Bản Tin Chiều   Arthur Hailey Pages Previous  1  2  3  4  Next   
PHẦN III
Chương 1

Ở hăng truyền h́nh CBA, ông Arthur Nalesworth, một người đàng hoàng, lịch lăm mà nay được mọi người gọi là bác Arthur, khi c̣n trẻ vốn là một nhân vật tai to mặt lớn. Trong suốt ba mươi năm làm việc tại hăng, ông đă đảm đương nhiều chức vụ cao như phó trưởng ban tin tức thế giới, chủ nhiệm mục tin trong nước buổi chiều và phó chủ nhiệm điều hành toàn bộ Ban tin tức. Thế rồi vận may tuột mất, và cũng giống như những người trước hoặc cùng thời, ông bị gạt ra ŕa ở tuổi năm mươi sáu, người ta bảo những ngày ông nắm giữ trọng trách đă qua rồi, và để tuỳ ông lựa chọn: hoặc về hưu sớm, hoặc ngồi ở một vị trí thấp hơn mà họ dành cho ông.
Hầu hết những người gặp hoàn cảnh này thường chọn cách về hưu v́ sĩ diện. Ông Arthur Nalesworth lại chọn

Nguyên Tác: The Evening News
Dịch Giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo

việc tiếp tục ở lại làm việc, dù việc đó là ǵ, không phải v́ ông tự cho ḿnh là quan trọng, mà chủ yếu v́ cái chủ nghĩa chiết trung của ḿnh. V́ không tính đến khả năng ông lại quyết định như vậy, nên hăng đành phải sắp xếp cho ông một vị trí nào đó. Trước tiên họ cho biết là ông sẽ được làm phó chủ nhiệm.
Sau này bác Arthur thường kể: “Ở cái hăng này có ba loại phó chủ nhiệm: một loại thực sự làm việc có kết quả, xứng đáng với đồng lương được hưởng. Một loại chuyên ngồi bàn giấy ở văn pḥng, chẳng làm được cái ǵ cho ra hồn, nhưng lại luôn phả giơ đầu chịu báng cho cấp trên khi có chuyện ǵ sai sót; loại thứ ba có tước danh “phó” chỉ để lưu trữ các bài viết mà thôi. Tôi thuộc một trong ba loại này”.
Rồi gặp khi phấn chấn, ông c̣n thổ lộ thêm: “Có một điều mà những người ít nhiều thành đạt trong nghề này đáng ra phải nhớ, nhưng phần lớn th́ lại không nhớ, là sẽ có ngày ta không c̣n vai tṛ quan trọng nữa. Khi đă leo gần tới đỉnh cái cột mỡ trơn tuột, tự ta phải nhớ rằng chẳng bao lâu nữa ta sẽ bị gạt ra lề, nhanh chóng bị lăng quên, và sẽ có những người khác trẻ hơn, có lẽ giỏi giang hơn thay thế. Tất nhiên..”, và đến đây bác Arthur thích dẫn một câu trong trường ca Uylitse của Tennyson: “Người ta ai cũng phải chết. Nhưng vào cuối cuộc đời, ta lại vẫn có thể làm được những điều cao thượng…”.
Thế rồi, hăng truyền h́nh và cả bản thân bác Arthur cũng không ngờ rằng ngay cả sau khi những năm tháng huy hoàng của bác đă qua, bác vẫn c̣n làm được “những điều cao thượng”.
Nhưng việc bác làm liên quan đến lớp trẻ, những người đang kiếm tiền kiếm việc làm.
Các vị chức sắc trong giới truyền h́nh cảm thấy bực ḿnh và đôi lúc khó xử v́ thường gặp phải một câu hỏi giống nhau; mà những người hỏi họ lại là bạn bè, họ hàng thân thích, các mối làm ăn, chính khách, bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhăn khoa, các nhà chứng khoán, khách khứa nơi bàn tiệc mà danh sách kể ra không thể hết được. Câu hỏi đó là: “Ông có thể nhận con trai, con gái, cháu họ, con đỡ đầu, học tṛ hoặc người được tôi đỡ đầu vào làm ở hăng được không?”.
Có những ngày, nhất là vào những kỳ học snh đại học tốt nghiệp ra trường, những người ở hăng có cảm tưởng như lớp trẻ đang cố sức đạp cửa xông vào hăng vậy.
Trong một số trường hợp, các vị chức sắc của hăng có thể dễ dàng từ chối, nhưng đâu phải bao giờ cũng có thể làm được như vậy. Làm sao mà từ chối khi những người cầu cạnh nhờ vả lại là những nhà quảng cáo quan trọng cho hăng của họ, những người có chân trong ban giám đốc hăng CBA, những kẻ rất có thế lực với Nhà Trắng và Nghị viện ở Washington, những chính khách mà làm họ phật ư th́ thật là ngu ngốc, những nguồn cung cấp tin quan trọng cho hăng và c̣n nhiều loại người khác nữa.
Vào thời kỳ trước khi có bác Arthur, viết tắt là BUA, giới chức của hăng CBA thường mất nhiều thời gian gọi dây nói thông báo cho nhau về những chỗ đang c̣n thiếu người, rồi gắng sức xoa dịu nững người có con cái, cháu chắt, vân vân… không được nhận vào làm việc tại hăng.
Bây giờ không c̣n phải làm thế nữa. Cái việc mà ban lănh đạo hăng CBA trong t́nh thế tuyệt vọng nghĩ ra giao cho Arthur Nalesworth đă cứu nguy cho đồng nghiệp của họ. Khi có người xin việc cho người của ḿnh, các vị tai to mặt lớn của hăng CBA có thể trả lời: “Chắc chắn tôi sẽ giúp ông. Chúng tôi có hẳn một ông phó chuyên lo liệu việc cho bọn trẻ có triển vọng. Hăy bảo cậu ta gọi điện theo số máy này, nói là tôi giới thiệu là sẽ được hẹn tiếp ngay”.
Việc gặp ấy chẳng có khó khăn ǵ, v́ Arthur Nalesworth tiếp bất kỳ ai trong cái văn pḥng bé tư tẹo, không có cửa sổ mà họ dành cho ông. Trước nay chưa bao giờ có nhiều cuộc tiếp khách đến xin việc đến thế. Những buổi này thường là dài, có khi cả tiếng đồng hồ hoặc hơn. Đủ các loại vấn đề được đặt ra và trả lời một cách thân t́nh. Cuối cùng, người đến t́m việc ra về, cảm thấy hài ḷng với CBA cho dù họ không được nhận. C̣n ông Nalesworth th́ lại hiểu rơ hơn tính cách và khả năng tiềm ẩn trong chàng trai ngồi đối diện với ông.
Lúc đầu, số lượng và thời gian các cuộc tiếp khách ấy trở thành tṛ cười ở pḥng tin của hăng, với những lời nhạo báng là “thừa thời gian”, là “dựng xây đế chế”. Cũng v́ Nalesworth thường khích lệ người xin việc, dù họ thuộc loại có triển vọng hay không có triển vọng, người ta liền gọi ông là “Bác Arthur”, và cái tên có từ ngày ấy.
Nhưng dần dà niềm kính trọng miễn cưỡng thay thế cho sự hoài nghi. Sự kính trọng càng tăng khi môt số thanh niên mà bác Arthur mạnh dạn đề nghị hăng nhận vào làm đă nhanh chóng hoà nhập và đảm nhận tốt vai tṛ của họ trong pḥng tin tức. Về sau, việc được bác Arthur nhận trở thành niềm tự hào của họ, giống như một thứ chứng chỉ vậy.
Lúc này bác Arthur đă sang tuổi sáu mươi lăm và thông thường th́ tính ra chỉ c̣n năm tháng nữa là bác về hưu. Trong giới điều hành ban tin tức, người ta nói đến việc yêu cầu bác Arthur ở lại thêm. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, bác Arthur Nalesworth lại trở thành một nhân vật quan trọng.
Một sáng chủ nhật tuần thứ ba của tháng chín, bác Arthur đến trụ sở hăng CBA để cùng t́m kiếm Jessica, Nicholas và Angus Sloane. Theo lời dặn của ông Les Chippingham qua điện thoại từ tối hôm trước, ông đến pḥng họp đặc biệt của nhóm đặc nhiệm. Partridge, Rita và Teddy Cooper đang chờ ông ở đó.
Trước mặt họ là một người vai rộng, chắc nịch , tầm thước, khuôn mặt dịu dàng đôn hậu và tóc rẽ đầu ngôi cẩn thận. Ông có vẻ dễ tính và tự tin. V́ biết đây không phải là một ngày làm việc b́nh thường, nên ông không đóng bộ comple màu sẫm thường ngày, mà mặc áo vết len dày màu nâu, quần ghi nhạt, li quần sắc như dao, thắt nơ nhọn, chân đeo giày bóng lộn.
Mỗi khi ông cất giọng âm vang, người ta có cảm tưởng như đang nghe Churchill nói. Một đồng nghiệp cũ của ông có lần đă nhận xét rằng những điều ông Arthur Nalesworth nói ra cứ như được khắc trên bảng đá.
Sau khi bắt tay Partridge, Rita và được giới thiệu với Cooper, bác Arthur nói: “Theo chỗ tôi biết, các anh cần sáu chục người trẻ tuổi giỏi giang nhất của tôi, nếu như tôi có thể tập hợp được ngần ấy trong thời gian gấp gáp thế này. Nhưng trước hết xin các anh cho biết là có chuyện ǵ đă chứ?”.
“Teddy sẽ nói lại với ông” Partridge bảo. Anh ta ra hiệu cho Cooper bắt đầu.
Bác Arthur lắng nghe anh chàng nghiên cứu người Anh kể lại những cố gắng để nhận dạng bọn bắt cóc và rơ ràng là họ đang bế tắc trong việc này. Sau đó Cooper nói về ư định t́m kiếm hang ổ của bọn bắt cóc bằng cách đọc mục quảng cáo mua bán nhà đất ở trên các báo, v́ anh ta cho rằng nơi đó có thể chỉ cách chỗ xảy ra tội ác trong ṿng bán kinh không quá hai mươi lăm dặm.
Partridge nói thêm: “Chúng tôi hiểu rằng làm vậy cũng chưa chắc đă có kết quả, nhưng đó lại là cách khả dĩ nhât mà chúng tôi có được vào lúc này”.
Bác Arthur đáp: “Kinh nghiệm đă cho tôi thấy khi chưa biết nên bắt đầu từ đâu, th́ ta chỉ c̣n có cách ấy mà thôi”.
“Tôi rất mừng là ngài cũng nghĩ như vậy”, Cooper nói.
Bác Arthur gật đầu nói tiếp: “Cái hay của cách làm ấy là dù khó có khả năng t́m đúng điều ta muốn, nhưng rất có thể chúng ta lại phát hiện ra một điều nào đó có ích cho chúng ta theo một cách khác”. Ông quay sang nói thêm với Cooper: “Anh bạn trẻ này, anh cũng sẽ thấy trong số những người mà tôi gọi tới cũng có khối tay năng nổ như anh”.
Cooper cùng bác Arthur tới cái văn pḥng nhỏ xíu của bác. Ở đó, bác lần rải các hồ sơ và phiếu lưu trữ kín cả mặt bàn. Rồi bác bắt đầu gọi điện thoại; cái lối bác gọi, tuy cho nhiều người khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ như đang nói chuyện với một người bạn thân quen ở đầu dây bên kia. “Ian này, cháu nói muốn có cơ hội được nhận vào làm ngay cả việc rất khiêm tốn tại hăng. Bây giờ đang có cơ hội như thế đấy”… “À, không được Bernard ạ. Bác không thể bảo đảm sau hai tuần làm công chuyện này, cháu sẽ được nhận vào làm tại hăng. Nhưng tại sao cháu không thử xem sao?”… “Đúng thế, Pamela ạ. Bác đồng ư cái việc tạm thời này không xứng với một người đă học qua khoa báo chí như cháu thật. Nhưng cháu nhớ là khối nhân vật có danh tiếng trong nghề này vốn chả phải cũng bắt đầu từ những việc lẻ mẻ đó thôi?”… “Cháu nói đúng đấy Howard ạ. Năm đô la, năm mươi xu một giờ đâu phải là thứ lương hậu hĩnh. Nhưng nếu tiền bạc là cái cháu quan tâm, th́ cháu hăy quên cái nghề làm tin này đi, và nên t́m kiếm việc làm ở phố U-ôn th́ hơn”… “Felix, bác hiểu rằng gấp gáp thế này th́ cũng bất tiện thật; nhưng mấy khi mà thuận tiện được chứ? Nếu cháu muốn làm ở hăng truyền h́nh, trong trường hợp cần thiết, cháu c̣n phải bỏ cả buổi kỷ niệm sinh nhật của vợ cháu mà đi nữa cơ”… “Erskin, cháu đừng quên là cháu c̣n có thể làm được bản tóm tắt về công việc đặc biệt mà cháu làm cho CBA đấy”.
Sau một tiếng liền gọi điện thoại cho mười hai người, bác Arthur nhận được bảy người trả lời “Chắc chắn sẽ tới” vào sáng hôm sau và một người nói “có thể sẽ đến”. Sau đó bác vẫn kiên nhẫn gọi tiếp theo danh sách của bác.
Bác gọi cho một người nằm ngoài danh sách ấy. Người này là giáo sư Kenneth. K. Goldstein, trưởng khoa báo chí của trường đại học Colombia, vốn là bạn của bác từ thuở thanh niên. Khi được giải thích về công việc cần tại CBA, nhà giáo dục ấy lập tức đồng ư ngay. Cả hai người đều biết không thể huy động được số học sinh đang theo học tại khoa báo chí của trường v́ bài vở đ̣i hỏi rất nặng, nhưng số học sinh tốt nghiêp nay đang làm bằng phó tiến sĩ khoa báo chí có thể cũng quan tâm và có điều kiện tham gia. Một số đă tốt nghiệp nhưng chưa kiếm được việc làm cũng vậy.
Vị trưởng khoa bảo: “Chúng ta cứ coi đây là một công việc khẩn cấp nhé. Tôi sẽ cố gắng chọn độ hơn chục người và sẽ gọi điện thoại báo lại cho anh”. “Colombia muôn năm!”, bác Arthur nói lớn , rồi lại tiếp tục quay các số máy khác.
Trong khi đó, Teddy Cooper trở lại pḥng họp để chuẩn bị kế hoạch hành động cho đám người được huy động sẽ tới vào sáng hôm sau. Hai phụ tá của anh cũng đă tới đó, và họ cũng mải mê nghiên cứu cuốn Niên giám quốc tế các chủ bút và nhà xuất bản, các bản đồ và danh bạ điện thoại địa phương, chọn ra các thư viện và văn p̣ng toà báo mà họ sẽ tới, các đường đi nước bước tiếp theo. Đồng thời Cooper cũng ghi ra một số điều cụ thể để hướng dẫn những người mới tới này; họ sẽ phải đọc kỹ tất cả các mục quảng cáo trên khoảng một trăm sáu mươi tờ báo trong ba tháng qua. Họ cần phải chú ư đến những ǵ?
Cùng với cái phạm vi hai mươi lăm dặm, Cooper mựng tượng thêm họ phải chú ư:
Một khu vực tương đối vắng vẻ, cách xa khu dân cư. Bọn người mà họ đang truy t́m hẳn là muốn náu ở nơi khuất nẻo, có thể đi hoặc đến mà không làm người khác ṭ ṃ. Không cần chú ư đến những nhà hoặc khu vực đông người ở hoặc qua lại.
Nơi chúng ẩn náu có thể là một nhà máy hoặc nhà kho nhỏ không c̣n được dùng đến, hoặc có thể là một ngôi nhà lớn. Nếu là nhà, chắc chắn sẽ phải là ngôi nhà cũ, mái đổ tường xiêu, v́ vậy hẳn là chẳng ai muốn thuê. Nhà đó có thể có khu phụ chứa đủ vài xe, và có nơi sơn xe. Mà cũng rất có khả năng là một trang trại bỏ hoang. Các nơi trú ngụ đại loại như trên cũng cần được chú ư, và muốn vậy, cần phải sử dụng cả trí tưởng tượng nữa.
Loại chỗ ở đủ chứa ít nhất là bốn hoặc năm người, hoặc có thể nơi ở khác. Tuy nhiên, những người ở đó hẳn phải “gối đất nằm sương” v́ thế chắc chắn không thuộc loại được mô tả kỹ trong quảng cáo cho thuê. (Trong mục “Các loại nhà khác”, Cooper nghĩ cả đến nơi nạn nhân bị bắt cóc, nhưng không ghi ra cụ thể).
Những nơi hoặc khu nhà mà người tính chuyện làm ăn buôn bán b́nh thường, hoặc t́m nơi ở lâu dài có thể không muốn thuê. V́ vậy cần đặc biệt chú ư tới các quảng cáo kéo dài trên báo, sau đó đột nhiên ngừng mất. Điều này có nghĩa là nơi đó không có người thuê, sau đó đột nhiên có người thuê hoặc bán được cho họ dùng vào chuyện không b́nh thường.
Không cần phải chú ư tới giá thuê nhà, thuê đất hoặc chuyển nhượng sở hữu trong các quảng cáo, bởi v́ những kẻ đang bị truy t́m ấy chẳng thiếu ǵ tiền bạc.
Cooper quyết định hăy thế đă. Trong khi muốn truyền đạt một ư có tính khái quát, anh không muốn làm ǵ mà lại hạn chế hoặc không khuyến khích suy nghĩ khác của mọi người. Anh cũng định sáng hôm sau sẽ nói chuyện với số người của bác Arthur khi họ tới, và đề nghị Rita chuẩn bị sẵn một nơi thích hợp làm việc đó.
Quăng giữa trưa, Cooper cũng ăn trưa với bác Arthur trong quầy ăn uống của hăng CBA. Bác Arthur gọi món xăng-đuưch cá ngừ và cốc sữa, c̣n Cooper lấy món thịt nước sốt sền sệt, một chiếc bánh nhân thịt vàng ươm, rồi với vẻ bẽn lẽn thẹn thùng gọi thêm cốc chè đen.
“Chán quá”, bác Arthur nói vẻ như ḿnh có lỗi. “Đến hôm nay mới có hai mốt người đăng tên. Giá lúc khác th́ nhiều hơn”.
Hôm đó là chủ nhật, nên ở hăng ít người hơn ngày thường. V́ vậy hai người ngồi riêng ở một bàn – Cooper ngồi xuống ghế và nói: “Tôi xin phép được hỏi ngài…”.
Bác Arthur ra hiệu cho anh ta dừng lại. “Thật dễ chịu khi thấy người Anglê các anh luôn tôn trọng người khác. Nhưng anh đang ở nơi mà sự phân chia đẳng cấp bị xoá nhoà, nơi mà thứ dân cũng gọi vua là “Joe”hoặc “Này ông”, nơi mà ngày càng có ít người viết chữ “ông” trước tên người nhận thư ghi trên phong b́. Ở đây mọi người đều gọi tôi theo tên riêng cả”.
“Thôi đươc, Arthur”, Cooper nói, vẻ ngượng nghịu: “Tôi cứ tự bảo không biết bác nghĩ thế nào về việc đưa tin hiện nay so với thời…”.
“So với thời hoàng kim khi tôi c̣n làm chứ ǵ? Này, câu trả lời của tôi có thể làm anh ngạc nhiên. Nó tốt hơn ngày xưa rất nhiều. Những người hiện đang viết và đưa tin bây giờ khá hơn bọn tôi ngày xưa. Th́ cũng c̣n v́ kỹ thuật đưa tin ngay càng khá hơn. Bao giờ cũng đúng là như vậy”.
Cooper dướn lông mày: “Rất nhiều người lại nghĩ ngược lại”.
“Teddy thân mến, nhưng kẻ nói vậy chẳng qua v́ họ mắc chứng hoài cổ khó tiêu đó thôi. Với số này cứ phải thụt xà pḥng th́ đầu họ mới thông được. Anh cứ tới thăm bảo tàng của ngành thông tin đại chúng ở New York mà xem một số chương tŕnh phát tin trước đây, từ những năm sáu mươi chẳng hạn. Tôi cũng mới tới đó. Nếu lấy tiêu chuẩn hôm nay mà so, phần lớn các chương tŕnh đó là yếu, thậm chí mang chất nghiệp dư nữa cơ. Mà tôi không chỉ nói đến chất lượng có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp đâu, yếu cả về chiều sâu trong phóng sự điều tra nữa”.
“Mấy người không ưa bọn tôi cho rằng ngày nay chúng tôi làm cái chuyện điều tra quá nhiều”.
Thấy Cooper tỏ vẻ khoái chí, bác Arthur lại càng cởi mở. “Một điều cho thấy báo chí của chúng ta đang đà thăng tiến là ngày càng có ít việc khuất tất mà lại không bị phanh phui. Những vụ lạm dụng sự tín nhiệm của công chúng đang bị lôi ra trước công luận. Tất nhiên nhiều khi những người làm tốt trách nhiệm của ḿnh với dân chúng vũng bị vạ lây. Chẳng hạn cuộc sống riêng tư của họ cũng bị đụng chạm. Thế nhưng xă hội th́ lại ngày càng tốt hơn”.
“Tức là bác không nghĩ các phóng viên thuở trước giởi hơn lứa phóng viên hiện nay?”.
“Không những đă không giỏi hơn, mà họ lại c̣n không có được cái táo tợn, tính bất chấp quyền uy, dám chấp nhận hiểm nguy mà người làm tin hạng nhất hiện nay cần có. Tất nhiên giới làm tin ngày trước cũng giỏi theo tiêu chuẩn của thời ấy, và một số người th́ cực kỳ tài giỏi. Nhưng ngay cả những người ấy, giá nay họ vẫn c̣n trong nghề, hẳn cũng phải phát ngượng trước sự tôn sùng như bậc thánh mà người ta dành cho họ”.
Cooper nheo mắt ṭ ṃ hỏi lại: “Bác bảo là phong thánh à?”.
“À, đúng vậy. Anh không biết là chúng tôi dành cho họ sự ngưỡng mộ như một thứ tôn giáo sao? Chúng tôi dùng những từ rất kêu, chẳng hạn như tin tức là một “trách nhiệm thiêng liêng”. Chúng tôi đă vênh vang với bao lời hoa mỹ về “thời đại hoàng kim của vô tuyến truyền h́nh”, nên tất nhiên là phải phong thánh cho các danh tài của giới báo chí. Ở hăng CBS, họ phong thánh cho Ed Murrow, một con người rơ ràng là kiệt xuất. Tuy Ed cũng có chỗ yếu trong cuộc đời trần tục, nhưng người tôn sùng ông cũng dễ dàng bỏ qua. Rồi đây, chắc CBS cũng sẽ tôn Walter Cronkite lên bậc thánh, nhưng tôi e rằng việc đó sẽ được làm sau khi Walter khuất núi, bởi lẽ một người đang c̣n sống làm sao chịu nỗi sự nổi danh đến vậy. Đấy mới chỉ là kể CBS, một hăng thuộc bậc đàn anh thôi. Rồi sẽ đến lúc các hăng khác thuộc lớp sau cũng phong thánh cho người của ḿnh. Chắc ABC sẽ tôn Arledge lên bậc thánh. Nói cho cùng, th́ chính Roone Arledge, chứ không phải ai khác, đă tạo nên phong cách hiện đại trong việc đưa tin trên hệ thống truyền h́nh”.
Bác Arthur đứng dậy và nói: “Anh bạn Teddy thân mến , nói chuyện với anh là tôi sáng ra khối điều. Nhưng bây giờ tôi phải trở lại với kẻ luôn làm chủ cuộc sống của chúng ta là cái điện thoại”.
Cuối ngày hôm đó, bác Arthur cho biết là năm mươi tám người trong số “Thông minh nhất, triển vọng nhất’ của bác sẽ đến nhận nhiệm vụ vào sáng thứ hai.

Chương 2

Rạng sáng chủ nhật, chiếc máy bay Learjet mang số hiệu 55L4 đang bay trên vùng rừng núi dân cư thưa thớt thuộc địa phận tỉnh San Martin của Peru. Trong khoang máy bay là ba chiếc quan tài, trong đó Jessica, Nicholas và Angus Sloane vẫn c̣n nằm trong trạng thái mê man. Sau năm giờ và mười lăm phút bay từ Opa Locka thuộc bang Florida, chiếc phản lực loại nhỏ này đă bay gần đến điểm hẹn, đó là dải đất dùng làm chỗ hạ cánh có tên là Sion trong vùng núi Andes. Lúc này là bốn giờ mười lăm phút, theo giờ địa phương.
Trong khoang lái lờ mờ sáng, cả hai tay phi công vươn hẳn người, căng mắt nh́n vào khoảng tối trước mặt. Máy bay đang ở độ cao ba ngàn năm trăm bộ với mặt biển, nhưng lại cách rừng phía dưới có một ngàn bộ. Trước mặt không xa là những dăy núi cao chót vót.
Trước đó mười tám phút, họ rời đường bay thường lệ với hệ thống tín hiệu vô tuyến dẫn đường, và để t́m đúng chỗ hạ cánh, họ bật hệ thống dẫn đường kư hiệu GNS-500 VLF, một thứ máy chính xác đến mức cánh lái máy bay đôi lúc gọi nó là “có thể phát hiện được cả cái mụn nhỏ ở đít con ruồi”. Nhưng khi bay đến gần hoặc đang bay phía trên chỗ hạ cánh ấy, họ sẽ nhận được tín hiệu từ mặt đất bằng mắt thường.
Họ đă giảm tốc độ máy bay đi rất nhiều, thế mà máy bay vẫn đang ở tốc độ trên ba trăm dặm một giờ.
Faulkner, người lái phụ là người đầu tiên nh́n thấy tín hiệu bằng đèn từ mặt đất. Đèn bật sáng ba lần, rồi lại tắt, nhưng phải măi tới khi Faulkner, lúc này đang lái, cho máy bay lượn và theo hướng kim địa bàn mới thấy đèn hiệu trên mặt đất.
Underhhill, phi công chính, cũng nh́n thấy đèn hiệu sau Faulkner một lát. Lúc này anh ta đang bận rộn sử dụng mật khẩu ở tần số đặc biệt trên đài vô tuyến: “A tencion, amigos de Huallaga É ste es el avion “La Dorada”. Les traemos el embarraue Pizarro”1.
(Chú ư, các bạn Huallaga. Đây là máy bay “La Dorada”. Chúng tôi mang đến cho các bạn tên Pizarro làm áp lực đây).
Tín hiệu hạ cánh được định sẵn này được trao cho Underhill khi họ thương lượng thuê bao chuyến bay. Dưới mặt đất hiểu ngay và lập tức điện trả lời: “Somos sus amigos de la tierra. Les eztawos esperando. “la Dorada”, se puede aterrizor. No hay viento!”2.
(Chúng tôi là bạn của các bạn ở dưới mặt đất. “La Dorada” có thể hạ cánh. Không có gió).
Mọi người trên máy bay vui mừng nhận điện hạ cánh, nhưng tin cho hay trên đường băng không có gió giúp cho việc cản bớt tốc độ vẫn c̣n lớn của chiếc 55 LR. Tuy nhiên, khi Underhill báo lại đă nhận được lệnh hạ cánh, đèn hiệu dưới đất lại bật sáng và nhấp nháy liên tục. Một lát sau, thêm ba đèn hiệu nữa phát sáng dọc đường băng bằng đất nện. Underhill, vốn đă tới đây hai lần, biết ngay rằng chiếc đài vừa hát lệnh hạ cánh là loại trang bị di động, và có lẽ nó được chở trên xe tải dùng làm đèn pha chiếu sáng. Loại thiết bị hiện đại này không làm anh ta ngạc nhiên. Cánh buôn lậu ma tuư thường hạ cánh ở đường băng này, mà khi phải sử dụng đến các loại thiết bị th́ các Cacten ma tuư xài tiền không hề tiếc.
“Tôi sẽ điều khiển máy bay hạ cánh”, Underhill nói, và tay phụ lái liền trao cho anh ta cần điều khiển.
Phi công chính cho máy bay lượn một ṿng ở độ cao một ngàn bộ, xem xét đường băng lờ mờ phía dưới và lượng hướng hạ cánh. Anh ta biết cần phải tận dụng từng tấc của đường băng, thừa hiểu rằng dọc theo hai lề của dải đất là cây cối rậm ŕ, do đó việc hạ cánh phải được thực hiện một cách hoàn hảo. Anh ta cảm thấy hài ḷng, liền bắt đầu chuẩn bị hạ cánh, bay theo hướng gió và hạ dần độ cao.
Faulkner ngồi bên cạnh, tiến hành các công việc kiểm tra trước khi hạ cánh. Anh bật nút “hạ cánh”, và càng máy bay từ từ hạ xuống. Khi họ cho máy bay lượn ṿng cuối cùng, ba chiếc đền xanh nhấp nháy liên tục báo hiệu đang hạ cánh. Hai chiếc đèn pha ở trước máy bay xuyên qua bóng tối đầu đường băng; Underhill để máy bay lướt với tốc độ một trăm hai mươi dặm một giờ. Thực ḷng, anh ta muốn hạ cánh khi trời đă sáng, nhưng máy bay không c̣n đủ xăng để đợi trời sáng vào lúc sáu giờ. Khi đă sát đường băng, Underhill nhận thấy khoảng cách giữa máy bay và đường băng vẫn quá cao, v́ vậy anh ta hăm bớt động cơ. Lúc này máy bay chỉ c̣n cách điểm tiếp đất có năm mươi bộ. Chỉ c̣n cần đóng cửa dầu, tắt động cơ và nâng đầu máy bay lên. Chiếc máy bay chồm lên khi hạ xuống đường băng mấp mô. Cầm chắc tay lại cho máy bay chạy thẳng, trong khi những bóng cây lờ mờ hiện ra dọc hai bên đường băng trong ánh đèn của chiếc máy máy đay đang hạ cánh. Phải về hết ga, hăm phanh. Lúc này đă hết nửa đường băng, rồi dừng lại rất đúng lúc. Họ đă hạ cánh an toàn, không sai sót. “Giỏi thật”, Faulkner nói. Anh ta không ưa Underhill lắm; tay này là con người ích kỷ, thờ ơ lănh đạm và xa lánh mọi người. Thế nhưng anh ta lại là một phi công tuyệt vời.
Khi Underhill đánh tay lái cho máy bay lăn bánh về chỗ đậu, họ nh́n thấy chiếc xe tải và mấy bóng người di động. Cách xe tải một quăng ở phía kia là chiếc lán nhỏ đơn sơ và khoảng cách hơn một chục thùng sắt tṛn.
“Đó là chỗ lấy xăng”, Underhill chỉ tay và nói: “Máy tay kia sẽ giúp anh bơm xăng vào máy bay. Nhớ làm cho lẹ lên, v́ trời vừa sáng là chúng ta phải cuốn xéo ngay khỏi đây đấy”. Chỗ cuối cùng họ phải tới là Bogota ở Colombia. Khi đă ở trên không, mọi chuyện sẽ dễ dàng và họ sẽ nhanh chóng tới đó.
Underhill c̣n biết khu rừng rậm này chưa thuộc quyền cai quản của ai, cả Sendero Luminoso, quân đội Peru và đôi khi cả cảnh sát chống khủng bố của chính phủ thường xuyên giành giật nhau. Đây không phải là chỗ nấn ná thêm được, bởi v́ cả ba phái trên đều khét tiếng tàn ác. Nhưng mấy hành khách trên chiếc phản lực Learjet này lại cần phải xuống, do đó Underhill ra hiệu cho Faulkner đang đứng sau lưng anh ta mở cửa thông giữa khoang lái và khoang hành khách.
Miguel, Socorro, Rafael và Baudelio nhẹ cả người khi máy bay hạ cánh an toàn trong bóng đêm. Nhưng sau đó họ hiểu rằng bây giờ là lúc bắt đầu vai tṛ mới của họ trong phi vụ này. Đặc biệt Baudelio là người đang sử dụng các thiết bị theo dơi mấy chiếc quan tài, bắt đầu giảm bớt liều lượng thuốc gây mê, biết rằng chỉ lát nữa thôi là những bệnh nhân của anh ta (anh ta thường nghĩ như vậy) sẽ được ra khỏi quan tài.
Một lúc sau, máy bay dừng hẳn, tiếng động cơ tắt ngấm. Faulkner rời khỏi ghế đứng dậy mở cửa cabin. Nhiệt độ điều hoà bên trong đột nhiên trở nên nóng ẩm đến ngạt thở v́ không khí bên ngoài tràn vào.
Trong khi mấy hành khách lần lượt xuống, rơ ràng những người đang đợi dưới đất đặc biệt chú ư với vẻ kính nể Miguel và Socorro. Điều này hiển nhiên do Miguel là thủ lĩnh của họ, c̣n Socorro là người của Sendero Luminoso.
Lực lượng dưới đất gồm tám người. Mặc dù trời tối, nhưng nhờ ánh đèn phản chiếu có thể thấy những khuôn mặt nâu sạm và dăi dầu sương gió; bọn họ đều thuộc loại nông dân lực lưỡng. Người trẻ nhất trong bọn bước lên tự giới thiệu là Gustavo. Anh ta nói với Miguel “Tenemos ordenes de ayudarle cumdo lo necesite, senor”1.
Sau khi nói rơ anh ta sẵn sàng đợi lệnh, Gustavo quay sang Socorro, cúi người chào: “Senora, la destinacion de sus prisoneros Nueva Esperanza. El viaje sera noventu kilometros, la mayor parte por el rio. El barco esta listo”2.
Vừa lúc Underhill xuống tới nơi và nghe được câu cuối cùng. Anh ta hỏi, giọng gay gắt: “Tù nhân nào được chở bằng thuyền đi chín chục cây số?”.
Miguel không muốn Underhill biết tên nơi cuối cùng chúng sẽ tới là Nueva Esperanza. Dầu sao hắn cũng thấy tay phi công này quá nguy hiểm, nhất là khi nhớ lại cái câu “Mẹ kiếp anh đến chậm đấy” mà anh ta chào hắn ở Teterboro, và trong suốt cuộc hành tŕnh anh ta chẳng thèm che giấu sự thù địch với hắn. Nhưng bây giờ ở trên mắt đất, là nơi tay phi công chẳng c̣n là cái quái ǵ nữa, nên Miguel đáp với vẻ khinh khỉnh: “Đó không phải việc của anh”.
Underhill trả miếng ngay: “Bất cứ điều ǵ xảy ra trên máy bay này đều là việc của tôi. Anh ta liếc nh́n mấy cái quan tài. Thoạt đầu anh ta tự nhủ càng biết ít về mấy tay này càng tốt. Bây giờ, do bản năng hơn là do lư trí, anh ta quyết định để tự bảo vệ ḿnh th́ nên biết nhiều hơn. “Trong quan tài đựng cái ǵ?”.
Không thèm trả lời viên phi công, Miguel quay sang bảo Gustavo: “Digale a los hombres que descargues los âtudes cuidasomente sin moverlos demasrodo, y que los lleven andentro de la choza”3.
“Không được”, Underhill quát. Anh ta đứng chặn ngay cửa máy bay. “Chừng nào chưa trả lời câu hỏi của tôi, các anh sẽ không được mang những chiếc quan tài này xuống đâu”. Mồ hôi vă ra trên chiếc đầu hói và trên mặt anh ta v́ trời nóng.
Miguel nh́n Gustavo và gật đầu ra hiệu. Toán người lập tức cử động, tiếng kim khí va nhau và Underhill nh́n sáu họng súng chĩa vào ḿnh, chốt an toàn đă mở, các ngón tay đặt ngay nơi c̣ súng.
Sợ quá, viên phi công hét to: “Hăy v́ Chúa! Thôi được”. Anh ta lướt ánh mắt từ mấy khẩu súng, nh́n Miguel. “Được, tuỳ các anh. Hăy cho chúng tôi lấy xăng và rời khỏi đây”.
Phớt lờ tới yêu cầu cảu anh ta. Miguel dằn giọng quát: “Cút ngay khỏi cái cửa đó!”. Sau khi Underhill tuân theo, Miguel lại gật đầu ra hiệu, toán lính hạ lệnh súng xuống, bốn tên trèo vào khoang máy bay tới chỗ để quan tài. Tay phụ lái cùng đi với họ tháo dây chằng, rồi bọn chúng khiêng từng quan tài xuống đưa vào trong lán. Baudelio và Socorro theo sau.
Từ lúc chiếc máy bay hạ cánh đă được một giờ. Lúc này mặt trời sắp mọc; đường băng và khu vực xung quanh trở nên dễ nh́n hơn. Trong thời gian dừng ở đó, máy bay đă được nạp thêm xăng đủ bay tới Bogota. Xăng được bơm từ các thùng vào máy bay bằng chiếc bơm xách tay. Underhill đưa mắt t́m Miguel để báo cho hắn biết máy bay của anh ta sắp sửa cất cánh.
Gustavo bảo Miguel và mấy người kia đang ở trong chiếc lán dựng tạm. Underhill liền đi về phía đó.
Cửa lều khép hờ. Nghe tiếng người nói bên trong, Underhill đẩy cửa bước vào. Và anh ta khựng lại, bàng hoàng kinh hăi trước những ǵ anh ta thấy.
Trên sàn đất của túp lều là ba người đang ngồi, lưng quay vào tường, miệng há ra, đầu rũ xuống trong trạng thái hôn mê, nhưng rơ ràng là c̣n sống. Hai trong số ba chiếc quan tài được mang từ máy xuống, nay đă trống rỗng, được đặt cả trước và sau ba người để giữ cho họ ngồi không ngă. Chiếc đèn dầu hắt sáng leo lét trong căn lều.
Underhill lập tức hiểu ba người này là ai. Không thể nào lại không biết điều đó. Anh ta nghe đài Hoa Kỳ hàng ngày và đọc các báo Mỹ rất sẵn ở các sân bay và khách sạn các nước. Các phương tiện thông tin đại chúng của Colombia cũng đưa tin về vụ bắt cóc gia đ́nh một phát thanh viên nổi tiếng ở Mỹ.
Denis Underhill sợ run người. Trước đây anh ta cũng đă từng phạm tội – ai lái máy bay tuyến Mỹ La tinh mà chả vậy? Nhưng chưa bao giờ anh ta tham gia vào công việc đầy tội ác như vụ này. Không cần suy nghĩ anh ta cũng hiểu rằng, nếu ở Mỹ người ta biết việc anh ta chở người bị bắt cóc này, anh ta có thể phải ngồi tù suốt đời.
Anh ta cũng biết mấy người nữa cũng đang theo dơi hành vi của anh ta: đó là ba gă đàn ông và mụ đàn bà, lên máy bay ở Teterboro qua Opa Locka và tới Sion. Việc anh ta bước vào lều h́nh như cũng làm họ giật ḿnh.
Đúng vào lúc đó, người phụ nữ nửa tỉnh, nửa hôn mê trên nền nhà cựa quậy. Chị ta ngẩng đầu một cách khó nhọc. Nh́n Underhill chị ta định thần, môi mấp máy nhưng không thành tiếng. Sau đó thều thào nói: “Giúp… làm ơn nói giúp…”. Ngay sau đó, mắt chị ta dại đi, đầu lại gục xuống.
Từ phía bên kia, một người vội vă đi về phía Underhill. Đó là Miguel. Tay vung khẩu súng lục Makarov, hắn quát: “Xéo ngay”.
Underhill đi ra, Miguel chĩa súng bước theo. Ra đến ngoài, Miguel nói giọng tỉnh khô: “Bây giờ nếu ta giết mi, cũng chẳng sao”.
Underhill cảm thấy toàn thân tê dại. Anh ta nhún vai bảo: “Dẫu sao anh cũng đă giết tôi rồi, đồ khốn! Anh đă làm tôi dính liu vào vụ bắt cóc này; cho nên dẫu anh có giết tôi th́ cũng là quái ǵ!”. Anh ta nh́n khẩu Makarov khoá an toàn đă mở. Thế là đă rơ cả, anh ta nghĩ. Anh ta đă qua những t́nh thế hiểm ngèo, nhưng t́nh thế này xem chừng khó mà thoát được. Anh ta đă biết những tay giết người không gớm tay như gă Palacios này, cho dù hắn tên thực là ǵ đi nữa. Đối với chúng, mạng người chẳng có nghĩa lư ǵ, giết một sinh mạng th́ cũng chỉ như nhổ nước bọt xuống đất mà thôi. Anh ta mong gă kia bắn trúng ngay, để anh ta có thể chết một cách nhanh chóng và không đau đớn… Tại sao hắn vẫn chưa bắn nhỉ?... Mặc dù nghĩ vậy, bỗng nhiên Underhill vẫn thấy sợ cứng người. Mồ hôi vă ra mà người anh ta lại run lên v́ lạnh. Anh ta há miệng cầu xin, nhưng không thành tiếng v́ mồm đầy nước nhăi. Anh ta nhận thấy, v́ một lư do nào đó, kẻ đang chĩa súng vào anh ta hăy c̣n lưỡng lự.
Thực ra Miguel đang cân nhắc. Nếu giết viên phi công này, hắn sẽ phải giết nốt cả người lái phụ kia. Như vậy tức là chiếc máy bay sẽ c̣n ở đây; việc này tuy phức tạp nhưng hắn cũng có thể giải quyết được. Nhưng hắn biết rằng gă Colombia chủ chiếc máy bay này có nhiều bạn bè trong cacten Medellin; người này có thể gây chuyện rắc rối…
Miguel đóng khoá an toàn. Hắn nói giọng đe doạ: “Có thể anh nghĩ đă thấy ǵ đó, mà cũng có thể là không. Có thể trong suốt chặng bay này, anh không thấy ǵ hết”.
Underhill chợt hiểu nay: chẳng biết tại sao, nhưng hắn ta đang cho ḿnh một cơ hội thoát chết. Anh ta vội vă đáp, giọng đứt đoạn: :Đúng vậy! Tôi chẳng thẩy quái ǵ cả”.
“Đưa chiếc máy bay khốn kiếp ra khỏi đây ngay”. Miguel gầm gừ: “Rồi giữ mồm miệng cho kín. Nếu không, tôi thề rằng dù anh đang ở đâu, tôi cũng sẽ t́m thấy và giết chết. Rơ chưa?”.
Underhill nhẹ cả người nhưng vẫn c̣n run v́ biết đây là lần đầu tiên trong đời anh ta kề bên cái chết, và lời đe doạ kia là thực. V́ vậy anh ta gật đầu trả lời: “Rơ”. Sau đó anh ta xoay người trở lại đường băng.

o0o

Mây mù buổi sáng phủ trên khu rừng. Chiếc phản lực Leajet xuyên mây mù bay lên. Mặt trời đang lên lờ mờ trong mây mù, báo hiệu một ngày nóng như rang với những người dưới đất. Nhưng Underhill, trong khi thực hiện các thao tác bay một cách dễ dàng, lại đang nghĩ tới những điều sắp tới.
Anh ta tính toán rằng Faulkner đang ngồi bên cạnh không nh́n thấy những người gia đ́nh Sloane bị bắt cóc ấy, và cũng chẳng biết việc đă xảy ra với Underhill trước đó mấy phút. Cứ nên như thế th́ tốt hơn. Lúc này chẳng cần phải bảo với Faulkner rằng họ đă chở mấy cái ḥm đựng mấy người bị bắt cóc; nếu anh ta không biết, th́ sau này có thể anh ta sẽ thề trước toà là Underhill cũng không hề hay biết điều đó.
Anh ta tin rằng thể nào người ta cũng điều tra, và điều cơ bản là anh ta phải nhất quán trong lời khai: Anh ta không biết. Từ đầu cho đến cuối, anh ta phải nói không biết ǵ về vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane. Người ta có tin lời anh ta không? Có thể là không. Cũng chẳng sao, anh ta tin tưởng nghĩ thầm. Chừng nào chưa đủ bằng chứng để chứng minh điều ngược lại th́ vẫn chưa sao cả.
Anh ta nhớ tới việc người phụ nữ đă nói với anh ta. Đọc các tin trên báo, anh nhớ tên chị ta là Jessica. Liệu chị ta có nhớ là đă thấy anh ta không? Sau này chị ta có thể nhận ra anh ta không? Xét theo t́nh trạng của chị ta lúc ấy, khó có thể chị ta sẽ nhận ra anh ta. Càng nghĩ, anh ta càng thấy khó có khả năng chị ta sống sót mà ra khỏi Peru.
Anh ta ra hiệu cho Faulkner lái thay. Ngả người trên ghế, nét mặt anh ta thoáng một nụ cười. Underhill không hề nghĩ rằng có thể cứu thoát được những người nhà Sloane; và anh ta cũng không nghĩ tới việc báo cho nhà chức trách biết ai đang bắt giữ họ, và giữ họ ở đâu.
1 Chúng tôi được lệnh phải giúp đỡ ngài khi ngài cần, thưa ngài.
2 Thưa bà, nơi tù binh của bà sẽ đến là Nuveva Esperanza. Lộ tŕnh dài khoảng chín mươi cây số, phần lớn ở trên sông. Tàu thuỷ đă sẵn sàng.
3 Hăy bảo bọn đàn ông phải khiêng các quan tài thật cẩn thận, không được quăng quắt quá nhiều, và phải khiêng chúng vào trong lán.

