mà
tôi không bao giờ thấy. Cuộc sống khó khăn chỉ làm cho quyết tâm
chạy trốn của tôi mạnh thêm. Tôi nghĩ Mẹ không tin tôi lấy cái
ghim cài ở dây lưng nhưng bà sẽ mua cái ghim khác tính vào tiền
nợ của tôi để làm vừa ḷng Hatsumono. Thế nhưng bà biết tôi ra
ngoài là có phép, v́ chị Yoko đă xác nhận điều này. Khi tôi nghe
Mẹ ra lệnh khóa cửa trước để tôi khỏi ra ngoài, tôi cảm thấy
cuộc đời tôi thế là hỏng bét. Làm sao tôi thoát ra khỏi nhà cho
được? Ch́a khóa do bà D́ giữ và ba ta đeo nơi cổ khi đi ngủ. C̣n
việc ngồi bên cửa ban đêm giao cho Bí Ngô, khi nào Hatsumono về
nhà th́ Bí Ngô đánh thức bà D́ dậy để mở cửa.
Hằng đêm khi đi nằm ngủ tôi suy nghĩ kế hoạch nhưng măi cho đến
thứ hai, tức là c̣n một đêm nữa đến ngày hẹn với Satsu để cùng
nhau chạy trốn, tôi vẫn chưa nghĩ ra cách nào để thoát ra khỏi
nhà. Tôi quá nản đến nỗi bỏ bê công việc trong nhà, các gia nhân
la mắng tôi chùi sàn nhà không sạch, quét hành lang không xong.
Cả buổi chiều thứ hai, tôi giả vờ ngồi nhổ cỏ ở ngoài sân, thực
ra tôi chỉ ngồi để suy nghĩ t́m cách trốn thóat. Rồi một gia
nhân sai tôi chùi sàn gỗ trong pḥng gia nhân, nơi Yoko đang
ngồi bên chiếc bàn điện thọai, và nhờ thế mà có chuyện đặc sắc
xảy ra. Tôi vắt cái giẻ nhúng nước lên sàn nhà, nhưng thay v́
nước chảy ra cửa như tôi tưởng, nước lại chảy ngược vào pḥng.
- Chị Yoko nh́n ḱa - tôi nói - nước chảy ngược lên đồi.
Dĩ nhiên nước không chảy lên đồi. Tôi tưởng nó như thế thôi. Tôi
quá kinh ngạc khi nghĩ thế, cho nên tôi vắt thêm nước và nh́n nó
chảy vào trong góc. Tôi không biết tại sao nó xảy ra như thế,
nhưng tôi chắc nó sẽ chảy ra thang lầu, lên tầng hai, rồi theo
cái thang bắt lên cửa trập, lên mái nhà bên cạnh cái thùng hứng
nước mưa.
Mái nhà! Tôi bàng hoàng khi nghĩ đến mái nhà, tôi quên hết mọi
việc chung quanh; và khi điện thọai reo, tôi hoảng hốt la lên.
Tôi không biết khi lên mái nhà tôi sẽ làm ǵ, nhưng tôi nghĩ tôi
sẽ t́m được cách leo xuống đường và đến chỗ hẹn với chị Satsu.
Tối hôm sau, khi đi ngủ, tôi giả vờ ngáp lấy ngáp để và thả ḿnh
lên nệm như bao gạo. Mọi người chắc nghĩ tôi sẽ ngủ kh́ trong
nháy mắt, nhưng thật ra tôi phải cố hết sức để khỏi ngủ. Tôi nằm
im h́nh dung khuôn mặt của bố tôi khi thấy tôi hiện ra nơi
ngưỡng cửa, và cả mẹ tôi nữa. Nhưng hễ nghĩ đến mẹ là nước mắt
tôi chảy ra.
Cuối cùng các gia nhân nằm xuống nệm bên cạnh tôi c̣n Bí Ngô
ngồi vào vị trí đợi Hatsumono. Tôi nghe tiếng Bà Ngoại tụng
kinh, và cánh cửa hé mở tôi t́nh cờ thấy bà đang thay áo ngủ.
Tôi kinh hoàng khi thấy thân h́nh bà v́ chỗ nào cũng nhăo nhọet,
xệ xuống. Tôi không biết bà đang nghĩ ǵ, và phân vân không biết
bà ta có bước vào đời như tôi không. Nếu có th́ chẳng có ǵ khác
biệt giữa bà và một bé gái cứng đầu như tôi. Con người khi gặp
nhiều gian khổ thường thay đổi tính t́nh. Tôi nhớ rất rơ có một
lần ở Yoroido, một đứa con trai xô tôi nhào vào một bụi gai ở
bên hồ. Trong lúc vạch lối để chui ra, tôi đă nổi điên cắn vào
thân cây. Nếu một vài phút đau khổ đă làm tôi tức tối đến thế
th́ thử hỏi sống nhiều năm sẽ ra sao?
Nếu tôi không quyết định chạy trốn, tôi sẽ sống trong cảnh kinh
ḥang khổ đau đang chờ tôi ở Gion. Chắc chắn sự khổ đau sẽ đẩy
số phận tôi giống như số phận của Bà Ngoại. Nhưng tôi hy vọng
khi nghĩ đến ngày mai tôi có thể quên hết những kỷ niệm ở Gion.
Tôi đă biết cách leo lên mái nhà, cũng như tôi sẽ biết cách leo
xuống đường. Bây giờ tôi chỉ cầu may trong bóng tối. Ngay cả khi
tôi tụt xuống được mà không bị thương tích ǵ, th́ việc đó chỉ
là việc bắt đầu đi vào chốn gian nan. Tuy nhiên cuộc sống ở Gion
phải vật lộn bao nhiêu th́ cuộc sống sau khi chạy trốn cũng là
cảnh vật lộn gay gắt bấy nhiêu. Thế giới này quá độc ác, làm sao
tôi vượt qua được? Tôi nằm trên nệm ḷng lo buồn một hồi, tự hỏi
không biết tôi có đủ nghị lực để làm việc này không, nhưng Satsu
đang đợi tôi, chị ấy biết cách hành động.
Một lát sau Bà Ngọai ngủ yên trong pḥng. Các gia nhân đă ngáy
kḥ. Tôi giả vờ trở ḿnh sang một bên để xem Bí Ngô đang làm ǵ,
cô ta quỳ trên nền nhà không xa chỗ tôi nằm là mấy. Tôi không
thấy rơ mặt cô ta nhưng tôi có cảm giác là cô ta đang ngủ gục.
Tôi đă có ư định đợi cho cô ta ngủ thật say, nhưng tôi không
muốn mất thêm th́ giờ nữa, vả lại Hatsumono có thể trở về bất cứ
khi nào. Tôi nhẹ nhàng ngồi dậy, bụng nghĩ nếu ai thấy tôi ngồi
dậy, tôi sẽ đến nhà cầu rồi trở về ngay. Nhưng không ai để ư đến
tôi cả. Cái áo dài tôi sẽ mặc vào sáng mai được xếp để trên nền
nhà gần đấy. Tôi lấy cái áo rồi đi đến chân cầu thang.
Đến pḥng của Mẹ, tôi đứng lại lắng nghe một lát. Bà thường
không ngáy khi ngủ cho nên tôi không biết chắc bà đă ngủ chưa,
ngoại trừ bà nói chuyện điện thọai hay gây ra tiếng động ǵ đấy.
Thực ra pḥng bà không ḥan toàn im lặng v́ con chó Taku của bà
thở kḥ khè khi ngủ. Nghe càng lâu tôi càng thấy tiếng thở kḥ
khè của nó như giống như tiếng ai đang gọi tên tôi "Chiyo!
Chiyo!" Khi tôi chưa biết chắc Mẹ đă ngủ, tôi không muốn lẻn ra
khỏi nhà, cho nên tôi định đẩy cửa nh́n vào thử. Nếu bà thức,
tôi sẽ nói tôi nghe có người gọi tôi. Giống Bà Ngoại, Mẹ ngủ để
đèn sáng trên bàn cho nên khi tôi mở cửa cái rắc và nh́n vào,
tôi thấy hai gót chân nứt nẻ của bà tḥ ra ngoài chăn. Con Taku
nằm giữa hai chân bà, cái ngực nhô lên xẹp xuống, phát ra tiếng
kḥ khè như tiếng gọi tên tôi.
Tôi đóng cửa lại rồi đứng thay áo ở trong hành lang có cầu
thang. Vật duy nhất mà tôi quên là đôi giày - tôi quyết phải
mang đôi giày theo khi chạy trốn, điều này cho anh biết tôi đă
thay đổi ra sao từ mùa hè. Nếu Bí Ngô không quỳ ở hành lang
trước, chắc tôi đă đi lấy đôi giày gỗ dùng để đi trên hành lang
đất. Thay vào đó tôi đă lấy đôi dép dùng đi vào nhà vệ sinh trên
lầu. Đối dép có chất lượng rất tồi. chỉ có một quai da nằm trên
để giữ chân cho chặt. Điều bất tiện là đôi dép quá to, nhưng tôi
chẳng c̣n đôi nào khác mà chọn.
Sau khi đóng sập cửa lại một cách lặng lẽ, tôi nhét cái áo ngủ
dưới thùng hứng nước mưa, rồi cố đứng dạng chân trên con lươn
mái nhà, tôi cảm thấy sợ, tiếng người nói ở dưới đường có vẻ như
từ một nơi rất xa. Nhưng tôi không có thời gian để lo sợ v́ bất
cứ lúc nào cũng có thể có một chị giúp việc hay thậm chí bà D́
hay Mẹ, nhảy qua cửa trập để t́m tôi. Tôi nắm đôi dép trên tay
để chúng khỏi rớt rồi đi theo trên con lươn, việc đi trên mái
nhà thật khó khăn chứ không phải như tôi tưởng. Ngói trên con
lươn rất dày, những lớp ngói gối lên nhau nên đi rất tiện nhưng
tôi phải đi rất chậm v́ ngói va vào nhau kêu lắc cắc. Tiếng kêu
vang xa tận các mái nhà bên cạnh.
Tôi phải đi mất nhiều phút mới tới được phía bên kia của mái nhà
kỹ nữ của chúng tôi. Mái nhà bên cạnh thấp hơn mái nhà của chúng
tôi một bậc. Tôi leo xuống mái nhà ấy, dừng lại một lát để t́m
lối xuống đường; mặc dù trăng sáng, tôi chỉ thấy bóng tối vây
quanh. Mái nhà quá cao và quá xuôi, tôi không thể tính đến
chuyện tuột xuống. Tôi không biết mái nhà bên cạnh có dễ tuột
xuống hay không, tôi bắt đầu hoảng sợ. Nhưng tôi cứ tiếp tục đi
từ mái nhà này sang mái nhà khác cho đến lúc tôi trông thấy một
cái sân lộ thiên. Nếu tôi đi đến được ống xối, tôi có thể tuột
theo ống xối để đến một chỗ mà tôi nghĩ là nhà tắm. Từ trên mái
nhà tắm, tôi có thể trèo xuống sân một cách dễ dàng.
Tôi không muốn rơi xuống giữa sân nhà người ta một chút nào hết.
Tôi biết chắc đây là sân của một nhà kỹ nữ, tất cả nhà trong khu
này đều là nhà dạy kỹ nữ. Có khả năng trước cửa nhà này có người
ngồi đợi nàng geisha đi về, và họ sẽ thộp cổ tôi v́ tôi là kẻ
trốn chạy. Và nếu cổng nhà họ cũng khóa như cổng nhà tôi th́
sao? Nếu có lối thoát nào khác th́ không đời nào tôi chọn đường
xuống sân nhà này.
Tôi ngồi trên con lươn một hồi lâu để nghe động tịnh ǵ dưới sân
hay không. Tôi chỉ nghe tiếng cười nói ngoài đường mà thôi. Tôi
không biết khi tuột xuống sân, tôi sẽ gặp cái ǵ trong đấy,
nhưng tôi nghĩ tôi phải đi nhanh cho rồi kẻo người trong nhà tôi
phát hiện ra việc tôi bỏ trốn. Nếu tôi lo sợ cho hành động của
tôi có hại đến tương lai của tôi, th́ chắc tôi c̣n đủ th́ giờ
men theo con lươn đi trở lui, về lại nhà kỹ nữ của tôi vẫn c̣n
kịp. Nhưng tôi không có ư định quay lui. Khi ấy tôi là đứa bé
quyết chọn con đường phiêu lưu mạo hiểm.
Tôi bước chân xuống mái nhà, người đung đưa trên mái nghiêng,
hai tay níu vào con lươn, tôi hỏang sợ nhận ra rằng mái nhà qúa
nghiêng chứ không như tôi tưởng. Tôi cố bước lui thật nhanh,
nhưng không được. Hai tay tôi bận nắm hai chiếc dép nên không
bấu chặt vào con lươn được, chỉ dùng khuỷu tay để kẹp nó thôi.
Tôi thấy tôi đang lâm nguy v́ tôi không thể leo trở lại lên con
lươn được nữa. Đúng lúc ấy tôi thấy ḿnh trượt dài trên mái nhà,
không làm sao tŕ lại được. Mới đầu tôi c̣n trượt chầm chậm, và
tôi hy vọng xuống tận dưới mái nhà tôi sẽ gặp chái nhà uốn cong
lên chặn tôi lại. Nhưng khi trượt chân, một tấm ngói bị chân tôi
hất ra, chạy trên mái nhà lanh canh rồi rớt xuống sân vỡ toang
phát ra tiếng kêu to. Rồi một chiếc dép văng ra khỏi tay tôi,
lăn qua mặt tôi. Tôi nghe chiếc dép rơi xuống sân đánh bạch một
tiếng, và rồi tôi nghe nhiều tiếng đáng sợ hơn, tiếng chân người
chạy trên hành lang ra sân! Nhiều lần tôi đă nh́n những con ruồi
đậu trên tường hay trên trần nhà như thể chúng đậu trên mặt đất
bằng phẳng. Tôi không biết chúng đậu được là v́ chân chúng có
hấp khẩu hay là v́ chúng nhẹ, nhưng khi tôi nghe tiếng chân
người ở dưới, là tôi nghĩ đến việc bám chặt vào mái ngói như con
ruồi và tôi phải làm ngay tức khắc. Nếu không, chỉ trong vài
giây nữa thôi là tôi sẽ nằm một đống dưới sân liền. Tôi cố bấu
mấy ngón chân, ấn mạnh hai cùi tay và đầu gối vào mái ngói.
Trong lúc cố gắn làm thế, tôi đă phạm một sai lầm đáng tiếc là
thả nốt chiếc dép kia cho rơi xuống để ấn mạnh hai ḷng bàn tay
trên mái nhà. Ḷng bàn tay tôi chắc ướt mèm mồ hôi, cho nên khi
tôi ấn chúng xuống, tôi lại càng trượt nhanh hơn nữa. Tôi thấy
ḿnh trượt vo vo, rồi th́nh ĺnh mái nhà không c̣n dưới bụng tôi
nữa.
Bỗng tôi không nghe ǵ nữa mà cảm thấy tất cả đều im lặng đến
rợn người. Khi tôi rơi xuống, tôi c̣n kịp mường tượng trong óc
cảnh một phụ nữ bước ra ng̣ai sân, nh́n xuống viên ngói vỡ nát
rồi nh́n lên mái nhà, đúng lúc thấy tôi từ trên trời rơi xuống
ngay đầu bà, nhưng dĩ nhiên những điều tôi nghĩ đă không xảy ra.
Khi rơi xuống, tôi quay tṛn rồi rơi nghiêng xuống đất. Tôi có
cảm giác là tôi đưa tay lên che đầu, nhưng tôi rơi xuống quá
mạnh đến nỗi choáng váng đầu óc. Tôi không biết là người đàn bà
đang đứng ở đâu, thậm chí không biết bà ta có đứng ở trong sân
khi tôi rơi xuống không. Nhưng chắc bà ta đă thấy tôi từ trên
mái nhà lăn xuống, v́ khi tôi nằm choáng váng trên mặt đất, tôi
nghe bà ta nói:
- Trời ơi! Trời mưa con gái!
Ôi, tôi muốn vùng dậy chạy trốn nhưng không được. Một bên người
tôi đau nhừ. Dần dần tôi biết có hai người đàn bà đang quỳ bên
tôi. Một người cứ nói lui nói tới cái ǵ đấy, nhưng tôi không
hiểu được. Họ nói chuyện với nhau rồi bê tôi khỏi mặt sân rêu và
để tôi ngồi trên hành lang gỗ. Tôi chỉ nhớ một phần câu chuyện
của họ:
- Thưa bà, tôi đă nói rồi, nó rơi từ trên mái nhà xuống.
- Tại sao nó mang dép dùng trong nhà vệ sinh theo? Có phải mày
lên đó để đi vệ sinh không bé con? Mày có nghe tao nói không?
Thật là nguy hiểm. May mà mày không tan xác khi rơi xuống như
thế này.
- Chắc nó có nghe, nói đi bé con!
Nhưng tôi không nói được ǵ hết, tôi chỉ nghĩ đến việc bây giờ
chắc Satsu đang đợi tôi ở chỗ đợi đối diện với nhà hát Minamiza,
và chắc không bao giờ tôi có mặt ở đấy được. Người ta bảo người
giúp việc đi gơ cửa từng nhà để hỏi nhà nào nuôi tôi, tôi khi
tôi nằm một đống, bàng hoàng ngơ ngác. Tôi khóc ấm ức trong
ḷng, ôm một cánh tay, v́ nó đau kinh khủng, rồi bỗng th́nh ĺnh
tôi bị lôi đứng lên và bị tát vào mặt:
- Đồ điên! Con điên! ? tiếng nói đay nghiến và tôi thấy bà D́
đứng trước mặt tôi, vẻ tức giận, rồi bà kéo tôi ra khỏi nhà kỹ
nữ, đi về nhà chúng tôi. Khi đến nhà, bà đẩy tôi đứng tựa vào
cửa gỗ rồi tát tôi nữa.
- Mày biết mày đă làm ǵ không? ? bà ta hỏi nhưng tôi không đáp
? Mày nghĩ ǵ thế? Đấy mày tự hủy hoại mày đời mày v́ những
chuyện ngu ngốc! Đồ điên! Con điên!
Tôi không ngờ bà D́ lại giận dữ đến như thế. Bà ta lôi tôi vào
sân, đẩy tôi nằm sấp trên hành lang ván. Tôi khóc ṛng v́ tôi
biết việc ǵ sắp xảy ra rồi. Nhưng lân này thay v́ đánh tôi lấy
lệ như lần trước, bà D́ xối nước lên áo tôi để cây roi đánh vào
đau hơn, rồi bà ra sức đánh tôi thật mạnh đến nỗi tôi muốn hụt
hơi. Khi đánh xong, bà ném roi xuống đất và lật ngửa tôi ra, bà
nói lớn:
- Bây giờ th́ mày không bao giờ thành geisha được nữa. Tao đă
dặn mày đừng làm như thế này rồi! Và bây giờ th́ tao hay người
nào cũng không thể làm ǵ giúp mày được.
Tôi không nghe những lời bà nói thêm nữa, v́ những tiếng la thảm
thiết của Bí Ngô đă vang lên ở đàng kia hành lang. Bà Ngoại đang
đánh Bí Ngô v́ tội không canh chừng tôi. Th́ ra tôi bị găy cánh
tay khi rơi xuống trong sân nhà ấy. Sáng hôm sau, bác sĩ đến đưa
tôi đi bệnh viện gần đấy. Khi tôi được đưa về nhà với cánh tay
băng bột th́ trời đă xế chiều. Tôi đang đau nhức, nhưng Mẹ gọi
tôi đến pḥng bà ngay. Bà nh́n tôi một hồi lâu, một tay vỗ vỗ
con chó Taku, một tay cầm ống vố trên miệng. Cuối cùng bà ta
hỏi:
- Mày có biết tao đă trả cho mày bao nhiêu không?
- Không, thưa bà ? tôi đáp ? Nhưng chắc bà sẽ nói bà đă trả
nhiều hơn giá trị của tôi. Tôi biết trả lời như thế này là hỗn.
Tôi nghĩ thế nào Mẹ cũng tát tôi v́ tội nói hỗn, nhưng tôi đă lo
quá dáng. Tôi cảm thấy đời tôi sẽ không bao giờ gặp được điều
may mắn. Mẹ nghiến răng ho vài tiếng, nhưng đấy là kiểu cười lạ
đời của bà.
- Mày nói đúng! ? bà nói ? Đáng ra mày chỉ đáng giá nửa yen
thôi. Đấy, tao cứ tưởng mày thông minh, nhưng té ra mày ngu đần
không biết cái ǵ hết.
Bà ta hút thuốc một lát rồi tiếp:
- Tao đă trả 75 yen để mua mày. Rồi mày làm hỏng cái áo kimono,
ăn cắp ghim hoa, rồi bây giờ làm găy tay khiến tao phải chi tiền
thuốc men bác sĩ, số tiền này tao sẽ cộng vào số nợ của mày.
Cộng thêm tiền ăn tiền học nữa, và sáng nay tao nghe bà chủ ở
đàng nhà Tatsuyo ở quận Miyagawa-cho, cho biết con chị mày đă
chạy trốn. Bà ấy chưa trả hết nợ cho tao. Tao cộng thêm số tiền
này vào nợ của mày, nhưng tao nghĩ việc này có nghĩa lư ǵ
không, mày đă biết tiền nợ của mày quá nhiều không làm sao trả
được. Thế là chị Satsu đă trốn được. Cả ngày tôi cứ phân vân
thắc mắc, và bây giờ tôi đă có câu trả lời. Tôi muốn mừng cho
chị ấy, nhưng không thể được.
- Tao cứ nghĩ mày sẽ trả lại cho tao sau mười lăm năm làm geisha
? bà ta nói tiếp ? nếu mày thành công được trong nghề này. Nhưng
ai dám đầu tư đồng nào nữa vào một đứa chạy trốn? Tôi không biết
trả lời ra sao, cho nên tôi nói với Mẹ là tôi rất ân hận. Năy
giờ bà nói với tôi rất tử tế, nhưng khi nghe tôi xin lỗi, bà ta
liền để ống vố lên bàn, bạnh hàm xai ra - tôi nghĩ v́ tức giận ?
khiến cho tôi có cảm giác bà giống con thú sắp vồ mồi.
- Mày mà ân hận à? Tao là đồ điên mới đầu tư quá nhiều vào mày
ngay từ ngày đầu như thế. Có lẽ mày là con giúp việc đắt giá
nhất ở Gion! Nếu tao bán xương mày được để lấy lại vốn th́ tao
róc xương mày ra ngay bây giờ!
Nói xong bà bảo tôi ra khỏi pḥng rồi bỏ ống vố vào miệng lại.
Khi ra khỏi pḥng bà ta, môi tôi run lên, nhưng tôi cố giữ b́nh
tĩnh, v́ Hatsumono đang đứng trên chỗ đầu cầu thang. Ông Bekku
đang đợi để buộc giải thắt lưng cho cô ta tôi khi bà D́ đang
đứng trước mặt Hatsumono, cầm cái khăn nhỏ trong tay, nh́n vào
mặt cô ta.
- Rồi, bị vấy dơ hết rồi ? bà D́ nói ? Tôi không làm thêm được
nữa. Cô cứ khóc cho đủ rồi trang điểm lại từ đầu.
Tôi hiểu ngay lư do tại sao Hatsumono khóc. Anh bồ của cô ta
không gặp cô ta, bây giờ cô bị cấm không được đem ông ta đến
đây. Tôi biết chuyện này từ sáng hôm kia và tôi biết chắc
Hatsumono sẽ đổ lỗi hết chuyện này lên đầu tôi. Tôi cố đi nhanh
xuống thang lầu trước khi cô ta kịp thấy tôi, nhưng quá trễ rồi.
Cô ta giật cái khăn trên tay bà D́, ra dấu gọi tôi đến. Tôi
không muốn đến, nhưng làm sao không nghe lời cô ta cho được!
- Cô không có việc ǵ với Chiyo hết ? bà D́ nói với cô ta ? Vào
pḥng mà trang điểm đi. Hatsumono không đáp, mà kéo tôi vào
pḥng cô ta rồi đóng cửa lại. Cô ta nói với tôi:
- Tao đă bỏ công nhiều ngày để t́m cách làm hại đời mày, nhưng
bây giờ mày chạy trốn, thế là mày đă làm việc ấy thay tao! Tao
vui mừng khôn xiết! Tao cứ đợi đến lúc tao làm cho được việc ấy.
Thật là quá thô bạo đối với tôi, nhưng tôi vẫn cúi chào
Hatsumono rồi đẩy cửa đi ra mà không đáp lại. Cô ta có thể đánh
tôi v́ hành động này, nhưng cô ta chỉ đi theo tôi ra ngoài và
nói tiếp:
- Nếu mày thắc mắc không biết số phận con ở suốt đời sẽ ra sao,
th́ mày nên hỏi bà D́ cho biết! Mày và bà ấy bây giờ giống như
hai đầu mút của một sợi dây. Bà ấy bị găy xương hông, c̣n mày
găy xương tay. Có lẽ có ngày trông mày như một người đàn ông, y
như bà D́ vậy!
- Thôi, thôi Hatsumono ? Bà D́ nói ? Hăy tỏ ra có ḷng thương
xót chúng tôi một chút chứ. Nhớ lại thời tôi chừng năm sáu tuổi,
thời không bao giờ tôi dám nghĩ đến Kyoto, tôi có quen một đứa
con trai trong làng tên Noboru. Tôi thấy cậu ấy dễ thương, nhưng
cậu ta mở miệng nói cái ǵ, tất cả bọn trẻ đều không thèm chú ư.
Cho nên Noboru thường ngồi bệt xuống đất mà khóc. Những tháng
tiếp sau ngày trốn thoát thất bại của tôi, tôi thấy cuộc sống
của tôi cũng giống như Noboru vậy, v́ chẳng ai trong nhà thèm
nói ǵ với tôi hết ng̣ai việc ra lệnh cho tôi làm việc. Bà Mẹ
thường xem tôi như khói thuốc của bà, v́ bà có nhiều việc quan
trọng để lo nghĩ. Nhưng bây giờ tất cả gia nhân trong nhà, cả bà
đầu bếp và Bà Ngọai, đều làm như thế.
Suốt cả mùa đông lạnh như cắt năm ấy tôi cứ phân vân không biết
Satsu ra sao, mẹ và bố tôi ra sao. Đêm nào khi nằm ngủ tôi cũng
đau đớn lo âu, tôi cảm thấy ḷng trống vắng như thể thế giới này
chỉ là một gian pḥng khổng lồ vắng bóng người. Để an ủi ḿnh,
tôi nhắm mắt tưởng tượng tôi đang đi trên con đường bên chân núi
đá ven biển ở Yoroido. Tôi nhớ con đường này rất rơ và tôi h́nh
dung ra trước mắt cảnh tôi đang thong dong về nhà trên con đường
ấy như thể tôi và Satsu đă trốn thóat được. Tôi tưởng tượng ra
cảnh tôi nắm tay chị Satsu đi về phía ngôi nhà ngà say ? nhưng
sự thật trước đây chưa bao giờ tôi muốn nắm tay Satsu lần nào-
ḷng nghĩ đến chuyện chúng tôi sẽ được sống sum họp với bố mẹ
thêm một thời gian nữa. Tôi chưa bao giờ dám tưởng tượng ra việc
về lại nhà tôi, có lẽ v́ tôi sợ sẽ chứng kiến cảnh thực tế xảy
ra tại đấy, nhưng dù sao th́ việc tưởng tượng đi trên con đường
về nhà cũng làm cho tôi an ủi được phần nào. Rồi thỉnh thỏang
tôi nghe tiếng ho của một gia nhân nằm gần bên tôi, hay tiếng
càu nhàu của Bà Ngọai theo gió thỏang tới, và chính lúc ấy, mùi
nước biển ở quê nhà tan biến đi mất, đất lổm chổm trên đường
dưới chân tôi hóa thành vải trải nệm, và tôi thấy ḿnh trơ trọi
một ḿnh nơi đất khách quê người.
Khi mùa xuân đến, hoa anh đào nở rộ khắp công viên Maruyama, và
không ai ở Kyoto muốn nói đến chuyện ǵ khác hết. Hatsumono bận
rộn hơn thường khi lúc ban ngày, v́ cô ta đi tham dự các buổi
tiệc thưởng hoa. Cứ mỗi buổi chiều thấy cô ta chuẩn bị đi dự
tiệc là tôi ghen tị. Tôi đă bắt đầu hết hy vọng về chuyện một
đêm thức dậy th́ thấy Satsu lẻn vào nhà kỹ nữ của tôi để cứu
tôi, hay là hết hy vọng có ngày tôi sẽ được tin tức của gia đ́nh
tôi ở Yoroido. Rồi một buổi sáng khi Mẹ và D́ sửa sọan cho Bà
Ngọai đi du xuân, tôi xuống thang lầu bỗng một gói hàng để trên
nền nhà ở hàng lang phía trước nhà. Đấy là cái hộp dài bằng cánh
tay tôi, gói trong giấy dày và buộc bằng gai bện. Tôi nghĩ đây
không phải là công việc của tôi, nhưng v́ quanh đấy không có ai,
nên tôi đến đọc tên và địa chỉ viết thật lớn trên mặt gói hàng.
Tên và địa chỉ như thế này:
Sakamoto Chiyo
Tại Nita kayodo
Gion Tominaga-cho
Thành phố Kyoto, quận Kyoto
Tôi qúa kinh ngạc đến nỗi tôi đứng sững một hồi lâu, tay bịt
miệng và tôi nghĩ mắt tôi khi ấy chắc trợn tṛn như hai cái tách
trà. Dưới mấy con tem là địa chỉ của người gởi, người gởi là ông
Tanaka. Tôi không biết trong gói có cái ǵ, nhưng nh́n tên ông
Tanaka trên bao, chắc anh cho là quá vô lư, nhưng thật t́nh khi
ấy tôi hy vọng rằng có lẽ ông ta nhận ra việc gởi tôi đến đây là
một lỗi lậm và bây giờ ông gởi đến cho tôi cái ǵ đấy để tôi
dùng nó mà mua lại tự do ra khỏi nhà kỹ nữ. Tôi không tưởng
tượng được cái gói như thế này lại có thể giúp một cô gái thoát
khỏi cảnh nô lệ, tôi gặp cảnh đau buồn nên cứ tưởng tượng ra thế
thôi. Nhưng thật t́nh tôi tin rằng khi cái gói này được mở ra,
cuộc đời tôi cũng được đổi thay.
Tôi đang tính xem phải làm ǵ th́ bà D́ trên lầu đi xuống, bà
đẩy tôi ra xa cái gói hàng, mặc dù tên tôi ghi trên đó. Tôi muốn
mở cái gói ra ngay, nhưng bà sai tôi đi lấy dao để cắt dây thừng
và thủng thỉnh tháo dây buộc cái gói ra. Dưới giấy gói là một
lớp vải bao quanh được khâu lại bằng chỉ khâu lưới đánh cá. Một
chiếc phong b́ ghi tên tôi được khâu vào một góc bao. Bà D́ cắt
chiếc phong b́ ra rồi xé lớp vải bọc để lộ ra một cái hộp gỗ sơn
đen. Tôi rất nôn nóng muốn biết có ǵ trong cái hộp nhưng khi bà
D́ và tôi mở nắp hộp ra, tôi bỗng cảm thấy nặng nề khó chịu. V́
trong hộp, nằm giữa lớp vải trắng xếp nếp là những chiếc thẻ bài
vị tên người chết mà tôi đă thấy để trên bàn thờ ở ngôi nhà ngà
say của chúng tôi. Có hai thẻ, mà trước đây tôi chưa thấy, trông
mới hơn những thẻ khác và có pháp danh mới lạ viết trên đó mà
tôi không hiểu nghĩa. Tôi lo sợ không biết tại sao ông Tanaka
gởi cái thư này đến cho tôi.
Bỗng bà D́ để cái hộp có những chiếc bài vị xếp ngay ngắn trong
đó lên nền nhà. Bà lấy bức thư trong phong b́ ra đọc. Tôi đứng
yên chờ đọi, ḷng lo sợ không dám nghĩ đến cái ǵ hết. Cuối cùng
bà D́ thở dài, nắm tay tôi dẫn vào pḥng khách. Khi tôi quỳ
xuống nơi bàn, hai tay tôi run lên trên hai đùi chân, có lẽ v́
tôi cố gắng để giữ trí óc khỏi nghĩ đến những điều khủng khiếp.
Có lẽ đây là dấu hiệu hy vọng khi thấy ông Tanaka gởi những tấm
bài vị đến cho tôi. Phải chăng gia đ́nh tôi sẽ chuyển đến ở tại
Kyoto, và chúng tôi sẽ mua cái bàn thờ mới để sắp các bài vị lên
mà thờ? Hay có lẽ Sasu yêu cầu người ta gởi các bài vị này đến
cho tôi v́ chị ấy sắp trở về? Và rồi tiếng bà D́ cắt đứt ḍng
suy tưởng của tôi:
- Chiyo, ta đọc cho cháu nghe bức thư do một người đàn ông tên
là Tanaka viết ? bà nói bằng giọng trầm trầm, chậm răi. Tôi như
muốn hụt hơi khi thấy bà trải tờ giấy trên mặt bàn.
