Bản Tin Chiều   Arthur Hailey Pages  1  2  3  4  Next   
PHẦN I
Chương 1

Trụ sở hăng vô tuyến truyền h́nh CBA tại New York nhận được tin đầu tiên về vụ chiếc máy bay vận tải A300 bị đâm, đang bắt lửa và sắp hạ xuống sân bay Dallas Fort Worth (DFW) chỉ cách giờ phát đầu tiên của Bản tin chiều Toàn quốc chừng một chục phút.
Đă 6 giờ 21 (giờ miền đông). Phân xă trưởng của hăng CBA tại Dallas gọi điện cho chủ nhiệm của ban Vành móng ngựa New York: “Chúng tôi đang chờ một vụ nổ máy bay lớn tại sân bay DFW. Một chiếc máy bay nhỏ đụng phải chiếc máy bay chở đầy hành khách. Chiếc máy bay nhỏ rơi ngay, c̣n chiếc máy bay chở khách bị bắt lửa đang cố t́m cách hạ cánh. Hệ thống vô tuyến điện của cảnh sát và cứu thương đang rối tung cả lên”.
“Lạy chúa” – một chủ nhiệm của Vành móng ngựa thốt

Nguyên Tác: The Evening News
Dịch Giả: Nguyễn Thành Châu & Phan Thanh Thảo

lên: “liệu chúng ta sẽ có h́nh không đây?”. Vành móng ngựa là một chiếc bàn ngoại cỡ h́nh móng ngựa dành cho mười hai người ngồi làm việc. Đây là nơi mà từ sáng sớm cho đến phút cuối cùng của buổi phát tin đêm, những tin tức quan trọng của toàn hệ thống được dự tính và chuẩn bị. Tại hăng đối địch là hăng CBS, bộ phận này được đặt tên là Bể cá, hăng ABC gọi là Vành tṛn, c̣n hăng NBC th́ chỉ gọi đơn thuần là Bàn lớn. Nhưng gọi ǵ th́ gọi, chức năng của nó vẫn chỉ là một.
Người ta cho là nơi đây tập trung những bộ óc tuyệt vời nhất trong việc phán xét và quyết định tin tức: uỷ viên ban chủ nhiệm, phát thanh viên, các chủ nhiệm chính, đạo diễn, biên tập viên, những người viết tin, hoạ sĩ thiết kế tạo h́nh chính và những phụ tá. Bên cạnh họ là nửa tá máy vi tính, máy in tin, hàng loạt máy điện thoại hiện đại nhất, trông cứ hệt như một dàn hợp xướng và toàn bộ là để giúp chho những người sử dụng có thể làm hiện lên bất cứ cái ǵ họ cần, từ những băng chưa được cắt ráp, tới những đoạn phim đă sẵn sàng để phát, rồi cả những tin của các hăng đối thủ.
Vành móng ngựa nằm ở tầng bốn của trụ sở hăng CBS, trong một khu trung tâm rộng răi, bên cạnh một dăy pḥng làm việc, nơi nhiều lần trong ngày các cán bộ của Bản tin chiều Toàn quốc có thể lui vào làm những phần việc riêng của họ, tránh xa cái ồn ào điên cuồng thường xuyên của Vành móng ngựa.
Hôm nay cũng như mọi ngày, Chuck Insen, uỷ viên ban chủ nhiệm, chỉ đạo toàn bộ công việc của pḥng tin. Đây là một con người gày g̣, nóng tính, xuất thân là một nhà báo kỳ cựu và cho đến nay, ông vẫn giữ sở thích tỉnh lẻ của ông là ưu tiên cho tin tức trong nước hơn là tin tức quốc tế. Theo tiêu chuẩn của vô tuyến truyền h́nh, th́ ở độ tuổi 52, ông đă thuộc vào loại già, mặc dù ông chưa có biểu hiện ǵ của sự kém năng nổ, tuy đă hơn bốn năm làm cái công việc mà thường chỉ hai năm đă làm sức lực cạn kiệt. Chuck Insen không thích dài ḍng: ông không bao giờ tham gia vào những việc vớ vẩn phù phiếm. Đơn thuần là công việc vất vả đă chiếm hết thời gian của ông.
Vào cái giờ nói trên của ngày thứ tư giữa tháng chín này, công việc đang ở mức dồn đập nhất. Suốt từ sáng sớm, việc sắp xếp Bản tin chiều, chọn lựa chủ đề và những điểm cần chú trọng đă được xem xét, bàn luận, sửa đổi và quyết định. Các phóng viên và các chủ nhiệm tin trên khắp thế giới đóng góp ư kiến, nhận chỉ thị và trả lời. Toàn bộ tin tức trong ngày được tập trung vào các bản tin của tám phóng viên, mỗi tin trung b́nh dài một phút rưỡi tới hai phút, cùng với hai tin có h́nh và bốn “tin-truyền-miệng”. Tin-có-h́nh là phát thanh viên nói có h́nh kèm; c̣n tin truyền miệng th́ phát thanh viên đọc không h́nh. Trung b́nh mỗi tin của hai loại này dài khoảng hai mươi giây.
Giờ đây, v́ cái sự cố bất ngờ xảy ra ở Dallas đúng tám phút trước giờ phát, nên toàn bộ chương tŕnh nhất thiết phải sắp xếp lại. Dù chưa biết chắc rằng sẽ c̣n thêm tin bổ sung hoặc thu được h́nh hay không, riêng việc thêm cái chuyện xảy ra ở Dallas cũng đ̣i hỏi phải bớt đi một mục tin đă dự định và thu ngắn lại các tin khác. Buổi phát tin sẽ bắt đầu trong khi việc sắp xếp lại vẫn tiếp tục. Đây cũng là chuyện thường gặp.
“Tất cả chuẩn bị sắp xếp chương tŕnh mới” – Insen cao giọng ra lệnh. “Chúng ta sẽ đưa chuyện Dallas lên đầu. Crawf sẽ đọc không h́nh. Chúng ta có bản tin viết chưa?”
“Hăng AP vừa gửi tới. Tôi có đây rồi” Crawford Sloane, phát thanh viên, trả lời. Anh đang đọc bản tin của hăng AP (Liên đoàn Báo chí) vừa mới nhận được trước đó vài phút.
Crawford Sloane, với những đường nét sương sương quen thuộc, mái tóc xám nhạt, cằm hơi nhỏ, và cử chỉ hơi có vẻ hách dịch nhưng đáng tin cậy, hầu như tối nào cũng được chừng mười bảy triệu người chiêm ngưỡng. Anh ngồi tại Vành móng ngựa trên cái ghế đặc biệt phía bên phải của uỷ viên ban chủ nhiệm. Anh cũng là một người đưa tin kỳ cựu và đă vững vàng leo lên bậc thang danh vọng, đặc biệt là sau chuyến mạo hiểm sang làm phóng viên thường trú của hăng CBA tại Việt Nam. Hiện nay, sau một thời gian chuyên đưa tin về Nhà trắng, rồi tiếp đến ba năm giữ vị trí phát thanh viên buổi tối, anh đă trở nên nổi danh toàn quốc, và là một ngôi sao sáng trong giới thông tin báo chí.
Vài phút nữa Sloane phải sang pḥng ghi. C̣n lúc này anh phải rút ư từ cuộc nói chuyện qua điện thoại từ Dallas, thêm vào đó một số dữ kiện lấy từ bản tin của hăng AP để chuẩn bị một tin phát không h́nh. Anh sẽ tự viết tin này. Không phải phát thanh viên nào cũng viết được tin, nhưng Sloane khi nào có điều kiện đều thích viết hầu hết những ǵ anh nói. Nhưng phải việt thật nhanh.
Mọi người lại nghe thấy Chuck Insen cất cao giọng. Sau khi xem xét lại chương tŕnh phát tin cũ, ông bảo một trong ba viên chủ nhiệm: “Vứt Ảrập Xaodi, cắt Nicaragua mười lăm giây…”.
Trong thâm tâm, Sloane khó chịu khi nghe quyết định bỏ tin về Ảrập Xaodi. Đó là một tin quan trọng dài khoảng hai phút rưỡi, đă được phóng viên thường trú của hăng CBA tại Trung Đông gọt rũa cẩn thận về vấn đề dự kiến buôn bán dầu hoả tương lai của Xaodi. Để đến ngày mai th́ tin này sẽ bị vứt v́ các hăng khác đă có và sẽ phát tối nay.
Sloane không thắc mắc về quyết định để tin về Dallas lên đầu, nhưng nếu quyết định chọn, anh sẽ bỏ mẩu tin về chuyện làm ăn phi pháp của một thượng nghị sĩ Mỹ ở đồi Capitol. Nhà lập pháp này đă bí mật chuyển tám triệu đô la vào một tài khoản riêng khổng lồ để trả ơn một người bạn thân của ông ta, người đă ủng hộ ông ta trong cuộc vận động bầu cử. Chỉ nhờ một cuộc điều tra ráo riết của một phóng viên, sự việc mới được đưa ra ánh sáng.
Tuy hấp dẫn thật, song cái chuyện ở Washington này thực ra chẳng quan trọng, một nghị sĩ tham nhũng có ǵ là lạ đâu. Nhưng người quyết định, anh chua chát nghĩ, lại là Chuck Insen. Một lần nữa, một tin quốc tế, loại tin mà Sloane ưa thích, lại bị huỷ.
Quan hệ giữa hai người – một là uỷ viên ban chủ nhiệm và một là phát thanh viên – chưa bao giờ tốt đẹp, nhưng gần đây lại tồi tệ thêm v́ những bất đồng đại loại như vậy. Có vẻ như những quan điểm của họ ngày càng trở nên khác biệt, không chỉ về loại tin ǵ nên được ưu tiên mỗi đêm, mà cả việc đưa như thế nào nữa. Chẳng hạn, Sloane thích đi sâu vào một số chủ đề quan trọng, trong khi Insen lại muốn nhồi nhét càng nhiều tin càng tốt, kể cả khi phải theo lối ông ta thường nói – “đưa một số tin theo kiểu cấp tốc”.
Giá phải lúc khác, Sloane sẽ lên tiếng phản đối việc bỏ tin về Xaodi, mà có khi lại giữ lại được, v́ phát thanh viên cũng là uỷ viên biên tập và có quyền đưa một số tin vào – có điều lần này không c̣n thời gian nữa.
Sloane đạp mạnh gót giày xuống sàn, xoay chiếc ghế du về phía sau và sang bên cạnh một chút với một sự khéo léo thành thục để đến ngay trước hàng phím của máy vi tính. Hết sức tập trung, gạt bỏ mọi sự xáo động quanh ḿnh ra khỏi tâm trí, anh bấm máy viết ra những câu mở đầu cho buổi phát tin tối nay:
“Vừa có tin từ Dallas Worth về một thảm kịch sắp xảy ra. Chúng tôi được biết cách đây ít phút đă xảy ra vụ va đụng trên không giữa hai máy bay chở k hách, trong đó có một máy bay chở đầy khách của hăng hàng không Muskegon, ở trên thành phố Gainesville bang Texas, phía bắc Dallas và theo hăng AP th́ chiếc máy bay kia, nhỏ hơn, đă rơi. Hiện nay chưa có tin tức ǵ về số phận của nó cũng như số người bị thiệt mạng. Chiếc máy bay chở khách vẫn đang bay, nhưng đă bị bén lửa trong khi phi công cố t́m cách lao tới sân bay DFW để hạ cánh. Ở dưới đất, nhân viên cứu hoả và cứu thương đă sẵn sàng tiếp cứu”.
Trong khi lướt ngón tay trên hàng phím, Sloane chợt nghĩ là rất ít, có thể nói là không ai, trong số người xem vô tuyến sẽ tắt máy trước khi bản tin tối nay kết thúc. V́ vậy, anh thêm một câu trong tin đọc không h́nh, lưu ư họ tiếp tục chờ thêm tin tức mới, rồi bấm nút in ra. Ở pḥng máy nhắc viễn thông cũng sẽ có một bản, để khi anh xuống pḥng phát thanh ở tầng dưới anh có thể đọc nó trên màn của máy nhắc.
Trong khi Sloane cầm mớ giấy trên tay vội vă đi về phía cầu thang xuống tầng ba, Insen đang hỏi một trong những chủ nhiệm chính “Mẹ kiếp, h́nh ảnh truyền từ DFW thế  nào?”.
“Chuck Insen ạ, h́nh có vẻ không tốt đâu” – Viên chủ nhiệm nghẹo đầu kéo ống nghe, nói chuyện với tay biên tập viên tin trong nước ở pḥng tin chính. “Chiếc máy bay cháy đang đến gần sân bay nhưng đội quay của chúng ta đang ở cách đó hai mươi dặm. Họ không thể đến kịp được”.
Insen cáu kỉnh chửi thề “Cứt”.

o0o

Nếu người ta tặng huân chương cho người làm những công việc nguy hiểm trong lĩnh vực vô tuyến truyền h́nh th́ Ernie LaSalle, tổng biên tập tin trong nước, hẳn phải có đầy ngực. Mặc dù anh mới có hai mươi chín tuổi, trước đây đă làm việc đặc biệt xuất sắc với tư cách là phụ trách chương tŕnh Tin chiến sự của hăng CBA thường lui tới những vùng nguy hiểm ở Liban, Iran, Angola, đảo Falklands, Nicaragua và các điểm nóng khác ngay khi t́nh h́nh ở đó vẫn đang rất căng thẳng. Tuy hiện nay vẫn c̣n những nơi như vậy, nhưng LaSalle đă chuyển sang theo dơi phần tin trong nước, mà đôi khi cũng gay cấn không kém, từ một chiếc ghế đệm thoải mái trong căn pḥng kính nh́n bao quát cả pḥng tin.
Lasalle trông chắc nịch, tầm thước, năng nổi, râu ria tỉa gọn, ăn mặc rất cẩn thận, một số đồng sự cho rằng anh đang phất. Với cương vị tổng biên tập tin trong nước, công việc của anh rất nặng nề, và anh là một trong hai người giữ trách nhiệm chính của pḥng tin. Người thứ hai phụ trách tin quốc tế. Cả hai đều có ghế ngồi trong pḥng tin mà họ sẽ dùng đến khi có tin đặc biệt khẩn cấp nào đó họ phải tham gia vào. Chuyện xảy ra ở sân bay DFW là trường hợp khẩn cấp như vậy nên Lasalle lao ngay tới ghế của anh trong pḥng tin.
Pḥng tin năm ở tầng dưới Vành móng ngựa. Pḥng phát h́nh cũng ở tầng đó, v́ cần có pḥng tin náo nhiệt đó hỗ trợ. Một pḥng điều khiển, nơi đạo diễn sắp xếp những thành phần mang tính chất kỹ thuật của mỗi chương tŕnh phát h́nh lại với nhau, nằm ở tầng hầm của toà nhà trụ sở.
Từ lúc phân xă trưởng ở Dallas báo tin về chiếc máy bay bị nạn đang tới gần DFW đến giờ đă bảy phút trôi qua. Lasalle buông máy điện thoại này xuống, nhấc máy kia lên, đồng thời đưa mắt dọc màn h́nh máy vi tính bên cạnh anh, trên đó một tin mới của hăng AP vừa hiện lên. Anh đang tiếp tục làm hết sức để đảm bảo theo dơi được đầy đủ sự việc, đồng thời kịp thông báo những tin tức mới cho Vành móng ngựa.
Chính Lasalle đă thông báo cái tin làm mọi người ngao ngán là đội quay dù hiện nay đang phóng xe về phía sân bay DFW bất chấp tốc độ quy định trên đường, vẫn c̣n cách nơi đó tới hai mươi dặm. Lư do là hôm nay tại phân xă Dallas mọi người, gồn toàn bộ đội quay, chủ nhiệm chương tŕnh và phóng viên, đang bận một công vụ mà thật rủi ro là ở cách sân bay rất xa.
Tất nhiên rồi thể nào cũng sẽ có những đoạn băng ghi h́nh, nhưng phải là sau khi sự kiện đă xảy ra rồi, chứ không phải đúng lúc chiếc máy bay đang hạ cánh, một cảnh hẳn là ngoạn mục và có lẽ rất kinh hoàng. Cũng không chắc là có bất kỳ h́nh ảnh loại nào có thể đưa kịp vào chương tŕnh đầu của giờ phát tin toàn quốc buổi tối được truyền qua vệ tinh tới toàn bộ vùng biển phía đông và các vùng ở miền Trung Tây.
Điều an ủi duy nhất là phân xă trưởng Dallas cho biết rằng không có hăng hoặc đài truyền h́nh địa phương nào có đội quay ở sân bay và, cũng như đội quay của hăng CBA, họ đều đang trên đường tới đó.
Từ trong pḥng làm việc của ḿnh, Ernie Lasalle, tuy đang bận rộn với những chiếc máy điện thoại, vẫn có thể thấy những hoạt động trước giờ phát h́nh như thường lệ trong pḥng phát h́nh sáng trưng khi Crawford Sloane bước vào. Khán giả theo dơi vô tuyến truyền h́nh trong suốt bản tin đều có cảm giác phát thanh viên đang ở ngay trong pḥng tin. Nhưng thực ra có một tấm kính cách âm dày ngăn giữa hai pḥng, nên tiếng ồn của pḥng tin không thể lọt vào, trừ phi người ta cố t́nh đưa vào để gây cảm giác âm thanh.
Lúc này đă 6 giờ 28 phút, c̣n hai phút nữa là buổi phát tin bắt đầu.

o0o 

Lúc Sloane vừa ngồi xuống ghế phát thanh, lưng quay về pḥng tin và mặt quay về ống kính của ba máy quay, một nữ nhân viên hoá trang bước vào. Mười phút trước đây Sloane đă hoá trang trong một pḥng riêng ngay cạnh pḥng làm việc của anh, nhưng từ lúc đó đến giờ mồ hôi vă ra. Bây giờ cô gái phải lau trán cho anh, phủ phấn lên, chải tóc và phun keo giữ tóc cho anh.
Thoáng vẻ sốt ruột, Sloane th́ thầm: “Cảm ơn, Nina”. Rồi liếc nh́n mấy tờ giấy, kiểm tra lại phần đầu của tin không h́nh xem có khóp với hàng chữ to hiện trên màn h́nh của máy nhắc lời đặt trước mặt anh, để anh vừa có thể đọc trên máy mà vẫn như đang nh́n thẳng vào khan giả. Chỉ khi nào máy nhắc tin không hoạt động th́ người ta mới thấy phát thanh viên giở tập giấy dự pḥng trên bàn.
Người chỉ huy trường quay gọi to “c̣n một phút”.

o0o
 
Trong pḥng tin Ernie Lasalle ngồi thẳng dậy, chăm chú, căng thẳng.
Khoảng một phút trước đây, phân xă trưởng tại Dallas đang nói chuyện qua điện thoại với Lasalle phải xin lỗi để trả lời một cú điện thoại khác. Trong khi chờ đợi, Lasalle có thể nghe thấy giọng của ông phân xă trưởng nhưng không rơ ông ta nói ǵ. Bây giờ ông quay lại tiếp và tin của ông khiến tổng biên tập tin trong nước nở nụ cười sung sướng.
Lasalle vồ lấy máy điện đàm nội bộ màu đỏ trên bàn, nói qua hệ thống phóng thanh tới tất cả các ban thuộc hệ thống tin tức.
“Pḥng tin trong nước, Lasalle đây. Tin vui mới nhận từ sân bay DFW. Partridge, Abrams, Văn Cảnh đang chờ chuyến máy bay ngay trong pḥng chờ của sân bay. Abrams vừa mới báo về văn pḥng ở Dallas là họ đang khẩn trương viết tin. C̣n nữa: một đài phát vệ tinh lưu động đă bỏ một nhiệm vụ khác và đang trên đường tới sân bay DFW; mong là kịp thời. Đă đăng kư giờ truyền qua vệ tinh từ Dallas tới New York. Chúng tôi hy vọng có h́nh kịp đưa vào chương tŕnh phát tin đầu tiên”.
Cho dù anh cố làm ra vẻ thản nhiên, Lasalle thấy khó giấu vẻ hài ḷng lộ ra trong giọng nói. Như thể để đáp lại, tiếng ḥ reo từ Vành móng ngựa cố nén vang xuống cầu thang bên dưới. Trong pḥng phát, Crawford Sloane cũng quay ṿng lại phía sau giơ ngón tay cái lên chia vui với Lasalle.
Một viên phụ tá đặt tờ giấy lên trước mặt tổng biên tập chương tŕnh tin trong nước. Anh liếc mắt đọc rồi tiếp tục nói vào máy điện đàm: “Đây cũng là tin của Abrams: có 286 hành khách và mười một nhân viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay bị nạn. Chiếc thứ hai là chiếc piper Cheyenne của tư nhân bị nổ tung ở Gainesville, không ai sống sót. Đă t́m thấy nạn nhân ở dưới đất nhưng chưa có chi tiết về số người và mức độ nghiêm trọng. Chiếc máy bay chở khách lớn văng mất một động cơ và đang cố hạ cánh bằng động cơ c̣n lại. Đài hướng dẫn đường bay báo có lửa cháy phía động cơ bị mất. Hết tin”.
Lasalle thầm nghĩ: mọi điều từ Dallas đưa về trong mấy phút vừa qua hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. Nhưng điều đó cũng phải thôi v́ nhóm Abrams, Partridge và Văn Cảnh là một trong những nhóm xuất sắc nhất của hăng CBA. Rita Abrams trước đây là phóng viên, hiện nay làm chủ nhiệm chương tŕnh lưu động chính, có tiếng là biết đánh giá t́nh h́nh mau lẹ và rất tháo vát trong việc chuyển tin về, kể cả trong những điều kiện khó khăn. Harry Partridge là một trong những phóng viên xuất sắc nhất trong công việc này. Anh vẫn là chuyên gia trong các tin chiến tranh và, giống như Crawford Sloane, anh cũng đă thường trú tại Việt Nam, đến nay vẫn luôn là người đáng tin cậy trong những công việc đặc biệt ở bất cứ hoàn cảnh nào. Và người quay phim Minh Văn Cảnh, gốc Việt Nam và hiện là công dân Mỹ, rất cừ v́ có những h́nh ảnh đẹp mà đôi khi anh đă liều cả tính mạng để quay trong những hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm. Việc cả ba người tham gia vào đưa tin vụ Dallas đảm bảo sẽ cho một kết quả như ư.
6 giờ 31 phút, chương tŕnh đầu tiên của Bản tin tối toàn quốc đă bắt đầu. Với tay lấy một chiếc máy điều khiển bên cạnh bàn, Lasalle mở máy theo dơi tin để trước mặt và nghe tiếng Crawford Sloane đọc bản tin sốt dẻo không h́nh về vụ DFW. Trên màn h́nh, bàn tay của người viết tin đẩy mảnh giấy lên trước mặt Sloane. Rơ ràng đó là tin bổ sung của Lasalle. Liếc mắt nh́n, một cách tự nhiên, Sloane đưa ngay đoạn bổ sung vào tin anh đă chuẩn bị sẵn. Người phát thanh viên này làm việc đó cực kỳ xuất sắc.

o0o 

Tại tầng trên, sau khi Lasalle thông báo, không khí của Vành móng ngựa thay đổi hẳn. Giờ đây mặc dù vẫn căng thẳng và khẩn trương, nhưng họ cảm thấy sự lạc quan hồ hởi v́ biết được rằng đă nắm chắc tin về Dallas trong tay, có cả h́nh ảnh và tin bổ sung. Chuck Insen và những người khác lại hối hả thao tác, bàn căi, quyết định rút bớt từng giây, cắt bớt tin và sắp xếp lại để có đủ thời gian cần thiết cho tin mới. Có lẽ tin vụ tham nhũng của ông thượng nghị sĩ cuối cùng sẽ bị bỏ. Mọi người đều cố hết sức làm việc trong t́nh trạng thời gian bó buộc và khẩn cấp.
Họ trao đổi với nhau rất nhanh, toàn bộ bằng ngôn ngữ báo chí.
- Tin này nghèo hinh quá.
- Cắt ngắn bản này, cô đọng nữa.
- Pḥng băng h́nh! Chúng tôi sẽ bỏ tin “16: Tham nhũng”. Nó có thể được đưa lại nếu không có h́nh truyền từ Dallas.
- Mười lăm giây cuối của tin này vô vị quá, toàn kể những chuyện người ta đă biết rồi.
- Nhưng bà già ở Omaha lại chưa biết.
- Th́ bà ta sẽ không bao giờ biết. Bỏ đi.
- Đoạn đầu vừa xong. Bắt đầu phần quảng cáo. Măi bốn mươi giây chán ngắt.
- Các hăng khác có tin ǵ về Dallas không?
- Cũng tin không h́nh như chúng ta.
- Tôi cần ngay một tin ngắn gọn về “vây bắt ma tuư”.
- Bỏ đoạn này đi. Chẳng tác dụng ǵ cả.
- Điều chúng ta đang cố gắng làm ở đây là nhét mười hai cân phan vào một cái túi mười cân.
Kẻ ngoài cuộc không quen với cảnh này có thể thắc mắc. Đây có phải là những con người không? Họ là những kẻ vô t́nh hay sao? Họ không xúc động, không mảy may đau xót ǵ hết sao? Không ai trong bọn họ nghĩ ǵ tới gần ba trăm con người đầy kinh hoàng trên cái máy bay đang tiến gần sân bay DFW có thể chết hết hay sao? Không lẽ chuyện này không làm bọn họ bận tâm?
Nhưng một người hiểu biết sẽ trả lời: Có chứ, mọi người ở đây đều bận tâm, chắc chắn họ sẽ đau xót, có thể là ngay sau khi phát tin. Hoặc, khi họ về đến nhà th́ nỗi kinh hoàng sẽ ám ảnh họ, và tuỳ theo mức độ, một số c̣n phát khóc nữa. C̣n bây giờ th́ không ai có thời gian. Đây là những người làm tin. Công việc của họ là ghi lại sự việc đang diễn ra, cho dù là xấu hoặc tốt, và phải ghi lại mau lẹ, đầy đủ và giản dị để sao cho như người xưa đă nói; “người đang chạy cũng đọc được”.
Vậy nên vào lúc 6 giờ 40 phút tối, mười phút sau khi Bản tin toàn quốc được truyền đi, mối bận tâm chủ yếu của những người quanh Vành móng ngựa và trong pḥng tin, pḥng phát h́nh và pḥng điều khiển là: Liệu sắp có tin kèm h́nh từ DFW hay chưa?

Chương 2

Đối với nhóm năm phóng viên tại sân bay DFW, sự kiện đă bắt đầu quăng hai tiếng đồng hồ trước đó và lên đến cao điểm vào lúc 15 giờ mười phút chiều (theo giờ miền Trung nước Mỹ).
Năm người này là Harry Partridge, Rita Abrams, Minh Văn Cảnh, Ken O’Hara, nhân viên phụ trách âm thanh trong đội quay phim của hăng CBA và Graham Broderick, một phóng viên tin nước ngoài của tờ Thời báo New York . Mờ sáng hôm đó, họ đáp máy bay rời El Salvador qua Mexico, rồi sau khi bị trễ và đổi chuyến bay, họ đi về DFW. Bây giờ họ đang chờ chuyến bay tiếp theo các hướng khác nhau.
Tất cả đều mệt nhoài, không chỉ v́ cuộc hành tŕnh dài dằng dặc ngày hôm nay, mà c̣n v́ trên hai tháng trời họ sống trong cực khổ và nguy hiểm để đưa tin về những cuộc chiến tranh ác liệt ở những miền đất chẳng hay ho ǵ ở Mỹ Latinh.
Trong khi chờ máy bay, cả năm người ngồi trong quầy rượu ở cửa ra số 2E, một trong hai mươi bốn quầy rượu đông đúc ở sân bay. Bài trí của quầy rượu trông rất rẻ tiền. Tường dán những tấm tranh to giả như vườn cây bao quanh, những băng kết bằng vải treo trên trần màu xanh nhạt được chiếu sáng bằng hệ thống đèn màu hồng giấu bên trong. Anh chàng phóng viên Thời báo nói nó làm anh nhớ lại một nhà chứa mà có lần anh đă vào ở Mandalay.
Từ bàn của họ gần cửa sổ, họ có thể thấy đường ống ra máy bay và cửa sổ 20. Đây là cửa mà Harry Partridge đang chờ để ra máy bay trong vài phút tới qua Toronto, bằng chuyến bay của hàng không Mỹ. Nhưng tối nay chuyến bay bị trễ, theo thông báo là một tiếng.
Partridge người cao gầy, mớ tóc nhạt lúc nào cũng bù xù nên trông anh có vẻ như một cậu bé con mới lớn, mặc dù anh đă ngoài bốn mươi và tóc đă điểm bạc. Lúc này anh đang ngồi thoải mái, không quan tâm đến việc máy bay trễ hoặc bất cứ việc ǵ khác. Trước mắt là cả ba tuần nghỉ xă hơi vô cùng cần thiết đối với anh.
Rita Abrams đang đợi chuyến bay đi tiếp Minneapolisstnpaul, rồi từ đó cô sẽ tới nghỉ tại nông trang của một người bạn ở Minnesota. Tại đó cô có một cuộc ḥ hẹn trước vào cuối tuần với một nhân viên cao cấp đă có vợ của hăng CBA mà cô không để lộ ra với ai. Minh Văn Cảnh và Ken O’Hara sẽ về nhà tại New York. Graham Broderick cũng vậy.
Bộ ba Partridge, Rita và Minh thường làm việc với nhau. Trong chuyến đi gần đây nhất mới có thêm Ken O’Hara, nhân viên ghi âm, cùng đi với họ. O’Hara c̣n trẻ, xanh xao, gầy như que củi, lúc nào cũng say sưa nghiên cứu những tạp chí về điện tử: lúc này anh cũng đang đọc một tờ loại đó.
Broderick là người ngoài hăng, mặc dù anh thường cùng cộng tác với những người của hăng và nói chung mối quan hệ của họ là tốt. Mặc dù giờ đây anh chàng phóng viên thời báo to bè, vẻ trịnh trọng và hơi khoa trương này đang có vẻ không thân thiện lắm.
Ba người trong bọn họ đă hơi quá chén, trừ Văn Cảnh chỉ uống Soda và O’Hara nhấm nháp vại bia suốt từ năy đến giờ không chịu uống thêm ǵ khác.
“Này, đồ chó đẻ giàu có kia” – Broderick nói với Partridge lúc này đă rút ví ra khỏi túi – “Tôi nói là tôi sẽ trả tiền lượt này, nên tôi sẽ trả” – Anh đặt hai tờ bạc, một tờ hai mươi đô la và một tờ năm đô la lên chiếc khay mà người hầu bàn vừa mang tới ba suất đúp Scot và một cốc Soda. “Dù các cậu chỉ cần làm nửa việc cũng kiếm được số tiền gấp đôi tớ, th́ đó cũng không phải là lư do để các cậu ra tay bố thí cho cánh làm báo chúng tớ đâu”.
“Ôi, lạy Chúa!” Rita nói, “Broderick, tại sao anh lại không bỏ cái kiểu nói ấy đi nhỉ?”
Rita hét rất to, thỉnh thoảng cô vẫn thế. Hai nhân viên an ninh, chuyên trách sân bay DFW bước ngang qua quầy rượu cũng phải quay đầu lại v́ ṭ ṃ. Nh́n thấy họ, Rita mỉm cười và vẫy tay chào. Họ đưa mắt nh́n đám phóng viên cùng mớ máy ảnh, máy quay phim và dụng cụ mang nhăn hiệu của hăng CBA, mỉm cười đáp lại và đi tiếp.
Harry Partridge đứng nh́n từ năy đến giờ nghĩ thầm: “Hồi này Rita đă xuống sắc rồi. Mặc dù cô có sức gợi cảm t́nh dục mạnh mẽ và đă thu hút được khối chàng, trên nét mặt đă thấy hiện rơ nhiều nếp nhăn, cái tính mạnh mẽ mà cô đ̣i hỏi chính ḿnh và những người làm việc cùng cô thể hiện trong thái độ hống hách của cô không phải lúc nào cũng hấp dẫn. Vả lại, sự căng thẳng và những công việc nặng nề mà Harry và hai người kia đă phải chia sẻ trong suốt hai tháng qua cũng là một lư do làm cô hao ṃn xuân sắc”.
Rita đă 43 tuổi, và sáu năm trước đây cô vẫn c̣n xuất hiện trước máy quay với tư cách là phóng viên truyền h́nh, dù không thường xuyên như khi cô c̣n trẻ trung và khêu gợi hơn. Mọi người biết rằng đó là một cơ chế tồi tệ bất công, v́ phóng viên là nam giới vẫn tiếp tục được xuất hiện trước ống kính máy quay h́nh, ngay cả khi nét mặt họ lộ rơ vẻ già nua, trong khi phóng viên nữ th́ không và bị gạt ra ŕa như những người t́ thiếp bị phế thải. Một số phụ nữ đă cố gắng đấu tranh để chống lại cơ chế này, ví dụ như Christine Craft, một nữ phóng viên và phát thanh viên, đă đưa việc này ra toà nhưng không thành công.
Nhưng Rita đă không lao vào một cuộc đấu tranh mà cô biết là cô không bao giờ thắng, để chuyển sang làm chủ nhiệm chương tŕnh, đứng đằng sau máy quay phim thay v́ đứng đằng trước và đă thành công rực rỡ. Suốt thời gian này, cô đă quấy quả các trưởng ban cho đến khi họ phải giao cho cô những nhiệm vụ ở nước ngoài vốn hầu như chỉ để cho nam giới. Lúc đầu th́ các sếp của cô đă phản đối, nhưng họ phải chịu thua và Rita được cử đi một cách đương nhiên cùng với Harry, tới những nơi mà cuộc chiến đấu nóng bỏng nhất và đời sống vất vả nhất.
Broderick ngẫm nghĩ kỹ câu nói của Rita một hồi, rồi đáp: “Xem ra cái bọn hào nhoáng các người cũng chẳng làm được việc ǵ quan trọng lắm đâu, tối nào th́ cái hốc truyền tin bé tí tẹo ấy chỉ có những tin chớp nhoáng về tất cả mọi chuyện xảy ra trên thế giới. Bao nhiêu lâu nhỉ. Mười chín phút tất cả phải không?
Partridge nói một cách thân ái:
“Nếu anh muốn hạ những kẻ không có ǵ để tự vệ như lũ chúng tôi, th́ ít nhất cánh báo chí cũng nên đưa ra những số liệu chính xác hơn: tất cả là hai mươi mốt phút rưỡi”.
“Trong đó có bảy phút dành cho quảng cáo thương mại, Rita nói thêm – nhưng lương của Harry cao đến mức đă làm anh ghen đến tái mặt”.
“Với lối thẳng thừng cố hữu của cô, Rita đă nói toạc cái việc ghen tức ấy ra, - Partridge thầm nghĩ. Đối với đám phóng viên báo chí chênh lệch giữa lương của họ và lương của các phóng viên truyền h́nh luôn luôn làm cho họ rất áy náy. Trong khi Partridge lĩnh 250.000 đô la một năm, th́ Broderick, một phóng viên thượng thặng đầy tài năng, có lẽ chỉ được 85.000 đô la.
Như thể ḍng suy nghĩ của ḿnh chưa hề bị ngắt quăng, anh chàng phóng viên tờ Thời báo nói tiếp: “Toàn bộ hệ thống đưa tin của các cậu làm trong một ngày cũng chỉ đủ lấp đầy một nửa trang báo của chúng tôi thôi”.
“So sánh ǵ mà ngu xuẩn thế, - Rita đốp lại, - v́ ai cũng biết là một h́nh ảnh đáng giá một ngàn lời nói. Chúng tôi lại có hàng trăm h́nh ảnh và chúng tôi đưa người xem tới nơi sự kiện diễn ra để họ có thể thấy tận mắt. Chưa có tờ báo nào trong lịch sử đă làm được như vậy”.
Broderick, một tay cầm cốc whisky đúp mới vừa định đưa lên môi, xua xua tay kia gạt đi. “Số lượng không phải là quan trọng”.
Minh Văn Cảnh, thường không hay tham gia vào các cuộc tranh luận hỏi lại: “Tại sao lại không?”.
“Bởi v́ các anh đều là bọn ngốc nghếch. Các hăng truyền h́nh lớn đang chết dần chết ṃn. Tất cả mọi điều các anh đă làm là đưa ra tóm tắt đề mục tin chính và bây giờ các đài địa phương cũng đang tiếp tục làm như vậy, sử dụng kỹ thuật để tự lấy tin từ bên ngoài; họ đang rỉa thịt các anh như lũ kền kền rỉa một xác chết”.
Partridge vẫn nhẹ nhàng:
“À, có nhiều người đă nói như vậy hàng bao năm nay rồi. Nhưng hăy nh́n chúng tôi đây này. Chúng tôi vẫn đi khắp nơi, và vẫn sung sức, bởi lẽ người ta theo dơi tin của hệ thống chúng tôi v́ nó có chất lượng”.
“Đúng đấy”, - Rita nói, - “C̣n một điều mà anh lại nhầm Brod ạ, là cho các đài truyền h́nh địa phương đang khấm khá. Không đâu. Nó đang tồi tệ đi th́ có. Một số người bỏ hăng chúng tôi với bao hy vọng làm tin cho các đài truyền h́nh địa phương đều đă quay lại v́ thất vọng”.
Broderick hỏi: “Tại sao vậy?”.
“Tại v́ các nhà lănh đạo đài truyền h́nh địa phương coi tin tức như là sự quá độ, là quảng cáo, là nguồn lợi tức to lớn. Họ sử dụng cái kỹ thuật tân tiến mà anh vừa mới nói để thoả măn thị hiếu tầm thường nhất của người xem. Và khi họ cử người trong ban thời sự của họ đưa tin về một sự kiện quan trọng ở bên ngoài, người đó cũng chỉ đúng là một thằng nhóc, không có chiều sâu, không thể cạnh tranh với tri thức và chiều dày kinh nghiệm của một phóng viên hăng chúng tôi được”.
Harry Partridge ngáp dài. Anh nhận thấy câu chuyện này đă lặp đi lặp lại, chỉ một cái tṛ để giết thời gian chẳng hao tâm tổn sức ǵ, và họ diễn nhiều lần rồi.
Chợt anh nhận thấy có chuyện ǵ đấy đang diễn ra gần đó.
Hai nhân viên an ninh hàng không đi lại vơ vẩn trong tiệm rượu, bỗng trở nên chăm chú lắng nghe qua máy bộ đàm của họ. Partridge nghe lơm bơm bản thông báo đang được truyền đến: “Lệnh báo động số 2… đụng nhau trên không… đang đến đường băng 17 phía bên trái… tập hợp tất cả lực lượng an ninh…”. Hai nhân viên an ninh vội vă rời quầy rượu.
Những người khác trong nhóm làm phim cũng đă nghe thấy. “Này!” Minh Văn Cảnh nói, “có lẽ là…”.
Rita nhảy phắt dậy: “Để tôi đi xem có chuyện ǵ”, rồi cô vội vă rời tiệm rượu.
Văn Cảnh và O’Hara nhấc máy quay phim và dụng cụ âm thanh lên, Partridge và Broderick cũng vội vă túm lấy đồ đạt của ḿnh.
Một nhân viên an ninh vẫn đang đi gần đó. Rita đuổi kịp anh ta gần cửa cân hành lư của hăng hàng không American, đồng thời cô nhận thấy anh chàng này rất trẻ và đẹp trai, có thân h́nh của một cầu thủ bóng đá.
“Tôi là người của hăng CBA”… Cô đưa tấm thẻ nhà báo có tên hăng ra.
Đôi mắt của anh chàng ánh lên vẻ thán phục: “Vâng, tôi biết rồi!”.
Ở vào những trường hợp khác, Rita vội nghĩ hẳn cô đă đưa anh ta vào những thú vui của một người đàn bà luống tuổi. Không may là bây giờ không có thời gian. Cô hỏi: “Có chuyện ǵ vậy anh?”.
Người sĩ quan an ninh do dự: “Có lẽ chị nên hỏi pḥng thông tin công cộng…”.
Rita sốt ruột ngắt lời: “Tôi sẽ hỏi sau. Gấp lắm rồi, phải không? Nói cho tôi biết đi!”.
“Hăng hàng không Muskegon đang có chuyện rắc rối. Một máy bay chở khách của họ bị va chạm trên không. Nó đang hạ cánh trong lúc đă bị bắt lửa. Chúng tôi đă được lệnh báo động số 2, có nghĩa là tất cả các nhân viên cứu trợ khẩn cấp đă được huy động tới đường băng số 17 phía bên trái”. Giọng anh ta trở nên nghiêm trọng. “T́nh h́nh có vẻ găng đây”.
“Tôi muốn đưa đội quay phim của tôi tới đó. Ngay bây giờ và thật nhanh. Tôi phải đi lối nào?”.
Viên sĩ quan an ninh lắc đầu: “Không có người đi kèm th́ các anh các chị không thể ra đó được đâu. Các anh các chị sẽ bị giữ lại ngay”.
Rita nhớ có lần người ta đă bảo với cô là sân bay DFW rất hănh diện được hợp tác với giới báo chí. Cô chỉ vào máy bộ đàm của nhân viên an ninh: “Anh có thể gọi Pḥng thông tin công cộng được không?”.
“Được!”.
“Vậy, xin anh hăy làm đi!”.
Lời yêu cầu được thực hiện ngay, viên sĩ quan gọi và phía bên kia trả lời. Cầm tấm thẻ phóng viên của Rita, anh ta đọc và giải thích yêu cầu của cô.
Đầu dây bên kia nói: “Bảo họ đến trạm an ninh công cộng số một để đăng kư và lấy phù hiệu báo chí.
Rita rên rỉ, đưa tay chỉ chiếc máy bộ đàm: “Để tôi nói chuyện với họ”.
Viên nhân viên an ninh ấn nút đàm thoại và đưa máy cho cô.
Cô vội vă nói vào máy: “Không có thời gian nữa, các anh phải biết điều đó. Chúng tôi là phóng viên vô tuyến truyền h́nh. Chúng tôi có tất cả các loại giấy phép. Chúng tôi sẽ làm thủ tục giấy tờ các anh muốn sau. Nhưng xin các anh, xin các anh, hăy để cho tôi đi vào hiện trường bây giờ”.
“Chờ một chút”, im lặng một giây rồi vang lên giọng nói mới với một mệnh lệnh ngắn gọn: “OK, đi ngay ra cửa số 19. Bảo ai đó chỉ đường cho chị tới đường băng. Hăy t́m chiếc xe có đèn nhấp nháy. Tôi đang trên đương đến chỗ chị đấy”. Rita nắm tay viên sĩ quan “Cảm ơn anh bạn nhé!”.
Rồi cô vội vă trở lại chỗ Partridge và những người khác lúc này vừa bước ra khỏi tiệm rượu. Broderick đi cuối cùng. Lúc bước ra, anh chàng phóng viên tờ Thời báo New York tiếc rẻ nh́n những cốc rượu c̣n nguyên mà anh đă trả tiền.
Rita hối hả kể lại điều cô đă biết, rồi bảo Partridge, Minh và O’Hara: “Đây có thể là tin quan trọng đấy. Ra phi trường ngay. Đừng để mất th́ giờ. Tôi đi gọi điện rồi sẽ quay trở lại t́m các bạn”. Cô nh́n đồng hồ, 5 giờ 20 chiều, có nghĩa là đă 6 giờ 20 ở New York – “Nếu chúng ta làm nhanh th́ có thể kịp đưa vào chương tŕnh đầu tiên được”. Nhưng trong thâm tâm cô thấy không dám chắc.
Partridge gật đầu làm ngay theo lệnh của Rita. Vào lúc khác th́ quan hệ giữa một phóng viên và một chủ nhiệm chương tŕnh không hẳn là như vậy. Chính thức th́ một chủ nhiệm chương tŕnh ở hiện trường như Rita Abrams là người chịu trách nhiệm của toàn bộ đội quay, kể cả phóng viên, và nếu có điều ǵ sai sót trong khi làm nhiệm vụ th́ người bị khiển trách là chủ nhiệm chương tŕnh. Nếu mọi việc tốt đẹp, tất nhiên người phóng viên xuất hiện trong tin truyền h́nh sẽ được ca ngợi, mặc dù người chủ nhiệm chương tŕnh rơ ràng đă có công giúp h́nh thành câu chuyện và góp ư vào phần lời.
Tuy nhiên, trong trường hợp của một phóng viên “có cỡ” dày kinh nghiệm như Harry Partridge sự thể lại khác. Phóng viên có thể dành quyền điều khiển và chủ nhiệm phải chịu nhún và đôi khi phải hoàn toàn nghe theo. Nhưng khi Partridge và Rita làm việc với nhau, cả hai người chẳng để ư đến chuyện ai chỉ huy ai. Đơn thuần là họ chỉ muốn đưa về những bản tin hoàn hảo mà cả hai cùng lao vào làm.
Trong khi Rita vội vă đi về phía trạm điện thoại công cộng, Partridge, Minh và O’Hara nhanh chóng chạy về phía cửa 19, t́m lối ra sân bay phía dưới. Graham Broderick tỉnh rượu ngay trước chuyện đang xảy ra và theo sát sau họ.
Gần cổng có một bảng hiệu:
ĐƯỜNG RA MÁY BAY – KHU VỰC CẤM.
CHỈ DÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP CHUÔNG BÁO ĐỘNG SẼ REO.
Không một nhân viên nào có mặt ở đó. Không do dự, Partridge đẩy cửa bước vào, cả bọn đi theo anh. Trong khi họ vội vă xuống cầu thang bằng kim loại, tiếng chuông báo động kêu dồn dập sau lưng. Họ phớt lờ và bước ra ngoài.
Bây giờ là lúc bận rộn nhất, đường băng đặc kín máy bay đỗ và xe hàng không. Th́nh ĺnh một chiếc xe thùng hiện ra, phóng rất nhanh trên nó có đèn hiệu nhấp nháy. Bánh xe rít lên khi nó phanh lại ở cửa số 19.
Minh đứng gần nhất, mở cửa và nhảy vào bên trong. Sau anh, những người khác cũng nhảy lên theo. Người lái xe, một anh chàng da đen trẻ, mảnh khảnh trong bộ quần áo chuyên ngành màu nâu nhạt, rồ máy phóng vọt đi. Vẫn không quay lưng lại, anh ta nói: “Chào các anh! Tôi là Vernon – thuộc pḥng thông tin công cộng”.
Partridge nói tên ḿnh và các bạn cùng đi. Với tay xuống chiếc ghế bên cạnh, Vernon lấy ra ba tấm phù hiệu báo chí màu xanh, đưa cho họ và nói: “Những cái này là tạm thôi, nhưng tốt hơn là cứ nên cài vào. Tôi đă vi phạm nguyên tắc nhưng cô bạn gái của các anh đă nói, chúng ta không c̣n thời gian”.
Họ đă rời khỏi khu vực máy bay đậu, chạy ngang qua hai đường dùng cho máy bay ra đường băng và đi về phía đông trên một con đường song song với lối đi. Phía trước mặt họ, về phía tay phải là hai đường băng và dọc theo một đường băng ở phía xa, xe cứu thương đang đỗ đầy.