Chương 3

Sau gần ba ngày liên tục điều tra, đội đặc nhiệm của hăng CBA thu được một thành công quan trọng.
Ở Larchmont thuộc bang New York, người ta đă nhận ra tên khủng bố quốc tịch Colombia tên là Ulises Rodriguez đă tham gia vào vụ bắt cóc người nhà Sloane và có thể là kẻ cầm đầu nhóm bắt cóc.
Đúng như đă hứa, sáng chủ nhật hôm sau tại trụ sở hăng CBA người ta đă có được bức hoạ ch́ Rodriguez do một bạn học thuở sinh viên trường Đại học California của hắn vẽ cách đây khoảng hai mươi năm. Chủ nhiệm Karl Owens, người đă phát hiện ra tên của Rodriguez qua các đầu mối của ông ở Bogota và ở Sở di trú Hoa Kỳ, đă nhận được bức hoạ ấy và sau đó mang tới Larchmont. Một đội quay phim và một phóng viên tại New York được vội vă gọi về cùng đi với ông.
Trong tiếng máy quay đang rè rè chạy, Owens cho người phóng viên giơ sáu tấm ảnh cho bà Priscilla Rhea, một nhà giáo về hưu, người đă chứng kiến vụ bắt cóc ở băi đậu xe Grand Union coi. Một tấm là ảnh Rodriguez, c̣n năm tấm ảnh khác chụp năm người đàn ông có khuôn mặt tương tự rút từ trong các hồ sơ lưu trữ ra. Bà Rhea lập tức chỉ vào ảnh Rodriguez.
“Người này. Hắn là người bảo là chúng đang quay một cảnh phim. Trong ảnh trông hắn trẻ hơn, nhưng đúng là hắn. Dù ở đâu tôi cũng nhận ra hắn”. Rồi bà nói thêm: “Lúc tôi thấy, hắn có vẻ là thằng cầm đầu”.
Tới lúc này, mới chỉ có CBA có được tin này. (Tất nhiên người ta không biết Rodriguez đang dùng tên khác là Miguel, hay trong chyến bay trên chiếc Learjet qua Peru, hắn tên là Pedro Palacios. Nhưng điều ấy không quan trọng, v́ bọn khủng bố thường dùng nhiều tên khác nhau).
Cuối ngày chủ nhật, bốn thành viên của nhóm đặc nhiệm gồm Harry Partridge, Rita Abrams, Karl Owens và Iris Everly gặp nhau để trao đổi về phát hiện trên. Hài ḷng v́ đă giúp vào việc lần ra đầu mối, Owens đề nghị đưa tin mới này vào bản tin chiều thứ hai.
Trong khi Partridge c̣n lưỡng lự, Owens lập luận một cách chắc chắn: “Này nhé, Harry, chưa ai biết tin này. Chúng ta có trước tất cả các hăng. Nếu ngày mai chúng ta phát tin, các hăng, kể cả thời báo New York và Bưu điện Washington dù họ không thích, cũng vẫn phải đưa tin của chúng ta và khâm phục hăng ḿnh. Nhưng nếu chúng ta gh́m tin chờ đợi quá lâu, tin về Rodriguez sẽ lọt ra ngoài, và thế là chúng ta mất độc quyền. Anh cũng như tôi đều biết là mọi người thích đưa chuyện. Cái bà Rhea ở Larchmont ấy thế nào chả kể cho ai đó nghe, và người này lại đi kể lại với người khác. Mà ngay cả người của hăng chúng ta cũng hở chuyện, và rất có thể một hăng khác nghe được”.
“Tôi ủng hộ ư kiến của Karl”, Iris Everly nói. “Ngày mai tôi sẽ có bài tiếp theo, Harry ạ. Không có cái gă Rodriguez, tôi không có chất tin ǵ mới mà”.
“Tôi hiểu”, Partridge trả lời: “Tôi cũng đang nghĩ nên đưa tin sớm, nhưng cũng có một vài lư do cần phải chờ. Ngày mai tôi mới quyết định được”.
Nghe anh nói thế, mấy người kia đành phải bằng ḷng.
Partridge tự quyết định là Crawford Sloane cần được thông báo về phát hiện mới này. Anh lập luận rằng Crawf đang phải chịu đựng nỗi đau như thế, th́ bất cứ một bước tiến nào, cho dù chẳng đi đến đâu, cũng sẽ làm cho anh ấy nhẹ bớt niềm đau. Mặc dù đă muộn – mười giờ khuya rồi – Partridge vẫn quyết định đến thăm Sloane. Rơ ràng anh không thể nói qua điện thoại, v́ tất cả các cú điện thoại gọi tới nhà Sloane ở Larchmont đều được FBI nghe và ghi hết. Mà Partridge th́ lại chưa muốn cho FBI biết tin tức mới này.
Sử dụng chiếc điện thoại trong văn pḥng anh đang dùng tạm, anh gọi tài xế đưa xe của hăng CBA đến đón anh ở cổng chính toà nhà của Ban tin tức.

o0o

“Rất cảm ơn anh đă tới thăm, Harry ạ”, Crawford Sloane nói sau khi nghe Partridge báo tin. “Ngày mai anh sẽ phát tin này chứ?”.
“Tôi cũng chẳng biết nữa”, Partridge nói cả hai lẽ, rồi thêm: “Riêng tôi muốn giữ kín tin đó”.
Họ đang ngồi uống rượu trong pḥng khách, nơi mà mới chỉ cách đây bốn tối, Sloane buồn rầu nghĩ, anh đă ngồi nói chuyện với Jessica và Nicholas sau khi anh từ trụ sở trở về.
Khi Partridge đi vào, một nhân viên FBI nh́n anh với vẻ ḍ xét. Tôi hôm ấy, Otis Havelock đă đóng chặt cửa pḥng thông ra hành làng bên ngoài và hai người nói với nhau rất nhỏ:
“Dù anh quyết định thế nào, tôi cũng ủng hộ quyết định đó của anh”, Sloane bảo: “Nhưng anh có đủ lư do để tin là chúng bay qua Colombia không?”.
Partridge lắc đầu : “Chưa đâu, v́ Rodriguez chỉ là tay đâm thuê chém mướn. Hắn hoạt động ở khắp Mỹ la tinh và ở cả châu Âu nữa. V́ vậy tội cần phải biết thêm, đặc biệt là hang ổ của bọn này hiện ở đâu. Ngày mai tôi sẽ tiếp tục điều tra qua điện thoại. Những người khác cũng thế”.
Đặc biệt, Partridge muốn gọi điện cho ông luật sư thường bào chữa cho các nhân vật trong nhóm tội ác có tổ chức. Anh đă gọi cho ông này hôm thứ sáu, nhưng vẫn chưa thấy ông ta gọi lại. Linh tính cho anh biết rằng bất cứ ai, kiểu như Rodriguez hoạt động tại Mỹ, đều cần có liên hệ với một tổ chức tội ác nào đó.
Khi Partridge chuẩn bị ra về, Sloane đặt tay lên vai anh và nói: “Bạn Harry thân mến”, anh nói giọng cảm động: “Tôi đă tin là cơ hội duy nhất để cứu thoát Jessica, Nicky và cha tôi chính là anh”. Anh ngập ngừng, rồi nói tiếp: “Tôi nghĩ cũng có lúc tôi với anh không được thân thiết lắm, ngay cả chỉ là đồng minh cũng không. Trong chuyện đó có lỗi của tôi, và tôi xin lỗi anh. Nhưng gác chuyện đó ra, tôi chỉ muốn anh hiểu rằng hầu hết những ǵ tôi có và thương yêu trên thế giới này đang tuỳ thuộc vào anh”.
Partridge cố tỉm từ để đáp lại, nhưng không được. V́ thế anh gật gật đầu, cũng vỗ vai Sloane và chào: “Chúc anh ngủ ngon”.

o0o

“Bây giờ đi đâu, thưa ông Partridge?” Người tài xế của hăng CBA hỏi.
Đă gần nửa đêm, nên Partridge trả lời một cách mệt mỏi: “Anh cho tôi về khách sạn Intercontinental”
Ngả người trên ghế, nhớ lại những lời Sloane nói lúc chia tay, Partridge nghĩ: “Ừ đúng thật, ḿnh không biết cái đau của nỗi mất mát, hoặc có khả năng mất người mà ḿnh yêu”. Trước đây, lâu lắm rồi, anh đă mất Jessica, nhưng cái đó làm sao sánh được với t́nh cảnh truyệt vọng của Crawf bây giờ. Rồi sau đó anh đă mất Gemma…
Anh ngừng không nghĩ tiếp. Không được! Anh không được nghĩ tới Gemma tối nay. Gần đây anh thường nhớ tới nàng rất nhiều… khi người mệt mỏi là anh lại nhớ, và cũng nỗi nhớ, bao giờ cũng là nỗi đau.
Và anh buộc ḿnh phải nghĩ tới Crawf, người ngoài nỗi đau Jessica, c̣n thêm nỗi đau mất đứa con trai của ḿnh. Bản thân anh cũng hiểu, chỉ một mất mát thôi cũng đă không chịu nổi, có lẽ là mất mát đau đớn nhất. Anh và Gemma đă mong mỏi có con…
Anh thở dài… Ôi, Gemma thân yêu!
Anh đành chịu thua, thả ḿnh theo ḍng suy tư, trong khi chiếc xe chạy êm như ru về Manhattan…
Anh nhớ măi ngày ấy. Sau nghi lễ cưới đơn giản ở Panama City khi anh và Gemma đứng trước cha xứ, nói lời thề nguyền mộc mạc, Partridge tin rằng hôn lễ đơn giản thường đem lại hạnh phúc cho đôi lứa, trong khi đám cưới linh đ́nh, màu mè như gánh xiếc thường đưa tới những cuộc ly hôn.
Anh thừa nhận nghĩ như vậy cũng hơi định kiến, chủ yếu từ kinh nghiệm bản thân. Lần cưới trước ở Canada, bà mẹ cô dâu một mực đ̣i “đám cưới mặt toàn đồ trắng” trong đó có đủ lệ bộ phù dâu, vài trăm khách khứa và làm lễ ở nhà thờ. Trước đó, phải c̣n tập dượt như trong nhà hát, làm cho buổi lễ mất hết cả ư nghĩa. Sau đó, cuộc sống gia đ́nh chẳng ra sao – mà Partridge thừa nhận ít ra anh cũng có lỗi năm mươi phần trăm. Và lần ấy, theo sự đồng ư của cả hai bên, họ nói lời thề thốt ấy trước sự hiện diện của ông chánh án: cái câu thề sáo rỗng “Sống với nhau đến khi nhắm mắt xuôi tay” ấy chỉ kéo dài được có một năm.
Nhưng sau lần cưới Gemma, ít ai có thể nghĩ lại bắt đầu trên chiếc chuyên cơ của Giáo hoàng, t́nh yêu của họ ngày càng thêm nồng làm cho cuộc sống gia đ́nh càng thêm vững. Chưa khi nào trong đời Partridge cảm thấy hạnh phúc như vậy.
Anh tiếp tục làm phóng viên thường trú của CBA, tại Rome, nơi mà theo lời một đồng nghiệp làm cho hăng CBS đă nói, các phóng viên nước ngoài có thể “sống như vua chúa”. Hầu như ngay sau chuyến đi theo Đức Giáo hoàng trở về, Partridge và Gemma t́m được căn hộ trong một toà nhà cổ xây từ thê kỷ XVI. Nằm giữa Spanisli Steps và Đài nước phun Trevi, căn hộ có tám pḥng và ba ban công. Vào những ngày ấy, các hăng thông tấn xài tiền như nước; các phóng viên tự thuê lấy nơi ở và hăng sẽ trả lại tiền. Gần đây, do ngân sách có phần eo hẹp và các tay thủ quỷ cứ rền rĩ khi phải chi trả, các hăng cấp nhà cho phóng viên, tất nhiên là chất lượng nhà kém hơn và cũng rẻ hơn.
Khi nh́n qua căn hộ sẽ là nơi ở đầu tiên của hai vợ chồng, Gemma tuyên bố: “Ôi, Harry, t́nh yêu của em! Thật cứ như thiên đường. Em sẽ biến nơi này thành tổ ấm tuyệt vời của anh” và nàng đă làm được điều ấy.
Gemma rất giỏi làm người khác cười vui và yêu đời. Nàng cũng sắp xếp nhà cửa và nấu món ăn thật tuyệt. Nhưng Partridge cũng nhanh chóng phát hiện ra rằng nàng không thể quản lư tiền bạc hoặc cân bằng thu chi. Khi viết séc, Gemma thường quên không ghi lại trên phần cuống séc, do đó số dư trong tài khoản ngân hàng bao giờ cũng thấp hơn nàng tưởng. Ngay cả khi nàng nhớ ghi đi nữa, th́ việc tính toán của nàng cũng không đáng tin cậy – đáng ra phải trừ đi th́ nàng lại cộng vào, v́ vậy luôn có chuyện giữa nàng và nhà băng. “Harry, - nàng phàn nàn sau khi bị ông quản lư nhà băng lên lớp đến nơi đến chốn, - mấy tay nhà băng chẳng có t́nh cảm ǵ cả…Họ… tiếng Anh nói thế nào hả anh?”.
Anh thích chí nói: “Thực dụng phải không?”. “Ôi, Harry, anh thật là thông minh. Đúng vậy”. Gemma cả quyết nói. “các ông chủ nhà băng thật quá thực dụng”.
Partridge t́m ra cách giải quyết dễ dàng. Đơn giản là anh phải nắm phần tài chính của gia đ́nh; việc này xem ra chỉ là phần đóng góp nhỏ nhoi của anh để đổi lấy những điều thú vị mà nay anh có trong cuộc sống của ḿnh.
Ở Gemma c̣n một vấn đề khác mà anh cần giải quyết tế nhị hơn. Nàng rất thích xe hơi; nàng sử dụng chiếc Alfa Romeo đă cũ và giống như những gười Italia khác, nàng lái xe phóng như điên dại. Ngồi cạnh nàng trong chiếc Alfa hay chiếc BMW của anh mà nàng rất thích lái, nhiều lúc Partridge phải nhắm mắt lại, tin rằng thế nào cũng bị tai nạn. Sau mỗi lần như thế, anh lại ví ḿnh như con mèo đang mất dần chín vía của nó.
Đến khi chỉ c̣n bốn vía, anh đánh bạo hỏi Gemma xem nàng có nghĩ tới việc thôi lái lấy nữa không. “Anh hỏi vậy v́ anh yêu em vô cùng”, anh nói để nàng an tâm; “mỗi khi xa em, anh luôn bị ám ảnh bởi những việc chẳng lành, sợ xe cộ có chuyện và em bị thương lúc anh về”.
Nàng gạt đi v́ không hiểu ư anh: “Nhưng Harry, em có làm sao đâu, bởi v́ em là người lái xe cẩn thận”.
Đến đó th́ Partridge đành phải thôi, nhưng t́m cách thỉnh thoảng nhắc lại chuyện ấy, có thay đổi trong cách nói là: Ừ th́ Gemma đúng là lái xe rất an toàn, nhưng v́ tự anh cứ thấy sợ nhũn cả người. Tuy nhiên, anh cũng chỉ nhận được một lời hứa có điều kiện: “Ôi, t́nh yêu của em, ngay khi em mang thai, em sẽ thôi không tự lái xe nữa. Em thề với anh như thế”.
Điều này nhắc anh nhở đến hai vợ chồng mong muốn có con tới mức nào. “Ít nhất là ba đứa”. Gemma tuyên bố ngay sau khi cưới, và Partridge chẳng có lư do ǵ để không tán thành.
Trong lúc đó, anh vẫn thường xa Rome để thực hiện các việc lấy tin của CBA, và thời gian đầu Gemma vẫn tiếp tục công việc chiêu đăi viên hàng không của nàng. Nhưng chẳng bao lâu họ thấy việc đó làm họ rất ít gặp nhau, bởi v́ đôi lúc Partridge xong công chuyện trở về th́ Gemma lại đang trên chuyến bay; những lúc khác lại ngược lại. Chính Gemma lại là người quyết định là nàng phải thôi bay để điều chỉnh cuộc sống của hai vợ chồng.
Thật may mắn là khi nàng xin thôi việc với hăng hàng không Alitalia, hăng đă giao cho nàng các công việc giúp nàng luôn có mặt tại Rome. Cả Gemma và Partridge đều mừng v́ từ nay họ có nhiều thời gian bên nhau hơn.
Họ dùng thời giàn rỗi để thăm thú thành Rome, t́m hiểu lịch sử hàng ngàn năm của nó. Kết quả là Partridge phát hiện ra rằng đă thu thập được cả một kho tàng chuyện đáng giá.
“Hoàng đế Angustus, tức là con nuôi của Julius Caesar ấy, Harry ạ, đă dùng nô lệ lập một đội cứu hoả. Nhưng rồi có một đám cháy mà họ không dập tắt được, cho nên ông ta tống hết nô lệ ra, và dùng vigiles, tức dân tự do, v́ họ làm tốt hơn. Đó là v́ những người được tự do thực sự muốn dập tắt các đám cháy”.
“Có đúng như vậy không?”, Partridge nghi ngờ hỏi lại. Gemma chỉ cười, nhưng những nghiên cứu về sau đă cho anh thấy là nàng nói đúng, và việc chuyển sang dùng dân tự do làm thợ cứu hoả bắt đầu ở thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Sau này, khi Liên hiệp quốc tổ chức một hội thảo về tự do ở Rome mà Partridge phải đưa tin, anh đă khéo léo đưa câu chuyện cổ về thợ cứu hoả vào trong bài viết cho bản tin CBA.
Vào một lần khác, nàng bảo: “Harry ạ, nhà thờ thánh Sistine dùng làm nơi chọn Giáo hoàng mới ấy mà, được đặt tên của giáo hoàng Sixtua IV. Ông này đă cấp giấy phép hành nghề cho các ổ chứa ở Rome, đă có nhiều con trai, trong đó một đứa là với em gái của ông ta. Ông ta đă phong cho ba con trai ông làm Hồng y Giáo chủ”.
Khi công việc và thời gian cho phép, Gemma và Partridge đi xa hơn, tới Florence, Venice và Pisa. Khi đang trên đường từ Florence trở về bằng tàu hoả, Gemma trông nhợt nhạt và mấy lần phải vào nhà vệ sinh. Lúc Partridge tỏ vẻ lo lắng, nàng gạt đi ngay: “Có lẽ em ăn phải thứ ǵ đó. Đừng lo anh ạ”.
Khi xuống khỏi tàu ở Rome, Gemma trở lại b́nh thường, nên hôm sau Partridge lại đến văn pḥng như thường lệ. Nhưng khi trở về vào buổi tối, anh ngạc nhiên thấy trên bàn ăn có thêm chiếc đĩa nhỏ trong có đựng ch́a khoá chiếc Alfa Romeo của Gemma. Anh hỏi tại sao lại như vậy, th́ Gemma mỉm cười và bảo: “Em giữ đúng lời hứa”.
Mất một lúc anh vẫn chưa hiểu; nhưng rồi nhớ lại lời nàng “ngay khi em mang thai là em sẽ thôi không tự lái xe nữa”. Ḷng anh tràn ngập yêu thương và anh hét lên vui sướng.
Gemma giàn giụa nước mắt sung sướng khi họ hôn và ôm chặt lấy nhau.
Một tuần sau đó, Bản tin của hăng CBA cho Partridge biết anh sẽ không thường trú tại Rome nữa, mà chuyển sang việc khác quan trọng hơn, tức là phóng viên thường trú tại London.
Ư nghĩ đầu tiên của anh là không biết Gemma nghĩ thế nào về việc thuyên chuyển này nhưng thực ra anh đă lo vô ích.
“Tuyệt vời, Harry thân yêu”, nàng bảo anh. “Em yên mến London. Khi c̣n làm ở Alitalia, em vẫn thường bay đến đó. Ở đó, chúng ḿnh sẽ thoải mái lắm”.

o0o

“Đến nơi rồi, thưa ông Partridge”.
Đang ngồi nhắm mắt – mà anh định chỉ một lát thôi - trong chiếc xe của hăng CBA, Partridge mở choàng mắt. Xe họ đă tới Manhattan, đang ở phố Bốn mươi tám trước khách sạn Intercontinental. Anh cám ơn người lái xe, chúc ngủ ngon, rồi bước vào khách sạn.
Khi ở trong thang máy lên pḥng, anh nhận ra đă là ngày thứ hai, bắt đầu của một tuần lễ có thể là rất quan trọng.

Chương 4

Jessica đang cố hét sức để nhận biết, để giữ cho đầu óc tỉnh táo và hiểu những ǵ đang diễn ra xung quanh, nhưng không được. Cũng có những lúc nàng tỉnh, nh́n rơ người xung quanh và có cảm giác đau đớn, khó chịu, bụng quặn đau và khát khô nơi cổ. Nhưng ngay cả những lúc như vậy, một ư nghĩ luôn đến làm nàng hoảng hốt: “Nicky! Nó đang ở đâu? Chuyện ǵ đă xảy ra?”. Nhưng rồi mọi việc nhanh chóng nhoà dần, bồng bềnh mờ mịt và xoay tít, làm đầu óc nàng mụ đi, chẳng biết ngay cả ḿnh là ai nữa. Những lúc như vậy, nàng như ngập ch́m trong làn nước bồng bềnh mờ đục
Tuy nhiên, ngay cả khi ở trạng thái nửa mê nửa tỉnh ấy, nàng vẫn cố nhớ tất cả những ǵ mà nàng chợt thấy. Nàng biết cái dây nối cắm vào tay nàng đă được gỡ đi, thay vào đó là cơn đau giật từng cơn. Nàng cũng nhớ là họ đă đưa nàng đi, chẳng biết là nàng tự đi hay họ khiêng nữa, tới cái chỗ nàng đang ở này, mà lúc chợt tỉnh nàng thấy là bằng phẳng. Nàng không chắc lắm, nhưng h́nh như đằng sau nàng là vật ǵ đó cứng cứng.
Giữa những ư nghĩ lộn xộn, khi nỗi kinh hoàng và khiếp hăi trở lại, nàng cố tự nhủ một điều nàng biết là quan trọng: hăy cứu ḿnh!
Một điều nàng chắc là nàng đă nh́n thấy, và lúc này nhớ lại, khuôn mặt một người. Trông anh ta nhanh nhẹn và to khoẻ. Người cao, đầu hơi hói, dáng thẳng và trông có vẻ là kẻ có quyền hành. Chính ấn tượng này đă làm nàng cố nói chuyện với anh ta và cầu xin quíp đỡ. Nàng biết anh ta giật ḿnh khi nghe tiếng nàng; phản ứng đó của anh ta cũng được nàng ghi nhớ, mặc dù lúc này anh ta đă mất dạng. Không biết anh ta có nghe rơ nàng không? Liệu anh ta có quay lại giúp nàng? Lạy Chúa, ai mà biết được?
Lúc này, nàng lại bắt đầu hồi tỉnh. Có một gă khác đang lom khom nh́n nàng. Gượm đă! Nàng đă thấy hắn trước đây, nhận ra khuôn mặt tái nhợt như xác chết của hắn. Đúng rồi, cách đây mấy phút, trong cơn tuyệt vọng, nàng đă vớ được con dao, rạch mặt hắn và đă thấy máu phun ra… Nhưng sao giờ không thấy vết máu nhỉ? Tại sao mặt hắn lại dính băng?
Nàng tự nhủ: Tên này là kẻ thù. Và nàng nhớ lại: hắn đă làm chuyện ǵ đó với Nicky! Ôi, nàng căm thù hắn biết bao. Ḷng căm giận trào dâng làm nàng tỉnh hẳn, làm các cơ bắp của nàng hoạt động trở lại. Nàng vụt với tay, nắm miếng bông băng và giật tung ra. Đồng thời nắm tay nàng cắm sâu vào vết thương đang đóng vảy của hắn.
Baudelio nhảy giật lùi, miệng thét lên. Bàn tay đưa lên má loang đầy máu… Con đàn bà khốn kiếp! Nó lại làm mặt ta chảy máu. Theo bản năng, hắn vẫn nghĩ hắn là bác sĩ, c̣n nàng là bệnh nhân của hắn. Nhưng lúc này th́ không! Tức điên người, hắn nắm chặt tay, vươn về phía trước và đấm nàng túi bụi.
Chỉ lát sau do bản tính nghề nghiệp, hắn lại thấy hối hận đă làm điều đó. Hắn muốn xem ba người bị bắt cóc này sẽ chịu đựng được bao lâu trước khi tỉnh lại; cho tới lúc này, họ đă qua được giai đoạn hôn mê không có vấn đề ǵ, tim mạch và nhịp thở của họ b́nh thường. Người đàn bà xem chừng tỉnh lại sớm hơn hai người kia. Hắn rầu rĩ nghĩ: nàng vừa chứng tỏ diều đó!
Tất nhiên họ sẽ chịu một vài biến chứng - từ kinh nghiệm gây mê của ḿnh, hắn biết rơ điều đó. Trước tiên là cảm giác rối loạn thần kinh, theo sau là sự suy sụp về thể lực, người tê, đầu đau dữ dội và chắc chắn là cảm giác muốn nôn mửa. Cảm giác đại thể giống như dư vị đầy ói khó chịu của kẻ say rượu. Sẽ cần phải cho họ uống nước ngay: hắn sẽ phải chú ư việc đó. Nhưng không được ăn, ít nhất là cho đến khi họ tới nơi đă. Mẹ kiếp, lại phải ở như trại tù, hắn nghĩ.
Socorro xuất hiện cạnh hắn, hắn nói cho ả biết việc cần phải cho ba người uống nước. Ả gật đầu, rồi ra ngoài t́m. Thật trớ trêu, Baudelio nghĩ, ở giữa chốn rừng hoang ẩm ướt, thưa thớt dân cư này mà uống nước cũng khó t́m. Mặc dù có vô khối sông suối, nhưng nước đều nhiễm hoá chất như axit sunfuric, dầu và các phụ phẩm mà bọn buôn lậu ma tuư dùng để biến lá cây coca thành bột coca, từ đó làm ra coaine. Rồi c̣n nguy cơ bị sốt rét, thương hàn, nên ngay cả những nông phu nghèo đói cũng phải uống nước ngọt, bia và khi có điều kiện, uống nước đun sôi để nguội.
Đúng lúc ấy Miguel bước vào, kịp thấy chuyện giữa Jessica và Baudelio, và nghe thấy Baudelio bảo Socorro t́m nước. Hắn gọi với theo: “Lấy thêm dây trói tay bọn cặn bă này lại, trói giật cánh khỉ ấy”.
Quay qua Baudelio, hắn ra lệnh: “Chuẩn bị cho bọn tù này lên đường. Lúc đầu đi xe tải. Sau đó tất cả đi bộ”.
Jessica, lúc ấy đă giả bộ bất tỉnh, nghe thấy hết. Mấy cú đấm của Baudelio vô h́nh chung lại có ích: nó giúp đầu óc của nàng trở nên tỉnh táo hẳn. Bây giờ nàng biết nàng là ai, và trí nhớ trở lại. Nhưng bản năng mách bảo nàng lúc này cần thận trọng, chớ để lộ ra điều đó.
Nàng hiểu nàng đă sợ hăi đến hoảng loạn trước đó mấy phút, nhưng lúc này cần nhớ và suy nghĩ mạch lạc trước hết là nàng đang ở đâu? Tại sao nàng lại ở đây?
Các câu trả lời dần dần xuất hiện. .. Nàng nhớ lại mọi chuyện: siêu thí Grand Union, và tin Crawford bị tai nạn người ta báo với nàng rơ ràng là nói dối. Rồi ở băi đậu xe, chúng đă dùng vũ lực bắt nàng, Nicky và… Ồ, Nicky! Nó có bị sao không? Nó đang ở đâu?
Vẫn cố kiềm chế ḿnh, nàng nhớ đă thoáng thấy Nicky bi trói ở trên giường; cả Angus nữa. Ôi, tội nghiệp Angus! Nàng đă thấy họ lúc nàng vật lộn và rạch mặt gă nọ. Nàng vẫn ở chỗ đó ư? Nàng cho là không. Điều quan trọng hơn là Nicky có ở chung chỗ với nàng không? Đầu vẫn cúi thấp, nàng hé mắt nh́n quanh. Lạy chúa, Nicky ở ngay kế bên. Nó đang chớp mắt liên tục và ngáp. C̣n Angus đâu? Kia rồi! Ông ở cạnh Nicky, mắt nhắm nghiền, nhưng nàng có thể thấy ông c̣n thở.
Vậy th́ tại sao chúng lại bắt cóc ba người ? Nàng tự bảo chưa trả lời câu hỏi đó vội. Cần phải biết ngay bây giờ họ đang ở đâu? Liếc nhanh xung quanh, nàng thấy một căn pḥng nhỏ hơi tối, không có cửa sổ, được chiếu sáng bằng một chiếc đèn dầu. Tại sao không có điện nhỉ? Nàng cảm thấy họ đang ngồi trên sàn đất, cảm thấy có con ǵ ḅ khắp người nhưng nàng cố không nghĩ đến chúng. Cái nóng đến nhớp nháp kinh người làm nàng không hiểu tại sao, v́ tháng chín năm nay lạnh khác thường và nàng chưa nghe dự báo thời tiết sẽ thay đổi.
Đây là nơi khác, chứ không phải chỗ Nicky và Angus bị trói khi trước. Vậy bằng cách nào họ lại ở đây? Nàng bị đánh thuốc mê chăng? Ư nghĩ đó làm nàng nhớ lại miếng gạc chúng bịt mũi nàng khi nàng bị lôi vào chiếc xe ở băi đậu xe Grand Union. Sau đó, nàng chẳng nhớ ǵ nữa khi ở trong xe. Rơ ràng nàng bị đánh thuốc mê và có lẽ cả hai ông cháu cũng vậy. Nàng mê man bao lâu? Có lẽ khoảng nửa giờ, nàng ước tính, nhiều lắm là một giờ. Việc bắt cóc này vừa mới đây thôi, cho nên không thể là hơn một tiếng được.
Như vậy, rất có thể là họ vẫn c̣n cách Larchmont không xa, có lẽ đang ở một nơi nào đó thuộc bang New York, New Jersey hoặc Connecticut. Jessica nghĩ tới Massachusettes và Pennsylvania, nhưng gạt đi ngay. Hai nơi đó có vẽ quá xa. Đột nhiên nàng nghe tiếng người nói:
“Con chó cái ấy giả vờ chết ngất”, Miguel bảo.
“Tôi biết chứ”, Baudelio trả lời “Nó đă tỉnh hoàn toàn và nó nghĩ ḿnh khôn ngoan. Nó nghe hết mọi chuyện giữa tôi và ông”.
Miguel dùng chân phải đạp giày đă vào sườn Jessica: “Đứng dậy, đồ chó. C̣n phải đi nữa”.
Cú đá làm Jessica co rúm người lại. V́ có giả bộ cũng chẳng ăn thua ǵ, nàng ngẩng đầu và mở mắt. Nàng thấy hai thằng đang nh́n nàng: một tên là đứa đă bị nàng rạch vào mặt, c̣n tên kia nàng đă thoáng nh́n thấy trên xe. Miệng khô đắng, giọng hổn hển, nàng cố sức bảo: “Các ông sẽ hối hận việc này. Các ông sẽ bị bắt và trừng trị”.
“Câm mồm”, Miguel quát, dùng chân đă vào bụng nàng. Từ giờ trở đi, mày chỉ được phép nói khi được hỏi, nghe chưa!”.
Nàng nghe tiếng Nicky cựa quậy bên cạnh và hỏi: Có chuyện ǵ thế hả mẹ? Chúng ta đang ở đâu?”. Nàng cảm thấy trong giọng nói của con nàng nỗi hoảng sợ mà nàng đă trải qua.
Người trả lời lại là Angus, giọng nhỏ nhẹ: “Cháu ạ, theo ông th́ chúng ta đang bị một bọn người xấu xa bắt cóc. Nhưng cháu cứ b́nh tĩnh. Hăy cứng cỏi lên. Cha cháu sẽ t́m được chúng ta”.
Jessica, vẫn c̣n đau quặn v́ cú đá hiểm, cảm thấy có bàn tay đặt lên tay ḿnh và nghe tiếng Nicky hỏi: “Mẹ không sao chứ?”.
Nàng chảy nước mắt khi nghĩ Nicky đă biết lo cho mẹ. Quay sang con, nàng gật đầu cho nó an ḷng, nhưng lại thấy Nicky cũng bị đá. Trong giây phút hoảng sợ, nàng nghĩ: Tại sao con nàng bị đá đau thế?
Miguel gầm lên: “Thằng nhăi con, mày cũng phải câm mồm nghe không! Nhớ đấy”.
“Ồ nó sẽ nhớ điều đó”. Angus trả lời, giọng khô và đứt đoạn, nhưng mang vẻ khinh bỉ. “Làm sao quên được cái đồ cặn bả không phải giống người, anh hùng đến nỗi đá cả một phụ nữ và một đứa trẻ hoạ vô đơn chi?”. Ông già cố gắng định đứng dậy.
Jessica hổn hển nói: “Đừng, ba”. Nàng biết không nên làm ǵ trong t́nh thế này. Những lời sỉ vả càng làm t́nh h́nh xấu thêm.
Angus loạng choạng đứng dậy. Trong lúc đó, Miguel nh́n quanh, vớ một cành cây nằm lăn lóc trên nền nhà. Hắn bước đến và thẳng tay nện tới tấp vào đầu và vai Angus. Ông già lại khuỵu xuống, con mắt bị đánh nhằm nghiền, miệng rên rỉ đau đớn.
“Đó là bài học cho tất cả chúng mày”, Miguel gầm lên: “Hăy câm họng”. Hắn quay sang bảo Baudelio: “Chuẩn bị cho chúng lên đường”.
Socorro trở lại, tay bê chiếc b́nh đựng trong cái giỏ đan bằng cành liễu và tay kia cầm một đoạn dây thô.
“Trước hết hăy cho chúng uống nước”, Baudelio bảo. “Nếu như ông muốn chúng sống” hắn nói thêm, giọng dẳn dỗi.
“Hăy trói tay chúng lại đă”, Miguel ra lệnh: “Tôi không muốn có chuyện lôi thôi”.
Hắn càu nhàu bỏ đi. Bên ngoài, mặt trời đă lên cao; không khí nóng ẩm bảo phủ mọi vật.
 
o0o

Jessica cứ quanh quẩn với ư nghĩ không biết họ đang ở đâu? Mấy phút trước đó, nàng cùng Nicky và Angus được đưa ra khỏi cái nơi mà nàng nhận ra là chiếc lán làm vội, rồi lên xe tải không mui bụi bặm, chất đầy các thứ ḥm xiểng linh tinh. Sau khi bị trói tay quặt sau lưng, ba người bi điệu ra khỏi lán, rồi bị nhét bừa lên phía sau xe. Khoảng sáu bảy gă áo quần pha tạp đủ loại, chắc là đám nông phu, tay cầm súng cũng leo tên theo, cuối cùng là thằng mà Jessica thầm đặt cho cái tên “mặt bị rạch” và một tên nữa mà nàng nhớ h́nh như đă gặp. Sau đó, thành sau xe bị đóng và khoá chặt lại.
Trong khi đó, nàng tập trung quan sát xung quanh , cố nh́n càng nhiều càng tốt, nhưng cũng chẳng ăn thua ǵ. Không một bóng dáng nhà tầng, chỉ thấy toàn rừng rậm và một lối ṃn bụi đất. Nàng cũng thử nh́n biển số của xe, nhưng nếu xe có biển số đi nữa th́ cũng đă bị thành xe phía sau che khuất.
Sau khi được uống nước, Jessica cảm thấy người khoẻ khoắn hơn. Trước khi ra khỏi lán, Nicky và Angus cũng được uống nước; người cho họ uống là con mụ mặt quàu quạu mà Jessica nhớ là đă thấy, có lẽ lúc nàng dùng dao rạch mặt gă đàn ông nọ.
V́ cả hai đều là phụ nữ, nàng liền thử bắt chuyện. Vừa uống nước trong chiếc ca nhôm móp mép, nàng vừa nói nhỏ với mụ kia: “Cảm ơn chị. Xin chị hăy cho tôi biết chúng tôi đang ở đâu và tại sao lại ở đây”.
Nàng hoàn toàn bất ngờ trước cái lối trả lời hết sức thô bạo. Đặt cái ca xuống, ả giáng cho nàng hai cái tát méo cả mặt. Rồi ả ít lên: “Mày đă nghe lệnh rồi chứ? Câm họng. Mày mở mồm lần nữa th́ sẽ không được uống nước cả ngày”.
Sau đó, Jessica giữ im lặng. Cả Nicky và Angus cũng vậy.
Vẫn ả đó lúc này đang ngồi ở ghế trong cabin cạnh lái xe đang khởi động máy. Cả tên đă đá Jessica, Nicky và đánh Angus cũng đang ngồi đằng tước. Jessica nghe chúng gọi tên hắn là Miguel và hắn có thể là tên cầm đầu. Chiếc xe bắt đầu chạy, nhảy chồm chồm trên mặt đất gồ chề lồi lơm.
Ngoài trời c̣n nóng hơn khi ở trong lán. Ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại. Vậy th́ ta đang ở đâu? Càng ngày Jessica càng thấy khó có khả năng họ đang ở bang New York. Nàng không thể nghĩ ra nơi nào, vào thời gian này trong năm, lại nóng như thế này. Trừ phi…
Nàng tự hỏi có phải nàng và hai người kia đă bị mê man v́ thuốc mê lâu hơn nàng nghĩ không? Và nếu vậy, có thể họ bị đưa tới một nơi xa hơn về phía nam, chẳng hạn bang Georgia hoặc Arkansas?
Trong khi tiếp tục lần manh mối, nàng nghe thấy những lời trao đổi giữa mấy gă mang ủng. Nàng nhận ra họ nói với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha, và tuy không nói được tiếng đó, nàng cũng hiểu lơm bơm.
“Maltido camion! Me hace dăno en la espalda”… “Por qué note acuestas encima de la mijer? Ella es una buena almohada”. Xen giữa giọng vười khàn khàn “No, esperare hasta que tormine el viaje! Entonces, ella debe tener cuidada!”… “Los Sinchis, esos cabrones torturaraon a mi herman antes matarlo”… “El réo no puede llegar an pront côm you desearia que lleagra La selva vy y oye todo”… (1).
Nàng nghe chúng nói chuyện, nàng cho rằng chúng là dân mới nhập cư; có rất nhiều dân Hispanic hiện đang tràn vào Mỹ. Nàng chợt nhớ lại gă đàn ông lẽo đẽo theo nàng ở siêu thị Larchmont. Hắn nói tiếng Anh đặc giọng Tây Ban Nha. Việc đó có quan hệ ǵ với vụ bắt cóc không? Nàng không nghĩ là có.
Nhắc đến Larchmont làm nàng nhớ tới Crawf. Chắc anh phải đau khổ lắm. Angus đă nói với Nicky khi c̣n ở trong lều: “Cha cháu sẽ t́m thấy chúng ta”. Lúc này chắc chắn Crawf đang kiếm họ; mà anh có thế lực và nhiều bè bạn có chức có quyền hẳn sẽ giúp anh. Nhưng liệu họ có biết là ba ông con hiện ở đâu không? Dù sao nàng cũng phải biết nàng đang ở đâu và t́m cách nào đó trở về Crawf.
Angus cũng nói với Nicky là họ bị bắt cóc. Trước đấy, Jessica không hề nghĩ tới điều đó v́ chẳng có thời gian nhưng nàng cho rằng Angus nói đúng. Nhưng bắt cóc để làm ǵ? Để đ̣i tiền chuộc chăng? Đó chẳng phải vẫn thường là lư do đó sao? Ừ thi gia đ́nh Sloane đúng là có tiền, nhưng đâu phải là nhiều theo kiểu Crawf đôi khi nói đến là “tiền của tư bản công ngiệp” và tư bản tài chính”…
Làm sao có thể, Jessica nghĩ, mới chỉ tối hôm qua (nếu đúng là tối hôm qua , v́ nàng mất hết khái niệm về thời gian) chính Crawf đă nói tới khả năng anh có thể bị bắt cóc…
Nàng không c̣n suy nghĩ nổi nữa khi nh́n thấy Nicky. V́ xe chạy, Nicky không giữ được thẳng người do hai tay bị trói, nó trượt ngă sóng xoài, nên mỗi lần gặp chỗ xóc đầu nó lại đập xuống sàn xe.
Khắc khoải v́ không làm ǵ được giúp con, Jessica vừa định phá vỡ im lặng và cầu xin thằng “mặt bị rạch” th́ thấy một gă cầm súng cũng nhận biết t́nh cảnh của Nicky, nên gă bước về phía đó. Hắn dựng Nicky dậy, xoay lưng nó dựa vào một bao tải, chân chống vào chiếc hộp để nó khỏi bị tuột như trước. Jessica nh́n hắn mỉm cười cảm ơn, và hắn đáp lại bằng cái gật đầu nhè nhẹ. Việc tuy nhỏ, nàng nghĩ, nhưng cho thấy ít ra cũng c̣n kẻ có t́nh người trong số những tên tàn bạo này.
Gă nọ vẫn ngồi cạnh Nicky. Hắn lúng túng nói mấy từ Tây Ban Nha mà Nicky hiện mới bắt đầu học thứ tiếng ấy có vẻ như hiểu được. Trên đường xe chạy, hắn và cậu bé c̣n nói chuyện với nhau hai lần nữa.
Sau khoảng hai mươi phút, con đường xe chạy mất hút trong rừng và xe dừng lại. Jessica, Nicky và Angus lại bị điệu ra khỏi xe. Trong lúc họ đang đứng, Miguel từ đầu xe đi tới và ra lệnh cộc lộc: “Từ đoạn này bắt đầu cuốc bộ”.
Gustavo và hai thằng nữa mang súng dẫn mọi người theo con đường xuyên rừng gồ ghề rất khó nhận biết. Họ phải vạch lá mà đi, và tuy có tán lá che phủ, vẫn nóng hầm hập, lại thêm tiếng côn trùng kêu ra rả không ngớt.
Đôi lúc, ba người đi sát nhau. Nicky nói nhỏ: “Đường này dẫn ra sông đấy, mẹ ạ. Sau đó chúng sẽ đi bằng thuyền”.
Jessica th́ thầm hỏi: “Người kia bảo con thế à?”.
“Vâng”.
Một lát sau, Jessica nghe Angus thầm th́: “Ông rất hănh diện về cháu, Nicky ạ. Cháu thật can đảm”.
Từ lức rời lán đến giờ, Jessica mới nghe thấy tiếng Angus. Nàng nhẹ người khi thấy ít ra ông cũng trụ được, mặc dù nàng sợ rằng những điều khủng khiếp họ phải trải qua này sẽ tác động mạnh đến ông, và cả đến Nicky nữa. Jessica vẫn lẩn quẩn nghĩ đến việc giải thoát. Liệu có cơ may nào không? Nếu có th́ khi nào, và bằng cách nào?
Nicky chờ có dịp liền trả lời ông, giọng dịu dàng: “Chính ông dạy cháu như vậy. Ông bảo khi sợ hăi th́ cần phải can đảm”.
Ḷng đầy xúc động, Jessica nhớ lại câu chuyện bốn người trong đó có Crawf, nói với nhau trong bửa ăn sáng về vụ đánh bom ở Đức… ở Schweinfut th́ phải? Nicky nói lại giống hệt câu mà Angus nói lúc đó. Bữa sáng hôm nào nhỉ? Hôm nay, hôm qua, hay hôm trước nữa?... Nàng lại nhận thấy ḿnh mất hết khái niệm về thời gian.
Lát sau, Nicky hỏi: “Ông không làm sao chứ”. Ông vẫn c̣n sống cháu ạ”. Dừng một lát, ông hỏi: “Jessica, con có sao không?”.
Đợi lúc có dịp, nàng trả lời: “Con vẫn đang cố đoán xem ta đang ở đâu. Ở Georgia, Arkansas hay ở đâu?”.
Câu trả lời lại của Nicky: “Chúng đưa ḿnh khỏi Mỹ rồi mẹ ạ. Chú kia bảo con thế. Hiện nay chúng ta đang ở Peru.

