Cám Ơn Em Đă Yêu Anh  Duyên Anh Pages Previous  1  2  3  4  5  Next  
Cuộc hội thảo dưới gốc khế, chiều nay, thật buồn tẻ. Đó là cuộc hội thảo bất đắc dĩ. Khuôn mặt các hội thảo viên ỉu x́u, mốc thếch y hệt b́a những tác phẩm văn chương của
những tác giả lớn Việt Nam nằm phơi thỗn thện trên vỉa hè chịu đựng mưa nắng thử thách trước khi vào văn học sử. Cô Hoàng Dung không chiếm được thế thượng phong. Cô Chu Chỉ Nhược khôn lỏi, tưởng "ta về ta tắm ao ta " th́ được tắm liền. Nhưng ao ta rào kín giây thép gai. Chu Chỉ Nhược bị nhức đầu chẳng thể mua nổi thuốc EYA bằng đồng tiền tim.Hai cô định mỗi người, mua một trái sầu riêng ăn cho vợi nỗi sầu. C̣n các cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh vẫn loay hoay t́m hiểu thân thế và sự nghiệp thi sĩ Thai Đề. Hội thảo chiều nay thiếu bài thuyết tŕnh. Các cô thở dài thườn thượt, Quanh cảnh "hội trường" trông rất tiêu điều, buồn bă.Như một buổi chiều mưa quận lỵ, người lữ khách nằm ở gác trọ, mắt nh́n muôn ngàn sợi nước đan lưới không gian, tai nghe loài côn trùng mở hội vấn đáp nhấp nheng sầu thảm. Bọn nhấp nheng (#1) chia phe đực, cái. Bên đực nhấp miệng, nhấp rền rĩ, nhấp liên hồi. Lâu lâu, bên cái mới nheng một tiếng ảo năo.

Cô Hoàng Dung hỏi một câu lăng nhách:

- Làm ǵ bây giờ ?

Chu Chỉ Nhược nhún vai:

- Biết làm ǵ ?

Hân Ly ngó lên gác, "pḥng văn" hay "lầu thơ" của thi sĩ Đoàn Dự, thắc mắc :

- Anh Đoàn Dự đi đâu ấy nhỉ ?

Chu Chỉ Nhược bĩu môi :

- Anh ấy đi đâu ăn nhằm chi tới mày !

Hân Ly gân cổ :

- Ăn nhằm chứ bộ Tao muốn hỏi thăm anh ấy về thi sĩ Thai Đề.

Vương Ngọc Yến sáng rực đôi mắt:

- Ư kiến hay.

Triệu Minh gật gù khoái chí :

- Làm một cuộc hội thảo về thi sĩ Thai Đề chăng ?

Hoàng Dung lắt đầu:

- Vô ích.

Cô nói thêm:

- Và đừng ḥng. Thai Đề đâu phải là Elvis Đậu, là Tony Mửng.

Chu Chỉ Nhược đứng ngoài ṿng đua chinh phục Thai Đề nên cô rửng rưng và có quyền nhạo báng Thai Đề. Cô rít qua kẽ răng :

- Vậy Thai Đề là con giáp thứ mấy trong mười con giáp ?

Hoàng Dung tự ái nặng. Làm như Thai Đề đă cảm t́nh nặng nề với cô ấy. Cô ca ngợi Thai Đề :

- Đó là thi sĩ hàng đầu, là người đang trên đường đi vào văn học sử. Chàng đi xe xích lô máy rồi đi xe ôm chứ không thèm đi xe hơi. V́ chàng bảo vinh dự chỉ rực rỡ khi một người đi xe ôm vào văn học sử. Thơ của Thai Đề hừng hực lửa. Lửa trong thơ chàm mạnh hơn lửa hàn x́ khí đá. Mỗi lời thơ là một cục long năo đủ giết chết hàng trăm con gián...

Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh há hốc miệng kinh ngạc. Hoàng Dung thao thao phịa :

- Nếu ai bịt răng vàng, gắn răng vàng mà đọc thơ Thai Đề, lập tức răng vàng sẽ bung khỏi hàm răng. Thơ chàng có sức mạnh của giông băo...

Hoàng Dung phịa mà cô tưởng thật, cô đang đóng vai ngự sử văn học, túm cổ thi sĩ Thai Đề đặt lên ngôi thần tượng thi ca.

- Thai Đề ngâm thơ, cỏ cây cúi rạp, chim muông câm tiếng hót và côn trùng chết hết.

Hân Ly cắt ngang:

- Sao mày biết ?

Hoàng Dung hănh diện:

- Nhờ tao có ông anh là thi sĩ Đoàn Dự.

Chu Chỉ Nhược xía vô:

- Đoàn Dự là thiên tài ở ẩn !

Hoàng Dung gật đầu :

- Đúng vậy. Ống ấy dấu tài chúng ta, dấu tài cả loài người. Tao đă điều tra và hiểu rằng anh tao từng tham dự những cuộc họp văn nghệ quan trọng. Anh tao đă lên tiếng trước ba ngàn nghệ sĩ quốc tế, quốc nội về trường thơ siêu h́nh, bí hiểm. Những đại văn hào ở đây là đồ bỏ. Thai Đề vĩ đại hơn Đoàn Dự v́ Thai Đề là sư phụ của Đoàn Dự.

Chu Chỉ Nhược báo cáo :

- Anh Đoàn Dự đă tiết lộ bí mật với tao. Anh ấy bảo, sở dĩ, anh ấy giả vờ cù lần để sửa xe, sưa? quạt, sửa ti vi, tủ lạnh cho bọn ḿnh là anh ấy dấn thân. C̣n giả vờ cạo trọc đầu là anh ấy viễn mợ Khi dấn thân và viễn mơ là bất lực, nghiă là không đẩy cái xe vận tải thi ca lến dốc nổi, anh ấy bèn cách mạng. Anh ấy đă mắng mỏ tao, xua đuổi tao khiến tao khóc hết nước mắt.

Chu Chỉ Nhược thừa thắng xông lên:

- Cuốc cùng anh ấy khuyên tao nên bảo chúng mày giải tán môn phái Nghịch Nữ kẻo anh ấy sẽ dùng thơ phá nát.

Hoàng Dung tán thành ngay:

- Giải tán gấp.

Thế là môn phái Nghịch Nữ bị xoá tên trên chốn giang hồ. Các cô Vương Ngọc Yến, Triệu Minh, Hân Ly không phản đôi v́ các cô đă thầm muốn giải tán từ hôm Thai Đề, hoàng tử da chó, xuất hiện. Bây giờ, đến lượt tự thú. Cô Hoàng Dung dơ tay trước :

- Thú thật tao đă mê Thai Đề.

Cô thanh minh liền :

- Tao mê thơ cuảa Thai Đề thôi. Tao chiếm thế thượng phong nhờ anh Dự. Ảnh đọc thơ Thai Đề cho tao nghe.

Cô Hân Ly nguưt bạn một cái dài ba cây số rưỡi :

- Mày khôn vặt, bộ mày tưởng tao không mê thơ Thai Đề à ?

Cô Vương Ngọc Yến dậm chân:

- Tao cũng mê, chứ bộ.

Cô Triệu Minh thỏ thẻ :

- Cả tao nữa

Cô Chu Chỉ Nhược cười khẩy:

- Riêng tao, tao không mê nổi Thai Đề. Tao chỉ mê mỗi anh Đoàn Dự. Bốn đứa chúng mày cùng mê Thai Đề một lượt, như vây là mê... cộng đồng. T́nh yêu chỉ có song phương chứ không có ngũ phương. Thi sĩ Thai Đề hiện đang làm hàng triệu trái tim thiếu nữ rung động v́ thơ của chàng. Muốn mê chàng, phải thuộc thơ chàng cái đă. Phải t́m đọc những tạp chí được phép đăng thơ chàng rồi cắt dán vào vở và học thuộc ḷng. Trước đó, phảI thay phiên làm quen chàng, ai làm quen trước ai làm làm quen sau đây ? À, ta nên "Oản tù t́ ". Chú ư : "Tay trắng tay đen" ṿng loại !

