Bông Hồng Vàng   Konstantin Pautovsky Pages Previous  1  2  3   
Cội nguồn sáng tạo

Một lần, giữa đám bạn bè, Zola [1] nói rằng trí tưởng tượng là cái hoàn toàn không cần thiết cho nhà văn. Cái mà nhà văn cần cho công việc chỉ có một: đó là  sự quan sát chính xác. Như ở ông, ở Zola.
Maupassant lúc ấy có mặt ở đấy vặn lại:
- Thế cái việc ông viết những cuốn tiểu thuyết lớn mà chỉ dựa trên những tin đăng báo và hàng tháng trời không bước ra khỏi nhà th́ giải thích ra sao đây?
Zola nín lặng.
Maupassant cầm lấy mũ, đi ra. Việc bỏ về của ông có thể coi như một cử chỉ nhục mạ. Nhưng ông không sợ điều đó. Ông không cho phép ai, kể cả Zola, phủ nhận trí tưởng tượng.


Dịch Giả: Vũ Thư Hiên          

Maupassant, cũng như mọi nhà văn khác, rất coi trọng trí tưởng tượng, môi trường tuyệt diệu cho sự phồn vinh của ư sáng tác, đất đai mang vàng bạc đến cho thơ văn.
Trí tưởng tượng là cội nguồn sáng tạo của nghệ thuật, là vầng thái dương vĩnh cửu và là Chúa Trời của nó, như các nhà thơ cao hứng trong khu La tinh đă nói.
Nhưng cái mặt trời chói lọi kia của trí tưởng tượng lại chỉ có thể cháy sáng khi được cọ xát với mặt đất. Nó không thể cháy trong khoảng không trống rỗng. Trong khoảng trống rỗng - nó tắt.
Trí tưởng tượng là ǵ? Dễ nhất là trả lời theo cách Gaidar đă trả lời những câu hỏi hóc búa như thế. Anh ngờ vực nh́n người nói chuyện với ḿnh và hỏi:
- Cậu lại định cho tớ vào bẫy chứ ǵ? Đừng ḥng! Tớ không bao giờ nói ra đâu.
Muốn cho chính ḿnh cũng ít nhiều hiểu được rơ ràng hơn một số khái niệm th́ tốt nhất là hăy phân tích chúng như kiểu ta nói chuyện với trẻ con.
Trẻ con thường đặt câu hỏi: "Cái này là cái ǵ?". "Cái này dùng để làm ǵ?", "Tại sao lại như thế?". Chúng chưa chịu yên chừng nào chúng ta chưa toát mồ hôi để t́m cho ra câu trả lời, dù chỉ tạm được, cho những câu hỏi của chúng.
Nếu người nói chuyện với ta là một đứa trẻ đă nói được chữ "tưởng tượng" th́câu chuyện ắt cũng phải diễn ra như thế này:
- Thế th́ tưởng tượng là cái ǵ vậy?
Nếu ta trả lời đại khái rằng tưởng tượng là "mặt trời của nghệ thuật" hoặc "cái thiêng liêng nhất trong những cái thiêng liêng" của nghệ thuật, th́ ta sẽ như chim chích lạc vào rừng, chỉ c̣n một cách thoát ra là chuồn cho nhanh khỏi người tiếp chuyện.
Trẻ con đ̣i cái ǵ cũng phải rơ ràng. V́ thế chúng ta buộc ḷng phải trả lời người tiếp chuyện chúng ta rằng "trí tưởng tượng là một đặc tính nằm trong bản chất người".
- Nhưng đặc tính ǵ kia chứ?
- Đó là thuộc tính của con người sử dụng vốn quan sát đời sống, ư nghĩ và t́nh cảm, tạo ra được bên cạnh thực tại một cuộc sống do ḿnh bịa ra với những con người và những sự kiện, cũng lại do ḿnh bịa ra nốt. (Tất nhiên, điều đó phải nói cách sao để cho đơn giản hơn).
- Tại sao lại như vậy? - người tiếp chuyện ta sẽ hỏi - Đă có cuộc đời thật rồi cơ mà. Hà cớ phải bịa ra một cuộc đời khác?
Bởi v́ cuộc đời thực là lớn lao, phức tạp, con người không bao giờ có thể biết hết cuộc đời trong mọi mặt của nó. Mà có nhiều cái con người c̣n không thể trông thấy được nữa kia, không trải qua được nữa kia. Chẳng hạn, con người không thể đi ngược ḍng thời gian ba trăm năm về trước để làm học tṛ của Galilee [2], tham dự cuộc công phá Paris năm 1814, hoặc ngồi ở Moskva mà sờ những cột đá hoa ở Acropolis [3]. Hoặc vừa đi lang thang trong phố xá Roma, vừa nói chuyện với Gogol. Hoặc ngồi họp trong nhà quốc hội Convent để nghe những lời nói của Marat [4]. Hoặc đứng trên boong tàu để nh́n xuống Thái B́nh Dương đầy sao. Có thể giản đơn v́ người đó chưa bao giờ trông thấy biển. Mà con người lại muốn biết, muốn nh́n thấy, muốn nghe thấy tất cả, muốn được trải qua tất cả. Và đấy, trí tưởng tượng cho con người những ǵ mà thực tại chưa kịp cho hoặc không thể cho con người. Trí tưởng tượng lấp đầy chỗ trống trong đời sống con người.
Tất nhiên ở chỗ này bạn sẽ quên khuấy mất người nói chuyện với ḿnh và bắt đầu nói những chuyện mà người đó không tài nào hiểu nổi.
Ai có thể vạch một ranh giới rơ ràng giữa trí tưởng tượng và tư duy? Mà làm ǵ có nó cơ chứ, cái ranh giới ấy.
Trí tưởng tượng tạo ra định luật hấp dẫn, nhị thức Newton [5], câu chuyện bi thảm về chàng Tristan và nàng Iseult [6], bức xạ nguyên tử, dinh Bộ Hải quân ở Leningrađ, bức "Mùa Thu Vàng" của Levitan, bài Marseillaise [7], vô tuyến điện, hoàng tử Hamlet [8], tương đối luận và bộ phim Bamby.
Tư duy của con người mà vắng trí tưởng tượng th́ không thể khai hoa kết quả, cũng như tưởng tượng mà không có thực tế th́ nó cũng tuyệt đường sinh nở.
Có một câu thành ngữ Pháp: "Những ư nghĩ vĩ đại đều từ trái tim mà ra". Có lẽ nên nói cho đúng hơn là những ư nghĩ vĩ đại từ toàn bộ con người mà ra. Trái tim, trí tưởng tượng, lư trí, đó chính là môi trường sản sinh ra cái mà ta gọi là văn hóa.
Nhưng có một điều mà trí tưởng tượng mạnh mẽ của chúng ta cũng không h́nh dung nổi. Đó là sự mất đi của trí tưởng tượng, nghĩa là của tất cả những ǵ trí tưởng tượng đẻ ra. Nếu trí tưởng tượng mất đi, con người sẽ hết là con người.
Trí tưởng tượng là món quà vĩ đại của thiên nhiên, nó vốn có sẵn trong thiên tính của con người.
Như tôi vừa nói, không có thực tế th́ trí tưởng tượng không thể tồn tại. Nó được nuôi dưỡng bằng thực tế. Mặt khác, tưởng tượng ở một mức nào đó lại ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta, đến công việc và ư nghĩ của chúng ta, đến quan hệ của chúng ta đối với mọi người.
Pisarev đă nói rất đạt về cái đó. Ông nói rằng: nếu như con người không thể mường tượng thấy tương lai trong những h́nh ảnh sáng sủa và trọn vẹn, nếu như con người không biết mơ ước th́ không ǵ có thể buộc con người v́ cái tương lai ấy mà vất vả  dựng nên những công tŕnh , tiến hành một cuộc đấu tranh bền bỉ, có khi phải hy sinh thậm chí tính mạng ḿnh.
Hạt bụi viễn xứ nào tôi bắt gặp
Trên lưỡi dao. Và thế giới quanh tôi
Bỗng bừng lên rực rỡ tinh khôi
Trong tấm áo choàng sương lung linh màu sắc.
Đó là thơ của Blok. Một nhà thơ khác viết:
Vũng nước nhỏ đọng hương biển lớn
Sa mạc gió về trong viên đá con con.

Ôi hạt bụi của những xứ sở xa xôi và ḥn đá trên đường. Hoạt động bất kham của trí tưởng tượng thường khởi đầu từ những hạt bụi ấy, những ḥn đá ấy. Nhân việc này, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện về một hidalgo [9] già người Tây Ban Nha.
Có thể, nhà quư tộc đă được hưởng những ngày sung sướng, nhưng đến thời gian câu chuyện này xảy ra th́ ông đang sống đạm bạc trong trang trại của ḿnh ở Castilla [10]. Cơ ngơi của ông là một miếng đất nhỏ với một ngôi nhà đá ảm đạm của tổ tiên để lại, giống như một nhà ngục thời nông nô.
Nhà quư tộc sống một ḿnh. Trong nhà chỉ có một bà vú đă già. Bà lăo vất vả lắm mới nấu được bữa cơm xoàng cho ông chủ và không c̣n nhớ ǵ hết. Đến nỗi có nói chuyện với bà cũng vô ích.
Ngày này qua ngày khác, nhà quư tộc ngồi lỳ trong chiếc ghế bành tơi tả bên cạnh cái cửa sổ gô-tích. Chỉ có tiếng hồ dán rạn vỡ trong các gáy sách phá tan cái im lặng tĩnh mịch.
Thỉnh thoảng ông mới ngó ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài, sừng sững một thân cây khô đen như sắt và ở chân trời là một b́nh sơn tẻ ngắt kéo dài. Địa phương này ở Tây Ban Nha thật hoang vắng và lạnh lẽo, nhưng nhà quư tộc đă quen với nó.
Ông không c̣n trẻ trung ǵ để dấn thân vào những cuộc phiêu lưu mệt nhọc, đầy gió bụi với đủ thứ chuyện bực ḿnh có thể xảy ra. Mà phiêu lưu làm chi trong khi ông không c̣n bạn bè, thân thuộc trên khắp đất nước của hoàng gia.
Cuộc đời ông trước kia ra sao cũng ít người biết đến. Người ta nói rằng ông đă có vợ và một mụn con gái xinh đẹp, nhưng cả hai đều đă qua đời v́ bệnh dịch hạch trong cùng một tháng. Từ ngày ấy ông đóng cửa nằm ĺ trong nhà. Cả đến những người lữ hành t́nh cờ ghé lại v́ mưa gió hoặc v́ lỡ độ đường, bất đắc dĩ lắm mới ông mới cho họ vào nhà.
Một hôm, có một người đàn ông da sạm nắng gió vận áo choàng thô đến gơ cửa nhà ông và buộc con lừa già vào thân cây đen. Trong bữa ăn tối, bên ḷ sưởi rực hồng, y kể cho nhà quư tộc nghe rằng nhờ ơn Đức Mẹ  y vừa mới trở về toàn vẹn sau một chuyến vượt biển nguy hiểm sang phía Tây: chả là đức vua bị một gă người Ư tên là Colombus [11] dỗ ngon dỗ ngọt đă cử sang đó mấy đoàn thuyền.
Họ đi suốt mấy tuần lễ qua đại dương và được nghe giọng nói của những người con gái của biển lớn - những nàng tiên cá. Những người con gái với làn tóc dài quấn lấy thân như tấm chăn đơn, ngọt ngào xin họ cho lên sưởi ấm trên thuyền.
Thuyền trưởng hạ lệnh cho mọi người không được trả lời những câu năn nỉ của những cô gái đầu người ḿnh cá nọ. Thủy thủ phẫn nộ. Họ đă ṃn mỏi v́ thèm khát t́nh yêu và những cặp đùi mềm mại của đàn bà.
Chuyện đó chấm dứt bằng một cuộc nổi loạn thất bại. Ba kẻ cầm đầu bị treo lên gióng buồm.
Cứ như thế họ đi và gặp một vùng biển chưa từng thấy, phủ đầy rong. Trong rong có những bông hoa lớn màu xanh. Họ liền làm lễ cầu Chúa và bắt đầu đi ṿng qua vùng biển rong kia cho đến khi bất thần nh́n thấy ở phía chân trời trước mặt một dải đất mới tuyệt đẹp, chưa ai biết tới bao giờ. Gió từ đất liền mang theo tiếng ́ ầm dịu dàng của rừng và hương say ngây ngất của cây cỏ.
Thuyền trưởng bước lên đài quan sát, rút gươm khỏi vỏ và giơ lên trời. Ở mũi kiếm bùng lên một ngọn lửa vàng - dấu hiệu báo rằng cuối cùng họ đă t́m ra đất nước Eldorado, nơi ngọn núi nào cũng đầy bạc, vàng và châu báu.
Nhà quư tộc im lặng nghe câu chuyện của khách.
Ra đi, người đàn ông lấy trong túi da ra một cái vỏ ốc màu hồng ở xứ Eldorado tặng nhà quư tộc già để cảm ơn ông đă cho ăn và ngủ lại. Đó là một thứ đồ chơi, không đáng giá, v́ thế nhà quư tộc vui ḷng nhận.
Người đàn ông đi rồi th́ đến đêm trời nổi giông. Những tia chớp chậm chạp sáng lên và tắt đi trên b́nh nguyên sơn thạch.
Cái vỏ ốc nằm trên bàn, bên giường nhà quư tộc.
Nhà quư tộc chợt tỉnh giấc và nh́n thấy cái vỏ ốc sáng rực lên trong ánh chớp của lửa trời. Trong ḷng ông lóe lên và tắt đi h́nh ảnh của một xứ sở thần tiên đầy ánh sáng hồng, bọt biển và mây trắng.
Tia chớp tắt. Nhà quư tộc đợi đến tia chớp sau và nh́n thấy trong vỏ ốc cái xứ sở kia rơ nét hơn lần trước. Từ những bờ biển dựng đứng, những ḍng thác rộng chảy ra biển, sủi bọt và lấp lánh. Cái ǵ đây? Có lẽ là những ḍng sông. Nhà quư tộc như cảm thấy cả cái tươi mát của những ḍng sông ấy. Bụi nước phả vào mặt ông.
Ông ngỡ cảm giác đó là của giấc mơ chưa dứt, đứng dậy, kéo ghế lại bên bàn, ngồi đối diện chiếc vỏ ốc, cúi xuống và không hiểu sao mà tim đập mạnh, ông cố quan sát kỹ những chi tiết khác của cái xứ sở nằm trong vỏ ốc kia. Nhưng những tia chớp thưa dần và sau cùng tắt hẳn.
Nhà quư tộc không dám châm nến, sợ ánh sáng thô lỗ của nó sẽ làm ông tin rằng những ǵ ông đă thấy chỉ là ảo giác và không có xứ sở nào trong ḷng vỏ ốc hết.
Ông ngồi cho đến sáng. Trong ánh nắng b́nh minh cái vỏ ốc chỉ c̣n là một cái vỏ ốc b́nh thường. Trong ḷng nó chẳng có ǵ khác ngoài cái ánh sáng mờ như sương phải khó khăn lắm mới nhận thấy. Hệt như cái xứ sở bí ẩn kia trong một đêm đă lùi xa ra hàng ngàn dặm.
Ngay ngày hôm ấy nhà quư tộc đi Madrid và quỳ xuống trước mặt vua, cầu xin đức kim thượng ban cho ông một đặc ân; cho phép ông tự bỏ tiền ra sắm một chiếc thuyền để đi về phương Tây t́m cái xứ sở không ai biết tới kia.
Nhà vua vốn nhân đức liền chấp nhận lời cầu khẩn của ông. Sau khi ông lùi ra, nhà vua nói với tả hữu:
- Nhà quư tộc kia rơ là một thằng khùng! Hắn ta có thể t́m được cái ǵ với độc một chiếc thuyền thảm hại? Nhưng thôi kệ, Trời soi đường chỉ lối cho cả những kẻ mất trí. Chưa biết chừng lăo già ấy lại mang về được cho ngai vàng của ta những miền đất mới cũng nên.
Suốt mấy tháng trời nhà quư tộc đi về hướng Tây. Ông ăn rất ít và chỉ uống nước. Sự hồi hộp khiến thân h́nh ông quắt lại. Ông cố không nghĩ đến cái xứ sở thần tiên kia, sợ rằng chẳng bao giờ ông có thể đặt chân đến đấy. Và sợ rằng khiu ông được nh́n thấy nó th́ nó lại là một b́nh nguyên đáng ngán toàn cỏ và những cột bụi xám ngoét bị gió xua đuổi.
Nhà quư tộc cầu xin Đức Mẹ, đừng bắt ông phải thất vọng.
Tượng Đức Mẹ khắc mộc mạc bằng gỗ gắn ở mũi thuyền. Đức Mẹ bay nhanh, nghiêng ngả đàng trước con thuyền lướt sóng. Đôi mắt xanh của Đức Mẹ mở to đăm đăm nh́n về phía biển xa. Trên làn tóc mạ vàng đă rạn nứt và chiếc áo choàng đỏ thẫm bạc màu, những giọt nước bắn lên lấp lánh.
- Xin Đức Mẹ hăy chỉ đường dẫn lối cho chúng con! - nhà quư tộc cầu khẩn - Không lẽ nào lại không có xứ ấy. Con nh́n thấy nó rơ lắm mà, trong giấc mơ cũng như trong lúc tỉnh.
Một hôm, vào lúc chiều tối, thủy thủ vớt được một cành cây găy. Đó là dấu hiệu gần tới đất liền.
Cành cây phủ dày những lá lớn giống như những chiếc lông đà điểu. Từ lá cây bốc lên một hương vị ngọt ngào và tươi mát.
Đêm ấy trên thuyền không ai ngủ.
Và cuối cùng, trong ánh sáng rực rỡ của ban mai, một xứ sở tráng lệ với những bức tường đá muôn màu của những rặng núi kéo dài từ đầu này đến đầu kia biển cả hiện ra. Những ḍng sông trong suốt từ những rặng núi ấy đổ xuống đại dương. Trên màu xanh của rừng hàng đàn chim vui vẻ bay lượn. Lá rừng rậm đến nỗi chim chóc không luồn vào trong được và v́ thế chúng cứ phải lượn măi trên những ngọn cây.
Một hương vị tràn trề hạnh phúc của hoa trái từ trong bờ bay ra. Tưởng như mỗi ngụm hương vị đó đưa cái bất tử vào trong lồng ngực.
Mặt trời lên và cái xứ sở ngập trong bụi nước bay ra từ những ḍng thác bỗng bừng lên đủ mọi màu sắc, những màu sắc chỉ có được khi ánh mặt trời khúc xạ trong những b́nh pha lê nhiều cạnh.
Đất nước ấy long lanh như một dải thắt lưng bằng kim cương mà nữ thần trinh bạch của trời và ánh sáng đă bỏ quên trên bờ biển.
Nhà quư tộc quỳ xuống, giơ hai tay run rẩy về phía mảnh đất chưa người biết tới và nói:
- Cảm ơn người, tiên kiến của ta. Lúc ta đă gần đất xa trời ngươi cho ta thèm nhớ những điều mới lạ và bắt tâm hồn ta phải mệt mỏi v́ mơ ước được nh́n thấy một xứ sở hạnh phúc. Nếu không th́ không khi nào ta được trông thấy nó và đôi mắt ta sẽ khô đi, sẽ mù đi trước cảnh b́nh nguyên đơn điệu. Ta muốn lấy tên con gái ta là Florenzia đặt cho mảnh đất hạnh phúc này.
Từ đất liền hàng chục cầu vồng nhỏ chạy ra đón con thuyền. Trước cảnh đó nhà quư tộc hoa mắt. Mặt trời đă thắp những chiếc cầu vồng đó trong bọt thác, nhưng không phải chúng đang chạy lại gần thuyền mà chính là thuyền đang đi lại gần chúng.
Những cánh vải rít trên cột buồm và những lá cờ lễ vừa được kéo lên hân hoan bay phần phật.
Nhà quư tộc ngă sấp xuống boong tàu ẩm ướt và ấm áp. Ông đă cấm khẩu. Trái tim mệt mỏi của ông không chịu đựng nổi niềm vui độc nhất và vĩ đại mà Chúa đă ban cho ông ngày hôm ấy.
Nhà quư tộc qua đời.
Người ta nói rằng đất nước về sau này mang tên Florida đă được t́m ra là  như thế.
Có lẽ cũng chẳng cần giải thích câu chuyện đó. Nhưng cũng nên đánh dấu lại những khâu chính của nó để cho một ư nghĩ này thêm sáng tỏ. Đó là trí tưởng tượng được cuộc sống sinh ra, đến lượt nó đôi khi lại có lần ngự trị cuộc sống.
Người khoác áo choàng thô đă đánh thức trí tưởng tượng trong nhà quư tộc. Từ phút đó, trí tưởng tượng đă choán hết tâm trí nhà quư tộc già và chỉ v́ thế mà ông đă nh́n thấy trong ḷng chiếc vỏ ốc một xứ sở kỳ lạ.
Một trong những đặc tính của trí tưởng tượng con người tin ở nó. Nếu không có ḷng tin ấy, trí tưởng tượng sẽ chỉ là một tṛ chơi vô vị của trí óc, là chiếc kính vạn hoa vô nghĩa của con trẻ.
Niềm tin vào h́nh ảnh tưởng tượng chính là cái động lực buộc con người t́m trong cuộc đời cái mà ḿnh tưởng tượng ra, chiến đấu để biến nó thành sự thực, cái động lực ấy buộc con người đi theo tiếng gọi của tưởng tượng, như nhà quư tộc kia đă đi theo và sau hết - tạo ra trong thực tế cái mà ḿnh tưởng tượng thấy.
Nhưng trước hết và mạnh hơn hết, tưởng tượng gắn bó với nghệ thuật, văn học và thi ca.

