Cây Tỏi Nổi Giận  -   Mạc Ngôn - Trung Quốc Pages  1  2  3  4  Next   
Chương 1

Xin bà con lắng nghe tui kể ngọn nguồn
Về Thiên Đàng nơi hạ giới
Đồng ruộng phì nhiêu hai mươi vạn mẫu
Dòng sông xanh nước chảy hiền hòa
Đã nuôi dưỡng nam thanh nữ tú
Nổi danh thiên hạ ngồng tỏi quê ta!


Trích đoạn lời hát sẩm của Khấu mù ở huyện Thiên Đường
- Cao Dương!
 
Dịch giả: Trần Đình Hiến

Trưa hôm ấy nắng như đổ lửa. Đã lâu trời không mưa, bụi hồng cuồn cuộn dạo chơi giữa trời và đất, mùi tỏi thối xông lên nồng nặc. Đàn quạ uể oải bay qua, bóng xám loang loáng trên sân. Trong sân, ngồng tỏi chưa bó chất đống, bốc mùi dưới ánh nắng gay gắt. Cao Dương ngồi xổm trên chiếc bàn ăn thấp ở gian giữa, nhướng cặp lông mày hãm tài hình chữ bát, tay bê bát canh ngồng tỏi, cố nén cảm giác buồn nôn chỉ chực trào lên từ dạ dày đễ húp một ngụm, thì nghe tiếng gọi giật giọng bên ngoài cổng khép hờ. Anh đặt vội bát canh, vừa đánh tiếng vừa bước ra sân.

Dừng lại trước cửa buồng, anh hỏi:
- Chú Kim Giác phải không ạ? Mời chú vào trong nhà.

Giọng nói bên ngoài có dịu đi:
- Cao Dương, ra ngoài này có việc cần bàn với anh.

Không dám chậm trễ, anh ngoái lại dặn:
- Hạnh, đừng sờ soạng lung tung, khéo bỏng tay!

Ngồi bên bụt mọc bên mâm cơm là đứa con gái tám tuổi, mắt đẹp mê hồn nhưng thong manh, không nhìn thấy gì. Anh bước ra sân, đất nóng rẩy dưới chân. Hơi nóng bốc lên, mắt cay xè. Anh phủi bụi bám trên ngực, nghe thấy tiếng khóc của thằng con trai mới sinh và người vợ dị tật của anh lẩm bẩm câu gì đó. Vậy là mình đã có con trai. Anh ngoái nhìn chổ cửa sổ tối mò, cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm. Làn gió tây nam đưa tới mùi thơm đắng của tiểu mạch. Sắp vào vụ rồi. Bất chợt anh thấy chột dạ, định không ra, nhưng hai chân cứ đủn anh đi tới. Mùi thối rửa của ngồng tỏi khiến mắt anh mọng nước. Anh dùng bắp tay trần dụi mắt, anh biết mình không khóc.

Anh mở cổng, hỏi: “Chuyện gì vậy, chú?...Ơ kìa!..”.Một mảng những sợi tơ màu cánh trả bay lượn trước mắt anh, y hệt ngàn vạn ngồng tỏi xanh non đang nhảy múa. Một vật đập vào mắt cá chân phải, cú đập chậm nhưng cực mạnh, khiến anh rung động toàn bộ tim gan mề phổi. Anh nhắm tịt mắt hốt hoảng kêu lên, chúi người sang bên phải, thì kheo chân trái bị một đạp. Anh rên rỉ, cong người như con tôm, phủ phục xuống tam cấp. Anh định mở mắt nhưng bờ mi nặng chịch, mùi tỏi xông nhức mắt, nước mắt cứ thế mà ứa ra. Anh biết không phải mình khóc, định giơ tay lên dụi ma&t thì một vật lạnh toát đã bập vào cổ tay, từ nơi tận cùng của lổ tay vang lên hai tiếng “tách” khô khốc, y như bị đóng hai nhát đinh vào đầu.

Mãi sau anh mới mở được mắt ra. Qua màn nước mắt nhòe nhoẹt, anh nhìn thấy hai viên cảnh sát cao to mặc áo trăùng, quần xanh nẹp đỏ. Trước tiên, anh nhìn thấy từ eo trở xuống. Những vết ố đã ngả màu trắng trên đũng quần xanh; những vết ố đã ngả màu đen trên vạt áo trắng, thắt lưng da to bản đeo súng lục và dùi cui, khóa thắt lưng sáng loáng. Anh nhìn lên: Hai khuôn mặt vô cảm, lạnh như tiền. Không đợi anh mở miệng; viên cảnh sát bên trái khua tờ giấy có dấu son đò chót, nói khẽ, giọng hơi cà lăm: “Mày…mày đã bị bắt!”.

Lúc này anh mới phát hiện chiếc còng sáng loáng đang ngoạm trên cổ tay đen đúa của anh, chiếc xíxh sắt nặng chịch nối hai mỏ còng. Anh giơ tay, chiếc xích chỉ đung đưa nhẹ. Một cảm giác ớn lạnh toàn thân khiến máu anh đông cứng, nhưng sau đó lại chảy chầm chậm, nhưng là máu lạnh. Co rúm toàn thân, hai hòn dái thót lên bụng dưới khiến chổ ấy đau thắt, dòng nước tiểu vọt ra, anh cảm thấy mình đang vãi đái ra quần. hai hòn dái thót lên bụng dưới khiến chổ ấy đau thắt, dòng nước tiểu vọt ra, anh cảm thấy mình đang vãi đái ra quần. Anh cố nhịn, hưng khi nghe tiếng nhị hồ réo rắt, như khóc như than của anh Khấu mù từ đâu vẳng tới thì cơ bắp anh nhảo ra. Vì anh đang quì, nên nước tiểu chảy trên đùi, thấm ướt đũng quần, rồi chảy dài trên hai bàn chân đầy chai sạn. Anh còn nghe thấy tiếng nước tiểu khi vọt ra và khi chảy róc rách trong đũng quần.

Viên cảnh sát giơ bàn tay lạnh ngắt tóm cánh tay anh, vẫn giọng cà lăm: “Đứng…đứng lên!”.

Anh mơ màng định níu tay viên cảnh sát, chiếc còng đã rung lên loảng xoảng, vừ rung vừa xiết chặt thêm vào cổ tay. Anh kinh hoảng buông tay ra, hai bàn tay đưa ra phía trước như đang bê một vật dễ vỡ, cánh tay cứng nhắc như hai que củi.

- Đứng… đứng dậy! – Viên Cà Lăm lại giục. Anh dợm đứng lên. Chân vừa chạm đất, chỗ mắt cá đau rát như châm lửa, anh chúi xuống, lại phủ phục trên tam cấp.

Hai cảnh sát từ hai bên cầm tay lôi anh đứng lên.Chân anh run rẩy như lò so, tấm thân gầy guộc treo trên cánh tay cảnh sát như quả lắc của chiếc đồng hồ.

Viên cảnh sát bên phải lên gối, thúc một phát vào chổ xương cụt của anh, giận dữ: “Đứng dậy, quân đạo tặc! Cái gan đập phá trụ sở Ủy ban Huyện biến đâu mất rồi?”.

Câu cuối cùng anh không nghe rõ, nhưng đầu gối rắn như thép của viên cảnh sát thúc vào chổ xương cụt đã san xẻ cái đau ở mắt cá chân. Anh nhổm dây, hai chân chạm đất, đứng được. Cảnh sát buông tay ra. Cà Lăm khẽ giục: “Đi…Đi mau lên!”

Đầu óc quay cuồng, tuy biết rất rỏ mình không khóc, nhưng nước mắt cứ thế tuôn ra, khiến anh chẳng nhìn rỏ bất cứ việc gì. Cảnh sát lại giục đi mau. Chiếc còng nặng chịch trên cổ tay khiến anh chợt hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Không dám hỏi cảnh sát, anh cố đưa đẩy cái lưỡi khô ráp, hỏi ông Trưởng thôn đang đứng co ro dưới gốc cây hoè:
- Chú ơi, sao lại bắt cháu?...Cháu có làm gì điều gì xấu?...
Giọng khê đặc, anh biết mình đã khóc, nhưng hai mắt ráo hoảnh, nước mắt không chảy ra. Anh hỏi ông Trưởng thôn sao lại đánh lừa anh, dụ anh ra. Oâng trưởng thôn đứng tựa lưng vào thân cây một cách vô thức, các thớ thịt dồn đuổi nhau trên khuôn mặt, y hệt đứa trẻ bị người lớn tra hỏi. “Chú ơi, cháu không phạm pháp, sao chú lừa cháu ra đây?” Anh gào lên. Mồ hôi túa ra trên cái đầu hói quá nửa của ông Trưởng thôn rồi chậm rãi rớt xuống từng giọt to tướng, hàm răng vàng khè nhe ra, hình như ông sẵn sàng bỏ chạy hoặc kêu toáng lên bất cứ lúc nào.

Viên cảnh sát lại thúc gối giục anh đi. Anh quay lại, nhìn vào mặt anh ta hỏi:

- Đồng chí…thủ trưởng, các đồng chí lầm chăng? Tôi là Cao Dương, chắc các đồng chí bắt lầm người!

Cà Lăm nói:
- Chính là bắt mày!
- Tôi là Cao Dương…
- Chính là bắt Cao Dương.
- Tôi phạm tội gì mà bắt tôi?
- Buổi trưa ngày 28 tháng 5 năm nay, mày cầm đầu đập phá cơ quan Huyện – Cà Lăm bỗng rành rọt từng tiếng.

Mắt tối sầm, anh ngã cắm đầu xuống đất. Khi cảnh sát dựng anh dậy, cặp mắt xám nhạt, chớp liên hồi, anh rụt rè hỏi:
- Thế là phạm tội à?
- Đúng. Đi!
- Nhưng đâu chỉ có mình tôi? Rất nhiều người cùng xông vào…
- Không tên nào thoát!

Đầu cúi gằm, anh những muốn đập đầu vào tường chết quách, nhưng hai viên cảnh sát kèm rất chặt, cựa không nổi. Anh bàng hoàng khi nghe tiếng ca não lòng của Khấu mù vọng tới:

Chuyện kể rằng, năm Dân Quốc thứ Mười,
Huyện Thiên Đường có chàng trai Đại Nghĩa
Giương ngọn cờ hồng
Dẫn dắt ân nghèo chống sưu chống thuế.
Tri huyện đem quân ráp bố
Bắt Đại Nghĩa đem ra chặt đầu
Đại Nghĩa hiên ngang, quắc mắt mà rằng:
Giết sao hết được ngườ Cộng sản!...

Bụng nóng ran, đôi chân đã đứng được, môi run lên bần bật, trong đầu anhy chợt loé lên một ý nghĩ quái gở: Anh muốn hô khẩu hiệu. Nhưng nhìn sang, chợt thất quốc huy đỏ chói trên mũ viên cảnh sát, anh vừa xấu hổ vừa lúng túng, vội cúi xuống, hai tay đưa ra phía trước, líu ríu bước đi.

Tiếng lộc cộc vang lên phía sau. Anh ngoảnh lại, thấy con Hạnh chọc cây gậy trúc trổ hoa văn bằng lửa, dò đường. Nó đã ra đến tam cấp, tiếng chọc gậy sắt nhọn như xoáy vào tim anh. Tự nhiên miệng anh méo xệch, nước mắt trào ra, nóng hổi. Anh hiểu, anh đã khóc thật sự. Anh định nói câu gì đó, nhưng họng tắc nghẹn, như có một vật nóng bỏng nút chặt.

Con Hạnh mình trần, mặc chiếc quần vải điều, chân đi dép nhựa màu đỏ đã mấy lần đứt quai, chỗ nối bằng chỉ đen trông rất rõ. Bụi đất lấm tấm trên bụng, trên ngực, mái đầu húi cua kiểu con trai, nó dỏng tai – vành tai rất trắng – nghe ngóng. Anh cố nuốt cái vật chẹn ngang họng mà không được.

Con Hạnh giơ cao chân bước qua ngưỡng cửa. Xưa nay anh không đẻ ý, nên không biết chân con bé lại dài đến thế. Nó đứng trên bậc đá, đúng chỗ anh phủ phục khi nãy. Cây gậy chỉ còn cao hơn nó khoảng một thước ta. Anh ngạc nhiên nhận ra rằng, con nhỏ sống lặng lẽ như cái bóng, vậy mà đã cao bằng nửa chiều cao của khung cửa ra vào. Anh cố nuốt cái vật chẹn ngang họng, nhìn không chớp cặp mắt đen láy trên khuôn mặt như thoa một lớp nhọ nồi, cặp mắt không có lòng trắng, sâu thăm thẳm, đến lạ!Nó nghiêng đầu, nét mặt tỏ ra từng trải, gọi một tiếng “bố” để thăm dò, sau đó nó gọi thật to: “Bố ơi!”

Anh nuốt được cái vật trong họng, nuốt luôn cả những giọt nước mắt chảy vào miệng. Viên cảnh sát hoảng sợ đẩy anh một cái, nói khẽ:”Đi nhanh lên, chỉ vài hôm là cho về!”

Anh nhìn trân trân vào mặt Cà Lăm, họng ngứa ran, miệng tự nhiên hé mở, bọt trắng và rớt dãi màu xanh nhạt đùn ra. Họng thông rồi, anh chớp thời cơ, gọi to:”Hạnh, bảo mẹ là…”. Chưa nói hết câu, cổ họng anh lại tắc nghẹn.

Trưởng thôn Cao Kim Giác bước tới chỗ tam cấp, bảo con bé:
- Vào bảo mẹ là bố bị công an bắt đi rồi!

Anh trông thấy con bé ngã ngồi trên ngưỡng cửa, mạnh đến nỗi bật ngửa ra sau, nhưng nó lập tức một tay chấm đất, một tay tì gậy đứng phắt dậy. Anh chỉ trông thấy con bé gào thét câu gì đó, vì trong tai anh toàn là tiếng sấm, khi gần khi xa, không nghe th61y tiếng gì khác. Con bé nhảy dựng lên như một con khỉ bị xích lại rồi quất bằng roi da. Nó đập gậy xuống tam cấp, đập lên khung cửa đã mục, nện xuống mặt đất khô cứng, mặt đất xuất hiện những vết màu trắng bệch.

Tiếng kêu gào của vợ từ trong sân vọng ra, hai cảnh sát quát to: “Trưởng thôn, ông dẫn đường!” Rồi, không phân trần gì hết, mỗi người túm lấy một bên tay, vừa lôi vừa đẩy anh chạy về cuối thôn như lôi một đứa trẻ ngang bướng.

Anh bị lôi đến bở hơi tai, mồ hôi đầm đìa. Lúc dừng chân, anh trông thấy vạt rừnh hòe tối mò, một ngôi nhà ba gian tọa lạc ở góc phía tây rừng cây. Thường ngày anh ít đến nơi này, nên không biết đó là nhà của ai. Cảnh sát điệu anh vào trong rừng rồi đứng thở dốc. Nhìn vai áo và quần áo chổ trên dưới thắt lưng của cảnh sát ướt đẫm, tự nhiên anh cảm thấy nể và ái ngại cho họ. Trưởng thôn Cao Kim Giáp lom khom chui vào rừng hòe, nói khẽ:
- Có nhà….Tôi ngó qua cửa sổ…đang giạng chân giạng tay ngủ trên giường…
- Làm… làm sao bắt? – Cà Lăm hỏi đồng nghiệp – Hay là bảo Trưởng thôn đánh lừa nó ra? Thằng này từng là lính, e khó xoay sở!

Anh đoán ngay ra họ định bắt ai: Cao Mã. Họ định bắt Cao Mã. Anh khinh bỉ nhìn cái đầu đã hói quá nửa của lão Trưởng thôn, hận nổi không thể lao tới cắn xé lão. Nhưng chỉ một thoáng, cơn giận của anh tan biến vì một ước muốn quái gở: Bắt nhiều nhiều một tí để anh có bạn. Nếu bắt hết đàn ông trong thôn, vợ anh sẽ đỡ lo, anh nghĩ.
- Khỏi cần, xông vào mà bắt thôi! Không xong thì hạ gục bằng dùi cui điện – Viên cảnh sát nói.
- Thủ trưởng, tôi không còn việc gì ở đây nữa. Tôi đi đây!

Anh nhìn chằm chằm vào mặt Trưỡng thôn.
- Thủ trưởng, không ổn, tôi không giữ nổi nó. Ngộ nhỡ nó bỏ chạy, trách nhiệm tày đình này tôi gánh sao nổi!

Cà Lăm dùng ống tay áo lau mồ hôi trên mặt hỏi:
- Cao Dương, mày dám bỏ chạy không?
Anh nhất thời lú lẫn, nghiến răng nghiến lợi trả lời:
- Dám.

Cà Lăm cười hềnh hệch, hai chiếc răng nanh trắng nhởn lộ ra ngoài:
- Thấy…thấy chưa? Nó dám bỏ chạy! Sư chạy chùa còn đấy, chạy đi đâu cho thoát?

Cà lăm lôi chùm chìa khóa nhỏ xíu trong túi ra, tay lần đoạn giữa của còng, “tách” một tiếng, khóa đã mở. Hai cảnh sát nhìn anh, cười tít mắt. Anh xoa xoa cái rảnh tím bầm do còng gây ra trên cổ tay, người lâng lâng vì cảm động. Lần nữa, anh lại rớt nước mắt, nhưng vẫn cố chấp, tự nhủ: Chảy nước mắt chưa hẳn đã là khóc. Mình không khóc.

Hi vọng tràn trề, anh ngước nhìn viên cảnh sát, hỏi:
- Đồng chí, tôi về nhà được chưa?

Cảnh sát bảo:
- Về nhà hả? Sớm muộn sẽ được về, nhưng bây giờ thì chưa!

Cà Lăm nháy mắt cho đồng bọn vòng ra sau lưng anh rồi bất chợt đủn anh áp sát một thân cây hòe. Trong lúc mũi anh vập phải vỏ cây đau điếng. Cà Lăm túm hai tay anh vòng qua thân cây, rồi còng lại như cũ. Anh ôm thân cây hòe to bằng miệng bát, hai bàn tay bị khuất không nhìn thấy. Anh đã bị trói vào cây. Anh nổi khùng, đập đầu côm cốp vào thân cây, lá cây rung xào xạc, những con ve sầu hốt hoảng bay đi, đái tung tóe trên gáy anh.
Anh nghe thấy tiếng nói của Cà Lăm:
- Định bỏ chạy hả? Có giỏi thì nhổ cả cây mà chạy!

Anh cựa mình. Một chiếc gai hòe sắc nhọn đã đâm vào bụng anh, có lẽ chạm ruột, vì anh cảm thấy bụng đau thắt. Đễ nhổ cái gai, anh co hết mức hai tay về phía sau, mặc cho cổ tay đau buốt do còng ngoạm sâu vào da thịt, lưng gồng lên. Anh nhìn xuống, thấy cái gai màu tiết gà đã được rút ra, trên đầu nhọn còn vương một vật trăng trắng như sợi nilông. Chổ bị thương rỉ ra một giọt máu cùng màu với cái gai. Lúc cúi xuống, anh cònh nhìn thấy nước tiểu trên quần đã gần khô, vết ố ngoằn ngoèo loang lổ như những viền mây phía chân trời. Anh còn nhìn thấy mắt cá chân phải sưng mọng, da thịt đã bị hủy bùng nghùng bên trong, tạo thành những hoa văn, trong suốt như xác rắn.

Anh vặn mình để tránh cái gai, dỏi theo bước chân của hai cảnh sát bằng ánh mắt căm hờn pha chút khiếp hãi. Họ đi giầy da, tuy dính bụi nhưng vẫn bóng loáng. Anh nghĩ nếu họ đi giày vải, vó lẽ mắt cá chân anh không đến nỗi tệ hại như thế. Anh khẽ đụng chân, chỗ đau buốt tận óc. Nước mắt ràn rụa, vậy mà anh vẫn tự nhủ: Cao Dương, mày chảy nước mắt chứ không khóc!

Hai cảnh sát rón rén tiếp cận ngôi nhà, một người cầm súng ngắn, một người cầm dùi cui điện.

