Thành Tŕ   Archibald Joseph Cronin Pages Previous  1  2  3  4   
Chương 42

Đến thời gian xảy ra một sự kiện tạm thời bứt En-đru khỏi những dằn vặt trong cuộc sống gia đ́nh. Anh t́nh cờ đọc được một mẩu tin trên tờ “Diễn đàn” cho biết Xtin-men, chuyên gia y tế nổi tiếng ở Poóc-lân bang O-ri-gân bên Mỹ đă tới Anh trên con tàu Im-pi-Ơ-rai-Ơn và hiện đang ở khách sạn Brúc-cơ.
Giá như trước kia th́ En-đru đă tay cầm tờ báo xúc động chạy đến Cơ-ri-xtin reo lên: “Này em, Cơ-rít! Ri-sớt Xtin-men mới sang đây đấy. Em c̣n nhớ không. Anh vẫn thư từ với ông ấy suốt thời gian quạ Không biết ông ấy có chịu tiếp anh không. Thành thực mà nói, anh rất tha thiết gặp ông ấy”.
Nhưng bây giờ, En-đru đă mất cái nếp chạy đến với Cơ-ri-xtin rồi. Trái lại, anh trầm ngâm suy nghĩ bên tờ “Diễn đàn”,

mừng là có dịp tiếp xúc với Xtin-men không phải trong cương vị bác sĩ phụ tá mà là một bác sĩ có pḥng khám hẳn hoi ở phố Oen-bếch. En-đru cẩn thận đánh máy một bức thư gửi Xtin-men nhắc lại về ḿnh và mời ông ta đến ăn trưa tại pḥng ăn “Grin-rum” ở khách sạn Plađơ vào thứ tư.
Sáng hôm sau, Xtin-men gọi dây nói cho En-đru. Giọng ông nhẹ nhàng, thân mật, sôi nổi và rơ ràng.
- Chào bác sĩ Men-sân. Rất hân hạnh được nói chuyện với ông. Tôi rất vui mừng là chúng ta sẽ ăn trưa với nhau. Nhưng đừng ăn trưa tại khách sạn Plađợ Nó làm tôi phát ghét rồi. Ông lại dùng bữa trưa ở chỗ tôi có hơn không?
En-đru gặp Xtin-men trong pḥng khách của ông tại khách sạn Brúc-cơ, một khách sạn đứng đắn, yên tĩnh khiến sự Ồn ào của khách sạn Plađơ phải hổ thẹn. Hôm đó là một ngày nóng nực, cả sáng En-đru lại phải vất vả xuôi ngược cho nên mới thoạt nh́n người chủ nhà, En-đru gần như ân hận là đă đến. Xtin-men khoảng năm mươi tuổi, dáng người gầy g̣ nhỏ nhắn, đầu to quá khổ, cằm lẹm. Nước da ông trắng hồng như da trẻ con, tóc lưa thưa nhàn nhạt rẽ giữa. Chỉ đến khi En-đru nh́n đến đôi mắt, đôi mắt kiên định, xanh nhạt và lạnh như đá th́ anh mới hiểu được và hầu như bị ngợp trước sức mạnh chứa trong thân h́nh mảnh khảnh này.
- Mong ông không thấy phiền là phải quá bộ đến đây. – Ri-xớt Xtin-men nói với giọng điềm đạm của người mà trong thiên hạ có nhiều kẻ muốn được dịp tiếp xúc. – Tôi biết người ta thường cứ tưởng dân Mỹ chúng tôi thích khách sạn Plađợ – Ông mỉm cười, nụ cười của một con người chân thực – Nhưng chỉ có những kẻ tầm thường mới đến đó – Ông dừng lại một lát – Nay được gặp ông, tôi xin thực ḷng ca ngợi ông về công tŕng nghiên cứu xuất sắc đề tài nhiễm bụi. Ông không bực với tôi về việc đă nêu lên với ông chất xê-rê-xít chứ? Gần đây, ông nghiên cứu ǵ?
Hai người xuống pḥng ăn. Người quản lư khách sạn đích thân ra phục vụ Xtin-men.
- Ông thích dùng ǵ? Tôi th́ xin một cốc nước cam. – Xtin-men nhanh nhẩu nói, không nh́n vào bản thực đơn dài bằng tiếng Pháp – và xin hai miếng sườn cừu nấu đậu. Rồi cà-phê.
En-đru gọi những món cho ḿnh rồi quay sang người bạn cùng bàn với một niềm kính nể mỗi lúc một tăng. Không thể ở cạnh Xtin-men lâu mà không nhận ra sức lôi cuốn của con người ông. Tiểu sử ông mà En-đru đă biết sơ qua cũng là một tiểu sử có một không hai.
Ri-sớt Xtin-men xuất thân trong một gia đ́nh sống lâu đời ở bang Mát-xa-chu-mét, một gia đ́nh có quan hệ với nghề luật tại Bô-xtân từ nhiều thế hệ naỵ Mặc dầu thừa hưởng truyền thống ấy, anh thanh niên Xtin-men lại tỏ ra tha thiết với nghề y, và đến năm mười tám tuổi th́ anh cuối cùng thuyết phục được cha anh cho phép anh theo học trường đại học Ha-vớt để rồi đi vào ngành ỵ Xtin-men theo học chương tŕnh khoa học ở trường này được ba năm th́ cha anh đột ngột qua đời, để lại anh, mẹ anh, và người em gái duy nhất của anh trong một t́nh cảnh khó khăn, túng thiếu.
Đến lúc đó, cần có người làm chỗ dựa cho gia đ́nh nên cụ Giôn Xtin-men, ông nội Ri-sớt, một mực bắt anh phải vào trường luật theo đúng truyền thống của ḍng họ. Mọi lư lẽ đều vô ích – ông cụ là người không ai có thể lay chuyển được – và Ri-sớt buộc phải học để thi lấy một cái bằng về luật chứ không phải là một học vị y khoa mà anh mong muốn. Sau đó anh vào làm việc tại các văn pḥng luật sư của những người trong họ Xtin-men tại Bô-xtơn và sống bốn năm trong nghề này.
Tuy vậy, anh thanh niên Ri-sớt Xtin-men không để hết tâm trí vào nghề luật. Vi khuẩn học và đặc biệt là môn vi sinh vật đă lôi cuốn anh từ những ngày đầu đời sinh viên, và trong gian buồng sát mái của ngôi nhà gia đ́nh tại Bi-cơn Hin, Ri-sớt lập một pḥng thí nghiệm nhỏ và dành tất cả thời gian rỗi của ḿnh cho những môn học mà anh say mệ Gian pḥng sát mái ấy thực tế là tiền thân của học viện Xtin-men. Ri-sớt không phải là một người làm việc tài tử. Trái lại, Ri-sớt không những tỏ ra rất thành thạo, khéo léo trong thực hành mà c̣n có tư chất thông minh hiếm có, gần như một thiên tài. Đến mùa đông năm 1908 sau khi Me-Ơ-ri, người em gái mà Ri-sớt rất thương mến, chết rất nhanh v́ bệnh phổi, Ri-sớt bắt đầu tập trung mọi sức lực của ḿnh vào cuộc chiến đấu chống trực khuẩn lao. Ri-sớt t́m hiểu những công tŕnh ban đầu của Pi-e Lu-i và môn đệ người Mỹ của Lu-i là Giêm Giéch-xơn con. Việc nghiên cứu công tŕnh cả đời người của Le-nếch về khoa chẩn đoán đă đưa Ri-sớt đến chỗ nghiên cứu sinh lư các lá phổi. Ri-sớt sáng chế ta một kiểu ống nghe mới. Với các thiết bị hạn chế có trong tay, Ri-sớt bắt đầu t́m cách điều chế huyết thanh máu.
Năm 1910, khi cụ Giôn Xtin-men qua đời th́ Ri-sớt, cuối cùng đă t́m ra cách chữa khỏi bệnh lao ở chuột lang. Hai sự kiện đồng thời ấy đem lại ngay một kết quả: bà mẹ Ri-sớt từ lâu vẫn bằng ḷng để con theo đuổi khoa học nên Ri-sớt đă dễ dàng được thôi việc ở văn pḥng luật sư Bô-xtơn; với tài sản thừa hưởng của ông nội, Ri-sớt mua lại một trang trại ở gần Poóc-lân, bang O-ri-gân, tại đó ông lao ngay tức khắc vào công việc thực sự của đời ông.
Biết bao nhiêu năm tháng quư báu đă bị bỏ phí rồi nên Ri-sớt Xtin-men không thi lấy bằng y nữa, ông muốn sớm có những bước tiến, những kết quả. Ít lâu sau, ông điều chế được một loại huyết thanh từ loài ngựa hồng và thành công trong việc dùng một loại vắc-xin của ḅ miễn dịch hàng loạt cho một đàn ḅ Giơđi. Đồng thời ông ứng dụng những điều quan sát cơ bản của Hem-tơn, Uyn-la Gíp ở I-ê-lơ và của các nhà vật lư như Biđay- Ông và Dinh-cơ trong việc dùng liệu pháp bất động điều trị phổi tổn thương. Rồi từ đó, ông lao thẳng vào trị liệu học.
Công việc điều trị của ông tại Viện nghiên cứu mới chẳng bao lâu làm ông trở thành nổi tiếng với những thắng lợi lớn hơn những kết quả mà ông thu được trong pḥng thí nghiệm. Bệnh nhân lao của ông là nhiều người đă đi hết nhà điều dưỡng này đến nhà điều dưỡng khác và bị coi là không thể chửa nổi. Khi ông điều trị khỏi những ca bệnh ấy th́ lập tức trong ngành y có những lời dèm pha, tố cáo, và chống đối ông kiên quyết.
Lúc bấy giờ bắt đầu với Xtin-men một cuộc đấu tranh khác lâu dài hơn, đấu tranh cho những công tŕnh của ḿnh được công nhận. Ông đă đem hết của cải tiền bạc của ḿnh bỏ vào việc xây dựng Viện nghiên cứu. Ông ghét quảng cáo và cưỡng lại mọi lời dụ dỗ dùng các công tŕnh của ông vào mục đích thương mại. Nhiều khi tưởng chừng những khó khăn vật chất và sự chống đối gay gắt mà ông vấp phải làm ông chùn bước. Tuy nhiên, với ḷng dũng cảm tuyệt vời, Xtin-men đă vượt qua mọi khủng hoảng, vượt qua được cả một chiến dịch chống ông trên mặt báo trong cả nước.
Thời kỳ xuyên tạc rồi sau qua đi, những cuộc luận chiến kịch liệt dịu bớt. Dần dần, những kẻ đối lập với Xtin-men đă phải miễn cưỡng công nhận ông. Năm 1928, một uỷ ban ở Oa-sinh-tơn đă đến thăm viện nghiên cứu Xtin-men và gửi về một báo cáo nồng nhiệt nói về hoạt động của Viện này. Từ đó, Xtin-men bắt đầu nhận được tiền quyên cúng của các cá nhân, các ban quản trị các công ty, và cả các tổ chức công cộng nữa. Ông dùng tiền ấy vào việc mở mang và hoàn thiện Viện nghiên cứu. Với những trang bị đầy đủ, hiện đại, với đàn gia súc Giơđi và đàn ngựa thuần giống Ai-lân nuôi để lấy huyết thanh, Viện đă trở thành một nơi tham quan của bang O-ri-gân.
Xtin-men chưa phải đă hết kẻ thù: chẳng hạn năm 1929, những lời kêu ca bịa đặt của một nhân viên pḥng thí nghiệm bị sa thải lại làm dấy lên một thời kỳ ầm ỹ nữa. Nhưng ít nhất, Xtin-men đă được an tâm tiếp tục sự nghiệp của đời ḿnh mà không sợ bị ai gây khó dễ. Thắng lợi không làm ông thay đổi, ông vẫn là con người điềm đạm khiêm tốn trước kia, con người cách đây gần hai mươi năm đă tiến hành những mẻ nuôi cấy vi khuẩn đầu tiên của ḿnh trong một gian pḥng sát mái ở Bi-cơn Hin.
Và bây giờ, tại pḥng ăn khách sạn Brúc-cơ, Xtin-men chuyện tṛ với En-đru bằng một giọng từ tốn, thân t́nh.
- Tôi rất thích sống ở Anh. Tôi yêu mến thôn quê nước ông. Mùa hè bên chúng tôi không được mát mẻ như ở đây.
- Ông sang đây chắc có một đợt thuyết tŕnh?
Xtin-men mỉm cười:
- Ồ, không đâu. Tôi bây giờ không đi thuyết tŕnh nữa. Bảo rằng để cho các kết quả tôi đă thu được thuyết tŕnh hộ tôi, không biết có quá hợm hĩnh không? Sự thực là tôi sang đây rất lặng lẽ. Do một chuyện t́nh cờ: ông Cơ-ran-xtơn của các ông – tôi muốn nói Hơ-bớt Cơ-ran-xtơn, người chế tạo ra những chiếc xe hơi nho nhỏ tuyệt diệu ấy – cách đây một năm có đến thăm tôi ở bên Mỹ. Ông ta bị hen từ nhỏ, và tôi… tại Viện nghiên cứu, chúng tôi đă chữa cho ông ta khỏi. Từ đó, ông ta cứ thúc giục tôi sang đây dựng một bệnh xá nhỏ theo kiểu bệnh viện của chúng tôi ở Poóc-lân. Sáu tháng trước, tôi đă nhận lời. Chúng tôi đă thông qua các kế hoạch và nay cái cơ sở đó – chúng tôi đặt tên là Ben-lơ-vuy – sắp hoàn thành, nằm ở Chin-tơn, gần Hai Uy-cơm. Tôi đến khánh thành rồi chuyển giao lại cho Ma-lân, một phụ tá của tôi. Thành thật mà nói, tôi coi đây là một thể nghiệm, một cuộc thể nghiệm nhiều hứa hẹn các phương pháp của tôi, đặc biệt là nh́n từ giác độ khí hậu và chủng tộc. Khía cạnh tài chính không quan trọng.
En-đru nhô người về phía trước:
- Nghe hấp dẫn quá. Ông chủ yếu tập trung vào mặt ǵ? Tôi muốn được đến thăm cơ sở của ông.
- Ông nên để đến khi chúng tôi hoàn thành xong xuôi hẵng đến. Chúng tôi sẽ có một chế độ điều trị triệt để bệnh hen. Cơ-ran-xtơn muốn vậy. Ngoài ra, tôi c̣n điều trị một ít trường hợp sơ nhiễm lao. Tôi nói một ít là bởi v́ - Xtin-men cười tủm tỉm – xin ông nhớ cho, tôi không quên tôi chỉ là một nhà sinh – vật lư học, chỉ biết vơ vẽ về bộ máy hô hấp. Nhưng ở Mỹ, cái khó đối với chúng tôi lại là tránh để cho ḿnh bị ngập đầu v́ quá nhiều bệnh nhân. Tôi đang nói về cái ǵ nhỉ? À, phải, những ca sơ nhiễm lao. Vấn đề này chắc làm ông quan tâm. Tôi có một phương pháp bơm khí màng phổi mới. Một bước tiến thực sự.
- Ông muốn nói đến phương pháp E-min – Vên?
- Không, không. Tốt hơn nhiều. Không có nhược điểm về áp lực âm. – Gương mặt Xtin-men sáng lên – Ông đă biết nhược điểm của loại máy có chai khí đặt cố định rồi chứ ǵ? Khi áp lực trong màng phổi cân bằng với áp lực của chất lỏng th́ ḍng khí ngừng hẳn lại. Bây giờ, tại Viện nghiên cứu, chúng tôi thiết kế được một buồng áp lực phụ – tôi sẽ giới thiệu với ông khi ông đến thăm – qua đó, chúng tôi có thể bơm khí vào ở một áp lực âm nhất định, ngay từ đầu.
- Nhỡ tắc mạch khí th́ sao?
- Chúng tôi đă loại trừ hoàn toàn nguy cơ ấy. Thế này nhé. Một mẹo rất đơn giản. Lắp một cái áp kế brô-mô-phoóc nhỏ ở sát mũi kim, chúng tôi tránh được hiện tượng loăng khí. Một sự xê dịch 14 cen-ti-mét chỉ làm thay đổi có 1 cen-ti-mét khối khí ở mũi kim. Nhân đây xin nói thêm, kim của chúng tôi có bốn rănh, như vậy là tốt hơn kim của Xăng-man.
Tuy là bác sĩ của bệnh viện Vích-to-ri-Ơ, En-đru vẫn có một ấn tượng mạnh mẽ, mặc dầu trái với ḷng ḿnh.
- Nếu thế th́ ông sẽ giảm khả năng gây sốc màng phổi xuống con số không. Ông Xtin-men ạ, chắc ông biết… ờ kể cũng lạ, tôi rất ngạc nhiên là tất cả những điều đó lại do ông t́m ra. Ấy, xin lỗi, tôi nói không khéo, nhưng chắc ông hiểu ư tôi… tôi muốn nói là tuy vậy, biết bao nhiêu bác sĩ hiện nay vẫn tiếp tục sử dụng những máy móc cũ.
- Ông bạn bác sĩ thân mến – con mắt Xtin-men nheo nheo với vẻ thích thú – chớ nên quên rằng Ca-xơn, người đầu tiên đề nghị dùng biện pháp bơm khí màng phổi, chỉ là một người viết sách sinh lư học.
Sau đó, hai người đi vào các vấn đề kỹ thuật. Họ thảo luận với nhau về thủ thuật bóc đỉnh phổi và cắt dây hoành, tranh luận với nhau về bốn điểm của Brao-Ơ rồi chuyển sang liệu pháp bơm dầu màng phổi và công tŕnh của Béc-nông ở Pháp-bơm với khối lượng cao vào màng phổi. Họ chỉ dừng lại khi Xtin-men nh́n đồng hồ, khẽ kêu một tiếng v́ thấy quá giờ hẹn với Cơ-ran-xtơn nửa giờ.
En-đru rời khách sạn Brúc-cơ với một tâm trạng kích động và phấn chấn. Nhưng liền ngay sau đó lại diễn ra một phản ứng kỳ quặc: anh thấy ngượng và không hài ḷng về công việc của ḿnh. Ḿnh đă để cho ông già ấy lôi cuốn ḿnh, chinh phục ḿnh. - En-đru khó chịu tự nhủ.
En-đru không thật vui khi về đến phố Chét-xbơ-rợ Tuy vậy, lúc đỗ xe trước cửa nhà, anh tạo cho ḿnh một vẻ mặt lănh đạm. Quan hệ giữa anh và Cơ-ri-xtin đă xấu đi đến chỗ đ̣i anh phải có một bộ mặt hững hờ đó, v́ vậy bây giờ nàng bày ra với anh một gương mặt rất đỗi nhẫn nhục và không thần sắc đến nỗi tuy có lúc anh tức điên người nhưng bề ngoài vẫn cứ phải đáp lại bằng một vẻ mặt giống nàng.
En-đru có cảm tưởng Cơ-ri-xtin đă thu ḿnh lại, biệt lập trong một cuộc sống nội tâm mà anh không len vào được. Nàng đọc rất nhiều, nàng viết thự Một đôi lần, En-đru về nhà thấy nàng đang chơi với cô bé Phlo-ri những tṛ chơi trẻ con với những mảnh gỗ màu mua ở cửa hàng bách hoá. Nàng cũng đă bắt đầu đều đặn nhưng kín đáo đi lễ nhà thờ. Đó là điều làm En-đru điên tiết nhất.
Ở Blây-nen-li, chủ nhật nào Cơ-ri-xtin cũng cùng với bà Von đi lễ nhà thờ xứ, nhưng hồi bấy giờ En-đru thấy không có ǵ đáng phàn nàn. Nhưng nay, hai người xa cách và không hoà thuận với nhau, En-đru thấy đó chỉ là thêm một hành động coi thường anh, một cử chỉ sùng đạo chọc tức con người anh đang đau khổ.
Tối nay, lúc En-đru bước vào pḥng ngoài th́ Cơ-ri-xtin đang ngồi một ḿnh, dáng người nhỏ bé, khuỷu tay t́ lên bàn, mắt đeo đôi kính cận thị mà ít lâu nay nàng đă phải dùng, trước mặt đặt một quyển sách, chăm chú như một cô học tṛ ngồi học bài. Thấy nàng không để ư ǵ đến ḿnh, En-đru bỗng nổi nóng. Anh ṿng tay qua vai nàng cầm lấy quyển sách mà nàng định dấu đi nhưng không kịp. Anh đọc ở đầu trang: Kinh phúc âm theo thánh Lúc.
- Cha mẹ Ơi! - En-đru kinh ngạc, hơi cáu. – Đến nước này à? Ngồi học kinh thánh à?
- Th́ có sao? Em vẫn đọc từ hồi chưa quen biết anh.
- Thế cơ à?
- Vâng – Mắt nàng biểu lộ một nỗi đau đớn lạ lùng – Có lẽ những người bạn của anh ở khách sạn Plađơ th́ không thích. Nhưng ít ra đây cũng là quyển sách lành mạnh.
- À, ra thế! Này, xin nói để cô biết, nếu như cô không biết: cô đang trở thành một con mụ loạn thần kinh gớm ghiếc rồi đấy.
- Rất có thể. Điều đó nữa cũng hoàn toàn là tại em. Nhưng em xin nói để anh biết, em là một mụ đàn bà loạn thần kinh gớm ghiếc nhưng linh hồn được cứu rỗi c̣n hơn là một người đàn ông giàu sang ghê gớm đấy nhưng… linh hồn đă chết!
Cơ-ri-xtin bỗng im bặt, cắn môi, cố gh́m nước mắt. Nàng cố hết sức giữ b́nh tĩnh. Nh́n thẳng vào En-đru, con mắt đau khổ, giọng nho nhỏ nghẹn ngào, nàng nói:
- Anh En-đru! Anh có thấy tốt nhất cho cả hai người là em nên vắng nhà một thời gian không? Bà Von có viết thư mời em về chơi hai ba tuần với bà ấy. Họ vừa mới thuê được một ngôi nhà ở Niu-ki để nghỉ hè. Anh có thấy là em nên đi không?
- Ừ, th́ đi… Đi cho xong.
Nói đoạn, En-đru quay mặt bỏ ra ngoài.

Chương 43

Cơ-ri-xtin đi Niu-ki khiến cho En-đru cảm thấy nhẹ người, khoan khoái như được giải phóng – trong ba ngày tṛn. Sau đó anh bắt đầu hậm hực, tự hỏi thầm không biết bây giờ nàng đang làm ǵ và có nhớ anh không, băn khoăn và tức tối không biết bao giờ nàng mới về. Dù anh có tự nhủ bây giờ anh là một con người tự do anh vẫn có cái cảm giác thiếu thốn đă từng khiến anh không làm việc được hồi ở Blây-nen-li khi nàng đi Brít-linh-tơn để anh ở nhà một ḿnh chuẩn bị cho kỳ thi.
H́nh ảnh nàng hiện lên trước mắt anh, không phải h́nh ảnh cô gái Cơ-ri-xtin trẻ trung tươi mát trước kia mà là một gương mặt xanh xao hơn, già hơn, đôi má hơi hóp lại, đôi mắt cận thị đằng sau cặp kính tṛn. Không phải là một gương mặt xinh đẹp mà là một gương mặt có một vẻ nhẫn nhục chịu đựng, và vẻ mặt ấy cứ ám ảnh anh.
En-đru đi chơi rất nhiều, đánh brít-giơ với Ai-vơ-ri, Phrít-men và Hem-tơn tại câu lạc bộ. Sau buổi gặp gỡ đầu tiên, tuy ở anh có một phản ứng song En-đru vẫn thường xuyên đến chỗ Xtin-men. Ông này hiện cứ đi đi về về giữa khách sạn Brúc-cơ và bệnh xá ben-lơ-vuy sắp hoàn thành. En-đru viết thư mời Đen-ni lên chơi với anh tại Luân Đôn, nhưng v́ mới nhận việc nên Đen-ni không thể nào ra thăm En-đru. C̣n Hốp ở Kem-brít-giơ th́ không sao bắt liên lạc được.
Nhiều lần, En-đru cố đắm ḿnh vào công việc nghiên cứu tại bệnh viện nhưng không nổi. Anh quá bồn chồn. Với cũng tâm trạng bồn chồn ấy, En-đru đến gặp ông Uếtđơ, giám đốc ngân hàng, để kiểm tra lại số tiền gửi của anh. Rất đáng hài ḷng, tốt đẹp cả. Anh bắt đầu vạch kế hoạch mua hẳn một ngôi nhà ở phố Oen-bếch – phải bỏ ra khá nhiều tiền nhưng sẽ rất có lợi – rồi bán lại ngôi nhà ở phố Chét-xbơ-rơ, chỉ giữ lại có pḥng khám ở mé nhà thôi. Một công ty mua bán nhà cửa sẽ giúp anh việc này. Nhiều đêm nóng bức, anh bừng tỉnh dậy, trong đầu ung dung những kế hoạch và những công việc xoay quanh đám khách bệnh, thần kinh mệt mỏi, nhớ Cơ-ri-xtin, luôn tay với bao thuốc lá trên bàn ngủ.
Giữa t́nh h́nh ấy, En-đru gọi dây nói cho Phran-xit Lo-rân-xơ.
- Hiện nay tôi đang ở đây có một ḿnh. Phran-xit có định đi chơi đâu tối nay không? Ở Luân Đôn nóng kinh người.
Giọng nói khoan thai của nàng sao dịu dàng mơn trớn lạ lùng đối với anh.
- Thế th́ tuyệt quá! Phran-xit đang mong chờ anh gọi dây nói đến nhà. Anh có biết Cơ-rốt-Uê không? Sợ là đèn ở đấy hơi sáng quá. Nhưng con sông th́ mê ly.
Tối hôm sau, En-đru giải quyết xong một số bệnh nhân ở pḥng khám trong có bốn mươi nhăm phút. Chưa đến tám giờ, anh đă đến đón Phran-xit tại Nai-brít-giơ và cho xe chạy về hướng Chớt-xi.
Chiếc xe bon bon về phía tây qua các ruộng rau ở ngoài Xten trong ánh ráng đỏ rực rỡ của buổi hoàng hôn. Phran-xit ngồi cạnh anh trong khi anh lái, không nói ǵ nhiều, nhưng sự có mặt duyên dáng khác lạ của nàng vẫn đầy ắp không gian trong xe. Nàng mặc áo và váy may bằng một thứ hàng mỏng màu vàng nâu, chiếc mũ nâu sẫm ôm sát khuôn mặt nhỏ nhắn. En-đru bị ngợp trước dáng vẻ yêu kiều hết mực thanh cao của nàng. Bàn tay để trần đặt gần anh nói lên đầy đủ vẻ đẹp quư phái ấy: những ngón một h́nh bầu dục đỏ sẫm đáng yêu. Đài các, cao sang vô cùng!
Như Phran-xit nói, Cơ-rốt-nê là một toà nhà mỹ lệ xây dựng theo kiến trúc thời đại E-liđơ-bớt, nằm giữa một khu vườn tuyệt đẹp bên bờ sông Tem-pơ với những cây cảnh xen sửa theo kiểu cổ xưa và những mảnh hồ sen xinh xắn, nhưng tất cả đă bị uế tạp v́ những tiện nghi hiện đại và một dàn nhạc thô bỉ đă chuyển toà lâu đài này thành khách sạn. Chiếc xe của hai người vừa lăn vào đến sân th́ có ngay một gia nhân giả trang chạy ra đón. Trong sân đă đầy những loại xe sang trọng. Gạch men cổ ốp ngoài những mảnh tường xung quanh sân lấp loáng sau những cây nho leo và những ống ḷ sưởi găy khúc cao lêu đêu nhô lên trời.
Họ bước vào pḥng ăn. Gian pḥng lịch sự đầy ắp người, bàn kê xung quanh một khu để trống h́nh vuông, sàn gỗ đánh xi bóng lộn. Người quản lư khách sạn ở đây cũng có cùng một dáng dấp như viên đại thần ở khách sạn Plađơ. En-đru rất ghét những tay quản lư khách sạn và kiềng mặt họ. Nhưng nay anh mới hiểu ra đó là v́ anh chưa bao giờ cùng với một người phụ nữ như Phran-xit đến gặp họ. Chỉ liếc nhanh một cái là hai người được kính cẩn đưa đến một chiếc bàn ở vào vị trí tốt nhất trong pḥng rồi một tốp người hầu bàn xúm ngay lại, trong đó một người khúm núm giở chiếc khăn ăn của En-đru giải ra trên đầu gối anh.
Phran-xit không gọi ǵ mấy: một đĩa rau trộn, bành ḿ lát mỏng nướng ṛn kiểu Men-ba, không rượu, chỉ gọi nước đá. Sắc mặt không thay đổi, người quản lư h́nh như lại coi sự thanh đạm này là một nét xác nhận địa vị xă hội của nàng. En-đru giật ḿnh hoảng hồn nhận thức rằng nếu anh đi cùng với Cơ-ri-xtin vào nơi thánh đường này mà gọi những món ăn hèn mọn ấy th́ chắc người ta đă khinh bỉ xua anh ra đường rồi.
Khi b́nh tâm lại, En-đru thấy Phran-xit mỉm cười với anh.
- Anh có biết không, chúng ḿnh quen nhau đă khá lâu rồi mà đây mới là lần đầu anh mời em đi chơi với anh.
- Phran-xit có ân hận không?
- Không ân hận nhiều, chắc thế.
Một lần nữa, vẻ thân mật quyến rũ trên gương mặt hơi cười cười của nàng lại nâng con người anh lên, làm anh thấy ḿnh tài hoa hơn, sang trọng hơn và cũng thoải mái hơn. Tuyệt nhiên không có chút nào hợm hĩnh, kênh kiệu lố bịch. Phong thái lịch sự quư phái của nàng như toa? sang anh, bao trùm lấy anh. En-đru nhận thấy con mắt chăm chú của những khách ăn ở các bàn bên nh́n hai người, vẻ khâm phục của đám mày râu mà Phran-xit tỏ ra hết sức dửng dưng. Anh không khỏi h́nh dung những say sưa sẽ đến với anh trong quan hệ lâu dài với nàng.
Phran-xit nói:
- Không biết em có làm anh hợm ḿnh không nếu em nói em đă bỏ một buổi đi xem kịch đă nhận lời để đến đây? Ni-con Oát-xơn – anh c̣n nhớ ông ta không nhỉ? Ông ấy mời em đi xem vũ kịch, một trong những thứ mà em thích nhất… anh nghĩ thế nào về sở thích trẻ con ấy của em? … Mắt-xin hôm nay biểu diễn trong vở “Cửa hàng kỳ quái”.
- C̣n nhớ chứ, Oát-xơn và cuộc hành tŕnh của ông ta qua Pa-ra-goaỵ Một con người tài ba.
- Ông ấy khéo ghê lắm.
- Nhưng chắc v́ Phran-xit cảm thấy ở rạp hát quá nóng chứ ǵ?
Nàng đáp lại bằng một nụ cười, không nói, rút ra một điếu thuốc lá trong hộp thuốc mỏng tráng men, bên ngoài vẽ thu nhỏ một bức tranh màu nhạt tuyệt diệu của Bu-sê (#1).
- Có, tôi có nghe nói Oát-xơn theo đuổi Phran-xit – En-đru nói tiếp, giọng bỗng mạnh lên – chồng Phran-xit nghĩ thế nào về chuyện ấy?
Nàng vẫn không nói, chỉ hơi cau trán như trách nhẹ một thái độ thiếu tế nhị.
Giây lát sau nàng nói:
- Chắc anh hiểu chứ? Anh Giéch và em rất hoà thuận với nhau. Song mỗi người có những bạn bè riêng. Anh ấy hiện đang đi chơi ở vịnh Hu-an, nhưng em không hỏi anh ấy đến đấy làm ǵ. – Rồi nàng nhỏ nhẹ – Chúng ḿnh ra nhảy nhé… chỉ một bài thôi.
Hai người ra nhảy. Phran-xit di động cũng với dáng yêu kiều quyến rũ lạ thường đó; nàng nhẹ lâng lâng trong cánh tay En-đru, như không c̣n là một người bằng xương bằng thịt nữa.
- Tôi nhảy không được giỏi – En-đru bảo khi hai người trở về chỗ ngồi. Anh đă đi đến chỗ rập theo cả cách nói của Phran-xit… Đă qua rồi, qua rồi cái thời mà anh làu bàu: “Mẹ kiếp, Cơ-rít, anh không phải là một tay giỏi nghề múa may quay cuồng”.
Phran-xit không đáp. Cả sự im lặng ấy, En-đru cũng cảm thấy là điều đặc biệt của riêng nàng. Người phụ nữ khác th́ đă khăng khăng bác lại, khen là anh nhảy giỏi, mà chính ra thế lại làm anh lúng túng, ngượng nghịu. Bỗng ṭ ṃ, En-đru tự hỏi:
- Phran-xit cho tôi biết điều này nhé. Tại sao Phran-xit lại tốt với tôi thế? Lại giúp đỡ tôi như Phran-xit đă làm… trong suốt mấy tháng qua.
Phran-xit nh́n En-đru với vẻ hơi thích thú, nhưng nàng không lẩn tránh câu hỏi.
- Anh có một sức lôi cuốn lạ thường đối với phụ nữ. Và cái quyến rũ nhất ở anh là anh không biết ḿnh có sức lôi cuốn ấy.
- Ấy, không, thực ra… - En-đru ấp úng bác lại, đỏ mặt, rồi lí nhí – Tôi mong rằng tôi c̣n có vẻ là một bác sĩ nữa chứ.
Phran-xit bật cười khanh khách, tay nhẹ nhàng xua làn khói thuốc lá:
- Anh sẽ không tin. Hoặc lẽ ra em không nên nói cho anh biết. Cố nhiên, anh là một bác sĩ rất giỏi. Mới tối hôm kia, ở phố Gơ-rin có bàn về anh. Lơ Roa bắt đầu hơi chán cái ông chuyên gia chế độ ăn uống của công ty rồi. Tội nghiệp Răm-bâu. Ông ta hẳn phải đau khổ lắm nếu được nghe Lơ Roa gầm lên: “Chúng ta phải cho ra ŕa lăo già ấy!” Và anh Giéch cũng đồng ư. Họ muốn đưa vào trong ban quản trị công ty một người trẻ hơn, năng nổ hơn – có nên dùng một h́nh ảnh đă nhàm không nhỉ – “một người có triển vọng”. H́nh như họ dự định mở một đợt quảng cáo rầm rộ trên các chuyên san y học. Họ thực sự muốn làm cho giới y học chú ư về… phương diện khoa học, như Lơ Roa nói. Răm-bâu th́ dĩ nhiên đă bị các đồng nghiệp của anh ta coi như một anh hề, không hơn không kém. Ơ ḱa, em nói lảm nhảm những ǵ măi. Làm hoài phí cả một đêm như đêm naỵ Nào, anh đừng có cau mày như sắp sửa giết em, hay giết người hầu bàn hoặc người nhạc trưởng không bằng. Thực ra, em mong anh đập chết hắn ta đi cho rồi, hắn ta thô bỉ quá… Trông anh giống hệt hôm đầu tiên ấy, hôm anh đến pḥng thử áo, hết sức kiêu kỳ, hănh diện và luống cuống… hơi lố bịch nữa. Lại c̣n… tội nghiệp Tốp-pi! Theo lẽ thường, lẽ ra hôm nay cô ấy phải ở đây mới phải.
- Tôi mừng là không có cô ấy. – En-đru nói, mặt cúi gằm.
- Xin anh đừng cho em là tầm thường. Em không chịu nổi đâu. Chúng ḿnh là những người khá thông minh, em mong vậy… và chúng ḿnh… hay ít ra là em… không tin ở chuyện có những “mối t́nh lớn”. Nói thế không biết có đúng không. Nhưng em nghĩ cuộc đời sẽ tươi vui hơn nhiều nếu ta có… một người bạn… cùng đi với nhau một đoạn đường. – Trong con mắt nàng lại có những chấm sáng riễu cợt nhấp nháy – Em nói đặc giọng Rô-xét-ti (#2) nhỉ, thế th́ đáng sợ quá. – Nàng cầm lấy hộp thuốc lá – Ở đây hơi ngột ngạt, anh ạ, em muốn anh ra nh́n trăng lên trên sông.
En-đru trả tiền rồi đi theo Phran-xit qua chiếc cửa lớn bằng kính mà những kẻ phá hoại các công tŕnh văn hoá lịch sử đă đang tâm đục vào chiếc tường đẹp cổ kính này. Ngoài thềm có hàng lan can bao quanh, vọng ra tiếng nhạc nhè nhẹ của dàn nhạc nhảy. – Trước mắt họ là một lối đi rộng trồng cỏ chạy xuống bờ sông giữa hai hàng thuỷ tùng xén tỉa đen sẫm. Đúng như Phran-xit nói, ánh trăng chiếu xuống rặng thủy tùng đổ thành những bóng dài và phản chiếu yếu ớt trên một dăy bia tập bắn cắm ở cuối băi cỏ. Xa xa là mặt sông trông như dát bạc.
Hai người đi bộ xuống tận ven sông. Họ ngồi trên một chiếc ghế dài đặt ở ngay mé nước, Phran-xit bỏ mũ xuống, im lặng nh́n ḍng nước lờ lững, tiếng ŕ rầm muôn thuở của nó hoà lẫn với tiếng ù ù xa xa của một chiếc xe hơi khoẻ nào đó phóng nhanh.
Phran-xit th́ thào:
- Tiếng đêm mới huyền ảo làm sao! … Cái cổ xưa và cái hiện đại… Ánh đèn pha chiếu qua ánh trăng. Thời đại của chúng ḿnh đó.
En-đru đặt một cái hôn lên môi nàng. Nàng không cử động. Đôi môi nàng khô và ấm.
Một lát sau, nàng bảo:
- Rất ngọt ngào… Và rất kém.
- Anh có thể làm lại khá hơn. – En-đru lẩm bẩm, mắt cứ đăm đăm nh́n về phía trước, người ngồi ngay như tượng. En-đru vụng về, mất tự tin, ngượng nghịu và luống cuống. Tức ḿnh, anh tự bảo thầm: ngồi ở đây vào một đêm như đêm nay, với một phụ nữ duyên dáng quyến rũ như thế này th́ thật là tuyệt diệu. Theo quy tắc của các đêm trăng và những điều viết trong sách th́ lẽ ra anh phải điên cuồng, ôm gh́ lấy nàng. Nhưng đằng này anh lại thấy chân tay cứng đờ cử động không được, lại muốn hút thuốc và cảm thấy bụng đầy anh ách v́ những món ăn khi năy.
Và không hiểu sao, gương mặt Cơ-ri-xtin lại hiện ra trên mặt nước trước mặt anh, một gương mặt mệt mỏi, phiền muộn, trên má rầu rĩ một vệt sơn dây ra từ chiếc chổi sơn nàng dùng để sơn lại những cánh cửa gấp nặng nề hồi hai vợ chồng mới dọn đến Chét-xbơ-rợ H́nh ảnh ấy làm cho En-đru thấy phiền ḷng và đâm ra bực bội. Anh đến đây là do hoàn cảnh bắt buộc. Và anh là một con người, chứ không ư, đâu phải là kẻ muốn trở thành một Vô-rô-nốp. Với dáng điệu ngang ngạnh, bất cần, anh hôn Phran-xit lần nữa.
Con mắt người đàn bà trẻ vẫn có cái vẻ thích thú, cười cợt và âu yếm:
- Em đă tưởng dễ anh phải mất mười hai tháng mới quyết định được… Bây giờ, bác sĩ đă thấy là ta nên về chưa. Không khí ban đêm này… nó há chẳng là nguy hiểm cho tâm trí người Thanh giáo hay sao?
En-đru đỡ nàng đứng lên. Phran-xit giữ lấy tay anh, nắm nhè nhẹ tay anh khi hai người cùng ra xe. Anh quẳng một đồng si-linh cho người trông xe ăn mặc giả trang, nổ máy cho xe chạy về Luân Đôn. Trên đường về, sự im lặng của Phran-xit cho thấy rơ nàng sung sướng.
Nhưng En-đru th́ không sung sướng. Anh cảm thấy ḿnh bỉ ổi và ngu ngốc. Tự căm ghét ḿnh, thất vọng trước những phản ứng của ḿnh, En-đru lo sợ nghĩ đến lúc anh phải trở về gian pḥng ngột ngạt của ḿnh, chiếc giường trơ trọi mà anh sẽ không thể nào ngủ yên được trên đó. Tim anh lạnh giá, đầu óc anh đầy những ư nghĩ dằn vặt, giằng xé. Trước mắt anh lại hiện ra h́nh ảnh dịu dàng của mối t́nh đầu giữa anh và Cơ-ri-xtin, niềm hạnh phúc ngây ngất rộn ràng của buổi ban đầu ấy ở Blây-nen-li. Anh xua mạnh những h́nh ảnh đó khỏi đầu.
Xe đỗ trước nhà Phran-xit mà trong óc anh vẫn c̣n đang đấu tranh với vấn đề này. Anh bước xuống đường, mở cửa xe cho Phran-xit. Hai người đứng bên nhau trên vỉa hè trong khi Phran-xit mở ví lấy ch́a khoá.
- Anh lên nhà chứ? Em chắc bọn người hầu đi ngủ cả rồi.
En-đru ngập ngừng, lắp bắp:
- Khuya lắm rồi nhỉ.
Dường như không nghe thấy lời anh, nàng cứ bước lên mấy bậc cửa, tay cầm ch́a khoá. Len lén bước theo sau nàng, En-đru thấy hiện ra lờ mờ trước mắt h́nh ảnh Cơ-ri-xtin cầm chiếc túi lưới đi chợ.