Chu Chỉ Nhược đương nhiên chiếm chức trọng tài. Một cuộc tranh đua diễn ra sôi nổi, ăn gian từng tí. Kết quả bị hủy bỏ lu bù. Trọn buổi chiều, dưới gốc cây khế, vẫn chưa biết ai giành nổi vai tṛ tiên phong.



Lúc ấy, trên căn gác hẹp mái tôn nóng hực ở hẻm Hoàng Hôn, Elvis Đậu cởi trần, mặc mỗi chiếc quần xà lỏn, nằm gối đầu lên cuốn tự điển Pháp Việt, vắt tay ngang trán, suy nghĩ rất gay gắt thơ và thế đứng của ḿnh giữa xă hội con gái. Nếu căn gác là cái ḷ bánh ḿ th́ Elvis Đậu là cái bánh ḿ. Bánh ḿ Elvis Đậu toát mồ hôi. Tuy nhiên, Elvis Đậu vẫn kiên nhẫn chiến đấu với nắng lửa. Con người luôn luôn chiến thắng thiên nhiên. Vả lại, thiên tài là ǵ ? Thiên tài là sự kiên nhẫn không ngừng. Vậy kiên nhẫn chịu đựng nóng cũng sẽ thành thiên tài. Thế giới đă có vô địch hôn lâu, vô địch thức lâu, vô địch ngủ lâu, sẽ có vô địch chịu nắng. Elvis Đậu chịu nắng để suy nghĩ về câu nói đă tâm sự với Đoàn Dự : "Làm thơ hay cũng khó ḷng mà tán nổi con gái." Elvis Đậu cho rằng ḿnh đă lầm. V́ thơ hay của Elvis Đậu đă có một con gái nào đọc đâu. Elvis Đậu hèn... xét lại toàn bộ tư tưởng. Và cậu thấy môi trường tán gái rất cần thiết. Nghĩa là tuần báo, tạp chí để đăng thơ của cậu. Elvis Đậu vùng dậy. Cậu ngâm nga:

T́nh người sao lắm bon chen

T́nh ḿnh nhất định đậu đen nấu đường

Cậu nghiến răng, độc thoại :

- Đậu đen nấu đường đă gây ngộ nhận tai hại. Người ta ngỡ ḿnh yêu em bán chè đậu đen.

Elvis Đậu lẩm bẩm:

T́nh người hẹn chỗ bán than

T́nh ḿnh hẹn ở Givral, Cái Chùa (#2)

Cậu thêm:

T́nh người hẹn quán chú Ba

T́nh ḿnh hẹn ở Brodard, trên lầu

Nhà thơ lục bát dân tộc Elvis Đậu đă đưa Givral, La Pagode, Brodard vào thơ dân tộc. Đó là một thay đổi tư tưởng. Cảm khái, cậu mần một bài thơ bẩy chữ:

Này em, anh sắp tậu Falcon

Để đón em đi đớp cháo ḷng

Em biết con đường Hồng Thập Tư.

Olympic đó, rạp Kim Chung

Từ đấy nh́n sang những cửa hàng

Tiết canh thịt vịt và dồi tràng

Cả xôi gà nữ em yêu a.

Ngon là cổ hũ, bùi lạc rang

Nhưng nhớ khi về lục thuốc tiêu

Ít ra cũng phải uống hai liều

Kẻo đêm Tào Tháo vung Colt đuổi

Đạn nổ đi đ̣m vỡ mộng yêu

Elvis Đậu sung sướng khôn tả. Cậu lục giấy bút, ngồi cong lưng sáng tác. Chiều suống cậu không thèm biết. Ngày tàn cậu chẳng thèm haỵ Em cậu gọi cậu ăn cơm, cậu la lối um xùm. Xê ra cho tao làm thợ Thơ là đời sống của tao, tao cóc cần cơm gạo. Và Elvis Đậu sáng tác trắng một đêm. Chỉ có hai hạng người thức trắng đêm : Hạng đánh bạc và hạng mầm non thi sĩ. Họ thức đêm rất tài. Thức không mệt. Những anh khác nói thức trắng đêm viết thư cho người yêu hay là nhớ người yêu đều tầm phào, khoác lác. Rạng đông hôm sau, Elvis Đậu chép thơ ḿnh nắn nót, t́m phong b́ bỏ vô rồi dán kín. Cậu cưỡi Honda tới quán cà phê uống một ly đen không đường để dưỡng sức và chờ Bưu Điện mở cửa. Elvis Đậu đă đóng góp một khoản tiền cho nền Viễn Thông Việt Nam. Cậu tốn khá tem gửi thư đến các ṭa soạn tuần báo, tạp chí.

Ở Bưu Điện về, tâm hồn Elvis Đậu thơ thới, hân hoan.



Đoàn Dự ṃ mẫm tới khi Elvis Đậu vừa ngủ được mười lăm phút. Elvis Đậu định ngủ hai tiếng lấy lại phong độ rồi thức dậy làm thơ nữa. Th́ bị Đoàn Dự lôi cổ dậy. Elvis Đậu khó khăn lắm mới mở mắt nổi. Cậu năm ngửa, ngoác miệng chẳng thi sĩ tí nào. Thi sĩ Elvis Đậu thều thào giống anh ghiền đói thuốc :

- Có... chuyện... chi... đó

Đoàn Dự phát vào bụng Elvis Đậu một cái âu yếm khẽ:

- Nguy hiểm.

Elvis Đậu co chân thẳng lên trẫn nhà, rướn sức, vụt ngồi thẳng. Cậu kinh ngạc tột độ :

- Nguy hiểm cấp mấy ?

- Cấp một

- Nói lẹ xem nào.

- Nghịch Nữ đang đi điều tra lư lịch của cậu !

- Cậu có khai không ?

- Tớ dấu kỹ.

- Chắc chứ ?

- Chắc.

- Họ không biết tớ là Elvis Đậu, hả ?

- Đến Tết mới biết. Nhưng...

- Nhưng sao ?

- Tớ trót dại ba hoa về cậu. Tớ suy tôn cậu là đại thi hào, là sư phụ của tớ. Riêng tớ, tớ khoác lác hạ sát ván bọn văn nghệ đàn anh, đàn thầu ở đây, hôm nay...

- Họ chửi um lên à ?

- Không.

- Vậy th́ nguy hiểm chỗ mô ?

- Nguy hiểm ở chỗ bọn Nghịch Nữ phục cậu và tớ sát đất.

- Th́ cứ để họ phục.

- Bọn nó nhao nhao đi t́m mua các tuần báo, tạp chí lớn đọc thơ cuả chúng ta.

- Tớ đă gửi thơ đăng rồi.

- C̣n tớ ?

- Cậu cũng nên gửi đi. Chúng ta phải hoạt động mạnh.

Elvis Đậu, tự nhiên, run lên. Đoàn Dự hỏi:

- Cậu sợ hăi à ?

Elvis Đậu đáp, hai hàm răng đánh nhịp lộp cộp:

- Tớ sung sướng quá, Đoàn Dự Ơi ! Không ngờ tớ thay đổi toàn bộ tư tưởng lại hên đến thế. Đoàn lăo đệ, thơ hay dư khả năng tán gái.

Đoàn Dự dè dặt :

- Cậu nói, tớ tin cậu lắm song tớ đi xa hơn sự khoác lác là đe dọa xuất bản giai phẩm và thi phẩm.

Elvis Đậu quả quyết :

- Th́ ta xuất bản.

Đoàn Dự phân vân:

- Tơ vẫn ngại bọn nó giăng bẫy.

