Bông Hồng Vàng   Konstantin Pautovsky Pages Previous  1  2  3  Next   

Lịch sử một truyện dài

Hỏa Tinh

Tôi sẽ cố nhớ lại xem ư sáng tác cuốn truyện dài "Kara-Bugaz" của tôi đă nảy ra như thế nào?
Trong thời thơ ấu của tôi ở Kiev, tối nào trên ngọn đồi Vlađimir trên sông Đnepr cũng thấy xuất hiện một ông lăo đội mũ sụp vành bụi bặm. Ông lăo mang theo một kính thiên lư cổ lỗ và loay hoay rất lâu để đặt nó lên một cái giá ba chân cong queo bằng sắt.
Người ta gọi ông lăo là "nhà chiêm tinh" và cho rằng ông ta người Ư v́ lúc nào ông cũng cố ư nói lơ lớ tiếng Nga theo lối nói của người nước ngoài.


Dịch Giả: Vũ Thư Hiên          

Sau khi đặt xong kính thiên lư, ông lăo nói bằng một giọng thuộc ḷng, đều đều:
- Thưa các signor và các signorina! Buona juorno! Chỉ bỏ ra có năm kopek là các quư ông quư bà sẽ được bay từ trái đất lên mặt trăng và các v́ tinh tú khác. Tôi xin đặc biệt khuyên các vị hăy nh́n lên sao Hỏa hung dữ, ngôi sao có màu máu người. Ai mà bị sao Hỏa chiếu mệnh, người đó sẽ bị trúng đạn chết tươi trong chiến tranh.
Một hôm tôi cùng đi với cha tôi lên đồi Vlađimir và được nh́n thấy sao Hỏa qua kính thiên lư.
Tôi nh́n thấy một cái vực thẳm đen ng̣m và một quả cầu đo đỏ thản nhiên lơ lửng giữa cái vực thẳm đó mà không cần tựa vào vật ǵ. Trong khi tôi c̣n đang nh́n nó th́ quả cầu bắt đầu từ từ tiến ra phía cạnh kính thiên lư và trốn vào sau vành kính bằng đồng. "Nhà chiêm tinh" khẽ quay kính thiên lư lại và lôi sao Hỏa về chỗ cũ. Nhưng nó lại bắt đầu dịch dần về phía vành kính.
- Thế nào? - cha tôi hỏi. - Con có nh́n thấy ǵ không?
- Có - tôi trả lời - Con c̣n nh́n thấy cả những con sông đào nữa kia.
Tôi biết rằng trên sao Hỏa có người - dân Hỏa tinh - và biết rằng không hiểu để làm ǵ mà họ đă đào những con sông rơ to trên thiên thể của họ.
- Thôi, tôi xin anh đi! - cha tôi nói - Đừng nói dóc! Con chẳng thấy sông đào sông điếc nào hết. Chỉ có một người nh́n thấy chúng, đó là nhà thiên văn Ư tên là Skiaparelli. Mà ông ta cũng phải nh́n bằng kính thiên lư lớn kia.
Cái tên Skiaparelli của đồng bào "nhà chiêm tinh" chẳng gây được ấn tượng nào cho ông ta.
- Con c̣n nh́n thấy một hành tinh nào bên cạnh sao Hỏa về phía bên trái nữa cơ - tôi nói không chắc chắn - Nhưng không hiểu tại sao nó cứ chạy lung tung ở trên trời.
- Hành tinh quái ǵ đâu! - "nhà chiêm tinh" hồn hậu kêu lên - Lại một hạt bụi quỷ quái nào rơi vào mắt cháu đấy thôi.
Ông ta tóm chặt lấy cằm tôi và khéo léo lấy ra một hạt bụi trong mắt.
Cái cảnh sao Hỏa làm cho tôi lạnh người, khiếp đảm. Tôi thở phào khi rời khỏi cái kính thiên lư. Và đường phố Kiev với ánh đèn mờ, tiếng lộc cộc của những chiếc xe độc mă chở khách, mùi hoa dẻ tàn bụi bặm, trở thành đầm ấm và vững chắc đối với tôi.
Không, hồi đó tôi không hề có ư muốn bỏ trái đất để bay lên mặt trăng hay sao Hỏa!
- Tại sao nó lại đỏ thế hả bố? - tôi hỏi cha tôi.
Cha tôi kể cho tôi nghe rằng sao Hỏa là một hành tinh đang hấp hối, rằng nó xưa kia cũng đẹp như trái đất của chúng ta, nó có biển, có những rặng núi thấp và cây cối um tùm xanh tốt. Nhưng dần dần sông biển khô cạn đi, cây cối chết hết, núi non sụt lở không c̣n vết tích ǵ và thế là sao Hỏa biến thành một sa mạc khổng lồ. Chắc hẳn núi ở trên sao Hỏa cấu tạo bởi đá đỏ, v́ thế mà cát sao Hỏa cũng có màu đỏ nhạt.
- Thế ra sao Hỏa là một quả cầu bằng cát? - tôi hỏi.
- Đúng, có lẽ gọi nó như thế th́ đúng hơn. - cha tôi nói - Chuyện đă xảy ra với sao Hỏa rồi sẽ xảy ra với trái đất của chúng ta. Trái đất sẽ biến thành sa mạc. Nhưng điều đó sẽ đến sau hàng triệu triệu năm nữa. Cho nên chẳng việc quái ǵ mà sợ! Vả lại cuối cùng, đến lúc ấy, người ta sẽ nghĩ ra cách chấm dứt cái tṛ quái gở nọ.
Tôi trả lời rằng tôi không sợ. Nhưng quả t́nh tôi lấy làm bực ḿnh cho trái đất của chúng ta và cũng lo thay cho nó. Hơn nữa, hồi ở nhà anh cả tôi lại c̣n cho tôi biết thêm rằng ngay giờ đây sa mạc đă chiếm gần nửa diện tích trái đất rồi.
Từ ngày ấy nỗi sợ hăi sa mạc (mặc dầu tôi chưa hề trông thấy nó) cứ ám ảnh tôi măi. Và mặc dầu tôi thường xuyên đọc trong tạp chí "Ṿng quanh thế giới" những truyện ngắn hấp dẫn về sa mạc Sahara, về những trận băo cát và những "con tàu sa mạc", tức là những con lạc đà, nhưng những cái đó vẫn không cám dỗ nổi tôi.
Chẳng bao lâu sau tôi đă được làm quen lần đầu với sa mạc. Nhưng cái đó chỉ làm cho tôi thêm sợ nó.
Cả gia đ́nh tôi đi nghỉ hè ở quê nhà, về với ông nội Maksim Grigorevich.
Mùa hè năm ấy ấm và nhiều mưa. Cỏ mọc rậm rịt. Đám tầm ma bên hàng rào cao bằng đầu người. Trên đồng, lúa mạch đang trổ bông. Từ những mảnh vườn rau bên nhà xông lên mùi th́a là. Mọi cái đều báo trước một vụ mùa tốt đẹp.
Nhưng một hôm, tôi đang ngồi bên cạnh ông tôi trên bờ sông câu cá bống, bỗng ông tôi đứng phắt dậy, lấy tay che nắng, chăm chú nh́n sang những cánh đồng bên kia sông hồi lâu, rồi giận dữ nhổ toẹt một băi nước bọt và nói:
- Nó lại kéo đến rồi ḱa, đồ quỷ! Chết tiệt cái giống ấy đi cho rồi!
Tôi nh́n theo ông tôi, nhưng tôi không thấy ǵ hết ngoài một đợt sóng đục và dài. Nó tiến lại phía chúng tôi rất nhanh. Tôi tưởng sắp có giông, nhưng ông tôi bảo:
- Không phải đâu, cháu ơi, đấy là gió nóng đấy! Cái hỏa ḷ khốn kiếp! Gió từ Bukhara, từ sa mạc thổi lại đấy. Rồi nó thiêu sạch cho mà xem! Tai hại quá, nó đang đến đấy, Kostik ạ. Rồi ta c̣n không thở được với nó nữa kia.
Đợt nóng hung tợn lao nhanh trên mặt đất, tiến thẳng về phía chúng tôi. Ông tôi vội vă quấn sợi dây câu dài làm bằng xơ bồ đào lại và bảo:
- Chạy ngay về nhà kẻo bụi vào đầy mắt bây giờ. Ông sẽ lết theo cháu. Chạy đi!
Tôi hộc tốc chạy về nhà, nhưng gió nóng đă đuổi kịp tôi giữa đường. Những cơn lốc xào xạc cát, lao nhanh, cuốn lông gà lông chim với những vỏ bào nhẹ lên trời. Chung quanh tôi là cả một sự mù mịt nặng nề. Mặt trời tự dưng trở thành rũ rượi và đỏ như máu, không khác ǵ sao Hỏa. Những cây liễu nghiêng ngả, rú rít. Đằng sau tôi gió thổi tới nóng đến nỗi tưởng chừng áo sơ-mi bắt đầu âm ỉ cháy trên lưng. Bụi lạo xạo ở răng và phả vào mặt.
Cô tôi - bà Feodosya Maksimovna - đứng ở ngưỡng cửa, tay cầm ảnh Chúa bọc trong một cái khăn thêu.
- Lạy Chúa tôi, xin Chúa tha tội cho chúng tôi và cứu vớt chúng tôi cùng - cô tôi sợ hăi lẩm nhẩm - Lạy Đức Mẹ Maria đồng trinh, xin Mẹ hăy ban phúc lành cho chúng con được tai qua nạn khỏi.
Một cơn lốc xoáy ào vào nhà, quay cuồng. Những tấm kính gắn mát tít không kỹ kêu loảng xoảng. Rơm ở đầu mái tranh dựng ngược lên. Từ dưới mái nhà những con sẻ bay vụt ra như thể những viên đạn màu đen.
Lúc đó cha tôi không có mặt ở đấy, Người c̣n ở lại Kiev. Mẹ tôi lo sợ ra mặt.
Tôi c̣n nhớ: cái nóng mỗi lúc một tăng vào lúc đó mới thật đáng sợ hơn hết. Tưởng chừng chỉ một hai tiếng đồng hồ nữa thôi, rơm trên mái sẽ bốc cháy rồi sau đó sẽ đến lượt tóc và quần áo trên người chúng tôi. V́ thế, tôi ̣a khóc.
Đến tối, lá trên những cây liễu sum suê héo quắt lại, rũ xuống như những mảnh giẻ xám. Ở chân mọi hàng rào gió dồn lại từng đống bụi đen nhờ nhờ, mịn như bột ḿ.
Sáng ngày ra, những cái lá héo khô đét lại. Có thể lấy tay bóp những cái lá rụng vụn như cám. Gió thổi mạnh thêm. Nó bắt đầu vặt đi những tán lá chết bẩn thỉu và rất nhiều cây đă trở thành trần trụi, đen đủi như trong tiết thu tàn.
Ông tôi ra thăm đồng rồi trở về, vẻ mặt bối rối và thảm hại. Ông không sao thắt được cái nơ đỏ trên cổ chiếc áo sơ-mi vải thô. Tay run run, ông nói:
- Qua đêm nay mà gió không lặng th́ cứ là chết khô tuốt. Cả vườn cây lẫn vườn rau.
Nhưng gió không dịu đi. Nó thổi suốt hai tuần, sau đó ngưng một chút rồi lại mạnh lên. Đất biến thành tro xám ngay trước mắt.
Phụ nữ kêu khóc trong các nhà. Đàn ông buồn bă ngồi gục ở đầu hồi tránh gió. Họ lấy gậy chọc chọc xuống đất, chốc chốc lại than:
- Đá chứ không phải là đất nữa! Cứ như thể thần chết tóm chặt gáy ḿnh, thật không c̣n biết chạy đâu cho thoát.
Cha tôi từ Kiev tới và đưa chúng tôi trở về thành phố. Khi tôi hỏi cha tôi về gió nóng th́ người trả lời miễn cưỡng:
- Mùa màng thế là mất trắng. Sa mạc đang tiến dần về Ukraina.
- Thế có làm cách nào tránh được cái đó không, bố? - tôi hỏi.
- Không có cách ǵ hết. Làm thế nào xây nổi một bức tường đá dài hai ngh́n dặm.
- Tại sao không? - tôi nói - Người Trung Hoa chả xây được Vạn lư trường thành là ǵ.
- Nhưng họ là người Trung Hoa - cha tôi trả lời - Họ là những người thợ bậc thầy.
Cùng với năm tháng những ấn tượng lúc thiếu thời tưởng đă quên đi. Nhưng, tất nhiên, nó vẫn tiếp tục sống trong đáy sâu kư ức, và thỉnh thoảng lại trồi ra ngoài. Nhất là trong những lúc hạn hán. Chúng bao giờ cũng dấy lên trong ḷng tôi một nỗi lo lắng khó hiểu.
Đến lúc trưởng thành th́ tôi đă đem ḷng yêu mến miền Trung Nga. Có thể là cái tươi mát của thiên nhiên vùng này, sự trù phú, những sông hồ trong và mát, những khu rừng ẩm ướt, những cơn mưa bụi ảm đạm, đă dẫn tôi tới t́nh yêu ấy.
V́ thế mà khi hạn hán tràn đến vùng Trung Nga, như một mũi dao nhọn nóng đỏ đâm vào nó, th́ nỗi lo lắng của tôi đă biến thành cơn giận dữ bất lực trước sa mạc.

