Lời Cảm Ơn Không Muộn Cũng Không Thừa
- Vương An Phát
Lời Nói Đầu:
Vào đầu tháng 7 mỗi năm, khi
khắp nước Mỹ dân chúng đang nhiệt liệt chào mừng Ngày Lễ Độc Lập (Independence Day), Hội Cựu Học Sinh Trường Trung Học Đa Minh Sông Mao (Hải
Ngoại) cũng tưng bừng tổ chức một buổi họp mặt hàng năm cho các thầy tṛ
Đa Minh, gia quyến và thân hữu tại thành phố nắng ấm Los Angeles,
California. Tháng 7 năm nay, buổi họp mặt c̣n mang thêm một ư
nghĩa đặc
biệt nữa, đó là một ngày lịch sử đáng ghi nhớ, đánh dấu 50 năm ngày
thành lập Trường Trung Học Đa Minh, Sông Mao. Những cánh chim ĺa đàn,
hiện đang miệt mài tung bay trên khắp các phương trời của năm châu bốn
bể, cùng những người đă từng chắp cánh cho đàn chim non năm xưa, đă
không quản đường sá xa xôi, một lần nữa, tề tựu nhau tại thành phố thân
quen Los Angeles, bên cạnh sự họp mặt, hàn huyên thường lệ như mọi năm,
c̣n hân hoan kỷ niệm ngày thành lập Trường ở thị trấn Sông Mao, cách đây
nửa thế kỷ về trước.
Chiều ngày thứ Bảy,
3/7/2010, tuy thành phố Los Angeles c̣n trong mùa hè nóng nực, oi ức,
nhưng trời lại khác thường mát mẻ dễ chịu, các thầy bạn Đa Minh, người
nhà và thân hữu đă hiện diện đông đủ tại nhà hàng Top Island Seafood
Restaurant, ai nấy cũng áo quần bảnh bao, vẻ mặt vui tươi, phấn khởi,
nhiệt t́nh chào hỏi nhau, thân mật trao đổi nhau, hân hoan quay quần
nhau, trong một bầu không khí ấm cúng và đoàn kết của đại
gia đ́nh Đa
Minh, say sưa trong những chén rượu mừng “tuổi” cho trường mẹ thân yêu
năm xưa, cùng chúc nhau sức khỏe các thầy cô, các bạn đồng môn c̣n thiết
tha với mái trường xưa, cũng như quí gia quyến và thân hữu của các bạn
hiện diện trong đêm. Bên cạnh tiếng cười vui rộn ră, tiếng nhạc trầm
bỗng du dương, thầy tṛ nói chuyện thoải mái, cùng mời thưởng thức những
món ăn thịnh soạn, phong phú; cùng cạn những chén rượu ngon nồng để cùng
“xin lại” và “xin thêm” những kỷ niệm êm đềm, những quá khứ thơ mộng mà
ta đă lỡ trao nhau ngày trước!…; cùng quay lại những khúc phim lịch sử
của một thời học sinh áo trắng, một thời tuổi trẻ thân ái với nhiều mộng
mơ!…; cùng ôn lại những đoạn đường đầy giông tố và thử thách trong quá
khứ, trong thời loạn lạc, trong giai đoạn hậu chiến, trong lúc vượt biển…;
cùng chia sẻ những ngày tháng ấm êm của chặng đường c̣n lại của đời
người nơi đất khách quê người; cùng hănh diện đón nhận những thành quả
đạt được của từng cá nhân, gia
đ́nh, đoàn thể hay cộng đồng; cùng an ủi
những mất mát, những thất bại trong cuộc sống, trong nợ áo cơm của chuỗi
ngày dài sống tha hương; cùng xoa dịu, vuốt ve những vết thương thể xác
lẫn tinh thần, không tránh khỏi được trong đời người sinh lăo bệnh tử;
cũng như cùng trân trọng ǵn giữ những kỷ niệm đẹp đă lắng đọng trong
tim bao năm tháng, như một món quà vô giá của cuộc đời về chiều, khi ánh sáng ban mai đă qua lâu, nắng chiều cũng tàn phai dần, hoàng
hôn càng lúc càng kề cận…
Được Ban Tổ Chức chỉ định
đóng vai một người phát biểu trong đêm lịch sử này, người viết rất hân
hạnh có một dịp để nói lên những lời thiết tha của đáy ḷng, một lời cảm
tạ, một lời tri ân chân thành, tuy là đă muộn, nhưng hy vọng c̣n chưa
phải quá muộn, để cùng các anh chị em đồng môn ghi nhận và ghi nhớ những
sự đóng góp lớn lao của các vị thầy giáo, v́ lư tưởng giáo dục cao quư,
đă hy sinh thanh xuân tuổi trẻ, đă dâng hiến trọn bầu nhiệt huyết và sự
hăng say của người trí thức trong việc giáo dục những bày trẻ thôn quê
của một thị xă tân lập, kém mở mang và ít phưong tiện, hậu quả của một
cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử Việt Nam vào thập niên 50 của thế kỷ
trước!
