Riêng Một Góc Trời ----Trông Vời Quê Cũ Trường Xưa
Xin kính dâng bài này,
như những dấu
chân của
một thời tuổi trẻ cắp sách, hân hoan kỷ
niệm 50 năm
lịch sử Trường Trung Học Đa Minh, với ḷng
quư trọng
và tri ân sâu xa…
Xin viết tặng bài này,
như một nhịp cầu
thông cảm,
cùng quư Đồng Hương Sông Mao, quư Thầy Cô
và các
Bạn Đồng Môn Đa Minh, chia sẻ một quá khứ
sóng gió
đầy kỷ niệm, một chân trời bao la để thương
để nhớ…
- Vương An Phát
Thắm thiết trong đời,
gắn bó trong người …
Mùa Thu năm
1963, khi Trường Trung Học Đa Minh Sông Mao xây cất xong ngôi trường mới,
tôi cũng vừa bước vào ngưỡng cửa trung học và trở thành một học sinh của
trường này.
Thị trấn
Sông Mao, c̣n là quận lỵ của Quận Hải Ninh, nằm ở phía Bắc Tỉnh B́nh
Thuận, trước đây chỉ là một vùng đất hoang vắng, rừng núi thâm u, đầy
sơn lam chướng khí và thú dữ rắn độc, được khai phá, xây dựng, thành lập
và phát triển từ năm 1954 do công sức tập thể của đồng bào
di cư từ Tỉnh
Hải Ninh (nay thuộc Tỉnh Quảng Ninh). Khí hậu Sông Mao quanh năm nắng
gay gắt, tuy cũng có hai mùa, nhưng không được rơ rệt: Mùa mưa bắt đầu
từ khoảng tháng 5 đến tháng 10, nhưng lượng
mưa rất ít, thường không
đáng kể; mùa nắng bắt đầu từ khoảng tháng 11 đến tháng 4, thời tiết nóng
và khô, oi bức, khó chịu. Gió lốc thổi mạnh vào những tháng đầu năm,
khiến đường phố mịt mù đầy cát bụi. Sông Mao có diện tích khá rộng lớn,
đất hoang nhiều, nhưng cằn cỗi, khô khan v́ thiếu nước cung ứng, tuy
cách thị trấn 8 km hướng Tây Bắc, có con sông Cà Giây và ngay ở vùng
ngoại ô thị trấn, cũng có hai con suối và sông Ma-Ó chảy qua,
nhưng đều
trở nên khô cạn hoặc mực nước xuống rất thấp vào mùa nắng. Chính vấn đề
khan hiếm nước này không những đă tạo bất tiện lớn trong sinh hoạt hàng
ngày của dân làng, đồng thời c̣n gây khó khăn trầm trọng cho công việc
trồng trọt, nghề chính của đại đa số dân địa phương! Ngoài ra, vị trí
Sông Mao c̣n nằm ở chốn khuất nẻo xa xôi, sát rừng núi, xa bờ biển, tuy
trong thị trấn có ga xe lửa Nam Bắc (bỏ hoang trong thời chiến),
nhưng
lại không gần quốc lộ, nên việc di chuyển không được hoàn toàn lư tưởng.
Bị giới hạn bởi những điều kiện khách quan bất lợi kể trên, hoàn cảnh
sinh sống ở Sông Mao v́ vậy rất khó khăn và khắc nghiệt, nên dân
cư thưa
thớt, kinh tế lạc hậu, mức sống của đại đa số dân địa phương đều thấp
kém và thiếu thốn. Tuy vậy, người dân Sông Mao, vốn hiền lành, chất phác
và an phận, mặc dầu phải đương đầu với sự khắc khe của hoàn cảnh sinh
sống, vẫn kiên nhẫn chịu đựng, cố gắng làm việc để nâng cao mức sống và
chấp nhận Sông Mao như một mảnh đất
cưu mang, một quê hương yêu dấu thứ
hai của ḿnh.
Trường
Trung Học Đa Minh, ngôi trường trung học đầu tiên của thị trấn Sông Mao,
được thành lập năm 1960 do cố Linh Mục Hoàng Ngọc Thất làm hiệu trưởng.
Thật ra, Sông Mao được chọn làm nhà cho ngôi trường này
cũng là kết quả
của một cơ may ngẫu nhiên, v́ theo lời Thầy Nguyễn Xuân Sinh, vị giáo sư
thâm niên nhất của trường, chủ trương và kế hoạch ban đầu của Ban Giám
Hiệu là cho mở Trường Trung Học Đa Minh tại thị trấn Suối Nhuôm (cách
Sông Mao khoảng 30 km về phía Nam và nằm giữa thị trấn Lương
Sơn và Sông
Lũy), nhưng sau khi nghiên cứu, t́m hiểu tường tận hoàn cảnh thực tế,
khai thác, phân tách kỹ lưỡng những yếu tố khách quan, cũng
như cứu xét,
đánh giá những điều kiện và tiêu chuẩn cần thiết cho sự hoạt động của
trường, Ban Giám Hiệu nhận thấy Suối Nhuôm không phải là địa điểm lư
tưởng và thích hợp nhất để phát triển nền giáo dục trung học trong thời
điểm đó, nên đă quyết định cho thành lập Trường Trung Học Đa Minh tại
Sông Mao, thị trấn lớn và đông dân hơn. V́ quyết định trong thời gian
gấp rút, chưa có trường sở chính thức, nhà trường
đă phải giảng dạy học
sinh tại các địa điểm tạm thời trong ba năm học đầu: Hai niên khóa đầu
tiên tại một dăy nhà tôn cũ kỹ nằm phía sau Trường Tiểu Học Công Lập
Sông Mao A và một niên khóa tiếp theo tại Trường Tiểu Học Bán Công Tân
Mang Nhai (tiền thân của Trường Tiểu Học Công Lập An Ninh). Được sự quan
tâm, trợ giúp tích cực của chính quyền địa phương và nhờ sự cố gắng của
cố Linh Mục Phạm Văn Nguyện, ngôi trường mới được khởi công xây dựng và
khánh thành chính thức trong niên khóa 1963-1964, tọa lạc ở phía Nam thị
trấn Sông Mao măi cho đến ngày hôm nay.
Trường
Trung Học Đa Minh tuy chỉ gồm một dăy nhà gạch h́nh chữ nhật dài, mái
lợp ngói đỏ, tường quét vôi trắng, có vỏn vẹn 4-5 lớp học kề bên một văn
pḥng hành chánh, một sân bóng chuyền trang bị thô sơ ở bên hông và một
băi đất phía trước dùng làm sân trường để chào cờ mỗi buổi sáng,
nhưng
trông khá xinh đẹp và khang trang, là nơi tôi đă miệt mài đèn sách trong
suốt bốn năm trời (từ Đệ Thất đến Đệ Tứ), và
đă lưu lại trong tôi rất
nhiều kỷ niệm vui buồn của tuổi học tṛ. Không bao giờ tôi quên được
những bỡ ngỡ, bối rối và hoang mang, cũng
như những nhọc nhằn và buồn
chán trong thuở ban đầu khi vào học tại trường này. Những khó khăn tôi
gặp phải trong việc học tập lúc bấy giờ, chủ yếu là do tŕnh độ Việt ngữ
tôi kém, lắm lúc đă khiến tôi nản ḷng đến gần
như tuyệt vọng, muốn bỏ
học luôn! Nhưng nhờ ư chí cương quyết và tinh thần cầu tiến, bên cạnh sự
khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ tận t́nh của các giáo
sư, tôi dần dần
mới khắc phục được những khó khăn đó. Có thể nói, trường
đă truyền đạt
cho tôi rất nhiều tri thức giá trị và cần thiết trong việc học tập; dạy
dỗ tôi những phép tắc và luân lư của đạo làm người; rèn luyện tôi sức
nhẫn nại và chịu đựng trong lúc khó khăn; hun đúc tôi tinh thần phấn đấu
và không lùi bước trước nghịch cảnh ngang trái… nhờ đó
đă giúp ích rất
nhiều cho tôi trên con đường học vấn, cũng
như trong việc tu thân trong
đời.
B́nh tâm mà
nói, v́ bị chi phối bởi t́nh cảm riêng tư, tôi không tránh khỏi
đă sử
dụng rất nhiều từ ngữ hoa mỹ một cách chủ quan và thiên vị để suy tôn
ngôi trường thân yêu của ḿnh. Thật ra, trường tôi, với sỹ số ít ỏi và
cơ sở vật chất khiêm tốn, nếu không muốn nói là thiếu thốn,
cũng chỉ là
một trường làng nhỏ, thô sơ và tọa lạc tại một thị trấn hẻo lánh và
nghèo nàn. Tuy vậy, tôi lúc nào cũng hănh diện về trường ḿnh, cho dù
không được lư tưởng về điều kiện vật chất,
nhưng nhờ sự tận tụy, hy sinh
của Ban Giám Hiệu, ḷng nhiệt t́nh, hăng say của Ban Giảng Huấn, tinh
thần hiếu học và ư chí cầu tiến bền bỉ của các bạn học sinh, nên trường
đă đào tạo được rất nhiều nhân tài cho thị trấn Sông Mao nhỏ bé và kém
mở mang này. Từ trong đáy ḷng, tôi luôn luôn tin rằng, Trường Trung Học
Đa Minh của tôi thật sự không thua kém bất cứ ngôi trường nào khác trong
cả nước!
Gió mưa mưa gió một
chặng đường …
Tôi sinh ra
và lớn lên trong thời buổi loạn ly, đất nước nhiễu nhương v́ binh lửa
triền miên. Quê hương ta vật vă dưới sự giày ṿ xâu xé của các thế lực
thù nghịch trong và ngoài nước đầy tham vọng, dân t́nh điêu đứng, khổ
cực dưới hai tṛng thực dân và phong kiến. Nhân dân ta, từ miền quê đến
thành thị, quằn quại trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, hàng ngày bị răn đe,
hăm he, hạch sách quấy rối không ngừng, có khi c̣n phải chịu đựng sự
đàn áp, khủng bố, đánh đập, đày đọa và chém giết vô cớ trong cuộc sống,
tang thương, bất hạnh có thể đến với mọi cửa mọi nhà bất cứ thời điểm
nào! Gia đ́nh tôi từ lâu cư ngụ tại Móng Cái, một thành phố nhỏ của Tỉnh
Hải Ninh (Bắc Việt), sống bằng nghề tiểu thương, nhà không quyền quư và
cũng không ai khoa bảng, cuộc sống chật vật
nhưng vẫn c̣n được yên ổn.
Năm 1954, sau khi Hiệp Định Đ́nh Chiến được kư kết tại Genève để chia
đôi đất nước ở vi tuyến 17, gia đ́nh tôi,
cũng như bao gia đ́nh bất hạnh
khác, đă bỏ lại quê cha đất tổ, ruộng vườn nhà cửa,
di cư vào Nam, trải
qua một thời gian dài lưu lạc, nay đây mai đó, và sống trong một hoàn
cảnh thiếu thốn, bấp bênh và kham khổ. Lúc đó, tôi tuy c̣n quá nhỏ
chưa thấm thía được sự cay đắng và vất vả của cuộc sống mà gia
đ́nh ḿnh đang
vấp phải, nhưng vẫn biết tuổi thiếu thời của tôi, ít niềm vui và vắng nụ
cười!
