tinh" v́ cụ đă tận tâm với chức vụ trên
60 năm. Cụ mới về hưu được 2 năm nay. Cụ
ở thành Cônđôvê cách đây độ một giờ xe
lửa, tức là quê bác làm vườn nhà ta ngày
xưa ấy.
Cha tôi nói tiếp :
− Enricô ơi ! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
Rồi cả buổi chiều hôm ấy, cha tôi chỉ
nói đến chuyện cụ giáo Crôxetti. Cái tên
của thầy học "vỡ ḷng" đă làm sống lại
trong kư ức của cha tôi biết bao nhiêu
là kỷ niệm về thuở thiếu thời, kỷ niệm
của các bạn cũ và nhất là kỷ niệm của bà
cụ thân sinh ra cha tôi.
Cha tôi kể lại rằng:
− H́nh ảnh cụ giáo đáng tôn kính ấy vẫn
c̣n in trong óc ta. Khi ta học cụ độ 40
tuổi. Cụ người nhỏ nhắn, lưng hơi gù,
mắt sáng, không râu, tính hồn hậu và
thương yêu học tṛ như con. Sinh trưởng
ở một nhà nông. Cụ đă chịu bao nhiêu nỗi
thiếu thốn và đă tốn bao nhiêu công phu
mới thành được một vị giáo viên. Cha mẹ
ta rất yêu mến cụ và đăi cụ như một
người bạn thân trong nhà. Không hiểu sao
quê ở Tôrinô cụ lại về nghỉ ở Cônđôvê?
Gặp ta, chắc chắn cụ quên rồi, nhưng
không ngại, ta c̣n nhớ và nhận được cụ
40 năm ! 40 năm qua rồi ! Chóng thật
!... Mai ta sẽ đi thăm cụ.
Hôm sau, độ 9 giờ, chúng tôi đă ra ga
Xuxa. Cảnh xuân như vẽ. Chúng tôi qua
những cánh đồng xanh, tốt và những bờ
giậu đương hoa , mùi thơm ngào ngạt. Cha
tôi có vẻ khoan khái, vừa ngắm cảnh, vừa
nói với tôi:
− Ngoài cha ta th́ cụ giáo Crôxetti là
người yêu ta hơn hết và đă làm ơn cho ta
nhiều nhất. Ta không bao giờ quên được
những lời cụ khuyên và cả đến những câu
cụ quở, mặc dầu những câu ấy có khi làm
cho ta trở về phải phát khóc. Ta hăy c̣n
nh́n rơ những lúc cụ vào lớp, cụ tựa gậy
một góc, treo áo lên mắc rồi ngồi vào
bàn: hôm nào cũng như hôm nào chẳng sai.
Cụ là người điềm đạm, cẩn thận, chịu khó
và hết ḷng... buổi nào cụ cũng dạy đầy
đủ và cẩn thận như buổi ban đầu.
Ta c̣n nhớ những lúc cụ gọi ta :
− Bôttin ! Ngón tay trỏ quập vào quản
bút kia mà !
Xuống ga Cônđôvê, chúng tôi t́m nhà bác
làm vườn cũ nhưng chỉ có người vợ ở nhà.
Chị ta có cái cửa hàng nhỏ trong ngơ.
Lúc chúng tôi đến th́ chị đang bận trông
con. Gặp chủ cũ, chị mừng rỡ quá kể
chuyện rằng chồng chị sang thành Giênôva
làm thợ đă ba năm nay cũng sắp về và đứa
con gái đầu ḷng bị bệnh câm điếc đang
cho học tại trường Câm điếc ở Tôrinô.
Sau cùng chị chỉ giúp nhà cụ giáo
Crôxetti mà ở làng này không một ai
không biết.
Chúng tôi theo một con đường gồ ghề, hai
bên giậu hoa đương nở, để đến nhà cụ.
Cha tôi không nói chuyện nữa v́ măi ngẫm
nghĩ những truyện ngày xưa ; thỉnh
thoảng tôi lại thấy cha tôi mỉm cười
hoặc lắc đầu thở dài.
Th́nh ĺnh, cha tôi đứng dừng lại nói:
− Kia rồi ! Đích thị là cụ rồi ! May quá
!
Quả nhiên ở đằng xa, một cụ già lưng
c̣ng, râu bạc, đầu đội mũ nỉ, tay chống
gậy trúc, đang thủng thỉnh đi về phía
chúng tôi.
Cha tôi bước rảo và nhắc lại:
− Chính cụ !
Khi chúng tôi đến gần cụ th́ đứng dừng
lại. Cụ cũng không bước nữa và ngẩng
nh́n cha tôi. Cha tôi cất mũ hỏi:
− Xin cụ tha lỗi, có phải cụ là cụ giáo
Crôxetti không?
Cụ già đáp:
− Sao ngài lại biết tôi? Vâng, chính tôi
là Crôxetti.
Cha tôi cầm tay cụ và nói:
− Vậy xin cụ cho phép học tṛ cũ bắt tay
cụ. Tôi ở Tôrinô về thăm cụ.
− Tôi hân hạnh quá! Vậy ông học tôi vào
hồi nào ? Xin lỗi ông, ông cho tôi biết
tên.
Cha tôi xưng danh và nói đă học cụ năm
ấy năm nọ. Cụ cúi đầu nghĩ và nhắc đi
nhắc lại tên cha tôi đến 3, 4 lần. Bỗng
cụ sực nhớ ra, ngẩng lên hỏi :
− Anbertô Bottini có phải là con cụ kỹ
sư Bôttini ở phố La Côxôlata không?
Cha tôi giơ hai tay ra, nói :
− Thưa cụ, phải đấy !
− Quí hoá quá !
Cụ vừa nói vừa ôm lấy cha tôi. Xong cụ
nói tiếp :
− Mời ông về nhà tôi chơi.
Chúng tôi theo cụ về nhà. Một lát sau,
chúng tôi đến một cái vườn rộng, trong
có ngôi nhà hai gian. Cụ mở cửa gian đầu
mời chúng tôi vào một cái buồng chung
quanh quét vôi trắng. Góc pḥng kê một
cái sập trên có cái mền bọc vải kẻ xanh
và trắng, bên cạnh là cái bàn giấy có
ngăn chứa sách, giữa kê cái bàn con và 4
cái ghế tựa, trên tường treo một tấm bản
đồ cũ : đó là tất cả đồ đạc trong pḥng.
Chúng tôi ngồi. Cha tôi và cụ giáo nh́n
nhau một lúc, không nói ǵ.
Trong pḥng, nền lát gách vuông, mặt
trời rọi vào như một cái bàn cờ lớn. Cụ
đăm đăm nh́n xuống nghĩ ngợi rồi h́nh
như sực nhớ ra, cụ nói to:
− Anbertô ! Thôi ! Tôi nhớ ra rồi ! Bà
cụ thân sinh ra ông là người tử tế lắm.
Năm đầu ông ngồi bàn nhất bên trái, cạnh
cửa sổ.
Cụ nghĩ một lúc như để lục lại những kư
ức năm xưa, xong cụ lại nói:
− Ngày xưa ông là một cậu bé lanh lợi
lắm ! Năm thứ nh́, ông bị chứng yết hầu
suưt nguy, sau được lành mạnh, bà cụ lại
đưa ông ra trường, người trông hăy c̣n
c̣m gầy và đầu trùm một cái khăn vuông
to tướng. Từ bấy đến nay, đă 40 năm rồi,
phải không ? ... Nay ông lại có ḷng tốt
đến thăm thầy cũ thực là quí hoá ! Mấy
năm trước cũng có nhiều học tṛ cũ đến
thăm tôi, kẻ là Linh mục, người làm Đại
tá và nhiều người nữa đều có địa vị khá
cả.
Cụ giáo nhân hỏi cha tôi nay làm nghề
nghiệp ǵ, cha tôi đáp xong, cụ vui vẻ
nói to :
− Một chức nghiệp tự do (Theo bài "Chú
hề con" ông Anbertô là kư giả) có ích
cho quốc dân ! Tôi rất vui ḷng.
Xong cụ bùi ngùi nói:
− Đă đến gần một năm nay, tôi không được
tiếp ai cả. Có lẽ ông là người khách
cuối cùng của tôi, ông ạ.
Cha tôi vội nói :
− Cụ đừng nói thế. Trông cụ c̣n khoẻ
mạnh nhiều.
Giáo sư giơ bàn tay cho cha tôi xem và
nói :
− Ông không trông thấy tay tôi run à? Đó
là một triệu chứng dỡ... Tôi bị chứng
này đă ba năm, khi tôi c̣n đang dạy học.
Trước tôi tưởng không can ǵ, sau bệnh
ấy một ngày một tăng làm cho tay tôi
không thể viết được nữa. Tôi phải xin
nghỉ. Sau 60 năm vui trong cơi học, bỗng
dưng phải từ biệt nhà trường từ biệt học
tṛ và cả công việc, ḷng tôi không khỏi
đau đớn ngậm ngùi. Sau buổi học cuối
cùng, tất cả học tṛ theo về nhà tôi và
ăn mừng. Tuy nhiên tôi vẫn thấy buồn, v́
tôi nghĩ thế là cái đời của tôi đă tàn.
Năm ngoái bà giáo nhà tôi tạ thế, kế đến
đứa con một cũng qua đời. Hiện giờ tôi
chỉ c̣n hai đứa cháu gái thôi. Ruộng,
vườn không có, tôi sống với một số lương
hưu trí vài trăm lira, tần tiện cũng đủ.
Ngồi không thấy ngày dài quá. Cái thú
tiêu khiển độc nhất của tôi là cái thú
xem sách cũ, đọc học báo và các pho sách
truyện mà người ta biếu tôi. Đằng kia...
(Cụ trỏ vào ngăn sách trên bàn) ...đằng
kia đă xếp tất cả những kỷ niệm, những
quá khứ của đời. Ngoài những tập ấy ra,
tôi không c̣n có ǵ là của báu trên đời
này nữa.
Nghỉ một lúc, bỗng cụ vui vẻ bảo cha tôi
:
− Ông Anbertô ơi ! Ông có muốn tôi đem
lại cho ông một sự ngạc nhiên không?
Nói xong, cụ chạy lại bàn viết, mở ngăn
kéo ra, trong có vô số những buộc giấy
bên ngoài đánh ghi cẩn thận.
Cụ bới t́m một lúc lấy một buộc tháo ra
trở vài tờ rồi rút một mảnh giấy cũ ra
cho cha tôi. Đó là một "bài luận" của
cha tôi làm đă bốn mươi năm nay.
Trên đầu, tôi thấy mấy gịng chữ này:
"Anbertô Thứ hai, ngày 3 tháng 4 năm
1838
Luận
...."
Nhận ngay ra nét chữ nguệch ngoạc hồi
c̣n nhỏ, cha tôi cầm đọc và mỉm cười.
Đang xem, cha tôi bỗng dân dấn nước mắt.
Tôi hỏi tại sao th́ cha tôi ôm chặt tôi
vào ḷng và bảo:
− Con ơi ! Con hăy xem trang này. Con
nh́n kỹ những chữ L và T mà chính tay bà
nội con đă dạm lại cho ngay ngắn, ḍng
cuối cùng, hoàn toàn do tay bà viết v́
thuở ấy bà tập viết giống chữ ta để mỗi
khi ta mệt hay buồn ngủ không làm hết
bài th́ bà lại làm nốt cho ta. Mẹ ta
thực đă thương ta vô cùng !
Nói xong, cha tôi kính cẩn nâng trang
giấy lên miệng hôn.
Cụ giáo trỏ vào các buộc giấy c̣n lại
nói:
− Đó là những cuốn sổ tay của tôi. Mỗi
năm tôi lấy một bài của mỗi người học
tṛ cất đi, xếp thứ tự và đánh số. Đôi
khi trở ra xem lại : chỗ này một câu,
chỗ kia một câu th́ muôn điều lại hiển
hiện ra trong óc tôi và tựa hồ như sống
lại cuộc đời dĩ văng.
Ông Anbertô ơi ! Từ ngày tôi đi dạy đến
giờ, kể biết bao nhiêu học tṛ ! Nhắm
mắt lại, tôi nh́n thấy một đám đầu xanh
của trăm ngh́n đứa trẻ, lớp nọ kế tiếp
lớp kia. Trong số ấy, biết đâu lại không
có kẻ thành ra người thiên cổ rồi ! Tôi
nhớ dai nhất là những học tṛ tốt nhất
và những học tṛ xấu nhất, những người
đă làm cho tôi vui ḷng và những người
đă làm cho tôi buồn bực. Nhưng tôi bây
giờ cũng như người đă sang bên kia thế
giới rồi, tôi yêu tất cả, ai cũng như
ai.
Cha tôi mỉm cười hỏi cụ:
− C̣n tôi, ngày xưa có nghịch lắm không?
Thưa cụ !
− Về phần ông à ! Không, ngày ấy tuy có
nhỏ tuổi, nhưng ông đă tỏ ra một đứa trẻ
đứng đắn và có nết. Tôi c̣n nhớ bà cụ
nhà là người rất hiền hậu và yêu dấu ông
vô cùng... Thế nào? Ông bỏ cả công việc
để về thăm một nhà giáo thanh bần, tuổi
tác ?
− Thưa cụ nhắc đến mẹ tôi, tôi lại nhớ
đến buổi học đầu tiên của tôi. Mẹ tôi
dẫn tôi đến trường. Hôm ấy là lần thứ
nhất mà mẹ tôi phải dời tôi trong hai
tiếng đồng hộ và giao tôi trong tay
người lạ. Đối với mẹ tôi, việc đi học
coi như một việc ra đời, một bước đầu
trong những kỳ ly biệt liên tiếp nhau
sau này không thể tránh được và sẽ làm
cho mẹ tôi thương nhớ. Xă hội sẽ lôi kéo
con bà ra và không bao giờ giả lại
nguyên vẹn. V́ thế, mẹ tôi rất cảm động,
kêu xin với thày để thầy chăm chú cho.
Ra về, mẹ tôi c̣n nh́n qua khe cửa, mỉm
cười với tôi, hai mắt long lanh giọt lệ.
