Chan Phuoc Liem High School
Other Links
Xem Phim Online Miễn Phí
Phim Sưu Tầm:
Phim Cổ Trang
   
Software Download

Adobe Reader 7.0

VPSKeys 4.3
Click on the icon to download
 News
Lottery
Weather
Sports
Horoscope
Stocks
World Clocks
Choose a
Search Engine



Nhớ Về Trường Xưa Niềm Tâm Sự Vườn Thơ CPL Văn Thơ Sưu Tầm
  Trang Nhạc CPL   Đặc San CPL
Nỗi Niềm
    Tâm Sự
  Những ngày xưa thân ái 
  Sinh nhật Minh Tuấn Đức
  Thư Bùi Viết Dũng
  "Nhịp cầu nối liền hai bờ thương mến" Trần Quang Minh
  "Kỷ Niệm Xưa" Nguyễn Quý Trọng
  "Ước gì" Trần Anh Tuấn
  "Lời Thú tội muộn màng..." Kim Tôn
  "Tổng cộng 44 năm" Đặng Tường Vân
  "Chúa là tất cả, ta là cát bụi" Hoàng Thanh Tùng
  "Nhớ Bố" Anh Đào
  "Ước Nguyện" Đào Văn Tiến
  "Các bạn CPL thân mến" Trần Đặng Hải Hồ
  "Cuộc sống ở Nhật" Nguyễn Ngọc Quyến
  Thư Lệ Thanh
  Thư Nguyễn Công
  Thư Thầy Trần Đình Thành
  Thư Nguyễn Bá Tòng
  Thư Lê Ngọc Quốc Ân
  "Hoài niệm một chuyến đi" Lê Ngọc Quốc Ân
  "Điểu Nam Chi" Antonius Nguyễn văn Ngữ
Annie Kiểm Trần  (Aug 11, 2013)

NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
Nó lững thững vừa đi vừa mủm mỉm cười một mình, niềm vui bất ngờ quá. Chiều nay tình cờ mon men vô chanphuocliem.com, nó chợt thấy một cái nickname quen quen <quyencomnhom> kèm theo một cái tên cũng quen quen PĐQ, ký ức của nó chợt vỡ òa trong khoảnh khắc. PĐQ??? Bộ xương cách trí này còn ... sống sao ta? để hỏi lại coi. Thế là sau một vài cái email bay qua bay lại... chính hắn!!! Và sau đó... đúng là con trai "nhìu chiện" hắn lôi ra ở xó xỉnh nào không biết, một lũ bạn bè quỷ sứ thân yêu của nó năm học lớp 12.
Vui không tưởng tượng được, khoái nhất là ai cũng welcome nó mới chết. Từ lâu lắm rồi, nó cũng hay lần mò vô CPL.com để coi còn có ai nhớ đến mình không? Rồi lại tự an ủi, mình chỉ góp mặt có một năm lớp 12 thôi mà, chắc chẳng còn ai nhớ một con nhỏ, nhỏ như hột tiêu, chẳng có gì nổi bật ngoài chiều cao khiêm tốn. Ừ, thôi cũng đành, đứng xa xa mà ngó lớp mình vậy?
Thế mà, hi... hi..., bao nhiêu lời thăm hỏi thân thương của bạn bè, từ khắp nơi trên thế giới, cả cái nickname BB chả biết tên quỷ sứ nào đặt cho mình nữa. Kệ, vui ơi là vui, các bạn bè thân yêu của tôi ơi, một năm lớp 12 chắc chỉ còn đọng lại nơi bạn bè một con nhỏ hiền lành, học ban B nhưng toán lại dở nhứt lớp.
Bạn bè của nó có biết đâu nó có mặt ở trường CPL từ lớp Đệ Thất, Đệ Lục lận, hai năm học của nó ngày xưa chất đầy những kỷ niệm chẳng bao giờ nó quên.
Ngày xửa ngày xưa, hành trang bước vào năm Đệ Thất của nó, ngoài tập vở còn có một chiếc xe đạp, nhỏ thôi, dĩ nhiên nó chẳng đủ chiều cao để leo lên chiếc xe 650, chiếc xe của nó, không nhỏ như xe của con nít, mà xinh lắm. Nó vẫn nghĩ và thầm ngưỡng mộ cái người làm ra chiếc xe đạp này, duy nhứt cả trường CPL chỉ có mình nó.
Ngày đó con đường từ nhà nó tới trường sao mà ngắn ngủi, đạp xe một cái dzèo là tới, cũng may chẳng có một cái đèn xanh đèn đỏ nào án ngữ trên đó hết. Nếu không thì nó đã phải vất vả kiếm một cục gạch bự bự nào, hay cái lề đường cao cao nào đó, thắng lại, ngồi trên yên, thả chân xuống như mọi người ...hi..hi...
Mọi ngày nó cưỡi con ngựa sắt yêu quý đi học, cẩn thận để vào chỗ giữ xe, ngay sát cửa sổ lớp chỗ nó ngồi. Lớp của nó ở tầng dưới cùng, sát chân cầu thang, cửa sổ ngày xưa không có chấn song như bây giờ. Ừ, chỉ là mấy thanh gỗ ngang dọc ịn vô cái cửa sổ thôi, mà cũng thành nguồn cảm hứng lai láng cho một thi sĩ lớp 12 của nó.
      Em ngồi bên song cửa
      Anh đứng tựa cầu thang
      Nhìn nhau mà cách trở
      Thấy Giám thị ... đi ngang (Đỗ Kim Tuyến)
Thế đấy, trong giờ học thỉnh thoảng nó lại thò cổ ra ngoài để biết chắc chiếc xe của nó vẫn còn. Rồi một buổi học nọ, linh tính chuyện chẳng lành, lúc thầy vừa quay đi, liếc qua cửa sổ, trời!!!! chiếc xe yêu quý không cánh mà bay mất tiêu. Mặt xanh như đít nhái, nó chỉ kịp lắp bắp: "Thầy ơi, em mất xe đạp rồi." Rồi không hiểu bằng cách nào, nhóc tì như nó mà leo qua cửa sổ một cáo dzèo nhanh như chớp. Nó báo động tới tất cả, cha Hiệu trưởng, thầy Giám thị, thầy dậy... mọi người nháo nhào đi kiếm xe cho nó, cả lớp của nó xôn xao, nhưng ... biệt tăm.
Chết rồi, phen này chết chắc! về nhà thế nào cũng bị đòn, chuyện này thì xảy ra như cơm bữa rồi, nghịch ngợm quá mà! Nhưng còn gì đau đớn hơn mất một vật mà nó yêu quý nhứt. Những giờ học sau đó đối với nó sao giống như một cực hình.
Các bạn biết không, tan trường rối, tất cả đã ra về hết rồi, nó vẫn còn đứng tần ngần ở sân trường, ngẩn ngơ... tức! Làm sao tìm lại được bây giờ, dù chỉ còn hai cái... pedal cũng được.
Thế rồi, phép lạ giữa đời thường xảy ra... không tin ở mắt mình, nó thấy từ xa xa, chiếc xe của nó xuất hiện, hoa mắt lên, không còn thấy gì nữa. Nó bổ nhào tới chiếc xe của nó, phóng lên yên ngay tức khắc "Xe của con thầy ơi!" Quên cả cám ơn người đã đem trả lại cho nó.
Thì ra một thằng nhóc lớp 6 nào đó, thấy chiếc xe xinh xinh, thích quá đem về nhà chơi, sau đó bị bà ngoại quất cho một trận nên thân. Nó vẫn còn nhớ loáng thoáng hình ảnh bà cụ già nhai trầu bỏm bẻm, một tay cầm cái roi mây, một tay xách lỗ tai thằng nhỏ, miệng thì phân trần với thầy giám thị. Còn thằng cu kia, nước mắt nước mũi tèm lem, hai tay dắt xe trả lại.
Còn nó thì toét miệng cười, chẳng chút giận hờn, nhìn chiếc xe đạp, rồi nhìn thằng nhóc, bao nhiêu lo âu sợ hãi tan biến, thấy mình hạnh phúc tràn đầy, "Phải chi mày hỏi tao một tiếng, tao cho mày mượn đi dzòng dzòng một chút cho đỡ thèm liền" hehehe
Tặng bạn bè chút kỷ niệm của ngày xưa, đặc biệt nhớ nhứt N Liên, Lệ Hằng, Bích Hoa, Kim Thanh... cùng lớp với K hồi đó. Kiểm còn nhiều tội lắm, à quên còn nhiều kỷ niệm để kể, các bạn có muốn nghe hông?

Kim Chi Nguyen (Mar 7, 2013)

SINH NHẬT MINH-TUẤN-ĐỨC 2013
Nhóm chúng tôi (12/75) có biệt lệ gặp nhau mỗi tháng vào ngày sinh của bất kỳ bạn nào. Tháng 1 sinh nhật Đỗ Nhung, tháng 2 sinh nhật Quang Minh ( rủi cho Minh tháng 2 hay rơi vào những ngày giáp Tết mọi người đều bận bịu, mà Tết này Minh có thêm cái tang của Bố nên đành gác sang tháng sau! ). Tháng 3 sinh nhật Tuấn & Đức ( Đức ở Úc nhưng lần nào về VN là tìm bạn bè ăn sáng, uống cà phê góc này góc nọ bất kể sang hèn miễn có chỗ ngồi nhìn nhau là đủ).
Đỗ Nhung mua ổ bánh nho nhỏ nhưng chở đầy lòng yêu thương qua 3 chữ MINH TUẤN ĐỨC, kèm theo 2 người tuyết là Minh và Tuấn 56 tuổi; Trịnh Lan ghé nhà Tuấn nấu giúp nồi cà ri vịt từ sáng để 6g tối Tuấn lể mễ xách qua cùng gặp mọi người tại sân vườn nhà vợ chồng Thành - An. An ủng hộ thêm nồi xôi đậu phộng thơm phức và món tráng miệng Mít Thái ngọt lừ, chưa kể rượu khai vị, nước ngọt, đá và trà nóng, ly, bát sạch sẽ…
Kế hoạch sau khi ăn, rửa chén bát xong, cả nhóm sẽ qua quán cà phê Không Gian cạnh nhà Thành đấu hót, nhưng Thành hảo ý mời mọi người vào phòng Karaoke hát các tình khúc bất hũ của Vũ Thành An, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Ngô Thụy Miên…; anh Ngọc Quyến dẫn đầu các “nhi đồng”: Hằng, Mỹ ( em của Nguyễn thị Thuận giờ ở Mỹ), Ngọc Trinh, Ngọc Bích, Đỗ Nhung. ( ngồi lổ nhổ giống đang ở trại tâp trung wa’!) Thành ngồi chỉnh âm thanh, hàng ghế sau cho các ladies mặc đầm: Vũ Thanh, Kim Chi, Kim Chung, Trịnh Lan, Thêu Kiều cùng “quý anh” Thế Tuấn, Hồng Sơn, thiếu chủ Cái Bang say sưa cầm máy quay lia các góc cạnh trong mọi tư thế lăn lê bò toài trên sàn gạch…anh Ngọc Quyến cầm micro yêu cầu Q.Minh hát Kiếp nào có yêu nhau, K.Chi hát Nửa hồn thương đau, Vũ Thanh hát Mắt biếc… làm mọi người nhớ lại hình ảnh 37 năm trước anh từng oanh liệt giữa sân trường với đàn em thương mến! anh xúc động lắm, nói hoài: anh thương lắm, tiếc lắm Chi ạ! các em dễ thương quá!
Tháng 4 sắp tới sinh nhật Hồng Sơn và Bích Hợp ( con rái biển Vũng Tàu, lặn vào Sài Gòn bất cứ lúc nào cảm thấy thích dù đang giữ chân thủ quỹ hội …), chúng tôi còn buổi Hội Ngộ với Cha Đinh Châu Trân ngày 13/4/13 tới, mọi người đã được phân công ai nấy vào vị trí, cứ thế làm tốt nhiệm vụ của mình. TẤT CẢ VÌ LÒNG YÊU THƯƠNG QUÝ TRỌNG NHAU DƯỚI MÁI TRƯỜNG XƯA! Anh Ngọc Quyến vẫn tiếp tục thương yêu chúng tôi, vẫn cầm micro trong suốt chương trình và đáp lại lòng thương yêu của anh, chúng tôi sẽ hát những bài hát hay nhất, ý nghĩa nhất tặng các Thầy, Cha, các Anh Chị và cả chúng tôi.
chicanhvang 13. 5/3/2013.

Bùi Viết Dũng (Mar 5, 2013)

Thư Bùi Viết Dũng
Hòa Bùi, và các bạn thân mến
Làm sao quên được, Hòa! Nếu mình nhớ đúng, bàn thứ hai trong lớp 10D (tụi mình đọc là d...z...ê), chứ không phải 10A4 đâu, bắt đầu từ giữa lớp là Trần Quang Thỏa, kế đến Dũng Cận tao, Bùi Văn Hòa (luôn thích luồn vào chỗ giữa) mày , Nguyễn (hay Lê) Văn Nam, và Trần Văn Hùng ở phía vách tường. Mình cũng vẫn còn nhớ lần quyên tiền đầu tiên của lớp 10D cho một việc công ích gì đó, Hòa Bùi lên trước bục gỗ tự đệm đàn guitar chinh phục các "ghế chiều" qua bài "Mùa Thu Cho Em" khiến nhiều "em" cảm thấy ... "ươn ướt" kể cả Lê Thị Nga ... già.
Tụi mình còn học chung lớp 11AB (vì chỉ có một lớp 11 buổi chiều). Kỷ niệm nhớ nhất về Hòa là trong một dịp lớp mình trải qua tu sửa bàn ghế, lớp phải dọn tạm lên lầu hai. Lúc ra chơi sau cơn mưa, Hòa và mình đứng bao lơn hành lang nhìn xuống các "em" đang rón rén trên lề gạch. Vì sợ áo DÀI (xin hiểu cho rằng mình cực kỳ cẩn thận khi gõ chữ này vì lợ các bạn đọc nhầm dấu huyền ra dấu ... khác) và quần trắng lấm nước dơ cho nên hai tay nắm túm cả quần lẫn áo ở một chỗ thông thường mà ai cũng quen làm. Ấy thế mà chỉ có Hòa Bùi mới nẩy sinh một tư tưởng vĩ đại (xin trích dẫn nguyên văn, dù bao nhiêu năm mình vẫn còn nhớ rõ): "Nó không có bay đâu! Túm chặt quá nó chết đấy!" Mình vừa buột cười rũ rượi, vừa phục sát đất cái bộ óc của thằng bạn rất ư là tếu và ... thơ... thẩn!
Đến năm 12 thì mình cũng chuyển lên buổi sáng học lớp 12B (11B chứ không phải 12B) chung với Hòa và Nam. Chương, Thành, Thiệu, Hải, và một bạn nào đó (mình cố nghĩ mà không thể nhớ ra tên) ngồi ngay bàn trên tụi mình: Nguyễn Việt Hùng (nghe nói đang là một Họa Sĩ ở Cali), Dũng Cận, Trần Văn Lũy (còn ở VN lúc mình vượt biển). Được 2 tháng thì ông Bố mình bắt phải đổi sang 11A2 ( 12A2 chứ không phải 11a2) vì muốn thằng con mình làm Bác Sĩ... ấy. Nhập vào lớp 12A2, mình "tái hợp" lại với Lê Văn Ngô, Ngô Hùng, Đặng Đức Dũng, Trần Quang Báu, Nguyễn Xuân Tuấn, Lê Quang Luận, Nguyễn Văn Sử, Phạm Thị Lan, Phạm Thị Bích Thuận, và có nhiều cơ hội hơn để nghía lén Hương (không dám kêu bằng mạo từ nào cả vì "bà này" đã từ lâu là mệnh phụ phu nhân của Phạm Việt Cường mà Hòa hỏi thăm), Lê Thị An, Lê Xuân Diệu Cơ, Vũ (??) Thị Vân (nghe nói ở Canada), Trần Thị Mùi, Phương Lan, Tống Thị (Bích/Thu ???) Hồng, và nhiều "chị em ta" khác bên lớp 12A1 mà trưởng lớp là Lư Thêu Kiều. Bây giờ lắm khi nghĩ lại thời ấy thấy mình quá dại (chữ này không sợ lộn dấu); phải chi lúc đó tụi mình thích "cỏ non" thì đâu có bị các nàng chê ... "nhỏ... xìu" (lâu quá không viết tiếng Việt, hình như mình đánh dấu chữ này sai)! Không rõ các nàng lúc bấy giờ có nghĩ quá xa và ... thơ thẩn như Hòa Bùi không?
Lẩn thẩn vài chuyện vặt thời đi học; chỉ nhớ được bấy nhiêu thôi, hẹn sẽ nhớ thêm (không nhớ được thì ... chế!) những chuyện khác để cùng nhau cười ôn lại quãng đời thơ ... thẩn và quên đi giây lát cuộc đời luôn luôn thơ... hỏi... THỞ.
Thành thật cảm ơn các bạn đã mang lại cho mình những niềm vui mà mình quên bẵng bấy lâu.
Dũng Cận