Tường vây nhà Cao Mã, phía đông bị sạt mất một nửa, chỉ còn cao độ nửa thước, cảnh sát khoát nhẹ chân là bước qua. Mọi vật trong sân hiện rõ mồn một: Hai cây hương xuân cành lá xum xuê mọc sát tường phí tây, mấy con gà đang nằm thở dưới bóng râm, ánh nắng như những sợi bạc rọi thẳng xuống mặt đất, trùm lên đống ngồng tỏi đang thối rữa. Đống tỏi bốc hơi trắng, khi mờ khi tỏ. Cao Dương lượm giọng, cảm thấy buồn nôn. Tháng trước, kể từ khi tỏi bị rớt giá, anh nhìn những cọng tỏi thon thon trắng muốt giống hệt những con giòi. Càng nghĩ càng buồn nôn. Một chiếc chảo gang thủng trôn treo úp ngoài cửa sổ. Anh nhận ra người cầm dùi cui là Cà Lăm. Cà Lăm nghển cổ nhìn qua cửa sổ.Sau cửa sổ là giường. Cao Mã đang nằm trên giường. Trưởng thôn Cao Kim Giác cứ đập đập sống lưng vào thân cây. Mấy con gà trắng nằm trong đống cỏ, xoè cánh phơi nắng. “Gà phơi cánh, chóng vánh mưa rào”. Anh cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm đôi chút, ngước nhìn bầu trời bị những cành hoè xé nát. Bầu trờ trong vắt, những tia nắng màu tím tia thẳng xuống như mưa phùn, không một gợn mây. Con gà lại bới rác. Viên cảnh sát thứ hai đứng sau lưng Cà Lăm, súng lăm lăm trong tay, miệng há hốc gần như nín thở.

Anh áp rán vào vỏ cây để lau mồ hôi. Hai viên cảnh sát ra hiệu rồi đùn đẩy cho nhau, anh nọ đùn anh kia. Cao Dương hiểu ngay họ định làm gì. Hình như họ đã quyết. Cà Lăm xốc lại dây lưng, viên cảnh sát kia bặm miệng đến nổi hai môi chỉ còn như sợi chỉ. Cao Kim Giáp chĩa vào thân cây hoè, đánh một tràng rắm. Cảnh sát thu mình lại, y như con mèo sắp sủa vồ chuột.
- Cao Mã, chạy mau! Cảnh sát đến bắt đấy! – Anh gào lên, gào xong, toàn thân ớn lạnh, răng va vào nhau lập cập, anh biệt mình sợ, hối hận đã có hành động dại dột, vội ngậm miệng, chỉ giương mắt nhìn. Cà Lăm ngoái lại nhìn thì vướng phải cái chảo, lảo đảo nhưng không ngã. Viên cảnh sát kia giơ súng xông vào cửa buồng, Cà Lăm chạy theo sau. Trong buồng có tiếng rơi vỡ và tiếng quật bình bịch.
- Giơ tay lên!
- Giơ tay lên!

Cao Dương nước mắt ràn rụa, anh tự nhủ: Đừng khóc, đừng khóc…Anh mường tượng chiếc còng sáng loáng giống hệt chiếc còng trên tay anh, bập vào cổ tay vạm vỡ của Cao Mã. Hai bàn tay sưng vù, tê dại, anh không nhìn thấy chúng, nhưng vẫn có thể hình dung máu đang dồn về, bàn tay phồng lên, phồng lên rồi bất chợt nổ tung, máu vọt ra ngoài.

Có tiếng lục đục trong nhà. Cửa sổ bật mở, một bóng đen lao ra. Anh trông thấy Cao Mã chỉ mặc độc chiếc quần đùi màu xanh, ngã đè lên cái chảo, nhưng anh ta đã lồm cồm bò dậy, bò bằng bốn chân tay, mông vổng cao, động tác vụng về, y như đứa trẻ mới biết bò. Anh nhếch miệng nhưng trong đầu có ai đó hoặc chính anh cũng nên, bảo rằng anh không cười, hiểu chưa, anh không cười.

Không cười, cũng không khóc, anh khoác chiếc áo tơi trông như một con nhím, đứng bên đường. Sau trận mưa rào, phía tây trời náng, tia nắng xuyên qua kẽ mây – những tãng mây dày và nặng, phía đông xuất hiện chiếc cầu vồng. Nước chảy ào ào trên đường cuốn theo lông gà, bẹ tỏi và chuột chết. Đám trẻ con cởi truồng, đứng bên đống phân đen sì, tay cầm cành liễu hoặc que củi, vụt nhịp nhành, rất nhẹ lên lưng con ếch. Trong quá trình bị đánh, con ếch phình bụng dần, mắt nhắm tịt, bốn chân cứng đờ, bụng ngày càng to, “vỡ nồi” này “vỡ nồi” này! Vụt nhanh lên, nhanh nữa! “Bụp”, con ếch nổ tung!
- Mày không khóc cũng không cười, Cao Dương!

Cầu vồng biến mất, da trời màu xanh lưu ly, nắng như đổ lửa.
- Bụp!

Cà Lăm nhảy qua cửa sổ, giày da thô nặng đạp vỡ chảo, mắc chân vào đấy, còn chân kia cà trên mép chảo, một tay vẩn cầm dùi cui, một tay chấm đất. “Vỡ nồi”…”Vỡ nồi” này! Viên cảnh sát kia chạy ra cửa, tay cầm súng lục, miệng quát: “Đứng lại, chạy nữa tao bắn!” Nhưng anh ta không bắn. Cao Mã nhanh nhẹn nhảy qua bức tường đổ, chỉ vài bước đã tạt qua ngõ, lũ gà đang xoãi cánh phơi nắng hoảng sợ, cục tác ầm ĩ chạy theo anh. Cà Lăm bị khung cửa sổ gạt rơi mũ, thoạt tiên, mũ rơi trên bậu cửa sổ, lăn xuống mông anh ta, rồi lăn trên mặt đất, bị viên cảnh sát cầm súng đá cho một đá.

Viên cảnh sát cầm súng đá cái mũ của đồng nghiệp bay xa tới năm mét, rồi vọt qua bức tường đổ. Cà Lăm vung dùi cui đập chảo. Chảo kêu cành cạch, mảnh bay tứ tung. Cao Dương trông thấy anh ta thận trọng rút chân ra khỏi lỗ thủng, một ý nghĩ thoáng qua: Cái chân cảnh sát. Cà Lăm nhặt mũ đội lên đầu, cũng nhảy qua bức tường đổ.

Cao Mã chạy trong rừng hoè. Cao Dương cố nhìn lại phía sau, xem Cao Mã chạy. Như một anh mù, Cao Mã chạy loạng choạng, vừa chạy vừa ngoái lại, va phải cây con, đập phải cây lớn, cây con lắc lư, cây lớn rung rinh. Anh sốt ruột thay Cao Mã. Sao chạy chậm thế, Cao Mã? Nhanh lên, cảnh sát đang đuổi theo đấy! Cao Mã, cậu tay chân dài nghêu mà sao chạy không nổi? Anh nhìn Cao Mã chạy mà sốt ruột. Dưới bóng râm đầy đốm nắng trong rừng hoè, Cao Mã chạy chậm đến nỗi màu da bánh mật của anh ta chỉ như những chấm vàng trắng di chuyển chậm chạp. hai chân anh như vướng nhơ, anh như con ngựa bị buộc hai chân trước vào nhau, cánh tay vụng về như kéo cưa. Thằng ngu! Còn ngoái lại làm gì! Cao Mã nhe răng, mặt thuỗn ra, y hệt mặt ngựa.

Hai cảnh sát nối đuôi nhau chạy trong rừng hoè. Cà Lăm chân phải khập khểnh vì vết thương do chảo gây ra. Đáng đời! Cái bọng ở mắt cá chân anh hình như bị vỡ, đau nhói. Đáng đời! Đáng đời! Anh nghe thấy tiếng nghiến răng vang lên từ trong tận cùng của lỗ tai.

- Đứng lại! Mẹ kiếp, đứng lại! Chạy nữa tao bắn! – Viên cảnh sát cầm súng quát to, nhưng vẫn không nổ súng. Anh ta khom người, nhảy từ gốc cây nọ sang gốc cây kia, nhanh nhẹn như con thỏ.

Cuối rừng là bức tường đất cao bằng đầu người. Đầu tường có mái lợp bằng thân tiểu mạch để chống nước mưa làm xói lở. Cao Dương ngẩn người khi nhìn thấy Cao Mã chạy đến chân tường, hai viên cảnh sát đã đuổi kịp, cả hai đều giơ súng: “Đứng yên!” Cao Mã tựa lưng vào tường,kẽ mắt rỉ máu cổ tay phải mang còng gắn với sợi dây xích, cuối sợi xích là mỏ còng thứ hai. Cảnh sát mới chỉ còng được một tay anh.
- Đứng yên, tên phản cách mạng dám chống lại người thi hành công vụ!

Hai cảnh sát kề vai tiến lên, Cà Lăm vẫn hơi khập khiễng.

Cao Dương cằn nhằn, những lá cây hoè cằn nhằn theo anh. Anh không dám nhìn khuôn mặt ngày càng xa của Cao Mã. Bóng trắng của cảnh sát,, nước da bánh mật trên khuôn mặt Cao Mã và màu xanh đen của lá hoè quyện vào nhau trên cái nền phẳng màu vàng.

Chuyện xẩy ra sau đó anh không thể lường trước, cảnh sát cũng không kịp đề phòng. Nhanh như chớp,Cao Mã cúi xuống vốc hai nắm đất bột, ném thẳng vào mặt hai cảnh sát, đất bột có màu vàng như màu lưu huỳnh. Hai cảnh sát vội giơ tay che mắt theo bản năng, người hơi ngửa ra sau, lùi lại mấy bước. cao Mã quay lại, hai tay bám đầu tường đu người lên. Hai tiếng súng nổ, hai cụm khói bay trên đầu tường. Cao Mã kêu “Mẹ ơi” rồi ngã lộn xuống phía bên kia.

Cao Dương cũng kêu lên một tiếng, đầu đập vào thân cây.

Tiếng thét lảnh lói của con gái từ phía rừng hoè sau nhà Cao Mã vọng tới.

Sau cánh rừng hoè là con đê bằng cát. Phía ngoài đê, từng bụi liễu đỏ mọc trên bãi, phía ngoài bãi là lòng sông cạn khô, phía ngoài lòng sông lại là liễu đỏ mọc trên bãi cát, ngoài nữa là trụ sở Ủy ban Huyện khuất sau rừng bạch dương và con đường rải nhựa chạy đến huyện.

Chương 2

Ngồng tỏi Thiên Đường vừa ròn vừa ngọt
Không cần gia vị, xào thịt xào gan
Trồng tỏi bán ngồng giàu lên trông thấy
Xây nhà cưới vợ, áo quần tinh tươm
!

Khấu mù hát trong một đêm hè.
- Trích đoạn

Tỏi ngồng bán hết, tỏi củ bện như đuôi sam hoặc xâu thành chuổi treo dưới mái hiên. Thu hoạch tiểu mạch, tuốt hạt phơi phóng xong, phần thì đổ vào chum, phần trút đầy các ang. Cứ đến chiều tối, sân phơi trước cửa nhà thím Tư lại được quét dọn sạch sẽ. Những bó rơm tiểu mạch ngồi chồm hổm, chốc chốc tỏa mùi thơm dưới ánh sao. Làn gió mát tháng Sáu từ ngoài đồng thổi tới tạt nghiêng ngọn đèn bão, mặc dù đã có chao bằng thuỷ tinh. Những côn trùng có cánh đập vào chao đèn phát ra những tiếng động khẽ. Không ai để ý đến hiện tượng này, trừ Cao Mã. Những người ngồi xỗm hoặc ngồi bệt trong quầng sáng của đèn bão chỉ chú ý tới anh Khấu mù ngồi trên ghế dài phía sau ngọn đèn. Aùnh đèn màu vàng phủ lên khuôn mặt gầy guộc đen đủi, bóng lên ở phần nhô cao của lưỡng quyền.

Hôm nay mình phải nắm được tay cô nàng. Cao Mã nghĩ vậy, lòng rạo rực, cảm giác lâng lâng khắp cơ thể. Anh liếc sang chổ con gái thím Tư là Kim Cúc, đứng cách chổ anh khoảng ba bước chân. Mình phải nắm lấy tay cô ta, như Zuyliêng trong cái đêm đi dạo, đợi nhà thờ gióng chuông, đợi chuông gióng đủ chín tiếng, liền bất kể sống chết, nắm lấy tay phu nhân ngài thị trưởng; Mình cũng đợi Khấu mù nổi nhạc, đợi Trương Khấu hát câu đầu tiên, là nắm luôn tay Kim Cúc, nắm chặt, bóp mạnh, bóp tất cả các ngón tay của cô nàng. Mặt tròn vành vạnh như hoa quì, và cũng như hoa quì, trên mặt phơn phớt màu vàng kim quyến rũ, cô không cao, người chắc nịch, như một con nghé tơ. Cô nàng tuổi đã hai mươi. Mình đã đến lúc phải hành động. Hơi ấm của cô nàng đã tia thẳng sang mình. Khấu mù ho một tiếng. Cao Mã khẽ nhích một bước về phía Kim Cúc. Anh lặng lẽ di chuyển, mắt vẩn nhìn Khấu mù như mọi người, nhưng tai thì không hiểu hát gì.

Mùi phân ngựa tươi thoáng qua sân phơi. Một con ngựa choai màu đỏ tía chạy tới, vó ngựa nện lộc cộc, đôi lúc nó tinh nghịch hắt xì hơi. Ánh sao nhấp nháy, màn đêm dày mượt, cánh đồng ngô đang độ lớn nhanh, lá rung xào xạc. Mọi người nhìn Khấu mù, có người còn buông dăm câu vu vơ. Khấu mù ngồi ngay ngắn, một tay vặn ốc tăng dây nhị, tay kia đưa đẩy mã vĩ, mã vĩ miết trên dây, phát ra tiếng trầm đục, liền sau đó âm thanh chuyển sang trong vắt, mược mà. Mọi người trở nên hồi hộp, hình như đang chờ đợi chuyện gì đó. Cặp mi chớp chớp trên hốc mắt khấu mù, cổ dướn cao, khuôn mặt hơi ngửa ra sau, như ngắm bầu trời chi chít chững vì sao.

Cao Mã lại nhích một bước về phía Kim Cúc. Anh nghe rõ tiếng thở nhè nhẹ của cô,cảm thấy rỏ hơn sức nóng toát ra từ cơ thể sung mãn của cô. Tay anh như mõm nhọn của con thú nhỏ, dè dặt đưa về phía cô đễ thăm dò. Thím Tư ngồi trên ghế cao trước mặt Kim Cúc cất tiếng ho, khiến Cao Mã sợ toát mồ hôi, vội rụt tay lại đút vào túi quần, vừ nhún vai tỏ vẻ sốt ruột, vừa lẩn sau cái bóng của một ông đứng tuổi đễ tránh ánh đèn.

Tiếng nhị của Khấu mù vang lên, như khóc như than, nhưng là tiếng khóc mượt mà êm ái, tẩy rửa chất cặn trong con tim, lau chùi bụi bậm trên da thịt con người. Mọi người nhìn miệng Khấu mù há to quá cỡ, lời ca từ đó tuôn ra bằng chất giọng nam cao khê đặc:

Biểu rằng (tiếng “rằng” cao vút rồi từ từ hạ thấp, thấp nữa, như bảo mọi người đi theo anh ta, cùng anh phiêu diêu đến một nơi cách biệt cõi trần, nhắm mắt lại đễ cùng mơ mộng)…Biểu rằng Nghị Quyết Ba như ngọn gió xuân, dân thiên đường từ nay hết khổ!…Cây nhị giản đơn lập lại nét nhạc, trong đám đông có tiếng cười vụng, người ta cười cái miệng ngoác ra quá to của Khấu mù khi hát, có lẽ đút vừa cái bánh màn thẩu. Anh cũng nghe thấy Kim Cúc cười khúc khích, anh tưởng tượng nét mặt Kim Cúc khi cười: Hàng mi rung rung, răng tráng như ngọc. Không cưỡng nổi, anh nghển đầu nhìn sang: Kim Cúc không chớp hàng mi, đôi môi mím chặt, răng không hé. Cô rất nghiêm chỉnh, thái độ nghiêm chỉnh của cô khiến anh lờ mờ cảm thấy mình lố bịch.

Ủy Ban huyện hô hào trồng tỏi
Ban cung tiêu mua tỏi theo cân
Một cân ngồng là một tệ chẵn
Ngồng đã mua cất trong kho lạnh
Tết bán ra kiếm được bộn tiền…


Khấu mù không vì mọi người cười diễu mà không dám mở miệng, mọi người cũng đã quen với cái miệng rộng của anh, không cười nữa, chăm chú nghe anh hát.

Bán tỏi được tiền vui như Tết,
gan lợn xào, bánh tráng cuốn hành.
Bà già Trương bụng như cái chĩnh…


Tiếng đế: Có mang rồi!
Tiếng phụ nữ chửi: Thằng Khấu chết tiệt!

Chị Hai Lý no đến nứt đít
Hí hí hí hí, quá nữa đám phụ nữ gập người lại mà cười.

Kim Cúc cũng cúi gập người. Khấu mù chết tiệt! Kể chuyện đứng đắn đi! Cúi xuống thì cái môgn tròn lẳn của cô nàng vổng lên, quần xịp bên trong hiện rõ mồn một, ban ngày, khi cô cúi xuống xới đậu, mình đã trông thấy. Cậu kể “Đá đỏ” đi, Khấu mù! Mình phải nắm bằng được tay cô nàng. Mình đã hai mươi bảy, nàng hai mươi, mình phải lấy nàng. Ban ngày, cô xới đất cho đậu, mình phun thuốc trừ sâu cho ngô. Trời hạn, ngô bị sâu đục thân, tiếng máy bơm xịt xịt như tiếng đập của trái tim. Đồng ruộng mênh mông, ngọn Tiểu Chu nằm hướng chính nam, đỉnh núi có một cái giếng bao phủ bởi một vầng mây trắng. Mình rất muốn nói với cô đôi lời, nhưng hai anh trai cô kèm rất chặt, một bên trái, một bên phải. Hai anh trai cô mình trần chân đấ, đen như củ súng. Cô mặc đủ quần áo, mồ hôi ướt đẫm áo quần. Vậy cô có mầu gì, hở Kim Cúc? Mầu vàng, mầu đỏ, hay mầu vàng kim? Cô có mầu của vàng ròng, có ánh sáng của hoàng kim. Tiếng nhị réo rắt, Khấu mù gân cổ hát:

Giang Tuyết Cầm đi trên đường lớn
Gặp ngài Cục trưởng đi ngược chiều
Đồng hồ mạ vàng trên tay
Cổ ngồng tỏi cao hơn một trượng
Thằng cha này gù lưng tôm
Thằng cha này bố Tàu me Mĩ
Đẻ ra một Diêm vương!
Thằng cha gườm gườm mặt chó
Tay xách hai khẩu tiểu liên băng tròn.
Chặn đường chị Giang, hắn nhếch miệng cười gian
Hề hề…
Chĩa súng vào ngực chị.


Em đẹp mơn mởn mà phải lấy thằng Lưu Thắng Lợi, chẳng khác hoa nhài cắm bãi cứt trâu, chẳng khác con bướm mầu phải lấy thằngbọ hung dũi cứt. Mình nhất định phải nắm tay em, đêm nay, trong đêm nay. Cao Mã nhích sang ttrái một bước, lúc này anh sánh vai bên cô. Anh cảm thấy quần anh đã chạm quần Kim Cúc. Anh làm ra vẽ phớt đời, nhìn miệng Khấu mù mở ra khép lại, không có âm thanh nào được phát ra, , xung quanh là tiếng xào xạc của lá ngô cọ vào nhau trong gió, là nhịp đập của trái tim anh. Anh nằm ngửa trong ruộng ngô, ngắm trời xanh qua những lá ngô hình lưỡi mác. Trời không một gợn mây, mây trôi đi đâu hết, nắng chói chang, đất nóng rẫy dưới lưng, dung dịch thuốc trừ sâu mầu trắng bám từng giọt trên râu ngô, tưởng rớt mà không rớt, y như nước mắt đọng trên mi…Sóng tiểu mạch cuồn cuộn, gió dừng sóng cũng dừng. Tiểu mạch đã chín, bông nào bông ấy buông câu. Hai con chim khách rượt đuôi nhau, lướt trên những bông lúa mạch, con sau chỉ rình cắn đuôi con trước kêu ríu rít. Một chú chim sẽ tò mò bay theo, cũng kêu chiếp chiếp. Không khí sặc mùi tỏi bốc lên từ những luống đất trồng tỏi đã thu hoạch. Kim Cúc cắm cúi cắt tiểu mạch một mình. Cô kẹp những bông đã cắt giữ hai chân, chúng vổng lên phía sau, y như cô mọc thêm cái đuôi màu vàng to tướng. Tiểu mạch nhà anh đã thu hoạch xong, xếp từng bó trên mặt đất. Hàng ngô mảnh mai trồng xen giữa hai hàng lúa – gọi là xen canh gối vụ – được thấy ánh sáng mặt trời. Chúng bị tiểu mạch ăn hiếp, gầy nhom, vàng bủng. Anh độc thân, hai mẫu ruộng không đủ làm. Năm kia anh xuất ngũ, đã để ý cô ta. Cô không đẹp. Tất nhiên mình cũng không đẹp trai. Tuy vậy cô không xấu, tất nhiên anh cũng không xấu. Còn nhớ, khi anh đi bộ đội, cô ta còn bé tí, rất gầy, vậy mà giờ đây lớn bằng chừng này.Anh thích mập. Tiểu mạch nhà anh, buổi chiều mới chở về nhà. Anh xem đồng hồ. Đồng hồ gắn hạt xoàn do Thượng Hải sản xuất, mỗi ngày chạy nhanh hai mươi giây so với giờ chuẩn. Bây giờ là mười một giờ ba phút. Hôm kia mình so giờ trên đài, mỗi ngày trừ đi hai mươi giây, bây giờ là mười một giờ mười giây, chẳng vội về làm gì. Đó là chuyện băm ngoái.