o0o

Rita Abrams vẫn c̣n ở phía trong sân bay và đang nói chuyện trong pḥng điện thoại công cộng với văn pḥng của hăng CBA tại Dallas. Cô được thông báo rằng ông phân xă trưởng cũng đă biết việc xảy ra ở sân bay và đă cố đưa một đội quay phim thường trú của hăng CBA tới hiện trường. Ông rất vui khi biết Rita và những người khác đă có mặt ở đó. Cô nhắc ông gọi điện về New York rồi hỏi: “t́nh h́nh truyền qua vệ tinh của chúng ta có ổn không?”.
“Tốt! Một xe phát lưu động đang được điều từ Arlington tới”.
Cô biết Arlington chỉ cách đây có 13 dặm. Chiếc xe này thuộc một trạm chi nhánh của hăng CBA, gọi là KDLS-TV được dùng để truyền tin thể thao từ sân vân động Arlington, nhưng bây giờ tin đó đă bị loại bỏ và chiếc ô tô được điều tới sân bay DFW.
Người lái xe và nhân viên kỹ thuật đă được lệnh làm việc với Rita, Partridge và những người khác.
Tin đó làm cô phấn chấn. Cô nhận thấy giờ đây rất có khả năng gửi tin và h́nh về New York kịp cho chương tŕnh đầu tiên của Bản tin tối Toàn quốc.

o0o

Chiếc xe thùng chở ba người của hăng CBA và anh chàng phóng viên tờ Thời báo đă chạy gần đến đường băng 17L – kư hiệu này chỉ rơ phải ngoặt 170o, tức là gần như về phía nam, chữ L “Left” nghĩa là đường băng phía bên trái trong hai đường băng chạy song song. Cũng như tại tất cả những sân bay khác, bảng hiệu này được viết bằng chữ màu trắng lớn trên mặt của đường băng.
Vẫn đang phóng rất nhanh, Vernon giải thích: “Khi có phi công gặp nạn, phải chọn đường băng mà anh ta muốn ở sân bay này, thường là đường băng số 17 bên trái. Đường này rộng 200 fut và gần với đội cứu trợ nhất”.
Chiếc xe đỗ lại trên đường máy bay ra, nối với đường 17L và ở đây nh́n thẩy rơ máy bay tới và hạ cánh.
“Đây sẽ là vị trí chỉ huy hiện trường” – Vernon nói.
Xe cứu thương vẫn tiếp tục đến, một số đỗ chung quanh họ. Từ phía trạm cứu hoả của sân bay có bảy chiếc xe màu vàng, bốn chiếc Oshkosh M15 phun bọt khổng lồ, một chiếc xe thang và hai chiếc xe cứu trợ khẩn cấp nhỏ hơn. Hai chiếc xe phun bọt được đặt trên những bánh xe cao gần sáu fut, có hai máy nén, một phía trước và một phía sau, với những ṿi phun áp suất cao, trông giống như những trạm cứu hoả di động. Chiếc xe cứu trợ khẩn cấp, tốc độ cao và cơ động nhanh, được thiết kế để áp sát nhanh chóng vào máy bay đang bị cháy.
Nhiều nhân viên cảnh sát chui từ trong nửa tá xe cảnh sát màu xanh vạch trắng ra. Họ mở thùng xe, kéo ra những bộ quần áo cứu hoả ánh bạc, và mặc vào người. Cảnh sát hàng không được đồng thời huấn luyện làm nhân viên cứu hoả, - Vernon giải thích như vậy. Máy điện đàm của an ninh hàng không trên chiếc xe thùng phát ra hàng loạt mệnh lệnh.
Những cỗ xe cứu hoả, dưới sự chỉ huy của một viên trung uư ngồi trong chiếc xe mui kín màu vàng đang chiếm những vị trí cách quăng nhau dọc đường băng. Xe cứu thương được điều từ khắp các vùng lân cận vẫn đang đỗ về tập trung tại sân bay, nhưng cách đường băng một quăng khá xa.
Partridge là người đâu tiên nhảy ra khỏi xe và đứng ngay cạnh nó hư hoáy ghi chép. Broderick chậm hơn một chút cũng đang làm như vậy. Minh Văn Cảnh đă leo lên nóc xe, máy quay sẵn sàng trong tay, đưa mắt quan sát bầu trời về hướng bắc. Sau lưng anh là Ken O’Hara, dây nhợ lằng nhằng cùng máy ghi âm.
Hầu như ngay lúc đó, chiếc máy bay xuất hiện cách sân bay chừng năm dặm kéo theo một vệt khói đen đặc. Minh nâng máy quay lên, cầm chắc, nheo mắt nh́n qua ống kính.
Minh là một người to khoẻ, chỉ cao chừng hơn năm fut một chút, nhưng vai rộng và cánh tay dài chắc nịch. Trên khuôn mặt chữ điền ngăm đen rỗ hoa, do bị đậu mùa từ thuở nhỏ, là đôi mắt nâu mở to, nh́n thẳng về phía trước với vẻ vô cảm khiến người ta khó đoán được ư nghĩ ǵ nằm phía sau chúng. Những người thân cận với Minh đều nói rằng phải mất khá lâu họ mới hiểu được anh.
Dù sao mọi người cũng đều nhất trí là Minh cần cù đáng tin, trung thực, và là một trong những người quay phim giỏi nhất của hăng. H́nh của anh rất hoàn chỉnh, bao giờ cũng thu hút sự chú ư của người xem và thường xuyên mang tính nghệ thuật. Đầu tiên, anh làm việc cho hăng CBA tại Việt Nam với tư cách là người phụ việc ở địa phương và anh đă học nghề này từ một nhà quay phim Mỹ khi anh phụ việc mang dụng cụ đi quay cảnh chiến đấu ở trong rừng rậm. Khi người thầy dạy nghề của anh chết v́ dẫm phải ḿn, Minh một ḿnh mang xác của anh ta về chôn rồi vác máy trở lại rừng tiếp tục quay. Không một người nào ở hăng CBA đă nhớ rằng anh được lấy vào làm từ lúc nào. Người ta coi việc anh có mặt ở hăng CBA là sự đă rồi.
Năm 1975, khi Sài G̣n sắp thất thủ, Minh cùng vợ và hai con ở trong số người may mắn ít ỏi được máy bay trực thăng quân sự CH-53 đưa từ sân bay của Sứ quán Mỹ tới khu vực an toàn của hạm đội bảy ngoài biển. Kể cả lúc đó Minh cũng không ngừng việc quay phim và rất nhiều tư liệu của anh đă được sử dụng trong Bản tin tối toàn quốc.
Giờ đây anh lại sắp quay một cảnh khác về máy bay, khác hẳn nhưng cũng đầy bi thảm mà kết cục th́ chưa được định đoạt. Trong ống kính máy quay, chiếc máy bay chở khách đang tới mỗi lúc một rơ dần, cùng với quầng lửa sáng rực phía bên phải và vệt khói tiếp tục tuôn ra phía sau. Đă có thể nh́n thấy lửa bốc ra từ phía động cơ đă mất, chỉ c̣n tr lại phần giá treo động cơ. Cả Minh lẫn những người khác đang theo dơi đều kinh ngạc không hiểu tại sao toàn bộ chiếc máy bay chưa bị ngọn lửa nuốt chửng.
Trong chiếc xe thùng, Vernon đă bật sóng liên lạc hàng không. Người ta có thể nghe thấy trạm điều khiển máy bay nói chuyện với phi công của chiếc máy bay chở khách. Một giọng điềm tĩnh của nhân viên dẫn đường bằng rada: “Các anh đang ở phía dưới đường lượn… sang trái ở chính giữa. Nào bây giờ lượn vào đường trung tâm…”.
Nhưng các phi công của chiếc máy bay chở khách rơ ràng là đang khó mà giữ được độ cao và hướng bay ổn định. Chiếc máy bay có vẻ chao đảo nghiêng về phía cánh phải bị hỏng. Có những lúc đầu máy bay xoay sang hướng khác, rồi như thể do những nỗ lực tối đa ở trong buồng lái, nó trở lại phía đường băng. Nó ngóc lên rồi chúi xuống loạng choạng, dường như liên tục mất độ cao, sau đó cố lấy lại nhưng không được. Những người trên mặt dất cũng căng thẳng trước một câu hỏi không thốt ra thành lời: “Đă đi được đến đây, liệu chiếc máy bay chở khách có xuống được không?”. Thật khó trả lời được chính xác.
Từ máy truyền thanh vang lên giọng của một phi công: “Đài điều khiển! Bộ phận hạ cánh có vấn đề, máy nén thuỷ lực không làm việc”. Ngừng một lúc. Rồi: “Bây giờ chúng tôi đang cố “hạ cánh tự do…”.
Một chỉ huy đội cứu hoả cũng đứng cạnh họ lắng nghe. Partridge hỏi anh ta: “Thế nghĩa là thế nào?”.
“Trên những chiếc máy bay chở khách lớn có một hệ thống hạ càng khẩn cấp. Khi máy nén thuỷ lực bị hỏng, các phi công mở bộ phận điều khiển máy thuỷ lực, nên bánh xe vốn rất nặng, sẽ tự rơi vào đúng vị trí. Nhưng một khi nó đă rơi th́ không thể kéo lên lại được nữa, cho dù họ muốn”.
Trong khi người chỉ huy cứu hoả nói vậy, người ta đă có thể thấy bánh xe của chiếc máy bay chở khách đang từ từ hạ xuống.
Một lúc sau, giọng nói điềm tĩnh của nhân viên điều khiển vang lên: “Muskegon, chúng tôi đă thấy bánh xe. Chú ư lửa đang tới gần bánh xe trước phía bên phải”.
Nếu bánh trước bên phải bắt lửa, điều này rất có thể xảy ra, th́ một phía của hệ thống hạ cánh sẽ tung ra khi bị va chạm đất, làm chiếc máy bay nghiêng về phía bên phải trong khi nó vẫn đang chạy ở tốc độ cao.
Minh đưa tay chỉnh ống kính và bấm máy quay. Anh cũng đă có thể thấy ngọn lửa giờ đây đă bén vào chiếc lốp. Chiếc máy bay chở khách đang lướt trên khu vực sân bay, rồi nó tiến gần vào, chỉ cách đường băng một phần tư dặm… Nó đang cố t́m cách hạ cánh, nhưng ngọn lửa bốc to dữ dội hơn, rơ ràng là đă bị bén vào nhiên liệu và hai trong số bốn bánh bên phải đang bốc cháy… Một tia lửa phụt ra khi một chiếc lốp nổ tung.
Bây giờ chiếc máy bay chở khách đang bốc cháy lao trên đường băng với tốc độ 150 dặm một giờ. Khi chiếc máy bay chạy ngang qua chỗ những xe cấp cứu đang chờ sẵn, từng chiếc một lao với tốc độ cao nhất ra đường băng sau chiếc máy bay, lốp siết trên mặt đường. Hai chiếc xe cứu hoả phun bọt màu vàng chạy trước và năm chiếc kia theo sát phía sau.
Trên đường băng, lúc bộ phận hạ cánh của máy bay chạm đất, một chiếc lốp phía bên phải lại nổ tung, rồi một chiếc nữa. Bỗng tất cả những chiếc lốp bên phải rời ra… Những chiếc bánh xe chỉ c̣n trơ lại vành. Đồng thời là những tiếng rít rợn người của kim loại, những tia lửa toé ra và một đám bụi mảnh xi măng bắn tung toé lên không trung… Không hiểu bằng phép màu nào đó, các phi công đă cố giữ chiếc máy bay chở khách chạy được trên đường băng… Cuối cùng nó dừng hẳn. Lúc đó, ngọn lửa bùng lên.
Vẫn tiếp tục lao theo, những chiếc xe cứu hoả tiến sát vào và lập tức phun bọt ra, những ṿng xoắn khổng lồ phủ lên máy bay với một tốc độ cực nhanh trông giống như một núi bọt xà pḥng.
Trên máy bay, nhiều cửa hành khách đă được mở ra, những thang trượt cấp cứu được ném xuống; cửa phía trước mở về phía bên phải, nhưng ở đó lửa vẫn đang chặn những lối ra ở giữa thân máy bay. Ở bên trái không có lửa; cửa trước và cửa giữa thân đă được mở: một số hành khách vội vàng trượt xuống. Nhưng ở phía sau, nơi mỗi bên có hai cửa cấp cứu vẫn chưa có cửa nào mở.
Qua ba cửa đă được mở; khói từ trong máy bay cuồn cuộn tuôn ra. Một số hành khách đă ở trên mặt đất; những người ra sau ho sặc sụa, nhiều người nôn thốc nôn tháo, tất cả đều hớp lấy hớp để từng ngụm không khí.
Ngọn lửa bên ngoài đă được dập dưới một đống bọt phủ kín một phía của máy bay.
Các nhân viên cứu hoả từ chiếc xe cứu trợ khẩn cấp mặc quần áo chống nóng màu bạc và đeo b́nh dưỡng khí, nhanh nhẹn chạy đến lắp thang vào những chiếc cửa chưa được mở phía sau. Khi tất cả những cánh cửa đă được mở bằng tay từ phía bên ngoài, khói lại tuôn ra nhiều hơn. Các nhân viên cứu hoả vội chui vào, quyết dập tắt lửa bên trong. Những người lính cứu hoả khác vào khoang chở khách bằng cửa trước đă giúp đưa hành khách ra, một số người ngă giúi giụi v́ choáng.
Số hành khách được đưa ra thưa dần. Harry Partridge ước chừng chỉ mới có gần 200 người ra khỏi máy bay và theo như anh biết th́ kể cả phi hành đoàn trên máy bay có tất cả 297 người. Các nhân viên cứu hoả bắt đầu đưa một số người có vẻ bị bỏng nặng ra. Trong số đó có hai nữ nhân viên hàng không. Khói từ trong máy bay vẫn tuôn ra, dù đă ít hơn trước.
Minh Văn Cảnh tiếp tục quay những sự việc xảy ra xung quanh, chỉ tập trung vào ống kính, gạt bỏ tất cả những ư nghĩ khác, v́ anh biết rằng anh là người quay phim duy nhất trên hiện trường và trong máy quay, anh đă có những h́nh ảnh đặc biệt và độc đáo. Có lẽ kể từ vụ tai nạn của chiếc máy bay Hindenhierg cho đến nay, chưa có vụ nổ máy bay lớn nào được quay chi tiết đến thế này, ngay khi sự việc đang xảy ra. Xe cứu thương đă được tập trung lại bên cạnh trạm chỉ huy tại chỗ. Hàng chục chiếc đă ở đó, c̣n các xe khác đang tới. Nhân viên cứu trợ y tế lao về phía những người bọ thương, đặt họ lên những chiếc cáng có ghi số. Chỉ trong giây phút, những nạn nhân đă trên đường tới những bệnh viện đă chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận họ. Khi một chiếc trực thăng đưa bác sĩ và y tá đến, trạm chỉ huy ở gần chiếc máy bay đă trở thành bệnh viện dă chiến cùng với một hệ thống cứu trợ khẩn cấp năng động.
Mọi việc được tiến hành khẩn trương cho thấy kế hoạch cấp cứu của sân bay tuyệt vời như thế nào. Partridge thoáng nghe tiếng viên chỉ huy đội cứu hoả báo rằng khoảng một trăm chín mươi hành khách đă ra khỏi máy bay và c̣n sống. Như vậy có nghĩa là c̣n hơn một trăm người chưa ra được.
Một nhân viên cứu hoả, vừa bỏ mặt nạ ra để lau mồ hôi mặt, vừa nói “Ôi lạy Chúa! Phía sau ngổn ngang xác chết. Ở đó chắc là nơi khói nhiều nhất”. Đó cũng là lư do tại sao bốn chiếc cửa cấp cứu ở phía sau đă không mở ra được.
Như tất cả các tai nạn hàng không khác, người chết phải để yên tại chỗ cho đến khi một viên chức Ban an toàn giao thông quốc gia – hiện đă ở hiện trường – tới ra lệnh chuyển họ đi sau khi tiến hành thể thức nhận diện.
Phi hành đoàn từ buồng lái bước xuống máy bay, nhất định không chịu để ai giúp đỡ. Viên phi công chính, đeo phù hiệu bốn vạch, tóc đă hoa râm, nh́n những người bị thương và khi biết con số người chết đă bật khóc. Đoán rằng dù có người bị chết, các phi công vẫn sẽ được ca ngợi v́ đă đưa máy bay hạ cánh, Minh quay cận cảnh khuôn mặt đau đớn của viên phi công. Đó là h́nh ảnh cuối cùng mà Minh quay và cũng lúc đó có tiếng gọi to: “Harry! Minh! Ken. Dừng lại đi. Mau lên! Mang tất cả những ǵ các anh có lại đây. Chúng ta sẽ truyền về New York bằng vệ tinh”.
Đó là giọng của Rita Abrams vừa mới đến trên chiếc xe buưt của ban thông tin công cộng. Cách đó không xa, chiếc máy phát vệ tinh lưu động hiện ra. Đĩa phát trên xe, khi di chuyển được xếp lại như kiểu xếp quạt, giờ đă mở ra và hướng lên trời.
Nhận được lệnh, Minh hạ máy xuống. Hai đội quay khác cũng đă đến trên chiếc xe buưt mà Rita vừa đi, một trong hai đội là KDLS, chi nhánh của CBA, cùng với các kư giả và phóng viên nhiếp ảnh. Họ và những người khác, theo Minh biết, sẽ tiếp tục theo dơi sự việc. Nhưng chỉ có Minh có được những h́nh ảnh đặc biệt về tai nạn, và anh biết với niềm kiêu hănh ngấm ngầm rằng hôm nay và những ngày tới, những h́nh ảnh mà anh ghi sẽ được truyền đi khắp thế giới và sẽ tồn tại như một phần của lịch sử.

o0o

Họ lại đi với Vernon trên chiếc xe của Ban thông tin công cộng tới cỗ xe phát vệ tinh. Trên đường đi, Partridge bắt đầu nhẩm những lời anh sắp nói. Rita bảo anh: “Chuẩn bị phần lời một phút bốn nhăm giây. Ngay khi anh đă sẵn sàng, cắt ngay đường âm thanh, làm ngay chương tŕnh đứng nói cận cảnh. Trong lúc đó, tôi sẽ truyền nhanh h́nh ảnh về New York”.
Partridge gật đầu, Rita liếc nh́n đồng hồ: đă năm giờ 43 phút, tức là sáu giờ 43 phút ở New York. Chỉ c̣n có 15 phút nữa trước khi bắt đầu chương tŕnh tin tối Toàn quốc.
Partridge vẫn tiếp tục viết, miệng lẩm nhẩm sửa lại vài lỗi trong đoạn anh đă viết. Minh trao lại cuốn băng quư giá cho Rita, rồi lắp một băng mới nguyên vào máy, sẵn sàng để thu lời và quay cận cảnh Partridge.
Vernon thả họ xuống ngay bên cạnh chiếc xe phát vệ tinh. Broderick vừa xuống đă chạy ngay đến cửa ra vào để đọc qua điện thoại bài của ḿnh về New York. Lúc chia tay nhau, anh nói: “Cảm ơn các cậu. Nếu các cậu muốn tin có chiều sâu th́ ngày mai hăy mua Thời bào nhé!”.
O’Hara, người say mê kỹ thuật cao, thán phục đứng ngắm chiếc xe phát vệ tinh chứa đầy dụng cụ. “Sao mà tôi thích các chú này đến thế”. Ăng ten đĩa rộng 15 fut đặt trên nóc xe giờ đây đă mở hết cỡ, được nâng lên và một chiếc máy phát điện 20 kilooat đang chạy. Phía bên trong, tại pḥng điều khiển nhỏ dụng cụ biên tập và truyền đă được xếp chồng lên nhau, một kỹ thuật viên trong nhóm hai người đang nối sóng của hệ thống phát trên xe với một vệ tinh Ku-band ở độ cao 22.300 dặm – tức là Sapcenet 2. Những ǵ họ phát đi, sẽ lên thẳng tới điểm tiếp nhận số 21 trên vệ tinh, rồi ngay lập tức được chuyển xuống New York để ở đó thu h́nh lại.
Trong xe, làm việc bên cạnh kỹ thuật viên, Rita thành thạo đưa những cuộn băng của Minh vào máy biên tập và xem qua trên một màn h́nh. Tốt lắm, cô thầm nghĩ. Tất cả đều tuyệt vời.
Thông thường vào những trường hợp khác, chủ nhiệm chương tŕnh và biên tập viên sẽ cùng chọn các đoạn khác nhau của băng h́nh, rồi kết hợp với tuyến âm thanh và lời của phóng viên, ghép lại thành một tin trọn vẹn đă được biên tập. Nhưng làm như vậy phải mất tới bốn mươi lăm phút, đôi khi c̣n lâu hơn, mà hôm nay th́ không có thời gian. Vậy nên, Rita quyết định chóng vánh chọn những h́nh ảnh trong các đoạn dễ gây xúc động nhất để cho kỹ thuật viên truyền thẳng đi – theo cách nói của dân vô tuyến là “nhanh và thô”.
Bên ngoài xe phát vệ tinh, Partridge ngồi trên chiếc thang sắt đă hoàn chỉnh phần lời và sau khi mau chóng hội ư với Minh và nhân viên ghi âm, anh cho thu ngay vào máy.
Sau khi chứa đủ thời gian cho phát thanh viên đọc lời dẫn tựa, sẽ được viết tại New York và tiếp liền sau những sự kiện nóng hổi của câu chuyện xuất hiện, Partridge bắt đầu:
“Các phi công trong một cuộc chiến trước đây đă từng gọi cảnh này là cuộc hạ cánh với một cánh và một lời cầu nguyện. Đă có một bài hát mang tên như vậy. Nhưng chắc sẽ không có ai viết một bài hát về ngày hôm nay…
“Chiếc may bay chở khách của hăng Hàng không Muskegon lúc đó c̣n cách Dallas-Fort Worth sáu mươi dặm… gần như đầy kín hành khách… từ Chicao tới.. Th́ bị va chạm trên không…”.
Là một phóng viên dày kinh nghiệm viết tin cho đài truyền h́nh, Partridge đă viết “hơi xa h́nh một chút”. Đó là một nghệ thuật đặc biệt rất khó học và không phải ai làm việc ở đài truyền h́nh lúc nào cũng thành công. Kể cả những nhà viết tin chuyên nghiệp tài năng, bởi v́ những lời được viết ra là để đọc kèm với h́nh và rất hiếm khi được đọc riêng mà hay được.
Bí quyết của thủ thuật này, như Partridge và những người như anh biết, là không mô tả h́nh. Người xem vô tuyến sẽ tận mắt thấy h́nh ảnh và không cần lời mô tả. Tuy nhiên, phần lời cũng không nên tách quá xa h́nh khiến cho tư tưởng người xem bị phân tán. Nói đúng ra đó là hành động giữ thăng bằng mà người viết phải linh cảm được.
Một điều khác mà những người làm tin vô tuyến nhận thức được là: cái hay của bản tin không nằm trong câu cú hoặc những đoạn văn đúng mẹo luật. Những đoạn ngắn gọn có tác dụng tốt hơn. Sự việc phải trần trụi, mạnh mẽ; lời văn phải sắc gọn. Cuối cùng, những động tác và âm điệu của người phóng viên b́nh luận phải đầy ư nghĩa. Anh ta phải vừa là một phóng viên xuất sắc, vừa là một diễn viên nữa. Về những điểm này Partridge là một chuyên gia, tuy nhiên hôm nay anh gặp khó khăn: anh không nh́n thấy h́nh, như thường lệ đối với phóng viên. Nhưng ít nhiều th́ anh cũng đă biết những h́nh ảnh đó.
Partridge kết thúc trong tư thế đứng nói chính diện, máy ghi h́nh quay từ vai anh trở lên. Phía sau anh, mọi hoạt động vẫn đang tiếp tục quanh chiếc máy bay chở khách bị nạn.
“Câu chuyện này c̣n có thêm… nhiều chi tiết bi thảm, đó là con số người chết và bị thương. Nhưng có một điều ngay lúc này đă rơ là nguy cơ máy bay đâm nhau đang ngày càng tăng… trên đường bay, trên bầu trời đông đúc của chúng ta… Harry Partridge, hăng tin CBA, Dallas Ford Worth”.
Cuốn băng có lời và người phóng viên đứng tuổi đă được đưa vào trong xe cho Rita. Vốn đă biết quá rơ và luôn tin tưởng Partridge, nên không cần phí thời gian kiểm tra, cô ra lệnh truyền thẳng về New York, mà khỏi cần xem lại. Sau đó, theo dơi và lắng nghe trong lúc kỹ thuật viên truyền đi, cô rất phục anh. Nhớ lại cuộc tranh căi cách đây nửa tiếng trong tiệm rượu ở pḥng chờ máy bay, cô thầm nghĩ: vói tài năng đa dạng của ḿnh, Partridge đă tỏ rơ tại sao lương anh lại cao hơn nhiều so với lương của anh chàng kư giả của tờ Thời báo New York.
Bên ngoài, Partridge c̣n phải làm thêm một nhiệm vụ nữa của phóng viên một tin truyền thanh đọc theo những điều ghi được và tự ư b́nh thêm cho đài phát thanh CBA. Sau khi truyền xong chương tŕnh truyền h́nh, chương tŕnh truyền thanh cũng sẽ được truyền về New York bằng vệ tinh.

Chương 3

Trụ sở của hăng truyền h́nh CBA ở New York là một ngôi nhà năm tầng xây bằng đá màu nâu đơn điệu và buồn tẻ nằm ở phía đông Thượng Manhattan, nơi trước đây là một xưởng làm đồ gỗ, bây giờ chỉ c̣n cái vỏ ngoài của công tŕnh kiến trúc cũ, phần bên trong đă được một loạt các nhà thầu khoán tu sửa và trang hoàng lại nhiều lần. Chính việc sửa chữa nhiều lần này đă tạo nên ở đây một mê cung đầy những hành lang sát nhau mà vị khách nào không có người dẫn đường chắc chắn sẽ bị lạc.
Mặc dù có vẻ ngoài buồn tẻ, nơi đây lại cất giữ một gia tài quư giá với những ma thuật điện tử, mà phần lớn nằm trong vương quốc của những nhà kỹ thuật ở độ sâu cách mặt đất hai tầng mà đôi khi người ta nói tới bằng cái tên Nghĩa địa ngầm . Ở đây, giữa vô số những pḥng ban, có một căn pḥng quant rọng với cái tên chán ngắt là Pḥng Băng từ Một inch .
Tất cả các băng h́nh các đội quay phim của hăng CBA từ khắp mọi nơi trên thế giới đều được đưa vào đây qua vệ tinh và đôi khi bằng đường bộ tới pḥng Băng từ Một inch. Cũng từ đó, với tất cả các băng đă hoàn chỉnh được truyền tới người xem, qua pḥng điều khiển phát h́nh và cũng qua vệ tinh.
Đặc điểm nghề nghiệp của pḥng băng từ Một inch là sự dồn ép ghê gớm của công việc, sự căng thẳng thần kinh, là những quyết định tức khắc và những mệnh lệnh khẩn cấp, đặc biệt là những lúc trước và trong giờ phát của bản tin Toàn quốc.
Vào những lúc như vậy, người không hiểu điều ǵ đang xảy ra có thể cho rằng đây là một cảnh hỗn loạn vô tổ chức, một cơn ác mộng kỹ thuật. Ấn tượng đó sẽ càng sâu đậm hơn bởi một không gian tranh tối tranh sáng vốn rất cần cho việc theo dơi vô số các màn ảnh vô tuyến. Nhưng thực ra, công việc được tiến hành một cách nhanh chóng và thành thạo. Những sự lầm lẫn ở đây có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Và điều đó ít khi xảy ra.
Có đến một nửa tá những thứ máy chuyển băng lớn và hiện đại được gắn vào những bảng điện với những người điều khiển thu phát h́nh ở phía trên, bao quát mọi hoạt động: những máy này sử dụng loại băng từ Một inch, loại băng có chất lượng và độ tin cậy cao nhất. Ở mỗi máy và bảng điều khiển đều có một người tinh thông kỹ thuật nhận, biên tập và phát h́nh một cách nhanh chóng theo chỉ thị. Những người điều khiển chính cao tuổi hơn hầu hết mọi nhân viên khác trong hăng, và họ là một nhóm người rất tự hào về lối ăn mặc xuềnh xoàng và cách cư xử xô bồ của ḿnh. V́ vậy, có lần một nhà b́nh luận đă miêu tả họ là “những phi công lái máy bay chiến đấu” của hăng truyền h́nh.
Ngày nào cũng vậy, khoảng một tiếng trước buổi phát Bản tin tối Toàn quốc, một chủ nhiệm chính của chương tŕnh tin từ pḥng làm việc của ḿnh ở Vành móng ngựa đi xuống năm tầng gác để điều khiển pḥng Băng từ Một inch và những người điều khiển máy. Và ở đó, hệt như một nhạc trưởng đại tài, anh ta vừa la hét vừa ra hiệu bằng tay, vừa quan sát những tư liệu tin tức đang được truyền đến tối hôm đó, ra lệnh biên tập thêm khi cần thiết và thông báo cho những đồng nghiệp của ḿnh ở Vành móng ngựa biết cái nào họ đang mong đă được chuyển về và h́nh ảnh đầu tiên ra làm sao.
Dường như tất cả các tin được đưa tới pḥng băng từ Một inch đều vội vă và quá muộn. Bởi v́ đă trở thành lệ là các chủ nhiệm, phóng viên và biên tập viên làm việc tại hiện trường đă cố trau đi chuốt lại tin cho đến giây phút cuối cùng cho phép, nên khi băng h́nh truyền về th́ chỉ c̣n có nửa tiếng nữa là đă đến buổi phát, thậm chí c̣n tiếp tục truyền về cả khi đang phát tin. Có những trường hợp cấp bách, khi phần đầu của tin đang hiện ra ở máy phát và đang được truyền đi, phần sau của tin mới được đưa vào máy khác biên tập. Trong những giây phút căng thẳng đó, người vận hành máy toát mồ hôi v́ phải vận dụng tối đa tài năng của ḿnh.
Biên tập viên chính thường đảm nhiệm công việc này là Will Kazazis sinh ở Brooklyn trong một gia đ́nh gốc Hy Lạp dễ bị kích động, một truyền thống mà bản thân anh đă được thừa hưởng. Mặc dù vậy, cái đó lại có vẻ phù hợp với công việc của anh và anh chưa bao giờ mất tự chủ. Tối nay, chính Kazazis là người nhận bản tin truyền qua vệ tính từ DFW của Rita Abrams và những h́nh ảnh đầu tiên của Minh Văn Cảnh được truyền về “nhanh và thô”, rồi lời b́nh của Harry Partridge kết thúc bằng cảnh anh đang đứng tại hiện trường.
Bây giờ là 6 giờ 48 phút, c̣n mười phút đưa tin, chương tŕnh quảng cáo vừa bắt đầu.
Kazazis bảo người điều khiển máy vừa mới đưa chương tŕnh vào: “ghép nhanh tất cả vào. Sử dụng tất cả đoạn của Partridge. Lồng những h́nh đẹp nhất vào đó. Tôi tin tưởng anh. Nào làm đi, làm đi!”.
Qua người phụ tá, Kazazis báo cho Vành móng ngựa biết đă có tin và h́nh từ Dallas chuyển về. Qua điện thoại, Chuck Insen, lúc này đang ngồi trong pḥng điều khiển buổi phát tin, hỏi: “Thế nào?”.
Kazazis trả lời: “Tuyệt vời! Đẹp cực kỳ! Đúng là Harry và Minh!”.
Biết không có thời gian để tự ḿnh xem tin này, và rất tin Kazazis, Insen ra lệnh: “Chúng ta sẽ phát ngay sau phần quảng cáo. Anh chuẩn bị nhé”.
Chỉ c̣n có gần một phút nữa. Người vận hành máy ghi băng, vă mồ hôi tuy ở trong căn pḥng có điều hoà nhiệt độ, vẫn đang biên tập hối hả, cắt ghép phim h́nh, phần b́nh luận và âm thanh tự nhiên.
o0o
Lệnh của Insen đă được truyền tới phát thanh viên Sloan và người viết tin ngồi bên cạnh anh. Phần bổ sung đă được chuẩn bị và người viết tin chuyển tờ giấy đó cho Sloan. Anh đọc lượt qua, vội vă sửa một hai chữ, và gật đầu tỏ ư cảm ơn. Một lúc sau trên màn h́nh của máy nhắc lời bản tin về DFW đă được thế chỗ cho phần tin trước đó. Tại pḥng phát tin khi phần quảng cáo giữa chừng đă gần kết thúc, người chỉ huy trường quay gọi: “Mười giây… năm… bốn…. Hai…”.
Nh́n thấy hiệu lệnh, Sloan bắt đầu với vẻ nghiêm trọng: “Vào đầu buổi phát tin, chúng tôi đă đưa tin về một vụ đụng máy bay trên không gần Dallas giữa một chiếc máy bay chở khách của hăng Muskegon và một chiếc máy bay tư nhân. Chiếc máy bay tư nhân nổ tung. Không ai sống sót. Chiếc máy bay chở khách bắt lửa, hỏng nặng đă hạ cánh xuống sân bay Dallas Fort Worth cách đây vài phút và số thương vong khá lớn. Phóng viên của hăng CBA Harry Partridge vừa đưa tin này từ hiện trường”.
Vài giây trước đây, công việc biên tập hối hả ở pḥng Băng từ Một inch cũng vừa mới xong. Giờ đây, trên máy phát của toàn trụ sở và trên hàng triệu màn vô tuyến ở miền Đông và Trung Tây nước Mỹ, cả phía biên giới Canada, h́nh ảnh bi thương của chiếc máy bay chở khách bị bốc cháy đang hiện lên choán cả màn h́nh, và giọng của Partridge bắt đầu: “Các phi công trong một cuộc chiến trước đây đă từng gọi cảnh này là cuộc hạ cánh với một cánh và một lời cầu nguyện…”.
Bản tin đặc biệt và h́nh ảnh, mục cuối cùng, đă kết thúc chương tŕnh phát thứ nhất Bản tin tối Toàn quốc.
o0o
Ngay sau chương tŕnh phát tin thứ nhất, là chương tŕnh phát tin thứ hai. Lúc nào cũng như vậy, và chương tŕnh này sẽ được phát sang miền Đông qua những đài phát chi nhánh không truyền được chương tŕnh thứ nhất, truyền rộng răi ở Trung Tây và hầu hêt các trạm ở miền Tây sẽ thu h́nh chương tŕnh phát thứ hai để truyền lại sau (v́ giờ giấc các miền chênh nhau).
Tin của Partridge từ DFW dĩ nhiên là sẽ để lên đầu chương tŕnh thứ hai, và trong khi các hăng địch thủ của CBA cho đến giờ cũng chỉ có được những h́nh ảnh sau khi sự kiện đă xảy ra cho chương tŕnh phát thứ hai, th́ những h́nh ảnh ghi sự kiện đang xảy ra của hăng CBA vẫn là duy nhất trên phạm vi toàn thế giới và sẽ c̣n được phát lại nhiều lần trong những ngày sau.
Vẫn c̣n hai phút trống giữa phần cuối của chương tŕnh phát đầu tiên và phần bắt đầu của chương tŕnh thứ hai, nên Crawford Sloan tranh thủ gọi điện cho Chuck Insen.
“Này” – Sloan nói – “Theo tôi th́ chúng ta vẫn nên đưa tít Xaodi vào”.
Insen nói vẻ giễu cợt: “Tôi biết là anh có thể lắm. Liệu anh có thể thu xếp phát thêm năm phút nữa không?”.
“Đừng đánh đố nhau nữa. Đó là tin quan trọng”.
“Và nhạt như nước ốc. Tôi nói là không”.
“Liệu tôi nói cứ đưa th́ sao?”.
“Chắc chắn là có chuyện. Đó là lư do v́ sao chúng ta sẽ phải bàn tới ngày mai. Trong khi đó th́ tôi vẫn đang chịu trách nhiệm ở đây”.
“Kể cả - hoặc hẳn là – lên giọng phán xét về tin thế giới chứ ǵ?”.
“Chúng ta ai có việc người ấy, - Insen nói, - và hết giờ rồi đấy. Mà này, anh xử trí các chuyện Dallas từ đầu đến cuối khá lắm”.
Không trả lời, Sloan đặt ống nghe ở bàn phát tin xuống. Như chợt nhớ ra chuyện ǵ đó, anh bảo người viết tin ngồi bên cạnh: “Nhờ ai đó nối điện thoại với Harry Partridge ở Dallas. Tôi sẽ nói chuyện với anh ta vào giờ nghỉ sau. Tôi muốn chúc mừng anh ta và mấy người kia”.
Chỉ huy trường quay gọi to: “Mười lăm giây”.
Đúng vậy, Sloan quyết định, ngày mai sẽ phải có một cuộc tranh luận và nó sẽ ra tṛ đấy. Có lẽ Insen đă hết thời rồi và ông ta nên ra đi.
o0o
Sau khi kết thúc chương tŕnh phát thứ hai và trước khi về nhà, Chuck Insen trở lại pḥng làm việc của ḿnh để thu thập chừng một chục tờ báo và tạp chí mang về đọc.
Đọc, đọc và đọc để biết được tin tức trên vô số lĩnh vực, là gánh nặng của một chủ nhiệm chương tŕnh. Ở bất cứ đâu và bất kể giờ phút nào, Insen cảm thấy ḿnh buộc phải vớ lấy một tờ báo, một tạp chí, một bản tin, một cuốn sách – đôi khi là những ấn phẩm vớ vẫn đủ các loại – như những người khác vớ lấy một tách cà phê, một chiếc khăn tay, một điếu thuốc. Thường thường, ông thức dậy giữa đêm và đọc, hoặc nghe tin nước ngoài trên băng sóng ngắn. Ở nhà, qua chiếc máy vi tính cá nhân, ông đă có những tin của đài phát thanh và mỗi buối sáng, vào lúc năm giờ, ông đọc lại tất cả. Trên đường lái xe đi làm, ông nghe đài phát thanh, chuỷ yếu là đài của hăng CBS v́ mạng lưới tin của đài này là tinh tế nhất, theo sự đánh giá của ông và một số người trong giới.
Insen có triết lư riêng về hàng triệu con người theo dơi Bản tin tối Toàn quốc. Ông tin chắc rằng hết thảy mọi người xem đều muốn có câu trả lời cho ba vấn đề cơ bản: Thế giới có yên ổn không? Nhà cửa gia đ́nh của tôi có an toàn không? Hôm nay có điều ǵ thú vị xảy ra không? Trên tất thảy, Insen cố đảm bảo rằng tối nào tin tức cũng cung cấp những câu trả lời đó.
Ta đă phát chán và quá mệt – Insen thầm nghĩ đầy bực bội – về các thái độ cái ǵ ta cũng nhất, cũng thánh-thiện hơn người của thằng cha phát thanh viên về việc chọn lọc tin tức, v́ thế, ngày mai hai người sẽ có một cuộc đụng độ gay gắt mà Insen sẽ nói toạc cái ư nghĩ hiện đang có trong đầu, rồi kết cục muốn ra sao th́ ra.
Liệu rồi kết cục sẽ thế nào nhỉ? Trước kia, trong các cuộc tranh luận giữa phát thanh viên truyền tin và uỷ viên ban chủ nhiệm, th́ bao giờ phát thanh viên cũng thắng, c̣n chủ nhiệm th́ phải lo t́m việc ở nơi khác. Nhưng nay trong hệ thống làm tin đang có nhiều thay đổi. Giờ đây bầu không khí khác hơn, và cũng sẽ có thể đây là trường hợp đầu tiên mà người phát thanh viên phải cuốn gói c̣n chủ nhiệm tin ở lại.
Đinh ninh với khả năng này trong tâm trí, nên một vài ngày trước đây Insen đă có một cuộc nói chuyện mang tính chất thăm ḍ, rất riêng tư qua điện thoại với Harry Partridge, ông muốn biết là liệu Partridge có quan tâm đến việc từ bỏ xứ sở lạnh lẽo để đến cư trú tại New York và trở thành phát thanh viên của Bản tin tối Toàn quốc không? Khi anh ta thích, Harry có thể tỏ ra đắc dụng và sẽ hợp với công việc – như anh ta đă từng tỏ ra qua bao lần làm thay khi Sloan nghỉ phép.
Partridge đáp lại, nửa ngạc nhiên, nửa không khẳng định, nhưng ít ra là anh ta đă không từ chối. Dĩ nhiên Crawford Sloan không hề biết ǵ về cuộc nói chuyện này.
Theo cách này hay cách khác th́ bề nào giữa anh và Sloan, Insen tin rằng họ không thể nào tiếp tục va chạm mà không sớm có một giải pháp.