Elvis Đậu vỗ vai Đoàn Dự:

- Cậu nghi ngờ quá nhiều. Thi sĩ không biết nghi ngờ. Thi sĩ chỉ biết tin yêu. Rồi cậu xem cả nước sẽ hâm mộ thi tài của chúng tạ Khi đă lừng danh, chúng ta sẽ ra đủ các thứ tuyên ngôn chống đối, nhân danh thi sĩ. Chúng ta sẽ đ̣i hỏi đủ các thứ quyền lợi, kể cả quyền lợi của con người khơi khơi sử sụng công lộ, bất chấp luật đi đường. Chúng ta sẽ đ̣i hỏi tự do xả rác, tự do phóng uế, tự do lái xe ẩu, tự do phun khói, tư do ăn quỵt, tự do chọc chó cho nó sủa ầm phố vào lúc mười giờ rưỡi đêm. Vân vân... Tại sao ta được phép chống đối ? V́ chúng ta là thi sĩ, là kẻ thừa sai của Thượng đế, là đấng tiên trị Chúng ta hăy nổi loạn vô duyên cớ.

Đoàn Dự thắc mắc :

- Nhỡ vào tù th́ khốn.

Elvis Đậu say sưa :

- Sức mấy mà vào tù ! Văn nghệ sĩ sẽ bênh vức chúng ta, sẽ đánh điện lên hoa? tinh.

Thi sĩ Đoàn Dự lo:

- Thôi, tớ chỉ chống me dầm, cóc xanh, thịt ḅ khô, sữ nguội và đ̣i hỏi quyền lợi... vệ sinh nhi đồng. Tớ tự do con nít, cậu ạ !

Thi sĩ Elvis Đậu cáu:

- Cậu hèn nhát. Kẻ sĩ phải "uy vũ bất năng khuất". Ha ha, "Bút tôi ai cướp mất rồi, tôi sẽ dùng dao khắc văn lên đá".

Thi sĩ Đoàn Dự tặt lưỡi :

- Mất công lắm. Đứa nào cướp bút ta, ta mua cái khác. Mí lỵ, đọc báo tớ thấy có ông nhà văn nọ kư kiến nghị chống đối loạn châu chấu, bị đuổi sở, ông nhà văn mặt xanh như tài lá, cầu cứu một trăm nhà văn xin sở lại giùm. Thế th́ đừng chống đối cho nó đẹp. Ta cứ làm văn nghệ tán gái là yên ổn và chân thật. Chân thật là khôn vàng thước ngọc vĩnh cữu cuả nghệ thuật. Ḿnh làm văn nghệ tán gái mà nói phét chống đối, phản kháng th́ nó kỳ thấy mồ. Ta nên chống me dầm, cóc xanh thôi. Đồng ư ? Tớ sợ ăn cơM tù sụt kư lô.

Thi sĩ Elvis Đậu phá ra cười :

- Cậu cũng khôn ra phết. Chúng ta giả vờ chống đối để lấy tiếng thi sĩ tiến bộ thôi. Bộ ngu hay sao mà chống đối thật.

Hai nhà thơ chưa hề có thơ đăng báo thông cảm nhau rtăm phần trăm. Elvis Đậu đă tỉnh như sáo sậu. Cậu tuyên bố giải tán các trường thơ — thực ra là cái giai đoạn — lục bát dân tộc, triết lư, siêu h́nh. Cậu trở về nguyên vẹn một thi sĩ cuả t́nh yêu. T́nh yêu muôn năm. Ngàn năm trước, các thi sĩ đă ca ngợi t́nh yêu. Ngàn năm sau, các thi sĩ c̣n ngợi ca t́nh yêu. Và, hôm nay, hai thi sĩ Elvis Đậu, Đoàn Dự đang say sưa ca ngợi t́nh yêu. Họ có thành công ? Đón coi hồi sau sẽ rơ.



Môn phái Nghịch Nữ hoàn toàn tan ră. Gốc cây khế trở nên buồn hiu hắt.V́ không c̣n hội thảo nữa. Lá vàng tự do rơi. Hoa khế tự do rơi. Trái khế tự do rơi. Chim sẻ tự do đùa nghịch. Gốc khế buồn hiu cơ hồ những hội trường đă bị người ta rủ nhau tới hội thảo kế hoạch hoá gia đ́nh rồi người ta quên béng sau nhiều ngày ồn ào căi cọ ấm a ấm ớ. Hoạt cảnh "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, Nó bảo nhau rằng ấy ái uông" đă chấm dứt. Cái "mốt " hội thảo đă bị "đề mốt đê". Cuộc sống thoải mái vô cùng. Sống là để thụ hưởng hạnh phúc, không bao giờ là để hội thảo lăng nhách. Bây giờ, hai cô Hoàng Dung và Chu Chỉ Nhược thân thiết hơn xưa. Chu Chỉ Nhược o bế Hoàng Dung, hy vọng Hoàng Dung lời ra tiếng vào sẽ khiến Đoàn Dư... xét lại, đừng ghét bỏ cô mà tội nghiệp. Các cô Hân Ly, Triệu Minh, Vương Ngọc Yến coi bộ yếu sức trong cuộc chạy đua chinh phục Thai Đề.

Con chim một lần suưt chết v́ mũi tên đâm ra sợ hăi cành cây cong. Thi sĩ Đoàn Dự đă bị làm ch́a khoá mở kho cười vô tận đâm ra dè dặt với những giọt nước mắt của cô Chu Chỉ Nhược. Với Đoàn Dự, môn phái Nghịch Nữ vẫn c̣ tung hoành khắtp chốn giang hồ. Và cậu nghĩ rằng phái Nghịch Nữ chỉ câm tiếng cười, đứng nghiêm, kính cẩn nh́n cậu đi qua khi thơ cậu xuất hiện trên thi đàn. Và ba hoa con chích cḥe cũng lợi chứ bộ. Ḿnh ngại mang tiếng khoác lác, sẽ gồng ḿnh đạt bằng được những điều ḿnh chọc thiên hạ. Đoàn Dự muốn, ngày nào đó, Chu Chỉ Nhược sẽ ôm thơ cuảa cậu giữa ngực, quỳ xuống tỏ ḷng tôn kính, ngưỡng mộ và mắc bệnh thường hàn do niêm` tương tư cậu. Chu Chỉ Nhược sẽ lạy cậu ngàn lạy xin đoái hoài cô và rên rỉ "xin hăy yêu em". Và Đoàn Dự sẽ vên vang: "Ừa, anh yêu em ". Cậu đâu hiểu, khỏi cần khoác cái nhăn hiệu thi sĩ, khỏi cần mặc cái ái nghệ sĩ hôi hám, khỏi cần cong lưng chế tạo những bài thơ... siêu thơ, Chu Chỉ Nhược đă yêu cậu rồi. Yêu chân thành. Yêu nồng nhiệt. T́nh yêu nó vốn ly kỳ. Lúc người ta yêu thấy mồ, người ta cởi trần sửa xe gắn máy giùm ; người ta đến tận nhà sửa điện, sửa tủ lạnh, sửa máy giặt ; người ta t́nh nguyện làm tên sai vặt để tỏ t́nh, để mong ước được yêy th́ lại chê người ta cù lần. Thậm chi, người ta tưởng ḿnh mê đầu trọc, người ta gọt nhẵn tóc đi cho ḿnh vừa ḷng th́ cũng lại cười chế nhạo. Lúc này, người ta trở thành thi sĩ cách mạng mới t́m cách yêu người tạ Th́ người ta ngỡ ḿnh yêu thi tài của người ta chứ yêu ǵ sự cù lần của người tạ Đó là tâm sự cô Chu Chỉ Nhược. C̣n cậu Đoàn Dự, sắp được yêu trong gang tấc, lại ngớ ngẩn đi làm thơ chống thịt ḅ viên, kẹo kéo... Hai cô cậu s(n đuổi nhau. Y hệt gián điệp ấy. Y hệt triết lư t́nh yêu mà một đại nhạc sĩ Việt Nam đă phán qua những lời ca bất hủ : Đi trên đường một chiều. Anh đi trước em sau. Không bao giờ gặp gỡ, cũng như t́nh yêu...

