Sống Chỉ Một Lần  -    Mai Thảo Pages Previous  1  2  3  Next   
Chương 4

Chúng tôi đă nói chuyện khá nhiều về người đàn ông hoàn toàn trong bữa ăn Thiều và Nhă mời tôi ở một tiệm ăn Tàu danh tiếng trong đường Tản Đà, Chợ Lớn. Bữa ăn không ngờ mà khá vui.

Chiều hôm đó, Thiều mắc bận một chút trước giờ ăn nên nhờ Phan đưa xe đến đón hai chị em tôi. Như lần gặp ở quán nước bên đường Tự Do, Phan vẫn lúng túng, vụng về không thể tưởng được. Từ trên xe hơi bước xuống, đến trước cửa nhà, Phan đă mất tự nhiên. Nhă chạy ra đón Phan ở bực thềm.

- Anh vào đây.
 

Tôi nghe thấy Phan hỏi:

- Chị Tuyền có nhà không?

Nhă cười khúc khích:

- Chờ anh đến đón đi, không ở nhà th́ đi đâu mới được chứ!

Con ranh con! Sắp lên xe hoa về nhà chồng rồi mà tâm tính vẫn nghịc ngợm, tinh quái, chẳng khác trước chút nào hết. Thấy người đàn ông nào hiền lành là nó trêu liền à. Đến Trường mà nó cũng không tha th́ nó c̣n chừa ai nữa. Tôi đứng ở pḥng khách khi Phan theo Nhă đi vào. Tôi chỉ ghế:

- Anh ngồi chơi uống một ly nước đă. C̣n những 20 phút.

Phan nh́n đồng hồ:

- Vâng. C̣n những 20 phút.

Nhă chạy vào nhà trong rót nước, tôi ngồi xuống đối diện với Phan. Trái với lần trước, Phan phục sức rất cẩn thận. đứng đắn. Một bộ đồ lớn màu xám nhạt hơi rộng, kiểu may cổ điển. Sơ- mi trắng, cà- vạt đen. Phan ngồi nghiêm chỉnh trên mặt ghế, điệu dáng cứng ngắc, nét mặt muốn làm ra vui tươi tự nhiên mà không được. Lối ăn nói của Phan từ tốn, chậm răi, chân thành, nhưng không quyến rũ và bất ngờ như lối ăn nói nhiều cá tính và đầy vẻ thông minh của Trường. Phan vào chuyện khó khăn. Câu nói nào cũng thật đắn đo, thật thận trọng. Tôi phải gợi chuyện trước:

- Anh vẫn được mạnh?

- Dạ, tôi vẫn được như thường.

Phan nh́n căn pḥng, ngó vào nhà trong, ngó trở ra cửa, măi măi rồi mới hỏi được:

- Chị và Nhă ở đây một ḿnh?

- Vâng. Có một u già nữa. Nhưng hôm nay u ấy xin phép về thăm gia đ́nh ở dưới tỉnh.

- Chị ở đây lâu chưa?

- Lâu! Từ ngày mẹ chúng tôi mất. Công việc làm của anh có bận lắm không?

- Dạ, khá bận.

Đó, câi chuyện cứ loanh quanh, không đâu như thế cho đến khi chúng tôi theo Phan ra xe.

Con người thận trọng, chừng mực ở Phan biểu lộ ngay cả ở lối lái xe của Phan nữa. Xe không bao giờ chạy nhanh. Mỗi lần có hiệu đèn đỏ đều ngừng, thắng rất cẩn thận. Nhă cười, kêu anh Phan lái xe chậm như rùa. Tôi sợ Phan mất ḷng, vội vă mắng Nhă và đề cao sự thận trọng khi ngồi trước tay bánh của Phan như một đức tính.

Nhă nhăn mặt:

- Lái xe bây giờ phải như anh Trường mới đúng.

Nhă đột nhiên nhắc tới Trường trước mặt một người đàn ông có cảm t́nh với tôi, không chừng đă thầm kín yêu tôi, khiến tôi phải đưa mắt nh́n sang. Phan không tỏ một phản ứng ǵ. Nét mặt Phan vẫn như cũ, hơi tười cười một chút, mắt nh́n thẳng, chăm chú, không thay đổi. Tôi tự hỏi, không biết Phan có được nghe ai nói chuyện về cuộc t́nh duyên kéo dài đă kéo dài đă bao nhiêu năm giữa tôi và Trường hay không? Chắc có người đă nói. Không Nhă th́ Thiều. Không nhiều th́ ít. Nếu biết trái tim tôi và tâm hồn tôi đă trao gởi cho một người, tại sao Phan c̣n yêu tôi? Đàn ông lạ lùng và khó hiểu thật đấy!

Tôi chợt nhớ đến hai câu thơ đă lâu lắm không c̣n nhớ tới:

Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng đem tặng chẳng tùy nơi.
Hiện giờ, nếu Phan yêu tôi thật th́ cái người đàn ông đứng đắn và khả kính này đang ở trong trường hợp đáng buồn đó. Có kho vàng đem tặng chẳng tùy nơi. Đó là cái trường hợp của một người đàn ông gửi đi một t́nh yêu, nhưng địa chỉ sai lạc, và lá thư t́nh được gửi trả về, không nhận được một lời phúc đáp. Tuy vậy, tôi cũng chẳng thể phê phán Phan nhiều hơn nữa. Tôi không có quyền. Phan chưa tỏ một thái độ ǵ hết, ngoài những cử chỉ rất lịch sự lễ phép và ngoài những câu thăm hỏi xă giao thông thường.

Chúng tôi vào tới tiệm ăn được chừng 10 phút th́ Thiều tới. Thấy mặt ‘chồng chưa cưới’, Nhă cự liền:

- Anh đi đâu vậy?

Thiều xin lỗi:

- Có chút việc bất thần ở nhà.

Nhă quắc mắt:

- Chuyện bất thần để đến lúc khác có được không?

Thiều ngớ người, đứng im. Tôi thấy Nhă chướng quá, và không thể để cho nó chướng tai gai mắt thêm được nữa.

- Nhă! Thiều bận là chuyện thường, và đă nhờ anh Phan đi đón chúng ḿnh rồi!

Nhă không chịu thôi. Chừng như tôi bênh Thiều lại c̣n làm cho nó khó chịu hơn:

- Đón thay như thế càng không được.

Thiều ngồi xuống cạnh Nhă xin lỗi rối rít. Nhă làm mặt giận đến 15 phút. Tôi ngồi ngẩn người. Con gái bây giờ có quyền thật. Đàn bà bây giờ trong t́nh yêu mới là người làm mưa làm gió, làm chủ t́nh thế, ngang ngược hết chỗ nói. Tôi không đồng ư với cái thái độ của Nhă chút nào. Đàn bà theo tôi phải là cái h́nh ảnh muông đời của một phục ṭng dịu dàng, v́ đàn bà theo nh́n ngắm của tôi, phải là một bông hoa hơn là một ngọn lửa, một dải lục hơn là một trận băo. Cái anh con trai tên là Thiều chắc chắn sẽ bị cô con gái tên là Nhă bắt nạt, tôi nghỉ thầm. Chưa lấy nhau đă thế, lấy nhau rồi, nó c̣n tác yêu tác quái đến đâu.

Cũng may, rồi mọi người vui vẻ như cũ. Hết giận, Nhă tười như hoa nở. Suốt bữa ăn, nó cười nói luôn miệng, trêu chọc hết người này đến người khác. Người bị nó trêu chọc nhiều nhất cố nhiên là Phan.

Vịn cớ là ngày vui của chúng nó, không ai được từ chối, Thiều và Nhă cùng lớn tiếng đ̣i Phan và tôi phải uống một chút rượu. Mấy ly nước cam liền được bỏ đi, một chai rượu chát được mang tới. Tôi từ chối thế nào cũng không được. Hơi men của ngụm rượu thứ nhất thấm vào người tạo cho tôi một cảm giác rạo rực, hai g̣ má tôi nóng bừng. Ngụm rượu thứ hai quen, vị đắng chát của rượu không c̣n nữa. Nhă cũng uống, cả Thiều nữa. Bàn ăn của chúng tôi bắt đầu trở nên ồn ào.

Nhă nháy mắt với Thiều:

- Anh nh́n chị Tuyền xem!

Tôi hỏi:

- Nh́n chị cái ǵ?

Nhă quay sang phía Phan:

- Anh Phan thấy ǵ không?

Tôi quát:

- Nhă!

- Để im em đưa ra một nhận xét. Từ nay phải bát chị Tuyền uống rượu mới được. Rượu làm cho chị xinh đẹp, hồng hào và trẻ trung hẳn lại. Mọi người ở đây có đồng ư với tôi không nào?

Thiều và Phan cùng nói một lúc:

- Đồng ư!

Nhă được thể bao hoa:

- Chị Tuyền chỉ khác một người đi tu ở chỗ c̣n để tóc đó thôi. Anh Phan biết không, em không rủ chị ấy đi đâu th́ là ở nhà suốt ngày đó, đóng cửa, nằm trong pḥng từ sáng đến chiều à. Hỏi chị ấy thích cái ǵ, cái ǵ cũng trả lời là không thích. Anh Phan mà mời được chị em đi chơi đâu, đi ăn tiệm hay đi xem chiếu bóng chẳng hạn, em xin phục anh là tài.

Phan lễ độ:

- Điều quan trọng là người được mời phải ưng thuận mới được.

Tôi lườm Nhă:

- Anh Phan nói chuyện đứng đắn, và người như thế, Nhă không được ăn nói bậy bạ.

Nhă rụt cổ, chun mũi, ngồi im. Tôi lưng chừng bữa ăn, không khí cởi mở, tự nhiên hơn. Và tôi cảm thấy như Phan đang trút thoát được dần dần khỏi một lớp vỏ cứng ngắc vây bọc. Phan hỏi chuyện tôi về công việc làm ăn ở sở, nói đến những khía cạnh điển h́nh của một nếp sinh hoạt càng ngày càng khó khăn hơn khiến cho mọi người không ít th́ nhiều đều phải lo lắng tới những vấn đề thực tế. Phan cũng nói chuyện đến hai đứa con của chàng nữa. Đứa lớn, thằng Hoài, lên 7. Em nó, con Lan, lên 5, không có người trông nom nên phải gởi đến trường mẫu giáo thêm một năm nữa.

Đột nhiên tôi hỏi v́ nhớ đến Trường:

- Anh có hay đi chơi đâu xa?

Phan cười:

- Gần như không bao giờ. Đi đâu xa với tôi bây giờ là cả một vấn đề rất khó giải quyết. Đi một ḿnh không được, v́ c̣n hai cháu nhỏ. Mà mang hai cháu đi theo cũng không được, v́ tôi rất vụng về trong chuyện trông nom và săn sóc trẻ con.

Tôi nói:

- Vâng! Như thế cũng phiền thật! Những lúc anh đi làm phải có người coi sóc các cháu cho anh chứ.

Phan kể chuyện là Phan có một người chị họ già. Người chị cùng ở với Phan, đỡ Phan một tay trong ngày, nhưng tính t́nh bà chị nghiêm khắc, không hợp với đứa nhỏ thành ra cũng không được chúng mến lắm.

Im lặng một giây rồu Phan nói:

- Các cháu vẫn thiếu một người mẹ.

Tôi bảo Phan:

- Tất nhiên là anh không định ở vậy suốt đời.

- Vâng! V́ các cháu sau này lớn lên càng cần được săn sóc nhiều hơn.

Tôi cười:

- Vậy th́ vấn đề của anh cũng rất dễ giải quyết. Anh nên kiếm một người về trông nom cách cháu.

Tự nhiên, Phan đỏ bừng mặt. Sự thản nhiên bạo dạn măi măi mới tạo được lại biến mất. Phan trở lại nguyên h́nh con người cũ, lúng túng, cứng ngắc, diễn tả những ư nghĩ đơn giản nhất cũng một cách vô cùng khó khăn, cực nhọc.

- Vâng, nhưng...

Mọi người cùng nh́n Phan chờ đợi câu trả lời khiến Phan đă ngượng ngập càng thêm ngượng ngập.

- Kiếm một người... là cả một chuyện khó.

Tôi không hiểu Phan nói ‘kiếm được một người...’ là thế nào! Một người đàn bà chịu kết hôn với một người đàn ông đă có một đời vợ để trông coi gia đ́nh cho Phan, săn sóc mấy đứa nhỏ cho Phan? Nếu chỉ có thế, khó quái ǵ? Phan chỉ cần ngó sang tả, nh́n sang hữu, là đă có hàng trăm người đứng đắn tử tế, có địa vị xă hội. Người đàn bà nào cũng dễ dàng nh́n thấy ở Phan một người chồng lư tưởng. Có khó là khó t́m được một người minh yêu, thế thôi!

Nhă nói:

- Không khó.

Phan loay hoay với đôi đũa trên tay:

- Tôi thấy là khó thật!

Nhă nh́n Phan bằng cái nh́n tinh quái:

- Anh đừng thất vọng sớm thế. Chịu khó t́m là thấy liền à!

Câu chuyện về Phan ngừng lại ở chỗ đó. Cho tới hết bữa ăn, chúng tôi nói sang những chuyện khác. Lẽ tất nhiên là cuộc hôn nhân sắp tới của Nhă và Thiều được mang ra bàn soạn nhiều nhất. Nhă cho Thiều biết là mấy tuần trước, hai chị em đă đi phố nhiều lần, tôi đă chọn mua cho Nhă được mấy hàng áo rất đẹp. Đám cưới được nhà trao tổ chức thật linh đ́nh. V́ cha mẹ chúng tôi không c̣n, nhà gái không phải làm ǵ hết. Nhă c̣n cho biết là hai vợ chồng chúng nó sau ngày cưới sẽ đi hưởng tuần trăng mật tại Hương Cảng (#1). Tôi ngồi nghe nhiều hơn là phát biểu ư kiến. Ḷng tôi bâng khuâng, nửa vui nửa buồn. Không phải là tôi ghen với hạnh phúc của Nhă. Ngh́n lần không! Không bao giờ! Tôi thành thực mong ước cho Nhă một cuộc sống sung sướng. Suốt tuổi thiếu nữ, em gái tôi đă ở chung với tôi dưới một mái nhà. Nó không phải thiếu thốn ǵ. Tôi nghĩ, mặc dầu cha mẹ mất, Nhă đă có một tuổi trẻ sung sướng. Tôi c̣n muốn nghĩ thêm là lấy chồng rồi, Nhă ít nhất cũng sẽ được sung sướng như hồi c̣n ở nhà.

Nhưng hôn nhân của Nhă cũng đem lại cho tôi một tâm trạng bâng khuâng ngậm ngùi:

- “Em đă được như thế, cũng là yên cho cuộc đời và tương lài của em. Nhưng c̣n chị th́ làm sao đây?”

Tôi lắc đầu, cố gắng xua đuổi khỏi đầu óc một ư ngĩ đen tối. Tôi không muốn nghĩ đến tôi lúc này. Tôi muốn chia sẻ niềm vui của Thiều và Nhă.

Ở tiệm ăn ra, Thiều và Nhă đ̣i đi xem chiếu bóng. Tôi suy nghĩ rồi bảo Nhă:

- Có lẽ nên để dịp khác. Chị thấy đă muộn.

Nhă giẫy nẩy:

- Mới có 9 giờ mà chị đă bảo muộn! Buổi tối lúc ngày mới bắt đầu.

Tôi cười:

- Bắt đầu với em. Với chị th́ xin coi như là đă chấm dứt.

Nhă phụng phịu:

- Chị hay làm khó! Chị không chiều em nữa rồi!

Phan nói vào:

- Mời chị đi coi ciné. Tuần này có nhiều phim mới hay lắm. Lâu lâu thức khuya một chút cũng không sao.

Tôi đáp:

- Vâng! Nhưng anh tha lỗi cho. Thú thật là tôi không thích ciné lắm. Anh đi với Nhă và Thiều đi, tôi về một ḿnh cũng được.

Phan lắc đầu:

- Chúng tôi đâu dám để chị về một ḿnh nhu vậy. Ngày mai tôi cũng phải đi làm sớm. Tôi xin đề nghị như thế này. Nhă và Thiều đi xem ciné, tôi xin đưa chị Tuyền về nhà.

Tôi vội nói:

- Như thế phiền anh quá!

Phan nh́n tôi bằng cái nh́n khẩn khoản:

- Nếu chị cho phép, không có cái ǵ phiền hết.

- Vâng! Cũng được.

Thế là Nhă và Thiều đi với nhau. Trên xe Phan, tôi ngồi im lặng nh́n ra cảnh tượng đường phố về đêm. Từ Chợ Lớn trở ra Sàig̣n, con đường Trần Hưng Đạo chạy dài thăm thẳm giữa hai hàng lửa điện thẳng tắp. Gió về đêm mát rượi, tràn đầy. Tôi để im cho gió đêm lùa vào mái tóc, sống với một cảm giác thư thái, dễ chịu. Năm, bảy phút như thế rồi tôi lại nhớ đến Trường. Đi chơi với Trường, buổi tối khác hẳn. Có Trường, một buổi tối mưa cũng biến thành một buổi tối vui, cũng có một cái ǵ rực rỡ. Cái vui, sự rực rỡ đó chính là Trường.

Phan chợt lên tiếng, kéo tôi trở lại hiện tại:

- Bữa ăn hôm nay vui quá.

- Vâng, vui lắm!

- Chị ít khi đi đâu?

Tôi cười:

- Trong nhà có hai chị em. Nhă đă đi suốt ngày th́ tôi phải ở nhà.

- Thỉnh thoảng chị cũng nên đi chơi một chút. Nư thế, trở về nhà càng thấy thích hơn.

- Tôi cũng thấy như vậy, nhưng rồi vẫn ngại, vẫn lười thế nào ấy!

Phan ngập ngừng măi rồi mới nói:

- Tuần sau nếu chị không bận, tôi xin lại một lần được mời chị, Nhă và Thiều đi dùng cơm trong Chợ Lớn như tối nay.

Tôi chưa kịp trả lời, Phan đá nói tiếp:

- Tôi mời thật t́nh, mong chị đừng từ chối.

Từ chối quyết liệt không tiện chút nào. Vả lại, tôi không quen quyết liệt với ai bao giờ. Nhưng tôi cũng không muốn nhận lời. Cho tới giờ phút này, tôi không muốn đi chơi với một người đàn ông nào hết, ngoài Trường. Tôi không muốn để Phan hiểu lầm. Nhận lời đi ăn một bữa cơm, nhận một đồ tặng, có một vài cửa chỉ thân mật tự nhiên, một nụ cười hay một cái nh́n... Chỉ cần thế, dễ làm cho người đàn ông tưởng đó là dấu hiệu của một cảm t́nh đặc biệt. Đó là điều mà tôi muốn tránh. Phan đứng đắn, lễ độ, tôi quư mến cái thái độ chững chạc ấy lắm. Nhưng tôi chỉ muốn coi Phan như một người bạn. Liên hệ đúng lại ở đó, trong t́nh bằng hữu mà thôi. Không nên cũng không thể đi xa hơn nữa.