o0o

Tưởng tượng dựa trên trí nhớ, c̣n trí nhớ th́ dựa trên những hiện tượng của thực tại. Những nguồn dự trữ của trí nhớ không phải là một cái ǵ hết sức hỗn độn. Có một quy luật, đó là quy luật liên tưởng, hay như Lomonosov [12] gọi, "quy luật liên h́nh dung". Quy luật ấy sắp xếp tất cả mớ hỗn độn của kư ức dựa trên sự tương đồng về h́nh thức hoặc theo sự gần gũi về thời gian và không gian - nói cách khác là khái quát hóa chúng - rồi kéo chúng vào một chuỗi mắt xích liên tục. Chuỗi mắt xích liên tưởng là sợi chỉ dẫn đường cho trí tưởng tượng.
Sự phong phú về liên tưởng chứng tỏ sự phong phú của thế giới bên trong của nhà văn. Có cái phong phú ấy th́ ư nghĩ nào, đề tài nào cũng có thể lớn phổng lên bởi những nét sinh động bám vào nó.
Có những nguồn nước khoáng đậm đặc. Chỉ cần đặt vào đấy một cành lá hay một cái đinh, cái ǵ cũng được,trong một thời gian ngắn chúng đă được rất nhiều tinh thể trắng bao bọc và biến thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Đối với ư nghĩ của con người được đặt trong nguồn trí nhớ của chúng ta, trong cái môi trường đậm đặc của liên tưởng, hiện tượng cũng tương tự như vậy. Ư nghĩ biến thành tác phẩm nghệ thuật.
Có thể đưa ra bất cứ thí dụ nào về liên tưởng. Nhưng cần phải nhớ rằng liên tưởng ở mỗi người đều liên quan chặt chẽ với cuộc đời, tiểu sử, kư ức của họ. V́ thế những liên tưởng ở người này có thể hoàn toàn khác hẳn liên tưởng ở người kia. Cùng một từ gợi những liên tưởng khác nhau trong những con người khác nhau. Nhiệm vụ của nhà văn là truyền đạt, hoặc như người ta thường nói, làm cho những liên tưởng của ḿnh đến được với người đọc và gợi lên ở người đọc những liên tưởng tương tự.
Lomonosov đă đưa ra một thí dụ đơn giản về liên tưởng trong cuốn "Tu từ học" của ông. Theo lời Lomonosov th́ liên tưởng "là năng khiếu tinh thần từ một vật đă thấy, nghĩ ngay đến, một cách tổng quát, những vật khác có liên quan chặt chẽ với nó, thí dụ: khi trong óc nghĩ đến cái tàu thủy th́ ta tưởng tượng ra cùng một lúc với nó biển, trên đó tàu thủy đi, với biển, - băo, với băo - sông, với sông - tiếng động ở bờ biển, với bờ biển - những tảng đá v. v...
Đó là kiểu liên tưởng gọi là liên tưởng "giáo khoa". Thông thường, liên tưởng phức tạp hơn nhiều lắm.
Tiện đây tôi xin đưa một ví dụ về liên tưởng.
"Lúc này tôi đang viết trong một ngôi nhà nhỏ trên những cồn cát ở vịnh Riga. Trong pḥng bên, một con người vui tính đang đọc to những vần thơ của ḿnh. Đó là nhà thơ Immermanis, người Latvya. Anh vận chiếc áo len đan màu đỏ. Tôi đă nh́n thấy một chiếc áo len như thế đă lâu lắm, từ trước chiến tranh, trên ḿnh nhà đạo diễn Eizenshtein. Tôi gặp Eizenshtein [13] trong một phố Alma-Ata. Ông đang cầm một gói sách vừa mới mua. Sách ông chọn hơi lạ: chỉ dẫn về chơi bóng chuyền, hợp tuyển giáo khoa lịch sử trung cổ, sách học đại số và cuốn Susima của Novikov Priboy.
- Đạo diễn phải biết đủ thứ. Và t́m cách biểu hiện bằng h́nh ảnh cho đủ mọi thứ - Eizenshtein nói.
Tôi hỏi:
- Cho cả những công thức đại số sao?
- Dĩ nhiên! - Eizenshtein trả lời.
Nhà thơ Vlađimir Lugovskoy lúc ấy đang viết một bài thơ trường thiên. Trong đó có một chương nói về Eizenshtein dưới đầu đề: "Alma-Ata [14], thành phố của những giấc mơ". Trong bài thơ có tả những chiếc mặt nạ Mehico treo trong pḥng Eizenshtein. Ông tha chúng về sau chuyến đi Trung Mỹ.
Nói chung, toàn bộ lịch sử xâm chiếm châu Mỹ là lịch sử sự xỏ lá của loài người. Cần phải đặt tên cho nó như vậy. Cái tên "Xỏ Lá" được đặt cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử th́ rất đạt. Nó sẽ kêu vang như một cái tát.
Ôi, những cuộc t́m kiếm đầu đề cực nhọc, thường xuyên.
Nghĩ ra tên sách là một cái tài riêng. Có những người viết hay nhưng lại không biết đặt tên cho tác phẩm của ḿnh. Và ngược lại.
Cũng như có những người kể chuyện hay nhưng lại viết tồi. Họ chỉ biết tán. Cần phải có một tài năng khỏe như Gorky để có thể kể nhiều lần chỉ một câu chuyện thôi và rồi lại viết nó ra một cách mới, khác hẳn câu chuyện miệng. Mà kể chuyện th́ Gorky rất tuyệt. Một câu chuyện thật ở miệng ông lập tức được phong phú thêm bằng rất nhiều chi tiết. Cứ mỗi lần kể, cũng một câu chuyện ấy, những t́nh tiết lại mỗi lúc mỗi nhiều thêm, mỗi khác đi, nó thành ra lư thú hơn. Những câu chuyện miệng của Gorky thực ra là những sáng tác chính cống. V́ thế mà Gorky chán ngán hết sức khi phải tiếp xúc với đám người nhạt nhẽo và chính xác dám nghi ngờ tính xác thực của những chuyện ông kể. Ông chau mày, thôi không kể nữa, và h́nh như ông đă nói: "Sống với các đồng chí trên thế giới này ngán lắm, các đồng chí ạ!". Nhiều nhà văn cũng có tài dựa trên cơ sở những sự kiện thật tạo ra những chuyện kể miệng như thế. Đặc biệt là Mark Twain [15]. Một nhà phê b́nh chiến đấu cho những sự thật vặt vănh đă buộc Mark Twain vào tội dối trá. Mark Twain nổi đóa: "Ông làm ǵ có quyền phán xét tôi nói dối hay không nói dối, trong khi chính ông không biết cả đến cách nói dối tồi tệ nhất và cũng chẳng hiểu người ta nói dối như thế nào? - Mark Twain nói với nhà phê b́nh - Muốn quả quyết một cách mạnh dạn như thế cần phải có nhiều kinh nghiệm trong chuyện đó, ông bạn ạ. Mà ông th́ không có kinh nghiệm và không thể nào có nó được. Trong lĩnh vực này, ông là kẻ dốt nát và ngu ngốc".
Inf kể lại rằng trong một thành phố nhỏ ở quê hương Mark Twain ông thấy có tượng Tom Sawyer, Huckleberry Finn. Trong bức tượng, Finn nắm đuôi một con mèo chết. Ờ nhỉ, tại sao ta lại không dựng tượng các nhân vật văn học? Thí dụ tượng Don Quixote [16] hay Gulliver [17], Pavel Korchagin, Tatiana Larina, Taras Bulba, Pier Bezukhov, Ba chị em của Chekhov, Maksim Maksimych hay Bela của Lermontov? [18]
Tất cả những điều tôi viết ra ở trên là cái dây xích liên tưởng. Số lượng những liên tưởng có thể là vô tận. Nếu như đặt mắt xích đầu vào mắt xích cuối của các liên tưởng ấy lại bên nhau - cái áo len đỏ và tượng Bela - th́, lẽ dĩ nhiên, tất cả đường đi của liên tưởng sẽ giống như sự mê sảng.
Tôi nói nhiều về liên tưởng chỉ v́ nó tham gia rất chặt chẽ trong sáng tác.
Trong câu chuyện dài ḍng về trí tưởng tượng ở trên kia chỉ có một điểm là rơ ràng: nếu không có tưởng tượng th́ không có văn xuôi thật sự và cũng chẳng có thơ.
Có lẽ Bestuzhev - Marlinsky đă nói về tưởng tượng hay hơn hết thảy:
"Cái hỗn mang là tiền thân của sự sáng tạo ra một cái ǵ chân thực, cao cả và nên thơ. Chỉ cần có tia sáng của thiên tài chọc thủng bóng tối ấy. Những hạt nhỏ đấu tranh với nhau, ngang sức nhau c̣n lại tới nay sẽ được t́nh yêu và sự ḥa hợp làm cho tái sinh, chúng sẽ cùng chảy vào một hạt mạnh mẽ nhất, sẽ gắn chặt với nhau, sắp xếp thành những tinh thể lóng lánh, sẽ hiện lên như những ngọn núi, sẽ tràn trề như biển, và một sức sống sinh động sẽ viết những chữ tượng h́nh khổng lồ lên trên thế giới mới".
Đêm đến và sức mạnh của tâm hồn từ từ trỗi dậy. Tạm thời nó chưa có tên. Ta sẽ gọi nó bằng cái ǵ đây? Tưởng tượng, hoang tưởng, sự thâm nhập vào những lỗ hổng nhỏ nhất của ư thức con người chăng, cảm hứng chăng? Niềm phấn khởi trong tâm hồn hay là sự b́nh yên? Niềm vui hay nỗi buồn? Ai biết được!
Tôi tắt đèn và đêm bắt đầu từ từ sáng. Ánh tuyết phản chiếu ngấm vào đêm tối. Vịnh biển trong băng. Như một chiếc gương mờ khổng lồ, nó ánh lên đêm tối và biến đêm tối thành cái tranh tối tranh sáng trong suốt.
Trông rơ những ngọn thông Baltic. Ngoài xa, những chuyến tàu chạy điện đi ngang, dội lên tiếng ầm ầm lớn dần đều đặn. Và lại yên lặng, cái yên lặng đặc biệt, tưởng chừng nghe rơ cả tiếng xào xạc nhỏ nhất của những cây tùng bách ngoài cửa sổ và tiếng lách tách khe khẽ khó hiểu. Tiếng ấy trùng hợp với những tia sáng lóe ra từ những v́ sao. Có lẽ băng giá từ những v́ sao rơi xuống và khe khẽ kêu lên những tiếng lách tách và leng keng.
Trong nhà vắng lặng. Một ḿnh tôi. Ngay cạnh tôi là biển cả ngoài trăm dặm. Bên kia những cồn cát là những đầm lầy rộng lớn và những khu rừng thấp... Không ai có bên ḿnh. Nhưng chỉ cần đốt đèn lên, ngồi xuống trước bàn và bắt đầu viết bất kỳ về một chuyện nào đó, thế là cảm giác cô độc đă mất đi rồi. Tôi không phải chỉ có một ḿnh. Từ căn pḥng nhỏ hẹp này tôi có thể nói chuyện với hàng vạn người, với cả thế giới. Tôi có thể kể cho họ nghe bất cứ câu chuyện nào, làm cho họ vui hoặc buồn, gợi lên trong họ sự suy nghĩ hoặc niềm căm giận, t́nh yêu và ḷng trắc ẩn, làm người dẫn đường, cầm tay họ mà dắt họ đi trong cuộc đời. Cuộc đời được xây dựng ở đây, trong bốn bức tường này, nhưng nó vượt thoát ra vũ trụ.
Cầm lấy tay họ mà đưa họ đi đón b́nh minh. B́nh minh nhất định sẽ đến. Ở đàng đông nó đă bắt đầu chọc thủng màn đêm và soi sáng chân trời bằng một màu xanh rất nhạt tạm thời c̣n xa lắc.
Tôi vẫn chưa biết ḿnh sẽ viết ǵ. Ư nghĩ trong tôi không khác ǵ nỗi bồi hồi, niềm mong ước muốn truyền đạt cho người khác tất cả những ǵ đang tràn ngập trí óc tôi, trái tim tôi, toàn bộ con người tôi. Ư nghĩ có trong tôi, nhưng nó sẽ đổ đi đâu, sẽ t́m được cách diễn đạt nào, chính tôi cũng chẳng rơ. Nhưng tôi biết tôi sẽ viết v́ ai. Tôi sẽ nói chuyện với cả thế giới. Thật là khó, gần như không thể nào mường tượng ra bằng h́nh ảnh khái niệm đó - cả thế giới.
Bao giờ ta cũng nghĩ về một người nào đó, dù chỉ là một em gái bé có đôi mắt sáng long lanh, cái em bé đă chạy trên cánh đồng cỏ đón tôi để khi chạy tới nơi, nắm lấy khuỷu tay tôi mà nói, thở dốc v́ chạy nhanh:
- Cháu đợi chú ở đây đă lâu lắm rồi. Cháu đă hái được một bó hoa và đọc thuộc ḷng chín lần chương thứ hai cuốn Evgeny Onegin [19]. Mọi người đang đợi chú ở nhà, quanh đi quẩn lại có bằng ấy người, buồn lắm. Chú kể cho mọi người nghe ngay đi, lúc chú ở hồ có chuyện ǵ xảy ra và nhớ bịa thêm một cái ǵ cho thú vị. Hay không, chú đừng bịa, mà cứ kể như thực ấy, bởi v́ cứ thế thôi trên những cánh đồng cỏ này đă đẹp lắm và hoa tường v́ đă bắt đầu nở lần thứ hai. Thú quá, chú ạ!
Mà cũng có thể, tôi sẽ kể cho một người đàn bà mà cuộc sống của người đó gắn bó với cuộc sống của tôi, bởi những năm khó khăn, sung sướng và dịu dàng, gắn bó chặt chẽ đến nỗi ngày nay không có ǵ có thể làm chúng tôi sợ hăi.
Mà có thể, tôi viết cho bạn bè tôi. Vào tuổi tôi, bè bạn mỗi năm một thưa dần.
Nhưng nói cho cùng, tôi viết cho những ai muốn đọc những ḍng này.
Tôi không biết tôi sẽ viết ǵ. Có lẽ tại tôi muốn nói quá nhiều và c̣n chưa chọn được trong những ư nghĩ của ḿnh một ư nghĩ có khả năng như cục nam châm hút được tất cả những ư nghĩ khác về nó và bắt chúng nằm vào trong câu chuyện một cách gọn gàng.
Trạng thái ấy quen thuộc đối với tất cả những người cầm bút.
Turgenev nói:
- Không phải vô cớ mà những nhà thơ đă nói đến cảm hứng. Tất nhiên nàng thơ không phải từ đỉnh Olympus xuống với họ và mang tới cho họ những bài ca viết sẵn, nhưng trong họ có một tâm trạng đặc biệt, giống như là cảm hứng. Những vần thơ của Fet [20] bị người ta giễu cợt rất nhiều, trong đó ông nói rằng chính ông cũng không biết ḿnh sẽ hát ǵ, nhưng "bài ca tự nó sẽ chín", đă nói lên rất đúng tâm trạng trên. Có những phút ta cảm thấy muốn viết nhưng chưa biết ta sẽ viết ǵ, có điều ta biết trước rằng  ḿnh sẽ viết. Tâm trạng ấy được các nhà thơ gọi là "thiên giáng". Những phút ấy là nguồn khoái cảm duy nhất của người nghệ sĩ. Nếu không có những phút như thế th́ chẳng ai muốn viết. Sau đó, khi phải xếp dọn cho có thứ tự tất cả những ǵ đang quay cuồng trong đầu, khi phải biểu hiện tất cả những cái đó trên mặt giấy, th́ cái ray rứt mới bắt đầu".
Đang đêm bất thần xuất hiện một âm thanh. Đó là tiếng c̣i của một con tàu thủy ở xa. Nó từ đâu đến đây, trong vùng băng giá này?
Ngày hôm qua báo chí Riga loan tin có một chiếc tàu phá băng từ Leningrađ vào vịnh. Chắc đấy là tiếng c̣i của nó.
Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện của một viên hoa tiêu tàu phá băng kể rằng khi len lỏi qua vịnh Phần Lan, ông bắt gặp trên mặt băng một ôm hoa đồng giản dị đă héo. Hoa bị tuyết phủ đầy. Ai đă đánh rơi chúng ở đây, trên hoang mạc băng tuyết này? Chắc chúng đă rơi từ một con tàu nào đó khi nó phá vỡ lớp băng mỏng đầu tiên.
H́nh tượng nảy ra. Với một sức mạnh không hiểu nổi v́ sao mà có, nó dẫn ta tới với một câu chuyện thần kỳ c̣n chưa rơ nét.
Cần phải khám phá ra điều bí ẩn của những bông hoa chết cóng kia. Mọi người đều cùng đoán. Người nào trông thấy những bông hoa kia cũng đều có những phỏng đoán của ḿnh.
Tôi cũng có những phỏng đoán của tôi, mặc dầu tôi không trông thấy những bông hoa ấy. Không biết có phải chính là những bông hoa của em gái bé chạy lại đón tôi đă nhặt trên những đồng cỏ không? Hẳn vẫn là những bông hoa ấy. Nhưng tại sao chúng lại rơi trên băng? Cái đó chỉ có thể xảy ra trong một chuyện thần tiên, thứ chuyện không thèm đếm xỉa đến giới hạn trong thời gian cũng như trong không gian.
Tự nhiên ta nghĩ ngay đến mối quan hệ đặc biệt, thuần túy đàn bà đối với hoa. Nó khác hẳn với cái mà cánh đàn ông chúng ta có. Đối với chúng ta, hoa là vật trang trí. Đối với đàn bà, hoa là những sinh vật, những vị khách từ cái thế giới mà chúng ta, những người lớn tuổi và bận rộn làm ăn chỉ thấy nó khi đi ngang và nh́n nó bằng cái nh́n kẻ cả.
Đáng giận là buổi b́nh minh vào sáng quá nhanh. Ánh sáng ban ngày có thể xua đi những ư nghĩ mà tôi vừa nói trên, làm cho chúng trở thành tức cười dưới tầm mắt những người nghiêm nghị.
Gặp ánh mặt trời, nhiều câu chuyện huyền hoặc co rúm lại và lẩn đi như những con sên thu ḿnh vào trong vỏ.
Đúng thế, câu chuyện thần tiên, tuy c̣n chưa rơ nét, nhưng nó đă ra đời. Hầu như không thể nào ngăn nổi những câu chuyện thần tiên, những truyện ngắn truyện dài, một khi chúng đă h́nh thành. Cái đó chẳng khác ǵ giết chết một sinh mạng. Chúng ta bắt đầu tự lớn lên trong ư thức của chúng ta.
Và cuối cùng, đă đến lúc câu chuyện thần tiên được đưa lên mặt giấy. Phần nhiều khi viết nó ra, ta cũng cảm thấy chật vật chẳng khác ǵ muốn truyền đạt bằng lời cái hương thơm phảng phất của cỏ. Khi viết truyện, hầu như ta phải nín thở để khỏi làm bay mất lượt bụi mỏng manh phủ trên ḿnh nó. Và phải viết cho thật nhanh, bởi v́ ánh thấp thoáng của h́nh bóng và những cảnh riêng biệt nhẹ nhàng, trôi qua nhanh lắm. Không được chậm chạp, không được tụt lại đàng sau bước chạy của trí tưởng tượng.
Câu chuyện thần tiên đă viết xong. Và ta lại muốn một lần nữa, với ḷng biết ơn, được nh́n vào trong những đôi mắt sáng long lanh, nơi câu chuyện sẽ sống măi đời đời.

---------------
Chú thích:

[1] Émile Zola (1840-1902), nhà văn Pháp.
[2] Galileo Galiee (1564-1642), nhà vật lư và thiên văn người Ư.
[3] Acropolis (tiếng Hi Lạp akros = cao nhất,: polis = thành phố), công tŕnh kiến trúc ở Athenaa, thế kỷ 5 trước C. N.
[4] Marat, Jean Paul (1743-1793), nhà báo, nhà chính trị nổi tiếng trong cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
[5] lsaac Newton (1643 - 1727) nhà toán học kiêm vật lư học Anh.
[6] Tristan và Iseult, truyền kỳ về một chuyện t́nh bi thảm thời trung cổ, trong đó hai người yêu nhau chỉ được đoàn tụ sau cái chết. Nhạc sĩ Wagner đă làm một opera theo đề tài này. Câu chuyện dân gian truyền khẩu c̣n có tên là Tristram và Iseult, Tristan và Isolde.
[7] La Marseillaise, quốc thiều Pháp, được phổ biến rộng răi trong Đại cách mạng Pháp 1789, đầu tiên do Rouget de Lisle, sĩ quan trong quân đoàn sông Rhin sáng tác cho quân đoàn.
[8] Nhân vật trong vở kịch cùng tên của Shakespeare.
[9] Tước quư tộc thấp nhất trong các hàng quư tộc Tây Ban Nha.
[10] Một tiểu vương quốc phía Bắc Tây Ban Nha.
[11] Columbus, Christopher (hoặc, theo tiếng Ư Cristoforo Colombo, tiếng Tây Ban Nha Cristóbal Colón) (1451-1506), nhà du hành hàng hải Ư - Tây Ban Nha, người đầu tiên t́m ra châu Mỹ.
[12] Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711-1765), nhà văn, nhà hóa học, nhà thiên văn học Nga.
[13] Sergey Mikhailovich Eizenshtein (1898-1948), đạo diễn phim, nhà lư thuyết điện ảnh Nga.
[14] Thủ đô của Cộng ḥa Kazakhstan.
[15] Mark Twain, bút danh của Samuel Langhome Clemens (1835-1910), nhà văn Hoa Kỳ.
[16] Bản dịch ở Việt Nam trong thập niên 60 có tên Đôn Kihôtê.
[17] Nhân vật trong cuốn "Gulliver Du Kư" của Johnathan Swift (1667-1745, bút danh của Isaac Bickerstaff).
[18] Các nhân vật trong các tác phẩm lớn của các nhà văn nhà thơ cổ điển Nga và Liên Xô (cũ).
 [19] Tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ A. Pushkin.
[20] Nhà thơ Nga đầu thế kỷ 20.


Chuyến xe đêm

Tôi muốn viết hẳn một chương riêng về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó tới đời sống của chúng ta. Nhưng nghĩ lại, tôi đă viết thay vào đó một truyện ngắn về nhà thơ Andersen. Tôi nghĩ rằng truyện ngắn này có thể thay thế cho chương sách và hơn nữa, nó có thể làm ta h́nh dung rơ ràng trí tưởng tượng hơn là những câu chuyện chung chung về đề tài này.

Trong cái khách sạn bẩn thỉu và cũ kỹ này của thành Venezia không sao bới đâu ra mực. Mà ở đây người ta cần quái ǵ đến mực kia chứ. Để viết những bản thanh toán quá giá cho khách trọ chăng?
Thật ra, khi Andersen mới đến khách sạn này th́ mực trong cái lọ bằng thiếc cũng vẫn c̣n lại một ít. Chàng dùng mực ấy viết một câu chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện mỗi lúc một nhợt nhạt trông thấy bởi Andersen đă mấy lần phải pha thêm nước lă vào. Thế là chàng không viết hết được câu chuyện - đoạn kết vui vẻ của nó vẫn c̣n nằm ở đáy lọ.
Andersen tủm tỉm cười và định bụng sẽ đặt tên cho câu chuyện cổ tích sau là "Câu chuyện c̣n nằm dưới đáy b́nh mực cạn".
Chàng yêu mến Venezia và đặt tên cho nó là "bông sen úa".
Những đám mây đen, thấp, cuồn cuộn trên mặt biển mùa thu. Trong những sông đào róc rách một thứ nước hôi hám. Gió lạnh thổi trên những ngă ba, ngă tư đường phố. Nhưng khi mặt trời vừa ló ra th́ màu đá hồng đă trồi lên từ dưới đám rêu xanh và sau khung cửa sổ, cả thành phố hiện ra như một bức tranh của Canaletto, nhà danh họa già thành Venezia.
Thực vậy, Venezia có hơi buồn nhưng thật là đẹp. Nhưng đă đến lúc phải xa nó để đi tới những thành phố khác.
V́ thế mà Andersen đă chẳng luyến tiếc bao nhiêu khi bảo tay bồi pḥng đi mua vé cho chuyến xe đêm sang Verona.
Tay bồi pḥng thật xứng với cái khách sạn. Đó là một anh chàng lười biếng, lúc nào cũng ngà ngà say, hay ăn cắp vặt nhưng có gương mặt hồn nhiên, cởi mở. Y chưa hề dọn pḥng cho Andersen lần nào, đến nỗi có việc quét cái sàn đá thôi y cũng chẳng làm.
Từ những màn nhung đỏ thắm ở cửa, mối bay ra trông giống như đàn ong vàng óng. Muốn rửa mặt phải dùng cái chậu sứ rạn có h́nh những cô gái vú nở đang tắm. Cây đèn dầu đă găy. Thay vào đó người ta đặt trên bàn một chân nến nặng nề bằng bạc trên có một mẩu nến dở, thứ nến làm bằng mỡ lợn. Có dễ từ thời Titian cây đèn chưa hề được lau rửa.
Từ dưới tầng thứ nhất, nơi có quán rượu rẻ tiền, bốc lên nồng nặc mùi thịt cừu rán và mùi tỏi. Những cô gái trẻ bận áo lót nhung xơ xác buộc lỏng lẻo bằng những dải đă đứt, suốt ngày cười oang oang và gây lộn với nhau.
Đôi khi họ đánh nhau, giằng kéo nhau, túm lấy tóc nhau. Có những lần Andersen đi ngang đám đánh nhau, chàng dừng lại và thán phục nh́n những mái tóc rối tung, những gương mặt đỏ gay v́ tức giận và những con mắt long lanh khao khát trả thù.
Nhưng đáng yêu hơn cả tất nhiên vẫn là những giọt nước mắt tức giận trào ra và chảy trên g̣ má như những hạt kim cương.
Khi thấy chàng, các cô gái dịu đi, ngượng ngùng trước ông khách gầy c̣m và lịch sự có cái mũi thanh tú. Họ tưởng chàng là một người làm tṛ quỷ thuật vừa ghé qua đây, mặc dầu họ gọi chàng là "signor thi sĩ" với vẻ kính nể. Theo hiểu biết của họ, chàng là một nhà thơ kỳ dị. Chàng sống không hăng say. Chàng không hát theo lục huyền cầm những khúc thuyền ca làm tan nát ḷng người và không mê hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Chỉ có mỗi một lần chàng rút lấy bông hồng đỏ thắm vẫn thường cài ở khuyết áo ra tặng cho cô bé rửa bát xấu xí nhất bọn, hơn nữa, c̣n khập khiễng, lắc lư như một con vịt.
Khi tay bồi pḥng đi rồi, Andersen chạy lại cửa sổ, hé mở chiếc rèm nặng nề và trông thấy y vừa đi vừa huưt sáo miệng dọc bờ con sông đào. Khi đi ngang qua chị hàng tôm mặt đỏ gay, y liền giơ tay ra bóp vú và bị một cái tát váng óc.
Sau đấy y đứng lại rất lâu trên chiếc cầu cong và chăm chú nhổ vào cái vỏ trứng rỗng trôi lềnh bềnh dưới chân cầu. Cuối cùng y nhổ trúng và chiếc vỏ trứng ch́m lỉm. Đoạn, y lại gần chú bé đội chiếc mũ dạ rách. Chú bé đang câu cá. Y ngồi xuống một bên, đăm đăm nh́n chiếc phao và chờ xem có con cá lang thang nào cắn mồi không.
- Trời ơi! - Andersen tuyệt vọng kêu lên - Chả có lẽ mà hôm nay ḿnh sẽ không đi Verona được chỉ v́ cái thằng cha đần độn này?
Andersen mở toang cửa sổ. Tiếng kính cửa rung mạnh đến nỗi tay bồi pḥng nghe thấy và ngẩng đầu lên. Andersen giơ hai tay lên trời, phẫn nộ lắc lắc hai quả đấm, dọa nạt.
Tay bồi pḥng giật chiếc mũ của thằng bé, hoan hỉ giơ mũ vẫy Andersen rồi chụp nó lên đâu thằng bé và nhảy cẫng lên, biến mất vào một góc phố.
Andersen phá lên cười. Chàng không tức giận chút nào. Cả đến những chuyện ngộ nghĩnh vặt vănh như thế cũng chỉ làm cho thú say mê du lịch trong người chàng mỗi lúc một mạnh thêm.
Du lịch bao giờ cũng hứa hẹn những điều bất ngờ. Ai biết trước được khi nào ta sẽ bắt gặp cái nh́n hóm hỉnh của một người con gái ngời sáng nơi khóe mắt; khi nào những ngọn tháp của một thành phố không quen biết sẽ hiện lên ở đàng xa, và khi nào ta sẽ thấy cột buồm của những con tàu lớn nghiêng ngả ở chân trời! Ta không thể biết trước vần thơ nào sẽ đến với ta trước cảnh băo giông gầm thét trên dăy Alps và giọng ai sẽ ngân nga cho ta, như tiếng nhạc ngựa đường trường, bài ca về một cuộc t́nh dang dở.
Tay bồi pḥng mang tấm vé xe về nhưng không trả lại tiền thừa. Andersen túm lấy cổ y và lịch sự tống y ra hành lang. Ở đó chàng đùa bỡn đập nhẹ lên gáy y một cái và tay bồi pḥng liền phóng thẳng xuống cái cầu thang ọp ẹp, nhảy cách bậc và hát ầm ĩ.

