cha hiền mà đẻ ra con ngu th́ cũng là cái thế
thường tự nhiên như thế, chứ nào có phải tội tự người vợ đâu?..."
Doăn Văn Tử nghe hiểu, nói rằng: "Thôi, xin ông
đừng nói nữa".
Rồi về sau Văn Tử không bỏ vợ.
(Khổng Tùng Tử)
GIẢI NGHĨA:
Ngoại t́nh: Đàn bà có chồng mà ăn ở hai ḷng,
c̣n chia t́nh với người ngoài nữa.
Thánh đế: Vua giỏi tài đức, tuyệt vời.
Thất phu: Ngu đần, người hèn.
Hiền: Khôn ngoan tài giỏi hơn người.
Ngu: Đần độn, u mệ
Khổng Tùng Tử: Tên bộ sách, ba quyển, 21 thiên
của nhà Bác sĩ là Khổng Phụ làm rạ
Khổng Phụ: Tên Tử Ngư, hay Tử Giáp, cháu đời thứ
tám đức Khổng Tử.
LỜI BÀN:
Có cha ấy tất phải có con ấy, thường th́ vẫn
thế. Nhưng không phải cái lư nhất định bao giờ cũng như thế. Có khi cha mẹ rất
hay mà đẻ ra con rất dở. Hổ phụ khuyển tử cũng nhiều, chớ ghét đứa con v́ nó
không giống ḿnh, cầm gậy đánh nó, rồi lại rắp tâm đuổi mẹ nó đi, th́ cũng chẳng
là tự ái quá mà hóa ra si ử Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, cố nhiên là thế.
Nhưng đẻ con phải dạy, dạy con là việc rất cần. Nếu đẻ con chẳng dạy, để vậy mà
nuôi, rồi cứ trách con dở, giận con hư, đó là lỗi nặng của người làm cha mẹ vậy.
LỢN MẸ GIẾT LỢN CON
Họ Tử Xa có con lợn nái sắc đen tuyền, đẻ một
lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lỗ. Lợn nái nuôi hai con lợn con
giống ḿnh rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. C̣n con lợn loang lỗ
khác ḿnh th́ ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôị
Tử Hoa Tử nói: "Gớm thay tâm thuật, hay chuyển
dị Mắt đă mờ về kẻ giống ḿnh hay khác ḿnh, th́ bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ
ghét. Đă ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi là
người khác máu với ḿnh. Người đời lúc b́nhc ư, th́ âu yếm thân thiết, thề ước
cùng nhau, kiên cố tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi làm đến thế lợi, chỉ chênh
nhau bằng sợi tơ sợi tóc, th́ mặt đă đổi sắc, cơn giận nổi lên và t́m cách tàn
hại nhau ngay lập tức, gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tướng chẳng khác ǵ con
lợn nái".
(Tử Hoa Tử)
GIẢI NGHĨA:
Tử Xa: Đại phu nước Tần.
Lợn nái: Lợn cái nuôi để lấy lợi.
Đen tuyền: Tiếng tuyền là chữ nghĩa toàn vẹn,
đọc trạnh ra,
đây nói suốt cả thân thể con lợn cùng một sắc đen.
Loang lỗ: Chỗ đen chỗ trắng, lợn như thế gọi là
lợn lang.
Tâm thuật: Cách nghĩ trong tâm năo làm thế nầy
thế kiạ
Chuyển di: Núng động và thay đổi.
Hối: Lầm lỗi mà biết ăn năn nghĩ lại.
B́nh cư: Ngày thường.
Thân thiết: Gần gụi đằm thắm.
Thề ước: Thề nguyền gắn bó với nhau để làm một
việc ǵ.
Kiên cố: Bền chặt.
Thế lợi: Quyền thế, tài lợi.
Tàn hại: Làm cho tan nát khổ sở
LỜI BÀN:
Cái thói thường, đồng chủng, đồng tông, hay đồng
t́nh, đồng chí th́ ưa nhau, mến nhau, c̣n ngoại giả, th́ đem bụng ngờ vực, ghen
ghét, coi người ta như cừu địch cả, thực là hẹp ḥi đáng tiếng! Người quân tử
không bao giờ lấy cái h́nh sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét,
lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau mà lúc hợp, lúc ly, lúc
thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng ṇi
giống, cùng tư tưởng, cùng chí hướng với ḿnh, nhưng người ta là hạng quang minh
chính đại, ḿnh cũng phải nên có ḷng thân yêu, có lượng cao cả để đối với người
ta th́ mới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhơn đạo. Nếu không th́ tâm thuật
lợn nái mất rồi!
GIÁP ẤT TRANH LUẬN
Giáp hỏi ất: "Đúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm
dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong boong, th́ tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay
là đồng kêủ"
ất đáp: "Lấy dùi gơ vào tường vách không kêu, gơ
vào chuông kêu, thế th́ tiếng kêu ở như đồng."
Giáp hỏi: "Lấy dùi gơ vào đồng tiền trinh không
kêu, thế th́ có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?"