---------------
Chú thích:

(1) Bu-sê (1703 – 1770): họa sĩ Pháp.
(2) DG Rô-xét-ti (1828 –1882): họa sĩ và nhà thơ người Anh gốc Ư, có những bài thơ phóng đăng.


Chương 44

Ba hôm sau, một buổi chiều nóng nực, En-đru ngồi trong pḥng khám bệnh của anh ở phố Oen-bếch. Tiếng ồn ào khó chịu của xe cộ đi lại bên ngoài theo không khí oi bức lọt vào trong nhà qua tấm màn che ở cửa sổ để ngỏ. En-đru mệt mỏi v́ làm việc quá sức. Anh lo sợ ngày về của Cơ-ri-xtin vào cuối tuần, nhưng vẫn phấp phỏng mong đợi tiếng chuông điện thoại. Anh mướt mồ hôi v́ phải giải quyết cho xong sáu bệnh nhân ba ghi-ni trong ṿng một giờ và biết rằng sau đó lại phải thanh toán thật nhanh số bệnh nhân đang đợi ở pḥng khám cũ để c̣n đưa Phran-xit đi ăn tối. En-đru nóng nảy ngẩng đầu lên khi chị y tá Sáp bước vào, vẻ mặt cau có hơn b́nh thường.
- Ở ngoài kia có một con người đến hỏi ông. Thật là một con người quái gở, không phải bệnh nhân mà lại bảo cũng không phải khách du lịch. Cũng không có thẻ đăng kư chữa bệnh. Tên là Bâu-lân.
- Bâu-lân à? - En-đru hững hờ nhắc lại, rồi gương mặt anh bỗng sáng lên – Côn Bâu-lân à? Chị mời ông ấy vào đây, vào ngay.
- Nhưng có một bệnh nhân đang chờ. Và mười phút nữa th́ bà Ro-bớt…
- Mặc xác bà Ro-bớt - En-đru bực tức quát – Làm như tôi bảo.
Chị Sáp nóng mặt khi nghe giọng đó. Chị toan bảo cho En-đru biết chị không quen nghe những giọng như vậy, nhưng chị chỉ chun mũi khịt khịt rồi ngẩng cao đầu đi ra. Một phút sau, Bâu-lân vào.
- Ḱa Côn! - En-đru nói, bật đứng dậy.
- Chào cậu, xin chào, xin chào! – Côn Bâu-lân reo, lao người về phía trước, nhe răng cười toe toét vui vẻ. Đúng là ông nha sĩ tóc hung, trông vẫn như xưa, không sai một tí nào, vẫn nhem nhuốc trong bộ quần áo xanh bóng nhẫy rộng quá khổ và đôi ủng nâu to tướng như vừa mới ở trong nhà xe bằng gỗ bước ra. Có lẽ có hơi già hơn một đôi chút, nhưng hàng ria hung hung đỏ vành bàn chải không bớt hung hăng, vẫn có vẻ bướng bỉnh nghênh ngang, tóc vẫn rối bù và vẫn ăn nói oang oang – Bâu-lân vỗ thùm thụp vào lưng En-đru. – Men-sân! Nói có quỷ thần chứng giám, gặp lại cậu, ḿnh thật là mừng. Trông cậu oai lắm, oai lắm. Nhưng giữa hàng triệu người ḿnh cũng nhận ra cậu ngaỵ Chà! chà! Xem nào… chỗ của cậu ở đây chúa thật – Bâu-lân quay con mắt tươi hơn hớn sang gương mặt quạu cọ của chị Sáp đang khinh khỉnh đứng nh́n – Bà này, bà y tá của cậu ấy, đang định không cho ḿnh vào. Măi đến khi ḿnh bảo ḿnh cũng là người trong ngành y đây th́ mới vào được. Sự thật đúng là như vậy, bà ạ. Anh chàng bảnh choẹ mà bà giúp việc đây là người cùng hội cùng thuyền với tôi cách đây không lâu, ở E-bơ-re-lọ Khi nào bà đi đâu qua đấy, mời bà rẽ vào chơi thăm mẹ cháu, tôi sẽ hân hạnh mời bà chén trà. Bạn bè nào của ông bạn Men-sân, chúng tôi đều ân cần đón tiếp.
Chị Sáp lườm Bâu-lân một cái rồi bỏ đi. Nhưng Bâu-lân nào có để ư, anh cứ thở ph́ pḥ, cười nói bô bô, một niềm vui tự nhiên trong trẻo. Anh quay sang nói với En-đru:
- Không đẹp, có phải không cậu. Nhưng dám chắc là một người đàn bà đúng mực… Tốt! Tốt! Tốt lắm. Cậu dạo này ra sao hả Men-sân?
Bâu-lân không chịu buông bàn tay En-đru ra mà cứ cầm lấy lắc lên lắc xuống như một cái cần bơm nước, toác miệng cười hể hả.
Trong cái ngày chán chường này gặp lại Côn Bâu-lân đối với En-đru như một liều thuốc bổ hiếm. Mải sau, rút được tay ra, En-đru ngồi phịch xuống chiếc ghế xoay, cảm thấy ḿnh trở lại là ḿnh. Anh đẩy hộp thuốc lá về phía Bâu-lân. Một ngón tay cái cáu bẩn thọc vào trong túi áo, tay kia bóp bóp đầu ướt điếu thuốc vừa mới châm. Côn Bâu-lân tŕnh bày sơ lược lư do ra chơi của anh.
- Ḿnh được nghỉ vài ngày, cậu ạ, và có hai ba việc phải giải quyết. Thế là vợ ḿnh mới bảo ḿnh sửa soạn hành lư rồi lên đường. Chả là ḿnh có một sáng kiến căng lại ḷ xo cho những bộ phanh bị chùng. Ḿnh đă để toàn bộ đầu óc của ḿnh vào việc này. Nhưng, khỉ gió, chẳng ma nào thèm để ư đến sáng kiến của ḿnh. Nhưng thôi, kệ xác nó… cái đó không quan trong bằng vấn đề này. - Bâu-lân vẩy tàn thuốc xuống thảm, mặt nghiêm trang hơn – Men-sân, cậu ạ. Đó là chuyện Me-Ơ-ri. Chắc cậu c̣n nhớ Me-Ơ-ri chứ, ḿnh cam đoan nó th́ nó nhớ cậu lắm! Dạo này, nó không được khoẻ, không được b́nh thường. Ḿnh đă đưa nó đến cho Lu-ê-lin xem nhưng chẳng được tích sự ǵ. - Bâu-lân bỗng nổi nóng, tiếng nói rít lại với nhau, nghe không rơ – Mẹ kiếp, Men-sân ạ, hắn ta dám cả gan bảo rằng con bé bị lao… như thể là trong ḍng họ Bâu-lân này hăy c̣n có người bị lao sau khi chú Đan nó vào nhà điều dưỡng cách đây mười lăm năm. Vậy thế này nhé, cậu ạ, cậu có vui ḷng v́ t́nh bạn lâu năm của chúng ḿnh mà giúp ḿnh được không? Chúng ḿnh biết cậu bây giờ oai lắm. Ở E-bơ-re-lo, người ta bàn tán về cậu rất nhiều. Cậu có vui ḷng khám bệnh cho cái Me-Ơ-ri hộ chúng ḿnh được không nhỉ? Chắc cậu không tưởng tượng được con bé nó tin tưởng ở cậu đến thế nào, và cả chúng ḿnh nữa, vợ ḿnh và ḿnh cũng hết sức tin tưởng. V́ vậy, vợ ḿnh mới bảo ḿnh: nhà nó đến gặp bác sĩ Men-sân đi. Nếu anh ấy bằng ḷng xem bệnh cho con bé th́ ta sẽ gửi con bé lên chỗ anh ấy khi nào anh ấy thấy tiện. Thế nào, ư cậu thế nào, Men-sân? Nếu cậu quá bận th́ cậu cứ cho ḿnh biết, ḿnh sẽ đi chỗ khác ngay.
En-đru sầm mặt lại:
- Đừng nói thế, Côn. Cậu không thấy, gặp cậu ḿnh mừng rỡ thế nào à? C̣n Me-Ơ-ri, tội nghiệp cô bé. Cậu biết là ḿnh sẽ làm mọi việc có thể làm được cho nó, mọi việc…
Kệ chị y tá tḥ đầu vào với nhiều hàm ư, En-đru cứ để thời giờ quư báu của ḿnh nói chuyện với Bâu-lân cho đến khi chị ta không chịu được nữa:
- Ông hăy c̣n năm bệnh nhân đang chờ ngoài nay, bác sĩ Men-sân ạ. Mà ông đă chậm hơn một tiếng so với giờ hẹn rồi. Tôi không thể xin lỗi họ măi được. Tôi không quen đối xử với bệnh nhân như thế.
Dẫu vậy, En-đru vẫn c̣n nắm chặt tay Bâu-lân, tiễn Bâu-lân ra tận cửa trước, cố mời Bâu-lân về nhà chơi.
- Ḿnh không để cho cậu quay về ngay đâu, Côn ạ. Cậu ở đây được bao nhiêu lâu, ba hay bốn ngày? Tốt lắm! Cậu trọ Ở đâu? Oét-lân à? Qúa Bây- Oa-tơ cơ à? Không được. Sao không ở luôn đây với ḿnh. Chúng ḿnh có vô số buồng để không. Đến thứ sáu này th́ Cơ-ri-xtin về. Gặp cậu, cô ấy chắc mừng lắm. Chúng ḿnh sẽ được dịp ôn lại với nhau những ngày đă qua.
Và hôm sau, Bâu-lân đem va-li đến phố Chét-xbơ-rơ…
Và rồi đến ngày đem lại giây phút lạnh lùng, không sao tránh khỏi, khi gặp lại Cơ-ri-xtin. En-đru kéo Bâu-lân, không hay biết có chuyện ǵ, ra gạ Bực bội nhận thấy ḿnh không b́nh tĩnh, En-đru lấy Bâu-lân làm người cứu nguy cho ḿnh. Khi tàu vào ga, tim En-đru đập th́nh thịch, bồn chồn. Anh đă phải trải qua một giây phút lo lắng và hối hận kinh khủng khi nh́n thấy gương mặt Cơ-ri-xtin nhỏ bé thân thuộc đi giữa đám người xa lạ, nhớn nhác t́m anh. Sau anh quên hết cả mọi sự khi anh cố tỏ ra có một thái độ thân thiết, tự nhiên.
- Cơ-rít, em! Tưởng em không bao giờ về nữa! Đúng đấy, em nh́n kỹ đi nào. Chính cống Côn Bâu-lân chứ không phải ai khác. Không già đi tí nào nhỉ. Anh ấy đang ở với chúng ḿnh, Cơ-rít ạ, anh sẽ kể cho em nghe trên xe. Anh đưa xe đến, ở ngoài ga kia ḱa. Em đi chơi có vui không? Ơ ḱa, việc ǵ em phải xách va-li?
Ngạc nhiên trước sự đón tiếp bất ngờ này ở sân ga – trong khi nàng sợ về đến ga chẳng gặp ai – Cơ-ri-xtin rũ bỏ được vẻ mặt ủ dột, đôi má trở lại hơi hồng hào. Nàng cũng đă sống torng một tâm trạng bồn chồn lo lắng, mong mỏi một sự bắt đầu mới. Bây giờ ḷng nàng gần như tràn ngập hy vọng. Nép ḿnh trên chiếc ghế sau với Bâu-lân trong xe, nàng hào hứng nói chuyện, con mắt lúc nào cũng liếc nh́n gương mặt nghiêng nghiêng của En-đru ngồi bên tay lái.
- Chao ôi, về đến nhà thật khoan khoái. – Nàng hít một hơi dài khi đă bước qua cửa ngoài. Rồi nói rất nhanh – Anh nhớ em chứ, anh En-đru?
- Nhớ chứ! Cả nhà nhớ. Chị Ben-nét này, Phlo-ri này. Côn, ô hay, cậu làm ǵ với cái va-li ấy thế?
En-đru chạy vội ra giúp Bâu-lân, lăng xăng một cách không cần thiết bên cạnh mấy cái va-li. Rồi chưa ai kịp nói năng ǵ thêm, En-đru đă phải đi thăm bệnh rồi. Anh hứa thế nào cũng về vào giờ uống trà.
Ngồi phịch xuống ghế tay lái, En-đru lẩm bẩm:
- Lạy trời! Thế là xong! Nàng trông không khá hơn bao nhiêu sau mấy ngày nghỉ. Ôi chao! Ḿnh chắc nàng không nhận thấy có ǵ khác. Đó là điều chủ yếu hiện nay.
En-đru về nhà tuy muộn nhưng lại tỏ ra hoạt bát tươi vui quá mức. Bâu-lân vô cùng thích thú trước sự vui vẻ ấy.
- Không nói đùa đâu, cậu chưa bao giờ xuất sắc như bây giờ, Men-sân ạ.
Một đôi lần, En-đru cảm thấy con mắt Cơ-ri-xtin nh́n anh gần như mong chờ ở anh một dấu hiệu, một cái nh́n thông cảm. En-đru nhận thấy bệnh tật của Me-Ơ-ri đă làm nàng bận tâm. Giữa câu chuyện, Cơ-ri-xtin cho biết nàng đă nói với Bâu-lân đánh điện bảo Me-Ơ-ri lên ngay tức khắc, ngay ngày mai nếu có thể được. Nàng lo cho Me-Ơ-ri. Nàng mong có thể làm ngay được một đôi việc nếu không phải là tất cả mọi việc cho cô gái ấy.
T́nh h́nh diễn ra tốt đẹp hơn En-đru chờ đợi. Me-Ơ-ri đánh điện trả lời sáng hôm sau sẽ đến. Thế là Cơ-ri-xtin bận rộn tíu tít chuẩn bị đón cô gái. Không khí rộn rịp trong nhà che mờ cả sự vui vẻ giả tạo của En-đru.
Nhưng khi Me-Ơ-ri đến th́ En-đru trở lại ngay cương vị bác sĩ của ḿnh. Thoạt nh́n đă thấy rơ Me-Ơ-ri có bệnh. Qua mấy năm, Me-Ơ-ri đă lớn hẳn lên thành một cô gái mảnh khảnh, đôi vai hơi xuôi, nước da có một vẻ đẹp gần như không tự nhiên khiến En-đru thấy ngay là một dấu hiệu phải dè chừng.
Cuộc hành tŕnh làm Me-Ơ-ri khá mệt nên tuy mừng rỡ gặp lại En-đru và Cơ-ri-xtin, muốn nán ngồi lại nói chuyện nhưng cô vẫn bị bắt phải lên giường nằm từ sáu giờ chiều. Sau đó, En-đru lên gác khám cho cô.
En-đru chỉ ở trên gác có mười lăm phút, nhưng khi xuống pḥng khách với Cơ-ri-xtin và Bâu-lân, lần đầu tiên anh có vẻ thực sự lo ngại.
- Có lẽ không có ǵ nghi ngờ nữa: bị ở đỉnh phổi trái rồi. Lu-ê-lin nói rất đúng, Côn ạ. Nhưng đừng lọ Đây mới là ở thời kỳ thứ nhất. Ta có thể vượt qua được.
- Cậu cho rằng – Bâu-lân nói, mặt rầu rầu lo lắng – cậu cho rằng có thể chữa khỏi được à?
- Khỏi chứ. Ḿnh có thể quả quyết như vậy. Cố nhiên là phải chú ư theo dơi cháu thường xuyên, chăm sóc chu đáo. – En-đru suy nghĩ, trán nhăn lại thành những rănh sâu – Côn ạ, theo ḿnh th́ E-bơ-re-lo có thể là chỗ có hại nhất đối với Me-Ơ-ri… Đối với một trường hợp sơ nhiễm lao ở nhà bao giờ cũng là không tốt. Sao không để ḿnh đưa cháu vào bệnh viện Vích-to-ri- Ở Ḿnh với bác sĩ Thơ-rơ-gút thân với nhau lắm. Chắc chắn ḿnh cho cháu vào viện được. Ḿnh sẽ trông nom cháu cho.
- Men-sân! – Bâu-lân xúc động – Đó là một bằng chứng chân chính của t́nh bạn. Cậu biết đấy, cháu nó tin tưởng ở cậu lắm. Nếu có ai cứu được nó khỏi bệnh th́ chính là cậu.
En-đru ra gọi dây nói ngay cho Thơ-rơ-gút. Năm phút sau, anh trở lại cho biết cuối tuần này, Me-Ơ-ri sẽ vào nằm viện. Bâu-lân yên tâm rơ rệt, và lạc quan nghĩ đến bệnh viện Vích-to-ri-Ơ, sự trông nom của En-đru và sự giám sát của Thơ-rơ-gút đến nỗi đối với Bâu-lân, Me-Ơ-ri coi như đă được chữa khỏi rồi.
Hai hôm sau là hai ngày hết sức bận rộn. Đến thứ bảy, sau khi Me-Ơ-ri và Bâu-lân lên tàu ở ga Pét- đinh-tơn sự tự chủ của En-đru cuối cùng đă thích ứng được với t́nh thế. Anh đă có thể gh́ chặt Cơ-ri-xtin vào trong cánh tay và khẽ reo lên trên đường về pḥng khám.
- Lại ở bên nhau thật đẹp đẽ biết bao, Cơ-rít em! Trời, một tuần hối hả làm sao!
Giọng nói hoàn toàn thích hợp. Nhưng làm như thể anh không nh́n thấy vẻ mặt nàng. Cơ-ri-xtin về ngồi một ḿnh trong pḥng, đầu hơi gục xuống, tay đặt trên đầu gối, không nhúc nhích.
Nàng đă hy vọng biết bao lúc mới trở về. Nhưng bây giờ trong thâm tâm nàng đặt ra câu hỏi đáng sợ: “Trời ơi! Chuyện này đến bao giờ th́ chấm dứt, và bằng cách nào?”