Chú thích:
(1)  Cái xe chết tiệt này, nó làm tớ đau nhừ lưng. V́ sao họ đăn nh́n thấy cậu nằm trên đàn bà nhỉ? Cô ta sẽ là một chiếc gối êm”… “Không, tớ sẽ không đợi cho tới khi cuộc hành tŕnh kết thúc. Khi ấy, cô ta ắt đề pḥng”… “Bọn Sanchis, cái bọn đểu cáng ấy, đă tra tấn anh trai tớ trước khi giết chết anh ấy”… “Tên tội phạm không thể đến sớm hơn điều tớ mong muốn: tớ đă đến khu rừng, nh́n và nghe tất cả…


Chương 5

“Lúc sáng” Teddy Cooper nói với những chàng trai, cô gái nét mặt chăm chú đang ngồi thành hàng trước mặt anh, “tôi định bụng đứng dậy và bịa ra một chuyện dớ dẩn nào đó để giải thích lư do các bạn được huy động và những việc các bạn sẽ phải làm. Hệt như một hằng ngốc thực sự, tôi cho rằng tôi đă nghĩ ra được câu chuyện với nhiều t́nh tiết có sức thuyết phục. Nhưng cách đây mấy phút, sau khi nói chuyện với các bạn, tôi hiểu rằng các bạn đâu phải là loại dễ bị bịp. Vả lại, tôi tin rằng một khi các bạn biết rơ sự thật, các bạn sẽ sốt sắng, kín tiếng và sẵn sàng bắt tay vào việc. Vậy th́ các chảng trai và các cô gái, xin hăy ngồi ngay ngắn nào. Các bạn sẽ được nghe hết sự thật, v́ chúng tôi tin các bạn”.
Cách mào đề có vẻ được, v́ họ mỉm cười và tiếp tục chăm chú lắng nghe.
Lúc đó là chín giờ rưỡi sáng thứ hai. Trong ṿng nửa giếng, sáu mươi chàng trai và cô gái (tỷ lệ nam nữ ngang nhau) đă có mặt tại Ban tin tức của hăng cba. Bác Arthur đă gọi điện thoại suốt cả tối chủ nhật để huy động cho đủ số cần thiết. Bây giờ tất cả đă tề tựu đông đủ trong toà nhà ngang cách trụ sở Ban tin một dăy; chỗ này cũng là nơi thứ năm trước đó Crawford Sloane dùng làm nơi họp báo. Những chiếc ghế xếp lại được đem ra đặt trước một cái bục trên sân khấu.
Phần lớn bọn họ khoảng hai mươi hai tuổi, vừa tốt nghiệp đại học với kết quả học tập tốt. Họ nói năng găy gọn, có ư thức ganh đua và nôn nóng được làm trong hăng vô tuyến truyền h́nh.
Độ một phần ba là người da đen, trong đó có một cậu mà bác Arthur đặc biệt lưu ư Cooper, tên là Jonathan Mony. “Anh có thể sử dụng Jonathan theo dơi chung”, ông già bảo Cooper. “Tốt nghiệp khoa báo chí Đại học Colombia, cậu ta hiện đang làm chân chạy bàn trong khách sạn v́ cần tiền. Nhưng nếu anh cũng có ấn tượng tốt về cậu ta như tôi, th́ khi xong việc này, chúng ta t́m cách nào đó đưa cậu ta vào làm ở cba”.
Mony là một trong những người sáng nay đến sớm nhất. Cậu có vóc dáng nhanh nhẹn của một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, đường nét thanh tú, đôi mắt táo bạo và tự tin. Giọng cậu trầm ấm, nói năng khúc triết, chưa pha tiếng lóng nghề nghiệp. Sau khi tự giới thiệu tên họ của ḿnh, câu đầu tiên cậu hỏi Cooper là: “Tôi có thể giúp anh chuẩn bị không?”.
Cooper thấy mến ngay chàng trai, nên trả lời: “Thế th́ hay quá” và đưa cho cậu một tập tờ khai mà cba muốn mọi người điền vào đầy đủ. Mấy phút sau, Mony dẫn những người đến sau vào chỗ ngồi và giảng giải cách khai trong tờ giấy mà cậu vừa mới liếc qua trước đó.
Sau đó, Cooper bảo Mony gọi điện thoại tới hai địa chỉ báo cho hai người. Không hỏi ǵ cả, Mony gật đầu và biến mất. Một lát sau, cậu trở lại thông báo: “Xong rồi, anh Cooper ạ. Cả hai người đều trả lời sẽ tới”.
Đó là chuyện cách đây mười phút. Bay giờ Teddy Cooper vẫn đang dở khúc dạo đầu, thỉnh thoảng lại dừng lại để theo dơi phản ứng của người nghe sau câu “các bạn sẽ được nghe toàn bộ sự thật, v́ chúng tôi tin các bạn”.
“Đó, chúng ta làm những việc này v́ có vụ bắt cóc bà Crawford Sloane, cậu Nicholas Sloane và ông Angus Sloane mà chắc hẳn các bạn đă nghe. Việc các bạn sắp làm là nhằm giúp các nạn nhân bị bắt cóc, v́ vậy cực kỳ quan trọng. Sau khi rời chỗ này, các bạn sẽ phân tán đi văn pḥng các báo địa phương và một số thư viện. Ở đó, các bạn sẽ đọc tất cả các số báo xuất bản trong ba tháng qua. Không chỉ đọc, mà phải ḍ t́m manh mối dẫn chúng ta t́m được bọn bắt cóc. Tôi sẽ nói rơ thêm với các bạn về cách thức t́m”.
Sự chú ư của những người đang ngồi trước mặt anh tăng lên, cùng với tiếng ŕ rầm bàn luận; nhưng khi Cooper tiếp tục, mọi người trở lại yên lặng ngay. “Sau khi nghe tôi tŕnh bày, các bạn sẽ chia thành nhiều nhóm và sẽ được thông báo đại thể về việc tới đâu và làm ǵ. Sáng nay, chúng tôi đă gọi điện thoại báo trước cho một số toà báo, họ tỏ ư sẵn dàng hợp tác và sẽ đón các bạn. Ở những nơi khác, các bạn phải tự giới thiệu, nhớ nói là đại diệnn của cba. Tước khi đi, các bạn sẽ được phát thẻ ra vào của cba. Các bạn nhớ giữ kỹ, v́ đó có thể là vật kỷ niệm cho con cháu các bạn”.
“Về việc đi lại, chúng tôi đă bố trí xe đưa đón hàng ngày, và sẽ đỗ cho các bạn xuống ở nơi các bạn phải đến. Sau đó, các bạn được tự do lo liệu. Bạn nào có sáng kiến ǵ hay, xin tuỳ ư. Một số bạn sẽ phải đi bằng xe buưt hoặc tàu hoả. Cba sẽ chịu trách nhiệm thanh toán”.
“Cuối ngày, các bạn không cần quay lại đây nữa, nhưng phải báo cáo cho chúng tôi qua điện thoại, và nếu phát hiện điều ǵ quan trọng th́ phải báo ngay lập tức. Chúng tôi sẽ ghi cho các bạn số điện thoại của hăng”.
Cả ngày chủ nhật và sáng sớm hôm nay, Cooper cùng hai cộng sự và một thư kư lấy trong số nhân viên mới của hăng đă sắp đặt tất cả những việc mà anh vừa tŕnh bày. Vô số công việc hậu trường, như gọi điện cho các toà báo, hiện vẫn đang tiếp tục.
“Bắt đầu là như vậy”, Cooper tuyên bố. “Bây giờ chúng ta mới vào việc chính. Các bạn sẽ nhận được một số giấy tờ. À, đây rồi, đây là những giấy đó!”.
Anh chàng Jonathan Mony nhanh nhẹn ấy đang c̣n bàn luận ǵ đó với các cộng sự của Cooper ở phía bên kia pḥng họp. Lúc này cậu ta trở sang, tay bê một tập giấy nặng; đó là bản kế hoạch hoạt động cùng những điều hướng dẫn do Cooper soạn ra hôm qua và được in ngay trong đêm. Mony bắt đầu phát cho các bạn.
“Khi các bạn tới các toà báo”, Cooper nói, “trước hết hăy xin xem các số báo xuất bản trong ba tháng sau, tính từ thứ năm vừa rồi, tức là từ mươi bốn tháng sáu. Sau khi có các số báo, hăy giở đến mụcc quảng cáo nhà đất ; chú ư các quảng cáo cho thuê nhà máy nhỏ, hoặc nhà kho, hoặc các toà nhà to cũ kỹ, nhưng không phải chỉ có thế thôi đâu. Nào, để cụ thể, xin các bạn xem trang một của tập các bạn vừa được phát”.
Trong khi giải thích lập luận và kế hoạch của ḿnh, Cooper cảm thấy hài ḷng về quyết định nói toàn bộ sự thật. Tất nhiên, anh phải cân nhắc thận trọng, xem nên nói đến mức độ nào, nhưng việc không phải bịa ra câu chuyện là cho sự thể đơn giản hơn nhiều. Làm như vậy đương nhiên là cũng mạo hiểm. Chẳng hạn, rất có thể những việc cba đang làm sẽ bị lộ và đối thủ của nó, thí dụ một hăng khác, sẽ công bố kết quả thâu lượm được, hoặc cũng tiến hành việc làm tương tự của ḿnh. Cooper định sẽ yêu cầu những người này cẩn thận đừng để lộ chi tiết nào trong việc này cả cba. Anh hy vọng ḷng tin của anh đối với họ có cơ sở. Quan sát họ, lúc này vẫn đang chăm chú đọc và đa số đang ghi chép, anh càng tin điều đó.
Cooper cũng để ư nh́n cửa ra vào. Cú điện thoại mà anh bảo Mony gọi là cho Harry Partridge và Crawford Sloane, đề nghị hai người ghé qua chỗ họp. Anh rất hài ḷng khi cả hai nhận lời.
Hai người cùng đến một lúc. Đang miêu tả địa bàn mà anh tưởng tượng bọn bắt cóc sẽ hoạt động, anh dừng lại và chỉ tay ra cửa. Mọi người quay ra nh́n, và mặc dù họ rất tế nhị, vẫn nghe thấy tiếng trầm trồ khi Sloane bước vào, đằng sau là Partridge.
Rất trân trọng, Cooper bước từ bục xuống. Anh không có ư định giới thiệu xướng ngôn viên của chương tŕnh Tin buổi chiều của cba, mà tránh qua bên nhường chỗ. “Chào anh, Teddy”, Sloane nói: “Anh muốn tôi làm ǵ bây giờ nao?”. “Dạ, tôi nghĩ mọi người muốn gặp anh”.
Sloane hỏi nhỏ: “Anh đă cho mọi người biết đến đâu rồi?”.
Partridge tới bên họ, gần chiếc bục và đang lắng nghe.
“Hầu như toàn bộ. Tôi cho rằng họ sẽ sốt sắng hơn kh biết rơ sự việc; và chúng ta cần tin họ”. “Tôi cũng thấy như thế”, Partridge nói.
Sloane gật đầu: “Tôi cũng vậy”. Anh đi về phía hàng ghế chứ không đứng lên bục. Mặt anh nghiêm trang, không ai lại nghĩ anh sẽ cười đùa, vui vẻ vào ngày hôm nay. Giọng nói của anh cũng hợp với nét mặt trang nghiêm ấy.
“Thưa các anh, các chị. Có thể trong những ngày tới, những việc một hay một vài người trong các anh, các chị sắp là sẽ trực tiếp góp phần cứ thoát vợ, con và cha tôi. Nếu điều may mắn ấy đến, xin các anh, các chị tin rằng tôi sẽ t́m cảm ơn từng người một. Vào lúc này, tôi muốn bày tỏ ḷng biết ơn của tôi với việc các anh, các chị đă tới giúp đỡ, và chúc mọi người mạnh khoẻ. Chúc các anh, các chị gặp điều may mắn”.
Sloane đứng lại trong khi nhiều người đứng dậy, bước ra khỏi ghế, bắt tay anh và lựa lời an ủi. Teddy Cooper thấy mấy người rưng rưng nước mắt. Cuối cùng Sloane vẫy tay tạm biệt và ra về cũng lặng lẽ như lúc tới. Partridge, sau khi đă bắt tay và nói chuyện với mấy người, cũng cùng ra theo.
Cooper lại tiếp tục giải thích những ǵ các tay điều tra mới tinh này cần phải t́m kiếm. Khi anh nỏi có ai hỏi ǵ không, có tới mấy người cùng giơ tay.
Một cậu mặc ao chui cổ in chữ “nyu” – Đại học New York – là người hỏi đầu tiên: “Được rồi, cứ cho là chúng tôi t́m được mẩu quảng cáo khớp với những điều anh vừa nói, và đó có thể chính là nơi ta đang t́m. Chúng tôi sẽ gọi điện thoại báo cho anh. Rồi sau đó làm ǵ?”.
“Thế này nhé”, Cooper trả lời. “Chúng ta sẽ t́m xem ai quảng cáo cái đó. Thường vẫn ghi ngay trong quảng cáo, các anh báo cho chúng tôi biết. Nếu không có tên, mà chỉ ghi sổ đăng kư, th́ cố hỏi toà báo xem. Nếu họ không chịu nói, th́ chúng tôi sẽ làm việc với họ”.
“Và sau đó?”.
“Nếu dược, chúng ta sẽ gọi điện thoại cho người quảng cáo và hỏi một số câu. Nếu không, chúng ta sẽ trực tiếp đến chỗ họ. Rồi, nếu tin tức thu được xem ra là khả quan, chúng ta sẽ tới xem nơi họ quảng cáo cho thuê. Tất nhiền phải rất thận trọng”.
“Anh nói là “chúng ta” đúng không?”, một cô gái mặc bộ đồ màu be rất mốt hỏi tiếp: “Chúng ta” đây là nói anh và mấy vị tai to mặt lớn của hăng, hay là cả chúng tôi cũng tham gia vào công việc thú vị ấy?”.
Mọi người ḥ reo và cười, Cooper cũng hoà theo. Anh trả lời: “Nói thật với bạn nhé, tôi là người tai bé mặt nhỏ thôi. Và bạn cẩn thận đứng nói nhầm đấy”2 (Mọi người cười ầm lên). “Nhưng tôi có thể hứa với các bạn là trong chừng mực có thể được, chúng tôi sẽ để các bạn, nhất là các nào t́m ra manh mối cùng tham gia các giai đoạn tiếp theo. Lư do là chúng tôi cần các bạn. Chúng tôi không có đủ người để làm việc này, v́ vậy, khi đă t́m thấy mục tiêu, chắc là các bạn sẽ được lao tới!”.
“Đến giai đoạn đó, sẽ có người quay h́nh chứ?”, một cô tóc hung, người nhỏ nhắn hỏi.
“Bạn định hỏi là bạn có được quay vô tuyến không chứ ǵ?”.
“Đại loại là như vậy”, cô gái mỉm cười.
Không ai hỏi thêm nữa, Cooper kết thúc sau khi nói thêm một số suy nghĩ mà anh đă nghiền ngẫm hồi tối nhưng chưa bàn với ai.
“Khi t́m kiếm loại nhà quảng cáo cho thuê mà tôi vừa mô tả, tôi muốn các ban nhân đó đọc qua tất cả các trang báo của từng số xuất bản trong ba tháng qua chú ư xem có ǵ lạ không”.
“Xin đừng hỏi tôi cái đó là ǵ, v́ tôi cũng chưa biết được. Nhưng nó là: rất có thể những tên bắt cóc mà chúng ta đang tuy t́m c̣n đang ẩn náu ở khu vực này ít ra là một, mà cũng có hể là hai tháng. Trong khoảng thời gian này, cho dù bọn chúng có cẩn thận thế nào đi nữa, chúng vẫn có thể phạm vài lỗi nhỏ và để lại dấu vết. Có khả năng cái lỗi nhỏ đó ở ngay trong mục quảng cáo trên báo”.
“Xem chừng có lẽ ít cơ may thành công”, ai đó đưa nhận xét.
Cooper gật đầu tán thành: “Các bạn có thể nói vận may t́m được điều ǵ đó trên báo chỉ là một phần ngh́n, nhưng nếu quả thật nó được ghi trên báo, th́ cũng có khả năng ai đó trong số các bạn sẽ phát hiện ra. Như vậy, rơ ràng không phải dễ ǵ chúng ta gặp may. Nhưng các bạn chớ quên rằng vẫn có người trúng xổ số mặc dù xác suất chỉ có một phần triệu mà thôi”.
“Tôi chỉ muốn nói với các bạn là: hăy suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ! Chịu khó t́m, và t́m một cách thông minh. Hăy sử dụng trí tưởng tượng của các bạn. Các bạn được huy động v́ chúng tôi nghĩ các bạn là những cong người tài ba. V́ vậy hăy chứng minh là chúng tôi nghĩ đúng về các bạn. Thế đấy, hăy t́m mục tiêu đầu tiên của chúng ta là các quảng cáo cho thuê nhà xưởng, nhưng cần chú ư là cả những chi tiết khác nữa”.
Sau khi nói xong, Cooper rất bất ngờ khi người nghe đứng cả dậy, vỗ tay hoan hô.

o0o

Sáng hôm ấy, vừa tới giờ làm việc. Partridge đă gọi điện thoại cho nhân mối của ḿnh là ông luật sư giao thiệp với khách thuộc giới tội ác có tổ chức. Ông ta tỏ ra không mặn mà cho lắm: “À, th́ ra là anh. Ơ ḱa, hôm thứ sáu tôi đă nói với anh tôi sẽ kiểm tra thận trọng và tôi đă làm việc đó hai lần nhưng không thấy ǵ cả. Sao anh cứ đeo đẳng làm phiền tôi măi thế”.
“Tôi xin lỗi nếu tôi…”, Partridge nói, nhưng ông ta không buồn nghe.
“Giới săn tin các anh không bao gờ hiểu rằng trong những chuyện như thế này, tôi như cá nằm trên thớt. Các khách hàng của tôi tin tôi, và tôi không định phụ ḷng tin của họ. Tôi cũng biết họ không quan tâm đến việc của người khác làm đếch ǵ, kể cả cái việc của anh và của Crawford Sloane, cho dù có thể anh nghĩ xấu về họ thế nào mặc xác”.
“Tôi hiểu điều đó”, Partridge nói, vẻ không hài ḷng. “Nhưng đây là chuyện bắt cóc và…”.
“Im đi và hăy nghe đây! Lần trước anh gặp, tôi đă bảo tôi tin chắc không ai trong số khách hàng của tôi giở tṛ bắt cóc, hoặc dính líu vào vụ bắt cóc ấy. Đến bây giờ tôi vẫn tin chắc như thế. Tôi phải thú nhận là tôi c̣n nợ anh, và tôi muốn cố hết sức t́m kiếm giúp anh. Làm như vậy, tôi chẳng khác nào đi trên băi ḿn, rồi lại c̣n phải nói cho họ tin rằng nếu họ nói những ǵ họ biết hoặc nghe dư luận là có lợi cho họ nữa chứ!”.
“Th́ tôi đă bảo tôi xin lỗi nếu…”.
Ông luật sư lại tiếp tục: “Giao thiệp với loại người như máy ủi đất hoặc tầu tốc hành đâu phải chuyện đùa. Anh hiểu chứ?”.
Nén tiếng thở dài, Partridge trả lời: “Tôi hiểu”.
Ông luật sư dịu giọng: “Thư thư cho tôi vài ngày nữa. Nhớ đừng gọi điện cho tôi. Tôi sẽ gọi điện cho anh”.
Đặt ống nghe xuống, Partridge chợt nghĩ các nhân mối dẫu có ích cho ta, nhưng ta không nhất thiết phải thích họ.
Sáng hôm đó, trước khi đến Ban tin của hăng CBA, Partridge đă đi tới quyết định có hay không nên công bố trong bản tin chiều việc một tên khủng bố khét tiếng gốc Colombia, tên là Ulises Rodriguez, chắc chắn dính líu đến vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane. Anh quyết định lúc này chưa nên đưa tin đó vội.
Sau khi gặp số người Cooper mới huy động, Partridge đi t́m những thành viên của nhóm đặc nhiệm để thông báo cho họ về quyết định của anh. Tại pḥng họp của nhóm, anh gặp Karl Owens, Iris Everly và giải thích lư do tại sao anh lại quyết định như vậy. “Ta hăy xem nhé: lúc này, Rodriguez là manh mối duy nhất ta có, và hắn không biết là ta đă biết hắn. Nếu chúng ta công bố tin này, rất có thể Rodriguez sẽ nghe thấy, và thế là ta trắng tay”.
“Thật vậy sao?”, Owens nghi ngờ hỏi.
“Tôi tin là như thế. Mọi bằng chứng đều cho thấy Rodriguez đang giấu ḿnh, và việc biết tin trên càng làm hắn giấu ḿnh kỹ hơn. Tôi chẳng cần nói các anh cũng biết việc đó sẽ hạn chế cơ hội t́m ra chỗ của hắn, và tất nhiên người nhà Sloane nữa”.
“Tôi hiểu điều đó”, Iris thừa nhận. “Nhưng Harry này, thực sự anh có tin rằng một tin sốt dẻo như thế này, có ít nhất hơn chục người biết, lại có thể dễ dàng giữ kín cho tới lúc chúng ta sẵn sàng được không? Chớ quên rằng tất cả các đài báo và truyền h́nh đều đă phái những người giỏi nhất theo dơi chuyện này. Tôi cho rằng nhiều nhất là hai mươi bốn tiếng sau, mọi người sẽ biết tin trên”.
Rita Abrams và Norman Jaeger vừa đến và lắng nghe.
“Có thể anh nói đúng, Partridge bảo Iris. “Nhưng tôi nghĩ chúng ta đành phải liều”. Rồi anh nói thêm: “Tôi không muốn nói những điều nhàm tiếu, nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải nhớ là cái tin mà ta đang bàn không phải là chiếc bát vấy máu chúa Giêsu. Khi việc đưa tin đe doạ sinh mạng con người và tự do, th́ tin tức phải ở hàng thứ hai”. “Tôi cũng chẳng muốn nói dông dài, nhưng về điểm đó, tôi đồng ư với Harry”, Jaeger nói.
“C̣n điều này nữa, đó là FBI”, Owens nói. “Nếu không cho họ biết tin trên, chúng ta có thể bị phiền toái đấy”.
“Tôi cũng nghĩ tới chuyện đó”, Partridge thừa nhận. “Nhưng đành phải liều. Nếu các anh ngại chuyện đó, tôi xin nói tôi là người sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vấn đề là, nếu ta cho FBI biết, kinh nghiệm cho thấy, rất có thể họ sẽ trao đổi với các phóng viên báo chí, và thế là chúng ta mất độc quyền tin trên”.
“Trở lại vấn đề chính”, Rita nói. “Việc chúng ta làm đă có tiền lệ. Tôi nhớ một trường hợp ở hăng truyền h́nh ABC”.
“Kể nghe xem nào”, Iris giục.
“Các anh có nhớ vụ bắt cóc máy bay của hăng TWA ở Beirut năm 1985 chứ?”.
Những người khác gật đầu, nhớ lại là vào những năm 1980, Rita làm ở Ban tin tức của hăng ABC, và vụ bắt cóc đó là việc làm man rợ của bọn khủng bố mà cả thế giới đều chú ư theo dơi trong suốt hai tuần lễ. Một thợ lặn của hải quân Mỹ đi trên chuyến bay 847 của hăng TWA ấy đă bị hạ sát một cách dă man.
Rita kể: Ngay khi vụ cưỡng đoạt máy bay xảy ra, chúng tôi ở hăng ABC biết rằng có ba quân nhân Hoa Kỳ trên chuyến bay ấy, nhưng họ mặc thường hục. Chúng tôi tin chỉ có ABC biết tin đó. Vấn đề là : có nên phát tin đó hay không? Chúng tôi đă không tiết lộ tin đó, v́ tin rằng nếu tiết lộ, bọn không tặc có thể biết và chắc chắn ba quân nhân này sẽ bị giết chết. Cuối cùng bọn chúng cũng t́m ra, nhưng chúng tôi luôn hy vọng là chúng tôi đă làm đúng, nên góp phần vào việc giúp hai người kia thoát chết”.
“Thôi được, tôi nghĩ tôi đồng ư”, Iris nói. “Đến ngày mai mà vẫn chưa có ai đưa tin đó, chúng ta sẽ xem xét thêm”.
“Tôi cũng vậy”, Owens tán thành và cuộc trao đổi kết thúc.
Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của vấn đề, Partridge quyết định bàn thêm với Leslie Chippingham và Chuck Insen.
Ông trưởng ban tin tức tiếp Partridge trong văn pḥng của ông. Khi nghe Partridge nói, ông chỉ nhún vai và nói thêm: “Anh là người quyết địnhh của nhóm đặc nhiệm, Harry ạ. Nếu chúng tôi không tin và khả năng suy xét của anh, chúng tôi đă không để anh làm việc đó. Dù sao cũng cám ơn anh đă cho tôi biết”.
Chủ nhiệm chương tŕnh Tin buổi chiều đang ngồi ở ghế chủ tịch trong pḥng họp. Vừa nghe, mắt ông sáng lên. Cuối cùng ông gật đầu và nói: “Hay lắm, Harry ạ. Suy nghĩ hay lắm. Khi nào anh giao cái đó cho chúng tôi, tôi sẽ đưa nó lên đầu buổi phát tin. Tất nhiên chỉ sau khi anh đồng ư công bố”.
Sau đó Partridge lại tiếp tục gọi điện thoại và ngồi làm việc trong văn pḥng riêng tạm thời của anh.
Anh lại lôi cuốn sách màu xanh có ghi tên người và số điện thoại ra; khác với tuần trước, khi anh chủ yếu gọi cho các nguồn tin của anh ở Mỹ, lần này anh thử gọi các nhân mối của anh ở Colombia và các nước xung quanh nó như Venezuela, Brazil, Ecuador, Panama, và Peru và thêm cả Nicaragua. Từ những nước này, trước đây anh vẫn thường đưa tin đều đặn về CBA; ở đó có nhiều người mà anh biết đă giúp đỡ anh, và anh cũng đă giúp đỡ trả ơn một số trong bọn họ.
Cái khác nữa là manh mối về Rodriguez đến hôm nay đă rơ. Anh đặt ra hai câu hỏi về hai vấn đề liên quan đến nhau. Anh có biết một tên khủng bố tên là Rodriguez không? Nếu có, anh biết hắn hiện ở đâu và có thể đang làm ǵ?
Mặc dù hôm thứ sáu Karl Owens đă liên hệ với các nhân mối của anh ta ở Mỹ La tinh, nhưng Partridge biết rằng số đó không trùng với số đầu mối của anh; điều này chẳng có ǵ lạ, bởi v́ các chủ nhiệm chương t́nh tin và các phóng viên xây dựng các nguồn tin của ḿnh, và một khi đă có, họ giữ riêng cho ḿnh.
Đối với câu hỏi thứ nhất, mọi nguồn đều trả ḷi “có biết”, c̣n câu sau th́ “không biết”. Khớp với nguồn tin của Owens trước đó, Rodriguez h́nh như đă mất hút từ ba tháng trước và từ đó không ai thấy hắn nữa. Tuy nhiên, trong câu chuyện với một phóng viên đài phát thanh Colombia ở Bogota vốn là bạn lâu năm của anh, Partridge thấy có một điểm rất đáng chú ư.
“Dù hắn đang ở đâu, tôi đảm báo không phải là ở đây”, anh ta nói. “Dầu sau hắn cũng là người Colombia, và mặc dù pháp luật chưa sờ được đến hắn, nhưng hắn nổi tiếng đến mức không thể ở lâu trên đất nước này mà mọi người lại không biết. V́ vậy, tôi dám cuộc là hắn đang ở một nước khác”. Câu kết thúc xem ra có lư.
Có một nơi Partridge nghi là hắn có thể tới, đó là Nicaragua, nơi chế độ Sandinist khét tiếng về sự giả dối và bạo tàn và thù địch với Mỹ. Chế độ đó rất có thể dính líu tới vụ bắt cóc, với hy vọng giành được một lợi thế nào đó mà họ chưa tiết lộ? Việc này xem chừng không có lư lắm, nhưng không phải không có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, sau hơn một chục cú điện thoại tới thủ đô Managua, anh thấy mọi người đều nhất trí cho rằng Ulises Rodriguez chưa từng có mặt tại Nicaragua.
C̣n Peru nữa. Partridge gọi cho mấy người ở đây, trong đó riêng có một câu chuyện làm anh cứ phân vân măi. Anh gọi cho một ngườiquen cũ là Maniel Léon Seminario, chủ bút đồng thời là chủ tuần báo Escena xuất bản ở Lima.
Nghe Partridge xưng tên, Seminario lập tức đến ngay bên máy. Ông chào anh bằng thứ tiếng Anh không chê vào đâu được, và Partridge như thấy ông bên máy, nhỏ nhắn mà hoạt bát, ăn mặc chải chuốt hợp thời trang. “Chà, chà! Harry thân mến của tôi! Rất mừng lại được nghe thấy tiếng anh! Mà anh đang ở đâu? Hy vọng là ở Lima chứ?”.
Khi anh nói đang gọi từ New York, ông chủ bút kiêm chủ báo có vẻ cụt hứng: “Thế mà tôi lại hy vọng ngày mai chúng ta cùng ăn trưa ở La Pizzarera cơ đấy. Đảm bảo với anh là đồ ăn ở đó vẫn nấu ngon như xưa. Sao anh không đáp máy bay tới liền đi?”. “Tôi muốn lắm chứ, Mariel. Không may mà tôi đang bị ngập trong công chuyện quan trọng tới tận cổ”. Rồi anh giải thích việc của anh trong nhóm đặc nhiệm điều tra về vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane.
“Lạy Chúa! Lẽ ra tôi phải biết là thể nào anh cũng bị lôi cuốn vào đó. Thật kinh khủng. Chúng tôi vẫn theo sát t́nh h́nh và dành cả một trang đăng việc đó trong số báo tuần này. Có ǵ mới chúng tôi cần đưa vào không?”.
“Có đấy!”, Partridge trả lời. “Và chính v́ vậy mà tôi gọi cho anh. Nhưng hiện giờ chúng tôi vẫn giữ kín do vậy xin anh đừng công bố lên báo nhé”.
“Ờ, ờ…”, ông nói thận trọng, “nếu đó không phải là những thông tin mà chúng tôi đă có”.
“Ta có thể tin nhau, Mariel ạ. Trên cơ sở anh vừa mới nói đó, được chứ?”.
“Như thế th́ được”.
“Chúng tôi có lư do tin rằng Ulises Rodriguez dính líu tới vụ này”.
Ông chủ bút tuần báo im lặng, rồi nói nhỏ: “Anh gặp tay bợm rồi đấy, Harry ạ. Ở đây nguyên cái tên đó đă là một từ tồi tệ và đáng sợ”.
“Tại sao lại sợ?”.
“Người ta nghi hắn chủ mưu các vụ bắt cóc, từ Colombia lén lút qua lại Peru làm tṛ đâm thuê chém mướn. Việc mà các phần tử cách mạng tội ác ở nước này là vậy đó. Anh cũng biết hiện nay ở Peru, bắt cóc hầu như trở thành một cách sống. Các nhà doanh nghiệp giàu có và gia đ́nh họ là mục tiêu được ưa chuộng. Rất nhiều người phải thuê vệ sĩ, dùng xe có bảo vệ với hy vọng tránh bị bắt cóc”.
“Tôi có biết chuyện đó”, Partridge nói, “nhưng cho tới lúc này lại quên khuấy mất”.
Semirario thở dài và bảo: “Không chỉ ḿnh anh, anh bạn ạ! Báo chí phương Tây ít chú ư tới Peru. Đó là tôi nói c̣n nhẹ đấy. C̣n trong tin vô tuyến truyền h́nh, chúng tôi đâu có tồn tại trên đời này”.
Partridge biết là ông ta nói có phần đúng. Anh không hiểu tại sao, nhưng báo chí Mỹ ít quan tâm đến Peru hơn các nước khác. Anh lớn tiếng hỏi: “Anh có nghe nói Rodriguez hiện đang ở Peru, hoặc gần đây làm việc cho ai ở đó không?”.
“À…không”.
“Anh có vẻ ngập ngừng, đúng không?”.
“Không phải về Rodriguez. Tôi không nghe nói ǵ cả, Harry ạ. Tôi mà biết th́ đă nói với anh”.
“Thế th́ về chuyện ǵ?”.
“Tất cả, cái mà tôi gọi là mặt trận cách mạng đầy tội ác không hiểu sao mấy tuần nay im hơi lặng tiếng không có sự kiện có ư nghĩa nào xảy ra cả mới lạ chứ!”.
“Rồi sao nữa?”.
“Tôi đă từng thấy dấu hiệu kiểu này, và tôi tin chỉ ở Peru mới có. Khi mọi việc yên ắng nhất th́ lại thường báo hiệu sẽ có những chuyện lớn sắp xảy ra. Thông thường là chuyện chẳng tốt đẹp ǵ và không lường trước được”.
Gọng Seminario thay đổi, nghe có vẻ khách sáo hơn: “Harry thân mến, tôi rất sung sướng được tiếp chuyện anh và rất mừng anh đă gọi cho tôi. Nhưng tôi phải từ biệt anh v́ bài vở cho số báo kỳ này chưa xong. Sớm đến thăm tôi ở Lima nhé. Xin anh nhớ cho. Lúc nào tôi cũng sẵn sàng mời anh ăn trưa tại La Pizzerra”.
Cả ngày hôm đó, lời ông ta cứ hiện măi trong óc Partridge: “Khi mọi việc yên ắng nhất th́ thường lại báo hiệu những chuyện lớn sắp xảy ra”.