ất nói: "Đồng tiền đặc, cái chuông rỗng vậy
tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà rạ"
Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông, đánh
không ra tiếng, thế th́ có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?"
(Âu Dương Tu)
GIẢI NGHĨA:
Tranh luận: Căi nhau cho ra lẽ.
Tiền trinh: Tiền đồng, có người cho tiền đồng
bên Tàu đem sang ta đầu tiên
là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh, nên gọi là tiền
trinh.
Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ Tiến sĩ
làm quan hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.
LỜI BÀN:
Cứ xem Giáp, ất tranh luận th́ cũng phân vân,
không rơ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi rạ Chuông là đồng vốn kêu; nhưng
không có dùi đánh vào, không kêụ Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả
dùi mới được. Tiếng kêu là ǵ? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau,
chạm vào nhau mà sinh rạ Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà
ra, th́ h́nh như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay: Lẽ
phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra không
tài nào gỡ nổi. Nên biết được thế nào, th́ hay thế, chớ cứ chấp nhất câu nệ cho
ḿnh là phải không biết cái phần phải của người, th́ có tính thiên và lượng hẹp.
Nói cho đúng: muốn rơ vật lư, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn
luận vật lư, th́ không tài nào xác thực được.
MẶT TRỜI XA GẦN
Đức Khổng Tử đi chơi ra phía đông, thấy hai đứa
bé căi nhau, hỏi tại làm sao, th́ một đứa nói rằng: "Tôi th́ tôi cho mặt trời,
lúc mới mọc, ở gần ta hơn, về buổi trưa, ở xa ta hơn."
C̣n một đứa nói: "Tôi th́ tôi cho mặt trời lúc
mới mọc ở xa ta hơn, về buổi trưa, ở gần ta hơn."
Đứa trước căi: "Mặt trời lúc mới mọc to như cái
bánh xe, đến giữa trưa, như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta
mới to là ǵ?"
Đứa sau căi: "Lúc mặt trời mới mọc, th́ mát mẻ,
đến giữa trưa th́ nóng nực, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là
ǵ?"
Đức Khổng Tử nghe nói, không giải quyết được ra
làm saọ
Hai đứa bé cười bảo: "Thế th́ cho ông là người
đa tri thế nào được!"
(Liệt Tử)
GIẢI NGHĨA:
Ra phía đông: Đi về con đường bên phương đông,
là phương mặt trời mọc, nên mới gặp hai đứa bé căi nhau về mặt trời.
Giải quyết: Gỡ ra mối, nói ra lẽ và phán đoán
nhất định thế nào là phải, trái làm cho những người ngờ vực hay phản đối nhau
cũng phải phục.
Đa tri: Biết nhiều.
LỜI BÀN:
Buổi sáng, buổi trưa mặt trời ở cách trái đất
cũng không phải lúc gần, lúc xa ǵ cả. Nếu buổi sáng, thấy mát, buổi trưa, thấy
nóng hơn, chẳng qua là tại tia nóng mặt trời chiếu vào chỗ ta ở trên mặt đất,
buổi sáng c̣n chếch, buổi trưa mới thẳng. Vả chăng buổi sáng c̣n những sương mát
ban đêm chưa tan hết cho nên mát hơn buổi trưa là lúc khí nóng tích tụ măi vào,
cho nên nhiệt độ càng caọ C̣n nếu buổi sáng trông mặt trời to, buổi trưa trông
mặt trời nhỏ, chẳng qua là một cơi hoản h́nh của con mắt trông như thế mà thôị
Mặt trời đâu vẫn ởddo', trái đất xoay chung quanh mặt trời. Lúc mặt trời mới
mọc, con mắt trông chếch, đến buổi trưa con mắt trông thẳng, mà lại trông qua
từng không khí, cho nên thấy to nhỏ khác nhaụ Vậy chỉ tại người trông hóa to,
nhỏ, chớ không phải chính mặt trời gần, xa ǵ cả. ấy đại để bây giờ th́ ta
GIẢI NGHĨA như thế. Nhưng ở vào cái đời ông Khổng khoa học chưa có mấy, th́ xem hai
đứa bé suy lư với nhau, đứa nào cũng phải, khó ḷng mà quyết định được. Vả lại
người ta thông minh, thánh tri đến đâu cũng không sao biết cho hết mọi sự vật
được.
Ví rằng đời sống người có hạn, mà sự trí thức
th́ mênh mông không bờ bến nào!
CÁCH PHỤC L̉NG NGƯỜI
Ḿnh làm người sang trọng giàu có, th́ chớ nên
kiêu xạ
Ḿnh là bậc thông minh tài trí, th́ chớ nên
khinh ngạo.
Ḿnh có sức lực khỏe mạnh, th́ chớ nên đè nén
người.
Ḿnh ăn nói linh lo8.i, th́ chớ nên dối trá
người.
Ḿnh c̣n kém th́ phải học, chưa biết th́ phải
hỏi.