Cao Mã trong lòng xót xa, cầm liềm đi đến sau lưng cô. Kim Cúc không biết đằng sau có người, cắm cúi gặt. Lúc này, chim khách đuổi nhau từ xa bay tới, chim sẻ bay theo. Chiếc cát xét trong túi áo, tai nghe nút trong lỗ tai. Pin yếu, tiếng nhạc hơi quái dị, nhưng vẫn nghe tốt. Cô như một bông hoa. Tấm lưng rộng và phẳng, mái tóc như dòng suối. Cô thở dài nặng nhọc, chàng trai lòng bồi hồi. Anh bỏ tai nghe ra, nó rơi xuống gáy, anh vẫn nghe được những nốt nhạc biến tấu.
- Kim Cúc! – Cao Mã khẽ gọi. Hai miếng bọt biển ở tai nghe ôm lấy hai bên yết hầu khiến anh ngứa họng. Anh giơ tay gỡ chúng ra.

Kim Cúc chậm rãi đứng lên, ánh mắt mệt mỏi trên khuôn mặt lấm lem bùn đất. Cô tay phải cầm liềm, tay trái cầm một nắm tiểu mạch, lặng lẽ nhìn Cao Mã, không nói gì.

Cao Mã nhìn chiếc áo vải củ kỹ màu xanh lá cây cô mặc trên người, nhìn chổ nhô lên do vú đội áo, cũng không nói gì.

Kim Cúc bỏ liềm xuống, chia nắm tiểu mạch trên tay làm hai, nối lại thành cái đai, đặt xuống đất rồi mở rộng chân, ôm đống tiểu mạch đặt vào đai, buộc lại thành lượm.
- Kim Cúc, cô gặt một mình à?
- Vâng, anh em đi chợ – Cô nói khẽ, lấy ống tay áo lau mồ hôi trên mặt, rồi dùng nắm tay đấm lưng, cả bên trái lẫn bên phải, sắc mặt hơi nhợt nhạt vì mồ hôi, vài sợi tóc bết trên thái dương.
- Mỏi lưng hả?

Cô cười không thành tiếng, hai răng cửa có mấy đốm xanh nhạt, những răng khác trắng bóc. Aùo ngoài khuyết cúc, một mảng ngực lộ ra, tim anh đập rộn lên khi nhìn thấy đường viền của cặp vú mềm mại, bám đầy những mẩu vụn của rơm và râu lúa mầu vàng sẫm.
- Anh Cả cũng đi chợ? – Hỏi xong anh chợt ân hận vì đã hỏi. Anh Cả của cô thọt chân, đi lại khó khăn. Công việc chợ búa do anh Hai đảm nhiệm.

Kim Cúc bình thản trả lời:
- Không.
- Lẽ ra, anh ấy phải ra gặt giúp cô một tay.

Kim Cúc không nói gì. Cô ngẩng nhìn trời, rồi nheo mắt lại vì nắng gắt.
Đột nhiên anh cảm thấy cô thật đáng thương.
- Anh Mã, mấy giờ rồi?

Cao Mã nhìn đồng hồ, nói:”Mười hai giờ kém mười lăm” – rồi bổ sung – “đồng hồ tôi hơi nhanh”.

Kim Cúc ngoái nhìn đám tiểu mạch, thở dài:”Anh thế mà lại hay, chả vướng víu gì, xong việc đồng áng là đi chơi”.

Cô lại chép miệng thở dài, quay lại nhặc liềm lên:”Em không chuyện vãn với anh nữa”. Nói xong cô lại gặt tiếp.

Cao Mã đứng ngẩn ra một thoáng, thở dài:
- Tôi giúp cô một tay!

Kim Cúc vội đứng thẳng lên: “Đừng, đừng thế anh! Ai lại để anh gặt!” – Cô đỏ bừng mặt.

Cao Mã nhìn cô, nói:”Tôi hết việc cũng chỉ có chơi. Hàng xóm láng giềng, giúp nhau một chút thì có sao!”

Kim Cúc cuối xuống nói lí nhí: “Thế là bắt anh phải vất vả…”
Cao Mã lấy catsét trong túi ra, tắt máy, gỡ tay nghe khỏi cổ đặt xuống đất.
- Nó đang hát gì hả anh? – Kim Cúc hỏi.
- Nó phát nhạc – Cao Mã xiết chặt thắt lưng.
- Hay lắm phải không, anh?
- Tàm tạm, pin sắp hết, mai mua pin mới, cô giữ mà nghe.
- Em không dám, lỡ hỏng lấy gì mà đền? – Kim Cúc cười.
- Cái của này không khó tính, rất đơn giản – Cao Mã nói – Mà dù cô có làm hỏng tôi cũng không bắt đền.

Anh vừa nói vừa cuối xuống cắt soàn soạt. Kim Cúc phía trước, Cao Mã phía sau. Kim Cúc cắt hai hàng, Cao Mã cắt ba hàng, Kim Cúc lượm, Cao Mã chất lượm thành đống.
- Ông già cô cũng chưa phải đã bảy tám mươi, không nhắc nổi công việc. Lẽ ra, ông nên đỡ đần đôi chút – Cao Mã phàn nàn.

Kim Cúc dừng tay liềm nói:
- Hôm nay nhà em có khách…

Cao Mã nhận thấy cô nói với vẻ cay đắng nên không tiện hỏi tiếp. Anh cắt càng nhanh, những bông mạch dựng đứng trong khe chân Kim Cúc thi thoảng lại quệt vào mặt, vào vai anh. Anh sốt ruột, bảo: “Nhanh nữa đi, tôi cắt ba hàng, cô cắt hai hàng, vậy mà vẫn chắn đường tôi”.

Kim Cúc nói:
- Anh Mã, em kiệt sức rồi! – Cô nói như khóc.

Cao Mã nói:
- Cũng phải, gặt hái đâu phải công việc của đàn bà!
- Mỗi nhà mỗi cảnh! – Kim Cúc nói.
- Tôi mà có vợ thì tôi để vợ ở nhà cơm nước, khâu vá, giặt giũ, cho gà cho lợn ăn. công việc đồng án không bắt nhúng tay vào.
Kim Cúc đưa mắt nhìn Cao Mã, tắc lưỡi: “Hẳn là người ấy có phúc!”
- Kim Cúc này, cô có biết trong thôn nói gì về tôi không?
- Em không nghe thấy gì.
- Cô đừng sợ, tôi chịu được những lời đàm tiếu.
- Có người bảo – nói anh đừng giận – họ bảo anh có khuyết điểm…
- Mắc sai lầm!
- Nghe nói anh với vợ Trung đoàn trưởng…bị Trung đoàn trưởng bắt quả tang…

Cao Mã cười như mếu:
- Không phải vợ mà là em vợ. Có điều, tôi không yêu cô ta. tôi ghét cô ta, tôi căm bọn họ.
- Anh là con người từng trải – Kim Cúc tỏ vẻ thán phục.
- Không bằng đống cứt chó! – Cao Mã buộc miệng chửi. Anh đặt liềm xuống, bó một bó, xong đứng thẳng lên, đá bó lúa một cái, lại chửi – Đồ chó chết!

Cao Mã nhớ lại, đúng lúc ấy, anh Cả của Kim Cúc đi ra. Đó là người đàn ông ngoài bốn mươi, tóc muối tiêu, mặt đầy nếp nhăn, chân trái ngắn và mảnh, đi cà nhắc.

Anh trai Kim Cúc gầm lên:
- Kim Cúc, cô định chết ở ngoài ruộng hay sao mà không về ăn cơm?

Anh ta giơ bàn tay che nắng nhìn sang bên này. Cao Mã nói khẽ: “Anh cô dữ khiếp!”

Kim Cúc cắn môi, hai hàng nước mắt lã chã…

Chính là bắt đầu từ lúc cô khóc, trong lòng mình không còn lúc nào yên! Kim Cúc, anh yêu em! Anh muốn cưới em làm vợ…Một năm rồi đấy, Kim Cúc! Mỗi lần anh định nói chuyện thì em lại lảng tránh…Anh phải cứu em ra khỏi vũng lầy này. Khấu mù, cậu hát thêm mười câu là tớ nắm được tay cô ta…dù cô ta có la toáng lên, cho dù mẹ cô ta đứng phắt dậy, quay lại chửi thẳng vào mặt tớ, cho tớ một bạt tai. Cô ấy không kêu lên đâu, dứt khoát không kêu, cô rất bất bình trong việc gả bán này. Chính là cái hôm anh cô gọi cô về ăn cơm, mình đang gặt giúp cô ngoài đồng, bố mẹ cô cùng ông nội Lưu Thắng Lợi, bố mẹ Tào Văn Linh, ký kết bản giao ước tay ba, cột ba nam ba nữ lại với nhau thành ba cặp như cột châu chấu, gả bán kiểu đánh đổi! Cô ấy không ghét mình, trái lại, có cảm tình với mình, mỗi khi chỉ có hai người, cô vẫn cúi đầu dông thẳng, nhưng chỉ một tích tắc ấy, mình đã nhìn thấy mắt cô mộng nước! Mình đau, tim phổi gan ruột đều đau!...

Tư lệnh mau điều quân xuống núi cứu chi Giang…

Vô số côn trùng có cánh xanh chết dưới đất do đâm phải chao đèn.

Chị Giang bị bắt rồi, quần chúng lo thay cho chị.

Khấu mù nói:”Hãy bình tĩnh, các đồng chí! Chị Giang bị bắt, tôi xót xa hơn” – “Bà lão vỗ báng súng, mắt rướm lệ”. Khấu mù hát:

Chồng tôi đang bị giam trong trại tập trung

Mẹ goá con côi tôi cũng làm cách mạng


Khấu mù, hát thêm hai câu nữa, hát thêm hai câu là tớ nắm được tay cô nàng, sức nóng trên người cô đã toả sang tớ, tớ đã ngửi thấy mùi mồ hôi chua chua dưới nách cô. Làm cách mạng không nên manh động, hành động vững vàng, từng bước tiến lên!

Trong một thoáng, đầu anh kêu ong ong, ngọn đèn trước mặt biến thành quả cầu lửa, rực rỡ muôn mầu. Anh mạnh dạn đưa tay sang, tay anh như có mắt, cũng có thể bàn tay của cô đang đợi bàn tay của anh, anh nắm chặt tay cô, mắt anh không nhìn thấy gì nữa, người nổi da gà, trái tim thổn thức.

o0o

Tối hôm sau, Cao Mã sốt ruột đợi sau đống rơm ở góc sân phơi trước nhà Kim Cúc. Vẫm một trời đầy sao. Trăng non mảnh như một nét ngài treo trên ngọn cây cao, ánh trăng còn yếu hơn cả ánh sao. Con ngựa choai màu táo chín chạy đi chạy lại trên sân phơi, vó nện cộc cộc. Phía nam sân phơi là con mương rộng, bờ mương trồng đầy hoè tía. Con ngựa có lúc chạy xuống lòng mương rồi nhảy lên chạy trở lại, mỗi khi luồn qua bụi cây hoè, lá cây lại rung lên xào xạc. Nhà Kim Cúc sáng đèn, bố cô – chú Tư Phương đang nói gì trong sân, nói rất to. Thím Tư đôi lúc nói xen vào. Cao Mã dỏng tai nhưng không thể nghe được họ nói gì, vì tiếng kêu của hàng trăm con vẹt của nhà Cao Trực Lăng bên cạnh, chỉ cách một bức tường, tiếng kêu khiến người nghe nẫu cả ruột. Nhà anh ta chắc chắn thắp đèn đất, sáng trắng, quầng sáng rất cao. Cao Trực Lăng phát tài nhờ nuôi vẹt, trong thôn chỉ mỗi nhà anh ta không trồng tỏi.

Đàn vẹt kêu ran, tiếng kêu rất khó nghe. Con ngựa hồng vẩy đuôi chạy tới, hai mắt lấp lánh trong bóng đêm mờ ảo. Anh cắn đứt đôi cọng rơm, nhai đùa trong miệng. Anh ngửi thấy mùi rơm đã lên men. Anh vòng sang bên kia cây rơm, nhìn sang cổng nhà Kim Cúc. Cổng đóng chặt, ánh đèn vàng vọt lọt qua khe hở trên cổng, ra ngoài. Anh giơ tay xem đồng hồ, đồng hồ không có dạ quang, nhìn không rõ, anh đoán phải 9 giờ. Thế là anh nhớ chuyện tối qua anh nhớ lại bộ phim lưu hành nột bộ “Đỏ và đen”, chàng Zuyliêng đếm tiếng chuông nhà thờ để nắm tay phu nhân ngài thị trưởng.

Tối qua, anh nắm chặt tay Kim Cúc đến tận khuya, mãi khi Khấu mù kết thúc đêm hát, mới lưu luyến chia tay. Nhân lúc trên sân lộn xộn, anh khẽ dặn: “Tối mai anh đợi em ở chỗ cây rơm, có chuyện bàn với em”.

Chi nói câu này, anh không nhìn mặt cô, cũng không rõ cô có nghe thấy hay không. Ban ngày, anh xới đất mà tâm trí để tận đâu, nhiều lần cuốc bỏ cây trồng, để cỏ lại. Chiều, mới nửa buổi anh đã về nhà lấy kéo tỉa ria, nặn hai trứng cá ở kẽ mũi, rồi lại dùng kéo cạo sạch cao thuốc bám trên răng, sau đó, rửa mặt rửa cổ thật sạch bằng xà phòng thơm, cơm xong, lại lôi bàn chải và thuốc đánh răng đã lâu không dùng đến, đánh răng lần nữa.

Nghe tiếng vẹt kêu mà sốt ruột. Mấy bận, anh lẻn đến trước cổng nhà Kim Cúc rồi lại lặng lẽ rút lui.

Cánh cổng nhà Kim Cúc kẹt lên một tiếng, tim anh đập như trống làng, tay thọc vào cây rơm lúc nào chẳng biết. Con ngựa choai vui mừng chạy tới, bùn bám vó ngựa bắn lên cây rơm, tiếng động làm anh đâm hoảng.

-Đêm hôm khuya khoắt còn đi đâu? – Cao Mã nghe tiếng quát của thím Tư.

-Vừa chập tối làm gì đã khuya? Đó là tiếng nói của Kim Cúc. Nghe thấy tiếng Kim Cúc, anh bỗng có cảm giác mình có điều sai trái.

- Mày đi đâu? – Thím Tư vẫn gào to.

- Lên đê hóng mát một tí – Kim Cúc cũng chẳng chịu lép.

- Liệu mà về cho sớm – Thím Tư nói.

- Con có chạy mất đâu!

- Kim Cúc, Kim Cúc – Cao Mã khẽ gọi, mắt cay xè – Tối qua nắm tay em, anh lo thắt ruột! Kim Cúc, khốn khổ thân em!

Cánh cổng khép lại kêu đánh két. Cao Mã dán người vào cây rơm, nhìn theo cái bóng mờ nhạt của Kim Cúc. Anh mong được gặp cô, nhưng cô lại men theo con hẽm đi lên phía bắc, phía có con đê chắn cát thấp lè tè. Anh thất vọng định chạy theo, nhưng lại e Kim Cúc tung hỏa mù đánh lừa mẹ.

Kim Cúc…Kim Cúc…- Anh áp trán vào cây rơm, mắt ướt đẫ. Con ngựa hồng chạy cộc cộc sau lưng, những con vẹt vẫn kêu. Phía nam cánh đồng, nơi cỏ bồ có mùi thum thủm bao vây con đập, chẫu chuộc đối thoại ầm ĩ, những tiếng à uôm tắc nghẹn, nghe như đấm vào tay.

Chợt nhớ lại chuyện xảy ra cách đây ba năm, anh lẻn ra ngoài doanh trại gặp cô em vợ mũi bé tí, mặt đầy tàn nhang của Trung đoàn trưởng. Cô ta nhào vào lòng anh, anh ôm cô, ngửi mùi hồ li tinh trên cơ thể cô mà như ôm cây củi mục. Anh không yêu nhưng vẫn ôm cô, trong bụng chửi rủa mình thậm tệ: Mi là quân đê tiện, mi giả vờ yêu để kiếm chác ở chỗ anh rể cô ta. Sau đó là đại họa, thật là báo ứng nhỡn tiền!

Nhưng với Kim Cúc thì mình yêu, Cúc bảo mình chết, mình cũng chết ngay, không do dự. Kim Cúc, Kim Cúc!

Ngựa hồng chạy như bay, vui mừng hớn hở. Kim Cúc áp sát tường, men theo rìa sân phơi, tránh ánh sao, đi tới. Cao Mã run lên, tim đậphình thịch, hai hàm răng tranh trưởng, cắn môi lại cũng không ăn thua.

Kim Cúc vòng ra chổ cây rơm, còn cách Cao Mã hai bước chân, đứng lại hỏi:

- Anh Mã…anh tìm em có việc gì?... – Giọng cô run lên.

- Kim Cúc… - Cao Mã ríu lưỡi, anh nghe rõ tim anh đập lỗi nhịp, và cũng nghe rõ giọng anh khê đặc y như giọng Kim Cúc.

Anh ngượng nghịu ho lên một tiếng.

Kim Cúc đâm hoảng vì tiếng ho, lùi lại luôn ba bước, khẩn khoản: “Anh đừng ho!…”

Con ngựa tinh nghịch cà bụng trên đống rơm, lại còn ngoạm một đon rạ quẳng tới trước mặt hai người.

- Ở đây nói chuyện không tiện, ta ra ngoài mương đi! – Cao Mã đề nghị.

- Em không đi đâu, chuyện gì thì nói mau lên!

- Ở đây không tiện nói – Cao Mã men theo mép sân đi về hướng nam. Đến bờ mương, anh dừng lại, thấy Kim Cúc vẫn đứng sau đống rơm, toan quay lại kéo cô đi thì cô đã thận trọng men theo rìa sân đi tới bờ mương. Thế là anh giang tay gạt những cành hoè, bước xuống lòng mương phẳng lì, rồi ngoái lại đợi. Khi Kim Cúc tới bờ, anh bước lên một bước, giơ tay đón cô xuống lòng mương.

Cô thử rút tay ra nhưng Cao Mã nắm chặt, không buông, bàn tay kia ấp lên bàn tay cô. Bàn tay cô kẹp giữa hai bàn tay to bè, mạnh mẽ.

- Kim Cúc, tôi yêu em! Em làm vợ tôi nhá!

Kim Cúc nói nhỏ:

- Anh ơi, chẳng lẽ anh không biết em bị gả đổi đễ anh trai em có vợ?

- Tôi biết, tôi biết em không bằng lòng.

Kim Cúc dùng tay kia cạy tay Cao Mã, rút bàn tay bị ép bẹp ra: “Em bằng lòng”.

- Em không bằng lòng, Lưu Thắng Lợi đã bốn mươi lăm tuổi, lại bị xuyễn, xách thùng nước không nổi, em bằng lòng lấy cái áo quan ấy làm chống á?

Kim Cúc nấc lên một tiếng rõ kêu rồi cúi gằm, khóc thút thít: “Em chẳng biết làm thế nào nữa…Anh trai em đã ngoài ba mươi…lại thọt…Tào Văn Linh mới mười bảy, xinh hơn em…”

- Anh em là anh em, em là em, việc gì em phải hủy hoại tấm thân! – Cao Mã gầm lên.

- Anh Mã…số kiếp nó thế…Anh đừng lo không gặp được người tốt…Em…xin hẹn anh kiếp sau – Kim Cúc bưng mặt chạy qua bụi cây hoè tía nhưng Cao Mã cầm tay kéo lại, cô lảo đảo ngã vào lòng anh.

Cao Mã ôm chặt cô, cảm thấy bộ ngực mềm mại của cô nóng bỏng. Anh ghé miệng tìm môi cô, nhưng cô bưng mặt bằng cả hai tay, môi được che chắn vững chắc. Cao Mã chuyển sang ngậm dái tai cô, mái tóc cô bồng bềnh xõa trên mặt, anh hết lạnh, cảm tháy người nóng ran, như có quả cầu lửa bùng cháy. Cô quằn quại, ngứa ran không chịu nổi, choàng tay ôm cổ anh, năn nỉ: “Anh Mã đừng ngậm tai, em không chịu được!...” Miệng Cao Mã đã gắn lên miệng cô, mút chặt đầu lưỡi, cô rên lên, hai hàng nước mắt chảy dài, ướt đẫm cả hai khuôn mặt. Một luồng hơi từ bao tử ợ lên, anh ngửi thấy mùi ngồng tỏi và mùi rau xanh.