Chương 45

Những thành công của En-đru trong việc làm ăn đến tới tấp như một con lũ cuồn cuộn dân cao, phá tung chiếc đập và cuốn phăng phăng En-đru vào ḍng nước mỗi ngày một chảy xiết hơn.
Sự cộng tác giữa En-đru với Hem-tơn và Ai-vơ-ri bây giờ chặt chẽ và có lợi hơn bao giờ. Ngoài ra, Phrít-men lại c̣n nhờ En-đru trông nom bệnh nhân ở khách sạn Plađơ hộ trong khi anh ta đi chơi gôn một tuần tại Lơ Tu-kệ Tiền công chia đôi, mỗi người một nửa. Thông thường, Hem-tơn là người thay chân cho Phrít-men, nhưng gần đây, En-đru ngờ rằng có chuyện bất hoà giữa hai người.
En-đru hănh diện biết bao khi phát hiện ra rằng anh có thể lên thẳng buồng ngủ của một nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng bị bệnh kịch phát, ngồi trên khăn dải giường bằng xa-tanh của nàng, sờ nắn cơ thể thờ ơ với dục t́nh của nàng bằng bàn tay thành thạo và có thể hút một điếu thuốc với nàng nếu anh có thời giờ.
Nhưng điều c̣n đáng hănh diện hơn nữa là anh được sự tín nhiệm của Giôđíp Lơ Roa, người mà anh đă được vinh dự cùng ăn trưa hai lần trong tháng trước. En-đru biết trong đầu ông này nung nấu những ư nghĩ quan trọng. Lần gặp gỡ gần đây nhất, Lơ Roa đă thăm ḍ anh:
- Ông bác sĩ, chắc ông biết tôi đă nghĩ đến ông. Tôi đang chuẩn bị một việc kinh doanh khá lớn và cần đến nhiều ư kiến cố vấn xác đáng về y học. Tôi không muốn những kẻ to đầu chơi hai mặt nữa... Lăo Răm-bâu to xác mà vô tích sự. Chúng tôi sẽ cho xuôi lăo ta! Và tôi cũng không muốn có một đống những kẻ gọi là chuyên gia, nhâu nhâu lên nhưng chẳng đưa tôi đi đến đâu cả. Tôi muốn có một người cố vấn y học tự tin và sáng suốt, và tôi đă bắt đầu nghĩ đến ông. Ông thấy đấy, trong công việc kinh doanh, chúng tôi đă với tới một bộ phận dân chúng rộng lớn với những sản phẩm có tính chất quần chúng. Nhưng nay tôi thực bụng tin rằng đă đến lúc phải mở rộng diện hoạt động của chúng tôi ra thêm nữa và sản xuất ra những mặt hàng có tính chất khoa học hơn... Tách biệt các thành phần của sữa ḅ ra, dùng điện, dùng ánh sáng và máy móc rập thành viên, phun thành bột, kết quả là những viên Cơ-rê-mô có sinh tố B, bột Cơ-rê-mô-phắc và viên Lê-xi-tin chữa các bệnh thiếu dinh dưỡng, c̣i xương, thiếu máu, mấy ngủ. Ông hiểu ư tôi chứ, ông bác sĩ? Hơn nữa, tôi tin rằng nếu chúng tôi tổ chức việc sản xuất này theo những phương pháp được học chính quy hơn th́ chúng tôi có thể trông mong ở sự giúp đỡ và thiện cảm của toàn thể giới y học. Chúng tôi có thể làm cho mỗi người bác sĩ, có thể nói như vậy được lắm, trở thành một người chào hàng cho chúng tôi. Nghĩa là cần quảng cáo một cách khoa học, ông bác sĩ ạ, cần đề cập đấn vấn đề khoa học. Đó là lư do v́ sao tôi tin rằng có một bác sĩ trẻ tuổi đầu óc khoa học trong công ty sẽ giúp chúng tôi được rất nhiều. Bây giờ tôi muốn ông hiểu thật rơ ư tôi. Đây là một vấn đề hoàn toàn công khai và khoa học. Chúng tôi đang thực sự nâng cao vị trí của công ty chúng tôi lên. Xét đến những thứ chiết suất vô giá trị mà các bác sĩ hiện nay khuyên người bệnh dùng như Ma-rô-bin C, Vê-ga-tốc, Bô-nê-bran, th́ tôi nghĩ với việc nâng cao t́nh trạng sức khoẻ chung cho dân chúng, chúng tôi sẽ làm một việc công ích lớn lao cho đất nước.
En-đru không có thời giờ để nghĩ trong một hạt đậu tươi, có lẽ có nhiều sinh tố hơn hàng chục hộp Cơ-rê-mô-phắc. Anh hân hoan không phải v́ số lương mà anh sẽ được trả khi tham gia ban quản trị công ty mà v́ nghĩ tới sự quan tâm của Lơ Roa đối với anh.
Chính Phran-xít là người đă bảo cho anh biết anh sẽ được lợi như thế nào qua những hoạt động vang dội của Lơ Roa trên thị trường. Ôi, thật thú vị biết bao được rẽ qua nhà nàng uống trà với nàng, được cảm thấy người phụ nữ kiều diễm quư phái này có thiện cảm đặc biệt với ḿnh, và dành cho ḿnh một nụ cười thân t́nh khiêu gợi. Quan hệ với nàng làm En-đru cũng trở nên thanh cao, tế nhị, làm anh thêm tự tin, sự bóng bẩy của anh thêm hào nhoáng. En-đru đă thấm dần cái triết lư của Phran-xít mà không haỵ Được tay nàng d́u dắt, anh đang học cách chăm chút những thứ vụn vặt bề ngoài và lăng quên những điều sâu sắc, căn bản.
En-đru bây giờ không c̣n bối rối khi chạm trán với Cơ-ri-xtin nữa. Sau một giờ sống bên Phran-xít, anh có thể về nhà với vẻ hết sức tự nhiên. Anh không có thời giờ để ngạc nhiên trước sự thay đổi đáng kinh ngạc ấy. Giả sử có nghĩ đến th́ cũng để lập luận rằng anh không yêu vợ Lo-rân-xơ, Cơ-ri-xtin th́ không biết ǵ hết, và bất kỳ một người đàn ông nào đến một lúc nào đó trong cuộc đời mà chẳng đi đến cái ngơ cụt này. Cớ sao anh lại tự coi ḿnh khác những người khác.
Để đền bù lại, En-đru cố tỏ ra ân cần với Cơ-ri-xtin, ăn nói với nàng một cách nể trọng, thậm chí c̣n bàn bạc các kế hoạch của anh với nàng. Nàng được biết anh dự định đến mùa xuân năm tới sẽ mua hẳn ngôi nhà ở phố Oen-bếch, và dọn khỏi Chét-xbơ-rơ khi nào sắp đặt xong xuôi. Bây giờ Cơ-ri-xtin không bao giờ lư lẽ với anh nữa, không bao giờ chê trách anh câu ǵ nữa, và nếu như nàng có bực dọc th́ anh cũng không bao giờ nhận thấy. Nàng có vẻ sống một cách hoàn toàn thụ động. Cuộc sống lôi kéo En-đru quá ào ạt khiến cho anh không có thời giờ dừng lại lâu để suy nghĩ. Nhịp độ ấy làm anh thích thú. Anh có cảm giác giả tạo về sức mạnh của ḿnh. Anh cảm thấy ḿnh giàu sức sống do đó mà ngày một lớn lên hơn, làm chủ bản thân ḿnh và vận mệnh ḿnh.
Thế rồi, từ trên trời cao giáng xuống một lưỡi sét.
Một buổi tối, vợ một người chủ hiệu nhỏ ở gần nhà tên là Vai-lơ đến pḥng khám phố Chét-xbơ-rợ Bà Vai-lơ là một người đàn bà đứng tuổi, bé loắt choắt nhưng tinh nhanh, hoạt bát, một người Luân Đôn thự thụ, suốt đời chưa bao giờ đi xa quá Bao Ben. En-đru quen biết khá rơ hai vợ chồng Vai-lợ Anh đă chăm sóc đứa con trai họ khi nó bị một bệnh xoàng hồi anh mới đến khu phố này. Hồi ấy, anh cũng đă từng đem giày đến nhờ họ vá lại. Chả là hai vợ chồng Vai-lơ đều là những người làm ăn hiền lành chăm chỉ, mở ngay tại nhà họ Ở đầu phố Pét- đinh-tơn một cửa hiệu mang cái tên rất kêu là “Tân trng, công ty hữu hạn”, một bên chữa giày, một bên giặt là. Nhười ta thường thấy Ha-ri Vai-lơ người rắn rỏi, mặt tai tái, áo không cổ và mặc sơ mi trần, đang kẹp khuông giày giữa hai đầu gối hoặc đang đích thân đẩy bàn là khi bên giặt là việc nhiều tuy ông đă mượn thên hai người làm.
Bà Vai-lơ đến thưa chuyện với En-đru về bệnh của chồng với giọng nhanh nhẩu thường ngày:
- Thưa bác sĩ, ông nhà tôi không được khoẻ. Mấy tuần nay, ông ấy cứ lệt bệt làm sao ấy. Tôi đă giục đi giục lại, bảo ông ấy đi khám nhưng ông ấy không chịu đi. Vậy ngày mai, bác sĩ có thể quá bộ đến nhà tôi được không? Tôi sẽ giữ ông ấy nằm nhà không cho đi đâu.
En-đru hẹn sẽ đến.
Sáng hôm sau, khi En-đru đến, Ha-ri Vai-lơ đang nằm trên giường. Ông cho biết từ ít lâu nay ông đau ngâm ngẩm trong người và bụng mỗi ngày một tọ Mấy tháng gần đây, ṿng bụng của ông tăng lên một cách khác thường. Như phần lớn những người cả đời không đau ốm bao giờ, ông tự giải thích t́nh trạng đó bằng nhiều cách. Ông cho rằng đó là do ông đă uống quá nhiều rượu mạch, hay có lẽ là do công việc cứ ngồi yên một chỗ gây ra.
Nhưng khám xong, En-đru cuộc phải bác bỏ những lời giải thích ấy. Anh tin chắc ông Vai-lơ có một cái u nang, tuy không nguy hiểm nhưng cần phải mổ. Anh cố làm cho hai vợ chồng Vai-lơ yên tâm bằng cách giải thích cho họ hiểu một khối u đơn giản như vậy mọc lên trong người như thế nào và gây ra đủ mọi chuyện phiền phức, nhưng những chuyện phiền phức ấy sẽ hết ngay khi khối u đó được cắt bỏ đi. Trong thâm tâm En-đru hoàn toàn tin tưởng ở kết quả phẫu thuật và anh đề nghị Ông Vai-lơ nên vào bệnh viện công ngay.
Nhưng ở điểm này, bà Vai-lơ giơ tay lên trời:
- Ấy, không đâu, thưa bác sĩ. Tôi không muốn để ông Ha-ri nhà tôi vào bệnh viện công. – Bà ta cố gh́m côn xúc động – Tôi đă linh tính trước việc này… Ông ấy làm việc quá sức mà. Nhưng nay đă vậy, nhờ Trời, chúng tôi co khả năng lo liệu được. Chúng tôi chẳng giàu có ǵ, bác sĩ ạ, ông cũng biết đấy, nhưng chúng tôi cũng đă dành dụm được chút đỉnh. Bây giờ là lúc dùng đến. Tôi sẽ không để cho ông Ha-ri nhà tôi phải quỵ lụy đi xin giấy giới thiệu (#1), phải xếp hàng xin vào nằm ở một bệnh viện công cộnh như thể ông ta là một người nghéo khó.
- Nhưng bà Vai-lơ ạ, tôi có thể thu xếp…
- Không, bác sĩ ạ, ông cứ cho ông nhà tôi vào một bệnh xá tư cho tôi. Ở gần đây không thiếu ǵ những bệnh xá tự Và ông cứ t́m giúp hộ tôi một bác sĩ tư để mổ cho ông ấy. Tôi có thể cam đoan với ông, chừng nào tôi c̣n sống th́ ông nhà tôi sẽ không bước chân vào một bệnh viện công cộng nào hết.
En-đru thấy bà ta kiên quyết giữ vững ư kiến. Và Ha-ri Vai-lơ cũng giống ư kiến vợ. Ông ta muốn được hưởng sự trông nom tốt nhất có thể có.
Tối hôm ấy, En-đru gọi dây nói cho Ai-vơ-ri. Nhờ đến Ai-vơ-ri bây giờ đă trở thành một điều tự nhiên đối với En-đru. Nhất là trong trường hợp này, có việc anh cần hắn ta giúp.
- Ông Ai-vơ-ri ạ, tôi muốn nhờ ông giúp một việc. Tôi có một bệnh nhân có một khối u cần cắt bỏ. Người cần cù tử tế nhưng không giầu có ǵ, ông hiểu chứ. Tôi e rằng ca này không có ǵ đáng chú ư lắm đối với ông, song tôi sẽ chịu ơn ông nếu ông vui ḷng mổ … chẳng hạn với tiền công bằng một phần ba tiền công thông thường.
Ai-vơ-ri rất lịch sự. Khôn có ǵ làm hắn ta vui ḷng bằng được giúp ông bạn Men-sân bất kỳ việc ǵ trong phạm vi khả năng của ỵ Hai người bàn bạc với nhau về ca mổ trong dăm bảy phút, rồi En-đru gọi dây nói cho bà Vai-lơ.
- Tôi vừa mới nói chuyện xong với ông Cha-lơ Ai-vơ-ri, một nhà phẫu thuật ở khu Tây và là bạn thân của tôi. Ngày mai, ông ấy sẽ cùng với tôi lại thăm ông nhà, bà Vai-lơ ạ, vào 11 giờ trưa. Được không? Ông ta bảo rằng… bà có nghe rơ không đấy?… Bà Vai-lơ này, ông ta bảo rằng nếu thấy cần phải mổ th́ ông ta chỉ lấy ba mươi ghi-ni. Tiền công thường lệ của ông ta là một trăm ghi-nê cơ đấy. Tôi thấy thế cũng là khá may cho chúng ta.
- Vâng, thưa bác sĩ, vâng – Giọng bà Vai-lơ có vẻ lo nhưng bà cố làm ra vẻ yên tâm. – Ông tử tế với chúng tôi quá. Tôi nghĩ chúng tôi có thể t́m cách nào đó thu xếp được.
Sáng hôm sau, Ai-vơ-ri cùng với En-đru đến thăm người bệnh, và hôm sau nữa th́ Vai-lơ được chuyển vào bệnh xá Brăn-xlân ở quảng trường Brăn-xlân.
Đó là một ngôi nhà cổ nhưng tươm tất ở gần phố Chét-xbơ-rơ, một trong số nhiều bệnh xá ở khu này với giá tiền thuê buồng phải chăng nhưng trang bị dụng cụ th́ nghèo nàn. Người bệnh phần lớn là những trường hợp chỉ cần có người ở cạnh trông nom thuốc men là đủ: những người bị bại liệt, bị bệnh tim măn tính, các bà già nằm liệt giường mà vấn đề gay go chủ yếu chỉ là tránh để nằm măi ở một tư thế cho khỏi mục dạ Giống như những bệnh xá khác ở Luân Đôn mà En-đru đă đến, nó hoàn toàn không bao giờ được xây dựng nhằm mục đích hiện naỵ Không có cầu thang máy, và pḥng mổ là pḥng kính trồng hoa trước kia. Nhưng bà Bắc-xtơn, người chủ bệnh xá này, là một y tá có bằng và là một phụ nữ cần cù. Mặc dầu có những nhược điểm ấy nhưng bệnh xá Brăn-xlân được cái là cọ rửa tẩy trùng sạch sẽ, không c̣n một vết bẩn nào, ngay cả ở những chỗ khe khẩm của sàn nhà phủ vải sơn bóng loáng.
Cuộc phẫu thuật được ấn định vào hôm thứ sáu, và v́ Ai-vơ-ri không đến sớm hơn được nên sẽ bắt đầu vào một giờ muộn khác thường là hai giờ trưa.
En-đru là người đến trước, nhưng Ai-vơ-ri cũng đến rất đúng giờ. Y đi cùng với người gây mê và đứng nh́n người lái xe của y khênh vào trong nhà một túi dụng cụ to tướng. Y không đụng tay đến v́ c̣n để lát nữa bàn tay của y được hoàn toàn chính xác khi cầm dao mổ. Tuy Ai-vơ-ri nói thẳng ra rằng y đánh giá bệnh xá này không được tốt cho lắm, song cử chỉ thái độ của y vẫn dịu dàng như mọi khi. Trong có mười phút, Ai-vơ-ri đă làm cho bà Vai-lơ đợi ở pḥng ngoài được yên ḷng, đă chinh phục được t́nh cảm của bà Bắc-xtơn và các cô y tá. Rồi mặc áo choàng và xỏ găng tay trong pḥng mổ bé tí tẹo, y sẵng sàng bắt tay vào việc với vẻ mặt điềm tĩnh.
Bệnh nhân bước vào với dáng điệu tươi tỉnh, tin tưởng, cởi áo ngủ đưa cho một cô y tá đem đi ngay rồi trèo lên chiếc bàn hẹp. Biết là dù sao cũng phải trải qua sự thử thách này nên Vai-lơ đă dũng cảm đương đầu với nó. Trước khi người gây mê áp chiếc mặt nạ vào mặt ông, Vai-lơ c̣n mỉm cười nói với En-đru:
- Mổ xong chắc tôi sẽ khá hơn.
Giây phút sau, Vai-lơ đă nhắm chặt mắt và gần như hít lấy hít để hơi ê-tẹ Bà Bắc-xtơn tháo bỏ chỗ băng ra. Khu vực bôi i- Ốt được phơi trần, sưng to khác thường như một cái g̣ bóng nhẫy. Ai-vơ-ri bắt đầu mổ.
Với dáng điệu trịnh trọng, Ai-vơ-ri tiêm một vài mũi sâu vào cơ lưng và nghiêm trang bảo En-đru:
- Để chống sốc. Bao giờ tôi cũng phải pḥng xa.
Mũi dao của Ai-vơ-ri rạch một đường dài, và ngay lập tức, gần như một việc đáng buồn cười, chỗ đau lộ ra. Cái u nhô lên qua khe mổ như một quả bóng cao su căng phồng sũng nước. Sự chẩn đoán chính xác của En-đru làm anh thêm hài ḷng về ḿnh. Anh nghĩ Vai-lơ nhất định sẽ khỏe lên ngay sau khi cắt bỏ cái phần thừa phiền toái này, rồi anh nghĩ tiếp sang những người bệnh khác của anh, tay rút đồng hồ ra xem giờ.
Trong khi đó, với dáng điệu của nhà phẫu thuật bậc thầy, Ai-vơ-ri đang loay hoay với quả bóng, b́nh thản t́m cách ṿng tay ra đằng sau nó t́m đến chỗ cuống nối nhưng lần nào cũng trật. Mỗi lần y định giữ lấy nó th́ quả bóng lại trượt đi. Đă cố một lần không được rồi, y có cố đến hai mươi lần nữa chắc cũng vậy thôi.
En-đru bực bội nh́n sang Ai-vơ-ri, nghĩ: “Lăo này làm cái ǵ vậy?”. Khoang bụng không rộng nhưng cũng có đủ chỗ để làm việc. En-đru đă từng thấy Lu-ê-lin, Đen-ni và hàng chục người khác ở bệnh viện cũ của anh trước kia có những động tác khéo léo chính xác trong những trường hợp chật chội hơn nhiều. Cái khéo của người bác sĩ ngoại khoa là phải biết sử dụng các dụng cụ của ḿnh trong những hoàn cảnh vướng víu, thiếu không gian. Bỗng En-đru nhận ra rằng đây là ca mổ khoang bụng đầu tiên mà Ai-vơ-ri làm cho anh từ trước đến naỵ Anh bất giác cất lại đồng hồ vào túi, nhích lại gần bàn mổ, vẻ mặt khá căng thẳng.
Ai-vơ-ri vẫn đang cố đưa dụng cụ ra đằng sau khối u, vẫn điềm nhiên, b́nh tĩnh và sắc sảo. Bà Bắc-xtơn và một cô y tá trẻ đứng cạnh với dáng điệu tin tưởng, không biết ǵ mấy về công việc. Người gây mê, một người có tuổi, tóc lốm đốm bạc, đăm chiêu lấy ngón tay cái gơ gơ vào đáy cái chai bịt nút. Trong pḥng mổ nhỏ bé mái bằng kính, không khí êm ả, hết sức yên tĩnh. Người ta không cảm thấy có chuyện ǵ căng thẳng hay có một tấn bi kịch ghê gớm nào, chỉ có Ai-vơ-ri nhô một bên vai lên, cử động hai bàn tay đi găng, cố ṿng ra đằng sau quả bóng cao su trơn nhẫy. Không hiểu sao, En-đru bỗng thấy lạnh người.
Anh nhận ra ḿnh đang cau mày căng thẳng theo dơi. Anh lo sợ điều ǵ? Không có ǵ phải lo sợ, hoàn toàn không có ǵ. Đây là một ca mổ đơn giản, trong vài phút là xong.
Với một nụ cười yếu ớt như hài ḷng, Ai-vơ-ri bỏ ư định tóm lấy cái cuống khối ụ Cô y tá trẻ khúm núm nh́n Ai-vơ-ri khi y hỏi đưa con dao. Y từ từ đưa tay cầm lấy con dao. Trong đời nghề nghiệp của y, có lẽ chưa bao giờ y giống một nhà phẫu thuật vĩ đại trong tiểu thuyết bằng lúc này. Con dao cầm trong tay, trong lúc En-đru chưa kịp hiểu ra y định làm ǵ th́ y đă rạch một rạch dài vào thành khối u trơn bóng.
Ngay sau đó, mọi sự việc xảy ra dồn dập.
Khối u vỡ ra đánh ục một cái, bắn lên trời một cục máu đen, rồi tất cả những ǵ chứa trong khối u đổ ùa vào khoang bụng. Một giây trước c̣n là một quả cầu căng tṛn, một giây sau đă là một túi mô nhăo nhoẹt nằm bẹp giữa một vũng máu ùng ục chảy. Bà Bắc-xtơn cuống quưt t́m gạc trong hộp.
Người gây mê ngồi bật ngay dậy. Cô y tá trẻ trông như muốn ngất xỉu. Ai-vơ-ri nghiêm trang bảo:
- Kẹp nào.
En-đru choáng váng kinh hoàng. Anh đă nhận ra rằng, không tóm được cuống khối u để thắt nó lại, Ai-vơ-ri đă mù quáng, bừa băi rạch khối u… Mà đây lại là một khối u xuất huyết.
- Gạc nào. - Ai-vơ-ri nói bằng một giọng không hề xúc động. Y loay hoay ṃ mẫm trong đống bầy nhầy, cố kẹp lấy cuống u, cố hút chỗ máu ngập đầy khoang bụng, cố bịt bịt, đắp đắp, nhưng vẫn không làm sao ḱm được máu cứ ồng ộc tuôn ra. Như một ánh chớp loé lên trong óc, En-đru bỗng hiểu ra: “Trời ơi! Lăo này không biết mổ. Lăo này không biết tí ǵ về mổ!”.
Người gây mê đặt ngón tay lên động mạch cảnh, th́ thào nho nhỏ như có lỗi:
- H́nh như nó sắp đi… ông Ai-vơ-ri ạ.
Ai-vơ-ri bỏ cái kẹp, lấy những miếng gạc đẫm máu nhét đầy khoang bụng rồi bắt đầu khâu lại vết rạch dài khi năy.
Bây giờ không c̣n sưng phồng nữa, bụng Vai-lơ có vẻ lơm xuống, tím bầm, trống rỗng, lư do là Vai-lơ đă chết rồi.
- Nó đi rồi. – Người gây mê cuối cùng nói.
Ai-vơ-ri khâu nốt mũi cuối cùng, cẩn thận cắt đầu dây khâu, quay sang khay dụng cụ đặt kéo xuống. Thẫn thờ, En-đru không cử động được chân taỵ Như người mất hồn, bà Bắc-xtơn, mặt trắng bệch như tờ giấy, kéo những chai nước nóng ra khỏi chăn. Hết sức cố gắng, bà ta có vẻ trấn tĩnh lại và bước ra khỏi pḥng mổ. Người hộ lư, không biết chuyện đă xảy ra, đẩy xe cáng vào. Một phút sau, xác Ha-ri Vai-lơ được đưa lên gác, vào pḥng ông ta.
Cuối cùng Ai-vơ-ri cất tiếng nói với một giọng điềm tĩnh trong khi cởi áo choàng.
- Rất không maỵ Tôi chắc là bị sốc. Ông Grây, ông có nghĩ như vậy không?
Grây, người gây mê, lẩm bẩm đáp lại. Ông ta đang bận thu dọn dụng cụ.
En-đru vẫn không nói ra lời. Trong cơn bàng hoàng, sững sờ, anh bỗng nhớ đến bà Vai-lơ đứng đợi dưới nhà. H́nh như Ai-vơ-ri đọc được ư nghĩ ấy. Y bảo:
- Đừng ngại, ông Men-sân ạ. Tôi sẽ xuống nói với người đàn bà bé nhỏ ấy. Lại đây. Tôi sẽ giải quyết cho ông xong ngay bây giờ.
Như một cái máy, như một người không c̣n khả năng cưỡng lại được nữa, En-đru theo chân Ai-vơ-ri xuống cầu thang vào pḥng đợi. Anh vẫn c̣n thẫn thờ, thấy lờm lợm buồn nôn ở cổ, không nói được câu nào với bà Vai-lợ Chính Ai-vơ-ri là người vươn lên thích nghi với t́nh thế.
- Bà Vai-lơ thân mến, - y nói với giọng thương cảm bề trên, nhẹ nhàng đặt tay lên vai bà ta – đáng tiếc, đáng tiếc là chúng tôi đem lại cho bà những tin không hay.
Bà Vai-lơ chắp hai tay đi đôi găng da dê nâu sờn cũ lại với nhau, nỗi kinh hoàng và vẻ cầu khẩn lẫn lộn trong con mắt:
- Thưa sao ạ?
- Ông nhà, thật tội nghiệp, bà Vai-lơ ạ, mặc dầu chúng tôi đă làm tất cả mọi việc có thể làm cho ông ấy…
Bà ta khuỵu xuống ghế, mặt tái nhợt, hai bàn tay đi găng vẫn chắp lại với nhau, th́ thào bằng một giọng xé ḷng:
- Ha-ri! Anh Ha-ri ơi!
- Thay mặt cho bác sĩ Men-sân, bác sĩ Grây, bà Bắc-xtơn và bản thân tôi - Ai-vơ-ri nói tiếp, giọng rầu rầu – Tôi chỉ có thể đoan quyết với bà là không có một thế lực nào trên đời này có thể cứu được ông nhà. Và dù cho ông nhà có qua được cuộc phẫu thuật này… - Y nhún vai một cách có ư nghĩa.
Bà Vai-lơ ngẩng đầu lên nh́n y, cố hiểu lời y nói, ngay cả trong giây phút bàng hoàng này vẫn nhận ra được thái độ hạ cố, tử tế của y đối với bà. Bà nói qua hàng nước mắt:
- Xin cảm ơn lời an ủi của bác sĩ.
- Tôi sẽ bảo chị y tá xuống với bà. Bà hăy cố chịu đựng. Cảm ơn bà, cảm ơn về sự can đảm của bà.
Ai-vơ-ri ra khỏi pḥng và một lần nữa En-đru lại đi theo hắn. Đến cuối pḥng chờ là văn pḥng, bên trong không có ai, cửa vẫn để ngỏ. Y bước vào, t́m hộp thuốc lá, châm một điếu và hít một hơi dài. Gương mặt y hơi tái so với lúc b́nh thường, nhưng cái cằm y, bàn tay y không hề run, y vẫn điềm nhiên như không. Y lạnh lùng nói:
- Thế là xong. Tôi rất tiếc, ông Men-sân ạ. Tôi không ngờ khối u này lại xuất huyết. Nhưng những chuyện như vậy vẫn cứ xảy ra, dù ta có chuẩn bị chu đáo đến đâu đi nữa, ông biết đấy.
Gian pḥng nhỏ có độc chiếc ghế đút dưới bàn. En-đru buông ḿnh ngồi phịch xuống cái bệ bọc da chạy bao quanh ḷ sưởi, ḷng nôn nao, nh́n vào cái cây cảnh trồng trong một cái chậu màu xanh ngả vàng đặt ở trên ghi ḷ sưởi trống trợ Anh cảm thấy người khó chịu, bải hoải, sắp ngă khuỵu mất. Anh không xua nổi h́nh ảnh Ha-ri Vai-lơ, một ḿnh không cần ai đỡ đi đến bàn mổ… “Mổ xong chắc tôi sẽ khá hơn nhỉ”… rồi mười phút sau th́ nằm sơng sượt trên cáng thành một cái xác không hồn, thân h́nh bị băm nát. Anh nghiến hai hàm răng lại với nhau kêu kèn kẹt, lấy tay ôm mặt.
Ai-vơ-ri nh́n chăm chú đầu điếu thuốc:
- Cố nhiên hắn ta không chết trên bàn mổ. Tôi mổ xong rồi hắn ta mới chết. Mọi chuyện diễn ra b́nh thường. Không phải điều tra cái ǵ cả.
En-đru ngẩng đầu lên. Người anh run bắn, tức sôi lên trước sự yếu đuối của ḿnh trong cảnh huống kinh khủng này mà Ai-vơ-ri đă đương đầu một cách thản nhiên. Anh nói như phát điên:
- Trời ơi, đừng nói nữa. Ông biết rơ là ông đă giết chết người ta rồi. Ông không phải là một nhà phẫu thuật. Ông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một nhà phẫu thuật, ông là một tên đồ tể bỉ ổi nhất mà tôi gặp trong đời tôi.
Không khí im lặng. Ai-vơ-ri nh́n En-đru một cách lạnh lùng, nghiêm khắc.
- Tôi khuyên ông không nên nói năng kiểu đó, ông Men-sân.
- Ông không thích à? – Toàn thân En-đru run lên trong một tiếng nấc điên cuồng – Tôi biết là ông không thích! Nhưng đó là sự thật. Tất cả những ca mổ mà tôi giao cho ông từ trước đến nay chỉ là tṛ chơi trẻ con. Nhưng lần này, ca mổ thực sự đầu tiên mà tôi với ông cùng làm… ôi, lạy Trời, lẽ ra tôi phải biết từ trước mới phải. Tôi cũng khốn nạn không kém ǵ ông.
- B́nh tĩnh lại đi, ông điên à? người ngoài có thể nghe thấy.
- Nghe thấy th́ có sao? – Lại một cơn giận yếu ớt khác nổi lên. En-đru nghẹn ngào – Ông cũng biết không kém ǵ tôi đó là sự thật: ông vụng về vô cùng… gần như một vụ giết hại!
Có lúc tưởng chừng như Ai-vơ-ri sẽ đấm cho En-đru một quả lăn từ bệ ḷ sưởi xuống ngă quay ra bất tỉnh. Với vóc người và sức lực ấy, y có thể dễ dàng làm như vậy được lắm. Nhưng y cố hết sức gh́m lại. Y không nói thêm một lời nào nữa, quay lưng bỏ ra ngoài. Nhưng gương mặt lạnh lùng tàn nhẫn của y có một vẻ căm tức biểu lộ một mối thù sẽ không bao giờ quên.
En-đru cứ ngồi yên như thế trong văn pḥng, t́ trán vào thành đá lạnh lẽo của ḷ sưởi trong bao nhiêu lâu anh không biết nữa. Sau cùng anh đứng dậy, buồn rầu nhớ đến việc phải làm. Tai họa khủng khiếp này đă giáng cho anh một đ̣n choáng váng như với sức mạnh tàn phá của một quả đạn. Anh có cảm tưởng chính anh bị mổ phanh bụng, bị moi hết ruột gan. Nhưng anh vẫn cử động như một cái máy, chân bước như một người lính đă bị trọng thương, buộc ḷng phải làm những công việc mà người ta trông chờ ở anh với những động tác đă thành nếp.
Trong tâm trạng đó, En-đru cố làm cho xong buổi đi thăm bệnh. Rồi ḷng nặng trĩu, đầu rức như búa bổ, anh trở về nhà. Chiều đă muộn, đă gần bảy giờ. Anh về vừa kịp cho buổi khám tối.
Pḥng khám cửa trước đă chật ních bệnh nhân. Pḥng khám nhỏ cũng đông nghịt, người ngồi ra tận ngoài cửa. Như người sắp chết, En-đru nặng nhọc nh́n khắp lượt các bệnh nhân của anh: buổi tối mùa hè hôm nay mát mẻ đẹp đẽ, thế mà họ vẫn tụ tập lại đây để sùng bái điệu bộ của anh, con người anh: hầu hết là phụ nữ trong đó số đông là các cô nhân viên cửa hàng Lo-ri-Ơ, những người đă đến khám ở chỗ anh từ bao nhiêu tuần nay, đă được những nụ cười, những cử chỉ khéo léo của anh khuyến khích, khuyên nhủ cứ nên tiếp tục điều trị. Anh thẫn thờ nghĩ: vẫn là cái phường cũ, tṛ hề cũ.
Anh buông ḿnh xuống chiếc ghế xoay trong pḥng khám, bắt đầu những nghi thức hàng ngày đằng sau một thứ mặt nạ phủ ngoài mặt:
- Cô thấy thế nào? Ừ, tôi thấy có hơi khá hơn. Mạch đập tốt hơn. Thuốc ấy dùng có hiệu quả đấy, cô em thân mến. Dùng nó cô không thấy khó chịu chứ?
Anh sang chỗ Cơ-ri-xtin đang đứng đợi, đưa cho nàng lọ thuốc không, đi qua hành lang sang pḥng khám chính để lại tuôn ra vẫn những câu hỏi nhạt nhẽo đó, bày tỏ vẫn sự thiện cảm giả tạo đó, rồi quay lại hành lang, cầm lọ thuốc đă đổ đầy trở về pḥng khám nhỏ, cứ thế đi qua đi lại măi cái ṿng luẩn quẩn ghê rợn trong đó anh tự giam ḿnh.
Một buổi tối ngột ngạt. En-đru cảm thấy người đau như dần nhưng vẫn cố tiếp tục khám, nửa để dầy ṿ thân ḿnh nửa v́ tâm trạng trống rỗng không hồn nó làm anh không thể dừng lại được. Chân cứ đi đi lại lại măi trong cơn đau đớn ê chề, En-đru không ngừng tự hỏi: “Ḿnh đi đâu thế này? Trời ơi, ḿnh đi đâu thế này?”.
Sau cùng, muộn hơn mọi ngày, đến mười giờ kém mười lăm th́ hết bệnh nhân. En-đru đóng cửa ngoài pḥng khám nhỏ sang pḥng khám lớn, tại đó theo lệ thường Cơ-ri-xtin đă chờ sẵn, chuẩn bị đọc lại tên những người đă đến khám bệnh để ghi vào sổ cái.
Lần đầu tiên từ bao nhiêu tuần nay, En-đru thực sự nh́n người vợ ḿnh, chăm chú ngắm nh́n gương mặt nàng trong khi nàng cúi đầu xem bảng danh sách cầm ở taỵ Mặc dầu bản thân anh đang trong tâm trạng thẫn thờ ngây dại, anh vẫn phải sững sốt khi thấy nàng đă thay đổi đến nhường nào. Gương mặt nàng đờ đẫn, miệng nàng xịu xuống. Tuy nàng không nh́n anh nhưng anh cũng thấy được đôi mắt nàng chứa chất một nỗi buồn ảm đạm.
Ngồi vào bàn, trước mặt là quyển sổ cái nặng nề, En-đru cảm thấy một bên sườn đau nhói. Nhưng thể xác anh, cái vỏ bên ngoài vô tri vô giác đó không để lộ một tí nào sự xáo động ấy ra bên ngoài. Anh chưa kịp nói th́ Cơ-ri-xtin đă bắt đầu đọc tên.
En-đru cứ tiếp tục ghi, đánh dấu vào trong quyển sổ cái: đến thăm tại nhà th́ đánh một dấu gạch chéo, khám tại pḥng khám th́ đánh dấu tṛn, rồi ghi tổng số những tội lỗi của anh.
Khi xong, Cơ-ri-xtin hỏi bằng một giọng mà chỉ đến hôm nay anh mới nhận thấy sự mỉa mai run rẩy trong lời nói:
- Hôm nay được bao nhiêu?
En-đru không trả lời, anh không trả lời nổi. Nàng đi ra khỏi pḥng. Anh nghe thấy tiếng chân Cơ-ri-xtin lên gác về pḥng nàng, nghe thấy tiếng khép cửa nhè nhẹ của nàng. Anh ngồi lại một ḿnh: cổ khô khấc, bàng hoàng, đờ đẫn.
Ḿnh đi đâu thế này? Trời ơi, ḿnh đi đâu thế này?
Bỗng nhiên, mắt anh chợt nh́n vào cái túi thuốc lá chứa đầy tiền, căng phồng lên với số tiền thu được trong ngày. Một cơn điên nữa rần rật trong người. Anh cầm lấy cái túi quẳng vào góc pḥng. Nó rơi đánh phịch một cái.
Anh đứng bật dậy. Anh thấy ngột ngạt, tức thở.
Anh chạy ra khỏi pḥng khám, ra mảnh sân nhỏ sau nhà, một cái giếng nhỏ của bóng tối giữa các v́ sao. Anh yếu ớt dựa người vào mảnh tường gạch và nôn oẹ dữ dội.

---------------
Chú thích:
 
(1) Đây là giấy giới thiệu của những người hảo tâm đă góp tiền xây dựng và bảo dưỡng những bệnh viện làm phúc. Có giấy giới thiệu ấy th́ được vào bệnh viện dễ dàng hơn.