- Xin anh cho tôi nghĩ lại.

- Tuyền cứ nhận lời là được.

Tuyền! Phan đă thay đổi lối xưng hô rồi đó. Với một người khác, tôi đă ‘điều chỉnh’ lại ngay, không cho phép cái bước chân đi tới một cách quá mau chóng như vậy. Nhưng Phan gọi tên tôi một cách trang trọng, thật thành kính. Tọi lại không biết quyết liệt với ai bao giờ cho nên đành nín thinh một phút, rồi trả lời:

- Anh để tôi hỏi Nhă.

- Tuyền bằng ḷng th́ Nhă cũng phải bằng ḷng.

Tôi nói cho Phan hiểu ít nhất cũng một lần:

- Anh biết là tôi không thích đi đâu.

Phan gật đầu:

- Tôi biết chứ tại sao tôi không biết. Tuyền có phải là loại người đi chơi với bất cứ người đàn ông nào đâu. Tôi cũng không mời ai như thế này đă lầu, kể từ ngày nhà tôi mất. Tuyền là người duy nhất mà tôi quư trọng và muốn được giao thiệp.

Xe đậu lại ở trước cửa nhà. Phan xuống xe, đi ṿng sang phía tôi, mở cửa xe cho tôi bước xuống. Phép lịch sự buộc tôi phải mời:

- Mời anh vào chơi một lát đă. C̣n sớm.

Lời mời không thể làm Phan bằng ḷng hơn. Nét mặt hớn hở và sung sướng trông thấy:

- Tôi cũn đang định xin vào uống một ly nước lạnh. Hôm nay hai chúng ḿnh bị uống rượu nhiều quá. Tôi không quen uống rượu. Trong người bây giờ thấy nóng bừng à!

Tôi vào nhà, bật đèn, mời Phan ngồi xuống ghế. Tôi vào nhà trong và trở ra với một ly nước lọc. Phan cám ơn, đón lấy. Tôi nh́n Phan uống một hơi hết ly nước ngon lành đến thế. Tưởng Phan ngồi chơi chừng 5- 10 phút thôi, ngờ đâu chuyện nọ bắt sang chuyện kia, đến 10 giờ Phan mới đứng lên. Tôi đưa tiễn Phan ra đến hè đường.

Trước khi lên xe, Phan ngập ngừng:

- Nhiều buổi tối tôi thật t́nh không biết đi đâu.

Tôi hiểu Phan muốn ǵ, cười nói:

- Nếu rảnh, thỉnh thoảngmời anh cứ lại chơi. Nói trước với anh Phan là tôi nói chuyện dở lắm.

- Đâu phải thế! Chỉ tôi mới là người không biết ăn nói thôi.

Cánh cửa xe vừa đóng sặp lại, chiếc xe rú máy. Phan phóng đi, mang theo một nguồn vui mà tôi biết đang rạt rào trong Phan. Tôi nh́n theo rồi lắc đầu, lững thững trở vào nhà. Tôi thành thực mong Phan đừng hiểu lầm, đừng có một ảo tưởng nào hết, v́ nếu không, Phan sẽ thất vọng. Người đàn bà không thể có hai trái tim. T́nh cảm tôi đă từ bao nhiêu năm nay chỉ chạy theo một ḍng, chỉ xuôi về một hướng. Trường đă tới trước, chàng vẫn ở đó, và Phan không c̣n một chỗ đứng nào hết. Nghĩ cũng ân hận, nhưng tôi không biết làm thế nào khác, mặc dầu những thúc đẩy gián tiếp của Thiều và Nhă. Trường đi xa. Phan được cái lợi là ở gần tôi, muốn tới gặp tôi lúc nào cũng được. Phan lại có thêm Thiều và Nhă như hai đồng minh đắc lực. Nhưng điều này cũng không thể đem lại một đổi thay nào.

- “Anh Trường! Anh ở xa. Nhưng anh vẫn có một đồng minh.


Chương 5

Đêm nghiêng vào khuya, yên lặng dàn rộng. Thành phố lắng đọng dần mọi tiếng động. Không biết tôi đă ngủ chợp đi được bao nhiêu lâu. Có lẽ nửa giờ, một tiếng ǵ đó. Rồi những tiếng chân ở ngoài pḥng khách làm cho tôi giật ḿnh thức dậy.

Xuất chiếu bóng tan rồi, Thiều và Nhă đă về. Căn buồng ngủ mờ mờ trong bóng tối. Đèn ở phía ngoài bật sáng. Tôi nghe thấy tiếng ly tách đụng chạm lách cách. Rồi tiếng Thiều:

- Chị Tuyền ngủ chưa nhỉ?

Tiếng Nhă:

- Không biết! Anh hỏi để làm ǵ thế?

Tiếng Thiều, chen lẫn với tiếng cười thân mật hơi lơi lả một chút:

- Nếu chị ấy ngủ rồi th́ anh ở lại một lát với em.

Tiếng Nhă:

- Khuya rồi, anh về đi!

- C̣n sớm chán! Anh chưa buồn ngủa. Em cũng chưa buồn ngủ mà!

- Để em xem sao.

Một tiếng chân đi lại gần cửa buồng. Tôi nằm thật im trong bóng tối. Tiếng gơ cửa cạch cạch. Đă toan lên tiếng, nghĩ thế nào tôi lại thôi. Để cho hai đứa chúng nó được tự do tṛ chuyện với nhau. Tôi biết cả Thiều lẫn Nhă đều mong mỏi được sự tự do với nhau như thế.

- Chị ngủ chưa chị?

Cánh cửa hé mở, cái bóng của Nhă nghiêng ḿnh lách vào. Nó bước mấy bước lại gần chỗ tôi nằm, cúi xuống nh́n. Tôi nhắm nghiền mắt lại, giả vờ ngủ, hơi thở đều ḥa, và cười thầm trong bụng. Tưởng tôi đang ngủ say, Nhă lại rón rén quay trở ra.

Tiếng Thiều ở buồng ngoài:

- Sao, em?

- Chị ấy ngủ rồi.

- Em ngồi xuống đây.

Tôi đoán hai đứa ngồi xuống sát nhau trên đi- văng. Thiều nói về cuốn phim chúng vừa xem:

- Đoạn kết tuyệt quá.

- Nhưng hơi buồn, em không thích lắm. Em thích những phim vui hơn. Loại phim t́nh cảm ấy thích hợp với chị Tuyền lắm đó. Mai em phải giục chị ấy đi coi mới được.

Câu chuyện bất chợt ngừng lại. Một khoảnh khắc im lặng rồi Nhă la lên:

- Đừng anh!

Tiếng cười của Thiều:

- Tại sao lại đừng? Em không thích?

- Không phải thế! Nhưng ngộ nhỡ chị Tuyền nh́n thấy?

- Chị ấy ngủ rồi mà!

Không nghe thấy ǵ nữa, nhưng tôi cũng đoán được là hai đứa chúng nó đang hôn nhau. Tôi trở ḿnh, quay mặt vào tường, cố t́m lại giấc ngủ. Tôi muốn trả Thiều và Nhă cho sự tự do, cho t́nh yêu đầu đời, cho những phút gần nhau của chúng. Nhưng tôi không tài nào ngủ được. Trong ngôi nhà yên tĩnh, với đêm khuya vây bọc chung quanh, cái trường hợp một người đàn bà nằm cô đơn và lạnh lùng trong một căn pḥng riêng, khi ở pḥng ngoài một cặp t́nh nhân mê mải và đắm đuối hôn nhau, là một trường hợp thật lạ lùng. Nó gây cho tôi những cảm giác và một rung động kỳ lạ.

Thân thể đang b́nh yên của tôi bỗng nhiên như có một luồng điện nóng bỏng dần dần lan thấm. Trên một mặt biển lặng lẽ, những con sóng ngầm bắt đầu nổi dậy xôn xao. Tôi rùng ḿnh thở dài, biết rằng một thèm khát xác thịt trong tôi đă nổi dậy. Đêm chợt lạn quá, v́ tôi nằm một ḿnh. Chăn đệm chợt mênh mông và trống trải quá chừng, v́ ở pḥng ngoài, Nhă và Thiều đang ân ái với nhau, và ở pḥng trong, tôi đang nằm một ḿnh trong bóng tối.

Người ta nói thảm kịch lớn của người đàn bà là một thảm kịch về thân thể, nơi những giao động xác thịt, những đ̣i hỏi sinh lư. Từ trước đến nay, tôi vẫn muốn nghĩ là nếu thảm kịch đó cũng có ở trong tôi, th́ nó cũng không đến nỗi trầm trọng lắm như đối với những đàn bà khác. Những lúc Trường ở xa, tôi không thấy khổ sở hay thiếu thốn lắm về chuyện này. T́nh yêu gửi cho chàng, trong ư nghĩ, trong tư tưởng, đă dư thừa là một ngọn lửa ấm áp. Nhưng đêm nay v́ có Thiều và Nhă ở pḥng ngoài, tấn thảm kịch của da thịt th́nh ĺnh bùng cháy. Tôi thở dài. Tôi trở ḿnh. Tôi vật vă trên mặt đệm. Tôi muốn ̣a khóc. Tôi muốn kêu lớn.

Cuối cùng, không nằm im được nữa, tôi vùng lên, bước xuống khỏi giường. Tiếng chân tôi chừng như Nhă đă nghe thấy. Tiếng nó kêu:

- Buông em ra.

Tiếng Thiều:

- Sao thế?

- Chị Tuyền đă thức dậy.

Tôi bước mấy bước trong bóng tối rồi đằng hắng thật lớn. Nhă chạy đến cửa buồng mở ra:

- Chị c̣n thức sao?

Tôi gượng cười:

- Chị ngủ chợp đi một giấc ngon quá. Em về hồi nào mà chị không biết?

Nhă ngập ngừng, rồi nói dối:

- Em vừa về.

Tôi làm bộ nói:

- Thiều đâu?

Nhă hơi ngượng:

- Anh ấy ở ngoài pḥng khách. Ban năy uống rượu nhiều, anh ấy nói vậy, bây giờ khát nước quá.

- Chị cũng thấy vậy.

- Chị uống nước lạnh không? Em đi lấy cho chị.

- Thôi, cứ ra ngoài với Thiều đi. Chị ra sau.

Nhă hấp tấp quay trở ra. Tôi chải qua loa mái tóc, khoác áo, rồi ra theo. Hai đứa nó không ngồi sát nhau nữa, mà mỗi đứa một đầu đi- văng, dáng điệu rất nghiêm chỉnh. Cả hai đứa xóa bỏ được sự ngượng ngập trên nét mặt

Tôi nói dối cho Thiều yên tâm:

- Ngủ chợp đi một giấc ngon quá. Nhă, sao lúc về không vào đánh thức chị dậy?

Hai đứa chúng nó nh́n nhau, ném nhanh cho nhau một nụ cười đồng lơa. Nhă đưa đến cho tôi một ly nước lạnh. Tôi đón lấy, uống một hơi. Nước lạnh chảy qua cuống họng, làm tắt đi được một phần nào ngọn lửa bừng bừng trong thân thể. Cơn xúc động bất chợt của da thịt xao xuyến c̣n làm cho tôi ngượng thẹn với chính ḿnh. May mà Nhă và Thiều không đoán thấy ǵ hết. Tôi hỏi:

- Phim hay không?

Thiều nhanh nhẩu:

- Không ngờ mà hay quá chị ạ! Em và Nhă đều đồng ư với nhau như thế, chỉ không đồng ư ở đoạn kết. Nhă chê hơi buồn.

Tôi cười:

- Nhă chê ‘nhà quê’ quá! Chê dở hay thế nào mới là chê, vui hay buồn là một chuyện khác.

Nhă bướng bỉnh:

- Cái ǵ em không thích, không chịu, tức là cái đó không hay! Nhưng mà nói chung phim hay, cảm động lắm. Mai chị đi đi.

- Đi một ḿnh ngại chết!

Thiều đề nghị:

- Chúng em xem rồi, nếu không sẽ đưa chị đi ngay. Hay là để em gọi điện thoạI cho anh Phan đưa xe hơi đến đón chị.

Nhă vỗ tay:

- Phải đấy! Thế mà không nhớ ra anh Phan!

Nhă tủm tỉm cười:

- Anh Phan mà được đưa chị đi th́...

Tôi biết con nhỏ sắp nói lăng nhăng này nọ. Mà nó đùa ngịch th́ thằng chồng chưa cưới của nó thế tất cũng được đà đùa ngịch. Tôi bèn làm bộ nghiêm mặt:

- Th́ sao?

Nhă không sợ hăi ǵ hết, nó nói phăng luôn:

- Th́ anh Phan phải cám ơn chúng em cả tuần.

Tôi dịu giọng:

- Nhă đừng nói đùa, chị không bằng ḷng. Anh Phan là một người đứng đắn.

- Em có bảo là anh ấy không đứng đắn bao giờ đâu? Có đứng đắn mới đi chơi cùng với chị được chứ.

Tôi chợt nhớ là ban năy Phan có mời hai chị em tuần sau lại đi ăn cơm tiệm trong Chợ Lớn. Tôi chưa trả lời dứt khoát như thế nào, cũng phải cho Nhă biết chuyện này.

- Anh Phan mời ḿnh đi ăn.

Nhă reo lên:

- Bao giờ?

- Tuần sau.

Nhă nắm lấy tay tôi:

- Chị nhận lời rồi chứ?

Nó bảo thế chẳng lẽ tôi nói tôi sẽ từ chối? Nó đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi đi đây đi đó. Nó lại sắp về nhà chồng, chấm dứt vĩnh viễn một cuộc đời thiếu nữ. Tôi muốn chiều nó những ǵ có thể chiều được trong mấy tháng cuối cùng.

- Chị bảo để hỏi lại em đă.

- Lẽ tất nhiên là em bằng ḷng.

Sau đó, Thiều đứng lên cáo từ. Nhă đưa Thiều ra xe rồi trở vào. Thấy tôi ngồi ủ rũ, mơ màng trên ghế, Nhă ngạc nhiên:

- Có chuyện ǵ thế chị?

Tôi nh́n đi chỗ khác:

- Không có chuyện ǵ hết.

C̣n lại hai chị em, Nhă ngáp lớn rồi nói:

- Em đi ngủ đây chị.

Tôi bảo Nhă:

- Lát nữa ngủ. Vào đây chị nói chuyện đă.

- Chuyện ǵ vậy?

Tôi xẵng giọng:

- Vào đây, khắc rồi biết.

Tôi làm mặt nghiêm trọng. Nhă nh́n tôi định nói đùa một câu, rồi không dám nói nữa, lẳng lặng theo tôi vào buồng trong. Tôi bật đèn sáng choang, lên giường ngồi, ra hiệu cho Nhă.

- Lại đây!

Nhă ngoan ngoă đến ngồi xuống bên tôi, dáng điệu chờ đợi. Tôi suy nghĩ, cân nhắc lại một lần nữa, xem có nên đặt vấn đề với nó không. Thường thường, hai chị em chúng tôi không phải đặt vấn đề với nhau bao giờ. Không bằng ḷng chuyện ǵ tôi chỉ im lặng, nét mặt hơi thay đổi một chút, một chút thôi là Nhă biết ngay. Về điểm này, Nhă tinh ư lắm. Ngôi nhà của chúng tôi không mấy khi có chuyện lớn tiếng giữa hai chị em là v́ thế. Nhưng lần này, điều lạ lùng là h́nh như sự tinh ư của Nhă không c̣n nữa. Tôi quyết định phải nói:

- Chị hỏi Nhă điều này. Nhă phải trả lời chị rất thành thật, không được đùa cợt, cũng không nói quanh co.

Nhă hỏi:

- Chuyện ǵ đó? Chuyện vui hay buồn?

Tôi lắc đầu:

- Chẳng vui, cũng chẳng buồn. Nhưng là chuyện của chị.

Tôi đằng hắng rồi hỏi:

- Em và Thiều đang âm mưu chuyện ǵ vậy?

Nhă tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Âm mưu?

- Âm mưu hay là thu xếp, hay là xếp đặt cũng thế. Chị muốn hỏi em về anh Phan. Thiều và Nhă muốn đưa anh Phan đến với chị, phải thế không?

Nhă nói tránh đi, không trả lời thẳng vào câu hỏi:

- Anh Phan rất có cảm t́nh với chị.

- Ǵ nữa.

- Nếu chúng em không lầm, anh Phan muốn... xây dựng, muốn tính chuyện trăm năm lâu dài với chị.

- Đó là quyền của anh ấy. Chị chỉ không bằng ḷng về cái thái độ khuyến khích của Nhă và Thiều mà thôi. Đây này, chị chỉ muốn coi anh Phan là bạn. Một người bạn có thể rất thân thiết, nhưng một người bạn, không hơn, không kém.

Tôi giằn giọng:

- Chị chỉ muốn thế, đừng ai nghĩ khác. Đừng ai có một hiểu lầm, một ngộ nhận nào hết, và người trước nhất là em.

Nhă bắt đầu tỏ vẻ bất đồng ư kiến:

- Em thấy anh Phan là...

Tôi ngắt ngang:

- Là người đứng đắn, tử tế, hiền lành, có tất cả những đức tính của một người chồng lư tưởng? Th́ cứ cho là chị đồng ư với em đi. Nhưng em quên một điều. Một điều cực kỳ quan trọng.

- Anh Trường?

Tôi gật đầu:

- Bây giờ th́ em lại tinh ư lắm rồi đấy. Phải, anh Trường. Em đẵ biết giữa chị và anh Trường như thế nào đă từ bao nhiêu năm nay. Rm c̣n biết chị là một người đàn bà rất chung t́nh. Với anh Trường, không bao giờ chị thay ḷng đổi dạ.

Nhă ngẫm nghĩ:

- Chị nhất định chờ đợi anh Trường?

- Câu hỏi của em thừa.

Nhă cau mặt:

- Không thừa! Chị nên nghĩ lại. Chị định chờ đợi đến bao giờ?

Chúng tôi cùng im lặng một lát. Xem chừng Nhă muốn đặt vấn đề một cách quyết liệt. Con nhỏ này nghĩ cũng lạ thật. Nó luôn luôn xâm phạm vào đời tư của tôi, bắt tôi phải sống thế này, thế nọ. Nhưng thái độ đó đă có v́ t́nh thương yêu chân thành của một đứa em gái. Cho nên dầu không bằng ḷng, tôi cũng không thể giận nó được.

Tôi thở dài:

- Chị cũng biết lo cho đời chị, không chờ em phải nhắc. Đời em khác, đời chị khác. Không có cuộc đời nào giống với cuộc đời nào, Nhă nên nhớ như vậy.