Tay anh sờ nắn thô bạo trên người cô.

- Nhẹ chứ, anh!...Đau quá!

Hai người ngồi trên bờ mương, ôm chặt, sờ nắn nhau, qua kẽ lá cây hoè nhìn sao nhấp nháy trên bầu trời xanh thẳm. Trăng non đã lặn. Một vệ tinh nhân tạo đang bay trong dải ngân hà, không khí bỗng sặc mùi kỳ lạ của hoè tía.

- Anh yêu những gì ở em? – Kim Cúc ngửa mặt hỏi.

- Yêu tất – Cao Mã nói.

Trời trở lạnh, anh và cô đã bình tâm, chuyện khẽ.

- Em đã có chủ rồi – Kim Cúc rùng mình – Chúng mình thế này có phạm pháp không?

- Không. Chúng mình không phạm pháp. Chúng mình yêu nhau.

- Nhưng mà em đã đính hôn!

- Khi nào đăng ký mới là vợ chồng hợp pháp.

- Vậy chúng mình vẫn có thể lấy nhau?

- Vẩn. Em về bảo bố là em không đồng ý bả đổi.

- Không, không! – Kim Cúc suỵt một tiếng – Bố mẹ em sẽ đánh chết em… Nuôi được em khôn lớn đâu dễ…

- Vậy em định lấy cái lão già hen ấy, phải không?

- Em sợ – Kim Cúc lại khóc – Mẹ em bảo, em mà không đồng ý là mẹ em uống thuốc độc!

- Mẹ dọa em đấy!

- Anh không biết tính mẹ em đấy thôi.

- Mẹ dọa em đấy!

- Anh Mã này, giá như anh có một cô em gái thì hay biết mấy! Gả cô ấy cho anh em, còn em thì lấy anh.

Cao Mã thở dài, xoa xoa bờ vai lạnh ngắt của cô, mũi cay cay.

- Anh này, hay là chúng mình cứ vụng trộm với nhau, đợi lão chết đi, em tái giá với anh.

- Không – Anh lại hôn cô, lại cảm thấy bụng cô nóng ran.

Một cái miệng đầy lông lá thò xuống, hơi thở mạnh và mùi cỏ non phà vào gáy hai người.

Cả hai sợ đến suýt ngất, tỉnh lại mới biết đó là con ngựa hồng phá đám.

Sau đó, Kim Cúc đem bản hôn ước quyết định số phận của mình cho Cao Mã xem , thời gian là buổi trưa, cách lần lén lút gặp nhau ở bụi hoè tía một tháng. Sau buổi tối hôm đó, hầu như đêm nào họ cũng lẳng lặng đến với nhau, lúc đầu là ở bờ mương, sau ra nggoài cánh đồng, khuất trong đám cây trồng xanh mượt, ngắm trăng tròn và trăng khuyết, đi dưới trời có mây hoặc không mây, mặt lá như rắc vụn bạc, côn trùng kêu rỉ rả, từng giọt sương lạnh lăn từ lá cây xuống, tưới cho mặt đất khô cằn. Cô khóc anh cườ, anh khóc cô cười, lửa tình khiến cặp tình nhân tr3 trung này khô héo dung nhan, nhưng mắt thì sáng rực như lửa lò, chạm phải là bị bỏng. Kim Cúc bị chửi mắng thậm tệ. Cao Mã cũng bị chú Tư Phương bắn tin: Bảo thằng Cao Mã, nhà ta với nó, gần không oán, xa không thù, đừng có làm chuyện thát đức rẽ duyên người khác! – Kim Cúc xộc vào như một cơn gió, ngoái nhìn lại phái sau, y như có người đang đuổi theo.

Cao Mã đón cô, dìu cô ngồi xuống giường. Cô lúng búng hỏi: “Liệu có ai đến không, anh?”

- Không – Cao Mã rót cho cô một bát đầy nước sôi đễ nguội. Cô đón bát nước, ghé miệng nhấp một ngụm nhỏ rồi để lên bàn. Cao Mã nói: “Chẳng có ai đến, em đừng sợ. Có ai đến cũng không sợ, mình đàng hoàng, sợ gì.”

- Em đem nó đến đây này – Kim Cúc lấy một tờ giấy gấp tư quẳng lên bàn. Cô nằm sấp trên giường, rúc mặt trong hai cánh tay, oà khóc.

Cao Mã vỗ nhẹ vào lưng cô khuyên giải. Khuyên cũng vô ích. Anh nhặt tờ giấy lên, mở ra xem, vài chục chữ viết bằng mực đen trên giấy hồng điều:

“Ngày Hoàng đạo cát nhật mồng mười tháng sáu năm một ngàn chín trăm tám mươi lăm lập hôn ước tay ba như sau: Cháu trưởng Lưu Gia Khánh là Lưu Thắng lợi cùng con gái Phương Vân Thu là Phương Kim Cúc; Con gái thứ Tào Kim Trụ là Tào Văn Linh với con cả Phương Vân Thu là Phương Nhất Quân; Cháu gái thứ hai Lưu Gia Khánh là Lưu Lan lan cùng con trai cả Tào Kim Trụ là Tào Văn Đính, mãi mãi kết duyên Tần Tấn, dù cho sông cạn biển vơi cũng không bội ước. Những người lập hôn ước: Lưu Gia Khánh, Phương Vân thu, Tào Kim Trụ”

Còn có ba dấu điểm chỉ đen sì dưới mỗi tên người.

Cao Mã gấp bản hôn ước, đút vào túi áo. Anh lôi từ ngăn kéo ra quyển “Luật hôn nhân”, bảo:

- Kim Cúc, em đừng khóc, nghe anh đọc Điều Ba: “Cấm những hành vi bao biện, gả bán hoặc can thiệp hôn nhân tự do”. Điều Bốn: “Kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện, không được có sự cưỡng ép nào của bên này đối với bên kia hoặc sự can thiệp của người thứ ba”. Đây là pháp luật của Nhà nước, giá trị hơn tờ giấy lộn của em, việc gì mà buồn!

Kim Cúc ngồi dậy, kéo vạt áo lau nước mắt:

- Em không dám mở miệng nói gì với bố mẹ em.

- Chuyện này có gì khó nói? Em cứ bảo, bố mẹ ạ, con không thích Lưu Thắng Lợi, con không lấy ông ta.

- Anh nói nghe khoẻ re! Có giỏi thì anh đến mà nói.

- Em tưởng anh không dám đến hay sao? – cao Mã hầm hầm – Tối nay anh đến, bố và anh trai em dám đánh anh thì đánh.

Chiều tối, trời có mây nhưng không gió, nóng bức khó chịu. Cao mã ăn qua quít vài miếng cơm nguội rồi ra chổ con đê chắn cát sau nhà, trong lòng chợt cảm thấy vô cùng trống trải. Mặt trời đang lặn, đỏ như nửa quả dưa hấu. Những cụm mây tơi tả phía chân trời và những ngọn hoè, ngọn liễu đề nhuộm màu đỏ. Gió nhẹ cũng không, khói bếp dông thẳng lên trời y nhu những cây cột, lên đến tầng rất cao mới tản ra thành từng tản. Anh đang cân nhắc xem có nên đến nhà Kim Cúc không? Đến thì nói như thế nào! Khuôn mặt đen sì hung dữ của anh em nhà Phương bồng bềnh trước mặt anh; nước mắt Kim Cúc bồng bềnh trước mặt anh. Anh xuống dốc đê, men theo con hẽm đi về hướng nam, con hẽm bình thường rát dài, bây giờ trở nên ngắn ngủn, hình như chỉ vài bước là hết. Anh ao ước con hẻm dài hơn chút nữa, càng dài càng tốt.

Anh đứng lặng trước nhà Kim Cúc, trong lòng càng trống trải, mấy lần giơ tay định gõ cổng nhưng lại bỏ tay xuống. Trời chạng vạng tối, lũ vẹt nhà Cao Trực Lăng kêu như điên, hình như chúng vì anh mà kêu. Con ngựa choai màu táo đỏ chạy trên sân phơi, cổ đeo một chiếc lục lạc nhỏ, kêu loong coong. Ngựa mẹ phía xa cất tiếng hí, ngựa con phóng đi như một mũi tên, trên sân phơi chỉ còn vọng lại những tiếng nhạc ròn tan.

Anh cắn môi, đầu óc quay cuồng, gõ cổng nhà họ Phương.

Ra mở cổng là anh thứ hai của Kim Cúc: Phương Nhất Tướng, một tên đầu trộm đuôi cướp. Hắn nhìn Cao Mã, vẻ hằn học:

- Là anh à? Việc gì đấy?

Cao Mã cười với hắn:

- Lại chơi thôi – Anh đi vòng qua hắn, vào bên trong. Cả nhà ông Tư Phương đang ăn cơm, không thắp đèn, thức ăn bày lung tung trên bàn không rỏ là những món gì. Cao Mã bước dấn lên, trong bụng hơi hãi, hỏi:

- Chú Tư, thím Tư bây giờ mới ăn cơm?

Ông Tư hừm một tiếng bằng giọng mũi, thím Tư dửng dưng, chẳng mặn cũng chẳng nhạt: : “Giờ mới ăn, anh ăn rồi à?”

Cao Mã nói ăn rồi. Lúc này thím mới sai Kim Cúc thắp đèn, giọng khó chịu. Ông Tư càng khó chịu hơn: “Thắp làm gì, sợ muỗi ạn mất chắc?”

Kim Cúc vào trong buồng thắp cây đèn bão, đem ra đặt giữa bàn.

Cao Mã trông thấy một cái làn đan bằng cành liễu đựng từng thếp bánh tráng, một bát tương ớt, ngồng tỏi thì để lung tung.

- Anh không ăn chút gì à? – Thím Tư hỏi.

- Aên no rồi ạ – Cao Mã trả lời. Anh thấy Kim Cúc đầu cúi gằm, ngồi thẩn thờ, không ăn không uống. Phương Nhất Quán và Phương Nhất Tướng lấy từng tấm bánh trong làn ra phết tương ớt, đặt ngồng tỏi vào giữa, cuộn lại như cái ống rồi cầm bằng cả hai tay, đưa lên miệng cắn, nhai rau ráu, các thớ thịt trên mặt chạy lên chạy xuống như chuột. Ông Tư ngồ rít tẩu xèo xèo, mắt gườm gườm nhìn Cao Mã.

Thím Tư trừng mắt rầy Kim Cúc:

- Mày không ăn à? Ngồi đực ra đấy làm gì? Tu tiên hay sao?

Kim Cúc nói: “Con không đói”.

Thím Tư nói:

- Bụng dạ mày như thế nào tao biết cả rồi.

Kim Cúc nhìn Cao Mã, nói to:

- Con không thuận, con không lấy Lưu Thắng Lợi!

- Đồ lộn giống, chống lại hả? – Ông Tư gỏ tẩu lên mặt bàn, chửi.

- Mày định lấy ai? – Thím tư hỏi.

- Cao Mã – Kim Cúc nói.

Cao Mã đứng dậy nói:

- Thưa chú thím, “Luật hôn nhân” đã qui định…

Nói chưa dứt câu, liền nghe thấy ông Tư quát to:

- Nện thằng khốn nạn này cho tao, dám áp đảo tại gia, khinh người đến thế là cùng!

Anh em họ Phương vớ lấy ghế đẩu đang ngồi xông tới bổ lia lịa bất kể chổ nào trên người Cao Mã. Ghế vạng vào thịt bộp bộp. Cao Mã giơ tay chống đỡ, miệng nói: “Đánh người là phạm pháp! Đánh người là phạm pháp!”

Phương Nhất Quán nói : “Có đánh chết mày cũng chẳng phạm gì cả!”

Kim Cúc vừa khóc vừa nói:

- Anh Mã, mau chạy đi!

Đầu Cao Mã chảy máu, anh nói; “Các người cứ đánh, tôi không kiện đâu! Chuyện giữa tôi và Kim Cúc, các người ngăn không nổi!”

Thím Tư đứng bên kia bàn vớ cái chày cán bột, chỉ mật Kim Cúc mắng: “Mày không biết xấu hổ, tao tức chết thôi!”

Ông Tư lớn tiếng chửi: “Cao Mã, tao thà đập chết con Cúc chứ không gả cho mày!”

Cao Mã vuốt máu trên lông mày, nói:

- Chú Tư, cháu đồng ý để chú đánh, nhưng chú mà đánh Kim Cúc là cháu đi tố cáo đấy!

Ông Tư gỏ Kim Cúc một tẩu, Kim Cúc kêu “ối” một tiếng, ngã lăn ra.

- Đi mà tố, Cao Mã!

Cao Mã định xông tới dìu Kim Cúc. Phương Nhất Tướng choảng cho anh một ghế, anh ngã lăn, bất tỉnh.

Khi tỉnh lại, anh thấy mình nằm trong hẻm, một con vật đầy lông lá đứng trước mặt anh. Thì ra đó là con ngựa màu táo đỏ. Vài ngôi sao nhấp nháy thảm hại giữa khe hở các tầng mây. Lũ vẹt nhà Cao Trực Lăng kêu inh ỏi. Anh giơ một tay lên, rồi cũng chạm được vào cái cổ mịn như nhung của con ngựa. Con ngựa liếm mu bàn tay anh, lục lạc trên cổ kêu loong coong.

Ngày hôm sau anh lên văn phòng Ủy ban xã, gặp Trợ lý dân chính.

Trợ lý dân chính say bí tỉ, ngồi phô tơi rách, uống trà òng ọc. Thấy Cao Mã đi vào, ông ta cũng không chào, chỉ giương mắt nhìn. Cao Mã nói:

- Thưa ông Trợ lý, Phương Vân Thu phá hoại luật hôn nhân, ép con gái lấy Lưu Thắng Lợi. Kim Cúc không chịu, ông ta dùng tẩu đánh vỡ đầu cô ta.

Viên Trợ lý đặt chén trà xuống bàn bên cạnh ghế phô tơi, cười nhạt hỏi:

- Cao Mã, Kim Cúc là gì đối với anh?

Cao Mã ngớ ra một lúc, nói: “Cô ấy là người yêu của tôi”.

- Tôi chỉ biết cô ấy là người yêu của Lưu Thắng Lợi – Viên Trợ lý nói.

- Đấy là ép buộc, Kim Cúc không thuận.

- Vậy thì việc gì đến anh! – Viên Trợ lý nói – Kim Cúc kiện thì tôi mới xét.

- Cô ấy bị bố nhốt lại rồi.

- Đi đi – Viên trợ lý xua tay như đuổi ruồi – Tôi không rỗi hơi mà nói chuyện với anh.

Cao Mã định cãi nữa, một người gù lưng trạc tuổi trung niênlôi ra một chai rượu, một lon cá hộp để bàn, nói: “Cậu Tám,nghe tin nhà Phương có chuyện lộn xộn, đúng không?”

Trợ lý dân chính không trả lời tay cháu ngoại, lão đi đến trước mặt Cao Mã, chỉ vào đầu anh, hỏi: “Đầu anh sao thế?”

Vết thương trên đầu nhức, nhắc đến là lại đau giội lên, đầu mụ đi, tai ong ong. Anh nói,nghe rõ giọn mình the thé như tiếng đàn bà: “- Ngã đấy!”

- Bị đánh phải không? – Viên trợ lý cười mỉm.

- Không phải – Cao Mã nói.

- Anh em nhà Phương là loại vét đĩa! Phải tay tôi, tôi nện gãy cặp chân chó của anh, để anh bò mà về nhà!

Nước bọt viên trợ lý bắn đầy mặ Cao Mã. Anh giơ tay chuồi mặt. Hắn dùng vai hích anh ra ngoài cửa, rồi đóng cửa đánh sầm một tiếng. Cao Mã loạng choạng trên thềm xi măng, hoa chân múa tay cho khỏi ngã. Anh vịn vào tường, đầu óc choáng váng, trời đất quay cuồng.Rất lâu sau anh mới đõ choáng,anh ngẩn nhìn cánh cửa sơn xanh, trong đầu đặc quánh như cháo của anh dần hé ra một kẽ nứt, anh cố sức mở rộng cái kẽ nứt ấy, trong tai có tiếng nổ đánh bục, kẽ nứt hợp long, những gì bên ngoài cơ thể anh dều mờ mờ ảo ảo, một dịch thể âm ấm từ trên óc trườn xuống, trườn tiếp, tập trung ở hốc mũi rồi lại truờn nữa. Anh cố kìm mà không đuọc, dịch thể ấy chui ra từ lỗ mũi,chảy xuống miệng vừa tanh vừa mặn. Anh cúi xuống nhìn, từng giọt máu tươi rớt xuống thềm xi măng màu xám nhạt.

Cao Mã hôn mê trên giường không biết đã bao lâu . Anh không nhớ mình từ trụ sở Uỷ ban xã về nhà bằng cách nào, chỉ còn nhớ những giọt máu tươi lặng lẽ rớt xuống thềm xi măng,những giọt máu hình cầu rơi trên thềm màu trắng, vỡ ra, toé ra… Người đàn ông gầy nhom thì thào những gì sau cánh cửa màu sơn xanh, nghe như từ một nơi rất xa vọng tới. Lúc đầu anh còn cảm thấy thích thú nhìn những giọt máu bắn tung toé trên thềm. Những giọt máu rơi thành chuỗi, sức nóng của cơ thể cũng tập trung vào một chỗ, đẩy máu từ mũi vọt ra ngoài, thềm xi măng bê bết những máu là máu. Lưỡi anh thấm vị máu tanh tanh ngọt ngọt bỗng đụng phải làn môi lạnh ngắt, trong đầu anh lại nứt ra một kẽ. Con ngựa hồng chạy trong đám ruộng trồng hoa quì đang nở rộ, ngó anh bằng cặp mắt trong như thuỷ tinh. Anh giật mình, loạng choạng đi về phía đó. những bông hoa quì đều ngoái lại nhìn anh với vẽ lo âu. Nơi này ánh nắng chan hoà, anh vin thân mập đầy lông cứng của một bông quì, cảm thấy bông hoa nặng nề phía trên đầu anh run rẩy, ngước nhìn thì ánh nắng như những mũi kim xuyên vào mắt, buốt không chịu nổi. Anh xé hai mẩu lá quì, vo viên đút nút hai lỗ mũi. Máu trong mũi ứ đọng khiến anh choáng váng, mùi tanh lượm lan ra trong miệng, anh hiểu, máu đã chảy xuống họng – thất khiếu thông nhau.

Anh rất muốn đấm vỡ cánh cửa sơn xanh, nhưng đã kiệt sức. Về sau anh đoán rằng, năm mươi con người trong trụ sở Ủy ban xã, gồm quan chức, tạp vụ, phụ trách thuỷ lợi, phụ trách phụ nữ, phụ trách tránh thai, phụ trách thuế, phụ trách thông tin, uống rượu, ăn thịt, uống trà, hút thuốc…hơn năm mươi con người dửng dưng nhìn theo anh như nhìn một cọng cỏ hoặc mot con chó bị đánh trọng thương, thất thểu bước khỏi Ủy ban. Anh vịn vào khung cửa bêtông mà thở, lau bàn tay đầy máu vào tấm biển cơ quan chữ đỏ trên nền trắng. Đang lau thì một thanh niên bảo vệ mặc áo kẽ sọc, đá anh một phát từ phía sau. Anh hốt hoảng khi nghe anh ta chửi: “Đồ sâu bọ, bôi máu chó của mày vào đâu có biết không? Đây là chổ cho mày bôi à?”

Anh lùi lại, ngắm hàng chữ đỏ trên tấm biển, cơn giận trào lên. thừa biết không nên bôi máu vào tấm biển, nhưng vẩn nổi cáu. Anh nhổ nước bọt vào tên áo sọc. Hắn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn – hình như có võ – tránh được.

Tên áo sọc sáp tới.

Anh ngậm đầy nước bọt, nhằm mặt hắn mà nhổ.

Từ trong sân Ủy ban, một giọng aoi nghiêm vọng ra: “Sắt, cậu ta làm gì vậy?”

Tên mặc áo sọc vội xuôi tay tỏ vẻ phục tùng.

Anh nhổ bọt máu xuống đất, không thèm nhìn tên áo sọc, bỏ đi. Con đường trải nhựa liên huyện ánh lên màu sáng xanh đã vắt ngang trước mặt, một lão nông bán dưa hấu bên đường mắt hấp háy những đốm lửa lân tinh. Khi đi trên bờ, anh trượt chân sa xuống lòng mương mọc đầy dây leo. Nhìn ta luy anh đâm buồn, hiểu rằng mình không thể đi lên như người bình thường, mà phải bò lên bằng bốn chân như chó.

Sau đó, anh đúng là bò bốn chân như chó. Bò rất lâu và khó khăn, cái đầu nặng chịch cứ rình tự động lìa khỏi cổ, lăn xuống lòng mương. Cỏ mao đâm gai nhọn vào tay, lưng như trúng hàng ngàn chiếc gai độc.