*******************************
Nội
Dung Bài Phát Biểu
Kính thưa Quư Vị Quan Khách;
Kính thưa Quư Vị Đồng Hương Hải Ninh;
Kính thưa Quư Vị Thầy Cô;
Thưa các Anh Chị Em Đồng Môn và Quư
Quyến:
Tham dự buổi họp mặt được tổ chức tưng
bừng và rầm rộ đêm nay, để đánh dấu một chặng đường lịch sử quan trọng,
kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường Trung Học Đa Minh Sông Mao, là một
cựu học sinh của trường, Phát cảm thấy rất hănh diện. Sự hănh diện đó
c̣n nhân đôi, khi được Ban Tổ Chức Đại Hội yêu cầu lên phát biểu cảm
tưởng trong ngày lễ đặc biệt của ngôi trường xưa này, ngôi trường đă
cùng thế hệ chúng ta trải qua những năm tháng đầy sóng gió, nổi trôi
theo vận nước điêu linh…
Gặp mặt đông đủ thầy bạn, trong một bầu
không khí đầm ấm, thân mật, đậm đà t́nh thầy tṛ, t́nh đồng môn trong
đại gia đ́nh Đa Minh đêm nay, Phát vô cùng xúc động, nhớ lại thời tuổi
trẻ áo trắng, dưới mái trường Đa Minh thân thương của năm xưa; nhớ lại
những tháng ngày c̣n miệt mài trong lớp học; nhớ lại những kỷ niệm vui
buồn của một thời học sinh đă chôn vùi
trong dĩ văng. Tiện đây, Phát xin
mạn phép mượn một đề tài liên quan đến sinh hoạt học đường, nhan đề là “Lời
Cảm Ơn Không Muộn Cũng Không Thừa”, để hầu chuyện cùng Quư Vị đêm
nay.
Kính thưa Quư Vị:
Nhà triết học lừng danh của nước Pháp,
ông Jean-Jacques Rousseau, đă từng nhận định:“Trong tất cả sự
nghiệp v́ ích lợi của nhân loại, sự nghiệp đầu tiên chính là việc giáo
dục con người”. Người thực hiện sứ mạng cao cả của giáo dục con
người đó chính là các vị thầy cô kính yêu! Ông Kalnin, một nhà
giáo dục nổi tiếng của Nga Sô, cũng từng tôn vinh: “Thầy giáo là kỹ
sư tâm hồn của nhân loại”. Ở bên Trung Quốc, nhà giáo dục Lư Hoán
c̣n khẳng định: “Giáo sư là công thần vô danh của quốc gia”. Tục
ngữ ta cũng có câu rất b́nh dân, nhưng mang nhiều ư nghĩa sâu sắc, “Không
thầy đố mày làm nên”, để đánh giá vai tṛ quan trọng của nhà giáo
trong ngành giáo dục, trong công tác khai phá trí tuệ của con người!
Sự đóng góp quan trọng của các vị thầy
giáo c̣n được ông William Arthur Walde phân loại theo thứ tự: “
Thầy giáo b́nh thường th́ thuật lại, thầy giáo giỏi th́ giải thích,
thầy giáo xuất sắc th́ chứng minh, thầy giáo vĩ đại th́ mở lối chỉ đường”.
Vậy, cái giá trị, cái cứu cánh tối cao
của nền giáo dục chính là mở lối chỉ đường!
Thật may mắn cho chúng ta, trong quá
tŕnh học tập và rèn luyện trong suốt bao nhiêu năm qua, chúng ta đă có
được nhiều vị thầy cô “mở lối chỉ đường“ cho chúng ta…
Được phát biểu trong đêm Đại Hội để kỷ
niệm và chào mừng 50 năm thành lập trường, Phát xin được bày tỏ ḷng tôn
kính và tri ân sâu xa đến với tất cả các vị thầy cô đáng kính, c̣n sống
hay đă khuất, trong bao nhiêu năm qua, đă khổ công hướng dẫn, giúp đỡ và
dạy bảo các thế hệ nối tiếp trong vai tṛ và trách nhiệm thiêng liêng
của nhà giáo!