Chương 46

En-đru trở ḿnh trên giường suốt đêm, măi đến sáu giờ sáng mới thiếp đi. Dậy muộn, hơn chín giờ anh mới xuống dưới nhà, người xanh xao, mắt hùm hụp. Cơ-ri-xtin đă ăn sáng và ra phố rồi. Thông thường, việc đó không có ǵ làm anh phải băn khoăn. Nhưng, hôm nay, nó làm cho anh đau đớn, lo lắng, cảm thấy hai vợ chồng đă xa cách nhau đến nhường nào.
Chị Ben-nét dọn lên cho En-đru đĩa trứng đúc thịt rán vàng nhưng anh không ăn nổi, các cơ ở họng anh không chịu nuốt. Anh uống một tách cà phê, rồi như bị một cái ǵ thúc đẩy, anh pha một cốc uưt-ki với xô- đa uống luôn. Sau đó, anh chuẩn bị bắt tay vào công việc trong ngày.
Tuy En-đru làm việc vẫn c̣n như cái máy, song động tác của anh đă bớt thẫn thờ hơn hôm trước. Một ánh sáng lờ mờ, một tia sáng đùng đục đă bắt đầu chiếu rọi vào tâm trí mung lung mê muội của anh. Anh biết anh đang ở bên bờ một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Anh cũng biết rằng một khi đă rơi xuống vực thẳm ấy rồi th́ anh sẽ không bao giờ ngoi lên được. Cố trấn tĩnh, En-đru mở cửa nhà xe lấy xe ra. Cố gắng ấy làm ḷng bàn tay anh đẫm mồ hôi.
Mục đích chính của anh sáng nay là đến bệnh viện Vích-to-ri-Ơ. Anh đă hẹn với bác sĩ Thơ-rơ-gút khám cho Me-Ơ-ri. Ít ra đây là một lời hẹn mà anh không muốn lỡ. Anh cho xe chạy từ từ đến bệnh viện. Thực ra, ngồi trên xe, anh cảm thấy dễ chịu hơn khi đi bộ. Anh lái đă quen rồi nên nó trở thành một thứ phản xạ tự nhiên.
Đến bệnh viện Vích-to-ri-Ơ, anh cho xe vào bến đỗ, rồi lên pḥng bệnh nhân. Gật đầu chào người xơ trông nom trong bệnh viện, anh đến thẳng giường Me-Ơ-ri sau khi rẽ qua pḥng y vụ lấy bệnh án. Anh ngồi xuống mé giường trải khăn đỏ, biết cô gái mỉm cười với anh và biết có bó hồng to bên cạnh giường, nhưng mắt anh vẫn chăm chú xem biểu đồ bệnh án mà anh không thấy hài ḷng.
- Chào chú En-đru – Me-Ơ-ri nói – Chú xem hoa của cháu có đẹp không. Cô Cơ-ri-xtin đem đến cho cháu hôm qua đấy.
En-đru nh́n cô gái. Má không ửng hồng nữa, nhưng hơi gầy so với hôm mới vào viện.
- Ừ, hoa đẹp nhỉ. Me-Ơ-ri, cháu thấy thế nào?
- Tốt lắm chú ạ. – Mắt cô gái ngoảnh đi một lát rồi quay lại, chan chứa một niềm tin tưởng nồng nhiệt – Cháu chắc sẽ không lâu nữa đâu. Chú sẽ thấy nay mai là cháu khỏi thôi.
Niềm tin tưởng ấy trong lời nói và nhất là trong ánh mắt làm En-đru thấy nhói trong ḷng. Anh nghĩ: “Trong chuyện này nhỡ xảy ra điều ǵ rủi th́ đó sẽ là ngọn đ̣n cuối cùng giáng xuống ḿnh”.
Vừa lúc ấy, bác sĩ Thơ-rơ-gút đi thăm bệnh nhân quạ Thấy En-đru, ông đi ngay về phía anh, vui vẻ nói:
- Chào anh Men-sân. Sao thế kiả Anh ốm à?
En-đru đứng dậy:
- Không, tôi khoẻ, cảm ơn ông.
Bác sĩ nh́n En-đru với con mắt là lạ, rồi quay sang giường Me-Ơ-ri:
- Nào, rất hân hạnh được anh yêu cầu cùng tôi hội chẩn bệnh nhân này. Xơ ơi, đặt giúp tôi cái b́nh phong.
Hai người cùng khám cho Me-Ơ-ri trong mười phút, rồi Thơ-rơ-gút lại chỗ tường hơm cạnh cửa sổ cuối cùng, ở đó họ có thể quan sát khắp pḥng mà không ai nghe được câu chuyện giữa hai người. Thơ-rơ-gút hỏi:
- Ư kiến anh thế nào?
Trong tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, En-đru nghe thấy tiếng ḿnh trả lời:
- Tôi chưa biết ư kiến của ông, thưa bác sĩ Thơ-rơ-gút, song tôi thấy sự tiến triển của trường hợp này không thật đáng hài ḷng.
Thơ-rơ-gút giật giật hàng ria mép:
- Có một hai triệu chứng…
- Tôi thấy h́nh như bệnh hơi phát triển…
- Tôi không nghĩ như vậy, anh Men-sân ạ.
- Nhiệt độ thất thường hơn.
- Hừm, có thể.
- Xin thứ lỗi cho tôi về ư kiến đề xuất này. Tôi hiểu rơ vị trí giữa ông và tôi, nhưng trường hợp này đặc biệt hệ trọng đối với tôi… Xét t́nh trạng hiện nay, ông thấy có nên áp dụng liệu pháp bơm khí màng phổi không? Chắc ông c̣n nhớ, tôi rất mong được áp dụng liệu pháp ấy ngay từ khi Me-Ơ-ri… từ khi người bệnh này mới vào đây.
Thơ-rơ-gút liếc ngang mắt nh́n En-đru. Vẻ mặt ông đổi khác, nét mặt đanh lại.
- Không, anh Men-sân ạ, tôi nghĩ đây không phải là một trường hợp cần bơm khí. Trước đây và bây giờ, tôi cũng nghĩ như vậy.
Hai người cùng im lặng. En-đru không nói thêm được một lời nào. Anh đă biết tính Thơ-rơ-gút ngang bướng, không ai lay chuyển nổi. Anh cảm thấy mệt mỏi ră rời, cả về thể chất lẫn tinh thần, không đủ sức tiếp tục một cuốc tranh luận mà nó có thể chẳng đem lại kết quả ǵ. Gương mặt ngay đờ, anh nghe Thơ-rơ-gút tiếp tục nói lên quan điểm của ông ta về trường hợp này. Khi Thơ-rơ-gút nói xong và đi thăm tiếp các giường bệnh th́ En-đru trở lại với Me-Ơ-ri, bảo Me-Ơ-ri anh sẽ sớm lại thăm cô sau rồi ra về. Ra đến cổng, En-đru nhờ người gác cổng gọi dây nói về nhà báo anh không về ăn trưa.
Bây giờ mới hơn một giờ. Tâm trạng En-đru vẫn c̣n nặng nề, anh đau đớn ngẫm nghĩ về ḿnh và hoa mắt v́ đói. Đến gần cầu Bát-tơ-ri, anh dừng xe ở một pḥng trà b́nh dân nho nhỏ. Anh gọi cà phê và mấy khoanh bánh ḿ phết bơ nóng. Nhưng anh chỉ uống được có cà phê, bụng anh không chịu ăn mấy khoanh bánh. Anh cảm thấy cô gái bán hàng nh́n anh lấy làm lạ.
- Ông không ưng à? Tôi đổi nhé.
En-đru lắc đầu, bảo cô gái tính tiền. Trong khi cô gái viết biên lai, anh bỗng nhận ra ḿnh đang đần độn đếm những chiếc khuy đen bóng trên ngực áo cộ Đă có lần, rất lâu lắm rồi, anh đă nh́n đăm đăm ba cái khuy ngọc trai trong một lớp tiểu học ở Blây-nen-li. Bên ngoài, một lớp sương mù vàng ệch giăng kín mặt sông. Từ cơi xa xăm trong óc, anh nhớ có hai người bệnh hẹn gặp chiều nay ở phố Oen-bếch. Anh từ từ lái xe về phố đó.
Chị y tá Sáp đang cáu kỉnh, đó là sự thường ở chị mỗi khi En-đru yêu cầu chị đến làm việc vào ngày thứ bảy. Tuy vậy, chị cũng phải hỏi anh có ốm không. Rồi, dịu giọng lại – v́ chị bao giờ cũng đặc biệt kính nể bác sĩ Hem-tơn – chị báo với En-đru là Hem-tơn đă gọi dây nói cho anh hai lần từ trưa đến giờ.
Sau khi chị Sáp ra khỏi pḥng, En-đru ngồi một ḿnh ở bàn giấy, mắt trân trân nh́n về đằng trước. Người bệnh đầu tiên đến vào lúc hai rưỡi – một người bị bệnh tim, một nhân viên trẻ tuổi làm việc ở Uỷ ban Lao động hầm mỏ mà ông Gin gửi đến cho anh. Anh ta thực sự có vấn đề ở van tim. En-đru dành rất nhiều thời gian cho người bệnh này, khám rất kỹ và dặn ḍ anh ta thật cho đáo.
Sau cùng, khi người ấy lục túi rút ra cái ví mỏng tang, En-đru vội nói ngay:
- Đừng trả tiền tôi bây giờ. Đợi tôi gửi giấy thanh toán tiền lại nhà hẵng hay.
En-đru cảm thấy khoan khoái lạ thường khi nghĩ anh sẽ không bao giờ gửi giấy đ̣i tiền người bệnh ấy, anh đă mất đi rồi cơn khát vọng tiền tài và bây giờ anh có thể lại khinh rẻ đồng tiền.
Tiếp đến, người bệnh thứ hai là bà Bây-xđen, một người đàn bà khoảng bốn mươi nhăm tuổi, chưa chồng, một trong những bệnh nhân trung thành nhất của anh. Tim En-đru giật thót lại khi thấy bà tạ Giàu có, vị kỷ, bệnh tưởng, bà ta thuộc cùng một loại người với bà Rây-bơn mà anh đă có lần cùng Hem-tơn khám tại bệnh xá Se-rinh-tơn, duy có điều bà này c̣n trẻ người hơn và chăm chút đến bản thân ḿnh nhiều hơn.
En-đru ngồi nghe chán chường, t́ trán vào ḷng bàn tay, trong khi bà Bây-xđen tươi tỉnh kể lể tất cả những ǵ đă xảy ra đối với cơ thể bà từ buổi anh khám cho bà cách đây mấy hôm.
Bỗng En-đru ngẩng đầu lên:
- Bà đến gặp tôi làm ǵ, bà Bây-xđen?
Bà ta đang nói dở chừng một câu bỗng im bặt, nửa mặt bên trên vẫn c̣n giữ vẻ vui thích, nhưng mồm th́ từ từ há ra. En-đru nói tiếp:
- Ồ, tôi biết là tại tôi. Tôi bảo bà đến. Nhưng thực ra mà nói, người bà không sao cả.
-Ơ ḱa, bác sĩ Men-sân! – Bà ta thật sự há hốc mồm, không tin ở tai ḿnh.
Hoàn toàn đúng như vậy. Với cái nh́n thấu suốt tàn nhẫn, En-đru biết rằng mọi triệu chứng của bà ta đều do tiền bạc mà ra. Cả đời, bà ta chưa hề lao động một ngày nào, cơ thể bà ta mềm nhũn, được nâng niu chiều chuộng, được nhồi nhét thức ăn quá mức. Bà ta ngủ không được là do bà ta không chịu vận động các bắp thịt. Thậm chí bà ta cũng không vận động bộ Óc bà ta nữa. Bà ta không có việc ǵ làm ngoài việc xé các tờ ngân phiếu, nghĩ đến tiền lăi, mắng mỏ người làm và nghĩ xem bà ta và con chó bông của bà nên ăn ǵ. Giá như bà ta chịu ra khỏi căn pḥng của ḿnh và làm một việc ǵ thật sự, giá như bà ta đ́nh chỉ những viên thuốc nho nhỏ, xinh xinh, thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc nhuận tràng, và tất cả những thứ đáng vứt sọt rác khác, giá như bà ta đem một ít tiền của ḿnh cho người nghèo, giúp đỡ người khác và đừng nghĩ về bản thân ḿnh nữa th́ có hơn không. Nhưng bà ta sẽ không bao giờ, không bao giờ làm những việc ấy, có yêu cầu bà ta cũng chẳng có ích ǵ. Bà ta chết về phần hồn rồi. Cũng như En-đru vậy, cầu Trời tha tội cho anh!
En-đru nặng nhọc nói:
- Rất tiếc tôi sẽ không giúp ích bà được ǵ thêm nữa, bà Bây-xđen ạ. Tôi… có lẽ tôi sẽ đi xạ Nhưng tôi cầm chắc bà sẽ t́m được các bác sĩ khác ở quanh quẩn đây, họ sẽ quá sung sướng được hầu hạ bà.
Bà ta há hốc mồm mấy lần như con cá đớp hơi, rồi một vẻ sợ hăi thực sự hiện trên gương mặt. Bà ta chắc chắn, chắc chắn một trăm phần trăm là En-đru đă mất trí. Không nán lại căi lư với anh nữa, bà ta đứng dậy, hấp tấp thu vén túi xách và vội vă rút lui.
Chuẩn bị về nhà, En-đru đóng sập các ngăn kéo bàn giấy của anh lại với một cử chỉ kết thúc. Nhưng anh chưa kịp đứng lên th́ chị Sáp đă nhảy bổ vào, nụ cười tươi tỉnh:
- Bác sĩ Hem-tơn đến gặp ông. Ông ấy đích thân đến chứ không gọi dây nói nữa.
Ngay phút sau, Hem-tơn đă có mặt trong pḥng, vui vẻ châm một điếu thuốc, ngả người vào ḷng ghế; trong ánh mắt có một ư định rơ rệt. Giọng nói anh ta chưa bao giờ thân mật như hôm nay:
- Xin lỗi đến quấy rầy cậu vào một ngày thứ bảy. Nhưng ḿnh biết là cậu đang ở đây, v́ vậy ḿnh đưa quả núi đến gặp Ma-bô-mết. Này, Men-sân ạ, ḿnh đă được nghe hết về chuyện ca mổ hôm quạ Và xin nói với cậu ḿnh khoái chí lắm. Đă đến lúc cậu nên mở mắt ra với ông bạn vàng Ai-vơ-ri.
Hem-tơn bỗng đổi sang giọng hiểm độc:
- Tưởng cũng nên để cậu biết từ ít lâu nay ḿnh đă hơi tách khỏi Ai-vơ-ri và Phrít-men rồi. Họ không cùng một cánh với ḿnh nữa. Trước đây, ba đứa cộng tác với nhau, rất có lợi, nhưng bây giờ ḿnh khá chắc chắn là hai đứa chúng nó xà xẻo phần của ḿnh. Ngoài ra, ḿnh cũng chán cả cái khía cạnh đồ tể của Ai-vơ-ri nữa. Nó có phải là nhà phẫu thuật đâu; cậu nói không sai tí nào. Nó chỉ là một tên phá thai ghê tởm mà thôi. Cậu không ngờ phải không? Cậu cứ tin ở lời ḿnh. Có mấy cái bệnh xá ở cách đây chưa đến một trăm dặm không làm việc ǵ khác ngoài cái việc ấy – ồ, trông rất xinh xắn và công khai hẳn hoi – và Ai-vơ-ri là tên trùm nạo. Phrít-men cũng không hơn ǵ. Nó chỉ là một tên buôn lậu ma tuư, mà lại không láu cá bằng Ai-vơ-ri. Một ngày kia, thế nào nó cũng vào ngồi nhà pha cho mà xem. C̣n bây giờ, ông bạn ạ, ḿnh muốn nói với cậu một vấn đề có lợi cho cậu. Ḿnh muốn để cậu biết tất cả mặt trái của những tay bợm ấy v́ ḿnh muốn cậu tẩy chay chúng nó và đi với ḿnh. Cậu hăy c̣n ngây thơ quá. Cậu chưa hưởng đủ cái phần xứng đáng với cậu. Chẳng lẽ cậu lại không biết là khi Ai-vơ-ri kiếm được một trăm ghi-ni về một ca mổ th́ lẽ ra nó phải trao lại cho đứa giới thiệu năm mươi ghi-ni à? Thế mà nó đưa cho cậu bao nhiêu? Chỉ có mười lăm hoặc cùng lắm là hai mươi ghi-nị Thế không được, Men-sân ạ. Sau cái việc tai hại hôm qua, ở vào địa vị cậu th́ ḿnh không chịu được. Ḿnh chưa nói ǵ với chúng nó đâu, ḿnh phải khôn chứ. Nhưng kế hoạch của ḿnh là như thế này nhé. Bỏ rơi mẹ chúng nó đi, cậu với ḿnh hai đứa hợp thành một nhóm nhỏ riêng. Với lại chúng ḿnh đă là bạn thân với nhau từ hồi c̣n đi học cơ mà, có phải không? Cậu hợp với ḿnh lắm. Xưa nay ḿnh bao giờ cũng thấy cậu rất ăn ư với ḿnh. Ḿnh c̣n có thể bày vẽ cho cậu nhiều điều hay.
Hem-tơn ngừng lời để châm điếu thuốc khác, rồi mỉm cười với vẻ thân t́nh, tâm sự và khoe những việc y có thể làm được trên phương diện người cộng sự:
- Cậu có lẽ không tin được những tṛ xiếc mà ḿnh đă làm đâu. Cậu có biết tṛ ảo thuật gần đây nhất của ḿnh là ǵ không? Mỗi mũi tiêm ba ghi-ni, mà là tiêm nước lă. Một hôm có bệnh nhân đến hỏi thuốc. Ḿnh quên khuấy đi mất chưa đi mua loại thuốc quái quỷ đó. Không muốn làm cho bà ta thất vọng, ḿnh hút luôn nước lă vào bơm tiêm. Hôm sau bà ta trở lại bảo bà ta cảm thấy dễ chịu hơn so với tất cả các lần tiêm trước. Thế là ḿnh cứ tiếp tục. Sao lại không? Bao giờ, chung quy lại th́ cũng là ḷng tin và lọ nước pha màu. Nói thế chứ ḿnh có thể tiêm cho họ tất cả các loại dược phẩm có trên đời, nếu cần. Ḿnh không phải là một tay không biết nghề. Ơn Trời, không phải! Chỉ có điều là ḿnh khôn, và nếu cậu với ḿnh ăn cánh với nhau, Men-sân ạ, cậu với bằng cấp của cậu và ḿnh với tài khôn khéo của ḿnh, th́ chúng ḿnh sẽ hốt ra bạc. Phải cần hai người, cậu hiểu không? Bao giờ người ta cũng muốn hỏi thêm ư kiến người thứ hai nữa. Ḿnh có nhắm một tay phẫu thuật trẻ tuổi khá lắm. Cừ hơn Ai-vơ-ri nhiều! Ḿnh sẽ kéo hắn ta nhập bọn với chúng ḿnh sau. Rồi ra chúng ḿnh thậm chí sẽ có bệnh xá riêng nữa chứ. Đến lúc đó th́ tha hồ giàu có.
En-đru ngồi yên không nhúc nhích, gương mặt trơ trợ Anh không giận ǵ Hem-tơn mà chỉ ghê tởm bản thân ḿnh. Không có lời lẽ nào vạch ra cho anh thấy rơ hơn cách sống của anh hiện nay, những việc anh làm, con đường anh đă đi, bằng lời rủ rê này của Hem-tơn.
Sau cùng, thấy t́nh thế đ̣i hỏi anh phải có câu trả lời, En-đru lẩm bẩm:
- Ḿnh không thể nhập bọn với cậu được, Phrét- đi ạ. Ḿnh bỗng nhiên thấy ghê tởm. Ḿnh nghĩ có lẽ ḿnh sẽ dừng lại ở đây một thời gian. Trên mỗi dặm vuông ở thành phố này đă có quá nhiều tên lang thú rồi. Cũng có người lương thiện, cố làm việc cho tốt, hành nghề một cách đúng đắn, trung thực, nhưng c̣n lại chỉ toàn là loài lang thú. Chính những tên ḷng lang dạ thú ấy đă tiêm những mũi tiêm không cần thiết kia, đă xẻo những cặp a-mi- đan và những mẩu ruột thừa không nguy hại ǵ hết, chuyền cho nhau bệnh nhân như chuyền cho nhau quả bóng, chia nhau tiền công, đi phá thai, khuyên người ta dùng những thuốc khoa học giả hiệu, lúc nào cũng chạy theo đồng tiền.
Bộ mặt Hem-tơn đỏ dần lên. Y ấp úng:
- Nói quái quỷ ǵ thế hử? Thế c̣n cậu?
En-đru nặng nhọc nói:
- Ḿnh biết, Phrét- đi ạ. Ḿnh không hơn ǵ. Ḿnh thực không muốn có sự xích mích nào giữa hai chúng ḿnh. Cậu đă là người bạn tốt nhất của ḿnh.
Hem-tơn bật dậy:
- Cậu mất trí rồi hay sao hả?
- Có lẽ. Nhưng ḿnh đang cố không nghĩ đến tiền bạc, đến sự thành đạt vật chất nữa. Đó không phải là điều nói lên chân giá trị của một người bác sĩ. Người bác sĩ nào một năm kiếm được năm ngh́n bảng th́ không phải là một người bác sĩ tốt. Tại sao, tại sao người ta cứ phải t́m cách kiếm tiền trên đau khổ của loài người?
- Đồ ngốc. – Hem-tơn sẵng giọng nói, rồi bỏ ra về.
En-đru lại ngồi yên như tượng ở bàn giấy một ḿnh, vô cùng sầu muộn. Măi sau anh mới đứng dậy về nhà. Về gần đến nhà, anh nhận thấy tim anh đập mạnh. Bây giờ đă quá sáu giờ. Tất cả cái ngày mệt mỏi hôm nay h́nh như cốt hướng về điểm tột cùng này. Tay anh run run bần bật khi anh xoay ch́a khoá mở cửa.
Cơ-ri-xtin đang ở trong pḥng khách. Gương mặt xanh xao thẫn thờ của nàng làm En-đru phải rùng ḿnh. Anh ao ước nàng hỏi anh một câu, tỏ ra quan tâm muốn biết anh đă sống ra sao trong mấy giờ vừa qua ở xa nàng.
Nhưng nàng chỉ nói với giọng đều đều, thờ ơ:
- Anh hôm nay nhiều việc quá. Anh có dùng trà trước giờ mở cửa pḥng khám không?
En-đru trả lời:
- Tối nay không khám bệnh nữa.
Nàng nh́n anh:
- Nhưng hôm nay là thứ bảy, tối đông khách nhất của anh cơ mà!
Thay cho câu trả lời, En-đru viết một tấm biển đề pḥng khám tối nay đóng cửa, rồi đem ra đính ở ngoài cửa. Tim anh đập dữ dội khéo đến vỡ mất. Khi anh trở lại nhà th́ Cơ-ri-xtin đang ở trong pḥng khám đằng cửa trước, gương mặt nhợt nhạt hơn, con mắt ngơ ngác. Nàng hỏi bằng một giọng lạ lùng:
- Chuyện ǵ đấy hở anh?
En-đru nh́n nàng. Nỗi đau đớn trong tim giằng xé con người anh, bật mạnh ra, cuốn phăng anh theo, không gh́m giữ nổi.
- Cơ-ri-xtin. – Mọi điều chứa chất trong ḷng anh dồn cả vào tiếng gọi này. Rồi anh quỳ xuống bên chân nàng, nức nở.

Chương 47

Sự hoà giải giữa hai người là sự việc kỳ diệu nhất xảy ra với họ kể từ ngày họ bắt đầu yêu nhau. Sáng hôm sau, chủ nhật, nằm cạnh Cơ-ri-xtin, En-đru ngỏ hết nỗi ḷng với nàng, anh cứ kể lể, kể lể măi như thể trước kia anh đă quên mất những năm tháng đă quạ Bên ngoài là không khí yên tĩnh của ngày chủ nhật, tiếng chuông nhà thờ êm ái thanh b́nh. Nhưng tâm trạng En-đru th́ không được thanh b́nh. Anh không ngừng rên rỉ:
- Tại sao anh lại hư đốn đến thế? Anh đă hoá điên hay sao, hả em, Cơ-rít? Anh không tưởng tượng nổi khi anh nh́n ngoảnh lại. Ai lại đi câu kết với bọn ấy... sau khi đă được biết Đen-ni và Hốp. Trời! Anh đáng tội chết lắm.
Cơ-ri-xtin khuyên giải anh:
- Chuyện ấy xảy ra như một cơn lốc, anh ạ. Ai cũng có thể bị nó cuốn đi.
- Không phải thế, em ạ. Nhưng anh phải thành thực nói rằng anh cứ điên đầu lên khi nghĩ đến chuyện ấy. Lại c̣n làm khổ em biết bao nhiêu trong suốt thời gian đó. Trời, anh đáng bị chết băm chết vằm.
Cơ-ri-xtin mỉm cười, thực sự nhoẻn miệng cười. Được thấy gương mặt nàng rũ bỏ vẻ dửng dưng lạnh lùng, lại tŕu mến hân hoan và ân cần, đối với anh thật là tuyệt vời. Anh nghĩ: ôi, lạy Trời, cả hai vợ chồng đều sống lại.
- Chỉ có một việc cần làm. – En-đru nhíu hai hàng lông mày giao nhau với vẻ quyết tâm. Tuy người c̣n nôn nao song bây giờ anh cảm thấy vững mạnh, rũ sạch được mọi ảo vọng đă làm cho đầu óc anh u mê và sẵng sàng hành động. – Chúng ḿnh phải đi khỏi đây. Anh bị lún quá sâu, Cơ-rít ạ, quá sâu rồi. Bất kỳ góc phố nào ở đây cũng nhắc nhở anh đến những việc làm bậy bạ của anh, và biết đâu anh lại chẳng bị lôi kéo lại. Chúng ḿnh có thể dễ dàng nhượng lại pḥng khám cho một người khác. Úi cha, Cơ-rít ạ, anh vừa mới nảy ra một ư nghĩ tuyệt diệu!
- Sao, anh của em?
Nét căng thẳng trên vầng trán dịu bớt, En-đru nở một nụ cười ngập ngừng, tŕu mến với nàng.
- Em đă không gọi anh như vậy từ bao lâu rồi? Anh thích em gọi anh như thế biết chừng nào. Ừ, anh biết, đáng đời anh lắm... nhưng thôi em nhé. Đừng để anh lại nghĩ đến những chuyện cũ măi, Cơ-rít ạ. Cái ư nghĩ mà anh vừa nói với em, cái kế hoạch ấy, nó nảy ra trong óc anh lúc anh tỉnh dậy sáng naỵ Anh đang kinh tởm nghĩ lại việc Hem-tơn nó rủ rê anh lập ra cái nhóm hợp tác bất lương của nó... th́ bỗng anh nảy ra ư nghĩ, tại sao lại không lập ra một nhóm hợp tác chân chính?... Em hiểu không, Cơ-rít, ngay ở một thị xă nhỏ, ta cũng có thể lập ra một bệnh viện, một nhóm bác sĩ hợp tác với nhau, mỗi người làm việc theo sở trường của ḿnh. Vậy th́, em ạ, anh đă không đi với bọn Hem-tơn, Ai-vơ-ri và Phrít-men, th́ tại sao anh lại không đi với Đen-ni và Hốp lập ra một nhóm ba người làm ăn trung thực? Đen-ni sẽ chịu trách nhiệm về mọi công việc phẫu thuật – em biết là anh ấy giỏi ngoại khoa lắm chứ? C̣n anh th́ đảm đương phần nội khoa, và Hốp là nhà vi khuẩn học của nhóm! Em có thấy cái lợi không, mọi người làm việc theo sở trường của ḿnh và phối hợp các hiểu biết của mỗi người lại với nhau. Chắc em c̣n nhớ những ư kiến của Đen-ni – và của anh nữa – chỉ trích chế độ bác sĩ đa khoa ở nước ta chứ: người bác sĩ đa khoa lúc nào cũng phải ṃ mẫm và lảo đảo v́ phải gánh đủ mọi thứ trên vai. Không cách nào giải quyết sao? Tổ chức các bác sĩ lại làm việc thành từng nhóm, đó là giải pháp, giải pháp tốt nhất. Nó là h́nh thức trung gian giữa tổ chức y tế nhà nước và những cố gắng lẻ loi đơn độc. Ở nước ta, sở dĩ không có h́nh thức đó chỉ là do những kẻ ăn trên ngồi chốc muốn nắm mọi thứ trong tay... Em thử nghĩ xem có tuyệt vời không, nếu như chúng ḿnh có thể lập một đơn vị xung kích nho nhỏ... không chê trách vào đâu được về mặt khoa học... và cả về mặt đạo đức nữa. Nó là một đội ngũ những người tiên phong t́m cách phá vỡ những định kiến, lật nhào những điều nhảm nhí đă ngự trị từ trước đến nay; nó có thể là một cuộc cách mạng đối với toàn bộ các tổ chức y tế ở nước ta.
Má áp vào gối, Cơ-ri-xtin nh́n En-đru với đôi mắt long lanh.
- Nghe anh nói làm em nhớ lại những năm tháng xa xưa. Em không nói hết được nỗi vui mừng của em. Ôi! Như là làm lại tất cả từ đầu. Em sung sướng quá, anh yêu ạ, hết sức sung sướng.
- Anh có nhiều lỗi lầm phải chuộc lại. – En-đru rầu rầu nói – anh đă sống như một kẻ ngu ngốc. Tồi tệ hơn một kẻ ngu ngốc. – En-đru áp tai lên trán. – anh không thể quên được ông Ha-ri Vai-lơ tội nghiệp, và thực ra anh cũng không muốn quên, cho đến khi nào anh thực sự làm được một việc ǵ chuộc lại lỗi lầm của anh. – En-đru bỗng lại rên rỉ – Em ạ, trong việc này, anh có tội không kém ǵ Ai-vơ-rị Anh không khỏi nghĩ rằng anh đă rũ tay một cách quá dễ dàng. Rũ tay như vậy xem ra là điều không phải. Nhưng anh sẽ làm việc cật lực, em ạ. Anh tin rằng Đen-ni và Hốp sẽ đến giúp sức anh. Em biết tư tưởng họ đấy. Đen-ni khao khát trở lại cuộc đời vất vả sôi nổi của người thầy thuốc thực hành. C̣n Hốp, nếu chúng ḿnh dành cho anh ta một pḥng thí nghiệm nho nhỏ để anh ta có thể nghiên cứu riêng ngoài việc điều chế huyết thanh cho chúng ḿnh th́ anh ta sẽ đi theo chúng ḿnh đến bất kỳ chỗ nào.
En-đru nhảy xuống giường và sải dài chân đi lại trong pḥng với dáng điệu sôi nổi trước kia, bị giằng xé giữa hai tâm trạng, hân hoan nghĩ đến tương lai và hối hận nghĩ đến quá khứ, cân nhắc các ư kiến, trong đầu đầy những nỗi lo lắng, những niềm hy vọng, những ư đồ, kế hoạch.
- Anh có nhiều việc phải giải quyết lắm, Cơ-rít ạ, và nhất là có một việc phải rất chú trọng. À, em này, đợi anh viết mấy bức thư xong... và chúng ḿnh ăn trưa xong... em có thích về nông thôn với anh một buổi không?
Cơ-ri-xtin ngước mắt hỏi:
- Nhưng anh c̣n bận?
- Bận cũng đi được, em ạ. Thực thà mà nói, anh có một gánh nặng ghê gớm trong lương tâm về bệnh tật của Me-Ơ-ri. Ở bệnh viện Vích-to-ri-Ơ, nó không khá lên và anh chưa chú ư thật đầy đủ đến nó. Thơ-rơ-gút không quan tâm đến nó một chút nào và không hiểu đúng bệnh nó, ít ra là không hiểu giống anh. Cha mẹ! Nếu xảy ra chuyện ǵ với Me-Ơ-ri sau khi anh đă nhận trách nhiệm với Côn về nó th́ anh sẽ phát điên lên mất. Nói về bệnh viện của ḿnh như vậy thật đáng sợ, nhưng sự thực, Me-Ơ-ri sẽ không bao giờ khỏi bệnh tại bệnh viện Vích-to-ri-Ơ này đâu. Phải đưa nó về nông thôn, về nơi có không khí trong lành, về một nhà điều dưỡng tốt.
- Thực hả anh?
- V́ vậy, anh muốn chúng ḿnh cùng đến chỗ Xtin-men. Bệnh viện Ben-lơ-vuy là một cơ sở xinh xắn nhất, tuyệt vời nhất mà người ta có thể hy vọng t́m thấy. Anh mà thuyết phục được ông ta nhận Me-Ơ-ri vào viện, th́ anh không những hài ḷng mà c̣n cảm thấy ḿnh đă thực sự làm được một việc có ư nghĩa.
- Thế th́ chúng ḿnh sẽ lên đường ngay khi anh chuẩn bị xong. - Cơ-ri-xtin nói với giọng dứt khoát.
Mặc quần áo xong, En-đru xuống dưới nhà, viết một bức thư dài cho Đen-ni và một bức thư cho Hốp. Anh chỉ c̣n phải đến thăm ba bệnh nhân có bệnh thật sự nữa thôi. Anh bỏ thư trên đường đi thăm các bệnh nhân đó. Rồi ăn sáng vài miếng lót dạ xong, En-đru và Cơ-ri-xtin lên đường đi Oai-cơm.
Mặc dầu tâm trí En-đru c̣n căng thẳng, xúc động, song anh cảm thấy hạnh phúc với chuyến đi này. Hơn bao giờ hết, anh có một niềm tin vững chắc rằng hạnh phúc là một trạng thái bên trong của con người, tuần túy về tinh thần và không phụ thuộc vào những của cải vật chất – dù cho có kẻ nào chế nhào th́ cứ mà chế nhạo. Suốt trong những năm tháng gần đây, thời gian anh bon chen theo đuổi tiền tài địa vị và đă thành đạt trên mọi mặt vật chất, anh tưởng rằng anh có hạnh phúc. Nhưng thực ra, anh không hạnh phúc. Anh đă sống trong một tâm trạng mê sảng, cái ǵ cũng thèm khát, cũng muốn có ngày một nhiều hơn. Tiền bạc – anh cay đắng nghĩ – tất cả chỉ v́ đồng tiền bẩn thỉu! Ban đầu, anh nghĩ chỉ muốn kiếm được một năm một ngh́n bảng. Khi đạt được số tiền đó, anh vội ấn định ngay con số gấp đôi coi là con số tối đạ Nhưng khi con số tối đa ấy cũng đă đạt được, anh vẫn thấy chưa thoa? măn. Và cứ thế tiếp tục, ḷng ham muốn mỗi ngày một tăng và cuối cùng nó đă làm hại anh.
En-đru nh́n sang Cơ-ri-xtin. Nàng đă phải khổ sở bao nhiêu v́ anh! Nhưng bây giờ, giả sử anh muốn có sự xác nhận quyết định của anh là đúng, th́ anh chỉ cần nh́n gương mặt ngời sáng đă đổi khác của nàng là đủ rơ. Nay không c̣n là một gương mặt xinh tươi nữa v́ đă in những dấu vết của thời gian và nước mắt, v́ đă có những vết nhăn quầng đen ở đuôi mắt và một chỗ hơm mờ mờ trên đôi má trước đây đầy đặn tươi mát. Nhưng đây là một gương mặt bao giờ cũng êm đềm và ngay thật. Vẻ ngời ngời hiện trên gương mặt ấy tươi sáng và xúc động đến nỗi En-đru cảm thấy ḷng quặn đau v́ hối hận. Anh thề suốt đời sẽ không bao giờ có một hành động ǵ khiến nàng phải sầu muộn thêm nữa.
Đến Oai-cơm vào khoảng ba giờ chiều, hai người rẽ vào một con đường nhỏ đi lên mỏm đồi qua La-xi Gơ-rin. Vị trí của bệnh viện Ben-lơ-vuy thật đẹp: nằm trên một quả đồi nhỏ mà lại được chắn gió phương bắc, nh́n xuống hai thung lũng hai bên.
Xtin-men thân mật đón tiếp họ. Con đường nhỏ nhắn này kín đáo, không khoa trương và ít khi bộc lộ nhiệt t́nh. Tuy nhiên, ông tỏ sự vui mừng được En-đru đến thăm bằng cách giới thiệu với hai vợ chồng anh tất cả vẻ đẹp và giá trị của bệnh viện do ông sáng lập.
Sau khi đưa hai vợ chồng En-đru đi xem hết một lượt, Xtin-men mời họ ngồi uống trà. Lúc bấy giờ En-đru mới đột ngột đưa ra đề nghị của ḿnh.
- Ông Xtin-men ạ, tôi rất ngại phải nhờ vả ai – Cơ-ri-xtin không giữ được một nụ cười khi nghe câu nói lâu nay không được dùng đến này – nhưng tôi buộc ḷng phải đến nhờ ông nhận cho tôi một bệnh nhân vào nằm ở đây, không biết có được không. Một trường hợp lao sơ nhiễm có thể phải chữa bằng cách bơm khí màng phổi. Đây là con gái một người bạn thân của tôi, một người cũng trong ngành y, một nha sĩ... Ở chỗ cô ấy điều trị hiện nay th́ bệnh không mấy thuyên giảm...
Một vẻ ǵ như thích thú ánh lên trong con mắt xanh nhạt của Xtin-men.
- Có thực ông nói ông muốn gửi một người bệnh đến chỗ tôi phải không? Tôi nghe không nhầm đấy chứ? Các bác sĩ thường không gửi bệnh nhân của họ đến đây đâu. Ông quên mất rằng ở đây tôi là ông lang băm quản lư một nhà điều dưỡng bịp bợm, loại thầy thuốc bắt bệnh nhân của ḿnh phải đi chân đất trong sương trước khi cho họ ăn sáng món cà-rốt sống à?
En-đru không cười.
- Tôi không muốn ông giễu tôi, ông Xtin-men ạ. Tôi nói hết sức nghiêm túc về trường hợp cô gái này. Tôi rất lo ngại cho bệnh cô ấy.
- Nhưng e rằng cơ sở của tôi kín chỗ mất rồi, ông bạn ạ. Mặc dầu các hội y học nước ông không có thiện cảm với tôi, song danh sách những người chờ vào nằm ở đây đă dài tới một sải taỵ Kể cũng lạ! Người ta muốn tôi chữa cho họ bất chấp cả ư kiến của các bác sĩ.
- Thôi được! - En-đru lẩm bẩm. Lời cự tuyệt của Xtin-men làm anh vô cùng thất vọng – Tôi trông đợi nhiều ở ông. Nếu Me-Ơ-ri được vào đây th́ chúng tôi cảm thấy nhẹ nhơm, yên tâm. Nói thật chứ, chỗ ông là cơ sở điều trị tốt nhất ở Anh. Tôi không nói nịnh ông đâu. Tôi hiểu rơ điều tôi nói. Cứ nghĩ đến cái pḥng mà chán Me-Ơ-ri hiện đang nằm tại bệnh viện Vích-to-ri-Ơ, dán chạy sột soạt trong lớp gỗ bọc chân tường th́...
Xtin-men cúi xuống cầm một khoanh bánh ḿ cặp thịt và dưa chuột để trên chiếc bàn thấp trước mặt. Ông có những điệu bộ khác người, gần như kiểu cách, khi cầm đến vật ǵ, như thể ông vừa mới rửa tay hết sức cẩn thận xong nên sợ bẩn tay.
- Đây có phải là một vở hài kịch ngộ nghĩnh nho nhỏ ông diễn cho tôi xem không?... Không, không nên nói thế nhỉ. Tôi thấy rơ ông đang lo lắng. Vậy tôi sẽ giúp ông, tuy ông là bác sĩ, song tôi vẫn nhận bệnh nhân của ông – Xtin-men hơi nhếch môi trước vẻ mặt ngơ ngác của En-đru. – Ông thấy đấy, tôi là người rộng răi. Tôi không e ngại giao dịch với giới nhà y khi cần thiết. Tại sao ông không cười? Tôi đùa đấy mà. Không sao. Dù cho ông không có ư thức hài hước, nhưng ông vẫn sáng suốt hơn hầu hết các đồng nghiệp của ông nhiều. Để tôi xem nào... Phải một tuần nữa th́ tôi mới có giường trống. Hôm nay là thứ tư, vậy thứ tư tuần sau, ông đưa cô gái ấy đến đây, tôi hứa sẽ làm tất cả những ǵ tôi có thể làm cho cô ta.
Mặt En-đru ửng đỏ v́ biết ơn.
- Tôi không biết nói thế nào để cảm ơn ông.
- Vậy xin ông đừng cảm ơn nữa. Và đừng có lễ độ quá thế. Tôi thích ông những khi ông sắp sửa muốn quăng quật một cái ǵ. Này, bà Men-sân ơi, ông ấy ở nhà có hay ném bát đĩa vào bà không? Tôi có một người bạn thân ở Mỹ, chủ của mười sáu tờ báo. Mỗi lần ông ta nổi nóng là y như rằng ông ta đập vỡ một cái đĩa năm xụ Thế rồi một hôm...
Ông ta kể cho hai vợ chồng nghe một câu chuyện dài mà En-đru thấy hết sức nhạt nhẽo.
Nhưng trên đường về nhà, trong không khí mát mẻ buổi tối, En-đru trầm ngâm nói với Cơ-ri-xtin:
- Dù sao, thế cũng là xong được một việc, Cơ-rít ạ, và anh cũng bớt được một nỗi nặng trĩu trong ḷng. Anh tin rằng đó là nơi thích hợp với Me-Ơ-ri. Xtin-men là một tay cừ khôi. Anh rất thích ông tạ Bề ngoài không có ǵ đáng chú ư, nhưng bên trong là thép cứng đấy. Anh không biết liệu bọn anh – Hốp, Đen-ni và anh – có bao giờ có được bệnh viện kiểu đó không... dù là nhỏ hơn. Một ước mơ viễn vông, em nhỉ. Nhưng biết đâu đấy. Anh đang nghĩ rằng, nếu Đen-ni và Hốp đến hợp lực với anh, và tất cả chúng ḿnh kéo nhau về tỉnh nhỏ, th́ chúng ḿnh có thể ở khá gần một khu mỏ nào đó để anh có dịp lại tiếp tục công cuộc nghiên cứu bệnh nhiễm bụi của anh. Ư kiến em thế nào hả Cơ-rít?
Thay cho câu trả lời, nàng ngả người sang phía En-đru, và làm một điều rất nguy hiểm trong lúc đi xe trên đường – nàng hôn anh thắm thiết.