Đá vôi kỷ Devon
 
 
Rất nhiều thời gian trôi qua, nhưng rồi sa mạc lại nhắc tôi nhớ tới nó.
Năm 1931 tôi tới thị trấn Lipny, thuộc tỉnh Oriol, để nghỉ hè. Hồi ấy tôi đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tay và v́ thế tôi muốn tới một tỉnh lỵ nhỏ bé nào đó, nơi không có một ai quen biết, để có thể tập trung tư tưởng và không bị bất cứ ai, bất cứ việc ǵ cản trở tôi sáng tác.
Tôi chưa đến Lipny lần nào. Tôi thích thị trấn này v́ nó sạch sẽ, v́ ở đó có rất nhiều hoa quỳ đang nở, v́ ở đó có những con đường lát bằng đá nguyên phiến và con sông "Cây thông nhanh", con sông đă đục vào trong tầng đá vôi vàng kỷ Devon thành một khe núi.
Tôi thuê một căn pḥng ngoại ô trong một ngôi nhà gỗ ọp ẹp. Ngôi nhà ở ngay trên bờ vực đổ xuống sông. Đằng sau nhà là một khu vườn héo quay héo quắt, nó chạy dài tới những bụi cây ở bờ sông và lẫn vào những bụi cây ấy.
Ông chủ nhà của tôi đă đứng tuổi, tính rụt rè, làm nghề bán báo ở quán sách ngoài ga. Ông có một bà vợ gầy c̣m, ủ ê và hai cô con gái: cô lớn tên là Anfisa, cô nhỏ tên là Polina.
Polina người yếu đuối và xanh xao. Khi nói chuyện với tôi, cô cứ bối rối hết gỡ ra lại tết vào cái bím tóc màu hạt dẻ xám. Polina mười bảy tuổi.
Anfisa là một thiếu nữ có thân h́nh cân đối, trạc mười chín. Cô có gương mặt xanh xao, đôi mắt xám cương nghị và giọng nói trầm. Anfisa vận đồ đen như một nữ tu và hầu như chẳng làm việc ǵ trong nhà, chỉ nằm hàng giờ ngoài vườn trên cỏ khô và đọc sách.
Trên gác xép của ông chủ ngổn ngang rất nhiều sách bị chuột gặm, phần lớn là những tác phẩm cổ điển của các nhà văn nước ngoài do nhà xuất bản Soikin ấn hành. Tôi cũng lên gác xép lấy những cuốn sách nọ ra đọc.
Một vài lần đứng trên vườn nh́n xuống, tôi bắt gặp Anfisa trên bờ sông "Cây thông nhanh". Cô ngồi bên dưới bờ sông dựng đứng, gần một bụi sơn trà. Bên cạnh cô là một chú bé ốm yếu ít nói, trạc mười sáu, có bộ tóc vàng và đôi mắt to, chăm chú.
Anfisa giấu giếm mang thức ăn ra bờ sông cho cậu ta. Cậu ta ăn, c̣n Anfisa th́ dịu dàng nh́n nó và đôi khi lấy tay vuốt tóc nó.
Một lần tôi trông thấy cô ta đột nhiên lấy tay ôm mặt và toàn thân run lên v́ nức nở. Cậu bé thôi không ăn nữa, sợ hăi nh́n Anfisa. Tôi lặng lẽ bỏ đi, cố không nghĩ đến Anfisa và thằng bé trong một thời gian dài.
Thế mà tôi đă ngây thơ cho rằng ở thị trấn Lipny vắng vẻ này không ai có thể lôi tôi ra khỏi đám người và việc mà tôi sẽ viết trong cuốn tiểu thuyết của ḿnh! Nhưng cuộc đời đă phá tan tức khắc những hy vọng ngây thơ của tôi. Tất nhiên, khi tôi c̣n chưa ḍ ra được chuyện ǵ đă xảy ra với Anfisa th́ đừng nói chi đến tập trung tư tưởng, đến yên tĩnh để làm việc.
Ngay từ trước, khi tôi nh́n thấy cô và thằng bé, nh́n đôi mắt mệt mỏi của cô, tôi đă đoán rằng trong đời cô này hẳn có chuyện ǵ bí mật và đau khổ đây.
Đúng như vậy.
Sau đó vài hôm, đang đêm, những tràng sấm làm tôi thức giấc. Ở Lipny luôn có giông. Người ở đây giải thích rằng do dưới ḷng đất thị trấn có những dải quặng sắt và quặng đă "hút" giông băo tới.
Đêm tối lồng lộn ngoài cửa sổ, lúc th́ toác hoác thành một ngọn lửa trắng ào ạt, lúc th́ khép lại thành bóng tối đen kịt, đến nỗi không c̣n trông thấy ǵ nữa. Ở bên kia tường vọng đến những giọng nói xúc động. Sau đó tôi nghe thấy Anfisa giận dữ kêu lên:
- Ai đă nghĩ ra chuyện đó? Điều luật nào viết rằng con không được yêu người ta? Đưa đây cho con xem cái luật ấy? Đă đẻ con ra, xin bố mẹ hăy để cho con sống. Bố mẹ ác độc vừa vừa chứ! Anh ấy mỗi ngày một tàn lụi như ngọn nến. Như một ngọn nến! - cô kêu lên và nghẹn lời.
- Thôi, bà ơi, bà hăy b́nh tâm lại đi nào - ông chủ nhà quát vợ bằng một giọng thiếu tin tưởng - Mặc cho cái con ngốc ấy nó muốn sống thế nào tùy nó. Không thể nào bảo nó được đâu. C̣n tiền, Anfisa ạ, bất kể là thế nào tao cũng không thí cho mày đâu!
- Con không cần đến đồng tiền khốn nạn của các người! - Anfisa hét lên - Tự con sẽ kiếm lấy, con sẽ mang anh ấy đi Krym. May chăng anh ấy có thể sống thêm được năm nữa. Dù sao con cũng sẽ bỏ nhà con đi. Các người sẽ đẹp mặt lắm đấy. Hăy nhớ lấy lời con.
Tôi cố đoán xem chuyện ǵ đang xảy ra. Ở ngoài hành lang nhỏ bên kia cửa ra vào có người nào đó cũng đang khóc sụt sịt.
Tôi mở cửa và trong ánh chớp lóe lên vụng trộm, tôi nh́n thấy Polina. Trong chiếc khăn san dài, cô đứng gục đầu vào tường.
Tôi khẽ gọi. Một tiếng sét phá tan bầu trời, tưởng chừng nó chỉ cần giáng xuống một cái là cả ngôi nhà nhỏ bé sẽ bị nhận xuống đất đến tận mái. Polina sợ hăi nắm lấy tay tôi.
- Trời ơi! - cô th́ thào - Rồi cơ sự sẽ ra sao đây? Mà trời th́ giông băo thế này.
Polina th́ thào kể cho tôi nghe chuyện Anfisa. Th́ ra Anfisa yêu say đắm Kolya, con trai bà quả phụ Karpovna. Bà Karpovna sống bằng nghề giặt quần áo thuê cho mọi nhà. Đó là một người đàn bà hiền lành, ít nói. C̣n Kolya th́ ốm yếu, nó bị lao. Anfisa th́ cứng đầu cứng cổ, nóng nẩy, không ai bảo được. Cô ta chỉ một mực hoặc là làm theo ư ḿnh, hoặc là tự tử.
Bỗng nhiên tiếng lao xao bên kia tường bặt hẳn, Polina chạy về pḥng. Tôi đi nằm nhưng vẫn chú ư lắng nghe, măi không ngủ được. Ở bên pḥng nhà chủ vẫn yên lặng. Lúc ấy tôi mới bắt đầu thiêm thiếp. Trong cơn mơ mơ màng màng - tôi nghe thấy sấm rền lười biếng và tiếng chó sủa. Rồi tôi ngủ hẳn.
Tôi ngủ chắc chỉ được một lát. Tiếng đập cửa mạnh làm tôi thức dậy. Đó là ông chủ.
- Tai vạ cho chúng tôi rồi, ông ơi! - ông đứng ngoài cửa, nói bằng giọng hấp hối. - Xin ông bỏ qua cho việc chúng tôi làm phiền ông.
- Có chuyện ǵ xảy ra vậy, ông?
- Con Anfisa nhà tôi bỏ trốn rồi. Nó mặc nguyên quần áo ngủ. Tôi đi Slobodka, đến bà Karpovna đây. Có lẽ nó chạy đến đàng ấy. C̣n ông, xin phiền ông đến với chúng tôi một lát. Nhà tôi đang bị ngất.
Tôi vội vă mặc quần áo, mang thuốc an thần cho bà lăo. Polina gọi tôi và tôi đi ra thềm cùng với cô. Tôi không thể giải thích v́ sao, nhưng tôi biết là điều bất hạnh sẽ xảy ra ngay lúc ấy.
Polina nói khẽ:
- Ta đi ra bờ sông đi.
- Có đèn không?
- Có.
- Đưa mau ra đây.
Polina mang ra một cây đèn mờ và chúng tôi trượt theo cái bờ lở trơn tuột dẫn ra sông.
Tôi tin chắc rằng Anfisa đang ở đâu đây, ngay bên cạnh chúng tôi.
- Anfis.. a.. a.. a... !
Bất thần Polina tuyệt vọng gào lên. Không hiểu sao tiếng gào ấy làm cho tôi sợ. "Cô ta kêu gào vô ích! - tôi nghĩ - Vô ích"!
Những tia chớp lấp loáng bên kia sông, kiệt lực và lặng lẽ. Sấm rền xa xa. Mưa lộp độp trong những bụi cây bên bờ lở.
Chúng tôi đi xuôi ḍng sông. Ngọn đèn tỏa ánh sáng mờ mờ. Rồi ở ngay trên đầu chúng tôi, một tia chớp đến chậm làm bầu trời sáng rực lên và trong ánh chớp tôi nh́n thấy một vật ǵ trăng trắng phía trước.
Tôi tới gần vật trắng ấy và cúi xuống. Tôi nh́n thấy chiếc áo ngoài của Anfisa và chiếc áo cánh nhỏ của cô. Đôi giày ướt sũng cũng lăn lóc ngay đấy.
Polina hét lên, chạy ngược về phía nhà ḿnh. Tôi đi tới bến phà, đánh thức ông lái. Chúng tôi ngồi vào cái thuyền gỗ và bắt đầu chèo, cứ thế bơi hết bờ bên này sang bờ bên kia, chăm chú nh́n xuống nước.
- Đêm th́ t́m thế quái nào được cơ chứ! Trời lại mưa thế này! - người lái đ̣ nói và ngáp, ông ta vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn - Xác mà chưa nổi lên th́ t́m mấy cũng chẳng được. Ông ạ, cả các cô gái đẹp thần chết cũng không tha đâu. Vậy đấy, ông bạn ạ! Cô ấy cởi xống áo là muốn chết cho được nhẹ nhàng hơn đấy. Khốn nạn cho cô ấy!
Sáng hôm sau người ta t́m thấy Anfisa ở gần đập nước.
Nằm trong quan tài, cô vẫn đẹp khôn tả với những bím tóc tết vàng óng, nặng và ướt, với nụ cười biết lỗi trên đôi môi nhợt nhạt.
Một bà lăo nào đó nói với tôi:
- Này anh con trai, chớ có ḍm. Chớ! Cô ấy đẹp đến nỗi tim anh có thể vỡ ra bất thần đấy.
Nhưng tôi không thể không nh́n Anfisa. Lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến t́nh yêu vô bờ bến của người đàn bà, cái t́nh yêu c̣n mạnh hơn cái chết. Trước lúc ấy tôi chỉ biết về t́nh yêu qua những cuốn sách và không tin ở nó lắm. Không hiểu sao lúc đó tôi lại nghĩ rằng phần nhiều chỉ đàn bà Nga mới có một t́nh yêu như thế.
Đám tang rất đông người đi đưa. Kolya đi măi tít đàng sau, nó sợ người nhà Anfisa. Tôi đă định đến bên nó, nhưng nó chạy vội đi, ngoặt vào một ngơ hẻm và mất hút.
Tâm hồn tôi bị đảo lộn hoàn toàn và tôi không thể nào viết thêm lấy một ḍng. Buộc ḷng, tôi phải rời ngoại ô vào thị trấn, nói cho đúng hơn là đến ga, tới ngôi nhà mờ tối và thấp của bác sĩ đường sắt - bà Marya Dmitrievna Satzkaya.
Trước ngày Anfisa chết ít lâu, tôi có lần đi ngang vườn hoa thị trấn. Bên cạnh rạp chiếu bóng mùa hè có chừng bốn chục đứa trẻ ngồi lê trên mặt đất. Chắc là chúng đang chờ đợi ǵ và liến láu như một bầy chim sẻ.
Một người đàn ông tóc bạc, từ rạp chiếu bóng bước ra, ch́a vé cho lũ trẻ và chúng chạy ùa vào rạp, vừa chạy vừa chen lấn, chửi bới nhau.
Căn cứ vào bộ mặt c̣n trẻ, người đàn ông tóc bạc nọ tuổi không quá bốn mươi. Ông ta hồn hậu nheo mắt nh́n tôi, lấy tay vẫy tôi, rồi bỏ đi.
Tôi định bụng hỏi bọn trẻ xem con người kỳ dị đó là ai. Tôi vào rạp, ngồi một tiếng rưỡi đồng hồ để xem một cuốn phim cũ "Những Con Quỷ Đỏ", nghe lũ trẻ huưt sáo, giậm chân, thở hổn hển, kêu í ới v́ thích thú và v́ sợ hăi.
Tan rạp, tôi ra cùng lũ trẻ, hỏi chúng xem con người tóc bạc kia là ai và v́ sao ông ta lại mua vé cho chúng.
Lập tức một cuộc mít tinh của lũ trẻ lắm điều được tổ chức xung quanh tôi và rồi ít nhiều tôi đă được biết về con người ấy.
Th́ ra người đàn ông tóc bạc là anh của nữ bác sĩ đường sắt Marya Satzkaya. Ông này có bệnh, ông ta bị "loạn trí". Chính phủ trợ cấp cho ông rất hậu. C̣n v́ sao ông ta được trợ cấp th́ không ai biết. Mỗi tháng một lần, cứ vào ngày này, khi người ta mang tiền trợ cấp đến cho ông, th́ ông gọi tuốt bọn trẻ con ở khu vực ga lại và dẫn chúng đi xem phim.
Lũ trẻ bao giờ cũng biết chính xác khi nào ông được lĩnh trợ cấp. Ngày hôm đó, từ sáng sớm chúng đă chen chúc nhau quanh nhà ông, ngồi ở cái vườn nhỏ trước ga và làm ra bộ hoàn toàn vô t́nh tới đó.
Đó là tất cả những ǵ tôi t́m hiểu được ở lũ trẻ. Tất nhiên, trừ những chi tiết vụn vặt không liên quan đến cái mà tôi cần biết. Thí dụ như lũ trẻ ở xóm thợ Yanskaia cũng lân la xán đến với Satzky, nhưng bị bọn trẻ ở khu nhà ga chống lại kịch liệt.
Bà chủ nhà tôi nằm liệt giường sau cái chết của Anfisa, luôn miệng than thở v́ bệnh tim. Một hôm Marya Satzkaia đến thăm bệnh và tôi làm quen với bà. Đó là một phụ nữ vóc cao, tính t́nh cương nghị, đeo kính trắng. Tuy đă đứng tuổi, bà vẫn giữ được dáng dấp một nữ sinh viên đại học.
Qua bà, tôi được biết anh bà là một nhà địa chất, ông bị đau thần kinh và đúng là ông có được hưởng tiền trợ cấp đặc biệt v́ đă có công cống hiến nhiều tác phẩm khoa học nổi tiếng ở trong nước cũng như ở châu Âu.
- Ông chẳng nên ở ngoại ô này làm ǵ - bà Marya nói với tôi bằng giọng của thầy thuốc, không quen bị phản đối - Mùa thu đến nơi rồi, mưa nhiều, ở đây rồi ngập ngụa, bẩn lắm. Lại c̣n ảm đạm nữa, làm việc sao nổi. Ông cứ sang bên tôi. Ở nhà tôi chỉ có cụ bà thân sinh ra tôi, ông anh tôi và tôi. Nhà ở gần ga, lại những năm buồng. Anh tôi là một người lịch thiệp, anh ấy không làm phiền ông đâu.
Tôi bằng ḷng sang ở nhà bà. Thế là tôi được làm quen với nhà địa chất Vasili Dmitrievich Satzky - một trong những nhân vật tương lai của cuốn truyện dài Kara-Bugaz.
Ngôi nhà này quả yên tĩnh, có thể nói là buồn ngủ nữa. Bà Marya suốt ngày ở trong pḥng khám, hoặc đi thăm bệnh nhân, bà lăo thân sinh ngồi chơi bài một ḿnh, c̣n nhà địa chất th́ họa hoằn lắm mới ra khỏi pḥng. Từ sáng ông đọc hết các loại báo, không sót ḍng nào và h́nh như đang hối hả viết lách cái ǵ đó cho đến tận khuya. Trong một ngày ông viết hết vèo một quyển vở học sinh loại dày. Thỉnh thoảng ở cái nhà ga hiu quạnh này mới vẳng lại tiếng c̣i của chiếc đầu tàu độc nhất đang dồn toa.
Thời gian đầu, Satzky c̣n lạ tôi, sau ông quen dần và bắt đầu nói chuyện với tôi. Trong những câu chuyện ấy tôi hiểu được đặc tính bệnh của ông. Sáng ngày ra, khi Satzky chưa mệt th́ ông là một người khỏe mạnh hoàn toàn và là người tiếp chuyện thú vị. Ông hiểu biết nhiều. Nhưng chỉ hơi mệt một chút là ông bắt đầu nói năng lảm nhảm. Nội dung căn bản của những câu nói lảm nhảm đó là một ư điên rồ, nhưng nó lại phát triển rất lô-gích.
Bà Marya cho tôi xem những quyển vở của Satzky trong đó ông viết chi chít những từ rời rạc. Câu kệ không có. Đại khái những ghi chép đó như thế này: "Những bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ, nước Đức, những Gogensonlern, sự hủy diệt nền văn minh", "Lipny, sự giảo hoạt, đạo đức giả, dối trá".
Đó là những từ chọn theo một vần chữ cái nào đó. Nhưng đôi khi trong đó cũng có thể t́m ra những lời kín đáo chỉ vào một ư.
Trong lúc tôi làm việc, Satxki không bao giờ làm phiền, thậm chí ở buồng bên cạnh ông cũng đi rón rén.
Bệnh sử của ông đă được tôi tả lại trong "Kara-Bugaz". Trong thời gian đoàn địa chất của ông hoạt động ở miền Trung Á, ông bị rơi vào tay bọn basmach[1]. Ngày nào chúng cũng mang ông và những tù binh khác ra bắn. Nhưng Satzky gặp may. Khi chúng bắn những người số 5 theo thứ tự th́ ông số 3, khi chúng bắn người số 2 th́ ông lại đứng đầu hàng. Ông c̣n sống, nhưng phát điên. Người em gái khó khăn lắm mới t́m được ông ở Krasnovodsk, ở đó ông sống trong một toa đen rách nát.
Ngày nào ông cũng tới bưu điện Lipny và gửi một thư bảo đảm cho Hội đồng Ủy viên Nhân dân. Theo yêu cầu của bà Marya, người phụ trách bưu điện không gửi những bức thư ấy đi Moskva mà đưa lại cho bà để bà đốt đi.
Tôi muốn biết Satzky đă viết ǵ trong những báo cáo đó. Ít lâu sau tôi đă được biết những điều ấy.
Có lần ông vào pḥng tôi, khi tôi c̣n đang nằm đọc sách. Đôi giày của tôi đặt bên cạnh giường, mũi hướng ra giữa pḥng.
- Ông chớ có bao giờ đặt giày như thế, - Satzky cáu kỉnh nói. - Đặt như thế rất nguy hiểm.
- Tại sao?
- Tôi sẽ cho ông biết ngay bây giờ.
Ông bước ra và một phút sau đă mang lại cho tôi một tờ giấy.
- Ông đọc đi! - Satzky - Khi đọc xong, ông gơ vào tường. Tôi sẽ qua pḥng ông và nếu có điều ǵ ông chưa hiểu, tôi sẽ giải thích cho ông rơ.
Ông bước ra và tôi bắt đầu đọc:
"Gửi Hội đồng Ủy viên Nhân dân.
Tôi đă nhiều lần báo trước để Hội đồng ủy viên nhân dân biết mối hiểm họa có cơ làm cho nước ta bị huỷ diệt.
Ai cũng biết rằng trong những địa tầng có chứa một năng lượng vật chất rất lớn (cũng giống như trong than đá, dầu hỏa, đá phiến). Con người đă học cách giải phóng nguồn năng lượng đó và sử dụng nó.
Nhưng ít người biết rằng chính trong những địa tầng c̣n dồn nén một năng lượng tinh thần của những thời đại mà trong những thời đại đó những lớp đất ấy đă h́nh thành.
Thị trấn Lipny nằm trên những tầng đá vôi kỷ Devon mạnh nhất ở châu Âu. Trong kỷ Devon trên trái đất chỉ mới nảy sinh một ư thức mờ tối và độc ác, không có một chút dấu hiệu nhân tính. Khối óc u mê của loài thuỷ giáp xác lúc đó chiếm ưu thế.
Năng lượng tinh thần c̣n phôi thai ấy tập trung cả ở trong những con ammonit thân mềm. Những tầng đá vôi kỷ Devon chứa đầy những con ammonit đă hóa thạch.
Mỗi một con ammonit là một khối óc nhỏ của thời kỳ nọ và nó chứa trong ḷng nó một năng lượng tinh thần dữ tợn lớn lao.
Qua nhiều thế kỷ, may mắn thay, người ta vẫn chưa học được cách giải phóng năng lượng tinh thần của những địa tầng kia. Tôi nói: "may mắn thay" là v́ nếu ta đưa năng lượng ấy ra khỏi trạng thái tĩnh của nó, th́ nó có thể giết chết cả nền văn minh nhân loại. Khi nhiễm phải chất độc của nó sẽ con người biến thành con thú tàn bạo, chỉ c̣n biết nghe theo những bản năng thấp hèn và mù quáng. Mà điều đó có nghĩa là sự hủy diệt của nền văn hóa.
Nhưng, như tôi đă nhiều lần báo động để Hội đồng ủy viên nhân dân biết, bọn phát xít đă t́m ra cách giải phóng năng lượng tinh thần kỷ Devon ra và làm cho những con ammonit sống lại.
Chính v́ những tầng Devon trù phú nhất nằm ngay dưới thị trấn Lipny của chúng ta, cho nên không phải ở một nơi nào khác, mà chính tại đây bọn phát xít định thả năng lượng ấy ra. Nếu như chúng thực hiện được điều đó th́ không thể nào ngăn ngừa nổi cái chết trước hết về mặt tinh thần rồi đến thể xác của toàn thể loài người.
Kế hoạch giải thoát năng lượng tinh thần kỷ Devon ở trong vùng Lipny đă được bọn phát xít nghiên cứu rất tỉ mỉ. Nhưng cũng như mọi kế hoạch phức tạp nhất, nó cũng dễ bị phá vỡ. Chỉ cần không tính trước một chi tiết vụn vặt, thế là kế hoạch tan tành.
V́ thế, bên cạnh sự cần thiết phải tức tốc dùng những binh đoàn lớn bao vây Lipny, phải hết sức nghiêm khắc ra lệnh cho nhân dân tỉnh này từ bỏ những thói quen (bởi v́ kế hoạch của bọn phát xít chính là dựa trên nếp sống đă quen thuộc của dân chúng Lipny) và tạo ra những thói quen ngược với điều mà bọn phát xít trông đợi. Tôi xin dẫn ra một thí dụ làm sáng tỏ điều này. Tất cả công dân thị trấn Lipny khi đi ngủ đều đặt giày của họ bên cạnh giường, mũi trở ra ngoài. Từ nay về sau cần phải làm ngược lại - đặt mũi giày quay vào tường. Chính chi tiết đó có thể là cái mà kế hoạch của bọn phát-xít đă không tính đến và v́ cái mà thực chất là nhỏ nhặt ấy, kế hoạch của chúng sẽ bị vỡ.
Cần phải nói thêm rằng sự thẩm lậu tự nhiên (nói cho đúng, không đáng kể) của bệnh tinh thần truyền nhiễm có xuất xứ từ những tầng Devon ở Lipny đă dẫn đến chỗ phong hóa của dân chúng thị trấn này thô lỗ hơn nhiều so với những thị trấn khác cùng cỡ. Có ba thị trấn nằm trên những lớp đá vôi Devon là: Kromy, Lipny và Elettz. Chả thế mà đă có câu tục ngữ từ xưa "Quân trộm cắp nhà ở Kromy, đẹp v́ trộm cắp là thành Lipny, cha đẻ quân trộm cắp là thành Elettz".
Gián điệp của chính phủ phát xít tại thị trấn Lipny là tên chủ hiệu thuốc ở địa phương".
Giờ th́ tôi đă hiểu tại sao Satzky đă quay mũi giày của tôi vào tường. Thêm vào đó, tôi c̣n cảm thấy khiếp sợ. Tôi đă hiểu hết tính chất bấp bệnh của sự yên tĩnh trong gia đ́nh Satzky. Sự bùng nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Sau mới biết những vụ bùng nổ cũng chẳng hiếm hoi ǵ, nhưng mẹ Satzky và bà Marya đă khéo che giấu, không cho người ngoài biết.
Tối hôm sau, khi chúng tôi đang ngồi uống trà và nói chuyện b́nh thường về liệu pháp vi lượng đồng căn th́ Satzky vớ lấy ṿ sữa và b́nh thản trút sữa vào ống khói ấm samovar. Bà cụ thân sinh ông hét lên. Bà Marya nghiêm khắc nh́n ông và nói:
- Anh làm cái tṛ ǵ vậy?
Satzky cười với vẻ biết lỗi, giải thích rằng chính cái hành động man rợ đối với sữa và ấm samovar chắc chắn là điều mà bọn phát xít chưa tính đến trong kế hoạch của chúng, v́ thế tất nó sẽ phá vỡ kế hoạch đó và cứu vớt toàn thể nhân loại.
- Đi vào pḥng!
Vẫn bằng một giọng nghiêm khắc, bà Marya nói với ông và bà đứng dậy, giận dữ mở toang cửa sổ cho khói sữa cháy bay ra khỏi pḥng.
Satzky cúi đầu, ngoan ngoăn đi về pḥng ḿnh.
Nhưng trong những "giờ tỉnh táo" Satzky lại rất thích nói chuyện và nói rất nhiều. Lúc đó tôi mới biết ông làm việc lâu năm ở miền Trung Á và là một trong những người đầu tiên khảo sát vịnh Kara-Bugaz.
Ông đă đi xem hết bờ đông của vịnh. Thời gian đó công việc của ông được coi là cực kỳ nguy hiểm. Ông miêu tả những bờ biển đó, ghi vào bản đồ và t́m ra trong những ngọn núi khô cằn gần vịnh một vùng có than đá.
Satzky cho tôi xem rất nhiều ảnh. Trông những ảnh đó mà rợn người. Chỉ có người làm công tác địa chất mới có thể chụp ảnh những ngọn núi bị cày lên bởi một mạng lưới những đường rănh cổ quái và giống hệt bộ óc người để trần, hoặc ảnh những tầng đất lở hùng vĩ - cái cao nguyên hung dữ Ust-Urt. Nó cất ḿnh lên như một bức tường đen thẳng đứng trên sa mạc.
Nhờ Satzky mà lần đầu tiên tôi được biết về Kara-Bugaz, cái vịnh đáng sợ và bí ẩn của biển Kaspy, về những trữ lượng mirabilit không bao giờ cạn trong biển này, về khả năng tiêu diệt sa mạc.
Satzky căm thù sa mạc sâu sắc, không một chút thương hại. Chỉ có con người mới có thể căm thù đến như vậy. Ông gọi sa mạc là cái nhọt bọc, là cái mụn sâu quảng, là khối u ác đang gặm dần mặt đất, là sự tàn độc không tài nào hiểu nổi của thiên nhiên.
Ông nói:
- Sa mạc chỉ biết giết hại mà thôi. Đó là thần chết. Nhân loại cần phải hiểu điều đó. Tất nhiên, nếu như nhân loại chưa mất trí.
Thật lạ lùng khi nghe những lời lẽ như vậy ở miệng một người điên.
- Phải trói gô nó lại, cái sa mạc ấy, không cho nó thở, đánh liên tục, không thương tiếc, đánh cho kỳ chết. Đánh không mệt mỏi, chừng nào nó tắt thở mới thôi. Và trên xác nó, một thiên đường nhiệt đới ẩm ướt sẽ mọc lên.
Ông đánh thức ḷng căm thù sa mạc đă thiếp ngủ trong tôi, cái dư âm thời niên thiếu của tôi.
Satzky nói:
- Nếu người ta chịu bỏ ra chỉ một nửa số tiền và sinh lực vẫn dùng được đem dùng vào việc chém giết lẫn nhau cho công cuộc tiêu diệt sa mạc th́ sa mạc từ lâu đă chẳng c̣n. Người ta vẫn cứ đổ vào chiến tranh tất cả của cải của nhân dân và hàng triệu sinh mệnh. Cả khoa học. Cả văn hóa. Cả đến thơ ca người ta cũng biết cách biến nó thành kẻ cộng sự với việc giết người hàng loạt.
- Vasya! - Từ trong pḥng ḿnh bà Marya nói to - Anh cứ yên tâm. Không bao giờ c̣n có chiến tranh nữa đâu. Không bao giờ!
- Không bao giờ ư? Nói bậy! - bất th́nh ĺnh Satzky trả lời bà. - Không cần lâu lai ǵ đâu, chỉ nội đêm nay thôi những con ammonit hóa thạch sẽ sống lại. Các người có biết chúng ở đâu không? Ở ngay bên cạnh cối xay gió của nhà Adam. Ta cùng đi với nhau xem có đúng không.
Cơn mê sảng bắt đầu. Bà Marya dẫn ông ra, cho ông uống thuốc ngủ và đặt ông vào giường.
Tôi chỉ muốn viết cho chóng xong cuốn tiểu thuyết để bắt đầu viết một cuốn mới về việc tiêu diệt sa mạc. Cái ư sáng tác c̣n chưa rơ của cuốn Kara-Bugaz đă xuất hiện như thế.
Tôi rời thị trấn Lipny vào cuối thu. Trước khi ra đi tôi quay lại từ biệt những người chủ trọ cũ.
Bà lăo vẫn chưa dậy được. Ông lăo không có nhà. Polina tiễn tôi tới thị trấn.
Trời đă tối. Băng rạn vỡ trong những vết bánh xe. Những vườn cây đă rụng gần hết lá, nhưng đây đó, trên những cành táo vẫn c̣n lại những chiếc lá khô màu hồng. Trên nền trời đông giá lạnh những đám mây cuối cùng được ánh hoàng hôn lạnh lẽo chiếu sáng cũng đă tắt.
Polina đi bên tôi và tin cậy vịn vào tay tôi. Cử chỉ đó làm cho tôi có cảm giác cô là một cô bé con con và niềm tŕu mến của tôi với cô - người con gái cô độc và nhút nhát - tràn ngập tâm hồn tôi.
Từ trong rạp chiếu phim thị trấn vẳng ra tiếng nhạc câm nén. Nhà nhà đă lên đèn. Sương nhẹ như hơi samovar lơ lửng trên những khu vườn. Đằng sau những cành trần trụi đă lấp lánh những v́ sao.
Một nỗi bồi hồi khó hiểu làm ḷng tôi se lại và tôi nghĩ rằng v́ đất đai tươi đẹp này, hay hơn nữa, v́ chỉ riêng một thiếu nữ như Polina thôi, cũng đủ để ta phải kêu gọi con người đấu tranh cho một cuộc sống vui tươi và có ư nghĩa. Tất cả những ǵ đè nén con người, làm cho con người buồn khổ, những ǵ làm nhỏ ra dù chỉ một giọt nước mắt, cũng phải nhổ đến tận rễ. Cả sa mạc, cả chiến tranh, cả bất công, cả sự dối trá và cả sự miệt thị tâm hồn người.
Polina đi với tôi đến tận những ngôi nhà đầu tiên của thị trấn. Ở đó tôi từ biệt cô.
Polina nh́n xuống, đưa tay gỡ bím tóc, và bất thần cô nói với tôi:
- Giờ tôi sẽ đọc thật nhiều, ông ạ!
Cô ngước mắt lên, bối rối nh́n tôi, đoạn ch́a tay cho tôi bắt, rồi rảo bước về nhà.
Tôi trở về Moskva trên một toa ghế cứng chật ních.
Ban đêm tôi ra đầu toa hút thuốc. Tôi hạ kính cửa xuống và tḥ đầu ra ngoài.
Tàu hỏa phóng nhanh trên con đường sắt xuyên qua những khu rừng rụng lá. Hầu như không trông rơ rừng. Nhưng có thể đoán ra rừng ở bên ta nhờ tiếng động, cái tiếng vang vội vă xuất hiện trong rừng rậm giội lại tiếng bánh xe ầm ầm chuyển động. Trên tuyết, không khí dường như bị tê cóng, tụ thành hạt, phả vào mặt người mùi lá ủng.
Bên trên rừng, bầu trời thu lúc nửa đêm như bốc khói bởi những v́ sao sáng chói cũng phóng nhanh, không chịu thua con tàu. Những cây cầu kêu ầm ầm ngắn ngủi. Mặc dầu tàu chạy nhanh ta vẫn có thể nh́n thấy bên dưới cầu ánh sao phản chiếu vụt hiện ra rồi vụt biến đi trên mặt nước tối đen, không ra là nước đầm lầy, mà cũng chẳng ra nước sông.
Con tàu phóng ào ào, rầm rĩ trong hơi nước, trong khói. Những ngọn nến cháy nốt mẩu cuối cùng, tỏa sáng trong những chiếc đèn lồng run rẩy. Bên ngoài cửa sổ, những tia lửa đỏ thẫm bay theo đường đi của con tàu. Đầu máy hân hoan la hét, say sưa v́ tốc độ vùn vụt của chính nó.
Tôi tin rằng con tàu đang phóng nhanh đưa tôi đến với hạnh phúc. Ư sáng tác cuốn sách mới đă tràn ngập óc tôi. Tôi tin rằng tôi sẽ viết được cuốn sách ấy.
Tôi tḥ đầu ra ngoài cửa sổ, hát lên những lời không mạch lạc về đêm tối, về chuyện trên thế giới này không có nơi nào thân yêu đối với tôi hơn là nước Nga. Gió, giống như những bím tóc thiếu nữ xổ tung, thơm mát mơn man trên mặt tôi. Tôi muốn hôn những bím tóc ấy, làn gió ấy, mảnh đất lạnh lâu đời ấy. Nhưng tôi không làm thế được, mà chỉ hát lung tung như một người điên và ngạc nhiên trước cái đẹp của bầu trời phương đông mới rạng lên một chút sác xanh yếu ớt và dịu dàng.
Tôi ngạc nhiên trước vẻ kiều diễm của bầu trời ấy, trước ánh hào quang yếu ớt và trong trẻo của nó, cho đến khi hiểu ra rằng một buổi b́nh minh mới đang ló dạng.
Tất cả những ǵ tôi nh́n thấy bên ngoài cửa sổ, tất cả những niềm vui hỗn độn đang lồng lộn trong ngực tôi, không hiểu bằng cách nào đă hợp lại với nhau thành một quyết định: viết, viết và viết!
Nhưng viết cái ǵ kia chứ? Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, tôi chẳng hề bận tâm đến chuyện rồi đây những ư nghĩ của tôi về vẻ kiều diễm của đất đai, cũng như ư muốn thiết tha bảo vệ nó, cho nó khỏi bị kiệt quệ, khỏi trở nên cằn cỗi, sẽ xoay quanh cái ǵ, sẽ gắn với đề tài nào như sắt với nam châm. Đối với tôi giờ đây tất cả những cái đó đều bất thành vấn đề.
Ít lâu sau, những ư nghĩ đó ḥa vào nhau thành ư sáng tác cuốn Kara-Bugaz. Chúng có thể chuyển thành ư sáng tác một cuốn khác; nhưng bất kể là thế nào cuốn sách đó nhất thiết phải bao hàm đầy đủ nội dung chính và những t́nh cảm đă choán lấy tôi lúc đó. Rơ ràng là ư sáng tác bao giờ cũng từ trong tim mà ra.
Từ đó trở đi bắt đầu một giai đoạn mới, giai đoạn mà người ta gọi là thời kỳ "thai nghén" ư sáng tác, nói cho đúng hơn, thời kỳ tích lũy chất liệu thực sự cho sáng tác.