Trần Quang Minh  (Jul 15, 2012)

Nhịp cầu nối liền hai bờ thương mến
Đã qua rồi cái tuổi náo nức chờ đợi ngóng trông của thời mới lớn, bây giờ tóc ai cũng muối nhiều hơn tiêu, vậy mà mỗi lần chuẩn bị cho cái ngày họp mặt trường xưa vẫn thấy lòng nao nao như ngày nào vào lớp khai giảng năm học mới.
Đại hội năm nay mang chủ đề “ Hội ngộ cha con thầy trò CPL-2012 “ Đó là một niềm vui lớn và đầy ý nghĩa cho một chuyến trở về. Vâng trở về với một thời mà mình đã sống, một thời còn trẻ. Trường xưa bạn cũ bạn bè thân thiết và những kỷ niệm.
Chạnh nghĩ, mọi người đều chờ đợi để gặp nhau, có thể bạn chưa từng nhớ cái tên ai đó khi còn quanh quẩn trong sân trường ngày trước, chưa từng biết ai đó học lớp nào và có quen thân hay không, chưa thấy nhau sau mấy mươi năm cách trở với biết bao nỗi niềm vui, buồn…..Nhưng bây giờ thì những vòng tay đang chờ sẵn sàng mở ra, để ôm chặt bạn vào lòng. Tôi nghĩ thế….
Trước ngày đại hội, BTC có buổi họp mặt nho nhỏ. Không khí cũng xôm tụ không còn trẻ trung nhưng vui nhộn, A.T cũng bày tỏ hoàn cảnh mình một thời kỳ đầy sóng gió với búa rìu…., bị bà xã hăm he…. vì chuyện vác ngà voi làm anh đau đầu, nhưng lòng kiên nhẫn khiến anh vượt qua. Kêu gọi duy trì tình đoàn kết các bạn với nhau chung một mái trường, bởi vì thời gian còn lại còn lại có là bao lâu, chắc gì năm sau đủ mặt hơn năm ngoái. Có lẽ đêm nay sẽ khó mà ngủ thẳng giấc…..
BTC đại hội bận rộn với những công việc được giao, ai cũng rán hoàn tất “ nhiệm vụ “ của mình. Đúng với ý nghĩa “Hội Ngộ” nào tập văn nghệ, nào chuẩn bị thánh lễ tạ ơn, nào chuẩn bị ẩm thực vui chơi, chương trình…..mỗi năm họp mặt lại có thêm bạn mới, và có người này tìm gặp được người kia sau mấy chục năm vắng tin.”văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” trên mạng năm nay lại chuẩn bị “trực tiếp truyền hình CPLUSA_TV với CPLVN _TV” mới ghê chứ!!! . “Lại Hoa hậu áo dài U60….không áo tắm” wa…wa….Và người tình xưa đang ở nửa bên kia trái đất cũng hiện ra ở rất gần, nhưng chỉ ngậm ngùi hát “ba mươi năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng…..”
Mỗi ngày những thông tin bạn bè trên mạng càng nhiều, gần như đa số đều tìm được bạn cũ. Trang Chân phước Liêm High school giống như : “nhịp cầu nối liền hai bờ thương mến”, nói như một bạn bên Úc là những cánh chim lạc loài CPL nhờ những thiện chí tìm về với nhau, chớ dễ gì gặp giữa mênh mông đại ngàn các hành tinh xa lạ này phải không các bác?
Tìm gặp trên mạng còn dễ chứ nhưng “mặt nhìn mặt rõ ràng hai mặt, tay nắm tay rõ bốn tay” còn phải đợi thời cơ, đôi khi ngày họp mặt cũng bị bận rộn những chuyện riêng tư mà không đến được, lại hẹn lần sau vậy.
“Trang net nhỏ mơ làm cơn gió
Đưa ta về tìm bạn cũ trường xưa
Có anh em bạn bè trong đó
Có sân trường kể chuyện nắng mưa”.
Hồi xưa mùa hạ có “90 ngày qua chứa chan niềm thương” , còn bây giờ mùa hạ là điểm hẹn đầy ý nghĩa của những gương mặt học trò không còn trẻ, và chắc không ai nỡ vô tình quên đi bạn bè ngày cũ, để lạc mất nhau một lần nữa trong cuộc đời vốn mong manh, ngắn ngủi ……..và phù phiếm.

Nguyễn Quý Trọng (Sep 8, 2011)

Kỷ Niệm Xưa
Ngoại ơi ( tui thuong goi Nam Huong nhu vay )
Tui còn nhớ mãi năm học đệ nhị, phòng ở tầng dưới, phòng cuối cùng sát cầu thang gỗ, lớp có 2 soer là Soer Hương và soer Nhi( soer Nhi đeo kính nhìn ... Thích lắm )
Hồi đó tui và Khấn ngồi bàn thứ 2, Khấn ngồi đầu bàn xong đến tui còn bên nữ thì 2 soer cũng ngồi đàu bàn thứ 2. Hôm đó tui và Khấn 2 thằng đố nhau là mấy soer mặc áo tu như vậy có mặc quần bên trong không, tui thì nói hổng mặc gì bên trong cả, Khấn nói bên trong có quần nhưng áo tu dài hơn nên che mất, 2 thằng cãi qua cãi lại, cuối cùng 2 thằng cá nhau chầu kem tại quán ông Chi giờ ra chơi. Để chứng minh ai đúng ai sai thì hôm đó vào giờ Anh văn của Thầy Lê Phương, vào đầu giờ Thầy khảo ngữ vựng, soer Nhi là người Thầy gọi lên là người thứ 3, vì 2 người trước lên bảng họ đã viết bên trên nên khi tới soer Nhi thì phải viết bên dưới bảng, vì thế soer không thể đứng trên bục mà viết, mà phải đứng xuống nền nhà ma viết, lúc đó có cây thước kẻ bảng đang để ở bàn đầu nên cu Khấn lấy cây thước và nói : Trọng, mày xem tao vén áo tu của soer lên là mày sẽ thấy quần ngay, chuẩn bị tiền chung độ nhe. Miệng nó nói, tay nó cầm cây thước khẽ đưa vào bên dưới áo tu, vì lúc đó soer đang đứng bên dưới bục nên gần ngay chỗ cu Khấn ngồi, Hương biết không, cu Khấn dùng thước bảng cứ từ từ vén váy soer Nhi lên, khi váy đã lên qua đôi dép vẫn chưa nhìn thấy quần soer Nhi đâu, nó cố gắng vén cao hơn nữa, khi váy được vén cao tới bắp chân cũng chưa thấy, nó vẫn cố vén cao hơn nữa, và khi váy bị vén cao tới khuỷu chân thì nhìn thấy quần, và cũng vừa lúc đó soer Nhi chợt nhận ra mình đang bị thằng nào vén váy , soer bỏ chạy về bàn ngồi khóc, sau đó Khán nó bị phạt mấy roi vì tội dám vén váy soer. Nghĩ lại lúc đó 2 thằng rất hồn nhiên trong sáng, chỉ vì muốn biết soer có mặc quần hay khong mà nghịch dại. Rốt cục là mấy soer có mặc quần nhưng là quần lửng thôi, nên tui bị thua nó chầu kem , nhưng rát vui vì .... Tìm ra chân lý. Còn nhiều lắm những kỷ niệm thời bấy giờ, nếu có dịp tui sẽ nói Khấn nó viết lại thành những chuyện ngắn gửi lên trang web CPL cho mọi người đọc

Trần Anh Tuấn (Jul 30, 2011)
Ước gì…
Đời tôi đã nhiều bạn. Có những bạn bình dị tốt lành và không thiếu người độc đáo tài danh. Nhưng chỉ có những người bạn thời niên thiếu là tôi “thương” nhất. Mỗi khi chợt nhớ đến một người nào trong bọn, tôi bỗng rung động với những cảm xúc bồi hồi như đột nhiên bé lại.
Không hiểu sao tự trong thâm tâm, tôi rất nể phục các bạn thời còn nhỏ của tôi. Dù xưng hô “mày, tao” tự nhiên thân mật nhưng mỗi đứa bạn tôi đều có một dáng dấp, phong độ đặc biệt nào đó để tôi ngưỡng mộ.
Như Nguyễn Văn Tác chẳng hạn. Không nhớ quen nhau vào trường hợp nào? Có thể từ những ngày lội bộ xách cặp chung đường tới trường Vinh Sơn Liêm ở Xóm Mới. Con đường gồ ghề quanh quẹo có khúc băng ngang qua cánh đồng lúa nhìn xa mỏi mắt. Sáng sớm tinh mơ có bóng chú cò trắng lả cánh lướt ngang trời. Tôi yêu cái dáng lừng khừng chững chạc, cặp mắt hơi xếch chứa đầy suy nghĩ bí ẩn. Tác đã dậy tôi biết thao thức suy tư, biết bồi hồi trước thời cuộc khi một tối nhìn nó ôm cây đàn thùng gò người bên ngọn đèn dầu vàng vọt toả một thứ ánh sáng mập mờ lên trang giấy “Ca khúc Da vàng”. Đêm đó trong một trại gia binh ngoại ô, có thằng tôi chợt ý thức “Ôi đêm dài và cơn bão rớt, trên mảnh đất quê hương điêu tàn… Ôi bom đạn cày trên những xác…”
Có một lần Tác bảo tôi: “Mày hay thật. Mày có tâm hồn.” Tôi hỏi và nó kể thêm: Có lần hai thằng đi bộ lang thang, nó thấy tôi bất chợt cúi xuống lượm cây đinh trên đường thản nhiên bỏ vào túi. Ý nó khen tôi là thằng nhân đạo, sợ người khác vô ý đạp trúng đinh. Dĩ nhiên được thằng bạn khen ngợi thì tôi khoái tỉ, ngu gì khai ra vì nhà tôi nghèo, đi đường thấy cây đinh còn xài được thì nhặt ngay bỏ túi.
Qua nó mà tôi quen Võ Như Tố, nhà cũng ở trong trại gia binh tuy khác dẫy. Nhà Tố là nơi tôi la cà không biết chán. Má của Tố là một người đàn bà chất phác, rộng rãi dễ dãi với con cháu nên tôi rất thương mến không úy kị e dè. Trong cái sân rộng trước nhà được bao bọc bởi  nhiều dẫy trại gia binh là nơi bọn chúng tôi quần thảo với những trái banh cao su, hò hét rùm trời. Có nhiều hôm cả bọn bắc ghế ngồi trước hàng hiên, đàn hát um xùm. Tôi là thằng hả họng hát to nhất vì căn nhà đầu dẫy có hai chị em cô hàng xóm dễ thương. Nếu tôi nhớ không lầm thì cô chị có tên là Ngọc Bích, tức Bích mập.
Tố hiền lành, bị tôi át tiếng hoài mà cũng chỉ mủm mỉm cười ruồi. Bây giờ càng nghĩ càng thấy thương. Tôi nể nó vì cho rằng nó học giỏi và lại có cái tướng chậm trãi thâm trầm của một nhà bác học uyên thâm. Trong căn phòng trước nhà nó treo trên vách một tấm bảng đen to lúc nào cũng đầy những con toán chằng chịt nhìn rối mắt. Nhiều khi đang nói chuyện vu vơ, Tố chợt chạy vội ra bảng đen lấy viên phấn hí hoáy viết những con số lên bảng rồi trầm ngâm suy nghĩ. Nói thật, tôi nể thằng bạn tôi sát đất.
Nhờ Tố mà tôi lại quen Vũ Ngọc Bội, cũng người trong xóm. Tôi vẫn nhớ cái dáng ròm ròm, cái miệng cười tươi kèm theo ánh mắt hấp háy rất duyên. Bội hay chạy sang nhà Tố mỗi khi nghe có tiếng ồn ào náo nhiệt. Hoặc có tiếng xe Honda của Kim Tôn xình xịch ngoài sân rộng.
Còn những người bạn nữa như Trọng, Mẫn, Liêm…đã từng gặp mặt, vui đùa, ca hát, rong chơi. Chúng tôi những đứa trẻ nhà nghèo tìm gặp nhau hồn nhiên chân thật. Nào có so sánh gì đến giai cấp địa vị, danh vọng, quyền lợi… Đó là cái thời trong sáng nhất mà tôi luôn trân trọng mến yêu.
Nhiều khi tìm đến nhà nhau ngồi chơi suông chẳng có gì quan trọng để nói để bàn luận mà vẫn cứ phải đến nhà nhau. Bây giờ tôi đã hiểu: đó là cái cảm giác được an bình, yên ổn giữa những người mình gần gũi, thân cận tin yêu.
Là bạn cùng xóm, chúng tôi lại trở thành bạn cùng một trường Chân Phước Liêm. Càng thêm thân thêm quý.  Những bạn cùng lớp của tôi cũng là những nhân vật đầy “ấn tượng”: Tiên, Bảy, Gìn, Cảnh, Kim Thoa, Kim Nết, Trung, Lai, Dũng, Đạo vân vân không thể nhất thời nhớ mọi tên và càng không thể kể hết được những kỷ niệm thú vị trong đời.
Lại còn những người bạn cùng trường khác lớp mà tôi luôn thân mến và kính trọng: Chị Tô Thị Thu, Anh Trần Văn Sung, Anh Nguyễn Ngọc Quyến, Nguyễn Kim Tuyến … Tôi nhớ những say sưa, sôi nổi của một thời đang lớn. Những ước mơ những hoài bão vá trời của lứa tuổi ngây ngô.
Có lẽ ngày xưa khi mới lớn tôi có nhiều tật xấu lắm: Làm nổi vô lối, chơi át bạn bè, ganh tị hơn thua nhưng bạn bè đều dễ dãi bỏ qua. Thương cái tốt cái hay và chấp nhận thứ tha cái tồi cái dở.
Nếu được trở lại tuổi mới lớn ngày xưa, có lẽ tôi sẽ đối xử với bạn bè một cách khác: sẽ thân ái hơn, tìm hiểu hơn, tha thứ hơn, nhường nhịn hơn…
Ước gì…
Các bạn còn nhớ những kỷ niệm gì cùng bạn học chung trường, làm ơn kể ra cho tôi nghe với. Trước khi chúng phai mờ mai một.

