Hạ Đỏ Có Chàng Đến Hỏi
-
Viên Linh |
Pages
1
2 3 4
Next
|
|
|
Nam Đàn cho xe chạy thẳng vào trong sân ngôi biệt thự sang trọng ở đường Hàm Tử. Chàng vừa dựụng xe, vừa ngửa mặt nh́n tàng cây Phượng Vỹ rực rỡ trên đầu.
Hoa phượng đỏ ối, nở bừng trong nắng |
|
|
ban mai.
Tuần lễ trước chàng tới đây, phượng vỹ chưa nở một cánh nào.
Chàng bước vào trước pḥng khách, thấy ông Trương đang ngồi với bạn.
-- Thưa bác, Dự Thư có nhà không ạ?
-- Dự Thư hả, h́nh như nó ở trên lầu. Ngồi chơi đi.
Ông đưa tay cho chàng bắt giới thiệu chàng với người đàn ông mập mạp đang hút x́ gà:
-- Bạn bác, ông giám đốc hỏa xa. C̣n đây là cậu Nam Đàn, học ở Văn khoa với con gái tôi.
Ông bấm một nút điện nhỏ ở góc pḥng. Tiếng chuông reo nhẹ phía trên lầu. Hai tiếng ngắn gọn. Quay lại Nam Đàn, ông vui vẻ hỏi:
-- Cậu chưa biết cách gọi nó à? Bấm hai tiếng. C̣n má nó th́ bấm một tiếng.
Hai người đàn ông cười khà khà. Nam Đàn cười theo, nghĩ thầm trong bụng chẳng bao giờ chàng lại bấm một tiếng làm ǵ.
Dự Thư hiện ra trên cầu thang trong chiếc váy ngắn màu xanh lá cây, và chiếc sơ mi trắng ngắn tay. Trông nàng lúc nào cũng có vẻ là một cô nữ sinh hơn là một sinh viên. Chàng không dấu được nụ cười hóm hỉnh. Đầu niên học khi ngắm nghía các cô Tú vừ đặt chân vào ngưỡng cửa trường Văn khoa, hôm nhà trường làm lễ tổng khai giảng, bọn sin viên sắp ra trường trong đó có chàng đă tṛn mắt khi trông thấy Dự Thự Nàng nhỏ bé như cô học tṛ đệ tứ, đệ tam, tay lại c̣n xách cặp. Sinh viên thực thụ không ai xách cặp hết. Cả bọn Nam Đàn nhe răng cười. Bính C̣m cười thành tiếng. Y gầy hơn tất cả mọi người nào, nhưng lại cười nói to hơn tất cả mọi người.
Dự Thư đỏ mặt liếc nh́n họ, không đủ can đảm đứng lại. Nàng không dám tiến bước, cũng không muốn lùi. Trong khi nàng đang lúng túng, Bính chỉ tay nàng. Cả bọn phá ra cười. Dự Thư cố dấu bàn tay sau mép váy. Nàng không dấu ai được v́ miệng c̣n đang nhai một miếng ổi.
Nam Đàn ngừng cười khi thấy Hậu rời bọn chàng, tiến về phía “cô học tṛ trung học”. Hậu rất nham nhở. Vẻ ngây thơ ngơ ngác của Dự Thư khiến chàng động ḷng. Chàng sợ tên bạn nham nhở có thể làm cô bé phát khóc được.
-- Em bé ăn ǵ thế? Em bé đi t́m chị hả? Chị em học ban nàỏ Năm thứ mấy?
Phía sau cả bọn la lối phụ họa. Hậu nham nhở thật, dù sao lần này hắn nham nhở một cách dễ thương.
-- Tôi không t́m ai hết. Tôi đi học.
Dự Thư gân cổ cải chính. Mặt mũi nàng đỏ bừng, giận dữ.
-- Đi học, trời ơi, em bé có lầm trường không? Em bé học ở Gia Long hay Trưng Vương?
Hậu vừa nói vừa cười, và chỉ tay về phía đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi trường Trưng Vương tọa lạc. Cô bé ấp úng căi:
-- Tôi có học ở trường Trưng Vương, nhưng mà năm ngoái. Bây giờ tôi học ở đây.
-- Ở đây?
-- Vâng ở đây, được không ạ?
Hậu làm bộ ṭ ṃ nh́n nàng. Có lẽ hắn lợi dụng lúc đó để ngắm cặp đùi nàng. Nam Đàn tin rằng hắn nham nhở thật sự, vội lên tiếng can thiệp:
-- Cô bé học ở đây à? Chắc là năm đầu tiên?
Hỏi thế chứ chàng dư biết nàng mới nhập học năm dự bị, như những cô cậu lạ mặt và nhỏ tuổi đang có mặt khắp nơi trong trường. Bất ngờ chàng bị sửa lưng ngay:
-- Các ông đừng gọi tôi là cô bé hay em bé. Tôi có tên đàng hoàng.
Hậu lễ phép hỏi:
-- Thưa tên ǵ đó ạ?
-- Dự Thư.
-- Chà cái tên mới đẹp làm sao. Dự Thư thảo nào học lớp dự bị.
Nói xong hắn chuồn mất trong khi Nam Đàn c̣n cười. Chàng liên tưởng tới lớp Dự Bị Hôn Nhân ở đường Kỳ Đồng. Hậu cũng vừa kịp nghĩ ra nên vội bỏ đi thẳng. Hắn sợ ḿnh trở thành một tên nham nhở công khai trước mặt một cô bé ngây thơ.
Dự Thư nh́n theo Hậu bằng một cái nh́n dài thượt. Khi nàng quay lại, ánh mắt nàng sắc như dao, chiếu thẳng vào mặt Nam Đàn. Chàng bỗng thấy ḿnh có lỗi. Chàng quay về phía sau, bọn bạn bè chàng vẫn c̣n đứng ngó, với vẻ châm chọc đùa nghịch. Chàng đâm lúng túng hỏi không thành câu:
-- Dự Thư t́m cái ǵ?
Nàng bước đi:
-- Chẳng t́m cái ǵ cả. Bộ anh tưởng tôi tới đây t́m chị tôi thiệt hả Tôi đi học.
Nàng nhấn mạnh ba tiếng Tôi Đi Học với vẻ quan trọng. Nam Đàn cười:
-- Vâng, tôi biết. Tôi cũng không đến đây ăn quà vặt.
-- À.
Nàng trừng mắt, rồi nh́n miếng ổi vẫn c̣n cầm trong tay. Thốt nhiên nàng cười, đưa miếng ổi lên miệng ăn ngon lành.
-- Ổi mua ở Bắc Mỹ Thuận sáng nay đó, ăn không? Mà tiếc rằng tôi không c̣n. Nếu anh thèm, tôi đi kiếm Hạ Liên xin cho anh một miếng.
Nam lắc đầu. Chàng hỏi:
-- Dự Thư ghi danh ban nào?
-- Hán Văn.
Chàng kêu lên kinh ngạc:
-- Hán văn? Tôi không tin.
Nàng hỏi một cách thản nhiên:
-- Không được hở?
-- Nếu tôi là anh Dự Thư, tôi bắt học ban khác, Hán văn là một tử ngữ, học làm ǵ. Với lại…
-- Tiếc rằng anh không phải là anh tôi.
-- Thật tiếc.
-- C̣n với tôI th́ may quá.
Một cô bé mặc áo dài màu nâu nhạt chạy về phía hai người. Dự Thư ngoắc tay:
-- Mày c̣n ổi không? Nếu c̣n cho anh…
Nam Đàn lừ mắt nh́n nàng trong khi cô bé mặc áo dài, mà chàng không sợ lầm là Hạ Liên, trân trối nh́n hai người. Dự Thư tiếp:
-- Quên, anh chưa cho biết tên đấy nhé.
-- Nam Đàn.
-- Nam Đàn à? Chắc tên em anh là Bắc Trống
Hai cô gái cườI ṛn ră, vẻ mặt Hạ Liên e thẹn hơn. Nàng lắc lư tay bạn, giục dă:
-- Mau lên mày. Tao chưa t́m thấy đâu hết.
Nam Đàn nh́n Dự Thư trách;
-- Tôi biết là Dự Thư đang đi t́m cái ǵ mà. Chắc là t́m pḥng, phải không?
Hạ Liên nhanh nhẩu trả lời:
-- Đúng rồi anh. Lớp dự bị ban Quốc văn.
Chàng nh́n Dự Thư đắc ư. Chàng chỉ lên lầu:
-- Trên đó.Các tân sinh viên học ở trên đó hết dù Quốc văn hay Hán văn.
Hạ Liên không hiểu được ư tứ câu nói đó trong khi Dự Thư che miệng cười. Nàng nghe bạn hồn nhiên đối đáp với Nam Đàn:
-- Bất công không, bắt con người ta trèo mấy tầng lầu. Anh học ở đâu?
-- Dưới đất.
-- Sướng không. Anh học năm nào?
-- Cũng dự bị. Dự bị đi ra.
… Và năm cuối cùng ở bậc Đại học của Nam Đàn đă kết thúc. Sang năm chàng sẽ đi dạy học trong khi vẫn sửa soạn một tiểu luận Cao Học Triết. Hôm qua chàng nhận được điện tín của cha mẹ ở Nha Trang, đồng ư cho chàng mời vài người bạn thân về nhà chơi trong một tuần lễ nhân dịp nghỉ hè. Chàng đă ngỏ ư với Dự Thư, Hạ Liên, hai cô bạn nhỏ nhất trong trường. Dự Thư hẹn hôm nay chàng tới nhà, nàng sẽ trả lời.
Pḥng khácnh nhà ông Trương rất rộng, chia làm hai khu. Mỗi khu kê một bộ sa lông, cho nên cùng một lúc, căn pḥng có thể dùng tiếp hai đám khách khác nhau. Dự Thư tiếp Nam Đàn ở bộ sa lông đối diện với bộ sa lông ông Trương đang ngồi với ông Giám Đốc Hoả Xa.
-- Chỉ một phút nữa em đi chơi.
-- Cho anh đi với.
-- Không được đâu.
Nét mặt chàng không được vui. Chàng nghĩ đến ông phụ giảng ở Văn khoa, chưa có vợ, chỉ hơn chàng năm sáu tuổi, theo đuổi Dự Thư ngay từ đầu niên học.
Dự Thư có lần cho chàng biết ông phụ giảng có tới nhà nàng.
-- Anh đang nghĩ ǵ thế?
-- Nghĩ đến ông Phùng.
-- Nghĩ bậy không à. Anh có biết ai đang ở trong pḥng em không? Hạ Liên đó.
