Chan Phuoc Liem High School
Other Links
Xem Phim Online Miễn Phí
Phim Sưu Tầm:
Phim Cổ Trang
   
Software Download

Adobe Reader 7.0

VPSKeys 4.3
Click on the icon to download
 News
Lottery
Weather
Sports
Horoscope
Stocks
World Clocks
Choose a
Search Engine



Y Khoa và Mẹo Vặt

Bị Cảm có cần đi bác sĩ?

Thu, đông là mùa của cảm (cold) và cúm (flu). Bệnh cúm đặc biệt, chúng ta cũng sẽ có một bài riêng về nó, c̣n ở đây chúng ta bàn về bệnh cảm ở người lớn.

Chúng ta chẳng ai xa lạ với bệnh cảm, v́ ai cũng bị nó hành rất nhiều lần kể từ ngày c̣n nhỏ, và bây giờ vẫn phải gặp nó 2-3 lần mỗi năm, song nhiều người chúng ta vẫn chưa biết rơ, vẫn giữ những ư nghĩ sai lầm về nó. Chẳng hạn, cảm phải chữa bằng trụ sinh mới mau hết, hoặc vừa nhiễm cảm, triệu chứng c̣n nhẹ, nên đi bác sĩ liền để bác sĩ cho thuốc ngăn nó đừng trở nên nặng. 

Trụ sinh không chữa được cảm, và có cơn cảm nhẹ, ho ít, rồi tự nó chóng hết, có cơn cảm nặng khiến ho liên miên suốt ngày đêm, hoặc ho lâu 2-3 tuần, bác sĩ chẳng có tài nào ngăn được nó đừng trở nặng giúp bạn. Thế nên, bị cảm nhẹ, đo nhiệt không thấy nóng sốt cao, cũng không đau các vùng xoang quanh mũi, không đau tai, không kḥ khè, khó thở, bạn có thể tự chữa ở nhà, đi bác sĩ tốn tiền tội cho bạn.

Bệnh cảm thường (common cold) là bệnh nhẹ đường hô hấp trên do siêu vi (viral upper respiratory infection, hay được gọi tắt URI), rất hay xảy ra, trẻ em 5 đến 7 lần một năm, c̣n người lớn chúng ta cũng 2-3 lần một năm.

Có đến trên 200 loại siêu vi (virus) có thể gây bệnh cảm. Siêu vi cảm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Chúng ta nhiễm cảm khi bắt tay người bệnh có dính siêu vi cảm, rồi vô t́nh đưa lên mắt, mũi chúng ta, hoặc chúng ta rờ phải các đồ vật chung quanh người bệnh có dính siêu vi. (Nhiều siêu vi cảm có thể sống vài tiếng đồng hồ bên ngoài cơ thể ta.) Bệnh cũng truyền từ người bị cảm sang ta khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi, bắn ra từ mũi, miệng họ trong lúc họ ho, hắt hơi,... Không phải tại ta ra ngoài không mặc đủ ấm nên nhiễm cảm. 

Cảm không dữ bằng cúm, song cũng có thể gây các biến chứng viêm các xoang quanh mũi, viêm tai giữa, khiến suyễn trở lại, bệnh phổi, bệnh tim có sẵn nặng hơn.

Triệu chứng cảm

Thời gian từ lúc mới lây bệnh đến lúc bệnh phát ra ngắn, chỉ khoảng 24-72 tiếng đồng hồ. Khác với cúm (triệu chứng rất đột ngột và nặng), triệu chứng cảm nhẹ và từ từ hơn.

Triệu chứng thay đổi tùy người, nhưng nói chung, khi bị cảm, chúng ta hay chảy mũi, nghẹt mũi, hắt x́, rát họng, ho, nhức đầu, thấy trong người ớn lạnh, uể oải không khỏe. Cúm gây sốt cao, c̣n cảm thường không gây sốt, hoặc chỉ sốt nhẹ.
Rát họng khó chịu nhất trong ngày đầu, trong khi chảy mũi, nghẹt mũi, hắt x́ nặng nhất khoảng ngày thứ 2 và thứ 3. Ho thường bắt đầu làm phiền chúng ta khoảng ngày thứ 4, 5.