Dù Chu Chỉ Nhược không yêu Đoàn Dự thi sĩ, chỉ yêu Đoàn Dự cù lần nhưng, trên bước đường khúc khuỷu quanh co của t́n yêu, các cô Hoàng Dung, Hân Ly, Triệu Minh Vương Ngọc Yến đang đi t́m thơ của Thai Đề sôi nổi, cô cũng phải chạy theo "thời trang nhạc tuyển" tức là đi t́m dấy chân của thi sĩ đ in trên những bai thơ cách mạng, siêu h́nh của chàng. (Đoàn Dự đă bỏ thơ cách mạng chàng đương mầy ṃ thơ t́nh yêu vĩnh cửu, thứ thơ không hề bị đem chôn ở nghĩa địa phước thiện ). Sau hai tuần lễ mua đủ các thứ tuần báo, tạp chí văn nghệ, soi kính lúp kiếm tên Thai Đề và Đoàn Dự không htấy ǵ cả, các cô ngạc nhiên quá. Bèn mua thêm các báo phụ nữ, rồi nhật báo, đọc các mục đài thơ, lều thơ, hội thơ, mái nhà thơ, mái tôn thơ, mái gianh thơ, mái ngói thơ, tao đờn, mày đàn, mây tần, gío tễ, băo sở vân vân, vẫn chẳng gặp thi sĩ Thai Đề và Đoàn Dự, cặp bài trùng thơ hôm naỵ Tên hai chàng vắng vẻ ở cả mục hộp thư nữ. Chu Chỉ Nhược mới hỏi Hoàng Dung :

- Tại sao báo không đăng thơ của họ ?

Hoàng Dung đáp:

- Tại họ kiêu ngạo. Tao sợ họ không thèm cho báo đăng thợ Thai Đề từng mạt sát tất cả văn sĩ, thi sĩ hàng đầu ở Việt Nam. Ngay môn đệ của chàng là anh Đoàn Dự c̣n chê bài thơ văn hôm nay, nữa là. Họ sẽ xuất bản giai phảm và thi phẩm.

Hoàng Dung hất hàm:

- Đâu cần có thơ đăng báo mới là thi sĩ. Nguyễn Du có đăng báo đâu ? Cao Bá Quát có đăng báo đâu ?

Chu Chỉ Nhược gật đầu :

- Ừa nhỉ !

Hoàng Dung vỗ vai bạn :

- Tao với mày giúp đỡ lẫn nhau nhé !

Chu Chỉ Nhược tṛn xoe mắt :

- Giúp đỡ cái ǵ ?

Hoàng Dung rỉ tai:

- Hai đứa ḿnh mạt sát Thai Đề thật lực. Ḿnh gây chiến tranh chính trị. Bọn con Ly, con Minh, con Yến sẽ mắc mưu. Tao chiếm Thai Đề c̣n mày chiếm... anh tao. Tao nói hay cho mày với anh Đoàn Dự. Hề hề, ḿnh chê Thai Đề ỏng eo, bọn nó sẽ ghét Thai Đề như ghét thằng Elvis Đậu.

Chu Chỉ Nhược reo lớn :

- Diệu kế.

Bỗng cô nhỏ nhẹ :

- Nếu Thai Đề không phải là thi sĩ, mày có mê "nó" không ?

Hoàng Dung nóng ran đôi tai:

- Mày hỏi thế có ư ǵ ?

Chu Chỉ Nhược nói:

- Có ư muốn mày bộc lộ tâm sự Riêng tao, thú thật, tao mê anh Đoàn Dự không phải v́ anh ấy mới biết làm thợ Tao mê anh ấy cù lần. Tao mê lâu rồi. Tại tao không dám nói và tại tao trót a dua chúng mày chế nhạo anh ấy.

Hoàng Dung thả mắt trong mơ:

- Tao mê thi sĩ Thai Đề. Tao thích được yêu một nghệ sĩ chân chính. Chàng sẽ v́ tao dệt hàng vạn bài thợ Tao là cảm hứng muôn thuở của chàng. Chàng sẽ nổi tiếng, sẽ trúng giải văn học nghệ thuật, sẽ được trao bằng tưởng lệ Tao sẽ theo chàng đi lăng giải. Ôi, tao mơ ước gặp gỡ các nghệ sĩ lớn của nước Việt Nam yêu dấu. Tao sẽ gặp thi sĩ Du Tử Lê, chàng thi sĩ có đi nghiêng nhgiêng và tên cúng cơm của chàng là Lê Cự Phách. Tao sẽ gặp đạo diễn Nguyễn Long, nhà đạo diễn có mái tóc cánh phượng mà nếu được đổi tên đường Vĩnh Viễn, tao sẽ đặt tên đường ấy là đường Tóc Ông Long để gần đường Da Bà Bầu cho nó thành câu đối. Mày biết không, anh tao kể, làng văn ta có hai ông nhà văn tóc tai rất "phi lô dốp". Một ông là Lê Kỳ Đà. Một là ông Nguyễng Thanh Trịnh. Tao sợ hai ông này giận nên chọn đại ông Long làm đường Tóc Ông Long. Chứ, đáng lư phải là Tóc Ông Trịnh. Ông Long ham trát bờ-ri-ăng-tin thôi, tóc ông chưa xứng với... Da Bà Bầu...

Cô Hoàng Dung vẽ ra chân trời văn nghệ và những nghệ sĩ sáng tác. Giấc mộng của cô hơi khó, khó hơn cả ăn mày được Mỹ cao hứng bố thí đô la xanh. Cô nào biết thi sĩ Thai Đề của cô đă phải nhịn quà sáng, mua tem gửi thơ đến các toà báo.

- Mày mơ mộng nặng quá, Dung ạ !

- Tao thấy nhẹ lâng lâng.

- Nhỡ Thai Đề không nổi tiếng, mày tính sao ?

- Ít ra chàng cũng là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đứng cạnh thi bá Trần Đồn Vọng, văn hào Lê Văn Duyệt.

Đang đúng lúc hai cô đang bàn mảnh với nhau th́ bộ ba Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh dẫn xác tới. Thi sĩ Thai Đề và những bài thơ chưa được ai đọc của cậu bị đem ra hội thảo. Lại hội thảo ! Phe mạt sát Thai Đề. Phe bênh vực Thai Đề. cuối cùng, phe bênh bực Thai Đề thua phe mạt sát. Và năm cô đi đến một kết luận : Thai Đề ba xạo. Thai Đề không biết làm thợ Câu kết luận được lắp vào mũi tên, bắn trúng tim Đoàn Dự. Người bắn mũi tên này là Hoàng Dung.


- Tớ báo một tin buồn.

- Nhà cậu có người mặc sơ mi Tô Bia, hả ?

- Nhảm. Nghịch Nữ bảo cậu ba xạo, không biết làm thơ cũng nhận ḿnh là thi sĩ.

- Tại sao các em nói vậy ?

- V́ bọn nó mua hết các báo đọc liền hai tuần mà chẳng thấy thơ của chúng ta.

- Tớ gửi đi ngót ba mươi bài.

- Tớ cũng vậy. Lạ ghê, thơ ḿnh độc đáo thế, chẳng hiểu ly do nào chúng nó không chịu đăng. Tớ phải viết năm bức thư liên tiếp nài nỉ thằng chủ bút nâng đỡ, nó vẫn cứ phe lờ.

- Nó ghen tài chúng ta.

- Đúng, nó bít lối chúng ta, cản đường sự nghiệp của chúng ta.

- Nó sợ Thai Đề và Đoàn Dự sẽ là hai v́ sao sáng rực trên nền trời văn học nghệ thuật hôm nay.

- Chúng ta làm ǵ ?

- Làm thơ.

- Báo không đăng,không trả lời.

- Gửi nữa.

- Gửi đến bao giờ ?