Đối với làng nước th́ phải giữ cái trật tự trên
dưới.
Đối với người nhiều tuổi th́ phải giữ cái nghĩa
con em.
Đối với người bằng vai th́ phải giữ cái nghĩa
bầu bạn.
Đối với lũ trẻ thơ th́ phải dạy bảo khoan dong.
Như vậy th́ ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai
tranh giành với ḿnh. Tâm địa rộng răi thênh thang như trời đất, th́ bao bọc
được cả muôn loài.
(Hàn thi ngoại truyện)
GIẢI NGHĨA:
Kiêu xa: Lên mặt khinh người. Xa: Hoang phí vô
độ; khinh người rẻ của.
Thông minh tài trí: Sáng suốt, giỏi khôn.
Khinh ngạo: Rẻ rúng coi thường.
Linh lợi: Khôn ngoan lanh lẹ.
Trật tự: Thứ bậc trên dưới.
Khoan dong: Bao bọc tha thứ.
Thênh thang: Rộng răi phẳng phiu, không có ǵ
làm vướng làm bợn cả.
Hàn thi ngoại truyện: Bộ sách chép những việc,
những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm.
Hàn Anh người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn Đế lấy những ư trong thơ của
người ta mà làm Nội Ngoại truyện, gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ c̣n Ngoại truyện
mà thôị
LỜI BÀN:
Muốn cho người ta tâm phục, không phải lấy tiền
tài hay quyền thế mà khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo
th́ mới được. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Đoạn trên cốt ngăn
ngừa mấy cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Đoạn dưới nói các cách ăn
ở với mọi bậc người trong xă hội. Nói tóm lại khiêm nhă kính ái là một phương
pháp rất hay để ở đời.
L̉NG CƯƠNG TRỰC
Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua
Thanh Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hăi, răm rắp vâng lời.
Duy có án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.
Thôi Trữ bảo án Tử: "Ngươi nghe tạ Ta lấy được
nước, th́ ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức".
Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những sự đưa
gươm giáo ra đâm chém án Tử. Chết đến nơi, mà án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung
dung nói rằng: "Lấy lợi dứ người ta, mà bảo người ta phản bội quân thượng là bất
nhân; lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết
th́ giết, ta đây không theo việc của nhà ngươi làm".
Thôi Trữ nghe nói, không dám làm ǵ án Tử.
án Tử đứng dậy, ung dung bước rạ
(Tả truyện)
GIẢI NGHĨA:
Cương trực: Cứng rắn, ngay thẳng.
Quyền thần: Người bầy tôi chiếm hết cả quyền của
vua chúa.
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến
quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Sĩ: Quan nhỏ.
Phu: Quan tọ
Ăn thề: Giết một con vật lấy máu cúng uống mà
thề ước với nhau làm một việc ǵ.
Phản bội quân thượng: Tráo trở hai ḷng đối với
bề trên.
Bất nhân: Mất hết ḷng thương người.
Bất dũng: Không có can đảm khí phách.
Tả truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể
những sự tích về lịch sử thời Xuân Thụ
LỜI BÀN:
Cường quyền thường muốn át công lư, tuy vậy công
lư vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu
nói của án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái ḷng người, cái lẽ phải
có sức hơn là lưỡi gươm ngọn giáo. Những người có ḷng trung nghĩa, cá tính
cương quyết như án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không
đổi đại tiết chính là những người giữ được công lư để đối phó với cường quyền.
TRI, TRUNG, DŨNG
Nước Trần bị nước Sở đánh, phá tan mất cửa thành
bên Tâỵ Sau người Sở bắt dân nước Trần ra tu bổ lại cửa thành ấy.
Một hôm Đức Khổng Tử đi xe qua đấy không cúi đầu
vào miếng gỗ trước xẹ Thầy Tử Cống dừng cương lại hỏi: "Cứ theo lễ đi xe qua chỗ
ba người, th́ phải xuống, qua chỗ hai người th́ phải cúi đầu vào miếng gỗ trước
xe để tỏ ḷng kính trọng. Nay quân, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao
nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có ḷng kính trọng, là cớ làm saỏ"
Đức Khổng Tử nói: "Nước mất, mà không biết, là
bất tri; biết mà không lo liệu là bất trung; lo liệu mà không liều chết là bất
dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, th́ bảo ta
ki'nh làm sao được!"
(Hàn Phi Tử)
GIẢI NGHĨA:
Trần: Một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào địa phận
Hà Nam và An Huy bây giờ.
Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ
Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Tu bổ: Sửa sang sửa chữa lại.
Bất tri: Ngu dại không biết phải trái.
Bất trung: Chểnh mảng, không hết ḷng với vua
với nước.
Bất dũng: Không có can đảm khí phách.