Cụ ra hiệu cho mẹ tôi về và có ư bảo mẹ
tôi cứ yên tâm. Cái nét mặt khoan từ
ấy,cái cử chỉ hoà nhă ấy, cái cảm t́nh
thân ái ấy đă ghi sâu vào trong cơi
ḷng, khiến tôi không bao giờ quên được.
Ngày nay, chính v́ mối kỷ niệm ấy mà tôi
phải dời Tôrinô lại đây để thưa với cụ,
sau một kỳ xa cách hơn 40 năm trời, rằng
:"Cảm ơn thầy đă dạy dỗ con !"
Cụ không nói ǵ chỉ lấy bàn tay run vuốt
ve đầu tôi và trán tôi.
Trong khi ấy, cha tôi đưa mắt nh́n bốn
bức tường trơn, chiếc giường gỗ tạp, một
miếng bánh tây để cạnh chai dầu ở bệ cửa
sổ, rồi có vẻ nghĩ ngợi .
− Sau 60 năm tận tuỵ với nghề, phải
chăng đó là tất cả những phần thưởng của
thầy ?
Gặp người cũ, xem chừng cụ hài ḷng lắm.
Cụ nói chuyện về gia đ́nh chúng tôi, về
các cụ giáo đồng thời và những bạn học
của cha tôi.
Cha tôi ngắt chuyện và ân cần mời cụ ra
thành phố Cônđôvê xơi cơm hiệu với chúng
tôi:
Cụ đáp :
− Cảm ơn ông, tôi không đi được.
Cha tôi liền cầm lấy hai tay cụ mời tha
thiết. Cụ nói :
− Tay tôi run thế này, ăn làm sao được.
Như thế sẽ là cái tội cho tôi và cho cả
mọi người nữa.
Cha tôi nói:
− Thưa thầy, lúc ăn, con sẽ hầu thầy,
không ngại.
Cụ bất đắc dĩ phải nhận lời, vừa đóng
cửa vừa nói:
− Ông Anbertô ơi ! Hôm nay thực là một
ngày vui vẻ cho tôi ! Tôi quả quyết với
ông rằng tôi sẽ ghi nhớ măi cho đến khi
tôi không c̣n sống nữa.
Cha tôi dắt cụ giáo theo đường cũ trở
ra.
Đến hàng cơm th́ vừa đúng 12 giờ. Chúng
tôi vào bàn.
Cụ giáo ngồi giữa cha tôi và tôi. Tiệc
ăn bắt đầu. Cụ giáo tay đă run lại bị
xúc động nên không thể lấy được đồ ăn.
Cha tôi cắt thịt, cắt bánh, và lấy muối
bỏ vào đĩa cho cụ. Uống rược, cụ phải
dùng cả hai tay cầm cốc mà vẫn c̣n run,
làm cho rượu đổ xuống áo gi lê. Cha tôi
đứng dậy cầm khăn chực lau, cụ gạt ra,
bảo:
− Không được. Tôi kiêng...
Rồi cụ cười và đọc một câu dài bằng
tiếng La Tinh.
Cuối bữa, cụ nâng cốc, trịnh trọng nói :
− Ông Anbertô thân quí của tôi ơi ! Tôi
uống cốc này để chúc cho ông cho các
cháu được mạnh giỏi và để tưởng niệm cụ
nhà !
Cha tôi liền bắt tay cụ và nói :
− Thưa thầy, cảm ơn thầy, con cũng xin
chúc thầy được trường thọ.
Ở cuối pḥng, chủ tiệm và người nhà xúm
xít đứng nh́n, h́nh như họ lấy làm sung
sướng thấy vị giáo sư thân yêu của họ
được ưu đăi.
Hai giờ, chúng ta ra ga. Cụ giáo tỏ ư
muốn tiễn chân. Cha tôi lại khoác tay
cụ, c̣n tôi th́ dắt tay cụ và vác gậy
cho cụ. Những khách qua đường đều đứng
lại trông v́ ở đây ai cũng biết cụ và
kính cụ như cha.
Qua một ngơ kia, nghe có tiếng trẻ con
đánh vần và đọc sách.
Cụ đứng lại, nét mặt rầu rầu, bảo cha
tôi :
− Ông Anbertô ơi ! Tôi buồn quá ! Nghe
tiếng trẻ học, tôi lại nhớ đến trường cũ
, nơi 60 năm ṛng, tôi đă quen bén thứ
âm nhạc bằng tiếng trẻ thơ ấy... Than ôi
! Bây giờ tôi không có gia đ́nh, tôi
không có học tṛ nữa !
Cha tôi đáp :
− Thưa thầy, xin lỗi thầy, có lẽ thầy
lầm rồi ! Thầy c̣n có biết bao nhiêu là
học tṛ hiện ở răi rác trong cơi đời này
! Chúng vẫn nhớ tới thầy cũng như con
không bao giờ quên được thầy.
Cụ già buồn rầu nói :
− Không, không. Tôi không có trường học
nữa. Tôi không có học tṛ nữa. Mà không
có học tṛ th́ tôi không có cái thú sống
ở đời !
− Thầy đừng nói thế. Giáo trạch của thầy
đă đầm thấm khắp nơi. Thầy đă hy sinh
đời thầy một cách rất cao thượng.
Cụ giáo không nói ǵ, gục đầu vào vai
cha tôi. Khi chúng tôi đến ga th́ xe lửa
sắp chạy. Cha tôi vội vàng hôn cụ và nói
:
− Thôi ! Chào thầy ở lại, con về.
Cụ nắm tay cha tôi ép vào ngực cụ, dân
dấn nước mắt nói :
− Thầy chào con và cảm ơn con.
Trước khi lên xe, cha tôi đỡ lấy cái gậy
trúc của cụ đưa cái gậy cán bạc có khắc
tên tắt của cha tôi cho cụ và nói :
− Xin thầy giữ lấy cái gậy này gọi là
chút kỷ niệm của người học tṛ cũ.
Cụ không chịu nhận, nhưng cha tôi đă
nhảy lên xe và quay ra nói :
− Kính thầy ở lại.
Cụ đáp :
− Con ơi đi đường thận trọng nhé ! Ta
cầu trời phù hộ cho con đă có ḷng quí
hoá đối với thầy cũ.
Cha tôi cảm động. Chào cụ lần nữa.
− Thôi ! Lạy thầy ! Con mong lại có ngày
được gặp thầy !
Xe chuyển bánh chúng tôi trông thấy cụ
lắc đầu như có ư bảo :
− Thầy tṛ ta, có lẽ không bao giờ gặp
nhau nữa !
Cha tôi thấy vậy liền nói thêm :
− Xin thầy đừng ngại, thầy tṛ ta c̣n
nhiều dịp gặp nhau.
Xe chạy, cụ giơ bàn tay run lên để chào
và để trả lời.
45.- Kỳ dưỡng bệnh
Thứ năm, ngày 20
Nào ai biết trước được rằng sau cuộc lữ
hành vui vẻ kể trên, bỗng dưng tôi bị
cầm giữ ở trong nhà mất mươi hôm không
trông thấy trời đất chi cả. Toi vừa bị
bệnh thoát chết ! Mẹ tôi thất vọng, đă
bưng mặt khóc, cha tôi nh́n tôi có vẻ
xót thương, các em tôi không dám nói to.
Thầy thuốc ngồi luôn bên cạnh tôi nói
những câu ǵ tôi không nhớ. Tôi thực chỉ
c̣n việc vĩnh quyết mọi người.
Ba, bốn hôm qua, tôi không nhớ rơ, chỉ
biết tôi đă qua một giấc mộng tối tăm và
lộn xộn.
H́nh như cô giáo lớp đồng ấu có đến cạnh
giường tôi, tay cầm mùi soa che miệng,
nín ho. Tôi lại nhớ láng máng rằng thầy
giáo tôi đă cúi xuống hôn tôi, râu đâm
vào cả vào má. Tôi lại trông thấy nhởn
nhơ như ở trong đám sương mù :nào đầu đỏ
của anh Crôtxi, nào tóc vàn của anh
Đêrôtxi, nào bộ áo thâm của cậu học tṛ
xứ Calabrya. Sau cùng, anh Garônê đă đem
cho tôi một quả quít c̣n cả lá rồi anh
trốn thẳng v́ mẹ anh ở nhà cũng ốm nặng.
Như ngủ một giấc đại dài, hôm nay tôi đă
tỉnh thức và biết rằng tôi đă thoát nguy
v́ tôi thấy cha mẹ tôi tươi cười, em
Xilvya ca hát vang nhà.
Hôm nay tôi đă khá nhiều ! Chú "phó nề"
vừa đến thăm tôi. Chú đă làm tôi bật ra
tiếng cười thứ nhất bằng cái "mơm thỏ"
của chú nhăn ra ! Anh Côretti cũng đến,
anh Garôphi cũng đến. Hôm qua, anh
Prêcôtxi lại thăm gặp lúc tôi ngủ, anh
sẻ hôn tay tôi rồi lui ra. Lúc dậy tôi
thấy vết than đen in vào tay áo, tôi rất
lấy làm sung sướng và biết ngay là
Prêcôtxi đă đến thăm tôi.
Trong khoảng có mươi hôm mà cây lá đă
xanh tốt khác thường ! Cha tôi bế tôi ra
cửa sổ, nh́n thấy trẻ con cắp sách đi
học, tôi thèm quá !
Trong mấy hôm nữa, tôi cũng sẽ được đi
học, sẽ được trông thấy thầy tôi, bạn
tôi, lớp tôi, ghế tôi, thấy vường và
thấy phố. Tôi sẽ biết những sự đă xảy ra
trong khi tôi ốm. Tôi sẽ lại được cầm
đến sách, vở bỏ xó bấy lâu. Nghỉ học mới
có mươi hôm mà tôi tưởng tượng như là
một năm chưa được trông thấy nhà trường.
Thương hại cho mẹ tôi, lo lắng quá sinh
ra xanh xao gầy yếu ! Thương hại cho cha
tôi ra vào mệt nhọc ! Cảm ḷng cho chúng
bạn đă nhớ và đến thăm tôi ! Tôi lại
nghĩ đến ngày phải "chia tay" các bạn mà
tôi buồn. Chúng tôi c̣n được xum họp
cùng nhau một năm nữa. Sang năm, học hết
bậc, nhiều bạn như Garônê, Prêcôtxi và
Côretti sẽ thôi học. Thế là anh em phải
xa nhau. Tôi có cái tưởng tượng : một
ngày kia rủi mà tôi lại bị đau, có lẽ
anh em sẽ không biết mà đến thăm tôi.
Thiệt tḥi thay những khi phải "xa cách"
các bạn thân yêu !
46.- Bạn ta là thợ
Thứ hai, ngày 24
Enricô ơi ! Như thế sao lại gọi là "xa
cách" ? "Xa cách" hay không là ở như
ḷng con. Sau khi tốt nghiệp lớp bốn con
sẽ lên trường Trung học (1) Bạn con
nhiều người sẽ ra làm thợ, nhưng các con
sẽ cùng ở một tỉnh với nhau trong nhiều
năm nữa, như thế sao lại không có dịp
gặp nhau ? Khi con lên trường tiểu học
rồi, những ngày nghỉ, con sẽ t́m bạn con
trong cửa hàng hay xưởng thợ, con sẽ lấy
làm thú vị trông thấy bạn học con đă ra
người lớn, đă làm được việc. Đi lại với
bạn luôn, con sẽ học thêm được nhiều
điều bổ ích về nghệ thuật, về xă hội
công nhân, về xứ sở của con mà ngoài bạn
con ra không ai có thể chỉ dẫn cho con
hơn được. Con nên nhớ rằng lúc bé, con
không có t́nh thân ái vói bạn đồng học
th́ khi lớn lên con sẽ khó ḷng t́m được
những bạn giống thế ở ngoài lớp con học
ngày xưa. Như thế, con sẽ chỉ sống trong
một giai cấp xă hội cũng như một người
chỉ chuyên đọc một quyển sách, như thế,
đời con sẽ buồn tẻ, kiến văn sẽ hẹp ḥi.
Con nên giữ t́nh hữu ái với các bạn con
ngay từ bây giờ th́ sau này dù có kẻ bắc
người nam, tâm t́nh ấy sẽ không v́ thế
mà phai nhạt. Con phải biết rằng : người
thượng lưu ví như sĩ quan mà thợ thuyền
ví như binh lính. Trong xă hội cũng như
trong quân gia, người lính cũng đáng quí
trọng như ông quan v́ các giá trị con
người là ở việc làm chứ không hải ở
lương bổng : ở tài năng chú không phải ở
giai cấp. Con phải biết yêu mến và quí
trọng những con thợ thuyền tức là những
con binh lính trong đạo quân "cần lao" !
Con phải tôn kính chúng v́ cha mẹ chúng
đă chịu bao nhiêu nỗi khó nhọc bao nhiêu
sự hy sinh. Con hăy yêu Garônê, Côretti,
Prêcôtxi và cậu phó nề v́ trong ḷng
ngực thợ thuyền của chúng đă ẩn những
trái tim vàng. Con phải thề rằng sau này
dù số phận có đổi thay, con phải giữ
vững mối tính hữu ái thuở anh niên. Và
40 năm sau, nếu con qua một ga xe lửa
kia lại gặp bạn cũ, như Garônê chẳng
hạn, trong bộ áo nhọ đen của người tài
xế, th́ ặc dầu lúc ấy con là một vị
thượng thư, cha chắc rằng con sẽ nhảy
lên tàu hôn bạn không e lệ ǵ.
Cha con.
THÁNG TƯ
47.- Bà mẹ anh GARÔNÊ
Thứ sáu, ngày 28
Tôi đă khỏi hẳn và đi học được. Sáng qua
tôi vừa ra trường th́ được ngay một tin
buồn. Đă hơn tuần lễ nay, anh Garônê
không đi học, v́ mẹ anh ốm nặng. Mẹ anh
đă mất hôm thứ tư. Học tṛ vào lớp đông,
thầy giáo bảo chúng tôi :
− Cái tai hoạ to lớn nhất đời của một
đứa trẻ, vừa mới xảy ra cho anh Garônê :
anh đă mất mẹ. Ngày mai, Garônê sẽ đi
học, vậy thầy khuyên các con nên kính
trọng sự khổ thống của Garônê. Khi
Garônê đến trường, các con nên hỏi han
một cách ân cần, nhất là phải đứng đắn,
đừng cười, đứng nói chơi. Thế mới gọi là
người biết lễ.
