Hạ Đỏ Có Chàng Đến Hỏi  Viên Linh Pages Previous  1  2  3  4  Next 
Bấy giờ là mùa thu năm năm mươi bảy, đường xe lửa c̣n hoạt động tới Quảng Trị, tàu chạy suốt đêm như hồi đất nước thanh b́nh. Phải ba năm sau cuộc xung đột vơ trang mới xảy ra tại miền Nam, khi Mặt
Trận Giải Phóng được thành lập. Ba nhớ rơ đó là năm Năm mươi bảy v́ đó là năm hội chợ kinh tế được tổ chức tại B́nh Định. Thật ra lúc đó xe lửa chỉ chạy tới Nha Trang, v́ đấy là trạm cuối cùng c̣n an toàn. Từ Nha Trang trở ra, có những đoạn thiết lộ bị cắt đứt, nếu xe lửa đi sẽ phảI sang xe, sang xe khi gặp những cây cầu gẫy, những khúc đường đào, rất là phiền phức. Những đọan đường này không phải mới bị phá hoại mà đă bị phá hoại trước đó mấy năm, trong thời kỳ chiến tranh Việt Pháp.

Năm năm mươi bảy, hành khách địa phương vẫn dùng đường xe lửa, v́ tàu c̣n chạy an toàn tới Tuy Ḥa. Ông Trương lúc ấy là xếp ga Ngọc Hội. Ba cũng nhớ rơ năm năm mươi bảy v́ đó là năm ba bắt đầu được cử làm xếp ga Ngọc Hội, thay thế ông Trương vào Sài G̣n.

Đèn bật sáng khi bà Thành đi vào, tiện tay nhấn một cái nút điện. Bà mang cà phê cho hai cha con. Bà quay ra ngay sau khi cho Nam Đàn biết bọn bạn chàng kéo nhau đi phố chơi, kể cả Thu Đà và Phong.

-- Dự Thư có đi không má ?

-- Có má bảo con có tí việc bận. Con nói chuyện với ba xong con đi.

Chàng hiểu thêm rằng cuộc nói chuyện này đă được sửa soạn từ trước. Ông Thành tiếp tục khi chỉ c̣n hai cha con trong pḥng:

-- Ba nhớ rất rơ chuyến tàu đầu tiên chạy qua Ngọc Hội khi ba trở thành xếp ga. Đó là vào một lúc chập choạng tối như bây giờ, khi chuyến tàu chót rời ga để vào Sài G̣n. Con nên nhớ hồi đó tàu chạy suốt đêm, trên tàu có cả toa ngủ, toa ăn. Ba phải nói rơ như thế v́ những người như con từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ được đi tàu hỏa. Đối với thế hệ của ba, tàu hỏa là một h́nh ảnh vô cùng thân mật, tiếng c̣i tàu là một âm thanh vô cùng quyến rũ, gợi cho ba nhớ những ǵ rất êm đềm ... Buổi trưa hôm đó, sau nhiều ngày xung đột với ông Trương, ba được cử làm xếp ga Ngọc Hội. Rất có thể ba không được cử nếu như ông Trương không phải ra đi một cách vội vă. Con biết là ông ta rất thế lực, và muốn đề bạt cho người đàn em của ông chỗ này. Nếu ông ta có nhiều th́ giờ hơn, chưa chắc ǵ ông ta đă nhường ba. Nhưng ông bắt buộc phải lên đường sớm, càng sớm càng tốt. Ông ta phải rời bỏ Nha Trang ngay, và không bao giờ quay trở lại. Khuôn mặt ông Thành vừa buồn vừa giận. Ông kể tiếp ngay:

-- Vào buổi trưa, cuộc bàn giao diễn ra thật đột ngột giữa ba và ông ta. Buổi sáng ba c̣n chưa biết ḿnh được đề cử hay không, vậy mà buổi trưa cuộc bàn giao đă diễn ra. Sau này ba mới biết vào sáng hôm ấy, ông Trương tự ư bỏ cuộc và xin với ông giám đốc sở hoả xa Nha Trang được bàn giao ngay. Sỡ dĩ ông ta phải đi sớm như thế v́ có người đ̣i giết ông cho bằng được.

Nam Đàn chú ư theo dơi câu chuyện, tới đây mở cặp mắt lớn ngạc nhiên. Ông Thành nh́n ra cửa sổ. Trăng đă lên, khu vườn mờ nhạt trải một lượt ánh sáng mơ vàng.

-- Ngay khi bàn giao, ba túc trực tại nhà ga lập tức. Con phải hiểu ba nôn nóng thế nào khi đang là một nhân viên thường bỗng trở thành một ông xếp ga. Một ông xếp ga th́ không có ǵ là vinh dự hết trong các nấc thang xă hội nhưng với ba, điều đó rất quan trọng. Một ông xếp ga đối với người trong ngành hỏa xa như ba là một cái ǵ ghê gớm. Ba không nói đến những người chiếm được chức vụ này để buôn lậu hàng hóa, ba chỉ nói đến trong nghĩa rất b́nh thường lương thiện mà thôi.

-- Con không biết điều đó.

-- Con không biết v́ con không sống trong ngành ba. Và chắc la con không đọn truyện trinh thám. Làm xếp ga có nghĩa là làm chủ một quăng đường, có đầy đủ quyền thế để thu tiền măi lộ, hay có quyền cho người nào đó quá giang một đoạn đường. Con c̣n nhớ nhà thơ Tản Đà chứ ? Đọc giai thoại ông ta hẳn con biết mỗi lần buồn t́nh, ông lại xách khăn gói trèo lên xe lửa. Ông đi xe lửa nhiều khi không mất tiền, v́ các ông xếp ga để cho ông đi như thế. Và ai cũng biết là một thi sĩ nghèo, lên tàu là lên tàu chứ có khi đi không mục đích. Thế cho nên ngay khi trở thành xếp ga Ngọc Hội, ba không về nhà trưa và chiều hôm đó.

Nam Đàn cười thông cảm với cha.

-- C̣n một chuyện ba rất quan tâm là ông Trương tự ư dành cho ḿnh cả một toa xe lửa hạng nhất trong chuyến tàu vào Sài G̣n lúc bảy giờ rưỡi tối. Chuyến tàu đó theo lă đă thuộc quyền kiểm soát của ba, nhưng trên giấy tờ th́ không. Trên giấy tờ ba chỉ là xếp ga sáng hôm sau.

-- Ai sắp đặt chuyện này hả ba ?
n Có lẽ không ai sắp đặt, nhưng rất có thể ông Trương muốn thế. Thay v́ sáng hôm sau mới bàn giao, nhưng cuộc bàn giao lại được tổ chức vào trưa hôm trước, thành ra trên thực tế ngay khi bàn giao, ba phải chịu trách nhiệm xử lư chức vụ mới rồi. Ba có thể về nhà ngủ một giấc cho khoẻ, nhưng ba không làm được như vậy. Ba ở lại liền tại nhà ga định tối mới về .Nhưng tối đó ba không thể về được.

-- V́ chuyến tàu đêm hở ba ? Chắc ông Trương chở đồ quốc cấm trong toa tàu ông chiếm dụng, v́ trên giấy tờ, ông c̣n là xếp ga cho tới sáng hôm sau, nên ba nghĩ ông có thể dùng chức vụ ấy trong suốt dọc đường ?

Ông Thành lắc đầu:

-- Không đến nỗi như thế. Ba có nghĩ như con, nhưng chuyện xảy ra không phải như thế! Chuyện xảy ra rất gay cấn, kh́ến ba sợ hơn nhiều.

-- Ai chủ trương chuyện đó ba ?

Ông Thành lắc đầu nhiều lần khi nói tiếp:

-- Một người xa lạ. Ba chưa hề quen người đó bao giờ. Chỉ biết c̣n độ gần nửa tiếng nữa tàu chạy, ba thấy có một người t́m ba, hớt hải báo cho ba hay người ta t́m giết ba!

Nam Đàn trợn mắt:

-- Chuyện ghê gớm quá!

-- Ghê gớm chứ sao không. Ba không tin, v́ ba không làm ǵ hại đến ai để người ta có thể thanh toán ḿnh hết. Nhưng người đưa tin cả quyết rằng có người đang t́m giết ba, bảo ba phải dề pḥng.

-- Người đưa tin nói làm sao ?

-- Đó là một cậu nhỏ, không phải là nhân viên của nhà ga. Một cậu nhỏ rất lạ mặt mà sau này ba chẳng bao giờ gặp lại. Cậu ta chạy thẳng vào căn pḥng ba mặc dầu bị gác dan giữ lại. Cậu ta hét ầm lên là có người muốn tới giết ba:
--"Ông xếp ga có người tới giết ông đó. Có người cầm súng tới giết ông đó".

Cậu ta la lối như thế rồi bỏ chạy. Ba la:
--"Ai ?"

Th́ cậu trả lời trước khi bỏ chạy thật :
--"Ông xếp ga Lương Sơn ."

Ông Thành lắc đầu :

-- Thú thật ba vừa sợ vừa hoang mang. Sợ v́ nghe lời báo động kẻ sát nhân có súng, mà cũng sợ v́ hoang mang không hiểu đâu ra đâu cả. Mới đầu ba nghĩ hay là v́ cái chức vụ mới mà ba bị đe doạ, sau rốt ba chỉ t́m được lư do đó, cho nên ba tin rằng đàn em ông Trương thanh toán ba. Ba lại có một ḿnh. Ba mới nhận chức được nửa ngày, không một người thân tín trong nhà ga.

-- Rồi làm sao ba ?

-- Ngay khi tàu chuyến bánh, một người đàn ông cao lớn tay xách súng chạy thẳng vào sân ga. Ba nghe ông ta hét như một con thú và chạy thẳng về phía pḥng ba, vừa chạy vừa hét:

-- Thằng xếp ga đâu ? Tao giết mày, tao giết mày .....

Người đó là bác Bích!

o0o

Nam Đàn ngẩn ngơ trước chi tiết đột ngột mà cha chàng vừa nói cho chàng hay. Không thể nào tưởng tượng được người bạn thân nhất trong đời ông và cũng là thân nhất với gia đ́nh chàng nữa, lại là người cầm súng đi t́m giết cha chàng trước đó. Ông Thành uống một ngụm cà phê đậm, hút một hơi thuốc trong tẩu, cười:

-- Con ngạc nhiên lắm phải không ? Đúng đó là bác Bích. Đó là lần đầu tiên ba biết bác Bích. Lúc đó bác đă là xếp ga Lương Sơn.

Nam Đàn không hiểu câu chuyện diễn tiến ra làm sao, nên chỉ biết lắng nghe.

-- Cửa văn pḥng ba không đóng, nên bác Bích xông thẳng vào trong, tay lăm lăm khẩu súng săn. Con biết Lương Sơn là một thung lũng nằm giữa hai ngọn núi, nên thú dữ nhiều lắm. Trước chiến tranh, Khánh Ḥa vẫn là một tỉnh nổi tiếng v́ nhiều cọp. Cọp ở vùng này nhiều như chó ở ngoài đường vậy. V́ thế mà đă có câu " Cọp Khánh Hoà, Ma Binh Thuận". Bác Bích có súng săn không phải là một chuyện lạ. Hơn nữa, bác là một người ưa mạo hiểm, ưa phiêu lưu, có nêp sông rất ngang tàng. Bác chỉ chịu nằm một chỗ từ khi bị cụt mất bàn chân trái.

-- Măi sau này hả ba ?

-- Không ngay đêm hôm đó.

-- Ngay đêm hôm bác kiếm ba ?