LỜI BÀN:
Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe)
nhưng Đức Khổng Tử vốn là người hay giữ lễ, nên thầy Tử Cống mới hỏi. Đức Khổng
Tử đáp thế là ư hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, h́nh
như không c̣n ai biết đến nước là ǵ. Nếu quả vậy th́ có người cũng như không,
ngài không kính rất là phải, v́ rằng: "Ngu dân bách vạn vị chi vô dân" nghĩa là
nhân dân ngu dại th́ tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có
người dân nào.
BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI
Việc đời có lắm cái h́nh như ngược, mà thật th́
xuôi, có lắm cái h́nh như xuôi, mà thật lại là ngược. Ai biết rơ việc thật
ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái ǵ đă đến cùng cực
th́ tất nhiên phải quay trở lại: dài quá th́ tất phải ngắn dần đi; ngắn quá th́
tất lại dài dần rạ Đó là cái lẽ tự nhiên như thế.
Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần,
sai người sang ḍ. Người ấy về nói: "Nước Trần không nên đánh". Trang Vương hỏi:
"Tại làm saỏ" Người ấy thưa rằng: "Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc
tích nhiều."
Triều thần có người Ninh Quốc nói: "Như thế th́
nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều,
th́ chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng th́ tất dân oán vuạ Thành cao, hào sâu
th́ phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều th́ tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang
đánh, tất lấy được Trần."
(Lă Thị Xuân Thu)
GIẢI NGHĨA:
Dài quá th́...: Câu này có ư nói đầy, vơi, tṛn,
khuyết, dài, ngắn, thường hay đắp bồi cho nhaụ Thí dụ như ngày hạ chí là ngày
dài nhất trong một năm, th́ những ngày sau hạ chí tất cứ mỗi ngày một ngắn dần
lại; ngày đông chí là ngày ngắn nhất th́ những ngày sau ngày đông chí lại dài
dần măi rạ
Kinh: Cũng là tên nước Sở.
Trần: Một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào địa phận
Hà Nam và An Huy bây giờ.
Triều thần: Quan tại triều.
Súc tích: Chứa chất để dành.
Phục dịch: Làm các công việc vua quan như làm
đường sá, đắp thành lũy,...
LỜI BÀN:
Bài nầy có hai đoạn. Đoạn trên nói cái lẽ ngược,
xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. ở đời có lắm cái tưởng là xuôi mà thực là
ngược, có lắm cái cho là ngược mà thực là xuôị Ngược, xuôi điên đảo rất là khó
phân! Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tṛn, khuyết,
dài, ngắn đắp đổi cho nhau là mới đoán trúng được. Như người sứ đây, đến tận
nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy
cái lư mà đoán mà biết rơ được t́nh h́nh ở bên trong thực là người cao đoán vậy.
TÀI NGHỆ CON LỪA
Đất Kiềm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu
sự, tải một ít lừa đến đấy nuôị
Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi
ra, trông thấy lừa cao lớn, lực lưỡng, tưởng là loài thần vật mới giáng sinh.
Lại thấy lừa kêu to hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau, hổ nghe quen
tiếng thấy lúc nào lừa kêu cũng thế, lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn,
nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có
thế mà thôị Hổ thấy vậy, mừng, bụng bảo dạ rằng: "Tài nghệ con lừa ra chỉ có thế
mà thôi!" Rồi hổ gầm thét, chồm lên vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn
rồi đị
(Liễu Tôn Nguyên)
GIẢI NGHĨA:
Kiềm: Nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện
Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam bây giờ.
Hiếu sự: Hay bày việc sinh việc.
Thần vật: Loài vật quái lạ.
Giáng sinh: ở trên trời mới sinh xuống cơi trần.
Liễu Tôn Nguyên: Tên tự là Tử Hậu, tinh lanh
tuyệt đời, văn chương nổi tiếng,
đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sử, là một bậc danh
nhân đời nhà Đường
LỜI BÀN:
Bài nầy có ư nói: ở đời có lắm người, lắm sự,
lúc mới biết cho là lạ, th́ c̣n ưa, c̣n sợ; đến lúc đă biết rơ rồi th́ lại khinh
thường, chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nh́n ra mới biết
chẫu chàng ngày mưạ Nhưng bài nầy lại có ư chê người khờ dại không biết giữ thân
cho kín đáo, để đến nỗi người ta ḍm được tâm thuật của ḿnh mà làm hại ḿnh,
như con lừa bị hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ
"kiềm lô" (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có ǵ lạ.
ĐÁNH ĐÀN
Vua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chút
công danh, đem đàn đến đứng trước cửa nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, nhà vua
không hỏi tới. Anh giận lắm, gắt và nói rằng: "Ta đánh đàn đến cả quỉ thần cũng
phải say mê, thế mà nhà vua không biết cho ta!"
Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua
thích nghe sáo mà bác đánh đàn, cho dù đàn bác hay đến đâu, nhưng vua không
thích th́ làm thế nào được? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu
danh ở nước Tề nầy vậy!"
GIẢI NGHĨA:
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến
quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Công danh: Công là khó nhọc mà được việc; danh:
là tiếng tăm;
công danh là đem sự khó nhọc ra để được danh giá.