o0o

Xe vừa ra khỏi thành Venezia th́ trời đổ mưa lâm thâm. Đêm tối hạ xuống đầm lầy.
Tay xà ích than phiền rằng chắc hẳn chính quỷ vương đă bày ra cái chuyện bắt xe chạy đường Venezia - Verona phải đi đêm đi hôm như thế này.
Hành khách không trả lời. Tay xà ích im lặng rồi giận dữ nhổ bọt và báo trước để hành khách biết rằng ngoài mẩu nến tàn trong cái đèn bằng sắt tây không c̣n một cây nến nào đâu đấy.
Không ai chú ư đến chuyện đó. Y bèn tỏ ư hoài nghi về đầu óc khách trên xe, cho rằng họ không c̣n minh mẫn, và nói thêm rằng Verona là chốn khỉ ho c̣ gáy, người đứng đắn chẳng ai đến đó làm ǵ.
Khách đi xe biết y nói tầm bậy, nhưng không ai buồn phản đối.
Trên xe cả thảy có ba người; Andersen, một giáo sĩ có tuổi, vẻ cau có, và một thiếu phụ mặc áo choàng màu xẫm. Andersen có cảm giác như thiếu phụ lúc th́ trẻ, lúc th́ già, lúc th́ đẹp, lúc th́ xấu. Tất cả cái đó là do ánh lửa lập ḷe của ngọn nến sắp cháy hết trong đèn gây nên.
- Hay là ta tắt nó đi? - Andersen hỏi - Bây giờ cũng chẳng cần đến nó. Đến lúc cần lại chẳng có mà thắp.
Giáo sĩ kêu lên:
- Đây là một ư nghĩ không bao giờ có thể có trong đầu một người Ư.
- Tại sao vậy?
- Người Ư không biết pḥng hờ cái ǵ hết. Họ sực nhớ ra và kêu la ầm ĩ khi đă chẳng c̣n cách nào cứu văn.
Andersen hỏi:
- Thưa cha, chắc cha không phải là người của cái dân tộc nhẹ dạ ấy?
- Tôi là người Áo!
Giáo sĩ giận dữ đáp.
Câu chuyện dứt. Andersen thổi tắt ngọn nến. Một lát sau thiếu phụ lên tiếng:
- Ở vùng này của nước Ư đi đêm không đèn mà lại hay cơ đấy.
- Dù sao th́ tiếng bánh xe cũng vẫn cứ tố cáo có chúng ta đang ở trên xe - giáo sĩ phản đối và nói thêm. - Đi đêm đi hôm thế này, phàm là đàn bà con gái th́ phải có người nhà đi hộ tống.
Thiếu phụ trả lời và cười hóm hỉnh:
- Người hộ tống của tôi ngồi kề tôi đó.
Thiếu phụ muốn nói Andersen. Chàng liền trật mũ cảm ơn người bạn đồng hành.
Ngọn nến vừa tắt th́ tiếng động và mùi hương xông lên càng mạnh, như thể chúng mừng rỡ v́ đối thủ của chúng đă biến mất. Tiếng vó ngựa, tiếng lạo xạo của bánh xe lăn trên sỏi, tiếng nhíp xe cọt kẹt và tiếng mưa vỗ lộp bộp vào mui xe nghe càng to. Mùi cỏ ẩm ướt và mùi băi lầy lọt vào qua cửa xe cũng đậm thêm.
- Lạ thật! - Andersen nói - Ở Ư, tôi đinh ninh sẽ được thấy mùi rừng bưởi, hóa ra lại gặp cái không khí đất nước phương bắc của tôi.
Thiếu phụ nói:
- Sắp khác rồi đấy, thưa tôn ông! Xe đang lên đồi. Trên kia không khí ấm hơn.
Ngựa đi bước một. Quả thực xe đang lên một sườn đồi thoai thoải.
Nhưng đêm không v́ thế mà sáng hơn. Trái lại, trời càng tối v́ hai bên đường kéo dài những hàng du cổ thụ. Dưới cành lá ḷa x̣a của chúng bóng tối càng dày đặc hơn và im lặng hơn. Chỉ hơi nghe tiếng mưa ŕ rào trên lá.
Andersen hạ cửa xuống. Một cành du ngó vào xe. Andersen bứt vài chiếc lá làm kỷ niệm.
Giống như nhiều người giàu tưởng tượng, chàng say mê thu lượm đủ mọi thứ lặt vặt trong những chuyến đi. Nhưng những cái lặt vặt ấy có một đức tính quư báu: chúng làm sống lại dĩ văng, nhắc lại cái trạng thái tâm hồn đă có trong chàng đúng lúc chàng nhặt những mảnh vỡ của một bức tranh ghép, một chiếc lá du, hay móng sắt bong ra của một con lừa nào đó.
- Đêm rồi!
Andersen tự nhủ.
Lúc này chàng thích bóng tối hơn là ánh sáng mặt trời. Bóng tối cho phép chàng được yên tĩnh suy nghĩ về mọi thứ trên đời. Và khi chàng suy nghĩ chán rồi th́ bóng tối lại giúp chàng tưởng tượng ra đủ mọi chuyện trong đó nhân vật chính là bản thân chàng.
Trong những câu chuyện ấy Andersen bao giờ cũng h́nh dung ḿnh rất đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát. Chàng hào hiệp phân phát cho người xung quanh những lời nói làm họ say sưa, những lời mà các nhà phê b́nh đa cảm gọi là "hoa thơ".
Thực ra, chàng rất xấu xí và chàng cũng biết rơ điều đó. Chàng cao ngổng và nhút nhát. Tay chân chàng ḷng tḥng như tay chân con rối dưới sợi dây treo. Những con rối mà ở quê chàng trẻ con gọi là "hampenman".
Với những đặc tính như thế chàng không hy vọng được phụ nữ chú ư. Nhưng khi những người con gái đi ngang mặt chàng như đi qua một cái cột đèn th́ ḷng chàng vẫn cứ thấy đau đau.
Andersen thiu thiu ngủ.
Khi chàng mở mắt, vật mà chàng nh́n thấy trước tiên là một ngôi sao lớn màu lá mạ. Nó tỏa sáng ngay sát mặt đất. Đêm chừng đă khuya.
Xe đă dừng lại. Ở bên ngoài có tiếng nói lao xao. Andersen lắng nghe. Tay xà ích đang mà cả với mấy cô gái vừa gọi xe đỗ lại giữa đường.
Giọng các cô gái dịu ngọt và gịn giă đến nỗi cái cuộc mà cả du dương ấy giống như một khúc ngâm trong ca kịch cổ.
Tay xà ích không bằng ḷng cho họ quá giang tới một thị trấn chắc là rất nhỏ bé nào đó với giá họ trả. Mấy cô gái nhao nhao nói rằng họ đă gom hết tiền túi mà họ có và cả ba không c̣n tiền thêm nữa.
- Thôi được! - Andersen bảo tay xà ích - Tôi sẽ trả nốt số tiền thiếu mà anh đă càn rỡ đ̣i các cô ấy. Tôi sẽ c̣n trả thêm nữa nếu như anh thôi không ăn nói bất lịch sự với khách và tán dóc.
- Thôi được, xin mời các mỹ nương lên xe. - tay xà ích nói với các cô gái - Hăy cảm ơn Đức Mẹ đă run rủi cho các cô gặp cái ông hoàng ngoại quốc quen ném tiền qua cửa sổ này. Thực ra, chẳng qua ông ấy không muốn xe phải dừng lại v́ các cô, thế thôi. Chứ ông ấy báu các cô lắm đấy!
- Giêsu, lạy Chúa tôi! - nhà tu hành rền rĩ.
- Các cô lại ngồi gần tôi cho ấm. - thiếu phụ nói.
Mấy cô gái chuyền nhau đồ đạc, ŕ rầm bàn tán và lên xe, chào mọi người, bẽn lẽn cảm ơn Andersen, rồi ngồi xuống và im lặng.
Họ mang theo lên xe mùi phó mát sữa cừu và mùi bạc hà. Andersen lờ mờ trông thấy lấp lánh những hạt thủy tinh trong những đôi hoa tai rẻ tiền của các cô gái.
Xe đi. Sỏi lại lạo xạo dưới bánh. Các cô gái bắt đầu ŕ rầm tṛ chuyện.
- Họ muốn biết tôn ông là ai, có thật là một ông hoàng ngoại quốc không? Hay chỉ là một du khách b́nh thường?
Thiếu phụ lên tiếng và Andersen đoán nàng đang mỉm cười trong bóng tối.
- Tôi là nhà tiên tri - không đắn đo, Andersen đáp - Tôi có tài biết được tương lai và nh́n rơ trong bóng tối. Nhưng tôi không phải là một tên bịp bợm. Và, nếu như tiểu thư muốn, tôi là một thứ ông hoàng, có thể nói như thế, một ông hoàng nghèo ở cái xứ sở mà Hamlet đă sống ngày xưa.
- Ông làm thế nào trông rơ được trong đêm như mực thế này? - một cô gái ngạc nhiên hỏi.
- Như cô chẳng hạn. - Andersen trả lời. - Tôi nh́n thấy cô rơ đến nỗi trước vẻ kiều diễm của cô ḷng tôi đă phải đắm say.
Chàng nói điều ấy và cảm thấy mặt ḿnh lạnh toát. Cái trạng thái mà chàng thường trải qua mỗi lần sáng tác thơ hoặc chuyện cổ tích đă đến gần.
Nỗi ưu tư nhẹ nhàng, những từ ngữ không hiểu từ đâu đến, cảm giác bất ngờ về sức mạnh của thơ ca, về quyền lực của ḿnh đối với trái tim người, tất cả ḥa hợp trong trạng thái ấy.
Giống như trong một câu chuyện chàng viết, nắp chiếc rương thần cũ kỹ bỗng bật mở với một tiếng động ṛn ră. Trong chiếc rương ấy giấu kín những ư nghĩ chưa thốt thành lời và những t́nh cảm c̣n ngủ yên, tất cả vẻ tuyệt kỳ của trái đất - tất cả những màu những sắc, những âm thanh, những làn gió ngát hương, những chân trời bao la nơi biển cả, tiếng lao xao của rừng, những dằn vặt của t́nh yêu và tiếng líu lo con trẻ.
Andersen không biết gọi trạng thái ấy là ǵ. Người th́ gọi nó là cảm hứng, người th́ gọi là sự hưng phấn, c̣n người khác th́ lại gọi nó là tài xuất khẩu thành chương.
Im lặng một lát, chàng điềm đạm nói:
- Tôi tỉnh giấc và nghe thấy giọng các cô trong đêm. Các cô gái xinh đẹp ơi, như thế cũng đủ để cho tôi quen biết các cô và c̣n hơn thế nữa, đủ để cho tôi yêu các cô như những cô em gái qua đường. Tôi nh́n thấy các cô rất rơ. Đây này, thí dụ như cô, cô con gái có mái tóc sáng và nhẹ. Cô là cô gái hay cười khanh khách và cô yêu hết thảy mọi vật đến nỗi những con sáo rừng cũng phải xà xuống đậu trên vai cô khi cô vun xới trong vườn.
Một cô gái lớn tiếng th́ thào:
- Ôi, Nicolina, ông ấy nói đằng ấy đấy!
- Cô có một trái tim sôi nổi, cô Nicolina ạ - Andersen vẫn điềm đạm tiếp. - Nếu như chẳng may có chuyện ǵ không lành xảy tới với người yêu của cô, cô sẽ chẳng hề đắn đo suy nghĩ mà vượt qua ngàn dặm núi tuyết và sa mạc để gặp mặt và cứu chàng. Tôi nói có đúng không nào?
Nicolina bối rối, ấp úng:
- Vâng, em sẽ đi thật... Nếu ông đă nghĩ như thế.
- Các cô tên là ǵ? - Andersen hỏi.
Một cô trong bọn vui vẻ trả lời thay các bạn:
- Chúng em là Nicolina, Maria và Anna.
- Cô Maria ạ, tôi thực không muốn nói về sắc đẹp của cô. Tôi nói tiếng Ư không thạo. Nhưng từ thuở thiếu thời tôi đă nguyện với Nàng Thơ rằng tôi sẽ ca tụng sắc đẹp, bất cứ tôi gặp nó nơi nào.
- Lạy chúa tôi! - nhà tu hành nói khẽ - Ông này bị nhện độc cắn rồi. Ông ta đă hóa rồ.
- Có những cô gái thực là kiều diễm. Phần nhiều, họ là những người bản tính kín đáo. Họ sống với niềm đam mê cháy bỏng trong ḷng, không thổ lộ với ai. Niềm mê say ấy tưởng chừng như từ bên trong tỏa ra làm cho mặt họ nóng bừng. Cô là một người như thế đấy, cô Maria ạ! Những phụ nữ như thế thường có số mệnh kỳ lạ. Họ, hoặc là rất đau khổ, hoặc là rất hạnh phúc.
- Tôn ông đă gặp những người như thế bao giờ chưa? - thiếu phụ hỏi.
- Ngay lúc này đây, tôi đă gặp họ - Andersen trả lời - Tôi không phải chỉ nói về cô Maria mà cả về tiểu thư nữa, thưa tiểu thư.
- Tôi mong rằng tôn ông nói thế không phải cốt cho đêm dài chóng qua - người đàn bà nói, giọng run run - Điều tôn ông vừa nói thật là tàn ác đối với cô gái kiều diễm này.
Và nàng nói thêm, khe khẽ:
- Và cả với tôi nữa.
- Thưa tiểu thư, chưa lúc nào tôi nghiêm chỉnh như lúc này.
- Vậy th́ sao? - Maria hỏi. - Liệu em có hạnh phúc hay không?
- Cô muốn ở cuộc đời rất nhiều, mặc dầu cô chỉ là một cô gái quê giản dị. V́ thế mà cô không dễ được hưởng hạnh phúc đâu. Nhưng rồi cô sẽ gặp một người xứng đáng với trái tim hay đ̣i hỏi của cô. Người cô chọn tất nhiên là một người xuất sắc. Có thể người đó là họa sĩ, là nhà thơ, là chiến sĩ đấu tranh cho tự do của nước Ư... Mà cũng có thể đó chỉ là một chàng mục đồng hay một anh lính thủy, nhưng là người có một tâm hồn lớn. Nói cho cùng, họ cũng chẳng có ǵ khác nhau.
- Thưa ông, em không nh́n thấy ông, v́ thế em cứ hỏi mà không thẹn thùng - Maria rụt rè nói. - Biết làm thế nào, nếu người ấy đă làm chủ trái tim em rồi. Em mới gặp chàng có vài bận, thậm chí cũng chẳng biết chàng bây giờ ở đâu.
- Cô cứ t́m đi! - Andersen nói lớn. - Rồi cô sẽ t́m thấy, chàng khắc yêu cô.
Anna vui vẻ nói:
- Maria! Th́ đấy chính là cái anh chàng họa sĩ ở Verona chứ ai...
- Im đi! - Maria mắng át.
Thiếu phụ nói:
- Verona chẳng phải là một thành phố quá lớn đến nỗi không t́m nổi một người. Cô nhớ lấy tên tôi nhé. Tôi là Helena Guiciolli. Tôi hiện ở Verona. Cô cứ hỏi nhà tôi th́ ai ở Verona cũng biết, người ta sẽ chỉ cho cô. C̣n cô Maria, cô đến Verona đi. Và sẽ ở cùng tôi đến tận cái ngày hạnh phúc mà ông bạn đường thân mến của chúng ta đă tiên đoán cho cô.
Trong bóng tối, Maria t́m bàn tay Helena và áp vào bên má nóng hổi của ḿnh.
Mọi người im lặng. Andersen nhận thấy ngôi sao xanh đă tắt. Nó đă rẽ xuống phía dưới chân trời. Nghĩa là đă quá nửa đêm.
- Ḱa, sao ông không đoán ǵ cho em? - Anna, cô gái nhanh mồm nhanh miệng nhất bọn hỏi.
- Cô sẽ có rất nhiều con - Andersen nói quả quyết - Chúng nó sẽ xếp thành hàng, nối đuôi nhau nhận phần sữa. Cô sẽ mất rất nhiều th́ giờ tắm rửa và chải đầu cho cả lũ. Nhưng chồng cô sẽ giúp cô một tay.
- Có phải là Petro không? - Anna hỏi. - Em báu cái anh chàng béo ục ịch ấy lắm đấy!
- Rồi cô c̣n mất nhiều th́ giờ nữa để hôn vài lần trong một ngày những con mắt long lanh của hết thảy những thằng cu, cái đĩ của cô.
- Trong đất đai của giáo hoàng mà đi nói những lời lẽ điên rồ như thế th́ thật là quá quẩn!
Giáo sĩ nói bằng giọng bực bội, nhưng không ai để ư đến câu nói của ông ta.
Mấy cô gái lại th́ thầm với nhau chuyện ǵ không rơ. Tiếng cười luôn luôn cắt đứt tiếng x́ xào. Cuối cùng Maria nói:
- Thưa ông, bây giờ đến lượt chúng em muốn biết ông là người thế nào. Chúng em th́ lại không nh́n được trong bóng tối.
- Tôi là một nhà thơ đi khắp đó đây - Andersen trả lời - Tôi c̣n trẻ. Tóc tôi rậm, uốn sóng và mặt tôi rám nắng. Đôi mắt xanh của tôi hầu như lúc nào cũng cười, bởi tôi sống không chút ưu tư và ḷng chửa yêu ai. Công việc duy nhất của tôi là đem những món quà nhỏ tặng người khác và làm những việc lăng nhăng cốt để mọi người được vui.
- Thí dụ những việc ǵ, thưa tôn ông? - Helena hỏi.
- Biết kể chuyện ǵ cho tiểu thư nghe đây? Mùa hè năm ngoái tôi ở nhà một người quen làm nghề kiểm lâm ở miền Jusland. Một hôm tôi dạo chơi trong rừng tới một quăng thưa có rất nhiều nấm. Ngay ngày hôm ấy tôi trở lại cánh rừng ấy và giấu dưới mỗi gốc nấm hoặc một cái kẹo bọc giấy bạc, một quả chà là, một bó hoa tí xíu bằng sáp, hoặc một cái đê khâu và một mẩu băng lụa. Sáng hôm sau tôi đi cùng với cháu gái con ông kiểm lâm vào cánh rừng ấy. Cháu bé lên bảy. Thế là dưới mỗi gốc nấm cháu t́m thấy những vật bé nhỏ kỳ lạ kia. Chỉ thiếu có quả chà là. Chắc hẳn nó bị một chú quạ nào đó tha đi mất. Ồ, nếu tiểu thư được trông thấy đôi mắt sáng rực lên v́ sung sướng của em bé! Tôi quả quyết với cháu rằng những vật ấy là của những chú quỷ lùn đă giấu ở đấy.
- Ông đă đánh lừa một đứa bé ngây thơ! - giáo sĩ phẫn nộ - Đó là một trọng tội.
- Không đâu, đó chẳng phải chuyện đánh lừa. Em bé sẽ nhớ ngày hôm ấy suốt đời. Và tôi xin quả quyết với cha rằng trái tim cháu sẽ lâu cằn cỗi hơn trái tim những người không được hưởng chuyện cổ tích ấy. Ngoài ra, thưa cha, tôi cũng muốn nói để cha biết rằng tôi vốn không ưa nghe những lời răn dạy mà người ta muốn buộc tôi phải nghe.
Xe dừng lại. Các cô gái ngồi im không nhúc nhích như bị bỏ bùa. Helena cúi đầu không nói.
Tay xà ích kêu lên:
- Này, các mỹ nương! Tỉnh dậy thôi! Đến nơi rồi.
Các cô gái lại th́ thào chuyện ǵ và đứng dậy.
Trong bóng tối Andersen bỗng thấy hai cánh tay khỏe mạnh ôm lấy cổ chàng và một đôi môi nóng hổi áp vào môi chàng.
- Cảm ơn ông!
Đôi môi nóng hổi ấy th́ thầm và Andersen nhận ra giọng nói của Maria.
Nicolina cảm ơn chàng và hôn chàng rất nhẹ nhàng và âu yếm, tóc cô mơn man trên mặt chàng. Cái hôn của Anna th́ kêu và khỏe. Các cô gái nhảy xuống đất. Xe lại chuyển bánh trên con đường lát đá. Andersen nh́n ra ngoài cửa kính. Nhưng chàng chẳng nh́n thấy ǵ ngoài những ngọn cây đen thẫm in trên nền trời đang chuyển dần sang màu lục nhạt. B́nh minh bắt đầu.

o0o

Thành phố Verona làm chàng ngạc nhiên v́ những ṭa nhà tráng lệ. Mặt tiền trang nghiêm của những công tŕnh xây dựng ganh đua với nhau. Sự ḥa hợp của kiến trúc đáng lẽ phải giúp cho ḷng người yên tĩnh, nhưng ḷng Andersen lại xáo động.
Tối hôm đó Andersen đến giật chuông căn nhà cổ kính của Helena trong một phố hẹp dẫn tới pháo đài.
Chính Helena thân ra mở cửa cho chàng. Cái áo nhung xanh bó sát lấy thân, màu xanh của nhung hắt lên mắt nàng làm cho đôi mắt trở thành xanh ngắt và đẹp vô tả.
Nàng giơ cả hai tay đón chàng, những ngón tay lạnh của nàng nắm chặt lấy bàn tay to lớn của chàng, nàng đi giật lùi kéo chàng vào một gian pḥng nhỏ.
- Tôi nhớ quá chừng! - nàng nói b́nh dị và mỉm cười như có lỗi - Tôi đă cảm thấy thiếu tôn ông rồi.
Andersen tái mặt. Cả ngày hôm ấy chàng chỉ nghĩ đến Helena, ḷng xáo động âm thầm. Chàng biết rằng ḿnh có thể yêu đến đau khổ mỗi lời nói của người đàn bà ấy, yêu từng chiếc lông mi rơi của người đó, từng hạt bụi vương trên tà áo nàng. Chàng hiểu điều ấy. Và chàng nghĩ rằng một mối t́nh như thế nếu cứ để cho nó bùng lên th́ trái tim chàng sẽ không chứa nổi. Nó sẽ mang lại biết bao dằn vặt, biết bao niềm vui, nước mắt và tiếng cười, làm chàng không đủ sức chịu đựng tất cả những đổi thay và những bất ngờ của t́nh yêu ấy.
Và biết đâu, chỉ v́ mối t́nh kia mà những chuyện cổ tích của chàng, như một đàn ong sặc sỡ, sẽ chẳng nhạt phai, sẽ chẳng bỏ chàng bay đi để không bao giờ trở lại. Lúc ấy phỏng chàng c̣n giá trị ǵ?
Dù sao th́ rồi t́nh yêu của chàng cuối cùng cũng sẽ chẳng được đáp lại. Bao lần chàng đă gặp những chuyện như thế. Những người đàn bà như Helena chỉ vâng theo những ư thích nhất thời. Một ngày đáng buồn kia nàng sẽ nhận thấy chàng xấu xí. Chính chàng cũng cảm thấy gớm bản thân ḿnh. Luôn luôn chàng cảm thấy ở sau lưng những cái nh́n chế giễu. Những lúc ấy dáng đi của chàng trở nên cứng quèo, chàng vấp ngă và chỉ muốn chui xuống đất.
Chàng tự nhủ: "T́nh yêu chỉ có thể vĩnh cửu trong trí tưởng tượng và chỉ có trong tưởng tượng t́nh yêu mới có thể vĩnh viễn là thơ là mộng. H́nh như ta tưởng tượng ra t́nh yêu giỏi hơn là được hưởng nó trong đời thực".
Chính v́ thế mà chàng đă đến nhà Helena với ư định cương quyết là gặp nàng xong chàng sẽ đi ngay để không bao giờ gặp lại nữa.
Chàng không dám nói thẳng điều ấy ra với nàng. Giữa hai người đă có ǵ đâu. Họ chỉ mới gặp nhau ngày hôm qua trên một chuyến xe và chưa hề nói với nhau điều ǵ.
Andersen dừng lại bên cửa pḥng. Trong một góc, bức tượng đầu nữ thần Diana bằng đá trắng toát dưới ánh sáng của những cây đèn h́nh như đang tái nhợt đi v́ xúc động trước sắc đẹp của chính ḿnh.
- Ai đă làm cho gương mặt tiểu thư trở thành bất tử trong pho tượng Diana kia vậy! - Andersen hỏi.
- Canova đấy!
Helena trả lời và cúi mặt xuống. H́nh như nàng đă đoán được tất cả những ǵ đang xốn xang trong ḷng chàng.
- Tôi đến đây để từ biệt tiểu thư - Andersen lẩm bẩm bằng một giọng trầm trầm - Tôi sắp trốn khỏi Verona.
- Tôi biết tôn ông là ai rồi - Helena nh́n thẳng vào mặt chàng - Tôn ông là Hans Christian Andersen, nhà thơ và người viết truyện cổ tích danh tiếng. Nhưng hóa ra trong cuộc đời tôn ông lại là người sợ chuyện cổ tích. Đến nỗi tôn ông cũng chẳng có đủ nghị lực và can đảm, thậm chí cho một cuộc t́nh ngắn ngủi.
Andersen thú nhận:
- Đó là cây thập tự nặng nề của tôi.
- Vậy th́ nhà thơ phiêu lăng thân yêu của em! - Helena chua chát nói và đặt tay lên vai Andersen - Anh hăy chạy đi. Chạy cho thoát! Chúc cho đôi mắt anh măi măi tươi cười. Đừng nghĩ ǵ đến em nữa. Nhưng nếu một ngày kia, tuổi già, nghèo nàn và bệnh tật có làm anh đau khổ th́ anh chỉ cần nhắn cho em một lời, em sẽ như cô Nicolina nọ, sẽ đi bộ vượt ngàn dặm qua những núi tuyết và những sa mạc khô cằn để tới an ủi anh.
Nàng gieo ḿnh xuống chiếc ghế bành và lấy tay che kín mặt. Những ngọn nến trên giá nổ lách tách.
Andersen nh́n thấy một giọt nước mắt long lanh rỉ qua những ngón tay nhỏ nhắn của Helena rơi xuống vạt áo nhung và lăn đi.
Chàng xô tới, quỳ xuống trước mặt nàng, áp mặt vào đôi bàn chân ấm áp, khỏe mạnh và dịu dàng của nàng. Helena vẫn nhắm mắt, đưa tay ra ôm lấy đầu chàng, nàng cúi xuống và hôn vào môi chàng.
Giọt nước mắt nóng hổi thứ hai rơi xuống mặt chàng. Chàng cảm thấy vị mặn của nó.
- Anh đi đi! - nàng nói khẽ - Xin Nàng Thơ tha mọi tội lỗi cho anh.
Chàng đứng dậy, cầm lấy mũ và bước vội ra ngoài.
Chuông chầu đổ hồi trên toàn thành Verona.
Hai người không bao giờ gặp nhau nữa, nhưng luôn luôn nghĩ đến nhau.
Có lẽ v́ thế ít lâu trước khi nhắm mắt Andersen đă nói với một nhà văn trẻ:
- Tôi đă trả bằng một giá đắt, có thể nói vô cùng đắt, cho những chuyện cổ tích của tôi. V́ những chuyện cổ tích, tôi đă chối bỏ hạnh phúc mà lẽ ra tôi được hưởng và đă bỏ lỡ mất khoảng thời gian mà đáng lẽ trí tưởng tượng, dù cho có mạnh mẽ và hào nhoáng đến mấy, cũng phải nhường chỗ cho thực tế.
Bạn hỡi, phải biết cách dùng trí tưởng tượng không phải để tạo ra đau buồn, mà để mang lại hạnh phúc cho mọi người và cho bản thân ḿnh.