Ông Thành gật đầu:

-- Ngay lúc đó th́ đúng hơn. Khi nh́n thấy ba, bác dừng tay lại. Ba rất sợ, nhưng cố làm cứng đối diện với con người to lớn hung hăn đó. Ba phải làm cứng v́ ba đang cai quản một nhà ga, một khúc đường. Là xếp ga Ngọc Hội, ba phải cai quản khúc đường sắt từ Ngọc Hội ra Lương Sơn, cũng như là xếp ga Lương Sơn bác Bích phải cai quản từ đó ra tới Ninh Hoà. Cho nên với trách nhiệm đó, ḿnh phải cứng cỏi. Ba nói với người xách súng:
"Tôi đây tôi làm ǵ mà ông đ̣i giết tôi ?"
"Ông hả. Không phải ông. Tôi t́m xếp ga Ngọc Hội"
"Chính tôi là xếp ga Ngọc Hội"
"Không phải ông. Thằng Trương! Tôi t́m thằng Trương!"
"Ông Trương đang ở trên tàu vào Sài G̣n"
Ba chỉ nói tới đó th́ bác Bích vụt chạy ra cửa, vừa chạy vừa hét : " Thằng khốn nạn. Thằng khốn nạn ..."

Nam Đàn thở phào, làm như chuyện mới xảy ra:

-- Thành ra bác Bích t́m giết ông cựu xếp ga chứ không phải ông tân xếp ga.

Ông Thành gật đầu:

-- Đó là chỗ đáng lẽ ba phải nghĩ ra ngay, vậy mà ba không hề nghĩ tới. Bác Bích lập tức nhảy lên mô tô mà lúc đầu bác liệng ở cổng nhà ga, phóng theo con tàu đă khởi hành. Như ba đă nói, đó là chuyến tàu đêm, và chuyến tàu chót trong ngày chạy suốt hai miền Trung Nam, nên dài lắm. Ba nhớ chuyến tàu đó đúng 18 toa, gồm 8 toa có giường ngủ, một toa ăn, c̣n lại là các hạng khác. V́ chuyến tàu dài như thế, nên khi bác Bích vào pḥng ba con tàu mới chuyển bánh, mà khi bác Bích trở ra, toa cuối cùng vẫn c̣n ở trong ga. Chí khoảng 10 phút sau, bác Bích đă bắt kịp con tàu, nhảy lên.

-- Bác té ngă rồi bị tàu nghiến đứt bàn chân hả ba ?

-- Không. Nếu chỉ có thế th́ không đến nổi nào. Bác nhảy lên tàu không sao hết, nhưng khấu súng rớt xuống đường. Với hai tay không, bác Bích nhảy chạy trên nóc tàu như người ta chạy trên một con đường phẳng. Bác đoán ông Trương phải đi toa hạng nhất, cho nên chẳng bao lâu bác t́m đúng toa ông ta.

Nam Đàn chăm chú nuốt từng lời nói một của cha. Ông tiếp:

-- Lúc ấy ba ở dưới đất nên không được mục kích. Có lẽ chỉ có vài người khác ở những toa khác mục kích, v́ ông Trương chiếm nguyên một toa chứ không đi chung với ai hết. Ông là xếp ga, ông có thể làm ngang như thế. Nhưng có một người biết chuyện xảy ra hôm đó đă kế lại với ba, chứ bác Bích không chịu kể, mặc dù sau đó chính ba đưa bác về nhà trị liệu.

-- Nhà ḿnh bây giờ hả ba ?

-- Ừ. Chính là ngôi nhà này, nhưng lúc đó nhỏ hơn, lúc đó chưa có khu vườn bên cạnh. Sau này ba mới mua thêm khu vườn.

-- Ai kể cho ba nghe chi tiết câu chuyện ?

-- Người xét vé kể.

-- À!

-- Ba ngày sau anh ta mới trở lại Nha Trang, nên ba mới được biết. Trong thời gian đó bác Bích nằm trong bệnh viện. Sau khi băng bó vết thương, bác về nhà ta ít ngày rồi mới trở lại Lương Sơn.

-- Bác té ngă, bánh sắt nghiến đứt bàn chân trái phải không ba ?

Nét mặt ông Thành trở nên căng thẳng giận dữ:

-- Bác không té ngă. Bác Bích hung hăng như thế, bác đ̣i giết ông Trương, nhưng khi gặp ông rồi, bác lại đứng yên.

-- Bác để rơi khẩu súng rồi ...

-- Không phải lư do đó. Bác không c̣n tinh thần nữa, khi nh́n thấy cảnh diễn ra trước mặt.

Nam Đàn nhíu mày cố tưởng tượng ra xem cảnh đó là cảnh ǵ.

-- Bác Bích không nói cho ai hay hết, kể cả ba. Nhưng người xét vé khi nghe tiếng chân chạy trên nóc tàu th́ cũng chạy theo. Dĩ nhiên là anh ta chạy ở trong long tàu. Cho tới khi tới toa tàu của ông Trương. Ông Trương bỏ Nha Trang ra đi vội vă với vài chiếc va ly, chỉ có thế thôi.

-- Thế mà ông chiếm riêng cả toa tàu. Con tưởng ông dọn hết đồ đạc đi và mang gia đ́nh theo. À ... ông ta có gia đ́nh chứ ba ?

-- Có. Nhưng ông không đi với gia đ́nh. Thật ra gọi gia đ́nh th́ quá lớn, v́ lúc đó ông Trương chỉ mới được một đứa con mà thôi. Ba nghe nói đó là đứa con gái.

Nam Đàn giật nảy ḿnh nghĩ đến Dự Thư. Có lẽ đứa con gái đó là nàng. Ông Thành nh́n con ḍ xét trong khi chậm răi hỏi:

-- Bây giờ ông Trương được mấy đứa, con có biết không ?

-- Kể cả Dự Thư là bốn.

-- Dự Thư lớn nhất hay sao ?

-- Vâng.

Chàng nôn nóng hỏi trong khi ông Thành trầm ngâm hút ống vố:

-- Rồi sao nữa ba ?

-- Hả ?

Ông tiếp tục câu chuyện với giọng khác hẳn. Giọng ông trầm trầm có vẻ buồn bă:

-- Người xét vé kể cho ba hay rằng khi anh ta chạy vào, thấy bác Bích đứng giữa toa, c̣n ông Trương vừa ôm một người đàn bà trong tay. Người đàn bà này khi thấy bác Bích đột ngột xuất hiện mới chạy về phía ông Trương, nép vào ḿnh ông Trương. Chính hành động đó khiến bác Bích bỏ ư định trừng trị kẻ thù.

Nam Đàn mỗi lúc một hoang mang, chỉ lắng nghe cha kể. Thấy con im lặng, ông Thành hỏi:

-- Con đă hiểu v́ lư do nào mà bác Bích đ̣i giết ông Trương không ?

Chàng lúng túng:

-- Th́ ba nói do chuyện t́nh cảm.

-- Chuyện đó mới là quan trọng trong việc quyết định lấy vợ của con!

Chàng bàng hoàng:

-- Không lẽ ...

-- Không lẽ ǵ ? Người đàn bà đi với ông Trương chính là Nhược Lan.

-- Nhược Lan ?

-- Người kư tên dưới cái điện tín, là vợ ông Trương bây giờ.

-- Nhược Lan ?

Chàng bóp trán. Ông Thành hiểu con đang băn khoăn điều ǵ, nên nói ngay:

-- Con nhớ đến bài thơ ở nhà bác Bích phải không ? Bài Cảm Ngộ, ba cũng thuộc bài thơ đó:
Cḥm Lan Nhược, khóm xinh thay ...
Từ Xuân qua Hạ những ngày tươi xanh ...
Nhược Lan lúc đó là vợ của bác Bích.

o0o

Nam Đàn rời khỏi ghế ngồi, ra đứng bên cửa sổ. Trăng đă lên cao, trải xuống cỏ cây một màu vàng mượt, thật êm đềm. Trăng càng tỏ bao nhiêu, sóng biển càng cao bấy nhiêu. Đứng trong nhà ḿnh không trông thấy mặt nước, nhưng chỉ nghe tiếng sóng vỗ ́ ầm chàng cũng biết nước đang lớn. Và đang rút ra xa. Để sáng sớm sẽ lại dâng đầy, sát mặt đường. Ḷng chàng cũng đầy tiếng sóng. Sóng vỗ trong tăm tối, trong cái lao đao của một tâm hồn rối loạn. Phía sau giọng ông Thành thật rành rọt:

-- Ba sẽ không kể chuyện này với ai hết, v́ bác Bích là một người ba quí trọng, bác lại là một người bạn thân của ba. Bác chỉ biết âm thầm chịu đựng, không nói ǵ với ai về chuyện khổ tâm nhất của một đời người. Kể cả ba, bác cũng không nói, ba nhắc cho con nhớ như vậy. Ba biết là do người xét vé kể lại, chứ bác có nói ǵ đâu.

Ông lại hút thuốc:

-- Có mỗi một lần ba nói đến, th́ bác lắc đầu bảo đó là chuyện đàn bà. Bác chỉ nói co thế:chuyện đàn bà. Ba sẽ không kể cho con hay nếu con không có ư định lấy Dự Thư làm vợ.

Chàng cũng hút thuốc. Chàng bỏ mẫu thuốc xuống khi quay lại phía cha:

-- Nhưng Dự Thư không biết ǵ.

-- Dĩ nhiên.

-- Con nghĩ là Dự Thư không có tội ǵ.

Ông Thành cười nhạt:

-- Ba có nói Dự Thư có tội ǵ đâu. Không, ba không nói thế và cũng không nghĩ thế, nhưng con thấy thế nào nếu con cưới Dự Thư ? Má con và Ba sẽ làm suôi gia với vợ chồng ông Trương à ? Và tất nhiên con sẽ mời bác Bích đi ăn cưới, phải không ?

Nam Đàn lắc đầu:

-- Con chưa nghĩ tới chuyện ấy. Con chỉ muốn nói đó là chuyện dĩ văng của người lớn không ăn nhập ǵ tới con hay Dự Thư hết.

-- Không ăn nhập ?

-- Vâng, chứng cớ là con không biết và Dự Thư cũng không biết.

-- Không biết sao được. Con biết rồi. Và một ngày kia Dự Thư sẽ biết.

-- Dự Thư sẽ không bao giờ biết v́ con sẽ không nói ra làm ǵ.

Ông Thành nhún vai:

-- Nam, con phải suy nghĩ lại.

-- Thưa ba ...

-- Không, bây giờ ba không muốn nghe con nói ǵ hết. Bây giờ con cần phải suy nghĩ.

-- Con c̣n điều này muốn biết.

-- Con cứ nói.

-- Ông Trương bỏ vợ lại Nha Trang đi với bà Nhược Lan phải không ba ? Vợ và một đứa con gái như ba nói ?

-- Đúng thế.

-- Bây giờ mẹ con bà ta ở đâu ?

-- Ba không hề biết.

Nam Đàn ngạc nhiên:

-- Ba không biết thật sao ?

-- Ba không biết một chút ǵ. Ba là bạn bác Bích chứ không phải là bạn ông Trương. Bà Trương và con gái bà ra sao ba không thể biết được, và ba cũng không muốn biết.

-- Ba có bao giờ nghe nói đến bà ta không ?

-- Ngay lúc đó th́ có. Nghĩa là cách đây mười lăm năm th́ có. Nghe nói lúc chồng bỏ đi, bà ta không có nhà. khi trở về biết chuyện, bà ta cũng không hề đi t́m. Ba chỉ biết có vậy thôi.

Chàng rời cửa sổ, cầm lấy tờ điện tín cất vào túi. Hai cha con nh́n nhau trong giây lát nửa như muốn nói với nhau một điều ǵ, nửa như muốn tránh nói đến điều đó. Cuối cùng Nam Đàn nói với cha:

-- Con sẽ cho Dự Thư hay.

Ông Thành hỏi lại:

-- Con cho Dự Thư hay bằng cách nào ? Ba muốn con đưa thẳng cái điện tín cho Dự Thư đọc.

-- Vâng.

-- Con nhớ lời ba dặn.

-- Vâng.