Mỉa: Có ư bới móc đến chỗ sai lầm, không hay của
người tạ
LỜI BÀN:
Đem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu
cho người ta ưa ḿnh th́ chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên ḿnh tuy có tài, muốn
thi thố cái tài, th́ phải ḍ trước xem người dùng ḿnh có ưa cái tài ấy không.
Bằng không mà ḿnh cũng cứ phô tài, th́ chẳng những việc muốn cầu không được, mà
lại để thiên hạ người ta chê cười nữa.
THỔI SÁO
Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc
nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong bọn ba trăm người ấy,
có Đông Quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đấy để kiếm
lương ăn.
Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối
ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôị Đông
Quách tiên sinh thấy thế, t́m đường trốn trước.
(Hàn Phi Tử)
GIẢI NGHĨA:
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến
quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Đông Quách tiên sinh: bây giờ các nhà làm văn
chương thường dùng bốn chữ nầy để chế những người vô tài mà lạm dự vào một địa
vị nào. Chính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thày (tiên sinh) họ Đông Quách ở ngoài
thành bên phía đông (Đông quách).
Lạm dự: ?n may mà được hưởng một phần quyền lợi
quá tài đức của ḿnh.
LỜI BÀN:
Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp mà được làm
quan th́ có khác ǵ Đông Quách tiên sinh nói trong truyện nầy? Những khi ồ ạt,
gọi là có mặt cho đủ số, th́ c̣n giữ được địa vị, chớ đến khi khảo sát từng
người th́ tài nào mà không bị thải!
NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT
Hai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng
giày, vợ khéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.
Có người đến bảo rằng: "Vợ chồng nhà bác đi
chuyến này thế nào cũng cùng khổ."
Người nước Lỗ hỏi: "Sao bác lại nói thế?"
Người kia bảo: "Giày dùng để đi, mà người nướv
Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu
không, không cần đội mũ. Vợ chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ở
nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của ḿnh, th́ làm thế nào mà
không khốn cùng?"
Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang
ở nước Việt nữa.
(Hàn Phi Tử)
GIẢI NGHĨA:
Lỗ: Một nước chư hầu nhở thời Xuân Thu Chiến
quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Việt: Tên các nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh
Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bây giờ.
Cùng khổ: Khốn khổ, khổ sở.
Khốn cùng: Quẫn bách hết cách xoay xở.
LỜI BÀN:
Đến chỗ đi đầu không mà bán mũ, đến chỗ đi chân
không mà bán giày th́ cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn
bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc
cho ḿnh mà lại c̣n để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải
t́m nơi đáng ở mà ở chớ đem đàn mà gảy tai trâu có ích ǵ!
GIỮ LẤY NGHỀ M̀NH
Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba
năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm
dù, đi học nghề làm gàu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gàu, th́
trời mưa luôn măi không ai dùng đến gàu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù
như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính,
mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí th́ đă
già quách rồi.
Lúc Ly Tử thấy anh ta, thương t́nh nói rằng:
"Than ôi! Bác chẳng đă già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là
tự trời, điều ấy cố nhiên. Nhưng nghề nghei^.p thành hay bại, dù lỡ thời không
gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có ḿnh ở trong. Ngày xưa nước Việt
đều hại v́ lụt cả. Có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại v́ lụt
cả. Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy lúa mùa, anh ta không nghe, cứ cấy
lúa chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà năm luôn ba năm vụ chiêm nào cũng được,
thành ra anh ta kéo lại ḥa cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời
đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nồng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu
thiên hạ nói rất phải."
(Lưu Cơ)
GIẢI NGHĨA:
Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện
Tân Trịnh tỉnh Hà Nam bây giờ.
Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.
Nhung phục: Y phục nhà binh.
úc Ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu Cơ - thác danh
làm úc Ly Tử mà nói trong bài này.
Cố nhiên: Nhất định hẳn như thế, không khác
được.
Thành: Làm nên, làm xong.
Bại: Hỏng nát.
Đại hạn sắm thuyền...: ư nói người ta cứ pḥng
xa là hơn ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại,
như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nồng nực quá tất có lúc giá rét, nên người
khôn, lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước đề pḥng khi ngập lụt, lúc nồng nực
nghĩ sắm áo bông trước để pḥng khi giá rét.
LỜI BÀN:
Người ta làm nghề ǵ, ai chẳng muốn cho nghề ấy
được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, th́ hay, lỡ thời hoa dở. Như thế th́
cái thời cũng là quan hệ với nghề của ḿnh lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu
chớ không tự ḿnh gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề không thành nghề,
thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu
tính công việc, c̣n công việc nên hay không nên là do tại trời. Song người có
gan dù có lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, v́ nghề chắc đă thành, th́
tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng th́ chầy, chẳng nhiều th́ ít. Chớ cứ nay làm
nghề này, mai xoay nghề khác, như ḥn đá lăn măi không bao giờ mọc rêu, th́ chỉ
nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua ǵ cả.