Chương 48

Sáng hôm sau, En-đru dậy sớm sau một đêm được ngủ ngon. Anh cảm thấy người đầy sức sống, sẵn sàng bắt tay vào mọi việc. Đến thẳng máy điện thoại, anh nhờ công ty môi giới chuyên nhượng các cơ sở chữa bệnh “Phun-gơ và Tớc-nơ” ở phố E- đơm đứng ra t́m người mua lại mấy cơ sở của anh. Giê-rơn Tớc-nơ, hiện là giám đốc công ty lâu đời này, đích thân trả lời và sẽ đến ngay phố Chét-xbơ-rơ theo yêu cầu của En-đru. Sau khi xem xét kỹ sổ sách trong suốt buổi sáng, Tớc-nơ nói En-đru có thể dễ dàng nhượng lại nhanh chóng.
- Bác sĩ Men-sân ạ, chúng tôi có thế nào cũng phải nêu lư do trong lời quảng cáo – Tớc-nơ nói, gơ chiếc bút ch́ máy vào hàm răng – Người mua nào cũng nhất định sẽ đặt câu hỏi: v́ lẽ ǵ mà một bác sĩ lại đi từ bỏ một mỏ vàng thế này. Tôi xin lỗi đă dùng chữ đó, v́ quả thực, đúng nó là một mỏ vàng. Lâu nay, tôi chưa thấy một nơi nào thu được tiền nhiều như ở đây. Hay là ta nói là v́ lư do sức khoẻ?
- Không - En-đru xẵng giọng – Cứ nói sự thật. Nói là... – anh nghĩ lại – thôi, nói là v́ lư do riêng.
- Được lắm, bác sĩ Men-sân ạ – Và Giê-rơn Tớc-nơ viết đè lên trên bản nháp lời quảng cáo: “Nhượng lại v́ lư do riêng, không liên quan ǵ đến khách bệnh”.
En-đru kết thúc:
- Xin ông nhớ rằng, tôi không đ̣i một số tiền thật lớn, chỉ cần một cái giá phải chăng. Có thể khá nhiều mèo cái sẽ không theo chữa ở người kế chân tôi đâu.
Đến giờ ăn trưa, Cơ-ri-xtin đưa cho En-đru hai bức điện mới nhận. En-đru yêu cầu Đen-ni và Hốp trả lời hai bức thư anh viết cho họ hôm trước bằng điện tín.
Bức điện thứ nhất, của Đen-ni, chỉ viết:
“Mê lắm. Tối mai sẽ đến”.
Bức điện thứ hai viết với giọng chớt nhả đặc biệt:
“Tôi sẽ phải suốt đời sống với những kẻ loạn trí chăng? Đặc điểm của các tỉnh nhỏ ở Anh là quán rượu, hiệu tạp hoá, nhà thờ và chợ bán lợn. Ông nói đến pḥng thí nghiệm ư? Kư tên: một người dân nộp thuế căm phẫn”.
Sau bữa trưa, En-đru lại bệnh viện Vích-to-ri- Ợ Không đúng giờ đi tua thăm bệnh của bác sĩ Thơ-rơ-gút, nhưng thế lại hợp ư anh. Anh không muốn có chuyện ồn ào không hay, lại càng không muốn làm mếch ḷng cấp trên của anh. V́ mặc dầu tính t́nh cố chấp, thủ cựu, chỉ quan tâm đến những giai thoại về những tay thợ cạo kiêm nhà phẫu thuật thời xửa thời xưa nhưng Thơ-rơ-gút bao giờ đối xử với anh cũng rất tốt.
Ngồi bên giường Me-Ơ-ri, En-đru nói rơ ư định của anh cho cô gái hiểu:
- Trước hết là do lỗi của chú. Lẽ ra chú phải thấy trước đây không phải là chỗ thích hợp với cháu. Cháu sẽ thấy khác hẳn khi đến bệnh viện Ben-lơ-vuy này,... rất khác, Me-Ơ-ri ạ. Nhưng ở đây, người ta đối với cháu rất tốt cho nên không việc ǵ phải làm mất ḷng ai. Cháu chỉ nói là đến ngày mười lăm này, cháu muốn ra viện thôi. Nếu cháu ngại nói th́ chú sẽ bảo bố cháu viết thư lên xin cho cháu về nhà. Có bao nhiêu người đang chờ giường nên dễ thôi mà. Thế là đến thứ tư, chú sẽ đem xe đến, tự chú sẽ đưa cháu đến Ben-lơ-vuỵ Chú sẽ đem theo một cô y tá và mọi thứ cần dùng. Thật rất đơn giản, và sẽ rất có lợi cho sức khoẻ của cháu.
En-đru về nhà với cảm nghĩ đă hoàn thành thêm một việc nữa: anh cảm thấy anh đă bắt đầu bứt được ḿnh ra khỏi cuộc sống hỗn tạp mà anh đă sa chân vào. Tối hôm ấy, trong pḥng khám, anh bắt đầu nhổ bỏ những con bệnh kinh niên, từ bỏ không thương tiếc phong cách mơn trớn quyến rũ của anh. Để đến mười hai lần trong ṿng một tiếng đồng hồ, En-đru nói với giọng dứt khoát:
- Đây là lần khám bệnh cuối cùng đối với bà. Bà đă đến điều trị Ở đây lâu rồi. Bây giờ bà đă khá hơn rất nhiều, không việc ǵ mà phải uống thuốc nữa.
Kỳ lạ thật, nói xong, anh cảm thấy người nhẹ nhơm hơn nhiều. Được nói ra những ư nghĩ của ḿnh, nói ra một cách trung thực, mạnh bạo, là một thứ xa hoa mà từ lâu anh không cho ḿnh được hưởng. Anh đi gặp Cơ-ri-xtin, nhảy chân sáo như trẻ con.
- Bây giờ, anh đỡ cảm thấy ḿnh là người bán rong thuốc muối pha nước tắm rồi. Ôi, cha mẹ Ơi! Sao anh lại có thể nói năng giọng ấy? Anh đă quên mất những ǵ đă xảy ra... chuyện Vai-lơ... quên hết những chuyện anh đă gây ra rồi sao?
Lúc đó có tiếng chuông điện thoại. Cơ-ri-xtin ra nghe. En-đru thấy h́nh như nàng ở bên máy nói khá lâu. Khi trở lại, gương mặt nàng có một vẻ gượng gạo là lạ:
- Có người hỏi anh ở dây nói.
- Ai?... - En-đru bỗng hiểu ra là Phran-xit Lo-rân-xơ gọi cho anh. Một không khí im lặng nặng nề trùm xuống gian pḥng. Rồi rất nhanh, anh nói – Em ra bảo với bà ấy là anh không có nhà. Bảo là anh đi vắng rồi. À thôi, gượm hẵng. – Gương mặt anh biểu lộ một ư định kiên quyết, anh đột ngột bước lên – Để anh tự ra nói với bà ấy.
Năm phút sau, trở lại, En-đru thấy Cơ-ri-xtin đă cầm đồ đan ngồi ở góc pḥng quen thuộc của nàng, chỗ có ánh sáng. Anh nh́n trộm nàng rồi quay mặt đi ra đứng bên cửa sổ, rầu rầu nh́n ra ngoài, tay đút túi. Tiếng que đan kêu lách tách đều đều của nàng làm anh cảm thấy ḿnh ngu xuẩn quá chừng, như một con chó ngu si trốn nhà đi chơi nay lem luốc, ủ rũ, cụp đuôi lê chân về. Măi sau, không chịu được lâu thêm nữa, anh nói, lưng vẫn quay về phía nàng:
- Chuyện ấy nữa, cũng xong rồi. Có lẽ em nên biết, tất cả chỉ là do thói hợm hĩnh ngu xuẩn của anh thôi... và thói vị kỷ nữa. Xưa nay, bao giờ anh vẫn chỉ yêu có ḿnh em... – Bỗng En-đru rền rĩ – Khốn nạn cho anh, Cơ-rít ạ. Tất cả chỉ là do lỗi lầm của anh. Những người ấy, họ tưởng ai cũng như họ cả, nhưng anh đâu có như họ. Anh rút chân ra một cái quá dễ dàng... quá dễ dàng em ạ. Nghe anh nói thêm này. Vừa rồi, ở máy điện thoại, anh đă gọi luôn cho Lơ Roa. Kể ra anh vẫn có thể hợp tác với họ được lắm. Song, hăng Cơ-rê-mô cũng đừng trông chờ ǵ ở anh nữa. Anh cũng xoá tên ḿnh khỏi danh sách của họ rồi, Cơ-rít ạ. Lạy Trời! Anh sẽ không bao giờ để cho những việc ấy tái diễn.
Cơ-ri-xtin không đáp, song trong gian pḥng yên lặng, tiếng que đan của nàng đập vào nhau thành một thứ tiếng lách tách nhanh nhẹn vui vẻ. En-đru cứ đứng đấy khá lâu, hổ thẹn nh́n xe cộ đi lại ngoài phố, nh́n xuống những chấm sáng dần dần bật loé lên trong đêm hè. Măi sau, khi anh quay lại, gian pḥng đă ch́m trong bóng tối nhưng Cơ-ri-xtin vẫn ngồi đó tiếp tục đan, thân h́nh mảnh khảnh nhỏ nhắn của nàng lẫn vào bóng h́nh chiếc ghế ch́m trong tối không c̣n nh́n thấy nữa.
Đêm ấy, En-đru bừng tỉnh dậy, người bải hoải đẫm mồ hôi, anh quay sang Cơ-ri-xtin nhưng chưa nh́n thấy ǵ, tâm trí hăy c̣n hoảnh hốt v́ những điều hăi hùng trong giấc mộng, anh đă nói:
- Em ở đâu, Cơ-rít? Anh hối hận lắm. Anh thành thực hối hận. Từ nay về sau anh sẽ hết sức tử tế, đúng mực với em. – Rồi giọng dịu xuống, đă hơi ngái ngủ – Bán xong chỗ này chúng ḿnh sẽ đi nghỉ ngơi ít ngày. Thần kinh anh rệu ră cả rồi. Thế mà có lần anh gọi em là con điên! Khi chúng ḿnh chọn được một chỗ ở nào yên ổn, bất kỳ là ở đâu, thể nào em cũng sẽ có mảnh vườn, Cơ-rít ạ. Anh biết em thích có một mảnh vườn đến nhường nào. Em c̣n nhớ... c̣n nhớ “Sơn cốc” không nhỉ?
Sáng hôm sau, En-đru mua về cho nàng một bó hoa cúc vạn thọ tọ Anh cố biểu lộ niềm yêu thương nàng với tất cả ḷng hăm hở như thời trước, không phải bằng sự hào phóng khoa trương mà nàng rất ghét – cứ nghĩ đến bữa ăn ở khách sạn Plađơ mà anh rùng ḿnh – mà bằng những sự săn sóc nho nhỏ gần như đă quên.
Đến giờ uống trà, En-đru mua về một loại bánh xốp mà Cơ-ri-xtin xưa nay vẫn thích, rồi lại c̣n lặng lẽ ra tủ kê ở cuối hành lang lấy đôi giầy vải đi trong nhà đem lại cho nàng khiến Cơ-ri-xtin phải giăy nảy lên, nhăn mặt nhẹ nhàng phản đối:
- Đừng, đừng thế, anh. Nếu không th́ chắc chắn em sẽ lại khổ v́ nó. Sang tuần sau, anh lại ṿ đầu bứt tai, xua đuổi em chạy khắp nhà như anh vẫn làm hồi nào cho mà xem.
En-đru thốt lên, gương mặt sững sờ, đau khổ:
- Cơ-rít, em không thấy là mọi việc đă thay đổi rồi sao? Từ nay trở đi anh sẽ sửa chữa mọi sai lầm đối với em.
- Có chứ, có chứ, anh của em ạ. – Nàng lấy tay quết nước mắt, miệng nhoẻn cười – Rồi với một vẻ nồng nàn, mănh liệt mà anh chưa bao giờ ngờ có ở nàng – Em không cần ǵ hết chừng nào chúng ḿnh sống bên nhau. Em không muốn anh phải chiều chuộng em. Em chỉ có một điều mong muốn là anh đừng đeo đuổi ai khác.
Tối hôm ấy, Đen-ni đến vừa kịp giờ ăn tối cùng với hai vợ chồng bạn như Đen-ni hẹn. Hốp đă gọi điện đường dài từ Kem-brít-giơ cho Đen-ni nhờ Đen-ni nói lại là Hốp không về được Luân Đôn tối nay.
Tay vỗ tẩu, Đen-ni nói thêm:
- Cậu ta bảo phải ở lại v́ công việc. Nhưng ḿnh nghĩ là anh bạn Hốp nhà ta sắp lấy vơ... Thế là nhà vi khuẩn học của chúng ta đă bị thuần hoá rồi.
- Cậu ấy có ư kiến ǵ về ư định của ḿnh không?
- Có, cậu ấy hào hứng lắm. Song, có hay không th́ cũng không quan trọng, chúng ḿnh có thể cứ tóm cổ cậu ấy lôi theo chúng ḿnh. V́ thú thật, ḿnh cũng thấy rất hào hứng... Ḿnh không h́nh dung nổi làm sao cái kế hoạch tuyệt diệu ấy lại nảy ra được trong đầu óc điên rồ của cậu. Nhất là khi ḿnh tưởng tượng cậu sắp ngoi lên làm anh bán xà pḥng ở khu Oét-en. Kể đầu đuôi cho ḿnh nghe nào.
En-đru kể hết lại cho Đen-ni nghe, càng kể càng sôi nổi. Hai người quay sang bàn bạc đến tận những chi tiết thực tế của đề án.
Họ bỗng nhận ra họ đă đi xa đến nhường nào khi Đen-ni đưa ra ư kiến:
- Theo ḿnh, ta không nên ở một đô thị quá lớn. Một thị trấn không quá hai vạn dân là thích hợp nhất. Ở những nơi như vậy chúng ḿnh có thể làm ăn ra tṛ. Nh́n vào bản đồ miền trung du tây, ta thấy có biết bao nhiêu thị trấn công nghiệp, nơi nào cũng có dăm bảy bác sĩ hầm hè nhau một cách rất chi là lịch sự, hay là có những thầy thuốc già hôm nay cắt một nửa cái a-mi- đan của con người ta rồi mai mới bơm thuốc sát trùng. Đó chính là những nơi chúng ḿnh có thể thao diễn chủ trương hợp tác chuyên môn của chúng ḿnh. Chúng ḿnh sẽ không mua lại khách bệnh của ai. Coi như là chúng ḿnh tự nhiên đến. Chà! Ḿnh muốn nh́n bộ mặt của họ, ư ḿnh muốn nói của các ngài bác sĩ Brao, bác sĩ Giôn, bác sĩ Rô-bin-xơn, vân vân. Chúng ḿnh sẽ phải nghe hàng tràng lời nhiếc móc đấy, có khi bị treo cổ cũng nên. Thôi, nói nghiêm chỉnh, chúng ḿnh sẽ phải có một bệnh viện trung tâm, như cậu nói, pḥng thí nghiệm của Hốp ở liền ngay cạnh. Thậm chí chúng ḿnh cũng có thể đặt vài ba giường nằm cho bệnh nhân ở trên gác. Ban đầu, chưa cần thật lớn... chủ yếu là cải tổ chứ không phải xây dựng. Nhưng ḿnh đă cảm thấy chúng ḿnh sẽ đứng vững – Bỗng để ư đến đôi mắt long lanh của Cơ-ri-xtin theo dơi câu chuyện, Đen-ni mỉm cười – Thưa quư phu nhân, quư phu nhân nghĩ sao? Điên rồ, có phải không?
- Đúng – Cơ-ri-xtin trả lời, giọng khàn khàn – Nhưng chính những điều điên rồ ấy mới đáng kể.
- Đúng đấy! Cái đó mới đáng kể - En-đru nắm tay đập xuống bàn làm nảy tung dao th́a đĩa bát – Đành rằng kế hoạch là tốt, song cái chính là tư tưởng đằng sau cái kế hoạch ấy. Đây là một cách hiểu mới về lời thề của Híp-pô-cơ-rát (#1). Một sự trung thành tuyệt đối với lư tưởng khoa học, không có lối làm việc kinh nghiệm chủ nghĩa, không có những phương pháp kiểu thầy lang vườn, không có lối kê đơn hàng loạt, cho những thứ thuốc vô dụng, chạy theo tiền công, ve văn những người bệnh tưởng!
Họ nói chuyện đến tận một giờ sáng. Bầu nhiệt huyết của En-đru đă làm sôi động cả con người Đen-ni vốn trơ như đá. Chuyến tàu cuối cùng trong ngày đă chạy từ lâu. Đêm đó, Đen-ni ngủ lại ở pḥng ngủ bỏ không. Sáng hôm sau, ăn lót dạ xong, Đen-ni vội ra tàu, hẹn sẽ trở lại vào thứ sáu tuần tới. Từ nay đến ngày ấy, Đen-ni sẽ đi gặp Hốp và – bằng chứng cuối cùng về sự hào hứng của Đen-ni – anh sẽ mua một tấm bản đồ lớn vùng trung du miền Tây.
- Ổn lắm, Cơ-rít ạ, ổn lắm. - En-đru ở ngoài cửa đi vào, hớn hở – Đen-ni “say” lắm rồi. Anh ấy không nói ǵ nhiều nhưng anh biết.
Cũng ngày hôm ấy, lần đầu tiên có người đến hỏi mua pḥng khám bệnh. Ban đầu mới đến một người, sau th́ nhiều. Giê-rơn Tớc-nơ đi cùng với những ai có nhiều ư định mua nhất. Ông ta tuôn ra hàng tràng những câu văn hoa đẹp đẽ, nói đến cả kiến trúc của nhà để xe. Đến thứ hai th́ có bác sĩ Nâu-Ơn Lâu-Ơ-ri lại hai lần, buổi sáng lại một ḿnh, buổi chiều đi cùng với nhân viên môi giới. Sau đó, Tớc-nơ gọi dây nói cho En-đru:
- Bác sĩ Lâu-Ơ-ri thích chỗ của ông đấy. Có thể nói là rất thích. Ông ta chỉ sợ chưa kịp đưa bà vợ đến xem th́ ông đă bán mất. Bà ấy hiện nay đang dẫn con cái đi nghỉ ngoài băi biển, đến thứ tư này th́ về.
Thứ tư là đúng ngày En-đru phải đưa Me-Ơ-ri đến Ben-lơ-vuỵ Anh nghĩ có thể giao phó hoàn toàn việc này cho Tớc-nơ được.
Tại bệnh viện mọi chuyện đều diễn ra như anh đă dự kiến. Me-Ơ-ri sẽ ra viện vào lúc hai giờ chiều. En-đru đă hẹn với chị y tá Sáp cùng đi xe hơi với Me-Ơ-ri đến Ben-lơ-vuy.
Một rưỡi, vừa lúc En-đru đưa xe đến phố Oen-bếch đón Sáp th́ trời mưa tọ Khi En-đru đến nơi, chị ta trông có vẻ khó chịu, chị ta vẫn đợi En-đru nhưng với thái độ miễn cưỡng. Từ hôm En-đru báo trước là đến cuối tháng này anh phải cho chị nghỉ việc th́ chị lại càng cau có hơn mọi khị Chị ừ hữ đáp lại lời chào của En-đru rồi lên xe.
May là En-đru không vấp phải khó khăn ǵ khác với Me-Ơ-ri. En-đru đỗ xe vừa đúng lúc Me-Ơ-ri đi qua pḥng thường trực bệnh viện, và một phút sau Me-Ơ-ri đă ngồi ở ghế sau với chị y tá Sáp, quanh người, quấn một cái chăn ấm, dưới chân ủ một chai nước nóng. Thế nhưng đi chưa được mấy quăng đường, En-đru đă ân hận trót đem theo chị y tá cảu nhảu càu nhàu và đa nghi này. Rơ ràng chị ta coi chuyến đi này hoàn toàn vượt ra ngoài nhiệm vụ của ḿnh. En-đru tự hỏi không biết làm sao anh đă chịu đựng được chị ta lâu đến thế.
Xe đến Ben-lơ-vuy vào lúc ba rưỡi. Trời đă tạnh, và mặt trời đă ló sau những đám mây khi xe lên đồi. Me-Ơ-ri nhô người ra phía trước, đôi mắt bồn chồn hơi pha một chút lo lắng nh́n cái nơi mà người ta đă làm cô mong đợi rất nhiều.
En-đru gặp Xtin-men tại văn pḥng. Anh muốn cùng ông khám ngay cho Me-Ơ-ri và óc anh vẫn bị vấn đề bơm khí màng phổi ám ảnh. En-đru đề cập đến vấn đề ấy khi hút thuốc và uống trà với Xtin-men.
- Được được, - Xtin-men gật đầu khi En-đru nói xong – ta sẽ lên gác thăm bệnh cho cô gái ấy ngay bây giờ.
Xtin-men dẫn đường đến buồng Me-Ơ-ri. Cô gái đang nằm trên giường, mặt c̣n nhợt nhạt sau cuộc hành tŕnh và có vẻ lo lắng, mắt nh́n chị y tá Sáp đang đứng ở đầu pḥng gấp quần áo cho cộ Me-Ơ-ri hơi giật ḿnh khi Xtin-men vào.
Xtin-men khám rất tỉ mỉ. Phương pháp chẩn đoán của Xtin-men – từ tốn, lặng lẽ, hết sức tỉ mỉ – là một điều mới mẻ đối với En-đru. Hoàn toàn không có lối ve vuốt hoặc nạt nộ người bệnh. Quả thực, trông Xtin-men không giống một người thầy thuốc đang chẩn đoán bệnh. Ông như một nhà kinh doanh đứng trước một máy tính phức tạp bị trục trặc. Tuy Xtin-men có dùng ống nghe song phần lớn ông chẩn đoán bằng tay, sờ nắn các khoảng liên sườn và trên xương đ̣n gánh như thể qua những ngón tay tinh tế của ḿnh, ông có thể thực sự cảm thấy thể trạng của những tế bào phổi đang sống, đang thở bên trong.
Chẩn đoán xong, Xtin-men không nói ǵ với Me-Ơ-ri, ông kéo En-đru ra ngoài cửa bảo:
- Phải bơm khí màng phổi, không c̣n bàn căi ǵ nữa. Hai lá phổi này lẽ ra phải ép từ mấy tuần trước. Tôi sẽ tiến hành ngay bây giờ. Ông quay lại nói cho cô ấy biết đi.
Trong khi Xtin-men đi chuẩn bị dụng cụ, En-đru trở vào pḥng báo cho Me-Ơ-ri biết quyết định của hai người. Anh nói hết sức nhẹ nhàng, song hiển nhiên việc bơm khí vào màng phổi này làm Me-Ơ-ri thêm lo lắng. Cô gái hỏi, giọng băn khoăn:
- Chú bơm chứ? Ứ, cháu muốn chú bơm cơ.
- Không sao đâu, Me-Ơ-ri ạ. Cháu sẽ không cảm thấy đau một chút nào. Chú cũng đứng ở đây. Chú sẽ giúp ông ấy. Chú sẽ chú ư không để cháu bị làm sao đâu.
Thực ra, En-đru đă định để Xtin-men tiến hành hoàn toàn một ḿnh. Nhưng v́ Me-Ơ-ri quá lo lắng, chỉ tin tưởng ở En-đru, và quả En-đru cũng cảm thấy có trách nhiệm trong việc đưa Me-Ơ-ri đến đây nên anh đến pḥng phẫu thuật giúp Xtin-men một tay.
Mười phút sau hai người đă sẵng sàng. Khi Me-Ơ-ri được đưa vào, En-đru gây tê khu vực cho cô gái. Rồi anh đứng cạnh cái áp kế trong khi Xtin-men khéo léo đưa mũi kim vào lồng ngực, theo dơi ḍng khí ni-tơ vô trùng bơm vào màng phổi. Chiếc máy bơm khí cực kỳ tinh vi, và không ai có thể phủ nhận Xtin-men là bậc thầy về liệu pháp này. Ông điều khiển cái kim với bàn tay thành thạo, từ từ thọc dần vào một cách hết sức khéo léo, mắt chăm chú theo dơi cái áp kế, ŕnh tiếng kêu đánh sật một cái báo hiệu kim đă chọc qua màng phổi.
Sau những phút ban đầu hoảng hốt, Me-Ơ-ri đă dần dần bớt lọ Cô chịu đựng cuộc phẫu thuật với một niềm tin tưởng ngày một vững vàng và sau cùng, hoàn toàn thoải mái, cô mỉm cười được với En-đru. Trở về buồng cũ, Me-Ơ-ri nói:
- Chú nói đúng. Không sao cả. Cháu không cảm thấy ǵ sất cả.
- Thực à? - En-đru nheo một bên mắt rồi lại bật cười – Phải như vậy: không rối rít, không cảm thấy có chuyện ǵ ghê gớm xảy ra với ḿnh... chú mong ca phẫu thuật nào cũng êm thấm như vậy. Thế là hai lá phổi của cháu đă bị làm cho bất động rồi đó. Bây giờ phổi của cháu sẽ được nghỉ ngơi. Khi nào nó bắt đầu thở lại th́ nó sẽ khỏi. Cháu cứ tin ở chú!
Me-Ơ-ri nh́n En-đru rồi nh́n khắp gian pḥng vui mắt, nh́n qua cửa sổ xuống thung lũng nằm xa xa.
- Với lại ở đây cháu thấy thích lắm. Ông ấy không cố làm ra vẻ tử tế đâu, ông Xtin-men ấy, nhưng dù sao vẫn cảm thấy ông ấy tốt lắm... Cháu uống trà được chưa, chú?

---------------
Chú thích:

(1) Lời tuyên thệ của những người sắp làm thầy thuốc thề sẽ hành nghề một cách trung thực.

Chương 49

En-đru ở Ben-lơ-vuy ra về th́ đă gần bảy giờ. Anh đă ở đấy lâu hơn dự định. Vừa cho xe chạy anh vừa thấy lan dần trong người một cảm giác êm đềm yên tĩnh kỳ lạ. Đó là nhờ Xtin-men. Cá tính Xtin-men, dáng điệu ung dung thư thái của ông, thái độ dửng dưng đối với những thứ vặt vănh nhỏ mọn trong cuộc sống, đă có một ảnh hưởng tốt đối với bản tính hăng bốc của En-đru. Hơn nữa, En-đru bây giờ đă yên tâm về Me-Ơ-ri rồi. Anh so sánh hành động hấp tấp của anh khi trước – đưa ngay cô gái vào một bệnh viện lạc hậu – với tất cả những việc anh đă làm cho cô gái chiều naỵ Việc này quả có gây cho anh nhiều phiền phức, mất nhiều công sức dàn xếp mà nó lại không đúng nguyên tắc nữa! Tuy En-đru chưa hỏi Xtin-men về tiền nong, song anh biết Bâu-lân không thể trả nổi viện phí ở Ben-lơ-vuy v́ vậy anh sẽ là người phải gánh chịu. Nhưng những vấn đề ấy không có nghĩa lư ǵ so với niềm phấn khởi, sung sướng khi hoàn thành được một việc đáng kể. Lần đầu tiên từ nhiều tháng nay, En-đru cảm thấy anh đă làm được một việc theo anh là có giá trị. Cảm nghĩ ấy làm anh khoan khoái, nó là một cảm nghĩ quư báu, bước đầu của sự hồi phục trong con người anh.
En-đru cho xe chạy từ từ thưởng thức không khí êm ả chiều tối. Chị y tá Sáp vẫn ngồi ở ghế sau nhưng chẳng có ǵ để nói, c̣n anh th́ đắm ḿnh trong những ư nghĩ riêng, hầu như không biết đến sự có mặt của chị tạ Gần về đến Luân Đôn, anh hỏi chị ta muốn xuống đâu, rồi theo ư chị ta, anh đỗ ở bến xe điện ngầm Nót-tinh Hin. Anh mừng đă tống khứ được chị tạ Chị ta là một y tá tốt nhưng phải cái khó tính, hay cau có. Chị ta chưa hề bao giờ ưa thích En-đru. Anh quyết định ngày mai sẽ trả ngay tiền lương tháng này cho chị ta bằng đường bưu điện, như vậy đỡ phải giáp mặt chị ta lần nữa.
Có cái lạ là tâm trạng En-đru thay đổi khi về đến phố Pét- đinh-tơn. Anh thấy xót xa mỗi lần đi qua nhà vợ chồng Vai-lợ Anh liếc mắt nh́n cửa hiệu “Tân trang, hữu hạn”. Một người phụ việc đang thả rèm cửa ngoài mặt hàng. Động tác đóng cửa đơn giản ấy mang một ư nghĩa tượng trưng sâu sắc đến nỗi nó làm anh rùng ḿnh. Anh về đến nhà ủ rũ và cho xe vào nhà xe, trong ḷng nặng trĩu một nỗi buồn kỳ lạ.
Cơ-ri-xtin hớn hở chạy ra gặp anh ở pḥng ngoài. Trái ngược với En-đru, mặt nàng tươi roi rói, đôi mắt sáng ngời v́ tin vui mà nàng đem ra kể với anh:
- Bán xong rồi, anh ạ! Sạch sành sanh, cả nhà lẫn hầm! Họ chờ anh măi, họ vừa mới đi xong. Hai vợ chồng bác sĩ Lâu-Ơ-ri ấy. Ông ta sốt ruột lắm v́ măi không thấy anh về. Em mời họ anh tối. Rồi lại ngồi nói chuyện một lúc nữa. Sau em nhận thấy h́nh như bà Lâu-Ơ-ri cho là anh gặp tai nạn xe hơi. Em bắt đầu lo nhé. Nhưng bây giờ, anh đă về đến nhà, anh yêu của em, thế là mọi việc tốt đẹp cả. Mười một giờ mai, anh phải đến gặp ông Lâu-Ơ-ri tại văn pḥng ông Tớc-nơ để kư giấy bán. Và... à, vâng, ông ấy đă đặt cọc tại chỗ ông Tớc-nơ rồi đấy.
En-đru theo chân Cơ-ri-xtin vào pḥng ăn: bàn ăn đă thu dọn sạch sẽ. Dĩ nhiên anh mừng thấy pḥng khám của anh đă bán xong, tuy vậy trong lúc này anh không thể nào tỏ ra phấn khởi được.
- Giải quyết xong xuôi nhanh chóng như vậy là tốt chứ anh? Em chắc ông Lâu-Ơ-ri sẽ không để lâu đâu. Ôi, em đă nghĩ rất nhiều trước khi anh về. Giá chúng ḿnh lại đi nghỉ ở Van Ang- đrê một lần nữa trước khi bắt tay vào việc mới, anh nhỉ... Ở đấy tươi đẹp biết bao, phải không anh, và chúng ḿnh đă sông ở đấy những ngày thần tiên... – Nàng bỗng im bặt, nh́n anh, rồi hỏi – sao, anh có chuyện ǵ đấy?
- Chuyện ǵ đâu, - En-đru mỉm cười, ngồi xuống ghế – anh chỉ hơi mệt một chút thôi, chắc thế. Có lẽ là tại anh chưa ăn tối.
-Ơ! – Thất kinh, nàng thốt lên – Em cứ đinh ninh là anh ăn tôi ở Ben-lơ-vuy rồi mới về. – nàng đưa mắt đảo quanh một lượt. – em đă dọn sạch cả, và lại cho chị Ben-nét đi xem chiếu bóng mất rồi.
- Thôi, không cần, em ạ.
- Cần chứ. Thảo nào anh không nhảy lên khi em kể việc nhượng lại nhà. Bây giờ anh ngồi chờ em một phút để em bưng khay lên. Anh thích ăn món ǵ nhất hả anh? Em có thể hâm lại súp, hoặc tráng mấy quả trứng cho anh, hay món ǵ được nhỉ?
En-đru cân nhắc:
- Trứng, được đấy, em ạ. Nhưng em nhọc sức làm ǵ. Thôi được, nếu em muốn th́... có lẽ sau đó cho anh thêm một miếng pho-mát.
Loáng một cái, Cơ-ri-xtin đă đem lên một cái khay bên trên để một đĩa trứng tráng, một nhát cần tây đặt trong một cái cốc, bánh ḿ, bánh qui, bơ và đĩa pho-mát. Nàng đặt khay lên bàn. Trong khi En-đru kéo ghế ngồi ht́ nàng lấy ở tủ bát đĩa bên cạch ra một chai rượu mạnh. Rồi nàng âu yếm ngồi nh́n anh ăn.
- Này anh, giá chúng ḿnh về ở phố Xi-phen nhỉ, chỉ cần một gian bếp và một pḥng ngủ, thế là vừa vặn. Cuộc sống xa hoa không hợp với chúng ḿnh. Nay em sắp lại trở thành vợ một người lao động, em thấy sung sướng vô cùng.
En-đru ăn sang đĩa trứng. Ăn được một chút, anh thấy dễ chịu hơn.
- Anh ơi, anh biết không, - Cơ-ri-xtin nói tiếp, tay đỡ cằm trong dáng ngồi quen thuộc. – Mấy hôm nay, em nghĩ ngợi nhiều lắm. Trước kia, đầu óc em mụ mẫm, cứ u u mê mê, nhưng từ khi chúng ḿnh lại gần gũi nhau, từ khi chúng ḿnh lại như cũ th́ cái ǵ em cũng thấy rơ ràng, dễ hiểu. Những cái ǵ mà ḿnh phải phấn đấu mới giành được th́ mới có giá trị. Cái ǵ cứ tự nhiên rơi vào ḷng th́ nó sẽ không đem lại cho ḿnh một niềm vui nào. Anh c̣n nhớ thời gian chúng ḿnh ở E-bơ-re-lo không, những ngày ấy lại hiện ra rơ mồn một trong óc em suốt ngày hôm nay... những ngày chúng ḿnh đă cùng nhau vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ. Bây giờ em cảm thấy chúng ḿnh sắp lại bắt đầu một cuộc sống y như vậy. Đó là cuộc sống hợp với chúng ḿnh, anh của em ạ. Chúng ḿnh là thế đó. Ôi, nghĩ đến là em thấy sung sướng quá.
En-đru ngẩng mặt nh́n nàng:
- Em sung sướng thực chứ, Cơ-rít?
Nàng đặt một cái hôn nhẹ lên má anh:
- Chưa bao giờ sung sướng như bây giờ.
Hai người im lặng một lúc, En-đru phết bơ vào một miếng bánh qui rồi nhấc nắp đậy đĩa pho mát để cắt một miếng. Nhưng tay anh chững lại v́ không phải là thứ pho mát Líp-tao-Ơ ưa thích của anh, chỉ là một mẩu pho mát thường, khô cứng mà chị Ben-nét vẫn dùng để nấu ăn c̣n sót lại. Nh́n thấy thế, Cơ-ri-xtin bật lên một tiếng kêu tự trách ḿnh.
- Hôm nay em đă định đến hiệu Phrao Sơ-mít rồi lại quên.
- Thôi, thế này cũng được, em ạ.
- Cũng được thế nào. – Nàng cất vội đĩa pho-mát đi không để cho En-đru kịp lấy. – Em th́ cứ ngồi đây nghĩ vẩn vơ như một cô học tṛ đa sầu đa cảm, chẳng dọn ǵ cho anh ăn, trong khi anh đi về mệt mỏi, đói mềm người ra. Vợ người lao động như em th́ đẹp nhỉ! – Nàng đứng phắt ngay dậy, mắt nh́n đồng hồ – Em c̣n đủ thời gian ra hiệu Phrao Sơ-mít trước giờ đóng cửa.
- Đừng mất công nữa em, Cơ-rít!
- Nghe em nào, anh! Em muốn thế. Em thích thế... bởi v́ anh th́ yêu chuộng món pho-mát hiệu Phrao Sơ-mít, c̣n em th́ yêu quư anh.
En-đru chưa kịp phản đối một lần nữa th́ Cơ-ri-xtin đă chạy ra ngoài. Anh nghe thấy tiếng chân mau mau của nàng ở gian tiền sảnh, tiếng cửa ngoài khép lại nhè nhẹ. Con mắt của anh vẫn c̣n thoáng đọng một ánh cười... thật đúng là tính t́nh nàng. Anh lấy một miếng bánh quy nữa phết bơ ăn trong khi chờ đợi thứ pho-mát Lip-tao-Ơ đặc biệt, chờ đợi nàng về.
Ngôi nhà rất yên tĩnh, Phlo-ri chắc đă ngủ ở dưới nhà và chị Ben-nét chắc đi xem chiếu bóng rồi. En-đru mừng khi thấy chị Ben-nét theo hai vợ chồng anh trong bước phiêu lưu mới. Chiều nay, Xtin-men cừ quá. Me-Ơ-ri chắc bây giờ đă trở lại b́nh thường. Rất đẹp là đến chiều th́ trời tạnh, và chuyến về đi qua các xóm làng tươi mát và êm ả sau cơn mưa thật tuyệt diệu. Ơn trời! Không lâu nữa, Cơ-ri-xtin lại sẽ có một mảnh vườn riêng. Dù cho anh, Đen-ni và Hốp có bị năm bảy tay bác sĩ ở thị trấn X nào đó treo cổ lên th́ Cơ-ri-xtin vẫn phải có mảnh vườn của nàng.
En-đru bắt đầu ăn một miếng bánh qui, trí óc vẫn để ở đâu đâu. Anh ăn sẽ mất ngon nếu nàng không về nhanh. Chắc nàng lại đang nói chuyện với Phrao Sơ-mít. Người đàn bà tốt bụng này đă giới thiệu đến chỗ anh những người khách đầu tiên của anh. Giá như anh cứ tiếp tục đi theo con đường chân chính chứ không như... Ôi, thôi, chuyện ấy bây giờ xong rồi. Ơn Trời! Cơ-ri-xtin và anh đă lại hoà thuận, lại gần gũi thương yêu nhau rồi, lại có hạnh phúc hơn bất kỳ thời gian nào trước đây. Thật là tuyệt diệu được nghe nàng nói ra điều đó vừa cách đây một phút xong. En-đru châm một điếu thuốc.
Bỗng chuông cửa giật mạnh. Anh ngẩng đầu lên, bỏ điếu thuốc. Đi ra pḥng ngoài. Anh chưa tới nơi, chuông cửa đă giật mạnh lần nữa. Anh mở cửa.
En-đru nhận ra ngay tức khắc sự nhốn nháo ở ngoài phố: người đứng đông trên vỉa hè, những khuôn mặt, nhưng cái đầu chen chồng lên nhau trong bóng tối. Anh chưa nhận rơ được ǵ th́ người cảnh sát vừa giật chuông xong hiện ra trước mặt. Chính là Xtrăđơ, người bạn thân của anh làm nhiệm vụ giao cảnh ở phố Phai-phợ Lạ chưa! Xtrăđơ nh́n anh với con mắt chỉ toàn ḷng trắng. Xtrăđơ thở hổn hển như người mới chạy gấp:
- Bác sĩ Men-sân... Chị nhà bị nạn... Chị ấy lao... lạy Chúa tôi... chị ấy lao vào đầu xe buưt khi vừa ra khỏi cửa hiệu.
Một bàn tay lạnh buốt bóp chặt tim En-đru. Anh chưa kịp nói ǵ th́ đám người đă xô đến sát anh. Pḥng ngoài bỗng nhiên đầy người, cuốn theo vào một không khí ghê sợ. Prao Sơ-mít khóc sướt mướt, một người lái xe buưt, một người cảnh sát khác và những người lạ mặt chen nhau xô đẩy En-đru lùi lại vào tận trong pḥng khám. Rồi đám đông rẽ ra, hai người đàn ông khiêng thi thể ơ-ri-xtin đến. Đầu nàng ngửa ra sau, kéo căng chiếc cổ trắng mảnh khảnh. Hăy c̣n vướng vào ngón tay nàng nhờ ở mấy sợi dây cái gói mua ở hiệu Phrao Sơ-mít. Người ta đặt nàng lên chiếc giường khám bệnh trong pḥng khám.
Nàng chết hẳn rồi.

