Cổ Học Tinh Hoa Pages Previous  1, 2, 3, 4 

NGƯỜI KHÔN SỐNG LÂU

Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Đức Khổng Tử: "Người khôn có sống lâu không"?

Đức Khổng Tử đáp: "Có. Khôn th́ sống lâu, chớ dại th́ sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự ḿnh làm cho ḿnh chết, chớ không phải số mệnh đang chết mà chết.

Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.


Phận là người dưới, mà can phạm người trên, ḷng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người như thế th́ chết về h́nh pháp.

Ḿnh ngu, mà ḱnh địch người khôn, ḿnh yếu, mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức ḿnh mà cứ giận dữ làm liều, người như thế th́ chết về binh đaọ

Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự ḿnh giết ḿnh mà thôi".

(Hàn Thi ngoại truyện)

GIẢI NGHĨA:

Số mệnh: Cái phận hay, dở, may rủi mà trời đă định cho ḿnh.
Can phạm: Làm việc ǵ trái pháp luật mà động chạm đến người trên.
Yêu cầu: Cày cục nài ép cho được việc ǵ.
Ḱnh địch: Không chịu ai, muốn chọi với người tạ
Lượng: Đắn đo mà biết.
Binh đao: Những đồ khí giới như gươm, giáo, súng ống có thể giết chết người.
H́nh pháp: Những luật, những phép, người ta đặt ra để bắt buộc và trừng trị những kẻ can phạm.

LỜI BÀN:

Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan th́ chóng già, ngu xuẩn th́ sống lâu; là lấy lư rằng: người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, th́ chóng suy; người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng ǵ, th́ sống lâụ Nhưng xét một mặt khác, th́ trái hẳn lại; khôn th́ sống, dại th́ mái, khôn ăn người, dại người ăn. Như Đức Khổng Tử đáp vua Ai Công đây chính là ngụ cái ư đó. Ôi! sống chết tùy tại mệnh trời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy; lắm người chỉ ngu xuẩn, không giữ ǵn vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tự lượng ḿnh mà thành không đáng chết, cũng phải chết. Chết như thế, cũng là chết uổng nên thương, thương v́ ngu dại.



VỢ RĂN CHỒNG

án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.

Vợ tên đánh xe ḍm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đăc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đị Chồng hỏi: "Tại làm sao"?

Nàng nói: "án Tử, người gầy thấp bé nhỏ làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn có ư trầm trọng, khiêm nhường, như chửa bằng aị Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà chỉ mới làm được tên đánh xe tầm thường hèn hạ thế mà thiếp xem chàng đă ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi".

Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. án Tử thấy thế lấy làm lạ, hỏi, tên đánh xe đem việc nhà kể lại, án Tử bèn cất cho làm đại phụ

(án Tử Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Dương dương tự đắc: Vênh váo lên mặt ta đây kẻ giờ.
Gầy thấp bé nhỏ: án Tử là người lùn, cao không đầy sáu thước (Tàu).
Trầm trọng: Sâu sắc, chín chắn.
Vinh hạnh: Vẻ vang, may mắn.
Đại phu: Chức quan thời cổ dưới quan Khanh, trên Sĩ.

LỜI BÀN:

Tên đánh xe của án Tử thực là sang v́ vợ, nhờ được vợ giỏi, biết lấy cái địa vị hèn hạ, cái dáng bộ ngông nghênh của chồng làm xấu hổ, mà sửa được tâm tính chồng và thành được thân danh cho chồng. Tiếc thay ở đời bây giờ, có biết bao nhiêu kẻ chỉ làm môn hạ người ta, đă vênh váo lên mặt, nghênh ngang tự đắc như tên đánh xe, mà lại không có được những người vợ, như vợ tên đánh xe để khuyên răn lấy chồng, làm cho chồng biết tự sỉ mà phấn chí tu tỉnh cho ra người.