Xin cảm tạ các Thầy Cô đầu đời ở những
lớp Mầm Non, Mẫu Giáo đă đưa chúng ta từ một xă hội nhỏ chỉ thu gọn với
những người trong gia đ́nh, những cá nhân mang cùng một huyết thống, đến
một xă hội lớn hơn, có các bạn bè cùng lứa tuổi, cũng ngây thơ như chúng
ta ở thuở ban đầu của cuộc đời vừa chớm nở. Thầy Cô đă dạy chúng ta làm
quen cách phát âm những câu chào hỏi đơn giản, cách đếm những con số
trên đầu ngón tay và tập hát những bản đồng ca đơn
sơ nhưng mang nhiều ư
nghĩa, khi chúng ta hàng ngày chỉ đơn giản biết đ̣i hỏi thức ăn, nước
uống…
Xin cảm ơn các Thầy Cô bậc Tiểu Học đă
nhẫn nại, bỏ công uốn nắn từng ngọn cây non theo đường ngay lẽ phải, đă
dạy chúng ta biết đánh vần từng chữ, biết đọc từng câu, biết làm những
con toán đơn giản, biết lễ phép, biết thương yêu cha me, anh chị em
trong nhà, biết quư mến thầy bạn… trong những bước chập chững đầu đời
trên con đường học vấn…
Xin cảm tạ các Thầy Cô trong môn Hội
Họa đă dạy chúng ta biết phân biệt và sử dụng những mầu sắc, biết diễn
dịch những đặc thù của vật thể, của hoàn cảnh môi trường lên tấm giấy,
biết thưởng thức từ những bức tranh nghệ thuật đơn giản lúc ban đầu, để
dần dần tâm đắc hơn, biết nhận xét những tác phẩm trừu tượng phức tạp,
mang đường nét lập thể của những trường phái nổi tiếng như của đại sư
Picasso. Những kiến thức hội họa ngày xưa này đă giúp chúng ta tô điểm
thêm mầu sắc và sự sinh động của đời sống, cũng như làm phong phú thêm
thế giới nghệ thuật trong tâm hồn!
Xin cảm ơn các Thầy Cô dạy môn Nhạc.
Chúng ta đă được tập luyện những bài hát đậm t́nh quê hương, những bản
dân ca chan chứa t́nh thương dân tộc. Theo nhà văn và nhà thơ Mỹ, Ông
Henry Longfellow, “Âm nhạc là ngôn ngữ phổ thông của loài người”
(Music is the universal language of mankind) và c̣n là “Tiếng động
biết suy nghĩ”! Chính nhờ những hiểu biết về âm nhạc này đă giúp
chúng ta có những giây phút b́nh yên trong lúc tâm hồn bất an, khắc
khoải v́ cuộc đời không vuông vức như những gịng kẻ trong bản nhạc!
Xin cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Thể Dục.
Lúc c̣n nhỏ, chúng ta cứ nghĩ đó là những giờ giải trí ngoài trời, nhưng
khi lớn lên mới hiểu được lợi ích của những động tác thể thao, những
hoạt động chân tay như nhảy cao, nhảy xa, chạy đua, chơi bóng truyền,
bóng đá, bóng rổ v.v… không những đă giúp cho tinh thần được minh mẫn,
thân thể được cường tráng, mà c̣n duy tŕ sức khỏe tốt cho được lâu dài
.
Xin cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Công Dân đă chỉ bảo chúng ta những phép tắc, đạo lư để trở thành con người hữu
dụng, lương thiện và có đạo đức; hướng dẫn chúng ta làm tṛn bổn phận
của người công dân gương mẫu trong xă hội, biết cư sự thích đáng với
gia đ́nh, quốc gia và đồng loại.
Xin cảm ơn các Thầy Cô dạy môn Sử Địa.
Môn Địa Lư đă giúp chúng ta mở rộng tầm mắt về địa dư, h́nh thể đại
cương, các sắc dân, sản lượng kinh tế của các quốc gia trên thế giới;
biết tán thưởng những kỳ công của tạo hóa; biết trân trọng vẻ đẹp của
thiên nhiên; biết ǵn giữ môi trường sinh sống. Môn Lịch Sử ôn lại cho
chúng ta những biến cố quan trọng, những cuộc thăng trầm, thành bại
trong quá tŕnh dài hàng ngàn năm sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
các dân tộc; những sử tích hào hùng của các anh hùng, liệt
sĩ đă hy sinh
xương máu, mồ hôi, nước mắt cho quê hương xứ sở. Môn sử c̣n vun đúc cho
chúng ta ḷng tự tin, tự trọng, biết tự hào với truyền thống dân tộc,
biết hănh diện với những trang sử huy hoàng của đất nước, biết tủi nhục,
uất ức khi bị lệ thuộc, biết căm thù, nung nấu tinh thần bất khuất khi
tổ quốc lâm nguy! Ngoài ra, lịch sử c̣n bồi dưỡng ḷng yêu nước cho các
thế hệ kế tiếp, nếu cần, sẵn sàng theo gương cha ông, can đảm đứng lên,
chấp nhận mọi sự hy sinh, để ǵn giữ và bảo vệ sự nguyên vẹn của giang
sơn gấm vóc của tổ quốc.
