Tình Yêu Muôn Thuở   Trần Thị Thanh Du Pages  1  2  3  4  Next   

Tập 1

Có bạn kiếm nè Trúc Hân ơi ! Mau ra tiếp khách !

Nghe tiếng anh Hai gọi vọng lên, Trúc Hân choàng dậy ra khỏi giường, cô cất tiếng: -Xuống liền ! Xuống liền đây !

Xỏ chân vào đôi dép, Trúc Hân chạy ào xuống lầu:

− Mới tới hả nhỏ ? Làm ta chờ muốn chết !

Trúc Hân choàng vai bạn đi về phòng mình. Ấn Tố Như

ngồi xuống giường, cô bé gom mấy cuốn sách để lên bàn rồi nói:

− Ngồi đó đi nhỏ, chờ ta làm xong việc cái đã.

Tô Như đứng lên di về phía bạn, cô bé xỉ vào trán Trúc Hân:

− Con hến, đã chịu mở miệng rồi đó hả ? Sao, còn giận Như nữa không nhỏ ? Ghét Trúc Hân ghê, giận gì mà giận dai như đỉa làm ta muốn giận lại nhỏ.

Trúc Hân háy bạn:

− Hứ ! Ai biểu chọc giận ta chi ? Rõ muốn hại bạn bè mà còn nói... 

Tố Như cãi lại:

− Hại gì nhỏ ? Có lợi thì có.

− Lợi gì đâu ta chẳng thấy ?

Tố Như cười khúc khích:

− Nhỏ được lên chức làm chị mà không có lợi hả ?

Trúc Hân nhéo bạn một cái rõ đau:

− À, con nhỏ này !

− Ấy, không giỡn nữa đâu nghe nhỏ.

Tố Như ngả dài ra giường rồi lại bật dậy hỏi nhỏ.

− Mà nè, Trúc Hân ! Hôm ấy mi với anh Minh nói gì vậy ? Nói lại ta nghe coi.

− Ừ, anh Minh nói là... nói là... Thôi đi, kỳ muốn chết, nhỏ ơi ! Ghét ghê, hỏi hoài vậy ?

Trúc Hân chu môi liếc xéo Tố Như:

− Giờ mắc cỡ hả nhỏ ? Nói nghe nè, muốn làm chị ta không hả?

− Hứ ! Con khuya, nhỏ muốn thì ta nhường chức ấy cho nhỏ đứng. Ta đang mong chờ kẻ nào đó rước quách ông ta đi cho rồi

− Í, không dám đâu ! Đừng hại bạn bè thế, Trúc Hân ơi ! Nhỡ anh Thiên nghe được là ta hết dám đến đây đó.

− Xí ! Ai biểu mi cứ gán ép ta với anh Minh chi.

Không thèm nói, Trúc Hân quay mặt chỗ khác. Tố Như nhìn Trúc Hân cười khúc khích:

− Giận rồi à ? Ôi giời ơi ! Hôm nay công chúa Trúc Hân giận nữa. Công chúa ơi, hay hờn dỗi quá đi !

Giọng kéo dài của Tố Như làm cho Trúc Hân không nhịn được cười. Nhỏ này có tài chọc cười người ta hay thật.

− Công chúa xinh đẹp của ta ơi, bớt giận đi nào ! Chiều nay đi ăn kem rồi hãy giận. Lúc đó có người dỗ tha hồ mà giận.

Trúc Hân hỉnh mũi, cong môi:

− Con khuya mới giận, giận mất chầu kem sao ? Ai dỗ ta, ta con giận gấp mười nữa đó, có đủ "túi" lo cho ta không nhỏ ?

− Có chứ ! Hôm nay Trúc Hân xinh ghê. Tóc xinh, môi xinh, má xinh, cái gì cũng xinh làm cho ta phải ghen đấy !

Trúc Hân mắc cỡ đỏ mặt vung nắm đấm dí vào mũi bạn. Trúc Hân rút tay lại, mất đà cả hai té nhào ra giường. Hai cô bé cùng cười giòn. Tố Như gọi:

− Trúc Hân !

Cô bé nghiêng đầu:

− Gì thế nhỏ ?

Tố Như trề môi:

− Làm như lớn lắm vậy ? Gọi người ta nhỏ này nhỏ nọ hoài.

Trúc Hân véo mũi bạn

− Miễn lớn hơn "nhỏ" năm "ly" là được.

− Xạo hoài, "lùn" hơn ra thì có.

− Hổng dám đâu, ta cao hơn mi thì có.

− Cao hơn thì làm chị ta được rồi.

− Xí ! Tao chả màng.

Tố Như kéo vai bạn:

− Sao, Trúc Hân ? Chiều đi ăn hả ?

− Đồng ý với nhỏ. Nhưng buổi chiều nay có ai dự phần vậy ?

− Thì chính anh Minh nhờ ta mời nhỏ đó, chịu chưa ?

− Với anh Minh ?

Trúc Hân hỏi, Tố Như gật đầu:

− Ừ. Được không ? Đồng ý không nhỏ ?

Trúc Hân ngần ngừ:

− Nhưng mà... ta ngại quá Như ơi ! Tại anh Minh nói yêu ta, mà ta thì chưa hiểu tình yêu là gì làm sao trả lời được. Thôi thì chiều nay nhỏ miễn cho ta đi. Lúc nào không có anh Minh, ta với nhỏ hãy đi ăn.

Tố Như la lên:

− Í, đâu có được ! Nhỏ hứa rồi thì phảii đi, đừng để... 

Trúc Hân ngắt lời:

− Ta biết, nhỏ thông cảm bỏ qua đi. Chiều nay ta không thể thật mà. Đừng buồn ta nhé Tố Như.

Nhìn thấy gương mặt nhăn nhó của Trúc Hân, Tố Như không nỡ, cô bé gật đầu mỉm cười:

− Thôi được rồi ! Chiều nay ta sẽ nói với anh Minh là mi bận việc không thể đi được. Chịu chưa ?

Trúc Hân ôm vai bạn:

− Cảm ơn nhỏ nhiều nghe, người bạn dễ mến của ta.

Tố Như trề môi:

− Phải rồi ! Nhờ người ta được chuyện gì thì giả bộ thương người ta; còn không thì ghét cay ghét đắng. Thậm chí đối mặt với nhau hay ngồi chung bàn cũng không thèm nhìn tới.

− Oan cho ta quá đi nhỏ ơi ! Ta thương nhỏ hổng hết mà nỡ nào nhỏ nói ta như vậy.

− Mi thương ta nên bây giờ ta mới thương lại mi nè !

Trúc Hân trở nên nghịch ngợm, cô bé muốn trêu Tố Như:

− Như ơi !

− ....

− Như à !

Tố Như trừng mắt:

− Nói gì thì nói đi, làm gì mà kêu "Như ơi, Như à" hoài vậy?

Trúc Hân cười khúc khích:

− Ta kêu nhỏ, nhỏ lên tiếng ta mới nói được chứ !

− Thì ta im lặng, không lên tiếng là để nghe mi nói đó.

− Nhỡ mi im lặng là mi không nghe thì sao ?

− Nhỏ này, rõ là lẻo mép.

Trúc Hân không cười nữa, cô bé nghiêm nghiêm nhìn Tố Như:

− Nhỏ phải nói rõ cho ta biết. Mấy lần trước nhỏ đi chơi với ai khi không có ta ?

Tố Như tròn mắt:

− Với ai đâu ?

− Đừng có giả bộ ngây thơ, ta bắt gặp đàng hoàng. Cái "anh" gì đó đẹp trai chở nhỏ bằng chiết Dream II màu nho, phải không ?

− Sao mi thấy ? Mà thấy bữa nào ?

Nhìn khuôn mặt của bạn, Trúc Hân ôm bụng cười rũ rượi. Tố Như giật tay bạn nhăn mặt:

− Cái gì nhỏ cười dữ vậy ? Nói cho ta nghe đi.

Dứ dứ ngón tay vào trán bạn, Trúc Hân lại cười:

− Hết chối rồi nhé ? Chịu nhận rồi phải không ? Nhỏ cả gan thật !

Tố Như cười e thẹn:

− Đó chỉ là bạn của anh Minh thôi.

Trúc Hân vỗ tay cười lớn:

− Công nhận. Nói đại mà cũng trúng.

Tố Như giật mình quay mặt lại:

− Vậy ra nãy giờ nhỏ... 

− Phải. Ta có biết trời trăng gì đâu. Nằm đâu nói đó, vậy cũng tin. Nhờ sự việc này ta mới biết nhỏ có người yêu. Giấu đầu lòi đuôi hà, nhỏ ơi.

Tố Như véo bạn:

− Nói "tầm bậy" mà trúng "tầm thật". Nhưng trái tim của mi bắt đầu yêu từ khi nào vậy ? Chỉ cho ta bắt chước với coi. Người ta nói phải, khi yêu con người ta hay e thẹn, mắc cỡ. Nhắc đến người yêu mình thì đôi má hồng lên. Nói cho nhỏ biết nha, năm nay là năm thi đó, làm sao rớt một cái độp vì tình yêu đi. Lúc đó ta sẽ giơ tay cao lên hoan hô tình yêu của nhỏ.

Tố Như đỏ mặt, cô bé ré lên:

− A, nhỏ Trúc Hân nói xàm, ta không nghe đâu.

Trúc Hân trêu tiếp:

− Không nghe sao trả lời !

Tố Như giậm chân vùng vằng:

− Nghỉ chơi nhỏ ra luôn, nhỏ cứ bắt chẹt ta hoài. Không chịu làm bạn với nhỏ nữa đâu.

− Này... này ! Cái này là giỡn chơi nghe. Hổng có "vụ" sứt mé tình cảm bạn bè à nha !

Tố Như liếc xéo bạn:

− Mi khôn lắm, ai mà giận mi được.

Trúc Hân kéo tay bạn hỏi nhỏ:

− Mi có thể cho bạn bè biết, anh chàng của mi tên gì, bao nhiêu tuổi, làm việc hay còn đi học ? Và quen yêu nhỏ trong dịp nào, thời gian bao lâu ?

Tố Như đấm bạn:

− Nhỏ có phải là công an điều tra không vậy ? Hết hỏi cái này đến hỏi cái khác, thật điên đầu vì nhỏ mà.

Trúc Hân chu môi:

− Ừ, ta là vậy đó, có ý tốt giúp cho bạn bè thôi, chứ có làm gì đâu mà nhỏ phải điên. Mở miệng ra là ta ưa không nổi.

Tố Như cười mỉm:

− Giận sao nhỏ ?

− Hơi sức đâu mà giận người dưng.

− Không giận thì cười đi, cho ta an lòng nói cho nhỏ nghen.

− Hì... hì... hì... 

Tố Như ôm bụng:

− Trời ơi ! Nhỏ cười gì đâu mà giống "heo" thở quá vậy ?

Trúc Hân trừng mắt:

− Ê ! Đừng lợi dụng mà ví ta như con này con nọ nghe. Nói hổng nói thì thôi, ta chẳng thèm nghe.

Đừng nóng. Nóng quá mụn nổi dậy đầy mặt đó.

− Kệ tui ! Nổi mặt tui chớ có nổi mặt ai đâu mà sợ ?

− Ta chỉ lo cho nhỏ sẽ xấu thôi.

− Càng xấu càng tốt cho mấy "ông dê" khỏi làm cái đuôi, trong đó có anh Minh của nhỏ.

− Stop cái miệng lại một chút đi Trúc Hân, kẻo "ống chề" là nguy cho cha mẹ mi đấy.

− "Ống" thì "ống". Lỡ rồi cho "ống" luôn. Nè nghe, đừng có bày đặt khơi chuyện cho ta nói để làm ngơ câu chuyện của nhỏ. Ta hổng bỏ qua đâu, đừng có hòng.

− Ta biết nhỏ thông minh, nhỏ nhớ dai lắm nên ta đâu dám.

Biết được thì tốt, khỏi cần nhắc lại cho hao hơi tổn tiếng.

− Được rồi. Nhỏ im đi, ta nói cho nghe. Nhưng nhớ phải hứa không được kể cho ai biết, dù người đó là anh Minh.

− Nhỏ này sao hay nghi kỵ tầm bậy quá. Bộ cái mặt này nhiều chuyện lắm sao ?

− Ai biết được ? Đề phòng trước hơn. Hổng nghe người ta nói sao, ngừa bệnh còn hơn trị bệnh.

− Xí ! Hôm nay bày đặt làm triết gia. Được, ta hứa với nhỏ. Uy tín số một.

Tố Như gật đầu:

− Tạm tin.

Cô bé đổi giọng mơ màng:

− Đình Tuấn, tên người con trai ta quen là bạn của anh Minh. Anh ấy năm nay hai lăm tuổi đang làm việc tại công ty của ba nhỏ. Cái nhìn thoạt đầu ta không có mấy cảm tình, nhưng nhiều lần anh Tuấn đến nhà với giọng nói, cử chỉ và nhất là đôi mắt như biết nói của anh ấy đã khiến cho ta chao đảo tâm hồn. Từ đó, ta và anh ấy quen nhau, đến nay gần một tháng rồi. Anh Tuấn ngỏ lời yêu ta và muốn xin với gia đình cầu hôn ta, nhưng ta ngăn lại với lý do ta còn đi học và muốn kiểm nghiệm lại lòng mình xem có yêu anh ấy hay không ?

− Đình Tuấn trả lời sao ?

− Anh ấy gật đầu đồng ý và nói anh không ép buộc em, muốn có một gia đình hạnh phúc thì tự nguyện đến với nhau. Nếu thật sự yêu anh ấy thì bao lâu anh ấy cũng chờ.

− Vậy thì tốt rồi, còn đòi hỏi gì nữa. Nhưng nhỏ có thể cho ta biết hiện giờ lòng nhỏ có yêu anh Tuấn không ?

− Ta không biết nữa. Nhưng vắng anh ấy ta nhớ. Một ngày không gặp mặt chịu không được.

Trúc Hân kéo vai bạn:

− Tố Như ! Ta có thể đôi lời với nhỏ: Trước khi quyết định một điều gì hãy xem xét, cân nhắc kỹ đừng để ngộ nhận rồi khổ cho bản thân. Nghe mấy lời nhỏ nói, ta cũng hiểu phần nào về con người Đình Tuấn. Hai người đến với nhau bằng tình yêu chân thật ta hết sức ủng hộ, và ta sẽ giúp nhỏ tìm hiểu rõ hơn về Đình Tuấn.

− Cám ơn nhỏ.

− Không có gì ! Miễn nhỏ hạnh phúc là ta mừng.

Tố Như nhìn bạn cười:

− Còn nhỏ, sao không lo cho mình, mà lo cho người khác không vậy ?

− Ta hả ? Suốt đời vẫn vậy, không thích sự có mặt của con trai.

− Đúng không đó ? Không thích sao rành quá vậy ?

− Ừ, người ta xem sách, xem báo áp dụng, không được à ?

− Nhỏ nói hay lắm. Để coi nhỏ tôn thờ chủ nghĩa độc thân đến bao giờ ?

− Đến bao giờ con trai không còn trên cõi đời này nữa thì thôi.

− Bởi vậy, mấy đứa nam ở lớp thấy cái mặt của nhỏ là chạy dài.

− Nhỏ kìa, nên cẩn thận cho mình thì hay hơn !

Tố Như mỉm cười đứng dậy:

− Thôi, ta về. Còn đi công chuyện cho mẹ ta nữa.

Trúc Hân tiễn bạn:

− Chúc nhỏ vui vẻ !

− Goodbye !

− Goodbye ! See you again.

Nhìn theo chân sáo của Tố Như, Trúc Hân cầu mong cho bạn gặp nhiều điều may mắn.

Trúc Hân chống cằm nhìn ra ngoài sân với những ước mơ rộn rã ngây thơ. Hôm nay là Noel, đường phố rợp người qua lại, tiếng nói tiếng cười như vang vọng đến tai cô bé râm ran, rộn ràng.

Cô bé mỉm cười chợt nghĩ:

− Giá như nhỏ Tố Như đừng đi chơi với Đình Tuấn thì hay biết mấy. Ta sẽ bắt cóc nhỏ đi với ta, đi lòng vòng, đi dạo phố, đi phá phách mọi người để được nhiều trận cười vỡ bụng....

Cô bé lại mỉm cười với những ý nghĩ tinh nghịch:

− Ước gì ta có người yêu như Tố Như, ta sẽ ra sức đầy ải, làm tình làm tội... Nhưng không được, trong lòng ta hầu như không có một tình cảm mảy may nào, ghét con trai, ghét đàn ông và ghét hết những người giả dối nịnh bợ.

Tự dưng Trúc Hân bật cười khan với nhiều ý nghĩ kỳ lạ.

− Trúc Hân ơi ! Trúc Hân, mày có đi dự lễ Noel với tao không ? Có đi thì lẹ lên ta chờ.

Trúc Hân thò đầu ra cửa sổ, thấy khuôn mặt Tố Như cười tươi. Cô bé vụt hỏi:

− Không có đạo cũng đi được sao ?

Tiếng Tố Như léo nhéo:

− Nhỏ này lộn xộn quá, lẹ lên ta chờ nè.

Cùng một lúc, tiếng chuông ngân nga thánh thót vang lên từng hồi rồi dồn dập như thúc đôi chân nhỏ của Trúc Hân. Cô bé chạy ào ra cổng, nét mặt vô tư rạng rỡ. Đưa ngón tay trỏ lên môi làm ra vẻ trịnh trọng nói với bạn:

− Ê ! Không đi với người yêu sao đến rủ ta ? Cái "loa phóng thanh" của mi nhỏ quá hả. Mi ở đây nhưng tận cầu Nhị Thiên Đường, người ta cũng nghe.

Tố Như liếc xéo bạn:

− Cái mồm của nhỏ cũng không ít gì ? Dẻo nhẹo như mủ cao su vậy ? Thôi, không nói nhiều, vào thay đồ đi.

− Được rồi ! Chờ ta năm phút là xong.

Dứt lời, Trúc Hân chạy ào vào nhà, một lát sau trở ra xinh xắn trong bộ đầm màu cánh sen, trông dễ thương và nghịch ngợm làm sao.

Cô bé đưa tay chào mẹ rồi ngồi lên xe vòng tay ôm eo của Tố Như, cười khúc khích:

− Cho "em" ôm một chút nha "anh". Mượn cái eo, kẻo không thôi rớt xuống đất thì nguy.

Tố Như bật cười giòn:

− Ôi ! Hôm nay nhỏ ăn nhằm "cục quậy" rồi hả ? Sao hay đem người khác ra làm "vật" cho mình trêu vâỵ ?

Trúc Hân chồm tới:

− Đó chỉ là ta bắt chước mi thôi, nhỏ ạ.

Tố Như nhướng mắt:

− Vậy ư ? Nhưng nhỏ thấy bao giờ, nói ta nghe thử !

− Ừ, ta không thấy và cũng không mấy quan tâm. Theo suy đóan, ta cũng biết được mi và thằng cha Tuấn như thế nào rồi.

Tố Như nhột nhạt:

− Thế nào là sao ?

− Thì... vậy đó, ai mà biết được, nhỏ này lạ không ?

Tố Như cười khanh khách:

− HI... hi... nhỏ trúng kế của ta rồi. Không biết, không thấy, không nghe mà cũng bày đặt... rõ là nhiều chuyện.

Trúc Hân bặm môi:

− Ừ, kệ ta ! Nhiều chuyện vậy đó được hông ? Bộ hổng nhiều chuyện được rồi tức hả ?

− Nhiều chuyện mà ai thèm giành, để cho một mình nhỏ đi.

Tức mình, không muốn đùa với bạn nửa, Trúc Hân lặng thinh. Tưởng bạn giận, Tố Như nghiêng đầu ra sau hỏi:

− Bộ giận ta hả nhỏ ?

Cô bé trả lời nhưng không cười:

− Lo quá ! Hơi sức nào ta giận người dưng.

− Hổng giận sao không nói chuyện nữa ?

− Biết nói gì bây giờ ?

− Nhỏ không hỏi hôm nay mình hẹn và đi với ai sao ?

Trúc Hân mỉm cười, má lún đồng tiền trông thật dễ thương. Hơi hất nhẹ mái tóc chấm vai ra sau, cô bé nheo mắt ý như nghịch ngợm:

− Ta biết rồi, khỏi hỏi. Nhưng... Í ! Dẫn ta theo chi vậy ? Không sợ con nhỏ này làm kỳ đà cản mũi ư ?

Tố Như so vai:

− Đúng lắm, hay lắm ! Đó chỉ là một phần thôi, còn một phần nữa là ta cố ý dẫn nhỏ theo để phá phách, quậy thiên hạ.