Cảm thường kéo dài khoảng 10 ngày, người hút thuốc lá lâu khỏi hơn, khoảng 13 ngày. Một số người đến 2 tuần sau mới khỏi hẳn. Cũng có người tuy khỏe rồi, vẫn ho lai rai vài tuần sau khi cảm. Cảm không khiến ta mệt dữ như cúm.

Ngoài các triệu chứng vừa kể, khi thăm khám bạn, bác sĩ không thấy có những dấu chứng ǵ lạ lắm.

Chữa trị cảm

Sự chữa trị bệnh cảm thường (common cold), trong những trường hợp không có biến chứng, gồm các phương cách giúp chúng ta dễ chịu, trong lúc chờ cho cơn cảm đi qua. 

Trụ sinh (antibiotics) vừa tốn kém, lại chẳng ăn thua, không làm cảm sợ và đi mau hơn. Trụ sinh chỉ diệt được vi trùng (bacteria), không có kết quả trong những bệnh gây do siêu vi (virus) như bệnh cảm, bệnh cúm. Chúng “siêu” hơn vi trùng, nên không sợ trụ sinh. (Các tài liệu y học, và cả cơ quan y tế CDC của chính phủ Mỹ vẫn luôn đưa lời kêu gọi, yêu cầu các bác sĩ không nên dùng trụ sinh để chữa cảm, cúm.) Việc sử dụng trụ sinh chỉ cần thiết, khi đă có các biến chứng (complications) do vi trùng, như viêm tai giữa (otitis media), viêm các xoang quanh mũi (sinusitis), ... Các khảo cứu cho thấy, nếu dùng sớm, trụ sinh cũng không ngăn ngừa được các biến chứng. Và một khi biến chứng xảy ra, vi trùng đă kháng, đă lờn mặt loại trụ sinh đang sử dụng, dĩ nhiên lúc đó chúng ta cần đổi trụ sinh, có khi phải dùng một loại trụ sinh khác gây nhiều tác dụng phụ hơn, đắt tiền hơn. (Người ta cũng nhận thấy, cộng đồng nào sử dụng nhiều trụ sinh, số vi trùng kháng thuốc trụ sinh trong cộng đồng đó cũng nhiều hơn các cộng đồng khác, chứng tỏ việc dùng trụ sinh bừa băi không những hại cho ḿnh, mà c̣n hại cho cả những người chung quanh. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 20.000 người chết v́ các bệnh nhiễm những vi trùng đă kháng thuốc trụ sinh, không trụ sinh nào trị nổi chúng.) 

Ta dùng Tylenol hay các thuốc Aspirin, Advil, Nuprin, Aleve,… (mua không cần toa bác sĩ) để bớt nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh

Các thuốc uống như Sudafed, Genaphed và các thuốc xịt mũi như Afrin, Dristan dùng vài ngày giúp chúng ta bớt nghẹt mũi; các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn giúp chúng ta đỡ chảy mũi. Những thuốc chữa dị ứng như Claritin, Loratadine, Clarinex, Allegra, Zyrtec không ăn thua, uống vào nước mũi vẫn chảy ṛng ṛng. Những thuốc mạnh hơn như Benadryl, Chlor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song làm khô luôn môi, miệng, mắt, và ở các vị cao niên, có thể nguy hiểm, gây bí tiểu, dật dờ, trí óc mất sáng suốt.

