Thương Mầu Phấn Bảng   Vơ Hà Anh Pages  1  2  3  Next 
1.

Tiếng súng đă im lặng khắp xạ trường. Buổi thực tập tác xạ chấm dứt, cùng lúc với buổi sáng qua đi. Mọi người được hướng dẫn vào nghỉ ngơi và ăn trưa trong khu vườn cao su nhỏ.

Tôi nằm dài dưới gốc cây, gối đầu lên Boncho cuộn tṛn. Trên cao ánh nắng chói chang xuyên qua khe lá nhấp nháy trên nền đất làm tôi chói mắt. Tôi xoay ḿnh nằm nghiêng. Mồ hôi trộn lẫn với đất cát thành 1 mùi quen thuộc trên quần áo,

thân thể tôi. Tôi mỉm cười nghĩ đến Trang mà tựa vào ngực tôi lúc này, hẳn là nàng sẽ… chết ngạt mất.

Tâm từ đằng xa xách khẩu M.16 uể oải tiến lại cạnh tôi. Nhà giáo uể oải ngồi xuống cạnh tôi, uể oải từng lời nói:

- Thật là mệt, như ….chưa bao giờ mệt đến thế. C̣n buổi học địa h́nh buổi chiều này nữa. Nói thật, nhiều lúc tao thấy tao thật đáng tức cười, quên cả ḿnh từng đi dạy học và là bố trẻ con. Ḿnh đi dạy người ta cả chục năm, bây giờ tới lượt ḿnh vào lính, và …học tṛ ḿnh nó dạy lại ḿnh.

Tôi nh́n Tâm thân mật:

- Mày buồn à ?

- Không phải vậy. Đó là chuyện rất thường. Cái ǵ ḿnh chưa biết th́ phải học. Nhưng tao già rồi, phải kiên tŕ đeo đuổi 1 chuỗi ngày vất vả và triền miên …tao sợ tao đuối sức.

Tôi cười thông cảm với Tâm. Tâm có vợ và 4 con, đi dạy học gần 10 năm nay. Làm sao Tâm c̣n cái say mê, bầu nhiệt huyết và sức chịu đựng dẻo dai như chúng tôi, những thằng chưa lập gia đ́nh.

Tâm châm 1 điếu Bastos, gật gù:

- Cứ mỗi lần nghe huấn luyện viên giảng tao lại tưởng ḿnh c̣n đi học. Tưởng như ḿnh đang tuổi lớn lên và đang mài đũng quần trên ghế nhà trường.

Câu nói của Tâm làm tôi ngẩn ngơ đôi phút, rồi 1 niềm xúc động bừng bừng trong ḷng khiến tôi cũng cảm thấy như ḿnh c̣n trẻ lắm, nhỏ lắm. Như chú học tṛ mặc quần “soọc”, cắp cặp chạy tung tăng từ nhà ra bến xe buưt đến trường mỗi buổi trưa nắng cháy. Như anh học sinh đă biết tán gái, đạp xe đuổi theo những tà áo trắng bay bay qua các nẻo đường dẫn đến ngôi trường con gái thân yêu. Bỗng nhiên tôi thèm sống lại 1 đôi giây của kỷ niệm, t́m lại nét dễ thương tươi trẻ của những ngày xưa thân ái, ngày tôi c̣n đi học. Ngày tuổi trẻ nô đùa bên nhau. Những phút ngắn trở về với kỷ niệm và kỷ niệm trở lại đẹp đẽ chói chang làm tôi xúc động, buồn muốn khóc. Tuổi học tṛ của tôi đă đi qua.

Ngày xưa …những câu văn nào, những mẩu chuyện nào được kể mà bắt đầu bằng 2 tiếng “Ngày Xưa”, đều êm đềm, đẹp đẽ và nhiều nuối tiếc. Ngày xưa. Thời gian mà tôi c̣n mặc áo sơ mi và quần ống ngắn đẹp làm sao ?

Năm ấy (năm đầu khi tôi di cư vào Nam) tôi khép nép, bỡ ngỡ bước chân vào cửa trường Trung Học. Tôi từ bỏ h́nh ảnh 1 cậu học tṛ để khoác vào ḿnh chiếc áo mới của anh chàng học sinh Trung Học. Nghe có vẻ lớn, có vẻ quan trọng, thực ra th́ vẫn thế: tóc hớt thật cao, áo trắng và quần xanh ngắn ống. Sau này, mỗi lần nh́n lại ḿnh trong những h́nh lưu niệm hay trong thẻ học sinh, tôi không thể nào nín cười trước vẻ ngây ngô của cậu bé con trong ảnh. Mặt thộn ra, mắt cau cau nh́n xuống, môi mím lại. Bây giờ nhiều lúc tôi lẩm cẩm tự hỏi, Trang, người con gái tôi đang yêu và yêu tôi – dù là ngày xưa – không biết nàng có la lên “mặt mũi gă như “dzầy” sao ḿnh thương được nhỉ ?”.

Tôi trở thành học sinh trường Trung Học Trần Lục từ năm đó. Với niềm hănh diện chưa tan của kẻ thắng cuộc trong kỳ thi Tiểu học được gia đ́nh thưởng chiếc cặp da đắt tiền và chiếc bút Paker “gồ ghề” trong kỳ thi Đệ Thất.

Những ngày đầu trong lớp học đầu tiên ban Trung học tôi đă nhiều mơ mộng. Tôi như cảm thấy tiếng chim hót đâu đó trong không gian của bài tôi đang học, của Thanh Tịnh: … “Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi …” Tôi như cảm thấy những vị ngọt và mát của kem Cẩm B́nh, của lạc rang nóng ṛn trong rét mướt bên bờ hồ Hoàn Kiếm, của bánh tôm béo ngậy Hồ Tây ở Hà Nội hăy c̣n vương vấn đâu đó, chưa xa vời v́ ngày di cư c̣n mới đây. Nhưng mà tôi vẫn học thật chăm, thật ngoan. Thật chăm, thật ngoan cả những năm sau. Tôi đứng hạng cao, được phần thưởng cuối năm đều đặn. Tôi không c̣n nhớ nỗi hết tên thầy và cô dạy tôi. Và những vị đó theo tháng ngày cũng quên, có gặp mặt trên đường đi cũng không hề ngờ gă thanh niên trước mắt đă có thời gian ḿnh giáo huấn. Cách đây không lâu, tôi đang trên đường đi phép về nhà bỗng gặp 1 cụ già băng ngang đường nét mặt thản nhiên cam chịu. Tôi giật ḿnh nh́n cụ đi ngang đầu xe và chợt nhớ lại 1 thời gian xa xưa đă tan trong dĩ văng. Cụ là giáo sư Việt Văn tôi học 2 năm đầu Trung Học. Tôi t́m tên vị thầy cũ trong khối óc chứa đầy những bận rộn v́ con số, tiền bạc và lo âu. Tôi reo lên nho nhỏ vui mừng: tên thầy là Trạch. Cùng 1 lúc tôi nghẹn ngào xúc động: “Thầy đă già quá rồi thầy ơi !”

H́nh ảnh vị giáo sư năm xưa nhắc tôi nhớ những thầy cô khác. Ông Tuyến dạy Pháp Văn nổi tiếng dữ vẫn c̣n dạy ở Trần Lục – nhưng nhờ vậy học tṛ chăm học. Cứ giờ thầy th́ học tṛ xanh mặt với những bài học thuộc ḷng trong cuốn Pháp Văn của Cao Văn Thái (La famille se réunit autour de la cheminée. Une buche flamme dans le foyer …) Anh nào không thuộc là ḅ lê, ḅ càng. Bây giờ thầy Tuyến đă già lắm, thầy vốn đă gầy lại gầy hơn. Cô giáo C. là cô giáo tôi thương nhất. Ngày đó chắc cô mới ra trường. Cô thật trẻ và đẹp. Đẹp và lại hiền hậu nữa. Tôi đă “thương” h́nh ảnh này với giọng nói dễ thương và sự trong sáng khó quên. Thuở học tṛ, con trai hay con gái đều thích mê những thầy, những cô mà ḿnh chọn lựa làm thần tượng. Đến bây giờ vẫn không phân tách nổi – không muốn th́ đúng hơn – t́nh thương ấy. Cô dạy tôi Việt Văn năm Đệ Ngũ, và năm sau cô đổi đi Đà Lạt dạy ở Bùi Thị Xuân. Cô C. thương tôi nhất. Cô nhận tôi làm em nuôi và năm sau, ở Đà Lạt nghe tin tôi học giỏi, cô gởi quà về nhờ thầy Tuyến trao tôi chung vào phần thưởng cuối năm. Bây giờ cô đă lập gia đ́nh, hạnh phúc bên “thầy” và các cháu. 1 lần, nghe con trai ông Chu Tử nói quen cô và khi nhắc đến tôi, cô có hỏi thăm, tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt.