Nam Đàn tươi hẳn ngay nét mặt:
-- Vậy hả. Nếu đi xi nê, anh bao luôn.
Nàng nheo mắt đứng dậy:
-- Nếu thế th́ để xét lại, v́ hôm nay đến lượt em phải bao nó.
Nàng vừa rời khỏi ghế, chàng đă ngăn lại:
-- Dự Thư c̣n cái vụ kia?
Nàng nói nhỏ:
-- Anh coi chừng má em đấy. Bả sắp lục vấn anh bây giờ. Bả muốn biết anh định tính ǵ ǵ với con gái bả.
Chàng cười xoà, tự tin. Chàng nói:
-- Sao em không nói hộ anh?
Dự Thư trừng mắt:
-- Làm sao em nói được? Em cũng có biết anh định tính ǵ với em đâu?
-- Em không biết?
-- Không.
Chàng giận, hỏi gặng:
-- Em không biết thật sao?
Nàng lắc đầu, làm tung bay mái tóc óng ả phảng phất một mùi thơm bí ẩn. Mỗi lần nhận được mùi hương đó, Nam ngây ngất. Chàng biết chắc đó không phải là mùi nước hoa, nhưng lại không hiểu mùi hương ngai ngái đó là mùi ǵ. Có lúc lẩm cẩm, chàng đoán đó là mùi hương trinh nữ, như người ta thường nói.
-- Má em.
Dự Thư lên tiếng cho chàng hay trước khi chạy lên lầu. Bà Trương đang bước xuống từng bậc thang một.
o0o
Bà Trương khoảng bốn mươi tuổi, đẹp tuyệt vời. Một lần đến thăm Dự Thư cùng Hà Trường, một tay viết văn tập sự, Nam Đàn sợ hăi xanh mặt v́ cái cách bạn chàng nh́n bà. Hà Trường học cùng ban, cùng năm với chàng ở Văn khoa, song hắn không có hy vọng lấy xong chứng chỉ chót trong năm nay, v́ cái tính cao ngạo của hắn. Thật ra chàng biết bạn rất giỏi, và một vài giáo sư cũng biết như thế. Không hiểu sao, Nam tin là Hà Trường sẽ không học hành xuông xẻ được.
Có một lần đi chơi khuya, lúc gần tới giờ giới nghiêm, Hà Trường c̣n ép chàng tới cuối đường Pasteur uống một ly cà phê pha rhum. Đêm đó tự nhiên
Sài G̣n trở lạnh, khác hẳn ngày thường, nên máu văn sĩ trong con người tàng tàng của hắn nổi dậy. Hắn tuyên bố cần có tri kỷ trong một đêm, quí báu như đêm đó. Nam Đàn chính là người bạn tri kỷ hắn đă t́m thấy.
-- Tao nghĩ vào dịp cuối tháng, chỉ có mày là c̣n tiền.
Nam Đàn cười xoà khi cả hai đă đi ra đường. Bạn chàng rất thành thật. Hắn tuyên bố cao ngạo như thế nhưng trong ḷng, hắn quư chàng thực sự. Hắn từng đưa cho chàng những bài thơ t́nh của hắn. Những lúc vui hắn lại ưa ngâm nga một bài thơ kỳ quái:
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm ǵ cũng chẳng làm sao.
Từ hôm lại nhà bà Trương về, Hà Trường có vẻ thay đổi. Nhiêù lần hắn đến căn gác trọ của chàng ở đường Cao Thắng, rủ chàng đi ḷng ṿng cả tiếng đồng hồ ngoài phố, rồi đi về. Nam Đàn hiểu ư hắn. Hắn hy vọng chàng rủ hắn tới nhà Dự Thư.
Hôm chàng cùng đến với Hà Trường, bà Trương sửa soạn đi dạ hội. Bà mặc chiếc robe dài quét đất, màu nâu sẫm có hoa nổi. Hai cánh tay để trần của bà trắng ngần như hai cái ngà voi. Hà Trường mô tả Như thế, và thêm, đó là hai cái ngà voi mềm mại.
Bà Trương đẹp thật, nét đẹp quyến rũ và quí phái. Cổ bà cao, cũng trắng ngần. Hà Trường nói đó là cái cổ cao ba ngấn, nghĩa là ngay từ lúc sinh ra đă đeo ṿng rồi. Chàng chưa bao giờ dám nh́n kỹ xem hắn nói có đúng không. Bà Trương trẻ hơn tuổi, vẻ đẹp của bà là vẻ đẹp bốc lửa.
Hôm nay bà mặc bộ tunique hai màu. Quần patte màu xanh nước biển xẫm, áo hoa vàng. Trông bà rực rỡ như một thiếu phụ hạnh phúc.
-- Thưa bác.
-- Ngồi đi cậu.
Bà tới bên Nam Đàn sau khi đă tới trao đổi vài câu với khách của chồng, trước khi hai người đàn ông ra khỏi nhà. Bà ngồi xuống chiếc ghế đối diện với chàng trong khi tiếng động cơ xe hơi rời khỏi khoảng sân lớn rực rỡ maù hoa phượng vỹ.
Bà dịu dàng hỏi:
-- Năm nay cậu ra trường phải không?
-- Vâng. Cháu đă học xong.
-- Đi dạy học ngay chứ?
-- Vâng. Cháu đi dạy trong ngôi trường của một người bạn. Trong khi đó cháu vẫn học tiếp.
-- Như thế tốt hơn.
Chàng vào đềngay:
-- Cháu xin phép bác cho Dự Thư ra Nha Trang nghỉ hè ít ngày. Ba má cháu đồng ư cho cháu mời mấy người bạn về nhà trong một tuần lễ. Về phía bạn trai, ngoài cháu ra chỉ có Bính và Hà Trường. Có cô Ư Hoa nữa. Ư Hoa là bạn chung của chúng cháu trong trường. Cô này là trưởng ba Xă hội của phân khoa cháu.
Bà Trương nhướng m ày:
-- Thế là có hai cô tên Ư trong đoàn. Dự Thư có hai tên, nó c̣n có tên Phương Ư nữa, cậu biết không?
Nam Đàn ngạc nhiên:
-- Cháu chưa được biết. Phương Ư th́ cũng có nghĩa như ư hoa, ư thơm.
-- Ừ, ba nó đặt tên đó là có ư ấy.
Bà Trương có nụ cười khác lạ. Bà nh́n ra khoảng sân vắng lấp lóa ánh nắng vàng. Khuôn mặt bà phản ánh màu hoa phượng vỹ, đỏ hồng.
-- Cậu Hà Trường cũng đi?
Nam Đàn giật ḿnh:
-- Vâng.
-- Lâu rồi không thấy cậu ấy tới đây chơi.
-- Để hôm nào…
Bà Trương vội ngắt lời:
-- Không, tôi nói thế thôi.
Bà mỉm cười ngó lên lầu. Mắt bà long lanh cho chàng biết bà đang nghĩ đến một chuyện xa xôi. Bà nh́n Nam Đàn nói tiếp:
-- Nếu đi đâu chắc là tôi cũng như ba nó không cho đi. Nhưng đi Nha Trang th́ được. Chúng tôi quen lớn ở đó. Nhân cho Dự Thư đi, chúng tôi cho em nó mang theo một ít quà cáp biếu mấy người quen. Cậu giúp cho em nó mang đi nhé.
Nam Đàn mừng rỡ:
-- Vâng, cháu sẽ làm ngay những việc đó khi tới Nha Trang.
-- Ba má cậu làm ǵ ngoài đó? Tôi có nghe Dự Thư nói sơ qua. Nó chẳng nói cái ǵ cho gẫy gọn được hết.
-- Ba má cháu là một công chức nhỏ ngoài đó.
-- Vậy hả.
-- Má cháu dạy học tại trường nữ Nha Trang.
-- Vậy hả. Cậu vào Sài G̣n bao lâu rồỉ
-- Thưa bác từ khi lên Đại Học. Nghĩa là bốn năm nay. Trước đó
cháu ở Nha Trang với gia đ́nh. Học hết bậc Trung Học cháu mới
đi.
-- Có anh em nhiều không?
-- Cháu có hai đứa em một trai một gái. Đứa em gái bằng tuổi Dự Thư,
nhưng học dở hơn. Để rồi chúng cháu sẽ chụp h́nh gửi về cho bác
coi.
Bà gật đầu:
-- Xưa kia tôi cũng ở đó.
Nam Đàn ngạc nhiên:
-- Vậy hả bác?
-- Lâu lắm rồi. Hơn mười năm rồi tôi không trở lại Nha Trang. Lúc c̣n trẻ, tôi đă đi thăm hầu hết thắng cảnh ở vùng đó.
Chàng ấp úng:
-- Thế mà cháu không biết.
Bà Trương cười ḍn:
-- Cậu làm sao biết được. Cậu c̣n nhỏ quá. Dự Thư cũng không biết. Khi nó được ba tuổi tôi đă rời Nha Trang rồi. Từ đó đến nay nó chưa có dịp về đó.
Nam Đàn tính nhẩm, thế là mười lăm năm bà Trương không trở về thành phố biển.
-- Ở Nha Trang, cậu có đi chơi những vùng gần đó không?
Chàng hứng khởi gật đầu:
-- Cháu đi khá nhiều. Cháu thuộc ḷng những nơi như Tháp Bà, Ḥn Chồng, Ba Hồ. Cháu từng mướn ho bo ra Ḥn Tre, Bích Đầm chơi.
Người đàn bà lắc đầu:
-- Chỉ có thế thôi à?
Nam Đàn cụt hứng, cố nhớ lại vài nơi khác:
-- Cháu từng đi xe gắn máy qua đèo Rù Rỳ, đèo Ruột Tượng, Đại Lănh…
Bà Trương ngắt lời chàng:
-- Chỉ có thế thôi à? Đó chỉ là những nơi tiện đường đi. Nhưng không trách được cậu. Hồi xưa khi tôi ở đó là hồi thanh b́nh, nên đi đâu cũng được. Với một chiếc xe Jeep, mang đồ ăn và những đồ dùng để leo núi, cắm trại trong rừng, chúng tôi đi thật nhiều, cả những nơi mà người ta ít đặt chân tới. Vào những nơi đó mới thích.
Nam Đàn ngồi im, rồi không biết làm ǵ, bèn lấy thuốc lá ra hút.
-- Đi Thác Ngựa Lồng chưa?
-- Dạ chưa?
-- Thác Vơng?
-- Chưa.
-- Không xa Nha Trang lắm. Thế phía trên, có biết Eo Gió không?
-- Cháu có nghe.
Nam Đàn thấy tai ḿnh nóng bừng.
