Cổ Học Tinh Hoa Pages Previous  1, 2, 3, 4  Next 

KHÔNG NHẬN CÁ

Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính hay thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông lấy làm lạ, hỏi: "Anh sở thích ăn cá người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?"

Công Nghi Hưu nói: "Người ta đem cá cho chắc có ư cầu ta việc ǵ. Nếu ta nhận, tất phải giúp việc người. Giúp việc người, lỡ làm trái phép th́ đến mất quan. Mà mất quan, th́ chẳng những không có cá biếu, mà đến cá mua lấy cũng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chính là ta muốn được có cá ăn lâu dài măi măi đó. Ông

Lăo Tử xưa có câu rằng: "Để thân ḿnh lại sau, thế mà thân ḿnh đứng trước; gác thân ḿnh ra ngoài, thế mà thân ḿnh vẫn c̣n. Thế chẳng phải là bởi ḿnh không có ḷng riêng mà được thỏa ḷng riêng của ḿnh ư"?

(Hàn Thi Ngoại Truyện)

GIẢI NGHĨA:

Công Nghi Hưu: Làm tướng cho Mục Công nước Lỗ đời Chiến Quốc. Ông là người tính điềm đạm, công minh giữ phép, không cùng dân tranh lợi.

Lỗ: Một nước chư hầu nhở thời Xuân Thu Chiến quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

LỜI BÀN:

Làm quan như Công Nghi Hưu thật là thanh liêm. Dù đến con cá (trong sách không nói rơ cá ǵ), là vật nhỏ mọn mà ông cũng c̣n cân nhắc không chịu nhận. Ông hiểu cái lẽ rằng: Người ta vị ḿnh, mà chiều ḿnh, chỉ được có một thời, sao cho bằng chính ḿnh trọng lấy ḿnh mới là kế lâu dài măi măi.

Thiên hạ chưa lo đến mà ḿnh đă lo trước cho thiên hạ; thiên hạ đă vui rồi, mà ḿnh mới vui sau thiên hạ, thế là ḿnh gác thân ḿnh ra ngoài để thân ḿnh lại sau, mà không có điều ǵ riêng tư vậy. Khi thân ḿnh lại được trước, lại vẫn c̣n, th́ ḷng riêng ǵ của ḿnh mà không thỏa. Nếu làm quan mà chỉ chăm chăm hại người để cầu lợi riêng cho ḿnh th́ người c̣n, bụng chết, tự cho là sướng, mà kỳ thật có ǵ sung sướng đâu?



CỦA BÁU

Nước Tống có người được ḥn ngọc, đem biếu quan Tư thành là Tử Hăn. Tử Hăn không nhận. Người biếu ngọc thưa rằng: "Ngọc nầy, tôi đă đem cho thợ ngọc xem, quả là một thứ ngọc rất báu, mới dám đem dâng quan lớn, xin quan lớn nhận cho tôi được vui ḷng."

Tử Hăn nói: "Ngươi cho ngọc là của báu, ta cho tính không tham là của báu. Người đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, th́ hai bên cùng mất cả của báu. Âu là người cứ đem về. Ai giữ lấy của báu của người ấy, như thế của báu của hai người đều c̣n cả th́ chẳng là hơn ư!"

Người biếu ngọc, cúi đầu thưa: "Chúng tôi là thường dân mà lại có ngọc nầy, chỉn sợ trộm cướp mà có khi hại đến thân..."

Tử Hăn thấy thế, lưu người ấy lại, gọi thợ ngọc đến giũa ngọc, bán được tiền rồi, bèn đưa cho người ấy đem về để làm giàu.

(Tả Truyện)

GIẢI NGHĨA:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất,
                    ở vào huyện Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.
Tư thành: Quan coi thành.
Thợ ngọc: Thợ mài giũa và làm đồ bằng ngọc.
Của báu: Những vật quí giá và người có ḷng yêu chuộng. Tiếng báu là bởi chữ bảo rạ
Chỉn sợ: Sợ rồi có lẽ xảy ra, như thế, tiếng chỉn có khi dịch ở chữ đăi rạ

LỜI BÀN:

Đă là người, ai ai cũng có hiếu thượng, cái hiếu thượng ấy tức là của báu của ḿnh. Nhưng hiếu thượng, không ai giống aị Người kiến thức thô bỉ, th́ hiếu thượng thô bỉ; người kiến thức cao minh th́ hiếu thượng cao minh. Kẻ dâng ngọc chỉ biết ngọc là báu, nhưng người không nhận ngọc, lại cho thanh liêm mới là báu. Làm quan mà ai cũng có tính nhất quyết không nhận lễ vật của dân như Tử Hăn, lại có trí hiểu rơ được nguyện vọng của dân như Tử Hăn, có bụng che chở gây dựng cho dân như Tử Hăn nói trong truyện nầy, th́ dân nào chẳng kính, chẳng trọng, chẳng yêu quan như cha mẹ, sợ quan như thần minh!

 


BIẾT RƠ CHỮ "NGHĨA"

Hoa Hâm chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm ái ngại, thuận chọ Một ḿnh Hoa Hâm nói: "Không nên. Đang bước nguy hiểm; sinh, tử, họa, phúc có nhau, ta đi bấy nhiêu người cũng như một người vậy. Bây giờ, vô cớ nhận một người lạ, lỡ khi xảy ra việc ǵ, th́ có bỏ được người ta không?"

Chúng bất nhẫn, cố nói với Hoa Hâm cho người kia cùng đị Hoa Hâm bằng ḷng.