Chương 50

En-đru quỵ hẳn, nhiều ngày liền anh mê muội không biết ǵ. Thỉnh thoảng có đôi lúc tỉnh táo là lúc anh nhận ra chị Ben-nét, Đen-ni hoặc một hai lần nhận ra Hốp. C̣n hầu như trong suốt một thời gian, anh hoàn toàn như cái máy làm những động tác mà người ta đ̣i hỏi ở anh. Tất cả con người anh bị ch́m sâu trong một cơn ác mộng dài. Thần kinh anh ră rời, gây ra những ảnh ảo chết chóc, những cơn hối hận ghê rợn khiến anh luôn mê sảng, la hoảng, người đẫm mồ hôi. Sự mất mát v́ thế càng thêm đau đớn.
En-đru chỉ lờ mờ biết đến những thủ tục sầu thảm của cuộc điều tra tai nạn, nhưng lời khai quá tỉ mỉ, quá vô ích của các nhân chứng. Con mắt anh đờ đẫn nh́n gương mặt bè bè giàn giụa nước mắt của bà Xmít.
- Cô ấy cứ cười, cười suốt thời gian đứng ở hiệu tôi. Nhanh lên, bà ơi – cô ấy cứ giục tôi – tôi không muốn để nhà tôi phải đợi lâu.
Khi nghe thấy nhân viên điều tra ngỏ lời chia buồn với bác sĩ Men-sân về sự tổn thất đau đớn th́ En-đru biết là đă xong. Anh đứng dậy như một cái máy, nhận ra ḿnh đang đi cùng với Đen-ni trên vỉa hè xám xịt.
Đám tang được tổ chức như thế nào, En-đru cũng không biết nữa. Mọi việc diễn ra một cách bí hiểm, anh chẳng hay biết một cái ǵ. Trên đường đi đến nghĩa trang Ken-xơn Gơ-rin, trí óc anh cứ vơ vẩn đâu đâu, nghĩ ngược lại những năm tháng đă quạ Giữa những bức tường bi thảm của nghĩa trang, anh nhớ lại những vạt mênh mông gió thổi đằng sau khu nhà của anh và nàng tại E-bơ-re-lo, nơi có những đàn ngựa rừng, nhởn nhơ chạy đi chạy lại. Nàng đă rất thích dạo chơi ở đó để cảm thấy làn gió mơn trớn lên má. Thế mà bây giờ nàng lại nằm ở cái nghĩa trang thành phố bẩn thỉu này.
Đêm ấy, bị thần kinh hành hạ ghê gớm, En-đru cố uống rượu cho tê mụ người đi. Nhưng rượu h́nh như chỉ khơi dậy cơn giận dữ đối với bản thân. En-đru lồng lộn đi lại trong pḥng đến tận khuya, nói to một ḿnh, tự nhiếc móc ḿnh với giọng say rượu.
- Mày tưởng mày có thể thoát được à? Mày tưởng mày đang thoát được đấy à? Có quỷ thần chứng giám, mày không thoát nổi đâu. Tội lỗi và trừng phạt, tội lỗi và trừng phạt. Chuyện xảy ra với nàng cũng là do mày. Mày phải gánh lấy đau khổ.
En-đru đi hết phố này đến phố khác, đầu không mũ, chân bước loạng choạng, con mắt tê dại thẫn thờ nh́n hiệu Vai-lơ cửa đóng kín mít rồi trở về, làu bàu qua hàng nước mắt cay đắng:
- Trời có mắt! Cơ-ri-xtin chả đă có lần bảo: Trời có mắt chứ, anh!
En-đru lảo đảo lên gác, ngập nhừng rồi bước vào pḥng nàng, gian pḥng lạnh ngắt, lạnh lẽo, hoang vắng. Ví nàng để trên bàn phấn. Anh cầm lấy áp vào má rồi run rấy mở ra. Trong túi có vài ba đồng tiền kẽm, một chiếc mùi xoa nhỏ, một tờ giấy tính tiền của cửa hàng thực phẩm. Ở ngăn giữa, anh thấy có mấy tờ giấy, một bức ảnh đă bạc màu chụp anh hồi ở Blây-nen-li và... anh hồi hộp đau đớn nhận ra... những mảnh giấy mà các bệnh nhân của anh ở E-bơ-re-lo gửi đến mừng anh nhân ngày Chúa giáng sinh: “Với lời cảm ơn chân thành”... Nàng đă giữ những thứ đó trong suốt những năm qua như những báu vật. Ngực anh bật ra một tiếng nấc nặng nề. Anh quỳ xuống bên giường, nước mắt như mưa.
Đen-ni không t́m cách ngăn En-đru uống rượu. En-đru cảm thấy như ngày nào Đen-ni cũng đến nhà. Không phải để khám bệnh hộ anh v́ bác sĩ Lâu-Ơ-ri đă đến làm việc rồi. Lâu-Ơ-ri ở chỗ khác nhưng ngày nào ông cũng đến khám bệnh và xem danh sách những người mời đi thăm. En-đru không biết ǵ, không biết tí ǵ về việc đă diễn ra, và anh cũng không muốn biết. Anh tránh mặt Lâu-Ơ-ri. Thần kinh anh đă kiệt quệ. Tiếng chuông cửa cũng làm anh giật bắn người. Một bước chân vang lên bất th́nh ĺnh là làm ḷng bàn tay anh vă mồ hôi. Anh ngồi trong pḥng anh ở trên gác, một chiếc mùi xoa cuộn tṛn giữa các ngón tay, thỉnh thoảng lau mồ hôi long bàn tay, mắt đờ đẫn nh́n ngọn lửa biết rằng đêm đến lại thức trắng. En-đru đang ở trong t́nh trạng như vậy th́ một buổi sáng Đen-ni đến bảo:
- Ơn Trời, cuối cùng ḿnh đă được tự dọ Bây giờ chúng ḿnh có thể đi được rồi.
Không có chuyện từ chối, En-đru hoàn toàn không có sức chống cự. Anh cũng không hỏi hai người đi đâu. Im lặng, thẫn thờ, anh nh́n Đen-ni xếp va-li cho anh. Một giờ sau, hai người ra ga Pét- đinh-tơn.
Họ đi tàu suốt buổi chiều qua các huyện miền tây nam, đổi tàu tại Niu-poóc và đi thẳng đến Mon-mớt-sơ. Họ xuống ga A-be-ven-nị Ra khỏi ga, Đen-ni thuê một chiếc xe hơi. Trong khi chạy khỏi thị trấn, qua sông Ơ-xcơ rồi đi qua miền thôn quê rực rỡ màu sắc mùa thu, Đen-ni bảo:
- Đây là một nơi hẻo lánh mà trước đây ḿnh vẫn thường đến câu cá. Tu viện Len-tơ-ni. Ḿnh nghĩ chỗ này hợp với chúng ḿnh.
Đi hết những con đường đất hai bên trồng phỉ, hai người đến nơi vào lúc sáu giờ chiều. Trên một khoảng đất vuông vắn rậm cỏ ngổn ngang những tàn tích của tu viện, những tảng đá xám trơn nhẵn, một vài khung cửa ṿm vẫn c̣n đứng. Bên cạnh là nhà khách, xây toàn bằng đá cũ của tu viện. Gần đó có một con suối nhỏ, tiếng suối lúc nào cũng ŕ rào êm dịu. Khói củi đốt bay lên trời thành một luồng khói xanh thẳng đứng trong không khí êm ả buổi chiều tối.
Sáng hôm sau, Đen-ni kéo En-đru đi bộ chơi. Trời khô ráo, mát mẻ, nhưng sau một đêm không ngủ, các bắp thịt của En-đru mỏi rời khi leo ngọn đồi thứ nhất khiến anh đă phải ngỏ ư muốn quay về khi cả hai người mới đi được một quăng đường ngắn. Tuy vậy, Đen-ni vẫn kiên quyết. Ngày đầu tiên ấy, Đen-ni bắt En-đru đi tám dặm, hôm sau đi mười dặm. Đến cuối tuần th́ mỗi ngày họ đi được hai mươi dặm cho nên đến tối, En-đru lê chân về pḥng ḿnh là lăn ngay vào giường ngủ mê mệt.
Khôn có ai quấy rầy họ tại tu viện này. Ở đây chỉ c̣n lại vài người đánh cá v́ mùa cá hồi cũng sắp hết. Đen-ni và En-đru ăn tại pḥng lát đá, trên chiếc bàn gỗ sồi dài đặt trước một bếp lửa đốt bằng mấy khúc củi. Thức ăn đơn giản nhưng ngon miệng.
Trong những buổi đi chơi bộ ấy, hai người khôn nói chuyện. Nhiều khi suốt cả ngày đi bộ, họ chỉ nói với nhau vài lời. Ban đầu, En-đru hoàn toàn không để ư ǵ đến cảnh vật những vùng thôn quê mà bước chân anh đi qua, nhưng dần dần vẻ đẹp của những khóm rừng và những ḍng sông, những ngọn đồi dương xỉ mọc kín thấm dần từng tí từng tí một vào con người anh qua những giác quan đă tê dại.
En-đru hồi sức không thật nhanh, song đến cuối tháng thứ nhất anh đă chịu đựng được cái mệt sau những chặng đường đi bộ dài, đă ăn ngủ b́nh thường, sáng nào cũng tắm nước lạnh và không co ḿnh lại khi nh́n về tương lai nữa. En-đru nhận ra không thể t́m một chỗ nào tốt hơn cho sự hồi phục của anh bằng nơi hẻo lánh này, không có nếp sống nào tốt hơn đối với anh bằng cuộc sống khắc khổ, tu hành này. Khi những đợt băng giá đầu tiên phủ lên mặt đất, En-đru đă bất giác cảm thấy trong mạch máu rần rật một niềm khoan khoái.
En-đru bất ngờ bắt đầu tṛ chuyện. Ban đầu, hai người chỉ nói với nhau những chuyện vụn vặt. Như một vận động viên làm động tác khởi động đơn giản trước khi bắt đầu lập những thành tích to lớn hơn, trí óc En-đru c̣n giữ một thái độ dè dặt khi tiếp xúc với cuộc đời. Nhưng từng tí một, En-đru được Đen-ni cho biết về những sự việc đă qua.
Danh sách các khách bệnh của En-đru đă được nhượng lại cho bác sĩ Lâu-Ơ-ri không phải với số tiền Tớc-nơ đă ấn định mà chỉ được xấp xỉ số tiền đó v́ trong t́nh cảnh lúc bấy giờ, En-đru không thể giới thiệu lại các khách bệnh của anh cho người kế chân anh. Hốp cuối cùng đă hết thời kỳ hưởng học bổng và hiện về sống ở quê là Bớc-minh-âm. Đen-ni cũng được tự do rồi. Anh đă xin nghỉ việc trước khi về Len-tơ-nị En-đru hiểu ngay những điều ấy ám chỉ ǵ, anh ngẩng phắt đầu lên:
- Ḿnh sẽ đủ sức làm việc vào đầu năm tới.
Hai người bắt đầu bàn bạc nghiêm chỉnh và trong ṿng một tuần, vẻ đờ đẫn tŕ độn trên nét mặt của En-đru đă biến mất. Anh cảm thấy tâm trí con người ta có thể hồi phục sau một đ̣n choáng váng như anh đă phải chịu, kể cũng kỳ lạ và đáng buồn. Tuy nhiên, anh chẳng làm thế nào được, sự hồi phục đă diễn ra ở anh. Mấy hôm trước, anh c̣n lê chân như một cái máy với một vẻ thờ ơ lạnh lùng. Nhưng bây giờ anh đă hít không khí mát lạnh vào lồng ngực với một vẻ cường tráng, cầm chiếc gậy phạt mạnh vào đám dương xỉ, nhận lấy từ tay Đen-ni những thư từ báo chí do bưu điện chuyển đến, và rủa ầm lên khi người ta không đem đến cho anh tờ “Tạp chí y học”.
Đến tối Đen-ni và En-đru nghiên cứu một tấm bản đồ cỡ lớn. Dựa vào một quyển danh bạ, hai người lập một bảng ghi tên các thị trấn rồi gạch bớt dần đi và sau cùng đặt chung sự lựa chọn vào tám thị trấn, hai thị trấn nằm ở hạt Xtê-phớt-sơ, ba ở No- đem-tơn-sơ và ba ở U- O-rích-sơ.
Sang thứ hai tuần sau, Đen-ni đi vắng một tuần. Trong bảy ngày ấy, En-đru cảm thấy niềm khát khao làm việc trước kia trỗi dậy trở lại, khát khao được làm một công việc thật sự mà anh có thể cùng vời Hốp và Đen-ni thực hiện. Anh nôn nóng đứng ngồi không yên. Chiều thứ bảy, anh đi bộ ra tận A-be-ga-ven-ni đón chuyến tàu cuối cùng trong tuần. Thất vọng trở về, En-đru tưởng sẽ phải chịu đựng thêm hai đêm một ngày tṛn chờ đợi một lần nữa, nhưng về đến nhà, anh đă thấy một chiếc xe Pho nhỏ màu đen đậu ở ngoài nhà khách. Chạy vội vào, anh thấy trong pḥng anh sáng đèn Đen-ni và Hốp đang ngồi uống trà với trứng đúc thịt, kem đánh bọt và đào đóng hộp.
Trong ngày nghỉ cuối tuần đó chỉ có riêng ba người sử dụng cả ngôi nhà. Bản báo cáo của Đen-ni đọc tại bữa ăn xôm tṛ này là lời mở màn nồng nhiệt cho buổi thảo luận hăng say giữa ba người. Bên ngoài trời mưa to kêu rào rào vào cửa kính. Thời tiết cuối cùng đă xấu đi, nhưng đối với họ th́ không hề ǵ.
Trong số những thị trấn Đen-ni đă đến thăm có hai thị trấn, theo cách nói của Hốp, đă chín muồi cho việc mở mang ngành ỵ Phren-tơn và Xten-bơ-rơ đều là những thị trấn nửa nông nghiệp vừa mới được ghép thêm một ngành công nghiệp mới. Ở Xten-bơ-rơ mới mọc lên một nhà máy sản xuất ṿng bi cho động cợ Phren-tơn th́ mới có một nhà máy đường lớn, nhà cửa mọc lên san sát chung quanh, dân số tăng lên. Nhưng ở cả hai nơi, các cơ sở y tế c̣n bị thụt lùi đằng sau. Phren-tơn chỉ có một cái bệnh xá con con, c̣n Xten-bơ-rơ th́ chẳng có ǵ cả. Những trường hợp cấp cứu, đưa lên Cô-ven-tơ-ri cách đó mười lăm dặm.
Những chi tiết ít ỏi ấy đă đủ để họ lao theo như đàn chó săn đánh hơi thấy con mồi. Nhưng Đen-ni c̣n có những tin tức đáng khích lệ hơn nữa. Đen-ni giở ra một tấm bản đồ Xten-bơ-rơ xé ở quyển chỉ dẫn đường vùng trung du của câu lạc bộ xe hơi. Đen-ni bảo:
- Ḿnh lấy làm tiếc là đành phải xé trộm bản đồ này ở khách sạn Xten-bơ-rợ Theo ḿnh, đây là một nơi bắt đầu khá tốt đẹp.
- Này, cái dấu này chỉ cái ǵ thế, nói ngay cho chúng ḿnh biết đi – anh chàng Hốp thích riễu cợt bây giờ cũng nôn nóng hỏi.
- Đây là khu chợ, - Đen-ni nói trong khi ba người chụm đầu trên tấm bản đồ – hay ít ra thực chất nó là khu chợ, v́ không hiểu v́ lư do ǵ người ta lại gọi đấy là “băi ṿng”. Nó nằm ở chính giữa thị trấn, ở một vị trí khá cao, một địa thế rất tốt. Các cậu biết không, một dăy nhà, cửa hiệu và văn pḥng, nửa là nhà ở, nửa là hiệu buôn lâu đời, kiến trúc thời kỳ Gioócđơ, cửa sổ thấp và cửa kính khung ṿm. Viên thầy thuốc chính của thị trấn – một lăo to béo như cái vại, ḿnh đă gặp lăo ta, mặt đỏ gay, uy nghi lẫm liệt, hai mái tóc mai như hai miếng sườn cừu – thế mà lăo ấy cũng lại dùng hai người phụ tá. Nhà lăo ấy ở ngay “băi ṿng” này. Đối diện với nhà lăo ấy, ở phía bên kia ṿi nước xinh xắn bằng đá Gra-nít nằm ở giữa “băi ṿng” là hai ngôi nhà bỏ trống, có nhiều pḥng rộng, sàn nhà tốt nguyên, mặt nhà tươi tắn và lại treo biển đề “nhà bán”. Theo ḿnh th́...
- Theo cả ḿnh nữa – Hốp nói liền một hơi – ḿnh xin nói ngay: đối với ḿnh, không có ǵ thích bằng một pḥng thí nghiệm nho nhỏ đối diện với cái ṿi nước này.
Họ tiếp tục bàn bạc. Đen-ni tiếp tục cung cấp thêm nhiều chi tiết thú vị. Anh kết luận:
- Cố nhiên, có lẽ chúng ḿnh ai cũng thấy mê rồi. Nhưng chúng ḿnh không ai có nhiều tiền. Chắc chúng ḿnh sẽ phải làm việc như tù khổ sai th́ mới xong được. Nhưng dù sao...
- Cầu Trời phù hộ cho lăo thầy thuốc tóc mai dài kia! Hốp nói rồi vươn vai đứng dậy.
Chủ nhật, họ đẩy kế hoạch của họ đi xa thêm một bước nữa. Họ quyết định ngày mai, trên đường về nhà, Hốp sẽ đi ṿng qua Xten-bơ-rơ.  Đen-ni và En-đru sẽ đến Xten-bơ-rơ gặp Hốp vào hôm thứ tư tại khách sạn, rồi một trong ba người sẽ kín đáo đến hỏi nhân viên giao dịch nhà cửa ở đó.
Với một ngày bận rộn bày ra trước mắt, hôm sau Hốp lên đường rất sớm, phóng chiếc xe Pho vụt đi khi hai người bạn kia chưa kịp ăn xong bữa sáng. Trời c̣n đầy mây, nhưng gió thổi mạnh báo hiệu một ngày vui vẻ, lộng gió. Aên sáng xong, En-đru đi ra ngoài một tiếng. Thật khoan khoái khi thấy ḿnh lại sung sức, sự nghiệp của anh một lần nữa lại đến với anh trong cuộc phiêu lưu đẹp đẽ này. Măi cho đến bây giờ, lúc kế hoạch của anh sắp được thực hiện, anh mới hiểu hết ư nghĩa của nó đối với anh.
En-đru về nhà vào lúc mười một giờ th́ người đưa thư đă đem đến cho anh một chồng thư gửi từ Luân Đôn. Anh ngồi vào bàn, sung sướng giở thư ra đọc. Đen-ni đang đọc tờ báo buổi sáng bên cạnh ḷ sưởi.
Bức thư thứ nhất là thư của Me-Ơ-ri Bâu-lân. Một nụ cười ấm áp hiện lên trên đôi môi của En-đru khi anh đọc những trang giấy viết xin xít. Đầu thư, cô gái bày tỏ niềm thương cảm với anh, mong anh nay đă hồi phục hoàn toàn. Rồi cô kể với En-đru tóm tắt về cộ Cô đă khoẻ hơn rất nhiều, gần khỏi hẳn. Trong năm tuần qua, nhiệt độ của cô đă trở lại b́nh thường. Cô đă ngồi dậy, tập thể dục dần dần, mỗi ngày thêm một ít. Cô lên cân nhiều đến nỗi chú En-đru khó có thể nhận ra cộ Me-Ơ-ri hỏi chú En-đru bao giờ đến thăm cô. Ông Xtin-men đă về Mỹ từ mấy tháng nay, để lại người phụ tá là ông Ma-lân chịu trách nhiệm trông nom bệnh viện. Me-Ơ-ri không thể nào nói hết được ḷng biết ơn chú En-đru về việc gửi cô đến Ben-lơ-vuy.
En-đru đặt thư xuống, mặt hăy c̣n tươi tỉnh với ư nghĩ Me-Ơ-ri khỏi bệnh. Sau đó, gạt sang một bên một loạt những tờ thông tin và giấy quảng cáo, tất cả đều gửi trong phong b́ mềm dán tem nửa pen-ni, En-đru nhặt lấy bức thư thứ hai. Đây là một chiếc phong b́ khổ lớn thuộc loại công văn. Anh mở phong b́, rút ở trong ra một tờ giấy cứng.
Đến lúc này, nụ cười trên môi anh không c̣n nữa. Anh đờ người ra nh́n bức thư mà không tin ở mắt ḿnh. Mắt anh trợn tṛn, mặt tái nhợt. Anh lặng người dễ đến mười phút, mắt cứ nh́n trừng trừng vào bức thư.
- Đen-ni, xem đây này. - En-đru nói với giọng trầm trầm.

Chương 51

Hai tháng trước, sau khi En-đru đỗ xe lại để chị y tá Sáp xuống, chị ta đi về phía xe điện ngầm đến Ốc-xphớt Xơ-cớt rồi rảo chân đi về phía đường Hoàng hậu An. Sáp đă hẹn với bạn là Tơ-ren, làm y tá cho Hem-tơn, cùng đi xem diễn viên Lu-i Xa-vô-ri mà hai người rất mê biểu diễn trong vở “Tâm t́nh bà quận chúa” tại rạp Hoàng hậu. Nhưng bây giờ đă 8 giờ 15. 8 giờ 45 th́ buổi diễn bắt đầu cho nên không c̣n mấy thời gian để Sáp đến đón chị bạn rồi đến rạp hát. Chưa kể đáng lẽ được ăn một bữa tối nóng hổi ngon lành tại quán Coóc-nơ như họ đă tính trước, có thể họ buộc ḷng vừa đi vừa nhai một mẩu bánh ḿ thịt hay có khi chẳng kịp ăn ǵ nữa. V́ vậy, trên đường đến phố Hoàng hậu An, tâm trạng Sáp là tâm trạng một người đă bị lạm dụng một cách xấu xa, bỉ ổi. Nghĩ lại những sự việc ban chiều, Sáp tức lộn ruột. Chị ta bước nhanh mấy bậc cửa nhà số 17c và hấp tấp bấm chuông.
Tơ-ren ra mở cửa với vẻ trách móc nhưng không nóng ruột. Tơ-ren chưa kịp nói ǵ th́ Sáp đă xiết chặt tay bạn:
- Cậu ơi, ḿnh xin lỗi cậu nhé. Ngày hôm nay, ḿnh gặp toàn những chuyện bực ḿnh. Ḿnh sẽ kể với cậu sau. Để ḿnh vào nhà bỏ bớt những thứ đồ này hẵng. Có lẽ phải đi luôn ngay bây giờ, không sửa sang mặt mũi ǵ nữa th́ may ra mới kịp.
Vừa lúc đó, trong khi hai chị y tá đứng với nhau ở hành lang ra vào th́ Hem-tơn ở trên gác xuống, bảnh bao sang trọng trong bộ lễ phục. Hem-tơn dừng lại khi thấy họ v́ y không bao giờ chịu bỏ qua một cơ hội bày tỏ sức quyến rũ của con người ỵ điều đó nằm trong mánh khoé sống của y: làm cho mọi người yêu thích y rồi lợi dụng họ triệt để.
- À, chào chị Sáp. – Giọng Hem-tơn vui vui, vừa nói vừa lấy một điếu thuốc lá trong hộp thuốc bằng vàng – Trông chị sao mệt mỏi thế. Mà sao cả hai chị đi muộn thế? Có đúng chị Tơ-ren bảo với tôi là tối nay hai chị đi xem hát phải không?
- Thưa bác sĩ, vâng – Sáp nói – Nhưng tôi… tôi bị mắc bận v́ một người bệnh của bác sĩ Men-sân ạ.
- Thế à? – Giọng Hem-tơn hơi có vẻ hỏi han. Thế là đủ với Sáp rồi. Tức tối v́ cảm thấy bị đối xử bất công, oán ghét En-đru và khâm phục Hem-tơn, chị ta tuôn hết đầu đuôi sự việc:
- Trong đời tôi, chưa bao giờ gặp chuyện như vậy, bác sĩ Hem-tơn ạ. Chưa bao giờ. Lấy một bệnh nhân ở Vích-to-ri-Ơ rồi lén lút chuyển đến một nơi tên là Ben-lơ-vuy và bắt tôi đợi hết ba giờ đồng hồ trong khi ông ta, ông bác sĩ Men-sân ấy ạ, bơm khí màng phổi cùng với một người không có chuyên môn…
Chị ta kể hết những sự việc diễn ra hồi trưa, khó khăn lắm mới nén nổi những giọt nước mắt bực tức.
Sáp kể xong, cả ba người cùng im lặng một lúc, trong con mắt Hem-tơn ánh lên một vẻ khó hiểu. Cuối cùng Hem-tơn bảo:
- Rơ lôi thôi quá nhỉ. Nhưng tôi mong hai chị không bị lỡ buổi xem hát. Chị Tơ-ren này, chị cứ gọi tắc-xi mà đi, tôi sẽ chịu tiền chọ Cộng khoản tiền ấy vào sổ chi tiền của chị. C̣n bây giờ, xin lỗi nhé, tôi phải đi đây.
- Thế mới là con người lịch sự – Sáp lẩm bẩm, con mắt kính phục nh́n theo Hem-tơn – Thôi cậu ơi, ta gọi tắc-xi đi.
Lái xe đến câu lạc bộ, Hem-tơn mải mê suy nghĩ. Sau hôm căi cọ với En-đru, v́ hoàn cảnh bó buộc Hem-tơn phải gạt tự ái sang một bên quay lại hợp tác chặt chẽ hơn với Phrít-men và Ai-vơ-rị Tối nay, cả ba cùng hẹn đến ăn tối với nhau. Trong lúc ăn, chỉ v́ muốn có câu chuyện mua vui và để nhích lại gần hơn hai tay bạn kia chứ không phải độc ác ǵ, Hem-tơn lơ đăng nói:
- Men-sân h́nh như lại giở tṛ từ khi nó bỏ chúng ḿnh. Ḿnh nghe nói nó bắt đầu cung cấp bệnh nhân cho thằng cha Xtin-men.
- Hử? – Ai-vơ-ri buông đĩa xuống.
- Và hợp tác với thằng cha ấy nữa, h́nh như thế.
Rồi Hem-tơn vui vẻ kể. Hem-tơn kể xong, Ai-vơ-ri hỏi giật giọng:
- Có đúng thế không?
- Ông bạn thân mến ơi - Hem-tơn mếch ḷng đáp – Tôi vừa mới nghe được từ cửa mồm con y tá của nó cách đây mới có nửa tiếng.
Không khí im lặng một lúc. Ai-vơ-ri cúi xuống tiếp tục ăn. Nhưng dưới vẻ bề ngoài thản nhiên, Ai-vơ-ri mừng rơn rơn trong bụng. Y không bao giờ tha thứ cho En-đru về câu nói cuối cùng của anh hôm mổ cho Vai-lợ Tuy không phải là kẻ hay tự ái, song y có tính kiêu ngạo của kẻ biết rơ mặt yếu cùa ḿnh và bo bo giữ thật kín. Trong thâm tâm, y biết y là kẻ bất tài, nhưng chưa bao giờ có ai nói thẳng vào mặt y tất cả sự bất tài của y một cách đốp chát mạnh mẽ như En-đru. V́ vậy mà y thâm thù En-đru.
Hai gă kia nói chuyện với nhau được một lúc th́ Ai-vơ-ri ngẩng đầu lên, hỏi giọng bâng quơ:
- Này, cái đứa y tá của thằng Men-sân, cậu có địa chỉ không, Phrét- đi?
Hem-tơn ngừng lời, quay mặt lại nh́n Ai-vơ-ri:
- Có chứ.
Ai-vơ-ri trầm ngâm nói một cách lạnh lùng:
- Tớ thấy cần phải làm cho ra nhẽ chuyện này. Thực thà mà nói giữa cậu và tớ, Phrét- đi ạ, tớ chưa bao giờ ưa thằng cha Men-sân của cậu, nhưng đây không phải là vấn đề ưa hay không ưa. Tớ chỉ nói đến khía cạnh thuần túy đạo đức. Vừa hay Ghét-xbi mới nói với tớ về lăo Xtin-men tối hôm kia, hôm tớ và ông ta cùng được mời đến dự tiệc ở Mây-phlai. Các báo đă bắt đầu nói đến lăo ấy, lăo Xtin-men ấy. Có một đứa ngu ngốc nào đó ở phố Phơ-lít (#1) đă lập một bản danh sách ghi tên những bệnh nhân gọi là được lăo Xtin-men này chữa khỏi sau khi các bác sĩ khác chịu bó taỵ Toàn là những tṛ nhảm nhí, các cậu biết đấy. Ghét-xbi khá bực về chuyện ấy. Ḿnh chắc Cơ-ran-xtơn đă có thời gian là bệnh nhân của Ghét-xbi rồi sau mới chuyển sang lăo thầy vườn này. T́nh thế sẽ ra sao nếu có những kẻ cùng trong ngành y mà lại đi bợ đỡ tên ngoài ngành đó? Mẹ kiếp. Tớ càng nghĩ càng tức. Tớ sẽ đi gặp Ghét-xbi ngay bây giờ. Nhỏ! T́m xem bác sĩ Mo-ri-xơ Ghét-xbi tối nay có đến câu lạc bộ không. Nếu không có, ra bảo người gác cổng gọi điện thoại lại nhà riêng xem ông ấy có nhà không.
Hem-tơn, ít nhất trong lần này, có vẻ khó chịu, ngần ngại. Hem-tơn không có điều ǵ thù hằn và cũng không có ác ư ǵ đối với En-đru mà xưa nay y vẫn ưa thích theo cách hời hợt và vị kỷ của y.
Hem-tơn lẩm bẩm:
- Chớ kéo tớ vào đấy nhé.
- Đừng ngốc, Phrét- đi. Chúng ḿnh cứ để cho thằng ấy nó trát trấu vào mặt mà ngồi yên được à?
Người hầu bàn trở lại cho biết bác sĩ Ghét-xbi hiện đang ở nhà. Ai-vơ-ri cảm ơn.
- Thế là tối nay tớ mất buổi chơi Brít-giơ, các cậu ạ. Trừ phi Ghét-xbi lại mắc bận việc ǵ th́ không kể.
Ghét-xbi không bận ǵ, và ít phút sau, Ai-vơ-ri đến nhà gặp Ghét-xbị Hai người không hẳn là bạn bè với nhau nhưng cũng khá quen biết nhau để Ghét-xbi có thể đem thứ rượu poóc-tô ngon thứ nh́ và x́ gà hảo hạng ra mời. Không biết Ghét-xbi có biết ǵ về tên tuổi của Ai-vơ-ri không, song ít nhất Ghét-xbi cũng biết địa vị của Ai-vơ-ri trong giới thượng lưu, địa vị ấy đủ để cho Ghét-xbi, kẻ lúc nào cũng muốn bắt thân với những người thuộc tầng lớp quyền quư giàu sang, đối xử với Ai-vơ-ri một cách thân t́nh thích đáng.
Khi Ai-vơ-ri nói đến mục đích buổi đến thăm, Ghét-xbi không cần phải giả vờ chăm chú nữa. Ngả hẳn người về phía trước trong chiếc ghế bành, con mắt ti hí dán chặt vào Ai-vơ-ri, Ghét-xbi nghe như nuốt từng câu chuyện.
- Hừ! Chết cha thật! - Ghét-xbi thốt lên với giọng hùng hổ ít thấy khi Ai-vơ-ri kể xong. – Tôi biết tay Men-sân này. Tôi với hắn đă có thời cùng làm việc tại Uỷ ban Lao động hầm mỏ. Và tôi xin quả quyết với ông rằng chúng tôi rất mừng khi tống khứ được hắn đi. Tên này không thể nào cho nhập bọn được, điệu bộ như một tên sai vặt. Này ông, có thực ông bảo rằng hắn đă tẩu một người bệnh khỏi Vích-to-ri-Ơ đem đến cho Xtin-men không? Chắc một bệnh nhân của Thơ-rơ-gút hẳn thôi. Ta sẽ xem Thơ-rơ-gút có ư kiến ǵ về chuyện này…
- C̣n hơn thế, hắn đă thật sự phụ giúp Xtin-men làm phẫu thuật.
- Nếu đúng như vậy - Ghét-xbi dè dặt nói – trường hợp này sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Hội đồng y học trung ương.
Cũng lấy vẻ ngập ngừng cho thích hợp, Ai-vơ-ri nói:
- Ấy tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng tôi lại gh́m lại. Chả là có thời gian tôi có quan hệ chặt chẽ với hắn hơn ông, cho nên tôi không muốn đích thân đưa đơn khởi tố.
Ghét-xbi nói dứt khoát:
- Tôi sẽ khởi tố chọ Nếu như điều ông nói với tôi là sự thật th́ tôi sẽ đích thân khởi tố. Tôi nghĩ tôi sẽ không làm trọn phận sự của ḿnh nếu tôi không hành động ngay tức khắc. Đây là vấn đề hệ trọng, ông Ai-vơ-ri ạ. Xtin-men là một mối đe dọa, đối với dân chúng không nghiêm trọng bằng đối với những người trong ngành y chúng tạ H́nh như tối hôm kia, trong bữa tiệc dự cùng với ông, tôi đă kể cho ông nghe những ǵ tôi được biết về lăo ấy rồi nhỉ. Lăo ấy là một mối đe dọa đối với địa vị của chúng ta, đối với học lực của chúng ta, đối với truyền thống của chúng tạ Lăo ấy là một mối đe doa. đối với tất cả những ǵ mà chúng ta đại diện. Chúng ta chỉ có một cách tự vệ là tẩy chay lăo ấy. Rồi th́ sớm muộn thế nào lăo ấy cũng vấp phải vấn đề cấp giấy chứng tử. Ông Ai-vơ-ri này, có điều này ông nên chú ư. May mà chúng ta giữ được riêng đặc quyền ấy cho ngành chúng tạ Chỉ có chúng ta mới có quyền kư giấy chứng tử. Nếu như Xtin-men và những kẻ khác như lăo ấy được sự cộng tác của những người trong ngành y th́ hỏng rồi! May thay, Hội đồng y học trung ương xưa nay bao giờ cũng rất mạnh tay đối với những sự việc như vậy. Ông c̣n nhớ vụ Gia-vít, tên thầy vườn chuyên nghề nắn xương, cách đây mấy năm đă nhờ được một tên bác sĩ vô lại nào gây tê cho hắn. Tên bác sĩ ấy đă bị gạch tên ngay tức khắc khỏi ngành ỵ Càng nghĩ đến thằng cha đùa dai Xtin-men này, tôi càng quyết đem vụ này ra làm gương răn kẻ khác. Ông chờ tôi một phút, tôi ra gọi điện thoại cho Thơ-rơ-gút. Rồi ngày mai tôi phải đến hỏi chị y tá ấy.
Ghét-xbi đứng dậy ra máy nói gọi đến Thơ-rơ-gút. Hôm sau, có mặt Thơ-rơ-gút, Ghét-xbi nhận của chị y tá một bản khai chính thức có kư tên. Lời chứng của chị y tá rơ rệt đến nỗi Ghét-xbi đến gặp ngay các luật sư của ông ta là Bun và I-vớc-tơn ở quảng trường Blăm-xbơ-rị Ghét-xbi căm ghét Xtin-men, đó là điều cố nhiên. Song Ghét-xbi c̣n thích thú nh́n thấy trước được những cái lợi sẽ đến với người đứng ra công khai bênh vực đạo đức của ngành y.
Khi En-đru, không hay biết ǵ cả, về sống tại Len-tơ-ni th́ việc khởi án kiện En-đru đang được chuẩn bị ráo riết. Quả có một lúc Hem-tơn chợt đọc được một mẩu tin trên báo nói về việc điều tra trường hợp tai nạn của Cơ-ri-xtin, đă e ngại bèn gọi dây nói cho Ai-vơ-ri t́m cách đ́nh lại vụ án nhưng khi ấy th́ đă quá muộn. Đơn khởi tố đă gửi đi rồi.
Ít lâu sau, Ban kỷ luật của hội đồng y học trung ương xét đơn kiện này và gửi giấy gọi đến En-đru yêu cầu anh phải có mặt tại phiên họp của Hội đồng trong tháng mười một để trả lời những điều cáo buộc anh. Đó là bức thư mà En-đru hiện đang cầm ở tay, mặt tái đi v́ lo sợ trước những câu cú đầy hăm doa. của luật pháp.
“Xét thấy ông En-đru Men-sân, ngày mười lăm tháng tám, đă chủ tâm và hữu ư trợ giúp một người không có thẩm quyền làm nghề y tên là Ri-sớt Xtin-men làm một việc thuộc lĩnh vực y học, như vậy ông En-đru Men-sân đă cộng tác nghề nghiệp với một người ngoài ngành y, và với việc ấy, ông En-đru Men-sân đă vi phạm quy chế của ngành nghề… ”.