-- Eo Gió ở chân núi Tu Bông. Tôi đă đến đó khi c̣n trẻ, chẳng biết bây giờ ra sao. Gái Tu Bông lăng mạn lắm.
Khuôn mặt bà Trương trở nên mơ màng, xa vắng lẫn đằm thắm. Hẳn bà đang nghĩ đến những kỷ niệm đó, lạ thay, Nam Đàn tin rằng không phải là những kỷ niệm bà có với ông Trương. Mà với một chàng trai nào đó trong thời con gái của bà.
Th́nh ĺnh bà hỏi chàng:
-- Cậu có thích hoa Lan không?
-- Lan có nhiều thứ…
Bà gật đầu:
-- Lan có nhiều thứ, những thứ càng mọc trong rừng sâu càng quí. Tôi không phải là người thích hoa, vậy mà cách đây trên mười năm, mười tám năm, tôi đă yêu thích một giống hoa lan mọc trong rừng rậm. Khác với nhiều thứ lan trắng, lan vàng, hoa lan này màu đỏ rực. Thứ lan này suốt đời sống cô độc trong rừng sâu… Và chỉ sống được hai mùa…
Nam Đàn không biết một tí ǵ về hoa lan. Không những chỉ về hoa lan, mà c̣n những thứ hoa khác chàng cũng không biết.
-- Loại Lan Nhược chỉ sống được hai mùa, là mùa xuân và muà hạ. Đời sống nó thật ngắn ngủi. Tuy nhiên ngắn mà đẹp th́ cũng thích có phải không cậu?
-- Vâng, đúng thế. Chàng hoàn toàn thụ động trong câu chuyện lạ lùng của bà.
-- Có một bài thơ cổ về Lan Nhược tôi thuộc ḷng…
Đúng lúc ấy có tiếng động phía trên cầu thang, cùng tiếng cười ríu rít. Dạ Thư và Hạ Liên cùng chạy xuống ào ào. Dự Thư sà tới bên mẹ như một cô bé:
-- Má, anh Nam bao tụi con đi xi nê.
Bà Trương chớp mắt, ra khỏi cơn mộng:
-- Ừ, con đi cho vui. Sao lại đi xi nê buổi sáng?
-- Buổi sáng rạp ít người, má.
Nam Đàn nói vàI lời xin phép bà. Chàng cũng báo cho Dự Thư hay nàng đă được phép đi Nha Trang một tuần lễ. Cô bé đă biết tin này, v́ nàng chỉ cười, gật đầu. C̣n Hạ Liên vui mừng e lệ cho chàng hay nếu Dự Thư được phép đi là nàng cũng được đi. Má nàng cho biết như vậy.
Ba người ra khỏi nhà trên hai chiếc xe gắn máy. Bất ngờ vừa rời khỏi ngôi biệt thự lối vài chục thước, cả ba cùng trông thấy Hà Trường. Hắn ăn mặc khá lôi thôi, đôi giày có vết bùn, đang ph́ phèo điếu thuốc đầu lọc trên môi. Hắn ngồi trên chếc Vespa cũ kỹ, máy nổ pành pành. Chiếc xe nổ máy nhưng lại đậu dưới chân một cột đèn. Hạ Liên bụm miệng cười trong khi Nam Đàn la lớn:
-- Hà Trường, đi đâu đấy?
Hắn cũng đă nh́n thấy mọi người, vội quẹo xe sang:
-- Tao đứng im chứ có đi đâu.
Dự Thư hỏi:
-- Chắc anh đang đợi một người đẹp nàỏ Anh nhớ rằng đây là đường Hàm Tử ở Chợ Lớn, ả xẩm nhiều lắm.
Nàng cười khanh khách sau câu nói. Hà Trường thản nhiên trả lời:
-- Tôi đang làm thơ.
Hạ Liên tṛn mắt:
-- Làm thơ?
-- Ừa.
-- Sao anh lại đứng đó?
-- Tôi phải đứng lại th́ nàng thơ mới đuổi kịp, hiểu chưả Nàng thơ luôn luôn ở phía sau tôi. Người ta phải đuổi bắt nàng thơ c̣n nàng thơ phải đuổi bắt tôi.
Nam Đàn gật đầu:
-- Thành ra chẳng bao giờ nàng thơ bắt kịp mày cả?
-- Đúng vậy. Cho nên tao phải đậu xe lại. Tiếc rằng mấy người la lối nàng vừa chạy mất rồi.
Hắn nói mà không cười, hắn hất hàm hỏi Nam Đàn:
-- Mấy người đi đâu?
-- Xi nê. Có đi th́ đi.
-- Ai bao?
-- Mày.
-- Vậy được.
Hà Trường nh́n Nam Đàn một cái thật nhanh rồi mỉm cười. Bây giờ mới thấy hắn cười kể từ lúc hắn bị bắt quả tang đang ngơ ngẩn giữa đường Hàm Tử.
o0o
Bấy giờ vào khoảng chín giờ đêm, ông Trương đi ăn cơm khách chưa về. Trong nhà chỉ c̣n hai mẹ con Dự Thư và người làm. Mấy đứa nhỏ đă đi ngủ hết. Dự Thư đang sắp xếp quần áo và i;t đồ dùng thường ngày vào va li th́ nghe tiếng gơ cửa.
-- Dự Thư?
-- Ǵ đó má?
Bà Trương đẩy cửa bước vào. Bà trao cho con gái mấy chiếc b́ thư:
-- Má có ghi địa chỉ hết rồi. Quà cáp đại khái ra đến đó con mua cũng được.
-- Vâng, con hiểu.
-- Riêng nhà d́, con nên ghé chơi thường hơn những chỗ khác. Con để ư xem liệu d́ Bạch Lan cần ǵ th́ viết thư cho má hay.
-- Vâng.
Dự Thư it'' khi nghe mẹ nói đến người em gái bà, song nàng đoán d́ Bạch Lan sống không được sung túc lắm. Bỏ mấy chục b́ thư vào trong va ly, nàng khóa lại cẩn thận, thở phào:
-- Thế là xong, mai bảy giờ họ đến đón con.
-- Đi taxi à?
-- Đi xe của anh Hậu. Anh Hậu có xe hơi, nên t́nh nguyện đưa chúng con ra phi trường.
Bà Trương ngồi xuống ghế nói:
-- Má nghe nói đường xe lửa từ Sài G̣n ra đến Qui Nhơn chạy lại rồi th́ phải?
-- Chưa má. Anh Nam cũng tưởng thế. Hôm qua ra ga hỏi họ cho biết tàu đi Trung chưa chạy được. Má coi, ngưng bắn mới có mấy tháng.
Bà Trương gật đầu:
-- Kể cũng tiếc. Đi du ngoạn phải đi bằng tàu hỏa mới thấy thú. Vừa b́nh yên lại vừa đuợc ngắm phong cảnh hai bên đường. Bà bỗng cười:
-- Hồi xưa má đi tàu đâu có mất tiền.
Dự Thư thích thú:
-- Sao thế? À chắc nhờ ba làm lớn trong Nha Hỏa Xa?
Mẹ nàng liếc nh́n nàng mà không trả lời.
-- Chắc hả con?
-- Cái ǵ má?
-- Chắc tàu đi trung chưa chạy lại ha?
-- Chưa mà má. Con nghe anh Nam mới nói. Anh ấy cũng muốn đi tàu hỏa cho vui. Đi chơi mà dùng phi cơ mất thú hả má?
-- Ừ, ra Nha Trang chúng mày định đi chơi những đâu chưa?
-- Con chưa biết.
-- Phải chi có má, má sẽ dẫn con tới nơi con đă sinh ra.
Dự Thư tiếc rẻ:
-- Lương Sơn hả má? Đọc trong giấy khai sinh, thấy ghi con sinh ở Lương Sơn, mà chẳng biết
Lương Sơn ở đâu?
Bà Trương chớp mắt cảm động:
-- Chỗ đó đẹp lắm con ạ. Má chưa từng thấy nơi nào thơ mộng hơn
nơi con ra đời.
Nghe giọng nói của mẹ, Dự Thư hồi hộp. Nàng linh cảm có một chuyện ǵ đó song không dám hỏi. Nàng ṭ ṃ nh́n mẹ.
-- Con chưa được đi tàu hỏa bao giờ th́ phải?
-- Chưa.
-- Chẳng bù cho má. Hồi c̣n trẻ, ngày nào má cũng có dịp leo lên tàu. Từ Lương Sơn vào Ngọc Hội, rồi từ Ngọc Hội ra Lương Sơn, khoảng hai chục cây số ǵ đó. Ông xếp ga Ngọc Hội lúc đó quen với ba con.
Dự Thư cười ṛn:
-- Sướng ghê hả má. Thế c̣n ở Lương Sơn?
-- Lúc ấy ba con là xếp ga ở Lương Sơn.
Nàng chưng hửng:
-- Trời ơi, vậy mà con không biết.
Bà Trương cũng cười, mắt bà nheo lại, không hiểu v́ thích thú khi nhắc đến chuyện xưa hay v́ bà sắp khóc:
-- Làm sao con biết được lúc ấy con c̣n quá nhỏ.
Dự Thư ph́ cười:
-- Con vô duyên quá.
-- Vả lại…
-- Ǵ má?
Bà Trương bỏ dở câu nói. Dự Thư không để ư đến thái độ của mẹ, nên nói tiếp:
-- Con thấy ba con không có vẻ ǵ là một ông xếp ga cả. Nh́n ba, con nghĩ ba là người chẳng bao giờ phải làm việc ngoài trời hết. Phải không má?
Bà Trương giật ḿnh. Bà đứng dậy vội nói:
-- Thôi đi ngủ đi, mai c̣n dậy sớm.
-- Vâng.
-- Tiền bạc con cất kỹ chưa?
Dự Thư đùa bỡn:
-- Má đừng lo, con chắc không dùng tới.
Bà Trương dặn con trước khi ra khỏi pḥng:
-- Đừng dùng tiền của người khác nhiều, con ạ. Tới nơi nhớ viết thư về cho ba má hay liền.
-- Vâng.
Khi cánh cửa pḥng đă khép lại. Dự Thư ngồi im suy nghĩ. Nàng thấy thái độ của mẹ thật khác lạ. Bà là người vui vẻ, nay bỗng dưng lại xúc động như thế. Chắc mẹ nhớ đến hồi con gái. Nàng nhủ thầm như vậy với một nụ cười. Ngay lúc đó có tiếng chuông gọi nàng. Hai tiếng ngắn gọn. Dự Thư vội ra khỏi pḥng. Ai laị đến t́m nàng muộn thế, nếu không phải là Nam Đàn hay Hạ Liên. Người ngồi đợi nàng trong pḥng khách lại là Phùng. Nàng ngại nhiên.
