|
|
Lá Thư Tháng Tư |
|
Thấm thoát đă 37 năm, kể từ 30 tháng 4 năm 1975 dạo ấy.
Nhưng cứ mỗi độ tháng tư về, ḷng tôi luôn cảm thấy xôn xao: Biết bao điều cũ
mới cứ đan xen, cứ dồn dập và cứ xô đẩy làm cho thời gian trôi qua nhanh lại
càng nhanh hơn. Khi ngoănh lại tôi chợt có những tâm sự, muốn được giải bày với
các NT và các bạn.
1.-Chiến tranh đă chấm dứt, mà hoàn cảnh lịch sử tiếp theo
ngay sau đó hầu như đều giống như những cuộc chiến trong quá khứ:-Người chiến
thắng quyết tâm tiêu diệt kẻ thất bại để trừ hậu họa, cho dù đó là sự chuyển
giao quyền lực một cách ḥa b́nh.(chẵn hạn như giữa nhà Lư và nhà Trần: bằng
cuộc hôn nhân của Lư Chiêu Hoàng và Trần Cảnh), nhưng họ tộc nhà Lư , Lư Thiên
Tường phải vượt biên đến tận Cao Ly. Huống chi là những giao tranh đầy thù hận
trước đó của nhà Tây Sơn với hai nhà Nguyễn, Trịnh. Họ Trịnh bị diệt vong c̣n họ
Nguyễn bôn tẩu để rồi sự phản công giành quyền lực lại thành công, th́ đủ biết
sự tàn bạo đến cỡ nào khi trút hết lên đầu những bại tướng Tây Sơn. Và c̣n nhiều,
nhiều nữa…
2.-Người ra đi, bằng cách này, cách nọ, cũng đă rời xa Tổ
quốc. Kẻ ở lại, v́ lư do này hay lư do khác, cũng buộc phải ḥa nhập với người
chiến thắng có những cách nghĩ , cách làm thật xa lạ. Trong buổi giao thời ấy,
có người chua xót cho rằng : “Dù đi hay ở, tất cả đều là kẻ lưu đày, lưu đày
biệt xứ hay lưu đày tại chỗ cũng là một thứ mà thôi.”
3.-Sau 30 năm, đến năm 2005 tôi vào được internet để hội
nhập toàn cầu và đă t́m lại được “Một thời để nhớ” của ḿnh, đáng quư thay! Từ
đây tôi mới t́m đọc từng trang, từng trang của nhiều chuyên mục…để lắp ghép
những mảng rời làm đầy cho những thắc mắc trong quá khứ, để nh́n thấy những công
việc mà anh em bè bạn đang làm, và tất nhiên cũng
có chút dự đoán trong tương
lai… Đến đây tôi chợt có ư nghĩ: Không c̣n tránh né vào đâu được nữa, cả người đi
và kẻ ở đều phải ḥa nhập, ḥa nhập với một chiều hướng hoàn toàn khác. Như ḍng
họ Lư trên miền đất Hoa Sơn của Cao Ly xa xưa, cũng như của người ra đi đến mọi
miền trên thế giới và kẻ ở lại ngay trên quê hương ḿnh th́ con cháu chúng ta
đều phải phục vụ cho Tổ quốc mới với những định chế cũng hoàn toàn khác nhau.
Thế nên chúng tôi, kẻ ở lại là một quân đội bị lăng quên, người ra đi ít nhiều
cũng c̣n có cơ hội, có nơi chốn để vinh danh hào khí một thời của quân đội ḿnh.
4.-Hàng ngày check mail rồi đọc báo (nội),
nghe họ nói đến hậu duệ của người Việt hải
ngoại có người là Sao ở lănh vực nghệ thuật,
là bậc trí thức, nhà khoa học tên tuổi, là
những vị Tướng tương lai trong quân đội Hoa
Kỳ. Thấy mà ham. Rồi thỉnh thoảng lực lượng
này, lực lượng nọ của HK đang tăng cường ở
Thái B́nh Dương, có ư kiểm soát Biển Đông
trong xu thế trở lại Châu Á mà ông Tổng Ô-ba-Ma
cũng như bà Ngoại Clinton nhiều lần phát
biểu. Bổng thấy thèm họ trở lại nhanh hơn,
để c̣n…
5.-Nh́n lại bản thân, ḿnh mới giật ḿnh,
mới ngày nào là chàng trai trẻ không bao giờ
nghĩ đến hai chữ : “Bệnh hoạn”, thế mà giờ
đây cái tê mỏi, cái đau nhức, ốm nhom, già
khú đă là phiên bản độc quyền cho một số kẻ
ở lại. Điều này đă được ông Tân 253 (*) chẩn
đoán là do khí hậu, thực phẩm và lifestyle
của mấy đứa không biết giữ ḿnh ở VN.
Thế nên nhân dịp tháng tư lần thứ 37 này, tôi chỉ c̣n biết
hoài niệm về một thời trai trẻ và an ủi phận
ḿnh với điều 1, 2 - để hàn huyên cùng bạn
bè, hàng xóm với điều 3 - để hy vọng ảo về
điều 4 – và sau cùng là suy ngẫm về lời chẩn
đoán của ông Tân 253, thử xem coi có đúng
cho trường hợp nào của bạn bè tôi? Riêng tôi
th́ nhất quyết không chịu.
-----------------------------------------------------------------------
(*) Anh Nguyễn
Viết Tân –Mevo leader của PĐ 253 –SĐIKQ-Đà Nẵng đang định cư ở Cali
|
|