- Nhưng cũng không có cuộc đời nào làm bằng sự đợi chờ không biết đến bao giờ.

- Cho là Nhă có lư. Chị phải làm thế nào?

- Chị phải có thái độ.

- Với ai?

- Với chính chị trước hết.

Tôi nhún vai:

- Có rồi đó. Từ lâu!

- Chờ đợi không phải là một thái độ. Chị phải có thái độ với anh Trường.

- Anh ấy đang ở xa.

- Nhưng anh ấy vẫn viết thư về cho chị, và chị vẫn viết thư cho anh ấy.

Tôi nghĩ đến những lá thư đă nhận được của Trường, những lá thư đến từ viễn phương, về từ ngàn dặm. Tôi lại nghĩ đến những lá thư của tôi viết trong những buổi trưa yên tĩnh, những buổi chiều dịu dàng, trong đó tôi nói chuyện với chàng về t́nh yêu, đôi khi về thế nào là hạnh phúc củ một đời người theo tôi mơ ước. Tôi mơ ước một t́nh yêu chung thủy đưa tới một hạnh phúc đơn giản. Một phần nào, tôi đă sống theo mơ ước đó. Nhưng thực hiện hạnh phúc như thế nào th́ thật t́nh tôi không nói đến trong tất cả những tờ thư đă được viết đi. Nhă không hiểu ǵ hết về điểm này. Có những điều nghĩ ra trong đầu, nhưng không thể viết xuống mặt giấy. Mặt khác, tôi không hề muốn đ̣i hỏi Trường một điều ǵ hết. Tùy chàng. Chàng yêu và tự do. Mà nói làm ǵ đến những lá thư. Những lần chàng về, chúng tôi ở gần nhau cả ngày cả buổi, tôi c̣n chẳng nói, chẳng đ̣i hỏi, chẳng bắt buộc. Tôi đă nói là tùy chàng mà. Trước cũng như sau, hoàn toàn. Chàng muốn thế nào cũng được, cho dù là muốn cho tôi cả những điều đau đớn. Nhưng Nhă không chịu như thế, nó dồn tôi tới chân tường, bắt tôi phải đặt Trường lên mặt thảm.

- Có những điều rất khó nói trong một lá thư.

Nhă hỏi vặn:

- Khó nói hay là chị không muốn nói?

- Cả hai.

- Đă đến lúc chị phải nói.

- Được. Chị sẽ nghe Nhă. Nhưng không nói bằng những lá thư.

Chúng tôi c̣n nói nhiều chuyện nữa mà tôi không nhớ hết. Chỉ biết đêm êó, gần 3 giờ sáng, đèn mới tắt trong buồng ngủ tôi, và nằm trong bóng tối, tôi c̣n trằng trọc đến gần sáng. Vấn đề lớn của đời tôi cuối cùng vẫn là Trường, chỉ là Trường. Tôi vẫn yêu chàng như lúc đầu, bây giờ t́nh yêu c̣n sâu nặng và đằm thắm hơn. Nhưng tôi phải công nhận là Nhă có lư một phần. Tôi không thể yêu chỉ để mà yêu. Đă đến lúc tôi phải có thái độ. Nhă sẽ dời khỏi căn nhà này, tôi không thể sống một ḿnh măi măi. Lần này Trường về, tôi phải đ̣i chàng thực hiện một lựa chọn mà trước kia tôi không mảy may bận tâm đến. Sự lựa chọn quyết liệt nhưng cũng thật giản dị. Nó nằm gọn trong câu nói này:

- “Anh! Đă đến lúc anh phải chọn một trong hai điều mà em biết với anh cùng quan trọng như nhau: hoặc là đời sống bay nhảy nay đây mai đó của anh, hoặc là em!”

- Nói thẳng?

- Đúng vậy!

- Bao giờ anh Trường về?

- Chị không rơ.

- Trong lá thư cuối cùng anh ấy gửi cho chị, anh ấy không nói ǵ sao?

- Có! Nhưng không nhất định ngày nào. Anh Trường hiện ở Pháp, sau đó sẽ sang Luân Đôn, hay xuống mấy tỉnh miền Nam nước Pháp. Có lẽ cũng mất chừng trên dưới một tháng.

Nghĩ tới lúc nói với Trường câu này, tôi thấy là không phải. Như thế đă là không yêu như tôi muốn yêu và phải yêu. Nghĩa là tận cùng, vô điều kiện. Như thế là đẩy Trường đứng trước một chân tường, và đề nghị chàng phải lực chọn đă hàm chứa ư nghĩa một bắt buộc, một áp lực. Nhưng rồi nghĩ thêm, Nhă cũng có lư, tôi nói cũng phải. Cho xong. Cho sáng tỏ. Cho dứt khoát, ít nhất cũng có một lần. Tôi không thể cho phép tôi kéo dài sự chờ đợi thêm một năm, thêm một mùa, hết một tu này sang một xuân khác. Tôi chờ đợi cũng là được đi. Đă quen. Đă nhận. Nhưng mà những sợi tóc sẽ bạc, những nếp nhăn sẽ hiện h́nh, những tuổi đời ngày thêm chồng chất của tôi thực t́nh là không chờ đợi được lâu hơn nữa.

- “Anh Trường! Anh hiểu cho em! Em luôn luôn muốn phóng lớn em lên cho ngang bằng, cho xứng đáng với t́nh yêu thần thánh của chúng ta, nhưng em cũng chỉ là một người đàn bà với cuộc sống tầm thường và nhiều hèn yếu của một người đàn bà. Anh ở đâu? Em mong anh trở về. Chúng ḿnh cần phải gặp nhau, đặt t́nh yêu lên mặt thảm, giải quyết nó!”

Trong bóng tối và im lặng của đêm nghiêng về sáng , sự cô đơn lại bao phủ, vây bọc, hành hạ tôi như một cực h́nh. Cảnh tượng ân ái của Nhă và Thiều trên chiếc đi- văng ngoài pḥng khách lại hiện trong đầu óc rạo rực. Hai thân thể quấn vào nhau, những trao hôn nồng cháy. Những lời th́ thầm troa đổi nồng nàn đưa tới những ve vuốt táo bạo, những mơn trớn ngây ngất. T́nh yêu không chỉ là những cánh thư và những buổi chiều đợi chờ.

Tôi biết là tôi đang héo hon dần. Những đêm thao thức không ngủ, những suy nghĩ này nọ, những ưu tư nhiều mặt mấy năm nayđă làm cho tôi sút đi trông thấy. Hiện tượng này tất yếu là như thế và cũng rất dễ hiểu.

Đêm không cùng là mộng ḍng sông chảy miệt mài, đưa tôi nổi trôi từ ư nghĩ này đếb ư nghĩ khác. Tôi nhớ đến Trường. Tôi nghĩ đến Phan. Người đàn ông đứng đắn trầm lặng ấy xem chừng đă yêu tôi, muốn lấy tôi làm vợ. Phan khác biệt hẳn với Trường. Phan không biết chinh phục đàn bà. Nhưng điều này th́ không thể chối căi được nữa: Phan là một người chồng tốt. Tôi thử h́nh dung ra một đời sống có Phan. Ngày tháng sẽ êm ả trôi xuôi theo một hạnh phúc đơn giản, thứ hạnh phúc không có hào quang, nhưng bền vững một đời, yên vui một kiếp. Ngày nào rồi cũng giống với ngày nào. Chiều nào rồi cũng thư thái, cũng khoan thai, và đêm là của những giấc ngủ an lành tới sáng.

Điều mà tôi tự hỏi là tôi có chấp nhận được thứ hạnh phúc đó không? Theo Nhă, theo Thiều th́ được đó. Tôi th́ chưa thể trả lời cho tôi là được. Nhiều năm có Trường trong cuộc đời t́nh cảm của ḿnh, tôi vẫn tự hào với riêng tôi là trong tôi vẫn có một mùa xuân, một tuổi trẻ mà Nhă và Thiều không bao giờ nh́n thấy được. Đúng là như vậy. Nhiều lúc tôi thấy tôi trẻ hơn Nhă. Mơ mộng, lăng mạn... Đó không phải là một trạng thái trẻ trung vĩnh viễn của tâm hồn hay sao?

Nhớ một lần nói chuyện về tuổi tác và mùa xuân của một người đàn bà. Trường đă bảo tôi:

- Em là người đàn bà trẻ trung nhất của thành phố này.

Tôi hỏi chàng:

- Tại sao anh lại nói vậy?

- Em trẻ thật, măi măi tươi trẻ v́ em sống cho t́nh yêu. T́nh yêu chính là sự trẻ trung vĩnh viễn của một đời người.

Rồi Trường cười và hôn tôi:

- Anh cũng trẻ nữa, v́ anh cũng sống cho t́nh yêu.

Tôi nhận thấy chàng nói có đúng một phần nào. Tôi biết yêu cái đẹp. Nói đẹp cũng không đúng hẳn. Tôi yêu cái đẹp. Thế là tâm hồn tôi c̣n thanh xuân, thế là tôi chưa già, và tuổi tác không ăn thua ǵ hết. Ư nghĩ về sự trẻ trung của ḿnh vừa tốt cho tôi, lại vừa có hại. Tốt, v́ ư nghĩ đem lại cho tôi sự tin tưởng cần thiết. Có hại, v́ tôi không chịu tính tới chuyện ngày mai.

Thành ra cứ nghĩ tới rồi nghĩ lui, tôi lại cho phép tôi lần nữa, trong một cuộc đợi chờ kéo dài hết năm này sang năm khác. Tṛ chơi nguy hiểm của t́nh cảm này đă đến lúc phải chấm dứt. Lần này Trường về, sự chờ đợi của tôi sẽ chấm dứt. T́nh yêu c̣n hay mất, phải dứt khoát một lần...

Tiếng xe thứ nhất của thành phố thức dậy cho biết tôi đă thức suốt đêm. Tôi thở dài, quay mặt vào tường, với ư nghĩ là sáng mai tôi sẽ viết thư cho Trường, đ̣i chàng trở về Sàig̣n ngay lập tức. Trường sẽ ngạc nhiên lắm. Tôi không có thói quen làm cho Trường ngạc nhiên. Nhưng ít nhất cũng một lần, tôi phải là người chủ động.

Những ngày mưa gió đă qua đi. Trời cao và xanh hơn, báo tin mặt trời đă trở lại cho rực rỡ những buổi sáng nắng vàng cùng khắp. Hàng cây ở trước cửa nhà tôi tươi tốt hơn bao giờ. Cuộc đời trôi chảy b́nh thường. Nhă vắng nhà luôn luôn. Gần như sáng nào Thiều cũng đón nó, và hai đứa chúng nó đưa nhau đi, có khi đến tận chiều tối mới về. Nhưng lần nào về muộn, bỏ cơm, Nhă đều xin lỗi và giải thích tại sao.

Ngày trước, tôi đă trách mắng hay ngăn cấm nó, nhưng tôi đă không làm thế nữa, từ ngày tôi biết em gái tôi và cái chàng trẻ tuổi tên Thiều đă chính thức đính hôn. Chưa ra khỏi nhà tôi, nhưng Nhă từ lúc này đă không c̣n thuộc về trách nhiệm của tôi nữa. Những lời dặn ḍ cuối cùng của mẹ tôi lúc sắp mất đă coi như được thực hiện rồi. “Con thay mẹ trông em...”, mẹ tôi nói. Tôi đă vâng theo lời người, làm như ư muốn của người. Bây giờ Nhă đi lấy chồng, trách nhiệm về cuộc đời của em gái tôi vậy là đă được trao gửi sang người khác. Tôi đă bảo cho Nhă biết thế, một hôm nó trở về nhà thật muộn sau khi đă đi vắng cả ngày.

- Em bảo phải để em về nhà ăn cơm kẻo chị chờ, nhưng Thiều cứ bắt em phải đi ăn cơm với mấy bạn anh ấy.

Tôi ôn tồn:

- Em cứ đi. Chị chờ một lát không thấy về, chị ăn, không sao.

Nhă hơi ngượng:

- Nhưng em không muốn thế.

Tôi cười:

- Đừng bận tâm. Chuyện đó không quan hệ. Chúng ḿnh tập sự xa nhau dần đi là vừa.

Nhă ngần ngại:

- Em chỉ lo chị hiểu lầm. Cho tới lúc này, em và Thiều vẫn giữ ǵn cẩn thận. Em không làm điều ǵ khiến Thiều có thể coi thường em.

Tôi gật đầu:

- Chị biết.

Nhă sợ tôi buồn nên vẫn nói thế. Hai đứa chúng nó chưa chính thức làm lễ thành hôn, nhưng nếu chúng nó dă muốn trở thành vợ chồng, đă ăn nằm vớI nhau rồi, th́ sớm hay muộn có sao đâu. Điều quan trọng trước sau vẫn là chúng nó biết quư trọng nhau, và yêu thương nhau măi măi. Như tôi với Trường vậy. Hai chúng tôi đă lấy nhau đâu. Vậy mà Trường nói là chúng tôi đă yêu nhau th́ phải coi nhau như vợ chồng. Tôi đă sống, đă làm theo như vậy.

Sau lần nói chuyện này, Nhă không đả động đến chuyện đi sớm về muộn của nó nữa. Trong thời gian này, Phan đến thăm tôi luôn. Phan đến thường là vào chiều thứ bảy, thỉnh thoảng vào buổi sáng chủ nhật. Đôi kho Phan cho người đưa hoa đến tặng tôi, với một tấm danh thiếp có ghi vào lời thăm hỏi lễ độ. Phan vẫn như thế. Lúng túng, thiếu tự nhiên. Tôi mời Phan ngồi chơi ở ngoài pḥng khách. Chúng tôi nói lăng nhăng chuyện này, chuyện nọ. Một lát như thế, rồi Phan đứng lên cáo từ ra về. Có vài lần Phan mời tôi đi ăn hay đi xem chiếu bóng một ḿnh với Phan, nhưng tôi nhă nhặn xin lỗi và từ chối khiến Phan không dám mời nữa.

- Tuyền không thích đi?

- Anh biết là tôi rất ít khi muốn đi đâu. Anh hiểu cho, mấy lần đi ăn với anh và Nhă là nể và quư anh nhiều lắm.

- Tôi biết thế.

Có những lúc Phan loay hoay như định nói với tôi một điều ǵ, rồi nh́n nét mặt nghiêm trang của tôi, Phan lại thôi. Nói tóm lại vể Phan, thật không có chuyện ǵ đáng nói. Về phần tôi, có một vài sự thay đổi nhỏ trong nếp sống hàng ngày. Chẳng hạn như tôi thích đi thơ thẩn một ḿnh. Những lúc Nhă vắng nhà, lững thững đi dạo trên những con đường vắng. Có thứ ánh sáng thấp thoáng sau những lùm cây.

Tâm hồn tôi mỗi ngày chừng như hoang vu trống trải hơn, càng thích hợp với những lần đi dạo một ḿnh. Buổi chiều chứa đựng cái ǵ thật buồn bă. Chiều đến với tôi qua h́nh ảnh mấy câu thơ:

Khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây,
Khi con chim én t́m không ra bầy.
Khi nước suối đă lờ đờ khép mắt,
Khi lá ĺa mặt đất cũng buồn lây.
Và trên trời mờ ảo một làn mây...

Nắng phai tàn có một vẻ ǵ hấp hối, thoi thóp. Nền trời sâu thẳm. Bóng tối lẩn trong bóng cành. Những đợt gió lạnh đầu tiên bắt đầu thổi rộng trên những tầng cao và những khoảng trống cũng mờ dần cùng bóng tối. Tôi yêu chiều, khi chiều đang xuống. Tôi yêu chiều, khi chiều trải rộng. Mang linh hồn bâng khuâng của buổi chiều trong linh hồn ḿnh hiu hắt, tôi bước thong thả trên những hè đường vắng lặng.

Nghe tiếng chân ḿnh, nh́n bóng h́nh ḿnh. Đối diện với một cô đơn dịu dàng buồn, như cái khuôn mặt kỳ dị của một người t́nh muốn đoạn tuyệt, nhưng lại không thể nào đoạn tuyệt được.

Đi một lát, nỏi chân, nhiều kho tôi tạt vào một công viên, ngồi nghỉ chân một lát trên thảm cỏ hay trên một ghế đá. Nh́n quanh quẩn, công viên nào của thành phố cũng là một nơi chốn cho những cặp t́nh nhân ḥ hẹn. Những người đàn ông và những người đàn bà ngồi thành đôi lứa, tay nắm trong tay, chụm đầu nói chuyện.

Nhiều cặp t́nh nhân nh́n tôi bằng cái nh́n khó hiểu. Tôi biết họ đang nghĩ ǵ về tôi.

- “Người đàn bà cô đơn kia đến đây để làm ǵ? Ngồi đó để làm ǵ? Người yêu đâu hay không có t́nh yêu?”

Tôi muốn trả lời là tôi đang có trong tâm hồn một t́nh yêu vĩ đại nhất thế giới, nhưng chính t́nh yêu này đang làm tôi đau đớn. Tôi đang đứng giữa một ngă ba đường, không biết đi về đâu.


Nhiều lúc tôi ngồi thật lâu. Thời gian lặng lẽ trôi, tôi đắm ch́m trong mơ màng, không biết rằng buổi chiều đă qua, buổi tối đă xuống, không khí đă lạnh.

Tôi cứ đi lang thang trong nhiều buổi chiều như thế cho đến khi tôi bị đau. Nhớ hôm đó, tôi cũng ngồi ở một công viên cho tới khuya. Trời lạnh hơn mọi ngày. Sương xuống xanh biếc những thảm cỏ. Một lát, rồi mưa phùn dấy lên. Tôi không mang áo đi mưa. lại không cả đến một cây dù.

Khi bừng tỉnh khỏi ḍng mơ màng ra khỏi công viên, mái tóc tôi đă ướt đẫm, toàn thân run rẩy lạnh. Măi măi tôi kiếm được một chiếc xe. Về tới nhà, khi tôi bước vào, Nhă kêu lên:

- Chị đi đâu vậy?

- Đi dạo.

- Trời đang mưa, chị ướt hết rồi!

Tôi rùng ḿnh:

- Chị bị mưa. Một chút thôi không sao.

Tôi uống một ly nước nóng, thay quần áo ấm, rồi lên giường nằm. Nhă lấy chăn đắp cho tôi. Mệt quá, tôi không chợp ngủ được một giấc. Tưởng không làm sao, nhưng đến buổi sáng hôm thức dậy, tôi cảm thấy khó chịu thật sự. Đầu óc váng vất, tay chân tê mỏi. Tôi lấy áo len mặc vào người. Tấm áo len có tay, cài khuy tới cổ, vậy mà da thịt tôi vẫn run rẩy lạnh, tưởng chừng như những hạt mưa thấm vào người tôi buổi chiều hôm trước vẫn c̣n ở đó biến thành băng tuyết không tan. Tôi trở vào giường nằm suốt buổi sáng, nghỉ đi làm luôn.

