I. Cái số phải làm thầy - Qua bao thăng trầm của cuộc sống, ngẫm lại tôi
thấy đúng là ḿnh có số phải làm thầy, cho dù có cố gắng, có mong muốn
đi về một hướng khác cũng không thể được.
Tôi xin lần lượt theo từng mốc thời gian để
trưng ra những chứng cớ để cho các bạn xem cho vui nhé.
1. Trong thời gian học lớp Đệ Tam 1, tôi đă cố
gắng dành thời gian buổi tối để đến lớp học nghề được tổ chức ở trường
Tiểu học Nguyễn Du , gần rạp chiếu phim Lạc xuân, để học nghề sửa chữa
vô tuyến điện và máy nổ 2+4 th́
2. Và cũng trong thời gian đó vào buổi chiều,
tôi cùng với Trần Văn Thanh (đến năm lớp 11 th́ Thanh chuyển lên trường
Trần Hưng Đạo, sau đó mới trở lại CPL ở lớp 12 ) đến Trung tâm huấn nghệ
Gia Định để thi tuyển vào lớp kỷ nghệ lạnh, rất vui ngày ấy hai đứa tôi
làm bài thi rất nhanh và nhận xét ngay vào giấy làm bài với đầy đủ chứng
cớ là đề thi sai, rồi đem nộp, mà đề thi chỉ là toán lớp nhất ( lớp năm
bây giờ đó). Tôi thấy những thí sinh khác cũng nhận biết điều đó nhưng
họ vẫn tỏ ra lưỡng lự dữ lắm, c̣n bọn tôi th́ cho rằng có thể nhà
trường đánh đố chăng? Nên mạnh dạn nộp bài ra về. Thế mà một tuần sau
trở lại hai đứa tôi đậu với danh sách ở cuối bảng. Nghe mấy tay khác
cho biết sau khi bọn tôi về rồi, nhà trường cho làm lại với đề thi khác.
Như vậy là tôi và Thanh đă đậu với vé vớt.
3. Cho đến khi vào lính th́ tôi chọn ngành cơ khí
phi hành, có nghĩa là thợ máy đi bay. Sau giai đoạn 1 quân sự, tôi được
xếp vào lớp Cơ phi trực thăng ( CPTT) học tại trường kỹ thuật TSN, tiếc
rằng bằng cấp của trường này đă thất lạc, tôi chỉ c̣n lại cái này:
Đời học nghề của tôi là như thế đó, nhưng xem lại
tôi đă làm được ǵ?
1. Mặc dù tôi có mua sắm được radio để nghe, xe máy
Suzuki để chạy, nhưng khi bị hỏng th́ chỉ biết đem ra tiệm để cho thợ
sửa.
2.Lấy được bằng kỷ nghệ lạnh nhưng tôi chưa bao giờ
có cơ hội để sửa cái máy lạnh nào cả.
3. Tôi với chức danh cơ khí phi hành nghĩa là thợ
máy đi bay, khi học hành th́ nắm vững lư thuyết nói năng lưu loát về cơ
chế vận hành máy với đủ mọi luận chứng, nói chung là có thể nói cho
những người không biết để họ nghe mà sợ. C̣n thực hành th́ chỉ sờ mó
những cái máy ở t́nh trạng bất động, đến rỉ sét cũng không có để mà
cạo.Nhưng khi ra đơn vị th́ thực tế là: kiểm tra máy móc sơ sơ thôi, v́
các anh phi đạo đă clear form hết rồi, do có bao giờ mấy ảnh dám giao
tàu bệnh cho phi hành đoàn đâu mà lo. Rồi trong suốt phi vụ nếu có trục
trặc đột xuất th́ nếu nặng : rớt ngay lập tức hay pilot có tay nghề sẽ
auto landing với đủ mọi cách. Nếu nhẹ th́ cơ phi phải theo dơi, châm dầu
nhớt, cùng với mấy anh tài xế phía trước rờ bấm các công tắc trên bảng
phi cụ hay rờ lắc các đèn báo coi có bị mát, hay là có chuyện thật sự
đang xảy ra.Thấy không chịu nổi th́ hạ cánh an toàn và kêu về nhà biểu
PHĐ đang stand by đem tàu tốt lên đổi. ( là nhóm làm việc ngày thứ 3
trong một ca có 4 ngày. Gồm: ngày 1: HQ cấp sư đoàn , ngày 2: HQ cấp
tiểu khu, ngày 3: Stand by hoặc phi vụ ngay từ đầu có tính liên lạc kỹ
thuật / bay cho 1 ông tai to với nhu cầu riêng tư nào đó, nhưng stand by
này cũng có khi ớn lắm: được điều động bổ sung cho 1 con nhạn bị rớt
trong ca 1 hoặc 2 hổng chừng. Và sau cùng ngày 4: free ), c̣n làm việc
chính thức th́ chỉ xài súng không hà, nên BB gọi mevo tôi là xạ thủ là
quá đúng, không có ǵ để bàn căi. Rồi hớt ha hớt hăi bắn, ḍm ngó nghe
ngóng chung quanh bên dưới coi có bị bắn lên không mà kịp bắn trả hay la
lối để mấy anh tài nghe thêm v́ mấy ảnh cũng đang biết hết rồi.La lối
cũng phải hiểu tính ư của từng anh tài trong phi vụ ḿnh bay chung, có
khi bị mấy ảnh x́ nẹt, có khi làm mấy ảnh hốt hoăng th́ sự cố khó lường.
Tóm lại cái nghiệp làm thợ của tôi cũng chẵng
vẹn toàn.
4.Sau khi đi lập nghiệp ở vùng KTM huyện Xuyên Mộc
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do cơ chế như tôi đă có lần kể, tôi theo học khóa
Cao đẵng sư phạm ở Tam Hiệp –TP Biên Ḥa - tỉnh Đồng Nai. Đăng đẵng suốt
3 niên khóa tôi ra về với cái tờ giấy này:
Rồi từ đó phải làm thầy giáo cho đến bây giờ. |