Chương 4

Crawford Sloane lái chiếc Buick Somerset rời gara tại trụ sở hăng CBA vào bảy giờ 40 phút tối. Như thường lệ, anh sử dụng xe của hăng: chiếc xe này dành cho anh theo quy định trong hợp đồng làm việc, và nếu anh muốn th́ anh có một lái xe riêng, nhưng hầu như anh không hề dùng lái xe. Vài phút sau, lúc anh từ Đại lộ Ba rẽ ra phố Năm mươi chín, đi về phía đông theo đoạn đường ṿng FDR, anh tiếp tục nghĩ về buổi phát h́nh vừa mới kết thúc.
Lúc đầu, những ư nghĩ của anh đều hướng về Insen, nhưng anh quyết định gạt tay uỷ viên ban chủ nhiệm ra khỏi tâm trí cho đến tối ngày mai. Sloane không mảy may lo ngại về khả năng của anh có thể đương đầu với Insen và tống ông ta đi – có lẽ là lên chức phó chủ tịch của hệ thống truyền h́nh mà, mặc dù nghe có vẻ rất kêu, thực ra lại là một sự phế truát khỏi Bản tin tối Toàn quốc. Anh không hề tính đến sự đảo ngược của tiến tŕnh rất có thể xảy ra. Nếu ai gợi ư đó ra với anh, hẳn anh sẽ phá lên cười.
Ư nghĩ của anh hướng về Harry Partridge.
Đối với Partridge, Sloane công nhận là cái tin đưa vội vă nhưng tuyệt vời vừa rồi từ Dallas đă một lần nữa tỏ rơ nghiệp vụ xuất sắc của anh ta. Qua mạng lưới điện thoại ở sân bay DFW, Sloane đă gọi điện cho Partridge và chúc mừng anh; đồng thời nhờ anh chuyển lời tới Rita, Minh và O’Hara. Một phát thanh viên thường nên xử sự như vậy – một cử chỉ cao thượng bắt buộc – cho dù Sloane không hào hứng lắm trong việc quan tâm tới Partridge. Cái cảm giác thầm kín đó khiến cho cuộc nói chuyện, về phía Sloane, thoáng có vẻ ngượng ngập, như tất thảy mọi cuộc đối thoại khác với Partridge. C̣n Partridge th́ lại có vẻ thoải mái, dù nghe giọng nói anh rất mệt mỏi.
Chiếc xe vẫn lăn bánh, và trong giây phút thành thật h́nh tĩnh, riêng tư, Sloane tự hỏi: “Cảm giác của ta về Harry Partridge ra sao đây?” – Câu trả lời, cũng rất thành thật, là: “Anh ta làm cho ta cảm thấy bất an”.
Cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều bắt nguồn từ câu chuyện gần đây.
Hai người quen biết nhau từ hơn hai mươi năm nay, cũng dài bằng thời gian họ làm việc cho hăng CBA v́ gần như cả hai vào làm cho hăng gần cùng một lúc. Ngay từ đầu, họ rất thành công trong nghề nghiệp, tuy nhiên rất đối lập về tính cách.
Sloane là một người ưa chính xác, lịch thiệp, trau chuốt trong cả cách ăn mặc lẫn phát ngôn: anh thích chứng tỏ uy quyền và ứng xử như vậy một cách tự nhiên. Giới trẻ thích gọi anh là “ngài” và luôn nhường lối cho anh đi trước. Anh có thể bị coi là lạnh lùng, hơi cách biệt với mọi người mà anh không quen biết lắm, dù cho trong bất cứ cuộc tiếp xúc với ai đó th́ trí tuệ sắc sảo của anh không bao giờ để sót điều ǵ, kể cả lời nói hoặc chỉ suy đoán về họ.
Ngược lại, Partridge lại rất xô bồ, bề ngoài lúc nào cũng xoàng xĩnh: anh thích mặc áo khoác da cũ và rất ít khi ăn bận cả bộ chỉnh tê. Tính cách anh thoải mái khiến cho ai gặp anh cũng thấy dễ chịu, như người bằng vai phải lứa; đôi khi anh làm người ta có cảm giác rằng anh không quan tâm đến chuyện ǵ cả, nhưng đó là một mẹo có tính toán Partridge đă sớm học được, ngay từ khi bước chân vào nghề làm báo, là anh sẽ biết được nhiều hơn khi làm ra vẻ không quan tâm đến quyền lực và giấu kín sự sắc sảo và trí thông minh đặc biệt của ḿnh.
Họ cũng xuất thân từ các nguồn gốc khác nhau.
Crawford Sloane sinh ra trong một gia đ́nh trung lưu ở Cleveland, và đă sớm được đào tạo ngành vô tuyến truyền h́nh ngay tại thành phố này. Harry Partridge tập nghề đưa tin vô tuyến ở Toronto, tại hăng CBC – tức là hăng Truyền h́nh Canada – và trước đó anh đă làm quảng cáo viên – phát thanh viên tin – phát thanh viên chương tŕnh thời tiết cho một đài phát thanh nhỏ và những đài truyền h́nh ở phía tây Canada. Anh sinh tại Alberta, cách Calgary không xa, trong một xóm nhỏ tên là De Winton, nơi bố anh làm nghề nông nghiệp.
Sloane tốt nghiệp trường đại học Columbia, c̣n Partridge th́ lại chưa học hết trung học, nhưng làm việc trong giới báo chí nên kiến thức thực tế của anh phát triển nhanh chóng.
Trong suốt một thời gian dài công việc của họ tiến hành song song: kết cục là có vẻ như họ trở thành đối thủ của nhau. Bản thân Sloane coi Partridge là một đối thủ, thậm chí c̣n là một đe doạ cho sự tiến bộ của anh. Anh không chắc là liệu Partridge có nghĩ về anh như vậy không?
Sự ganh đua giữa hai người tỏ ra mạnh nhất là thời gian cả hai cùng đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Họ được hăng cử sang đó vào cuối 1967, trên danh nghĩa là cùng một nhóm, và về một mặt nào đó th́ họ có làm việc với nhau. Tuy nhiên Sloane coi cuộc chiến là một cơ hội bằng vàng để anh tiến thân; ngay lúc đó anh đă nghĩ tới nghề phát thanh viên và chương tŕnh Bản tin tối Toàn quốc.
Sloane biết rằng điều cơ bản trên con đường tiến thân của anh là phải xuất hiện trong Bản tin tối càng thường xuyên càng tốt. Vậy nên, ngay sau khi đặt chân tới Sài G̣n, anh quyết định không đi lang thang quá xa khỏi cái “Lầu Năm góc Phương Đông” – Tổnh hành dinh của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, cách Sài G̣n chừng năm dặm – và, khi anh phải đi lấy tin th́ cũng không vắng quá lâu.
Giờ đây, sau bao năm tháng, anh vẫn c̣n nhớ lần hai người nói chuyện với nhau và Partridge đă lưu ư: “Crawford ạ, cậu sẽ không bao giờ hiểu được cuộc chiến tranh này bằng cách dự các cuộc nhảm nhí hoặc cứ ru rú ở Caravelle đâu” – Điểm trên là tên giới báo chí dùng để gọi các cuộc họp báo để thông báo về t́nh h́nh quân sự, tên sau là một khách sạn nổi tiếng mà giới báo chí quốc tê, các nhân viên quân sự và dân sự cao cấp của Sứ quán Mỹ thường tụ tập ăn uống, nhảy nhót.
“Nếu cậu định nói về mạo hiểm” – Sloane ngạo mạn đáp, - “th́ tôi sẵn sàng lao vào các chuyện mạo hiểm như cậu ấy”.
“Quên các chuyện mạo hiểm đi. Tất cả chúng ta đều lao vào chuyện mạo hiểm cả. Tôi đang nói về chuyện đưa tin có chiều sâu cơ. Tôi muốn đi sâu vào đất nước này và hiểu rơ nó. Nhiều lúc tôi muốn dứt ra khỏi đám quân sự, không chỉ lẽo đẽo bám theo trong các trận đánh, đưa tin chiến sự như họ muốn chúng ta làm. V́ thế th́ quá dễ. Và khi đưa tin về các vấn đề quân sự th́ tôi muốn tin đó phải là từ các mặt trận để xem bọn nhân viên Hăng thông tin Mỹ nói có thực hay không?”.
“Để làm được tất cả chyện đó, - Sloane nhấn mạnh, - th́ cậu phải đi mất mấy ngày, có khi mỗi lần hàng tuần ấy chứ”.
Partridge có vẻ thích thú: “Tôi thấy là cậu hiểu vấn đề nhanh đấy. Tôi dám chắc là cậu cũng h́nh dung được là cách tôi dự tính làm sẽ giúp cho cậu có khả năng xuất hiện trên màn h́nh hầu hết các buổi tối”.
Sloane khó chịu v́ người ta đọc được ư nghĩ của ḿnh mọt cách dễ dàng, tuy nhiên thực tế là như vậy.
Không ai có thể nói rằng trong thời gian ở Việt Nam, Sloane không làm việc hết ḿnh. Anh đă làm việc nhiều, lao vào mọi chuyện nguy hiểm. Có lần anh đi vào những vùng việt cộng đang hoạt động, thỉnh thoảng lao vào giữa các trận đánh, và trong những lúc gian nguy như vậy, anh không dám chắc, với nỗi sợ hăi thông thường là ḿnh c̣n sống để trở về hay không.
Trong thực tế, anh vẫn sống sót trở về và hiếm khi đi lâu hơn hai mươi bốn tiếng. Và bao giờ anh trở về th́ cũng có được nhiều tin cùng với những h́nh ảnh chiến đấu đầy ấn tượng và những câu chuyện khiến người ta quan tâm về những chàng trai trẻ Mỹ trên chiến trường, là loại mà New York muốn có.
Tiếp tục dự tính của ḿnh một cách khôn ngoan, Sloane đă không dấn quá sâu vào những chuyên đi nguy hiểm và thường có mặt ở Sài G̣n để dự các buổi thông báo t́nh h́nh quân sự và ngoại giao mà thu lượm được nhiều tin tức đáng gái. Chỉ măi về sau này người ta mới nhận ra là loại tin mà Sloane đưa nông cạn đến mức nào, mà đối với vô tuyến truyền h́nh th́ những h́nh ảnh đầy ấn tượng phải được đưa lên hàng ưu tiên số một, cùng với những lời phân tích thận trọng. Nhưng đến khi người ta hiểu rơ điều đó th́ cũng chảng ảnh hưởng ǵ đến Crawford Sloane nữa.
Thủ đoạn của Sloane đă thành công. Trước đó anh luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem, và hồi ở Việt Nam th́ ấn tượng c̣n mạnh mẽ hơn. Anh đă trở thành một người được các chủ nhiệm chương tŕnh ở Vành móng ngựa New York ưu ái và thường xuyên xuất hiện trên Bản tin tối, có khi tới ba bốn lần mỗi tuần; đó là cách một phóng viên xây những bước tiếp tiếp theo, không chỉ với khán giả, mà với những người có quyền quyết định tại trụ sở của hăng CBA.
Ngược lại Harry Partridge vẫn giữ kế hoạch hoạt động của ḿnh và làm khác hẳn. Chính anh đă lao vào những câu chuyện sâu sắc hơn, đ̣i hỏi phải điều tra lâu hơn và đă buộc anh cùng với một người quay phim, đi tới những vùng đất xa xôi ở Việt Nam. Anh đă tự học hỏi để có được những hiểu biết về chiến thuật, về quân Mỹ và Việt cộng. Anh nghiên cứu thế cân bằng lực lượng, nằm lại các vùng chiến sự để thu thập số liệu về các cuộc tấn công trên bộ cũng như trên không, các số liệu về thương vong và hậu cần. Một số tin của anh đưa mâu thuẫn với những tuyên bố chính thức của giới quân sự ở Sài G̣n. Một số tin khác đă khẳng định những tuyên bố đó, và chính loạt tin thứ hai này – mà giới quân sự Mỹ cho là đứng đắn – đă tách Partridge và một nhóm nhỏ khác ra khỏi phần đông các phóng viên đang đưa tin về Việt Nam.
Lúc đó ở Mỹ người ta đón nhận những phóng sự về cuộc chiến tranh Việt Nam với một thái độ đối địch. Thế hệ các phóng viên trẻ - một số đồng t́nh với những người phản đối chiến tranh ở Mỹ - không tin tưởng, thậm chí c̣n coi thường giới quân sự Mỹ, và hầu hết giới báo chí đă phản ánh nhận thức đó. Cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu Thân là một thí dụ. Giới báo chí đă lớn tiếng cho đó là một chiến thắng vang dội của cộng sản: điều này hai thập kỷ sau những nghiên cứu b́nh tĩnh hơn cho thấy là không đúng.
Hary Partridge là người lúc đó đă đưa tin rằng lực lượng quân Mỹ đă chiến đấu khá hơn là người ta nghĩ, rằng kẻ thù chiến đấu kém hơn là người ta đưa tin và đă không đạt được một số mục tiêu. Đầu tiên các chủ nhiệm chính của Vành móng ngựa đă nghi ngờ những tin đó và chần chừ không muốn đưa. Nhưng sau khi bàn bạc họ thấy những tin tức xưa nay Partridge đưa thường rất chính xác do đó hầu hết đều được phát.
Có một bài của Partridge không được phát đó là bài phản bác lại ư kiến cá nhân của ông Walter Cronkite, lúc đó là phát thanh viên rất nổi tiếng của hăng CBS.
Từ Việt Nam, Cronkite đă tuyên bố trong một “chương tŕnh đặc biệt” sau Tết Mậu Thân của hăng CBS là “kinh nghiệm đẫm máu của Việt Nam” sẽ “chấm dứt trong bế tắc” và “bằng mọi cách chúng ta phải leo thang, kẻ thù có thể đương đầu nổi với chúng ta…”.
Ông ta nói tiếp: “Nói rằng chúng ta đă đến gần thằng lợi tức là tin rằng… những người lạc quan đă sai lầm trong quá khứ”. Do đó, Cronkite khuyên nước Mỹ nên “thương lượng, không phải là với tư cách của những người chiến thắng, mà với tư cách của những người đáng kính, thực hiện đúng cam kết của họ là bảo vệ dân chủ, và đă làm hết sức ḿnh”.
V́ lời lẽ mạnh mẽ này lại là của Cronkte, cộng thêm với những tin tức trung thực nên đă có tác động ghê gớm, và theo lời một nhà b́nh luận, nó đă “đem lại cho phong trào phản chiến sức mạnh và tính hợp pháp”. Nghe nói tổng thống Lyndon Johnson đă nói nếu ông mất Walter Cronkite có nghĩa là ông mất cả đất nước.
Partridge qua cuộc phỏng vấn với một loạt người trên chiến trường, đưa ra lập luận là Cronkite không những đă sai lầm, mà v́ ông ta biết ḿnh có đầy đủ quyền lực và ảnh hưởng, nên theo lời của một người được phỏng vấn phát thanh viên này của hăng CBS “đă xử sự như một tổng thống không được bầu và mâu thuẫn với các giáo lư của chính bản thân ông ta về tính vô tư của báo chí”.
Khi bài của Partridge về tới New York, người ta đă phải bàn căi về nó mất hàng tiếng đồng hồ và phải đưa lên tới cấp cao nhất của hăng CBA trước khi có được sự nhất trí rằng tấn công vào “Walter” – người nổi danh toàn quốc – sẽ chỉ là một cuộc thí quân không ḥng thắng lợi. Tuy nhiên, những bản sao không chính thức bài của Partridge đă được lưu hành trong giới làm tin vô tuyến.
Những chuyến đi của Partridge vào các vùng chiến sự ác liệt thường khiến anh phải rời Sài G̣n hàng tuần lễ, có khi c̣n lâu hơn. Một lần, khi anh bí mật vào sâu trong đất Campuchia, anh đă mất liên lạc tới gần một tháng trời.
Tuy vậy, lần nào anh cũng trở về với những bản tin đầy ấn tượng và sau chiến tranh người ta vẫn c̣n nhớ một số bài của anh v́ tính sâu sắc của nó. Không một người nào, kể cả Crawford Sloane, lại tỏ ư nghi ngờ Partridge không phải là một nhà báo kiệt xuất.
Chỉ có điều số lượng bài của Partridge ít hơn, anh cũng ít xuất hiện hơn Sloane trên màn ảnh, do đó anh không được người ta chú ư như Sloane.
Một nhân tố khác ở Việt Nam đă ảnh hưởng tới tương lai của Partridge và Sloane. Đó là Jessica Castillo.
Jessica…
o0o
Crawford Sloane vừa suy nghĩ, vừa phóng xe trên con đường mà ngày nào anh cũng thường qua lại hai lần. Anh rẽ khỏi phố Năm mươi chín để sang đại lộ York. Đi một quăng anh ngoặt sang phải để vào đoạn ṿng FDR về phía bắc. Một lúc sau, dọc bờ sông Đông và không c̣n bị những ngă tư và đèn hiệu cản trở, anh nhấn ga tăng tốc độ. Từ đây đến nhà anh ở Larchmont thuộc vùng Long Island Sound phía bắc thành phố c̣n phải đi mất nửa giờ nữa.
Phía sau anh, một chiếc xe Ford Tempo màu xanh cũng tăng tốc độ.
Sloane ḷng thanh thản, như anh thường cảm thấy vào thời điểm này trong ngày, giờ đây ḍng suy nghĩ của anh quay về với Jessica, cô gái mà khi c̣n ở Sài G̣n đă từng là người yêu của Partridge, nhưng sau rồi lại lấy Crawford Sloane.
o0o
Ngày đó tại Việt Nam, Jessica hai mươi sáu tuổi, nàng thanh mảnh, có mái tóc nâu buông dài, thông minh và khá đanh đá. Cô nhân viên trẻ của Pḥng tông tin Mỹ (gọi là USIS hải ngoại) này không bao giờ nói những chuyện dông dài với các nhà báo.
Trụ sở của hăng nằm ở đường Lê Quư Đôn, trong “Thư viện Lincoln” rợp bóng cây trước kia là rạp hát Rex, và bảng hiệu cũ của rạp hát vẫn để nguyên trong một thời gian Pḥng Thông tin Mỹ ở đó. Các chàng nhà báo đôi khi tới đó nhiều hơn là cần thiết, mang theo những câu hỏi để có cớ gặp Jessica.
Jessica. Cũng đùa với mối quan tâm của họ và nó làm cho nàng thấy vui vui. Nhưng khi Crawford Sloane lần đầu gặp nàng, anh đă biết rằng Harry Partridge đă trở thành người được nàng ưu ái nhất.
o0o
Cho đến tận bây giờ, Sloane thầm nghĩ – vẫn c̣n có những chuyện trong mối quan hệ trước đó giữa Partridge và Jessica mà anh hề hay biết, anh chưa bao giờ đả động đến và có lẽ sẽ không bao giờ biết rơ. Nhưng việc đóng kín cánh cửa vào quá khứ suốt hơn hai mươi năm vẫn… chưa bao giờ… sẽ không bao giờ… làm anh hết hồ nghi về những chi tiết về sự thân mật giữa hai người dạo đó.

Chương 5

Jessica Castillo và Hary Partridge đă bị hút vàonhau theo bản năng tự nhiên ngay từ lần đầu gặp gỡ tại Việt Nam – mặc dù cuộc gặp gỡ đó lại là cuộc đụng độ giữa hai người. Partridge tới Pḥng Thông tin để kiếm những tư liệu mà anh đoán chắc là có, nhưng giới quân sự Mỹ đă từ chối không cho anh biết. Đó là tài liệu về việc binh lính Mỹ ở Việt Nam sử dụng rộng răi ma tuư.

Partridge đă thấy vô khối b ằng chứng về nạn nghiện ma tuư qua các chuyến đi của anh ra các vùng chiến sự. Loại ma tuư mạnh được sử dụng là hêrôin và cái đó th́ rất sẵn. Qua các cuộc điều tra của nhà nước do hăng CBA yêu cầu, anh biết rằng số người nghiện ma tuư từ Việt Nam đưa về các bệnh viện dành cho các cựu chiến binh ở Mỹ đă lên đến mức đáng báo động. Nó trở thành một vấn đề quốc gia, chứ không c̣n là vấn đề quân sự đơn thuần.

Vành móng ngựa tại New York đă bật đèn xanh cho anh tiếp tục cuộc điều tra này, nhưng các nguồn tin chính thức không chịu cung cấp tin.
Khi anh đến pḥng làm việc của Jessica và đặt vấn đề đó, nàng cũng phản ứng theo lối như vậy. “Tôi rất tiếc. Đó là điều tôi không thể nói được”.
Thái độ của nàng làm anh phật ư, nên anh nói vẻ bất b́nh: “Có nghĩa là cô sẽ không nói bởi v́ người ta đă ra lệnh cho cô che chở một ai đó, có phải là v́ ngài đại sứ sẽ bị lúng túng trước sự thật không?”.
Nàng lắc đầu: “Điều đó tôi cũng không trả lời được”.
Partridge càng tức thêm, xoáy vào đó mà hỏi: “Vậy đièu mà cô muốn cho tôi biết là cô chỉ ngồi trong căn pḥng ấm cúng này và cóc cần để ư ǵ chuyện những người lính Mỹ ở ngoài rừng đang sợ văi cứt ra, đang đau khổ, và rồi, để t́m lối thoát – v́ họ có biết làm cái quái ǵ hơn nữa chứ - họ tự huỷ hoại ḿnh bằng ma tuư và trở thành đồ bỏ đi, phải không?”
Nàng cáu kỉnh trả lời: “Tôi đâu có nói như vậy”.
“Ồ, nhưng lại đúng như vậy đấy – giọng anh trở nên khinh khỉnh: “Cô nói rằng cô sẽ không nói về chuyện thối tha bẩn thỉu đó, điều đáng ra cần được đưa ra công luận, để mọi người biết về sự tồn tại của nó, để rồi phải làm một cái ǵ đó, để những thằng lính mới phải sang đây sẽ được cảnh cáo trước và bằng cách đó có thể cứu được họ. Cô nghĩ cô che chở cho ai đây, thưa cô? Chắc chắn là cô không che chở cho những thằng đang đánh nhau, những thằng đáng được quan tâm đâu. Cô tự gọi ḿnh là nhân viên thông tin. C̣n tôi gọi cô là nhân viên giấu tin”.
Jessica đỏ mặt. Không quen bị ai nói chuyện với minh theo lối đó, đôi mắt nàng loé lên tia giận dữ. Những ngón tay của nàng đă nắm chặt cái chặn giấy bằng thuỷ tinh để ở trên bàn. Trong phút chốc Partridge ngỡ là nàng sắp ném nó vào ḿnh và chuẩn bị tránh. Rồi bất chợt, cơn giận của nàng lắng xuống và Jessica lặng lẽ hỏi: “Vậy cụ thể là anh muốn biết cái ǵ?”.
Partridge cũng hạ giọng xuống: “Chủ yếu là số liệu. Tôi biết có người có những số liệu đó, có biên bản và đă có những cuộc điều tra”.
Nàng hất mớ tóc nâu ra phía sau bằng một cử chỉ mà sau này trở nên quen thuộc và yêu mến đối với anh. “Anh có biết Rex Taibot không?”.
“Có”. – Taibot là viên phó lănh sự trẻ làm việc tại toà đại sứ Mỹ ở đường Thống Nhất, cách đó vài khu nhà.
“Theo tôi th́ anh nên đề nghị anh ấy cho xem báo cáo dự án Nostradamus của MACV”.
Mặc dù đang cáu kỉnh, Partridge phải mỉm cười và tự hỏi không biết bộ óc nào đă nghĩ tới việc đặt cái tên đó cho dự án.
Jessica nói tiếp: “Anh không nên để Rex biết là tôi bảo anh đến. Anh cứ để cho anh ấy nghĩ là tự anh biết…”.
Anh cướp lời: “… Nhiều hơn thực sự một chút. Đó là cái mẹo vặt cũ rích của cánh nhà báo”.
“Các loại mẹo vặt mà anh vừa sử dụng với tôi đấy”.
“Đại loại như vậy”, - anh công nhận với mọt nụ cười.
“Tôi đă biết tỏng rồi” – Jessica nói. – “Tôi cứ để anh tiếp tục giở mẹo ra thôi”.
“Cô không đến nỗi vô tâm như tôi nghĩ” – anh nói, - “Liệu chúng ta có thể khai thác tiếp đề tài đó vào bữa ăn tối nay không?”.
Jessica nhận lời, tự ḿnh cũng thấy ngạc nhiên.
Sau đó, họ phát hiện ra họ rất thích ở bên cạnh nhau và bữa ăn tối đó là cuộc ḥ hẹn mở đầu cho bao nhiêu cuộc gặp gỡ tiếp theo. Trong suốt một thời gian dài đáng ngạc nhiên, mặc dù cần nhau như vậy mà những buổi hẹn ḥ không tiến xa thêm bước nào, v́ với lối nói giản dị, thẳng thừng của nàng, Jessica đă bảo anh ngay từ lần đầu gặp gỡ: “Tôi muốn anh hiểu rơ ràng cho dù có chuyện ǵ xảy ra ở quanh đây, tôi cũng không phải là người dễ bị lừa đâu. Nếu tôi lên giường với ai, th́ điều đó phải có ư nghĩa ǵ đặc biệt và quan trọng đối với tôi, và với cả người đó nữa, vậy đừng có bảo là tôi không nói trước nhé!”. Mối quan hệ của họ cũng bị ngắt quăng v́ những cuộc chia ly lâu dài, v́ Partridge c̣n phải đi tới các vùng khác ở Việt Nam.
Nhưng không tránh được cái khoảnh khác mà cả hai không chống lại ḷng ham muốn.
Họ cùng ăn tối tại khách sạn Caraven, nơi Partridge ở. Sau đó, trong vườn cây của khách sạn, một ốc đảo yên b́nh giữa cảnh náo loạn của đất Sài G̣n, anh đă đưa tay ra ôm lấy Jessica và nàng ngả ngay vào ṿng tay anh. Khi họ hôn nhau, nàng nép sát vào anh, thúc giục, và qua lớp áo mỏng của nàng, anh cảm thấy sự hưng phấn của thể xác nàng. Bao năm sau, Partridge c̣n nhớ lại khoảnh khác đó như là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi diệu kỳ mà mọi nỗi lo toan suy nghĩ – về Việt Nam, về sự xấu xa của cuộc chiến, về nỗi bấp bênh của tương lai – dường như lùi xa đâu đó. Chỉ c̣n hiện tại và bản thân hai người, thế thôi.
Anh dịu dàng hỏi: “Vào pḥng anh nhé?”.
Không nói ǵ, Jessica gật đầu.
Tới căn pḥng trên gác, khi chỉ c̣n có ánh sáng bên ngoài hắt vằo và vẫn trong ṿng tay nhau, anh cởi bỏ quần áo của nàng và nàng giúp anh ở những nơi mà tay anh tỏ ra vụng về.
Lúc hai người hoà vào một, nàng bảo anh “Ôi, em yêu anh biết bao!”.
Măi sau này anh cũng không nhớ là anh có nói rằng anh yêu nàng hết ḷng hay không? Nhưng anh biết rằng anh đă yêu và yêu măi măi.
Partridge cũng rất cảm động khi phát hiện ra là Jessica vẫn c̣n trinh trắng. Rồi, thời gian cứ tiếp tục trôi đi và những cuộc ái ân vẫn tiếp diễn, họ vẫn t́m thấy ở nhau niềm khoái cảm về thể xác theo những cách t́nh tự khác nhau.
Giá vào lúc khác hoặc nơi khác, hẳn họ đă mau chóng cưới nhau. Jessica muốn tổ chức lễ cưới và nàng cũng muốn có con. Nhưng Partridge, v́ những lư do mà sau này anh vô cùng hối hận, đă tŕ hoăn. Ở Canada, anh đă một lần thất bại trong hôn nhân và biết rằng các cuộc hôn nhân đối với phóng viên vô tuyến truyền h́nh thường là dễ vỡ. Phóng viên phải xa gia đ́nh hàng hai trăm ngày hoặc nhiều hơn, không quen với trách nhiệm gia đ́nh và rất ít người có thể thường xuyên chống đỡ được sức cám dỗ về xác thịt bất chợt trên đường. Kết cục là vợ chồng cứ xa cách nhau dần – cả mặt tinh thần lẫn thể xác. Khi tái hợp sau những lần vắng mặt dài, họ nh́n nhau như những người xa lạ.
Thêm vào tất thảy mọi chuyện là Việt Nam. Partridge biết rằng mỗi lần anh rời Sài G̣n là mỗi lần tính mạng của anh lại bị đe doạ và cho dù tới nay sự may mắn vẫn đi kèm anh, biết đâu một sự rủi ro sẽ chấm dứt sự may mắn kéo dài đó. Vậy nên anh lập luận là nếu anh trút gánh nặng lên vai ai đó th́ thật không công bằng – trong trường hợp này ai đó là Jessica – một gánh nặng với nỗi lo âu thường xuyên và biết đâu c̣n cả nổi ḷng tan vỡ nữa.
Vào một buối sáng sớm sau một đêm chung sống, anh đem những suy nghĩ đó của ḿnh nói với Jessica và chắc chắn anh đă mắc sai lầm nghiêm trọng. Jessica choáng váng và đau đớn v́ nàng cho đây là một cái cớ tầm thường của một gă đàn ông mà nàng đă dâng hiến cả tâm hồn lẫn thể xác. Nàng lạnh lùng bảo Partridge rằng quan hệ giữa hai người đến đây là hết.
Chỉ măi sau này Jessica mới nhận ra ḿnh đă hiểu lầm điều mà trong thực tế là sự tử tế và t́nh yêu sâu sắc. Vài giờ sau đó Partridge rời Sài G̣n đi Campuchia và vắng mặt suốt một tháng.
Crawford Sloane đă gặp Jessica nhiều lần khi nàng hay đi cùng Harry Partridge, và thỉnh thoảng gặp nàng tại Pḥng Thông tin Mỹ khi anh có việc tới đó. Lần gặp nào anh cũng thấy ḿnh bị Jessica bắt mất hồn và thầm khao khát được gần gũi với nàng hơn. Nhưng nghĩ nàng là người yêu của Partridge, và rất câu nệ trong những vấn đề như vậy, anh không bao giờ hẹn gặp, như những anh chàng khác thường làm.
Nhưng khi Sloane được chính Jessica cho biết rằng nàng và Partridge đă “chia tay”, anh quyết định mời ngay nàng đi ăn tối với anh. Nàng nhận lời và họ tiếp tục gặp nhau. Hai tuần sau, thú nhận rằng anh đă thầm yêu nàng từ lâu và giờ đây sau khi đă hiểu biêt nhau hơn, anh đă tôn thờ nàng, ngỏ lời cầu hôn với nàng.

Jessica sững sờ v́ ngạc nhiên, hẹn thời gian để suy nghĩ.
Tâm trí nàng rối bời những cảm xúc. T́nh yêu của Jessica dành cho Harry là thật sự say mê và trọn vẹn. Chưa từng có người đàn ông nào dám đá phắt nàng đi như anh; nàng không biết là sau này c̣n có ai dám hành động như vậy nữa không. Linh tính báo cho nàng biết rằng điều mà nàng và Harry đă chia sẻ với nhau là kỷ niệm, chỉ một lần trong suốt cuộc đời. Và nàng vẫn c̣n yêu anh, đó là điều chắc chắn. Đến tận bây giờ nàng vẫn khao khát nhớ anh; nếu anh trở lại và yêu cầu nàng lấy anh, chắc hẳn nàng sẽ đồng ư. Nhưng, rơ ràng Harry đă không làm như vậy. Anh đă từ chối nàng và nỗi chua xót, cơn giận dỗi của Jessica vẫn chưa nguôi đi… Một phần trong con người nàng muốn… chỉ để cho hắn ta biết! Vậy đấy!
Mặt khác, bên cạnh lại có Crawford, Jessica thích Crawford Sloane. Không, c̣n hơn thế nữa!... Nàng cảm thấy có một mối cảm t́nh mạnh mẽ đối với anh. Anh tử tế và lịch thiệp, đáng yêu, thông minh, nói chuyện hay. Và Crawford là một con người tỉnh táo. Jessica phải công nhận anh là người trầm tĩnh, điều mà Harry, một con người sôi nổi, đôi khi lại thiếu. Nhưng sống với nhau cả đời, theo cách Jessica nh́n nhận về bản thân, mỗi người phải theo cách của ḿnh. Một người sôi nổi, người kia trầm tĩnh, cách nào quan trọng hơn? Nàng thầm mong giá nàng biết được câu trả lời.
Jessica cũng có thể đặt cho ḿnh câu hỏi này, nhưng nàng đă không hỏi: tại sao lại phải quyết định cơ chứ? Tại sao lại không chờ? Nàng vẫn c̣n trẻ cơ mà.
Một cách không ư thức, trong thâm tâm nàng nghĩ tới sự hiện diện của tất cả những người đang ở Việt Nam. Cuộc chiến ác liệt bao quanh họ, nó lan toả khắp nơi như không khí họ thở vậy. Có cảm giác là thời gian bị dồn ép và trôi đi vùn vụt, như thể ngày tháng thoi đưa với một tốc độ nhanh hơn b́nh thường. Mỗi ngày của cuộc đời dường như ch́m trong ḍng thác tràn qua những cửa tháo lũ mở toang của một cái đập. Ai trong số họ biết là ḿnh c̣n được sống bao nhiêu ngày nữa? Liệu ai trong họ có thể trở lại nhịp sống b́nh thường?
Trong mọi cuộc chiến tranh, qua kinh nghiệm của toàn nhân loại, điều đó đă từng như vậy.
Sau khi cân nhắc mọi điều, Jessica chấp nhận lời cầu hôn của Crawford Sloane.
Họ tổ chức lễ cưới ngay lập tức, tại sứ quán Mỹ, do một cha tuyên uư quân đội đứng ra làm lễ. Ông đại sứ cũng tới dự và sau đó tổ chức một buổi tiếp tân tại nhà riêng của ông.
Sloane mê mẫn trong hạnh phúc. Jessica tự nhủ rằng ḿnh cũng hạnh phúc, rằng cô xứng đáng với tâm trạng của Crawford.
Măi tới khi về tới Sài G̣n Partridge mới hay tin về cuộc hôn nhân ấy và chỉ tới lúc đó anh mới chợt nhận ra với một nỗi buồn không cưỡng lại được là nỗi mất mát của anh lớn đến nhường nào. Khi anh tới gặp Jessica và Sloane để chúc mừng họ, anh đă cố gắng che giấu t́nh cảm của ḿnh. Nhưng điều đó anh không làm được với Jessica, người luôn biết rơ anh.
Nhưng nếu Jessica có thấu hiểu những t́nh cảm nào đó của Partridge đi chăng nữa, th́ nàng cũng chỉ giữ trong ḷng và cũng để cho chúng lui về dĩ văng. Nàng tự bảo chính nàng đă lựa chọn và quyết định trở thành một người vợ tốt của Sloane, và trong suốt những năm sau này, nàng đă làm đúng như vậy. Cũng như bất cứ cuộc hôn nhân thông thường nào khác, thỉnh thoảng họ có căi cọ giận hờn, nhưng sau đó lại làm lành… Giờ đây, dường như mọi người khó tin rằng chỉ không đầy năm năm nữa, Jessica và Crawford sẽ kỷ niệm lễ cưới bạc của họ.

Chương 6

Crawford Sloane đă đi được nửa đường về nhà trên chiếc Buick Somerset. Phía sau anh là cầu Triboro, anh đă ở trên đường cao tốc Bruckner và sắp tới đường Liên bang 95, đoạn chạy qua New England thông ra Larchmont.
Chiếc Ford Tempo đi theo anh từ trụ sở hăng CBA vẫn bám sát phía sau.
Cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên khi Sloane không chú ư tới chiếc xe kia, cả tối nay lẫn những tối khác trong suốt mấy tuần qua từ lúc nó bắt đầu đi theo anh. Lư do là người lái chiếc xe đó – một gă trai trẻ có đôi môi mỏng và cặp mắt sắc lạnh người Colombia, với mật danh Carlos, là chuyên gia trong việc lén theo bất cứ con mồi nào.
Carlos đến Mỹ hai tháng trước đây bằng hộ chiếu giả, và đă tham gia vào cuộc theo dơi lén lút này gần suốt bốn tuần lễ, cùng với sáu người khác cũng từ Colombia đến, năm nam và một nữ. Cũng giống như Carlos, những người kia chỉ mang tên giả không kèm họ, thường là để che giấu những hồ sơ phạm tội của họ. Măi tới khi nhiệm vụ này bắt đầu, những thành viên trong nhóm mới biết nhau, c̣n trước đó chỉ có Miguel, tên cầm đầu, là biết rơ lai lịch của cả bọn. Tối nay, tên này ở cách đây khá xa.
Chiếc Ford Tempo đă được sơn lại hai lần trong một thời gian sử dụng ngắn ngủi. Nó cũng giống như muôn vàn chiếc xe khác, để không tạo ra đặc điểm dễ bị chú ư.
Việc theo dơi này đă cho chúng biết một cách chính xác và chi tiết về mọi hoạt động của Crawford Sloane và gia đ́nh anh.
Lao vun vút trên đường cao tốc, Carlos đă để ba xe khác vượt lên vào khoảng cách giữa xe hắn và Sloane, nhưng vẫn không rời mắt khỏi chiếc Buick. Bên cạnh Carlos, một tên khác ghi lại thời gian và mọi hoạt động vào một cuốn sổ. Tên này là Julio, da ngăm đen, hay lư sự, cục tính, phía bên trái mặt có một vết sẹo dài xấu xí do bị chém. Hắn là tay chuyên liên lạc của cả nhóm. Ngay trên ghế sau là máy điện thoại lưu động, một trong sáu chiếc dùng để liên lạc giữa các xe và với trụ sở lâm thời bí mật của chúng.
Carlos và Julio đều là những tay thiện xạ tàn nhẫn, điêu luyện và đều mang vũ khí theo ḿnh.

o0o
Sau khi giảm tốc độ tránh đoạn tắc nghẽn giao thông do hàng loạt xe húc vào đít nhau trên làn đường bên trái, Sloane lại tăng tốc và lại hướng ḍng suy tưởng vào Việt Nam, Jessica và bản thân ḿnh.
Cho dù đă có được thành công to lớn ở Việt Nam và thời gian sau đó, nhưng Crawford Sloane vẫn tiếp tục giữ một thoáng lo ngại về Partridge. Đó là lư do tại sao anh cảm thấy hơi khó chịu khi Partridge ở bên cạnh. Trong những giây phút riêng tư, đôi khi anh tự hỏi: có bao giờ Jessica nghĩ tới Harry, nhớ lại những giờ phút đặc biệt, riêng tư mà chắc chắn là hai người đă từng có với nhau không?
Sloane chưa bao giờ hỏi vợ ḿnh những câu hỏi giữa vợ chồng với nhau về mối quan hệ xa xưa của nàng và Harry. Nhiều lần anh đă có thể đặt câu hỏi đó ra, kể cả từ hồi mới lấy nhau và Jessica, với bản chất là Jessica, hẳn sẽ trả lời thẳng thắn. Nhưng đơn giản là Sloane hiểu đặt loại vấn đề ấy ra không hợp với phong cách của anh. Mà, anh cũng không hiểu là ḿnh có thực sự muốn biết những câu trả lời hay không. Nhưng thật trớ trêu, sau bao năm tháng đă trôi qua, những vấn đề cũ đó thảng hoặc vẫn nhói lên trong anh với những câu hỏi mới. Có phải Jessica vẫn quan tâm đến Harry không? Hai người có bao giờ liên hệ với nhau? Cho đến nay, liệu Jessica có c̣n nuối tiếc hay không?
C̣n nói về nghiệp vụ, Sloane hoàn toàn không có mặc cảm tội lỗi khi xét đoán bản thân ḿnh, nhưng trong một góc sâu kín riêng tư của tâm hồn, anh biết rằng ở Việt Nam Partridge đă là một nhà báo cừ hơn anh, cho dù anh có tiếng tăm hơn và trên tất cả mọi chuyện là anh đă lấy người yêu của Partridge… Anh biết tất cả những ǵ anh nghĩ ấy đều không logic, và không cần phải thấp thỏm làm ǵ, nhưng nỗi khó chịu vẫn đeo đẳng trong anh.
Lúc này chiếc Ford Tempo đă vượt lên cách Sloane mấy xe. Lối rẽ về Larchmont chỉ c̣n cách vài dặm và giờ đây Carlos và Julio đă nắm được thói quen của Sloane là thể nào anh cũng rẽ theo đường này. Đi vượt lên phía trước con mồi là một thủ thuật bám đuôi đôi khi được dùng. Chiếc xe Ford sẽ rẽ ra lối Larchmont trước, rồi chờ cho Sloane rẽ xong mới lại bám đuôi.
Mười phút sau, khi người phát thanh viên của hăng CBA tiến vào đường phố Larchmont, th́ chiếc Ford Tempo vẫn kín đáo bám theo cách một quăng xa rồi dừng lại gần nhà của Sloane ở đại lộ Park, quay ra Long Island Sound.
Tương xứng với người có thu nhập lớn như Sloane, căn nhà của anh khá rộng răi và uy nghi. Tường quét sơn trắng, mái ngói màu xám, ngôi nhà nằm trong một khu vườn đặt nhiều bức tượng có đường cho xe chạy ṿng quanh. Cổng vào trồng hai cây thông. Một cái đèn chụp bằng sắt chạm trổ cầu kỳ treo trên hai làn cửa ra vào.
Sloane dùng hệ thống điều khiển từ xa ở trong ô tô mở cửa gara, lái xe vào, và cửa tự khép lại sau lưng anh.
Chiếc Ford tiến về phía trước, và vẫn từ một khoảng cách kín đáo, tiếp tục việc theo dơi.