Cuốn sách định viết từ lâu

Đă lâu lắm rồi, khoảng hơn mười năm trước, tôi đă định bụng viết một cuốn sách không dễ ǵ viết nổi, nhưng là một cuốn sách thú vị, như lúc ấy tôi đă nghĩ và cả bây giờ nữa tôi vẫn nghĩ như thế.
Cuốn sách đó gồm những tiểu sử của những con người xuất chúng.
Tiểu sử của họ phải ngắn và đẹp.
Thậm chí tôi đă bắt đầu lập danh sách những con người xuất chúng cho cuốn sách ấy.
Tôi quyết định đặt vào trong cuốn sách của tôi vài mẩu đời của những người b́nh thường nhất mà tôi đă gặp, những người không tên tuổi, bị ch́m trong quên lăng, nhưng trong thực tế lại chẳng kém ǵ những người đă trở thành danh tiếng và được người đời trọng vọng. Họ chẳng qua không gặp may và không để lại được dấu vết ǵ cho đời sau, dù chỉ là một dấu vết mờ nhạt.. Phần lớn, họ là những người không vụ lợi, biết xả thân v́ nghĩa và là những người cùng bị lôi cuốn bởi một niềm say mê chung.  
Thuyền trưởng đường sông Olenin-Volgar - con người có một cuộc đời muôn màu muôn vẻ - là một trong những người như thế. Ông lớn lên trong một gia đ́nh yêu âm nhạc và học hát ở Ư. Nhưng rồi ông muốn cuốc bộ khắp châu Âu nên đă bỏ học và thực sự đă làm một người hát rong lang thang khắp các nước Ư, Tây Ban Nha, Pháp. Ở nước nào ông cũng hát những bài hát bằng tiếng của nước ấy trong nhịp đệm của cây lục huyền cầm.
Tôi được biết Olenin-Volgar tại ṭa soạn một trong những tờ báo hàng ngày ở Moskva, năm 1924. Một hôm, sau giờ làm việc chúng tôi đề nghị Olenin-Volgar hát cho nghe vài bài trong chương tŕnh hát rong của ông. Không biết người ta kiếm đâu được một cây ghi-ta và thế là ông già gầy c̣m, thấp bé, trong bộ quần áo thuyền trưởng đường sông, bỗng chốc đă biến thành một nghệ sĩ điêu luyện, một diễn viên và một danh ca xuất chúng. Giọng ông hoàn toàn trẻ.
Chúng tôi lặng đi, lắng nghe những giai điệu Ư phóng khoáng chảy trôi, tiếng ầm ầm đứt đoạn trong những bài hát của dân miền Basque, bài Marseillaise hoan hỉ trong tiếng kèn đồng lanh lảnh và khói súng mù mịt.
Sau khi đă đi lang thang khắp châu Âu, Olenin-Volgar làm thủy thủ trên những con tàu viễn dương, đoạt bằng hoa tiêu đường trường, ngang dọc Địa Trung hải nhiều lần, rồi mới trở về Nga và làm thuyền trưởng đường sông Volga. Hồi tôi mới quen ông, Olenin-Volgar đưa tàu chở khách từ Moskva đi Nizhny Novgorođ.
Ông là người đầu tiên dám mạo hiểm đưa con tàu chở khách to lớn vốn dùng để chạy trên giang lộ Volga qua các đập nước hẹp và cũ kỹ của sông Moskva. Mọi người - thuyền trưởng, kỹ sư - quả quyết rằng việc ấy không thể thực hiện được.
Ông là người đầu tiên đề nghị nắn lại ḍng sông Moskva trong vùng Marchugi nổi tiếng, nơi ḍng sông uốn khúc đến nỗi chỉ cần nh́n cái h́nh thù ngoằn ngoèo không biết bao nhiêu lần của nó trên bản đồ cũng đă đủ hoa mắt.
Olenin-Volgar đă viết nhiều bài tuyệt hay về những ḍng sông Nga. Ngày nay những bài ấy đă bị thất tán và ch́m trong quên lăng. Ông biết đủ mọi xoáy nước, băi cạn và những đống gỗ ch́m trên hàng chục con sông. Ông có những kế hoạch đơn giản và không ai ngờ tới về việc cải tiến phương tiện đi lại và vận chuyển đường thủy trên những ḍng sông ấy.
Những lúc rảnh rỗi ông dịch cuốn "Thần khúc" của Dante ra tiếng Nga.
Đó là một con người nghiêm nghị, tốt bụng và hiếu động, người chủ trương mọi nghề đều đáng trọng bởi chúng phục vụ sự nghiệp của nhân dân và giúp cho mỗi người có cơ hội tỏ ra ḿnh là "một con người tốt đẹp trên đất đai tốt đẹp này".  
Tôi c̣n quen một con người giản dị và đáng yêu khác là giám đốc viện bảo tàng địa phương tại một thành phố nhỏ miền Trung Á.
Viện bảo tàng đặt trong một ngôi nhà cổ kính. Ông giám đốc không có người giúp việc nào khác, ngoài bà vợ. Hai người không những chỉ trông nom viện bảo tàng đâu ra đó, mà c̣n tự tay sửa chữa nhà cửa, kiếm củi sưởi và làm đủ mọi việc nặng nhọc linh tinh khác.
Một hôm, tôi bắt gặp hai người đang làm một công việc kỳ quặc. Họ đi đi lại lại măi trong cái phố nhỏ lặng lẽ đầy cỏ mọc và nhặt cho bằng hết những ḥn đá, những viên gạch vỡ nào c̣n nằm vương văi quanh viện bảo tàng.
Th́ ra lũ trẻ đă lấy đá ném vỡ cửa kính viện bảo tàng. Để sau này chúng không c̣n cái để mà ném nữa, ông giám đốc mới quyết định nhặt hết đá, gạch ngoài phố mang vào sân.
Mọi vật trong viện bảo tàng, từ bức thêu ren cổ xưa hoặc viên gạch phẳng hiếm hoi của thế kỷ thứ XIV đến một mẩu than bùn và xác ướp con chuột nước Arhentina - con nutri - cách đây ít lâu vừa được thả vào những đầm lầy địa phương để gây giống, tất cả đều được nghiên cứu và ghi chép cẩn thận.
Nhưng con người khiêm tốn, bao giờ cũng nói khẽ, vừa nói vừa đằng hắng v́ bối rối, mỗi lần giới thiệu bức tranh của họa sĩ Pereplechikov là lại tươi hơn hớn. Ông đă t́m ra bức tranh ấy trong một tu viện đóng cửa.
Thực vậy, đó là một bức phong cảnh tuyệt đẹp mà họa sĩ đă nh́n qua khung cửa sổ sâu thẳm mà vẽ. Một buổi chiều trắng phương Bắc với những cây bạch dương mơn mởn ngủ yên và mặt nước trắng như thiếc trên một con hồ nhỏ.
Ông làm việc vất vả. Người ta không coi ông ra ǵ. Ông làm việc trong yên lặng, không quấy rầy ai. Nhưng dù cho viện bảo tàng của ông có không mang lại nhiều lợi ích đi chăng nữa th́ chẳng lẽ bản thân sự tồn tại của một con người như thế lại không phải là tấm gương về ḷng trung thành với sự nghiệp, tính khiêm tốn và t́nh yêu quê hương, cho những người ở đây, nhất là cho thanh niên, hay sao? 
Mới đây tôi vừa t́m được danh sách những con người xuất chúng mà tôi đă lập ra để viết cuốn sách nói trên. Danh sách ấy rất lớn. Tôi không thể viết ra đây toàn bộ. V́ thế tôi chỉ chọn hú họa lấy một số nhà văn.
Bên cạnh tên mỗi nhà văn tôi viết những ghi chép ngắn ngủi và lộn xộn về những cảm giác của tôi, chúng gắn với nhà văn này hay nhà văn khác.
Để cho rơ hơn tôi xin dẫn ra dưới đây một vài đoạn ghi chép ấy. Tôi đă xếp chúng lại cho gọn và mở rộng thêm.

Chekhov [1]

Trong văn học, những cuốn sổ tay của Chekhov tồn tại độc lập như một thể văn đặc biệt. Ông rất ít dùng sổ tay trong việc viết văn.
Sổ tay của Ilf, Alphonse Daudet, nhật kư của Lev Tolstoy, anh em Goncourt, nhà văn Pháp Renard và rất nhiều ghi chép của các nhà văn, nhà thơ khác cũng tồn tại như một thể đặc biệt như thế.
Những cuốn sổ tay có đầy đủ quyền tồn tại trong văn học như một thể độc lập. Nhưng riêng tôi, trái với ư kiến của nhiều nhà văn khác, tôi cho rằng những cuốn sổ tay hầu như vô dụng đối với công việc cơ bản của nhà văn.
Đă có thời tôi ghi sổ tay. Nhưng cứ mỗi lần tôi lấy ở trong đó ra một ghi chép thú vị và đặt nó vào một truyện ngắn hay một truyện dài th́ y như rằng cái đoạn văn ấy lại trở thành cứng quèo. Trong truyện, nó cộm lên như một dị vật.
Tôi chỉ có thể giải thích điều đó bằng cách nói rằng việc lựa chọn chất liệu tốt nhất là nhờ trí nhớ. Những ǵ c̣n lại trong trí nhớ và không bị quên đi, cái đó mới quư. Những ǵ cứ phải ghi chép cho khỏi quên là cái không quư bằng và hiếm có trường hợp chúng trở thành hữu ích cho nhà văn.
Trí nhớ như một cái rây thần, nó để cho cát bụi lọt qua nhưng giữ lại những vụn vàng.
Chekhov có một nghề thứ hai. Ông là thầy thuốc. Chắc chắn nếu mỗi nhà văn có một nghề thứ hai và làm nghề ấy trong một thời gian, th́ điều đó sẽ có ích cho nhà văn.
Việc Chekhov là thầy thuốc chẳng những giúp cho ông hiểu biết con người mà c̣n ảnh hưởng cả đến văn phong của ông. Nếu Chekhov chẳng phải là thầy thuốc có dễ ông đă chẳng tạo ra được loại văn xuôi chính xác, có tính phân tích sắc như dao giải phẫu.
Một số truyện ngắn của ông (thí dụ "Pḥng Số Sáu", "Câu Chuyện Đáng Ngán", "Người Đàn Bà Phù Phiếm" và nhiều nhiều nữa) và được viết ra như những chẩn đoán tâm lư mẫu mực.
Văn của ông không sao chịu nổi dù chỉ chút xíu bụi bậm và vết bẩn. Chekhov viết: "Cần phải vứt đi những cái thừa, rửa sạch câu văn khỏi những "tùy theo", "nhờ ở", cần phải chú ư đến nhạc tính của văn và không để cho những chữ "th́", "là", "mà" đứng gần sát nhau trong một câu.
Ông thẳng cánh đuổi ra khỏi văn ông những từ như "appétit", "flirt" "idéal", "disque", "écran". Chúng làm ông ghê tởm.
Cuộc đời của Chekhov đáng để ta học tập. Ông kể lại rằng trong một thời gian dài, nhiều năm, ông đă phải gian khổ đấu tranh vứt bỏ từng chút, từng chút một, chất nô lệ trong người. Chỉ cần trải ra những bức ảnh của Chekhov theo tuần tự năm tháng - từ lúc ông c̣n là thanh niên cho đến những năm cuối đời - là đủ thấy rơ cái nét thị dân mờ mờ phủ bên ngoài ông mất dần và gương mặt ông trở nên nghiêm nghị thêm, lớn lao thêm và đẹp thêm măi, cả trang phục của ông cũng thanh thoát và duyên dáng thêm măi.
Ở nước ta có một góc nhỏ, nơi mà người nào cũng gửi gắm một phần trái tim ḿnh. Đó là ngôi nhà của Chekhov ở Autka.
Đối với những người thuộc thế hệ tôi, ngôi nhà đó không khác ǵ một khung cửa sổ sáng đèn. Từ khu vườn tối, ta có thể nh́n qua khung cửa ấy để thấy thuở thiếu thời đă hầu như quên lăng của ḿnh. Và được nghe giọng nói tŕu mến của Marya Pavlovna - cô Masa đáng yêu của Chekhov - người mà cả nước ta biết đến và yêu mến như một người ruột thịt.
Tôi tới ngôi nhà đó lần chót vào năm 1949.
Tôi ngồi bên Marya Pavlovna ở ngoài hiên. Những bụi hoa trắng ngào ngạt che khuất biển và thành phố Yanta.
Marya Pavlovna nói rằng bụi hoa um tùm ấy là do Anton Pavlovich Chekhov tự tay trồng và ông dă đặt tên cho nó nhưng bà không sao nhớ ra được cái tên rắc rối ấy.
Bà nói chuyện ấy đơn giản, như thể Chekhov c̣n sống, ông mới ở đây và chỉ đi đâu đó ít lâu, tới Moskva hoặc Nitza.
Tôi hái một đóa trà hoa trong vườn Chekhov, tặng em gái bé cùng đi với chúng tôi tới nhà bà Marya Pavlovna. Nhưng cô "Trà hoa nữ" vô tư kia đă đánh rơi mất bông hoa từ trên cầu xuống suối Uchanzu và bông hoa trôi ra Hắc Hải. Không thể nào giận em bé cho được, nhất là trong một ngày tưởng chừng có thể gặp Chekhov ở mọi lối ngoặt trong các phố. Và ông sẽ khó chịu đấy khi nghe người ta mắng mỏ đứa cháu gái bé bỏng có đôi mắt nâu kia chỉ v́ chuyện không đâu, chỉ v́ nó đánh mất một bông hoa ngắt trong vườn ông. 

Aleksandre Blok

Blok có một bài thơ đầu tay ít người biết đến: "Đêm Ấm Áp Trùm Lên Hải Đảo".
Trong bài thơ ấy có một câu kéo dài và dịu dàng, nó gợi lên trong trí ta cả cái đẹp đẽ của tuổi thanh xuân mờ ảo: "Mùa xuân mơ ước xa xôi của ḿnh... ".
Đó không phải là những từ thường. Đó là ánh hào quang. Hào quang đó tạo ra toàn bộ con người Blok.
Lần nào đến Leningrađ tôi cũng muốn được đi bộ (chỉ đi bộ chứ không đi xe buưt hoặc xe điện) tới sông Briaska để nh́n thấy ngôi nhà nơi Blok đă sống và ở đấy ông qua đời.
Một hôm tôi đi và bị lạc giữa những khu phố vắng vẻ và những nhánh sông dài ngập bùn lầy và khi hỏi chẳng thấy nhà Blok đâu. Nhưng vô t́nh tôi gặp trong một ngơ hẻm cỏ mọc dầy, một tấm bảng kỷ niệm ở một ngôi nhà gạch đă bạc màu. Th́ ra Đostoevsky đă ở ngôi nhà này.
Măi gần đây tôi mới t́m ra ngôi nhà của Blok trên bờ sông Pryashka.
Mùa thu tàn đă rắc đầy lá úa trên ḍng sông đen. Bên kia sông bắt đầu khu ngoại ô của công nhân cảng trong thành phố. Trên nền trời sắp tối trông rơ những nhà máy, những xưởng đóng tàu, những cột buồm và những làn khói. Nhưng trên sông Pryashka th́ lại vắng vẻ và im ĺm như trong một tỉnh lỵ xa xôi.
Đó là nơi ẩn náu kỳ lạ đối với một nhà thơ như Blok. Có thể Blok đă chọn nơi vắng vẻ và gần biển này v́ nó trả lại sự yên tĩnh cho trái tim bối rối của con người.

Guy De Maupassant
Ông che giấu chúng ta cuộc đời ḿnh.
Renard nói về Maupassant.

Maupassant có một chiếc thuyền nhỏ ở miền duyên hải Riviera tên là "Người bạn thiết". Ông đă viết tác phẩm vang dội nhất và cay đắng nhất của ông trên con thuyền này: truyện "Trên mặt nước".
Có hai thủy thủ làm công trên chiếc "Người bạn thiết" của Maupassant. Người nhiều tuổi tên là Bernard.
Hai thủy thủ không để lộ ra một lời nói nào, một cử chỉ nào, để Maupassant biết rằng họ đang lo lắng cho ông, mặc dầu họ biết có chuyện không hay vừa mới xảy ra với "ông chủ" và ông có thể phát điên không phải v́ suy nghĩ, mà chỉ v́ những cơn buốt óc không tài nào chịu nổi.
Khi Maupassant qua đời, hai thủy thủ nọ gửi tới ṭa soạn một trong những tờ báo hàng ngày ở Paris một bức thư, ngắn ngủi và vụng về, tràn ngập một nỗi đau khổ lớn của con người. Có lẽ chỉ có hai người b́nh thường kia, trái với quan niệm sai lạc chung của mọi người về Maupassant, biết rằng chủ họ có một tâm hồn tự hào và cả thẹn.
Họ có thể làm ǵ để tưởng nhớ Maupassant?
Họ chỉ biết cố gắng hết sức ḿnh sao cho con thuyền mà Maupassant yêu mến khỏi rơi vào bàn tay thờ ơ của kẻ khác.
Và hai thủy thủ đă cố gắng. Có thể kéo dài việc bán thuyền ra bao nhiêu họ kéo bấy nhiêu. Nhưng họ là những người nghèo khổ và chỉ có trời chứng giám, họ đă chật vật đến thế nào.
Họ cầu cứu bạn bè Maupassant, cầu cứu các nhà văn Pháp, nhưng vô hiệu. Thế là chiếc thuyền bị rơi vào tay bá tước Bartelemi - một tay nhà giàu vô công rồi nghề.
Khi Bernard hấp hối, ông nói với những người chung quanh:
- Tôi nghĩ rằng tôi đă là một thủy thủ không tồi.
Không thể nào diễn tả giản dị hơn ư nghĩ về một cuộc sống cao thượng mà ta đă sống qua. Tiếc thay, lại chỉ rất ít người có thẩm quyền nói về ḿnh bằng những lời như thế.
Những lời đó là di huấn mà Maupassant dặn lại chúng ta qua miệng người thủy thủ nọ.
Ông đă đi qua con người viết văn rất nhanh chóng. Ông nói: "Tôi bước vào văn nghiệp như một mảnh sao băng và ra khỏi nó như một tia chớp".
Là nhà quan sát tàn nhẫn cái thối tha của con người, nhà giải phẫu đặt tên cho cuộc đời là: "bệnh viện thực hành cho nhà văn", trước khi chết ít lâu, ông đă vươn tới sự trong sạch, ca ngợi t́nh yêu-đau khổ và t́nh yêu-sung sướng.
Ngay đến giờ phút cuối cùng, khi tưởng như óc ḿnh đă bị một thứ muối độc nào đó ăn ruỗng, ông c̣n tuyệt vọng mà nghĩ rằng ông đă phung phí mất bao nhiêu ḷng chân thành trong cuộc đời hối hả và long đong của ḿnh.
Ông kêu gọi con người đi đâu? Ông dẫn dắt người ta đến chỗ nào? Ông hứa ǵ với họ? Ông có dùng được đôi tay khỏe mạnh của người chèo thuyền và của nhà văn giúp đỡ họ được không?
Ông hiểu ông đă không làm điều đó và nếu như ông đem ḷng trắc ẩn thêm vào những ǵ ông đă viết th́ ông đă có thể vĩnh viễn trở thành ông Thiện trong trí nhớ của nhân loại.
Như một đứa trẻ bị bỏ rơi, rụt rè và cau có, ông t́m đến cái dịu dàng. Ông tin rằng t́nh yêu không phải chỉ là nhục dục mà c̣n là sự hy sinh, là niềm vui thầm kín. Nhưng đă muộn mất rồi, trong ông chỉ c̣n lại độc những lời trách móc của lương tâm và những ăn năn hối tiếc.
Và ông tiếc, ông giận ḿnh đă miệt thị vứt bỏ hạnh phúc, nhạo báng nó. Ông thường nhớ đến nữ họa sĩ Nga Bashkirtzeva. Nàng gần như là một đứa con gái nhỏ. Nàng đă yêu ông. Nhưng Maupassant đáp lại t́nh yêu của nàng bằng một cuộc trao đổi thư từ giễu cợt và c̣n hơi đỏng đảnh nữa là khác. Tính kiêu kỳ của đàn ông trong con người ông đă thỏa măn. Ông không muốn ǵ hơn nữa.
Nhưng nhắc tới Bashkirtzeva mà làm chi! Ông c̣n tiếc một cô thợ trong một xưởng máy ở Paris hơn nhiều.
Paul Bourget đă tả lại câu chuyện xảy ra với cô thợ ấy. Maupassant phẫn nộ. Ai cho phép tên tâm lư gia pḥng khách kia được lỗ măng xông vào tấn bi kịch của con người? Tất nhiên, chính ông, chính Maupassant, đă có lỗi trong chuyện đó. Nhưng biết làm thế nào, c̣n cách ǵ cứu văn được nữa khi ông chẳng c̣n sức lực và chất muối kia đă lắng cạn tầng tầng lớp lớp trong tâm trí ông? Ông thỉnh thoảng thậm chí c̣n nghe thấy cả tiếng lách tách của những tinh thể nhỏ bé và nhọn sắc của chúng khi chúng chọc sâu vào óc ông.
Cô thợ! Người con gái ngây thơ và kiều diễm! Nàng đọc rất nhiều truyện ngắn của ông, chỉ nh́n thấy ông một lần mà đă yêu ông với tất cả trái tim nồng cháy trong trắng như cặp mắt tỏa sáng của nàng.
Người con gái thực ngây thơ! Nàng biết Maupassant không có vợ và ông sống cô độc, và thế là ư nghĩ điên rồ muốn trao cho ông cả đời ḿnh, săn sóc ông, làm bạn ông, làm vợ ông, làm nô lệ cho ông, và làm đầy tớ cho ông, đă dấy lên trong ḷng nàng mạnh mẽ đến nỗi nàng không sao cưỡng lại được.
Nàng nghèo và ăn vận tồi tàn. Nàng chịu ăn đói suốt một năm trời, dành dụm từng xu để may một bộ cánh lộng lẫy để mặc trong lần đi gặp Maupassant.
Cuối cùng bộ cánh đă may xong. Nàng trở dậy từ sáng sớm, trong khi Paris c̣n ngủ, khi những giấc mộng c̣n phủ kín Paris như một màn sương và qua màn sương ấy le lói một mặt trời mới mọc. Lúc đó là giờ duy nhất có thể nghe tiếng chim hót trong những hàng bồ đề trên các đại lộ.
Nàng tắm qua loa bằng nước lạnh, từ tốn và nhẹ nhàng đi đôi tất mỏng tang và đôi giày nhỏ bóng loáng rồi đến bộ áo tuyệt đẹp, như mặc vào ḿnh những vật quư mỏng manh đắt tiền. Nàng soi gương và không tin cả bóng ḿnh. Trước mặt nàng là một cô gái kiều diễm, mảnh mai, rạng rỡ niềm vui và nỗi bối rối trong ḷng với đôi mắt quầng thâm v́ yêu và đôi môi đỏ tươi, dịu dàng. Phải, nàng sẽ đến trước Maupassant với sắc đẹp ấy và thú thực với ông tất cả.
Maupassant ở một biệt thự bên ngoài thành phố. Nàng bấm chuông ngoài cổng. Một người bạn Maupassant ra mở. Y là một gă khinh bạc, ăn chơi trác táng, chuyên tán gái. Gă mỉm cười, nh́n nàng cḥng chọc rồi trả lời rằng Maupassant không có nhà, rằng ông đă cùng với nhân t́nh đi Etreta vài ngày.
Nàng kêu lên và bước vội đi, bàn tay bé nhỏ bó chặt trong chiếc găng da mềm chới với bám lấy song sắt hàng rào.
Ông bạn của Maupassant đuổi theo, d́u nàng lên xe ngựa và đưa về Paris. Nàng khóc, nói không có mạch lạc đến chuyện trả thù và ngay tối hôm ấy, để chọc tức ḿnh, chọc tức Maupassant, nàng đă hiến thân cho anh chàng chơi bời nọ.
Một năm sau nàng đă nổi tiếng ở Paris là một ả trong đám kỹ nữ trẻ. C̣n Maupassant th́ sau khi nghe câu chuyện do ông bạn kể lại đă không đuổi y đi, không cho y một cái tát, không thách đấu với y mà chỉ mỉm cười: ông thấy câu chuyện xảy ra với người con gái cũng hay hay. Thực vậy, nó cũng có thể là một đề tài không đến nỗi tồi cho một truyện ngắn!
Thật đáng sợ v́ giờ đây không c̣n có thể nào lấy lại được khoảng thời gian khi người con gái ấy c̣n đứng bên hàng rào nhà ông như một mùa xuân nức hương và tin cậy đặt trái tim ḿnh trong đôi bàn tay nhỏ nhắn mà trao cho ông nữa.
Ông không biết cả đến tên nàng ông và giờ đây ông gọi nàng bằng đủ mọi cái tên âu yếm mà ông có thể nghĩ ra.
Ông quằn quại v́ đau đớn. Ông sẵn sàng hôn những vết chân nàng và van xin nàng tha lỗi. Chính ông, chính Maupassant vĩ đại và cao xa. Nhưng không c̣n cách ǵ cứu văn được nữa rồi. Tất cả câu chuyện ấy chỉ c̣n là cái cớ để Bourger có thể viết thêm một giai thoại ngộ nghĩnh thuộc lĩnh vực những t́nh cảm khó hiểu của con người.
Khó hiểu ư? Không, những t́nh cảm ấy giờ đây rất dễ hiểu đối với ông! Chúng rất tốt lành, những t́nh cảm ấy! Chúng là cái thiêng liêng nhất trên tất cả những ǵ thiêng liêng trong cái thế giới không hoàn hảo của chúng ta. Và ông có thể viết ngay bây giờ về chuyện đó với tất cả sức mạnh của tài năng và kỹ xảo mà ông có nếu như không có cái chất muối kia. Nó đang gặm nhấm ông, mặc dầu ông nhổ nó ra từng vốc. Từng vốc lớn hăng x́.
 
Maxim Gorky

Người ta đă viết quá nhiều về Aleksey Maksimovich Gorky. Đến nỗi, nếu ông không phải là một con người phong phú vô tận th́ chắc chắn ta sẽ dễ dàng bối rối, lùi bước và không dám thêm vào những ǵ đă được viết về ông lấy một ḍng.
Gorky chiếm một địa vị lớn trong đời mỗi chúng ta. Tôi thậm chí dám nói rằng có cái "cảm giác Gorky" - cảm giác về sự có mặt thường xuyên của ông trong đời sống của chúng ta.
Đối với tôi, trong Gorky có cả nước Nga. Cũng như không thể h́nh dung nước Nga không có sông Volga, tôi không thể nào nghĩ rằng trong nước Nga lại không có Gorky.
Ông là người đại diện toàn quyền của nhân dân Nga tài năng vô tận. Ông yêu mến và hiểu biết nước Nga tường tận, hiểu biết nước Nga như cách các nhà địa chất nói, trong mọi "thiết diện", cả trong không gian, cả trong thời gian. Ông không coi thường một cái ǵ trong đất nước này và không có ǵ mà ông không nh́n theo cách của ông, cách Gorky.
Đó là một người đi săn các tài năng, con người đánh dấu một thời đại. Từ những người như Gorky có thể bắt đầu một niên biểu.
Lần đầu gặp ông, điều làm tôi sửng sốt trước tiên là cái bề ngoài duyên dáng lạ thường của ông, mặc dầu lưng ông hơi gù và giọng ông hơi khàn. Ông lúc ấy đang ở trong giai đoạn chín muồi của tâm hồn và của sự phát triển tài năng cao độ, khi cái toàn mỹ nội tâm lộ rơ ra bề ngoài, trong cử chỉ, lối nói, y phục, tóm lại, trên toàn bộ h́nh hài.
Ta cảm thấy rơ rệt vẻ duyên dáng kết hợp với sức tự tin trong đôi bàn tay to lớn của ông, trong cái nh́n chăm chú, trong dáng đi và trong bộ quần áo mà ông mặc thoải mái và hơn nữa, có vẻ cẩu thả của nghệ sĩ.
Tôi thường h́nh dung ông trong tưởng tượng như một con người mà một nhà văn đă được ở bên Gorky tại Krym, ở Tessel, đă kể lại cho tôi nghe.
Nhà văn ấy một hôm dậy rất sớm và lại bên cửa sổ. Một trận băo đang giật từng cơn ào ào trên mặt biển. Gió dồn dập, căng thẳng, từ phương Nam thổi lại, ào ào trong những khu vườn và làm cho những mũi tên chỉ hướng gió kêu lên kèn kẹt.
Cách ngôi nhà nhỏ của nhà văn không xa lắm có một cây bạch dương rất lớn. Một cây bạch dương chọc trời. Nếu Gogol c̣n sống ông sẽ gọi nó bằng cái tên như thế. Và nhà văn nh́n thấy Gorky đứng cạnh cây bạch dương, t́ tay trên chiếc can, đầu ngẩng, chăm chú nh́n cái cây hùng mạnh ấy.
Cả ṿm lá bạch dương nặng nề và dày đặc run rẩy, kêu ầm ầm trong băo. Lá cây căng thẳng theo chiều gió, phơi mặt trái trắng như bạc. Cây bạch dương rít như một cây đàn óocgơ khổng lồ.
Gorky đứng rất lâu, bất động và ngả mũ nh́n lên cây bạch dương. Sau ông nói một câu ǵ đó và đi sâu vào trong vườn, nhưng vẫn c̣n ngoái lại nh́n cây bạch dương mấy lần.
Trong bữa ăn tối, nhà văn đánh bạo hỏi Gorky xem ông nói ǵ khi đứng bên cây bạch dương, Gorky không ngạc nhiên và trả lời:
- Ờ, nếu ông bạn đă theo dơi tôi th́ được, tôi xin thú thực. Tôi nói: "Hùng vĩ biết chừng nào!".
Một lần tôi đến thăm Gorky tại căn nhà ngoại ô của ông trong vùng Gorky. Hôm ấy là một ngày hè, trời đầy mây nhẹ, loăn xoăn, bóng mây trong suốt làm cho những ngọn đồi xanh rực hoa bên kia bờ sông Moskva trở thành muôn màu muôn sắc. Gió ấm thổi trong các pḥng.
Gorky nói chuyện với tôi về cuốn truyện dài của tôi vừa mới được xuất bản - cuốn "Kolkhida" - như thể tôi là người am tường thiên nhiên những miền á nhiệt đới. Điều đó làm tôi rất bối rối. Nhưng dầu vậy, chúng tôi đă tranh căi về chuyện những con chó có bị sốt rét cơn hay không, Gorky cuối cùng chịu thua và c̣n mỉm cười hồn hậu nhắc đến một trường hợp trong đời ḿnh khi ông nh́n thấy những con gà ở Poti bị sốt rét, lông xù ra và rên rỉ.
Không ai trong chúng ta bây giờ nói được như ông nói khi ấy. Một giọng nói có khối, rơ nét và âm vang.
Hồi đó tôi vừa mới được đọc một cuốn sách hiếm có của một thủy thủ Nga, thuyền trưởng Gernet. Cuốn sách nhan đề "Những Vết Hắc Lào Băng Giá".
Có thời gian Gernet làm đại diện hàng hải Liên Xô ở Nhật. Ở đó, ông đă viết cuốn sách này, tự tay sắp chữ trong nhà in v́ không t́m đâu được thợ Nhật biết tiếng Nga và cuốn sách chỉ được in có năm trăm bản trên giấy Nhật mỏng.
Trong cuốn sách của ông, thuyền trưởng Gernet tŕnh bày luận thuyết độc đáo của ông về việc trả lại cho châu Âu khí hậu thời trung tân thế của những miền á nhiệt đới. Trong thời kỳ trung tân thế thuộc đệ tam kỷ bên bờ vịnh Phần Lan và cả trên nền Spitzbergen đều có những khu rừng mộc lan và trắc bá.
Tôi không thể kể tỉ mỉ luận thuyết của Gernet ở đây. Chuyện đó sẽ chiếm mất quá nhiều chỗ. Nhưng Gernet đă chứng minh rơ ràng đến nỗi không thể chối căi được rằng nếu phá chảy được bộ áo giáp băng tuyết ở khu vực Groenland th́ trung tân thế thuộc đệ tam kỷ sẽ trở về với châu Âu và một thời đại hoàng kim sẽ bắt đầu trong thiên nhiên.
Nhược điểm duy nhất của luận thuyết này là sự hoàn toàn không có khả năng làm chảy vùng băng Groenland. Ngày nay, sau khi loài người đă t́m ra năng lượng nguyên tử th́ chuyện đó hẳn có thể làm được.
Tôi kể cho Gorky nghe luận thuyết của Gernet. Ông gơ gơ ngón tay trên mặt bàn và tôi nghĩ rằng ông nghe tôi chỉ v́ lịch sự. Nhưng hóa ra ông bị lôi cuốn bởi luận thuyết đó, bởi lư lẽ hoàn chỉnh không thể bác bỏ được, thậm chí bởi tính chất trang trọng của nó.
Ông thảo luận với tôi về luận thuyết đó rất lâu, mỗi lúc một sôi nổi và đề nghị tôi gửi cho ông cuốn sách để in lại với số lượng lớn ở Nga. Và ông nói rất nhiều về chuyện có biết bao điều bất ngờ thông minh và tốt đẹp chờ đón ta từng bước.
Nhưng Aleksey Maksimovich Gorky không kịp cho xuất bản cuốn sách của Gernet. Ít lâu sau, ông qua đời.

