Thung Lũng Khủng Khiếp  - Arthur Conan Doyle Pages  1  2  3  Next
Tin Báo

Holmes không đụng một tư nào đến bữa điểm tâm, cứ ngồi chống tay xuống bàn, ngắm nghía măi một tờ giấy vừa lôi ở một b́ thư ra. Anh đưa b́ thư ra ánh sáng, chăm chú xem xét cả trong lẫn ngoài:
- Tuồng chữ của thằng Por. Mặc dầu tôi chưa nh́n thấy tuồng chữ nó đến hai lần, nhưng chắc chắn đây là của nó. Nhưng thằng này mà phải gửi thư cho tôi th́ nhất định là có chuyện quan trọng.
- Por là ai vậy? - Tôi ṭ ṃ hỏi.
- Por chỉ là một cái tên giả, một loại kư hiệu để nhận ra nhau thôi. Đằng sau cái tên ấy là một thằng tinh như ma. Đă có lần nó viết thư nói thẳng thừng rằng Por đâu có phải tên thật của nó, và nó thách tôi t́m xem nó là ai. Sở dĩ tôi chú ư nhiều đến nó, không phải v́ bản thân nó mà chính v́ nó có liên quan đến một "đại nhân" mà tôi đang theo dơi. Thằng này cũng giống như kiểu con chó rừng đi trước con sư tử, một thằng người tư hon hợp tác với một tên khổng lồ vậy. Mà cái tên khổng lồ đó, chẳng những rất ghê gớm, mà c̣n khủng khiếp nữa ḱa. Watson, đă có lần nào tôi nói với anh về giáo sư Mori chưa?
- Tên tội phạm khoa học trứ danh ấy chứ ǵ?
- Chết, anh mà gọi hắn như vậy, th́ anh sẽ phải ra toà. Mà chính cái chỗ đó mới là tuyệt đấy. Hắn, một thằng chủ mưu của tất cả những ǵ bẩn thỉu nhất đă xảy ra từ trước đến nay. Một bộ óc chỉ huy tất cả các tầng lớp cặn bă nhất của xă hội.
Thế nhưng, không hề có một mối nghi ngờ, thậm chí không có cả một lời phê b́nh nhỏ nào có thể đụng đến lông chân hắn. Hắn đă che giấu những thủ đoạn của hắn khéo đến mức hắn có thể lôi anh ra toà chỉ v́ mấy câu nói vừa rồi, và toà sẽ tịch thu hết số tiền lương hưu trí của anh để đền bù danh dự cho hắn. Nhưng rồi thế nào chúng ta cũng phải đấu với hắn thôi.
Tôi bốc lên:
- Mong rằng lúc ấy, tôi sẽ có mặt bên cạnh anh. Nhưng mà anh dang nói về tên Por kia mà.
- À, Por chính là một mắt xích trong sợi dây xích, gần mốc trung tâm đó. Cho đến bây giờ, Por là mắt xích yếu nhất của sợi xích.
- Th́ sức bền của một sợi dây xích tuỳ thộc vào mắt yếu nhất của nó. Chính v́ thế mà thằng Por là rất quan trọng đối với tôi, thằng này đôi lúc cũng có ư trở lại con đường lương thiện, lại thêm, lâu lâu, tôi có gửi cho anh ta mười bảng Anh, thành ra đă có hai, ba lần, nó có báo cho tôi một vài tin tức có giá trị, các loại tin tức có thể giúp tôi biết trước và ngăn ngừa tội ác, nhưng không trừng phạt được kẻ định gây ra. Chắc chắn là nếu có ch́a khoá giải được mật mă, th́ lá thư này cũng là loại tin tức ấy đấy.
Holmes trải tấm giấy lêm bàn, tôi đứng dậy, đi lại đằng sau, nh́n qua trên vai anh và đọc được những gịng chữ này:
534 C2 I3 I27 3I I7 2I 4I
Du-gia I09 203 37 Birlstone 26 Birlstone 9 I27 I7I
- Anh nghĩ ǵ thế, Holmes?
