Lời nói
đầu: Bài này được viết dựa theo chuyện thật hoàn toàn, <trích
từ hồi kư>, v́ tôn trọng đời tư cá nhân, tên thật các nhân
vật trong chuyện được cải biến.
Sàig̣n
thập niên 1960…
Bước chân vào đời vừa ngoài lứa tuổi hai mươi với mảnh bằng tốt
nghiệp Đaị-học c̣n nguyên mùi giấy mới, từ đấy tôi phải bắt
đầu lo lấy đời sống tự lập, không c̣n phải lệ thuộc vào
gia-đ́nh, chật vật chu cấp hàng tháng từ ngoài Trung cho tôi
học xong Đại-học. Hơn mấy tháng t́m kiếm việc làm cho hợp
khả năng với bằng cấp không có kết quả, tôi phải bươn chải
bằng những công việc tay trái tạm thời từ dạy kèm trẻ tại
tư gia, chạy máy in cho nhà in, cho đến lái xe taxi
vài tiếng hằng đêm đưa đón các ca sĩ pḥng trà, vũ trường
với tiền 'tip' thương hại đặc biệt hơn, và từ đó cũng dần dà
quen biết nhiều với giới nghệ sĩ và biết được nhiều chuyện
bên lề đầy lư thú.
Tập tễnh vào đời và bắt đầu nếm chua cay, tôi cảm thấy hụt
hẫng, tiếc nuối cho những ngày qua, từ một thư sinh chỉ biết
sau giờ học là rong chơi, cuối tuần 'bát phố', "Sàig̣n mở
hội cuối
tuần". Trên hè phố t́nh cờ bắt bồ với một cô gái choai
choai tên Mai (tên thật) ở quán kem Mai-Hương đường Lê Lợi,
rồi hẹn ḥ đây đó "uống ly chanh đường" Mai cũng mới lơ mơ bước
chân vào đời, nai vàng ngơ ngác... mỗi lần bát phố gặp Mai,
Mai từ trong quán chạy ra hồ hởi... ṿi vĩnh tiền chỉ đủ mua
một bao thuốc Salem và một hộp quẹt (25.00 đồng thời ấy)
Mai "ngồi
đồng" nhâm nhi cà phê, phà nhả khói thuốc... cho đến chiều tối.
Cảm thấy "ḿnh ốc không mang nổi mu rùa" nhiều lần tôi
khuyên Mai kiếm việc đi làm, ra đời lập thân, Mai đáp :
- “Làm
việc ǵ bây giờ? biết việc ǵ mà làm?”
Tôi cổ
động tinh thần :
- “Em không
đẹp lắm nhưng có duyên ngầm, hay em chọn nghề làm Ca-sĩ đi.”
Mai ấp
úng, tần ngần vân vê chiếc váy đầm phùng bằng vải popelin
trắng độn ren nylon lùng phùng bên dưới, trông rất ngộ
nghĩnh, ngây thơ.
- “Mai
không biết hát, không biết nhạc lư!”
Tôi đề nghị hẹn Mai thử giọng... v́ dù sao trong thời học sinh
trung học tôi đă là trưởng ban văn nghệ của trường Trung học
lớn, làm đạo diễn kịch, điều khiển ca đoàn, hướng dẫn ca
viên. Những bài như 'Chiều vàng', 'Con thuyền không bến', 'Giọt
mưa thu'... được đưa ra thử nghiệm, giọng của Mai khàn khàn (v́
hút nhiều thuốc lá?!) tiềm ẩn một ma lực và đầy lôi cuốn,
thu hút. Ngay thời điểm đó tôi đă thấy ánh sáng le lói
cuối đường hầm cho cuộc đời sự nghiệp của Mai. Bặt đi một
thời gian tôi không c̣n liên lạc với Mai, có lẽ v́ lư do lúc
ấy Mai có bồ mới, ngon lành hơn và chê tôi "c̣n non sữa", hơn
nữa c̣n t́m cách thẩy tôi cho cô em gái tên Thư, hiền thục
hơn để (theo Mai nghĩ) úp vung cho tṛn, nhưng Thư và tôi
không hợp tính nên tự rút lui, đường ai nấy đi, bẵng đi
một thời gian, đột nhiên thấy Mai trở thành ca sĩ với nghệ
danh là Khánh Ly.