Kim Tôn (Oct 31,2009)

Lời Thú tội muộn màng...
Em xin tự thú tội.. và chỉ những gì còn nhớ.. còn những gì không nhớ và hỏng dám nhớ thì.. xin các Bậc Cha, Thầy Cô mở lượng Hải hà mà xí xoá.. mà Thầy Tấn lại lôi cái sổ Bìa đen từ hồi não hồi nào ra.. kẹt quá, kẹt quá.
Lớp Lục 1 có Thầy Anh văn được cả lớp tặng biệt danh Zippo, chắc có lẽ Thầy hay dùng bật lửa zippo, Quí vị cứ tưởng tượng Thầy bước vào lớp với tiếng chào zippo..zippo..zippo. Tui thiệt tình hỏng nhớ được Thầy tên gì.
Lớp Ngũ 5 có Thầy Lê Đình Thưởng... "Thưa Thầy ..Cô Hiệp kia cà..." Và có thằng đã ăn cái tát nảy đom đóm.. hỏng biết nó còn nhớ không.. Cô Nguyễn Thị Hiệp dạy môn toán cho Ngũ 5, cũng đã nếm mùi mắc mèo trên bàn thầy, may mà Tui nghĩ lại thuơng cô là Cô (chứ hỏng phải Thầy) nên đã phủi bàn đi khi mình lau bảng. Tên khác thả lông mắc mèo , tui biết..
Lớp Tứ 3. Các bạn còn nhớ có Thầy mặc nguyên bộ quần áo lính,ủi hồ cạnh thẳng tấp sờ cạnh chắc đứt tay,cấp bậc Đại Uý, hình như dạy kim văn( văn xuôi) Thầy Thuần Nhân dạy Kiều. Thầy Đại Uý hát nhạc Lệ Đá của Trịnh Lâm Ngân, thu vào casset đem vào lớp khoe học trò Tứ 3 với 3/4 là nữ sinh.. Gay mắt quá.. chắc Thầy trò úynh nhau mất thôi... Tui nghĩ bụng như vậy mà hỏng nói ra miệng.. Tui kiếm được một tranh vẽ : Một chàng lùn tịt, phải đứng trên ghế mới Hung được người đẹp. Viết câu:
Ai ơi chớ lấy chồng lùn,
Phải bắc cái ghế mới Hung...dzợ... Đại khái í là như vậy.
Vì Ông Thầy có bề ngang nhưng hơi thiếu bề cao.. Mà Ông lại có âm mưu rinh cái Bông đẹp của Tứ 3. Đời nào.. Chỉ trừ khi Mấy đứa con trai Tui bị ...Thiến. Tui tọng tấm tranh vào xe zeep của Thầy Đại Uý .. Thế là Đâu vào Đấy.
Lớp 10 Dê (Tam 4) Bố Phổ và Thầy Khang chấm bài trên tờ giấy đôi của lớp "10 DÊ" đều đều. Bố Phổ đã chẳng những không phạt mà chỉ mắng yêu, lại còn dậy cho vài bước nhảy đầm nửa chứ.. Tui thích nhất Bố dạy cho cái mẹo sắm áo tiết kiệm " Ra tiệm may một cái áo thật xịn.. và vào chợ mua 1 lố áo may sẵn (rẻ tiền hơn)" Thế là mình có 1 lô áo đẹp, ai biết... hi hi. Lớp 10 Dê còn có Tờ BÁO ĐỜI , Cha Hiệu Trưởng Đinh Châu Trân nói rằng Cha sẽ giữ lại để sau này các con ra đời khi quay về thăm trường Cha sẽ cho các con xem lại... Tố, Thiêm, và các Bạn nào được Cha gọi lên VP Với TUI kì đó có dịp nào đọc lại Tờ Báo Đời năm xưa không?
Lời thú tội muộn màng...nhưng có vẫn hơn không.Lớp 11 BÊ BỐI... Các Thầy nói chung hong có gì mắc.. lỗi với tụi em, hi..hi.. Tụi Học trò chỉ sơ sơ dựa vào tên, dáng người, môn dạy để đặt tên...Thầy Bói Thành vừa dạy Anh văn vừa xem chỉ tay.. cho học sinh..nữ. Mà Thầy đáng tuổi Bố nên.. hỏng có chi đụng chạm. Thầy Lê Mậu Thống còn được gọi là thầy Lê Mậu.. LÚI.. Mà Thầy rất To phốp pháp , lại lúc nào cũng đeo kính đen ... làm Em nhột.Thầy Tấn dạy môn vạn vật nên được gọi là Thầy Dịch vật.. phải hong Bội.
Tui mệt rồi xin Thầy Cô và các Bạn cho giải lao tí.
KIM TÔN

Tui xin được tiếp tục thú tội...
Cô Kim Nguyên dạy Anh văn năm Tui học Tứ 3. Một chuyện nho nhỏ mà Tui còn nhớ là Cô đứng trên bục mà học phát âm tiếng.. Nam Bộ: THỊT cô cứ thực rồi thựt.. hi hi, và vẫn..trật lất. Lúc đó Tui chưa có biết làm sao để chỉ Cô cách phát âm .. Cho tới khi Tui học trường Sư Phạm môn Ngữ văn ,Tui đã nghiên cứu kĩ cách đặt lưỡi môi miệng để phát âm. Khi nào có dịp gặp lại Tui sẽ hỏi Cô có cần Em giúp Cô phát âm đúng cái chữ THỊT theo tiếng Nam Bộ hong?
Thầy giám thị Tâm trẻ, lái chiếc xe Peugeot 404 chạy từ cuối san trường ra cổng đến gần cột cờ, Tui chơi thiệt dại, sút trái banh chính xác vào cửa phía tài xế đùng một phát. Thầy đỏ mặt tía tai, xuống xe, Tui cứ tưởng mình bị bạt tai là cái chắc.. Thế mà sau khi thấy Tui ăn năn vì lỡ chơi dại và Thầy biết rằng Tui hong có ân oán gì với Thầy, chỉ là đá bóng cho bật ra giống như bật tường vậy mà.. Thầy tha. Thiệt tình Tui chơi dzại. Tấm lòng của Thầy cô thật quảng đại với học trò...
Tui đã thú tội kha khá... Các trò khác , tự thú đi.. Tui xin nằm lên bàn trước, chỗ gần sát với các Thầy Cô. Ai thú tội càng trễ càng nằm xa.. Thầy cô đập một roi thì Em nào càng xa tức là ở ngọn roi thì có mà .. tha hồ bôi dầu cho tan máu bầm hi hi...
Tui xin hiến kế.Nếu thầy Thành úynh thì không lo lắm, cứ chọn cây roi nào bự cỡ cái cột, Thầy rinh hỏng nổi thì lấy đâu mà bị đòn. Thầy Tấn úynh ý hả.. dễ thôi, mình chạy ra đứng sau lưng cô Doãn, thầy úynh mình mà lỡ trúng vào Cô thì.. hi hi..hỏng biết Ai sẽ bị đòn..hà..hà...Còn nếu là Cô Kim Nguyên úynh mình.. càng hỏng sợ.. tin Tui đi, cứ Cô quất 1 roi, mình cứ khóc bù lu,bù loa, Tui bảo đảm mới các bạn, Mình rơi 1 giọt nước mắt.. Cô sẽ rơi 2 giọt vì thuơng học trò..Tui biết tấm lòng của Cô lắm mà. và dĩ nhiên cô sẽ tha ngay.. hỏng tin Bạn cứ đưa roi cho Cô quất thử.. Nhưng Nếu là cha Lucky Luke thì cẩn thận nhá.. Sách có chữ rằng.. Bất Viễn Lự tắc hữu cận ưu, tạm diễn nôm: Không có Cha Lự thì cái u.. đầu.. sẽ đến.. gần. Mừng Cha còn tráng kiện mà cũng ngán Cha úynh .. chắc ê mông lắm lắm đa.
Thôi, Các bằng hữu trước sau, ra mà đầu thú đi.. để được hưởng sự khoan hồng.. Ai ngoan cố có mà chạy đàn giời với toà án luơng tâm.
Nay Thú.
Học Trò Cũ CPL, KIM TÔN

Tường Vân (Oct 14,2009)

Tổng cộng 44 năm
Ngày xửa ngày xưa, thời mà mặc quần rách đũng chưa biết mắc cở, Bố cho Tv về học trường học gần nhà, Tv học lớp nhì, giờ ra chơi Tv không thích chơi cò cò, đánh banh, đánh đũa như tụi con gái mà chỉ thích đứng dựa cửa lớp ngó người ta chạy qua chạy lại.
Giữa sân trường có ô đất hình chữ nhật, tụi con trai hay chơi ở đó, Trong đám đó, có thắng nhóc, nó đen như mọi, nó phá quá chừng chừng, như con nhà Tôn Ngô Không chẳng khác tí nào. Nó chơi trò chơi gì cũng luôn luôn thắng, chẳng bao giờ chịu thua, một hôm, nó chơi với bạn, nó lấy le, nhìn Tv nó cười, lúc nhìn xuống nó bị thua, nó mặc cở, nó không chịu thua, nó không chịu bị phạt nên tụi nó đánh nhau.
Kết quả mấy thằng đều bị kêu lên văn phòng, chẳng hiểu nó có bị đét roi nào của thầy Hội Hiệu Trưởng không, sau khi hỏi rõ nguyên do, hai cô giáo cãi nhau. cô Bông, cô giáo nó đòi phạt Tv quỳ gối trước cửa văn phòng về tôi nhìn tụi con trai, nên tụi nó đánh nhau. Cô Mùi Cô Giáo Tv rầt hiền, cô nói Tv đứng ở cửa lớp của mình, không quấy rầy ai không có tội gì hết. Chẳng hiểu cô Bông nói gì, Cô Mùi về lớp khóc, cô nói Tv lên gặp thầy Hiệu Trưởng tùy thấy sử lý. Tv lên văn phòng mà không biết ly do gì, cho vừa lòng cô Bông thầy nói Tv ra cửa văn phòng đứng một lát rồi về lớp, từ giờ, giờ ra chơi con đi chơi với mấy đứa con gái đừng nhìn bọn con trai tụi nó sẽ đánh nhau.
Thời đó Tv không hiểu tại sao mình nhìn bọn con trai, tụi nó vui đùa lại khiến tụi nó lại đánh nhau? Cô giáo hỏi tại sao Tv không đi chơi với bọn con gái. cô không hiểu trong 1 năm Tv bị đổi 3 trường, Tv chưa tìm ra bạn mới, nên chỗ đứng cửa lớp nhìn người ta chơi trò chơi là thích nhất.
Tới cuối năm, nó được lãnh phần thưởng, lúc gọi nó lên Tv mới biết nó học lớp nhất, nó nhìn Tv nó kên, Tv cười, vì Tv biết hôm đó cười không bị phạt. Tv không bao giờ quên cái thằng nhỏ đã làm Tv bị phạt đứng cửa văn phòng Hiệu Trưởng 1 tuần, cho tới bây giờ Tv vẫn không hiểu tại sao mình bị phạt, luật gì, sách nào?.......Tv không bao giờ quên ánh mắt nó thật vui khi nó thấy Tv nhìn thấy nó thắng.......
7 năm sau tình cờ, Tv cũng thấy bộ mặt quen quen không nhớ mình đã gặp ở đâu, nhưng ánh mắt sao giống quá có lẽ người giống người, mỗi khi người đó nhìn Tv cười, Tv cứ ngỡ thằng nhỏ năm xưa, Tv cố lắc đầu, tự nhủ đó chỉ là sự ám ảnh thôi.
37 năm sau cám ơn Thúy Kiều đã giúp Tv tìm ra thằng nhỏ trường Nguyễn Thái Học, đã làm Tv bị phạt về tội lỡ cười với nó. Và bây giờ Tv đã hiểu tại saoTv không thể quên được ánh mắt của người bên gốc phượng vì ánh mắt thằng đó đã in xâu trong tiềm thức của Tv tự ngày nào.
Tv.