Người kia đi được một quăng đường, chẳng may sa chân ngă xuống giếng. Cả bọn muốn bỏ mặc, để đi cho rảnh thân. Một ḿnh Hoa Hâm nói: "Không nên. Người ta cùng đi với ḿnh là người bọn ḿnh. Người ta gặp sự chẳng may như vậy, mà ḿnh bỏ người ta sao cho đành."

Nói rồi, bảo bấy nhiêu người cùng ở lại vớt người kia lên. Sau cứu măi không được, Hoa Hâm lại bảo phải ở lại mai táng chu tất rồi mới đị

GIẢI NGHĨA:

Hoa Hâm: Người cuối đời nhà Đông Hán, học giỏi, làm quan đến chức Thượng thư lệnh.
Nhập bọn: Vào với một bọn nhiều người.
Chúng: Nhiều, đây chỉ bọn người cùng đi với Hoa Hâm.
Nguy hiểm: Cheo leo, có thể hại đến sức khỏe hay tính mệnh được.
Vô cớ: Không có cơ ǵ.
Bất nhẫn: Không nỡ, không đành để như thế.
Mai táng: Chôn rồi đắp đất thành mồ.

LỜI BÀN:

Vô cớ cho một người lạ nhập bọn, nghĩa cũng không nên, một là e xẩy ra sự ǵ th́ hại đến thân ḿnh, hai là sợ không được thủy chung với người tạ - Đă nhận người ta đi với ḿnh một bọn, giữa đường người ta gặp sự chẳng may mà bỏ mặc người ta, nghĩa lại càng không nên lắm, v́ như thế là bạc ác bất nhân, chỉ biết nhau trong lúc vô sự, đến khi nguy hiểm rồi lại bỏ nhaụ Biết được cái đạo không nên nhận và cái đạo đă nhận như Hoa Hâm đây mới thực là người hiểu rơ chữ "Nghĩa" tức là hiểu việc nên làm thế nào mới là phải vậy.



TRI KỶ

Bảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc, khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áo.

Có người hỏi: "Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích ǵ, mà sao ông thương khóc quá như vậy?"

Quản Trọng nói: "Ngươi không rơ, để ta nói cho mà nghẹ Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lăi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. - Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm ke? nạt dọa, Bảo Thúc không cho ta là hèn nhát, biết ta có lượng bao dong. - Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may, cho nên công việc thành hay bại. - Ta ba lần ra làm quan, bao lần bị băi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu biết ta chưa gặp thời, chưa t́m được vua giỏi. - Ta ra trận ba lần, đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta c̣n có mẹ già phải phụng dưỡng. - Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn Công, Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ, biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lợi cho cả thiên hạ... Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết ḿnh, ḿnh đem cả tính mệnh ra hiến c̣n chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đă thấm vào đâu!"

(Thuyết Uyển)

GIẢI NGHĨA:

Bảo Thúc: Tức Bảo Thúc Nha thường c̣n gọi là Bảo Tứ,
                 người giỏi nước Tề, tiến Quản Trọng cho Hoàn Công dùng.
Quản Trọng: Tên là Di Ngô, người nước Tề, làm tướng giúp Hoàn Công giỏi có tiếng.
Thân thích: Người có họ nội hay họ ngoại với ḿnh.
Tham: Muốn được nhiều, được măi.
Quẫn bách: Túng bấn không biết xoay xở thế nào cho đủ tiền tiêu dụng.
Bất đắc dĩ: Không sao làm khác được như thế.
Bao dong: Rộng lượng, không chấp những điều người ta phạm lỗi với ḿnh.
Thành: Làm nên.
Bại: Hỏng việc.
Bất tiếu: Người không ra ǵ.
Phụng dưỡng: Nuôi nấng tôn kính.
Nhẫn nhục: Nhịn được những sự khó chịu đến ḿnh.
Vô sỉ: Không biết xấu hổ.
Tiểu tiết: Những việc nhỏ nhặt.
Tính mệnh: Mạng người.
Huống chi: Lại thêm một lẽ nữa.

LỜI BÀN:

Khó thật! ở đời ḿnh giao thiệp với nhiều người, bè bạn tưởng vô số, nhưng hồ dễ đă được mấy người thực gọi là tri kỷ. Thế nào là tri kỷ? Tri kỷ là người biết ḿnh, nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm với ḿnh, chơi với ḿnh rất thân thiết, bao bọc che chở cho ḿnh, lúc sống cùng hưởng, họa cùng đau, lúc chết, tưởng cho chết với nhau cũng không hối. Quí thật! người tri kỷ! cho nên cổ nhân có câu nói: "Đắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận" nghĩa là ở đời có được một người tri kỷ cùng không c̣n ân hận ǵ nữa; lúc sống, có được một người biết ḿnh, th́ ḿnh chết cũng không lấy làm uổng đời.




CẢM T̀NH

Có một người nước Yên lúc sinh, th́ sinh ở nước Yên; lúc lớn lên, th́ sang ở nước Sở; lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi ngang qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn cùng đi đường, chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: "Đây là thành nước Yên". Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. - Chỉ vào nền xă, nói: "Đây là nền xă làng anh". Anh ta ngậm ngùi than thở. - Chỉ vào cái nhà, nói: "Đâu là nhà của ông cha anh". Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. - Chỉ vào cái g̣, nói: "Đây là mồ mả ông cha anh". Anh ta ̣a lên khóc.

Bọn cùng đi, ai nấy ph́ cười, nói: "Chúng tôi nói đùa đấy. Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên". Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.

Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xă nước Yên, thật là nhà cử mồ mả của ông cha, th́ ḷng cảm thương lại hờ hững không c̣n được như trước nữa.