Sáng nay, chúng tôi vào học được một lúc
th́ quả nhiên, anh Garônê đến. Thấy anh
xanh xao, mắt đỏ, chân bước không vững,
tôi thương tâm quá. Anh trông như người
ốm mới dậy, nhiều người không nhận ra,
anh ăn mặc toàn đồ thâm, ai trông thấy
thế cũng động ḷng...
Đến cổng trường, nh́n thấy chỗ mẹ anh
đứng đón anh mọi khi, vào trong lớp,
trông thấy cái bàn mà mới đây mẹ anh cúi
xuống dặn ḍ anh trước khi làm bài thi,
anh lại nức nở khóc.
Cả lớp im lặng như tờ.
Ông Perbôni kéo tay, ôm anh vào ḷng và
bảo anh :
− Con ơi ! Cứ khóc, khóc đi, nhưng con
phải cố can đảm mới được. Mẹ con tuy
không có ở trên đời này nữa, nhưng mẹ
con vẫn trông thấy con, vẫn sống bên
ḿnh con và một ngày kia, con sẽ lại
trông thấy mẹ con v́ con có một tâm hồn
tử tế và thành thực như mẹ con. Can đảm
lên con ạ !
Nói xong, thầy theo anh về ghế, cạnh chỗ
tôi. Anh mở sách ra, trúng ngay bài có
bức vẽ "người mẹ dắt con" anh lại gục
đầu xuống bàn, âm thầm khóc...
Thầy giáo ra hiệu cho chúng tôi để mặc
anh, buổi học bắt đầu..
Tôi muốn an ủi anh một vài câu, nhưng
không biết nói thế nào, tôi liền vỗ vai
anh và nói nhỏ :
− Anh Garônê ơi ! đừng khóc nữa !
Anh không trả lời và cũng không ngẩng
đầu lên, chỉ đưa tay nắm chặt lấy tay
tôi.
Lúc tan học, không ai dám nói chuyện với
cậu bé đáng thương ấy, mọi người đều
lượn quanh cậu im lặng và kính cẩn.
Trông thấy mẹ tôi ở cửa trường, tôi chạy
ra ôm lấy mẹ tôi th́ mẹ tôi gạt tôi ra.
Tôi chưa hiểu tại sao th́ thấy anh
Garônê nh́n tôi bằng đôi mắt rầu rầu,
h́nh như muốn bảo tôi :
− Anh cùng về với mẹ anh. C̣n tôi, từ
nay phải thui thủi một ḿnh ! Anh c̣n mẹ
! Tôi mất mẹ !
Lúc đó tôi mới hiểu tại sao mẹ tôi lại
gạt tôi ra và tôi đi một ḿnh không để
mẹ tôi dắt tay nữa.
48.- Ḷng nghĩa hiệp
(Truyện đọc hàng tháng)
Trưa nay, thầy giáo đă dẫn chúng tôi ra
dinh ông quận trưởng để dự lễ gắn "Công
dân giá trị bội tinh" cho một cậu bé đă
cứu bạn thoát chết đuối ở sông Pô.
Một lá cờ tam tài lớn bay phất phới ở
bao lơn công thự.
Chúng tôi vào sân, trong ấy đă có đông
người. Trong cùng tôi trông thấy một cái
bàn kê ở giữa phủ thảm đỏ, đằng sau có
một dăy ghế bành thiếp vàng là chỗ ông
Quận trưởng và các ông hội viên ngồi.
Ngoài sân, một bên là toán lính đứng
bồng súng, một bên là phường nhạc. Học
tṛ và thầy giáo các trường đều có mặt.
Ngoài ra lại có một số đông các bà, các
ông, các sĩ quan, những dân quê và trẻ
con đứng quây quần tựa hồ như trong một
rạp hát lớn vậy.
Bỗng dưng có tiếng vỗ tay nổi ran từ
ngoài cửa vào trong sân. Tôi kiễng chân
lên xem thấy mọi người giạt ra nhường
lối cho một người đàn bà và một người
đàn ông dắt tay một cậu bé tiến vào. Cậu
bé ấy là người đă cứu bạn.
Người đàn ông kia là cha cậu, làm thợ
nề, ăn mặc như ngày Tết ; người đàn bà
mẹ cậu, người nhỏ nhắn vận áo chùng thâm
; c̣n cậu bé, da trắng tóc vàng, mặc áo
màu tro.
Trông thấy đông người và nghe tiếng vỗ
tay rầm rập cả ba đều bối rối, không
bước được nữa và không dám nh́n ai. Một
viên thừa phát lại (1) phải chạy đến dẫn
vào. Cha mẹ cậu đứng nghiêm chỉnh mắt
nh́n vào bàn. Cậu bé đứng cạnh, mũ cầm
tay.
Bỗng có tiếng hô lớn :
− Nghiêm !
Hai hàng lính vừa đứng chỉnh tề th́ ông
Quận trưởng ngang lưng thắt dải tam tài,
đi vào, có nhiều quan chức khác theo
sau. Ngài đứng trước bàn, các quân tuỳ
tùng theo ngôi thứ đứng hai bên. Phường
nhạc cử hết bài, ông Quận trưởng ra
hiệu, mọi người im lặng.
Ngài bắt đầu nói. Đoạn đầu tôi không
nghe rơ, nhưng đoán là ngài kể lại việc
làm của cậu bé.
Dần dần ngài cất cao giọng, những người
ở ngoài sân đều nghe rơ, ngài nói :
...Đứng trên bờ, trông thấy bạn nhấp nhô
theo sóng, sắp làm mồi cho Thuỷ thần,
cậu vội vứt quần áo chạy xuống. Người ta
kêu :"Sâu đấy ! Xuống th́ chết !". Cậu
không trả lời. Người ta giữ cậu lại, cậu
đẩy mọi người ra. Người ta gọi giật lại,
cậu đă nhảy xuống nước rồi. Sông to sóng
cả, nguy hiểm vô cùng ! Người lớn trông
thấy cũng phải sờn ḷng thế mà cậu đem
hết sức tấm thân thể bé nhỏ để phấn đấu
với tử thần. Cậu bơi theo và nắm kịp nạn
nhân bấy giờ đă đuối sức và đành cho
ngọn nước cuốn đi. Cậu một tay cắp lấy
nạn nhân giơ lên, một tay hăng hái bơi
vào. Nước ngược sóng to ! Nhiều lần cậu
đă bị ch́m rồi lại cố ngoi lên được. Sau
bao nhiêu phút hồi hộp và lo lắng của
những kẻ đứng trông cậu kéo được nạn
nhân vào bờ. Rồi cậu lại hiệp lực cùng
mọi người để cứu chữa, không bao lâu nạn
nhân được hồi tỉnh.
Xong, cậu im lặng và một ḿnh thủng
thỉnh về nhà.
Thưa các ngài, cái hào khí của con người
ta bao giờ cũng đẹp và đáng kính ; nhưng
cái hào khí ấy ở một đứa trẻ chưa có óc
hiếu danh hay vụ lợi, ở một đứa trẻ sức
yếu mà gan to, ở một đứa trẻ chưa phải
bó buộc làm những bổn phận quá cao ấy, ở
một đứa trẻ nếu có chỉ hiếu nghĩa vụ
phải hy sinh và không đủ sức thực hành
cũng đă đủ khiến ta đáng quí, đáng khen,
cái hào khí ở một đứa trẻ như thế, thực
là tuyệt đỉnh ! Thưa các ngài ! Tôi
không nói thêm ǵ nữa, v́ đối với một
việc lớn lao như vậy, bao nhiêu lời khen
cũng là thừa.
Cái người có hành động anh hùng ấy, cái
người có ḷng nghĩa hiệp ấy, thưa các
ngài, đây ! Hỡi các binh sĩ ! Các người
hăy chào y như một người em. Hỡi các bà
mẹ ! Các bà hăy cầu phúc cho y như một
người con. Hỡi các học sinh ! Các con
hăy nhớ lấy tên y, hăy ghi lấy cái nghĩa
cử ấy vào tim , óc các con.
Con ơi, đứng gần lại đây ! Khâm phụng
hoàng đế nước Ư, ta trao cho con tấm
"Công dân giá trị" này !
Tiếng hoan hô vang động một khu trời.
Ông Quận trưởng cầm tấm bội tinh trên
bàn đính vào ngực cậu bé, xong hôn cậu
ba, bốn lần.
Sau khi bắt tay cha cậu và mẹ cậu, ông
Quận trưởng cầm đạo sắc lệnh về huy
chương ấy trao cho mẹ cậu và quay lại
nói với cậu :
− Ta mong rằng cái ngày rất vẻ vang cho
con, cái ngày rất sung sướng cho cha mẹ
con này sẽ duy tŕ con trên con đường
đạo đức và danh dự măi măi. Chào con !
Nói xong, ông Quận trưởng trở ra giữa
những tiếng kèn hùng tráng. Ai cũng
tưởng đến đây là hết. Hốt nhiên, đám
công chúng ở ngoài rẽ ra mở lối cho một
cậu bé độ 8, 9 tuổi chạy vào ôm lấy cậu
bé vừa được Bội tinh.
Tiếng vỗ tay và tiếng reo lại nổi lên
khắp sân. Mọi người đều hiểu dó là cậu
bé bị nạn vào cảm ơn người đă cứu ḿnh.
Khi hai cậu dắt nhau ra, một trận mưa
hoa ở bao lơn rơi xuống như trăm ngh́n
con bướm bay mừng !
49.- Hy sinh
Thứ hai, mồng 9
Hôm qua tôi đang măi chép bài th́ em
Xylvia rón rén vào bảo tôi rằng :
− Anh lại buồng mẹ với em. Sáng nay, em
nghe thấy cha nói chuyện với mẹ. H́nh
như có một sự ǵ quan trọng và không hay
cho cha. Cha ra vẻ thất vọng, mẹ đem lời
an ủi. Như thế có lẽ nhà ta đến lúc
xuống rồi ! Anh ạ. Cha mẹ ta sẽ hết
tiền. Bổn phận ta là phải hy sinh đê
giúp đỡ cha mẹ, phải không anh? Nếu anh
vui ḷng em sẽ thưa với mẹ .Vậy anh có
đồng ư với em không ?
Tôi bằng ḷng.
Em Xylvia dắt tôi vào pḥng mẹ tôi. Lúc
ấy mẹ tôi đang ngồi khâu, vẻ tư lự.
Chúng tôi chạy vào ngồi cạnh mẹ tôi. Em
tôi nói luôn :
− Mẹ ơi , chúng con có chuyện muốn thưa
với mẹ.
Mẹ tôi lấy làm ngạc nhiên, ngẩng nh́n
chúng tôi.
Em tôi nói :
− Thưa mẹ, có phải cha con đang đứng vào
trong cảnh thất bại không ?
Mẹ tôi đỏ mặt nói :
− Con nói ǵ thế ? Không phải đâu. Ai
bảo con thế ? Tại sao con biết ?
Xylvia nói giọng quả quyết :
− Chả ai bảo con. Con biết rồi... Mẹ ơi,
về phần chúng con, chúng con muốn hy
sinh đôi chút. Mẹ hứa cuối tháng sẽ mua
cho con cái quạt và cho anh Enricô hộp
thuốc vẽ. Bây giờ chúng con không thích
nữa. Chúng con không muốn cha mẹ phải
tiêu nhiều mẹ ạ.
Mẹ tôi định nói th́ Xylvia lại tiếp luôn
:
− Anh Enricô và con đă quyết rồi. Cha
chúng con c̣n chưa kiếm ra tiền th́
chúng con c̣n phải tằn tiện. Chúng con
xin nhịn ăn sáng và ăn tráng miệng. Như
thế sẽ đỡ ít tiền chợ. Và nếu c̣n phải
dè sẻn các thứ khác nữa như quần áo,
giày dép, chúng con cũng xin vui ḷng.
Những đồ chơi của chúng con đem bán đi
cũng được ít tiền. Rồi con sẽ làm con
sen cho mẹ, con sẽ khâu giúp mẹ. Mẹ muốn
sai bảo việc ǵ, con xin làm tất... Miễn
là mẹ và cha khỏi phải lo nghĩ và được
yên ḷng...
Em tôi nói xong, mẹ tôi vừa cười vừa
khóc, hôn chúng tôi và bảo rằng :
− Các con nghe lầm đấy. Nhờ trời, nhà ta
chưa đến nỗi phải sa sút như các con
tưởng. Mẹ cám ơn các con đă nghĩ và
thương đến cha mẹ.
Tối đến, mẹ tôi đem chuyện nói lại với
cha tôi. Nhưng người cha đáng thương của
chúng tôi chẳng nói chẳng rằng.
Chúng tôi c̣n đang phân vân trong dạ th́
bỗng sáng nay chúng tôi được một sự ngạc
nhiên và vui sướng quá chừng là em
Xylvia thấy ở dưới khăn ăn cái quạt mới
và tôi, một hộp thuốc vẽ 12 màu !
50.- Một vụ hoả tai
(Vụ hoả tai này đă xảy ra tại thành
Tôrinô trong đêm hôm 27 tháng giêng năm
1880)
Chủ nhật, ngày 14
Sáng nay, trong khi đang ngồi bàn viết
t́m một đầu đề về bài luận tự do mà thầy
giáo bảo làm hôm trước, chợt có hai
người lính cứu hoả xin phép cha tôi vào
xem bếp và ḷ sưởi v́ họ trông thấy ngọn
lửa trên ống khói (1) và không biết lửa
tự nhà nào phát ra. Cha tôi bảo họ cứ
vào mặc dầu lúc ấy bếp nhà tôi tắt cả.
Họ xem xét các buồng và áp tai vào tường
nghe những ống dẫn hơi của các nhà bên
cạnh đi qua đấy xem có lửa hay không.
Cha tôi bảo tôi rằng :
− Enricô ơi ! Đó là một đầu đề bài luận
: "đội lính cứu hoả". Hai năm trước đây,
ta đă có dịp xem họ làm việc. Con hăy
viết theo lời ta kể lại.