Trở về con
đường của tôi, tôi quyết tâm hơn đi t́m việc làm. Một hôm bỏ
nguyên ngày rảo xe gắn máy khắp vùng, mạnh dạn vào các
công ty phù hợp bỏ đơn xin việc. Hơn tuần sau nhận được thơ
của một công ty gọi phỏng vấn. Đúng ngày hẹn, tôi đến văn
pḥng công ty ở đường Trương Minh Giảng, đó là công ty đóng hộp
cà chua. Người trưởng pḥng tiếp tôi và bảo ngồi chờ Ông Giám
đốc tới. Chừng nửa giờ sau, một người đi xe Vespa đời mới lái
vào đậu ở sân trước, người trạc trung tuần nhỏ con dáng đi
nhanh nhẹn, thoăn thoắt giọng Bắc sang sảng. Sau khi được
giới thiệu vào văn pḥng giám đốc, cuộc phỏng vấn diễn ra
trôi chảy và tôi được nhận vào làm việc bắt đầu từ đầu
tháng tới.
V́ là
công việc đầu tiên trong đời nên tôi rất hăng say, cũng có
thêm được cái lợi thế là nhờ bộ vó cao ráo sạch sẽ, ăn mặc
tươm tất nên đươc cảm t́nh của người chung quanh và được ông
GĐ tín cẩn. Những lúc gặp khó khăn lủng củng, ông đều hỏi
thêm ư kiến đóng góp của tôi. Một dạo nhân cuối tuần, ông rủ
tôi cùng đi ra Vũng -Tàu bằng xe vespa (xe ông đời mới, tôi
đời cũ) có công tác đặc biệt, khi đến nơi ông khéo léo
giàn xếp tách riêng để một ḿnh ông đi gặp một nhân vật
nào đó ở biệt thự trắng. Tôi khám phá ra ông cũng có chút
hoạt động chính trị xu thời, v́ vào thời điểm đó có nhiều
cuộc đảo chánh liên miên, đồng thời t́nh cờ biết được ông
hẹn gặp một 'bóng hồng' nào đó... và đă dùng tôi làm lá
chắn che mắt 'bà xă' ?
Vào một
dip Tết công ty mở tiệc Tất niên đăi đằng nhân viên, một
điều hiếm hoi. Bữa tiệc trông xôm tụ, thực đơn được nhà in
ấn loát đàng hoàng, khiến nhân viên tỏ vẻ ngạc nhiên, thực
đơn có 5 món, món chính là "bồ câu non nhồi yến" (một món cao
lương có trong 'bát trân' của Tàu), tại bàn tiệc có nhân viên
khếch nhau, thầm th́: "có cái ăn là may, đặc bày vẽ!,chỉ
cần ổ bánh ḿ thịt là cũng được rồi”,( v́ hai tháng nay
lương trả trễ hai ba ngày, làm nhiều người sốt vó. Vào giữa
buổi tiêc món bồ câu nhồi yến dọn cho mỗi thực khách, mỗi
người một con, đựng trong tô kiểu có nắp đậy. Sau món
chính th́ có một 'bóng hồng' đi đến từng bàn để nhận lời
khen của thực khách, moị người khen tặng đăi bôi, đến bàn
tôi, với thói bộc trực và hay đùa, tôi hỏi ngay cô ta : Bồ câu
nhồi 'Yến' hay nhồi 'Miến" (bún tàu)?( chỉ có tôi nhận ra
bún tàu v́ có sợi sơ ư cắt quá dài) Cô ta giật thốt người,
mắt trợn tṛn nh́n thẳng vào tôi, rồi ghé tai che tay nói
nhỏ: ”Nói khe khẽ ấy chứ, cho người ta làm ăn với.” Tôi v́ vô
t́nh không biết cô ta 'trúng thầu' từ Ông G-Đ. rồi, sau này
phanh phui ra cô ta là người làm nên sự trễ nải lương bổng
hàng tháng của nhân viên v́ mượn xổi tiền thu nhập hằng
tháng của công ty để cho vay hụi chợ, hụi ngày kiếm lợi.