(Liệt Tử)

GIẢI NGHĨA:

Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lệ và
         một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).
Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và
        chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Cố quốc: Nước nhà khi ḿnh ở nước ngoài th́ gọi là bản quốc và cố quốc.
Thành: Nơi đắp cao, quân đóng ở trong để giữ cho một tỉnh hay một xứ được b́nh yên.
Xă: Nền đất đắp lên để tế hậu thổ.

LỜI BÀN:

Thường khi người ta, ai cũng sẵn mối cảm t́nh, khi gặp thời cảnh xúc động đến th́ mối cảm t́nh ấy tất chứa chan, đầy dẫy hiện ra ngoài. Tuy vậy, mối cảm t́nh đă dùng lầm, th́ sau nầy không c̣n được như trước. Một người đă đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đă để ḷng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, th́ mối cảm t́nh cũng không c̣n được đằm thắm như xưạ Chẳng khác nào như người nước Yên nầy, đă đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, th́ lại h́nh như cạn hết nước mắt rồi. Cho nên đối với tính t́nh, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, th́ tính t́nh dùng mới chính đáng và thuần túy được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lư hội tính t́nh cả.




V̀ NGHĨA CÔNG, QUÊN THÙ RIÊNG

Đời nhà Đường, Quách Tử Nghi, Lư Quang Bật cùng làm phó tướng của An Tử Thuận. Tính hai người vốn không ưa nhau; nhiều khi, tuy cùng đi với nhau một xe, ngồi với nhau một tiệc, mà vẫn như cừu địch, không ai đàm đạo với ai cả.

Sau Tử Nghi được lên làm tướng thay Tử Thuận, Quang Bật sợ Tử Nghi hại ḿnh, quả cảm đến nói rằng: "Phần tôi chết cũng cam tâm, nhưng xin rộng lượng đừng hại đến vợ con tôi là kẻ vô tội."

Tử Nghi thấy nói chạy ngay lại, cầm tay Quang Bật thưa rằng: "Tôi đâu dám đem ḷng oán hận riêng mà nỡ hại ông. Hiện nay trong nước loạn lạc, vua tôi lo và nhục, không ông th́ không ai gánh vác nổi việc thiên hạ."

Nói xong nước mắt ràn rụa, rồi lại lấy những điều trung nghĩa khuyên răn, và lập tức cất Quang Bật lên làm chức Tiết độ sứ.

Từ đó hai người tuyệt nhiên không chút nào ghen ghét, ngờ vực nhau, chỉ cùng nhau một ḷng đánh giặc, yêu dân, giúp vua trị nước.

GIẢI NGHĨA:

Đường: Một nhà thống trị nước Tàu 618-901 sau Thiên Chúa.
Cừu địch: Người thù hằn đối đầu với ḿnh.
Đàm đạo: Đàm: bàn; đạo: nói.
Quả cảm: Bạo dạn không c̣n do dự e sợ ǵ.
Cam tâm: Cam: ngọt; tâm: ḷng, vui ḷng mà chịu việc ǵ thiệt hại khổ sở đến ḿnh.
Việc thiên hạ: Đây là việc cả nước.
Tiết độ sứ: Tên quan đời nhà Đường được quyền tự chủ
                 coi một địa phương về việc chính trị, lư tài.
Tuyệt nhiên: Thôi hẳn không c̣n một tí nào nữa.

LỜI BÀN:

Thù riêng cá nhân là việc nhỏ mọn, nghĩa công đối với cả nước là việc rất trọng. Biết quên thù riêng để làm nghĩa công như Quách Tử Nghi, Lư Quang Bật, thực là đáng khen vậy. Nghĩ đến thân, đến nhà trước, đến quốc gia su cũng là nghĩa, song nghĩa hẹp mà gọi là tự Nghĩ đến quốc gia trước, đến thân, đến nhà sau cùng là nghĩa song nghĩa rộng mà gọi là công. Quốc gia hay, hay dở, một kẻ b́nh dân cũng có trách nhiệm, huống chi là người gánh vác được việc quốc gia như Tử Nghi và Quang Bật. Ôi! nước là cái thành để giữ thân, giữ nhà không biết trọng nước tức là khinh thân, khinh nhà vậy. Tiếc thay cho những kẻ chức trọng, quyền cao, đối với thân, với nhà, th́ việc nhỏ mọn cũng lấy làm lo lắng quan tâm, mà đối quốc gia th́ việc dù to lớn đến đâu cũng xem thường, xem khinh, chỉ thù hằn nhau, khuynh loát nhau, không biết đồng tâm hiệp lực lo liệu việc dân việc nước, thật là lầm to vậy.




DONG NGƯỜI ĐƯỢC BÁO

Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đă tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng: "Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ, th́ chính là kẻ ghẹo thiếp..."

Vua gạt đi nói: "Thôi! không làm ǵ! cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào v́ câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!"

Rồi lập tức ra lệnh rằng: "Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến bứt đứt giải mũ là chưa được vui".

Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vui vầy ổn thỏa.

Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Đánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan vơ, liều sống, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. V́ thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đ̣i viên quan ấy lại hỏi: "Quả nhân đăi nhà người cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết ḷng giúp quả nhân khác người như vậy?"

Viên quan thưa rằng: "Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đă lâụ Măi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy".

(Đào Ngột (Sở Sử))

GIẢI NGHĨA:

Dong người được báo: Rộng lượng tha lỗi cho người, được người t́m cách báo đền.
Thừa cơ: Nhân dịp tốt.
Cung nữ: Con gái đẹp hầu vua ở trong cung.
Quả nhân: Tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ư khiêm tốn là người ít đức.
Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu,
        họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Hiến: Dưng, biếu.

LỜI BÀN:

Ông vua không làm tội người công thần ghẹo cung nữ thực là có độ lượng, bao dong được lỗi của người. Người ghẹo cung nữ không quên cái ơn đă chịu, t́m cách để báo đáp, thực là có nghĩa, tỏ được cái bụng trung thành với người gia ơn. Có vua ấy tất có tôi ấy, vua tôi như thế th́ nước đời nào mất được.




