att broadband internet
att broadband cable HCHSTTH Đa Minh Sông Mao



 
HCHSTTH Đa Minh Sông Mao
 

HCHSTTH Đa Minh Sông Mao

Em Đưa Anh Sang Sông  |  Nhớ Mẹ (I)  |  Nhớ Mẹ (II)  |  Trở Về  |  Trường Học Và Trường Đời

Em Đưa Anh Sang Sông
                                       
- V. Sáng

          Bước xuống bến xe làng Phố-Đông, em xúc động đến rơi lệ ! Giả như cha mẹ chúng ta c̣n sống sót và khỏe mạnh, ông bà sẽ đích thân từ bên Phố-Đoài sang đây để đón chúng ta và dang rộng hai tay ôm lấy các con đă trở về nhà sau hơn nửa thế kỷ lưu lạc tha hương ! Từ lâu trong thâm tâm, em đă coi Phố-Đông là cha, Phố-Đoài là mẹ, v́ ở đây mỗi con đường, mỗi cây đa, mỗi thôn xóm, từ con sông đến rặng núi, từ ngôi chùa đến đ́nh làng …., đâu đâu cũng mang hơi thở và mạch máu, phảng phất dư âm và h́nh ảnh của song thân em. Đi một ṿng Phố-Đông, em mới thực sự cảm thấy ngỡ ngàng và buồn tủi, v́ chúng ta đă mất đi h́nh ảnh quê hương ngay trên mảnh đất quê hương yêu dấu ! Tưởng rằng sau hơn nửa thế kỷ, quê hương và chúng ta sẽ cùng già đi, nhưng thực tế chỉ có chúng ta bị lăo hóa nhanh chóng bởi sự lạnh lùng của thời gian, c̣n quê hương đă thay h́nh đổi dạng, không ngừng “ tô son trát phấn ” để ngày càng trẻ trung hơn. Con đường cái quan duy nhất dẫn vào làng nay đă được tráng nhựa sạch sẽ với hai hàng cây rợp bóng mát. Những căn nhà gạch với mái ngói màu nâu đă thay thế những căn nhà lá, những túp lều tranh lụp xụp của quê nghèo năm xưa. Em cảm thấy thất vọng v́ không thể t́m lại được những cảm xúc quen thân mà em đă ôm ấp trong ḷng từ nhiều thập niên qua và mất hẳn đi những dấu tích của ngôi trường làng đă từng giúp chúng ta mở mang đức dục và trí dục ở vào lứa tuổi c̣n ấu thơ. Ngược lại, em cũng cảm thấy niềm an ủi và vui sướng dạt dào khi chính mắt nh́n thấy quê hương đang trở ḿnh vươn lên với sức sống tràn trề và nhiều hứa hẹn.

