi giàn khoan dầu khi con tầu bị lạc vào vùng biển dầu. Họ đă cứu đói chúng tôi và dẫn dắt con tầu cùng chúng tôi đến đảo Pulau Bidong Malaysia. Chúng tôi đă ở trên đảo khoảng 5 tháng rồi được vào đất liền, một tháng sau, gia đ́nh 4 người chúng tôi đă được định cư tại thung lũng hoa vàng San Jose, tiểu bang California, Hoa kỳ từ năm 1980.

Vào hai năm đầu tiên của thời viễn xứ, chúng tôi chỉ biết khẩn cầu mà dơi mắt trông xa.....1 cánh thơ hên đầu tiên đă đến bất ngờ như gieo vào ḷng chúng tôi tất cả sự yêu thương mong đợi từ lâu rồi. Cũng con tem quen thuộc ấy, nó đă được gởi đến với chúng tôi từ phương trời Pulau Bidong Malaysia. Tôi chỉ c̣n thốt lên được lời "Cảm tạ Chúa" thơ của em gái Hồng Loan. Chúng tôi vẫn luôn luôn là đầu cầu bắc sẵn để đón chờ những lần tiếp nối của gia đ́nh. Những thành quả này không phải là chỉ của riêng một ḿnh tôi, mà phải nói rằng đó là những ân t́nh của người phối ngẫu tôi đă cùng chung tâm, chung sức với tôi trong những ngọt bùi của thời dấu yêu đă qua.

Những chuỗi diễn tiến trong tôi là những băn khoăn lo âu nhưng đượm t́nh mến thương của gia đ́nh. T́nh Cha đă hoà lẫn trong yêu thương, cảm súc ngọt ngào như biển hồ lai láng vẫn c̣n sâu đậm măi trong tâm hồn tôi và chỉ biết rằng những kính quư ấy không hề phai nhoà trong tâm khảm của thời ấu thơ. Giờ đây tôi đă thành Bà Nội Ngoại rồi, nhưng ḷng này vẫn c̣n khắc khoải luyến tiếc như những kỷ niệm ngọc ngà dấu yêu đă thật sự mai một trong khoảng cách nghẹn ngào chia xa. Chính h́nh hài này Cha đă tạo nên, vẫn chí khí cương trực bền bỉ đó đă khắc phục được những khó khăn của hoàn cảnh xưa lẫn nay. Có đôi lúc gặp khó khăn tôi vẫn thường thầm khẩn cầu với Cha tôi, để xin Người cầu bầu và giúp sức cho tôi, để tôi có đủ sức chống chỏi và mạnh mẽ vượt qua những chông gai nghẽn lối.

Những ngày thơ c̣n sống dưới mái ấm gia đ́nh với Mẹ Cha là cả một trời luyến nhớ. Một ḿnh Ba đă đi làm vất vả để nuôi chúng con, công ơn Cha như trời cao, biển rộng. Sanh trưởng ra ở xứ nghèo lại chiến tranh, giặc giă th́ phận nam cũng như nữ, mọi người trong chúng ta không ai tránh khỏi sự bận tâm, sợ hăi v́ thời cuộc đă tạo nên hoàn cảnh của riêng từng người, nên con cũng thấu hiểu Ba chỉ lo được cho chúng con những ǵ Ba đă có thể. Rồi khi con lớn lên tự cảm nhận thấy ḿnh phải cần đi làm để phụ đỡ Ba một tay để Cha ḿnh đỡ phần nào cơ cực lo lắng. Con gái của Ba vẫn luôn sẵn sàng phụ giúp gia đ́nh mà không hề đắn đo hơn thiệt, chỉ biết là ḿnh làm với tất cả tấm t́nh yêu thương chân thành vô điều kiện để đáp trả T́nh Cha phần nào, mà suốt đời Ba đă hy sinh và lo lắng cho chúng con.

T́nh Cha là ngọn đuốc vào khuya
T́nh Cha là những ánh sao đêm
T́nh Cha là những buổi trưa hè... rộn ràng với những chén đậu hũ nước đường cùng những chiếc bánh Biscuits LU thơm ngon.

Nếu có được 3 Điều Ước như trong chuyện thần thoại th́ tôi xin ước. Xin cho tôi được trở lại thuở ban đầu và nói với Cha rằng:

Cha yêu quư của con... T́nh Cha thật tuyệt vời.
Xin cho tôi luôn được phụ đỡ Cha tôi một phần như ngày xưa.
Xin cho tôi vẫn được diễm phúc làm con của Cha tôi như những ngày đă qua, dẫu trong t́nh huống nào và c̣n măi măi trong đời sau.

Hồi kư về T́nh Cha

Phạm Thị KimDung