- Tất nhiên đây là một cách để hắn báo tin cho tôi đấy.
- Nhưng viết mật mă mà không cho ch́a khoá giải th́ có lợi ích ǵ?
- Trong trường hợp cụ thể này, th́ bức mật mă này đúng là không làm ǵ được.
- Tại sao lại nói rằng "trong trường hợp cụ thể này".
- Bởi v́ có nhiều bức mật mă ta có thể đọc dễ dàng cũng như đọc tin rao vặt trong báo vậy. Nhưng lần này... tôi đứng trước một cái ǵ có khác đây. Rơ ràng nó có liên hệ đến các chữ trong một trang của một cuốn sách nào đó.
- Thế tại sao có hai chữ Du-gia và Brilstone
- Tại v́ trong trang sách đó không có hai chữ này.
- Thế th́ tại sao nó lại không nói rơ tên cuốn sách?
- Có ai cho cả mật mă lẫn ch́a khó giải vào trong cùng một b́ thư? V́ nếu thư bị đưa nhầm người th́ tiêu ngay. Cho nên chắc không lâu đâu, sẽ có một bức thư thứ hai nữa.
Những dự đoán của Holmes đều đúng cả. Chỉ vài phút sau, người giúp việc mang đến cho chúng tôi bức thư chờ đợi. Holmes vừa xé b́ thư vừa nhận xét:
- "Cũng cùng một thứ chữ, nhưng lần này th́ lại kư tên nữa". Holmes vừa trải tờ giấy ra vừa nói một cách đắc thắng. "Này Watson ơi, chúng ta tiến lên được rồi", nhưng vừa đọc được vài ḍng, trán Holmes bỗng nhăn lại.
- Thế là bao hy vọng tan vỡ như bọt xà pḥng, chỉ mong thằng Por không bị găy cổ.
Holmes đọc to bức thư cho tôi nghe:
"Ông Holmes thân mến. trong vụ này tôi sẽ không mạo hiểm thêm nữa. Nó nguy hiểm quá. Th́nh ĺnh lăo đến, vào lúc tôi đă viết xong phong b́ này với ư định báo cho ông biết cách giải mă, tôi đă giấu được cái b́ thư đi. Nhưng tôi đọc trong mắt lăo, thấy lăo nghi ngờ tôi. tôi xin ông hăy đốt bức mật mă đi, v́ bây giờ nó chẳng c̣n có ích ǵ cho ông nữa" F. Por.
Holmes ngồi xuống, ṿ nát bức thư trong tay mắt nh́n sững vào ngọn lửa trong ḷ sưởi.
"Có lẽ hắn tự biết là hắn đă phản bội chủ hắn, nên hắn tưởng tượng ra lời buộc tội trong mắt của lăo kia".
- Lăo kia là lăo giáo sư Mori? - Tôi hỏi.
- Khi một tên trong cái băng này nói đến "lăo ta" th́ mọi người đều hiểu là ai rồi. Đối với bọn chúng, chỉ có một "lăo ta" mà thôi.
- Nhưng lăo có thể làm ǵ được?
- Khi người ta là một trong những bội óc lớn nhất của Châu Âu và được những quyền lực đen tối nhất sùng bái, th́ người ta đă nắm trong tay những khả năng vô hạn. Por đang hoảng sợ. Anh đem so sánh chữ trong bức thư với chữ trên phong b́ mà xem. Chữ ở cái phong b́ th́ viết rắn rỏi, c̣n trong bức thư th́ run quá.
- Thế hắn viết thư làm ǵ? Hắn chỉ việc bỏ rơi tất cả là xong.
- Hắn sợ rằng nếu đột nhiên hắn lại câm bặt đi th́ rồi ḿnh sẽ đi điều tra xem tại sao, và điều đó có thể gây phiền phức cho hắn.
- Anh nói có lư, lẽ dĩ nhiên là...
Tôi cầm bức mật mă lên quan sát thật cẩn thận:
-... Bực thật, một điều bí mật rất quan trọng đă được viết trên mảnh giấy này, mà lại không làm sao đọc được.