Trúc Hân đập nhẹ lên vai bạn:

− Ta hỏi chuyện này nha ! Quen với Đình Tuấn sao nhỏ còn "quậy" dữ vậy ?

− Ơ, tuỳ theo tình thế hoàn cảnh, nhỏ ơi. Chưa yêu, chưa thương làm sao mà "thuỳ mị" được.

− Chắc không đo ? Sao ta nghi quá.

Tố Như nhăn mặt:

− Rõ khổ ! Nói chuyện gì nhỏ cũng chả tin, bộ mặt ta hay nói dối lắm sao ?

Trúc Hân lắc đầu:

− Không phải ! Nhưng... ờ mà thôi bỏ qua chuyện đó đi, nghe ta hỏi nè ! Hôm nay nhỏ nói rủ ta đi "quậy" ở đâu ? Lơ mơ không đúng chỗ, thiên hạ đập cho bờm đầu.

Tố Như giơ lên một ngón tay ra hiệu:

− Yên trí đi ! Ta đảm bảo nhỏ sẽ được phá thoải mái, ông anh của Đình Tuấn tuy lạnh lùng nhưng rất thích đùa.

− Anh của Đình Tuấn ? Bộ nhỏ không sợ bà xã của ổng sao ? Đùa quá mức với "đức lang quân" thì bà đập cho "phù mỏ".

Tố Như thúc bạn:

− Hứ ! Nói chuyện chẳng nên không hà. Ta nghe Đình Tuấn cho biết, hắn ta còn ông anh và bà chị lớn dã có chồng. Ông này thứ ba tánh tình khó khăn, lạnh lùng khó hiểu cho nên ba mươi bốn tuổi đầu rồi mà chưa lập gia đình. Đẹp trai, phong nhã, con gái theo như kiến, nhưng hắn ta không đoái hoài tới ai hết. Cho nên hôm nay ta muốn nhỏ ra tay phá vỡ cái lạnh lùng và kiêu ngạo của "hắn ta".

Trúc Hân nghiêng đầu vờ nhăn mặt:

− Ta thấy hình như vấn đề này hơi khó đấy. Tự nhiên đi phá người ta, sao ta sợ quá.

− Sự gan lì ngang bướng của mi liệng đâu hết rôi, Trúc Hân ? Nếu mi không làm thì mi để đó ta.

Cô bé khoát tay:

− Ô ! Sao nóng nảy thế cô bạn ? Đã mang danh là bướng bỉnh, ta không ngại gì đâu.

− Vậy thì tốt rồi ! Nhỏ chuẩn bị tình thần là vừa.

Chợt Tố Như đạp thắng gấp lại, Trúc Hân nhào người về phía trước, cô bé nhăn mặt:

− Làm gì thế nhỏ, bộ không biết chạy xe hả ?

− Chạy... chạy... là mi chạy âý ! Lo cãi chuyện, qua khỏi thánh đường hàng mấy cây số mà không hay.

Đưa tay xem đồng hồ, Tố Như chặc lưỡi. Giờ gần bảy giờ rưỡi, không hiểu là họ cho mình đày họ.

Trúc Hân cười nhẹ:

− Thế thì quay lại đi, đứng đó cằn nhằn hoài, ai giúp mình đây. Mi thật cái tật nói nhiều cũng không bỏ.

Tố Như trừng mắt:

− Ê ! Đừng lợi dụng mà nói này nói nọ nghe. Ngồi cho đàng hoàng, ta quay lại thánh đường.

Trúc Hân gật đầu:

− OK.

− Chà ! Tây dữ ha !

− Bắt chước nhỏ mà.

Tố Như gắt nhỏ:

− Im được chưa ? Chạy ngoài đường mà cứ cãi lộn với nhau hoài. Mọi người nhìn thấy, họ nói hai con nhỏ điên điên trong Biên Hoà mới ra.

Trúc Hân mỉm cười vì cái tính nóng nảy ào ào của bạn. Nhưng nghĩ lại, Tố Như rất tốt, luôn lo lắng quan tâm đến bạn bè và tất cả người thân.

Học chung với nhau gần trọn mười hai năm tình bạn vẫn thế, không bao giờ thay đổi, giận hờn rồi hoà đồng.

Cô bé Trúc Hân chợt buồn buồn khi nghĩ đến, Tố Như có bạn trai rồi sẽ quên cô. Không, không... Trúc Hân không muốn như thế. Trúc Hân không muốn Tố Như có bạn trai, Trúc Hân muốn Tố Như chỉ là bạn của Trúc Hân mà thôI. Nhưng Trúc Hân có ích kỷ lắm không, khi không cho Tố Như có bạn trai còn Trúc Hân thì sao ? Cô bé có muốn có bạn trai hay không, khi trong lòng cô bé luôn có sự lãnh cảm ?

Cô bé lắc đầu xua tan những ý nghĩ đó. Muôn đời cô bé không muốn nghĩ đến.

Ngôi thánh đường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ, cờ xì phất phới xanh đỏ tím vàng đủ màu đủ sắc bay bay theo gió. Đèn điện sáng trưng rực rỡ thi nhau nhấp nháy cùng với sao đêm. Trúc Hân mỉm cười, trái tim nhó bé thơ ngây của cô bé như muốn hoà mình với bầu không khí của đêm Noel đây vui tuơi ấm áp.

Liếc nhìn khắp thánh đường, giờ này đông nghịt người ta, cô bé điểm một nụ cười tinh nghịch. Biết được ý của bạn, Tố Như kéo tay, nói nhỏ:

− Đừng có phá ở đây nha ! Kẻo họ làm khó đấy. Giờ này đang làm lễ, có lẽ Đình Tuấn hông tìm được chúng ta ớ đây đâu. Hay là vầy, mi lên đó dự lễ với ta một chút đi. Khoảng tám giờ rưỡi, ta đưa mi đến chỗ đặc biệt, tha hồ cho mi quậy.

Trúc Hân nhăn mặt:

− Trời hỡi ! Nhỏ bắt ta ngồi dưới gạch cả tiếng đồng hồ hả ?

Tố Như đưa hai tờ giấy ra trước mặt Trúc Hân:

− Có giấy mời đây cô nương. Đừng có lo !

Trúc Hân mỉm cười khoe chiếc răng khểnh:

− Tốt ! Ta lên chỗ ngôi đi.

Hai cô bé nhỏ nhắn chen qua dòng người để đến hàng ghế của mình. Tiếng ai khen:

− Ô ! Hai cô bé dễ thương quá !Nhất là cô bé mặc đầm trắng, có hai má lún đồng tiền trông yêu ghê !

Trúc Hân trề môi:

− Trông dễ yêu nhưng yêu không dễ đâu !

Một trong ai đó lớn tiếng hơn:

− Bé ơi ! Đi tìm anh hả ? Lại đây nè !

Trúc Hân rủa thầm:

− Đồ mắc dịch ! Đồ cà chớn ! Chọc gái vô duyên.

Tố Như không nói gì, kéo tay bạn ngồi xuống ghế rồi hỏi:

− Mệt không nhỏ ?

Cô bé lắc đầu:

− Không mệt, nhưng hơi nghẹt thở.

Lấy khăn ra lau mồ hồi cho thoải mái, giờ đây Trúc Hân mới để ý đến những người xung quanh. Họ đều như chú ý lắng nghe, chỉ có một tốp người sau là hơi ồn ào một chút thôi.

Kế bên cô bé ngồi còn một cái ghế để trống, Trúc Hân lấy cái túi của mình để lên và duỗi tay cho thoải mái.

Cô bé không nghe mà cũng không làm ồn, chỉ nghịch ngợm hết cái này đến cái khác. Tố Như nói nhó vào tai Hân:

− Ngồi yên một chút có được không ?

Trúc Hân chu môi liếc qua người ngồi cái ghế kế bên trống của cô bé để túi, xem có cử chỉ gì khác hơn không ? Vẫn vậy, vẫn ngồi yên, không nhìn cái gì khác ngoài việc nhìn lên trên. Hơi nghiêng người nhìn kỹ, Trúc Hân gật đầu:

− Cũng được, đẹp trai nhưng hơi lạnh lùng. Không sao, nhà ngươi đừng lấy làm đắc ý với cái kiêu căng của mình. Một chút nữa đây, nhà ngươi không tránh khỏi ta đâu. Hứ ! Thoạt nhìn là thấy ghét.

Nghe được những lời của Trúc Hân, Tố Như kều nhẹ bạn:

− Nói gì thế nhỏ ?

Trúc Hân cười :

− Đừng hỏi, một chút rồi sẽ biết.

Tố Như lắc đầu với tính tình nghịch ngợm của bạn. Cô bé tiếp tục nhìn lên trên. Không lâu, thánh đường lại ồn ào lên, mọi người dẫn nhau đi xem vật này cảnh nọ. Tố Như nắm tay bạn:

− Ta đi đây đi !

Quay sang Tố Như, Trúc Hân mới đứng lên. Nhìn lại cái người ngồi bên kia thì không còn nữa. Hắn đã biến đi đâu mất rồi. Thật, không phá hắn được, tức ơi là tức !

Nhìn khuôn mặt Trúc Hân, Tố Như đóan được phần nào ý nghĩ. Cô bé kéo nhanh Trúc Hân đến căn phòng nhỏ nằm ngoài thánh đường.

Đèn bên trong mở sáng trưng, Tố Như đưa tay lên, Trúc Hân kéo lại:

− Ê ! Làm gì thế ?

Tố Như nhăn mặt:

− Nhỏ có yên được không ? Anh Đình Tuấn hẹn ta đến đây nè. Cho nên ta mới gõ cửa cho hay trước.

− Ờ há, ta quên ! Vậy mi gõ đi.

Cộc... cộc... cộc... 

− Ai đó ?

Giọng nói vọng ra hơi lớn làm cho Tố Như e dè:

− Dạ, em đây.

Tiếng nói vang lên như bực dọc:

− Em ? Mà em là ai mới được ?

Trúc Hân nhíu mày:

− Sao kỳ vậy ?

Cô bé bặm môi hét lớn:

− Tôi là tôi. Mắc mớ gì mà điều tra dữ vậy ? Nếu ông Đình Tuấn, Đình Tiếc gì đó không hẹn tôi không thèm tới đây đâu.

Cánh cửa phòng bật mở, người đàn ông xa lạ bước ra. Trúc Hân trố mắt nhìn, cô bé nhếch môi:

− Thì ra là ông !

Người đàn ông tỏ vẻ bất cần, giọng nói lạnh lùng:

− Có phải hai cô bé là bạn của Đình Tuấn không ?

Trúc Hân trề môi quay mặt nơi khác:

− Hứ ! Vô duyên, nghe rồi mà còn bày đặt hỏi, mất công trả lời quá. Nhưng cho ông biết, chỉ có bạn tôi, Tố Như là bạn của Đình Tuấn thôi. Còn tôi thì không.

Đình Khang sững người vì gặp ngay đối thủ lợi hại. Anh không ngờ có kể thứ hai dám đối mặt với anh. Vì từ trước đến nay, anh vẫn nghe những câu nói êm dịu, õng ẹo vuốt ve mà thôi. Tính anh chỉ thích bộc trực, thẳng thắn và cứng rắn, không thích nhẩn nhựa tiểu thư.

Dù nghĩ vậy, nhưng Đình Khang vần ngó lơ không nhìn đến hai cô bé. Vừa quay lưng bước vào trong, Đình Khang vừa nói:

− Mời hai cô bé vào đây đợi Đình Tuấn đi. Hắn đi tìm hai cô bé rồi. Giờ này đông nghẹt người, trở ra rất khó.

− Hứ !

Tố Như hoảng hốt chụp tay bạn:

− Trúc Hân, đừng giận mà ! Ông ấy là Đình Khang, anh Đình Tuấn đó. Tính tình mi đã biết đừng để ý chấp nhất làm gì cho thêm mệt. Mình cứ vào đó đợi Đình Tuấn trở lại thì hay hơn.

Nghe lời bạn nói cũng phải, Trúc Hân gật đầu:

− Ừ, cũng được. Thử vào trong đó xem sao ? Ta nhất định loại cái tính cao ngạo của hắn ta mới được.

Hai cô bé siết tay nhau mỉm cười rồi bước vào trong. Đình Khang lên tiếng mà mắt không rời khỏi tờ báo:

− Hai cô bé cứ ngồi đi.

Trúc Hân cau mặt:

− Thật không có lịch sự chút nào !

Nghe được câu nói khó chịu ấy, Đình Khang cũng mỉm cười, nhưng anh không trả lời. Trúc Hân giậm mạnh chận xuống gạch kéo Tố Như ngồi vào ghế đối mặt với Đình Khang. Anh không có cử chỉ nào khác ngoài việc đọc báo. Trúc Hân nóng bừng hai tai, nhưng cô bé cố dằn, sợ gây ra nhiều chuyện lớn. Vẫn ngồi như thế, năm phút, mười phút, mười năm... hai mươi phút trôi qua, nhưng không có chút thay đổi, ai cũng im lặng. Đình Tuấn thì biệt tăm. Thế thì... trời ơi ! Hắn bắt ta ngồi tịnh hay sao ấy ? Liếc cặp mắt sắc về phía Đình Khang, cô bé bực dọc làu bàu:

− Trời hỡi ! Có ai mà tiếp khách như vầy không ? Cả một giọt nước cũng không có. Còn ông Đình Tuấn nữa, hẹn người ta rồi trốn biệt. Biết vậy, lúc nãy ở nhà thì hay hơn, đi cho mất công cực nhọc.

Tố Như bấm nhẹ tay bạn như để ra dấu, Trúc Hân càng bực thêm. Cô bé trừng mắt:

− Ta không chịu nổi nửa đâu nha.

Tố Như nhăn mặt:

− Thi mi đợi một chút xíu nữa đi.

Trúc Hân nhìn bạn rồi gõ gõ tay xuống ghế, cô ý như đế cho Đình Khang thấy khó chịu về những cử chỉ của mình. Nhưng không, anh vần ngồi yên, xem như không có ai bên cạnh mình.

Riêng Đình Khang, anh đã thấy và đã nghe hết. Không một cử chỉ, không một lời nói nào của Trúc Hân mà anh bỏ qua. Đình Khang cười thầm trong bụng, chắc cô bé này bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm đây. Trông kỹ lại cũng rất dễ thương.

Trúc Hân càng tức tối hơn, cô bé đứng bật dậy:

− Hừ ! Có gan thì ngồi đó, ta đi gọi xe đến đưa vào trại khuyết tật.

Trúc Hân ào nhanh ra cửa như một cơn lốc, Tố Như cũng chạy với thoe. Không ngờ lo cắm đầu chạy, cô bé đã đâm sầm vào một ngưòi đang từ ngoài bước vào. Với sức chạy quá nhanh, Trúc Hân bị văng ra một bên nhoà xuống gạch. Người bị đụng ngồi nhanh xuống bên cô bé, rôi rít hỏi:

− Bé ơi bé ! Có sao không ?

Trúc Hân cố nén đau, trừng mắt:

− Ông đứng lên và dang ra đi. Tôi không cần ai gần tôi cả. Đi chơi như khóc hận, mạnh ai nấy lo chuyện của mình, còn người hẹn thì lại biệt tăm. Tôi chỉ tội cho bạn tôi thôi, hiền từ qúa để người ta gạt. Như tôi hả, không dễ đâu !

Hất mặt về phía người thanh niên mà mình vừa va phải, cô bé chanh chua:

− Còn ông, ông có phải là Đình Tuấn không ? Mai mốt có hẹn bạn gái, nhớ đến nhà mà đón người ta, chứ đừng để hành hạ thêm người khác.

Tố Như ngồi xuống đỡ bạn:

− Thôi mà nhỏ, ngồi đây đi, để người ta thấy kỳ lắm.

Giờ đây Đình Khang mới buông tờ báo xuống hỏi em :

− Đình Tuấn ! Tiệc xong chưa, cũng khuya lắm rồi.

Trúc Hân hậm hực:

− Ửa ! Ông nói chuyện được sao ? Vậy mà tôi cứ tưởng... 

Đình Khang mỉm cười nheo mắt:

− Tưởng gì nào ?

− Tưởng ông bị bệnh không nói được từ lúc còn nhỏ.

Đình Khang vẫn cười:

− Vâng. Nhờ cô bé tôi mới nói được đấy !

Trúc Hân gật gù ra vẻ người lớn:

− Hay ! Ông cũng biết nói chuyện lắm chứ.

Sợ chuyện xích mích lại xảy ra, Tố Như kêu bạn:

− Trúc Hân !

Đình Tuấn cũng xen vào:

− Mọi chuyện bỏ qua hết đi, coi như hôm nay là ngày xui vậy. Để tôi giới thiệu cho biết nhau luôn.

Chỉ Đình Khang, Đình Tuấn nói:

− Đây là Đình Khang, anh Ba của anh.

Quay sang hai cố bé, Đình Tuấn tiếp:

− Giới thiệu với anh Ba đây là Tố Như bạn em và đây là... 

Trúc Hân cướp lời:

− Tôi là Trúc Hân, bạn cùng lớp, cùng trường, cùng đường với Tố Như, chấm hết. Còn hỏi gì nữa không ?

Đình Khang mỉm cười đưa tay ra:

− Hân hạnh được làm quen với hai cô bé và nhất là cô bé mang tên Trúc Hân.

Trúc Hân liếc Đình Khang một cái rồi nhún vai:

− Tôi không mong điều này, với lại tôi là người VN chứ không phải người Tây.

Đình Khang bật cười lớn:

− Ô ! Cô bé nói chuyện rất hay. Nào, ta vào nhập tiệc đi rồi bàn chuyện tiếp !

Đình Khang quay gót, Trúc Hân nháy mắt với bạn rồi nói bước theo sau.

Đình Tuấn mỉm cười nhìn Tố Như:

− Em đi đâu vậy ? Làm anh tìm muốn chết.

Tố Như nheo mắt:

− Tìm em hay tìm cô nào khác ?

− Bé không tin hả ? Hay đợi anh thực hiện rồi mới tin.

Tố Như ngây thơ:

− Thực hiện gì cơ ?

− Thì bé nhắm mắt đi.

Tố Như ngoan ngoãn nghe theo. Đình Tuấn cúi xuống hôn mạnh lên má cô. Tố Như giật mình mở mắt. Cô bé đỏ mặt đấm vào vai anh:

− A... anh ăn gian.

Đình Tuấn bật cười ha hả:

− Đó, bé tin anh chưa ?

Tố Như giậm chân:

− Ghét anh ghê. Nghỉ chơi anh luôn.

Tiếng Trúc Hân vang lên:

− Hai người đâu rồi ? Không vô thì tôi ăn hết ráng chịu àh nghen !

Đình Tuấn vội nắm tay Tố Như:

− Ta vào đi em, kẻo họ lại hiểu lầm.

Tố Như gật đầu. Cả hai cùng bước vào trong.

Trúc Hân chống đũa nhìn mọi người. Tố Như thấy vậy hỏi:

− Sao không ăn đi nhỏ ?

Cô bé vẫn im lặng, Đình Khang trêu

− Sao thế ? Bộ chê đồ ăn không ngon à ? Hay đã no rồi ? Vậy....

Trúc Hân trừng mắt:

− Này, này... ông đừng có bịa đặt nha ! Đàn ông con trai gì mà miệng lưỡi thấy phát sợ.

Thấy hơi gay gắt, Đình Tuấn chen vao:

− Thôi, thôi, cho tôi can đi. Khổ thế, như mặt trời mặt trăng không bằng.

Trúc Hân vừa nhăn mũi vừa chặc lưỡi :

− Ngồi mãi nơi đây chắc tôi chết khô quá. Tiệc tùng gì chả có miếng nước để uống.

Đình Tuấn đứng dậy:

− Ờ, quên ! Xin lỗi Trúc Hân nghe, để tôi đi lấy.

Cô bé ngăn lại:

− Đình Tuấn ! Anh cứ ngồi ăn đi, tôi sẽ đi lấy cho.

− Nhưng... 

− Không nhưng gì hết. Anh cứ ngồi trở lại đi.

Đình Khang không nói gì, anh vẫn tiếp tục ăn. Trước khi đi, Trúc Hân liếc mắt anh một cái thật sắc. Nhin thấy những cử chỉ trẻ con đó, anh cười thầm.

Tố Như buông đũa. Đình Tuấn hỏi:

− Sao ăn ít vậy nhỏ.

Tố Như mỉm cười duyên:

− Em no rồi, anh Tuấn à.

Bên kia, Đình Khang cũng buông đũa:

− Tôi cũng xong.

Đình Tuấn đứng dậy:

− Để em gọi người dọn.

Bàn ăn được dọn dẹp sạch sẽ. Đĩa trái cây ướp lạnh để giữa bàn. Đình Khang bóc một trái nho bỏ vào miệng, anh nhìn Tố Như:

− Đừng khách sáo nhé !

