Click Here To Enter
HCHSTTH Đa Minh Sông Mao
E-Báo CPL Mục Lục:
 - Thơ Ngỏ
 - Cảm Tác Xin Cho Tôi
 - Chiều Ba Mươi Tết
 - Chuyện Bây Giờ Mới Biết 1
 - Chuyện Bây Giờ Mới Biết 2
 - Chuyện Ngày Sinh Nhật
 - Chuyện T́nh Đă Tỏ
 - Đại Hội Chân Phước Liêm
 - Đôi Mắt Người Xưa
 - Đừng Quên Ngày Quốc Hận
 - Gói Tết Tuổi Thơ
 - Hồi Tưởng
 - Hợp Tan
 - Lá Thư Tháng Tư
 - Lời Tạ T́nh Cho Cha
 - Lời Tạ Từ Cho Mẹ
 - Mơ Ước
 - Nái Lói
 - Nắng Hạ Gợi Nhớ Bạn Hiền
 - Những Thằng Bạn Con
   Bạn Thời Cắp Sách

 - Sớ Táo Quân
 - Ta C̣n Nợ Nhau
 - Tâm T́nh Thằng Bạn Già
 - T́nh Cha
 - Trang Hỏi Đáp Vấn Kế
 - Trên Đường Ra Bắc
 - Xin Cho Tôi
Sưu Tầm Ngày Xuân
 - Đón Xuân với Dưa Hấu
 - Ngày Tết nói chuyện Hoa
 


 
 
Nắng Hạ Gợi Nhớ Bạn Hiền

Cứ mỗi lần tôi nh́n thấy quyển Đặc San Chân Phước Liêm 50 Năm và kỷ niệm mà chị Hội Trưởng của Trường Chân Phước Liêm NTThập đă gởi tặng cho tôi, ḷng tôi sao xuyến lạ thường.  Cánh phượng hồng rực nở thắm đỏ được in trên b́a của quyển Đặc San như thầm gợi lại cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp vào thuở xa xưa.  Vào những mùa nắng hạ, ve sầu kêu nỉ non thầm báo hiệu cho đoàn học sinh CPL biết rằng mùa chia tay sắp về đến.
Chúng tôi thi nhau đi chụp hình để dán vào những quyển lưu bút ngày xanh cùng với những cánh hoa phượng ép vội, thêm vào những chữ kư nghệch ngoạc đơn sơ để trao tặng cho nhau nhưng không kém phần hồn nhiên dễ thương vào những ngày hè của tuổi thơ.

Sau 3 tháng hè khi trở lại trường vào đầu niên học mới, lúc ấy chúng tôi mới biết ai c̣n tiếp tục theo học, ai không.  Có nhiều bạn đă phải bỏ học sớm để đi làm phụ giúp Cha Mẹ, cũng có bạn phải vâng lời Ba Mẹ để "Vu Quy" khăn gói theo chồng đă vô t́nh để lại dăm ba gốc cây si.  Buồn thay những cây si đă trồng lâu đời mà không rễ bám!!  Ba đứa chúng tôi là Nguyễn Thị Bé, Vương Muối và tôi.  Mặc dầu phải xa trường, Thầy Cô cùng bạn hữu khác th́ buồn lắm, nhưng ngược lại chúng tôi được gần nhau hơn, v́ cả ba chúng tôi cùng ghi danh học toán hè ở trường gần chợ Bà Chiểu.  Riêng tôi ghi danh đi học thêm sinh ngữ Anh Văn ở Trường Nguyễn Ngọc Linh trên đường Trần Quư Cáp nữa.  Dù cho đi học ở Trường Chân Phước Liêm hay đi học hè thêm, tôi cũng là người  đi bộ qua nhà bạn hiền VM trước, rồi cả hai đứa tôi mới bắt đầu rảo bước đi đến nhà của NTB, lúc ấy chỉ c̣n nửa đường để đi đến trường CPL thôi.
 
Tôi c̣n nhớ mỗi ngày trên con đường đi đến trường CPL, chúng tôi đều phải ôn bài lại;  Cả ba đứa chúng tôi cùng nghêu ngao đọc những vần thơ thất ngôn của Bà Huyện Thanh Quan...Bước tới đèo ngang bóng xế tà...Cỏ cây chen đá lá chen hoa, phải thật thuộc ḷng để trả bài cho Thầy Hà Thúc Như Quí.  Sau khi ôn bài thật thuộc rồi mà vẫn chưa tới Trường, bạn hiền VM lúc đó mới bắt đầu trổ tài giúp vui để khỏa lấp lối đi đến trường vẫn c̣n xa.  Bạn hiền VM lúc nào cũng thích ca 6 câu vọng cổ "Hoa Mộc Lan Ṭng Quân" bài tủ của Vương Muối đấy!!  Tôi được nghe bài hát vọng cổ này thường xuyên, đến nỗi mà bây giờ tôi đă nhập ḷng cả bài, lại c̣n bắt chước đổi giọng miền Nam để hát vọng cổ nữa chứ.  Khi nhắc đến bạn hiền VM th́ cả trường CPL, không ai có thể quên được giọng ca oanh vàng của bạn;  Ngoài tài văn nghệ giúp vui, Vương Muối c̣n là một học sinh gương mẫu, giỏi xuất sắc toàn môn trong lớp.  Tôi c̣n nhớ rất rơ những bạn phái nữ trong lớp tôi như Vương muối, Bích Hạnh, Nguyễn Thị Thập và Bùi Thị Quư là những tṛ giỏi xuất sắc nhất lớp, cứ thay phiên nhau lănh bảng vàng nhất nh́ ở trong lớp mà khó ai có thể chen vào được.
 
Ở nơi xa xăm nửa ṿng trái đất này khí trời đang chuyển mùa, mùa Hạ lại sắp về với tôi như chuyển quay tôi về ngược ḍng thời gian để thoáng gợi nhớ lại những kỷ niệm một thời dễ thương hồn nhiên đáng yêu nhất của tuổi học tṛ.  Tôi c̣n đây, bạn hiền Nguyễn Thị Bé th́ biệt tăm cách trở, bạn hiền Vương Muối không c̣n nữa, bạn đă đi thật xa...xa măi măi ở phương trời vô tận.  Tôi tin rằng ở một nơi sáng trong xa xăm nào đó, VM không thể quên được mái Trường Chân Phước Liêm trân quư cùng Thầy Cô và bạn hữu thân thương của ḿnh cũng như Vương Muối vẫn c̣n in đậm măi trong ḷng của mọi người Cựu CPL.

Có một thời ta dơi mắt trông nhau
Thấy Cô Thầy, trường cũ, hỏi bạn xưa?



Phạm Thị KimDung