Nghiên cứu bản đồ địa lư

Tại Moskva tôi kiếm được một bản đồ chi tiết biển Kaspy và lang thang rất lâu (dĩ nhiên là trong tưởng tượng) trên những bờ đông khô cạn của nó.
Từ khi c̣n nhỏ tôi đă mê những bản đồ địa lư. Tôi có thể ngồi mấy giờ liền với những tấm bản đồ như đọc một cuốn sách hay.
Tôi nghiên cứu ḍng chảy những con sông chưa từng biết, những bờ biển kỳ cục, luồn vào vùng rừng taiga, nơi những trạm vô danh chuyên thu mua da lông thú của những người đi săn được đánh dấu bằng những ṿng tṛn tí xíu, hoặc nhắc đi nhắc lại những tên đất kêu như những vần thơ: Quả cầu Yugor, quần đảo Hebridres, Guadarrama và Inverness, Onega và Cordillera
Dần dần tất cả những vùng đất đó sống dậy trong trí tưởng tượng tôi, rơ ràng đến nỗi tưởng chừng tôi có thể viết được những cuốn nhật kư hành tŕnh bịa đặt qua các lục địa và các xứ sở khác nhau.
Đến cha tôi là người vốn có đầu óc lăng mạn cũng không bằng ḷng cái thói say mê bản đồ thái quá của tôi.
Người nói rằng cái đó sẽ mang lại cho tôi nhiều thất vọng.
- Nếu rồi đây đời con khấm khá - cha tôi nói - và con có khả năng làm những chuyến viễn du th́ rồi con cũng sẽ chỉ gặt hái cho ḿnh độc những buồn phiền mà thôi. Con sẽ thấy những điều khác hẳn cái mà con tưởng tượng. Thí dụ, con sẽ thấy Mehico là một nước bụi bặm và nghèo khổ, c̣n bầu trời xích đạo th́ xám xịt và đáng ngán.
Tôi không tin cha tôi. Tôi không thể nào tưởng tượng rằng bầu trời xích đạo có một lúc nào đó lại có màu xám xịt. Theo tôi nó sẫm đến nỗi tuyết trên núi Kilimanjaro cũng nhuốm màu xanh chàm của nó.
Dù sao mặc ḷng tôi cũng vẫn không bỏ cái thú của tôi. Sau này, khi đă trưởng thành, tôi mới thấy cha tôi đă nói không đúng cho lắm.
Chẳng hạn, khi đến Krym lần đầu (trước đó tôi đă nghiên cứu cả chiều ngang lẫn chiều dọc của nó trên bản đồ), tất nhiên tôi thấy nó khác hẳn điều tôi đă h́nh dung ra trước kia.
Nhưng chính cái h́nh dung đă có trước kia của tôi về vùng đất này đă làm cho tôi nh́n thấy nó sâu sắc hơn là tôi chỉ tới Krym mà chưa biết chút ǵ về nó.
Cứ mỗi bước đi tôi lại gặp cái mà trí tưởng tượng của tôi chưa hề nghĩ đến và những nét mới đó của Krym đặc biệt làm tôi nhớ rất lâu.
Tôi cho rằng điều khẳng định đó đúng cả với các địa phương và những con người.
Chẳng hạn, mỗi người h́nh dung Gogol theo cách của họ. Nhưng nếu như ta gặp Gogol trong cuộc đời th́ ta sẽ nhận ra rất nhiều nét không giống như cách ta h́nh dung về ông. Nhưng chính những nét đó sẽ hằn sâu và sống động trong trí nhớ của ta.
Nhưng nếu ta không có cái h́nh dung từ trước ấy th́ có thể chúng ta sẽ không nhận ra được nhiều nét ở ông và đối với ta, Gogol sẽ là một người hết sức b́nh thường.
Chúng ta đă quen h́nh dung Gogol là một người sầu năo, đa nghi và phớt đời. Chính v́ thế mà chúng ta nhận ra ngay những ǵ khác hẳn với cái mà ta h́nh dung về ông: đôi mắt sáng lấp lánh, tính hoạt bát, thậm chí hơi lăng xăng, cái miệng hay cười, cách ăn vận duyên dáng và giọng nói nặng thổ âm Ukraina.

Tôi không biết làm thế nào để diễn đạt được những ư nghĩ ấy cho thật thuyết phục, nhưng tôi cho rằng đúng nó là như thế đấy.
Thói quen lang thang trên các bản đồ và h́nh dung ra những vùng khác nhau trong tưởng tượng giúp tôi thấy được chúng một cách đúng đắn trong thực tế.
Ở đó bao giờ cũng c̣n lưu lại một cái ǵ như là dấu vết mờ nhạt của trí tưởng tượng của anh, một màu sắc bổ sung, một ánh lấp lánh thêm vào, một màn sương mỏng nào đó, là cái không cho phép anh nh́n những miền đất ấy bằng cặp mắt ngán ngẩm.
Thế là ở Moskva tôi đă lang thang trên những bờ Kaspy sầu tư và đồng thời đọc rất nhiều sách, nhiều báo cáo khoa học và tất cả những bài thơ về sa mạc. Nghĩa là hầu hết những ǵ tôi có thể t́m thấy trong thư viện Lênin.
Tôi đọc Przhevansky và Anuchin, Sven Gedin và Vamberi, Mac-Gaham và Grum-Grzhimailo, nhật kư của Taras Sepchenko ở Mangyshlak, lịch sử Khiva và Bukhara, những báo cáo của trung úy Butakov, những công tŕnh của nhà thám hiểu Karelin, tài liệu thăm ḍ địa chất và thi ca Ả-rập.
Một thế giới huy hoàng của trí ṭ ṃ và ḷng ham hiểu biết của con người mở ra trước mắt tôi.
Đă đến lúc phải đi Kaspy, tới Kara-Bugaz, nhưng tôi lại chẳng có tiền.
Tôi tới một nhà xuất bản và đề nghị ông giám đốc - một người đàn ông tóc bạc và đáng ngán - kư với tôi một hợp đồng cho cuốn sách về vịnh Kara-Bugaz. Ông giám đốc uể oải nghe tôi rồi nói:
- Ông đă đánh mất hết hay là trong ông không có lấy một mảy may ư niệm nào về thực tế xô-viết, mà dám đề nghị với nhà xuất bản in một cuốn sách như thế?
- Tại sao lại như vậy chứ?
- Trong cái vịnh của ông ấy, người ta đang khai thác muối Glauber đấy, ông ạ. Chẳng có lẽ ông thật sự định viết một cuốn tiểu thuyết về thuốc xổ? Hay là ông định giễu tôi? Ông nghĩ sao... ông tưởng bọn ngốc làm nghề xuất bản sẽ bỏ ra dù chỉ một xu keng cho cái dự định rồ dại ấy ư?
Tôi phải vất vả lắm mới kiếm được tiền ở một nơi khác.
Tôi đáp tàu đi Saratov, rồi từ đó xuôi sông Volga tới Astrakhan. Đến đấy th́ tôi bị kẹt, phải nằm lại. Số tiền ít ỏi của tôi đă hết và để có tiền đi tiếp, ở Astrakhan tôi phải viết mấy bút kư cho tạp chí "Ba Mươi Ngày" và một tờ nhật báo của của thành phố.
Để có chất liệu viết những bài bút kư đó tôi đi vào thảo nguyên Astrakhan và tới sông Emba. Những chuyến đi đó đă giúp tôi viết cuốn sách về Kara-Bugaz.
Tôi đi bằng đường biển Kaspy dọc theo những bờ rậm rịt những dải rộng lau sậy để tới Emba. Con tàu cũ kỹ chạy guồng mang một cái tên lạ: "Heliotrop". Giống như mọi tàu thủy cũ, trên tàu có rất nhiều đồng đỏ. Tay vịn, địa bàn, ống nḥm, mọi thứ máy móc, cả đến bậc cửa cao của các ca-bin, đều bằng đồng. Tàu "Heliotrop" trông như một ấm samovar bụng phệ được đánh bằng gạch non đến bóng loáng, đang bốc khói và bập bềnh trên những đợt sóng thấp của một biển cạn.
Những con hải báo nằm ngửa trong nước ấm như người đi tắm biển. Thỉnh thoảng chúng lười biếng ve vẩy những cái chân bơi béo mập.
Trên những bến nổi của vạn chài, những cô gái răng trắng mặc quần áo xanh thủy thủ huưt sáo và tươi cười nh́n theo tàu "Heliotrop", má cô nào cô ấy đầy vẩy cá.
Những đám mây trắng và những dải cát trắng soi ḿnh trong làn nước phẳng ĺ bóng loáng, lắm lúc không phân biệt nổi đâu là trời mây, đâu là đảo nữa.
Khói nhẹ và mỏng từ chất đốt bằng phân gia súc đóng bánh lượn lờ trên thị trấn Guriev. Tôi đi Emba trên chuyến tàu chạy bằng động cơ vừa mới bắt đầu hoạt động, qua một thảo nguyên khô cằn.
Ở thị trấn Dossor bên sông Emba, những tháp dầu thở ph́ pḥ giữa những hồ nước hồng tươi phảng phất mùi nước dưa. Cửa sổ các nhà đều không có kính. Người ta thay kính bằng những tấm lưới thép mau mắt. Mặt ngoài những lưới thép ấy bị côn trùng bám dày đặc làm cho trong nhà tối thui.
Ở Emba, tôi vùi đầu vào nghiên cứu công việc sản xuất dầu hỏa, vào những câu chuyện về "những ṿm muối mỏ", việc thăm ḍ trên sa mạc, về dầu hỏa nặng và dầu hỏa nhẹ, về đầm nước mặn có dầu nổi tiếng Marakaibo ở Venezuela, nơi những kỹ sư tỉnh Emba thường tới thực tập.
Ngay trước mắt tôi một kỹ sư bị nhện độc cắn. Ngày hôm sau ông ta chết.
Miền Trung Á đặc biệt oi bức. Đêm đêm sao sáng qua màn bụi cát. Những bà lăo kazak mặc quần rộng và ngắn bằng vải thô có những h́nh sặc sỡ đi lại trong các phố. Trên màu vải hồng in rối rắm h́nh hoa mao lương đen và những lá xanh.
Sau mỗi chuyến đi tôi lại lần về Astrakhan, về ngôi nhà gỗ nhỏ của một nhà báo địa phương. Ông ta lôi tôi về ở với ông và tôi đă quen ở đấy.
Ngôi nhà gỗ nhỏ nằm trên bờ con sông đào Varvatziev, trong một khu vườn nhỏ. Trong vườn hoa kim liên mọc thành đống.
Tôi viết những bài bút kư trong cái phong đ́nh bé xíu, vừa đủ cho đúng một người. Tôi ngủ luôn ở đó.
Bà vợ của nhà báo, một thiếu phụ trẻ ốm yếu nhưng niềm nở, suốt ngày khóc thầm trong bếp, vừa khóc vừa xếp đi xếp lại những chiếc áo trẻ con. Cách đây hai tháng bà mất đứa con trai mới sinh.
Từ Astrakhan tôi đi Makhachkala, Baku và Krasnovodsk. Mọi chuyện sau đó tôi đă tả trong Kara-Bugaz.
Tôi trở về Moskva, nhưng vài ngày sau đă lại phải đi đến miền Bắc Ural, tới Berezniki và Solikamsk, với tư cách phóng viên.
Rời cái nóng không thể tưởng tượng nổi của châu Á, tôi lại rơi vào xứ sở của những rừng vân sam tăm tối, những đầm lầy, những ngọn núi rêu phong và mùa đông đến sớm.
Ở đó tôi bắt đầu viết Kara-Bugaz trong một khách sạn tại Solikamsk. Khách sạn đặt trong một ṭa nhà trước kia là nhà ḍng. Gian pḥng tôi ở xây cuốn, lạnh buốt. Ngoài tôi ra c̣n có ba kỹ sư hóa: một người đàn ông và hai người đàn bà. Họ sống như ở ngoài mặt trận. Ba kỹ sư làm việc ở mỏ kali Solikamsk.
Trong khách sạn sặc mùi trầm, mùi bánh ḿ và mùi da thuộc, mùi của thế kỷ XVIỊ Đêm đêm, những người gác mặc áo choàng lông điểm giờ bằng cách gơ vào những tấm gang. Trong ánh tuyết mờ nổi bật lên những ngôi nhà thờ trát thạch cao, từ thời "triều Stroganov".
Ở đây không có ǵ nhắc tôi nghĩ đến châu Á và v́ thế, không hiểu sao, tôi viết thấy dễ hơn.
Đấy là câu chuyện ngắn ngủi, được kể vắn tắt, về cuốn Kara-Bugaz. Không thể nào kể hết được, cho dù chỉ đơn giản kê ra tuốt tuột những cuộc gặp gỡ, những buổi tṛ chuyện và những việc xảy ra dọc đường.
Tất nhiên, các bạn cũng thấy rằng chỉ có một phần - mà là phần nhỏ - chất liệu mà tôi đă thu lượm được dùng trong tác phẩm. Phần lớn c̣n nằm ngoài lề cuốn truyện.
Nhưng cũng chẳng nên tiếc rẻ làm ǵ. Những chất liệu chưa dùng đến ấy bất cứ lúc nào cũng có thể sống lại trên những trang của một cuốn khác.

o0o

Tôi viết Kara-Bugaz và không nghĩ tới việc xếp sắp chất liệu sao cho chỉnh. Tôi xếp nó theo tŕnh tự chất liệu được gom góp lại mỗi lúc một nhiều trong chuyến đi trên những vùng duyên hải Kaspy.
Sau khi Kara-Bugaz ra đời, các nhà phê b́nh t́m thấy trong truyện dài ấy "bố cục theo h́nh xoáy ốc' và rất khoái phát hiện đó. Nhưng trong việc này cả óc tôi, cả tim tôi đều không cố t́nh làm ra như thế.
Khi viết Kara-Bugaz, chủ yếu tôi nghĩ rằng nhiều cái trong đời sống của chúng ta vốn tràn đầy âm hưởng trữ t́nh và hùng tráng, và ta có thể biểu hiện nó một cách đẹp đẽ và chính xác. Dù cho đó là cuốn truyện dài về muối Glauber hay về công tŕnh xây dựng nhà máy giấy ở vùng rừng phương Bắc.
Tất cả những cái đó có thể tác động mạnh mẽ vào tâm hồn nhiều người, nhưng với một điều kiện nhất thiết phải có, không có không được, là: người viết những truyện ấy phải hướng tới sự thật, tin tưởng vào sức mạnh của trí tuệ, vào quyền lực đáng tin cậy của trái tim và phải yêu mến đất đai.
Mới đây tôi có đọc thơ của Antokonsky và bắt gặp trong đó hai đoạn rất hay, có sức truyền đạt trạng thái say mê cuộc sống của trái tim người. Trái tim đó không thể không nghe mà phải nghe thấy:
Cả tiếng vĩ cầm rên rỉ xa xa
Cảm trước thấy mùa xuân đang tới
Cả tiếng vọng tơ đàn, rơi rơi
Những giọt nước gieo trong yên lặng.
Khúc nhạc ấy đất trời - ta tặng.
Đất trời ta, bao thế kỷ rồi
Vẫn vĩnh cửu, vẫn hằng trong sáng
Vẫn măi măi làm vui cho người...


------------
Chú thích:
[1] Những đơn vị du kích địa phương chống lại nhà cầm quyền xô-viêt trong thời gian sau Cách mạng Tháng Mười.

Những vết khắc trong tim

Ôi trí nhớ thảm sầu của óc
Người mạnh sao bằng kư ức trái tim người

Batiushkov

Độc giả thường hỏi những người cầm bút xem họ kiếm chất liệu cho việc xây dựng tác phẩm như thế nào, lâu hay mau. Và thường độc giả rất ngạc nhiên nghe các nhà văn trả lời rằng không có và không thể có một sự cố ư sưu tầm chất liệu nào hết.
Điều nói trên tất nhiên không liên quan tới việc nghiên cứu những tài liệu khoa học và những tài liệu bồi bổ cho kiến thức mà nhà văn cần đến cho việc viết cuốn này hay cuốn khác. Đây chỉ nói về việc quan sát cuộc sống đang diễn ra.
Chất liệu về cuộc sống là tất cả những ǵ mà Đostoevsky gọi là "những chi tiết vụn vặt của cuộc sống đang chảy trôi". Chất liệu ấy không phải là cái để mà nghiên cứu. Đơn giản là nhà văn sống trong ḷng chất liệu ấy, nếu ta có thể nói như thế, anh ta sống, đau khổ, suy nghĩ, vui sướng, tham dự vào những sự kiện lớn và nhỏ, và tất nhiên cuộc sống bao giờ cũng để lại những dấu, những vết khắc trong trí nhớ và trong tim họ.
Cần phải xóa bỏ trong đầu óc bạn đọc (và nhân thể đây cũng cần phải nói là cả ở trong một số nhà văn trẻ nữa) cái quan niệm nhà văn là một người lang thang đây đó, tay lúc nào cũng cầm cuốn sổ ghi, như một "nhà ghi chép" chuyên nghiệp hay một tên mật thám của cuộc đời.
Người nào buộc ḿnh phải tích lũy những quan sát và loay hoay với những ghi chép ("kẻo rồi quên mất") người đó, tất nhiên, sẽ thu được một đống những quan sát không lựa chọn và những cái đó sẽ chẳng có sinh khí. Nói cách khác, nếu những quan sát ấy được chuyển từ cuốn sổ ghi thành văn xuôi sống động th́ hầu như bao giờ chúng cũng mất đi sức biểu hiện và sẽ giống như những mẩu văn lạc loài.
Không bao giờ nên nghĩ rằng cái bụi thanh lương trà này hay cái anh đánh trống trong dàn nhạc kia rồi đây sẽ được tôi cần đến trong một truyện ngắn và v́ thế mà tôi phải đặc biệt chú ư, có khi c̣n phải quan sát một cách hơi lên gân nữa là khác. Đó là sự quan sát, như người ta thường nói, "theo công vụ", thuần túy do công việc thúc ép.
Không bao giờ nên cố nhét những điều quan sát được vào văn, cho dù chúng là những quan sát rất trúng đi nữa. Khi cần, chúng sẽ đi vào tác phẩm và đứng vào đúng vị trí của chúng. Nhà văn thường sửng sốt khi thấy một chuyện xảy ra đă lâu ngày, đă quên bẵng, hay một chi tiết nào đó bỗng nhiên nổi bật lên trong trí nhớ đúng vào lúc chúng cần đến cho tác phẩm.
Một trong những yếu tố cơ bản để viết văn là trí nhớ tốt.
Có lẽ những ư nghĩ trên đây sẽ sáng tỏ hơn nếu tôi kể các bạn nghe chuyện tôi viết truyện ngắn "Bức điện" như thế nào.