Đình Tuấn đưa miếng cam cho Tố Như:

− Em ăn đi.

Cô bé cúi mặt lí nhí:

− Cảm ơn anh.

Đình Khang bật cười:

− Nào, sao hiền thế ? Cứ tự nhiên đi. Cô bé hiền quá làm sao trị Đình Tuấn cho được ?

Nghe Đình Khang nói vậy. Tố Như càng mắc cở thêm. Cô bé đỏ mặt chỉ biết nhìn xuống miếng cam trên tay mà thôi.

Để cho cô bé đỡ mắc cỡ, Đình Khang gợi chuyện:

− Cho anh tò mò vài câu nghe Tố Như.

Bấy giờ cô bé mới ngẩng lên:

− Da, anh cứ hỏi. Chuyện gì biết thì em sẽ trả lời. Còn không thì thôi.

Đình Khang thầm công nhận, những lời nói chuyện của Tố Như và Trúc Hân thật sắc sảo và chọn lựa, cho biết con người khôn ngoan. Một Tố Như hiền ngoan ít nói, một Trúc Hân tự tin, bản lĩnh, bộc trực, thẳng thắn nhưng rất ư dễ thương.

Nhìn lại hai cô bé, khác xa nhau nhưng lại luôn là bạn thân của nhau. Đình Khang và Đình Tuấn cũng vậy. Tuy là hai anh em ruột nhưng anh thì thích cứng rắn, tự tin thẳng thắn. Trái lại, Đình Tuấn em anh lại thích hiền dịu, yểu điệu tiểu thư.

Đình Khang là một giám đốc công ty nổi tiếng. Tiền tài, danh vọng, địa vị anh đều đạt được, nhưng trên đường tình duyên, anh chưa tìm thấy mục đích và hướng tìm của nó. Xung quanh anh luôn có những cô tiểu thư, những con ông chủ cao sang quyền qúy, đỏng đảnh, có sự phân biệt giữa con người với con người, chưa thật sự hoà mình với cuộc sống. Họ chỉ biết có mình và có tất cả cho riêng mình, không nghĩ đến những con người đang đói khổ, đang cần sự giúp đỡ quan tâm của xã hội.

Anh thật đau đớn khi nhìn thấy những đứa trẻ lang thang, lượm từng vỏ chai, từng cái bọc để bán lấy tiền kiếm miếng ăn. Thậm chí, mới mười bốn mười lăm tuổi đầu đã gây ra tội lỗi, cũng vì cái sống, cái ăn, cái mặc mà thôi.

Không chỉ riêng những kẻ đói rách, mà còn có những người gia đinh khá giả cũng trộm cướp. Đó là vì cái gì ? Vì cái ham muốn, cái dục vọng riêng tư mà thôi.

Đất nước ta, xã hội ta, có lẽ sẽ sớm hết những cảnh này ? Nhà tù, trại giam đều dành cho những tội nhân phạm tôi.

Ông lớn, bà lớn kia vào tù là vì cái gì ? Có phải sự tham ô, chiếm đoạt tài sản nhà nước công dân. Những cái đó cũng có thể làm cho nước ta không phát triển được, không văn minh được.

Cống hiến, sự cống hiến của quần chúng của nhân loại, của những người có trách nhiệm, những người biết nhìn về trách nhiệm, nhìn về tương lai của đất nước. Sự góp phần của những thế hệ trẻ, những người có tài vào công cuộc xây dựng, tất cả các tệ nạn được đẩy lùi. Con em chúng ta không còn lang thang đói rách nữa, chúng nó phải được học hành, phải được hưởng hạnh phúc.

Những cái dó cũng đủ làm cho nước ta đi lên, nó tích cực góp phần làm cho đất nước ta mạnh, dân ta giàu, xã hội ta công bằng và văn minh.

Đình Khang chợt nghĩ: Bao giờ anh mới tìm được một người đồng cảm, cùng chung chí hướng đóng góp xây dựng và hướng về cái chung của xã hội.

Đất nước ta đang cần những bàn tay xây dựng, không chung vai gánh vác thì đợi đến bao giờ ?

Ba chữ "biết bao giờ - biết bao giờ" cứ hiện lên nhảy múa trong đâu anh. Luôn lo cho cái chung, hướng về cái đang cần cho nên lúc nào Đình Khang cũng lạnh lùng, yên lặng đến khó hiểu.

Đình Tuấn có được như anh không ? Nếu có, chỉ là một phần nhỏ nào thôi.

Tự nhiên Đình Khang trở nên im lặng suy tư, Tố Như ngước nhìn anh như chờ đợi. Cái khều nhẹ của Đình Tuấn làm anh giật mình:

− Anh Khang ! Anh muốn hỏi gì Tố Như, sao anh không hỏi đi.

− Ờ, xin lỗi Tố Như nhé ! Bắt em phải chờ đợi lâu.

Cô bé mỉm cười:

− Không có chi. Chuyện hỏi là của anh, còn em chỉ biết nghe và trả lời mà thôi. Việc gì, anh cứ hỏi đi !

− Không có gì là khó. Anh chỉ muốn biết trong trường hợp nào em quen với Tuấn ?

Tố Như cả thẹn, cô bé cúi mặt, Đình Khang mỉm cười, anh động viên:

− Em cứ nói, để anh có thể giúp gì cho hai em được hay không? Với lại, trong chuyện tình cảm cần phải dè dặt hơn. Em còn đi học, tuổi em còn nhỏ. Chưa nhận biết được mọi cái mọi thứ trên đời. Và tương lại của em sau này như thế nào ? Em có bổn phận gì đối với non sông đất nước của chúng ta. Đừng nên bước vào đời quá sớm, cái hạnh phúc, cái vui vẻ đâu không thấy mà toàn là cái đau khổ, cái bất hạnh. Anh giúp em mở rộng cái nhìn như thế, em cứ mạnh dạn cho biết đi.

− Em... 

Tố Như ngập ngừng, rồi thu hết can đảm, cô bé nói:

− Cám ơn anh đã cho em những lời khuyên và những ý kiến hay. Trong cuộc tình nào không có chuyện vui buồn, nhưng chúng ta cố gắng vượt qua tất cả, ta sẽ tìm thấy chân trời tươi sáng và hạnh phúc tuyệt vời. Quen với Đình Tuấn trong lần em bị đụng xe, anh thuờng lui tới nhà lo lắng.

Ngước nhìn Đình Tuấn, cô bé mỉm cười nói tiếp:

− Với cái nhìn, trong mắt em, Đình Tuấn là mẫu người lý tướng cho biết bao cô gái. Anh cương trực, thẳng thắng, không nhởn nhơ giả dối. Rồi anh ngỏ lời yêu em và cầu hôn em. Quá đỗi đội ngột, em chỉ nói : Em còn nhỏ, còn đi học với lại tình yêu đến với em quá sớm, e rằng sẽ khổ. Anh Tuấn hiểu, động viên em rất nhiều và hứa chờ đợi em cho đến khi nào em ra trường. Cảm động trước tấm tình yêu sâu sắc đó, em tự hứa với lòng sẽ xứng đáng với tình yêu thương đó. Thời gian còn lại là điều kiện để em cân nhắc và lựa chọn. Phải duyên phải nợ thì đến với nhau, còn không thì tình anh em vẫn đó.

Đình Khang gật đầu:

− Anh có lời khen cô bé, còn nhỏ tuổi biết suy nghĩ như thế thì tốt. Đình Tuấn, em của anh, anh cũng chưa thật sự có lời khen đối với chú ấy. Vào đời, cái gì làm hành trang cho mình, tự lý tưởng và nhận thức của mình biết mà thôi. Nếu cô bé và Đình Tuấn thật đến với nhau, nghĩ đến nhau thì anh cầu chúc cho hai em đuợc toại nguyện trong mọi vấn đề.

Đình Tuấn nắm lấy tay anh:

− Cảm ơn anh đã hiểu em. Mong rằng anh giúp đỡ và có ý kiến cho em.

Đình Khang bật cười vỗ vai Đình Tuấn:

− Anh em với nhau sao chú lại nói vậy ? Giúp đỡ động viên là trách nhiệm của anh. Mẹ thường nói, hai anh em ta phải luôn nương tựa vào nhau, vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hướng tới tương lai và sự nghiệp của chung của nhân loại.

Hai anh em Đình Khang, Đình Tuấn siết chặt tay nhau. Tố Như cũng mỉm cười theo:

− Ôi ! Anh Tuấn có một người anh thật tuyệt vời.

Đình Khang nhướng mắt:

− Này... này... còn cô bạn của em thì sao ?

− Anh muốn nói đến Trúc Hân à ?

− Dĩ nhiên rồi !

Tố Như tủm tỉm cười:

− Trúc Hân hay nghịch ngợm, bướng bỉnh, ngang ngược, nhưng rất tốt và rất ư là dễ thưong. Nói cho anh biết nha ! Trúc Hân là học sinh rất cừ của trường em đó.

Đình Khang nói tiếp:

− Trong lớp, cô bé dễ hoà đồng không ?

Tố Như hơi nghiêng đầu:

− Đối với bạn gái. Trúc Hân dễ hoà đồng, nhưng đối với bạn nam. Trúc Hân không thích và cũng không nói chuyện nhiều. Dù đã học chung với nhau gần năm năm, cực chẳng đã Trúc Hân chỉ bài giúp mới nói chuyện mà thôi.

Đình Khang gõ gõ ngón tay xuống bàn:

− Cái nhìn lần đầu anh cũng biết Trúc Hân rất bướng bỉnh. Trái lại, anh thích chọc giận Trúc Hân.

Tố Như cười lém:

− Bởi vì anh và Trúc Hân cùng chung một cá tính nhưng luôi đối đầu nhau.

Vừa lúc ấy Trúc Hân vào tới, cô bé kênh mặt:

− Ê ! Nói xấu gì ta đó nhỏ ?

Tố Như lắc đầu rụt cổ:

− Ai dám nói xấu gì "cô nương", chỉ khen mà thôi.

Trúc Hân háy Đình Khang một cái rồi đặt khay nước lên bàn:

− Nước uống đây, mời tất cả.

Đình Khang vòng tay:

− Cám ơn "cô nương".

Trúc Hân cũng vòng tay nghiêng đầu:

− Không dám, không dám ! Bổn cô nương không muốn khách sáo.

Nhìn điệu bộ của Trúc Hân, tất cả đều bật cười. Đình Tuấn vội vàng đứng lên kéo ghế cho cô bé.

− Nghỉ chân đi Trúc Hân, đi nãy giờ chắc mỏi chân lắm rồi. Coi kìa, mặc đầm đẹp, mang giày cao gót mà lội lên lội xuống. Ôi ! Nhọc lòng quá !!!

Trúc Hân không cười, cũng không trả lời. Cô bé đang để ý đến kế hoạch của mình đang thực hiện. Đưa mắt nhìn khắp một lượt ba người và cuối cùng dừng ở nơi Đình Khang, cô bé giật mình vì ly nước chanh, cô đã bỏ toàn là chanh, chua ơi là chua, không có một chút đường, và mà... ông ấy uống một hơi hơn nửa ly. Nghĩ đến chất chua và nước lạnh, cô bé rùng mình.

Đình Khang không bỏ sót một cử chỉ nào của Trúc Hân. Anh mỉm cười. Rõ là trẻ con. Ly nước này là một sự trả thù của cô bé với bản tính trẻ con.

Nhìn khuôn mặt đắc thắng, cái miệng hơi mỉm cười, mái tóc, nghiêng nghiêng để lộ chiếc răng khểnh, hai lún đồng tiền. Ôi ! Dễ thương chi lạ.

Theo trực giác, cô bé quay phắt lại nhìn thẳng Đình Khang, thấy anh đang mỉm cười chiếu thẳng vào mình. Nóng cả mặt, Trúc Hân hét:

− Ông cười gì ? Bộ tôi giống yêu tinh lắm hả ?

Tố Như và Đình Tuấn giật mình vì tiếng hét lớn của Trúc Hân. Tố Như đứng lên nắm tay bạn:

− Gì vậy nhỏ ? Gì mà hét lớn thế ? Bộ không biết đây là phòng của người ta sao ?

Cái cười nửa như mỉa mai, nửa như trêu ghẹo, làm cô bé tức điên cả nguời. Trừng mắt nhìn Đình Khang, Trúc Hân kéo tay Tố Như:

− Ta về thôi, khuya lắm rồi !

Tố Như nhăn mặt:

− Từ từ đã nào, để ta xin phép anh Tuấn và anh Khang đã.

Nhắc đến tên Đình Khang, cô bé bực tức:

− Hữ ! Thế thì nhỏ ở lại về sau, ta về trước. Tổng chào ?

Bất chấp mọi việc, cô bé lao nhanh ra khỏi phòng. Tố Như hoảng hồn chạy theo thì bị Đình Tuấn chặn lại:

− Em theo không kịp Trúc Hân đâu.

Tố Như gỡ tay Đình Tuấn:

− Nhưng em không thể bỏ Trúc Hân về một mình được. Em... 

Đình Khang đứng lên khoát tay:

− Để đó anh. Anh lãnh trách nhiệm đưa Trúc Hân về đến nhà. Em an tâm. Trúc Hân bướng nhưng rất thận trọng.

Quay sang Đình Tuấn, anh nói:

− Đình Tuấn ! Đưa Tố Như về đi, anh theo Trúc Hân đây.

Nhìn theo Đình Khang, Tố Như và Đình Tuấn không ngờ đó là con người khó khăn, lạnh lùng. Trong tim anh vẫn có một tình cảm yêu thương đấy chứ, nhưng vì chưa gặp đuợc người đồng cảm đó thôi. Từ nay có Trúc Hân, Trúc Hân sẽ là gì khi con tim Đình Khang bắt đầu mở ngỏ. Không hẹn mà Đình Tuấn và Tố Như nhìn nhau mỉm cười.

Á ! Đồ mèo... mi coi chừng tao đó nghe.

Trúc Hân vừa la vừa bước nhanh về phía bàn học. Con mèo giật mình giương đôi mắt xanh nhìn cô bé, rồi phóng mình chui tuốt xuống gầm giường, mang theo gói khô mà cô bé vừa mua lúc sáng. Giậm chân tức tối, cô bé với tay lấy cây chổi lông gà quơ mạnh xuống dưới giường:

− Có chui ra không mèo ?

Con mèo tinh quái vẫn im hơi lặng tiếng. Trúc Hân khom lưng nhìn vào gầm, lòng tức anh ách. Tìm quanh không ra vậ.t gì dài hơn cây chổi để có thể giơ trúng nó, cô bé hầm hầm đi tới đi lui, miệng lẩm bẩm. Cô tiếc gói khô thì ít, nhưng ghét con mèo không bắt chuột này thì nhiều. Hừ ! Từ đây tới chiều, mi không tránh khỏi ta đâu.

Trúc Hân nhào lên giường lăn qua lăn lại. Con mèo quý hoá từ từ đi ra khỏi gầm giường. Thấy nó, cô bé bật nhanh dậy phóng xuống giường, nghe tiếng động con mèo vọt nhanh ra cửa.

− Đồ khốn ! Nhanh thật đó, ta mà bắt được dứt khoát phải đem bỏ ngoài đống rác.

Bà Trúc Lam vừa bước vào phòng nghe con gái, bà mỉm cười nhìn Trúc Hân:

− Nó làm gì mà con hăm he nghe ghê vậy ?

Cô bé nhăn mặt:

− Khô con mua về chưa kịp ăn, nó đã phỏng tay trên. Đúng là thứ mất nết.

Nhìn điệu bộ và khuôn mặt hầm hầm của Trúc Hân, bà Trúc Lam không nhịn được cuời:

− Ấy ! Con mắng nó, chửi nó mà nó có nghe đâu ? Con vật mà, đừng nên làm như người ta thế. Nào ! bộ bị anh Hai chọc ghẹo rồi giận luôn cả con mèo hả ?

Cô bé giậm chân phụng phiu:

− Hổng chịu đâu ! Cả mẹ, mẹ cũng nói con thế, ghét ghê !

Bà Trúc Lam bước tới vuốt tóc con:

− Con ghét mẹ rồi ai thương con, lo cho con đây ?

− Ba con chi.

− Công việc ở công ty bù đầu, bận rộn, có thời gian đâu mà lo ? Chắc là không có anh Hai con chứ gì ? Vì hai đứa gặp nhau như nước với lửa.

Bà Trúc Lam mỉm cười trêu tiếp:

− Hay là... đã có người yêu lo rồi không cần mẹ nữa. Mẹ thấy cái anh chàng Minh gì đó thuơng con lắm.

Cô bé nhăn mặt ôm cánh tay mẹ:

− Mẹ à ! Con không thích nói đến anh ta. Người gì đâu mà "dai" như đỉa, đã nói không ưa mà cứ đi theo hoài.

Bà Trúc Lam vờ hỏi lại :

− Thật sự, con không thích anh ta à ?

− Mẹ ơi ! Con chỉ có ghét với không ưa anh ta thôi.

− Vậy mẹ cứ tưởng… 

Cô bé la lên:

− A! Con hổng chịu đâu. Mẹ lại nghĩ xấu cho con.

Chợt nhớ ra điều gì, cô bé đổi giọng vui tươi :

− À, mẹ ơi ! Mấy hôm nay khi đi học về, con thấy có chiếc xe hơi màu sữa nào lạ ở trong nhà ta chạy ra hoài à ?

− Ờ, đó là Đình Khang, người bạn mới của cha con.

− Đình Khang ?

Cô bé kêu lên bất ngờ.

Bà Trúc Lam nhìn con :

− Con quen với Đình Khang à ?

− Dạ, con biết chứ không quen. Anh ta là anh của Đình Tuấn làm trong công ty mình đó mẹ. Có vài lần con đến công ty của ba mới biết thôi.

− Mẹ cũng không nhớ rõ. Đình Tuấn thì sao mẹ không biết. Nhưng với Đình Khang, qua đôi lần gặp gỡ mẹ cũng hiểu đôi phần Cô bé nghiêng đầu hỏi tiếp :

− Ông ta sao hả mẹ ? Chắc thấy ghét lắm phải không ?

− Ồ, con hiểu sai rồi ! Đình Khang rất lịch sự và dễ mến. Là con người làm ăn phát đạt, giao tiếp rộng, có lòng tự tin và dứt khoát. Ba con và mẹ rất mến tính tình và tài trí của Đình Khang. Nghe đâu Đình Khang đang đi tìm ý trung nhân.

Trúc Hân bĩu môi :

− Có ma qủy ưng ông ta chứ ai mà ưng.

− Sao vậy ?

− Nhưng mẹ có thể nói cho con biết trước, ông ta quen ba con trong trường hợp nào ?

− Trong buổi tiệc chiêu đãi ở nhà hàng do Đình Khang làm chủ. Qua sự trao đổi về làm ăn. Đình Khang đã nhận lời hợp tác với ba con để đưa hai công ty còn tiến xa nữa. Mà sao con lại hỏi mẹ điều đó ? Hình như mẹ thấy con không mấy ưa Đình Khang thì phải ?

− Không phải hình như mà là thật, con ghét con không ưa cái tính lạnh lùng cao ngạo của ông ta.

Bà Trúc Lam vuốt tóc con :

− Này coi chừng ghét của nào trời trao của đó đấy, con gái ạ !

Cố bé nhào vào lòng mẹ, phụng phịu :

− Mẹ tin con đi, con ở mãi bên ba mẹ.

− Có thật vậy không ?

Cô bé giậm chân :

− Mẹ không tin con ư ?

− Này này, không phải mẹ không tin. Nhưng… 

− Nhưng sao hả mẹ ?

− Con gái lớn thì phải theo chồng, chứ đâu ở mãi bên ba mẹ được.

Cô bé lắc đầu chu môi :

− Con còn nhỏ mà ! Và con cũng không bao giờ lấy chồng đâu. Mẹ có lo là lo cho anh Thiên kià.

Bà Trúc Lam không tranh luận với con. Biết đâu… vợ chồng bà cùng một ý, chấm Đình Khang, người con trai đầy đủ bản lĩnh để bảo vệ và lo cuộc sống cho con gái bà sau này.

Thấy mẹ im lặng, Trúc Hân hỏi nhỏ:

− Mẹ giận con ư ?

Bà Trúc Lam mỉm cười đứng lên :

− Ồ, không ! Cũng chiều rồi, để mẹ xuống lo cơm nước.

Còn vú đâu hả mẹ ?

− Vú Hà xin phép về quê rồi con gái. Con cứ lo học bài tiếp đi. Ráng, năm nay là năm thi của con đó, đừng phụ lòng tin của ba mẹ và tất cả mọi người.

Cô bé nhổm lên hôn vào má bà Trúc Lam.