Tôi không hiểu tại sao tôi là con trai mà mau nước mắt. Xem 1 phim vui quá hay buồn quá, tôi cũng thấy nóng ở mi. Gặp 1 người đau ốm nặng, 1 người hoàn cảnh nghèo túng quá tôi cũng mủi ḷng hơn người khác. Và chính bản thân tôi, khi gặp chuyện không như ư về t́nh cảm và cuộc sống, tôi cũng buồn, cũng tủi thân.

Cuối năm Đệ Tứ đời học sinh của tôi bước sang ngă rẽ. Tôi “trót dại” gia nhập “xóm nhà lá” ở cuối lớp. Chúng nó lười kinh khủng, nhưng lắm chuyện vui và chuyện ….tơ ḷng. Tôi bỏ bàn đầu dăy giữa - trước mặt giáo sư – mà đă quen chọn ngồi từ những năm tiểu học, để xuống ngồi bàn cuối với chúng nó. Những mẩu chuyện khôi hài, những tṛ chơi vui đă làm tôi xao lăng việc học hành và bắt đầu suy nghĩ. Tôi học đ̣i viết văn làm thơ cho báo nhà trường và gửi cho các nhật báo. Đôi khi họ đăng. Tên tuổi tôi được bạn bè nhắc tới và tôi lấy làm hănh diện. Tôi bắt đầu nghiệp văn …gừng từ đó.

Năm Đệ Tam tôi không c̣n được phần thưởng. Vài môn học sa sút 1 cách thảm hại: Toán, Lư, Hóa …nhưng tôi không buồn để ư tới điều đó. Tôi theo bọn “xóm nhà lá” trước giờ học đi tán các “em” học Gia Long. Ngày đó có 1 “em” được cả bọn mê. Tuyết trắng, đẹp sắc sảo kiêu kỳ. Em chẳng chịu làm quen với ai nhưng v́ em mà tụi tôi - Trần Lục - choảng nhau dữ dội với Vơ Trường Toản và P. Kư. Tôi không dự, nhát cũng có mà ghét đánh nhau v́ bị “mái súy” cũng có. Ngày nay hẳn Tuyết đă lấy chồng và con đàn con đùm. Chẳng rơ em c̣n đẹp như xưa ?

Xóm nhà lá tan ră vào năm Đệ Tam. Chúng nó lớn hơn tôi 3-4 tuổi nên đi lính hết. Tôi ở lại, lạc lơng giữa những bạn bè quá chăm chỉ và học giỏi, quá ngốc lại khù khờ. Chúng nó không ghét tôi và tôi cũng thương chúng nó. V́ thương chúng nó nên tôi dại dột thêm lần nữa. Cuối năm Đệ Tam chia ra 3 ban A, B, C. Tôi đă dại dột chọn ban B, v́ ngại phải đổi sang Chu Văn An học ban C, chỉ có mấy đứa đi. Bọn kia chọn B hết và tôi chọn B chỉ v́ không muốn xa chúng nó. Hết năm Đệ Tam, cả lớp Đệ Nhị chúng tôi phải đưa qua Vơ Trường Toản. Lớp Đệ Nhị cấp duy nhất học buổi chiều. Chúng tôi lúc đó đă lớn, t́nh thầy tṛ không phai nhạt nhưng sự kính trọng thầy tự nhiên giảm sút. Học tṛ không c̣n run sợ khi không thuộc bài, vắng mặt thầy gọi bằng tên, bằng “lăo”, bằng “lúy” …, nói chuyện gái và chửi tục nhiều hơn nghe giảng. Sáng chế nhiều tṛ chơi tai quái đến độ Giáo sư, Giám Thị cũng phải than trời, và …cả lớp đua nhau đi t́m người đẹp Trưng Vương. Học sinh Trưng Vương buổi chiều đa số là nhỏ, v́ thuộc Đệ Nhất Cấp. Nhưng cũng có 1 số cô bé thật xinh, trong đó có “em” Liên. Em Liên xinh và lém lỉnh, cũng là đầu mối của nhiều vụ đập lộn u đầu sứt tai. Em là hoa khôi của những năm cuối cùng Đệ Nhị, Đệ Nhất sau này. Tôi không làm quen em, và cũng không đi theo, v́ lúc đó tôi say mê làm báo, làm văn nghệ hơn là đi theo gái. Vả lại lúc đó Liên c̣n nhỏ, mà tôi th́ thích quen với những cô lớn hơn.

Trường Vơ Trường Toản cho tôi nhiều kỷ niệm. Càng nghịch phá, càng học giỏi hay lười biếng th́ càng có nhiều chuyện để nhớ. Lên tŕnh diện văn pḥng đều đều. Các giờ thí nghiệm Lư Hóa trong pḥng thí nghiệm, các màn đấu Triết của mấy anh học giỏi mới lớn lên học đ̣i, các cuộc làm báo Xuân …tất cả là kỷ niệm của tôi, của chúng tôi.

Chúng tôi thường ra ngồi dưới gốc cây trước cửa trường sau giờ học, đấu láo và ngắm trêu học tṛ Trưng Vương đi học về. Giáo sư thấy mặt là lắc đầu “các cậu quá lắm”.

Tôi c̣n nhớ tên nhiều giáo sư trường này. Ông Thái Văn Khôi dạy Việt Văn thích pha tṛ, đọc lấy tên ḿnh và c̣n tự đặc biệt hiệu là Thái Văn Zames Dean. Ông Trần Tuấn Nhậm dạy Công Dân lúc nào cũng ống vố và cù không cười. Ông An “ép phơ” dạy Lư Hóa. Gọi là ông An “ép phơ” v́ ông nói đến chữ f là đọc ép “phơ .. ơ” to tướng. Ông từng đuổi Trần Duy Nghĩa 2 ngày (khi dạy ở Trần Lục) v́ trong giờ học, Nghĩa đă cởi áo, lót đầu nằm ngủ tỉnh bơ ở bàn cuối.

Nhưng tôi nhớ nhất là cụ Hiệu Trưởng Đinh Căng Nguyên, ông Tổng Giám Thị và ông Giám Học. Cụ Hiệu Trưởng dáng cao ngất ngưởng, lúc nào cũng nghiêm trang đạo mạo. Cụ rất thương tôi nhưng ít khi nói chuyện. Bây giờ cụ đă về hưu. Ông Giám Học Nguyễn Ngọc Văn sau này lên làm Hiệu Trưởng, ít nói cười nhưng thật hiền. Ông Tổng Giám Thị Nguyễn Mạnh Tuân trái lại lúc nào cũng cười. Ông cũng là nhà báo, từ lâu.

Ngày ra trường, tôi trở lại thăm trường vào dịp hè. Theo tôi, h́nh ảnh đáng ghi nhận nhất cho đời học tṛ, nhất là học tṛ đă ra trường, là trở lại thăm trường vào dịp đă khai giảng và dịp hè. Đến thăm trường lúc mọi người đang học sẽ được gặp thầy giáo cũ, nh́n học tṛ đàn em cúi đầu trên vở sẽ thấy cảm động như chuyện ông Tướng Pháp (ông Các Nô th́ phải) trở lại trường xưa trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư học thời c̣n nhỏ.