Chiyo thân mến,
Hai mùa đă trôi qua kể từ ngày cô rời khỏi Yoroido và chẳng bao
lâu nữa cây cối sẽ đâm chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Cảnh hoa
nở hoa tàn nhắc cho chúng ta biết rồi ra ai trong chúng ta cũng
phải chết.
Là người xuất thân trong cảnh mồ côi, kẻ hèn này rất đau xót khi
báo cho cô biết một tin rất buồn. Sau tuần sau ngày cô ra đi để
sống cuộc đời mới ở Kyoto, nỗi đau đớn của người mẹ đáng kính
của cô đă đến chỗ chấm dứt, và chỉ vài tuần sau, người cha đáng
kính của cô cũng từ giă cơi đời này. Kẻ hèn này hết sức đau xót
trước sự mất mát này của cô và hy vọng cô an tâm vững tin rằng
thi hài của song thân cô đều được an táng hẳn hoi tại nghĩa
trang làng. Lễ cầu siêu cho hai người đă được tổ chức tại đền
Hoko-ji ở Senzuru, thêm vào đó các bà ở Yoroido đă tụng kinh cầu
nguyện cho họ. Kẻ hèn này tin chắc cả hai bố mẹ cô được lên cơi
cực lạc.
Việc học tập của người geisha mới vào nghề rất gian khổ. Tuy
nhiên, kẻ hèn này rất mến mộ những ai chịu đựng gian khổ để trở
thành những nhà nghệ sĩ vĩ đại. Cách đây mấy năm tôi có đến thăm
Gion, tôi được hân hạnh xem những màn múa xuân và sau đó đi dự
tiệc ở pḥng trà, cảnh diễn ra c̣n để trong ḷng tôi ấn tượng
sâu sắc. Cô Chiyo, tôi cảm thấy rất sung sướng khi thấy cô có
được chỗ đứng b́nh an trong cuộc đời này, và mong sao cô thoát
khỏi cảnh khổ đau trong những năm bấp bênh bất định. Kẻ hèn này
đă sống khá lâu để chứng kiến được hai thế hệ trẻ con trưởng
thành, kinh nghiệm cho thấy rằng hiếm khi loại chim b́nh thường
mà sinh ra được giống thiên nga. Con thiên nga nào ỷ lại sống
trong tổ của cha mẹ đều sẽ bị tiêu vong, cho nên kẻ nào có sắc
có tài đểu phải khổ công luyện tập mới t́m được con đường vinh
quang trên cơi đời này.
Chị cô, Satsu, đă về Yoroido vào cuối mùa thu vừa qua, nhưng cô
ấy đă bỏ đi biệt tích với con trai ông Sugi. Ông Sugi rất mong
mỏi thấy lại đứa con thân yêu trong lúc ông c̣n sống, cho nên
ông ta yêu cầu cô vui ḷng báo cho ông ta biết ngay, nếu cô có
tin tức ǵ về chị cô. Thân ái chào cô,
Tanaka Ichiro.
Trước khi bà D́ đọc xong bức thư nước mắt đă chảy ra trên mặt
tôi đầm đ́a như nước phụt ra trên ấm nước sôi. Dĩ nhiên khi nghe
tin bố mẹ mất ai mà không đau đớn. Nhưng khi nghĩ đến chuyện cả
bố lẫn mẹ đều qua đời để lại tôi một ḿnh, v́ khi biết chị tôi
cũng đă biến mất?tôi liền cảm thấy ḿnh như chiếc b́nh vỡ không
đứng vững được. Tôi lại c̣n như bị lạc lơng trong căn pḥng này
nữa.
Chắc anh cho tôi quá thơ ngây v́ tôi cứ măi hy vọng mẹ tôi vẫn
c̣n sống suốt nhiều tháng trời. Nhưng thực ra tôi không mấy hy
vọng. Tôi hy vọng là v́ tôi muốn có cái ǵ đấy để bám vào mà
sống. Bà D́ rất tốt với tôi trong khi tôi cố chịu đựng nhiều đau
khổ. Bà ta cứ nói măi với tôi:
- Ráng lên, Chiyo, ráng lên. Sống trong cuộc đời này, chúng ta
ai cũng phải cố ráng hết.
Khi tôi đă b́nh tĩnh có thể nói lại được, tôi yêu cầu bà ta hăy
để các bài vị ấy nơi nào tôi không thấy, và nhờ bà cúng bái giúp
? v́ công việc này sẽ làm cho tôi đau khổ thêm. Nhưng bà từ
chối, bà nói rằng quay lưng lại với tổ tiên như thế thật đáng
xấu hổ. Bà giúp tôi để các bài vị trên cái kệ gần chân cầu thang
lầu, ở đấy tôi có thể cầu nguyện vào mỗi sáng. Bà nói:
- Cháu Chiyo, cháu đừng quên tổ tiên. Họ là những ǵ c̣n lại
thuộc thời thơ ấu của cháu.
Chương 9
Vào dịp lễ sinh nhật thứ 65 của tôi, một
người gởi đến cho tôi một bài báo mà bà ta đă t́m thấy ở đâu đó,
bài báo có nhan đề "Hai mươi nàng geisha vĩ đại nhất trước đây ở
Gion". Hay có lẽ là ba mươi nàng geisha ǵ đấy, tôi không nhớ
rơ. Nhưng tôi có tên trong danh sách đó với một ḍng ngắn viết
về tôi, trong đó cho rằng tôi sinh ra ở Kyoto ? dĩ nhiên điểm
này là sai. Tôi c̣n xin cam đoan với anh rằng tôi không phải là
một người trong số hai mươi geisha vĩ đại nhất nữa, có người sai
lầm giữa cái vĩ đại với cái họ nghe nói đến. Nhưng dù sao, nếu
ông Tanaka không viết thư báo cho tôi biết bố mẹ tôi đă mất và
có lẽ không bao giờ tôi gặp lại chị tôi nữa, th́ chắc tôi đă may
mắn không trở thành nàng geisha không có ǵ đáng hănh diện v́
nàng là nàng geisha không được hạnh phúc.
Chắc anh c̣n nhớ có lần tôi đă nói với anh rằng khi tôi gặp ông
Tanaka lần đầu là buổi chiều tuyệt nhất của đời tôi, mà cũng là
buổi chiều tệ hại nhất. Có lẽ không cần giải thích tại sao lại
là một buổi chiều tệ hại nhất, nhưng chắc anh thắc mắc tại sao
tôi có thể nghĩ rằng đă có điều tuyệt vời xảy đến. Quả đúng là
cho đến khi ấy, ông Tanaka chỉ mang lại cho đời tôi đau khổ mà
thôi, thế nhưng ông ta đă làm thay đổi chân trời của tôi. Chúng
ta sống trên đời giống như nước chảy xuống một ngọn đồi, đều
chảy theo một hướng cho đến khi chúng ta gặp phải cái ǵ đấy
buộc chúng ta phải rẽ sang một hướng khác. Nếu tôi không gặp ông
Tanaka, th́ đời tôi chỉ là một ḍng nước chảy từ ngôi nhà ngà
say cho đến biển. Khi ông ta xô tôi về chỗ xa lạ, ông đă thay
đổi tất cả. Nhưng bị đẩy vào thế giới xa lạ không giống hẳn như
rời bỏ gia đ́nh của ḿnh. Khi nhận được thư của ông Tanaka, tôi
đă sống ở Gion hơn sáu tháng, thế mà trong thời gian ấy, tôi
chưa bao giờ từ bỏ ḷng tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ có cuộc
sống ở đâu đó tốt đẹp hơn, với người thân yêu trong gia đ́nh.
Tôi chỉ sống ở Gion một nửa, c̣n nửa kia tôi sống trong các giấc
mơ sẽ về lại nhà. Cho nên có thể nói những giấc mơ nhiều khi rất
nguy hiểm, chúng như ngọn lửa âm ỉ, và nhiều khi thiêu rụi hoàn
toàn chúng ta.
Suốt những ngày c̣n lại của mùa xuân, và cả mùa hè sau ngày tôi
nhận được bức thư, tôi thấy ḿnh như đứa trẻ lạc trong cái hồ bị
sương mù bao phủ. Ngày nối ngày trôi qua trong một cảnh vô vị.
Tôi chỉ nhớ cái được cái mất, nỗi khổ và ḷng lo sợ triền miên
ngự trị trong tôi. Khi mùa đông tới, tôi chỉ biết ngồi trong
pḥng gia nhân để nh́n tuyết rơi lặng lẽ ng̣ai sân. Tôi tưởng
tượng ra cảnh bố tôi ho nơi chiếc bàn đơn độc trong ngôi nhà
lạnh lẽo của chúng tôi, và mẹ tôi quá gầy trên chiếc nệm đến nỗi
thân h́nh của bà không làm cho chiếc nệm xẹp xuống được tí nào.
Tôi đi ra ng̣ai sân để giải sầu, nhưng sao khó quá.
Rồi mùa xuân lại về. Lúc ấy là tháng tư, hoa anh đào lại nở,
chuyện lạ xảy đến đúng một năm sau ngày tôi nhận được thư của
ông Tanaka. Tôi đă được 12 tuổi, đă bắt đầu trổ mă, mặc dù Bí
Ngô vẫn c̣n vẻ bé bỏng. Người tôi phát triển theo chiều cao
nhiều hơn. Thân h́nh vẫn c̣n gầy và thẳng đuột như cái que thêm
một hai năm nữa, nhưng mặt tôi đă mất vẻ con nít. Cằm và g̣ má
đă rơ nét trên khuôn mặt nở nang và cặp mắt có h́nh trái hạnh
đào. Trước đây, mỗi khi ra đường, đàn ông không nh́n tôi, nhưng
bây giờ mỗi khi tôi đi qua họ, họ đều nh́n tôi.
Không hiểu sao mà vào một buổi sáng sớm tháng tư, tôi thức dậy
sau một giấc mơ kỳ lạ nhất, trong giấc mơ tôi đă gặp một người
đàn ông có râu. Râu của ông ta rất rậm như thể ông ta muốn che
dấu nét mặt của ông ta đi. Ông ta đứng trước mặt tôi, nói cái ǵ
đấy mà tôi không nhớ được, rồi th́nh ĺnh ông ta kéo cái màn
giấy trên cửa sổ bên cạnh ông, làm phát ra một tiếng cạch lớn.
Tôi giật ḿnh thức dậy, nghĩ rằng tôi đă nghe có tiếng động
trong pḥng. Những người giúp việc thở dài trong giấc ngủ. Bí
Ngô nằm yên lặng, cái mặt tṛn vạnh lún xuống trên gối. Tôi thấy
mọi vật không có ǵ thay đổi nhưng tôi có một cảm giác khác lạ.
Tôi cảm thấy như thể tôi ch́m vào một thế giới đă thay đổi phần
nào so với thế giới mà tôi đă thấy vào đêm trước ? nhất là khi
nh́n ra ng̣ai qua chính cái cửa cổ đă được mở ra trong giấc
mộng.
Tôi không lư giải được ư nghĩa của hiện tượng này. Sáng hôm ấy
tôi cứ nghĩ măi về giấc mơ đến nỗi đầu óc tôi kêu ù ù như con
ong bị nhốt trong cái thẩu. Và rồi chuyện ấy hiện ra trong trí
óc tôi, chuyện mà tôi không bao giờ nghĩ đến kể từ khi tôi đặt
chân tới Kyoto. Sau khi chia tay chị tôi vài hôm, vào một buổi
chiều, người ta sai tôi đi giặt giẻ lau nhà. Bỗng một con bướm
bay đến đậu vào tay tôi, tôi hất nó đi, nghĩ rằng nó sẽ bay di,
nhưng thay v́ bay đi, nó lại văng ra như ḥn đá rồi rớt xuống
sân, nằm trên mặt đất. Tôi không biết nó đă chết khi từ trên rơi
xuống hay là tôi đă giết nó, nhưng h́nh ảnh con vật bé nhỏ nằm
chết làm tôi xúc động. Tôi ngắm h́nh hoa văn xinh đẹp trên hai
cánh của nó rồi tôi gói nó vào miếng giẻ và giấu nó dưới móng
nhà.
Từ đó tôi không nghĩ đến con bướm này nữa, nhưng một hôm tôi nhớ
đến nó, tôi đến quỳ xuống nh́n dưới móng nhà t́m nó. Rất nhiều
chuyện trong đời tôi đă thay đổi, ngay cả thái độ tôi nh́n đời,
nhưng khi tôi mở miếng giẻ gói con bướm ra, nó vẫn c̣n h́nh hài
một con bướm rất đẹp y như cái ngày mà tôi chôn nó xuống mộ. Giá
mà đời tôi y như những ngày tôi mới đến Kyoto.
Khi nghĩ thế, đầu óc tôi quay cuồng như cơn lốc. Tôi nghĩ rằng
con bướm và tôi như hai thái cực. Cuộc đời tôi biến hóa như ḍng
suối, thay đổi hoài; nhưng con bướm trông không thay đổi ǵ hết.
Trong lúc suy nghĩ, tôi đưa tay đụng vào thân h́nh mượt mà của
nó, lập tức nó biến thành một nhúm tro mà không gây ra một tiếng
động, thậm chí không thấy được cảnh nó sụm xuống thành một đống
tro. Tôi quá sửng sốt đến độ thốt ra một tiếng kêu ngạc nhiên.
Trí óc tôi quay cuồng, tôi cảm thấy ḿnh đang ở trung tâm của
cơn băo. Tôi thả tay cho miếng vải liệm bé xíu và nhúm tro rơi
xuống đất. Bây giờ tôi đă hiểu điều ǵ làm cho tôi hoang mang cả
buổi sáng. Mùi xú uế trong không khí đă hết, quá khứ đă qua rồi,
bố mẹ tôi đă chết, tôi không thể làm ǵ được để thay đổi t́nh
thế này. Nhưng tôi cứ tưởng tôi không đi tiếp được. Tôi không
biết chuyện này đối với anh có ư nghĩa ǵ không, nhưng tôi thấy
tôi đă quay một ṿng nh́n sang hướng khác, hướng về phía tương
lai. Và bây giờ vấn đề đặt ra cho tôi là cái tương lai ấy sẽ như
thế nào.
Ngay khi câu hỏi ấy hiện ra trong óc tôi, tôi biết chắc chắn một
điều là nội trong ngày hôm ấy thôi, thế nào tôi cũng thấy dấu
hiệu lạ. V́ thế mà trong giấc mơ tôi thấy người đàn ông râu rậm
mở cửa sổ. Ông ta như nói với tôi rằng "Hăy đợi điều xảy ra cho
cô. V́ cái điều mà cô thấy sẽ là tương lai của cô."
Tôi đang loay hoay như chưa kịp suy nghĩ điều ǵ thêm th́ có
tiếng bà D́ gọi tôi:
- Này Chiyo, lại đây.
Tôi đi trên hành lang đất như người mộng du. Khi ấy chắc tôi sẽ
không ngạc nhiên nếu bà D́ nói với tôi như thế này "Cháu muốn
biết về tương lại của cháu như thế nào phải không? Được rồi, hăy
lắng tai nghe cho kỹ?" Nhưng thay v́ nói thế, bà đưa cho tôi hai
vật trang sức trên tóc gói trong một miếng lụa vuông màu trắng,
bà nói:
- Đem các thứ này đến cho Hatsumono. Có trời mà biết đêm qua có
chuyện ǵ xảy đến cho cô ta. Cô ta về nhà với đồ trang sức của
người khác. Chắc cô ta say quá v́ uống nhiều sake hơn mọi khi.
Đến trường hỏi cô ta và của ai th́ trả lại cho họ.
Khi tôi lấy các món nữ trang, bà D́ đưa thêm cho tôi một mẩu
giấy ghi những việc lặt vặt khác phải làm. Bà bảo tôi làm xong
việc là phải về nhà ngay.
Mang đồ trang sức của người khác về nhà có lẽ không có ǵ kỳ
cục, nhưng thực ra mang những thứ ấy cũng giống như mang đồ lót
của người khác về nhà vậy. Giới geisha không gội đầu hàng ngày,
chắc anh biết, v́ họ sợ hư mái tóc. Cho nên vật trang sức trên
tóc rất kiêng kỵ, ngay cả bà D́ mà cũng không muốn đụng đến
những thứ ấy. Cho nên bà phải lấy một miếng lụa vuông để lót
tay. Bà gói các thứ ấy rồi đưa cho tôi, cho nên nó giống như cái
gói đựng xác con bướm đêm mà tôi cầm cách đấy mấy phút. Dĩ nhiên
điềm báo hiệu nào rơ ràng quá cũng làm cho ta sửng sốt. Tôi đứng
yên nh́n gói đồ trên tay bà D́ măi cho đến lúc bà nói:
- Trời ơi! Cầm lấy mà đi đi chứ!
Sau đó khi trên đường đến trường, tôi mở cái gói ra xem một lần
nữa. Một vật là cái lược sơn mài đen có h́nh như h́nh mặt trời
lặn, chung quanh mặt trời là những đóa hoa bằng vàng, vật kia là
một thanh gỗ vàng, hai đầu có hai hột ngọc được đính vào một quả
cầu nhỏ màu hổ phách.
Tôi đứng đợi ngoài cổng trường cho đến khi tiếng chuông reo lên
báo hiệu giờ tan học. Các cô mặc áo màu xanh trắng ào ra khỏi
lớp. Hatsumono thấy tôi trước khi tôi kịp nh́n thấy cô ta, cô
cùng đi với một geisha khác, cả hai tiến về phía tôi. Chắc anh
thắc mắc tại sao cô ta c̣n đến trường, cô ta là một vũ công
thành thạo và biết hết các môn cần thiết mà một geisha phải
biết. Nhưng ngay cả những geisha có tiếng tăm cũng vẫn tiếp tục
học những bài học nâng cao về bộ môn múa để áp dụng trong nghề,
thậm chí có những geisha năm sáu chục tuổi vẫn đến trường để học
hỏi thêm.
- Này chị, nh́n ḱa ? Hatsumono nói với bạn ? tôi tưởng đấy là
cây sậy. Cây sậy cao lêu đêu!
- Đấy là kiểu cô ta chọc quê tôi, v́ tôi cao hơn cô ta đến một
lóng tay.
- Bà D́ sai tôi đến đây, thưa cô ? tôi nói - để hỏi đêm qua cô
đă cầm nhầm những thứ này của ai.
Nụ cười tắt trên môi Hatsumono, cô ta giật cái gói trên tay tôi
và mở ra xem.
- Trời đất! Đồ này không phải của tôi! Cô lấy các thứ này ở đâu?
- Ồ chị Hatsumono ? cô geisha kia nói - chị không nhớ à? Trong
lúc chị và Kanako giỡn cợt với ông Chánh án Uwazumi, hai người
đă tháo nữ trang trên tóc ra. Chắc Kanako đă mang đồ nữ trang
của chị, c̣n chị th́ mang đồ của cô ta về nhà.
- Tởm quá - Hatsumono nói - chị có biết Kanako gội đầu khi nào
không? Vả lại nhà của cô ấy gần nhà chị, nhờ chị đem về cho cô
ta giúp tôi, được không? Nhờ chị nói với cô ta rằng tôi sẽ đến
lấy các món đồ của tôi và cô ta chớ có xài các thứ ấy.
Cô geisha kia lấy các thứ trang sức và bỏ đi. Hatsumono nói với
tôi:
- Này Chiyo, khoan hăy đi đă. Có chuyện này tôi muốn nói với cô,
hăy nh́n cô gái đàng kia ḱa, cô gái đang đi qua cổng đấy. Tên
cô ta là Ichikimi. Tôi nh́n Ichikimi, nhưng Hatsumono có vẻ như
không có ǵ thêm để nói về cô ta, tôi bèn nói:
- Nhưng tôi không biết cô ấy.
- Dĩ nhiên là không, cô ta không có ǵ đặc biệt đáng chú ư, chỉ
là đồ ngu ngốc vụng về như con què. Nhưng cô sẽ rất ngạc nhiên
khi biết cô ta sắp thành geisha c̣n cô th́ không bao giờ. Tôi
thấy Hatsumono không thể t́m ra được điều ǵ để nói với tôi độc
ác hơn điều cô đă nói. Từ một năm rưỡi nay tôi đă bị giao công
việc nặng nhọc như một con ở. Tôi cảm thấy đời tôi đang đi theo
một con đường vô định. Tôi không muốn thành geisha, nhưng tôi
cũng không muốn làm tôi tớ măi. Tôi đứng trong vườn của trường
học một lúc lâu, nh́n các cô gái cùng tuổi với tôi chuyện tṛ
vui vẻ với nhau khi họ đi qua trước mặt tôi. Chắc họ trở về nhà
ăn trưa, nhưng đối với tôi, họ đi từ một công việc quan trọng
này đến một việc quan trọng khác trong một cuộc sống có mục
đích, c̣n tôi th́ trái lại, tôi phải quay về với công việc lau
chùi các viên đá trong sân, làm những công việc quá hèn hạ. Khi
trong vườn hết người, tôi lo sợ nghĩ rằng đây là cái điềm báo
trước mà tôi chờ đợi ? nó báo cho biết các cô gái kia ở Gion sẽ
tiến lên và để tôi lại đàng sau. Cái ư nghĩ này khiến tôi khiếp
sợ, làm cho tôi không thể ở lại trong vườn một ḿnh được nữa.
Tôi đi vào đại lộ Shijo, rồi đi qua con sông Kamo. Những tấm
bích chương khổng lồ nơi nhà hát Minamiza, quảng cáo buổi tŕnh
diễn vở kịch của Kabuki vào chiều ấy có tên Shirabaku. Đây là vở
kịch nổi tiếng nhất của chúng tôi mặc dù lúc ấy tôi không biết
ǵ về Kabuki hết. Từng đoàn người bước lên thềm vào rạp hát. Ở
đây, tôi thấy cuộc sống sôi động diễn ra quanh tôi. Tôi vội vă
đi ra khỏi đại lộ, rẽ vào một con đường khác chạy dọc bờ sông
Shirakawa, nhưng ngay ở đây, các ông và các nàng geisha cũng đi
tấp nập, cuộc đời của họ có mục đích để hướng đến. Để khỏi đau
đớn khi nh́n thấy cảnh tượng này, tôi đi ra phía bờ suối
Shirakawa, nhưng độc ác thay, ngay cả nước trong ḍng suối cũng
đang chảy đến một nơi nào đấy có mục đích ? nó chảy về phía sông
Kamo rồi từ đó đổ ra vịnh Osaka và vào Nội hải. H́nh như ở đâu
cũng có điều mách bảo có điều ǵ đó đang chờ đợi tôi. Tôi đứng
tựa lưng vào bức tường đá nhỏ bên ḍng suối mà khóc. Tôi là ḥn
đảo bị bỏ rơi ở giữa đại dương, không quá khứ cũng không tương
lai. Tôi cứ nghĩ ở đây không có bóng người, bỗng tôi nghe có
tiếng đàn ông cất lên:
- Trời ơi ai lại đau khổ khi cuộc đời tươi đẹp như thế này.
Thường thường đàn ông đi trên phố Gion không có ai thèm để ư đến
tôi, nhất là khi tôi đang khóc như một kẻ điên khùng như thế
này. Nếu ông ta thấy, chắc không đời nào ông ta nói với tôi, trừ
phi ra lệnh cho tôi tránh đường cho ông ta đi, hay đại lọai như
thế. Thế nhưng ông ta đă nói với tôi, mà c̣n nói một cách rất tử
tế. Ông ta nói với tôi như người thân quen ? có lẽ như nói với
con gái của một người bạn tốt. Bỗng dưng tôi thấy trước mắt tôi
như có một thế giới khác hiện ra, khác với thế giới mà tôi đang
sống, một thế giới mà nơi đó tôi được đối xử công bằng, thậm chí
với ḷng tốt nữa - một thế giới mà người cha không đem bán đứa
con gái đi. Tiếng ồn ào huyên náo của những người đang sống có
mục đích bỗng nhiên dừng lại, hay ít ra tôi không quan tâm đến.
Và khi tôi ngước mắt nh́n người đàn ông đă nói với tôi, tôi có
cảm giác sự khổ đau của tôi biến đâu mất.
Tôi rất sung sướng miêu tả ông ta cho anh nghe, nhưng tôi chỉ
nói một cách đơn giản thôi - bằng cách nói cho anh nghe về một
cái cây mọc trên bờ núi đá ven biển ở Yoroido. Thân cây này trơn
láng v́ gió, v́ mưa, và khi tôi lên bốn hay năm ǵ đấy, một hôm
tôi thấy trên thân cây có h́nh thù giống khuôn mặt một người đàn
ông. Khuôn mặt hơi nghiêng về một bên nh́n tôi đăm chiêu. Khuôn
mặt nh́n tôi như người đàn ông tự tin về vị trí của ông ta trên
cơi đời này, như cái cây rất tự tin về vị trí của nó vậy. Đường
nét trên khuôn mặt ấy có vẻ trầm tư, tôi mường tượng ra đấy là
khuôn mặt của Đức Phật.
Người đàn ông nói với tôi trên đường hôm ấy có khuôn mặt rộng và
trầm tĩnh như thế, và có điểm đặc biệt hơn nữa là nét mặt ông ta
rất hài ḥa, thanh khiết. Tôi có cảm giác ông ta sẽ đứng đấy cho
đến khi tôi hết đau khổ. Ông ta vào khoảng 45 tuổi, mái tóc muối
tiêu chải ngược ra sau. Nhưng tôi không thể nh́n ông ta lâu
được, ông ta có vẻ quá sang trọng đối với tôi, khiến cho tôi đỏ
mặt, quay đi nh́n chỗ khác.
Hai thanh niên đứng một bên ông, bên kia là một cô geisha. Tôi
nghe nàng geisha b́nh tĩnh nói với ông:
- Này, cô ta chỉ là con ở thôi! Có lẽ khi đi làm công việc, cô
ta vấp ngón chân vào đá. Em nghĩ sẽ có người nào đấy đến giúp cô
ta.
- Cô Izuko, - ông ta nói - ước ǵ cô có ḷng nhân từ.
- Buổi tŕnh diễn sắp bắt đầu rồi, ông Chủ tịch à. Ông không nên
phí thời giờ? Trong lúc đi làm các công việc lặt vặt ở Gion, tôi
thường nghe đàn ông được gọi bằng chức phận như Trưởng pḥng,
hay thỉnh thoảng Phó giám đốc, nhưng hiếm có ai được gọi là ông
Chủ tịch. Thường th́ những ai được gọi là Chủ tịch đều có đầu
hói, ra đường đi nghênh ngang và có cả đám nhân viên lau chau đi
theo sau. Người đàn ông trước mặt tôi rất khác xa với các ông
Chủ tịch thường thấy, ngay cả một cô gái ít kinh nghiệm về cuộc
đời như tôi, tôi cũng c̣n thấy thế.
- Chắc cô nói nếu tôi dừng lại đây để giúp cô ta là phí th́ giờ
vô ích chứ ǵ? ? ông Chủ tịch nói.
- Ồ phải ? cô geisha nói ? ta đâu c̣n th́ giờ nhiều để nói
chuyện tầm phào. Chúng ta đă trễ xem màn đầu rồi.
- Này cô Izuko, chắc chắn có lúc cô đă lâm vào t́nh trạng như cô
bé này. Cô đừng quả quyết cuộc đời của một geisha lúc nào cũng
đơn giản. Tôi nghĩ giới các cô? - Em mà lâm vào t́nh cảnh như cô
gái này à? Ông Chủ tịch, bộ ông muốn nói em phải phơi mặt ra
ngoài đường sao?
Nghe thế, ông Chủ tịch quay qua hai thanh niên đi bên cạnh yêu
cầu họ đưa Izuko đến nhà hát trước. Họ chào ông rồi bước đi, c̣n
ông nán lại với tôi. Ông ta nh́n tôi một hồi lâu nhưng tôi không
dám nh́n lại ông. Cuối cùng tôi nói:
- Thưa ngài, cô ấy nói thế đúng đấy. Tôi chỉ là một con điên.
Xin ngài đừng v́ tôi mà đến trễ.
- Cô hăy đứng yên một lát xem ? ông ta nói.
Tôi không dám không vâng lời ông ta, nhưng tôi không biết ông
muốn ǵ. Th́ ra ông chỉ lấy khăn trong túi áo lau để những hạt
cát dính trên mặt tôi. Đứng gần bên ông, tôi ngửi thấy mùi phấn
thơm trên làn da láng lẩy của ông, việc này khiến tôi nhớ lại
ngày người cháu trai của Hoàng đế Taisho đến thăm làng đánh cá
của chúng tôi. Ông ta chỉ có việc bước ra khỏi xe hơi, đi đến
con vịnh nhỏ, rồi đi lui, gật đầu chào đám đông quỳ trước mặt
ông ta, trên người mặc bộ âu phục, - bộ âu phục tôi thấy lần đầu
? v́ tôi đă nh́n vào ông, mặc dù không được phép. Tôi c̣n nhớ bộ
râu mép của ông được chăm sóc rất kỹ, không giống tóc tai của
dân trong làng, bờm xờm như cỏ dại mọc bên đường. Trước đó chưa
có một nhân vật quan trọng nào đến làng chúng tôi hết. Tôi nghĩ
lúc đó mọi người đều cảm thấy xúc động trước vẻ cao quư của
người cháu của Hoàng đế.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những việc mà chúng ta
không hiểu, v́ chúng ta chưa bao giờ thấy những việc giống như
thế. Việc ông Chủ tịch tốt với tôi cũng là một chuyện như vậy.
Sau khi lau cát và nước mắt trên mặt tôi, ông nâng cằm tôi lên
và nói:
- Cô em xinh đẹp như thế này?chẳng có ǵ trên đời này làm cho cô
phải xấu hổ hết. Thế mà cô sợ không dám nh́n vào tôi. Hẳn người
ta đối xử với cô độc ác quá, hay là cuộc đời quá độc ác.
- Tôi không biết thưa ngài ? tôi đáp, nhưng dĩ nhiên ông ta nói
quá đúng.
- Chúng ta không mấy ai gặp được người tốt trên đời này như ḷng
ḿnh mong muốn ? ông ta nói rồi nheo mắt một lát như thể nói tôi
hăy suy nghĩ về điều ông ta vừa nói.
Tôi chỉ muốn nh́n lâu vào làn da mặt mịn màng của ông ta một lần
nữa, với bộ lông mày rậm, hàng lông mi mướt như nhung trên cặp
mắt dịu dàng, nhưng giữa hai chúng tôi có một cái hố ngăn cách
về xă hội thật lớn. Cuối cùng tôi nh́n lên, nhưng tôi thẹn thùng
quay mặt đi chỗ khác rất nhanh, đến nỗi chắc ông không thể nào
biết được tôi đă nh́n vào mắt ông. Nhưng làm sao tôi có thể miêu
tả được những cái tôi đă thấy lúc ấy? Ông ta nh́n tôi như người
nhạc sĩ nh́n nhạc cụ của ḿnh trước khi bắt đầu chơi nhạc, với
vẻ thành thạo và tự chủ. Tôi cảm thấy ông ta hiểu tôi như thể
tôi là một phần thể của ông. Tôi ước ao được làm nhạc cụ cho ông
biết bao!
Bỗng ông thọc tay vào túi lấy ra cái ǵ đấy.
- Cô em thích mận ngọt hay dâu? ? ông ta hỏi.
- Ngài nói ǵ? Ngài muốn nói?ăn à?
- Hồi năy tôi có gặp người bán hàng rong, bán xi rô đá bào. Hồi
c̣n nhỏ tôi rất thích ăn thứ ấy, nhưng khi đă trưởng thành rồi
mới được ăn. Cô hăy cầm lấy một đồng tiền để mua một ly mà ăn.
Cô lấy luôn cái khăn của tôi để lau mặt sau khi ăn xong ? ông ta
nói xong, bỏ đồng tiền vào giữa cái khăn, gói lại thành một gói,
và đưa cho tôi.
Từ lúc gặp ông Chủ tịch, tôi quên chuyện tôi đang chờ đợi dấu
hiệu báo cho biết tương lai của tôi. Nhưng khi tôi thấy cái gói
trong tay, nó giống gói vải liệm con bướm, tôi nghĩ cuối cùng
tôi đă gặp dấu hiệu báo trước tương lai. Tôi cầm lấy cái gói,
cúi người chào cám ơn ông ta, cố nói cho ông ta biết tôi rất
biết ơn ông ? nhưng tôi nghĩ những lời tôi nói ra không bộc lộ
hết đầy đủ t́nh cảm biết ơn của tôi lúc ấy. Tôi không cám ơn v́
ông ta cho tôi đồng tiền, cũng không cám ơn việc ông ta đứng lại
để giúp tôi, mà tôi cám ơn là v́...ờ, v́ việc mà tôi không biết
bây giờ tôi có thể giải thích được không. Tôi nghĩ v́ ông đă chỉ
cho tôi thấy rằng bên cạnh sự độc ác vẫn c̣n cái ǵ đấy ta có
thể t́m được trong thết gian này.