TRUYỆN NGƯỜI A LƯU
A Lưu là một tên tiểu đồng nhà ông Chu Nguyên
Tố. Nó thực là ngây ngô, không được việc ǵ cả, mà ông Nguyên Tố vẫn nuôi nó
suốt đời.
Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn
suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, th́ nó quăng chổi
xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, th́ ông phiền tôi làm ǵ!"
Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù
khác quen đến nó cũng không nhớ được tên aị Có hỏi, th́ nó nói: "Người ấy lùn mà
béo. - Người ấy gầy mà lắm râụ - Người ấy xinh đẹp. - Người ấy tuổi tác và chống
gậy..." Đến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, th́ nó đóng cửa lại, không cho ai
vào nữa.
Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ,
đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bày ra cho xem. Lúc khách về, nó lẻn đến gơ
các thứ ấy, mà nói: "Những cái nầy có khi bằng đồng sao mà nó đen ś lại thế
nầy!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.
Nhà có cái ghế găy chân, ông sai đi chặt cành
cây có chạc để chữa th́ nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày về, nó ch́a
hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chĩa trở lên cả, không có
cành nào mọc chúc xuống đất". Cả nhà ai nghe cũng phải ph́ cười. Trước sân có
vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom
giữ ǵn, đến lúc nó vào ăn cơm, th́ nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.
Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như
thế cả.
Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà
vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông ḥa phấn với mực để vẽ. Thấy A Lưu đấy, nói đùa
rằng: "Mầy có vẽ được không?"
A Lưu đáp: "Khó ǵ mà không vẽ được."
Ông bảo vẽ, th́ A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét
xa, nét gần như người xưa nay vốn biết vẽ. Ông thấy vậy thử luôn mấy lần, lần
nào A Lưu vẽ cũng được như ư cả.
Tự bấy giờ, ông dùng đến A Lưu luôn không lúc
nào là rời ra nữa. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
GIẢI NGHĨA:
Tiểu đồng: Thằng nhỏ con.
Phiền: Nhờ ai làm việc ǵ bận đến người tạ
Chực: Đứng sẵn một chỗ để nghinh tiếp aị
Đỉnh: Cái vạc có ba hay bốn chân, có nắp thường
để đựng đồ ăn hay đốt trầm.
Chữ chân: Lối chữ nho viết phân minh từng nét.
Danh họa: Một nhà vẽ giỏi có tiếng.
LỜI BÀN:
Quét nhà suốt buổi không sạch được một cái buồng
con; trồng cây, lúc ăn cơm, nhổ cả cây đem vào; người mà ngốc như thế, th́ bảo
c̣n dụng vào được việc ǵ nữa. Tuy vậy, không nhớ tên người chỉ nhớ h́nh người,
thấy cành mọc lên không thấy cành chúc xuống, xem đồ vật biết đồng hay đất, thế
đủ hay A Lưu có cái trí khuynh hướng về nghề vẽ, đă như có một cái khả năng về
nghề vẽ vậy. Ôi! gỗ mục vứt đi người kiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, thợ ngọc
vẫn dùng. Trong trời đất thực không có vật ǵ là vật bỏ đi, huống chi người ta
tinh khôn hơn vạn vật, lại không được một điều ǵ khả thủ ử A Lưu ngây dại,
tưởng là người bỏ đi, thế mà được nổi tiếng về nghề họa, cũng là nhờ ông Nguyên
Tố có lượng bao dung, biết dụng nhân như dụng mộc. Xem bài nầy th́ cha mẹ dạy
con, thầy dạy học tṛ chẳng nên t́m rơ cái sở trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà
luyện tập nó mặt ấy, ngay tự lúc c̣n trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài
được ru! Đă đành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải
biết: Nhân tài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nở ra) th́
tài mới thành được.
MẤT BÚA
Có người đánh mất cái búa, ngờ cho đứa con người
láng giềng lấy trộm. Anh ta trông dáng nó đi rơ ra đứa ăn trộm búa, nh́n vẻ mặt
nó, rơ ra đứa ăn trộm búa, thấy nó cất nhắc, hành động, không một tí ǵ, là
không rơ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Được một lúc, người ấy bới trong hố, lại thấy
cái búa, th́ hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng ngôn ngữ cử chỉ lại không một
tí ǵ là giống đứa ăn trộm búa nữa.
(Liệt Tử)
LỜI BÀN:
Người ta, khi mất một cái ǵ, th́ một mất mười
ngờ. Mà khi trong bụng đă ngờ vực th́ các ngoại vật cũng theo đấy mà biến đổi đi
cả. Phàm tâm trí ḿnh đă cảm giác làm sao, th́ tự ḿnh lại tưởng tượng một cảnh
sắc hợp như thế. Người ḿnh vui, th́ ḿnh thấy sự vật ngoài h́nh như cũng vui;
người ḿnh buồn, th́ ḿnh thấy sự vật ngoài cũng buồn. Chẳng qua là tại tự ḿnh
in trí như vậy, chớ ngoại vật hồ dễ đă có mối liên lạc mật thiết với ḿnh mà
thật thay đổi như thế đâu! Cái tâm chuyển thời hết thảy muốn pháp đều chuyển
theọ Cho nên tâm cần phải chính. Tâm có chính th́ tư tưởng hành vi mới thoát
khỏi tà khúc được.