− Vâng con nghe. Bây giờ con xuống bếp phụ với mẹ. Tập dần chứ lỡ sau này ba mẹ đi đâu không có ở nhà, con tự làm một mình, chứ đi ăn cơm tiệm hoài kỳ lắm.

Bà Trúc Lam cốc yêu vào đầu con sau tiếng cười giòn tan của Trúc Hân.

Ôi ! Nó còn trẻ quá.

Cộc… cộc… cộc...

Bên trong vẫn im lặng. Phúc Thiên đã quá nhàm cái trẻ con của Trúc Hân này rồi. Định đẩy cửa vào nhưng bên trong bị khóa, anh kiên nhẫn gõ cửa thêm lần nữa… 

Cộc… cộc… cộc...

Im lặng ! Phúc Thiên bực mình đập cửa gọi lớn :

Rầm… rầm… 

− Bé con ! Mở cửa cho anh hai đi. Nếu không anh tông cửa đó.

Biết Phúc Thiên nói là làm, Trúc Hân làm mặt hình sự nhảy tọt xuống giường. Cánh cửa vừa mở, Phúc Thiên bước vào mỉm cười :

− Này, bé con ! Ngủ sớm thế ?

Rồi anh đưa tay xem đồng hồ.

− Mới có sáu giờ kém năm hà ! Ngủ gì mà ngủ như gà vậy ?

Trúc Hân bặm môi cố nén cơn tức. Phúc Thiên cho tay vào túi quần đi tới đi lui trong phòng. Anh lẩm bẩm :

"Khó rồi, lại giận nữa rồi".

Biết tánh cô bé hay giận hay hờn mát nhưng anh vẫn cứ đùa, vẫn cứ ghẹo. Dừng lại trước mặt cô bé, Phúc Thiên xòe bàn tay ra trước mặt :

− Không nói chuyện hả ?

Trúc Hân trừng mắt nhìn anh, vẫn không mở miệng. Phúc Thiên quay lưng nói :

− Bé con cứ ngồi đó đi, để anh đi mời bác sĩ.

Câu nói chưa dứt thì đã nghe tiếng hét :

− Đứng lại đó ! Không được rời khỏi phòng.

Phúc Thiên quay một trăm tám mươi độ nhìn Trúc Hân, anh nheo mắt :

− Sao, nói chuyện được rồi à ? Vậy mà anh cứ tưởng… 

− Tưởng gì ? Anh đó nghe, tội anh nhiều lắm đó.

Phúc Thiên nhướng mắt :

− Tội gì ? Kể thử xem !

Cô bé đứng dậy chấp tay sau lưng, cái đầu bướng bỉnh lắc đầu :

− Anh muốn nghe lắm sao ? Thôi được, ráng mà vểnh lỗ tai lên nghe đây.

Điểm ngón tay trước mặt nhìn Phúc Thiên, cô bé nghiêng đầu:

− Tội thứ nhất, anh cả gan dám phá giấc ngủ của bổn cô nương.

Phúc Thiên đưa tay lên trời vờ kêu :

− Trời hỡi !

− Cấm kêu trời ! Ông trời không có giúp được gì cho anh đâu. Nghe tiếp nè ! Tội thứ hai là tự động vào phòng khi chủ nhân chưa cho phép. Tội thứ ba dám hỗn với cô nương. Tội thứ… tội thứ cộng lại là năm tội. Năm tội này đối với bổn cô nương là nặng. Chiếu theo tinh thần thượng võ, bản cô nương sẽ phế võ công của ngươi.

Cô bé đưa hai bàn tay có móng tay nhọn cấu vào hông của Thiên Phúc làm anh la lên oái oái :

− Thôi thôi, bản cô nương tha cho huynh đi. Đau quá rồi.

Cô bé kênh mặt :

− Cho chết luôn. Từ đây chừa cái tật đừng hỗn với bản cô nương nữa nhé !

Trúc Hân thu tay lại khúc khích cười. Phúc Thiên ngồi xuống giường, mặt mày nhăn nhó :

− Đồ nữ tặc !

Cô bé trừng mắt lại :

− Nói gì thế ?

Phúc Thiên xua tay :

− Thôi, anh sợ em luôn rồi. Con gái gì đâu mà dữ như chằn? Lại còn mang tính nết của con trai nữa. Vậy ai dám cưới, có nước ở giá luôn thì có.

− Kệ em. Ở giá còn thích nữa là khác. Mà nè, cho anh biết trước nghe, mấy ông bạn của anh mà lạng quạng là em đánh cho bỏ mạng đó. Không nói chơi đâu.

Phúc Thiên rụt cổ :

− Ghê quá ! Chắc anh phải thông báo trước, kẻo bị đánh thì quê lắm.

Cô bé gật đầu :

− Thế thì tốt. À ! Mà anh vào đây có chuyện gì vậy ?

Phúc Thiên nheo mắt :

− Buồn buồn vào đây ghẹo bé có được không ?

Trúc Hân giơ tay lên :

− Vậy là anh tới số rồi.

Phúc Thiên ngả người xuống nệm tránh bàn tay của cô bé. Anh lăn nhanh vào trong :

− Ê ! Nói chơi cũng tưởng thật nữa hả ? Người gì đâu sao dễ tin quá.

− Không có gì, mời anh ra ngoài cho, em mệt lắm rồi.

− Trước khi bước ra, em phải theo anh xuống gặp ba.

Cô bé tròn mắt :

− Thì ra ba bảo anh lên đây gọi em xuống. Vậy mà nãy giờ còn giỡn, còn chọc ghẹo, thật hết nói nổi anh.

− Chà chà ! Hôm nay giở giọng người lớn ra nữa. Ghê chưa !

Phúc Thiên quay lưng bước đi, như nhớ ra điều gì anh quay lại trêu :

− Hình như ba định gả bé đó, bé ơi ! Nhớ mà liệu hồn. Anh nói thật nha, người nào chịu cưới bé là qủy dạ xoa chắc.

Tức anh ách, Trúc Hân phóng ra rượt theo, miệng thì luôn nói những câu bực tức :

− Anh Thiên ! Anh ngon đứng lại đi ! Người gì đâu dễ ghét, người gì đâu khó ưa.

Ra đến phòng khách, cô bé thở hổn hển, mắt trừng trừng về phía Phúc Thiên đang ngồi kế bên một thanh niên lạ. Nhìn kỹ lại không ai xa lạ đó là Đình Khang. Anh cũng đang hướng về cô ngơ ngác. Cô bé bĩu môi :

− Hừ, lại kỳ đà !

Ông Phúc Tâm tươi cười :

− Trúc Hân ! Lại đây, ba giới thiệu cho con biết… 

Cô bé nhanh nhẹn bước đến trước mặt Đình Khang khoanh tay ra vẻ lễ phép :

− Xin chào ông Đình Khang ạ.

Đình Khang mỉm cười :

− Không ngờ gặp cô bé ở đây.

Ông Phúc Tâm chưng hửng :

− Vậy ra, con và Đình Khang biết nhau à ?

Cô bé cười lém lỉnh :

− Ngày "bất hạnh" nên con mới gặp được ông Đình Khang khó tánh.

Bà Trúc Lam chen vào nhắc nhở :

− Trúc Hân ! Lớn rồi, ăn nói cẩn thận một chút, kẻo bị đòn bây giờ đó.

Cô bé xụ mặt xuống lẩm bẩm :

− Hừ ! Có mặt người ta cái ra oai, thấy ghét !

Bà Trúc Lam lên tiếng lần nữa :

− Sao không tìm chỗ ngồi đi, mà còn đứng đó ?

Trúc Hân vùng vằng liếc Đình Khang và Phúc Thiên một cái thật sắc rồi đến ngồi ở chiếc ghế nhỏ gần cửa ra vào phòng khách.

Bà Trúc Lam nghiêm khắc nhìn theo, ông Phúc Tâm khoát tay:

− Kệ con bé đi bà !

Bà Trúc Lam nhìn ông :

− Ông cứ chiều chuộng con bé mãi, bởi thế càng ngày càng cứng đầu.

Ông Phúc Tâm cười khì khì :

− Bà sao khó khăn mãi !

Ông Phúc Tâm quay sang Đình Khang :

− Này, cháu và Phúc Thiên xuống rồi đó, chúng ta hãy thảo luận tiếp đi.

Đình Khang liếc nhìn Trúc Hân. Thấy cô bé quay mặt ra cửa, anh hơi mỉm cười quay lại tiếp tục câu chuyện.

− Cháu muốn bàn với bác và anh Thiên về mặt hàng và kiểu mẫu.

Đình Khang ngừng lại một chút, ông Phúc Tâm ra hiệu :

− Cháu cứ nói tiếp đi !

− Về mặt hàng, thì công ty của ta đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Còn kiểu mẫu… cháu lo quá bác ạ. Bao nhiêu công ty đang cạnh tranh với ta, nên các nhà thiết kế mẫu thời trang có danh tiếng họ đều rước hết.

− Ờ ! Bác cũng đang lo điều đó.

Phúc Thiên xen vào :

− Ba và anh Khang nghĩ thử xem, chẳng lẽ chúng ta chịu thua họ hay sao ? Còn một tháng nữa là chúng ta cùng các công ty khác ra mắt người tiêu dùng và công ty liên doanh nước ngoài, mẫu thời trang mới thành công hay không do lần này quyết định đó.

Đình Khang vuốt tóc :

− Để ngày mai cháu đem qua cho bác các mẫu thời trang mà các nhân viên của cháu thiết kế. Tuy cháu không rành về việc này lắm, nhưng cũng vài mẫu thiết kế mới.

Ông Phúc Tâm gật đầu :

− Được, cháu cứ đem qua, chúng ta cùng nhau xem lại.

Đưa tay sửa lại cổ áo, Đình Khang than thở :

− Thật không có năm nào như năm nay. Đất nước mở cửa, tất cả mặt hàng đều chạy theo thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu không có bác và anh Thiên cùng hợp tác, chắc cháu điên đầu và cũng khó đứng nổi.

Phúc Thiên gõ gõ ngón tay xuống bàn :

− Hy vọng lần này ta đạt được mục đích. Đất nước ta phát triển theo nền kinh tế hàng hoá. Ta phải làm sao tiếp thu, nằm bắt nhanh đưa ra thị trường hàng hoá có chất lượng. Nếu để các công ty khác nắm hết, thì mình chỉ giậm chân tại chỗ hoặc lùi mà thôi.

Che miệng, bà Trúc Lam nói :

− Nãy giờ bàn vấn đề gì tôi chả hiểu. Thôi thì tôi xin phép trước. Đình Khang ! Cháu ở lại mà bàn tiếp.

− Dạ, bác tự nhiên.

Nhìn về phía cửa, chẳng thấy Trúc Hân đâu, bà nghĩ : Chắc con bé đi ngủ rồi. Bà Trúc Lam quay lưng về phòng với một ngày mệt nhọc.

Riêng Trúc Hân, cô bé không đi ngủ như mẹ cô nghĩ. Vì nghe câu chuyện bàn bạc của ba cô, anh hai cô và cả ông Đình Khang đáng ghét đó nữa. Sự hiếu kỳ đã giúp cô bé nghe hết câu chuyện và có suy nghĩ kết luận riêng cho mình.

Cô bé rất thích nghề tạo mẫu, cho nên trong kỳ thi đại học này, Trúc Hân quyết định thi vào trường kỹ thuật. Với ước mơ trở thành một nhà tạo mẫu nổi tiếng để giúp ba cô, anh Hai cô trên thương trường.

Những ngày nghỉ vừa rồi, cô bé không chịu ở không và cũng không chịu ngồi yên, cứ mầy mò, chũi đầu vào các mẫu thiết kế mới của cô.

Tính đến nay, Trúc Hân đã tạo ra cho mình mười tám kiểu mẫu mới. Nhìn lại tất cả các mẫu cô bé tạo chưa bao giờ có mặt trên thị trường. Tự sáng tạo ra nên nó khác tất cả.

Nay có dịp, cô bé đưa cho ba xem coi có được hay không ? Nghĩ thì như vậy, nhưng cô bé không hy vọng các mẫu của mình được chiếu cố.

Gom hết tất cả, Trúc Hân đi nhanh xuống lầu. Đến cửa phòng khách, cô bé che miệng gọi Phúc Thiên :

− Anh Hai ! Anh Hai !

Nghe tiếng gọi, Phúc Thiên nhìn lên, bắt gặp cánh tay nhỏ xíu đang vẫy mình. Anh đứng lên xin phép ra ngoài.

Thấy anh, cô bé mỉm cười, Phúc Thiên trừng mắt :

− Sao không ngủ đi mà còn ra đây làm gì nhỏ ? Bộ hổng sợ như cây "te" sao ?

Trúc Hân giậm chân quay mặt nơi khác :

− Vô ơn chưa ! Người ta muốn giúp cho mà còn… ghét anh hai quá đi !

− Gì nữa đây ? Giúp anh, mà bé giúp cái gì mới được ?

− Thì câu chuyện ba và anh đang bàn đó.

Phúc Thiên giật mình :

− Giúp ? Mà giúp được gì ? Thôi đi, nhỏ ơi, đừng có đùa nữa. Lo học thì hay hơn.

Trúc Hân tức mình, sẵn đó ném tất cả các vật đang cầm trên tay ra trước mặt Phúc Thiên rồi quay lưng bỏ lên lầu.

Đến bậc thang thứ ba, cô bé quay lại, giọng giận hờn :

− Nếu có cần thì đừng nhờ đến con nhỏ này nghe.

Tính của Trúc Hân là vậy. Phúc Thiên cúi xuống nhặt những vật mà cô bé ném khi nãy. Anh bỗng sững sờ, cái gì đây ? Có phải là… Ôi…

Phúc Thiên mừng rơn, anh vội nhặt hết rồi hấp tấp đi vào.

Nhìn thấy nụ cười tươi trên gương mặt điển trai của Phúc Thiên, Đình Khang hỏi :

− Có chuyện gì mà trông anh vui thế Phúc Thiên ?

Ông Phúc Tâm cũng nhìn con. Đặt hết lên bàn, Phúc Thiên hớn hở nói với ba anh và Đình Khang.

− Chúng ta không cần lo lắng nữa. Tôi đã tìm ra rồi.

Chỉ các thứ trên bàn, Phúc Thiên tiếp :

− Đây, ba và anh Khang xem đi !

Cả Đình Khang va Ông Phúc Tâm đều trố mắt ngạc nhiên :

− Ở đâu con có những mẫu này đây ? Ai là người đã tạo ra những mẫu mới này.

Phúc Thiên không nói vấn đề đó mà anh nói chuyện khác một cách hùng hồn.

− Tôi tin lần này chúng ta sẽ thanh công mỹ mãn.

Dù không biết ai là người tài thế, nhưng ông Tâm và Đình Khang cũng vui lây với Phúc Thiên. Không ai nói đến ai, nhưng trong thâm tâm họ, đây là sự thành công, và là niềm vui lớn nhất.

Không bỏ qua, Đình khang vỗ tay Phúc Thiên, hỏi lại :

− Anh có thể cho tôi biết ai là người đã tạo ra các mẫu này không ?

Phúc Thiên nheo mắt :

− Khi nói ra điều này chắc chắn rằng ba và anh Khang đều phục.

Đình Khang nóng lòng :

− Là ai thế ?

Phúc Thiên nói rõ từng tiếng :

− Là cô út nhà mình đấy ba à !

Không hẹn mà Đình Khang và ông Phúc Tâm đồng lên tiếng :

− Là Trúc Hân à ?

− Vâng.

Chưa ai thóat hết sự bất ngờ này. Ông Phúc Tâm nhìn Phúc Thiên hỏi tiếp :

− Ai đưa cho con vậy ? Vì sao con biết đó là của Trúc Hân.

Phúc Thiên mỉm cười :

− Lúc nãy em Hân có gọi con, nhưng khi ra đến cửa con đã nạt em một hơi. Trúc Hân nói giúp, con hỏi giúp gì được. Bực tức quá, cô bé ném xấp giấy này ra trước mặt con và bỏ tuốt lên lầu.

Đình Khang thán phục :

− Ôi ! Nhà bác có một nhân tài mà ta nào hay biết. Cháu tin chắc rằng mọi việc đều tốt đẹp với chúng ta.

− Bác cũng tin như vậy.

Sự vui mừng đã kéo dài thời gian mà mọi người không hay biết, đến khi đồng hồ gõ tiếng thứ mười hai thì mới giật mình.

Đình Khang đứng dậy cáo từ, vì sợ mẹ anh và Đình Tuấn trông.

Tiến Đình Khang ra cửa, Phúc Thiên trở vào huýt sáo một bản nhạc vui. Đến phòng khách hai cha con cùng nhìn nhau cười.

Nắng đã lên cao mà Đình Khang chẳng buồn ngồi dậy. Anh đang suy nghĩ đến một buổi trình diễn thời trang sắp tới. Trong đó có tất cả mười hai công ty nổi tiếng tham gia. Công ty của anh và Ông Phúc Tâm nhập một, với tên "công ty liên doanh Thời Trang Á Châu". Có cả hai phó giám đốc. Lần tham gia buổi trình diễn này là cơ hội lớn để đưa công ty tiến triển nhanh.

Nếu không phát hiện ra mươì tám kiểu mẫu mới của cô bé Trúc Hân, chắc giờ này anh và Ông Phúc Tâm điên đầu chớ không giỡn. Nghĩ đi, nghĩ lại anh rất khâm phục tài thiết kế của Trúc Hân. Dù chưa tiếp xúc, chưa học ở trường lớp nào, nhưng những kiểu mẫu ấy rất công phu và rành rọt điêu luyện.

Nói thật ra, trong công ty anh hiện giờ có hai chuyên viên thiết kế mẫu thời trang, nhưng xem ra chỉ ngang hàng với Trúc Hân mà thôi.

Một nhân tài mới được phát hiện, anh và ông Phúc Tâm cố gắng giúp đỡ, tạo điều kiện cho cô bé trên bước đường tiến thân. Hy vọng công ty sẽ tiến xa hơn nữa khi có những chuyên viên, những kỹ sư, những nhà tạo mẫu nổi tiếng, giỏi và sáng tạo như Trúc Hân.

Mỗi người có một năng khiếu, một sở tính riêng, bắt buộc cũng không được. Ta phải biết lựa chọn và sử dụng nhân tài, đừng để người có tài, có năng khiếu rơi vào con đường không lối tiến.

Đình Khang đã hơn mười năm lăn lộn trong thương trường, nên anh hiểu rất rõ cái xấu xa, cái lợi ích của con người. Không nói đâu xa, bạn thân chơi với nhau ngần ấy năm trường mà còn hại nhau được.

Đình Khang còn đang phân vân trong việc chọn người trình diễn các kiểu thời trang mới. Anh tính gẫm : Công ty bây giờ còn tám người, phải cần một người nữa mới đủ. Mỗi người sẽ trình diễn hai kiểu thời trang.

Lăn một vòng vào trong, Đình Khang chép miệng : "Ôi thôi, chuyện này đâu cần mình lo âu quá. Các kiểu mẫu còn tìm được, huống chi người trình diễn. Bất quá nói với bác Tâm mượn cô bé Trúc Hân vào chứ gì, đâu có gì là khó. Với ý định đó, Đình Khang nhắm mắt lại cho khoan khoái dễ chịu. Nhưng… đâu ngờ khuôn mặt dễ thương, cái miệng bướng bỉnh, đôi môi cong cong của con bé lại hiện lên chiếm hết hồn anh."

Từ đó đến giờ có khi nào như vậy đâu ? Chẳng lẽ… Ôi không thể được ! Trúc Hân còn bé và vô tư lắm. Đành cam chịu thôi.

Tưởng đâu tâm hồn anh lạnh giá luôn, nào ngờ cũng có ngày chớm nở, mà người đánh thức nó dậy chính là cô bé dễ thương kia.

Tình yêu đến với Đình Khang lúc nào anh cũng không rõ. Chỉ biết có hình bóng Trúc Hân trong tim anh, giữ được nó, trân trọng nó mới là một tình yêu muôn thửơ.

Yêu thì yêu, rung động thì rung động, nhưng khi gặp mặt cô bé, anh chỉ thích chọc cô bé nổi giận mà thôi. Mỗi lần giận đó, khuôn mặt dễ thương lại in sâu trong tâm não của anh. Em còn trẻ con, em còn vô tư lắm Trúc Hân ơi ! Em có biết tôi đang đeo đuổi em đó không ? Dù em có cố tình vô tư, cố tình chối bỏ, cố tình đối nghịch nhưng tôi vẫn cứ yêu.

Ôi ! Tình yêu đến với tôi bất ngờ qúa. Trong thoáng chốc mà trở thành muôn thưở. Phải chăng duyên nợ của anh và Trúc Hân trời đã định.