Chương 7

Sloane có thể nghe thấy tiếng cười nói lúc anh đi qua dăy hành lang ngắn khép kín từ nhà để xe vào nhà chính. Tiếng cười nói ngừng lại khi anh mở cửa và bước vào lối đi rải thảm dẫn tới hầu hết các căn pḥng tầng dưới. Rồi tiếng Jessica từ pḥng khách hỏi vọng ra: “Anh đă về phải không, Crawford”.
Anh trả lời bằng câu vẫn nói hằng ngày: “Nếu không phải th́ rắc rối đấy”. Nàng cười ấm áp đáp lại: “ai cũng được. Xin chào! Chờ em một phút nhé!”.
Anh nghe tiếng ly cốc va nhau, tiếng đá lanh canh và biết rằng Jessica đang pha rượu martini một nghi lễ chào đón mà tối nào nàng cũng làm để giúp cho anh trút bỏ những ǵ đă đến với anh trong suốt cả ngày làm việc.
“Chào ba!” Nicholas, cậu con trai mười một tuổi của họ từ cầu thang chào vang lên. So với tuổi th́ cậu bé khá cao và mảnh khảnh. Đôi mắt thông minh của cậu bé sáng lên khi cậu chạy tới ôm hôn bố.
Sloane hôn con, rồi lùa những ngón tay vào mớ tóc xoăn màu nâu của cậu. Sự chào đón này làm anh rất thích, và anh rất cảm ơn Jessica về điều đó. Hầu như từ khi Nicky ra đời, nàng đă làm cho nó cũng tin như nàng là t́nh thương cần được thể hiện bằng những phương cách rơ ràng.
Khi mới lấy nhau, Sloane cảm thấy rất khó bộc lộ t́nh cảm. Anh giấu cảm xúc, giữ kín một số điều không bao giờ nói, mà để người bạn đời của anh phải đoán biết. Một phần là do tính chất kín đáo cố hữu của anh, nhưng Jessica th́ không có tính cách đó, nàng cố hết sức phá bỏ sự giữ ǵn và nàng, rồi sau đó là Nicky, đă thành công.
Sloane nhớ lại điều nàng đă nói với anh ngay từ đầu: “Anh yêu ạ, khi đă lấy nhau rồi th́ không c̣n hàng rào ngăn cách nữa. Có nghĩa là chúng ta đă “hoà nhập với nhau”. Anh có nhớ những từ đó chứ? Vậy nên từ giờ cho đến chết, anh và em sẽ nói cho nhau biết thực sự chúng ta cảm thấy như thế nào. Và đôi khi cũng phải nói về chuyện ấy nữa”.
Câu cuối cùng là về chuyện chăn gối, v́ một thời gian dài khi lấy nhau Sloane vẫn cảm thấy ngạc nhiên và vụng về. Jessica kiếm rất nhiều sách về chuyện ái ân có minh hoạ rơ ràng được bán nhan nhản ở miền Đông và nàng thích áp dụng những kiểu cách mới. Lúc đầu Sloane cảm thấy hơi choáng váng và rụt rè, nhưng sau anh dần cảm thấy cũng thích chuyện đó, mặc dù bao giờ Jessica cũng phải chủ động.
(Nhiều lần anh không thể không tự hỏi: “Không biêt cô ấy đă có những cuốn sách về chuyện này hồi cô ấy và Partridge vẫn c̣n đang yêu nhau không? Liệu họ đă từng làm những kiểu như trong sách này chưa? Nhưng Sloane chưa bao giờ đủ can đảm để hỏi, có lẽ v́ anh sợ cả hai câu trả lời có thể sẽ là: có).
Đối với những người khác, anh vẫn tiếp tục giữ thái độ dè dặt. Sloane không thể nhớ là anh đă ôm hôn bố ḿnh lần cuối cùng vào lúc nào, cho dù một đôi lần gần đây, anh định làm như vậy, nhưng rồi lại thôi, v́ anh không chắc ông già Angus – một con người tính cách cứng cỏi đến mức khô khan – sẽ phản ứng như thế nào.
“Chào anh!” Jessica hiện ra trong chiếc váy màu xanh lá cây mềm mại, màu mà anh lúc nào cũng ưa thích. Họ âu yếm ôm hôn nhau rồi cùng đi vào pḥng khách. Nicky cũng vào đó một lúc như thường lệ, v́ cậu đă ăn tối trước bố mẹ và sẽ phải đi ngủ sớm.
Sloane hỏi con: “Con tập đàn đến đâu rồi?”.
“Tuyệt, ba ạ. Con đang tập khúc dạo đầu số hai của Gershwin”.
Sloane hỏi: “Ba nhớ bài đó. Có phải Gershwin viết bài này khi ông ta c̣n trẻ không nhỉ?”.
“Vâng, hồi ông ta hai mươi tám tuổi”.
“Gần đoạn đầu, ba nhớ là nó đi theo nhịp đum-đi-đa-đum. Đi-đa-đa-đum-đi-đum-đi-đum-đi-đum”. Khi anh cất tiếng hát, Nicky và Jessica phá lên cười.
“Con biết cái đoạn ba định nói rồi ba ạ, có lẽ con biết tại sao ba nhớ đoạn đó”.
Nicky đi tới chiếc piano lớn đặt ở trong pḥng rồi cất giọng teno trẻ trung trong sáng, tự đệm đàn theo.
Trên bầu trời cao sao sáng lấp lánh.
Ở bên bờ hồ trăng xanh chiếu sáng.
Và rời bữa tiệc của cô Dina.
Tôi đă đưa nàng Neli về nhà.
Trán Sloane nhăn lại, anh cố lọc t́m trong kư ức. “Ba đă nghe bài này rồi. Nó có phải là một bài hát ru từ thời nội chiến không con”.
Mắt Nicky rạng rỡ: “Đúng đấy, ba ạ”.
“À, ba hiểu rồi, có phải là con đang định nói với ba bằng một số nốt nghe tương tự như trong khúc dạo đầu số hai của Gershwin phải không?”.
Nicky lắc đầu “Hoàn toàn ngược lại v́ bài hát có trước. Nhưng không ai biết có phải Gershwin đă biết bài hát trước, rồi sử dụng nhạc, hay đó chỉ là một sự t́nh cờ”.
“Và chúng ta cũng không bào giờ biết được”, hài ḷng trước sự hiểu biêt của Nicky, Sloane reo lên: “Ba thua con rồi”.
Cả anh lẫn Jessica cũng không thể nhớ chính xác Nicky bắt đầu biểu lộ niềm say mê âm nhạc từ lúc mấy tuổi, mà chỉ nhớ là từ khi cầu c̣n rất bé, và giờ đây âm nhạc là niềm say mê lớn nhất của Nicky.
Nicky thích chơi piano và theo học mộ tnhajc sĩ giao hưởng già người Áo sống ở vùng New Rochelle gần đó. Cách đây mấy tuần, bằng thứ tiếng Anh lơ lớ, thầy giáo nói với Jessica: “Con của bà đă đạt được tŕnh độ cảm thụ âm nhạc là điều ít thấy ở lứa tuổi cháu. Sau này cậu ta có thể trở thành hoặc nhạc sĩ hoặc nhạc công, hoặc nhà nghiên cứu âm nhạc, thậm chí hoặc nhà triết học. Nhưng điều quan trọng hơn là với Nicholas, âm nhạc nói bằng tiếng nói của thiên thần và của niềm vui. Đó là một phần trong tâm hồn của cậu bé. Tôi nghĩ nó sẽ là ư nghĩa của cuộc đời của cậu”.
Jessica liếc mắt nh́n đồng hồ: “Nicky, muộn rồi đấy con ạ”.
“Mẹ ơi, cho con ở lại đi! Ngày mai con được nghỉ mà”.
“Nhưng ngày mai con cũng có rất nhiều bài tập, mẹ không đồng ư đâu”.
Jessica là người giữ kỷ luật của gia đ́nh. Sau khi ngoan ngoăn chúc bố mẹ ngủ ngon, Nicky về pḥng. Một lúc sau, họ nghe thấy tiếng cậu bé đang chơi chiếc đàn điện tử xách tay trong pḥng ngủ. Cậu bé thường tập bằng chiếc đàn này khi không được sử dụng chiếc đàn piano trong pḥng khách.
Trong căn pḥng sáng dịu Jessica đă trở lại với cốc rượu martini mà nàng đang pha nó. Vừa nh́n nàng làm, Sloane vừa nghĩ: “Ḿnh may mắn biết bao!”.
Đó là cảm giác mà anh thường nghĩ về Jessica và vẻ đẹp của nàng dù đă sau hơn 20 năm chung sống. Nàng không c̣n giữ mái tóc dài nữa và cũng không giấu nhưng món tóc đă ngả bạc. Cũng đă có nhiều nếp nhăn quanh đôi mắt. Nhưng vóc dáng của nàng vẫn thanh tú, xinh đẹp, c̣n đôi chân nàng vẫn khiến những người đàn ông phải ngoái đầu nh́n lại. Nói chung anh nghĩ nàng thực không thay đổi ǵ và anh vẫn cảm thấy tự hào khi đi đến bất cứ nơi đâu với Jessica đi bên cạnh ḿnh.
Khi đưa cốc rượu cho anh, nàng hỏi: “Hôm nay có vẻ vất lắm, phải không anh?”.
“Cũng khá vất. Em có xem chương tŕnh tin không?”.
“Có, tội nghiệp cho những hành khách trên chiếc máy bay đó. Thực là khủng khiếp. Họ đă biết trong suốt cả một thời gian dài, rằng họ không c̣n hy vọng ǵ nữa ngoài cách là cứ ngồi đó chờ chết”.
Sloane cảm thấy hối hận khi nhận ra rằng anh đă không hề nghĩ tới điều đó. Phàm đă là nhà báo chuyện nghiệp, đôi khi v́ quá bận tâm vào việc thu thập tin tức mà quên mất những con người được nói đến trong các tin đó. Anh tự hỏi: đó phải chăng là sự nhẫn tâm sau một thời gian dài chuyên làm tin tức, hay đó là một sự cách ly cần thiết, như kiểu các bác sĩ yêu cầu. Anh hy vọng đó là trường hợp thứ hai chứ không phải là trường hợp đầu.
“Nếu em đă coi tin về vụ máy bay rơi”, anh nói, “th́ em đă thấy Harry. Em nghĩ thế nào?”.
“Anh ấy khá lắm”.
Câu trả lời của Jessica có vẻ như dửng dưng. Sloane vừa nh́n nàng, chờ xem nàng có nói ǵ thêm nữa không, vừa tự hỏi: “Có phải trong tâm trí cô ấy, quá khứ đă chết hẳn rồi không?”.
“Harry tuyệt chứ không phải là khá. Anh ta đă làm như thế này này”, Sloane vừa nói, vừa bật ngón tay một cái, “không hề được báo trước, không hề có thời gian chuẩn bị”. Anh tiếp tục mô tả sự may mắn của hăng CBA khi có đội quay phim ở ngay sân bay DFW. “Harry, Rita và Minh đều tuyệt vời. Bọn anh đă có được những tin mà tất cả các hăng khác không có”.
“Harry và Rita lúc nào cũng làm việc cùng nhau, giữa hai người có chuyện ǵ không anh?”.
“Không. Họ chỉ hợp nhau trong công việc thôi”.
“Làm sao mà anh biết được?”.
“Bởi v́ Rita đang dan díu với Leslie Chippingham. Cả hai người nghĩ chẳng ai biết chuyện đó, nhưng tất nhiên ai cũng biết cả”.
Jessica cười: “Lạy Chúa! Bọn các anh là một lũ người bừa băi hết chỗ nói”.
Leslie Chippingham là giám đốc Ban tin của hăng CBA. Đó là người mà Sloane định gặp vào ngày hôm sau để bàn về chuyện đẩy Chuck Insen ra khỏi vị trí uỷ viên ban chủ nhiệm.
“Em đừng vơ đũa cả nắm”, anh bảo Jessica. “Anh hoàn toàn hài ḷng với cái mà anh có ở nhà…”.
Cốc martini bao giờ cũng làm anh thoải mái, mặc dù cả anh lẫn Jessica đều không nghiện rượu. Một cốc martini và một cốc rượu vang trong bữa ăn tối là cùng, c̣n suốt cả ngày, Sloane không hề uống một giọt nào cả.
“Tối nay anh cảm thấy dễ chịu”, Jessica nói, “và anh c̣n một chuyện vui nữa đây này”.
Nàng đứng dậy đi tới bàn làm việc nhỏ ở góc pḥng lấy chiếc phong b́, đă được bóc ra như thường lệ v́ Jessica thu xếp hầu hết công việc riêng của họ. “Đây là thư của nhà xuất bản thông báo về tiền nhuận bút”.
Anh lấy mấy tờ giấy ra khỏi phong b́ và đọc, mặt tươi lên trong nụ cười hài ḷng. Cuốn sách có tựa đề: “Ống kính và sự thật” của Crawford Sloane đă được xuất bản cách đây mấy tháng. Đây là cuốn sách thứ ba anh viết cùng với một cộng tác viên.
Thật ra cuốn sách có vẻ bán chậm. Các nhà phê b́nh văn học ở New York đă thẳng tay công kích nó, lợi dụng cơ hội này để hạ nhục một người có tầm cỡ như Crawford Sloane. Nhưng ở các nơi khác như Chicago, Cleverland, San Francisco và Miami, giới phê b́nh lại đánh giá cao cuốn sách. Quan trọng hơn là sau mấy tuần, một vài đoạn trong cuốn sách đă thu hút được sự chú ư trong những mục điểm tin – một kiểu quảng cáo tốt nhất cho bất cứ cuốn sách nào.
Trong một chương nói về nạn khủng bố và con tin, Sloane đă nói trắng ra là “phần lớn người Mỹ cảm thấy xấu hổ khi được biết vào năm 1986-87, chính phủ mỹ đă chuộc lại tự do cho một nhóm con tin của chúng ta ở Trung Đông với cái giá là hàng ngàn người Irac chết và bị tàn tật, không chỉ những người trên chiến trường giữa Iran và Irac mà cả những thường dân”.
Anh nêu rơ những tổn thất chiến tranh đó là kết quả của việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Iran để đổi lấy việc thả các con tin. “Ba mươi đồng bạc bẩn thỉu của thời hiện đại” – đó là lời Sloane mô tả việc trả giá này, và anh trích một đoạn trong “Đồng tiền vàng” của Kipling:
“Chúng ta không bao giờ trả dù chỉ một đồng tiền vàng.
Dẫu cái giá không đáng là bao.
V́ chung cuộc của tṛ chơi là hỗ thẹn và áp lực.
Dân tộc nào chơi tṛ này chỉ thua cuộc mà thôi”.
Những nhận xét khác được người ta khen là:
- Không một nhà chính trị nào có can đảm để nói ra điều này, nhưng con tin, kể cả con tin người Mỹ, nên được coi là có thể hy sinh được. Những lời thỉnh cầu của gia đ́nh con tin nên được cảm thông, nhưng không được làm thay đổi chính sách của chính phủ.
- Cách duy nhất để đối phó với bọn khủng bố là chống khủng bố, có nghĩa là hễ có thể được là phải t́m và lặng lẽ diệt trừ chúng – đó là ngôn ngữ duy nhất chúng hiểu. Tuyệt đối không có mặc cả nhượng bộ với bọn khủng bố hoặc trả tiền chuộc, không bao giờ!
- Những kẻ khủng bố không tuân theo luật pháp th́ khi bị bắt quả tang không được phép trông đợi sự che chở của luật pháp và những nguyên tắc mà chúng coi khinh. Người Anh, mà sự tuân thủ pháp luật đă ăn sâu trong máu họ, đôi lúc đă buộc phải bẻ cong luật pháp để tự bảo vệ chống lại bọn Quân đội Cộng hoà Ailen suy đồi và tàn bạo.
- Dù chúng ta làm ǵ đi chăng nữa th́ nạn khủng bố cũng không thể hết được và những chính phủ và những tổ chức ủng hộ bọn khủng bố không thực sự muốn dàn xếp và hoà giải. Họ là những kẻ cuồng tín đang sử dụng những kẻ cuồng tín khác và những tôn giáo tệ hại như một thứ vũ khí của họ.
- Là những người sống ở Mỹ, chúng ta sẽ không tránh khỏi nạn khủng bố ở ngay trên đất của chúng ta lâu hơn nữa. Nhưng chúng ta vẫn chưa hề có sự chuẩn bị về tinh thần hoặc bất cứ cách nào khác đối với loại chiến tranh đang lan tràn và rất tàn bạo này.
Khi cuốn sách được xuất bản, một số lănh đạo của hăng CBA đă lo ngại về những lời tuyên bố là “những con tin nên được coi là có thể hy sinh được” và “lặng lẽ diệt trừ”, sợ rằng những lời đó có thể gây ra một vụ bất b́nh của dân chúng và chính giới đối với hăng. Khi thấy không có ǵ phải lo ngại, các uỷ viên cũng mau chóng gia nhập vào dàn hợp xướng ca tụng.
Sloane rạng rỡ hẳn lên khi anh đặt tờ thông báo số tiền nhuận bút lớn sang bên cạnh.
“Anh xứng đáng với những điều người ta nói và em rất tự hào về anh”, Jessica nói. “Đặc biệt là v́ anh không phải loại người thích liều nhảy vào những chuyện gây tranh căi, - Nàng ngưng một lát rồi nói “Ồ, quên mất, ba anh gọi điện đấy. Sáng mai ba sẽ tới và ở lại đây một tuần”.
Sloane nhăn mặt: “Ba vừa mới đến mà”.
“Ba cô đơn và ba đă già rồi. Có lẽ anh cũng sẽ cư xử như vậy một khi anh có một cô con dâu mà anh thích gặp”.
Cả hai cùng cười v́ biết rằng ông Angus Sloane rất quư Jessica và cô cũng vậy. Về một mặt nào đó th́ họ c̣n hợp nhau hơn là giữa ông và con trai.
Ông Angus sống một ḿnh ở Florida từ khi mẹ của Sloane qua đời.
“Em rất thích khi ba tới đây” Jessica nói, - “Nicky cũng vậy”.
“Thôi thế cũng được. Nhưng trong khi ba ở đây th́ hăy cố dùng ảnh hưởng của em để ba đừng nói quá nhiều về danh dự, ḷng ái quốc và những chuyện dài ḍng khác nữa”.
“Em hiểu anh muốn nói ǵ. Em sẽ làm cái ǵ em làm được”.
Nguyên do của chuyện này là ông già Angus Sloane không thể nào cạm chịu để cho cái danh tiếng anh hùng của Thế chiến thứ hai trôi vào dĩ văng, v́ ông lúc đó là một phi công chỉ huy cắt bom của không lực Hoa Kỳ, đă được tặng huân chương Ngôi Sao Bạc một huân chương phi công xuất sắc. Sau chiến tranh ông làm một nhân viên kế toán, tuy không phải là một nghề nghiệp đáng chư ư, nhưng khi về hưu ông được một khoản hưu trí đủ để sống độc lập. Những năm tháng trong quân ngũ vẫn cứ tiếp tục chế ngự mọi suy nghĩ của ông.
Tuy Crawford rất tôn trọng chiến công của cha ḿnh, anh vẫn thấy chán ngắt khi ông luôn nhắc lại những chuyện ông ưa thích: “Ngày nay không c̣n có giá trị đạo đức và ḷng chính trực nữa”. V́ vậy Jessica cố lái những lời thuyết giáo của ông bố chồng sang phía khác.
Sloane và Jessica tṛ chuyện suốt bữa ăn tối, đó là lúc dễ chịu nhất của họ. Jessica thuê một người đến giúp việc hàng ngày nhưng nàng thường tự nấu bữa ăn tối dành cho chồng con.
Sloane trầm ngâm nói: “Trở lại câu chuyện cũ, anh hiểu ư em định nói ǵ, về chuyện anh không thích những chuyện tranh căi. Anh nghĩ trong đời anh không mấy khi liều mạng lao vào cuộc. Nhưng cho đến nay anh vẫn có cảm xúc mạnh mẽ về một số điều trong cuốn sách”.
“Về nạn khủng bố phải không anh?”.
Anh gật đầu: “Từ khi viết ra điều đó, anh cứ nghĩ không biết cái nạn khủng bố có thể tác động vào em và anh thế nào. Vậy nên anh đă có một số biện pháp pḥng ngừa đặc biệt. Cho đến nay anh cũng chưa nói với em, nhưng em nên biết”.
Thấy Jessica nh́n anh với vẻ ṭ ṃ, anh nói tiếp: “Có bao giờ em nghĩ rằng một người nào đó như anh lại có thể bị bắt cóc và trở thành con tin không?”.
“Khi anh ở nước ngoài, em đă nghĩ tới điều đó”.
Anh lắc đầu: “Nó có thể xảy ra ở đây. Thế nào cũng sẽ có một vụ đầu tiên và anh, cũng như một số người khác trong đài truyền h́nh, đều làm việc trong một cái bể cá vàng. Nếu như bọn khủng bố bắt đầu hoạt động ở Mỹ, mà anh tin rằng chúng sẽ sớm bắt đầu thôi, th́ những người như anh sẽ là miếng mồi hấp dẫn v́ bất cứ điều ǵ bọn anh làm, hoặc liên quan đến bọn anh, cũng là điều mọi người rất chú ư”.
“Thế c̣n các gia đ́nh th́ sao? Liệu họ có thể cũng là mục tiêu của chúng không?”.
“Khả năng đó rất ít. Bọn khủng bố cần người có tên tuổi. Một người mà ai ai cũng biết cơ”.
Jessica nói vẻ bồn chồn: “Anh nói đến các biện pháp pḥng ngừa là ǵ vậy?”.
“Tức là những biện pháp có tác dụng sau khi anh đă bị bắt cóc – nếu chuyện đó xảy ra. Anh đă bàn tính kỹ với một luật sư quen biết, ông Sy Dreelan. Ông ta biết tất cả mọi chi tiết, và có quyền công bố tất cả mọi điều khi cần thiết”.
“Em không thích cuộc nói chuyện này lắm, anh đang làm em sợ, và nếu chuyện xấu đă xảy ra rồi th́ pḥng ngừa c̣n ăn thua ǵ nữa?”.
“Trước khi nó xảy ra, anh phải nhớ hăng tạo một số điều kiện để bảo đảm an toàn, và hiện nay họ đang làm, ở mức độ nào đó. Nhưng sau đó, như anh đă nói trong cuốn sách, là anh không muốn bất cứ ai phải bỏ bất cứ một kiểu tiền chuộc nào, kể cả bằng tiền túi của chúng ta. Vậy nên một điều anh đă làm là tuyên bố nghiêm túc như thế bằng văn bản hoàn toàn đúng thể thức pháp lư”.
“Có phải anh định nói với em là toàn bộ tiền nong của chúng ta sẽ bị phong toả và không hoạt động ǵ hết?”.
Anh lắc đầu: “Không, anh không thể làm điều đó, cho dù anh muốn chăng nữa. Hầu hết mọi thứ chúng ta có, nhà cửa, ngân quỹ, hối phiếu, vàng bạc, ngoại tệ, đều là của chung giữa anh và em, và em có thể làm bất cứ cái ǵ em muốn với những của cải đó, như hiện nay em đang làm. Nhưng sau khi lời tuyên bố kia của anh được công bố, và mọi người hiểu điều anh nghĩ, anh muốn tin là em sẽ không hạ ḿnh đi theo con đường khác”.
Jessica phản đối: “Anh đă tước mật quyền quyết định của em!”.
Anh dịu dàng nói: “Không đâu, em yêu ạ. Anh chỉ tránh cho em một trách nhiệm khủng khiếp và t́nh huống khó xử thôi”.
“Nhưng giả sử hăng sẵn sàng trả tiền chuộc th́ sao?”.
“Anh không tin họ sẽ làm ǵ trái với ư muốn của anh đă được ghi trong cuốn sách và được nhắc lại trong lời tuyên bố”.
“Anh nói rằng hăng đă tạo cho anh một số điều kiện để đảmbảo an toàn. Đây là lần đầu tiên em nghe nói điều đó. Chính xác là ǵ vậy?”.
“Tức là khi nào có những sự đe doạ qua điện thoại, thư tín theo kiểu đó, hoặc tin đồn về một vụ tấn công nào đấy có thể xảy ra – chuyện này vẫn thường xảy ra ở các hăng và đặc biệt là cho phát thanh viên – th́ những thám tử tư sẽ được mời đến. Họ sẽ theo dơi xung quanh trụ sở hăng CBA, ở bất cứ nơi nào anh làm việc, sẽ làm bất cứ điều ǵ mà các thám tử phải làm. Đôi lần, điều đó đă xảy ra với anh rồi”.
“Anh chưa bao giờ nói cho em nghe chuyện đó cả”.
“Đúng, anh chưa bao giờ nói” – anh thừa nhận.
“C̣n cái ǵ anh chưa nói với em nữa?” – có một cái ǵ đó trong giọng nói của Jessica mặc dù rơ ràng là nàng không biết là do tức giận v́ chuyện giấu giếm đó hay chỉ v́ lo lắng thôi.
“Anh không giấu giếm ǵ em chuyện ở hăng cả, ngoài một số chuyện anh đă thu xếp với Dreeland”.
“Liệu anh cho em biết những chuyện đó th́ có quá nhiều không?”.
“Em cần phải biết” – Sloane lờ cái vẻ giễu cợt mà đôi khi vợ anh bật ra những lúc xúc động. “Khi có người bị bắt cóc, bất cứ ở nơi nào trên thế giới, th́ điều chắc chắn là họ sẽ được hoặc buộc phải thu băng video. Rồi các băng này sẽ được phát, đôi khi trên vô tuyến, nhưng không ai biết chắc được là họ tự nghuyện hay bị bắt buộc, và nếu bị bắt buộc, th́ tới mức độ nào. Nhưng nếu có một sự bố trí trước th́ bằng những tín hiệu, người bị bắt cóc sẽ có được cơ hội tốt nhất để gửi những lời nhắn nhủ về nhà. Hiện nay ngày càng nhiều người thuộc loại người có thể bị bắt làm con tin để những lời chỉ dẫn lại cho các luật sư của họ bằng một hệ thống các mă số mật hiệu”.
“Nếu chuyện này không nghiêm trọng đến thế th́ nó nghe có vẻ như một cuốn tiểu thuyết trinh thám ấy” – Jessica nói “Thế anh đă dự tính loại mật hiệu ǵ vậy?”.
“Đưa lưỡi lên liếm môi, động tác mà ai cũng có thể làm mà không bị chú ư, có nghĩa là “Tôi đang làm điều này v́ bị bắt buộc. Đừng có tin bất cứ điều ǵ tôi nói”. Găi hoặc sờ vào tai phải có nghĩa là “Những kẻ bắt giữ tôi tổ chức rất chặt chẽ và được trang bị vũ khí rất mạnh”. Găi hoặc sờ vào tai trái có nghĩa là: “Đôi khi an ninh ở đây khá lơi lỏng. Một cuộc tấn công từ phía bên ngoài có thể thành công”. C̣n một số điều khác, nhưng bây giờ hăy đến thế đă. Anh không muốn những điều này làm em lo lắng”.
“Mà thực sự là em rất lo” – Jessica nói và tự hỏi: “Liệu điều đó có xảy ra không? Liệu Crawford có bị bắt cóc và đưa đi xa không? Dường như đó là điều không thể tin được, nhưng hầu như ngày nào những chuyện không thể tin được đó vẫn cứ xảy ra”.
“Ngoài chuyện sợ hăi ra”, nàng nói với vẻ đăm chiêu, “em phải thú nhận một đôi điều làm em ngạc nhiên, v́ có cái ǵ đó trong anh mà chắc chắn là em chưa từng biết. Nhưng em cứ tự hỏi tại sao anh không theo học khoá tự vệ mà chúng ta đă định ấy nhỉ?”.
Đó là một khoá luyện tập chống khủng bố do một công ty Anh, là công ty an ninh Paladin, soạn thảo và đă được phát trên nhiều chương tŕnh tin tức của Mỹ. Khoá học kéo dài một tuần, và một phần của nó là chuẩn bị trước cho mọi người đối phó với cái khả năng mà Sloane vừa đưa ra – làm thế nào để xử sự khi trở thành nạn nhân trong t́nh huống bị bắt làm con tin. Chương tŕnh đó c̣n dạy cho người ta biết cách tự vệ tay không là điều mà Jessica giục chồng phải theo học sau khi Dan Rather, phát thanh viên của hăng CBS bị tấn công một cách man rợ trên đường phố New York vào năm 1986. Hai kẻ lạ mặt đă tấn công bất th́nh ĺnh và Dan Rather đă phải đi nằm viện; c̣n những kẻ tấn công th́ biệt tăm từ dạo đó tới nay.
“Vấn đề là làm sao có được thời gian để tham gia lớp học”, Sloane nói. “Nhân tiện nói chuyện này, em vẫn đang theo các bài cqb đấy chứ?”.
CQB (Close quarters battle) là chữ viết tắt của từ “cận chiến”, một từ đặc biệt dành cho những cuộc đánh nhau tay không mà đội quân tinh nhuệ SAS của Anh đă thực hành. Một thiếu tướng về hưu người Anh hiện đang sống ở New York dạy khoá này và Jessica muốn Crawf phải theo học nhưng v́ anh không thể nào thu xếp được thời gian, nên nàng đi học một ḿnh.
“Em không đi tập thường xuyên nữa”, nàng đáp lời. “Tuy vậy hàng tháng em vẫn đi một hai buổi ǵ đó để cho khỏi quên và thỉnh thoảng khi tướng Wadi giảng bài em vẫn đi nghe”.
Sloane gật đầu “Thế th́ tốt”.
Đêm hôm đó, v́ câu chuyện vừa qua giữa hai vợ chồng vẫn luẩn quẩn trong óc nên Jessica trằn trọc không sao ngủ được.
Bên ngoài, những kẻ ngồi trong chiếc xe Ford Tempo nh́n những ngọn đèn trong nhà tắt dần. Rồi họ báo cáo qua điện thoại lưu động và lái xe đi, chấm dứt cuộc ŕnh ṃ đêm đó.

Chương 8

Mới sáu giờ 30 phút sáng, cuộc theo dơi căn nhà của Sloane ở Larchmont đă lại tiếp tục. Sáng nay, bọn chúng dùng một chiếc Chervolet – Celebrity, và vẫn bọn người Colombia, Julio và Carlos, ngă người trên hàng ghế đầu, một lối quan sát đúng kiểu để không bị những chiếc xe qua lại chú ư. Chiếc xe đỗ ở một phố nhỏ thuận tiện phía bên trên nhà Sloane, và cuộc quan sát được tiến hành qua những chiếc gương ở hai bên và gương chiếu hậu.
Cả hai tên trong xe đều cảm thấy căng thẳng v́ biết rằng ngày hôm nay sẽ là ngày hành động, cao điểm của một dự tính lâu dài và cẩn thận.
Bảy giờ 30, một sự kiện không lường trước đă xảy ra khi một chiếc taxi tiến đến nhà của Sloane. Một người đàn ông lớn tuổi tay xách valy từ trong xe bước ra. Ông vào nhà rồi ở lại trong đó. Sự hiện diện không được tính trước của người mới đến này khiến bọn chúng lúng túng và phải dùng điện thoại lưu động gọi ngay về trụ sở lâm thời của bọn chúng ở cách đó chừng hai mươi dặm.
Hệ thống liên lạc tinh vi và chiếc xe hảo hạng này đủ cho thấy rằng đây là một hoạt động mà mọi chi phí đều không thành vấn đề. Những kẻ chủ mưu đă toan tính và tổ chức cuộc theo dơi, từng bước tiến hành đều là những chuyên gia đầy thủ đoạn và có trong tay hàng đống tiền.
Chúng là thành viên của nhóm Medelin của Colombia, một liên minh các ông trùm ma tuư xấu xa, đầy tội ác và cực kỳ giàu có. Hoạt động bằng những phương thức man rợ, chúng là tác giả của vô số những cuộc ám sát tàn bạo, đẫm máu kể cả vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Colombia là thượng nghị sĩ Luis Carlos Galan vào năm 1989. Từ năm 1981 đă có hơn 220 vị thẩm phán và nhân viên toà án bị ám sát, không kể cảnh sát, nhà báo và những người khác. Vào năm 1986, một đồng minh của nhóm Medellin cùng với phái du kích theo xu hướng XHCN mang mật danh M-19 đă nhúng tay vào một vụ giết người tập thể, khiến mười chín người chết, trong đó một nửa là thành viên của toà án tối cao Colombia.
Mặc dù nhóm Medellin có chiến tích đáng ghê sợ như vậy, chúng lại thích có quan hệ chặt chẽ với nhà thờ cơ đốc giáo La Mă. Nhiều tên trùm nhóm kiêu hănh v́ có nhà thờ riêng. Một hồng y giáo chủ đă nói về bọn Medellin một cách thiện chí và một giám mục đă khúm núm nhận tiền của bọn buôn lậu ma tuư này.
Nhóm này không chỉ tiến hành các vụ ám sát. Những vụ hối lộ và tham nhũng với quy mô lớn do bọn trùm buôn ma tuư chi phí đă lan tràn như một thứ nạn dịch hoành hành trong hệ thống chính phủ Colombia, toà án, cảnh sát và quân đội, bắt đầu từ các cấp cao nhất và luồn lách đến các cấp thấp nhất. Một sự mô tả trắng trợn về lời đề nghị hợp tiêu chuẩn của bọn buôn ma tuư với giới quan chức là plata o Plams – tiền bạc hoặc đạn ch́.
Trong một thời gian, suốt từ 1989 và 1990 trong bầu không khí ghê sợ sau vụ ám sát Galan, các ông trùm nhóm rất khó chịu v́ sự tăng cường hoạt động của các cơ quan luật pháp chống lại chúng, kể cả một vài vụ can thiệp của Mỹ. Phản ứng trả đủa của bọn chủ mưu buôn bán ma tuư được mô tả chính xác là một cuộc “Chiến tranh toàn diện” bao gồm bạo lực quy mô lớn, đánh bom và giết chóc nhiều hơn nữa, một chiến dịch mà chắc chắn là chúng vẫn tiếp tục. Nhưng có lẽ không ai tin là có thể tiêu diệt nhóm này cũng như việc buôn bán ma tuư ở khắp nơi của chúng – có thể là với các ông trùm mới và các cơ sở mới.
Ngay giờ đây, trong khi hoạt động bí mật ở Mỹ, Medellin không chỉ tiến hành các công việc của bọn chúng, mà c̣n làm thuê cho tổ chức khủng bố theo chủ nghĩa Mao của Peru gọi là Sendero Luminoso, có nghĩa là Con đường sáng . Gần đây tại Peru, Sendero Luminoso đă thâu tóm được nhiều quyền lực hơn trong khi chính phủ hợp pháp ngày càng trở nên bất lực và yếu đuối. Trước kia, lĩnh vực hoạt động của Sendero chỉ giới hạn trong dăy núi Andes, thung lũng Huallaga và các trung tâm như Ayacucho và Cuzco; giờ đây, các đội đánh bom và các đội ám sát của nó lang thang khắp thủ đô Lima.
Có hai lư do chủ yếu dẫn đến các mối liên hệ giữa Sendero Lominoso và nhóm Medellin. Lư do đầu tiền là Sendero có thói quen dùng các tên tội phạm nước ngoài để tiến hành các vụ bắt cóc thường xảy ra ở Peru, nhưng những vụ này không được giới báo chí Mỹ đưa tin rộng răi. Thứ hai là Sendero Luminoso kiểm soát hầu như toàn bộ vùng Thượng thung lũng Huallaga, là nơi chiếm tới 60 phần trăm côca trên thế giới. Côca từ dạng lá sẽ được chuyển qua dạng bột nhăo côca – trước khi tinh chế thành côcain – rồi sau đó được chuyển bằng máy bay từ các vùng xa xôi cho các nhóm buôn lậu ở Colombia.
Trong toàn bộ tiến tŕnh này th́ số tiền thu được từ ma tuư phần lớn rơi vào ngân quỹ của Sendoro; nhóm này đ̣i hỏi một sự cống nạp lớn của cả người trồng côca lẫn bọn buôn lậu – trong đó có đường dây của Medellin.
Giờ đây, trong chiếc Chervolet, hai tên khủng bố người Colombia xem một tập ảnh chụp nhanh mà Carlos, một nhiếp ảnh lăo luyện, đă chụp tất cả những người chúng thấy ra vào nhà hai vợ chồng Sloane trong suốt bốn tuần qua. Ông già vừa tới không có mặt trong số ảnh này.
Julio, dùng mật ngữ gọi điện về.
“Một kiện hàng xanh vừa mới tới. Vận đơn số hai, kiện hàng đă ở trong kho. Chúng tôi không biết ai đặt hàng”. Dịch ra là: “Một người đàn ông vừa mới tới. Đi bằng taxi. Ông ta đă vào nhà. Chúng tôi không biết ông ta là ai, không có ảnh chụp ông ta”.
Giọng nói chói tai của Miguel, tên cầm đầu nhóm, hét qua điện thoại: “Số phiếu ǵ?”.
Julio không quen với mật ngữ lắm, khẽ chửi thề khi hắn lật cuốn số tay để giải mă câu hỏi. Câu đó là “Người này bao nhiêu tuổi?”.
Hắn ta nh́n Carlos cầu cứu: “Uni vie jo. Bao nhiêu tuổi?”.
Carlos cầm cuốn sổ và đọc câu hỏi: “Bảo ông ta là số phiếu bảy mươi lăm”.
Julio trả lời, phía bên kia lại hỏi cộc lốc: “Kiện hàng xanh có ǵ đặc biệt không?”.
Bỏ cả mật hiệu, Julio đăng chí nói bằng ngôn ngữ thông thường: “Ông ta mang một chiếc va li vào. Có vẻ như ông ta dự định ở lại đó lâu”.
o0o
Ở phía nam Hackensack, New Jersey, trong một căn nhà thuê dột nát, người đàn ông mang mật danh là Miguel rủa thầm sự cẩu thả của Julio. Tại sao hắn lại buộc phải làm việc với mấy thằng ngu này không biết? Trong cuốn mật mă có một câu có thể trả lời câu hỏi này, mà hắn đă báo trước tất cả bọn, đă nói đi nói lại là điện thoại vô tuyến th́ bất cứ ai cũng có thể nghe thấy được. Các thiết bị ḍ sóng có thể nghe trộm những cuộc nói chuyện qua điện thoại lưu động bán đầy các cửa hiệu. Miguel đă nghe nói rằng có một đài phát thanh sử dụng máy ḍ sóng và khoe rằng họ đă làm thất bại nhiều âm mưu tội ác.
Lũ ngốc! Hắn không thể nào làm cho mấy thằng ngốc cùng hành sự với hắn hiểu được điều quan trọng là phải cảnh giác, thận trọng, luôn canh pḥng, không chỉ hầu hết mọi lúc mà là tất cả mọi lúc, khi mà sự thành công của phi vụ cùng với mạng sống và tự do của bọn chúng đang bị đe doạ.
Chính Miguel lúc nào cũng nhớ là phải rất thận trọng. Vậy nên hắn không bao giờ bị bắt, cho dù hắn ở trong danh sách “cần truy nă nhất” của lực lượng cảnh sát ở cả Nam và Bắc Mỹ và ở cả một số nước châu Âu, kể cả lực lượng cảnh sát quốc tế. Ở Tây bán cầu hắn đă bị truy t́m, cũng ráo riết như chiến hữu của hắn, tên khủng bố Abu Nidal ở phía bên kia Đại Tây Dương. Về chuyện đó th́ Miguel tự cho phép ḿnh có tự hào đôi chút, mặc dù không bao giờ hắn quên rằng tự hào có thể sinh ra tự tin thái quá, và do đó cũng là một điều hắn luôn dè chừng.
Mặc dù đă tham gia vào nhiều phi vụ làm ăn, hắn vẫn c̣n khá trẻ, mới quăng ba mươi tám tuổi. Nh́n bề ngoài, hắn không có ǵ đáng để ư, vào loại dễ coi, bất cứ ai đi ngang qua mặt hắn trên đường phố có thể cho hắn là một nhân viên ngân hàng, hoặc khá lắm th́ cũng chỉ là chủ một cửa hàng nhỏ. Một phần v́ hắn cố hết sức làm cho ḿnh có vẻ không quan trọng. Hắn cũng tạo ra một thói quen là rất lịch sự với người lạ, nhưng không đến mức gây ra ấn tượng lưu lại trong trí nhớ; hầu hết mọi người t́nh cơ gặp hắn mà không biết hắn là ai th́ đều quên cuộc gặp đó.
Trong quá khứ, cái vẻ b́nh thường này đă là một lợi thế lớn của Miguel, cũng như việc hắn không tỏ uy lực của ḿnh ra. Quyền chỉ huy của hắn luôn luôn được giấu kín, trừ phi đối với những người mà hắn phải thực thi quyền đó, và lúc đó th́ không lầm vào đâu được.
Vào những ngày đó, hắn dùng tên thật của hắn là Ulises Rodriguez.
V́ khá giả nên bố mẹ hắn đă chu cấp cho hắn ăn học tại Berkeley. Bố hắn vốn là một bác sĩ phẫu thuật năo, đă hy vọng rằng đứa con trai duy nhất của ḿnh sẽ nối nghiệp ḿnh trong ngành y, một viễn cảnh mà Miguel không hề quan tâm ngay hồi đó. Thay v́ vậy, khi gần tới những năm 1970, thằng con trai ông ta đă mường tượng những thay đổi cơ bản ở Colombia – chuyển từ một nước dân chủ giàu có với một cơ sở luật pháp trung thực thành nơi trú ngụ của một lũ trùm tội ác giàu có không thể tưởng tượng được, không có luật pháp và được cai trị bằng chế độ độc tài, sự tàn bạo và nỗi sợ hăi. Số vàng khổng lồ của nước Colombia mới này sẽ do marifuana , về sau là côcain, mang lại.
Tính cách của Miguel đă như vậy nên giai đoạn chuyển tiếp không làm cho hắn lúng túng. Điều hắn thèm muốn là được hành động.
Trong khi đó hắn lao vào một số hoạt động riêng tại Berkeley và hắn phát hiện ra rằng hắn hoàn toàn không có lương tâm và có thể giết người một cách mau lẹ và tàn bạo, không hề ăn năn hoặc có dư vị khó chịu ǵ cả.
Lần đầu tiên chuyện đó xảy ra là sau cuộc ăn nằm với một người phụ nữ trẻ mà trước đó hắn đă gặp trên đường phố Berkeley trong khi cả hai cùng xuống xe ô tô buưt. Vừa đi ra khỏi bến xe, họ vừa nói chuyện và phát hiện ra rằng cả hai đều là sinh viên. Cô ta có vẻ thích hắn và đă mời hắn tới pḥng của ḿnh ở đường Oakland nghèo khổ cuối đại lộ Bưu điện. Thời đó những cuộc hẹn ḥ như vậy là chuyện b́nh thường, trước thời mà người ta lo ngại về bệnh SIDA khá lâu.
Sau cuộc truy hoan cuồng nhiệt hắn đă ngủ thiếp đi. Khi chợt tỉnh dậy, hắn thấy cô gái đang lặng lẽ xem xét những thứ hắn đựng trong ví. Trong đó có nhiều căn cước với những cái tên giả, ngay từ lúc đó hắn đă chuẩn bị cho cái tương lai ngoài ṿng pháp luật quốc tế của hắn. Cô gái đă quá chú ư vào những tấm thẻ v́ ṭ ṃ, có lẽ cô ta là một loại do thám, nhưng hắn sẽ không bao giờ biết có đúng vậy không.
Điều hắn làm là nhảy bật khỏi giường, túm lấy cô ta và bóp cổ. Hắn vẫn c̣n nhớ cái nh́n kinh ngạc của cô ta khi cô ta giăy giụa cố t́m cách thoát thân; rồi cô ta ngước nh́n hắn với vẻ năn nỉ câm lặng, tuyệt vọng ngay trước khi trút hơi thở cuối. Hắn thấy khoái chí, như đang thực hành ở bệnh viện, khi hắn phát hiện việc giết cô gái đó không làm hắn phiền ḷng chút nào.
Thay v́ vậy, với một sự b́nh thản lạnh lùng hắn tính toán khả năng bị bắt, mà theo hắn ước định là không thể xảy ra. Khi ở trong xe, hai người không ngồi cạnh nhau, thực tế là lúc đó họ chưa biết nhau. Không chắc là có người nh́n thấy họ đi từ bến xe ra. Khi đi vào khu nhà, và trong thang máy đi lên tầng bốn, họ không gặp ai cả.
Hắn nhanh nhẹn lấy một miếng vải để lau những chỗ có thể có dấu tay của hắn. Rồi dùng khăn tay bọc kín bàn tay phải, hắn tắt hết đèn và rời khỏi toà nhà, khoá cửa lại.
Tránh dùng thang máy, hắn đi xuống bằng lối cầu thang cứu hoả, trước khi đi ra ngoài phố, hắn đă kiểm soát xem có ai ở tầng trệt không.
Ngày hôm sau và suốt nhiều ngày sau đó, hắn theo dơi báo chí địa phương xem có tin tức ǵ về cô gái đă chết đó không. Nhưng phải đến gần một tuần sau th́ cái xác đă gần thối rữa của cô mới được phát hiện. Rồi lại hai, ba ngày tiếp theo, không có ǵ mới và rơ ràng là không có dấu vết, báo chí thôi không quan tâm nữa và không ai nhắc đến chuyện đó nữa.
Các cuộc điều tra sau đó cũng không phát hiện ra hắn là người đă giết cô gái.
Những năm c̣n ở lại Berkeley, hắn c̣n giết người trong hai trường hợp nữa. Những vụ này xảy ra ở Vịnh San Francisco – những trường hợp mà hắn gọi là “Giết người theo khoái cảm”, những người hoàn toàn xa lạ, tuy hắn coi cả hai trường hợp là để đáp ứng cho cái nhu cầu mài dũa kỹ thuật giết thuê đang ngày càng nhiễm sâu vào hắn. Hẳn là hắn đă mài dũa rất cẩn thận, bởi v́ không vụ nào hắn bị nghi ngờ hoặc thậm chí chưa bao giờ bị cảnh sát hỏi đến.
Sau khi từ Berkeley về Colombia, Miguel đôi lúc làm ăn với mạng lưới đang lớn mạnh dần của lũ trùm nha phiến điên khùng. Hắn có bằng lái máy bay và đă nhiều lần lái máy bay chở chất côca đặc từ Peru sang Colombia để tinh chế. Mối giao kết ngày càng chặt chẽ với một gia đ́nh Ocboa không có danh tiếng nhưng đầy thế lực đă dẫn hắn đến những phi vụ to lớn hơn. Rồi đến nhóm M-19 các vụ ám sát cuồng loạn của chúng và “cuộc chiến tranh toàn thể” của nhóm khủng bố Medellin, bắt đầu từ cuối năm 1989. Miguel tham gia vào tất cả các vụ giết người số lượng lớn, nhiều vụ nhỏ, và đă từ lâu hắn không c̣n nhớ được là hắn đă giết bao nhiêu người nữa. Hắn không thể tránh được chuyện cả thế giới biết tên hắn, nhưng nhờ sự cẩn trọng tỉ mỉ của hắn, nên ngoài tên ra th́ người ta biết rất ít về hắn.
Những mối liên hệ của Miguel – hay là của Ulises Rodriguez, với nhóm Medellin, M-19 và gần đây là với Sendero Luminoso đă mở rộng dần theo năm tháng. Tuy vậy, trong tất cả các hoạt động này hắn vẫn duy tŕ sự độc lập của hắn, trở thành một kẻ sống ngoài ṿng pháp luật quốc tế, một kẻ khủng bố giết người thuê, mà v́ năng lực của hắn, nên không lúc nào là không có việc làm.
Dĩ nhiên, chính trị được coi là một phần trong tất cả mọi hoạt động. Miguel vốn là một người theo chủ nghĩa xă hội, hắn ghét cay ghét đắng chủ nghĩa tư bản và khinh rẻ cái mà hắn cho là một nước Mỹ suy đồi và đạo đức giả. Nhưng hắn cũng hoài nghi tất cả mọi loại chính trị và đơn giản là hắn chỉ khoái mối nguy hiểm, gian truân mà mọi hoạt động của cuộc đời hắn đang theo đuổi như một kẻ cuồng loạn.
Cách sống đó đă đưa hắn tới Mỹ cách đây một tháng rưỡi, để hoạt động lén lút, chuẩn bị cho cái chuyện xảy ra ngày hôm nay, câu chuyện mà sau đó cả thế giới đều biết.
Ngay từ đầu hắn đă dự tính một con đường ṿng vèo nhưng an toàn để sang Mỹ - đi từ Bogota, Colombia, qua Rio de Janerio tới Miami. Ở Rio, hắn thay hộ chiếu và giấy căn cước, và sẽ xuất hiện ở Miami với danh nghĩa của một nhà xuất bản đang trên đường đi tới hội chợ sách ở New York. Nhưng có một nguồn tin ngầm hiện làm ở Bộ Ngoại giao Mỹ báo cho nhóm Medellin biết cơ quan xuất nhập cảnh ở Miami đă yêu cầu khẩn cấp về mọi tin tức có thể có được liên quan đến Miguel, đặc biệt là về các loại căn cước mà người ta biết trước đây hắn đă sử dụng.
Thực tế là trước đây Miguel có lần đóng vai một nhà xuất bản người Brazil và mặc dù hắn tin là chuyện này chưa bị lộ, khôn ngoan hơn là cứ tránh cả Miami nữa. Vậy nên, cho dù là phải chậm lại một chút, hắn đă bay từ Rio sang London để đóng một vai mới và kiếm một tấm hộ chiếu Anh hoàn toàn mới và hợp pháp.
Tiến tŕnh công việc thật dễ dàng.
A, cái bọn dân chủ ngây thơ này! Chúng mới ngu ngốc và khờ dại làm sao! Lật đổ những chế độ tự do khoác lác của chúng và mở cửa cho những hệ thống tiến tới các mục tiêu mà lũ người như Miguel cũng chẳng tin tưởng mới đơn giản làm sao chứ!
Trước khi tới London, hắn đă được thông báo cặn kẽ về chuyện nên làm như thế nào.
o0o
Đầu tiên là hắn tới Toà thị chính ở vào khoảng tiếp giáp giữa Kingsway và Aldwych, nơi tất cả mọi giấy khai sinh, kết hôn và khai tử của cả nước Anh và xứ Wales được lưu giữ. Tại dây, Miguel xin làm ba bản chứng nhận khai sinh.
Những chứng nhận khai sinh này mang tên ai? Tên những người có cùng hoặc gần sát với ngày sinh của chính hắn.
Không nói chuyện với ai hoặc bị ai hỏi han ǵ, hắn lấy năm tờ chứng nhận khai sinh chưa điền tên, rồi bước về phía một loạt sổ lớn bày trên giá, xếp loại theo các năm sinh khác nhau. Miguel chọn những cuốn sổ ghi năm 1951. Những cuốn này chia theo thứ tự từng quư một. Hắn chọn phần tên bắt đầu bằng chữ cái M đến R từ tháng Mười đến tháng Mười hai.
Ngày sinh của hắn là 14 tháng Mười một năm đó. Lật qua vài trang, hắn thấy cái tên “Dualey Martin”, sinh tại Keighly, Yorkshire, ngày 13 tháng Mười một. Cái tên này xem ra có vẻ hợp, không đặc biệt quá và cũng không quá thông thường như cái tên Smith. Tuyệt! Miguel chép mọi chi tiết vào một trong những tờ đơn in chữ đỏ.
Bây giờ hắn cần hai cái tên khác nữa. Ư định của hắn là xin ba hộ chiếu; cái thứ hai và thứ ba sẽ để dự trữ trong trường hợp cái thứ nhất bị trục trặc. Rất có khả năng là người ta vừa mới cấp hộ chiếu cho chính cái anh chàng Dualey Martin đó. Trong trường hợp này, người ta sẽ không cấp hộ chiếu mới. Hắn cố t́nh chọn những họ có chữ đầu cách xa chữ M của chữ Martin, nên hắn chọn một họ bắt đầu bằng chữ B, cái kia bằng chữ Y. Đó là v́ tại Văn pḥng Hộ chiếu, mỗi nhân viên phụ trách một số đơn xin gồm một nhóm tên theo thứ tự chữ cái khác nhau. Chọn cách xa nhau như vậy để đảm bảo rằng ba hộ chiếu của hắn là do ba người làm thủ tục, và nếu có những điểm giống nhau th́ không bị để ư.
Ở tất cả mọi điểm Miguel đă cẩn thận không đụng vào tờ đơn mà hắn phải điền vào. Đó là lư do tại sao hắn đă lấy năm tờ; hai tờ bên ngoài là để bảo vệ cho những tờ bên trong khỏi có dấu tay và hắn sẽ huỷ đi sau. Từ hồi ở Berkeley, hắn đă biết rằng không có ǵ có thể hoàn toàn xoá vết tay, kể cả lau đi lau lại, v́ đă có kỹ thuật thử dấu vân tay tối tân bằng tia ion-argon fade và chất Ninhydrin sẽ làm hiện lên hết.
Tiếp theo đó, hắn tới quầy thu tiền. Hắn đưa ba tờ đơn, vẫn tránh không sờ vào bất cứ tờ nào hắn lưu lại đấy. Một nhân viên bảo hắn là mỗi bản chứng nhận khai sinh phải nộp năm bảng lệ phí và hắn trả ngay bằng tiền mặt. Người đó bảo sau hai ngày hắn sẽ có chứng nhận khai sinh.
Trong thời gian chờ đợi, hắn thu xếp để sử dụng ba địa chỉ cư trú khác nhau.
Trong cuốn Hướng dẫn Thương mại London của Kelly, hắn ghi lại tên của nhiều hăng thư kư có những địa chỉ đường phố ít rắc rối để thư tín có thể gửi tới đó và tới đó nhận. Đến một trong những hăng thư kư này, hắn trả một khoản lệ phí là năm mươi bảng, vẫn bằng tiền mặt. Hắn đă chuẩn bị sẵn một câu chuyện – là hắn đang mở một hăng buôn nhỏ nhưng chưa thu xếp được văn pḥng và thư kư. Khi nghe chuyện đó, không ai thắc mắc ǵ hết. Hắn lập lại câu chuyện đó với hai hăng thư kư khác và cũng không ai ṭ ṃ. Hiện giờ hắn đă có ba địa chỉ riêng biệt để dành cho ba tờ đơn xin hộ chiếu, cả ba đều không hề để lại dấu vết ǵ về hắn.
Rồi hắn sử dụng máy chụp ảnh tự động để chụp ba bộ ảnh hộ chiếu, mỗi bộ có một diện mạo khác nhau. Một bộ hắn đeo râu và ria mép gọn gàng, một bộ hắn lại không mang râu và chải tóc rẽ sang hai bên, bộ thứ ba hắn đeo đôi kính đạo mạo, nặng nề.
Ngày hôm sau hắn đến toà Thị chính để lấy các bản chứng nhận khai sinh. Vẫn như hôm trước, không ai mảy may quan tâm là tại sao hắn lại muốn có những chứng nhận này.
Hắn cũng đă có mẫu đơn xin hộ chiếu ở bưu điện, và hắn lại hết sức cẩn thận không sờ vào chúng. Sau đó đeo găng tay cao su loại dùng xong vứt đi hắn điền tên vào đơn xin. Trên mục địa chỉ, hắn dùng một trong những địa chỉ mà hắn đă thu xếp trước.
Mỗi tờ đơn xin phải có hai tấm ảnh kèm. Một tấm ảnh cần phải có một lời xác nhận của “một người có chức danh nghề nghiệp” ví dụ như là bác sĩ, kỹ sư hoặc luật sư, chứng nhận tư cách người làm đơn, và người đó cũng phải xác nhận rằng ông, hoặc bà ta đă quen biết người xin này ít nhất là đă hai năm. Theo hướng dẫn trước khi tới đây, Miguel tự viết và tự kư vào lời xác nhận, chỉ thay kiểu chữ và sử dụng những tên và địa chỉ mà hắn vớ được trong danh bạ điện thoại. Hắn cũng đă mua một bộ con dấu bằng cao su để làm cho tên và địa chỉ này đáng tin cậy hơn.
Mặc dù trong tờ đơn xin hộ chiếu có nói là sẽ có kiểm chứng các chữ kư, thực tế là chẳng mấy khi có, nên rất hiếm trường hợp lời xác nhận giả bị phát hiện. Đơn giản là có quá nhiều người xin hộ chiếu và quá ít nhân viên cấp hộ chiếu.
Cuối cùng, Miguel t́m cách xử lư ba tấm ảnh “nhận diện” – những cái có lời xác nhận và sẽ không xuất hiện trên bất cứ tấm hộ chiếu nào của hắn, mà sẽ được để lại trong hồ sơ của sở cấp phát Hộ chiếu. Hắn dùng bọt biển mềm thấm loại thuốc Domestos nhạt, loại thuốc tẩy gia dụng tương tự như loại thuốc Cloror ở Bắc Mỹ, vào những tấm ảnh. Như vậy sẽ đảm bảo trong ṿng hai ba tháng những tấm ảnh lưu trong hồ sơ sẽ mờ đi và biến hẳn, do đó không c̣n h́nh ảnh của Miguel, hay c̣n có tên là Dualey Martin và những tên khác nữa.
Miguel lại gửi ba đơn xin hộ chiếu qua đường bưu điện, mỗi đơn kèm theo một bưu phiếu mười lăm bảng lệ phí. Hắn biết rằng phải chờ ít nhất bốn tuần th́ các thủ tục mới làm xong và phiếu trả lại. Đây là một sự chờ đợi chán ngắt, nhưng v́ sự an toàn tính mạng, nên cũng đáng phải chờ.
Trong thời gian chờ đợi đó, hắn gửi rất nhiều thư cho chính ḿnh qua những địa chỉ đă trả tiền. Cứ cách vài ngày hắn lại gọi điện hỏi xem là hắn có thư tín ǵ không và khi câu trả lời là “có” th́ hắn nói rằng sẽ có người đến lấy thư. Rồi hắn sử dụng những thiếu niên không quen biêt ở ngoài phố đến lấy, mỗi lần trả vài bảng và trước khi nhận hắn xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng không ai bị theo dơi. Miguel có ư định cũng sẽ dùng cách này để lấy hộ chiếu khi người ta gửi cho hắn.
Cả ba tấm hộ chiếu đă lần lượt tới cách nhau một vài ngày trong tuần thứ năm và đều được người đến nhận không hề có ǵ trục trặc. Khi tấm họ chiếu thứ ba đă ở trong tay, Miguel mỉm cười tự nhủ “Tuyệt!”. Hắn sẽ sử dụng tấm hộ chiếu mang tên Dualey Martin, c̣n hai tấm kia sẽ dành để sử dụng về sau.
Bước cuối cùng c̣n lại là mua một chiếc vế máy bay khứ hồi tới Mỹ - Miguel mua ngay trong ngày hôm dó.
Trước năm 1988, những ai có hộ chiếu Anh đều phải xin thị thực nhập cảnh vào Mỹ. Bây giờ th́ không cần thị thực nữa, miễn là chuyến đi không quá chín mươi ngày và du khách đó phải có vé khứ hồi. Cho dù Miguel không có ư định sử dụng phần vé về và sau đó hắn sẽ huỷ đi, th́ giá của nó cũng chẳng đáng là bao so với việc mạo hiểm vượt qua được hệ thống thủ tục quan liêu. C̣n đối với quy định chín mươi ngày, th́ đối với hắn không có vấn đề ǵ. Vả lại hắn không có ư định ở lại Mỹ lâu đến như vậy; c̣n khi hắn rời đi th́ hoặc là đi một cách bí mật hoặc với căn cước khác, tấm hộ chiếu mang tên Dualey Martin sẽ được huỷ bỏ.
Sự thay đổi thủ tục của Mỹ về thi thực làm Miguel rất mừng. Một lần nữa những cơ chế cởi mở tiện lợi đó lại giúp ích cho loại người như hắn!
Sáng hôm sau, hắn bay tới New York và, tại sân bay John F. Kenedy, hắn đă được nhập cảnh dễ dàng.
o0o
Tới New York, Miguel đến ngay cộng đồng người Colombia khá lớn ở Queens và nơi tay chân của nhóm Medellin đă thu xếp một căn nhà an toàn cho hắn.
“Tiểu Colombia” ở Jackson Heights kéo dài từ phố Sáu mươi chín đến phố Tám mươi chín. Đây là một trung tâm x́ ke ma tuư náo nhiệt, và là một trong những khu vực tập trung tội ác nguy hiểm nhất New York, nơi mà bạo lực chỉ là tiếng tặc lưỡi và ám sát chỉ là chuyện vặt. Các sĩ quan cánh sát mặc đồng phục hiếm khi dám mạo hiễm lai văng tới nơi này một ḿnh: và kể cả đi hai người, ban đêm họ cũng không dám làm nhiệm vụ mà lại đi bộ.
Tiếng tăm của cái quận này không làm cho Miguel bận tâm chút nào, thực tế hắn c̣n cho rằng đó là một sự che chở trong khi hắn bắt đầu kế hoạch của hắn, thuận tiện cho việc rút tiền ra một cách bí mật, và tập hợp được cả tay chân do hắn cầm đầu. Lực lượng này gồm có bảy tên, kể cả Miguel, tất cả bọn chúng đều được chọn lọc ở Bogota.
Julio, kẻ đang làm nhiệm vụ theo dơi và Soccoro,người phụ nữ duy nhất của nhóm, đều là người Colombia và là “nhân viên nằm vùng” của nhóm Medellin. Nhiều năm trước đây chúng đă được đưa tới Mỹ, bề ngoài là dân di cư, chúng được chỉ thị duy nhất là tự củng cố và chờ đến một thời cơ nào đó được lệnh hành động cho các hoạt động liên quan đến ma tuư hoặc một số mục đích tội ác khác. Nay thời cơ đă đến.
Julio là một chuyên gia liên lạc. C̣n trong thời gian chờ đợi th́ Soccoro đă được đào tạo và đủ tiêu chuẩn làm y tá.
Soccoro c̣n là một hội viên của một tổ chức khác nữa. Qua đám bạn bè ở Peru, ả đă trở nên một người có cảm t́nh và là nhân viên hợp đồng của đám cách mạng Sendero Luminoso ở Mỹ. Với những người Mỹ la tinh này th́ mối quan hệ đan xen giữa tội ác do động lực chính trị và động lực lợi nhuận là mối quan hệ chung mà trong lúc này với mối liên hệ kép của ả, Soccoro c̣n giữ một vai tṛ thay mặt Sendero giám sát công việc này.
C̣n bốn tên kia th́ ba là người Colombia, với các mật danh là Rafael, Luis và Carlos. Rafael là thợ cơ khí và vừa là một người làm công việc lặt vặt nói chung. Luis được tuyển chọn v́ tài nghệ lái xe của hắn; hắn là một chuyên gia về việc chạy trốn truy lùng, nhất là từ các hiện trường tội ác. Carlos c̣n trẻ, sắc sảo và là người tổ chức cuộc theo dơi này trong suốt cả bốn tuần vừa qua. Cả ba đều nói tiếng Anh trôi chảy và trước đây đă nhiều lần tới Mỹ. Chuyến này chúng đến đây mà không hề biết nhau trước và đều dùng hộ chiếu và tên giả. Chúng được chỉ thị t́m gặp tên thuộc hạ của nhóm Mendellin, kẻ đă thu xếp nơi trú ngụ an toàn cho Miguel và sau đó nhận chỉ thị trực tiếp từ Miguel.
Tên cuối cùng trong bọn là người Mỹ, tên dùng trong phi vụ này là Baudelio, Miguel hoàn toàn không tin tưởng ǵ Baudelio, tuy rằng kiến thức và tay nghề của tên này là tối cần thiết đối với cơ hội thành công của phi vụ.
o0o
Giờ đây, tại trung tâm hoạt động tạm thời của nhóm người Colombia ở Hackensack, Miguel cảm thấy tức giận dâng trào khi nghĩ về cái thằng người Mỹ phản phúc với mật danh Baudelio ấy. Cơn giận của hắn càng tăng thêm về cái chuyện cẩu thả của Julio khi lỡ buột miệng sử dụng ngôn ngữ thường để báo cáo qua điện thoại từ bên ngoài nhà Sloane ở Larchmont về. Tay vẫn cầm điện thoại, cố dằn cơn giận, Miguel cân nhắc câu trả lời.
Lời báo cáo của thuộc hạ nói tới một người đàn ông quăng bảy mươi tuổi, đă đến nhà Sloane cách đây mấy phút, đem theo một chiếc vali vào trong nhà – theo từ ngữ cẩu thả của Julio là “có vẻ như ông ta định ở lại”.
Trước khi rời Bogota, Miguel đă nhận được toàn bộ thông tin mà hắn chưa nói lại hết với những tên đang ở dưới quyền hắn. Trong hồ sơ có nói đến việc Crawford Sloane có một người cha đúng theo lời mô tả người mới tới. Miguel lập luận: được rồi, nếu ông già tới thăm con trai, ở lại một thời gian, th́ cũng chỉ hơi phiền một chút nhưng không có ǵ đáng lo ngại. Chắc sẽ phải làm thịt ông già vào cuối ngày hôm đó, c̣n bây giờ th́ không có vấn đề ǵ.
Ấn nút điện thoại, Miguel ra lệnh: “Không đụng tới kiện hàng màu xanh. Chỉ báo cáo việc làm hoá đơn mới thôi”. “Hoá đơn mới” có nghĩa là “nếu t́nh h́nh thay đổi”.
“Rơ”. Julio đáp cộc lốc.
Đặt máy điện thoại xuống, Miguel liếc nh́n đồng hồ. Gần 7 giờ 45 phút sáng. Trong hai tiếng nữa tất cả bảy tên trong nhóm sẽ phải vào vị trí và sẵn sàng hành động. Mọi việc tiếp theo đă được dự tính cẩn thận, lường trước mọi vấn đề, thận trọng hết mức. Khi khởi sự cần có một số ứng biến, nhưng không cần nhiều.
Và không thể tŕ hoăn ǵ nữa. Bên ngoài nước Mỹ những hoạt động khác ăn khớp với kế hoạch của bọn chúng cũng đă bắt đầu.