TƯỜNG ĐỔ
Nước Tống có người nhà giàu. Một hôm trời mưa,
tường nhà anh đổ.
Đứa con nói: "Thưa cha, không đắp ngay tường
lại, e có trộm vào".
Người láng giềng thấy tường đổ, cũng nói: "Nầy
bác, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào".
Tường chưa kịp đắp, tối hôm ấy nhà anh ta quả
nhiên mất trộm thật".
Anh ta khen đứa con là khôn ngoan biết trước mà
ngờ người láng giềng là gian giảo làm xằng.
Cùng một câu nói, con nói, th́ khen là tinh
khôn, láng giềng nói, th́ ngờ là trộm cắp, bởi tại cớ làm saỏ Tại con, th́ t́nh
thân, cho nên không có bụng ngờ, láng giềng là t́nh sơ, cho nên sinh ra ngờ vực.
Thế cho nên, phận sơ mà câu nói thân th́ thế nào cũng làm cho người nghe ḿnh
đem ḷng nghi hoặc".
(Hàn Phi Tử)
GIẢI NGHĨA:
Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị
nước Tề lấy mất,
ở vào huyện Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.
Thân: Người cùng một nhà, một họ.
Sơ: Người dưng nước lă.
Gian giảo: Dối dá tai quái.
Nghi hoặc: Ngờ vực.
LỜI BÀN:
Bài nầy cốt dạy ta phải thận trọng câu nói.
Người láng giềng đây sở dĩ mà để nhà giàu ngờ vực là v́ không được thân với
người ta, mà nói một câu ra chừng thân lắm, muốn lo việc của người ta như của
ḿnh, coi việc thiết đến người cũng như thiết đến ḿnh vậy. Cho nên: Gặp người
đáng nói mà không nói là bỏ hoài mất một người, th́ gặp người không đáng nói mà
lại nói chẳng những là làm phí mất lời nói, mà lại để cho người ta sinh nghi
t́nh ra nữa!
NGƯỜI CON CÓ HIẾU
Thầy Tử Lộ vào hầu Đức Khổng Tử, nói rằng: "Đội
nặng đi đường xa, th́ tiện đâu nghỉ đấy không đợi chọn chỗ rồi mới nghỉ. Nhà
nghèo, cha mẹ già, th́ con nên thế nào, hay thế ấy. Không đợi có quyền cao, chức
trọng mới chịu làm. Ngày trước Do nầy, lúc song thân c̣n, cơm thường dưa muối,
đường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân. Lúc song thân mất, làm quan ở
nước Sở, xe ngựa hàng trăm, lương bổng hàng vạn ăn những miếng ngon, mặc những
của tốt, mỗi khi nhớ đến song thân, lại muốn dưa muối, đội gạo để nuôi người như
trước, th́ không sao được nữa! Cha mẹ tuổi già như bóng qua cửa sổ. Cây muốn
lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi, mà cha mẹ không c̣n sống.
Đức Khổng Tử nói: "Do, nhà người phụng sự song
thân như thế rất là phải. Lúc người c̣n, th́ hết ḷng phụng dưỡng, lúc người
mất, th́ hết ḷng thương tiếc".
(Gia ngữ)
GIẢI NGHĨA:
Tử Lộ: Người thời Xuân Thu, học tṛ Đức Khổng
Tử, tính hiếu thảo, hùng dũng có tài chính sự.
Song thân: Song: hai; thân: cha mẹ.
Lương bổng: Thóc gạo, tiền bạc cấp cho quan lại.
Bóng qua cửa sổ: Bóng đây là bóng mặt trời, y'
nói thời giờ chóng qua cũng nghĩa như câu: ngựa phi qua khe cửa. Cây muốn lặng
mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi mà cha mẹ không c̣n sống: Hai câu nầy dịch ở
hai chữ là: Thúc dục tĩnh nhi phong bất định, tứ dụng dưỡng nhi thân bất đại,
câu trên nói ví, câu dưới nói sự thực cha mẹ không sống lâu cho con được phụng
dưỡng như gió không im để cây được đứng yên.
LỜI BÀN:
Khi cha mẹ c̣n, hết ḷng nuôi nấng, khi cha mẹ
mất, hết ḷng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy.
Làm trái lại hẳn như thế, là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một
nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ c̣n, th́ thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất th́
"mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi", như thế cũng là bất hiếu. Cho nên, người con
có hiếu vẫn c̣n cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kíp ăn ở cho trọn đạo, chờ để
đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa. V́ rằng làm con mà
được c̣n có cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời mà cũng là có duyên
có phúc nữa.