Nhưng vẫn không xúc động bằng trở lại dịp hè. Ngôi trường có vẻ như bỏ hoang, buổi chiều hôm đó tôi đă nghĩ vậy. Cánh cửa nửa mở nửa khép. Tôi lách vào, bước chân lạo xạo trên sỏi gạch. Ngôi trường vắng lạnh, hoang liêu. Lá vàng từ các ngọn cây theo gió đuổi nhau trong không trung, lăng quăng chạy lên mặt sân. Ngọn cỏ mọc dại ngả nghiêng …thật buồn. Tôi bước vào pḥng học cũ. Lớp học tối, bụi phấn phủ trắng mờ nền gạch, 3 dăy bàn nằm câm nín. Ôi, thương màu phấn bảng làm sao. Tôi ngồi vào chỗ từng người ngồi hằng ngày và trước mắt như hiện ra từng bóng dáng thầy tṛ, từng giọng nói, tiếng cười, từng cử chỉ nô đùa năm trước. Kỷ niệm trở về đầy ắp ḷng tôi, tôi gục xuống cánh tay, buồn muốn khóc. Tôi ngồi như vậy không biết bao lâu, cho đến khi ngôi trường nḥa ánh nắng chiều tàn tạ.

Tôi ra về, tưởng như đang cùng bạn bè tung tăng cắp sách bước khỏi cổng sau giờ tan học. Nhưng chỉ c̣n ḿnh tôi ở đây. Các Thầy cũ có người c̣n dạy, có người đă đổi đi. Bạn bè cũ ngày nay mỗi thằng 1 ngă. Mỗi đứa chọn 1 ngành, 1 cuộc sống mới.

Tôi trở lại thăm trường nhiều lần như thế cho đến bây giờ. Tôi lao đầu vào nghề viết báo đă nhiều năm, tính lại thấy chả đạt được 1 ích lợi ǵ thiết thực cho đời sống, ngoại trừ vài thỏa măn nhỏ nhoi. Mỗi đứa 1 số mệnh. Người ta thường nói thế. Như bạn bè tôi, đứa đi lính, làm quan hay lính quèn, bị chết trận. Đứa học lên làm Quận Trưởng. Đứa ra Giáo sư dạy học ở trường xưa. Đứa là Chính Trị và bây giờ là Dân Biểu. Đứa đi tu đạo Tin Lành, cưới vợ và bỏ bạn bè. Đứa lấy vợ đẻ con, đi làm thư kư. Cuộc sống đứa nào cũng bơ vơ dù sung túc hay không. Bạn bè tôi, tôi thương chúng nó. Nên tôi t́m về những ngày xưa thân ái, tuổi vô tư và đời sống cũng vô tư. Tôi thích trở về trường cũ, gặp lại thầy xưa, để ngồi kể lể. Thưa thầy, thằng Nghĩa đi Sư Đoàn 7, giết Việt Cộng như ngóe, thằng Cường đi Pilot ở Nha Trang, thằng Minh đi ngoại quốc về dạy Khoa Học …

Tôi cũng muốn ḿnh măi măi giữ được thói quen: hằng năm trở về thăm, về góp t́m kỷ niệm trên vùng đất cũ !

Nhưng hẳn tôi không c̣n cơ hội. Khoác bộ quân phục lên ḿnh, mặc nhiên tôi sẽ phải chịu theo những quyết định của tập thể to lớn đó.

Như ngày hôm nay, như những ngày tháng c̣n lại của khóa học, như những tháng năm chưa tới. Tôi tin ḿnh có thể cam chịu 1 cách bền bỉ, và sẽ không bao giờ lùi bước. Bạn bè tôi, mỗi đứa 1 số mệnh. Chúng nó c̣n sống hay chết, chưa đứa nào lùi bước. Tôi lại chẳng làm được như chúng nó hay sao ??

Khi tiếng c̣i tập họp vang lên, tôi chồm dậy, nhanh nhẹn như chưa hề mệt mỏi. Tâm cười:

- Tao nh́n mày, tao cứ tưởng khi c̣n ngoài … “dân sự” mày chưa hề biết ngủ muộn, chưa hề biết đau ốm là ǵ.

Tôi cười, trả lời Tâm trong lúc đầu óc vẫn c̣n loáng thoáng bóng h́nh những đứa bạn năm xưa và thời học tṛ vàng son tươi đẹp của thủa nào:

- Quân Đội “nắn” tao đấy !

2.

Tôi thuyên chuyển đến Pleiku thấm thoát đă gần 6 tháng. Sáu tháng xa nhà của 1 tên con trai đi lính, …… nhậm đơn vị đầu tiên trong đời binh nghiệp thật là dài và nhiều ư nghĩa. Bâng khuâng như mất mát 1 cái ǵ, bâng khuâng như tâm trạng 1 cô gái trước ngưỡng cửa nhà chồng xa lạ.

Rời xa gia đ́nh, người yêu, bạn bè và thành phố, tôi mang theo túi hành trang cùng dăm ba cuốn sách của người yêu mua tặng. Loại sách dịch, hấp dẫn và bắt nhiều suy nghĩ. Trang biết tôi cần giết nhiều thời giờ và cần quên thực tại.

Ngày nhận Sự vụ lệnh về đây cùng 4 tên khác, Tâm nắm tay tôi thật lâu. Chàng giáo viên thủ thỉ:
- Tao ra Qui Nhơn, có dịp mày nhớ đến t́m tao ở đó. Gặp lại mày tao biết chắc tao sẽ mừng như khi gặp vợ con tao.

Tôi mỉm cười, xúc động. Tôi và Tâm chỉ quen nhau khi học ở quân trường. Hợp ư, hợp t́nh, chúng tôi thân nhau rất nhanh. Thêm 1 người bạn mới trong đời, tôi có niềm an ủi ấy để bù lấp vào khoảng trống của những người bạn cũ từ độ ấu thơ gây nên. Những thằng bạn thủa nhỏ giờ này tứ tán, khó ḷng gặp lại.

Ngày lên đường, tôi chỉ gặp Sơn. Sơn đi Hải Quân ngay thời gian anh em bạn học c̣n cắm cúi trước bảng đen, đếm ngày tháng qua từng trang vở. Bạn bè ngạc nhiên và luyến tiếc:
- Sao mày vội vă thế ?
Sơn cười:
- Trước sau ǵ chả thế ? Tao không t́nh nguyện bây giờ, nửa năm nữa quân dịch cũng gọi tao.

Sơn vào Hải Quân, lang bạt khắp nơi rồi cuối cùng đổi về Saigon. Chúng tôi có dịp gặp lại nhau, khi tôi đă làm báo. Sơn cũng viết lách lăng nhăng, nhưng nó lại có máu mê làm vơ sĩ. Đi học vơ B́nh Định, rồi Thiếu Lâm, sau cùng xoay ra theo Thần Vơ. Tôi chẳng nói ǵ nó về chuyện đó, chỉ nghe và biết qua những ǵ Sơn kể.

Khi nghe tôi báo tin đổi về Pleiku, Sơn cười:
- Buồn không ?
- Không, chỉ nao nao không hiểu ḿnh muốn ǵ, nghĩ ǵ.
- Đi đi, 1 cuộc sống mới, nên đi cho biết.
- Tao từng đi khắp nơi rồi.
- Nhưng lần này khác. Mày đi trong tư thế của 1 con người mới, của 1 cuộc sống mới.

Tôi nhớ lại những thằng bạn cũ đă đi khi tôi c̣n học ở Trần Lục Vơ Trường Toản. Lúc đó chúng nó nghĩ ǵ, tính ǵ không biết nữa ? Nhưng chắc chắn là chúng nó can đảm và cương quyết. Và đă đón chịu những ǵ số mệnh an bài cho mỗi bước chân. Giờ đến lượt tôi, có cần ǵ phải băn khoăn nghĩ ngợi ?

Bằng ư tưởng đó, tôi từ giă mọi người thân lên đường. Buổi tối cuối cùng thật đáng nhớ, Trang tổ chức bữa cơm tiễn biệt. Có tôi, Trang và năm người bạn cùng cô em gái của nàng. Mọi người cố t́nh vui vẻ, sợ tôi buồn lo nên t́m đủ chuyện vui vẻ. Hương, em gái Trang luôn miệng trêu:
- Thôi, lên đó lập nghiệp để dành tiền cưới vợ.
Tôi hỏi:
- Lập nghiệp cách nào cho có tiền để dành ?
- Buôn măng, đổi đồ với Thượng.
Tôi nh́n Hương cười:
- Cô có vẻ rành lắm nhỉ ?
- Em chưa từng đến đó bao giờ. Chỉ nghe thiên hạ nói là Cao Nguyên nhiều Thượng.
Trang xe vào, bâng quơ:
- Dĩ nhiên.