Victor Hugo

Trên đảo Jersey trên biển Manche, nơi Victor Hugo bị lưu đày, người ta đặt tượng kỷ niệm ông.
Bức tượng đặt ngay trên bờ lở trông xuống đại dương. Bệ đặt tượng rất thấp, chỉ cao chừng hai mươi hoặc ba mươi phân. Cỏ mọc trùm lấy bệ. V́ thế trông như Victor Hugo đứng ngay trên mặt đất.
Tượng tạc ông đang đi ngược gió. Ông gập người về phía trước, áo choàng bay phần phật. Hugo giữ mũ trong tay để gió khỏi cuốn mất. Toàn thân ông ở trong cuộc vật lộn với sức đẩy của băo đại dương.
Bức tượng đặt trong một vùng hoang vắng, từ đó trông rơ mỏm đá, nơi yên nghỉ cuối cùng của thủy thủ Julias trong cuốn "Những Người Lao Động Của Biển Cả".
Chung quanh, trong tầm mắt, chỉ toàn là đại dương không lúc nào yên lặng đang rú rít. Những đợt sóng lớn liếm láp chân những mỏm đá, cất bổng lên, lắc lư những bụi hải thảo và ầm ầm nặng nhọc xông vào những hốc ngầm.
Trong những ngày sương mù người ta có thể nghe rơ tiếng c̣i gào thét buồn thảm của những hải đăng xa. Đêm đêm những ánh lửa hải đăng nằm dọc chân trời, ngay sát mặt đại dương. Chúng thường bị nhận ch́m trong nước. Chỉ căn cứ vào dấu hiệu ấy ta mới biết được những đợt sóng che lấp ánh hải đăng, đẩy đại dương lên bờ đảo Jersey, lớn đến thế nào.
Mỗi khi đến ngày kỷ niệm Victor Hugo tạ thế, dân đảo Jersey đặt dưới chân tượng Hugo mấy nhành vạn niên thanh. Một thiếu nữ đẹp nhất đảo được cử đi đặt những nhành vạn niên thanh dưới chân Hugo.
Vạn niên thanh có những lá bầu dục chắc nịch màu ô-liu. Ở đây, người ta tin rằng vạn niên thanh mang lại hạnh phúc cho người sống và kỷ niệm sâu xa cho kẻ chết.
Điều họ tin là sự thật. Sau khi chết, tinh thần nổi loạn của Hugo lang thang khắp nước Pháp.
Đó là một con người nồng nhiệt, điên dại và sôi nổi. Ông phóng đại tất cả những ǵ ông nh́n thấy và những ǵ ông viết ra. Thị giác của ông vốn thế. Đối với ông cuộc đời được tạo thành bởi những đam mê lớn lao, được thể hiện một cách hào hùng và trang trọng.
Đó là nhạc trưởng vĩ đại của một dàn nhạc lớn gồm toàn kèn và sáo. Tiếng kèn hân hoan, tiếng trống ầm ầm, tiếng sáo lanh lảnh và buồn bă, tiếng sáo lớn khàn khàn. Đó là thế giới âm nhạc của ông.
Nhạc của những tác phẩm của ông cũng hùng dũng như tiếng sấm của sóng triều đại dương đập vào bờ. Nó làm đất giật ḿnh. Và trái tim của những người yếu ớt cũng rung lên.
Nhưng ông không thương những trái tim ấy. Ông là kẻ điên rồ trong khát vọng muốn truyền cho toàn thể nhân loại nỗi căm thù, niềm hân hoan và t́nh yêu sôi nổi của ḿnh.
Ông không phải chỉ là hiệp sĩ của tự do. Ông là sứ giả, là người đưa tin, là người hát rong ca ngợi tự do. Ông như đứng trên mọi ngă ba, ngă tư của tất cả những con đường trên trái đất này mà kêu lên: "Hỡi các công dân, hăy nắm lấy vũ khí".
Ông xông vào cái thế kỷ cổ điển và đáng ngán như một ngọn cuồng phong, như một cơn gió lốc, nó mang lại những ḍng mưa ào ạt, những lá, những đám mây đen, những cánh hoa, khói thuốc súng và những huy hiệu gài trên mũ bị giật xuống.
Ngọn gió đó tên là lăng mạn.
Nó luồn vào trong bầu không khí tù hăm của châu Âu và lấy hơi thở của niềm mơ ước bất kham mà nó mang trong ḿnh làm tràn ngập bầu không khí đó.
Tôi lặng đi và mê mẩn v́ cái nhà văn điên cuồng ấy từ lúc c̣n thơ khi đọc xong năm lần liền cuốn "Những Người Khốn Khổ". Tôi đọc xong và ngay ngày hôm đó lại bắt đầu đọc lại.
Tôi kiếm được một tấm bản đồ Paris và đánh dấu trên đó những nơi xảy ra sự việc trong tiểu thuyết. Tôi gần như đă trở thành một người tham gia cuốn truyện và đến ngày nay trong thâm tâm tôi vẫn coi Jean Valjean, Cosette và Gavroche là bạn thời thơ ấu của ḿnh.
Từ thuở ấy Paris không c̣n là quê hương của những nhân vật của Victor Hugo nữa mà đă trở thành cả quê hương tôi. Chưa nh́n thấy Paris bao giờ, nhưng tôi đă yêu mến Paris. Càng về sau t́nh cảm ấy càng thêm vững chắc.
Thêm vào với Paris của Victor Hugo là Paris của Balzac, Guy de Maupassant, Dumas
[2], Flaubert, Zola, Jules Vallès [3], Anatole France [4], Romain Rolland, Alphonse Dodet, Paris của Villon và Arthur Rimbaud, Prosper Mérimée [5] và Stendhal, Henri Barbusse [6] và Béranger.
Tôi sưu tầm những bài thơ nói về Paris và chép riêng vào một quyển vở. Rất đáng tiếc là tôi đă đánh mất quyển vở ấy, nhưng nhiều đoạn trong những bài thơ th́ tôi đă thuộc ḷng. Những vần thơ khác nhau - hoa mỹ và giản dị:
Bạn sẽ gặp một thành phố thần tiên
Những thế kỷ ṛng bao người sùng mến
Hăy dạo chơi cho ḷng hết ưu phiền
Cho tay ḿnh lấy lại sức tiên thiên
Bên những bồn phun nước vườn Luxembourg tuyệt diệu
Và một con đường tiêu huyền ngả bóng
Như Mimi diễm kiều trong truyện của Murger
Victor Hugo đă gợi lên cho nhiều người trong chúng ta t́nh yêu đầu tiên đối với Paris và chúng ta mang ơn ông v́ điều đó. Nhất là những ai đă được hạnh phúc nh́n thấy thành phố vĩ đại này.

Mikhail Prishvin

Nếu như thiên nhiên biết mang ơn con người đă đi sâu vào trong đời sống của thiên nhiên, đă ca ngợi nó, th́ người trước tiên xứng đáng được hưởng sự biết ơn đó là Mikhail Prishvin.
Tên Mikhail Mikhailovich Prishvin là tên dùng trong thành phố, c̣n ở những nơi mà Prishvin cảm thấy là nhà ḿnh - trong những túp lều tranh của những người tuần rừng, ở những băi sông dằng dặc màn sương, dưới những đám mây và những v́ sao của bầu trời đồng nội nước Nga - người ta gọi ông rất đơn giản là "Mikhalych". Và dĩ nhiên, người ta rầu ḷng khi ông biến mất trong những thành phố, nơi chỉ có loài én làm tổ dưới mái sắt là nhắc ông nhớ đến "quê hương loài sếu" của ông.
Cuộc đời của Prishvin là một thí dụ về con người chối bỏ mọi cái do hoàn cảnh áp đặt và chỉ sống "theo lệnh truyền của trái tim". Cách sống như vậy có một ư nghĩa lành mạnh, vô cùng vĩ đại. Người sống "theo trái tim", trong sự ḥa hợp với thế giới bên trong của ḿnh là người sáng tạo, là người làm giàu cho cuộc sống và là nghệ sĩ.
Không hiểu nếu Prishvin vẫn là nhà nông học (nghề đầu tiên của ông) th́ trong đời ông, ông đă làm được những ǵ? Dù sao th́ chưa chắc ông đă phát hiện được cho hàng triệu người biết thiên nhiên Nga như một thế giới thi ca tế nhị nhất và trong sáng nhất. Đơn giản là ông chẳng có đủ th́ giờ để làm chuyện đó. Thiên nhiên đ̣i hỏi con mắt chăm chú và hoạt động nội tâm liên tục để tạo ra trong tâm hồn nhà văn một thứ "thế giới thứ hai" của thiên nhiên. Cái thế giới thứ hai ấy làm cho chúng ta thêm giàu suy tưởng, nó lấy sắc đẹp của thiên nhiên mà nghệ sĩ đă thấy, làm cho chúng ta cao quư hơn lên.
Nếu ta đọc kỹ tất cả những ǵ Prishvin đă viết th́ ta sẽ phải tin chắc rằng ông mới chỉ kịp nói với chúng ta được có một phần trăm những điều ông thấy và hiểu rất rơ.
Đối với những nghệ sĩ bậc thầy như Prishvin, một cuộc đời thực quá ít ỏi. Họ là những người có thể viết cả một bài thơ trường thiên về mỗi chiếc lá thu rơi. Mà có nhiều lá như vậy rơi lắm. Có biết bao nhiêu lá rơi mang theo những ư nghĩ không nói ra của nhà văn, những ư nghĩ mà Prishvin nói rằng chúng rụng xuống như những chiếc lá, không cần phải gắng sức.
Prishvin gốc người tỉnh Eltz - một thành phố Nga cổ. Cũng trong những vùng ấy đă xuất hiện Bunin, người hệt như Prishvin, biết làm cho thiên nhiên phong phú thêm bằng màu sắc của suy tư và tâm trạng con người.
Giải thích điều đó như thế nào đây? Hẳn là do thiên nhiên vùng đông Orlovshina, thiên nhiên ở quanh tỉnh Eltz rất Nga, rất giản dị và không trù phú. Và chính trong đặc điểm ấy, cả trong vẻ hơi khắc nghiệt của nó, ta t́m được câu giải đáp về cái sắc sảo nhà văn trong Prishvin. Trên cơ sở giản dị, phẩm chất đất đai nổi lên rơ hơn, cái nh́n cũng sắc hơn và ư nghĩ cũng tập trung hơn.
Sự giản dị nói với con tim mạnh hơn cái hào nhoáng nhiều màu nhiều sắc, ánh lửa pháo hoa của những buổi hoàng hôn, bầu trời sao sôi sục và cây cỏ lấp lánh của những miền nhiệt đới, gợi ta đến những thác nước lớn, những Niagara lá và hoa.
Viết về Prishvin rất khó. Ta cần ghi lại cho ta những lời của ông trong sổ tay ghi những điều thầm kín, đọc đi đọc lại, t́m ra những vật báu mới trong mỗi ḍng, trong khi đi sâu vào tác phẩm của ông như đi theo những con đường không rơ nét không rừng thẳm nơi có những ḍng suối tṛ chuyện với nhau và hương thơm của cỏ; dùng trí óc và trái tim thâm nhập vào những ư nghĩ và những trạng thái tâm hồn phong phú đặc biệt chỉ có trong con người trong trắng của ông.
Prishvin cho ḿnh là nhà thơ "bị đóng đanh trên cây thập tự của văn xuôi". Nhưng ông đă lầm. Văn xuôi của ông c̣n tràn đầy chất thơ hơn rất nhiều so với một số lớn những bài thơ và những bản thơ trường thiên.
Nói theo cách Prishvin th́ tác phẩm của ông là "niềm vui vô tận của những khám phá thường xuyên".
Tôi đă vài lần được nghe thấy ở những người vừa đọc xong một cuốn sách của Prishvin cũng những lời này: "Rơ là phép phù thủy!"
Nói tiếp câu chuyện với họ tôi mới hiểu người ta nói như thế v́ họ cảm thấy cái ngây ngất khó tả, nhưng rơ rệt và chỉ có ở Prishvin.
Điều bí ẩn của nó ở chỗ nào? Bí ; thường dùng trong những truyện cổ tích. Nhưng Prishvin đâu phải
quot;, na tất cả những ǵ đang diễn ra quanh ông trên trái đất.
Bí mật của cái duyên Prishvin, pháp thuật của ông, chính là nằm trong cái sắc sảo của ông.
Đó là cái sắc sảo biết t́m ra trong mỗi vật nhỏ bé một điều thú vị, dưới cái bề ngoài đáng ngán của những hiện tượng quanh ḿnh một nội dung sâu sắc.
Mọi vật đều loáng lên ánh thơ như cỏ gặp sương. Mỗi lá liễu hoàn diệp hèn mọn có cuộc đời riêng của nó.
"Đêm qua đi dưới vầng trăng to lớn trong sạch, và về sáng, băng đầu mùa đă nằm xuống. Mọi vật đều xám, nhưng những vũng nước chưa đông. Khi mặt trời lên, sưởi ấm cho muôn vật, th́ sương đă ướt đầm cây cỏ, những cành thông từ trong rừng tối ló ra như những đường thêu lóng lánh. Tưởng chừng nếu có dùng tất cả kim cương của thế giới cũng chẳng đủ để trang hoàng như vậy".
Trong đoạn văn thực là kim cương này mọi vật đều giản dị, chính xác và đầy chất thơ bất tử.
Đọc những chữ trong đoạn ấy bạn sẽ phải đồng t́nh với Gorky khi ông nói rằng Prishvin đă "cao tay tạo ra bằng những kết hợp mềm dẻo các từ đơn giản làm cho mọi vật được ông miêu tả gần như có thể sờ mó được".
Nhưng như thế cũng chưa đủ. Ngôn ngữ của Prishvin là ngôn ngữ nhân dân. Nó chỉ h́nh thành trong sự cọ sát chặt chẽ của người Nga với thiên nhiên, trong lao động, trong tính cách dân dă giản dị và hiền minh.
Câu: "Đêm qua đi dưới vầng trăng to lớn, trong sạch" hoàn toàn truyền đạt rơ ràng khoảng thời gian im ĺm và hùng vĩ của đêm khuya đang trôi đi trên đất nước ngủ yên. Và "băng đầu mùa nằm xuống", và "sương đă ướt đầm cây cỏ" - tất cả những từ đó đều sinh động, đều nhân dân, không phải nghe lỏm ở đâu mà có, hoặc rút ra từ sổ tay mà được, mà phải là của riêng ḿnh. Bởi v́ Prishvin là người của nhân dân chứ không phải người quan sát đứng ở bên ngoài mà nh́n nhân dân, coi nhân dân như chất liệu sáng tác. Chuyện đó, tiếc thay, lại vẫn thường gặp ở các nhà văn.
Những nhà thực vật học có danh từ "tạp thảo" (raznotravie). Danh từ này thường dùng để chỉ những cánh đồng cỏ ra hoa. Nó là sự ngẫu hợp của hàng trăm thứ hoa tươi tắn khác nhau mọc đầy trên bờ những ao những hồ liên tiếp bên những triền sông.
Ta hoàn toàn có quyền gọi văn xuôi của Prishvin là "tạp thảo" của ngôn ngữ Nga. Những từ của Prishvin nở hoa, lấp lánh. Lúc th́ chúng xào xạc như cỏ, lúc lại th́ thào như nguồn suối, lúc th́ hót lên đối đáp nhau như chim, lúc kêu lách tách khe khẽ như băng đầu mùa, và lúc th́ h́nh thành trong trí ta chậm chạp và quy củ chẳng khác ǵ một ḍng sao.
Phép lạ của văn Prishvin sở dĩ có được là do những hiểu biết rộng răi của ông. Trong bất cứ lĩnh vực trí thức nào của con người cũng có một hồn thơ vô tận. Những nhà thơ đáng lẽ phải biết điều đó từ lâu.
Đề tài về bầu trời sao được các nhà thơ yêu mến sẽ tráng lệ thêm biết bao nhiêu nếu như các nhà thơ biết rơ thiên văn học.
Đêm với bầu trời không tên và v́ thế mà không có sức biểu hiện mạnh mẽ là một chuyện, nhưng cũng đêm ấy, nếu nhà văn biết quy luật vận động của ṿm sao và khi mặt nước hồ phản chiếu không phải một cḥm sao nào đó, mà là sao Oriol lấp lánh lại là một chuyện khác.
Có thể dẫn ra rất nhiều thí dụ chứng minh rằng chỉ một hiểu biết con con cũng mở ra trước mắt chúng ta những lĩnh vực mới của cái đẹp. Trong chuyện đó mỗi người có kinh nghiệm riêng của ḿnh.
Nhưng lúc này tôi muốn kể câu chuyện về một câu văn của Prishvin, câu văn này đă giải thích cho tôi hiểu một hiện tượng mà đến lúc ấy tôi vẫn cảm thấy là ngẫu nhiên. Câu văn của Prishvin không phải chỉ giải thích hiện tượng ấy mà c̣n làm cho nó trọn vẹn thêm bằng cái duyên dáng, tôi muốn nói cái duyên dáng theo đúng quy luật.
Từ lâu tôi đă nhận thấy trong những cánh đồng cỏ luôn luôn sũng nước bên bờ sông Ôka lác đác có những bông hoa như được lượm lại thành từng cụm; c̣n ở một số chỗ khác giữa đám cỏ b́nh thường bỗng kéo dài một dải ng̣ng ngoèo toàn một thứ hoa giống nhau. Từ trên chiếc máy bay nhỏ bé "U-2" vẫn thường đến phun thuốc trừ muỗi ở những đồng cỏ lác và đầm lầy, cảnh đó trông càng rơ.
Đă nhiều năm tôi ngắm nghía những dải hoa cao lêu nghêu và thơm ngát kia, mê mẩn với chúng, nhưng không biết giải thích hiện tượng đó như thế nào. Mà phải thú thực rằng tôi cũng chẳng hề nghĩ đến chuyện đó.
Và rồi ở Prishvin, trong cuốn "Bốn Mùa", cuối cùng tôi đă t́m thấy câu giải thích ấy chỉ trong có một ḍng chữ, trong một đoạn ngắn con con dưới đầu đề "Những Ḍng Sông Hoa".
"Nơi trước kia có những ḍng suối xuân chảy băng băng, giờ đây là những suối hoa".
Tôi đọc câu đó và hiểu ngay rằng những dải hoa mọc lên đúng ở nơi mùa xuân có nước ḍng chảy mạnh và để lại đất phù sa màu mỡ. Nó giống như một bức bản đồ bằng hoa vẽ những con suối xuân.
Sông Đupna chảy qua gần Moskva. Người ta đă đến cư trú ở đấy có hàng ngh́n năm, sông Đupna nổi tiếng, nó được ghi trên bản đồ. Đupna chảy êm đềm qua những khu rừng nhỏ ngoại ô Moskva toàn cây hốt bố, xanh lên màu đồng nội và đồi cây, nó chảy bên những thành phố cổ xưa: Đmitrov, Verbilki, Taldom. Hàng ngàn người đă đi qua ḍng sông này. Trong số đó có các nhà văn, các họa sĩ và các nhà thơ. Nhưng không có ai nhận ra chút ǵ đặc biệt đáng mô tả trên ḍng Đupna hết. Không có ai đi trên hai bờ sông này mà cảm thấy như đi trên một đất nước chưa người biết tới.
Prishvin đă làm chuyện đó. Và sông Đupna b́nh thường bỗng lấp lánh dưới ng̣i bút của ông, giữa những đám sương mù và những buổi hoàng hôn âm ỉ cháy, giống như một phát hiện địa lư, một phát minh, như một trong những ḍng sông thi vị nhất của đất nước với cuộc sống riêng, với cây cỏ riêng, với cảnh quan duy nhất chỉ riêng Đupna mới có, với sinh hoạt của những người dân ở hai bên bờ sông và với lịch sử.
Ở nước ta có những người vừa là nhà thơ vừa là nhà bác học như Timiryazev, Kliuchevsky, Kaigorođov, Menzbir, Fersman, Obruchev, Arsenyev, như nhà thực vật học Kozhevnikov, người đă viết một cuốn sách rất mực khoa học đồng thời lại rất hấp dẫn về mùa xuân và mùa thu trong đời sống thảo mộc.
Và ở nước ta đă có và hiện có những nhà văn biết đưa khoa học vào truyện dài, tiểu thuyết của ḿnh như một tố chất cần thiết bậc nhất của văn xuôi thí dụ như Menikov-Pechersky, Arsakov, Gorky, Pinegin và những người khác nữa.
Nhưng Prishvin chiếm một địa vị đặc biệt trong những nhà văn ấy. Những hiểu biết rộng răi của ông trong địa hạt nhân chủng học, sinh vật-khí hậu học, thực vật học; động vật học, nông học, khí tượng học, sử học, điểu loại học, địa lư học, văn học dân gian, địa phương học và những khoa học khác nữa, đă trở thành bộ phận hữu cơ trong đời sống nhà văn của ông. Nhưng chúng không nằm ́ như một đống hàng chết. Những khoa học ấy sống trong ông, chúng liên tục phong phú thêm nhờ kinh nghiệm của ông, nhờ óc quan sát của ông, bởi cái đặc tính may mắn mà ông có là nh́n được những hiện tượng khoa học trong biểu hiện thơ của chúng, trong những thí dụ nhỏ hoặc lớn, nhưng đều bất ngờ như nhau.
Khi Prishvin viết về con người, h́nh như ông phải nheo mắt lại v́ cái nh́n sáng suốt của ḿnh. Ông không chú ư đến cái ngoại lai. Ông say mê những mơ ước trong ḷng mỗi người, bất kể người đó là ai: sơn tràng, thợ giày, thợ săn hay nhà bác học lừng danh.
Đưa cái mơ ước thầm kín của con người ra ngoài ánh sáng - đó chính là nhiệm vụ của ông. Nhưng làm được việc đó rất khó. Không có ǵ bị con người giấu kín bằng mơ ước. Có lẽ v́ mơ ước không chịu nổi một sự chế giễu nhỏ, cả đến một câu đùa bỡn, và tất nhiên, nó không chịu để những bàn tay hờ hững đụng vào.
Chỉ có với người đồng tâm với ta, ta mới có thể thổ lộ mơ ước của ta mà không có hại. Prishvin là người cùng tư tưởng của các nhà mơ mộng vô danh của chúng ta. Các bạn hăy nhớ đến truyện ngắn "Đôi giày" của ông về những người thợ giày "Vonchki" ở vùng Marina Rosa, những người định đóng một đôi giày tráng lệ nhất và nhẹ nhàng nhất thế gian cho người phụ nữ.
Prishvin mất đi c̣n để lại nhiều ghi chép và nhật kư. Trong những ghi chép ấy có rất nhiều suy tưởng của Prishvin về nghệ thuật viết văn. Trong lĩnh vực này ông cũng đi sâu không kém ǵ trong quan hệ đối với thiên nhiên.
Tôi nghĩ rằng có một truyện ngắn của Prishvin về cái giản dị của văn xuôi đáng được coi là kiểu mẫu về cách suy nghĩ đúng đắn. Truyện ngắn ấy tên là "Người sáng tác". Trong truyện ngắn có đoạn đối thoại về văn học giữa nhà văn và một chú bé chăn ḅ.
Câu chuyện họ nói với nhau như thế này. Chú bé chăn ḅ bảo Prishvin:
"- Nếu thực bác viết văn th́ có dễ bác toàn bịa ra cả đấy nhỉ?
- Không phải toàn bịa đâu - tôi trả lời - Nhưng của đáng tội cũng có bịa tí ti.
- Cháu mà viết ấy à, cháu sẽ viết rất tuyệt!
- Viết đúng y như thật?
- Hoàn toàn như thật. Giả dụ, nếu cháu viết về đêm, cháu sẽ viết đêm trôi qua trên đầm lầy như thế nào.
- Cháu viết thế nào nào?
- Viết thế này! Đêm! Một bụi cây to thực là to, bên cạnh hố nước. Cháu ngồi dưới bụi cây, c̣n lũ vịt con th́ cứ vít, vít, vít...
Nó ngừng lời. Tôi nghĩ rằng hẳn nó đang t́m chữ hoặc đang đợi h́nh ảnh. Nhưng nó rút ra chiếc zhaleyka và bắt đầu khoét lỗ.
- ờ , thế rồi sao nữa? - tôi hỏi - Cháu muốn tả đêm kia mà.
- Th́ cháu đă tả rồi mà - nó trả lời - Hoàn toàn đúng sự thật. Một bụi cây to thực là to! Cháu ngồi dưới bụi cây, c̣n lũ vịt con th́ cứ suốt đêm vít, vít, vít...
- Thế ngắn quá!
- Sao vậy, lại c̣n "ngắn"! - chú bé chăn ḅ ngạc nhiên - Suốt đêm chúng nó kêu vít, vít...
Hiểu rơ câu chuyện chú bé kể, tôi nói:
- Hay quá!
- Không đến nỗi tồi, bác ạ! - nó trả lời."
Trong sự nghiệp viết văn của ông, Prishvin là kẻ chiến thắng. Bất giác tôi nghĩ đến một câu nói của ông: "... Nếu như chỉ có những đầm lầy hoang dại là nhân chứng cho thắng lợi của anh th́ chúng sẽ tỏa ra một sắc đẹp kỳ lạ, và mùa xuân sẽ c̣n với anh măi măi".
Đúng như thế, mùa xuân của văn xuôi Prishvin sẽ c̣n măi măi trong cuộc sống và trong nền văn học xô-viết của chúng ta