dưới sự phê chuẩn ngầm của Ông G-Đ. Tuấn cũng đă có ư kiến
xa gần về cái nguy hiểm này với Ông G-Đ nhưng không được̣ đón
nhận. Có thể do những chuyện lủng củng, và t́nh trạng rối
ren bên trong, nên một thời gian sau Ông G-Đ được lệnh thuyên
chuyển của công ty mẹ, về đảm nhiệm chi nhánh mới lập ở bên
Gia định. Tôi cũng chọn theo Ông về đó, ở đây tôi được lên
cấp trưởng pḥng, với vài nhân viên thuộc cấp, trong đám này
đặc biệt có một nữ nhân viên trẻ đẹp tên Hồng-Ngân, nàng 'kết'
ngay tôi từ phút đầu và luôn để mắt theo dơi, nh́n trộm tôi,
đă bị bắt gặp nhiều lần. V́ công việc làm ăn là chính,
nên tôi tỏ ra thận trọng hơn trong lối giao dịch, tránh nói
chuyện riêng tư trong sở làm. Cho đến một hôm cuối tháng,
Ngân vào tŕnh duyệt sổ sách, tôi mời Ngân ngồi ghế trước
bàn, chỉnh tề v́ văn pḥng tôi đối dịện với ông G-Đ chỉ qua lớp
cửa kiếng. Khi lật sổ ra xem th́ chính giữa cuốn sổ rơi ra
một tấm h́nh đươc cắt xén, chỉ c̣n đôi mắt, trong khung chữ
nhật nhỏ, một đôi mắt đẹp kinh hồn! Trong toàn diện cái sắc
đẹp của nàng, chỉ ở trong đôi mắt, thường ai cũng nói như vậy.
Tôi biết ngay là sự cố ư, nhưng giả vờ như không có ǵ xảy ra,
tôi không duyệt sổ sách c̣n lại, mà khép cuốn sổ nửa vời để
h́nh đôi mắt ấy rơi lọt vào hộc bàn, rồi bảo Ngân rời văn
pḥng. Khi Ngân đi ra rồi th́ tôi nhặt tấm h́nh cất kín vào
góc ví, lâu lâu rút ra xem, từ đó đôi mắt mặc nhiên theo
chàng bất cứ đâu đâu. Kể từ dạo ấy tôi cảm thấy thích lời
ca của bài "Đôi mắt huyền nhung" hơn và đôi lúc bất giác
chàng nghêu ngao: "… đôi mắt huyền nhung... xinh xinh cô em đôi
mắt diệu buồn..."
T́nh cờ
một buổi chiều tan sở, trên đường về tới góc đường th́ trời đổ
mưa, tôi thấy Ngân bị mắc mưa ướt mèm không có chỗ trú, v́
nàng thường lội bộ ra ngă tư đường, đến bến xe
lam để lấy
xe về nhà. Tôi trờ tới, tắp xe Vespa bảo Ngân lên xe đưa về
v́… “đường xa ướt mưa". Mưa càng ngày càng lớn, đưa Ngân về tận
nhà, xuống xe ngoài đầu ngỏ. Ngân ướt như chuột lột, bộ áo
dài trắng quá mỏng manh, nh́n thông suốt… Ai cha! hết cở!..
nàng chạy vụt vào nhà. Sau lần đó từ từ thành thói quen, cứ
sau giờ tan sở, tôi nấn ná chờ Ngân đi bộ ra đến bến xe
lam, tôi ra đó để đưa về hầu tránh sự ḍm ngó của người
chung sở. Dần dà sự đưa đón đă trở thành… hẹn ḥ đây đó, lâu
dài cũng không che dấu được ai. Sau một thời gian ngắn, tôi
cảm thấy có điều ǵ không b́nh thường, không khí chuyện tṛ
trong sở có cái ǵ hơi lạnh lùng, có một tuần liên tiếp
Ngân lộ vẻ ưu tư, ít nói, vào cuối tuần th́ Ngân có người nhà
đến đón về. Trước khi ra cổng, Ngân lén trao vội cho tôi
một mảnh giấy nhỏ hẹn gặp hôm sau để nói một chuyện quan
trọng. Đúng hẹn, tôi chở Ngân ra quán "Cây Dừa" ven Xa lộ
BH. nơi thường ḥ hẹn. Không vui vẻ như mọi lần Ngân uổi
nuột ngă lưng vào ghế xếp dài, mơ màng đăm chiêu nh́n xa xa
và chậm răi như ngồi nói chuyện với chính ḿnh...