C̣n ho? Ho ít chúng ta không cần uống thuốc ho, khi ho nhiều, các thuốc ho chứa chất dextromethorphan hay guaifenesin như Robitussin DM, Robafen DM giúp chúng ta bớt ho chút nào hay chút nấy, lúc ho dữ quá, chúng cũng chẳng giúp bao nhiêu, uống thường c̣n có thể khiến chúng ta mệt. Các thuốc ho chứa chất Codein không giúp cái ho do cảm, và gây nhiều tác dụng phụ hơn thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM. American College of Chest Physicians không cổ vơ việc dùng thuốc ho khi bị cảm, theo họ, ho cứ để cho ho, nhất là khi ho có đàm, v́ ho là cơ chế tốt của cơ thể giúp chúng ta tống xuất bớt đàm nhớt dơ trong bộ hô hấp ra ngoài, không để chúng ứ đọng trong phổi gây sưng phổi. 

Bạn đang bị cảm (hay cúm), nóng ḷng muốn “chích thuốc” để cảm mau hết. Đúng theo sách vở, các siêu vi cảm đâu có sợ kim chích, làm ǵ có thuốc chích để cảm cuốn gói đi nhanh hơn. Bạn đừng tin vào ai dụ bạn, bảo chích thuốc hoặc dùng trụ sinh cảm sẽ mau hết, tốn tiền vô ích, có khi c̣n hại. (Bạn nên hỏi lại, “Thuốc chích tên ǵ thế bác sĩ nhỉ, xin viết xuống đây cho tôi biết, để tôi t́m đọc trên internet xem thuốc chích này có thực chữa cảm không”, hoặc, “Tài liệu nào nói trụ sinh trị cảm, xin bác sĩ vui ḷng cho xem”.)

Chúng ta khó tránh cảm 2-3 lần mỗi năm, v́ khác với cúm đă có cách ngừa (chích ngừa, thuốc xịt Flumist), cảm chưa có cách pḥng ngừa hữu hiệu. Nhưng xin đừng sợ lắm, cảm là bệnh nhẹ thôi, thường sẽ mau chóng ra đi. Đa số các trường hợp cảm, chúng ta có thể tự chữa lấy ở nhà, không cần đến bác sĩ. C̣n thuốc ho, muốn dùng lúc ho nhiều không ngủ được hoặc sợ ho làm phiền người khác, bạn thử các thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM (mua không cần toa bác sĩ), chúng giúp được chút nào hay chút nấy, không giúp th́ thôi. Nếu nóng sốt cao, đau tai, đau vùng các xoang quanh mũi, kḥ khè, khó thở, hoặc ho dữ trên 7-10 ngày chưa thấy bớt, bạn nên đi khám bác sĩ xem có bị biến chứng của cảm như viêm tai giữa (otitis media), xoang quanh mũi (sinusitis), viêm ống phổi cấp tính (acute bronchitis), sưng phổi (pneumonia) hoặc suyễn trở lại. Viêm tai giữa, viêm xoang quanh mũi, sưng phổi cần đến trụ sinh. 

Tóm lại, cảm là bệnh rất thường xảy ra, nên nhiều tiền bạc đă được đổ ra để nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, người ta càng thấy việc chữa cảm không có nhiều lựa chọn: nghỉ ngơi, và nếu cần, dùng thuốc Tylenol, Aspirin, hoặc Advil, Nuprin, Aleve cho đỡ nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh, dùng thuốc Sudafed, Genaphed, Afrin, Dristan cho bớt nghẹt mũi, dùng các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn cho bớt chảy mũi (các thuốc mạnh như Benadryl, Chor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song gây nhiều tác dụng phụ); ho nhiều thử dùng thuốc ho Robitussin DM hay Robafen DM xem nó có giúp chăng, không giúp th́ thôi, ho cứ để ho, chúng ta kiên nhẫn chờ cảm qua đi ho sẽ hết (thường khoảng 10 ngày nếu không hút thuốc lá). Chúng ta không nên nhờ bác sĩ cho thuốc ho khác “mạnh” hơn, chúng cũng chẳng giúp mà c̣n có thể gây các tác dụng phụ khó chịu, nguy hiểm. Cảm đi ho sẽ tự hết, không phải v́ dùng thuốc ho này mạnh hơn thuốc ho nọ (và càng không phải v́ trụ sinh).