NÓI THÍ DỤ

Có người bảo vua nước Lương rằng: "Huệ Tử nói việc ǵ cũng hay thí dụ. Nếu nhà vua không cho thí dụ, th́ Huệ Tử chắc không nói ǵ được nữa".

Vua bảo: "ừ để rồi ta xem".

Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: "Xin tiên sinh nói ǵ cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa".

Huệ Tử nói: "Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái ǵ, mới hỏi t́nh trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: H́nh trạng c'i nỏ giống như cái nỏ, th́ người ấy có hiểu được không?"

Vua nói: "Hiểu làm ǵ được".

"Thế nếu tôi bảo người ấy: H́nh trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, th́ người ấy có biết được không?"

Vua nói: "Biết được".

Huệ Tử nói: "Ôi! khi nói với ai là đem cái người ta đă biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa th́ tôi không sao nói được."

(Huệ Tử)

GIẢI NGHĨA:

Lương: Một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc, tức là nước Ngụy ở vào địa phận Hà Nam và
            Sơn Tây bây giờ.
Thí dụ: Lấy cái nầy ví sang cái kia cho người nghe hiểu.
Tiên sinh: Bực có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy được ḿnh. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay
             người đáng quư.
Huệ Tử: Tên một thiên sách của Huệ Thi người thời Chiến Quốc, bạn với Trang Tử.

LỜI BÀN:

Cái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đă biết cung để khiến cho biết được cái nỏ, th́ may người ấy ư hội cũng được ít nhiều. Phàm dạy bảo người ta điều ǵ, là cốt ư làm cho người ta hiểu được điều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không ǵ bằng thí dụ, nghĩa là nhân cái người ta đă biết mà dd*a dạy vào cái người ta chưa biết. Cái phương pháp giáo dục tối tân bây giờ "qui nạp" hay "phu diễn" cũng lấy thí dụ làm cốt. Người ta đă nói: "Một quyển sách không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi". Câu Huệ Tử nói: "Đem cái người ta đă biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết", thực là ám hợp với cái lối học tối tân đời nầy.




CON CÚ MÈO VÀ CON CHIM GÁY

Con cú mèo gặp con chim gáy.
Chim gáy hỏi: "Bác sắp đi đâu đấy?"
Cú mèo nói: "Tôi sắp sang ở bên phương đông".
"Tại làm sao lại đi thế"?
"ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác".

Chim gáy nói: "Bác có thế nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chớ không đổi tiếng kêu, th́ sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, v́ nhân t́nh đâu mà chả thế. Cứ như ư tôi, th́ không ǵ bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn".

GIẢI NGHĨA:

Cú mèo: Loài chim dữ mắt như mắt mèo, đêm đi bắt các chim nhỏ và chuột để ăn.
Chim gáy: Chính chữ là cưu, loài chim gáy, đầu nhỏ đuôi ngắn mà cánh dài.
Nhân t́nh: Cái t́nh yêu ghét chung của loài người.

LỜI BÀN:

Cú kêu ra ma, cú ở phương tây, kêu người ta ghét, lấy gạch, ngói, mảnh sành ném. Cú tưởng sang ở phương đông, th́ người ta ưa được, nhưng nếu tiếng kêu vẫn cứ như cũ, th́ người phương đông tất cũng ghét chẳng khác ǵ người phương tâỵ Nếu cứ muốn ngu*ời yêu, th́ một là phải đổi tiếng kêu, hai là thôi hẳn không kêu nữa, chớ không phải đổi chỗ ở mà được. Bài nầy cốt ư nói người ác, th́ đi đến đâu ai cũng cũng ghét, không đâu người ta dung. Muốn người ta yêu, th́ phải cải ác, vi thiện, làm cho người ta đáng yêu mới được.




CON C̉ VÀ CON TRAI

Nước Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, v́ nước Yên, sang nói với vua nước Triệu là Huệ Vương rằng: "Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi ḿnh trên băi, có con c̣ đâu đến, mổ ngay vào thịt traị Trai liềm ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ c̣. C̣ nói: "Hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thế nào trai cũng phải chết." Trai nói: "Hôm nay không rút được mỏ, ngày mai không rút được mỏ, thế nào c̣ cũng phải chết". Hai bên găng nhau, chẳng ai chịu aị Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy chộp được cả trai lẫn c̣... Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên, nước Yên tất phải chống lại. Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước như người đánh cá chụp cả trai lẫn c̣, th́ lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dám xin nhà vua thử nghĩ kỹ lại xem".

Huệ Vương cho là nói phải, bèn đ́nh việc đánh Yên.

(Chiến Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:

Triệu: Một nước thời Chiến Quốc ở vào tỉnh Trực Lệ và Sơn Tây bây giờ.
Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên,
        Trực Lệ và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).
Dịch Thủy: Tên một con sông qua Trực Lệ.
Tần: Nước mạnh đời Chiến Quốc ở vào địa phận Thiểm Tây bây giờ.
Thừa cơ: Nhân dịp tốt.
Hối: Ân hận, ăn năn, khi ḿnh đă nghĩ hay làm một việc ǵ không phải.
Đ́nh: Thôi không làm việc ǵ nữa.
Chiến Quốc Sách: Bộ sách c̣n gọi là Trường đoản thư của Lưu Hướng đời Hán
                             làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc.