          Thực ra, sự thay đổi to lớn ấy chỉ nằm trong phạm vi của hạ tầng cơ sở với những công tŕnh kiến trúc mà sức người có thể đạt đến được. C̣n những cảnh trí thiên nhiên vẫn c̣n giữ nguyên vẹn, y như những dấu ấn đă ghi khắc trong tâm khảm chúng ta từ thuở nào. Con sông Tha-Lan từng gắn liền với tuổi thơ chúng ta phân cách hai làng Phố-Đông và Phố-Đoài vẫn c̣n đó, ngoài cây cầu gỗ đă được xây cất từ hồi nào. Đứng trên bờ sông, ḷng em ngậm ngùi thương tiếc trong nỗi hoài cổ miên man ….. Em quên sao được thuở xa xưa ấy, liên tục trong sáu năm trời, mỗi ngày anh đưa em sang sông để cùng đến trường bên Phố-Đông lúc trời vừa sáng và cùng về nhà bên Phố-Đoài lúc mặt trời lặn. Mỗi lần em vấp ngă, anh liền đỡ lấy em bằng đôi tay lực lưỡng của người con trai mới lớn lên. Hồi ấy v́ c̣n quá ngây thơ, em hoàn toàn chưa hề có một ư niệm về t́nh yêu trai gái. Em chỉ ước thầm rằng đôi tay lực lưỡng ấy sẽ đỡ đần và bảo vệ em suốt cả cuộc đời. Khi lớn lên, em không ngờ ước mơ thầm kín ấy đă trở thành hiện thực : Em chính thức trở thành người vợ của anh. Sau khi thành hôn, v́ không được học hành nhiều, nên chúng ta không dám nuôi chí lớn và chưa bao giờ ấp ủ những hoài băo cao xa. Chúng ta chỉ ước mong mỗi sáng vác cuốc ra ruộng rẫy, chiều chiều dắt nhau trở về mái ấm gia đ́nh, rồi vợ chồng sẽ sinh con đẻ cái và sống một cuộc đời đạm bạc, đơn điệu nơi quê nghèo mà tổ tiên ông bà ta đă từng sống ….. Ước mơ của chúng ta thật b́nh thường, nhưng tiếc thay những biến cố thời cuộc đă phá tan ước mơ b́nh thường ấy : Chúng ta rời quê hương di cư vào miền Nam năm 1954, rồi bỏ nước ra đi năm 1975 ! Sau này, khi có dịp đọc cuốn “ Thiên Long Bát Bộ ” của Kim Dung, em mới thực sự xúc động về kết cuộc bi đát của cặp t́nh nhân Kiều Phong và A Chu. Họ cũng có những giấc mơ b́nh thường như chúng ta : Sau khi hoàn thành một vài công việc, họ quyết sẽ rửa tay gác kiếm, từ bỏ mọi ân oán chốn giang hồ để trở về sống ẩn dật nơi thảo nguyên bát ngát của vùng tây bắc quan ngoại. Hàng ngày họ sẽ cưỡi ngựa, bắn cung, nuôi dê, thả ḅ …..; họ sẽ sinh con đẻ cái và sống một cuộc đời thanh đạm, thong dong ….., nhưng ước mơ b́nh thường ấy chẳng bao giờ đến với họ : Họ đă chết trong những t́nh huống thật đau thương và bi tráng ! Đọc nó ở lứa tuổi tam thập nhi lập, em thương tâm cho số phận cặp uyên ương trong chốn giang hồ nhiễu nhương ấy với nước mắt giàn giụa. Đọc nó ở lứa tuổi tứ thập bất hoặc, em thương cảm cho thân phận khiếp nhược của con người dưới thế gian truân chuyên này với một nỗi buồn man mác. Đọc nó ở lứa tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, em mới cảm ngộ đượcnhất ẩm nhất thực, phúc họa sớm chiều của con người đều do tiền định, chúng ta đành phải cam ḷng chấp nhận vậy.

          Bao năm qua, mỗi lần có dịp đi ra ngoại ô San Jose, nh́n thấy những bông hoa vàng mọc tràn lan hai bên đường, em thường liên tưởng đến một loài hoa dại màu vàng nơi quê nhà. Hôm nay, loài hoa quen thuộc ấy đang phô bày hương sắc khiêm nhượng của ḿnh dưới nắng chiều mùa thu như hai dải tơ trải dài dọc theo hai bờ sông. Không cần tưới nước bón phân, bắt sâu tỉa lá, không cần sự chăm sóc ân cần của bàn tay con người, một loài hoa không tên không tuổi, sáng nở chiều tàn ấy đă góp phần tô điểm cho quê ta thêm những nét thanh tú, mỹ miều từ ngàn xưa. Nhiều khi em tự hỏi : Tại sao dân làng ḿnh lại vô t́nh và thờ ơ đến nỗi không hề đặt cho nó một tên gọi, dù là một tên gọi mộc mạc hay dung tục nào đó ? Ôi, sáng nở chiều tàn, ấy là tuổi thọ phù du của một loài hoa mà Tạo Hóa đă nghiêm khắc dành cho nó ! Bất giác, em đặt nghi vấn : Phải chăng giá trị đích thực của cuộc đời chính là ở chiều sâu, chứ không phải ở chiều dài ? Em quên tên một danh nhân đă nói :“ Cuộc đời như một cuốn truyện, chỉ  cần hay chứ không cần dài ! ”.