o0o

Vào cuối thu tôi dời đến một làng quê ở Riazan. Tôi ở trong nhà của một nghệ sĩ khắc gỗ nổi danh một thời là Pozhalostin. Ở đó c̣n bà lăo già yếu và hiền hậu tên là Katerina Ivanovna, con gái nhà điêu khắc. Bà lăo đă gần đất xa trời. Cô con gái độc nhất của bà là Nastia ở Leningrađ đă quên hẳn mẹ. Nàng chỉ gửi tiền về cho bà lăo, hai tháng một lần.
Tôi thuê một căn pḥng trong ngôi nhà lớn, dội âm, tường gỗ ghép đă sạm đen. Bà lăo ở trong một căn pḥng khác. Muốn tới pḥng bà lăo phải đi qua mấy gian thờ bỏ không và mấy pḥng lát ván, bụi bặm và kêu cọt kẹt.
Ngoài bà lăo và tôi ra, không c̣n ai khác trong nhà. Ngôi nhà của bà được xếp hạng nhà lưu niệm.
Đằng sau sân và những gian xép cũ kỹ là một khu vườn ẩm thấp và giá lạnh xào xạc trước gió. Nó cũng rộng lớn và hoang phế chẳng khác ǵ ngôi nhà.
Tôi tới đây để làm việc và thời gian đầu tôi ngồi viết trong pḥng từ sáng đến tối. Trời ở đây tối sớm. Mới năm giờ chiều tôi đă phải đốt cây đèn dầu hỏa có chao h́nh hoa tuy-lip bằng kính mờ.
Sau tôi chuyển sang làm việc buổi tối. Giữa lúc có thể lang thang trong rừng, trên những đồng cỏ đă sẵn sàng chờ đón tiết đông, mà lại ngồi trong pḥng vào những giờ ban ngày ít ỏi th́ thật là tiếc.
Tôi lang thang rất lâu và trông thấy nhiều dấu hiệu của mùa thu. Sáng sáng, ở những vũng nước, bên dưới lớp vỏ băng trong suốt như thủy tinh, trông rơ những bọt khí. Đôi khi trong những bọt khí ấy, giống như trong khoảng trống của một quả cầu pha lê, có một chiếc lá liễu hoàn diệp hoặc bạch dương màu đỏ tím hoặc vàng chanh. Tôi thích phá lớp băng để nhặt những chiếc lá chết cóng ấy mang về nhà. Chẳng bao lâu sau trên bậc cửa sổ pḥng tôi đă có một đống những chiếc lá như thế. Chúng được sưởi ấm và bốc lên thoang thoảng mùi rượu.
Thú hơn cả là ở trong rừng. Gió thổi trên đồng cỏ, nhưng trong rừng vẫn có cái tịch mịch ảm đạm trong suốt như băng mỏng. Cũng có thể là v́ những đám mây tối mà trong rừng đặc biệt yên lặng. Mây lửng lơ sát đất, đến nỗi những ngọn thông như vương vất sương mù.
Thỉnh thoảng tôi đi câu ở những nhánh sông Ôka. Ở đó, trong những bụi rậm, mùi chát của lá liễu dường như làm da mặt săn lại. Nước sông màu đen thoảng ánh lam. Trong tiết thu cá thận trọng và ít cắn câu.
Rồi đến lượt mưa rơi, vườn tược tơi tả, cỏ úa đen nằm rạp xuống tận đất. Trong không khí có mùi tuyết ướt.
Mùa thu có rất nhiều đặc điểm, nhưng tôi không chú ư ghi nhớ. Tôi chỉ biết chắc một điều là không bao giờ tôi có thể quên được nỗi buồn thu ấy, nó gắn bó kỳ lạ với cái thanh thản trong tâm hồn và những ư nghĩ giản dị.
Mây đen càng sầu thảm, thứ mây đen lê lết những vạt áo rách rưới ḷa x̣a trên mặt đất, mưa càng lạnh th́ tâm hồn càng tươi mát và những chữ h́nh như cũng tự nằm xuống mặt giấy dễ dàng hơn.
Điều quan trọng là cảm thấy mùa thu, là ḍng t́nh cảm và ư nghĩ mà mùa thu gợi lên. Và tất cả những ǵ ta gọi là chất liệu - người, sự việc, những điểm cá biệt và chi tiết - th́ kinh nghiệm cho tôi biết rằng tất cả những cái đó nấp kín ở một nơi nào đó bên trong cái cảm giác về mùa thu kia trong một thời gian nhất định. Và hễ tôi trở lại với cảm giác ấy trong một truyện ngắn nào đó, th́ ngay lập tức, tất cả những cái nói trên đă hiện lên trong trí nhớ và chuyển xuống mặt giấy.
Tôi không nghiên cứu ngôi nhà cũ kỹ nọ như t́m một chất liệu cho cuốn truyện. Tôi chỉ yêu nó, thế thôi, v́ vẻ phiền muộn và cái yên lặng của nó, v́ tiếng tích tắc vô vị của chiếc đồng hồ cổ, v́ mùi khói bạch dương ám trong ḷ sưởi, v́ những tranh khắc gỗ treo trên tường (chúng c̣n lại rất ít, bởi hầu hết tranh khắc gỗ của bà Katerina đă bị viện bảo tàng địa phương lấy đi): bản "Tự Họa" của Bryulov, "Rước Thánh Giá","Người Đánh Bẫy Chim" của Perov và chân dung của Polina Vyardo.
Kính trong những khung cửa sổ đă cũ và cong. Chúng lóng lánh màu sắc cầu vồng và ngọn lửa của cây nến không hiểu sao lại phản chiếu trong kính hai lần.
Tất cả đồ vật trong nhà - những cái đi-văng, bàn và ghế - đều làm bằng gỗ màu sáng. Thời gian làm cho chúng bóng lên và có mùi trắc bá như là những trang thờ.
Trong nhà có nhiều đồ vật buồn cười: những cây đèn đêm h́nh bó đuốc, những ổ khóa mật, những chiếc lọ sứ nhỏ xíu to bụng, trong đó kem xoa mặt đă cứng lại như đá, với chữ "Paris" trên nhăn hiệu, một bó hoa làm bằng sáp đầy bụi (người ta treo nó trên một cái chạc lớn đă han rỉ), một bàn chải nhỏ h́nh tṛn dùng để xóa vết phấn ghi số quân thua trên bàn chơi bài lá.
C̣n có ba quyển lịch dày của những năm 1848, 1850 và 1852. Trong danh bạ những phu nhân quư tộc tôi thấy có tên Natalya Nikolaevna Lanskaya, vợ của Pushkin và Elizaveta Ksaverevna Vorontzova, người đàn bà gắn bó với nhà thơ trong một cuộc t́nh. Và không hiểu sao, tôi đâm buồn v́ chuyện đó. Đến nay tôi vẫn không hiểu v́ lẽ ǵ? Có thể v́ ngôi nhà này vắng lặng quá. Ngoài xa kia, trên sông Ôka, gần đập Kuzminsky một con tàu đang kêu lớn, và không thể nào không nhớ đến những vần thơ:
Một ngày mưa đă lụi, và đêm đen mịt mùng
Như tấm áo ch́ phủ trời mênh mông
Vầng trăng sương - một bóng ma mờ tỏ
Cất ḿnh lên sau một rừng thông.

Tối tối tôi lại pḥng bà Katerina uống trà.
Mắt bà lăo đă không c̣n trông rơ. Mỗi ngày vài ba lần, cô bé hàng xóm tên là Niurka tính t́nh cau có và bực ḿnh với mọi sự chạy đến giúp bà lăo những việc vặt trong nhà.
Niurka đặt ấm samovar lên đun nước, cùng uống trà với chúng tôi và x́ xụp hút nước chè trong đĩa. Đáp lại những câu nói khẽ khàng của bà lăo, Niurka chỉ trả lời có độc một câu:
- Lại c̣n thế nữa kia! Sao mà bà bịa ra lắm chuyện làm vậy!
Tôi quở nó nhưng nó vặc cả với tôi.
- Lại c̣n thế nữa! Cứ làm như cháu chẳng biết ǵ ấy, cứ như là cháu ngốc lắm ấy!
Thực ra, Niurka lại là người duy nhất yêu mến bà lăo. Cũng hoàn toàn chẳng phải v́ thỉnh thoảng bà cho nó lúc th́ một cái mũ nhung cũ có gắn h́nh một con chim kalibri sặc sỡ, lúc th́ một cái mạng tóc bằng cườm hoặc một chiếc khăn san cũ đă ngả vàng.
Bà Katerina đă có thời gian ở Paris cùng với ông cụ thân sinh, bà quen biết Turgenev, đă dự đám tang Victor Hugo. Bà kể cho tôi nghe những câu chuyện ấy, c̣n Niurka th́ nói:
- Lại c̣n thế nữa kia! Sao mà bà bịa ra lắm chuyện thế.
Nhưng Niurka thường không ngồi lâu. Nó phải c̣n phải về nhà để đặt "lũ nhóc" ngủ.
Bà Katerina không lúc nào rời một cái ví nhỏ cũ kỹ bằng lụa bóng. Tất cả của cải của bà cất trong đó: những bức thư của Nastia, một ít tiền, giấy thông hành, bức ảnh cũng của Nastia - một thiếu phụ xinh đẹp với đôi lông mày thanh tú găy khúc và cái nh́n mơ mộng - và một bức ảnh của chính bà khi bà c̣n là một thiếu nữ. Lúc đó bà là hiện thân của sự dịu dàng và trong sạch.
Bà lăo chẳng bao giờ ta thán điều ǵ, trừ những lời phàn nàn về tuổi già sức yếu. Nhưng bà con lối xóm và ông Ivan Dmitrievich coi cḥi cứu hỏa, một ông già tốt bụng và vô tích sự, kể cho tôi biết rằng đời bà Katerina thuần một vị cay đắng. Nastia đă bốn năm không về với mẹ, có nghĩa là cô đă quên mất người mẹ đă gần đất xa trời. Bà lăo có thể chết bất kỳ lúc nào mà không được gặp con, không được âu yếm con; không được ve vuốt làn tóc màu sáng của con, làn tóc "đẹp tuyệt trần" (như bà lăo thường khoe).
Nastia có gửi tiền cho mẹ, nhưng thất thường. Không biết bà lăo sinh sống bằng cách nào trong những ngày con gái không gửi tiền về.
Một hôm bà Katerina nhờ tôi đưa ra thăm vườn. Từ đầu xuân bà chưa bước chân tới đây. Sức khỏe kém sút giữ rịt bà trong pḥng.
- Ông này, - bà lăo nói, - ông đừng giận bà lăo nhá! Tôi muốn được trông thấy mảnh vườn lần cuối. Lúc c̣n con gái, ở đây tôi đă say mê đọc Turgenev. Một số cây trong vườn này do chính tay tôi trồng.
Bà lăo mặc quần áo rất lâu. Bà vận chiếc áo choàng ấm đă cũ, quấn chiếc khăn len dày rồi nắm chặt tay tôi, lần bước xuống thềm.
Trời đă sẩm tối. Khu vườn trụi lá. Lá rụng cản bước đi. Chúng kêu lên khe khẽ và động đậy dưới chân. Bầu trời hoàng hôn đang chuyển sang màu lá cây, một ngôi sao bừng sáng. Ngoài xa kia trăng lưỡi liềm treo lơ lửng bên trên khu rừng.
Bà Katerina dừng lại bên cây bồ đề bị gió vặt hết lá, vịn vào nó và oà khóc.
Tôi phải giữ chặt cho bà khỏi ngă. Như những người già lăo, bà khóc không xấu hổ v́ những giọt nước mắt của ḿnh.
Bà nói với tôi:
- Cầu trời đừng bắt ông phải sống đến cái tuổi già cô độc như thế này, ông bạn thân mến ạ!
Tôi nhẹ nhàng đưa bà về nhà và nghĩ: tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu tôi được có một người mẹ như bà.
Buổi tối, bà lăo đưa tôi đọc một tập thư vàng úa màu thời gian của cụ thân sinh để lại.
Trong đó có thư của họa sĩ Kramskoy và nhà khắc gỗ Jordan ở La Mă, Jordan viết về t́nh bạn của ông với nhà điêu khắc Đan Mạch Thorvaldsen, về những bức tượng đá kỳ diệu ở Lateral.
Cũng như mọi khi, tôi đọc những bức thư ấy ban đêm. Bên kia bức tường, những cơn gió phóng ào ào qua những bụi cây khẳng khiu và ẩm ướt, ngọn đèn lép bép nói chuyện một ḿnh v́ buồn chán. Không hiểu v́ sao, nhưng chính ở đây, trong cái đêm mưa này, nghe người gác nông trang gơ mơ ở cổng làng, tôi đọc những bức thư từ Rôm gửi tới với một cảm giác thật là lạ lùng và thích thú.
Tôi bắt đầu chú ư tới Thorvaldsen và rồi sau này ở Moskva tôi đă đi kiếm tất cả những tài liệu có nói về ông và được biết thêm về t́nh bạn của ông với nhà viết truyện cổ tích Andersen. Vài năm sau tôi viết một truyện ngắn về Andersen. Cũng nhờ ngôi nhà cũ kỹ nơi thôn dă đó mà tôi đă viết được truyện ngắn ấy.
Mấy ngày sau bà lăo Katerina nằm xuống và từ đó không dậy nữa. Bà lăo không bị đau ǵ. Bà chỉ kêu mệt.
Tôi gửi một bức điện đi Leningrađ cho Nastia. Niurka sang ở với bà lăo pḥng khi có chuyện ǵ th́ đă có mặt ngay.
Một hôm, đang đêm Niurka đập mạnh vào tường pḥng tôi và gọi tôi, giọng sợ hăi:
- Ông lại ngay đi! Bà cháu đang hấp hối!
Bà lăo nằm mê mệt và thở rất khẽ. Tôi xem mạch bà, thấy mạch không đập mà run rẩy, mỏng manh như tơ nhện.
Tôi mặc quần áo, đốt đèn lên và đi tới bệnh xá trong làng t́m thầy thuốc. Bệnh xá ở măi sâu trong rừng. Cơn gió tối mang theo mùi mạt cưa từ cây cối bị đẵn trộm. Đêm đă khuya, đến nỗi không c̣n cả tiếng chó sủa.
Bác sĩ tiêm cho bà một ống long năo, ông thở dài và bỏ đi sau khi cho tôi hay rằng đó là cơn hấp hối, nhưng nó sẽ kéo dài v́ tim bà lăo c̣n khỏe.
Gần sáng, bà lăo qua đời. Tôi phải vuốt mắt cho bà. Chắc chắn không bao giờ tôi có thể quên cái cảm giác khi tôi thận trọng vuốt đôi mắt hé mở của bà lăo và bất thần từ trong đôi mắt ấy rơi ra một giọt lệ đục.
Niurka khóc tức tưởi, đưa cho tôi một chiếc phong b́ nhàu nát và bảo:
- Trong này bà cháu đă dặn phải mặc cho bà quần áo ǵ khi đem bà đi chôn.
Tôi mở phong b́ và đọc mấy ḍng chữ do bàn tay run rẩy của tuổi già viết. Đó là lệnh bà lăo dặn phải mặc cho bà quần áo ǵ khi bà qua đời. Tôi đưa nó cho các bà đến nhà bà lăo sáng hôm ấy để sửa soạn cho bà đi tới nơi yên nghỉ cuối cùng.
Sau đó tôi ra nghĩa trang chọn huyệt. Khi tôi trở về th́ người ta đă thay quần áo cho bà lăo. Bà Katerina nằm trên bàn và tôi dừng lại, sửng sốt đến cực độ.
Bà nằm đó, nhỏ nhắn như một thiếu nữ trong bộ áo vũ hội tha thướt, màu vàng óng. Vạt áo lỏng lẻo quấn quanh chân bà. Dưới lần vải áo c̣n nh́n rơ đôi giày đen nhỏ nhắn bằng da thuần lộc. Một đôi găng da mềm mại, trắng toát, bó chặt đến khuỷu đôi tay cầm nến. Một bó hồng đỏ thắm bằng lụa được gài trên ngực áo.
Mặt bà lăo phủ mạng và nếu như không có đôi khuỷu tay khô xác và nhăn nheo hiện rơ giữa tay áo và đôi găng trắng, ta có thể nghĩ rằng người nằm đấy là một thiếu phụ trẻ, vóc dáng cân đối.
Nastia về chậm mất ba ngày. Khi nàng tới nơi th́ đám tang bà lăo đă xong.
Tất cả những ǵ tôi kể trên chính là cái chất liệu cuộc sống mà nhà văn có được, từ đó tác phẩm nảy sinh.
Đặc biệt là mọi hoàn cảnh, mọi chi tiết, cả đến cảnh ngôi nhà vùng quê và mùa thu đều thích ứng hoàn toàn với tâm trạng của bà lăo Katerina, với tấm thảm kịch trong tâm hồn mà bà đă phải chịu đựng trong những ngày cuối cùng của đời ḿnh.
Nhưng tất nhiên, không phải tất cả những ǵ tôi đă thấy và đă suy đi nghĩ lại lúc ấy đều được đưa vào "Bức điện". Rất nhiều cái c̣n nằm ngoài lề truyện ngắn. Chuyện đó thường xảy ra.
Nói theo ngôn ngữ nhà văn th́ thường muốn viết một truyện ngắn không lớn lắm nhà văn vẫn phải "khai thác" số chất liệu lớn hơn để chọn lựa trong đó những ǵ quư giá nhất.
Tôi đă có dịp quan sát công việc của những diễn viên giỏi khi họ đóng những vai phụ. Nhân vật mà anh ta thủ vai chỉ nói có đôi ba câu trong suốt vở kịch, nhưng diễn viên đă vặn đi vặn lại tác giả không riêng về tính cách và h́nh dạng bề ngoài của nhân vật, mà c̣n cả tiểu sử của nhân vật, môi trường đă sản sinh ra nhân vật ấy.
Sự hiểu biết chính xác ấy là cần thiết cho diễn viên cốt để anh ta nói cho đâu ra đó chỉ vài ba câu của ḿnh.
Với các nhà văn cũng vậy. Nguồn chất liệu dự trữ phải lớn hơn nhiều so với số lượng chất liệu cần dùng cho một truyện ngắn.

o0o

Tôi đă kể lại chuyện "Bức điện". Mỗi truyện ngắn có lịch sử của nó và chất liệu của nó.
Có một lần, vào mùa đông, tôi ở Yanta. Khi tôi mở cửa sổ th́ những chiếc lá sồi khô lả tả bay vào pḥng. Gió làm cho những chiếc lá lăn trên mặt sàn và kêu lạo xạo. Đó không phải là những cây sồi bách niên mà là lá của thứ sồi con thấp lè tè mọc đầy trên những đồng cỏ thoai thoải miền đồi núi ở Krym.
Đêm đêm gió lạnh thổi từ trên những ngọn núi phủ đầy tuyết. Tuyết lấp lánh huyền ảo trong ánh sáng của những v́ sao lung linh.
Nhà thơ Aseev ở cạnh pḥng tôi đang viết những bài thơ về nước Tây Ban Nha anh hùng (lúc đó là lúc đang xảy ra những biến cố ở Tây Ban Nha), về "bầu trời cổ kính Barcelona".
Nhà thơ Vlađimir Lugovskoy hát bằng giọng trầm và khỏe những bài hát của thủy thủ Anh:
Vĩnh biệt đất liền! Tàu ra khơi
Và vết hải âu c̣n sau lái...

Tối tối chúng tôi quây quần bên máy thu thanh nghe tin chiến sự Tây Ban Nha.
Chúng tôi đáp xe đến đài thiên văn Simeiz. Một nhà thiên văn đầu bạc phơ chỉ cho chúng tôi xem bầu trời sao, ánh sáng tỏa ra từ những đốm lửa hiếm hoi và xa lơ xa lắc trong những vực thẳm bao la của trời.
Thỉnh thoảng tiếng súng tập trận của những chiếc tàu chiến thuộc hạm đội Hắc hải vang đến tận Yanta. Khi tiếng súng dội đến, nước trong những b́nh thủy tinh rùng ḿnh, một tiếng rền khẽ chạy qua đồng cỏ, quanh quẩn trong đám lá thông rồi câm bặt.
Ban đêm những chiếc máy bay vô h́nh ầm ́ trên trời.
Tôi đọc một cuốn sách của Franco nói về Cervantes. Sách chẳng có mấy v́ thế tôi đọc đi đọc lại cuốn đó mấy lần.
Vào thời kỳ này cây thập ngoặc bốn chân bắt đầu ḅ rất nhanh trên châu Âu. Những con người cao quư của nước Đức - Heinrich Mann, Einstein, Remarque, Stephan Zweig - đă rời bỏ quê hương, không muốn trở thành đồng lơa với "nạn dịch hạch nâu" và tên vô lại điên khùng Hitler. Những người lưu vong nơi đất khách vẫn mang theo nơi tim niềm tin bất di bất dịch ở thắng lợi của chủ nghĩa nhân đạo.
Gaidar mang về cho ngôi nhà chúng tôi ở một con chó béc-giê lộc ngộc lông xù có đôi mắt vàng ươm. Anh bảo nó là chó chăn cừu miền núi.
Hồi đó Gaidar đang viết truyện ngắn tuyệt diệu của anh - truyện "Cái Chén Màu Thiên Thanh". Và vờ như không biết tí ǵ về văn học. Nói chung, anh hay giả bộ ngớ ngẩn.
Đêm đêm Hắc hải ầm ́ buồn thảm. Nó ầm ́ cả ban ngày, nhưng ban ngày th́ không nghe rơ đến thế. Có tiếng ầm ́ của biển viết cũng dễ hơn.
Đấy là một loạt những chi tiết của "cuộc sống đang chảy trôi" lúc đó. Từ những chi tiết đó truyện ngắn "Cḥm Sao Chó Săn" h́nh thành. Trong truyện ngắn ấy các bạn sẽ thấy hầu hết những ǵ tôi nói đến ở trên: những cái lá sồi khô héo, nhà thiên văn đầu bạc, tiếng rền của những loạt đại bác, nhà văn Cervantes, những con người tin tưởng sắt đá vào thắng lợi của chủ nghĩa nhân đạo, con chó béc-giê vùng sơn cước, chuyến bay đêm và nhiều thứ khác nữa.
Tất cả những cái đó tất nhiên đă được nhào nặn trong một tương quan khác và được đặt vào trong một chủ đề nhất định.
Khi tôi viết truyện ngắn này, lúc nào tôi cũng gắng giữ cho tôi cái cảm xúc trước cơn gió lạnh thổi từ những núi đêm xuống. Cái đó cũng giống như một chủ điệu của truyện ngắn.

Ngôn ngữ kim cương những cuốn từ điển
[1]

[1] Trong hai chương này, tác giả nói về sự phong phú của ngôn ngữ Nga, xuất xứ của các từ, mối liên quan giữa các từ cùng một căn, vai tṛ ngữ nghĩa, âm hưởng của chúng, với h́nh tượng mà chúng tạo ra trong trí người đọc, và nói chung vai tṛ của ngôn ngữ đối với nghề văn. Hai chương này chúng tôi bỏ qua, không dịch.