Trong hành
tŕnh gian truân và đầy thử thách để mưu t́m một cuộc sống mới ở đất
phương Nam, gia đ́nh tôi, cùng với nhiều gia đ́nh
di cư khác, đă dừng
chân lại tại thị trấn Sông Mao. Cha mẹ tôi, trong thuở ban đầu,
đă phải
một nắng hai sương, đầu tắt mặt tối, làm việc miệt mài, đồng thời c̣n
phải chịu đựng, chấp nhận và đương đầu với mọi khó khăn và trở ngại để
mong sớm ổn định để gây dựng lại một cuộc sống mới trên mảnh đất khô
cằn này. Nào ngờ, chỉ một ước mong nhỏ nhoi của người dân, có được một
cuộc sống ḥa b́nh yên vui, cũng xa tầm tay! Thời cuộc càng ngày càng
trở nên căng thẳng, đe dọa chiến tranh
như bóng với h́nh theo sau. Nền
ḥa b́nh, vốn mong manh, lâm trong t́nh trạng hấp hối, rồi
như đê bị vỡ,
đất nước một lần nữa lại đắm ch́m trong khói lửa…
Quăng đời
học sinh của tôi gắn liền với sự tàn phá, chia ĺa và chết chóc do chiến
tranh mang lại: Đất nước điêu linh, kiệt quệ v́ khói lửa tràn lan; thị
thành, làng xá, ruộng vườn tan tác, hoang vắng v́ bom đạn tàn phá; người
dân long đong, khốn khổ, than khóc khôn nguôi trước bao thảm cảnh sinh
ly tử biệt, thương tâm đoạn trường. Đất nước thân yêu của ta đâu đâu
cũng là máu đổ và nước mắt! T́nh đồng bào, nghĩa anh em hoàn toàn bị
lăng quên trong cảnh nồi da xáo thịt này! Trong thời gian đi học, tôi đă
chứng kiến, v́ nhu cầu chiến trường, nhiều vị giáo sư kính yêu của tôi
đă buộc phải dở dang nghề giáo, bỏ học tṛ, xa mái trường, ra đi theo
tiếng gọi của núi sông. Một số bạn học của tôi cũng thế, mặc dầu c̣n
trong tuổi hoa niên, đă phải xếp bút nghiên, thoát áo
thư sinh, giă từ
ngôi trường, người thân để lên đường đi nghĩa vụ. Các Thầy và Bạn tôi ra
đi, mang theo bao lưu luyến, bịn rịn và khắc khoải trong ḷng, bao
thương nhớ, mong chờ của những người thân yêu và bao lời chúc phúc ân
cần của bè bạn, để xông pha vào lửa đạn, phong sương dăi dầu trong trận
mạc, mưa nắng dầm dăi v́ trách nhiệm….Tôi nghẹn ngào và xót xa cho số
phận hẩm hiu của những chàng trai hiên ngang trong thời loạn,
cũng như
thật đau ḷng và thương tiếc cho các chiến sĩ phong sương nơi sa trường
đă chẳng may nằm xuống, hay đă phải hy sinh một phần xương máu cho cuộc
chiến huynh đệ tương tàn này! Những thực trạng đau ḷng đó ngày
xưa
đă
được các cụ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm diễn dịch rất tài t́nh, qua
những vần thơ bi thương ai oán, trong tác phẩm văn học lừng danh “Chinh
Phụ Ngâm Khúc” :
“… Phong niểu niểu không xuy tử sĩ hồn, Nguyệt mang mang tằng chiếu chinh phu mạo.
Chinh phu mạo, thùy đan thanh?
Tử
sĩ hồn, thùy ai điếu? … ”
(Đặng Trần Côn, bản chữ Hán).
“… Hồn tử
sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dơi dơi soi.
Chinh phu, tử
sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?…”
(Đoàn Thị Điểm, bản dịch
chữ Nôm).
Chúng ta
hăy thử nh́n lại con đường gian nguy và đầy thử thách,
cũng là con đường
nhuộm đầy máu đào, mồ hôi và nước mắt, mà những người chinh chiến đă
phải chấp nhận để đi qua: Từ khi
“Nào những kẻ mắc vào khóa lính, bỏ
cửa nhà gồng gánh việc quan”…, để rồi “Buổi chiến trận mạng người
như rác”, “Băi sa trường thịt nát máu trôi”… Đất nước đầy lửa khói,
“Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt”, khoắc áo chinh y, dấn thân v́ đại
nghĩa, truân chuyên gian khổ, v́ nước quên nhà, nhưng kết cuộc có thể
rất khác nhau: Có người “Gió mưa thét rống đùng đùng, dăi thây trăm
họ làm công một ḿnh”, trở về công thành danh toại, quyền cao chức
trọng, đai vàng hốt ngọc, ăn trên ngồi trước, sống cảnh vinh hiển cao
sang! Có người nằm gai nếm mật, lội suối trèo non, ư chí sắt đá, can
trường trong chiến thắng, góp công lẫy lừng vào sự nghiệp giữ nước
vĩ đại của dân tộc, sử xanh lưu truyền vạn thế, danh thơm ngàn năm không
nḥa; nhưng cũng trường hợp này, có người lại trở về tay không, những
năm tháng cúc cung tận tụy, một thời hăn mă, vào sanh ra tử, chẳng ai để
ư và cũng không được đền bù! Có người v́ dân v́ nước, chiến đấu anh
dũng, oanh liệt xả thân, trở về da ngựa bọc thây, hay ḥm gỗ gài hoa,
một thời cung kiếm ngang dọc tiêu tan như mây
như khói! Có người ngày xưa hằng quen gào thét, oai phong lẫm liệt, kiêu hùng dũng cảm, vẫy vùng
trong lửa đạn, lập nhiều chiến công hiển hách, làm quân thù hoảng hồn
khiếp sợ, nhưng lại trở về thân tàn ma dại, lăn lóc, lê la những tháng
ngày hư hao tủi nhục! Có người trí dũng song toàn, mưu lược xuất chúng,
bài binh bố trận, vang tiếng một thời, nhưng lại sa
cơ thất thế, bị giam
cầm xiềng xích, hành hạ đọa đày, đói khổ triền miên, chôn vùi chí trai
nơi lao tù ngục tối! Có người như hiệp khách Kinh Kha, son sắt một ḷng,
nhưng lại “Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn!
” [Dũng sĩ người đi
chẳng trở về!], ngă gục trước lằn đạn, anh dũng đền nợ nước, thân xác
tiêu ṃn cùng cỏ cây, không bao giờ trở về! Thảm trạng bi hùng, “Bơ
vơ góc bể chân trời, nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?”, đă được kể
lể bằng tiếng khóc năo nề, bằng tiếng hờn oán thảm thiết trong tuyệt
phẩm “Văn Chiêu Hồn” của nhà thơ thiên tài Nguyễn Du:
“… Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Bao năm xương trắng dăi dầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chung thường?…”
Tự cổ chí
kim, đâu đâu cũng thế, chiến tranh luôn luôn là một hiểm họa, một tai
nạn của loài người! Loài người không muốn chiến tranh, muốn bỏ chiến
tranh, nhưng khắc nghiệt thay, chiến tranh lại không muốn bỏ loài người!
Bản chất tàn khốc, dă man của chiến tranh, sự hy sinh, chịu đựng bất đắc
dĩ của hầu hết chinh nhân nơi tiền tuyến và gia
đ́nh của họ ở hậu
phương. Cảnh tang thương, hiểm nghèo của chiến trường,
nơi “Nhất
chiến công thành vạn cốt khô”, đă được đại thi hào Lư Bạch thời
Đường phác họa một cách sinh động qua bài “Quan San Nguyệt” nổi
tiếng: Nơi chiến tuyến, chinh nhân tử sinh trong gang tấc, mạng sống
mong manh, chẳng khác chi hồng mao, bọt bèo; chinh phu ủ dột, hốc hác và
buồn khổ v́ nhớ quê ṃn mỏi, nhưng ngày về chỉ có trong chiêm bao; chinh
phụ trằn trọc, than thở khôn nguôi suốt
đêm thâu, lắng lo cho chồng
chinh chiến gian nan ngoài chân mây xa xăm mịt mờ…
“… Do lai chinh chiến địa,
Bất kiến hữu nhân hoàn.
Thú khách vọng biên ấp,
Tư quy đa khổ nhan.
Cao lâu đương thử dạ,
Thán tức vị
ưng nhàn”.
Phần dịch: “… Xưa nay ngoài chiến địa,
Chẳng thấy một ai toàn!
Khách thú nh́n biên cảnh,
Nhớ nhà buồn chứa chan.
Lầu cao đương buổi ấy,
Khuê phụ ngậm ngùi than!”
Chúng ta
đều biết, chiến tranh ngoài việc gây tang tóc cho sinh linh,
cũng như
tàn phá, hủy hoại, tiêu hao tài nguyên quốc gia ra, đâu phải chỉ ảnh
hưởng có chinh phu chinh phụ? Trái lại, chiến tranh c̣n ảnh hưởng đến
tất cả mọi người dân trong nước: già, trẻ, trai, gái, lớn, nhỏ đều chung
một số phận! Thật vậy, chiến tranh
đă rút ngắn biết bao tuổi xanh của
những đóa hoa đang dệt mộng; chiến tranh làm tan vỡ bao mối t́nh đẹp
như
bài thơ; chiến tranh gây chia ly cho những cặp uyên ương cá nước; chiến
tranh lan tràn tiếng khóc của những con c̣ lặn lội ở bờ sông; chiến
tranh mang nhung nhớ cho hậu phương tiền tuyến; chiến tranh c̣n biến
những lời thề non nguyện nước trở thành hư không! Chiến tranh tràn ngập
nước mắt đau thương của cha mẹ khóc con, con khóc bố, chiến tranh lại
gảy thiên “Bạc Mệnh” cho má hồng nhan sắc, đương mặn nồng bỗng
hóa người vị vong! Chiến tranh không những chất chứa tang thương, thù
hằn lên những người chung một ṇi giống, chiến tranh mà c̣n gieo rắc tai
ương, bất hạnh cho những con thơ vô tội, chưa trưởng thành
đă mất người
trông nom! Chiến tranh tàn phá, tan hoang bao cửa nhà ruộng đất và chính
chiến tranh đă khiến những người hiền hậu, bàn tay nhuốm máu anh em! Tóm
lại, tội ác chiến tranh, ta kể sao cho xiết! Chính nhà
thơ kiêm nhà soạn
kịch thiên tài của nước Anh ở thế kỷ XVI-XVII, Sir William Shakespeare,
trong kịch bản Henry VI, King of England của ông, cũng viết lên hàng chữ
khiển trách chiến tranh rất gay gắt, nặng nề: “O, War! Thou son of
hell”! [Ôi, Chiến tranh! mi là tên đáng nguyền rủa]!.
Tháng Tư
năm 1975, một khúc quanh lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, cuộc
chiến Nam Bắc, thảm khốc, dai dẳng và tai hại rồi
cũng đến màn kết thúc!
Một lần nữa, cánh chim ḥa b́nh lại bay trở về với đất nước thân yêu! Kể
từ đó, quân dân máu ngưng đổ, chiến địa không c̣n tiếng súng,
nhưng t́nh
trạng người dân hoảng hốt di tản chạy loạn vẫn tiếp diễn… Là một nạn
nhân chiến tranh và cũng là một nhân chứng bất đắc dĩ trong lịch sử Việt
Nam cận đại, tôi sững sờ và bàng hoàng chứng kiến miền Nam yêu dấu đổi đời
trong cơn hỗn loạn, ḷng tôi xót xa và ray rứt với
cảm giác tê tái, buồn phiền và nghi ngại trước biến cố lịch sử vô cùng
lớn xảy đến cho mảnh đất đáng thương này,
nhưng bên cạnh đó, trong thâm
tâm, tôi vẫn tự an ủi, lịch sử đất nước
đă sang trang, quê hương thân
yêu của ta từ nay tàn lửa khói, không c̣n nữa cảnh khủng bố, chém giết
lẫn nhau, thảm kịch cốt nhục tương tàn được kết thúc; không c̣n nữa cảnh
tàn phá, hủy hoại của chiến tranh, ḥa b́nh yên vui được văn hồi. Quê
hương ta đất lành chim đậu, từ nay sẽ được tận hưởng cảnh thanh b́nh an
lạc, dân ta bỏ khí giới, đồng ḷng chung sức để cùng nhau phát triển
quốc gia. Hai miền Nam Bắc, xa cách nhau 21 năm dài, nay được trở về với
ḷng mẹ Việt Nam…
Thành thật
mà nói, cá nhân tôi rất đồng cảm với quan điểm của ông Benjamin
Franklin, một chính trị gia lỗi lạc của Hoa Kỳ,
trong “Lá Thư Gởi
Quiney”, có nhấn mạnh: “Không bao giờ có một chiến tranh tốt đẹp hoặc
một ḥa b́nh xấu xa cả”, [There never was a good war or a bad
peace]. Đúng thế, ḥa b́nh không bao giờ là xấu cả, v́ ḥa b́nh chính là
niềm mong mỏi, trông chờ của người dân, chỉ có ḥa b́nh mới là cần thiết
để đảm bảo hạnh phúc, ấm no, yên vui cho toàn dân, chứ không phải những
khẩu hiệu đấu tranh vu vơ, những tiểu xảo tuyên truyền không thiết thực!