Tôi nh́n ông đi mà ḷng đau như cắt ? nhưng là một nỗi đau dễ
chịu, nếu có loại đau như thế. Tôi muốn nói rằng nếu anh được
sống một buổi tối thú vị hơn bất cứ buổi tối nào khác, th́ chắc
thế nào anh cũng thấy buồn khi buổi tối thú vị ấy chấm dứt.
Trong cuộc gặp gỡ ngăn ngủi với ông Chủ tịch, tôi đă thay đổi từ
một cô gái lạc lơng trước cuộc đời trống rỗng thành một cô gái
có cuộc sống có mục đích. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng với
tôi nó là sự thật. Khi ông Chủ tịch đă đi khỏi tầm mắt của tôi,
tôi chạy ra phố t́m người bán đá bào rong. Hôm ấy trời không
nóng, và tôi cũng không thích đá bào, nhưng tôi muốn ăn để cuộc
gặp gỡ của tôi với ông Chủ tịch được lâu bền. V́ thế tôi mua một
ly giống h́nh nón có đá bào và xirô dâu và đến ngồi trên mặt
tường để ăn. Hương vị xirô thơm tho, dịu ngọt, tôi nghĩ thế v́
ḷng tôi rất hưng phấn. Nếu tôi là nàng geisha Izuko, tôi nghĩ,
có lẽ ông Chủ tịch đă ở với tôi. Tôi không nghĩ đến việc ganh tị
với người geisha. Bây giờ tôi đă hiểu điều mà tôi không nhận
thấy, tôi phải là geisha. Bây giờ tôi thấy điều này như là con
đường dẫn đến một cái ǵ đấy. Nếu tôi nghĩ đúng về tuổi của ông
Chủ tịch, th́ có lẽ ông ta không quá 45. Nhiều geisha thành công
rực rỡ vào tuổi 20, cô geisha Izuko có lẽ không quá 25. Tôi c̣n
bé, gần 12?nhưng trong 12 năm nữa, tôi sẽ 24 tuổi. Và khi ấy ông
Chủ tịch được bao nhiêu? Chắc lúc ấy ông không già hơn ông
Tanaka bây giờ.
Đồng bạc ông ta cho tôi uống một ly xirô không hết. Người bán
hàng rong thối lại cho tôi ba đồng bạc loại khác. Thoạt tiên tôi
định cất lại, để khi khác dùng, nhưng bỗng tôi nghĩ cách để dùng
chúng vào việc quan trọng hơn.
Tôi ra đại lộ Shijo, đi về cuối đường nằm ở phía Nam của Gion, ở
đấy có một ngôi đền thờ thần. Tôi bước lên bậc thềm, ḷng quá lo
sợ không dám bước dưới chiếc cổng đền xây hai tầng có mái đầu
hồi, nhưng tôi cũng cứ đi. Qua một cái sân rải sỏi đi lên những
bậc cấp khác, tôi đi qua cổng chính vào đền. Tôi đến thùng pháp
sương ném mấy đồng bạc c̣n lại vào thùng ? số tiền tôi có thể
dùng để trốn khỏi Gion ? và chắp tay vái ba lần trước các tượng
thần, báo với các ngài tôi đến đây để cầu nguyện. Mắt nhắm
nghiền, hai tay chắp vào nhau, tôi cầu nguyện thần pḥ hộ cho
tôi trở thành geisha. Tôi nguyện sẽ cố gắng khổ luyện, chịu đựng
gian nan, để có cơ may lôi cuốn được sự chú ư của một người như
ông Chủ tịch.
Khi tôi mở mắt ra, tôi nghe tiếng xe cộ chạy trên đại lộ Higashi
Oji, gió vẫn thổi ŕ rào trong hàng cây. Không có ǵ thay đổi.
C̣n việc thần linh có nghe tôi cầu nguyện hay không, tôi không
biết. Tôi nhét cái khăn của ông Chủ tịch vào trong áo, mang theo
về nhà kỹ nữ.
Chương 10
Mấy tháng sau, vào một buổi sáng, trong khi
chúng tôi thay áo lót lụa mỏng mặc khi trời nóng bằng loại áo
lót dày hơn cho mùa đông, bỗng tôi ngửi thấy mùi khét rất khó
chịu bay ra tận ngơ vào, tôi vội thả cả đống áo quần trên tay
xuống. Mùi khét từ pḥng Bà Ngoại bay ra. Tôi chạy lên lầu t́m
bà D́ v́ tôi biết ngay đă có chuyện không ổn xảy ra. Bà D́ ba
chân bốn cẳng chạy xuống, phát hiện ra Bà Ngoại nằm chết trên
nền nhà, chết với tư thế rất kỳ cục.
Trong nhà chỉ có Bà Ngoại mới có ḷ sưởi điện. Đêm nào bà cũng
dùng, ngoại trừ mùa hè. Bây giờ là tháng 9, chúng tôi đă thay áo
lót mặc mùa hè, cho nên bà dùng ḷ sưởi lại. Nói thế không có
nghĩa là trời đă lạnh, chúng tôi thay áo mỏng mặc áo dày theo
lịch chứ không phải theo thời tiết ngoài trời, và Bà Ngoại cũng
dùng ḷ sưởi như thế. Bà đă dựa vào lịch mà làm một cách phi lư,
có lẽ v́ trước đây bà đă chịu lạnh khổ sở rất nhiều rồi.
Bà Ngoại có thói quen là sáng nào cũng vấn sợi dây điện quanh ḷ
rồi đẩy ḷ vào sát vách. Nhiều lần như thế khiến cho hơi nóng
của ḷ làm cháy phần bọc ngoài của dây điện, để tḥi dây đồng ở
trong ra, cho nên khi sờ vào dây sẽ bị điện giật.
Cảnh sát cho biết sáng ấy khi bà đụng vào sợi dây điện, bà bị
điện giật chết ngay tức khắc. Khi bà nhào xuống nền nhà, mặt bà
úp lên mặt kim loại nóng bỏng. V́ thế mới có mùi khét lẹt như
thế. May cho tôi là tôi không thấy bà sau khi bà chết, ngoại trừ
hai cái chân. Tôi đứng ngoại cửa nh́n vào chỉ thấy hai chân bà
khẳng khiu bọc trong tấm lụa nhăn nhúm.
Sau khi Bà Ngoại mất được hai tuần, chúng tôi rất bận rộn, không
những v́ phải lau chùi nhà cửa cho thật sạch ? v́ theo đạo thờ
thần linh, th́ tử khí là mùi ô uế nhất trong tất cả các mùi hôi
? mà c̣n chuẩn bị nhà cửa để tiếp khách đến viếng. Chúng tôi
phải sắp xếp các đèn cầy, khay cúng cơm, treo lồng đèn ng̣ai
cổng, bàn uống trà, khay để tiền do khách phúng điếu và đủ thứ
việc lặt vặt khác. Chúng tôi quá bận rộn đến nỗi một buổi tối bà
đầu bếp ngă bệnh, phải mời bác sĩ đến, nhưng thật ra bà ta ngă
bệnh là v́ đêm trước bà ta ngủ không quá hai giờ, cả ngày th́
đứng, và ăn chỉ một tô cháo trắng. Tôi cũng rất ngạc nhiên là Mẹ
chi tiền không tiếc để đền Chion tổ chức tụng kinh cầu siêu cho
Bà Ngoại và mua những b́nh sen của người lo tống táng ? những
việc quá tốn kém trong thời buổi đại suy thoái. Mới đầu tôi tự
hỏi phải chăng Bà Ngoại là người quá đạo hạnh khiến cho Mẹ phải
đau xót như thế, nhưng về sau tôi mới nhận ra như thế này: sẽ có
nhiều người ở Gion sẽ đến nhà chúng tôi để phúng điếu Bà Ngoại,
rồi sau đó sẽ đến dự lễ ma chay ở đền. Mẹ phải tỏ ra ḿnh là
người trọng lễ nghĩa. Suốt mấy ngày, tất cả mọi người ở Gion đều
đến nhà của chúng tôi, hay h́nh như thế th́ phải. Chúng tôi phải
dọn trà bánh cho mọi người dùng. Mẹ và D́ tiếp đón các bà chủ
của các pḥng trà và nhà dạy kỹ nữ, cũng như đón một số người
giúp việc có quen biết với Bà Ngoại, họ lại c̣n tiếp các chủ
tiệm buôn, những người làm tóc giả và thợ uốn tóc, hầu hết những
người này đều là đàn ông, và dĩ nhiên họ đón rất nhiều geisha.
Những geisha lớn tuổi th́ biết Bà Ngọai từ thời bà c̣n hành nghề
geisha, nhưng những geisha c̣n trẻ th́ chưa bao giờ nghe nói đến
bà, họ đến là để tỏ ḷng tôn kính với Mẹ - hay có những người
đến là v́ họ có liên hệ này nọ với Hatsumono.
Công việc của tôi trong những ngày bận rộn này là mời khách vào
pḥng khách, nơi đây Mẹ và D́ đang ngồi đợi. Khoảng cách từ cửa
cho đến pḥng khách chỉ có vài bước thôi, nhưng khách không thể
vào pḥng một cách dễ dàng, và ngoài ra, tôi phải nhớ kỹ giày
nào là của ai, v́ tôi có bổn phận mang giày họ vào để trong
pḥng gia nhân cho rộng chỗ ở trước cửa, và đên khi họ về tôi
phải mang ra cho họ. Thoạt tiên tôi rất khó nhớ. Tôi không được
nh́n thẳng vào mặt khách v́ như thế là vô phép vô tắc, nhưng chỉ
nh́n sơ qua thôi, tôi khó mà nhớ cho được. Cho nên cuối cùng,
tôi phải nh́n kỹ vào áo kimono để nhớ.
Khoảng vào chiều hôm thứ hai hay thứ ba của lễ tang, tôi thấy
một chiếc kimono xuất hiện trên ngưỡng cửa, chiếc kimono làm tôi
ngơ ngác v́ nó quá đẹp, đẹp nhất trong số khách đên viếng. Chiếc
áo có màu tối v́ người mặc đến dự lễ tang ? nền vải màu đen ?
nhưng các h́nh trang trí trên áo có màu lục và màu vàng bao
quanh lai áo và tà áo, khiến cho cái áo trông rất đẹp. Tôi nghĩ
nếu các bà các cô, vợ con của ngư phủ ở làng Yoroido, trông
thấy, chắc họ sẽ hết sức kinh ngạc. Người khách có mang theo một
cô hầu khiến tôi nghĩ bà ta chắc là chủ pḥng trà hay chủ một
nhà kỹ nữ nào đó, v́ rất ít cô nàng geisha nào bỏ ra nhiều tiền
để mua người hầu như thế. Trong khi cô ta nh́n vào bàn thờ thần
ở cửa ra vào, tôi chợt nghĩ đến bức tranh cuốn treo trong pḥng
bà D́, trên bức tranh vẽ h́nh người kỹ nữ bằng mực Tàu từ thời
Hán cách đây một ngàn năm. Cô ta không sắc sảo như Hatsumono
nhưng nét mặt cô ta trông hoàn hảo đến nỗi không thể nào chê vào
đâu được. Và bỗng nhiên tôi nhận ra cô ta là ai.
Chính là Mameha, nàng geisha có chiếc kimono mà Hatsumono đă ra
lệnh cho tôi làm hỏng. Việc làm hỏng chiếc kimono của cô ta
không phải lỗi của tôi, thế nhưng tôi vẫn muốn độn thổ để cô ta
khỏi trông thấy ḿnh. Tôi cúi đầu thật thấp khi mời cô và người
hầu vào pḥng khách. Tôi nghĩ chắc cô ta không nhận ra tôi, v́
khi tôi đem áo trả cho cô, cô không nh́n thấy mặt tôi, mà cho dù
cô ta có thấy đi nữa, th́ thời gian trôi qua đă hai năm rồi.
Người giúp việc theo hầu cô ta bây giờ không giống cô gái lấy áo
kimono vào đêm ấy, và hơn nữa khi ấy cô ta đầy nước mắt. Khi cúi
chào họ ở pḥng khách để đi lui ra ngoài, tôi thấy ḷng nhẹ
nhơm. Hai mươi phút sau, khi Mameha và chị hầu chuẩn bị ra về,
tôi t́m giày của họ, sắp trước cửa vào, đầu vẫn cúi thấp, và
ḷng lo sợ như hồi năy. Khi chị hầu kéo cửa mở ra, tôi cảm thấy
điều lo sợ đă qua. Nhưng thay v́ đi ra, Mameha cứ đứng ở cửa.
Tôi bắt đầu lo. Tôi sợ trí óc của tôi không điều khiển được cặp
mắt, v́ mặc dù tôi không muốn ngước lên nh́n mà cặp mắt vẫn tự
động ngước lên. Tôi hoảng khi thấy Mameha đang nh́n tôi.
- Này bé, em tên ǵ? ? Cô ta hỏi, với giọng nói mà tôi cho là
rất nghiêm nghị. Tôi nói cho cô ta biết tôi tên Chiyo.
- Đứng lên một lát xem nào, Chiyo. Tôi muốn xem em cho biết. Tôi
đứng dậy theo lời cô ta yêu cầu nhưng mà giá tôi có tài biến hóa
để biến mất, tôi sẽ làm ngay.
- Đứng yên, tôi muốn xem em một lát ? cô ta lại nói ? Em làm ǵ
như đứng không vững thế? Tôi ngẩng đầu lên, nhưng không ngước
mắt. Khiến cho Mameha thở dài, biểu tôi ngước mắt nh́n cô ta.
- Cặp mắt tuyệt quá! ? Cô ta thốt lên ? Tôi mơ có cặp mắt như
thế này quá! Này Tatsumi, cô gọi màu mắt này là màu ǵ?
Chị hầu quay vào trong cửa, nh́n tôi và đáp:
- Thưa cô, màu xanh xám.
- Tôi cũng thấy thế. Này, cô biết có bao nhiêu con gái ở Gion
này có cặp mắt như thế này? Tôi không biết Mameha nói với tôi
hay với Tatsumi, nhưng không ai trả lời. Cô nh́n tôi, nét mặt
rất kỳ lạ - chú ư tập trung vào cái ǵ đấy trên mặt tôi. Rồi cô
ta chào ra về, và tôi thấy nhẹ cả người.
Lễ an táng Bà Ngọai được tổ chức va khoảng tuần sau, thầy bói
chọn giờ vào buổi sáng. Sau đó, chúng tôi thu dọn nhà cửa lại
cho ngăn nắp, nhưng có nhiều thay đổi, bà D́ chuyển xuống ở tại
pḥng Bà Ngọai, c̣n Bi Ngô ? bây giờ đă tập sự làm geisha khá
lâu rồi ? lên ở pḥng bà D́ ở tầng hai. Nhà có thêm hai gia nhân
mới, họ ở tuổi trung niên và rất khỏe mạnh. Kể ra th́ Mẹ nuôi
thêm người cũng lạ, nhưng nhà kỹ nữ mà người như thế này là ít,
sở dĩ lâu nay ít là v́ Bà Ngoại không chịu được cảnh đông đúc
trong nhà.
Việc thay đổi cuối cùng là Bí Ngô được miễn làm những công việc
lặt vặt. Cô ta được dành nhiều th́ giờ để luyện tập những bộ môn
mà geisha cần biết. Thường thường các cô không được dành nhiều
th́ giờ như thế, nhưng Bí Ngô học hành chậm chạp nên cô ta cần
có thêm nhiều thời gian hơn. Thỉnh thoảng tôi nh́n cô ta quỳ
trên hành lang gỗ tập đàn, cái lưỡi thè ra một bên mệng như muốn
liếm cái má cho sạcn. Mỗi khi nh́n thấy nhau, cô ta mỉm cười với
tôi một cách dịu hiền và tử tế. Thế nhưng tôi thấy khó mà chịu
đựng sự kiên nhẫn trong cuộc sống, sự kiên nhẫn nặng trĩu, bắt
ta đợi chờ cánh cửa tương lai mà măi không hé mở, trông mong măi
một cơ may xảy đến. Nhiều đêm khi đi ngủ, tôi lấy chiếc khăn của
ông Chủ tịch cho tôi, mở ra ngửi mùi phấn thơm. Tôi cố xua đuổi
tất cả những h́nh bóng khác ra khỏi đầu óc, mà chỉ giữ lại h́nh
ảnh của ông ta, giữ lại cảm giác nắng ấm trên mặt tôi và bức
tường đá nơi tôi ngồi khi gặp ông ta. Ông ta là vị Bồ đề Đạt ma
có ngàn tay sẽ giúp tôi. Tôi không tưởng tượng được sự giúp đỡ
của ông ta sẽ ra như thế nào, nhưng tôi cầu nguyện sự giúp đỡ đó
mau đến.
Sau ngày Bà Ngoại chết được một tháng, một hôm, chị giúp việc
mới đến t́m tôi báo cho tôi biết có khách đứng đợi ng̣ai cửa.
Hôm ấy là một buổi chiều tháng mười mà lại nóng thật kỳ la,
người tôi nóng chảy mồ hôi ướt mèm, v́ tôi dùng máy hút bụi quay
tay để làm vệ sinh mấy chiếc chiếu cói trên pḥng mới của Bí
Ngô, cái pḥng của bà D́ trước đây, Bí Ngô có thói quen ăn vụng
bánh tráng ngô trên lầu, cho nên chiếu thảm phải làm vệ sinh
luôn. Tôi lấy khăn ướt lau qua người rồi chạy xuống nhà dưới,
thấy một thiếu nữ đứng ở trước cửa, mặc kimono gia nhân. Tôi quỳ
xuống cúi chào chị ta. Chỉ khi tôi nh́n chị ta lần thứ hai, tôi
mới nhận ra chị là người hầu thoe Mameha đến nhà chúng tôi mấy
tuần trước đây. Thấy chị ta ra dấu cho tôi bước ra ngoài cửa,
tôi bèn mang guốc vào, đi theo chị ta ra đường.
- Chiyo, thỉnh thoảng cô có đi làm những công việc lặt vặt ở
ngoài không? ? Chị ta hỏi. Chuyện tôi bỏ trốn đă qua lâu rồi,
cho nên tôi không bị nhốt trong nhà nữa. Tôi không biết tại sao
chị ta lại hỏi thế, nhưng tôi cũng trả lời tôi có đi.
- Tốt ? chị ta đáp ?cô thu xếp để chiều mai đi ra ngoài làm việc
lặt vặt lúc ba giờ và đến gặp tôi tại chiếc cầu vồng nhỏ bắc qua
suối Karakawa.
- Thưa chị vâng ? tôi đáp ? nhưng xin phép hỏi chị lư do để làm
ǵ ạ?
- Ngày mai sẽ biết, được không? ? chị ta đáp, lỗ mũi hơi nhăn
lại khiến cho tôi tự hỏi không biết có phải chị ta trêu chọc tôi
hay không.
Tôi không mấy vui khi nghe chị hầu của Mameha yêu cầu tôi gặp
chị ta,v́ tôi nghĩ có lẽ chị ta gọi tôi đên đấy để cho Mameha
mắng tôi v́ việc tôi đă làm. Nhưng dù thế, ngày hôm sau tôi nói
Bí Ngô sai tôi đi làm công việc ở ngoài, một công việc không cần
phải gấp lắm. Cô ta sợ gặp chuyện rắc rối, nhưng sau khi nghe
tôi hứa sẽ t́m cách trả ơn, cô ta liền bằng ḷng. V́ thế vào
khoảng ba giờ, cô ta gọi tôi:
- Chiyo ơi, làm ơn đi mua cho tôi vài sợi dây đàn và vài tạp chí
viết về Kabuki được không? ? Cô ta được lệnh phải đọc tạp chí về
Kabuki để trau giồi kiến thức. Rồi tôi nghe giọng cô ta cất lên
to hơn - Được không, thưa D́? Nhưng bà D́ không đáp v́ bà đang
ngủ trưa trên lầu.
Tôi ra khỏi nhà kỹ nữ, đi dọc theo suối Shirakawa đến cầu vồng
bắc ngang qua khu vực Motoyoshi-cho, quận Gion. V́ thời tiết
đẹp, ấm áp cho nên một số đàn ông sánh vai cùng các geisha đi
dạo chơi, ngắm nh́n anh đào rũ ngọn xơa những chùm hoa xuống
nước. Trong khi đứng đợi bên cầu, tôi ngắm nh́n một tốp du khách
nước ng̣ai đến tham quan ngắm cảnh ở quận Gion nổi tiếng. Họ
trông rất kỳ lạ, đàn bà th́ mũi to, áo dài và tóc màu sáng, đàn
ông th́ quá cao và quá tự tin, đi giày có gót cao gơ lóc cóc
trên vỉa hè. Một người đàn ông chỉ tôi cho những người khác
thấy, ông ta nói tiếng ngọai quốc và tất cả những người khác
quay qua nh́n tôi. Tôi cảm thấy luống cuống, giả vờ t́m kiếm cái
ǵ dưới đất để che mặt đi.
Cuối cùng chị hầu của Mameha tới, và trong lúc tôi đang lo sợ,
chị ta dẫn tôi đi qua cầu, dọc theo con suối đến đúng cổng nhà
mà Hatsumono và Korin đưa chiếc kimono cho tôi và bảo tôi đi lên
lầu. Thật bất công là sau một thời gian dài mà việc như thế này
lại xảy đến cho tôi một lần nữa, gây cho tôi thêm nhiều phiền
phức. Nhưng khi chị hầu đẩy cửa mở ra, tôi bước lên than lầu ánh
sáng lờ mờ. Lên đến đầu cầu thang, chúng tôi tháo giầy ra và đi
vào pḥng.
- Thưa cô, Chiyo đă đến - chị hầu nói lớn.
Rồi tôi nghe tiếng Mameha từ pḥng sau vọng ra:
- Tốt, cám ơn Tatsumi. Chị hầu dẫn tôi đến chiếc bàn gần cửa sổ,
tôi quỳ xuống trên một chiếc nệm và cố giữ vẻ b́nh tĩnh. Lát sau
một cô hầu khác mang cho tôi một tách trà- th́ ra Mameha có hai
cô hầu chứ không phải một. Tôi không ngờ lại được chủ nhà mời
trà như thế này. Chưa bao giờ có chuyện này xảy ra kể từ ngày
tôi được mời ăn cơm ở nhà ông Tanaka cách đây mấy năm, tôi cúi
người chào chị ta, uống vài hớp cho đúng phép xă giao. Sau đó
tôi ngồi một hồi lâu không biết làm việc ǵ khác ngoài việc lắng
nghe tiếng nước chảy róc rách từ các nguồn nước cao đổ xuống
suối Shirakawa ở ng̣ai.
Căn hộ của Mameha không lớn nhưng cực kỳ sang trọng, thảm trải
sàn rất đẹp và c̣n mới, chúng có màu vàng lục rực rỡ và thơm mùi
rơm. Nếu anh đă nh́n kỹ một chiếc thảm rơm, chắc anh thấy quanh
tấm thảm có viền vải, thường là bằng vải đen hay vải lanh đen,
nhưng chiếu ở đây được viền bằng lụa có hoa văn màu lục và vàng.
Trong một hốc tường gần đấy có treo một bức trướng chữ viết rất
đẹp, đó là quà tặng cho Mameha của nhà thư pháp nổi tiếng
Matsudaira Koichi. Dưới bức trướng, trên cái bệ trong hốc, những
cành hoa hồng dại nở rộ được cắm trong cái dĩa cạn có h́nh lập
thể màu đen tuyền.
Tôi thấy cái dĩa rất kỳ lạ, nhưng thực ra đấy là quà do Yoshida
Sakuhei tặng cho Mameha, ông ta là nhà chế tạo gốm sứ theo
trường phái Seteguro vĩ đại, tác phẩm này sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai trở thành tài sản quư báu của quốc gia.
Cuối cùng Mameha từ pḥng sau bước ra, mặc chiếc áo kimono kem
có h́nh vẽ ở lai áo rất đẹp. Trong khi cô ta đi đến bàn, tôi
quay người, cúi chào thật thấp, rồi khi đến bàn, cô ta quỳ đối
diện với tôi, uống một hớp trà do chị hầu mới bưng ra, rồi cô
nói:
- Nào..Chiyo? Tại sao cô không nói cho tôi biết chiều nay làm
sao cô rời được nhà kỹ nữ? Tôi chắc bà Nitta không thích gia
nhân đi làm công việc riêng vào giữa ngày như thế này.
Thật tôi không ngờ cô ta hỏi như thế. Tôi không biết nói sao,
mặc dù tôi biết không trả lời rất cù lần. Mameha nhấp trà, nh́n
tôi với vẻ mặt nhân ái trên khuôn mặt trái xoan ḥan hảo. Cuối
cùng cô ta nói:
- Chắc cô nghĩ tôi sẽ mắng cô chứ ǵ. Nhưng tôi chỉ muốn biết
việc cô đến đây có gặp phải chuyện ǵ rắc rối không. Tôi nhẹ
người khi nghe cô ta nói thế. Tôi đáp:
- Thưa cô không. Tôi được sai đi mua tạp chí Kabuki và dây đàn
Shamisen.
- Ồ tốt, tôi có nhiều các thứ ấy ? cô ta nói, rồi gọi chị hầu
bảo đi lấy một ít các thứ ấy đem đến để trước mặt tôi trên bàn ?
Khi cô về nhà, cô cứ việc đem về và không ai biết cô đi đâu. Bây
giờ cho tôi biết vài chuyện nhé. Khi tôi đến nhà kỹ nữ của cô để
phúng điếu, tôi có thấy một cô gái bằng tuổi cô.
- Chắc là Bí Ngô đấy. Có phải cái cô mặt tṛn không? Mameha hỏi
tôi tại sao gọi cô ta là Bí Ngô, tôi giải thích cho cô nghe.
Nghe xong cô ta bật cười.
- Cô Bí Ngô này, cô ta và Hatsumono sống với nhau ra sao?
- Thưa cô, theo tôi th́ Hatsumono xem Bí Ngô chẳng hơn ǵ cái lá
phất phơ ngoài kia.
- Có phải Hatsumono cũng đối xử với cô như thế không?
Tôi mở miệng định nói, nhưng tôi không biết nói ǵ. Tôi biết về
Mameha rất ít, bây giờ nói xấu Hatsumono cho người ngoài nghe
th́ quả không đúng đắn. Mameha h́nh như hiểu được tâm trạng của
tôi, v́ cô nói:
- Cô khỏi cần trả lời. Tôi biết Hatsumono đối xử với cô ra sao
rồi, đối xử như con rắn trước miếng mồi, tôi nghĩ như thế đấy.
- Xin phép hỏi cô, ai nói với cô như thế ạ?
- Không ai nói với tôi hết ? cô ta đáp ? Hatsumono và tôi biết
nhau từ khi tôi lên sáu và cô ta lên chín. Khi người ta nh́n một
sinh vật có tính xấu trong một thời gian dài như thế, th́ chuyện
biết sinh vật ấy hành động như thế nào không c̣n là chuyện lạ
lùng khó hiểu.
- Tôi không biết tôi đă làm ǵ khiến cho cô ta ghét tôi như thế.
- Dễ hiểu Hatsumono như dễ hiểu con mèo thôi. Con mèo thấy sung
sướng nằm phơi nắng ngoài sân khi không có những con mèo khác
bên cạnh. Nhưng nếu nó thấy có những con mèo khác chọc mũi vào
đĩa thức ăn của nó?Đă có ai kể cho cô nghe chuyện Hatsumono xua
đuổi cô Hatsuoki ra khỏi quận Gion chưa? Tôi bảo chưa nghe ai
nói hết.
- Hatsuoki là một cô gái rất xinh đẹp ? Mameha kể - cô ta là bạn
thân của tôi. Cô ta và Hatsumono là chị em. Nghĩa là hai người
được cùng một geisha huấn luyện, người geisha nổi tiếng này là
Tomihatsu, khi ấy bà đă già rồi. Hatsumono không ưa Hatsuoki,
khi hai người tập sự làm geisha, cô ta không chịu được việc để
cho Hatsuoki làm đối thủ của ḿnh. Cho nên cô ta phao tin khắp
Gion rằng có người đă thấy Hatsuoki làm chuyện đồi bại với một
cảnh sát. Dĩ nhiên chuyện này không có thực. Nếu Hatsumono đi
khắp Gion để kể chuyện này th́ chẳng ai tin. Ai cũng biết
Hatsumono ghen tị với Hatsuoki. Cho nên cô ta đă làm như thế
này, bất cứ khi nào cô ta gặp một người quá say ? một geisha hay
là một người hầu, hay bất kỳ một người đàn ông nào đến thăm
Gion, người nào cũng được ? cô ta đều rỉ tai câu chuyện bịa về
Hatsuoki cho họ nghe để ngày hôm sau người nghe không nhớ ra
Hatsumono là người kể. Chẳng bao lâu sau, cô Hatsuoki tội nghiệp
bị mang tiếng xấu, và Hatsumono chỉ cần sử dụng một vài mẹo vặt
nữa thôi là loại được Hatsuoki.
Tôi cảm thấy nhẹ người khi nghe có người khác nữa ngoài tôi đă
bị Hatsumono đối xử quá dă man như thế.
- Cô ta không chịu được cảnh có đối thủ - Mameha nói tiếp ? đấy
là lư do cô ta đối xử với cô như thế đấy.
- Thưa cô, chắc Hatsumono không xem tôi là một đối thủ. Tôi
không phải là đối thủ của cô ấy như vũng nước không thể là đối
thủ của đại dương.
- Trong các pḥng trà ở Gion th́ có lẽ không. Nhưng trong nhà
dạy kỹ nữ của cô th́?cô không lấy làm lạ tại sao bà Nitta không
nhận Hatsumono làm con sao? Nhà kỹ nữ Nitta hẳn là nhà giàu nhất
ở Gion không có người thừa kế. Khi nhận Hatsumono làm con, không
những bà Nitta giải quyết được vấn đề khó khăn này, mà bà ta c̣n
giữ hết của cải của Hatsumono cho nhà dạy kỹ nữ, không cho
Hatsumono một đồng ten nào, mà Hatsumono là một geisha rất thành
công! Chắc cô nghĩ là bà Nitta, người ham tiền như những người
khác, muốn nhận cô ta làm con từ lâu rồi. Hẳn phải có lư do ǵ
đấy chính đáng bà ta mới không làm thế, cô không thấy thế hay
sao?
Trước đây chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện này, nhưng sau khi
nghe Mameha nói, tôi cảm thấy tôi đă hiểu ra lư do. Tôi đáp:
- Nhận Hatsumono làm con chẳng khác nào thả con hổ ra khỏi
chuồng.
- Chắc đúng thế. Tôi nghĩ bà Nitta biết rơ việc nhận Hatsumono
làm con sẽ dẫn bà ta đến đâu, thế nào cô ta cũng t́m cách loại
bà mẹ ra. Nhưng dù sao, Hatsumono cũng là kẻ thiếu kiên nhẫn.
Tôi không tin cô ta có thể nuôi một con dế trong lồng mây. Sau
một vài năm, có thể cô ta sẽ bán số kimono của nhà kỹ nữ rồi rút
lui. Cô Chiyo, đấy là lư do Hatsumono ghét cay ghét đắng cô. C̣n
cô Bí Ngô, tôi không tin là Hatsumono sợ bà Nitta nhận cô ta làm
con.
- Cô Mameha, chắc cô c̣n nhớ cái kimono của cô bị làm hỏng? -
Chắc cô sẽ nói cô là người làm vấy mực lên áo.
- Dạ phải, thưa cô. Mặc dù tôi biết cô thừa hiểu Hatsumono âm
mưu việc này, nhưng tôi cứ hy vọng có ngày tôi sẽ xin lỗi cô v́
việc ấy.
Mameha nh́n tôi một hồi lâu. Tôi không biết cô ta nghĩ ǵ, nhưng
cuối cùng cô ta nói:
- Nếu cô muốn th́ cứ xin lỗi đi.
Tôi xích lui khỏi cái bàn rồi cúi người xuống thật thấp tận
chiếu, nhưng trước khi tôi nói lên lời xin lỗi, Mameha liền chặn
tôi lại. Cô ta nói:
- Giá cô là một nông dân đến thăm Kyoto th́ cúi người chào như
thế là quá đẹp. Nhưng v́ cô muốn trở thành người có giáo dục, cô
phải làm như thế này này. Hăy nh́n tôi này, xích lui xa cái bàn
thêm chút nữa. Được rồi, quỳ xuống đấy, bây giờ thẳng hai tay ra
và để đầu ngón tay lên chiếu ở trước mặt cô. Chỉ đầu ngón tay
thôi, không cả bàn tay. Cô đừng x̣e ngón tay ra, tôi c̣n thấy
khoảng hở giữa mấy ngón. Tốt, để lên chiếu?hai tay?đấy. Giờ th́
đẹp rồi. Cúi người thật thấp, nhưng giữ cổ cho thật thẳng, đừng
để đầu gục xuống như thế. Trời đất ơi, đừng đè lên hai tay, nếu
không cô sẽ giống đàn ông! Thế là tốt. Bây giờ cô hăy làm lại
xem.
