Dị Ứng Và Phản Ứng Thuốc
Trên đời này có nhiều thứ nghe có vẻ giống nhau nhưng thực ra khác nhau
một trời một vực. Và hai trong những thứ đó là dị ứng thuốc (drug
allergy) và phản ứng thuốc (drug reaction). Thoạt nghe th́ chẳng có ǵ
khác, dị ứng hay phản ứng th́ cũng là phản ứng thôi, có ǵ mà phải thắc
mắc. Tuy nhiên chúng là hai thứ khác hẳn nhau và phân biệt được hai
loại phản ứng này có thể cứu sống một mạng người.
Khi dị ứng với một
loại thuốc nào đó, hệ miễn nhiễm của cơ thể cho rằng (một cách sai lạc)
thứ thuốc vừa uống vào là một chất gây ra bệnh. Do đó, hệ miễn nhiễm tấn
công thuốc nầy bằng một loạt các tế bào và hóa chất khác nhau. Dị ứng
thuốc khác hẳn với phản ứng thuốc hay c̣n gọi là phản ứng phụ, không
liên quan ǵ đến hệ miễn nhiễm cả.
Dị ứng thuốc gây ra
dưới 10% tất cả những phản ứng đối với thuốc làm cho bệnh nhân phải vào
bệnh viện. Nhưng dị ứng thuốc cần được điều trị cách khác biệt hơn. Do
đó, nhận biết được dị ứng thuốc rất quan trọng. Trước khi uống một loại
thuốc nào, nên hỏi bác sĩ xem thuốc có thể gây ra dị ứng không. Nhất là
nếu đă từng bị dị ứng với một thứ thuốc nào đó.
Dị ứng thuốc:
Dị ứng thuốc là một
loại phản ứng gây ra do những tế bào và chất hóa học của hệ miễn nhiễm,
cùng một loại với những dị ứng gây ra bệnh dị ứng mũi, dị ứng với đậu
phọng và dị ứng da.
Thông thường sẽ
không bị dị ứng khi uống một loại thuốc nào đó lần đầu tiên. Trong lần
đầu hay những lần đầu uống thuốc, hệ miễn nhiễm “cảm ứng” với chất thuốc
này và chuẩn bị sẵn sàng phản ứng khi uống lại đúng thứ thuốc đó. Khi đă
“cảm ứng” được một loại thuốc, hệ miễn nhiễm sẽ nhận dạng dễ dàng lúc
uống lần thứ hai. Lập tức hệ này sẽ gửi loại IgE đă làm sẵn thích hợp,
ráp khuôn được với loại thuốc kia tới. Khi IgE này ráp với thuốc, nhiều
chất hóa học gây viêm sẽ được tiết ra. Một trong những chất hóa học này
gọi là histamine, chính là tác nhân gây ra những phản ứng dị ứng tai hại
kia.
Đôi khi chỉ cần uống
một liều thuốc là cơ thể đă “cảm ứng” với thuốc ấy. Hoặc có thể uống hết
cả 10 ngày thuốc mà không bị ǵ cả. Cho đến khi lại uống đúng loại thuốc
đó, một năm sau, nếu thấy nổi những dề “mề đay”, hay mặt sưng lên... là
đă bị dị ứng thuốc, một năm sau. Ngoài ra, nếu đă “cảm ứng” với một thứ
thuốc A, có thể sẽ dị ứng với thứ thuốc B có “gốc” liên hệ tới thuốc A,
ngay cả là lần đầu tiên uống thuốc B.
Khác biệt giữa dị
ứng và phản ứng thuốc
Đa số những dị ứng
và phản ứng thuốc đều nhẹ thôi, nhưng cả hai loại đều có thể gây ra phản
ứng nguy hiểm. Dị ứng thuốc, như trên đă nói, là do tác dụng của hệ miễn
nhiễm, nhưng phản ứng thuốc th́ lại có thể do nhiều các tác dụng khác
nhau, ngay cả từ các tác dụng chủ đích của thuốc. Một thứ thuốc uống vào
với chủ đích chữa một triệu chứng hay một bệnh nào đó, có thể lại gây ra
một triệu chứng mới ở một bộ phận khác của cơ thể.
Bảng triệu chứng sau
đây cho thấy sự khác biệt giữa dị ứng và phản ứng thuốc:
Triệu chứng Dị ứng
thuốc:
§
Nhẹ:
Nổi đỏ, Ngứa. Nổi mề đay
§
Nặng
hơn: Sưng mặt. Khó thở. Huyết áp tụt nhanh. Tim đập không đều
Triệu chứng Phản ứng
phụ của thuốc:
§
Nhẹ:
Buồn nôn. Ói. Tiêu chảy. Đau nhức bắp thịt. Nhức đầu. mệt. Buồn ngủ
hoặc không ngủ được.
§
Nặng
hơn: Chảy máu bất thường. Hư thận. Hư gan. Hư bắp thịt. Lú lẫn.
Triệu chứng thông
thường nhất của dị ứng thuốc là nổi đỏ trên da, từ những vết nhỏ cho tới
những bệt lớn thật đỏ và sưng. Nặng hơn th́ là sưng mặt, thở hổn hển hay
chóng mặt. Thuốc cũng có thể gây ra dị ứng anaphylaxis là một dị ứng rất
nặng nguy hiểm đến tính mạng do huyết áp tụt rất nhanh, cổ họng sưng lớn
bít luôn đường thở.
“Dị ứng” aspirin:
phản ứng thuốc nhưng lại có dạng của dị ứng
Aspirin và các thuốc
chống đau nhức dạng NSAIDs như Advil, Motrin, Naproxen... có thể gây ra
triệu chứng giống như dị ứng như suyễn, nghẹt mũi, chẩy nước mắt, đôi
khi đỏ và sưng mặt, nơi 10% những bệnh nhân bệnh suyễn. Những thuốc này
khi vào cơ thể sẽ ngăn tác dụng của một loại phân hóa tố tên COX 1 (phân
hóa tố này gây ra phản ứng viêm và sốt), do đó làm giảm đau. Tuy nhiên
v́ thuốc NSAIDs ngăn tác dụng của COX 1, vô h́nh trung chúng làm tác
dụng của các phân hóa tố khác mạnh lên, làm tiết ra những hóa chất có
tác dụng giống như histamine tức làm nghẹt khí quản, tăng đờm và gây ra
suyễn.
Ngăn ngừa và chữa
trị dị ứng thuốc
Nếu từng có triệu
chứng dị ứng với thuốc penicillin, có thể được cho làm một thử nghiệm dị
ứng đối với chất này để biết chắc chắn. Nhưng những thử nghiệm tương tự
với các loại thuốc khác lại không được “chắc ăn” bằng thử nghiệm
penicillin.
Nếu có triệu chứng
dị ứng không lâu sau khi uống thuốc, nên gọi bác sĩ. Đối với những triệu
chứng nhẹ như nổi đỏ và ngứa, có thể uống thuốc mua tự do như Benadryl.
Những triệu chứng nặng hơn cần được chữa bằng thuốc corticosteroids. Dị
ứng anaphylaxis là một trường hợp khẩn cấp cần chích epinephrine và nằm
bệnh viện để theo dơi huyết áp và trợ hô hấp.
Một khi biết dị ứng
với một chất nào đó, nên tránh chất thuốc ấy cũng như các chất liên hệ
và báo cho tất cả những nhân viên y tế, kể cả nha sĩ biết. Cũng nên đeo
một tấm lắc cho biết loại dị ứng.
[Trở
Về Đầu Trang] |