LỜI BÀN:

Trai, c̣ v́ găng nhau mà hai con cùng bị hại trong tay người đánh cá. Cái bài "Bạng duật tương tri, ngư ông đắc lợi" nầy cũng như nhiều bài trong các sách tây: C̣n c̣ và hai người tranh nhau", "Con khỉ chia phó mát cho hai con mèo..." đều có ư khuyên người ta không nên tranh giành chọi lẫn nhaụ Hai nước tranh nhau, th́ hao người, tốn của tai hại đă đành. Hai người tranh nhau th́ tất sinh ra kiện cáo. Mà "vô phúc đáo tụng đ́nh", thua được chưa biết thế nào, hăy biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy c̣ những phường tham nhũng ở giữa thời cơ ḍm dỏ để cầu lợi, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy ta chẳng nên găng nhau, chống nhau làm ǵ. Nhỏ th́ tốn tiền. Lớn th́ hại nhà, lớn nữa th́ hại nước. Ta phải lấy câu "Dĩ ḥa` vi quư" mà cư xử nhún nhường nhau là hơn.




Hồ Mượn Oai Hổ

Vua Tuyên Vương làm vua cả nước Sở. Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bầy tôi vua Tuyên Vương. Thế mà người phương bắc ai nghe thấy nói Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ, một hôm, hỏi quần thần là v́ cớ làm saọ Không ai trả lời nổi. Chỉ có Giang Nhất thưa được rằng: "Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con hồ, hồ bảo: "Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi mà ăn thịt ta, là người trái mệnh trời, hại đến thân ngay lập tức. Không tin, thử để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà không sợ hăi, t́m đường trốn cho mau không!" Hổ cho hồ là nói thật, bèn theo hồ đị Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ vẫn không biết rằng bách thú đều sợ ḿnh mà chạy, cứ tưởng là sợ hồ. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương bắc sợ Chiêu Hề Tuất, nhưng kỳ thực là sợ vua cũng như bách thú sợ hổ vậy".

(Chiến Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:

Hồ: Loài vật rừng bụng thon, tai dài, mơm nhọn, đuôi xù hay bắt gà vị ăn có tiếng là con vật tai quái, giảo hoạt. Xưa nay nhiều người dịch hồ là cáo.
Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Người phương bắc: Chỉ những người ở phía bắc nước Sở lúc bấy giờ.
Quần thần: Các quan.
Bách thú: Bách: một trăm, chỉ tất cả các vật.
Mệnh trời: Đây là mệnh trời sai xuống làm một việc ǵ.
Quyền thế: Quyền hành, thanh thế, cài đáp người tạ

LỜI BÀN:

Bài nầy cũng như bài ngụ ngôn "Lừa đội lốt sư tử" cốt ư nói những kẻ thần hạ mượn quyền thế người trên để hống hách dọa nạt người tạ Nhưng nếu người ta không biết, th́ người ta c̣n sợ, chứ khi "hổ mà thèm cỏ, lừa mà tḥ tai" th́ chẳng những người ta đem ḷng khinh bỉ, mà người ta c̣n làm cho đê nhục để cho bơ ghét.



MẠNH THƯỜNG QUÂN VÀO NƯỚC TẦN

Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp nước Tề, muốn sang nước Tần, để du thuyết. Có hàng ngh́n người can ngăn mà không được. Sau Tô Tần đến can. Mạnh Thường Quân bảo rằng: "Việc người th́ ta đây không c̣n sót ǵ nữa, chỉ có việc quỉ thần là ta chưa được rơ mà thôi".

Tô Tần nói: "ấy chính tôi lại đây không phải là để nói việc người, tôi cốt định đem việc quỉ thần nói để ông nghe".

Mạnh Thường Quân nói: "ừ, thế nói ta nghe".

Tô Tần nói: "Vừa rồi tôi lại đây, đi qua con sông, tôi thấy một pho tượng đất nói chuyện với một pho tượng gỗ. Tượng gỗ bảo tượng đất: "Ngươi là đất nặn thành h́nh, đến mùa mưa, nước sông lên ngập lụt th́ ngươi bở tan ra mất". - Tượng đất nói: "Ta có tan ra nữa, ta vốn là dất, th́ đất lại hoàn đất mà thôị Chớ như ngươi là gỗ tạc thành h́nh, nước tràn ngập lên, th́ chưa biết ngươi trôi giạt vào đâu mà rồi ra thế nào ... Nay nước Tần là nước hiểm trở, vua Tần là vua bạo ngược, nếu ông vào đấy th́ chửa biết có ra thoát được không".

Mạnh Thường Quân nghe nói, bèn thôi không sang nước Tần nữa.

GIẢI NGHĨA:

Mạnh Thường Quân: Con vua nước Tề thời Chiến Quốc, họ Điền tên Văn làm tướng nước Tề có tiếng là người nghĩa hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đăi đến vài ngh́n người khách.

Nghĩa hiệp: Người thẳng tính thích điều phải, hay giúp người hèn yếu, chống lại kẻ cường quyền.

Tần: Tên nước đời Xuân Thu (tức là tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm được cả sáu nước mà thống nhất thiên hạ.

Du thuyết: Nhà ngôn luận giỏi đời Chiến Quốc thường dùng lời biện bác mà làm cho người ta xiêu ḷng phải nghẹ

Tô Tần: Người thời Chiến Quốc, là một nhà du thuyết giỏi, có công đi liên hợp được sáu nước để chống lại nước Tần.

Quỉ thần: Quỉ: Bậc thiêng liêng ở dưới đất tức là người chết; Thần: Bậc thiêng liêng ở trên trời. Mạnh Thường Quân thấy Tô Tần đến, đột ngột đem chuyện quỉ thần hỏi, có ư làm cho khó khăn Tô Tần không nói ra làm sao được nữa. Không ngờ Tô Tần ứng biến lanh, lấy ngay chuyện quỉ thần làm ví dụ mà nói đến ḿnh.