Holmes đẩy mâm thức ăn ra, rồi đốt cái tẩu thuốc.
- Anh thử xem lại. Liệu có một vài cho tiết nào đó mà cái bộ óc quỉ quái của anh đă để lọt lưới chăng? - Tôi đề nghị.
- Nào, ta hăy xét bài toán này về phương diện lư trí thuần tuư xem sao. Thằng Por nó chỉ cho ta là phải chiếu vào một cuốn sách nào đó. Đấy. Điểm bắt đầu là từ đấy.
- Cũng mơ hồ quá đi thôi.
- Th́ chúng ta làm cho rơ hơn? Chúng ta có những chỉ dẫn ǵ về cuốn sách này?
- Chẳng có ǵ cả.
- ồ, ồ, bản mật mă bắt đầu từ con số 534 phải không? Ta đặt giả thiết đây là con số của trang sách. Như thế th́ cuốn sách này khá dầy đấy. Thử xem có c̣n những chỉ dẫn nào nữa về cuốn sách này không? Mă hiệu thứ nh́ là chữ C2. Anh nghĩ ǵ về chữ C2 này.
- Chương 2, chắc thế.
- Tôi ngờ là không phải, v́ đă ghi số trang th́ số chương không cần thiết nữa. Vả lại nếu trang 534 mà lại mới chỉ ở chương 2, th́ bề dày của cuốn sách là không thể tưởng tượng được.
- Không phải chương 2, mà là cột - tôi kêu lên.
- Hoan hô, sáng nay óc anh sáng chói như một ánh chớp vậy. Ta đă h́nh dung ra một cuốn sách dày, in hai cột, mỗi cột khá dài. V́ trong bản mật mă của ta có một chữ mang đến con số 203.
Nếu đây không phải là một cuốn sách thường dùng, th́ nó đă gửi cho ḿnh cuốn đó. theo trong thư th́ trước khi bị "lăo kia" bắt gặp, nó có ư định gửi cho ta cái khoá giải mă ở ngay trên b́ thư này. Điều này có nghĩa đây là một cuốn sách mà ḿnh có thể dễ dàng có được ngay. Một cuốn sách mà nó có, và nó nghĩ rằng ḿnh cũng có, nghĩa là một cuốn sách rất phổ biến.
- Có lư lắm.
- Vậy cái diện điều tra sẽ được giới hạn vào một cuốn sách dầy, in hai cột, và thông dụng.
Tôi kêu lên một cách đắc thắng:
- Cuốn Kinh Thánh.
- Tốt, tốt. Nhưng mà không tốt lắm. Kinh Thánh th́ có biết bao nhiêu là bản in khác nhau, làm sao mà Por biết được là bản của nó với bản của ḿnh có cùng một số trang như nhau. Không. Đây phải là một cuốn sách in đồng loạt, và Por phả biết chắc chắn rằng số trang 534 là có trong cuốn sách của ḿnh kia.
- Như thế là có thể thu nhỏ diện tích t́m kiếm lại nữa.
- Đúng thế. Cuộc t́m kiếm của chúng ta hướng về những cuốn sách in hàng loạt mà nhà nào cũng có.
- Cuốn "Chỉ dẫn giờ tàu hoả".
- Ngôn ngữ trong cuốn này quá khô khán., không dễ ǵ dùng những chữ ở trong đó để tạo nên một bức thơ. Chúng ta loại bỏ cuốn "Chỉ dẫn giờ tàu hoả". Cũng loại bỏ cuốn tự điển v́ những lư do đó. Thế th́ c̣n ǵ nữa nào?
- Một cuốn Lịch niên giám.
- Xuất sắc. Nào ta thử xét cuốn Lịch niên giám xem, nó rất thông dụng, nó có đủ số trang đ̣i hỏi, nó in trên hai cột, ở quăng đầu th́ ngôn ngữ của nó có hạn chế thật, nhưng phần cuối nó cũng hùng biện lắm đấy...