- Bao giờ nó đăng th́ thôi.

Elvis Đậu nói mạnh. Thực ra, niềm tin của cậu sa sút quá rồi. Cậu đă gửi thư đề tên chủ nhiệm rồi chủ bút rồi thư kư toà soạn rồi quản lư rồi giám đốc trị sư... Mà chưa hề một lần được trả lời, dầu là trả lời ở mục bài nhận được. Cậu gửi thư cho tạp chí lớn, cho tuần báo bé. Cậu gửi luôn cho cả nhật báo thương mại. Thi tài của cậu bị hắt hủi phũ phàng. Đoàn Dự nào may mắn hơn. Thơ của cậu lên đường như Kinh Kha sang Tần. Nghịch Nữ chỉ mạt sát Thai Đề thôi, nhưng cậu cảm giác chúng nó mạt sát cậu. Than ôi, cậu đă bốc đồng khoác lác. Cậu hối hận vô vàn.

- Đoàn Dự !

- Hả ?

- Tớ có ư kiến.

- Mời mấy thằng chủ bút đi ăn nhậu à ?

- Không. Tại sao chúng ta không gom thơ của chúng ta lại in thành một tuyển tập ?

- Ờ ờ, hay đấy.

- Hay là cái chắc.

- In rô nê ô hay ty pô ?

- In ốp xét với phụ bản họa và nhạc.

- Ai vẽ ?

- Tớ.

- Ai phổ nhạc ?

- Tớ.

Elvis Đậu dở giọng khinh bạc :

- Nếu cần, thuê hoa. sĩ vẽ, nhạc sĩ trứ danh phổ nhạc thơ ḿnh. Năm ngàn một bài nhạc. Ba ngàn một cái b́a.

Đoàn Dự bèn hỏi:

- Có tựa không ?

Elvis Đậu nhún vai kênh kiệu :

- Hai ta là bức tường đồng của nền thi ca dân tộc, là hai cột trụ của đất nước, cần quái chi phải tựa vào ai. Ai dám đề tựa cho ta ?

Đoàn Dự lại hỏi :

- Ai xuất bản ?

Elvis Đậu đáp :

- Chúng ta tự xuất bản.

- Tiền đâu ?

- Tớ phát mại cái Hondạ Cậu có ǵ phát mại không ?

- Tớ xin tiền ba má tớ.

- Ḿnh sẽ in ba ngàn cuốn, phí tổn khoảng năm trăm ngàn.

- Năm trăm ngàn ?

- Thi sĩ giá trị ngàn lần bác sĩ, dược sĩ và trung sĩ. Học để thành bác sĩ tốn vài triệu. Mà thi sĩ góp mặt với đời, làm rạng danh tổ tiên, làm của "hồi môn" tặng vợ, làm gia tài cho con cháu, chỉ tốn có hai trăm năm mươi ngàn đồn rẻ chán, cậu ngần ngại cái ǵ ! Người ta sẽ nhắc nhở thi sĩ Đoàn Dự chứ không nhắc nhở giáo sư Phạm Việt Tuyền, dù thi sĩ Đoàn Dự là học tṛ của giáo sư đại học bất hù Phạm Việt Tuyền.

Đoàn Dự lắng tai nghe Elvis Đậu dụ dỗ một sự đầu tư danh vọng :

- Chúng ta sẽ in năm trăm ba mươi lăm bản đặc biệt, sẽ mở một cuộc tiếp tân phán hành tác phẩm đầu tay của chúng ta, sẽ tổ chức một đêm ngâm thơ tại quán cà phê Duyên Anh ở đường Đinh Tiên Hoàng. Quán cà phê này không phải cuảa thằng Duyên Anh viết văn đâu. Ta sẽ in thiệp mời các nàng Chu Chỉ Nhược, Hoàng Dung, Hân Ly, Vương Ngọc Yến, Triệu Minh. Tớ sẽ may cái áo đuôi tôm, Đoàn Dự ạ !

- Vậy chúng ta không thèm gửi thơ đăng báo nữa.

- Hơn cả thết, bài Giao cảm mở đầu thi phẩm của chúng ta, tớ sẽ viết thật dài, mạt sát bọn chủ báo văn nghệ Ở đây thậm tệ. Bọn đó dốt nát, không hiểu ǵ về thợ Bọn lái báo ấy chỉ hiếu cách bán báo làm giàu cho chủ.

Elvis Đậu châm điếu thuốc lá mới :

- Vụ xuất bản thơ, cậu phải giữ bí mật kẻo bọn thi sĩ khác ghen tài phá đám.

- Có doa. Nghịch Nữ không ?

- Cứ để họ nhạo báng ḿnh. Ta tặng các em một ngạc nhiên rụng rời khi gửi thiếp mời các em dự buổi tiệc phát hành thi phẩm Thơ đôi ta của thi sĩ Elvis Đậu và thi sĩ Đoàn Dự.

- Tớ muốn khắc một con triện. Sách phải có chữ kư và triện son của tác giả mới giá trị muôn thưở.

- Mỗi thằng một con triện, hôm ấy chúng ta kư tên, đóng dấu lia liạ.

Hai thi sĩ không có duyên với báo, âm mưu một vụ tày trời là gom thơ xuất bản. Họ tiếp tục bàn chuyện phát hàn Thơ đôi ta khắp nước. Chúng ta nên kính phục họ, kính phục những người văn nghệ chí t́nh, âm thầm tô điểm nền thi ca dân tộc. Yêu thơ mà bán cả xết th́ gầm trời này chỉ có Elvis Đậu. Vậy chúng ta trông đợi thi phẩm của họ tŕnh làng.



Cái ǵ ta phải chờ mong thật lâu mà chẳng thấy tăm hơi nó đâu, riết rồi, ta đâm ra chán, hết thèm mong chờ. Chu Chỉ Nhược, Vương Ngọc Yến, Triệu Minh, Hoàng Dung, Hân Ly đă quên thi sĩ Thai Đề. Chiến tranh tâm lư của Hoàng Dung, không ai ngờ, lại hoá thật. Cô nghi Thai Đề quá kỹ chứ, thực chất, Thai Đề chỉ là một mầm non thi sĩ hạng xoàng. Chu Chỉ Nhược yêu Đoàn Dự cù lần, cô đỡ thắc mắc sự nghiệp thi cả của Đoàn Dự. Cô nghĩ rằng, Đoàn Dự là sinh viên Văn khoa, môn đệ của quư thầy Mạ Nháy, Thanh Tuyền (bút hiệu làm thơ của giáo sư Phạm Việt Tuyền), Phạm Văn Diêu... th́ cậu có nổi hứng làm thơ cũng là chuyện thường. Chu Chỉ Nhược năng đi lễ hơn trước. Cô cầu nguyện Trời, Phật giúp Đoàn Dự quên thợ V́ quên thơ, Đoàn Dự mới cù lần trở lại và mới nhớ tới cộ Đôi khi mải mê lo sự nghiệp, người ta quên khuấy cả t́nh yêu, khiến t́nh yêu đông như thịt heo đông lạnh. Đoàn Dự đâu hiểu thế. Cậu cứ hùng hục làm thợ Để cố chiến tranh t́nh yêu.