Nửa đêm hôm ấy, ta đi xem hát ở rạp
Balbô về đến phố La-Mă, bỗng thấy lửa
sáng rực trời và một đám đông người đang
chạy. Một nhà ở cuối phố đang cháy !
Khói và lửa ở những cửa sổ trên mái bốc
lên ngùn ngụt. Đàn ông đàn bà chạy ra
bao lơn rồi lại chạy vào, tiếng kêu khóc
inh ỏi một góc trời. Công chúng kêu gào
:
− Có ai vào cứu người ta không ? Họ chết
cháy cả bây giờ. Các ông đội cứu hoả ơi
! Các ông đội cứu hoả ơi !
Ngay lúc ấy, 4 người lính cứu hoả vừa
tới, chạy thẳng vào đám cháy. Đồng thời,
một cảnh tượng rùng rợn hiện ra ở trên
gác thứ ba : Một người đàn bà bị ngọn
lửa dồn ra bao lơn, không có lối xuống,
gào khóc mất cả tiếng mà chưa ai t́m
cách ǵ cứu được.
Những người lính cứu hoả đă vào trong
rồi nhưng không sao lên được tầng thứ ba
v́ những xà nhà đổ xuống nghe như tiếng
sấm mà khói lửa lấp hết cả lối vào. Họ
liền chạy ra chỗ đầu nhà chưa cháy, phá
mái, ḍng day leo xuống...
Gió to ngọn lửa càng lan ! Người đàn bà
cháy sém cả mặt, chỉ c̣n chút nữa là bị
thiêu sống và rơi xuống đất. Bỗng người
ta thấy viên đội cứu hoả mặt đen thủi ở
trong đám khói lửa hiện ra đỡ lấy người
đàn bà khốn khổ ấy và trao cho một người
lính khác vừa áp thang leo tới.
Người ta đang hồi hộp lo cho số mệnh ba
người lính đă cùng viên đội xông vào đám
cháy lúc đầu, măi không thấy ra, th́nh
ĺnh thấy cửa sổ ở tầng thứ nh́ tung ra,
người ta vội mang thang lại th́ mấy
người lính ấy liền chuyền tay nhau ôm
những nạn nhân ra và trao cho người lính
khác đứng đón ở cầu thang : một đứa con
gái, hai đứa con trai, một người đàn bà,
một ông lăo. Những người này đều được vô
sự.
Mặc dầu ngọn lửa lem lém bên ḿnh, viên
đội cứu hoả , người đă trèo lên đầu
tiên, đứng lại cho mọi người xuống hết
để xuống cuối cùng.
Công chúng đều ngợi khen tất cả những
người lính can đảm vừa xuống. Nhưng đến
lượt viên đội là kẻ xung phong của đội,
là người đă vào sinh ra tử để làm gương
cho bạn đồng đội, là người sẽ phải chết
theo nếu một người trong bọn lỡ thiệt
mạng , vừa để chân xuống đất, thảy đều
ḥ reo nhiệt liệt và giơ tay chào một
cách kính cẩn và biết ơn.
Rồi chỉ trong giây lát, cái tên Rôbinô
xưa nay chẳng ai biết đến , đă truyền
khắp cửa miệng.
Con ơi như thế gọi là can đảm đấy ! Đă
gọi là can đảm th́ không bao giờ suy
luận, không bao giờ nghĩ ngợi, đi luôn
đến chỗ có tiếng thất vọng kêu gào !
Hôm nào rỗi, cha sẽ đưa con đi xem đội
cứu hoả diễn tập và chỉ cho con viên đội
Rôbinô. Chắc con sẽ thích...
− A ! May quá ! Ông đội Rôbinô đây rồi !
Tôi ngoảnh lại th́ hai người lính cứu
hoả vào bếp ban năy đang trở ra và đi
trong sân.
Cha tôi chỉ vào người bé nhất đeo lon
vàng, bảo tôi :
− Con ra bắt tay ông đội Rôbinô đi !
Ông đội dừng lại, tươi cười đưa tay cho
tôi bắt, xong chào cha tôi rồi ra.
Cha tôi nói thêm :
− Con nên nhớ rằng : trong đời con, con
sẽ bắt tay trăm, ngh́n người, nhưng cha
quả quyết rằng trong trăm, ngh́n bàn tay
ấy hồ dễ con đă kiếm được lấy mười bàn
tay có giá trị như bàn tay can đảm của
viên đội cứu hoả vừa ra.
51.- Quê người t́m mẹ
(Truyện đọc hàng tháng)
Cách đây vài năm có một đứa bé 13 tuổi
là con một người thợ đă mạo hiểm đi một
ḿnh từ thành Giênôva sang Mỹ Châu để
t́m mẹ.
Tên cậu là Marcô. Nhà cậu nghèo. Cha làm
thợ kiếm không đủ ăn nên mẹ cậu phải đi
ở cho một nhà ở thành Buênox Airex, thủ
phủ nước cộng hoà Arhentina ở Nam Mỹ
Châu. Sở dĩ mẹ cậu phải đi xa như thế là
v́ ở bên ấy những người làm được trả
công cao.
Tại thành Buênox Arex, cha cậu có một
người em họ mở hiệu buôn, nên tin tức cứ
do người này nhận và gửi giúp.
Năm thứ hai, ở nhà chỉ nhận được một lá
thư nói bà bị bệnh rồi thôi không tiếp
được tin ǵ khác nữa. Cha cậu viết thư
hỏi người em họ, đợi măi không thấy trả
lời. Cha cậu liền viết thẳng cho người
chủ nhà, thơ bị trả lại v́ đề sai địa
chỉ. Sốt ruột, cha cậu làm đơn nhờ toà
Lănh sự Italia ở đấy điều tra giúp nhưng
cũng vô hiệu v́ có lẽ mẹ cậu tưởng nghề
đi ở là hèn nên đă giấu tên để khỏi
phương hại đến gia đ́nh.
Thấy cha buồn rầu, Marco quả quyết xin
cha cho phép sang Nam Mỹ t́m mẹ. Cha cậu
đang phân vân, may sao lại có người bà
con quen với một viên quan Ba tàu thuỷ
xin cho cậu được vé hạng ba không mất
tiền nên ư định của cậu được thực hiện
ngay.
Một buổi chiều đẹp về tháng tư, cha cậu
đưa cậu xuống tàu.
Mất 27 ngày lênh đênh trên mặt bể, cậu
âm thầm chịu bao nhiêu nỗi khổ tâm :
phần nhớ nhà, phần lo mẹ có khi đă qua
đời, phần bị say sóng lắm khi tưởng đến
phải bỏ thân trong bể cả. Một buổi rạng
đông tháng năm, tàu cập bến Buênox Airex
, trên sông Laplata .
Sau khi từ biệt người bạn đồng hành là
một ông già người xứ Lombar, cậu xách
va-li lên bộ thẳng đường vào thành phố.
Cậu hỏi thăm măi mới t́m được phố Lox
Artex là nơi người chú họ tên là Mêrelli
ở đấy. Đến số nhà 171 hỏi thăm th́ có
một người đàn bà trả lời bằng tiếng
Italia :
− Ông Mêrelli đă mất một vài tháng nay.
Cửa hàng bán lại cho tôi rồi !
Được tin như sét đánh bên tai, cậu xám
mặt lại hỏi :
− Ông Mêrelli quen với mẹ tôi. Mẹ tôi ở
cho ông Mêkinêx tỉnh này. Vậy bà có biết
nhà, xin làm ơn chỉ giúp. Tôi đi từ nước
Italia sang đây chỉ có việc t́m mẹ tôi.
Bà chủ động mối thương tâm, liền gọi
thằng nhỏ vẫn chạy giấy cho ông Mêrelli
ra hỏi, nó biết ngay và vui ḷng dẫn cậu
lại nhà ông Mêkinêx cách đấy không xa.
Đến nơi, cậu giật chuông, một người con
gái ra mở cửa. Cậu hỏi, người con gái ấy
trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha :
− Nhà ông ấy đă dọn về Corđôva rồi.
− Thành Corđôva ở đâu, thưa cô ? Người
vú già người Italia , mẹ tôi đó, có đi
theo không ?
Người con gái chạy vào gọi cha. Một ông
to lớn, râu đen ra hỏi đầu đuôi. Thấy
vậy, ông thương t́nh mời cậu vào nhà,
cấp cho ít tiền và viết một phong thư
giới thiệu cậu với một người bạn ở tỉnh
Larôxarioo và gửi cậu đến Corđôva. Vị ân
nhân ở Labôca lại cho cậu một tấm thiếp
để đưa cho một người bạn thân ở thành
Rôrioo. Sau 3 ngày và 4 đêm đi thuyền
trên sông Parana cậu tới thành phố
Rôrioo vào một buổi sáng. Thành phố này
ở ngay bờ sông, những bóng lâu đài tráng
lệ phản chiếu xuống mặt sông coi rất
ngoạn mục. Vào thành phố Rôrio, cậu có
cảm giác như là lộn lại các thành phố
khác mà cậu đă qua v́ trước mặt vẫn thấy
những phố dài dằng dặc, thẳng băng và
chia các ngả trong một khoảng đất phẳng
phiu, hai bên vẫn thấy nhà cửa trắng
thấp và diêm dúa như những hoa trang
trên băi bể, trên đầu vẫn thấy những dây
điện báo chằng chịt như màng nhện.
Cậu t́m được đến vị cứu tinh ghi trong
tấm thiếp, vào hỏi th́ người quản gia
đáp :
− Ông chủ và cả gia quyến vừa mới về quê
ở Buênox Airex rồi.
Cậu thất vọng kêu :
− Chết chửa ! Tôi làm thế nào bây giờ ?
Tôi một thân một ḿnh đến đây, cần gặp
ông chủ để người giúp cho một việc...
Người quản gia sừng sộ :
− Đă bảo đi vắng ! Giúp cái ǵ ? Ở đây
đă thừa dân Italia lắm rồi ! Mày trở về
nước Italia mà xin ăn.
Cậu cực nhục vô cùng, xách vali trở ra,
óc rối bời bời.
Biết làm thế nào bây giờ ? Từ Rôxario
đến Corđôva c̣n cách một ngày xe lửa nữa
mà trong túi chỉ c̣n có vài lira.
Buồn và mệt, cậu đặt cái vali xuống hè,
ngồi lên, lưng dựa vào tường, hai tay
bưng mặt...
Chợt có người đến vỗ vai hỏi bằng tiếng
Italia :
− Ngồi làm ǵ đây ?
Cậu ngẩng nh́n th́ ra ông lăo đồng hương
đă cùng đi với cậu một chuyến tàu.
Cậu kể hết sự t́nh, ông già nghĩ được
một diệu kế.
Ông liền đưa cậu vào khách sạn "Ngôi sao
nước Italia" giữa lúc những kiều dân
Italia đang ăn uống. Ông giới thiệu cậu
là một đứa con nhỏ đă vượt trùng dương
và chịu đói khát để đi t́m mẹ. Ai cũng
có ḷng thương hại cậu, v́ thế trong có
mười phút đă thu được 40 lira.
Sáng hôm sau, cậu lên tàu đi Rôxario,
chập tối th́ đến nơi.
Nhờ một vị linh mục chỉ đường, cậu t́m
đến nhà kỹ sư Mêkinêx gơ cửa, có một bà
già cầm đèn ra hỏi bằng tiếng Tây Ban
Nha :
− Hỏi ai ?
Cậu đáp :
− Tôi hỏi ông kỹ sư Mêkinêx.
Bà già khoang tay vào ngực, lắc đầu đáp
:
− Mày cũng hỏi ông Mêkinêx à ? Đă ba
tháng nay người ta cứ đến nhiễu măi.
Những tin đăng báo vẫn chưa đủ à ? Dễ
thường phải yết thị khắp các phố phường
là ông Mêkinêx đă dọn đi Tucuman rồi
người ta mới để yên ?
Marcô phát uất nói :
− Trời ơi ! Có lẽ tôi phải chết ở đây và
không được nh́n mặt mẹ tôi !... Xin bà
làm ơn bảo giùm tỉnh ấy ở đâu ? và cách
bao xa ?
− Thành Tucuman cách đây bốn năm trăm
dặm.
Marcô nức nở khóc .
Bà già thương hại bảo :
− Nhà số 3 đầu phố này có người lái buôn
thường chở hàng bằng xe ḅ đi Tucuman.
Mày thử lại hỏi xem họ có cho đi nhờ
không ?
Marcô lại hỏi th́ người lái buôn bảo
:"Hết chỗ rồi !"
Trong lưng chỉ c̣n 15 lira, cậu kêu van
với người lái buôn xin đưa cả và đi
đường có việc ǵ xin làm giúp.
Người lái buôn nói :
− Ta không đi Tucuman. Lần này, ta đưa
hàng di Satiagơ. Vậy đến chỗ rẽ th́ mày
xuống. Nhưng c̣n phải đi bộ đến 20 ngày
nữa mới đến Tucuman, mày có đi được
không ? Đường vắng và khó đi lắm !
− Thưa ông, được. Tôi chịu được tất cả,
miễn là t́m thấy mẹ tôi !...
− Được thế hôm nay mày ngủ ở xe, mai đi
sớm.
Bốn giờ sáng hôm sau, dưới trời sao lấp
lánh, một đoàn xe mỗi chiếc do 6 con ḅ
kéo cùng một đàn ḅ nữa để thay phiên,
khởi hành trong một bầu không khí tĩnh
mịch.
Khi đi đường, Marco thường bị những phu
xe sai bảo và hành hạ. May nhờ được
người chủ nhân đạo, bọn kia cũng không
dám quá tay và mấy hôm bị chứng sốt rét,
cậu được trông nom tử tế.
Ngày thứ 16 là hôm cậu khỏi bệnh và cũng
là hôm cậu phải rời đoàn xe để về lối
Tucuman.
Sau mấy câu dặn ḍ, người chủ xe bắt tay
từ biệt.
Marco một ḿnh lủi thủi xách vali đi về
phía tây, trong dạ buồn rầu.
Nhưng một điều làm cho cậu phấn khởi đôi
chút là trước mặt cậu, ở chân trời hiện
ra một dăy trường sơn, ngọn cao và trắng
coi tựa dăy Alpe, cậu tưởng tượng như
được ở gần quê hương cậu. Nhưng nào có
phải là núi Alpe đâu, chính là dăy núi
Anđex tục gọi là "sống lưng" của Tân thế
giới, đi từ Xích địa miền Nam cho đến
Băng dương miền Bắc.