Holmes giật lấy cuốn sách để trên bàn.
- Đây , trang 534 cột 2, ḿnh thấy một bài văn tràng giang đại hải nói về nền thương mại và những tài nguyên của xứ ấn độ thuộc Anh, Watson, anh ghi các chữ này lại đi. Số 13 là chữ "Ma". Hứ, cái bắt đầu này có vẻ bất lợi rồi, chữ số 127 là "Chính phủ" cũng c̣n có ư nghĩa một chút, nhưng chẳng có liên can ǵ đến chúng ta và giáo sư Mori cả. Bây giờ cứ thử nữa xem, Chính phủ làm ǵ? Than ôi, chữ sau là "lông heo" thôi thế là hết. Chúng ta đă thua cuộc...
Holmes nói với một giọng hài hước nhưng cay đắng. Nản ḷng, tôi cũng ra ngồi cạnh ḷ sưởi. Sự im lặng kéo dài, bỗng nhiên bị phá vỡ bởi một tiếng kêu của Holmes. Anh chạy vội đến chiếc tủ đứng và moi ra một cuốn sách dày cộm khác, b́a màu vàng.
- Tại v́ chúng ta muốn đi trước thời đại. Hôm nay là ngày mùng 7 tháng giêng, cho nên chúng ta mới đi tra cứu một cuốn lịch niên giám năm mới. Nhưng chắc chắn là Por đă dùng một cuốn lịch năm ngoái, và có lẽ nó đă nói rơ cho chúng ta biết điều này nếu như nó viết được lá thơ chỉ dẫn. Nào, thử xem cái trang 534 có cái ǵ nào?
Số 13 là chữ "một". A, có vẻ hứa hẹn rồi. Số 127 là "nguy hiểm".
Mắt Holmes long lanh lên. Những ngón tay thon nhọn của anh cứng đờ ra trong lúc anh lẩm bẩm đếm chữ.
- à. Một nguy hiểm... Ghi lại đi Watson, ghi "một nguy hiểm... cấp bách... đe doạ một người tên là... ở đây chúng ta có chữ "Du-gia" một người tỉnh nhỏ giàu có ở tại Birlstone. Xác thực. Nguy hiểm. Khẩn cấp...". Đó watson. Nếu anh bạn tạp hoá ở đầu phố mà có bán một ṿng hoa th́ tôi sẽ cho đi mua về để tự tặng thưởng cho ḿnh.
Tôi đọc lại bức thư kỳ lạ mà tôi đă ghi nguệch ngoạc trên giấy khi Holmes đang giải mă, và thở dài:
- V́ sao lại t́m một cách phức tạp đến thế này để viết vài câu.
- Trái lại, thằng Por đă hành động xuất sắc đấy. Nếu định t́m chữ trong một cột thôi th́ sẽ khó mà t́m cho đủ chữ để nói hết ư nghĩ. ở đây trái lại, nội dung thư là hoàn toàn rơ ràng. Người ta đang âm mưu chống lại một người nào đó tên là Du-gia, chắc chắn là một tay địa chủ giầu có ở tỉnh. Por biết đích xác là sự nguy hiểm rất cấp bách. (Nó không t́m thấy chữ "đích xác" trong cột in chữ nên phải dùng chữ "xác thực").
- Chúng ta vừa làm được một công tŕnh kiệt tác về phân tích.
Holmes vui như một nghệ sĩ chân chính trước một tác phẩm thành công nhất của ḿnh, và anh đang c̣n giữ một nụ cười trên môi, khi Bili mở cửa để cho viên thanh tra mật thám Dona bước vào.
Chuyện này xảy ra vào những năm 1800. Vào thời ấy, Dona là một trinh thám trẻ, năng nổ, cũng đă có đôi chút thành tích trong một vài vụ án... Cả cái vóc người to lớn, cũng chứng tỏ sức mạnh phi thường của anh ta. Trán rộng, đôi mắt sáng nằm sâu trong hai hốc mắt, lông mày rậm ŕ. Đó là một chàng trai ít nói, tính t́nh nghiêm nghị, đứng đắn. Holmes đă có dịp giúp anh ta thành công một đôi lần và không chịu nhận bất cứ một ơn huệ nào. Điều này giải thích được tại sao người thanh tra xứ Ecosse này kính trọng và yêu mến anh bạn đồng nghiệp tài tử của ḿnh.
