Tùy Bút
Trở Về
- V. Sáng
Đối với người lăng tử,
“Trở về” là hai tiếng vô cùng thiêng liêng và tha thiết, với một sức mạnh lôi
cuốn phi thường, một khát vọng hừng hực thiêu đốt cả linh hồn và tâm can! Từ lâu,
quan niệm “Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái” hoặc “Nam nhi chí tại tứ phương” đă
vô t́nh trở thành một chiếc cung, một bệ phóng sẵn sàng bắn những mũi tên,
chuyên chở các chàng trai phiêu bạt khắp bốn phương trời. Đường đời muôn ngả: có
những hướng đi thênh thang lộng gió với tiếng chim hát líu lo và tràn đầy hoa
thơm cỏ lạ, nhưng cũng có những hướng đi gập ghềnh và chông gai với trăm cay
ngàn đắng. Người thành công trở nên những danh thương, cự phú, làm rạng danh xóm
làng tổ tông; kẻ thất bại biến thành những lăng tử lưu lạc giang hồ, lận đận nơi
chân trời góc biển. Đôi khi những t́nh huống éo le, những hoàn cảnh khách quan
lạnh lùng nào đó đă đưa đẩy người lăng tử bước lên một bất quy lộ: Từ đó những
h́nh ảnh về tuổi thơ, gia đ́nh, quê hương ….., dường như là một kư ức của tiền
kiếp, nguyện vọng quay gót để trở về mái nhà xưa đă trở thành một giấc mơ xa vời
vợi !
o o o o o o
o o o
H́nh ảnh quê hương
miền thương du vào một buổi chiều tà quả là một bức tranh tuyệt mỹ và đầy thi vị.
Phía tây, ánh tịch dương đă nhuộm đỏ một góc trời, ráng chiều rực rỡ chói chang.
Trên lưng trời, từng đàn chim đang bay về tổ ấm. Những con đường dẫn vào làng
bỗng trở nên nhộn nhịp hẳn lên: Từng đám nông phu chuyện tṛ huyên náo, lũ lượt
kéo nhau về nhà sau một ngày làm lụng vất vả. Lũ mục đồng nghêu ngao trên lưng
trâu,lưng ḅ, tựa như một đoàn quân thiết kỵ đang hát khúc ca khải hoàn. Trong
làng, khói lam chiều bốc lên từ những túp lều tranh, tỏa mùi cơm thơm ngát của
lúa mới đầu mùa. Chó sủa, lợn kêu, ngựa hí ….., là những âm thanh quen thuộc và
thân thiết, làm tăng thêm sinh khí và sức sống cho một thôn trang lúc chiều tà
sắp buông xuống. Trên sông, xa xa vài cánh buồm thuyền chài đang lướt nhanh về
bến, làm người ta liên tưởng đến bức tranh
“Viễn phố quy phàm”, một trong tám
cảnh nổi tiếng của vùng sông nước Tiêu Tương.
Người lăng tử ơi,
phải chăng anh đang chạnh ḷng nhớ nhà da diết khi hồi tưởng về cảnh trời chiều
nơi quê cũ ? Giờ đây có lẽ anh đă thật sự cảm ngộ đươc: dù xa cách cố hương
muôn ngàn trùng, nhưng trái tim anh vẫn luôn luôn ở lại với mái ấm gia đ́nh,cây
đa bến nước, bên mồ mả ông bà tổ tiên.
Nh́n ngọn đèn leo lét
trong quán trọ, nghe tiếng mưa rơi rả rích ngoài mái hiên, người lăng tử thao
thức đêm trường. Trên đường quan san muôn dặm, anh đang lê bước dưới trời nắng
gay gắt, hồng trần cuồn cuộn, hoặc anh đang lặn lội và đạp vỡ mảnh trăng lạnh
trong vũng nước hồ ao …..
Hỡi người lăng tử,
khi nào anh mới ngừng bước phiêu bồng ?
Trời về đêm, mưa bụi
giăng giăng, gió bắc lạnh buốt. Nơi quê cũ, người cha đang đốt lên ḷ lửa hồng,
căn nhà trở nên ấm áp hẳn lên. Chắc anh c̣n nhớ cảnh sum vầy của ba thế hệ quây
quần sưởi ấm quanh ḷ lửa bập bùng của những tháng ngày xa xưa ?
Ngoài trời đen như
mực, đêm trường tịch liêu cô quạnh. Dưới mái hiên, người mẹ đă thắp lên cây đèn
lồng, ánh đèn tỏa sáng để chờ đợi một h́nh bóng thân yêu ……
Hỡi người lăng tử,
khi đứng trước đêm đông vắng lặng, gió thu hiu hắt, nắng chiều rực rỡ, mưa lạnh
hoàng hôn …., anh nghe chăng lời thôi thúc khẩn khoản của cha mẹ, tiếng vẫy gọi
tha thiết của quê nhà ? Về đi anh, dù thành đạt hay tay trắng ! Khi đă quyết tâm
quay gót, anh cần chi đến hư danh của áo gấm về làng ! Hăy về đi, gắn bó với
truyền thống văn hóa nông mục, với cấu trúc xă hội và h́nh thái sinh hoạt của
một dân tộc hiền ḥa trên lưng ngựa, ở đó có cánh đồng cỏ bát ngát, có ḍng sông
êm chảy, có mái ấm thân yêu và có cả song thân đang ngày đêm ngóng chờ …..