Aleksandr Grin

Lúc tôi c̣n nhỏ, tất cả lũ học tṛ trung học chúng tôi đều mê mải đọc những cuốn trong "Tủ sách tổng hợp". Đó là những cuốn sách nhỏ, b́a vàng in chữ nhỏ.
Giá những cuốn sách ấy rất rẻ. Chỉ mất mười kopek là đă được đọc "Tartarin" của Daudet hoặc "Bí Mật" của Hamsun, c̣n mất hai mươi kopek là đă có "David Coperfield" của Dickens hoặc "Don Quixote" của Cervantes.
"Tủ sách tổng hợp" chỉ in sách của các nhà văn Nga trong trường hợp ngoại lệ. V́ thế, khi tôi mua cuốn sách vừa xuất bản với cái tên kỳ quặc "Thác Xanh Teturi" và thấy tên tác giả Aleksandr Grin ở ngoài b́a th́ dĩ nhiên tôi yên trí Grin là người nước ngoài.
Cuốn sách có vài truyện ngắn. Tôi c̣n nhớ lúc ấy đứng bên cạnh quán sách, nơi tôi mua cuốn đó, tôi đă giở ngay nó ra và đọc hú họa.
"Không có hải cảng nào vô tích sự và thần tiên hơn là Liss. Cái thành phố đa ngữ này giống như một tên du đăng đă quyết dấn thân vào mớ ḅng bong của cuộc sống định cư. Nhà ở dựng lung tung giữa vài cái gọi là phố. Không thể có phố xá trong nghĩa đen ở Liss, bởi v́ thành phố này mọc lên trên những vách đá và đồi núi, nối với nhau bởi những bậc thang, những cây cầu và... những lối ṃn nhỏ hẹp.
Tất cả những cái đó ngợp trong cây cối rậm rạp miền nhiệt đới, trong những bóng cây h́nh quạt long lanh, những đôi mắt thơ ngây nồng cháy của đàn bà con gái. Đá vàng, bóng cây xanh, những vết rạn đẹp như tranh vẽ ở những bức tường cũ kỹ. Trên một cái sân h́nh nấm một gă lầm ĺ, ngậm tẩu đang sửa chữa một con thuyền lớn. Tiếng người hát xa xa và tiếng vang của những giọng ca trong khe núi. Những khu chợ dựng trên những cọc chống, dưới những tấm vải bạt và những chiếc ô lớn. Ánh lấp lánh của vũ khí, màu áo đàn bà sặc sỡ, hương thơm của hoa và cây cối làm dậy lên trong ḷng nỗi buồn nhớ âm thầm như trong mộng - nỗi nhớ t́nh yêu say đắm và những cuộc hẹn ḥ. Bến tàu nhếch nhác như một gă nạo ống khói trẻ tuổi. Những cánh buồm cuốn, giấc mộng của chúng và buổi sáng có cánh, nước màu xanh chàm, những núi đá dựng đứng, chân trời đại dương. Ban đêm - đám cháy từ tính của những v́ sao, những con thuyền với những giọng cười - đó là Liss!"
Tôi đứng trong bóng mát một cây dẻ của thành phố Kiev mà đọc, đọc ngấu nghiến, cho đến hết cuốn sách kỳ lạ, quái dị như một giấc mơ.
Bất thần tôi cảm thấy buồn nhớ cái ánh lấp lánh của gió, mùi nước biển mằn mặn, nhớ Liss, những ngơ hẻm nóng nực, những đôi mắt nồng cháy của các cô gái, tảng đá xù x́ màu vàng với những vỏ hà vỏ hến màu trắng c̣n lại, khói hồng của những đám mây bay vút lên trời xanh.
Không, đó chẳng phải là nỗi buồn, mà là niềm mong ước da diết muốn được tự mắt trông thấy tất cả những cái đó và được vô tư lự ḥa ḿnh vào trong cuộc sống tự do miền ven biển kia.
Nhưng ngay lúc đó tôi sực nhớ ra rằng có một số nét của cái thế giới rực rỡ ấy tôi đă từng biết. Nhà văn Grin xa lạ chỉ gộp những cái đó lại trong một trang giấy. Nhưng tôi đă thấy chúng ở đâu nhỉ?
Tôi nhớ ra ngay. Tất nhiên, những cái đó ở Sevastopol, trong cái thành phố như nhô lên khỏi những đợt sóng màu lục của biển cả, phơi ḿnh dưới ánh mặt trời trắng lóa và trong những bóng râm bị cắt thành từng dải xanh như da trời. Tất cả cái hỗn độn vui vẻ của Sevastopol ở đây, trên những trang sách của Grin.
Tôi đọc tiếp và gặp một bài ca thủy thủ:
Sao Thập tự phương Nam rực rỡ chân trời
Khi gió nổi - là địa bàn tỉnh giấc
Chúa ơi, hăy phù hộ cho những con tàu
Và rủ ḷng thương lấy chúng tôi.

Lúc đó tôi chưa biết là chính Grin đă đặt ra những ca khúc cho những truyện ngắn của ḿnh.
Con người ngây ngất say v́ rượu, v́ ánh nắng lấp lánh, v́ niềm vui vô tư lự, v́ cuộc đời hào phóng dẫn ta đi măi vào cái óng ánh và cái mát mẻ của những ngóc ngách đầy cám dỗ của nó, và sau hết, con người say v́ "cảm giác cao thượng".
Tất cả những cái đó đều có trong những truyện ngắn của Grin.
Khi tôi biết Grin là người Nga và tên thực của ông là Aleksandr Stepanovich Grinyovsky th́ tôi cũng chẳng ngạc nhiên lắm về chuyện đó. Có lẽ đối với tôi lúc đó Grin đă rành rành là một cư dân Hắc hải, trong văn học là người đại diện cho một bộ lạc nhà văn trong đó có cả Bagritzky, cả Kataev và nhiều nhà văn Hắc hải khác.
Tôi chỉ ngạc nhiên khi biết tiểu sử của Grin, khi tôi được biết về cuộc đời cay cực chưa từng thấy của một con người bị xă hội ruồng bỏ, của một kẻ giang hồ thâm căn cố đế. Không hiểu sao con người kín tiếng và bị những tai ương đánh cho tơi tả ấy, qua một cuộc đời đầy cực nhọc, lại có thể giữ được cho ḿnh cái thiên tư vĩ đại của trí tưởng tượng trong trắng và mạnh mẽ, ḷng tin ở con người và nụ cười hiền lành ngượng ngập. Chả thế mà Grin đă viết về ḿnh: "Bao giờ tôi cũng nh́n thấy cảnh trời mây bên trên những rác rưởi thối tha của những ngôi nhà thấp bé".
Ông hoàn toàn có quyền nói về ông bằng lời của nhà văn Pháp Jules Renard: "Quê hương tôi là nơi có những đàn mây trắng tuyệt vời lang thang".
Nếu như Grin chết đi để lại cho chúng ta một bài thơ bằng văn xuôi "Những Cánh Buồm Đỏ Thắm" không thôi, th́ thế cũng đă đủ để chúng ta đặt ông ngang hàng với những nhà văn xuất chúng đă tung ra lời kêu gọi làm rung động trái tim người: đạt tới cái hoàn mỹ.
Hầu hết các tác phẩm của ḿnh được Grin viết ra để bênh vực cho ước mơ. Chúng ta cần phải biết ơn ông v́ điều đó. Chúng ta biết rằng tương lai mà chúng ta đang hướng tới sinh ra từ một đặc tính vô địch của con người - biết yêu và mơ ước.

Eđuarđ Bagritzky

Ta có thể báo trước cho những người nghiên cứu tiểu sử Eđuarđ Bagritzky biết rằng họ sẽ phải chịu nhiều khốn khó, hoặc nói theo cách người ta thường nói "phải biết giá bao nhiêu nửa kư đắng cay", bởi v́ t́m ra tiểu sử của Bagritzky không phải là chuyện dễ dàng.
Bagritzky kể không biết bao nhiêu chuyện không có thực về ḿnh, những chuyện ấy cuối cùng gắn chặt vào đời ông, đến nỗi có lúc không c̣n sao biết được đâu là thực đâu là huyền thoại nữa. Không thể nào khôi phục được sự thật, "chỉ một sự thật mà thôi và không có ǵ khác ngoài sự thật".
Hơn nữa, tôi không tin là cần thiết phải làm cái việc uổng công vô ích ấy. Những chuyện bịa của Bagritzky là một phần đặc sắc trong tiểu sử ông. Chính ông cũng thành thật tin vào những chuyện bịa của ḿnh. Không thể h́nh dung nhà thơ có đôi mắt xám tươi cười và giọng nói hổn hển, nhưng lại như ca hát ấy, nếu không có những chuyện bịa của ông.
Trên bờ biển Egée có một bộ lạc rất đẹp của những người "levanti". Họ là những người ham hoạt động và vui vẻ. Bộ lạc ấy liên hợp những người đại diện của nhiều dân tộc khác nhau: người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, người Ả Rập và Do Thái, Sirya và Ư.
Liên bang Xô viết của chúng ta cũng có những "levanti" của nó. Đó là "người Hắc hải". Họ cũng là những người thuộc các dân tộc khác nhau nhưng cùng là những người yêu đời, hay giễu cợt, quả cảm và yêu đến mê mệt Hắc hải của họ, yêu mặt trời khô khan, cuộc sống hải cảng, yêu "mẹ Ôđessa", yêu những quả mơ và những trái dưa hấu, yêu cuộc sống sục sôi muôn màu sắc bên bờ biển.
Eđuarđ Bagritzky là người thuộc bộ lạc đó.
Ông, lúc th́ giống như tay thủy thủ lười biếng trên chiếc thuyền buồm tỉnh Kherson, lúc th́ giống như một "lỏi" đánh bẫy chim ở cảng Ôđessa, lúc th́ giống anh bộ đội ngang tàng trong sư đoàn Kotovsky, lúc th́ lại giống như Til Ulenshpigel.
Nếu thêm tính yêu thi ca tha thiết và tài thơ uyên bác cao rộng vào bên những tính chất tưởng như không thể ḥa hợp với nhau th́ tất cả những cái đó sẽ hợp thành tính cách toàn vẹn và duyên dáng của ông.
Lần đầu tiên tôi gặp Bagritzky là trên đê chắn sóng ở cảng Ôđessa. Ông vừa viết xong bài thơ về trái dưa hấu - một trường ca chính cống, kỳ lạ v́ chất tươi ngon của những cảm xúc và từ ngữ, tựa hồ nó bị một ngọn sóng trong băo tố Hắc hải làm bắn nước lên ḿnh.
Chúng tôi câu cá bống và cá phèn bằng dây câu thả dài ngoẵng quăng xuống biển. Những con thuyền chất đến ngọn toàn dưa hấu da sọc, căng những cánh buồm vá víu đi ngang mặt chúng tôi. Gió gió mát nổi lên, những con thuyền nghiêng ngả và ch́m xuống tận boong, làm bọt bắn tung tóe quanh chúng.
Bagritzky đưa lưỡi liếm đôi môi mặn và thở gấp, bắt đầu ngân nga đọc bài "Dưa Hấu".
Cô gái bắt gặp trên bờ biển một quả dưa hấu có khắc h́nh trái tim do sóng vứt lên. Chắc là quả dưa đă trôi dạt từ một chiếc ghe bầu bị đắm.
Chẳng ai bảo cho nàng biết
Rằng tim tôi nàng giữ nơi tay!...

Ông sẵn sàng ngâm thuộc ḷng thơ của bất cứ thi sĩ nào. Trí nhớ của ông thực kỳ lạ. Trong lúc ông ngâm, thậm chí những bài thơ quen thuộc cũng nổi lên một âm điệu mới, ngân nga. Tôi chưa thấy ai có lối ngâm thơ như thế, trước và sau Bagritzky.
Những âm chất của từng từ, từng khổ thơ bay bổng lên đến mức diễn đạt đầy đủ, mệt mỏi và làm người nghe đau nhói nơi tim. Bất kỳ thơ của ai, "Bài Ca Về John Hạt Đại Mạch" của Burns, "Dona Anna" của Blok hay là "V́ Bến Bờ Tổ Quốc Xa Xôi" của Pushkin mà được Bagritzky ngâm, th́ khi nghe ta không thể không thấy nghẹn nơi cổ họng - điềm báo trước của những giọt nước mắt.
Từ hải cảng chúng tôi ra chợ Hy Lạp. Ở chợ có một pḥng trà. Cùng với nước trà ở đây người ta bán đường hóa học, một mẩu bánh và phó mát cừu. Từ sáng sớm chúng tôi chưa ăn ǵ.
Dạo ấy ở Ôđessa có một lăo ăn mày. Lăo làm cho cả thành phố khiếp đảm v́ lăo không xin của bố thí theo cách những người hành khất khác thường làm. Lăo không hạ ḿnh ch́a bàn tay run rẩy ra và hát bằng giọng mũi: "Lạy các ông các bà giàu ḷng thương kẻ khó! Xin các ông các bà hăy để mắt đến tấm thân tàn tật của già!".
Không! Ông lăo vóc cao, râu bạc như cước, đôi mắt đỏ kéo màng nọ chỉ đi xin ở các pḥng trà. Chưa bước vào cửa lăo đă lên giọng khàn khàn, ầm ầm trút những câu chửi rủa lên đầu khách.
Trong Sấm truyền, nhà tiên tri tàn bạo nhất là Eremi, nổi tiếng bậc thầy vô địch về môn nguyền rủa, cũng phải "ra không" trước lăo ăn mày nọ, nói theo cách người Ôđessa.
- Lương tâm các người để đâu cả rồi, hả? Các người là người hay không c̣n là người nữa, hả?! - lăo hành khất thét lên và lập tức tự trả lời câu hỏi hùng hồn của lăo - Người ǵ các người khi mà các người điềm nhiên ngồi chén bánh ḿ với phó mát cừu béo ngậy, c̣n lăo đây th́ lang thang từ sáng đến giờ, ḷng đói bụng rỗng! Giá mà mẹ các người biết các người đă trở thành những kẻ như thế nào, chắc bà lăo phải lấy làm sung sướng v́ đă không phải sống đến lúc phải nh́n thấy cảnh càn rỡ này. Tại sao anh lại ngoảnh mặt đi thế, đồng chí? Anh không điếc đấy chứ? Tốt hơn hết là hăy dằn cái lương tâm đen tối của anh xuống mà giúp cho lăo già đói khát này!
Mọi người đều bố thí cho lăo. Không ai chịu đựng nổi cuộc tấn công dồn dập của lăo. Người ta nói rằng lăo già lấy tiền góp nhặt được đi buôn muối lậu.
Trong pḥng trà người ta đưa ra cho tôi một miếng phó mát cừu hăng x́ bọc trong một mảnh giẻ ướt. Ăn loại phó mát cừu này thường bị viêm lợi.
Đúng lúc đó lăo ăn mày bước vào, và ngay từ ngoài cửa lăo đă chửi rủa ầm ầm.
- Được lắm! - Bagritzky giận dữ nói - H́nh như lăo đă dẫn thân vào tṛng rồi đấy. Cứ mặc cho lăo đến chỗ bọn ḿnh. Cứ để lăo đến! Lăo mà cả gan th́ cứ đến chỗ bọn ḿnh!
Tôi hỏi:
- Th́ sao?
- Lăo sẽ gặp sự chẳng lành đâu. - Bagritzky trả lời. - Ồ, chẳng lành đâu mà! Cứ để mặc lăo đến bàn chúng ta.
Lăo ăn mày lừ lừ tiến đến. Cuối cùng lăo dừng lại bên chúng tôi, mắt long lanh nh́n miếng phó mát cừu trong vài giây và cổ họng lăo sôi ầm ầm. Có lẽ lăo giận lắm, đến nỗi lăo thở hồng hộc và không tuôn cơn giận ra thành lời được. Nhưng rồi lăo cũng hắng giọng và quát lên:
- Biết đến bao giờ lương tâm mới thức dậy trong ḷng lũ trai trẻ này! Chúng nó đang vội vă hốc cho hết miếng phó mát để khỏi phải cho lăo già bất hạnh lấy một phần tư chứ đừng nói ǵ một nửa.
Bagritzky đứng dậy, lấy tay đặt nơi tim và bắt đầu nói khe khẽ và xúc động, mắt không rời khỏi lăo già bị xơ cứng động mạch. Ông nói run run trong nước mắt, bằng một giọng nức nở thê thảm.
Bạn tôi, người anh em mệt mỏi và đau khổ của tôi.
Xin chớ ngă ḷng, dù anh có là ai đi nữa!

Lăo ăn mày câm bặt. Lăo chăm chú nh́n Bagritzky. Mắt lăo trợn lên. Rồi lăo bắt đầu rút lui và khi nghe đến những chữ "Bạn hăy tin đi, sẽ đến ngày cả Vaan cũng chết" th́ lăo quay ngoắt lại vấp đổ một chiếc ghế và lảo đảo lết chạy ra cửa.
- Các ngài thấy chưa? - Bagritzky nghiêm trang - Đến cả những tên ăn mày ở Ôđessa cũng không chịu nổi thơ Nadson.
Cả pḥng trà cười phá lên.
Hết ngày này sang ngày khác Bagritzky mất hút trong cánh đồng cỏ đàng sau vịnh Sukhoy để bẫy chim.
Trong căn pḥng quét vôi trắng của ông ở Monđavanka có treo hàng chục chiếc lồng, trong đó có những con chim trụi lông. Ông rất hay đem chúng ra khoe, đặt biệt là những con zhurbay dị thường nào đó. Đó là những con sơn ca thảo nguyên xấu xí, cũng xơ xác y như những con chim khác của ông.
Trấu do chim nhè ra từ những lồng chim không ngớt rơi xuống đầu chủ và khách.
Bagritzky dốc những đồng xu cuối cùng của ḿnh mua thức ăn cho chim.
Những tờ báo Ôđessa trả ông rẻ mạt: một bài thơ tuyệt tác chỉ độ năm, mười rúp. Mấy năm sau thanh niên đă biết và đă thuộc ḷng bài thơ đó.
Chắc Bagritzky cho rằng như thế là phải giá rồi. Ông không biết giá trị thực của ḿnh và trong những công việc thực tế ông là người nhút nhát. Trong lần đầu tới Moskva, ông không khi nào đến nhà xuất bản một ḿnh. Bao giờ ông cũng phải dẫn theo một người nào đó trong số bạn bè "cho nó vững dạ". Người bạn đóng vai chính trong cuộc đàm phán, c̣n Bagritzky chỉ nín lặng và cười tủm tỉm.
Tại Moskva ông ở nhà tôi, trong một căn hầm tại ngơ Obưđensky. Đến nơi, ông báo trước: "Tôi sẽ ở nhà anh lâu đấy". Và quả nhiên suốt một tháng trời ông chỉ ra phố có hai lần, c̣n th́ lúc nào cũng ngồi bằng tṛn xềm xệp trên đi-văng, thở hồng hộc v́ suyễn.
Trên đi-văng ông để đầy sách, bản thảo thơ của người khác và những vỏ bao thuốc lá. Ông ghi thơ của ḿnh lên trên mặt bao. Thỉnh thoảng ông đánh mất những cái vỏ bao nọ, nhưng chỉ buồn bực ít lâu.
Cứ thế ông ngồi hết cả tháng, khoái trá với Ulalaevshina của Selvinsky, kể những chuyện chẳng đúng sự thực chút nào và tán gẫu với lũ "nhóc văn chương" - những người Ôđessa. Đám này kéo đàn kéo lũ bâu lấy ông khi ông vừa mới ló mặt ra ở Moskva.
Ít lâu sau, ông dọn hẳn về Moskva và thay vào lũ chim, ông mua những bể cá rất lớn. Pḥng của ông giống như một thế giới dưới nước. Ông có thể ngồi hàng giờ, nghĩ ngợi và ngắm những con cá đủ mọi màu sắc.
Ta có thể nh́n thấy cũng một thế giới dưới nước hệt như thế khi đứng trên con đê chắn sóng ở Ôđessa: cũng những thân cỏ ngầm trắng bạc đung đưa, giống như những đám san hô và những con sứa chậm chạp bơi qua, dồn ép nước biển từng đợt mạnh mẽ.
Tôi cho rằng việc ông dọn về ở Moskva là một sai lầm. Bagritzky không thể sống tách rời miền Nam, biển cả và Ôđessa, tách rời những món ăn Ôđessa quen thuộc của ông: cà, cà chua, phó mát cừu, cá thu tươi. Toàn thân ông được sưởi ấm bởi phương Nam, sức nóng của thứ đá vôi vàng lỗ chỗ đă dựng nên Ôđessa, hương ngải cứu, muối, cây da hợp và biển cả.
Ông chết sớm, chưa kịp chín muồi, chưa chuẩn bị sẵn sàng để chiếm thêm vài đỉnh cao khó đạt tới của thi ca, như ông thường nói.
Một đại đội kỵ binh đi theo sau linh cữu của ông, móng ngựa đập gịn trên mặt đường lát đá. Và ta lại nhớ đến bài thơ "Nghĩ Về Opanas", đến con chiến mă của Kotovsky "Con ngựa trắng lấp lánh như đường nguyên chất", đến nền thi ca thảo nguyên rộng lớn vẫn cùng đi với Bagritzky, vịn vào tay ông mà đi, trên những con đường nóng bỏng đầy cát bụi. Thơ ấy là người thừa kế của "Lời Truyền Về Đạo Quân Igor" và của Taras Shevchenko bền như hương cỏ xạ hương, rám nắng như cô gái nhỏ miền ven biển, vui như gió mát "lê-văng" trên Hắc hải thân yêu.

------------
Chú thích:
[1] Trong cuốn "Bông hồng vàng" do nhà xuất bản Literarura Artistike ở Kishinyov (nước cộng hoà Mondavya hiện nay) ấn hành năm 1987, mà nhà văn Nguyễn Hữu Hiệu có nhă ư gửi cho tôi, không thấy có đoạn này về Chekhov. Nó được thay thế bằng một đoạn khác. Ngoài ra c̣n có những đoạn không khác không có trong Paustovsky toàn tập in năm 1958. Không rơ có phải tác giả thay không, v́ ấn bản này được in khi tác giả đă qua đời?
[2] Alexandre Dumas (1802-1870), nhà văn, nhà biên kịch Pháp, tác giả "Ba chàng ngự lâm pháo thủ", thường được gọi là Dumas Cha, để phân biệt với một Alexandre Dumas khác con của ông (1824-1895) được gọi là Dumas Con.
[3] Jules Vallès (1832-1885) nhà văn và nhà báo Pháp.
[4] Anatole France (1844-1924), nhà văn Pháp.
[5] Prosper Mérimée (1803-1870), nhà văn Pháp.
[6] Henri Barbusse (1873-1935), nhà văn Pháp.