Chương 9

Angus Sloane thở phào khoan khái, đặt ly cà phê xuống rồi cầm chiếc khăn ăn thấm bộ ria bạc xám và lau miệng. “Ba cam đoan là – ông vui vẻ nói – cả bang New York sáng nay không nơi nào phục vụ ăn sáng ngon hơn nơi đây”.
“Và cũng không có nơi nào có chất gây xơ cứng động mạch cao hơn nơi đây nữa” – con trai ông nói vọng ra từ sau tờ Thời báo New York che khuất mặt. “Ba không biết rằng trứng rán rất có hại cho tim của ba sao. Ba ăn mấy quả? Ba phải không?
“Ai lại đi đếm thế nhỉ?” Jessica nói “Vả lại anh cũng có đủ tiền mua trứng cơ mà, Crawf. Ba ơi, ba ăn thêm nữa nhé?”.
“Thôi, cảm ơn con” – Ông già mỉm cười đôn hậu với Jessica. Ông là một người vui tính, hiền từ, vừa tṛn bảy mươi ba tuổi cách đây mấy tuần.
“Ba quả trứng th́ có ǵ là nhiều”, Nicky nói. “Mới đây có lần cháu xem bộ phim về một nhà tù ở miền Nam. Ở đó có người ăn hết cả năm mươi quả trứng ấy chứ”.
Crawford Sloane hạ tờ thời báo xuống và nói: “Bộ phim con đang nói là phim “Luke can trường”. Paul Newman đóng vai chính và phim này được làm từ năm 1967. Nhưng ba đảm bảo với con là Newman không ăn tất cả ngần ấy quả trứng đâu. Ông ta diễn thật khéo nên đă làm cho con tin là thật thôi”.
“Có lần một người thuộc nhà xuất bản Britannica tới đây”, Jessica nói. “Ông ta muốn mời ḿnh mua một bộ bách khoa toàn thư. Em mới nói với ông ta là nhà ḿnh đă có một bộ rồi, mà lại là bách khoa toàn thư sống hẳn hoi”.
“Anh làm thế nào mà không nói được”, - Crawford trả miếng, “nếu những chuyện đó anh vẫn c̣n nhớ như in? Cho dù đó là chuyện phiếm. Người ta chẳng bao giờ biết được cái điều ǵ cứ ăn sâu trong óc và cái điều ǵ ḿnh quên bẵng đi ngay được”.
Cả gia đ́nh đang ngồi trong pḥng ăn sáng sủa vui vẻ ngay kề bếp. Angus đă đến trước đây nửa tiếng, ông thân mật ôm hôn con dâu cà cháu nội rồi mới long trọng bắt tay Crawford.
Mối bất hoà giữa hai bố con, đôi khi làm Crawford bực ḿnh, đă bắt nguồn từ lâu. Chủ yếu là v́ những ư kiến và những tiêu chuẩn giá trị khác nhau. Ông Angus không bao giờ thấy hợp được với sự dễ dăi đối với các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân cũng như dân tộc mà hầu hết dân Mỹ chấp nhận từ năm 1960 đến nay. Ông tin tưởng mănh liệt vào “danh dự, trách nhiệm và lá cờ”; hơn nữa, ông muốn đồng bào của ông vẫn cứ phải thể hiện ḷng ái quốc không lay chuyển có từ Thế chiến hai – thời điềm đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời của ông, thời điểm khiến ḍng hồi tưởng của ông trở nên vô tận. Đồng thời ông gay gắt phê phán nhiều điểm mà ngày nay chính con trai ông, trong hoạt động thu thập tin tức của anh, cho là b́nh thường và tiến bộ.
Mặt khác, Crawford không khoan nhượng với lối suy nghĩ của ông già, mà theo cách nh́n nhận của anh là quá cổ hủ và không chịu đếm xỉa ǵ đến tri thức đă được mở rộng một cách tuyệt diệu trên khắp mọi lĩnh vực – nhất là khoa học và triết học – trong suốt hơn bốn thập kỷ sau thế chiến hai. C̣n có một nhân tố khác nữa, đó là thái độ ngầm tự cao của Crawford (dù không bao giờ anh để lộ ra) cho rằng anh đă đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp chuyên môn của ḿnh, những phán quyết của anh về t́nh h́nh thế giới và cuộc đời đểu đúng đắn hơn bất cứ ai.
Bây giờ, trong buổi sáng hôm nay, rơ ràng là khoảng cách giữa hai bố con vẫn chưa thu hẹp lại được.
Ông Angus đă giải thích trong bao nhiêu lần trước đây, và bây giờ ông lại đang giải thích, là suốt cả đời, ông bao giờ cũng thích tới nơi đă định vào sáng sớm. Đó là lư do tại sao hôm qua ông đă bay từ Florida tới La Guardia, nghỉ đêm tại nhà một người bạn thân trước cùng ở quân Mỹ ở ngay gần sân bay, rồi vừa mờ sáng ông đă đi xe khách và xe taxi đến Larchmont.
Trong lúc lời kể lể dài ḍng quen thuộc đó đang tiếp diễn, Crawford đưa mắt nh́n lên trần nhà. Jessica vừa mỉm cười vừa gật gù như thể nàng chưa nghe những chuyện này bao giờ, vừa chẩn bị món thịt lợn hun khói và trứng cho ông, c̣n cả nhà ăn món xúp tấm tự nấu hợp sức khoẻ hơn.
“Về cái chuyện tim của ba và món trứng”, Angus nói, đôi khi phải mất mấy phút ông mới ngẫm ra được điều ông nghe, và trở lại chuyện đó. “Ba cho rằng nếu tim của ba đến tận bây giờ văn c̣n hoạt động được, th́ ba chẳng việc ǵ phải bận tâm đến cái chuyện xơ cứng động mạch ấy. Mà tim của ba và ba đă từng cùng vào sinh ra tử nhiều lần. Ba có thể kể cho các con nghe vài chuyện”.
Crawford Sloane hạ thấp tờ bào xuống đủ vừa tầm mắt của Jessica và ra hiệu cho nàng bằng mắt: “Đổi câu chuyện đi em, không có ông già lại tuôn ra một tràng hồi tưởng bây giờ”. Jessica khẽ nhún vai, ra ư trả lời anh: “Anh muốn th́ đi mà làm lấy”.
Gấp tờ Thời báo lại, Sloane nói: “Trong số này họ đă có con số tổn thất của vụ tai nạn máy bay Dallas ngày hôm qua. Thật tệ hại. Anh cho là bọn anh sẽ phải tiếp tục đưa tin tới hết tuần sau”.
“Ba đă xem tin đó trên mục thời sự của con tối hôm qua” – Angus nói “Anh chàng Partridge đă đưa tin đó – ba thích anh ta. Hồi anh ta đưa tin tức từ nước ngoài, nhất là về quân lực của ta, anh ta làm ba cũng thấy tự hào v́ ḿnh là người Mỹ. Không phải ai cũng làm được như vậy đâu, Crawford ạ”.
“Đáng tiéc là ở đây lại có huyện oái ăm, ba ạ - Sloane nói. “Harry Partridge không phải là người Mỹ. Anh ta là người Canada. Mà ba cũng sẽ thấy anh ta phải vắng mặt ít lâu đấy. Hôm nay anh ta bắt đầu nghỉ phép dài”. Rồi anh hỏi một cách ṭ ṃ: “Thế c̣n ai trong đám đồng sự của con làm cho ba không cảm thấy tự hào hả ba?”.
“Gần như tất cả mọi người, hầu như tất cả đám truyền h́nh các anh đă phỉ báng tất cả mọi thứ, đặc biệt là chính phủ của chính ḿnh, gây lộn với chính quyền, luôn luôn hạ nhục tổng thống. Không ai c̣n tự hào về bất cứ cái ǵ nữa. Không biết có bao giờ anh bận tâm về điều đó không?”.
Khi thấy Sloane lặng thinh, Jessica dịu dàng bảo anh: “Ba đă trả lời câu hỏi của anh. Bây giờ đến lượt anh trả lời ba đi chứ”.
“Ba ạ”, Sloane nói, “Ba và con đă đề cập đến chuyện này rồi, và con cho là ba con ḿnh chưa bao giờ nhất trí được với nhau. Điều mà ba nói là “phỉ báng mọi chuyện” th́ bọn chúng con là những phóng viên cho đó là cách đặt vấn đề hợp pháp, là quyền được biết của toàn dân. Điều đó đă trở thành một trách nhiệm của người đưa tin là phải thách thức các nhà thính trị và các vị quan liêu, phải chất vấn những điều người ta nói với bọn con – và cũng là một điều tốt. Thực tế là các chính phủ, dù là của đảng dân chủ, đảng cộng hoà, tự do xă hội, bảo thủ - tất thảy đều dối trá và lừa đảo. Một khi đă lên nắm quyền tất thảy bọn họ đều như vậy cả.
“Chắc hẳn là đám săn tin bọn con có lúc cũng hơi gay gắt và thỉnh thoảng, con công nhận, là đi quá đà. Nhưng v́ những ǵ chúng con đă làm mà nhiều vụ gian trá đạo đức giả đă bị phanh phui, việc này trước đây những kẻ có quyền có chức bao giờ cũng thoát. Chính nhờ những phóng sự điều tra sắc sảo mà vô tuyến truyền h́nh đi tiên phong mà xă hội của chúng ta đă tốt đẹp hơn một chút, trong sạch hơn một chút, và những nguyên tắc của đất nước này đă tiến gần tới những ư nghĩa xác thực của nó.
“C̣n đối với các vị tổng thống ấy, ba ạ, nếu một số có vẻ tầm thường, mà hầu hết dúng là như vậy, th́ là v́ bản thân họ đă làm người ta thấy như thế. Ồ đúng vậy, dân báo chí tụi con thỉnh thoảng đă giúp vào việc này, và đó là v́ chúng con là những người hoài nghi, đôi khi đến mức cay độc, và thường không tin vào thứ xiro ru ngủ ngọt ngào mà các vị tổng thống đưa ra. Những tṛ bịp bợm ở các vị trí cao, tất cả các vị trí cao, đă cho chúng con vô khối lư do để xử sự theo cách của chúng con”.
“Con muốn là Tổng thống phải thuộc tất cả mọi người, chứ không phải dành cho một đảng”, Nicky nói. Cậu bé trầm ngâm nói thêm: “nếu các nhà lập quốc, để ông Washington làm vua, c̣n ông Franklin và ông Jefferson làm tổng thống th́ có phải tốt hơn không? Thế là con cháu của ông Washington cứ nối tiếp nhau làm vua và nữ hoàng, và chúng ta sẽ có một tổng thống để mà tự hào và một tổng thống để trách cứ mọi chuyện, theo kiểu người Anh đối với thủ thướng của họ ấy”.
“Tổn thất lớn của nước Mỹ ấy mà, Nicky ạ” Crawford Sloane nói, “là con lại không ở trong Đại hội lập hiến để đưa ư kiến đó ra. Cho dù ông Washington chỉ có con nuôi, ư kiến của con hay hơn khối chuyện đă xảy ra từ dạo đó tới giờ”.
Tất cả đều cười, rồi ông Angus chợt trở nên nghiêm nghị và nói: “Cái hồi chiến tranh của ông, mà cháu gọi là chiến tranh thế giói thứ hai đấy, Nicky ạ, đưa tin khác hẳn với bây giờ. Bọn ông khi đó có cảm giác là những người viết về nó, nói về nó trên đài, đều ở phía của chúng ta. Bây giờ th́ không c̣n như thế nữa”.
“Đó là cuộc chiến tranh khác”, Crawford nói, “và vào thời điểm khác. Cũng như là cách thu thập tin tức mới, quan niệm về tin tức cũng thay đổi. Nhiều người trong bọn con không c̣n tin tưởng vào chuyện “Đất nước tôi sai hay đúng” nữa.
Angus than thở: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi lại nghe chính con trai ḿnh nói như vậy”.
Sloane nhún vai: “Th́ bây giờ ba đang nghe đấy. Những người nào trong bọn chúng con theo đuổi mục tiêu là đưa tin đúng sự thật đều muốn đảm bảo đất nước của chúng ta hành động đúng và chúng con không chấp nhận các tin dối như cuội của bất cứ kẻ nào cầm đầu nước này. Cách duy nhất có thể t́m ra điều đó là phải hỏi những câu hỏi hóc búa, vặn vẹo cho ra”.
“Thế anh không tin là trong cuộc chiến tranh của ba, người ta cũng có những câu hỏi hóc búa à?”.
“Chưa đủ hóc” – Sloane nói. Anh ngừng một chút cân nhắc xem có nên đi sâu thêm không, rồi quyết định nói tiếp. “Ba có phải là một trong những người tiến hành ném bom bằng B.17 ở Schweifurt không?”.
“Phải” – Ông Angus nói, rồi quay về phía Nicky. “Chỗ ấy ở sâu trong nước Đức, Nicky ạ. Hồi ấy th́ đó không phải là chỗ hay ho đâu cháu ạ”.
Với một thoáng tàn nhẫn Crawford nói tiếp: “Có lần ba nới với con là mục tiêu ở Schweinfurt là phá huỷ các nhà máy làm ṿng bi, rằng những người phụ trách việc ném bom tin rằng họ có thể chặn đứng bộ máy chiến tranh của Đức bởi v́ chúng cần phải có ṿng bi”.
Ông Angus chậm răi gật đầu, biết trước điều ǵ sắp tới: “Người ta nói với bọn ba như vậy”.
“Rồi ba cũng biết sau chiến tranh người ta phát hiện điều đó không có kết quả ǵ. Mặc dù đă ném bom và làm bao nhiêu chuyện khác, đă tốn sinh mạng của bao nhiêu người Mỹ, Đức vẫn không bao giờ thiếu ṿng bi. Chính sách và mọi kế hoạch đều sai bét. Vâng, con không định nói là giới báo chí hồi đó đă có thể ngăn sự hoang phí kinh khủng đó lại được. Nhưng hiện nay th́ người ta đặt câu hỏi, không phải là sau khi đă xong chuyện, mà là trong khi chuyện đang xảy ra, vậy nên việc chất vấn và việc quần chúng biết sẽ là một sự kiềm chế và có thể giảm bớt những tổn thất sinh mạng”.
Khi nghe con trai nói nét mặt ông già thay đổi, nhăn nhúm trong hồi tưởng và đau đớn. Trước những cặp mắt đang nh́n vào ông, ông như đang chơi vơi, đang ch́m vào bản thân ḿnh, và bất chợt ông trở nên già xọm hẳn đi. Ông nói, giọng run run: “Tại Schweinfurt chúng ta đă mất năm mươi chiếc B.17. Mỗi phi hành đoàn là mười người. Thế là trong có một ngày mà năm trăm mạng sống đă mất. Và cũng trong tuần đó, vào tháng Mười năm 43, chúng ta mất thêm tám mươi tám B.17, gần chín trăm con người”. Giọng ông hạ thấp xuống gần như tiếng th́ thào: “Ba đă tham gia những trận oanh tạc đó. Điều tệ hại nhất là sau đó khi đêm xuống, ba thấy quanh ba bao nhiều là giường trống – của những người không bao giờ trở về nữa. Đêm đêm, ba thức dậy, nh́n quanh, ba thường tự hỏi, tại sao lại là ta? Tại sao ta lại trở về tuần đó và những tuần sau đó – trong khi bao người khác không bao giờ về nữa?”.
Tác động thật là sâu sắc và cảm động, khiến Sloane thầm mong giá ḿnh đừng nói chuyện đó, đừng cố tranh hơn thua với cha đẻ ra ḿnh. Anh nói: “Con xin lỗi ba. Con không nhận ra là con đă chạm vào vết thương cũ của ba”.
Như thể không nghe thấy, ba anh tiếp tục: “Họ đều là những người tốt. Bao nhiêu là người tốt. Bao nhiêu người bạn của ba”.
Sloane lắc đầu: “Thôi đừng nói đến chuyện ấy nữa ba. Con đă nói là con xin lỗi ba mà”.
“Ông ơi”, Nicky nói. Cậu bé đă chăm chú nghe. “hồi chiến tranh, đang làm những chuyện đó, có khi nào ông sợ hăi không ông?”.
“Ôi lạy chúa, Nicky! Sợ ư? Ông đă kinh hoàng ấy chứ! Khi hoả lực pḥng không đang nổ ran, khắp xung quanh tung toé những mảnh sắt sắc như dao cạo, có thể xắt người ta ra từng miếng nhỏ… Lúc bọn lính ùa tới, với đại bác và cao xạ bắn tới tấp, th́ ông đă nghĩ là chúng chỉ nhắm vào ḿnh mà thôi… Khi những chiếc B.17 khác rơi xuống, đôi khi bốc cháy rừng rực hoặc quay đảo điên cuồng, ông biết rằng phi hành đoàn không bao giờ có thể ra thoát để nhảy dù xuống được… Tất cả đều ở trên độ cao 27.000 fut, trong bầu không khí loăng lạnh đến mức nếu cơn sợ có làm người ta toát mồ hôi ra th́ mồ hôi cũng đông cứng lại, và kể cả có ôxy th́ người ta cũng khó mà thở được… Tim ông thót lên trên cổ và đôi khi h́nh như cả ruột gan ông nữa…”.
Angus ngừng lại, im lặng bao trùm trong pḥng ăn; có cái ǵ đó khác với những ḍng hồi tưởng thông thường của ông. Rồi ông nói tiếp, chỉ nói với Nicky v́ cậu đang nghe từng chữ một, dường như có một nỗi giao cảm giữa hai người, ông già và cậu bé.
“Ông sẽ kể cháu nghe một chuyện, Nicky ạ, một chuyện mà trước đây ông chưa hề nói với ai, bất cứ ai trên thế giới này. Một lần ông đă quá sợ, ông đă…”. Ông liếc quanh như để t́m kiếm sự thông cảm, “…ông sợ quá, ông đă văi cả ra quần”.
Nicky hỏi: “Thế rồi ông làm thế nào?”.
Jessica có vẻ muốn ngừng câu chuyện lại v́ nàng ngại làm phiền Angus, nhưng Crawford ra hiệu im lặng.
Giọng của ông già mạnh trở lại, rơ ràng pha chút tự hào: “Ông biết làm cái ǵ nữa? Ông không thích chuyện đó nhưng đă ở trên máy bay, th́ cứ phải làm việc ḿnh được giao. Ông là người cắt bom của phi đội. Lúc đó ngườ chỉ huy – vừa là phi công – nói với ông qua hệ thống điều khiển: “Mục tiêu của cậu đấy, Angus. Ném đi”. Thế là ông vươn người tới ống ngắm rồi ông ngồi thẳng lại và đưa dần mục tiêu vào ống ngắm. Trong vài phút ngắn ngũi đó, Nicky ạ, th́ chính người cắt bom lái máy bay đấy. Ông đă ngắm đúng mục tiêu, và bom đă rơi xuống. Đó cũng là hiệu lệnh cho toàn đội cắt bom”.
Angus nói tiếp: “Để ông nói cho cháu nghe, Nicky ạ, là nếu ta sợ đến chết th́ cũng chẳng có ǵ sai. Điều đó có thể xảy ra với bất cứ ai. Điều quan trọng là phải gắng gượng, bằng cách nào đó tự kiềm chế và làm những ǵ mà ta thấy nên làm”.
“Cháu hiểu rồi, ông ạ”. Giọng nói của Nicky có vẻ thản nhiên, và Crawford không hiểu là cậu bé hiểu đến mức độ nào. Có thể là rất nhiều, Nicky rất thông ḿnh và nhạy cảm. Crawford cũng không hiểu trước đây, có phải bản thân anh cũng vất vả lắm mới hiểu được cha ḿnh không?
Anh liếc nh́n đồng hồ. Đă đến giờ phải đi. Thường thờng anh đến hăng CBA vào 10 giờ 30 sáng, nhưng hôm nay anh phải đến sớm hơn bởi v́ anh muốn gặp ông Giám đốc ban tin về việc làm sao chuyển Chuck Insen ra khỏi cương vị uỷ viên ban chủ nhiệm Bản tin tối Toàn quốc. Cuộc va chạm tối hôm trước vẫn c̣n đeo đẳng trong anh và hơn bao giờ hết, Sloane càng quyết tâm giành bằng được sự thay đổi trong tiến tŕnh chọn tin.
Anh đứng lên xin lỗi cả nhà và đi lên gác thay quần áo.
Chọn một chiếc cravat, anh c̣n sẽ phải dùng nó trước ống kính tối nay, và vừa cẩn thận thắt theo kiểu Windsor, anh vừa nghĩ về cha ḿnh, mường tượng những h́nh ảnh mà ông già vừa mô tả, trên bầu trời Schweinfurt và ở những nơi khác. Khi đó Angus chắc chỉ mới ngoài hai mươi tuổi – bằng nửa tuổi của Crawford hiện nay, chỉ mới là một thanh niên c̣n non nớt, kinh sợ v́ kề cận với cái chết, rất có thể là khủng khiếp. Chắc chắn là trong suốt thời gian làm báo ở Việt Nam, Crawford chưa từng phải trải qua điều tương tự như vậy.
Bất chợt anh thấy lương tâm cẳn rứt v́ anh đă không hiểu điều đó sớm hơn, theo chiều sâu hơn hoặc với sự cảm thông hơn.
Crawford cho rằng vấn đề là anh bị nghề nghiệp cuốn hút trong những ḍng tin nóng hổi thời sự hàng ngày nên anh có khuynh hướng coi tin tức của những thời đại cũ là thuộc về lịch sử và không thích hợp với nhịp sống tràn ngập, hối hả hiện nay. Cái cách nghĩ đó là một căn bệnh nghề nghiệp; anh thấy nó ở những người khác; nhưng những tin tức xa xưa đó không phải là không thích hợp, mà măi măi thích hợp với cha anh.
Anh khoác áo, ngắm nghía ḿnh trong gương, rồi hài ḷng với h́nh thức bên ngoài của ḿnh, trở xuống dưới nhà.
Anh chào tạm biệt Jessica và Nicky, tiến đến cha anh và khẽ nói: “Đứng lên đi ba”.
Ông Angus có vẻ bối rối. Crawford nhắc lại: “Đứng lên ba”.
Đẩy ghế lùi về phía sau, Angus từ từ đứng dậy. Vẫn theo thói quen thường lệ, ông giữ tư thế nghiêm của một quân nhân.
Crawford tiến đến gần cha ḿnh, ṿng tay ôm chặt lấy ông rồi hôn lên hai má ông.
Ông già có vẻ ngạc nhiên và bối rối “Này, này! Thế nghĩa là thế nào?”.
Nh́n thẳng vào mắt ông, Crawford nói: “Con yêu ba, ông già của con”.
Trên đường ra cửa, trước khi đi, anh liếc mắt nh́n lại. Trên khuôn mặt ông Angus hiện lên một nụ cười thánh thiện, dịu dàng. Anh thấy Jessica rơm rớm nước mắt và Nicky cười rạng rỡ.
o0o
Hai tên theo dơi Carlos và Julio ngạc nhiên khi thấy Crawford Sloane lái xe rời nhà sớm hơn thường lệ. Chúng dùng mật ngữ báo ngay cho tên cầm đầu Miguel.
Lúc này, Miguel đă rời sào huyệt ở Hackensack và cùng đồng bọn trên chiếc xe Nissan có trang bị điện thoại lưu động, đang qua cầu George Washington, giữa New Jersey và New York.
Miguel không bối rối. Hắn ra lệnh, cũng bằng mật ngữ, là vẫn theo những kế hoạch đă định trước, nếu cần th́ hành động sớm hơn cũng được. Hắn lập luận một cách tự tin: Việc bọn hắn sắp làm hoàn toàn là bất ngờ, không theo một lôgich thông thường. Rồi ngay lập tức một câu hỏi điên rồ bật lên: Tại sao nhỉ?

Chương 10

Cùng khoảng thời gian Crawford Sloane rời căn nhà tại Larchmont lái xe tới trụ sở hăng CBA th́ Harry Partridge mới thức dậy ở Canada, ở cảng Credit, gần Toronto. Anh đă ngủ li b́; khi tỉnh dậy, anh tự hỏi không biết ḿnh đang ở đâu? Đó là một điều xảy ra thường xuyên v́ anh hay ở nhiều nơi khác nhau.
Khi đầu óc đă ổn định, anh nhận ra những đường nét quen thuộc của căn pḥng ngủ ở nhà và biết rằng nếu anh ngồi nhỏm dậy – mà bây giờ th́ anh chưa cảm thấy thích làm điều đó – anh có thể nh́n thấy chiều rộng mênh mang của hồ Ontario qua khuôn cửa sổ ở đầu giường.
Căn hộ này là nơi Partridge dùng làm một căn cứ, một nơi trú ẩn, công việc nay đây mai đó của anh chỉ cho phép anh trở về đây vài lần ngắn ngủi trong một năm. Và mặc dù anh để một ít đồ đạc lại đây như quần áo, sách vở, tranh ảnh và một mớ đồ kỷ niệm của mọi nơi và mọi lúc, anh không đứng tên thuê căn hộ. Theo tấm danh thiếp đặt gần nút chuông ở tầng dưới cùng th́ người thuê hợp pháp là V. Williams (V là chữ viết tắt của Vivien) người thường xuyên ở đây.
Hàng tháng, dù ở nơi nào trên thế giới, Partridge cũng gửi một ngân phiếu đủ để Vivien trả tiền thuê nhà và đáp lại, cô ở lại đó và giữ nó như một bến cảng của anh. Sự thu xếp này, kể cả những thuận lợi khác như thỉnh thoảng lại làm t́nh với nhau, thích hợp với cả hai người.
Vivien là y tá làm việc tại bệnh viện Queensway gần đó, và bây giờ anh đang nghe thấy tiếng chân cô đi lại trong bếp. Chắc hẳn cô đang pha trà, v́ cô biết sáng nào anh cũng thích, và cô sẽ mang ngay lên cho anh. Trong khi đó, anh thả ḍng suy nghĩ trôi trở lại sự kiện ngày hôm qua và cuộc hành tŕnh đêm hôm trước trên chuyến bay bị chậm trễ từ Dallas tới sân bay Quốc tế Pearson của Toronto.
Chuyện xảy ra tại sân bay DFW là một sự kiện nghề nghiệp và anh đă thành công. Tuy nhiên, khi nghĩ về sự kiện ấy trong đêm qua và cả sáng nay nữa anh ư thức được cái bi kịch ở sau nó. Theo bản tin mới nhất, th́ hơn bảy mươi người trên chiếc máy bay thuộc hăng hàng không Muskegon bị thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng và sáu người trong chiếc máy bay nhỏ đă chết ngay sau khi hai chiếcc đụng nhau trên không. Anh biết rằng ngày hôm nay nhiều gia đ́nh và bè bạn đang đau đớn cố gắng đương đầu với tổn thất của họ trong nước mắt.
Ḍng suy nghĩ gợi cho anh nhớ lại rằng đă có bao lần anh những mong ḿnh cũng có thể khóc, có thể rơi nước mắt cùng với những người khác v́ những điều anh đă chứng kiến trong cuộc đời làm nghề này của anh, có lẽ kể cả cái bi kịch ngày hôm qua. Nhưng không khóc nổi – trừ trong một trường hợp duy nhất mà mỗi khi nó trở lại trong tâm trí anh là anh lại phải cố xua đi. Anh vẫn c̣n nhớ lần đầu tiên khi anh tự ngạc nhiên về chính ḿnh và về cái sự không có khả năng khóc hiển nhiên của anh.
Vào thời gian bắt đầu sự nghiệp, Harry Partridge ở Anh đúng vào lúc một tấn bi kịch xảy ra ở xứ Wales. Một làng thợ mỏ ở Aberfun bị một đống phế thải than khổng lồ trượt từ trên sườn đồi xuống và nuốt chửng ngôi trường trung học. Một trăm mười sáu học sinh chết.
Ngay sau thảm hoạ xảy ra, Partridge đă có mặt ở hiện trường, đúng vào lúc những xác chết đang được kéo ra. Những thân thể nhỏ bé đáng thương này bị bùn đặc đen ng̣m thối hoắc bao kín và người ta phải dùng ṿi phun để rửa sạch trước khi chở đi nhận dạng.
Những người chứng kiến cảnh đó ở quanh anh, những phóng viên, nhiếp ảnh, cảnh sát, người xem… đều nức nở khóc. Partridge cũng muốn khóc oà lên, nhưng không được. Ḷng đau đớn nhưng mắt ráo hoảnh, anh hoàn tất công việc đưa tin và bỏ đi.
Từ đó trở đi, anh c̣n chứng kiến vô số những cảnh đáng rơi lệ khác, nhưng anh cũng không hề khóc.
Phải chăng là có cái ǵ không ổn, có sự lănh cảm trong anh? Một hôm anh đă hỏi một nữ bác sĩ tâm thần bạn của anh câu đó, sau khi cả hai đă cùng uống rượu với nhau suốt buổi tối và đă ngủ với nhau.
Cô ta bảo anh: “Chẳng có ǵ không ổn đói với anh, hoặc có lẽ anh đă không nghĩ kỹ khi hỏi chuyện này thôi. Điều mà anh có là một bộ máy bảo vệ đă vô nhân tính hoá cảm giác của anh. Anh đang giữ tất cả lại, giấu cảm xúc sâu vào một nơi nào đó trong anh. Một ngày nào đó tất cả sẽ tràn ra, nổ tung và anh sẽ khóc. Ồ, lúc đó anh sẽ khóc ra tṛ đấy”.
Đúng, người bạn chung giường đầy hiểu biết đêm đó của anh đă nói đúng, và đă có một ngày… Nhưng anh lại không muốn nghĩ đến ngày đó, cố xua h́nh ảnh đó đi đúng vào lúc Vivien đi vào pḥng ngủ cùng với một khay trà buổi sáng.
Cô đă ngoài bốn mươi tuổi, nét mặt xương xương, dáng dấp mạnh mẽ, tóc đen thẳng, nay đă thoáng điểm bạc. Tuy không đẹp mà cũng không thể gọi là xinh, cô là người nhiệt t́nh, dễ dăi và rộng lượng. Khi Partridge quen biết cô th́ cô đă goá chồng và anh đoán chừng là cuộc hôn nhân cũng không lấy ǵ làm tốt đẹp, dù không mấy khi cô nhắc tới chuyện đó. Cô đă có một đứa con gái sống ở Vancouver. Thỉnh thoảng cô bé mới tới đây, và không bao giờ có mặt lúc Partridge về ở.
Partridge mến Vivien nhưng không yêu cô, và anh đă quen biết cô trong một thời gian khá dài đủ để anh nhận thức là t́nh yêu sẽ không bao giờ tới. Anh cho là Vivien có yêu anh và sẽ yêu anh mănh liệt hơn nếu anh khuyến khích chuyện đó. Nhưng t́nh cảm của anh chỉ mới tới mức đó, và cô chấp nhận mối quan hệ họ đă có.
Trong khi anh nhấm nháp trà, Vivien nh́n chăm chăm vào Partridge, cô thấy khuôn mặt vốn đă gầy của anh nay lại gầy hơn. Tuy vẫn c̣n đôi nét trẻ thơ lưu lại trên đó cô vẫn thấy những nếp nhăn của sự căng thẳng và mệt mỏi. Mớ tóc bờm xờm ngả xám rơ hơn và cần phải tỉa bớt.
Biết cô đang ngắm nh́n ḿnh, Partridge hỏi: “Em thấy thế nào?”.
Vivien lắc đầu với vẻ thất vọng giễu cợt “Anh tự nh́n ḿnh mà coi! Khi em chia tay với anh th́ anh béo tốt khoẻ mạnh. Hai tháng rưỡi sau, anh trở về mệt rũ, xanh lướt như ma đói”.
Anh nhăn mặt. “Anh biết – Viv ạ. Cuộc sống của anh là thế. Có quá nhiều việc dồn ép, những giờ phút tồi tệ, ăn uống thất thường và rượu chè”. Rồi anh mỉm cười: “Anh về đây lôi thôi thế này th́ em làm ǵ nào?”.
Cô nói, vừa thương cảm, vừa kiên quyết: “Trước hết em sẽ dọn cho anh một bữa sáng ngon lành. Anh cứ nằm yên trên giường, em sẽ mang tận nơi cho anh. Bữa trưa và bữa tối anh sẽ ăn cá và gà, rau tươi, hoa quả tươi. Ăn sáng xong, em sẽ tỉa tóc cho anh. Rồi đưa anh đi tắm hơi và xoa bóp – em đă gọi điện đặt chỗ rồi”.
Partridge lại nằm dài ra giường và giơ hai tay lên: “Tuyệt trần”.
Vivien nói tiếp: “Ngày mai em chắc là anh muốn gặp lại đám bạn bè cũ ở hăng CBC – như thường lệ, đúng không? Nhưng đến tối th́ em đă mua vé xem hoà nhạc dành riêng cho chương tŕnh của Mozart ở Toronto, tại nhà hát lớn Roy Thomson. Âm nhạc sẽ rũ sạch mọi thứ cho anh. Em biết là anh thích điều đó.ngoài những chuyện đó ra, anh cứ nghỉ ngơi hoặc muốn làm ǵ th́ làm”. Cô nhún vai: “Có thể là giữa mọi chuyện đó, anh sẽ thích làm t́nh nữa. Đêm hôm qua anh đă cố nhưng anh quá mệt. Anh đă ngủ thiếp đi”.
Partridge chợt cảm thấy ḿnh biết ơn Vivien hơn bao giờ hết. Cô thật là một điểm tựa, một nơi nương náu. Khuya hôm qua, cuối cùng th́ máy bay của anh cũng tới được sân bay Toronto, cô đă kiên nhẫn chờ và đưa anh về đây.
Anh hỏi: “Hôm nay em không phải đi làm à?”.
“Em được nghỉ phép. Em đă thu xếp để nghỉ bắt đầu từ hôm nay. Một y tá khác làm thay em”.
Anh bảo cô: “Viv, cả triệu người mới có một người như em”.
o0o
Lúc Vivien đi ra, anh vẫn nghe thấy tiếng cô đang chuẩn bị bữa sáng, tâm trí anh trở lại với câu chuyện ngày hôm qua.
Crawford Sloane đă gọi điện tới sân bay DFW để chúc mừng anh.
Crawf có vẻ lúng túng, vẫn như mọi khi hai người nói chuyện với nhau. Đă bao lần Partridge muốn nói: “Này Crawf, nếu cậu cho là tôi ác cảm với cậu về chuyện Jessica hoặc về công việc của cậu hoặc bất cứ chuyện ǵ khác, th́ hăy quên đi! Tôi không có ác cảm và không bao giờ có!”. Nhưng anh biết rằng những lời như vậy, càng làm mối quan hệ của họ căng thẳng hơn, và có thể là Crawford cũng không tin điều đó.
Ở Việt Nam, Partridge biết rơ là Sloane chỉ bay những chuyến thật ngắn, cốt để có thể bám chốt ở Sài G̣n và xuất hiện trên màn h́nh của hăng CBA càng nhiều càng tốt. Nhưng Partridge không quan tâm đến điều đó. Anh có những ham thích của riêng anh. Một trong những cái đó – có thể gọi là một cơn nghiện – nghiện những h́nh ảnh và âm thanh của chiến tranh.
Chiến tranh… cảnh hỗn loạn đẫm máu của chiến trường… tiếng sấm rền và ánh lửa của đại bác, tiếng rít chói tai và tiếng nổ ầm ầm của những trái bom rơi… Những tràng liên thanh không ngớt trong khi ta không biết ai đang bắn ai hoặc từ đâu bắn tới… Cái cảm giác gần như khoái cảm khi bị tấn công, mặc dù sợ hăi làm cho ta run lên… Tất cả những cái đó kích thích Partridge, làm anh đê mê, máu trào trong huyết quản.
Anh phát hiện ra cái cảm giác này lần đầu tiên tại Việt Nam, nơi anh trải qua những kinh nghiệm đầu tiên về chiến tranh. Từ đó đến nay, cảm giác đó vẫn ở trong anh. Hơn một lần anh tự hào: Hăy đối mặt với nó – mi thích nó. Rồi thừa nhận: Đúng – ta thích nó, và ta thật là đồ chó đẻ, ngu xuẩn”.
Ngu xuẩn hay không th́ không biết, nhưng anh chưa bao giờ từ chối khi hăng CBA cử đi đưa tin về chiến tranh. Partridge biết đám đồng sự của anh đặt cho anh cái tên là “pằng, pằng”, một cái tên có vẻ hơi coi thường đối với một phóng viên nghiện chiến tranh – đôi khi người ta c̣n cho thử nghiệm đó c̣n tồi tệ hơn là nghiện hêroin và côcain, nhưng cũng có kết cục hầu như biết trước được.
Nhưng tại trụ sở của hăng CBA, và đây mới thực sự là vấn đề quan trọng nhất – mọi người đều biết là thu thập loại tin này th́ Harry Partridge là người giỏi nhất.
Do đó anh không quá quan tâm đến việc Sloane có được chiếc ghế phát thanh viên của Bản tin tối Toàn quốc. Cũng giống như mọi phóng viên thời sự khác, Partridge đă nuôi ư định vươn tới vị trí tuyệt đỉnh đó, nhưng lúc nó rơi vào tay Sloane th́ Partridge vẫn đang say mê công việc của anh đến mức quên cả chuyện đó đi.
Thật kỳ lạ là mới đây có người bỗng nêu lại vấn đề chiếc ghế phát thanh viên. Hai tuần trước đây, trong cuộc nói chuyện mà Chuck Insen báo trước là “tế nhị và riêng tư”, ông ta đă tâm sự với Partridge rằng có thể sắp có những thay đổi quan trọng tại Ban Bản tin tối Toàn quốc, “nếu chuyện đó xảy ra”, Insen hỏi, “liệu anh có quan tâm việc từ bỏ xứ lạnh lẽo đó và đến đây làm phát thanh viên không? Anh làm việc đó quá tốt mà!”.
Partridge quá ngạc nhiên nên anh không biết phải trả lời ra làm sao. Và Insen đă nói: “Cậu không phải trả lời ngay đâu. Tôi chỉ muốn cậu nghĩ về chuyện dó trong trường hợp tôi gọi lại cho cậu sau”.
Rồi sau đó, qua những nguồn tin ngầm, Partridge biết rằng giữa Chuck Insen và Crawford Sloane đang có việc tranh chấp quyền lực. Nhưng cho dù là Insen thắng, mà điều này th́ có vẻ khó, Partridge không chắc công việc phát thanh viên ngồi yên một chỗ là cái anh mong muốn, hoặc thậm chí có thể chịu đựng được, nhất là anh đă tự nhủ nửa đùa nửa thật, trong khi tiếng súng vẫn c̣n vang lên và vẫn thu hút anh ở bao nơi trên thế giới này.
Mỗi khi nghĩ về Crawford Sloane, anh không khỏi nhớ tới Jessica, cho dù nó không có ǵ ngoài kỷ niệm, bởi v́ giờ đây giữa hai người không c̣n ǵ nữa, kể cả cuộc tṛ chuyện bất chợt, và họ cũng hiếm khi gặp nhau ở nơi tụ hội, có lẽ chỉ một hoặc hai lần mỗi năm. Partridge cũng không hề trách Sloane v́ chuyện anh đă mất Jessica, v́ anh nhận thức được nguyên nhân là do sự suy xét ngu xuẩn của ḿnh. Lúc anh đă có thể cưới nàng, Partridge lại đă quyết định không làm như vậy, th́ đơn giản là Sloane cứ việc tiến tới, tự chứng ḿnh ḿnh là người khôn ngoan hơn, có một giác quan về giá trị tốt hơn vào đúng khi đó.
Vivien đă trở lại pḥng ngủ, mang theo bữa ăn sáng xếp thành nhiều lớp. Đúng như cô hứa rằng đây là một bữa ăn sáng ngon lành: nước cam tươi vắt, cháo nóng có đường và sữa, trứng chần nước sôi, bánh ḿ nướng, cà phê đen, mới rang xay, đậm nóng hổi, thêm một đĩa bánh ḿ nướng nữa và mật ong Anberta.
Món mật ong làm cho Partridge cảm động sâu sắc. Nó làm anh nhớ lại, đúng như Vivien dự tính, quê hương anh, nơi anh khởi đầu sự nghiệp báo chí tại một đài phát thanh địa phương. Anh nhớ đă kể cho Vivien nghe rằng anh làm việc cho một đài phát thanh gọi là đài 20/20; nó có nghĩa chương tŕnh chính là roóc-en-rơn, cứ hai mươi phút lại bị ngắt quăng để hét toáng lên một số tin chính trích từ tin điện của AP (Liên đoàn tin tức). Một chàng trai trẻ tên là Harry Partridge phụ trách việc hét tin này. Anh mỉm cười khi nhớ lại chuyện này; có vẻ như chuyện xảy ra từ lâu lắm rồi.
Sau bữa ăn sáng, anh đi vơ vẩn quanh nhà, vẫn mặc quần áo ngủ. Anh nhận xét: “Nhà này trông tồi tàn quá. Cần phải sơn lại và mua thêm ít đồ mới”.
“Em biết rồi” Vivien công nhận. “Em đă nói với chủ nhà về việc sơn lại. Nhưng họ nói toà nhà này không đáng phải bỏ tiền ra đầu từ thêm vào đó”.
“Mặc xác họ! Cần quái ǵ phải nói với chủ nhà. Em cứ t́m một thợ sơn rồi bảo họ làm cài ǵ ḿnh cần. Trước khi anh đi anh sẽ để tiền lại”.
“Anh bao giờ cũng hào phóng”, cô nói, “thế anh vẫn thu xếp ổn thoả việc không phải nộp thuế lợi tức à?”.
Anh cười: “Tất nhiên rồi”.
“Ở bất cứ nơi nào, với bất cứ ai cũng vậy sao?”.
“Không phải trả cho bất cứ ai, đó là điều hoàn toàn hợp pháp và trung thực. Anh không đ̣i được nhận lại một phần thuế lợi tức, anh không cần. Tiết kiệm được khối thời gian và tiền bạc”.
“Em không bao giờ hiểu được anh làm cách nào mà thu xếp được”.
“Anh chẳng có ǵ phải giấu em cả, tuy b́nh thường ra, anh không nói về chuyện này. Những người phải nộp thuế lợi tức sẽ ghen tỵ, v́ ở đời không ai muốn người khác khá hơn ḿnh cả. Điều quan trọng nhất”, anh giảng giải, “là công dân Canada,sử dụng hộ chiếu Canada làm việc ở nước ngoài. Trong khi rất nhiều người không nhận ra rằng Mỹ là nước lớn duy nhất trên thế giới đă đánh thuế công dân của họ, cho dù họ sống ở đâu. Kể cả khi công dân Mỹ sống ở nước ngoài, họ vẫn bị chú Sam đánh thuế. Canada th́ lại không làm như vậy. Người Canada sống ở nước ngoài không có trách nhiệm đóng thuế cho Canada. Cách của anh làm là hăng CBA trả lương hàng tháng của anh vào tài khoản ở New York mà anh có ở ngân hàng Chase Manhattan. Từ tài khoản này, anh chuyển tiền vào các tài khoản ở các nước khác – như Bahamas, Singapore, đảo Channel, nơi có lăi suất khá và hoàn toàn không phải nộp thuế”.
“Thế c̣n thuế ở các nước mà anh đến làm việc th́ sao?”.
“V́ anh là một phóng viên vô tuyến truyền h́nh cho nên anh không bao giờ ở một nơi nào lâu đến mức phải có trách nhiệm nộp thuế. Thậm chí kể cả ở Mỹ, với điều kiện là anh ở đó không quá 120 ngày một năm, mà em có thể chắc chắn là anh không bao giờ ở lâu đến như vậy. C̣n ở Canada th́ anh không có nhà, kể cả cái này nữa. Cái nhà này là của em, Viv ạ. Như cả hai chúng ta đă biết”.
Partridge nói thêm: “Điều quan trọng là không lừa dối, trốn thuế không những là bất hợp pháp, nó là ngu xuẩn và không đáng phải mạo hiểm như vậy. Tránh thuế lại hoàn toàn là chuyện khác…”. Anh ngừng lại: “À quên anh có giữ cái này”.
Partridge rút ví lấy ra một mảnh giấy gấp nhỏ. “Đây là quyết định năm 1934 của chánh án Learned Hand, một trong những luật gia lớn nhất ở Mỹ. Nó đă được các cơ quan luật pháp khác áp dụng rất nhiều lần rồi”. Anh đọc to: “Bất cứ ai cũng có thể thu xếp công việc sao cho thuế của người đó càng thấp càng tốt. Người đó không bị bắt buộc phải chọn việc đóng góp nhiều tiền cho ngân khố; tăng thuế của một người nào đó lên không hề có nghĩa rằng đó là một nghĩa vụ yêu nước”.
“Em có thể hiểu tại sao người ta ghen tỵ với anh”. Vivien nói. “Những người khác ở trong hăng vô tuyến của anh có làm như vậy không?”.
“Nhiều đến mức đáng ngạc nhiên. Cái lợi thế về thuế má này là một lư do khiến cho người Canada thích làm việc cho các hăng của Mỹ ở nước ngoài”.
Cho dù anh không đả động đến nhưng c̣n nhiều lư do khác, kể cả việc các hăng Mỹ trả lương theo tŕnh độ mà thực tế là cao hơn. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là làm việc cho một hăng của Mỹ sẽ làm uy tín của người ta nổi bật hơn – v́ ở trung tâm sôi động của những công việc trên thế giới.
C̣n về phía họ, các hăng Mỹ rất thích những phóng viên Canada, v́ những người này đă được hăng CBC và hăng CTV đào tạo cẩn thận. Họ cũng biết khán giả Mỹ rất thích âm điệu của người Canada; và đó là một phần trong lư do tại sao đă xuất hiện trên vô tuyến truyền h́nh những phóng viên nổi tiếng như: Peter Jennings, Robert Macneil, Morley Safer, Ailen Pizzey, Barrie Dunsmore, Peter Kent, John Black Stone, Hilary Bowker, Harry Partridge, và những người khác.
Vẫn tiếp tục đi vớ vẩn trong pḥng, Partridge thấy chiếc vé xem hoà nhạc Mozard của ngày hôm sau đă được đặt lên bàn. Anh biết là anh rất thích và một lần nữa anh cảm thấy biết ơn Vivien v́ cô đă nhớ tới sở thích của anh.
Anh cũng cảm thấy rất biết ơn đối với ba tuần lễ nghỉ ngơi, hoàn toàn rỗi răi như là anh đă mơ ước đang chờ đón anh.