Hôm thứ nhất Marcô đi cho đến lúc kiệt
lực rồi nằm ngủ ở cạnh gốc cây. Hôm sau
lại khởi hành nhưng chậm hơn và kém phần
hăng hái. Hôm thứ ba: giày rách chân
đau, dạ đói ! Tối đến, cậu giật ḿnh
thon thót v́ người ta nói ở đây lắm rắn
độc !
Mặc dầu mỏi mệt, đói khát, cậu vẫn cố
đi, đi măi, đi qua những cḥm cây lạ
mắt, qua những đồng mía xanh tươi, qua
những đồng cỏ mênh mông, trước mặt vẫn
nh́n thấy ngọn núi xanh lởm chởm trong
nền trời không vẩn một đám mây.
Bốn hôm, năm hôm, một tuần lễ qua. Sức
cậu đă cùng. Chân cậu đổ máu. Th́ chiều
hôm ấy, người ta bảo cậu :
− Tucuman c̣n cách đây 50 dặm.
Marcô mừng rỡ reo lên và đi rảo bước ;
bụng bảo dạ :
− Mẹ ơi bây giờ mẹ ở đâu ? Mẹ có biết
con đang ở gần mẹ không ?
Khốn khổ thay cho Marcô. Nếu cậu biết rơ
t́nh trạng mẹ cậu lúc ấy thế nào th́ cậu
muốn mọc ngay cánh để kịp bay đến cạnh
người.
Lúc ấy, bệnh t́nh mẹ cậu đang ở trong
thời kư trầm trọng. Vợ chồng viên kỹ sư
Mêkinêx đang đứng bên giường bệnh khuyên
bệnh nhân nên để cho Bác sĩ mổ th́ mới
có cơ qua khỏi .
Bệnh nhân đáp :
− Cám ơn ông bà có ḷng nhân đức trông
nom tôi tựa người nhà. Nhưng tôi không
c̣n đủ sức để chịu sự mổ xẻ. Tôi sẽ
chết. Xin ông bà để yên cho tôi chết.
Chồng con tôi không có tin tức, chắc bị
tai biến ǵ đây... Tôi c̣n sống làm ǵ
?..
Vợ chồng viên kỹ sư cố nài hai ba lần
nữa, song bà ta chỉ khóc và ngất đi.
Ông bà Mêkinêx hết sức chăm sóc cho
người mẹ đáng khen ấy đă v́ sinh kế của
gia đ́nh đem thân đến một nơi xa quê
hương hơn 3000 dặm, sau khi chịu bao
nhiêu nỗi cơ khổ gian lao !
Sáng sớm hôm sau, vali đeo trên lưng,
Marcô, hốc hác và rách rưới, thất thểu
vào thành Tucuman một thành phố mới mở
vào hạng phồn thịnh nhất nước Arhentina.
Marcô đang ngẩn ngơ chưa biết hỏi ai,
bỗng thấy một cửa hàng ngoài đề chữ
Italia, cậu liền đánh bạo vào hỏi :
− Thưa ông, ông có biết nhà ông kỹ sư
Mêkinêx ở đâu , xin ông làm ơn bảo giúp
?
Chủ hiệu đáp :
− Ông Mêkinêx không ở đây nữa.
Marcô choáng người, kêu lên một tiếng
rồi ngă vật xuống đất. Chủ hiệu đỡ dậy,
hỏi chuyện rồi bảo :
− Em đừng nản ḷng. Ông kỹ sư tuy không
ở Tucuman nữa, nhưng ở gần đây, đi bộ
vài giờ th́ tới nơi.
− Thưa ông, ở đâu ? Ở đâu ? Ở đâu ?
− Ở bờ sông Salađinô. Ở đấy người ta
đang xây một nhà máy làm đường, kỹ sư ở
khu nhà bên cạnh. Đến đấy hỏi ai cũng
biết.
Một người hàng xóm nghe tiếng kêu vừa
chạy sang thấy vậy nói tiếp :
− Hai tuần lễ trước tôi đă vào đấy, có
gặp kỹ sư .
Cậu hỏi luôn :
− Thế anh có gặp người vú già nhà kỹ sư,
người Italia không?
− Có , tôi có trông thấy !
Cậu sung sướng quá vừa khóc vừa nhảy
lên.
Mọi người khuyên cậu nên nghỉ ngơi cho
lại sức, mai sẽ đi Salađinô. Nhưng cậu
khăng khăng nói :
− Cảm ơn các ông. Tôi đi cốt để t́m mẹ
tôi ! Dù chết ngay giữa đường, tôi cũng
đi !
Vài phút sau, vali lại đeo trên lưng,
cậu khập khiễng lên đường, rồi biến
trong đám cây rậm rạp.
Đêm ấy là đêm ghê gớm nhất cho bệnh
nhân. Bà đau đớn, rên rỉ, lắm lúc mê
man. Bác sĩ bảo : bà đau về chứng bệnh
th́ ít mà về tinh thần th́ nhiều.
Sáng hôm sau, ông bà Mêkinêx lại đưa bác
sĩ vào thăm. Bác sĩ khuyên :
− Nếu bà cho mổ th́ thế nào cũng khỏi,
bằng không th́ không c̣n phương ǵ cứu
được nữa.
Bà ta lắc đầu nói trong hơi thở :
− Cảm ơn bác sĩ, tôi c̣n có can đảm để
đợi chết, chứ không c̣n lúc để chịu đau
đớn một cách vô ích. Xin bác sĩ cho tôi
chết yên lặng th́ hơn !
Xong bà quay lại trối với bà chủ :
− Thưa bà sau khi tôi chết rồi xin bà
làm ơn nhờ toà lănh sự Italia gửi ít
tiền tôi để dành về cho chồng con tôi.
Tôi mong rằng chồng con tôi vẫn được
b́nh yên. Và bà nhớ bảo giúp rằng lúc
lâm chung tôi vẫn nhớ đến chồng tôi, hai
con tôi và nhất là thằng Marcô.
Ngoài pḥng có tiếng động. Mấy phút sau,
bác sĩ và ông Mêkinêx cùng vào, nét mặt
có vẻ khác. Hai người nói nhỏ với nhau
:"Đỡ ngay lập tức " ! Bệnh nhân không
hiểu sao cả.
Ông Mêkinêx cất tiếng run run nói :
− Chị ơi ! Tôi có một tin hay muốn báo
cho chị biết. Chị hăy định thần lại để
nhận tin ấy. Tin ấy sẽ làm cho chị được
hài ḷng.
Con ngươi bệnh nhân mở rộng .
− Chị hăy sửa soạn để tiếp một người...
một người mà chị yêu mến nhất, nhớ
thưong nhất !
Bà Guixếpa sẻ ngẩng đầu lên nh́n tứ
phía.
Kỹ sư nói tiếp :
− Người ấy đă lặn ng̣i ngoi nước đến đây
một cách bất ngờ... và đă ở đây rồi !
Bệnh nhân thở hổn hển hỏi :
− Ai ? Ai thế ?
Tức th́ Marcô rách rưới, lấm láp, ở
ngoài bước vào. Bác sĩ đứng trong ngưỡng
cửa, cầm cánh tay cậu giữ lại .
Bệnh nhân kêu ba lần :
− Chính con tôi ! Con tôi ! Con tôi !
Marcô chạy vào, như có phép thần thông
giúp đỡ, mẹ cậu nhỏm dậy ôm lấy cậu như
một con hổ đói mồi, vừa cười vừa khóc,
hôn cậu và hỏi :
− Sao con lại đến đây ? Con độ này lớn
quá ! Ai đưa con đi ? Hay con đi một
ḿnh ? Con có ốm không ? Chính con là
Marcô của mẹ? Không phải là giấc mộng
chứ ? Con nói cho mẹ hay...
Nói đến đây bà chợt đổi giọng và bảo :
− Khoan đă ! Con sẽ nói sau.
Rồi quay lại bảo bác sĩ :
− Thưa bác sĩ bây giờ tôi muốn khỏi
bệnh. Tôi sẵn sàng để ngài cứu cho...
Xin ngài cấp cứu cho... Con hăy ra ngoài
đợi một lát...
Kỹ sư đưa Marcô ra.
Bác sĩ và y sĩ ngoại khoa mang các khí
dụng vào và đóng cửa pḥng lại.
Lát sau bác sĩ hớn hở ra pḥng bảo Marcô
:
− Mẹ con đă được cứu thoát !
Marcô liền quỳ trước mặt bác sĩ khóc nức
nở nói :
− Đội ơn bác sĩ đă cứu sống cho mẹ con !
Bác sĩ đỡ Marcô dậy và khen :
− Con hăy đứng dậy. Con thực là một đứa
trẻ phi thường. Chính con đă cứu sống mẹ
con !
52.- Trường câm điếc
Chủ nhật, ngày 28
Sáng nay có người gọi cửa. Tôi nghe thấy
cha tôi kêu tiếng ngạc nhiên :
− A ! Bác Giorđanô !
Bác là người làm vườn cũ nhà tôi quê ở
Côrđôva.
Sang Hylạp làm cho sở hoả xa ba năm, nay
bác mới về, tay xách một gói lớn.
Trông bác hơi già nhưng vẫn tươi tỉnh và
vui vẻ như xưa.
Cha tôi mời bác vào, nhưng bác có ư vội
vă từ chối và hỏi luôn :
− Nhà tôi b́nh yên chứ ? Cháu Luizya độ
này thế nào ?
Mẹ tôi đáp :
− B́nh yên cả. C̣n Luizya th́ tôi mới
vào thăm được mấy hôm nay.
Bác Giorđanô mừng quá, gửi gói đồ rồi
vào trường câm điếc thăm con. Cha tôi
cho tôi đi theo. Đi đường, bác nói
chuyện với tôi, có ư buồn :
− Tội nghiệp cho em Luizya ! Mới lọt
ḷng ra đă phải chịu cái tật xấu xa.
Nghĩ nỗi tôi không bao giờ được nghe
thấy tiếng em gọi "cha" và em không bao
giờ được nghe thấy tiếng tôi gọi "con
ơi" ! , những tiếng thân yêu phát ra tự
tim huyết, th́ tôi buồn không biết chừng
nào ! May mà có người mách và giúp cho
em vào trường, tôi cũng đỡ phiền. Em vào
đây từ năm lên 8, tính đến nay đă 11
tuổi rồi. Chắc em đă lớn lắm rồi, cậu
nhi? Em đă nói chuyện được bằng dấu hiệu
chưa ? Em có vui không ? hở cậu ?
Tôi đáp :
− Trường câm điếc đây rồi. Bác vào sẽ
biết.
Chúng tôi tới cổng, người gác ra hỏi.
Bác Giorđanô nói :
− Tôi là cha em Luizya. Hôm nay xin phép
vào thăm.
Người gác đáp :
− Các cô ấy đang chơi. Để tôi thưa với
bà giáo. Mời ông vào tạm pḥng khách.
Vài phút sau, cửa pḥng mở. Một bà giáo
dắt tay một cô gái nhỏ vào.
Hai cha con nh́n nhau một lúc rồi ôm lấy
nhau vừa khóc vừa mừng.
Cô bé mặc áo chùng trắng, dọc đỏ, và đeo
một cái yếm xanh.
Vuốt ve con xong, bác Giorđanô lùi lại
ngắm nh́n con gái rồi kêu to :
− Trời ơi ! Con tôi chóng lớn và xinh
đẹp quá !... Thưa abf, bà là bà giáo dạy
cháu. Xin bà bảo cháu ra một vài dấu
hiệu để nói chuyện với tôi xem thế nào ?
Bà giáo mỉm cười sẻ bảo cô bé đứng cạnh
đang nh́n bà :
− Ông này là ai ?
Cô bé cười và phát ra một thứ tiếng như
tiếng mọ nhưng rơ ràng :
− Thưa cô, cha - con - đấy !
Bác làm vườn sửng sốt và reo lên như một
người điên :
− Con tôi biết nói à ? Chết chửa ! Thế
mà tôi không biết. Con tôi biết nói rồi.
Trời ơi ! Con nói nữa cho cha nghe.
Bác Giorđôna ôm và bế con lên hai, ba
lần, có vẻ sung sướng lắm.
− Thưa bà thế ra cháu không phải nói
chuyện bằng hiệu, bằng ngón tay ?
Bà giáo đáp :
− Ông Giorđanô ơi ! Học bằng hiệu là lối
cổ, lối ấy đă bỏ rồi . Bây giờ chúng tôi
dạy theo lối mới gọi là phép "khẩu
truyền" ông vẫn chưa rơ à ?
− Thưa bà, tôi không hiểu, v́ đă ba năm
nay tôi đi ngoại quốc. Nhà có viết thơ
nhưng tôi vẫn yên trí, "cháu biết nói"
là "nói bằng hiệu", chứ không ngỡ cháu
nói ra tiếng... Con ơi ! Con có biết
không ? Con trả lời đi !
Bà giáo đỡ lời :
− Ông ơi ! Cháu không nghe thấy ǵ đâu
v́ cháu điếc. Nhưng nh́n môi ông cử
động, cháu có thể nhận ra ông nói câu
ǵ. Tuy miệng cháu nói được, nhưng tai
cháu vẫn không nghe thấy tiếng ḿnh phát
ra. Sở dĩ cháu nói thành tiếng là v́
chúng tôi dạy cháu vừa vận động môi, vừa
do lồng ngực và cuống họng phát ra từng
"chữ" từng "vần"...
Bác làm vườn ghé vào tai hỏi con :
− Cha vào thăm, con có thích không ?
Cô bé ngẩn người đứng im. Bà giáo cười
bảo bác Giorđanô :
− Luizya không trả lời v́ không được
nh́n miệng ông nói. Bây giờ ông quay lại
trước mặt cháu và nhắc lại câu ông vừa
nói th́ cháu hiểu ngay.
Người cha nh́n mặt con, nói :
− Cha đă về, cha không đi nữa, con có
sung sướng không ?
− Cha về và không bỏ con đi nữa, con rất
lấy làm sung sướng.