Chàng ra khỏi pḥng cha, bước ra sân. Trong nhà chỉ c̣n mẹ chàng. Chàng cảm thấy vô cùng cô đơn, vô cùng mệt mỏi. Chướng ngại vừa xuất hiện quá nặng nề. Nặng nề ngoài khả năng giải quyết của chàng. Chàng có ư định không cho Dự Thư đọc tờ điện tín, nghĩa là không cho nàng biết một tí ǵ về mối xung đột giữa hai gia đ́nh cũng như về tấm thảm kịch của mẹ nàng, nhưng chàng đă lở hứa với cha, là sẽ đưa thẳng tờ điện tín đó cho nàng đọc. Cha chàng muốn Dự Thư phải biết rơ sự xung đột đó. Chắc là ông có lư.

Bà Thành trong bếp đi ra, nhẹ nhàng nói với con làm như không có chuyện ǵ xảy ra:

-- Con không đi chơi hả ? Tụi nó ra quán Hoa Đăng đấy.

-- Vậy hả má ?

-- Cậu Bính nói xong việc con ra đấy. Họ chờ con ở đó.

-- Vâng con đi.

Chàng lặng lẽ ra khỏi nhà bằng chiếc xe gắn máy của mẹ. Chàng phóng thật nhanh vào trung tâm thành phố, sợ các bạn chờ ḿnh lâu quá, có thể ra về trước.

Quán Hoa Đăng là một quán mới mở, và Nam Đàn cũng mới đến đó có một lần, nên chàng phải t́m cả nử giờ đồng hồ mới thấy. Quán toạ lạc tại một con phố nhỏ, góc đường độc lập. Chính v́ con đường một chiều này mà chàng phải ṿng đi ṿng lại nhiều lần. Đêm nay quán khá đông khách, số khách gấp đôi hôm đầu chàng đến. Bọn Bính ngồi quanh hai chiếc bàn kê lại, gần bục gỗ. Điều vô cùng ngạc nhiên là Phùng cũng có mặt trong quán, và đang nói chuyện với Dự Thư. Anh ta ngồi ghé trên chiếc ghế kéo từ bàn bên sang, kê tạm cạnh chiếc ghế của Dự Thư. Nam Đàn định quay ra nếu họ không kịp nhận ra chàng. Người đứng dậy trước nhất là Phùng. Anh ta reo lên:

-- Đa^y rồi, người có quyền quyết định tới đây rồi.

Bính nháy mắt. Hà Trường cũng nháy mắt. Chẳng ai trong bọn ưa ông phụ giảng trẻ tuổi này cả. Anh ta ch́a tay ra. Nam Đàn giữ đúng phép lịch sự:

-- Chào anh.

-- Tôi đang chờ anh. Anh chị em nói phải chờ anh, v́ anh là người quyết định.

Chàng chưa hiểu ǵ, nhưng cứ gạt đi:

-- Họ nói thế đấy, chứ cái ǵ cũng phải đa số quyết định. Mà chuyện ǵ ?

Dự Thư vui vẻ trả lời thay:

-- Anh Phùng mời tất cả chúng ta đi chơi đảo bằng ho bo. Nếu mọi người bằng ḷng ngày mai khởi hành. Buổi chiều một số có thể trở về bằng trực thăng.

Nam Đàn mỉm cười:

-- Một số về bằng trực thăng thôi ? Sao không tất cả nhỉ ? Nhưng mà cái đó tùy hỉ, tôi không thể quyết định chung cho tất cả mọi người đâu.

Hà Trường lên tiếng trước:

-- Tôi rất tiếc không đi được.

Dự Thư nài nỉ:

-- Đi chơi cho vui mà anh.

Nam tàn nhẫn nói:

-- Mai em phải về Sài G̣n. Má em mới đánh điện tín gọi em về gấp.

Lời loan báo của chàng vào đúng giữa cuộc vui, có hiệu lực như trái bom nổ. Không những chỉ một ḿnh Dự Thư ngơ ngác mà tất cả mọi người cũng đều ngơ ngác như nàng.

-- Lát nữa về nhà anh đưa điện tín cho em.

Ánh mắt nàng loé lên một tia giận dữ. Nàng có vẻ không tin. Trái lại, nàng nghĩ đó chỉ là một sự phá đám. Dường như mọi người cũng tin như thế. Họ cho rằng Nam Đàn v́ ghen tức với Phùng mà nói như thế. Nh́n thái độ của bạn bè ḿnh, Nam bỗng cười nhạt:

-- Dĩ nhiên là chỉ có một ḿnh Dự Thư bị gọi về thôi, c̣n chúng ta vẫn ... tiếp tục ở lại như thường.

Bính lắc đầu:

-- Nếu Dự Thư bị gọi về, Hạ Liên sẽ về theo.

Hạ Liên xác nhận:

-- Đúng như thế.

-- Và bổn phận của bạn là phải đưa hai nàng về. Như thế chúng tôi c̣n tiếp tục sao được ?

Không phải là Bính không có lư. Nam Đàn cũng thấy như anh ta. Trước điều hiển nhiên đó, chàng bỗng trở thành một kẻ ích kỷ hạng nặng. Phùng ồ ề lên tiếng hỏi:

-- có gấp không ?

Nam nhăn mặt:

-- Sạo lại không gấp. Không gấp th́ ai đánh điện tín làm ǵ ?

Người phụ giảng sốt sắng:

-- Nếu gấp, tôi có thể giúp Dự Thư được. Tôi quen ông Trung Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn Không Quân ở đây, ngày mai thế nào cũng có một chỗ cho Dự Thư về Sài G̣n.

-- Anh có về không ?

Người hỏi câu hỏi đó chính là Hà Trường. Anh chàng này muốn tự nguyện làm một thứ kỳ đà cản mũi giúp bạn. Nam Đàn giận lắm, nói không suy nghĩ:

-- Cái đó không thành vấn đề. Tuỳ Dự Thư có đi hay không mà thôi.

Nàng gật đầu:

-- Nếu gấp th́ em phải về. Nhưng để em đọc điện tín cái đă.

Rơ ràng là nàng không tin có cái điện tín như thế. Càng nghĩ Nam càng giận. Chàng nói với Phùng:

-- Cứ nhờ anh đi. Theo tôi thế nào mai Dự Thư cũng phải trở về.

-- Vâng. Để tôi liên lạc ngay bây giờ, nếu ở đây có điện thoại.

-- Có.

Phong nói xong đứng dậy dẫn đường cho anh ta. Mọi người ngơ ngẩn trước sự quyết định rất độc tài của Nam Đàn. Bính th́ thầm với Hà Trường, bị anh này gạt đi. Hẳn là hắn vừa muốn nói một lời thị phi nào đó. Hạ Liên dịu dàng hỏi:

-- Anh Nam, sao anh không mang điện tín theo ?

-- Liên cũng không tin hả ?

chàng có vẻ giận dỗi, chàng giận lây đến nàng.

-- Không Liên tin anh chứ. Dự Thư cũng tin anh, nhưng anh nói ra đột ngột quá.

-- Bộ tôi phải nói cho nó quanh co sao ?

Liên nhỏ nhẹ trách:

-- Anh gây với Liên hả ? Coi chừng Liên à.

Dự Thư im lặng ngó ly nước uống gần cạn. Hạ Liên có vẻ lo ngại, nhưng ánh mắt lại long lanh khó hiểu:

-- Anh Nam ?

-- Ǵ nữa đây ?

-- Hôm nay anh làm sao thế ?

-- Cô xem tướng bệnh nữa đấy à ?

Nàng chu mỏ:

-- Coi chừng ông Phùng xin chỗ máy bay thật đấy.

Mọi người có vẻ tán đồng câu nói của Hạ Liên. Nam Đàn chỉ muốn rút tờ điện tín trong túi ra, nhưng lại tự ái, không đưa. Vả lại chàng vẫn c̣n tỉnh táo để nghĩ rằng chỉ nên để một ḿnh Dự Thư đọc những ḍng chữ đó thôi. Thu Đà cau có nh́n anh. Cũng như Phong, nàng biết đó là chuyện thật. V́ vậy Phong đă đưa ngay Phùng đi tới máy điện thọai. Lúc đó Phùng đă quay trở lại, hoan hỉ báo cáo:

-- Tôi vừa liên lạc xong. Ngày mai có một chiếc Cesna bay không về Sài G̣n trước khi đi Cần Thơ. Chiếc máy bay này của tướng C. hôm ra đây th́ trục trặc máy phải đế lại sửa. Bây giờ đă sửa xong, ông bạn tôi sẵn sàng cho chúng ta bay thử.

Thu Đà le lưỡi:

-- Thôi đừng dại.

Dự Thư vẫn c̣n tức, nhún vai:
-- Sợ ǵ.

Hạ Liên cũng tức, nói:

-- Mày chết đáng đời mày, chứ tao không thích chết ké.

Bính cười h́ h́ ra điệu thích thú, bỉểu đồng t́nh:

-- Ừ, đời ta đẹp như mơ, tại sao lại đem cái mạng không cùi tí nào ra mà thử máy bay nhỉ ?

-- Tôi thử. Dự Thư lên tiếng. Nàng hỏi Phùng : máyt bay Cesna có mấy chỗ ngồi anh ?

-- Kể cả chỗ cho phi công là bốn. Nó như một chiếc taxi vậy. Máy bay riêng của một ông tướng mà.

-- Như thế ḿnh c̣n ba chỗ ?

-- Đúng.

Câu chuyện có vẻ gay cấn. Dự Thư nói tiếp:

-- Sáng mai liên lạc với anh ở đâu ?

Trong khi anh ta đang nghĩ ngợi, Nam Đàn đề nghị trước:

-- Mai mời anh ra La Frégate ăn sáng, rồi chúng ta quyết định.

Phùng vui vẻ đứng dậy:

-- Phi cơ sẽ cất cánh trong buổi sáng. Khoảng 11 giờ như ông bạn tôi nói.

-- Vâng ḿnh hẹn nhau tám giờ.

Phùng bắt tay mọi người, trở về bàn với hai người bạn của anh ta, trả lại không khí lủng củng cho bọn Nam Đàn. Hạ Liên nguưt anh ta một cái thật cong cớn ... phía sau lưng.

o0o

Cuộc chia tay được loan báo đột ngột quá, khiến không ai muốn tin. Nam Đàn là người hiểu rơ điều đó, và sau những phút nóng nảy, chàng mới thấy buồn. Chàng buồn cho riêng ḿnh, và buồn chung với nỗi buồn của các bạn. Sau khi bọn Phùng ra về, Nam Đàn gọi bồi tới. Chàng hỏi bạn bè:

-- Ai uống rượu ?

Bính đưa mắt nh́n Hà Trường hỏi ư kiến. Cả hai cùng dơ tay:

-- Có tôi.

-- Phong ?

-- Hẳn là có tôi rồi. Một thành phần dự bị của The Sea Star hẳn là phải biết uống rượu.

-- Các cô ?

-- Không có tôi bao giờ hết.

-- Uống rượu ngọt chăng ? Có rượu ngọt không em ?

-- Thưa có. Du Bonnet và Gin Tonique.

-- Đồng ư.

Nam Đàn tự động quyết định thay mọi người. Khi cậu bồi đi, chàng lên tiếng:

-- Điện tín gọi Thư về có từ sáng nay nhưng ba tôi không đưa ra ngay v́ buổi trưa chúng ta đi Lương Sơn. Ông không muốn làm hỏng chuyến đi đó. Không có ǵ quan trọng hết đâu ... Chàng trấn an mọi người --- V́ má Dự Thư muốn nàng về sớm hơn, có thế thôi. Chắc là sợ con gái bà bị ... cá mập Nha Trang ăn thịt.

Giọng đùa bỡn nhưng ai cũng thấy chàng đang buồn. Bởi thế chàng muốn uống rượu, và chàng tiếp:

-- Nhất định là tôi đón con gái bả đi th́ tôi phải đưa con gái bả về, thành ra mai tôi cũng đi với Dự Thư.

-- Chưa chắc mai em về. Nàng c̣n cố căi.