Chương 11

Sáng thứ 5 hàng tuần Jessica thường đi mua sắm mọi thứ trong gia đ́nh và cô định vẫn đi mua hàng như thường lệ vào ngày hôm sau. Khi Angus biết điều này, ông t́nh nguyện cùng đi với cô. Nicky hôm nay được nghỉ ở nhà nên cũng muốn được đi cùng ông nội.
Jesica ngần ngại hỏi: "Thế con không phải tập đàn à?"
"Có chứ mẹ. Nhưng con tập sau cũng được. Vẫn c̣n đủ thời gian mà."
Biết rằng Nicky rất chăm chỉ tập luyện, có khi cậu bé tập tới sáu tiếng đồng hồ trong một ngày, nên Jesica không phản đối nữa.
Cả ba người rời khỏi nhà bằng chiếc xe Volvo của Jessica vào lúc gần 11 giờ, tức là sau khi Crawford đi được chừng một tiếng 15 phút. Sáng hôm đó trời rất đẹp. Cây cối nhuốm cảnh sắc mùa thu và ánh nắng lấp lánh trên dọc đường Long Island Sound.
Người giúp việc hàng ngày của hai vợ chồng lúc đó đă tới, qua cửa sổ chị đứng nh́n ba người ra đi. Chị cũng trong thấy một chiếc ô tô đỗ ở phố kế bên nổ máy và đi theo cùng một hướng với chiếc Volvo. Lúc đó chị không để ư ǵ đến chiếc xe ấy.
Như thường lệ, nơi đỗ đầu tiên của Jessica là siêu thị Grand Union ở đại lộ Chatsworth. Nàng đỗ chiếc Volvo vào băi để xe rồi đi cùng Angus và Nicky vào bên trong.
Hai gă người Colombia là Carlosl và Julio vẫn lái chiếc xe Chevrolet Celerity đi theo với một khoảng cách kín đáo và vẫn theo dơi mọi hoạt động của họ. Carlos đă báo cáo thời gian họ rời khỏi căn nhà. hiện nay đang dùng điện thoại lưu động thông báo rằng :"Ba kiện hàng ở trong ḥm số một."
Lần này Julio lái xe và hắn không đỗ vào băi để xe mà theo dơi từ một dăy phố ở phía ngoài. Theo chỉ thị mà Miguel đă giao cho hắn trước đây. Carlos ra khỏi chiếc xe Chevrolet và đi bộ tới một địa điểm gần siêu thị. Mọi hôm hắn thường ăn mặc xuềnh xoàng nhưng hôm nay hắn mặc một bộ comple nâu gọn gàng và thắt cravat.
Khi Carol đă đứng vào vị trí, để tránh khỏi bị chú ư. Julio lái chiếc xe Chevrolet tới một chỗ ẩn náu an toàn ở trung tâm Hackensack
Khi Miguel nhận được cú điện thoại đầu tiên, hắn đang ở trong chiếc xe chở khách mang nhăn hiệu Nissan, đỗ gần đường tàu hỏa New Haven của nhà ga Larchmont ở chỗ kín đáo, ẩn sau những chiếc xe chở khách khác của New York. Ngoài Miguel ra c̣n có Luis, Rafael và Baudelio, dù rằng không ai có thể nh́n thấy bọn chúng v́ bọn chúng dùng nilon mỏng màu sẫm để dán kín bên trong cửa kính xe của cả hai bên lẫn phía sau. Luis là tay lái xe xuất sắc nhất, ngồi cạnh tay lái.
Khi chúng được thông báo cả ba người đă rời nhà, Rafael thốt lên: "Ái chà, thế có nghĩa là lăo già cũng đi. Hắn sẽ cản trở công việc khốn khiếp này của chúng ta."
"Th́ chúng ta cứ việc khử lăo già đi thôi", Luis nói. Hắn đưa tay sờ vào chỗ phồng bên trong túi áo khoác của hắn "một viên là đủ"
Miguel cục cằn ra lệnh: "Anh chỉ được phép làm theo mệnh lệnh. Ngoài ra tuyệt đối không làm ǵ khác". Hắn biết rơ rằng Rafael và Luis vốn là những tên hung đồ, giống như ngọn lửa âm ỷ sẵn sàng bùng lên thành những cơn giận khủng khiếp. Rafael là một người vạm vỡ, trước đây từng là một vơ sĩ chuyện nghiệp và mặt đầy những vết sẹo. Luis đă từng ở trong quân đội Colombia, có nghĩa là ở trong một trường đào tạo khắc nghiệt, tàn bạo. Tới khi nào tham chiến th́ cả hai tên này đều rất có ích nhưng khi chưa cần th́ phải ḱm hăm chúng lại.
Miguel đă nghiền ngẫm, tính toán về sự phức tạp của nhân vật thứ ba. Kế hoạch đă được dự tính của chúng là chỉ nhằm vào vợ và con của Sloane. Họ chứ không phải là Crawfod Sloane, là mục tiêu của tụi Sendero Luminoso và Medellin. Hai người này phải bị bắt cóc và giữ làm con tin v́ những nhu cầu chưa xác định.
Nhưng giờ đây vấn đề là làm thế nào với lăo già này? Giết lăo ta như Luis gợi ư th́ rất dễ, nhưng có thể gây ra nhiều chuyện khác. Miguel phân vân măi không quyết định được cho đến thời điểm hành động, tức là ngay sau đó.
Điều may mắn là người đàn bà và thằng bé đi cùng nhau. Sau bao tuần lễ theo dơi cẩn thận, bọn chúng biết rằng nàng luôn đi mua hàng vào sáng thứ năm. Miguel cùng biết rằng hôm nay là ngày thằng bé nghỉ học. Carlos đă giả làm một phụ huynh để gọi điện đến trường và biết được mọi thông tin về trường tiểu học Chatsworth Avenne nơi Nicholas theo học. Nhưng chúng không biết làm thế nào để tóm cả hai người cùng lúc. Giờ đây, vô t́nh họ đă giải quyết vấn đề này cho chúng.
Khi nhận được cú điện thoại thứ hai của Carlos nói rằng cả ba người đă đi vào bên trong siêu thị, Miguel ra hiệu cho Luis: "OK! Lái đi!".
Luis lái chiếc xe Nissan đi. Điểm đỗ sắp tới của chúng chỉ cách đó sáu khu nhà, tức là nơi đỗ xe của siêu thị.
Trên đường đi, Miguel ngoái đầu nh́n Baudelio, tên người Mỹ của nhóm Medellin, người vẫn là nguồn lo ngại của hắn.
Baudelio cũng chỉ mang một cái tên giả như người ta chọn cho những tên kia; mới hơn năm mươi tuổi, nhưng trông như ngoài 70. Người hốc hác, cằm dô ra, da tái nhợt và râu ria lởm chởm đă ngả bạc, trông hắn như một con ma biến dị. Trước đây hắn đă từng là bác sĩ, chuyên viên về gây mê hồi sức ở Boston; và là 1 kẻ nghiện rượu, kể cả khi đang làm việc, hắn vẫn say sưa. Nhưng giờ đây hắn không c̣n là một bác sĩ hợp pháp nữa. Mười năm trước đây, bằng của Baudelio đă bị thu hồi vĩnh viễn v́ trong một cơn nửa say nửa tỉnh, hắn đă gây mê quá liều lượng cho một bệnh nhân trước khi mổ, Trước đây hắn đă từng mắc những sai sót tương tự và đồng sự của hắn đă che chở cho hắn, nhưng trong trường hợp này th́ bệnh nhân chết nên không thể bao che được. Ở Mỹ, hắn không c̣n tương lai, không c̣n ràng buộc gia đ́nh, không con cái. Vợ hắn bỏ hắn từ bao năm trước. Hắn đă đi thăm Colombia nhiều lần v́ muốn kiếm được một chỗ dễ sống hơn, hắn quyết định tới đó. Ít lâu sau, hắn thất hắn có thể sử dụng vốn y học đáng kể của hắn vào mục đích đen tối, đôi khi c̣n là tội ác nữa, mà không hề áy náy. Hắn không có chỗ nhất định nên làm bất cứ cái ǵ vớ được. Trong chuyên môn hắn vẫn theo kịp những kiến thức hiện đại bằng cách đọc các báo chí y học; chính điều này là lư do tại sao hắn được nhóm Medellin chọn vào làm phi vụ này. Trước đây hắn cũng đă làm việc cho nhóm này.
Toàn bộ những thông tin này Miguel đă được biết từ trước, kèm theo lời nhắc nhở rằng trong khi thi hành phi vụ tuyệt đối không được để cho Baudelio nốc rượu vào. Loại thuốc viên Antabuse đă được sử dụng để giúp thêm lệnh cấm nà; mỗi ngày cựu bác sĩ phải uống một viên. Tác dụng của Antabuse là nếu người đó uống rượu th́ sẽ bị ốm nặng ngay lập tức và điều này th́ Baudelio biết rất rơ. V́ nói chung, những kẻ nghiện rượu thường bí mật nhổ viên thuốc ra khi họ muốn lừa dối, nên Miguel cẩn thận theo dơi cho đến khi hắn chắc chắn rằng viên Antabuse đă được nuốt xuống. Mặc dù Miguel phải theo lẹnh, hắn cũng chẳng mấy hài ḷng. Trong có một thời gian ngắn hắn đă phải chịu vô vàn trách nhiệm mà lại phải giữ vai "hộ lư cho kẻ say", là một trong những điều lẽ ra hắn không phải làm.
Cũng biết cả sự yếu đuối của Baudelio, Miguel quyết định không giao vũ khí cho tên này. Do đó tên này là người duy nhất không mang súng.
Lúc này, nh́n Baudelio với vẻ cảnh giác, Miguel hỏi: "Anh sẵn sàng chưa? Anh có hiểu mọi thứ cần phải làm không?"
Vị cựu bác sĩ gật đầu. Thoáng một chút kiêu hănh nghề nghiệp dấy lên trong ḷng hắn. Nh́n thẳng vào mặt Miguel, hắn nói:"Tôi biết chính xác cần phải làm ǵ. Khi bắt tay vào việc, anh có thể tin tưởng ở tôi và tập trung vào việc anh cần làm đi."
Không hoàn toàn tin tưởng lắm, Miguel quay đi. Siêu thị Grand Union đă hiện ra trước mặt.
Carlos đă nh́n thấy chiếc xe Nissan đi tới. Băi để xe không đông lắm nên chiếc xe Nissan len vào một chỗ trống ngay bên cạnh chiếc xe Volvo của Jessica. Khi Carlos quan sát rơ vị trí, hắn quay trở vào trong siêu thị.

o0o

Jessica chỉ vào chiếc xe đẩy đă kha khá hàng và bảo Angus: "Nếu ba thích mua ǵ th́ ba cứ ném thêm vào nhé".
Nicky nói:" Ông nội thích ăn trứng cá".
"Lẽ ra mẹ phải nhớ tới chuyện đó từ trước". Jessica nói:" Ḿnh phải mua một ít chứ nhỉ?"
Họ đi về phía gian đồ ăn và thấy ở đây bày một loại trứng cá đặc biệt. Angus xem xét giá và nói:" Đắt kinh khủng",
Jessica dịu dàng nói: "Thế ba có biết rằng con trai của ba kiếm được bao nhiêu tiền không?"
Ông già mỉm cười, ông cũng hạ giọng xuống:" À, ba đọc được ở đâu đó là khoảng gần ba triệu đôla mỗi năm".
"Gần ba triệu là đúng đấy"-Jessica cười, nàng luôn cảm thấy đễ chịu khi ở gần Angus. "Mua béng đi ba ạ" --Nàng chỉ vào một hộp trứng cá beluga nặng bảy aoxơ đặt trong một ngăn tủ có khóa, giá 199,95 đô-la. "Ḿnh sẽ mua để làm đồ nhắm cho bữa ăn tối".
Đúng lúc đó Jessica nh́n thấy một người đàn ông c̣n trẻ, dáng mảnh khảnh, ăn mặc sang trọng, tiến gần đến một người phụ nữ đang mua hàng gần nàng. Có vẻ như anh ta hỏi một câu ǵ đó. Người phụ nữ lắc đầu. Người đàn ông trẻ tiến đến người mua hàng thứ hai. Lại một câu hỏi và một câu trả lời kèm với cái lắc đầu. Hơi ṭ ṃ, Jessica nh́n anh ta khi anh ta tiến đến gần nàng.
"Xin lỗi bà" Carlosnois. "Tôi đang t́m một người". Hắn thừa biết Jessica rồi nhưng cố t́nh không đến hỏi nàng ngay, mà tỏ cho nàng thấy hắn đă nói chuyện với những người khác.
Jessica nhận ra giọng nói của hắn pha âm sắc Tây Ban Nha, tuy điều đó chẳng có ǵ là lạ ở New York. Nàng cũng thấy hắn có cặp mắt sắc lạnh, nhưng điều đó chẳng liên quan ǵ đến nàng. Nàng chỉ buông một tiếng: "Ồ?".
"Tôi muốn t́m bà Crawford Sloane"
Jessica sửng sốt "Tôi là bà Crawford Sloane đây"
"Ồ thưa bà, tôi phải báo cho bà một tin buồn". Nét mặt của Carlos rất nghiêm trang; hắn đóng vai của ḿnh khá đạt. "Chồng bà bị tai nạn. Ông nhà bị thương nặng. Xe cứu thương đă đưa ông nhà tới bệnh viện Doetors. người ta bảo tôi tới t́m bà và đưa bà tới đó. Người giúp việc tại nhà bà bảo tôi có lẽ bà tới đây".
Jessica thở hổn hển, mặt tái mét. Nàng đặt tay lên họng theo thói quen. Nicky vừa quay lại nghe mấy tiếng cuối cùng đang đứng sững. Angus cũng sửng sốt không kém, lại là người đầu tiên hoàn hồn và b́nh tĩnh lại. Ông khoát tay chỉ về phía xe mua hàng:" Jessica, bỏ tất cả lại đấy. Đi đi hẵng".
"Ba bị làm sao, phải không mẹ?" Nicky hỏi
Carlos nghiêm nghị trả lời: "Tôi e là như vậy".
Jesica ṿng tay ôm lấy Nicky. "Phải con ạ. Chúng ta phải đi ngay tới chỗ ba".
"Mời bà theo tôi, bà Sloane". Carlos nói. Jesica và Nicky vẫn bị choáng váng v́ cái tin dữ đó, vội vă đi theo người đàn ông mặc bộ đồ màu nâu về phái cửa chính của siêu thị. Angus đi theo. Một cái ǵ đó khiến ông cảm thấy băn khoắn, dù ông không rơ là cái ǵ.
Ra ngoài chỗ đỗ xe. Carlos đi vượt lên trước mọi người. Hắn tiến về phía chiếc xe Nissan. Cả hai cửa xe phía bên cạnh xe Volvo đă mở toang. Carlos thấy xe Nissan đă rồ máy và Luis đă ngồi trên ghế tài xế. Một cái bóng thấp thoáng bên trong, Hẳn là Baudelio, Rafael và Miguel ngồi khuất hẳn vào trong.
Khi đến sát chiếc Nissan, Carlos nói:" Chúng ta sẽ đi bằng xe này thưa bà. Như vậy sẽ.."
"Không, không!" Jessica vẫn căng thẳng là lo lắng đang lục t́m ch́a khóa xe trong ví của ḿnh. "Tôi sẽ đi xe của tôi. Tôi biết bệnh viện Doctors ỏ đâu rồi..."
Carlos đứng chắn giữa chiếc xe Volvo và Jessica. Hăn vừa nói vừa túm chặt lấy tay nàng. "Thưa bà, tốt hơn là chúng ta..."
Jessica có rút tay ra; thấy vậy, Carlos giữ nàng chặt hơn và đẩy nàng về phái trước. Nàng tức giận nói:" Bỏ tay ra! Làm ǵ thế này?" Lần đầu tiên Jessica bắt đầu nghĩ tới điều ǵ đó vượt ra ngoài cái tin dữ người ta báo cho nàng.
Đi sau nàng vài bước, Angus bây giờ mới nhận ra điều khiến ông băn khoăn: Trong siêu thị, gă đàn ông lạ này đă nói:"Ông nhà bị thương nặng. Xe cứu thương đă đưa ông ấy tới bệnh viện Doctors".
Nhưng bệnh viện Doctors không nhận cấp cứu. Vô t́nh Angus biết điều đó v́ khoảng đầu năm ngoái ông đi thăm một người bạn cũ cũng ở trong không quân với ông nằm ở bệnh viện này nên ông biết rất rơ về nó. Bệnh viện Doctors khá lớn và nổi tiếng ở gần toà Bracie, nhà của ông thị trưởng và trên con đường Crawford thường đi làm. Nhưng tất cả mọi trường hợp cấp cứu đều đưa tới bệnh viện New York, cách đó mấy khu nhà về phía nam .. Tất cả mọi người lái xe cứu thương đều biết điều này.
Vậy là gă đàn ông trẻ đó đă nói dối! Câu chuyện dựng lên trong siêu thị là chuyện giả tạo ! Chuyện đang xảy ra bên ngoài này cũng không đúng. Hai gă đàn ông Angus không thích cái nh́n của bọn hắn chút nào vừa xuất hiện từ phía sau xe chở khách. Một trong hai tên trong vạm vỡ, tiến đến gần gă đầu tiên; chúng đang dùng vũ lực đẩy Jessica vào bên trong! Nicholas, đứng sau đó một chút và chưa bị đụng tới.
Angus la to:" Jessica, đừng đi! Chạy đi Nicky! Hăy!"
Câu nói chưa kết thúc. Một cú báng súng đă bổ lên đầu Angus. Một cảm giác đau ghê gớm nổ tung trong đầu, mọi thứ quanh ông quay tṛn, rồi ông ngă xuống bất tỉnh. Chính Luis đă nhảy ra khỏi ghế tài xế, đi ṿng quanh và tấn công ông từ phía sau. Theo đà đó, Luis túm chặt lấy Nicholas.
Jessica bắt đầu hét lên:" Cứu với! Có ai- ai ở đây không cứu chúng tôi vớ i!"
Tên Rafael vạm vỡ đă lao vào cùng với Carlos túm lấy Jessica, đưa ngay vào một bàn tay thô kệch lên bịt miệng nàng, đồng thời đặt tay ḱa vào lưng nàng và ném nàng vào trong xe. Rồi hắn nhảy lên theo và tiếp tục giữ chặt lấy nàng vùng vẫy la hét. Mắt nàng long lên dữ dội. Rafael gắt lên với Baudelio:" Apurate !"
Tên cựu bác sĩ đă để túi thuốc mở sẵn trên chiếc ghế bên cạch hắn, đưa ngay một miếng gạc đă thấm sẵn chất ethyl-chloride. Hắn đập miếng gạc đó lên mũi và miệng của Jessica và giữ chặt ở đó. Mắt Jessica khép lại, cơ thể nàng trùng hẳn xuống và nàng không c̣n hay biết ǵ nữa. Baudelio thốt lên một tiếng với vẻ hài ḷng, cho dù hắn biết hiệu quả của chất ethyl-chioride chỉ kéo dài được năm phút thôi,
Lúc này Nicholas cùng đang giăy giụa và la hét ầm ĩ. Carlos giữ chặt lấy cậu bé và cũng hành động y như vậy.
Baudelio, vẫn hết sức mau lẹ, Lấy một chiếc kéo cắt phăng ngay 1 tay áo của Jessica, rồi dùng xơranh cắm phập vào bên trên bắp tay nàng. Trong đó có chất midazelam, một loại thuốc gây mê mạnh khiến cho người ta có thể mê man ít nhất là một tiếng đồng hồ. Hắn cũng tiêm một mũi tương tự vào tay cậu bé.
Trong khi đó Miguel đă kéo ông Angus bất tỉnh nhân sự vào trong xe. Rafael đă rảnh tay với Jessica, nhày xuống phía dưới, rút khẩu Browning tự động ra. Bật khóa an toàn hắn bảo Miguel:" Để tôi thanh toán hắn!".
"Không, không làm tại đây!" Toàn bộ hành động bắt giữ người phụ nữ và cậu bé được làm với một tốc độ nhanh không thể tưởng tượng được, chỉ tṛn 1 phút. Miguel kinh ngạc nhận ra là không có ai chứng kiến mọi sự xảy ra. Lư do là có hai chiếc xe lớn chắn trước mặt chúng và cũng ngẫu nhiên là không có ai qua lại. Miguel, Carlos, Rafael và Luis đều mang vũ khí và có một khẩu liên thanh Beretta để sẵn trong xe để sử dụng trong trường hợp chúng phải chiến đấu để mở đường ra khỏi băi xe. Giờ đây cuộc mở đường bằng súng không c̣n cần thiết nữa và cũng chẳng có ai đuổi theo bọn chúng. Nhưng nếu chúng để ông già lại --đầu ông đang chảy máu đầm đ́a cả trên mặt đất- th́ một cuộc báo động sẽ nổi lên. Nhanh chóng quyết định. Miguel ra lệnh: " Giúp tôi đưa hắn vào!".
Mệnh lệnh hoàn tất trong vài giây. Nhưng khi hắn bước vào xe và đống cửa bên lại, Miguel thấy rằng hắn đă lầm khi cho rằng không có ai chứng kiến. Một bà già, tóc bạc phơ chống gậy, đang ngó qua hai chiếc xe cách đó chừng hai mười Yard. Bà ta rơ ràng là hồ nghi và sửng sốt.
Khi Luis cho xe tiến về phía trước, Rafael cũng nh́n thấy bà già. Bằng một động tác mau lẹ hắn vớ lấy khẩu Bertta, nâng lên và ngắm vào mục tiêu qua cửa kính sau. Miguel quát hắn "Đừng". Hắn không thương xót ǵ bà già, nhưng mọi cơ hội có vẻ tốt đẹp nên chúng có thể chạy trốn mà không gây nên sự náo động. Đẩy Rafael sang một bên và dùng một giọng nói vui vẻ, Miguel nói vọng ra. "Đừng có sợ, chúng tôi đang quay phim ấy mà".
Hắn thấy vẻ mặt bà già thoải mái lại và bà thoáng mỉm cười. Chúng ra khỏi nơi đỗ xe và ngay sau đó, tiến về phía Larchmont. Luis lái xe rất điệu nghệ, không bỏ phí phút nào. Trong ṿng năm phút, chúng đă đi trên đường liên bang số 95, rồi tới đường xuyên New England, thẳng măi về hướng nam và tăng tốc.

Chương 12

Đă có thời Priscilla Rhea được coi là thông minh nhất ở Larchmont. Bà là một cô giáo đă nhồi vào đầu bao lớp trẻ trong vùng những nguyên lí cơ bản về căn bậc hai; về phương tŕnh bậc hai, về cách làm thế nào để t́m - bà luôn luôn làm cho điều này có vẻ như là một sự t́m kiếm linh thiêng của Chúa vậy - các giá trị đại số của X và Y. Priscilla c̣n luôn luôn giáo dục cho họ ư niệm về trách nhiệm công dân và không bao giờ trốn tránh những nghĩa vụ rơ rệt này.
Nhưng đó là chuyện cách đây mười lăm năm, trước khi Priscilla về hưu và trước khi gánh nặng tuổi tác và bệnh tật làm cho cơ thể rồi đến đầu óc bà chậm chạp hẳn đi. Giờ đây, tóc bạc phơ, yếu ớt, bà bước đi chậm chạp, chống gậy và bà mô tả một cách chán ngán là đầu óc của bà "có tốc độ suy nghĩ của một con lừa ba chân đang leo dốc".
Thế nhưng Priscilla lúc này đang vận dụng trí năo, cố hết sức suy xét.
Bà đă thấy hai người - người phụ nữ và thằng bé con - bị ném vào trong một chiếc xe giống như một chiếc xe chở khách nhỏ, rơ ràng là trái với ư muốn của họ. Chắc chắn là họ đă giẫy giụa và Priseilia cho rằng bà có nghe người phụ nữ la hét, dù bà không chắc lắm v́ thính giác của bà đă suy giảm nhiều cùng với các giác quan khác. Rồi một người nữa, một ông già bất tỉnh nhân sự và bị thương nặng, bị vứt vào trong xe trước khi chiếc xe phóng đi
Nỗi lo lắng theo bản năng của bà khi nh́n thấy chuyện đó đă biến ngay lập tức v́ lời thông báo họ hét vọng ra là: đó chỉ là một phần của một đoạn phim. Nghe có lư, các đoàn làm phim và vô tuyến truyền h́nh giờ đây th́ ở đâu mà chẳng có; họ muốn quay những chuyện trong bối cảnh thực và thậm chí họ c̣n phỏng vấn ngay trên đường phố cho các tin vô tuyến
Nhưng rồi lúc chiếc ôtô buưt nhỏ đă đi, Prisscilla nh́n quanh để t́m đội quay cảnh vừa rồi th́ bà không thấy đâu cả. Bà lập luận rằng nếu như đội quay phim đă ở đó th́ nó không thể biến đi nhanh đến mức như vậy.
Tất cả những chuyện đó có vẻ thật đáng lo lắng, và Priscilla mong rằng bà đă không trông thấy thật, một phần bởi v́ bà biết rẳng bà có thể bị lẫn, là chuyện đôi khi vẫn xảy ra đối với bà. Bà tự nhủ tốt nhất là đi vào siêu thị Grand Union, mua mấy thứ lặt vặt và cứ lo việc của ḿnh đă,. Đồng thời ư thức của suốt cả cuộc đời và về chuyện không bao giờ được trốn tránh trách nhiệm và có lẽ cho tới tận bây giờ bà cũng không bao giờ trốn tránh trách nhiệm vẫn đeo đẳng trong bà. Bà chỉ mong có ai đó tỉnh táo để bà có thể hỏi xem họ khuyên nên làm thế nào và đúng lúc ấy bà thấy Erica Mclean, một trong những học sinh cũ của bà, cũng đang trên đường đi tới những vẫn dừng lại chào bà lễ phép. " Cô có khỏe không, cô Rhea?" (Không ai trong đám học sinh của cô Rhea đă từng dám gọi bà bằng tên thường).
Priseilla nói: "Cô hơi lẫn rồi, em ạ".
"Tại sao vậy, thưa cô Rhea?".
"Cô vừa mới trông thấy một chuyện, nhưng cô không hiểu là thế nào. Cô muốn biết xem em nghĩ như thế nào?". Rồi Priscilla tả lại cảnh vừa rồi, vẫn đang hiện rơ trong óc bà.
"Cô chắc chắn là không có đội quay phim nào chứ ạ?"
"Tôi không thấy. Lúc đến em có thấy không?"
"Không ạ". Trong thâm tâm, Erica Mclean lặng lẽ thở dài. Cô biết chắc rằng cô giáo Priscialla thân mến của cô đă thuộc vào loại người lẩm cẩm và Erica thật không may v́ cô đă đến đúng vào lúc này và đă bị bà vớ được. Mà cô lại không thể bỏ bà già đi ngay được v́ đó là người cô thực sự yêu mếm, nên cô phải gác bỏ việc cô đang vội, và làm điều ǵ cô có thể làm để giúp bà.
"Chuyện xảy ra ở đâu ạ?" Erica hỏi
"Kia ḱa" Priscilla chỉ về chỗ trống trên băi đỗ xe ngay bên cạnh chiếc Volvo của Jessica. Họ cùng bước về phía đó. "Đây này" Priscilla nói:" Chuyện xảy ra ngay tại đây".
Erica nh́n quanh. Cô nghĩ cũng chẳng thấy ǵ đáng chú ư, và không có ǵ thiệt. Rồi lúc sắp sửa quay đi th́ mắt cô bắt gặp một loạt những vũng nước nhỏ. Trêm nền đá màu đen của băi để xe, vũng nước này như có màu nâu sẫm. Có lễ là dầu. Phải không nhỉ? Erica ṭ ṃ cúi xuống và sờ vào vũng nước. Vài giây sau, cô kinh hoàng nh́n những ngón tay của cô. Chúng dính đầy cái thứ mà không thể nhầm được là máu c̣n ấm.

o0o

Ở sở cảnh sát Larchmont lúc này vẫn đang là một sáng yên tĩnh lực lượng cảnh sát địa phương này tuy nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả. Trong một pḥng kính, viên sĩ quan trực ban mặc đồng phục đang nhấm nháp cà phê và đọc lướt qua tờ báo địa phương Sound View News Th́ có điện thoại gọi từ một trạm điện thoại công cộng ở góc đường Boston Post, cách siêu thị chừng nửa kho nhà.
Erica Mclean nói trước. Sau khi tự giới thiệu, cô nói thêm:" Ở đây c̣n có một phụ nữ nữa, cô Priscilla Rhea".
"Tôi cũng biết cô Rhea" sĩ quan trực ban nói.
"À, cô ấy nghĩ rằng có lẽ cô ấy đă chứng kiến một vụ phạm tội ǵ đó, có thể là một vụ bắt cóc. Ông nói chuyện với cô ấy th́ tốt hơn."
"Có lẽ tôi c̣n phải làm cái ǵ đó hơn là nói chuyện. Tôi sẽ cử một nhân viên và xe công vụ đến và các bà sẽ kể mọi chuyện cho anh ta nghe. Hiện giờ các bà đang ở đâu?".
"Chúng tôi đang chờ ở bên ngoài cửa siêu thị".
"Xin các bà vui ḷng chờ vài phút, sẽ có xe đến ngay">
Viên sĩ quan trực ban nói qua máy bộ đàm: "Trụ sở cảnh sát gọi xe 423. Tới ngay siêu thị Grand Union phỏng vấn bà Mclean và cô Rhea đang đứng chờ bên ngoài cửa. Mă số một".
Tiếng trả lời từ phía bên kia: "Bốn hai ba nói chuyện với trụ sở. Mười bốn".
Mười một phút trôi qua kể từ khi chiếc xe chở khách đưa Jessica, Nicholas và Angus rời khỏi băi đỗ xe của siêu thị.
Viên sĩ quan cảnh sát trẻ tên là Jensen lắng nghe hết sức chăm chú câu chuyện mà Priscilla Rhea kể lần thứ hai, càng tin tưởng hơn vào cái điều mà bà đă nh́n thấy. Thậm chí bà c̣n nhớ thêm hai chi tiết nữa, tức là màu của chiếc xe mà bà vẫn gọi là "chiếc xe buưt nhỏ" là màu nâu nhạt và rơ ràng là cửa kính của nó màu đen sẫm. Nhưng không, bà đă không chú ư đến biển kiểm soát, không rơ đó là số biển của New York hay là của bang khác.
Phản ứng đầu tiên của viên sĩ quan là sự hoài nghi, tuy anh ta cố không để lộ ra ngoài. Lực lượng cảnh sát đă quá quen với việc các công dân hoảng hốt với những chuyện hoàn toàn vô thưởng vô phạt. Những sự kiện như vậy xảy ra hàng ngày, kể cả trong một vùng nhỏ bé như là khu Larchmont này. Nhưng anh ta vẫn rất kiên tŕ và chăm chú lắng nghe tất cả mọi điều và ghi chép cẩn thận.
Sự quan tâm của anh chàng càng tăng khi Erica Mclean , một người rơ ràng là có trách nhiệm và tỉnh táo, kể cho anh ta về vũng nước ở băi để xe trông giống như máu. Cả hai bước về phía đó để xem xét. Lúc này những vũng đó hầu hết đă khô, tuy vẫn đủ ấm đề thấy rơ màu đỏ khi người ta sờ vào chúng. Dĩ nhiên không có ǵ chứng minh được đây có phải là máu người hay không. Nhưng viên cảnh sát Jensen lập luận rằng điều đó làm cho câu chuyện đáng tin hơn và cũng khẩn cấp hơn.
Vội vă quay về chỗ Priscilla, họ thấy bà đang nói chuyện với rất nhiều người khác ṭ ṃ xem chuyện ǵ đă xảy ra. Một người đàn ông nói:" Thưa ông cảnh sát, tôi ở trong cửa hàng và thấy cả bốn người vội vă đi ra, hai người đàn ông, một người phụ nữ và một thằng bé. Họ vội đến nỗi bà ấy đă bỏ chiếc xe mua hàng. Nó đầy ắp nhưng bà ấy vẫn bỏ ở đấy".
"Tôi cũng thấy họ", một người đàn bà nói, "bà ấy là bà Sloane, vợ ông phát thanh viên vô tuyến truyền h́nh. Bà ấy vẫn thường mua hàng ở đây. Lúc đi ra, trông bà ấy có vẻ lo lắng - h́nh như có chuyện ǵ đó không hay lắm th́ phải".
Một phụ nữ khác nói:" Kể cũng lạ. Một người đàn ông tới gần tôi và hỏi xem có phải tôi là bà Sloane không. Hắn cũng hỏi cả mấy người kia nữa".
Giờ đây cả mấy người cùng nói một lúc. Viên sĩ quan cảnh sát cao giọng hỏi: "Có ai nh́n thấy chiếc xe mà bà đây"- anh ta hướng về phía Prisscilla - "gọi là một chiếc xe buưt nhỏ, màu nâu nhạt không?"
"Có, tôi có thấy xe đó" người đàn ông thứ nhất nói," nó tiến vào băi để xe lúc tôi bước vào siêu thị. Đó là loại xe Nissan chở khách".
"Anh có chú ư tới biển số xe không?"
"Biển số của New Jersey, nhưng tôi chỉ thấy có vậy thôi. Ồ, c̣n một điều khác nữa là toàn bộ cửa kính màu sẫm, loại kính mà chỉ người ngồi trong nh́n ra ngoài được chứ người ngoài không nh́n vào được".
"Chờ một chút!" Viên cảnh sát nói với đám đông đang ngày càng tăng dần lên. "Ai có tin ǵ thêm không và các quư vị vừa nói chuyện với tôi xin nán lại một chút. Tôi sẽ quay lại ngay".
Anh ta nhảy vào trong chiếc xe cảnh sát màu trắng vẫn đang đỗ cạnh đường và vớ ngay lấy cái máy bộ đàm
"423 gọi trụ sở. Có lẽ đă có một vụ bắt cóc ở băi đỗ xe gần siêu thị Grand Union. Yêu cầu giúp đỡ. H́nh dáng của chiếc xe đáng khả nghi đó là một chiếc xe Nissan loại chở khách màu nâu nhạt. Biển số của New Jersey, sỗ xe không rơ. Cửa kính đen sẫm, loại một chiều. Có lẽ có ba người đă bị những người lạ mặt trên chiếc Nissan bắt cóc".
Lời thông báo bằng điện đài vừa rồi của viên sĩ quan cảnh sát sẽ được truyền tới tất cả các xe tuần tiễu của sở cảnh sát Larchmont cũng như của tất cả các xe ở thị trấn Mamaroneck ở gần đó. Viên sĩ quan trực ban ở trụ sở, qua một "đường dây nóng" sẽ báo động ngay tất cả các lực lượng cảnh sát xung quanh quận Westchester và sở cảnh sát bang New York. Vào thời điểm này, sở cảnh sát New Jersey sẽ không được thông báo.
Tại siêu thị, người ta đă nghe thấy tiếng c̣i rú của hai chiếc xe tuần tiễu của cảnh sát tới tiếp ứng
Hai mươi phút trôi qua từ lúc chiếc xe Nissan phóng khỏi băi đỗ xe.