Chuyện xảy ra trong cửa hàng alshvang

Mùa đông năm 1921 tôi ở Ôđessa, trong một ngôi nhà trước kia là cửa hàng bán quần áo may sẵn "Alshvang và Công ty". Chẳng cần ai cho phép, tôi chiếm khu thử quần áo trên tầng hai của cửa hàng.
Trong quyền sử dụng của tôi có ba pḥng lớn với những tấm gương thượng hảo hạng. Những tấm gương này được gắn chặt vào tường đến nỗi cả tôi, cả nhà thơ Eđuarđ Bagritzky, đă nhiều lần cố nạy chúng ra để mang đổi lấy thức ăn ở chợ Mới mà không được. Thậm chí không một chiếc gương nào bị rạn.
Trong gian thử quần áo, ngoài ba chiếc ḥm trong chứa vỏ bào đă mục, không c̣n đồ đạc nào khác. May mà cánh cửa kính lại dễ tháo khỏi bản lề. Tối đến tôi tháo nó ra, đặt lên hai chiếc ḥm làm giường.
Cánh cửa kính rất trơn, v́ thế cái đệm cũ đêm nào cũng cùng tôi trôi xuống sàn vài lần.
Cứ mỗi lần cái đệm bắt đầu chuyển động là tôi tức khắc tỉnh dậy. Tôi nằm yên, nín thở, không dám động đậy một ngón tay và hy vọng một cách ngốc nghếch rằng có thể v́ thế mà cái đệm sẽ dừng lại. Nhưng nó cứ trượt dần, chậm chạp, ĺ lợm, khắc nghiệt, và cách xử sự ranh ma của tôi cũng chẳng giữ được tôi khỏi rơi xuống.
Việc đó chẳng đáng buồn cười tí nào. Mùa đông năm ấy thực hung dữ. Biển đóng băng suốt từ cảng tới Malyi Fontan. Gió đông bắc cay nghiệt làm cho những con đường lát đá cứ nhẵn thín. Tuyết không rơi bữa nào và v́ thế cái lạnh lại càng có vẻ lạnh hơn là khi có tuyết phủ trên đường phố.
Trong gian thử quần áo có một cái ḷ sưởi bằng sắt tây - một cái "phú gia". Không có ǵ để đốt ḷ. Mà cũng chẳng có thể làm ấm cả ba căn pḥng bằng một cái ḷ sưởi con con thảm hại đó. V́ thế tôi chỉ dùng cái ḷ "phú gia" nọ đun nước chè làm bằng củ cà-rốt. Chỉ cần vài ba tờ báo cũ là đủ đun một ấm nước rồi.
Cái ḥm thứ ba được dùng làm bàn viết. Tối tối, tôi thắp ngọn đèn dầu hỏa không chao đặt trên cái bàn ấy.
Tôi đắp lên ḿnh tất cả những đồ vật ấm mà tôi có và nằm đọc thơ José Maria de Heredia do Georgi Shengel dịch, dưới ánh sáng của ngọn đèn không chao nọ. Những bài thơ ấy đă được xuất bản ở Ôđessa trong cái năm đói kém ấy, nhưng tôi xin làm chứng cho chúng rằng chúng không hề làm yếu đi tinh thần dũng cảm của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy ḿnh vững chăi như dân thành La Mă và nhớ đến những câu thơ của chính Shengel: "Các bạn hỡi, chúng ta là những người La Mă. Chúng ta đổ máu ḿnh ra... ".
Tất nhiên, chúng tôi không đổ máu ḿnh ra, nhưng dù sao th́ chúng tôi - những người trẻ tuổi và vui vẻ - đôi khi cũng quá rét và quá đói. Có điều, không một ai than thở.
Ở tầng thứ nhất của cửa hàng có sự hoạt động ầm ĩ và hơi khả nghi của một tập đoàn nghề hoạ. Đứng đầu cái cơ ngơi ấy là một ông thợ vẽ già bẳn tính, nổi tiếng ở Ôđessa với biệt danh "Vua biển hiệu".
Tập đoàn nhận đặt làm các biển cửa hàng, khâu mũ đàn bà, đóng "giày gỗ" (giày phụ nữ, đặc biệt v́ cái đơn giản cổ đại của nó, người ta chỉ đóng mấy cái quai vào đế gỗ - thế là xong!) và vẽ quảng cáo chiếu bóng (họ vẽ bằng màu pha keo) trên những tấm ván mỏng cong queo.
Nhưng một lần xưởng họa gặp may. Người ta giao cho nó làm cái gọi là "trang trí phần mũi" cho một chiếc tàu Hắc Hải, chiếc tàu độc nhất trong thời gian đó, tên là "Pestel". Con tàu chuẩn bị đi Batum chuyến đầu tiên.
Người ta làm cái công tŕnh ấy bằng sắt tấm, rồi vẽ linh tinh lên trên nền đen của nó một thứ trang trí h́nh cây cỏ.
Công việc ấy lôi cuốn tất cả mọi người, đến nỗi viên cảnh sát Jora Kozlovsky có lần bỏ cả vị trí gác gần đấy để đến xem.
Hồi đó tôi đang làm thư kư cho một tờ báo hàng ngày, tờ "Thủy Thủ". Làm việc trong tờ báo này, nh́n chung, có nhiều nhà văn trẻ, trong số đó có Kataev, Bagritzky, Babel, Olesha và Ilf. Trong số những nhà văn già, có kinh nghiệm, chỉ có Andrey Sobol là hay đến ṭa soạn. Ông là một người dễ thương, không bao giờ ngồi yên chỗ, lúc nào cũng tất ta tất tưởi v́ một chuyện ǵ đó.
Một hôm Sobol mang đến cho tờ "Thủy thủ" một truyện ngắn. Bản thảo ông giao rách mướp, lẫn lộn lung tung, mặc dầu đề tài rất thú vị và hiển nhiên đó là câu chuyện do một bàn tay tài năng viết ra.
Đọc xong truyện ngắn của Sobol, mọi người đều băn khoăn: cứ để nguyên dạng lôi thôi luộm thuộm như thế mà in ra th́ không được, mà đề nghị Sobol sửa lại th́ không ai dám. Trong chuyện này Sobol là một người hết sức cứng nhắc, v́ tính tự ái của tác giả th́ ít (cái đó chính Sobol lại không có) mà v́ bệnh thần kinh của ông th́ nhiều: ông không thể làm lại những ǵ đă viết, ông đă mất hết hứng thú đối với chúng.
Chúng tôi ngồi thừ ra: làm thế nào bây giờ? Cùng ngồi với chúng tôi có ông già Blagov, người sửa bài của toà soạn chúng tôi, nguyên chủ nhiệm tờ báo phổ biến rộng răi nhất nước Nga hồi trước là tờ "Lời Nga", ông cũng là cánh tay phải của chủ nhân nhà xuất bản nổi tiếng Sytin.
Blagov là một người kín tiếng, khiếp đảm v́ quá khứ của ḿnh. Với tất cả cái thân h́nh đường bệ của ông, ông hoàn toàn xa lạ với đám thanh niên ầm ĩ và rách rưới của ṭa soạn.
Tôi mang bản thảo của Sobol về cửa hàng Alshvang để đọc lại lần nữa.
Đến khuya (chưa đến mười giờ nhưng thành phố ch́m trong bóng tối đă vắng ngắt từ chập tối, chỉ c̣n lại những cơn gió hả hê độc ác rú lên ở những ngă tư), viên cảnh sát Jora Kozlovsky đến gơ cửa nhà hàng.
Tôi vê một mảnh giấy báo cho chặt, châm lửa và cầm nó kiểu như ta cầm bó đuốc ra mở cánh cửa nặng nề của hiệu buôn được cài bằng một khúc ống dẫn hơi rỉ. Không thể mang theo cây đèn không chao: nó tắt không riêng v́ một rung động nhỏ nhất của không khí mà thậm chí v́ một cái nh́n chăm chú.
Chỉ cần mải suy nghĩ mà nh́n đăm đăm vào nó là ngay lập tức nó đă bắt đầu kêu lép bép thảm hại, nhấp nha nhấp nháy, rồi lặng lẽ tắt ngấm. Đến nỗi tôi phải tránh không dám nh́n nó.
- Có người hỏi ông đấy. - Jora bảo - Ông nhận th́ tôi cho vào. Ở đây toàn xiểng cả. Người ta nói nội chỗ thuốc vẽ không thôi cũng tới ba triệu bạc.
Tất nhiên, nếu tính rằng lương tháng tôi ở toà soạn là một triệu (theo giá chợ, số tiền ấy đủ mua bốn mươi bao diêm) th́ món tiền nọ cũng chẳng đến nỗi quá lớn như Jora nghĩ.
Blagov đứng sau cửa. Tôi bảo chứng cho ông. Jora cho Blagov vào và nói rằng độ hai tiếng đồng hồ nữa ông ta sẽ quay lại sưởi và uống nước nóng.
- Này, anh - Blagov nói, - Tôi vẫn cứ nghĩ măi về cái truyện ngắn của Sobol, anh ạ. Đó là một truyện ngắn kiệt xuất. Không thể để cho nó chết. Tôi là con ngựa già của làng báo, tôi có thói quen không chịu để tuột khỏi tay những truyện ngắn tốt.
- Nhưng biết làm thế nào đây! - tôi trả lời.
- Anh cứ đưa bản thảo cho tôi. Tôi xin lấy danh dự mà thề rằng tôi sẽ không thay đổi lấy một chữ trong đó. Tôi sẽ ở lại đây, bởi v́ bây giờ không thể nào trở về nhà tôi ở phố Langeron được nữa. Đi vào giờ này chắc chắn bị lột sạch. Tôi sẽ xem qua bản thảo trước mặt anh.
- "Xem qua" nghĩa là thế nào? - tôi hỏi - "Xem qua", có nghĩa là sửa.
- Tôi đă nói với anh rằng tôi sẽ không bỏ đi, mà cũng không thêm vào một chữ nào mà.
- Thế th́ ông xem nó làm ǵ?
- Rồi anh sẽ thấy.
Trong câu nói của Blagov tôi cảm thấy có một cái ǵ đó khó hiểu. Cùng với con người điềm đạm này, một cái ǵ bí ẩn đă lẩn trong đêm đông giông băo lọt vào cửa hiệu Alshvang. Cần phải khám phá ra điều bí ẩn đó. V́ thế tôi ưng thuận.
Blagov móc túi lấy ra một mẩu nến nhà thờ rất lớn. Những giọt sáp vàng chảy dài, uốn khúc trôn ốc chung quanh thân nến. Blagov châm lửa và đặt nó lên ḥm. Ông ngồi lên cái va-li tă của tôi và cúi xuống tập bản thảo, chiếc bút ch́ dẹt của thợ mộc trong tay.
Nửa đêm Jora Kozlovsky tới. Vừa đúng lúc nước sôi và tôi đang pha trà, nhưng lần này không phải trà cà-rốt khô mà là trà làm bằng những mẩu củ cải đỏ thái nhỏ rồi đem sao.
- Này, các vị ơi. - Jora nói - Nh́n từ xa th́ các vị thực chẳng khác ǵ bọn làm bạc giả tẹo nào. Các vị đang làm ǵ đấy?
- Chúng tôi sửa một truyện ngắn cho số báo sắp ra - tôi trả lời.
Jora lại nói:
- Này, tôi nói để các vị biết nhá! Không phải tay cảnh sát nào cũng hiểu được các vị đang làm ǵ đâu đấy. Hăy cảm ơn Trời, Trời th́ tất nhiên là chẳng có rồi, v́ tôi đứng gác ở đây, chứ không phải một anh chàng nào khác. Đối với tôi, văn hóa là trên hết. C̣n bọn làm bạc giả th́, thưa các vị, đấy mới thực là những nghệ sĩ chính cống, bọn chúng có thể làm ra cả đô la lẫn giấy chứng nhận cư trú từ một cục cứt. Nghe nói trong viện bảo tàng Le Louvre ở Paris có một bàn tay đẹp tuyệt trần bằng đá hoa cương, được đặt trên một cái gối bằng nhung đen. Mà nào có phải tay Sarah Bernhart, Chopin hay là Vera Kholodnaia cho cam. Là bàn tay lấy ra từ dấu thực của một thằng cha làm bạc giả nổi tiếng nhất châu Âu đấy. Hồi ấy người ta chặt đầu hắn ta, nhưng tay hắn ta th́ lại đem ra trưng bày, cứ như thể hắn ta là một nghệ sĩ vĩ cầm đại tài. Câu chuyện thế nào, có ư nghĩa giáo dục đấy chứ?
- Không nhiều lắm - tôi đáp - Ông có đường hoá học đấy không?
Jora đáp:
- Có đây. Sakharin viên. Có thể cho ông một ít được.
Măi đến sáng Blagov mới sửa xong bản thảo. Ông chỉ đưa cho tôi xem khi chúng tôi đă đến ṭa soạn và cô thư kư đánh máy đă đánh lại sạch sẽ.
Tôi đọc hết truyện ngắn và sững sờ. Thực là một áng văn xuôi trong sáng, điêu luyện. Tất cả đều nổi bật, rơ ràng, phân minh. Cái đống chữ nghĩa lộn xộn, rối mù trước kia không c̣n để lại một dấu vết. Mà đúng là không có một từ nào bị bỏ đi hoặc thêm vào.
Tôi nh́n sang Blagov. Ông đang hút một điếu thuốc gộc, loại thuốc miền Kuban, thẫm màu như trà đen, và tủm tỉm cười.
- Thật là phép lạ - tôi nói. - Ông làm cách nào vậy?
- Có ǵ đâu. Tôi chỉ có việc đặt lại các dấu ngắt câu cho đúng. Ông Sobol vốn hay đặt lung tung các dấu ngắt câu như thế. Đặc biệt, tôi đặt các dấu chấm rất cẩn thận. Và chia đoạn nữa. Ông bạn ơi, đó là một việc vĩ đại. Từ thời Pushkin c̣n sống, ông ấy đă nói đến các dấu ngắt câu rồi. Cái dấu ngắt được dùng để làm cho ư tứ được tách bạch, chữ nghĩa đâu vào đó, cho câu văn trở thành nhẹ nhàng, có âm có điệu. Những dấu ngắt câu chẳng khác ǵ những nốt nhạc. Dấu ngắt câu giữ cho văn bài được chặt chẽ, không để cho nó ră ra thành những mảnh vụn.
Truyện ngắn được in. Nhưng ngay hôm sau, Sobol đă xồng xộc bước vào ṭa soạn. Cũng như thường lệ, ông không đội mũ, đầu tóc rũ rượi. Đôi mắt ông sáng rực lên một cách khó hiểu.
- Kẻ nào đă đụng đến truyện ngắn của ta?
Sobol hét ầm lên và vung cao gậy đập mạnh xuống bàn, nơi đặt những chồng báo. Bụi trên bàn phụt lên như từ một miệng núi lửa.
- Không có ai đụng đến đâu - tôi trả lời. - Ông có thể kiểm tra lại nguyên bản.
- Nói láo! - Sobol quát - Láo! Thể nào rồi ta cũng sẽ biết kẻ nào đă đụng đến nó.
Câu chuyện trở thành om ṣm. Những nhân viên nhút nhát bắt đầu chuồn nhanh ra khỏi pḥng. Nhưng cũng như thường lệ, nghe tiếng ầm ầm là cả hai cô đánh máy của chúng tôi là Lyusena và Lyusya đă chạy đến, khua vang những đôi "giày gỗ".
Lúc bấy giờ Blagov mới nói bằng một giọng điềm tĩnh, thậm chí ngán ngẩm.
- Nếu như ông cho rằng đặt lại các dấu ngắt câu trong truyện ngắn của ông cho đúng chỗ là đụng đến nó th́ thưa ông, chính tôi đă đụng đến nó đấy. V́ trách nhiệm của người sửa bài.
Sobol nhảy bổ về phía Blagov, nắm lấy tay ông mà lắc mạnh. Rồi ôm lấy Blagov mà hôn ba lần theo kiểu Moskva.
- Cảm ơn ông! - Sobol xúc động nói. - Ông đă cho tôi một bài học tuyệt vời. Chỉ tiếc là ông đă cho tôi bài học ấy quá chậm. Tôi cảm thấy có tội đối với những tác phẩm trước kia của tôi.
Tối hôm ấy Sobol kiếm đâu được nửa chai cô-nhắc và mang lại cửa hàng Alshvang. Chúng tôi mời Blagov, cả Bagritzky, thêm viên cảnh sát Jora Kozlovsky vừa đổi gác cũng đến, và chúng tôi cùng cạn cốc để ca ngợi văn học và những dấu ngắt câu.
Sau câu chuyện đó tôi mới hoàn toàn hiểu rơ rằng một dấu chấm đặt đúng chỗ có tác động đến người đọc như thế nào.

Những cái tưởng chừng vặt vănh

Hầu như nhà văn nào cũng có người cổ vũ ḿnh, thần hộ mệnh của ḿnh và thường người đó cũng là một nhà văn.
Chỉ cần đọc lấy vài ḍng trong cuốn sách của người cổ vũ ta, thế là tức khắc ta đă muốn viết rồi. Tưởng chừng từ mấy cuốn sách ấy, một thứ nước cốt của men rượu đă bắn ra, lây sang ta, làm ta say, và bắt ta cầm bút.
Lạ một điều là không hiếm những trường hợp vị thần hộ mệnh của ta lại khác xa ta về phong cách sáng tác cũng như về bút pháp và đề tài.
Tôi biết một nhà văn - một nhà hiện thực rơ ràng, một cây bút đời thường, một con người tỉnh táo và trầm tĩnh. Thế mà thần hộ mệnh của ông ta lại chính là nhà văn có trí tưởng tượng bất kham Aleksandr Grin.
Gaidar gọi Dickens là người cổ vũ của anh. C̣n đối với tôi th́ bất cứ trang nào trong cuốn "Những Bức Thư Từ La Mă " của Stendhal cũng làm tôi nổi hứng viết, nhưng tôi lại viết những truyện khác hẳn Stendhal đến nỗi chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Một lần vào mùa thu, khi đọc Stendhal tôi đă viết truyện ngắn "Lâm Trường 273" về những khu rừng cấm bên sông Pre. Trong truyện ngắn đó hoàn toàn không thể t́m thấy một chút ǵ giống Stendhal.
Thú thực, tôi cũng chẳng nghĩ ngợi bao nhiêu về chuyện ấy. Tất nhiên, ta cũng có thể t́m được cách giải thích nó. Tôi nhắc đến chuyện ấy chẳng qua chỉ để nói đến rất nhiều hoàn cảnh và thói quen mới nh́n qua th́ có vẻ chẳng mấy quan trọng, nhưng chúng lại giúp cho nhà văn làm việc.
Mọi người đều biết mùa thu là thời gian Pushkin viết được nhiều nhất. Chả thế mà bài thơ "Mùa Thu Ở Bondin" của ông đă trở thành đồng nghĩa với sự được mùa sáng tác trong ông.
"Mùa thu đang tới gần - Pushkin viết cho Pletnev - Đấy là mùa mà tôi thích nhất. Thường vào mùa này tôi khỏe ra. Thời sáng tác của tôi đă đến".
Đoán xem tại sao lại như vậy thật dễ dàng.
Mùa thu là cái trong suốt và cái giá lạnh, là "màu biệt ly" với nét cắt phân minh của những chân trời xa và hơi thở tươi mát. Mùa thu đưa vào thiên nhiên một bức vẽ hà tiện nét. Màu đỏ thắm và màu vàng óng của rừng lớn và rừng nhỏ mất dần đi từng giờ, làm cho những đường nét sắc thêm và để lại những cành cây trụi lá.
Con mắt cứ quen dần với cái trong sáng của cảnh thu. Cái trong sáng ấy từ từ chiếm lấy tri thức, sức tưởng tượng và cánh tay nhà văn. Mạch thơ văn phụt lên như một ḍng nước trong suốt và giá lạnh, trong đó chỉ có những hạt băng mới thỉnh thoảng kêu lanh tanh khe khẽ. Đầu óc sáng suốt, tim đập mạnh và đều. Chỉ có tay là hơi cóng.
Vụ mùa tư duy của con người chín vào mùa thu. Baratynsky đă nói về chuyện đó rất hay: "Khi số mệnh nhân quần ngươi hiểu hết, sẽ chín mọng một vụ mùa thân thiết, cho ngươi về hái gặt hạt tư duy".
Theo lời Pushkin th́ cứ mỗi mùa thu ông lại tươi nở. Ông trẻ lại cùng với thu. Rơ ràng Goethe đă đúng khi ông quả quyết rằng trong đời những thiên tài thường có mấy lần trở lại tuổi xuân.
Vào một trong những ngày thu như thế Pushkin đă sáng tác những vần thơ nói lên hết sức sáng rơ quá tŕnh sáng tạo phức tạp của nhà thơ.
Thế giới tôi quên - im lặng ngọt ngào...
Tưởng tượng à ơi đưa vào cơi mông
Nàng Thơ thức giấc trong tôi
E ấp hồn tôi xúc cảm trữ t́nh
Run rẩy, ngân vang, ḍ t́m trong mộng
Rồi trong h́nh tượng tuôn trôi
Ập đến với tôi đám khách vô h́nh -
Những bạn ngày xưa, đàn con mộng ước
Sục sôi ngang dọc trong đầu
Vần điệu thênh thang chảy tới
Ngón tay đ̣i bút giấy... thơ tuôn