-- Tôi biết hôm nay Dự Thư không thể ngủ sớm được.
Nàng không rơ khi giảng bài trước các sinh viên, Phùng có nói bằng giọng đó không v́ nàng chưa có dịp học anh chàng.
-- Mai Dự Thư đi chơi xa phải không?
-- Sao anh biết?
-- T́nh cờ thôi. Tôi ra trạm hàng không lấy vé đi Nha Trang, bất ngờ thấy tên Dự Thư và mấy người bạn trong bảng danh sách hành khách. Tôi đi chuyến máy bay hai giờ.
-- Anh cũng ra Nha Trang nghỉ hè à?
-- Tôi có mấy người bạn thân làm việc ở Hải học viện và Hội săn bắn dưới biển. Ra đó thế nào Dự Thư cũng phải t́m đến tôi.
Nàng hất hàm:
-- Chắc không?
-- Chắc, nếu cô muốn tham dự cuộc săn bắn dưới nước, và muốn trực thăng chở ra Bích Đầm.
Nàng muốn căi lại mà không đủ can đảm. Tiết lộ của Phùng nghe hấp dẫn quá.
-- Sao lại phải dùng trực thăng?
-- Buổi sáng th́ nên dùng ho bo, trời biển đều đẹp. Buổi chiều sóng lớn lắm, về ho bo th́ kể như cả ngày hôm sau nằm luôn không làm ǵ được. Khoẻ mạnh cũng có thể bị nữa là Dự Thư và… tôi.
Anh chàng tự ngắm ḿnh và diễu cợt – Trông lực lưỡng quá mà. Dự Thư buồn cười. Nàng thấy Phùng nói có lư. Anh chàng thản nhiên nói tiếp không cần phải hỏi đến:
-- Người bạn tôi có một pḥng nhỏ ở ngay trong Hải học viện. Khi nào cần đến tôi, Dự Thư cứ việc tới.
-- Vâng, chắc là có lúc cần đến.
-- Kẻ hèn này rất lấy làm hân hạnh.
Nàng buồn cười song không quên thắc mắc:
-- Trực thăng lấy ở đâu ra?
-- Đài phát tuyến và truyền h́nh Nha Trang đặt trên đỉnh Ḥn Trẹ Mỗi sáng và mỗi chiều đều có một chuyến máy bay đưa những nhân viên cao cấp ra đó, cũng như tới đón họ về. Khi cần tôI có thể xin được một chuyến trực thăng đem Dự Thư mà.
Phùng nói với vẻ chân thành, khiến Dự Thư cảm động. Nàng chợt nghĩ đến Nam Đàn. Chàng không nói một lời nào để lấy ḷng nàng hết, tại sao vậỷ Hay chàng không yêu ḿnh, không quí ḿnh bằng Phùng. Ư tưởng so sánh hai người ít khi hiện ra trong những dịp như thế này, nàng không muốn cũng phải nghĩ tới. T́nh yêu, hai tiếng ấy đối với nàng thật quyến rũ, mà cũng thật khó hiểu. Nàng từng say mê phim Roméo et Juliette, nàng thấy t́nh yêu thật là tuyệt diệu, và cũng thật là đau đớn. Có cả tháng trời khuôn mặt đẹp trai t́nh tứ của Léonard Whiting ám ảnh nàng, theo đuổi nàng. Trong cả hai người, Nam Đàn và Phùng, chẳng có ai giống mảy may vớo Léonard. Nam Đàn trẻ hơn Phùng đẹp trai hơn, Phùng ch́u chuộng nàng hơn, vui vẻ hơn. PhảI chi hai người đó gộp lại làm một và có khuôn mặt của Léonard th́ hay biết bao. Phùng xem đồng hồ, đứng dậy:
-- Tôi về cho Dự Thư ngủ. Chúc vui vẻ nhé
-- Cám ơn anh.
Nàng tiễn anh chàng ra cửa. Ngoài sân, trong bóng đêm, hoa Phượng Vỹ vẫn c̣n vẻ đẹp mùa hè, tuy không rực rỡ nữa. Ánh néon xanh mát từ trong nhà hắt ra khiến màu hoa xám đi. Nàng thốt rùng ḿnh. Nàng muốn lui ngay vào trong nhà, nhưng chiếc Lambretta của Phùng không chịu nổ máy. Anh chàng lúi húi đạp, tới lần thứ năm thứ sáu mới ngửng đầu lên cười, cùng với tiếng máy nổ:
-- Nó cũng cảm động.
Rồi chiếc xe chạy ra khỏi cổng. Trở vào nhà, Dự Thư nhớ lại dáng điệu của Phùng. Nàng không hiểu thật sự có phải do sự t́nh cờ hay do một lư do nào mà Phùng biết nàng đi Nha Trang? Rất có thể không phải là sự t́nh cờ. Phùng quen nhiều quá, quen ở trạm hàng không, quen ở Hải học viện và c̣n quen cả chàng phi công trực thăng nào đó nữa. Dự Thư ngă người xuống nệm giường, hân hoan ca một khúc nhạc vui như chim.
o0o
D́ Bạch Lan không có chồng, d́ sống cạnh chùa Báo Thiên, làm việc trong cơ sở Xă hội nhà chùa. Ngôi nhà của d́ nhỏ hẹp, ở tận phía sau và cách chùa một khoảng vườn rộng có trồng đủ thứ ngũ cốc, ngoại trừ lúa. Dự Thư ngơ ngác đi bên Nam Đàn, khi hai ngườI được dẫn tới đây. Lúc chiếc xích lô dừng lại trước chùa, Nam nhíu mày hỏi:
-- Coi chừng em lầm số nhà!
Nàng cũng nghĩ như thế, vội lấy b́ thư ra xem lại địa chỉ.
Địa chỉ trên b́a thư đúng là địa chỉ nhà chùa.
-- Lạ quá.
-- Em không biết là d́ em đi tu à?
Dự Thư lắc đầu:
-- Không, má không nói.
Chàng hóm hỉnh:
-- Em mua quà ǵ để biếu d́ Bạch Lan?
-- Một chiếc áo gấm trơn màu xám xanh.
Nam Đàn đùa:
-- Hy vọng d́ em sẽ bỏ Phật để mặc chiếc áo gấm ấy.
-- Bậy không à.
Khi đứng trước ngôi nhà nhỏ của d́, Dự Thư hy vọng sẽ biếu được món quà. Trong tất cả những món quà phải biếu, chỉ có chỉ có chiếc áo này là nàng mua ở
Sài G̣n. Người dẫn đường nói:
--Cô Bạch Lan ở trong nàỵCô không phải là ni cô.
Dự Thư gơ lên cánh cửa gỗ không sơn phết. Một giọng đàn bà trong trẻo vọng ra. Người bước ra sau đó là một thiếu phụ, rất giống má nàng. Nàng lễ phép chào hỏi:
-- D́ Bạch Lan?
Thiếu phụ gật đầu:
-- Sao cô gọi tôi bằng d́? Mời cô cậu vào chơi.
Cậu nháy mắt với cô liền nhận được một cái lườm. Hai người bước vào. Căn pḥng sơ sài, không có vật dụng nào đắt tiền, nhưng ngăn nắp, sạch sẽ. Dự Thư đưa b́ thư ra:
-- Má cháu gửi d́ cái thư.
D́ ngó hai người, mời ngồi rồi gọi một cô bé con pha trà. D́ xé thư ra đọc. Dự Thư ngắm nh́n người em gái mẹ ḿnh, mà nàng chưa từng gặp mặt trong đời một lần nào. D́ giống má, xinh đẹp như má. Vẻ đẹp của d́ hiền dịu hơn. Trông d́ có vẻ thanh thoát của một người không có hệ lụy của cuộc đời trần tục, tuy rằng d́ không đi tu. D́ mặc chếc áo hoa nhạt, và chiếc quần đen c̣n mới. Đột nhiên nàng chăm chú ngó d́. Khuôn mặt d́ cau có, hơi thở dồn dập. Cuối thư, d́ nhếch mép cười nhạt và ngó nh́n hai người. D́ nói với Dự Thư trong khi ngắm nàng thật kỹ:
-- Cháu là Dự Thư?
-- Vâng>
-- Cháu giống ba cháu quá.
Nàng ngạc nhiên, đưa mắt ḍ hỏi ư kiến Nam Đàn. Từ xưa tới giờ chưa hề có ai bảo nàng giống bố hết. Đây là lần đầu tiên có ngươi nói với nàng như thế.
-- D́ biết ba cháu?
Nàng được trả lời bằng cái gật đầu nhẹ.
-- Má mạnh khoẻ chứ?
-- Vâng, d́ không về Sài G̣n chơi?
-- D́ bận. Nội việc chùa cũng đă nhiều, lại c̣n những công tác xă hội nữa. Cháu được mấy em?
-- Ba đứa. Em gái không à.
-- Vậy hả? Giống bố hay giống mẹ?
-- Giống ba cháu. Đứa nào cũng giống ba cháu.
-- Vậy hả?
Chợt Dự Thư lại ngó Nam Đàn. Chàng lịch sự lắng nghe hai người, không góp một lời nào vào câu chuyện.
-- D́ nói cháu giống ba cháu hả? Chắc lâu không gặp ba cháu, d́ quên rồi đó. Chỉ có mấy em cháu là giống ba thôi.
D́ Bạch Lan gật đầu không nói ǵ thêm. Dự Thư trao tấm áo cho d́, nói:
-- Cháu mang biếu d́.
-- Chi vậy?
-- Vải may áo.
D́ mở ra coi, lắc đầu:
-- D́ đâu có mặc thứ hàng sang trọng này. Cháu thấy không, d́ ở chùa. Cháu cầm về cho má.
Dự Thư bối rối:
-- Cháu đi kiếm khắp Sài G̣n mới mua được cái áo này đấy. D́ nhận đi d́.
-- Cháu đi mua hay má mua?
-- Cháu đi mua. Má cháu bảo cháu đi mua quà cho d́. Cháu nghĩ mua biếu d́ cái áo tốt hơn là bất cứ thứ ǵ. Tự cháu chọn đấy.
Một nụ cười trên khuôn mặt dịu dàng khiến nàng thở phào.
-- Nếu là do cháu mua th́ d́ nhận. Từ lần sau đừng mua ǵ nữa nhé.
-- Cháu đâu có nhiều dịp ra đây.
Nàng chỉ Nam Đàn, nói:
-- Nếu anh Nam không mời ra nhà ảnh th́ chắc không bao giờ cháu mới biết Nha Trang.
Hướng về Nam Đàn, d́ hỏi:
-- Nhà cậu ở đâu?