Chàng lắc đầu:

-- Em chưa đọc cái điện tín. Đọc rồi em sẽ hiểu má em không muốn em ở đây lâu hơn một ngày nào nữa.

-- Nhưng mà ḿnh cứ tính như là không có máy bay ngày mai vậy. Ngày kia không được sao ?

Nam Đàn lắc đầu:

-- Chuyện đó để tối nay anh bàn với em. Riêng bây giờ th́ ḿnh nên vui.

Quay sang Thu Đà, Nam nói:

-- Anh tưởng có thể dự bữa tiệc sinh nhật em, bây giờ chắc không được. Ḿnh làm nho nhỏ hôm nay vậy, nghe.

Thái độ của chàng đậm nét trầm tư. Bính pha tṛ giúp vui:

-- Cứ đồng ư hết đi, mấy khi có người mời rượu ngang xương như thế này. Phải không Hà Trường ?

-- Phải ít khi mày nói nghe được như vừa rồi. Rượu đâu, mang lẹ đi.

Chú nhỏ đă mang rượu ra. Tám ly rót cho tám người, trong đó đàn ông đều uống Whisky so đa. Khuôn mặt Dự Thư dịu lại. Nàng đă tin tấm điện tín đó có thật, chứ không phải một tṛ phá đám như nàng nghĩ lúc đầu. Nàng nôn nao trong ḷng, không hiểu v́ sao lại có tấm điện tín đó. Rượu vào lời ra. Bính bô bô nói:

-- Có ai sầu không ?

Hạ Liên nhăn nhó:

-- Hỏi ǵ kỳ thế ?

-- Có ai sầu th́ hát cho quên sầu, nếu không tôi hát th́ đừng có trách!

Lời đe doạ của hắn có người sợ thật. Ư Hoa nói nhỏ:

-- Tuy là khuya rồi mặc kệ, nhưng đây là pḥng trà của người ta, đừng có phá đám.

-- Tôi hát nếu ai sợ tôi hát người đó phải lên thay thế.

Bính oang oang cũng có lư. Pḥng trà về khuya, chỉ c̣n có bọn họ mà thôi. Trong bọn lại có Phong là chỗ quen biết, nên ban nhạc chơi tṛ lười là gác đàn bỏ trống, ngồi uống rượu tán gẫu với nhau. Khi nhận ra t́nh h́nh đó, Bính mới bạo phổi như vậy.

-- Không ai hát th́ tôi hát.

Và hắn cất giọng như một cái ống bô bị rỉ thiệt thọ:

Tôi lượm được một con chó không thuộc về ai.
Th́ nó thuộc về tôi.
Do tôi xiềng xích.

Tôi lượm được một con mèo không thuộc về ai.
Th́ nó thuộc về tôi.
Do tôi hú hí.

-- Nham nhở chưa ?

Hắn nạt Hà Trường:

-- Đoạn đầu là của mày chứ của ai. Đoạn sau mới là của tao. Bây giờ mỗi người phải sáng tác một đoạn. Phong, tiếp tục đi.

Anh chàng này rất trẻ trung, hát liền:

Tôi lượm được một chiếc guốc không thuộc về ai.
Th́ nó thuộc về tôi.
Do tôi chiếm giữ.

-- Oái guốc của tôi!

Ư Hoa là người duy nhất trong bọn đi guốc, vội la oai oái. Và nàng hát tiếp liền:

Tôi lượm được một ly rượu không thuộc về ai.
Th́ nó thuộc về tôi.
Do tôi uống nốt.

Nàng uống ngay ly rượu của Hạ Liên. Thế là tới lượt cô bé này phải hát:

Tôi lượm được một anh chàng không thuộc về ai.
Th́ hắn thuộc về tôi.
Do tôi cắt túi.

Mọi người cười ầm ĩ, kể cả những người trong ban nhạc The Sea Stars. Họ cười và la chói lói:

-- Đâu anh chàng nào đâu hát tiếp đi.

Hạ Liên bụm miệng:

-- Chết cha!

Bính giơ tay dọa:

-- Không được. Không có người hát tiếp là sái luật.

Hạ Liên hỏi:

-- Ai hát đại đi cũng được mà.

-- Nhất định không được.

-- Để tôi hát thế nó.

Dự Thư lên tiếng nhưng bị gạt ngay:

-- Một anh chàng, một anh chàng cho đúng "game".

-- Để tôi vậy.

Đó là Nam Đàn. Chàng lại làm Dự Thư tức giận nữa. Chàng nói:

-- Đây là tôi hát bù cho Hạ Liên, v́ hôm trước cũng ở đây, Liên hát thay cho tôi một lần rồi.

Chàng hát:

Tôi lượm được một hột xoàn không thuộc về ai.

Nhiều tiếng phản đối:

-- Không được cũ x́ rồi. Phải sáng tác cái mới.

-- Mới hả ?

Tôi lượm được một hạt lệ không thuộc về ai.
Th́ nó thuộc về tôi.
Do tôi đánh rớt.


Nhưng người khóc là Dự Thư. Nàng quay mặt về phía bóng tối, che dấu sự xúc động của ḷng ḿnh. Ai cũng biết nàng vừa nhỏ lệ. Nàng lại đang nức nở nữa.

Hạ Liên gắt:

-- Tao ghét mày ghê.

-- Ai khóc đó ? Bính giả vờ t́m kiếm trên khuôn mặt bạn bè, nh́n sát vào mắt mọi người --- Kẻ nào đang sung sướng thế ?

-- Ở đó mà sung sướng ? Dự Thư nhấm nhẳn nói, tay quệt nước mắt.

-- Thôi đừng làm bộ mày. Khoái thấy bà lại c̣n chối. Mày chối có người nhận cho mà xem.

Hạ Liên có vẻ say. Cặp mắt của cô bé long lanh hơn bao giờ hết, đôi môi hé mở nồng nàn. Nam Đàn âu yếm quàng tay qua vai Dự Thư, nói với nàng, song ai cũng nghe tiếng:

-- Không ai nhận được đâu mà sợ. Anh thuộc về em rồi mà.

Màn tỏ t́nh công khai đó hấp dẫn quá, Bính la í oái không thành lời, chân tay múa loạn xạ. Hà Trường nâng ly rượu lên khề khà:

-- Chúc đôi uyên ương lỉnh kỉnh từ nay ngày càng tiến trển khả quan.

Không ai hiểu anh ta nói như thế là có ư nghĩa ra làm sao. Trước cảnh âu yếm của Dự Thư và anh, Phong thản nhiên như không hề trông thấy, riêng Thu Đà lo ngại ra mặt. Phải chăng Nam Đàn đă nhất định trái lời cha mẹ ?

Hạ Liên bỗng hét lên:

-- Anh Nam ?

Ai cũng giật ḿnh v́ tiếng hét thật lớn. Người ta càng giật ḿnh hơn khi nhận ra người hét là Liên, nhất là khi thấy khuôn mặt đầy khích động của cô bé. Chàng thủ thỉ hơi lo ngại:

-- Uống nữa hả ?

-- Uống nữa và yêu cầu anh một điều.

Thật là giây phút căng thẳng thần kinh, như chờ bom nổ. Từng ánh mắt giao nhau, trao đổi những ư kiến rối loạn. Nam Đàn ngoan ngoăn gật đâu:

-- Nói đi.

-- Anh phải đồng ư mới được ?

-- Phải nói đă xem có đồng ư được không chứ ?

Hạ Liên lắc đầu:

-- Phải đồng ư trước.

Ư Hoa chặn đầu cô bé:

-- Liên say hả ?

-- Không say. Chưa say.

Nàng dịu giọng bảo Nam:

-- Anh sợ th́ thôi.

-- Không, không sợ. Liên mà, bồ bịch mà.

Chàng nhận một nụ cười dịu dàng:

-- Thế th́ lên hát một bài đi.

Mọi người thở phào. Tưởng có ǵ gay cấn hơn là điều đó. Trong khi những người khác có cảm tưởng thoát nạn th́ Nam Đàn lại do dự. Hạ Liên gắt như là một nữ hoàng con:

-- Sao, có lên không ?

Bọn Bính C̣m, Ư Hoa cho rằng đ̣i hỏi đó đáng kể là khoan hồng rồi, nên giục Nam:

-- Lên đi chứ c̣n ǵ nữa. Vả lại bạn từng hẹn sẽ hát cho mọi người nghe trong ngày sinh nhật Thu Đà. Bây giờ ḿnh không dự được buổi sinh nhật đó th́ hát luôn đi chứ c̣n đợi ǵ nữa.

Nam đành đứng dậy. Tiếng vỗ tay lốp bốp. Hà Trường cười hề hề rất là thông cảm hoàn cảnh bi đát của bạn. Anh ta khuyến khích bạn:

-- C̣n muốn ǵ nữa hở ? Một bản án rất là nhẹ nhàng đấy.

-- Phải rồi, hát đi, không người ta đổi ư kiến th́ mạng vong chứ không phải chơi đâu.

Nam thật cao, cái bóng chàng thật lẻ loi trên bục gỗ. Trong ánh đèn điện lờ mờ màu huyết dụ, khuôn mặt chàng như một h́nh ảnh xa vời, ch́m sâu trong mộng tướng. Dưới ánh đèn đỏ, chiếc áo sơ mi vàng nhạt lại tươi hẳn lên như một màu hoa. Dáng chàng thật hay, thu hút cái nh́n ngưỡng mộ của tất cả mọi người đang có mặt trong pḥng trà. Nam nói với anh chàng xướng ngôn viên trước khi anh ta cầm cái micro. Pḥng trà im lặng hẳn đi. Người ta chờ từng giây trôi qua.

-- Thưa các bạn! Ban The Sea Stars lại hân hạnh giới thiệu một ca sĩ mới tăng cường bất ngờ: anh Nam Đàn với bản Biệt Ly của Dzoăn Mẫn.

Không ai vỗ tay hết, v́ ngạc nhiên. Giọng Nam Đàn đă cất lên. Đầm ấm và ngậm ngùi

Biệt ly
Nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo mây
Người về có hay ?

Biệt ly
Sóng trên ḍng sông
Ôi c̣i tàu như xé cơi ḷng
Và mây trôi
Nước trôi
Ngày tháng trôi
Càng lướt trôi.

Mấy phút bên nhau rồi thôi
Đến nay bóng em mờ khuất
Người về u buồn khắp trời
Người ra đi với ngàn nhớ thương.

Mấy phút bên em rồi thôi
Dáng em sống trong hồn tôi
Xa cách ta c̣n t́m đâu ngày vui ?

Biệt ly
Ước bao đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ
Thành sầu tiễn đưa

Biệt ly
Ước mong hoàng hôn
Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa
Đành sống vui cùng gió sương ...

Mọi người nh́n nhau ngơ ngác. Không ai hiểu v́ sao Nam Đàn lại hát bản nhạc sầu nghe đứt ruột đó. Khi nh́n Hạ Liên, thấy cô bé như mất hồn. Và Dự Thư lại khóc. Có lẽ chỉ ba người ấy hiểu với nhau mà thôi.

o0o

Em thân yêu,

Viết đến đây, anh nghe chiếc đồng hồ cổ kính ngoài pḥng khách vừa buông ba tiếng. Ba giờ sáng rồi, nghĩa là chỉ c̣n không đầy 10 tiếng đồng hồ nữa em đă có mặt trên phi cơ về Sài G̣n, mà chỗ ngồi bên cạnh đáng lẽ phải có anh, như anh đă định. Khi em đọc những ḍng này, hẳn phi cơ đang bay qua một vùng núi rừng xanh ngắt, xa xa về phía tay trái là mặt biển bao la. Có phải vậy không em ?

Dự Thư liếc nh́n qua khung cửa nhỏ bé của chiếc cesna, quả thấy đúng như Nam Đàn viết trong thư. Thỉnh thoảng một đám mây trắng dầy che khuất cái nh́n.