Tôi cúi chào cô ta như thế một lần nữa, và nói là tôi rất ân hận
v́ đă góp phần làm hỏng chiếc áo kimono đẹp của cô.
- Áo kimono ấy đẹp phải không? Thôi, bây giờ ta quên chuyện ấy
đi. Tôi muốn biết tại sao cô không tập luyện thành geisha nữa.
các giáo viên đều nói cô học hành rất giỏi, rồi bỗng nhiên cô bỏ
học. Đúng ra cô phải học tiếp để có sự nghiệp rạng rỡ ở Gion mới
đúng. Tại sao bà Nitta không cho cô học tiếp?
Tôi kể cho cô nghe chuyện nợ nần của tôi, kể cả nợ cái áo kimono
và chiếc ghim hoa mà Hatsumono vu cho tôi lấy. Sau khi nghe tôi
kể xong, cô ta nh́n măi tôi một lát mới nói:
- Cô chưa kể hết cho tôi nghe chuyện của cô. Căn cứ vào số nợ
của cô, tôi nghĩ bà Nitta rất mong muốn cô trở thành geisha. Làm
người hầu chắc không bao giờ cô trả hết nợ cho bà ấy. Khi nghe
thế, tự dưng tôi cụp mắt nh́n xuống v́ cảm thấy xấu hổ, Mameha
có vẻ như hiểu được ư nghĩ trong đầu óc tôi, cô hỏi:
- Có phải cô đă t́m cách chạy trốn không?
- Phải, thưa cô ? tôi đáp ? tôi có người chị, chúng tôi bị sống
cách biệt nhau nhưng chúng tôi cố t́m cách gặp nhau. Chúng tôi
hẹn nhau vào một đêm để cùng chạy trốn?nhưng tôi bị rớt từ trên
mái nhà xuống gẫy tay.
- Từ mái nhà! Chắc cô nói đùa! Có phải cô leo lên mái nhà để
nh́n Kyoto cho được bao quát không?
Tôi giải thích cho cô ta nghe tại sao tôi làm thế, rồi tôi nói
tiếp:
- Tôi nghĩ tôi thật điên khùng, bây giờ Mẹ không đầu tư xu nào
vào việc học tập của tôi v́ bà sợ tôi lại bỏ trốn một lần nữa.
- C̣n lắm chuyện đáng lo hơn thế nữa. Một cô gái chạy trốn làm
bà chủ nhà mang tiếng xấu. Dân ở Gion sẽ nghĩ như thế này "Trời
đất, mụ ấy làm ǵ mà để tôi tớ trong nhà bỏ trốn hết!" Thế đấy,
đại loại là như vậy. Nhưng Chiyo này, bây giờ cô tính sao? Tôi
thấy h́nh như cô không muốn làm cô hầu suốt đời.
- Ồ thưa cô, tôi muốn làm ǵ để chuộc lại lỗi lầm của ḿnh. Đă
hơn hai năm trôi qua rồi, tôi kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mở ra cho
tôi, và tôi hy vọng cơ hội sẽ đến.
- Kiên nhẫn đợi chờ không hợp với cô đâu. Tôi thấy cô là người
có mạng thủy, mà nước không bao giờ chờ đợi. Nó biến dạng, chảy
khắp nơi, t́m những xó xỉnh không ai ngờ để chảy tới. Nó t́m cái
lỗ tí ti trên mái nhà hay dưới đáy thùng để chảy qua. Nước là
yếu tố đa năng nhất trong ngũ hành, rơ ràng như vậy. Nó cuốn đất
đi, dập tắt lửa, làm cho sắt rỉ và mục ra. Ngay cả gỗ, là yếu tố
quan trọng trong ngũ hành, cũng không thể sống được nếu không có
nước mang thức ăn đến cho nó. Thế mà cô không biết lợi dụng sức
mạnh ấy trong cuộc đời ư?
- Thưa cô, có chứ. Chính h́nh ảnh nước chảy đă làm tôi nảy ra ư
định trốn thoát qua mái nhà.
- Tôi biết cô thông minh lanh lợi, Chiyo à, nhưng tôi nghĩ hành
động ấy không được thông minh lắm. Những người có mạng thủy
không phải muốn chảy đi đâu th́ chảy, mà chúng ta phải chảy theo
ḍng đời chúng ta đang sống.
- Tôi thấy tôi là con sông chảy vấp phải con đê, và con đê ấy
chính là Hatsumono.
- Phải, đúng thế đấy ? cô ta đáp, nh́n tôi một cách b́nh tĩnh ?
nhưng có lúc sông phải đẩy con đê văng đi.
Ngay từ khi tôi mới đến nhà cô ta, tôi tự hỏi không biết cô ta
gọi tôi đến làm ǵ. Tôi cứ nghĩ bụng, chắc là chuyện chiếc áo
kimono, nhưng bấy giờ tôi thấy không phải chuyện ấy mà là có
chuyện ǵ khác. Chắc Mameha có ư định dùng tôi để trả thù
Hatsumono. Tôi thấy rơ ràng hai người ḱnh địch nhau, tại sao
Hatsumono làm hỏng chiếc kimono của Mameha cách đây hai năm. Rơ
ràng Mameha chờ đợi đến lúc thích hợp để trả thù, và bây giờ cô
ta đă t́m ra đúng lúc. Cô ta sẽ dùng tôi đóng vai cây sậy lấn át
những cây khác ra khỏi vườn. Cô ta không chỉ trả thù không thôi
đâu, nếu tôi không lầm th́ cô ta muốn loại hẳn Hatsumono.
- Nhưng dù sao ? Mameha nói tiếp - nếu bà Nitta không để cho cô
tiếp tục học tập th́ chẳng có ǵ thay đổi.
- Tôi không mấy hy vọng thuyết phục được bà.
- Bây giờ cô đừng lo vấn đề thuyết phục, cô hăy lo t́m được đúng
lúc thích hợp để làm việc ấy.
Tôi đă học được nhiều bài học ở trường đời, nhưng tôi không biết
kiên nhẫn - thậm chí không đủ kiên nhẫn để t́m hiểu câu nói "t́m
được đúng lúc thích hợp" của Mameha có ư nghĩa ǵ. Tôi nói với
cô rằng nếu cô giúp tôi ư kiến để nói, th́ ngày mai tôi sẽ nói
với Mẹ.
- Chiyo này, ở đời mà làm việc tùy tiện sẽ không thành công. Làm
việc ǵ cô cũng phải biết cách t́m cho đúng lúc thích hợp và nơi
thích hợp. Con chuột muốn chọc tức con mèo không phải lúc nào
muốn chạy ra khỏi hang th́ chạy. Cô có biết cách tra cứu niên
lịch không?
Tôi không biết anh đă thấy cuốn niên lịch bao giờ chưa. Mở cuốn
lịch ra, lật từng trang người ta sẽ t́m thấy nhiều biểu đồ phức
tạp và nhiều câu tối nghĩa. Giới geisha rất mê tín, như tôi đă
nói với anh rồi. Bà D́ và bà Mẹ, ngay cả bà nấu bếp hay người
giúp việc, hiếm khi làm việc ǵ mà không mở lịch ra xem ngày,
cho dù chỉ để mua một đôi giày thôi. Nhưng tôi không bao giờ tra
cứu lịch.
- Thảo nào mà cô gặp toàn chuyện không may ? Mameha nói ? Có
phải cô chạy trốn mà không xem ngày tốt không?
Tôi nói cho cô biết chị tôi quyết định ngày ra đi khi nào chúng
tôi đi được. Mameha muốn biết ngày tôi chạy trốn, tôi cho cô ta
biết đó là thứ ba tuần cuối của tháng 10 năm 1929, chỉ có mấy
tháng sau ngày Satsu và tôi bị lôi ra khỏi nhà.
Mameha sai chị hầu lấy cuốn niên lịch ra, sau khi hỏi tuổi tôi -
tuổi thân ? cô ta xem kỹ các biểu đồ rồi đọc cả một trang sách
nói về công việc khái quát trong tháng. Cuối cùng cô ta đọc:
- Thời điểm thất lợi nhất. Phải tuyệt đối tránh kim, thức ăn lạ
và đi xa.
- đến đây cô ta dừng lại để nh́n tôi ? Đi xa! Cô nghe không.
Ngoài ra lịch c̣n cho biết cô phải tránh các thứ sau đây nữa;
"tắm vào giờ Dậu", "đổi áo mới ", "thành lập cơ sở mới ", và hăy
nghe câu này này "đổi nơi cư trú" - đọc đến đây Mameha gấp sách
lại nh́n tôi ? cô có lưu tâm đến những chuyện như thế này không?
Nhiều người không tin chuyện bói toán như thế này, nhưng nếu khi
ấy anh có mặt ở đấy để chứng kiến cảnh xảy ra tiếp theo, tôi
chắc ḷng nghi ngờ của anh sẽ tiêu tan ngay. Mameha hỏi tuổi của
chị tôi và tra cứu lịch để xem vận mạng cho chị ấy. Xem một lát,
cô ta nói:
- Đây nhé, sách có nói "ngày tốt, có thể chuyển dịch tí chút",
có lẽ không phải là một ngày tốt để làm việc động trời như là
chạy trốn, nhưng cũng là ngày tốt hơn so với các ngày khác trong
tuần hay là tuần tới. Và c̣n điều này nữa mới đáng ngạc nhiên,
sách c̣n nói "ngày tốt để di chuyển theo hướng Hoàng đạo".
Mameha đọc xong, cô ta lấy bản đồ, t́m làng Yoroido, làng nằm ở
phía Đông Bắc Kyoto, hướng này quả là hướng Hoàng đạo. Satsu có
tra cứu niên lịch. Chị ấy có lẽ tra cứu niên lịch để xem ngày ra
đi lúc để tôi ngồi một ḿnh trong pḥng dưới chân cầu thang ở
nhà thổ Tatsuyo. Và có lẽ chị đă làm đúng: chị trốn được c̣n tôi
th́ không. Chính lúc ấy tôi mới hiểu ra - tôi dốt nát làm sao!
Không những trong kế họach chạy trốn mà c̣n trong tất cả mọi thứ
khác nữa. Tôi không hiểu mọi vật trên đời này có liên quan mật
thiết với nhau. Không phải chỉ theo đúng hướng Hoàng đạo như tôi
vừa đề cập mà thôi. Con người chúng ta chỉ là một phần tử trong
một thực thể to lơn hơn nhiều. Khi chúng ta đi, chúng ta có thể
đạp nát một con bọ hay là gây xáo trộn không khí để cho một con
ruồi không thể bay đến chỗ nó mong muốn. Nếu chúng ta lấy cái ví
dụ đó để áp dụng cho chúng ta là sâu bọ, c̣n thế giới to lớn hơn
là chúng ta th́ rơ ràng những thế lực to lớn hơn chúng ta đă gây
ảnh hưởng lên đời sống chúng ta rất dễ, chẳng khác nào chúng ta
gây ảnh hưởng lên sâu bọ. Vậy chúng ta phải làm ǵ? Chúng ta
phải dùng bất cứ phương pháp nào để hiểu được sự vận hành của vũ
trụ quanh ta, hiểu được thời gian ta hành động, để ta khỏi chiến
đấu chống lại ḍng vận hành ấy mà chỉ theo chúng thôi.
Mameha lại mở lịch ra xem, lần này cô ta chọn nhiều ngày trong
số những ngày tiếp theo để chọn ngày tốt dùng trong công việc.
Tôi hỏi tôi có nên nói với bà Mẹ vào một trong những ngày đó
không, và tôi nên nói ra sao cho đúng.
- Tôi không có ư định khuyên cô đích thân đi nói với bà Nitta ?
cô ta đáp ? bà ta sẽ bác bỏ yêu cầu của cô ngay. Nếu tôi là bà
ta, tôi cũng sẽ làm thế. V́ bà ta biết không có ai ở Gion muốn
làm chị cả của cô hết.
Nghe cô ta nói, tôi rất buồn. Tôi hỏi:
- Cô Mameha,vậy th́ tôi nên làm ǵ?
- Chiyo, cô nên về nhà kỹ nữ của cô thôi. Và đừng có nói cho ai
biết việc tôi đă nói chuyện với cô. Nói xong, cô ta nh́n tôi với
ánh mắt khuyên tôi nên cúi chào xin phép ra về ngay, và tôi đă
làm thế. Tôi rất hoang mang bối rối, đến nỗi khi ra về tôi quên
lấy các tờ tạp chí Kabuki và mấy sợi dây đàn mà Mameha cho tôi.
Người hầu của cô phải mang tất cả chạy ra đường đưa cho tôi.
Chương 11
Tôi cần phải nói rơ cho anh biết cái từ "chị cả" mà
Mameha đă nói đến, mặc dù khi ấy chính tôi cũng không hiểu. Khi
cô gái nào được phép chuẩn bị tập sự geisha, đều phải thiết lập
quan hệ với một geisha dày dặn kinh nghiệm. Mameha có nói đến
chị cả của Hatsumono, nàng geisha tiếng tăm Tomihatsu. Khi bà ta
huấn luyện cho Hatsumono th́ bà đă già rồi, nhưng không phải các
chị cả khi nào cũng phải lớn tuổi hơn người geisha họ huấn luyện
nhiều. Bất kỳ người geisha nào cũng có thể làm chị cả cho các cô
nhỏ tuổi hơn, miễn là họ chỉ cần lớn tuổi hơn một ngày cũng
được.
Khi hai cô đă gắn bó với nhau như chị em, họ thực hiện một nghi
lễ như nghi lễ đám cưới vậy. Sau đó họ xem nhau như chị em trong
một gia đ́nh, gọi nhau là "chị cả" và "em út". Có geisha không
thể đóng vai của ḿnh một cách nghiêm trang như ư muốn, nhưng
nếu người chị cả nào làm công việc đứng đắn, sẽ trở thành h́nh
ảnh quan trọng nhất trong cuộc đời của người geisha trẻ. Cô ta
sẽ thực hiện được nhiều điều hơn nữa ngoài những việc chỉ bảo
đảm cho em út học đúng cách giả vờ làm bối rối và cười khi đàn
ông kể chuyện tục tĩu, hay là chỉ giúp cô ta chọn đúng thứ sáp
thoa mặt trước khi hóa trang. Cô ta c̣n phải làm cho cô em út
biết cách thu hút sự chú ư của những người mà cô ta cần biết. Cô
làm công việc này bằng cách dẫn cô em đi khắp quận Gion, giới
thiệu cô em với những bà chủ pḥng trà đứng đắn, giới thiệu với
người làm đầu tóc giả dùng vào các buổi tŕnh diễn trên sân
khấu, với các người chủ các nhà hàng ăn uống quan trọng?
Thật sự có rất nhiều việc phải làm. Nhưng công việc gíới thiệu
cô em út khắp Gion trong thời gian ban ngày, mới chỉ là nửa công
việc của người chị cả. V́ quận Gion giống như một ngôi sao lờ mờ
sẽ trở nên rực rỡ sau khi mặt trời lặn. Ban đêm, người chị cả
phải dẫn cô em út đi theo ḿnh để vui chơi giải trí, để giới
thiệu cô em với khách và người bảo trợ mà cô ta đă thỏa thuận
trong những năm qua. Cô ta sẽ nói với họ "Ồ, ông đă gặp cô em út
của tôi chưa? Vui ḷng cố nhớ đến tên cô ta nhé, v́ cô ta sắp
thành đại minh tinh rồi! Và vui ḷng cho phép cô ta gọi ông vào
dịp ông đến thăm Gion sau này" ? dĩ nhiên có vài người trả phí
tổn cao để có buổi tối nói chuyện với cô gái 14 tuổi, thực tế
th́ người khách này có thể không gọi cô em út vào dịp đến chơi
sau. Nhưng người chị cả và bà chủ pḥng trà sẽ tiếp tục đẩy cô
ta đến với khách cho tới khi ông ta gọi. Nếu t́nh h́nh không
xuôi, v́ lư do ǵ đấy mà ông ta không thích?th́ thôi, c̣n trường
hợp ông ta thích, có lẽ ông ta sẽ nhận làm người bảo trợ cho cô,
y như ông ta là chị cả của cô ta vậy.
Đảm nhiệm vai tṛ chị cả thường cho ta cảm giác như mang bao gạo
đi lui đi tới qua thành phố. Bởi v́ người em út không những lệ
thuộc vào chị cả như người hành khách lệ thuộc vào chiếc tàu họ
đi, mà khi cô em có hành vi không tốt, chính người chị cả phải
gánh lấy trách nhiệm. Lư do khiến cho người geisha đă thành đạt
và bận bịu nhận lănh chuyện rắc rối cho cô em út, là v́ moi
người ở Gion đều có lợi khi người tập sự geisha thành công.
Người tập sự có lợi là trả được nợ của ḿnh, và nếu gặp may, cô
ta có thể trở thành t́nh nhân của một người giàu có. Người chị
cả có lợi bằng cách nhận một phần tiền thu nhập của cô em ? cũng
như các bà chủ các pḥng trà nơi mà cô gái đến giải trí cho
khách. Ngay cả người làm tóc giả, cửa tiệm bán đồ trang sức, và
các tiệm bánh kẹo mà cô geisha tập sự thỉnh thoảng đến mua quà
tặng cho các người bảo trợ cô ta...có thể họ không trực tiếp
nhận tiền của cô gái, nhưng họ có lợi ở chỗ cô geisha thành công
thu hút khách đến Gion để xài tiền.
Công bằng mà nói, mọi việc của cô em út đều phụ thuộc vào người
chị cả. Thế nhưng có vài cô khó t́m được người chị cả. Người
geisha cóc cuộc sống ổn định không muốn mất tiếng tăm của ḿnh
bằng cách nhận một cô em út mà cô ta cho là buồn bă hay nhận một
cô mà cô ta nghĩ các ông bảo trợ của ḿnh không thích. Mặt khác,
bà chủ nhà dạy kỹ nữ đă đầu tư một số tiền lớn vào việc huấn
luyện cho người tập sự, sẽ không ngồi yên để đợi cô geisha buồn
bă nào đến đề nghị dạy cho cô ta. Kết quả là, nàng geisha thành
đạt đưa ra yêu cầu quá sức bà ta chịu được. Người th́ bà ta từ
chối không chấp nhận, người th́ bà không thể?đây là lư do khiến
cho Mẹ nghĩ rằng không có nàng geisha nào ở Gion bằng ḷng đóng
vai chị cả của tôi, giống như ư kiến của Mameha.
Trở lại thời tôi mới đến nhà dạy kỹ nữ, có lẽ Mẹ có ư định để
cho Hatsumono ? có thể là người đàn bà ném đá dấu tay ? nhưng
hầu như người tập sự nào cũng tỏ ra sung sướng khi được làm em
út cô ta. Hatsumono đă làm chị cả ít ra cũng cho hai nàng geisha
trẻ có tiếng ở Gion. Thay v́ hành hạ họ như hành hạ tôi, cô ta
lại đối xử rất tốt. Chính cô ta chọn người làm em út và cô ta
làm thế là v́ tiền. Cho nên giao cho Hatsumono làm chị cả của
tôi để chỉ hưởng thêm vài đồng là thất sách, v́ làm thế chẳng
khác nào giao cho con chó dẫn con mèo ra đường, không chóng th́
chầy con chó cũng cắn con mèo thôi. Mẹ có thể buộc Hatsumono làm
chị cả của tôi ? không những chỉ v́ Hatsumono ở trong nhà kỹ nữ
của chúng tôi mà c̣n v́ cô ta có quá ít áo kimono và phải lệ
thuộc vào số áo của nhà kỹ nữ. Nhưng tôi không tin có thế lực
nào trên đời này có thể bắt buộc Hatsumono huấn luyện tôi một
cách đúng đắn. Tôi tin chắc vào ngày cô ta được yêu cầu đưa tôi
đến pḥng trà Mizuki để giới thiệu tôi với bà chủ ở đấy, thay v́
dẫn tôi đến đấy, thế nào cô cũng đưa tôi ra bờ sông và nói "Hỡi
sông Kamo, người có muốn gặp em út không?" rồi đẩy tôi xuống
sông.
C̣n việc nghĩ đến có người geisha khác lănh nhiệm vụ huấn luyện
tôi?th́, chắc cô ta phải đối đầu với Hatsumono. Ít người nào ở
Gion có can đảm dám làm như thế. Sau ngày tôi gặp Mameha vài
tuần, một hôm gần trưa khi tôi đang hầu trà cho Mẹ tiếp khách
trong pḥng khách th́ bà D́ đẩy cửa mở ra.
- Tôi xin lỗi làm gián đọan ? bà D́ nói ? không biết chị có vui
ḷng xin lỗi khách một lát được không, chị Kayoko ? Kayoko là
tên thật của Mẹ, nhưng hiếm khi chúng tôi nghe tên này trong nhà
? chúng ta có khách đợi ngoài cửa. Khi nghe thế, Mẹ nh́n D́
cười, bà nói:
- D́ ơi, chắc D́ có chuyện buồn phải không, nên mới vào báo có
khách đến. D́ làm như tôi tớ trong nhà bận lắm đến nỗi D́ phải
làm công việc của chúng.
- Tôi nghĩ chắc chị thích nghe tôi báo khách của chúng ta là
Mameha. Tôi đă bắt đầu lo cuộc gặp gỡ của tôi với Mameha chẳng
đi đến đâu. Nhưng bây giờ bỗng nghe cô ta đến đây?Trời, máu chạy
rần rật trên mặt tôi nóng phừng phừng. Căn pḥng im lặng một
hồi, rồi khách của Mẹ lên tiếng:
- Cô Mameha..thôi, tôi xin kiếu từ, nhưng ngày mai bà nhớ cho
tôi biết cô ta có chuyện ǵ.
Tôi thừa lúc khách của Mẹ ra về để lẻn ra ngoài. Rồi khi ra
ngoài hành lang trước, tôi nghe Mẹ nói chuyện với D́, chuyện mà
tôi không ngờ đến. Bà gơ ống vố vào cái gạt tàn thuốc mà bà đă
mang theo từ trong pḥng khách ra, và khi bà đưa cái gạt tàn cho
tôi, bà nói:
- Này D́, đến đây sửa lại tóc cho tôi một chút Trước đây tôi
chưa bao giờ thấy bà quan tâm đến dung nhan của ḿnh. Đúng là bà
mặc áo thật sang, nhưng mắt bà kèm nhèm như cá ươn thối, và đúng
là bà xem tóc của ḿnh như kiểu tàu hỏa xem ống khói của nó: ống
khói chỉ là vật nằm trên chóp tàu mà thôi. Trong khi Mẹ ra đón
khách ở cửa, tôi đứng chùi cái gạt tàn thuốc trong pḥng gia
nhân. Tôi cố lắng tai nghe Mameha và Mẹ nói ǵ, đến nỗi tôi
không thấy ngạc nhiên khi hai lỗ tai đau nhừ v́ căng thẳng.
Mẹ lên tiếng trước:
- Tôi xin lỗi phải để cô chờ lâu, cô Mameha. Được cô đến thăm
thật hân hạnh biết bao! Rồi Mameha đáp:
- Thưa bà Nitta, mong bà tha lỗi v́ ghé nhà bà đột ngột như thế
này? Câu chuyện tiếp theo tẻ nhạt như thế một hồi. Việc tôi ráng
sức để nghe kết quả câu chuyện chẳng khác nào người đàn ông ráng
ḅ lên đỉnh đồi toàn đá.
Cuối cùng hai người đi qua hành lang trước để vào pḥng khách.
Tôi hết sức muốn nghe câu chuyện của họ đến nỗi tôi lấy cái giẻ
lau nhà ở pḥng gia nhân ra chùi nền nhà ở hành lang trước pḥng
khách. Thường khi bà D́ không cho phép tôi làm việc ở đấy khi có
khách ở trong pḥng, nhưng chính bà cũng bận nghe lén như tôi.
Khi chị hầu rót trà xong đi ra, D́ đứng sang một bên để khỏi bị
thấy và giữ cửa hé mở một chút để nghe cho rơ. Hai người nói rất
nhỏ, và v́ quá chú ư lắng tai để nghe, tôi hầu như không chú ư
đến những ǵ xảy ra chung quanh, và kết quả là bỗng tôi bắt gặp
ánh mắt của Bí Ngô đang nh́n vào mặt tôi. Cô ta đang quỳ đánh
bóng sàn nhà, mặc dù tôi đă làm rồi và cô ta được miễn làm công
việc lặt vặt trong nhà.
- Mameha là ai thế? ? cô ta hỏi nhỏ tôi.
Rơ ràng cô ta đă nghe các gia nhân bàn tán với nhau, tôi thấy họ
ngồi túm tụm với nhau trên hành lang đất, gần bên lối đi lát gỗ.
- Cô ta và Hatsumono là hai người ḱnh địch nhau ? tôi đáp ? là
người có áo kimono mà Hatsumono sai tôi vấy mực vào. Bí Ngô có
vẻ như sắp muốn hỏi ǵ nữa, nhưng bỗng tôi nghe Mameha nói:
- Thưa bà Nitta, tôi mong bà tha lỗi cho, v́ tôi đă quấy rầy
công việc của bà, nhưng v́ tôi muốn nói chuyện với bà một chút
về cô hầu Chiyo của bà.
- Ô đừng ? Bí Ngô thốt lên, và nh́n vào mắt tôi để tỏ ư lo lắng,
sợ tôi sắp gặp rắc rối.
- Con Chiyo của chúng tôi tính t́nh hư hỏng ? Mẹ đáp ? tôi hy
vọng nó không làm phiền cô.
- Không, không phải thế. Mấy tuần rồi, tôi không thấy cô ấy đến
trường. Thỉnh thoảng tôi có gặp cô ta trên hành lang?mới hôm
qua, tôi đoán chắc cô ấy bị bệnh nặng. Tôi vừa mới làm quen với
một ông bác sĩ rất giỏi. Tôi xin phép được mời ông ta đến khám
cho cô ấy có được không?
- Cô thật tốt, nhưng chắc cô lầm với cô gái khác rồi. Cô không
thể gặp Chiyo ở trên hành lang nhà trường được. Nó đă thôi học
hai năm rồi.
- Có phải chúng ta đang nói đến cô ấy không? Cô ấy rất đẹp, cặp
mắt màu xanh xám hấp dẫn.
- Nó có cặp mắt khác thường. Nhưng chắc có hai cô gái như thế ở
Gion. Ai mà biết được!
- Tôi tự hỏi không biết có phải thời gian đă hai năm trôi qua từ
khi tôi gặp cô ấy ở đấy không. Có lẽ cô ấy đă gây cho tôi ấn
tượng mạnh khiến tôi có cảm giác như mới gần đây. Thưa bà Nitta,
xin phép hỏi bà, cô ấy có khỏe không?
- Ồ khỏe, khỏe như cái cây đang lớn và nếu tôi nói không ngoa
th́ cô ta rất ngang bướng.
- Th́ ra cô ta thôi học lâu rồi à? Kỳ lạ nhỉ?
- Đối với một geisha trẻ trung có tiếng như cô, tôi nghĩ Gion là
nơi dễ sống. Nhưng cô biết đấy, thời buổi khó khăn, tôi không
thể đầu tư tiền bạc vào bất kỳ ai được. Khi tôi nhận ra con
Chiyo không xứng hợp?
- Tôi tin chắc chúng ta đang nói đến hai cô gái khác nhau rồi ?
Mameha nói ? Thưa bà Nitta, tôi không tin rằng một nhà kinh
doanh khôn ngoan như bà mà lại gọi Chiyo là người không xứng
hợp.
- Cô có tin chắc tên cô ấy là Chiyo không? ? Mẹ hỏi.
Không ai nghĩ có chuyện như thế, nhưng khi hỏi xong, bà ta đứng
dậy, đi qua căn pḥng nhỏ. Lát sau bà mở cửa và thấy D́ đang áp
tai vào cửa để lắng nghe. D́ tránh sang một bên, tỉnh bơ như
không có chuyện ǵ xảy ra, và tôi đoán Mẹ cũng giả vờ không thấy
D́, và bà chỉ nh́n vào tôi và nói:
- Chiyo-Chan, vào đây một lát.
Khi tôi đóng cửa, đến quỳ trên chiếu để chào, Mẹ đă trở về ngồi
lại ở bàn:
- Chiyo của chúng tôi đấy ? Mẹ nói.
- Đúng là cô gái tôi nghĩ đến ? Mameha nói ? cô Chiyo, cô mạnh
khỏe chứ? Tôi sung sướng khi thấy cô mạnh khỏe như thế này. Tôi
vừa mới nói với bà Nitta, tôi rất lo cho sức khỏe của cô. Nhưng
trông cô khỏe quá.
- Ồ, thưa cô, tôi rất khỏe ? tôi đáp.
- Cám ơn con, Chiyo ? Mẹ nói với tôi. Tôi cúi người chào để xin
lui ra, nhưng trước khi tôi đứng dậy, Mameha nói:
- Thưa bà Nitta, cô ta thật đẹp. Xin thưa với bà, nhiều lần tôi
có ư định đến xin phép bà cho cô ấy làm em út của tôi. Nhưng bây
giờ biết cô ta không c̣n luyện tập?
Chắc Mẹ kinh ngạc khi nghe thế, v́ mặc dù bà đă đưa tách trà lên
miệng để uống, nhưng bà dừng lại nửa chừng và ngồi bất động
trong suốt thời gian tôi ra khỏi pḥng. Tôi vừa trở về chỗ cũ
trên nền hành lang mới nghe bà cất tiếng đáp:
- Cô Mameha, một geisha nổi tiếng như cô?cô có thể có học tṛ
tập sự ở Gion làm em út rất dễ.
- Đúng là nhiều người thường yêu cầu tôi nhận họ làm em út.
Nhưng hơn một năm nay, tôi không nhận người nào làm em út hết.
Chắc bà nghĩ đang thời buổi đại suy thoái khủng khiếp như thế
này, khách làng chơi sẽ thưa bớt, nhưng thực ra, tôi chưa bao
giờ quá bận rộn như bây giờ. Tôi nghĩ người giàu vẫn cứ giàu,
ngay cả thời buổi như thế này.
- Bây giờ họ cần vui chơi giải trí hơn bao giờ hết ? Mẹ đáp ?
nhưng cô nói? - À, chuyện tôi nói ư? Th́ chẳng có ǵ khác. Chắc
tôi không nên dông dài làm mất th́ giờ của bà nữa. Tôi rất sung
sướng khi thấy Chiyo khỏe mạnh trở lại.
- Vâng, rất khỏe, Nhưng thưa cô Mameha, xin cô nán lại một lát
rồi hăy về. Cô vừa nói cô có ư định nhận Chiyo làm em út à?
- Phải, nhưng cô ấy đă thôi tập luyện từ lâu rồi. Vả lại, tôi
tin chắc bà có lư do chính đáng khi quyết định không cho cô ấy
học tiếp. Tôi không dám mạn đàm đến quyết định của bà.
- Thật khổ là thời buổi bây giờ người ta phải buộc ḷng làm
những việc ngoài ư muốn của ḿnh. Tôi không thể để cho nó luyện
tập tiếp được. Tuy nhiên, thưa cô Mameha, nếu cô thấy nó có tiềm
năng, tôi nghĩ tiền bạc cô bỏ ra đầu tư cho nó, thê nào cô cũng
được đền bù xứng đáng.
Mẹ đang cố lợi dụng Mameha, không có geisha nào trả tiền học phí
cho em út của ḿnh hết.
- Tôi rất muốn đầu tư, nhưng đang lúc đại suy thoái?
- Có lẽ tôi phải cố t́m ra cách để giải quyết ? Mẹ nói ? Nhưng
Chiyo là đứa rất cứng đầu và nợ rất nhiều. Tôi nghĩ, nếu nó trả
lại được, quả là điều hết sức ngạc nhiên.
- Cô gái đẹp như thế mà ngạc nhiên à? Phải nói nếu cô ta không
trả được nợ mới là ngạc nhiên.
- Dù sao cũng c̣n những chuyện phiền phức trong cuộc sống hơn cả
tiền bạc phải không? Ai cũng muốn giúp đỡ một cô gái như Chiyo
hết, tôi có thể t́m cách để đầu tư thêm vào nó, chỉ vào việc học
thôi, xin cô hiểu cho như thế. Nhưng việc đầu tư này sẽ đi đến
đâu?
- Tôi biết nợ của Chiyo lớn đấy. Song tôi tin cô ta sẽ trả hết
vào năm cô ta hai mươi tuổi
- Hai mươi? ? Mẹ thốt lên ? Tôi không tin cô gái nào ở Gion làm
được việc ấy. Mà đang lúc gặp thời khó khăn?
- Phải, đúng là đất nước đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
- Theo tôi th́ đầu tư vào Bí Ngô có lẽ an toàn hơn, dù sao trong
trường hợp của Chiyo, với người chị cả như cô, nợ của nó sẽ gia
tăng trước khi trả dần được.