Bác làm vườn hỏi thử con mấy câu nữa :
− Tên mẹ con là ǵ ?
− Antônia.
− Tên chị con là ǵ ?
− Andêlacđa
− Trường này gọi là trường ǵ ?
− Trường câm điếc.
− Hai lần mười là bao nhiêu ?
− Hai mươi.
Bác làm vườn rất hoan hỉ, quay lại nói
với bà giáo :
− Thưa bà, chúng tôi cảm ơn bà một trăm
lần, một ngh́n lần. Và xin bà tha lỗi
cho chúng tôi là kẻ quê kệch, không biết
giải bày thế nào để cảm ơn bà.
Bà giáo nói :
− Không những cháu đă biết nói, cháu c̣n
biết viết và biết tính nữa. Cháu biết
hết cả tên những đồ vật thường dùng,
biết đôi chút về sử kư và địa dư. Hiện
giờ cháu đang ở lớp sơ đẳng. Học hết hai
năm nữa cháu sẽ có một nền học thức phổ
thông và có thể đi làm việc. HIện đă có
nhiều em học ở đây ra bán hàng cho các
hăng buôn rất đắc lực... Chúng cũng làm
được đủ bổn phận như người thường.
Chợt có tiếng trẻ tập đọc ở trên trường
đưa xuống bác làm vườn thấy lạ, lắng tai
nghe. Bà giáo bảo :
− Ông để tôi gọi một em ở lớp dự bị
xuống đọc ông nghe.
Nói xong, bà ra hiệu cho người gác gọi.
Lát sau người gác đưa một cô bé 8, 9
tuổi xuống. Cô này mới vào đây được ít
lâu.
Bà giáo há mồm như người đọc chữ Ơ ra
hiệu cho cô học tṛ đọc theo.
Cô bé đọc :
− Ô.
− Không phải thế.
Nói xong, bà giáo liền cầm hai bàn tay
học tṛ, một để vào cổ họng ḿnh, một để
vào ngực ḿnh rồi tự đọc : Ơ.
Cô bé nhận kỹ luồng hơi ở ngực phát ra
và đi qua cuống họng thế nào rồi bắt
chước đọc lại rất đúng : Ơ...
Rồi vẫn dùng cách ấy, bà dạy cô bé đọc
những chữ C và Đ.
Bác làm vườn nghĩ một lúc nói :
− Thưa bà, dạy như thế này mất nhiều
công và phải kiên nhẫn lắm mới được.
Thiết tưởng ở trên đời này không có thứ
phần thưởng ǵ xứng đáng để đền công các
bà... Thưa bà, tôi có thể chào và cảm ơn
bà đốc được không ?
− Bà đốc không có đây. Nhưng có một
người khác mà ông đang cảm ơn. Theo lệ ở
đây th́ những tṛ bé thường giao cho tṛ
lớn trông nom như người chị, người mẹ
trong nhà. Cháu Luizya ở đây giao cho
một em 17 tuổi trông nom. Em này là con
một người làm bánh ở với Luizya rất tốt.
Hai năm nay, chính em ấy đă giúp Luizya
mặc áo , đội mũ, đă dạy Luizya khâu vá
và lúc nào cũng ở cạnh Luizya...
− A ! Này ! ...Luizya ơi ! Mẹ con ở đây
tên là ǵ ?
Luizya cười đáp :
− Catêrina, tử tế lắm !
Người gác theo hiệu bà giáo chạy đi một
lúc th́ có một cô câm điếc khoẻ mạnh,
tươi tỉnh, tóc vàng, áo dọc đỏ và yếm
xanh xuống. Trông thấy người lạ, đôi má
ửng hồng, cô cuối đầu cười nụ.
Luizya chạy lại nắm tay Catêrina và nói
:
− Catêrina.
Bác Giorđanô bèn bắt tay Catêrina và nói
:
− Cảm ơn em. Ta chúc cho em và gia quyến
em được hưởng phúc lành. Em hăy nhận lấy
những lời chúc tụng thành thực của một
người thợ, một người cha khốn khổ em ạ !
Cô bé chỉ vuốt ve Luizya không trả lời .
Bà giáo nói :
− Ông có thể cho Luizya về ngay bây giờ.
− Xin phép bà cho cháu vè Côrđova, mai
tôi sẽ đưa cháu lên.
Luizya chạy vào đội mũ, khoác măng tô
rồi ra với cha.
Trước khi ra về, bác Giorđôna có đưa một
đồng tiền vàng xin cúng vào nhà trường,
nhưng bà giáo không nhận, bỏ vào túi
gilê Luizya và nói :
− Ở đây, chúng tôi không lấy một vật ǵ
của ai cho cả. Và ông đă phí bao nhiêu
mồ hôi nước mắt mới kiếm được đồng
tiền... Chúng tôi rất cảm động về ḷng
chân thành của ông và xin cảm ơn ông .
Hai cha con chào bà giáo và dắt nhau ra.
Ra đến đường, cô bé nhảy nhót kêu to :
− Hôm nay, trời đẹp quá !
53.- Đi ngoài phố
Thứ ba, ngày 30
Hôm kia, khi con ở trường câm về, con đă
xô phải một người đàn bà. Lần sau, con
phải có ư tứ hơn v́ ở phố con cũng có
bổn phận. Lúc ở nhà, khi ở trường, con
đă giữ ǵn cử chỉ của con được đứng đắn,
cớ sao ra phố là nơi công chúng qua lại,
con lại sao lăng ? Con ơi ! Con nên nhớ
những khi gặp những người già nua, những
kẻ nghèo khó, những đàn bà ôm dắt trẻ
thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân
vác nặng nề, những người đầu tang tóc
rối, con phải nhường bước.
Ta phải kính trọng tuổi thọ, cảnh cơ
hàn, t́nh mẫu tử, cảnh tàn tật, sự lao
khổ và sự tử vong.
Mỗi khi con thấy xe đến chân mà người ta
không biết, nếu là người lớn th́ con gọi
bảo, nếu là trẻ con th́ con chạy dắt
vào.
Đứa trẻ kia đứng khóc một ḿnh, con chạy
lại hỏi han, dỗ dành hoặc chỉ bảo. Cụ
già nọ đánh rơi cây gậy, con lại nhặt
giúp. Gặp trẻ con căi nhau, con đứng lại
can ngăn. Gặp người lớn đánh nhau, con
hăy tránh xa để khỏi phải nh́n tấn kịch
thương tâm nó sẽ làm trơ rắn ḷng con.
Gặp người bị trói giải qua đường, con
không nên nhập bọn với những kẻ ṭ ṃ
độc ác mà nh́n người ta, v́ có khi họ là
người oan uổng, vô tội.
Khi có đám ma đưa qua, đừng cười, nói
với bạn con nữa, hăy ngả mũ chào, v́
biết đâu ngày mai, nhà con cũng sẽ có
người tạ thế.
Trông thấy những trẻ em trường Bà Phước
xếp hàng đi qua, mù loà có, câm điếc có,
què quặt có, mồ côi có, vô thừa nhận có,
con nên giữ thái độ và tưởng tượng rằng
đó là những số phận xấu số và những tấm
ḷng từ thiện của loài người đang diễn
ra trước mặt con.
Có ai hỏi thăm đường, con phải trả lời
cho có phép. Đừng chế nhạo ai, đừng chạy
nhảy, đừng nô đùa, đừng ḥ reo, đừng xô
đẩy, phải giữ luật đi đường. Con phải
biết rằng chỉ liếc mắt trông qua cách cử
chỉ của nhân dân đi ngoài phố mà người
ta có thể xét đoán được tŕnh độ giáo
dục của cả một dân tộc. Ở xứ nào mà con
nh́n thấy những điều thô bỉ ở ngoài
đường, tất con sẽ nh́n thấy những điều
thô bỉ ở trong nhà.
Nếu một mai con phải đi xa, con sẽ thấy
h́nh ảnh thành phố con là nơi chôn nhau
cắt rốn, là chốn quê hương của tuổi thơ
hiển hiện luôn luôn trong óc con . Ở
thành phố ấy, con đă tập đi những bước
thứ nhất do tay mẹ con dắt ; ở thành phố
ấy, con đă học bài thứ nhất do thầy con
dạy, và ở đấy con đă làm quen với những
người bạn thứ nhất trong đời con. Vậy
con hăy yêu tỉnh thành con cùng là phố
xá và dân sự, hễ ai nói động đến thành
phố con, con phải hết ḷng bênh vực.
Cha con.
THÁNG SÁU
54.- 32 độ
Thứ sáu, ngày 16
Bây giờ đă sang tiết hè, trời nóng quá !
Người đă thấy nhọc và kém vẻ tươi tắn
của mùa xuân. Cổ và chân đă thấy mỏi,
đầu muốn ngả, mắt muốn nhắm. Anh Nêlli
khổ về nóng nực, mặt mũi xanh xao thỉnh
thoảng lại gục đầu xuống vở ngủ một giấc
dài. Anh Garônê khôn hơn, bao giờ cũng
có ư dựng sách trước mặt để thầy giáo
khỏi nh́n thấy đôi mắt đỏ ngầu. C̣n anh
Nôbix cứ kêu ra rả rằng lớp đông người
quá, không đủ không khí thở. Coi đó, có
thể biết : mùa hè đến : mùa hè đến,
chúng tôi đă cố gắng biết là bao nhiêu
để học tập.
Nh́n qua cửa sổ, tôi thấy cây cối xanh
tốt, bóng rợp rung rinh như muốn khêu
gợi sự nô đùa mà tôi buồn. Ngày nào cũng
phải ngồi giam trong buồng học với cái
nóng nung người như thế này th́ thực là
khó chịu quá ! Tuy nhiên, mỗi khi thấy
mẹ tôi đón tôi ở cửa trường có ư thương
hại th́ tôi lại ra vể b́nh tĩnh. Mỗi khi
mẹ tôi thấy tôi loay hoay viết lách và
hỏi tôi :"Con có nhọc không?" th́ tôi
lại làm bộ nhanh nhẹn thưa "không" để mẹ
tôi được yên ḷng.
6 giờ sáng nay, mẹ tôi gọi dậy để học
bài, thấy tôi uể oải, mẹ tôi khuyên :
− Con hăy chịu khó đi học, con ạ ! Chỉ
c̣n ngót tháng nữa, con sẽ được nghỉ hè.
Mẹ sẽ cho con về quê chơi. Con c̣n sung
sướng hơn bao nhiêu trẻ không có nghỉ
hè. Con chẳng xem trong lúc trời nóng
như thiêu như đốt, những đứa trẻ nhà quê
phải dăi thân ở giữa cánh đồng ? Những
đứa trẻ học nghề luôn luôn phơi mặt bên
cạnh ḷ nấu thuỷ tinh ? Những cái nóng
ấy c̣n khó chịu gấp mấy cái nóng ở nhà
trường ! Cố lên ! Con ạ !
Thêm vào những tấm gương nhẫn nại mà mẹ
tôi vừa nói, chúng tôi c̣n có cái gương
hoạt động nữa vẫn ngay cạnh ḿnh. Đó là
Đêrôtxi. Anh không biết nhọc mệt là ǵ.
Mùa hạ cũng như mùa đông, bao giờ anh
cũng tỏ ra nhẹ nhàng, mau mắn.
Trong lớp c̣n có hai người học tṛ nữa
vẫn tỉnh táo và chăm chú là anh Xtarđi,
mới chế ra được môn thuốc chữa bệnh ngủ
gật là tự véo vào đùi ḿnh và Garôpphi,
anh chàng làm tiền cứ luôn tay làm những
cái quạt giấy để bán cho anh em. Nhưng
người can đảm nhất có lẽ là anh Côrêtti,
anh Côrêtti đáng thương, ngày nào cũng
phải dậy từ gà gáy để vác củi giúp cha ;
v́ thế cứ đến gần mười một giờ là mắt
anh híp lại, đầu anh rủ xuống... Biết
thế anh hết sức cựa cậy hay tự đập vào
gáy cho tỉnh ngủ : có khi anh xin phép
ra ngoài để rửa mặt hay nhờ người ngồi
bên cạnh cấu hộ cho rơ đau. Sáng nay,
không gượng được nữa, anh gục xuống bàn
làm một giấc thật say.
Thầy giáo gọi :
− Côrêtti !
Anh không biết ǵ.
Thầy giận gọi lần nữa :
− Côrêtti !
Bỗng một người bạn ở gần nhà anh đứng
lên mách :
− Thưa thầy, anh ấy đội củi từ 5 giờ
sáng ạ.
Thầy để yên anh ngủ và giảng tiếp bài.
Nửa giờ sau, thầy sẻ xuống bàn, thổi vào
trán anh, anh sực tỉnh, thấy thầy, sợ
quá ! Nhưng thầy vỗ vai anh bảo :
− Thầy không mắng con đâu. Giấc ngủ của
con không phải là giấc ngủ của đứa trẻ
lười. Sáng nay, con đă làm nhiều, thầy
biết.
55.- Cha tôi
Thứ bảy, ngày 17
Enricô ơi ! Chắc hẳn những bạn con như
Côrêtti và Garônê không bao giờ trả lời
cha mẹ một cách vô lễ như con đă đối với
cha con chiều qua. Con phải thề cùng mẹ
rằng từ rấy con sẽ không thế nữa. Mỗi
khi cha con mắng con là y như con nói
trả những câu rất vô lễ. Con nên tưởng
tượng đến một ngày kia - mà ngày ấy
không thể tránh được - cha con hấp hối
trên giường bệnh gọi con lại giường để
trăn trối. Khi đó, nghe những câu nói
cuối cùng của cha, chắc ḷng con sẽ phải
thổn thức, ân hận v́ đă có điều ở tệ với
cha. Lúc bấy giờ con mới hiểu rằng :
trước kia cha con thực là một người bạn
tố của con ; mỗi khi bất đắc dĩ phải
phạt con th́ ḷng cha đau đớn hơn con và
chỉ v́ muốn cho con sửa lỗi nên cha mới
phải làm cho con khóc.
Trừ ḷng yêu con, thương con, c̣n ngoại
giả cha con giấu hết. Nào con có biết :
những khi phải lao tâm lao lực quá,
tưởng ḿnh chằng c̣n sống được bao lâu
nữa, cha con lại lo buồn cho con sau này
sẽ phải chơ vơ và không nơi nương tựa !