Thi phẩm Thơ đôi ta của cặp bài trùng thi sĩ Elvis Đậu và Đoàn Dự gồm sáu mươi bài, ước lượng khoảng một trăm sáu mươi trang khổ sách tiểu thuyết. Elvis Đậu giữ đúng lời hứa với Đoàn Dự. Cậu đă viết bài Giao cảm nặng kư lô để minh định thết đứng của Thơ đôi ta, đồng thời, đào cái huyệt thật sâu chôn vùi thơ và thi sĩ đă nổi danh từ lây. Theo Elvis Đậu, thi sĩ già ví như gà vịt già, thịt dai nhách, ăn không ngon và, đôi khi, c̣n bị gẫy răng. Thơ của thi sĩ cổ thụ chính là thịt gà vơ sĩ ! Gà thịt ngon phải là gà ḍ, gà mái tơ, gà nhảy ổ đẻ lần đầu tiên. Thi sĩ trẻ tuổi mới chính là gà ḍ. (Cam đoan không phải là ngựa non). Và thơ của họ rất ngon. Thứ thơ mềm mại. Lời thơ vàng ngậy y hệt da gà luộc. Và cách diễn tả của họ hấp dẫn y hệt lá chanh cắt nhỏ. Đoàn Dự đọc đi đọc lại bài Giao cảm, lấy làm thích thú. Elvis Đậu thuê nhạc sĩ Đồ Mi phổ nhạc hai bài thơ t́nh búa tạ. Một của Elvis Đậu và một của Đoàn Dự. Đây là bài thơ t́nh của Elvis Đậu hứa hẹn làm rạn nứt hàng vạn trái tim đa cảm:

Khi gặp em anh đă hết tiền

Biết rằng anh chẳng thể mua tiên

Nhưng anh đă có thơ đề tuyệt

Đủ để ngâm nga cũng đờ ghiền

Đi dạo đâu cần phải ngựa xe

Hồn anh phơi nắng bỏng trên hè

Và anh mộng tưởng là anh vẫn

Cùng với em chèo chung chiếc ghe

Rồi bỗng trời đêm gió mịt mù

Em bèn sợ quá khóc hu hu

Anh vung tay đấm em hai cái

Sau đó anh lo bị Ở tù

May mắn em không chẩy máu cam

Cũng không lệch mũi sái quai hàm

Răng em nguyên vẹn không hề rụng

Và túi em c̣n năm sáu trăm

Ôi vỡ tan tành một phiến mơ

Em đi cớ bót anh vô tù

Ở ngoài em bước lên xe Mỹ

Trong ấp anh như chú bú dzù

Bài thơ nhan đề T́nh nạn. T́nh yêu bị tai nạn. Với thơ Thai Đề (đánh trúng đề là có tiền ), thi sĩ chở người yêu trên chiếc ghe lướt sóng mộng tưởng. Chiếc ghe gặp băo. Người yêu hốt hoảng. Bổn phận của thi sĩ là phải b́nh tĩnh không để ghe lật. Vậy áp dụng bài học cấp cứu. Đánh người yêu gục đặng cứu người yêy khỏi chết đuối. Người yêu hiểu lầm, tưởng thi sĩ nghèo tiền, dở thói du đăng cướp dật. Bèn thưa cảnh sát, và thi sĩ bị tống giam, nằm trong khám như con bú dzù, khỉ đột. Nỗi oan của thi sĩ tầy trời ! Nhạc sĩ Đồ Mi đă khóc sướt mướt khi đọc bài T́nh nạn. Mỗi giọt nước mắt của ông nhỏ xuống đều trở thành một nốt nhạc. Và ông đă nhỏ một trăm bốn mươi giọt nước mắt. Bản nhạc T́nh nạn, thơ Elvis Đậu, nhạc Đồ Mi sẽ ướt át gấp bội những bản nhạc Sang Ngang 1, Sang Ngang 2 cuả đại nhạc sĩ Đỗ Lễ. Danh ca Lạc Đà mà hát bài này, cam đoan vô số em đi coi đại nhạc hội sẽ bị chở tới bệnh viện v́ tim ngừng đập !

Dưới đây là bài thơ của Đoàn Dự được phổ nhạc, cũng hứa hẹn gây sôi nổi :

Trên đường về chán phèo

V́ người yêu hẹn lèo

Bánh ḿ không dưa leo

...

Tôi là chàng thi sĩ

Chiều thành phố đẹp ghê

Ngỡ ḿnh vừa được đề

Ngỡ ḿnh vừa đậu thai

Móc tiền mua vé số

Thấy đầu sai đuôi sai

...

Trên đường về tối ṃ

Cuộc đời như con c̣

Tiếng buồn kêu ro ro

Bài thơ của Đoàn Dự nhan đề T́nh lèo. Người yêu hẹn ở bến xe ô tô buưt chuyến sáu giờ chiều. Chàng thi sĩ hướng mắt về phía Ngă Ba Ông Tạ chờ nàng. Bảy giờ, nàng không lên SàiG̣n. Nàng hẹn lèo. Chàng thi sĩ ra về, mơ trúng đề, trúng vé số, nhưng sai hết. Chàng giống thân c̣ lặn lội giữ cánh đồng bạc phau phau của t́nh yêu. Và chỉ nghe rơ tiếng buồn kêu ro rọ Nhạc sĩ Đồ Mi đă yêu cầu Đoàn Dự chế bài thơ năm chữ với số câu và dấu huyền sắc, b́nh thanh giống bài Chiều bất hủ của Hồ Dzếnh đặng nhạc sĩ phổ điệu Tango Habanera đua tài cùng nhạc sư Dương Thiệu Tước. Đồ Mi đă trải rộng bản nhạc Chiều và phổ không sai nhạc Chiều nửa nốt. Thành ra, bài T́nh lèo chẳng cần nhạc, vẫn có thể hát được, nếu chúng ta thuộc bản Chiều. Nhạc sĩ Đồ Mi dành bài T́nh lèo cho danh ca Tony Bệu tŕnh bày. Các nữ danh ca Connie Nem và Julie Chả hát chỉ nghe tàm tạm. Tuy nhiên, họ hát tùy theo ư họ, khó ḷng cấm đoán.

Phần nhạc phụ bản đă xong và tốn mất sau ngàn đồng bạc Việt Nam, trả bằng giấy hai chục. Phần b́a và tranh phụ bản Elvis Đậu đảm nhận v́ họa sĩ đ̣i giá mắc quá. Hai thi sĩ hùn hạp tiền, thuê đánh máy hai bản để xin phối hợp nghệ thuật. Mười ngày sau, Thơ đôi ta có giấy phép xuất bản, không bị bỏ một chữ. Hai thi sĩ hân hoan, rủ nhau đi uống la ve say khướt. Một âm mưu xuất bản thơ của đôi danh tài Elvis Đậu và Đoàn Dự đang đe doa. đời sống b́nh yên của mọi người.



Ông bố già rất ngạc nhiên khi thấy cậu con trai cưng đ̣i nói chuyện riêng với ông. Khuôn mặt quan trọng của Đoàn Dự khiến bố cậu nghi ngờ. Rồi lo lắng. Ông nghĩ tới những vụ vượt khuôn phép gia đ́nh của một số cô cậu hôm naỵ Hừ, báo đă đăng cậu mười bẩy dụ dỗ cô mười lăm bỏ trường, bỏ nhà đi xây tổ ấm. Và khi hết tiền đánh cắp mang theo, cậu làm nghề cướp giật, cô làm nghề bán quán. Rồi bố mẹ cô đâm đơn kiện bố mẹ cậu. Rốt cuộc, cậu vào tù, cô bơ vợ Vậy th́, ông bố hồi hộp hỏi cậu con :

- Có chuyện ǵ đó, con ?

Đoàn Dự nín thinh. Bố cậu bắt đầu hốt hoảng :

- Con cứ nói thật. Con đă trót dại làm việc ǵ, hả ?

Đoàn Dự chớp mắt. Bố cậu dục dă :

- Con bỏ học rồi, hả ?

Đoàn Dự bắt đầu uể oải :

- Không, bố ạ !

- Con dan díu với đứa con gái nào à ?

- Không.

- Nó bỏ nhà theo con ?

- Không.

- Con tụ tập du đăng, bụi đời giật bóp, giật đồng hồ ?

- Không.

- Con lỡ chơi ma túy ?

- Không.

- Vậy con đă làm ǵ ?

Đoàn Dự thộn mặt nh́n bố :

- Con nói bố đừng cười cơ.

Ông bố mỉm cười, thở phào thoát nạn :

- Bố không cười.