- “Ở đời
không ai học được chữ 'ngờ'. Đáng ra em giữ kín chuyện này
không bao giờ nói ra, nhưng không được, cái ǵ tới nó sẽ tới,
vô ích...mà giữ kín cũng chẳng lợi cho ai…” Tôi sốt ruột
hối thúc :
- “Có
chuyện ǵ mà quan trọng quá vậy?”-
- “Nhưng trước
hết anh hứa với em, là anh không trách em đă dấu chuyện này
hơi lâu với anh, em dùng thời gian lâu hơn một chút để đắn
đo, chín chắn hơn.và hôm nay vừa đúng lúc để san sẻ với
anh.và 'báo động' cho Anh luôn”
- ”Em nói
nhanh đi, em làm anh sốt ruộ̣t quá.”
- “Em sợ lắm, sợ chúng ta sắp chia ĺa nhau. Câu chuyện này
xảy ra đă hai tuần nay. Thậ̣̣t không ngờ... Chiều cuối tuần
ấy, sau giờ tan sở em lên lầu ba, ra sân thươṇg vắng vẻ nh́n
xuống sân nơi anh đậu xe, em cũng thích lên đây để ngắm
những cành phượng rợp bóng, nở rộ vào mùa hè sống lại những
giây phút thời học tṛ...em chuồi dài người dựa khuỷu tay vào
lan can mơ mộng chờ theo dơi bóng anh ra, bỗng từ đằng sau
một bàn tay đặt lên mông ... em giật ḿnh nhưng phản ứng hơi
chậm v́ tưởng là anh, không ngờ...đó là Ông GĐ em giật thoắt,
thụt người laị, ông ấy nhanh nhẹn hỏi em trước: “Đang chờ ai
đấy? Hỏi vậy thôi chứ tôi biết chờ ai rồi.” Em không nói ǵ
trở xuống lầu. Khi anh đưa em về, anh đă nhận biết em có
điều ǵ không vui chiều hôm ấy, mấy hôm sau đó em bắt đầu
nhận những hoạnh hoẹ vô cớ từ ông ta, em đoán chuyện ǵ đến
sẽ đến, có lúc ông ta mở đường cho em lựa chọn, ông ta đă
lầm, em đă chọn rồi, con đường em chọn sẽ là nghỉ việc nay
mai. Cố nhiên sự nghỉ việc này đồng nghĩa là em sẽ chọn ai.
C̣n vài ngày nữa là cuối tháng, chờ lănh lương xong em sẽ
nghỉ việc.”
Phần tôi,
phải chờ gần ba tháng nữa mới hết năm và măn giao kèo với
công ty, tôi chờ xem như thế nào. Cuối năm ấy đến với không
khí tẻ nhạt, ngày ba mươi tháng mười hai, sau giờ phát lương,
người quản lư gặp riêng tôi và báo tin không lành: tôi sẽ
không c̣n tiếp tuc kư thêm giao kèo cho năm tới, tôi cũng
chẳng phải ngạc nhiên ǵ và ra về không ngoảnh mặt lại... Từ
đó tôi laị thất nghiệp một thời gian, phải kiếm việc làm ở
ngoại thành khá chật vật. Cuối cùng tôi phải nhập ngũ trễ
và sung vào biệt kích Lôi Hổ với chức ṿụ thông dich/phiên
dịch viên. Thời gian này v́ binh nghiệp, tôi rày đây mai đó,
không c̣n tiếp xúc nhiều với N. và dần dần mất liên lạc. Lần
cuối được biết N. sau biến cố Mậu Thân gặp chuyện buồn với gia
đ́nh nên dời chỗ ở, không để lại tung tích và tôi mất hẳn
liên lạc kể từ đấy. Cùng trong khoảng thời gian này nhân
chuyến công tác ở SG tôi có tạt ngang công ty cũ, cố ư t́m tin
tức để liên lạc với N. nhưng bặt tăm hơi, tuyệt vô âm tín,
chỉ đươc biết ông GĐ bị loại khỏi công ty v́ lem nhem ǵ đó mà
phải vào tù Chí hoà và công ty cũng đă bị tịch biên sau này.