BÀ HUYỆN CAN ĐẢM

Đời nhà Đường giặc Lư Hy Liệt đă đánh được Châu Biện, kéo đến đánh huyện Hạng Thành. Quan huyện Hạng Thành là Lư Khản muốn chạy trốn. Bà huyện họ Dương nói: "Giặc đến cướp thành th́ phải hết sức giữ thành, giữ mà không được th́ phải liều chết với thành, nay ông lại chực trốn, là nghĩa làm saỏ Bây giờ cứ mộ quân cho nhiều, khao thưởng cho to, thiếp tưởng c̣n có thể giữ được thành".

Nói rồi, chính bà huyện hội họp cả nha lệ, sĩ dân lại hiểu dụ rằng: "Quan huyện là chủ các ngươi thật, song chẳng qua chỉ ở đây độ năm, ba năm, rồi cũng thiên đi nơi khác, không liên can lắm bằng các người sinh trưởng ở đất nầy, gây dựng cơ nghiệp ở đất nầy, mồ mả ông cha cũng ở đất nầy. Vậy sống, chết, các ngươi cũng phải hết sức mà giữ lấy thành th́ mới được".

Ai nấy nghe đều cảm động, rơm rớm nước mắt và đoạn xin liều chết để cố giữ thành. Bà huyện hạ lệnh rằng: "Ai lấy gạch đá đánh được giặc, thưởng tiền một ngh́n, ai lấy gươm giáo giết được gia*.c, thưởng tiền một muôn."

Tất cả được hơn một trăm người kéo nhau ra giữ thành, chống lại với giặc. Bà huyện thân đi trông nom lương thực cho quân lính. Khi giao chiến, quan huyện phải một mũi tên, lùi về, ư không muốn đánh nữa. Bà huyện giận nói: "Ông không ở đây, th́ ai chịu liều chết? Cho ông giữ thành mà có chết nữa lại chẳng hơn chết ở xó giường ư"?

Ông huyện nghe cảm kích, hăng hái hơn trước, lại chạy lên thành, liều đánh một trận nữa, quân giặc túng thế phải kéo đị Huyện Hạng Thành nhờ thế được an toàn.

(Đường Thư Liệt Nữ truyện)

GIẢI NGHĨA:

Đường: Một nhà thống trị nước Tàu 618-901 sau Thiên Chúa. Lư Hy Liệt: Người Liêu Tây đời
            vua Đức Tôn nhà Đường sau làm quan Tiết Độ Sứ.
Khao thưởng: Cho ăn uống rồi ban đồ vật ǵ để khen ngợi quan quân.
Thiếp: Tiếng vợ tự xưng ḿnh khi nói với chồng.
Nha lệ: Nha: những lại làm việc công giúp quan; lệ: lính các đội để sai đi việc quan.
Sĩ dân: Những dân cho học tập chữ nghĩa.
Hiểu dụ: Nói rơ cho ai nấy đều hiểu.
Thiên: Đổi đi nơi khác.
Sinh trưởng: Đẻ ra, lớn lên.
Cơ nghiệp: Cơ là nền, nghiệp là nghề nghiệp, nói gồm của cải ruộng đất ḿnh có, ḿnh lấy nghề
                 của ḿnh mà gây nên.
Hạ lệnh: Ra một phép, một luật, một đạo công văn cáo giới ǵ mà bắt phải tuân theọ.
Lương thực: Thóc gạo, đồ ăn nuôi quân lính.
Giao chiến: Hai bên đánh nhaụ
Cảm kích: Ngẫm nghĩ phát ra tư tưởng hay và hăng hái thêm lên.

LỜI BÀN:

Làm quan không che chở cho dân lúc giặc đến, lại sợ chết, muốn trốn tránh, th́ chẳng là nhút nhát không hiểu cái nghĩa tận tâm với chức vụ là ǵ ư! Một ông huyện như thế đáng khinh bao nhiêu, th́ một bà huyện như vợ ông huyện ấy lại đáng trọng bấy nhiêụ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Chỉ nhờ cái ḷng can đảm của bà mà dân phải quả quyết, chồng phải cảm kích, mà huyện được an toàn. Quư nhất câu bà nói: "Giữ thành mà chết c̣n hơn chết ở xó giường" th́ cái chí khí có kém ǵ những bậc tu mi, vừa anh hùng vừa khí phách.



THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: "Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi, th́ cúi, bắt ngửng th́ ngửng, để th́ im, gọi th́ thưa, như thế có cho là trung thần được không"?

Mặc Tử nói: "Bắt cúi th́ cúi, bắt ngửng th́ ngửng, như thế khác ǵ cái bóng? Để th́ im, gọi th́ thưa, như thế khác ǵ tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, th́ c̣n được ích ǵ? - Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, th́ khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi ḿnh có điều hay, phải t́m đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên th́ thành thực một ḷng, một dạ với vua; dưới th́ khônga dua vào bè, kết đảng với ai; những sự tốt lành yên vui th́ để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lă"ng th́ ḿnh hứng đựng. Có được như thế, th́ tôi mới cho là trung thần".

(Mặc Tử)

GIẢI NGHĨA:

Trung thần: Người bầy tôi thật ḷng và hết ḷng với vua với nước.

Thiện: Điều lành điều phải.

Lộ ra ngoài: Không giữ kín đáo, đem nói cho người ngoài biết, một là có ư khoe tài của ḿnh, hai là có bụng bêu xấu nhà vuạ

A dua, vào bè, kết đảng: Người trung thần không phải là không bè bạn với ai, nhưng không đua theo phái nọ, đảng kia để t́m vây cánh cho mạnh, cầu lợi cho ḿnh, người trung thần chỉ một ḷng với vua với nước mà thôị

LỜI BÀN:

Người nào mà ngôn ngữ, hành vi đă theo ḿnh như cái bóng, như tiếng vang, một là người ngu xuẩn, hai là người xiểm nịnh. Người ngu xuẩn là hạng kém làm không nên việc, người xiểm nịnh là có ư chiều ḿnh để kiếm lợi, hai dạng người ấy chẳng những ḿnh không mong cậy ǵ được mà thường khi lại nguy hại đến ḿnh nữa. Cho nên đạo làm vua, mà nói rộng cả đạo dụng người, phải biết kén những người dám can ngăn điều dở của ḿnh, bày tỏ điều hay của họ, quên thân mà hết ḷng với ḿnh, th́ mới là những kẻ có ích, giúp ḿnh được việc vậy.



BÁO THÙ

Nước Ngô nước Việt đánh nhau .

Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, phải quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm vua, thề thế nào cũng phục thù được cho cha mới nghe . Phù Sai bèn cho người đứng ở sân, mỗi khi ḿnh ra vào, người ấy phải nói to lên rằng: "Phù Sai kia! Nước Việt nó giết cha mầy mà mầy quên thù ư"?

Phù Sai thưa rằng: "Dạ không dám quên".

Ba năm sau, quả nhiên Phù Sai đánh được nước Việt, báo thù cho cha .

Lúc nước Việt thua, vua Việt là Câu Tiễn sai sứ sang cầu ḥa. Tuy rằng được ḥa; nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, tan ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồi. Khi nằm th́ trông cái mật; khi ăn th́ nếm cái mật. Chính thân th́ cày cuốc, vợ th́ dệt vải, làm ăn lao khổ như thường dân. Ai là bực hiền tài, th́ trọng dụng; ai là kẻ khốn khó th́ cứu giúp. Hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng như vậy. Sau Câu Tiễn xem chừng ḷng dân đă chiếm được, bây giờ mới đem quân sang đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt được.

(Chu Thư)

GIẢI NGHĨA:

Phục thù: Báo lại được cái ác, cái nhục mà người cừu địch dă xử với ḿnh hay với người can hệ của ḿnh. Quả nhiên: Thật y như thế.

Hiền tài: Người có đức, có tài giỏi giang hơn quần chúng.