Thi sĩ cách mạng bỗng ngây thơ như con nít :

- Chắc nghe, bố ?

- Chắc.

- Bố ạ, con làm thợ Con là thi sĩ !

- Mày là thi sĩ ?

- Dạ.

- Thật ư ?

- Thật.

- Đọc một bài bố nghe cho khoái cái lỗ ráy.

- Con muốn dâng bố một sự bất ngờ.

- Là sao ?

- Thưa bố, thơ của con đă được cấp giấy phép xuất bản. Hai tháng nữa, thơ con sẽ in xong. Con muốn hôm phát hành thi phẩm đầu tay của con, con biếu bố mẹ bản đặc biệt đánh số một. Buổi phát hành thơ, con mời các giáo sư của con chủ toạ.

- Nhà xuất bản nào in thơ của con ?

- Con tự xuất bản.

Ông bố gật gù :

- Bố hiểu rồi.

Đoàn Dự găi gáy :

- Bố giúp đỡ con nhé !

Ông bố cười ruồi :

- Bố đă già rồi. Già rồi nên bố nhiều kinh nghiệm. Đây là một kinh nghiệm quư báu : Con nên làm thơ đăng báo chơi cho vui, chớ dại bỏ vốn xuất bản thơ và chớ ôm mộng trở thành thi sĩ. Con xin tiền bố may quần áo, ăn quà vặt, bố cho ngaỵ In thơ th́ một đồng bố cũng không chọ Mày học văn chương bố đă thất vọng, lại đ̣i làm thi sĩ th́ quả là bất hạnh cho bố. Bảo mày học kỹ sư mày không chịu nghe.

Đoàn Dự buồn bă lắm. Cậu không ṿi vĩnh bố. Cậu biết bố cậu thiếu mơ mộng và thừa thực tế. Cậu bèn tính kế khác. Đoàn Dự lễ phép nói :

- Thưa bố, nếu bố không cho tiền, con sẽ để nhà xuất bản nó in và chịu một sự bóc lột tim óc.

Ông bố phán :

- Tùy mày.

Đoàn Dự chán nản lỉnh mất. Ngay buổi chiều hôm ấy, cậu giả vờ đau, chê ăn cơm. Mẹ cậu tôi. nghiệp cậu, lên gác thăm cậu. Khi bàn tay bà mẹ tờ rẫm trán con th́ cậu con liền khóc rưng rức. Bà mẹ sợ hăi :

- Con đau lắm à ?

Đoàn Dự đóng kịch:

- Mẹ Ơi, con chết mất.

Bà mẹ cuống quưt :

- Đừng nói dại, con trai của me.

- Mẹ thương con không ?

- Thương.

- Bố không thương con. Con sẽ đi tu, mẹ ạ !

Bà mẹ giật ḿnh cái thót. Kịch sĩ Đoàn Dự có vẻ thành công. Khi người ta cần tiền, người ta trở thành kịch sĩ một cách tự nhiên và bất hủ.

- Chớ đi tụ Đi tu lấy ai nối dơi tông đường ?

- Mẹ ạ !

- Ǵ con ?

- Xưa có ông thi sĩ Chế Lan Viên, mười sáu tuổi, chế tạo được tập thơ Điêu tàn. Ổng xin tiền bố ổng xuất bản, bố ổng mắng ổng, đánh ổng. Mẹ Ổng thương ổng, cho tiền ổng xuất bản. Nhờ đó, ổng nổi tiếng. Lại c̣n thi sĩ chùa Hương Nguyễn Nhược Pháp nữ, tâm sự cũng na ná.

- Th́ con đừng đi tu, con cứ ở nhà chế tạo thơ.

- Con đă chế tạo một cuốn dày cộm. Con xin bố giúp đỡ, bố la con khiến con đau và con buồn muốn đi tụ Thôi, mẹ cứ để con đi tụ Tu là cơi phúc, mẹ Ơi !

- Con phải thương mẹ chứ. Nhà ta có mỗi ḿnh con là mụn trai mà con lại đi tu th́ khổ thân mẹ biết bao !

- Bố cấm con làm thi sĩ, con t́nh nguyện gọt đầu làm tu sĩ.

- Mẹ không cấm con.

- Mẹ không cấm nhưng mẹ không thể giúp đỡ con.

- Mẹ giúp đỡ. Con muốn ǵ nào ?

- Con muốn xuất bản thơ.

- Me sẽ cho con tiền. Bao nhiêu ?

- Hai trăm năm mươi ngàn lận.

- Mẹ cho con ba trăm. Mẹ mới hốt hụi.

- Cám ơn mẹ. Mà...

- Mà sao ?

- Mẹ dấu kín chuyện này. Hễ bố biết, bố mắng con, con quyết đi tu.

- Mẹ hứa giữ kín.

Đoàn Dự hết ốm. Cậu đă ṿi được tiền mẹ để in thơ sau một màn bi hài kịch doa. ăn đậu phụ, tương tầu. Về phần Elvis Đậu, cậu đă phát mại chiếc Honda 90 cho pḥng trưng bầy xe gắn máy. Và cậu cũng đóng một vỏ kịch gay gọ Bán xe, làm giấy tờ, giao thẻ chủ quyền xong, Elvis Đậu vác tiền đặt nhà in. Rồi cậu leo xe buưt về nhà, tóc tai phờ phạc, mặt mũi buồn thảm. Mắt cậu chỉ... muốn khóc.

Ba cậu hỏi :

- Xe đâu ?

Elvis Đậu tái mặt (sợ hăi thật lực) ấp úng:

- Thưa ba...

- Mất rồi à ?

- Không, bị thổi. Số con đen quá. Con vào Khai Trí mua sách quên khoá.

- Cớ bót chưa ?

- Dạ, đă cớ. Để con đăng báo xin chuộc theo luật giang hồ.

Ba cậu tội nghiệp cậu vài lời rồi an ủi :

- Mất xe cũng do số phận, con ạ ! Thôi, của đi thay người. Con chả nên buồn bă. Rồi ba sẽ mua cái khác. Ba làm thên giờ phụ trội, để dành tiề mua xe mới cho con.

Elvis Đậu nghĩ tới những giọt mồ hôi của cha sẽ đổ xuống những giờ làm việc phụ trội th́ sót sa lắm song nghĩ tới giờ phút vinh quang của một thi sĩ th́ mừng rơn. Cậu tự hứa, nếu nổi danh, sẽ đưa luôn cả thân phụ vào văn học sử một lượt. Gọi là báo hiếu. Ôi, ở đời ai có qua cầu mới haỵ Độc giả mua thơ đọc, tưởng rằng làm thơ, xuất bản thơ dễ dàng như con nít đá dế, đánh đáo. Có ai biết mỗi thi phẩm ra đời là mỗi âm mưu san núi, lấp biển. Thí dụ thi phẩm Thơ đôi ta của đôi danh tài Đoàn Dự và Elvis Đậu.



Thời gian tính bằng giây phút. Và giây phút cộng lại, chia ra được hai tháng thiếu bốn ngày kể từ hôm thợ sắp chữ của cơ sở ấn loát Hải Âu mày ṃ những ngón tay đen thui lên Thơ đôi tạ Thời gian đó, thi sĩ Đoàn Dự vắng mặt thường xuyên ở nhà. Thi sĩ Elvis Đậu cũng rứa. Hai nhà thơ sắp nổi tiếng gặm bánh ḿ tại ấn quán để sửa "mo rát" và tŕnh bày những trang thơ tôi tân của thời đại hôm naỵ Mỗi thi sĩ khoe một bức h́nh chân dung cùng tiểu sử và đôi gịng phát biểu cả tưởng. Rồi Thơ đôi ta đă hoàn thành gồm hai trăm bốn mươi trang cả bià "ốp xét " lẫn phụ bản "ty pô". Hai bản nhạc của Đồ Mi nổi bật. Đặc biệt, ở trang số bốn, phần "Cùng hai tác giả ", người ta sẽ bị dọa như thế này :

ĐANG IN

Đời sao khổ thế. Mùa hoa râm bụt.