THẦY TĂNG SÂM
Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt
mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá ngă
gục xuống điếng đi một lúc sau mới hồi lại.
Khi về đến nhà, liền đến thưa với cha rằng: "Lúc
năy con có tội để đến nỗi ch phải đánh làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo."
Nói xong, lùi xuống, vừa gẩy đàn vừa hát có ư để cha nghe tiếng, biết cho rằng
ḿnh không c̣n đau đớn ǵ nữa.
Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện, bảo học tṛ cấm
cửa không cho Tăng Sâm vào.
Tăng Sâm tự nghĩ ḿnh vô tội, mượn bạn lại hỏi
v́ cớ ǵ mà ngài giận.
Đức Khổng Tử nói: "Ngày trước ông Thuấn phụng sự
cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến ǵ, th́ ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn
giết, th́ lánh xa; cha đánh bằng roi vọt, th́ cam chịu; đánh bằng gậy gộc, th́
chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều
ḿnh, để chiều cơn giận đến nỗi ngất đị Giá lỡ cha đánh quá tay, mà chết mất,
th́ có phải là làm cho ta mắc tội không? Tội bất hiếu c̣n ǵ to hơn nữa!"
Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là lầm lỗi, đến
tạ tội Đức Khổng Tử.
(Thuyết Uyển)
GIẢI NGHĨA:
Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân
thật và có hiếu,
học tṛ đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.
Hồi: Tỉnh lại.
Vô tội: Không tội lỗi ǵ.
Thuấn: Tên vua đời nhà Ngụ
Phụng sự: ?n ở kính thuận.
Bất từ: Không có ḷng thương yêu con.
Tạ tội: Tự biết ḿnh là trái mà đến xin lỗi.
LỜI BÀN:
Người làm con có hiếu th́ dẫu v́ cha mà phải hy
sinh tính mệnh cũng không có ǵ là quá tạm. Song, liều ḿnh mà cứu cha mẹ trong
khi nguy cấp là chí hiếu, th́ để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến
tính mệnh, th́ chẳng những là bất hiếu, mà lại c̣n mang tiếng hăm cha mẹ vào tội
bất từ nữa. Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, ông Thuấn cũng hiếu nhưng
biết phải trái. Kẻ làm con, khi thấy cha mẹ làm trái, c̣n có chức trách phải
liệu đường trốn tránh hay ủy thác can ngăm mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.
ÔNG QUAN THANH BẠCH
Dương Chấn được bổ đi làm quan thái thú quận
Đông Laị Lúc đi phó nhậm qua đất Xương ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật, trước
được nhờ ông đề bạt cho vào yết kiến. Rồi đợi đêm khuya lại đem vàng đến lễ.
Dương Chấn bảo: "Trước tôi biết ông là người
khá, mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, c̣n đem vàng bạc đến cho
tôi ử"
Vương Mật cố nài, thưa rằng: "Xin ngài cứ nhận
chọ Bây giờ đêm khuya không ai biết?"
Dương Chấn nói: "Trời biết, đất biết, ông biết,
tôi biết, sao lại bảo không ai biết?"
Vương Mật nghe nói, xấu hổ lùi rạ
Dương Chấn thật là một ông quan thanh liêm, chỉ
chăm việc dân việc nước, không tham nhũng, không làm giàu cho ḿnh. Ông thường
nói: "Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quí hơn là
tiền của, ruộng nương lại cho chúng ử"
(Hậu Hán Thư)
GIẢI NGHĨA:
Thanh bạch: Thanh: trong, bạch: trắng; giữ được
phẩm hạnh trong sạch không có t́ tích ǵ. Người làm quan mà thanh bạch, nghĩa là
không làm điều khuất khúc, không ăn lễ của dân là người thanh liêm.
Thái thú: Chức quan đời xưa cũng giống như tri
phủ gần đâỵ
Đề bạt: Cất nhắc một người hoặc c̣n hàn vi, hoặc
phải yêm trệ lên một địa vị nào.
Yết kiến: Cho hầu người trên.
Cử: Cất nhắc.
Tham nhũng: Tham: thích của không chán; nhũng:
quấy rối.
LỜI BÀN:
Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đề bạt,
không cần ơn, đối với dân ḿnh cai trị không ăn lễ lúc đêm khuya, tấm ḷng cũng
rơ rệt như lúc thanh thiên, bạch nhật, chẳng cũng là một ông quan thanh liêm
đáng làm gương cho bọn quan thâm, lại nhũng muôn đời ư! Làm quan mà vơ vét cho
nhiều chính ḿnh chắc đâu đă giữ được, huống chi c̣n mong để lại cho con cháu.
Như thế, để lại cho chúng cái tiếng thanh bạch thơm tho muôn thuở chả hơn là cái
của phi nghĩa chỉ tổ làm cho chúng kiêu xa dâm dật rồi đi đến bại vong ư!
|