Thư Hoàng Thanh Tùng (Jan 1, 2009)
Chúa là tất cả, ta là cát bụi
Tôi tên là Hoàng thanh Tùng hiện dang sống ở MN ( Minesota) đã bị mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4, nghe tin này người tôi bàng hoàng giờ N tới rồi  duyên nợ đến đây là hết ,thôi hãy chuẩn bị  Amen, con xin vâng !  
   Vì tôi là người Công giáo nên lúc nào cũng cầu nguyện lên  Thiên Chúa xin Chúa quan phòng những chuỗi ngày còn lại để sống vui với gia đình bé nhỏ va` các bạn bè thân thương. Sự việc xẩy ra hơi dài dòng, vì tôi muốn bỏ hút thuốc lá sau bao phen tốn tiền nói đúng ra không có nghị lưc, để xa điếu thuốc. Đã hút thuốc lúc 18 tuổi trong trường TSQ lúc đó mới đậu xong tú tài, muốn tỏ ra là người lớn phải oai phong ... Nay đã 55 tuổi, làm ở một hãng mỹ làm khuôn bao bì hộp giấy, một mình một ca, vừa làm cu ly, vừa phải nghe khách hàng order, vừa làm supervisor cho ca thứ nhì.  Làm như vậy là 7 năm, buổi tối, một mình làm một ngựa, chẳng có boss lại cô đơn làm một mình, chỉ có điếu thuốc mới là bạn tri kỷ lúc suy nghĩ vớ vẩn trong cuộc sống hằng ngày...(ở Mỹ .một mình một ca là illegal)... Biết vậy nhưng không được, đi học college 2 năm nhưng bây giờ tiền lương cao, thôi an phận vậy...
     Vào dầu năm 08, bao nhiêu phen cầu nguyện Mẹ Maria xin cho con bỏ thuốc lá, thì mẹ khuyên nào là "đọc kinh Kính mừng khi cơn nghiền lên" cũng aphê được 2 tuần, rồi đâu lại vào đó. Rồi lại cầu nguyện nữa sau vài tháng phì phèo, lại xin me Maria cho con bỏ thuốc, "khi nào con nghiền thì hãy ca một bản thánh ca thì sẽ qua cơn nghiền," ca đâu được 2 tuần, lại hút lại, nghị lực lại không có, lại phì phèo một phen khá dài. Cuối cùng thấy lần này phải quyết tâm, lại chạy đến mẹ Maria cầu xin.  Kỳ này thì thấy hơi lạ, chắc mẹ Maria đổi chiến thuật để trị thằng liều mạng, nên cho mình ho, mà ho kỳ này hơi  lạ, ho mà như mình đang thổi sáo.  Rồi tôi lại mua thuốc hút, nhưng kỳ này thì hút không vào nữa. Chà, kỳ này vô mánh rồi nghe. Thế là bỏ thuốc, vì hút không được nên mới bỏ được. Thì có một đêm đang làm, tôi ho ra máu vì tôi đã bị bệnh suyễn từ hồi nhỏ, hỏi bạn bè khi dùng quá dose sẽ bị ho ra máu, tôi tin là như vậy. Nhưng vẫn tiếp tục ra máu, tôi vẫn dấu vợ con.  Nhưng đến đầu tháng 11 khi khám bệnh tổng quát,  lần đầu tiên đi checkup ở Mỹ. Sau 14 năm sống ở Mỹ mặc dầu vẫn mua insurance đầy đủ, nhưng khi khám bác sĩ thì mình khai cái gì, họ cho mình thuốc đó. Lúc đó vợ con mới biết mình ho ra máu, mình xin Bác sĩ cho chụp X-Ray. Yêu cầu là cho ngay vào phòng chụp, r lúc nhìn vào màn ảnh thì tôi thấy đen thui. Chết rồi! lao nặng rồi!  Ra ngoài ngồi đợi khoảng 10 phút, bà Bác Sĩ trở ra chỉ hỏi: "mày có hút thuốc phải không?"  Tôi bèn thú thật tôi đã hút 40 năm, bà lắc đầu, "tôi phải đưa anh đi PT scan." Sau đó hẹn Bác Sĩ chuyên môn về Lung, rồi test lao, không có, và coi DVD vê` PT Scan của tôi.  Bác sĩ phán một câu: "anh chỉ còn 6 tháng nữa thôi."  Nghe tới đó tôi như tử tù sắp lên đoạn lầu  đài!  Tinh thần ra sao chắc các bạn có thể cảm nhận được.  Không thuốc men, độ 9 ngày, được đưa sang Bác Sĩ Chemotherapy, bà này là người Ấn nên đối xử rất tốt.  Bà nói liền, đừng nên bi quan, rất nhiều người được khỏi bệnh thời kỳ 4, Don't worry, be  happy. Sau khi coi hồ sơ bệng lý, thì có large cancer ở hai cuống phổ, cancer nó đã đi vào xương, và nó đã đi vào gan, tôi phải chuyển anh đi scan cái đầu vì tôi nghĩ là nó có thể lên đó rồi; và khi có kết quả tôi đã bị lên trên đầu rồi! bà Bác Sĩ người Ấn nói lại: Don't worry! Làm tôi một phen rối beng trong tư tưởng. Không dám chia sẻ với ai chỉ một vài bạn thân. Sau khi đi radiationtherapy được 5 lần, tôi đã lấy lại bình yên trong tâm hồn.  Một người bạn thân của tôi ở IOWA, cả hai vợ chồng và đứa con trai lên tôi, thấy tôi như con gà mắc giây thung, và có nói Niên trưởng Cang hỏi thăm và muốn cho các anh em VB, và TSQ biết tin mới nhờ Niên trưởng Bích (Pháp) nhắn trên diễn đàng 4027và 4437, Tôi thật là cám ơn các khích lệ của các NT và các bạn. Chính vì lời khích lệ, tôi đã đổi lại lối tư duy là mình cần phải sống.  Rồi tiếp tục cầu nguyện phó dâng hồn xác của con cho  "Lạy Chúa Giêsu, mẹ Maria, thánh cả Giuse xin cầu cho con trong giờ lâm tử.  Amen !"
      Và hằng đêm tôi vẫn đọc kinh Lòng thương xót Chúa và tràng hạt mân côi ,thật là điều kỳ diệu.  Tôi đã được bao nhiêu phép lạ, từ lúc xin mẹ Maria cho con bỏ thuốc lá (ai đã từng hút thuốc khó bỏ lắm).  Mới chemo lần thứ tư, là tôi nằm mơ thấy một vị mặc áo trắng bên cạnh một ông Cha mà tôi nhìn tôi chưa hề gặp hai vị này, ngài nói: "Tôi đến đây để chữa cho con"  Tôi nghe thấy trong người hai khối U lớn ở hai cuống phổi kêu bực bực và từ đó tôi thở thông hơn, thật là diều kỳ lạ.  Tôi lại tiếp tục tập thở theo cách thở của đạo Phật môn thiền và khí công, càng này càng thở sâu hơn theo thời  gian từ 1/2 tiếng dần dần lên được 45 phút.  Lại một đêm một người áo trắng lại xuất hiện dùng computer của Ổng đưa đĩa DVD về Chemo lên, bấm  những small cell cancer mọi nơi trong dish rồi Delete đi như trong khoa học ảo tưởng.  Ngài bảo: "Còn ít nữa, phải chữa thêm một lần nữa." Ngài vừa đi thì tôi tỉnh dậy liền Tôi cảm thấy phổi khác lạ và cảm thấy trống rỗng, vì Ổng delete hết những small cell.  Tôi nguyện với Chúa: nếu Chúa muốn con ở lại để rao tin mừng Lòng Chúa thương xót cầu cho các linh hồn ly giáo và các linh hồn nguội lạnh, con xin tuân theo ý Cha. Từ đó tôi siêng cầu nguyện hơn và năng tập thở nhiều hơn.  Các bạn cũng biết khi Chemo nó vào trong phổi để chữa trị thì những lỗ hổng của tế bào ung thư bị diệt để lại trong phổi sẽ rất đau đớn, như các bạn mới hít đất lần đầu tiên, đau không tả được, từng cơn từng cơn.  Nhiều lúc đau quá chỉ còn cách chạy đến Cha cầu nguyện: "lạy Cha xin Cha cất chén đắng này cho con, nhưng đừng theo ý con, nhưng theo ý cha" Tôi thấy tôi hỗn láo quá, nhưng đau quá các bạn ạ... thông cảm... thông cảm. Rồi ban đêm đau lắm, phần thì quá đau phần buồn ngủ, tôi dùng chuỗi tràng hạt xoa lên ngực chỗ đau thì cơn đau dịu lại và hết đau. Đó là ơn Chúa đã ban cho tôi .
      Nay sau hai lần Chemotherapy và 15 lần Radiationthearaphy và có kết quả đợt 1, tôi vẫn cầu nguyện  trong kinh hằng ngày Lòng Chúa thương xót. Tôi xin chia sẻ niềm hân hoan cứu độ cả lòng Chúa thương xót, các bạn hãy sốt sắng cầu nguyện trong bổn kinh của Ánh sáng tin mừng do dòng Chúa cứu thế truyền bảo.
       Nguyện xin Chúa sẽ chữa lành cho những ai tin vào Ngài. Chúa là  tất cả, ta là cát bui.
       Thân chào các bạn.
       Tùng A29

Thư Anh Đào (Sep 6, 2008)
Nhớ Bố
Chị Xuân ơi,
     Chị hãy cẩn thận nhe, ở tuổi này xương cốt mình không phải như xưa... lỡ té hoặc trật tay chân thì dễ bị thương trầm trọng và lâu lành lắm đó.
     Không hiểu sao dạo này, cứ mỗi lần đọc thư của chị Xuân, em thấy nhớ bố của em quá và dễ... cảm thấy tủi thân. Chị Xuân à, kỷ niệm của em với bố, không phải là em nghe mẹ kể lại đâu, em nhớ rất rõ về những kỷ niệm em đã có với bố dù rằng thủa đó em còn ít tuổi. Gia đình có 6 anh chị em, Mẹ thương tất cả các con như nhau và chia tình thương đồng đều, riêng bố, bố vẫn là người cưng em nhất… vì bé Đào là con gái út cưng của bố mà.
Nhà em có hai tầng, em thích ngủ ở căn gác tầng trên. Mỗi sáng sớm, bố đánh thức em dậy, rửa mặt cho em bằng chiếc khăn nóng ấm thơm phức mùi dầu xanh (em rất thích mùi dầu xanh con ó nên bố pha vào nước một vài giọt cho thơm!), nhét vào tay em ổ bánh mì kẹp chả lụa (em mê ăn bánh mì!). Sau đó bố cõng em xuống từ căn gác, lấy cặp vở, đợi em ăn xong rồi lại cõng em từ nhà đến trường, em nhớ lúc đó chúng bạn cười và chọc ghẹo em ghê lắm, nói đã già đầu còn để bố cõng long nhong ngoài phố... Khi lớn hơn một chút, bố mua cho em chiếc xe đạp be bé xinh xinh để tiện em tự đạp đi học. Nhớ thủa đó em rất mê đọc truyện, vào một buổi chiều em đạp đến chỗ cho mướn truyện, mải mê tìm truyện em vô ý để người khác lấy mất xe. Về đến nhà khóc hu hu, bố thương quá sợ con gái ngày hôm sau không có xe đi học, nên đã qua nhà bác Các cầu cạnh và mượn đỡ chiếc xe đạp của con gái bác... Chị Xuân có tưởng tượng được rằng, qua ngày hôm sau em lại trở lại chỗ mượn truyện, để tìm lại những cuốn sách đã chọn được ngày hôm trước, và một lần nữa... em lại làm mất luôn chiếc xe đạp của bác Các!!! Thế mà bố cũng không nỡ la em, chỉ dịu dàng nói: "Sao vậy con, để bố mua sẵn ổ khóa lần sau nhớ khóa xe lại nghe con." Chị Xuân ơi, em thấy thương bố quá, thương nhất là khi bố em hạ mình lúm khúm xin lỗi bác Các, và ngay ngày hôm sau vội vã mua liền một chiếc xe khác để đền.
     Em mê ăn trứng cá, nhà ông Bẩy ở đầu ngõ có cây trứng cá rất to, em và chúng bạn ngày nào cũng đến viếng thăm, những trái trứng cá ở cành thấp đã bị chúng em hái sạch, vì thế có một ngày em bèn lệ khệ khiêng cái cầu thang to đùng của ông Bẩy để ở góc vườn, dựng vào thân cây để trèo lên hái trái ở tuốt cành trên... trượt chân, em bị té ngược xuống từ đỉnh cao, chiếc cầu thang cũng ập rớt theo và giáng xuống đầu em. Em đau đến độ ngất đi... trong cơn tỉnh mê em thấy thương bố quá... tự lúc nào, bố đã bế xốc em lên, áo sơ mi nhuộm đẫm máu đỏ... tất tả ngược xuôi tìm cho được mấy người y tá gần nhà để tìm cách cầm máu cho em, ngay sau đó đưa em tới bịnh viện... vì mấy trái trứng cá mà em đã bị khâu 9 mũi kim... em bây giờ có một cái sẹo lớn trên trán... Những tháng  ngày sống ngắn ngủi bên bố, mãi mãi vĩnh viễn em không bao giờ quên... Cho đến giờ mỗi sáng sớm thức dậy rửa mặt, thấy vết sẹo dù đã phai nhạt em lại nghĩ đến bố, bố lúc nào cũng hiện diện bên em chị Xuân ạ.... Giờ đọc lá thư chị Xuân nhắc nhở về người cha, em đã bật khóc một cách ngon lành... thương cho mình... thương cho cha vắn số... thương cho mẹ mòn mỏi bao năm trong cô đơn… viết đến đây em lại muốn khóc nữa rồi...
     Chị Xuân ơi, em rất hân hạnh được chị xem như một đứa em gái. Riêng em, em cũng rất trân quý chị Thập và chị Xuân. Cả 2 chị đều có trái tim rất nhân hậu, độ lượng và dễ thương, em mong mỏi tình cảm chị em mình giành cho nhau luôn mãi vững bền như thế.
     Không cần biết chị Xuân và anh Hoài nói gì về những ổ bánh mì, em vẫn còn mê ăn bánh mì, bánh mì của 9 sandwiches vẫn là ngon nhất không ai bằng. Giá nào thì cũng phải dậy cho em công thức làm bánh mì của anh chị đó nhé.
     Wow! Em không ngờ em lại có thể gõ được một lá thư dài đến thế này, cám ơn 2 chị đã bỏ thời giờ để đọc thư của em nhe. Take care. Em Đào.