Chú thích:
(1) Cooper chơi chữ có thể hiểu: Big shots nghĩa là “tai to mặt lớn” (tiếng lóng), big short lại có nghĩa là “quần đùi rộng”


Chương 6

Vào ngày Harry Partridge đàm thoại với ông chủ bút kiêm chủ báo Escena, Peru đă được đề cập đến trong cuộc họp cấp cao nhất, tuyệt đối bí mật gồm những ông chủ có cổ phần sở hũu hăng CBA thuộc Tổ hợp công nghiệp Globanic. Cuộc họp, được gọi là “tập huấn về chính sách”, tiến hành mỗi năm hai lần, do ông Theodore Elliot, chủ tịch và giám đốc chấp hành của tổ hợp chủ tŕ. Tham dự cuộc họp chỉ có các thành viên của hội đồng chấp hành, đại diện cho chín công ty thành viên đều là những công ty lớn, và phần lớn đều mang theo phụ tá riêng của họ.
Tại những cuộc họp loại này, người ta trao đổi với nhau các thông tin kín của cộng đồng, các kế hoạch tuyệt mật, trong đó có thể lôi kéo, hoặc làm phá sản các nhà đầu tư, các đối thủ và các thị trường khắp thế giới. Tuy nhiên, các cuộc họp bán niên này không bao giờ có chương tŕnh nghị sự bằng văn bản và không có ghi chép. Các biện pháp an ninh được tiến hành chặt chẽ; hàng ngày, trước khi cuộc họp bắt đầu, pḥng họp được kiểm tra bằng các máy móc điện tử để tránh bị nghe trộm.
Mỗi công ty có khoảng năm sáu nhân viên cùng đi với các phụ tá: những người này không bao giờ được vào pḥng họp, mà chỉ ở bên ngoài để cung cấp số liệu hoặc tài liệu mà các sếp của họ yêu cầu.
Nơi họp ít khi thay đổi. Cuộc họp lần này, cũng như các cuộc họp trước, được tiến hành tại câu lạc bộ Fordly Cay gần Nassau thuộc Bahamas.
Fordly Cay, một trong những câu lạc bộ kín cổng cao tường nhất, với các phương tiện của một nơi nghỉ mát bao gồm nhà thuyền, sân chơi gôn, sân quần vợt và những băi biển phủ đầy cát trắng thỉnh thoảng mới mở cửa để đón các khách VIP sử dụng các phương tiện dành tiêng của nó. Các hội nghị lớn hơn th́ verboten (nhiều vô kể) với Fordly Cay, loại hội nghị thương nhân không có tồn tại.
Loại người b́nh thường khó được nhận làm hội viên câu lạc bộ; rất nhiều người trong danh sách chờ cũng phải đợi rất lâu, nhiều khi vô vọng. Theodore Elliott đă xin từ hai năm trước, mà vừa rồi mới được nhận làm hội viên.
Hôm trước, khi mọi người đến, Elliott đóng vai chủ nhà, đặc biệt đón các bà mệnh phụ Globanic, những người chỉ xuất hiện giữa các cuộc gặp gỡ, cuộc chơi gôn, quần vợt hoặc đua thuyền. Cuộc họp đầu tiên sáng nay diễn ra trong mộ thư viện nhỏ đầy đủ tiện nghi, với những chiếc ghế mây bọc da màu be, bốn mặt tường treo thảm hoa văn; những tủ kính đựng đầy các loại huy chương thể thao bằng bạc xen giữa những bức tường xếp đầy sách. Trên chiếc ḷ sưởi rất ít khi dùng là chân dung người sáng lập câu lạc bộ đang nh́n xuống mỉm cười rạng rỡ với nhóm nhỏ những người được chọn lọc kỹ càng.
Elliott mặc bộ đồ thích hợp – quần trắng, áo chui cổ dài tay xanh nhạt có in biểu chương của CLB là chiếc khiên bốn mảnh với tàu lá cọ xanh tốt, hai chiếc vợt quần vợt đặt chéo nhau, gậy chơi gôn, chiếc thuyền và phía dưới là sóng biển nhấp nhô. Dù mặc hay không mặc cái áo nhố nhăng ấy, Theodore Elliott vẫn mang nét đẹp cổ điển; cao lớn, vai rộng, cằm bạnh với mái tóc đă bạc trắng. Mái tóc bạc ấy là dấu hiệu cho thấy ông chủ tịch sẽ đến tuổi về hưu trong ṿng hai năm tới, và hầu như chắc chắn là một trong những người đang có mặt hôm nay sẽ thay thế ông.
Do có tính tới việc một vài vị giám đốc công ty đă quá già, khó được bầu vào chức đó, nên trong cuộc họp có ba ứng cử viên c̣n trẻ khoẻ, trong đó có Margot Lloyd- Mason.
Margot hiểu điều đó khi bà ta báo cáo về thực trạng của CBA ngay từ đầu phiên họp. Bằng lối ăn nói chính xác, bà tiết lộ rằng từ khi tổ hợp Globanic mua mạng lưới phát thanh truyền h́nh CBA cùng các đài trực thuộc nó đến nay, các biện pháp kiểm soát tài chính ngặt nghèo đă được áp dụng, ngân sách cắt giảm, và cho thôi việc những người không cần thiết. Kết quả là lợi nhuận của quư ba sẽ tăng 22% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
“Khởi đầu thế là tốt”, Theodore Elliott b́nh luận, “mặc dù chúng ta hy vọng trong tương lai sẽ c̣n tốt hơn”. Những người trong pḥng gật gù tán thưởng.
Hôm nay Margot đă chọn cách ăn mặc rất kỹ, để vừa không có vẻ quá nữ nhi thường t́nh, nhưng cũng không mất cái lợi thế của nữ giới. Lúc đầu bà định mặc bộ quần áo may đo rất khéo như vẫn thường mặc khi đến nhiệm sở ở Stonehenge, nhưng sau bà nghĩ bộ đó không thích hợp ở vùng bán nhiệt đới này. Cuối cùng bà chọn chiếc quần lanh màu be, áo chui dài tay sợi bông màu nâu nhạt. Bộ quần áo cũng tăng thêm đường nét cân đối của bà; mấy vị ngồi dán mắt nh́n bà đă xác nhận điều đó.
Trong báo cáo, bà có nhắc đến vụ bắt cóc gia đ́nh Crawford Sloane.
Chủ tịch hăng lâm sản quốc tế có tên là Dewitt, người Oregon, tính khí mạnh mẽ thốt lên: “Thật quá quắt. Chúng ta hy vọng họ sẽ tóm cổ được bọn này. Thế nhưng hăng truyền h́nh của bà cũng v́ thế mà được mọi người chú ư hơn”.
Margot thông báo: “V́ việc đó mà số người theo dơi bản tin chiều của chúng tôi trong năm ngày qua tăng từ 9,2 lên 12,1 có nghĩa là thêm được sáu triệu khán giả; do đó chúng tôi hiện đứng đầu bảng, bỏ xa các hăng khác. Số người xem các chương tŕnh giải trí của năm đài truyền h́nh của chúng tôi liền ngay sau bản tin chiều cũng tăng. Các chương tŕnh TV vào ban ngày cũng thế, đặc biệt là chương tŕnh của Ben Largo thứ sáu hàng tuần tăng từ 22,5 lên 25,9. Những người bảo trợ của hăng tất thảy đều vui mừng; kết quả càng có nhiều người hoặc công ty yêu cầu được quảng cáo trên hệ thống của chúng tôi”.
Một người hỏi: “Việc số người xem tăng lên có nghĩa là phần lớn họ không chuyển kênh xem chương tŕnh của các hăng khác?”. Câu hỏi này cho Margot thấy rằng ngay cả trong nhóm giới chức chóp bu này cũng vẫn có người quan tâm đến những chi tiết vụn vặt của truyền h́nh.
“Kinh nghiệm cho thấy một khi người xem theo dơi bản tin chiều, th́ họ sẽ tiếp tục xem trong khoảng chín mươi phút, có khi c̣n hơn. Đồng thời cũng có thêm người khác cũng ngồi xem”.
“Đúng như tục ngữ đă nói: hoạ mà thành phúc”, ông chủ tịch hăng lâm sản quốc tế mỉm cười và nói.
Margot cũng cười nh́n ông: “V́ chỉ có chúng ta với nhau, tôi cũng thấy đúng là vậy, nhưng xin đừng trích dẫn lời tôi nói”.
“Không ai dẫn lời của ai cả”, Theodore nói: “Chính là để nói riêng và nói thật mà chúng ta có các cuộc họp như thế này”.
“Bà có nói tới những người thuê quảng cáo của hăng”. Đó là tiếng ông Leon Ironwood của hăng hàng không Tân Thế giới, người California, da cháy nắng, dáng dấp thể thao, và là một trong những ứng cử viên chức chủ tịch của ông Theodore. Công ty do Ironwood đứng đầu luôn được Bộ Quốc pḥng đặt hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu. “Bà có thể cho biết những tin mới nhất về vấn đề thời cuộc hiện nay là máy video được không? Đă có bao nhiêu gia đ́nh hiện nay đang sử dụng đầu video?”.
“Hiện có khoảng 50% các hộ có đầu video”, Margot nói. “Ông nghĩ đúng về vấn đề này. Phần lớn những người ghi lại chương tŕnh của hăng đă bỏ qua mục quảng cáo, v́ thế tác dụng quảng cáo của hăng cũng có giảm đi”.
Ironwood gật đầu nói: “Nhất là số người có video lại là những người giàu có. Chính v́ thế, tôi là người hay xem xác chương tŕnh vô tuyến”.
Ai đó nói thêm: “Đừng quên tính đến nút ngắt tiếng trên vô tuyến. Mỗi khi có mục quảng cáo là tôi lại tắt phần tiếng đi đấy”.
Margot trả lời: “Sự thật là vấn đề video và nút ngắt tiếng ấy là những đám mây dông luôn ở trên đầu chúng ta, chính v́ nó mà các hăng truyền h́nh phải cất công nghiên cứu tác động của nó. Lẽ ra phải có một kỹ thuật đo lường vấn đề này từ lâu, trừ phi chúng ta không muốn biết những điều không hay. Trong chuyện này, các hăng quảng cáo là đồng minh của chúng ta. Họ cũng lo ngại người thuê quảng cáo biết việc này sẽ ảnh hưởng lớn tới các công việc của hăng họ”.
“Tôi tin rằng trong kế hoạch tài chính của hăng cũng đă tính đến việc này”, Elliott nhắc.
“Đúng thế, Theo ạ. V́ lường trước và chấp nhận thực tế là tiền do quảng cáo mang lại sẽ giảm, nên chúng tôi đang tính đến các nguồn thu nhập khác. V́ vậy CBA và các hăng khác lặng lẽ mua các thiết bị truyền h́nh cáp dẫn và sẽ mua thêm. Hăng có tiền, nên một ngày nào đó không xa, các hăng TV cáp sẽ bừng tỉnh và nhận ra rằng họ đă thuộc sở hũu của cách hăng truyền h́nh khác. Đồng thời, chúng tôi cũng đang thăm ḍ khả năng liên doanh với các công ty điện thoại”.
“Liên doanh ư?”, Ironwood hỏi.
“Tôi xin giải thích rơ. Trước hết phải thừa nhận rằng truyền h́nh vô tuyến – tức là truyền trên không – đă gần hết thời của nó. Trong khoảng mươi, mười lăm năm nữa, ta chỉ có thể gặp loại máy thu h́nh kiểu cổ này ở Smitsoma; tới lúc đó, các đài truyền h́nh cũng đă loại bỏ máy phát h́nh thông thường v́ không kinh tế”.
“V́ TV cáp và vệ tinh truyền h́nh phải không?”.
“Một phần, chứ không phải tất cả v́ việc đó”, Margot mỉm cười. Bà đang đề cập đến một vấn đề quen thuộc mà bà hy vọng cho thấy khả năng nh́n xa trông rộng của bà. Bà tiếp tục nói: “Cũng cần phải nhận ra rằng trong lĩnh vực này, các máy TV cáp không có một tương lai quan trọng. Để tồn tại, họ sẽ phải chung lưng đấu cật với các hăng điện thoại là những người đă có máy ở tất cả các gia đ́nh. Chúng ta cũng sẽ phải làm như vậy”.
Một vài người gật đầu tỏ ư tán thành, trong khi Margot tuyên bố: “Kỹ thuật kết hợp đường điện thoại và truyền h́nh, sử dụng dây dẫn quang học hiện đă có rồi. Chỉ có một vấn đề là đưa nó vào hoạt động, tức là các hăng truyền h́nh như hăng chúng tôi phải lên chương tŕnh riêng cho hệ thống cáp dẫn. Số thu nhập có thể sẽ rất lớn”.
“Chính phủ không có quy định hạn chế các công ty điện thoại bước sang lĩnh vực truyền h́nh sao?” Ironwood hỏi.
“Những quy định này Quốc hội sẽ thay đổi, chúng tôi đang lo việc đó. Thực tế đă có dự thảo những quy định mới”.
“Tức là bà tin rằng quốc hội sẽ phê chuẩn?”.
Theodore Elliott cười nói: “Nếu bà ấy tin th́ chắc hẳn phải có cơ sở. Tôi nghĩ chắc mọi người ở đây đă đọc cuốn “Quốc hội tốt nhất mà tiền bạc có thể mua được” rồi chứ? Nếu chưa, th́ những người như chúng ta nhất thiết phải đọc. Tên tác giả là ǵ nhỉ?”.
“Philip Stern”, Margot trả lời.
“Phải rồi. Đó, theo cách mà Stern mô tả, th́ tổ hợp Globanic của chúng ta đóng góp khá nhiều vào tất cả các Uỷ ban hoạt động chính trị có ảnh hưởng tới các mối quan tâm của chúng ta. Điều này có nghĩa là khi nào cần, chúng ta có thể dễ dàng mua các lá phiếu ở Quốc hội. Khi Margot muốn các quy định này cần được thay đổi, bà ấy có thể cho tôi biết. Tôi sẽ chuyển lời tới nơi cần thiết”.
“Nghe nói sẽ bỏ hệ thống các công ty xuyên Mỹ”, Dewitt nói.
“Cũng mới chỉ là nói thế thôi”, Elliott đáp. “Vả lại, cho dù có thay tên đi nữa, ta có thể chắc là những người trong Quốc hội cũng sẽ t́m được cách thực hiện đúng như bây giờ họ đang làm”.
Cuộc thảo luận thẳng thắn, không có ghi chép vẫn tiếp tục. Nhưng chủ đề gia đ́nh Sloane bị bắt cóc không được đề cập lại.
Gần cuối phiên họp buổi sáng, đến lượt K. Phocis (c̣n gọi là Fossie Xenos), chủ tịch Ban tài chính của Globanic báo cáo trước các thành viên hội đồng chấp hành.
Cách đây ba năm, hăng tài chính Tam hợp, như tên gọi lúc đó, là một công ty tín dụng tiêu dùng, gồm một loạt các văn p̣ng đặt tại các cửa hàng cho các gia đ́nh trung lưu Mỹ vay tiền mua hàng; nó cũng bán các loại bảo hiểm nhân thọ và tai nạn. Sau đó Globanic mua đứt công ty này. Theodore Elliott coi đó là một cơ sở đă có sẵn, tốt hơn là lập một công ty dịch vụ mới, nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế t́m kiếm sự mạo hiểm cũng như phồn hoa trong chuyện làm ăn. Ông đưa Fossie Xenos phụ trách công ty ấy. Anh ta là người Mỹ gốc Hy Lạp thuộc thế hệ thứ hai, có bằng phó tiến sĩ quản lư kinh doanh của trường Wharton, và bằng những thủ đoạn khôn khéo trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư đă được Elliott chú ư.
Việc làm đầu tiên của Xenos là dẹp bỏ dịch vụ tín dụng với người tiêu dùng vốn chỉ đưa lại lợi nhận nhỏ nhoi, và dẹp bỏ các văn pḥng tín dụng đặt ở các cửa hàng. Ngay sau đó, anh ta chấm dứt các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo hiểm, cho đó là “lối làm ăn c̣ con của anh lùn dốt nát”. Anh ta quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề mới mẻ và sôi động trong lĩnh vực tiền tệ, tín phiếu mua đứt các cổ phần, gọi tắt là LBO.
Từ đó, hễ thấy lĩnh vực tài chính nào có vẻ “nóng hổi” là Fossie Xenos nhảy vào liền: bằng cách đó, anh ta đă mang lại lợi nhuận lớn cho Globanic, đồng thời cũng làm tên tuổi anh ta trở nên nổi tiếng. Chính điểm này đă làm Margot coi Fossie, ứng cử viên thứ ba chức chủ tịch tổ hợp, là địch thủ đáng gờm nhất.
Mặc dù là tay cao thủ, đă có nhiều thành đạt, song Fossie vẫn có vẻ trẻ con, trông phải trẻ hơn đến tám tuổi so với cái tuổi bốn mươi mốt của anh ta. Anh ta ăn mặc xuềnh xoàng, đầu bù tóc rối v́ cứ ṿ đầu bứt tai mỗi khi ngắt câu. Tính kiên tŕ thuyết phục, cộng với nụ cười tươi rói với mọi người là thế mạnh của con người anh ta.
Bữa nay Fossie Xenos báo cáo về một dự án phức tạp, tinh vi và hết sức bí mật, dự án này tuy mới ở giai đoạn đầu nhưng hứa hẹn mang lại cho Globanic hàng tỷ đôla lợi nhuận. Nó bao gồm cái gọi là đánh đổi nợ với công lư và một quỹ đầu tư khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản cả hai đều liên quan đến Peru, trong đó Globanic khôn khéo phối hợp với chính phủ sở tại.
Fossie miêu tả các bước tiến hành và các điều kiện với các thành viên khác của Hội đồng chấp hành, bao gồm:
Hiện nay, Peru c̣n nợ nước ngoài hơn mười sáu tỷ đôla quá hạn mà chưa trả được; v́ vậy, nó bị cộng đồng tại chính quốc tế tẩy chay không cho vay thêm. Tuy nhiên, Peru dù đang lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vẫn muốn lấy lại chữ tín để có thể lại được vay tiền.
Công ty tài chính Globanic lặng lẽ mua bốn tỷ rưỡi đôla nợ quá hạn của Peru – tức là hơn một phần tư số nợ của nước này, với giá b́nh quân năm xu ăn một đôla, tổng cộng số tiền trả là 225 triệu đôla. Những người cho vay, chủ yếu là các nhà băng Mỹ, vui ḷng bán với cái giá rẻ mạt đó, v́ từ lâu họ đă nghĩ là mất trắng. Lúc này Globanic đă “đảm bảo” cho số nợ đó, tức là biến nó sang tiền chuyển đổi được.
Qua ba vị bộ trưởng phụ trác tài chính, du lịch và các công tŕnh công cộng, chính phủ Peru được thông báo họ đang có cơ hội mà người khác không có là có thể mua lại số nợ đă được tổ hợp Globanic “bảo đảm” với giá mười xu ăn một đôla, nhưng được trả bằng đồng inti là tiền địa phương yếu đuối. Đây là mồi câu rất khôn ngoan của Fossie, bởi bằng cách này, dự trữ ngoại tệ mạnh ít ỏi và quư báu của nước này (chủ yếu bằng đôla) sẽ không bị động chạm.
Ba điều kiện thiết yếu gắn với việc Globanic nhận lấy bằng tiền Peru. Globanic không muốn nhận tiền mặt, mà bằng cách đổi nợ lấy bất động sản, thế là hai nơi nghỉ mát rất đẹp hiện do chính phủ Peru sở hữu đă rơi vào tay họ. Công ty tài chính Globanic sẽ phát triển và cuói cùng sẽ đưa vào hoạt động, tin rằng cả hai sẽ là những nơi nghỉ mang lại lợi ích lớn. Một thành phố nghỉ mát trên bờ biển sẽ được gọi là “Punta del Este ở Thái b́nh Dương”, c̣n nơi kia, nằm sâu trong dăy Andes, sẽ là điểm xuất phát đầy kỳ thú tới Machu Picohu và Cuzco – những nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất trên thế giới.
Trong những vùng đất rộng lớn đó, chính phủ Peru phải đảm bảo rằng Globanic được quyền phát triển tự do theo cách riêng của nó. Đồng thời Globanic sẽ đầu tư cho sự phát triển ấy bằng ngoại tệ mạnh, do vậy cũng sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho dân địa phương, mà cả ngoại tệ mạnh cùng công ăn việc là đều có ích đối với Peru.
Điều kiện cuối cùng, chỉ có chính phủ Peru và Globanic biết với nhau, là giá trả cho hai khu nghỉ mát trên sẽ thấp hơn giá trị thực của nó 25%.
Globanic sẽ được lợi nhiều mặt: trước hết là bán số nợ được bảo đảm kia với giá gấp đôi số nó bỏ ra, tức là lăi ngay 225 triệu đôla. Sau nữa là vớ được hai điểm nghỉ mát mà chỉ phải trả bằng ¾ giá trị thực của nó. Sau cùng là thu hút được vốn đầu tư khắp nơi để phát triển khu nghỉ và cuối cùng, qua công việc này, gặt hái được số lợi nhuận kếch xù.
Kết thúc báo cáo, Fossie thông báo rằng sau những cuộc thương lượng dài và tinh tế, cách đây mấy ngày chính phủ Peru và công ty tài chính Globanic đă đạt được thoả thuận, trong đó tất cả các đ̣i hỏi của Globanic đều được chấp thuận.
Khi K. Phocis Xenos nói xong và ngồi xuống, đám thính giả đầy quyền lực kia lập tức vỗ tay hoan hô. Theodore Elliott, mặt mày rạng rơ hỏi: “Ai có hỏi ǵ không?”.
“Tôi muốn hỏi về ba tay bộ trưởng chính phủ mà anh vừa nói tới”, một thành viên hội đồng hỏi; ông này tên là Warren Gradon, đứng đầu Công ty hoá chất Empire. “Liệu có ǵ đảm bảo là họ sẽ giữ lời hứa không?”. “Tôi xin trả lời câu hỏi của ông”. Theodore Elliott nói. “Câu trả lời là “có” v́ chúng ta đă có những biện pháp thận trọng. Nhưng tôi tin là ngay cả ở đây chúng ta cũng chẳng cần nói rơ chi tiết làm ǵ”.
Mọi người cười tế nhị, v́ câu trả lời cho thấy họ đă bị hối lộ. Thực ra, khi thoả thuận giữa Peru và Globanic được kư và đóng dấu, mỗi vị bộ trưởng nọ đều nhận được một triệu rưỡi đôla trong tài khoản đứng tên họ ở nhà băng Thuỵ Sĩ. Ngoài ra khi cần, họ c̣n được tự do sử dụng các cơ sở sang trọng ở London, Paris và Jeneve kèm theo nhiều bổng lộc. Các công ty quốc tế như tổ hợp công nghiệp Globanic này thường dàn xếp như vậy với bạn bè trong chính giới của họ.
Margot hỏi to: “Fossie, hăy cho chúng tôi biết về t́nh h́nh ổn định ở Peru. Gần đây, các hoạt động cách mạng có chiều hướng tăng lên, không chỉ ở các vùng thuộc Andes, mà cả ở Lima và nhiều nơi khác nữa. Trong hoàn cảnh đó, liệu mua các khu nghỉ có thực tế không? Liệu người đi nghỉ có muốn tới đó không?”.
Margot biết là ḿnh đang đi trên dây. Một mặt, v́ giữa hai người có sự cạnh tranh, nên bà không thể để Fossie Xenos xong việc một cách suôn sẻ, hoàn toàn không bị thách thức, vả lại nếu sau này chuyện mua khu nghỉ mát ấy có ǵ trục trặc, bà cũng muốn mọi người nhớ là bà đă nghi ngờ ngay từ đầu. Mặt khác, nếu Margot trở thành vị chủ tịch mới của Globanic, bà sẽ rất cần quan hệ thân thiện với Fossie, cũng như những đóng góp to lớn của anh ta đối với thu nhập của Tổ hợp. Ghi nhớ điều đó, bà cố đặt câu hỏi có mức độ và chung chung.
Nếu Fossie có hiểu được ư đồ đó, anh ta cũng chẳng biểu lộ ra mặt; chỉ thấy anh ta vui vẻ trả lời: “Theo những tin tức mà tôi có, th́ cách mạng cũng chẳng kéo được bao lâu, và về lâu dài mà nói, Peru vẫn sống sót với một nền dân chủ bền vững và tuân thủ pháp luật thuận lợi cho việc mở rộng ngành du lịch. Điều đó là chắc chắn, v́ đất nước này có truyền thống lâu đời dựa trên các giá trị của nền dân chủ”.
Margot không hỏi ǵ thêm, nhưng nhận thấy rằng Fossie vừa để lộ điểm yếu mà một ngày nào đó bà sẽ khai thác. Trước đây bà cũng đă từng nhận thấy điểm tương tự ở những người khác, đặc biệt trong các hợp đồng mua bán bất động sản, một lĩnh vực trong đó các mục tiêu hào nhoáng thường thắng những cân nhắc thận trọng. Các nhà tâm lư gọi đó là t́nh trạng tŕ hoăn thực tế, và theo cách nh́n của Margot, bất cứ ai tin vào chuyện nổi dậy có vơ trang ở Peru đă sắp kết thúc đều thuộc loại người ảo tưởng đó.
Bà lư giải: tất nhiên việc mua hai khu nghỉ sẽ vẫn được tiến hành và được bảo vệ; dẫu sao th́ trên thế giới cũng ngày càng có nhiều nơi mà việc nghỉ và hiểm hoạ đi liền với nhau như h́nh với bóng. Nhưng trong trường hợp Peru, chỉ có thời gian và các chi phí lớn mới cho thấy rơ kết quả.
Rơ ràng Elliott không hoài nghi như Margot. Ông ta tuyên bố: “Nếu không ai hỏi ǵ thêm, tôi xin nói thế này: Tôi cũng đă từng biêt những điều Fossie vừa nói các vị nhưng vẩn để các vị được biết v́ hai lư do chính đáng. Một là, tôi biết tất cả chúng ta đều giữ bí mật, và việc giữ kín chuyện này chỉ có lợi cho chúng ta thôi. Hai là, tôi không muốn xảy ra chuyện ǵ có thể làm tổn hại đầu mối quan hệ vẫn c̣n rất tế nhị với chính phủ Peru, và thế là có thể làm hỏng cái có thể trở thành hợp đồng của thế kỷ”. Ông chủ tịch đứng dậy và nói: “Một khi ta đă hiểu với nhau như vậy, chúng ta hăy cùng đi ăn trưa”.

Chương 7

Phải mất tới vài phút Jessica mới chấp nhận khả năng họ đang ở Peru là hoàn toàn có thật – điều mà Nicky vừa nói với nàng.
Không, làm ǵ có chuyện đó! Chắc chắn chúng không đủ thời gian làm như thế.
Nhưng gạt bỏ những giả định cũ, và khi trí nhớ của ngàng đă trở lại, khả năng ấy lớn dần lên. Nàng tự lư giải, liệu có khả năng là nàng, Nicky và Angus đă bất tỉnh trong khoảng thời gian dài hơn nàng nghĩ, ngay cả khi nàng cho rằng họ có thể đang ở một bang ở miền Nam nước Mỹ không? Rơ ràng là có.
Nhưng nếu đây quả thực là Peru, th́ chúng đưa họ tới đây bằng cách nào? Đưa ba người đang bất tỉnh nhân sự ra khỏi nước Mỹ một cách lén lút đâu phải dễ dàng?
Đột nhiên nàng nhớ lại! Một h́nh ảnh rơ ràng, sắc nét mà nàng hoàn toàn quên mất cho tới lúc này.
Trong thời gian ngắn ngủi mà nàng vật lộn và làm thằng “mặt rạch” bị thương… trong khoảnh khắc tuyệt vọng đó, nàng nh́n thấy hai chiếc áo quan trống rỗng, một chiếc nhỏ hơn chiếc kia. H́nh ảnh khủng khiếp đó làm nàng tin rằng nàng và Nicky sẽ bị giết chết!
Nhưng lúc này Jessica rùng ḿnh nhận ra rằng họ chắc đă bị nhét trong những chiếc áo quan đó và đưa tới đây giống như đưa người chết! Ư nghĩ đó khủng khiếp đến nỗi nàng không dám, không thể nghĩ đến nó, mà tự buộc ḿnh nghĩ đến cái hiện tại, mờ mịt và đau đớn này.
Tay bị trói giật sau lưng, Jessica, Nicky, và Angus vẫn phải cuốc bộ, bước thấp bước cao trên lối ṃn hai bờ cây cỏ rầm ŕ. Một vài đứa cầm súng đi trước, những đứa khác đi sau. Mỗi khi thấy họ có vẻ đi chậm lại, mấy thằng đi sau thúc báng súng vào họ, miệng hét “Andale! Apurese!” (1)
Trời đang nóng. Nóng không tưởng tượng được. Người họ đẫm mồ hôi. Jessica cuống cuồng lo sợ cho hai ông cháu. Bản thân nàng cũng đang bị nhức đầu ghê gớm, buồn nôn, lại c̣n thêm tiếng côn trùng kêu ra rả. Cảnh này sẽ kéo dài bao lâu? Nicky đă nói với nàng là họ sẽ tới một con sông. Chắc không bao lâu nữa họ sẽ tới đó.
Phải rồi, Jessica nghĩ, điều gă nọ bảo Nicky chắc chắn là đúng! Đây đúng là Peru, và nàng những muốn khóc khi nhận ra rằng họ đang ở cách xa nước Mỹ biết bao, và cơ may được cứu thoát nhỏ bé làm sao.
Đất loét nhoét dưới chân làm nàng lê bước càng khó khăn hơn. Bỗng nàng nghe tiếng kêu thét ở ngay sau lưng, tiếng ồn ào rồi tiếng người ngă gục. Ngoảnh lại, nàng thấy Angus ngă sấp mặt xuống bùn.
Ông già cố đứng dậy với vẻ cứng cỏi, nhưng không được v́ tay bị trói. Bọn mang súng đứng phía sau cười hô hố. Một thằng lao tới, sẵn sàng đâm mũi súng vào lưng Angus.
Jessica hét lên: “Không! Không! Không được làm thế!”.
Tiếng hét làm hắn giật ḿnh khựng lại; và trước khi hắn kịp trấn tĩnh, Jessica chạy lại và quỳ xuống cạnh ông. Nàng cố giữ thẳng người, ngay dù tay nàng đang bị trói, nhưng không thể giúp Angus đứng dậy được. Gă cầm súng tiến lại phia nàng với vẻ tức giận, nhưng dừng ngay lại khi nghe tiếng quát giật giọng của Miguel. Từ phía đầu hàng, Miguel xuất hiện, cùng Socorro và Baudelio đi phía sau hắn.
Trước khi mọi người lên tiếng, Jessica nói giọng nghẹn ngào: “Th́ chúng tôi là tù nhân của ông. Chúng tôi chẳng biết tại sao, nhưng chúng tôi biết là không thể bỏ trốn được, và ông cũng biết điều đó. Vậy th́ cần ǵ phải trói tay chúng tôi? Chúng tôi chỉ muốn có một điều là tự giữ ḿnh khỏi ngă. Ông cũng thấy điều ǵ xảy ra khi chúng tôi bị trói. Xin ông hăy rủ ḷng thương. Xin ông cởi trói cho chúng tôi”.
Lần đầu tiên Miguel tỏ ra do dự, nhất là khi Socorro nói nhỏ: “Nếu bọn họ bị găy chân tay hay xây sát là sẽ bị nhiễm trùng. Mà ở Nueva Esperanza, chúng ta không có phương tiện chữa nhiễm trùng đâu”.
Đứng cạnh Socorro, Baudelio chen vào: “Cô ấy nói đúng đấy”.
Với cử chỉ sốt ruột, Miguel ra lệnh bằng tiếng Tây Ban Nha. Một gă cầm súng bước lên trước – chính là gă đă giúp Nicky khi c̣n ở trên xe. Hắn rút con dao đeo trong bao gắn ở thắt lưng và cúi xuống phía sau Jessica. Nàng cảm thấy dây trói tay nàng lỏng ra rồi rơi xuống đất. Sau đó tới lượt Nicky, Angus được vực dậy khi cắt dây trói. Sau đó Jessica và Nicky giúp ông đứng dậy.
Họ lại đi tiếp trong tiếng quát tháo ra lệnh ầm ĩ. Năm phút vừa qua, mặc dù ḷng dạ chẳng yên, Jessica cũng biết được vài chuyện. Trước hết, nàng biết nơi họ sẽ đến là Nueve Esperanza, mặc dù cái tên đó chẳng có ư nghĩa ǵ đối với nàng. Hai là gă có vẻ thân thiện với Nicky tên là Vicente – nàng nghe chúng gọi tên hắn khi hắn cắt dây trói cho họ. Ba là, ả đàn bà cùng đi với Miguel, cũng chính là ả đă đánh nàng trong lán lúc trước, có vẻ biết đôi chút về nghề y. Gă mặt bị cắt cũng vậy. Một trong hai đứa, mà cũng có thể cả hai là bác sĩ.
Nàng cố ghi nhớ trong đầu những thông tin đó, v́ bản năng mách nàng rằng sau này chúng có thể giúp ích nàng.
Mấy phút sau, khi đoàn người đang men theo khúc lượn của lối ṃn, th́ trước mặt họ hiện ra một con sông rộng.

o0o

Miguel c̣n nhớ, trong những ngày hắn mới trở thành tín đồ của thứ hư vô chủ nghĩa, hắn có đọc trong sách nói rằng một tay khủng bố muốn thành đạt phải gột sạch mọi thứ t́nh cảm thông thường của con người và chỉ đạt được mục đích của ḿnh khi làm cho những kẻ chống lại ước muốn của ḿnh phải khiếp sợ. Ngay cả ḷng thù hận, đôi khi tạo cho những người khủng bố niềm đam mê đầy bệnh hoạn, lại rất dễ dẫn họ đến chỗ thái quá, ảnh hưởng đến sự xét đoán của họ.
Trong nghề khủng bố, Miguel không những theo đúng những lời răn dạy ấy, mà c̣n bổ sung thêm điều nữa, đó là hành động và hiểm nguy là chất kích thíc kẻ khủng bố. Bản thân hắn cần nó không khác ǵ dân nghiện cần ma tuư. Việc này giải thích tại sao hắn lại cảm thấy chán ngán với những ǵ sắp tới.
Suốt bốn tháng trời, bắt đầu là việc đáp máy bay qua London, dùng hộ chiếu giả để vào Mỹ, hắn thấy phấn chấn trước những mối nguy hiểm thường xuyên, với việc hoàn tất kế hoạch có ư nghĩa sống c̣n; gần đây hơn là dư vị ngây ngất của thành công, và trên tất cả là thường xuyên cảm giác để có cơ may sống sót.
Nhưng lúc này, ở tít trong rừng sâu của Peru này, các mối nguy hiểm lại ít hơn. Mặc dù luôn có khả năng quân chính phủ đột nhiên xuất hiện, xả súng liên thanh, rồi lục vấn sau đó, nhưng các loại áp lực khác hầu như ít hoặc không có. Thế nhưng Miguel đă kư hợp đồng sẽ ở lại đây, hay ít ra là ở lại Nueva Esperanza – một làng nhỏ mà hôm nay chúng sẽ tới – một thời gian dài không biết đến bao giờ, bởi v́ khi kư hợp đồng với cácten Medellin, Miguel không biết. Hắn cũng không biết tại sao mấy người này lại bị bắt cóc, và sau khi đă mang họ tới đây sẽ làm ǵ tiếp. Hắn chỉ biết phải canh gác họ thật chặt chẽ; có lẽ thế nên hắn mới phải ở lâu đến vậy, v́ hắn có tiếng là đáng tin cậy. C̣n mọi chuyện khác có lẽ đều nằm trong tay của Abimael Guzman, mà ngày nay Miguel nghĩ là một tên điên khùng, là người sáng lập Sendero Luminoso và tự cho ḿnh là chúa Giêsu mao-ít thuần khiết. Tất nhiên là nếu như Guzman vẫn c̣n sống. Tin đồn hắn đă chết hoặc hăy c̣n sống cũng rất nhiều, và không đáng tin cậy, giống như mưa rừng vậy.
Miguel rất ghét rừng rậm, mà dân Peru gọi là Selva; ghét cái ẩm ướt như thấm vào da thịt, mùi gỗ mục, mùi rêu phong… cái cảm giác tù túng, tựa như đám cây cỏ um tùm đan xít nhau kia đang khép dần lại…; tiếng côn trùng nghe rát tai như không bao giờ dứt, đến nỗi ta chỉ muốn có một phút giây yên lặng và thư thái…; rồi lại c̣n một lô rắn rết luồn lách không một tiếng động mà nghĩ đến đă thấy tợn người! Mà rừng rộng mênh mông, gần gấp đôi bang California, chiếm tới ba phần năm diện tích Peru, nhưng lại chỉ có 5% dân số nước này sống ở đó.
Người Peru thích nói có ba nước Peru: đó là khu vực bờ biển kéo dài cả ngàn dặm với những thành phố, những băi tắm và những khu buôn bán sầm uất; đó là vùng núi phía nam dăy Andes, với những đỉnh cao hùng vĩ sánh với dăy Himalaya và là khu vực c̣n lưu giữ lịch sử và truyền thống của bộ tộc da đỏ Inca; cuối cùng là khu rừng này, tức là Selva Amazon đầy vẻ hoang sơ và các bộ lạc da đỏ cư trú. Ừ th́ cái chứ nhất và cái thứ hai Miguel c̣n có thể chấp nhận với đôi chút thích thú, nhưng không ǵ có thể thay đổi ḷng căm ghét của hắn với cái thứ ba. Khu rừng thật asquerosa (2).
Ư nghĩ của hắn quay về Sendero Luminoso, tức là “Con đường sáng” tới cách mạng; cái tên này lấy trong các bài viết của nhà triết học mác xít quá cố, Jose Carlos Mariategui. Năm 1980, Abimael Guzman bước theo con đường đó, rồi chẳng bao lâu tự phong ḿnh là “thanh kiếm thứ tư của cách mạng thế giới”, ba người trước là Mác, Lênin và Mao Trạch đông. Tât cả những nhà cách mạng khác đều bị Guzman khinh bỉ gọi là những quân lường gạt xấu xa, trong đó gồm cả những người kế tục Lênin ở Nga và Castro ở Cuba.
Quân du kích Sendero Luminoso tin là họ sẽ lật đổ chính phủ hiện hành và sẽ cầm quyền ở Peru. Nhưng không phải là nhanh cóng, phong trào này tuyên bố là phải tính bằng thập kỷ, chứ không phải bằng năm. Nhưng Sendero Luminoso hiện đă có lực lượng mạnh, có đội ngũ lănh đạo và sức mạng ngày càng tăng, nếu Miguel mong được thấy điều đó khi ḿnh c̣n sống không phải trong cái khu rừng idiasa (3) này.
Tuy nhiên vào lúc này, Miguel c̣n đợi chỉ thị về đám tù nhân; những chỉ thị đó chắc sẽ được phát đi từ Ayacucho, một thị trấn lịch sử ở chân dăy Andes là nơi Sendoro hầu như kiểm soát hoàn toàn. Mà Miguel đâu cần biết kẻ nào ra lệnh, miễn là hắn sẽ nhanh chóng được hành động, thế thôi.
Bây giờ con sông Huallaga đang ở ngay trước mặt, mộ khoảng trống đột ngột hiện ra giữa chốn rừng già khép kín. Hắn đứng lại xem xét con sông. Nó cuồn cuộn chảy, mang theo đất phù sa đỏ quạch của vùng núi Andes về nơi hội tụ với con sông Maranon cách đó chừng ba trăm dặm, để rồi sau đó đổ về Amazon hung dữ. Cách đây nhiều thế kỷ, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đă đặt cho toàn bộ vùng Amazon này cái tên O Rio Mar, có nghĩa là Hải Hà.
Khi đến gần hơn, Miguel thấy hai chiếc thuyền bằng gỗ, mỗi chiếc dài chừng ba mươi lăm bộ, có hai động cơ đang buộc gần bờ sông. Gustavo, cầm đầu toán người đă đón họ ở đường băng đang ra lệnh chuyển đồ mà chúng mang tới xuống thuyền. Hắn cũng phân chia số người xuống thuyên. Đám tù binh sẽ đi chiếc thứ nhất. Miguel gật đầu tán thành việc Gustavo cắt hai lính gác canh chừng quân chính phủ đột ngột xuất hiện trong khi những đứa khác chuyển đồ.
Hài ḷng với những việc đang làm, Miguel thấy không cần phải can thiệp. Đến Nueva Esperanzo, hắn sẽ lại nắm toàn quyền chỉ huy.
Với Jessica, con sông này làm tăng thêm cảm giác biệt lập với thế giới bên ngoài, nó giống như chiếc cửa cô quạnh mở ra một thế giới vô định không c̣n gắn ǵ với thế giới phía sau. Nàng, Nicky và Angus bị xua bằng báng súng, lội xuống ḍng nước ngập đến gối để lên thuyền; sau khi vào thuyền, họ được lệnh ngồi xuống khoang thuyền ẩm ướt làm bằng những tấm gỗ gác ngang gần đằng mũi. Nếu muốn họ có thể tựa lưng vào một tấm gỗ cao giữa hai mạn thuyền; nhưng đó cũng chỉ là một sự lựa chọn giữa hai thế giới rất g̣ bó mà họ không thể chịu lâu được.
Tới lúc đó, Jessica nhận thấy mặt Nicky xám ngoét người bỗng run rảy v́ nôn mửa. Ngực nó thóp lại, nhưng không nôn ra cái ǵ trừ một ít đờm nhăi. Jessica xích lại gần và dỡ nó, đồng thời cuóng cuồng nh́n quanh cầu cứu.
Nàng vừa thấy “mặt cắt” từ bờ lội ra và đang ở cạnh thuyền. Trước khi Jessica kịp lên tiếng, mụ đàn bà mà trước đó nàng gặp mấy lần xuất hiện và “mặt cắt” ra lệnh: “Cho chúng nó uống nhiều hơn, trước tiên là thằng bé kia”.
Socorro đổ nước đầy chiếc ca nhôm và đưa cho Nicholas, nó vồ lấy uống ừng ực; uống xong, người nó đỡ run hơn. Rồi nó nói, giọng yếu ớt: “Cháu đói”.
“Ở đây không có đồ ăn”, Baudelio bảo. “Mày sẽ phải đợi”.
“Thể nào cũng có cái ǵ ăn được chứ?”, Jessica phản đối.
“Mặt cắt” không trả lời, nhưng cái lệnh cho họ uống nước đă xác định rơ địa vị của hắn, v́ vậy Jessica nói, giọng trách móc: “Th́ ra ông là bác sĩ!”. “điều đó không liên quan ǵ đến bà”. “Và hắn là người Mỹ đấy”, Angus nói thêm: ‘Cứ nghe giọng hắn mà xem!”. Ca nước có vẻ làm Angus tỉnh táo và ông xoay qua Baudelio nói: “Đúng không, đồ con hoang ghê tởm? Mày không thấy nhục sao?”.
Baudelio quay người, trèo lên chiếc thuyền kia. “Cho cháu ăn, cháu đói”, Nicky nhắc lại. Nó quay sang phía Jessica “Mẹ ơi, con sợ”.
Jessica lại ôm con, thú nhận: “Mẹ cũng sợ, con ạ”.
Nghe hai mẹ con, Socorro có vẻ do dự. Sau đó, ả tḥ tay vào túi đang đeo lấy ra mộ thanh sôcôla to mang hiệu Cadbury. Không nói không rằng, ả bóc giấy, bẻ khoảng sáu bảy miếng nhỏ và đưa cho mỗi người hai miếng. Ả đưa cho Angus sau cùng, nhưng ông già lắc đầu nói: “Hăy đưa phần tôi cho thằng bé”.
Socorro làu nhàu khó chịu, sau đó hứng lên ném cả thanh sôcôla vào trong thuyền. Nó rơi gần chân Jessica. Trong khi đó, Socorro bỏ đi, qua chiếc thuyền thứ hai.
Mấy thằng mang súng khi trước cùng đi trên xe và trên đường trèo vào chiếc thuyền họ đang ngồi, rồi cả hai bắt đầu chạy. Jessica nhận thấy mấy đứa khác trên thuyền cũng đều mang súng. Ngay cả hai đứa ngồi điều khiển động cơ đằng sau thuyền cũng gác súng ngang đùi, trông có vẻ sẵn sàng dùng đến nó. Cơ hội trốn thoát, nếu như có nơi nào mà trú, xem ra không thể có được.