Bò lên bờ mương, đứng dậy,căm hờn nhìn lại những chiếc gai độc, nhưng lại thấy tay thanh niên áo sọc xách thùng nước, cầm giẽ lau sach những vết máu trên tấm biển. Ông già bán dưa hấu trên đường nhựa lưng quay về phía anh. Anh nhớ cặp mắt lửa lân tinh của ong lão. trong lúc mơ màng, anh nghe tiếng rao: “Dưa hấu…dưa hấu vùng cát ngọt như mật đây!”

Tiếng rao cao vút của ông lão bán dưa khiến anh nhói tim. Lúc này, anh rất muốn về nhà lên giường nằm, nằm thẳng cẳng như chết…

Cửa buồng kẹt mở. Anh muốn ngồi dậy nhưng đầu nặng, cựa không nổi, cố mở mắt ra nhìn, thấy vợ anh hàng xóm Vu Thu Thuỷ đang đứng bên giường, nhìn anh thương cảm.

- Chú đã đỡ chưa? – Anh nghe chị hỏi.

Anh lại mở miệng nhưng lại ợ lên toàn nước chua, tắc cả mũi lẩn họng. Anh nghe chị nói: “Chú hôn mê ba ngày liền, sợ chết đi được! Chú nhắm mắt gào: Trẻ con, trẻ con, một đàn trẻ con trên tường! Chú còn nói: Ngựa non, ngựa non! Anh Vu mời Quế Chi đến tiêm cho chú hai mũi.”

Anh gắng gượng ngồi dậy. chị Vu lôi chiếc chăn bẩn cho anh tựa lưng. nhìn nét mặt chị, anh hiểu, chị đã biết tất cả.

- Cảm ơn chị và anh Vu… - Anh ứa nước mắt.

Chị Vu nói: “Người anh em, cho qua, đừng mết quá! Chuyện giữa chú và Kim Cúc, dứt khoát là không thành. Chịu khó chữa chạy, ít hôm nữa toi về thăm nhà, kiếm cho chú một cô không kém gì Kim Cúc!”

- Kim Cúc thế nào rồi? – Anh sốt ruột hỏi.

- Nghe nói ngày nào cũng bị đánh. Nhà Phương vỡ chuyện, nhà Tào và nhà Luư cũng hoang mang, mấy hôm nay, ngày nào cũng đến xin hộ. Thực ra, dưa hái ép thì không ngọt, con Cúc rồi cũng khổ cả đời!

Anh bị sốc, cuống cả lên, chị Vu ngăn lại.

- Chú định làm gì?

- Tôi đi tìm Kim Cúc.

- Chú tự đi tìm cái chết! Nhà họ Tào và họ Lưu đều có người ở đấy, họ không hè nhau đánh chết chú mới là chuyện lạ!

- Tôi…tôi sẽ giết hết chúng!

- Đừng ngốc, người anh em! – Chị Vu giọng nghiêm chỉnh – Đừng bao giờ có ý ấy trong đầu. Với lại, giết họ thì chú cũng không thoát khỏi dựa cột!

Anh ngã lăn, mệt rũ, khóc tấm tức, nước mắt chảy trên khuôn mặt bẩn thỉu, rót vào tai.

- Tôi…tôi không thiết sống nữa!

- Đến thế kia ư? Không bao giờ có ngõ cụt, chỉ cần chú và Kim Cúc son sắt một lòng, tình yêu có cấm cũng không được. Trói buộc không nên vợ chồng, bây giờ là xã hội mới, thế nào cũng có nơi đễ đấu lý…

- Chị, phiền chị nhắn giúp cho Cúc…

- Mấy hôm nay đang căng, klhông được. Chú hảy cố nén, chữa chạy vết thương cho qua đận này.

Chương 3

Bà con kiếm bộn tiền nhờ tỏi
Điên đầu đỏ mắt lũ sói lang
Từng đàn từng lũ thu và phạt
Bóp nặn dân đen, trời thấu chăng?


Tháng 5 – 1987, Khấu mù hát trên đường phố lát đá xanh. Trích đoạn bốn câu.

Hai viên cảnh sát ủ rũ chui ra từ rừng hoè, lấm từ chân đến đầu, tay phải cầm súng, tay trái cầm mũ lưỡi trai, quạt gió nóng lên mặt. Cảnh sát cà lăm không đi cà nhắc nữa, ống quần rách toạc một miếng to, phe phẩy như miếng da thuộc. Hai cảnh sát đi vòng đến trước mặt Cao Dương. Cả hai đầu húi cua, tóc cà lăm đen nhánh, đầu tròn như ủa bóng chuyền. Viên cảnh sát kia tóc hoe vàng, trán dô, xương chẩm sau gáy cũng dô, hìng dáng như cái trống cơm. Cao Dương ngoảnh nhìn con Hạnh cầm gậy quật lung tung vào những cây hoè phía trước, phía sau, bên phải, bên trái, dò dẫm, quanh quẩn trong rừng hoè phía sau nhà Cao Mã y như một con ngựa non bị sa lầy,vừa khóc vừa gọi: “Bố ơi, bố!...Bố đâu rồi?...”

- Mẹ kiếp! Cậu làm ăn thế nào thế? – Cà Lăm nói – Làm sao để nó chạy thoát?

- Cậu nhanh tay hơn chút nữa thì đã còng nốt được tay kia cuả nó! – Trống Cơm nói – Hai tay đều bị còng, nó chạy đằng trời!

- Tất cả là tại cái thằng này! – Cà Lăm đội mũ lên đầu, vươn tay ra như định vuốt ve nhưng lại đánh Cao Dương một bạt tai.

“Bố ơi bố, sao bố không thưa lên?” Con bé khóc nức nở, vụt gậy vào thân cây, tay sờ soạng, cộc đầu vào cây. Nó để tóc ngắn, đường ngôi lệch như con trai, hai mắt đen láy… mặt vàng bủng vì thiếu dinh dưỡng, như ngồng tỏi bị ủng… cởi trần, quần cộc màu đỏ cờ, thun quần đã hết đàn hồi, quần tụt xuống tận chỗ xương chậu… dép nhựa đỏ đứt quai… “Bố ơi, bố, sao bố không thưa lên!” Trong rừng hoè mờ tối như một tảng mây chì, màu đỏ cờ của cái quần thấp thoáng gây cảm giác nhức nhối. Cao Dương đinh cất tiếng gọi nhưng cổ họng tắt nghẹn, không ra tiếng. Mình không khóc, mình không khóc…

Cà Lăm lại đánh Cao Dưong một bạt tai nhưng anh không cảm thấy gì.

Nhìn anh vặn vẹo như điên, nghe tiếng thở hồng hộc, ngửi mùi mồ hôi nhớp nháp trên người anh, hai cảnh sát hơi chờn vì cái mùi vị đặc biệt như mùi ngại đắng. Cả hai nhíu mũi ngửi cái gì đó, mặt thuỗn ra như những thằng ngố.

“Bố ơi bố… sao bố không thưa lên?”

…Em trai nào, em gái nào, mau chìa tay cho cô nào, hát một bài nào, nhảy một điệu nào,chạy một vòng, nhẹ nhàng thôi! Con Hạnh tay cầm gậy đứng trên đường… sau đó nó nhích về phía cổng lớn, tay gậy, tay vịn lan can nghe bọn học sinh ca hát nhảy múa dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Những khóm cúc nở hoa trong vườn trường. Anh nắm tay con dắt về nhà, nó vùng vẫy chống lại. Anh cáu, gầm lên một tiếng, đá nó một đá…

Anh sốt ruột kêu không ra tiếng,cứ nhè vỏ cây mà ngoạm…… Mẹ thân yêu, bố thân yêu, nắm tay con cùng hát, nắm tay con cùng nhảy, nhảy một cái rõ cao, nào có khó gì đâu!... Vỏ cây hoè cà giập môi anh, máu miệng nhoe nhoét trên cây, anh không hề cảm thấy đau. Nhựa hoè đắng ngắt hoà lẫn với nước bọt trôi xuống họng, một cảm giác thông thoáng kì lạ dâng lên, anh thấy họng giãn ra, hết ngứa. Anh thận trọng, chỉ sợ lại mất tiếng: “Hạnh ơi, bố ở đây!” Vừa gọi xong đã nước mắt đầm đìa.

- Làm thế nào bây giờ? – Cà Lăm hỏi .

- Về thôi! – Trống cơm nói – Về lấy lệnh truy nã, hắn chạy đâu cho thoát!

- Còn tay trưởng thôn đâu rồi?

- Chuồn từ lâu. Quân trộm cướp!

“Bố ơi, con không đi nổi nữa! Bố đến đón con!”… Con Hạnh cứ loay hoay trong rừng hoè, cái chấm màu đỏ khiến tim anh như muốn vỡ ra. Anh nhớ, cách đây không lâu, anh đã đá cái chấm đỏ đó, cái mông nhỏ xíu đó một đá. Thực ra, nó không có lỗi. Nó ngã sóng soài trên sân, ngón tay xoè ra như chân gà chụp lên đống phân gà nhão. Nó bò dậy, rúm người lại, lùi đến tận chân tường. Rồi thì nó đã dựa được vào một góc, miệng nhệch ra nhưng không dám khóc thành tiếng. Anh chợt nhớ ra, mắt nó đen láy vì có hai giọt nước mắt to tướng. Anh hối hận đến cùng cực, đầu đập bình bịch vào thân cây, vừa đập vừa gào lên: “Thả tôi ra! Thả tôi ra!”

Trống Cơm giữ chặt đầu, không cho anh đập tiếp. Cà Lăm vòng sang bên, đến mở khoá còng cho anh, miệng nói: “Cao Dương, phải biết điều chứ!”

Rời thân cây, Cao Dương ra sức quẫy dạp, tay đấm chân đá miệng cắn xé. Cà Lăm bị anh cào chảy máu ba vệt trên mặt. Giữa lúc anh đang cố vùng vẫy thoát khỏi cánh tay Trống Cơm để chạy tới chỗ chấm đỏ,một tia lửa xanh loé lên, tiếp đó là xanh đỏ tím vàng nhảy múa, anh hốt hoảng khi thấy cây gậy xoè lửa xanh của Cà Lăm chĩa vào ngực anh, một chùm hàng vạn cây kim xuyên vào người anh, anh kêu lên thàm thiết, lảo đảo gục xuống.

Khi tỉnh lại, đôi còng sáng loáng đã lại bập trên cổ tay. Chúng hằn sâu vào da thịt như cắm chân vào xương. Đầu mụ đi, anh không nhớ được gì nữa. Cà Lăm huơ huơ cây gậy trước mặt anh, nghiêm giọng đe:

- Đi tử tế vào, quậy vừa thôi cho tao nhờ!

Anh đi theo viên cảnh sát, ngoan ngoãn trèo lên con đê chắn cát, qua rừng liễu, lại đi xuống lòng sông cạn.Cát mịn lún bàn chân, gan và mu bàn chân bỏng rát. Anh đi cà nhắc, sau lưng là cảnh sát Cà Lăm. Cái gậy kinh khủng ở trong tay anh ta. Trong rừng liễu, tiếng khóc của con Hạnh đã kéo anh ngoảnh lại, Cà Lăm dí cây gậy vào lưng anh, làn khí lạnh chạy thẳng lên óc, cổ rụt lại, khắp người nổi da gà, anh chuẩn bị chịu một đòn sấm sét, nhưng phía sau chỉ nạt: “Đi nhanh lên!”

Đi nữa, dần dần quên đi tiếng khóc của con gái, tâm trí anh tưởng tượng hình dáng cây gậy trong tay Cà Lăm. Cuối cùng, anh quả quyết đó là cây dùi cui điện mà có lần nghe nói, công tắc diện nằm dưới ngón tay cái Cà Lăm, chỉ cần ấn một cái là dùi cui phóng điện.

Anh càng nghĩ càng thấy sau lưng lạnh toát, gần như các đốt xương sống đều run rẩy.

Lại đi xuyên qua một rừng liễu. Lại trèo qua một con đê chắn cát, vơt75 năm mươi mét đất trống, qua con đường trải nhựa. Cảnh sát áp giải anh đến trụ sở Uỷ ban xã. Chu Râu ở đồn công an chạy ra đón Cà Lăm và Trống Cơm, luôn miệng: “Vất vả quá!”

Gặp người quen, Cao Dương le lói chút hi vọng, hỏi: “Lão Chu, họ định đưa tôi đi đâu?”

Chu Râu nói: “đưa anh dến chỗ ăn cơm không thu tem phiếu”.

- Anh vì tình nghĩa nói giúp tôi một tí, để họ tha cho tôi về, vợ tôi mới nằm ổ.

- Ngay cả mẹ anh nằm ổ thì cũng chịu, phép nước vô tình!

Cao Dương gục đầu chán nản.

- Tiểu Quách và lão Trịnh về chưa nhỉ? – Trống Cơm hỏi.

- Tiểu Quách về rồi. lão Trịnh chưa về – Lão Chu nói.

- Nhốt phạm ở đâu? – Trống Cơm lại hỏi.

- Nhốt ở phòng làm việc – Lão Chu vừa nói vừa đi trước dẫn đường, hai cảnh sát áp giải Cao Dương theo sau.

Cao Dương bị tống vào phòng làm việc của Công an xã. Anh trông thấy mộy thanh niên mặt dài như mặt ngựa, tay đeo còng, ngồi bó gối ở xó nhà.Cậu này chắc bị hành dữ lắm, Cao Dương trông thấy mắt cậu ta sưng húp, chỉ mở hé như một sợi chỉ, quầng mắt đủ màu xanh đỏ tím vàng.Từ kẻ mắt sợi chỉ loé lên những tia sáng lạnh, còn mắt bên phải mở to thì lại biểu lộ một tâm trạng tuyệt vọng đáng thương. Hai cảnh sát trẻ đẹp ngồi trên ghế băng dài, hút thuốc. Anh bị đẩy vào xó nhà, ngồi kề cậu thanh niên mặt ngựa. Hai người chiếu tướng nhau. Cậu ta trề môi, ý tứ gật đầu một cái. Anh thấy cậu này rất quen, cố nhớ mà nhớ không ra. Anh rên rỉ: “Thôi rồi, đầu óc mình bị dùi cui điện huỷ hoại rồi.”

Anh nghe bốn viên cảnh sát bàn tán” Thằng cha cực kì ương ngạnh, đầu tiên định phóng điện quật ngã, thật kì lạ, hắn cách điện… Thằng Cao Mã vượt tường chạy mất rồi… Hai cậu là đồ hậu đậu… Về làm lệh truy nã… Lão Trịnh va Tống An Ni công việc nhẹ nhất, sao bây giờ vẫn chưa về?... Mụ ta có hai đứa con… Kìa, lão Trịnh và Tống An Ni về rồi.

Anh nghe tiếng khóc cực kì du dương của một phụ nữ. Anh thấy tất cả mọi người trong phòng đều nghe thấy tiếng khóc. Cảnh sát trẻ tên Quách vứt mẩu thuốc, dùng chân dí nát, giọng khinh bỉ: “đàn bà là hay rách việc! Chỉ khóc với mếu, rầu ruột!” Anh ta hất cằm về phía thanh niên mặt ngựa, lại nói: “Xem anh chàng hảo hán kia, dao kề cổ mà vẫn không một giọt nước mắt!”

Mặt ngựa bỗng nói to – Anh ta có tật nói lắp: “Khóc…khóc…khóc trước mặt các ông à?”

Mọi người ngớ ra, bỗng cưòi ầm. Trống cơm bảo đồng ngiệp Cà Lăm: “Lão Khổng, bắt phải người anh em của cậu rồi!”

Cà Lăm có vẻ tự ái, nói: “Đi đi đi, cút mẹ cậu đi, Trống Cơm!”

Câu nói lắp khiến anh bừng tỉnh, dòng hồi ức như nước lũ tràn về trong đầu. Anh nhớ ra rồi, cậu này thuộc dòng họ Lỗ (mãng), người đã đập nát cái máy điện thoại của Huyện trưởng.

Một nam một nữ cảnh sát đẩy một bà già đầu bù tóc rối vào phòng. Bà già ngồi phệt xuống, hai tay vỗ đất bộp bộp, gào khóc: “Trời ơi là trời! Sống làm sao nổi hỡi trời?... Ông ơi ông nỡ lòng nào bỏ tôi một mình, ông có linh thiêng thì về gọi tôi đi cùng!...”

Cô nữ cảnh sát mới ngoài hai mươi, tóc ngắn, mắt to, lông mày dài, rất xinh. Khuôn mặt trái xoan đỏ bừng vì nóng. Cô lớn tiếng quát: “Cấm khóc!”

Thái độ dữ dằn của cô nữ cảnh sát khiến Cao Dương sợ tái mặt, anh không ngờ phụ nữ mà mặt sắt đến thế. Cô đi đôi giầy da màu nâu, mũi nhọn, gót cao, thắt lưng da đeo khẩu súng lục.

Cao Dương và cậu thanh niên mặt ngựa tò mò nhìn cô cảnh sát. Hình như cô sượng, vằn mắt nhìn lại hai người. Cao Dương vội vàng cúi xuống. Khi anh ngửng lên, cô cảnh sát đã đeo kính râm che mặt. Cô đá bà già một đá, nói: “Còn khóc hả? Mụ già cứng đầu, đồ phản cách mạng!”

Bà già bị đá rú lên một tiếng: “Ái ùi! Con quỉ cái! Đá thủng đít bà già rồi!”

Viên cảnh sát trẻ bưng miệng cười, trêu: “Cô Tống này, để cho người ta đá thủng đít rồi!”

Cô cảnh sát đỏ lên tận, xì một cái về phía người trêu chọc.

Bà già vẫn khóc. Lão Chu nói: “Bà Phương đừng gào lên nữa, dám làm dám chịu, khóc mà làm gì!”

Cô cảnh sát đe: “Còn khóc sẽ bịt miệng bà lại!”

Bà già ngửa mặt kêu gào như điên: “Bịt cho chết đi! Cái cô “Xoạc cẳng” kia! Mới tí tuổi đầu mà đã ác thế, rồi sẽ đẻ con thiếu mắt thiếu mũi!”

Đám cảnh sát cười ồ, cô cảnh sát định đá nữa nhưng lão Trịnh ngăn lại.

Cao Dương đã nhận ra: Bà ta chính là thím Tư Phương.

Thím Tư định giơ tay gạt nước mắt, lúc giơ lên mới biết tay đã bị còng. Nhìn chiếc còng sáng loáng, thím lại gào khóc.

Lão Chu nói: “Các đồng chí vất vả quá! Ta ăn cơm thôi!”

Chú chuyên đưa hàng của một quán ăn tư nhân, bên trái móc làn thức ăn, bên phải một két bia ghi đông phẳng, phóng xe như bay xộc thẳng vào đồn cảnh sát, dùng chân gạt chân chống dựng xe, hai tay gỡ làn thức ăn và két bia, nhảy xuống xe như xiếc.

- Đúng là cao thủ! – Lão Trịnh khen.

- Ngày nào cũng đi giao hàng, giỏi là phải.

Chú tiếp viên xách các thứ đi vào, lão Chu không bằng lòng: “Sao bây giờ mới đến?”

Chú nhỏ nói: “Khách hàng đông quá, riêng huyện cũng đã đến năm mâm, Hợp cung tiêu một mâm, ngân hàng một mâm, bệnh viện một mâm, riêng bộ phận trực Xã, cháu đưa đã đủ mệt, lại còn dưới thôn nữa.”

- Các cậu phát tài rồi! – Lão Chu nói.

- Ông chủ phát tài còn cháu là dân đầu sai, ba cọc ba đồng, có được thêm đồng nào! – Chú nhỏ mở nắp, Cao Dương trông thấy đầy khay thịt cá gà vịt, thơm điếc mũi, thèm rỏ dãi.

Lão Chu nói: “Hãy đậy lại, dọn dẹp chút đã.”

- Chú thau tháu lên một tí, cháu cón đưa cơm đến nhà ông Bí thư thôn Bắc, điện thoại gọi đến giục mấy lần rồi! – Chú đưa hàng nói.

Lão Trịnh bảo: “Kiếm phòng trống giam bọn phạm lại!”

Lão Chu hỏi: “Chỗ nào có phòng bỏ không?”

Cà Lăm nói: “Giam… giam chúng ở trên xe!”

- Chúng trốn thì bắt đền ai?

Trống Cơm nói: “Còng chúng vào gốc cây, chỗ ấy có bóng râm.”

Viên cảnh sát trẻ ra lệnh: “Tất cả đứng dậy!”

Cao Dương là người đầu tiên dứng lên, Mặt Ngựa cũng đứng lên theo, thím Tư Phương ngối khóc: “Tôi không đi đâu cả, có chết tôi chết ở đây.”

Lão Trịnh nói: “Mụ Phương, nếu mụ tiếp tục phá bĩnh là tôi không có khách khí đâu đấy!”