Tôi nh́n Trang, ánh mắt nàng tối và bối rối. Nàng cố làm ra vẻ tự nhiên nhưng tâm hồn xao động như thủy triều lên. Tôi cười với Trang bằng mắt.
Bữa ăn tàn, mọi người rút lui vội vă. Hương cũng bỏ vào trong nhà, chỉ c̣n tôi với Trang ở Balcon. Trang đem chiếc máy hát ra để bên cửa sổ, mở 1 dĩa nhạc xưa và nàng mang cho tôi 1 ly trà nụ vối. Trang ngồi nhấm nháp những múi dâu da chua chát. Tôi duỗi 2 chân rút khỏi giày, gác lên đùi nàng. Ánh hỏa châu ở phương trời trước mặt, chiếc lung linh trên khung cửa, trên giàn thiên lư, trên hồ non bộ và trên thân thể chúng tôi.

Tôi nghe tiếng Trang gọi khẽ:
- Anh Đức
Tôi quay lại với Trang:
- Ǵ hở em ?
- Buồn ghê
- Buồn ít thôi, anh đi xa, đâu phải anh chết.
Trang cấu nhẹ vào chân tôi:
- Chỉ nói xàm. Anh không bao giờ chịu giữ ǵn lời nói
Tôi cười nhỏ:
- Có ǵ mà phải giữ ǵn ? Quư nhất là lời thành thật. Nghĩ sao nói vậy th́ tốt chớ, miễn là đừng mộc mạc đến độ làm người ta khó chịu.

Tôi thấy Trang lườm tôi, cúi xuống chùm dâu trong lồng bàn. Ánh sáng hỏa châu vụt tắt, trả bóng tối về với khu Balcon rộng chỉ thắp ngọn đèn Neon ba tấc bên trong khung cửa sổ.

Trang chợt nói:
- Em 1 ḿnh … thấy ngày dài ghê
- Viết thư cho anh, học chăm. Đi chơi giải trí với bạn bè. Em thấy ḿnh không xa nhau mấy nữa.
- Đi chơi với bạn bè. Với bạn trai nhé ?
- Có quyền.
- Bồ nhé. Kép nhé. Có được không ?
- Anh không có quyền cấm em. Nhưng anh sẽ buồn. Buồn lắm.

Trang cười nh́n tôi, ôm nhẹ chân tôi. Tôi cũng cười với nàng, nụ cười của người anh đối với em.

Tôi nói:
- 1 đôi khi người ta cũng nên đóng vai chờ đợi. Có thế cuộc sống mới thêm ư nghĩa.
Trang thở nhẹ:
- Em sợ cái cảnh nay chờ, mai đợi.
- Chịu đựng 1 lần xem. Anh tin là em sẽ chịu được.
Trang đổi giọng vui tươi:
- Anh muốn em làm ǵ cho anh vui ḷng trong những ngày xa anh ?
- Học chăm. Nhưng đừng chăm chỉ quá.
- Em vốn lười.
- Học đi. Học cho anh được thấy, được nghĩ là anh đang có dịp cùng em sống lại thủa học tṛ. Em biết không, thời cắp sách qua đi anh cho đó là thiệt tḥi to tát nhất trong đời. Và không c̣n nuối tiếc nào lớn lao bằng tiếc nuối những ngày run rẩy trước bảng đen.
Trang cười to:
- Học tṛ ngày nay khác, chỉ có ông thầy run rẩy trước bảng đen.
- Bất hạnh cho học tṛ ngày nay là như vậy.
- Chúng nó quan niệm đem tiền đổi chữ.
Tôi gật đầu:
- Thời anh, t́nh thầy tṛ thắm thiết đến độ tưởng như t́nh ruột thịt. Và thầy giáo tượng trưng cho cả 1 nền tảng luân lư, đạo đức tưởng không thể nào sụp đổ.
Trang làm điệu:
- Em tiếc kém anh những 7 tuổi
- Ǵ vậy ?
- Để được học với anh, làm bạn anh, sống trong môi trường cảm động của anh.
Tôi vươn vai, 2 hàng ngón tay đan vào nhau:
- Em tự tạo cho ḿnh môi trường đó được chứ
- Khó lắm, khi chung quanh ḿnh không c̣n ai cần điều đó.
- Khó, chứ không phải không c̣n. C̣n có những học tṛ yêu thầy và thương bạn, tất phải c̣n những thầy giáo đạo đức và những học tṛ trọng t́nh bằng hữu.
- Em cũng mong như vậy. Nhưng nhiều khi em tưởng em sai lầm khi cố t́m lại sự tốt đẹp ấy.
- Cố gắng đi. Anh luôn luôn là đồng minh của em trong công cuộc đi t́m lại những tốt đẹp của thời cắp sách.

Tôi đă chia tay Trang sau buổi tối đó. Bây giờ, những lúc nhàn rỗi lái xe chạy lăng quăng trong thị trấn đầy đồi cao với thung lũng mù sương này, tôi từng có nhiều dịp ngẫm nghĩ về những ǵ đă đến và đă ra đi. Ở xứ gió núi mưa mùa này, tôi cảm thấy ḿnh xa lạ và cô đơn. Chỉ có 1 tên bạn khá thân, mới quen từ ngày đổi đến, cùng vài kẻ giao du cho phải phép.

Tôi lặng lẽ sống trong căn pḥng lặng lẽ, nho nhỏ. 1 chiếc giường đơn, 1 cái bàn mộc để viết và để ngồi ăn, 1 chiếc tủ sắc Mỹ phế thải và 2 chiếc ghế cùng 1 số lặt vặt. Trên giá sách đầu giường, chiếc ảnh Trang phóng lớn nh́n tôi cười, măi là niềm an ủi cho kẻ xa nhà. Trang như muốn bảo:
- Tội anh ghê. Thôi, chịu khó 1 tí vậy. Trang thường nói với tôi như thế mỗi khi thấy tôi vất vả v́ 1 điều ǵ.

Ngày 2 buổi đi làm, hôm nào không trực tôi về nhà ngủ, dù đôi khi gặp trời mưa lớn, để được gần gụi với những t́nh bé nhỏ, để ngắm nụ cười an ủi của nàng và thấy trong ḷng ấm áp đôi chút. Căn pḥng này thường chỉ có Tuệ đến chơi với tôi vài tối 1 lần. Người bạn thân mới quen ấy đă trở về Saigon cách đây hơn 1 tháng, theo học 1 khóa Chiến Tranh Chính Trị. Tuệ đi rồi, tôi lại càng lặng lẽ hơn và cảm thấy ḿnh đă sống trong tột cùng lặng lẽ. V́ tôi đă sống trong 1 cảnh đời khác, trái ngược với cảnh sôi động trước kia. Đến nỗi ông Đơn Vị Trưởng phải tỏ ư thắc mắc:
- Ông không có người bạn gái nào ở đây sao ? Làm quen đi chứ, cho ngày tháng bớt dài.

Tôi chỉ mỉm cười vâng dạ. Và không hề có ư định thực hiện lời khuyến khích của cấp chỉ huy.

Buổi chiều nay trời lại mưa. Cơn mưa đầu mùa nước đổ sao mà dai dẳng và lớn vậy. Tôi quyết định trở về nhà, để nằm thoải mái trên chiếc giường quen thuộc của ḿnh, nh́n Trang cười và đọc lá thư Tuệ gửi tôi vừa nhận được.

Vượt qua mái hiên tôn, tôi lao ḿnh dưới mưa ra điếm canh ở cổng và vẫy 1 chiếc xe Pick Up của Mỹ. Gă tài xế da đen quen mặt, mỉm cười với tôi và chở dùm về nơi vẫn thả tôi xuống mọi lần.

Mở cánh cửa gỗ nhỏ, mùi căn pḥng quen thuộc ùa vào mũi tôi đầy tràn ấm áp. Tôi cởi đôi “bốt” sũng nước ném vào góc nhà, lau khô đôi chân lạnh và rúc vào chăn ấm.