Nhă lại bên tôi, lo lắng:

- Chị đau sao?

Tôi đáp:

- Trong người váng vất thế nào ấy, nhưng chắc không sao. Chị nằm nghỉ một lát, đến chiều chắc khỏe ngay.

Nhă để tay vào trán tôi kêu lên:

- Nóng quá! Nóng như lửa thế này! Trong người chị thế nào?

- Lạnh.

Nhă lo sợ:

- Vừa nóng lại vừa lạnh! Chị đau thật rồi, c̣n ǵ! Để em đi mời bác sĩ.

Tôi ngăn lại:

- Để đến trưa xem sao. Để mặc chị cho chị nằm nghỉ một lát. Em bận ǵ sáng nay không?

Nhă ngập ngừng:

- Em có hẹn với Thiều. Mặc anh ấy! Chị đau, em phải ở nhà với chị.

Một buổi hẹn với người yêu là cả một vấn đề quan trọng, tôi biết như vậy. Tôi bảo Nhă là cứ đi, tôi muốn nằm một ḿnh, chỉ cần Nhă về trước bữa cơm và nhớ mua cho một ít trái cây tươi là được. Nhă vùng vằng, tôi giục măi mới chịu đi. Suốt uổi sáng, cơn bệnh không gia tăng. Tôi nằm trong chăn có cảm tưởng như cái lạnh trong người có bớt đi được phần nào. Sự mỏi mệt ră rời lại làm tôi thiếp đi. Mười hai giờ trưa, Nhả trở về với Thiều. Tôi gượng ngồi dậy, hơi bực bội với chính ḿnh. Tạng tôi khỏe, ít khi đau yếu lăng nhăng. Tôi quyết đương đầu với cơn đau bằng được, không chịu để cho nó đàn áp và lấn lướt. Thiều và Nhă lại đề nghị mời bác sĩ tới nhà. Tôi lại nói là để tới chiều xem đă. Thiều về th́ đến 3 giờ trưa tôi lên cơn sốt mê man. Những cơn nóng lạnh, nóng dữ dội và lạnh khủng khiếp thay phiên nhau ào ào tới. Tôi run rẩu toàn thân, mồ hôi văi ra như tắm, đầu óc quay cuồng, hai bên thái dương nhức nhối như muốn nổ tung thành muôn ngh́n mảnh nhỏ.

Nhă ngồi bên tôi. Nó hoảng sợ đến phát khóc lên. Biết là ḿnh không làm sao chống cự vớ căn bệnh đă có ṃi trầm trọng, tôi gắng gượng lắm mới nói được với Nhă:

- Đi mời bác sĩ cho chị.

Nửa giờ sau, Nhă trở về. Nhưng nó không đưa về một thầy thuốc nào hết, mà người đến cùng nó là Phan. Nhă giải thích:

- Em đến t́m Thiều, nhưng anh ấy vừa đi khỏi. Em chẳng biết ông bác sĩ nào vào ông bác sĩ nào hết. Em đành đến kiếm anh Phan. Anh Phan bảo phải đưa ngay chị vào nhà thương.

Trong bóng tối lờ mờ của căn buồng đóng kín, tôi thấy Phan đứng đó, ở đầu giường, sau lưng Nhă.

Tôi gắng gượng nói:

- Nhă chẳng hiểu ǵ hết. Làm phiền anh nhiều quá!

Phan đẩy Nhă sang một bên, tới sát thành giường:

- Phiền ǵ đâu! Tuyền đau thật đó, tôi đưa xe đến. Tuyền nên vào ngay bệnh viện!

Nửa giờ sau, Nhă và Phan d́u tôi ra xe. Mười lăm phút sau khi ra khỏi nhà, tôi đă nằm trong một căn buồng bệnh viện. Thật là một biến động bất ngờ. Tôi nằm ở bệnh viện 10 ngày. Mấy ngày đầu tiên, tôi sốt mê man, lúc mê, lúc tỉnh. Bác sĩ cho biết đă có một lúc ông lo ngại thực sự cho tính mệnh tôi. Ônh lạ lùng là cơ thể tôi vững vàng khỏe mạnh, nhưng sức chống chọi với bệnh tật ở tôi lại không được vững vàng mạnh khỏe như vậy.

Cũng may, sau 3 ngày, sốt lui dần. Tôi mệt lả, nhưng những phút hiểm nghèo nhất đă qua khỏi. Mấy ngày đó, sáng nào, chiều nào, Phan cũng đưa xe đến đón Nhă tận nhà rồi lại cùng Nhă vào thăm tôi. Phan quen thân với người bác sĩ ở bệnh viện. Thấy tôi qua khỏi, Phan mừng rỡ hiện ra nét mặt. Mỗi lần vào, Phan mang đủ các thứ cần thiết cho một người nằm bệnh. Từ thuốc bổ đến trái cây, đến sách báo cho tôi đọc, lại có thêm cả một máy truyền h́nh nhỏ để ở đầu giường nữa. Tôi từ chối thế nào cũng không được.

Tuy gặp tôi luôn luôn như thế, nhưng Phan vẫn giữ ư như những lần gặp đầu, vào pḥng hỏi thăm tôi một vài câu rồi Phan lùi ra ngay, đứng chờ Nhă ở ngoài hàng lang. Nhă cho tôi biết Phan đă nghỉ làm ở sở để có thể đón Nhă bất cứ lúc nào Nhă cần vào bệnh viện thăm tôi. Sự săn sóc tận t́nh đó của Phan làm cho tôi cảm động.

Một lần Phan vừa toan lui ra, tôi giữ Phan ngồi lại. Tôi bảo Nhă:

- Nhă, kéo ghế cho anh Phan ngồi.

- Tuyền cứ nằm nghỉ, đừng để ư đến tôi.

Tôi lại bảo Nhă:

- Ra ngoài cho chị nói chuyện với anh Phan một lát.

C̣n lại hai chúng tôi, tôi chỉ những bông hồng tươi thắm cắm trong cái b́nh nhỏ ở đầu giường:

- Hoa anh cho đẹp quá!

- Nhă nói Tuyền thích hoa hồng, và thích nhất là hồng nhung.

Tôi mỉm cười:

- Không phải chỉ có hồng nhung mà thôi. Bao nhiêu sở thích của tôi, xem chừng anh đều thuộc hết. Nhă nói cho anh biết phải không?

Phan vội vă lắc đầu:

- Tôi hỏi chứ không phải Nhă nói. Tuyền đừng phiền trách Nhă. Nhă không nói ǵ hết.

- Tôi bị đau bất ngờ, lại không ngờ đau nặng thế này. Mấy hôm liền mê man tôi có biết ǵ đâu. May quá, có anh, nếu không hai chị em chẳng c̣n biết xoay xở như thế nào!

Phan ôn tồn:

- Ai cũng có lúc đau yếu. Tôi cũng vậy. Tôi rất mừng là Tuyền đă qua khỏi Tuyền cứ an tâm nằm ở đây cho đến khi nào thật khỏe hẳng hăy về nhà. Bác sĩ nói Tuyền tuy hết bệnh rồi nhưng c̣n yếu lắm. Phải tiêm thật nhiều thuốc bổ mới như trước được.

Phn đề nghị:

- Có lẽ sau đây, Tuyền nên đi nghỉ ít lâu, hoặc ở Vũng Tàu, hoặc ở Đà Lạt. Không khí thành phố này thực ra không được tốt lành lắm.

Tôi nói:

- Nhưng tôi c̣n phải đi làm.

- Tuyền không cần phải đi làm.

Tôi biết Phan muốn nói ǵ qua câu nói đó. Phan muốn nói là từ nay tôi khỏi phải bận tâm đến vấn đề sinh kế cùng mọi vấn đề vật chất khác. Cần dùng ǵ đă có Phan. Đúng là Phan muốn nói thế, phải thế không? Nhưng tôi nín thinh, làm như không hiểu. Cho tới giờ phút này, tôi vẫn coi như đă hoàn toàn thuộc về sở hữu của Trường. Vấn đề là phải tránh cho Phan những ngộ nhận, những hiểu lầm đáng tiếc.

- Anh tốt với tôi quá!

Im lặng một lát rồi tôi nói tiếp:

- Tôi rất buồn là không có ǵ để đáp lại, dù chỉ một phần rất nhỏ ḷng tốt của anh.

Phan cúi đầu im lặng. Tôi ngó nh́n người đàn ông ngồi từ tốn trước mặt, và tôi lại nghĩ đến Trường. Chắc Trường không biết tôi đau, đang nằm trongmột bệnh viện, vừa thoát khỏi tử thần. Phải, chắc chàng không biết đâu! Nếu chàng biết đă ay về, đă ở bên cạnh tôi săn sóc tôi lúc tôi mê man. Nếu biết, chỗ Phan đang ngồi bên phải là chỗ chàng ngồi đó. Tự nhiên, tôi cảm thấy đau đớn vô chừng.

- “Lần đầu tiên, em giận anh rồi đó, anh yêu dấu! Những lúc đau yếu em mới nhận thức được sự thật này là một người đàn bà vững mạnh đến đâu, vẫn cần được sự che chở, săn sóc. Thiếu sự che chở, đời sống người đàn bà gần như không c̣n là đời sống nữa. Hơn thế, người đàn bà gần như không c̣n là người đàn bà.”

Cũng may có Phan. Nhưng tôi không muốn nhận ở Phan những sự che chở cho tôi, mà đành phải nhận.

- “Anh Trường! Em giận anh chính v́ lẽ đó!”

Tôi cố gạt bỏ h́nh ảnh Trường ra khỏi đầu óc và hỏi Phan:

- Anh hiểu tôi muốn thưa với anh như thế nào không?

Phan gật đầu:

- Tôi hiểu. Tôi không đ̣i hỏi Tuyền một điều ǵ hết. Tuyền cũng không có điều ǵ phải chứng ḿnh, phải giải thích với tôi.

- Có chứ! Nếu không là thiếu thẳng thắn, thiếu thành thực với anh.

- Đâu có!

Đàng nào cũng phải nói cho xong cho hết một lần, cho cả tôi, cả Phan, và mọi người cùng hiểu rơ. Nghĩ vậy, tôi nói:

- Từ ít lâu nay, tôi nhận thấy anh đối với tôi rất tốt. Những điều anh chưa nói ra, những điều mà bất cứ một người đàn bà nào cũng sung sướng nếu được nghe thấy, nhất là nghe thấy từ một người như anh, tôi đă đoán hiểu được một phần nào. Hiểu, và tôi rất cảm động, anh tin cho như vậy. Điều tôi muốn thưa với anh, là trước khi gặp anh...

Phan ngắt ngang:

- Tôi đă hiểu! Nhă đă cho tôi biết.

- Người đàn ông đó đi xa, chưa về, nhưng sẽ trở về.

- Điều đó tôi cũng biết nữa.

Tôi nói:

- Vậy th́ anh đă hiểu.

- Cảm t́nh của tôi đối với Tuyền không hề v́ thế mà thay đổi. Tuyền cho phép tôi một điều là: được chờ đợi.

Tôi kêu lên:

- Anh Phan...

Phan giơ tay cản lại:

- Tuyền đừng nói ǵ thêm nữa. Chưa khỏi hẳn đâu, và Tuyền c̣n yếu lắm. Bác sĩ nói c̣n phải nằm nghỉ cho lại người. Thôi, tôi về. Sáng mai, tôi lại đến đón Nhă vào thăm Tuyền.

Phan mỉm cười nh́n tôi, cúi đầu và mở cửa pḥng đi ra. Tôi nằm vật xuống mặt đệm. Câu chuyện cuối cùng cũng chẳng đổi thay được ǵ hết! Phan nói Phan không cần tôi đáp lại. Phan không có ảo tưởng ǵ. Chàng c̣n biết rơ chuyện tôi với Trường. Chàng chỉ xin tôi một điều là để cho chàng được tới thăm, và để cho chàngđược chờ đợi. Như thế th́ đành rồi. Cái quyền hy vọng và đợi chờ là của Phan, tôi không cấm đoán được. Cuộc sống thật là lạ lùng. Tôi đợi chờ Trường th́ Phan lại đợi chờ tôi. T́nh yêu như thế sao? Một sự chạy đuổi theo một hy vọng, một h́nh bóng? Thôi, đành là để cho thời gian giải quyết hộ ḿnh.

Thêm một tuần lễ nữa nằm ở bệnh viện, tôi có th́ giờ suy nghĩ được thêm rất nhiều điều. Bệnh t́nh đă thuyên giảm, nhưng sự đe dọa cho tính mệnh vừa thoát khỏi c̣n để lại trong tôi một âm hưởng buồn rầu. Đời sống một người, nói cho cùng, thật mong manh. Sống chết quả thật không biết thế nào! Chỉ thiếu may mắn một chút, một chút thôi, tôi đă không c̣n nữa! Tôi đă là một cuộc đời ngắn ngủi, vô nghĩa như một h́nh bóng thoáng mất hút trong thời gian và không gian.

Chỗ tôi nằm nh́n xuống một băi cỏ thật lớn. Những hàng cây cao xếp hàng từ ngoài cổng bệnh viện tới sát cửa sổ buồng tôi, những tàu lá sum xuê dày đặc ngăn lọc ánh sáng, băi cỏ lúc nào cũng rầm mát và xanh nơn. Một lối đi ở giữa mở sang khu giải phẫu.

Buổi chiều, khi Nhă vào thăm tôi xong đă trở về, tôi thay đ̣i người nữ y tá cho được ra ngồi ngoài hành lang. Với một chiếc chăn mỏng đắp hờ lên ngực, tôi nằm ngả người trên chiếc ghế vải, nh́n xuống băi cỏ. Bệnh viện đúng là một thế giới riêng biệt, ngăn chia hẳn với thành phố bên ngoài. Đám bệnh nhân từ những ngôi nhà có thềm cao, tới lúc nhạt nắng, và sau bữa cơm chiều đều đi dạo trên con đường giữa băi. Họ mặc áo xanh, đi dép mỏng, dáng điệu thư thái trầm lặng. Nhiều người đi thành từng tốp, vừa đi vừa th́ thầm nói chuyện. Nhiều người tách riêng, đi lủi thủi một ḿnh hoặc ngồi trầm tư trong cô đơn trên mặt cỏ mà dáng chiều đang làm cho dần dần tối lại.

Tôi ngồi lặng, nh́n cái cảnh tượng trước mắt, và tôi đă nghĩ nhiều đến một hiện tượng, trước kia ít khi tôi nghĩ tới, hay có nghĩ, cung chủ là những ư nghĩ thoáng qua. Đó là cái chết.

Tôi nói:

- Nhưng rồi mọi người đều phải chết.

Trường cười:

- Tất nhiên. Chính v́ thế mà lại càng không nên nghĩ tới.

Tôi hỏi chàng:

- Cái chết nào đẹp nhất theo ư anh?

- Cái chết th́nh ĺnh, đột ngột. Một ngừng đứng bất chợt, không có một dấu hiệu nào báo trước.

Đó là cái chết mà bất cứ một người đàn ông nào có một đời sống vũ băo như Trường đều mong muốn. Tôi không thể thích, cũng không thể nào h́nh dung ra một cái chết như vậy. Cái chết, nghĩ từ một hành lang bệnh viện nghĩ đi, với tôi là một tàn phai và tắt thở dần dần. Từng phút rồi từng phút. Từng ngày rồi từng ngày.

Buổi chiều xuống dần. Ngày đang chết. Lát nữa, những phiến bóng tối dần dần lan chiếm mặt cỏ, đêm giăng lưới cũng là lúc buổi chiều đang đi dần vào một trạnh thái lâm chung. Cái chết lặng lẽ, êm ái, từ từ không một tiếng động, đó là cái chết mà tôi đang nghĩ tới. Nếu không có một sự thay đổi nào, tôi cũng đang chết, từng giờ từng phút như vậy. Vấn đề là phải ngược đường, t́m trở về giữa đời sống bằng bất cứ giá nào. Vấn đề là phải đi qua một vũng đêm, t́m gặp một b́nh minh, tự tạo ḿnh thành một cánh chim én bay hết những mùa đông dài, đến một mùa xuân mới. Tôi muốn sống, đích thực là không đợi chờ được nữa. Nếu không có một phản ứng nào, tôi sẽ chết dần chết ṃn, cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng lúc nào không hay.

Mười ngày nằm ở bệnh viện cuối cùng được xem như đánh dấu cho một chuyển hướng quan trọng trong tâm hồn và đời sống của tôi. Tôi được chứng kiến nhiều điều. Suy nghĩ về những điều đó, và từ những điều đó, tôi đă thay đổi. Hai ngày trước khi dời khỏi bệnh viện, thêm một sự kiện nữa, khiến cho sự thay đổi ở tôi thoạt đầu chỉ như một lưỡng lự phân vân, trở thành rơ rệt hơn: người đàn bà nằm kế buồng tôi từ trần. Tôi không ngờ bà ta từ trần một cách đột ngột như thế. Chúng tôi quen nhau từ buổi chiều cùng ngồi với nhau ở ngoài hành lang. Trong bệnh viện, những người đau dể bắt chuyện với nhau lắm. Buồn mà! Thừa th́ giờ mà! Chỉ sau một vài lần nói chuyện, Yến, tên người đàn bà, và tôi trở thành đôi bạn thân. Chúng tôi hỏi thăm về gia đ́nh nhau, cho nhau địa chỉ, hẹn sẽ đến thăm nhau ở nhà riêng, chừng nào cả hai cùng dời khỏi bệnh viện.

Yến có một giọng nói ngọt ngào rất dễ thương. Tôi c̣n nhớ măi trong một chuyện trong những lần tṛ chuyện giữa tôi và Yến. Tôi hỏi:

- Anh đâu? Không thấy vào thăm chị?

Yến rũ rũ mái tóc, mái tóc thật dày, che phủ gần hết khuôn mặt xanh yếu:

- Nhà tôi đi làm xa.

- Tận đâu thế?

- Dưới Châu Đốc.

- Nếu tôi không lầm, chị đau nằm trong này đă cả tháng. Sao anh không về thăm chị? Không biết tin chị đau sao?

Yến buồn rầu:

- Biết chứ! Hôm tôi phải vào nhà thương, chú em đă đánh ngay điện tín báo tin cho nhà tôi biết. Nhà tôi đă từ Châu Đốc hấp tấp về ngay, đă vào đây với tôi. Khi đó chị chưa vào đây nên chị không biết. Nhưng công chức có nghỉ, cũng chỉ nghỉ phép được vài ngày. Hai ngày sau, nhà tôi lại phải trở về nhiệm sở.

Yến thở dài:

- Nhà chẳng có ai! Có cậu em, nhưng cậu ấy phải đi học, lại mải vui với bạn bè, chỉ thỉnh thoảng mới nhớ đến chị có một chút.

Tôi hỏi:

- Chị đă có cháu chưa?