Xin cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Vạn Vật,
tuy môn học này khô khan và khó nuốt, cũng đă giúp chúng ta những kiến
thức thực dụng về thế giới ḿnh đang sinh sống: Từ h́nh thể, thành phần
cấu tạo của những vật vô sinh trong trái đất,
như kim cương, nham
thạch…, các yếu tố h́nh thành và tác động của những hiện tượng địa chất
và khí tượng, như núi lửa, động đất, sóng thần, băo lụt… đến những h́nh
dạng đặc thù, thói quen sinh sống, chu kỳ phát triển khác nhau của những
động thực vật ở xung quanh chúng ta, như những loại thảo mộc, hoa quả,
ngũ cốc mọc trên mặt đất, những gia súc nuôi trong nhà, những con thú
trong rừng sâu, những cánh chim bay trên không, những côn trùng, ḅ cạp
dưới đất và những loại cá, cua, rong biển v.v… sống dưới nước. Đặc biệt
nhất, môn Sinh Lư Học con người c̣n giúp chúng ta có một hiểu biết căn
bản, nhưng vẫn khá đầy đủ, về cấu trúc,
cơ năng và trách nhiệm của các
bộ phận trong cơ thể con người, để chúng ta biết làm sao ǵn giữ, bảo vệ
sức khỏe cho tốt, biết hạn chế sự ham mê, tránh ăn uống bừa băi mà “tham
thực cực thân”!
Xin cảm ơn các Thầy Cô dạy môn Ngoại
Ngữ đă bỏ công tập luyện, hướng dẫn cách uốn lưỡi để phát âm từng chữ,
cách viết đúng văn phạm từng câu một thứ ngôn ngữ mới lạ,
đă giúp chúng
ta mở rộng cánh cửa hiểu biết, đón nhận những nền văn hóa khác nhau trên
thế giới. Những vốn liếng ngoại ngữ đó, tuy không phong phú lắm,
đă là
phương tiện trao đổi hữu hiệu, giúp những thuyền nhân tỵ nạn nhận được
sự trợ giúp nhân đạo khi c̣n đang lênh đênh trên mặt biển mênh mông và
c̣n là một yếu tố quan trọng, giúp chúng ta ổn định nhanh hơn, ḥa nhập
sớm hơn vào một xă hội mới trong chuỗi ngày đầu của cuộc đời
lưu lạc ở
xứ người, một phương trời xa lạ mà ta không hề quen biết …
Xin cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Toán đă
giúp chúng ta làm quen từ những bài toán đơn giản, cộng trừ nhân chia
cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, đến những bài toán phức tạp,
như quỹ
tích, nguyên hàm, đảo hàm, h́nh học Euclic, h́nh học không gian, đại số,
lượng giác, vi phân, tích phân, logarit, các phương pháp thống kê
v.v…Thực ra, nếu chúng ta không có chân trong ngành khoa học và kế toán,
chúng ta có lẽ không bao giờ phải dùng đến những loại toán học phức tạp
này, nhưng, những kiến thức đó lại là nền tảng cho sự suy
nghĩ chín
chắn, cho sự xét đoán khách quan và đứng đắn
như những con số trong toán
học, trong những quyết định lớn nhỏ, cần thiết trong đời sống của con
người.
Xin cảm ơn các Thầy Cô dạy môn Hóa Học,
với những quan niệm về nguyên tố (elements), nguyên tử (atoms), điện tử
(electrons, protons, neutrons), phân tử (molecules), hợp chất
đơn hay
phức tạp (simple or complex compounds), những phản ứng hóa học có mầu,
không mầu, có khí, vô khí, những tác dụng tạo năng lượng…
đă đưa chúng
ta vào một chân trời huyền diệu của vũ trụ, biết được cách cấu tạo căn
bản của vạn vật, biết được những
đơn vị nhỏ nhất của sự sống. Những hiểu
biết đó c̣n giúp chúng ta có cái nh́n căn bản về dược liệu, về các hóa
chất trong kỹ nghệ, về nguồn năng lượng, về môn dinh dưỡng, về những tác
dụng phức tạp trong cơ thể con người….