Đình Khang quyết chinh phục trái tim bướng bỉnh của cô bé cho bằng được, dù phải trải qua bao nhiêu năm nữa anh vẫn không màng.

Rồi anh bật kêu lên nho nhỏ :

− Ôi ! Trúc Hân ơi, tôi bắt đầu yêu em.

Đang mơ màng, chợt có tiếng gõ cửa làm anh giật mình thoát khỏi dòng suy nghĩ. Cơn bực bội từ đâu ào tới, Đình Khang hỏi lớn tiếng :

− Ai đó ?

Tiếng vú Hà hiền diệu vọng vào :

− Ông Phúc Tâm đến tìm, bà đang chờ cậu dưới phòng khách.

Thấy mình có lỗi với vú Hà, anh nhỏ giọng :

− Vú nói với mẹ và ông Phúc Tâm chờ con một chút. Vệ sinh xong con xuống liền.

Tiếng bước chân của vú Hà xa dần, Đình Khang nhảy nhanh xuống giường làm vệ sinh cá nhân, chỉnh tề xuống phòng khách.

Vừa thấy Đình Khang, bà Lệ Ngọc mắng yêu :

− Con xem đồng hồ coi, gần chín giờ rồi mà vẫn còn ngủ ! Hư quá !

Đình Khang nhìn mẹ cười, rồi quay qua ông Phúc Tâm :

− Cháu chào bác !

Ông Phúc Tâm khoát tay :

− Ồ, cháu đừng khách sáo quá thế !

Đình Khang đến ghế ngồi đối mặt với ông Phúc Tâm. Anh gãi đầu không biết mở đầu câu chuyện bằng cách nào. Vì sao hôm nay đầu óc của anh lại mụ mẫm thế ?

Thường ngày nó bạo dạn, cứng rắn lắm mà. Sửa lại tư thế ngồi, anh định mở miệng thì bà Lê Ngọc lên tiếng trước.

− Anh Tâm này ! Anh cũng sắp đến tuổi về hưu rồi, sao không giao trách nhiệm lại cho Phúc Thiên gánh vác, cớ chi phải nhọc lòng lo âu ? Tôi thấy Phúc Thiên cũng có tài lắm chứ.

Ông Phúc Tâm mỉm cười :

− Chị nghĩ cũng phải. Tôi sắp sửa giao lại toàn bộ cho Phúc Thiên nó quản lý. Lớn tuổi rồi không hơi sức đâu nữa. Lo là chỉ lo cho con bé Trúc Hân thôi. Con nhỏ còn nhỏ và lí lắc quá ! Đến khi nào các con tôi hoàn toàn xứng đáng, tôi mới hết lo.

− Anh thế, còn tôi thì sao ? có hai thằng con trai mà không thằng nào chịu cưới vợ hết, cho tôi có cháu ẵm bồng vui nhà vui cửa với người ta. Anh thấy, ở tuổi Đình Khang, họ sắp làm sui nữa là khác.

Đình Khang đang ngồi im nghe hai người nói chuyện, anh bỗng kêu lên :

− Mẹ !

Bà Lệ Ngọc vờ trừng mắt :

− Mẹ con gì, tôi nói không phải sao ? Hễ nhắc đến chuyện vợ con là tìm cách viện cớ này cớ nọ. Nào là sự nghiệp chưa vững, nào là công ty còn bề bộn, nào là chưa có người tâm đầu ý hợp… ôi thôi, đủ thứ. Tôi thông báo cho cậu và Đình Tuấn biết nghe. Nội trong năm nay, một trong hai người phải cưới cho tôi một nàng dâu để thủ thỉ với tôi. Hai cậu ngày nào cũng công việc vắng nhà, bỏ bà già này một mình.

Đình Khang bật cười, chàng sang ghế ôm vai mẹ :

− Mẹ không sợ bác Tâm cười con sao ? Nếu mẹ muốn, con sẽ đốc Đình Tuấn mang về cho mẹ một nàng dâu thật xinh.

Bà Lệ Ngọc nhìn con :

− Còn con thế nào, định ở vậy tới già ư ?

Đình Khang vội lắc đầu :

− Không hẳn thế. Nhưng lúc này thì chưa.

Nhìn vẻ mặt của con, bà Lệ Ngọc không giấu được lòng. Đưa tay vuốt tóc Đình Khang như một đứa trẻ, bà dịu dàng :

− Nói thì nói vậy, chứ mẹ đâu có ép con. Hôn nhân, hạnh phúc gia đình là quan trọng của đời người, đâu phải một ngày một bữa mà hấp tấp. Mẹ chỉ khuyên con và Đình Tuấn là hãy thận trọng và suy nghĩ kỹ, đừng để hạnh phúc vỡ tan là một điều đau khổ nhất. Nắm lấy nó, giữ gìn nó như một báu vật. Thấy được hai con hạnh phúc là điều mẹ rất vui mừng.

Ông Phúc Tâm cũng chen vào :

− Đình Khang ! Mẹ cháu nói phải, bác cũng suy nghĩ như vậy nên bác không có ý xen vào tình yêu hạnh phúc của hai con bác. Đôi khi cũng có một vài lời khuyên mà thôi. Hạnh phúc thì hưởng, đau khổ thì chịu.

Bà Lệ Ngọc đưa mắt nhìn ông Phúc Tâm :

− Có anh tôi cũng đỡ lo. Gần gũi, nhờ anh chỉ dạy khuyên bảo Đình Khang, Đình Tuấn giúp tôi. Phận đàn bà chỉ có lời nói chứ đâu có thể hành động giúp con được. Phải không anh Tâm ?

Rồi bà đứng dậy :

− Xin phép anh, tôi ra sau có công chuyện. Anh ở lại bàn chuyện với Đình Khang. Nãy giờ tôi làm mất thời gian quá.

− Không có chi, chị đừng nói vậy !

Nhìn theo dáng mẹ, Đình Khang cảm thấy anh có lỗi với mẹ rất nhiều. Gần hai mươi năm qua, mẹ hy sinh vì con, không màng đến hạnh phúc cho riêng mình.

Nói đúng hơn, mẹ anh là một người đàn bà thật tuyệt vời. Ba anh mất đi để lại cho mẹ một cơ ngơi đồ sộ. Không quản khó khăn, mẹ dốc sức vào công ty ba, vừa quán xuyến gia đình, vừa quản lý công ty.

Mẹ từng lăn lộn trên thương trường từ năm anh lên mười bốn tuổi, cho đến khi ngày đầu tiên anh bước vào công ty để thay thế mẹ, tính đến nay cũng gần mười một năm.

Thấy mẹ anh cực nhọc qúa, ông bà nội khuyên mẹ nên giao công ty lại cho cậu Út của anh. Ngần ngừ rồi mẹ cũng không bằng lòng. Vì đây là gia tài của ba anh để lại cho các con sau này, mẹ không muốn ai thay đổi nó dù là anh em ruột thịt.

Thế là ông bà nội chịu thua con dâu, quay ra Đà Lạt sống với chú thím út của anh.

Mỗi lần ra ngoài ấy thăm ông bà nội anh thường không tránh khỏi những câu gạn hỏi, chọc ghẹo của ông bà nội, chú thím và các em của anh : "Thế nào, bao giờ mới cưới vợ cho ông bà nội có cháu chứ !" Hay là những câu chọc ghẹo của hai cô bé Quỳnh Như, Quỳnh Trang : "Anh Khang ơi, anh Khang à ! Bao giờ anh mới cho em diện kiến chị Khang hả ? Coi chừng cha già con muộn đó nghe anh Khang".

Đình Khang chỉ biết lắc đầu mỉm cười chứ không nói. Anh quá rành sự chọc ghẹo trẻ con của hai cô bé này.

Giờ đây anh đã lớn khôn, anh đã biết đâu là sự thanh thản bình yên, vui sướng hạnh phúc, đâu là sự cực nhọc, gian truân, đau khổ.

Đáp lại sự động viên lo lắng của mẹ và tất cả những người than, anh nguyện với lòng sẽ cố gắng hơn nữa cho sự tin yêu này.

Mãi lo suy nghĩ theo ý tưởng của mình, Đình Khang quên mất ông Phúc Tâm có mặt tại đây. Đến khi nghe mùi khói thuốc, anh mới giật mình :

− Ơ ! Cháu xin lỗi, cháu vô ý quá. Sao bác không thức tỉnh cháu ?

Ông Phúc Tâm cười hiền :

− Vì bác tôn trọng mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng hành động của cháu.

Đình Khang cũng cười :

− Cám ơn bác. Bây giờ bác cứ đi thẳng vào vấn đề, cháu đang chờ nghe đây. Nếu có vấn đề gì không ổn, bác cháu ta ngồi cùng nhau bàn lại.

− Cũng không có gì quan trọng. Bác muốn hỏi cháu về chuyện có chọn được người trình diễn các kiểu mẫu chưa ?

Đình Khang gật đầu :

− Cháu đã chọn rồi. Không biết ý bác thì sao ?

− Ôi ! Ý của cháu là ý của bác đó mà.

Đình Khang nhìn ông Phúc Tâm ngập ngừng :

− Còn hai kiểu áo đầm… cháu… muốn chọn… 

− Trúc Hân phải không ?

Đình Khang vui mừng :

− Dạ phải. Sao… bác...

− Cháu định hỏi sao bác biết chứ gì ? Đã nói ý cháu là ý của bác kia mà. Nhưng bác thấy hơi ngại vì Trúc Hân lí lắc, trẻ con lắm, không điềm tỉnh như người ta.

− Bác yên tâm, cho là Trúc Hân trẻ con, lí lắc nhưng như thế mới phù hợp với hai kiểu áo mà cô bé thiết kế. Cháu công nhận tính tình của Trúc Hân sao thì các việc làm của cô bé y như vậy. Bướng bỉnh nhưng rất tự tin. Nhìn kỹ lại, Trúc Hân rất giống bác.

Ông Phúc Tâm nheo mắt :

− Cháu muốn nói về phương diện nào ?

− Tất cả. Tính tình lẫn hành động.

− Cháu có quá lời không vậy ?

− Cháu chỉ thích nói đúng sự thật mà thôi. Với cái lần đầu tiên gặp gỡ, cháu đã thấy mến và rất cảm phục.

Ông Phúc Tâm bật cười và vỗ vai Đình Khang :

− Cho nên hai người mới phù hợp với nhau trong mọi vấn đề.

Cả hai người cười sảng khoái. Hồi lâu Đình Khang lên tiếng:

− Nhân buổi trình diễn, cháu muốn giới thiệu người tạo ra nó, bác nghĩ sao ?

− Cái đó thì tùy cháu, bác không ý kiến.

− Thế thì theo kế hoạch đã định. Sau các phần trình diễn, đích thân cháu giới thiệu. Không phải tự cao chứ lần này cháu tin rằng chúng ta thành công lớn.

Hai người một già một trẻ siết chặt tay nhau trong niềm hy vọng sung sướng.

Trước khi đứng dậy ra về, ông phúc Tâm còn gởi lại cho Đình Khang một nụ cười tin yêu tràn ngập. Trong mắt ông loé lên một tia yêu thương khác lạ.

Tiếng của Trúc Hân réo gọi gấp rút, như có chuyện gì khủng khiếp lắm.

− Tố Như ơi ! Tố Như.

Tố Như phải phì cười vì giọng kéo dài của nhỏ bạn. Nhỏ là vậy, lí lắc, trẻ con, bướng bỉnh không ai bằng.

không ba chân bốn cẳng chạy ra mở cổng. Chậm trễ một chút là chịu đựng không thấu với con nhỏ này đâu.

Thấy Trúc Hân, cô bé liền kênh mặt :

− Ê ! Làm gì mà la om sòm vậy ? Như cháy nhà không bằng.

Đẩy xe vào trong, không tỉnh bơ :

− Nhà tường làm sao mà cháy được ? Ta kêu là kêu cứu hoả giùm người ta.

Tố Như cũng không vừa :

− Giùm ai vậy ? Cho ta biết được không ?

− Ở Biên Hòa ấy.

Tố Như nhào lại đấm vào vai bạn :

− Quỷ nhỏ ! Hôm nay bầy đặt giỡn nữa hả ?

− Ta không giỡn thì ai giỡn cho ?

Tố Như khẽ liếc bạn rồi kéo vào phòng khách.

− Thôi thôi, ta thua đó. Miệng "mồm" của nhỏ dẻo lắm. Ta không nói lại đâu.

Trúc Hân nhướng mắt :

− Biết vậy thì tốt.

Tố Như trợn mắt :

− Ơ hay ! Hôm nay ai nhập nhỏ vậy ? nói năng nghe chẳng lọt lỗ tai tí nào. Hay là gặp… 

Trúc Hân trừng mắt :

− Này này, nhỏ sắp sửa nói tầm phào rồi thấy chưa ?

Hích bạn một cái, Trúc Hân nói lẫy :

− Đi mệt vì đường xa, đến nơi rồi không chịu cho nghỉ còn chọc tức và hỏi tới hoài nữa chứ. Bạn bè gì kỳ khôi không ? Vậy nói thương bạn mà thương chỗ nào. Thấy mà ghét !

Tố Như mỉm cười vuốt giận :

− thôi mà, đừng giận nữa mà. Giận hồi xấu và mau già lắm. Cười lên đi, cười lên cho đẹp thêm trẻ lại.

Nhìn khuôn mặt nhăn nhăn đưa dài của bạn, Trúc Hân không nhịn được cười, không ôm bụng cười, cười lăn cả ra ghế. Tố như nhăn mũi :

− Hì… hì… Vậy là hết giận rồi nha !

− Qủy mi nghe ! Chỉ có tài này thôi. Ai mà giận thấy cái mặt mi là hết giận liền.

Tố Như chu môi :

− Cái mặt ta giống gì ?

− Thì giống con khỉ già ăn ớt đó.

Tố Như nhào lại cù léc bạn. Trúc Hân la lên oai oái :

− Tha cho ta đi, Như ơi ! Nhỏ mà cù léc một hồi nữa là ta lộn ruột, lộn gan hết đó.

− Cho nhỏ chết luôn, chứ không tha gì hết.

Vừa nói, Tố Như vừa kéo bạn ngồi dậy, không dáo dác nhìn quanh :

− Ta vô phép quá ! Nãy giờ vô chưa hỏi ai mà đã la om sòm rồi. Ba mẹ mi đâu ?

− Đến giờ này mi mới hỏi. Mi cứ việc la tự do thoải mái. Ba mẹ ta đều đi ăn đám cưới, anh Minh ta thì đi chơi với bạn. Tính đi tính lại, còn ta với nhỏ ngồi đây mà thôi.

Trúc Hân khoát vai bạn :

− Vậy thì không có gì rồi.

Kéo bóp lấy tờ vé đưa cho bạn, cô bé nghiêng đầu cười :

− Tặng cho nhỏ đấy.

Liếc vào tờ vé, Tố Như kêu lên kinh ngạc :

− ô hay ! có mi trình diễn thời trang nữa hả ? Được rồi, được rồi. Dù có bận tới đâu ta cũng phải đi cho bằng được.

− Nhớ đó nha. không được thất lời à !

− Yên tâm đi ! Con nhỏ này chưa nói dối ai bao giờ. Mở lời, ta chúc nhỏ may mắn thành công.

− Cám ơn nhỏ. À ! Chuyện thi cử tới đâu rồi.

− Mới có giấy báo, khoảng hai tuần lễ nữa thôi. Còn nhỏ ?

− Ta hả, còn mười ngày nữa mới thi. có chữ "tin" mới có chứ "thành".

− Dĩ nhiên. Nhỏ học giỏi chắc chắn phải đậu thôi. Ta chỉ lo cho ta, nếu rớt không biết làm gì mà ăn.

Trúc Hân nheo mắt trêu bạn :

− Thì về làm vợ, làm mẹ, có sao đâu. Khỏi đi làm cũng có người nuôi đến già.

− Á, nhỏ ghẹo ta nha ! Nghỉ chơi nhỏ luôn.

Cô bé trêu tiếp :

− Ta biết rồi. Nhỏ nghỉ chơi với ta thì phải. Bởi vì đã có người ngày đêm sát cánh bên nhỏ, còn nghĩ đến người bạn "thuở cơ hàn" làm gì cho bận tâm.

Tố Như xua tay :

− ôi thôi, cho ta xin đi ! Hễ nói ra câu nào là bắt chẹt câu đó, làm sao ta tiếp được.

Xỉ xỉ ngon tay vào trán bạn, cô bé mỉm cười :

− nói thì nhớ lời đó nghe. Khi nào đám cưới đừng quên con nhỏ này là được.

Tố Như đỏ mặt :

− nói xàm không hà ! Ta còn nhỏ lắm cơ.

Trúc Hân nheo mắt :

− Nhỏ biết yêu mới là hay.

Tố Như xụ mặt :

− Trúc Hân ! Ta… 

Trúc Hân ơi ! Ta đang nhớ anh ấy lắm. Hay là nhỏ về đi, để ta gọi điện cho anh ấy đến. Nhỏ ở đây chỉ làm kỳ đà cản mũi mà thôi.

Trúc Hân điểm một nụ cười lém lỉnh. Cô bé xoay mặt ra ngoài, cùng lúc ấy Đình Tuấn bước vào. Cô bé vỗ tay reo lên:

− Ơ hay ! Linh thiệt đó, vừa nhắc đã tới rồi.

Trúc Hân vờ thở dài :

− Phải chi nhắc tiền nhắc bạc cũng đỡ.

Đình Tuấn cười :

− Nói chuyện gì mà vui thế hai cô bé ? Cho anh "ké" có được không ?

Trúc Hân nghiêng đầu lém lỉnh :

− Anh hỏi Tố Như à ! Em hổng có biết, vì em là người ngoài mà.

Tố Như trong lòng rất mừng rỡ, vì mọi ước nguyện của mình luôn luôn là sự thật. Niềm vui không để lộ ra ngoài, cô bé tỉnh bơ :

− Ơ hay ! Đâu có chuyện gì mà cần anh phải "ké". Tụi em chỉ giỡn chơi với nhau thôi.

Trúc Hân đứng ra xa Tố Như một chút, cô bé cắn cắn ngón tay ra vẻ e thẹn :

− Đình Tuấn ơi ! Tố Như mong anh lắm đó. Vừa rồi nè, nhỏ ước có anh đến là anh xuất hiện liền hà. Đúng là tình yêu vạn kỳ, tình yêu vĩnh cửu, tình yêu tuyệt vời. Hoan hô tình yêu !

Tố Như đỏ mặt hét lên :

− Mi có im đi không ?

− Không.

− Ta cắt cái mỏ của mi bây giờ đó. Lẻo mép, nhiều chuyện !

Trúc Hân nhún vai lè lưới :

− Đó anh Tuấn thấy không ? Nhỏ này "chằng" hết chỗ nói. Nếu sau này có về, anh nhớ coi chừng… thân anh chả con miếng thịt.

Tố Như tức qúa đứng dậy rượt bạn, Đình Tuấn đưa tay ngăn lại :

− Bé yêu ! không có thì thôi, đừng có tức. Nếu bé hành động như vậy là… 

Đình Tuấn nheo nheo mắt :

− Đúng sự thật, Trúc Hân mới nói. không sao, bé thương anh, nhớ anh, nhắc đến anh cũng làm cho anh hạnh phúc lắm rồi.

Tố Như giận dỗi quay mặt sang nơi khác. Trúc Hân cũng thấy mình rất thừa thãi nên cô bé đi nhanh lại bẹo má Tố Như :

− Please don't be angry.

Cô bé mỉm cười với Đình Tuấn :

− Em đến cũng lâu quá rồi, bây giờ phải về lo công chuyện nữa. Anh ở lại với Như nhé. Good Bye !

Đình Tuấn đưa tay lên miệng :

− Thanks a lot.

Cô bé bật cười :

− See you again.

Trúc Hân vô tư nhảy chân sáo ra cổng, Đình Tuấn nhìn theo, không biết nghĩ gì mà anh mỉm cười. Tố Như trừng mắt :

− Anh cười gì thế ?

Đình Tuấn kéo có vào lòng nói nhỏ :

− Anh cười vì người yêu của anh giận dỗi dễ thương quá.

Cô bé xô mạnh Đình Tuấn ra :

− Ghét anh quá đi ! Ai là người yêu của anh chứ ?

Đình Tuấn ôm siết cô bé vào lòng thì thầm :

− Bé dễ thương quá ! Cho anh "mi" cái nghe.

Tố Như né người :

− Ê ! không được làm ẩu, lỡ ai thấy thì nguy.

− Nhưng… 

− Không nhưng gì hết ! Lần khác em sẽ bù cho anh. À ! Mà anh kiếm em có chuyện gì vậy ?

