1) Bắp cải:
Bổ máu, giúp tăng trưởng, cần cho
người mới ốm vừa khỏi và trẻ em đang lớn, kháng viêm, trị sơ gan, hạ cao
huyết áp.
2) Rau càng cua: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau
bụng, bổ máu, và tăng lực, nhờ chứa nhiều chất sắt, vôi và sinh tố
A.
3) Rau dền: Bổ xương, trị chảy máu cam, ra
huyết.
4) Hành: Trị cảm cúm, sát trùng, làm tiêu thực,
cầm máu, kích thích thần kinh, làm tỉnh táo hoạt động, trị mụn nhọt (giả
đắp), nghẹt mũi (vừa ăn, vừa đắp).
5) Rau húng: Kháng sinh trị phong hàn, tiêu
đàm trị cảm cúm, đau bụng.
6) Rau má: Nhuận gan, mất máu, lợi tiểu, giải
độc, giải nhiệt, lợi sữa, cầm máu, bổ dưỡng.
7) Rau mùng tơi: Bổ dưỡng, sát trùng, trị táo
bón, cao huyết áp, lợi tiểu, lá giã nát dùng đắp trị bệnh da, sưng loét.
8) Lá lốt: Giảm đau, chống ói mửa, trị phong
thấp, đau lưng, mỏi gối, trị đầy hơi, chướng bụng, nhức răng, phù thủng.
9) Bí rợ: Làm sáng mắt, tăng trí nhớ, sát
trùng, giảm đau đầụ Hạt rang sơ: trị sán lãi, ăn vào lúc đói và nhai kỹ.
10) Bầu: Ăn mát, hạ nhiệt.
Đầu tôm ăn với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon"
11) Cà Rốt: Sáng mắt, tăng trí nhớ, trị tiêu
chảy (bổ nhỏ ra thì nấu chín ngay, không để lâu, để lâu cà rốt tiết ra
chất độc).
12) Gừng: Trị cảm lạnh, nhức đầu, tiêu thực,
tiêu đàm, nấu cháo với gừng và hành: ăn nóng, làm ra mồ hôi giảm sốt,
tiêu độc, chống mệt.
13) Củ Mài; Trị tiêu chảy, giải khát, trị laọ.
14) Nghệ: Bổ gan mật làm dịu đau, khử độc, sát
trùng, kích thích máu lưu thông, làm tan vết sưng, chóng lành vết thương,
chống lên thẹo ở chỗ xây xát.
15) Xả: Ấm họng, tiêu thực, trị ói mửa, sát
trùng, tiêu đàm, giảm đau, trị tiêu chảy, cảm sốt, phù thủng.
16) Riềng: Trị đau bụng, ói mửa, tiêu chảy,
bệnh ngoài da, chống lang ben (ngâm cồn 90 độ mà bôi).
17) Tỏi: Khử độc, sát trùng, tăng đề kháng,
chống bệnh kích thích dạ dầy hoạt động, trị sơ cứng động mạch, và cao
huyết áp kể cả hạ huyết áp, trị dung sán, trị đau răng (ngậm), trị đau
tai (1 tép tỏi giã dập gói trong miếng vải thưa nhét vào trong tai, nhớ
để thò ra 1 đầu sợi giây buộc để kéo ra sau khi dùng), trị nhức xương (xoa
bóp), trị đau lưng (chà sát), trị ghẻ, trị cảm cúm sổ mũi (dùng nước tỏi
ép nhỏ lỗ mũi).
18) Bo Bo: Rút mủ, giảm phù thủng, trị tiêu
chảy lâu ngàỵ.
19) Mè: Tăng lực, sát trùng, bổ huyết (nhờ có
hiều chất sắt và vôi), bổ gan. Đầu mè lọc sạch nhỏ mắt trị đau mắt có
nhiễm trùng, bôi ngoài da trị các bệnh dạ.
20) Nếp: Bổ lá lách, bổ phổi, làm ra mồ hôi,
giải độc, tiêu thực, vừa trị táo bón vừa trị tiêu chảy (đang bệnh nặng
không nên ăn nhiều).