Đây là một sự phân tích sáng tỏ lạ thường về sáng tác. Người ta chỉ có thể tạo ra nó trong cơn phấn hứng cao độ của tâm hồn.
Ở Pushkin c̣n có một điểm đặc biệt nữa. Trong tác phẩm của ḿnh, những đoạn mà ông thấy không đạt là ông bỏ qua ngay, không khi nào dừng lại, cứ thế tiếp tục viết. Sau ông mới quay về với những đoạn ông đă bỏ qua trước kia, nhưng cũng chỉ quay về khi nào trong ông có cái hưng phấn của tâm hồn, mà ông gọi là cảm hứng. Không bao giờ ông cố gắng bức bách cảm hứng phải xuất hiện.
Tôi đă thấy cách làm việc của Gaidar. Anh làm việc khác hẳn cách làm việc thông thường ở các nhà văn.
Hồi ấy chúng tôi ở một làng trong những khu rừng Mesher. Gaidar ở trong một ngôi nhà lớn trông ra phố làng, c̣n tôi th́ ở trong một nhà khác, trước kia là nhà tắm công cộng nằm sâu trong một khu vườn.
Gaidar đang viết cuốn "Số phận chú bé đánh trống". Chúng tôi giao ước với nhau làm việc cho ra tṛ từ sáng cho đến bữa trưa và trong khoảng thời gian đó không rủ rê nhau đi câu.
Một hôm, tôi đang ngồi viết trong nhà tắm bên cửa sổ bỏ ngỏ, nhưng chưa viết được lấy một phần tư trang, th́ đă thấy Gaidar từ trong ngôi nhà lớn đi ra. Anh đi ngang qua cửa sổ, chỗ tôi ngồi, coi bộ hết sức ung dung và thản nhiên.
Tôi vờ không trông thấy anh. Gaidar đi đi lại lại trong vườn, càu nhàu một ḿnh, rồi lại đi ngang qua cửa sổ, nhưng lần này th́ rơ ràng anh muốn làm tôi phải chú ư tới anh. Anh huưt sáo miệng và vờ ho.
Tôi im lặng. Tức th́ Gaidar lại đi qua lần thứ ba và bực bội nh́n tôi. Tôi một mực im lặng.
Gaidar không chịu nổi nữa.
- Này, - anh ta nói - đừng có ra cái điều. Dù sao th́ cậu viết cũng nhanh như gió, có dừng lại tí chút cũng chẳng chết ai. Boborykin mới gớm chứ! Nếu tớ mà viết được như hắn ta th́ tớ đă có một toàn tập gồm một trăm mười tám cuốn.
Gaidar rất thú cái con số ấy và nhắc lại một cách khoái trá:
- Một trăm mười tám cuốn! Không kém một cuốn nào!
Tôi nói:
- Này, thôi, cậu nói đi: cậu cần ǵ?
- Tớ cần cậu nghe xem tớ đă nghĩ được một câu hay đến như thế nào.
- Câu ǵ?
- Cậu nghe đây: "Ông già đau khổ, thật đau khổ - hành khách nói". Được không?
- Làm sao tớ biết được. C̣n phải xem câu ấy được đặt ở đâu và liên quan đến cái ǵ đă chứ - tôi trả lời.
Gaidar nổi khùng:
- "Liên quan đến cái ǵ!", "Liên quan đến cái ǵ"! - anh nhại lại - Liên quan đến cái cần phải liên quan chứ c̣n liên quan đến cái chó ǵ! Thôi, mặc xác cậu! Ngồi đi, ngồi mà chép tác phẩm của cậu. Tớ đi tớ viết câu ấy.
Nhưng anh không chịu được lâu. Sau đó hai mươi phút anh lại đi đi lại lại dưới cửa sổ buồng tôi.
- Thế nào, cậu c̣n nghĩ ra được câu văn tuyệt diệu nào nữa không đấy? - tôi hỏi.
- Này, - Gaidar nói - Trước kia ḿnh chỉ mới ngờ ngợ cậu là một thằng trí thức hết hơi và hay giễu cợt người khác. Bây giờ th́ tớ tin chắc như vậy. Hơn nữa, tớ cay đắng mà tin như vậy.
- Thôi, xin cậu cuốn xéo đi cho! - tôi nói. - Tớ xin cậu đấy, đừng có quấy nữa.
- Này, thằng cha Lazhechnikov mới cừ chứ!
Gaidar nói, nhưng rồi anh cũng bỏ đi.
Năm phút sau anh trở lại và từ đàng xa đă kêu ầm lên cho tôi nghe một câu mới. Câu đó, nói của đáng tội, thật bất ngờ và hay. Tôi khen anh. Gaidar cũng chỉ cần có thế.
- Có vậy chứ! - anh nói - Giờ th́ tớ cũng thôi không bao giờ đến cậu nữa. Không bao giờ! Tớ sẽ kiếm cách viết không cần đến sự giúp đỡ của cậu.
Và bất th́nh ĺnh anh nói thêm bằng một thứ tiếng Pháp hết sức quái gở:
- O revoa mosio lekrivan rus sovietic [1]
Hồi đó anh đang mê tiếng Pháp và mới bắt đầu học.
Gaidar trở ra vườn mấy lần nữa nhưng không quấy rầy tôi mà chỉ đi đi lại lại trên con đường nhỏ ở xa và lẩm bẩm điều ǵ.
Cách làm việc của anh là như vậy: vừa đi vừa nghĩ ra những câu văn, ghi lại, rồi lại tiếp tục nghĩ. Suốt ngày anh hết ở trong nhà lại ra ngoài vườn. Tôi lấy làm ngạc nhiên và tin chắc rằng Gaidar viết cuốn truyện dài của anh rất chậm. Nhưng sau mới biết đấy là anh bịp tôi và anh ghi chép được nhiều hơn rất nhiều, chứ không phải chỉ từng câu một.
Hai tuần sau anh hoàn thành cuốn "Số phận chú bé đánh trống". Anh lại cái nhà tắm của tôi, vui vẻ và thỏa măn. Anh hỏi tôi:
- Cậu có muốn tớ đọc cậu nghe truyện dài của tớ không?
Tất nhiên, tôi rất muốn nghe.
- Thế th́ cậu nghe đây! - Gaidar dừng lại ở giữa pḥng, đút hai tay vào túi quần, nói.
Tôi hỏi:
- Thế bản thảo đâu?
Gaidar lên giọng kẻ cả trả lời:
- Chỉ có thứ nhạc trưởng quèn mới đặt bản hợp tấu lên giá nhạc trước mặt ḿnh. Tớ cần ǵ đến bản thảo! Nó đang nằm nghỉ ở trên bàn. Cậu có muốn nghe hay không đă?
Và anh đọc thuộc ḷng cho tôi nghe hết cuốn truyện dài, từ câu đầu đến câu cuối.
- Thế nào cậu cũng lẫn lộn ra tṛ ở một số đoạn nào đó. - tôi nói với một vẻ hoài nghi.
- Tớ đánh cuộc với cậu này! - Gaidar nói lớn - Không thể có quá mười lỗi! Nếu cậu thua th́ mai đi ngay Ryazan mua cho tớ cái phong vũ biểu cổ ở chợ Giời. Tớ đă để ư nó rồi! Ở chỗ cái bà lăo ấy mà, cậu nhớ không, cái bà lăo mà khi trời mưa cứ lấy chụp đèn đội lên đầu ấy. Tớ sẽ mang bản thảo lại ngay bây giờ.
Anh mang bản thảo đến và đọc lại cho tôi nghe lần thứ hai. Tôi theo dơi bản thảo. Anh chỉ nhầm mất vài chỗ, nhưng là những chỗ không quan trọng lắm. V́ câu chuyện đó, chúng tôi căi vă mấy ngày liền xem Gaidar có được cuộc hay không. Nhưng cái đó không liên quan trực tiếp đến truyện ngắn này.
Rốt cuộc tôi phải mua cho anh cái phong vũ biểu.
Gaidar rất mừng. Chúng tôi quyết định tổ chức những cuộc đi câu theo lời chỉ dẫn của cái thiết bị bằng đồng cồng kềnh nọ. Nhưng chúng tôi đă mắc lừa một cách thảm hại và bị ướt từ đầu đến chân v́ cái phong vũ biểu tiên đoán "cực khô ráo" mà trong thực tế trời lại mưa cho ba ngày liền.
Đó là khoảng thời gian đẹp đẽ vô cùng của những câu nói đùa bất tận, những cuộc đấu "bất phân thắng bại", những trận khẩu chiến về văn học và những buổi đi câu ở các ao hồ và ḷng sông cạn. Tất cả những cái đó, bằng một cách khó hiểu, đă giúp chúng tôi sáng tác. 
Tôi được ở gần Fedin khi ông bắt đầu viết cuốn "Một Mùa Hè Kỳ Lạ".
Xin Fedin tha lỗi cho tôi về chuyện tôi viết về cách làm việc của ông. Nhưng tôi nghĩ rằng cách làm việc của mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn bậc thầy như Fedin, đều thú vị và có ích không riêng đối với các nhà văn, mà với hết thảy những ai yêu văn học.
Chúng tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ ngay bên cạnh bờ biển vùng Gagry. Ngôi nhà giống như những "meblirashki" trước cách mạng, một thứ nhà ổ chuột không hơn không kém.
Khi có băo, nó run cầm cập trước những cơn gió và những ngọn sóng đập vào bờ. Nó kêu cọt kẹt, nó kêu răng rắc, tưởng chừng nó sẽ sụp xuống ngay đấy. Những cánh cửa không c̣n ổ khóa mỗi lần có gió lùa là tự động mở ra, chậm chạp và dọa nạt. Thế rồi chúng dừng lại, bất động trong vài giây, và sau khi đă suy nghĩ, bất th́nh ĺnh đóng sầm lại và gây ra một tiếng động mạnh đến nỗi vữa trên trần rơi lả tả.
Hết thảy những con chó lang thang ở Tân Gagry và Cựu Gagry đều ngủ ở ngay bên dưới sân trời ngôi nhà này. Đôi khi, lợi dụng người trong nhà đi vắng, chúng chui vào pḥng, nằm trên giường và ngáy yên lành.
Bước vào pḥng ḿnh anh phải coi chừng, bất kể tính nết của con chó đă chiếm giường anh là thế nào. Con nào biết điều và nhút nhát th́ đă vội nhảy ra, kêu ăng ẳng tuyệt vọng, rồi chuồn thẳng. Nếu anh giẫm phải chân nó th́ nó có thể đớp ngay cho anh một miếng v́ sợ hăi.
Gặp phải con càn rỡ và giàu kinh nghiệm, nó sẽ cứ nằm nguyên trên giường mà nh́n anh bằng đôi mắt căm hờn, rồi bắt đầu gầm gừ đáng sợ đến nỗi anh buộc ḷng phải gọi hàng xóm đến giúp.
Cửa sổ buồng Fedin trông ra sân trời ngay trên mặt biển. Trong những ngày biển động, người ta xếp tất cả ghế mây ngoài sân trời lại thành đống bên cạnh cửa sổ để khỏi bị nước biển hắt vào. Lũ chó ngồi suốt buổi trên đống ghế ấy và nh́n xuống Fedin đang lúi húi viết. Chúng rền rĩ v́ muốn được vào trong căn pḥng ấm cúng, có đèn sáng của ông.
Lúc đầu Fedin phàn nàn rằng lũ chó làm ông rùng ḿnh. Cứ vừa rời bản thảo ra mà suy nghĩ một tí, nh́n ra cửa sổ là thấy hàng chục con mắt rực lửa căm hờn của chúng bám chặt lấy ông. Cái đó thậm chí làm cho ông cảm thấy ngượng ngùng, như thể ông có lỗi v́ được sống ở nơi ấm áp và làm một công việc rơ ràng vô tích sự là ngoáy bút trên mặt giấy.
Tất nhiên, lối xử sự ấy của lũ chó cũng có cản trở Fedin làm việc thật, nhưng riết rồi ông cũng quen và thôi không để ư đến chúng nữa.
Đa số nhà văn thường viết về sáng, số ít viết ban ngày và một số rất ít viết đêm.
Fedin có thể làm việc và thường làm việc vào bất cứ giờ nào. Chỉ thỉnh thoảng ông mới rời công việc để nghỉ ngơi đôi chút.
Ông viết đêm trong tiếng ồn không bao giờ ngừng của biển. Cái tiếng động quen thuộc ấy không những không cản trở mà c̣n giúp cho Fedin viết tốt. Ngược lại, chính cái yên lặng mới làm phiền ông.
Một hôm, giữa đêm khuya Fedin dựng tôi dậy và nói bằng giọng xúc động:
- Này anh, biển im lặng. Ta đi ra sân trời nghe đi.
H́nh như cả cái im ắng sâu thẳm của thế giới ngưng đọng trên bờ biển. Chúng tôi lặng đi, cố đón bắt trong bóng tối dù chỉ một tiếng sóng vỗ nhẹ, nhưng chẳng nghe thấy ǵ hết ngoài tiếng vo vo khe khẽ nơi tai. Đó là máu của chúng tôi đang reo đấy. Trong bóng tối trên cao, cũng một thứ bóng tối của cả và thế giới, những ngôi sao sáng mờ mờ. Đă quen với tiếng ồn không dứt của biển, cái yên lặng ấy đè nặng lên chúng tôi. Đêm hôm đó Fedin bỏ không làm việc.
Tất cả những ǵ tôi kể trên là câu chuyện về cái hoàn cảnh không quen thuộc đối với Fedin, trong hoàn cảnh ấy ông đă buộc phải làm việc. Tôi nghĩ rằng cái đơn giản và cái luộm thuộm của cuộc sống đă nhắc ông đến tuổi trẻ, khi chúng tôi có thể viết ở trên bệ cửa sổ, dưới ánh sáng của một ngọn đèn dầu không chao trong một căn pḥng mà mực viết đóng băng v́ giá lạnh, tóm lại, trong bất cứ điều kiện nào.
Vô t́nh quan sát cách làm việc của Fedin, tôi được biết rằng ông chỉ ngồi xuống để viết khi nào đă nghĩ thật chín chương sách ông sắp viết, chỉnh lư nó thật cẩn thận, làm cho nó phong phú thêm bằng những suy nghĩ sâu sắc và những hồi ức, cho tới khi nó thành h́nh trong tri thức một cách hoàn toàn, từng câu một.
Trước khi viết, Fedin bao giờ cũng quan sát rất kỹ cái mà ông sẽ viết, ngắm nghía nó dưới đủ mọi góc độ và chỉ viết những ǵ ông nh́n được rơ, hơn nữa, viết trong mối liên quan trọn vẹn với toàn bộ tác phẩm.
Khối óc sáng suốt, cứng rắn và con mắt nghiêm khắc của Fedin không bao giờ chịu bằng ḷng với cái bấp bênh của chủ đề và cách thể hiện. Theo ông, văn phải được làm đi làm lại cho đến khi không có một lỗi và phải được tôi luyện cho đến lúc rắn như kim cương. 
Suốt đời ông, Flaubert sống trong cuộc chạy đuổi khốn khổ khốn nạn rượt theo cái hoàn mỹ của bút pháp. Trong cuộc đi t́m cái trong sáng cho văn xuôi, ông không sao dừng lại được. Trong một số trường hợp, việc sửa chữa bản thảo đối với ông chẳng c̣n là con đường hoàn thiện văn ông, mà chỉ là làm để mà làm. Ông không c̣n biết đánh giá nữa, ông mệt mỏi, tuyệt vọng và rơ ràng ông đă làm cho tác phẩm của ông khô héo, mất sức sống hay là như Gogol từng nói: "Vẽ, vẽ, vẽ măi thành vẽ vời vớ vẩn".
Fedin biết lúc nào nên dừng lại trong thời gian gọt giũa tác phẩm. Nhà phê b́nh trong người ông không bao giờ biết mệt, nhưng không đè bẹp nhà văn.
Trong con người Flaubert biểu lộ ở mức độ cao một thuộc tính của nhà văn mà những nhà lư luận văn học gọi là "nhân vật hóa". Nói một cách giản dị hơn, nó là cái tài nhập thân vào nhân vật với một sức mạnh đến nỗi chính nhà văn cảm nghiệm mănh liệt mọi việc xảy ra với nhân vật (mà xảy ra theo ư muốn của nhà văn).
Ai cũng biết khi mô tả cái chết v́ thuốc độc của Emma Bovary, Flaubert cảm thấy đủ mọi triệu chứng ngộ độc và ông đă phải chạy đi t́m thầy thuốc.
Flaubert là một người đau khổ. Ông viết chậm đến nỗi phải tuyệt vọng kêu lên: "Đáng phải vả vào mặt ḿnh v́ cái lối làm việc rề rề như thế?".
Ông sống ở Croitre, trên bờ sông Seine, gần tỉnh Rouen. Cửa sổ pḥng làm việc của ông trông ra sông.
Suốt đêm, một ngọn đèn chụp xanh cháy sáng trong căn pḥng đầy những đồ vật lạ mắt của Flaubert. Flaubert làm việc về đêm. Ngọn đèn chỉ tắt khi trời bắt đầu sáng.
Ngọn đèn lúc nào cũng cháy sáng như một ngọn hải đăng. Thực vậy, trong những đêm tối trời, cửa sổ pḥng Flaubert đă trở thành ngọn hải đăng cho dân chài sông Seine và cho cả những thuyền trưởng của những con tàu biển đi ngược ḍng từ cửa Le Havre vào Rouen. Những viên thuyền trưởng biết rằng ở khúc sông này muốn khỏi đi chệch luồng th́ phải "nhắm hướng cửa sổ nhà ông Flaubert".
Thỉnh thoảng họ trông thấy một người đàn ông vạm vỡ trong chiếc áo choàng phương Đông sặc sỡ. Người đó đi đến bên cửa sổ, gục đầu vào thành cửa và nh́n ra sông Seine. Đó là điệu bộ của một người mệt mỏi đến ră rời. Nhưng vị tất những người thủy thủ kia biết được rằng người đứng sau cửa lại là một nhà văn vĩ đại của nước Pháp, một người khổ sở v́ cuộc vật lộn để đạt tới sự hoàn mỹ văn xuôi, cái "thể lỏng đáng nguyền rủa nhất định không chấp nhận một h́nh thức cố định nào".
Đối với Balzac, mọi nhân vật của ông đều là những con người sống và là những người thân thuộc của ông. Lúc th́ ông hầm hè gọi họ là quân khốn nạn và đồ ngốc, lúc th́ cười tủm tỉm, hài ḷng vỗ vai họ, lúc th́ vụng về an ủi họ trong cơn hoạn nạn. 
Trong con người Balzac ḷng tin ở sự sống thật của các nhân vật của ḿnh và ở sự thật không ai chối căi được rằng ông đang viết về họ, thật là kỳ quặc. Có thể chứng minh điều đó bằng một câu chuyện lư thú trong đời ông.
Trong một truyện ngắn của Balzac có một cô tu kín trẻ tuổi (tôi không nhớ tên cô, nhưng ta cứ gọi tạm cô là cô Jeanne). Bà Nhất coi nhà tu cử cô Jeanne ngoan đạo kia đi Paris để làm một số công chuyện cho tu viện. Cuộc sống hào nhoáng, ngược xuôi, lóa mắt của thủ đô làm cho cô sửng sốt, bàng hoàng. Trong ánh sáng của những ngọn đèn loa đốt bằng hơi, cô đứng hàng giờ ngắm nghía những đồ vật sang trọng chưa từng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng. Cô nh́n thấy những người đàn bà mặc áo váy mỏng tang và thơm phức. Những bộ quần áo ấy như lột trần thân thể của những người đẹp kia, làm nổi bật toàn bộ vẻ kiều diễm của những cái lưng thon, những cặp đùi cao, những đôi vú nhỏ và nhọn.
Cô được nghe những lời tỏ t́nh đường mật lạ lùng, những câu bóng gió, giọng nói ngọt ngào của những người đàn ông. Cô trẻ và đẹp. Người ta theo cô ở ngoài phố. Tim cô đập rộn ràng. Cái hôn đầu ép buộc trong bóng cây tiêu huyền mộc dày đặc ở một vườn hoa nọ làm cho cô choáng váng như nghe một tiếng sấm và làm cô mất hết lư trí.
Cô ở lại Paris. Tiền nhà tu giao cho, cô tiêu hết để được biến thành một cô gái Paris đầy quyến rũ.
Một tháng sau cuộc đời ném cô ra vỉa hè.
Trong truyện ngắn Balzac có nhắc đến tên một trong những tu viện có thật thời đó.
Sách của Balzac đến tay bà Nhất của tu viện đó. Trong nhà tu lại cũng có một cô Jeanne trẻ tuổi. Bà Nhất gọi cô lại và hỏi bằng giọng dọa nạt:
- Con có biết ông Balzac đă viết những ǵ về con không? Ông ta làm nhục con đấy, con ạ! Ông ta bôi nhọ danh dự ḍng tu ta! Ông ta là kẻ vu khống, là kẻ báng bổ Chúa. Con đọc đi!
Cô gái đọc hết truyện ngắn và khóc nức nở.
- Ngay lập tức! - bà Nhất nói hét lên - Con thu xếp ngay lập tức, rồi đi Paris t́m cho bằng được cái ông Balzac ấy, bắt ông ta phải cao rao cho cả nước Pháp này biết rằng những điều ông ta viết là vu khống, rằng ông ta đă bôi nhọ phẩm giá một người con gái trong sạch chưa từng đặt chân đến Paris bao giờ. Ông ta đă nhục mạ nhà tu và hết thảy giới tu hành chúng ta. Ông ta phải ăn năn v́ tội lỗi điên rồ của ḿnh. Con phải làm như thế cho bằng được. Nếu không th́ đừng có vác mặt về đây nữa.
Jeanne đi Paris. Nàng t́m được Balzac và chật vật lắm mới được ông tiếp.
Balzac mặc chiếc áo choàng cũ, ngồi thở hổn hển như người mắc bệnh suyễn. Khói thuốc mù mịt trong pḥng. Trên bàn ngổn ngang từng đống giấy viết vội vă.
Balzac cau mày. Ông không có thời giờ - ông đă tính trước cho đời ḿnh ít nhất năm mươi cuốn tiểu thuyết. Nhưng mắt Balzac sáng lên, long lanh. Ông chăm chăm nh́n Jeanne.
Cô gái cúi xuống, đỏ mặt lên và kêu tên Chúa. Rồi cô kể cho Balzac nghe câu chuyện xảy ra ở tu viện và yêu cầu ông hăy xóa cho cô vết nhơ nhục nhă, mà không hiểu v́ lẽ ǵ mơxiơ Balzac đă bôi lên tiết hạnh và sự thánh thiện của cô.
Rơ ràng Balzac không hiểu cái cô tu sĩ đẹp và hiền dịu này muốn ǵ ở ông.
- Cái vết nhơ nhục nhă nào kia, hả cô? - ông hỏi - Tất cả những điều tôi viết bao giờ cũng là sự thật thiêng liêng.
Jeanne nhắc lại lời yêu cầu và nói thêm:
- Thưa ông Balzac, xin ông hăy thương lấy kẻ mọn này. Nếu ông không bằng ḷng giúp em th́ em thật chẳng c̣n biết làm thế nào.
Balzac đứng phắt dậy. Mắt ông long lên v́ tức giận.
- Sao? - ông hét lên - Cô không biết làm thế nào ư? Tôi đă viết hết sức rơ ràng những chuyện xảy ra với cô! Hết sức rơ ràng! Cô c̣n nghi ngờ ǵ nữa?
- Chẳng lẽ ông muốn nói rằng em sẽ ở lại Paris? - cô gái hỏi.
- Phải! - Balzac hét lên - Phải! Mẹ kiếp!
- Và ông muốn em sẽ...
- Không! Mẹ kiếp! - Balzac lại hét lên. - Tôi chỉ muốn cô trút bỏ cái bộ quần áo đen lùng thùng này đi. Tôi muốn tấm thân đang độ xuân xanh, tuyệt mỹ như một viên ngọc quư của cô được biết thế nào là niềm vui và t́nh yêu. Đi đi, cô. Đi đi! Nhưng đừng có ra vỉa hè!
Balzac nắm lấy tay Jeanne và kéo ra cửa...
- Tôi đă viết tất cả trong truyện rồi mà - ông nói - Cô đi đi! Cô rất đáng yêu, nhưng v́ cô tôi đă mất đứt ba trang tác phẩm rồi đấy. Mà là tác phẩm thế nào, cô có biết không?
Jeanne không thể quay về tu viện v́ ông Balzac đă không xóa cho cô cái vết nhơ nhục nhă. Cô ở lại Paris. Nghe nói một năm sau người ta gặp cô trong đám thanh niên tại quán rượu sinh viên "Kiện Hàng Bạc". Cô vui tươi, duyên dáng và hạnh phúc.