− Mời cô bé đi xem biểu diễn thời trang, được không ?

Cô bé bĩu môi :

− Em biết rồi. Tin của anh là tin nguội. có vé cho anh đây này !

Đình Tuấn vờ gãy đầu nhăn nhó :

− Bé làm anh quê quá !

Rồi anh trừng mắt :

− Ai, ai là người đến trước anh ? Ai mà to gan đến thế, nói cho anh nghe, mau lên.

Tố Như cười rũ rượi vì bộ tướng của Đình Tuấn. Cô bé ôm bụng :

− Thì nhỏ Trúc Hân chớ ai vô đây ?

Đình Tuấn xụ mặt :

− Vậy anh cứ tưởng… 

− Anh chàng nào hả ? Cù lần quá đi ông ơi. Thời buổi này mà còn bày đặt.

Đình Tuấn đưa tay vuốt tóc cô bé :

− Bé đừng làm cho anh nổi khùng nghe. Anh ghen lắm đó.

Tố Như rùn vai vẻ sợ sệt :

− Eo ơi ! Ghê nhỉ ? Biết vậy em không… 

− Không yêu anh chứ gì ? Đừng nói thế nhé. Anh nổi khùng bây giờ đó.

Cô bé lấy tay che mặt :

− thôi thôi, em không nói nữa đâu. Anh đừng có nổi khùng mà !

Đình Tuấn bật cười kéo tay Tố Như :

− Nói thế chứ anh nào có khùng khi có cô bé bên cạnh.

Một nụ hôn rồi hai nụ hôn. Hai kẻ yêu nhau say mê trong hạnh phúc

Nhẹ đặt cuốn tập xuống bàn, Trúc Hân bước đến bên cánh cửa mở chốt rồi nhẹ tay kéo lại. Chợt nghe có tiếng lào xào của những trang giấy bị lật kêu lên, cô bé quay đầu lại rồi như không tin vào mắt của mình. Hai tờ giấy viết về con người khó hiểu của Đình Khang, mà cô bé ra sức làm cho bằng được đang bị gió tung bay lượn trong không trung.

Ở không làm gì, thời gian rảnh cô bé tìm tòi lục lạo đưa vào cuốn sổ riêng của mình. Cô bé thích thú, coi đây là một công trình thám hiểm.

Nhìn theo hai mảnh giấy, Cô bé nghe sống lưng mình lành lạnh. Nhỡ cái ông chiết tiệt ở dưới đó nhặt được thì sao ? Nguy to !

Quên mất cánh cửa chưa cài, Trúc Hân đuổi theo những tờ giấy.

Xoảng… 

Một mảnh kính bể do cánh cửa đập mạnh vào tường bay thẳng vào tay cô bé làm xước một vết dài đau điếng.

Hốt hoảng, cô bé buông cuốn tập xuống đất nâng bàn tay của mình lên xem. Và như chỉ chờ có thế, một cơn gió xộc vào tung tờ giấy pơ luya mỏng mà cô bé vẽ cái khuôn mặt thấy ghét của Đình Khang trên cùng.

Trúc Hân chồm theo, nhưng không kịp nữa rồi, tờ giấy nhỏ đã theo cơn gió bay vèo ra cửa sổ rồi lơ lửng như một chiếc lá vàng, nó chầm chậm rơi xuống hai tầng lầu trước cặp mắt mở to bất lực của cô bé.

Đành để nó mất hay sao ? Cô bé cắn nhẹ môi. không được, biết đâu lỡ ai thấy thì cười cô bé cho mà xem. Toàn làm chuyện trẻ con. Ơi, cô bé ngốc nghếch này ! Sao mà còn đứng thừ người ra như phỗng vậy ?

Sực tỉnh, Trúc Hân lao nhanh xuống thang lầu với tốc độ phi thuyền, bất chấp vú Hà đang đi lên với cặp mắt kinh hoàng. Bà gọi theo :

− Trúc Hân ! Trúc Hân !

Nhưng cô bé nào nghe thấy. Đâu rồi nhỉ ? Từ cửa phòng khách, không lao ra sân, mắt đảo nhanh liên tục, song chẳng thấy được gì ngồi những chiếc lá vàng vơ tình rơi lả tả.

Một mảnh giấy nặng chưa được một phần ngàn gram với tốc độ rơi như vậy thì địa điểm rơi sẽ là… là… cô bé đưa tay vỗ trán.

Ái ui ! Trời đất lộn cuồng, đĩa bay đáp xuống hay sao chứ? Trúc Hân bỗng thấy mình té ngửa ra sau một cái đụng nên thân. Cùng lúc đó tiếng nói của ai vang lên gay gắt :

− Này, mắt mũi để đâu mà đụng vô người tôi vậy hả ?

Chưa kịp hiểu ra sự việc, bản năng của một cô bé bướng bỉnh khiến Trúc Hân thét lên giận dữ trước khi ngẩng đầu lên :

− Thì mắt trên mũi, mũi trên miệng chứ chứ đâu mà hỏi. Lạ !

− Tôi không giỡn với cô bé đâu.

− Thế tôi giỡn với… A, trời đất ơi !

Trúc Hân đứng phắt dậy giật mảnh giấy trên tay Đình Khang. Trong lúc cô bé tốn công tìm kiếm thì nó đã yên vị trên tay cái ông Đình Khang thấy ghét đó tự bao giờ.

− Này… 

Đình Khang thoáng đỏ mặt, giật nhanh mảnh giấy gấp từ trên tay Trúc Hân :

− Cô bé định làm gì ?

− Chẳng làm gì, miếng giấy ông cầm trên tay là của tôi.

− Là của cô bé ?

Đôi mắt của Đình Khang tròn vo lạ lẫm :

− Này, cô bé ! Cô ngang cũng vừa vừa thôi. Mảnh giấy đang ở trên tay tôi sao lại là của cô bé chứ ?

− À ! Tại vì… 

Trúc Hân ấp úng, cô bé cũng vừa nhận ra sự vô lý của mình. Lẽ ra không nói là của mình một cách hồ đồ như vậy. Dù mảnh giấy đó là của cô bé, nhưng ông ta nhặt được, ông ta có quyền không trả lại. Biết sai, nhưng không hiểu sao, cô bé lại bướng bỉnh :

− Vì tôi làm rơi và ông nhặt được nên nó là của tôi chứ sao?

− Cô bé chắc chắn vậy à ?

Đình Khang nheo mắt khôi hài, nhưng vì nóng lòng cô bé không nhận thấy, cô gật mạnh đầu :

− Chắc chắn.

− Nhưng tôi thì không chắc chắn vậy đâu. Mảnh giấy này là của tôi.

Giọng Đình Khang không thay đổi như đang cố tình trêu ghẹo. Trúc Hân nổi nóng :

− Này ! ông kia ! ông đừng ngang qúa như vậy ! Nếu dùng lý lẽ không xong, tôi sẽ nhờ ba mẹ tôi can thiệp.

Nhún vai một cái, khuôn mặt Đình Khang như cười :

− Đang định dọa tôi đấy hả cô bé ? Tôi tin cha mẹ cô bé công minh sẽ không bênh những người hồ đồ ngu ngốc như cô bé đâu.

Lại con dám mắng người ta ngu ngốc nữa. Trúc Hân tưởng chừng có thể mình nổ tung lên. cô bé bước tới một bước :

− Cảnh cáo ông lần thứ nhất tội lăng mạ người khác.

− Tôi cũng cảnh cảo cô bé lần thứ nhất tội vu khống không bằng chứng.

− Hứ !

Trúc Hân bắt đầu nghe ngột ngạt. Cái ông này xem ra mồm mép lanh lẹ lắm, cãi tay đôi lạng quạng thua lúc nào không hay ? Nghĩ vậy, cô bé cố tạo cho mình một phong cách chững chạc :

− Ai bảo với ông là tôi vu khống không bằng chứng ? Tôi có đủ cơ sở để bảo rằng tờ giấy ông đang cầm đích thực là của tôi.

− Dễ chừng tôi thua đến nơi rồi.

Đình Khang vờ làm vẻ run sợ rồi nghiêm giọng lại ngay :

− Nhưng thưa cô, cô có gì để chứng minh lời mình nói ? Tôi muốn một lần thưởng thức để học hỏi cái ngang ngược chuyên nhìn đồ người khác cho là của mình.

Cô bé hất mặt lên gằn từng tiếng :

− Tôi biết rõ nội dung trong tờ giấy ông đang cầm.

− Vậy thì cô bé cứ nói, chứ đầu và chữ cuối trong mảnh giấy này.

Trúc Hân ấp úng. Chết chưa ! cô bé không ngờ lại rơi vào tình huống như thế này. Đưa mắt nhìn Đình Khang, có ấp úng :

− Tôi… 

Đình Khang nhếch môi :

− Sao, nói đi chứ ! không nói được à ? Vậy thì đừng làm khó tôi nữa nhé !

Đình Khang quay lưng bước đi. Anh mỉm cười một nụ cười khó hiểu.

Trúc Hâm mím môi. Chẳng lẽ ta thua anh ta sao ? Nếu lần này cãi hổng lại thì bị cười vào mặt cho xem. Ngập ngừng mãi, Trúc Hân mới quyết định. Kệ hắn, đã phóng lao phải theo lao. Nghĩ thế, cô bé hét lên :

− Đứng lại !

Đình Khang xoay người :

− Gì nữa đây ? Rộn qúa !

− Tôi có thể kể nội dung trong tờ giấy. Nếu đúng như vậy, ông trả lại cho tôi nghe.

Đình Khang lắc đầu :

− Kể thì ai kể chẳng được. Nhưng tờ giấy này là cái gì mà cô quý nó dữ vậy ? Đơn, biên bản, hay thơ tình ?

− Nói vậy chứ, Đình Khang cũng chưa xem trong giấy đó viết những gì. Hẳn đây là lá thư của bạn trai cô bé gởi đến, nên mới nằng nặc đòi lại cho bằng được.

Nghĩ đến đây, tim Đình Khang bỗng nhói đau. Anh căm ghét người nào mà gởi lá thư này cho cô bé. Nếu có hắn ở đây anh sẽ đập vào mặt hắn cho bõ ghét.

Nhưng anh là gì của Trúc Hân mà phải làm chuyện đó chứ. Đầu óc anh cuộn những cơn sóng giận vô cớ. Hân ơi ! Em có biết là anh đang ghen hay không ? Sao bé cứ vô tình cứ bướng bỉnh cứ trẻ con hoài vậy ?

Anh cảm thấy yêu cô bé hơn chính bản thân mình. Chẳng lẽ tình yêu của anh trở thành đơn phương hay sao ? Bao nhiêu loài hoa đẹp đang ở quanh ta, tại sao ta không hái, không sử dụng nó, để phải tìm theo một loài hoa luôn là gai nhọn ?

không, anh không thể mất người anh yêu. Nhưng làm sao anh bày tỏ được lòng mình khi người anh yêu không có chút cảm tình nào với anh. Đình Khang chợt nhớ đến câu: "Nên lấy người yêu ta, chứ đừng lấy người ta yêu".

Cuộc đời, tình duyên của anh là câu nói đó sao ? Càng yêu Trúc Hân, anh càng muốn làm cho cô bé nóng giận lên. Cái nóng giận trẻ con ấy anh rất thích.

Nhìn sâu vào mắt cô bé để tìm xem có tình yêu mình trong đó không ? Tuyệt nhiên là không ? Vì trong đôi mắt ấy luôn luôn chứa đựng sự bướng bỉnh và nó cũng sẵn sàng nghênh chiến với bất kỳ ai.

Tiếng cô bé vang lên làm Đình Khang giật mình :

− Nè, ông ngắm đủ chưa ? Nếu đủ rồi thì xin trả lời câu hỏi của tôi khi nãy.

Hơi đỏ mặt, Đình Khang vội gật đầu :

− Thôi được. Nhưng cô bé kể có ai làm chứng không ?

− Có, Vú Hà.

Tuy nói cứng như vậy nhưng Trúc Hân cảm thấy lo. Chẳng lẽ lại nói ra những gì mình viết về bí mật của hắn cho hắn nghe hay sao ? Thế thì hắn được dịp ra mặt nói là mình quan tâm tới hắn. Còn nếu không lấy lại thì hắn xem cũng chết mà thôi. Trúc Hân nhăn mặt. Hừ ! Tên này rõ là bực mình, luôn làm ra những chuyện cho người ta chú ý.

Mọi cử chỉ của Trúc Hân không làm sao thoát ra khỏi cặp mắt thông minh của Đình Khang. Anh mỉm cười nhẹ, nhắc nhở :

− Sao còn đứng đó ?

Cô bé bực bội chạy nhanh vào trong gọi lớn :

− Vú ơi, vú !

Vú Hà bước ra gắt khẽ :

− Gì thế, Trúc Hân ? Nhà có khách, con không thấy sao ?

Cô bé ngơ ngác :

− Ai đâu vú ?

− Thì cậu Khang đó.

Cô bẽ bĩu môi :

− Mặc kệ hắn chứ, đâu mắc mớ gì đến con.

Tiếng Đình Khang sau lưng :

− Con đây vú.

Vú Hà mỉm cười :

− Sao con không ở trong nhà mà ra ngoài vườn chi vậy ?

− Dạ con muốn ngắm cảnh chút thôi.

Cô bé liếc Đình Khang con mắt có đuôi :

− Hứ ! Lễ phép dữ ha !

Vú Hà gọi :

− Con nói gì thế, bé Hân ?

Cô bé nhanh miệng khoả lấp :

− Dạ, con muốn vú làm chứng cho con một chuyện.

− Mà chuyện gì mới được ?

− Số là… 

Kể lại vắn tắt mọi vấn đề, vú Hà gật gù cười :

− Thế con muốn vú làm chứng công bằng chứ gì ?

Cô bé gật nhẹ đầu :

− Vâng ạ !

− Vậy con bình tĩnh nói lại nội dung trong tờ giấy kia đi. Nếu đúng, vú bảo Đình Khang trả lại cho con.

Cô bé chép miệng :

− Hắn ta tên… Lê…

Chợt cô bé lắc đầu nguầy nguậy :

− Thôi, con nói hổng được, vú ơi !

− Nói hổng được là con thua rồi ! Vậy tờ giấy kia là quyền sở hữu của Đình Khang.

Anh cười đắc thắng :

− Con cảm ơn vú.

Cô bé trừng mắt nhìn Đình Khang, còn buông lại một câu trước khi chạy lên lầu :

− Đừng quá tự đắc. Tôi không bao giờ tha cho anh đâu.

Vú Hà chen vào :

− Con đừng để ý những câu nói trẻ con của Trúc Hân. Thôi, con vô phòng khách đi, ông bà và Phúc Thiên sắp về rồi đó.

Đình Khang gật đầu và bước theo vú Hà. Trong tâm tư anh hiện lên khuôn mặt bực tức của Trúc Hân. Chắc cô bé oán anh dữ lắm.

Đồng hồ chỉ đúng năm giờ ba mươi. Ông Phúc Tâm, Phúc Thiên, Đình Tuấn, Đình Khang có mặt tại hội trường thành phố.

Theo dòng người chen chúc vào hội trường để xem buối trình diễn thời trang. Đình Khang để ý, hầu như những người đi xem tồn là những người có tiếng tăm trên thương trường, người ngồi hoặc nhân viên thì ít.

Sáu giờ ba mươi là bắt đầu chương trình. Đình Khang kéo Đình Tuấn theo để vào trong sắp xếp tiếp mình.

Những cô người mẫu của công ty đều có mặt, chỉ thiếu… 

Đình Khang đảo mắt nhìn quanh một lượt. Ủa ! Sao kỳ vậy ? Chẳng lẽ cô bé chưa tới ư ? Nhưng Tố Như đã đến rồi mà.

Đưa tay xem đồng hồ, Đình Khang nhíu mày. Gần tới giờ rồi. Vậy là sao ? Thật tức chết đi được. Làm ăn kiểu này biểu đừng nói sao được.

Đình Khang bực dọc đi tới đi lui, mắt đăm đăm tìm kiếm. Sau cùng, Đình Khang đưa tay lên cao, vẻ thất vọng. Thế là tiêu ! Rồi anh xoay người định đi lại phía Dạ Thủy –cô thư ký riêng của anh - nhờ cô thay Trúc Hân trình diễn hai kiểu áo đầm mới.

Liền lúc đó, Đình Khang giật mình, khi cô gái đứng ở một góc phòng mặc trang phục rất giống cái kiểu ở công ty anh sắp trình diễn.

Nhìn kỹ lại, cô gái còn rất nhỏ và rất trẻ con, mái tóc xõa ngang vai… nhưng sao lại che mặt bằng một tấm voan trắng ?

Đình Khang dụi mắt để nhìn kỹ hơn. Cô bé đang đứng nói chuyện với một cô gái khác trông rất cũng quen. Đình Khang bị thu hút bởi khuôn mặt đẹp như tranh của cô bé. Đã vậy, nụ cười của cô bé khiến anh như lạc thần, xiêu phách.

Cô bé có hàm răng trắng bóng đều như bắp, đôi môi đầy đặn, song trên khuôn mặt thon thon của cô bé với má lúm đồng tiền đó chính là điểm hấp dẫn nhất.

Đến khi cô bé quay đi nơi khác mà Đình Khang vẫn còn ngây người bởi khuôn mặt rất ư là quen thuộc. Dạ Thuỷ đến bên Đình Khang, gọi khẽ :

− Xin lỗi đã dám làm phiền anh… 

Vì mãi ngắm sắc đẹp của cô bé nên khi Dạ Thủy hỏi, Đình Khang mới giật mình, lắp bắp :

− À… có chi không Dạ Thủy ?

Tuy Đình Khang là người chủ, là một ông giám đốc của công ty, nhưng đối với tất cả người trong công ty, anh đều hòa đồng, nên ai ai cũng rất qúy anh. Cách ăn nói, lịch sự, xã giao, làm việc của anh khiến ai cũng yêu mến nể phục.

Nhìn thấy Dạ Thủy cầm xấp hồ sơ trên tay, anh hỏi :

− Có chuyện gì không, Dạ Thủy ?

Dạ Thủy ngước nhìn anh, mỉm cười :

− Còn mười phút nữa là đến chương trình của mình. Anh chuẩn bị nhé !

Đình Khang nhíu mày đưa tay vuốt tóc :

− Đến giờ… đến giờ mà vẫn còn thiếu… 

Dạ Thủy hốt hoảng :

− Anh nói thiếu gì vậy anh Khang ?

− Chín người trình diễn mà giờ chỉ mới có tám mà thôi. Hay là em thay… 

Dạ Thủy mỉm cười :

− Anh có lộn không vậy ? Chín người đầy đủ, em mới điểm danh đây mà. À, anh Khang ơi ! Có cô bé mặc hai kiểu áo đầm dễ thương lắm. Em thấy rồi trong tất cả các người trình diễn hôm nay chỉ có mình cô bé là nổi bật nhất thôi.

Đình Khang nhướng mày :

− Cô bé ấy tên gì vậy ? Có phải ở công ty mình không ?

Dạ Thủy như suy nghĩ, bỗng có reo lên :

− À, phải ! Lúc nãy em nghe bác tâm nói cô bé ấy là người của công ty mình, tên Trúc Hân, hình như Vũ Hoàng Trúc Hân.

"Trúc Hân", hai tiếng đó vang lên không khác gì sấm nổ bên tai Đình Khang. Anh ngẩn người suy nghĩ. Hổng lẽ… rồi anh hỏi lại Dạ Thủy một lần nữa cho chắc ăn :

− Có phải cô bé mặc đầm trắng che tấm voan trắng không ?

− Đúng rồi, sao anh hay thế ?

− Trăng sao gì cô ơi ! Có thấy rồi mới biết.

Cả hai bật cười. Đưa tay xem đồng hồ, Dạ Thuỷ kêu lên :

− Chết ! Đến giờ rồi. Em phải vào để bác Tâm chờ. Anh có vào không ?

Dạ Thủy vào trước, anh sẽ vào sau.

Đình Khang bất ngờ, khì cô bé trong tim anh bỗng trở thành một nàng tiên dịu hiền và dễ mến.

Đình Khang nhìn theo từng bước chân có in sâu nụ cười, khuôn mặt búp sen, mái tóc đong đưa theo từng bước nhún nhảy như con chim sáo gặp nắng xuân về.

Máy ảnh Đình Khang bấm lia lịa, toàn là hình Trúc Hân. Anh muốn gìn giữ nó cho riêng mình.

Từng đợt vỗ tay, từng lời khen làm Đình Khang hãnh diện, mũi anh muốn nổ tung khi nghe có ai đó lên tiếng rất lớn :

− Ôi ! Cô bé mặc trang phục đầm trắng dễ thương quá ! Nhất là hai lúm đồng tiền rất ăn khách.