---------------
Chú thích:
 
(1) Một phố nổi tiếng ở Luân Đôn, trung tâm của giới báo chí.

Chương kết


Vụ kiện sẽ được xét xử vào ngày mười tháng mười một. En-đru có mặt ở luân Đôn trước một tuần. Anh đi một ḿnh, yêu cầu Đen-ni và Hốp cứ để mặc anh. Với tâm trạng buồn rầu, cay đắng, En-đru đến ở tại khách sạn Miuđi-âm.
Tuy bề ngoài có vẻ b́nh tĩnh song thực ra En-đru ở trong một tâm trạng tuyệt vọng, hết trải qua những lúc bi quan chán nản, chua xót, lại đến những lúc khắc khoải lo lắng không những v́ không biết tương lai sẽ ra sao mà c̣n v́ tất cả quăng đời bác sĩ của anh đă qua lại hiện lên rất rơ trong óc. Nếu như cơn khủng hoảng này xảy ra vào sáu tuần trước th́ lúc ấy tâm trí anh c̣n tê dại sau cái chết của Cơ-ri-xtin, anh sẽ không cảm thấy ǵ hết, không chú ư ǵ hết. Nhưng nay đă hồi phục, sẵn sàng và háo hức trở lại làm việc th́ anh cảm thấy đầy đủ sự tàn nhẫn của ngọn đ̣n choáng váng này.
Ḷng nặng trĩu đau buồn, En-đru biết rằng mọi hy vọng đă được nhen lại của anh lần này mà bị bóp chết nữa th́ bản thân anh có c̣n sống cũng như chết rồi.
Những ư nghĩ ấy cùng với những ư nghĩ đau đớn khác nữa luôn luôn ám ảnh En-đru, có những lúc làm đầu óc anh mơ hồ, hỗn độn. Anh không thể tin được rằng chính anh, En-đru Men-sân, lại rơi vào cảnh ngộ khủng khiếp này, vấp phải đúng cơn ác mộng ghê gớm mà người bác sĩ nào cũng khiếp sợ. Tại sao anh lại bị gọi ra trước Hội đồng kỷ luật? Tại sao họ lại muốn gạch tên anh khỏi ngành ỷ Anh không làm một điều ǵ ô nhục, không mắc một tôi phản nghịch nào, không có một hành động phi pháp nào. Anh chỉ làm có một việc là chữa cho Me-Ơ-ri Bâu-lân khỏi bệnh.
Việc bào chữa cho ḿnh, En-đru giao cho pḥng luật sư “Hoóc-nơ và công ty” ở Linh-cơn In Phin mà Đen-ni đă nồng nhiệt giới thiệu với anh. Thoạt nh́n, To-mớt Hoóc-nơ không gây ấn tượng mạnh mẽ cho người tiếp chuyện ông. Ông có vóc người nhỏ bé, mặt mũi hồng hào, đeo kính trắng gọng vàng, dáng điệu kiểu cách. Do có một nhược điểm trong bộ máy tuần hoàn nên nét mặt ông hay bị ửng đỏ khiến ông có một vẻ ngượng nghịu lúng túng, nó chắc chắn không giúp ông gây ḷng tin với người khác. Hoóc-nơ đă có ngay nhận định dứt khoát về chiều hường của vụ kiện. Khi En-đru trong cơn phẫn uất ban đầu định đến cầu cứu Ro-bớt Ép-bi, chỗ quen biết có thế lực duy nhất của anh ở Luân Đôn, th́ Hoóc-nơ đă nhăn mặt, nhắc anh rằng Ép-bi chính là một thành viên trong Hội đồng. Cũng với thái độ không tán thành, nhà luật sư kiểu cách này đă gạt bỏ ư định điên rồ của En-đru đánh điện mời Xtin-men ở Mỹ sang. Họ đă có trong tay mọi bằng chứng mà Xtin-men có thể cung cấp và sự có mặt của người thầy thuốc không bằng cấp kia chỉ càng làm cho các thành viên Hội đồng kỷ luật thêm tức giận. Cũng v́ lư do ấy mà Ma-lân, hiện là người trông nom bệnh viện Ben-lơ-vuy, cũng phải gạt ra ngoài, không được xuất hiện.
Dần dà, En-đru bắt đầu hiểu rằng khía cạnh pháp lư của vụ này hoàn toàn khác với cách nh́n nhận của anh. Cách lập luận của anh, như lúc anh c̣n minh oan cho ḿnh trong văn pḥng của Hoóc-nơ, khiến người luật sư phải nhăn mặt. Cuối cùng, Hoóc-nơ buộc ḷng phải bảo:
- Bác sĩ Men-sân ạ, có một điều tôi phải yêu cầu ông là ông không được phát biểu những lời như vậy trong buổi xét xử hôm thứ tư này. Tôi quả quyết không có ǵ tai hại cho ông bằng những lời nói đó.
En-đru im bặt, hai bàn tay nắm chặt lại, con mắt nảy lửa.
- Nhưng tôi muốn vạch ra cho họ biết sự thật. Tôi muốn chỉ ra cho họ hiểu rằng chữa cho cô gái kia khỏi bệnh là việc làm tốt đẹp nhất của tôi từ bao nhiêu năm naỵ Sau bao nhiêu tháng trời làm toàn những chuyện bậy bạ để lấy tiền của thiên hạ, tôi đă thực sự làm được một việc đẹp đẽ th́... chính việc đó mà họ truy tố tôi.
Con mắt Hoóc-nơ đằng sau chiếc kính trắng tỏ ra hết sức lo ngại. Cơn bực làm máu ông dồn lên mặt.
- Tôi xin ông đấy, ông Men-sân ạ. Ông không hiểu hoàn cảnh của ông nghiêm trọng đến mức nào. Nhân đây, tôi phải nói thẳng với ông rằng giỏi lắm th́ khả năng thắng của chúng ta cũng rất mỏng manh. Mọi tiền lệ đều hại ta: Ken năm 1909, Lâu- đen năm 1912, Phun-gơ năm 1919, đều bị gạch tên v́ tội cộng tác đối với những kẻ không có bằng cấp. Cả vụ Hếch-xcơm nổi tiếng năm 1921 nữa. Hếch-xcơm đă bị khai trừ khỏi bác sĩ đoàn v́ đă gây mê giúp Gia-vít, người làm nghề nắn xương. Bây giờ, điều mà tôi van nài ông là: ông chỉ trả lời các câu hỏi “có” hay “không” thế thôi, hoặc nếu không nói được như vậy th́ trả lời càng ngắn càng tốt. Tôi trịnh trọng nhắc nhở ông rằng nếu ông lao vào những bài nói tràng giang đại hải lạc đề như vừa rồi ông nói với tôi th́ ông sẽ bị trục xuất khỏi bác sĩ đoàn chắc chắn như tên tôi là To-mớt Hoóc-nơ vậy.
En-đru lờ mờ hiểu rằng anh phải cố gh́m ḿnh. Như người bệnh nằm trên bàn mổ, anh phải chịu đựng những sự mổ xẻ h́nh thức của Hội đồng. Thái độ thụ động ấy thật khó đối với anh. Chỉ nghĩ rằng anh phải từ bỏ mọi cố gắng tự bào chữa và chỉ được trả lời một cách tẻ nhạt “có” hay “không” đă là quá sức chịu đựng.
Tối thứ ba, ngày mồng chín tháng mười một, bồn chồn đến cùng cực không biết ngày mai sẽ đem lại những ǵ, tự nhiên chân anh đưa anh tới phố Pét- đinh-tơn, đi về phía hiệu Vai-lơ, như bị một sự thúc đẩy kỳ lạ nào trong tiềm thức. In sâu trong trí óc anh không xua đi nổi là ư nghĩ bệnh hoạn tưởng tượng rằng tất cả những tai hoa. xảy ra với anh trong mấy tháng qua là sự trừng phạt về cái chết của Vai-lợ Đó là một sự suy diễn tự nhiên, thiếu suy nghĩ, song nó cứ tồn tại, bắt nguồn sâu xa từ những nguồn tin xa xưa nhất của anh. Anh cảm thấy bước chân cứ lôi kéo anh không cưỡng nổi về phía nhà người đàn bà goá Vai-lơ, tưởng như chỉ cần trông thấy bà ta là đă có thể làm dịu bớt nỗi đau khổ của anh một cách nhiệm màu.
Trời tối đen, ẩm ướt, ngoài phố không c̣n mấy ai đi lại. En-đru có một cảm giác lạ lùng khi đi giữa những phố phường rất quen thuộc xưa kia mà không một ai nhận ra ḿnh. H́nh dáng tối sẫm của anh cũng trở thành một cái bóng đen giữa các bóng ma khác đang vội vă bước đi dưới trời mưa nặng hạt. En-đru đến hiệu Vai-lơ đúng vào lúc sắp đóng cửa. Do dự một chút rồi vừa lúc một khách hàng đi ra, anh vội bước vào.
Bà Vai-lơ đứng một ḿnh sau quầy giặt là, đang gấp một chiếc áo choàng phụ nữ khách vừa mới đem lại. Bà ta mặc một chiếc váy đen, chiếc áo cũ cũng nhuộm đen, hơi hở một tí ở cổ. Y phục màu tang này có phần nào làm người bà nhỏ đi. Bỗng bà ta ngẩng đầu và nhận ra En-đru.
- A, bác sĩ Men-sân! – Gương mặt sáng lên, bà ta reo – Dạo này ông có mạnh khoẻ không?
En-đru trả lời ngượng nghịu. Anh nhận thấy bà Vai-lơ không biết ǵ về những nỗi dằn vặt trong anh hiện naỵ Anh vẫn đứng ở ngang cửa, người ngay đơ, trong khi mấy giọt nước mưa từ từ rơi từ vành mũi của anh xuống đất.
- Mời ông vào trong nhà. Ơ ḱa, ông ướt hết cả rồi. Thời tiết tồi tệ quá...
En-đru ngắt ngang lời bà ta, giọng lạc hẳn đi:
- Tôi muốn đến thăm bà từ lâu, bà Vai-lơ ạ. Tôi vẫn thường tự hỏi không biết dạo này bà sống ra sao...
- Cũng cố thu xếp mà sống thôi, bác sĩ ạ. Không đến nỗi khổ cho lắm. Tôi mới thuê được một anh thợ giày trẻ. Anh này được cái làm ăn tốt. Aáy, mời ông vào nhà để tôi pha trà...
En-đru lắc đầu:
- Tôi đi qua đây nhân tiện rẽ vào một tí. – Rồi anh nói tiếp, giọng gần như tuyệt vọng – Chắc bà thương nhớ ông nhà lắm nhỉ.
- Ôi! Có chứ! Nhất là lúc đầu. Nhưng kể cũng lạ – Bà Vai-lơ thậm chí mỉm cười được với En-đru – người ta rồi cũng quen cả.
En-đru nói nhanh, ấp úng:
- Tôi tự trách ḿnh măi... trên một phương diện nào đó. Ồ, chuyện ấy xảy ra quá đột ngột với bà, tôi nhiều khi cảm thấy chắc bà phải oán trách tôi...
- Oán trách bác sĩ ư? – Bà vai-lơ lắc đầu – Sao ông lại nói thế khi ông đă làm mọi việc, t́m cho cả bệnh xá, cả người phẫu thuật giỏi nhất...
En-đru vẫn cố nói, giọng khản lại, toàn thân lạnh toát, cứng đờ:
- Nhưng, bà biết không, nếu bà làm khác, có lẽ nếu ông nhà chịu vào bệnh viện công...
- Chắc rồi cũng thế thôi, bác sĩ ạ. Ông Ha-ri nhà tôi đă được hưởng tất cả những ǵ tốt nhất mà đồng tiền có thể đem lại. Cả đám tang cũng vậy, giá ông được thấy các ṿng hoa... C̣n trách móc ông... ấy, đă bao nhiêu lần tôi nói ngay tại cửa hiệu này là ông nhà tôi không thể nào nhờ được một bác sĩ nào tốt hơn, tử tế hơn và tài giỏi hơn ông...
Trong lúc bà Vai-lơ nói, En-đru đau đớn lần chót nhận thấy dù cho anh có công khai thú tội th́ bà ta cũng sẽ chẳng bao giờ tin. Bà ta đă có những ảo tưởng về cái chết yên ổn, không tránh khỏi, và tốn kém của chồng. Lôi bà ta ra khỏi cái cột mà bà ta đang sung sướng bíu lấy là một điều nhẫn tâm. Ngừng một lát, En-đru nói:
- Bà Vai-lơ ạ, tôi rất vui mừng được gặp lại bà và được biết t́nh h́nh sinh sống hiện nay của bà.
Nói xong, anh bắt tay bà Vai-lơ, chúc bà ta ngủ ngon rồi ra về.
Cuộc gặp gỡ này không làm anh khuây khoa? hoặc yên ḷng mà chỉ làm tăng thêm nỗi đau khổ của anh. Tâm trạng anh thay đổi hẳn. Anh đă mong chờ cái ǵ? Sự tha thứ, theo nếp cổ truyền đẹp đẽ nhất chỉ có trong trí tưởng tượng của người ta chăng? Sự lên án? Anh chua chát nghĩ bây giờ có khi bà Vai-lơ lại quư trọng anh hơn bao giờ. Trở về nhà qua những đường phố ngập nước, En-đru bỗng tin rằng ngày mai thế nào anh cũng bị thua kiện. Cái điều tin ấy vững mạnh lên thành một điều chắc chắn đáng sợ.
Trong một ngách phố yên tĩnh cách khách sạn anh ở không xa, anh đi qua một nhà thờ c̣n ngỏ cổng. Lại có một sức mạnh nào đó chi phối con người anh, bảo anh dừng chân, đi lộn lại và vào trong nhà thờ. Nhà thờ tối om, vắng vẻ và ấm áp, tưởng như buổi lễ vừa mới kết thúc không lâu. En-đru không biết nhà thờ này thuộc giáo phái nào, anh cũng không coi đó là điều quan trọng. Anh ngồi ngay xuống hàng ghế cuối cùng, đôi mắt lờ đờ nh́n lên gian hậu tối như bưng, màn buông kín. Anh nhớ lại, trong thời gian hai vợ chồng lạnh nhạt với nhau Cơ-ri-xtin đă trở về với tôn giáo. Xưa nay anh chưa đi lễ nhà thờ bao giờ nhưng bây giờ anh lại ngồi ở đây, trong nhà thờ xa lạ này. Những nỗi thống khổ đưa con người đến chốn này, đưa con người trở về với ư thức của ḿnh, đưa con người đến ư nghĩ về Thượng đế.
En-đru cứ ngồi đó, đầu gục xuống, như một lữ khách ngồi nghỉ sau một chặng đường dai. Ư nghĩ của anh bay đi không phải thành một lời cầu nguyện có suy tính nào, mà bay bằng đôi cánh do sự mong mỏi của linh hồn anh chắp chọ Hỡi Thượng đế! Xin Thượng đế phù hộ cho con, đừng bắt con bị khai trừ! Xin Thượng đế đừng bắt con bị khai trừ! En-đru cứ đắm ḿnh trong sự suy tưởng lạ lùng ấy dễ đến nửa giờ, rồi anh đứng dậy về thẳng khách sạn.
Sáng hôm sau, tuy đă ngủ được một giấc nặng nề, nhưng lúc dậy anh cảm thấy nỗi khắc khoải c̣n đau đớn hơn trước. Anh mặc quần áo mà tay cứ rung rung. Anh lại thầm tự trách ḿnh đă đến ở khách sạn này làm anh nhớ lại thời gian thi vào Hội y học Hoàng gia. Tâm trạng anh hiện nay đúng như nỗi lo sợ trong những ngày trước kỳ thi dạo ấy, nhưng nhân lên gấp một trăm lần.
Xuống nhà, anh không ăn sáng được miếng nào. Buổi xét xử anh bắt đầu vào lúc mười một giờ và Hoóc-nơ đă dặn anh phải đến sớm. Anh ước tính đi bộ từ đây đến phố Hem-lân chắc không mất quá hai mười phút nên anh ngồi lại pḥng đợi của khách sạn, giở mấy tờ báo giả vờ đọc để che nỗi bồn chồn cho đến mười giờ rưỡi. Nhưng chiếc xe tắc xi của anh lại bị nghẽn đường ở phố Oc-xphớt nên lúc anh tới trụ sở Hội đồng y học trung ương th́ vừa đúng mười một giờ.
En-đru vội vă vào pḥng Hội đồng, chỉ có một cảm giác lờ mờ vế kích thước gian pḥng, chiếc bàn cao mà Hội đồng ngồi xét xử và trong ghế Chủ tịch là ngài Gien-nơ Hen-li- đây. Ngồi ở cuối pḥng là những người liên quan đến vụ xét xử, trông giống lạ những diễn viên chờ ám hiệu đến lượt ḿnh ra diễn. En-đru thấy có Hoóc-nơ, Me-Ơ-ri Bâu-lân đi cùng với bố, chị y tá Sáp, bác sĩ Thơ-rơ-gút, ông Bun, xơ Mai-lơ, hộ lư bệnh viện Vích-to-ri-Ơ... Con mắt En-đru nh́n một lượt khắp dăy ghế, rồi anh vội vă ngồi xuống bên cạnh Hoóc-nơ.
- Tôi tưởng đă dặn ông đến sớm cơ mà. – Hoóc-nơ bực tức – Vụ trước đă gần xử xong. Để Hội đồng phải chờ là không hay đâu.
En-đru không đáp. Như Hoóc-nơ nói chủ tịch Hội đồng hiện đang tuyên bố quyết định về vụ xử trước vụ En-đru. Bị cáo bị gạch thên khỏi danh sách bác sĩ đoàn. En-đru không thể dứt mắt anh khỏi bị cáo. Chắc đây là một bác sĩ đă mắc phải một hành vi phạm pháp nào đấy. Trông ông ta sa sút, quần áo sờn cũ, xem chừng đă phải vật lộn nhọc nhằn lắm với cuộc sống. Vẻ tuyệt vọng hoàn toàn trên mặt người bác sĩ ấy khi nghe bản án mà các đồng nghiệp của ông ta trong tổ chức oai nghiêm kia đọc lên, khiến En-đru phải rùng ḿnh.
Nhưng En-đru không có thời giờ nghĩ ngợi nhiều, ngoài một chút thương hại thoáng quạ Ngay phút sau đă là vụ án của anh. Tim anh quặn lại khi thủ tục xét xử bắt đầu.
Bản cáo trạng được chính thức đọc lên từ đầu đến cuối. Sau đó, Gióoc Bun, luật sư của nguyên cáo đứng dậy nói. Người mảnh khảnh, gọn ghẽ, râu mày nhẵn nhụi, mặc áo thùng, chiếc kính kẹp mũi được giữ bằng một dải ruy-băng đen rộng bản, Bun nói thong thả, khoan thai.
- Thưa ngài chủ tịch, thưa quư ngài, trường hợp mà quư ngài sắp xét xử, theo tôi, không liên quan ǵ đến bất kỳ một thuyết y học nào như quy định trong mục 28 của luật ỵ Ngược lại, đây là một trường hợp rất rơ ràng về việc cộng tác nghề nghiệp với một người không có thẩm quyền làm nghề y, một chiều hướng, tôi xin mạn phép nói, đă khiến quư Hội đồng gần đây phải phàn nàn.
Vụ này diễn ra như sau: bệnh nhân là cô Me-Ơ-ri Bâu-lân, bị lao phổi đỉnh và đựơc nhận vào điều trị tại bệnh viện Vích-to-ri-Ơ ở khoa bác sĩ Thơ-rơ-gút vào ngày mười tám tháng bảy. Cô ấy được sự chăm sóc của bác sĩ Thơ-rơ-gút đến ngày mười lăm tháng tám th́ xin ra viện, lấy cớ muốn về nhà. Tôi nói “lấy cớ” là v́ vào ngày cô ta ra viện, lẽ ra trở về nhà th́ bệnh nhân đă được bác sĩ Men-sân đến đón tại pḥng thường trực bệnh viện đưa ngay đến một cơ sở tên là Ben-lơ-vuy, một cơ sở, theo tôi biết, có cao vọng chữa các bệnh phổi.
Khi đến địa điểm này, bệnh nhân được xếp vào pḥng và được bác sĩ Men-sân khám với sự phối hợp của chủ cơ sở tên là Ri-sớt Xtin-men, một người không bằng cấp và theo tôi hiểu – và lại là một người ngoại bang. Khám xong, sau khi trao đổi ư kiến với nhau – tôi đặt biệt lưu ư Hội đồng đến câu này: sau khi trao đổi ư kiến với nhau – bác sĩ Men-sân và ông Xtin-men quyết định tiến hành phẫu thuật bệnh nhân, bơmkhí vào màng phổi bệnh nhân. Tiếp đến, bác sĩ Men-sân gây tê khu vực và việc bơm khí do bác sĩ Men-sân và ông Xtin-men cùng thực hiện.
Lưu ư ngài, sau khi đă tŕnh bày sơ lược các sự việc, bây giờ tôi xin phép dẫn ra thêm bằng chứng. Bác sĩ Thơ-rơ-gút, xin mời ông.
Thơ-rơ-gút đứng dậy, bước lên phía trước. Nhấc bỏ chiếc kính đeo mũi nhưng vẫn cầm ở tay để nhấn mạnh vào những điểm trọng yếu, Bun bắt đầu hỏi các nhân chứng.
- Thưa bác sĩ Thơ-rơ-gút, tôi hoàn toàn không muốn làm phiền ông. Chúng tôi đều biết rơ tên tuổi ông, có thể nói là tiếng tăm lừng lẫy của ông trên phương diện bác sĩ chuyên khoa phổi, và tôi tin chắc ông sẽ có thái độ khoan dung đối với người đồng nghiệp cấp dưới của ông. Nhưng dù sao, bác sĩ Thơ-rơ-gút, xin ông cứ cho biết, có đúng là sáng thứ bảy, ngày mồng bốn tháng tám, bác sĩ Men-sân đă đến đ̣i trao đổi ư kiến với ông về bệnh nhân Me-Ơ-ri Bâu-lân không?
- Đúng.
- Và có đúng là trong quá tŕnh trao đổi ư kiến này, bác sĩ Men-sân đă nài ép ông áp dụng một hướng điều trị mà ông cho là không nên không?
- Ông ta muốn tôi áp dụng liệu pháp bơm khí màng phổi đỉnh.
- Đúng thế! Và v́ lợi ích của bệnh nhân, ông đă từ chối
- Đúng vậy.
- Thái độ của bác sĩ Men-sân có ǵ đặc biệt khi ông từ chối không?
- Ờ... – Thơ-rơ-gút ngập ngừng.
- Xin ông cứ nói thẳng thắn. Chúng tôi đều thông cảm với sự miễn cưỡng tự nhiên của ông.
- Sáng hômđó, ông ấy xem chừng có vẻ không b́nh thường. Ông ấy h́nh như bất đồng vớiquyết định của tôi.
- Cám ơn ông, bác sĩ Thơ-rơ-gút. Ông không có căn cứ ǵ để nghĩ rằng bệnh nhân không hài ḷng với cách điều trị Ở bệnh viện chứ? – nghĩ đến giả thuyết này, một nụ cười ướt át hiện trên gương mặt khô cằn của Bun – Và bệnh nhân không có lư do ǵ để phàn nàn về ông hoặc về các nhân viên bệnh chứ?
- Không có mảy may lư do ǵ. Bệnh nhân dường như lúc nào cũng rất vui vẻ, sung sướng và hài ḷng.
- Cám ơn ông , bác sĩ Thơ-rơ-gút. – Bun cầm lấy tờ giấy sau – Bây giờ xin mời xơ Mai-lơ, hộ lư ở pḥng bệnh nhân.
Thơ-rơ-gút ngồi xuống. Xơ Mai-lơ bước lên. Bun lại hỏi:
- Xơ Mai-lơ, chiều thứ hai, ngày mồng sáu tháng tám, hai hôm sau lần trao đổi ư kiến giữa bác sĩ Thơ-rơ-gút và bác sĩ Men-sân, bác sĩ Men-sân đă đến thăm bệnh nhân, có phải không?
- Có đến.
- Ông ấy đến thăm có vào giờ thông thường không?
- Không.
- Ông ấy có khám bệnh nhân không?
- Không. Sáng hôm ấy pḥng không đặt b́nh phong. Ông ấy chỉ ngồi nói chuyện với bệnh nhân thôi.
- Rất đúng, xơ ạ. Một câu chuyện dài, nghiêm trang – tôi xin phép nhắc lại nguyên văn lời khai chính thức của xợ Nhưng xơ hăy cho chúng tôi biết, bây giờ bằng chính lời xơ, đă diễn ra những ǵ ngay sau khi bác sĩ Men-sân về?
- Khoảng nửa giờ sau, giường 17, tức bệnh nhân Me-Ơ-ri Bâu-lân bảo với tôi: Xơ ạ, cháu đă suy nghĩ kỹ và quyết định xin ra viện. Xơ rất tốt với cháu. Nhưng cháu muốn xin ra vào thứ tư tuần sau.
Bun vội cắt ngang:
- Thứ tư tuần sau. Cám ơn xợ Đó là điều tôi muốn nêu bật. Ta hăy tạm dừng ờ đây.
Xơ Mai-lơ trở về chỗ ngồi.
Người thầy căi khoa bàn tay cầm chiếc kính đính ruy-băng với một cử chỉ hài ḷng lịch sự.
- Bây giờ xin mời chị y tá Sáp... Chị Sáp, chị có thể xác nhận lời đă khai về các hành động của bác sĩ Men-sân trong chiều hôm thứ tư, ngày mười lăm tháng tám chứ?
- Thưa vâng, tôi có mặt ở đó mà lại.
- Chị Sáp, qua giọng chị, tôi hiểu chị có mặt ở đấy một cách miễn cưỡng.
- Khi tôi phát hiện ra nơi đến là đâu và ông Xtin-men này là ai, không phải là bác sĩ, chẳng phải là cái ǵ cả, th́ tôi...
- Căm phẫn. – Bun mớm lời.
- Vâng, tôi căm phẫn. – Sáp vội nói – Trong đời, tôi chỉ quan hệ với các bác sĩ thực thụ, những chuyên gia chân chính, chứ không hề quan hệ với ai khác.
- Rất đúng. – Bun nói dẻo như kẹo – Bây giờ, chị Sáp, c̣n một điểm mà tôi mong chị nói lại cho một lần nữa để Hội đồng thấy thật rơ. Bác sĩ Men-sân có thực sự cộng tác với ông Xtin-men trong... trong ca phẫu thuật ấy không?
- Có cộng tác – Sáp trả lời với giọng oán hờn.
Đến lúc đó, Ép-bi ngả người về phía trước, hỏi nhẹ nhàng một câu thông qua Chủ tịch Hội đồng.
- Chị Sáp, có phải là lúc diễn ra những sự việc đang được nói đến này, chị đă được bác sĩ Men-sân báo trước sẽ cho chị nghỉ việc phải không?
Chị y tá đỏ mặt, b́nh tĩnh, ấp úng:
- Vâng, có nhẽ thế.
Phút sau, khi chị y tá ngồi xuống, En-đru cảm thấy một đôi chút ấm áp: ít nhất Ép-bi vẫn có thiện cảm với anh.
Bun quay sang bàn Hội đồng, hơi bực ḿnh trước câu hỏi xen ngang vừa rồi.
- Thưa ngài Chủ tịch, thưa quư ngài, tôi c̣n có thể tiếp tục hỏi các nhân chứng, song tôi hiểu quá rơ thời gian của Hội đồng là quư báu. Vả lại, tôi đă cung cấp đủ để kết luận về vụ này. Không có mảy may nghi ngờ ǵ nữa, với sự thông đồng của bác sĩ Men-sân, bệnh nhân Me-Ơ-ri Bâu-lân đă bị kéo ra khỏi sự trông nom điều trị của một nhà chuyên môn xuất sắc tại một trong những bệnh viện tốt nhất ở Luân Đôn rồi bị đem đến cái cơ sở đáng ngờ kia – riêng việc đó đă là một hành vi sai phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp – và tại cơ sở ấy, bác sĩ Men-sân đă chủ tâm hợp tác với người chủ cơ sở, một người không có bằng cấp làm nghề y, tiến hành một ca mổ nguy hiểm mà bác sĩ Thơ-rơ-gút, nhà chuyên môn có trách nhiệm một cách đạo đức đối với bệnh nhân, đă phải chỉ định. Thưa ngài Chủ tịch, thưa quư ngài, trong vấn đề này, tôi nghĩ không phải chúng ta xét đến một trường hợp cá biệt, một hành vi sai trái ngẫu nhiên như thoạt nh́n ta có thể tưởng, mà là một sự sai phạm có tính toán, cân nhắc và hầu như có hệ thống đối với y luật.
Bun ngồi xuống, tự măn, và bắt đầu lau kính. Gian pḥng im lặng một lúc. En-đru vẫn cúi gằm mặt xuống sàn. Phải nghe người ta tŕnh bày xuyên tạc trường hợp của anh là một cực h́nh. En-đru chua chát nghĩ thầm họ đối xử với anh như đối với một tên tội phạm lén lút xấu xạ Vừa vặn lúc đó, luật sư của anh đứng lên chuẩn bị nói.
Như mọi lần, Hoóc-nơ có vẻ lúng túng, mặt đỏ ửng, loay hoay măi mới sắp xếp được giấy tờ. Thế nhưng, có điều lạ là sự lúng túng ấy h́nh như lại tranh thủ được cảm t́nh của Hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng khích lệ:
- Nào, mời ông Hoóc-nơ.
Hoóc-nơ hắng giọng:
- Thưa ngài Chủ tịch, thưa quư ngài. Tôi không tranh căi về những bằng chứng ông Bun dẫn ra. Tôi không muốn đi sâu t́m hiểu động cơ của các sự việc. Nhưng hiểu những sự việc ấy như thế nào là điều rất hệ trọng đối với chúng tạ Ngoài ra, c̣n có một số điểm phụ cho thấy dưới một ánh sáng thuận lợi cho khách hàng của tôi hoàn cảnh xảy ra việc này.
Người ta chưa nói rơ câu Bâu-lân trước hết là bệnh nhân của bác sĩ Men-sân, bởi v́ ngày mười một tháng bảy cô ấy đă đến nhờ bác sĩ Men-sân khám cho cô trước khi đến gặp bác sĩ Thơ-rơ-gút. Hơn nữa, bác sĩ Men-sân c̣n có những lư do riêng để chú ư đến người bệnh nhân này v́ cô Bâu-lân là con gái một người bạn thân của ḿnh. Do đó, trong suốt quá tŕnh điều trị, bác sĩ Men-sân tự coi ḿnh là người có trách nhiệm về sức khoẻ của cô Bâu-lân. Chúng tôi phải thẳng thắn thừa nhận hành động của bác sĩ Men-sân là hoàn toàn sai lầm. Nhưng tôi xin trân trọng thưa rằng hành động ấy không có ǵ là nhục nhă hoặc ác ư.