Mẹ không nói đến học phí của tôi, mà bà nói đến phí tổn bà phải
trả cho Mameha. Một geisha tầm cỡ như Mameha hưởng phần lợi tức
của em út lơn hơn một geisha b́nh thường.
- Thưa cô Mameha, - Mẹ nói tiếp - nếu cô c̣n th́ giờ nán lại,
tôi xin đưa ra một đề nghị như thế này cô nghe có được không.
Nếu cô Mameha danh tiếng nói rằng Chiyo sẽ trả hết nợ vào năm 20
tuổi, làm sao tôi không tin? Đương nhiên một cô gái như Chiyo sẽ
không thành công nếu không có một người chị cả như cô, thế nhưng
nhà kỹ nữ của chúng tôi bây giờ gặp nhiều khó khăn, tôi không
thể đưa với cô những điều kiện mà cô thường được người ta đề
nghị. Cho nên tôi chỉ có thể đề nghị trả cho cô một nửa số tiền
công cô lấy của người khác khi nào Chiyo có lợi tức.
- Hiện giờ tôi có nhiều người đưa ra những đề nghị rất rộng răi
? Mameha nói - Nếu tôi nhận cô ta làm em út, tôi không thể nào
giảm bớt tiền công được.
- Tôi chưa nói hết, cô Mameha. Đây là đề nghị của tôi, quả thật
tôi chỉ có đủ khả năng trả cho cô một nửa số tiền công cô lấy
của người khác. Nhưng nếu Chiyo t́m cách trả hết nợ cho tôi vào
năm 20 tuổi, như cô tiên kiến, th́ tôi sẽ trả hết phần c̣n lại
kia cho cô, cộng thêm tiền phụ trội ba mươi phần trăm nữa. Chắc
cô sẽ kiếm được nhiều tiền thêm dài dài.
- C̣n nếu đến năm 20 tuổi mà Chiyo không trả được hết nợ?
- Trường hợp này tôi xin lỗi thưa trước là cả hai chúng ta đều
lỗ thôi. Nhà kỹ nữ chúng tôi chắc không thể trả nổi tiền phí tổn
chúng tôi mắc nợ cô được. Im lặng một lát rồi Mameha thở dài.
- Thưa bà Nitta, tôi rất dốt tính toán, nhưng nếu tôi hiểu không
lầm th́ bà muốn tôi nhận lănh một nhiệm vụ mà bà nghĩ có thể bất
khả thi, v́ tiền phí tổn ít hơn thể lệ rất nhiều. Nhiều cô ở
Gion muốn làm em út tôi, đă đưa ra những điều kiện khích lệ hơn
nhiều. Chắc tôi phải từ chối đề nghị của bà thôi.
- Cô nói đúng - Mẹ đáp ? ba mươi phần trăm quả thấp thật, nhưng
nếu cô thành công, tôi sẽ trả cho cô gấp đôi.
- Nhưng nếu tôi thất bại th́ không có ǵ hết.
- Xin cô đừng nghĩ đến chuyện không có ǵ. Một phần phí tổn của
Chiyo sẽ được trả đền cho cô. Nhà kỹ nữ chỉ không thể trả cho cô
số tiền phụ trội mà thôi. Tôi nghĩ Mameha sẽ trả lời không,
nhưng cô ta nói:
- Tôi muốn biết củ thể số nợ của Chiyo bao nhiêu.
- Để tôi lấy sổ kế toán cho cô xem - Mẹ đáp. Tôi không nghe hai
người nói thêm ǵ nữa v́ khi ấy bà D́ không muốn để tôi nghe lén
thêm nên sai tôi đi làm một số công việc lặt vặt ở ngoài. Suốt
buổi chiều tôi nôn nao bồn chồn v́ không biết câu chuyện giữa
hai người ra sao. Nếu Mẹ và Mameha không thỏa thuận được với
nhau, tôi sẽ sống măi cuộc đời của một đứa hầu gái y như con rùa
vẫn là con rùa. Khi tôi về lại nhà, Bí Ngô vẫn quỳ trên hành
lang gỗ ngoài sân, gảy đàn Shamisen rất ồn. Khi thấy tôi, cô ta
có vẻ mừng rỡ gọi tôi đến:
- Kiếm cớ mà vào pḥng Mẹ - cô ta nói ? Bà ấy ngồi trong pḥng
suốt cả buổi chiều với cái bàn tính. Ḿnh đóan bà muốn nói
chuyện với bạn đấy. Xong việc, chạy xuống đây ngay báo cho ḿnh
biết với.
Tôi nghĩ đây là một ư kiến hay. Một trong những công việc lặt
vặt tôi làm là mua thuốc xức ghẻ cho bà bếp, nhưng tiệm thuốc
hết thuốc, cho nên tôi định lên lầu xin lỗi Mẹ về việc đi mua
không có thuốc. Dĩ nhiên bà chẳng quan tâm đến chuyện này, thậm
chí có lẽ bà c̣n không biết chuyện tôi được đi sai làm công
chuyện bên ngoài. Nhưng ít ra tôi cũng có cớ để vào pḥng bà.
Th́ ra khi ấy Mẹ đang nghe kịch trên radio. Mọi khi nếu tôi vào
pḥng bà như thế, bà ta sẽ vẫy tôi vào và tiếp tục nghe radio.
Nhưng hôm nay tôi ngạc nhiên thấy bà tắt radio, gấp sổ lại khi
thấy tôi bước vào. Tôi cúi người chào và đến quỳ trước bàn.
- Trong khi cô Mameha đến đây ? bà nói ? tao thấy mày chùi sàn
nhà ở hành lang trước. Mày có nghe tao và cô ấy nói chuyện phải
không?
- Không thưa Mẹ, trên mặt sàn có vết xước, Bí Ngô và con cố sức
để chùi cho hết.
- Tao chỉ mong sao cho mày thành một geisha tốt chứ không thành
một đứa nói láo ? bà nói và cười nhưng v́ không lấy ống vố ra
khỏi miệng, nên bà thổi vào ống vố khiến cho tàn thuốc trong bầu
thép văng ra ngoài. Một số tàn thuốc c̣n cháy bay xuống áo
kimono của bà. Bà liền để ống vố lên bàn, đưa tay hất lấy hất để
tàn thuốc ra khỏi áo, và khi thấy áo không bị hề hấn ǵ, bà có
vẻ mừng ra mặt.
- Này Chiyo ? bà nói tiếp ? mày đă ở đây hơn một năm rồi.
- Thưa Mẹ, hơn hai năm.
- Trong thời gian này tao không để ư đến mày. Thế mà hôm nay có
một nàng geisha như Mameha đến nói là muốn làm chị cả của mày.
Tao thấy khó hiểu quá!
Theo chỗ tôi biết th́ Mameha muốn trả thù Hatsumono hơn là muốn
giúp tôi. Nhưng tôi không thể nói như thế với Mẹ. Tôi định trả
lời Mẹ rằng tôi không biết lư do tại sao Mameha quan tâm đến
tôi, nhưng chưa kịp nói, cửa pḥng của Mẹ mở ra, và giọng nói
của Hatsumono cất lến:
- Xin lỗi Mẹ, con không biết Mẹ đang mắng con ở!
- Nó sắp không phải là con ở nữa rồi - Mẹ đáp ? hôm nay chúng ta
có người khách đến thăm, chuyện này chắc làm cho cô quan tâm
đấy.
- Phải, con nghe Mameha có đến để vớt con cá tuế trong bể nước
ra ? Hatsumono nói. Cô ta bước tới quỳ trước bàn, quỳ gần đến
nỗi tôi phải nhích ra xa để đủ chỗ cho hai người.
- Mameha lấy cớ ǵ đấy cho rằng Chiyo sẽ hoàn lại số tiền nợ vào
năm nó hai mươi tuổi. Hatsumono quay mặt về phía tôi. Nh́n nụ
cười của cô ta, người ta có thể nghĩ đấy là nụ cười nhân hậu của
người mẹ thương con. Nhưng cô ta đă nói như thế này:
- Thưa Mẹ, có lẽ được, nếu Mẹ bán nó cho nhà thổ?
- Thôi Hatsumono, tôi không mời cô vào đây để nghe chuyện này.
Tôi muốn biết vừa rồi cô đă làm ǵ khiêu khích cô ta?
- Có lẽ con đă làm cho cô Hoàn Hảo cảm thấy thua sút khi đi
ngoài đường th́ có, chứ làm việc ǵ khác th́ không.
- Cô ta có ư đồ ǵ đấy. Ta muốn biết ư đồ của cô ta.
- Thưa Mẹ, chẳng có ǵ bí mật. Cô ta chỉ muốn đuổi kịp con bằng
cách dùng cô Bé Ngốc. Mẹ không trả lời, bà có vẻ suy ngẫm về
điều Hatsumono vừa nói. Cuối cùng bà ta nói:
- Có lẽ cô ta nghĩ Chiyo sẽ thành công hơn Bí Ngô, và muốn kiếm
ra được nhiều tiền ở nó. Nếu thế th́ ai mà có thể trách cô ta
được?
- Thưa Mẹ, thực ra Mameha không cần Chiyo để kiếm nhiều tiền
đâu. Bộ Mẹ nghĩ là vô cớ mà cô ta chịu bỏ th́ giờ ra huấn luyện
một con bé đang ở cùng nhà kỹ nữ với con sao? Mameha muốn lập
quan hệ với con chó của Mẹ, nếu cô ta nghĩ việc này giúp cô ta
loại con ra khỏi Gion.
- Thôi thôi Hatsumono, tại sao cô ta lại muốn lọai cô ra khỏi
Gion?
- V́ con đẹp hơn. Có phải cô ta cần có lư do chính đáng không?
Cô ta muốn làm nhục con bằng cách nói với mọi người "Ồ, xin mời
gặp cô em út của tôi. Cô ta đang sống cùng nhà với Hatsumono
đấy. Nhưng cô ta là viên ngọc quư cho nên họ muốn phó thác cô ấy
cho tôi để d́u dắt?"
- Tôi không tin Mameha làm thế - Mẹ nói, hơi thở hổn hển.
- Nếu cô ta nghĩ có thể làm cho Chiyo trở thành một geisha giỏi
hơn Bí Ngô, - Hatsumono nói tiếp ? cô ta sẽ thất vọng cho mà
xem, nhưng con vui mừng khi thấy Chiyo mặc áo kimono đi dạo phố.
Đây là cơ hội ngàn vàng cho Bí Ngô. Có khi nào Mẹ thấy cảnh con
mèo con chụp bắt quả bóng ở sợi dây chưa? Bí Ngô sẽ trở thành
xuất sắc sau khi được rèn luyện đầy đủ. Mẹ có vẻ thích được như
thế v́ bà nhếch mép như muốn cười.
Ta không biết rồi sẽ có ngày được huy ḥang như thế không. Sáng
hôm nay khi ta thức dậy th́ thấy hai đứa con gái vô dụng đang
sống trong nhà kỹ nữ. Giờ đây chúng sẽ chiến đấu với nhau, dưới
sự d́u dắt của hai geisha sáng chói nhất Gion.
Chương 12
Ngay chiều hôm sau Mameha gọi tôi đến nhà cô ta. Lần này
cô ngồi sẵn ở bàn đợi tôi khi chị hầu mở cửa. Tôi cẩn thận cúi
chào nghiêm túc trước khi vào và đến ngồi ở bàn, cúi đầu xuống.
- Thưa cô Mameha, em không biết cái ǵ dẫn cô đến quyết định?-
Tôi nói ? Nhưng em không biết làm sao tả hết ḷng biết ơn của
em..
- Khoan cám ơn đă ? cô ta ngắt lời tôi ? chưa có ǵ xảy ra hết.
Cô nên nói cho tôi nghe bà Nitta nói ǵ sau chuyến đến thăm hôm
qua của tôi.
- Dạ - tôi đáp - Mẹ có vẻ thắc mắc tại sao cô chú ư đến em. Và
nói thật ra, em cũng thế - tôi tưởng cô Mameha sẽ nói ǵ, nhưng
cô không nói ? c̣n phần Hatsumono th́? - Đừng mất công nghĩ đến
chuyện ǵ cô ta nói. Cô đă biết cô ấy rất sung sướng khi thấy cô
thất bại, cũng như bà Nitta.
- Em không hiểu tại sao Mẹ cũng muốn thấy em thất bại, v́ nếu em
thành công, bà ấy cũng có tiền mà.
- Ngoại trừ việc nếu cô trả hết nợ của cô khi cô hai mươi tuổi,
bà ta sẽ nợ tôi rất nhiều tiền. Hôm qua tôi đă chơi tṛ đánh cá
với bà ấy - Mameha nói trong khi chị hầu phục vụ trà cho chúng
tôi - Tôi không muốn chơi tṛ đánh cá trừ phi tôi biết chắc cô
sẽ thành công. Nhưng nếu tôi là chị cả của cô, chắc cô thừa biết
tôi có những điều khoản rất nghiêm ngặt. Tôi đợi cô nói những
điều khoản đó ra nhưng cô chỉ quắc mắt:
- Chiyo, cô phải bỏ cái cách thổi nước trà như thế đi! Trông cô
nhà quê quá! Đặt tách nước lên bàn đợi nguội rồi hăy uông.
- Em xin lỗi. Em không để ư.
- Đă đến lúc cô phải để ư, người geisha phải giữ ǵn ư tứ trước
mặt mọi người. Bây giờ tôi nói các điều nghiêm ngặt cho cô nghe.
Trước hết tôi yêu cầu cô làm tất cả những điều tôi yêu cầu mà
đừng hỏi tôi hay là nghi ngờ tôi. Tôi biết thỉnh thoảng cô không
vâng lời Hatsumono hay bà Nitta, chắc cô cho đấy là việc đáng
thông cảm, nhưng đối với tôi, cô nên tuyệt đối vâng lời, đừng để
những việc như trước xảy ra nữa. Hatsumono hoàn toàn đúng. Cuộc
đời đă đổi thay rất nhiều rồi. Khi tôi c̣n nhỏ, con gái mà không
vâng lời người lớn sẽ bị trừng phạt rất gắt.
- Cách đây mấy năm, tôi đảm trách huấn luyện hai cô em út -
Mameha nói tiếp ? Một cô làm việc cật lực, c̣n cô kia th́ lơ là.
Một hôm tôi gọi cô ta đến đây nói cho cô ta biết tôi không chấp
nhận việc cô ta không vâng lời tôi nữa, nhưng cô ta không nghe
lời. Tháng sau tôi bảo cô ta đi t́m một chị cả mới.
- Thưa cô Mameha, em xin hứa như thế với cô. Việc như thế sẽ
không bao giờ xảy đến cho em. Em thật cám ơn cô, em cảm thấy em
như con tàu lần đầu tiên đi biển được thuận chiều xuôi gió. Em
sẽ không tha thứ cho ḿnh nếu làm cho cô bất b́nh.
- Thế là tốt, nhưng tôi không nói đến việc cô phải làm ǵ cật
lực đâu. Cô phải hết sức cẩn thận đừng để cho Hatsumono lừa cô.
Và lạy trời, đừng làm cái ǵ để nợ của cô bị gia tăng thêm. Ngay
cả việc đừng làm bể một tách trà.
Tôi hứa tôi sẽ không làm thế, nhưng thú thật khi nghĩ tới việc
Hatsumono lừa bịp tôi, tôi không biết tôi có giữ ḿnh được không
và để cho cô ta đánh lừa.
- C̣n chuyện này nữa ? Mameha tiếp tục - Bất cứ chuyện ǵ mà cô
và tôi bàn với nhau, cô phải giữ thật kín. Cô không được nói lại
chuyện ấy cho Hatsumono biết, cho dù đấy là chuyện thời tiết đi
nữa, cũng không. Cô hiểu chứ? Nếu Hatsumono có hỏi, cô chỉ đáp
như thế này "Ồ cô Hatsumono ơi, cô Mameha không nói chuyện ǵ
hấp dẫn hết. Vừa nghe xong là tôi quên liền. Cô ấy là người quá
vô duyên" Tôi nói với Mameha là tôi hiểu.
- Hatsumono là người rất khôn lanh ? cô ta nói tiếp - nếu cô chỉ
nói hở một tí thôi là cô ta sẽ đoán được hết toàn bộ.
Bỗng Mameha nghiêng người tới trước nói bằng một giọng tức giận:
- Hôm qua khi tôi gặp hai người đi trên đường, hai người đă nói
chuyện ǵ thế?
- Thưa cô không có ǵ hết ? tôi đáp, và mặc dù cô ta quắc mắt
nh́n tôi nhưng tôi vẫn cương quyết không nói ǵ hết.
- Không có ǵ nghĩa là sao? cô phải trả lời cho tôi, con bé
ngốc, nếu không, tối nay tôi sẽ đổ mực vào lỗ tai cô khi cô đang
ngủ. Phải mất một lát tôi mới hiểu ra Mameha đang bắt chước
Hatsumono. Tôi thấy thái độ bắt chước của cô không giống, nhưng
tôi chợt hiểu cô đang có ư đồ ǵ, nên tôi đáp:
- Thưa cô Hatsumono, thú thật cô Mameha thường nói chuyện rất vô
duyên, em không nhớ được chuyện ǵ hết. Chúng vào lỗ tai bên này
là bay sang lỗ tai bên kia thôi. Hôm qua cô có thật thấy chúng
em nói chuyện à? V́ nếu có, th́ em cũng không thể nhớ được.
Mameha tiêp tục bắt chước Hatsumono thêm một lát nữa và cuối
cùng, cô nói tôi làm tốt. Tôi không tin lắm điều cô nói. Bị
Mameha hỏi, cho dù cô ta giả làm Hatsumono, cũng không giống như
chuyện thực, khi tôi mặt giáp mặt với Hatsumono.
Trong hai năm kể từ khi Mẹ chấm dứt việc học của tôi, tôi hầu
như quên hết những ǵ đă học. Và trong thời gian đi học trước
đây, tôi hầu như cũng chẳng học được ǵ nhiều, v́ trí óc tôi bận
nghĩ đến trăm ngh́n thứ khác. Cho nên khi tôi đi học lại sau khi
đă được Mameha nhận làm chị cả, tôi cảm thấy như ḿnh đi học lần
đầu tiên.
Tôi đă 12 tuổi rồi, cao gần bằng Mameha rồi. Đi học đă lớn tuổi
tưởng chừng như có lợi, nhưng thật sự không phải thế. Hầu hết
các cô bắt đầu đi học khi c̣n nhỏ, có cô theo tập tục cổ truyền
đi học lúc mới ba tuổi ba ngày. Số ít đi học lúc c̣n nhỏ này hầu
hết là con của các geisha, học được học cách múa và nghệ thuật
pha trà, xem như công việc hàng ngày trong đời sống, như tôi
trước đây thường đi bơi trong hồ vậy.
Tôi đă miêu tả cách học đàn Shamisen với cô Chuột cho anh biết
ra sao rồi. Nhưng geisha phải học nhiều môn nghệ thuật khác
ng̣ai đàn Shamisen. Thực vậy, từ "gei" trong "geisha" có nghĩa
là nghệ thuật, cho nên từ "geisha" có nghĩa là "thợ khéo tay"
hay "nghệ nhân". Bài hoc đầu tiên của tôi vào sáng hôm ấy là học
về loại trống nhỏ mà chúng tôi gọi là tsutsumi. Chắc anh thắc
mắc tại sao geisha phải học trống làm ǵ, nhưng câu trả lời rất
đơn giản. Trong các buổi đại tiếc hay trong các buổi họp mặt
chính thưc ở Gion, geisha chỉ thường múa với đàn Shamisen phụ
họa hay với một ca sĩ. Nhưng khi lên tŕnh diễn trên sân khấu,
như diễn vở Vũ khúc cố đô vào mỗi mùa xuân, th́ phải có đến sáu
hay nhiều hơn nhạc công đàn Shamisen hợp nhau làm thành một ban
nhạc, được nhiều loại trống đánh đệm và một cây sáo Nhật mà
chúng tôi gọi là fue. Cho nên anh thấy đấy, geisha phải biết
chơi tất cả các nhạc cụ này, mặc dù cuối cùng họ được khuyên nên
chuyên chú vào một hay hai thứ thôi.
Như tôi vưa nói, bài học khi sáng sớm là trống cơm mà chúng tôi
gọi là tsutsumi, trống này đánh với thế quỳ như tất cả các nhạc
cụ khác mà chúng tôi đă học. Trống tsutsumi khác với các loại
trống khác, v́ trống được để trên vai và đánh bằng tay, không
giống lọai trống Okawa lớn hơn phải để trên đùi, hay trống lớn
hơn hết, trống này được gọi là Taiko, phải để nằm nghiêng một
bên trên giá và đánh bằng đũa lớn. Tôi lần lượt học hết các lọai
trống. Mỗi lọai trống có thể được xem như một nhạc cụ, ngay cả
trống cho trẻ em chơi, nhưng thực ra có nhiều cách đánh mỗi lọai
trống, như loại trống lớn taiko chẳng hạn, người đánh phải hoa
cánh tay qua thân trống rồi mới đánh chiếc đũa vào mặt trống,
lối đánh này gọi là Uchikomi, hay khi tay đánh th́ tay kia đưa
lên, lối đánh này gọi là Sarashi. C̣n nhiều cách đánh nữa, và
mỗi cách phát ra một âm thanh khác nhau, nhưng chỉ sau khi luyện
tập nhiều mới đánh được. Điều quan trọng nhất là ban nhạc thường
ngồi trước mặt công chúng, nên các động tác cần phải uyển chuyển
duyên dáng, cũng như phải ḥa hợp với các nhạc công khác, một
nửa là tạo nên âm thanh chính xác, nửa kia là động tác đúng quy
cách.
Tiếp theo môn trống, bài học trong buổi sáng là sáo Nhật và đàn
Shamisen. Phương pháp học các nhạc cụ này có ít nhiều điểm giống
nhau. Giáo viên chơi nhạc trước rồi học viên theo đó mà làm. Có
khi chúng tôi trông như bầy thú ở thảo cầm viên, nhưng thường
th́ không, v́ các giáo viên cẩn thận chỉ cho từng người. Như khi
bắt đầu học sáo, giáo viên thổi một nốt nhạc, rồi chúng tôi lần
lượt thổi lại nôt đó. Thậm chi chỉ sau một nốt thôi, giáo viên
t́m ra cả đống chỗ mà nói.
- Này này, cô phải hạ ngón tay út xuống. Đừng chống lên như thế.
C̣n cô kia, cái ống sáo của cô có mùi hôi hả? Tại sao nhăn lỗ
mũi như thế?
Cô giáo rất nghiêm khắc, giống hầu hết các giáo viên khác, và
tất nhiên là chúng tôi sợ mắc phải lỗi lầm. Rât nhiều cô giáo
lấy cái ống sáo của cô gái thổi sai và đánh lên vai cô ta. Sau
trống, sáo và đàn, bài học tiếp theo là hát. Ở Nhật, chúng tôi
thường hát trong các bữa tiệc, và dĩ nhiên đàn ông ở Gion đều
thích đi dự tiệc. Nhưng cho dù một cô gái hát không đúng nhạc và
không bao giờ được yêu cầu lên tŕnh diễn trước mặt những người
khác, cô ta cũng vẫn phải học hát để giúp cô ta hiểu được vở
múa. Bởi v́ các điệu múa thường được phỏng theo các bài nhạc
hay, đều được một ca sĩ hát có đàn đệm theo.
Có nhiều loại ca khúc khác nhau ? ôi, quá nhiều, tôi không sao
kể hết ? nhưng trong các bài học của chúng tôi, chúng tôi chỉ
học năm loại khác nhau. Có loại là những bài dân ca phổ biến, có
loại là những bài trường ca của kịch nghệ Kabuki kể chuyện cổ
tích, c̣n có những bài như bài thơ phổ nhạc. Tôi thấy khó mà
miêu tả hết cho anh những ca khúc này. Nhưng tôi xin nói rằng
trong khi tôi coi những ca khúc này là mê ly, th́ người nước
ngoài lại cho rằng chúng nghe như tiếng mèo kêu trong sân đền
hơn là âm nhạc. Quả đúng là cách hát cổ truyền của Nhật nghe có
vẻ ê a thật và thường được hát trong họng cho nên âm thanh phát
ra ở mũi chứ không phải từ miệng. Nhưng đây là vấn đề phải nghe
quen mới thấy hay.
Trong tất cả các môn học, múa và âm nhạc là hai môn chúng tôi
phải chú trọng nhất. V́ cô gái nào có giỏi nhiều môn đi nữa, mà
không học kỹ cách xử thế hay tư cách thái độ, th́ khi đi dự tiệc
sẽ bị chê trách ngay. Cho nên đấy là lư do khiến cho giáo viên
thường rất gắt gao về mặt tư cách, thái độ của học viên, thậm
chí phải chú đến các điểm này ngay cả khi đi trên hành lang đến
pḥng vệ sinh. Thật vậy, việc một cô gái bị la rầy nặng nề nhất
không phải là cô ta sử dụng nhạc cụ sai hay không thuộc lời bài
ca, mà v́ cô tay để móng tay dơ bẩn, hay tỏ ra bất kính hay v́
một việc ǵ đại loại như thế.
Thỉnh thỏang khi tôi nói chuyện về việc luyện tập của tôi cho
những người ngoại quốc nghe, họ thường hỏi tôi "Thế cô học cách
cắm hoa khi nào?" ? Câu trả lời của tôi là không bao giờ. Bất kỳ
ai ngồi trước mặt đàn ông cắm hoa để cho họ mua vui, đều có thể
bất thần nh́n lên, bắt gặp họ gục đầu xuống bàn mà ngủ hết. Anh
phải nhớ rằng geisha là nhà nghệ sĩ, người tŕnh diễn. Chúng tôi
có thể rót rượu sake hay trà cho đàn ông, nhưng chúng tôi không
đi lấy dưa chua cho họ nhấm. Và thực tế th́ giới geisha có nhiều
người hầu hạ nuông chiều, hiếm khi chúng tôi phải lo chăm sóc
ḿnh, lo chăm sóc pḥng ngủ cho ngăn nắp, đừng nói ǵ đến chuyện
cắm hoa để trang điểm cho pḥng trà.
Bài học cuối cùng cho buổi sáng là nghệ thuật hầu trà. Đây là
môn đă được nhiều sách vở nói đến, cho nên tôi không đi sâu vào
chi tiết làm ǵ. Nhưng cơ bản th́ nghệ thuật hầu trà được một
hoặc hai người thực hiện, họ ngồi trước mặt khách, chuẩn bị trà
theo phương pháp cổ truyền, dùng những cái tách thật đẹp, và
những cái lọc bằng tre, và các thứ khác. Thậm chí khách cũng góp
phần tham gia vào nghi thức này, v́ họ phải cầm tách trà ra sao
và uống trà như thế nào cho đúng kiểu. Nếu anh suy ngẫm đến nghi
thức này khi ngồi trước mặt một tách trà ngon, ừ?nó giống một vở
múa hay là một buổi thiền, được thực hiện trong khi đang quỳ
gối. Trà được chế ra từ lá trà xay thành bột, rồi lọc vào trong
nước sôi một hỗn hợp ga sủi bọt màu xanh lục mà chúng tôi gọi là
matcha, thứ này rất xa lạ với người nước ngpài. Tôi xin nói trà
giống như nước xà pḥng màu xanh lục, có vị đắng, dùng lâu rất
ngon.
Nghi thức uống trà là bộ môn quan trọng nhất trong việc luyện
tập của geisha. Khi mở tiệc ở nhà riêng, thường thường người ta
bắt đầu lễ uống trà gọn nhẹ. và khách đến xem múa hát theo mùa ở
Gion đều được các geisha phục vụ trà trước tiên.
Cô giáo dạy môn phục vụ trà của chúng tôi là một cô gái khoảng
25 tuổi, cô ta là một geisha không thành đạt lắm, sau này tôi
mới biết như thế; nhưng cô ta mê say môn nghi thức phục vụ trà,
cho nên cô dạy môn này rất nhiệt t́nh, mỗi động tác của cô đều
mang tính chất thiêng liêng. V́ cô ta nhiệt t́nh như thế nên tôi
rất hâm mộ môn dạy của cô, và phải nói rằng đây là môn học hứng
thú nhất trong cả buổi sáng. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn c̣n thấy
nghi thức uống trà thật dễ chịu khoan khoái như một giấc ngủ
ngon.
Điều làm cho việc luyện tập của người geisha quá khó khăn không
phải chỉ các môn nghệ thuật mà họ phải học không thôi, mà c̣n
nhiều việc khác nữa, khiến cho cuộc sống của họ trở nên quá bận
rộn. Sau khi học cả buổi sáng, nàng geisha c̣n phải làm việc ở
nhà vào buổi chiều và buổi tối nữa. Mỗi đêm cô ta chỉ được ngủ
từ ba đến năm giờ. Trong những năm luyện tập này, nếu tôi làm
việc như thế th́ cuộc sống của tôi quá ư bận rộn. Nếu Mẹ cho tôi
khỏi làm việc lặt vặt như Bí Ngô th́ tôi rất biết ơn, nhưng nghĩ
đến chuyện bà đă đánh cuộc với Mameha tôi không tin bà nghĩ đến
chuyện cho tôi có nhiều th́ giờ để luyện tập. Một số công việc
trong nhà của tôi đă được trao cho gia nhân, nhưng tôi cũng phải
làm một số công việc khác, việc luyện tập đàn Shamisen chỉ được
một giờ vào mỗi buổi chiều. Vào mùa đông, cả Bí Ngô và tôi phải
luyện tập đôi bàn tay cho trơ cứng ra bằng cách ngâm vào nước đá
cho đến khi hai tay đau nhức đến phát khóc mới thôi, rồi ra
ngoài sân lạnh để thực hành. Nghe có vẻ độc ác quá nhưng hiệu
quả đem lại thật tuyệt. Thực vậy, luyện tập cho hai bàn tay trơ
cứng như thế này giúp tôi đàn được tốt hơn. Như anh biết đấy, sự
lo sợ khi lên sân khấu làm cho hai bàn tay luống cuống, và khi
anh đă tập đàn với hai bàn tay tê cóng, cứng ngắc quen rồi, đến
khi lên sân khấu, sự lo sợ không c̣n là vấn đề đáng lo nữa.
Mới đầu Bí Ngô và tôi cùng tập đàn với nhau vào buổi chiều, ngay
sau khi đă học đọc học viết thật lâu với bà D́. Chúng tôi học
chữ Nhật ngay từ khi tôi mới đến, và D́ luôn luôn bắt chúng tôi
học hành nghiêm túc. Nhưng khi thực tập đàn vào buổi chiều, Bí
Ngô và tôi có dịp vui đùa với nhau. Nếu chúng tôi cười to, D́
hay một gia nhân chạy đến la chúng tôi, nhưng khi chúng tôi nói
chuyện nho nhỏ và vừa đàn vừa nói chuyện, chúng tôi đă có th́
giờ bầu bạn với nhau rất là vui vẻ. Đây là lúc mà tôi mong mỏi
nhất trong ngày.
Bỗng một buổi chiều trong khi Bí Ngô giúp tôi học kỹ thuật luyện
âm th́ Hatsumono xuất hiện trên hành lang trước mặt chúng tôi.
Chúng tôi không nghe cô ta về nhà khi nào.
- Ḱa, người coi như em út của Mameha! ? cô ta nói với tôi, cô
ta thêm hai từ "coi như" v́ Mameha và tôi chưa chính thức chị em
cho đến khi tôi bắt đầu thành geisha tập sự.
- Đáng ra tôi gọi cô là cô Bé Ngốc ḱa ? cô ta nói tiếp ? nhưng
sau khi tôi thấy cảnh hai đứa như thế này, tôi nghĩ nên để dành
từ ấy cho Bí Ngô.
Bí Ngô hạ cây đàn xuống hai đùi chân, y như con chó cụp đuôi
giữa hai chân, cô ta hỏi:
- Tôi làm ǵ sai trái à?
Tôi không dám nh́n vào mặt Hatsumono để thấy vẻ tức giận trên
mặt cô ta ra sao. Tôi quá sợ những việc sắp xảy ra. Hatsumono
nói:
- Không làm ǵ hết! Tôi chỉ không nhận ra cô là đồ cạn nghĩ mà
thôi.
- Tôi xin lỗi, cô Hatsumono ? Bí Ngô nói ? Tôi chỉ muốn giúp
Chiyo mà thôi.
- Nhưng Chiyo không cần cô giúp đỡ học đàn, nó sẽ t́m đến cô
giáo của nó. Có phải đầu cô là quả bầu khổng lồ rỗng tuếch rồi
không?
Nói xong Hatsumono véo mạnh vào môi Bí Ngô khiến cây đàn tuột
khỏi tay cô, rơi xuống nơi chỗ cô ngồi trên hành lang gỗ, lăn
xuống hành lang đất.
- Tôi cần nói chuyện với cô một chút ? Hatsumono nói với cô ta ?