Ước Nguyện
     Tôi đã đến Orange County nhiều lần, nhưng chưa lần nào tôi hồi hộp ngổn ngang như lần này. Từ khi ngày giờ họp mặt được ổn định thông báo trên trang web, cái cảm giác vui buồn, lo âu lẫn lộn, gây khó chịu trong tôi.
Tôi không thể mường tượng được quang cảnh buổi họp diễn ra như thế nào, có những ai, sắp xếp làm sao cho linh động, để gây hứng khởi tinh thần của Chân Phước Liêm Hải Ngoại, cũng như ở quê nhà.
     Sau nhiều lần, hết phone rồi email đi email lại, chuyện gì phải tiến hành đã đến. Tôi đến tham dự với tính cách theo truyền thống của đàn anh, hướng dẫn lại cho đàn em. Tôi đã từng được cha hiệu trưởng Nguyễn Triền Miên, cũng như các bạn ưu ái, bầu tôi lên làm con chim đầu đàn. Bây giờ chim đã mỏi cánh bay, và hôm nay tôi trở về để nối lại nhựng vòng tay Chân Phước Liêm thân ái.
     Thật tiếc, có những bạn vì bận bịu gia đình, công việc, hay ở xa không tiện đến; nhưng buổi họp đã thành công quá bất ngờ. Cái cảm giác hứng khởi của buổi họp mặt 30 năm về trước như sống lại trong tôi. Người đã ngồi đối diện với tôi trong phiên họp đầu tiên của ban chấp ành, cũng là người đang ngồi đối diện với tôi hôm nay. Cũng đôi mắt tinh anh ấy, khuôn mặt âu yếm ấy, nhưng bây giờ... trông già dặn, dạn dĩ hơn xưa. Ba mươi năm rồi còn gì, vận nước còn đổi thay, thì nói gì đến kiếp sống con người.
     Tôi đã may mắn được gặp lại những người bạn lớp nhỏ, cũng như các bạn cùng lớp khi xưa. Chúng tôi ngỡ ngàng, chẳng nhận ra nhau, vì ai trông cũng khác lạ, khác lạ đến không ngờ. Sau 30 năm, vì số phận nghiệt ngã của đất nước. chúng ta đã lạc mất nhau, thật không gì quý hơn khi hạnh ngộ.
     Buổi hop mặt diễn ra trong không khí đầm ấm, thân mật, nhưng không kém phần trang trọng. Sau khi trưởng nhóm Thập ngỏ lời khai mạc, mọi người thay phiên nhau, tự giới thiệu và phát biểu ý kiến của mình. Thật cảm động khi cái tên Chân Phước Liêm, tên các cha yêu quý, các thầy cô, bè bạn đã được lưu luyến nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong những mẩu truyện ngắn của kỷ niệm xa xưa.
      Thật cảm động và vui mừng với sự tham dự của các bạn trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết. Niềm hân hoan, hy vọng tràn trề đổ xuống tim tôi. Nhìn Anh Đào, Chính, Minh, Hậu... tôi vững tin rằng, nhóm Chân Phước Liêm Hải Ngoại đang và sẽ được xây đắp bằng lớp trẻ hăng hái, tự tin, không quản ngại thời giờ, đã đến đóng góp cho ngày hôm nay hoàn mỹ. Vì lý do sức khỏe, Bộ không thể đến tham dự, nên chúng tôi kéo nhau đến thăm anh. Bộ cũng hăng hái đóng góp chẳng kém thua ai. Xin Ơn Trên phù hộ cho các bạn luôn vui khỏe, sáng suốt trên bước đường tương lai và giúp xây dựng Nhóm ngày một hoàn hảo hơn.
     Trưa hôm sau, trên đường ra phi trường trở về bắc Cali, lòng tôi trĩu nặng lưu luyến, bước không nỡ rời. Tôi muốn... tôi muốn nán lại, tôi muốn níu kéo thời gian dừng lại. Tôi đang ngụp lặn trong cảm xúc. Thời gian quả như có những quyền phép kỳ diệu của nó. Sự chuyển biến cả nội tại và ngoại vi giúp tôi khám phá ra những gì còn lại, nơi trái tim của chính mình. Tạ ơn em, tạ ơn các bạn, đã đưa tôi về sống lại những phút giây êm ấm của rhời thư sinh hoa mộng, giấy trắng mực xanh.
      Chúng ta đã thay đổi nhiều. Có phải chăng đó là sự thay đổi tất yếu để con người có thể tồn tại, và thích ứng với đổi thay của thời thế! Những đổi thay bất ngờ, những oan khiên chồng chất, đã sửng sốt chúng ta! Cuộc sống mới đã cuốn hút, đã làm mờ nhạt, tan biến đi ký ức! Xin tạ ơn Trời đã cho chúng ta cơ hội này, để có thể nhìn lại nhau lần nữa!
      Dù chân trời góc bể nào, tôi cũng hy vọng, vòng tay thân ái Chân Phước Liêm vẫn được xiết chặt, để chia xẻ những vui buồn. Hãy bảo tồn lấy nó, hãy nâng niu gìn giữ nó, để ít ra trong cuộc sống tha hương, khi sóng gió nổi lên trong đời, hãy còn có một nơi chốn cho ta tìm lại sự êm ái, dịu dàng, an ủi của tâm hồn.
Thân ái,
California, ngày 5 tháng 6 năm 2002
CPL Đào Văn Tiến

Các bạn CPL thân mến,
     Buổi họp mặt ngày 25 tháng 5, 2002 vừa qua là buổi họp đầu tiên sau 27 năm xa cách quê hương, và đúng 30 năm chúng mình chưa một lần gặp lại nhau sau khi từ giã mái trường thân yêu để mỗi người mỗi ngả. Đường đời dù chông gai vạn nẻo, nhưng những khuôn mặt thân yêu của thời ngây thơ, khờ dại vẫn ghi khắc trong tiềm thức của tôi.
Sau 30 năm xa cách, qua bao thử thách cạm bẫy cuộc đời được đánh dấu bằng những vết nhăn trên khuôn mặt, trên mái tóc, trên tấm hình hài của sự đổi thay, nhưng tất cả chúng mình có ai quên ai đâu.
     Trong buổi họp mặt, nhìn nhau ngỡ ngàng, muốn nói muôn ngàn câu trìu mến, muốn nói thật nhiều, nhưng nói gì đây? Những lời nói như ngượng ngập ở đầu môi, nói gì cho đẹp lòng nhau? Những hình ảnh từng chập chờn trong quá khứ bỗng hiện về. Tôi nghe tên Anh Đào, cái tên xa lạ, quá xa lạ, nhưng sao nghe chừng thân mến. Bóng dáng cô Anh Đào xinh xắn liến thoắng ngày nào, thoáng lướt qua khung cửa lớp học làm bừng tỉnh tiềm thức tôi. Hồn tôi như đang hiện về để nuối tiếc dĩ vãng xa xưa, thuở tôi vẫn yên lành, ngoan ngoãn, khoanh tay ngồi trong lớp, tiếng thầy giáo giảng bài nhịp nhàng đều đặn bên tai, mắt tôi lơ đãng nhìn ra khung cửa. Cũng mùa này, hình như cũng khoảng hôm nay, tôi hay lắng nghe tiếng ve sầu rên rỉ như nhạc đệm cho tiếng giảng bài. Những bài học khó, nuốt hoài không nhớ, những động từ bất quy tắc, những hàm số lòng vòng, những công thức hóa học lủng củng vô tình không cảm giác, và những bài thơ êm như dòng suối, đọc một lần nhớ mãi không quên.
     Nhìn Chính, tôi nhớ ra rồi! Cậu học trò ngày nào thoáng qua mặt tôi. Đôi khi Chính nhìn tôi cười, tôi cũng cười lại. Ngày xưa Chính là học trò, bây giờ đã là ông Chính, chững chạc, lịch sự; nếu gặp ngoài đường, không nhận ra có lẽ tôi và Chính sẽ chào nhau "thưa ông..." hay "thưa bà..." Nhưng tôi không thể quên khuôn mặt tươi tắn, hóm hỉnh ngày xưa của Chính.
     Tôi gặp lại những người tôi tưởng chừng không bao giờ gặp lại. Tưởng đã quên, nhưng vẫn nhớ. Tưởng đã chôn sâu nhưng hình bóng vẫn hiện về, như mới ngày hôm qua, cũng như mọi ngày tôi hay chọn một bóng mát nào đó để nhìn mọi người qua lại. Có những lần tôi đã vô tình bắt gặp những đôi mắt nhìn tôi không chớp. Tôi cười, họ cũng cười, rồi bẽn lẽn cùng nhìn đi hướng khác. Lúc đó, tôi biết cả hai cùng mang một tâm trạng thích thú, như vừa khám phá, như vừa tìm thấy những tia nắng sưởi ấm tâm hồn mình.
     Lần cuối tôi trở lại trường là ngày xem kết quả cuộc thi. Tôi tìm đến trường với hy vọng may ra gặp lại bạn cũ, nhưng chẳng gặp ai cả. Sân trường vắng ngắt. Các khuôn mặt cũ tự nhiên biến mất. Chỉ mình tôi thơ thẩn lang thang. Tôi thấy tiếc những chuỗi ngày thơ mộng đã qua. Nhưng đường đời vạn nẻo, đâu biết ai sẽ chờ đợi ai... và ai sẽ nhớ ai...
     Sau gần 30 năm lưu lạc xa quê, chúng ta cũng bị cuốn theo cơn lốc chiến tranh, sống trong hãi hùng lẫn bàng hoàng của cơn ác mộng. Tôi không muốn trách ai, mà cũng chẳng biết trách ai, chỉ thương cho thân phận dân tộc nhược tiểu của mình. Tôi sống đời lưu vong đã quá lâu, chưa một lần trở lại thăm nhà. Chẳng phải tôi không muốn về, nhưng tôi sợ nhìn thấy những hình ảnh dầy xéo tim tôi. Có những cơn mơ chập chờn của những đêm mất ngủ, tôi tỉnh dậy bước đi hụt hẫng, tìm một xó tối nào dấu mặt khóc tủi hờn.
     Tôi chẳng làm gì được. Đôi khi tôi bắt gặp tôi sống như một cái xác không hồn. Gia đình và công việc kéo tôi về thực tế, nhưng những lúc vô tình, tôi bắt gặp tôi vẫn chỉ là một bóng ma trên đất khách. Đôi khi tôi tưởng tượng tôi như loài ốc mượn hồn, năm dài trên cát, lắng nghe tiếng sóng vỗ, ngân nga tiếng hát nhờ gió đưa vè bên kia bờ Thái Bình Dương ru ngủ những linh hồn tôi yêu mến... vương vấn đâu đây...

Trần Đặng Hải Hồ

Thư Nguyễn Ngọc Quyến: Cuộc Sống Ở Nhật
April 01, 2004

Chị Thập thân mến!
     Quyến không thể ngờ được có ngày lại trở về được với hội cựu học sinh CPL như thế này, từ hôm khám phá ra trang web của Hội tới nay, ngày nào Quyến cũng phải mở nó ra và rất là vui thú khi đọc từng trang và hồi tưởng lại những kỷ niệm thuở nào. Chắc chị còn nhớ ngày họp mặt đầu tiên tại văn phòng mới của Hội Ái Hữu, ban đại diện chúng ta đã treo biểu ngữ trước văn phòng của Hội: "Ở đời có ba cái quý, một là sách cũ, hai là rượu cũ, ba là bạn cũ, nhưng bạn cũ vẫ quý hơn cả". Vì thế Quyến rất hoan nghênh , cám ơn chị và anh Tiến cùng một số bạn đã bớt thì giờ quý báu cũng như tiền bạc trong việc xây dựng lại hội sau 30 năm gián đoạn.
     Chị và gia đình có khỏe không? nơi tiểu bang chị ở có đông người Việt không? cuộc sống ở nơi đó ra sao? Bên Mỹ cộng đồng người Việt đông nên chắc vui lắm phải không chị? Gia đình Quyến ở cách xa thành phố Tokyo khoảng 60km, chung quanh rất ít người Việt, bạn bè gặp nhau rất hiếm, những bạn thân quen thì ở xa, một năm chỉ một vài lần cơ hội gặp gỡ trao đổi tâm sự.
     Đúng như người bạn chị nói chuyện, ở Nhật tất cả mọi thứ đều mắc mỏ, cuộc sống ở xứ này nó đòi hỏi mọi người đều phải nổ lực cố gắng, một tinh thần nhẫn nại và chịu đựng bền bỉ thì mới hy vọng sống còn, vươn lên được. Dù xứ này hòa bình hơn nửa thế kỷ, nhưng cuộc sống con người xứ này luôn luôn bị đe dọa bởi những tai họa thiên nhiên xẩy đến như động đất, bão lụt...
     Về nền giáo dục thì cũng như các nước khác, cưỡng bách giáo dục phổ thông hết cấp 2, sau đó học sinh thi lên cấp 3 bậc phổ thông hoặc theo chuyên môn. Như cháu Việt Huy đang học lớp 10 thì cho đi sang Úc du học, để chủ yếu học thêm một ngoại ngữ Anh nữa, hầu sau này có hướng tương lai hơn. Gia đình Quyến cũng muốn cho cháu sang Mỹ học nhiều lắm, nhưng bên Mỹ không có ai thân nhân nên lo sợ. Gửi cháu sang Úc học vì Quyến có bà cô ruột và các em họ ở bên đó. Trường cháu học ở tiểu bang Sydney, ở trọ nhà của cô giáo người Úc gốc Ấn độ, được sự chăm sóc của gia đình cô giáo và cũng gần nhà bà cô vàcác em họ nên Quyến rất yên tâm.
     Sau đây là vài nét về Quyến để chị cho vào trang web của hội
Nguyễn Ngọc Quyến
Sinh ngày 18-1-1951 tại Hà đông (Bắc Việt)
Học niên khóa 1964-1972
     Quyến cám ơn chị đã có lời mời họp tổng hội trong kỳ tháng 7 tới này, nhưng Quyến xin lổi chị và các bạn để một dịp khác vậy nha! Vì trong năm nay dự định của Quyến có lẽ sang Úc để xem tình hình của cháu Việt huy bên đó học hành thế nào để chuãn bị cho cháu thi vào đaị học năm tới
Chị cho Quyến gửi lời thăm và chúc an lành đến toàn gia, cũng gửi lời thăm đến tất cả các bạn trong hội.
Thân mến,
Ngọc Quyến.

 
Trang "Hinh Anh Nguyen Ngoc Quyen"
Click on Picture

Thư Lệ Thanh

Cảm Nghĩ về Buổi Họp Mặt
Cựu Học Sinh Chân Phước Liêm Hải Ngoại

     Nghe thật lông lẫy và trịnh trọng trong danh từ, song thật ra ở xứ ngoại quốc này, họp mặt được nhau đầy đủ và hàm ý thì khó mà thực hiện. Tuy nhiên trong tinh thần vẫn còn bất khuất của một thời vang bóng và cũng đầy nhiệt huyết của nhóm thực hiện, mà điển hình là học sinh kỳ cựu Nguyễn Thị Thập đã cố gắng tìm tòi và hy sinh thời gian để tái lập được hội cựu học sinh Chân Phước Liêm ngày nào. Vì thế trên mạng lưới hôm nay được một số hình ảnh đã xa rồi mà gần gũi từ bốn phương trời Việt Nam, Úc, Gia nả đại, Pháp, Nhật, Mỹ đã quy tụ về một mối... Tuy chưa làm được việc gì to tát, nhưng mỗi năm cũng tìm thấy được vài khuôn mặt thân quen, gặp nhau trao đổi, thăm hỏi, ăn uống chuyện trò để tìm về vài kỷ niệm xa xưa.
     Tôi không nhớ rõ số bạn bè, không nhớ hết tên tuổi mỗi người, vì các anh chị lớp trên, các em lớp dưới, song có cái gì thân thiết, gần gửi làm sao ấy, nên chỉ thấy được nhau là cười cười vui vẻ, là nói nói liên hồi. Rồi cũng có ý kiến được đưa ra, kế hoạch lâu dài... Mong một ngày nào đó nối vòng tay lớn với ba chữ Chân Phước Liêm.
     Buổi họp tuy chưa tròn vẹn ý nghĩa, nhưng cũng nói lên được tình đoàn kết của tất cả các anh chị em thân hữu. Mong ước và vẫn luôn mong mỏi sự quan tâm và hiện diện nhiều hơn nữa trong kỳ họp tới, để chúng ta được gần nhau hơn trong xã hội nhiều mệt mỏi bởi cuộc sống này, cũng như để tìm về một chút gì kỷ niệm vàng son, cái thời thơ ấu, dại khờ của tuổi học trò.
     Kỷ bút cùng các bạn hữu. Thân chúc tất cả được an lành và gia đình hạnh phúc.
Thân ái,
Lệ Thanh.