Yến gật đầu:

- Đă! Một cháu! Cháu được hai tuổi.

Tôi hỏi Yến:

- Chị nằm ở đây th́ làm thế nào trông nom cháu?

Yến chép miệng:

- Thế mới khổ! Phải nhờ một bà hàng xóm trông nom hộ đấy, chị ơi! Thành ra nằm đây, tôi đâu có được yên tâm! Chỉ lo nghĩ tối ngày v́ cháu.

Tôi không tiện hỏi về bệnh t́nh của Yến. Chừng như Yến giấu, không muốn cho tôi biết về chuyện đó. Chỉ thấy Yến đă đỡ lắm, có nhiều hy vọng b́nh phục, có nhiều hy vọng trở về nhà. Chính Yến cũng bày tỏ với tôi niềm hy vọng đó.

- Bao giờ chị ra?

Tôi trả lời:

- Bác sĩ nói chừng 5- 7 ngày nữa.

Yến tính đốt ngón tay:

- Tôi nằm trong này đă một tháng rưỡi đúng. Hy vọng là chỉ phải nằm thêm vài ba tuần nữa. Thấy trong người khá. Tháng trước chỉ lo chết, khóc suốt ngày đó chị.

Thế mà cơn bệnh th́nh ĺnh tái phát, chỉ sau một buổi chiều, sau một đêm, tới buổi sáng hôm sau, Yến chỉ c̣n là một thây người bất động và lạnh ngắt trên giường bệnh. Lúc đó tôi vừa thức dậy. Người nữ y tá đến lấy nhiệt độ cho tôi, hất hàm ra hiệu về phía buồng bên:

- Bà có bà con ǵ với bà Yến?

Tôi ngạc nhiên:

- Chúng tôi quen nhau ở đây. Trước, tôi chưa từng quen, chưa từng gặp. Chuyện ǵ thế cô?

- Bà Yến mất rồi.

Tôi thảng thốt kêu lớn:

- Trời ơi! Hồi nào vậy?

- Năm giờ sáng.

Tôi không chịu tin:

- Làm sao có thể vô lư như thế được? Tôi tưởng bà Yến b́nh phục rồi mà. Bà ấy nói chuyện với tôi là bà ấy hy vọng chỉ c̣n phải nằm tại đây chừng hai tuần nữa.

- Vâng! Nhưng bà ấy đă chết! Chuyện ǵ cũng có thể xảy ra hết.

Người nữ y tá nói xong thản nhiên đi ra. Cô ta không tỏ vẻ ǵ xúc động. Chừng như nghề nghiệp đă làm cho cô ta quen lắm với những trường hợp sống chết bất thường và đột ngột. Cô nữ y tá quen. Nhưng tôi th́ không, không quen, chưa quen như thế bao giờ. Tôi nằm trên giường lặng người đi, hai mắt trân trân mở lớn. Đỉnh màn im phắc. Nền trần trên đầu trắng toát cho tôi màu trắng của một vành khăn tang buộc một ṿng tṛn đau thương trên một mái tóc đàn bà. Yến đă chết. Đă tự buộc một ṿng khăn tang trên mái tóc nàng. Yến chết là cái sự tôi không thể nào tưởng tượng được. Tai tôi c̣n văng vẳng những lời nói của Yến:

- “Tôi sắp khỏa rồi. Có hy vọng về nhà sau một vài tuần.”

Vậy mà tiếng nói ấy đă tắt vĩnh viễn. Mắt tôi c̣n đựng đầy những h́nh ảnh của Yến lúc chúng tôi ngồi cạnh nhau ngoài hành lang. Yến chỉ tay xuống băi cỏ, nói cũng mong ước có một căn nhà ngoại ô với một băi cỏ óng mướt như thế vây quanh. Vậy mà cái h́nh ảnh c̣n chan ḥa sức sống ấy đă ra khỏi thế giới loài người, mất hút vào hư không, không bao giờ hiện h́nh trở lại. Đời sống như thế đó sao? Như thế đó sao, đời sống một người? Một hoài nghi tới cùng? Một mong manh trọn kiếp? Tôi nghĩ đến Yến một buổi sáng, một buổi chiều nào đó một cách thật dễ dàng, không hay biết. Nghĩ thế, tôi đă ràn rụa nước mắt.

Buổi trưa, mặc dầu biết là không được phép, và như thế rất hại cho thần kinh và sức khỏe của ḿnh, tôi lần ṃ xuống nhà xác bệnh viện với ư định nh́n thấy mặt Yến một lần cuối cùng. Người gác nhà xác không cho tôi vào. Tôi phải nói dối:

- Tôi là thân nhân của người chết.

Yến nằm đó, trên một chỗ nằm gần như là một mặt bàn sắt. Thân h́nh Yến, cái chết đă làm cho co rút lại, chỉ c̣n như thân h́nh một đứa con nít. Tôi nhấc tấm vải phủa mặt người bạn gái gặp trong cùng một cảnh ngộ khác thường của bệnh hoạn, nh́n bạn một lần cuối cùng. Tôi th́ thầm:

- Vĩnh biệt! Vĩnh biệt Yến!

Nước mắt ràn rụa, tôi lảo đảo đi ra. Tử khí đuổi theo, bao trùm, làm cho toàn thân tôi lạnh buốt. Về tới pḥng, tôi ném ḿnh xuống mặt đệm, có cảm tưởng hăi hùng và rùng rợn là như Yến, tôi cũng đang đau trở lại, tôi cũng đang hấp hối, đang thở những hơi thở cuối cùng của đời ḿnh. Sáng mai, như Yến, người ta cũng sẽ khiêng tôi xuống nhà xác, đặt nằm sóng sượt trên mặt cái bàn sắt trống trơn và buốt lạnh ấy.

Tôi kéo chăn đắp lên ngang ngực, nhắm nghiền mắt lại, như thế cho tới trưa. Tới gần bữa ăn, người nữ y tá tới bảo tôi:

- Bà Tuyền! Có người muốn gặp bà.

Tôi hỏi, nghi đến Phan:

- Phải ông vẫn vào thăm tôi?

Người nữ y tá lắc đầu:

- Không phải! Ông này là chồng bà Yến. Ông ta đang đứng chờ ngoài hành lang. Bà bằng ḷng tiếp ông ta không?

Tôi lật đật ngồi lên:

- Có chứ! Nói với ông ấy là tôi ra ngay.

Người đàn ông đă đứng tuổi, vẻ người hiền lành. Thoạt nh́n ông ta, tôi cũng đoán được đau đớn bàng hoàng c̣n nguyên vẹn trong tâm trí. Nhưng mặt khác, ông ta đă cố gắng ḱm giữ niềm đau đớn đó lại, không cho biểu lộ ra bề mặt. Sự đau đớn bởi vậy thật chững chạc và đáng kính trọng. Thấy tôi, ông ta cúi đầu chào:

- Thưa, bà là bà Tuyền?

Tôi cúi đầu đáp lễ:

- Dạ phải! Sao ông biết tôi?

- Cô y tá nói chuyện. Cô ta nói trong những này cuối cùng, nhà tôi thường tṛ chuyện với bà. Tôi là Thân. Tôi ở xa, không kịp về trước khi nhà tôi nhắm mắt. Lá thư trước, nhà tôi nói đă khỏe lắm, sắp về nhà được.

Giọng người đàn ông hơi lạc đi v́ đau đớn:

- Thành ra tôi đâu có ngờ!

- Mời ông ngồi.

Người đàn ông ngồi xuống cái ghế Yến vẫn ngồi mấy buổi chiều hôm trước. Tôi chỉ cái ghế:

- Đó là chỗ bà thường ngồi. Chúng tôi quen nhau ở đây. Tôi thành thực chia buồn cùng ông. Thú thật, tôi không thể ngờ Yến có thể mất một cách th́nh ĺnh như thế! Cũng là số trời.

Tôi hỏi tiếp, trước sự im lặng của Thân:

- Ông có tin như tôi là người ta sống chết đều có số không?

Thân ngước mắt nh́n tôi đăm đăm, hỏi lại:

- Bà tin như vậy?

Tôi dịu dàng:

- Đôi khi chúng ta không c̣n ǵ hơn là niềm tin tưởng ấy!

- Vâng! Có lẽ.

Nghĩ đến Yến c̣n nằm dưới nhà xác, tôi hỏi:

- Ông đă... gặp bà?

- Đă! Lát nữa, tôi sẽ đưa nhà tôi về nhà để đưa nhà tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi muốn được gặp bà để được bà cho biết lại những ǵ nhà tôi đă nói trước khi mất.

Tôi vận dụng trí nhớ, và bằng một giọng chậm răi, tôi thuật lại những câu chuyện. Thân ngồi yên lặng, đầu cúi xuống, hai tay bưng lấy mặt. Sự đau đớn vô phương cứu chữa của người đàn ông có một vẻ ǵ thật tội nghiệp. Không hiểu rơ về con người Thân, mới gặp Thân lần đầu và cũng chắc là lần cuối cùng, mà tôi cũng như biết trước một cách thật là chắc chắn, rằng người đàn ông không bao giờ c̣n t́m được một hạnh phúc nào khác nữa. Người vợ đă chết. Và trên một ư nghĩa nào, cũng là người chồng đă chết theo. Thân sẽ sống, sẽ quên, có thể lấy người vợ mới. Nhưng không bao giờ Thân c̣n nh́n thấy cái khuôn mặt rực rỡ của t́nh yêu và hạnh phúc nữa.

Tôi nói:

- Nếu trước khi mất bà được gặp ông, chắc bà vui ḷng hơn.

Người đàn ông bất chợt ngẩng đầu lên, đôi mắt sáng quắc:

- Tôi về kịp, nhà tôi đâu có mất như thế được!

Câu nói làm tôi ngẩn người. Những lời nói ấy của Thân được nói bằng một giọng thật quyết liệt khiến tôi không thấy nó vô lư nữa, mà gần như là phát biểu cho một sự thực vậy. Sự thực là như thế sao? Nếu Thân về kịp, Yến có thể c̣n sống, chưa đến nỗi phải là cái tử thi buốt lạnh nằm trơ trơ một ḿnh dưới nhà xác kia.

Tôi đáp:

- Vâng! Có lẽ như thế.

Một lát, Thân trả lời tôi, giọng b́nh thường mà quyết liệt hệt như câu nói cũ:

- Nhất định là như thế!

Tôi nghĩ thật nhiều về Trường khi hỏi Thân:

- Sao ông không tính đến chuyện đưa Yến xuống ở cùng với ông? Vợ chồng phải được gần nhau.

Thân thở dài:

- Tôi đă nói với nhà tôi nhiều lần. Tôi cũng đồng ư hoàn toàn với bà như vậy, là vợ chồng phải ở gần nhau. Xa nhau, gần như không c̣n là vợ chồng nữa. Nhà tôi thoạt đầu không chịu nghe theo, cuối cùng cũng ưng thuận. Ngặt v́ chúng tôi c̣n cháu nhỏ. Đường sá đi lại khó khăn, cho cháu đi thật là một chuyện vạn bất đắc dĩ. Vùng tôi làm việc hồi này lại không được an ninh lắm. Chính v́ lẽ đó mà chúng tôi cứ lần lữa. Rồi nhà tôi đau, cái chuyện đi lại phải hoăn lại, chờ cho nhà tôi khỏe đă.

Thân ngậm ngùi:

- Bây giờ th́ tất cả đều muộn!

Thân nh́n tôi, tṛng mắt thấp thoáng bóng h́nh người thân yêu không c̣n nữa:

- Không bao giờ người đàn bà nên sống một ḿnh!

Tôi nghĩ đến tôi hơn là nghĩ đến Yến khi trả lời Thân:

- Chính vậy!

Tôi nói tiếp với Thân, mà như với chính ḿnh:

- Không bao giờ người đàn bà nên sống một ḿnh!

Chúng tôi nói chuyện chừng mấy phút nữa th́ Thân cáo từ đứng lên:

- Rất ân hận đă làm phiền bà.

- Đâu có! Tôi rất mừng được gặp ông. Một lần nữa, tôi xin thành thực chia buồn.

Thân nh́n tôi đăm đăm, định nói ǵ lại thôi, đầu cúi xuống dưới, sức đè nặng của khổ đau không bờ bến như khi mới đến. Thân bước xuống bực thềm, đi về phía nhà xác...

Ngày cuối cùng ở lại bệnh viện, thần trí tôi giao động dữ dội. Nét mặt buồn thảm, nhẫn nhục của người chồng, h́nh ảnh cái chết thảm thương của Yến ám ảnh tôi không dứt. Chưa bao giờ cái chết lại có một ư nghĩa hăi hùng như vậy. Nghĩ đến đó,cơ hồn tôi muốn đau trở lại. Buổi trưa khi Nhă và Phan vào, cả hai ngó thần sắc nhợt nhạt của tôi cùng kêu lên. Nhă hỏi:

- Chị sao vậy?

Tôi gượng cười:

- Sao đâu? Chị thấy trong người khỏa hẳn rồi. Anh Phan, mời anh ngồi chơi đó.

Phan nói:

- Mai tôi đưa xe vào đón Tuyền về nhà.

- Vâng! Cám ơn anh!

Phan ngó tôi bằng cái nh́n đầy vẻ lo lắng thành thực:

- Nếu Tuyền c̣n thấy mệt, để tôi nói với bác sĩ ở thêm một tuần nữa.

Tôi vội vàng gạt đi. Tôi không muốn ở lại bệnh viện, dù thêm một ngày. Yến chết, tôi muốn dời xa nơi chống này ngay tức khắc. Vả lại, tôi muốn về nhà. Thấy là đă nhớ nhung ngôi nhà bé nhỏ nhưng xinh xắn của ḿnh vô tả. Tôi nhớ chỗ nằm gần cửa sổ, ánh đèn trong pḥng ngủ, bóng lá ngoài mái hiên. Một phần con người tôi ở đó, đến một cỗ khác, tôi vẫn thấy thiếu vắng một cái ǵ.

Thân ngậm ngùi:

- Bây giờ th́ tất cả đều muộn!

Thân nh́n tôi, tṛng mắt thấp thoáng bóng h́nh người thân yêu không c̣n nữa:

- Không bao giờ người đàn bà nên sống một ḿnh!

Tôi nghĩ đến tôi hơn là nghĩ đến Yến khi trả lời Thân:

- Chính vậy!

Tôi nói tiếp với Thân, mà như với chính ḿnh:

- Không bao giờ người đàn bà nên sống một ḿnh!

Chúng tôi nói chuyện chừng mấy phút nữa th́ Thân cáo từ đứng lên:

- Rất ân hận đă làm phiền bà.

- Đâu có! Tôi rất mừng được gặp ông. Một lần nữa, tôi xin thành thực chia buồn.

Thân nh́n tôi đăm đăm, định nói ǵ lại thôi, đầu cúi xuống dưới, sức đè nặng của khổ đau không bờ bến như khi mới đến. Thân bước xuống bực thềm, đi về phía nhà xác...

Ngày cuối cùng ở lại bệnh viện, thần trí tôi giao động dữ dội. Nét mặt buồn thảm, nhẫn nhục của người chồng, h́nh ảnh cái chết thảm thương của Yến ám ảnh tôi không dứt. Chưa bao giờ cái chết lại có một ư nghĩa hăi hùng như vậy. Nghĩ đến đó,cơ hồn tôi muốn đau trở lại. Buổi trưa khi Nhă và Phan vào, cả hai ngó thần sắc nhợt nhạt của tôi cùng kêu lên. Nhă hỏi:

- Chị sao vậy?

Tôi gượng cười:

- Sao đâu? Chị thấy trong người khỏa hẳn rồi. Anh Phan, mời anh ngồi chơi đó.

Phan nói:

- Mai tôi đưa xe vào đón Tuyền về nhà.

- Vâng! Cám ơn anh!

Phan ngó tôi bằng cái nh́n đầy vẻ lo lắng thành thực:

- Nếu Tuyền c̣n thấy mệt, để tôi nói với bác sĩ ở thêm một tuần nữa.

Tôi vội vàng gạt đi. Tôi không muốn ở lại bệnh viện, dù thêm một ngày. Yến chết, tôi muốn dời xa nơi chống này ngay tức khắc. Vả lại, tôi muốn về nhà. Thấy là đă nhớ nhung ngôi nhà bé nhỏ nhưng xinh xắn của ḿnh vô tả. Tôi nhớ chỗ nằm gần cửa sổ, ánh đèn trong pḥng ngủ, bóng lá ngoài mái hiên. Một phần con người tôi ở đó, đến một cỗ khác, tôi vẫn thấy thiếu vắng một cái ǵ.

Nhă ngồi xuống đầu giường. Chợt nhớ ra, Nhă hỏi:

- Người đàn bà chết ở pḥng bên có người nhà tới chưa chị?

Tôi đáp:

- Đă!

- Ai vậy?

- Chồng bà ta.

Nhă bĩu môi:

- Vợ chết tám đời, chồng mới dẫn xác đến. Chồng với chả chồng!

Tôi thấy cần phải minh oan cho Thân. Tôi cau mặt mắng Nhă là nó không được quyền ăn nói hàm hồ như thế khi nó chưa hiểu rơ cảnh ngộ người nó chỉ trích thế nào.

- Ông Thân vừa nói chuyện với chị về nguyên nhân tại sao hai vợ chồng ông ta phải sống xa nhau. Ông ta không làm thế nào khác được. T́nh cảnh ông ta thật đáng ái ngại.

Nhă nhún vai:

- Em hoàn toàn không đồng ư với chị. Muốn là được. Không có một hoàn cảnh nào lại không có thể thay đổi và làm khác nếu người ta muốn thay đổi, muốn làm khác. Vợ chồng phải ở gần nhau. Lỗi là tại người chồng đă không biết cách, hay là không muốn cũng vậy.

Phan thấy Nhă quyết liệt quá, lên tiếng cho câu chuyện giữa hai chị em bớt căng thẳng:

- Chẳng ai muốn thế! Có cặp vợ chồng nào lại muốn sống xa nhau đâu?

Tôi nghe, và hơi buồn. Trường đă sống xa tôi, hết năm này sang năm khác. Nếu chúng tôi chính thức lấy nhau, chàng có chịu ở gần tôi hay chàng vẫ đi theo cái lối sống nay đây mai đó của chàng? Thật khó mà trả lời. Phan và Nhă về, hẹn sáng hôm sau sẽ vào sớm. Tôi ủ rũ suốt buổi chiều hôm đó. Trời lại mưa, thứ mưa phùn buồn rầu, u uất. Mưa bay nghiêng, lẫn trong bóng tối. Thảm cỏ trước mặt tôi ướt át. Những lùm cây lướt thướt. Buổi chiều bệnh viện cũng thê lương như ḷng người.