Nghệ thuật nh́n thế giới

Hội họa dạy ta nh́n và nh́n thấy (đó là hai việc khác nhau và họa hoằn mới trùng nhau). Nhờ đó hội họa giữ được nguyên vẹn và sinh động cái t́nh cảm chỉ trẻ em mới có.
ALEKSANĐR BLOK

Con người dừng lại, sửng sốt trước những vật chẳng đóng vai tṛ nào trong đời sống của con người: trước bóng phản chiếu không thể nào lấy được, trước những tảng đá dựng đứng mà tay người không thể nào gieo trồng được, trước màu sắc kỳ lạ của bầu trời.
JOHN RUSKIN [1]

Có những chân lư không cần phải bàn căi, nhưng chúng thường nằm yên vô ích, không giúp ǵ cho hoạt động của con người, chỉ v́ chúng ta lười biếng và dốt nát.
Một trong những chân lư không cần phải bàn căi ấy có liên quan đến nghề văn, đặc biệt đối với công việc của những người viết văn xuôi. Chân lư đó là sự hiểu biết những lĩnh vực nghệ thuật hàng xóm láng giềng của văn chương như thi ca, hội họa, kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc, nó làm cho thế giới bên trong của người viết văn xuôi trở nên phong phú dị thường, và làm cho văn của người đó có sức biểu hiện đặc biệt. Văn được bồi bổ thêm ánh sáng và màu sắc của hội họa, cái tươi mát của những từ vốn thuộc thi ca, cái cân xứng của kiến trúc, sự rơ ràng, có khối h́nh của đường nét trong điêu khắc và nhịp điệu, tiết tấu và tính du dương của âm nhạc.
Đó là những cái làm giàu thêm cho văn xuôi, tựa như những màu sắc bổ sung cho nó.
Tôi không tin những nhà văn không yêu thi ca và hội họa. May th́ họ c̣n là những người có trí óc lười nhác và kiêu ngạo, tệ hơn - họ là những kẻ ngu dốt.
Nhà văn không thể khinh miệt bất cứ một cái ǵ có thể mở rộng nhỡn quan của ḿnh đối với thế giới. Tất nhiên, nếu nhà văn đó là thợ cả trong nghề ḿnh chứ không phải một anh phó nhỏ, là người sáng tạo ra vật báu chứ không phải một kẻ tầm thường, kiên nhẫn gậm nhấm cái may mắn trong cuộc đời như nhai kẹo cao su Mỹ.
Thường khi đọc xong một truyện ngắn, một truyện dài hay một cuốn tiểu thuyết, trong trí nhớ của ta chẳng c̣n lại chút ǵ ngoài một đám hỗn độn những con người xám xịt. Anh có cố công gắng sức để nh́n thấy những con người đó th́ rồi anh cũng sẽ chẳng thấy họ đâu, bởi v́ tác giả đă không cung cấp cho họ lấy một nét sống nào.
Và cả cốt chuyện của những truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết ấy cũng diễn ra giữa một ngày lầy nhầy, không màu sắc, không ánh sáng nào đó, giữa những đồ vật tác giả có đặt tên, nhưng chính anh ta cũng không nh́n thấy, thành thử cũng không tŕnh ra được cho người đọc chúng ta xem.
Mặc dầu đề tài th́ hiện đại, những cuốn sách như thế vẫn phơi bày sự bất lực của chúng, những cuốn sách thường được viết ra với tinh thần sảng khoái giả tạo. Người ta định đánh lộn ṣng nó với niềm vui, đặc biệt là niềm vui lao động.
Nguyên nhân của quang cảnh chán ngán đó không phải chỉ đơn thuần là sự nghèo cảm xúc và sự kém học thức của tác giả, mà c̣n do cái nh́n lờ đờ loài cá của anh ta.
Chúng ta muốn đập tan những truyện dài và những cuốn tiểu thuyết ấy như đập tan những cửa kính dán kín trong một căn pḥng ngột ngạt và bụi bậm để những mảnh thủy tinh vỡ kia bay ra với một tiếng động ṛn tan và ngay đấy, từ bên ngoài sẽ ùa vào pḥng: gió, tiếng mưa rơi, tiếng trẻ con í ới, c̣i tàu thủy, ánh lấp loáng của con đường nhựa ướt - cả cuộc đời xông vào với cái hỗn độn, nếu như mới thoạt nh́n, và với cái sặc sỡ tuyệt đẹp của ánh sáng, màu sắc và tiếng động, của nó.
Ở nước ta có rất nhiều cuốn sách tưởng chừng do người mù viết. Sách ấy lại nhằm cho những người sáng đọc, và trong chuyện đó ta thấy tất cả sự lố bịch của việc xuất bản những cuốn sách như vậy.
Muốn nh́n cho rơ, không phải chỉ cần nh́n mọi phía. Phải học cách nh́n. Chỉ những ai yêu con người và đất đai mới có thể trông thấy được chúng. Sự nhàm chán và vô vị trong văn xuôi thường do hậu quả ḍng máu lạnh của nhà văn, chỉ dấu đáng sợ của bệnh chết ṃn trong anh ta. Nhưng đôi khi đó chỉ là cái vụng về, chứng tỏ một sự thiếu văn hóa. Như thế th́, như người ta thường nói, c̣n vớt vát được.
Các họa sĩ có thể dạy chúng ta cách nh́n và cách tiếp nhận ánh sáng, màu sắc. Họ nh́n giỏi hơn chúng ta. Và họ biết ghi nhớ những ǵ họ đă nh́n thấy.
Khi tôi c̣n là một nhà văn ít tuổi, một họa sĩ quen biết bảo tôi:
- Này, cậu, cậu nh́n c̣n chưa được rơ đâu. Cậu nh́n c̣n lờ mờ. Và thô kệch. Căn cứ vào những truyện ngắn của cậu th́ cậu mới nhận được những màu chính, c̣n những độ chuyển tiếp và những tiểu dị th́ lẫn vào nhau thành một cái ǵ đó đơn điệu.
- Biết làm thế nào được! Mắt tôi nó như vậy - tôi trả lời, tự bào chữa.
- Nói nhảm! Người ta có thể tạo ra được con mắt tốt. Đừng có lười, hăy rèn con mắt đi. Bắt nó vào khuôn vào phép. Cậu cứ thử bỏ ra một hoặc hai tháng để nh́n mọi vật với ư nghĩ là cậu bắt buộc phải vẽ những cái đó bằng màu. Trong xe điện, trong xe buưt, ở đâu cũng thế, cậu phải nh́n con người đúng theo cách ấy. Và chỉ qua vài ba ngày là cậu đă thấy rơ rằng trước kia trên mặt mọi người cậu chỉ nh́n không được lấy một phần mười những ǵ bây giờ cậu thấy. C̣n qua hai tháng cậu sẽ học được cách nh́n và không cần phải ép buộc ḿnh làm việc đó nữa.
Tôi nghe lời họa sĩ nọ và quả nhiên người và vật đúng là trở thành thú vị hơn nhiều so với khi tôi c̣n nh́n họ hấp tấp và lướt qua.
Và tôi tiếc vô cùng khoảng thời gian mà tôi đă ngu ngốc để mất. Tôi có thể nh́n thấy biết bao cái đẹp tuyệt vời trong những năm qua, nếu như tôi biết nh́n! Biết bao điều thú vị đă qua đi không trở lại và chẳng có tài nào làm cho chúng tái sinh.
Đó là bài học đầu tiên mà họa sĩ đă cho tôi. Bài thứ hai c̣n sáng rơ hơn.
Một lần vào mùa thu tôi từ Moskva đi Leningrađ nhưng không qua Kalinin và Bologoe mà đi từ ga Savyolovsky qua Kalyazin và Khvoynaya.
Nhiều người Moskva và Leningrađ cũng chẳng ngờ rằng có con đường ấy. Tuy nó có xa hơn thật, nhưng lại thú vị hơn con đường thông thường qua Bologoe. Thú vị hơn ở chỗ nó chạy qua những miền hoang vắng và nhiều rừng.
Bạn đường của tôi là một người nhỏ bé với đôi mắt ti hí nhưng rất hoạt. Ông vận bộ quần áo lụng thụng, mang theo một ḥm lớn đựng sơn dầu và những cuộn vải gai. Trông ông, ai cũng biết ngay là một họa sĩ.
Chúng tôi nói chuyện. Ông bạn đường của tôi nói rằng ông đi đến vùng gần thị trấn Tikhvin, ở đó có một người bạn làm nghề kiểm lâm và ông sẽ ở vùng ông bạn trông coi để vẽ mùa thu.
- Sao mà ông lặn lội xa thế, măi tận Tikhvin? - tôi hỏi.
Họa sĩ trả lời tin cậy:
- Ở đó tôi đă quan sát kỹ và chọn được một vùng. Vùng này đẹp tuyệt! Đố ông t́m được một vùng thứ hai như thế. Một khu rừng toàn liễu hoàn diệp. Đôi chỗ lác đác vài cây thông. Liễu hoàn diệp mặc cho mùa thu một bộ quần áo đặc biệt tao nhă, không có giống cây nào như thế. Lá liễu đủ màu. Đỏ thắm, vàng chanh, tím và cả đen lấm tấm vàng. Dưới ánh sáng mặt trời nó biến thành một đống lửa trại. Tôi làm việc ở đây cho đến mùa đông, c̣n đông rồi th́ tôi sang bờ vịnh Phần Lan, quá Leningrađ. Ở đó, ông phải biết, băng bụi đẹp nhất nước Nga. Chưa nơi nào tôi được thấy thứ băng bụi như vậy.
Tôi nói, tất nhiên là nói đùa, rằng với những hiểu biết như vậy, ông bạn đường của tôi có thể viết một cuốn sách cẩm nang quư giá cho các họa sĩ, chỉ cho họ đi đâu, vẽ ǵ.
Họa sĩ nghiêm trang trả lời:
- Thế ông cho rằng không được sao? Viết cái đó không khó. Nhưng không cần. Mọi người sẽ bâu vào một chỗ trong khi hiện nay mỗi người đang t́m cái đẹp riêng biệt. Cái đó tốt hơn nhiều.
- V́ sao?
- Đất nước sẽ phơi ra muôn mặt hơn. Trên đất Nga có không biết bao nhiêu là cái đẹp đủ dùng cho tất cả các họa sĩ trong hàng ngh́n năm. Nhưng ông ạ - ông nói với vẻ lo lắng - h́nh như con người bắt đầu dày xéo và làm kiệt quệ đất đai nhiều quá rồi đấy. Mà sắc đẹp của đất đai lại là một điều thiêng liêng, một điều vĩ đại trong đời sống xă hội chúng ta. Nó là một trong những mục đích cuối cùng của chúng ta. Không biết ông thế nào, chứ tôi th́ tôi tin chắc như vậy. Không hiểu được điều đó không phải là một người cấp tiến.
Ban ngày tôi ngủ thiếp đi, nhưng ông bạn hàng xóm đă dựng tôi dậy.
- Xin ông đừng bực ḿnh, - ông bối rối nói - nhưng ông dậy đi th́ hơn. Một bức tranh kỳ diệu đang mở ra: cơn giông tháng chín. Ông trông ḱa!
Tôi trông ra ngoài cửa sổ tàu. Ở phía Nam một đám mây đen nặng nề và cao, choán hết nửa bầu trời, đang nhô lên. Những ánh chớp co kéo, giật giật nó.
- Mẹ ơi! - ông họa sĩ kêu lên - Biết bao nhiêu là màu là sắc! Không thể nào vẽ nổi cái ánh sáng này, dù cho anh có là Levitan đi chăng nữa.
- Ánh sáng nào? - tôi cuống quưt hỏi.
- Trời ơi! - họa sĩ nói với vẻ tuyệt vọng - Ông nh́n đi đâu thế kia? Kia ḱa, ông thấy không, ở đó rừng tối đen và yên lặng, đó là do bóng mây trùm lên nó. C̣n kia, xa hơn một chút, trên rừng có những vết vàng bệch và hơi xanh lục: đó là tại ánh sáng mặt trời bị mây cản. C̣n ở đàng xa th́ rừng hoàn toàn phơi ḿnh trong nắng. Ông thấy chưa? Cả khu rừng như đúc bằng vàng mười. Và trong suốt. Một loại tường bằng vàng có hoa văn. Hay là một chiếc khăn tay kéo dài suốt chân trời, chiếc khăn do những cô thợ thêu bậc thầy trong vùng Tikhvin của chúng tôi thêu ở các xưởng làm đồ kim tuyến. Bây giờ ông hăy trông gần đây, những dải thông kia ḱa. Ông có thấy cái ánh đồng thau lấp lánh trên những lá nhọn không? Đó là do bức tường vàng của rừng mà có. Ánh sáng của bức tường vàng hắt lên những ngọn thông. Ánh phản chiếu. Vẽ nó rất khó. Dễ làm nó thô đi lắm. C̣n kia, ông thấy không, kia chỉ có ánh sáng tỏa ra yếu ớt, tôi muốn nói ánh sáng chiếu xuống dịu dàng đến nỗi cần phải có một bàn tay thật b́nh tĩnh và trung thành mới truyền đạt nổi nó.
Họa sĩ nh́n tôi và cười.
- Ánh phản chiếu từ rừng thu hắt lại mạnh thực! Cả pḥng ngủ trong toa bừng lên như trong buổi hoàng hôn. Nhất là trên mặt ông. Giá cứ vẽ ông như thế này mà hay! Tiếc thay, tất cả những cái đó chỉ thoáng qua trong chốc lát.
Tôi nói:
- Th́ đó chính là việc của các họa sĩ: bắt những cái thoảng qua phải dừng lại trong nhiều thế kỷ.
Họa sĩ trả lời:
- Chúng tôi sẽ cố gắng. Nếu cái thoảng qua ấy không đến với chúng tôi quá đột ngột như lúc này. Nói cho đúng, họa sĩ không bao giờ được rời màu vẽ, vải gai và cây bút lông. Các ông, những nhà văn, các ông có nhiều thuận lợi hơn. Những màu sắc đó các ông mang trong trí nhớ. Trông ḱa, sao mọi vật lại biến đổi nhanh chóng đến thế hở? Ḱa, rừng lúc th́ rực sáng, lúc lại ch́m trong bóng tối.
Đàng trước đám mây đen của cơn giông là những dải mây trắng rách rưới đang chạy về phía chúng tôi. Sức chuyển động vùn vụt của chúng quả đang trộn lẫn mọi màu trên trái đất. Cái sự rối rắm của các màu: đỏ thẫm, vàng nguyên chất và vàng trắng, màu xanh lá mạ, tím và màu bóng tối xanh lam đă bắt đầu ở những cánh rừng xa.
Thỉnh thoảng một tia nắng xuyên qua mây đen rọi xuống từng ṿm bạch dương làm chúng vụt sáng, cái nọ nối tiếp cái kia, như là những ngọn đuốc vàng, nhưng ngay đó chúng lại tắt ngấm. Gió trước cơn giông thổi mạnh từng đợt càng làm cho màu sắc hỗn độn thêm.
- Ôi, bầu trời mới đẹp làm sao! - họa sĩ kêu lên - Ông trông! Có c̣n màu ǵ mà nó chẳng tạo ra nữa kia chứ!
Vầng mây đen của cơn giông cuồn cuộn tỏa khói màu tro và nhanh chóng sà xuống mặt đất. Cả vầng mây là một màu đá đen đơn điệu. Nhưng mỗi tia chớp lóe sáng lại làm lộ ra những lốc xoáy màu vàng hăi hùng, những cái hốc xanh và những vết nứt rạn ng̣ng ngoèo được soi tỏ từ bên trong bởi một thứ lửa hồng đục.
Ánh lóe sắc của những tia chớp ở sâu trong ruột vầng mây đen đổi chỗ cho đám cháy màu lửa đồng. Ở gần mặt đất hơn, trong khoảng giữa mây đen và rừng cây, những dải mưa rào đă đổ xuống.
- Thế là hết! - họa sĩ xúc động kêu lên - Ta chẳng được thấy luôn cái cảnh quái quỷ này đâu!
Chúng tôi rời cửa sổ pḥng ngủ để ra đứng bên cửa sổ toa. Những bức rèm cửa run lên bần bật trước gió càng làm cho ánh sáng thêm lấp loáng.
Mưa rào trút xuống. Người phụ trách toa hấp tấp hạ hết cửa xuống. Những sợi nước mưa xiên xiên chảy thành ḍng trên mặt kính. Ánh sáng mất hẳn, chỉ ở đàng xa, xa lắm, măi tận chân trời, qua bụi mưa, là c̣n một dải rừng mạ vàng cuối cùng cháy sáng.
Họa sĩ hỏi tôi:
- Ông c̣n nhớ được ǵ không?
- Đôi chút thôi.
- Tôi cũng thế, chỉ nhớ được đôi chút thôi - ông buồn rầu nói - Tạnh mưa, màu sắc sẽ đậm hơn. Ông biết không, nắng giỡn trên lá và thân cây. Nói chung, ông hăy để ư nh́n ánh sáng vào một ngày ảm đạm trước cơn mưa. Trước cơn mưa nó một khác, trong cơn mưa một khác, c̣n sau cơn mưa th́ lại hoàn toàn khác. Bởi v́ lá ướt làm cho không khí có một ánh lấp lánh yếu ớt. Cái ánh lấp lánh đó xám, mềm và ấm. Nói chung, nghiên cứu màu sắc và ánh sáng là một khoái lạc, ông bạn thân mến của tôi ạ. Tôi thề không đổi cái nghiệp họa sĩ của tôi lấy bất cứ một thứ ǵ khác.
Đêm, họa sĩ xuống ga xép. Tôi xuống sân ga chia tay với ông. Ngọn đèn lồng dầu hỏa tỏa sáng. Phía trước, đầu máy thở nặng nhọc.
Tôi ghen với ông bạn họa sĩ và bực ḿnh v́ công việc bắt tôi phải đi tiếp và không nán lại được lấy vài ngày ở phương Bắc. Ở đây mỗi cành thạch thảo cũng có thể gợi lên đủ ư cho vài bài thơ bằng văn xuôi.
Không thể hiểu được v́ sao mà trong đời ḿnh, cũng như trong đời bất cứ ai khác, tôi đă không tự cho phép tôi được sống theo tiếng gọi của trái tim ḿnh, mà lại đi bận bịu liên miên với những công việc tưởng chừng không thể nào tŕ hoăn.
Đối với màu sắc và ánh sáng trong thiên nhiên chỉ quan sát chúng không thôi th́ chưa đủ. Cần phải sống bằng chúng. Trong nghệ thuật, chất liệu dùng được chỉ có thể là chất liệu đă chiếm được chỗ trong tim.
Hội họa quan trọng đối với người viết văn xuôi không phải chỉ ở chỗ nó giúp nhà văn nh́n thấy và yêu mến màu sắc, ánh sáng. Hội họa c̣n quan trọng ở chỗ họa sĩ thường nhận thấy cái mà chúng ta không thấy. Chỉ sau khi xem xong tranh của người vẽ chúng ta mới bắt đầu nhận ra cái đó và ngạc nhiên không hiểu sao trước kia chúng ta lại không nhận ra.
Họa sĩ Pháp Monet đến London và vẽ tu viện Westminster. Monet vẽ trong một ngày sương mù b́nh thường ở London. Trong bức tranh của Monet những đường nét gô-tích của tu viện chỉ hơi mờ mờ chọc thủng màn sương. Bức tranh được vẽ một cách điêu luyện.
Khi tranh được trưng bày, nó làm cho dân London xôn xao. Người ta sửng sốt thấy sương mù trong tranh Monet được vẽ bằng màu đỏ thắm, trong khi ai cũng biết rằng sương mù có màu xám.
Sự ngang ngược của Monet lúc đầu làm người ta công phẫn. Nhưng những người công phẫn kia bước ra phố, nh́n kỹ sương mù và lần đầu tiên họ nhận thấy nó quả nó có màu đỏ thắm thực.
Lập tức người ta t́m cách giải thích điều đó. Rồi người ta đồng ư với nhau rằng sắc đỏ của sương mù phụ thuộc vào độ dày đặc của khói. Ngoài ra những ngôi nhà gạch đỏ ở London đă làm cho sương mù có màu như thế.
Dù sao mặc ḷng, Monet đă thắng. Sau khi có bức tranh của ông, mọi người bắt đầu thấy sương mù London giống sương mù mà họa sĩ đă thấy. Đến nỗi người ta đặt biệt hiệu cho Monet là "người sáng tạo ra sương mù London".
Nếu nói đến những thí dụ trong đời tôi, th́ lần đầu tiên tôi được thấy tất cả cái đa dạng về màu sắc trong một ngày mưa ở Nga là sau khi xem bức "Trên sự yên tĩnh đời đời" của Levitan.
Trước đó tôi thấy trời mưa chỉ có độc một màu đáng ngán. Cả cái buồn lúc trời mưa, theo tôi nghĩ hồi đó, là do mưa vùi dập mọi màu sắc và phủ vẩn đục lên mặt đất.
Nhưng Levitan lại nh́n thấy trong cái đáng ngán ấy một sắc thái cao cả, một sắc thái uy nghi nữa là khác. Và ông t́m thấy trong cái đáng ngán ấy rất nhiều màu trinh trắng. Từ đó trời mưa thôi không đè nặng lên tôi nữa. Ngược lại, tôi c̣n thích trời mưa v́ cái không khí trong sạch của nó, v́ cái lạnh, khi má ta nóng rực, v́ mặt nước gợn lăn tăn màu thiếc trắng trên sông, v́ sự chuyển động nặng nề của những đám mây. Và sau hết, tôi thích mưa c̣n v́ khi mưa xuống ḿnh mới biết quư những của cải b́nh dị trên thế gian: căn nhà gỗ ấm áp, ngọn lửa trong ḷ sưởi, tiếng ấm samovar reo, ổ rơm khô phủ vải gai trên sàn, tiếng mưa rơi trên mái đưa ta vào giấc ngủ và trạng thái giấc mơ màng êm ả. Hầu như mỗi nghệ sĩ, dù anh ta ở thời đại nào và thuộc trường phái nào, cũng đều mở ra cho ta thấy những nét mới của thực tại.
Tôi có cái may mắn được thăm nhà triển lăm hội họa Dresden vài lần. Ngoài "Đức Mẹ Sistin" của Raphael, ở đó c̣n có rất nhiều tranh của các bậc thầy cổ xưa, trước tranh của họ mà dừng lại th́ thực nguy hiểm. Những bức tranh ấy không buông tha ta. Ta có thể nh́n chúng hàng giờ, có khi hàng ngày và nh́n chúng càng lâu th́ nỗi xúc động khó hiểu trong tâm hồn ta càng lớn. Nỗi xúc động ấy dâng cao đến mức con người khó mà cầm được nước mắt.
Tại sao lại có những giọt nước mắt không rơi ấy? V́ rằng trong những bức tranh kia có cả cái toàn thiện, toàn mỹ của tinh thần và quyền lực của thiên tài, là cái buộc ta phải hướng về sự trong sạch, sức mạnh và cái cao thượng trong những nguyện vọng của ḿnh.
Trong việc thưởng ngoạn cái tuyệt mỹ, xuất hiện nỗi lo lắng báo trước sự tẩy rửa nội tâm của chúng ta. H́nh như tất cả cái mát mẻ của những cơn mưa, những làn gió, hơi thở của đất đai khai hoa, bầu trời nửa đêm và những giọt nước mắt chảy ra v́ t́nh yêu đều nhập vào trái tim biết ơn của chúng ta và vĩnh viễn chiếm lĩnh nó.
H́nh như những người theo chủ nghĩa ấn tượng làm cho ánh sáng mặt trời mạnh thêm. Họ vẽ ngoài trời và, đôi khi, có lẽ họ đă cố ư làm cho màu sắc đậm thêm. Cái đó làm đất đai trong những bức tranh của họ xuất hiện trong một ánh sáng hân hoan.
Đất đai trở thành đất đai ngày hội. Trong việc đó không có ǵ là tội lỗi, bởi v́ không có tội lỗi trong tất cả những ǵ đem lại thêm cho con người dù chỉ là chút ít niềm vui.
Chủ nghĩa ấn tượng là của chúng ta, cũng như tất cả những di sản giàu có khác của quá khứ. Bỏ nó đi có nghĩa là ta tự đẩy ta đến chỗ hẹp ḥi có ư thức. Chúng ta không hề vứt bỏ "Đức Mẹ Sistin" của Raphael mặc dầu bức tranh ấy đă được sáng tác theo đề tài tôn giáo. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi không c̣n biết đâu là ranh giới giữa thiên tài của hội họa với tôn giáo. Tôi không nghĩ rằng có thể có một người xô-viết nào đó v́ ngợi khen "Đức Mẹ Sistin" mà bỗng chốc trở thành con chiên của đạo Chúa. Cái vô lư của ư nghĩ đó rất rơ. Tại sao chúng ta lại đi quan tâm nghiêm túc đến những ư nghĩ tức cười khi vấn đề động chạm đến những nhà ấn tượng chủ nghĩa. Picasso, người luôn nghĩ cách đổi mới, có ǵ nguy hiểm cho chúng ta? Và những nhà ấn tượng chủ nghĩa Matisse, Van Gogh hoặc Gauguin? Tiện đây cũng xin nói rằng Gauguin là người đă đứng vào cuộc đấu tranh chống chính quyền thực dân Pháp v́ nền độc lập của nhân dân Tahiti.
Chuyện đó có ǵ xấu và nguy hiểm? Những bộ óc đố kỵ hoặc cơ hội nào dám nghĩ rằng cần phải sổ toẹt lớp họa sĩ xuất sắc và tài năng ra khỏi nền văn hóa của nhân loại và nền văn hóa của chúng ta nói riêng?
Sau cuộc gặp gỡ trên tàu với ông bạn họa sĩ, tôi tới Leningrađ. Trước mắt tôi lại mở ra cái quần thể trang trọng của những quảng trường và những ṭa nhà cân đối trong thành phố.
Tôi ngắm nghía chúng rất lâu, cố t́m ra điều bí mật trong kiến trúc của chúng. Bí mật đó là ở chỗ những ṭa nhà cho ta ấn tượng về cái hùng vĩ mà trong thực tế chúng lại chẳng lấy ǵ làm lớn cho lắm. Một trong những công tŕnh tuyệt mỹ là nhà bộ Tổng tham mưu kéo một ṿng cung đều đặn trước điện Mùa Đông chiều cao không quá một ṭa nhà bốn tầng. Thế mà nó c̣n hùng vĩ hơn bất cứ ṭa nhà chọc trời nào ở Moskva.
Lời giải câu đố rất đơn giản. Cái hùng vĩ của những ṭa nhà sở dĩ mà có là do sự cân xứng, những tỷ lệ ăn nhịp với nhau và một số nhỏ vật trang hoàng: những viền cửa gỗ, những xoáy ốc trang trí và phù điêu.
Nếu ta nh́n kỹ những ṭa nhà ấy, ta sẽ hiểu rằng óc thẩm mỹ tốt trước hết chính là ư thức chừng mực.
Tôi tin rằng những định luật trên về cái cân xứng giữa các phần, sự loại bỏ tất cả những cái thừa không cần thiết; một số ít vật trang hoàng, cái giản đơn, trong đó mỗi đường nét nổi lên rơ ràng và cho ta một khoái cảm - tất cả những cái đó có liên quan ít nhiều đến cả văn xuôi.
Nhà văn đă yêu cái toàn thiện toàn mỹ của những h́nh thức kiến trúc cổ điển không bao giờ để cho lối bố cục vụng về và nặng chịch có mặt trong văn ḿnh. Nhà văn đó sẽ đạt tới sự cân xứng của các phần và sự nghiêm khắc của bức vẽ bằng lời. Nhà văn đó sẽ tránh sự thừa của những vật trang hoàng và loăng văn xuôi - tức là thứ bút pháp mà người ta gọi là bút pháp trang trí.
Bố cục của một tác phẩm văn xuôi phải đạt tới mức không thể bỏ đi hoặc thêm vào một chút ǵ mà không làm hỏng đi ư nghĩa của câu chuyện và ḍng đi hợp quy luật của các sự kiện.
Bao giờ cũng vậy, tôi dùng hầu hết thời gian ở Leningrađ vào việc xem viện bảo tàng Nga và viện bảo tàng Ermitazh.
Bóng tối yếu ớt với ánh sáng mạ thẫm màu trong những gian trưng bày ở Ermitazh, đối với tôi thật là thiêng liêng. Tôi bước vào Ermitazh như bước vào kho thiên tài của nhân loại.
Trong viện bảo tàng Ermitazh, lần đầu tiên, khi c̣n là một thanh niên, tôi đă cảm thấy hạnh phúc làm người. Và hiểu rằng con người có thể trở nên vĩ đại và tốt đẹp.
Lúc đầu tôi cứ bị lạc giữa cái đám diễu hành lộng lẫy của các họa sĩ. Tôi chóng mặt v́ màu sắc quá nhiều và dày đặc, và để nghỉ ngơi, tôi bỏ ra gian trưng bày tượng.
Tôi ngồi ở đó rất lâu. Và càng nh́n những bức tượng của những nhà nặn tượng vô danh Hy Lạp hoặc tượng những người đàn bà tủm tỉm cười của Canova tôi càng hiểu rơ thêm rằng tất cả những tác phẩm điêu khắc nọ chính là lời kêu gọi con người đi tới cái tuyệt mỹ và nó là điềm báo trước buổi b́nh minh trong sáng nhất của nhân loại. Lúc đó thi ca sẽ ngự trị trên những trái tim, và chế độ xă hội - chế độ mà chúng ta đang vượt qua những năm lao động, lo lắng và căng thẳng trong tâm hồn để đi tới - sẽ được xây dựng trên cái đẹp của chính nghĩa, cái đẹp của trí tuệ và trái tim, của những quan hệ giữa người với người và của thân thể con người.
Đường ta đi sẽ dẫn tới một thời đại hoàng kim. Thời đại đó sẽ đến. Tất nhiên, đáng giận là chúng ta không được sống đến ngày ấy. Nhưng chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc khi ngọn gió thời đại đó đă reo vang quanh ta và bắt tim ta đập mạnh thêm.
Chả thế mà Heine đă tới viện bảo tàng Le Louvre ngồi hàng giờ bên tượng thần Vệ nữ ở Milos mà khóc.
Ông khóc ǵ? Khóc cho cái toàn thiện toàn mỹ của con người bị nhục mạ. Khóc v́ con đường đi tới cái toàn thiện toàn mỹ ấy thật là cực nhọc và xa lắc đối với cả ông, với Heine, người đă hiến cho mọi người chất độc và ánh sáng của trí óc ḿnh, người đă không thể đi tới - tất nhiên - miền đất hứa mà trái tim sôi nổi suốt đời vẫy gọi ông tới đó.
Sức mạnh của nghệ thuật điêu khắc là ở chỗ đó, cái sức mạnh mà nếu thiếu hơi ấm bên trong của nó th́ không thể có nghệ thuật tiên tiến, nhất là nghệ thuật của đất nước chúng ta. Cũng như vậy, không thể có một nền văn xuôi vững chắc. 
Trước khi nói đến ảnh hưởng của thi ca đối với văn xuôi, tôi muốn nói vài lời về âm nhạc, hơn nữa âm nhạc và thi ca thường gắn kết chặt chẽ với nhau.
Đề tài cuộc nói chuyện ngắn ngủi về âm nhạc buộc phải giới hạn trong cái mà chúng ta gọi là tiết tấu và nhạc tính của văn xuôi.
Trong văn xuôi chân chính bao giờ cũng có tiết tấu của nó.
Trước hết tiết tấu của văn xuôi đ̣i hỏi sự sắp đặt các từ sao cho người đọc có thể tiếp nhận câu văn nhẹ nhàng, không căng thẳng, tiếp nhận được ngay tức khắc. Chekhov đă nói về điều đó khi viết thư cho Gorky "Văn phải được xếp gọn (vào trong ư thức người đọc) ngay lập tức, trong một giây".
Không thể để cho người đọc phải ngừng lại trên tác phẩm để khôi phục sự chuyển động của các từ, sự chuyển động thích ứng với tính chất đoạn này hay đoạn khác trong văn.
Nói chung nhà văn cần phải giữ người đọc trong t́nh trạng chú ư không rời, dẫn người đọc theo ḿnh và không được để trong văn bài của ḿnh c̣n có những chỗ tối nghĩa và lủng củng làm cho người đọc v́ vấp phải những chỗ đó mà vượt ra ngoài quyền lực của nhà văn.
Nhiệm vụ của nhà văn và tác dụng của văn xuôi là ở chỗ giữ được người đọc trong t́nh trạng chú ư không rời ấy, lôi cuốn người đọc, sao cho người đọc cảm nghĩ giống nhà văn, cùng với nhà văn.
Tôi nghĩ rằng không bao giờ tiết tấu của văn xuôi lại có thể đạt được bằng con đường nhân tạo. Tiết tấu của văn xuôi phụ thuộc vào tài năng, vào cảm năng ngôn ngữ, vào "thính giác tốt của nhà văn". Cái thính giác tốt ấy trong một mức độ nào đó là cái rất gần với tai nhạc.
Nhưng cái làm cho ngôn ngữ của người viết văn xuôi phong phú nhiều hơn hết là sự hiểu biết thi ca.
Thi ca có một đặc tính kỳ lạ. Nó trả lại cho chữ cái tươi mát trinh bạch ban đầu. Những từ tơi tả nhất mà chúng ta đă "nói cạn" đến cùng đă mất sạch tính h́nh tượng đối với ta, chi c̣n lại một cái vỏ, những từ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh, lại kêu gịn và tỏa hương!
Giải thích cái đó ra sao, tôi không biết. Tôi cho rằng từ tái sinh trong hai trường hợp.
Một là, khi nào người ta trả lại cho nó sức mạnh ngữ âm (âm thanh). Mà làm việc đó trong thi ca th́ dễ hơn trong văn xuôi nhiều. V́ thế trong bài hát và trong t́nh ca các từ tác động đến chúng ta mạnh hơn trong lời nói thường.
Hai là, cả đến những từ đă tơi tả, nếu được đặt vào đội ngũ âm nhạc êm ái trong một bài thơ th́ h́nh như nó được no nê âm điệu du dương của câu thơ và bắt đầu vang vang trong sự hài ḥa cùng với những từ khác.
Và cuối cùng là thi ca phong phú phép điệp vận. Đó là một trong những tính chất quư báu của nó. Văn xuôi cũng được quyền có điệp vận.
Nhưng cái chính không phải ở chỗ đó.
Cái chính là ở chỗ khi văn xuôi đạt tới mức toàn thiện toàn mỹ th́ về bản chất nó đă là thơ đích thực rồi.
Chekhov cho rằng truyện "Taman" của Lermontov và "Con gái viên đại úy" của Pushkin chứng minh mối liên lạc máu mủ giữa văn xuôi với thơ Nga đầy nhựa sống.
Prishvin đă có lần viết về ḿnh (trong một bức thư riêng) rằng ông là "nhà thơ bị đóng đanh trên cây thập tự của văn xuôi".
Lev Tolstoy viết: "Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa văn và thơ". Ông đặt ra câu hỏi sau với sự nóng nảy hiếm có ở ông trong "Nhật Kư Tuổi Xuân".
"V́ sao thơ và văn, hạnh phúc và khổ đau, lại gắn bó chặt chẽ với nhau đến thế? Phải sống như thế nào đây? Cố gắng để bất thần gắn thơ và văn lại với nhau hay là thích thú cái này, bỏ mặc cái kia?. Trong ước mơ, có mặt cao hơn thực tại. Trong thực tại, có mặt cao hơn ước mơ. Hạnh phúc đầy đủ là sự nối liền hai cái lại với nhau".
Trong lời nói đó của Tolstoy, mặc dầu được phát biểu một cách hấp tấp, đă thể hiện một ư nghĩ đúng đắn: hiện tượng cao hơn hết, có sức thuyết phục hơn hết, hạnh phúc chân chính chỉ có thể là sự ḥa hợp hữu cơ giữa thơ và văn, hay nói một cách chính xác hơn, là văn tràn đầy nội dung thơ, nhựa sống dồi dào của thơ, cái không khí trong sáng nhất, cái quyền lực bắt người ta say mê của nó.
Trong trường hợp này tôi không ngại dùng chữ "làm người ta say mê" (nói cách khác - "bắt làm nô lệ"). Bởi v́ thơ bắt làm nô lệ, làm cho mê mẩn và bằng một cách kín đáo, nhưng với sức mạnh không ǵ sánh nổi thơ nâng cao con người, đưa nó tới gần trạng thái khi con người thực sự trở thành vật tô điểm cho trái đất. Hoặc nói một cách hồn nhiên nhưng chân thành như tổ tiên chúng ta, thành "chiếc mũ triều thiên của sự sáng tạo".
Vlađimir Ođoevsky có phần đúng khi nói rằng "thi ca là điềm báo trước một thực trạng khi nhân loại thôi không đạt tới nữa và bắt đầu sử dụng cái đă đạt được".