Cùng Độc Giả Chân Phước Liêm

Xin gửi đôi dòng thơ tặng tất cả các anh chị em, hoặc các bạn từng thân thiết, hay chẳng hề quen, chưa một lần gặp gỡ ở nơi xứ người, nước Mỹ hay tận phương nào, cũng như còn hãnh diện ở quê nhà. Song cùng chung dưới mái trường Chân Phước Liêm, một địa danh không xa thành phố Sàigòn, cũng không gần sát các vùng nông thôn hẻo lánh (Gò Vấp - Gia định) song vẫn còn luôn đọng mãi trong tim tôi và các bạn. Tuy nếu ai có một lần đi qua nơi ấy, mái trường xưa giờ chỉ còn lại dãy hành lang mà bảng hiệu Chân Phước Liêm không còn nữa. Đã đổi thay như quê hương mình nhiều thay đổi, như cuộc đời mình nhiều biến động phải không anh? phải không chị? phải không em? Một thoáng chạnh lòng, một thoáng nhớ thương và một thoáng mơ qua...


Giấy viết giờ đây đã xa rồi
Bút nghiên thơ dại trả thời gian
Trong tôi còn đọng bao ngày tháng
vành nón trinh nguyên thuở học trò

Lệ Thanh 12 A niên khóa 71-72

Thư Nguyễn Công

Dear chi Thap, Anh Tien

Da lau lam roi Cong khong biet tin tuc gi ve cac anh chi em CPL hai ngoai,ngay ca o trong nuoc, do hoan canh va dieu kien lam viec,cung it khi gap lai duoc cac ban be cu.
Moi day,tinh co gap lai mot nguoi ban hoc o CPL va biet duoc dia chi cua trang nha, that la bat ngo khi gap lai hinh anh cua cac ban,cung lop va khac lop.. minh rat xuc dong.
Gan day lai doc duoc thu cua thay Tran dinh Thanh, thu cua ban Quyen...minh cam thay nhu dang quay ve lai voi mai truong xua,noi bao nhieu ban be,bao nhieu la ky uc.
NguyenCong, gia nhap CPL tu 1966-1972, hoc cung lop voi Sung,Ha h Hung,Do, chi Thanh,chi Thap,San,Thu,Binh,Long, Quyen,Tien,....la mot cay bong chuyen cua CPL ke tu truoc khi cha Tran ve truong... khong biet cac ban con nho Cong?
nho chi Thap va anh Tien nhan gium Hung Kawa cho Cong voi.
Cho Cong goi loi tham hoi than tinh nhat den cac ban CPL qua chi Thap va anh Tien.
Se e-mail tiep, hen gap lai.

Than.
NguyenCong

126/113 TruongChinh,P.12,TanBinh,HCM.C.VN
anhnguyencong2003@yahoo.com

Thư Thầy Trần Đình Thành
14 June 2004
Thanh Tran <trandinhthanh@hotmail.com> wrote:

Em Thap than men,

Duoc Quyen gioi thieu Hoi Chan Phuoc Liem, Thay rat mung va mong se co dip duoc han huyen qua email voi tat ca cac em cu CPL. Thay that vui, vi chi co hoc sinh VN moi co cai tinh cam quy men do ma thoi. Thay da tiep tuc day hoc o My tu khi sang day, cung tren 18 nam rong. Tui My rat kho khan ve tinh cam, khong co cai "tinh" nhu VN. Nghia la cuoc song rat duy ly, nhe ve tinh cam.

Thu that la khong the nho ro rang tung hoc sinh mot, nhung cung muong tuong ra neu goi lai cho thay mot ky niem dang nho nao, vi trong cuoc doi day hoc, moi nam co them it nhat gan 200 hoc sinh moi, lam sao co cho de ghi nho duoc. Thay cung thanh that xin loi dieu do. Du sao mai truong CPL da ghi lai nhieu ky niem, trong do co cha Dinh chau Tran ma thay khong bao gio dam quen on cha. Thay da tro ve VN tham Ngai 2 lan. Thinh thoang anh ca cua Thay co gap cha Tran tai tu vien o duong Tu Xuong. Rieng em Dao van Tien la thay con nho.
Thay da huu tri tu dau thang sau sau khi truong nghi he va thay don nha nen khong co thi gio doc email cho toi dau thang 7. Mong khi do se lien lac deu dan hon. Mot lan nua cam on Thap da viet tho cho Thay va giu lai duoc lien lac tinh thay tro cu. Chuc em an manh luon.

TDThanh
From: Thanh Tran <trandinhthanh@hotmail.com>
Sunday, June 27, 2004 9:13 PM

Thap than men,

Hom nay nho computer cua cac chau moi email tra loi cho Thap duoc, con computer cua That chua rap xong vi ban don nha qua, moi chuyen con lung tung, phai sau 2 thang 7 moi hy vong tu tu on dinh lai.

Thay nhan ra Thap roi va mong co ngay gap lai cac em CPL cu.  Thay dang o
t/b Cali va phia Bac.  Thay nguyen day hoc tai truong trung hoc Oroville (Bac Sacramento) tu 1988, va moi ve huu ngay 4 thang 6 vua roi.  Hien thoi Thay du tinh ve o vung San Jose voi cac chau (4 chau dang lam viec tai day sau khi tot nghiep dai hoc).   Chau ut se xong Master ve Computer thang 12 nay (Chau thua chi chau toi 10 tuoi).

Thay co biet ve hop ban tai Little Saigon, nhung vi dip do da co hop ban cu tai San Jose cung vao ngay do nen rat tiec khong the di du du long minh deu huong ve CPL voi cac em.   Mong se viet nhieu hon cho Thap vao thu sau.  Xin
loi da hoi am tre nhe!  Xin tham hoi tat ca cac em trong dip nay.  Chuc hoi CPL ton tai lau dai va duoc moi dieu nhu y.

TDThanh

Thư Nguyễn Bá Tòng

kinh chi  !
truoc tien kinh chuc chi va tat ca cac ban cuu CPL nhieu suc khoe va binh an trong tay CHUA, xin thua ,tinh co nhin ra duoc hinh anh cua truong tren web, boi hoi xuc dong qua, bao nhieu la than ai ,bao nhieu la xuc dong, that cam on tat ca ANH CHI da bo ra cong suc lam nen trang web nay, xin thua ,toi vao hoc CPL nien hoc 1968 den nam 1972 thi vao linh (bdq) bat dau tu de that 7a  ,vay toi co the lien lac duoc voi cac ban hoc trong thoi gian nay khong? hien nay toi dang song o nhat ban , da lam phien ,va xin biet on chi, lan nua xin cam on va chuc suc khoe chi, cung tat ca anh chi em cuu CPL than thuong, KINH.

nguyen ba tong

Thư Lê Ngọc Quốc Ân  (Jun 13, 2008)

Chị kính mến, em có mấy dòng tường trình về chuyến phỏng vấn của anh em bên nhà để các anh chị đọc cho vui nhe :
Sau khi nhận được Thư mời , tất cả các anh chị em bên nhà đều phấn khởi và rất vui mừng, anh chị Nhân là người đi trước nên rất tận tâm với tất cả mọi anh em, bầu nhiệt huyết " Mỹ tiến... " hừng hực trong tim mọi người, mọi nhà... em nhìn thấy như mọi niềm tin và khát khao rực lửa mong mỏi ngày gặp mặt đang từng lúc từng giây trào lên trong ánh mắt của tất cả mọi người đang họp mặt trong chốn " ấm cúng của nhà anh chị Nhân "và em cũng nghĩ rằng nếu không có sự nhiệt tình tận tâm, hết lòng vì anh em của anh chị Nhân thì bầu nhiệt huyết đó cũng không được hun đúc cao đến như thế.
   Sau niềm vui tràn ngập ấy, tất cả mọi anh chị em dắt xe ra đường (không dám hô khẩu hiệu đâu nhé, vì sợ lính bắt...) trở về nhà với tất cả những ước mơ đẹp và sự trằn trọc không ngủ được đêm ấy... tiếng điện thọai reo đêm vẫn rả ríc, để hỏi thăm những điều còn băn khoăn, chưa hiểu hết, những tâm sự be bé của các chị rù rì với nhau ngày mai phải làm gì ? ở đâu ? như thế nào... và em cũng suy nghĩ thể nào cũng có những tiếng thì thầm, toan tính cho gia đình để chuẩn bị một chuyến đi xa.
    Chuyến phỏng vấn đầu tiên đã đốt pháo mừng thắng lợi to lớn , vang dội đến tận gốc Phượng gìa cuối trường ngày xưa ấy... Năm anh em đầu tiên đã ok chuẩn bị vị trí vào Hội lớn của ngày gặp mặt, lại tiếng điện thọai reo vang báo hỷ, chúc mừng, gío đưa Phượng đỏ thay xác pháo, báo tin vui đến tận chân Thánh Vinh đến bây giờ và mãi mãi vẫn vinh hiển đón bầy con trước ngôi trường nhỏ... Bao thổn thức, mong nhớ yêu thương đã tràn ngập lấp khỏa đầy bầy con yêu thương của Thánh.
    Tạ ơn trên đã cho chúng con có ngày hôm nay và trong mỗi tất cả mọi anh chị em chúng con Lương hay Giáo đều có một niềm tin hồng ân trước ngài.
    Và hôm nay chúng con những anh chị em tiếp theo lại vào cuộc, mặc dù ngày hôm nay thứ sáu ngày 13 nhưng sự quyết tâm của anh chị em vẫn được hun đắp nhờ sự động viên thăm hỏi của các anh chị em hải ngọai và sự tận tâm của anh chị Nhân đã gởi tất cả những kinh nghiệm của anh chị em vượt qua hôm trước đến với từng anh chị em đi sau, cùng với những lời nhắc nhở đắn đo qua điện thọai nửa đêm mang đầy nhiệt tâm và rất quý báu.
   Đúng 8 giờ sáng tất cả đều có mặt tại Lãnh sự quán, vào xếp hàng đứng đến 11 giờ để được nộp hồ sơ, quay qua lại chỉ thiếu có một mình anh Thuận... quay tới, zdòm lui hoài..., cả nhóm lo âu không biết có chuyện gì không? chị Tỵ đã đến lượt vào nộp hồ sơ, ok xong suông sẻ... đến lượt chị Hiếu zdô... nộp hồ sơ được một phút...úi zdời... thấy hớt hãi chạy ra (mặt còn tý máu nào..chết liền) chết rồi Ân ơi... in hồ sơ bị sai mã vạch bây giờ không biết làm sao vì quy định vào Lãnh sự không cho mang điện thọai di động... làm sao liên lạc đây ? Rất may là chị đi ra ngòai (chắc có anh đẹp giai nào đó... thương cảm, khó nói...hi) khỏang 10 phút lại vào nộp lại được vì  nhờ được dịch vụ lo cho hòan tất (hơi bị hao, vì chặt đẹp lúc khó khăn,,,)  Anh Thuận lúc đó mới đến, cả nhóm cười phào yên tâm...
   Vào đợi lăn tay : Chi Tỵ 12giờ15 mới được phỏng vấn, rất mau, ok... lại một hồng ân khích lệ cho tất cả mọi anh em trong nhóm.
   Ra ngòai ăn trưa 1giờ lại vào tiếp tục, chi Vân đã đợi ngòai cửa Lãnh sự quán để nghe chị em thông báo tin tức, tin vui lúc cuối giờ của chị Tỵ đã khích lệ anh chị em rất nhiều...
  Ăn trưa xong em mới phát hiện móc túi ra vào để lấy hồ sơ lại bị rơi mất giấy gởi xe máy... hết hồn, em liền chạy ra bãi gởi xe cách đó khỏang 300m giữa trưa nắng gắt... xong việc em vào lăn tay thì chi Hiếu bắt đầu vào phỏng vấn... 1...2...3, ra tay cầm hộ chiếu mặt thì hơi bị meo méo hơn bình thường . Ngồi ghế ngòai em và anh Thuận nghe ông ngồi kế bên nói... từ đầu giờ đến giờ cái toa số 3 này chưa có ai được ok cả... thế là buồn.
  Mấy anh chị em như trái bóng đang căng bỗng nhiên... sìu.
  Đến anh Thuận cũng vào toa số 3... ok... ôm cặp đi ra o hộ chiếu...hấy đời lại vui.
  Đến em vào toa số 5 (cũng là toa sát thủ vì từ sáng tới giờ chỉ thấy no chứ không thấy yes do một cô người Hàn quốc phỏng vấn, em và chị Hiếu đã chọc nhau nếu vào toa này là hết đời...) sau khi hạch hỏi em đủ chuyện trên đời , trong nhà, ngòai ngõ... đã no ok... thế là lại... out... buồn.
  Ra đường hai chị em vừa đi vừa cười vui như tết...(chẳng lẽ mếu) bỗng nhiên chị Hiếu té cái ạch em đỡ không kịp... Trầy chân. Thế mới biết thứ sáu ngày 13... hi..hi..cười (nói rồi, không nghe...)
  Trong cái buồn có vui, vì theo em có những việc như thế này mới thể hiện rõ tánh bản thiện của mỗi người, chia ngọt sẻ bùi. Em xin cám ơn chị, anh Bộ và tất cả mọi anh chi em bên ấy đã dành hết mọi tình cảm gởi tòan bộ sự mến yêu về cho anh em quê nhà, và em cũng cầu mong cho tất cả anh chị em trong Hội được hưởng nhiều ân phước, vinh hiển, an vui trong dịp gặp mặt sắp tới. Em cũng xin cám ơn sự... phải nói là rất nhiệt tình của anh chị Nhân đã giúp đỡ rất nhiều về tất cả mọi mặt, Cầu mong ân trên ban nhiều phúc lành cho anh chị...