o0o

Trong lúc hai thuyền chạy ngược ḍng sông, Socorro tự giận ḿnh v́ những việc ả vừa làm. Ả hy vọng không ai thấy, v́ đưa cho bọn tù binh loại sôcôla ngon không kiếm được ở Peru là một dấu hiệu của sự yếu đuối, của ḷng thương ngu xuẩn - là thứ t́nh cảm đáng khinh đối với một người “cách mạng”.
Vấn đề là trong con người ả có những giây phút dao động, sự giằng kéo trong tinh thần. Mới cách đây chưa được một tuần, Socorro đă tự nhắc ḿnh phải cảnh giác với cái thứ t́nh cảm tầm thường. Đó là cái đêm ngay sau vụ bắt cóc, khi người đàn bà mang họ Sloane, thằng bé và ông già c̣n đang mê man bất tỉnh trong pḥng y tế trên tầng hai ngôi nhà khu Hackensack. Lúc đó Socorro cố hết sức căm thù bọn bị bắt, mà ả thầm gọi là vico bourgeois scum (4) và bây giờ cũng vẫn c̣n ghét. Nhưng khi đó ả đă buộc ḿnh căm ghét, và ngay cả lúc này cũng vậy, điều mà ả nghĩ không thể nào hiểu nổi.
Mới sáng nay, trong chiếc lán cạnh đường băng, khi người phụ nữ nhà Sloane này hỏi một câu sau khi đă có lệnh im lặng của Miguel, Socorro cố t́nh tát chị ta lăn ra đất. Lúc ấy, tin là Miguel đang theo dơi, Socorro chỉ cố tỏ ra ngừoi giữ nghiêm mệnh lệnh. Nhưng ngay sau đó, ả cảm thấy xấu hổ v́ việc đă làm. Xấu hổ ư! Ả không được cảm thấy như thế!
Socorro tự nhủ: cần phải kiên quyết bỏ lại phía sau vĩnh viễn kư ức về những ǵ ả yêu thích – không, phải nói là tự dối ḿnh – trong ba năm ở Mỹ. Ả phải ghét, căm ghép, căm thù nước Mỹ. Và cả những tù binh này nữa.
Ngay sau đó, khi có thuyền lướt trên ḍng sông giữa đôi bờ cây xanh rậm rạp không một bóng người, ả thiếp đi. Chừng ba tiếng sau khi khởi hành, thuyền đang chạy chậm lại, rồi rẽ từ sông lớn vào một ḍng suối nhỏ hơn; càng vào sâu suối càng hẹp lại với hai bờ dốc dựng đứng. Socorro nghĩ sắp tới Nueva Esperanza, ả tự trấn an rằng ở đó, ả sẽ tăng cường hơn nữa cái nhiệt huyết “cách mạng” của ả.
Nh́n con thuyền phía trước chạy dọc thung lũng kéo dài từ con sông Huallaga, Baudelio biết cuộc hành tŕnh này sắp kết thúc, nên hắn rất mừng. Hợp đồng của hắn trong chuyến này cũng xong và hắn hy vọng chẳng lâu nữa sẽ có mặt tại Lima. Họ đă hứa với hắn, ngay khi mấy người tù tới nơi trong t́nh trạng khoẻ mạnh, ngay cả khi trời nóng ẩm đến ghê người như thế này.
Như thể xui khiến bởi ư nghĩ của hắn, bầu trời bỗng nhiên tối sầm lại, kéo theo một trận mưa như trút làm mọi thứ ướt đẫm, sũng nước. Mặc dù đă nh́n thấy bến, nơi đó có mấy chiếc thuyền nữa, thuyền của hắn mới cập bến; cả tù nhân lẫn người áp tải chỉ c̣n mỗi việc là ngồi chịu trận dưới mưa.
Baudelio thờ ơ với mưa gió; những ngày này hắn thờ ơ với mọi chuyện hắn gặp; thí dụ như lời thoá mạ của công già và người phụ nữ nhà Sloane kia. Đă từ lâu, hắn chẳng thèm để tâm đến những điều như vậy, và những t́nh cảm nhân đạo mà hắn đă từng thể hiện với người bệnh của hắn cũng đă chết từ lâu.
Điều lúc này hắn thực sự mong mỏi là được uống rượu, uống đă đời, hắn muốn uống cho say bí tỷ luôn. Hắn vẫn phải uống những viên Anabuse là loại thuốc làm cho kẻ uống rượu ốm lăn ốm lóc – Miguel ngày nào cũng tự tay đưa và bắt tay bác sĩ nát rượu uống một viên – nhưng Baudelio định bụng sẽ thôi uống cái viên thuốc ấy ngay khi hắn và Miguel chia tay, điều mà hắn nghĩ cũng không c̣n là lâu nữa!
Baudelio c̣n một thèm muốn khác; đó là cô bồ của hắn ở Lima. Hắn biết ả là một con dâm đăng, đă từng là gái điếm, cũng nát rượu như hắn, nhưng trong bao nhiễu nhương của cuộc đời ch́m nổi của hắn, ả là tất cả những ǵ hắn có, v́ vậy hắn thấy nhớ ả. Chính v́ nỗi cô đơn trống rỗng ấy đă khiến hắn lén dùng chiếc điện thoại ở ngôi nhà khu Hackensack gọi cho ả. Điều này trái với lệnh của Miguel, thành thử lúc ấy hắn đâm lo, chỉ sợ Miguel biết. Nhưng hắn nhẹ người, v́ h́nh như không ai để ư đến cú điện thoại ấy.
Ôi, hắn cần uống rượu làm sao!
Thỏi sôcôla tuy không thay được thức ăn nhưng cũng làm đỡ đói. Jessica cứ cố nghĩ không hiểu sao ả mặt khó đăm đăm ấy lại hứng lên cho cả thỏi sôcôla, chỉ có điều nàng nhận thấy ả là một người tính khí không biết đâu mà lường trước được. Nàng giấu thỏi sôcôla trong túi áo, để bọn đeo súng trên thuyền khỏi nh́n thấy.
Trong lúc thuyền chạy, Jessica đưa cho Nicky phần to, nàng cũng ăn một chút và nhất định buộc Angus cũng phải ăn. Nàng nói nhỏ với ông rằng điều quan trọng là phải giữ sức, mà rơ ràng là sức lực của họ đang cạn dần sau chặng đi bằng xe tải, đi bộ đến đứt hơi qua rừng và sau mấy tiếng ngồi trên thuyền.
Về việc ba người bất tỉnh trong bao lâu, Jessica chợt nghĩ ra, căn cứ vào bộ râu không cạo của Angus. Trước đó nàng không để ư, nhưng đám râu bạc không cạo trên mặt ông nay trông quá dài. Nghe nàng nhận xét, Angus lấy tay sờ mặt và ước đoán có lẽ cũng phải bốn hay năm ngày ông chưa cạo.
Đến lúc này, có lẽ điều đó cũng không quan trọng, nhưng nàng vẫn đang thu thập mọi loại thông tin; đó chính là lư do tại sao nàng luôn cố tỉnh táo trong suốt chặng đường trên sông.
Không thể thấy ǵ khác ngoài cây cối um tùm dọc hai bờ sông ngoằn ngoèo uốn khúc, hầu như không có đoạn nào thẳng. Đôi lúc cũng thấy những chiếc ca nô chạy ở phía xa, nhưng không có chiếc nào tới gần.
Suốt chặng đường đi, Jessica thấy người ngứa ran. Lần đầu tỉnh lại khi đang ngồi trên sân lán, nàng biết có con ǵ đó đang ḅ trên người. Bấy giờ nàng nhận ra đó là bọn bọ chó đang liên tục đốt nàng. Song v́ không thể cởi quẩn áo ra, nên chẳng có cách nào mà bắt chúng. Nàng hy vọng dù có bị đưa tới đâu đi nữa, chắc ở đó cũng có đủ nước để nàng có thể tắm rửa và thoát lũ bọ chó này.
Cũng như mọi người , Jessica, Nicky và Angus đều ướt như chuột lột trong trận mưa xối xả ngay trước lúc cập bến ở Nueva Esperanza. Nhưng đúng lúc thuyền cặp mạn ghé vào kè gỗ, đột nhiên mưa tạnh. Cũng chính vào lúc đó, cả ba người ngán ngẩm khi thấy vùng đất cấm khủng khiếp ở trước mặt.
Con đường ghồ ghề, lầy lội từ bờ sông dẫn tới một dăy khoảng hơn hai chục nóc nhà ọp ẹp, trong đó một số chỉ là những lều tạm bợ cột tre, vách bằng gỗ đóng thùng hàng và mái sắt tây han gỉ. Hầu hết là nhà không có cửa sổ, mặc dù hai nhà có vẻ như chỗ có cửa hàng. Mái lá không được sửa sang, nhiều chỗ hở toang hoác. Vỏ đồ hộp và rác rưỡi vất đầy khu xung quanh. Mấy con gà gày guộc chạy nháo nhác. Ở phía bên kia, lũ diều hâu đang rỉa thịt con chó chết.
Liệu vào sâu nữa có ǵ khá hơn không? Câu trả lời đáng sợ nằm ngay trên con đường mấp mô, lúc này đang đầy bùn đất dẫn ra khỏi thôn, đi ngược lên đồi. Ngoài mấy nóc nhà đă thấy khi trước, không có ǵ khác ngoài rừng rậm bao quanh. Con đường biến mất trên đỉnh đồi.
Về sau, Jessica và hai người kia mới biết Nueva Esperanza thực ra là một xóm chài, nhưng Sendero Luminoso thỉnh thoảng dùng nó khi cần lẩn trốn. “Vayaanse a tierra! Muevanse! Aruense!” (5), Gustavo quát mấy người bị bắt, đồng thời ra hiệu bảo họ đi. Ḷng buồn rười rượi, lo sợ những điều sắp tới, Jessica và hai ông cháu tuân theo. Những ǵ xảy ra sau đó hai phút lại c̣n tồi tệ hơn điều họ sợ.
Gustavo cùng bốn thằng nữa mang súng giải họ đi ngược con đường ṃn lầy lội, rồi đẩy họ vào một túp lều cách xa bờ sông nhất. Vào trong lều, họ phải mất mấy phút mới quen với bóng tối mờ mờ. Jessica rên rỉ: “Ôi, lạy Chúa, không được! Các ông không thể nhốt chúng tôi ở trong cũi như thú vật được! Xin các ông đừng làm thế”.
Ở phía trong cùng, nàng thấy ba chiếc cũi liền nhau rộng khoảng tám bộ vuông. Những thanh tre mỏng nhưng chắc buột chặt với nhau thay cho song sắt. Hơn nữa, giữa các cũi chằng dây thép gai để ngăn không cho người bị nhốt tḥ tay hoặc đưa ǵ cho nhau. Trước mỗi cũi là một thanh sắt cài có khoá to.
Bên trong cũi là một giường gỗ thấp có trải đệm mỏng đầ bụi đất; cạnh giường là một chiếc xô tráng men có lẽ dùng làm bô. Túp lều sực mùi hôi hám.
Trong lúc Jessica cầu xin và phẩn uất, Gustavo túm lấy nàng. Mặc dù nàng giằng kéo giăy giụa, bàn tay hắn cứng như thép. Xô nàng về phía trước, hắn ra lệnh “Vete pasa adentro!”. Sau đó ngập ngừng nói bằng tiếng Anh: “Bà vào trong đó”.
“Trong đó” chính là chiếc cũi xa cửa nhất, nói xong hắn thô bạo đẩy nàng vào. Nàng ngă giúi vào tường; cửa cũi đóng lại, và nàng nghe tiếng khoá sập vào. Từ phía bên kia, tiếng giằng co và phản đối của Angus vọng lại, nhưng ông đành chịu để chúng đẩy vào và khoá cửa cũi. Nàng nghe tiếng Nicky thút thít khóc ở cũi bên cạnh.
Những giọt nước mắt giận dữ, tuyệt vọng chảy dài trên má nàng.

Chú thích:
(1)  Đi đi! Nhanh lên.
(2)  Tởm lợm.
(3)  Đáng ghét.
(4)  Tầng lớp tư sản giàu có.
(5)  Lên bờ! Vận động lên! Nhanh!


Chương 8

Đă một tuần rưỡi trôi qua kể từ khi sáu mươi người tạm tuyển được CBA phái đi nghiên cứu báo chí địa phương trong khu vực, để t́m nơi bọn bắt cóc gia đ́nh Sloane có thể đang ở. Tuy nhiên ở đây, cũng như các vùng khác, họ chưa t́m thấy được điều ǵ.
FBI, tuy không nói hẳn là họ cũng đang tắc, nhưng cũng chẳng biết ǵ thêm. CIA, hiện có tin đồn cũng bắt đầu tham gia, không có tuyên bố nào cả.
H́nh như mọi người đang chờ đợi bọn bắt cóc đánh tiếng cùng với những đ̣i hỏi của chúng. Nhưng cho đến lúc này, điều đó vẫn chưa thấy xảy ra.
Tin về vụ bắt cóc vẫn liên tục được đưa, nhưng trong các buổi phát tin vô tuyến, nó không c̣n được ở vị trí hàng đầu, c̣n báo chí th́ đưa tin này ở các trang sau.
Mặc dù dư luận có vẻ ít chú ư hơn, nhưng những lời phỏng đoán th́ không thiếu. Trong giới đưa tin, người ta ngày càng tin rằng những người bị bắt cóc đă được lén đưa ra nước ngoài. C̣n đi đâu th́ hầu hết cho là đi Trung Đông.
Chỉ có ở CBA người ta lại nghĩ khác. V́ nhóm đặc nhiệm đă xác định tên khủng bố người Colombia Ulises Rodriguez là kẻ đă tham gia, và có lẽ là tên cầm đầu nhóm bắt cóc, nên mọi người tập trung chú ư vào khu vực Mỹ Latinh. Nhưng vẫn chưa xác định được có thể nước nào là hang ổ của bọn chúng.
Những người có liên quan rất đỗi ngạc nhiên là cho đến giờ này mới chỉ có CBA biết về sự dính líu của Rodriguez . Mọi người đều nghĩ tin này thế nào cũng đến tai các hăng thông tin báo chí, đài phát thanh… và rồi ai cũng biết. Nhưng cái điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào ấy đến nay vẫn chưa xảy ra.
Trong khi đó, khác với các hăng khác, CBA lại luôn đưa tin về vụ bắt cóc, bằng cách bắt chước cách thức mà địch thủ của ḿnh là CBS đă làm. Trong suốt thời gian khủng hoảng Iran 1979-1981, Walter Cronkite, người dẫn chương tŕnh chiều của CBS lúc ấy luôn kết thúc buổi phát tin bằng câu “cuộc khủng hoảng là như vậy, tính đến hôm nay, các con tin Mỹ đă bị giam giữ tại Iran… ngày” (tổng cộng họ bị giam giữ 444 ngày).
Như Barbara Matusow, nhà lịch sử rất am hiểu về lĩnh vực phát tin đă viết trong cuốn “Những ngôi sao ban chiều” của bà, Cronkite “đă quyết định là các con tin trở thành vấn đề quan trọng đến mức không được phép để rơi sự chú ư của mọi người cho dù chỉ trong một buổi tối”.
Cũng bằng cách đó, Harry Partridge, hiện đang thay thế nhiệm vụ dẫn chương tŕnh, luôn bắt đầu bằng câu: “Tính đến nay, vợ, con và cha của người dẫn chương tŕnh tin CBA Crawford Sloane đă bị bắt cóc một cách dă man (số) ngày…”. Sau đó là những điều liên quan tới vụ bắt cóc.
Theo chủ trương của Chippingham, đă được ông giám đốc chấp hành đồng ư, trong tất cả các bản tin chiều đều nhắc đến vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane, cho dù phải thông báo là chưa có tiến triển ǵ mới.
Nhưng vào sáng thứ hai, tức là mười ngày sau khi phái người t́m kiếm trong báo chí địa phương, một sự kiện mới làm cho cả Ban tin CBA náo nức hẳn lên, chấm dứt thời gian không có động tĩnh ǵ vốn đang làm cho mọi người trong nhóm đặc nhiệm ngán ngẩm.
Lúc đó, Harry Partridge đang làm việc tại văn pḥng. Vừa nh́n lên anh thấy Teddy Cooper đứng ở cửa, và sau anh ta là Jonathan Mony, chàng thanh niên da đen đă gây cho anh ấn tượng mạnh khi những người tạm tuyển tập họp nhau lại.
“Có thể chúng ta đă có manh nối, Harry ạ”, Cooper nói.
Partridge vẫy tay mời hai người vào.
“Jonathan sẽ nói rơ với anh”. Rồi Cooper ra hiệu bảo Mony: “Cậu kể đi”.
“Hôm qua tôi tới toà báo ở Astoria, anh Partridge ạ”, Mony bắt đầu với vẻ tự tin. “Vùng đó thuộc khu Queens, gần mỏm Jackson. Tôi đă làm tất cả những ǵ anh dặn, nhưng không phát hiện được ǵ. Rồi khi trở ra, tôi nh́n thấy trụ sở tờ tuần báo tiếng Tây Ban Nha tên là Semana. Tờ báo này không có trong danh sách của anh, nhưng tôi vẫn ṃ vào”.
“Cậu nói được tiếng Tây Ban Nha à?”.
Mony gật đầu: “Tôi nói khá thạo. Rồi tôi yêu cầu được xem những số báo trong thời gian như ta quy định, và họ cho tôi xem. Cũng chẳng thấy thêm được ǵ, nhưng lúc tôi ra về, họ đưa tôi số báo mới nhất. Tôi mang về nhà và suốt tối qua đọc hết cả tờ báo”.
“Và cậu ta mang tới cho tôi sáng nay”, Cooper nói thêm. Anh ch́a ra tờ báo khổ nhỏ, rồi mở để trên bàn Partridge: “Chúng tôi nghĩ cột này sẽ làm anh quan tâm, c̣n đây là bản dịch của Jonathan”.
Partridge liếc qua tờ báo, rồi đọc bản dịch đánh máy gọn trong một trang giấy.
Chào các bạn. Các bạn không nghĩ rằng có người mua áo quan theo kiểu như tôi và các bạn mua pho mát ở cửa hàng đúng không? Thế mà có đấy! Hăy hỏi Alberto Godoy ở Nhà đ̣n Godoy. H́nh như có một người từ đường bước vào và mua hai áo quan, một cái kích cỡ b́nh thường, cái kia nhỏ hơn. Anh ta bảo mua cho bố mẹ ḿnh, cái nhỏ là cho mẹ. Điều đó là thế nào, thưa các cụ? Có nghĩa là: “Nào, các cụ, cuộc vui đă tàn, mời các cụ đi cho”.
Các bạn khoan hăy đi nào! Tuần trước, tức là sáu tuần sau đó, lại vẫn anh chàng nọ quay lại, mua thêm một chiếc áo quan cỡ b́nh thường nữa. Anh ta trả bằng tiền mặt và mang đi giống như lần trước. Chẳng nói lần này mua cho ai. Không biết có phải vợ anh ta ngoại t́nh không?
Xin nói với các bạn: Albert Godoy không cần biết điều ấy. Ông ta bảo sẵn sàng và sẵn ḷng phục vụ theo kiểu đó.
“C̣n thế này nữa, Harry ạ”, Cooper thêm. “Chúng tôi vừa gọi điện thoại đến báo Semana, Jonathan nói chuyện và chúng tôi gặp may. Tay viết báo đang có mặt ở đó”.
“Anh ta bảo tôi là viết bài đó vào thứ sáu tuần trước. Anh ta gặp Godoy trong quán rượu, và ông này kể là hôm đó vừa bán thêm chiếc áo quan thứ ba xong”, Mony kể.
“Tức là ngay sau hôm xảy ra vụ bắt cóc”, Cooper nói thêm.
“Gượm đă”, Partridge bảo: “Đừng nói ǵ nữa, để tôi nghĩ một chút”.
Anh ngồi ngẫm nghĩ, trong khi hai người kia im lặng.
B́nh tĩnh nào, anh tự nhủ. Chớ vội kết luận nhé! Nhưng dữ kiện này không thể nhầm lẫn được; hai chiếc áo quan đều được mua trước khi xảy ra vụ bắt cóc sáu tuần, chỉ trước việc gia đ́nh Sloane bị bám sát cả tháng liền, và đúng trong khoảng thời gian ba tháng mà nhóm đặc nhiệm dự kiến t́m kiếm. Rồi c̣n kích cỡ của hai áo quan nữa; một b́nh thường, một cái nhỏ nói là để cho một bà già, nhưng cũng có thể dùng cho đứa trẻ độ mười một tuổi. C̣n chiếc thứ ba, theo lời bài báo cũng là chiếc cỡ b́nh thường. Thực tế là thế này: ông già Angus, cha của Crawford, đến thăm con trai chỉ báo trước có một ngày qua điện thoại. V́ thế, nếu gia đ́nh Sloane không ngờ ông đến, th́ bọn bắt cóc cũng vậy. Nhưng chúng bắt cả ông cùng Jessica và Nicky. Như vậy là ba, chứ không phải hai.
Vấn đề là: có đúng là chúng đă có hai áo quan rồi không? Có phải việc bắt cả ông bố làm chúng phải mua thêm chiếc thứ ba không? Có phải v́ thêm ông mà chúng phải mua thêm chiếc nữa ở Nhà đ̣n Godoy ngay hôm sau vụ bắt cóc không? Hay tất cả chỉ là một sự trùng hợp kỳ lạ? Có thể có, mà cũng có thể không phải như vậy”.
Partridge ngước nh́n hai người, lúc đó đang chăm chú theo dơi nét mặt anh.
“Nhiều vấn đề suy nghĩ, phải không?”, Cooper hỏi. “Anh có nghĩ là…”.
“Tôi nghĩ là chúng ta đă có thể biết chúng đưa chị Sloane và hai ông cháu ra khỏi Mỹ bằng cách nào”. “Cho vào áo quan ư? Anh nghĩ họ đă chết rồi sao?”.
Cooper lắc đầu: “Dùng thuốc mê. Chuyện đó trước đă xảy ra”.
Lời nói của Cooper khẳng định điều Partridge đang nghĩ. “Bây giờ làm ǵ, anh Partridge?”, Mony hỏi.
“Chúng ta phải gặp ngay ông báo áo quan…”, Partridge liếc qua bản dịch tiếng Anh trên đó có ghi địa chỉ nhà đ̣n. “Ông Godoy ấy. Tôi sẽ làm việc đó”.
“Tôi muốn cùng đi với anh”.
“Đáng để cậu ta cùng đi, Harry ạ”, Cooper khuyên.
“Tôi cũng nghĩ thế”, Partridge cười, nh́n Mony và nói: “khá lắm, Jonathan”.
Chàng thanh niên rạng rỡ ra mặt.
Partridge quyết định đi ngay, đem theo một thợ quay phim. Anh bảo Cooper: “Tôi nghĩ Minh Văn Cảnh chắc đang ở trong pḥng họp. Nói anh ta mang đồ nghề cùng đi với ta luôn”.
Cooper đi ra, c̣n Partridge nhấc điện thoại, điều xe của hăng CBA.
Khi đi ngang qua pḥng tin chính, anh và Mony gặp Don Kettering, phóng viên phụ trách các tin thuộc màng lưới kinh doanh của hăng. Khi có tin về vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane, chính Kettering là người được giao nhiệm vụ ngồi vào “chỗ nóng” trong pḥng phát tin và trở thành người đầu tiên đọc bản tin đặc biệt trên vô tuyến truyền h́nh.
“Có ǵ mới chưa”, anh ta liền hỏi. Gọn gàng trong bộ comple may đo màu nâu, bộ ria mỏng tỉa gọn, Kettering lúc nào trông cũng ra dáng một nhà kinh doanh làm ăn phát đạt.
Partridge định trả lời xă giao rồi đi ngay, nhưng lại lưỡng lự. Anh kính nễ Kettering không chỉ là một chuyên gia, mà c̣n là một phóng viên hạng nhất. Với cung cách đó, Kettering có thể dễ dàng hơn anh trong vấn đề mà anh sắp phải xử lư.
“Cũng có đấy, Don ạ. Anh có bận ǵ bây giờ không?”.
“Cũng không bận lắm. Thị trường chứng khoán hôm nay yên ắng. Anh cần tôi giúp không?”.
“Có thể lắm. Hăy đi với chúng tôi. Trên đường đi, tôi sẽ nói để anh rơ”.
“Để tôi báo ban đă nhé”. Kettering nhấc ống nói ở chiếc bàn gần nhất. “Đi trước đi, tôi sẽ ra ngay bây giờ”.
Chiếc xe Jeep đít vuông sẽ đi ra qua cổng chính của Ban tin tức hăng CBA, và chưa đầy một phút sau, Partridge, Mony, Minh Văn Cảnh đă đứng ở ngoài phố. Anh thợ quay phim vác máy trèo lên ghế phía sau với sự giúp đỡ của Mony. Partridge ngồi ghế trước, cạnh người lái xe. Khi cửa xe đóng lại, Don Kettering tới và chen vào ngồi phía ghế sau.
“Chúng ta sang khu Queens”, Partridge nói với người lái xe. Anh có mang theo tờ tuần báo Semana cùng bản dịch của Mony và đọc to địa chỉ Nhà đ̣n Godoy.
Người lái xe quay đầu xe, chạy về hướng cầu Queensboro.
“Don này”, Partridge nói và quay đầu lại phía sau. “Đây là những ǵ chúng tôi biết, và cũng là điều chúng tôi đang c̣n phân vân…”.
Hai mươi phút sau, trong văn pḥng bừa bộn và mù mịt khói, Harry Partridge, Don Kettering và Jonathan Mony đối diện với ông chủ nhà đ̣n béo tṛn, đầu hói đang ngồi ở bàn. Ba người không chịu trả lời những câu mà bà thư kư ở ngoài hỏi, cứ bước thẳng vào pḥng.
Theo lệnh của Partridge, Minh Văn Cảnh vẫn ngồi lại trên xe đậu ở ngoài. Khi cần quay, anh ta sẽ được gọi vào. Lúc này từ trong xe, Minh Văn Cảnh kín đáo quay ngôi nhà của Godoy.
Mồm ngậm thuốc là, ông chủ nhà đ̣n xét đoán mấy vị khách với vẻ ngờ vực. C̣n khách cũng nhận thấy vẻ tồi tàn của văn pḥng, những thớ thịt chảy xệ chứng tỏ ông chủ là tay bợm rượu, những vết đồ ăn dây trên chiếc áo khoác màu đen và quần ghi kẻ sọc của ông ta. Xem ra cái cửa hàng này chẳng ra ǵ, và có lẽ cũng không được quản lư một cách cẩn thận, chu đáo.
“Ông Godoy, như đă nói với bà thư kư ngoài kia, chúng tôi là người của hăng CBA”, Partridge nói.
Godoy tỏ vẻ chăm chú: “Ông có phải là người tôi thấy trên tivi không? Trong chương tŕnh phát đi từ nhà Trắng ấy?”.
“Đó là John Cochran; mọi người thỉnh thoảng vẫn nhầm tôi với anh ta. Anh ta làm cho hăng NBC, c̣n tôi là Harry Partridge”.
Godoy đập tay đánh đét một cái vào đầu gối. “À, anh là người đưa tin về mấy người bị bắt cóc, đúng không?”.
“Đúng thế; một phần v́ việc đó mà chúng tôi tới đây. Chúng tôi ngồi được chứ?”.
Godoy ra hiệu mời ngồi. Partridge và mấy người kia ngồi đối diện ông ta.
Partridge giơ tờ Semana ra hỏi: “Tôi xin phép hỏi ông đă đọc số báo này chưa?”.
Godoy sa sầm mặt. “Cái thằng chó đẻ lẻo mồm khốn kiếp! Hắn không có quyền đưa lên báo những điều hắn nghe lỏm, chứ đâu phải kể với hắn”.
“Tức là ông có xem và biết họ viết ǵ trong đó à?”.
“Tất nhiên tôi có biết. Thế th́ sao?”.
“Chúng tôi muốn ông trả lời cho một số câu hỏi, ông Godoy ạ. Trước tiên, người mua áo quan ấy tên là ǵ? Mặt mũi ra sao? Ông có thể tả cho húng tôi được chứ?”.
Ông chủ nhà đ̣n lắc đầu. “Đó là việc riêng của tôi”. “Việc này rất quan trọng, ông ạ”, Partridge cố làm vẻ thân thiện, nói nhỏ. “Rất có thể nó liên quan tới chuyện ông vừa nhắc đến, tức là vụ bắt có gia đ́nh Sloane”. “Liên quan thế quái nào được”. Rồi Godoy bướng bỉnh nói thêm. “Dẫu sao cũng là việc riêng, đừng hỏi vô ích. Xin lỗi các ông, tôi có việc phải làm”.
Lúc này Don Kettering mới lên tiếng: “Mấy áo quan đó ông đ̣i bao nhiêu? Chúng tôi muốn biết giá người ta trả cho ông là bao nhiêu?”.
Ông ta đỏ mặt. “Tôi nói măi với các ông rồi mà. Việc của tôi, tôi lo. Các ông lo việc của các ông”.
“À, dĩ nhiên rồi”, Kettering nói: “Thực tế việc của chúng tôi là từ đây đi thẳng tới sở thuế thành phố New York”. Anh chỉ tờ Semana, rồi nói tiếp: “Mặc dù tờ báo này nói người ta trả ông toàn bằng tiền mặt, nhưng tôi chắc ông nhận tiền, báo và đóng thuế tại sở; việc này hẳn họ sẽ ghi lại, trong đó có cả tên người mua”. Kettering quay sang nói với Partridge: “Harry này, sao ta không đến luôn sở thuế nhỉ. Ông này không muốn hợp tác, th́ ta c̣n ở đây làm ǵ?”.
Godoy xanh mặt, rồi ấp úng: “Ấy, khoan đă nào. Thư thư cho một chút”.
Kettering quay lại, làm bộ ngây thơ: “Sao nào?”.
“Có thể tôi…”.
“Có thể ông đă không đóng thuế, cũng chẳng báo sở, mặc dù chắc chắn là ông đă bán”. Giọng Kettering trở nên hách dịch, không cần làm vẻ thân thiện, anh nhoài người qua bàn. Trước nay chưa được thấy anh chàng phóng viên hành động kiểu này, Partridge rất mừng là đă kéo anh ta cùng đi.
“Godoy, hăy nghe cho kỹ”, Kettering tiếp tục nói: “Một hăng như hăng của tôi bao giờ cũng có khối miếng hiểm, và chúng tôi buộc phải dùng đến chúng khi cần; nhất là lúc này, chúng tôi đang phải chiến đấu để bảo vệ chính người của ḿnh chống lại một tội ác bẩn thỉu, đó là bắt cóc gia đ́nh anh ta. Chúng tôi cần ông trả lời ngay những câu hỏi của chúng tôi. Nếu ông giúp chúng tôi, chúng tôi cũng có cách giúp ông, bằng việc không tiết lộ những điều không quan trọng đối với chúng tôi, chẳng hạn như vấn đề thuế doanh thu và thuế thu nhập – có khi ông c̣n giấu cả sở thuế thu nhập nữa chưa biết chừng. Nhưng nếu ông không trả lời thành thực, th́ ngay hôm nay, chúng tôi sẽ báo FBI, sở cảnh sát New York, sở thuế doanh thu và thuế thu nhập. Ông thích làm việc với chúng tôi, hay với họ, tuỳ ông lựa chọn”.
Godoy liếm môi. “Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các ông” – giọng ông ta có vẻ cam chịu.
“Harry, mời anh”, Kettering gật đầu bảo.
“Ông Godoy”, Partridge hỏi: “Ai mua những áo quan ấy?”.
“Anh ta bảo tên là Novack. Tôi không tin đó là tên của anh ta”.
“Có lẽ ông nghĩ đúng. Ông c̣n biết ǵ về anh ta nữa không?”.
“Không”.
Partridge tḥ tay vào túi. “Tôi sẽ đưa ông xem bức ảnh. Chỉ cần cho tôi biết phản ứng của ông thế nào”. Anh đưa ra bức ảnh Ulises Rodriguez, vẽ bằng ch́ hai mươi năm trước.
Godoy nói ngay: “Chính là anh ta, Novack. Anh ta già hơn trong ảnh”.
“Chúng tôi biết. Ông có hoàn toàn chắc chắn đó là anh ta không?”.
“Chắc chắn. Tôi thấy anh ta hai lần. Anh ta ngồi chỗ mà anh đang ngồi bây giờ”.
Trong một loạt sự việc bắt đầu hôm nay, đây là lần đầu tiên Partridge cảm thấy hài ḷng. Một lần nữa, nhóm đặc nhiệm lại khai thông trong công tác điều tra. Mối liên quan giữa mấy chiếc áo quan và vụ bắt cóc được xác định chắc chắn. Liếc nh́n Kettering và Mony, anh biết họ cũng nhận thấy điều đó.
“Ta hăy xem Novack nói với ông những ǵ. Từ đầu nhé”, anh bảo Alberto Godoy.
Qua các câu hỏi và trả lời, Partridge cố khai thác ông chủ hiệu áo quan được càng nhiều càng tốt. Nhưng xem ra cũng không nhiều lắm, v́ rơ ràng Ulises Rodriguez đă rất cẩn thận không để lại dấu vết.
“Anh có ư ǵ khác không Don?”, Partridge hỏi.
“Cũng có một vài ư”.
Kettering nói với Godoy. “Tôi muốn hỏi về số tiền mặt Novack trả cho ông. Tôi nghĩ ông bảo cả hai lần hắn đưa ông tổng cộng là mười ngàn đô la, chủ yếu là tờ một trăm đô, đúng không?”.
“Đúng”.
“Số tiền đó có ǵ đặc biệt không?”.
“Tiền là tiền, chứ ǵ đặc biệt?”, Godoy lắc đầu trả lời.
“Toàn tiền mới à?”.
Ông ta ngẫm nghĩ: “Ít thôi, c̣n chủ yếu là tiền cũ”.
“Số tiền ấy hiện giờ ở đâu?”.
“Tiêu rồi. Tôi dùng trả tiền hàng hết rồi”. Godoy nhún vai, nói thêm: “Thời buổi này tiền nhanh hết lắm”.
Trong lúc hai người hỏi, Jonathan Mony chăm chú quan sát ông chủ nhà đ̣n. Lúc đầu, khi nói đến chuyện tiền mặt, câu ta tin là thấy Godoy hoảng hốt. Lúc này cậu ta cũng vẫn có cảm giác đó. Cậu ngoáy mấy chữ trên mảnh giấy, rồi đưa cho Kettering. Trên giấy viết: “Ông ta nói dối. Ông ta vẫn c̣n giữ một số tiền lại. Ông ta ngại cho ḿnh biết v́ c̣n sợ chuyện thuế doanh thu và thuế thu nhập”.
Anh phóng viên đọc mẩu giấy, khẽ gật đầu và đưa trả lại. Anh ta hỏi Godoy, mềm mỏng nhưng lên giọng như thể sắp đi. “Ông c̣n nhớ, hoặc có thể nhớ thêm được điều ǵ giúp ích chúng tôi không?”. Nói xong, Kettering quay đi.
Godoy, lúc này có vẻ nhẹ nhỏm và tự tin, rơ ràng luốn mau kết thúc, nên trả lời: “Không c̣n quái ǵ cả”.
Kettering quay ngoắt lại, mặt sắt lại, đỏ bừng v́ tức giận, anh ta bước nhanh lại phía hắn, vươn người túm vai ông chủ hiệu áo quan. Xoay người ông ta đến khi đối diện ḿnh, Kettering dằn từng tiếng: “Godoy, ông là tên nói dối khốn kiếp. Ông vẫn c̣n giữ một số tiền đó. V́ ông không cho chúng tôi xem, thử để sở thuế thu nhập có thấy nó được không. Tôi đă bảo nếu ông giúp chúng tôi, chúng tôi sẽ không gọi họ đến. Thôi, giờ đành làm thế vậy”.
Kettering đẩy Godoy xuống ghế, tḥ tay lấy trong túi ra cuốn sổ tay mỏng dùng ghi địa chỉ và kéo chiếc điện thoại trên bàn về phía gần ḿnh.
Godoy hết to: “Đừng”. Ông ta giật máy lại, thở hổn hền và làu bàu: “Đồ con hoang! Thôi được, tôi sẽ cho ông xem”.
“Ông hiểu cho rằng đừng nên giở tṛ dối trá nữa nhé. Sau việc này…”.
Godoy, lúc này đang đứng, gỡ khung kính để giấy phép kinh doanh của ông treo trên tường đằng sau bàn xuống để ló ra một chiếc két sắt. Ông chủ hiệu xoay số mở khoá.
Mấy phút sau, Kettering xem xét kỹ số tiền khoảng bốn ngàn đôla mà Godoy vừa lôi ra từ trong két, trong khi những người khác đứng nh́n. Anh ta xem cả hai mặt từng tờ giấy bạc, rồi xếp chúng thành ba xấp, hai xấp nhỏ, c̣n xấp kia to hơn. Cuối cùng anh ta đẩy xấp tiền to về phía Godoy, chỉ hai xấp nhỏ và nói: “Chúng tôi cần mượn số này. Chúng tôi sẽ ghi biên nhận cẩn thận với danh nghĩa CBA mượn. Ông có thể ghi số xêri nếu ông muốn, rồi cả tôi và ông sẽ kư vào giấy biên nhận. Tôi xin bảo đảm ông sẽ nhận lại đầy đủ số tiền sau bốn mươi tám tiếng đồng hồ và sẽ không bị hỏi thêm ǵ nữa”.
“Tôi nghĩ thế cũng được”, Godoy miễn cưỡng nói.
Kettering ra hiệu bảo Partridge và Mony lại gần hai xấp tiền nhỏ. Tất cả đều là giấy bạc một trăm đôla.
Kettering bảo: “Nhiều người ngại dùng loại giấy bạc một trăm đôla v́ sợ bị tiền giả. Chẳng hạn, anh thuê xe và trả bằng giấy bạc một trăm đô khi giao lại xe, Hortz hay hăng cho thuê xe nào cũng vậy, sẽ ghi số hợp đồng thuê xe lên tờ giấy bạc đó, để nếu là bạc giả họ có thể t́m ra chỗ của anh. Cũng v́ thế, một số thủ quỹ nhà băng ghi tên người giữ hoặc số tài khoản của người đó lên tờ bạc họ đưa nhà băng”.
“Tôi thấy việc đó cả trăm lần mà cứ không thiểu tại sao phải làm thế”, Partridge nói.
“Tôi th́ chưa”, Mony xen vào. “Loại giấy bạc đó đâu đến ượt tôi”.
“Chú mày cứ vào được hăng truyền h́nh th́ khắc đến lượt”, Kettering cười bảo. Rồi anh tiếp tục giảng giải: “Tất nhiên đánh dấu lên tờ bạc thế là bất hợp pháp. Làm biến dạng tờ bạc cũng là phạm tội h́nh sự, nhưng giá có quy định tội danh ấy th́ cũng chẳng mấy ai để tâm. Dẫu sao th́ trong xấp thứ hai có ghi tên. Harry ạ, nếu anh muốn, tôi có thể đưa cho mấy anh bạn ở nhà băng xem các nhóm số này, họ có thể biết ai là người dùng tiền ấy, sau đó sẽ thử qua máy tính. C̣n những cái tên ghi ở đây, tôi sẽ tra trong danh bạ điện thoại, để xem người có tiền và dùng tờ bạc một trăm này ở đâu”.
“Tôi cho rằng tôi có thể h́nh dung ra được, chúng ta phải làm ǵ”, Partridge đáp. “Nhưng Don này, anh có thể nói rơ chúng ta t́m kiếm cái ǵ trong mấy xấp tiền này?”.
“T́m nhà băng. Các thông tin ta thu được sẽ đưa ta tới được nhà băng đă nhận số giấy bạc này; rất có thể nhân viên nhà băng đă viết những số và tên mà anh thấy trên tờ bạc. Rồi, nếu chúng ta may mắn, chúng ta có thể t́m ra được nhà băng đă gửi tiền này cho ai”.
“Tôi hiểu rồi”, Mony nói. “Trả tiền này cho những tên bắt cóc, bọn này dùng tiền đó trả tiền mua áo quan của ông Godoy”.
“Đúng vậy”, Kettering gật đầu. “Tất nhiên cũng là hú hoạ thôi, nhưng nếu đúng, ta có thể t́m ra ngân hàng nơi bọn bắt cóc gửi tiền, và chúng có thể có tài khoản ở đó”. Anh ta nhún vai. “Một khi đă biết được điều đó, anh có thể bắt đầu điều tra từ đó, Harry ạ”.
“Tuyệt quá, Don ạ”, Partridge nói. Cho đến lúc này, những việc ta làm cầu may hoá ra lại hay”.
Nh́n thấy tờ Semana, theo đó họ lần tới đây, anh nhớ tới lời bác Arthur nói khi bắt đầu cuộc t́m kiếm trên báo chí địa phương: “Những việc cầu may có cái là tuy không mấy khi biết chắc là đang t́m kiếm cái ǵ, song rất có thể ta gặp được một cái ǵ đó có ích cho ta theo một cách khác”.