Những ai c̣n tiếc rẻ chiến tranh đă chấm dứt một cách đột ngột,
cũng chỉ
là một thiểu số người có quan niệm “Tranh đấu là niềm vui”, vẫn
dự tính theo đuổi “Phú quư hiểm trung cầu” [T́m sang giàu
nơi
hiểm nghèo], xem chiến tranh như một phương tiện để thỏa chí b́nh sanh,
để tiến thân, để thực hiện con đường “công danh” của ḿnh, hoặc là những
người đă từng được nhiều lợi ích to lớn do cuộc chiến mang lại. Chiến
tranh, nếu có lợi, cũng chỉ có lợi cho những ai có uy quyền, người được
hưởng nhiều bổng lộc quốc gia, nắm vận nước trong tay! Chiến tranh đối
với đám dân đen vô tội, ngoài nhà tan cửa nát ra, mạng sống của họ
cũng
rẻ mạt, chẳng khác ǵ như con giun, con kiến; ngay cả những người lính
thuộc cấp, cũng chỉ là những con chốt trong bàn cờ, phải hy sinh bất đắc
dĩ, có khi c̣n không cần thiết. Sống chết của họ nằm trong tay thượng
cấp, mà thượng cấp có đẻ ra họ đâu mà biết quư mạng sống của họ!
Dầu vậy, v́
mang một ư nghĩa thiêng liêng cao cả, người dân vẫn sẵn sàng chấp nhận
đổ máu, cam tâm hy sinh tất cả, tài sản, mạng sống của ḿnh, nếu cần, để
phụng sự cho đại nghĩa dân tộc, như trong trường hợp kháng chiến chống
ngoại xâm, hay trong cuộc đấu tranh cho sự sống c̣n của đất nước, giống
ṇi!
Nh́n lại
cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm nơi quê mẹ, không những
đă gây biết bao
tổn thất về nhân mạng và vật chất cho cả hai miền Nam Bắc, mà c̣n gieo
rắc sâu rộng mối hận thù và hiềm khích giữa những phe tham chiến. Đối
với quê hương xứ sở, chiến tranh, bất kể bên nào thắng thua, luôn luôn
đồng nghĩa với sự tàn phá, chết chóc và vô nhân, là một thảm họa to lớn
cho cả một dân tộc! Đối với người dân trong nước, chiến tranh c̣n là nỗi
đau buồn, mất mát, tang hận triền miên bất tận! Những cuộc xung đột vừa
qua có một chiến tuyến hết sức phức tạp, đan xen lẫn lộn lư tưởng chống
thực dân, đ̣i chủ quyền, chống ngoại xâm,
đ̣i độc lập, chống nô lệ, đ̣i
tự do, chống độc tài, đ̣i dân chủ…. Bao oan khiên xảy ra giữa con người
và con người, giữa đồng bào ruột thịt với nhau, có khi ngay cả trong gia
đ́nh máu mủ, cha con anh em đối mặt nhau, chỉa họng súng trên băi chiến
trường. Sau cuộc chiến, đáng nhẽ toàn dân Việt Nam phải vui mừng v́ đất
nước đă được ḥa b́nh, thống nhất, nhưng ḷng người lại thêm phân hóa,
bị tù đày, cải tạo, mất tài sản, bị tước nghề nghiệp…. Những oan khiên
giết nhau trong chiến trường chưa phai mầu th́ lại tiếp nối những oan
khiên hậu chiến, hành hạ nhau, phá nhau, chửi nhau để đáng nhẽ là tiếng
cười vui mừng lại là tiếng gào thét giận dữ. Tóm lại, sự thật phũ phàng
đă cho thấy, cơi đời quả là một bể khổ, dù chiến tranh hay ḥa b́nh,
người dân cũng đều phải trả bằng một giá cả, có khác nhau chăng
cũng chỉ
là phải trả ít hay nhiều mà thôi!
Tôi nghĩ
ước ǵ những người ở “thế thượng phong” hiểu được
như nhà sư triết gia
Roger Bacon của nước Anh, “Trả thù th́ ḿnh chẳng khác nào
như kẻ thù
ḿnh, tha thứ cho họ mới là lối xử cao thượng” [En se vengeant, on
se rend égal à son ennemi; en lui pardonnant, on se montre supérieur];
hoặc ít ra cũng hành sự như Ngài Marcus Aurelius, [Hoàng Đế của Đế Quốc
Rome (trị v́ từ năm 161-180 A.D.) và c̣n là một triết gia trường phái
Stoic]: “Cách trả thù hay nhất là không làm như kẻ hung bạo” [La
meilleure manière de se venger, c’est de ne pas se rendre semblable aux
méchants]. Tiếc rằng họ đều không làm được
như vậy!
Nhận thức
thực trạng đau ḷng trước mắt, tôi mới hiểu được chuyện xóa bỏ hận thù,
ḥa hợp ḥa giải thật không phải là dễ, v́ lịch sử
đă chứng minh, ḥa
hợp không tiến tới ḥa giải được. Hăy nh́n những phong trào liên minh
chính trị và ngay cả Chính Phủ Liên Hiệp do các chính đảng, tôn giáo,
đoàn thể hiệp thương thành lập trong thập niên 50 của thế kỷ trước, để
đáp ứng hiện t́nh đất nước lúc bấy giờ, đều thất bại và tan vỡ sau một
thời gian ngắn hoạt động là sẽ rơ! Nay, đất nước tuy
đă ḥa b́nh thống
nhất, tạo nên môi trường thuận lợi cho công việc ḥa hợp dân tộc,
nhưng
xă hội lại mang nặng thù hận, ḷng dân ly tán, dân t́nh xôn xao, hoang
mang, đâu thấy có bổ ích ǵ cho công việc ḥa giải? Ngược lại, nhiều nhà
chính trị có kinh nghiệm thương nghị c̣n cho biết: “Chỉ có ḥa giải mới
tạo điều kiện tốt để dẫn tới ḥa hợp được”,
nhưng muốn có ḥa giải, đ̣i
hỏi mọi người phải đối xử b́nh đẳng, khách quan với quá khứ, có thiện
chí sửa đổi và có thái độ thỏa hiệp; ngoài ra, c̣n phải “Ngôn hành
nhất trí” [Lời nói đi đôi với hành động], tạo ḷng tin tưởng, tin
cậy lẫn nhau, tránh khẩu hiệu tuyên truyền,
như trong trường hợp “Lá Thư Gởi Tổng Thống Tưởng Kinh Quốc của Trung Hoa Dân Quốc”, do một cán bộ
lăo thành của Đảng Cộng Sản Trung Hoa, ông Liêu Thừa Chí
đă viết, mặc
dầu trong thư văn chương lai láng, lời nói hoa mỹ, chứa chan t́nh người,
t́nh anh em cốt nhục, nào là “… Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, tương
phùng nhất tiếu mẫn ân thù…” […Trải bao ngang trái, anh em c̣n đó,
gặp mặt vui cười, ân oán bỏ qua…], gây xúc động người đọc,
nhưng tiếc v́
“Ngôn hành bất nhất”, chỉ nói mà không hành động, không tạo được
sự tin cậy cần thiết, nên chẳng đem lại được kết quả ǵ! Thực ra, chúng
ta đều nghĩ như Dr. Samuel Johnson, nhà thơ kiêm nhà phê b́nh lừng danh
của nước Anh, “Đời sống không thể tồn tại trong xă hội trừ phi có sự
nhường nhịn lẫn nhau” [Life cannot subsist in society but by
reciprocal concessions]; và cũng đồng ư với lời nói của Bác
sĩ Tôn Dật
Tiên, (nhà cách mạng kỳ cựu của Trung Quốc, người
đă lănh đạo nhân dân
Trung Hoa lật đổ triều đ́nh Măn Thanh năm 1911), “Tri nan hành dị”
[Việc xem ra khó nhưng thực hành rồi sẽ thấy dễ]. Công việc ḥa hợp ḥa
giải tuy khó khăn, nếu có thiện chí và quyết tâm, th́
cũng có thể thực
hiện được một cách dễ dàng thôi. Cái quan trọng là ở tấm ḷng! Nhưng,
bao năm chém giết lẫn nhau, hận thù chồng chất, mâu thuẫn tràn đầy, tuy
cuộc chiến đẫm máu dai dẳng này nay đă chấm dứt,
nhưng ḷng người vẫn
c̣n giao động nhiều, kẻ thắng huênh hoang tự đắc, người thua uất hận tủi
nhục, nếu không phải “trí”, “dũng” hơn người, ai mà có quyết tâm? ai lại
muốn thỏa thuận? và ai chịu tin ai?
T́nh trạng
bế tắc này, trước đây cũng thấy ở Liên Sô,
đă bị đại văn hào Nga, Ông
Leo Nikolaevich Tolstoy, chế nhạo bằng những lời mỉa mai chua chát, nghe
rơi nước mắt! “Tất cả những xấu xa đem lại từ sự hận thù đất nước là
do cái nguyên nhân của câu dối trá thô bỉ này: T́nh yêu tổ quốc!”
[Tous les maux provenant des haines nationales sont causés par ce
grossier mensonge: L’amour de la patrie!].
Là một
thường dân, một kẻ bàng quan, một người đứng ngoài ṿng chiến, hay nói
đúng hơn, một cá nhân chưa từng tham gia, hay có liên hệ trực tiếp ǵ
trong cuộc chiến vừa qua, tôi xót xa, đau ḷng mỗi khi hồi tưởng những
thảm trạng anh em chém giết, thôn tính nhau trong quá khứ; và không khỏi
bâng khuâng, lo ngại trước viễn ảnh không lạc quan của hiện t́nh đất
nước do hận thù hậu chiến mang lại….Tôi không cần và
cũng chẳng muốn
biết các anh thuộc chiến tuyến nào?, thuộc quốc gia ǵ?, các anh trung
thành với ai?, phản bội ai? Tôi cũng không cần biết các anh là người
chiến thắng hay là kẻ bại trận! Các anh quan niệm chính
nghĩa hay không
chính nghĩa khác nhau ra sao? Tôi chỉ muốn được nói lên đôi lời phế phủ:
Hàng triệu quân dân hai miền tử thương trong cuộc chiến vừa qua, hàng
chục triệu người đă và đang bị thế hệ chà đạp, bị bôi nhọ, bị tổn
thương, đều là con người, đều là con cháu của mẹ Việt Nam cả!!!
Đối với
những người đă khuất, chết là hết, dù chết vinh hay nhục, chết thản
nhiên hay tức tưởi, chết nơi sa trường hay hậu tuyến… nay họ đều trong
ḷng đất mẹ, vĩnh viễn yên nằm nơi chín suối, an giấc ngủ ngàn thu! Có
để lại chăng cũng chỉ là những giọt nước mắt tiếc thương của người nhà,
bạn bè, hay thân thuộc. Với sự vô t́nh của ngày tháng, họ sẽ dần dần bị
đối xử lănh đạm rồi lăng quên trong trí nhớ của mọi người! Tuy nhiên,
những cá nhân nằm xuống này, nếu sống khôn thác thiêng, có lẽ cũng nghĩ
như học giả Lă Khôn, “Tử bất túc bi, khả bi thị tử nhi vô bổ”
[Cái chết không đáng buồn, chỉ buồn là chết không bổ ích ǵ được cho đời
mà thôi]. Đối với những người c̣n sống, t́m đâu ra những bậc đại trí, có
“tâm”, có “hồn”, khôn ngoan, bao dung, không kiêu căng tự đại, cũng
không mặc cảm tự ty, biết nh́n xa trông rộng, biết thương đồng loại,
biết quên thù hằn, biết quan tâm đến tiền đồ dân tộc, biết quyền lợi
quốc gia là trên hết?
Đức Khổng
Tử viết: “Kư văng bất cấu” [Việc đă qua chớ trách cứ], hay ông
Robert Browning, một thi sĩ trứ danh của nước Anh, cũng đă từng nói: “Good,
to forgive; best, to forget” [Tha thứ đă là tốt, quên đi c̣n tốt
hơn], nhưng không phải ai cũng biết làm theo những ǵ mà các bậc hiền
triết tiền nhân đă dạy!