          Anh ơi, chúng ta sẽ sang sông qua bờ tây để trở về Phố-Đoài, cái địa danh không những được ghi trên giấy khai sinh, trên bản lư lịch mà c̣n khắc sâu trong trái tim, trong tâm hồn của chúng ta suốt cả cuộc đời. Ở bên Mỹ, chúng ta đă từng dọn nhà nhiều lần, sau cùng các con của chúng ta đă mua được căn nhà nhỏ để dung thân. Mỗi khi có dịp đi qua những căn nhà xưa, em không tránh khỏi tâm trạng bịn rịn và quyến luyến, v́ mỗi căn nhà chúng ta từng sống đă đánh dấu một giai đoạn của đời ta với bao kỷ niệm vui buồn khó quên. Em nhớ về mái ấm do ông bà cha mẹ để lại, nơi chúng ta đă cất tiếng khóc chào đời mới thực sự là căn nhà với đầy đủ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Ở đó chính là trái tim, là gốc rễ, là nơi cô đọng những t́nh cảm thiêng liêng nhất của tổ tiên bao đời để lại cho con cháu sau này. Cho nên, hôm nay trở về nhà là chúng ta trở về nơi chôn nhau cắt rốn, là trở về cội nguồn, tựa như những chiếc lá vàng rơi rụng xuống gốc …. V́ khao khát sống lại những kỷ niệm êm đềm, thơ mộng bên anh thuở c̣n đi học, nên em đă quyết định bước xuống dưới cầu để lội qua sông ! Ḍng nước vẫn chạy xiết và trong vắt như thuở nào. Cúi mặt xuống, em nh́n thấy rơ từng viên đá to nhỏ với đủ màu sắc và vài con cá nhỏ đang bơi lởn vởn quanh chân em. Gió sông thổi nhè nhẹ, phẳng phất mùi thơm cỏ dại của đồng quê vùng thượng du miền Bắc. Phía chân trời, ráng chiều đỏ như lửa dưới ánh tà dương rực rỡ. Bên bờ tây, em nh́n thấy rơ từng làn khói lam chiều từ dăy nhà bên sông bốc lên cao, lan tỏa rộng rồi tan biến trên bầu trời lồng lộng, mênh mang. Khói lam chiều không những là đặc trưng sống động của một thôn trang mà nó c̣n biểu tượng cho cảnh sống thanh b́nh, sung túc và tràn đầy sinh khí của cư dân trong vùng. Xa quê hương lâu ngày, khi nh́n thấy khói lam chiều bốc lên, người lăng tử sẽ chạnh ḷng nhớ nhà day dứt trong khung cảnh gia đ́nh sum vầy quanh mâm cơm buổi tối. Đă bao năm sống trên một đất nước điện khí hóa từ thành thị đến thôn quê, em chưa có dịp nh́n thấy khói lam chiều, nhưng h́nh ảnh thân thiết và  mang đầy thi t́nh họa ư ấy sẽ không bao giờ phai nḥa trong tâm trí em. Hôm nay cảnh trời chiều nơi quê hương sao mà quen thân và êm ả quá, anh ạ ! Chúng ta đă từng trải qua khói lửa, bước qua tang thương rồi bao năm phiêu bạt nơi đất khách quê người, sống trong những khu phố đông đúc, nhộn nhịp, em chưa bao giờ được hưởng những giây phút b́nh lặng và thanh thản như thế. Tự dưng, em cảm thấy xúc động mạnh rồi ôm lấy anh thật chặt vào ḷng ! Người anh truyền cho em một cảm giác lành lạnh, y như bịch nước đá mà anh đă đắp lên người em, lúc em bị lên cơn sốt mười năm về trước. Xưa nay,anh vốn là con người nghiêm khắc và bảo thủ; anh chẳng bao giờ cho phép em có những cử chỉ âu yếm và thân mật đối với anh nơi công chúng, nhất là trước mặt các con. Hôm nay anh trở nên thật dễ dăi, sự dễ dăi ấy làm em ngậm ngùi xót xa …. ! Đạp lên ḥn đá lởm chởm, gồ ghề, em suưt nữa vấp ngă ! May là có hai đứa con kịp thời đỡ lấy em, như anh đă từng đỡ lấy em để khỏi vấp ngă lúc anh đưa em sang sông thuở chúng ta c̣n đi học và trên đường đời đầy chông gai, thử thách của cuộc sống lứa đôi sau này. Anh ơi, em vẫn ôm chặt lấy anh ! Dù trong bất cứ t́nh huống nào, em sẽ cố gắng bảo vệ tro cốt anh để khỏi rơi văi xuống nước! ! !  Nghĩ đến tấm thân phương phi, vạm vỡ của chàng thanh niên lúc ra đi, nay trở về với vài nắm tro cốt nằm gọn trong chiếc chum nhỏ, em liền bật lên tiếng khóc  ! Sự chuyển hóa ấy, dù là kết quả của một quá tŕnh phân hủy hoặc thăng hoa nào đó đều trở nên vô nghĩa. Cái cảm nhận chân thật nhất của em chính là nỗi buồn thương tiếc kể từ khi em bắt đầu sống những ngày không có anh. Từ khi lấy anh, chúng ta chưa hề xa nhau một ngày, nên em chẳng bao giờ nếm qua vị đắng của cuộc sinh ly. Đến khi anh mất, nỗi đau của tử biệt lập tức quật ngă em ! Sau cùng, nhờ sự tiếp sức của các con và nghĩ đến sự ủy thác của anh mà em chưa hoàn thành, nên em đă cố gắng vươn lên được. Tuân theo di chúc của anh, nay em và các con đưa tro cốt anh từ San Jose trở về Phố Đoài, nơi anh đă đón nhận buổi  b́nh minh của cuộc đời. Lần này là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng  trong đời mà em có dịp đưa anh sang sông ….. ! Anh nghe chăng, tiếng sáo văng vẳng từ đâu như rót vào con tim, nghe ai oán và năo nề như tiếng ai đang chiêu hồn ?  Anh thấy chăng, từng đàn chim đang vỗ đôi cánh ră rời để bay  về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn vất vả ? Anh cảm nhận chăng, mùi thơm quen thuộc của hơi đất từ những luống ruộng đang được cày xới lên ? ….. Ôi ! Chiều nay non xanh nước biếc, phong cảnh hữu t́nh của cố hương sẵn sàng rộng mở ṿng tay đón tiếp chúng ta, những đứa con đang lê bước phong trần mệt mỏi để trở về mái nhà xưa.