Ngày nay, với phương tiện truyền thông internet, chúng ta dễ dàng t́m hiểu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe chúng ta, chẳng hạn, chúng ta có thể vào các websites www.nih.gov (website của National Institutes of Heath), www.uptodate.comwww.webMD.com để đọc những tài liệu về các bệnh tật thông thường hay xảy ra. Nâng cao kiến thức về mọi mặt, bao giờ cũng tốt cho bản thân chúng ta và gia đ́nh.

BS Nguyễn Văn Đức

Nguồn: kbchn.net
 

  


                                                       [Trở Về Đầu Trang]



 

Chan Phuoc Liem High School

Welcome to chanphuocliem.com
Google Search:

 

CHÂN PHƯỚC LIÊM Vị Thánh Tổ Của Trường Chúng ta
Nhắn Tin
T́m Bạn
 
 Thành Kính Phân Ưu

Ông Nguyễn Thái Hùng
Bà Hồ Thị Huệ
Ông Nguyễn Quốc Khánh
Cụ Ông Quan Minh Tống
Cụ Ông Chu Phạm Ngoc Sơn
Bà Kim Thị Cuôl
Ông Lâm Quốc Tuấn
Bà Nguyễn Thị B́nh
 
Chúc Mừng Hạnh Phúc
Chú rể Giuse Trần Cường
Cô dâu Anna Nguyễn Linh


Chúc Mừng Sinh Nhật

Thầy Uông Trung Mẫn, Thầy Chu Ngọc Thủy, Cha Vũ Quang Cảnh, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Ḥa, Hà Duy Hiệu, Nguyễn Công, Jean Claude Février (Thi Nam), Nguyễn Thi Nam, Trần Thị Cúc, Nguyễn Thị Lan (Phong), Trịnh Thị Lan, Nguyễn Văn Chương, ̣Đặng Lệ Ngọc, Lê Thị Nhạn, Mai Văn Hậu, Nguyễn Văn Thuật, Trần Thanh Long, Ngô Thị Bông, Trương Vĩnh Sang, Vũ Đ́nh Dương, Nguyễn Thị Tường Vân, Nguyễn Công Danh, Tô Thị Thu,


và tất cả các bạn có ngày sinh nhật tháng này
 
E-Báo CPL
E-Báo Đinh Dậu 2017
E-Báo Bính Thân 2016
E-Báo Ất Mùi 2015
E-Báo Giáp Ngọ 2014
Đặc San CPL 2011
Đặc San CPL 2009
Đặc San CPL 2008
Sàig̣n Năm Xưa
Sàig̣n 40 Năm Về Trước
1.  Thư Ngỏ Gửi Bạn
2.  Thông Báo Thứ 1
3.  Thông Báo Thứ 2
4.  Trang DONATION 
5.  Nhớ Về Trường Xưa
6.  Niềm Tâm Sự
7.  Trang Thơ Sưu Tầm
8.  Vườn Thơ CPL
9.  H́nh Ảnh Họp Mặt Ái Hữu
      CPL Việt Nam, 19/05/2002

10. H́nh Ảnh Họp Mặt Ái Hữu
      CPL Hải Ngoại, 25/05/2002

11.
"TỔNG KẾT BUỔI HỌP MẶT"
       Việt Nam 19/5/2002

12. "TỔNG KẾT BUỔI HỌP MẶT"
      Hải Ngoại 25/5/2002

13. H́nh Ảnh Buổi Đại Hội Cựu
      HSCPL Hải Ngoại, 02/03/2007

14. Tường tŕnh buổi họp mặt Cựu
      HSCPL - Feb 03, 2007

15. Tường tŕnh buổi họp mặt Cựu
      HSCPL - April 15, 2007

16. Tường tŕnh buổi họp mặt Cựu
      HSCPL - July 21, 2007
17. Cảm tạ CHSCPL Nhân Ngày
      Đại Hội - July 22, 2008
18. Nhật Kư Mỹ Du - Aug. 10, 2008

Adjust your speaker volumn to
listen to our music with
... pure relaxation