Nay, đất
nước thống nhất trong điêu tàn, người dân đón nhận ḥa b́nh lúc kiệt
quệ, rút kinh nghiệm đau thương của cuộc chiến vừa qua, theo tôi, thân
phận một nước nhược tiểu, nghèo nàn, phong kiến, lạc hậu là mồi ngon cho
nước mạnh, là nguyên nhân dẫn đến bị xâm lăng, bị tàn phá, bị đô hộ, bị
nô lệ, bị lợi dụng, bị bỏ rơi…! Bất cứ quốc gia nào muốn được độc lập,
tự chủ thực sự, lănh thổ muốn được nguyên vẹn, không ai ḍm ngó, ḥa
b́nh muốn được lâu dài, bền vững, ngoài tinh thần yêu nước, ḷng quả
cảm, hy sinh bất khuất của người dân ra, c̣n cần sự hậu thuẫn của một
nền kinh tế lớn mạnh của quốc gia đó. Đối với chúng ta, công việc trước
mắt sau chiến tranh không ǵ quan trọng và thiết thực bằng tích cực
tranh thụ, để quy tụ, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, để tập trung mọi
nỗ lực xây dựng và phát triển một nền kinh tế vững mạnh trong nước, có
sức sản xuất cao, có kỹ thuật tân tiến, có nền giáo dục phát triển, có
khả năng tự lực cánh sinh trong khung cảnh mới của thế giới, theo những
tấm gương thành công của người Nhật, Đức, Nam Hàn tái thiết và canh tân
xứ sở họ sau cuộc chiến, để người dân ăn no mặc ấm, có đời sống vật
chất, tinh thần phong phú, đầy đủ, đất nước văn minh, tiên tiến và giàu
mạnh. Làm được như vậy, bất cứ ngoại bang nào, dù có nuôi dă tâm,
cũng
phải dè dặt và sẽ có thái độ nghiêm chỉnh, tôn trọng chủ quyền độc lập,
lănh thổ toàn vẹn của ta trên chính trường quốc tế. Tiếc rằng một số
người đầu óc hẹp ḥi, nông cạn, không biết “Một con én không làm được
mùa xuân”, không hiểu được “Núi Thái Sơn không từ bỏ một cục đất
nào nên mới được cao, sông bể không bỏ sót một ḍng nước nhỏ nào nên mới
được sâu” (Trích từ Chiến Quốc Sách), không nhận thức được ư nghĩa
sâu sắc của câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn” và cũng không nắm được giá trị thực
tiễn của câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên ḥn núi
cao”, vẫn chia rẽ, nghi kỵ, không hợp tác; vẫn mải mê tranh chấp ư
thức hệ, v́ không cùng lập trường chính trị mà thẳng tay bài xích, đàn
áp, tiêu diệt nhau; vẫn cố chấp, nuôi hận thù, không chịu quên quá khứ;
vẫn trọng tư lợi, không nhượng bộ nên không thể nối ṿng tay lớn! Thử
hỏi cứ như thế măi có ích lợi ǵ cho quốc gia dân tộc? Làm sao “khép lại
lịch sử“? Lấy ǵ “nh́n về tương lai“? Những mục tiêu ích quốc lợi dân
dài lâu, quan trọng và cấp thiết kể trên e cũng chỉ là một màn ảo tưởng,
một chuyện viển vông xa vời! Chúng ta nên biết, lịch sử vốn trung thực,
nhưng lại bạc bẽo, vô t́nh, là tấm gương không ngần ngại sẽ chiếu lại y
hệt những sự kiện đau ḷng trong quá khứ, nếu chúng ta không học được
những bài học đă trả giá bằng xương bằng máu trong bao nhiêu năm qua!
Ngày nay, tuy đất nước đă ḥa b́nh, thống nhất,
nhưng t́nh h́nh quốc tế
vẫn gay go, phức tạp, những tranh chấp về tài nguyên, đất đai, lợi ích
kinh tế, sức ảnh hưởng… giữa các quốc gia xảy ra không ngừng. Dù muốn
hay không, chúng ta cũng sẽ bị lôi kéo, liên can trong đó, không ít th́
nhiều! Nếu cứ tự măn với những thành quả “chiến thắng”, trầm kha trong
“bệnh công thần”, hay cứ giận hờn về sự mất mát quyền lợi cá nhân hay
đoàn thể, cứ diễn tiếp tuồng bi kịch “Huynh đệ huưch tường”,
lơ là,
không cảnh giác, không hiểu “Cư an tư nguy” (Trích sách Tạ
Truyện, thời Xuân Thu), [Sống trong hoàn cảnh an toàn, phải
nghĩ tới
chuyện bất trắc], không biết lợi dụng duyên may này để toàn dân hợp lực
vươn lên, đốt thời gian để đuổi kịp các nước láng giềng trong vùng, hầu
tăng cường tổng thể lực lượng quốc gia để có khả năng tự vệ hữu hiệu, có
sức mạnh đối phó thích đáng với mọi đe dọa từ bên ngoài vào, nếu chẳng
may xảy ra trong tương lai! Không biết làm như vậy, hay không làm được
như vậy sẽ là một tai họa lớn cho quốc gia dân tộc! Đối với sự tranh
giành, đối địch, căm thù “không đội trời chung” giữa các cá nhân, phe
phái hiện tại, có người lạc quan cho rằng, thời gian sẽ là liều thuốc
hữu hiệu để hóa giải những xung đột, những dị đồng đó, v́ thời gian sẽ
tác động làm lu mờ dần những h́nh ảnh tang thương, kinh hoàng của thời
chinh chiến; sẽ làm phai nhạt những quá khứ mất mát, đau khổ trong
cơn
binh ngựa loạn lạc; sẽ giúp lắng đọng lại những
dư âm thành bại vinh
nhục của bao năm tháng hy sinh tuổi trẻ; sẽ xoa dịu vết thương ḷng của
ám ảnh “quốc phá gia vong”; sẽ dập tắt từ từ ngọn lửa giận hờn, óan ghét
của bao hiềm khích, thù hằn; ngoài ra, thời gian sẽ buộc thế hệ trước
lui về quá khứ, trở thành lịch sử, nhường chỗ cho thế hệ sau…! Lập luận
này có thể đúng, nhưng thời gian quư như vàng như ngọc, mất đi không lấy
lại được. Trong một thế giới tiến bộ không ngừng, thụ động, chần chừ,
chờ đợi là lạc hậu, là thất bại và sẽ bị lịch sử văn minh loài người đào
thải! Hôm nay, không thiếu ǵ những người tâm huyết có tinh thần báo
quốc, có lẽ đều am hiểu phương châm Kentucky (Motto of Kentucky),“United,
we stand, divided, we fall”, [Đoàn kết th́ sống, chia rẽ th́ chết],
là một chân lư vĩnh hằng, nhưng v́ lập trường, chính kiến, đảng phái
khác với đương thời, hoặc v́ tự ái, sẽ từ chối không hợp tác, hoặc sự
đóng góp của họ, nếu có, e cũng sẽ bị gạt ra ngoài, không được coi
trọng!
Buông xuôi
theo sự nổi trôi của ḍng chảy định mệnh dân tộc, thất vọng trước một
đất nước phân hóa, đầy hận thù và kỳ thị trầm trọng, ngao ngán trong một
hoàn cảnh xă hội hỗn độn, thay đổi thất thường, ủ rũ trong tâm
tư bồn
chồn thấp thỏm không yên và day dứt trong nỗi hoang mang dằng dai vô
định, tôi cảm thấy con người tôi mệt mỏi, lạc lơng, bất lực và vô vọng!
Ngoài việc cầu nguyện, xin Ơn Trên phù hộ cho non sống đất nước được măi
măi ḥa b́nh yên vui, người dân sẽ được tự do hạnh phúc lâu dài ra, tôi
thấy con đường trước mắt chỉ c̣n lại, dù muốn hay không, là phải cất
bước ra đi để t́m một chân trời mới cho riêng ḿnh, mang cùng hành
trang, một tâm trạng luyến lưu, bùi ngùi và xót xa của người bỏ xứ, kiên
quyết lao ḿnh vào mưa gió, bất chấp mọi thử thách, gian nan và nguy
hiểm đang sẵn chờ…
Tôi c̣n nhớ
và sẽ không bao giờ quên “cái đêm hôm ấy”, một
đêm hè oi bức, ngột ngạt
của tháng 6 năm 1978, tôi bỏ lại tất cả, người thân, người quen, nghề
nghiệp…và một quê hương đau khổ, ra đi trong hấp tấp, hoang mang và hỗn
loạn. Chuyến đi không người tiễn đưa và
cũng chẳng ai giă từ! Nh́n biển
nước mênh mang, trời đất bao la, thuyền con bé nhỏ, tôi nhớ đến công cha
nghĩa mẹ, sinh thành dưỡng dục, chưa hề đền đáp và thương ḿnh bao năm
đèn sách, một bầu nhiệt huyết, lại sanh bất phùng thời! Bước chân xuống
thuyền, tôi xót xa, phiền muộn, hận uất, chán chường, bối rối và hổ thẹn
lẫn lộn, cảm xúc dâng trào, nước mắt rưng rưng! Dẫn thân trong một hành
tŕnh gian nan nguy hiểm, mưa gió dồn dập, sóng nước vô t́nh, đường dài
thiên lư, thuyền nhỏ lênh đênh; trước mắt là một tương lai mịt mờ, vô
định và đầy bất trắc, sống chết không lường, tôi đinh ninh đó là một sự
ra đi dứt khoát, đoạn tuyệt, một chuyến phiêu
lưu vĩnh viễn, ngàn thu,
bất luận thành bại ra sao, cũng chẳng có ngày trở về. Lúc ấy, tôi có cảm
giác ruột tôi quặn thắt, tim tôi như cắt, tâm hồn tôi uất ức, tâm tư tôi
nghẹn ngào, nên đă xót xa th́ thầm với đất mẹ: “Quê Hương
ơi vĩnh biệt,
ta xa Người măi măi từ đây…”
Ngay cả
những câu thơ năo ḷng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, trong tác phẩm
“Phương Xa” sau đây, có lẽ cũng chỉ diễn tả và h́nh dung được phần
nào tâm trạng buồn khổ của tôi lúc đó:
“… Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa, Bị quê hương ruồng bỏ giống ṇi khinh.
Bể vô tận sá ǵ phương hướng nữa,
Thuyền
ơi thuyền theo gió hăy lênh đênh…”
Tháng Giêng
năm 1979, tôi đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng. Trước một hoàn
cảnh xa lạ không quen, tôi tuy phấn chấn như con chim lạc đàn t́m được
tổ mới, nhưng trong ḷng vẫn tràn đầy nỗi âu lo và phiền muộn v́ không
biết ngày mai sẽ ra sao? Vốn mang nặng trong người ḷng tự ái dân tộc,
cũng như ư chí phấn đấu và tinh thần cầu tiến
nơi đất khách, tôi không
ngần ngại và sẵn sàng chấp nhận sự thử thách của cuộc đời! Sau khi trải
qua giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu trong quá tŕnh hội nhập vào cuộc sống mới,
tôi trở về với con đường học vấn. Được tiếp tục trau dồi kiến thức tại
các trường đại học và thụ huấn liên tục tại các trung tâm y khoa, sau
nhiều năm tháng cố gắng gian khổ, tôi đă trở thành một bác
sĩ chuyên môn
về Y Khoa Gia Đ́nh (Family Practice) và Bệnh Lư (Pathology) tại Hoa Kỳ.
Nhà tư
tưởng hiện đại nổi tiếng của Nhật Bản,
cũng là một danh nhân văn hóa thế
giới, Ông Ikeda Taisaku, đă từng lập luận: “Cuộc sống b́nh dị làm
người ta cảm thấy đời là bất hạnh, cuộc sống đầy băo táp mới làm người
ta cảm thấy được ư nghĩa của sự sinh tồn”. Có lẽ v́ không chí lớn,
tôi vốn ưa thích có được một cuộc sống an nhàn, giản dị, không giao động
nhiều để được an hưởng lạc thú “Thảnh
thơi thơ túi rượu bầu”, nên
không nghĩ cuộc sống b́nh dị là bất hạnh,
nhưng tôi hoàn toàn đồng ư:
Những ai đă trải qua một quá khứ đầy sóng gió, trong đường cùng, trong
t́nh huống vô vọng, hay trong cơn sinh tử, vẫn không nao núng, vẫn giữ
vững niềm tin cầu tồn, vẫn cương quyết t́m cho ḿnh một lối thoát, một
giải pháp thích đáng; những ai đă sống giữa ân và oán, vẫn giữ được thái
độ công minh chính đại, biết cư xử theo lương tâm, theo nhân nghĩa, mới
khả di gọi là hiểu được ư nghĩa và xứng đáng với giá trị của sự sinh
tồn!
Một trời nhung nhớ,
mượn ai tới đó gởi cho cùng!