Nào con có biết : bao phen bị mối ưu
phiền ấy ám ảnh, cha con đă vào giường
con đang giấc ngủ say, đứng đó nh́n con
mà nghĩ ngợi ! Nào con có biết : lắm khi
cha con đang chán nản về việc đời không
được như ư, chợt nh́n thấy con là mọi
nỗi sầu đều tiêu tan cả v́ người cha vất
vả ấy cần đến t́nh yêu của con mới được
yên ḷng và trở nên can đảm.
Trong lúc cha con đang trông mong vào
ḷng hiếu thảo của con ; bỗng thấy con
mang ḷng lănh đạm, tệ bạc th́ cha con
khổ thống biết là dường nào ? Con đừng
lầm lạc vào con đường bội nghĩa vong ân
ấy. Con nên nghĩ rằng ở đời này không có
cái ǵ là vững bền cả, con có thể mồ côi
cha lúc c̣n bé... con có thể mất cha
trong một năm nữa, một tháng nữa hay
ngày mai cũng không biết chừng !
Ôi ! đến lúc bấy giờ con sẽ thấy cảnh
vật ở xung quanh con thay đổi cả, con sẽ
nh́n thấy nhà ta vắng vẻ quạnh hiu, con
sẽ trông thấy mẹ con đầu tang tóc rối,
âm thầm chua xót ! Thôi ! Con ơi. Mẹ nói
đă nhiều . Con hăy lên nhà t́m cha con,
ôm gối cha mà xin lỗi.
Mẹ con.
56.- Thú quê
Cha tôi đă tha lỗi cho tôi và cho phép
tôi theo anh Côretti và cha anh về vùng
quê chơi. Chúng tôi vốn khát khao chút
khí trời thoáng đăng trong sạch, nay
được đi chơi, thật là vui vẻ như ngày
hội.
Đúng hai giờ chiều hôm qua, Đêrôtxi ,
Garônê, Garôpphi, Precôtxi, Côretti bố,
Côretti con, và tôi đều tề tựu tại vườn
"Ông Tượng"... Ai nấy đều mang theo hoa
quả, bánh trứng để ăn đường. Tôi mang
một cái bát gỗ, một b́nh sắt tây, Garônê
xách một bầu rượu vang trắng. Côretti
đeo một cái binh toong to tướng của cha
anh đi lính ngày xưa đựng đầy rượu vang
đỏ, Prêcôtxi cắp bên cái yếm thợ rèn,
một cái bánh hai cân. Chúng tôi đáp ô-tô
hàng ra ngoại châu thành chừng năm, sáu
cây số.
Nửa giờ sau, chúng tôi xuống xe và rẽ
vào một cánh đồng cỏ bao la, xa xa nổi
mấy ngọn đồi. Trời xanh cỏ biếc ! Gió
thổi hiu hiu. Thực là xinh đẹp và mát mẻ
vô cùng ! Chúng tôi đi. Chúng tôi chạy.
Chúng tôi nằm lăn ra cỏ, chúng tôi gội
đầu trong suối, chúng tôi nhảy qua bờ
rào ...!
Cha anh Côretti, áo vắt vai, miệng ngậm
tẩu, đi sau nh́n chúng tôi, thỉnh thoảng
lại thét lác cho chúng tôi đừng nghịch
phá rách cả áo quần. Hôm nay anh
Prêcôtxi cũng huưt c̣i, có lẽ trời mưa
mất ! Côretti mau lẹ như con nai, vừa đi
vừa lấy cành cây gọt đủ thứ : cánh cối
xay, th́a, đĩa, ống tiêm rất khéo !
Đêrôtxi chốc chốc lại đứng lại bảo chúng
tôi tên các cây cỏ và sâu bọ. Sao mà anh
biết lắm thế ? Không biết anh học những
khoa ấy tự bao giờ Garônê im lặng gặm
bánh : từ khi mẹ anh mất đến giờ, anh có
vẻ kém vui, song ḷng anh vẫn tốt như
xưa. Anh giơ tay đón mỗi khi chúng tôi
qua hố, qua cầu. Prêcôtxi sợ ḅ như cọp
v́ ngày c̣n bé anh bị ḅ húc một lần.
Garônê biết ư mỗi khi gặp ḅ là anh đứng
chắn Prêcôtxi đi qua.
Chúng tôi cứ vừa đi vừa chơi như thế cho
tới địa phận làng Margơretta. Ở đây là
nhiều đồi, ngọn nào cũng có cây cao bóng
rợp. Chúng tôi thi nhau lên đồi, chúng
tôi nhảy nhót lăn lộn...
Prêcôtxi nhảy qua bụi, rách quần, thẹn
đỏ mặt. May sao Garôpphi có sẵn ghim
trong túi đem ra díu lại cho bạn.
Garôpphi một ḿnh thơ thẩn nhặt sỏi,
nhặt đá, chắt chiu giấu kỹ tưởng trong
có ngọc, có vàng.
Đêrôtxi, Côretti và tôi, ba người hết
chạy nhảy lại leo trèo hết đùa chỗ rậm
lại chơi chỗ nắng, ḥ reo vùng vẫy như
một bọn điên. Cuối cùng mệt lả, chúng
tôi mới chịu lên một ngọn đồi rồi gọi
nhau hội họp dưới bóng cây, trên đám cỏ
để ăn uống. Đứng trên đỉnh đồi chúng tôi
nh́n ra một bức toàn cảnh rất đẹp : dưới
chân một cánh đồng mênh mông xanh rờn,
xa xa là dăy Anpi, sườn nhuộm sắc lam,
đầu phô tuyết trắng !
Chúng tôi đói quá ăn rất ngon miệng. Cha
anh Côretti hái lá bi làm đĩa đựng gị
và phân phát đồ ăn cho chúng tôi.
Chúng tôi vừa nói chuyện về thầy giáo,
các bạn vắng mặt và bàn về chuyện thi.
Cha anh Côretti uống rượu vui vẻ lắm,
ông bảo chúng tôi :
− Những người hàng củi cần uống rượu hơn
là các cậu học tṛ, v́ bé mà uống rượu
th́ có hại.
Chúng tôi đáp :
− Chúng tôi không biết uống. Mời ông
uống thật say !
Ông nói tiếp :
− Các cậu chơi đùa với nhau hôm nay có
thích không?
Chúng tôi đồng thanh đáp "có" và "mong
thỉnh thoảng lại có cuộc đi chơi này".
Ông nói :
− Bây giờ c̣n nhỏ, các cậu chơi với nhau
xem chừng thân thiết lắm. Nhưng một mai,
cậu Enricô, cậu Đêrôtxi làm luật sư hay
giáo sư chẳng hạn, c̣n các bạn khác kẻ
làm thợ, người buôn, lúc ấy có lẽ "ôi
thoio" t́nh bạn bè !
Đêrôtxi đáp :
− Đời nào ! Đối với tôi , Garônê sẽ vẫn
là Garônê, Prêcôtxi vẫn là Prêcôtxi ,
các bạn khác cũng thế, dù tôi có làm đến
Hoàng đế nước Anh chăng nữa, t́nh cố cựu
vẫn y nguyên.
Cha anh Côretti nâng cốc, nói :
− Khá lắm ! Khá lắm ! Cậu nói nghe được
! Học đường vạn tuế ! Học đường là một
gia đ́nh cho kẻ khó và cho người giàu !
Tôi nâng cốc này để chúc cho t́nh thân
ái của các cậu được lâu dài !
Chúng tôi đều vỗ tay khen.
Trời gần tối. Chúng tôi xuống đồi, dắt
tay nhau vừa chạy vừa hát. Qua bờ sông
Pô, chúng tôi đă thấy lập loè trăm ngh́n
con đom đóm giỡn bay trên cỏ và dưới
sông sóng vỗ đen ng̣m !
Về đến vườn "Ông Tượng", chúng tôi cùng
nhau chia tay và hẹn chủ nhật tới sẽ lại
gặp nhau trong cuộc phát thưởng cho thợ
thuyền.
57.- Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
Chủ nhật, ngày 25
Y hẹn, sáng nay chúng tôi đều đến nhà
hát Vittôriô dự lễ phát phần thưởng cho
lớp thợ thuyền.
Nhà hát cũng đông đảo như hôm 14 tháng
ba mới rồi, nhưng lần này công chúng
phần nhiều thuộc về phái lao động.
Trong sân rạp, hai dăy ghế đầu là học
tṛ hội "hợp ca" ngồi. Giờ khai mạc, các
cậu đồng thanh hát một bài cung tặng
chiến sĩ trận vong giọng tốt, vă hay
quá, nên lúc hát xong, mọi người đều
đứng dậy vỗ tay và kêu "bis" , khiến cho
các cậu lại phải hát một lần nữa.
Đoạn, những người được thưởng bắt đầu
diễn trước mặt ông Thị trưởng, ông Quận
trưởng và nhiều viên chức khác. Các ông
phát cho họ sách vở, giấy ban khen va
bội tinh.
Tôi nh́n thấy "chú phó nề" ngồi một góc
pḥng với mẹ và ở cuối rạp thấy thoáng
bóng ông hiệu trưởng và thấy giáo lớp
tôi.
Thoạt tiên là học tṛ lớp hội hoạ lên
lĩnh thưởng. Chúng tôi nh́n thấy thợ kim
hoàn, thợ chạm đồ kim thuộc, thợ in
thạch bản, thợ mộc, thợ nề. Kế tới lớp
thương mại và lớp âm nhạc. Lớp này có cả
mấy cô thiếu nữ và mấy cậu công nhân ăn
mặc diêm dúa như ngày hội. Trước vẻ
trang trọng ấy, công chúng vỗ tay như
pháo. Cuối cùng là lớp phổ thông.
Lớp này gồm đủ người trong các nghề và
họ ăn mặc nhiều lối khác nhau : tóc bạc
có, râu đen có, người lớn có, trẻ em có.
Những người trai trẻ th́ vui vẻ, mau lẹ
, các ông có tuổi ra chiều bối rối
ngượng ngùng. Trong số đó, tôi thấy cả
cha "chú phó nề" ông được phần thưởng
thứ nh́. Công chúng vỗ tay hoan nghênh
tất cả, trẻ cũng như già.
Nhiều người được thưởng có cả vợ con đi
theo. Khi thấy cha lên đàn lĩnh giải,
mấy em bé gọi và vỗ tay reo.
Một cậu bé nạo ống khói cũng được
thưởng. Mặt cậu hôm nay rửa sạch nhưng
quần áo vẫn nhuộm màu than. Ông Thị
trưởng hỏi han cậu ân cần và bắt tay
khen ngợi. Kế đến lượt một người nấu bếp
và một người quét đường : hai người này
đều được gắn bội tinh.
Một cậu bé tập nghề, mặc áo của cha lụng
thụng lên đàn lĩnh sách, bên dưới có mấy
tiếng cười phát ra nhưng bị nhiều tiếng
vỗ tay trùm át đi. Sau cậu đến một cụ
già đầu hói, râu bạc rồi đến mấy người
lính pháo thủ, lính đoan, lính vệ binh
là hết.
Để bế mạc lễ này, các cậu trong ban "hợp
ca" lại đứng lên hát bài quốc ca rất là
hùng tráng.
Ra về, tôi nghĩ đến công việc của những
người lao động phải làm thêm những phận
sự hàng ngày đă vất vả, nghĩ đến những
thời giờ cần phải nghỉ ngơi mà không
được hưởng nguyên vẹn, nghĩ đến sức cố
gắng của những khối óc không quen học
bài, của những bàn tay chai rắn v́ lao
dịch, ḷng tôi cảm thấy một mối như vừa
kính trọng vừa thân yêu những người lao
công chịu khó, những người cha gia đ́nh
xứng đáng nói trên.
58.- Lời cảm tạ
Thứ tư, ngày 24
Mỗi khi tôi nghĩ lại và so sánh học lực
của tôi hồi tháng mười năm ngoái với bây
giờ th́ tôi thấy h́nh như tôi đă tiến
nhiều. Trong kư ức tôi đă chứa được
nhiều điều mới. Khi tôi viết hoặc nói,
tôi đă phô diễn tư tưởng được dễ dàng
hơn. Đọc sách tôi cũng hiểu nhiều hơn
trước. Tôi lại có thể tính toán và giúp
một vài việc cho cha mẹ.
Được thế, cũng là nhờ ở nhiều người. Hôm
nay là ngày tôi phải cám ơn các vị ấy.
Trước hết tôi cảm tạ thầy giáo tôn quư
của tôi bao giờ cũng khoan dung và yêu
dấu tôi, mỗi một sự tiến bộ của tôi là
một sự lao tổn cho thầy.
Tôi cảm ơn anh Đêrôtxi, người bạn hiền
của tôi, nhờ những lời dẫn giải sốt sắng
và phân minh của anh, tôi đă hiểu thấu
mọi nghĩa khó khăn và vượt những kỳ thi
được dễ dàng.
Tôi cảm ơn anh Xtarđi, người bạn can đảm
và khoẻ mạnh đă tỏ cho tôi biết có quả
cảm mới thành công.
Tôi cảm ơn anh Garônê, một người bạn
chính đại quang minh làm cho ai chơi với
anh cũng phải trở nên đứng đắn nết na.
Tôi lại không quên cảm ơn các anh
Prêcôtxi và Côretti, các anh đă nêu cho
tôi tấm gương can đảm trong lúc biến,
tấm gương b́nh tĩnh trong việc làm !
Nhưng cha ơi ! Chính cha là người con
phải cảm tạ hơn hết v́ cha vừa là ông
thầy thứ nhất, vừa là người bạn thứ nhất
của con, cha đă khuyên con biết bao lẽ
phải , đă dạy con biết bao nhiêu điều
hay. Cha đă làm việc vất vả nhưng cha
vẫn giấu kín nỗi ưu phiền, chỉ cốt làm
cho sự học của con được dễ dàng và đời
con được êm ấm.
Cả mẹ nữa, người mẹ hiền từ của con ơi !
Mẹ đă chia xẻ nỗi vui, nỗi buồn của con,
mẹ đă học bài, đă làm việc cho con và đă
đau khổ v́ con ! Con xin quỳ trước mặt
mẹ cũng như lúc con c̣n thơ, để tạ ơn
mẹ.