Hiểm trở: Núi cao, sông sâu ngăn trở, đi lại hiểm nghèo.

LỜI BÀN:

Mạnh Thường Quân cậy là tài giỏi, trước đă không chịu nghe ai, mà sau lại nghe Tô Tần, là v́ Tô Tần thuyết lư đến nơi không c̣n sót nước ǵ. Bài ngụ ngôn của Tô Tần thực là một bài học cho những kẻ có tính mạo hiểm mà không biết liệu sức ḿnh. Mạo hiểm là một tính hay, nhưng phải có biết ḿnh, biết người th́ mới thành được việc mà không đến nỗi thất bại.




THẬP B̀ NÓI CHUYỆN VỚI HUỆ VƯƠNG

Vua Huệ Vương nước Ngụy hỏi Thập B́ rằng: "Ngươi nghe người ta cho quả nhân là thế nào"?

Thập B́ thưa: "Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ và hay gia ơn lắm."

Vua vui mừng hớn hở nói rằng: "Như thế th́ cái công đức của quả nhân được đến thế nào"?

Thập B́ nói: "Cái công đức ấy rồi đến mất nước".

Vua ngạc nhiên hỏi: "Nhân từ và hay gia ơn làm làm việc thiện mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào"?

Thập B́ thưa: "Vua mà nhân từ th́ bất nhẫn trừng phạt; vua hay gia ơn, th́ chỉ thích ban thưởng. Tính đă bất nhẫn, th́ có kẻ tội cũng không trị; tính hay ban ơn, th́ kẻ vô công cũng được thưởng. Đến kẻ có tội không phải phạt, kẻ vô công cũng được thưởng, th́ mất nước cũng không có ǵ là lạ.

(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA:

Quả nhân: Tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ư khiêm tốn là người ít đức.
Nhân từ: Nhân đức, từ bi, có bụng tốt hay làm điều lành.
Gia ơn: Làm cho người ta được nhờ, được khỏi khổ, được sung sướng,
           đây là nói hay ban ơn cho cái nầy cái nọ.
Công đức: Công việc lành giúp cho người ta; đức: ḷng lành nghĩ đến người tạ
Thiện: Lành, chỉ những sự làm có nhân đức.
Bất nhẫn: Không nỡ làm thẳng tay, có bụng ái ngại.
Vô công: Không có công laọ

LỜI BÀN:

Nhân đức vốn là hay, tuy vậy cũng có cái nhân đức của kẻ trượng phu, cái nhân đức của người đàn bà. Ông vua cầm quyền một nước mà nhân đức như đàn bà, thương kẻ có tội, thưởng kẻ vô công, th́ giữ sao cho trong nước trị an được. Phàm chừng các đức tính mà tăng lên quá độ, là hóa ra dở cả. Cho nên cứ cầm cân giữ mực thăng bằng phải chăng, có lư lại có t́nh, có ân lại có uy, th́ mới là đạo trung dung được.




THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG

Vua Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đă nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghẹ Sau lại hạ lệnh rằng: "Ai can ta đánh Kinh th́ phải xử tử".

Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung, tên đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.

Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng: "Ngươi đến đây làm ǵ mà để sương xuống ướt cả áo như thế"?

Viên quan thưa rằng: "Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây có con ve sầu, hút gió, uống sương, ra rích kêu cả ngày, tưởng đă được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau co con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghểnh cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt đầm cả áo ... Như thế đều là chỉ v́ tham cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ở ngay sau lưng vậy".

Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.

(Thanh Lê Tử)

GIẢI NGHĨA:

Ngô: Tên nước thời Xuân Thu, bây giờ ở vào địa phận phía nam sông Hoài,
         sông Tử cho đến tỉnh Thiết Giang.
Kinh: Cũng là tên nước Sở.
Hạ lệnh: Truyền một điều ǵ xuống bắt người ta phải theọ
Xử tử: Xử tội chết.
Cổ thụ: Cây sống đă lâu năm.
Tỉnh ngộ: Biết rằng ḿnh mê muội và hiểu thấu lẽ phải trái.

LỜI BÀN:

Ve sầu ở cao tưởng được yên thân, ngờ đâu có bọ ngựa muốn bắt ve sầu; bọ ngựa lại ngờ đâu có chim sẻ muốn bắt bọ ngựa, chim sẻ lại ngờ đâu có người muốn bắt chim sẻ, người bắt chim sẻ lại ngờ đâu sương xuống ướt đầm áo! Thế mới hay ở đời, chẳng nói chi một loài người, đến cả muôn loài, cũng chỉ ŕnh hại lẫn nhau, nuốt lẫn nhau mà thôị Nhưng biết đâu, trong khi ḿnh muốn nuốt người, lại có kẻ khác muốn nuốt ḿnh, ḿnh chỉ ham mê trục cái mối lợi trước mắt mà không pḥng bị cái tai hại sau lưng. Mà khi tai hại nó đă xẩy đến, th́ chẳng những không thấy lợi đâu, lại thiệt thân ḿnh trước. Cho nên người khôn thấy cái lợi, th́ lo cả đến cái hại, lợi bất cập hại, th́ không bao giờ làm.




TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ M̀NH

Văn Công nước Tấn đem quân sang đánh nước Vệ. Giữa đường gặp một ông lăo đang bừa ruộng, cứ ngửng mặt lên trời cười khanh khách măi. Văn Công cho đ̣i lại, hỏi: "Ngươi cười cái ǵ thế"?