Cùng với buổi chiều, h́nh ảnh Trường hiện lên. Một h́nh ảnh lần đầu tiên tôi thấy lung linh mờ nhạt. Chàng vẫn ở xa xôi, nhưng chiều nay mới thậ là chàng ở xa tôi hơn bao giờ hết, sau những biển sương mù, sau những núi rừng mưa. Phía bên kia những chân trời mịt mùng, khuất lấp sau hàng ngh́n vạn dặm đường máy bay, tận đáy cùng trí nhớ. Tôi nghĩ tôi vẫn yêu chàng đằm thắm. Tôi nghĩ chàng vẫn yêu tôi nồng nàn. Không có ǵ đổi thay, không có ǵ phai lạt. Nhưng t́nh yêu của chúng tôi h́nh như có một vẻ ǵ không thật nữa. Nó như chỉ c̣n là một ư niệm mơ hồ, một giấc mộtn hư ảo. Tôi vẫn h́nh dung t́nh yêu chúng tôi như một ngọn lửa bừng bừng. Bây giờ, tôi chợt thấy nó như một viên kim cương trong suốt.

Tôi ngồi thật lâu, tâm hồn lạnh tê như có một đợt gió lùa của lúc nửa khuya lan chiếm dần dần. Mưa đổ mau hơn. Tiếng mưa ŕ rào cùng khắp. Mưa bay trên đời tôi, mỗi mùa mưa tới một kéo dài, một lướt thướt hơn mùa mưa năm cũ. Mưa rơi trong ḷng tôi, mưa bay qua những miền lạnh lẽo. Tôi chịu trận mưa đời ḿnh, chịu đă tới lúc tôi có cảm tưởng chính tôi cũng đă biến thành một hạt mưa bay.

Buổi tối đă xuống hẳn. Những hành lang bệnh viện đă sáng dần dưới những ánh đèn. Bệnh viện im ĺm dần. Những con bệnh đă người nào trở về pḥng người nấy. Một vài tiếng ho khan nổi lên. Một vài tiếng cựa ḿnh. Thoáng một tiếng thở dài. Rồn tất cả chỉ c̣n là một vùng mênh mông im lặng trong mưa.

Người nữ y tá đến sau lưng lúc nào không hay. Cô ta bước lên không một tiếng động. Một bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi. Một tiếng nói dịu dàng:

- Trời lạnh, bà không nên ngồi ở ngoài lâu.

Tôi yêu cầu:

- Cô cho tôi được ngồi thêm 15 phút.

- Đau lại th́ sao?

- Không có chuyện đó. Tôi chỉ xin được ngồi thêm một chút nữa.

- Cũng được.

Tôi ngỏ lời cám ơn người nữ y tá. Cô ta thật hiền hậu, thật dịu dàng. Nét mặt buồn buồn, cái nh́n u uẩn, đôi khi tôi thấy cô ta di chuyển lặng lẽ như một h́nh bóng âm thầm giữa những bệnh nhân thiêm thiếp và những mùng màn trắng toát. Tôi nói sáng mai tôi ra khỏi bệnh viện rất sớm, tôi muốn chào tạm biệt lúc này. Người nữ y tá kéo ghế ngồi xuống cạnh tôi.

- Về nhà chắc bà vui mừng lắm.

- Vâng! Nhưng tôi đă ở đây 10 ngày. Nơi chốn này cũng sẽ làm tôi lưu luyến và nhớ đến.

Người nữ y tá cười:

- Bà không nên trở lại. Đây là một nơi chốn mà không một người nào nên mong muốn trở lại.

Im lặng một lát, chúng tôi cũng lắng nghe mưa rơi:

- Cái chết của bà Yến xem chừng làm cho bà buồn lắm?

Tôi ngậm ngùi:

- Chúng tôi đă nhận nhau là bạn. Vâng, tôi buồn vô cùng. Tôi đă lẻn xuống nhà xác, nh́n mặt bà Yến một lần cuối cùng. Người ta chỉ sống một lần. Ai rồi cũng một lần phải chết. Cái chết của bà Yến đă làm cho tôi bàng hoàng xúc động.

- Như thế không nên, rất có hại cho tâm thần.

- Tôi không thể thản nhiên được.

- Điều đó rất dễ hiểu.

Tôi hỏi người nữa y tá:

- Đêm nay cô về nhà?

- Không! Đêm nay là phiên trực của tôi.

Nh́n đồng hồ tay, cô ta đứng lên, mỉm cười:

- Đă hết 15 phút. Bà nên vào nằm nghỉ.

- Tôi xin nghe lời cô.

Cái bóng người nữ y tá khẽ thấp thoáng rồi từ từ mất đi ở cuối dăy hành lang.

Buổi sáng hôm sau, Phan đưa xe tới đón tôi thật sớm. Từ hành lang nh́n ra, cánh cổng sắt bệnh viện vừa mở, chiếc xe sơn đen của Phan đă tiến vào. Phan mặc đồ lớn, thong thả từ trên xe bước xuống. Phan gật đầu chào từ đàng xa. Tôi dời hành lang đi xuống đón Phan. Chúng tôi sánh vai nhau đi lững thững một quăng trên con đường đă thấp thoáng nắng sớm. Thời gian làm thân mật và dễ dàng hơn mọi chuyện. Phan đă dẹp bỏ được gần hết những cử chỉ lúng túng buổi đầu. Thấy Phan đi một ḿnh, tôi hỏi:

- Nhă đâu anh?

- Tôi có ghé qua đón. Nhưng cô ấy nói đau bụng. Chừng như nằm lạnh hay ăn phải của độc.

Tôi kêu lên:

- Chết! C̣n bao nhiêu đồ dùng mang vào phải mang về.

Phan cười:

- Tưởng chuyện ǵ! Không sao! Tuyền cứ ngồi nghỉ ở ngoài hành lang. Chỉ cho tôi biết những đồ dùng đó, tôi mang hết ra xe rồi Tuyền hăy xuống.

Tôi đ̣i mang một vài thứ nhưng Phan không chịu. Trông Phan thật buồn cười và cũng thật cảm động với những đồ dùng lủng củng của đàn bà và người đau khệ nệ trên tay. Phải mang tới chuyến thứ ba mới hết. Khi tôi nói tôi phải sang ban giám đốc bệnh viện để thanh toán các khoản tiền, Phan ngăn lại:

- Tất cả đă thanh toán xong xuôi, Tuyền ra xe đi.

Tôi ngạc nhiên:

- Bao giờ thế?

- Chiều hôm qua.

- Bao nhiêu tất cả?

Phan nói dối:

- Ít thôi, chẳng bao nhiêu. Tôi không nhớ nữa.

Tôi không chịu để Phan trả tiền nằm ở bệnh viện cho tôi như vậy. Cuối cùng, Phan cười nói về nhà tôi trả lại cho Phan th́ có làm sao đâu, rồi chúng tôi ra xe. Buổi sáng thật đẹp. Nắng rực rỡ trong cây, nắng chan ḥa trên cỏ. Trời cao vút và xanh biếc. Những đám mây trắng bay theo một chiều gió không ngừng. Những ư nghĩ u uất của ngày hôm trước, cái chết của Yến, sự đau buồn của Thân, tôi đă ném trả lại bệnh viện. Người nữ y tá bảo cho tôi hay là bệnh viện không phải là một nơi chốn xứng đáng cho người lưu luyến. Và đời sống th́ ở ngoài kia, trên những ḷng phố, trên những mặt đường. Tôi muốn nghĩ như thế. Tôi muốn sống. Một mùa mưa có lướt thướt có buồn rầu đến mấy rồi cũng phải qua đi cho một mùa nắng tới, cho cuộc đời lại chảy trôi theo một nhịp b́nh thường. Mười ngày đêm đă để lại cho tôi một bài học quư báu, là người ta phải sống, không có cách nào khác. Phải sống với cuộc đời của ḿnh và hiện tại của ḿnh.

Tiếng Phan ôn tồn:

- Bây giờ tôi đưa Tuyền về nhà.

Tôi giật ḿnh, ra khỏi ṿng suy nghĩ. Nh́n sang hai bên, người đi lại tấp nập. Những cửa tiệm mở rộng. Tôi vui lây với sinh hoạt chung của một buổi sáng vừa bắt đầu:

- Anh cho đi chơi một ṿng đă.

Phan vui mừng:

- Tôi cũng đang đề nghị với Tuyền như vậy. Trời hôm nay đẹp thật.

Trời đẹp với Phan, tôi biết rơ là tại Phan sung sướng. Mười ngày tôi đau, tôi nằm trong bệnh viện là 10 ngày vui mừng hớn hở nhất của Phan, bởi v́ ngày nào Phan cũng theo Nhă vào thăm tôi. Lần viếng thăm nào Phan cũng cố kéo dài. Lúc đứng lên cáo từ, cáo từ nào cũng dùng dằng lưu luyến. T́nh cảm Phan che dấu, không bộc lộ, nhưng tôi hiểu, tôi nh́n thấy rơ ràng, bởi cái lẽ giản dị là người đàn bà nào cũng biết ngay người đàn ông yêu ḿnh, biết ngay từ một vài dấu hiệu thứ nhất.

- Anh cũng thấy hôm nay trời đẹp sao?

Phan đỏ mặt, ấp úng:

- Ai mà không thấy?

Đó, tôi mới hơi trêu nghịch một chút, Phan đă đỏ mặt liền. Gặp tay Nhă, với lối trêu sỗ sàng và quá khích của nó, Phan c̣n đỏ mặt đến đâu?

Xe lượn ṿng qua những bùng binh, vượt qua những ngă tư, bỏ dần những khu phố đông đúc ồn ào để đi trong những con đường nhiều yên tĩnh và nhiều bóng mát. Chúng tôi nói chuyện. Phan hỏi:

- Tuyền c̣n định ở nhà bao nhiêu lâu?

Tôi ngạc nhiên:

- Sao lại ở nhà? Tôi khỏe rồi, phải đi làm như cũ.

- Sau thời kỳ bệnh phải có một thời kỳ dưỡng bệnh, bao giờ cũng vậy. Tuyền mới đau khỏi, chưa có nghĩa là đă mạnh như cũ. Theo ư tôi, Tuyền nên nghỉ ở nhà một thánh nữa.

Tôi cười:

- Không được!

- Tại sao vậy?

- Nghỉ nhiều quá, mất việc là thường.

Phan quay sang:

- Tuyền nói thật hay nói đùa?

- Nói thật đấy anh ạ! Nghỉ 10 ngày, mặc dầu tôi đau thật, đă là quá nhiều. Chỗ làm của tôi ở sở là một chỗ làm không thể vắng mặt được lâu. Dù sở có cảm t́nh với ḿnh đến đâu cũng phải kiếm người khác thay thế.

Phan lái xe một quăng đường nữa rồi mới nói, đắn đo thận trọng măi mới nói được:

- Tuyền thích đi làm lắm sao?

Tôi cười:

- Thích th́ cũng chẳng thích mấy. Có những việc làm khác thích hơn là đi làm hai buổi một ngày.

Phan hỏi:

- Chẳng hạn như?

- Như đọc sách, đi chơi.

- Tuyền nói chỉ thích ở nhà.

Tôi trả lời, nghĩ đến sự thay đổi của ḿnh, nghĩ đến quyết định mới của ḿnh:

- Bây giờ tôi thích đi chơi. Sẽ không ở nhà nhiều như trước nữa.

- Sao Tuyền không nghỉ việc?

Tôi trả lời:

- Tôi cũng phải kiếm tiền để sống chứ!

- Theo tôi, chuyện đó không cần thiết, cũng không phải là một bắt buộc.

Xe chạy về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Nắng chói lọi khiến tôi phải nhíu mày lại. Nàng làm nóng hừng g̣ má. Những mạch máu trong người như cháy mạnh hơn. Tôi ngây ngất một thứ ngây ngất rất dễ chịu. Cảm thấy yêu đời, thấy muốn sống hơn, muốn đuổi theo thời gian, muốn chạy rượt ngày tháng. Bên cạnh Phan loay hoay t́m kiếm một câu chuyện khác. Những giây phút im lặng kéo dài cuối cùng rồi bao giờ cũng làm cho Phan mất tự nhiên. Biết vậy, tôi giúp Phan bằng cách gợi chuyện trước.

- Các cháu vẫn ăn chơi?

- Cám ơn Tuyền. Chúng vẫn được mạnh.

- Chẳng bao giờ tôi thấy anh đưa các cháu đến chơi.

- Chúng phá phách lắm.

- Nhưng thế mới đúng là trẻ con.

Phan ngập ngừng:

- Tôi có nói chuyện Tuyền với các cháu. Chúng c̣n nhỏ, chưa biết ǵ. Nhưng tôi nghĩ nếu được gặp Tuyền chắc chúng mừng lắm.

- Lúc này các cháu ở đâu?

- Ở nhà.

- Anh đưa tôi lại chơi.

Tự nhiên tôi có ư định đó. Tự nhiên, không tính toán, không cân nhắc. Không phải là tôi muốn biết chỗ ở của Phan để làm ǵ, mà chỉ h́nh như là... trước những săn sóc của Phan trong suốt thời gian tôi nằm ở nhà thương, tôi muốn đáp lại bằng một cử chỉ đẹp, làm cho Phan được vui ḷng. Lời đề nghị của tôi được Phan đón nhận bằng một đón nhận bàng hoàng. Nét vui mừng hiện rơ lên nét mặt khi Phan lái ṿng xe trở lại, không tiến vào khu vực phi trường Tân Sơn Nhất nữa.

Nhà Phan ở đường bà Huyện Thanh Quan. Mội biệt thự hai tầng, kiểu cổ, tường vàng và cửa sổ sơn xanh chạy dài dưới mái ngói rêu phong. Một cánh cổng cao khép kín, một lối đi giữa hai bờ cỏ, rồi là thềm cao và pḥng khách bày biện sơ sài, nhưng trang nhă, mỹ thuật. Phan mời tôi ngồi xuống chiếc ghế bành gần cửa sổ, rồi xin lỗi vào nhà trong.

Tôi đưa mắt ngắm nh́n lũ đồ đạc, những tấm h́nh teo trên tường. Nghĩ đến đời sống của Phan, một đời sống chừng mực, thứ tự, không bao giờ có những dấy động lớn lao. Một đời sống, nói tóm lại, càng thấy nó hoàn toàn trái ngược, hoàn toàn khác biệt với đời sống của Trường. Mái gia đ́nh của Phan là ngôi nhà này, mấy căn buồng này, với những đồ vật nằm yên trên từng vị trí bất di dịch, và như thế, năm này qua năm khác. Mái gia đ́nh của Trường rộng lớn gấp ngh́n vạn lần hơn. Đó là mây và sao của trời. Đó là những vùng không gian mênh mông không giới hạn. Phan là người của những giới hạn chật hẹp. Trường không phải như thế, Trường ở ngoài mọi biên thùy.

Ḍng suy nghĩ tôi bị cắt đứt. Phan từ nhà trong trở ra với hai đứa con. Chúng nó được giới thiệu với tôi. Thằng lớn tên là Trọng. Em gái nó là Hiền. Hai đứa nhỏ đều bụ bẫm, kháu khỉnh. Chúng mới lên 5 và lên 8 mà đă có những cử chỉ nghiêm chỉnh chừng mực giống bố.

- Các con chào bà đi.

Hai đứa nhỏ chắp tay, cúi đầu chào tôi. Tôi mỉm cười, kéo chúng nó lại gần. Nhà tôi chỉ vỏn vẹn có hai chị em và người u già, bao nhiêu năm nay không có tiếng cười hồn nhiên và ánh mắt trẻ thơ của tuổi nhỏ. Ôm hai đứa con Phan trong cánh tay ḿnh, tôi chợt thấy yêu mến những tuổi lên 8, những tuổi lên 10. Yêu một bàn tay bụ bẫm, một mái tóc mềm mại, những khuôn mặt ở đó chưa hẳn lên những dấu vết và những nếp nhăn đời sống. Tôi buột miệng:

- Có trẻ trong nhà thích thật anh Phan nhỉ?

Phan vui mừng:

- Tuyền thấy như thế?

- Một ngôi nhà chỉ có những người lớn chung sống với nhau bao giờ cũng có một vẻ ǵ nghiêm trang, lặng lẽ. Tiếng cười của người lớn làm sao vui bằng tiếng cười trẻ thơ? Hai cháu chính là nguồn vui lớn nhất cho anh.

Phan ngồi xuống ghế rồi cúi xuống, nói một câu nặng trĩu ư nghĩa thầm kín:

- Nhưng người lớn cũng phải được sống với người lớn nữa. Chỉ sống với trẻ nhỏ không đủ. Các con tôi là một phần hạnh phúc của tôi, không phải tất cả hạnh phúc của tôi.

Tôi gật đầu:

- Tôi hiểu. Nhưng không ai tạo được cho ḿnh một hạnh phúc toàn vẹn.

Tôi ngồi nói chuyện với Phan chừng 15 phút nữa rồi đứng lên cáo từ. Tôi không muốn ngồi lâu hơn. Tôi vẫn muốn giữ ư, duy tŕ giữa Phan và tôi một cách biệt tối thiểu. Mặc dầu tôi nói có thể gọi taxi về một ḿnh cũng được, nhưng Phan nhất định không chịu, viện lẽ các đồ dùng của tôi c̣n để hết ở xe Phan. Phan phải đưa tôi về tận nhà. Phan xin phép cho hai đứa nhỏ được cùng đi một quăn đường. Xe lại ra khỏi nhà Phan. Những người đi qua đường nh́n vào xe, chắc phải cho đây là một gia đ́nh: một người vợ, một người chồng, với hai đứa con nhỏ. Ư nghĩ này làm cho tôi vừa buồn, vừa buồn cười. Nếu người đàn ông đang ngồi cạnh tôi là Trường th́ đời tôi là hạnh phúc tuyệt đối! Là t́nh yêu đời kiếp, là mộng tưởng diễm ảo nhất đă trở thành sự thật. Sự thật đă không phải như vậy. Dù lạc quan và tin tưởng đến đâu, tôi cũng không làm sao h́nh dung được chàng qua vai tṛ một người cha. H́nh như là, nếu như thế, Trường sẽ hóa thân thành một người đàng ông khác, chàng không c̣n là chàng nữa.

Nhă đón tới ở thềm cửa khi xe Phan tới. Nó tṛn mắt khi nh́n thấy trong xe hai đứa con nhỏ của Phan. Chắc là trong đầu con nhỏ đang nẩy sinh một ư nghĩ gán ghép bậy bạ, lếu láo lắm. Chắc thế! V́ nó đưa tay lên miệng cười. Tôi cau mặt:

- Đau ǵ mà không vào đón chị?

- Em đau thật mà! Em đă nhờ anh Phan đi đón chị thay em.

Tôi nghiêm mặt:

- Chúng ḿnh không được làm phiền anh Phan nhiều như thế!

Nhă rụt cổ lại, cười. Con quỷ này! Thôi, tôi tống nó đi lấy chồng cho xong! Tôi không có bắt nó vài khuôn phép được. Phải để cho một người đàn ông làm việc đó. Cho từ con gái, nó được trở thành một người đàn bà, cho nó hết dám nh́n đời như một tṛ đùa. Cho nó nghiêm chỉnh và đứng đắn lại một chút.