Thời gian
như tên bay, năm tháng lặng lẽ trôi, hoa nở, hoa tàn, rồi hoa nở; hạ
qua, thu tới, đông rồi lại xuân! thấm thoát tôi
đă phiêu bạt nơi xứ
người hơn ba thập niên. Đối với lịch sử vô hạn của loài người, ba mươi
mấy năm chỉ là một khoảnh khắc, nhưng đối với cuộc sống hữu hạn của con
người, ba mươi mấy năm quả là một thời gian lâu dài! Kinh qua bao bi
hoan ly hợp trong cuộc sống và trải qua bao thăng trầm thành bại của đời
người, được nương thân trong một mảnh đất tự do, dân chủ, sống trong một
xă hội văn minh, tiên tiến, có một đời sống vật chất phong phú và đầy
đủ, tôi hài ḷng với cuộc sống hiện tại,
nhưng trong thâm tâm, trong
tiềm thức, lúc nào tôi cũng mang nặng một mối sầu man mác, vương vấn khó
tả, một cảm giác cô đơn, lạc loài. Tôi biết, đó là tâm sự buồn của một
người biệt xứ, xa quê hương mà không hẹn ngày trở lại, nên tâm tư lúc
nào cũng ray rứt như “Dẫu ĺa ngó ư, c̣n vương tơ ḷng”. Ai cũng
biết, cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ và người có quê hương! Nhớ
nước, nhớ quê là t́nh cảm thiêng liêng bộc phát rất tự nhiên của những
ai xa xứ, những ai c̣n thiết tha với truyền thống, văn hóa, c̣n tự hào
với lịch sử, dân tộc. Đọc câu thơ “Cành mai chếch mác càng thương,
câu thơ tang tử giữa đường càng đau”, tôi thấm thía tâm trạng buồn
khổ của người lưu lạc; Ngẫm câu Đường thi “Hồ mă tê Bắc phong, Việt
điểu sào Nam chi” [Ngựa Hồ hí gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam], tôi
động ḷng thương cảm cho thân phận lạc loài của người lữ thứ. Cầm thú
c̣n như vậy, huống chi là người?
Ông John
Don Passos, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Mỹ,
đă từng nói: “Bạn có
thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ,
nhưng bạn không thể cướp mất
quê hương trong trái tim họ”, quả là một nhận định tinh túy, chí
t́nh và đầy kinh nghiệm sống!
Tôi nhớ
Sông Mao quê tôi lắm, v́ Sông Mao đă lưu lại trong tôi một ṿm trời kỷ
niệm của thời thơ ấu, mặc dầu thị trấn này không phải là
nơi tôi chôn
nhau cắt rốn, nhưng vào Nam hồi c̣n quá nhỏ, tôi không ấn tượng ǵ về
thành phố nhỏ Móng Cái, nơi tôi đă cất tiếng khóc đầu tiên chào đời! V́
thế, tôi lúc nào cũng dành một t́nh cảm ưu ái đặc biệt cho Sông Mao và
tâm trí tôi luôn luôn nh́n nhận Sông Mao như một “cố hương” yêu dấu
thật sự, chứ không chỉ là một “tha hương” đơn thuần! V́ nợ sách
đèn,
ngày xưa, tôi bỏ thôn làng đến thành thị, nên xa cách Sông Mao khá lâu,
nhưng h́nh ảnh quê nhà này không bao giờ phai nḥa theo năm tháng. Có
thể nói, xa th́ có xa, nhưng nhớ th́ vẫn nhớ, h́nh bóng Sông Mao
đă khắc
sâu trong tiềm thức… Tôi nhớ những con đường đất gồ ghề, khấp khểnh, bùn
lầy khó đi; nhớ những căn nhà lá lụp xụp,
lơ thơ, những túp lều tranh xơ xác, lác đác bên đường; nhớ những cánh đồng khô khan không được ph́
nhiêu bát ngát; nhớ những con suối chỉ có nước vài tháng trong mùa; nhớ
dăy núi chênh vênh hùng vĩ, cây mọc chi chít; nhớ xóm làng vắng lặng về
đêm, ánh lửa chập chờn; nhớ chuỗi ngày nắng cháy, không mưa lại gió, cát
bụi che lối; nhớ hoàng hôn tan chợ, màn đêm
chưa trải, phố vắng bóng
người! Tôi nhớ tuổi thơ lội nước lội đồng, hái me bắt dế; nhớ ngày lễ
hội Phật Bà hàng năm, náo nhiệt tưng bừng; nhớ những buổi lang thang
ngoài phố, vui đùa phá phách; nhớ tháng ngày cắp sách đi học,
chưa biết
ưu sầu; nhớ bà con hàng xóm, tối lửa tắt
đèn có nhau; nhớ bạn hiền tri
kỷ, quen thân từ thuở năm nào… và nhất là, nhớ trường mẹ Đa Minh yêu
dấu! Ôi, quê hương tôi thơ mộng, tuyệt vời quá, non nước có duyên, cây
cỏ hữu t́nh; dân làng tôi nghĩa t́nh nồng thắm lắm, đùm bọc có nhau,
ngọt bùi san sẻ…, nhưng chỉ tiếc quê hương tôi lại xa tôi vời vợi, nên
ḿnh thường xuyên bứt rứt trong cảm nghĩ dây dưa “Nhớ quê mà chẳng
thấy quê nơi nào ”!
Đúng
là: Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp, Quê nhà một góc nhớ mênh mang !
Tôi rất
thích câu truyện thần thoại Hy Lạp, “Cái hộp của Pandore”
(boîte
de Pandore)***. Cái hộp ma này chứa đựng tất cả tai họa trong thế gian. V́
hiếu kỳ mở cái hộp để tai họa thoát ra, con người ta, do vậy,
đă phải
gánh chịu tất cả nhọc nhằn vất vả, nếm đủ trăm đắng ngh́n cay, hứng nhận
đau khổ triền miên, cam chịu mọi thảm thương, tang tóc không ngừng trong
cuộc đời, tuy vậy, vẫn c̣n dựa vào cái c̣n lại trong đáy hộp, đó là
L’ Espérence [Niềm Hy Vọng] để sống! Chính nhờ trong tim c̣n bốc
cháy niềm hy vọng, con người ta mới không nản chí, không tuyệt vọng, vẫn
c̣n nghị lực để tiếp tục phấn đấu, vẫn cương quyết “Trong cơn
bĩ cực
thái lai, giữ ḿnh cho vẹn việc ai chớ sờn” ! Tôi
cũng thế,
tôi sống nhờ hy vọng, tin tưởng trời tối rồi trời sẽ sáng, cùng thông
luân chuyển thường xuyên, đường đời tan hợp hợp tan
cũng nhiều! Nên tuy
sống xa xứ, tôi lúc nào cũng thiết tha tâm niệm: Trái đất vẫn tṛn, quê
cũ có ngày ta sẽ gặp nhau!!! Vào một
buổi chiều mùa Thu, thành phố San Francisco không nắng
cũng không mưa,
thời tiết lành lạnh. Da trời xanh ngắt một mầu, lồng lộng mây trôi, tạo
nên bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, hoành tráng và huyền diệu. Từng hồi
gió biển thổi vi vút, những chiếc lá vàng khô rơi tơi tả, cuốn theo
chiều gió, bay lất phất trên không, là đà trước gió…. Xác của hàng ngàn
hàng vạn lá thu rụng ngập tràn lối đi trên những con đường có bóng cây
trong thành phố. Tôi vốn biết, theo quy luật tự nhiên, sinh vật nào
cũng
vậy, có sống rồi sẽ có chết. Lá xanh non mọc, lá vàng héo rụng
cũng là
lẽ tất nhiên! Nhưng khi nh́n những chiếc lá vàng khô âm thầm trở về với
cát bụi, nghe tiếng gió đưa ŕ rào của xác lá xa xa vọng về, phảng phất
từng tràng những tiếng khóc lóc tiễn đưa, những lời than thở luyến
tiếc… tôi không khỏi ngậm ngùi và thầm trách thời gian sao lại khắc khe,
vô t́nh đến thế? Khung trời đ́u hiu, quạnh vắng, cảnh vật tiêu điều, ảm
đạm, mang một cảm giác lạnh lẽo cô đơn, đă khơi gợi cho khách tha phương
cầu thực như tôi, một nỗi buồn man mác khó tả, một mối sầu nhung nhớ
vu vơ về cố quốc, về quê nguồn…
Lạnh lùng gió vượt biển Thu,
Hồn quê theo gió
như vù vù bay…
(Thi
sĩ Tản Đà dịch từ “Thu
Tịch Lữ Hoài” của Lư Bạch).
Hôm đó, tôi
một ḿnh đi dạo trên băi biển Ocean Beach nổi tiếng của San Francisco.
Giữa lúc thong dong thả bộ men theo bờ biển, tôi đưa mắt nh́n sóng nước
mênh mông vô cùng tận của Thái B́nh Dương, nước chảy bao la như đổ từ
trên trời xuống, tạo nên cảnh tượng thiên nhiên “sóng nước cùng mầu
trời” thật ngoạn mục. Tôi sực nhớ đến một câu viết nổi tiếng của nhà văn
Vương Bột, “Thu thủy cùng trường thiên nhất sắc” [Trời xanh thăm
thẳm trùng mầu biển thu], phù hợp thật tuyệt vời trong thực cảnh này!
Được trợ lực của những luồng gió thổi thật mạnh, từng đợt sóng khổng lồ,
nhấp nhô, dồn dập, hung hăng như trong cơn thịnh nộ, cuồn cuộn hướng
thẳng vào bờ, chẳng khác nào như “thiên quân vạn mă” đang cùng một lúc
xông pha rầm rập ở ngoài chiến trận. Hiện trường trông thật khiếp sợ!
Đợt sóng trước chưa tan đă bị đợt sóng sau lấn áp và cứ thế tiếp diễn
măi cho đến khi làn sóng tạt ngay vào bờ, tạo nhiều cột nước cao thấp,
với vô số giọt nước to nhỏ, mang cùng mùi biển mặn, tung tóe khắp
nơi.
Sóng nước c̣n tràn lan lên băi cát mịn với muôn ngàn muôn vạn bọt nước
tinh khiết, lớn nhỏ không đều, óng ánh như ngọc trai, chẳng khác nào
như
phủ lên một lớp lụa ngà trên băi cát, sáng lấp lánh dưới ánh nắng chiều
tà. Trên không, nhiều đàn chim bé nhỏ, tuy thân h́nh mảnh mai,
nhưng vẫn
không khiếp sợ trước gió cuồng biển động, vẫn ngạo nghễ bay lượn du hí,
líu la líu lô ḥa nhịp với tiếng gió tiếng biển; trong khi một vài con
hải âu, lớn hơn, cũng chẳng quản hiểm nguy, lúc th́ bay bổng lên cao,
lúc th́ bay là xuống thấp, lúc th́ bay vút qua đợt sóng… để kiếm mồi
trên mặt biển. Trước cảnh trí hùng vĩ và kỳ diệu này, tôi thán phục sự
mầu nhiệm của Tạo Hóa, cũng như tự ty cho h́nh hài bé nhỏ của con người
với sự bao la của Vũ Trụ và thương cảm cho cuộc sống phù du vô thường
của đời người trước sự vĩnh hằng của Trời Đất! Băi biển hôm ấy vắng vẻ
ít người, có lẽ v́ sóng lớn không an toàn cho người tắm biển. Xa xa,
những cánh buồm của những du thuyền lớn nhỏ đang lắc lư, nhô lên, thụt
xuống trước những làn sóng bạc đầu chảy thật nhanh, thật mạnh và liên
tiếp! Xa hơn nữa, dáng dấp nhỏ xíu của những chiếc tàu hàng, tỏa lên
những làn khói nhạt, di chuyển chầm chậm, đang vượt trùng dương…. Dưới
đáy mắt, tôi trông thấy trùng trùng điệp điệp nhiều lớp mây trắng đang
bay lơ lửng và treo lủng lẳng trên một ṿm trời bao la xanh thẳm….Tôi
liên tưởng, dưới chân những làn mây trắng dầy đặc xa xôi đó, ở bên kia
bờ đại dương, có quê hương tôi nhớ, có người tôi thương! Đặt ḿnh trong
hoàn cảnh này, tôi mới cảm nhận được ư nghĩa sâu sắc, t́nh cảm dạt dào
trong câu “Bạch vân thâm xứ thị ngô gia” [Dưới làn mây trắng là
nhà của ta] của Tể Tướng Địch Nhân Kiệt, một hiền thần nhà Đường, và
cũng trong đáy ḷng, tôi cảm giác có những tiếng th́ thầm mang âm điệu
quê hương, đang ḥa nhịp với gịng tâm sự đầy t́nh cảm của nữ
sĩ Hằng
Phương, giăi bày trong hai câu thơ sau đây:
Ai về Cố Quận cho ta nhắn,
Gởi chút ḷng thương nhớ núi
sông…
Trong một
đêm đông tịch mịch, trăng sao mập mờ, gió lạnh hiu hắt, thành phố San
Francisco bị lớp sương mù dầy đặc giăng phủ mịt mùng, lốm đốm có những
tia sáng yếu ớt của những ngọn đèn đường, tạo một quang cảnh mờ mờ ảo
ảo. Đường phố về đêm, không xe cộ, không khách bộ hành, mang vẻ
đ́u hiu,
vắng lặng. Một ḿnh trong đêm khuya, ta với ta ngồi bên song cửa, trên
chiếc sofa độc nhất trong nhà, với tách café đen
thơm phức trong tay,
tôi say sưa trong những khúc nhạc du dương đậm đà t́nh cảm của một album
mới…. Bỗng nghe một giọng hát êm đềm văng vẳng bên tai…
“Quê hương là chùm
khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày,
Quê hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng
bay.
Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên
đồng,
Quê hương là con đ̣ nhỏ, êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng
che,
Quê hương là
đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng
ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một, nhà là chỉ một mẹ
thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi
thành người”…
Tiếng ca đầm ấm, gợi
cảm của bài hát trữ t́nh mang tên “Quê Hương” (nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân) đă làm tôi vô cùng xúc động, đă khơi dậy trong
tôi một nỗi niềm lai láng, miên man với đất mẹ. Những chùm khế ngọt,
bướm vàng bay, cánh diều biếc, con đ̣ nhỏ, khúc sông êm, chiếc cầu tre,
đêm trăng tỏ, vành nón lá nghiêng che, hoa cau trắng ngoài thềm…trong
bài hát là những h́nh ảnh tuyệt vời nói lên giá trị muôn đời, vượt thời
gian của t́nh tự quê hương yêu dấu. Hơn nữa, tiếng nhạc c̣n tựa
như
những giọt nắng chiều ấm áp dễ chịu,
như những tiếng ḷng khao khát kêu
gọi, trông chờ, như những lời nhắn nhủ, khuyên bảo âu yếm, thiết tha,
như âm thanh truyền cảm mang ẩn ư trách móc thật khéo léo, nhẹ nhàng… đă
làm rung động, tê tái trái tim của những người con xa xứ!. Ngoài ra,
quan niệm quê hương và người mẹ chỉ có một
cũng gây ấn tượng mạnh cho
tôi. Rất đúng, rất có lư, quê hương cũng như người mẹ, ta chỉ có một và
chỉ được có một mà thôi! Xa quê hương cũng như xa mẹ hiền, thử hỏi ai mà
không tiếc không thương, không mơ không nhớ? Bài hát đầy cảm xúc này đă
khiến tôi, một kẻ ly hương lưu lạc khắp muôn phương, đang ṃn mỏi tháng
ngày chốn giang hồ đất khách, mông lung nhớ đến quê
cũ Sông Mao xa xôi,
nhớ đến thành phố Sài G̣n thân quen của một thời
thư sinh miệt mài với
sách đèn. Niềm nhớ này như ngọn lửa cháy rừng rực trong đống than hồng
của trái tim mỏi ṃn cằn cỗi, tỏa ra hàng ngàn hàng triệu hạt tro, hạt
bụi thâm t́nh, bay tản mát trong một khung trời thương nhớ đầy kỷ niệm!
Suy tư đến đây, bỗng dưng tôi cảm thấy tim tôi xao xuyến, nao nao, hồn
tôi ngẩn ngơ, thẫn thờ, tâm tư tôi dồn dập, tâm sự tôi dạt dào, nhưng
biết chia sẻ cùng ai trong đêm sương mù giá lạnh?
Đang miên
man suy tư về quê hương xứ sở, đầu óc tôi t́nh cờ hiện lên h́nh ảnh của
một người mà tôi đă quen thân một thời nơi thành phố Sài G̣n nắng ấm,
giữa lúc đất nước thân yêu c̣n đang oằn oại đau khổ trong
cơn binh đao
khói lửa… H́nh ảnh này mang cùng bao kỷ niệm tuyệt vời của những năm
tháng cùng nhau dệt mộng vàng của tuổi trẻ khi vừa biết yêu,
đă được tôi
nâng niu, ấp ủ trong tim bao nhiêu tháng ngày và đă đưa kư ức tôi trở về
bến nhớ thương bất tận của hai trái tim nồng cháy lúc tuổi c̣n xanh …
Tôi c̣n
nhớ, trong thời gian quen biết và gần gũi nhau, người
đă tận t́nh hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong lớp học Nhật Ngữ ngay từ lúc khởi đầu… Tôi vẫn
không quên, trong những đêm trăng thanh gió mát, tôi với người, vai
ngang vai, tay trong tay, âu yếm d́u nhau trên những nẻo phố hẹn ḥ lăng
mạn, thơ mộng….Tôi quên sao được những nụ cười duyên dáng, dễ thương,
những làn thu ba long lanh, gợi t́nh, những tiếng guốc lua thua, lao xao
khua trên vỉa hè có bóng mát, người, với chiếc áo dài trắng thướt tha,
với mái tóc thề óng ả thả gió lê thê, nghiêng nghiêng in bóng trên các
mặt đường về chiều của một hôm Chủ Nhật đầy kỷ niệm….Tôi nhớ măi, trước
phút phân ly, trong đêm tạ từ để người trở về Phù Tang sau khi miền Nam
đổi chủ, trong bộ quốc phục kimono lộng lẫy, sặc sỡ, người
đă ân cần rót
dâng tôi ba chén sake như một cử chỉ “tạ lỗi” của truyền thống Nhật. Tôi
lẳng lặng cạn chén, biết nói năng ǵ trong đêm cuối cùng này? Người xót
xa rơi lệ, tôi th́ “rượu thấm ruột sầu sầu thêm sầu”, nghẹn ngào xúc
động, nước mắt trong ḷng! Thực ra, người có lỗi ǵ đâu? Mộng không tṛn
chẳng qua chỉ là sự trớ trêu của con Tạo, là ư Trời muốn vậy thôi! Tôi
tuy thất vọng, biết rằng hai chúng ta sẽ không thể măi măi bên nhau,
nhưng tôi vẫn hài ḷng, hai chúng ta đă từng có nhau trong cuộc đời! Tôi
không ngờ, tôi với người gặp nhau, quen nhau, thương nhau trong thời ly
loạn, nhưng lại xa nhau, mất nhau, vĩnh biệt nhau khi đất nước thanh
b́nh! Tôi tuy biết t́nh yêu không vĩnh viễn, nhưng vẫn muốn t́m
vĩnh
viễn trong t́nh yêu! Đối với tôi, không ai phụ ḷng mà lời thề bay theo
gió là một sự thật phũ phàng khó chấp nhận, xa nhau sẽ mất nhau trọn đời
là một lối kết thúc t́nh cảm quá đau ḷng;
nhưng bất lực trước thực tại,
vô phương giữ người lại cũng là một sự mất mát, một ân hận to lớn của
tôi trong đời! Tôi không hiểu chuyện tôi với người, “Phận thủy có,
phận chung sao chẳng có?”, nhưng tôi biết
“T́nh chỉ đẹp những khi
c̣n dang dở”!
Buổi tiễn
đưa người về nước ở phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài trời mưa to gió lớn,
có lẽ Ông Xanh kia cũng thương cho hai kẻ vô phước, vô duyên, nhỏ giọt
buồn trước phút phân kỳ, người ôm mối u sầu trên vẻ mặt, đôi mắt đầm
đ́a, nước mắt? hay nước mưa?… Tôi lủi thủi trở về,
bơ vơ một ḿnh với
muôn vàn tâm sự…
“Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ…”
(Hàn Mạc Tử, “Những
Giọt Lệ ”)
Giờ đây,
tất cả c̣n lại chỉ là kỷ niệm!
Dù quê tôi sỏi đá,
người ơi hăy trở về!:
Nhà tranh
đấu dân quyền lừng danh thế giới, cố Mục Sư Martin Luther King, Jr., đă
từng tuyên bố một câu bất hủ làm chấn động ḷng người, “I have a
dream! ” [Tôi có một giấc mơ!]. Giấc mơ là động lực để phấn đấu, là
nhựa sống trong cuộc đời, là niềm an ủi lúc nghịch cảnh và c̣n là tin
yêu của con người! Trên thế gian này, có lẽ không ai không ấp ủ và nâng
niu trong ḿnh một giấc mộng cả! Có người c̣n nói thêm: “Có mộng là
đẹp, sống chết mang theo!”, nhưng theo thiển ư tôi, giấc mộng thành
sự thật c̣n đẹp hơn, c̣n trọn vẹn hơn nữa!
Trời xanh
không phụ ḷng thành, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, t́nh h́nh
trong nước đă đổi thay, hoàn cảnh thực tế đă khiến “mộng hoàn hương” của
những người ra đi năm xưa trở thành sự thật. V́ thế, một số người đă lũ
lượt t́m đường trở về thăm quê, thăm mồ mả ông bà, thăm người nhà, thăm
bè bạn và ngay cả về định cư, đầu tư, mậu dịch…. Riêng cá nhân tôi, tuy
cũng rất muốn trở về để khuây khỏa phần nào ḷng nhung nhớ quay quắt về
cố quốc, nhưng v́ bận bịu công việc học hành, mưu sinh và trách nhiệm
gia đ́nh, nên đă phải đợi thêm một thời gian khá dài mới toại nguyện,
mới sắp xếp được th́ giờ thuận tiện, gác hết mọi công việc dây dưa hàng
ngày, thu thập hành trang, giă biệt người nhà, theo gót chân của làn
sóng người “Vọng Hương”, lặn lội một ḿnh, như “Kẻ đi muôn dặm
một ḿnh xa xăm”, trở về thăm quê Sông Mao!