LỜI BÀN:

Một bên th́ v́ cha mà báo thù, một bên v́ nước mà báo thù, hai cái thù không đội trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được mới nghe thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiễn gặp cái cảnh đau đớn như thế, mà cứ mặt dày mày dạn điềm nhiên như không, th́ chẳng là đất đá, không biết nhục là cái ǵ ư! Có biết nhục, vậy sau mới rửa được nhục. Khi đă rửa được nhục, lại cần phải tu tỉnh luôn luôn và quí nhất là cảm hóa và nâng đỡ kẻ thù đă chịu lui bước hay đầu hàng để cho họ đỡ đau khổ, có địa vị, th́ mới yên lâụ Nếu rửa nhục xong mà kiêu căng đại nọa, quên cả pḥng bị th́ lại chuốc lấy nhục mà oan oan tương báo, chỉ những tàn hại nhau hoài mà thôi!




CÁCH DÙNG PHÁP LUẬT

Quí Cao làm quan sĩ sư nước Vệ có làm án chặt chân một người.

Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, lại chính là người ḿnh chặt chân ngày trước.

Người ấy bảo: "Ḱa có chỗ tường gỗ".

Quí Cao nói: "Người quân tử không trèo tường".

Lại bảo: "Ḱa có lỗ hổng".

"Người quân tử không chui lỗ hổng".

Lại bảo: "ở đây có cái nhà".

Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bởi vậy mà quân đuổi theo không thể bắt được.

Lúc Quí Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng: "Nay ta gặp nạn, chính là cái dịp để ngươi báo thù mà ngươi ba lần chỉ lối cho ta trốn, thương ta như thế là nghĩa làm sao"?

Người giữ thành nói: "Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay xở pháp luật, ư muốn nới tay, tôi cũng biết. Lúc án đă định, đem ra hành h́nh nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế, há có vị riêng ǵ tôi, đó là tâm địa bực quân tử tự nhiên như vậy... Thế cho nên tôi muốn cứu ông".

Đức Khổng Tử nghe chuyện nầy, nói rằng: "Cũng là một cách dùng pháp luật, mà có ḷng quân tử, th́ gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo th́ gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy".

(Gia Ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Sĩ sư: Tên một chức quan đời nhà Chu, coi xét việc h́nh ngục.
Vệ: Tên một nước thời Xuân Thu ở vào vùng tỉnh Trực Lệ và Hà Nam bây giờ.
Luận tội: Cân tội nặng nhẹ để khép vào án.
Hành h́nh: Trị tội thật sự.
Tâm địa: Tấm ḷng.
Pháp luật: Pháp, những cách nhất định đặt ra, ai nấy phải theo;
                luật, phép thường dùng để định phận, cho khỏi tranh nhau và pḥng người làm xằng.
Nhân từ: Ḷng thương người, ḷng muốn làm lành.
Tàn bạo: Hung ác quá lắm.

LỜI BÀN:

Người ta gia h́nh đến chặt chân ḿnh, ḿnh thấy người ta gặp cơn nguy cấp, chẳng những không báo thù, lại c̣n t́m cách cứu người ta, thế chẳng là biết dĩ đức báo oán, đáng gọi là nhân nhân du! Ḿnh đang lúc nguy cấp, chết đến nơi mà c̣n không chịu trèo tường, chui lỗ, thế cũng chẳng là biết tự trọng phẩm giá đáng gọi là quân tử ru! Người canh cửa thành sở dĩ phục Quí Cao là v́ Quí Cao biết dùng pháp luật. Đă đành rằng pháp luật đặt ra là để trừng trị kẻ có tội, nhưng nếu cho như bất đắc dĩ mới phải khép vào án, lúc hành h́nh lại có chút bụng nhân từ ở trong, th́ kẻ chịu tội mới thực tâm phục được. Người cầm pháp luật, tuy giữ lẽ công b́nh khép vào lư, nhưng ở trong c̣n có chút t́nh, thương kẻ mắc tội, th́ mới là biết dùng pháp luật vậy. Nói rộng ra, trị kẻ tội ác mà kẻ tội ác ấy sau hóa ra người lương thiện. Quí Cao đây thật là một vị h́nh quan khôn ngoan trong hậu, biết đem h́nh pháp giúp cho sự giáo dục vậy.




THẬT GIẢ KHÓ PHÂN

ở g̣ Lê Khưu có giống quỉ lạ. Nó bắt chước làm con cháu, anh em người ta thật là giống.