Em và chị Hiếu cũng cầu mong 10 năm tới nếu có dịp các anh chi hải ngọai sẽ đón chị em em run rẩy chống gậy bước xuống phi trường Los (Hộ chiếu còn 10 năm nữa mà...hi...hi...) trong vòng tay của một vầng hào quang trắng xóa (bạc đầu hết rồi...các anh chị thông cảm nhé đừng nhuộm tóc...i) Vài giòng cảm thông quê nhà gởi đến tất cả anh chị...
  Em út nhất nhì của các anh chị - Lê Ân

HOÀI NIỆM MỘT CHUYẾN ĐI
Thỉnh thoảng đôi lúc lại có những ước mơ về quê hương và có những ước mơ làm mỗi lần nghĩ đến thấy chạnh lòng… man mác nhớ, nỗi lòng người xa xứ mong muốn ấp ủ được chung vai làm một việc gì đó cho Quê hương…
Sau một buổi sáng lang thang thăm “ngày Hội Café của các Tỉnh vùng cao nguyên” được tổ chức tại Vườn Tao đàn – Sài gòn và làm một bụng Phở tại Dinh Độc lập (oai chưa, vì hiện có một quán Phở tương đối ngon nằm trong khuôn viên của dinh…anh chị nào có về nhớ ghé..hi,hi…) Ngồi thưởng thức xong hai ly Café cao nguyên chính hiệu con nai vàng thơm phưng phức mà lại được miễn phí, hai thầy trò thì thầm quyết định… lên thăm Phố núi .
Sáng sớm hôm sau khăn gói kỹ càng, làm một chuyến xe ôm hai thầy trò đã có mặt tại bến xe miền đông, chuyến lên Phố núi được bắt đầu khởi hành bằng một chiếc xe Bus hiện đại và đầy đủ tiện nghi của Mai linh đã đủ làm thư giãn và thoải mái cho lữ khách đang trong tâm trạng nôn nao háo hức...
Chặng đầu tiên đến là Thị trấn Lâm đồng, lòng vòng chơi tại đó khoảng 2 giờ cho biết còn cảnh nghèo, rồi lại chuyển tiếp xe lên Đà lạt… xe càng lên cao trời cứ se lạnh dần, hoa cúc dại từng khóm, từng khóm… len lén chen chúc, vàng rộ lướt nhanh qua cửa sổ, đồng nước của Hồ thủy điện lung linh ánh lên dưới bóng nắng chiều, nước phun qua đập tung tóe hồ hỡi reo vui như thác đổ, lóng lánh đủ sắc màu làm cho tâm người thưởng ngoạn rung lên, thổn thức…
Cánh rừng thông đại ngàn vi vu reo trước gió, thấp thoáng bóng chiều, đón chào khách lữ hành dưới chân thung lũng ngay cửa ngõ, thế mới biết là Đà lạt đẹp và hoang dã thế nào.
Trời chiều, cái lạnh se nhè nhẹ đủ cho vừa vặn một chiếc áo gío, một ly Càfé nóng ngồi nhấm nháp trên đồi Cù nhìn ra Hồ than thở… xa xa lặng lẽ sau làn sương mờ nhẹ, thấp thoáng nóc Giáo đường của Nhà Thờ Con gà đã làm cho Đà lạt nằm hẳn trong lòng người đến, còn hoài một nỗi nhớ.
Ghé Hội Hoa của Đà lạt mộng mơ, đêm sắc màu lung linh rực rỡ, lang thang trong không gian trầm lắng của ngàn hoa, chụp vội dăm tấm hình kỷ niệm… bỗng chợt nhớ ra rằng, không có lấy một người quen.
Đi chán, quay về chợ Âm phủ, nuốt vội bữa cơm chiều… trời một lạnh hơn... thôi lại “đao” vé xe để lên đường tiếp tục cuộc hành trình.
22giơ30 ra xe, hết hồn… một chuyến xe ma.
Chiếc xe 16 chỗ gìa nua, chất đầy hàng hóa và không có cả ghế ngồi, bỗng chợt nghĩ về những người ngồi trên mui xe đi khai phá Cựu kim Sơn từ những thế kỷ trước… Cũng phải liều thôi vì đã mua vé và là chuyến xe cuối cùng.
Con đường từ Đà lạt đến Buôn mê, thủ phủ của xứ sở Café Cao nguyên dài thăm thẳm, đường toàn đèo núi, trời càng về khuya, núi đồi càng trở nên lạnh lẽo, sương mù dày đặc, lúc lên cao chỉ thấy được vạch giửa lộ, còn thì mù sương không nhìn thấy gì chung quanh cả, vậy mà chiếc xe già nua cứ vun vút lao đi với tốc độ chóng mặt, hình như tài xế cũng không cần nhìn đường… khi bớt sương nhìn thấy được, một bên là đồi núi sừng sững cây cối mờ sương, chênh chếch bóng trăng lúc mờ lúc hiện và một bên là thung lũng thăm thẳm đen hun hút… Cảnh thì đẹp, nhưng người không còn bụng để sinh tình… nhìn qua bên cạnh Thầy tôi đang nhắm mắt.
03giờ sáng, vào đến Buôn mê… hú hồn… lại đói.
Một quán Phở đêm đủ ấm lòng, Thầy ạ… đúng là Gà phải không Thầy, trời lạnh , Phở nóng thịt lại thịt Gà ta… vừa dai, vừa giòn, lại có muối tiêu Chanh, tí chất cay cay đủ lấy lại niềm tin cho khách lữ hành nhờ Gà đi bộ… Ngon.
Sớm quá, làm gì đây ? Thôi lại quẩy gánh, lang thang ra chợ sớm tìm ly
“Café cóc”… nhiều chuyện với bạn hàng, thấy mắt cay cay, nhớ ra… người đã mệt nhoài mong tìm giấc ngủ.
Vào Khách sạn, mở máy lạnh nhè nhẹ, Tắm nước ấm xong, lên gường làm một giấc chờ sáng… Sung sướng, như chưa được ngủ bao giờ.
Sáng ra, xuống phố… cũng rôm rả nhưng không ầm ĩ… Hình như có tính cách êm đềm Phố núi, lại Café… lại ngon, Thầy Alô cho bạn hiền mới quen qua Ngày Hội Café tại Sài gòn… gặp mặt, niềm nở bắt tay chào đón… Vui.
Tham quan Cơ ngơi sản xuất chế biến Café hạt để Xuất đi các Nước, Thầy tôi mới bọc bạch những suy nghĩ hoài mong ấp ủ của mình với ông bạn mới, lúc đó tôi mới cảm nhận được tấm lòng của người xa xứ qua những tháng năm …
Dù cho hoàn cảnh đẩy đưa, nổi trôi thế nào đi nữa, dù cho năm tháng cứ trôi nhanh, thế nào đi nữa, tôi nhận ra trong lòng của tất cả những người con xa xứ đều mang một hoài bão… để đến một lúc nào đó có điều kiện sẽ chung vai gánh vác, sẵn sàng san sẻ với Quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn… và tôi chợt nghe thấy bài Thơ Quê hương của gả thi sĩ họ Đỗ trong lòng mọi người.
Trên đường về… bỏ sau lưng những Phố núi, bỏ cả Đà lạt mộng mơ, bỏ cả những ước mơ vội… trong lòng ngổn ngang sự chân thiện mỹ… Hoài niệm nhiều về Tình Người.
KÍNH GỞI THẦY NGUYỄN NGỌC QUYẾN
Sàigòn ngày 28 tháng 6 năm 2008
Lê Ngọc Quốc Ân

ĐIỂU NAM CHI  (Antonius Nguyễn văn Ngữ) - May, 2008

Là những cánh chim lại bay về cành cây ở phương nam mà ríu rít. Là chúng mình…mấy chục năm về trước, tóc còn xanh, bây giờ thì chỉ còn có cách khác làm cho xanh tóc. Như từ khắp những phương trời tìm về gặp lại, nhớ hướng trường xưa là Cầu Hang – là Tín Đức – là Chân Phước Liêm. Tôi xin hầu chuyện đây, khi nhìn cảnh một cụ già ngổi nghỉ mệt và một em bé đeo cặp đến trường, buỗi sáng. Rồi nhân đấy nói về chúng mình…
Từ dưới sân nhìn lên con đường phía trước, sáng hôm ấy có một cụ già đã ngoài chín mươi mà còn khỏe mạnh, thường đi dạo dưỡng sinh qua nhà tôi, ngồi nghỉ chân trên ghế đá, dưới cây bàng có tán to, như cái dù che nắng, tay vịn vào cây gậy ba-toong. Nhìn thấy tôi thấp thoáng trong sân, cụ gọi với “con chào thầy ạ”, rồi nhìn xem một thằng bé đến giờ đi học, đang “thưa bà, thưa bác cháu đi học ạ”, dáng cụ ngây người ra, làm trong tôi bâng khuâng…một thời chúng mình còn đi học, tuỗi học trò.
Vuông sân này bây giờ thụt thấp xuống dưới sâu như một cái thung lũng, nhất là khi từ con đường rẽ vào nhà, phải xuống một con giốc mới tới sân. Cũng tiện đễ được giới thiệu “giang sơn” cỏ cây hoa lá hiện tại ở nhà tôi: ai thương thì bảo là “thung lũng đầy nước mắt này”, ai sành điệu thì lại bảo là “ thung lũng tình yêu”…vì phong cảnh thiên nhiên vẫn còn sót lại ở vùng này, đang lúc nông thôn đã thở thành đô thị một cách “chóng mặt – ngột ngạt…”. Đây trước là chiến khu Vũng Bèo ngày còn chống Pháp, trước ngày chúng mình học lớp Nhất ở Cầu Hang.
Trường Di Chuyễn Gò Vấp 2 ở giữa hai cái Cầu Hang, bắc ngang trên đầu đường rầy xe lửa, cho nên gọi vậy cho gọn mà thành tên trường của nhiều đứa chúng mình. Nay cứ nhắc đến là nhớ nhau ngay, cùng với những kỷ niệm thân yêu vô cùng, khi xưa chúng mình học chung một lớp:
Lớp Năm học với thầy giáo Hoàng.
Lớp Tư học với thầy giáo…tôi không còn nhớ tên, nhưng nhớ bài “đét đít” của thầy: “cúi xuống, hai tay bấu vào ngón cái”để làm hai cái mông hay hai cái hông phải căng ra mà đón lấy “vút” cái roi mây. Chúa ôi, quắn đít!...Tôi nhớ mãi đến bây giờ, cái thằng Thân văn Chương, lì. lì. lì không khóc, mặt cứ xanh như con tắc kè. Mới đây gặp lại Nó, tôi nhắc lại chuyện lì của Nó mà ôm nhau, thương quá.
Lớp Ba học với thầy giáo Cơ. Có cô con gái Ứng Liêm, cậu nghĩa tử tên là Dưỡng, đều cùng lớp với chúng mình.
Lớp Nhì học với thầy giáo Tân, dáng người xương, cao, “ve” bên mắt phải. Thầy nóng tính nhưng môn toán rất cừ…Có lẽ chúng mình đều thương thầy, thương nhiều lắm.
Lớp Nhất học với thầy giáo Cúc, dáng người đậm, da ngăm ngăm, mái tóc che nửa vầng trán cao và bóng, mắt đeo kính cận gọng đen…Chúng mình năm cuối tiểu học, tưởng là lớn nhất trong đám trẻ con, cho nên: đến những điều ghi nhớ và ấn tượng về thầy cũng nhiều nhất, phong phú nhất mỗi khi kể chuyện về tuổi học trò, ngồi chung lớp…bây giờ chung chí hướng. Thì cứ hát lên đi “chúng mình ba đứa” (của nhạc sĩ nào? xin phép nhé!)rồi sẽ thấy cả một thời tuổi ngọc ngà bỗng quay về, như chim đã bay đi nay bay về, đậu ở “Cành Nam”mà ríu rít.
Bắt đầu khơi lại tuổi học trò trong một buỗi họp mặt mà trong nhật ký 30. 04. 2008 của tôi:

“ BA MƯƠI THÁNG TƯ KỲ NGỘ

Thiên hạ đang bảo là một ngày lịch sử, một ngày có một bước lên...tiên, một trang sử mới. Năm nay Mậu Tý thì yên như thóc, mưa buồn cả buổi rồi, làm cho bữa tiệc dù là giỗ“đầy năm”, chứ không phải là tiệc“thôi nôi”, cũng không nên buồn như thế. Vì bạn bè bao nhiên năm, dịp này gặp lại mà phải áo ướt, quần xăn vì cái lều vòm lại không hoàn hảo cơ chứ…vân vân, lắm chuyện lắm. Vậy xin cho phép Ngữ này kể chuyện cho những ai yêu nhau, thì trăm sự chẳng nề: thuoyeuem33@yahoo.com thân mến nhé, hai người mới quen nữa Thế Nhân, Ngọc Vân nhé: bảo hôm nay là Kỳ Ngộ.
Ngày còn bé, khi chúng mình học Cổ Văn lớp đệ VI thì có Bích Câu Kỳ Ngộ, chuyện rõ thần tiên. Còn hôm nay khi Ái Khanh Lòng Ta Hỡi của mơ-xi-ờ Tích vừa nhập “tranh” thì Kỳ Ngộ là có thật: mưa rơi, Gò Vấp Cầu Hang – Tín Đức – Chân Phước Liêm chúng ta gặp nhau, gặp cách lạ lùng.
Tôi về, định viết ngay, “láu táu” còn hơn cả Nhã, còn hơn cả Phán…nhưng, chào thua rồi. Vì xem ra già hơn, chậm hơn, lẩn thẩn hơn. Cứ nhìn xem mái tóc của chàng ta Dược Sĩ Phán thì biết chuyện. Khi Victor Hugo lúc ấy hơn tuổi chúng mình nói câu này, làm tôi cứ thích mãi, nói hoài “bốn mươi năm về trước, cậu bé ấy tóc còn…đen”. Nửa thế kỷ rồi ta, nay gặp lại, dược sĩ ấy tóc vẫn còn đen, đen “hơn thật”. Còn mình, càng già ra, càng thêm chậm, càng lẩn thẩn hơn anh bạn trẻ, tóc đen, nhanh nhảu, thân tình viết thư cho Thuở Yêu Em trước.
Đám giỗ, Ngữ tớ là thầy tu theo Tây Dương Gia-tô Đạo, rất đúng giờ. Lại nữa biết thân mình, biết phận mình nên thường đến trước hơn các bạn, những khách VIP được mời. Tớ thì thân thể èo uột vì ở tù ra, phổi chỉ còn không đủ lá. Khoan thì coi đời chả ra sao, cho rằng cần một chân là đủ để phăm phăm đi vào cõi bể dâu, thừa mơ mộng. Hai thằng chúng tớ thường đi đâu, cũng có nhau. Hôm nay đến trước. Già rồi mà rất đậm tình với nhau, với bất cứ anh em nào đang trên đường tìm gặp lại, bảo nhau: hôm nay mưa thì đội mưa, già thì chống gậy, đến thăm nhau…
Cũng khá lâu sau giờ mời, bốn đứa bạn Cầu Hang mới đến, áo đi mưa trùm kín, lù lù như 42 năm trước…thắng xe, cởi áo, đi khom khom. Rõ ràng là hai Ông VIP. Tớ bảo Khoan như vậy. Nó đồng ý. Tớ thông báo chính thức, nguyên văn như đã duyệt. Hai thằng Doanh và Thành bảo rằng: “ chúng mày giễu báng, ngạo tao kwoài”.
Giọng văn ấy có phong cách tấu hài? Đúng đấy Nhã Láu Táu ạ! Bố bảo đứa nào dám gọi tao bằng “thằng”. Vì Ngày còn bé sao tao “rữ tợn” thế! Mày biết đấy, cả lớp Cầu Hang những đứa to con như thằng Tích, thằng Lành Thẹo mà tao còn “đục” cho thảm thiết, huống nữa như mày, Nhã ạ! Tội nghiệp, bây giờ thấy thương quá. Thôi thì Thuở Ấy Yêu Em được là hảo hảo rồi, đáng Kiếp rồi. Như Tao đây, bây giờ kiếp Ô-Vờ, thế có phải là quả báo không?. Cho nên không hiền lành thì cũng thể Thầy Tu. Đúng chưa nào?
Rồi thật lại một điều Kỳ Diệu nữa chứ: gặp được mấy ông Thánh Thế Nhân, Bà Thánh Ngọc Vân, và vài ông khác nữa chưa rõ tên vì xưa cũng cùng trường Tín Đức…Vui quá. Thân tình quá. Đến đây thì xin chịu. Biết diễn tả sao cho ngọt ngào, yêu dấu cái tuổi học trò, những tấm tình như giấy trắng. Ngày trước có thế nào chăng nữa, thì nay cũng hóa ngọc hóa ngà. Mình nhắc lại một câu của thầy giáo Phước, hay như là Kinh Thánh, còn hơn Định Lý Pythagor: về vận tốc, vận tải, giao thông? “trên đường kẻ trước người sau, hai kẻ đồng chiều/ngược chiều đuổi gặp nhau – vận tốc đôi bên tìm hiệu số/tổng số - đường dài chia với khó chi đâu”.
Hôm nay vòng đời đã đến đây, như quả đất tròn, chúng ta gặp lại nhau. Cái công thức ấy là: “đường đời, cộng trừ có khó chi đâu?” Và ngất ngây với ca từ “tuổi học trò, ngồi chung lớp – bây giờ chung chí hướng”.