o o o

          Đêm nay, là đêm rằm tháng bảy âm lịch. Trên bầu trời trăng sáng vằng vặc, không một gợn mây. Anh ơi, khi ngắm vầng trăng trong giây phút này, em mới thực sự cảm nhận được chỉ có trăng  quê hương là tṛn và sáng hơn cả. Em vẫn c̣n nhớ như in dưới trăng tṛn Phố-Đoài, chúng ta thường chạy nhảy vui đùa ngoài sân thật khuya; dưới trăng tṛn Phố-Đoài, cha mẹ hốt hoảng d́u dắt chúng ta chạy trốn khi quân đội Nhật tràn vào miền Bắc; dưới trăng tṛn Phố-Đoài, chúng ta gồng gánh hành trang đi Cẩm-Phả, rồi Hải-Pḥng để lên tàu lớn vào miền Nam. Đêm nay cũng dưới trăng tṛn Phố-Đoài, anh đă trở thành người thiên cổ, c̣n em như một con trâu về đêm, đang nhả ra rồi chậm răi nhai lại từng kỷ niệm từ trong kho tàng kư ức để chắt lọc chất dinh dưỡng tinh thần cho cuộc sống của những ngày c̣n lại. Chị  Hằng vẫn kiều diễm và trẻ trung như xưa, trong khi trần gian đă trải qua bao cuộc thương hải tang điền ! Giữa đêm thu vắng lặng, tiếng chuông chùa từ bên bờ đông bỗng vang vọng về, nghe ngân nga, thánh thót và quen thuộc làm sao ….. Có lẽ giờ này các thầy cùng những thiện nam tín nữ đang cử hành lễ vu lan ?  Ôi, bất cứ cảnh vật thiên nhiên nào, âm thanh nào nơi quê hương đều trở nên thân thiết và gần gũi đối với em trong giây phút này. Nhiều khi em nghĩ, được sống những ngày c̣n lại trên mảnh đất ḿnh sinh ra, ấy cũng là một phúc đức. Ở trên đời này, biết bao nhiêu người v́ một lư do khách quan nào đó, một khi bước lên con đường ly hương là bước lên con đường một chiều – chỉ có thể về nhà trong giấc mơ thôi !

           Hai con đă trở về Mỹ hơn một tuần nay, riêng em sẽ ở lại với anh trong những tháng năm c̣n lại của đời ḿnh. Em đă an táng tro cốt anh trên một đồi cao, ngay bên cạnh bờ sông, để mỗi buổi sáng anh có thể ngắm nh́n mặt trời lên và chiều chiều anh sẽ tiễn đưa tịch dương lặn. Hôm ấy, các bạn từ hồi “ đóng khố ” của anh – trừ một vài người đă mất – đều có mặt đầy đủ để tiễn biệt anh. Bên khói hương nghi ngút, người bạn cao niên nhất đọc bài văn tế, một bài văn tế muộn màng với giọng trầm buồn, thương cảm và mang nặng âm sắc của phương ngôn vùng Phố-Đoài. Thổ âm quê hương thoạt nghe xa lạ nhưng lại rất quen thân ấy làm em sực nhớ ra trong mấy chục năm qua, chúng ta đă sống quá xa cội nguồn văn hóa của vùng thượng du, sơn cước. Xung quanh tro cốt anh, em thả đầy những bông hoa vàng, một loài hoa dại đă từng đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc lăng mạn, trữ t́nh khi bước vào độ tuổi vừa biết yêu. Thế là giấc mơ lá rụng về cội của anh đă trọn vẹn. Từ nay, anh sẽ không c̣n phải nhớ đến da diết những cơn gió heo may hiu hắt của mùa thu Phố-Đoài và những cơn mưa bụi giăng giăng như mộng như mơ của mùa xuân vùng núi. Nh́n tấm mồ anh trên ngọn đồi hoang vu, tĩnh mịch, em cảm khái về cuộc đời vô thường và ngắn ngủi, nhân sinh bất trắc và đầy kịch tính. Đồng thời, em liên tưởng đến cuộc chiến khốc liệt vừa qua với quê hương điêu tàn, gia đ́nh phân ly, sinh linh đồ thán ….. Ấy là nỗi bất hạnh của thế hệ chúng ta, những người dân đen đứng trên hiện trường của một khúc quanh lịch sử với nhiều biến cố long trời lở đất !