Chúng ta đă biết bác sĩ Thơ-rơ-gút và bác sĩ Men-sân có ư kiến hơi khác nhau về cách điều trị. Bác sĩ Men-sân rất quan tâm đến người bệnh này nên việc ông muốn nhận lại người bệnh để tự ḿnh trông nom là điều b́nh thường. Cố nhiên, ông ấy không muốn làm cho đồng nghiệp của ḿnh phải khó chịu. Đó là lư do, chứ không có lư do nào khác, khiến bác sĩ Men-sân đă dùng đến mưu mẹo mà ông Bun đă ra sức nhấn mạnh. – Đến đây, Hoóc-nơ dừng lại, rút mùi xoa ho mấy tiếng. Trông ông ta như một người sắp phải đụng đầu với một trở ngại khó khăn hơn. – Và bây giờ, chúng tôi xin nói đến vấn đề cộng tác với ông Xtin-men ở Ben-lơ-vuỵ Tôi chắc rằng các vị trong Hội đồng không phải không biết đến tên tuổi ông Xtin-men. Tuy không có bằng cấp, nhưng ông ta đă phần nào có tiếng tăm và thậm chí nghe nói đă chữa được một số căn bệnh khó hiểu.
Chủ tịch Hội đồng cắt ngang bằng một giọng nghiêm khắc:
- Ông Hoóc-nơ, là một người không ở trong ngành y, làm sao ông hiểu vấn đề này?
- Thưa ngài, quả vậy – Hoóc-nơ vội nói ngay – Ư tôi muốn nói là ông Xtin-men xem chừng là một người có nghĩa khí. Ông ấy đă tiếp xúc với bác sĩ Men-sân cách đây nhiều năm, đó là lần ông ấy viết thư ca ngợi bác sĩ Men-sân về một công tŕnh nghiên cứu các lá phổi. Về sau, hai người có dịp gặp nhau trên một lĩnh vực hoàn toàn không có tính chất nghề nghiệp là khi ông Xtin-men sang đây lập bệnh xá của ông tạ V́ vậy, tuy là một việc làm thiếu suy nghĩ, nhưng không phải là trái với lẽ thường, khi cần t́m kiếm một nơi để tự ḿnh điều trị cô Me-Ơ-ri Bâu-lân, bác sĩ Men-sân đă nhờ đến những phương tiện mà bệnh xá Ben-lơ-vuy này có thể dành cho ḿnh. Ông Bun, người đồng nghiệp của tôi, đă đánh giá Ben-lơ-vuy là một cơ sở “đáng ngờ”. Về điểm này, chắc Hội đồng vui ḷng nghe lời khai của nhân chứng. Mời cô Bâu-lân.
Khi Me-Ơ-ri đứng dậy, các thành viên Hội đồng đều chăm chú nh́n cô với vẻ ṭ ṃ rơ rệt. Tuy lúng túng, mắt không lúc nào rời Hoóc-nơ và không hề nh́n sang Men-sân, nhưng Me-Ơ-ri trông khoẻ mạnh, sức khoẻ b́nh thường. Hoóc-nơ hỏi:
- Cô Bâu-lân, cô hăy thẳng thắn cho chúng tôi biết, cô có điều ǵ đáng phàn nàn trong thời gian điều trị Ở Ben-lơ-vuy không?
- Không. Không những không đáng phàn nàn mà c̣n đáng hài ḷng.
En-đru thấy ngay là Me-Ơ-ri đă được dặn ḍ, chỉ bảo kỹ từ trước. Cô trả lời một cách có chừng mực, ư tứ.
- Cô có bị biến chứng xấu ǵ không?
- Trái lại, tôi khoẻ lên.
- Thực tế cách điều trị áp dụng cho cô, chính là cách điều trị mà bác sĩ Men-sân đă chủ trương ngay từ buổi đầu cô đến gặp ông ta vào ngày... xem nào... ngày mười một tháng bảy, có phải không?
- Vâng ạ.
- Nó có thích hợp không? – Chủ tịch Hội đồng hỏi.
- Tôi đă hỏi xong nhân chứng này, thưa ngài – Hoóc-nơ vội nói. Trong khi Me-Ơ-ri ngồi xuống, Hoóc-nơ ch́a tay về phía bàn Hội đồng với cử chỉ cáo lỗi quen thuộc của ông – Thưa quư ngài, điều mà tôi muốn nêu lên là cách điều trị áp dụng tại Ben-lơ-vuy thực tế là cách điều trị của bác sĩ Men-sân và được thực hiện – có thể là sai nguyên tắc – bởi những người khác. Tôi thấy rằng, cứ xét theo ư nghĩa của hành động ấy th́ không có sự cộng tác trên phương diện nghề nghiệp giữa ông Xtin-men và bác sĩ Men-sân. Tôi xin phép hỏi bác sĩ Men-sân.
En-đru đứng lên, có ư thức rơ về cảnh ngộ ḿnh, biết rơ mọi con mắt đều đổ dồn vào ḿnh. Nét mặt anh xanh xao mệt mỏi, ḷng trống rỗng lạnh buốt. Anh nghe thấy tiếng Hoóc-nơ hỏi anh:
- Bác sĩ Men-sân, ông có được lợi lộc ǵ về tiền tài trong cái gọi là sự cộng tác với ông Xtin-men không?
- Không một xu nào.
- Ông không có một động cơ che đậy nào, một mục đích xấu xa nào khi làm công việc ông đă làm, phải không?
- Không.
- Ông không có ư định chê bai người đồng nghiệp cấp trên của ông là bác sĩ Thơ-rơ-gút, phải không?
- Không
- Không. Hai chúng tôi quan hệ với nhau rất tốt. Chúng tôi chỉ không giống ư kiến nhau về trường hợp này thôi.
- Rất đúng – Hoóc-nơ vội cách ngang ngaỵ – Như vậy, ông có thể trung thực và thành thực cam đoan với Hội đồng rằng ông không có mảy may ư định vi phạm các điều luật của ngành y và tuyệt nhiên không nghĩ việc làm của ông có ǵ đáng chê trách, có phải không?
- Sự thật hoàn toàn như vậy.
Hoóc-nơ nén lại một tiếng thở dài nhẹ nhơm khi ông gật đầu bảo En-đru về chỗ. Tuy buộc ḷng phải lấy những lời khai đó, song Hoóc-nơ vẫn e ngại tính xốc nổi của En-đru. Nay En-đru đă khai xong yên ổn, Hoóc-nơ cảm thấy nếu ông tóm tắt được vấn đề này ngắn gọn th́ họ có thể có đôi chút khả năng thắng.
Hoóc-nơ nói với vẻ ân hận:
- Tôi không muốn để Hội đồng phải mất thời giờ thêm nữa. Tôi đă cố gắng chứng minh bác sĩ Men-sân chẳng qua đă phạm phải một sai lầm đáng tiếc. Tôi xin kêu gọi, không chỉ công lư, mà cả sự khoan dung của Hội đồng. Sau cùng, tôi xin lưu ư Hội đồng đến năng lực của khách hàng tôi. Khách hàng tôi đă có một quá tŕnh mà bất kỳ ai cũng có thể lấy làm tự hào. Chúng ta đều biết đă xảy ra những trường hợp trong đó những người xuất sắc đă chẳng may phạm phải có một sai lầm độc nhất, nhưng v́ không được hưởng sự khoan hồng mà tương lai và sự nghiệp của họ bị tan nát. Tôi mong rằng, có thể nói tôi cầu mong trường hợp mà quư ngài sắp xét xử sẽ không như những trường hợp kể trên.
Lời chịu lỗi và giọng nói khiêm nhường của Hoóc-nơ đă tác động rơ rệt đến Hội đồng. Nhưng liền ngay sau, Bun lại đứng lên, xin Chủ tịch Hội đồng cho hỏi thêm:
- Thưa ngài, nếu được phép, tôi xin có một hai câu muốn hỏi bác sĩ Men-sân. – Bun quay sang En-đru, tay cầm kính ra hiệu bảo En-đru đứng dậy.
- Bác sĩ Men-sân, câu trả lời cuối cùng của ông, theo tôi, không được rơ ràng cho lắm. Ông nói ông không biết hành động của ông có ǵ đáng chê trách. Nhưng ông có biết Xtin-men là một người không có bằng cấp nào về y học, phải không?
Mặt vẫn cúi gằm, En-đru chỉ ngước mắt lên nh́n Bun. Từ đầu buổi xét xử đến nay, thái độ của viên luật sư tủn mủn này làm En-đru như cảm thấy anh đă phạm phải một hành động xấu xa, đáng hổ thẹn. Một ngọn lửa nhỏ bùng lên trong sự trống rỗng giá lạnh ở con người anh. En-đru sang sảng nói:
- Vâng, tôi biết ông ta không phải là bác sĩ.
- Một nụ cười hài ḷng lạnh lùng hé mở trên gương mặt Bun. Với giọng trêu tức, Bun hỏi tiếp:
- Ra thế. Ra thế. Dẫu vậy điều đó vẫn không ngăn ông lại.
- Dẫu vậy, vẫn không ngăn tôi. – En-đru lặp lại, đột nhiên lấy giọng mỉa mai. Anh biết anh không làm chủ được ḿnh nữa rồi. Anh hít một hơi dài rồi nói tiếp:
- Thưa ông Bun, tôi đă nghe ông đặt rất nhiều câu hỏi... Ông có thể cho phép tôi hỏi ông một câu được không? Ông có nghe nói đến Lu-i Pa-xtơ không?
Bun giật ḿnh đáp:
- Có. Ai mà không biết.
- Đúng thế! Có ai mà không biết Lu-i Pa-xtợ Nhưng thưa ông Bun, có điều này chắc ông không biết, vậy tôi xin mạn phép nói với ông rằng Lu-i Pa-xtơ, người vĩ đại nhất trong tất cả các bậc vĩ nhân của y học khoa học, lại không phải là bác sĩ. Cả E-lích cũng không, tuy chính E-lích là người đă cống hiến cho y học liệu pháp hiệu quả nhất và đặc hiệu nhất trong toàn bộ lịch sử y học. Cả Háp-kin nữa, người đă chiến đấu với bệnh hạch ở Ấn Độ với kết quả to lớn hơn bất kỳ một bác sĩ có bằng nào từ trước đến naỵ Và cả Mét-ni-cốp nữa, người mà sự vĩ đại chỉ thua kém có Pa-xtợ Tôi xin lỗi đă kể ra với ông những điều sơ đẳng đó. Song, thưa ông Bun, những điều ấy có thể chứng minh với ông rằng những người chiến đấu với bệnh tật mà không chính thức nằm trong bác sĩ đoàn không phải đều là những kẻ bất lương hay những kẻ bất tài.
Không khí im lặng căng thẳng. Từ đầu đến phút này, buổi xét xử diễn ra buồn tẻ, rỗng tuyếch, trong một bầu không khí nhạt nhẽo cũ rích, như một phiên toà xử lấy lệ v́ mọi việc đă được định sẵn từ trước. Nhưng bây giờ, tất cả những người ngồi tại bàn Hội đồng đều nhỏm dậy. Đặc biệt Ép-bi nh́n En-đru chằm chằm với con mắt lạ lùng. Gian pḥng im lặng một lúc.
Hoóc-nơ lấy tay che mặt, thở dài chán nản. Ông biết vụ kiện này đối với khách hàng của ông thế là hỏng rồi. C̣n Bun, tuy hết sức bối rối, nhưng cố trấn tĩnh.
- Đúng, đúng, đó là những tên tuổi lẫy lừng. Chúng ta đều biết. Nhưng chắc ông không định so sánh Xtin-men với những bậc vĩ nhân đó chứ?
- Tại sao không? – Bừng bừng căm phẫn, En-đru gay gắt vặn lại – Họ lừng lẫy chỉ v́ họ qua đời rồi. Vích-sốp đă chế riễu, lăng mạ Cốc lúc sinh thời Cốc. Nay chúng ta không lăng mạ Cốc nữa, mà chúng ta lăng mạ những người như Xpha-lin-giơ và Xtin-men. Đây lại là một ví dụ nữa để ông thấy: Xpha-lin-giơ, một nhà tư tưởng khoa học vĩ đại và độc đáo. Ông ta không phải là bác sĩ. Ông ta không có bằng cấp y học nào. Nhưng ông ta đă cống hiến cho y học nhiều hơn hàng ngh́n người khác có bằng cấp, học vị, những người đi một bước là một bước xe hơi, muốn bắt bệnh nhân phải trả bao nhiêu tiền th́ bắt, trong khi đó người ta công kích gièm pha Xpha-linh-giơ, để mặc ông ta tiêu cả gia sản của ḿnh vào việc nghiên cứu và điều trị, rồi phải tiếp tục đấu tranh trong cảnh nghèo khổ.
- Có lẽ chúng tôi phải hiểu rằng – Bun cười khẩy – ông cũng khâm phục Xtin-men như vậy.
- Đúng. Đó là một con người lớn lao, một người đă hiến dâng tất cả cuộc đời ḿnh cho loài người. Ông ta đă phải đấu tranh với thói đố kỵ, với những thành kiến và những lời xuyên tạc. Nhưng tôi tin rằng ông ta đă đóng góp vào cuộc chiến đấu chống bệnh lao nhiều hơn bất kỳ một người nào ở Anh. Xtin-men không phải là người trong ngành y, đúng. Nhưng có biết bao nhiêu người trong ngành y cả đời chữa bệnh lao mà chưa hề bao giờ đem lại một chút ǵ hữu ích cho cuộc chiến đấu chống căn bệnh này.
Cả gian pḥng cao rộng xôn xao. Con mắt Me-Ơ-ri bây giờ nh́n En-đru ánh lên một niềm khâm phục xen lẫn lo âu. Hoóc-nơ buồn bă từ từ thu dọn giấy tờ đút vào cặp da.
Chủ tịch Hội đồng hỏi:
- Ông có ư thức về những điều ông vừa mới nói không?
- Tôi hoàn toàn có ư thức về những điều tôi nói. - En-đru nắm chặt lưng ghế, tự biết anh đă để ḿnh bị lôi cuốn vào một việc hớ hênh, dại dội, nhưng anh kiên quyết giữ vững ư kiến. Anh thở hổn hển, thần kinh căng thẳng cao độ, một sự táo bạo kỳ lạ nào đó bỗng dậy lên trong người. Nếu như họ nhất quyết gạch tên anh th́ cứ cung cấp cho họ đủ lư do để gạch. Anh nói tiếp: - Nghe tất cả những lời buộc tội và bào chữa nói về tôi hôm nay, tôi luôn luôn tự hỏi tôi đă làm ǵ sai trái, có hại. Tôi không muốn cộng tác với những tên lang băm. Tôi không tin ở những phương thuốc bịp bợm. Chính v́ vậy mà tôi đă không thèm giở ra xem một nửa số tờ quảng cáo thuốc có vẻ rất khoa học thường xuyên gửi đến ḥm thư tôi. Tôi biết tôi nói quá mạnh. Nhưng tôi không gh́m được. Người nước ta không có những người không phải là những người có đầu óc khá tự dọ Nếu chúng ta cứ tiếp tục cố t́nh coi mọi việc làm của những người ngoài ngành y đều sai và mọi việc làm của những người trong ngành y là đúng th́ không thể nào có tiến bộ trong khoa học. Chúng ta sẽ thực sự trở thành một cái hội nhỏ mọn chỉ biết bênh che nghề nghiệp của chúng tạ Đă đến lúc chúng ta phải kịp dọn dẹp lại nội bộ của chúng ta đi thôi. Tôi không muốn nói về những sự việc bề ngoài. Hăy đi từ điểm khởi đầu, hăy nghĩ đến cách đào tạo bác sĩ cực kỳ cổ hủ hiện naỵ Khi nhận bằng bác sĩ là tôi trở thành một kẻ nguy hiểm đối với xă hội hơn bất kỳ một loại người nào khác. Toàn bộ kiến thức của tôi chỉ vỏn vẹn có vài ba tên bệnh và mấy thứ thuốc mà người ta bảo tôi phải dùng cho những bệnh ấy. Đến cái cặp thai hộ sinh tôi cũng không biết cầm như thế nào. Những điều hiểu biết của tôi hiện nay là những điều tôi đă học hỏi được từ sau ngày nhận bằng. Nhưng những bác sĩ học được thêm những kiến thức ngoài những điều sơ đẳng thu nhặt trong khi điều trị bệnh nhân, phỏng có được bao nhiêu? Họ không có thời gian, những người vô phúc đáng thương ấy. Họ bị ngập đầu trong công việc. Toàn bộ cách tổ chức của chúng ta thối nát ở chỗ đó. Chúng ta cần phải được sắp xếp thành những đơn vị khoa học. Phải có những lớp bồi dưỡng bắt buộc sau khi nhận bằng tốt nghiệp. Phải có một nỗ lực lớn để đẩy khoa học lên hàng đầu, từ bỏ lối chữa bệnh cổ hủ cho những lọ thuốc pha sẵn, phải tạo cho mọi người thầy thuốc có khả năng học tập, cộng tác với nhau trong nghiên cứu. Lại c̣n mặt tiền tài nữa! Những cách điều trị vô bổ, chỉ cốt chạy theo đồng tiền, những ca mổ không cần thiết, những thứ biệt dược khoa học giả hiệu, vô giá trị mà chúng ta bắt bệnh nhân phải dùng... phải chăng đă đến lúc phải loại bỏ bớt đi một ít? Toàn bộ ngành y chúng ta đều có thái độ khắt khe, cố chấp và tự măn quá đáng. Về mặt cơ cấu mà nói, chúng ta dậm chân tại chỗ, không tiến lên được. Chúng ta không hề bao giờ nghĩ đến chuyện tiến lên, thay đổi cách tổ chức của chúng tạ Chúng ta cứ nói sẽ làm việc này, việc nọ, nhưng chẳng làm ǵ cả. Từ bao nhiêu nămnay, chúng ta đă phải lải nhải nói măi về điều kiện làm việc khổ cực của y tá, về đồng lương chết đói mà chúng ta trả cho họ. Thế nhưng sao họ vẫn cứ vất vả, nhọc nhằn, vẫn cứ phải nhận những đồng lương chết đói? Đấy chỉ là một ví dụ. Điều mà tôi muốn nói c̣n tệ hơn nữa. Chúng ta không tạo điều kiện cho những ai muốn nghiên cứu, t́m ṭi. Hếch-xơm, người bác sĩ đă dũng cảm gây mê giúp người chuyên nghề nắn xương Gia-vít hồi Gia-vít mới bắt đầu hành nghề, đă bị khai trừ khỏi bác sĩ đoàn. Mười năm sau, khi Gia-vít chữa khỏi hàng trăm bệnh nhân mà những nhà phẫu thuật giỏi nhất ở Luân Đôn chịu bó tay, khi ông ta được phong tước hầu, khi tất cả những người “quyền quư” đều coi ông ta là một thiên tài th́ chúng ta quay lại tặng Gia-vít bằng tiến sĩ y khoa danh dự. Khi ấy Hếch-xơm đă chết mất rồi, v́ một cơn đau tim. Tôi biết tôi đă phạm nhiều sai lầm, những sai lầm nghiêm trọng trong thời gian điều trị bệnh nhân của tôi. Tôi rất ân hận về những sai lầm đó. Nhưng tôi đă không sai lầm khi đánh giá Ri-sớt Xtin-men. Và tôi không ân hận về những việc tôi đă làm với Xtin-men. Xin các ngài hăy nh́n vào cô Me-Ơ-ri Bâu-lân. Khi cô ấy đến gặp Xtin-men th́ cô ấy đang bị lao phổi đỉnh. Bây giờ cô ấy đă khỏi bệnh. Nếu như cần có một bằng chứng bào chữa cho hành động sai trái của tôi th́ bằng chứng ấy ở ngay trong gian pḥng này, ngay trước mắt các ngài.
En-đru đột ngột ngừng lời và ngồi xuống. Ở bàn Hội đồng trên cao, gương mặt Ép-bi bừng lên một thứ ánh sáng lạ lùng. Bun vẫn đứng, nh́n En-đru với những cảm xúc lẫn lộn. Sau đó, căm tức nghĩ bụng ông ta chi ít cũng đă đem lại cho tay bác sĩ huênh hoang này nhiều mẩu thừng khá dài đủ để tự treo cổ, ông ta bèn cúi đầu chào Chủ tịch Hội đồng và ngồi xuống.
Một bầu không khí im lặng đặc biệt bao trùm lên gian pḥng trong một phút rồi Chủ tịch Hội đồng đọc lời tuyên bố thường lệ:
- Tôi yêu cầu mọi người ra ngoài.
En-đru ra ngoài cùng với mọi người khác. Sự táo bạo của anh bây giờ đă tan đi rồi, và đầu óc anh, toàn thể con người anh, rần rật như một cỗ máy chạy quá sức. Không khí trong pḥng Hội đồng làm anh ngạt thở. Anh không chịu nổi sự có mặt của Hoóc-nơ, Bâu-lân, Me-Ơ-ri và các nhân chứng khác. Anh đặt biệt sợ vẻ buồn rầu trách móc trên gương mặt người luật sư của anh. Anh biết ḿnh đă xử sự như một kẻ ngu ngốc, một tên bẻm mép cực kỳ ngu ngốc. Bây giờ, anh nhận ra sự thành thực của anh là hoàn toàn rồ dại. Đúng, định thuyết phục Hội đồng như cách anh vừa làm thật là điên rồ. Anh không có vẻ một bác sĩ mà là một diễn giả ba hoa ở công viên Hai- đợ Cũng đúng thôi! Chẳng mấy chốc, anh sẽ không c̣n là bác sĩ nữa. Họ sẽ thẳng cánh gạch tên anh.
En-đru ra pḥng gửi mũ áo, muốn được một ḿnh. Anh ngồi xuống gờ một cái chậu rửa, thọc tay vào túi t́m thuốc lá trong lúc đầu óc nghĩ miên man đâu đâu. Miệng khô đắng, cảm thấy khói thuốc không có vị ǵ, anh lấy gót giày dập tắt điếu thuốc. Kể cũng lạ: mặc dầu những điều tàn nhẫn, những điều chân thật mà anh vừa mới nói ra về ngành y khi năy, sao anh vẫn cảm thấy vô cùng khổ cực nếu bị gạt ra khỏi cái ngành này. Anh biết anh có thể được nhận vào làm với Xtin-men. Nhưng đó không phải là loại việc anh mong muốn. Không! Anh muốn làm việc với Đen-ni và Hốp, đi theo chiều hướng riêng của ḿnh, thực hiện đề án của ḿnh, dùng nó như một mũi nhọn xuyên thủng lớp vỏ ngoài che chở cho thái độ hờ hững và bảo thủ. Nhưng muốn làm những việc ấy th́ anh phải nằm trong ngành ỵ Ở nước Anh này, những việc như vậy không bao giờ và không thể nào làm được từ ngoài ngành. Bây giờ chỉ c̣n Đen-ni và Hốp chung sức dựng lên con ngựa thành Tơ-roa. Một nỗi cay đắng mênh mông tràn ngập người anh. Một tương lai trơ trọi trải ra trước mắt anh. Anh đă cảm thấy cảm giác đau khổ nhất trong mọi thứ cảm giác: bị gạt ra ngoài lề. Và kèm theo nó là ư thức biết rằng đời anh thế là xong, không c̣n ǵ nữa. Chấm hết rồi.
Tiếng chân người đi ngoài hành lang làm anh mệt mỏi đứng dậy. Đi cùng với mọi người trở lại pḥng Hội đồng, anh nghiêm khắc tự nhắc nhở anh chỉ c̣n có một điều phải giữ là không được quỳ gối. Anh cầu mong không để lộ ra một dấu hiệu quỵ luỵ yếu đuối nào. Anh ngồi không nhúc nhích, mắt dán xuống sàn, vào ngay chỗ trước mặt anh, không nh́n ai, không nh́n một cái nào về phía chiếc bàn cao của Hội đồng. Những tiếng động linh tinh trong gian pḥng vọng lại âm vang cung quanh anh làm anh phát điên: tiếng ghế cọt kẹt, tiếng ho, tiếng th́ thào, cả đến tiếng quái gở của ai đó lơ đăng gơ bút ch́.
Nhưng bỗng nhiên tất cả đều im lặng. En-đru cứng đờ người. Anh nghĩ: đến lúc rồi đó.
Chủ tịch Hội đồng lên tiếng. Giọng ông khoan thai, đĩnh đạc.
- Ông En-đru Men-sân. Tôi báo để ông rơ Hội đồng đă xem xét hết sức thận trọng lời buộc tội ông và những bằng chứng hậu thuẫn cho lời buộc tội đó. Ư kiến của Hội đồng là, mặc dầu vụ này xảy ra trong t́nh huống đặc biệt và cách tŕnh bày của ông đặc biệt khác thường, ông đă hành động với thiện ư và đă thành thực mong muốn làm theo đúng tinh thần củaluật lệ đ̣i người làm nghề y phải tỏ ra có một tiêu chuẩn đạo đức thật cao. Do đó, tôi báo để ông biết Hội đồng thấy không nên chỉ thị xoá tên ông khỏi danh sách chính thức bác sĩ đoàn.
Trong một giây sững sờ, En-đru chưa kịp hiểu. Rồi anh bỗng rùng ḿnh, lảo đảo. Họ không xoá tên anh. Anh được tự do, vô can.
En-đru run run ngẩng đầu lên nh́n về phía bàn Hội đồng. Trong tất cả các gương mặt bị nhoè đi lạ lùng đang nh́n về phía anh, gương mặt anh nhận ra rơ nét nhất là gương mặt Ro-bớt Ép-bị Sự thông cảm trong con mắt Ép-bi làm En-đru càng choáng váng. Như một tia sáng loé lên trong óc, En-đru chợt hiểu chính Ép-bi là người đă cứu anh thoát nạn.
Bây giờ anh không c̣n làm ra vẻ thờ ơ nữa. Anh lẩm bẩm yếu ớt, tuy nói với ông Chủ tịch Hội đồng nhưng chính là nói với Ép-bi:
- Xin cảm ơn ngài.
Chủ tịch Hội đồng tuyên bố: Phiên họp bế mạc.
En-đru đứng dậy và lập tức các bạn bè anh, Côn Bâu-lân, Me-Ơ-ri, ông Hoóc-nơ kinh ngạc, những người anh chưa hề gặp vây quanh lấy anh, nồng nhiệt siết chặt tay anh. Rồi tự nhiên, En-đru thấy ḿnh đang đi ngoài phố, bàn tay Côn Bâu-lân vẫn c̣n vỗ vỗ lên vai anh. Không hiểu sao trong lúc nôn nao rối trí này, cảnh tượng xe cộ và khách qua đường đi lại làm anh yên tâm và thỉnh thoảng anh lại thấy trào lên trong ḷng một niềm say sưa sung sướng khi nghĩ anh đă được tự do.
Bất ngờ nh́n xuống, En-đru gặp đôi mắt nḥa lệ của Me-Ơ-ri ngước lên anh.
- Nếu họ định làm ǵ chú, sau tất cả những ǵ mà cháu phải chịu ơn chú, th́ cháu... có thể giết chết ông Chủ tịch già kia.
Côn Bâu-lân không gh́m ḿnh nổi, thốt lên:
- Mẹ kiếp! Tôi không biết các người lo ngại cái ǵ cơ chứ. Khi anh chàng Men-sân này bắt đầu nói th́ tôi đă tin chắc trăm phần trăm anh chàng sẽ cho tất cả bọn kia biết tay.
En-đru mỉm cười yếu ớt, dè dặt, nhưng vui vẻ.
Ba người về đến khách sạn Miuđi-âm vào một giờ trưa. Đen-ni đă ngồi tại pḥng đợi của khách sạn. Đen-ni nhảy bổ về mấy người, miệng mỉm cười nhưng nét mặt vẫn c̣n nghiêm trang. Hoóc-nơ đă gọi dây nói báo tin.
Đen-ni không b́nh phẩm câu ǵ, anh chỉ bảo:
- Ḿnh đói rồi. Nhưng ta không ăn được ở đây. Lại đằng này, tất cả, đi ăn với tôi...
Họ ăn trưa tại hiệu Con-nót. Tuy Đen-ni không để lộ một chút xúc cảm nào trên nét mặt, tuy anh chủ yếu chỉ nói chuyện xe hơi với Côn Bâu-lân, nhưng anh đă biến bữa ăn này thành một bữa tiệc mừng En-đru.
Sau đó, Đen-ni nói với En-đru:
- Tàu về chỗ chúng ḿnh khởi hành vào lúc bốn giờ chiều. Hốp hiện nay đang ở Xten-bơ-rơ, nằm ở khách sạn chờ chúng ḿnh. Chúng ḿnh có thể mua được ngôi nhà ấy với một cái giá rất rẻ. Bây giờ chúng ḿnh phải đi mua sắm một vài thứ. Ta sẽ gặp nhau tại ga Iu-xtơn vào bốn giờ kém mười nhé.
En-đru nh́n Đen-ni đăm đắm. Anh hiểu rơ t́nh bạn thân thiết của Đen-ni, hiểu rơ tất cả những ǵ Đen-ni đă giúp anh trong cuộc sống từ buổi đầu tiên gặp nhau tại cái y xá cỏn con ở E-bơ-re-lọ En-đru nói:
- Giả sử ḿnh bị xoá tên th́ sao?
Đen-ni lắc đầu:
- Không thể nào xoá tên được. Ḿnh sẽ không bao giờ để cho chuyện ấy xảy ra với cậu.
Sau khi Đen-ni tạm chia tay đi mua mấy thứ cần dùng, En-đru tiễn Côn Bâu-lân và Me-Ơ-ri ra ga Pét-đinh-tơn. Trong lúc chờ tàu ngoài sân ga bây giờ đă hơi yên lặng, En-đru nhắc lại lời mời anh hồi năy.
- Cậu phải đưa gia đ́nh đến chơi với chúng ḿnh ở Xten-bơ-rơ.
- Thể nào tụi ḿnh cũng sẽ đến chơi. Sang xuân, khi chiếc xe buưt con ở nhà được sửa xong...
Tàu chạy rồi, En-đru c̣n rỗi một giờ nữa. Anh không phải suy tính xem nên làm ǵ bây giờ. Khác nào hành động theo bản năng, anh nhảy lên một chiếc xe buưt. Chẳng mấy chốc anh đă đến Ken-xơn Gơ-rin. Anh vào trong nghĩa trang, đứng lặng một lúc lâu trước mộ Cơ-ri-xtin, óc miên man nghĩ đến biết nao nhiêu điều. Chiều hôm nay sáng đẹp, mát mẻ, ngọn gió nhè nhẹ gây một cảm giác khoan khoái mà Cơ-ri-xtin xưa kia vẫn thích. Phía trên đầu anh, trên một cành cây bụi rậm có một con chim sẻ đang kêu chiêm chiếp vui vui.
Sau cùng, khi En-đru trở ra, rảo bước sợ chậm tàu, trên bầu trời trước mặt anh lảng bảng một vầng mây mang h́nh dáng một bức tường thành rạn nứt.
 

Hết


 

Pages Previous  1  2  3  4