Có một ông trưởng giả gần vùng ấy, một hôm ở chợ về, chén say khướt. Lúc đi qua g̣ Lê Khưu con quỉ hiện h́nh lên làm con ông ta, tay ôm đỡ d́u dắt, nhưng miệng cứ lẩm bẩm nhiếc móc, kêu say sưa là xấu.

Trưởng giả về nhà, lúc tỉnh rượu, gọi con ra mắng: "Tao là cha mầy, tao có điều ǵ là ác nghiệt mà lúc tao say, mầy lại nỡ mỉa mai tao như vậy"!

Người con khóc, lạy cha và thưa rằng: "Oan quá! Thật con không dám như thế bao giờ. Con nghe đâu ở g̣ Lê Khưu có giống quỉ khéo bắt chước hiện lên làm người, có lẽ đây chăng"?

Trưởng giả ḍ hỏi, th́ quả nhiên ai cũng bảo có như thế thật, ông mới định bụng hễ gặp giống quỉ ấy là đâm chết.

Hôm sau, ông lại đi chợ, lại chén say khướt mới về. Người con sợ cha lại gặp quỉ nó quấy nhiễu ǵ, bèn săm săm đi đón. Trưởng giả trông rơ con ḿnh, nhưng cho là quỉ, liền rút gươm ra đâm chết.

(Lă Tử)

GIẢI NGHĨA:

Lê Khưu: Tên một cái g̣ cao, ở về địa phận huyện Ngu Thành tỉnh Hà Nam bây giờ.

Trưởng giả: Người đứng tuổi, thưởng chỉ những bậc có trí, có tài, có vai, có chức hay có của.

LỜI BÀN:

Khó thật! Làm thế nào cho rơ giả thực mà phân biệt được. Cái tṛ đời, đă gian, th́ lại ngoan, kẻ gian phi, đă rắp tâm lừa ai, th́ dùng thiên phương bách kế, làm cho phải mắc lừa mà vẫn có bụng tin. Cho nên khi ta ngờ điều ǵ, ta phải để cái trí sáng suốt mà ḍ xét cho đến nơị Chớ có vội hành động, lấy giả làm thực, cho thực là giả nhận quỉ làm con, giết con tưởng quỉ như trưởng giả nói trong truyện nầy, sau có hối lại cũng không kịp. Đời này biết bao nhiêu chuyện vợ chồng, chuyện phe cánh, ngờ nhau tàn hại nhau, một khi sự thực hiện rơ ra, chỉ c̣n có ôm hận suốt đời, lúc nào cũng băn khoăn thương đến người đă khuất.




TRUYỆN ĐƯỜI ƯƠI

ở núi Phong Khê đất Thục có giống đười ươi, mặt như mặt người, biết cười, biết nói. Máu nó dùng để nhuộm màu, không bao giờ phai, nên người ta lừa bắt nó.

Tính đười ươi thích uống rượu, thích đi guốc. Người ta biết thế, đem rượu và guốc ra bày la liệt ở quăng đồng không, rồi đi nấp một chỗ. Đười ươi ngửi hơi rượu, kéo nhau ra thấy rượu, thấy guốc, biết rằng dứ ḿnh, bèn chửi rủa người lập mưu đánh bẫy, và nói thậm tệ đến cả ông cha người ấy. Đoạn bảo nhau đi, lẩm bẩm nói chớ có mắc mưu cái loài khốn nạn chực hại ḿnh... Song đă đi mà vẫn ngoảnh lại, rồi lại bảo nhau: "Ta thử nếm xem tưởng không hại ǵ". Tay chấm miệng mút, bén mùi làm măi, thành say sưa mờ mịt, quên cả lời khôn, lẽ phải bấy lâu giữ ǵn, chếnh choáng nghiêng ngả, nói nói, cười cười, chân đưa vào guốc, thất thểu đị..

Người nấp bấy giờ đổ ra th́ đười ươi lảo đảo chạy, con ngả nghiêng, con ngă ngửa, người ta bắt sạch không sót con nào.