-- Dạ Đồng Đế. Nhưng cháu học ở Sài
G̣n.
-- Về nghỉ hè ha?
Chàng gật đầu, không nói ǵ thêm v́ thấy không khí thiếu cởi mở. Dự Thư đứng dậy kiếu từ. Ba người băng qua khu vườn tới cổng ngoài, chia tay trên thềm chùa. D́ Bạch Lan cầm tay Dự Thư bảo nàng và Nam Đàn hăy lại thăm d́ vào dịp khác, trước khi hai người vào
Sài G̣n. Khi d́ quay vào, Dự Thư bâng khuâng nh́n theo. Cái bóng
mảnh khảnh của d́ thấp thoáng bên những lùm cây nhiều màu sắc
trong vườn chùa Bảo Thiên trông thật buồn. Nàng nghĩ một người
xinh đẹp như d́ phải sống ở một nơi nào khác hơn là trong khung
cảnh tẻ lạnh này.
-- Nam, anh nghĩ sao?
-- Thấy hơi lạ.
-- Em cũng vậy. D́ Bạch Lan có tâm sự ǵ đó.
-- Chắc thế. Cũng có thể những người sống trong cảnh Phật thường có cái vẻ thầm lặng như d́.
-- Tuổi d́ không phảI tuổi đi tu.
Nam Đàn cười ḍn:
-- Tuổi nào mà không đi tu được.Hà Trường hắn dọa một ngày kia có thể hắn cũng đi tu.
Nàng trề môi:
-- Ông ấy mà tu th́ khi đắc đạo thành ông Phật tốc à?
-- Người ta không cần đắc đạo. Em tưởng ai đi tu là người ấy mong đắc đdạo hay sao?
Nàng nhướng mắt để khỏi phải trả lời. Đụng đến cái tủ của một triết gia th́ mệt cho đôi tai ưa nghe ca hát của nàng lắm. Quả nhiên Nam Đàn tự động nói tiếp:
-- Người ta đi tu để trốn tránh cuộc đời. Có người đi tu v́ thất bại trong đời sống, có người đi tu để tự hủy hoại ḿnh một cách lặng lẽ, có người đi tu v́ có cơ duyên, mà cũng có người đi tu để…đi tu.
Dự Thư gật gù:
-- Có ai đi tu để…không đi tu không anh?
-- Có chứ. Đó là những người mặc áo nhà tu để dễ làm áp phe. Đúng hơn phải nói họ đi tu để khỏi đi tù.
-- Hứ.
Biết ḿnh bị chê bai. Nam Đàn đổi câu chuyện:
-- D́ Bạch Lan của em đẹp quá. Đẹp không thua ǵ má em.
-- Em cũng thấy thế.
-- Có vẻ hiền hơn má.
-- Ừ, d́ là người chịu đựng.
-- Anh thấy d́ hỏi thăm tất cả mọi người trong gia đ́nh em, trừ một người.
Dự Thư ngạc nhiên:
-- Ai?
-- D́ không hỏi thăm ba em một câu nào.
Dự Thư trầm ngâm suy nghĩ. Đúng như thế, d́ không hỏi ǵ tới ba nàng hết.
o0o
Buổi tối mọi người mới có dịp chuyện tṛ với cha mẹ Nam Đàn cũng như hai em của anh. Người em trai kém anh ba tuổi, tên là Phong. Cô em gái bằng tuổi Dự Thư, trông khỏe mạnh sắc xảo, có cái tên ngờ ngợ một con sông: Thu Đà. Bà Thành ít nói hơn chồng, mặc dù ông Thành không phải là người nóI nhiều. Mọi người quây quần quanh bàn ăn đặt ngoài sân, dưới những tàng cây sồi rất lớn. Bính C̣m hớp một ngụm bia, nói với ông Thành:
-- Bác trồng được mấy cái cây này cảnh này đẹp quá.
Ông không hiểu ư anh chàng, nên trợn mắt:
-- Mấy cây sồi này ấy à? Nó có hàng trăm năm nay rồi.
B́nh thản nhiên:
-- Vậy hả bác? Bác trồng làm sao hay quá.
Ông cười to:
-- Ông tổ ba đời của tôi trồng đấy. Cả những cây sao cây trắc trong rừng kia nữa.
Thật ra ai cũng biết đó là những cây cổ thụ xưa kia thuộc về khu rừng sồi trên mảnh đất này. Khi thành phố Nha Trang được mở mang, có thể là trước hay cùng thời với bác sĩ Yersin, cánh rừng bị đốn dần, nhường chỗ cho nhà cửa đường xá. Bính ưa đùa dai cho vui vậy thôi. Ư Hoa bỗng nháy mắt anh chàng, sợ anh chàng ba hoa không đúng chỗ. B́nh tảng lờ như không biết, hỏi tiếp:
-- Cháu thấy trong nhà bác có những bức tranh vẽ phong cảnh vùng này, và cả mấy bài thơ t́nh lồng trong khung kính nữa. Bác làm thơ t́nh hay quá.
Thu Đà le lưỡi với anh. Ông Thành cười ha hả:
-- Cậu đọc hết rồi à?
-- Cháu mới đọc vài câu. Thơ hay không cần phải đọc hết mới biết rằng hay.
Ai cũng biết anh chàng phê b́nh theo kiểu ba trợn, nhưng ông Thành gật gù:
-- Cậu nói đúng!
Ư Hoa chưng hửng nh́n mọi người một lượt. Chó ngáp phải ruồi, Bính C̣m bắt đầu phê b́nh sang lăng vực hội họa:
-- Tranh sơn dầu bác vẽ cũng thật đẹp. Hồi sau này bọn họa sĩ ở
Sài G̣n ưa vẽ tranh vô h́nh dung, nghĩa là không có h́nh thể ǵ hết, cháu không chịu được.
Ông Thành lắc đầu:
-- Tranh không phải do tôi vẽ. Một người bạn ở Lương Sơn cho tôi đó. Ông ta vẽ đẹp lắm.
Dự Thư ṭ ṃ:
-- Thưa bác, Lương Sơn gần đây không?
-- Khoảng hơn chục cây số.
-- Phải đi xe ǵ tới đó bác?
Nam Đàn lên tiếng:
--Em phải hỏi anh chứ? Đó là việc của anh mà.
Hạ Liên th́ thầm vào tai nàng:
-- Ông con tranh nghề ông bố. Tao cuộc là Nam Đàn không biết nhiều.
Dự Thư lườm Nam Đàn ngầm ra lệnh bảo im, rồi hỏi ông Thành:
-- Bác giới thiệu người bạn bác cho chúng cháu đi. Mai anh Nam đưa chúng cháu ra đó.
Nam Đàn phản đối ngay:
-- Ḿnh c̣n nhiều chỗ nên đi trước. Mai đi Ḥn Chồng, Tháp Bà. Ra Nha Trang phải thăm những nơI đó đă.
-- Em muốn đi Lương Sơn trươc''.
Phong giơ tay:
-- Tôi đồng ư. Lương Sơn đẹp lắm.
Thấy t́nh h́nh hứa hẹn xôn xao, Hạ Liên xen vào:
-- Dù sao phải có xe hơi. Từng này người…
Phong lắc đầu:
-- Tôi đi Lương Sơn bằng xe gắn máy hoài. Đi xe gắn máy lên đèo Rù Rỳ ḿnh ngừng được, chỗ nào đẹp th́ xuống xem liền.
-- Ư kiến hay.
Hà Trường nói. Hắn ngồi ăn hết hai con tôm hùm là ít, bây giờ mới lau miệng phát biểu ư kiến. Nam Đàn im lặng. Có lẽ không ai thấy rơ thái độ của chàng, ngoàI Hạ Liên.
-- Thế nào mai đi đâu trước?
Hạ Liên nói:
-- Tôi đề nghị để Nam Đàn quyết định nên đi chỗ nào trước. Anh Nam là đầu tàu trong cuộc du ngoạn này mà.
Ư Hoa tán thành:
-- Dúng như ư kiến tôi.
Bín C̣m cũng gật gù:
-- Sao cũng được.
Phong nhe răng cười:
-- Thế th́ thôi.
Dự Thư ngầm giận dỗi. Nàng cố thúc giục Hà Trường:
-- C̣n anh có đổi ư kiến ǵ không?
-- TôI hả? Ai đi đâu tôi đi đó đừng lọ!
Nàng trề môi:
-- Ai thèm lo cho anh.
B́nh ra dáng người lớn, quay lại đàm đạo với ông Thành:
-- Dù sao khi nào đi Lương Sơn, nhờ bác giới thiệu người bạn họa sĩ của bác cho chúng cháu.
-- Làm như thích hội họa lắm
Anh chàng trừng mắt nh́n Hạ Liên:
-- Cô không hiểu ǵ cả. Trước hết về hội họa,
tôi có đi xem triễn lăm đều đều.
-- Ở Sài G̣n chẳng bao giờ tôi thấy anh nói về hội họa hết.
Mọi người cười ào. Bính C̣m dở ngón:
-- Đúng rồi. Đâu phải ai cũng biết nghe chuyện hội họa. Mấy người ngu lắm, để tôi nói hết cho mà nghẹ Tôi nói về hội họa v́ tôi thích hội họa, vừa v́ mấy người nữa.
Hà Trường cười khẩy:
-- Hắn nói tiếng Miên, tôi chẳng hiểu ǵ hết.
-- Đă bảo người ta chưa nói hết mà. Ông họa sĩ ở Lương Sơn nhất định phải thông thạo đường lối đi về Lương Sơn hơn bất cứ ai. Những nơi ông ta thông thạo nhất định phải là các thắng cảnh, những chỗ ngoạn mục. Quen ông ta ḿnh khỏi phải mất th́ giờ hỏi han người này người nọ, mấy người hiểu chưa?
Ai nấy im lặng, v́ anh chàng nói đúng quá. Không ai ngờ Bính ăn to nói lớn mà cũng thâm trầm như thế.
-- Mấy người hiểu rồi chứ?
Anh chàng nhắc lại câu hỏi với vẻ ngạo nghễ. Hà Trường gật đầu công nhận:
-- Ừ cũng phải dịch nghĩa nó ra như vậy người ta mới hiểu được.
Bà Thành đi lui đi tới giữa nhà bếp và khoảng sân rộng, lần này đứng lại góp ư kiến vào câu chuyện:
-- Cậu Bính nói đúng lắm. Nhưng không nhờ ông họa sĩ này được đâu.
-- Ông ấy khó tính hả bác?
-- Không phải. Ông ấy rất tốt, nhưng ông ấy cụt mất một chân, làm sao đưa các cô các cậu đi được.