o0o

Có bao nhiêu nhà văn th́ có bấy nhiêu thói quen làm việc.
Trong ngôi nhà gỗ gần Ryazan mà tôi đă có nói tới trên kia, tôi t́m được những bức thư của nhà khắc gỗ nổi tiếng Jordan gửi cho nhà khắc gỗ Pozhalostin (tôi cũng đă nói đến những bức thư đó).
Trong một bức thư, Jordan viết rằng ông đă bỏ ra hai năm trời để khắc phiên bản một trong những bức họa Ư. Suốt thời gian làm việc ông cứ đi quanh chiếc bàn kê bản khắc và để lại một vệt ṃn rất rơ trên sàn gạch.
Jordan viết:
"Tôi mệt. Nhưng tôi dù sao cũng vẫn c̣n đi lại, c̣n cử động. Chứ Gogol quen viết đứng bên chiếc bàn mặt nghiêng th́ c̣n mệt đến thế nào! Đó mới thật là một người đau khổ v́ công việc của ḿnh". 
Lev Tolstoy chỉ làm việc về sáng. Ông nói rằng trong mỗi nhà văn có một nhà phê b́nh riêng. Nhà phê b́nh ấy về buổi sáng bao giờ cũng nghiêm khắc hơn cả. Ban đêm hắn ta ngủ, thành thử ban đêm nhà văn được thả lỏng hoàn toàn, anh ta làm việc không bị ai dọa nạt và v́ lẽ đó mà anh ta viết rất nhiều cái thừa thăi và tầm bậy. Tolstoy lấy Rousseau và Dickens là những người chỉ làm việc về sáng ra dẫn chứng rằng v́ Đostoevsky và Byron thích làm việc đêm mà tài năng của hai ông bị tổn hại. 
Gánh nặng trong việc viết văn của Đostoevsky tất nhiên không phải chỉ riêng ở chỗ ông làm việc đêm và trong khi làm việc lại uống trà luôn miệng. Cái đó, xét cho cùng, chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đến chất lượng công việc của ông.
Gánh nặng ấy chính là ở chỗ Đostoevsky không sao thoát khỏi cảnh túng thiếu và công nợ, v́ thế ông buộc ḷng phải viết rất nhiều và lúc nào cũng vội vă.
Khi thời gian đă gấp lắm ông mới ngồi vào bàn viết. Không một tác phẩm nào của ông được viết một cách b́nh tĩnh, với tất cả tâm lực. Ông làm nhầu nát những cuốn tiểu thuyết của ḿnh (không phải tính theo số lượng những trang đă viết mà theo cái chiều rộng của câu chuyện). V́ thế những tác phẩm của Dosroevsky bao giờ cũng ở dưới mức mà ông có thể đạt được, và tồi hơn so với dự định của ông. "Mơ ước về một cuốn tiểu thuyết thú hơn nhiều so với việc viết nó ra", Đostoevsky nói như vậy.
Ông bao giờ cũng muốn kéo dài thời gian chung sống với cuốn tiểu thuyết viết dở, luôn luôn thay đổi nó và làm cho nó phong phú thêm. V́ thế ông cố hết sức kéo dài việc viết - chả là mỗi ngày, mỗi giờ đều có thể xuất hiện một ư mới mà tất nhiên không ai có thể viết trước được vào tiểu thuyết.
Công nợ buộc ông phải làm như thế, mặc dầu ông vẫn ư thức được rằng cuốn tiểu thuyết của ông c̣n chưa chín khi ông ngồi vào bàn viết. Biết bao ư nghĩ, h́nh tượng, chi tiết phí hoài chỉ v́ chúng đến quá muộn trong đầu nhà văn, khi tác phẩm hoặc đă xong hoặc theo ư ông đă hỏng hẳn, không cách nào sửa chữa nổi.
Đostoevsky nói về ḿnh:
"V́ nghèo túng tôi buộc phải làm việc vội vă, tôi viết để kiếm tiền, do đó nhất định tôi phải làm hỏng tác phẩm".
Lúc c̣n trẻ, Chekhov có thể viết ngay trên bệ cửa sổ trong một căn pḥng chật hẹp và ồn ào ở Moskva. Truyện ngắn "Người Thợ Săn" ông viết trong buồng tắm. Nhưng cùng với năm tháng, cung cách làm việc dễ dàng ấy cũng mất đi.
Lermontov sáng tác thơ trên bất cứ vật ǵ. H́nh như những bài thơ ấy h́nh thành tức khắc trong năo bộ ông, ca hát trong tâm hồn ông, để rồi ông chỉ có việc vội vă ghi chúng lại, không cần sửa nữa.
Chỉ cần trước mặt có một chồng giấy sạch sẽ và đẹp, thế là Aleksey Tolstoy đă có thể viết được.
Ông thú thực rằng khi ngồi vào bàn, ông thường chưa biết ḿnh sẽ viết ǵ. Trong đầu ông lúc ấy mới chỉ có một t́nh tiết đẹp đẽ. Từ t́nh tiết ấy sáng tác của ông bắt đầu và dần dà nó kéo ra cả một câu chuyện như kéo một sợi chỉ thần.
Ạ Tolstoy gọi trạng thái lao động, hay cảm hứng, là "bốc", theo cách của ông. "Nếu đă "bốc" - ông nói - th́ viết được nhanh lắm. Nếu không, tôi phải vứt đấy cái đă".
Tất nhiên Ạ Tolstoy là một người có tài sáng tác tức thời ở mức độ cao. Tay ông không chạy theo kịp ư nghĩ của ông.
Chắc chắn là hết thảy các nhà văn đều biết cái trạng thái tuyệt diệu trong lúc làm việc, khi một ư mới hoặc một cảnh mới bất thần hiện ra, như thể chúng từ trong đáy sâu của tâm thức bật mạnh ra ngoài, tựa những tia chớp. Nếu không ghi lại ngay lúc ấy, chúng có thể biến mất không để lại dấu vết ǵ, như cách chúng đă hiện ra.
Trong chúng có ánh sáng, có sự rung động, nhưng chúng mong manh như những giấc mơ. Những giấc mơ mà chúng ta chỉ nhớ trong khoảng khắc khi vừa tỉnh dậy và lại quên ngay. Sau đó dù chúng ta có tự dằn vặt cố nhớ lại đến mấy, chúng ta không bao giờ nhớ lại được. Những giấy vở ấy chỉ c̣n để lại một cảm giác về một cái ǵ khác thường bí ẩn, một cái ǵ "huyền diệu" như cách nói của Gogol.
Cần phải ghi cho kịp. Chỉ trù trừ một chút là ư nghĩ kia vừa lóe lên đă biến mất.
Có lẽ v́ thế mà nhiều nhà văn không thể viết trên những tờ giấy nhỏ, những băng giấy, như các nhà báo thường làm. Chớ có rời tay khỏi giấy quá nhiều, bởi v́ chỉ dừng lại một chút thôi, một khoảng khắc rất nhỏ thôi, th́ cái đó cũng có thể nguy hại rồi. Rơ ràng hoạt động của ư thức diễn ra đến độ hoang đường.
Nhà thơ Pháp Béranger có thể viết những bài ca của ông trong những tiệm cà phê rẻ tiền. Cả Ehrenburg, theo chỗ tôi biết, cũng thích viết trong những tiệm cà phê.
Điều đó dễ hiểu. Bởi v́ không có sự cô độc nào tốt hơn là ở giữa đám đông náo nhiệt, tất nhiên, nếu như không ai trực tiếp kéo anh ra khỏi suy tư và không xâm phạm đến sự tập trung tư tưởng của anh. 
Andersen thích nghĩ ra những truyện thần tiên của ông ở trong rừng. Ông có một cặp mắt rất tốt, gần như là một cái kính hiển vi. V́ thế ông có thể ngắm nghía một miếng vỏ cây hay một chiếc lá thông già và thấy ở trong đó những chi tiết như qua một máy phóng đại, từ những chi tiết ấy có thể dựng nên những câu chuyện cổ tích một cách dễ dàng.
Nói chung hết thảy mọi vật trong rừng - mỗi gốc cây cụt, mỗi con kiến càng hung hung đỏ đang tha một con ruồi con với đôi cánh xanh tí xíu trong suốt như tha một nàng công chúa diễm kiều bị bắt cóc - tất cả những cái đó đều có thể biến thành truyện thần tiên. 
Tôi không muốn nói đến kinh nghiệm văn học của bản thân. Cái đó chưa chắc đă cung cấp thêm điều ǵ quan trọng vào những cái mà tôi đă nói trên kia. Nhưng dù sao tôi cũng thấy cần nói vài lời.
Nếu chúng ta muốn cho nền văn học nước ta đạt tới đỉnh cao nhất của sự phồn vinh th́ chúng ta cần phải hiểu rằng h́nh thức hoạt động xă hội hữu ích nhất của nhà văn chính là công việc sáng tác của họ. Công việc âm thầm của nhà văn trước khi cuốn sách ra đời sẽ biến thành của chung nhân loại sau khi sách đă được in.
Cần phải giữ ǵn thời gian, sức lực và tài năng của nhà văn, chứ không nên đổi chúng lấy những công việc tất tả ngược xuôi, mất sức ngoài lề văn học và những cuộc họp.
Trong khi làm việc, nhà văn cần có sự yên tĩnh và không phải lo lắng. Nếu như có chuyện ǵ bực ḿnh, cho dù nó chưa tới, th́ tốt nhất là đừng viết. Bút sẽ rời khỏi tay hoặc dưới ng̣i bút chỉ ḅ ra những ḍng chữ cực nhọc và trống rỗng.
Trong đời tôi đă có vài lần tôi được viết thoải mái, tập trung tư tưởng và không hấp tấp.
Một lần, vào mùa đông, tôi đáp chuyến tàu thủy vắng tanh từ Batum đến Ôđessa. Biển xám, lạnh và yên tĩnh. Bờ biển ngập trong bóng tối màu tro. Những đám mây đen nặng nề nằm dài trên những dăy núi xa như đang ch́m trong giấc ngủ mê mệt.
Tôi viết trong một buồng ngủ trên tàu, thỉnh thoảng lại đứng dậy, đến gần cửa húp-lô và nh́n về phía bờ. Những cỗ máy cực mạnh khe khẽ hát trong cái bụng bằng sắt của con tàu. Không ai có thể lôi tôi ra khỏi những ư nghĩ mà tôi yêu mến. Tôi không nghĩ đến ǵ khác, hoàn toàn không nghĩ đến ǵ khác, ngoài truyện ngắn mà tôi đang viết. Tôi cảm thấy điều đó như một hạnh phúc vô cùng to lớn. Biển khơi che chở cho tôi khỏi bị bất cứ cái ǵ quấy rối.
Ư thức về xê dịch trong không gian, sự chờ đợi mơ hồ những hải cảng mà tôi sẽ rẽ vào, và rất có thể, những cuộc gặp gỡ nhẹ nhàng và ngắn ngủi, giúp cho tôi làm việc rất nhiều.
Và tôi cũng c̣n nhớ cái trạng thái làm việc sao mà dễ dàng trên gác xép một ngôi nhà gỗ vào mùa thu trong cảnh cô độc và tiếng nổ lép bép của ngọn nến.
Đêm tháng chín tối trời và lặng gió bao bọc lấy tôi và cũng như biển, nó che chở tôi khỏi mọi quấy rối.
Giải thích v́ sao th́ khó, nhưng cái ư thức rằng bên kia bức tường, khu vườn quê cũ kỹ đang rụng lá suốt đêm, vẫn giúp cho tôi viết rất nhiều. Tôi nghĩ về khu vườn như nghĩ về một sinh vật. Nó im lặng và nhẫn nại đợi đến lúc tôi ra giếng lấy nước cho ấm trà khi trời khuya. Có lẽ nó sẽ dễ dàng chịu đựng cái đêm dài bất tận kia hơn, khi nghe tiếng gàu đập lanh canh vào thành giếng và bước chân người.
Nhưng dù sao th́ cảm giác về khu vườn cô quạnh và những cánh rừng lạnh lẽo kéo dài suốt từ cổng làng ra xa hàng chục cây số, về những ao hồ trong rừng, nơi mà trong một đêm như thế này tất nhiên không thể có và không có lấy một bóng người mà chỉ có những v́ sao soi bóng trên mặt nước như chúng đă soi bóng hàng trăm, hàng ngh́n năm về trước - cái cảm giác ấy đă giúp tôi. Tôi dám nói rằng trong những buổi tối mùa thu như thế tôi thực là hạnh phúc.
Khi nào có một cái ǵ thú vị, vui sướng, thân yêu đang chờ đợi ta, dù cho nó là một cái ǵ vặt vănh như cuộc đi câu dưới những cây liễu đen trên một ḷng sông cạn ở xa, lúc đó mà viết th́ rất tốt.

--------------
Chú thích:

[1] Au revoir, monsieur l'écrivain russe-soviétique (Xin từ biệt ông, ông nhà văn Nga xô-viết, tiếng Pháp)

Ông lăo trong quán điểm tâm ngoài ga

Ông lăo gầy c̣m, râu tua tủa, ngồi ở một xó trong quán điểm tâm của nhà ga Mayori. Những ngọn cuồng phong mùa đông kéo thành dải ríu rít, ào ào chạy qua vịnh Riga. Băng đóng dày ven bờ biển. Qua bức màn tuyết c̣n nghe tiếng sóng ầm ầm đập vào màng băng rắn chắc bên bờ.
Ông lăo rẽ vào quán có vẻ chỉ để sưởi. Ông không gọi món ǵ, chỉ ngồi trên cái đi-văng gỗ, vẻ phiền muộn, thủ tay trong tay áo chiếc va-rơi cộc của dân chài được vá víu một cách vụng về.
Một con chó trắng nhỏ, lông rũ rượi, đi theo ông lăo. Nó ngồi nép dưới chân ông, run lập cập.
Ngay cạnh đấy một đám thanh niên gáy đỏ gay, gân nổi lên, ầm ĩ uống bia. Tuyết trên mũ họ đang tan. Nước tuyết tan chảy từng giọt xuống những cốc bia và những miếng bánh ḿ cặp xúc xích sấy. Họ không để ư tới những giọt tuyết tan v́ c̣n mải tranh căi về một trận bóng đá..
Đến khi một gă trong bọn cầm lấy bánh và cắn một miếng hết nửa cái th́ con chó không chịu nổi nữa. Nó đi về phía bàn của đám thanh niên và đứng lên bằng hai chân sau, nh́n vào mồm gă kia với một vẻ xu nịnh.
- Pơti! [1] - ông già gọi khẽ, - Mày không biết xấu hổ à, hả Pơti? Sao lại đến quấy rầy người ta?
Nhưng Pơti vẫn đứng. Chỉ có đôi chân trước của nó luôn luôn run rẩy và thỉnh thoảng lại hạ xuống v́ mệt. Khi đôi chân chạm vào cái bụng ướt, con chó lại chợt nhớ ra và giơ chúng lên.
Đám trai tráng không để ư đến nó. Họ đang mải nói chuyện và thỉnh thoảng lại rót thêm bia lạnh vào cốc.
Tuyết bịt kín cửa kính và ta phải rùng ḿnh khi trông thấy những con người trong lúc tiết trời giá rét thế này mà lại đi uống bia lạnh toát như băng.
- Pơti! - Ông lăo lại gọi - Ḱa Pơti! Lại đây!
Con chó vẫy đuôi rất nhanh vài lần như muốn nói để ông lăo biết rằng nó có nghe thấy ông nói đấy, nó xin lỗi ông, nhưng nó không cưỡng lại được nó nữa rồi. Nó không nh́n ông lăo và c̣n quay hẳn đi chỗ khác. Như thể nó muốn nói: "Chính con cũng biết thế là xấu đấy chứ, ông ơi. Nhưng ông có mua nổi cho con một kẹp bánh như thế đâu!".
- Ôi, Pơti, Pơti! - ông lăo th́ thào và giọng ông run run v́ buồn phiền.
Pơti một lần nữa ve vẩy đuôi cho qua chuyện, cầu khẩn nh́n ông lăo. Nó như muốn cầu xin ông lăo thôi đừng gọi nó nữa và đừng mắng mỏ nó, bởi chính nó cũng đang khổ tâm lắm, bởi v́ nếu không bị rơi vào t́nh cảnh quá khốn quẫn như bây giờ th́, tất nhiên, nó cũng chẳng bao giờ đi xin ăn người ngoài.
Cuối cùng một gă trong đám thanh niên, g̣ má cao, đội mũ màu xanh lá cây, trông thấy con chó.
- Mày xin ăn ư, đồ khốn? - gă hỏi - Thế chủ mày đâu?
Pơti vui mừng ve vẩy đuôi, nh́n ông lăo, thậm chí nó c̣n kêu ư ử.
Gă trẻ tuổi nói:
- Sao lại thế, hả ông công dân? Đă nuôi chó th́ phải cho nó ăn chứ! Như thế này thật chẳng có văn hóa tí nào. Chó của ông đi xin của bố thí. Mà ở nước ta luật pháp cấm ăn xin đấy.
Đám thanh niên phá lên cười.
- Vanka, mày nói thế làm ǵ!
Một gă trong bọn nói lớn và ném cho con chó một mẩu xúc xích.
- Pơti, không được đụng vào!
Ông lăo hét lên. Da mặt sạm nắng gió và cái cổ gầy guộc, nổi gân, đỏ ửng lên.
Con chó rúm lại, đuôi cụp xuống, ḅ về phía ông lăo, thậm chí không dám nh́n đến mẩu xúc xích..
- Không được đụng đến một mẩu bánh của họ! - ông nói.
Ông lập cập lục trong các túi, lấy ra một số tiền xu và đặt lên ḷng bàn tay mà đếm, vừa đếm vừa thổi rác bụi bám vào những đồng tiền. Những ngón tay ông run run.
- Lại c̣n mếch ḷng nữa cơ đấy! - gă g̣ má cao nói. - Gớm chưa, sĩ ra phết!
- Thôi đi, mặc ông lăo! Ông ta có đụng ǵ đến mày đâu.
Một gă trong bọn vừa rót bia cho các bạn vừa dàn ḥa.
Ông lăo không trả lời. Ông đi đến bên quầy và để cả đống tiền xu lên mặt bàn ướt.
- Một bánh kẹp thịt!
Ông khàn khàn nói.
Con chó nhỏ đứng cạnh ông, đuôi cụp lại.
Cô bán hàng đưa cho ông lăo một đĩa trên có hai kẹp.
- Một thôi.
Ông lăo nói.
- Cụ cầm lấy. - cô bán hàng nói khẽ, - Không v́ thế mà cháu phá sản đâu...
- Cảm ơn cô! - ông lăo nói. - Cảm ơn!
Ông cầm lấy hai miếng bánh kẹp thịt và đi ra ngoài sân ga. Ngoài đó không c̣n một bóng người. Một cơn gió giật đă qua, cơn nữa sắp đến nhưng c̣n xa, ở măi chân trời, thậm chí c̣n một vệt nắng rơi xuống khu rừng trắng xóa bên kia sông Lyelup.
Ông lăo ngồi xuống ghế dài, cho Pơti một kẹp c̣n kẹp kia ông lấy chiếc khăn tay xám bọc lại và nhét vào túi.
Con chó cạp lấy cạp để, c̣n ông lăo th́ nh́n nó mà nói:
- Chao ơi Pơti, Pơti! Mày là một con chó ngốc ơi là ngốc.
Nhưng con chó không nghe ông. Nó bận ăn. Ông lăo nh́n nó và lấy ống tay áo lau mắt - gió làm nước mắt ông ràn rụa.
Đấy là toàn bộ câu chuyện nhỏ đă xảy ra ở nhà ga Mayori thuộc vùng duyên hải Riga.
Tôi kể câu chuyện đó làm ǵ?
Khi bắt đầu viết câu chuyện ấy, tôi nghĩ đến một chuyện khác hẳn. Kể cũng lạ, nhưng khi nghĩ đến ư nghĩa của những chi tiết trong văn xuôi, tôi chợt nhớ đến câu chuyện trên và quả quyết rằng khi miêu tả câu chuyện mà không có một chi tiết chính, không có chuyện con chó bằng tất cả h́nh hài của nó tỏ ư xin lỗi ông chủ, không có cái cử chỉ ấy của con chó nhỏ - th́ câu chuyện sẽ trở thành thô hơn so với sự thực.
Nhưng giả sử ta bỏ đi những chi tiết khác như chiếc áo va-rơi vá vụng về chứng tỏ một cuộc sống góa bụa hoặc cô đơn, những giọt tuyết tan chảy từ trên mũ xuống, những cốc bia lạnh buốt, những đồng tiền lẻ với những vụn rác trong túi dính vào, cả đến những ngọn cuồng phong mùa đông làm thành những bức tường trắng từ biển kéo vào th́ truyện ngắn nọ sẽ c̣n khô khan hơn nữa và nhợt nhạt hơn nữa.
Trong những năm gần đây, chi tiết bắt đầu biến mất trong văn xuôi của chúng ta, đặc biệt trong sáng tác của những nhà văn trẻ.
Không có chi tiết th́ tác phẩm không sống được. Bất cứ truyện ngắn nào cũng sẽ biến thành một cái que khô khốc dùng để xâu cá hồi sấy mà Chekhov đă có lần nói tới. Cá hồi chẳng thấy đâu, chỉ thấy trần x́ một cái que.
Ư nghĩa của những chi tiết là ở chỗ, theo lời Pushkin, sao cho cái vặt vănh không dễ nhận thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mặt mọi người.
Mặt khác, lại có những nhà văn mắc bệnh quan sát khô khan và đáng ngán. Các vị này nhồi nhét vào tác phẩm của họ hàng đống chi tiết không lựa chọn, không hiểu rằng chi tiết chỉ có quyền tồn tại, không có nó không xong, trong trường hợp nó thật là đặc sắc, nếu như nó có thể tức khắc lôi một người hay một hiện tượng bất kỳ từ trong bóng tối ra ngoài, như một tia sáng.
Chẳng hạn ta muốn tạo h́nh tượng một cơn mưa mới bắt đầu, ta chỉ cần viết rằng những hạt đầu tiên của nó rơi lộp độp trên một tờ báo lăn lóc dưới đất, bên cửa sổ.
Hoặc muốn cho người đọc có cảm giác rùng rợn trước cái chết của một đứa trẻ mới sinh, ta chỉ cần nói về chuyện đó như Aleksey Tolstoy đă nói trong cuốn "Con đường đau khổ" của ông:
"Mệt đến ră rời, Dasha ngủ thiếp đi và khi nàng tỉnh dậy th́ đứa con đă chết. Những sợi tóc tơ của nó dựng ngược lên.
- Khi em ngủ th́ con chết... - Dasha vừa nói với Telegin vừa khóc - Anh ơi tóc nó dựng ngược lên... Một ḿnh nó vật vă đau đớn... Em th́ ngủ.
Không có lời khuyên giải nào có thể làm cho nàng quên được cái cảnh tượng thằng bé một ḿnh vật lộn với thần chết".

Chi tiết ấy (những sợi tóc tơ của đứa bé dựng ngược lên), ngang giá với rất nhiều trang giấy tả cái chết chính xác nhất.
Cả hai chi tiết đó đều rất đắt. Chỉ có cái chi tiết quyết định nổi toàn cục, hơn nữa, nhất thiết phải có, mới là chi tiết.
Trong bản thảo của một nhà văn trẻ tôi đă vấp phải một đoạn đối thoại như thế này:
- Chào cô ạ, cô Pasa! - Aleksey nói và bước vào (Trước đoạn này tác giả nói rằng Aleksey lấy tay mở cửa pḥng bà Pasa, như thể có thể lấy đầu mà mở được).
- Chào anh, Aliôsa. - bà Pasa niềm nở kêu lên, ngừng tay khâu và nh́n Aleksey. - Sao lâu nay anh không lại chơi?
- Chả có th́ giờ nào nữa. Họp suốt cả tuần lễ.
- Anh nói suốt một tuần cơ à?
- Đúng như vậy, cô Pasa à! Suốt một tuần. Vôlốtka không có nhà ư?
Aleksey hỏi, đưa mắt nh́n quanh gian pḥng trống.
- Không. Nó đang ở nhà máy.
- Thế th́ cháu đi vậy. Chào cô, cô Pasa! Chúc cô khỏe.
- Chào anh, Aliôsa. - bà Pasa trả lời - Chúc anh khỏe!

Aleksey đi về phía cửa, mở cửa và bước ra. Bà Pasa nh́n theo anh ta, lắc đầu:
- Anh chàng mới hoạt bát làm sao! Y như một cái máy nổ".
Cả đoạn này, không kể lối viết ẩu và lộn xộn, gồm toàn những chuyện hoàn toàn không cần thiết và rỗng tuếch (những chữ nghiêng). Tất cả những cái đó là những chi tiết không đặc sắc, không cần thiết và không xác định điều ǵ.
Trong việc t́m ṭi và sử dụng chi tiết cần phải lựa chọn hết sức chặt chẽ.
Chi tiết có liên quan rất khăng khít với hiện tượng mà chúng ta gọi là trực giác.
Tôi h́nh dung trực giác là tài căn cứ vào từng phần cá biệt, vào một chi tiết, vào một tính chất của một vật nào đó mà dựng lại được bức tranh của toàn cục.
Trực giác giúp cho những nhà văn chuyên viết truyện lịch sử tái tạo được không riêng cảnh thật về đời sống của những thời đại đă qua mà c̣n cả không khí, tâm trạng những con người, tâm lư họ (mà tâm lư của họ so với tâm lư của chúng ta tất nhiên có hơi khác).
Trực giác giúp Pushkin, người chưa từng đến Tây Ban Nha và Anh, viết nên những vần thơ Tây Ban Nha tuyệt diệu, viết được "Người Khách Bằng Đá", và trong "Yến Tiệc Giữa Mùa Dịch Hạch" ông đă vẽ lên cảnh nước Anh chẳng kém ǵ Wanter Scott
[2] hay Burns [3], những người gốc rễ ở đất nước sương mù, nếu như họ cũng viết về chuyện đó.
Một chi tiết tốt c̣n gợi lên cho người đọc h́nh tượng trực giác mà đúng đắn về toàn cục - hoặc về một con người với tâm t́nh của anh ta, hoặc về một sự kiện, hoặc hơn thế nữa, về cả một thời đại.