Than ôi! biết rơ người ta lừa gạt ḿnh, mà cứ tham lam mê muội để đến nỗi mắc lừa người ta mà mất mạng. Ngu lắm thay! Thật là ngu lắm thay!

(Diêu Dung)

GIẢI NGHĨA:

Thục: Tức là Thục Quận ở về đất Tứ Xuyên bây giờ.
Thậm tệ: Quá chừng, không v́ nể ǵ nữa.
Đoạn: Dứt hẳn, rồi th́.

LỜI BÀN:

Rượu chè, thuốc phiện, cờ bạc, trai gái... ở đời có bao nhiêu sự đam mê, tuy vẫn biết là tai hại, mà khốn cái tính ngây, cái máu mê, nó như có ma lực vẫn xui giục dun rủi ta rủ nhau, đua nhau mà t́m đến, mà say đắm, có khi tai hại cũng không chừa. Than ôi! c̣n ở trên bờ vực sâu, mà không biết giữ, th́ đến lúc lăn xuống, ăn năn sao cho kịp! Cổ nhân đă có câu: "Nhất thất túc, thành thiên cổ hận; thị bách niên thân", nghĩa là: Lỡ bước một phen, ngh́n đời ân ận; quay đầu nghĩ lại, chín suối ngậm ngùi. Thật đáng ghê thay, cho nên người ta phải cẩn thận giữ ḿnh, khi đă biết sự đam mê có thể tai hại ḿnh được, th́ cố tự chủ, tự trị mà hăm ḿnh lại ngay, chớ để cho nhân dục thắng được thiên lư th́ phí cả đời người.




THUẬT XEM TƯỚNG

Nước Kinh có người xem tướng giỏi, nói câu nào trúng câu ấy. Trong nước xa gần đâu cũng biết tiếng.

Vua Trang Vương thấy thế, vời lại hỏi: "Nhà ngươi dùng thuật ǵ mà xem tướng giỏi như thế"?

Người xem tướng thưa rằng: "Thần không có thuật ǵ lạ cả. Thần chỉ xem bạn của người ta mà biết được người ta hay, hay dở. Như thần xem cho thường dân, mà thấy chơi với những bạn hiếu, đễ, thuần, cẩn biết giữ phép nước, th́ thần đoán người dân ấy là người hay, thân tất một ngày một vẻ vang, nhà tất một ngày một thịnh vượng. - Như thần xem cho quan lại mà thấy chơi với những bạn thành, tín, có phẩm hạnh, thích điều phải th́ thần đoán cho ông quan ấy là người tốt, làm quan tất mỗi ngày một cao thăng, giúp vua tất mỗi ngày một ích lợi. - Như thần xem cho vua chúa, mà thấy quan gần có lắm người hiền, quan xa có lắm người trung, lúc có lỗi, nhiều người can ngăn, th́ thần đoán là ông vua giỏi, vua tất mỗi ngày một tôn trọng, nước tất mỗi ngày một tŕ yên, thiên hạ tất mỗi ngày một qui phục... Thần quả không có thuật ǵ lạ, chỉ xem người mà biết được người hay, hay dở".

Vua Trang Vương cho là phải. Bấy giờ kíp thu dùng những người tài giỏi, sau nước Sở thành cường thịnh nhất đời Chiến Quốc.

(Lă Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Kinh: Cũng là tên nước Sở. Hiếu, đễ, thuần, cẩn: hiếu: ăn ở hết ḷng với cha mẹ; đễ: kính thuận với bậc huynh trưởng; thuần: chân thật, tự nhiên; cẩn: chân chí không cẩu thả; thân: bản thân đối với nhà, với nước.

Cao thăng: Lên caọ
Quan gần: Quan tại triều, ở gần vuạ
Quan xa: Quan ở các tỉnh xa kinh đô cùng ở chỗ biên thùy.
Chiến Quốc: Thời đại cuối đời nhà Chu 425-249 trước Thiên Chúa, các nước hay đánh (chiến) nhaụ Có bảy nước mạnh là: Tần, Sở, Yên, Tề, Hán, Triệu, Ngụy.