Rồi thư đi, trả lời lại, kêu gọi “các bạn ơi, chúng ta tìm về dĩ vãng, tuổi học trò”, tôi thấy lòng mình xao xuyến lạ (agité) như sau ngày bãi trường ở Cầu Hang, tôi vào Chủng Viện và đã “xẩy ra” những ngày tựu trường (la rentré). Trong một bài tập đọc La Rentré nói lên tâm trạng của một chú bé agité, sautillé comme les moineaux, thì hôm nay khi tôi xao xuyến, tim tôi được đập lại nhịp sống với các bạn lúc Ở Cầu Hang, có một thầy giáo Cúc mà đến khi “thầy ơi, lúc lớn khôn, lúc đã già con mới tìm ra được lời kính tặng thầy danh hiệu: Thầy Giáo Ưu Tú”.
Thầy Hiệu Trưởng Cúc mà lại ký tên là Huy. Không biết có nhiều học trò lý giải được chuyện hay hay này của thầy?
Trước thầy Cúc, thầy hiệu trưởng là thầy Huy, là thân phụ của bạn Hà ngọc Truyền. Thừa kế chức vụ hiệu trưởng, cho nên cứ theo truyền thống cũ, thầy Cúc “vũ như cẩn” mà …ký tên: Huy. Các bạn có tin lời tôi không?- Thì cứ giở lại những giấy tờ Chứng Nhận, Bằng Tiểu Học…của chúng mình, nếu còn lưu trữ, sẽ rõ.
Năm ấy lớp chúng mình con giai – con gái cũng đông ra phết: lớp học ghế kê làm hai dãy mà ngồi kín cả. Bây giờ chỉ có hai tấm hình lưu niệm, chụp lớp Nhì, lớp Nhất, nhưng tiếc quá chỉ toàn hình con giai. Trong ký ức lờ mờ của tôi, sĩ số dựa vào những điều ấy, phải đạt tới ba bốn mươi, và giai nhiều gái ít.
Tính tình của thầy Cúc hiền hòa và giản dị. Đến trường chỉ thấy thầy toàn đi bộ, cái áo sơ-mi trắng ngả màu, bỏ trong quần, không là ủi, thắt hờ sợi dây da bụng xệ, đôi giày vải mầu ghi. Còn chiếc cặp da mầu đen vẫn vậy, cũ và xờn . Tò mò, có lần tôi bắt gặp: đựng mỗi cuốn sách Toàn Thư, Tổng Hợp và cũng có khi một gói kẹo gừng áo bột, ăn giở chỉ còn vài cái.
Thầy yêu con giai hơn, vì hay đi công tác cho thầy:
Gia đình tôi ở vùng đồng ruộng này đây, có nhiều cây thuốc nam mọc dại. Thầy thì có nhu cầu dùng cây thuốc Chùm Bao. Biết thế thôi, chứ nay khi đã lớn đã già mới hiểu dược tính của Chùm Bao là an thần, trị về tim mạch…Thầy nhờ tôi và cho mấy đứa trợ tá. Thế là có thêm mấy đứa bạn, thân nhau vì được tham gia công tác, để được hưởng “chế độ” ưu tiên, nghĩa là bài không phải trả mà điểm thì vẫn 8. Thuở ấy, trường tôi điểm 8 là mắc-xi-mâm đấy. 2 điểm còn lại, 1 cho Thanh Tra, 1 cho Thầy. Tôi nghĩ vậy, bé con mà…ai dám hoạnh họe, bắt bẻ? Cũng dịp ấy, khám phá ra chỗ nào để đi tắm sông, chỗ nào để lấy rổ xúc cá lia thia…Thế là lãnh địa của tôi hôm nay đã trở thành “chốn ấy có cả những vui sầu”.
Trong lớp thầy vẫn tỏ ra mặt, yêu đứa này mà ghét đứa kia. Hà ngọc Truyền vì là cậu ấm của thầy Huy, Hà sĩ Dương vì nét chữ đẹp, thầy nhờ viết trên bảng cho các bạn chép bài…còn thầy chỉ ngồi nhai bỏm bẻm cái kẹo gừng; còn chúng tôi, Nguyễn đức Phán, Nguyễn phúc Thành, Doanh, Thanh, Chương…vì cùng trong “đội” hái Chùm Bao. Yêu thì thầy cho ngồi bàn nhất. Ghét thì thầy “nhét” dưới “hỏa diệm sơn”. Gọi tên như vậy vì bàn cuối cùng, dưới bên dãy dành cho con gái.
Khi làm toán đố, thì đáp số nhiều lúc theo mẫu của tôi, thầy cứ thế mà chấm điểm…“Phe đảng”của tôi một lần nữa được lên ngôi, “bè” của tôi đông đứa lắm…Vòng đời đã đi qua nay như chim bay về ríu rít, ước chi là “bạn”. Đời người qua, khi ngẫm lại, thường thì chỉ rất lắm “bè”.
Bên con gái, ít số hơn, có một chị thầy thương…nhất: lần hát văn nghệ cuối năm, chị ấy ca vọng cỗ, thầy cho điểm rất cao. Tôi nhớ chị ấy tên là Chánh, như ngôn ngữ bây giờ thông dụng xếp vào hàng “khiếm thị”. Chị Chánh lớn người, lớn tuỗi hơn thì phải. Giọng ca như nói lên tâm sự cuộc đời mình…bây giờ nhớ lại, ký ức chỉ còn mờ mờ hình ảnh, nhưng còn lời ca nào, thì tiếc là không còn tiếng vọng, dư âm…
Một chính biến để đừng quên, năm ấy chúng mình học lớp nhất trường Tiểu Học Cầu Hang, 11. 11. 1961 binh chủng Nhảy Dù đảo chính, giật sập cầu Bình Lợi. Ngày ấy bé con chỉ biết có như thế, còn để làm gì…thì cho phép tôi được mơ ước “để có một cây cầu mới”. Đầu năm 1962, Dinh Độc Lập lại bị bỏ bom. Cuối niên khóa, cả trường chỉ có một học bổng. Có thể vì học lực, nhưng nhiều hơn vì thầy Hiệu Trưởng ưu ái với riêng tôi…Tôi nhớ mãi, rõ lắm: khi Mẹ tôi đưa lên Nha lãnh tiền, chỉ còn gần một nửa, là một nghìn hai trăm năm mươi đồng. Thời ấy vàng giá độ bốn trăm đồng một chỉ. Người ta bảo: chiết khấu một nửa đóng góp cho Dinh Độc Lập. Với số tiền ấy thôi, tôi mua sắm để lên đường đi học xa nhà, sau khi trúng tuyển vào Tiểu Chủng Viện Sàigòn. Năm thứ nhất phải ra Vũng Tầu học riêng tiếng Pháp. Bây giờ nhớ lại, tôi gọi tên rất thương là “vùng trời biển xanh cát trắng” để đặt tên cho trang họp mặt www.exluro.c.la/.
Mùa hè năm lớp Nhất, tôi đi học luyện thi đệ Thất ở Tín Đức, cho nên có thêm các bạn ở Tín Đức. Trúng tuyển ở trung học đệ nhị cấp rồi, chúng mình Cầu Hang – Tín Đức chia tay nhau, rồi lại hội ngộ ở các trường Trung Học gần đấy, là Chân Phước Liêm, là Lý Thường Kiệt…Đi Tu thì chỉ có mỗi mình tôi, nên chẳng gặp lại bạn nào để mà “hội ngộ”. Nửa đời người đã qua, nhớ ơn quả đất tròn mà hôm nay chúng mình được hội ngộ. Hôm họp mặt ở nhà Tích là một ngày ân tình ấy. Thế là từ nay, chúng ta hãy lại nối vòng tay lớn.
Vì những tâm tình ấy đang đong đầy lòng mình, mà khi nhìn thấy cụ già ngẫn người ra nhìn cháu bé được đeo cặp đến trường, tôi nhớ đến các bạn: nửa đời trước chúng mình đã là cháu bé ấy và vài chục năm nữa sẽ là cụ già kia. Xin Thượng Đế ban cho chúng mình được điều mong ước: mỗi sáng khi con thức dậy đi dưỡng sinh, có ghế đá bên đường cho con dừng chân nghỉ, mắt được nhìn thấy cháu bé đeo cặp đến trường, tai nghe “thưa ông cháu đi học”, miệng gọi với “con chào thầy ạ”.

Antonius Nguyễn văn Ngữ
Đôi dòng còn muốn viết thêm trước khi tôi dán tem đem gởi: khi tôi sắp được sáu mươi tròn, lòng thường hướng về dĩ vãng, nhiều lúc đến say sưa: cứ tưởng đang ngồi trên bàn nhất, đi công tác hái Chùm Bao, cùng đàn trẻ tắm sông, xúc cá. Tôi viết là cho tôi được sống lại thuở ấu thời, được đến trường, đi học. Thuở ấy, có bạn mến, bạn không mến hay…ghét tôi. Tránh sao khỏi. Nhưng bây giờ nhớ lại, như Nhã “láu táu”, thương lắm, nhớ lắm, thuoyeuem33@yahoo.com ơi. Còn đã thương thì thương nhiều hơn nữa nếu may sao bây giờ gặp lại.
Ai cũng sống bằng dĩ vãng, lúc tuổi này. Cho nên cứ đánh thức bình minh dậy lúc hoàng hôn. Chúng ta hãy cùng nhau trở về Thuở Ấy, đễ được sống lúc Ngày Xưa.
 

 
 

Chan Phuoc Liem High School

Welcome to chanphuocliem.com
Google Search:

 

CHÂN PHƯỚC LIÊM Vị Thánh Tổ Của Trường Chúng ta
Nhắn Tin
Tìm Bạn
 
 Thành Kính Phân Ưu

Ông Nguyễn Thái Hùng
Bà Hồ Thị Huệ
Ông Nguyễn Quốc Khánh
Cụ Ông Quan Minh Tống
Cụ Ông Chu Phạm Ngoc Sơn
Bà Kim Thị Cuôl
Ông Lâm Quốc Tuấn
Bà Nguyễn Thị Bình
 
Chúc Mừng Hạnh Phúc
Chú rể Giuse Trần Cường
Cô dâu Anna Nguyễn Linh


Chúc Mừng Sinh Nhật

Thầy Uông Trung Mẫn, Thầy Chu Ngọc Thủy, Cha Vũ Quang Cảnh, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Hòa, Hà Duy Hiệu, Nguyễn Công, Jean Claude Février (Thi Nam), Nguyễn Thi Nam, Trần Thị Cúc, Nguyễn Thị Lan (Phong), Trịnh Thị Lan, Nguyễn Văn Chương, ̣Đặng Lệ Ngọc, Lê Thị Nhạn, Mai Văn Hậu, Nguyễn Văn Thuật, Trần Thanh Long, Ngô Thị Bông, Trương Vĩnh Sang, Vũ Đình Dương, Nguyễn Thị Tường Vân, Nguyễn Công Danh, Tô Thị Thu,


và tất cả các bạn có ngày sinh nhật tháng này
 
E-Báo CPL
E-Báo Đinh Dậu 2017
E-Báo Bính Thân 2016
E-Báo Ất Mùi 2015
E-Báo Giáp Ngọ 2014
Đặc San CPL 2011
Đặc San CPL 2009
Đặc San CPL 2008
Sàigòn Năm Xưa
Sàigòn 40 Năm Về Trước
1.  Thư Ngỏ Gửi Bạn
2.  Thông Báo Thứ 1
3.  Thông Báo Thứ 2
4.  Trang DONATION 
5.  Nhớ Về Trường Xưa
6.  Niềm Tâm Sự
7.  Trang Thơ Sưu Tầm
8.  Vườn Thơ CPL
9.  Hình Ảnh Họp Mặt Ái Hữu
      CPL Việt Nam, 19/05/2002

10. Hình Ảnh Họp Mặt Ái Hữu
      CPL Hải Ngoại, 25/05/2002

11.
"TỔNG KẾT BUỔI HỌP MẶT"
       Việt Nam 19/5/2002

12. "TỔNG KẾT BUỔI HỌP MẶT"
      Hải Ngoại 25/5/2002

13. Hình Ảnh Buổi Đại Hội Cựu
      HSCPL Hải Ngoại, 02/03/2007

14. Tường trình buổi họp mặt Cựu
      HSCPL - Feb 03, 2007

15. Tường trình buổi họp mặt Cựu
      HSCPL - April 15, 2007

16. Tường trình buổi họp mặt Cựu
      HSCPL - July 21, 2007
17. Cảm tạ CHSCPL Nhân Ngày
      Đại Hội - July 22, 2008
18. Nhật Ký Mỹ Du - Aug. 10, 2008

Adjust your speaker volumn to
listen to our music with
... pure relaxation