Lúc khăn
gói lên đường, tôi mang theo một tâm trạng thật hăm hở, háo hức và xốn
xang, v́ những ǵ tôi hằng ao ước trông chờ bấy lâu nay
đă thành sự
thật, quê cũ xa xôi mà tôi bỏ lại năm xưa sắp gần gũi với tôi trở lại,
người ly hương lầm lũi với kiếp sống quê người này đang t́m đường trở
về, ôn lại những hương xưa của một thời kỷ niệm…. V́ vậy, tinh thần tôi
lúc đó thật náo nức, khoan khoái và phấn khởi, không khác ǵ tâm trạng
của Phan Sinh trong những câu thơ sau đây của “Truyện Phan Trần”:
… Nói thôi giục ngựa đăng tŕnh,
Cỏ non lớp lớp, núi xanh tầng tầng,
Qua băi bể, tiếp đường rừng,
Chim chào khách cũ, hoa mừng người quen…
Ngày trở về,
vẫn đường xưa lối cũ, tôi ghé lại một số làng thôn phố thị và đi qua
nhiều đồng ruộng núi rừng… Tôi để ư những thành phố lớn nhỏ ngày nay đều
đă đổi mới rất nhiều, dân cư đông đúc
hơn, nhịp sống năng động hơn, khu
công nghiệp lớn nhiều hơn và ngoại mạo đô thị
cũng hấp dẫn hơn với nhiều
cao ốc, nhà lầu, biệt thự đồ sộ nguy nga, những khách sạn, pḥng trà,
nhà hàng trang hoàng lộng lẫy, các cơ quan mậu dịch, văn pḥng xí
nghiệp, công ty sản xuất trang bị tân tiến hiện đại, tọa lạc ở khắp mọi
nơi. khu giải trí rộn ràng, náo nhiệt, khách chật
như nêm, người đi
đường, ăn mặc đủ mốt (la mode) đủ kiểu, chật ních
như tăm bỏ ống, đường
phố đông nghẹt đủ loại xe cộ văng lai, khu chợ ồn ào, nhốn nháo, tấp
nập, buôn bán sầm uất, nhộn nhàng, nhộn nhịp…. Quang cảnh tràn đầy sức
sống! Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng thấy có những h́nh ảnh đau thương tang
tóc, làm tôi không khỏi thổn thức, xót xa trong ḷng! Những bầy trẻ con
bất hạnh, trong trạc tuổi đáng nhẽ c̣n đi học, những người tàn tật, yếu
đuối, hoặc đui mù, hoặc mất chân cụt tay, di chuyển chậm chạp, nặng nề,
đến xin ăn, xin tiền, hoặc bán những tấm vé số ở những
nơi công cộng,
hay những địa điểm đông khách du lịch, để cố bám lấy một sự sống tạm bợ
và tủi nhục cho số phận hẩm hiu, đau khổ và đáng thương của ḿnh qua sự
bố thí của những tấm ḷng nhân từ, những nghĩa cử giàu t́nh đồng loại;
những người già cô độc xấu số, nghèo khổ khốn cùng, gầy g̣ hốc hác,
trông chỉ da bọc xương, trong bộ quần áo rộng thùng th́nh, khâu vá chằng
chịt, đi lom khom, lượm rác ở những lề đường góc chợ; những kẻ vô gia
cư, mặt mũi bơ phờ, mồ hôi lam lũ, với gói “hành lư” đơn
sơ sau lưng,
lang thang một cách vô vọng những nơi đầu đường xó chợ; những xóm lao
động nghèo, nhà như ổ chuột, chật chội, tối tăm, hôi hám thiếu vệ sinh,
ruồi muỗi rác rưởi đầy các ngơ hẻm… Thôn quê tuy cũng có phần nào đổi
mới, nhưng vẫn c̣n để lại dáng vẻ yên tĩnh, đơn điệu với lối sống mộc
mạc, đạm bạc, thong thả, chậm chà chậm chạp! Đi trên xa lộ, sau những
hàng cây, tôi thấy xa xa có những xóm nhà tôn, nhà gạch xinh xắn, lâu
lâu mới có một vài chiếc ô tô, xe máy, xe đạp và người đi bộ qua lại
trên những con đường đất đầy bụi bậm. Bên cạnh những cánh đồng bao la
bát ngát, mùi lúa ngạt ngào, tôi nh́n thấy lác đác có những căn nhà lá
đơn sơ, cũ kỹ, những túp lều ọp ẹp, bé nhỏ được dựng lên có lẽ để làm
nơi nghỉ chân hay giải lao cho các nông dân trong lúc lao động. Rải rác
trên những cánh đồng rộng thênh thang, những vườn cây ăn trái lớn nhỏ,
tôi c̣n thấy, tốp năm tốp ba, nhiều nhà nông, già trẻ trai gái đều có,
đang miệt mài, vất vả trong công việc trồng trọt dưới nắng trời chang
chang…
Đường về
thăm quê, mặc dầu lộ tŕnh xa xôi, quan san dặm trường, tôi may mắn
đă
có dịp quan sát và được tiếp xúc với những phong thổ nhân t́nh đặc thù ở
những nơi khác nhau trên đường về. Tôi nhận thấy: Sau nhiều thập niên
đất nước yên b́nh phát triển, nhất là với sự có mặt của đầu tư ngoại
quốc, kinh tế trong nước đă có một bộ mặt mới. Hầu hết các thành phố
ngày nay đă đổi h́nh thay dạng, muôn sắc muôn mầu, phồn hoa tráng lệ,
yêu kiều quyến rũ. Một số người làm ăn thành đạt, giàu sang vinh hiển,
có nhà cao xế hộp, có tiền rừng bạc bể, sống cuộc sống xa hoa hưởng thụ;
song, cũng trong những thành phố này, c̣n rất nhiều người phải thắt lưng
buộc bụng, khố rách áo ôm, nhọc nhằn khốn khổ, vất vả trăm chiều v́
miếng cơm manh áo, nhưng quanh năm nghèo vẫn hoàn nghèo, thậm chí c̣n
kiếm không đủ sống, bản thân, vợ con bị đói khát triền miên…. Quê hương
ta, cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới với
nền kinh tế thị trường tăng trưởng mạnh, không tránh khỏi gặp phải những
vấn nạn nan giải của xă hội: Đó là sự chênh lệch giàu nghèo càng ngày
càng trở nên trầm trọng, nếu không có giải pháp pḥng chống tích cực và
hữu hiệu, sẽ là nền móng gây sự bất ḥa, bất măn giữa các tầng lớp nhân
dân trong nước. Ngoài ra, môi trường sinh sống bị ô nhiễm, hoàn cảnh địa
dư bị phá hoại trầm trọng do hậu quả của kinh tế phát triển thiếu kế
hoạch, cũng ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến vấn đề dân sinh rất
nhiều! Trong khi đó, miền quê tuy cũng đang trên đà phát
triển chung,
cũng có sự đổi mới đáng kể, nhiều nơi đă có siêu thị, ngân hàng, các
công tŕnh xây cất quy mô và tiên tiến, cơ giới hóa nông nghiệp cũng đă
và đang được áp dụng một cách rộng răi, thay thế hầu
như toàn bộ cường
độ lao động của sức người và súc vật; tuyến đường giao thông cũng được
khuếch trương thêm, viêc đi lại trở nên thuận tiện hơn nhiều; khá đông
nhà cửa đă được trang bị tiện nghi cần thiết…. Những thứ đó
đă làm thay
đổi phần nào bộ mặt thực của các nông thôn trong nước ngày nay. Tuy
nhiên, miền quê ta vẫn “C̣n trời, c̣n nước, c̣n non; c̣n trăng, c̣n
gió, hăy c̣n đấy đây”, vẫn cảnh trí như tranh vẽ, sông nước quanh
co, đồi núi trập trùng, hoa thơm cỏ lạ, chim hót thông reo… phong cảnh
nên thơ hữu t́nh. Đúng là giang sơn gấm vóc !!! Khi xe đi
qua ngă ba Chợ Lầu-Ḥa Thuận, rẽ vào con đường nhỏ quen thuộc để hướng
về thị trấn Sông Mao, mặc dầu c̣n ở khá xa, tôi
đă nh́n thấy vùng ngoại
ô của quê cũ Sông Mao thân thương sau hơn 30 năm xa cách. Tuy trí óc tôi
biết rất rơ đó là hiện thực, nhưng tôi vẫn ngỡ
như là trong giấc mộng,
trong thế giới tưởng tượng hay trong kư ức sống lại, ḷng tôi nao nao
nẩy sinh một cảm xúc mừng mừng tủi tủi, pha trộn với một cảm giác e dè,
ngại ngùng khó tả. Khi đạp lên mảnh đất thân quen c̣n in những dấu chân
kỷ niệm của một thời thơ ấu, c̣n văng vẳng bên tai những tiếng cười,
tiếng khóc của một quá khứ tuổi trẻ trưởng thành trong sự nuôi nấng, đùm
bọc và che chở của quê nhà êm ấm này, tôi ngỡ ngàng và xúc động đến nỗi
nói chẳng nên lời! Quê tôi ngày nay, ngoại trừ một số đường đất chính
đă
được tráng nhựa, có thêm một số nhà cửa được sửa sang lại, hoặc được xây
cất mới ra, vẫn c̣n giữ y nguyên h́nh thù của năm
xưa: Phố xá yên tĩnh,
vắng vẻ, xe cộ, người đi ít ỏi, nhà cửa xiêu vẹo, đổ nát, cảnh vật
xơ xác, tiêu điều, những dấu vết tồi tàn,
cũ kỹ, những h́nh ảnh lụp xụp,
rách nát vẫn c̣n tồn tại như xưa. Tuy vậy, về mặt canh tác, nguồn thu
nhập chính của dân địa phương, chính quyền
đă xây cất xong hai đập nước
Cà Giây và Đại Ninh quy mô, kiện toàn và hữu hiệu hóa hệ thống dẫn thủy
nhập điền, nên việc cung cấp nước cho đồng ruộng đă hầu như được giải
quyết, tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.
Nếu làm việc cần cù và chăm chỉ, nhà nông có thể gặt hái được 3 vụ lúa
trong năm, nhưng tiếc v́ kỹ thuật trồng trọt lạc hậu, năng suất vẫn chưa
được nâng cao đáng kể, mặc dù sản lượng có phần tăng trưởng! Về mặt công
nghiệp, có lẽ v́ thiếu sự chú ư, hướng dẫn và giúp đỡ của các cơ quan
chức năng địa phương, thêm vào người dân lại nghèo, không vốn đầu tư,
các cơ sở sản xuất, chế biến, gia công v.v… đều
chưa được thiết lập. Về
mặt thương nghiệp, các cửa hàng tiêu thụ rất hiếm, chỉ thấy tản mát một
số quán nhỏ bán lẻ ngoài phiên chợ, tiệm ăn, nơi giải trí hầu
như không
có, nên ngành thương mại của thị trấn c̣n chưa được khả quan, vẫn c̣n sa
sút nhiều, chưa hồi phục được quang cảnh bán buôn khá tấp nập của những
năm tháng trước đây và rơ ràng đă bị các thị trấn lớn nhỏ lân cận vượt
qua khá xa! Nh́n chung, sau 35 năm ḥa b́nh phát triển, thị trấn Sông
Mao, với khoảng 1.800 hộ và trên 10.000 nhân khẩu,
đă có hệ thống điện
nước và đường dây điện thoại phục vụ, đời sống được tiện nghi
hơn và có
phần sung túc hơn, điển h́nh nhất là những gia
đ́nh được sự trợ giúp của
người thân ở nước ngoài; tuy nhiên, vẫn c̣n một số khá đông dân địa
phương c̣n trong t́nh trạng nghèo nàn và túng thiếu, quần quật ngày đêm,
làm việc không kiếm đủ ăn.
Tôi mừng
được trở về, tuy hành tŕnh ngoài việc thăm quê
cũ trường xưa ra, c̣n có
phần gặp người thân, họp bạn, du lịch, tham quan v.v…
nhưng thấy cuộc
sống nghèo khổ, thiếu thốn của khá nhiều đồng hương, quang cảnh tiêu
điều, tàn tạ của phố xá, tôi không tránh khỏi xót xa và thất vọng trong
ḷng! Ngẫm nghĩ câu “Vị lăo mạc hoàn hương, hoàn hương
tu đoạn trường”
[Chưa già đừng về làng, về làng đau đứt tràng]
cũng chí lư lắm, nó nói
lên tâm trạng bùi ngùi, thương đau của lăng tử lúc trở về, phũ phàng
nh́n thấy quê cũ không đẹp như trong mộng! Nhưng tôi không hiểu, quê nhà
tôi không thua kém, dân làng tôi không lười biếng, cớ sao phải chịu khổ
cực măi như thế này? Tuy vậy, ngoài những giây phút tâm hồn bâng lâng
khó chịu, tôi cũng phần nào được an ủi và ấm cúng trong ḷng v́ đă có
dịp gặp lại một số bạn hiền năm
xưa. Các bạn và tôi quen thân từ thời
niên thiếu, v́ vận nước đă chia cách nhau hơn 1/3 thế kỷ. Lúc tôi xa
quê, các bạn c̣n là những chàng trai tuổi ngọc, có người tang bồng hồ
thỉ, theo chinh chiến ngược xuôi, có người dầm
mưa dăi nắng, lao tác nơi
ruộng đồng, có người rong ruỗi trong sự nghiệp thương mại kinh doanh, có
người c̣n ngày đêm miệt mài với sách đèn… nay tôi trở về gặp lại, ai nấy
cũng đầu tóc điểm sương, da mồi răng rụng, h́nh hài khắc đầy những dấu
ấn vô t́nh của thời gian! Người ta thường nói “Cách mặt th́ hay cách
ḷng”, ba mươi mấy năm không gặp tưởng t́nh đă cũ,
nhưng không phải vậy,
dẫu thế sự thăng trầm, đời người bể dâu, tháng năm chồng chất,
nhưng cố
nhân t́nh vẫn chưa phai, vẫn một sông t́nh nặng, một thuyền
nghĩa sâu!
Các bạn gặp tôi, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi ân cần, tiếp đón niềm nở…
Tôi cùng
các bạn tề tựu nhau, trong một bầu không khí hào hứng, sôi nổi và nhiệt
t́nh, chén trà chén rượu, tâm sự suốt cả ngày đêm, cùng kể cho nhau nghe
những câu chuyện vui buồn trong quá khứ, cũng
như chia sẻ những lo toan
của nợ áo cơm, những kinh nghiệm sống và sự thăng trầm của đời người.
Được biết các bạn kẻ ra đi, người ở lại, kẻ c̣n sống, người
đă mất, tôi
xúc động, xót xa và thương tiếc vô vàn! Nghĩ rằng người ở lại, tuy quê
cũ đường dài, vẫn c̣n dịp hàn huyên tâm sự; kẻ ra đi, nếu b́nh an vô sự,
cũng khó biết phiêu bạt nơi chốn nào?; người c̣n sống, phôi pha tuổi
trẻ, sức vóc đă hao ṃn tiều tụy; kẻ đă khuất, mệnh số trời định, đành
chấp nhận ngàn năm ta chia phôi…
Buổi tiệc
nào cũng phải tàn, cuộc vui nào chẳng qua mau? Tiếc rằng tâm sự chưa vơi
đầy đă đến phút chia tay. Rượu tương phùng
cũng là chén tiễn
biệt! Ngày mai lại góc bể
chân trời, gịng đời trôi mênh mông, biết bao giờ gặp lại?
Bóng cây c̣n đó, nào
người ngày xưa?