Tôi ngước nh́n Trang, cười lại với nàng. Trang th́ thầm:
- Tội anh ghê. Thôi chịu khó 1 tí vậy.
Tôi nói nhỏ:
- Ừ, anh vẫn chịu khó. Để có 1 ngày trở về bên em.

Tôi và Trang đắm đuối nh́n nhau 1 lúc. Rồi tôi rút lá thư Tuệ, ấm hơi người trong túi áo. Thong thả, thật thong thả - v́ tôi có quá nhiều thời gian nhàn rỗi lúc này–tôi bóc thư của Tuệ. Gă thanh niên vui tính, chưa vợ, học giỏi nhưng chữ nghĩa ḅ lê ḅ càng thật xấu.

“Saigon, ngày .. tháng … năm 1970

Đức thân,

Đây là lá thư đầu tiên tao viết, kể từ khi rời đơn vị về Saigon học khóa CTCT này c̣n kéo dài 1 tháng nữa bế giảng. Lẽ ra tao chẳng viết cho ai, v́ những ngày ở thành phố này tao bận bù đầu với những tài liệu học hành. Kể cũng tức cười, bấy nhiêu tuổi đầu c̣n ngồi ôm bài dưới gốc cây ê a như con trẻ, nhiều lúc tao thấy tao khôi hài 1 cách lạ. Tao tự nhủ sẽ chẳng viết cho ai, ngay cho Bích nữa. Dù sao, 2 tháng trời xa đơn vị, bạn bè, xa trận mạc và xa cả người yêu chưa phải là điều ghê gớm đến độ phải viết thư tả oán. Tao c̣n tự nhủ hôm măn khóa sẽ im lặng trở về không báo trước để xem mọi người làm ǵ, c̣n ….nhớ tới tao không?

Vậy mà bây giờ tao đổi ư. Sự thực, tao đổi ư từ tối hôm qua. Tối hôm qua thứ 7 phân đội tao được phép xuất trại nửa ngày và cả đêm. Tao ra phố, như những lần khác, nhưng thay ǵ chui vào xi nê rồi kiếm nhà bạn bè ăn nhờ bữa cơm, tao lại gặp vài người bạn cũ. Và chính những người này cho tao vài biến chuyển t́nh cảm, là nguyên nhân thúc đẩy tao viết thư cho mày.

Buổi chiều tụi tao được đi phép đến 4 giờ. 1 thằng cùng khóa có xe Honda chở tao lên Saigon, thả xuống bùng binh chợ Quách Thị Trang. Tao định bụng lại tái diễn chương tŕnh như những lần trước, là đi xi nê rẻ tiền Vĩnh Lợi, nên đi bộ dọc theo hè Lê Lợi. Con đường này trước kia mỗi chiều thứ 7 và ngày chủ nhật là đông nghẹt người đi bát phố, nhưng bây giờ vắng vẻ hẳn v́ chương tŕnh giải tỏa hè phố. Tao nghĩ cũng nên kể cho mày nghe chi tiết, để mày đỡ thèm nghe chuyện Saigon, thành phố gần nửa năm nay chưa có dịp về thăm. Chúng nó ngồi chật những quán kem, những pḥng trà nhạc Hippy À Go Go Times, những rạp xi nê. Tao chua chát nghĩ rằng, bọn lính ḿnh muốn kiếm 1 chị “vợ” đàng hoàng ở cái xứ này thật khó. Con nhà lành, nhà rách ăn bận như nhau, hay nói khác, con nhà lành ăn mặc kiểu ǵ là các con nhà rách bắt chước liền, c̣n sang hơn là khác v́ chúng nó dư phương tiện kiếm ra tiền. Tao bỗng nghĩ lẩm cẩm là nếu các em con nhà lành muốn khỏi bị “đồng hóa” chỉ c̣n 1 cách là mặc ….pyjama hoặc áo dài nội hóa. Chỉ có cách đó may ra mới nhận diện được những nét đẹp cao quư của các nàng.

Tao đi dọc theo phố Lê Lợi tới thương xá Tam Đa. Giờ nó đang tan lớp học Sinh Ngữ ở trên lầu. Học tṛ xuống thật đông, đủ cỡ tuổi, tao thấy hay hay, đứng lại coi. 1 em bé, độ 17 tuổi, mặt non choẹt – nhưng ưa nh́n – tô son phấn nhạt, đi ngay tao. Em mặc chiếc mini khá ngắn, bước nhún nhẩy trên đôi giày cao gót ít nhất 6 phân. Thấy tao nh́n chăm chú, em tự nhiên đưa tay lên gỡ chiếc kính ốp-a ( 2 mắt kính to bằng 2 cú đấm) xuống sống mũi, ḍm tao 1 phát rồi quay đi, tủm tỉm cười. Em bước trông điệu cóc chịu được. Tay em ôm 1 xắp sách dày cộm, trông có vẻ ….trí thức lắm. Thú thật, tao “chịu” em rồi. Nhưng này, đừng kể lại với Bích nhé, tao thề là tao chỉ khoái em - nhất là trong lúc “xa nhà” - chớ không mê em như mê người yêu đâu. Ai mà có thể thay thế Bích của tao được.

Tao lẽo đẽo bước theo em bé. Nàng (gọi bằng nàng cho có vẻ lớn 1 tí) băng qua đường sang lề đường bên kia. Tao lợi dụng khúc giữa lộ vắng người, bước nhanh tới làm quen.

Tao có cần kể lể lại đây chi tiết không ? Cũng chỉ những câu làm quen lẩm cẩm, ấp a ấp úng, ăn không nên đợi nói không nên lời. Vậy mà em “dính” mới thú chứ. Em “dính” 1 cách dễ dàng, phải nói là em cho tao cơ hội làm quen, khuyến khích tao nữa. Có thể “kết luận” là em muốn “cua” tao th́ đúng hơn.

Sao nửa tiếng đấu hót “giao hữu” trên đường phố, tao được biết em tên là Kim Liên, con thứ tư của 1 gia đ́nh thầu khoán ở Thị Nghè. Em học tư buổi sáng ở H. Đ - thường hay trốn học - Chiều thứ 3, 5, 7 học ở thương xá Tam Đa. Hỏi em về văn hóa th́ em đáp chán phèo. Nhưng qua mục ăn chơi th́ khỏi chê, em nói như gió về ca sĩ, tên ngoại quốc nhưng gốc mũi tẹt da vàng. Em kể từng ngày, từng giờ những nơi cô du hí, những địa điểm nhảy nhót. Tao chỉ nghe nhiều hơn nói. Sau cùng, tao đề nghị mời em vào Hà Nội uống nước. Em lắc đầu:
- Hà Nội ? Em chê. Ḿnh vào Pôle Nord hay La Pagode đi anh.

Tao đưa em vào La Pagode sau khi làm toán nhẩm cộng trừ về những tờ giấy trong bóp. Em gọi “tô” kem 4 màu và dĩa bánh ngọt tỉnh bơ. Tao gọi …chai Coca, ngồi nh́n em ăn bánh. Tao cũng chẳng hiểu hồi kết cuộc của buổi “sơ ngộ” này đi đến các thế giới nào.

Đang ngồi tán phét với em th́ 1 tên bạn học từ thuở c̣n mặc quần xà lỏn ngồi cách tao 2 bàn trông thấy, gọi toán cả lên. Tên nó là Thịnh, biệt hiệu Thịnh Vẩu (v́ nó có 2 hàm răng vẩu, vô nhà ai th́ hàm răng vô trước, cái mặt vô sau). Nó bô bô lỗ miệng gọi tên tao. Tao sợ em xếp tao đồng hạng với thằng bạn vô giáo …sư ấy hoặc nó ḅ sang bàn ḿnh th́ em sẽ khó chịu, nên tao qua bàn nó trước. Sau vài câu hỏi han ….gia thế, tao biết nó bây giờ vừa đi dạy học tư vừa làm cái nghề đi thăm sức khỏe thiên hạ lúc nửa đêm. Ở Saigon này thiếu ǵ. Người ta chả ai lấy làm lạ khi gây lộn với 1 anh tài xế xe lam hay xích lô máy, trông mặt chả ǵ sáng sủa mà lại thấy vị ấy hăm he. Thịnh Vẩu cũng là 1 thành phần trong loại đó. Nó cười hề hề trước những lời xỉ vả của tao, c̣n bốc thơm.