Con xin dâng lại cha mẹ tất cả tấm yêu
đương mà cha mẹ đă đặt vào trái tim con
trong mười hai năm hy sinh và âu yếm để
đền ơn sinh thành.
59.- Đắm tàu
( Truyện đọc hàng tháng cuối cùng )
Cách đây vài năm, trong một buổi sớm mùa
đông, một chiếc tàu lwón rời bến Livơpun
để sang đảo Malta. Kể cả 60 thuỷ thủ,
th́ trong tàu có tất cả hơn 200 người.
Viên thuyền trưởng và những thuỷ binh
phần hiều là người nước Anh cả.
Trong số hành khách có mười người
Italia, ba thương gia, một linh mục, vài
nhạc công. Ở đầu tàu, trong số hành
khách hạng ba có một cậu bé người Italia
trạc 12 tuổi ; coi nét mặt nghiêm trang
và quả quyết của cậu, người ta có thể
biết cậu là người ở đảo Sicile. Cậu ngồi
một ḿnh trên đống dây tàu, tựa vào một
cái vali cũ. Da nâu, tóc đen, quần lấm
rách, vai đeo túi dết, cậu nh́n tàu,
nh́n bể với một nét mặt âu sầu, nét mặt
của những kẻ bị đau đớn v́ cảnh ngộ suy
vi của gia đ́nh.
Tàu đi được một lúc lâu, một thuỷ thủ
người Italia dắt một em gái nhỏ ra đầu
tàu, lại chỗ cậu bé, bảo :
− Mariô ơi ! Ta đă kiếm cho em một người
bạn đồng hành đây.
Rồi người thuỷ thủ đi.
Mariô hỏi cô bé :
− Em đi đâu ?
− Em đi về đảo Malta, để thăm thầy đẻ em
đang mong đợi, tên em là Giulietta
Phagiani.
Mariô không nói ǵ.
Một lúc sau cậu lấy bánh và quả khô ở
túi dết ra. Giulietta cũng mở gói bánh
"bít - quy" , hai em cùng ăn vui vẻ.
− Thú quá ! Sắp được khiêu vũ bây giờ !
Người thuỷ thủ Italia đi qua nói thế,
rồi gió thổi càng mạnh, tàu tṛng trành
ghê sợ.
Nhưng hai em chưa nếm mùi say sóng bao
giờ nên không để ư.
Cô bé cười nụ. Cô bằng trạc tuổi bạn,
nhưng cao hơn da cũng nâu quần áo cũng
tầm thường như cậu, tóc buộc khăn mù soa
đỏ hai tay deo ṿng bạc con, người coi
mảnh dẻ, yết ớt, có lẽ cô cũng đă chịu
nhiều nỗi gian truân.
Lúc rồi , hai em kể chuyện nhà cho nhau
nghe. Cậu bé, mồ côi cha mẹ. Cha cậu làm
thợ, mới mất ở Livơpun được mười hôm
nay. Ông lănh sự Italia thấy cậu bơ vơ
liền cấp giấy cho cậu về quê ở Palermô.
Cậu định về t́m mấy người họ hàng để
nương nhờ.
C̣n cô bé năm ngoái có bà d́ đưa cô sang
Luân Đôn, làm con nuôi để bớt cho cha mẹ
một miệng ăn v́ nhà cô thanh bạch. Được
vài tháng, d́ cô bị tai nạn ô tô, chết
không để lại một đồng nào. Ông Lănh sự
Italia ở đây cũng cho cô về nước.
V́ thế cả hai đều được gởi người thuỷ
thủ Italia trông nom.
Cô bé nói :
− Như thế là em trở về tay không, mà
thầy đẻ em cứ yên trí là sau này thế nào
em cũng có một cái vốn to. Nhưng dù sao
thầy đẻ em vẫn thương yêu em và thấy em
trở về được mạnh giỏi th́ vui sướng biết
dường nào ! Các em em cũng thế. Chúng
nhớ em lắm. Em có bốn em mà em là chị
cả.
Nói xong cô hỏi bạn :
− Thế anh cũng về t́m bà con?
− Anh cũng định thế, song không biết có
ai chịu giúp đỡ anh không ?
− Những người ấy không yêu anh à?
− Anh chưa thể biết được .
Cô bé nói tiếp :
− Đến lễ Giáng sinh này, em vừa đúng 12
tuổi.
Suốt ngày, hai trẻ ngồi cạnh nhau, khi
nói chuyện tâm sự, khi nh́n mặt bể khơi,
ai cũng tưởng là hai anh em. Lúc buồn,
cô bé lại giở bít tất ra đan, c̣n cậu bé
th́ tư lự nh́n ra mặt bể.
Một buổi chiều kia, khi cậu đang đứng
tựa bao lơn xem "động bể" bỗng một lớp
sóng bạc đầu kéo đến vỗ vào mặt cậu,
đồng thời tàu tṛng trành, làm cậu ngă
vập đầu vào ghế, máu chảy rỏng ṛng.
Cô bé vội chạy hỏi :
− Anh có việc ǵ không?
Rồi cô tháo mù soa trên đầu buộc vết
thương cho bạn. Một giọt máu ở trán cậu
rỏ xuống làm ố chiếc áo vàng của cô.
Cậu bé lấy làm cảm động và xin lỗi cô.
Trời tối, Mariô và Giulietta vừa xuống
pḥng ngủ được một lúc th́ trời nổi băo.
Trên mui gió giật đùng đùng làm găy cột
buồm, rứt đứt ba chiếc sà lúp treo ở
cạnh tàu và đánh bay bốn con ḅ buộc ở
đằng mũi.
T́nh trạng lúc bấy giờ thật là lộn xộn,
không thể tả được. Một sự kinh hoàng lớn
trên tàu :tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng
cầu nguyện nổi lên mọi chỗ nghe rất
thương tâm. Đêm càng khuya gió càng
mạnh. Đến gần sáng th́ phong ba lại càng
kịch liệt.
Sóng ngang nước ngược trùm lấp cả tàu,
gặp cái ǵ là đánh gẫy và cuốn đi. Nóc
buồng máy bị gió đánh sụp xuống, nước
tràn vào ồ ồ làm tắt cả ḷ, khói bay mù
mắt ; tài xế đều phải bỏ chạy, rồi bốn
bên nước cứ cuồn cuộn chảy vào như suối,
như thác.
− Bơm nước ra !
Viên thuyền trưởng vừa ra lệnh th́ bỗng
một trận gió giật phi thường làm đứt hết
dây và phá tung các cửa, tức th́ một cây
nước lớn đổ vào đầy tàu.
Hành khách ai nấy rụng rời, mặt xám như
gà cắt tiết, gào khóc như điên. Viên
thuyền trưởng không để chậm một phút,
sai buông luôn chiếc thuyền xuống bể.
Năm người lính thuỷ vào ngồi... Nhưng
thuyền vừa chấm mặt nước bể th́ một con
sóng lớn đánh ch́m nghỉm ! Hai người
lính thuỷ chết đuối. C̣n ba người kia
hết sức b́nh sinh phấn đấu với sóng mới
với được dây leo lên tàu.
Lúc ấy, nước đă gần tới bao lơn.
Một tấn thảm kịch diễn ra ở trên boong.
Mẹ thất vọng ôm chặt con vào ḷng. Bạn
bè hôn nhau để vĩnh quyết. Mấy người
nhát gan lánh vào trong pḥng để khỏi
nh́n thấy cái chết không tránh được. Một
hành khách tự tử bằng súng lục lăn xuống
chân thang. Một số đông người nữa chen
chúc vào nhau đợi chết.
Tiếng kêu khóc lẫn trong gió gào nghe
rất kinh hồn.
Mariô và Giulietta , hai trẻ lúc ấy đều
ôm vào cột buồm gẫy, mắt đăm đăm nh́n
bể.
Bây giờ, gío đă bớt mạnh, sóng đă hơi
yên, nhưng con tàu cứ dần dần ch́m. Chỉ
trong vài phút nữa là đắm xuống đáy bể.
− Cho sà lúp xuống bể , mau !
Theo lệnh thuyền trưởng , người ta thả
chiếc sà lúp mà gió c̣n để sót lại. Mười
bốn thuỷ thủ và hành khách được phép
xuống.
Viên thuyền trưởng ở nguyên trên tàu.
Bọn thuỷ thủ kêu to :
− Mời đại uư xuống đây với chúng tôi !
Viên thuyền trưởng đáp :
− Ta phải chết tại nhiệm sở của ta.
Bọn thuỷ thủ kêu nài :
− Xin đại uư cứ xuống, mau gặp tàu đến
cứu th́ ta thoát nạn. Xin đại uư cứ
xuống mau ! Không th́ nguy đến tính mệnh
!
− Ta ở lại .
Bọn thuỷ thủ nh́n hành khách trên tàu
gọi :
− C̣n một chỗ cho một người đàn bà.
Không thấy có ai trả lời. Bọn ấy lại kêu
:
− Một trẻ em vậy !
Nghe tiếng ấy, Mariô và Giulietta đều
nhảy bổ ra mạn tàu như hai con thú dữ và
tranh nhau kêu :
− Tôi ! Tôi !
Tiếng dưới thuyền kêu lên :
− Đứa bé xuống, đứa lớn ở lại v́ thuyền
đă nặng lắm rồi.
Thấy nói thế, cô bé kinh ngạc, sững
người nh́n Mariô bằng đôi mắt của kẻ hấp
hối.
Mari ô lại nh́n cô bé, trông thấy giọt
máu đỏ ở vạt áo cô , nhớ ngay cái cử chỉ
quí hoá của bạn, rồi một ư định cao
thượng qua nét mặt cậu như một luồng
chớp, cậu trả lời :
− Cô này nhẹ hơn tôi ! ....Em Giulietta
ơi ! Em c̣n cha, c̣n mẹ. Anh chỉ có một
ḿnh... Anh nhường chỗ cho em. Em xuống
mau !
Người dưới thuyền kêu :
− Chùng ch́nh măi ! Quăng nó xuống đây !
Mariô liền ôm ngang Giulietta ném xuống.
Cô bé kêu lên một tiếng là rơi ṭm ngay
bể. Một người thuỷ thủ mau tay cứu được
và lôi lên thuyền.
Mari ô đứng trên mạn tàu trông theo,
trán cao ngạo tóc phất phới, vẻ b́nh
tĩnh và trang nghiêm.
Thuyền từ từ xa, Giulietta ngoảnh nh́n
Mariô khóc thổn thức và đưa tay ra vĩnh
biệt.
− Anh ở lại !
− Vĩnh quyết em !
Thuyền đă rời xa, nhấp nhô trong muôn
ngh́n lớp sóng. Trời u ám. Trên tàu
không c̣n một tiếng kêu, nước ngập đến
mui... Giulietta không dám nh́n, giấu
mặt trong hai bàn tay. Khi cô bé ngẩng
đầu lên, th́ con tàu đă biến mất! ...
THÁNG BẢY
60.- Trang cuối cùng của mẹ tôi
Thứ bảy, ngày mồng 1
Enricô ơi ! Thế là năm học hết rồi ! Con
sắp phải từ giă thầy con, bạn con. Nhân
tiện mẹ cho con biết một tin buồn : cuộc
từ biệt ấy không phải chỉ trong hai
tháng rưỡi đâu, mà là suốt đời !
Cha con v́ nghề nghiệp bó buộc phải rời
Tôrinô, lẽ tất nhiên, gia đ́nh ta phải
theo cha con. Sang thu, ta sẽ dọn nhà.
Con sẽ theo học trường mới. Điều đó có
phần làm cho con buồn, phải không ?
Mẹ chắc con quyến luyến trường cũ, ở đấy
ṛng ră bốn năm, con đă vui vẻ làm việc
mỗi ngày hai buổi, ở đây ngày nào con
cũng trông thấy thầy ấy, bạn ấy cũng
trông thấy cha mẹ con đứng chỗ ấy đón
con, con sẽ nhớ trường cũ, ở đấy trí tuệ
con đă được mở mang, ở đấy con đă kết
giao được nhiều bạn tốt và ở đấy mỗi một
lời nói là một điều ích lợi cho con.
Hăy đem cái kỷ niệm ấy đi với con và để
lời từ biệt chúng bạn với một mối nhiệt
t́nh phát tự đáy ḷng.
Rồi ra, bạn con bất hạnh cũng có người
gặp sự không may, bị cha hay mẹ mất sớm
; cũng có người mệnh yểu cũng có người
đem bầu máu anh dũng tưới trên băi chiến
trường, nhưng hầu hết bạn con sẽ là
những người thợ chính trực trung hậu,
những người cha gia đ́nh cần mẫn đảm
đang đáng trọng, và biết đâu trong đám
bạn con sau này lại không có người ra
gánh vác việc nước và lừng lẫy tiếng tăm
? !
Hăy từ biệt bạn con một cách yêu dấu
thiết tha, hăy để lại một chút tâm hồn
vào chốn đại gia đ́nh ấy là nơi lúc con
vào hăy c̣n thơ ấu, lúc con ra th́ đă
lớn khôn, là nơi mẹ con vẫn có t́nh cảm
v́ nơi ấy con được ḷng thương mến của
mọi người.
Enricô ơi ! Trường học ví như người mẹ,
người mẹ đă dứt con ở tay ta khi con nói
chưa sơi để trả lại ta một đứa con khỏe
mạnh tử tế và siêng năng . Lạy Thượng đế
giáng phúc cho người mẹ khoan từ ấy !
Này con ! Con đừng quen vị ân nhân ấy,
con ơi ! Mai sau con nên người, con sẽ
du lịch trong thế giới con sẽ trông thấy
những thị thành hoa lệ, những lâu đài
nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn
đến nếp nhà trắng tầm thường kia với cửa
chớp khép, với vườn cây xanh, v́ đấy là
nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đă
nảy nở. Mẹ tin rằng h́nh ảnh trường cũ
của con sẽ in vào kư ức cho đến lúc cần
hơi thở cũng như không bao giờ mẹ quên
được dáng cái nhà cũ kỹ ở đấy mẹ đă nghe
tiếng nói ban đầu của con.
Mẹ con.
-----------------------
(1) Viện dục anh: nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Hết
|