Tên một loài ễnh ương đồng nội.

Em ơi đừng vô sở thú. Khỉ hoá thành người.

Bàn tay bẩy ng'on. Chiếc răng vổ của em tôi.

Hoa hậu chợ Cầu Muối.

SẮP XUẤT BẢN

Đi Vũng Tầu đừng quên mắm ruốc bà giáo Thảo.

T́nh yêu không tên chỉ có cung thôi.

Chiều mưa Sàig̣n xe cháy bu dzị Tẩu khúc.

Áo thung và bít tất. Em tôi ngồi ngáp.

Người yêu sứt môi. Đi t́m mụn trứng cá trong lỗ mũi.

Vệ sinh về răng. Đừng ngậm tăm khi ra đường em nhé.

Trong tờ hợp đồng kư với cơ sở Hải Âu. hai thi sĩ bắt chủ cơ sở phải bảo vệ triệt để Thơ đôi ta, hễ lọt ra ngoài một cuốn trước ngày phát hành, chủ cơ sở sẽ bị đền tiền và có thể ra toà. Do đó, dù đă vô b́a, cắt bụng sách và gói kỹ, cả Elvis Đậu lẫn Đoàn Dự đều không dám... có cuốn nào. Bí mật hoàn toàn. Bí mật trùm kín hai thi sĩ. Ngày phát hành là ngày ra mắt. Nạp bản buổi sáng, ra mắt buổi tối. Họ đặt in hai trăm tấm thiệp mời bằng giấy Crystal super luxe. Thiệp mời như thế này :

THIỆP MỜI

Thi sĩ Elvis Đậu, 313/13 Đại lộ Hoàng Hôn Sàig̣n III

Thi sĩ Đoàn Dự, 304 Đại lộ B́nh Minh Sàig̣n I

Trân trọng và hoan hỉ kính mời:

Ông, Bà, Cô, Cậu...

Vui ḷng đến Hội Quán Cây Bă Đậu đường Hoàng Quyển, số 18, vào hồi 20 giờ ngày 20 tháng 9 năm 1974 dùng tiệc trà thân mật và dự khán buổi diễn ngâm thơ nhân dịp phát hành ra mắt thi phẩm đầu tay của chúng tôi là Thơ Đôi Ta.

Sự hiện diện của Ông, Bà, Cô, Cậu sẽ là một viên đá bự đóng góp vào cuộc đắp nền thi ca dân tộc.

Trân trọng

Ghi chú: Mỗi vị sẽ được tặng một cuốn THƠ ĐÔI TA miễn phí với chữ kư và củ triện son của hai thi sĩ. Xin mặc quần áo chỉnh tề, đi giầy mang vớ đàng hoàng. Miễn tiếp người mang dép. Nếy không đến, cứ ở nhà, đừng đưa thiệp cho Marie hay Philippe.

Họ cũng bỏ một khoản tiền thuê speaker, khoản tiền mua... một chai champagne khai mạc. Các ngâm sĩ, ống sáo sĩ, nhạc sĩ đệm đàn th́ do Hội Quán Cây Bă Đậu bao giàn, tính chung cới tiền nước ngọt và bánh. Elvis Đậu chọn các cô Thúy Kiều, Thúy Vân, Đạm Tiên diễn ngâm thơ của ḿnh. Đoàn Dự chọn các ông Thúc Sinh, Kim Trọng, Hồ Tôn Hiến. Khi buổi ra mắt Thơ đôi ta chấm dứt, Đoàn Dự sẽ tiêu gọn bát hụi của mẹ cậu, Elvis Đậu mất cái Honda 90 và cái đồng hồ Rolex cầm ở hiệu cầm đồ. Ngót triệu bạc cho cuốn thợ Nặng quá. In những ba ngh́n bản giấy gió, một ngh́n bản giấy hoa tiên và năm trăm bản giấy Bleu amour registre impériale cycle 1789. Lại c̣n hai cái áo đuôi tôm ! Cứ như Léon Tolstoi với Victor Hugo ấy. Hôm nay, tóc Đoàn Dự đă dài. Và tóc Elvis Đậu thi khỏi nói. Nó chấm ngang vai. Cuộc in thơ hoàn toàn bí mật. Các cô Hoàng Dung, Vương Ngọc Yến, Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Triệu Minh không hề biết. Hai đấng thân phụ của hai thi sĩ cũng không hề biết, không hề biết luôn cả sự ra đi không về của đồng hồ Rolex, Oméga, giây chuyền, lắc vàng và radio cassette...

Bất ngờ một hôm, các cô Dung, Yến, Nhược, Ly, Minh nhận được thiệp mời của thi sĩ Elvis Đậu và Đoàn Dự. Sự kinh ngạc diễn ra dưới gốc cây khế. Lại hội thảo một đề tài đă chết từ lâu: Elvis Đậu là ai ?

Elvis Đậu là ai, thi sĩ Đoàn Dự hiên ngang đáp:

- Là người mà các cô sẽ kính phục. Là thi sĩ lớn của thời đại chúng tạ Như tôi, Các cô đừng giả vờ. Các cô đă biết Elvis Đậu rồi.

Hoàng Dung ngơ ngác :

- Là ai ? Em chưa biết.

Triệu Minh đon đả :

- Là ai ?

Hân Ly nồng nhiệt :

- Là ai, anh Dự ?

Vương Ngọc Yến thiết tha :

- Là ai, thi sĩ Đoàn Dự ?

Đoàn Dự kênh kiệu:

- Là ai, hừ, đó là kẻ thử ḷng các cô qua một lá thư tán tỉnh ngớ ngẩn. Và đó là thi sĩ Thai Đề.

Thai Đề, tiếng bom rung chuyển tâm hồn Nghịch Nữ. Chỉ có Chu Chỉ Nhược rửng rưng. Cô lo sợ Đoàn Dự nổi tiếng th́ sẽ mất luôn Đoàn Dự. Cô thở dài. Một ḿnh cô nghe nỗi buồn của cộ Cô nh́n trộm Đoàn Dự. Mắt chớp mau.

- Thai Đề. Nghe rơ chứ ? Các cô chê hắn ba xạo, hắn đă xuất bản hẳn một pho thơ trả lời các cô.

Hoàng Dung xí phần :

- Thai Đề trả lời em hả ?

Vương Ngọc Yến cong cớn:

- Trả lời cả tao nữa.

Hân Ly ngoác miệng :

- Trả lời riêng tao.

Triệu Minh x́ dài :

- Thai Đề trả lời tao đó.

Đoàn Dự vênh vang :

- Trả lời ai, tối mai các cô đến Hội Quán Cây Bă Đậu sẽ rơ.

Đoàn Dự "tàn nhẫn" bỏ đi, không thèm hỏi Chu Chỉ Nhược nửa câu. Cũng chẳng thèm ngó Chu Chỉ Nhược tí ti ông cụ nào. Nước mắt Chu Chỉ Nhược ứa ra. Cô trông theo Đoàn Dự. Thấy hai tiếng thi sĩ sao mà đáng ghét. Bốn Nghịch Nữ kia lại chới "oản tù t́" và bàn tán chuyện áo quần diện đi dự "dạ hội" tối mai. Có lẽ Chu Chỉ Nhược nằm nhà cầu nguyện cho Đoàn Dự thi sĩ trở về quê hương cù lần của chàng.



----------------------------------------------------

Chú thích:

(1-) Đồng loại của ễnh ương. Danh từ vạn vật học là Bộ Ếch gồm Ếch, Cóc, Nhái, Chăo, Ngoé, Nhấp nheng...

(2-) Cái chùa tức là qúan nước La Pagode, đường Tự Do, Sàig̣n. Givral cũng ở Tự Dọ Brodar xêm xêm



 
Pages Previous  1  2  3  4  5  Next