Nàng đọc tiếp:

Ở phần đầu lá thư, anh có viết ba má anh muốn ở lại Nha Trang cho tới khi bạn bè từ biệt, hầu anh có thể chu toàn vai tṛ của ḿnh, và v́ thế em phải trở về mà không có anh. Lúc ấy anh đưa ra đủ lư lẽ để cưỡng lại ư kiến trên đúng ra là một cái lệnh nhưng bầy giờ anh mới thấy ba má anh có lư. Trước hết, không thể v́ chuyện riêng của chúng ta mà khiến bạn bè phải ngỡ ngàng trong một cuộc du ngoạn nửa chừng. Hai là em không về một ḿnh v́ đă có Hạ Liên bên cạnh. Ba là điều này mới quan trọng, cả em lẫn anh đều cần một thời gian thật thảnh thơi để suy nghĩ tới hoàn cảnh mới của ḿnh.

Khi đọc đến đây, có thể em vẫn không tin những điều anh mới kể, những điều mà chính anh cũng mong là không đúng sự thật. Nhưng Dự Thư ơi, anh tin đó là sự thật. Anh nhắc lại một lần nữa với em rằng anh không có quyền gán cho sự thật đó một ư nghĩa lua6n lư nào, v́ chúng ta chẳng nên và chẳng có quyền phán đoán cuộc sống tâm t́nh của người khác, nhất là người đó lại là má của em. Anh nói anh tin đó là chuyện thật, nhưng anh không hề kết luận một điều ǵ, không nghĩ nó tốt hay xấu. Không, anh không hề có ư nghĩ nào như thế. Thế nhưng chuyện đó một khi đúng, khó khăn sẽ vô cùng lớn lao đối với anh và em .Khi bạn bè ra về anh sẽ trở lại Sài G̣n để gặp em.

Thân yêu em,
Nam Đàn

Dự Thư gấp lại từng tờ thơ của một lá thư dài trên chục trang, lá thư mà Nam Đàn chỉ đưa cho nàng nửa giờ trước khi phi cơ cất cánh. Lúc cầm thư nàng giật ḿnh. Máy bay rời phi đạo có tới mười lăm phút nàng vần chưa dám đọc. Nàng đă kêu lên nhiều lần khi đọc đến nồi Hạ Liên phải lay vai nàng, chỉ người phi công và viên đại uư phía trên, ra hiệu bảo nàng hăy ư tứ. Nhưng nàng vẫn kêu lên những tiếng TRỜI ƠI !, bởI v́ những điều Nam Đàn tiết lộ ghê gớm quá .Nàng không khóc. Nàng bàng hoàng sửng sốt và ngơ ngẩn. Nàng đọc lại lá thư hai lần, có những đoạn nàng đọc tới ba lần. Bây giờ nàng tin là có thật, một sự thật rất thường xảy ra, nhưng lại quá khốc liệt đối với nàng. Không bao giờ nàng ngờ được một người đàn bà có vẻ quư phái trang nghiêm là mẹ nàng lại có một quá khứ ... phức tạp đến như thế.

-- Khiếp, mày đọc một lá thư mà tao tưởng như là người ta đọc một bản di chúc vậy .Hạ Liên lên tiếng khi biết chắc bạn đă đọc xong, và không đọc lại lần nữa.

-- Mày đừng giận anh ấy Thư à. C̣n chị Ư Hoa, ông Bính, Hà Trường, làm sao anh Nam đi cùng với mày được.

Dự Thư chẳng nói chẳng rằng nhét lá thư vào túo áo sơ mi. Hạ Liên thắc mắc:

-- Anh ấy viết ǵ mà dài thế ?

Dự Thư nh́n bạn, người bạn thân nhất của nàng. Một ư nghĩ chợt đến, nàng lấy lá thư đưa cho bạn:

-- Đọc đi.

-- Không.

-- Tao muốn mày đọc.

-- Kỳ ?

-- Tao muốn mày đọc mà.

Hạ Liên đọc lá thư trong khi Dự Thư ngó nh́n ra ngoài cử phi cơ, cũng như quan sát chiếc phi cơ. Từ lúc lên máy bay nàng chưa có dịp đó .Chưa bao giờ nàng thấy một cái máy bay nào nhỏ như chiếc máy bay này. Lúc ở phi trường nàng đă kêu lên v́ ngạc nhiên. Nàng tưởng đó là chiếc phi cơ thám thính vẫn bay lượn trên bầu trời, với tiếng kêu ̣ ̣ mà người ta thường thấy. Cesna không phải loại phi cơ đó, nó xinh xắn hơn. Nó không khác ǵ một chiếc taxi hết .Chiếc phi cơ của tướng C. càng giống một cái taxi bay v́ hai màu sơn trắng và xanh nước biển. Màu trắng phía trên đă hơi củ, ngả vàng nhạt. Với một cánh quạt duy nhất ở mũi, trông nó giống như đồ chơi trẻ con, và Dự Thư có cảm tưởng nàng lái được.

-- Trời ơi !

Lần này tiếng kêu của Hạ Liên. Hai người nh́n nhau trong một giây. Hạ Liên đặt tay lên trán bạn:

-- Mày làm sao thế ? Trông mày nhợt nhạt quá.

-- Không sao cả.

Đọc hết lá thư, Hạ Liên đưa trả bạn, và hỏi:

-- Mày nghĩ sao ?

-- Không nghĩ ǵ hết.

-- Chuyện người lớn, ḿnh khó mà ngờ được. Nhưng dù sao, hai người vẫn là ba mó Thư.

-- Hả ?

Trước vẻ mặt ngạc nhiên của bạn, Hạ Liên nhắc lại ư nghĩ của ḿnh và nói thêm:

-- Có điều kẹt cho anh Nam và Dự Thư mà thôi. C̣n chuyện giữa ba má Thư có thế nào đi nữa th́ cũng là quá khứ rồi, chẳng nên nghĩ đến.

Dự Thư lắc đầu:

-- Khó lắm. Tao biết là chuyện phải có thật, vậy mà tao vẫn không tin. Không nghĩ đến làm sao được ? Tao sợ từ nay tao không c̣n được như xưa nữa.

Hạ Liên thở dài:

-- Đừng nghĩ đến chuyện tâm t́nh của cha mẹ ḿnh làm chi.

-- Không tao phải nghĩ đến.

-- Để làm ǵ ?

-- Không lẽ v́ một chuyện xa vời trong quá khứ mà bây giờ ḿnh phải lănh hậu quả à ? Thế nào tao cũng phải nói chuyện này với má tao, rồi ... ra sao th́ ra.

-- Bả chửi mày tắt bếp cho coi.

Dự Thư nhún vai:

-- Để xem. Tao không tin.

Nàng nhớ đến màu hoa phượng vỹ xám xanh dưới ánh đèn néon trong vườn nhà ḿnh, đêm hôm nàng sửa soạn đi Nha Trang. Lúc ấy nàng đă rùng ḿnh, linh cảm mốt chuyện không hay. Bây giờ nàng hiểu, chuyện không hay đó đă khởi đầu ...

Giọng ca của Nam văng vẳng bên tai nàng:

Biệt ly
Ước mong đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ
Thành sầu tiễn đưa ...

o0o

Vào khoảng chín giờ tối ông Trương mới về nhà. Ông lái xe vào thẳng gara, hỏi rất lớn ngay khi bước vào pḥng khách:

-- Dự Thư về chưa ?

Ông không nh́n thấy con gái đang ngồi lọt trong một chiếc ghế bành. Nàng đứng dậy:

-- Thưa ba con về tới nhà lúc ba vừa đi làm.

-- À.

Ông nh́n nàng đăm đăm. Bà Trương từ trên lầu bước xuống, ư tứ bảo chồng:

-- Con nó đợi anh cả buổi chiều.

Ông nhướng mày hỏi vợ:

-- Em chưa nói ǵ với con chứ ?

-- Chưa. Nó không nói ǵ với em hết. Hỏi th́ nó nói, không hỏi th́ nó không hề mở miệng. Nó cũng vừa ra khỏi pḥng riêng đó thôi.

-- Sao vậy Dự Thư ?

Nàng hơi sợ:

-- Thưa ba cũng không có ǵ ...

-- Thế là làm sao. Hay là gia đ́nh hắn nói ǵ con ?

Nàng hiểu chữ hắn ông dùng là ám chỉ ông Thành. Nàng không hề gặp ông kể từ lúc đọc được cái điện tín. BuổI sáng khi nàng thức dậy, ông bà Thành đă đi làm. Dường như họ đi làm sớm hơn mọi ngày.

-- Ai đưa cái điện tín cho con ?

-- Anh Nam. Ông Thành mang về đưa cho ảnh. Ảnh đưa cho con.

Ông Trương đă ngồi xuống ghế. Ông không có vẻ thoải mái như thường ngày, trong khi ở chiếc ghế bên cạnh, bà Trương có vẻ lo âu. Bà nói với chồng về con gái:

-- Đi chơi mới mấy hôm, về nhà thấy khác hẳn ra.

-- Sao vậy con ?

Ông Trương nóng nảy hỏi. Rồi không đợi con trả lời, ông nói

--- Phải chi ba biết thằng Nam là con hắn, ba đâu có cho con đi.

-- Thưa ba có chuyện ǵ vậy ? Con được biết ba và ông Thành có xung đột với nhau hồi xưa sao đó, nên má mới đánh cái điện tín như thế.

-- Sao ? Có sao không ?

Dự Thư nh́n cha, căi lại ngay:

-- Có chứ sao không ba. Con đang ở nhà người ta mà người ta nhận được một cái điện tín như thế, ba bảo người ta không đuổi con đi sao được ?

-- Hắn đuổi con hả ? Ông gằn giọng, cặp mắt trợn lên.

-- Ông bà Thành không hề gặp con từ khi có cái điện tín. H́nh như cả hai người muốn tránh mặt con.

-- C̣n Nam Đàn nói sao ?

-- Ở Nha Trang anh ấy không nói ǵ hết. Anh Nam hẹn khi nào vào Sài G̣n sẽ gặp con sau.

Ông Trương lắc đầu:

- Không, ba không muốn ...

-- Anh !Bà Trương ngắt lời chồng.

Ông Trương nói:

-- Ba không muốn cho nó tới đâu nữa.

-- Anh ! Bà Trương đầy lo ngại. Bà tiếp --- Không, anh không nên nói như vậy. Những chuyện ǵ xảy ra trong quá khứ, em tưởng con nó không nên biết. Người lớn biết với nhau thôi, và lẽ ra nên quên đi mới phải. Sau khi anh bắt em gửi một cái điện tín như thế, em không đành ḷng chút nào. Lẽ ra th́ không nên có cái điện tín đó.

Ông Trương quắc mắt nh́n vợ:

-- Em muốn giải quyết chuyện này ra làm sao ?

-- Chuyện ǵ cũng từ từ mới được. Sao lúc nào anh cũng nóng nảy thế ? Con nó tuy vậy chứ c̣n nhỏ, giải quyết như anh không được. Với lại liệu giữa chúng nó ... chúng nó đi một bọn sáu bảy người với nhau chứ có phải chỉ có Nam Đàn với con Dự Thư nhà ḿnh đâu ?

Ông Trương nhún vai:

-- Tôi không bao giờ tin như bà tin hết. Nhưng được rồi, để bà hỏi nó đi. Đừng để tôi phải nhúng tay vào. Tôi mà phải giải quyết th́ có nhiều người rắc rối.
Dự Thư không thích lời đe dọa ấy. Ông Trương nói xong lui vào nhà trong. Chỉ c̣n hai mẹ con trong pḥng khách. Bà Trương bảo con:

-- Má định hỏi con từ chiều, nhưng má tính không sai, để hai cha con giáp mặt nhau đă, rồi thế nào má cũng nói chuyện với con. Má muốn biết chuyện ǵ đă xảy ra ở Nha Trang ?

-- Thưa má không có ǵ khiến má phải lo ngại hết.

Bà Trương gật đầu:

-- Má cũng tin như thế. Nam Đàn nói ǵ với con ?

-- Nhiều lắm.