Chương 9

Không khí trong văn pḥng Alberto Godoy dần dần bớt căng thẳng. Bây giờ, khi mấy tay khách làm căng thẳng. Bây giờ, khi mấy tay khách làm căng từ Bản tin truyền h́nh đă được đáp ứng đúng yêu cầu, nên mối đe doạ không c̣n treo lơ lửng trên đầu nữa, ông chủ nhà đ̣n mới cảm thấy nhẹ nhơm. Xét cho cùng, Godoy tự nhủ, bán ba cái áo quan cho Novack, dù tên hắn là ǵ đi nữa, th́ đâu có ǵ là bất hợp pháp. Làm sao ông biết được mấy cái quan tài khốn kiếp đó dùng vào việc tội lỗi? À, kể ra cả hai lần Novack tới mua, ông cũng có nghi ngờ tí chút, và không hề tin lời giải thích dông dài của hắn thật. Nhưng cứ thử đưa bằng chứng đi. Đừng ḥng! Họ lần đâu ra được chứ?
Bữa nay, khi bắt đầu cái vụ ồn ào này, có hai điều làm ông ta lo lắng: đó là chuyện thuế doanh thu. Ông ta đă lấy tiền hai chiếc áo quan đầu, nhưng không cho vào sổ, và việc ông không vào sổ là để số mười ngàn đôla Novack trả không bị tính là thu nhập. Nếu sở thuế thu nhập mà biết th́ thật rách chuyện. Ừ, mấy tay phóng viên truyền h́nh có hạng này đă hứa sẽ không hở chuyện tiền này ra, và ông tin là họ giữ lời. Ông nghe người ta bảo chính v́ cách đó mà phóng viên tin truyền h́nh mới lấy được nhiều thông tin. Khi mọi chuyện đă xong, ông phải thú nhận thấy cung cách họ làm ông cũng hoảng. Nhưng đừng ḥng ông hé môi điều ǵ về chuyện hôm nay nếu cái thằng thối mồm chuyên nghe lỏm của tờ Semana lảng vảng bên cạnh.
“Ông đưa tôi tờ giấy”, Don Kettering bảo, “tôi sẽ viết giấy biên nhận số tiền mượn của ông”.
Godoy mở ngăn kéo bàn đựng những thứ lặt vặt, và lôi ra một xếp giấy có ḍng kẻ. Khi đóng ngăn kéo, ông chợt nh́n thấy mảnh giấy rời có chữ của ông. Ông nhét nó vào đây tuần trước và quên khuấy đi mất.
“Ấy, c̣n cái này! Novack đến đây lần thứ hai…”.
“Cái ǵ thế?”, Partridge hỏi giật giọng.
“Tôi đă nói vói các ông là hắn tới bằng chiếc xe tang Caddy, do một người nữa cầm lái. Họ cho áo quan vào xe chở đi”.
“À có, ông có nói thế”.
Godoy ch́a mảnh giấy ra. “Đây là số biển kiểm soát của chiếc xe đó. Tôi ghi lại, nhét vào đây rồi quên mất”.
“Tại sao ông làm thế?”, Kettering hỏi.
“Có thể do linh tính thôi”, Godoy nhún vai “Thế có sao không?”.
“Không sao”, Partridge đáp. “Dẫu sao cũng cám ơn ông. Chúng tôi sẽ kiểm tra thêm”. Anh gập tờ giấy bỏ vào túi, mặc dù cũng không hy vọng t́m ra được ǵ. Anh c̣n nhớ biển số của chiếc xe ḥm hiệu Nissan bị nổ ở White Plains là biển giả nên chẳng cho biết thêm ǵ. Nhưng mọi manh mối đều phải xem xét kỹ, chớ coi thường.
Partridge suy nghĩ về việc đưa tin cụ thể hơn. Anh cho rằng một số hoặc hầu hết những ǵ họ đă t́m ra, trong đó có việc Ulises Rodriguez dính líu đến vụ bắt cóc, sẽ phải phát sớm, mà chắc là ngay trong mấy ngày tới. Việc hăm tin ở CBA bao lâu cũng có giới hạn; dù cho tới nay họ vẫn gặp may, song sự thể có thể thay đổi bất cứ lúc đó. Partridge thấy người phần chấn trước viễn cảnh được thông báo đă có tiến triển và quyết định ngay lúc này anh cần phải nghĩ xem nên đưa như thế nào.
“Ông Godoy”, Partridge nói. “chúng tôi bắt đầu có lẽ không được hay lắm đối với ông, nhưng ông đă giúp ích cho chúng tôi rất nhiều. Ông nghĩ thế nào về việc chúng tôi quay băng h́nh, ghi lại những điều ông kể với chúng tôi hôm nay?”.
Nghĩ đến việc được lên ti-vi, mà lại là ở một hăng có tiếng làm ông Godoy thích thú. Nhưng rồi ông nhận ra rằng việc đó sẽ đưa ông tới chỗ phải trả lời đủ mọi loại câu hỏi, kể cả những câu hỏi về thuế doanh thu mà ông rất lo. V́ vậy, ông lắc đầu trả lời “Không, cám ơn anh”.
Partridge nói, như đọc được ư nghĩ của ông “Chúng tôi sẽ không để ông lộ diện, hoặc nói tên ông. Chúng tôi sẽ thực hiện cái gọi là “phỏng vấn h́nh mờ”, tức là quay ngược ánh đèn nên người xem chỉ thấy bóng người nói. Chúng tôi c̣n có thể làm giọng ông khác đi”.
“Nghe sẽ như tiếng máy xay cà phê ấy”, Kettering nói thêm. “Đến vợ ông cũng sẽ chẳng nhận ra. Làm tới đi, Godoy, có mất ǵ đâu? Chúng tôi có mang theo người quay hiện đang ngồi ngoài xe; anh ta là chuyên gia thực thụ đấy. Thế là ông sẽ giúp chúng tôi cứu những người bị bắt cóc”.
“Thôi th́…”, ông Godoy ngần ngại “nhưng các ông hứa là phải giữ bí mật, chớ nói với ai nhé?”.
“Tôi hứa như vậy”, Partridge trả lời.
“Tôi cũng thế” Kettering tán thành.
“Cả tôi nữa” Mony nói thêm.
Kettering và Partridge nh́n nhau, biết rằng lời họ vừa hứa và sẽ giữ đúng, đó là cung cách của người làm báo đứng đắn, cho dù hậu quả thế nào đi nữa, nhưng sẽ làm họ gặp chuyện phiền toái. FBI và ǵ ǵ nữa, có thể phản đối chuyện giữ bí mật, họ sẽ đ̣i cho biết cái bóng đó là ai. Rồi, các luật sư của hăng sẽ lo liệu chuyện đó; trước kia cũng đă từng khối chuyện om x̣m kiểu đó.
Partridge c̣n nhớ năm 1986, hăng NBC đă thực hiện được cuộc phỏng vấn tên khủng bố người Palestin là Mohamed Abul Abbas mà họ tốn bao công đeo đuổi nhưng gây nhiều tranh căi. Sau đó, vô số người xúm vào công kích NBC, không chỉ v́ đă tiến hành phỏng vấn, mà c̣n v́ đă thoả thuận trước, và giữ đúng cam kết, là không tiết lộ nơi phỏng vấn. Thậm chí một số người trong giới thông tin đại chúng cũng hùa theo, nhưng rơ ràng chẳng qua v́ tự ái nghề nghiệp mà thôi. Trong khi tranh căi đang căng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng chỉ trích, c̣n Bộ Tư pháp th́ doạ gửi trát đ̣i tổ phóng viên phỏng vấn hôm đó đến để thẩm vấn; nhưng cuối cùng chẳng có chuyện ǵ xảy ra… (Bộ trưởng ngoại giao lúc đó là Goorge Shultz, khi được hỏi chỉ trả lời: “Tôi tin vào quyền tự do của báo chí”).
Thực tế mọi người đều biết là các hăng thông tấn tự nó cũng là một thứ luật lệ. Điều chắc chắn là ít bộ và chính khách muốn dây với họ trong các vấn đề pháp lư. Vả lại, nh́n chung báo chí của thế giới tự do chủ trương phanh phui sự thật, tự do và nguyên vẹn. Tất nhiên không phải bao giờ cũng được như thế; các tiêu chuẩn thường không được tôn trọng đầy đủ, v́ người làm báo cũng là con người. Nhưng nếu bạn một mực chống lại những ǵ báo chí chủ trương, bạn sẽ có thể thuộc phe “bẩn” hơn là phe “sạch”.
Trong lúc Partridge đang suy nghẫm về những điều cơ bản của nghề ḿnh, Minh Văn Cảnh chuẩn bị quay cuộc phỏng vấn Godoy dưới sự dàn dựng của Kettering.
Partridge gợi ư Kettering thực hiện phỏng vấn, một phần cũng v́ anh chàng phóng viên này muốn tiếp tục tham gia vào việc đưa tin vụ bắt cóc người nhà Sloane; suy cho cùng, th́ toàn bộ Ban tin đều hết ḷng quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra cũng c̣n nhiều khía cạnh của vấn đề mà Partridge định tự ḿnh lo liệu.
Anh đă quyết định khi có điều kiện anh sẽ qua ngay Bogota, Colombia. Mặc dù đồng ư với ư kiến của anh bạn phóng viên đài phát thanh ở Colombia là Ulises Rodriguez không có mặt tại nước đó, nhưng Partridge tin rằng đă đến lúc anh tự ḿnh t́m kiếm ở Mỹ Laltinh, và Colombia rơ ràng là nơi bắt đầu.
Minh Văn Cảnh thông báo anh đă sẵn sàng quay.
Mấy phút trước đó, khi được gọi từ ngoài vào, và sau khi nh́n quanh nhà đ̣n, Minh quyết định sẽ quay cảnh phỏng vấn ở dưới hầm nhà là nơi để các áo quan. Nhưng v́ quay ngược đèn, nên cũng chẳng thấy được nhiều cảnh trong pḥng đó; chỉ có bức tường sau lưng Godoy ngồi là được chiếu sáng, c̣n người được phỏng vấn lại ngồi khuất ánh đèn. Tuy nhiên, anh đă khéo léo quay cạnh bóng Godoy là bóng chiếc quan tài để gây cảm giác rùng rợn. Việc làm biến giọng Godoy về sau sẽ được thực hiện tại trụ sở Ban tin hăng CBA.
Bữa nay không có kỹ thuật viên âm thanh, nên Minh dùng chiếc máy quay cá nhân, bằng cỡ bêta mười hai li ghi luôn cả h́nh và tiếng. Anh cũng mang theo cả màn h́nh nhỏ đặt ở chỗ mà Godoy đang ngồi cũng có thể theo dơi những ǵ máy đang quay; đây là một thủ thuật làm người trả lời phỏng vấn, trong những t́nh huống đặc biệt, cảm thấy thoải mái hơn.
Godoy không những thoải mài, mà c̣n thích thú. “Này”, ông ta nói với Kettering đang ngồi bên cạnh, ngoài tầm ống kính, “bọn các anh khá lắm”.
Kettering, đang suy nghĩ cách thực hiện phỏng vấn theo cách riêng của ḿnh, chỉ thoáng mỉm cười ngước lên khi đọc mấy ḍng viết vội ra giấy trước đó mấy phút. Sau khi Minh gật đầu ra hiệu, anh bắt đầu, để lại phần giới thiệu viết sau, tức là trước khi phát h́nh trong chương tŕnh.
“Lần đầu gặp người mà lúc này ông biết là tên khủng bố Ulises Rodriguez, ông có ấn tượng ǵ?”.
“Chẳng có ǵ đặc biệt. Với tôi anh ta trông cũng b́nh thường”. Godoy nghĩ ngay cả khi không lộ diện này, ông cũng sẽ không thú nhận đă nghi ngờ Novack tức Rodriguez. “Tức là ông cũng chẳng quan tâm khi lần đầu ông bán cho hắn hai chiếc áo quan, rồi sau thêm một chiếc nữa?”. Cái bóng nhún vai: “Tại sao lại phải bận tâm chứ? Đây là chuyện làm ăn mà lại”.
“Ông nói là sao lại bận tâm”. Nhắc lại lời Godoy, Kettering diễn đạt ư nghi ngờ. “Nhưng kiểu mua bán như vậy chẳng phải là hết sực lạ lùng sao?”.
“Có thể… phần nào”.
“Với tư cách là chủ nhà đ̣n, ông có thường làm cái gọi là hợp đồng cả gói – tức là tổ chức toàn bộ phần tang lễ không?”.
“Tất nhiên, phần lớn là vậy”.
“Thực tế có phải là trước hai lần bán áo quan cho tên khủng bố Rodriguez, ông chưa từng bao giờ bán áo quan kiểu đó không?” Kettering chỉ phỏng đoán, nhưng cho rằng Godoy không biết điều đó và trong khi phỏng vấn thu h́nh thế này, ông ta sẽ không nói dối.
“Có lẽ thế”, Godoy trả lời, giọng yếu ớt. Cuộc phỏng vấn đă không đúng như cách ông mong đợi. Trong giây phút tuyệt vọng, ông nh́n Kettering trừng trừng, nhưng anh chàng phóng viên vẫn tiếp tục hỏi gặng.
“Nói cách khác, câu trả lời là không, ông chưa bao giờ bán áo quan kiểu đó”.
Ông chủ nhà đ̣n cao giọng: “Tôi cho rằng anh ta mua áo quan làm ǵ đâu phải việc của tôi”. “Ông có nghĩ rằng cần phải báo với nhà chức trách, cảnh sát chẳng hạn, và nói đại loại như “Này, người ta yêu cầu tôi làm một việc lạ lùng, một việc trước nay tôi chưa từng làm, nên tôi muốn các ông hỏi rơ người này”. Ông có nghĩ đến điều đó không?”.
“Không. Chẳng có lư do ǵ phải nghĩ thế”.
“Bởi v́ ông không hề nghi ngờ?”.
“Đúng vậy”.
Kettering hỏi xoáy vào đó. “Nếu không nghi ngờ, th́ tại sao lần thứ hai khi Rodriguez tới, ông lại kín đáo ghi lại số xe tang mà hắn dùng để chở áo quan đi, rồi giấu nhẹm chuyện đó đến tận hôm nay?”.
Godoy gầm lên giận dữ: “Này, v́ tôi nói với anh điều bí mật, không có nghĩa là…”.
“Ḱa, ông giám đốc công ty tang lễ! Ông có nói ǵ về chuyện bí mật đâu”.
“À, tôi định thế”.
“Đó lại là chuyện khác. Nhân tiện hỏi thêm, trong cuộc phỏng vấn này ông cũng không nói trước rằng cái giá gần mười ngàn đôla ông tính cho ba chiếc áo quan mua mang đi là chuyện bí mật. Với loại áo quan mà ông vừa tả ấy, lấy như vậy có quá cao không?”.
“Người mua không kêu th́ chớ, sao anh lại kêu là sao?”.
“Có lẽ hắn không kêu cà v́ những lư do riêng của hắn”. Giọng Kettering trở nên lạnh lùng, đầy vẻ buộc tội. “Ông hét cái giá cao đó, bởi v́ ông biết hắn sẽ trả theo giá đó; v́ ông luôn biết có chuyện ǵ đó đáng ngờ, và ông có thể lợi dụng t́nh h́nh đ̣i thêm một số tiền nữa…”.
“Này, không phải tôi ngồi đây để nghe những lời xằng bậy ấy. Dẹp đi! Tôi không nói nữa”. Godoy tức giận đứng dậy, rời khỏi ghế, làm tung cả dây micro. Hướng đi ấy đưa ông lại gần ống kính hơn, và do phản xạ tự nhiên, Minh quay ông chính diện; trong ánh đèn sáng, chính Godoy lại tự lộ diện. Sau này sẽ phải bàn thêm xem đoạn cuối cùng ấy có nên dùng hay không.
“Đồ con hoang”, Godoy chửi rủa Kettering.
“Này”, ông ta nói với Partridge, “tôi huỷ bỏ điều đă thoả thuận”. Ông chi tay vào máy quay và bảo: “Các ông không được sử dụng đoạn quay đó, hiểu không”.
“Tôi hiểu ông muốn nói ǵ”, Partridge trả lời. “Nhưng không thể bảo đảm là chúng tôi sẽ không sử dụng nó. Cái đó c̣n tuỳ hăng quyết định”.
“Xéo khỏi đây ngay”, Alberto Godoy nói, mặt hầm hầm, trong khi bốn người của hăng CBA thu dọn đồ nghề và ra khỏi ngôi nhà của ông ta.
Trên đường từ Queens trở về, Don Kettering bảo “Cho tôi xuống xe ngay khi về tới Manhattan. Tôi muốn truy cứu ngay số tiền có đánh dấu này; tôi có thể điện thoại từ văn pḥng ở đại lộ Lexington”.
“Tôi có thể đi với anh được không?” Jonathan Mony hỏi. Cậu ta liếc nh́n Partridge. “Tôi muốn xem nửa phần việc hôm nay ta làm c̣n lại thế nào”.
“Được thôi”, Kettering trả lời cho cậu ta an tâm. “Nếu Harry đồng ư, tôi sẽ bày cho cậu cách viết tin ra đầu ra đũa”.
Partridge đồng ư; hai người xuống xe sau khi qua hết cầu Queensboro. Chiếc xe Jeep tiếp tục chạy về hướng trụ sở ban tin CBA, c̣n Don Kettering và Mony vẫy xe taxi tới văn pḥng chứng khoán trên đại lộ Lexington gần khách sạn Summit.
Vừa bước vào, họ tới ngay một pḥng rất rộng; khoảng hai chục người, kẻ đứng người ngồi ở đó, trước một màn h́nh treo đang hiện rơ giá cả thị trường chứng khoán. Một tấm thảm xanh thẫm tương phản màu tường xanh nhạt, những chiếc ghế mềm bọc vải tuưt màu xanh và màu vàng xếp thành từng dăy vít chặt xuống sàn. Một vài người tay cầm sổ, tay cầm sẵn bút ch́, mắt dán vào những con số trên thị trường chứng khoán, những người khác có vẻ ít chú ư hơn. Một người Á Đông c̣n trẻ đang xem mấy bản nhạc; một vài người đang đọc báo, c̣n một số khác đang ngủ gà ngủ gật.
Bên cạnh pḥng là một dăy máy tính điện tử và mấy máy điện thoại có ghi ḍng chữ: Dùng cho việc mua bán chứng khoán. Một vài máy đang có người gọi; mặc dù họ nói nhỏ, song vẫn nghe được những câu như: “Ông mua hai ngàn à? Đồng ư”… “Ông có thể mua năm trăm với giá mười tám không? Mua đi”… “Được rồi, bán ra mười tám phảy hai lăm”…
Từ góc pḥng đằng kia, cô thư kư nh́n thấy hai anh nhà báo đi vào; mỉm cười tỏ ư nhận ra Kettering, cô nhấc ống nghe. Phía sau cô là một loạt cửa, có cái đang mở, dẫn vào các văn pḥng phía trong.
“Hăy nh́n kỹ xung quanh”, Kettering bảo Mony. “Những chỗ buôn bán chứng khoán kiểu này chẳng lâu nữa sẽ t́m không ra. Đây là cái cuối cùng. Phần lớn những chỗ khác đă biến mất chẳng khác ǵ những cửa hàng bán rượu lậu sau khi lệnh cấm kết thúc”.
“Nhưng buôn bán chứng khoán đă kết thúc đâu”.
“Đúng thế. Nhưng các tay buôn bán chứng khoán xem sổ tính toán và thấy những chỗ như thế này chẳng có lăi. Có quá nhiều người tới đây nghỉ ngơi, hoặc chỉ v́ ṭ ṃ. Rồi những kẻ vô gia cư cũng bắt đầu ṃ tới – vào mùa đông, c̣n nơi nào thoải mái, ấm áp hơn nơi này? Điều không may là những kẻ vô gia cư ấy chẳng mang lại cho họ một xu tiền hoa hồng nào”.
“Có lẽ anh nên viết một bài”, Mony nói. “Nó sẽ mang tính chất hồi tưởng, như anh vừa nói, trước khi chỗ cuối cùng này biến mất”.
“Ư kiến hay đấy, anh bạn trẻ”, Kettering chăm chú nh́n cậu ta và nói. “Sao tôi không nghĩ tới điều đó nhỉ? Tuần tới tôi sẽ bàn với Rita biên tập về việc này”.
Cánh cửa phía sau cô thư kư mở cửa ra, và một người béo tốt, lông mày rậm tiến đến bắt tay chào Kettering một cách nồng nhiệt. “Don, vui mừng gặp anh. Lâu nay không thấy anh đến, nhưng chúng tôi th́ vẫn theo dơi đều các buổi phát tin của anh. Chúng tôi có thể giúp anh được ǵ?”.
“Cám ơn, Kevin”. Rồi Kettering chỉ Mony: “Anh bạn đồng nghiệp trẻ Jonathan này muốn biết tên của loại cổ phần mua hôm nay, ngày mai giá trị tăng lên bốn lần. Ngoài cái đó ra, anh có chiếc bàn và máy điện thoại nào tôi có thể dùng trong khoảng nửa giờ không?”.
“Bàn và điện thoại th́ không có vấn đề ǵ. Anh đi vào trong và dùng máy trên bàn tôi, ở đó kín đáo hơn. C̣n về việc kia, xin lỗi Jonathan nhé, quả cầu pha lê có phép màu của chúng tôi mang đi sửa mất rồi. Nếu họ mang về khi anh c̣n ở đây, tôi sẽ báo anh nhé”.
Hai người được dẫn vào một căn pḥng nhỏ đủ tiện nghi gồm một chếc bàn gỗ mun, hai ghế da, một chiếc máy tính rơ ràng là không thể thiếu và máy điện thoại. Trên cửa sổ có đề tên: Kevin Fane.
“Các anh cứ tự nhiên nhé, tôi sẽ cho mang cà phê và săng uưch tới”.
Khi c̣n hai người, Kettering bảo Mony. “Hồi tôi và Kevin c̣n đang học đại học, vào dịp hè chúng tôi xin làm chân chạy giấy ở sở chứng khoán New York. Từ đó chúng tôi giữ liên hệ với nhau. Cậu mốn lời khuyên nghề nghiệp không?”.
“Tất nhiên là muốn”, Mony gật đầu trả lời.
“Phàm đă là phóng viên, mà cậu xem ra có vẻ làm được đấy, th́ luôn phải có nhiều mối quan hệ, không chỉ với những nhân vật cấp cao, mà cả với cấp thấp nữa, và thỉnh thoảng phải tới thăm để giữ mối liên hệ thường xuyên, kiểu như ta đang làm bây giờ. Đó là cách để thu thập thông tin, ngay cả khi cho là ít hy vọng nhất. Cũng cần nhớ là mọi người đều thích giúp đỡ phóng viên truyền h́nh; ngay cả chỉ cho ta dùng máy điện thoại thôi cũng làm họ cảm thấy gần gũi ta hơn, và thật lạ là cảm thấy biết ơn ta nữa chứ”.
Vừa nói, Kettering vừa lôi từ túi áo trong ra mấy tờ một trăm đô mượn của Alberto Godoy, và bày chúng trên bàn. Anh ta mở ngăn kéo, t́m được tờ giấy để chuẩn bị ghi chép.
“Trước hết ta thử vận may ở mấy tờ bạc có ghi tên người này. Rồi sau nếu cần, ta mới rờ đến mấy tờ có ghi số tài khoản ở trên”. Nhặt một tờ, anh ta đọc to: James W. Mortell, rồi nói thêm: “Tờ một trăm này chắc có lúc đă qua tay ông ta. Jonathan, cậu thử t́m xem có thấy tên ông ta trong danh bạ điện thoại Manhattan không?”.
Một lát sau, Mony bảo: “Đây rồi”. Cậu ta đọc to số điện thoại. Kettering quay số trên máy. Sau hai lần đổ chuông có tiếng đàn bà dịu dàng trong máy: “Mortell, thợ sửa ống nước đây”.
“Chào bà. Ông Mortell có nhà không ạ?”.
“Nhà tôi có việc bận ra ngoài. Tôi là vợ anh ấy. Tôi có thể giúp ông ǵ không?”. Không chỉ dịu dàng, mà c̣n trẻ và duyên dáng, Kettering nghĩ bụng.
“Cám ơn bà Mortell. Tôi là Don Kettering, phóng viên thương mại của hăng CBA”.
Ngừng một lát, rồi nghe giọng ngập ngừng hỏi lại: “Ông không đùa đấy chứ?”.
“Không đâu, thưa bà”. Kettering tỏ ra thoải mái, dễ thương. Ở hăng CBA, chúng tôi có mấy điều cần hỏi và nghĩ ông Mortell nhà có thể giúp chúng tôi. Tuy không có ông ở nhà, nhưng chắc bà có thể giúp chúng tôi được”.
“Ông đúng là Don Kettering. Tôi nhận ra giọng ông. Chúng tôi giúp ông bằng cách nào chứ?”. Thoáng nghe tiếng cười: “Trừ khi ống nước hăng ông ḍ rỉ”.
“Cho đến giờ th́ chưa, nhưng nếu có, tôi sẽ nhớ lời bà. Thực ra là việc tờ một trăm đô trên có ghi tên ông nhà”.
“Hy vọng chúng tôi không làm ǵ sai chứ ạ?”.
“Hoàn toàn không, bà Mortell ạ. Chỉ có điều tờ bạc này xem ra đă qua tay ông nhà, và tôi thử tỉm xem ông nhà trả cho ai thôi ạ”.
Bà ta trả lời, vẻ đăm chiêu: “Dạ, cũng có một vài khách hàng trả bằng tiền mặt, trong đó có tờ trăm đôla. Nhưng chúng tôi chẳng hỏi bao giờ”.
“Cũng chẳng cần hỏi làm ǵ”.
“Rồi sau đó, khi chúng tôi gửi vào nhà băng những tờ bạc trăm ấy, đôi khi thủ quỹ ghi tên chúng tôi vào tờ bạc. Tôi nghĩ, lẽ ra họ không được làm thế, nhưng có vài người vẫn làm như vậy”. Bà ta ngừng một lát, rồi tiếp: “Có lần tôi hỏi họ tại sao, họ bảo phải pḥng xa như vậy th́ hiện nay có quá nhiều tiền giả”.
“Thế đấy, chính tôi cũng nghĩ như vậy, và v́ vậy tờ giấy bạc tôi đang có đây mới có tên ông nhà”. Vừa nới, Kettering vừa giơ ngón cái làm hiệu với Mony. “Thưa bà Mortell, cảm phiền bà cho tôi biêt tên nhà băng bà gửi tiền được không ạ?”.
“Tôi nghĩ có ǵ đâu mà không được. Đó là Citibank”. Bà đọc tên chi nhanh ngân hàng khu đó.
“Cám ơn bà. Đó là những thông tin tôi cần”.
“Ông Kettering, xin ông thư cho một lát. Tôi muốn hỏi ông một câu, được không?”.
“Tất nhiên, mời bà”.
“Chuyện này liệu có được lên tin không ông? Nếu vậy, làm sao tôi biết để khỏi lỡ bản tin?”.
“Cái đó dễ thôi. Bà Mortell, v́ bà đă nhiệt t́nh giúp đỡ, nên tôi hứa là khi nào đưa tin, đích thân tôi sẽ gọi điện báo cho bà trước”.
Kettering vừa đặt máy xuống th́ Mony nói: “Tôi cứ nghĩ ḿnh sẽ học được điều ǵ đó. Quả đúng như vậy”.
“Điều ǵ?”.
“Cách kết bạn thế nào”.
Kettering mỉm cười. Anh đă quyết định v́ bà vợ ông Mortell nghe có vẻ hấp dẫn, giọng nói của bà ta như có ư mời chào, nên anh sẽ không gọi điện thoại, mà sẽ đến tận nơi thăm bà. Anh ghi lại địa chỉ. Các khu ấy cách đây cũng không xa. Cũng có thể anh sẽ thất vọng; giọng nói cũng dễ làm ta tưởng lầm; biết đâu bà ta lại chẳng già hơn khi nghe trong máy và béo như con vịt bàu, mặc dù bản năng mách anh điều khác hẳn. Rồi sẽ có lúc Jonathan hiểu rằng cái bổng lộc của phát thanh viên truyền h́nh là luôn có cơ hội cho những cuộc hẹn ḥ lăng mạn mà nếu muốn, có thể dẫn tới sự chung đụng xác thịt đầy lư thú.
Anh ta lại chọn một tờ bạc một trăm đô khác. “Nào, thử cái này xem sao”, anh bảo Mony, tay chỉ vào cuốn danh bạ điện thoại. “Tên ghi ở đây là Nicolini Brothers”.
Hoá ra lại là hiệu làm bánh ở Đại lộ số Ba. Người đàn ông trả lời điện thoại lúc đầu tỏ vẻ nghi ngại, và sau một hai câu hỏi định dập máy. Nhưng Kettering nói năng rất lịch sự, thuyết phục được ông ta. Cuối cùng ông ta cho biết tên nhà băng nơi ông thường gửi hoặc lĩnh tiền, trong đó có cả loại tiền to. Đó là ngân hàng Mỹ - Amazonas ở quảng trường nhỏ Dag Hammarskjold.
Tên ghi trên hai tờ giấy bạc mà Kettering chọn ra sau đó không có trong danh bạ điện thoại khu Manhattan. Trên tờ giấy bạc tiếp đó là tên của ông chủ hiệu quần áo đàn ông sẵn ḷng giúp đỡ. Ông tiết lộ, cửa hàng ông mở tài khoản ở ngân hàng Lenmi, có chi nhánh ở góc phố Sáu mươi bảy cắt Đại lộ số Ba.
Tên một người ở tờ giấy bạc khác không thể t́m được. Tiếp theo là một phụ nữ không chịu tin ai, mồm loa mép dải nên Kettering đành chịu chẳng hỏi được ǵ.
Theo tên ghi ở tờ bạc thứ năm, anh nói chuyện được với một ông già tám mươi sáu tuổi đang sống trong căn pḥng ở Đại lộ khu phía Đông. Ông già yếu quá không trả lời được, mặc dù rơ ràng đầu óc ông vẫn minh mẫn, nên người phục vụ phải trả lời thay. Anh nghe thấy ông vui vẻ th́ thầm nói là con trai ông là chủ mấy hộp đêm thỉnh thoảng vẫn đến thăm và cho bố vài trăm đô; số tiền này sau đó ông chuyển vào tài khoản gửi ở nhà băng, ông chặc lưỡi tuyên bố, đề pḥng lúc tuổi già! À, mà phải rồi, tài khoản mở ở nhà băng Mỹ Amazonas, quảng trường nhỏ Dag Hammarskjold.
Sau đó là tiệm ăn hải sản gần Grand Central; Kettering nói chuyện khá lâu với mấy người , nhưng chẳng ai chịu nói cho anh biết điều ǵ quan trọng. Cuối cùng, ông chủ tiệm đến và sốt ruột trả lời: “Làm ǵ nhặng lên thế. Tất nhiên anh có thể biết tên nhà băng nới chúng tôi có tài khoản, đổi lại, tôi hy vọng trong buổi tin anh sẽ nhắc đến nhà hàng chúng tôi. Được rồi, nhà băng ấy ở trên cái quảng trường khốn kiếp tôi chưa bao giờ đánh vần được là Dag Hammarskjold, và có tên là Mỹ - Amazonas”.
Đập máy xong, Kettering vơ gom những tờ giấy bạc lại và bảo Mony “Chúng ta trúng độc đắc rồi. Không cần gọi điện thoại nữa. Chúng ta đă có câu trả lời”.
Thấy vẻ ngơ ngác của cậu ta, anh nói thêm: “Này nhé: ba trong số năm người cùng nói tên một nhà băng th́ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Như vậy là những tên ghi trên giấy bạc của nhà băng Citibank và Leumi chắc phải được ghi từ trước, sau đó có lẽ lưu hành trên thị trường cũng qua nhà băng Mỹ - Amazonas”.
“Có nghĩa là Novack – Rodriguez lănh tiền ở nhà băng đó, rồi trả tiền áo quan cho Godoy”.
“Đúng thế!”, Kettering nói, giọng đanh lại. “Tôi dám cuộc là chính nhà băng này là nơi bọn bắt cóc khốn nạn lấy rút tiền và có lẽ vẫn c̣n tài khoản ở đó”.
Mony nhắc: “Bước tiếp theo là tới quảng trường Dag Hammarskjold”.
Kettering xô ghế đứng dậy “Chứ c̣n đi đâu nữa? Nào, ta đi”.