Mọi người đưa mắt nh́n ông Thành. Ông trầm ngâm mồi thuốc lá vào trong tẩu. Bà Thành nói xong lại chạy xuống bếp. Tiết lộ đó khiến câu chuyện đang vui bỗng lắng hẳn xuống. Người họa sĩ là bạn thân của ông Thành, nên không ai dám nhắc tới ông ta nữa, sợ ông buồn. Ông có vẻ buồn thật. Ông im lặng hút thuốc. Đột nhiên Dự Thư đứng dậy:
-- Tôi muốn xem mấy tấm tranh cuả ông họa sĩ.
Bính C̣m đẩy ghế:
-- Cho tôi theo. Có chỗ nào không hiểu, tôi giảng nghĩa cho.
Dự Thư lặng lẽ nói:
-- Cám ơn.
Thái độ của nàng thật khác thường, khiến không ai nói thêm ǵ nữa. Nam Đàn đứng lên đi theo. Pḥng khách khoản khoát, rộng răi, có cửa sổ mở ra hai bên. Gió lồng lộng thổi vào từ một bên cửa, và từ đó, Dự Thư nghe tiếng sóng biển ŕ rào. Nàng chợt nhớ nàng đang ở gần biển. Trong bữa ăn ồn ào, nàng quên điều đó. Thật ra nàng ăn tôm hùm, ăn cá tươi, ăn mực xào, nàng nghĩ đến biển trong một ư nghĩa khác. Bây giờ nàng mới nhớ rằng biển c̣n…có sóng nữa. Sóng biển ŕ rào vọng lại như một khúc nhạc. Nàng mỉm cười nh́n Nam Đàn. Chàng đứng bên cạnh nàng, chiếc áo sơ mi xanh mở một cúc ngực. Trên tường có tất cả ba tấm tranh và hai bài thơ lồng trong khung kính. Ba tấm tranh đều là tranh phong cảnh, hai tấm vẽ biển, một tấm vẽ núi. Thật ra trong tấm tranh vẽ núi, ḥn núi phía sau chỉ là hậu cảnh. Phải gọi đó là một tấm tranh nh́n từ biển vào, v́ phần chính của tấm tranh là băi cát, trên băi cát có một con thuyền mắc cạn. Màu sắc tím sẫm.
-- Anh thấy tấm tranh này ra sao?
-- Đẹp, anh thấy nó nhiều năm rồi.
-- Đẹp à, cái đó là dĩ nhiên đi rồi.
Đó là tiếng Bính C̣m. Anh chàng thao thao nói tiếp:
-- Xem tranh phải biết tâm sự của người vẽ, cũng như đọc thơ phải biết tâm sự của thi sĩ vậy. Theo ư tôi th́ ông họa sĩ cụt chân này không đi đâu được, nên ông ấy mới vẽ con thuyền mắc cạn.
Nam Đàn hất hàm:
-- Chắc chỉ cần nh́n con thuyền mắc cạn mầy cũng đoán ra ông ấy cụt chân?
Bính thản nhiên:
-- Bởi vậy người ta mới cần học tiểu sử nhà nghệ sĩ, hiểu chưả Biết tiểu sử, thân thế của họ, ḿnh phê b́nh mới hay, mới đúng. Theo ư tôi th́ ông họa sĩ này là một người cô độc. Có cô độc mới vẽ một con thuyền. Ở vùng biển, ngày nào người ta không nh́n thấy từng đoàn thuyền đánh cá, thế mà ông ta chỉ vẽ có một con thuyền, lại là con thuyền mắc cạn, đủ biết ông ta cô độc, và c̣n tự cho rằng ḿnh vô dụng, thất thế.
-- Cái ǵ mà khiến anh dám nói như vậy?
-- Dễ hiểu quá mà. Con thuyền nằm nghiêng. Nếu là thuyền nghỉ, người ta chặn hai bên đàng hoàng cho nó ngay ngắn, hay là lật úp nó xuống. Đằng này không phải. Con thuyền này trông chán chường lắm. Màu cát lại xám chứ không vàng. Phía sau cảnh vật cũng âm u lắm.
Lần này không ai phản đối v́ Bính nói đúng. Tới tấm tranh vẽ biển thứ nhất, Bính gật gù:
-- Đây là biển phẫn nộ.
-- Cai ǵ?
-- Cô không hiểu à? Biển giận dữ, biển cáu sườn. Không lẽ phải dùng tới mấy danh từ b́nh dân như thế cô mới hiểu saỏ Hậu nham nhở nó nói tên cô là Dự Thư, có hy vọng học lớp dự bị hoài. Năm nay liệu cô có được lên lớp không?
-- Im cái mồm hôi của anh lại đi. Bức tranh này anh giải nghĩa làm sao nói nghe thử?
-- Dễ hiểu quá mà. Biển màu xanh sẫm, trong màu xanh có pha màu đỏ. Đó là sắc giận dữ. Từng ngọn sóng ngoi lên tua tuả, như những sợi tóc dựng đứng của một hung thần. Và bầu trời, trời vô t́nh quá.
Dự Thư thấy anh chàng nói thật đúng ư của ḿnh, vội hỏi:
-- Tôi cũng thấy sự vô t́nh đó, nhưng không giải nghĩa được.
-- Dễ quá mà, bởi v́ cô không đọc sách về hội họa làm sao cô giải nghĩa được? Có ai vẽ trời cao mênh mông như thế không? Lại màu vàng nhạt rất b́nh yên. Thế là trời vô t́nh.
Nam Đàn lặng lẽ theo sau, miệng đă ngậm một điếu thuốc lá.
-- C̣n bức này?
-- Bức này cũng vẽ biển. Ông này có lẽ chỉ vẽ biển mà thôi. Cái kia là biển phẫn nộ, cái này là biển vô vọng.
-- Tuyệt vọng?
-- Không tôI nói vô vọng. Cô học Văn khoa cô phải biết giá trị của mỗi chữ, không thể lầm lẫn được. Vô vọng khác với tuyệt vọng.
-- Anh nói nghe thử.
-- Tuyệt vọng là c̣n buồn bă c̣n đau khổ. Khi ta chờ đợi ai mà măi không thấy người đó tớI ta thất vọng, rồi tuyệt vọng. Lúc ấy ta buồn chết được, và muốn uống thuốc chuột mà tự tử quách cho rồi. Vô vọng th́ khác. Vô vọng là đă qua giai đoạn tuyệt vọng. Nghĩa là không có can đảm tự tử sau sự thất bại của ḿnh. Nghĩa là vẫn sống, sống với sự mệt mỏi, ơ hờ.
-- Hay!
Người lên tiếng phẩm b́nh là ông Thành. Ông đến phía sau mọi người từ lúc nào không ai hay. Ông lên tiếng khen Bính C̣m khiến anh ta phỗng mũi,
đứng vân vê mấy sợi râu càm không biết đă mọc chưa.
-- Cậu Bính nói rất hay. Cậu nói đúng tâm sự của bạn tôi.
Tôi tưởng chỉ có tôi hiểu được ông ta.
Dự Thư chỉ mấy tấm tranh hỏi:
-- Ông ấy kư tên ǵ cháu không đọc rơ. Bích hay Bính hả bác?
-- Tôi hả?
Bính pha tṛ, cúi nh́n tên người họa sĩ kư trên tấm tranh. Ông Thành mời mọi người ngồi xuống ghế:
-- Ngồi uống cà phê. Cà phê sắp mang ra.
Chỉ những tấm tranh, ông trả lời:
-- Ông ấy tên Bích, Thạch Bích.
Nh́n mọi người ông nóI tiếp:
-- Thạch Bích chỉ là tên sau này anh ấy thêm vào, chứ tên chính của anh ấy là Bích.
Bính C̣m giải nghĩa:
-- Thạch Bích là đá xanh.
Ông Thành cười. Dự Thư nói:
-- Thạch Bích là bức tường đá.
-- Đúng lắm cháu Dự Thư noiI đúng lắm. Cho rằng ḿnh là người bị giam cầm trong bốn bức tường đá, nên ông bạn bác mơi lấy biệt hiệu đó.
Dự Thư thích chí cười nóI vui vẻ trở lại. Cà phê được mang lên. Khi thấy thừa một ly, người ta mớI thấy thiếu Phong. Thất Phong có ư tốt với ḿnh trong bữa ăn, Dự Thư đứng dậy tính đi kiếm, Thu Đà ngăn lại:
-- Anh ấy lấy xe ra phố rồi.
Trong thoáng im lặng, mọi người nghe rơ tiếng ŕ rào của sóng biển và tiếng gió trong những lùm cây trên cao. Hà Trường nói:
-- Ở đây thích thật. Tôi mong sau này được sống ở một nơi như thế này.
Nam Đàn lắc đầu:
-- Tao ở đây lâu quá rồi, tao lại muốn sống ở
Sài G̣n hơn. Ở đây tao thấy buồn…
-- Khi mày có vợ, chắc mày sẽ thấy khác.
Vừa nói hắn vừa nh́n Dự Thư khiến Thu Đà mỉm cười:
-- Vấn đề là vợ anh Nam có chịu được một nơi nào như thế này không. Em nghi là không.
Nam Đàn nhướng mắt:
-- Tại sao em lại đoán thế?
Cô bé trả lời không nghỉ ngợi:
-- Dễ đoán quá mà. Không đoán được th́ anh cứ việc hỏi, có ǵ khó đâu.
Câu nói đó khiến Dự Thư ngượng nghịu. Ai cũng thấy Nam Đàn có ư săn đón nàng, nàng cũng thấy như thế, song giữa hai người lại chưa có ǵ gọi là chính thức hết. Tất cả tùy thuộc cuộc du ngoạn này. Nhớ đến Phùng, Dự Thư lại thấy hay. Có Phùng ở đây, nàng dễ quyết định hơn. Nàng đứng dậy nói:
-- Giờ này mà ở nhà th́ phí quá. Nam Đàn, anh đưa mọi người đi chơi phố chứ?
o0o
Đúng lúc mọi người sửa soạn xong, Phong từ ngoài cổng liệng xe vào, mái tóc dài tung bay trong gió.
-- Mọi người tính đi đâu mà không đợi tôỉ Anh ta hỏi khi đậu xe lại.
Hạ Liên hỏi ngược lại:
-- Bạn đi đâu mà không nói cho ai hay?
-- Tôi vừa đi v́ các bạn.
-- Lại thêm một người v́ chúng ta. Hà Trường giơ tay lên trời nói--- Bây giờ bạn cho biết bạn đi đâu, làm ǵ về?