Hỡi người lăng tử,
phải chăng bôn ba trên đường đời trần tục sương gió, ngập lặn trong dục vọng tầm
thường hư vinh, anh đă hoàn toàn đánh mất bản ngă ? Hăy tạm ngừng chân để b́nh
tâm nhận thức và khách quan định vị bản thân, sau cùng anh sẽ thấy rơ hơn cái “tôi”, t́m lại được cái
“đẹp”nguyên thủy và cái “thiện” chân chất trong lẽ
sống của một kiếp phù sinh.
“Trở về” …! “Trở về”
…! “Trở về”…! Người lăng tử nghe rơ từng tiếng giục giă của con tim như hàng
hàng lớp lớp sóng vỗ mạnh vào vách đá, như muôn ngàn vó ngựa dồn dập nện trên
lối ṃn về cố hương !
o o o o o o
o o o
Khí trời ấm áp, hoa
rừng nở rộ ….. Tết đă đến, miền thượng du phương bắc đang vào xuân.
Giũ sạch phong trần
giang hồ, từ giă danh lợi phù vân, cáo biệt chốn phồn hoa tráng lệ với lầu xanh
ca kỹ, phong hoa tuyết nguyệt, sau cùng người lăng tử với hành trang chất đầy
nỗi sầu cố hương nặng trĩu, đang trên đường lên mạn ngược, háo hức trở về mái
nhà xưa …..
Ngồi trên lưng đồi,
ngắm ḍng sông đă một thời gắn liền với tuổi thơ yêu dấu vẫn lặng lẽ trôi, anh
chợt liên tưởng đến đồi Phượng Hoàng bên Ô Giang, nơi vị mạt lộ anh hùng Hạng
Vũ đă khẳng khái vung đao tự vẫn để khỏi thẹn với phụ lăo bá tánh Giang Đông ….!
Ngước nh́n lên bầu trời xanh thẳm, mây trắng lững lờ, anh tự dưng cảm thấy bi
phẫn rồi gào thét lên thật to: “Tại sao thói thường người ta lại lấy thành bại
luận anh hùng ?!”
Chị cả đă xuất giá từ
lâu; tuy già đi nhiều bởi cuộc sống kham khổ, nhưng chị vẫn dịu hiền như xưa.
Ông bà nội đă trở thành người thiên cổ; những kỷ niệm đốt đóm cho ông hút thuốc
lào, hoặc say sưa nghe bà kể chuyện cổ tích trong những đêm trăng thanh gió mát
….. vẫn c̣n sống măi trong tâm trí anh. Cha mẹ đă tóc bạc, lưng c̣ng, như ngọn
đèn rung rinh trước gió ….. Đứng trước cảnh vật vẫn như xưa, nhưng nhân sự đă
biến đổi như bạch vân thương cẩu, bỗng dưng anh nghẹn ngào xót xa với muôn vàn
cảm xúc ! …..
Nơi thư pḥng, vài
cuốn sách vỡ ḷng vẫn nằm im ĺm trên chiếc kệ phủ đầy bụi bặm. Giở cuốn
“Tam tự Kinh”, “Bách gia tánh”, “Thiên tự văn”, “Minh tâm bửu giám” …., vàng úa,
anh cảm khái cho một nền Nho học đă hoàn toàn suy vi ! Trên bàn đọc sách, chiếc
nghiên được chạm trổ con rồng uốn quanh vành thật sống động; ḷng nghiên lơm
sâu xuống, vết tích của sự hao ṃn qua bao đời sử dụng. Tiếc thay chiếc nghiên
chưa bao giờ mài ra một tác phẩm trứ danh lưu lại hậu thế, nhưng nó đă mài ṃn
đi những năm tháng vàng son nhất của cả ba thế hệ
!
Vườn tược đă hoang vu, ruộng rẫy mùa được mùa mất … Tất cả công việc đang trông chờ bàn tay anh để làm lại từ
đầu, y như trước khi mũi tên bồng phóng khỏi chiếc cung tang. Anh sẽ phụng dưỡng
song thân, cưới vợ, sinh con đẻ cái để nối dơi tông đường. Thời gian nhàn hạ sau
mỗi vụ gặt hái, anh sẽ dẫn con cái đi cưỡi ngựa, tha diều, bắt cá, bắn chim …..
Qua h́nh ảnh các con, anh sẽ sống lại những tháng năm của tuổi hồn nhiên, vô tư
lự trên vùng thảo nguyên mênh mông, nơi các thế hệ cha ông đă từng đổ mồ hôi,
máu và nước mắt để an thân lập mạng. Sáng sáng anh sẽ cùng người vợ tập hội họa,
luyện thư pháp, gẩy đàn tranh …., để cố mang lại một chút hương vị lăng mạn vào
cảnh sống vốn mộc mạc, đơn điệu của những kẻ an phận với thú điền viên, ẩn dật.
Trải qua bao phen
triều đại hưng phế, tranh bá đồ vương, các thế hệ tổ tiên của anh – những dân
tộc thiểu số sống ở vùng sơn cước xa xôi hẻo lánh – luôn luôn đứng ngoài lề các
biến cố lịch sử trọng đại. V́ vậy hai tiếng
“Quốc gia”, thậm chí “Tổ quốc” đối
với anh chỉ là một ư niệm rất mơ hồ và trừu tượng ! Trở về nhà sau hai mươi năm
lưu lạc viễn xứ, hôm nay anh mới thật sự thấm thía một điều: đối với dân tộc
anh, chỉ có ḥa ḿnh trong thiên nhiên hoang dă, sống cuộc đời đạm bạc phẳng
lặng nơi cố hương, thực hiện giấc mơ về nguồn mới đích thực là niềm hạnh phúc
của một kiếp người ….
San Jose, mùa thu 2007
(Đă đăng trên đặc san B́nh
Thuận bắc California xuân Mậu Tư năm 2008)
|