Chương 10

Người ta nhận ra Don Kettering ngay khi anh bước vào nhà băng Mỹ - Amazonas; trước đó anh đă linh cảm rằng sự có mặt của anh chẳng làm mấy ai ở đó ngạc nhiên lắm.
Khi anh yêu cầu được gặp giám đốc, bà thư kư dáng bệ vệ nói với anh: “Thưa ông Kettering, giám đốc hiện đang có khách, nhưng tôi sẽ báo là ông đang ở đây”. Bà ta liếc nh́n Jonathan Mony. “Tôi chắc các ông sẽ không phải đợi lâu”.
Trong lúc chờ đợi, Kettering quan sát nhà băng. Nó ở trên tầng chính của toà nhà gạch cũ gần phía cực bắc của quảng trường, và khi nh́n từ bên ngoài, mặt trước lát đá xám không có ǵ đặc biệt. Thế nhưng bên trong, tuy nhỏ so với tiêu chuẩn của một nhà băng ở New York, song trang trí nhiều màu sắc hấp dẫn. Sàn nhà không lát gạch hoa như nhiều nơi khác; toàn bộ khu làm việc trải thảm hoa văn cách điệu dệt xen các màu anh đào, đỏ và da cam rất dịu mắt. Một chiếc mác nhỏ chữ vàng ghi thảm được dệt ở Ammazonas thuộc Brazil.
Cách sắp xếp văn pḥng giống như nơi khác, một dăy bàn thủ quỹ, phía bên kia là bàn của ba phụ trách, nhưng bàn ghế toàn loại chất lượng cao nhât. Chiếm gần hết bức tường nơi khách có thể thấy là bức tranh hoành tráng vẽ cảnh binh lính cưỡi trên lưng những con ngựa chiến đang tung vó, bờm dựng ngược đầy tính cách mạng.
Kettering c̣n đang mải ngắm bức tranh th́ nghe bà thư kư nói: “Ông Armando tiếp khách đă xong; xin mời ông vào”.
Khi họ bước vào căn pḥng có lắp cửa kính qua đó có thể thấy các hoạt động ở pḥng ngoài, ông giám đốc nhà băng dang rộng hai tay bước đến. Trên bàn là tấm biển ghi tên ông Emiliano W. Armando Jr.
“Ông Kettering, rất vui mừng được gặp ông. Tôi vẫn theo dơi chương tŕnh của ông và luôn ngưỡng mộ những điều ông nói. Nhưng tôi chắc ông nghe măi thế rồi”.
“Dù có thế, tôi vẫn cám ơn ông”. Anh giới thiệu Mony. Armando làm hiệu mời, và cả ba ngồi vào ghế; hai vị khách ngồi đối diện bức thảm treo màu xanh nhạt xen vàng, lối trang trí quen thuộc của nhà băng này.
Kettering ngắm ông giám đốc vóc dáng nhỏ bé mặt đầy nếp nhăn – dấu hiệu của sự mệt mỏi, mái tóc mỏng bạc phơ với đôi lông mày rậm. Armando điệu bộ nhanh nhẹn đầy vẻ sợ sệt, mặt lo âu, làm Kettering nghĩ đến một con chó săn đă già lo lắng trước thế giới đang thay đổi quanh nó. Tuy nhiên, anh cảm thấy mến ông ta, khác hẳn với lần gặp Alberto Godoy vừa rồi.
Ngả người trên chiếc ghế xoay, ông giám đốc thở dài: “Tôi đă đoán sớm muộn thế nào những người như ông cũng sẽ tới. Tôi chắc ông cũng hiểu chúng tôi đang gặp kỳ khốn khó, phức tạp”.
Kettering nhoài người về phía trước. Ông giám đốc cho rằng anh biết chuyện ǵ đó mà ông không biết. Anh thận trọng xác nhận: “Vâng, chuyện đó thường xảy ra”. “Tôi xin hỏi bằng cách nào anh biết chuyện đó?”.
Anh chàng phóng viên cố không buột miệng hỏi “Biết chuyện ǵ?”, chỉ cười và trả lời: “Trong giới TV chúng tôi có nhiều nguồn thông tin, nhưng đôi khi chúng tôi không công bố”. Anh để ư thấy Mony chăm chú theo dơi câu chuyện trong khi giữ vẻ mặt dửng dưng. Chà, anh chàng đầy tham vọng này hôm nay được bài học ra tṛ về nghề làm báo đây.
“Tôi nghĩ không biết có phải là bài trong tờ Post không”. Armando ḍ hỏi: “Bài báo c̣n nhiều câu chưa trả lời được”.
Kettering nhíu mày, vẻ suy nghĩ: “Có lẽ tôi đă đọc bài đó. Mà ông có bài đó ở đây không?”. “Có đây”. Ông Armando mở ngăn kéo, lấy ra tờ báo ông cắt ra và bọc trong giấy bóng. Đầu đề bài báo là:
MỘT NHÀ NGOẠI GIAO TẠI LIÊN HỢP QUỐC GIẾT CHẾT NGƯỜI T̀NH, RỒI TỰ SÁT V̀ GHEN TUÔNG.
Kettering đọc lướt, thấy bài báo đăng từ chủ nhật trước, tức là cách đây mười ngày. Khi thấy tên hai người chết, Helga Efferen làm tại nhà băng Mỹ - Amazonas và Jose Antonio Salavery, thành viên phái đoàn đại diện của Peru tại Liên hiệp quốc, anh hiểu ngay nỗi sầu muộn của ông giám đốc. Chỉ có điều chưa rơ là vụ giết người ấy có liên quan ǵ tới vấn đề mà v́ nó người của Ban tin CBA phải tới đây không.
Kettering đưa bài báo cho Mony, rồi quay lại ông Armando và hỏi khéo: “Tôi nghe ông nói c̣n nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ?”.
Ông giám đốc gật đầu. “Những điều tờ báo mô tả cũng giống như lời cảnh sát kết luận. Riêng tôi không tin như vậy”.
“Xin ông cho biêt tại sao lại thế, được không?”. Kettering hỏi, v́ vẫn đang ḍ t́m xem có mối liên hệ nào không.
“Sự việc quá phức tạp, mà cách giải thích lại quá đơn giản”.
“Rơ ràng là ông biết rơ người phụ nữ làm việc ở đây. Ông biết cả Salavery chứ?”.
“Rất tiếc tôi lại biết, v́ có chuyện đó”.
“Ông giải thích rơ được không?”.
Armando lưỡng lự trước khi trả lời. “Tôi muốn thành thật với ông, ông Kettering ạ, chủ yếu v́ tôi nghĩ dù sao đi nữa, những ǵ ở nhà băng này chúng tôi biết được trong mười ngày qua th́ rồi người ta cũng biết, và cũng v́ tôi biết ông là người công bằng trong khi đưa tin. Tuy nhiên, tôi c̣n có bổn phận đối với nhà băng. Nhà băng chúng tôi là một cơ sở lớn, được kính trọng ở Mỹ Latinh, có chi nhánh ở đây và nhiều nơi khác tại Mỹ. Ông có thể thư cho một hai ngày, để tôi có thời gian tham khảo ư kiến của Ban lănh đạo ở nước ngoài không?”.
Thế tức là có liên quan, linh tính mách Kettering điều đó. V́ vậy anh lắc đầu cả quyết: “Không thể đợi được. Đây là t́nh huống đe doạ sự an toàn và tính mạng nhiều người”. Anh tự nhủ đă đến lúc anh tiết lộ đôi chút. “Ông Armando, chúng tôi ở hăng CBA có lư do để tin rằng nhà băng của ông dính líu đến vụ bắt cóc bà Crawford Sloane cùng hai người khác trong gia đ́nh ấy cách đây hai tuần. Chắc là ông đă nghe chuyện đó. Vấn đề bây giờ là: cái chết của Efferen và Salavery có liên quan đến vụ bắt cóc không?”.
Nếu Armando trước đă gặp điều rắc rối, th́ lời tuyên bố của Kettering là cú sét đánh bồi thêm. Ông chống hai khuỷu tay xuống bàn, ôm đầu, rơ ràng là gục hẳn. Một lúc sau, ông ngước mắt nh́n và nói nhỏ: “Đúng, có thể liên quan. Lúc này tôi đă thấy, nó không chỉ có thể, mà có khả năng là như vậy”. Ông lo lắng nói tiếp:: “Tôi biết thế này cũng hơi ích kỹ, nhưng chỉ c̣n vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu, nên lúc này tôi cứ nghĩ tại sao không để sau khi tôi nghỉ rồi hăy xảy ra chuyện này cơ chứ?”.
“Tôi hiểu suy nghĩ của ông”, Kettering nói, cố ḱm sự sốt ruột. “Nhưng thực tế là, cả ông và tôi hăy c̣n đây và chúng ta đều dính dáng đến chuyện ấy. Rơ ràng mỗi chúng ta đều có những thông tin khác nhau, và cũng rơ ràng là nếu chúng ta trao đổi thông tin với nhau, chúng ta sẽ biết hơn nhiều người khác”.
“Tôi đồng ư với anh”, Armando thừa nhận. “Chúng ta bắt đầu từ đâu bây giờ”.
“Tôi xin bắt đầu trước. Chúng tôi biết một khoản tiền mặt rát lớn, khoảng mười ngàn đô, và có lẽ c̣n hơn thế đă được chuyển qua nhà băng của ông cho bọn bắt cóc”.
Ông giám đốc gật đầu, vẻ mặt nghiêm trang. “Theo thông tin của anh và cả của tôi, số tiền chắc chắn là c̣n nhiều hơn”. Ông ta ngừng lại. “Nếu tôi cung cấp thêm mộ t số chi tiết, anh có nhất thiết phải dẫn lời tôi nói không?”.
Kettering suy nghĩ một lát. “Có lẽ không. Chúng tôi có một quy định gọi là “để nghiên cứu, không phổ biến”. Nếu ông muốn, chúng ta sẽ nói chuyện trên cơ sở đó”.
“Tôi muốn như vậy” Armando ngừng nói, cố nhớ lại: “Ở nhà băng này, chúng tôi có một số tài khoản dành cho các phái đoàn đại diện tại Liên hiệp quốc. Tôi không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ muốn nói rằng chúng tôi có quan hệ với một số nước, chính v́ thế, chi nhánh này được đặt ngay cạnh LHQ cho tiện giao dịch. Rất nhiều người trong các phái đoàn đại diện tại LHQ có quyền sử dụng các tài khoản này; ông Salavery là một trong những người như vậy”.
“Phái đoàn đại diện của Peru có mở tài khoản ở đây?”.
“Vâng, tại khoản này có liên quan đến phái đoàn Peru. Song tôi không biết chắc những ai biết tài khoản đó, ngoài ông Salavery là người có quyền kư và sử dụng nó. Anh nên hiểu là phái đoàn nào ở LHQ cũng có một số tài khoản, trong đó có các tài khoản dùng cho các mục đích đặc biệt”.
“Tôi hiểu rồi, nhưng ta nên tập trung vào chi tiết quan trọng”.
“Vâng, trong mấy tháng qua, người ta đă chuyển qua tài khoản đó một khoản tiền rất lớn – tất cả đều hợp lệ, nhà băng không làm điều ǵ trái lệ thường chỉ trừ có một điều kỳ lạ”.
“Là ǵ?”.
“Cô Efferen, người có trách nhiệm khá lớn là trợ lư giám đốc, đă làm sai quy định, tự ḿnh giải quyết các việc liên quan đến tài khoản đó, đồng thời giấu không cho tôi biết rơ là có tài khoản đó và việc rút gửi như thế nào”.
“Có nghĩa là tiền từ đâu gửi vào tài khoản, ai là người rút tiền ra được giữ kín”.
“Đúng là như thế”, Armando gật đầu xác nhận.
“Và số tiền đó được trả cho ai?”.
“Trong tất cả các trường hợp đều là ông Jose Antonio Salavery kư nhận tiền. Tài khoản không có chữ kư của ai khác, và lần nào cũng trả bằng tiền mặt”.
“Ta hăy trở lại một chút”, Kettering yêu cầu: “Ông nói ông không đồng ư với kết luận của cảnh sát về cái chết của Efferen và Salavery. Tại sao?”.
“Tuần rồi, khi tôi phát hiện ra tất cả những chuyện này, tôi nghĩ ông Salavery chỉ là người đứng trung gian, c̣n người chuyển tiền qua tài khoản này chính là kẻ giết hai người nhưng bố trí như một vụ tự sát. Từ lúc nghe ông nói có dính líu tới bọn bắt cóc gia đ́nh Sloane, tôi nghĩ có thể chính là bọn này”.
Kettering nghĩ: mặc dù đầu óc căng thẳng và sắp đến tuổi về hưu, nhưng khả năng lư giải vấn đề của ông giám đốc nhỏ nhắn, lực cùng sức kiệt này xem ra vẫn c̣n tốt. Anh nhận thấy Mony ngọ nguậy trên gế, liền bảo: Jonathan, cậu muốn hỏi ǵ th́ hỏi luôn đi”.
Mony đặt tờ giấy đang ghi chép qua bên, nhao người về phía trước và hỏi: “Thưa ông Armando, nếu những điều ông nói là đúng, ông thử đoán xem tại sao hai người này lại bị giết?”.
Ông giám đốc nhún vai: “Theo tôi, có lẽ họ đă biết quá nhiều”.
“Chẳng hạn, như biết tên của bọn bắt cóc”.
“À, theo lời ông Kettering nói với tôi, đó cũng là một khả năng”.
“C̣n nguồn tiền mà ông Salavery đứng tên ở nhà băng th́ sao? Ông có biết tiền ấy ở đâu ra không?”.
Đây là lần đầu tiên ông giám đốc ngập ngừng. “Hôm thứ hai, tôi đă trao đổi với các thành viên của phái đoàn Peru tại LHQ; họ cũng đang tiến hành điều tra. Những ǵ cho đến nay họ t́m ra và chúng tôi đă trao đổi với nhau là điều bí mật…”.
Kettering nói xen vào “Chúng tôi sẽ không trích nguyên lời ông; chúng ta đă thoả thuận về việc đó. Nào, ông nói đi! Tiền ấy ở đâu ra?”.
Armando thở dài: “ông Kettering, tôi xin hỏi ông một câu. Ông đă bao giờ nghe nói đến một tở chức có tên là Sendero Luminoso, tức là…”.
“Con đường sáng”, Mony tiếp hết câu.
Mặt Kettering đanh lại khi anh trả lời: “Có, tôi có nghe”.
Ông giám đốc nói tiếp: “Chúng tôi không dám nói chắc, nhưng đó có thể là người chuyển tiền vào tài khoản đó”.
Sau khi qua cẩu Queensboro và chia tay với Kettering và Mony, Partridge cùng Minh Văn Cảnh đến ăn trưa hơi sớm một chút ở nhà hàng Wolf tại góc phố Năm mươi bảy cắt Đại lộ sáu. Sau khi hai người cùng chọn món bánh mỳ kẹp thịt ḅ rán nóng, Partridge để ư thấy hôm nay Minh có vẻ đăm chiêu tư lự, bận tâm khác thường, mặc dù điều đó không hề ảnh hưởng tới việc anh ta làm ở nhà đ̣n Godoy. Ở phía bên kia bàn, Minh ngồi nhai bánh phết đầy mù tạc, khuôn mặt vuông cữ điều rỗ hoa nh́n anh mà đầu óc như đang ở đâu đâu.
“Nghĩ ǵ thế, anh bạn”, Partridge hỏi.
“À, mấy chuyện vặt ấy mà”, cách trả lời rất thường nghe ở Minh Cảnh, và Partridge hiểu rằng tốt nhất là không nên hỏi thêm. Rồi sẽ có lúc Minh nói rơ chuyện theo cách riêng của anh ta.
Trong khi đó, Partridge cho Minh biết ư định của anh sẽ đi Colombia, có lẽ vào ngày hôm sau. Anh nói thêm không biết có nên lấy ai đi cùng với anh không và anh sẽ thảo luận với Rita về việc đó. Nhưng nếu cần phải có người quay cùng ddi, dù mai hay sau này, anh muốn Minh cùng đi với anh. Minh Văn Cảnh ngẫm nghĩ trước khi quyết định: “Thôi được, tôi sẽ làm việc đó v́ anh và v́ Crawf. Nhưng đó sẽ là lần cuối, lần phiêu lưu cuối cùng của tôi”.
Partridge giật ḿnh hỏi: “Anh định bỏ nghề sao?”.
“Hai vợ chồng tôi đă nói chuyện với nhau đêm qua và tôi hứa với bà ấy. Nhà tôi muốn tôi có mặt ở nhà nhiều hơn. Bọn trẻ, cũng như công việc ở nhà cần tôi. V́ vậy, sau khi trở về, tôi sẽ thôi việc”.
“Nhưng việc này quá đột ngột!”.
Minh Văn Cảnh cười, một điều rất hiếm khi gặp ở anh. “Cũng đột ngột như khi được lệnh đi Sri Lanca hoặc Gdansk vào lúc ba giờ sáng chứ?”.
“Tôi hiểu ư anh, nhưng tôi sẽ nhớ anh lắm đấy. Anh mà nghỉ, công việc đâu c̣n giữ được phong độ cũ nữa”. Partridge lắc đầu buồn bă, mặc dù quyết định của Minh không làm anh ngạc nhiên. Là một người Việt Nam làm cho hăng CBA, Minh đă nếm đủ mùi nguy hiểm trong cuộc chiến tranh Việt Nam; khi cuộc chiến sắp kết thúc, anh đă đưa được vợ con ra máy bay rời đất nước trước khi Sài G̣n thất thủ, và trên đường chạy vẫn ghi lại được những cảnh mang tính lịch sử tuyệt vời.
Những năm sau đó, gia đ́nh anh phải nhập vào lối sống Mỹ. Con cái anh học hành chăm chỉ, đạt điểm cao ở trường và nay đă vào đại học. Partridge quen thân với gia đ́nh; anh khâm phục, đôi lúc ghen tỵ trước sự êm ấm của gia đ́nh này. Họ chi tiêu dè xẻn; Minh dành phần lớn số tiền lương kiếm được ở CBA đầu tư vào việc làm ăn. Tính tằn tiện của anh ở hăng ai cũng biết, nên có dư luận anh là một triệu phú. Rất có thể như vậy, bởi v́ Partridge biết trong năm năm qua, Minh đă tậu một số cửa hàng nhỏ bán máy ảnh, máy quay phim ở các vùng ngoại ô New York, tổ chức thành một mạng lưới và mở rộng đáng kể việc làm ăn với sự hỗ trợ của vợ anh là Thanh. Ở vào tuổi này, Minh quyết định nghỉ v́ đă đi quá nhiều, vắng nhà quá lâu, trải qua quá nhiều hiểm nguy, trong đó có nhiều lần cùng Harry Partridge thực hiện các công vụ nguy hiểm, th́ kể cũng có lư.
“Chuyện làm ăn của anh độ này ra sao?”, Partridge hỏi.
“Cũng khá”, Minh lại cười, nói thêm: “Những kỳ tôi vắng nhà, một ḿnh Thanh làm không xuể”.
“Tôi mừng cho anh, hơn ai hết, anh đáng được như vậy”, Partridge nói: “Tôi hy vọng thỉnh thoảng chúng ḿnh vẫn gặp được nhau”.
“Nhất định rồi, Harry. Anh sẽ là người đứng đầu danh sách khách quư của gia đ́nh tôi”.
Chia tay Minh Văn Cảnh sau bữa băn trưa, Partridge vào một cửa hàng bán đồ thể thao mua mấy đôi tất dầy, môt đôi giày cao cổ và chiếc đèn pin to. Anh nghĩ có thể sắp phải cần đến mấy thứ này. Giữa trưa, anh về tới CBA.
Trong p̣ng họp của Nhóm đặc nhiệm, Rita Abrams vẫy gọi anh: “Có người muốn nói chuyện với anh. Sáng nay anh ta gọi điện cho anh ba lần. Anh ta không chịu nói tên, nhưng bảo có việc quan trọng cần nói với anh hôm nay. Tôi bảo anh ta sớm muộn ǵ anh cũng sẽ trở lại đây”.
“Cám ơn. Tôi có chuyện muốn bàn với chị. Tôi đă quyết định phải đi Bogota”.
Partridge ngừng lại khi cả hai người nghe tiếng bước chân vội vă đến gần pḥng phọp. Một lát sau, Don Kettering bước vào, Mony theo sát ngay sau.
“Chào Harry! Chào Rita!”, Kettering vừa nói, vừa thở hổn hển v́ vội. “Tôi nghĩ chúng ta đă khui đúng mạch rồi”.
Rita nh́n quanh, biết rằng c̣n nhiều người khác ở đó.
“Vào trong này đă”, chị nói rồi dẫn mấy người vào pḥng làm việc của ḿnh.
Trong hai mươi phút, Kettering kể lại. Mony bổ sung đôi chỗ, những điều họ thu lượm được. Kettering lấy ra bản chụp bài báo của tờ Bưu điện New York mà ông giám đóc nhà băng Mỹ - Amazonas đưa cho anh trước khi về, nói đến chái chết của Efferen và Salavery mà người ta cho là vụ tự sát. Hai anh phóng viên và Rita biết rằng sau cuộc họp này, Ban tin CBA cũng sẽ có đầy đủ các tư liệu về chủ đề này.
Đọc xong bài báo, Rita hỏi Kettering “Anh nghĩ ta có nên bắt đầu công việc điều tra về cái chết của hai người này không?”.
“Nên, nhưng ít thôi, v́ đấy chỉ là điểm phụ. Cái chính là chuyện liên quan đến Peru”.
“Tôi tán thành”, Partridge nói. “Lúc trước tôi cũng đă nghe nói đến Peru”. Anh nhớ lại câu chuyện với chủ bút kiêm chủ báo Escena ở Lima, ông Manuel Leon Seminario, cách đó hai ngày. Tuy không có ǵ cụ thể, nhưng Seminario đă nói với anh: “Ở Peru, hiện nay bắt cóc gần như trở thành một lối sống”.
“Cho dù ta biết Peru có dính líu đến chuyện này”, Rita chỉ rơ, “cũng chớ nên quên rằng chúng ta không biết chắc liệu những người bị bắt có đă được đưa ra khỏi Mỹ chưa?”.
“Tôi đâu có quên”, Partridge trả lời. “Don, anh c̣n ǵ nữa không?”.
Kettering gật đầu “Có. Trước khi rời nhà băng, tôi đă thuyết phục ông giám đốc đồng ư cho ta phỏng vấn ghi h́nh, có lẽ cuối ngày hôm nay. Ông ta biết thế nào cũng sẽ bị mấy ôg chủ nhà băng này cứa cổ, nhưng ông già là người rất tốt, có ư thức trách nhiệm và ông bảo cũng đành liều vậy. Harry này, nếu anh muốn, tôi sẽ thực hiện việc đó”.
“Tôi đồng ư. Dẫu sao cũng là công của anh mà”. Partridge quay sang Rita. “Hoăn việc tôi đi Bogota, chuyển sang Lima. Tôi muốn sáng mai có mặt ở đấy”.
“Khi nào ta đưa tin, và đưa đến mức độ nào?”.
“Đưa ngay tất cả nữhng ǵ ta biết. C̣n chính xác là lúc nào xin bàn thêm với Les và Chuck. Nếu có thể được, tôi muốn sau khi tôi đến Peru một ngày hăy phát tin, để tránh cả một đội phóng viên các hăng kéo đến đó trước; nghe được tin của ta, thế nào họ cũng ṃ đến đó ngay”. Rồi anh nói tiếp: “Bắt đầu từ giờ phút này, chúng ta sẽ làm suốt đêm để khớp các sự kiện lại. Mời tất cả các thành viên của Nhóm đặc nhiệm tới họp”, Partridge nh́n đồng hồ: ba giờ mười lăm phút chiều, “vào lúc năm giờ”.
“Xin tuân lệnh”, Rita cười, thích chí v́ có việc làm.
Đúng lúc đó, điện thoại trên bàn làm việc đổ chuông. Sau khi nhấc máy nghe chị lấy tay che ống nói và bảo Partridge: “Chính là người cố nói chuyện với anh hôm nay đấy”.
Anh cầm máy: “Harry Partridge nghe đây”.
“Đừng nói tên tôi trong khi ta nói chuyện nhé. Rơ chưa?”. Giọng người gọi nghe khang khác, có lẽ là cố ư, nhưng Partridge nhận ra giọng của ông luật sư bào chữa cho bọn tội phạm có tổ chức mà anh quen biết.
“Vâng, tôi hiểu”.
“Anh biết tôi là ai rồi chứ?”.
“Tôi biết”.
“Tôi gọi từ điện thoại công cộng để tránh bị theo dơi. C̣n cái này nữa. Nếu anh mà nói tôi là người cung cấp những điều tôi sắp báo với anh, tôi sẽ thề là anh nói dối và bác bỏ điều đó. Thế đấy nhé?”.
“Vâng”.
“Tôi phải liều mạng mới có được những thông tin này đấy. Họ mà biết câu chuyện giữa chúng ta là tôi mất mạng. V́ thế, sau cuộc nói chuyện này, coi như tôi đă trả nợ anh đầy đủ. Hiểu chưa?”.
“Hoàn toàn hiểu”.
Ba người có mặt trong pḥng im lặng, mắt dán vào Partridge, trong khi đầu dây bên kia tiếp tục nói chỉ đủ ḿnh anh nghe.
“Một số khách hàng của tôi có quan hệ với các tổ chức khác ở Mỹ Latinh”. Quan hệ với các tổ chức buôn lậu ma tuư, Partridge nghĩ vậy nhưng không nói ǵ.
“Như tôi đă nói với anh, họ không có dính vào chuyện mà anh đang t́m kiếm, nhưng họ có nghe được những chuyện khác”.
“Tôi hiểu điều đó”, Partridge trả lời.
“Thôi được rồi, tôi nói anh biết. Tôi đảm bảo tin này là chính xác. Những người anh đang t́m đă được đưa khỏi Mỹ thứ bảy tuần trước và hiện đang bị giam giữ ở Peru. Anh nghe rơ chứ?”.
“Tôi nghe rơ”, Partridge trả lời. “Tôi xin hỏi một câu?”.
“Không được”.
“Tôi cần biết tên”, Partridge nài nỉ. “Ai làm chuyện đó? Ai đang giam giữ họ?”.
“Chào anh”.
“Xin ông hăy khoan một chút. Được rồi, tôi sẽ không hỏi tên nữa, mà chỉ làm thế này thôi vậy, tôi sẽ nói tên, nếu sai ông chỉ cần làm tín hiệu có ư không đúng; nếu đúng, ông không cần nói ǵ hết. Thế được chứ?”.
Ông ta ngập ngừng, rồi bảo: “Nào, nhanh lên”.
Partridge hít một hơi dài trước khi nói nhỏ: “Sendero Luminoso”.
Đầy dây bên kia im lặng. Sau đó gác máy nghe cạch một tiếng.

Chương 11

Hầu như ngay từ khi tỉnh lại trong chiếc lán tối tăm ở Sion, và sau đó phát hiện ra rằng nàng, Nicky và Angus đang bị giam giữ ở Peru, Jessica chấp nhận vai tṛ là người cầm chịch, giữ vững tinh thần cho cả ba trong lúc hiểm nghèo. Cả hai thứ đó đều cần thiết cho sự sống c̣n của họ trong khi chờ đợi và hy vọng được giải thoát. Bằng không, họ sẽ lâm vào t́nh trạng tuyệt vọng, dẫn tới sa sút tinh thần, có thể đưa họ tới chỗ chết.
Angus tuy can đảm, nhưng quá già yếu chẳng giúp được ǵ nhiều, mà có lẽ rồi cũng phải dựa vào Jessica. C̣n Nicky bao giờ cũng là một quan tâm trước hết của Jessica.
Cứ cho là họ sẽ qua ơn ác mộng này một cách an toàn (Jessica không chịu tin kết cục có thể khác), nó vẫn có thể để lại thương tổn tinh thần cho Nicky. Jessica có ư định làm sao không để điều đó xảy ra, cho dù tới đây, họ có bị khốn quẫn thế nào đi nữa. Nàng sẽ dạy Nicky, và nếu cần, cả Angus, rằng dẫu thế nào cũng phải giữ ḷng tự trọng và phẩm giá của ḿnh. Nàng biết cách làm việc đó. Nàng đă theo một khoá huấn luyện, mà một vài bạn bè cho là chuyện viễn vông. Lẽ ra Crawford phải theo lớp đó, nhưng không có thời gian. Nghĩ rằng trong gia đ́nh nên có người theo học, Jessica liền đi thay.
Ôi, cám ơn và cầu Chúa phù hộ cho tướng Wade! Khi nghe ông giảng, cũng như thực hành các bài luyện, chẳng bao giờ tôi lại nghĩ có lúc nào đó tôi cần dùng đến những ǵ ông đă dạy tôi!
Thiếu tướng Cedric Wade, huân chương chữ thập, huân chương chiến công, vốn là trung sĩ quân đội Anh trong chiến tranh Triều Tiên, sau này là sĩ quan trong t́nh báo quân đội nổi tiếng của Anh. Sau khi giải ngũ, ông sống ở New York và thường tổ chức các khoá huấn luyện chống khủng bố quy mô nhỏ. Ông nổi tiếng đến mức quân đội Mỹ đôi khi cũng cử người theo các khoá huấn luyện của ông.
Năm 1951 ở Triều Tiên, ông đă bị các lực lượng Bắc Triều Tiên bắt làm tù binh, bị biệt giam trong một hố rộng khoảng mười bộ vuông nằm sâu dưới đất. Miệng hố có nắp sắt khoá chặt tha hồ nắng rọi, mưa xối. Trong suốt thời gian bị giam cầm, ông không hề được ra khỏi cái hố đó, không được nói chuyện với gác ngục, không có ǵ để xem ngoài mảnh trời qua khung sắt.
Trong một bài giảng, ông có nhắc đến việc này, mà cho đến bây giờ Jessica vẫn c̣n nhớ gần như từng chữ: “Ngay từ đầu tôi đă biết chúng muốn đánh gục ư chí của tôi. Tôi quyết không bao giờ để chúng làm được điều đó, rằng bất luận thế nào, dù tôi có chết trong cái hố ấy, tôi cũng không bao giờ để mất ḷng tự trọng của ḿnh”.
Thiếu tướng Wade nói với các học viên rằng ông giữ bằng cách giữ nếp sinh hoạt b́nh thường dù mỏng manh đến mấy. Ông bắt đầu phân cho mỗi góc của hố giam nhỏ bé một chức năng riêng. Trước hết phải tính đến việc không hay hớm ǵ. Ông không có cách nào khác là tiểu tiện và đại tiện ngay trên nền hầm. Một góc dành riêng cho việc đó. Ông cố gắng không để dây ra các góc khác. “Lúc đầu mùi hôi thối không thể chịu nổi; lâu dần rồi cũng quen, v́ tôi biết ḿnh phải như vậy”.
Góc đối diện, là nơi cách góc kia xa nhất, được dùng làm nơi ăn những thức ăn tồi tệ mà họ thả xuống hầm cho ông . Góc thứ ba được dùng làm nơi ngủ, c̣n góc thứ tư là chỗ ngồi dùng làm nơi tập thể dục, ba lần trong một ngày, kể cả việc tập chạy tại chỗ. “Tôi tự nhủ, giữ cho người khoẻ mạnh cũng là một cách làm cho ḿnh, c̣n là con người và giữ ǵn nhân phẩm”.
Mỗi ngày ông được phát một ít nước uống, nhưng không cho nước rửa ráy. Ông phải dành ra một ít từ nước uống để lau người. “Chuyện đó không phải dễ, đôi lúc tôi muốn uống hết luôn nhưng rồi lại thôi. V́ thế, người tôi luôn sạch sẽ - đó cũng là cách quan trọng để tự giữ ḿnh”.
Vào cuối tháng bị giam thứ chín, lợi dụng lúc gác ngục sơ ư, trung sĩ Wade trốn khỏi hầm. Ba ngày sau, ông bị bắt lại, bị tống vào hầm, nhưng hai tuần sau các lực lượng hoa Kỳ đánh chiếm đồn này và giải phóng ông. Ông đă kết thân với họ, điều này về sau đă giúp ông ở lại sinh sống tại Mỹ.
Tướng Wade c̣n dạy Jessica và các học viên khác CQB, tức là cận chiến, một h́nh thức trong đó người bé nhỏ, nhẹ cân dù tay không nhưng biết đúng miếng và thế đánh có thể tước vũ khí của kẻ tấn công ḿnh, làm hắn hoặc găy tay, mù mắt, găy chân hoặc găy cổ. Jessica tỏ ra là cô học viên sáng dạ và dẻo dai.
Từ khi bị giam giữ ở Peru, cũng đă có nhiều dịp có thể áp dụng những điều đă được luyện về cận chiến, nhưng lần nào Jessica cũng tự kiềm chế, v́ biết rằng làm thế chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. V́ vậy nàng giấu kín khả năng ấy, chờ giây phút quyết định mới đem ra thi thố. Nhưng ở Nueva Esperanza, giây phút đó chưa tới; khả năng xuất hiện giây phút đó cũng không.
Trong những phút đầu tiên khi ba người bị ném vào ba cũi riêng biệt, Jessica đă khóc khi nghe tiếng Nicky thổn thức. Đó là giai đoạn rối loạn tinh thần và đau khổ vô phương cứu chữa. Jessica, cũng giống như mọi người, đă trải qua giai đoạn đó, nhưng không lâu. Khoảng mười phút sau, Jessica dịu dàng hỏi con: “Nicky, con nghe thấy mẹ nói chứ?”.
Một phút im lặng, rồi một giọng yếu ớt trả lời: “Con nghe, mẹ ạ”. Rồi nghe thấy tiếng Nicky bước lại gần tấm vách ngăn hai cũi. Tuy không tḥ được tay sang, nhưng hai mẹ con đă nh́n thấy nhau v́ mắt đă quen dần với bóng tối lờ mờ.
“Con không sao chứ?”, Jessica hỏi.
“Con nghĩ thế”, rồi nàng nghe giọng con run run: “Con không thích ở đây”.
“Ôi, mẹ cũng thế, con ạ. Nhưng nếu chưa thể làm được việc khác, th́ chúng ta cứ đành phải ở đây. Con hăy luôn nhủ ḿnh rằng cha và những người khác đang t́m kiếm chúng ta”. Jessica khuyên nhủ con, hy vọng giọng nói của nàng làm con yên tâm.
“Bố nghe thấy con, Jessica ạ. Ông nghe cả tiếng Nicky nữa”, Angus từ cũi phía bên kia nói, nhưng giọng nghe có vẻ rất yếu. “Hăy tin rằng chúng ta sẽ thoát khỏi đây. Nhất định thế”.
“Ba ơi, cố nghỉ đi ba à”. Jessica nhớ tới cảnh ông bố chồng bị Miguel đánh ở trong lán khi họ hồi tỉnh, cảnh họ ră rời lê bước qua rừng rậm và Angus gục ngă, chặng đường dài trên thuyền và cảnh ông giằng co ở đó.
Đang nói, nàng nghe thấy tiếng chân người bước, và từ bóng tối ngoài cũi một bóng người xuất hiện. Đó chính là tên mang súng áp giải họ trên đường, cái thằng để ria và về sau họ biết tên là Ramon. Hắn giương khẩu súng trường Kalashnikov nhằm vào Jessica và ra lệnh: “Yên lặng”.
Vừa định lên tiếng phản đối, Jessica nghe thấy Angus nhẹ nhàng khuyên: “Jessica, đừng con!”. Nàng kịp ḱm ḿnh và họ im lặng. Một lát sau, Ramon hạ súng xuống, trở lại chiếc ghế hắn ngồi lúc trước.
Cuộc va chạm cho họ thấy quanh họ luôn có lính gác mang súng, một tên luôn có mặt trong lán và chúng đổi ca gác bốn giờ một lần.
Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng bọn gác tính khí có khác nhau. Kẻ dễ dăi nhất là Vincente, người đă giúp Nicky khi ở trên xe, và sau này theo lệnh của Miguel đă cắt dây trói tay họ. Vincente để họ tha hồ nói chuyện với nhau, chỉ làm hiệu cho họ là nói nhỏ thôi. Ramon là tên khắt khe nhất, tuyệt đối không cho nói chuyện, trong khi những đứa khác cũng không đến nỗi.
Trong khhi nói chuyện, Jessica truyền lại cho Nicky và Angus những điều nàng đă học trong khoá huấn luyện chống khủng bố, đặc biệt là những ǵ tướng Wade đă trải qua và cách thức ứng xử của ông. Nicky có vẻ hứng thú nghe câu chuyện tướng Wade, có lẽ v́ đó cũng là điều giúp cho nó quên cảnh giam cầm và đơn điệu. Với một đứa trẻ mười một tuổi, rất thông minh, hiếu động như Nicky, th́ đây thực là sự trói buộc tàn ác; ngày nào cậu bé cũng hỏi tới mấy lần: “Mẹ ơi, mẹ nghĩ hiện nay bố đang làm ǵ để cứu chúng ta ra khỏi đây?”.
Jessica luôn luôn phải tưởng tượng ra những câu trả lời. Có lần nàng bảo: “Bố con biết rất nhiều người nên không có ai là bố con lại không nhờ giúp. Mẹ nghĩ chắc bố đă nói với tổng thống; ông chắc sẽ huy động nhiều người ra công t́m cứu chúng ta”.
Giá có thế thật, th́ đó cũng là điều hợm hĩnh mà lúc thường chắc Jessica sẽ không bao giờ nói ra. Nhưng để làm Nicky thêm hy vọng, th́ nói thế cũng chẳng sao.
Jessica khuyên hai ông cháu theo đúng gương của tướng Wade. Về chuyện vệ sinh, họ tôn trọng nhau bằng cách nghoảnh mặt đi chỗ khác khi người kia yêu cầu và không nói ǵ đến chuyện mùi hôi thối xông lên. Bắt đầu từ ngày thứ hai, Jessica đi đầu trong việc tập thể dục, hai người kia làm theo.
Qua mấy ngày đầu, họ đă quen với cuộc sống thiếu thốn mọi bề. Mỗi ngày ba lần, họ được khẩu phần ăn nhạt nhẽo, đầy mùi dầu mỡ, nấu từ sắn, gạo và mỳ sợi. Ngày đầu, Nicky không nuốt nổi món ăn nấu dầu có vị chua, c̣n Jessica suưt nữa th́ nôn mửa. Dù lợm giọng, nhưng cuối cùng v́ đói, họ phải nhắm mắt nuốt cho trôi. Khoảng hai ngày một lần, một người phụ nữ da đỏ lại tới mang bô vệ sinh đi đổ. Thảng hoặc có được rửa, th́ cũng chỉ sạch bên ngoài, chứ bô vẫn nặng mùi như cũ. Nước uống được đưa tới tận cũi trong những vỏ đồ uống cũ; thỉnh thoảng được đựng vào bát và thêm một ít nước để lau ḿnh. Bọn gác dùng tay ra hiệu cho họ không được uống thứ nước đục ngầu dùng để rửa ráy ấy.
Điều quan trọng nhất đối với Jessica là tinh thần của Nicky, tuy không vui vẻ nhưng xem ra cũng ổn định. Cậu bé tỏ ra dẻo dai chịu đựng khi cú sốc đầu tiên đă qua.
Hồi c̣n ở New York, Jessica có tham gia các hoạt động xă hội giúp đỡ các gia đ́nh nghèo khổ. Nàng có nhận xét rằng trong những t́nh huống bi đát, trẻ con thường vượt được qua dễ hơn người lớn. Nàng nghĩ có thể v́ trẻ em suy nghĩ chân thật và ít phức tạp hơn, hoặc có lẽ khi gặp cảnh khó khăn, chúng suy nghĩ như người lớn. Trong trường hợp Nicky, không hiểu sao, cậu bé xem ra rơ ràng là vượt qua được.
Cậu bé bắt đầu t́m cách bắt chuyện với bọn gác. Tiếng Tây Ban Nha của cậu c̣n lơm bơm, nhưng cậu cũng đă trao đổi qua lại và biết được một vài thông tin, v́ trong đám gác có người tốt tính và kiên nhẫn. Vicente là người dễ nói chuyện nhất.
Qua Vicente, họ biết tay “bác sĩ” sắp sửa ra đi, rơ ràng đó là tên mà Jessica gọi là thằng mặt bị rạch, và Vicente th́ tin là hắn “săp về nhà ở Lima”. Tuy nhiên “mụ hộ lư” vẫn sẽ ở lại, tức là con mụ mặt quàu quạu mà họ phát hiện ra tên là Socorro.
Họ trao đổi với nhau tại sao Vicente lại tử tế hơn, khác hẳn với những tên gác khác. Chính Jessica lại phải dè chừng Nicky và Angus: “Hắn cũng chẳng khác bọn kia đâu. Hắn cũng là tên cùng hội áp giải và giam giữ chúng ta ở đây; hai ông cháu chớ quên điều đó. Nhưng hắn không đến nỗi vô lương tâm và keo bẩn như lũ kia, v́ vậy có vẻ tử tế đó thôi”.
C̣n một vài khía cạnh trong chuyện này mà nàng muốn nói, nhưng quyết định để dành cho những dịp sau. Cần phải có những chủ đề mới cho những câu chuyện giữa họ với nhau trong những ngày mà nàng thấy trước là vô cùng buồn chán. V́ vậy, nàng nói thêm: “V́ hắn ta là người như vậy, ta hăy cố mà tận dụng”.
Theo gợi ư của Jessica, Nicky hỏi Vicente liệu tù nhân có được phép ra khỏi pḥng giam không. Vicente lắc đầu, nhưng không rơ câu trả lời là không, hay v́ anh ta không hiểu câu hỏi. Jessica cứ nhất định yêu cầu anh ta chuyển lời của nàng tới Socorro là họ muốn gặp ả ta. Nicky cố hết sức dịch lại, nhưng câu trả lời vẫn chỉ là lắc đầu, nên họ không biết là lời yêu cầu có được chuyển tới ả hay không.
Việc Nicky tương đối thành công trong việc dùng tiếng Tây ban Nha làm Jessica ngạc nhiên, bởi v́ cậu bé mới bắt đầu học tiếng ở trường được vài tháng. Khi nàng hỏi, Nicky cho biết cậu có hai người bạn là dân Cu Ba nhập cư và chúng thường nói chuyện với nhau khi ở sân chơi bằng tiếng Tây Ban Nha. “Bọn con cứ nghe, rồi hiểu dần dần…”. Cậu ngừng lại, vẻ mặt vui vẻ. “Con kể điều này chắc mẹ không thích đâu, nhưng bọn nó biết đủ các từ tục tĩu. Bọn nó dạy chúng con cả những ừ đó”.
Angus lắng nghe, rồi hỏi: “Cháu có học được từ tục để lăng mạ nào không?”.
“Ông ơi, có chứ”.
“Cháu dạy ông mấy từ nhé. Để khi cần ông dùng chửi cho bọn này một trận”.
“Không biết mẹ cháu có đồng ư thế không…”.
“Không sao, con cứ bày cho ông cũng được”, Jessica nảo. Nghe Nicky cười, nàng mới sung sướng làm sao!
“Nào, ông. Nếu ông muốn chửi rủa ai, ông có thể nói…”. Nicky đi qua phía cũi bên kia, nói thầm với ông qua vách ngăn.
Jessica chợt hiểu là họ đă có thêm được một cách nữa để giết thời gian.
Cuối ngày hôm đó, Socorro tới theo như nàng đă yêu cầu.
Ả đứng phía ngoài cửa – cái bóng thanh mảnh, nhanh nhẹn của ả không lẫn vào đâu được. Ả đưa mắt quan sát ba chiếc cũi, nhăn mũi v́ mùi hôi nồng nặc.
Jessica nói ngay: “Socorro, chúng tôi biết chị là hộ lư. Chính v́ thế chị mới biết và yêu cầu cắt dây trói cho chúng tôi, và cho chúng tôi sôcôla”.
Socorro nói, giọng cáu kỉnh: “Không phải là hộ lư, mà là giúp vào việc đó thôi”. Ả đến gần cũi, môi mím chặt.
“Dẫu sao ở đây th́ cũng thế cả. Bây giờ ông bác sĩ sắp đi, chị là người duy nhất biết về ngành y”.
“Bà cố phỉnh phờ tôi, nhưng không ăn thua ǵ đâu. Tại sao bà muốn gặp tôi?”.
“Bởi v́ chị cho thấy là chị muốn chúng tôi sống và khoẻ mạnh. Nhưng nếu chúng tôi không được ra ngoài hít thở khí trời một chút, th́ chúng tôi sẽ ốm to”.
“Bọn bà bắt buộc phải ở trong này. Họ không muốn người khác thấy bọn bà”.
“Tại sao không? Mà “họ” ở đây là ai?”.
“Cái đó không phải việc của bà, và bà không có quyền hỏi”.
Jessica đáp lại: “Tôi có quyền của một bà mẹ lo cho con ḿnh, c̣n ông bố chồng tôi già yếu và c̣n bị đối xử tàn bạo nữa”.
“Lăo ấy đáng bị như thế. Lăo nói quá nhiều. Bà cũng vậy”.
Linh tính cho nằng biết rằng Socorro cố tạo thái độ thù địch ấy mà thôi. Nàng lựa lời khen ả: “Chị nói tiếng Anh giỏi quá. Chắc chị đă ở Mỹ lâu”.
“Đó không phải việc…”, Socorro ngừng nói, nhún vai. “Ba năm. Tôi ghét nó, một đất nước xấu xa, bẩn thỉu”.
Jessica nhẹ nhàng: “Tôi không nghĩ chị thực sự tin như thế. Tôi nghĩ người ta đă đối xử tốt với chị, nên chị cũng thấy khó khi phải căm ghét chúng tôi”.
“Tôi sẽ nghĩ về điều bà muốn”, Socorro nói cộc lốc, rồi đi. Ra đến cửa, ả quay lại bảo: “Tôi sẽ cố làm cho pḥng này thông thoáng hơn”. Môi ả dúm dó trông như đang cười. “Như vậy lợi cho sức khoẻ bọn gác hơn”.
Hôm sau có hai người đến mang theo dụng cụ. Chúng đục mấy lỗ trên tường đối diện với cũi, làm thành cửa sổ thông thoáng. Lập tức pḥng giam mờ tối sáng hẳn lên, nên ba người bị giam nh́n rơ nhau và bọn gác. Không khí bên ngoài ùa vào, đôi lúc có cả gió mát, mùi xú khí tuy không hết nhưng đỡ hẳn.
Với Jessica, đó là một thắng lợi; nàng nghĩ nó c̣n cho thấy Socorro không đến nỗi hận thù như ả cố tạo ra trên nét mặt, một điểm yếu mà về sau nàng có thể khai thác được nhiều hơn.
Nhưng chuyện ánh sáng và khí trời ấy chỉ là một thắng lợi nhỏ, chứ nàng vẫn c̣n phải qua những nỗi dằn vặt lớn hơn. Jessica hoàn toàn không biết một việc như thế đang h́nh thành.