-- Tới nhà hàng cuả bọn bạn tôi. Đó là nơi duy nhất ở Nha Trang có một ban nhạc sống. Họ bằng ḷng trừ cho chúng ta nửa tiền nếu chúng ta tới dưới mười người.
Ư Hoa đếm thật nhanh:
-- Một hai bạ..tám người.
-- Đi hết?
-- Dĩ nhiên là đi hết. Các anh chị nên đi để xem pḥng trà ca nhạc ở Nha Trang khác pḥng trà ở
Sài G̣n như thế nào. C̣n em nhất định phải đi v́ nếu không có dịp này th́ cả đời chẳng bao giờ em được đi pḥng trà hết.
Người nói câu đó là Thu Đà. Nam Đàn gật đầu:
-- Đồng ư đi hết.
Trong nhà chỉ có hai chiếc xe gắn máy, do đó ông Thành cho mượn chiếc Landrover của ông. Phong nhận việc lái xẹ Chưa đầy nửa tiếng sau,
cả bọn tới nhà hàng Hoa Đăng. Trong sân nhà hàng---vốn là một
biệt thự biến cải---Có hai chiếc xe Jeep và vá chiếc xe gắn
máy.
Chỉ có dưới mười người khách ngồi rải rác trong căn pḥng lớn. Ban nhạc không thể chơi hào hứng được trước một số khách ít oi như thế. Họ vớ lấy đàn, lấy kèn khi thấy bọn Nam Đàn ồn ào bước vào. Phong dẫn đầu, thân mật giơ tay chào mấy người bạn trên bục gỗ. Hai chiếc bàn vuông được kê liền lại với nhau. Cả bọn Nam Đàn ngồi xung quanh hai chiếc bàn đó.
Dự Thư cố gắng đọc tên ban nhạc viết bằng kiểu chữ chân voi màu sắc sặc sỡ trên mặt trống khá lớn. The Sea Stars. Đây nhất định là ban nhạc của thành phố biển, không sai vào đâu được.
Nam Đàn ra hiệu bằng tay hỏi mọi người uống ǵ. Không ai trả lời dứt khoát, chàng liền tự động gọi 8 chai coca cola. Cũng không ai phản đối.
Người nói to tiếng nhất là Bính. Anh ta yêu cầu ca sĩ tŕnh bày bản Love Story khiến Ư Hoa nhăn mặt:
-- Khiếp. Ông Bính C̣m mà yêu cầu Love Story!
-- Thế bạn tưởng tôi thích nghe điệu nhạc của bạn hở?
-- Điệu nhạc của tôi là điệu nhạc nào?
-- Các cô ai chả có điệu nhạc riêng.
-- Tầm bậy.
Ư Hoa lên giọng nạt. Không ai để ư tới họ nữa v́ một cô bé xinh xắn đă cất tiếng hát. Pḥng trà mờ tối trong thứ ánh điện đỏ nhờ nhờ, chỉ có bục gỗ la nổi bật dưới ánh đèn chiếu đủ màu, lúc xanh lúc vàng. Khuôn mặt cô ca sĩ tṛn trĩnh trông rất thơ ngây. Cô ta hát dứt bản Love Story, Bính C̣m nói:
-- Cô ta sắp hát bản tôi yêu cầu rồi đó!
Mọi người cười ào ào. Anh chàng thản nhiên hỏi:
-- Nàng hát rồi à? Vậy mà tôi cứ tưởng nàng hát điệu nhạc của Ư Hoa.
Anh chàng coi thế mà tán tỉnh khéo léo không chê được. Ư Hoa cười khẩy:
-- Anh làm tôi cảm động chết được.
-- Dự Thư cô thích nghe bản ǵ?
Bính hỏi trong khi giấy bút sẳn sàng.
-- Tôi không yêu cầu ca sĩ. Yêu cầu anh hát được không?
-- Phải chi tôi biết hát. Tôi chỉ là người hay háy chứ không hát hay. Ở đây có một người hát rất hay, tại sao Dự Thư không yêu cầu?
Mọi người chăm chú ngó Bính. Tất cả đều ṭ ṃ.
-- Ai?
-- Ai thế hở?
Bính trịnh trọng chỉ Nam Đàn:
-- Một ca sĩ danh tiếng thời chúng tôi c̣n học với nhau ở Chu Văn An.
Hạ Liên tấm tắc:
-- Anh giấu tá kỹ quá. Lên đi Nam Đàn.
Khuôn mặt Hạ Liên đỏ hồng, cặp mắt long lanh náo nức. Hà Trường nói:
-- Tôi chưa bao giờ nghe hắn hát cả. Tuy nhiên tôi tin rằng hắn hát rất hay.
-- Tại sao anh tin như thế? Có người hỏi vặn. Hà Trường cười mỉa:
-- Hắn hút thuốc lá ít hơn tôi.
Nhiều tiếng la lối phản đối. Bính giục:
-- Lên đi chứ? Pḥng trà bây giờ chỉ c̣n bọn ḿnh, không ǵ phải ngượng hết.
Quả thật lúc ấy nhóm khách đă đứng lên Đó là mấy quân nhân lớn tuổi. Trong pḥng trà không phải chỉ c̣n bọn Nam Đàn, mà c̣n vài người khách nữa, tuy nhiên đều ít tuổi, bộ mặt tươi cười dễ dăi,
như sẵn sàng tham dự cuộc vui với mọi người.
Dự Thư hỏi Nam Đàn:
-- Anh có lên không?
-- Không.
Bính đưa ra đề nghị khác:
-- Cũng được, nếu đề cử được người thay thế. Không được đề cử ẩu.
-- Bạn vừa đề cử ẩu. Nam Đàn nói---Các bạn vừa nghe hắn nói hắ n biết tôi hát hay hồi học chung ở Chu Văn An. Tôi bảo đảm là hắn chưa bao giờ học ở Chu Văn An ngày nào hết.
Ai cũng tin lời Nam Đàn. Trước những lời sĩ vả kịch liệt của bạn bè, Bính chỉ nhe răng cười trừ. Dự Thư chen vào:
-- Tại sao ai cũng tin lời anh Nam mà không ai tin anh Bính hết?
Bính được dịp phân bua:
-- Đó mấy người thấy bất công chưả Tại sao vậy hả? Nam Đàn có cái ǵ hơn tôi mà được các người tin tưởng một cách mù quáng như thế?
Ừ nhỉ không hiểu taị sao ai cũng tin Nam Đàn? Dự Thư tự hỏi, mà không trả lời được. Nàng chỉ biết chàng nổi bật trong đám bạn trai, không lớn tiếng cũng không nhiều lời. Về ăn mặc, Nam Đàn không chải chuốt song luôn luôn đúng thời trang. Đầu tóc, giày vớ chàng lúc nào cũng nghiêm chỉnh sạch sẽ, trái hẳn người bạn rất thân của chàng là Hà Trường. Tuy nhiên chàng kiêu ngạo ngầm, mà Dự Thư chưa khám phá ra chàng kiêu ngạo v́ lư do ǵ.
-- Được rồi, tôi có giải pháp dung ḥa. Nam Đàn lên tiếng, và tiếp--- Tôi sẽ hát...
-- Hay quá!
-- Hoan hô! Lên đi Nam Đàn!
-- Ly kỳ thật. Hà Trường hoài nghi nói---Mày mà hát, lại hát ở pḥng trà. Hay mày chỉ hát nếu có tao lên khảy đờn điện?
Có tiếng cười hi hí của Thu Đà. Nam Đàn lắc đầu:
-- Tôi chưa nói hết. Tôi sẽ hát nhưng trong một dịp khác. Nếu tôi nhớ không lầm th́ cuối tuần này là sinh nhật Thu Đà. Phải không em? Chàng quay sang hỏi em gái khiến cô bé sung sướng gật đầu, và tṛn mắt ngạc nhiên--- Tôi sẽ hát trong dịp đó.
-- Đồng ư. Bây giờ đề cử người thay thế đi.
-- Tô i biết có người sẽ vui ḷng thay thế tôi hôm nay.
-- Ai?
-- Hạ Liên.
Dường như ai cũng ngạc nhiên. Không ai nghĩ tới việc người được chàng đề nghị lại là Hạ Liên. Có vài ánh mắt nh́n Dự Thư chớp nhoáng. Có người ḍ xét phản ứng của nàng. Nàng vẫn mỉm cười, nét mặt khó biết như sắc trời muà hạ: rực rỡ nhưng có thể đổ mưa bất cứ lúc nào.
-- Hạ Liên lên đi chứ.
Sau tiếng thúc giục của Thu Đà, Ư Hoa nói:
-- Nếu anh Nam không đề cử, tôi cũng đề cử Hạ Liên. Liên có chân trong ban văn nghệ Văn khoa, hát không thua ǵ ca sĩ nhà nghề đâu.
Cô bé vốn e thẹn, lần này sung sướng nhận lời. Dự Thư thấy bạn ḿnh thường long lanh cặp mắt t́nh chết được mỗi khi hài ḷng việc ǵ. Hạ Liên không nói một lời nào, đứng dậy. Tiếng vỗ tay khích lệ nồng nhiệt nổi lên. Phong theo nàng lên sân khấu, nói nhỏ với mấy người bạn trong ban nhạc. Anh chàng xướng
Anh chàng xướng ngôn nói qua máy phóng thanh:
-- Thưa quí bạn, hôm nay ban nhạc The Sea Stars hân hạnh được tăng cường một ca sĩ sinh viên mới từ
Sài G̣n ra. Cô Hạ Liên sẽ tŕnh bày cùng quí vị bản nhạc... Có Ai Tin Tôi....cùng qúi vị bản Có Ai Tin Tôi. Đây cô Hạ Liên!
Thêm một tràng pháo tay nữa. Hạ Liên nói vài tiếng với người điều khiển ban nhạc. Khi tiếng đàn nổi,
nàng hát ngay.
Thật không ngờ Hạ Liên có giọng truyền cảm đến như thế. Nàng phát âm rành rọt, chữ nào ra chữ ấy, bộ điệu tŕnh diễn cũng rất thành thuộc đối với sân khấu. Cái hay của nàng là với những bộ điệu hết sức tươi sống, nàng vẫn cho người nghe thấy nàng không phải là một ca sĩ nhà nghề, như quan niệm thông thường người ta vẫn có về các nữ ca sĩ. Giọng hát Hạ Liên trong trẻo, tinh quái:
Có ai tin tôi
Như tin một nhà thám hiểm
Vượt sóng trùng dương
Thấy một ngọn núi cao
Ghi một ngọn núi cao
Thấy một ḍng sông dài
Ghi một ḍng sông dài
Tôi chỉ ghi
Những ǵ trường cửu
Những ǵ không đ^?i thay
Những ǵ tôi chỉ ghi trong lá thư t́nh
Gửi người tôi yêu da6''u nhất đời
Có ai tin tôi
Tôi không phải nhà thám hiểm
Chếnh choáng rượu say
Thấy một ngọn núi cao
Hóa hai ngọn núi cao
Thấy một ḍng sông dài
Hóa hai ḍng sông dài
Rồi đem ghi
Những ǵ lầm lẫn
Những ǵ đă đổi thay
Những ǵ tôi chỉ ghi trong lúc điên cuồng
Khiến đường gặp nhau quá xa vời...