Rồi Thịnh Vẩu hỏi tao:
- Kể ra đàn anh cũng là dân chịu chơi. Đi với em “Kim Liêng” là cũng thuộc vào hàng cứng cựa đấy chứ ?

Tao phải cực lực căi chánh, thứ nhất em tên là Kim Liên chứ không phải Kim Liêng. Thứ 2, em là con nhà lành, em con 1 vị thầu khoán, em học sinh ngữ 3, 5, 7 và học H. Đ buổi sáng đ́nh huỳnh.

Thịnh Vẩu vẫn cười ruồi. Chờ tao nói xong, Thịnh Vẩu phát ngôn:
- Em Kim Liêng nói với đàn anh thế đó phải không ? Tất cả đều đúng, với đàn anh. Với tui th́ em Kim Liêng trị giá 1 xín rưỡi. Đàn anh “pờ rê” sẵn 1 xín rưỡi, 800 tiền pḥng và 200 đi xe đi. Lát nữa đàn anh thế nào cũng có mục “thoải mái” cho mà xem.

Tao nh́n Thịnh Vẩu rồi lại nh́n Kim Liên sững sờ. Vô lư, em con nhà lành, trông mới thiệt chứ nhưng chả có vẻ ǵ là … Thấy tao tỏ vẻ nghi ngờ, Thịnh Vẩu cười khẩy:
- Việc ǵ phải thắc mắc. Đàn anh sẽ rơ ngay sự t́nh tối nay mà. Nh́n em ḱa, em biết tui từ khuya mà mặt mày tươi rói, đủ chứng tỏ em bản lănh không vừa.

Từ giă Thịnh, tao trở về bàn cũ. Liên không hỏi tao nửa lời về thằng bạn vẩu. Nhưng từ lúc đó tao nh́n em bằng con mắt khác. Kim Liên rủ tao đi xi nê. Tự dưng tao hăng hái nhận lời, hăng hái bỏ tiền ra mua vé. Đến bây giờ tao không muốn “diễn tỏa” lằng nhằng về những màn sau đấy nhưng tao phải công nhận thằng con nhà Thịnh Vẩu phát ngôn đúng.

Tuy nhiên tao không tiến tới cái mục ấy. V́ 1 lẽ dễ hiểu là tao không có dư t́, hơn nữa tao hoang mang không hiểu nổi Kim Liên thuộc loại nào. Lành hay rách ? Em có 1 vẻ ngây thơ đáng yêu chân thành lạ, tao không t́m được nét nào giả dối, đóng kịch. Với số tuổi đó, không lẽ em qua mặt được ḿnh sao, và không lẽ tao khờ khạo đến độ bị em cho vào xiếc ?

Em khéo léo đưa ra đề nghị. Tao - mặc dù được Thịnh Vẩu báo động trước - vẫn sững sờ, ngơ ngẩn. Rồi bằng 1 giọng nói khó khăn, tao trả lời là tao không có th́ giờ. Em cười, nói biết tao nghèo sơ, nghèo xác. Em cho không. Nhưng anh đưa em về, Tao chỉ nhận lời đưa về. Em ở 1 ṭa nhà 3 tầng, vùng Cầu Sơn, thế mới lạ chứ. Phút chia tay em nói, anh khờ lắm, nhưng em khoái anh. Rồi nó hôn đánh chụt lên má tao, nhún nhẩy bước qua cổng.

Tao đứng ngẩn ngơ 1 lát rồi bỏ về Saigon. Lúc đó đă 9 giờ tối. Đi lang thang thế nào lại gặp 1 thằng bạn, bây giờ đang làm báo. Mấy thằng nhà báo kiếm khá tiền, nhưng lại luôn luôn đói rách. Tên nó là Huấn, Huấn hỏi tao có mục ǵ không. Tao bảo không, chờ mày dẫn đi. Nó bảo OK, lên xe tao đèo tới K.H Club ở Gia Định. Ở đó tao có con nhân ngăi làm Ca Ve. Trong lúc đi đường, tao kể Huấn nghe về Kim Liên. Huấn cười, Saigon thiếu ǵ thứ đó. Chúng nó sống loạn như vậy chứ không phải túng thiếu đâu. Tao đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

K.H Club giờ đó thật đông. Huấn đưa tao vào 1 góc nhà. Gọi 2 lon bia và kêu thằng bồi oắt con đi kêu con bồ của nó.

Ở đây loạn thật Đức ạ. Lâu lắm tụi ḿnh không về Saigon, bây giờ về như mán rừng ra tỉnh. Nhiều cái không thể tin được. Loạn, loạn lắm Đức ạ.

Ban nhạc cũng toàn bọn trai gái Hippy. Dưới ánh sáng của hệ thống đèn màu tối tân trông bọn gái ca hát ấy c̣n ….dă man hơn ban ngày nhiều. Tao tin đến Thánh trông thấy cũng muốn …phạm tội. Chúng nó hát nhạc Go Go, Soul …ǵ đó. Quay, lắc như cái cối xay lúa. Tao hết t́m được nét đẹp thướt tha bay bướm của những màn khiêu vũ quư phái ngày trước. Chúng nó nhảy chí chóe, mê man từ bản này qua bản khác. Tao ngứa mắt, chỉ muốn lọi cho mỗi “con” vài lọi. Đến bây giờ nghĩ lại vẫn c̣n bực ḿnh. Đang sôi động như vậy, bỗng đèn đỏ báo động phựt lên. Đám nhân loại hỗn độn túa ra, chạy về chỗ ngồi và đèn bật lên sáng rực. Lúc đó tao mới thấy trong đám nhảy nhót có vài bộ ka ki, có vị đeo lon Chuẩn Úy áo bỏ ngoài quần, có vị binh bớp tóc dài thọng và chân đi …dép da sự thật đó mày.

Cuộc ưỡn ẹo lại tiếp tục. Tao ngồi chứng kiến cảnh đó mà vui buồn lẫn lộn. Đức ạ, những đứa bé ấy bằng tuổi em mày, em tao. Vậy mà mấy em tao vừa lo đi học, vừa lo bán hàng cho mẹ. Và em gái tao, cũng bằng cỡ Kim Liên hay lớn hơn 1 chút. Nhưng tao chắc em tao không bao giờ biết được “1 thế giới” hỗn loạn như thế này.

Tao và Huấn ra trước cửa hóng mát. 11 giờ dẹp tiệm. Bà con lục tục ra về. Bọn nhóc ôm nhau trên những chiếc xe Honda loại Sport ống bô cao, nổ rầm rầm. Mấy vị nhà banh vẫn trong dáng dấp đó khệnh khạng cùng với đào bước ra. Bất ngờ chiếc xe Jeep Tuần Cảnh hỗn hợp ở đâu vọt tới đậu xịch trước cửa. Vị Trung Sĩ Quân Cảnh đưa tay ngoắc anh Chuẩn Úy bê bối. Anh bớp mang dép da thụt vào, chạy biến. Chuẩn úy nhà ta găi tai găy đầu rồi mân mê chiếc nón vải của binh chủng khác, đội láo lếu. Lắm tội thế th́ tha sao được. Vị Trung Sĩ Quân Cảnh ghi ghi chép chép rồi giữ giấy tờ của quan Chuẩn úy - mặt mày c̣n non choẹt – ra dấu cho xe chạy không thèm áp dụng quân kỷ là chào thượng cấp 1 phát. Anh Chuẩn úy đứng ngơ ngác nh́n theo, rồi lũi lũi đi bên cô đào quê 1 cục.

Tao chán quá. Ở thành phố này cái ǵ cũng theo kiểu …đó. Tao nh́n đồng hồ, 11 rưỡi. Huấn bảo đi đâu. Tao định về trại ngủ nhưng Huấn kéo lên lầu. Ngủ ở đây, tao bao.

Tao không muốn viết về cảm nghĩ của tao nữa, vài chục ngày nữa ra trường, về đơn vị ngủ vài phút là quên hết. Thà vậy mà hay, ở cạnh chúng mày tao thấy yên ổn, bớt nhức đầu v́ cái hỗn loạn của thành phố này. Và tao có thể yêu Bích 1 cách trong sạch, nếu không th́ tao nh́n Bích ra Kim Liên mất.