Hay :

− Dáng đi thanh thoát trong rất hồn nhiên.

Mấy ông, mấy bà thì thầm :

− Con ai khéo sinh khéo đẻ dễ thương qúa !

Sau thời gian bầu chọn, kết qủa mà Đình Khang thật bất ngờ, đó là chương trình biểu diễn, trang phục, kiểu mẫu của công ty liên doanh thời trang Á Châu được xem là công ty phát triển nhất, nổi tiếng nhất trong tất cả các công ty khác.

Niềm vui đến khiến anh muốn nhảy cẫng lên như đứa trẻ vừa được quà.

Người mà Đình Khang cám ơn đầu tiên là ông Phúc Tâm rồi đến Phúc Thiên, Dạ Thủy… và nhất là cô bé Trúc Hân –người góp công nhiều về kiểu mẫu và trang phục.

Tiếng người giới thiệu chương trình làm Đình Khang giật mình thoát khỏi dòng suy tưởng.

− Sau cùng, mời nhà doanh nghiệp trẻ Lê Đình Khang lên cho biết ý kiến của mình và giới thiệu người nào thiết kế các mẫu thời trang cho công ty vừa qua.

Đình Khang quay ra hàng ghế, bước nhanh lên trên. Anh nghe có tiếng xồn xào :

− Đâu, nhà doanh nghiệp trẻ Đình Khang đâu ? Có đẹp trai không ?

Đình Khang mỉm cười và chỉ biết lắc đầu mà thôi. Anh nhận micro từ tay người giới thiệu rồi cúi đầu chào.

Tiếng vỗ tay vang lên rộn rã. Chờ cho lắng dịu xuống, Đình Khang mới cất tiếng êm dịu :

− Kính chào tất cả qúy vị đến dự buổi trình diễn thời trang hôm nay. Tôi lấy làm vui và rất cảm ơn tất cả qúy vị đã ủng hộ cho công ty tôi. Theo tôi nghĩ, như vậy cũng chưa xứng đáng lắm. Để đáp lại lòng ưu ái và sự nhiệt tình, công ty tôi sẽ cố gắng hơn nữa cho sự phát triển và giàu đẹp của đất nước. Qúy vị có đồng ý với tôi không ?

− Đồng ý !

− Chúng tôi rất ủng hộ !

Đình Khang đảo mắt nhìn quanh. Ai nấy cười tươi như hoa. Lấy lại tiếng, anh hắng giọng tiếp :

− Chắc qúy vị đang muốn biết ai là người thiết kế các mẫu thời trang cho công ty chúng tôi chứ gì ? Vậy xin mời cô Vũ Hoàng Trúc Hân. Một lần nữa, xin mời cô Vũ Hoàng Trúc Hân.

Trúc Hân trở ra một lần nữa cũng với trang phục cũ. Cô bé bước đến gần Đình Khang gỡ tấm voan trắng nghiêng đầu chào để lộ hai lúm đồng tiền.

− Trúc Hân xin hân hạnh chào tất cả.

Tiếng xôn xao dậy lên cả hội trường, mỗi người một tiếng :

− Ồ, đẹp quá !

− Rất hồn nhiên.

− Thích nhất là hai lúm đồng tiền và chiếc răng khểnh.

− Đúng là cô bé trình diễn khi nãy.

Đình Khang phát cáu về những lời khen đó, anh lên tiếng cắt ngang :

− Xin giới thiệu với qúy vị, cô Vũ Hoàng Trúc Hân, sinh viên năm thứ nhất đại học kỹ thuật.

− Hoan hô ! Hoan hô !

− Chào cô sinh viên giỏi. Chúc cô sinh viên bé nhỏ luôn thành công trên mọi nẻo đường.

Cô bé cười duyên :

− Trúc Hân xin cảm ơn. Và giờ xin tạm biệt.

Cô bé nhéo nhanh vào tay Đình Khang như ra hiệu. Đình Khang cũng mĩm cười :

− Chúc qúy vị vui vẻ. Tạm biệt !

Rời khỏi chỗ nhộn nhịp sang phòng khách nghỉ ngơi, cô bé nhào đến ôm cổ ông Tâm, nũng nịu :

− Hú hồn, ba ơi ! May mà nhờ Đình Tuấn và anh hai, nếu không mấy tên phóng viên nhà báo vây quanh.

Cô bé rùn vai lè lưỡi :

− Chắc con ngộp thở mất, ba ơi !

Ông Phúc Tâm cười :

− Ai biểu con gái ba nổi tiếng chi.

− Ư, ba còn ngạo con nữa hả ? Nghỉ chơi với ba luôn.

Phúc Thiên bật cười lớn :

− Ơ hay ! Lọ lem nhõng nhẽo nữa kìa. Không sợ Đình Khang, Đình Tuấn và Tố Như cười sao ?

Trợn tròn mắt, cô bé phùng má :

− Nhớ nhe, anh hai nhớ nhe ! Dám chọc quê em há ! Về nhà sẽ biết tay "bổn cô nương".

Phúc Thiên rụt cổ :

− Thấy chưa anh Khang ? Lúc nãy trước mặt mọi người thì hiền dịu yểu điệu thục nữ lắm. Ra ngoài rồi, cốt "chằng" vẫn hồn cốt "chằng".

Cô bé tức qúa giậm chân :

− Ba ! Ba coi anh hai ghẹo con kìa !

− Ê! Đừng giậm chân chứ nhỏ ! Nứt gạch của người ta hết.

− Kệ em ! Anh hai xạo. Anh hai dễ ghét.

Mọi người lại được một trận cười đau bụng. Trúc Hân ngồi xuống kế ông Tâm nhưng mắt vẫn trừng nhìn Phúc Thiên.

Đình Khang nắm tay ông Tâm, đôi mắt như biết ơn :

− Sự thành công này cũng nhờ một phần lớn nơi bác. Nếu không có bác chỉ dẫn, giúp đỡ cháu chưa được như hôm nay đâu.

Ông Tâm khóat tay :

− Cháu đừng nói thế, bác già rồi. Tuổi trẻ của các cháu là một sức sống mãnh liệt nhất. Giúp được phần nào cho các cháu, bác cảm thấy vui lịng. Hãy cố gắng vươn cao hơn nữa để xứng đáng với lịng tin yêu của mọi người ra sức đem tài trai xây dựng non sơng. Tạm thời, bác giao chi nhánh công ty cho Phúc Thiên, cháu và Đình Tuấn. Nhưng bác vẫn còn cộng tác phụ, chờ khi nào Trúc Hân ra trường bác sẽ nghỉ.

Đình Khang vỗ tay :

− Vậy thì tốt qúa. Có bác ,cháu cảm thấy vững tin phần nào.

− Lại qúa lời nữa đó, Đình Khang.

Ông quay sang Tố Như cố ý như chọc ghẹo cô bé :

− Đình Tuấn thì khỏi lo. Có cô người yêu trẻ đẹp bên cạnh, thân trai ra sức vẫy vùng phải không ? Bác thành thật chúc mừng cháu và ủng hộ hết mình.

Tố Như đỏ mặt, cô bé chỉ biết cúi đầu không nói được lời nào. Ông Phúc Tâm cười với Trúc Hân :

− Ai như con bé này, bướng bỉnh, nghịch ngợm. Kẻ nào cưới, bác khen là hay.

Trúc Hân kêu lên :

− Ba !

− Ba con gì ? Bộ không phải sao ?

Cô bé dẩu môi nói liều :

− Nếu con có người yêu, ba thua con gì nè ?

− Gì ba cũng chịu.

Cô bé đưa ngón trỏ ra :

− Ba ngoéo với con đi, con mới tin.

Ông Tâm bật cười lớn :

− Ngoéo thì ngoéo. Rõ là trẻ con !

Có ai biết được câu nói của Trúc Hân làm cho Đình Khang tê tái lòng. Anh gượng cười mời tất cả mọi người.

− Tôi xin phép mời tất cả đến nhà hàng Hương Thanh dùng bữa tiệc.

Ông Phúc Tâm đồng ý :

− Đúng rồi ! Tôi phải chúc mừng sự thành công tất cả và của con gái tôi nữa chứ.

Trúc Hân cười nửa miệng như người lớn :

− Nhưng ba hãy nhớ một điều : hào quang không theo ta suốt cuộc đời đâu ba. Con không muốn trở thành một hào quang sáng chói và lịm tắt dần khi người đời không chú ý đến nó nữa.

Ông Phúc Tâm đặt tay lên vai con :

− Hôm nay ba thấy con trưởng thành rồi đó, Trúc Hân. Ráng cố gắng gìn giữ những gì mình đang có nghe con.

Cô bé nghiêng đầu :

− Cám ơn ba. Con không là trẻ con dưới mắt người đời, nhưng con thích làm trẻ con của ba mẹ và anh hai thôi.

Phúc Thiên chen vào :

− Bé Hân hôm này nói chuyện nghe hay ghê. Đói bụng chưa ta? Đi nào !

Cô bé ôm cánh tay ông Tâm :

− Ba à ! Con không muốn đi. Bây giờ con muốn về nhà đem niềm vui đến cho mẹ.

Ông Tâm dễ dãi :

− Cái đó là tùy con, ba không ép.

− Cám ơn ba.

− Ờ, để ba gọi tài xế đưa con về.

− Có phiền lắm không ?

− Con cứ về. Lát nữa ba và anh hai con đi xe của Đình Khang.

Cô bé gật đầu :

− Cũng được. Vậy con về trước nghe ba.

Quay ra, Trúc Hân mỉm cười nói lớn :

− Rất tiếc… 

Phúc Thiên hóm hỉnh nói với theo :

− Cám ơn.

Từ đầu câu chuyện đến giờ, Phúc Thiên hầu như luôn để ý Đình Khang. Vui có vui thật, nhưng trong tâm tư có cái gì đó không hiểu nổi. Phúc Thiên nghi ngờ : Chẳng lẽ ông này có người yêu.

Rồi anh chợt tức cười với ý nghĩ của mình. Ôi ! Họ có người yêu thây kệ họ. Đó là chuyện thường tình, mắc mớ gì mình phải bận tâm ?

Tuy nghĩ vậy, nhưng Phúc Thiên không cho phép mình lơ là. Anh thấy Đình Khang có cái gì đó rất gần và cũng rất hợp với mình. Ngày đầu gặp gỡ, qua chuyện làm ăn, anh rất phục Đình Khang - một con người nhạy bén và hiểu biết.

Phúc Thiên học hỏi ở Đình Khang rất nhiều. Hèn nào, có lần ngồi hỏi chuyện trong gia đình, ba mẹ anh khen Đình Khang. Linh cảm cho biết ông bà đã chấm Đình Khang cho con gái.

Thì cũng tốt thôi, có một người em rể như vậy thì qúy hóa qúa, còn gì bằng.

Riêng con bé Trúc Hân, hình như nó không mấy cảm tình với Đình Khang thì phải. Thật không ai như Trúc Hân, bướng bỉnh và ngang ngược đến nỗi anh phải sợ.

Tiếng Đình Khang vang lên bên tai làm Phúc Thiên giật mình:

− Phúc Thiên ! Ta đi thôi anh.

− Ok.

Cả hai mỉm cười cùng nhau bước ra xe. Thành phố vào đêm nhộn nhịp vui vẻ. Trúc Hân vừa đi vừa đong đưa túi xách. Trời chiều nhạt nắng, gió thổi nhè nhẹ làm cho tóc cô bé bay bay. Khẽ đưa tay vuốt lại mái tóc cho bớt rối, nhìn dòng người qua lại, đường sá có lúc lại nghẽ lối, cô bé nhủ thầm :

"Chiều thả bộ ngắm dòng người hay hơn là đi xe, chạy ào ào chả biết là thưởng thức".

Nhún vai với ý nghĩ, cô bé rẽ qua đường Lý Thường Kiệt định mua vài món đồ. Trước mặt cô bé là một phụ nữ sang trọng, khuôn mặt rất đẹp, dáng đi trông qúy phái. Bên tay trái của người phụ nữ thì xách túi đồ, còn bên tay phải thì dắt thằng bé trông rất dễ thương.

Hai người bước đến quầy bán trái cây bánh mứt, thằng bé chỉ trỏ điều gì đó, rồi cả hai bật cười.

Giữa cô bé và hai người đó còn cách một khoảng hơi xa. Cố đi nhanh lại để nhìn mặt, vì cô bé thấy người phụ nữ này trông rất quen. Hình như mình đã gặp ở đâu rồi nhỉ ?

Cách một gian hàng nữa thì tới, người phụ nữ và thằng bé bước ra, lên một chiếc xe xích lô đang trờ tới.

Cô bé cố bước nhanh nhưng không kịp, chiếc xích lô đã lượt đi. Vừa lúc đó thì cái bóp trên giỏ của người phụ nữ rơi xuống... Trờ tới, Trúc Hân cúi xuống nhặt lên, miệng gọi rối rít :

− Cô ơi ! Cô... 

Nhưng người phụ nữ đã không nghe gì cả và tiếng động cơ xe ban chiều át tiếng gọi của cô bé.

Nhăn mặt, Trúc Hân lầm bầm :

"Chậc ! Người gì vô ý vô tứ, rớt đồ cũng không hay".

Nhìn quanh cũng có một số người tò mò đang nhìn mình, cô bé bặm môi :

"Chẳng lẽ đứng đây làm vật ngắm cho thiên hạ hay sao ?"

Kéo túi xách bỏ cái bóp vào trong ấy, cô bé quay vào quầy hàng khi nãy. Cô bán hàng cười tươi :

− Em mua gì ? Nói chị lấy cho.

Cô bé cũng cười khoe chiếc răng khểnh và má lúm đồng tiền trông dễ thương làm sao ấy.

− Dạ, chị cân cho em một ký bôm nha chị !

Mua đồ chỉ là một cái cớ, cái chính là cô muốn dò hỏi địa chỉ của người phụ nữ kia. Tiếng cô bán hàng vang lên :

− Đây em !

Lại một nụ cười dễ thương :

− Cám ơn chị. Bao nhiêu tiền vậy chị ?

− Mười lăm ngàn đồng, em.

− Chị cho em gởi tiền.

Cô bán hàng mỉm cười :

− Em còn mua gì nữa không ?

− Dạ không. Ờ... chị có thể cho em hỏi thăm chút được không ạ ?

Cô bán hàng vui vẻ :

− Việc gì em cứ nói.

− Chị. có quen với người phụ nữ dẫn thằng bé mới vào đây mua đồ khi nãy không chị ?

− Ồ ! Em muốn hỏi đến Hoàng Diệp ?

− Tên cô ấy là Hoàng Diệp ?

Trúc Hân tròn mắt hỏi lại, cô bán hàng gật đầu :

− Phải, cô ấy tên Hoàng Diệp, là bạn thân của chị. Bộ em quen à ?

− Dạ không ? Em muốn biết để gặp cô Hoàng Diệp có chút việc. Chị có thể gíup em không ?

Đưa mắt nhìn người con gái trước mặt như dò xét, thấy cô bé ăn mặc đàng hoàng, trông như con nhà gia giáo không đến nỗi... 

Cô bé lên tiếng :

− Có phiền chị không ? Hay thôi... 

Cô bán hàng khoát tay :

− Được, được. Chị cho em địa chỉ.

Cô bé lấy bút ghi nhanh, rồi mỉm cười cám ơn bước ra khỏi quầy hàng bằng những bước chân vui vẻ. Cô bán hàng nhìn theo cũng mỉm cười.

Vừa bước vào sân, cô bé đã cất tiếng gọi :

− Vú ơi ! Vú !

Vẫn không tiếng trả lời, Trúc Hân vùng vằng giẫm chân trên lối sỏi. Đi nhanh vào phòng khách mặt mày bí xị, bà nhướng mắt :

− Gì thế Trúc HÂn ? Mới về đến nhà mà đã om sòm rồi !

Trúc Hân mỉm cười chạy lại ôm cổ vú Hà hôn lên má bà :

− Con thương vú nhất !

− Thôi, đừng có bày đặt nịnh, cô ơi !

Cô bé nghiêng đầu :

− Con nói thiệt mà.

Cô bé nhón chân hôn lên má vú Hà một lần nữa, cô bật cười giòn :

− Vú dễ thương ghê!

Bà vú vờ trừng mắt :

− Lại "hỗn", bị đòn nghe bé con.

− Con chắc chắn là vú hổng đánh con đâu, vì vú thương con mà.

− Chưa chắc đâu con.

Định lên lầu, chợt nhớ ra điều gì, cô bé quay lại :

− Ờ, ba mẹ con đâu vú ?

− Ông bà đi dự tiệc rồi.

− Thế còn anh hai ?

− Cậu ấy cũng đi luôn.

Trúc Hân chắt lưỡi :

− Chậc ! Chả có ai ở nhà, báo hại làm người ta mất hứng.

Vú Hà chau mày :

− Con nói gì tHế Trúc Hân ?

Cô bé íu xìu :

− Con có một tin vui định về nói cho ba mẹ, anh hai, vú và chị út nghe. Ai ngờ đi hết, quê thật.

Bà vú bật cười :

− Thôi thôi, đừng giận nữa trông xấu lắm. Chuyện đó đợi ba mẹ về nói sau cũng được mà. Bây giờ con có thể bật mí cho vú biết chút được không ?

Cô bé vui ngay :

− Ô ! Được, vú là nhất mà. Khi nghe rồi, vú hứa sẽ thưởng cho con đó.

Vú hà gật đầu :

− Được, được vú hứa !

− Nè nghe, con vừa đạt điểm tối ưu trong kỳ thi cuối năm vừa rồi. Vú có mừng cho con không ?

− Dĩ nhiên là mừng. Còn việc thưởng, vú hứa ngày mai sẽ có. Nghe tin này, ông bà và cậu hai mừng lắm đó.

Trúc hân lắc nhẹ đầu :

− Nhưng chỉ mới năm đầu thôi, vú ơi ! Con còn tới ba năm mới tốt nghiệp lận.

Vú hà vuốt tóc cô bé :

− Trúc hân ! Con nên biết, dù một năm, một tháng hay một ngày, mỗi một sự thành công là mỗi bước tiến cao hơn vào cuộc đời con. Nhìn thấy trước mắt hứa hẹn một tương lai rực sáng. Nhưng con cũng đừng nên qúa chủ quan mà không tốt con nhé !

Cô bé gật đầu :

− Con cám ơn vú đã chỉ dạy và nói cho con hiểu. Theo con, con muốn làm một con người bình thường như bao người khác, sống có đạo đức, có nhân có nghĩa, có thâm tình. Mình đừng sống vì mình qúa, mà hãy nên sống vì mọi người. Con không muốn vì một chút danh vọng mà chà đạp tất cả. Con cũng không muốn vì một chút nỗi khổ gì đó mà cúi mặt yếu mềm. Hãy tự ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp.

− Trúc Hân ! Tuy còn nhỏ, nhưng ý nghĩ của con không thua gì ba mẹ và anh hai con. Sống trong gia đình này từ lúc vú còn rất trẻ cho đến bây giờ, vú chưa thấy ai trong gia đình đi ngược lại với ý nghĩ và làm mọi người oán ghét hay hận thù. Luôn luôn tạo dựng một lòng tin xứng đáng trong lòng mọi người.

Cô bé chớp mắt :

− Con không ngờ vú có một ý nghĩ sâu sắc đến như vậy ? Từ nay con theo làm đệ tử để vú chỉ dạy thêm cho con nha !

Vú hà vỗ nhẹ lên đầu cô bé :

− Định trêu vú đấy ư ?

− Không đâu, con nói thật mà !

− Nói vậy chứ, con phải cần học thêm ở ba mẹ con rất nhiều về cách đối xử và nói chuyện, học ở anh hai con về cách giao tiếp. Và con cũng có thể học ở cậu Đình Khang về tính tình nghiêm túc và lối làm việc. Theo vú biết, gia đình của Đinh Khang rất đàng hoàng và lễ giáo. Con một gia đình trí thức bậc cao nên cách ăn nói và đối sử là biết liền. Bà Lệ Ngọc, mẹ của Đình Khang rất hiền và rất nghiêm khắc trong việc quan hệ bạn bè của con cái. Tránh tình trạng vung tiền ra không đúng chỗ. Bà là người đàn bà đảm đang và trung hậu. Gánh vác mọi chuyện sau khi chồng mất trong lúc đó con của bà còn rất nhỏ. Cho nên con gái lớn của bà thừa hưởng ở mẹ đức tính trung hậu và rất tự tin.

Cô bé giẫy lên :

− Trời ơi ! Sao vú đưa cái tên Đình Khang đó vào câu chuyện chi vậy ? Vú có biết là con ghét hắn ta lắm không ?