- Ra xe lấy đồ đạc vào. Đứng đó mà cười sao?

Nhă hỏi:

- Em chờ măi. Tưởng chị về sáng sớm chứ. Chị c̣n đi đâu vậy?

- Đi phố.

- Đâu nữa?

- Lại thăm nhà anh Phan một chút cho biết. Đủ chưa? C̣n lục vấn ǵ nữa không?

Nhă đưa mắt nh́n Phan, đưa tay lên che miệng, rồi theo Phan ra xe. Tôi ngồi xuống cái ghế bành ở pḥng khách. Được trở về nhà ḿnh sau một thời gian nằm ở bệnh viện, dễ chịu thật. Tôi vẫn c̣n cảm thấy một thoáng mỏi mệt trong người, nhưng là một trạng thái mỏi mệt dịu dàng, thư thái. Những đồ đạc quen thuộc vây bọc lấy tôi trong bầu không khí bằng hữu đầy tin cẩn, tôi không t́m thấy ở bất cứ nơi nào.

Nhă đă chuyển xong các thứ đồ dùng từ ngoài xe Phan vào nhà. Phan cáo từ. Tôi đứng lên cảm động:

- Cám ơn anh Phan về tất cả.

Phan nói câu đă nói với tôi trên xe hơi, ư nghĩ này h́nh như theo đuổi Phan không rời:

- Tuyền c̣n yếu, đừng đi làm vội.

Tôi mỉm cười:

- Có lẽ tôi sẽ nghe lời anh. Nghỉ 10 hôm, đi làm chợt thấy ngại quá. Dù sao sáng mai tôi cũng phải lên qua bàn giấy một chút, gặp ông giám đốc, xem cái chuyện xin nghỉ thêm của ḿnh có thuận tiện hay không?

Phan chụp liền lấy cơ hội:

- Sáng mai tôi đưa xe đến đón Tuyền đi.

Tôi ngạc nhiên:

- Anh không đi làm sao?

Phan đỏ mặt rồi thú thật:

- Tôi đă giao công việc cho một người phụ tá trong nửa tháng. Tôi rảnh, không có chuyện ǵ bận rộn hết.

Chừng như sợ đứng lại tôi từ chối hay thay đổi ư kiến, Phan chào tôi rồi vội vă ra xe. Tôi vào pḥng ngủ, đặt ḿnh nằm xuống giường. Chăn đệm ở chỗ này, nơi tôi vừa nằm xuống không phải là thứ chăn đệm lạ lùng và vô t́nh của bệnh viện, mà ấm áp trăm lần hơn. Tôi nằm thiu thiu, sắp rơi ch́m vào giấc ngủ th́ có tiếng gơ cửa. Nhă bước vào. Chừng như c̣n ngán tôi lại thấy tôi vừa đau khỏi. Nhă không dám trêu tôi như những lần trước nữa.

Nó tới đầu giường ch́a tay:

- Thư anh Trường.

Tôi vùng dậy:

- Thư đưa đến hồi nào?

- Mới tức th́ à.

Tôi bật vội đèn cho căn pḥng sáng lên. Vẻ mặt xúc động bàng hoàng của tôi không giấu được Nhă. Nó hỏi dịu dàng:

- Chị vẫn mong thư anh Trường ghê gớm lắm phải không?

Tôi nh́n chiếc phong b́ trên tay, nói với Nhă, mà như nói với chính ḿnh:

- Ừ, chị mong! Chị mong.

Nhă nh́n tôi đăm đăm. Nó định nói một câu ǵ nhưng lại thôi, và lặng lẽ đi trở ra.

Đọc lá thư của Trường lần nào với tôi cũng như khởi đầu bằng một nghi lễ t́nh cảm. Như mỗi lá thư là một con đường sắp mở, tôi phải sửa soạn cho ḿnh thật đẹp những bước chân. Trái tim tôi thế là th́nh ĺnh đập mạnh, hơi thở đă hồi hộp, thần trí đă rung động. Riêng lần này, lá thư c̣n mang một ư nghĩ khác, đặc biệt là quan trọng. Tôi đang chờ Trường về. Chàng phải về, phải về! Chàng đă đi bao nhiêu năm. Chàng có thể đi nữa trong tương lai, không sao hết, nhưng tháng này, tuần này, lúc này, Trường phải về cho tôi được gặp. Lần đầu tiên trong đời, tôi đang đứng giữa một ngă ba. Nếu Trườnng về, chàng sẽ lựa chọn hướng tới giùm tôi. Bằng không, tôi sẽ đi về một hướng khác, ở đó, t́nh yêu của hai chúng tôi có thể không c̣n nữa. Trước hiện trạng bất thường này, sự mong chờ của tôi cũng mang một ư nghĩa khác. Một ư nghĩa quyết định.

Cầm lá thư trên tay, tôi thầm cầu nguyện. Là cùng với lá thư báo trước, Trường thường báo trước như thế mỗi lần chàng sửa soạn trở về... Chàng đang lên một chiếc máy bay, xuống một con tầu, và những dặm đường chàng đang bỏ lại là những dặm đường làm chàng gần thêm với không phận và hải phận quê hương. Trường phải về cho tôi được gần chàng, yêu chàng như cũ. Trường phải về để ngăn chặn nơi tôi một thay đổi. Những áp lực của đời sống sẽ được giải tỏa. Tôi sẽ không c̣n rối loạn, được ở yên trong nếp sống cũ, nếp sống tôi hằng ao ước không bao giờ thay đổi, nếp sống với Trường và của Trường.

Tôi ngồi tựa lưng vào thành giường, xé phong b́, lấy thư ra đọc. Nét chữa quen thuộc hiện ra. Những gịng chữ nhảy múa trước mắt.

Chương 6

Buổi trưa hôm đó, tôi bỏ cơm. Nhă đẩy cửa buống bước vào, ngạc nhiên thấy tôi c̣n nằm vùi đầu vào gối.

- Chị dậy ăn cơm.

Tiếng tôi, nghe như tiếng ai:

- Chị không ăn.

- Chết! Không ăn sao được!

- Chị không thấy đói. Đi ra! Ăn đi! Mặc chị!

Nhă ngồi xuống cạnh giường:

- Chị vừa đau, đang cần ăn uống cho lại người. Tại sao lại bỏ bữa ăn như vậy?

Tôi vùng quát lớn:

- Đă bảo tao không đói! Sao cứ nói nhiều? Đi ra!

Nhă cụt hứng đứng lên. Nhưng nó không chịu đi ra, mà hỏi:

- Anh Trường nói ǵ trong thư?

- Không nói ǵ hết.

- Chị lại giấu em.

- Đă bảo không có ǵ hết! Ô hay! Không để cho tao nằm yên được một lát sao? Biết thế này tao nằm luôn ở bệnh viện, về nhà làm ǵ!

Nhă đi ra, khép cửa buồng lại, để tôi nằm một ḿnh trong bóng tối. Tôi định gọi nó lại, xin lỗi nó về sự tức giận vô lư của ḿnh. Nhưng tôi không c̣n sức để ngồi lên, để lên tiếng nữa. Tôi đă nhận được thư Trường. Lá thư đă làm cho tôi tuyệt vọng.

Trường viết cho tôi từ Đông Kinh, điều mà tôi không thể ngờ tới, tưởng chàng vẫn c̣n ở Âu Châu như đă nói trong lá thư trước. Như thường lệ, chàng tả Đông Kinh cho tôi nghe... Những đêm Đông Kinh và những người con gái Phù Tang chàng gặp từ phi trường tới các trà thất, chỗ ở của chàng trên tầng lầu thứ 5 một khách sạn mới xây cất, cửa sổ buồng ngó xuống một trong những trung tâm thương mại và du hí sầm uất thịnh vượng vào bậc nhất của Đông Kinh bây giờ. Đó là đoạn đầu của lá thư, đoạn tôi đọc bằng tất cả sự mê thích của ḿnh v́ Trường có một lối tả thật đặc biệt, dí dỏm và đột ngột. Phần thứ hai của lá thư, mắt tôi sầm tối lại. Chàng nói chàng phải ở lại thủ đô Nhật Bản một thời gian không biết là bao nhiêu lâu.

“Hăng vừa quyết định đặt thêm một chi nhánh ở đây, giao cho anh mọi công việc liên hệ với thủ tục thiếp lập chi nhánh, t́m trụ sở, đặt văn pḥng v... v..., nghĩa là những công việc đ̣i hỏi rất nhiều thời gian và tổ chức. Anh đă từ chối, yêu cầu hăng giao việc này cho người khác, nhưng hăng không thuận, viện lẽ không có ai đủ thẩm quyền thay thế. Anh không làm thế nào hơn là viết thư cho em ngay, anh chưa thể trở về Sàig̣n sớm như đă hẹn với em ở lá thư Paris. Đừng buồn nhé! Nhớ em vô cùng là nhớ! Nhưng anh báo cho em tin vui này, là sau khi đặt xong chi nhánh cho hăng ở Nhật, anh sẽ được về Sàig̣n, lần này không phải đi đâu xa nữa, ít nhất cũng trong 1- 2 năm. Ở nhà, em vẫn được mạnh đấy chứ? Cho anh hỏi thăm cô Nhă. Thế nào? Cô ấy...”

Tôi không muốn biết ǵ thêm nữa. Điều duy nhất muốn biết, tôi đă được biết rồi. Chàng không về, không biết đến ngày nào chàng mới trở về? Tôi đợi chàng đến bao giờ? Đến hết mùa mưa này? Đến hết mùa nắng tới? Đến hết đời tôi sao? Không bao giờ Trường biết đời sống của tôi như thế nào! Những buổi chiều buồn, những đêm thao thức, 10 ngày tôi nằm ở bệnh viện... Những cơn đau thật tử nhất sinh, không bao giờ Trường biết tới! Chàng nói chàng đă từ chối, nhưng hăng không chịu. Chàng có từ chối thật không? Chàng có quyết liệt từ chối? Lần đầu tiên, sự ngờ vực làm cho tôi hoang mang đau đớn. Tôi muốn tin chàng, tin hết ḷng; tin như đă bao nhiêu lần tôi hằng tin như vậy. Nhưng tin là một chuyện, đời tôi, tôi phải sống là một chuyện khác. Tôi phải sống, tôi phải sống! Tôi nghe thấy tôi th́ thầm với ḿnh nhiều lần như vậy, trong một tâm trạng mê sảng và đau đớn chập chờn. Chừng như tôi đă ứa nước mắt. Chừng như tôi đă vật vă, muốn gào thét, muốn đập phá một cái ǵ. Nhưng rồi sự mệt mỏi đă chôn chết tôi xuống mặt nệm. Tôi thỏ dài năo nuột và ngủ thiếp đi.

Buổi chiều vàng vọt và u uất. Khi tôi tỉnh dậy, Nhă đă ra khỏi nhà tự lúc nào. Ngôi nhà vắng lặng, im phắc như môt nhà mồ. Dưới gối. lá thư Trường nhầu nát c̣n nằm ở đó, và nh́n những trang giấy của người ở xa báo tin chưa thể trở về, trái tim đau yếu, hồi hộp của tôi lại nhói đau, muốn vỡ tan thành muôn ngh́n mảnh nhỏ.

Tôi mở rộng mọi khung cửa, cố đẩy dạt những ư nghĩ đen tối, u uất ra khỏi đầu óc. Trên đời tôi, đă những núi đau và những rừng sầu chất ngất, phần đời c̣n lại không thể lại như thế, lại chỉ những núi đau, lại chỉ những rừng sầu. Tôi lấy tất cả những thư của Trường ra đọc lại. Đọc lại, khác với những lần trước, bởi đọc lại đây là lần đọc lại cuối cùng. Thôi, không sống với những kỷ niệm nữa, bởi kỷ niệm, cho dù là những kỷ niệm nơn nà châu ngọc đến đâu cũng không thể tạo thành đời sống. Thôi, không giam thân nữa, trong những buổi chiều đợi chờ. V́ đợi chờ là một tàn phai, một khô héo dần dần.

Tôi xem lại hết lá thư này đến lá thư khác. Xem tới đâu, nước mắt chảy ra tới đó. Thế này tức là đă phụ nhau rồi đây. Thế này là một ước nguyền đă bị hủy bỏ, một cam kết đă thôi ǵn giữ. Tôi gạt nước mắt, lấy một sợi dây buộc tất cả những tờ thư thành một buộc lớn, cho vào một ngăn kéo, khóa lại. Sau đó, tôi mím môi, làm một cử chỉ thật quyết liệt. Tôi liệng chiếc ch́a khóa lên nóc tủ.

Tiếng gơ cửa nổi lên liền sau đó. Tôi chải tóc, mặc áo, mở cửa buồng đi ra. Tôi biết người gơ cửa là Phan chứ không thể là ai khác được.

- Mời anh vào đây.

Cánh cửa chiều nay mở rộng cho Phan hơn là những chiều khác. Thái độ tôi đối với Phan cũng niềm nở sốt sắng hơn mọi lần. Sự thay đổi này cố nhiên làm cho Phan vừa ḷng. Sự vui mừng ngạc nhiên làm cho Phan đứng ngẩn người ra với nét mặt hớn hở, rực rỡ.

- Tuyền đang làm ǵ?

- Ngủ ạ!

- Nghĩa là tôi đă phá giấc ngủ của Tuyền?

- Đâu có! Ngủ đă đủ giấc th́ anh tới.

Phan nh́n quanh:

- Nhă đâu?

- Em nó đi từ chiều.

- Chị người làm đă lên?

Tôi lắc đầu:

- Chưa! Xin về một tuần, kéo dài luôn đến gần hết tuần thứ hai rồi mà vẫn chưa thấy mặt. Người ăn người làm bây giờ như thế đó anh!

Phan ngẫm nghĩ, nh́n đồng hồ rồi hỏi:

- Tuyền ăn cơm chưa?

- Chưa anh ạ! C̣n chờ Nhă về. Nó có thổi th́ mới có cơm ăn chứ.

- Chờ Nhă về biết đến bao giờ!

- Chắc cũng sắp.

Phan đề nghị:

- Tôi cũng chưa ăn cơm. Hay là chúng ḿnh đi ăn cơm tiệm một bữa.

Hôm qua, hôm kia, tôi đă từ chối. Nhưng hôm nay th́ không. Mặc dầu vừa đau, c̣n phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tôi cũng muốn ra khỏi nhà. Bầu không khí trước đây êm ấm b́nh lặng của ngôi nhà với tôi bỗng là một thứ không khí u uất đầy phiền muộn, mà tôi muốn ra khoát. Trở vào pḥng ngủ, nằm một ḿnh, chắc tôi lại lấy những tờ thư cũ của Trường ra đọc, và chắc tôi lại khóc.

- Vâng! Nếu anh muốn.

Phan vui mừng:

- Tuyền đi mặc quần áo đi.

- Anh chờ cho 15 phút nhé?

- Được.

Tôi bắt Phan đợi hơi lâu. Ngồi vào bàn phấn bật đèn, tôi trang điểm rất cẩn thận. Thật ít khi tôi dành cho phấn son và trang điểm một tầm quan trọng như vậy. Trong thâm tâm, tôi không muốn nh́n thấy tôi đau, tôi không muốn nh́n thấy tôi buồn nữa. Một lớp sóng đau và một lớp sóng buồn, tôi muốn đẩy dạt chúng về những bến bờ quá khứ. Bây giờ tôi phải vui, phải hồng, trở lại với đời sống trên một con đường mới, có nắng vàng nhảy múa theo từng bước chân.

Trang điểm xong, tôi lấy cái áo màu rực rỡ nhất mặc vào người. Đứng trước gương, tôi không c̣n nhận ra tôi của những ngày trước khi vào bệnh viện nữa. Những tấm áo đen buồn bă, những hàng áo nâu, xám trống trơn kín đáo xưa nay tôi vẫn yêu thích, từ chiều ngay tôi cất vào hộc tủ để sống với những màu sắc tươi vui hơn. Khi tôi từ nhà trong đi ra, chính Phan cũng phải ngạc nhiên, tṛn mắt nh́n.

Tôi mỉm cười tinh quái:

- Anh không nhận ra tôi nữa sao?

Phan ấp úng:

- Có chứ! Có điều là hàng áo màu đă làm cho Tuyền trẻ lại.

- Tôi trẻ lại chỉ v́ hàng áo?

Phan đă lúng túng, lại càng lúng túng hơn:

- Tôi không định nói thế. Hôm nay Tuyền vui bất ngờ. Thường thường Tuyền buồn luôn luôn, sự bất ngờ bao giờ cũng ngạc nhiên.

- Thôi, đi anh!

Phan nh́n đồng hồ:

- Tuyền có muốn đợi Nhă?

- Mặc nó! Biết lúc nào nó về? Vả lại, chiều nay tôi muốn đi một ḿnh.

Buổi tối đi ăn cơm tiệm tay đôi với Phan thật là một buổi tối lạ lùng. Thái độ tôi rất khác thường. Gần như tôi không làm chủ được ḿnh nữa. Tôi cười nói luôn miệng. Có những lúc tôi lại ngồi thừ người nhĩ ngợi. Tuy có Phan ở trước mặt mà đầu óc th́ để tận đâu đâu. Tôi muốn quên Trường, đă quên được phần nào. Tôi không muốn nhớ đến Trường nữa, nhưng lại nhớ đến, quá lắm, bằng một cách nhớ nào đó. Trong nỗi nhớ có đau buồn, có xót xa ngậm ngùi, không thể nào nói hết được. Tiếng là đă thực hiện cho ḿnh một lựa chọn mới, lựa chọn này gần như đă hàm chứa ư nghĩa một chặt đứt, một đoạn tuyệt tàn nhẫn, mà kỳ thực là ḷng tôi phân vân và bối rối đến tận cùng. Tôi muốn nghĩ cho tôi là không thể yêu Trường được nữa, v́ người ta không thể yêu một ḍng nước chảy, một đám mây bay, một h́nh bóng thoáng. Nhưng t́nh yêu có những lư do tồn tại riêng biệt, mà chính tôi không làm ǵ được. Tôi giận Trường? Đă đành! Hiển nhiên! Nhưng tôi đă hết yê chàng? Nếu câu trảo lời là hết th́ đó là một lời giả dối.

Tôi cố giấu, không cho Phan thấy được sự hoang mang đau đớn của ḿnh, sợ Phan buồn. Chúng tôi ngồi ở một tiệm ăn có máy lạnh gần khu ṭa nhà Quốc Hội. Pḥng ăn khá ấm cúng. Ánh sáng dịu dàng, không chói mắt, những người khách ngồi ăn chung quanh đều đứng tuổi như hai chúng tôi. Họ vừa ăn, vừa th́ thầm nói chuyện.