Cất đàn đi, tôi đứng chờ ở đây để cô khỏi làm những chuyện ngu
ngốc nữa.
Khi Hatsumono nói xong, Bí Ngô bước xuống lượm cây đàn lên và
tháo rời các bộ phận ra. Cô ta buồn bă nh́n tôi, tôi nghĩ chắc
cô không sao. Nhưng bỗng nhiên tôi thấy môi cô run run, rồi cả
mặt cô cũng rung động như mặt đất sắp bị động đất, và th́nh ĺnh
cô thả những bộ phận của cây đàn lên sàn gỗ, và đưa tay lên môi
? môi đă bắt đầu sưng ? trong khi nước mắt tuôn ra chảy dài
xuống hai má. Mặt Hatsumono dịu lại như thể bầu trời đă hết
giông tố, rồi cô quay qua nh́n tôi, mở miệng cười khoan khoái.
- Chắc cô sẽ có một người bạn khác ? cô ta nói với tôi ? sau khi
Bí Ngô và tôi nói chuyện xong, cô ấy sẽ biết cách nói chuyện với
cô, phải không Bí Ngô? Bí Ngô gật đầu, v́ cô ta chẳng c̣n lựa
chọn nào khác hơn. Nhưng tôi thấy cô ta rất buồn. Không bao giờ
chúng tôi thực tập đàn Shamisen với nhau nữa.
Tôi đem chuyện chạm trán này nói cho Mameha biết vào lần tôi đến
nhà cô sau đó.
- Tôi mong cô ghi nhớ những lời Hatsumono nói với cô ? Mameha
nói với tôi ? nếu Bí Ngô không nói ǵ với cô, cô cũng không nên
nói ǵ với cô ta. Cô chỉ gây nên cho cô ta lắm chuyện rắc rối mà
thôi. Vả lại, thế nào cô ta cũng nói lại cho Hatsumono nghe
những ǵ cô nói. Trước đây cô tin tưởng cô ấy, nhưng bây giờ th́
không được nữa.
Nghe thế tôi cảm thấy rất buồn, tôi im lặng một hồi lâu mới nói
được.
- Sống trong nhà kỹ nữ với Hatsumono giống như con heo sống
trong ḷ mổ. Khi nói thế là tôi nghĩ đến Bí Ngô, nhưng chắc
Mameha cho rằng tôi muốn nói về tôi, nên cô ấy đáp:
- Cô nói đúng. Cách đề pḥng duy nhất của cô là phải làm sao để
thành công hơn Hatsumono và loại cô ta ra.
- Nhưng ai cũng nói cô ta là geisha nổi tiếng nhất, em không tin
em sẽ nổi tiếng hơn cô ấy.
- Tôi không nói nổi tiếng ? Mameha đáp ? Tôi nói thành công. Đi
đến dự nhiều buổi tiệc không phải là vấn đề. Tôi sống trong căn
hộ rộng răi với hai người hầu, trong khi Hatsumono ? có lẽ cô ta
đi dự tiệc nhiều như tôi ? cứ phải sống trong nhà kỹ nữ Nitta.
Khi tôi nói thành công, tôi muốn nói geisha nào không sắm được
toàn bộ áo kimono cho ḿnh ? hay cô nào không được nhà dạy kỹ nữ
nhận làm con, điều này giống như điều trên ? th́ cô ta sẽ bị
người khác điều khiển cả đời. Chắc cô đă thấy số áo kimono của
tôi rồi? Cô có biết làm sao tôi có được số áo này không?
- Em nghĩ có lẽ cô đă được nhà kỹ nữ nào đấy nhận làm con trước
khi cô chuyển đến nhà này.
- Tôi ở trong một nhà kỹ nữ cho đến một ngày cách đây năm năm.
Nhưng bà chủ ở đấy có cô con gái bà sinh ra, nên bà ta không
nhận người khác làm con.
- Vậy em xin phép hỏi, có phải cô đă mua toàn bộ áo kimono của
cô không?
- Chiyo, làm sao cô nghĩ một geisha có thể mua nổi? Toàn bộ
kimono không phải chỉ hai hay ba cái áo mặc trong mỗi mùa, đàn
ông họ đi chơi khắp Gion, nếu họ thấy đêm nào ḿnh cũng mặc áo
giống nhau, họ sẽ đâm chán.
Chắc khi ấy tôi tỏ ra có vẻ hốt hoảng lắm, v́ Mameha cười to khi
nh́n thấy nét mặt của tôi - Vui lên Chiyo, để tôi trả lời rơ làm
cho cô hết thắc mắc. Ông "danna" của tôi rất rộng răi, ông ta đă
mua cho tôi tất cả số áo ấy. V́ thế mà tôi thành công hơn
Hatsumono. Nhiều năm rồi mà cô ta không có ông "danna" nào cả.
Tôi đă ở Gion khá lâu nên tôi hiểu rơ từ danna mà Mameha nói
đến. Đây là từ một người vợ dùng để gọi chồng ḿnh ? hay đúng
hơn là vào thời của tôi. Nhưng geisha nói đến danna của ḿnh
không phải nói đến chồng, geisha không lấy chồng, nếu không, họ
không c̣n là geisha nữa.
Thỉnh thoảng sau khi dự tiệc có geisha, một số đàn ông cảm thấy
chưa thỏa măn cuộc vui, họ muốn đi xa hơn nữa. Có người muốn
cùng nàng geisha đi đến những nơi như quận Myagawa-cho, đến đấy
để họ đóng góp thêm mùi mồ hôi hôi hám vào những ngôi nhà dơ bẩn
mà tôi đă thấy vào đêm tôi đến t́m chị tôi. Có ông bạo dạn trơ
tráo hỏi nhỏ cô geisha ngồi bên cạnh về "giá cả" cô ta đ̣i hỏi.
Những geisha hạ cấp có thể bằng ḷng cách thu xếp như thế này,
có lẽ họ sung sướng khi nhận thêm lợi tức của người đàn ông đề
nghị. Người phụ nữ như thế nầy có thể tự cho ḿnh là geisha và
được ghi vào danh sách ở pḥng đăng kư hộ tịch, nhưng tôi nghĩ
anh nên nh́n vào cách cô ta múa, cách cô ta đàn, và khả năng
hiểu biết của cô ta về nghi thức hầu trà trước khi anh quả quyết
cô ta là geisha hay không. Một geisha thực thụ không bao giờ làm
ô danh của ḿnh bằng những cuộc hẹn ḥ với đàn ông đến những nơi
không đứng đắn.
Tôi không quả quyết người geisha nào cũng đi theo đàn ông khi họ
thấy ông ta hấp dẫn. Nhưng đi theo hay không là chuyện riêng của
họ. Geisha cũng có những đam mê như mọi người, và họ cũng hành
động sai lầm như mọi người. Người nào phạm phải sai lầm, họ chỉ
c̣n cách hy vọng dấu giếm sao để người ta khỏi biết. Tiếng tăm
của họ rất dễ bị ô uế, nhưng điều quan trọng hơn hết là nếu họ
có một danna, họ lại càng phải cẩn thận hơn nữa. Điều đáng lo
hơn hết là cô ta sẽ làm cho bà chủ nhà dạy kỹ nữ tức giận. Người
geisha nào quyết tâm theo đuổi đam mê này đều có thể gặp nguy
hiểm, nhưng có lẽ họ không làm thế để tiêu xài tiền bạc phung
phí như tiền họ kiếm ra bằng con đường hợp pháp.
Cho nên anh biết không, người geisha bậc một hay bậc hai ở Gion
đều không thể để cho bất kỳ ai mua một đêm. Nhưng nếu có một ông
đứng đắn muốn được yêu đương t́nh tứ - không phải qua một đêm
với nhau, mà gặp nhau trong một thời gian dài ? và nếu ông ta
bằng ḷng với điều kiện thỏa đáng, th́ geisha sẽ sung sướng chấp
nhận đề nghị này. Họ vẫn tiếp tục đi dự tiệc hay dự cái ǵ thoải
mái, tự nhiên, nhưng thực sự tiền bạc ở Gion đều đến từ tay ông
danna, và nàng geisha nào không có ông danna như Hatsumono ? sẽ
giống như con mèo hoang ngoài đường không có chủ nuôi ăn vậy.
Chắc anh nghĩ rằng một người đẹp như Hatsumono thế nào cũng có
nhiều đàn ông đưa ra đề nghị làm danna cho cô ta, mà tôi biết đă
có nhiều người muốn thế. Thực vậy, cô ta đă có danna một thời
gan. Nhưng v́ lư do ǵ đấy mà cô ta đă làm cho bà chủ pḥng trà
Mizuki quá tức giận ? pḥng trà này là nơi họat động chính của
cô ta ? đến nỗi có ông nào nhờ bà ta giới thiệu đều được bà ta
trả lời là cô ta không xứng ? có lẽ họ nghĩ cô ta đă có danna,
mặc dù cô ta không có. Bất ḥa với bà chủ, Hatsumono chỉ làm hại
cho ḿnh thôi chứ không làm ai thiệt hại hết. Là một geisha rất
có tiếng, cô ta làm ra nhiều tiền khiến cho Mẹ sung sướng, nhưng
geisha mà không có danna, cô ta không đủ sức để dành cho ḿnh
quyền độc lập và không dọn ra ở chỗ khác được. Cô ta cũng không
thể đăng kư làm cho pḥng trà khác để bà chủ ở các pḥng trà này
có cơ hội giúp cô ta t́m danna, không một bà chủ pḥng trà nào
muốn làm hỏng mối giao hảo với pḥng trà Mizuki.
Dĩ nhiên lớp geisha hạng trung không bị kẹt vào thế khó xử như
thế này. Nhưng họ có thể dùng th́ giờ để ve văn các ông, với hy
vọng có người sẽ đưa ra lời yêu cầu bà chủ pḥng trà giới thiệu
các cô. Có nhiều người yêu cầu nhưng chẳng đến đâu, người này
th́ có tiền đầu tư quá ít, người khác lại ngần ngừ lẩn tránh khi
các cô yêu cầu ông ta tặng cho cô chiếc kimono đắt giá để tỏ ra
ḿnh có thiện chí. Nhưng nếu sau vài tuần thương lượng mà được
cả hai bên bằng ḷng, cô geisha và người danna mới tổ chức một
nghi lễ như nghi lễ hai geisha tổ chức làm chị em. Thông thường,
mối ràng buộc này kéo dài sáu tháng hay lâu dài hơn, v́ dĩ nhiên
đàn ông thường mau chán. Các điều khoản trong cuộc ràng buộc này
thường buộc anh chàng danna trả một phần nợ nần của nàng geisha
và bao nhiêu thứ chi phí để mua đồ hóa trang, trả tiền học phí,
và có thể cả tiền thuốc men khi bệnh hoạn nữa. Đại lọai là các
thứ như thế, mặc dù đă tốn kém quá nhiều như thế rồi, nhưng ông
ta vẫn tiếp tục trả tiền công phục vụ của cô ta tính theo giờ,
bất cứ khi nào ông ta giải trí với cô, y như những khách hàng
khác vậy. Nhưng ông ta sẽ được hưởng một vài "đặc quyền".
Đây là những thỏa thuận đôi với giới geisha trung b́nh. C̣n đôi
với geisha siêu đẳng, loại này ở Gion có chừng 30 hay 40 cô, th́
nguyên tắc thỏa thuận c̣n nhiều hơn nữa. Trước hết là nàng
geisha không muốn làm lu mờ danh tiếng v́ có nhiều danna, nhưng
có thể có một hay hai trong suốt cả đời. Người danna không những
chỉ bao hết những chi phí của cô ta, như là phí đăng kư, phí học
tập và ăn uống hàng ngày, mà c̣n bao nhiêu thứ khác nữa. Ông ta
phải cung cấp tiền cho cô ta, bảo trợ những buổi múa tŕnh diễn
có cô ta tham gia, mua kimono và nữ trang làm quà tặng cho cô
ta. Và khi ông ta giải trí với cô ta, ông ta không phải trả phí
tổn tính hàng giờ như thường lệ, có lẽ ông ta c̣n trả nhiều hơn
thế, như là một cử chỉ khích lệ. Mameha có lẽ là một trong những
geisha siêu đẳng này. Quả vậy, theo chỗ tôi biết, cô ta là một
trong số hai ba geisha nổi tiếng nhất của Nhật. Chắc anh đă nghe
danh tiếng của nàng geisha Mametsuki rồi. Nàng là người đă dan
díu với thủ tướng Nhật một thời gian ngắn trước Đệ nhất thế
chiến và đă gây ra nhiều tai tiếng. Bà ta là chị cả của Mameha ?
v́ thế mà cả hai đều có từ "Mame" trước tên của họ. Thông thường
th́ người geisha em có tên xuất phát từ tên của người chị cả.
Có người chị cả như Mametsuki đủ để cho Mameha thành công trong
nghề. Vào đầu những năm 1920, pḥng du lịch Nhật bản bắt đầu
chiến dịch quảng cáo khắp thế giới. Những tấm bích chương in
h́nh ngôi chùa ở đên Joji nằm ở phía đông nam Kyoto, một bên
chùa là cây anh đào, và phía bên kia là h́nh cô geisha tập sự
xinh đẹp, trông cô ta rất e lệ, duyên dáng và thanh lịch. Cô
geisha tập sự ấy là Mameha. Chỉ nói Mameha nổi tiếng là chưa nói
hết về cô ta. Những tấm bích chương trưng bày ở các thành phố
khắp thế giới với hàng chữ "Mời đến thăm xứ mặt trời mọc" được
in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài ? không những chỉ tiếng Anh
mà c̣n Đức, Pháp, Nga. Lúc ấy Mameha chỉ mới 16 tuổi, nhưng bỗng
nhiên cô được mời đến để gặp các nguyên thủ quốc gia đến thăm
Nhật, và các nhà quư tộc ở Anh hay Đức, và các nhà triệu phú từ
Hoa kỳ đến. Cô ấy đă chuốc rượu sake cho đại văn hào Đức Thomas
Mann, ông này sau đó đă kể cho cô nghe một câu chuyện dài, buồn,
thông qua người phiên dịch gần suốt một giờ, cũng như rót rượu
cho Charlie Chaplin và Tôn Dật Tiên, và sau này cho Ernest
Hemingway, nhà văn này đă say và nói rằng đôi môi đỏ đẹp đẽ trên
khuôn mặt trắng của cô làm cho ông ta nghĩ đến máu trên tuyết.
Từ đó về sau, Mameha nổi tiếng thêm như diễn một số vở mu?a được
đại đa số quần chúng ưa thích trên sân khấu nhà hát Kabukiza ở
Tokyo, nơi thường được thủ tướng và nhiều nhân vật danh tiếng
đến xem.
Khi Mameha tuyên bố cô có ư nhân tôi làm em út, tôi chưa biết
những chuyện này về cô. Nếu biết, chắc thế nào tôi cũng quá lo
sợ, không làm ǵ được ngoài việc run lên khi đứng trước mặt cô.
Mameha đă rất tế nhị với tôi, cô bảo tôi ngồi xuống và giảng
giải cho tôi nghe chuyện này vào hôm tôi đến nhà cô. Khi thấy
tôi hiểu, cô hài ḷng nói:
- Theo ngày bắt đầu nhập môn của cô, cô sẽ thành geisha tập sự
cho đến năm 18 tuổi. Sau đó cô cần phải có danna nếu cô muốn trả
nợ. Một danna rất giàu. Công việc của tôi là làm sao cho cô nổi
tiếng ở Gion, nhưng cô phải nỗ lực học tập sao cho thành vũ công
thành thạo. Nếu cô không đạt được xếp hạng tối thiểu là thứ năm
vào năm 16 tuổi, th́ tôi không thể làm ǵ giúp cô được và bà
Nitta sẽ rằng vui sướng khi thắng cuộc với tôi.
- Nhưng thưa cô Mameha, em không hiểu múa để làm ǵ.
- Múa là thứ cần thiết vô cùng, nếu cô nh́n vào những geisha
thành công nhất ở Gion, họ đều là những vũ công hết.
Múa là môn nghệ thuật được trọng vọng nhất trong các môn nghệ
thuật của giới geisha. Chỉ có những geisha xinh đẹp và nhiều hứa
hẹn nhất mới được khích lệ để học chuyên sâu vào bộ môn này, và
không có bộ môn nào ngoài nghệ thuật pha trà có thể so sánh được
với tính phong phú của môn cổ truyền này. Trường múa Inoue, nơi
giới geisha ở Gion thực tập, bắt nguồn từ nhà hát Noh. V́ Noh là
nơi nghệ thuật rất xưa luôn luôn được ḥang gia bảo trợ, vũ công
ở Gion xem nghệ thuật của họ hơn trường múa ở quận Ponto-cho nằm
bên kia sông. Nghệ thuật của trường này bắt nguồn từ nhà hát
Kabuki. Bấy giờ tôi rất hâm mộ nghệ thuật Kabuki, và thực tế tôi
may mắn có một số bạn bè là nghệ sĩ Kabuki danh tiếng của thế kỷ
này. Nhưng Kabuki là một thể nghệ thuật c̣n tương đối mới mẻ,
trước những năm 1970, bộ môn này chưa có, và Kabuki được giới
b́nh dân ưa chuộng chứ không được ḥang gia bảo trợ, không đơn
giản so sánh vũ ở Ponto-cho với trường Inoue ở Gion được.
Tất cả các geisha tập sự phải học múa, nhưng như tôi đă nói, chỉ
có những geisha xinh đẹp và đầy hứa hẹn mới được khích lệ để học
chuyên sâu và tiếp tục để trở thành vũ công thật sự, chứ không
phải như người học đàn Shamisen hay là ca sĩ. Rủi thay cho Bí
Ngô, v́ lư do có khuôn mặt tṛn, bẹt nên phải chú tâm vào đàn
Shamisen, v́ cô không được chọn làm vũ công. C̣n tôi, tôi không
phải quá đẹp đến nỗi đương nhiên được học múa, như Hatsumono.
Tôi nghĩ rằng tôi được trở thành vũ công chỉ là nhờ tôi đă tỏ
cho các giáo viên thấy rằng tôi sẵn ḷng làm việc cật lực khi
cần.
Tuy nhiên chính nhờ Hatsumono mà bước đầu tiên học múa của tôi
tránh được những điều tệ hại. Cô giáo dạy múa khoảng 50 tuổi,
chúng tôi thường gọi là cô giáo Bướu v́ cô có một cái bướu nhỏ
dưới cằm. Cô giáo Bướu rất ghét Hatsumono, Hatsumono biết rơ
điều này, và anh có biết cô ta làm ǵ không? Cô ta đến gặp cô
giáo ? tôi biết điều này v́ mấy năm sau cô Bướu nói cho tôi nghe
? và nói:
- Thưa cô giáo, cô làm ơn giúp tôi một việc được không? Tôi có
để ư đến một học viên trong lớp cô. Tôi thấy học viên này có vẻ
có tài năng. Nếu cô giáo cho tôi biết cô nghĩ sao về cô ta, tôi
sẽ hết sức biết ơn cô. Tên cô ta là Chiyo, và tôi rất rất thích
cô ta. Tôi sẽ mang ơn cô nhiều nếu cô tận t́nh giúp ỡ cô ấy.
Hatsumono không cần nói thêm một lần nào nữa, v́ cô giáo Bướu đă
"tận t́nh giúp đỡ" như lời Hatsumono yêu cầu. Thật t́nh tôi múa
không tệ, nhưng cô Bướu lập tức đem tôi ra làm ví dụ điển h́nh
về những việc "không" được làm. Tôi nhớ một buổi sáng khi cô
giáo biểu diễn một điệu múa bằng cách kéo cánh tay quanh thân
h́nh như thế này, rồi dậm một chân lên chiếu. Tất cả chúng tôi
đều bắt chước làm theo, nhưng v́ chúng tôi mới bắt đầu học, nên
khi chúng tôi dậm chân, tiếng dậm vang lên như một đĩa đầy đậu
văng tung tóe lên nền nhà, v́ các học viên dậm chân không cùng
một lượt. Tôi cam đoan với anh tôi dậm không tệ hơn các cô khác,
nhưng cô Bướu đến đứng ngay trước mặt tôi, cục bướu dưới cằm cô
rung rung, cô nhịp cái quạt xếp lên đùi mấy lần rồi vung tay
đánh cái quạt lên một bên đầu tôi.
- Chúng ta không dậm chân như thế - cô nói ? và chúng ta không
nhăn cằm.
Trong các điệu vũ của trường Inoue, mặt của vũ công phải giữ cho
thật hoàn hảo, vô cảm như đeo mặt nạ trong kịch Noh. Nhưng cô
giáo mắng tôi v́ tội nhăn cằm trong khi cằm của tôi run lên v́
tức giận, tôi như sắp khóc v́ bị cô đánh th́ bỗng các học viên
khác phá ra cười. Cô giáo Bướu khiển trách tôi v́ tội làm cho
học tṛ cười, cô phạt đuổi tôi ra khỏi lớp.
Tôi không thể nói thân phận tôi sẽ ra sao dưới sự chăm sóc cẩn
thận của cô giáo, nếu sau đó Mameha không đến nói chuyện với cô
và giúp cô khám phá sự thật đă xảy ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ cô
Bướu trước đó đă ghét Hatsumono rồi, bây giờ sau khi biết cô ta
đă lừa phỉnh ḿnh, chắc cô c̣n ghét nhiều hơn nữa. Tôi sung
sướng nói rằng cô giáo ân hận kinh khủng về cách cô đă đối xử
với tôi, đến nỗi sau đó tôi đă trở thành cô học tṛ cô thích
nhất.
Tôi xin nói là tôi không có thiên tài về bất kỳ môn ǵ hết,
nhưng tôi có quyết tâm cao, làm việc với mục đích rơ ràng, cho
đến khi tôi đạt được mục đích mới thôi. Từ ngày tôi gặp ông Chủ
tịch vào mùa xuân, tôi chỉ ước mong sao tôi có được cơ may để
trở thành geisha, t́m được chỗ đứng trong cuộc đời. Nay Mameha
cho tôi cơ may này, tôi phải quyết tâm làm việc cho thật tốt.
Nhưng v́ học hành nhiều mà lại c̣n làm việc nhà với yêu cầu cao,
cho nên tôi cảm thấy quá mệt trong sáu tháng luyện tập đầu tiên.
Rồi sau đó tôi nghĩ ra cách để cho công việc dễ dàng hơn. Ví dụ
tôi t́m các luyện tập đàn Shamisen trong khi đi làm các việc lặt
vặt. Tôi vừa hát trong óc vừa làm những động tác đàn, tôi h́nh
dung ra bàn tay trái di chuyển trên cổ đàn ra sao, và gảy cái
gảy đàn vào dây như thế nào. Nhờ thế mà khi tôi ôm đàn vào ḷng,
là tôi đàn được một ca khúc trơn tru mặc dù trước đó tôi mới tập
được một lần mà thôi. Có người tưởng tôi học mà không thực tập,
thực ra tôi đă thực tập khi đi trên các nẻo đường ở Gion.
Tôi đă dùng một tṛ mánh lới khác để học các dân ca và các ca
khúc khác mà chúng tôi đă học ở trường. Lúc c̣n thơ ấu, tôi
thường chỉ cần nghe hát một lần là hôm sau tôi nhớ ngay. Tôi
không biết tại sao, tôi đóan chắc trí óc tôi minh mẫn. Cho nên
tôi viết lời ca lên một tờ giấy trước khi đi ngủ, rồi mỗi khi
thức giấc, trong khi trí óc tôi c̣n sáng suốt, tôi đọc tờ giấy
trước khi trở ḿnh trên nệm. Thường như thế là đủ cho tôi nhớ,
nhưng với âm nhạc th́ khó khăn hơn, tôi bèn dùng mánh là nghĩ ra
h́nh ảnh nào nhắc tôi nhớ đến âm thanh ấy. Ví dụ cành cây rơi từ
trên cao xuống làm cho tôi nghĩ đến tiếng trống, hay là ḍng
suối chảy trên đá nhắc tôi nhớ đến động tác căng sợi dây đàn để
nốt nhạc cao lên, và tôi h́nh dung ra bài ca như là một cuộc dạo
chơi ngắm cảnh.
Nhưng dĩ nhiên bộ môn thách thức nhất, và quan trọng nhất đôi
với tôi là múa. Nhiều tháng trời, tôi đă thử áp dụng các mánh
lới tôi đă t́m ra, nhưng các phương pháp này không giúp ǵ được.
Rồi một hôm bà D́ nổi giận khi tôi làm bắn nước trà lên tờ tạp
chí bà đang đọc. Điều kỳ lạ là tôi nghĩ tốt về bà trong khi bà
quắc mắt nh́n tôi. Sau đó tôi cảm thấy buồn da diết và tôi nghĩ
đến chị tôi, hiện đang ở đâu đó trên nước Nhật mà không có tôi,
và tôi nghĩ đến mẹ tôi, tôi hy vọng là bà được b́nh an ở trên
thiên giới, và tôi nghĩ đến bố tôi, người sẵn ḷng bán chúng tôi
để sống cô độc cho đến hết đời. Khi những ư nghĩ này hiện ra
trong óc tôi, cơ thể tôi trở nên nặng nề. Cho nên tôi leo lên
lầu, về pḥng Bí Ngô và nằm ngủ - v́ Mẹ đă chuyển tôi lên đấy
sau khi Mameha đến thăm nhà kỹ nữ của chúng tôi. Thay v́ nằm
xuống nệm rơm và khóc, tôi di chuyển cánh tay theo cách biểu lộ
trạng thái khóc qua ngực. Tôi không biết tại sao tôi làm thế,
đấy là một động tác trong bài học múa sáng nay, một động tác tôi
thấy rất buồn. Lúc ấy tôi liền nghĩ đến ông Chủ tịch và tôi nghĩ
đời tôi sẽ vô cùng hạnh phúc nếu tôi được sửa túi nâng khăn cho
một người như thế. Khi tôi nh́n cánh tay tôi quét qua không khí,
chuyển động dịu dàng của cánh tay như muốn biểu lộ cảm giác buồn
bă và ham muốn. Cánh tay tôi lướt qua không khí với sự chuyển
động rất đường hoàng ? không phải như chiếc lá rung rinh trên
cành cây, mà như chiếc tàu thủy lướt trên mặt biển. Tôi nghĩ sự
chuyển động "đường hoàng" là v́ tôi muốn nói đến ḷng tự tin,
hay là tin tưởng, tôi tin rằng gió táp mưa sa ǵ cũng không làm
thay đổi được ḥan cảnh của tôi.
Điều mà tôi đă khám phá ra chiều hôm đó, là khi cơ thể tôi cảm
thấy nặng nề, tôi di chuyển với thái độ rất đường hoàng. Và nếu
tôi tưởng tượng ra ông Chủ tịch đang nh́n tôi, các cử động của
tôi đă để lộ ra một ư nghĩ sâu xa, cho thấy rằng thỉnh thoảng
mỗi chuyển động trong khi múa là một thứ ngôn ngữ giao tiếp với
ông. Khi quay người đầu nghiêng về một bên là ư muốn hỏi "Ông
Chủ tịch ơi, chúng ta sẽ ở bên nhau cả ngày ở đâu?" Duỗi cánh
tay ra và quạt, là nói lên ḷng biết ơn bao la của tôi khi ông
ban cho tôi cái vinh dự được đến thăm công ti của ông. Rồi sau
đó khi tôi khép quạt lại trong vở múa, đấy là lúc tôi nói với
ông rằng trên đời này đôi với tôi không có ǵ quan trọng bằng
việc làm cho ông hài ḷng.
Chương 13
Suốt mùa xuân năm 1934, sau khi tôi đă luyện tập được hai
năm, Hatsumono và Mẹ quyết định đă đến lúc cho Bí Ngô làm lễ
chính thức trở thành geisha tập sự. Dĩ nhiên không ai nói cho
tôi biết chuyện ấy, v́ Bí Ngô đă được lệnh không được nói chuyện
với tôi, c̣n Hatsumono và Mẹ th́ không đời nào bỏ th́ giờ nghĩ
đến một việc như thế này. Tôi phát hiện ra việc này là vào một
buổi chiều Bí Ngô bỗng ra khỏi nhà, rồi vào lúc chập tối cô ta
trở về với mái tóc kiểu của một geisha tập sự - kiểu tóc được
gọi là momoware, có nghĩa là "trái đào nứt". Khi tôi thấy cô ta
bước vào nhà, tôi cảm thấy đau đớn v́ thất vọng và ganh tị. Cô
ta không nh́n tôi, có lẽ cô ta nghĩ rằng việc khởi đầu làm
geisha của cô đă tác động mạnh đến tôi. Với mái tóc chải ra sau
thành h́nh một quả cầu từ hai bên thái dương rất đẹp, chứ không
buộc lại sau gáy như mọi khi, cô ta trông ra vẻ là một thiếu nữ
mặc dù khuôn mặt của cô ta vẫn c̣n non choẹt. Từ nhiều năm nay,
cô ta và tôi thường ganh tị với các cô có mái tóc đẹp như thế.
Bây giờ Bí Ngô sắp ra ngoài đời như geisha, c̣n tôi phải ở lại
trong nhà, mù tịt về cuộc sống mới của cô ta.
Rồi đến ngày Bí Ngô mặc áo kimono của geisha tập sự lần đầu tiên
cùng với Hatsumono đi đến pḥng trà Mizuki để làm lễ ràng buộc
hai người với nhau như chị em. Mẹ và D́ cũng đi, nhưng tôi th́
không được. Tôi chỉ được đứng cùng họ trên hành lang trước nhà
cho đến khi Bí Ngô từ trên lầu đi xuống có các chị hầu theo sau.
Cô ta mặc chiếc kimono màu đen lộng lẫy, có huy hiệu của nhà kỹ
nữ Nitta, và thắt chiếc khăn quàng lưng màu mận và vàng, mặt cô
ta được tô trắng lần đầu tiên. Chắc anh nghĩ với đồ nữ trang
trên tóc, và đôi môi tô đỏ choét, trông cô ta hănh diện và xinh
đẹp, nhưng tôi thấy cô ta có vẻ lo lắng nhiều hơn. Cô ta đi rất
khó khăn v́ áo quần lộng lẫy của người geisha tập sự rằng cồng
kềnh. Mẹ đưa máy ảnh cho D́, bảo D́ ra ngoài để chụp ảnh Bí Ngô
khi cô được đánh đá lửa sau lưng để cầu may lần đầu tiên. Tất cả
chúng tôi ở lại trong hành lang để khỏi bị dính h́nh vào ảnh.
Các chị hầu nắm chặt tay của Bí Ngô trong khi cô xỏ chân vào
giày gỗ cao mà chúng tôi gọi là okobo, lọai giày các geisha tập
sự thường mang. Rồi Mẹ đến đứng sau lưng Bí Ngô, chụp một tấm
ảnh với tư thế như là bà sắp đánh đá lửa, mặc dù trên thực tế
lúc nào D́ hay một người hầu làm việc ấy. Khi chụp ảnh xong, Bí
Ngô bước ra cửa, đi vài bước rồi quay nh́n lui. Những người khác
đều đi ra ngoài với cô ta, nhưng tôi là người cô ta nh́n đến, vẻ
mặt cô ta như muốn nói cô rất buồn trước t́nh thế xoay vần như
thế này.
Cuối ngày ấy, Bí Ngô có tên geisha mới là Hatsumitjo. Từ "Hat"
xuất phát từ Hatsumono và mặc dù tên mới này có thể giúp Bí Ngô
hưởng được đôi chút danh tiếng của Hatsumono, nhưng thực tế cô
ta không được như thế. Anh biết không, rất ít người biết tên
geisha của cô, mà họ cứ gọi cô ta là Bí Ngô như trước.
Tôi rất nôn nóng muốn kể cho Mameha nghe chuyện nhập môn của Bí
Ngô, nhưng cô ấy trong thời gian vừa qua rất bận rộn công việc,
thường đi Tokyo theo lời yêu cầu của ông danna, và kết quả là
chúng tôi không gặp nhau gần sáu tháng trời. Thêm vài tuần nữa
trôi qua, cô ấy mới cho gọi tôi đến nhà cô ấy. Khi tôi bước vào
nhà, chị hầu há hốc mồm sửng sốt, rồi một lát sau, Mameha từ
pḥng sau bước ra, cô ta cũng há hốc mồm sửng sốt. Tôi không
biết cái ǵ làm cho họ kinh ngạc như thế. Rồi khi tôi quỳ xuống
chào họ, nói tôi rất hân hạnh được gặp lại cô ta, th́ cô ta
không chú ư đến lời chào của tôi mà quay qua nói với chị hầu:
- Trời ơi, chị Tatsumi, lâu quá rồi phải không? Tôi đă không
nhận ra cô ấy.
- Tôi mừng khi nghe cô nói thế, thưa cô – chị Tatsumi đáp – Tôi
tưởng mắt tôi bị ǵ mà tôi không thấy rơ.