-- Má muốn biết về chuyện riêng giữa con và nó. Theo má thấy th́ Nam Đàn là người đàng hoàng, suy nghĩ chín chắn, có phải vậy không ?

Dự Thư cảm thấy nhẹ nhỏm :

-- Vâng.

-- Con có cảm t́nh với nó hơn hết phải không ?

Nàng cười :

-- Vâng.

-- Má tin rằng trong những ngày ở Nha Trang nó phải ngỏ lời với con rồi.

Nàng sung sướng nh́n mẹ :

-- Vâng.

Khuôn mặt bà Trương hơi nhăn lại :

-- Nó nói ǵ với con ?

Dự Thư ấp úng :

-- Th́ cũng như ... Anh ấy nói anh ấy yêu con. Anh ấy nói thế với con trước khi biết hai gia đ́nh có chuyện xung đột.

Bà Trương giật ḿnh:

-- Nam Đàn có nói với con sự xung đột đó là ǵ không ?

Dự Thư nh́n mẹ như thể nh́n một người có tội. Nhưng ḷng nàng lại khác hẳn. Nàng suy nghĩ gần cả ngày về chuyện của mẹ, bây giờ nàng đă t́m ra một kết luận. Nàng sẽ không biết ǵ hết. Nàng ra vẻ vô tâm, hói mẹ :

-- Về việc nhà ga Ngọc Hội phải không má ?

Bà Trương thở ra :

-- Ừ phải rồi.

Bỗng bà nhíu mày :

-- Sao Nam Đàn biết ?

-- Ông Thành nói.

-- Con có nghe không, hay chỉ nghe nói lại ?

-- Con nghe nói lại. Con không hề gặp ông bà Thành từ tối hôm qua. Thật ra anh Nam không nói thẳng với con, anh ấy viết thư cho con, và chỉ khi ngồi trên máy bay con mới biết. Thật con không ngờ.

-- Cho má đọc cái thư đó được không ?

Dự Thư hốt hoảng :

-- Không má. Chuyện riêng của chúng con. Con không ngờ ba giận dữ đến như thế chỉ v́ một chuyện công ăn việc làm xảy ra cách đây hơn chục năm.

Bà Trương nói với cái nh́n xao xuyến :

-- Ba con nóng lắm.

-- Má à. Ban năy ba nói như vậy là có ư ǵ ?

-- Má phải cho con biết rơ ư của ba. Ba không bằng ḷng cho con gặp Nam Đàn nữa. Má tưởng không cần phải nói với con như thế, nếu giữa con và Nam Đàn chưa có chuyện ǵ. Bây giờ th́ chúng mày khó rồi con ạ. Má không ngờ hai đứa chúng mày yêu nhau nhanh thế. À mà con có yêu nó không ?

Dự Thư mỉm cười :

-- Có. Nhiều lắm.

Bà Trương gật đầu :

-- Má cũng đóan như thế. Má đă nói chuyện cả với hai người, má biết là con yêu Nam Đàn mà không yêu anh Phùng.

-- Anh chàng cũng ra Nha Trang, má ạ.

-- Thế à ?

Nàng kể sơ qua những ǵ đă xảy ra, kể cả vụ chiếc máy bay. Bà Trương vui vẻ hỏi :

-- Lúc đó con ra phi trường chắc là hai đứa chúng nó gặp nhau ?

Dự Thư thích thú :

-- Vâng.

-- Không có đánh lộn chứ ?

-- Không đâu má. Con lại thấy anh Nam bắt tay anh Phùng thật là chặt.

-- Tao không tin. Tao cho rằng ... Bà mỉm cười, nghĩ ngợi. Rồi chợt bà nghiêm nét mặt --- Đó má nói với con rồi. Má nhắc lại là ba không muốn con gặp Nam Đàn nữa. Theo ư riêng của má th́ có lẽ như vậy tốt hơn con à.

Dự Thư bặm môi nh́n mẹ :

-- Nhưng con yêu anh Nam.

-- Ai chả biết con yêu nó. Về phần nó, má cũng biết là nó yêu con. Có một người yêu ḿnh chân thật là chuyện đáng mừng con ạ.

-- Má bảo con phải tính sao bây giờ ?

Bà Trương nh́n lên lầu, rồi nh́n vào nhà trong. Ông Trương chắc đang tắm. Bà có vẻ bối rối. Bà hỏi lại con gái ;

-- Con tin chắc là nó yêu con chứ ?

Dự Thư do dự. Làm sao nàng có thể nói tin chắc về ḷng người, nhất la người đó không thiếu t́nh yêu. Hạ Liên chẳng hạn.

-- Sao con không tin lắm à ?

Bà Trương giật ḿnh:

-- Nam Đàn có nói với con sự xung đột đó là ǵ không ?


Bà Trương nh́n lên lầu, rồi nh́n vào nhà trong. Ông Trương chắc đang tắm. Bà có vẻ bối rối. Bà hỏi lại con gái ;

-- Con tin chắc là nó yêu con chứ ?

Dự Thư do dự. Làm sao nàng có thể nói tin chắc về ḷng người, nhất la người đó không thiếu t́nh yêu. Hạ Liên chẳng hạn.

-- Sao con không tin lắm à ?

Nàng lắc đầu :

-- Má hỏi như thế con không trả lời được. Ngay ḷng con, con cũng không tin chắc nữa là. Con hỏi thất má nhé : giữa anh Nam và anh Phùng má muốn con lấy ai ?

-- Con làm như cả hai người đó đều sẵn sàng cưới con vậy.

-- Má cứ trả lời con đi.

-- Ba muốn con lấy anh Phùng, trong trường hợp con không bằng ḷng người mà ông định chọn.

Nàng ngạc nhiên :

-- Ba chọn rể ? Ai đó má ?

-- Con thấy người đó rồi th́ phải.

Dự Thư kinh ngạc :

-- Chưa mà ? Chẳng lẽ ... Nàng chùn vai cười --- Không chắc là không phải. Ai đó má ?

-- Ông giám đốc sở hoả xa. Ông mới goá vợ.

Dự Thư tái xanh mặt mũi :

-- Trời ơi ba định giết con sao chứ ?

Bà Trương cười :

-- Làm ǵ mà sợ hăi thế ? Má gạt đi rồi.

Nàng thở phào :

-- Bảo con lấy ông ta thà chết sướng hơn.

-- Ba con không nghĩ như thế. Ông luôn luôn nghĩ rằng cứ giàu là được, có tiền mua tiên cũng được. Bởi thế khi con đi Nha Trang, má đưa cho con khá nhiều tiền. Má chỉ sợ con tiêu quá nhiều tiền của người ta ...

o0o

Bà nói và nh́n ra ngoài sân, dường như tự nói với ḿnh. Dự Thư nhớ hôm đi, mẹ nàng căn dặn nàng đừng tiêu tiền của người khác nhiều quá. Bây giờ bà nhắc lại câu đó. Có một việc ǵ đó đă khiến cho bà, khiến cho bà áy náy măi ... Việc ǵ đó là ... việc ǵ, nàng rất muốn biết. Nàng hỏi mẹ :

-- Bộ má đă tiêu tiền của ai quá nhiều hả ?

-- Cái ǵ ?

Bà giật ḿnh hỏi lại con. Bà vuốt mặt. Rồi không trả lời câu hỏi của nàng, bà trở lại câu chuyện :

-- Má biết chắc ba chọn Phùng không phải v́ Phùng xứng đáng hơn Nam Đàn, mà v́ hiện nay Phùng đă kiếm ra tiền.

-- Chỉ thế thôi hở má ?

Bà cười buồn :

-- Má đóan như thế, c̣n thực t́nh ba nghĩ sao má chưa biết. V́ đó chỉ mới là chuyện nói qua trong lúc nhàn rỗi.

Bà không ngừng nh́n ra sân, như thể đang nh́n về một cơi xa xăm nào. Câu chuyện tiền bạc hẳn c̣n lởn vởn trong đầu óc bà. Bà đă tiêu quá nhiều tiền của ai đến nỗi bây giờ c̣n thấy ân hận ?

H́nh ảnh ông Bích đột ngột hiện ra trong tâm trí Dự Thư. Khi đọc lá thư của Nam tiết lộ về việc này, nàng đă kêu lên một tiếng TRỜI ƠI. TRỜI ƠI, có ai ngờ do một sự vô t́nh, nàng mới ở nhà người chồng cũ của má ḿnh. Có lẽ nàng đă kêu lên khi nghĩ như thế. Có lẽ nàng kêu lên v́ nghĩ đến ba nàng, đến ông Trương, người đàn ông đă quyến rũ vợ người khác bỏ nhà đi theo ḿnh, trong khi bỏ rơi vợ con lưu lạc không biết c̣n sống hay đă chết, đang vật vờ ở một xó xỉnh nào, hay đang sống trong cảnh chắp nối nhờ vả nơi một người khác. Và như thế nàng có một người chị cùng cha khác mẹ, người chị ấy bây giờ c̣n sống hay đă chết, mặt mũi ra sao, tên là ǵ ?

Nàng kêu lên một tiếng TRỜI ƠI, và nhiều tiếng TRỜI ƠI khác nữa trong khi đọc lá thư của Nam Đàn ...

So sánh ba ḿnh với ông Bích, Dự Thư thấy mủi ḷng. Không rơ v́ một lư do nào, nàng thấy thương ông Bích hơn, dù nàng mới chỉ gặp ông cách đây chưa đầy một tuần lễ. Cuộc sống của ông lẻ loi quá, một ḿnh trong căn nhà rộng suốt ngày nghe tiếng sóng biển rào rào, chắc là buồn nản lắm. Khuôn mặt ông khắc khổ quá, tuy với bộ râu quai nón, trông ông có dữ tợn thật. Nhưng phải chăng nét dữ tợn của ông là nét dữ tợn của một con sói, hay chỉ là nét dữ tợn của một con mèo già cô độc ?

Dự Thư đối diện với mẹ, không hiểu v́ sao mẹ ḿnh có thể bỏ người đàn ông như ông Bích để đi theo một người như cha nàng hiện giờ ?

Nàng không hiểu được. Có phải v́ bà đă thấy ḿnh lầm lẫn, và bây giờ bà ân hận ?

" Hay trước kia, bà đă tiêu quá nhiều tiền của ông Trương ?"

Ư nghĩ đó đột ngột đến với nàng khi nàng bắt gặp nét mặt mơ màng của mẹ. Vừa lúc đó ông Trương trở ra pḥng khách. Ông nói mệt không ăn cơm. Bà Trương mỉm cười buồn bă:

-- Em cũng đoán là anh không ăn cơm nhà, nên đă ăn trước với các con rồi.

-- Vậy hả ?

Ông nói và đi vào pḥng ngủ với tờ báo mới trong ngày vừa lượm lên từ mặt bàn. Dự Thư nh́n theo cha, thấy ông quá thản nhiên với gia đ́nh. Có lẽ đây là lần đầu tiên nàng nhận ra điều ấy.

CHƯƠNG HAI MƯƠI HAI

-- Nào bây giờ cô tường tŕnh cho tôi hay những ǵ các cô các cậu đă làm ở Nha Trang ?

Chỉ c̣n lại hai mẹ con trong pḥng khách, không khí trở nên nhẹ nhàng hẳn. Dự Thư tạm thời quên những ưu tư của ḿnh, cười cho mẹ vui ḷng :

-- Vui lắm mẹ ơi. Lần đầu tiên con được tắm biển đấy. Tắm biển thích ghê hở mẹ ?

Bà Trương cười :

-- Má đă tắm biển bao giờ đâu mà biết.

Nàng trợn mắt nh́n :

-- Má ở biển bao nhiêu năm ...

-- ... Ờ vậy mà má chư tắm biển bao giờ ! Hồi má c̣n con gái, đâu có được như bây giờ.

Nàng không tin được :

-- Má cũng là ... tân thời rồi, chứ có phải như mấy bà già nào đâu ?

