Việc ăn uống cần đảm bảo điều độ. Nếu ăn cùng lúc một lượng thực
phẩm lớn, tỳ vị sẽ phải làm việc nhiều, dễ bị tổn thương. Ngược
lại, việc ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu do không được
cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống mà bạn có thể tham khảo:
1. Điều ḥa ngũ vị: Đông y cho rằng, mỗi vị tác
động lên cơ thể theo một cách riêng:
- Chua (ô mai, thạch lựu): hạn chế bài tiết mồ
hôi, nước tiểu.
- Cay (gừng, hành, tỏi, ớt): hành khí, hoạt
huyết, phát tán.
- Ngọt (mật ong, các loại gạo, ḿ): bồi bổ cơ
thể.
- Đắng (trần b́, mướp đắng): giải độc, thanh
nhiệt, lương huyết, giáng khí.
- Mặn (muối, rong biển): chống táo bón, nhuận
tràng, bồi bổ âm huyết.
Nếu điều phối hợp lư các vị trên, thức ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng,
giúp cân bằng sức khỏe. Việc quá thiên về một vị nào đó sẽ gây
bất lợi cho ngũ tạng.
2. Phối hợp thức ăn hợp lư:
- Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm
chính.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả
của nhau.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại
của loại kia.
- Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.
3. Phối hợp hàn nhiệt:
Phối hợp hàn nhiệt là một cách điều ḥa âm dương trong chế biến
thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng nên thêm cải xanh, cải
trắng, măng non… để dưỡng âm. C̣n với những thức ăn có tính hàn
như thịt vịt, thịt gà, nên thêm vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu,
gừng.
Ngoài ra, những người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các
thực phẩm có tính bổ âm như như vừng, mật ong, sữa, rau xanh,
trái cay, đậu phụ, cá… Người thể chất dương hư nên dùng nhiều
thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai…
4. Ăn uống theo khí hậu thời tiết:
Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể cũng tăng lên.
Lúc này, nên dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau
thơm, cháo…. Nên hạn chế ăn chất béo, giảm vị chua, tăng vị ngọt
để dưỡng tỳ khí.
Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể gây
chán ăn, năng lực tiêu hóa giảm. Để khí dương không bị tổn
thương, nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu
xanh, dưa hấu, ô mai…; không nên ăn các món có nhiều dầu mỡ, hạn
chế vị cay, ngọt. Không dùng quá nhiều đồ lạnh, nước đá v́ chúng
sẽ khiến bụng bị hàn, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, cần ăn nhiều chất đạm. Khi chế
biến, nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng tỏi. Tối
kỵ các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm, dễ gây tổn
thương đến khí dương của tỳ vị. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá
nhiều thức ăn để tránh hiện tượng khí dương uất kết, hóa nhiệt.
BS Bạch Long
[Trở
Về Đầu Trang]