Khi ấy tôi tự hỏi không biết họ nói với nhau về cái ǵ. Nhưng rơ
ràng trong sáu tháng không gặp nhau, tôi đă thay đổi quá nhiều
mà tôi không nhận ra. Mameha bảo tôi quay đầu qua bên này rồi
qua bên kia, miệng cứ lặp đi lặp lại "trời ơi, cô ta lớn xồ ra
thành thiếu nữ rồi!", rồi bỗng Tatsumi lôi tôi đứng lên, lôi hai
tay tôi giang ra, chị dùng bàn tay đo eo, đo mông tôi rồi nói:
- Tốt rồi, chắc cô mặc kimono vừa văn rồi, và mang vớ cũng vừa
rồi – tôi nghĩ chị nói thế là để khen mừng, v́ khi chị nói, mặt
chị lộ vẻ hân hoan sung sướng.
Cuối cùng Mameha sai chị Tatsumi dẫn tôi ra pḥng sau, mặc
kimono vào cho tôi. Tôi mặc áo vải xanh trắng khi đến đây, chiếc
áo tôi mặc đi học sáng nay, nhưng chị Tatsumi đă thay cho tôi
chiếc kimono bằng lụa màu xanh đậm, có in h́nh những chiếc bánh
xe nhỏ màu vàng tươi và đỏ. Đây không phải là chiếc kimono đẹp
nhất, nhưng khi tôi nh́n vào tấm gương lớn trong khi chị Tatsumi
buộc dải thắt lưng màu lục nhạt quanh bụng tôi, tôi thấy ngoại
trừ mái tóc thường, tôi có thể xem ḿnh như một nàng geisha tập
sự chuẩn bị đi dự tiệc. Khi ra khỏi pḥng, tôi cảm thấy tự hào
và tôi nghĩ thế nào Mameha cũng há hốc mồm ra mà nh́n, hay có cử
chỉ ngạc nhiên. Nhưng cô chỉ đứng dậy, nhét cái khăn nhỏ vào ống
tay áo, rồi đi ra cửa, mang đôi hài sơn màu lục vào chân và quay
lại nh́n tôi:
- Rồi chưa? – cô hỏi – có đi không?
Tôi không biết chúng tôi đi đâu nhưng tôi cảm thấy rất sung
sướng khi nghĩ đến chuyện được cùng Mameha đi ra phố cho mọi
người thấy. Chị hầu đem ra cho tôi một đôi hài sơn mài có màu
xám nhạt. Tôi mang hài vào rồi đi theo Mameha xuống cầu thang âm
u. Chúng tôi đi ra đường, một bà già cúi thấp người chào Mameha,
rồi bà quay qua phía tôi, bà cũng chào tôi như thế. Tôi ngẩn
người sửng sốt v́ chưa có ai chú ư đến tôi ở ngoài đường như thế
này. Ánh mặt trời chói chang làm tôi hoa mắt, khiến tôi không
biết bà ta có quen biết ǵ với tôi không. Nhưng tôi chào trả
trước khi bà ta đi tiếp. Tôi nghĩ có lẽ bà ta là một trong các
cô giáo của tôi, nhưng chỉ một lát sau, chuyện như thế lại diễn
ra nữa, lần này là một geisha trẻ tôi thường mến mộ, nhưng trước
đây chưa bao giờ cô ta nh́n đến tôi.
H́nh như tất cả mọi người chúng tôi gặp trên đường đều nói đôi
lời với Mameha, hay ít ra cũng cúi chào cô, rồi sau đó họ gật
đầu hay cúi chào tôi. Nhiều lần tôi dừng lại để chào trả, thành
ra tôi đi tụt ra sau Mameha vài bước. Cô ấy thấy tôi đi đứng khó
khăn, liền dẫn tôi vào một con hẻm yên tĩnh để dạy cho tôi cách
đi. Cô ấy nói rằng tôi đi lúng túng như thế là v́ tôi chưa biết
cách chuyển động nửa người phía trên riêng rẽ với nửa người phía
dưới. Khi tôi chào ai, tôi phải dừng bước. Cô ấy nói:
- Chậm bước là cách biểu lộ ḷng kính nể rồi. Càng chậm chừng
nào càng tỏ ra ḿnh kính nể chừng nấy. Cô có thể dừng lại để
chào giáo viên của cô, nhưng đôi với những người khác, đừng có
dừng lại làm ǵ, v́ như thế biết khi nào cô mới đi đến nơi. Cô
cứ bước chậm lại một chút, sao cho vạt áo kimono phất phơ là
được. Khi người đàn bà đi, làm sao cho người ta có cảm giác đấy
là làn sóng lăn tăn tỏa vào bờ cát. Tôi đi lui đi tới trong
đường hẻm như Mameha đă chỉ dẫn, cô ấy nh́n thẳng vào chân tôi
để xem vạt áo kimono có phất phơ hay không. Khi Mameha thấy tôi
đă làm được, bấy giờ chúng tôi mới đi ra ngoài đường phố lại.
Tôi thấy việc chào hỏi của chúng tôi đều theo một hay hai cách
giản dị mà thôi. Khi chúng tôi gặp các cô geisha trẻ, thường
thường các cô ấy đi chậm lại hay thậm chí có cô dừng hẳn lại để
cúi chào Mameha thật thấp, và Mameha đáp lại bằng vài tiếng chào
và gật nhẹ đầu, rồi cô geisha trẻ quay mặt nh́n tôi vẻ ngạc
nhiên, lúng túng cúi chào, tôi phải chào trả, cúi người thấp hơn
– v́ tôi là người hạng thấp nhất trong số những người tôi gặp.
Thế nhưng khi chúng tôi gặp một bà trung niên hay già, Mameha
chào trước, rồi bà kia chào trả với vẻ kính cẩn, nhưng không cúi
thấp như Mameha và sau đó, bà nh́n khắp người tôi rồi gật nhẹ
đầu. Tôi luôn luôn đáp lễ bằng cách cúi người thật thấp trong
khi hai chân vẫn bước.
Chiều hôm đó tôi kể cho Mameha nghe chuyện nhập môn của Bí Ngô,
và mấy tháng sáu đó, tôi cứ mong sao cho cô ta nói đă đến lúc
tôi bắt đầu tập sự làm geisha. Thế nhưng mùa xuân qua, rồi mùa
hè đến, tôi vẫn không nghe cô ấy nói ǵ hết. Trái với cuộc sống
hấp dẫn của Bí Ngô, tôi chỉ biết học tập và làm việc nhà, cũng
như gặp Mameha chừng 15, 20 phút vào những buổi chiều khác trong
tuần. Thỉnh thoảng tôi ngồi trong nhà cô ấy để nghe cô dạy những
điều tôi cần biết, nhưng phần nhiều cô bảo tôi mặc áo kimono của
cô rồi dẫn tôi đi khắp quận Gion, khi th́ đi làm những việc lặt
vặt, khi th́ ghé vào nhà của người bói toán, khi th́ đến tiệm
người làm tóc giả. Thậm chí khi trời mưa, và cô ấy không có việc
ǵ làm ngoài phố, chúng tôi cũng chống dù để đi từ tiệm buôn này
đến nhà hàng khác để xem khi nào có loại nước hoa từ Ư nhập vào,
hay là hỏi xem chiếc kimono sửa xong chưa, mặc dù kỳ hạn người
thợ nhận sửa chưa đến ngày.
Mới đầu, tôi nghĩ có lẽ Mameha dẫn tôi đi như thế để cô ấy có
thể dạy cho tôi nhiều chuyện như tư thế đi đứng cho đúng cách –
v́ cô ấy thường lấy quạt đánh vào lưng tôi để sửa dáng đứng của
tôi cho thẳng hơn – và dạy cách xử thế với mọi người. Mameha
h́nh như quen biết với tất cả mọi người, và luôn luôn dừng lại
để cười chào họ, chúc tụng họ, thậm chí cả với những người hầu
hèn hạ nhất, v́ cô ấy cho rằng chính nhờ những người này cô ấy
mới được cao sang, mới được nhiều người trọng vọng. Nhưng một
hôm khi chúng tôi từ trong một tiệm sách bước ra, bỗng tôi nhận
ra ư nghĩa của công việc cô ấy làm trong bấy lâu nay. Thật ra,
cô ấy quan tâm đến việc đi đến tiệm sách hay đến tiệm người làm
tóc giả, hay là đi đến tiệm người bán văn pḥng phẩm. Việc đi
mua sắm lặt vặt không phải là việc quan trọng, vả lại, cô ấy có
thể sai gia nhân đi mua lúc nào không được. Cô ấy chỉ đi như thế
cốt để cho mọi người ở Gion thấy chúng tôi đi với nhau trên phố.
Cô ấy tŕ hoăn ngày nhập môn cho tôi là để mọi người có th́ giờ
chú ư đến tôi thôi.
Vào một buổi chiều tháng mười nắng ráo, chúng tôi ra khỏi nhà
của Mameha, đi dọc theo bờ con suối Shirakawa, nh́n lá hoa anh
đào rơi bay phất phới trên mặt nước. Rất nhiều người khác đi dạo
như chúng tôi, và chắc chắn cũng đoán được là tất cả mọi người
đều chào hỏi Mameha. Hầu như người nào chào Mameha, họ cũng đều
chào tôi.
- Cô thấy cô cũng được mọi người biết hết không? – Cô ta hỏi.
- Em nghĩ, nếu con cừu mà đi theo người đẹp Mameha, người ta
cũng chào nó.
- Đem cô so với cừu th́ cũng lạ đấy. Nhưng thực ra tôi đă nghe
nhiều người hỏi về cô gái có cặp mắt xám xinh đẹp. Họ không biết
tên cô, nhưng chuyện này chẳng quan trọng. Dù sao th́ người ta
cũng sắp hết gọi cô là Chiyo rồi.
- Có phải cô Mameha muốn nói…
- Tôi muốn nói tôi đă hỏi ông Waza – đây là tên ông thầy bói của
cô – ông ta cho biết ngày mùng ba tháng 11 là ngày tốt để làm lễ
nhập môn cho cô.
Mameha dừng lại nh́n tôi v́ tôi đứng sững như trời trồng, cặp
mắt mở to bằng cái bánh tráng. Tôi không reo lên hay vỗ tay,
nhưng tôi quá sung sướng đến nỗi nói không lên lời. Cuối cùng
tôi cúi chào Mameha và cám ơn cô ấy.
- Cô sẽ thành một geisha xinh đẹp – cô ấy nói – nhưng nếu cô
biết dùng con mắt để nói lên tư tưởng của ḿnh th́ chắc cô sẽ
thành một geisha tuyệt vời hơn nữa.
- Em không biết dùng con mắt để biểu lộ tư tưởng ra sao.
- Con mắt là cơ quan biểu cảm nhất trên thân thể người ta. Nhất
là cặp mắt của cô. Cô hăy đứng dậy để tôi chỉ cho cô thấy.
Mameha đến góc đường, để tôi đứng yên một ḿnh trên con đường
hẻm. Một lát sau cô ta đi tới, đi qua trước mặt tôi, mắt nh́n
sang một bên. Tôi có cảm giác cô ấy sợ có chuyện ǵ xảy ra nếu
cô nh́n về phía tôi.
- Nếu cô là đàn ông, cô sẽ nghĩ ǵ? – cô ta hỏi.
- Em nghĩ là cô lo đến chuyện tránh né em nên cô không nghĩ đến
chuyện ǵ hết.
- Có khả năng tôi nh́n vào các ṿi nước nằm dọc theo nền nhà
không?
- Cho dù cô nh́n vào đấy th́ em vẫn nghĩ cô tránh để khỏi nh́n
vào em.
- Chính đấy là điều tôi đề cập đến. Cô gái nào có nét nh́n
nghiêng đẹp th́ đừng bao giờ "cố t́nh" dùng nó để biểu lộ sự bất
b́nh của ḿnh cho đàn ông thấy. Nhưng đàn ông sẽ nh́n vào mắt cô
và tưởng cô nói với họ cái ǵ đấy bằng mắt, mặc dù cô không nói.
Bây giờ cô hăy nh́n tôi lần nữa.
Mameha lại đi đến đầu góc đường rồi đi quay lại về phía tôi,
nhưng lần này mắt cô nh́n xuống đất, cô đi với thái độ mơ mộng.
Rồi khi đi đến gần tôi, mắt cô ấy ngước lên nh́n tôi một lát rồi
vội vă quay đi. Phải nói là tôi cảm thấy như bị điện giật, nếu
tôi là đàn ông chắc tôi nghĩ rằng cô ấy quá xúc động, phải quay
mắt đi để che giấu cảm xúc.
- Nếu tôi nói lên được điều ǵ với đôi mắt b́nh thường của tôi –
cô ấy nói với tôi – th́ chắc cô c̣n nói được nhiều hơn nữa bằng
đôi mắt của cô. Nếu cô dùng mắt để làm cho đàn ông hồn xiêu
phách lạc, xỉu ngay tại đây trên đường, chắc tôi cũng không ngạc
nhiên.
- Cô Mameha, nếu em có khả năng làm cho đàn ông hồn xiêu phách
lạc, em nghĩ em sẽ sẵn sàng làm ngay cho cô xem.
- Tôi cam đoan cô làm được. Được rồi, ta thỏa thuận như thế này
nhé, nếu cô dùng mắt để chặn được một người đàn ông đang đi trên
đường, tôi sẽ làm lễ nhập môn cho cô ngay. Tôi rất nóng ḷng
được làm lễ nhập môn, đến nỗi nếu Mameha thách tôi dùng mắt nh́n
cho cây đổ xuống, e tôi cũng cố sức làm. Tôi yêu cầu cô ấy đi
với tôi trong khi tôi thử với vài người đàn ông, cô ấy chịu
liền. Người đầu tiên tôi gặp là một ông già rất già, đến nỗi
trông ông ta như cái áo kimono bọc xương. Ông ta chống gậy đi
chầm chậm trên đường, cặp kính lấm bụi lờ mờ đến nỗi nếu ông ta
đi va vào góc nhà chắc cũng không làm tôi ngạc nhiên. Ông ta
không chú ư ǵ đến tôi cho nên chúng tôi đi tiếp đến đại lộ
Shijo. Chẳng bao lâu sau tôi thấy hai thương gia mặc âu phục,
nhưng tôi cũng không gặp may. Tôi nghĩ họ đă nhận ra Mameha. Hay
có lẽ họ cho cô ấy đẹp hơn tôi, v́ họ không rời mắt khỏi cô ấy.
Tôi sắp bỏ cuộc th́ tôi thấy một thanh niên khỏang 20 tuổi làm
công việc đi giao hàng, anh ta đang bê một cái khay chất đầy các
hộp đựng cơm trưa. Vào thời ấy, một số nhà hàng ăn uống ở Gion
bán cơm hộp giao tận nơi, và vào buổi chiều họ cho một thanh
niên đi lấy hộp không về. Thường thường hộp được chất vào cần xé
rồi người đi lấy hộp hoặc là xách trên tay hoặc là buộc vào xe
đạp. Tôi không hiểu tại sao anh thanh niên này lại dùng cái
khay. Nhưng anh ta đă đến gần rồi, đang đi về phía tôi. Mameha
nh́n anh ta và nói với tôi:
- Làm cho anh ta rớt khay đi.
Tôi đang phân vân không biết có phải cô ấy nói đùa không, th́
bỗng cô đi rẽ sang con đường bên cạnh.
Tôi không tin một cô gái 14 tuổi – hay một phụ nữ bằng tuổi tôi,
lại có thể dùng cách nh́n một thanh niên để cho anh ta làm rớt
vật đang cầm trên tay, tôi nghĩ việc như thế này chỉ xảy ra trên
màn ảnh hay trong tiểu thuyết mà thôi. Nếu hôm ấy tôi không thấy
được hai điểm đáng lưu ư th́ chắc tôi đă bỏ cuộc không thử làm
ǵ. Trước hết anh thanh niên nh́n tôi hau háu như con mèo thấy
chuột, và điểm thứ hai, hầu hết đường xá ở Gion không có lề
đường, nhưng con đường tôi đang đi th́ lại có, và anh chàng giao
hàng đang đi giữa đường, không xa lề đường mấy. Nếu tôi t́m cách
ép anh ta, thế nào anh ta cũng phải đi lấn vào lề đường rồi ép
vào lề và làm cái khay rớt xuống. Tôi cúi xuống nh́n dưới đất
trước mặt tôi, cố bắt chước như Mameha đă làm lúc năy. Rồi tôi
ngước mắt lên nh́n vào mặt anh ta một lát, đoạn quay mắt đi. Sau
vài bước, tôi lại làm như thế một lần nữa. Lần này anh ta nh́n
tôi đăm đăm, quên phứt cái khay trên tay, cũng như quên phứt lề
đường dưới chân. Khi đến gần anh ta, tôi đi vào bên trong, đến
gần sát bên anh đến nỗi anh ta không thể tiếp tục đi thẳng mà
phải lấn vào để tránh đường, vừa đi vừa nh́n tôi, thế là anh ta
vấp phải lề đường, té xuống một bên và làm rớt cái khay, các hộp
đựng đồ ăn văng tung tóe ra. Tôi không làm sao khỏi cười cho
được! Và tôi vui mừng thấy anh chàng thanh niên kia cũng cười.
Tôi giúp anh ta lượm hộp lên, cười mỉm với anh trước khi anh cúi
chào, anh cúi thật thấp, thấp hơn bất kỳ người đàn ông nào cúi
chào tôi trước đó, rồi anh ta đi tiếp.
Một lúc sau tôi gặp Mameha, cô ấy thấy hết. Cô ta nói:
- Tôi nghĩ bây giờ cô em đă sẵn sàng để làm lễ nhập môn như ḷng
mong mỏi bấy lâu của cô rồi.
Nói xong, cô ấy dẫn tôi đi qua đại lộ chính, tới nhà của ông
Waza, thầy tướng số của cô, yêu cầu ông ta chọn ngày tốt để làm
lễ nhập môn, cũng như đến đền để cáo lễ trước thần linh, định
giờ để làm tóc, cũng như định giờ để tổ chức nghi lễ cho tôi và
Mameha kết làm chị em. Đêm đó tôi không ngủ được. Điều mà tôi ao
ước từ lâu nay cuối cùng đă đến khiến ḷng tôi rạo rực biết bao!
Nghĩ đến chuyện mặc áo đẹp mỹ miều và ra mắt trước mặt các ông ở
trong pḥng là đủ làm cho ḷng bàn tay tôi ướt đẫm mồ hôi. Mỗi
lần nghĩ đến chuyện này, tôi cảm thấy bải hoải chân tay. Tôi
tưởng tượng tôi đang ở trong pḥng trà, mở cửa căn pḥng trải
thảm rơm. Đàn ông quay đầu nh́n tôi, và dĩ nhiên tôi thấy ông
Chủ tịch trong số họ. Thỉnh thoảng tôi tưởng tượng chỉ có ḿnh
ông trong pḥng, không mặc âu phục mà mặc nhật phục như đàn ông
thường mặc vào buổi tối để nghỉ ngơi thư giăn. Ông bưng tách
rượu sake, mấy ngón tay láng lẩy như gỗ đánh bóng, và điều tôi
mong muốn nhất trần đời là được rót rượu cho ông trong khi ông
ngước mắt nh́n tôi, bốn mắt gặp nhau.
Tôi chưa quá 14 tuổi, nhưng tôi thấy ḿnh như đă sống hai cuộc
đời. Cuộc đời th́ chưa bắt đầu, nhưng cuộc đời cũ th́ đă chấm
dứt rồi. Ngày ấy khi nhận được tin buồn từ gia đ́nh, tâm hồn tôi
lạnh lẽo như cảnh tuyết phủ vào mùa đông. C̣n giờ đây vào cái
đêm trước ngày làm lễ nhập môn, tâm hồn tôi như một vườn hoa
đang bắt đầu đơm hoa kết trái, và giữa mảnh vườn ấy hiện ra một
bức tượng. Đó là h́nh ảnh nàng geisha mà tôi ao ước.
Chương 14
Tôi đă nghe nói tuần lễ để cô geisha tập sự chuẩn bị làm
lễ nhập môn giống như thời gian khi con sâu biến thành con bướm.
Lời ví von nghe thật hay nhưng tôi không hiểu tại sao người ta
lại ví như thế. Bởi con sâu bướm chỉ việc làm kén rồi ngủ một
giấc trong kén, c̣n tôi th́ trải qua một tuần mệt bở hơi tai.
Đầu tiên, tôi phải làm tóc theo kiểu nàng geisha tập sự, kiểu
"trái đào nứt". Vào thời ấy ở Gion có nhiều thợ làm tóc, Mameha
thường làm tóc tại một nơi rất đông khách. Tôi phải đợi gần hai
giờ mới đến phiên ḿnh. Mùi tóc bẩn tràn ngập cả pḥng. Kiểu tóc
lộng lẫy của giới geisha lúc bấy giờ quá cầu kỳ và tốn kém đến
nỗi không ai đi làm một tuần quá một lần. V́ thế tóc của họ cũng
hôi ngay cả khi họ rẩy nước hoa lên tóc. Cuối cùng đến phiên
tôi, đầu tiên người thợ làm tóc để đầu tôi tựa lên cái bồn gội
lớn, với tư thế đó, tôi cảm thấy như ông ta sắp sửa chặt đầu
tôi. Rồi ông ta xối nước ấm và xát xà pḥng lên đầu tôi. Từ
"xát" chưa đủ để miêu tả hết công việc của ông ta, v́ mấy ngón
tay của ông cào cấu vào da đầu tôi như người nông dân cào đất
ruộng của họ vậy. Nh́n lại thời ấy, tôi hiểu lư do tại sao. Gàu
trên đầu là vấn đề khó khăn nhất của người geisha, không có ǵ
làm cho họ mất vẻ hấp dẫn bằng, và không có ǵ làm cho mái tóc
của họ dơ bẩn bằng. Người thợ làm tóc đă có lư do chính đáng để
làm thế, nhưng sau một lát, đầu tôi ê ẩm đến phát khóc. Nhưng
ông thợ vẫn nói:
- Nếu cô thấy muốn khóc th́ cứ khóc, cô hiểu lư do tại sao tôi
để đầu cô lên bồn gội rồi.
Tôi nghĩ đây là lời nói đùa rất ư nhị v́ sau khi nói xong, ông
ta cười ha hả. Khi đă gội đầu xong, ông ta bảo tôi ngồi lên mép
chiếu, lấy cái lược gỗ chải lên tóc tôi cho đến khi cổ tôi đau
nhừ v́ phải gh́ lại mỗi khi ông ta kéo lược trên tóc tôi. Cuối
cùng, khi thấy tóc thẳng thớm rồi, ông ta chải dầu hoa trà lên
tóc, làm cho mái tóc thơm ngát. Tôi sợ chưa hết các giai đoạn
gay cấn, và quả vậy, ông ta lấy thỏi sáp ra. Mặc dù tóc đă chải
dầu hoa trà thơm lừng, nhưng khi thoa sáp vào tóc, ông ta phải
dùng thanh sắt nóng cho sáp mềm ra. Quả con người là con vật
thông minh, cho nên người thiếu nữ mới chịu ngồi yên để cho
người khác chải sáp vào tóc mà chỉ biết khóc lặng lẽ thôi. Nếu
người ta làm thế cho một con chó, thế nào nó cũng cắn cho toạc
tay ra.
Khi tóc đă thoa sáp đều rồi, người thợ làm tóc chải tóc phía
trước ra sau, rồi chải cả đầu tóc lên thành một cái núi lớn,
trông như cái gối để găm kim trên đỉnh đầu. Khi nh́n từ phía
sau, cái gối găm kim này có đường nứt ở giữa như bị chẻ ra làm
hai, v́ thế mà kiểu tóc này có tên là "trái đào nứt".
Mặc dù tôi đă để kiểu tóc "trái đào nứt" này nhiều năm, nhưng
vẫn c̣n một thứ tôi không biết, măi cho đến một thời gian sau
mới có người cho tôi hay. Đó là cái nùi – mà tôi gọi là cái gối
găm kim – được thành h́nh bằng cách vấn tóc quanh một miếng vải.
Ở phía sau nùi nơi có chỗ nứt, người ta thấy miếng vải ḷi ra.
Miếng vải có thể có h́nh vẽ hay màu sắc, nhưng của người geisha
tập sự thường là màu đỏ, ít ra cũng phải một thời gian sau mới
thay đổi. Một buổi tôi có người đàn ông nói với tôi:
- Hầu hết các cô gái c̣n thơ ngây không biết kiểu tóc "trái đào
nứt" có ư nghĩa khêu gợi như thế nào đâu. Cô hăy tưởng tượng có
người đàn ông đi sau lưng cô geisha, những ư nghĩ tục tĩu nảy ra
trong óc anh ta, khiến anh ta muốn thực hiện những ư nghĩ đó.
Rồi anh ta thấy mái tóc "trái đào nứt" trên đầu cô ta, mái tóc
có một miếng vải đủ lớn nằm trong một cái khe…cô nghĩ đến cái
ǵ? À, tôi không nghĩ đến cái ǵ hết, tôi nói với ông ta.
- Cô không sử dụng trí tưởng tượng à?
Một lát sau tôi hiểu ra, đỏ mặt e thẹn, thấy thế ông ta cười
khà.
Trên đường trở về nhà, tôi quên phắt da đầu đau nhức như đất sét
quên chuyện người thợ dùng dụng cụ để nắn nó thành đồ gốm sứ.
Mỗi lần tôi nh́n bóng tôi trong tủ kính ở các tiệm hàng, tôi cảm
thấy tôi trở thành một người rất nghiêm trang, không c̣n bé bỏng
nữa mà đă trở thành thiếu nữ. Khi tôi về đến nhà kỹ nữ, bà D́
khen lấy khen để kiểu tóc của tôi. Ngay cả Bí Ngô cũng không
chịu được, cô đến nh́n tôi một lần, ánh mắt khâm phục, nhưng
chắc Hatsumono sẽ giận lắm nếu cô ta biết được. C̣n anh có biết
phản ứng của Mẹ ra sao không? Bà nhón chân để nh́n cho kỹ - v́
tôi đă cao hơn bà – rồi phàn nàn rằng có lẽ tôi nên đến tiệm làm
tóc của Hatsumono hơn là tiệm của Mameha.
Cô geisha tập sự nào mới đầu cũng rất hănh diện v́ mái tóc của
ḿnh, nhưng ba bốn ngày sau là họ bắt đầu đâm ghét. V́ chắc anh
đă biết, khi làm tóc xong về nhà, cô ta mệt phờ người, sẽ nằm
lăn ra ngủ kh́, kê đầu lên gối, thế nào đầu tóc cũng xẹp xuống.
Khi thức dậy, cô ta phải đến tiệm làm tóc lại ngay. Cho nên cô
geisha tập sự phải học cách để giữ mái tóc cho khỏi hư. Cô ta sẽ
không dùng cái gối b́nh thường nữa, mà dùng cái gối đặc biệt gọi
là Takamakura, loại gối tôi đă nói cho anh biết rồi. Cái gối này
có h́nh như cái nôi để cho ta tựa gáy lên đấy. Mặc dù trên gối
có chêm một lớp vỏ trấu, nhưng cổ vẫn đau nhừ như kê trên đá. Cô
gái nằm ngủ, mái tóc sẽ hở lên trên, nhưng khi thức dậy, có thể
cô ta di chuyển đầu sao đó khiến cho mái tóc chạm vào chiếu
khiến nó xẹp đi. Trường hợp của tôi, bà D́ đă giúp tôi tránh
khỏi t́nh trạng này bằng cách để một cái khay bột gạo dưới mái
tóc của tôi, khi ngủ mà đầu tôi gục ra sau th́ tóc sẽ chạm lên
bột gạo, bột dính vào sáp sẽ làm hư mái tóc. Cho nên tôi phải cố
giữ đầu cao lên khi ngủ. Tôi đă thấy cảnh Bí Ngô phải trải qua
thử thách này. Bây giờ đến phiên tôi. Mỗi khi thức dậy vào buổi
sáng thấy tóc bị hư, tôi phải đến xếp hàng ở tiệm làm tóc đợi
đến phiên bị hành hạ.
Chiều nào trong tuần chuẩn bị làm lễ nhập môn của tôi, bà D́
cũng mặc cho tôi áo quần đủ bộ của một geisha tập sự và tập cho
tôi đi lui đi tới trên hành lang đất trong nhà kỹ nữ để tôi quen
dần. Mới đầu rất khó đi, tôi cứ sợ ngă nhào ra phía sau. Thiếu
nữ thường mặc áo có nhiều trang trí hơn người già, nghĩa là màu
sắc sặc sỡ hơn, vải màu mè hơn, nhưng chiếc khăn quàng bụng cũng
dài hơn. Người phụ nữ đứng tuổi thắt khăn quành phía sau theo
kiểu mà chúng tôi gọi là "nút trống", v́ cái nút có h́nh một cái
hộp nhỏ gọn gàng, cái nút này không cần nhiều vải lắm. Nhưng các
cô c̣n trẻ vào khoảng hai mươi, họ quàng dải thắt lưng theo kiểu
văn nghệ hơn. Trong trường hợp nàng geisha tập sự, kiểu này là
kiểu thời trang hấp dẫn nhất thường được gọi là dải darari –
"dải lủng lẳng" – được bím thành cái nút cao lên tận đầu xương
bả vai, và đầu mút dải lủng lẳng gần phết đất. Áo kimono không
cần phải có màu sáng, nhưng dải thắt lưng hầu như luôn luôn có
màu sắc tươi sáng. Khi người geisha tập sự đi trước mắt anh trên
đường phố, anh không để ư đến cái áo kimono mà chú ư đến dải
thắt lưng lủng lẳng óng ánh sáng – với một phần cái kimono ở
trên hai vai và hai bên vạt áo. Để có được như thế này, dải thắt
lưng phải dài, dài bằng chiều dài cả căn pḥng. Nhưng không phải
chiều dài của dải thắt lưng làm cho cô geisha khó mặc, mà chính
trọng lượng mới làm cho cô ta khó khăn, v́ nó được làm bằng gấm
thêu nặng nề.
Ngoài dải thắt lưng nặng nề, cái áo kimono cũng nặng v́ hay tay
áo quá rộng. Khi người mặc dang hai tay ra, tay áo thụng xuống
làm thành hai cái túi. Cái túi thụng này chúng tôi gọi là furi,
người geisha tập sự phải mặc áo tay thụng này một thời gian. Nếu
không cẩn thận, cô ta có thể để tay áo lên mặt đất, và khi múa
cô ta rất dễ dẫm chân lên nó, nên cô ta phải nhớ cẩn thận vấn
chúng lên nhiều lần để khỏi vướng.
Nhiều năm sau, nhà khoa học danh tiếng của trường đại học Kyoto,
trong một đêm quá say đă nói về bộ y phục của cô geisha tập sự
như thế này "Loài khỉ ở Trung Phi được xem là loài linh trưởng
điển h́nh nhất, nhưng tôi nghĩ cô geisha tập sự ở Gion có lẽ là
loại linh trưởng có màu sắc tươi sáng hơn hết!"
Cuối cùng ngày Mameha và tôi làm lễ kết t́nh chị em đă đến. Tôi
tắm rửa từ sớm, mặc quần áo. Bà D́ giúp tôi hóa trang và sửa
sang mái tóc. V́ sáp và chất hóa trang phủ lên da tôi, tôi thấy
mặt tôi chẳng c̣n cảm giác ǵ hết. Mỗi lần tôi sờ vào má, tôi
chỉ cảm thấy nằng nặng nơi ngón tay. Tôi làm thế nhiều lần quá
khiến bà D́ cứ phải làm hóa trang lại. Sau khi nh́n vào gương,
tôi thấy một người hiện ra rất xa lạ. Tôi thấy trong gương là
một cô gái khác đang nh́n tôi. Cô ta đang điểm trang tuyệt mỹ
của một geisha. Đôi môi đỏ tươi trên khuôn mặt trắng toát, hai
má phớt hồng. Tóc trang điểm bằng hoa lụa và nữ trang có h́nh
chùm lúa. Cô ta mặc kimono đen có huy hiệu của nhà kỹ nữ Nitta,
từ dưới lai áo một con rồng thêu uốn ḿnh vươn lên tận giữa hai
đùi chân. Cái bờm thêu bằng chỉ có màu đỏ rất tươi, móng và răng
của nó màu bạc và mắt màu vàng, vàng thật. Không làm sao tôi
ngăn được nước mắt khỏi trào ra, tôi phải nh́n lên trần nhà để
nước mắt khỏi trào xuống má. Trước khi ra khỏi nhà, tôi lấy cái
khăn của ông Chủ tịch cho, nhét vào dưới dải thắt lưng để cầu
may.
Bà D́ đi theo tôi đến tận nhà Mameha, tôi bày tỏ ḷng biết ơn cô
ấy, xin hứa sẽ kính trọng cô ấy. Rồi cả ba chúng tôi đến đền thờ
Gion, ở đây Mameha và tôi vỗ tay xin cáo trước thần linh là
chúng tôi sắp làm lễ kết t́nh chị em. Tôi cầu nguyện thần linh
gia hộ cho chúng tôi rồi tôi nhắm mắt, cám ơn thần linh đă ban
cho tôi điều tôi ước vọng từ ba năm nay, đó là trở thành geisha.