o0o

Cách đó chừng tám dặm, chiếc Nissan sắp tới đường xuyên tỉnh số 195 và tiến vào những đường phố ngoắt ngoéo ở khu Bronx
Từ Larchmont, Luis cho xe phóng nhanh về phía nam. Hắn lái vượt tốc độ cho phép chừng năm dặm, như hầu hết những người lái xe thường làm - một tốc độ có nhanh nhưng lại chưa đến mức thu hút sự chú ư của xe tuần tiễu cảnh sát bang. Đă sắp đến lối ra số 13 trên đường xuyên tỉnh. Luis cho xe chạy qua làn đường bên phải để vượt lên. Cả Luis và Miguel đều nh́n về phía sau xem có dấu hiệu bị theo dơi không. Nhưng chúng chẳng thấy ǵ.
Trong lúc chúng rời đường 195, Miguel thúc giục Luis "Tăng tốc độ lên! Tăng tốc độ lên!". Từ lúc chúng rời khỏi Larchmont đến giờ, Miguel vẫn phân vân không biết có phải hắn đă mắc sai lầm khi đă không để Rafael giết bà già đứng ở băi đỗ xe không. Có thể bà ta không tin câu chuyện chúng đă nói dối là chúng đang làm phim. Có thể bà ta đă báo cảnh sát. Có thể mọi nơi đă được thông báo những nhận dạng của chúng.
Luis vẫn đang lao nhanh hết tốc độ trên con đường đá ở Bronx.
Từ lúc rời đường Larchmont tới giờ, Baudelio luôn luôn kiểm tra hai người bị bắt cóc đang nằm im ĺm xem c̣n sống không. Hắn dự tính liều lượng Midazollam mà hắn đă dùng sẽ làm người phụ nữ và thằng bé con mê mất thêm quăng một tiếng đồng hồ nữa. Nếu không, hắn sẽ phải tăng liều lượng lên, điều mà hắn không muốn lắm v́ nó có thể cản trở những công việc mang tính chất y học phức tạp hơn cần phải làm vào cuối cuộc hành tŕnh này.
Hắn đă tiêm cầm máu và băng bó cho ông già. Giờ đây, ông già đang cựa quậy, những tiếng rên khẽ khẽ phát ra báo hiệu là ông đang dần hồi tỉnh. Lường trước chuyện rắc rối có thể xảy ra, Baudelio chuẩn bị một liều Midazolam nữa và tiêm một mũi vào ông già. Ông thôi không cựa quậy và rên rỉ nữa. Baudelio không biết số phận của ông sẽ ra sao. Chắc hẳn Miguel sẽ bắn bỏ ông già rồi vứt xác vào một nơi an toàn. Từ khi cộng tác với nhóm Medellin, Baudelio thấy chuyện này xảy ra như cơm bữa, nhưng hắn chẳng quan tâm. Quan tâm tới người khác là một thứ t́nh cảm mà hắn đă vứt bỏ từ lâu. Rafael lấy ra mấy cái chăn màu nân, rồi hắn và Carlos, dưới sự giám sát của Baudelio, cuộn người phụ nữ, thằng bé con và ông già vào thành ba cuộn tṛn, chỉ để hở đầu của họ ra ngoài. Tuy vậy, chúng vẫn để một khoảng chân thừa ra ở phía trên đầu sẵn sàng cho việc che kín mặt họ khi ba người bị đưa ra khỏi chiếc Nissan. Carlos lấy dây buộc xung quanh để khi chuyển ra trông họ không khác ǵ những gói hàng
Phố Conner ở khu Bronx, nơi chúng tới là một khu phố đứng biệt lập, xám ngắt và buồn tẻ. Luis biết rơ nơi hắn phải đến; để chuẩn bị cho ngày hôm nay, chúng đă tới đây hai lần. Ở góc đường có trạm xăng Texaco, chúng sẽ phải vào một khu công nghiệp gần như là bỏ hoang. Những chiếc xe vận tải đỗ ở những khoảng cách nhau. Một số trông như thể đă ở đó từ bao giờ rồi, Quanh đó rất ít người qua lại.
Luis đưa xe vào một trạm đỗ phụ bên cạnh bức tường dài c̣n nguyên vẹn của một cái nhà kho bỏ hoang. Khi hắn vừa tới, một chiếc xe tải đă chờ sẵn ở phía bên kia đường chạy ngay sang và đỗ ở phía đầu của xe Nissan. Đó là một chiếcs GMC có hàng chữ sơn trắng Bánh ḿ thượng hạng trên cả hai phía thành xe.
Nếu điều tra th́ người ta sẽ biết rằng không có thứ hàng nào tên là "Bánh ḿ thượng hạng" cả. Chiếc xe tài này là một trong số sáu chiếc xe do Miguel điều hành ngay từ khi hắn tới và hắn đă sử dụng tên một hăng cho thuê giả để ngụy trang. Chiếc xe GMC thỉnh thoảng được sử dụng vào việc theo dơi Sloane và c̣n có thể sử dụng vào những việc khác. Cũng như những chiếc xe khác trong đội xe nhỏ này, nó đă được sơn lại nhiều lân, những hàng chữ ở hai bên cạnh cũng thay đổi - tất cả đều do bàn tay khéo léo của Rafael. Hôm nay, người c̣n lại trong đám, một ả đàn bà tên là Socorro, lái chiếc xe này. Ả nhảy từ trên ghế tài xế xuống và đi ṿng ra sau để mở cửa hậu xe.
Đồng thời cửa xe Nissan cũng đă được mở ra và những bó chăn tṛn với cả ba khuân mặt che kín, được Rafael và Carlos nhanh chóng đưa vào chiếc xe GMC. Baudelio đă thu xếp xong dụng cụ y tế của hắn và đi theo sau.
Miguel và Luis đang bận rộn với chiếc xe Nissan. Hắn bóc những mảng nhựa ép màu tối sấm ra khỏi cửa sổ xe; trước đây, những tấm này được dùng để giấu mặt nhưng bây giờ chúng lại trở thành một vật dễ bị lộ và cẩn phải bỏ ngay lập tức.
Luis lấy từ gầm ghế lái xe ra hai biển số thuốc bang New York mà hắn đă giấu ở đó từ trước, Hắn bước ra ngoài, nh́n quanh để đảm bảo rằng không có ai theo dơi. Luis bỏ biển số bang New Jersey ra, thay biển số của New York vào đó. Việc đó chỉ mất mấy giây, bởi v́ tất cả những chiếc xe của nhóm này đều có những móc biển số đặc biệt theo kiểu bản lề ở một phía. Phần bản lề sẽ được nhắc ra và để cái mới vào đó. Rồi tấm biển mới sẽ được khớp vào và siết chặt lại.
Ngay khi vừa đặt chân tới New York Miguel đă thu xếp qua một mối ngầm để mua cho được một loạt biển số xe của New York và New Jersey từ những chiếc xe không dùng mà vẫn phải trả lệ phí cho tới tận lúc đó.
Hệ thống biển số của New York, New Jersey và hầu hết các bang khác cho phép người ta được cấp biển số cho bất cứ xe nào cho tới khi chưa hoàn toàn rệu ră và tất cả mọi bộ phận đều đem vứt đi. Hăng đăng kư chỉ quan tâm một điều là nhận được lệ phí đăng kư và một tờ chứng thực, cũng để dễ kiếm như việc trả lệ phí vậy, là các xe không c̣n tồn tại ấy được bảo hiểm. Cả hăng đăng kư xe lẫn công ty bảo hiểm đều cho phép chủ xe gởi thư xin tiếp tục bảo hiểm xe cũ chừng nào tiền lệ phí và tiền bảo hiểm vẫn được đóng, mà chẳng bao giờ cần đưa xe đến tŕnh diện cả.
Kết quả là trong các băng tội phạm, một loạt hoạt động kinh doanh tồn tại nhờ vào những biển số xe cho dù là bất hợp pháp nhưng không nằm trong "sổ đen" của cảnh sát và đó là lư do tại sao một tấm biển như vậy lại đắt gơn giá trị thực sự của nó rất nhiều.
Miguel bước ra khỏi chiếc xe Nissan với những mảnh nhựa ép và nhét tất cả vào thùng rác đă đầy ắp kề đó. Luis cũng vội vă vứt chiếc biển số New Jersey mới gỡ ra vào đó luôn.
Rồi Luis cầm lái chiếc xe GMC, trên đó có Jessica. Nicholas và Angus đang bất tỉnh và cả Miguel, Rafael, Baudelio và Sococrro. Sau khi quay một ṿng theo h́nh chữ u, chúng hướng trở lại đường liên tỉnh vả chỉ không đầy mười phút sau chúng ra tới đường 195 trên chiếc xe mới, tiếp tục chạy về hướng nam.
C̣n Carlos ngồi vào sau tay lái chiếc Nissan, cũng quay một ṿng chữ u. Hắn cũng đi về phía đường 195 nhưng lại hướng về phía bắc. Khi không c̣n cửa kính màu sẫm nữa chiếc xe với biển số New Yorl rhay biển số New Jersey trong giống như muôn ngàn chiếc xe b́nh thường khác và không giống sự mô tả mà sở cảnh sát Larchmont đă thông báo.

o0o

Nhiệm vụ của Carlos là vứt bỏ chiếc Nissan và nhiệm vụ này cũng được dự tính hết sức chu đáo. Sau khi chạy được chừng 300 dặm, hắn rời đường liên tỉnh và tiếp tục đi về phía bắc mười hai dặm nữa trên những con đường phụ tới tận Whiter Pleins. Ở đó, hắn lái xe tới một nơi để xe công cộng, một kiến trúc bốn tầng nối liền với khu liên hiệp bán hàng hóa, gọi là khu Thuong mại Trung tâm thanh phố.
Đỗ xe ở tầng thứ ba, Carlos bắt đầu với sự thận trọng những hành động tiếp theo. Giữa những người mua hàng gần đó đang lấy xe ra và đưa xe vào, không hề có ai tỏ ra mảy may chú ư tới hắn hoặc tới chiếc Nissan.
Đầu tiên Carlos lau sạch toàn bộ bề mặt chiếc xe để xóa dấu vân tay. Đó là đề pḥng trường hợp chiếc xe bị cơ quan pháp luật phát hiện trong t́nh trạng như bây giờ. Bước tiếp theo là để đảm bảo điều đó không xảy ra Carlos lấy b́nh bọt Styro từ một ngăn kéo trong xe. Mở ra, b́nh đó chứa một lượng khủng khiếp thuốc nổ bằng chất dẻo, một kíp nổ nhỏ có lẫy bật, hai đoạn dây điện bọc nhựa và một cuộn băng dính. Hắn dùng băng dính chất nổ và kíp nổ vào sau lưng dăy ghế trước, thấp xuống dưới và khuất khỏi tầm nh́n. Hắn để dây điện dẫn từ lấy kíp nổ vào tay cầm của hai cánh cửa trước. Sau khi dính dây điện vào tay cầm của hai cánh cửa trước. Sau khi dính dây điện vào tay cầm chắc chắn rồi, hắn cẩn thận đóng cửa, rồi khóa lại. Giờ đây, mở cửa nào cũng làm cho lẫy của kíp nổ bật lên.
Nh́n vào phía trong xe Carloss thầm hài ḷng về cả b́nh chất nổ lẫn dây điện đều khuất khỏi tầm nh́n.
Miguel lập luận rằng phải nhiều ngày sau th́ người ta mới chú ư tới chiếc xe và lúc đó những kẻ bắt cóc và những nạn nhân của chúng đă đi xa hẳn rồi. Nhưng khi chiếc xe được t́m thấy th́ một sự ngạc nhiên mang tính chất khủng bố điển h́nh sẽ nói rơ là những kẻ tham gia vụ bắt cóc không phải là những người thích đùa.
Carlos đi khỏi nơi đỗ xe qua khu thương mại, rồi dùng phương tiện công cộng đi về Hackensack, nơi hắn lại nhập bọn với mấy tên kia.

o0o

Chiếc GMC tiếp tục chạy về phía nam chừng năm dặm nữa, tới tận đường cao tốc Cross Bronx rồi rẽ về hướng tây. Khoảng mười hai phút sau, nó đi qua sông Harlem và ngay sau đó qua cầu George Washington bắc trên sông Hudson.
Từ giữa cầu, chiếc xe vận tải và những kẻ ngồi trên đó đă ra khỏi bang New York và tiến vào địa phận New Jersey. Giờ đây đối với Miguel và những kẻ khác trong băng Medellin, trụ sở Hackensack chắc chắn không c̣n xa nữa.

Chương 13

Bert Fisher sống và làm việc trong một căn hộ nhỏ ở Larchmont. Ông đă sáu mươi tám tuổi và goá vợ suốt mười năm nay. Những tấm danh thiếp của ông nói lên rằng ông là một nhà báo, tuy theo cách nói của giới báo chí th́ ông thực tế chỉ là một cộng tác viên.
Cũng giống như những cộng tác viên khác, Bert là một đại diện địa phương của nhiều tổ chức báo chí đóng tại một trung tâm lớn hơn, họ trả cho ông một khoản tiền nhỏ, ông cung cấp tin tức hoặc viết bài và được trả nhuận bút cho những ǵ được sử dụng. V́ tin tức tỉnh lẻ hiếm khi được chú ư trên quy mô toàn quốc hoặc thậm chí là toàn vùng, nên có được tin ǵ đó đăng trên các tờ báo lớn, được phát trên đài hoặc trên vô tuyến là rất khó, điều đó giải thích tại sao không ai phất lên nhờ cái nghiệp cộng tác viên, và hầu hết, như Bert Fisher, đều phải chắt cóp mới đủ sống.
Tuy vậy, Bert vẫn thích việc ông đang làm. Trong thế chiến II, khi ông c̣n ở trong quân đội Mỹ đóng tại Châu Âu, ông đă làm việc cho tờ báo của quân đội, tờ “Sao và Vạch”. Tờ báo đă truyền nhiệt t́nh báo chí vào ḍng máu của ông và từ đó tới nay, ông đă vui sướng góp một phần khiêm tốn vào sự nghiệp đó. Thậm chí cho đến nay, tuy tuổi tác đă làm ông chậm chạp đi một chút, hàng ngày ông vẫn tiếp tục gọi điện tới các nguồn tin địa phương và tiếp tục thu các làn sóng truyền thanh, do đó ông đă nghe mọi cuộc nói chuyện điện đàm của cảnh sát, trạm cứu hoả, cứu thương và các ngành phục vụ công cộng khác. Ông luôn luôn mong là sẽ có một cái ǵ đó quan trọng đáng phải theo dơi để báo cáo cho một hăng tin quan trọng nào đó.
Do đó Bert nghe được sở cảnh sát Larchmont lệnh cho xe 423 phải đi ngay tới siêu thị Grand Union. Lệnh này chẳng có ǵ đặc biệt cả cho đến khi, ngay sau đó, viên sĩ quan báo cho trụ sở cảnh sát rằng đó có thể là một vụ bắt cóc. Khi nghe thấy chữ “bắt cóc”, Bert ngồi phắt ngay dậy, giữ đài thu thanh ở làn sóng của sở cảnh sát Larchmont, vớ lấy một mảnh giấy để ghi chép.
Lúc lệnh truyền đă kết thúc, Bert biết rằng ông phải đi ngay tới hiện trường. Tuy nhiên, việc đầu tiên là ông cần gọi điện gấp cho đài truyền h́nh WCBA của thành phố New York.
o0o
Tại đài truyền h́nh WCBA, một viên trợ lư giám đốc tin tức nghe điện của Bert.
WCBA là một chi nhánh riêng trực thuộc hăng CBA, và là một trạm vô tuyến địa phương đầy uy tín phục vụ khu vực New York. Trụ sở đóng trong ba tầng của một khu nhà ở Manhattan, cách trụ sở chính khoảng một dặm. Dù chỉ là một đài địa phương, trạm này cũng có một số lượng khán giả khổng lồ. Cũng nhờ vào khối lượng tin tức ở ngay New York phát ra, có thể nói đài truyền h́nh WCBA là một thế giới thu nhỏ của một hệ thống vô tuyến.
Trong pḥng tin ồn ào, hối hả, nơi ba mươi nhân viên làm việc tại những chiếc bàn kê sát nhau, viên trợ lư giám đốc lập tức kiểm tra tên của Bert Fisher trong danh sách các cộng tác viên. “Oke”, anh ta nói, “ông có tin ǵ vậy?”.
Khi ông cộng tác viên nói lại nội dung điện đài của cảnh sát và ư định của ông đi tới hiện trường ở Larchmont, anh ta lắng nghe rất chăm chú rồi hỏi:
“Chỉ có thể là một vụ bắt cóc, hả?”.
“Vâng, thưa ngài”.
Cho dù Bert lớn tuổi gấp ba lần chàng trai mà ông đang nói chuyện, ông vẫn tỏ ra tôn trọng cấp bậc, cung cách xử sự của thời đại cũ.
“Được, ông Fisher ạ, ông đi ngay đi! Nếu đúng là có chuyện ǵ th́ ông gọi điện báo ngay về đây nhé”.
“Được ạ, thưa ngài. Tôi sẽ gọi”.
Đặt máy xuống, viên trợ lư giám đốc cho rằng cuộc điện thoại vừa rồi có thể là một cuộc báo động giả. Mặt khác, có những tin kinh thiên động địa đôi khi lại nhón gót qua những cánh cửa kiểu này. Trong chốc lát, anh ta tính chuyện đưa một đội quay phim tới Larchmont rồi lại quyết định thôi. V́ nghe chuyện của tay cộng tác viên vẫn có vẻ lơ mơ quá. Hơn nữa, những đội quay đều đang có nhiệm vụ, nếu rút đi là phải bỏ một chuyện đang diễn ra nơi khác. Mà số tin hiện có cũng đă đủ để phát rồi.
Tuy nhiên, viên trợ lư vẫn đi cầu thang máy dẫn tới pḥng bà giám đốc tin của trạm và kể cho bà nghe về cú điện thoại vừa nhận.
Sau khi nghe anh ta nói, bà đồng t́nh với quyết định trên. Nhưng ngay sau đó, một ư nghĩ thoáng hiện trong óc bà và bà nhấc máy điện thoại nối trực tiếp từ pḥng của bà tới hăng CBA. Bà xin gặp Ernie Lasalle tổng biên tập tin trong nước, người vẫn thỉnh thoảng trao đổi tin tức với bà.
“Theo tôi th́ có thể chẳng có chuyện ǵ đâu”, bà ta nói, và nhắc lại điều bà vừa mới nghe, rồi nói thêm: “nhưng đó lại là Larchmont và tôi biết Crawford Sloane sống ở đó. Đấy là một khu vực nhỏ, chuyện này có thể liên quan đến ai đó anh ấy quen biết, nên tôi cho rằng anh nên báo cho anh ấy biết”.
“Cám ơn chị”, Lasalle nói. “Nếu có ǵ thêm, xin chị gọi cho tôi biết”.
Sau khi gác máy, Ernie Lasalle lập tức cân nhắc tầm quan trọng của thông tin đó. Có lẽ chỉ là con số không. Nhưng biết đâu…
Theo phản xạ tự nhiên, anh nhấc máy thông báo màu đỏ lên:
“Bản tin trong nước, Lasalle đây. Chúng tôi được tin là tại Larchmont, nhắc lại là Larchmont, New York, cảnh sát địa phương đă thông báo qua máy bộ đàm là có thể có một vụ bắt cóc. Không có chi tiết ǵ hơn. Các đồng nghiệp của chúng ta tại hăng WCBA đang theo dơi và sẽ báo cho chúng ta”.
Như thường lệ, thông báo của tổng biên tập tin trong nước được truyền khắp trụ sở hăng CBA. Một số người không hiểu tại sao Lasalle lại thông báo một tin lơ mơ như vậy trên hệ thống loa. Những người khác, không quan tâm, lại tập trung vào những việc họ đang làm. Tại tầng trên pḥng tin, các chủ nhiệm chính của Vành móng ngựa ngừng lại nghe ngóng. Một trong bọn họ chỉ về phía Crawford Sloane mà ai cũng nh́n thấy qua cửa kính ngăn pḥng làm việc riêng của anh và nhận xét: “Nếu có vụ bắt cóc, th́ chúng ta phải cảm ơn Chúa rằng đó là người khác ở Larchmont chứ không phải là Crawf. Trừ phi là anh ta chia người ra làm hai, cho một nửa ngồi ở đây”. Mọi người đều cười.
Crawford Sloane nghe lời thông báo của Lasalle truyền qua máy nghe trong pḥng anh. Anh đă đóng cửa lại để nói chuyện riêng với chủ tịch tin hăng CBA là Leslie Chippingham. Lúc Sloane xin gặp ông, anh đề nghị là anh sẽ tới văn pḥng của Chippingham, nhưng ông lại chọn gặp ở đây.
Cả hai ngừng lại cho tới khi lời thông báo kết thúc và Sloane chợt quan tâm khi nghe thấy chữ Larchmont. Vào trường hợp khác, th́ anh đă đi tới pḥng tin để thu lượm thêm tin tức. Nhưng v́ anh không muốn ngừng cái chuyện mà nay đă bất chợt trở thành một cuộc đối đầu một mất một c̣n mà thật không ngờ đối với anh nó không tiến triển theo như anh mong đợi.

Chương 14

“Tôi linh cảm thấy là anh đang có vấn đề đấy”, Chủ tịch tin của hăng CBA mở đầu cuộc trao đổi.
“Linh cảm của anh sai rồi”, Crawford Sloane đáp. “Anh mới là người có vấn đề đấy. Cũng giải quyết được ngay thôi, nhưng anh cần có một số thay đổi về cơ cấu. Thật nhanh vào”.
Leslie Chippingham thở dài. Ông đă có thâm niên ba mươi năm trong ngành vô tuyến truyền h́nh, bắt đầu sự nhiệp ở vào tuổi mười chín với công việc là làm liên lạc cho chương tŕnh đứng đầu trong những ngày đó. Ngay từ lúc ấy, ông đă biết rằng một phát thanh viên phải được nâng niu nương nhẹ như một chiếc b́nh cổ thời nhà Minh và phải được trân trọng như một nguyên thủ quốc gia vậy. Đó cũng là thành công của Chippingham trong việc thi hành cả hai điều trên cùng với những tài năng khác đă đưa ông lên chức vụ uỷ viên ban chủ nhiệm, rồi giám đốc điều hành chính, trong khi những người khác cũng đă từng ở các chức vụ cao khác – kể cả một lô những giám đốc phụ trách chương tŕnh tin của hăng – đều bị đầy ải vào những chỗ tù túng hoặc rơi vào số phận bị lăng quên cuả những kẻ về hưu trước tuổi.
Chippingham có khả năng giao thiệp thoải mái với mọi người, và cũng làm cho người khác cảm thấy như vậy. Đă có lần người ta nói rằng ngay cả khi ông sa thải một người nào đó, ông vẫn làm cho người đấy cảm thấy dễ chịu về chuyện đó.
“Thay đổi thế nào? Anh nói thử xem”. Ông bảo Sloane.
“Tôi không thể tiêp tục làm việc với Chuck Insen. Anh ta phải ra đi. Và khi chúng ta chọn lựa một uỷ viên ban chủ nhiệm mới, tôi muốn là phải do mọi người bầu lên”.
“Thôi được. Thôi được. Anh nói có vấn đề là đúng thôi”. Chippingham cẩn thận chọn lựa từng từ, rồi nói thêm: “Mặc dù có lẽ đây là một vấn đề khác với điều anh đang nghĩ đấy”.
Crawford Sloane nh́n cấp trên của ḿnh. Trước mặt anh là một con người có thân h́nh đồ sộ, kể cả khi ông ngồi, v́ Chippingham cao tới 6 fut bốn inxơ và nặng trên 215 pao. Khuôn mặt ông thô chứ không đẹp trai lắm, mắt xanh sáng và một mớ tóc rậm với những lọn tóc xoăn tít giờ đây hầu như đă ngả sang màu muối tiêu. Qua bao năm tháng, vô số phụ nữ rất khoái lùa những ngón tay của họ vào những mớ tóc xoăn của Chippingham, một thú vui đặc biệt trước khi tiến tới những thú vui khác. Phụ nữ là một trong những điểm yếu trong suốt cả cuộc đời của Chippingham, chinh phục họ là mộ thú vui mà ông không thể cưỡng lại nổi. Vào thời điểm này, v́ những thú vui đó, ông đang phải đương đầu với những khủng hoảng gia đ́nh và tài chính, điều mà Sloane không biết, mặc dù anh cùng nhiều người khác đều biết tính lăng nhăng của Chippingham.
Tuy nhiên Chippingham biết rằng ông phải gạt chuyện phiền muộn của ḿnh sang một bên để đối phó với chuyện của Crawford Sloane. Điều đó giống như là đi trên dây, bất cứ cuộc nói chuyện với một phát thanh viên nào cũng vậy.
“Thôi, chúng ta không nên ṿng vo tam quốc nữa”, Sloane nói, “mà nên đi thẳng vào vấn đề”.
Chippingham đồng ư: “Tôi cũng sắp nói thẳng đây. Như cả hai chúng ta đă biết, trong hăng của chúng ta có rất nhiều chuyện thay đổi…”.
“Ôi, lạy Chúa, Leslie, tất nhiên là có nhiều chuyện thay đổi”, Sloane sốt ruột cắt ngang. “V́ vậy tôi mới có chuyện với Insen. Chúng ta cần thay đổi bố cục chương tŕnh tin của chúng ta – ít đưa những tin chớp nhoáng đi và cần nhiều tin quan trọng có chiều sâu hơn”.
“Tôi biết anh đang nghĩ ǵ. Trước đây chúng ta đă bàn đến chuyện này rồi. Tôi cũng biết điều mà Chuck đang quan tâm và nhân đây tôi nói luôn, anh ta đă đến gặp tôi vào sáng sớm hôm nay để than phiền về anh”.
Sloane trố mắt. Anh không ngờ tay uỷ viên ban chủ nhiệm lại tiến trước anh một bước trong cuộc tranh căi giữa hai người; đó là điều trái với lệ thường. “Vậy anh ta nghĩ là anh có thể làm ǵ?” Anh hỏi.
Chippingham do dự: “Khỉ thật, có lẽ tôi cũng chẳng nên giấu anh làm ǵ. Anh ấy cho rằng quan điểm của hai người đă khác xa nhau, khiến cho các anh không thể hoà hợp được nữa. Chuck muốn chuyển anh đi”.
Sloane ngả đầu về phía sau và cười lớn: “C̣n anh ta th́ ở lại sao? Thật là nực cười”.
Viên giám đốc chương tŕnh nh́n thẳng vào mắt anh và hỏi: “Thế à?”.
“Tất nhiên rồi. Và anh cũng biết điều đó chứ”.
“Trước kia th́ tôi biết điều đó. C̣n bây giờ tôi không chắc là tôi có biết hay không”. Trước mặt cả hai ngườ là một vùng đất bí hiểm. Chippingham thận trọng đặt chân vào đó.
“Điều tôi đang cố làm cho anh hiểu là mọi chuyện không c̣n như trước nữa. Từ khi người ta mua đứt hăng ta, th́ mọi điều đều khác trước. Anh cũng thừa biết rơ như tôi về vô số những suy nghĩ của những người chủ mới ở hăng này và các hăng khác về quyền lực của những phát thanh viên bản tin buổi tối. Những kẻ đầy quyền uy này đang cai quản các công ty chủ chốt đều muốn giảm bớt quyền lực đó; và họ cũng rất khó chịu v́ phải trả những khoản lương lớn cho những việc mà họ cho rằng không mamg lại lợi lộc ǵ. Gần đây đă có dư luận về những thoả thuận ngầm, riêng tư rồi đấy”.
Sloane lạnh lùng hỏi, “Những thoả thuận kiểu ǵ vậy?”.
“Theo như tôi nghe th́ mấy tay chủ thầu cỡ bự này gặp nhau tại các câu lạc bộ đặc biệt hoặc tại nhà riêng của họ. Ví dụ họ đă thoả thuận: “Chúng tôi sẽ bảo hăng chúng tôi không thuê người của hăng anh, với điều kiện là các anh đồng ư không thuê người của hăng chúng tôi. Theo cách này th́ chúng ta sẽ không phải đẩy mức lương lên và có thể hạ lương một số người có lương quá cao ”.
“Đó là một sự câu kết, ḱm hăm công việc. Điều đó là bất hợp pháp một cách khốn nạn!”.
“Chỉ khi nào anh có chứng cớ về điều đó”, Chippingham nhấn mạnh. “Mà làm sao anh có được chứng cớ, nếu như họ thoả thuận với nhau khi uống rượu tại Câu lạc bộ Links hoặc tại khách sạn Metropolitan, không ghi chép, hoặc lưu hồ sơ?”.
Sloane lặng im và Chippingham gắng làm cho anh ta hiểu: “Theo tôi, bây giờ không nên già néo quá mà đứt dây đấy”.
Sloane đột ngột ngắt lời “Anh nói rằng Insen dự tính t́m người thay tôi. Ai vậy?”.
“Anh ta nhắc tới Harry Partridge”.
Partridge! Sloane tự nhủ rằng một lần nữa anh ta lại đă xuất hiện với tư cách một kẻ tranh tài. Anh không biết có phải chính anh chàng này đă đề ra ư định ấy không. Như đoán được ư nghĩ của anh, Chippingham nói “Rơ ràng là Chuk đă đề đạt ư này với Harry. Cậu ta rất ngạc nhiên nhưng cậu ta tỏ ư không tha thiết lắm”.
Chippingham nói thêm: “Ồ, c̣n một điều nữa Chuck Insen đă nói với tôi: “Nếu cần phải chọn giữa Harry và anh, anh ta sẽ không lùi bước đâu. Anh ta doạ là sẽ đưa chuyện này lên tận cấp lănh đạo cao nhất”.
“Nghĩa là sao?”.
“Có nghĩa là anh ta sẽ nói chuyện với Margot Lloyd Mason”.
Crawford Sloane giận dữ hét to: “Đến gặp con mụ khốn kiếp ấy à? Hắn không dám làm điều đó đâu!”.
“Tôi tin là anh ta dám. Và Margot có thể là khốn kiếp thật, nhưng bà ta có quyền lực”.
Leslie Chippingham biết rất rơ về điều này.
o0o
CBA là hăng cuối cùng trong số các hăng truyền h́nh lớn trở thành nạn nhân của cái mà giới làm ăn trong khi nói chuyện riêng gọi là “cuộc xâm lăng của lũ vô học”. Đó là sự mô tả dành cho những tập đoàn công nghiệp hiện nay đang tiếp quản các hăng, những kẻ luôn coi trọng việc kiếm thêm lợi nhuận hơn là ư thức về quyền hạn và nhiệm vụ đối với công chúng của họ. Điều này hoàn toàn khác hẳn thời trước, khi các ông Paley của hăng CBS, ông Sarnoff của hăng NBC và ông Goldenson của hăng ABC, tuy là các nhà tư bản chí thú làm ăn, vẫn luôn là những người tôn trọng nghĩa vụ công cộng của họ.
Chín tháng trớc đây, sau khi không c̣n giữ nổi sự độc lập của hăng, CBA đành phải để cho Tổ hợp Công nghiệp Globanic, một tập đoàn khổng lồ có tầm cỡ quốc tế nuốt chửng. Giống hệt như công ty điện lực General của Mỹ đă thâu tóm NBC trước đó, Globanic là công ty chuyên đấu thầu các hợp đồng quân sự quan trọng. Và cũng như công ty điện lực General, thành tích của Globanic bao gồm cả sự phạm tội mang tính chất phường hội. Một lần, qua những cuộc điều tra của thẩm phán đoàn công ty này đă bị phạt và các uỷ viên cao cấp đă bị xử tù v́ đă dùng thủ đoạn trong các vụ bán đấu giá và đặt giá. Vào một trường hợp khác, công ty nhận đă lừa đảo chính phủ Mỹ bằng cách làm giả mạo những số liệu tài chính về hợp đồng quốc pḥng: họ bị phạt một triệu đô la – mức cao nhất theo luật, nhưng đó chỉ là một khoản rất nhỏ so với tổng giá trị của một hợp đồng. Theo lời một nhà b́nh luận đă viết khi Globanic mua CBA, là “Globanic có quá nhiều mối quan tâm đặc biệt để CBA không mất đi tính độc lập trong b́nh luận. Liệu người ta có cho rằng CBA lại dám đào sâu vào một lĩnh vực nhạy cảm là nơi công ty mẹ của nó có dính líu không?”.
Từ khi tiếp quản hăng CBA, những ngườ chủ mới của hăng đă đảm bảo công khai là tính độc lập theo truyền thống của hăng CBA sẽ được tôn trọng. Mặc dù vậy, nếu nh́n vào bên trong th́ người ta sẽ thấy những lời hứa đó rơ ràng là sáo rỗng.
Sự chuyển biến của hăng CBA bắt đầu từ việc Margot Lloyd Mason đến nhận chức chủ tịch và trưởng ban quản trị mới. Là một người có năng lực, thô bạo và đầy tham vọng, bà ta đă giữ chức phó chủ tịch của tổ hợp công nghiệp Globanic từ trước đó. Có tin đồn bà ta chuyển tới hăng CBA là một thử thách để xem bà ta có tỏ ra đủ cứng rắn để có thể thay vị trí của chủ tịch tổ hợp hay không.
Leslie Chippingham đụng đầu với người lănh đạo mới của ḿnh khi được bà ta gọi tới hai ngày sau khi bà ta nắm quyền. Thay v́ một cú điện thoại gọi riêng – một cách xử sự nhă nhặn mà người tiền nhiệm của bà Lloyd – Mason thường làm với chủ tịch các phân ban – ông lại nhận được lời nhắn khẩn cấp qua người thư kư là ông phải lập tức có mặt tại “Stonehege” – tên thông tục của trụ sở ở đại lộ Ba của hăng CBA. Ông tới đó bằng một chiếc xe sang trọng với tài xế riêng.
Margot Lloyd Mason là một phụ nữ cao lớn, mái tóc màu hung luôn hất ngược về phía sau, g̣ má cao, nước da hơi rám nắng và đôi mắt sắc lạnh. Bà ta mặc bộ đồ do hăng Sanen may, màu nâu xám, áo sơ mi lụa màu sáng. Sau này, Chippingham mô tả bà ta là một con người “hấp dẫn nhưng đáng sợ”.
Thái độ của bà ta vừa thân ái vừa lạnh lùng: “Anh có thể gọi tôi bằng tên riêng” – bà ta bảo ông chủ tịch phân ban tin tức, nhưng nghe giọng nói th́ lại như là ra lệnh. Sau đó, không bỏ phí giây phút nào, bà ta đi thẳng vào việc.
“Vào một lúc nào đó ngày hôm nay, thế nào cũng sẽ có thông báo về chuyện của Theo Elliott”.
Theodore Elliott là chủ tich tổ hợp Globanic.
“Sáng nay ở Washington IRS đă thông báo rồi. Họ nói rằng vua của các ông vua của chúng ta đă trả thiếu một khoản thuế vào khoảng bốn triệu đô la”.
Vô t́nh mà Chippingham đọc được chuyện này trong tin điện của AP. Sự thể là Elliott đă đầu tư vào những khoản mà người ta phát hiện ra là khoản đầu tư giảm nghĩa vụ thuế bất hợp pháp. Người khởi xướng ra việc đầu từ trốn thuế này đă bị đưa ra truy tố, Elliott th́ không, nhưng sẽ phải nộp thuế cùng với những khoản tiền phạt lớn.
“Theo đă gọi điện cho tôi”, Margot nói, “và đảm bảo với tôi là ông ta hoàn toàn không biết việc đầu tư ấy là bất hợp pháp”.
“Tôi cho là một số người cũng tin như vậy” – Chippingham nói, v́ biết rằng có cả một đội quân những nhà luật sư, cố vấn thống kê và thuế vụ nằm dưới quyền điều khiển của một người như ông chủ tịch tổ hợp Globanic.
Margot lạnh lùng nói: “Đừng có đùa cợt về chuyện này. Tôi gọi anh đến là v́ tôi không muốn bất cứ chuyện ǵ về Theo và thuế má xuất hiện trên màng lưới tin của chúng ta, và tôi muốn anh yêu cầu các hăng khác cũng không đả động ǵ đến những chuyện đó”.
Chippingham quá sửng sốt và hầu như không tin vào tai ḿnh nữa, cố giữ giọng b́nh tĩnh: “Margot ạ, nếu tôi gọi điện cho các hăng khác để yêu cầu chuyện này, th́ không những họ sẽ bác bỏ, mà họ c̣n đưa cả tin là hăng CBA cố thu xếp để che giấu chuyện này. Và nói một cách thẳng thắn là nếu hăng chúng ta nhận được một yêu cầu tương tự, th́ CBA cũng xử sự y như vậy”.
Vừa nói, ông vừa nhận thức rằng qua cuộc trao đổi ngắn vị thủ trưởng mới của hăng đă tỏ ra không chỉ thiếu kiến thức về công việc vô tuyến truyền h́nh, mà c̣n không hiểu biết về đạo đức của người làm tin. Nhưng rồi ông tự nhủ là ai cũng biết bà ta tới đây không phải v́ những thứ đó, mà v́ sự nhạy bén về mặt tài chính và khả năng tạo lợi nhuận của bà ta.
“Thôi được”, bà ta miễn cưỡng nói, “Cứ cho là tôi phải chấp nhận điều anh nói về các hăng khác. Nhưng tôi muốn là hăng chúng ta không đả động ǵ hết”.
Trong thâm tâm, Chippingham cảm thấy ngao ngán, biết rằng từ nay về sau ông sẽ phải đương đầu với những khó khăn to lớn hơn nhiều. “Xin hăy tin tôi bà Margot ạ, chắc chắn là tối nay tất cả các hăng khác sẽ đưa tin về ông Elliott và chuyện thuế má của ông ta. Và nếu chúng ta không đưa tin, th́ người ta c̣n chú ư hơn là nếu chúng ta đưa tin”. V́ mọi người đang theo dơi xem chúng ta thẳng thắn và vô tư đến mức nào, nhất là sau khi Globanic tuyên bố là sự tự do của Ban tin tức của chúng ta sẽ không bị can thiệp”.
Khuôn mặt rắn rỏi của bà chủ tịch hăng đanh lại, môi mím chặt, nhưng sự im lặng của bà ta cho thấy bà ta nhận thức được cái điểm mà Chippingham vừa nêu. Một lát sau, bà ta nói: “Anh sẽ phát thật ngắn thôi chứ”. “Điều đó là đương nhiên. V́ tin này cũng không đáng để đưa dài”. “Và tôi cũng không muốn bất kỳ thằng phóng viên khốn kiếp nào nói bóng gió ám chỉ rằng Theo biết về việc làm ăn phi pháp đó, trong khi ông ta nói rằng ông ta không biết”.
“Điều duy nhất mà tôi có thể hứa với bà”, Chippingham nói, “là bất kỳ cái ǵ chúng tôi làm cũng sẽ rất đúng mức. Chính tôi sẽ theo dơi việc này”.
Margot không b́nh luận ǵ thêm mà lại cầm một mảnh giấy trên bàn lên. “Anh đến đây bằng chiếc xe limo có tài xế đưa phải không?”.
Chippingham giật ḿnh, “Vâng, đúng vậy”. Chiếc xe và người lái xe là một trong những sự trưng diện thuộc về công việc của ông. Nhưng việc người ta đă theo dơi ông, rơ ràng là như vậy, là một điều mới mẻ và không b́nh thường.
“Sau này, anh hăy dùng xe taxi. Tôi cũng đi taxi th́ anh cũng đi được thôi. Và c̣n một chuyện khác nữa”. Bà ta nh́n xoáy vào mặt ông bằng cặp mắt sắc lạnh. “Kinh phí của Ban tin tức sẽ bị cắt giảm 20% ngay lập tức. Các anh sẽ nhận được một bản chỉ thị của tôi vào ngày mai và chữ “ngay lập tức” có nghĩa là không bàn căi ǵ nữa. Tôi mong trong ṿng một tuần sẽ nhận được bản báo cáo về mọi vấn đề chi tiêu”.
Chippingham quá bàng hoàng để tỏ ra là một con người lịch sự đúng nghi thức khi kết thúc buổi nói chuyện.
Câu chuyện về Theo Elliott và thuế thu nhập của ông ta đă xuất hiện trong Bản tin tối Toàn quốc của hăng CBA và lời tuyên bố của ông chủ tịch Globanic về việc ông vô tội trong vụ này đă được đưa tin không b́nh luận ǵ. Theo lời của một chủ nhiệm của Vành móng ngựa nhận xét một tuần sau đó: “Nếu đó là một nhà chính trị, chắc chúng ta đă trút lên đầu hắn bao nhiêu nỗi hoài nghi, rồi lột da hắn như người ta bóc một củ hành. Thế mà trong trường hợp này, sau đó chúng ta đă chẳng đưa tin ǵ thêm”.
Trên thực tế, người ta đă xem xét đến việc đưa tin tiếp theo; và cũng có đủ cả dữ kiện để đưa tin. Nhưng trong một cuộc bàn luận ở Vành móng ngựa với sự tham gia của ông chủ tịch phân ban tin tức, người ta đă quyết định những tin tức khác trong ngày quan trọng hơn nhiều, vậy nên không đưa tin thêm về vụ đó. Đây là một quyết định rất tế nhị; một vài người trong thâm tâm cho rằng đây là một sự bội tín.
C̣n chuyện cắt giảm ngân sách th́ lạ khác. Đó là một lĩnh vực mà tất cả các hăng đều có thể bị những người chủ mới tấn công và mọi người đều biết điều đó, kể cả Leslie Chippingham. Đặc biệt, phân ban tin tức đă ph́nh ra với quá nhiều nhân viên, đến mức cần phải cắt bớt đi rồi. Việc tính toán lại chi phí của Ban tin tức hăng CBA mà người ta yêu cầu phải làm là cả một quá tŕnh đau đớn, chủ yếu là v́ hơn 200 người mất công ăn việc làm.
Sự cắt giảm này khiến những người bị mất việc và bạn hữu của họ la ó giận dữ, giới báo chí nhất loạt lên tiếng rầm rộ, các báo đăng nhiều bài về lợi ích của con người để bày tỏ sự đồng cảm với các nạn nhân của làn sóng cắt giảm ngân sách, mặc dù ở các toà soạn báo cũng thường xuyên có những hành động cắt giảm như vậy.
Một nhóm người làm trong hăng CBA, đều là những người đă kư những hợp đồng dài hạn, gửi một bức thư phản kháng tới tờ Thời báo New York. Trong số những người kư tên vào bản đó có cả Crawford Sloane, bốn phóng viên lâu năm và nhiều chủ nhiệm. Bức thư phản kháng phàn nàn rằng trong số những người đột nhiên bị mất việc có cả những phóng viên kỳ cựu đă phục vụ cho hăng CBA gần trọn cuộc đời làm việc của họ. Nó cũng nói rơ rằng nh́n chung th́ hăng CBA không gặp khó khăn về tài chính và lợi nhuận của hăng có thể tương đương với những công ty công nghiệp lớn. Bức thư được công bố và bàn căi, trích dẫn trong toàn quốc.
Bức thư cũng như mối quân tâm của mọi người đối với nó khiến cho Margot Lloyd Mason phát khùng. Bà ta lại triệu ngay Leslie Chippingham đến.
Đặt tờ Thời báo mở rộng ra trước mặt ḿnh, bà ta lớn tiếng ch́ chiết: “Cái bọn mấy thằng con hoang tự phụ ăn lương quá cao đó cũng là một phần của Ban quản lư. Lẽ ra chúng phải ủng hộ những quyết định của Ban quản lư, chứ đâu lại phá chúng ta bằng cách rêu rao trước công luận”.
Ông chủ tịch phân ban tin đánh liều nói: “Tôi không cho rằng họ tự coi ḿnh thuộc giới quản lư. Họ trước hết là những nhà báo và chẳng sung sướng ǵ về chuyện những đồng nghiệp của họ. Và tôi cũng phải nói với bà là tôi cũng thế, Margot ạ”.
Người lănh đạo của hăng tin trừng trừng nh́n ông với một ánh mắt sắc lạnh “Không có những chuyện của anh th́ tôi cũng đă có quá nhiều chuyện phải giải quyết rồi, cho nên tôi mong anh sẽ quên những chuyện rác rưỡi của anh đi. Đối với chuyện này th́ anh cứ nói toạc ra cho những kẻ đă kư bức thư đó biết rằng tôi không muốn có sự phản bội nào nữa hết. Anh cũng nên báo cho họ biết cái kiểu chơi hai mặt của họ sẽ được ghi lại để xem xét vào lần kư hợp đồng tới. Điều này khiến tôi nhớ ra rằng một số khoản tiền mà chúng ta trả cho đám làm tin này là quá cao đến mức không ai tin được, đặc biệt là lương của cái thằng chó đẻ quá khích Crawford Sloane đó”.
Sau đó Leslie Chippingham nói lại những điều Margot nói với lời lẽ nhẹ nhàng hơn, v́ ông tự nhủ ông là người có trách nhiệm tập hợp mọi người của phân tin, một công việc hiện đang trở nên ngày càng khó khăn.
Mấy tuần sau đó, sự thể càng khó khăn thêm khi một đề nghị mới của bà Lloyd Mason được thông báo trong bản tin nội bộ của hăng CBA. Bà ta đă định gây Quỹ hành động chính trị để tài trợ cho việc vận động chính trị ở Washington với danh nghĩa của hăng CBA. Tiền dành cho quỹ này sẽ được các uỷ viên của hăng đóng góp “một cách tự nghuyện” và sẽ được rút ra từ lương của họ. Trong số những người đóng góp, có cả những viên chức lâu năm của phân ban tin. Thông báo cũng nói rơ hoạt động này phù hợp với hoạt động của công ty mẹ là Tổ hợp công nghiệp Globanic.
Vào đúng ngày bản thông báo đến tay mọi người, Chippingham đang đứng gần Vành móng ngựa th́ có một chủ nhiệm hỏi ông “Leslie này, anh sẽ đấu tranh chống lại cái hành động chính trị thối tha đó v́ tất cả chúng tôi chứ?”. Từ xa Crawford Sloane đế vào: “Dĩ nhiên rồi. Leslie sẽ không bao giờ đồng ư với bất kỳ cái ǵ buộc phân ban tin yêu cầu được ưu đăi chính trị, thay v́ đưa tin chính trị cả. Và điều đó ta có thể tin cậy vào anh ấy”.
Ông chủ tịch phân ban tin cảm thấy khó mà biết được rằng trong giọng nói của người phát thanh viên có hàm ư mỉa mai hay không. Mặt khác, Chippingham cũng nhận thức được rằng ông đang gặp một chuyện nghiêm trọng khác bắt nguồn từ sự dốt nát của Margot – hay là do bà ta không thèm đếm xỉa đến tính toàn vẹn của tin tức? Liệu ông có nên đến gặp bà tà và tranh luận về chuyện quỹ hành động chính trị hay không. Dù sao th́ ông cũng không dám chắc sẽ thay đổi được ǵ v́ mục tiêu chính của Margot rơ ràng là để làm vừa ḷng các ông chủ Globanic và tạo thuận lợi cho sự thăng tiến của bà ta.
Cuối cùng, ông giải quyết vấn đề bằng cách tiết lộ câu chuyện cùng với một bản sao lời thông báo nội bộ của hăng CBA cho tờ Bưu điện Washington. Ông có một mối quan hệ ở đó mà trước đây ông đă sử dụng và có thể tin tưởng được rằng nguồn cung cấp tin sẽ không bị tiết lộ. Kết quả bài phóng sự của tờ Bưu điện đă được các báo khác đăng lại, chế nhạo cái ư định đưa một tổ chức tông tin tham già vào một cuộc vận động chính trị. Vài ngày sau, kế hoạch đă bị chính thức huỷ bỏ. Theo lời đồn th́ đó là do đích thân Theodore Elliott, chủ tịch của công ty Globanic ra lệnh.
Một lần nữa, chủ tịch hăng CBA cho gọi Chippingham đến. Không thèm chào hoặc mào đầu ǵ hết, bà ta hỏi: “Kẻ nào trong phân ban tin đă đưa thông báo của tôi cho tờ Bưu điện?”.
“Tôi không rơ” – ông chối.
“Thôi đi! Nếu anh không biết chắc, th́ anh cũng có thể đoán chừng được chứ?”.
Chippingham quyết định im lặng, mặc dù ông cảm thấy nhẹ nhỏm v́ Margot không nghĩ có thể chính ông đă tiết lộ tin”.
Bà ta phá vỡ sự im lặng giữa hai người. “Từ lúc tôi đến đây đến nay anh đă có thái độ hoàn toàn bất hợp tác với tôi”.
“Tôi rất tiếc là bà cảm thấy điều đó bởi v́ tôi không cho là như vậy. Trên thực tế, tôi đă cố tỏ ra thẳng thắn với bà”.
Phớt lờ lời chỗi căi đó, Margot tiếp tục nói: “V́ thái độ ngoan cố của anh mà tôi đă điều tra và đă biết được rất nhiều điều về anh. Một trong những điều đó là vào lúc này, anh rất cần phải có việc làm, bởi v́ về mặt tài chính mà nói, anh mất việc th́ anh chết”.
“Đối với tôi, công việc lúc nào cũng quan trọng. C̣n về tiền bạc th́ ai mà lại không cần cơ chứ? Có lẽ cả với bà cũng vậy thôi!” Chippingham bứt rứt không hiểu chuyện ǵ sắp xảy ra với ḿnh.
Thoáng một nụ cười kẻ cả, người nắm quyền của hăng nói: “Tôi không xen vào cái chuyện ly dị của anh. Cũng rắc rối đấy. Vợ anh muốn một sự dàn xếp về mặt tài chính của hai vợ chồng anh, và nếu như cô ta không có được điều ḿnh muốn, th́ cô ta sẽ đưa bằng chứng ra trước toà về chừng nửa tá các cuộc ngoại t́nh mà anh đă vô ư không giấu kín. Anh c̣n có cả những khoản nợ, kể cả một khoản tiền vay ngân hàng khá lớn. Vậy nên anh vô cùng cần tiếp tục có thu nhập nếu không anh sẽ vỡ nợ. Rồi chỉ c̣n nước đi ăn xin”.
Ông cao giọng phản đối: “Đó là một sự lăng mạ! Đó là sự can thiệp vào đời tư của tôi”.
Margot b́nh tĩnh nói: “Có thể, nhưng đó là sự thật”. Mặc dù phản đối, nhưng ông vẫn bị choáng váng v́ bà ta đă biết khá nhiều. Ông đang khốn quẫn về tài chính, một phần v́ ông không bao giờ có thể quản lư tiền nong của ḿnh và từ nhiều năm nay, ông không những chi tiêu hết khoản lương của ḿnh, mà c̣n nợ như chúa chổm. Ông cũng không bao giờ có thể cưỡng lại sự cám dỗ của những người đàn bà khác, một sự yếu đuối mà Stasia, người vợ chung sống với ông suốt 20 năm nay, đă chấp nhận cho tới cách đây ba tháng. Rồi, trong cơn tức giận dồn nén từ lâu, với những bằng chứng đă thu thập được từ trước đến nay, Stasia đột nhiên đâm đơn ra toà đ̣i ly dị. Kể cả lúc đang phải đương đầu với chuyện đó, ông lại ngu ngốc dính vào một vụ dan díu khác. Lần này là với Rita Abrams, một chủ nhiệm của hăng CBA. Ông không muốn chuyện đó xảy ra nhưng nó lại vẫn cứ xảy ra. Bây giờ ông lại thấy thú vị và vẫn muốn tiếp tục. Nhưng ư nghĩ bị mất việc khiến ông hoảng sợ.
“Bây giờ th́ hăy lắng nghe tôi nói đây” - Margot nói. – “Thay một chủ tịch Phân ban tin chẳng có ǵ là khó và nếu tôi cần th́ tôi sẽ thay. Kể cả trước khi anh kịp hiểu ra chuyện, th́ anh đă bị đá ra khỏi đây và một người khác đă thế vào chỗ anh rồi. Có vô khối ứng cử viên xin vào chỗ của anh, ở tại đây cũng như tại các hăng khác. Anh rơ chưa?”.
Chippingham nhẫn nhục nói “Vâng, rơ”.
“Tuy nhiên, nếu anh đứng về phía tôi th́ anh sẽ ở lại. Nhưng chính sách của phân ban tin sẽ phải theo hướng tôi muốn. Nhớ kỹ điều đó. Và một điều nữa: khi tôi muốn một điều ǵ đó phải được thi hành mà anh lại không thích, th́ đừng có làm tôi mất th́ giờ với những điều thối tha về tính trong sạch và đạo lư của người làm tin. Nếu trước đây có lúc anh đă từng trong sạch th́ anh đă chấm dứt cái trong sạch đó – khi anh đă không sử dụng những tin anh có để đưa tiếp về vụ thuế má của Theo Elliott. Margot lại thoáng mỉm cười: “Ờ đúng rồi, tôi biết chuyện đó. Thế là anh đă bị tha hoá rồi và có tha hoá vài lần nữa cũng chẳng sao. Thế thôi. Anh có thể đi được”.
Cuộc nói chuyện xảy ra hai ngày trước khi Chuck Insen và sau đó là Crawford Sloane đến gặp ông chủ tịch phân ban tin về những vấn đề cá nhân của họ liên quan đến Bản tin tối Toàn quốc. Chippingham biết sự bất đồng của họ phải mau chóng giải quyết trong nội bộ phân ban tin. Ông muốn tránh phải gặp hoặc chạm trán với Margot càng lâu càng tốt .
o0o
“Tôi nói với anh, Crawf ạ, cũng như tôi vừa mới nói với Chuck”, Chippingham nói – “rằng ngay giờ đây, các anh sẽ gây ra một sự nguy hại vô cùng lớn cho bọn làm tin chúng ta nếu như các anh đưa ra công khai chuyệt bất hoà của các anh. Ở Stonehenge, người ta chẳng ưa ǵ Phân ban tin nữa đâu. C̣n về ư định của Chuck để Margot Lloyd Mason dính vào chuyện này, bà ta cũng chẳng đứng về phía của anh ta hay phía anh đâu. Điều có thể bà ta sẽ làm là cắt giảm thêm chi phí với lư do là nếu chúng ta có thời gian đấu đá nội bộ, th́ có nghĩa là chúng ta rỗi răi, và do đó thừa nhân lực”.
“Tôi có thể bác được chuyện đó” – Sloane nói.
“Và tôi đảm bảo là bà ta sẽ chẳng thèm nghe”. Trái với thường lệ, Chippingham trở nên cáu bẳn. Trước kia th́ chức năng của chủ tịch Phân ban tin là phải bảo vệ nhân viên của ḿnh, kể cả phát thanh viên, trước người lănh đạo cao nhất của hăng. Nhưng cũng chỉ chừng mực thôi; lần đầu tiên, ông uyết định tỏ ra thô bạo: “Có điều chắc anh cũng đă biết là người chủ mới của chúng ta không có nhiều thời giàn dành cho anh. V́ các thứ ngu ngốc khốn kiếp anh và mấy người nữa viết cho tờ Thời báo, nên bà ta đă liệt anh vào loại cao ngạo và được trả lương quá cao đấy”.
Sloane phản đối: “Bức thư đó đă trúng đích. Tôi là người có quyền tự do ngôn luận và tôi bầy tỏ ư kiến của ḿnh!”.
“Mẹ kiếp! Anh chẳng việc quái ǵ phải đề tên anh vào đấy. Về điểm này th́ tôi nhất trí với Margot. Hăy v́ Chúa, Crawf ạ! Anh phải tỉnh mới được! Anh không thể lĩnh của hăng ngần ấy tiền và tiếp tục là “một trong những thằng nhóc mới lớn” bạ đâu nói đấy được”.
Chippingham không hiểu tại sao ông lại phải hứng chịu tất cả mọi loại đạn của những người chủ mới. Cứ để cho những người làm việc lâu năm khác, kể cả Sloane và Insen phải gánh chịu nữa chứ! Và ông chủ tịch Phân ban tin c̣n có một lư do nữa khiến ông bực bội. Hôm nay là thứ năm. Ông dự định tối nay sẽ đi nghỉ cuối tuần một cuộc nghỉ ngơi dài, tràn ngập t́nh yêu với Rita Abrams ở Minnesota; Rita đă tới đó từ tối hôm trước. Ông nhất thiết không muốn chuyện căi lộn xúi bẩy xảy ra trong khi ông đi vắng.
“Tôi vẫn muốn trở lại cái vấn đề mà chúng ta đă đề cập tới lúc đầu” Sloane nói: “Cần có sự thay đổi khuôn khổ bản tin của chúng ta”.
“Có thể” – Chippingham bảo anh – “chính tôi cũng có vài suy nghĩ”.
“Anh định như thế nào?”.
“Vào đầu tuần sau, tôi sẽ gặp anh cùng Chuck Insen – gặp bao nhiêu lần cũng được, cho đến khi nào chúng ta đi tới một thoả thuận. Kể cả nếu tôi phải đập hai cái đầu của các anh vào với nhau, thế nào rồi chúng ta cũng sẽ đi đến thoả hiệp”.
“Chúng ta cứ thử xem sao”, Sloane nói vẻ không tin tưởng. “Nhưng điều đó không thể nào hoàn toàn thoả măn được”.
Chippingham nhún vai, “Anh thử nói xem có cái ǵ là hoàn hảo không nào?”.
Khi ông chủ tịch phân ban tin đă bỏ đi, Sloane lặng lẽ ngồi cạnh trong văn pḥng để suy ngẫm về cuộc tranh luận của họ. Rồi anh chợt nhớ ra lời thông báo trên hệ thống truyền thanh về Larchmont. Ṭ ṃ xem c̣n có thêm tin ǵ nữa không, anh rời khỏi văn pḥng và đi tới pḥng tin.