Rồi
cuộc đổi đời sập tới, bao nhiêu ly tán, tôi rời VN rất sớm,
trước khi SG mất, định cư ở vùng đông bắc mỹ. Cũng nhiều lúc
nhớ "con mắt người xưa," t́m kiếm tin tức về N. nhưng không
kết quả. Cho đến khi t́nh cờ có môt hội đoàn ái hữu bắt liên
lac được với tôi qua điện thoại, sau gần bốn mươi năm, v́ có
nhiều người hội viên của công ty cũ c̣n nhớ đến tôi và mối
liên hệ giữa tôi và N. nhưng đến nay không có ai t́m ra tung
tích của N. để chỉ cho tôi. Biết tin của ông GĐ ngày xưa đă
lập gia đ́nh và hiện cư ngụ tại VT /VN, theo họ cho biết đời
sống vật chất không mấy khả quan, ông đă ngoài chín mươi.
Tết vừa qua nhóm ái hữu của công ty có ư mời tôi về VN dự buổi
họp mặt tất niên. Tôi lên đường về thăm chốn cũ, mong t́m
lại “đôi măt người xưa”, ṭa nhà chủ mới xây lớn hơn trước
nhiều, tần ngần nh́n cành phượng phủ bóng lan can...cảnh cũ
c̣n đó nhưng em đâu rồi?
Tôi được
hướng dẫn bởi người cháu gái ông GĐ lên đường ra VT đến thăm
ông. Từ trong nhà bước ra, một ông Cụ đi từng bước khập
khễnh, giương giướng cặp mắt mờ mờ ra đón
khách ngoài sân. Cô
cháu giới thiệu tôi với ông, nhưng với phản ứng lờ mờ chậm
chạp, hầu như tôi đă bị trôi vào lăng quên. Tôi trao quà Tết
cho ông, mang về từ mỹ và cả hoa tươi, trái cây mua tại SG, quà
cáp và ĺ x́ cho mọi người trong gia đ́nh. Ông ta sống nhờ
vào gia đ́nh đứa con trai, tôi cố để mắt nh́n người vợ của
ông, lấp ló từ bên trong nhà, để có thể xác nhận người đàn
ấy có phải là 'bà ta' không. Trong trí nhớ của tôi th́ tôi có
thể xác nhận ngay với cái ánh mắt đanh đá trong bữa tiệc 'bồ
câu nhồi miến... Yến ngày ấy. Tôi mời cả gia đ́nh ra quán
Ghềnh Hào ăn trưa, rồi đưa về nhà và trao môt phong b́ tạm thời
trợ giúp, đáp ứng cho nhu cầu y tế cấp thời và có ư định
sẽ trợ giúp lâu dài về sau, tiếc thay v́ nhận thức được sự
thiếu ngay thẳng của người cháu gái đóng vai tṛ móc nối
trong cuộc gặp gỡ này, tôi rút lại tất cả sự hổ trợ như đă
dự tính.
Trở lại The
Imperial Hotel tận hưởng hai ngày c̣n lại ở Vũng Tàu. Lang thang trên băi biển một ḿnh… ‘ta với trời bơ bơ'... trong
tiếng sóng gió vỗ rầm ŕ hầu như có lẫn tiếng hát một
câu mà dạo nào chở em trên vespa dạo ṿng lên Thích Ca Phật
Đài vào một buổi chiều im vắng. Thời ấy cảnh trí c̣n đơn sơ,
hoang vắng lắm, dân cư thưa thớt, cảnh thiên nhiên hùng vĩ,
anh đă ví như đường lên Thiên Thai, em ngắt lời anh và nói
trong bài hát Thiên Thai em chỉ thích một câu, rồi em cất
tiếng hát nho nhỏ "nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn ḷng ta..." anh cũng c̣n nhớ rơ sau khi hát câu đó em ôm siết chặt
anh từ đằng sau, khiến đang lái xe anh sém mất thăng bằng. Giờ đây trở lại cũng trên bờ biển này, chỉ ḿnh anh thơ thẩn… t́m đâu h́nh ảnh bóng dáng của một người con gái rất nữ sinh,
vô tư, hồn nhiên với đôi mắt nhung huyền quyến rũ. Dù sao đi
nữa, cho dù em phiêu bạt ở phương trời nào, anh vẫn nhớ em
cho đến cuối cuộc đời này và với anh lúc nào em cũng là "đôi
mắt người xưa" mà anh luôn t́m kiếm.
Ngân Hà (Ohio)
|