Hạ Liên ca dứt, nhiều người suưt soa.
-- Bis! Bis!
-- Nhất thế giới! On the top! Bis!
Nàng bước về chỗ ngồi, nhận lời cảm ơn của Nam Đàn với vẻ cảm động. Dự Thư không phát biểu một lời nào. Nàng chỉ gật đầ với Hạ Liên. Nam Đàn hỏi:
-- Em thấy Hạ Liên hay không?
-- Hay.
-- Lẽ ra em phải hát thay anh mới phải. Câu này chàng nói thầm th́ bên tai nàng. Dự Thư lắc đầu:
-- Anh nhờ Hạ Liên là phải rồi.
-- Giận đấy à?
-- Lạ nhỉ sao em lại giận anh được.
Nói thế nhưng nàng thấy ấm ức trong ḷng. Ngay lúc đó một nhóm khách bước vào quán Hoa Đăng, người đi sau chót là Phùng.
-- Dự Thư.
Anh chàng reo lên vui vẻ, tiến lại chào hỏi bọn Nam Đàn. Mọi người đưa mắt nh́n nhau. Ai cũng biết Nam Đàn không thích Phùng.
-- Vui quá, cho nhập bọn được không?
Hà Trường quơ tay:
-- Cả pḥng trà này là một, anh ngồi chỗ nào cũng thấy vui hết.
-- Ngày mai quí vị có đi chơi đảo không?
-- Ngày nào chúng tôi cũng đi đảo hết. OK. hẹn nhau ngày mai.
Hà Trường nói lia. Dự Thư nhăn mặt rồi nhẹ nhàng quay bảo Phùng:
-- Thế nào chúng ta cũng gặp nhau. Nha Trang nhỏ mà.
-- Đúng thế.
Nói xong Phùng phác tay chào mọi người, trở về ngồi với mấy người bạn anh ta. Nam Đàn cũng dơ tay chào lại. Rồi chàng xem giờ:
-- Muộn rồi, chúng ta nên đi về.
o0o
Chỉ trừ có Thu Đà thoái thác, những ngườ c̣n
lại đồng ư dành cả buổi sáng hôm sau để đi tắm biển. Ở Sài G̣n, Dự Thư và Hạ Liên mỗi tuần đều đi bơi tại hồ tắm Đại Đồng, cảm giác khác hẳn khi hai cô nàng buông ḿnh xuống biển cả.
-- Có ǵ lạ phải không mày?
-- Sứa đấy.
-- Ẩu nào.
-- Tại nước biển nặng hơn nước hồ tắm chứ ǵ.
Hạ Liên ngụp lặn sau câu nói, rồi trồi lên bơi về phía Bính C̣m. Anh ta đang té nước vào Ư Hoa như một đứa trẻ.
Nam Đàn lúc ấy ở gần Dự Thư hơn hết, trong khi Phong ở tít ngoài xa, cách bờ có tới trăm thước, trông anh ta nhỏ tí như một trái dừa. Chỉ có một ḿnh Phong dám ra xa như thế.
-- Dự Thư.
-- Ǵ anh?
-- Đêm qua em ngủ ngon chứ?
-- Vâng.
Thật ra nàng trằn trọc cả tiếng đồng hồ, không hiểu ǵ đầu óc nghĩ lan man hay v́ tiếng sóng biển ri rào bất tận. Nàng và Hạ Liên ngủ chung một pḥng, hai người hầu như không trao đổi với nhau một chuyện ǵ đáng kể. Hạ Liên có vẻ khác lạ hơn ngày thường.
-- Không nhớ nhà chứ?
Nàng cười khanh khách:
-- Có, nhớ má.
Nam Đàn lân la đến gần:
-- Hôm qua khi ở pḥng trà anh hơi vô lư.
Nan`g cười thầm:
-- Em có để ư ǵ đâu.
-- Không đừng nói thế.
-- Thực mà em chỉ thấy Hạ Liên hát thật hay. Em vẫn biết nó hát hay khi hai đứa c̣n học ở trung học với nhau, nhưng chưa bao giờ em thấy nó hát hay như đêm qua.
Nhờ có anh đấy.
Nam Đàn cầm lấy tay nàng:
-- Em lầm rồi.
Nàng hơi bơi lui ra xa. Bọn Bính ở cách hai người cả chục thước. Khi chàng tới gần, nàng nói:
-- Đêm qua em thấy Hạ Liên cảm động lắm. Nó vốn rụt rè khi xúc động là lộ hết ra nét mặt.
-- Anh cũng thấy như vậy.
-- Anh có để ư lúc nó hát không? Em thấy nó nh́n anh.
Nam Đàn lắc đầu cười:
-- Hạ Liên nh́n tất cả mọi người.
Chàng lại t́m cách cầm lấy tay nàng. Lần này Dự Thư tránh được, nét mặt tinh quái cười cợt nh́n chàng.
-- Dự Thự
-- Gọi người ta hoài.
-- Anh nói đêm qua ở pḥng trà anh hơi vô lư, anh chắc em hiểủ
-- Không em làm sao hiểu được.
-- Em là một cô bé thông minh.
-- Về chuyện ǵ?
-- Về tất cả mọi chuyện.
-- Không đúng à. Có những chuyện em rất ngu. Chẳng hạn như em không hiểu được v́ sao đêm qua Hạ Liên xúc động. C̣n anh làm cái ǵ vô lư đâủ
Chàng nhún một cái tới thật sát bên nàng, khiến nàng hoảng hốt. Trong lúc ngoái cổ nh́n bọn Bính C̣m, nàng để nước mặn uà vào miệng ho sặc sụa. Nàng tạt nước vào mặt chàng, cố gắng không cho chàng tới gần. Khi bơi ra cách một sải tay, nàng đạp hai chân ùm ùm trên mặt biển, la lối om ṣm:
-- Cá mập! Cá mập!
Hạ Liên lướt tới bên bạn, nh́n nhanh khuôn mặt hai người. Nam Đàn đưa tay vuốt mặt, cằn nhằn:
-- Cho nó đớp em đi.
-- Sức mấy nó đớp được em. Đớp vào em nó gẫy răng à.
Hạ Liên lẳng lặng bơi ra xa. Dự Thư bơi theo:
-- Có người muốn bắt nạt tao đó mày.
-- Ai bắt nạt được mày.
-- Mày không bênh tao hén.
Hạ Liên bơi ra xa hơn nữa. Nam Đàn đuổi theo cả hai người. Khi tới bên Bính,
chàng dừng lại.
-- Cấm ai theo nghe. Tôi với nó bơi thi.
Dự Thư nói và đuổi theo Hạ Liên. Hai người ra xa hơn nữa.
-- Mày sao thế, Hạ Liên?
-- Không.
-- Đêm qua mày hát hay quá. Chưa bao giờ tao thấy mày đẹp như
đêm qua.
-- Cảm ơn.
-- Đừng khách sáo mày ơi. Người ra khen c̣n làm bộ. Tao có khen ai bao giờ đâu.
Tao chỉ khen mày.
Hạ Liên nh́n bạn như một ánh chớp:
-- Căi nhau với Nam Đàn hả?
-- Không.
-- Anh ấy yêu mày đấy.
-- Không phải đâu.
-- Mày đừng giả vờ. Mày biết điều đó hơn tao. Ai cũng biết Nam Đàn yêu mày tới thời kỳ thứ ba rồi.
Hết thuốc chữa rồi.
-- Tao...
-- Đừng căi bướng. Mày dư biết đêm qua Nam Đàn giận mày.
Dự Thư cười:
-- Tao làm ǵ mà giận tao nhỉ?
-- Tính mày thật dễ ghét, tao không hiểu sao nhiều người yêu mày thế? Tại sao ông Phùng biết tụi ḿnh đi Nha Trang mà theo rả
Dự Thư cau mày:
-- Ai bảo mày là ông ấy theo tụi ḿnh?
-- Mày cho đó là chuyện t́nh cờ à? Mày không thấy Nam Đàn đ̣i về ngay sau khi ông Phùng bước vào Hoa Đăng saỏ
Dự Thư nói trái ư ḿnh:
-- Tao nghĩ đó là sự t́nh cờ.
-- Đêm qua tao cũng thấy mày trằn trọc cả giờ đồng hồ, phải không?
Nàng đỏ mặt:
-- Mày xấu nhé, ḍ xét tao trong khi tao ngủ. C̣n mày th́ ngủ ngon lắm
đấy.
-- Sao mày không chịu nói chuyện với taỏ
Dự Thư nhún vai:
-- Lúc nào tao cũng phải nhường bước mày à? Nhưng mà thôi,
mày vào đi.
Nam Đàn đang bơi ra, tiến về phía hai người. Hạ Liên chỉ tay nói:
-- Cá mập mày ơi.
Dự Thư hóm hỉnh:
-- Tao ra với Phong. Anh ta ra xa quá trông thấy dễ sợ. Để tao
gọi Phong vào.
-- Dự Thư vào đi.
Như không nghe thấy bạn, Dự Thư hối hả bơi ra.
-- Dự Thư, tao sợ...
-- Sợ th́ vào đi.
-- Tao sợ... tao yêu lầm người yêu của bạn...
Hạ Liên vừa nói dứt câu bỗng nghe hai tiếng thét của hai anh em Phong. Dự Thư biến đâu mất. Lúc ấy cả bốn người đang ở xa quán cây số 6 có tới một trăm hay hai trăm thước. Hạ Liên đờ người. Phong ào đến như một con bói cá, hụp xuống. Ngay lúc đó Nam Đàn hớt hải tới bên Hạ Liên, đỡ lấy nàng.
Nàng ̣a khóc:
-- Nó nó...
Phong đă trồi lên mặt biển như con ḱnh ngư, tay ôm eo Dự Thư:
-- Chắc là vọp bẻ.
Nam Đàn rời Hạ Liên tới đỡ một bên Dự Thự Hai anh em bơi hai bên d́u nàng vào bờ. Nửa đường Phong tự tách rời, chậm chạp quay lại với Hạ Liên. Anh ta không nói ǵ hết.
o0o
|
|
|
|