          Rồi đây, em sẽ trùng tu mồ mả ông bà tổ tiên, phục chế phần nào căn nhà cũ, rồi rước chị dâu anh và các cháu về ở chung. Từ trên đống tro tàn trong mái ấm xa xưa ấy, em sẽ đốt lên ḷ lửa hồng, nơi thế hệ ông bà, cha mẹ ta đă một thời quây quần sưởi ấm trước khi leo lên giường ngủ trong những đêm đông giá lạnh của tiết trời cực bắc Việt-Nam. Kể từ ngày anh ra đi, em chưa bao giờ có được cái cảm giác gần gũi anh như vài ngày gần đây, có lẽ khoảng cách giữa cơi dương và âm chẳng qua chỉ là một lằn ranh thật mỏng manh !?  Mỗi ngày em tập ngồi thiền một hai tiếng, h́nh như  em đă nh́n thấu hơn về sinh tử, về hồng trần và có thể xem những cám dỗ của thế tục, những đe dọa về mạng sống nhẹ như lông hồng, như mây khói. V́ vậy, ḷng em nay đă trở nên yên b́nh, và phẳng lặng như mặt nước hồ thu, như một giếng cổ ….. Chiều chiều em thường ra dạo bờ sông để ngắm hoa dại, nh́n ḍng nước trôi và âm thầm đếm bước chân của thời gian đi : Mỗi làn gió thoảng qua, mỗi chiếc lá vàng rơi xuống đất, mỗi hơi thở, mỗi nhịp tim đều cho ta một ư niệm về sự phôi pha của thời gian – nó chuyển động một cách lặng lẽ và lạnh lùng ! Chiều nay, sương khói sà xuống thật thấp, bàng bạc cả mặt sông. Mặc dù đứng trên mảnh đất quê hương, nhưng em vẫn mang nỗi buồn của thi sĩ Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc Lâu : “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” ! Em c̣n nhớ lúc b́nh giảng bài thơ này, ông thầy đă nhấn mạnh rằng muốn thấu hiểu nội dung một tác phẩm, ngoài tŕnh độ văn học ra, đôi khi nó c̣n đ̣i hỏi ở người đọc một lịch duyệt nào đó để đi sâu vào ngụ ư và thế giới nội tâm của tác giả. Đối với em, lịch duyệt không thiếu, nhưng tŕnh độ văn học có hạn. Không có anh …., từ nay em sẽ phải ṃ mẫm một ḿnh để đi vào thi ca cổ điển bằng những bước chân khập khiễng, lẻ loi.

          Anh ơi, thế là hết - vĩnh viễn, sau một nỗi đau xâu xé tâm hồn !

o o o

          Ngày nay, học sinh làng Phố Đoài đi bộ hoặc đạp xe qua cầu để đến trường bên Phố-Đông, chứ không lội sông như chúng ta năm xưa nữa. H́nh ảnh anh đưa em sang sông măi măi vẫn là những kỷ niệm thơ mộng nhất, đẹp đẽ nhất trong đời, nhưng tất cả đă trở thành những dĩ văng thật xa xăm. C̣n h́nh ảnh em đưa anh sang sông là một kỷ niệm vừa bi ai, vừa lăng mạn, em sẽ ôm trọn nó cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt.

San Jose, mùa vu lan năm 2006.

Hiệu đính và bổ sung vào mùa vu lan năm 2010.

(Đăng trên đặc san B́nh Thuận bắc California xuân Đinh Hợi năm 2007).



 

HCHSTTH Đa Minh Sông Mao

Em Đưa Anh Sang Sông  |  Nhớ Mẹ (I)  |  Nhớ Mẹ (II)  |  Trở Về  |  Trường Học Và Trường Đời