Thím Tư gào lên: “Không khách khí thì làm gì tôi? Dám đánh chết tôi chắc?”

Lão Trịnh cười nhạt: “Không dám đánh chết mụ, nhưng nếu mụ chống lệnh, quậy phá, bọn tôi có quyền cưỡng chế mụ, có lẽ mụ chưa nếm mùi dùi cui điện? Thằng Hai nhà mụ nếm rồi.”

Lão Trịnh rút dùi cui vung lên, nói: “Tôi đếm đến ba, nếu mụ không đứng dậy, mụ sẽ được nếm mùi.”

- Một…

- Dí điện đi, dí đi, quân súc sinh!

- Hai…

- Dí đi!

- Ba – Lão Trịnh hô, đồng thời chĩa dùi cui vào mặt thím Tư, thím rú lên, lộn một vòng, hai tay chống đất đứng phắt dậy.

Đám cảnh sát cười ồ Viên cảnh sát trẻ tên Quách chỉ vào Mặt Ngựa nói: “Thằng cha này cách điện, điện cao áp dí vào người mà hắn không hề có phản ứng!”

Lão Trịnh nói: “Có chuyện như vậy à?”

- Không tin, đồng chí cứ thử xem!

Lão Trịnh ấn nút, dúi cui lập tức phóng ra những tia lửa xanh.

- Tớ không tin – Lão Trịnh chĩa dùi cui vào gáy Mặt Ngựa.

Mặt Ngựa mỉm cười khinh miệt, ngồi yên không cử động.

- Ừ nhỉ, quả là chuyện lạ! – Lạo Trịnh hỏi to – Hay là điện trục trặc?

Tiểu Ngạc nói: “Anh thử xem!”

- Sao thế nhỉ – Lão vừa nói vଠdí dùi cui vào cổ tay lão. Lão kêu thét, quăng dùi cui, ngồi bệt xuống đấy, hai tay ôm đầu.

Đám cảnh sát cười như nắc nẻ.

Tiểu Quách nói: “Lão Trịnh, đó là dùng thân mình để thử nghiệm pháp luật.”

Cà Lăm dẫn Cao Dương, Mặt Ngựa thì do cảnh sát trẻ áp giải, Lão Trịnh và cô cảnh sát thì lôi hím Tư, đi khoảng năm mươi bước là một con đường rộng xuyên qua giữa sân, nối với đường trải nhựa liên huyện, bên đường có hơn chục cây bạch dương cao cao, đường kính mỗi cây bằng miệng bát.

Cảnh sát mở khoá còng, kéo hai tay ra phía sau , ép lưng vào thân cây, rồi khóa lồng từng người vào một cây bạch dương. Cao Dương nghe thấy thím Tư luôn miệng than thở: “Trời ơi, đau quá… gãy tay tôi ra rồi!”

Cà Lăm nháy mắt với nữ cảnh sát Tống An Ni: “Chắc chắn hết ý!”

Tống An Ni ngáp mộ cái sái cả quai hàm.

Các cảnh sát vào trong phòng uống bia. Ba phạm lúc đầu còn đứng, sau đó từ từ từ gục xuống,hai tay trói quặt sau lưng, lồng qua thân cây.

Khi bị còng vào cây, gốc cây vẫn còn bóng râm. Lát sau, bóng râm chạy sang phía đông, mặt trời ngả về tây, họ phơi dưới nắng.

Cao Dương mắt nảy đom đóm, có cảm giác như cánh tay không còn nữa, hai vai nóng rẩy như chèm lửa. Anh nghe thấy Mặt Ngựa bên cạnh nôn oẹ, liền ngoảnh sang nhìn cậu ta.

Mặt Ngựa đầu cúi, cổ vươn ra, xương bả vai nhô lên, lồng ngực phập phồng dữ dội. Dưới đất là một bãi nhớp nhúa, đỏ có, trắng có. Đàn nhặng xanh từ chuồng xí bay đến sà xuống bãi nôn. Cao Dương vội ngoảnh đi, dạ dày cuộn lên từng cơn, anh oẹ một tiếng, nôn ra một bãi nước vàng. Rất âu, anh không dám nhìn Mặt Ngựa, Nhưng bụng hì nghĩ: Thức ăn mà Mặt Ngựa nôn ra, đỏ là cà chua, trắng là màn thầu, xem ra Mặt Ngựa khá no đủ. Anh còn nghĩ, cổ tay Mặt Ngựa còn đeo một chiếc đồng hồ rất dày, rất to.

Thím Tư phía bên trái lúc đầu còn kêu gào, sau chuyển thành rên rỉ, rồi tiến rên cũng không nghe thấy nữa. Thím ấy chết rồi sao? Cao Dương giật thót vì ý nghĩ phỉ thui của anh, liền nhìn sang, thím Tư chưa chết, hai tay duỗi thẳng, nếu không có bả vai giữ lại, thì chắc chắn vập mặt xuống đất. Một chiếc giầy đã tụt đâu mất, bàn chân nhòn nhọn, đen nhẻm thò ra một bên, đàn kiến đang bò lên chân. Đầu thím chưa chạm, nhưng mớ tóc bạc rũ xuống đã chạm đất.

Mình không khóc. Cao Dương tự nhủ, mình không khóc.

Anh gắng gượng đứng lên, cố áp lưng về phía sau để cánh tay bị còng giật cánh khuỷu được thoải mái một tí. Nữ cảnh sát Tống An Ni đảo qua. Cô ta bỏ mũ ra, mái tóc đen nhánh, vẫn đeo kính râm, môi bóng nhẩy. Cô ta lấy khăn tay thêu che miệng, giọng à uồm: “Các người không có chuyện gì chứ?”

Cao Dương không muốn tiếp chuyện, thím tư im như thóc, Mặt Ngựa thì trái lại: “Đ. mẹ cô, không… không có chuyện gì”.

Cao Dương rất sợ Mặt Ngựa bị đánh, bèn ngoảnh sang nhìn cậu ta.

Nữ cảnh sát không đánh Mặt Ngựa,che miệng bỏ đi.

Cao Dương nói: “Người anh em, gắng nhẫn nhịn một chút… đừng để ăn đòn từ bây giờ.”

Mặt Ngựa nhệch miệng cười. Cao Dương thấy mặt cậu ta trắng nhợt nhu giấy dán cửa sổ.

Nữ cảnh sát lại tới, dẫn theo lão Chu và lão Trịnh. Lão Chu xách theo chiếc thùng không, Lão Trịnh xách ba chiếc vỏ chai bia, nữ cảnh sát cầm chiếc gáo múc nước.

Ba cảnh sát đi tới chỗ vòi nước. Lão Chu mở vòi lấy nước vào thùng. Nước chảy mạnh, trắng như tuyết, giội xuống thùng tôn như đánh trống. Nước đầy thùng, bắn tung toé. Lão Chu xách thùng đi, không khoá vòi, nước chảy ào ào xuống nền gạch vỡ. Mùi nước toả ra, tươi mát, Cao Dương hít lấy hít để. Trong bụng anh như có một quái vật đang xin xỏ hộ anh: “Nước… nước, thủ trưởng, cho xin ngụm nước, làm ơn… khát quá!” Lão Trịnh hứng chai dưới vòi, gần như đầy ngay lập tức, miệng chai sủi bọt. Lão Trịnh hứng đầy cả ba chai, đem lại hỏi Cao Dương: “Uống không?”

Cao Dương cố gắng lắm mới gật được một cái, ngửi thấy mùi nước, nhìn khuôn mặt đẫy đà của lão Trịnh, anh cảm động suýt khóc.

Lão Trịnh cầm đít chai, kề miệng chai vào miệng anh.

Anh vội vàng bập miệng chai hút mạnh, ngụm nước to tướng xộc vào khí quản, anh ho sặc sụa, mắt trắng dã. Lão Trịnh quẳng chai nước xuống đất, vòng ra sau đấm lưng cho anh.

Một bụm nước ộc ra từ mũi miệng anh.

- Đi đâu mà vội? Từ từ thôi! – Lão Trịnh nói – Nước còn nhiều, đủ uống.

Anh uống một mạch ba chai nứoc, vẫn còn khát, cổ họng ran rát như thèm lửa, nhưng nhìn sắc mặt không vui của lão Trịnh, anh không dám uống thêm.

Mặt Ngựa cũng đứng lên. Lão Chu cho cậu ta uống nước. Cao Dương nhìn cậu ta uống một mạch năm chai nước mà thèm. Anh không vui, nghĩ bụng: Uống hơn mình hai chai!

Thím Tư có lẽ đã ngất. Cô cảnh sát múc từng gáo nước đổ lên người, lên đầu thím. Nước trong đổ lên người, nước đục chảy xuống đất.

Thím Tư mặc chiếc áo tay lửng bằng vải xô,đã đổi màu vì lâu ngày không giặt, nước giội đến đâu, áo hơi trắng ra đến đó. chiếc áo như dán trên người thím, hằn rõ những đốt xương sống và xương bả vai nhọn hoắt. Mái tóc hoa râm bết vào da đầu, nước bẩn chảy theo tóc xuống đất, đọng thành vũng.

Cao Dương ngửi thấy mùi hôi trên người thím Tư, bụng anh quặn lên, sôi ùng ục. Anh nghĩ, có lẽ thím Tư đã chết. Đang sợ toát mồ hôi thì thím Tư từ từ ngẩng đầu lên, mớ tóc hoa râm trên đầu như nặng ngàn cân, cái cổ gầy ngẳng vất vả chống đỡ. Tóc bị ướt càng thấy thưa. Anh nghĩ, so với đàn ông, đàn bà hói đầu xấu gấp bội. Bất giác anh nhớ tới bà mẹ hói đầu của anh mà cầm lòng không đậu, suýt nữa bật khóc.

Mẹ anh vốn tóc bạc phơ, rất đẹp lão. Trải qua nửa chừng Cách mạng Văn hoá, cái đẹp không còn mảy may, mớ tóc bạc đã bị bần nông va trung nông lớp dưới trong thôn giật lên giật xuống, không còn một sợi. Đúng là chịu tội sống! Bố là địa chủ, thì me là vợ địa chủ, không giật tóc mẹ thì giật tóc ai?... Thằng Thu Lương nhà họ Quách to như hộ pháp,túm tóc ấn đầu mẹ xuống. quát: “Con mụ tóc trắng, quì xuống!” Cảnh tượng ấy anh đứng xa nhìn thấy, giờ đây lại hiện ra sống động trước mắt… Anh nghe thấy tiếng khóc tấm tức như trẻ con của mẹ…

Thím Tư tỉnh lại do nước lạnh. Cái miệng móm bập bập, thím oà khóc như trẻ con.

Mắt anh ứa ra hai giọt lệ mặn chát. Anh tự trấn an: Mình không khóc, mình không khóc.

“Uống nước không?” Anh nghe cô cảnh sát hỏi thím Tư bắng một giọng nhe nhàng. thím chỉ khóc, không trả lời, giọng khản đặc, mảnh như tơ, không khan khản như hồi nãy.

“Cái gan đập phá cửa kính đâu rồi?” Cô cảnh sát múc một gáo nước giội lên đầu thím Tư rồi bỏ mặc thím đấy, xách thùng nước đến trước mặt Cao Dương. Anh không trông thấy mắt cô vì cặp khính râm che khuất, chỉ thấy đôi môi mím chặt như một đường chỉ. Anh bất giác run bắn chợt nghĩ tới con lợn cạo sạch lông.Cô cảnh sát dặt thùng nước xuống, không nói nửa lời, múc đầy một gáo hắt vào ngực anh. Anh co người lại theo bản năng,miệng hét lên một tiếng. Cô ta nhếch miệng cười, hai hàm răng trắng loá, đều tăm tắp, cực đẹp. Cô lại múc một gáo đổ lên đầu anh. Đã có sự chuẩn bị, anh không giật mình, nước lạnh từ đầu chảy xuống vai, xuống ngực, càng xuống dưới càng chậm, cuối cùng là những vệt đục ngầu ở chân. Anh phấn chấn lên,đầu óc tỉnh ra, làm như giội nước lạnh lên đầu là niềm vui lớn nhất trong đời! Anh nhìn cái miệng xinh xinh của cô cảnh sát mà trong lòng cảm kích.

Cô cảnh sát chỉ giội cho anh hai gáo rồi xách thùng sang trước mặt Mặt Ngựa. Cậu ta mặt trắng bệch, một mắt sưng húp, một mắt mở, miệng cười nhạt. Như bị hạ nhục, cô ta hắt thật mạnh gáo nước vào khuôn mặt nhợt nhạt của Mặt Ngựa. Cậu ta cũng phản xạ theo bản năng, rúm người lại rất khó coi.

- Thế nào? – Cô cảnh sát nghiến răng hỏi.

Mặt Ngựa lắc lư, vừa cười vừa nói: “Mát quá! dễ chịu quá!”

Cô cảnh sát múc nước hắt lia lịa bất kể vào chỗ nào trên người Mặt Ngựa, miệng lải nhải: “Này thì mát, này thì dễ chịu!”

- Mát mẻ và dễ chịu quá… Mặt Ngựa vặn vẹo lưng, tung chân đá, lắc lắc đầu, ào lên, giọng chua loét.

Cô cảnh sát quẳng gáo, bê thùng nước đổ ụp lên đầu Mặt Ngựa, hình như vẫn chưa hả giận, cô gõ mép thùng liền mấy cái vào đầu Mặt Ngựa như để trút sạch những giọt nước cuối cùng lên đầu cậu ta.

Cô quẳng thùng, chống nạnh, ngực phập phồng, thở hồng hộc.

Cao Dương nghe thấy tiếng gõ trầm đục của thùng nước lên đầu Mặt Ngựa mà ghê cả người!

Mặt Ngựa tựa cái đầu dài dài lên thân cây mà thở. Mặt cậu ta bỗng sưng vù lên, chuyển sang màu tương ớt. Cao Dương nghe thấy bụng cậu sôi ùng ục, cổ vươn dài ra, gân cổ chằng chịt, miệng mấp máy rồi chợt mở to, bắn nước bẩn ra, cô cảnh sát tránh không kịp, dây đầy ngực áo.

Cô nhảy dựng lẹn, kêu the thé.

Mặt Ngựa nôn oẹ, không còn hơi sức đâu mà nhìn ngực áo cô cảnh sát.

Lão Trịnh giơ tay xem đồng hồ,nói:

- Thế thôi, cô Tống! Ta đi ăn cơm để kịp bàn giao.

Lão Chu xách thùng và gáo theo sau cô Tống và lão Trịnh.

Anh nghe thấy lão Chu gọi điện trong phòng làm việc, giục nhà hàng mau đem bánh chẻo đến, mà cảm thấy lợm giọng. Anh cố nghiến răng nghiến lợi để đừng nôn ba chai nước uống ban nãy.

Cậu Mặt Ngựa vẫn nôn oẹ nhưng trong bụng không còn gì ngữa mà nôn! Nhìn những sợi máu và nước dãi chảy trên mép, anh thấy thương cho chàng thanh niên ngang bướng này.

Mặt trời ngả về tây, cái nắng không còn gay gắt như hồi nãy, lại thêm cơ thể đã mất cảm giác, vì vậy anh cảm thấy rất dễ chịu. Sau đó, một cơn gió mát thổi tới khiến cái đầu hết phơi nắng lại ướt sũng nước như mụ đi, nhưng anh vẫn cảm thấy thích thú, thậm chí, anh còn muốn nói chuyện. Tiếng nôn khan của Mặt Ngựa khiến anh không vui. Anh ngoảnh sang, khuyên cậu ta:

- Người anh em, cứ phải nôn mới được sao?

Mặt Ngựa vẫn nôn khan, lúc mau lúc thưa, không trả lời anh.

Tận cuối sân trụ Uỷ ban đỗ hai xe com măng ca và một xe hòm, có nhiều người đang khuân vác bàn ghế giường tủ, bên cạnh đó, có mấy người ra vẻ chỉ huy. Anh đoán, có lẽ một ông cốm nào đó chuyển nhà, căng mắt nhìn hồi lâu, lòng rối bời vì thấy bao nhiêu là tài sản, bèn ngoảnh đi, không nhìn nữa.

Thím Tư im lặng quì trên mặt đất, đầu rũ xuống, tóc xoã đầy đất, trong họng có tiếng òng ọc, hình như đang ngủ. Trước mắt anh lại hiện ra cảnh tượng mẹ anh bị đấu trong “Cách mạng Văn hoá”… Anh lắc lắc đầu xua đuổi những con nhặng xanh mò đến do Mặt Ngựa nôn ọe… Mẹ quì trên hai cục gạch vỡ, hai tay trói giật cánh khuỷu… Mẹ chống bàn tay xuống đất ho đỡ đau thì một gót giày bằng da lộn nghiến len. Me kêu thét, những ngón tay co quắp như móng gà, không bao giờ duỗi thẳng được nữa…

- Thím Tư… thím Tư…! – Anh khẽ gọi,

Thím Tư hực lên một tiếng, như để trả lời.

Chú giao hàng đi xe đạp như xiếc lại phóngxe đến. Lần này thì tay cầm ghi đông, tay xách giỏ thức ăn, lượn đánh vèo qua mấy cây bạch dương, để lại phía sau mùi dấm tỏi.

Anh ngước nhìn, mặt trời đã xuống một con sào, nắng đã dịu, không còn gay gắt. Anh biết các đồng chí cảnh sát đã bắt đầu ăn sủi cảo với dấm tỏi. Đó là chuyện vặt, nhưng đằng sau tiềm ẩn điều gì đó, khiến anh thấp thỏm không yên. Anh tự trách: Cơm xong, cảnh sát sẽ mở còng, đưa lên xe sơn đỏ chói, chở đi… Chở đi đâu nhỉ? Chở đi đâu thì vẫn còn hơn ở gốc cây này, đúng không nào? Anh tự hỏi, nhưng không trả lời được! Sau đó anh mặc kệ, muốn ra sao thì ra. “Lòng dân như sắt thép, phép quan như lò nung”, phạm pháp thì phải chịu phán xử của pháp luật. Lại một cơn gió ùa tới,là bạch dương xào xạc, từ xa vẳng lại tiếng lừa kêu. Nghe tiếng kêu của con lừa mà anh sởn gai ốc, không dám nhớ lại chuyện gì nữa.

Một phụ nữ tay khoác cái gói bằng vải, bước vào sân Uỷ ban. Anh trông thấy cô ta đang tranh cãi gì đó với một thanh niên ở ngoài cổng. Cậu ta không cho cô ta vào, cô ta cứ xông vào. Mỗi lần như thế lại bị cậu kia đẩy ra.

Rồi thì cô vào được. Cô ào tới chỗ những cây bạch dương.

Cao Dương nhìn thấy Kim Cúc bụng to tướng, liêu xiêu như bị giạt gió bay tới. Cô khóc tấm tức, cái gói tròn xoay, hình như trong đựng đầu người, đến gần mới biết đó là quả dưa hấu. Cao Dương không dám nhìn mặt Kim cúc, anh thấy mình chưa phài là quá khổ, con người ta phải biết thế nào là đủ!

“Mẹ ơi, mẹ…” Anh nghe Kim Cúc khóc ngay bên cạnh, ‘Mẹ ơi là mẹ… Mẹ làm sao thế này?...”

- Mình không khóc… - Cao Dương lẩm bẩm , Mình không khóc, mình không khóc…

Kim cúc quì trước mặt thím Tư, hai tay nâng cái đầu bạc mà khóc thút thít như một chị nạ lòng, như một bà già.

Cao Dương nhíu mũi, nhắm tịt hai mắt, lắng nghe tiếng hò của đám đàn ông điều khiển súc vật trên đồng. Tiếng nấc cụt của con kừa khi kêu như ngoáy vào tai. Anh sợ tiếng lừa kêu, đành nhìn Kim Cúc va thím Tư.

Aùnh nắngmàu vàng chanh, rọi trên khuôn mặt thím Tư trong tay Kim Cúc.

“Mẹ, tại con hư… Mẹ tỉnh lại đi!”

Thím Tư chậm rãi mở mắt, đảo tròng một cái rồi lại nhắm tịt, hai giọt nước mắt ứa ra, nóng hổi.

Cao Dương nghe thấy thím Tư thè lưỡi lởm chởm gai trắng, liếm mặt Kim Cúc, như chó cái liếm chó con, như trâu mẹ liếm trâu nghé. Anh hơi khó chịu, nhưng lại nghĩ, nếu thím không bị còng tay ra sau thì không đến nỗi phải liếm con gái. Nghĩ vậy, không thấy kì cục chút nào.

Kim Cúc lấy dưa trong bọc ra, dùng nắm đấm đập vỡ rồi bón cho mẹ. . Thím Tư khóc ề à, vừa ăn vừa khóc như trẻ con.

Mùi dưa khiến ruột gan Cao Dương ngứa ngáy. Anh đâm ra bực mình vói hai mẹ con Kim Cúc: “Mời nhau một câu thì đã sao, ai ăn mất mà sợ?”