---------------
Chú thích:

[1] Petit, tiếng Pháp nghĩa là "bé con", "nhóc".
[2] Walter Scott (1771-1832), nhà văn Scotland
[3] Robert Burns (1759-1796), nhà văn và nhà thơ Scotland


Đêm trăng

Con tàu thủy chở khách cũ kỹ nhổ neo rời bến Voznesenie chạy ra hồ Onega.
Chung quanh là đêm trắng mênh mông. Lần đầu tiên tôi được thấy một đêm như thế không phải trên ḍng Neva và những cung điện Leningrađ, mà ở giữa những miền rừng vô tận và những hồ của phương Bắc.
Mặt trăng thấp và tái mét treo lơ lửng đàng đông. Trăng không tỏa sáng.
Những đợt sóng từ mạn tàu lặng lẽ chạy ra xa, làm đung đưa những khúc rễ thông. Trên bờ, chắc hẳn trong một nghĩa trang cổ xưa nào đó, người gác đêm điểm canh trên gác chuông mười hai tiếng. Và mặc dầu từ đây đến bờ c̣n xa, tiếng chuông nọ vẫn bay tới chúng tôi, bay qua tàu và lướt trên mặt nước phẳng lặng đi măi vào nơi tranh tối tranh sáng trong suốt, nơi lơ lửng trăng treo.
Tôi không biết nên gọi cái ánh sáng mệt mỏi của đêm trắng như thế nào? Bí ẩn? Hay huyền ảo?
Bao giờ cũng vậy, tôi có cảm giác rằng sở dĩ có được những đêm như thế là nhờ ở ḷng hào hiệp vô cùng rộng răi của thiên nhiên - trong những đêm ấy có biết bao nhiêu là không khí mờ tỏ và ánh lấp lánh trong suốt của bạc và của trang kim.
Con người không thể đành ḷng khi biết rằng cái đẹp đó, những đêm kiều diễm đó nhất định sẽ mất đi. Chắc chính v́ thế mà những đêm trắng với kiếp sống mỏng manh của chúng bao giờ cũng gợi một nỗi buồn nhè nhẹ, giống như tất cả những ǵ đẹp mà không bền.
Lần đầu tiên tôi lên phương Bắc, nhưng mọi vật đối với tôi dường như quen thuộc, nhất là những vồng anh đào trắng úa tàn vào cái mùa xuân đến chậm năm ấy trong những khu vườn đă trở thành hoang vu.
Có rất nhiều hoa anh đào lạnh lẽo và nức hương ở Voznesenie. Ở đây không có ai hái hoa để đặt trên bàn, trong những b́nh thủy tinh. Có lẽ v́ anh đào đă bắt đầu lụi.
Tôi đến Petrozavodsk. Hồi đó Aleksey Maksimovich Gorky định xuất bản một loại sách dưới nhau đề "Lịch sử của các xưởng chế tạo và các nhà máy". Ông lôi kéo nhiều nhà văn vào việc này và hơn nữa, ông c̣n quyết định để họ đi viết theo "đội". Lúc đó danh từ "đội" mới xuất hiện trong văn học.
Gorky đưa ra một vài nhà máy cho tôi chọn. Tôi chọn nhà máy cổ Petrovsky trong tỉnh Petrozavodsk. Nó được hoàng đế Pyotr Đệ nhất sáng lập, lúc đầu là một nhà máy đúc thần công và neo tàu, sau đó th́ đúc đồng và sau cách mạng chuyển thành nhà máy làm xe cộ.
Tôi từ chối cách viết văn theo đội. Lúc đó tôi tin chắc (và bây giờ cũng vậy) rằng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người lối làm việc tập thể không thể áp dụng được,, đặc biệt trong việc viết văn. Giỏi lắm th́ cũng chỉ được một tập kư các loại, nhưng không thể nào có được một tác phẩm hẳn hoi. Theo tôi, trong một tác phẩm, bất kể đặc tính của chất liệu là thế nào, vẫn cứ phải có cá tính của nhà văn với tất cả những phẩm chất của sự cảm thụ hiện thực, bút pháp và ngôn ngữ của anh ta.
Tôi cho rằng cũng như không thể nào có hai hay ba người cũng chơi đồng thời một cây vĩ cầm, không thể có chuyện viết tập thể một tác phẩm.
Tôi nói chuyện đó với Gorky. Ông cau mày, ngón tay gơ gơ trên bàn theo thói quen, nghĩ ngợi một lát rồi trả lời:
- Anh bạn trẻ ạ, người ta có thể buộc anh tội ngạo mạn đấy. Nhưng nói chung, anh cứ làm đi. Có điều anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá! Nhất định đấy!
Tôi nhớ đến cuộc nói chuyện ấy trên tàu thủy và tin chắc rằng, thể nào tôi cũng viết được một cuốn. Tôi rất thích phương Bắc. Điều đó, hồi ấy tôi tưởng thế, chắc chắn sẽ giúp tôi làm việc dễ dàng. Tất nhiên, tôi hy vọng sẽ cài được vào cuốn sách về nhà máy Petrovsky những đặc điểm của phương Bắc làm tôi say mê: những đêm trắng, những ḍng nước lặng lẽ, hoa anh đào, ngữ điệu du dương của dân thành Novgorod, những con thuyền độc mộc màu đen mũi cong, trông như cổ những con thiên nga, những chiếc đ̣n gánh sơn vẽ đủ thứ h́nh cây cỏ với mọi màu mọi sắc.
Thành phố Petrozavodsk hồi đó hoang vắng lắm. Những tảng phiêu nham lớn phủ đầy rêu nằm ngổn ngang trên đường. Cả thành phố như làm bằng mi-ca. Chắc hẳn do cái ánh lấp lánh màu trắng từ hồ chiếu vào và do màu da trời màu sữa, hơi đục nhưng đáng yêu, tỏa xuống mà thành phố trở thành như thế.
Tôi ngồi ĺ trong những kho lưu trữ và trong thư viện Petrozavodsk, đọc tất cả những ǵ có liên quan đến nhà máy Petrovsky. Lịch sử của nhà máy này thật phức tạp và thú vị. Hoàng đế Pyotr Đệ nhất, những kỹ sư Scotland, những thợ cả nông nô tài năng của nước Nga, phương pháp nấu đồng Caron, những cỗ máy chạy bằng sức nước, phong tục - tất cả những cái đó cho tôi chất liệu tốt để viết truyện.
Đọc xong, tôi bỏ mấy ngày đi chơi thác Kivach và đến làng Kigi, ở đó có ngôi nhà thờ bằng gỗ duy nhất trên thế giới, xét về vẻ đẹp kiến trúc.
Thác Kivach gầm thét và cuốn theo những khúc gỗ thông dựng ngược trong ḍng nước trong suốt như thủy tinh và dồn dập của nó.
Tôi nh́n thấy nhà thờ Kigi lúc hoàng hôn. Tưởng chừng muốn dựng nên công tŕnh này cần phải có những bàn tay thợ kim hoàn và phải mất hàng thế kỷ mới dựng xong. Thế mà chính là những bác thợ mộc b́nh thường ở nước ta đă dựng nên nó trong một thời hạn hết sức b́nh thường.
Trong chuyến đi ấy tôi gặp nhiều hồ, nhiều rừng, nhiều mặt trời không nóng bỏng và nhiều chân trời không rơ rét, nhưng lại ít gặp người.
Ở Petrozavodsk việc đầu tiên của tôi là viết cái sườn cho cuốn truyện tương lai. Trong cái sườn ấy có nhiều chuyện, nhiều đoạn tả, nhưng người th́ ít.
Tôi quyết định viết ngay cuốn sách ở đó, ở Karelya, v́ thế tôi thuê một căn pḥng trong nhà bà Serafima Yonovna, trước kia làm nghề dạy học. Đó là một bà lăo đă b́nh dân hóa hoàn toàn, không c̣n một chút ǵ giống một nhà giáo, trừ cặp kính và sự biết tiếng Pháp.
Tôi bắt đầu viết cuốn sách dựa theo cái sườn trên, nhưng dù đă cố gắng hết sức, nó vẫn cứ vụn ra dưới tay tôi. Tôi không sao gắn kết được chất liệu, làm cho chất liệu ḥa trộn với nhau, làm thành một ḍng chảy tự nhiên.
Chất liệu cứ ră ra. Những đoạn thú vị cứ lơ lửng, không dựa được vào những đoạn thú vị khác ở bên. Chúng tồn tại một cách cô đơn, không sao gắn kết được với một cái ǵ đó duy nhất, là cái có thể thổi sức sống vào những sự kiện có trong kho lưu trữ. Cái duy nhất ấy là chi tiết đầy h́nh ảnh đẹp, là không khí của thời đại, là số phận của con người thân thiết với tôi.
Tôi viết về những cỗ máy chạy bằng sức nước, về nền sản xuất, về những người thợ lành nghề, viết với một nỗi buồn sâu sắc, hiểu rằng trong khi chưa có được mối quan hệ với tất cả những cái đó, trong khi hơi thở trữ t́nh, cho dù hết sức yếu ớt, chưa làm cho chất liệu ấy sống dậy, th́ cuốn sách sẽ chẳng ra ǵ. Và nói chung, rồi sẽ chẳng có cuốn sách nào hết.
Nhân thể, tôi cũng muốn nói rằng hồi ấy tôi đă hiểu rằng viết về những cái máy cũng cần phải viết như viết về những con người - phải cảm được chúng, phải yêu được chúng, phải biết chia buồn xẻ ngọt với chúng. Không biết người khác thế nào, chứ tôi bao giờ cũng cảm thấy thấy một nỗi đau thật sự cho cái ô-tô, chẳng hạn như chiếc "Pobeda", khi nó lấy hết gân cốt để vượt một cái dốc dựng đứng. Thật vậy, cái đó làm cho tôi mệt chẳng kém ǵ chiếc xe. Có thể thí dụ ấy không đạt, nhưng tôi tin chắc rằng đối với những cái máy, nếu như ta muốn viết về chúng, th́ phải coi chúng như những vật sống. Tôi nhận thấy những người thợ cả và những người thợ lành nghề đối với máy móc đều có thái độ như thế cả.
Không có ǵ nặng nề và ghê tởm hơn là sự bất lực trước chất liệu.
Tôi cảm thấy như ḿnh đang làm việc của người khác, như thể tôi phải múa ba lê hoặc sửa triết học của Kant.
Trong trí nhớ thỉnh thoảng lại nhoi nhói lời dặn với của Gorky "Có điều anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá!".
Tôi c̣n bực dọc v́ một trong những điều cơ bản của nghệ thuật viết văn mà tôi coi trọng đă sụp đổ. Tôi cho rằng chỉ có ai làm chủ được hết thảy mọi chất liệu một cách thoải mái, mà lại không để mất bản sắc riêng của ḿnh, người đó mới là nhà văn.
Cái trạng thái tâm hồn ấy của tôi chấm dứt bằng việc tôi quyết định hàng phục, thôi không viết ǵ nữa và đi khỏi Petrozavodsk.
Tôi chẳng có ai để chia xẻ nỗi khốn khổ của tôi, ngoài bà Serafima Yonovna. Tôi đă toan kể cho bà nghe chuyện tôi thất bại thế nào, nhưng té ra bà lăo đă nhận thấy trước điều đó, chắc là theo thói quen của nhà giáo trước kia.
- Ông chẳng khác ǵ những cô nữ sinh ngốc ngếch của tôi trước kỳ thi - bà bảo tôi. - Họ nhồi nhét đủ mọi thứ tạp nham vào đầu đến nỗi chẳng c̣n nh́n thấy ǵ nữa và cũng chẳng hiểu được cái ǵ là quan trọng, cái ǵ là không đáng kể. Chẳng qua ông quá mệt đấy thôi. Tôi không biết cái chuyện viết lách của ông nó ra sao, nhưng tôi nghĩ rằng trong việc này ông có cưỡng mấy cũng bằng thừa. Chỉ tổ làm cho thần kinh thêm căng thẳng. Mà thế vừa có hại, lại vừa nguy hiểm. Ông đừng nóng đầu mà bỏ đi. Hăy nghỉ ngơi đi. Hăy đi xem các hồ, hăy đi dạo trong thành phố. Thành phố của chúng tôi rất đẹp, rất giản dị. Có khi rồi ông lại làm việc được cũng nên.
Nhưng rồi tôi vẫn quyết ra đi. Trước ngày lên đường, tôi đi lang thang trong thành phố Petrozavodsk. Hầu như tôi chưa đi thăm thành phố, cho măi đến khi ấy.
Tôi đi dọc một con hồ lên phía Bắc và ra ngoại ô. Những ngôi nhà nhỏ đến đấy là hết. Những khu vườn chạy dài nối tiếp nhau. Giữa những khu vườn đó đây có những thập giá và bia mộ.
Một ông lăo đang làm cỏ cho những luống cà rốt. Tôi hỏi ông lăo về những cây thập giá nọ.
- Đây trước kia là nghĩa địa, ông ạ. - ông lăo trả lời. - Đâu ở đây người ta chôn người ngoại quốc th́ phải. Bây giờ khu đất này được vỡ làm vườn, bia mộ bị dọn đi cả. Cái nào c̣n lại th́ cũng chẳng c̣n lâu đâu. Đến mùa xuân tới là cùng.
Đúng như vậy, bia c̣n lại rất ít, tất cả chừng năm sáu cái. Một trong những tấm bia đó được bao bọc bởi một hàng rào bằng gang đúc rất chắc chắn và tinh xảo.
Tôi lại gần tấm bia. Trên cột đá hoa cương đă vỡ c̣n trông rơ hàng mộ chí viết bằng tiếng Pháp. Một cây ngưu bàng cao che lấp gần hết chữ.
Tôi bẻ cây ngưu bàng đi và đọc:
"Charles Eugénie Lonceville, kỹ sư pháo binh của Đại quân Hoàng đế Napoléon. Sinh năm 1778 tại Perpignan, tạ thế nơi đất khách quê người mùa hạ năm 1816 tại Petrozavodsk. Cầu chúa cho trái tim đau khổ của ông được b́nh an".
Tôi chợt hiểu rằng trước mặt tôi là nấm mồ của một con người khác thường, con người có một số phận bạc bẽo, rằng chính người ấy sẽ gỡ bí cho tôi.
Tôi quay về nhà, nói để bà Serafima Yonovna biết tôi quyết định ở lại rồi ra ngay kho lưu trữ.
Coi kho là một ông già đeo kính, gầy rạc, đến nỗi tưởng chừng cái gầy làm cho h́nh hài ông ta trở thành trong suốt. Trước kia ông là một ông giáo dạy toán. Kho lưu trữ chưa được sắp xếp xong, nhưng ông lăo bé nhỏ nọ nắm nó rất vững.
Tôi kể chuyện vừa qua cho ông nghe. Ông lăo rất bối rối. Ông đă quen cung cấp những tài liệu tra cứu đáng ngán, phần lớn là những trích yếu sinh, tử, giá thú của nhà thờ, mà cũng chỉ họa hoằn ông mới phải làm chuyện đó, thế mà bây giờ ông lại phải làm một việc khó khăn và thú vị là lục trong kho tất cả những ǵ có liên quan đến một viên sĩ quan bí ẩn thời Napoléon, người không hiểu v́ sao đă chết ở Petrozavodsk hơn một trăm năm về trước.
Cả ông già, cả tôi - hai người đều lo lắng. Không hiểu rồi có t́m ra được dù chỉ là một số dấu vết nào đó của Lonceville, để có thể căn cứ vào đó mà ít nhiều khôi phục lại cuộc sống của ông ta hay không? Hay là chúng tôi sẽ chẳng t́m thấy ǵ hết?
Bất chợt, ông lăo tuyên bố ông sẽ không về ngủ nhà và sẽ lục suốt đêm trong kho. Tôi muốn ở lại với ông, nhưng hóa ra người ngoài không được phép ở lại trong đó. Tôi bèn đi ra phố mua bánh ḿ, xúc xích, chè và đường, mang tất cả những thứ đó lại cho ông để ông có thể uống trà đêm, và ra về.
Việc t́m kiếm kéo dài chín ngày trời. Cứ mỗi buổi sáng ông lăo lại đưa cho tôi một bản kê các hồ sơ mà ông dự đoán là trong đó có thể có những chuyện nhắc tới Lonceville. Bên cạnh những hồ sơ đáng chú ư ông ghi một dấu "V", nhưng lại gọi chúng theo cách toán học là "dấu căn".
Măi đến ngày thứ bảy chúng tôi mới t́m được đoạn ghi trong một cuốn sổ nghĩa trang về việc mai táng viên đại uư quân đội Pháp Charles Eugénie Lonceville bị bắt làm tù binh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt.
Đến ngày thứ chín th́ t́m ra một số chỉ dẫn về Lonceville trong hai bức thư riêng, c̣n đến ngày thứ mười th́ được thêm một bản báo cáo đă rách, không c̣n chữ kư, của tỉnh trưởng Olonezh về việc trú ngụ ngắn hạn tại thành phố Petrozavodsk của "vợ tên Lonceville nói trên là Marie Cécile Trinité từ Pháp đến để dựng bia cho chồng".
Tài liệu chỉ có đến thế là hết. Nhưng những ǵ ông lăo coi kho lưu trữ hớn hở v́ thắng lợi đă t́m ra cũng đă đủ cho Lonceville sống dậy trong trí tưởng tượng của tôi.
Lonceville vừa mới hiện ra là tôi đă ngồi ngay xuống trước bàn viết và tất cả những tài liệu lịch sử nhà máy mới đây c̣n vụn tan ra, bỗng chốc đă nhập vào trong cuốn sách. Chúng nhập vào một cách chặt chẽ và quy củ, đâu ra đó, chung quanh cái anh chàng pháo binh nọ, người đă tham gia cuộc cách mạng Pháp, bị lính kazak bắt làm tù binh ở mặt trận Gzhat, bị lưu đầy tới nhà máy Petrozavodsk và đă chết v́ sốt nóng ở đó.
Đấy, việc viết cuốn truyện dài "Số Phận Của Charles Lonceville" là như vậy.
Khi con người chưa xuất hiện th́ chất liệu vẫn là chất liệu chết.
Hơn nữa, tất cả cái sườn đă dựng sẵn cho cuốn sách cũng tan thành tro bụi. Giờ đây cả câu chuyện đă được Lonceville dắt dẫn một cách vững vàng. Anh ta như nam châm hút vào ḿnh không riêng những sự kiện lịch sử, mà c̣n nhiều cái khác nữa trong tất cả những ǵ tôi đă gặp ở phương Bắc.
Trong cuốn truyện dài ấy có đoạn khóc người chết. Lời khóc Lonceville của những người đàn bà tôi lấy ra từ những câu than khóc có thật. Chuyện này cũng đáng nhắc đến.
Tôi đi tàu thủy ngược ḍng Svir, từ hồ Ladoga đến Onega. Ở một khúc sông nào đó, h́nh như ở Sviritza, người ta mang từ bến lên boong dưới con tàu một quan tài đơn sơ bằng gỗ thông.
Về sau tôi mới biết là ở Sviritza có một hoa tiêu cao tuổi nhất và giàu kinh nghiệm nhất vừa qua đời. Các bạn đồng nghiệp của ông quyết định chở quan tài mang di hài ông đi suốt ḍng sông Svir, từ Sviritza đến Voznesenie, như có ư cho người chết được từ biệt ḍng sông thân yêu. Ngoài ra, những viên hoa tiêu c̣n có ư để cho dân hai bên bờ sông được chia tay cùng người mà họ rất kính trọng, người nổi tiếng khắp vùng.
Chả là Svir là một con sông chảy xiết và nhiều ghềnh thác. Tàu bè không có hoa tiêu giàu kinh nghiệm không thể nào vượt qua những ghềnh thác ấy. V́ thế trên ḍng sông này từ xưa đă có cả một bộ lạc hoa tiêu liên kết chặt chẽ với nhau.
Khi qua những ghềnh lớn, tàu của chúng tôi phải để hai tàu kéo dắt, mặc dầu nó đă mở hết tốc lực.
Lúc xuôi ḍng, tàu lại đi ngược. Cả tàu thủy lẫn tàu dắt cùng mở máy chạy giật lùi ngược ḍng nước để giảm tốc độ trôi và khỏi lao vào những ghềnh đá.
Người ta đă gửi điện báo ngược lên thượng nguồn cho mọi người biết rằng tàu chúng tôi có chở thi hài viên hoa tiêu. V́ thế ở bến nào cũng có hàng đoàn người ra đón. Những bà lăo khóc mướn quấn khăn đen đứng đàng trước. Khi tàu vừa đến bến th́ họ cũng vừa cất giọng cao và mệt mỏi khóc người quá cố.
Những lời than khóc nên thơ ấy không bao giờ lặp lại. Theo tôi, mỗi lần khóc là mỗi lần họ xuất khẩu thành chương.
Đây là một trong những bài khóc:
"Người hỡi, v́ sao người nỡ bỏ chúng tôi về nơi cơi chết? V́ sao người nỡ bỏ chúng tôi, lũ trẻ mồ côi? Phải chăng chúng tôi đă không đón người bằng giọng vui mừng, bằng lời âu yếm? Hăy nh́n sông Svir người hỡi, hăy nh́n ḍng Svir lần chót. Bờ lở như máu đông, ḍng sông toàn nước mắt. Là nước mắt chúng tôi, lũ đàn bà con gái. Hỡi ôi! v́ sao cái chết kia lại đến với người không đúng lúc? Hỡi ôi, v́ sao suốt ḍng Svir này lại bùng bùng những ngọn nến tang?".
Cứ như thế chúng tôi đi đến Voznesenie trong tiếng khóc than suốt đêm không dứt.
Đến Voznesenie những người hoa tiêu khắc khổ bước xuống tàu và mở tấm ván thiên. Một ông lăo lực lưỡng, đầu bạc phơ với bộ mặt sạm nắng gió nằm trong quan tài.
Người ta đưa quan tài lên bờ bằng những tấm khăn gai trong tiếng khóc lanh lảnh. Một thiếu phụ trẻ lấy khăn san che gương mặt tái nhợt theo sau quan tài. Thiếu phụ dắt một đứa bé tóc vàng. Theo sau thiếu phụ vài bước là một người đàn ông đứng tuổi trong trang phục thuyền trưởng đường sông. Đó là con gái, cháu ngoại và rể của người đă khuất.
Trên tàu, cờ hạ xuống lưng chừng và c̣i kéo mấy hồi dài, khi quan tài được đưa ra nghĩa trang.
C̣n có một ấn tượng không thể không dùng trong cuốn truyện dài. Không có chút ǵ đặc biệt trong ấn tượng đó, nhưng không hiểu sao nó cứ gắn chặt măi với phương Bắc trong trí nhớ của tôi. Đó là ánh lấp lánh khác thường của sao Mai.
Tôi chưa từng được trông thấy một thứ ánh lấp lánh mạnh mẽ và trong sạch như thế bao giờ. Sao Mai lóng lánh như một hạt kim cương giữa bầu trời đang xanh dần trước rạng đông.
Đó thực là sứ giả của vũ trụ, người báo tin b́nh minh rực rỡ. Không hiểu v́ sao mà ở những vĩ độ trung b́nh và ở cả phương nam nữa tôi đă không để ư đến nó. C̣n ở đây, sao Mai lấp lánh trong cái đẹp trinh tiết bên trên những vùng hoang vắng, trên những khu rừng, trong những giờ trước rạng đông, nó ngự trị trên khắp đất đai phương bắc, trên hồ Onega và Zavotochie, trên hồ Ladoga và vùng Zaonezh.


o0o

 
Pages Previous  1  2  3  Next