--------------
Chú thích:

[1] John Ruskin (1819-1900), nhà văn, nhà phê b́nh nghệ thuật, nhà xă hội học Anh...

Trên ca-bin xe tải

Tháng bảy năm 1941, tôi rời tỉnh Rưbnitza na Đnestro đi Tiraspol trên một xe tải quân sự. Tôi ngồi trong ca-bin, bên cạnh người lái xe im lặng.
Bụi nâu xám cháy bỏng dưới ánh nắng cuộn lên từng vồng dưới bánh xe. Bụi nham nháp phủ kín mọi vật chung quanh: những ngôi nhà gỗ, những cây hướng dương, những cây keo và cỏ khô.
Mặt trời bốc khói trên nền trời bạc phếch. Nước trong bi-đông nóng rẫy và có mùi cao su. Súng lớn gầm thét bên kia sông Đnestro.
Trên thùng xe, có mấy viên trung úy trẻ. Thỉnh thoảng họ lại đấm th́nh th́nh vào nắp ca-bin và kêu lên "Máy bay!". Anh tài hăm xe lại, chúng tôi nhảy xuống, chạy ra khỏi đường cái và nằm rạp xuống. Ngay lập tức, những chiếc máy bay đen chũi kiểu "Messer" rú lên, khoái trá độc ác, lao xuống đường.
Đôi khi máy bay địch nh́n thấy chúng tôi và chúng xả liên thanh. May, không ai việc ǵ. Đạn cày lên từng cột bụi. Khi lũ "Messer" đi rồi, chỉ c̣n cảm thấy cái nóng trong toàn thân v́ đất cháy bỏng, đầu ù, miệng khát.
Sau một trận oanh kích của máy bay địch, anh tài bất th́nh ĺnh hỏi tôi:
- Đồng chí nghĩ ǵ khi nằm dưới làn đạn? Đồng chí có nghĩ về quá khứ không?
- Có chứ, tôi trả lời.
- Tôi cũng nghĩ về quá khứ - anh tài nói sau một lát im lặng - Tôi nhớ đến những khu rừng Kostroma quê tôi. Nếu c̣n sống, tôi sẽ trở về đấy và xin làm chân kiểm lâm. Tôi sẽ đưa vợ tôi - cô ấy đẹp và hiền lắm - và con gái theo. Chúng tôi sẽ ở trong một trạm gác rừng. Nói không biết đồng chí có tin không, chứ mỗi lần nghĩ đến chuyện ấy là tim tôi lại đập th́nh th́nh. Mà cánh lái xe chúng tôi th́ không được phép đánh trống ngực như thế.
- Tôi cũng vậy. - tôi đáp - Tôi cũng nhớ những khu rừng quê tôi.
Anh tài hỏi:
- Rừng ở quê đồng chí đẹp không?
- Đẹp!
Anh tài kéo cái mũ cát-két sụp xuống trán và nhấn ga. Chúng tôi không nói thêm ǵ nữa.
Thực vậy, tôi chưa bao giờ nhớ những miền quê yêu dấu của tôi da diết bằng trong thời gian chiến tranh. Tôi thường bắt gặp tôi nôn nóng chờ đợi cái đêm tôi sẽ được nằm trên xe tải ở một nơi nào đó, trong thung lũng trên thảo nguyên khô ráo, lấy tấm áo choàng lính phủ kín người để trở về trong tưởng tượng những miền thân yêu ấy, để được nhàn tản thở hít cái không khí đượm mùi tùng bách. Tôi tự nhủ "Hôm nay ta sẽ ra Hồ Đen, c̣n ngày mai, nếu c̣n sống, ta sẽ ra bờ sông Pra, hoặc đến làng Trebutino". Và ḷng tôi thắt lại mỗi lần cảm trước thấy những chuyến đi trong tưởng tượng như vậy.
Có lần tôi đă nằm đắp áo ca-pốt và tưởng tượng ra hết sức tỉ mỉ con đường đi đến Hồ Đen. Dường như trong cuộc đời không c̣n hạnh phúc nào lớn hơn là được nh́n thấy, được đi trên mảnh đất thân yêu ấy một lần nữa, sau khi đă quên hết những ưu tư, sầu năo, và được nghe tiếng con tim đập nhẹ nhàng trong ngực.
Trong những ước mơ trên ca-bin xe tải ấy bao giờ tôi cũng ra khỏi làng vào lúc sáng sớm rồi lần theo con đường cát đi ngang những mái tranh tàn tạ. Trên bậc cửa sổ các nhà, hoa bóng nước nở trong những hộp sắt tây. Ở miền tôi, người ta gọi hoa bóng nước là "Vanya ướt át". Người ta gọi thế chắc là do ánh nắng chiếu xuyên qua thân bóng nước mập mạp và trong suốt mà ta có thể nh́n thấy cả nhựa cây màu lục và trong nhựa cây đôi khi c̣n trông rơ những bọt khí.
Đến bên giếng nước, nơi các cô gái liến láu vận áo vải hoa, đi chân trần đụng gầu chan chát suốt ngày, tôi sẽ rẽ vào một ngơ. Trong ngôi nhà cuối ngơ có một con gà trống đẹp mă nổi tiếng khắp vùng. Nó thường đứng co một chân lên giữa trời nắng chang chang, lông sáng rực lên như một đống than hồng.
Nhà cửa đến ngôi nhà gỗ có con gà trống là hết. Bắt đầu một dải đường sắt hẹp trông như đồ chơi trẻ con kéo thành một ṿng cung đều đặn, chạy tuốt về những khu rừng xa. Lạ một cái là ở hai bên đường sắt có những bông hoa chẳng giống ǵ hoa ở gần đấy. Không nơi nào nhiều diếp dại mọc từng bụi bằng ở bên những thanh ray bỏng rẫy dưới nắng.
Bên kia con đường sắt hẹp là một rừng thông mới gây. Khu rừng làm thành một bức rào chắn ngang không qua không lại được. Nói là không qua không lại được là nh́n từ đàng xa kia. Chứ anh vẫn có thể luồn qua, nhưng tất nhiên, những cây thông non nhọn hoắt sẽ chọc vào người anh và để lại trên tay anh những vết nhựa dính bết.
Một thứ cỏ cao và khô xác mọc giữa những cây thông non, trên cát. Lá cỏ ở giữa th́ bạc phếch mà ngoài ŕa lại có màu lục thẫm. Cỏ sắc, chạm vào là đứt tay. Ngay đấy có rất nhiều cúc trường sinh màu vàng, có vẩy, khô rang, và những bông cẩm chướng nức hương với những cánh tả tơi lốm đốm hồng.
C̣n ở dưới những gốc thông nấm mới mọc đầy. Chân nấm bám đầy cát sạch màu xám. Sau rừng thông, là một rừng tùng bách sừng sững. Một con đường cỏ mọc chạy ven rừng.
Sau cái ngột ngạt của rừng non mà được nằm nghỉ một lát ngay dưới cây thông đầu tiên cành lá ḷa x̣a th́ thật là dễ chịu. Ta nằm ngửa, cảm thấy đất mát rượi dưới lần áo mỏng và nh́n lên trời. Rồi có thể, ta sẽ thiếp đi cũng nên v́ những đám mây trắng với những đường viền sáng chói làm ta buồn ngủ.
Có một từ Nga rất hay: "istoma" (mệt thừ). Gần đây chúng ta quên hẳn nó và không hiểu sao, thậm chí ngại dùng nó. Không có từ nào hay hơn nó để xác định được trạng thái tĩnh lặng và hơi buồn ngủ, cái trạng thái xâm chiếm anh khi anh nằm trong cánh rừng ấm vào buổi sáng mà nh́n lên những chuỗi mây vô tận. Mây ra đời ở một nơi nào trong khoảng xa xăm mờ xanh và không ngừng trôi đi đâu không rơ.
Nằm ở cửa rừng tôi thường nhớ đến những vần thơ của Bryusov:
Hăy làm người tự do, hăy làm người cô độc
Ta đi đường ta, đường tự do, đường rộng
Tương lai chẳng màng, mà quá khứ cũng không
Ta hái hoa chơi, mấy nhành anh túc
Uống ánh dương kia như uống t́nh đầu
Ta ngă xuống, chết ch́m trong bóng tối
Rồi lại tái sinh, không niềm vui cay đắng...

Trong những vần thơ ấy, mặc dầu tác giả có nói đến cái chết, nhưng lại có cả cái viên măn của cuộc sống làm cho ta chẳng muốn ǵ khác ngoài việc cứ nằm như thế này hàng giờ mà nh́n lên trời, suy nghĩ.
Con đường cỏ mọc chạy qua một rừng thông già. Cánh rừng này trải trên những đồi cát nhấp nhô, nhịp nhàng như những đợt sóng lớn ngoài biển. Những đồi ấy là dấu vết của những trận băng từ miền cao tràn xuống. Hoa chuông nở rất nhiều trên đỉnh đồi, c̣n ở phía dưới, mọc dày đặc một giống dương sỉ. Mặt trái lá dương sỉ phủ đầy bào tử trông giống như những hạt bụi đỏ nhạt.
Rừng thông trên những ngọn đồi đều sáng. Đứng trong đó có thể nh́n được rất xa. Rừng tràn ngập ánh sáng.
Rừng kéo thành một dải hẹp (chỉ độ hai cây số, không hơn), c̣n sau rừng là cả một b́nh nguyên cát, nơi những cánh đồng lúa ḿ đang chín, lấp lánh và lay động theo chiều gió. Đàng sau b́nh nguyên là một rừng tùng bách hoang dại thẳng cánh chim bay.
Những đám mây vô cùng lộng lẫy trôi trên b́nh nguyên. Ta cảm thấy như vậy có lẽ v́ ta nh́n thấy toàn bộ bầu trời mênh mông.
Muốn đi qua b́nh nguyên th́ phải theo một con đường nhỏ nằm giữa những cánh đồng lúa ḿ. Trên con đường này ngưu bàng mọc rậm rịt và cỏ hoa chuông xanh lên từng đám.
Tất cả những ǵ tôi đang mường tượng mới chỉ là ngưỡng cửa của rừng. Nếu anh bước vào trong, anh sẽ cảm thấy như ḿnh bước vào một giáo đường to lớn, hùng vĩ, tràn đầy bóng mát. Thoạt đầu, anh phải theo con đường tắt hẹp đi ngang một cái ao phủ đầy bèo tấm giống như một chiếc thảm cứng màu xanh lá mạ. Nếu anh đứng lại bên ao, anh sẽ nghe thấy lép bép: đó là những con cá chép t́m ăn trong rong nước.
Rồi đến một cánh rừng bạch dương nhỏ, ẩm ướt, rêu phủ lóng lánh như một tấm thảm ngọc bích. Ở đấy bao giờ cũng có mùi lá rụng c̣n lại trên mặt đất từ mùa xuân năm trước.
Sau cánh rừng bạch dương nhỏ là một nơi mà mỗi khi nghĩ đến ḷng tôi không khỏi se lại.
(Tôi nghĩ đến những cảnh trên khi nằm trong ca-bin một chiếc xe tải. Đêm đă khuya, từ phía ga Razđelnaya vẳng lại những tiếng nổ ́ ầm: ở đó đang bị ném bom. Khi những tiếng nổ vừa dứt, ta lại nghe tiếng ve sầu kêu rụt rè, những tiếng nổ làm chúng sợ hăi và tạm thời chúng kêu khe khẽ. Một v́ sao rơi như một viên đạn lửa. Tôi thấy ḿnh đang theo dơi v́ sao ấy một cách thụ động và nghe ngóng: khi nào th́ nó sẽ nổ? Nhưng không hiểu sao nó không nổ mà lại lặng lẽ tắt ngay gần sát mặt đất. Từ đây đến cánh rừng bạch dương quen thuộc, đến những khu rừng hùng vĩ, đến cái nơi mà cứ nghĩ tới nó là tim ta thắt lại, sao mà xa lơ xa lắc! Ở nơi ấy bây giờ cũng đang là đêm đây, nhưng không một tiếng động, chói lọi lửa những cḥm sao, không có mùi khói xăng và mùi thuốc súng - có lẽ nên gọi là "khói nổ" th́ đúng hơn - mà có hương nước tù sâu thẳm trong những cái ao của rừng già và mùi lá nhọn của giống đỗ tùng).
Nơi mà mỗi khi nghĩ đến tim tôi thắt lại là nơi nào? Đó là một nơi giản dị nhất, không có ǵ đáng chú ư nhất. Qua cánh rừng bạch dương, con đường dựng ngược dẫn lên một sườn đồi cát dựng vách thành. Khoảng đất thấp ẩm ướt ở lại đàng sau, nhưng những làn gió nhẹ thỉnh thoảng lại thổi đến đây, đến khu rừng nóng bức và khô khan này, không khí hăng mùi i-ốt của những khu đất thấp.
Tôi nghỉ chân lần thứ hai trên đồi và ngồi xuống đám lá nhọn nóng bỏng. Bất kỳ vật ǵ ở đây anh chạm đến đều khô và ẩm: những quả thông già rỗng, vỏ rễ thông non màu vàng, trong suốt và gịn như giấy súc, những gốc cây bị đẵn cụt được sưởi ấm đến tận lơi, từng cành thông ráp và thơm, đến cả những lá dâu tây nữa - chúng cũng ẩm ướt nốt.
Những gốc cây cụt đă lâu đời, chỉ cần lấy tay mà bóp cũng vỡ, chúng đổ lên ḷng bàn tay một đống vụn nâu nóng bỏng.
Oi bức, yên lặng. Một ngày thanh thản của mùa hè chín nẫu.
Những con chuồn chuồn kim cánh đỏ ngủ trên những gốc cây cụt. Lũ ong đất đậu trên những bông hoa họ hoa tán rắn chắc và tím nhạt. Sức nặng của chúng làm cho những bông hoa rạp ḿnh xuống tận đất.
Tôi kiểm tra lại đường đi trên chiếc bản đồ tự vẽ: từ đấy đến Hồ Đen c̣n tám cây số. Mọi dấu hiệu đều được ghi lại trên bản đồ: cây thông khô xác bên đường, cọc địa giới, những bụi vệ mao, một đống kiến, lại đến vùng đất thấp, nơi bao giờ cũng có hoa lưu li, và sau vùng đất thấp là cây thông có khắc ở gốc một chữ "H", nghĩa là Hồ. Từ chỗ cây thông phải quay thẳng vào rừng và lần theo những vết khắc từ năm 1932 kia. Những vết khắc mỗi năm một khép miệng và bong mất vết nhựa. Đă đến lúc phải sửa lại rồi.
Khi đă t́m thấy vết khắc trên cây, thể nào ta cũng phải dừng lại, lấy tay vuốt nhẹ lên nó, lên cái màu hổ phách đă đọng trên ḿnh nó. Hoặc ta sẽ cạy ra một giọt nhựa rắn chắc và ngắm nghía cái chỗ vỡ có những vệt xoáy tṛn như trôn ốc của nó. Ánh nắng đùa giỡn trong đó giống như những ngọn lửa nhỏ màu vàng.
Ở gần hồ hơn, giữa rừng, bắt đầu có những chỗ trũng sâu hoắm, im ĺm, những cây trăn mọc dày đến nỗi cũng chả ai nghĩ đến việc vào sâu trong những chỗ trũng ấy làm ǵ. Chắc ở đấy xưa kia là những hồ nhỏ.
Rồi lại phải đi ngược lên giữa những bụi đỗ tùng rậm rạp có quả đen và khô. Và sau rốt là dấu hiệu cuối cùng: một đôi hài xảo khô xác treo lủng lẳng trên một cành thông. Sau đôi hài xảo là một vùng cỏ hẹp kéo dài, qua nó th́ đến một cái dốc dựng đứng.
Rừng đến đấy là hết. Ở phía dưới có những đầm lầy khô cạn trên đó đă mọc lên một rừng nhỏ: những cây trăn, liễu hoàn diệp và một đám bạch dương.
Đây là chỗ nghỉ cuối cùng. Đă quá trưa. Ngày kêu rào rào như đàn ong vô h́nh. Mỗi khi có gió, dù rất nhẹ, th́ một luồng ánh sáng mờ mờ liền đánh sóng trên khu rừng con.
Cách đấy hai cây số, giữa những đầm lầy đă khô, là nơi Hồ Đen giấu ḿnh - đó là xứ sở của những vùng nước âm u, những khúc gỗ ch́m lâu ngày và những bông hoa súng lớn màu vàng.
Đi trên những đầm lầy ấy phải cẩn thận: ở sâu dưới lần rêu vẫn chồi lên những thân bạch dương găy mà thời gian đă mài chúng thành những cọc nhọn.
Trong khu rừng thưa không khí ngột ngạt, khó thở, xông lên mùi ung ủng, nước than bùn đen kịt kêu oàm oạp dưới chân. Cây cối ngả nghiêng, run rẩy v́ mỗi bước chân người. Đă đi trong rừng th́ đừng nghĩ đến những cái dưới chân ḿnh. Dưới lớp than bùn và đất mủn dày đến một thước là một cái hồ ngầm. Người ta nói rằng ở dưới hồ ấy có những con cá măng đầm lầy đen như than.
Bờ hồ cao hơn một chút và v́ thế khô hơn dưới đầm lầy, nhưng cả ở đấy nữa ta cũng không thể đứng lâu một chỗ: thể nào nước cũng ùa vào dấu chân ta.
Tốt nhất là nên ra hồ vào lúc chập tối, khi mọi vật chung quanh - ánh lấp loáng mờ mờ của nước và của những v́ sao đầu tiên mới xuất hiện, ánh sáng bầu trời sắp tắt, những ngọn cây bất động - tất cả những cái đó ḥa hợp thực là chặt chẽ với cái yên lặng canh chừng, tưởng như chính yên lặng đă sinh ra chúng.
Ngồi bên đống lửa, ta nghe tiếng những cành khô nổ lách tách và nghĩ rằng sao mà cuộc đời đẹp đến thế, nếu như con người không sợ nó mà mở rộng tâm hồn ra đón nó.
Trong hồi tưởng, tôi lang thang trong những cánh rừng và sau đó trên những phố bờ sông Neva hoặc trên những ngọn đồi xanh rờn cây gai của đất đai khắc khổ miền Pskov.
Tôi đau đớn, tôi xót xa nghĩ đến những nơi ấy như thể tôi đă vĩnh viễn mất chúng, như thể rồi trong đời, tôi sẽ không bao giờ gặp lại chúng nữa. Chắc v́ cảm giác đó mà chúng đă có một vẻ đẹp kỳ lạ trong trí tôi.
Tôi tự hỏi v́ sao trước kia ḿnh đă không nhận ra những điều đó và ngay đấy, tôi hiểu ra rằng, tất nhiên trước kia tôi đă nh́n thấy tất cả, nhưng chỉ ở trong sự xa cách th́ tất cả những nét của phong cảnh quê hương mới xuất hiện trước cái nh́n nội tâm của tôi, với toàn bộ vẻ đẹp mê hồn của chúng. Rơ ràng rằng phải đi vào thiên nhiên như mỗi âm thanh, thậm chí một âm thanh nhỏ nhất, đi vào trong tiếng nhạc vang vang.
Thiên nhiên chỉ tác động tới ta với toàn bộ sức mạnh của nó khi nào ta mang bản chất người của ta vào việc cảm thụ thiên nhiên, khi nào trạng thái tâm hồn ta, t́nh yêu của ta, niềm vui hay nỗi buồn của ta ḥa hợp hoàn toàn với thiên nhiên và lúc ấy th́ không c̣n có thể nào tách rời cái tươi mát ban mai với ánh mắt người yêu, tiếng ồn đều đều của rừng với những ư nghĩ về cuộc đời mà ta đă trải.
Phong cảnh chẳng phải là gia vị cho văn xuôi và cũng chẳng phải đồ trang sức. Cần phải ngụp đầu vào thiên nhiên như anh ngụp đầu vào trong đống lá ướt nước mưa để cảm thấy cái mát mẻ sang trọng của nó, mùi của nó, hơi thở của nó.
Nói đơn giản hơn, ta phải yêu thiên nhiên và t́nh yêu ấy, cũng như bất cứ t́nh yêu nào khác, sẽ t́m được những cách chắc chắn để tự thể hiện ḿnh mạnh mẽ nhất.

Tự chúc

Đến đây tôi hạ dấu chấm hết cho cuốn sách thứ nhất gồm những điều tôi ghi lại về lao động của nhà văn. Tôi có cảm giác rơ rệt rằng công việc này mới chỉ là sự khởi đầu và trước mắt c̣n cả một chân trời chưa được ta đụng đến. Cần phải nói tới rất nhiều vấn đề khác, đến mặt mỹ học của nền văn học của chúng ta, đến ư nghĩa lớn lao của nó với tư cách người giáo dục và nuôi dưỡng con người với cấu trúc phong phú và cao cả của những t́nh cảm, và ư nghĩa của nó, cần phải nói tới chủ đề, văn hài hước, h́nh tượng nhân vật, nói về công việc khắc họa những tính chất người, về sự biến đổi của tiếng Nga, về tính nhân dân của văn học, về chủ nghĩa lăng mạn, về óc thẩm mỹ tốt, về công việc sửa bản thảo. Không thể nào kể hết những ǵ chúng ta cần tiếp cận.
Việc viết cuốn này cũng na ná như chuyến du lịch nơi xứ lạ, nơi cứ mỗi bước đi trước mắt ta lại mở ra những chân trời mới và những con đường mới.
Nào ai biết được chúng sẽ dẫn ta tới đâu, những chân trời mới và những con đường mới ấy, nhưng điều chắc chắn là chúng bao giờ cũng hứa hẹn những điều bất ngờ, chúng cho ta cái để mà suy nghĩ. V́ thế sự định hướng cho ḿnh trên những ngă năm ngă bảy thật là thú vị và cần thiết, dầu cho đó chưa phải là sự định hướng đầy đủ, dầu đó mới chỉ là phác thảo cho nó, như người ta thường nói.
 

Hết


 

Pages Previous  1  2  3