Chương 12

Sáu ngày sau khi ba người tù và bọn áp tải đến Nueva Esperanza, Miguel nhận được một loạt mệnh lệnh từ Ayacucho của Sendero Luminoso. Những lệnh này được một tay liên lạc lái xe tải suốt hai ngày đêm, vượt đoạn đường khổ ải dài năm trăm dặm qua những con đèo chênh vênh trên núi và những đoạn đường rừng lầy lội mang đến. Một vài đồ chuyên dụng cũng được chuyển tới.
Mệnh lệnh quan trọng nhất là phải quay băng ghi h́nh người đàn bà bị bắt. Kịch bản đă được viết sẵn, và không được phép thay đổi câu chữ trong đó. Công việc này sẽ do Miguel đích thân giám sát.
Một lệnh khác khẳng định Baudelio đă hết nhiệm vụ. Hắn sẽ đi cùng xe với người liên lạc trở lại Ayacucho, rồi từ đó đáp máy bay đi Lima. Mấy ngày sau, xe sẽ quay lại Nueva Esperanza mang thêm đồ tiếp tế và lấy cuộn băng ghi h́nh.
Mặc dù đă biết trước, Miguel vẫn không bằng ḷng khi nghe tin Baudelio sẽ trở lại Lima. Bởi một lẽ, cái tay vốn là bác sĩ này đă biết quá nhiều. Thêm nữa, chắc chắn hắn sẽ lại vào con đường rượu chè, mà tửu nhập ngôn xuất là điều không tránh khỏi. V́ thế, một Baudelio được thả lỏng không chỉ là đe doạ an ninh của cả bọn, mà quan trọng hơn, theo Miguel nghĩ, đe doạ sự an toàn của chính hắn.
Giá như vào dịp khác, chắc hắn đă ép Baudelio cùng đi với hắn vào rừng và sau đó chỉ có ḿnh hắn trở về. Thế nhưng dù luôn tàn bạo, Sendero Luminoso chắc sẽ không để yên việc một kẻ ngoài đạo giết hại một người của nó, cho dù với lư do ǵ.
V́ thế, Miguel gửi qua gă liên lạc một mật thư lời lẽ gay gắt, chỉ rơ mối nguy hiểm nếu để Baudelio hoà nhập đời thường. Miguel biết rơ điều ǵ sẽ xảy ra.
Có một việc làm hắn hài ḷng. Trong những chỉ thị mà hắn nhận được, có một cái ghi rơ: “Bảo vệ sức khoẻ cho ba con tin cho tới khi có lệnh mới”. Mấy chữ “ba con tin”, hẳn là tay chỉ huy cao nhất của Sendero đă nghe được qua tin tức, cho thấy họ tán thành quyết định của Miguel bắt cóc luôn cả ông già, một điều không có trong kế hoạch lúc đầu.
Hắn chú ư tới các thiết bị đặc biệt dùng cho việc quay h́nh, ghi tiếng mang từ Ayacucho đến, gồm máy quay hiệu Sony, máy cái băng, chiếc giá đỡ máy, dàn đèn chiếu sáng và một máy phát điện một trăm mười vôn chạy xăng. Miguel chẳng lạ ǵ những thứ này, v́ hắn đă từng nhiều lần quay băng ghi h́nh các nạn nhân bị bắt cóc. Nhưng hắn thấy cần phải có thêm người giúp sức và phải có các biện pháp cứng rắn đảm bảo người phụ nữ mà hắn đồ chừng là rất cứng đầu kia phải nghe lời. Hắn chọn Gustavo và Ramon, mà qua quan sát theo dơi, hắn thấy rất khắc nghiệt với đám tù nhân và nếu buộc phải thẳng tay trừng trị họ, chúng cũng sẽ không chùn tay.
Miguel quyết định sáng hôm sau sẽ tiến hành việc quay băng ghi h́nh.
Jessica bắt tay vào việc ngay khi nh́n rơ xung quanh.
Ngay sau khi họ tỉnh lại ở Peru, cả ba người phát hiện các vật họ đựng ttrong túi, kể cả tiền, đă bị lấy đi không biết từ lúc nào. Cái xắc Jessica mang theo ở Larchmont đương nhiên cũng biến mất. Chỉ c̣n lại vài thứ lặt vặt như mấy mẩu giấy, chiếc lược của Jessica và cuốn sổ nhỏ Angus đút trong túi quần sau mà rơ ràng chúng bỏ sót. Ngoài ra c̣n cây bút bi mà Nicky gài trong áo khoác, lọt qua lỗ thủng trong túi nên bọn chúng không thấy.
Theo lời khuyên của Jessica, họ cất kỹ cuốn sổ và cây bút, và chỉ đem ra dùng vào phiên người gác nào dễ tính chứ không khắc nghiệt như bọn thằng Ramon.
Hôm trước Jessica mượn Angus cuốn sổ và cây bút của Nicky. Mặc dù họ không thể chuyển cho nhau thứ ǵ qua vách ngăn giữa các cũi, nhưng trong phiên gác của ḿnh, Vicente sẵn ḷng nhận và chuyển các thứ giúp họ.
Jessica định bụng sẽ vẻ lại khuôn mặt những người đă gặp trong khi nàng vẫn c̣n nhớ được rơ. Tuy không phải hoạ sĩ chuyên nghiệp, nhưng nàng cũng là loại nghiệp dư rất có khả năng, nàng tin rằng qua các khuôn mặt mà nàng phác hoạ có thể nhận ra được người, nếu như cuối cùng nàng có thể dùng để nhận diện những kẻ tham gia vụ bắt cóc và những kẻ sau đó.
Bức đầu tiền, bắt đầu vẽ từ ngày hôm trước và đến hôm sau vẫn vẽ tiếp, nàng ghi lại tên cao lớn, đầu hói và ra dáng chỉ huy mà nàng thấy ngay khi vừa tỉnh lại trong chiếc lán tối tăm ấy. Tuy lúc đó chưa tỉnh hẳn, nhưng nàng nhớ đă nài nỉ khẩn cầu: “Làm ơn giúp tôi… nói giùm ai…”. Cảm tưởng tiếp theo, vẫn c̣n sắc nét, là phản ứng của người đó lúc ấy có vẻ sững người, nhưng bây giờ nàng thấy rơ là hắn ta chẳng làm ǵ giúp nàng. Hắn là ai? Tại sao hắn lại ở đấy? Chắc hắn cũng tham gia bắt cóc nàng nên mới có ở đấy chứ. Jessica tin rằng hắn là người Mỹ. Dù hắn có phải người Mỹ hay không, nàng hy vọng h́nh nàng vẽ lại sẽ giúp vào việc truy t́m hắn sau này. Sau khi xong, bức hoạ của nàng trông cũng có thể nhận ra đó là tay phi công chính lái chiếc Learjet, Denis Underhill.
Nghe tiếng chân bước ở ngoài, nàng vội vă cuộn bức vẽ và giấu nó trong áo lót là chỗ nàng nghĩ đến trước tiên. Cuốn sổ và chiếc bút nàng nhét dưới lần nệm mỏng trải giường.
Cùng lúc đó, Miguel, Gustavo và Ramon xuất hiện. Ba thằng mang vác dụng cụ và thấy Jessica đă nhận ra ngay. “Không có chuyện đó đâu!”, nàng hét bảo Miguel. “Các ông đừng phí thời gian dàn dựng chuyện đó. Chúng tôi không để các ông quay h́nh đâu”.
Miguel làm ngơ. Hắn từ từ gắn chiếc máy quay lên chân đỡ và t́m chỗ để đèn cắm vào sợi dây nối dài, ṿng qua cửa tới chỗ máy phát điện đang chạy. Một lát sau, khu vực trước ba chiếc cũi rực sáng, ánh sáng chụm chiếu vào chiếc ghế trống đối diện với máy quay.
Vẫn không vội vàng, Miguel đi tới cũi nhốt Jessica. Giọng hắn nghe đanh lạnh: “Khi tao ra lệnh, mày phải làm đúng như thế, nghe chưa đồ chó!”. Hắn ch́a ra ba tời giấy viết sẵn. “Mày sẽ đọc những ǵ ghi trong này, không được thêm bớt, không được thay dù chỉ một chữ”.
Jessica cầm mấy tờ giấy, đọc lượt qua, xé vụn và ném chúng qua thành cũi làm bằng tre. “Tôi đă bảo không làm là không làm”.
Miguel không có phản ứng ǵ, chỉ liếc mắt nh́n Gustavo đang đứng chờ gần đó. Miguel gật đầu bảo “Hăy lôi thằng bé ra đây”.
Lúc trước kiên quyết là thế, mà lúc này Jessica rùng ḿnh kinh hăi.
Nàng nh́n Gustavo mở khoá cũi giam Nicky. Hắn bước vào, túm vai và tay Nicky, sau đó hắn vặn tay, lôi cậu bé ra trước cũi nhốt Jessica. Mặc dù đau đớn sợ hăi, Nicky không hề kêu.
Toát mồ hôi v́ kinh hoảng, Jessica hỏi bọn chúng: “Các ông định làm ǵ thằng bé?”.
Không đứa nào trả lời. Ramon qua phía buồng giam đem chiếc ghế mà bọn gác vẫn ngồi lại. Gustavo ấn cậu bé xuống ghế, rồi hai đứa dùng dây trói cậu lại. Trước khi trói tay cậu bé, Gustavo cởi khuy áo cậu, để lộ ra bộ ngực bé nhỏ. Trong khi đó, Ramon châm thuốc.
Hiểu rơ điều ǵ sắp xảy ra, Jessica gọi với Miguel: “Hợm đă! Có lẽ tôi hơi vội vàng. Xin ông thư thả, chúng ta có thể nói chuyện với nhau”.
Miguel không trả lời. Cúi người xuống, hắn nhặt những mảnh giấy trước đó Jessica vứt ra nền. “Tất cả có ba tờ. Rất may là tao nghĩ mày có thể làm điều ngu ngốc, nên mới chỉ đưa một bản sao. Chính mày đă cho tao con số ba đó”.
Hắn giơ ba ngón tay ra hiệu cho Ramon: “Quémllo bien… tres veces” (1). Ramon ngậm thuốc, rít cho đến khi đầu điếu thuốc đỏ lừ. Rồi bằng một động tác rất nhanh, hắn rút thuốc khỏi mồm và gí đầu đang cháy vào ngực Nicky. V́ quá đột ngột, cậu bé ngạc nhiên đến nỗi không kêu được một tiếng. Sau đó cậu khóc ầm lên v́ bỏng rát.
Jessica cũng khóc thét lên, vật vă, đầm đ́a nước mắt, nài nỉ xin chúng dừng tay, hứa sẽ làm bất cứ việc ǵ Miguel yêu cầu: “Bất cứ việc ǵ! Bất cứ việc ǵ! Tôi không quản ngại. Hăy bảo tôi phải làm ǵ, nhưng xin dừng tay! Ôi, xin dừng tay”.
Từ trong cũi, Angus lấy tay đập ầm ầm vào vách ngăn và ḥ hét rất to. Những lời ông nói lẫn trong tiếng kêu khóc ở cũi bên, nhưng vẫn nghe được: “Đồ con hoang bẩn thỉu! Đồ hèn hát. Chúng mày là thú vật, chứ không phải giống người”.
Ramon đứng nh́n và nghe, cười nửa miệng. Rồi hắn đưa thuốc lên môi, rít một vài hơi thật mạnh cho đỏ lại khi đầu điều thuốc đă cháy đỏ, hắn lại gí vào chỗ nữa trên ngực Nicky. Nicky kêu khóc càng to, trong khi Ramon lại rít thuốc và gí vào ngực cậu lần nữa. Lúc này, cùng với tiếng khóc thảm thiết của cậu bé, mùi thịt cháy bốc lên khét lẹt.
Miguel vẫn lạnh như tiền, tỏ ra dửng dưng với việc đang diễn ra. Sau lần thứ ba, hắn đợi cho tiếng kêu khóc dịu đi rồi mới bảo Jessica: “Mày hăy ngồi vào ghế trước ống kính và bắt đầu nói khi tao ra hiệu. Tao đă viết ra những điều mày phải nói. Mày có thể cầm giấy mà đọc cũng được. Mày phải đọc đúng những ǵ đă viết. Hiểu chưa?”.
“Vâng, tôi hiểu”, Jessica rền rĩ trả lời.
Nghe nàng có vẻ khan giọng, Miguel bảo Gustavo: “Lấy cho nó ít nước”.
Jessica phản đối” “Không phải cho tôi, mà Nicky mới cần được chăm sóc – phải có ǵ để chữa những vết bỏng ấy, Socorro sẽ hiểu…”.
“Câm mồm!”, Miguel gầm lên: “Mày mà c̣n lôi thôi, th́ thằng bé lại sẽ bị nữa. Để mặc xác nó đấy. Mày hăy làm chuyện của mày đi!”. Hắn trừng mắt nh́n Nicky lúc ấy c̣n đang kếu khóc: “Cả mày nữa, câm mồm!”. Hắn quay sang bảo Ramon: “Ramon rít cho đỏ đầu điếu thuốc”.
Ramon gật đầu: “Si, Jefe” (2), hắn lại rít cho đến khi đầu điếu thuốc đỏ rực.
Jessica nhắm nghiền mắt. Nàng nghĩ chính sự bướng bỉnh của nàng đă làm họ lâm vào cảnh này. Một ngày nào đó, có thể Nicky sẽ tha thứ cho nàng. Để bảo vệ nó, nàng cần suy nghĩ về những điều phải làm và làm không sai sót. Nhưng lúc đó, một ư nghĩ chợt loé lên trong đầu nàng.
Buổi tối trước hôm xảy ra vụ bắt cóc, khi Jessica và Crawf ngồi nói chuyện ở nhà khu Larchmont, Crawf đă mô tả những tín hiệu mà người con tin có thể lén chuyển trong băng ghi h́nh. Mấu chốt vấn đề là người ở nhà hiểu và nhận ra những tín hiệu ấy. Crawf linh cảm một ngày nào đó anh có thể bị bắt cóc và sẽ phải ghi h́nh vào băng như thế. Thế nhưng, người bị bắt cóc lại là Jessica, điều cả hai người không hề tính tới, v́ vậy, nàng cố nhớ lại các tín hiệu đó, biết rằng thế nào Crawf cũng xem băng h́nh này. Nhưng tín hiệu ấy thế nào nhỉ?
Nàng dần nhớ lại câu chuyện giữa hai vợ chồng ở Larchmont – trí nhớ của nàng bao giờ cũng tốt. Crawf đă nói: “Nếu anh dùng lưỡi liếm môi, th́ có nghĩa là “anh buộc phải làm điều này. Đừng tin những ǵ anh sắp nói…”. Nếu anh găi hoặc sờ tai phải, có nghĩa là: “bọn bắt cóc anh có tổ chức chặt chẽ và trang bị mạnh”; sờ tai trái có nghĩa là “việc canh pḥng ở đây đôi khi lỏng lẻo. Nếu tấn công từ ngoài vào có thể thành công” …. Crawf nói c̣n nhiều kiểu ám hiệu khác, nhưng anh đă không mô tả. V́ vậy nàng sẽ làm hai, chứ không phải ba loại ám hiệu và ám hiệu bằng cách sờ tai th́ chỉ dùng được một trong hai thứ.
Gustavo mở cũi và làm hiệu cho nàng bước ra ngoài. Ư nghĩ đầu tiền khi ra khỏi cũi là chạy lại Nicky, nhưng thấy mặt Miguel hầm hầm, c̣n Ramon đă đốt điếu thuốc khác và đang đứng nh́n, nên nàng dừng lại. Mắt nàng gặp ánh mắt của Nicky, và nàng biết là nó hiểu. Gustavo dẫn nàng đến ngồi vào ghế đối diện với cụm đèn sáng rực và máy quay h́nh. Nàng ngoan ngoăn uống chỗ nước hắn đưa cho nàng.
Những điều nàng phải nói đă được ghi bằng chữ rất to lên hai tấm b́a, mà lúc này Gustavo đang giơ trước mặt nàng. Miguel đă ở bên máy quay và đang nheo mắt nh́n qua ống kính. Hắn ra lệnh: “Khi tao vẫy tay th́ bắt đầu”.
Hắn hạ tay xuống, và Jessica bắt đầu nói, cố giữ cho giọng đều đều.
“Chúng thôi đă được đối xử tử tế. Họ đă giải thích lư do chúng tôi bị bắt, nên chúng tôi hiểu việc đó là cần thiết. Họ cũng nói, nếu các bạn bè người Mỹ của chúng tôi muốn chúng tôi b́nh yên trở về th́ cũng rất dễ. Nếu muốn họ thả chúng tôi…”.
“Dừng lại!”, Miguel quát, mặt đỏ rừ, tay hắn vung vẩy một cách tức tối . “Đồ chó! Mày cứ làm như đang đọc danh sách các đồ cần giặt ấy, chẳng có diễn cảm ǵ hết. Mày cũng khôn ngoan đấy, để người ta thấy là không thật, là mày bị cưỡng bức…”.
“Th́ đúng là tôi bị buộc phải làm!”. Đó là sự bột phát, mà chỉ một lúc sau Jessica lấy làm hối hận.
Miguel ra hiệu cho Ramon gí đầu thuốc đang cháy vào ngực Nicky, làm nó lại khóc thét lên.
Quên tất mọi chuyện, Jessica đứng vụt dậy, cầu khẩn: “Thôi, xin các ông đừng làm thế. Tôi sẽ cố làm tốt hơn, như các ông muốn!... Tôi xin hứa!”.
Nàng nhẹ người khi thấy chúng không đốt nữa. Miguel thay cuộn băng mới vào máy, vẫy tay ra hiệu Jessica ngồi lại vào ghế. Gustavo lại đưa cho nàng ít nước. Một lát sau, nàng lại bắt đầu.
Nén ḷng ḿnh, nàng cố hết sức nói câu đầu tiên một cách tự nhiên, rồi tiếp: “Nếu muốn họ thả chúng tôi, các bạn nhất thiết phải nhanh chóng theo đúng những lời chỉ dẫn mà họ sẽ gửi kèm theo cùng băng h́nh này…” .
Ngay sau chữ “băng h́nh này”, Jessica liếm môi. Nàng biết làm thế là rất nguy hiểm cho nàng và Nicky; nhưng nàng tin hành động có vẻ tự nhiên và chúng không để ư. Nàng đă tính đúng, v́ không thấy chúng có phản ứng ǵ, và thế là bây giờ nàng đă báo cho Crawf và những người khác biết những ǵ nàng nói không phải là lời của nàng. Gác lại tất cả những ǵ đă xảy ra, nàng thấy lâng lâng thoả măn khi tiếp tục đọc những điều ghi trong tờ b́a của Gustavo giơ lên.
… “Nhưng chắc chắn là nếu các bạn không theo đúng những chỉ dẫn ấy, các bạn sẽ không bao giờ c̣n gặp lại chúng tôi nữa. Chúng tôi cầu xin các bạn đừng để điều đó xảy ra…” .
Những chỉ dẫn đó là ǵ? Có phải là cái giá bọn bắt cóc đ̣i để thả họ không? Nàng chỉ tự hỏi thế thôi v́ tới lúc này nàng hiểu tốt hơn là đừng hỏi ǵ cả. Trong khi đó, c̣n rất ít thời gian, ám hiệu thứ hai th́ sao đây? Cần phải lựa chọn: tai nào? Tai phải hay tai trái? Đúng là bọn này có súng và có lẽ được tổ chức chặt chẽ, nhưng việc canh pḥng đôi lúc cũng lỏng lẻo, ban đêm bọn gác thường ngủ, có đứa c̣n ngáy ầm ầm… Quyết định xong, Jessica giơ tay và làm như vô t́nh găi tai trái. Hay quá, không đứa nào để ư. Nàng tiếp tục nói đoạn kết:
“Chúng tôi chờ đợi, tin vào các bạn, vô cùng hy vọng là các bạn sẽ quyết định đúng và…” .
Một lát sau, mọi việc kết thúc. Trong khi Jessica nhắm mắt, thở phào nhẹ nhơm, Miguel tắt đèn lùi lại, mắt thoáng nụ cười măn nguyện.

Một giờ sau Socorro mới đến. Đó là một giờ Nicky vật vă v́ đau đớn, Jessica và Angus khắc khoải lo âu nghe tiếng Nicky rên nhè nhẹ trên gường mà không sang đó được. Jessica, sử dụng cả lời nói và làm hiệu cầu xin thằng gác cho nàng sang chỗ Nicky; rơ ràng thằng gác không nói được tiếng Anh nhưng hắn hiểu nàng yêu cầu cái ǵ. Song nó vẫn lắc đầu và một mực trả lời: “No se permile!” (3).
Cảm giác có lỗi chế ngự Jessica. Nàng nói với Nicky qua vách ngăn: “Ôi, con yêu của mẹ, mẹ thật có lỗi với con. Nếu mẹ biết chúng sẽ làm như vậy, th́ mẹ đă chịu để chúng ghi h́nh ngay từ đầu. Mẹ không thể nghĩ…”.
“Đừng lo, mẹ à”. Mặc dù đau đớn, Nicky cố an ủi mẹ: “Đâu phải lỗi tại mẹ”.
“Không ai có thể tin những ǵ bọn dă man này đă làm, Jessica ạ!”. Từ trong cũi, Angus nói với qua. “Vẫn đau lắm hả cháu?”.
“Khá đau, ông ạ”, Nicky đáp, giọng run run.
Jessica lại gọi thằng gác: “Hăy kiếm Socorro, hộ lư ấy! Ông hiểu không? Socorro!”.
Lần này thằng gác lờ đi. Hắn ngồi đọc cuốn sách tranh biếm hoạ và không ngẩng lên.
Cuối cùng Socorro đến: rơ ràng là ả tự ư đến.
“Xin chị hăy giúp Nicky”, Jessica cầu khẩn. “Bọn bạn chị đă đốt nó đấy!”.
“Nó đáng bị thế”, Socorro nói, rồi ra hiệu cho thằng gác mở cũi Nicky và bước vào trong. Nh́n bốn vết cháy bỏng, ả chặc lưỡi, quay đi và bước ra ngoài. Thằng gác liền khoá cữa cũi lại.
“Chị sẽ trở lại chứ?”, Jessica gọi.
Có vẻ như Socorro định nói một câu hằn học ǵ đó, nhưng rồi ả lại khẽ gật đầu và đi. Mấy phút sau, ả trở lại, mang theo một cái bát, một b́nh nước và một gói có lẽ là bông băng và gạc.
Qua kẽ liếp, Jessica thấy Socorro nhẹ nhàng dùng nước rửa vết thương, Nicky oằn người nhưng không hề kêu rên. Socorro dùng vải thấm khô vết bỏng, đặt miếng gạc lên các vết thương và dùng băng đính lại.
Jessica dè dặt nói: “Cám ơn chị. Chị làm rất thạo. Tôi xin hỏi…”.
“Các vết bỏng này nhẹ và sẽ lành. Vài ngày nữa, tôi sẽ bỏ bông băng ra”.
“Chị có cách ǵ làm đỡ đau không?”.
“Đây không phải là bệnh viện. Nó phải chịu đựng vậy”.
Quay sang phía Nicky, Socorro nói như ra lệnh, miệng không hề cười: “Hôm nay phải nằm im đấy, cậu bé. Ngày mai sẽ đỡ đau hơn”.
Jessica quyết định nài thêm: “Xin chị cho tôi qua với cháu được không? Cháu nó mới có mười một, mà tôi lại là mẹ cháu. Chả lẽ mẹ con chúng tôi lại không thể gần nhau, dù chỉ là vài tiếng được ư?”.
“Tôi đă hỏi Miguel. Ông ta bảo không được”. Một lát sau Socorro đi.
Pḥng giam im lặng, rồi nghe tiếng Angus nói dịu dàng: “Giá ông có thể làm được ǵ giúp cháu, Nicky. Cuộc đời thật bất công. Cháu đâu đáng phải chịu cảnh này”.
Im lặng, rồi nghe tiếng Nicky: “Ông ơi”.
“Ǵ vậy, cháu?”.
“Ông giúp được đấy”.
“Ông giúp được ư? Nào, nói đi cháu”.
“Ông hăy nói về những bài hát cũ. Nếu được, ông hát cho cháu nghe một bài”.
Mắt Angus rướm lệ: yêu cầu của cháu ông chẳng cần giải thích.
Bất cứ điều ǵ về ca nhạc đều làm Nicky thích thú; thỉnh thoảng vào những đêm hè, trong ngôi nhà nghỉ ở ven hồ của gia đ́nh Sloane ở phía bắc bang New York, hai ông cháu thường nói và nghe những bài hát từ hồi chiến tranh thế giới lần thứ hai; những bài hát này đă làm ấm ḷng những người thuộc hai thế hệ trước, như Angus và rất nhiều người khác. Nicky nghe măi những chuyện này mà không bao giờ chán; bây giờ Angus đang cố nhớ lại những lời và những đoạn mà ông vẫn nói khi trước.
“Nicky ạ, có những người lái máy bay trong không lực Hoa Kỳ như bọn ông rất quư bộ sưu tập các đĩa hát nhỏ loại bảy mươi tám ṿng phút ấy mà… Từ lâu không ai làm loại đĩa bảy tám ṿng phút này nữa… ông đánh cuộc là cháu chưa từng bao giờ thấy…”.
“Cháu có thấy một lần. Bố của bạn cháu có một số đĩa loại đó”.
Angus mỉm cười. Cả Nicky cũng biết là mới mấy tháng trước, hai ông cháu cũng đă nói với nhau đúng như thế.
“Cháu biết không, bọn ông mang những đĩa này theo người từ sân bay này sang sân bay khác; v́ đĩa rất dễ vỡ, nên chẳng ai dám giao cho người khác mang hộ. Thế là BOQ, tức là nơi ở của sĩ quan độc thân, vang lên điệu nhạc của các ban nhạc nổi tiếng nhứ Benny Goodman, Tommy Dorsey, Glenn Miller. Các danh ca gồm Frank Sinatra lúc c̣n trẻ, Ray Eberle và Dick Haynes. Bọn ông nghe và hát vang theo họ trong khi tắm”.
“Ông hát một bài, đi ông!”.
“Lạy chúa, không biết có hát nổi không. Giờ ông già rồi c̣n ǵ!”.
“Cứ hát đi, ba”, Jessica giục. “Nếu con biết, con sẽ hát theo”.
Ông lần ṃ nhớ lại. Những lần trước đây, Nicky thích bài nào nhỉ? À, ông nhớ ra rồi. Ông lấy hơi rồi bắt đầu hát, liếc nh́n thằng gác xem chừng hắn có bắt ông tuân thủ quy định giữ im lặng không. Nhưng thằng gác h́nh như chẳng bận tâm việc họ nói chuyện với nhau, hắn xem hết trang này đến trang khác trong cuốn tranh biếm hoạ.
Có thời Angus hát giọng rất hay; bây giờ, cũng như con người ông, nó cũng yếu đi và khàn khàn. Ông thuộc ḷng lời hát và nhớ lại rất rơ:
Anh như đang thấy em
Ở những nơi quen thuộc
Trái tim anh ôm ấp đêm ngày…

Jessica hoà theo; lời thơ nàng nhớ như đă gặp ở đâu. Một lát sau lại thêm giọng nam trung non nớt của Nicky.
Trong quán cà phê nhỏ
Nơi công viên ngang đường
Nơi đu quay của trẻ
Hàng cây dẻ,
Chiếc giếng ước nguyền!
Anh như thấy em
Trong ngày hè thân thương
Trong những ǵ nhẹ nhàng, vui quấy
Anh luôn nghĩ về em như vậy
Anh thấy em trong mặt trời vừa đây
Và khi đêm buông
Anh ngắm chị Hằng
Th́ lại thấy h́nh em

Angus như thấy ḿnh trẻ lại. Jessica phấn chấn tinh thần. C̣n với Nicky, vết bỏng bỗng như không đau đớn nữa.

Chương 13

Ngay chiều thứ tư, khi Harry Partridge thông báo sẽ đi Peru vào sớm hôm sau, nhóm đặc nhiệm thuộc Ban tin của CBA hoạt động hết sức khẩn trương.
Một quyết định khác của Partridge – ba mươi sáu giờ sau khi anh đi sẽ phát các tin họ có – làm mọi người phải họp bàn, trao đổi, lên và duyệt chương tŕnh ưu tiên trong ba ngày tới.
Ngay bây giờ, cần phải viết và thu băng một phần ngay đêm nay thông báo do Partridge đọc sẽ được phát gần như suốt bản tin chiều thứ sáu. Nó sẽ gồm toàn bộ những chi tiết mà họ biết được về vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane, trong đó có cả tin mới nhất về Peru và Sendero Luminoso, sự dính líu của tên khủng bố Ulises Rodriguez, c̣n gọi là Miguel trong vụ này; băng ghi ông chủ nhà đ̣n Alberto Godoy, về nhà băng Amazonas Mỹ và cái gọi là vụ tự tử của Jose Antonio Salavery và Helga Efferen mà hiện đang nghi là bị giết hại.
Nhưng trước khi bắt đầu các việc chuẩn bị, Harry Partridge tới thăm Crawford Sloane trong văn pḥng của anh trên tầng bốn. Partridge vẫn cảm thấy Sloane phải là người đầu tiên được thông báo về các tiến triển hoặc kế hoạch sắp tới.
Từ khi xảy ra vụ bắt cóc mười ba ngày trước đây, Crawford Sloane vẫn tiếp tục làm việc, mặc dù có lúc xem ra anh chỉ đi làm cho đỡ trống trải và anh chẳng c̣n tâm trí nào mà làm việc nữa. Hôm nay trông anh càng xanh xao, hai mắt mệt mỏi và những nếp nhăn trên mắt hằn sâu hơn. Anh đang trao đổi với một nữ biên tập và một người phụ trách chương tŕnh. Anh ngước nh́n khi Partridge xuất hiện: “Harry, anh cần gặp tôi phải không?”.
Khi Partridge gật đầu, anh nói với hai người kia: “Các bạn ra ngoài được không? Lát nữa ta làm nốt nhé”.
Sloane ra hiệu mời Partridge ngồi: “Trông mặt anh có vẻ nghiêm trọng thế! Có tin xấu sao?”.
“Tôi e rằng như vậy. Chúng tôi có cơ sở để kết luận là người nhà anh đă bị đưa ra khỏi Mỹ. Họ đang bị cầm giữ tại Peru”.
Sloane gục người về phía trước, chống khuỷu tay lên bàn. Anh lấy tay vuốt mặt trước khi trả lời: “Tôi cũng đă nghĩ, mà có lẽ đúng hơn là sợ sẽ xảy ra điều đó. Anh có biết bọn nào bắt họ không?”.
“Chúng tôi tin là Sendero Luminoso làm việc đó”.
“Ôi, lạy Chúa! Cái bọn cuồng tín ấy ư?”.
“Sáng mai tôi sẽ đi Lima, Crawf ạ”.
“Tôi sẽ đi cùng anh”.
Partridge lắc đầu: “Cả hai ta đều biết anh không thể đi được, v́ cũng chẳng giải quyết được ǵ. Vả lại, hăng không khi nào chịu để anh đi”.
Sloane thở dài, nhưng không tranh luận ǵ, mà chỉ hỏi: “Chúng ta có biết bọn đâm thuê chém mướn Sendero này muốn ǵ không?”.
“Chưa. Nhưng tôi chắc thế nào ta cũng sẽ nghe biết”. Hai người im lặng, rồi Partridge nói: “Tôi đă triệu tập nhóm đặc nhiệm vào năm giờ. Tôi nghĩ chắc anh cũng muốn có mặt ở đó. Sau đó, hầu hết bọn tôi sẽ phải làm thâu đêm”.
Rồi anh tiếp tục nói kỹ về những việc xảy ra trong ngày và dự định sẽ công bố tất cả tin tức mà họ biết vào chiều thứ sáu.
“Tôi sẽ đến họp”, Sloane khẳng định. “Cám ơn anh”. Và khi Partridge đứng dậy ra về, anh hỏi: “Anh có cần phải đi ngay bây giờ không?”.
Partridge do dự. Thời gian c̣n ít, mà anh c̣n bao nhiêu việc phải làm, nhưng anh cảm thấy bạn anh muốn dốc bầu tâm sự. V́ vậy anh nhún vai nói: “Tôi nghĩ một vài phút cũng chẳng sao”.
Sloane im lặng một lát rồi ngượng ngùng nói: “Tôi không biết nên nói thế nào, và có nên nói hay không. Nhưng vào lúc như thế này, người ta thường nghĩ đến đủ chuyện”. Partridge ṭ ṃ lắng nghe, và Sloane nói tiếp: “Thế này, Harry ạ. Tôi cứ nghĩ không biết t́nh cảm của anh đối với Jessica hiện nay thế nào. Dầu sao những năm trước đây hai người cũng khá thân nhau”.
À ra vậy; lần này th́ ư nghĩ thầm kín đă bật ra thành lời, Partridge trả lời, chọn câu chữ rất thận trọng, v́ anh biết giây phút này rất quan trọng: “Có, tôi rất quan tâm đến Jessica, một phần v́ chúng tôi trước rất thân nhau như anh vừa nói. Song tôi quan tâm chủ yếu v́ chị ấy là vợ anh, mà anh lại là bạn tôi. C̣n những ǵ đă có giữa Jessica và tôi đều đă chấm dứt vào cái ngày chị ấy lấy anh”.
“Tôi nghĩ nói điều ấy lúc này v́ những việc xảy ra mấy hôm nay, nhưng trước đây nhiều lúc tôi cứ băn khoăn về chuyện đó”.
“Tôi biết, Crawf ạ. Cũng có nhiều lúc tôi đă muốn nói với anh những điều tôi vừa nói, cũng như nói rằng tôi không bao giờ ghen tỵ về việc anh lấy được Jessica hoặc thành đạt trong vai phát thanh viên. Tôi chẳng có lư do ǵ mà ghen tức. Nhưng tôi luôn cảm thấy nếu tôi có nói ra điều đó, chắc anh cũng không tin”.
“Anh nói có lẽ đúng”. Sloane im lặng suy nghĩ. “Nhưng nếu anh muốn biết, Harry ạ, bây giờ th́ tôi tin lời anh”.
Partridge gật đầu. Hai người nói với nhau như thế là đủ và anh cần phải đi. Ra tới cửa, anh quay lại nói: “Tôi sẽ làm hết cách khi tới Lima, Crawf ạ. Nhất định là thế”.
Khi đến pḥng của Sloane, Partridge nhận thấy vắng Otis Havelock, nhân viên FBI, là người suốt cả tuần sau khi vụ bắt cóc xảy ra luôn có mặt ở đó. Dừng lại ở Vành móng ngựa, anh báo cho Chuck Insen biết cuộc họp của nhóm đặc nhiệm và hỏi về việc không thấy nhân viên FBI.
“Anh ta vẫn quanh quẩn ở đây luôn; nhưng tôi nghĩ anh ta đang ḍ theo hướng khác”, ông giám đốc điều hành ban tin chiều trả lời.
“Anh có biết liệu hôm nay anh ta có trở lại đây không?”.
“Tôi chịu”.
Partridge mong tay nhân viên FBI cứ làm cái việc anh ta đang làm cho hết cả ngày. V́ như thế sẽ dễ giữ kín các công việc họ làm tối nay và việc hôm sau anh đi mà chỉ mấy người ở CBA biết. Tất nhiên tới thứ sáu, khi nghe tin CBA sẽ tiết lộ những tin mới trong bản tin chiều, có lẽ FBI sẽ đ̣i phải cho biết chuyện ǵ đang diễn ra, và sẽ phải làm sao nấn ná không trả lời trước giờ phát tin. Nhưng đến lúc đó, Partridge đă ở Peru, và một người khác sẽ phải làm việc đó thay anh. V́ thế, anh quyết định, đối phó với FBI cũng là một việc phải tính trong kế hoạch hai ngày tới.
Mọi người trong nhóm đặc nhiệm đều có mặt tại pḥng họp vào năm giờ. Leslie Chippingham và Crawford Sloane cũng đến. Chuck Insen dự khoảng mười lăm phút rồi đi, v́ mục đầu trong bản tin chiều đă sắp tới giờ phát; một người khác trong pḥng phát tin đến thay ông. Partridge ngồi ở đầu chiếc bàn họp dài. Rita Abrams ngồi bên cạnh. Iris Everly, người viết đoạn tin về vụ bắt cóc cho bản tin chiều, nhưng chưa đả động ǵ đến những dữ kiện mới, tới muộn vài phút. Teddy Cooper cũng có mặt; cả ngày hôm đó anh cùng với những người tạm tuyển đi khắp văn pḥng các báo đọc các mục quảng cáo nhưng chẳng thu được kết quả ǵ. Minh Văn Cảnh, các chủ nhiệm Norman Jaeger, Karl Owens đều đến. Chỉ có Don Kettering là mới. Jonathan Mony cũng ngồi lại và được giới thiệu với mọi người. Các nhân viên giúp việc khác cũng đă đợi sẵn.
Partridge bắt đầu nói tóm tắt những ǵ xảy ra trong ngày, về ư định của anh đi Peru sáng hôm sau và quyết định công bố tất cả những ǵ họ biết trong bản tin chiều thứ sáu.
Leslie Chippingham cắt ngang: “Tôi đồng ư với những điều anh vừa nói, Harry ạ, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải làm hẳn một buổi tin đặc biệt trong một tiếng liền vào chiều thứ sáu, trong đó nói từ đầu vụ bắt cóc xảy ra với cả những số liệu mới”.
Ông chủ tịch ban tin nói tiếp, trong khi mọi người th́ thầm tán thành. “Các anh nhớ là chúng ta có buổi tin lúc chín giờ mà chúng ta có thể kéo dài thêm. Nghe các anh nói, có vẻ như số liệu đủ để làm luôn cả tiếng”. “Nhiều, nhiều lắm”, Rita Abrams nói chắc. Trước đó chị đă xem băng thẩm vấn không lộ diện Alberto Godoy, nghe lại cuộc nói chuyện của Don Kettering với ông giám đốc nhà băng Amazonas – Mỹ mà Emiliano Armando vừa mới đưa tới. Cả hai làm chị phấn chấn.
Sau khi coi lại băng ghi h́nh, Rita, Partridge và Kettering bàn với nhau xem có cần giữ kín nhân thân của ông chủ hiệu quan tài hay không, v́ khi ông nổi xung lên vào cuối buổi quay, tự ông đă phơi mặt ra ánh đèn sáng và ghi vào trong băng. Họ rất muốn cứ để ông ta lộ diện trên màn h́nh, v́ giấu kín nhân thân của ông ta sẽ làm hăng gặp rắc rối. Nhưng v́ đă thoả thuận với ông ta từ đầu, nên đây là vấn đề đạo lư cần phải giữ. Cuối cùng họ quyết định, v́ Godoy không biết kỹ thuật nên mới hành động thế, nên thoả thuận lúc đầu cần được tôn trọng. Để cho chắc, Partridge đă xoá đoạn băng lúc ông Godoy lộ diện trên cuộn gốc để khi phát tin sau này không c̣n h́nh đó nữa. Xoá lúc này th́ chưa phải là phạm pháp, nhưng nếu người ta bắt đầu chính thức điều tra mà xoá th́ phạm pháp.
Mọi người trong pḥng họp thấy quyết định phải xây dựng bản tin đặc biệt một tiếng đồng hồ tương đối để thực hiện, bởi v́ chương tŕnh một tiếng ấy thuộc phạm vi quản lư của ban tin tức. Do đó chẳng cần phải xin ư kiến lănh đạo của hăng. Chương tŕnh này phát lúc chín giờ ngày thứ sáu, dưới cái tên là “Đằng sau những tít lớn”; đó là mục điểm tin, thường do Norman Jaeger phụ trách, và khi công việc hiện nay kết thúc, đương nhiên ông ta sẽ trở lại chương tŕnh của ḿnh. Chippingham tự bảo, chẳng cần báo ngay cho Margot Lloyd- Mason làm ǵ, nhưng một lúc nào đó vào thứ sáu, ông sẽ cho bà ta biết về việc phát tin tối hôm đó.
Sau đó họ đi tới nhiều quyết định khác.
Partridge thông báo Minh Văn Cảnh và Ken O’ Hara, chuyên viên âm thanh, là người có mặt tại vụ tai nạn máy bay hai tuần trước ở Dallas-Fort Worth, sẽ cùng đi với anh qua Peru.
Liếc nh́n Chippingham đang ngồi ở cuối bàn, Rita nói thêm: “Les này, tổ công tác đă thuê cho Harry và hai người khác chiếc Learjet, dự định rời Teterboro vào sáu giờ sáng mai. Tôi cần anh đồng ư”.
“Chị có chắc…”, nghĩ tới khoản chi phí, Chippingham định nói tiếp: “Là không có chuyến bay thường lệ không?”, th́ chợt thấy đôi mắt sắc lạnh Crawford Sloane như dán vào ông. Ông chủ tịch Ban tin đổi ư, đáp ngắn gọn: “Tôi đồng ư”.
Mọi người quyết định Rita sẽ ở lại New York để theo dơi chung cả bản tin chiều thứ sáu và chương tŕnh đặc biệt một tiếng đồng hồ. Iris sẽ phụ trách phần nội dung bản tin chiều, Norman Jaeger va Karl Owens phụ trách chương tŕnh đặc biệt. Sau đó vào tối thứ sáu, Rita sẽ bay qua Lima cùng Partridge và hai người kia, và Jaeger sẽ đảm nhận vai tṛ chủ nhiệm chính chương tŕnh ở New York.
V́ đă bàn trước với Chippingham, Partridge tiết lộ rằng sau khi anh rời New York, Don Kettering sẽ thay anh lănh đạo nhóm đặc nhiệm. Việc theo dơi đưa tin hoạt động của giới kinh doanh tạm thời sẽ do phụ tá của Kettering đảm nhận.
Partridge nói rơ là mặc dù anh sẽ là người đọc tin trong Bản tin chiều thứ sáu và chương tŕnh đặc biệt, nhưng cả hai chương tŕnh không nên để người ta nghĩ là anh đă đi Peru. Thực ra, nếu có cách nào đó làm người xem nghĩ chương tŕnh đang được truyền trực tiếp th́ lại càng hay, nhưng không được sử dụng tiểu xảo đánh lừa người xem. Các thủ thuật này khó mà lừa được các hăng truyền h́nh và các báo khác, nhưng nếu làm nhẹ bớt được việc tại sao hăng lại phải cấp tốc phái ngay một tổ công tác sang Peru sẽ có lợi thế. Ngoài chuyện cạnh tranh nhau, nh́n từ góc độ thực tế, Partridge sẽ có cơ hội tốt hơn, tức là có thể điều tra một ḿnh, chứ không phải giữa đám phóng viên bu đặc xung quanh.
Vậy th́ phải tính đến vấn đề giữ bí mật.
Leslie Chippingham tuyên bố: tất cả những việc tối nay và hai ngày tiếp theo sẽ không được mang ra bàn ngay cả với những người không có liên quan trong Ban tin tức, và những người ngoài cuộc, kể cả gia đ́nh ḿnh. Phương châm chung là “Ai cần hăy biết”. “Đây không phải là yêu cầu, mà là mệnh lệnh”.
Vừa nói, ông chủ tích Ban tin tức vừa nh́n từng người quanh bàn: “Chúng ta đừng làm hoặc nói ǵ để lộ tin quá sớm, và cướp mất của Harry lợi thế hai mươi bốn giờ mà rơ ràng là anh ấy rất cần. Nhưng trước hết, chúng ta phải nhớ rằng tính mạng của nhiều người đang bị đe doạ!”. Liếc nh́n Crawford Sloane, ông thêm:”Tính mạng của những người đặc biệt gần gũi và quan trọng đối với tất cả chúng ta”.
Các biện pháp an ninh khác cũng được sắp xếp. Ngày mai và ngày kia, khi sử dụng pḥng ghi chương tŕnh cho Chương tŕnh đặc biệt, bên ngoài sẽ bố trí người gác và chỉ những người có tên trong danh sách do Rita ghi mới được phép vào pḥng. Hệ thống nối ra ngoài sẽ bị ngắt, để không ai ở ngoài pḥng ghi chương tŕnh có thể theo dơi qua màn h́nh ở ngoài những ǵ đang được tiến hành ở trong pḥng.
Tuy nhiên, mọi người đồng ư là sáng thứ sáu có thể nới lỏng việc giữ bí mật một chút, ở mức loan báo trước các tin sẽ phát trong ngày. Việc này cho người xem biết những tin tức quan trọng mới về vụ bắt cóc người nhà Sloane sẽ được công bố trong bản tin chiều hôm đó và trong chương tŕnh đặc biệt. Cũng trong này hôm đó, để giữ phép xă giao trong nghề với nhau, các hăng truyền h́nh, đài phát thanh và báo chí cũng được thông báo, nhưng không nói rơ chi tiết.
Cối cùng Partridge hỏi: “C̣n ǵ nữa không? Chúng ta bắt đầu vào việc được chưa?”.
“C̣n một việc nữa”, Rita nói, giọng láu lỉnh. “Les này, tôi cần anh cho phép thuê bao một chiếc Learjet nữa vào tối thứ sáu để tôi qua Lima. Tôi sẽ mang theo biên tập viên Bob Watson, cùng máy biên tập và tiền mặt”.
Những người ngồi quanh bàn cười khúc khích; ngay cả Crawford Sloane cũng mỉm cười. Rita đă khôn khéo để được đi bằng máy bay riêng; trước tiên là việc mang theo một biên tập viên và máy biên tập gồm những thiết bị cồng kềnh không có cách mang nào khác. Hai là mọi người sẽ cho là không khôn ngoan nếu đi trên máy bay thường mà lại mang theo một số lượng lớn đôla Mỹ, tuy Rita không nói cụ thể là bao nhiêu, nhưng số tiền có thể tới năm mươi ngàn đôla. Mà ngoại tệ mạnh th́ lại rất cần ở một nước như Peru, nơi tiền địa phương gần như vô giá trị, c̣n đôla lại có thể mua được mọi thứ, kể cả những đặc quyền mà chắc chắn là chị rất cần.
Chippingham nén tiếng thở dài. Thật khinh xuất, ông tự bảo, và mặc dù công việc đang tiến triển tốt, Rita đă đặt ông vào thế khó xử.
“Thôi được”, ông bảo, “chị cứ thuê đi”.
Mấy phút sau khi cuộc họp kết thúc Partridge đă ở pḥng máy tính chuẩn bị cho phần mở đầu của anh trong bản tin chiều thứ sáu.
Anh viết: “Về vụ bắt cóc vợ, con và cha của người dẫn chương tŕnh tin CBA Crawford Sloane cách đây mười lăm ngày, hiện nay đă có thêm một số sự kiện mới làm chúng ta giật ḿnh. Việc điều tra do CBA tiến hành đă cho chúng tôi cơ sở để tin rằng ba nạn nhân bị bắt cóc đă được đưa qua Peru; họ đang bị bọn Sendero Luminoso, tức là “Con đường sáng” giam cầm. Đây cũng là bọn từ nhiều năm nay gây bao nỗi kinh hoàng trên hầu khắp đất nước Peru.
Động cơ bắt cóc đến nay vẫn chưa được biết. Cái người ta đă biết là một nhà ngoại giao tại Liên hiệp quốc sử dụng tài khoản trong một nhà băng New York để chuyển tiền cho bọn bắt cóc, tạo điều kiện cho bọn này thực hiện vụ bắt cóc trên, cũng như các hành động khủng bố khác.
Việc đưa tin rộng khắp của chúng tôi, cũng như nhiều tội ác khác đều bắt đầu từ chuyện tiền. Phóng viên phụ trách phân tin tức thương mại Don Kettering giải thích như vậy”.
Khi xem lại những điều anh viết, Partridge nghĩ đó sẽ là một trong nhiều lời dẫn chương tŕnh tương tự mà anh sẽ phải làm và ghi băng trước khi rời Manhattan đi sân bay Teterboro vào lúc năm giờ sáng.

Chú thích:
(1) Hăy đốt chúng ba lần cho sạch.
(2) Vâng, thưa sếp.
(3) Không được phép.



o0o

 

Pages Previous  1  2  3  4  Next