Lễ kết t́nh chị em được tở chức tại pḥng trà Ichiriki, có lẽ
đây là pḥng trà nổi tiếng nhất tại Nhật. Nổi tiếng tại v́ ở đây
có một vơ sĩ đạo danh tiếng ẩn náu vào những năm đầu thập niên
70. Hầu hết các pḥng trà ở Gion đều nằm khuất sau mặt đường,
ngoại trừ cổng vào đơn sơ, nhưng pḥng trà Ichiriki nằm ngay mặt
tiền, nó tọa lạc trên một góc đường đông đúc ở đại lộ Shijo, có
tường bao quanh sơn màu hồng nhạt, với mái ngói che tường. Nơi
này trông giống một lâu đài.
Đến họp mặt với chúng tôi có hai người em út của Mameha và bà Mẹ
nữa. Khi chúng tôi gặp nhau ở vườn ngoài, một người hầu dẫn
chúng tôi vào tiền sảnh rồi đi theo một hành lang thật đẹp chạy
ngoằn ngoèo dẫn đến một căn pḥng nhỏ trải thảm nằm phía sau nhà
hàng. Chưa bao giờ tôi thấy đồ đạc quanh pḥng sang trọng và đẹp
như thế này. Đồ đạc bằng gỗ bóng láng, tường trát vữa láng mịn.
Pḥng ngát mùi thơm của phấn kuroyaki – một lọai phấn thơm làm
từ gỗ thơm xay nhỏ có màu xám. Đây là lọai phấn thơm cổ truyền,
ngay cả Mameha là người geisha có đầu óc bảo thủ cũng ưa loại
nước hoa của Tây phương hơn. Nhưng nhà hàng Ichiriki vẫn thích
lọai hương thơm kuroyaki, loại mùi hương đă được nhiều thế hệ
geisha xử dụng. Ngay cả tôi bây giờ cũng c̣n giữ lại một ít
trong cái chai gỗ, mỗi khi ngửi đến, tôi lại nhớ tới ngày hôm
ấy.
Buổi lễ có bà chủ pḥng trà Ichiriki đến dự, bà ta chỉ ở khoảng
10 phút. Một chị hầu mang đến một cái khay đựng nhiều tách sake,
Mameha và tôi cùng uống chung. Tôi uống 3 hớp ở một tách rồi đưa
cho Mameha, cô ấy uống ba hớp. Chúng tôi tiếp tục như vậy với ba
tách rựơu, thế là xong. Kể từ khi ấy, tôi không c̣n là Chiyo
nữa, tôi là nàng geisha tập sự có tên là Sayuri. Trong tháng đầu
học nghề, nàng geisha trẻ này được xem là người "thực tập",
không được tŕnh diễn múa hay giải trí với khách mà không có
người chị cả, và chỉ làm việc ít thôi, c̣n th́ đều dùng để quan
sát và học hỏi. Riêng cái tên Sayuri của tôi, Mameha đă hội ư
với người thầy bói khá lâu mới t́m ra được. Âm thanh của cái tên
không thành vấn đề, mà ư nghĩa của nó mới quan trọng, cũng như
các nét viết của cái tên – v́ các nét viết của cái tên này mới
đáng kể. Từ "Sa" trong tên tôi có nghĩa là "cùng nhau", "Yu" có
nghĩa là cung Dậu – cung này để quân b́nh ngũ hành trong người
tôi và "Ri" có nghĩa là "hiểu biết". Ông thầy bói đă t́m ra cái
tên sao cho dung ḥa với tên của Mameha, nhưng không có tên nào
tốt có thể mang lại may mắn cho tôi được.
Tôi nghĩ Sayuri là một tên đẹp, nhưng cái tên cho tôi cảm
giác kỳ lạ là con bé Chiyo không c̣n nữa. Sau khi làm lễ xong,
chúng tôi vào pḥng khác để ăn "Cơm đỏ", cơm nấu gạo trộn đậu
đỏ. Tôi xúc cơm ăn mà ḷng không cảm thấy bất ổn, không mấy vui.
Bà chủ pḥng trà hỏi tôi một câu, khi nghe bà gọi tôi là
"Sayuri", tôi nhận ra có cái ǵ đấy làm cho tôi hoang mang bối
rối. Tôi cảm thấy con bé có tên Chiyo từng chạy chân không từ hồ
về nhà ngà say không c̣n nữa. Thay vào đó là cô gái có tên
Sayuri với khuôn mặt trắng toát và đôi môi màu đỏ. Mameha đă có
kế hoạch chiều hôm đó dẫn tôi đi khắp Gion để giới thiệu với các
bà chủ pḥng trà và chủ nhà dạy kỹ nữ mà cô ấy có liên hệ làm ăn
quen biết. Nhưng khi ăn trưa xong, cô ấy không dẫn tôi đi mà dẫn
tôi vào một căn pḥng của nhà hàng Ichiriki và bảo tôi ngồi
xuống. Dĩ nhiên người geisha không ngồi trong khi mặc kimono,
cái thế mà chúng tôi gọi là ngồi có lẽ những người khác gọi là
quỳ. Khi tôi ngồi xuống, cô ấy nhăn mặt bảo tôi ngồi lại. Cái áo
cồng kềnh khiến tôi phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần mới đúng
được quy cách. Mameha đưa tôi một thứ trang sức nhỏ có h́nh quả
bầu, và chỉ cho tôi cách đeo nữ trang vào thắt lưng cho nó lủng
lẳng. Trái bầu nhỏ, nhẹ khiến cô geisha phải chú ư đến thân h́nh
nặng nề của ḿnh, nhiều cô nhờ vào thứ này giữ cho ḿnh khỏi bị
té xuống.
Mameha nói chuyện với tôi một lát, rồi khi chúng tôi sắp sửa ra
đi, cô ấy bảo tôi rót cho cô ấy một tách trà. B́nh trà hết nước,
nhưng cô bảo cứ giả làm như rót trà thật. Cô ấy muốn nh́n cách
tôi giữ tay áo cho khỏi vướng ra sao khi rót trà. Tôi tin tôi
biết cách và cố sức làm, nhưng Mameha tỏ ra không hài ḷng cách
làm của tôi.
- Cô rót tách của ai trước tiên? – cô ấy hỏi.
- Của chị! – tôi đáp.
- Trời ơi! Em không cần quan tâm đến chị, em cứ xem chị là ai
đấy, chị là đàn ông hay đàn bà?
- Đàn ông.
- Tốt. Rót cho chủ một tách. Tôi làm theo lời cô ấy, Mameha
ngẩng mặt nh́n theo tay áo của tôi khi tôi đưa ra để rót trà.
- Tại sao cô thích làm như thế? – cô ấy hỏi – v́ nếu cô đưa cánh
tay quá cao như thế trông có vẻ hớ hênh.
Tôi rót lại với cánh tay hạ thấp. Lần này cô ấy giả vờ ngáp và
quay qua nói chuyện với một cô geisha tưởng tượng đang ngồi ở
phía bên kia.
- Em nghĩ chị đă cho em biết chị chán nản – tôi hỏi – tại sao em
rót trà mà chị tỏ ra chán nản như thế?
- V́ cô không muốn tôi nh́n lên tay áo của cô, nhưng làm thế
không có nghĩa là cô đoan trang. Đàn ông chỉ quan tâm đến một
chuyện mà thôi. Cô hăy tin tôi đi, rồi cô sẽ hiểu những điều tôi
nói. Có có thể làm cho họ sung sướng bằng cách để cho họ tin
rằng họ được cô cho phép nh́n vài nơi trên thân thể của cô mà
không ai có thể nh́n được. Nếu người geisha tập sự mà hành động
như cô vừa rồi – rót trà như người hầu rót – th́ anh chàng ngồi
với cô sẽ mất hết hy vọng. Làm thử lại đi, nhưng trước hết cô
phải đưa cánh tay cô cho tôi xem. Tôi kéo tay áo lên tận khuỷu
tay và đưa cánh tay ra cho cô ấy xem. Cô ấy nắm tay tôi, quay
qua quay về, nh́n trên nh́n dưới.
- Cánh tay cô tuyệt đẹp, làn da thật tuyệt. Cô nên làm sao cho
người đàn ông nào ngồi bên cạnh cô ít ra cũng có dịp trông thấy
tay cô một lần.
Tôi tiếp tục rót trà lại nhiều lần, cho đến khi Mameha thấy hài
ḷng, tức là khi tôi kéo tay áo sao cho để lộ cánh tay một cách
tự nhiên chứ không phải có ư đồ như thế. Nếu tôi xăn tay áo lên
tận khuỷu tay, tôi sẽ trông lố bịch buồn cười, nên phải làm ra
vẻ t́nh cờ mà kéo lên, đồng thời kéo sao cho ống tay áo rộng hở
ra chừng vài ngón tay ở cổ tay, để họ có thể nh́n vào cánh tay.
Mameha nói cái phần đẹp nhất của cánh tay là ở bên dưới, cho nên
tôi phải cầm b́nh trà thế nào để cho đàn ông họ thấy dưới cánh
tay hơn là ở phía trên.
Cô ấy yêu cầu tôi làm lại một lần nữa, lần này tôi giả vờ rót
trà cho bà chủ pḥng trà Ichiriki. Tôi để lộ cánh tay theo kiểu
cô ấy nói, nhưng Mameha liền nhăn mặt.
- Trời đất, tôi là phụ nữ - cô ấy nói – tại sao cô lại để lộ
cánh tay như thế? Làm thế không sợ tôi giận hay sao?
- Giận ư?
- Cô biết tôi nghĩ sao không? Cô phô bày ra trước mặt tôi vẻ đẹp
trẻ trung của cô, trong lúc tôi già nua. Trừ phi cô làm thế để
thỏa ḷng kiêu căng… - Sao gọi là kiêu căng?
- Tại sao cô có ư đồ để cho tôi xem phía dưới cánh tay cô? Làm
thế giống như cô để cho tôi xem phim trong đùi chân của cô. Nếu
tôi nh́n vào những nơi ấy th́ hay quá rồi. Nhưng để cho tôi xem
những nơi ấy là có ư đồ kiêu căng!
Tôi rót thêm vài lần nữa, cho đến khi tôi thành thạo các phương
pháp thích hợp như cô ấy chỉ vẽ. Khi Mameha thấy đă vừa ư, cô ấy
nói hai chúng tôi cùng đi ra phố.
Tôi đă ăn mặc đúng kiểu của người geisha tập sự nhiều giờ rồi.
Bây giờ tôi phải tập đi khắp Gion với đôi giày mà chúng tôi gọi
là okobo. Giày cao và làm bằng gỗ, với dây giày sơn màu rất đẹp
ôm lấy bàn chân. Nhiều người cho rằng đi giày này rất lịch sự,
v́ nó có h́nh thuôn thuôn như miếng chêm, cho nên phần đế giày
hẹp bằng nửa phần trên mặt giày. Nhưng tôi thấy đi giày này rất
khó khăn. Tôi cảm thấy như mang hai mái nhà dưới chân.
Mameha và tôi ghé khoảng hai mươi pḥng trà và nhà kỹ nữ, nhưng
nơi nào chúng tôi cũng chỉ dừng lại vài phút thôi. Thường thường
có người hầu ra mở cửa, và Mameha lịch sự yêu cầu gặp bà chủ,
rồi bà chủ đến. Mameha nói với bà ta "Tôi muốn giới thiệu với bà
cô em út của tôi, cô Sayuri" – rồi tôi cúi chào thật thấp và nói
"Thưa bà, trăm sự nhờ bà" – bà chủ và Mameha sẽ nói chuyện với
nhau vài phút, rồi chúng tôi kiếu từ. Vài nơi, chúng tôi được
mời uống trà, chúng tôi nán lại chừng năm phút. Nhưng tôi sợ
uống nhiều nước nên chỉ thấm môi vào tách rồi thôi. Mặc kimono
mà phải vào pḥng vệ sinh là cả một vấn đề khó khăn, tôi chưa đủ
kinh nghiệm trong việc này.
Đi chừng một giờ là tôi thấy mệt rồi, nhưng tôi phải cố gắng hết
sức để khỏi lộ vẻ mệt mỏi của ḿnh khi đi với cô ấy. chúng tôi
phải đi nhiều nơi mới được. Vào thời ấy, tôi đoán có chừng ba
bốn chục pḥng trà hạng nhất ở Gion và hàng trăm loại nh́. Dĩ
nhiên chúng tôi không đi hết được, chúng tôi đến chừng 15 hay 16
pḥng trà hạng nhất, những nơi mà Mameha thường đến để giải trí.
C̣n các nhà kỹ nữ th́ có đến hàng trăm nhà, nhưng chúng tôi chỉ
đến vài nơi mà Mameha có quan hệ mật thiết thôi.
Sau ba giờ chiều, chúng tôi hoàn tất. Tôi muốn về ngay nhà để
ngủ một giấc, nhưng Mameha đă có kế họach buổi tối rồi. Tôi phải
tham gia cuộc vui lần đầu với nhiệm vụ của một nàng geisha tập
sự.
- Đi tắm đi – cô ấy nói với tôi – chắc cô ra mồ hôi nhiều rồi,
và phần trang điểm không c̣n tốt nữa.
Hôm ấy là một ngày mùa thu nóng bức, mà tôi th́ làm việc cật
lực. Trở về nhà kỹ nữ, bà D́ giúp tôi cởi áo và bà thương t́nh
để cho tôi ngủ khoảg nửa giờ. Bà D́ đă có thái độ tử tế lại với
tôi, v́ tôi đă hết mắc phải những lỗi lầm ngu ngốc và tương lai
có vẻ sáng sủa hơn Bí Ngô. Ngủ dậy, tôi vội đi tắm liền. Đúng 5
giờ tôi đă mặc áo quần và trang điểm xong. Chắc anh biết tôi rất
kích thích v́ tôi đă từng thấy Hatsumono cũng như Bí Ngô trải
qua những giờ khắc như bây giờ. Tối hôm đó rất quan trọng đôi
với tôi v́ đây là lần đầu tiên tôi đến dự buổi đại tiệc được tổ
chức tại Khách sạn Quốc tế Kansai. Đại tiệc là những buổi tiệc
chính thức rất long trọng, khách ngồi sát nhau thành h́nh chữ U
trong căn pḥng lớn trải thảm, khay đồ ăn để trên bàn trước mặt
họ. Các nàng geisha có mặt ở đây để giúp vui, đi quanh giữa
pḥng – nghĩa là họ di chuyển bên trong dăy khay thức ăn có h́nh
chữ U, họ đến trước mặt khách, quỳ xuống rót rượu sake và nói
chuyện vài phút. Công việc này không mấy hấp dẫn, và vai tṛ
người geisha tập sự như tôi lại càng kém phần hấp dẫn hơn vai
tṛ của Mameha nữa. Tôi đi lè kè bên cô ấy như cái bóng. Mỗi khi
cô ấy giới thiệu ḿnh, tôi cũng tự giới thiệu như thế, cúi chào
rất thấp và nói:
- Tôi là Sayuri, mới tập sự, xin ra mắt quư ông – sau đó tôi
không nói ǵ nữa và cũng không ai nói ǵ với tôi.
Mameha và tôi ghé khoảng hai mươi pḥng trà và nhà kỹ nữ, nhưng
nơi nào chúng tôi cũng chỉ dừng lại vài phút thôi. Thường thường
có người hầu ra mở cửa, và Mameha lịch sự yêu cầu gặp bà chủ,
rồi bà chủ đến. Mameha nói với bà ta "Tôi muốn giới thiệu với bà
cô em út của tôi, cô Sayuri" – rồi tôi cúi chào thật thấp và nói
"Thưa bà, trăm sự nhờ bà" – bà chủ và Mameha sẽ nói chuyện với
nhau vài phút, rồi chúng tôi kiếu từ. Vài nơi, chúng tôi được
mời uống trà, chúng tôi nán lại chừng năm phút. Nhưng tôi sợ
uống nhiều nước nên chỉ thấm môi vào tách rồi thôi. Mặc kimono
mà phải vào pḥng vệ sinh là cả một vấn đề khó khăn, tôi chưa đủ
kinh nghiệm trong việc này.
Đi chừng một giờ là tôi thấy mệt rồi, nhưng tôi phải cố gắng hết
sức để khỏi lộ vẻ mệt mỏi của ḿnh khi đi với cô ấy. chúng tôi
phải đi nhiều nơi mới được. Vào thời ấy, tôi đoán có chừng ba
bốn chục pḥng trà hạng nhất ở Gion và hàng trăm loại nh́. Dĩ
nhiên chúng tôi không đi hết được, chúng tôi đến chừng 15 hay 16
pḥng trà hạng nhất, những nơi mà Mameha thường đến để giải trí.
C̣n các nhà kỹ nữ th́ có đến hàng trăm nhà, nhưng chúng tôi chỉ
đến vài nơi mà Mameha có quan hệ mật thiết thôi.
Sau ba giờ chiều, chúng tôi hoàn tất. Tôi muốn về ngay nhà để
ngủ một giấc, nhưng Mameha đă có kế họach buổi tối rồi. Tôi phải
tham gia cuộc vui lần đầu với nhiệm vụ của một nàng geisha tập
sự.
- Đi tắm đi – cô ấy nói với tôi – chắc cô ra mồ hôi nhiều rồi,
và phần trang điểm không c̣n tốt nữa.
Hôm ấy là một ngày mùa thu nóng bức, mà tôi th́ làm việc cật
lực. Trở về nhà kỹ nữ, bà D́ giúp tôi cởi áo và bà thương t́nh
để cho tôi ngủ khoảg nửa giờ. Bà D́ đă có thái độ tử tế lại với
tôi, v́ tôi đă hết mắc phải những lỗi lầm ngu ngốc và tương lai
có vẻ sáng sủa hơn Bí Ngô. Ngủ dậy, tôi vội đi tắm liền. Đúng 5
giờ tôi đă mặc áo quần và trang điểm xong. Chắc anh biết tôi rất
kích thích v́ tôi đă từng thấy Hatsumono cũng như Bí Ngô trải
qua những giờ khắc như bây giờ. Tối hôm đó rất quan trọng đôi
với tôi v́ đây là lần đầu tiên tôi đến dự buổi đại tiệc được tổ
chức tại Khách sạn Quốc tế Kansai. Đại tiệc là những buổi tiệc
chính thức rất long trọng, khách ngồi sát nhau thành h́nh chữ U
trong căn pḥng lớn trải thảm, khay đồ ăn để trên bàn trước mặt
họ. Các nàng geisha có mặt ở đây để giúp vui, đi quanh giữa
pḥng – nghĩa là họ di chuyển bên trong dăy khay thức ăn có h́nh
chữ U, họ đến trước mặt khách, quỳ xuống rót rượu sake và nói
chuyện vài phút. Công việc này không mấy hấp dẫn, và vai tṛ
người geisha tập sự như tôi lại càng kém phần hấp dẫn hơn vai
tṛ của Mameha nữa. Tôi đi lè kè bên cô ấy như cái bóng. Mỗi khi
cô ấy giới thiệu ḿnh, tôi cũng tự giới thiệu như thế, cúi chào
rất thấp và nói:
- Tôi là Sayuri, mới tập sự, xin ra mắt quư ông – sau đó tôi
không nói ǵ nữa và cũng không ai nói ǵ với tôi.
- Ḱa cô Mameha – một nàng geisha nói – cô đến vừa đúng lúc để
kể cho chúng tôi nghe chuyện ông làm tóc giả Konda.
- Ôi, trời ơi! Tôi không nhớ tí nào hết – Mameha đáp và mọi
người cười vang, tôi không hiểu họ cười cái ǵ. Mameha dẫn tôi
đi quanh bàn để quỳ bên cạnh bà chủ. Tôi đă quỳ một bên.
- Thưa ông Giám đốc, xin phép ông cho tôi giới thiệu cô em út
của tôi – cô ấy nói với ông ta. Đây là dấu hiệu bảo tôi cúi
người chào, xưng tên và xin ông Giám đốc bỏ lỗi. Ông ta có vẻ
rất nóng tính, cặp mắt lồ lộ, người trông yếu đuối. Ông ta không
thèm nh́n đến tôi mà chỉ gảy tàn thuốc vào cái gạt tàn đă đầy ở
trước mặt và nói:
- Chuyện về cái anh chàng làm tóc giả Konda là chuyện ǵ thế?
Các cô cứ nhắc đến chuyện đó suốt cả buổi tối mà không ai kể
hết.
- Thú thật là tôi không biết! – Mameha nói.
Cô geisha khác lên tiếng:
- Như thế tức là chị ấy quá bối rối nên không kể được thôi. Nếu
chị ấy không kể được, chắc tôi phải kể. Các ông có vẻ thích nghe
kể, nhưng Mameha lại thở dài.
- Trong lúc nghe kể, tôi mời Mameha một tách sake cho cô ấy b́nh
tĩnh – ông Giám đốc nói rồi rửa cái tách của ḿnh trong tô nước
đặt giữa bàn, cái tô nước đặt ở đấy dùng để làm việc ấy - rồi
đưa cho cô.
- Chuyện như thế này –cô geisha kia nói – anh chàng Konda là thợ
làm tóc giả giỏi nhất ở Gion, hay ít ra mọi người đều nói thế.
Mameha thuê anh ta làm tóc đă nhiều năm rồi. Quư vị biết không,
chị ấy luôn luôn có mái tóc giả tuyệt vời nhất. Cứ nh́n vào chị
ấy là quư vị sẽ thấy.
Mameha nhăn mặt giả vờ giận dữ một cách khôi hài.
- Cô ấy có nụ cười nhạo quá tuyệt!
- một ông nói.
- Trong một buổi tŕnh diễn – cô kia nói tiếp – người làm tóc
giả luôn luôn đứng sau sân khấu để giúp các cô thay y phục.
Thường thường trong khi cô thay áo, thế nào cũng có thứ bị tuột
ra, và rồi th́nh ĺnh …lộ ngực ra, hay là lộ ra một dúm lông!
Quư vị chắc biết những việc như thế này thế nào cũng xảy ra. Thế
nhưng…
Một ông lên tiếng:
- Tôi làm việc ở ngân hàng đă nhiều năm. Vậy mà tôi lại muốn làm
anh chàng làm tóc giả quá!
- Có nhiều chuyện đáng biết hơn là chuyện lo nh́n các cô hở
hang. Thế nhưng Mameha luôn luôn hàng động đoan trang, chị ấy ra
sau cái màn để thay đồ… - Để tôi kể chuyện này cho – Mameha cắt
ngang lời cô kia - Chị thế nào cũng gán cho tôi cái tên không
hay. Tôi không phải đoan trang đâu. Konda thường nh́n tôi không
ngớt, nên tôi đă mang vào tấm màn chắn. Cũng lạ là cái anh chàng
Konda này không chọc một lỗ nơi màn để nh́n sang.
- Tại sao thỉnh thoảng cô không để anh ta nh́n một chút? – ông
Giám đốc cắt ngang lời cô – Nh́n một chút cô có đau đớn ǵ đâu?
- Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đấy – Mameha đáp – ông nói
đúng, thưa ông Giám đốc, nh́n một chút đâu có thiệt hại ǵ đâu.
Có lẽ bây giờ ông muốn chúng tôi để cho ông nh́n một chút phải
không? Nghe thế mọi người trong pḥng cười ồ. Khi mọi người đă
yên lặng trở lại, ông Giám đốc bèn đứng dậy, tháo chiếc dải nơi
thắt lưng ông ta ra.
- Để tôi làm việc này xem sao - ông ta nói với Mameha – nếu cô
cho tôi xem một lát.
- Tôi không đề nghị với ông như thế - Mameha đáp.
- Cô thế là hẹp ḥi quá.
- Người không hẹp ḥi không làm geisha được – Mameha nói - họ
chỉ làm người bảo trợ cho geisha thôi.
- Vậy th́ thôi, chẳng sao - ông Giám đốc nói rồi ngồi xuống.
Phải nói là tôi thấy nhẹ người khi ông ta ngồi xuống, v́ mặc dù
tất cả những người khác có vẻ vui thích, nhưng tôi lại rất bối
rối.
- Tôi kể đến đâu rồi nhỉ? – Mameha hỏi – À, đến chỗ một hôm tôi
mang cái màn che vào, tôi nghĩ nhờ cái màn mà tôi khỏi bị Konda
quấy rầy. Nhưng có một lần khi đi vệ sinh xong, tôi vội vă quay
về, tôi không thấy anh ta ở đâu hết. Tôi hoảng hồn, v́ tôi cần
đầu tóc giả để diễn màn sắp đến, nhưng sau đó tôi t́m thấy anh
ta ngồi trên cái thùng kê sát bên tường, trông có vẻ rất yếu và
người toát đầy mồ hôi. Tôi tự hỏi không biết có phải anh ta bị
đau tim hay không. Anh ta để cái đầu tóc giả bên cạnh, và khi
thấy tôi, anh ta xin lỗi, rồi sau đó giúp tôi đội tóc giả lên.
Sau buổi diễn ngày hôm đó, anh ta đưa cho tôi một mẩu giấy viết…
Đến đây, Mameha ngập ngừng không nói hết câu. Cuối cùng một ông
lên tiếng hỏi:
- Sao? Tờ giấy viết ǵ?
Mameha lấy tay che mắt. Cô ấy quá bối rối nên không thể tiếp tục
kể được. Mọi người trong pḥng phá lên cười.
- Được rồi, để tôi kể cho qúy vị nghe tờ giấy viết ǵ - một cô
geisha lên tiếng - tờ giấy viết có nội dung đại khái như thế này
"Cô Mameha thân mến, cô là nàng geisha đẹp nhất ở Gion. Sau khi
cô đội đầu tóc giả của tôi, tôi rất lấy làm sung sướng, tôi cứ
giữ măi trong pḥng làm việc của tôi, ngày nào tôi cũng úp mặt
vô trong đó để ngửi mùi tóc của cô. Nhưng hôm nay cô đi vào
pḥng vệ sinh, cô đă cho tôi hưởng những giây phút sung sướng
nhất trong cuộc đời tôi. Trong khi cô ở trong pḥng, tôi núp
ngoài cửa, những âm thanh tuyệt vời khiến người ta cảm thấy ngứa
ngáy, nghe c̣n hay ho thú vị hơn nước suối reo…"
Đám đàn ông phá ra cười vang khiến cô geisha phải dừng lại không
nói tiếp được.
- Những âm thanh tuyệt vời khiến tôi cảm thấy ngứa ngáy, c̣n hay
ho thú vị hơn cả tiếng nước suối reo..
- Anh ta không nói theo cách đó đâu – Mameha nói – anh ta viết
như thế này "Những âm thanh tuyệt vời khiến người ta cảm thấy
ngứa ngáy; c̣n hay ho thú vị hơn cả tiếng suối reo khiến cho tôi
phồng ra, căng lên khi nghĩ đến thân thể lơa lồ của cô"
- Rồi anh ta nói với chị ấy rằng – cô geisha kia nói tiếp – sau
đó anh ta không thể đứng nổi v́ quá bị kích thích, và anh ta hy
vọng một ngày nào đó anh ta sẽ được trải qua những giây phút
sung sướng như thế nữa.
Dĩ nhiên mọi người cười vang, và tôi cũng giả vờ cười. Nhưng
thật ra tôi cảm thấy thật khó tin những người đàn ông này –
những người đă trả tiền rất đáng kể để đến ngồi ở đây với đám
phụ nữ mỹ miều mặc áo đẹp đẽ đắt tiền – muốn nghe những câu
chuyện loại bọn trẻ con ở Yoroido đă kể. Trong thâm tâm, tôi cứ
tưởng họ sẽ nói những chuyện về văn chương, về kịch nghệ Kabuki
hay những chuyện ǵ đại loại như thế. Và dĩ nhiên ở Gion đă có
những buổi tiệc như thế này, và đây là buổi tiệc đầu tiên với
loại vui đùa theo kiểu con nít của tôi. Trong khi mọi người nghe
câu chuyện của Mameha, người đàn ông ngồi bên cạnh tôi đưa tay
lau chùi cái mặt dơ bẩn của ḿnh và ít chú ư đến câu chuyện. Khi
mọi người đă yên lặng, ông ta đưa mắt nh́n tôi một lát rồi hỏi:
- Mắt cô có phải khác biệt lạ thường không? Hay là tôi say quá
hóa cuồng?
Có lẽ ông ta đă quá say, nhưng tôi nghĩ không nên nói thật với
ông ta như thế. Nhưng tôi chưa kịp trả lời th́ ông ta đă cau
mày, rồi đưa tay găi đầu thật mạnh khiến cho một lớp bụi tuyết
thật mỏng bay xuống hai vai. Th́ ra chính v́ thế mà ông ta được
mọi người ở Gion gọi là ông "Mưa tuyết", v́ ông ta có nhiều gàu.
Ông ta có vẻ như đă quên câu hỏi, hay có lẽ không đợi tôi trả
lời, v́ ông ta hỏi sang tuổi của tôi. Tôi nói cho ông ta biết
tôi 14 tuổi.
- Chưa bao giờ tôi thấy một cô gái 14 tuổi mà lớn như cô. Này,
cầm cái này – ông nói và đưa cái tách sake uống hết rượu cho
tôi.
- Ồ, không được thưa ngài – tôi đáp – v́ tôi chỉ mới tập sự… -
Đây là câu nói mà Mameha đă dạy cho tôi nói, nhưng ông Mưa tuyết
không chịu nghe, ông ta cứ cầm cái tách không cho đến khi tôi
lấy cái tách, rồi ông bưng b́nh rượu để rót cho tôi.
Tôi không được phép uống sake v́ geisha tập sự - nhất là người
mới hoc việc – phải tỏ ra ḿnh c̣n bé bỏng. Nhưng tôi không thể
không vâng lời ông ta. Tôi bưng cái tách không đưa ra, nhưng
trước khi rót rượu, ông ta đưa tay găi đầu, tôi khiếp sợ khi
thấy một ít bụi gàu rơi vào tách. Ông Mưa Tuyết rót đầy tách rồi
nói với tôi:
- Nào uống đi, uống nhiều vào. Tôi cười nh́n ông ta, tư từ đưa
tách lên môi – v́ không biết làm ǵ nữa – bỗng thật nhờ trời,
Mameha cứu tôi:
- Sayuri, hôm nay là ngày đầu của cô ở Gion, không được để say -
cô ấy nói nhưng cô ấy cũng không muốn làm phật ḷng ông Mưa
Tuyết – chỉ nhấp cho ướt môi là đủ rồi.
Tôi làm theo lời cô ấy, chỉ nhấp ướt môi. Khi tôi nói ướt môi
thôi, tức là tôi mím môi thật chặt đến đau cả miệng, rồi đưa môi
lên tách sake cho đến khi tôi cảm thấy rượu chạm vào vành môi.
Rồi tôi vội vàng để tách xuống và nói:
- Chà chà! Tuyệt quá! Vừa nói vừa đưa tay lấy cái khăn trong dải
thắt lưng. Tôi cảm thấy nhẹ người khi chấm cái khăn lên môi và
tôi sung sướng mà nói rằng ông Mưa tuyết không chú ư đến, v́ ông
ta đang nh́n tách rượu trên bàn trước mặt ông. Một lát sau ông
ta đưa tách rượu lên môi uống một hơi cạn, rồi ông đứng lên, xin
phép đi vào pḥng vệ sinh.
Người geisha tập sự phải đưa người đàn ông đi pḥng vệ sinh và
trở về với họ, nhưng không ai yêu cầu người mới vào nghề làm như
thế. Khi không có geisha tập sự trong pḥng, các ông thường phải
đi một ḿnh đến pḥng vệ sinh hay thỉnh thoảng một geisha đi
theo ông ta. Nhưng ông Mưa Tuyết cứ đứng yên nh́n tôi cho đến
khi tôi nhận ra ông ta đang chờ tôi đứng lên. Tôi không biết
đường trong pḥng trà Komoriya, nhưng ông Mưa Tuyết th́ biết.
Tôi đi theo ông ta dọc theo hành lang. Ông ta bước sang một bên
trong khi tôi mở cửa pḥng vệ sinh cho ông. Sau đó tôi đứng trên
hành lang đợi ông ta, tôi nghe có tiếng người đi lên cầu thang,
nhưng tôi không lưu tâm đến việc ấy. Lát sau ông Mưa Tuyết đi
ra, chúng tôi về lại pḥng. Khi vào, tôi thấy một geisha khác
nữa vào nhập tiệc cùng đi có cô geisha tập sự. Họ quay lưng ra
phía cửa, cho nên tôi không thấy mặt họ cho đến khi tôi theo ông
Mưa Tuyết đi ṿng qua bên kia bàn để ngồi vào chỗ cũ. Chắc anh
biết tôi hết sức kinh ngạc khi nh́n thấy họ, v́ bên kia bàn là
người phụ nữ mà tôi rất muốn lẩn tránh. Đấy là Hatsumono, cô ta
cười nh́n tôi, bên cạnh là Bí Ngô.
o0o
|