Thôi, tao đi ăn cơm đây, nuốt để mà sống chứ.

Chúc vui cho mày,
Tuệ ”

Tôi buông lá thư của Tuệ rơi trước ngực. Nằm im nghĩ ngợi về những h́nh ảnh nóng rực của Saigon ăn chơi, Tuệ gởi đến cho tôi trong buổi chiều nhá nhem mưa lạnh này. 1 thoáng nhung nhớ dâng lên trong ḷng, tôi thấy ḿnh không thể vùi quên tất cả dễ dàng như tôi tưởng. Saigon nơi ấy có gia đ́nh, có Trang, và có nhiều thứ khác. Thế giới hỗn độn ấy vẫn đầy lôi cuốn và càng lôi cuốn biết mấy khi ở nơi ấy ta có gia đ́nh, người yêu cùng những bạn bè.

Tôi trở ḿnh nằm nghiêng. Lá thư của Tuệ rơi xuống đất. Tôi nh́n những hàng chữ nhào lộn trên trang giấy, chợt thấy hiện ra 1 thủa vô tư với bạn bè nho nhỏ, vui đùa nhở nhơ dưới bóng mát những cây bàng, những cây me rậm mát.

Thực sự tuổi thơ đă qua đi, nhưng dư h́nh dư ảnh của thời gian ấy vẫn c̣n tồn tại trong tôi, bây giờ lại đậm nét hơn bao giờ .

3.

Người con gái hiện ra giữa khung cửa sau mấy tiếng gơ nhè nhẹ. Tôi ngó ra, yên trí là Tuệ. Nhưng lại thấy 1 tà áo xanh đẹp mướt, và thân h́nh yểu điệu của người con gái bỗng như đẹp thêm lên trong màu áo tươi mát đó.

Tôi hỏi:

- Cô cần chi ?

Cô gái mỉm cười:

- Tôi xin gặp ông Đức

- Chính tôi.

Nụ cười của cô gái nở rộng hơn, nàng bước hẳn vào trong, giọng thân mật:

- May quá. Thưa anh, em là Diễm, em của anh Chinh …

Tôi à lên 1 tiếng, đứng dậy:

- Vâng, Chinh. Tôi nhớ rồi. Chúng tôi là bạn học từ hồi Đệ Thất.

Diễm nhí nhảnh:

- Em xin phép được ngồi, đi t́m anh suốt nửa giờ, mỏi chân quá.

Tôi hơi lúng túng:

- Xin lỗi Diễm. Tôi sơ ư quá. Nhà chật hẹp, Diễm ngồi tạm đây.

Tôi kéo chiếc ghế, Diễm ngồi xuống giường:

- Thôi, em ngồi đây cho ấm. Trời lạnh quá.

Tôi gật đầu:

- Mới lạnh hơn nhiều mấy hôm nay. B́nh thường trời này không cần mặc áo ấm.

Diễm dạ nhẹ. Tôi rót nước trà nụ mời nàng:

- Mời cô

Diễm đỡ ly nước, không khách sáo, uống từng ngụm nhỏ. Hai bàn tay ngón thon dài đánh ṿng cung quanh chiếc ly:

- Em xin thưa với anh 1 chuyện. Mẹ em có 1 người em trai, tức là cậu ruột chúng em …

Tôi hơi mỉm cười. Cô bé này ăn nói rành rẽ lắm, đâu vào đấy. Diễm tiếp:

- Cậu em cũng ở trong quân đội, đóng ở Kontum. Ba tháng nay gia đ́nh mất liên lạc với cậu Thái, mẹ em lo quá. Em xin nói rơ là mẹ em thương cậu Thái vô cùng, v́ chỉ có 2 chị em di cư từ Bắc vào Nam. Từ ngày ba em mất đi, cậu Thái lại giữ 1 vai tṛ quan trọng trong cuộc sống t́nh cảm của gia đ́nh em.

Diễm ngừng lại, nh́n tôi. Tôi cũng ngó nàng, chờ đợi. Tuy hơi ngỡ ngàng, tôi vẫn kiên nhẫn ngồi nghe nàng nói, và mơ hồ cảm thấy tôi sẽ góp 1 phần ǵ đó trong câu chuyện này.

Diễm kể tiếp:

- Gia đ́nh em có 4 anh em. Anh Chinh đi lính, đóng ở B́nh Dương không về nhà thường xuyên được. Chị Hoài lấy chồng ở Nha Trang. Chỉ c̣n có em và cậu em học Đệ Tứ. Mẹ em lo lắng cho cậu Thái đến bạc cả tóc, ốm cả người. Em cũng nóng ḷng, năn nỉ mẹ em cho em đi t́m tin tức cậu Thái. Mới đầu mẹ em sợ, không chịu. Em phải viết thư cho anh Chinh, anh dè dặt thuận ư và xin phép mẹ cho em. Măi mẹ em mới chịu cho đi, em được anh Chinh viết thư về dặn ghé đây nhờ anh giúp đỡ và … chỉ dẫn. Nên em ghé lại t́m anh liền khi rời phi trường Cù Hanh.

Diễm ngừng lại, tôi hiểu hoàn toàn câu chuyện:

- Ra thế. Nhưng gia đ́nh, tôi muốn nói vợ con ông Thái đâu. Mà cô phải đi kiếm?

- Cậu Thái chưa chịu lập gia đ́nh anh ạ. Năm nay cậu cũng đà 37, 38 rồi đó. Cậu bảo lấy vợ bận rộn, không lo lắng ǵ cho mẹ em được.

Tôi bật cười:

- Nhưng rút cuộc bà cụ lại phải lo lắng v́ ông em trai.

Diễm cười, hai ánh mắt long lanh:

- Vâng. Gia đ́nh em thương cậu vô kể.

Tôi thong thả nói:

- Cô là em Chinh tất nhiên tôi có bổn phận …lo lắng cho cô. Vậy cô cho biết ư cô
định ra sao, và cô cần tôi giúp đỡ thế nào.

Nói xong mới thấy là ḿnh vụng. Quả nhiên Diễm có vẻ lúng túng:

- Em cũng chưa …nhất định ra sao cả. Em lên t́m cậu, hoàn toàn là bốc đồng. Không hoạch định chương tŕnh rơ rệt ǵ hết.

Tôi vội vă đỡ lời:

- Tôi hiểu. Vậy xin phép Diễm, để tôi thu xếp cho cô. Trước hết ….

Tôi lại mỉm cười. Trịnh trọng quá, tôi như 1 kế hoạch gia, 1 nhà chiến lược đang nghiên cứu toàn diện vấn đề. Tất cả chỉ v́ 1 người bạn từ những năm xưa, thân nhau trên cùng 1 chiếc bàn, chiếc ghế những năm cắp sách xa xôi.

- Trước hết sao ạ ?

Diễm hỏi, vẻ hóm hỉnh. Tôi tiếp tục:

- Bây giờ là chiều thứ 7. Cô không thể làm ǵ chiều nay v́ gần tối, và ngày mai nghỉ việc. Muốn ǵ cũng phải khởi sự từ sáng thứ 2. Quên, Diễm chưa cho biết dự trù đi bao lâu ?

- Em xin phép mẹ đi 1 tuần, và hứa đánh điện tín về báo tin b́nh an, ngay khi đến.

- Tôi sẽ đưa Diễm ra nhà Bưu Điện, lát nữa.

Tôi thoáng nghĩ ngợi vấn đề ăn ở của nàng. Thu xếp thế nào cho tiện ? Khuôn mặt Chinh hiện ra, đầy thân thiện và tin cẩn. Tôi tặc lưỡi:

- Nếu cô không ngại, và nếu cô không có nơi nào quen, tôi đề nghị cô ở tạm đây.

Diễm hơi nhỏm người dậy:

- Quả t́nh em cũng chả có ai quen. Nhưng ….

Diễm nh́n quanh căn nhà nhỏ, chiếc giường đơn. Nàng băn khoăn cũng phải.

- Cô yên tâm. Nếu cô ở lại đây, căn nhà nhỏ này sẽ hoàn toàn là …của cô. Tôi sẽ ngủ ở trong trại, và ban ngày tôi có mặt bất cứ lúc nào cô cần.