LỜI BÀN:

Đại ư bài này cốt nói làm bạn với ai, th́ rồi giống người ấy, làm bạn với người hay, th́ thành hay, làm bạn với người dở, th́ hóa dở, cũng như những câu phương ngôn của ta: "Gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng", "ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài". Cái thuật xem tướng đây thực ám hợp với câu ngạn ngữ tây: "Dis-moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es" nghĩa là: anh nói chơi với ai, th́ tôi nói được anh là người thế nào. Bài này lại c̣n có ư chú trọng khuyên những người cầm vận mệnh một nước phải tín nhiệm hiền tài, để đồng công cộng tác và sửa đổi luôn luôn những quả ác cùng công việc sai lầm th́ nội trị mới khá, ngoại giao mới hay được.



THEO AI PHẢI CẨN THẬN

Đức Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng: "Không đánh được sẻ già là tại làm sao"?

Kẻ đánh lưới nói: "Sẻ già biết sợ, cho nên khó được, sẻ non ham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già, th́ bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non, th́ bắt sẻ già cũng dễ".

Đức Khổng Tử nghe đoạn quay lại bảo học tṛ rằng: "Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó đều là tính tự nhiên vậy. Song phúc hay họa lại do ở cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử, trước khi theo ai, phải cẩn thận. Theo ai mà biết pḥng xa như người lăo luyện, th́ được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như trẻ dại th́ bại hoại".

GIẢI NGHĨA:

Thuần: Chỉ có một thứ thôị
Vàng mép: Chim sẻ con khi c̣n phải mớm th́ mép vàng.
Nguy vong: nguy: không được yên; vong: mất, chết.
Phúc: Sự tốt lành, sung sướng.
Họa: Sự tội vạ không maỵ
Cẩn thận: Kín đáo, chu chí, không cẩu thả.
Lăo luyện: Bực người có tuổi, từng trải việc đời.
Toàn thân: Giữ trọn vẹn được tính mệnh.
Trẻ dại: Kẻ trẻ người non dạ chưa hiểu việc đời.
Bại hoại: Hư hỏng, đổ nát.

LỜI BÀN:

Chim sẻ thế, người ta cũng thế, thường thường chỉ v́ theo khôn, theo dại mà gặp phúc hay họa. Cho nên trước khi theo ai, ta phải xem xét cho cẩn thận. Chớ có nhắm mắt theo liều, đến khi hối lại, th́ sự đă rồi, ăn năn không kịp. Cá đă theo vào lưới, th́ dù có phân trần phải trái làm sao, người đánh lưới cũng không thả cho ra nữa.

HOÀ THUẬN VỚI MỌI NGƯỜI

Lưu Ngưng Chi đang đi giày. Có người đến nhận, ông đưa ngay. Sau người ấy t́m thấy giày, đem giày ông lại trả. Ông nhất định không nhận nữa.

Thẩm Lân Sĩ đang đi giày. Cũng có người đến nhận. Sau người ta t́m thấy giày, vội đem trả lại, ông lân Sĩ nhận ngay. Việc này tuy là việc nhỏ mọn. Song ở đời, ta nên cư xử như ông Lân Sĩ, không nên như ông Ngưng Chi.

Tô Thức

LỜI BÀN: 

Giày của ḿnh, ḿnh đang đi, có người đến nhận mà ḿnh cũng đưa, không thèm căi "của tao, của mày" như Ngưng Chi và Lân Sĩ thực ở đời cũng là hiếm có. Kịp khi người ta t́m thấy giày của người ta, đem giày ḿnh trả lại là người ta biết nhầm lỗi. Nếu ḿnh khăng khăng không chịu nhận, là ḿnh quá ư nghiêm khắc mà làm ngăn trở ḷng hối của người ta. Bằng ḷng nhận mới tỏ rơ tám ḷng bao dung được người, mới thực là người đầy hoà khí để cư xử với quần chúng vậy.

(Theo Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân. NXB Trẻ, 1992)



 

 
Pages Previous  1, 2, 3, 4