Ông lăo thưa rằng: "Tôi cười người láng giềng nhà tôị Anh ta đưa vợ đi chơi nhà bà con. Giữa đường gặp người con gái hái dâu, anh ta thích quá lén vợ, rẽ xuống ruộng dâu, nói chuyện với người con gái. Một chốc, ngoảnh lại xem vợ đi đến đâu, th́ thấy một chàng đàng vẫy vợ anh ta đị ấy câu chuyện chỉ có thế, tôi nghĩ mà tôi không nhịn cười được".

Văn Công nghe nói, tự nhiên tỉnh ngộ, kéo quân về. Về chưa đến nơi, th́ đă thấy báo có giặc ngoài vào xâm phạm trên mạn bắc trong nước.

(Liệt Tử)

GIẢI NGHĨA:

Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu,
        họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Văn Công: Vua giỏi nước chư hầu đời Xuân Thu, đứng vào bực ngũ bá.
Vệ: Tên một nước thời Xuân Thu ở vào vùng tỉnh Trực Lệ và Hà Nam bây giờ.
Tỉnh ngộ: Đương mê man việc ǵ mà tỉnh ra biết nghĩ lại.

LỜI BÀN:

Phàm cái ǵ ḿnh thích, tất người ta cũng thích. Nếu cứ theo ḷng dục mà vơ nắm gấp mười không pḥng bị th́ có khi xôi hỏng bỏng không, chẳng những không lấy được ǵ của người ta, mà ḿnh có ǵ cũng mất vào tay người ta nữa. Việc nước cũng thế, đi đánh nước ngoài mà không nghĩ giữ nước nhà, thế là bỏ nước ḿnh cho giặc vậy.



KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU

Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy, đến can, nói rằng: "Ví bây giờ trong đất Lỗ Dương nầy, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau, th́ nhà vua nghĩ thế nào"?

Văn Quân nói: "Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Ví tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau, th́ ta tất đem trị tội thật nặng".

Mặc Tử nói: "Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của Trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; nay nhà vua đem quân đánh Trịnh, th́ há lại tránh khỏi được vạ trời hay sao"!

Văn Quân nói: "Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đă ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh".

Mặc Tử nói: "Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đă ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại c̣n đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: "Ta đánh Trịnh là ta thuận ư trời", th́ là nghĩa thế nào? Ví như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đă cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại c̣n vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng: "Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó". Nói như thế, th́ có nghe được không?"

(Mặc Tử)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ Dương: Tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: Nói để ngăn ai đừng làm việc ǵ.
Thiên hạ: Đất dưới gầm trời, tức là cả thế giới. Người Tàu trước thường cho thiên hạ là chỉ có
               nước Tàu và mấy xứ ở chung quanh thôi.
Tiên sinh: Bực có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy được ḿnh. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay
               người đáng quư.
Chí: Tâm để vào việc ǵ.
Ra tai: Làm cho thiệt hại khổ sở như lụt, đại hạn, băo, dịch lệ, đói kém, loạn lạc.
Phạt: Trừng trị cho lần sau chừa.
Ngang ngạnh: Không vâng lời, bướng, chống lại.

LỜI BÀN:

Khi ḿnh cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém ḿnh, thường ḿnh cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, ddể như cho ḿnh là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ ǵ cớ ǵ, cũng vẫn không được chánh đáng. Danh bất chính th́ ngôn bất thuận. Ḿnh đă rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là ḿnh làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi, có khác ǵ lấy vóc gấm phủ ngoài cái cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thần thánh đấy.



DIỀU GỖ

Mặc Tử làm cái diều gỗ, ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, được một hôm th́ diều hỏng.

Học tṛ khen rằng: "Thầy làm diều gỗ mà bay được thật là khéo"!

Mặc Tử nói: "Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới được một ngày đă hỏng, cho là khéo thế nào được! Sao bằng người làm cái xe gỗ chỉ tốn một ít công, không hết một buổi, mà chở được nặng, đi được xa, dùng được lâu năm. Có thế mới gọi là khéo".

Huệ Tử nghe câu chuyện, bảo: "Mặc Tử nói thế thật là người khéo".

(Mặc Tử)

GIẢI NGHĨA:

Diều gỗ: Cái diều làm bằng gỗ.

LỜI BÀN:

Diều gỗ mà bay được, ai không chịu là khéo ? Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ được một ngày, th́ cái dụng tưởng không bổ với cái công. Cho nên Mặc Tử, vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sự làm ăn thiết thực, không cần sự văn hoa vô dụng, ư cho một ǵ sở dĩ gọi là khéo, không phải chỉ là việc làm tinh xảo hơn người, nhưng cốt phải lợi dụng được việc cho người trước. Huệ Tử khen Mặc Tử là cũng theo cái lư thuyết ấy. Tuy vậy, xét ra ở đời cái khéo và cái dùng không cần ǵ cứ phải đi đôi với nhaụ Thường cái khéo, cái đẹp không cần là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ trạm cái tranh vẽ, giọng hát bài đàn chỉ có khéo, không có thiết dụng mà thực là có ích cho người lắm.




LÁ DÓ

Nước Tống có người lấy ngọc , tỉa làm một cái lá dó ba năm mới xong. Cái lá làm rất khéo; sống, cuống, cạnh sắc, lông tơ, màu mỡ giống như hệt, đem trộn với những lá dó thật, không ai phân biệt được nữa.

Người ấy đem cái lá dâng vua Tống. Vua khen là khéo, cấp lương bổng chọ

Tử Liệt Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: "Giá bây giờ những cây cối trong khoảng trời đất ba năm mới một được cái lá, thời dễ không có mấy cây có lá nữa"!