Mặt Ngựa đã ngừng nôn từ lúc nào, Cao Dương mải nhìn mẹ con thím Tư nên không rõ.

Mặt Ngựa từ từ tụt xuống, bó gối dưới gốc cây, đầu vươn ra, đổ người về phía trước, vẫn là tư thế quì.

Hai người đàn bà lại khóc rất to. Ăn dưa xong, lại có sức để khóc, anh nghĩ. Không cầm lòng được, anh lai ngoảnh sang, thì ra quả dưa còn nguyên, chưa ăn, dù chỉ một mẩu. Kim Cúc ôm đầu mẹ, khóc ngất.

“Cúc… con gái khốn khổ của mẹ… lẽ ra mẹ không nên đánh con…mẹ sẽ không bao giờ ép buộc con nữa… con đi tìm Cao Mã mà sống hạnh phúc với nó…”

Hai chiếc com măng ca chất đầy đồ đạc, đầu nặng đít nhẹ, lặc lè chạy tới.

Cảnh sát đã ăn xong, ồn ào kéo ra, Cao Dương nghe tiếng chân nặng chịch, lại cuống lên.

Chiếc xe đã chạy tới, kính xe loáng nắng, lái xe có khuôn mặt to bè, đỏ lựng.

Rồi chuyện đã xảy ra, đến chết anh không thể quên.

Con đường trong sân Uỷ ban không rộng, có lẽ lái xe uống nhiều, cũng trách Mặt Ngựa đầu dài, và cũng là cậu ta đến ngày tận số, khi chiếc xe chất đầy đồ đạc đi đến chỗ Mặt Ngựa, miếng sắt ở thùng xe rạch phải đầu Mặt Ngựa, rách một vệt trắng hếu, chỉ một loáng,máu đen vọt ra cùng với một thứ bầy nhầy như bã đậu. Mặt Ngựa hực lên một tiếng, người đổ gục về phía trước, đầu tuy dài nhưnh chưa chạm đất vì hai taycòng giật cánh khuỷu giữ lại. Máu túa trên mặt đường, chảy có vòi.

Đám cảnh sát đứng như trời trồng.

Lão Trịnh chửi lái xe: “Đ. mẹ thằng khốn!”

Cà Lăm vội cởi áo cảnh phục, bọc lấy đầu Mặt Ngựa.


Chương 4

Đất đen trống tỏi, đất cát trồng gừng
Cành liễu đan sọt, cành tre đan lồng
Ngồng xanh xào cá, ngồng trắng xào thịt
Ngồng đen ngồng thối thì đành cho không!


- Khi tỏi bị đọng, Khấu mù hát trước mặt cán bộ nhân viên huyện. Trích đoạn.

Chú Tư giơ cái tẩu bằng đồng gõ lên đầu Kim Cúc. Nghe một tiếng “cốp”, Kim Cúc vừa đau vừa giận, vừa tủi thân, khiến phản ứng của cô như một bé gái quen được nuông chiều, không hợp với cái tuổi của cô. Cô đạp đổ hết thức ăn trên bàn, gào lên: “Các người đánh tôi.. Các người đánh tôi!...”

- Đáng đời! – Thím Tư chì chiết – Đập chết cái đồ lăng nhăng là mày!

- Mẹ mới lăng nhăng! – Kim Cúc gào to – Các người là quân trộm cướp!

- Cúc! – Anh cả Phương Nhất Quân nghiêm giọng nói – Không được nói với mẹ như thế!

Anh em nhà Phương đánh Cao Mã ngã lăn ra. Dưới ánh đèn, hai cái bóng to lớn dị thường. Trán nóng rát, Kim Cúc sờ lên, thấy bàn tay đầy máu, cô ré lên: “Giời ôi, đánh vỡ đầu tôi rồi!”

Phương Nhất Quân lắc lư trước ánh đèn. Cái chân của anh ta phải lắc lư như thế. Anh ta nói: “Làm con thì trước hết phải vâng lời cha mẹ!”

Kim Cúc xì một tiếng: “Tôi không vâng, tôi không vâng, tôi không đồng ý gán cho người khác để anh có vợ!”…

Phương Nhất Tướng nói: “Đánh thế còn nhẹ. Nuông chiều quen rồi!”

Kim Cúc vớ cái bát ném rúng người anh Hai, la toáng lên: “Đánh đi, đánh nữa đi, đồ thổ phỉ!”

- Mày còn điên nữa thôi! – Chú Tư nghiêng đầu hỏi. Trước ánh sáng của đèn đất, mặt chú có màu đồng thau.

“Cứ điên đấy!” Kim Cúc đá một phát vào cái bàn ăn.

Chú Tư chồm dậy như sư tử, vung tẩu đập một thôi một hồi lên đầu Kim Cúc. Hai tay ôm đầu, cô ngã lăn ra.

Cao Mã từ phía sau anh em nhà Phương lồm cồm bò dậy, kêu: “Các người đánh tôi!”

Kim Cúc ngó bóng dáng to lớn của Cao Mã đang run rẩy, trong lòng xót xa.

Nghe động, anh em nhà Phương ngoái lại, Cả Quân lẩy bẩy, Hai Tướng thẳng đuỗn. Cao Mã chồm lên vấp phải hàng rào. Rào đổ, Cao Mã cũng ngã lăn. Nhà họ Phương dành ra ít đất trồng dưa chuột, về sau, Cao Mã nhớ mãi cái cảm giác vui sướng khi rào đổ và mùi dưa chuột xộc vào mũi.

- Mau quẳng nó ra ngoài kia! – Chú Tư nói.

Anh Cả và anh Hai dẫm lên rào đổ, xốc nách Cao Mã dậy, vừa lôi vừa đẩy ra ngoài. Cao Mã to con khiến anh Cả càng lún thấp, người chỉ còn một mẩu.

Kim Cúc lăn lộn dưới đất nghe mẹ kể tội: “Nuông mày từ bé, hầu hạ mày từ cái ăn cái mặc, mày quen rồi! Nói đi, bây giờ mày muốn gì?”

Anh Cả và anh Hai chắc chắn ném Cao Mã ra đường. Cô nghe một tiếng “bịch” rồi tiếng sập cổng. Anh Cả và anh Hai một bóng ngắn một bóng dài đổ trên nền đất, cô ghét hai cái bóng đó, nhất là cái bóng ngắn. Nó trùm lên ngực cô, khiến cô có cảm giác rờn rợn, nhớp nháp như có con cóc nằm ở đó. Tim đau nhói, cô lăn một vòng, ngồi lên hàng rào đổ khóc mãi. Sự hối hận như một dòng chảy mảnh mai lớn dần lên thnàh con nước mênh mông, nhấn chìm cảm giác tủi thân và đau xót. Nước mắt cạn khô, ý đồ phá phách khiến cô nhảy dựng lên, nhưng đầu váng mắt hoa, cô lại ngã ngồi xuống, tay sờ soạng trong bóng tối, cô nhổ bật gốc dưa chuột, dứt đứt, vò nát rồi ném về phía bố đang ngồi hút tẩu. Đoạn cây dưa bay dưới bóng đèn như một con rắn chết.

Đoạn cây không rơi trúng người bố, mà rơi giữa bàn ngổn ngang thức ăn. Bố nhảy lên, mẹ chồm lên nhanh như chớp.

- Mày nổi loạn rồi, quân súc sinh! – Bố gào như điên.

- Tức chết mất… - Mẹ vừa khóc vừa kêu.

- Kim Cúc, sao em lại làm vậy? – Anh Cả giọng thành khẩn.

- Đánh đau vào! – Anh Hai hầm hầm.

- Đánh đi! Đánh đi! – Cô nổi khùng,xông tới chỗ anh Hai.

Anh Hai bước tránh sang bên, túm được tóc Kim Cúc giật mạnh liền mấy cái rồi dúi cô ngã vào đám dưa chuột.

Cô cảm thấy hình đã điên thật sự , gào vỡ họng, hai tay cấu xé, vớ được cái gì xé cái ấy,dứt đứt dây dưa, xé luôn cả quần áo của cô.

Cô nghe thấy anh Cả trách anh Hai: “Sao chú lại đánh nó? Bố mẹ còn thì việc dạy dỗ nó thuộc quyền bố mẹ, chúng mình là anh chỉ khuyên giải”.

Anh Hai hứ một tiến giọng mũi,nói: “Anh bớt cái giọng ấy đi cho tôi nhờ! Anh đã đổi được vợ, đã kiếm được người đẹp, ai mà chẳng tử tế!”

Anh Cả cũng không cãi, cà nhắc đến chỗ rào đỗ, cúi xuống giơ bàn tay lạnh ngắt nắm cánh tay Kim Cúc, định kéo cô đúng lên. Bàn tay băng giá của anh trai khiến cô ớn lạnh, cô hất vai cho nó tuột ra.

Anh cả đứng lên, buồn rầu: “Em hãy nghe anh, đứng dậy, đừng khóc nữa. Bố mẹ già rồi,giường cứt chiếu đái mới nuôi được em khôn lớn như bây giờ. Nghe anh, đừng để bố mẹ giận.”

Kim Cúc khóc, trong lòng nguôi ngoai đôi chút.

- Chỉ tại anh kém cỏi, chân thì thọt, không sao kiếm nổi vợ, đành phải gả đổi em gái… - Anh Cả vừa nói vừa rung rung cái chân, khiến những cây cao lương gãy răng rắc – Anh là đồ vét đĩa! – Anh bỗng ngồi thụp xuống, hai nắm tay đấm vào đầu, khóc oà.

Thấy anh đau khổ cùng cực,cô mềm lòng, không gào nữa, cô khóc thút thít.

- Em ơi, em cứ sống theo ý em… Anh không lấy vợ nữa… Anh sẽ sống độc thân, sống ngày nào hay ngày ấy!...

Mẹ bước tới: “Đứng lên hộ tôi,đồ oan gia! Kêu gào khóc lóc, để hàng xóm láng giềng nghe thấy, còn ra thể thống gì!”

Bố cũng bước tới nghiêm giọng quát: “Đứng lên!”

Anh Cả vâng lời, đứng ngay lên, chân dẫm hàng rào kêu sột soạt, rụt rè nói: “Con xin nghe lời bố mẹ.”

Kim Cúc thẫn thờ một lúc rồi cũng đứng lên.

Anh Hai đã lỉnh vào trong nhà, mở đài to hết cỡ. Đài đang diễn vở kịch địa phương, một giọng nữ chua loét, lại còn uốn éo làm bộ, hát mà như khóc.

Anh Cả bê chiếc ghế đẩu đặt sau lưng cô, ấn vai cô ngồi xuống: “Em ngồi xuống đi, “Bão không bão nhiều ngày, giận người thân không thể giận lâu”, những lúc gay go, chỉ anh em nhà mới là chỗ dựa. Người dưng nước lã không tin được!

Kim Cúc mệt đến nỗi không đứng. Cô ngồi xuống theo sự điều khiển của bàn tay anh trai. Bố mẹ cũng ngồi xuống. Bố rít tẩu, mẹ dẫn chuyện thôn đông thôn đoài để khuyên cô. Anh Cả vào trong nhà hoà một ít bột mì rồi bê ra định bôi lên vết thương cho cô. Cô không quen cái kiểu rủ rỉ của anh trai, bèn gạt anh ra.

Anh Cả nói: “Ngoan nào, để anh bôi cho!”

Bố bảo: “Mày quan tâm đến nó làm gì, cái đồ vô liêm sỉ ấy!”

- Bố thì có liêm sỉ chắc? – Cô lại gào lên.

- Lại còn già mồm! – Mẹ nạt nộ.

Anh Cả kiếm một ghế đẩu nữa, bốn người cùng ngồi, không ai nói câu nào.

Một ánh sao băng rạch đôi dòng sông ngân.

- Bố, có phải khi Gia Cát Lượng chất, trên trời cũng rụng một ngôi sao? – Anh Cả hỏi để lấy lòng bố.

Đài đang phát tiết mục Viên Khoát Thành chuyện kể Tam Quốc.

Bố nói, giọng khinh miệt: “Chỉ bịa, làm gì có chuyện ấy!”

Anh Cả nói: “Cúc còn nhớ không? Hồi em lên hai, anh cõng em, dắt theo anh Hai đến ngòi Nam mò cá. Đến nơi, đặt em ngồi trên bờ, anh và anh Hai vác rập xuống úp cá, úp hồi lâu chợt nhớ tới em, nhìn lên, chẳng thấy em đâu cả, sợ quá, tìm khắp không thấy, anh Hai tinh mắt,kêu lên: “Anh ơi, ở đây!” Anh nhìn theo: Em đang giã gạo dưới nước. Anh đặt em trong rập vác chạy. Anh Hai nói: “Con cá to quá!” Hồi đó chân anh còn lành lặn, năm sau mới mắc chứng dính xương… - Anh cả thở dài – Mới đấy mà đã hai mươi năm, em đã thành một thanh nữ rồi.

Anh Cả luôn miệng thở dài.

Kim Cúc không khóc cũng không cười. Cô lắng nghe tiếng vó ròn tan của con ngựa choai màu táo chín và tiếng kêu của bầy vẹt của nhà Cao Trực Lượng.

Bố gõ tẩu vào đế giày, ho một hồi, nhổ đờm, đứng lên: “Đi ngủ!”

Bố vào trong nhà, cầm chiếc chìa khoá đồng to tướng ra cổng, cài then, khoá lại.

Tối hôm sau, sân nhà Phương nhộn nhịp, anh Cả và anh Hai khênh ra chiếc bàn bát tiên, lại sang trường tiểu học mượn về bốn chiếc ghế băng, kê xung quanh bàn. Mẹ xào nấu trong bếp, tiếng xèo xèo vang lên trong chảo.

Kim Cúc ở lì trong buồng của cô – gian chái phía trong, bên ngoài là buồng của anh Cả và anh Hai – nghe ngóng tình hình. Cô cả ngày không ra khỏi buồng, anh Cả cũng không ra đồng, thỉnh thoảng lại vào chuyện gẫu dăm câu. Cô trùm chăn kín đầu, không nói không rằng.

Bố và mẹ trao đổi ở gian giữa:

- Héo hết rồi, cho vào túi ni lông cũng không ăn thua – Mẹ nói.

Kim Cúc ngửi thấy mùi tỏi.

Bố nói: “Bà không buộc chặt miệng túi. Buộc chặt thì không héo cũng không ủng!”

- Không hiểu nhà nước cất bằng cách nào mà tháng Chạp vẫn còn xanh, như mới nhổ từ ruộng về – Mẹ nói.

- Nhà nước có kho lạnh – Bố nói – Tháng Sáu vào Kho phải mặc áo bông kia mà!

- Nói cho cùng, Nhà nước giỏi thật! – Mẹ thở dài, khen.

Bố nói: “Thì cũng vẫn là tiền của dân!”

Tiếng xèo xèo trong chảo, mùi tỏi thơm điếc mũi. “Hay là bảo thằng Hai đi mời Trợ lý Dương?” Mẹ hỏi.

- Đừng, làm phiền người ta hoặc người ta không đến đâu – Bố nói.

- Chưa hẳn ông ấy không đến – Mẹ nói – Không vì nhà mình thì cũng vì cháu ông ấy.

- Cũng không phải là cậu ruột – Bố hạ giọng nói nhỏ.

Lúc lên đèn, Kim Cúc nghe thấy trong sân có một số người, qua chuyện trò giữa bố mẹ và khách, cô biết, đến nhà cô có bố chồng tương lai Luư Gia Khánh, có Tào Kim Trụ – bố đẻ của chị dâu tương lai Tào Văn Linh, còn có ông cậu họ của chồng của em chồng cô: Ông Dương, Trợ lý Uỷ ban xã. Các vị thông gia kiểu móc xích hàn huyên đôi câu, sau đó bắt đầu uống rượu.

Anh Cả bê một bát ngồng tỏi xào thịt lợn và chiếc màn thầu trắng vào buồng, nói nhỏ: “Em ăn đi! Ăn rồi rửa mặt rửa mũi, thay quần áo ra chào họ hàng. Bố chồng em vừa hỏi thăm em đấy”.

Cô không nói gì.

- Em đừng dại dột – Anh Cả nói khẽ – Nhà Lưu giàu, bố chồng em không không đến với hai bàn tay trắng đâu!

Cô không nói gì.

Anh Cả cụt hứng, để bánh và thức ăn xuống đầu giường, đi ra.

Ngoài sân đang uống rượu, uống rất hăng, Trợ lý Dương là người to mồm nhất.

Lát sau, cô nghe tiếng thì thào giữa mẹ với anh Cả. Anh Cả hỏi: “Còn bao nhiêu rượu?”

Mẹ nói: “Còn nửa bình lớn, dễ hơn bảy lạng, đủ không?”

Anh Cả nói: “Làm sao đũ, Trợ lý Dương và ông già Lưu thuộc loại mỗi người uống hết một cân”.

- Hay là đi vay? – Mẹ hỏi.

- Nửa đêm còn vay ở đâu? – Anh Cả nói – Kiếm chiếc chai không, pha thêm nước lã, đàng biến báo vậy thôi.

Mẹ nói: “Đừng để người ta phát hiện ra, xấu hổ chết!”

Anh Cả nói: “Phát hiện cái cứt! Cứng lưỡi rồi, không biết gì đâu!”

Mẹ nói: “Làm vầy không hay tẹo nào.”

- Có gì mà không hay! Bây giờ có chỗ nào mà không lừa đảo? Ngay mậu dịch của Nhà nước còn bịp bợm nữa là nông dân mình.

Mẹ không nói gì nữa, gian ngoài vọng lại tiếng rót rượu òng ọc.

- Mẹ, DDVP (thuốc trừ sâu) đâu rồi? – Anh Cả hỏi.

- Quân dã man – Mẹ chửi khẽ – Mày định giở trò gì vậy?

Anh Cả nói: “Người ta bảo, rượu rắn mà cho loại thuốc này vào có mùi rượu Mao Đài.”

- Đừng để tai vạ xảy ra đấy nhá.

- Không chuyện gì đâu, mỗi chai cho vào một giọt, quá lắm chỉ giết giun sán trong bụng.

- Còn bố mày thì sao?

- Bố vốn không uống nhiều.

Cô đâm hoảng, hất chăn ngồi dậy tựa lưng vào vách, nhìn không chớp bức tranh trên bức tường đối diện. Tranh vẽ một cô bé mặc yếm dãi màu đỏ, hai tay ôm quả đào chín mọng.

- Aáy ông Trợ lý, ông bác, bố (cô biết người mà anh cô gọi bằng bố, là Tào Kim Trụ, cô rùng mình) nếm thử loại rượu anh em con mua ở chợ Ngựa, ngon lắm, người ta bảo nó giống rượu Mao Đài. Con chưa được uống rượu Mao Đài bao giờ nên không biết mùi vị ra sao – Anh cả nói.

Tào Kim Trụ khịt khịt mũi: “Cậu Tám vào Nam ra Bắc, chắc là được uống rồi!”

Trợ lý Dương cười ha hả, nói: “Uống hai lần rồi, một lần ở nhà Bí Thư Cảnh, một lần ở nhà Trương Vân Đoan. Thằng cha có tiền, mua giá cao, hơn tám chục đồng một chai.

- Cậu Tám, mời cậu nếm thử, xem có hương vị Mao Đài không? – Anh Cả nói.

Chắc chắn là Trợ lý Dương nhấp một ngụm, cô nghe thấy tiếng chẹp chẹp miệng.

- Thế nào?

Trợ lý Dương chắc chắn lại tợp một ngụm nữa, cô lại nghe thấy tiếng chẹp chẹp.

- Ờ nhỉ, đúng là có vị Mao Đài – Trợ lý Dương nói.

- Rượu ngon, mời các vị thông gia uống nhiều ngiều một chút, bố mời mọc.

Bé gái trên tường nhìn cô, hình như nó định nhảy xuống.

Lưu Gia Khánh ho một hồi, hỏi: “Ông sui, nghe nói con nhỏ nhà mình phá bĩnh à?”

- Trẻ nhỏ mà, chín chắn đâu ở tuổi ấy! – Bố nói – Tôi còn sống thì đừng ó hòng phá phách!

- Trẻ nhỏ sống bằng cảm tính, cũng chẳn có gì lạ! – Tào Kim Trụ nói – Văn Linh cũng vậy, nghe tin con Cúc không chịu,cũng về gây gổ với tôi, bị tôi và mẹ nó nện cho một trận mê tơi.

- Bố, bố uống thêm chén nữa – Anh Cả mời.

- Đủ rồi, không uống nữa – Tào Kim Trụ nói – Rượu này hơi bốc.

- Rượu ngon thì bao giờ cũng mạnh – Trợ lý Dương nói – Anh rể này, con gái đã lớn, không thể muốn đánh thì đánh được đâu. Đánh là phạm pháp!