Vú Hà tròn mắt :

− Nhưng Đình Khang làm gì để cho con ghét ?

Cô bé cong môi :

− Tại hắn ta kênh kiệu, cộc cằn, khó khăn "lại có tật ra lệnh" nên con ghét chớ hổng gì?

Vú hà bật cười :

− Ôi, bé con ơi ! Con suy nghĩ sai về người ta hết rồi ! Đình Khang rất dễ thương, nên các cô gái đều vây quanh. Nhưng có ai biết được họ thương người ta vì danh vọng hay vì con người của Đình Khang. Theo vú thấy, ba mẹ và anh hai con rất thích Đình Khang.

Cô bé bĩu môi :

− Xí ! Hổng dám đâu. Nhìn cái mặt khó đăm đăm của hắn là người ta chạy dài rồi ai mà dám thương. Còn ba mẹ và anh hai con hả ? Ai mà biết thích thì thích, con chả cần quan tâm. Miễn "hắn" đừng có đối đầu với con là được.

− Này, con nói mà không sợ ông trời trả báo sao Trúc hân ? Con có thể cho vú biết, con ghét Đình Khang là nguyên nhân bắt đầu từ đâu không ?

− Vú không nhớ sao ? Cái lần con kêu vú làm chứng giùm con đó.

− Có vậy rồi ghét người ta hà ! Thật hết nói con luôn, cố chấp một cây, hổng thua gì Đình Khang.

Cô bé nhăn mặt :

− Thôi, vú đừng nhắc đến tên hắn ta nữa, con khó chịu lắm.

Vú Hà nhìn đăm đăm vào khuôn mặt dễ thương với cái đầu đầy bướng bỉnh của cô bé. Đột nhiên bà nhớ đến chuyện hôm trước. Trúc Hân gọi bà làm chứng vì một mảnh giấy. Trò trẻ con của cô bé làm Đình Khang và bà cười một bữa gần chết.

Trúc Hân vẽ khuôn mặt Đình Khang méo xẹo, con mắt thì trợn ngược, môi mím lại, lỗ mũi hỉnh lên trông giống một tên quái nhân.

Đã vậy, bên dưới hình vẽ còn đề "Lê Đình Khang, kẻ cần tìm hiếu ".

Không nén được, vú Hà bật cười. Cô bé tròn mắt hỏi :

− Vú cười gì con đó ?

Không muốn đem Đình Khang ra làm vật chứng cho cô bé kết tội, nên vú Hà xua tay :

− Ồ ! Vú nhớ đến những chuyện lặng vặt ngoài xã hội thôi.

Cô bé không hỏi nữa, mỉm cười đứng lên :

− Thôi, con đi nghỉ chút nha vú ! Chừng nào ba mẹ và anh hai con về, vú kêu chị út lên gọi con.

Vú Hà gật đầu :

− Ừ !

Trúc Hân quẩy túi xách lên vai, nhảy chân sáo về phòng mình. Cô bé vẫn vô tư, vẫn trẻ con yêu đời, không có chút gì vướng bận.

Bà vú nhìn theo chỉ biết cầu mong cho cô bé mãi mãi vô tư yêu đời như vậy. Chợt hình ảnh Đình Khang hiện lên mỉm cười với vú Hà...

Gọn gàng trong bộ đồ mặc nhà, Trúc Hân nhảy tọt lên giường, vươn vai hít thở như trút bỏ những vướng bận của một ngày.

Đưa tay xem đồng hồ, cô bé chắt lưỡi :

− Đã gần bảy giờ rồi, mà chẳng thấy ai về hết.

Cô bé lăn một vòng vào trong mỉm cười :

− Mặc kệ, khi nào về cũng được. Ta đánh một giấc cái đã.

Kê tay làm gối, cô bé nhìn trừng lên trần nhà. Ước gì thời gian qua mau để cô bé tốt nghiệp ra đời giúp cho ba cô và anh hai và cho cả xã hội.

Bỗng nhớ đến câu chuyện ban chiều, Trúc Hân với tay lấy túi xách.

Rút lấy cái bóp của người phụ nữ lạ, săm soi bên ngoài, cô bé thầm công nhận chủ nhân của cải bóp phải là người sang trọng. Quả không sai, con người đẹp, kiêu sa, dùng toàn những đồ vật phù hợp.

Vẻ tò mò làm cho cô bé không thể ngừng được. Kéo nhẹ dây kéo của cá bóp, cô bé giật mình. Bên trong toàn là đô la, một giấy chứng minh nhân dân, một bằng lái xe và một tấm hình.

Trúc Hân ngắm nghía tấm hình. có tất cả là năm người. Hai người lớn chắc là vợ chồng, còn ba đứa trẻ đứng kế bên là ba đứa con, cô bé đoán như vậy ?

Ánh mắt của Trúc Hân sáng lên, cô bé nhìn không chớp vào ba đứa trẻ trong tấm hình.

Hình như có nét gì quen quen lắm. Người đứng đầu là con gái, có lẽ là chị của hai đứa kia.

Chợt Trúc Hân reo lên nho nhỏ :

− Phải rồi, người con gái trong ảnh này là cô Hoàng Diệp. Tuy đã lớn nhưng nét thân quen lúc còn nhỏ không đổi thay lắm.

Nét phúc hậu trên khuôn mặt Hoàng Điệp lúc chiều hiện lên làm cho cô bé có cảm tình ngay. Ước gì Trúc Hân được gặp Hoàng Diệp ngay bây giờ.

Nhưng mi đừng gấp thế, Trúc Hân ơi ! Trước sau gì mi cũng biết mà thôi, địa chỉ đang nằm trong tay mi chớ ở đâu.

Ngày mai là chủ nhật, tha hồ mà đi. Mỉm cười với ý nghĩ, cô bé cũng hơi lo. Không biết cô Hoàng Diệp có hay mình đánh rơi cái bóp hay chăng nữa ? Chẳng lẽ về đến nhà mà cô ấy cũng không biết hay sao ?

Nếu biết mất, cô làm gì đây ? Đi tìm ư ? Sài Gòn này làm sao mà tìm được, vì vật rơi giữa nơi đông người thì làm sao mà còn được.

Trong túi, trong mình còn bị giật huống chi đánh rơi. Còn nếu... chắc cô ấy buồn lắm, tiền thì không tiếc rồi, chỉ lo mấy giấy tờ mà thôi.

Tự biên tự diễn, tự suy nghĩ, không biết bao nhiêu chữ nếu như nảy ra trong đầu cô bé.

Hết lăn lộn rồi đến trầm ngâm, lúc này trông cô bé đến tức cười làm sao.

Nhíu mày xem kỹ lại địa chỉ, Trúc Hân giật mình lẩm bẩm :

− Ối trời ơi ! Nó cách nơi mình ở đến 27 km lận. Thật xa ơi là xa. Nhưng... lẽ làm ơn rồi phải làm ơn cho trót chứ sao?

Với ý nghĩ trong đầu, cô bé nhất định không cho ai biết chuyện này. Trúc Hân liên tưởng đến khuôn mặt bất ngờ của cô hoàng Diệp khi cô bé đem trả lại cái bóp.

Đang miên man với bao ý định, tiếng của vú hà kéo cô trở về thực tại :

− Trúc Hân ! Trúc Hân ! Bộ con ngủ rồi hả ?

Cái bóp được kéo lại cẩn thận bỏ vào túi xách, cô bé nhảy gọn xuống giường bật cánh cửa thò đầu ra cười :

− Vú gọi con hả ?

− Ừ ! Trong nhà có con và vú, không gọi con chứ gọi ai bây giờ. MÀ con làm gì trong đó mà gọi hoài chẳng nghe ?

Cô bé lại cười :

− Dạ, con ngủ.

Bà vú tròn mắt :

− Ngủ ư ?

− Dạ.

Cô bé gật đầu. Bà vú hấp tấp :

− Thôi thôi, mau mau xuống nghe điện thoại. Mẹ con và anh hai con mới gọi về kìa.

Cô bé mở rộng cánh cửa chạy nhanh ra ngoài :

− Vậy hả vú, để con xuống.

Vừa nói, cô bé vừa chạy xuống lầu, vú Hà hoảng hồn gọi với theo :

− Trúc Hân ! Cẩn thận đó con... 

Tiếng vú Hà chưa dứt thì cô bé đã đến ngay bên máy điện thoại cầm lên nghe.

− Alo... Alo...

− Dạ thưa mẹ, con đây.

− .....

− Dạ

− .....

− Con ngủ mẹ ơi.

− Mẹ hổng tin hả ?

− .....

− Ừ. Tự nhiên cái đi hết, hổng ai ở nhà ăn cơm với con.

− .....

− Vú hà chưa ăn, con cũng chưa ăn. Hay đợi ba mẹ và anh hai về ăn luôn thể.

− ..... 

Bỗng cô bé giậm chân :

− Ừ, nghỉ chơi ba luôn, nghỉ chơi mẹ luôn, ghét quá đi.

− ..... 

− Bỏ người ta ăn cơm một mình buồn chết được.

− ..... 

Cô bé tươi ngay nét mặt :

− Mẹ hứa nhé ! Cám ơn "mámi"

Tiếng cười trong trẻo vang lên. Đã biết gì rồi, vú hà cũng cười theo.

− Tám giờ hả mẹ ?

− ..... 

− Dạ.

− ..... 

− Alô. Có phải anh hai xạo đó không ?

− .....

− Dĩ nhiên là vui khi không có anh.

− ..... 

− Ừ đó được không ? Tội anh em còn chưa kể, đừng có bày đặt doạ người ta

− .....

− Anh tin em dám méc ba với mẹ về việc anh có bồ hay không ? Cho anh biết, đừng hù con nhỏ này nha ! Chị Trâm chị hơi lép anh, chứ còn em hả, không chịu thua anh đâu. Con gái mà hiền quá thì bị con trai đè đầu hết trơn.

− ..... 

− Ừ em nói nhiều cũng miệng của em chứ đâu phải miệng của anh đâu mà anh lo.

− ..... 

− Bao chầu chè đi.

− ..... 

− Ê đừng giỡn chơi chứ ông anh của em.

− ..... 

− Được rồi. Good bye, see u again.

Buông điện thoại xuống, cô bé nhảy chân sáo đến ôm cổ vú hà, miệng cười tươi :

− Ta ăn cơm thôi vú ơi. Con đói bụng lắm rồi nè !

− Còn ông bà và cậu hai ?

− Ôi ! Mẹ bảo con và vú ăn đi, ba mẹ và anh hai con không ăn cơm nhà.

− Vậy à. Để vú đóng cửa đã.

− Nhanh nha vú !

Cô bé nhanh chân xuống bếp. Vú Hà lắc đầu mỉm cười chứ không nói. Trong lòng bà, Trúc Hân vẫn còn bé lắm.

Chiều xuống, ánh hoàng hôn cũng buông dần trên vạn vật. Hoàng Diệp với tay hái nhánh hồng trồng ở trước sân, cô cúi xuống ngửi thấy mùi hương thoang thoảng. Vô tình, Hoàng Diệp để gai đâm vào tay chảy máu. Nhìn những giọt máu rơi trên nền xi măng, cô bỗng có một ý nghĩ bâng quơ.

Đình Khang, Đình Tuấn cùng một dòng máu với cô, tại sao cô được hưởng hoàn toàn hạnh phúc, cũng như Đình Tuấn. Riêng Đình Khang, anh là con người đẹp trai nhất trong gia đình, kể cả sự thành đạt luôn trên thương trường và trong sự nghiệp thì lại không.

Trong ba chị em, Đình Khang cũng là con người nổi tiếng nhất, các cô gái đều quây quanh anh. Nhưng các cô ấy vô phước không được quyền nắm giữ trái tim anh.

Ý nghĩ về hai người em trai cứ kéo Hoàng Diệp mãi, cô không hay trời đã tối hẳn từ bao giờ.

Reng... reng... reng

Hồi chuông gọi cổng ngân vang trong không gian yên tĩnh cắt đứt mọi suy nghĩ của Hoàng Diệp. Cô giật mình rồi lẩm bẩm, vừa đi ra mở cổng.

− Chẳng lẽ Quốc Bảo chồng mình lại về giờ này sao ? Không nghe tiếng kèn xe mà.

Cô mở khoá, dùng tay đẩy cảnh cửa sắt qua một bên.

− Cô cần gì hay tìm ai trong nhà này ?

Hoàng Diệp ngạc nhiên hỏi khi nhận ra người nhấn chuông là một cô bé dễ thương.

− Dạ thưa cô... 

Cô bé ngập ngừng lên tiếng nói khẽ. Hoàng Diệp đổi cách xưng hô :

− Em cần gì cứ nói.

Hoàng Diệp lại lên tiếng, ánh mắt nhìn cô bé từ đầu tới chân ngầm nhận xét.

Trước mặt cô là một cô bé tuổi khoảng gần hai mươi, dáng nhanh nhẹn, tóc xoã vai, đơn sơ giản dị trong chiếc áo sơ mi trắng, có lẽ vẫn còn đi học.

Nhìn cô bé đang hướng mắt về mình, đầu vẫn ngẩng cao, đôi môi mím chặt, Hoàng Diệp thầm công nhận : cô bé này cứng rắn vẫn không thua gì Đình Khang.

Hất mái tóc qua một bên, Trúc Hân hỏi nhanh :

− Dạ, đây có phải là nhà của cô Hoàng Diệp không ạ ?

− Phải rồi. Tôi là Hoàng Diệp đây ?

Cô bé mừng ra mặt, nhưng vẫn chưa nói rõ mục đích mình đến đây. Hoàng Diệp mở rộng cửa mỉm cười :

− Có gì vào nhà hẵng nói !

Trúc Hân không e dè, cô bé tự nhiên dắt xe vào sân. Vừa đi, cô bé vừa đưa mắt nhìn cảnh vật xung quanh.

Tuy ánh đèn điện lờ mờ, nhưng cô bé vẫn thấy rõ vườn hoa, trong đó có hồng, cúc, lay ơn... 

Cô bé nghĩ :

"Ở thành phố như vầy mà có một vườn hoa thật là hết ý"

Tiếng nói ngọt ngào của Hoàng Diệp đưa Trúc Hân trở về thực tại.

− Ta vào nhà đi em !

Trúc Hân gật đầu đi theo Hoàng Diệp vào phòng khách, cô bé reo lên như trẻ con.

− Ôi ! Nhà chị đẹp qúa. Cách trang hoàng thật thanh nhã mà lại sang trọng.

Hoàng Diệp vẫn giữ nụ cười trên môi :

− Em khen thật chứ ?

Cô bé gật đầu :

− Vâng.

Hoàng Diệp đưa tay chỉ xuống ghế :

− Em ngồi đi.

− Dạ.

− Nào, em uống gì chị làm cho.

Cô bé lắc đầu :

− Em vừa uống với nhỏ bạn, chị khỏi làm mất công.

− Vậy thôi nhé, ta khỏi khách sáo.

Nhìn thẳng Trúc Hân, Hoàng Diệp hỏi :

− Em tên gì, có thể cho chị biết được không?

Cô bé mỉm cười để khoe ra hai lúm đồng tiền :

− À ! Em vô ý quá ! Em tên là Trúc Hân, chị ạ.

− Trúc Hân... Ôi ! Cái tên nghe đẹp và dễ thương như người em vậy. Xin lỗi chị hơi tò mò, em còn đi học không ?

Cô bé không trả lời Hoàng Diệp mà hỏi lại với nụ cười bí ẩn:

− Chị đoán thử xem !

Hoàng Diệp nghiêng đầu nhìn Trúc Hân:

− Ờ để coi... chị tin chắc rằng em còn đi học.

− Đúng. Nhưng học lớp mấy kìa ?

− Em năm nay lớp mười hai, phải không ?

− Sai rồi chị ơi !

− Vậy... 

− Chị đừng cười em nha ! Em đang theo học năm thứ nhất đại học kỹ thuật đó chị.

Hoàng Diệp thân mật hơn :

− Ôi, em hay quá ! Chị thật không ngờ.

Câu chuyện càng thân mật, dễ hoà hợp nhau hơn khi cả hai cùng chung một chí hướng. Càng nói chuyện, Hoàng Diệp càng bị thu hút vào lối nói chuyện của cô bé mà không biết chán.

Nụ cười vẫn vô tư, vẫn dễ thương, nhưng hình như trong cái đầu bé nhỏ đó nó rất bướng bỉnh. Chỉ gặp lần đầu tiên mà Hoàng Diệp đã mến cô bé ngay.

Như nhớ mục đích mình đến đây, Trúc Hân lấy trong túi xách ra cái bóp nhỏ. Đặt lên bàn, cô bé nhìn Hoàng Diệp nói :

− Em gởi trả cho chị cái bóp.

Hoàng Diệp ngạc nhiên mở to mắt nhìn vào Trúc Hân. Biết ý nên cô bé mỉm cười giải thích :

− Chị còn nhớ buổi chiều ngày hôm qua không ? Lúc chị vào cửa hàng mua đồ rồi bước ra lên xe, rớt lại cái bóp. Tình cờ em đi tới nhặt được, gọi với theo nhưng chị không nghe. Làm sao để biết được địa chỉ, em bấm bụng quay vào cửa hàng chị mua đồ khi nãy. Được chị bán hàng cho biết, em mừng qúa chạy nhanh về nhà định bụng hôm nay tìm địa chỉ trao lại cho chị. Em sợ cô ấy nói địa chỉ không đúng nên.....

Cô bé ngập ngừng trông rất tội nghiệp, Hoàng Diệp khoát tay :

− Em cứ nói tiếp !

− Em... em mạo muội mở bóp chị. Thật đúng với địa chỉ nên em an tâm hơn. Chị Hoàng Diệp ! Chị đừng trách em về việc tò mò ấy nha.

Hoàng Diệp bước qua ôm vai cô bé, nở một nụ cười yêu thương :

− Trúc Hân ! Em ngây thơ và dễ thương quá. Em đã giúp chị nhặt bóp thì chị phải cám ơn em chứ làm sao trách em cho được, hỡi cô bé đáng yêu của chị. Đừng bứt rứt về việc ấy nữa nghe em. Nguyên ngày hôm nay chị rất lo về việc kiếm tìm không thành công. Tiền bạc thì chị không đáng kể, chỉ lo một số giấy tờ mà thôi. Và chị đã vái trời, đúng như ý muốn ông trời đã giúp chị tìm được, không những thế mà còn có thêm cô em gái dễ thương này nữa.

Cô bé nghiêng đầu đưa một ngón tay lên miệng với nụ cười thật tươi :

− Thật hả ! Chị hứa thì chị phải giữ lời nha ! Ngoéo tay đi em mới tin.

Bật cười vì tính trẻ con của cô bé, nhưng Hoàng Diệp vẫn đưa ngón tay trỏ ra để ngoéo với cô bé.

− Ừ. Nhưng em phải gọi chị là chị Hai mới được.

− Xin tuân lệnh tỷ nương.

− Chưa hết đâu, chị còn tới hai người em trai lận.

Cô bé le lưỡi :

− Eo ơi ! Em sợ có anh trai lắm nha chị hai. Tối ngày cứ cốc vào đầu em, báo hại em không lớn được.

− Nhưng ai cốc em mới được ?

− Thì anh hai của em đó.

− Bây giờ thì không nói nhiều, em là út Hân, chị thứ hai, còn anh ba, anh Tư của út nữa.

Cô bé nheo mắt :

− Chừng nào em mới được diện kiến anh Ba, anh Tư hả chị Hai?

− Nôn dữ ha. Bảo đảm hai anh của em đẹp trai lắm.

− Đẹp trai hổng bằng nói dai hả chị.

Hai chị em bật cười vui vẻ. Trúc Hân đưa tay xem đồng hồ, chợt cô bé kêu lên :

− Chết ! Khuya qúa rồi, em phải về thôi.

Hoàng Diệp ái ngại :

− Khuya lắm rồi, em về được không ? Hay là... 

Trúc Hân mỉm cười trấn an :

− Không sao đâu chị, em cũng quen rồi !

Trúc Hân ra tới cổng, thấy Hoàng Diệp vẫn còn lo lắng, cô bé nắm tay chị đùa :

− Vào nhà đi, kẻo anh Hai thấy chị đứng ngoài sương là chết em đó.

Hoàng Diệp bật cười :

− Thôi, đi đi cô. Lo cho thân cô kìa !

Trúc Hân cho xe nổ máy, cô bé quay lại nói với Hoàng Diệp:

− Good night. cya.

− Good night. Cya. Nhớ có dịp, ghé chị chơi nghe Trúc Hân.

− Yes.

Hoàng Diệp mỉm cười nhìn theo xe của Trúc Hân. Cô lắc đầu. Trúc Hân bướng bỉnh nhưng thật đáng yêu.


o0o


 

Pages  1  2  3  4  Next