Chương 15

Bert Fisher, cộng tác viên báo chí ở Larchmont tiếp tục theo dơi cái tin rất có thể trở thành một câu chuyện hay bắt nguồn từ cuộc điện đàm của cảnh sát về cái “có thể là một vụ bắt cóc”. Sau khi gọi điện cho hăng WCBA-TV, Bert vội vă ra khỏi nhà, hy vọng rằng chiếc xe Vlokswagen rệu ră đă 20 năm tuổi của ông có thể khởi động. Ông cố giữ cho máy nghe vô tuyến trong xe luôn luôn ở vào tần số của sở cảnh sát Larchmont. Rồi ông chạy thẳng vào trung tâm thành phố, tới siêu thị Grand Union.
Đi được một đoạn th́ những lời trao đổi của Sở Cảnh sát trong máy bộ đàm khiến ông đổi hướng: “Xe 423 gọi sở chỉ huy. Đang tiến tới căn nhà của những nạn nhân có thể đă bị lâm nạn. Địa chỉ 66 đại lộ Park. Yêu cầu cử một thanh tra tới gặp tôi ở đấy”.
“Trụ sở gọi 423. Mười bốn”.
Ngừng một lát rồi nghe tiếp: “Trụ sở gọi 426. Khẩn cấp tới 66 đại lộ Park. Gặp sĩ quan tuần tra, xe 423. Kết quả điều tra về trụ sở ”.
Trong cách dùng của cảnh sát địa phương, Bert nhận ra rằng “khẩn cấp tới” có nghĩa là: “Bật đèn hiệu và rú c̣i”. Rơ ràng là có chuyện thật rồi và Bert cũng tăng tốc độ của chiếc Volkswagen cũ kỹ đến mức tối đa. Giờ đây, vừa cho xe chạy về phía đại lộ Park, ông vừa cảm thấy phấn khởi khi nghe địa chỉ số 66. Ông không dám chắc, nhưng nếu căn nhà thuộc về người mà ông nghĩ, th́ thực sự đây là một chuyện lớn.

o0o
Viên sĩ quan Jensen, người trả lời cú điện thoại gọi từ siêu thị Grand Union và đă phỏng vấn bà cụ Priscilla Rhea, giờ đây cảm thấy ḿnh đang tham dự vào việc nghiêm trọng. Cho đến lúc này, anh đă mường tượng ra t́nh huống.
Trong khi phỏng vấn mọi người có mặt tại siêu thị, nhiều người làm chứng khẳng định họ đă nhận thấy người mua hàng – hai người trong số này nói chắc đó là bà Crawford Sloane đă đột ngột rời cửa hàng rơ ràng là trong cơn hoảng hốt. Bà đi cùng với cậu con trai nhỏ của bà và hai người đàn ông nữa, một người vào quăng 30 tuổi, người kia đă già. Người đàn ông 30 tuổi h́nh như đi vào siêu thị một ḿnh. Đầu tiên, hắn hỏi những người mua hàng khác xem họ có phải là bà Sloane không. Rồi khi hắn gặp đúng bà Sloane, th́ mấy người đó vội vă đi ngay.
Sau thời điểm này, người duy nhất khai đă thấy tất cả những người được mô tả trên đây là bà Rhea. Cậu chuyện của bà về vụ tấn công, về những nạn nhân đă bị chở đi “Trong một chiếc xe chở khách nhỏ” ngày càng đáng tin hơn. Lại càng đáng tin hơn khi một người quen biết bà Sloane chỉ cho viên sĩ quan Jensen thấy chiếc xe Volvo chở hàng của bà vẫn c̣n ở khu đỗ xe của siêu thị mà không thấy bà Sloane hoặc những người cùng đi với bà đâu cả. C̣n những vết thấm trên mặt đất mà rất có thể là máu, Jensen yêu cầu một trong những sĩ quan khác đang có mặt tại hiện trường giữ những vết này làm bằng chứng để xét nghiệm sau.
Một người đứng xem sống ở gần nhà bà Sloane cho Jensen địa chỉ gia đ́nh bà. Điều này, cùng với việc chẳng c̣n ǵ để làm ở siêu thị nữa khiến Jensen gọi về sở yêu cầu một viên thanh tra tới gặp ḿnh ở nhà 66 đại lộ Park. Ở vào những trường hợp khác và v́ những câu chuyện qua máy bộ đàm của sở cảnh sát Larchmont thỉnh thoảng lắm mới xảy ra, chứ không phải như ở những lực lượng lớn khác, th́ chắc anh đă nói cả tên của Sloane kèm theo địa chỉ đó. Nhưng biết rằng chuyện có dính dáng đến nhân vật nổi tiếng nhất của khu Larchmont và biết rằng người ngoài có thể nghe trộm, nên anh đă không nói tên ra.
Bây giờ Jensen đang trên đường đi tới đại lộ Park, một quăng đường đi chỉ mất vài phút.
Anh vừa cho xe vào cổng nhà số 66 th́ chiếc xe cảnh sát thứ hai không có số hiệu, nhưng lại có đèn hiệu ở trên nóc và rú c̣i liên tục, đến ngay phía sau. Thanh tra Ed York, một người kỳ cựu trong lực lượng cảnh sát, rất quen thuộc với Jensen bước ra. York và Jensen hội ư chớp nhoáng, rồi cùng tiến đến cửa ngôi nhà. Hai cảnh sát tự giới thiệu ḿnh với Florence, người giúp việc của gia đ́nh Sloane, lúc này đă bước ra cửa khi nghe tiếng c̣i cảnh sát. Chị mời họ vào, trên mặt lộ vẻ vừa ngạc nhiên vừa hốt hoảng.
“Có khả năng, chỉ là có khả năng”, thanh tra York thông báo cho chị, “là có lẽ có chuyện ǵ đó đă xảy ra với bà Sloane”. Ông bắt đầu hỏi những câu hỏi mà lúc Florence trả lời th́ sự lo lắng của chị ngày càng tăng lên.
Đúng, chị đă ở trong nhà lúc bà Sloane, Nicky và bố của ông Sloane đi mua hàng. Lúc đó là khoảng mười một giờ. Ông Sloane đi làm đúng vào lúc Florence vừa đi tới nơi, tức là khoảng chín giờ rưỡi. Không, từ lúc bà Sloane đi đến giờ, chị không nghe thấy ai gọi nhà, vả lại chị cũng không nghĩ là họ sẽ gọi. Thực tế là không có ai gọi điện cả. Không, không có ǵ bất thường từ lúc bà Sloane và mấy người kia lái xe đi. Trừ một chuyện… à…
Florence ngừng một chút, rồi lo lắng hơn: “Mà có chuyện ǵ vậy? Bà Sloane gặp chuyện ǵ sao?”.
“Ngay bây giờ th́ không có thời gian để giải thích”. Viên thanh tra nới – “Chị nói “trừ một chuyện…à…” nghĩa là thế nào?”.
“À, lúc bà Sloane, ông cụ và Nicky đi, tôi đứng ở kia” Florence chỉ về phía một căn pḥng đầy ánh nắng ở mặt trước của ngôi nhà. “Tôi thấy họ lái xe đi”.
“Rồi sao nữa?”.
“Có một chiếc xe đỗ ở góc phố, đứng ở đây ông có thể nh́n thấy nó. Khi bà Sloane lái xe đi, bất chợt xe đó cũng rồ máy và đi theo hướng của bà ấy. Lúc đó tôi không nghĩ ǵ về nó cả”.
“Chẳng có lư do ǵ phải nghĩ tới nó cả”, Jensen nói. “Chị có thể tả chiếc xe đó không?”. “Tôi nghĩ là xe màu nâu sẫm. Loại trung b́nh”.
“Chị có thấy biển số không?”.
“Không”.
“Chị có nhận ra loại xe của nước nào sản xuất không?” Florence lắc đầu “Tôi thấy xe nào cũng giống xe nào”.
“Thế được rồi”, - thanh tra York bảo Jensen. Rồi ông quay sang Florence: “Chị thử nghĩ kỹ xem. Cố nhớ xem xe có cái ǵ khác không nhé. Chúng tôi sẽ quay lại ngay”.
Viên thanh tra và Jensen bước ra ngoài. Khi đó, hai xe cảnh sát nữa đă tới. Một trung sĩ cảnh sát từ trong xe bước ra, c̣n trong xe kia là cảnh sát trưởng Larchmont. Ông cảnh sát trưởng cũng mặc sắc phục, cao, gầy, cử chỉ thận trọng đến mức dễ lăn. Bốn người trao đổi vội vă trên đường vào nhà để xe.
Đi tới gần cuối đường, ông cảnh sát trưởng hỏi thanh tra York: “Anh có cho rằng đây là chuyện thật – tức là một vụ bắt cóc không”.
“Đến nay th́ mọi điều đều khẳng định theo chiều hướng đó” – York nói.
“C̣n anh, Jesnsen?”.
“Đúng vậy, thưa ngài. Đây là chuyện thật”.
“Anh nói người ta nh́n thấy chiếc Nissan mang biển số New Jersey phải không?”.
“Theo lời những người làm chứng th́ đúng như vậy, thưa ngài”.
Ông cảnh sát trưởng trầm ngâm: “Nếu đây là một vụ bắt cóc và nều chúng vượt sang bang khác, th́ nội vụ lại thuộc phạm vi quyền hạn của FBI. Đó là quy định trong luật Lindbergh. Ông nói thêm: “Mà việc loại này cũng chẳng làm FBI lo lắng ǵ đâu”.
Những lời cuối cùng lộ vẽ chua chát, v́ nhiều nhà giữ ǵn luật pháp địa phương tin rằng FBI chỉ lao vào những vụ lớn mà họ chọn, và luôn t́m cớ để phớt lờ các vụ mà họ không muốn. Sau đó ông cảnh sát trưởng quả quyết nói: “Tôi sẽ gọi điện báo FBI bây giờ”.
Ông trở lại xe của ḿnh và vớ lấy máy bộ đàm.
Khoảng một hai phút sau, ông quay lại ra lệnh cho thanh tra York vào nhà và ở lại trong đó. “Việc đầu tiên anh phải làm là bảo chị giúp việc để anh gọi điện trực tiếp cho ông Sloane. Báo cho ông ấy mọi điều anh biết và nói rằng chúng ta hết sưc cố gắng làm mọi việc cần làm. Sau đó, trả lời tất cả các cú điện thoại gọi đến. Ghi chép lại cẩn thận mọi việc. Sẽ có người đến giúp anh”.
Viên trung sĩ và Jensen được lệnh canh gác ṿng ngoài. “Sắp sửa hàng đàn hàng lũ người kéo đến đây đông hơn là ruồi bay quanh nhà vệ sinh đấy. Không được để ai bước qua cổng trừ người của FBI. Nếu dân báo chí đến đây ḍ hỏi, cứ chỉ họ thẳng trụ sở cảnh sát”.
Đúng lúc đó th́ họ nghe thấy tiếng một chiếc xe ô tô ầm ầm lao đến. Tất cả quay phắt lại. Đó là chiếc Volkswagen ọc ạch, và ông cảnh sát trưởng cau có nói: “Đây là kẻ thứ nhất”.
o0o
Bert Fisher không cần phải xem cái nhà nào trên đại lộ này mang số 66. Một dăy xe cảnh sát đă chỉ quá rơ.
Khi ông đỗ xe bên vỉa hè và bước ra, ông cảnh sát trưởng đă bước vào trong xe và chuẩn bi nổ máy. Bert vội vă lao tới: “Thưa ông cảnh sát trưởng, ông có tuyên bố ǵ không ạ?”.
“Ôi, lại cái ông này!”. Ông cảnh sát trưởng hạ cửa kính bên phía người lái xe xuống, ông đă nhiều lần phải tiếp chuyện cái tay phóng viên báo chí già lăo này rồi. “Tuyên bố về cái ǵ?”.
“Ồ, thôi mà, ông cảnh sát trưởng! Tôi đă nghe tất cả mọi cuộc nói chuyện qua máy bộ đàm, kể cả chỉ thị của ông về việc gọi cho FBI”. Bert nh́n quanh, và nhận ra rằng linh cảm của ông là đúng. “Đây là nhà của Crawford Sloane?”.
“Đúng”.
“Thế có phải là bà Sloane đă bị bắt cóc không?”.
Trong khi ông cảnh sát trưởng c̣n ngần ngại, Bert lại năn nỉ: “Thôi đi mà! Tôi là người đầu tiên đến đây. Tại sao ông lại không giúp cho người sở tại này một chút?”.
Vốn là một con người rất biết điều, viên cảnh sát trưởng nghĩ: “Ừ nhỉ! Tại sao lại không? Thậm chí ông c̣n thấy mến ông già Fisher này, đôi lúc cũng dai như đĩa, nhưng không đến nỗi sẽ như một số tay nhà báo khác”.
“Nếu ông đă nghe thấy mọi chuyện” – ông cảnh sát trưởng nói – “th́ ông cũng biết chúng tôi chưa khẳng định điều ǵ cả. Nhưng đúng là chúng tôi cho rằng bà Sloane có thể đă bị bắt cóc, cùng với con trai là cậu Nicholas và ông cụ thân sinh của ông Sloane nữa”.
Bert vội vàng ghi lại tất cả những lời của ông cảnh sát trưởng v́ biết rằng đây là câu chuyện quan trọng nhất trong đời ông, nên ông muốn thật cẩn thận: “vậy điều ông vừa cho tôi biết có nghĩa là cảnh sát Larchmont đang theo dơi vụ ba người bị bắt cóc”.
Ông cảnh sát trưởng gật đầu: “Nói thế cũng được”.
“Ông có đoán rằng thủ phạm là ai không?”.
“Không. Ồ! Chỉ có một chuyện. Ông Sloane chưa biết tin ǵ và chúng tôi đang cố gắng nói chuyện với ông ấy. Vậy nên trước khi ông gửi tin đi, th́ v́ Chúa ḷng lành, xin ông hăy để cho chúng tôi làm việc đó đă”.
Dứt lời, ông cảnh sát trưởng lao xe đi, c̣n Bert th́ đâm bổ về chiếc xe cũ kỹ của ông. Bất chấp lời cảnh cáo của ông cảnh sát trưởng, ông không muốn chờ đợi ǵ hết. Trong đầu ông chỉ có một ư nghĩ duy nhất là: Đâu là trạm điện thoại công cộng gần nhất?
Một lúc sau, khi Bert rẽ khỏi đại lộ Park, ông thấy một chiếc xe khác rẽ vào và nhận ra người ngồi trong xe là cộng tác viên địa phương của hăng WNBC-TV. Vậy là cuộc đua săn tin cũng đă bắt đầu. V́ thế, nếu Bert muốn là người đầu tiên th́ ông phải hành động thật nhanh.
Cách đó không xa, trên đường Boston Bost, ông t́m thấy một trạm điện thoại công cộng. Lúc ông bấm nút điện thoại gọi cho hăng WCBA-TV, tay ông run lẩy bẩy.

Chương 16

Vào lúc 11 giờ 20 sáng, trong pḥng tin đang hối hả của hăng WCBA-TV sự căng thẳng đang tăng lên như thường thấy trong thời gian một giờ trước buổi phát chương tŕnh tin tức buổi trưa của đài phát địa phương New York. Đặc biệt ngày hôm nay, ở đây có một lô tin tức, trong đó có những tin quan trọng c̣n đang tiến triển mà tin nào cũng đáng đưa ở vị trí đầu.
Người ta t́m thấy xác một mục sư nổi tiếng trong pḥng thuê khách sạn Waldort. Ông ta đến khu vực để nhận một giải thưởng tôn giáo và rơ ràng là bị chết do dùng côcain quá liều, và ả gái điếm đă ngủ đêm với ông đang bị cảnh sát tra hỏi. Ở trung tâm Manhattan, một toà nhà bị cháy, những người bị kẹt ở các tầng trên đang được trực thằng cấp cứu. Một nhà tỷ phú phố Wall, đang bị bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, ngồi xe đẩy đi quanh khu Bronx phân phát hàng nắm những tờ 100 đôla. Cứ cách vài phút, từ một chiếc xe bọc thép đi theo sau, người ta lại mang thêm tiền đến cho ông.
Giữa khung cảnh náo động ấy, Bert Fisher gọi điện thoại cho viên trợ lư giám đốc tin như trước đây ông vẫn làm. Ông này vừa nhấc điện thoại lên, nhận ra người gọi đă gắt: “Chúng tôi đang ngập lên tận cổ đây. Nói nhanh và ngắn gọn thôi”.
Bert nói thật ngắn gọn, và viên trợ lư giám đốc tin hỏi lại giọng nghi ngờ: “Anh có chắc không? Có chắc chắn không? Đă khẳng định chưa?”.
Bert trả lời vẻ tự hào: “Ông cảnh sát trưởng đă khẳng định điều đó. Ông ta đă nói riêng với tôi, và để chắc ăn, tôi c̣n bắt ông ta nhắc lại”.
Người trợ lư giám đốc tin đứng phắt lên, vừa ra hiệu cho giám đốc tin, vừa vội hét toáng lên: “Đường dây số 4, đường dây số 4”. Ông nói với một biên tập viên ngồi ở bàn bên cạnh: “Chúng ta cần một nhóm quay phim đến Larchmont ngay. Đừng hỏi tôi bằng cách nào, chúng ta phải rút từ đâu đó ra và đưa đến đấy”.
Nữ giám đốc tin đang nghe Bert Fisher tŕnh bày. Vừa ghi lại vắn tắt những điểm mấu chốt, bà vừa hỏi Bert: “c̣n ai biết chuyện này nữa không?”.
“Tôi là người đầu tiên. Nhưng khi tôi về th́ người của WNCB đang đến”.
“Hắn có mang theo người quay phim không?”.
“Không”. Người trợ lư giám đốc tin đi ngang qua pḥng tin, thông báo: “Tôi đă gửi một nhóm quay phim đi rồi. Chúng tôi rút họ từ Bronx về”.
Giám đốc tin dùng điện thoại ra lệnh cho Bert Fisher: “Cầm máy nhé”. Sau đó nói với một phóng viên ngồi gần đấy: “Hăy nhấc máy đường số 4. Đó là Fisher ở Larchmont. Hăy nghe và ghi lại những ǵ ông ấy thu thập được, đó sẽ là tin đầu của buổi phát trưa”.
Cùng lúc đo, giám đốc tin nhấc chiếc máy điện thoại nối trực tiếp với hăng chính. Ernie Lasalle, tổng biên tập tin trong nước của hăng CBA nghe máy, và bà nói với ông: “Vụ bắt cóc ở Larchmont đă được khẳng định. Nửa giờ trước đây, những kẻ lạ mặt đă dùng vũ lực bắt vợ, con trai và bố của Crawford Sloane”.
“Lạy Chúa”. Giọng của Lasalle sửng sốt và ngờ vực vang trong ống nghe – “Đă ai nói cho Crawf chưa?”.
“Tôi chắc là chưa”.
“Cảnh sát đă biết chưa?”.
“Rất nhiều và họ đă báo FBI. Fisher của chúng ta đă có được lời của cảnh sát trưởng ở Larchmont”. Nh́n vào giấy, bà đọc lời của ông cảnh sát trưởng, câu hỏi của Fisher và câu nói của ông cảnh sát trưởng “Nói thế cũng được”.
Lasalle vừa đánh máy điên cuồng vừa nói: “Đọc lại cho tôi nghe”. Giám đốc tin của hăng WCBA đọc lại và nói thêm: “Chúng tôi được biết WNBC cũng đang săn tin này, nhưng vẫn sau chúng ta một chút. Này, dù sao chúng ta sẽ phát tin này ngay trưa nay và tôi đang định đưa luôn vào chương tŕnh bây giờ. Nhưng tôi nghĩ, v́ đây là người nhà…”.
Không để bà kị p nói hết, Lasalle đă ngắt lời: “Đừng làm ǵ ở đó cả. Ban lănh đạo sẽ xem xét việc này và người chúng tôi sẽ phát tin này”.

o0o
Chỉ trong vài giây, Ernie Lasalle phải lựa chọn.
Anh có nhiều cách lựa chọn. Một là cần phải có thời gian để trước hết gọi điện cho Crawford Sloane; anh ta có thể đang ở trong trụ sở mà cũng có thể không, rồi thông báo riêng và hết sức nhẹ nhàng cho anh ta cái tin khủng khiếp này. Hai là nhấc ống điện thoại màu đỏ lên và thông báo cho toàn Ban về vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane, sau đó chắc chắn là phải phát ngay tin này. Ba là ra lệnh cho pḥng điều khiển trung tâm là CBA sẽ “phát tin” trong khoảng ba phút, tạm ngừng chương tŕnh thường lệ để phát bản tin đặc biệt. Lasalle là một trong số ít người có được quyền làm như vậy, và theo anh đánh giá, những tin tức vừa nhận được không chỉ là tin kịp thời, mà c̣n được rất nhiều người quan tâm.
Anh quyết định chọn cách thứ hai. Anh chọn cách này v́ biết là một đài phát thanh khác của New York, đài WNBC, đài thuộc NBC hệ thống cũng đă tới Larchmont. Chắc chắn là hăng NBC cũng sẽ nhận được tin rất nhanh qua các chi nhánh của họ, giống như CBA. Do đó không c̣n thời gian cho sự tế nhị nhân đạo nữa. Về việc có phát tin ngay lúc này không, th́ rất nhiều người đang có mặt, trong đó có trưởng ban tin tức Leslie Chippingham sẽ cùng quyết định.
“Tôi thực sự đau buồn phải làm việc này, Crawf ạ”, Lasalle nghĩ bụng, rồi nhấc chiếc điện thoại thông báo màu đỏ lên.
“Lasalle pḥng tin trong nước đây. Vụ bắt cóc ở Larchmont New York như thông báo trước đă được cánh át trưởng khẳng định lại. Ông ta đă báo FBI. Theo cảnh sát, nạn nhân là bà Crawford Sloane, cậu Nicholas Sloane và…”. Mặc dù là người rất kiên quyết và đă lâu năm trong nghề, Lasalle vẫn nhận thấy giọng nghẹn lại. Tự trấn tĩnh, anh nói tiếp: “Và cha của Crawford. Họ bị những kẻ lạ mặt dùng vũ lực bắt và chở đi. WCBA có nguồn tin chắc chắn tại chỗ, chi tiết đă có ở đây. Chắc là NBC cũng đang t́m hiểu vụ này, nhưng chúng ta nhanh chân hơn họ một chút. Bản tin trong nước đề nghị cho phát tin ngay lập tức”.
o0o
Sự sợ hăi và nỗi khiếp đăm lan nhanh trong toàn bộ Ban tin tức giống như một ngọn sóng triều. Tất cả ngừng làm việc. Mọi người nh́n nhau thầm hỏi: “Có đúng là tôi đă nghe thấy điều đó không?”. Khi sự khẳng định tiếp tục vang lên, những câu hỏi không thể trả lời được bật ra môi: “Điều đó đă xảy ra như thế nào? Ai đă làm chuyện này? Có phải đó là một vụ bắt cóc tống tiền không? Những kẻ bắt cóc muốn ǵ? Liệu cảnh sát có bắt được chúng nhanh chóng không? Ôi, lạy chúa, Crawford sẽ ra sao?”.
Trong căn pḥng tầng trên pḥng tin, những nhân viên cao cấp tại Vành móng ngựa cũng kinh hoàng không kém, mặc dù vậy sự bất ngờ qua đi rất nhanh. Sau đó, theo thói quen và kỷ luật, họ lao vào hành động.
Chuck Insen với trách nhiệm là một chủ nhiệm cao cấp trong trụ sở, chạy ra khỏi pḥng làm việc. Bản năng của người làm tin nói với ông rằng đề nghị của Ban tin trong nước cho phát tin ngay lập tức cần được thực hiện. Trong trường hợp đó th́ vị trí được chỉ định của Insen là ở pḥng điều khiển phát tin dưới đó bốn tầng. Khi lao ra đến cầu thang máy, ông ấn mạnh ngón tay cái vào nút đi xuống.
Lúc đang sốt ruột chờ thang máy, trong đầu Insen tràn ngập sự thông cảm với Sloane, sự bất đồng giữa họ lúc đó hoàn toàn tan biến. Ông tự hỏi: “Crawf đang ở đâu?”. Trước đó Insen có thoáng nh́n thấy Crawford từ xa và biết rằng Crawford và Leslie Chippingham đang bàn bạc trong văn pḥng của Crawford v́ những lư do mà Insen đă biết. Có lẽ Crawford đang ở đâu đó trong toà nhà này và chắc đă nghe thấy lời thông báo khẩn cấp. Vấn đề mấu chốt là ở đây.
Khi một tin khẩn cấp được đánh giá là quan trọng đến mức phải tạm dừng chương tŕnh để phát một bản tin đặc biệt, th́ chính người phát thanh viên của chương tŕnh buổi tối sẽ phải xuất hiện trước ống kính. Ở hăng CBA người đó là Crawford Sloane. Nếu người phát thanh viên không có ở đó, người ta sẽ cho người đi t́m và một phóng viên khác có mặt ở đấy sẽ thế chân cho đến khi anh ta đến. Nhưng Insen nhận thấy rằng chắc chắn Sloane không thể thực được việc đưa một tin bất ngờ và đau đớn như vậy về chính gia đ́nh ḿnh.
Khi thang máy “đi xuống” đỗ lại, người phóng viên đưa tin kinh doanh của hăng CBA là Dôn Kettering chuẩn bị bước ra. Kettering là một đàn ông trung niên, có hàng ria mép mỏng và trông giống như một nhà kinh doanh đang phất. Kettering vừa định nói ǵ đó th́ Insen đă đẩy anh ta trở lại thang máy và ấn nút B1 đi xuống tầng hầm thứ nhất. Cánh cửa thang máy đóng lại.
Kettring ấp úng: “Có chuyện ǵ…”.
“Được rồi” – Insen nói – “Anh có nghe thông báo vừa rồi không?”.
“Có. Tôi thật sự rất buồn. Tôi đang định nói với Crawford”.
Insen cắt ngang: “Cái anh cần làm bây giờ là phát tin. Anh hăy tới pḥng ghi h́nh và ngồi vào ghế, Crawf không thể làm được chuyện này. Anh phải thay anh ấy. Tôi sẽ nói chuyện với anh tại pḥng điều khiển.
Kettering là một người nhanh hiểu và từng là phóng viên viết nhiều loại tin dày dạn kinh nghiệm trước khi trở thành chuyên gia đưa tin về giới kinh doanh. Anh đồng ư, và thậm chí c̣n tỏ ra hài ḷng trước việc đó. “Tôi có thể nghe tóm tắt câu chuyện được không?”.
“Chúng tôi sẽ nói cho anh tất cả những ǵ cho đến giờ chúng tôi biết. Anh sẽ đọc qua rất nhanh trong khoảng một phút và sau đó nói thêm vào. Nếu có ǵ mới, chúng tôi sẽ chuyển cho anh”.
“Được”.
Sau khi Insen ra khỏi thang máy, Kettering ấn nút đưa thang máy lên tầng phát tin.
Ở các nơi khác, các hoạt động diễn ra khẩn trương, một số việc vẫn cứ tiến hành như thường lệ.
Ở pḥng tin, người phụ trách phần việc vùng Đông Bắc đang tập hợp hai nhóm quay phim và phóng viên. Họ được lệnh cấp tốc đến Larchmont quay nơi xảy ra vụ bắt cóc và phỏng vấn cảnh sát và nhân chứng tại chỗ. Một máy phát lưu động sẽ theo sau họ.
Trong pḥng nghiên cứu nhỏ cạnh Vành móng ngựa, một bộ phận của thư viện nghiên cứu lớn đóng ở toà nhà khác, dăm sáu người đang vội vă thu thập qua máy tính tiểu sử của Crawford Sloane và một vài dữ kiện về gia đ́nh anh có rất ít v́ Jessica Sloane luôn khăng khăng giữ kín những điều riêng tư về bản thân và Nicholas.
Tuy vậy, người ta cũng có được bức ảnh của Jessica chuyển tới bằng máy Fax: một người phụ tráchtajo h́nh gập người trên chiếc máy, đợi có chiếc ảnh là chuyển ngay sang dương bả. Một chiếc máy tính khác in ra những thành tích trong chiến tranh của bố Crawford, ông Angus Sloane. Cũng sẽ có ảnh của ông. C̣n cho đến giờ th́ chưa có ảnh của Nicholas.
Một người trợ lư pḥng nghiên cứu vơ vội toàn bộ những thứ đó chạy như bay xuống trường quay, nơi Don Kettering cũng vừa tới. Ngay đằng sau họ, một người đưa tin từ ban tin trong nước đem một bản in toàn bộ báo cáo của Bert Fisher từ Larchmont do WCBA gửi đến. Kettering ngồi xuống chiếc bàn giữa trường quay và bỏ mặc mọi thứ xung quanh, anh tập trung vào đọc. Xung quanh, các kỹ thuật viên đă đến, đèn cũng đă bật sáng. Ai đó cài chiếc máy thu âm nhỏ vào áo vét của anh. Một người quay phim thu h́nh Kettering trong ống kính.
Pḥng quay cơ động là pḥng quay nhỏ nhất trong toà nhà này, chỉ bằng một pḥng khách b́nh thường. Nó chỉ có một máy quay và chỉ dành cho những trường hợp như thế này; nó có thể được chuẩn bị và sẵn sàng ngay lập tức.
Trong lúc đó, Chuck Insen đă ngồi vào pḥng điều khiển tối om, một nữ đạo diễn lách vào ngồi ở ghế chính giữa trước một dăy màn h́nh, cái đă bật sáng, cái th́ chưa. Người trợ lư tay mang cuốn sổ mở sẵn tới ngồi bên cạnh cô. Những người điều khiển máy và kỹ thuật viên ngồi vào chỗ, một loạt mệnh lệnh phát ra:
“Máy một chuẩn bị kiểm tra micro”.
“Bill, đây sẽ là môt thông báo truyền trực tiếp. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng “Chúng tôi tạm ngắt chương tŕnh”, và cuối cùng là “Chương tŕnh lại tiếp tục”. Như vậy được chứ?”.
“Được. Hiểu rồi”.
“Chúng ta đă có bài phát chưa?”.
“Chưa. Dôn sẽ nói tay bo luôn”.
“Máy quay một – hướng vào Kettering”.
Nhiều màn h́nh sáng bừng lên, trong số đó có một cái nối với trường quay cơ động. Khuôn mặt của Dôn Kettering choán hết màn h́nh.
Trợ lư giám đốc nói chuyện với pḥng điều khiển trung tâm: “Pḥng tin tức đây. Chúng tôi sẽ tạm dừng chương tŕnh đang phát để đưa tin. Hăy chuẩn bị”.
Đạo diễn nói: Dương bản đặc biệt đă sẵn sàng chưa?”.
“Đây rồi ạ”. Một giọng đáp lại.
Trên một màn h́nh khác, hiện lên hàng chữ to màu đỏ tươi:
Bản tin đặc biệt
CỦA HĂNG CBA
“Được rồi đấy” – đạo diễn quay lại nói với Chuck Insen – “chúng ta đă sẵn sàng như mọi khi. Chúng ta có phát hay thôi”.
Viên chủ nhiệm kẹp ống nghe điện thoại trên vai, nói với bà ta: “Tôi đang lấy ư kiến đây”.
Anh đang nói chuyện với trưởng ban tin tức tại pḥng tin, nơi Crawford Sloane đang năn nỉ xin hoăn việc phát chương tŕnh. Lúc ấy là 11h52 phút sáng.
o0o
Khi lời thông báo gây chấn động này phát đi từ ban tin trong nước, th́ Crawford Sloane đang đứng ở đầu cầu thang tầng bốn và đang định lên pḥng tin. Anh dự định nếu có thể sẽ t́m hiểu thêm thông báo trước đó về Larchmont.
V́ thông báo truyền trực tiếp, anh dừng lại lắng nghe, và không c̣n tin ở tai ḿnh, anh đứng im, choáng váng. Anh choàng tỉnh khi một thư kư của Vành móng ngựa, người đă nh́n thấy anh đi ra và đuổi theo, hổn hển gọi anh “Ông Sloane! Cảnh sát Larchmont đang gọi ông. Họ muốn nói chuyện với ông”.
Anh theo cô ta trở lại văn pḥng và nhấc điện thoại.
“Ông Sloane. Tôi là thanh tra York. Tôi đang ở nhà ông và có vài điều không hay…”.
“Tôi vừa mới nghe. Hăy nói cho tôi rơ những ǵ ông biết”.
“Thưa ông, thật sự là rất ít. Chúng tôi biết là bà nhà, con trai và cụ thân sinh đă lái xe tới siêu thị Grand Union cách đây 50 phút. Trong cửa hàng, theo những người chứng kiến, có người đến gần họ…”.
Viên thanh tra tiếp tục tŕnh bày cụ thể những ǵ anh biết, kể cả việc ba người rơ ràng bị lôi vào chiếc xe hiệu Nissan. Anh nói thêm: “Chúng tôi vừa được biết là các nhân viên đặc biệt của FBI đang trên đường tới đây, và một người của FBI đang tới chỗ ông. Người ta yêu cầu tôi báo với ông rằng họ lo ngại cho sự an toàn của ông. Ông sẽ được bảo vệ, nhưng hiện tại ông không được rời khỏi toà nhà nơi ông đang àm việc”.
Đầu óc Sloane quay cuồng lo lắng tột độ. Sloane hỏi “Có thể biết ai làm điều đó không?”.
“Thưa ông, chưa. Mọi việc xảy ra quá đột ngột. Chúng tôi hoàn toàn mù tịt”.
“Có nhiều người biết về chuyện này, về những điều đă xảy ra không?”.
“Theo như tôi biết th́ không nhiều”. Viên thanh tra nói thêm: “Chúng ta càng giữ như vậy lâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu”.
“Tại sao?”.
“Ông Sloane ạ, đối với một vụ bắt cóc, càng thông báo rộng càng có hại. Chúng ta có thể sẽ nhận được tin tức từ những kẻ bắt cóc – chắc chúng sẽ liên lạc với ông trước tiên. Sau đó chúng tôi, hoặc hơn nữa, có thể là FBI sẽ muốn nói chuyện với chúng, một sự bắt đầu để thương lượng. Chúng tôi không muốn tất cả mọi người biết điều đó. Họ sẽ không biết bởi v́…”.
Sloane cắt ngang: “Ông thanh tra. Tôi sẽ nói thêm với ông sau. Lúc này tôi đang có một việc phải làm ngay”.
Rất hiểu công việc ở Vành móng ngựa và biết điều đó có nghĩa là ǵ, Sloane muốn ngăn chặn một hành động vội vàng. Lao ra khỏi văn pḥng, anh gọi ầm lên: “Leslie Chippingham ở đâu?”.
Một viên chủ nhiệm lâu năm trả lời: “Ở trong pḥng tin”. Sau đó, rất nhẹ nhàng, ông ta nói: “Crawford, chúng tôi đều rất buồn song h́nh như chúng ta sắp phát tin th́ phải”.
Sloane gần như không nghe thấy ǵ cả. Anh lao ra cầu thang và chạy nhanh xuống tầng dưới. Trước mắt anh là ông giám đốc tin đang họp khẩn cấp với vài người khác quanh bản tin trong nước. Chippingham đang hỏi: “Liệu chúng ta có thể tin người cộng tác viên ở Larchmont đến mức nào?”.
Ernie Lasalle trả lời: “WCBA nói đó là ông già bé nhỏ đă cộng tác với họ hàng bao năm nay – thẳng thắn và có thể tin cậy được”.
“Và tôi cho rằng chúng ta nên phát ngay những ǵ chúng ta có”.
Sloane lao vào giữa bọn họ: “Không, không, không. Lasalle, đừng làm việc đó. Chúng ta cần thêm thời gian. Cảnh sát vừa nói với tôi họ có thể sẽ nhận được tin tức từ phía bọn bắt cóc. Công luận có thể sẽ gây nguy hiểm cho gia đ́nh tôi”.
Lasalle nói: “Crawf, chúng tôi hiêu anh đang phải chịu đựng đến mức nào. Nhưng đó là môt sự kiện lớn và những hăng khác cũng sẽ biết việc đó. Họ sẽ không giữ kín đâu. WNBC…”.
Sloane lắc đầu nói: “Tôi vẫn nói là không”. Anh quay sang đối mặt trực tiếp với giám đốc tin.
“Les, tôi xin anh… Hăy hoăn lại”.
Mọi người bối rối im lặng, biết rằng trong những hoàn cảnh khác, Sloane sẽ là người đầu tiên đ̣i phát tin. Nhưng không ai nở đang tâm nói “Crawf, suy nghĩ của anh không được mạch lạc lắm”.
Chippingham liếc nh́n đồng hồ treo trong pḥng tin: 11 giờ 54.
Lasalle nhấc điện thoại nghe Insen gọi. Anh thông báo: “Chuck nói mọi người đă sẵn sàng. Anh ta muốn biết chúng ta có phát hay không?”.
Chippingham nói: “Nói với anh ta là tôi đang quyết định” ông suy nghĩ: Liệu có nên đợi đến trưa không?”. Trên các màn h́nh trước mặt, ông có thể theo dơi toàn bộ các chương tŕnh. Hăng CBA đang phát một vở hài kịch rất nổi tiếng. Sau khi vở kịch kết thúc, tiếp theo sẽ là mục quảng cáo. Phát xen vào bây giờ sẽ là một sự ngắt quăng tai hại về tài chính. “Liệu sau khoảng sáu phút nữa th́ có hơn không?”.
Đúng vào lúc đó, cùng một lúc các máy tính ở pḥng tin đều phát tín hiệu “kip”. Trên các màn h́nh hiện lên chữ B – Tín hiệu có tin điện khẩn cấp. Ai đó đọc trên màn h́nh và nói to “Hăng AP đă có tin về vụ bắt cóc gia đ́nh Sloane”.
Trên bản tin trong nước, chuông điện thoại vang lên, Lasalle nhấc lên nghe, và sau đó nói nhỏ: “Cảm ơn anh đă thông báo cho chúng tôi”. Gác máy lên, ông thông báo lại cho giám đốc tin: “nbc vừa gọi. Họ gọi điện cho chúng ta v́ lịch sự và bắo rằng họ đă có tin về vụ đó, họ sẽ phát tin ngay đầu giờ sau”.
Lúc đó chỉ c̣n 15 giây nữa là đầy 11 giờ 55 phút.
Chippingham quyết định: “chúng ta phát ngay bây giờ”. Quay sang Lasalle, ông nói: “Báo Chuck phát xen vào chương tŕnh”.


o0o

 

Pages  1  2  3  4  Next