- Phạm pháp cái con c.! – Tào Kim Trụ nói – Con gái tôi không vâng lời là tôi đánh, ai làm gì được tôi?

- Anh rể này, anh lại còn già mồm! Say rồi phải không? – Trợ lý Dương nói – đảng Cộng sản không sợ gì hết, chỉ sợ kẻ già mồm như anh. Con gái anh cũng là người, đánh con gái là đánh người. Đánh con gái cũng phạm pháp. Phạm pháp là trói gô lại. Anh có xem tivi không? Tỉnh trưởng phạm pháp cũng xích tay như thường, anh to hơn Tỉnh trưởng chăng? Anh chỉ là cọng tỏi thối!

- Cọng tỏi thối thì sao? - Tào Kim Trụ giận tím mặt – nghe tiếng động hình như ông ta đứng phắt dậy- Không có những cọng tỏi thối thì các ông lớn nhà các cậu chỉ có uống gió bấc! Chẳng phải chúng tôi đã nộp thuế nuôi sống các người, nuôi các người bằng rượu bằng thịt, lại còn nghĩ cách bóp nặn bọn tôi!

- Lão Tào – Chắc chắn là Trợ lý Dương cũng đứng dậy, và hẳn là cầm đũa chỉ vào chóp mũi Tào Kim Trụ, nói – Anh có ý kiến về đảng Cộng sản hơi kinh đấy! – Các anh nuôi sống bọn tôi? Cứt! Chúng ông là cán bộ Nhà nước, dù có nằm dưới bóng râm xem kiến leo cây thì lương vẫn lĩnh đều đặn không thiếu một xu, tỏi nhà các người có rữa thành hồ thì chúng ông vẫn có lương như thường!

Bố nói: “Anh em thân thích nhường nhịn nhau một tí, đừng làm mất hoà khí.”

- Đây là nguyên tắc! – Trợ lý Dương nói.

- Nghe già nói một câu – Lưu Gia Khánh nói – Đã mấy khi anh em thân thích ngồi lại với nhau. Quốc gia đại sự không dính gì tới chúng ta, quan tâm làm gì, công việc của bọn ta là… uống rượu!

- Uống, uống, ông cậu uống thêm chén nữa!

Trợ lý Dương nói: “Anh Cả này, tôi cảnh cáo anh em nhà anh, chú Hai đâu? (Đi chơi rồi – Anh Cả nói) – Các anh đả thương Cao Mã không nhe đâu!”

- Đánh chết cái đồ mất dạy ấy cũng chưa hả giận!

- Chú Tư! – Trợ lý Dương nói – Chú cũng dốt nốt! Đánh người là phạm pháp.

- Nó khinh người đến mức dám áp đảo tại gia – Bố nói – con Cúc phá bĩnh cũng là do thằng này xúi bẩy.

- Rẽ duyên là độc ác! – Lưu Gia Khánh nói.

Trợ lý Dương nói: “Cao Mã tố các người, đã bị tôi bịt miệng. Dù sao thân vẫn hơn, nếu là chuyện của người khác, tôi nhúng vào làm gì!”

- Cậu Tám, may mà có cậu! – Anh Cả nói.

- Bảo chú Hai từ nay không được tuỳ tiện đánh người.

- Thưa cậu Tám, anh em cháu vốn lành hiền, quả thực thằng ấy khinh người quá quắt, chúng cháu mới ra tay.

- Có đánh đừng đánh vào đầu, cứ nhè mông đít mà nện cho nát đít ra!

- Cậu Tám, theo cậu thì nó dám làm gì không?

- Chuyện này thì…

Họ thì thào. Kim Cúc bò lên bậu cửa sổ, ghe tai sát giấy dán cửa, lắng nghe.

- Văn Linh mới mười bảy, không được đăng ký… - Tào Kim Trụ nói.

- Đi cửa sau được không?

- Các vị làm như vầy là xui tôi phạm sai lầm?

- Lan Lan mới mười sáu, càng không thể.

- Có thể sửa hộ khẩu của Văn Linh, nhưng hộ khẩu của Lan Lan thì chịu, không cùng xã, bàn tay có to cũng không che được mặt trời!...

- Bảo nó ra đây, tôi có vài lời vói nó – Lưu Gia Khánh nói to, ông ta đã líu lưỡi.

- Gọi nó ra đây! – Lưỡi bố cũng đã líu lại.

Cô vội vàng rời bậu cửa sổ nằm xuống giường, kéo chăn trùm kín đầu.

Tiếng chân cà nhắc cà nhót ngày càng gần, cô lẩn trong bóng đêm, run lẩy bẩy.

Thoáng cái đã là cuối tháng chín âm lịch, sự giám sát của bố mẹ và hai anh trai nới dần, buổi tối không khoá cổng, ban ngày cho cô đi ra ngoài. Anh Cả tăng cường đối xử tốt với cô, cách đây không lâu, còn mua cho cô một đôi giầy da lợn. Cô không thèm ngó, quẳng luôn xuống gầm giường.

Sáng 25 tháng Tám, anh Cả nói: “Em đừng quanh quẩn trong nhà nữa, đi cắt đậu với anh. Anh Hai em hôm nay đi nắm than cho nhà Trợ lý Dương, mình anh làm không xuể.”

Kim Cúc nghĩ một thoáng, tìm liềm, theo anh trai ra đồng.

Hai tháng không ra khỏi nhà, đồng ruộng không nhận ra được nữa. Cao lương phơi bông vàng rộm: ngô đã khô bẹ: đậu đã vàng lá. Trời xanh thẳm, đồng ruộng mênh mông. Ngọn Chu nhỏ lởm chởm như một chiếc quạt dựng ngược, xanh sẫm ở chỗ tận cùng của cánh đồng. Những con chim lạc tổ kêu giữa từng không, tiếng kêu thảm thiết khiến cô chua xót.

Anh Cả lúi húi cắt đậu, bên chân thọt kéo lê rất lạ, khiến cô không nỡ nhìn. Cái chân thọt liên quan mật thiết đến số phận của cô. Hai tháng trời sống trong cảnh giam hãm, rất nhiều lần cô mơ thấy cái chân dị tật ấy đè lên ngực khiến cô nghẹt thở, hốt hoảng vùng dậy, dậy rồi nước mắt ướt đẫm.

Liền kề vạt đậu nhà cô, là ruộng ngô của Cao Mã. Ngô đã già, vẫn chưa thu hoạch. Cao Mã, anh đi đâu thế?... Cô nhớ lại cảnh tượng mùa hè năm ngoái: Cao Mã cao to lừng lững, miệng huýt sáo, dềnh dàng đi tới chuyện trò dăm câu rồi gặt tiểu mạch giúp cô. Tiếng nói của anh hình như vẫn quanh quẩn đâu đây. Nghĩ ngợi miên man, bất giác cô run lên bần bật. Anh Cả và anh Hai vác ghế đánh Cao Mã, tiếng ghế nện trúng đầu trầm đục vẫn còn vẳng bên tai cô, nếu cô không nhìn thấy tận mắt, cô không thể nghĩ rằng anh Cả bình thường dịu dàng vui vẻ mà lại tàn nhẫn đến thế!

- Em à, nếu mệt, ra đầu bờ mà nghỉ, mình anh tà tà cũng được.

Khuôn mặt nhăn nhó, khoé mắt đầy những nếp răn, đồng tử màu xám nhạt, ánh mắt dái dại, nhưng đằng sau cái vẻ ngây dại đó ẩn chứa một cái gì không thể biểu đạt bằng lời. Nó như cái chân thọt của anh, đầy sẹo, phát dục không đầy đủ. Nó là sự bất hạnh, mà bất hạnh khiến người ta thương xót. Nhưng nó cũng rất xấu, xấu xí khiến người ta ngán ngẩm. Tình cảm của cô đối với anh Cả giống như đối với cái chân thọt của anh, lúc thương lúc ghét, ghét cộng với thương, mâu thuẫn ấy cứ giày vò cô.

Ruộng ngô nhà Cao Mã rung lên xào xạc, làn gió mát ùa tới, thoạt đầu thổi bay tóc cô, tiếp đến là trong quần áo, mát lạnh cơ thể cô.

Nỗi nhớ Cao Mã khiến cô không dám nhìn ruộng ngô, nỗi nhớ Cao Mã khiến cô muốn nhìn ruộng ngô bằng được. Gió không dừng, ruộng ngô xào xạc không yên. Râu ngô đã khô, thân cây đã già khiến chúng không thể dập dềnh trước gió như hồi trẻ, lá xanh mềm mại như dải lụa họp thành làn sóng xanh tươi mát… Nghĩ vậy cô muốn khóc. Giờ đây chúng thẳng đuỗn, gió chỉ có thể làm chúng run rẩy, không thể khiến chúng ngả nghiêng.

Lá đậu khô vàng cũng kêu loạt soạt,vài chiếc cuốn theo chiều gió. Quả đậu già đâm đau tay. Cô thở dài nhìn hai bàn tay mềm mại do hai tháng trời không lao động, nguyên do vì đâu mà thở dài, chính cô cũng không rõ. Cô cảm nhận được anh Cả đang liếc xéo cô, cô càng ghét anh, càng nhớ Cao Mã. Cô cắt như một cái máy, một con thỏ vọt ra dưới lưỡi liềm. Nó chỉ to bằng nắm tay, hai mắt đen láy. Con thỏ chạy rất chậm. Cô quẳng liềm, chạy hai bước, con thỏ rúm người lại, hai tai áp sát lưng, hình như nó sợ. Cô ngồi xổm, dùng một tay chụp lấy nó. Khi nắm đôi tai của nó, cô giật mình vì một sự đồng cảm vô cùng ấm áp trào lên từ trái tim. Đôi tai sao mà mềm mại, như hai cánh hoa trong suốt. Cô sợ rách tai nó, nên chụp giữa hai lòng bàn tay, cái bụng mềm mại chạm vào lòng bàn tay, còn cái miệng thô thô thì rụt dèthở hít cạnh bàn tay khiến cô cảm động sâu sắc.

- Lấy dây buộc nó lại, chưa chắc nuôi đã sống! – Anh Cả đứng bên nói.

Cô thò tay vào túi tìm dây buộc.Không có. Cô thất vọng nhìn quanh. Anh Cả cởi dây giày, lẳng lặng buộc chân con thỏ, buộc rất chặt. Cô bất thần nhìn cái bàn chân của bên chân thọt, lớp bụi đen bám trên đó đen bóng như sơn. Anh Cả xách con thỏ sang đầu ruộng ngô nhà Cao Mã, buộc vào một cây ngô to khoẻ. Anh Cả dùng liềm cắt một cây ngô “goá vợ” (không bắp), tước bỏ vỏ, rít lấy nước ngọt như ăn mía.

Cô luôn ngoảnh lại nhìn con thỏ,lần nào cũng bắt gặp nó đang giãy. Nó dướn căng về phía trước như muốn rứt đứt cái chân bị buộc, bỏ chạy bằng ba chân còn lại. Cô chạy tới, cắt đứt dây giày, cởi nút, thả con thỏ ra. Cô nhìn theo nó tập tễnh chạy vào bên trong ruộng ngô. Cô thẫn thờ nhìn những cây ngô đang trong trạng thái tận cùng của sự buồn khổ, trong lòng le lói hi vọng, mà cũng chẳng biết hi vọng gì. Trong ruộng ngô che giấu không biết bao nhiêu điều bí mật.

- Em có tấm lòng Bồ Tát! – Anh Cả đứng bên nói – Thiện giả thiện báo!

Từ miệng anh phả ra mùi tỏi, cô ghét cay ghét đắng.

Bữa cơm trưa, cả nhà săn sóc cô. Cô đoán anh Cả đã kể cho mọi người những chuyện ban sáng của cô. Đang mùa gặt hái, bận đến nỗi chỉ tiếc một thân không xẻ làm đôi, thực ra, cũng chẳng còn hơi sức giám sát cô.

Sau bữa trưa, cô chủ động ra giếng gánh nước. Bố mẹ nhìn cô rất lâu nhưng không nói gì. Cô gánh về một gánh, đổ vào ang, rồi đi lấy gánh thứ hai. Bằng vào cảm giác, cô biết, họ đã tin cô.

Cô mong gặp Cao Mã ở chỗ giếng nước, mà chỉ gặp mấy người hàng xóm. Họ chào cô, ánh mắt hình như có vẻ hơi khác, nhưng xét kỹ, lại thấy bình thường. Cô nghĩ: có lẽ mình có tật giật mình!

Gánh nước thứ ba, cô bắt gặp vợ Vu Thu Thuỷ, hàng xóm của Cao Mã. Đó là người đàn bà ngoài ba mươi, to con, ngực cao, hai bầu vú thây lẩy sau lần áo.

Khi hai người cúi xuống múc nước, vợ Vu Thu Thuỷ hỏi: “Cao Mã nhờ tôi hỏi cô, thay lòng đổi dạ không?”

Cô ngớ ra, hỏi khẽ: “Thế anh ấy thì sao?”

- Không thay lòng đổi dạ.

- Vậy em cũng không.

- Thế thì tốt! – Vợ Vu Thu Thuỷ vừa nói vừa nhìn quanh, rồi để rơi một mảnh giấy vo viên xuống chân cô.

Cô cúi xuống nhấc gánh nước, thuận tay nhặt viên giấy bỏ vào túi áo.

Buổi chiều, cô thác đau bụng, không ra đồng, bố nhìn cô bằng ánh mắt nghi ngờ. Anh Cả rộng lượng, bảo: “Ở nhà mà nghỉ!”

Cô lỉnh vàobuồng đóng cửa cài then rồi lấy viên giấy ra. Ngay cả khi nói chuyện với bố mẹ, tâm trí cô vẫn tập trung vào viên giấy. Giờ đây, tay run run, cô nhe nhàng vuốt phẳng nó ra. Cô nghe rõ tiếng thở nặng nhọc của cô. Hình như ngoài khe cửa có gió lọt vào. Cô vội vàng nắm chặt viên giấy, mở toang cửa, buồng hai anh không có ai. Tiếng bụp bụp vang lên ngoài sân, cô rón rén ra buồng ngoài, nhìn ra sân: Dưới nắng thu rực rỡ, mẹ đập lúa bằng chiếc chày gỗ màu cánh gián. Lưng mẹ đẫm mồ hôi, chiếc áo bằng vải màn bết trên người, vỏ trấu bám đầy thân áo.

Rồi cô vuốt phẳng viên giấy, dò dẫm từng chữ viết trên đó: Chiều mai anh đọi em ngoài ruộng ngô. Chúng ta chạy trốn.

Chữ viết bằng bút bi, giấy đẫm mồ hôi, các chữ đều nhoè.

Đã mấy lần cô đã đi đến đầu bờ của ruộng ngô lại quay về. Gió thu lồng lộng, rút khô nước trong cây trồng. Ngô của Cao Mã khô rang, còn đậu của nhà cô thì nứt quả, nẻ tí tách.Bố và anh Cả thu hoạch đậu ở phía trước. Anh Cả luôn miệng ca cẩm Trợ lý Dương, không nên lôi anh Hai đi nắm than hộ nhà ông ta vào lúc này, Bố bực mình, nói: “Mày ca cẩm cái gì thế? Việc của họ hàng, không giúp sao được? Hơn nữa ông ấy lại là họ hàng đằng nhà vợ mày, đâu phải ông cậu của bố Vợ anh Hai!” Anh Cả đuối lý, không nói nữa, quay lại nháy mắt với Kim Cúc để tìm sự đồng tình.

Cô trông thấy bố quì trên ruộng, nhích lên bằng đầu gối. Anh Cả kéo lê cái chân, lết theo. Bò và lết, lao động trong tư thế vất vả của bố và anh khiến cô không nỡ bỏ đi. Ngô của Cao Mã rung rung, kêu soàn soạt, cô biết, chắc chắn là Cao Mã đang trong ruộng ngô, đỏ mắt mong cô. Càng nhớ anh, cô càng mơ hồ về hình dáng của anh. Cô nhớ mùi hoè tía và mùi trên cơ thể anh. Cô quyết định giúp bố và anh thu hoạch xong đậu mới chạy trốn.

Cô cắt thoăn thoắt, rất nhanh vượt lên bố và anh. Chiều hôm đó cô cắt nhiều hơn cả hai người cộng lại. Khi chỉ còn một góc ruộng, cả ba đứng lên hư giãn. Bố tỏ ra rất bằng lòng. Anh Cả nói: “Hôm nay em bỏ nhiều công sức đấy, mẹ sẽ luộc cho em hai quả trứng gà”.

Cô không nói gì, lại thấy mủi lòng. Lúc này, cô nghĩ đến những cái tốt của mẹ, nhớ mang máng những chuyện hồi nhỏ. Anh thọt đúng là có cõng mình. Bố và anh Cả lại quì lại lết, cắt nốt chỗ đậu còn lại. Mặt trời đã ngã về tây, ráng chiều nhuộm đỏ cả bầu trời, tóc bố và anh vàng rực, đồng ruộng toát lên một vẻ ấm cúng, thân thiết vô cùng. Hướng chính bắc là cái thôn mà cô đã sống hai mươi năm, chắc hẳn mẹ đã nhóm lửa thổi cơm. Nếu mình bỏ đi…, cô không dám nghĩ tiếp. Trên xa lộ phía đông, một chiếc xe trâu chất đầy thân cây đậu đang lăn bánh, người đánh xe hát giiọng nam cao: Nóng làm sao. tháng sáu ngày tam phục, cô Hai cưỡi lừa trẩy Dương Quan~ Cô cảm thấy không còn tí hơi sức nào nữa .

Đàn chim sẻ như một cụm mây tơi tả, sà xuống ruộng ngô nhà Cao Mã. Những thân ngô lay động, cô thoáng Thấy một cái bóng cao to lẩn đi. Cô bước lên mấy bước lại dừng. Lúc này, cô cảm thấy có hai nguồn sức mạnh đang giành cô. Câu nói của bố làm vỡ thế quân bình. Bố nói: “Mày đứng đấy làm gì? Cắt mau lên, xong sớm về sớm!”

Trên gương mặt bố không vương một chút tình cảm.

Lòng cô lập tức trở nên sắt đá, cô quẳng liềm, chạy sang ruộng ngô nhà Cao Mã.

- Mày đi đâu đấy? Bố tỏ ra không bằng lòng.

Cô tiếp tục đi.

- Em ơi, không cắt nữa thì về nhà! – Anh Cả nói.

Cô ngoảnh lại, nói to: “Tôi đi tiểu, các người thấy không yên tâm thì cứ lại đây!” Nói xong, cũng không nhìn lại mặt bố và anh, cô nhảy đại vào ruộng ngô.

- Kim Cúc! – Cao Mã ôm ghì cô trong khoảng hai giây, nói nhỏ – Cúi xuống, chạy mau!

Anh nắm tay cô chạy dọc theo nhựng luống ngô, cúi gập người mà chạy như bay về hướng nam. Lá ngô cứa trên mặt, theo bản năng, cô nhắm mắt chạy theo bàn tay đã dắt cô, hai hàng nước mắt nóng hổi ràn rụa trên mặt. cô nghĩ: Mình không bao giờ trở về được nữa! Sợi tơ cuối cùng đã đứt. Cô nghe tiếng lá ngô phát ra những tiếng động kinh người. Cô nghe thấy tiếng đập của trái tim cô.

Tận cùng cánh đồng ngô là con đê mọc đầy hoè tía. Trong lúc hoảng loạn, cô còn kịp ngửi thấy mùi ngây ngất đến lạ lùng cụa hoè tía.

Cao Mã lôi tuột cô lên đê. Lên mặt đê, cô bất giác ngoái lại, thấy mặt trời đỏ như đồng điếu đang lặn từ từ, mây hồng rải khắp, đồng ruộng rực rỡm bố và anh vung liềm, thất thểu đuổi theo. Hai hàng nước mắt lại ứa ra.

Cao Mã lôi cô chạy một mạch xuống thân đê. Lúc này cô nhũn ra, đứng không vững. Trước mặt là con sông phân chia địa giới giữa hai huyện: huyện Thương Mã của Hà Nam, huyện Thiên Đường của Hà Bắc. Tên con sông là Thuận Khê. Con sông Thuận Khê nước nông, những cây lau khô héo lắc lư trong dòng nước màu vàng. Cao Mã không kịp cởi giầy, cõng Kim Cúc lội qua sông. Cô phục trên lưng anh, nghe tiếng lau xào xạc, tiếng nước chảy róc rách. Qua tiếng thở nặng nề của Cao Mã, cô biết bùn đất dày.

Trèo lên mặt đê, đã sang bộ phận huyện Thương Mã. Đây là một vùng đầm lầy mênh mông, trồng toàn đay. Lúc này là vụ đay muộn, lá xanh mượt đầy sức sống, bồng bềnh như mặt biển xanh, không nhìn thấy bờ.

Cao Mã cõng Kim Cúc chui vào ruộng đay như cá gặp biển.



o0o

 

Pages  1  2  3  4  Next