Bà Trương bỏ qua chuyện ấy hỏi :

-- C̣n những ǵ nữa ?

-- Con được ăn những bữa cơm thiệt là ngon. Hải vị hoàn toàn. Đêm đầu tiên và đêm cuối cùng ở đó, bọn con đi pḥng trà ...

Bà Trương phẩm b́nh :

-- Ra Nha Trang mà đi pḥng trà ...

Nàng vội cướp lời mẹ :

-- Pḥng trà này khác. Tụi con lên hát cơ mà.

-- Con mà dám hát ở đó ?

Nàng bẽn lẽn :

-- Không con không hát. Đúng hơn con định lên hát một lần mà không ai cho, v́ đó là lượt anh Nam hát. Không ai cho con hát thay anh hết. Tức ghê.

Nàng kể lại câu chuyện và kết luận :

-- Thế mà có lần Hạ Liên hát thay cho anh ấy chớ. À mẹ, con Liên nó mê anh Nam.

-- Thôi chết. Coi chừng hai cô bạn thân lại trở thành t́nh địch của nhau th́ chán lắm.

Dự Thư hănh diện :

-- Sức mấy má ! Anh Nam yêu con. Bữa cuối cùng anh lên hát. Con chưa thấy ai hát hay như anh. Trông lại " bô " hơn bất cứ ca sĩ nào ở Sài G̣n.

-- Coi con gái vô duyên chưa ḱa.

Bà vừa nói vừa cười. Nàng phấn khởi :

-- Má biết bữa đó anh Nam hát bài ǵ không ?

-- Khoẻ V́ Nước hay là Này Thanh Niên Ơi ...

Dự Thư lườm mẹ :

-- Chọc quê con không hà.

-- Hay là bài Dư Âm : Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn ...

-- Xí má mới là quê.

-- Thời má bài đó thịnh hành lắm. Thế nó hát bài ǵ ?

-- Bài Biệt Ly.

Bà cau mày :

-- Sao lại hát bài đó ?

Khuôn mặt Dự Thư trầm lại vẻ băn khoăn :

-- Ai cũng ngạc nhiên. C̣n con th́ khóc. Nhưng con nghĩ chắc anh hát bài đó cho Hạ Liên. Nó yêu anh mà anh lại yêu con, nên hát bài đó cho nó.

Bà Trương lắc đầu cười :

-- Rơ là cô chủ quan. Biết đâu anh ấy hát bài đó cho cô ?

Dự Thư sa sầm nét mặt. Nàng bực tức bởi v́ ngay trong lúc đó nàng cũng sợ hăi nghĩ như thế. Rồi nàng cho là không phải. Bây giờ ư kiến của mẹ khiến nàng phải trở lại ư nghĩ ban đầu. Bà Trương cắt đứt ḍng suy tưởng của con :

-- Con tin chắc Nam Đàn yêu con, th́ má cũng tin. Nhưng mà ...

Hai mẹ con lại nghĩ đến chuyện vừa xảy ra. Ông Trương chắc đă đi ngủ, v́ đêm đă khuya. Dự Thư thấy mẹ nhắc đến người yêu, mối ưu tư tạm quên nay càng hiện rơ trên nét mặt.

Bà Trương an ủi con :

-- Về chuyện Nam Đàn với con, Ba con ào ào vậy thôi chứ theo má nghĩ, cũng chưa đến nỗi nào.

Dự Thư ngắt lời mẹ :

-- Không má đừng nói như vậy. Con hiểu chuyện mà.

Bà lộ vẻ thắc mắc :

-- Con biết sao ? Con biết chuyện ǵ ?

-- Má không cần phải an ủi con như thế. Con không nghĩ là ba sẽ bỏ qua chuyện này. Đó mới là cái khó xử cho con. Con tin là ba sẽ phản đối đến cùng.

-- Tại sao con nghĩ như thế ?

Nàng không tiện cho mẹ biết những ǵ nàng đă biết. Đôi môi nàng phác một nụ cười buồn bă :

-- Má hăy biết rằng con nói như vậy đó. Con không c̣n nhỏ như má tưởng đâu.

Bà Trương cười gượng :

-- Không con c̣n nhỏ lắm. Đối với má, con chưa biết ǵ hết. Con c̣n đi học, con chưa t́m thấy cuộc đời như má đă thấy.

-- Con thấy rồi.

Câu xác định ấy khiến mẹ nàng giật ḿnh :

-- Con nói thế là làm sao ?

Dự Thư lấy vẻ mặt thất thoải mái cho mẹ an ḷng. Nàng nói :

-- Chuyến đi du ngoạn tuy ngắn ngủi, nhưng đối với con thật là quan trọng. Chỉ trong vài ngày, con đă nh́n thấy cuộc đời dưới một khía cạnh khác.

Bà Trương nóng nảy :

-- Ra đó con đi chơi những đâu ? Gặp những ai ?

Nàng nói :

-- Má hỏi thế là má đă đoán ra một phần nào rồi. Chính là sự tiếp xúc của con trong những ngày ở Nha Trang mà con biết được nhiều chuyện. Chẳng hạn như d́ Bạch Lan.

Ngay lúc về đến nhà bước chân vào pḥng khách, nàng đă nói cho mẹ hay nàng có đến thăm d́, biết quà d́, chỉ có thế thôi. Lúc đó nàng nói thật sơ lược trong khi nàng nghĩ rất nhiều đến người em của mẹ.

-- D́ làm sao hả con ?

-- Má không biết là con ngạc nhiên như thế nào khi giáp mặt d́. D́ đẹp quá, thế mà sống như một ni cô.

Bà Trương tṛn mắt :

-- Như một ni cô ? Chứ d́ chả là ni cô th́ là ǵ ?

-- D́ đâu có đi tu ?

Bà Trương cau mày :

-- Có. D́ con đi tu.

Dự Thư sửng sốt :

-- Má bảo d́ đi tu ? Không. D́ không đi tu. D́ hoạt đông trong một tổ chức xă hội của Phật Giáo, chứ d́ không đi tu.

-- D́ con ở trong chùa Bảo Thiên phải không ?

Nàng gật đầu và cười :

-- Thấy d́ ở trong chùa, con cũng nghĩ d́ đi tu như má vậy. Nhưng không phải té ra má không hề liên lạc với d́. Má chẳng biết ǵ hết.

Khuôn mặt bà Trương ngơ ngẩn. Cuối cùng bà gật đầu :

-- Má không liên lạc với d́. Má chỉ nghe người ta nói d́ đi tu ở chùa Báo Thiên.

-- Má nghe như thế cách đây bao lâu ?

-- Khoảng năm 1960.

-- Trời ơi ! Dự Thư kêu lên --- Nghĩa là hơn mười năm nay rồi. Con không hiểu tại sao lâu như thế mà má vẫn tin là d́ c̣n ở đó. À con hiểu rồi, v́ má nghĩ d́ qui y tại chùa Báo Thiên th́ phải ở đó suốt đời ?

Bà Trương gật đầu :

-- Thế ra Bạch Lan không đi tu ?

-- Không.

-- D́ ở với ai ?

-- Có lẽ một ḿnh. Con thấy có một đứa nhỏ ra rót nước, song h́nh như không phải con d́.

Bà Trương nh́n con đăm đăm :

-- Nó bao nhiêu tuổi ?

-- Nhỏ lắm. Khỏang chín mười tuổi.

Khuôn mặt bà u ám như một vùng mây thấp. Dự Thư hỏi mẹ :

-- D́ có con hả má ?

-- Ừ, nó phải bằng tuổi con bây giờ. Nó cũng là con gái.

-- Sao d́ không ở với chồng ?

Bà nh́n con gái như một ánh chớp :

-- Con không gặp ai ở nhà d́ nữa sao ? Nếu d́ không đi tu chắc phải ở với ai chứ ?

Nàng vui vẻ nói :

-- Con chắc d́ sắp lấy chồng. D́ đẹp quá, làm sao đi tu được.

Bà Trương cũng thoải mái trở lại :

-- Con gặp d́ đi với ai à ?

-- Vâng.

-- Người như thế nào con ?

-- Một ông hoạ sĩ.

-- Thế à.

Khuôn mặt mẹ thản nhiên quá khiến Dự Thư ṭ ṃ. Bà không biết người chồng cũ của bà là một hoạ sĩ sao ?

-- Một họa sĩ ở Lương Sơn.

Lần này bà đưa mắt nh́n con chờ đợi. Giọng bà rung động :

-- Con có ra Lương Sơn à ?

Nàng liền kể chuyến đi Lương Sơn với các bạn cho mẹ nghe. Trong khi kể nàng làm bộ thản nhiên nhưng không ngừng quan sát nét mặt mẹ. Bà chăm chú theo dơi nàng, nh́n nàng như chờ đợi một điều ǵ. Kể xong, Dự Thư ngấm ngầm tức giận. Mẹ nàng không có phản ứng ǵ hết. Bà không đoán ra người hoạ sĩ đó là ai ư ?

-- Khuya rồi con đi ngủ đi.

Bà đứng dậy nặng nề, mệt mỏi. Trông dáng điệu mẹ lúc này nàng mới thấy bà vừa trải qua một cơn thử thách đến kiệt lực. Một cơn thử thách làm chấn động hoàn toàn tâm trí và thân xác bà. Bà quay mặt đi. Nàng đứng dậy đi theo, cất tiếng thật tàn nhẫn :


-- Má con quên chưa nói cho má hay, con chỉ đóan thế thôi chứ con chưa tận mắt nh́n thấy d́ Bạch Lan ở nhà ông hoạ sĩ.

-- Bốp !

Dự Thư té xiêu xuống ghế v́ cái tát thật dữ dội, thật bất ngờ của mẹ. Nước mắt nàng trào ra, nhưng lạ thay nàng không khóc. Nàng ngồi im nh́n mẹ tất tả chạy lên cầu thang.

Lúc ấy nàng mới khóc được.

o0o

Cho tới hôm nay, hoa đă rực rỡ trên khắp những tàng cây phượng vỹ. Màu hoa đỏ tươi, lập loè dưới ánh nắng vàng. Mùa hè. Dự Thư chạy xe như một con nhỏ khùng, nhiều lúc chẳng buồn chặn nếp váy ngắn bị gió lật lên. Nhiều cặp mắt sỗ sàng hay thán phục, ngưỡng mộ nh́n nàng, nhưng nàng lại chỉ nghĩ đến một người. Hơn nửa tháng rồi Nam Đàn không đến t́m nàng. Chàng đi đâu ? Chàng làm ǵ ? Hay là chàng đă quên ḿnh ?

Biệt ly
Nhớ nhung từ đây ...

Hay là khi cất tiếng hát những lời nhạc đó, chàng không nghĩ đến Hạ Liên. mà người chàng nghĩ đến chính là nàng ? Ư nghĩ này khiến nàng hoảng hốt. Liệu có thể như thế được sao ?

Ngày thứ năm, thứ sáu, nàng đưa mấy đứa em đi xi nê. Ngày thứ mười, nàng đi xi nê một ḿnh, điều rất ít khi xảy ra. Những ngày gần đây nàng đi không mục đích. Nàng lên xe, chạy ra khỏi đường Hàm Tử, chạy ra đường Đồng Khánh, xuống Tổng Đốc Phương qua chợ B́nh Tây, trở lên Sài G̣n. Có lần nàng chạy qua đường Cao Thắng, qua ngôi nhà chàng ở trọ, nhưng không dám vào. Nàng đóan là chàng trở lại Sài G̣n rồi, v́ cách đó ít ngày Phùng đến nhà cho nàng biết không c̣n gặp bọn chàng ở Nha Trang nữa. Phùng cho nàng hay nàng đủ điểm lên lớp. Tin đó đối với nàng không phải là một tin vui !