21) Đậu Phụng: Giúp tăng trưởng nhờ có chất
đạm, ăn chung đậu phụng với mè rất tốt, vì quân bình các thành phần đạm
cần thiết.
22) Gạo Lức: Bổ toàn diện vì còn giữ nguyên
vẹn chất khoáng và sinh tố, nấu chín rục và nấu với cái nồi lớn gấp 2
lần gạo để có nhiều hơị.
23) Trái Chanh: Trị còi xương, lao, thiếu máu,
kháng ung thư, giảm cao huyết áp, trị máu đặc, trị sơ cứng động mạch,
trị đau khớp, kiết lỵ, tiêu chảy, chấy rận, ghẻ, giun, sán, (dùng cả hột),
trị cảm cúm, (nhỏ mũi), giảm đau nhức xương (nếu có loét dạ dầy thì
không nên dùng chanh).
24) Trái Cóc: Bổ xương, trị cảm cúm.
25) Trái Điều: Bổ dưỡng, sát trùng, cầm máu
giảm cao huyết áp.
26) Trái Gấc: Dùng màng đỏ bao ngoài hạt gấc:
bổ óc, tăng trí nhớ, làm sáng mắt, giúp tăng trưởng (tốt cho người mới
ốm khỏi và cho trẻ em đang lớn), trị mắt khô, trị loét giác mạc, giảm
quáng gà. Búp và lá non cây gấc: xào nấu canh, luộc hoặc đem muối như
muối dưa chua, ăn rất bổ và ngon miệng. Người Ấn Độ ăn thường xuyên búp
và lá non cây gấc.
27) Trái Dưa Hấu: Bổ gan, bổ tim mạch, lợi
tiểu, tạo hồng huyết cầu, chống suy huyết, giải khát tuyệt vờị.
28) Trái Nhãn: Bổ dưỡng, trị suy nhược, mất
ngủ, làm an thần.
29) Trái Ổi: Cầm máu, ổi xanh trị tiêu chảy,
ổi chín làm nhuận trường.
30) Trái Quít: Khai vị tiêu đàm, trị trúng
thực, đầy bụng, ói mửa, tiêu chảy, cảm cúm.
31) Trà Đặc: Khử đàm, tiêu thực, lợi tiểu khử
độc, làm ra mồ hôi, trị cảm cúm (gây khó ngủ: không uống buổi tối).
32) Mật Ong: Bổ dưỡng, trị nhức đầu, táo bón,
làm an thần, trị lở miệng (ngậm lâu), trị loét dạ dầy, loét ruột, trị ho
khan, viêm họng.
33) Quế: Làm co mạch, tăng hô hấp, trịđau tê
bại, phù thũng, tiêu chảy, bó gảy xương (phụ nữ có thai không nên dùng).
34) Lòng Đỏ Trứng Gà: Kích thích hoạt động, bổ
dưỡng nếu ăn ít, trị suy nhược. Nếu có áp huyết cao thì không nên ăn
nhiềụ.
35) Chanh Trứng Kết Hợp: Trị suy nhược, mệt
mỏi, còi xương, thiếu máu, nhức xương, đau khớp, hen suyễn.
* Cách dùng: Buổi tối vắt 1 trái chanh vào ly, thả vào đó 1
hột gà, mới đẻ còn nguyên vỏ, đã rửa sạch, để như thế một đêm. Sáng dậy
người bệnh uống nước chanh vắt trong ly, pha chút mật ong cho dễ uống.
Vỏ hột gà đã mềm và mỏng đi và hột gà ăn riêng như bình thường, ai cũng
ăn cũng được.
Dùng một ngày nghĩ một ngày, như thế 2 tuần liên tiếp, lại nghĩ đúng hai
tuần rồi tiếp tục lạị
* Ghi nhớ: Người có bệnh loét dạ dày thì không dùng được
chanh trứng kết hợp.
|