Ngôi trường
trung học năm xưa của tôi, vẫn như ngày nào, đứng trơ trọi một ḿnh bên
cạnh con đường nhựa đi vào thị trấn. Ra đời trong thời điểm thị trấn
Sông Mao mới được thành lập chưa lâu, cuộc sống của hầu hết dân địa
phương vẫn c̣n chưa hoàn toàn ổn định, các
cơ sở giáo dục, chủ yếu chỉ
trong phạm vi của tŕnh độ tiểu học và vẫn c̣n trong thời kỳ phôi thai,
Trường Trung Học Tư Thục Đa Minh là ngôi trường tiên phong được
thành lập để đáp ứng nhu cầu cấp thiết, phục vụ cho nền giáo dục cấp
trung học của địa phương này. Ngay từ lúc ra đời, v́ phải hoạt động
trong một vùng đất nghèo nàn, kinh tế yếu kém và trong bối cảnh đất nước
chiến tranh loạn ly, trường đă phải đương đầu với mọi khó khăn dồn dập,
bị hạn chế bởi nhiều điều kiện khách quan nan giải,
nhưng vẫn kiên tŕ
và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ giao thời trong suốt 10 niên học
(1960-1970), trước khi đi vào lịch sử, âm thầm
nhường lại toàn bộ cơ sở
cho Trường Trung Học Tỉnh Hạt Hải Ninh quản lư và sử dụng. Là
ngôi trường trung học công lập, được tỉnh tài trợ kinh phí hoạt động,
Trường Trung Học Tỉnh Hạt Hải Ninh đă cho khai giảng niên khóa đầu
tiên (1969-1970) tại Sông Mao với chủ trương sẽ trở thành một trường
trung học đệ nhất và đệ nhị cấp sau này. Tuy nhiên, sau năm 1975, trong
hoàn cảnh xă hội mới, nhà trường lại được đổi tên thành Trường Trung
Học Cơ Sở Hải Ninh và trở về học tŕnh 4 năm. Mặc dầu phải chấp nhận
bao đổi thay bất đắc dĩ do hậu quả thời cuộc mang lại, bị thử thách
không ngừng ṛng ră bao năm tháng với mọi khó khăn bất ngờ, tuy vật đổi
sao dời, trường vẫn đứng vững, vẫn âm thầm đóng góp vào sự nghiệp trăm
năm trồng người của xứ sở. Trường cũ của tôi, hàng cây mà các thầy và
bạn tôi đă trồng ở trước các lớp học năm
xưa nay
đă thành bóng mát, c̣n
có thêm 3-4 dăy nhà ngói khác, xây cất theo kiểu h́nh chữ “U” ôm lấy sân
trường cũ, trông quy mô, khang trang hơn và mang một sức sống mới,
nhưng
vẫn như ngày nào, không che giấu được cái nghèo nàn,
cũ kỹ và bề ngoài
khắc đầy những dấu vết phong sương vô t́nh của năm tháng. Nh́n lại ngôi
trường xưa, chẳng khác nào như được gặp lại một người thân thương sau
bao năm tháng biền biệt, tôi, một khách viễn xứ, quá xúc động, mắt rướm
lệ!
Xúc cảnh
sinh t́nh, tôi thả gịng tâm tư ngược thời gian trở lại những đoạn đường
lịch sử trong đời mà lâu nay đă lắng đọng trong tiềm thức: Những năm
tháng vô tư c̣n cắp sách đến trường, những thời gian sóng gió dồn dập
của chiến tranh loạn lạc, những chặng đường gian nguy lúc ra đi, chỉ v́
một niềm tin mà bỏ lại tất cả, những chuỗi ngày lạc loài ly hương, long
đong nơi đất khách xứ người, cùng với bao kỷ niệm buồn vui của đời
người, thăng trầm, đắc thất, họa phước bất định…,
đă đưa tâm hồn tôi gần
gũi với tác phẩm “Trường Xưa” của thi sĩ Tế Hanh:
“Hơn bốn năm trời trở lại đây,
Trường
ơi! Sao giống tấm thân này?
Mái hư, vách lở buồn
xơ xác,
Tim héo, hồn đau tủi đọa đầy.
Mưa gió phũ phàng h́nh vững chải,
T́nh duyên mờ nhạt tuổi
thơ ngây.
Ngậm ngùi đôi cảnh rưng rưng lệ,
Hàng liễu bơ phờ cảm động lây”.
Tác phẩm
trên đă được nhà thơ sáng tác vào năm 1941, khi ông trở về Hà Nội thăm
lại “trường xưa” của ḿnh, tâm trạng của tác giả gởi gắm trong bài Đường
luật đầy cảm xúc này cũng chính là tâm trạng của tôi khi gặp lại trường
cũ ở Sông Mao, chỉ khác có một điều là tác giả xa cách Trường “B́nh
Sơn” của ḿnh chỉ vỏn vẹn có 4 năm, c̣n tôi xa trường cũ “Đa Minh”
đă gần 40 năm!!!
Khi bước
vào cổng trường, tôi trông thấy một đám học sinh đang nô đùa trong sân.
Bắt gặp những nét mặt vui tươi, hồn nhiên, vô
tư lự của các em, tôi
chạnh ḷng nhớ tiếc, phải chăng đó chính là h́nh bóng của tôi và các bạn
học hồi ấy? Nay, sân trường c̣n đó, lớp học cũng c̣n đó, các thầy và
đồng môn của tôi năm xưa nay ở đâu? Chợt nh́n nhau, các em làm sao biết
được tôi từng là một học sinh của trường này và c̣n là niên trưởng của
các em nữa! Tưởng tôi chỉ là một khách xa lạ đến tham quan trường, các
em đón nhận tôi với nhiều cặp mắt ngơ ngác, kinh ngạc và hiếu kỳ, tự
dưng tôi thấm thía với nỗi buồn cảm khái của thi sĩ Hạ Tri Chương, được
gói ghém trong bài thất tuyệt trứ danh “Hồi Hương Ngẫu Thu”:
“ Thiếu tiểu ly hương lăo đại
hồi,
Hương âm vô cải mẫn mao thôi.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn khách ṭng hà xứ lai?”
Phần dịch: “ Đi
thuở c̣n thơ lại đă già,
Giọng quê không đổi, tóc sương pha.
Trẻ em mới gặp không quen biết,
Cười hỏi:
'Người đâu mới tới à?' ”.
Được nh́n
lại mái trường xưa sau nhiều thập niên vắng bóng, tôi cảm thấy rất sung
sướng và măn nguyện. Tuy “Đa Minh” đă không c̣n, nhưng “Trường”
vẫn hoạt động như xưa, là một cựu học sinh, tôi tuy cảm thấy niềm vui
không trọn vẹn, nhưng cũng đủ để an ủi tấm ḷng! Trộm nhớ câu tục ngữ
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hay câu thành ngữ tương tự, “Ẩm thủy
tư nguyên” [Uống nước nhớ nguồn], tôi vô cùng khâm phục và xin muôn
đời nhớ ơn những vị ân nhân có ḷng cao thượng, những nhà giáo dục chân
chính, đă khuất hay c̣n sống, đă từng vô tư trợ giúp, khổ công xây dựng
và hy sinh âm thầm để kiên tŕ lư tưởng phục vụ cho nền giáo dục địa
phương, cho ngôi trường thân thương này, trong suốt một quá tŕnh dài,
đầy khó khăn và thử thách, để đến được ngày hôm nay và sẽ c̣n măi về
sau, ngay tại một thôn làng nhỏ, hẻo lánh, nghèo nàn và kém mở mang
như
quê tôi Sông Mao!.
Trăm năm hai chữ
hồng trần thế thôi!
Dặm trường
về thăm quê cũ, tuy trong một thời gian ngắn ngủi,
nhưng đă lưu lại
trong tâm khảm tôi nhiều h́nh ảnh trân quư tuyệt vời, cùng với nhiều kỷ
niệm thâm t́nh ngàn năm khó quên! Những người quen thân hay xa lạ mà tôi
có dịp tiếp xúc, những nơi, những sự việc tôi được mắt thấy tai nghe đều
chan chứa một t́nh cảm gắn bó thiết tha, một ư nghĩa sâu sắc đặc biệt:
có vui, có buồn, có khóc, có cười, có tiếc, có thương!. Tôi xin
cảm ơn Đời, cảm ơn Người, cảm ơn Tất Cả đă ban cho tôi một ân huệ quư giá để
được cảm nhận hơi thở của đất mẹ, được bắt nhịp sinh hoạt của quê hương,
được chia sẻ những t́nh nghĩa cao quư và được tiếp nhận những tâm ư
trong sáng của con người!
Cảm xúc
muôn vàn, tôi đă ghi lại gịng tâm sự thầm kín của ḿnh trong những câu
thơ mộc mạc sau đây:
Trái đất vẫn xoay vần,
Mặt trời c̣n mọc lặn.
Hoa nở rồi hoa tàn,
Xuân đi xuân trở lại!
Thương hải biến tang điền,
Đường đời nào phẳng yên?
Thế sự thăng trầm măi,
Đời người trắc trở hoài.
Ngày tháng
như tên bay!
Rộn ràng anh có biết?
Cảnh vật tuy c̣n đấy,
Con người
đă đổi thay!
Tiếc rằng
thời gian vô t́nh, đời người ngắn ngủi, phù sinh
như mộng, mái đầu xanh
của ngày nào chẳng mấy lúc đă bạc phơ như tuyết! Những hoài băo năm
xưa,
những ước mơ thuở trước cũng đă dần dà, âm thầm tiêu ṃn theo năm tháng;
những kỷ niệm êm đềm, những quá khứ
thơ mộng, những ngày xưa thân ái,
những tuổi trẻ vô tư… tuy vẫn c̣n lai láng chưa hề phai nḥa trong trí
nhớ, nhưng cũng như áng mây trôi, như làn khói bay, như sương tan đầu
gió, như nước chảy qua cầu… mông lung, xa vời không c̣n biết đâu mà
kiếm, mà t́m!
Với nỗi
thương cảm mênh mang ngập tràn trong tâm trí, tôi xin mượn câu thành ngữ
Anh “Time and tide wait for no one” [Thời gian và thủy triều
không đợi chờ ai], như một câu an ủi chân t́nh, một lời khuyên nhủ ân
cần cho những ai có mang cùng một nỗi niềm trong cơi hồng trần hỗn độn:
Đúng như nhà thơ, nhà soạn kịch Anh William Shakespeare
đă cảm nhận,
“Nhịp bước của thời gian có ba loại: tương lai đủng đỉnh đến muộn, hiện
tại mất mau, quá khứ măi măi đọng lại” . Xin hăy v́ thế mà trân
trọng và biết ơn những ǵ ḿnh đă có; nâng niu và ǵn giữ những ǵ ḿnh
đang có; tích cực tranh thủ, quư mến và ưu ái những ǵ ḿnh sắp có hay
sẽ có… khi đang miệt mài phấn đấu trên khắp các nẻo đường tấp nập và đầy
gió bụi của cuộc đời!
Vương An Phát
(gtvong@yahoo.com)
Ghi Chú:
*** “Cái
hộp của Pandore” [Pandora’s Box,
boîte de Pandore]: Pandore là một
nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, cô là một nàng tiên có sắc đẹp khuynh
nước khuynh thành. Khi xuống trần gian lấy chồng, cô được thần cha
Hephaestus (Vulcan) tặng cho một cái hộp, đồng thời c̣n được dặn rất kỹ
là đừng bao giờ mở cái hộp ra, nhưng v́ tính ṭ ṃ, nàng (có thuyết nói
chính chồng nàng Epimethée) vẫn cố t́nh mở ra xem, đúng
như sự tiên đoán
của cha nàng, “Cái hộp thế nào cũng sẽ được mở ra!”. Thế là bao nhiêu
tai họa từ trong cái hộp bay ra gieo rắc khắp thế gian, gây nên bao cảnh
tang thương ly tán và sự khổ đau triền miên cho loài người. Đặc biệt
nhất, cái c̣n lại trong đáy hộp lại chứa đựng Niềm Hy Vọng (L’Esperence)!!!
Vài Lời Tri Ân:
Người viết xin chân
thành cảm tạ: -
Giáo Sư Ṿng Chay Dần, cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Tỉnh Hạt Hải Ninh, Sông Mao; -
Thầy Nguyễn Xuân Sinh, cựu Giáo Sư Sinh Ngữ Trường Trung Học Đa Minh Sông Mao; -
Một số anh chị em cựu học sinh Trường Trung Học Đa Minh,
đă vui ḷng
chia sẻ và cung cấp những tin tức, tư liệu lịch sử quư giá.
|