Thế th́ tại sao Nam không đến thăm nàng ? Và không ai đến thăm nàng hết. Nàng làm ǵ khiến họ bỏ rơi nàng ? Nàng lại có quá nhiều tự ái để đi kiếm họ. Hôm nay có lẽ chút tự ái cuối cùng sắp hết. Nàng định đi t́m một người, một người bạn nào đó của Nam. Tuy thế nàng vẫn chạy xe quanh ngoài phố. Nàng nghĩ hay là chỉ có bọn Bính trở về Sài G̣n c̣n Nam vẫ ở lại Nha Trang chăng ? C̣n nếu chàng về Sài G̣n rồi không thể nào chàng không đến thăm nàng được.

-- Dự Thư !

Nàng suưt té lăn v́ tiếng gọi quen quen, khi thắng xe lại quá gấp. Nàng quay nh́n lui thấy Hà Trường. Anh ta cưỡI trên Vespa đang chạy cùng chiều với nàng.

-- Làm ǵ mà chạy như điên thế ?

Quả vậy, nàng vượt qua anh ta mà không hay.

-- Vui chứ ? Anh ta hỏi nàng, cười cười.

-- Thường thôi.

-- Thường thôi à ? Tưởng hai người phải vui như điên ?

Hai người ? Anh ta mới nói ǵ ? Nàng thoáng xây xẩm.

-- Coi chừng té. Mệt hả ?

Nàng gật đầu che giấu nỗi thất vọng vừa ào đến như một lớp bụi trong cơn lốc xâm chiếm lấy nàng.

-- Anh đi đâu đó ? Nàng cố trấn tĩnh hỏi lại anh ta.

-- Tới thăm một người bạn. Đi nhé.

-- Vâng.

Anh ta vẫn cười cười, dặn với :

-- Bảo Nam tối nay lại tôi nghe. Hai hôm nay nó đi đâu biệt tăm.

Nói xong anh ta cho xe vọt lên. Dự Thư muốn đuổi theo, song không đủ can đảm. Rơ ràng là cách đây hai hôm, anh ta c̣n gặp Nam Đàn. Dự Thư không cầm được cơn xúc động. Hai gịng lệ lăn trên má nàng. Nàng chạy thẳng về nhà, leo lên pḥng ḿnh, đóng chặt cửa lại. Về nhà nàng cũng không có ai đế nói chuyện, để giải bày tâm sự. Cả nửa tháng nay nàng không nói với mẹ, cho dù mấy hôm sau này bà đă gợi chuyện với nàng.

Bà già đi đến vài tuổi. Có lúc thoáng nh́n mẹ, nàng thấy thương bà, nhưng một t́nh cảm khác đă xen vào giữa hai mẹ con. Một t́nh cảm xa lạ, đến từ một người vắng mặt. Nhưng cả hai mẹ con trong những ngày vừa qua đều đă nghĩ đến người vắng mặt ấy.

-- Dự Thư má con sao thế ?

Hôm qua ông Trương đă hỏi nàng. Nàng nói không biết. Nàng nói chắc bà nhức đầu. Nàng không muốn cha nàng đế ư tới thái độ của mẹ. Chỉ một ḿnh nàng biết thôi cũng đủ. Bây giờ th́ có ai biết được thái độ của nàng ngoài bà mẹ ?

Hai tiếng chuông bơng nổi lên. Nàng bật khỏi giường như bị điện giật. Có ai hỏi nàng ?

" Nam Đàn. Nam Đàn "

Nàng khấn thầm trong miệng khi mở cửa chạy xuống. Người đưa thư đứng giữa sân. Mẹ nàng nói vọng lên :

-- Con có thư bảo đảm.

" Nam Đàn "

Chàng không đến. Nhưng có thư của chàng. Nhất định là thư của chàng. Quả nhiên nét chữ là nét chữ của chàng. Cầm chiếc phong b́ dầy cộm trên tay, Dự Thư cảm ơn người đưa thư, chạy vội lên lầu. Giọng mẹ nàng đuổi theo phía sau, rất dịu dàng :

-- Thư Nam hả con ?

-- Vâng.

Nàng cười với mẹ. Nhiều ngày nay, hôm nay hai mẹ con mới cười với nhau. Nàng đóng cửa lại, tŕu mến cắt phong b́. Không có một lá thư nào hế. Một xấp h́nh. Đó là những tấm h́nh Bính, Hà Trường, Ư Hoa, Hạ Liên, Nam Đàn và nàng, lần lượt chụp cho nhau. Trong đó có cả những tấm chụp nàng một ḿnh, và chụp chung với Nam Đàn ở Lương Sơn, ở băi biển Nha Trang. Nàng lật mặt sau những tấm h́nh đó, không thấy một ḍng chữ nào hết, dù nhỏ xíu. Thế th́ đúng rồi. Chàng muốn quên. Hay là chàng nhớ mà chàng không thể làm ǵ khác với hoàn cảnh mà người khác bắt chàng chịu đựng.

-- Hèn ! Đồ hèn !

Dự Thư vo tṛn chiếc phong b́, ném vào xó nhà. Có tiếng gơ cửa. Biết là mẹ, nàng lau khô nước mắt, mở cửa. Bà ngạc nhiên sau khi nh́n mặt giường và con gái :

-- Sao vậy con ?

-- Anh ấy khinh con quá. Không viết cho con được một ḍng nào hết.

Bà bước vào pḥng đóng cửa lại :

-- Coi ḱa chuyện ǵ nào ?

Nàng vung tay chỉ những tấm h́nh rải rác trên giường :

-- Chỉ có h́nh không à.

Bà Trương lượm từng tấm lên xem, nói :

-- Không thể nói nó khinh con được. Chắc là ...

Nàng buộc tội :

-- Như thế là khinh con chứ c̣n ǵ nữa. Ít ra th́ cũng phải viết vài chữ.

-- Theo má hiểu chắc nó có nhiều điều để nói nhưng không biết phải nói sao. Má chắc là nó nghe lời gia đ́nh để quên con, trong khi ...

Nàng bịt tai :

-- Má đừng nói nữa. Con không ngờ anh ấy hèn thế !

Bà Trương ngạc nhiên :

-- Con nói thế sao phải. Không nên kết luận điều ǵ vội vàng quá.

-- Hèn ! Hèn !

-- Dự Thư ! Bà nạt, rồi bỗng như quên nàng, chăm chú vào một tấm h́nh --- Chụp ở Lương Sơn phải không ?

Giọng bà rung động, lời nói run run. Không nh́n vào h́nh nàng cũng biết đó là Lương Sơn. Bà từ từ ngôi xuống mép giường :

-- Má biết chỗ này. Hồi xưa bọn trẻ con mang thanh long trà và tôm cua ra đây bán cho khách xe đ̣.

Dự Thư gật đâu. Mắt nàng ráo hoảnh. Mẹ nàng bỗng đứng dậy :

-- Đợi má chút.

Mười phút sau bà từ pḥng riêng trở lại với con gái. Tay bà cầm một cái bóp thật cũ, kiểu cổ, da các sấu, Dự Thư từng thấy chiếc bóp đó cách đây thật lâu, tới vài ba năm.

-- Ǵ vậy má ?

Bà tười cười mở bóp, lấy ra một xấp h́nh đă ố vàng. Bà lục t́m và nâng coa một tấm ảnh lên :

-- Bức này gần giống như bức h́nh con mới chụp. Người chụp cho má cũng đứng phía băi cát chụp vào.

Quả là hai tấm h́nh giống nhau quá. Nàng từng thấy tấm h́nh đó của mẹ, nhưng không để ư. Mẹ nàng hồi c̣n con gái, tóc dài xoă xuống vai, giống như bức chân dung thấy trong pḥng ngủ của ông Bích ở Lương Sơn. Không hiểu sao bây giờ nàng mới nghĩ ra đó là chân dung mẹ nàng, mà không phải chân dung d́ Bạch Lan như nàng nghĩ lúc đầu. Phải rồi, bức tranh đó đă quá cũ. Nàng lật mặt sau tấm h́nh, thấy một bài thơ ngắn. Nàng "à" lên một tiếng, nói :

-- Phải rồi, chính là bài thơ này. Thảo nào hôm thấy ở nhà ông Bích con cứ mang máng không nhớ ḿnh đă đọc ở đâu.

Bà Trương ngượng ngùng như một cô gái :

-- Con thấy bài thơ này ở ... Lương Sơn hả ?

-- Vâng. Ông BÍch lồng kính treo trên tường.

-- Ông ... Ông có nói ǵ với con không ?

Nàng lắc đầu hỏi lại :

-- Ông Bích yêu thơ lắm hả má ?

-- Má không rơ chắc là sau này chứ hồi trước th́ không.

-- Ông Bích yêu hội hoạ. Ông vẽ đẹp lắm. Con có thấy chân dung má treo trong pḥng ngủ ... của ổng.

Bà Trương lắc đầu nhiều lần. Bà đang cố gắng xua đuổi những h́nh ảnh quá khứ, những h́nh ảnh chắc chắn đang sống dậy trong ḷng bà. Bà để rơi hai giọt lệ trên má. Dự Thư thẫn thờ :

-- Má !

-- Con đă biết chuyện ngày xưa của má rồi, má dấu làm ǵ nữa. Thật ra má biết sẽ có một ngày má phải ôn lại dĩ văng, nhưng không ngờ dĩ văng của má lại gây nên nỗi khổ tâm cho con. Nửa tháng nay má như người sống trong mộng.

Bà lau nước mắt hỏi con :

-- Nam Đàn nó kể với con phải không ?

Dự Thư gật đầu.

-- Như thế là ông Thành đă kể lại cho nó nghe. Chính v́ thế mà nó không đến thăm con nữa. Phản ứng của họ cũng như phản ứng của ba con vậy.

Bà thở dài, Dự Thư chợt hiểu : sau nhiều ngày suy nghĩ, ba đă quyết định nói hết với nàng. Nàng cũng mong như thế. Nàng muốn mẹ nói ra dù rằng nàng đă biết chuyện rồi. Bây giờ th́ bà nói. Bà đă t́m được dịp này sau mấy ngày gợ chuyện với con :

-- Má không ngờ chưa kịp nói ǵ với con th́ con đă biết rồi ! Bà Trương tiếp --- Nhưng má tin là con chỉ biết một cách đại khái ?

Dự Thư gật đầu :

-- Vâng con chỉ biết sơ qua. Để con đưa má đọc lá thư anh Nam viết cho con. Con biết chuyện nhờ lá thư này, và từ đó, chúng con không gặp nhau nữa.

Nàng không định nói thế v́ mẹ nàng lộ vẻ ân hận khi nghe câu nói đó. Bà ngấu nghiến đọc lá thư. Cũng may lời lẽ trong thư Nam Đàn rất là lịch sự, không có một ư nào xúc phạm tới bà. Đọc xong bà gấp lại đưa trả con, hỏi :

-- Chỉ có thế thôi hả con ?

-- Vâng c̣n ǵ khác hả má ?

-- Không ... không. Đại khái th́ đúng như thế.

Bà lại khóc. Bà nén tiếng khóc không nổi, nên thổn thức không ngừng. Những ǵ Nam Đàn nói trong thư khiến bà khổ sở, những ǵ Dự Thư kể lại c̣n làm bà đau khổ hơn nhiều. Ông Bích c̣n yêu bà, ông vẫn treo h́nh bà trong pḥng ngủ. Trong pḥng ngủ, như thế nghĩa là kể từ ngày bà bỏ đi với ông Trương, ông Bích vẫn không lấy vợ khác. một tiếng chuông nổi lên. có ai gọi bà dưới nhà. Chắc là ông Trương. Bà lau vội nước mắt, cất xấp h́nh vào trong chiếc bóp da cá sấu, rồi trao chiếc bóp cho con gái :

-- Cất đi hộ má.

Bà ra khỏi pḥng con. Đêm đă khuya, từ rạch Bến Nghé vọng vào một c̣i tàu hụt hơi khiến Dự Thư nghĩ đến một lời ca mà Nam đă cất lên trước hôm hai người chia tay ở Nha Trang :

Ôi c̣i tàu như xé nát đôi ḷng ...

o0o

 
 
Pages Previous  1  2  3  4  Next