(Liệt Tử)

GIẢI NGHĨA:

Lá dó: Lá cây dó dùng để làm giấy, gần giống như lá dâu, nhưng xù x́ và ram ráp hơn.
Phân biệt: Chia rẽ, tách bạch.
Lương bổng: Thóc gạo hay tiền bạc cấp để trả công cho aị

LỜI BÀN:

Bài nầy cũng gần một ư như bài trên (Diều gỗ, bài thứ 57), nói sự khôn khéo chỉ làm tṛ chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người lâu dài. Song tay người làm ra mà giống được như tạo hóa th́ thật là khôn khéo. Mỹ thuật xưa nay thường lấy sự bắt chước hệt được như hóa công làm mục đích. Liệt Tử vốn là một nhà Lăo học, th́ lại cho cái cảnh tự nhiên là đẹp hơn cả, chỉ một cái cảnh ấy cũng làm cho con người được đủ hưởng thụ vui sướng.




CHỮ TÍN

I.  CÁI ĐỈNH

Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quí. Nước Tề bắt phải đem dâng.
               Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
Vua Tề bảo: "Phải có Nhạc Chính Tử đem đỉnh sang nói, th́ ta mới tin".
Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đị
Nhạc Chính Tử hỏi: "Sao không đưa cái đỉnh thật"?
Vua Lỗ nói: "Ta quí cái đỉnh ấy lắm".
Nhạc Chính Tử thưa: "Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào, th́ tôi quí cái đức "Tín" của tôi như thế".
Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đị

II.  THANH GƯƠM

Quí Trát là con vua nước Ngô đi du lịch các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Vua Từ thấy Quí Trát có thanh gươm báu, muốn xin, mà chưa dám nói. Quí Trát trong bụng cũng định cho, mà chưa dâng được, v́ cuộc du lịch chưa xong. Khi ở nước Tần về, th́ vua Từ đă mất rồi. Quí Trát không biết làm thế nào, đành phải đem thanh gươm đến treo chỗ gốc cây bên mộ vua Từ, rồi mới về.

(Sử kư)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ: Một nước chư hầu nhở thời Xuân Thu Chiến quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Nhạc Chính Tử: Người nước Lỗ thời Xuân Thu, học tṛ giỏi thầy Tăng Tử.
Quí Trát: Con út vua Ngô, một bực danh nhân thời Xuân Thụ
Du lịch: Đi chơi trải qua nhiều nơi để xem nhân dân phong tục.
Ngô: Tên nước thời Xuân Thu, bây giờ ở vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tử cho đến
         tỉnh Thiết Giang.
Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và
         chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.

LỜI BÀN:

Nhạc Chính Tử không chịu đem đỉnh giả, Quí Trát không chịu về không cho gươm, đều là những người biết trọng chữ "Tín" cả. Giả không nói là thật đă quí, mới hứa trong bụng mà cố làm cho được, lại quí hơn nữa. Ôi! xưa nay chữ tín có giá biết ngần nào! Chữ tín liệt rơ trong ngũ thường người ở đời giao thiệp cốt lấy chữ tín làm chủ. Cho nên cổ nhân có những câu như: "Nhân vô tín bất lập" (Khổng Tử) nghĩa là người không có tín th́ không đứng được ở đời.

"Tín v́ quốc chi bảo" (Tấn Văn Công) nghĩa là tín là cái báu của cả nước.




TỰ LẤY LÀM KHOAN KHOÁI

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vịnh Khải Kỳ ngao du ở ngoài đồng, mặc áo cừu thắt lưng dây, tay gảy đàn dầm, vừa đi vừa hát.

Đức Khổng Tử hỏi: "Tiên sinh làm thếna`o mà thường vui vẻ thế"?

Ông Vịnh Khải Kỳ nói: "Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất, mà ta được làm người, đó là một điều đáng vuị Trong loài người, đàn ông quí hơn đàn bà, mà ta được làm đàn ông, đó là hai điều đáng vuị Người ta sinh ra có người đui què, có người non yểu, mà ta hoàn toàn khỏe mạnh nay đă chín mươi tuổi; thế là ba điều đáng vuị.. C̣n cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là sự chết của đời người. Ta nay xử cảnh thường, đợi lúc hết, th́ có ǵ là lo buồn"?

Đức Khổng Tử nói: "Phải lắm! Tiên sinh thế là biết cách tự làm cho khoan khoái mà hưởng sự vui thú ở đời".

(Liệt Tử)

GIẢI NGHĨA:

Thái Sơn: Tên một dải núi cao ở tỉnh Sơn Đông.
Ngao du: Đang chơi ngắm phong cảnh.
Cầm: Một thứ đàn bảy dây h́nh giống như đàn thập lục ta.
Tiên sinh: Bực có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy được ḿnh.
               Hay dùng chỉ thầy dạy học hay người đáng quư.
Hoàn toàn: Trọn vẹn, đây nói thân, thể toàn vẹn.
Thế gian: Cơi đời người ta ở.
Khoan khoái: Dễ chịu thênh thang, vui vẻ.

LỜI BÀN:

Cái sung sướng ở đời thực không biết lấy ǵ mà đo lường, không biết ở đâu mà t́m được. Ông vua sang giàu nhứt bực, mà không biết sung sướng, người chăn dê, cái áo lót ḿnh không có, mà lấy làm sung sướng cũng như Vinh Khải Kỳ đây, chỉ được làm người, sinh làm đàn ông, không ốm đau tàn tật, cũng đủ lấy làm sung sướng. Thế mới hay cái sướng không ở đâu xa, mà ở ngay trong ḿnh, không ở sự giàu sang, mà ở trong tâm yên vui, hễ biết sung sướng th́ được sung sướng, biết thỏa cái số phận ḿnh, nói tóm, biết "trí túc" ấy là sung sướng đó. Chớ những kẻ tham lam không chừng, mê man quá độ, th́ bao giờ biết sướng thân được!



 

Pages Previous  1, 2, 3, 4  Next