Xin cảm tạ cảc Thầy Cô dạy môn Vật Lư
đă dọn đường cho chúng ta bước vào ngưỡng cửa của môn khoa hoc thực
nghiệm, đă truyền đạt cho chúng ta những khái niệm căn bản về điện học,
quang học, lực học, cơ khí, kiến trúc, hàng không v.v…. Những kiến thức
đầu đời đó đă góp phần đào tạo những kỹ sư, những nhà khoa học của ta,
thông minh, cần cù và sốt sẵng, sống rải rác khắp năm châu bốn bể, đang
âm thầm đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học nhân loại. Nhưng chỉ tiếc
“Sở tài Tấn dụng”, những chất xám quư giá đó không được dùng để phục vụ
trực tiếp vào việc phát triển cho một quốc gia nghèo nàn và lạc hậu
như
quê hương chúng ta!
Xin cảm ơn các Thầy Cô dạy môn Văn đă
đưa vào ḷng chúng ta những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ đầy
kinh nghiệm sống và đậm đà tinh thần quê hương dân tộc;
đă giới thiệu
những tác phẩm giá trị vượt thời gian của ta và của thế giới, để chúng
ta được thưởng thức những áng văn tuyệt vời, những thi ca đầy cảm xúc,
“Câu tuy ngắn nhưng ư th́ dài, lời tuy gần nhưng ư lại xa”
(Thi Sĩ Nguyễn Du), những khúc ngâm bất hủ trong kho tàng văn học;
đă giúp
chúng ta xóa bỏ khoảng cách thời gian, làm quen với các nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng của ta hay thế giới. Ngoài ra, môn Văn c̣n huấn luyện chúng ta
biết dùng những lời văn, chữ viết để diễn tả, tŕnh bày, ghi chép, đúc
kết cảm nghĩ, tư tưởng của ḿnh, cũng như để trao đổi, giao thiệp, liên
lạc với người khác trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày.
Xin cảm tạ các Thầy Cô dạy Triết, tuy
chỉ được hướng dẫn nhập môn những môn học về Luận Lư, Đạo Đức, Tâm Lư
sơ bộ, được giới thiệu những quy luật, h́nh thức tư duy, bản chất, vai tṛ
của đạo đức trong xă hội và hiện tượng tâm lư của con người,
đă đưa
chúng ta gần gũi với những gịng tư tưởng vĩ đại của các bậc hiền triết
Đông Tây trên thế giới, như Khổng Tử, Trang tử, Hegel, Socrates,
Plato, Aristotle, Kant Immanuel, Heme David v.v…
Xin cảm ơn các Thầy Cô không cùng mầu
mắt, không cùng mầu da tại các lớp “English As A Second Language” (ESL)
ở Mỹ, đă kiên nhẫn giúp đỡ, nhiệt t́nh chỉ dạy những học sinh tỵ nạn,
đến đây túi rỗng tay không, chân ướt chân ráo, ngây ngô tội nghiệp, bỡ
ngỡ từ ngôn ngữ đến phong cách sống….
Xin cảm tạ các Thầy Cô dạy tại các
Trường Huấn Nghệ, Trường Cao Đẳng, Đại Học v v…
đă hoàn tất những chấm
phá cuối cùng của một bức tranh vẽ, để chúng ta mạnh dạn bước chân vào
đời với kiến thức đầy đủ, tay nghề vững chắc, tác phong đứng đắn, tư
tưởng phóng khoáng, tinh thần hướng thượng, góp phần tích cực vào sự
phát triển cho xă hội giàu mạnh.
Xin cảm ơn các đồng hương, các bạn tri
kỷ, các bà con hàng xóm xa gần luôn luôn quan tâm thăm hỏi, chia sẻ
những buồn vui trong cuộc sống…
Xin cảm tạ các bạn đồng môn, dù đă mấp
mé hơn nửa đời người, vẫn khăng khít thân t́nh
như tháng ngày c̣n cắp
sách….
Cuối cùng, xin cảm ơn Ban Tổ Chức đă ưu
ái dành cho cá nhân Phát một cơ hội quư báu, để được tŕnh bày và chia
sẻ những gịng tâm sự riêng tư của ḿnh trong một
đêm họp mặt thâm t́nh
và ấm cúng như đêm nay.
Một lần nữa, xin thành thật cảm ơn tất cả Quư Vị
đă theo dơi, thân chúc Quư Vị một đêm an lành.
Vương An Phát (3/7/2010)
(gtvong@yahoo.com)
|