Phan gọi thật nhiều món ăn, nhưng chỉ ăn rất ít. Tôi luôn luôn tiếp đồ ăn vào bát cho Phan.

- Anh ăn đi chứ!

- Tuyền phải tiếp cho Tuyền th́ đúng hơn. Tuyền chẳng ăn ǵ hết!

Trong suốt bữa ăn, lá thư vừa nhận được của Trường luôn luôn trở lại trong đầu óc tôi. Giữa những hàng chữ nhảy múa trước mắt là h́nh ảnh Trường thấp thoáng, lúc xa lúc gần, khi mờ khi tỏ. Nghĩ đến chàng, dù chỉ trong khoảng khắc, thần trí tôi lập tức đă lao đao. Đi chơi với Phan tối nay, đúng là đi gượng, đi bằng được. Tôi vừa đau, trong người c̣n mỏi mệt ră rời. Sự mệt mỏi đó tới cuối bữa ăn, tôi không giấu diếm được nữa.

Phan hỏi:

- Tuyền mệt?

- Vâng! Tưởng là đă khỏe hẳn, bây giờ mới thấy là chưa. Anh cho về sớm một chút.

Tôi nghiệm thấy Phan không bao giờ đ̣i hỏi một cái ǵ hết. Chỉ đề nghị, chỉ gợi ư. Không được là thôi ngay. Đúng là một người đàn ông không bao giờ muốn làm mất ḷng một người nào khác.

- Để tôi đưa Tuyền về ngay bây giờ.

Sợ Phan phật ư, tôi nói:

- Nếu anh muốn, ḿnh đi dại một ṿng cho mát.

Phan thích, điều đó tôi trông thấy, nhưng Phan lắc đầu:

- Thiếu ǵ lúc. Tuyền đang mệt, nên về nhà nghỉ.

Phan đưa tôi về tới nhà th́ chừng 5 phút sau, Nhă cũng về tới. Phan chào tôi đi ra, đúng lúc Nhă cũng về tới. Phan chào tôi đi ra, đúng lúc Nhă mở cửa đi vào. Thấy Phan, Nhă reo lên:

- Anh Phan, tưởng ai!

Phan đứng lại:

- Nhă đi chơi đâu mà về muộn vậy?

- Em đi với Thiều.

Phan quay nh́n về phía tôi cười:

- Chị Tuyền chờ Nhă măi.

- Để làm ǵ vậy?

Tôi nói:

- Để bảo thổi cơm cho tôi ăn. Đi chơi quên cả chị, bộ bắt chị chết đói ở nhà sao?

Nhă hoảng hốt:

- Chết! Em quên mất! Thế chị ăn chưa?

- Chờ cô th́ nguy to là như thế! Anh Phan đă đưa chị đi ăn tiệm rồi.

Nhă cười:

- Anh Phan thích nhé!

- Tôi cũng muốn có Nhă đi cùng nữa chứ.

- Ngày mai đi.

Tôi quát lớn:

- Con nhỏ này trơ tráo quá thể! Ngày mai là thế nào? Không có được đ̣i anh Phan như vậy.

Phan nói theo ư tôi:

- Chị Tuyền đang mệt, không đi chơi luôn. Thôi, để tuần sau.

Phan chào, ra xe. Nhă theo tôi vào buồng ngủ. Nó vẫn trêu tôi như thường:

- Chị diện đẹp quá!

Tôi hơi ngượng:

- May áo cũng phải mặc một vài lần.

- Chứ sao! Chị cứ màu đen, màu nâu không à! Chị mặc áo màu tươi như thế có phải là trẻ hơn không?

Tôi thay áo trước gương lớn. Sự mỏi mệt chiếm đoạt tôi thực sự. Hai vai đau mỏi, đầu nặng, hơi thở khó nhọc. Tuy vậy, tôi cố làm bộ thản nhiên, không cho Nhă nh́nh thấy sự nhọc mỏi này. Thấy, nó sẽ không tài nào hiểu được tại sao tôi lại đi chơi với Phan.

Mặt đệm hứng lấy thân thể, tôi duỗi dài tay chân, cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi nhắm mắt lại, t́m kiếm cho ḿnh một hơi thở đều ḥa. Nhă ngồi xuống cạnh giường.

- Chị à! Thế là chỉ c̣n một tuần lễ nữa!

Tôi mở choàng mắt:

- Đến nơi rồi sao?

- Vâng! Nhanh không?

Tôi hỏi:

- Thiệp cưới in chưa?

- Rồi!

- Bao giờ lấy được?

- Thiều nói là sáng mai.

- Em phải tính đến chuyện mời ai, không mời ai, ngay từ bây giờ.

- Để mai em bàn với Thiều.

Tôi thở ra một hơi dài:

- Chị vừa đau xong, chẳng giúp đỡ được ǵ em đâu!

Nhă gật đầu:

- Em cũng đá nghĩ đến chuyện đó. Vậy mà c̣n bao nhiêu việc phải làm.

- Thôi, đẻ ngày mai mời các cô các chú đến giúp cho hai chị em ḿnh vậy.

- Đă chắc ǵ được!

Nhă nói đúng. Cha mẹ chúng tôi mất đi, mối liên hệ giữa hai chị em chúng tôi và những người trong họ từ nhiều năm rồi rất mong manh. Chúng tôi ít tới thăm các cô chú. Ngược lại, họ cũng ít khi tới nhà chúng tôi. Sự lạnh nhạt này đă có từ hồi cha mẹ chúng tôi c̣n sống. Cái hố cách biệt ấy đă không được lấp đầy mà càng ngày càng như khơi rộng thêm. Bây giờ tính đến chuyện nhờ vả họ hàng là một điều thật miễn cưỡng. Họ hàng chúng tôi vẫn chê trách hai chị em chúng tôi sống quá tự do, độc lập, không bao giờ hỏi ư kiến những người trên, làm việc ǵ cũng quyết định lấy hết. Cuộc hôn nhân sắp tới, giữa Nhă và Thiều cũng vậy. Nhiều bà con tỏ ư không bằng ḷng, chỉ bởi cái lẽ giản dị là tôi đă ưng thuận cho Nhă lấy Thiều. Nhă chỉ cần sự ưng thuận này, c̣n th́ không t́m gặp, không xin phép một bà cô hay một ông bác nào hết.

Một bà cô nghiêm khắc đă nói với một người quen, người quen đó thuật lại cho tôi hay:

- Để xem con Tuyền nó gả chồng cho con Nhă như thế nào? Xem chừng hai chị em chúng nó không cần đến ai. Th́ mặc chúng nó, hơi đâu!

Bây giờ mà chúng tôi phải nhờ vả họ hàng th́ họ hàng sẽ làm khó, lên mặt là điều chắc chắn.

Nhă chợt hỏi:

- Có việc ǵ nhờ anh Phan được không chị?

- Chị đă nói là không nên làm phiền ai.

- Anh Phan thích cho ḿnh làm phiền anh ấy mà!

Nhă thuyết phục măi, cuối cùng tôi cũng đành thỏa hiệp với nó cho xong. Tuy vậy, tôi cũng căn dặn Nhă là chỉ được nhờ Phan những chuyện bắt buộc phải nhờ, không tự ḿnh làm lấy được, và càng nhờ ít chừng nào, càng nên chừng nấy. Sự nhờ vả này là thêm một nguyên nhân nữa khiến tôi suy nghĩ và buồn phiền thầm kín trong ḷng. Người đàn bà là quả thực không thể sống một ḿnh suốt đời. Có t́nh yêu như lửa hồng tron tim không đủ. Thực tế tàn nhẫn đ̣i hỏi ở người đàn bà một nếp sống khác cái nếp sống tôi đang sống. Trường không bao giờ chịu quan tâm đến vấn đề này. Nhưng tôi th́ đă tới lúc tôi phải quan tâm đến rồi. Sự quan tâm này lại đẩy Trường xa thêm tôi một quăng đường nữa.

- “Thôi th́ trả lại tự do cho nhau, anh nhé! Em trả lại tự do cho anh. Tự do của anh là sông dài biển rộng, là gió thổi mây bay, là những không gian và những cuộc viễn hành. Tự do của em không phải như vậy. Đó là thứ tự do tầm thường nhất, nhỏ bé nhất và cũng đơn giản nhất. Tự do tạo dựng cho ḿnh một đời sống b́nh yên.”...

Tuần lễ trước ngày cưới Nhă thật bận rộn. Cũng may tôi b́nh phục lại khá mau chóng. Ăn trả bữa, ngủ được, và thần trí không bị nung nấu nhiều như trước nữa. Trường thường bảo tôi là một người có nghị lực. Có lẽ như thế thật. Có nghị lực theo đuổi suốt bấy lâu một t́nh yêu vô vọng. Và có nghị lực t́m vui trong quên lăng.

Mấy ngày cuối cùng trước hôn lễ, tôi đă đi phố được với Nhă, mua bán giúp nó những thứ cần thiết cuối cùng cho một người con gái trước khi về nhà chồng. Những lần đi mua bán sắm sửa như thế đều có Phan. Phan đưa xe đến đón hai chị em chúng tôi, hẹn giờ, sau đó Phan đi làm việc của Phan, rồi lại theo giờ hẹn tới đón hai chị em chúng tôi về nhà. Nhiều lần, tôi giữ Phan ở lại ăn cơm. Những bữa cơm gia đ́nh mà Phan tỏ ra rất yêu thích. Gần Phan luôn, tôi hiểu Phan hơn, nh́n thấy rơ hơn người đàn ông điềm đạm và lặng lẽ này.

Ở Phan, không bao giờ có một biểu tỏ cuồng nhiệt như ở Trường. Cười, chỉ mỉm cười. Nói ít và không bao giờ lớn tiếng. Tuy không c̣n lúng túng như buổi đầu nữa, nhưng Phan vẫn nguyên vẹn là Phan. Nghĩa là cứng ngắc trong dáng điệu, từ tốn trong cử chỉ, và lễ độ, và thận trọng đến tận cùng.

Nhă hay phê b́nh Phan, như trước đây nó hay phê b́nh Trường.

- “Anh Trường chơi bời một cây à! Ai yêu anh Trường được anh ấy chiều chuộng đủ thứ. Nhưng sống chung với anh Trường th́ chưa chắc đă được sung sướng đâu.”

Đại khái Nhă nói về Trường như vậy. Về Phan, nó hỏi tôi:

- Này chị! Anh Phan thế nào ấy nhỉ?

Tôi bật cười:

- Thế nào là thế nào?

- Khó nói quá! Em chỉ thấy h́nh như anh Phan có một cái ǵ không thích hợp với đời sống bây giờ.

Tôi vặn lại con nhỏ:

- Đời sống bây giờ là thế nào?

Nhă trả lời khơi khơi:

- Như đời sống của Thiều, của em.

Tôi nói ngay:

- Nếu vậy th́ anh Phan cũng không thích hợp thật. Nhưng em lầm, không có đời sống bây giờ hay đời sống ngày trước. Em đừng tưởng anh Phan là một người đàn ông lỗi thời.

Nói chuyện đến Phan làm liên tưởng đến Trường, Nhă chợt hỏi:

- Chị có được tin tức ǵ anh Trường không?

Tôi làm bộ thản nhiên:

- Không!

Một sự thay đổi khác đáng ghi nhận lại trong đời sống của tôi trước hôn lễ của Nhă là nghe theo lời Phan, tôi đă xin nghỉ ở sở làm. Cũng có thể coi như nghỉ hẳn. Cũng có thể coi như nghỉ một thời kỳ. Hôm tôi đến sở xin nghỉ, Phan đưa tôi đi, nhưng giữ ư không vào. Đám bạn vừa trông thấy mặt tôi đă nhao lên. Họ mừng tôi mạnh, hỏi tại sao tôi đau. Những lời thăm hỏ ồn ào khiến cho viên giám đốc phải từ buồng giấy của ông mở cửa bước ra. Ông ta nói:

- Chà! Cô Tuyền! Khỏe rồi chứ?

Tôi đáp:

- Vâng, tôi đă b́nh phục hẳn.

- Như thế là cô đă có thể đi làm?

Tôi bỏ đám bạn gái, theo ông giám đốc vào pḥng giấy ông ta. Ở đó, bằng một vài lời lẽ vắn tắt, tôi tŕnh bày với ông ta là tôi không đến sở để tiếp tục làm việc như cũ, mà trái lại, để xin phép ông ta vui ḷng cho tôi được nghỉ việc.

- Tại sao vậy? Tôi có thể biết được không?

Tôi đáp:

- Hồi này tôi không được khỏe. Bác sĩ bảo tuy tôi đă khỏi bệnh nhưng cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thêm một thời gian nữa.

- Tức là cô Tuyền xin nghỉ ở nhà thêm một thời gian? Chừng bao nhiêu lâu? Có lâu lắm không?

Tôi lắc đầu:

- Xin ông cho tôi được nghỉ hẳn. Như thế để sở có thể t́m ngay người thay thế tôi.

Viên giám đốc cười:

- Đă đành là khi một nhân viên nghỉ việc, tôi phải t́m người thay thế. Nhưng cô là một trong số rất ít những nhân viên mà tôi nhận thấy không thể thay thế được. Nói đúng hơn là tôi không muốn thay thế. Vậy tôi đề nghị thế này, và đây cũng là một đặc biệt cho một nhân viên tốt như cô, là cô có thể nghỉ thêm một tháng nữa. Ở nhà tĩnh dưỡng cho khỏe hẳn. Cô vẫn được lănh lương như thường. Sau một tháng, cô lại đi làn lại.

Tọi cương quyết từ chối. Tôi nói tôi rất cảm động trước cảm t́nh và ân huệ đặc biệt sở dành chgo tôi, nhưng tôi đă nhất định xin nghỉ là xin nghỉ hẳn. Viên giám đốc trẻ tuổi thấy tôi đă cương quyết như vậy cũng không nài ép tôi ở lại nữa. Ông ta ngó tôi đăm đăm rồi cười:

- Cô nghỉ vậy th́ không phải là v́ lư do sức khỏe rồi.

Tôi ngạc nhiên:

- Thưa, không có lư do nào khác.

- Lấy chồng, lập gia đ́nh không phải là một lư do sao?

Tôi đỏ mặt:

- Thật t́nh tôi chưa có ư định ấy.

- Đă đến lúc một người đàn bà như cô nên có ư định ấy. Người ta không thể sống suốt đời một ḿnh.

“Người ta không thể sống suốt đời một ḿnh! Đó anh Trường, anh thấy không? Chính người giám đốc sở em là người mà anh bảo chỉ biết những con số và những tấm ngân phiếu cũng bảo em như vậy. Anh hiểu cho em, đời em đă tới cuối một mùa mưa, tàn một mùa nắng, em không thể đợi chờ em lâu hơn được nữa!”...

Đứng lên cáo từ người giám đốc, tôi được ông ta chúc may mắn trong những ngày tháng tới. Ra tới buồng ngoài, đám chị em đồng nghiệp cũng xúm lại, mỗ người chúc mừng tôi một câu, sau khi họ biết tôi đến để xin nghỉ làm vĩnh viễn.

Từ sở đi ra, nh́n lại chỗ lui tới hàng ngày đă bao nhiêu năm của ḿnh, tôi bâng khuâng cả người. Nghỉ việc, tôi cũng đă tự ư thay đổi. Ḍng sống đă thành thói quen của tôi suốt bấy lâu. Năm tôi đi làm việc cũng là năm tôi gặp Trường. T́nh yêu và việc làm có cùng một tuổi. Bây giờ, tôi xin nghỉ việc, hành động này có như là, cùng với những lá thư buộc thành một buộc cất vào hộc tủ, ư muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với một nếp sống cũ, không bâng khuâng, không ngậm ngùi sao được!

Phan mở cửa xe, tôi yên lặng bước lên. Sự xúc động làm tôi không nói được mnột lời nào. Phan hỏi:

- Xong chưa?

- Đă!

- Sở không giữ Tuyền?

- Có! Nhưng đă nhất định nghỉ rồi th́ nhất định như vậy.

- Tuyền buồn về chuyện này lắm không?

Nghĩ đến những lời chúc tụng của đám bạn gái ban năy, tôi gượng cười:

- Cũng hơi buồn một chút. Mấy người bạn đồng nghiệp ai cũng tử tế, có cảm t́nh với ḿnh. Nay bỗng dưng...

Phan dịu dàng:

- Tôi hiểu. Nhưng nếu rồi đây Tuyền muốn làm việc trở lại th́ thiếu ǵ những hoạt động, những công việc khác hay hơn!

Phan nói Phan hiểu. Thực ra, một người b́nh dị mực thước như Phan muốn t́m hiểu tâm trạng tôi tới đâu, cũng chỉ hiểu được một phần. Đă đành là c̣n hàng ngàn công việc khác, nhưng việc tôi đă làm là cái duy nhất, nó đánh dấu cho một đoạn đời tôi. Đoạn đời đó, với cái không khí, cái linh hồn riêng biệt của nó, nếu đă đi qua là không bao giờ c̣n t́m lại được. Đă đành rằng sau một người đàn ông kia, tôi dễ dàng gặp được những người đàn ông khác cũng tử tế, cũng chững chạc đường hoàng, cũng yêu thương tôi, thành thực muốn tạo cho tôi một cuộc đời sung sướng, như Phan chẳng hạn. Nhưng Trường không phải là Phan, không một Phan nào có thể là Trường, và ư nghĩ về một mất mát không bao giờ thay thế được này đă cho trái tim tôi thắt lại v́ đau đớn.

Thấy Phan chưa chịu mở máy cho xe đi, tôi giục Phan đi ngay, dời khỏi chỗ đậu trước sở làm ngay lập tức. Điều mà Phan vội vàng làm ngay, nhưng có lẽ ngạc nhiên không hiểu. Phan cũng không hiểu được về thái độ lạ lùng này. Tôi giục Phan đi ngay, bởi v́ nếu xe c̣ng đậu lại, chỉ cần thêm một phút nữa thôi, tôi dám mở cửa xe bước xuống lắm. Phải, sẽ có thể là như thế được lắm. Tôi sẽ bảo Phan vềi đi, đừng bao giờ t́m gặp tôi nữa. Rồi sau đó tôi sẽ chạy trở lại sở, gặp lại giám đốc, nói tôi đă thay đổi ư kiến vào phút chót, tôi xin được làm trở lại như cũ, như không hề có một sự thay đổi nào đă xảy ra.

Đích thực là trong một khoảnh khắc đau đớn bàng hoàng, tôi đă muốn thế thật. Trở lại với nếp sống cũ, đợi chờ Trường như bao nhiêu năm tôi vẫn đợi chờ, đọc lại những tờ thư, làm người t́nh chung thủy nhất của cô đơn. Nhưng Phan đă mở máy, chiếc xe đă phóng đi, và quá khứ ơi, t́nh yêu ơi, vĩnh biệt!


o0o

 

Pages Previous  1  2  3  Next