Diễm do dự mấy phút. Quả thực không c̣n cách thu xếp nào khác hơn. Đành chấp nhận, Diễm vâng nhỏ:

- Em đành phiền anh vậy.

Tôi đứng lên, làm 1 cuộc “thuyết tŕnh” cấp tốc về những nơi cần thiết trong nhà. Diễm luôn miệng:

- Cám ơn anh, em phiền anh quá.

Tôi quay lại, chỉ tay vào mặt nàng, đùa cợt giọng đàn anh:

- Thôi chứ. Tôi như là anh Chinh mà cô khách sáo thế bị mắng ráng chịu à.

Diễm cười, phô 2 hàm răng trắng bóng. Tôi xách chiếc va ly nhỏ của Diễm đặt lên bàn, ấn chốt khóa cho nắp mở sẵn sàng:

- Diễm có thể nghỉ ngơi. Tôi dành 1 ngăn trống trong tủ sắt này cho khách, cô xếp quần áo vào, nếu không sợ ….hôi.

Diễm thân mật đùa:

- Em không sợ.

Nàng nâng nắp va ly lên. Tôi bước lại cạnh tủ, mở rộng cánh và nhét vôi vàng vài món đồ ….vô trật tự vào phía trong cho kín đáo. Xong, tôi lấy vải Drap sạch thay cho tấm Poncho Liner đă trải giường, hẳn đă hôi mùi ẩm thấp.

Tôi làm mọi thứ săn sóc cô em gái bạn. Hăng hái và …tế nhị. Ga lăng như thể lúc mới vào đời, lịch sự hơn cả người lịch sự. Tôi đọc được sự cảm động, thân mật, tin cẩn tôi trong đôi mắt, trong cử chỉ của Diễm.

Tôi ngồi xuống ghế, nh́n những thứ Diễm xếp lên mặt bàn. Vài quyển tiểu thuyết dịch của Remarque và Pearl Buck, hẳn là đọc để giết th́ giờ lúc đi đường xa xôi diệu vợi. 1 cái kính thời trang 2 màu, chiếc lược đồi mồi nhỏ, chiếc gương soi xinh xắn. Trên răng lược c̣n vương sợi tóc ngắn phất phơ bay.

Diễm đang ở trong pḥng tắm. Tôi nghe tiếng nước dội xối xả. Tôi giật ḿnh. Trời lạnh, không nước nóng. Diễm chịu sao nổi mà tắm. Tính lên tiếng hỏi, nhưng lại ngại vu vơ. Tôi đành im lặng. 1 lúc Diễm bước ra, run lập cập trong bộ Pyjama rộng. Chiếc áo khoác mỏng đong đưa trên đôi bờ vai.

Diễm lắp bắp:

- Em không ngờ ở đây lạnh thế

Tôi nói:

- Vậy mà cô dám tắm nước lạnh. Sao không nói tôi đun nước nóng …

Diễm cười cảm động:

- Tại em tưởng lạnh vừa vừa. Với lại đi cả buổi bụi đất, mệt nhọc làm em thèm tắm. Không tắm không chịu được.

Tôi cười, trêu:

- Con người sạch sẽ có khác. Tôi ở đây quen rồi mà c̣n lười tắm. Hồi mới đổi lên đây, có khi 3,4 ngày mới tắm lớn 1 lần.

Diễm kêu lên, vẻ ngạc nhiên:

- Khiếp. Em mà vậy sợ chịu không quen. Nhưng tắm lớn là sao hở anh ?

- À. Nghĩa là tắm thật sạch. Và lâu. Những hôm kia tắm chớp nhoáng, chà xà bông rồi dội sạch …

Diễm và tôi cùng cười thích thú. Sự xa cách giữa chúng tôi không có. Thân mật nhanh và đầy tin cậy. Tôi để ư mỗi lần Diễm cười lại có 1 lúm đồng tiền trên má trái nàng. Sự đặc biệt ấy càng làm Diễm thêm duyên.

Diễm ngồi xuống giường, hai tay vuốt ve trên mặt đệm:

- Ngồi đây kín gió ấm hơn.

Tôi đứng lên đưa nàng chiếc Field Jacket:

- Diễm khoác áo này, dầy hơn.

Diễm đỡ lấy, tự nhiên mặc vào. Trong 1 cử động làm ra vẻ vô t́nh – tôi biết Diễm đă thấy từ lúc mới đến - Diễm ngước lên giá sách đầu giường, hỏi tôi:

- Đây là chị ….phải không ?

Tôi nh́n Trang. Nàng vẫn cười với tôi, hồn nhiên và say đắm. Tôi thong thả:

- Không. Cô bạn gái của tôi.

- Ở đây hả anh ?

- Ở Saigon

Diễm quay lại ngó tôi, vẻ chăm chú:

- Vậy là anh chưa lập gia đ́nh ?

- Vâng

Diễm cười cười:

- Em ṭ ṃ, anh đừng chấp. Anh ở đây bao lâu rồi và có quen nhiều bạn gái ở đây không ?

Tôi tự nhiên, cảm thấy không cần dấu:

- Hai năm hơn rồi cô. Chẳng ai thèm quen tôi cả.

Tôi chợt nhớ đến Trúc, và những đứa con nàng:

- Chỉ có 1 bà … bạn

Tôi gật đầu:

- Góa phụ, vợ của 1 Sĩ quan pháo binh tử trận sau ngày tôi đến đây. Chúng tôi quen nhau v́ cùng gặp nhau ở 1 điểm. Yêu đời sống học tṛ.

Diễm vẫn giữ nụ cười trên môi:

- Các ông ở nơi xa mà hiền lành như anh thật hiếm.

- Có ǵ đâu

- Và thật khó tin.

- Cô nghi ngờ những điều tôi nói ?

Diễm rụt cổ, so vai:

- Em đâu dám hỗn. Nhưng mà em chỉ ….không tin lắm thôi.

Cô bé này láu lỉnh, đối đáp được ghê. Thằng Chinh hiền lành mà em nó tinh ranh thế này. Tôi vừa nghĩ vừa bước đến bên Trang, xoay nàng ngó vào phía tủ sắt sau lưng Diễm. Trang vẫn cười, nhưng chúng tôi không c̣n thấy nụ cười ấy.

- Em hỏi thăm về chị …của anh được không anh ?

Tôi bật lên tiếng cười lớn:

- Ǵ mà chị của anh ? Cô Trang, bạn tôi nhiều năm rồi. Chúng tôi rất thân nhau,
và chỉ có thế thôi.

- Không yêu ?

- Đó là 1 cách diễn tả mà. Chúng tôi mong sẽ có ngày đó.

- Sao anh không tiến tới ?

- Cô thấy đó !

Diễm xoay sang chuyện khác:

- Anh ở đây 1 ḿnh chắc buồn lắm ?

- Rồi cũng quen đi, bây giờ cũng thấy dễ chịu

- Anh đă về Saigon lần nào chưa ?

- Hai lần, năm ngoái. Năm nay, chưa.

- Sao thế anh ?

- T́nh h́nh không cho phép. Vả lại tôi bỗng muốn thử thách ḿnh …

Diễm nh́n nghiêng tôi:

- Thử thách ǵ ạ ?

- Xem ḿnh chịu đựng xa cách được bao lâu

- Cho đến lúc chịu không nổi th́ về ?

- Chính thế

- Anh đă nóng ḷng chưa ?

- Hơi hơi

Chúng tôi cùng cười. Tôi tiếp:

- Nhưng cô lên đây, tôi lại bỏ ư định về sớm

- Sao vậy ?

- Cô mang theo không khí Saigon, tôi bỗng thấy vui. Để dành lần về lùi lại tí nữa.

- Chứ không phải em làm anh nôn nóng thêm ?

Tôi mỉm cười, không đáp. Diễm cầm lược chải tóc. Nh́n h́nh ảnh đó, tôi bỗng liên tưởng đến 1 khung cảnh gia đ́nh đầm ấm và hạnh phúc. Tôi là tôi. Và Diễm là Trang. Tôi nói:

- Diễm sửa soạn nhé. Ḿnh đi ăn cơm.


o0o

 

Pages  1  2  3  Next