Holmes đon đả chào hỏi:
- Ông là một loài chim dậy sớm, xin chúc ông nhiều may mắn trong khi đi săn sâu bọ sáng nay, nhưng tôi sợ rằng ông đến vào giờ này không khéo lại có một chuyện chẳng lành xảy ra.
Dona trả lời với một nụ cười tâm lư:
- Ông Holmes, nếu ông thay chữ "tôi sợ rằng" bằng chữ "tôi mong rằng" th́ có lẽ ông gần sự thật hơn. Không, tôi không hút thuốc đâu, cám ơn. Tôi phải lên đường ngay bây giờ, v́ những giờ đầu tiên của một vụ án là những giờ có ích lợi nhất, nhưng...
Viên thanh tra bỗng ngưng bặt, ông ta vừa thấy tờ giấy trên đó tôi đă ghi lại lời giải mă, ông ta há hốc mồm nh́n tờ giấy.
- Du-gia, Birlstone, thế này là thế nào, ông lấy những cái tên này ở đâu ra vậy?
- Đây là một bức mật mă mà bác sĩ watson và tôi vừa giải ra. Nhưng sao những cái tên này làm ông phải bối rối?
- Một ông tên là Du-gia ở lâu đài Birlstone vừa bị ám sát sáng hôm nay. - Dona nói.

Ông Sherlock Holmes Diễn Thuyết :

Nói rằng một cái tin kỳ lạ như vậy làm anh ta phải bối rối hay xúc động th́ là nói ngoa. Mặc dù là người không có tính độc ác, nhưng v́ sống măi trong những cái "giật gân" thành ra cũng chai người đi rồi. Và nếu những xúc cảm của anh có bị cùn nhụt đi th́ trái lại sự thông minh của anh lại tăng thêm.
Holmes nói lớn:
- Phi thường. Thật phi thường.
- H́nh như ông không ngạc nhiên ǵ th́ phải?
- Tại sao tôi lại phải ngạc nhiê? Tôi nhận được một bức thư nặc danh báo cho biết là có một sự nguy hiểm đang đe doạ một người nào đó. Rồi một giờ sau, tôi hay tin rằng sự nguy hiểm đó đă thành sự thật và người kia đă chết. Vậy th́ tôi có chú ư, chớ không hề ngạc nhiên.
Holmes kể lại cho viên thanh tra nghe chuyện chúng tôi vừa giải mă bức thư. Dona ngồi xuống hai tay đỡ lấy cằm, và hai con mắt chỉ c̣n như hai cái khe màu vàng. Ông ta nói:
- Tôi định sáng nay sẽ đi xuống lâu đài. Tôi rẽ vào đây để hỏi xem ông có cùng đi không? Nhưng bây giờ làm việc ở Luân Đôn có lẽ có kết quả hơn.
- Tôi không nghĩ thế. - Holmes nói.
- Ông hăy xem, chỉ ngày mai hay ngày kia thôi, là báo chí sẽ làm rùm beng lên về câu chuyện bí mật ở lâu đài đó. Nhưng bí mật ở đâu kia chứ, v́ ngay tại Luân Đôn, đă có người báo tin trước khi án mạng xảy ra. Vậy chúng ta hăy tóm cổ cái vị tiên tri ấy, th́ mọi việc c̣n lại sẽ tuồn tuột theo ra cả thôi.
- Chắc chắn là thế. Nhưng làm cách nào mà ông tóm cổ được cái tên Por này?
Dona lật ngược lá thư mà Holmes vừa đưa cho anh ta.
- Thùng thư ở trạm bưu điện Camberwell. Điều này cũng không giúp được ǵ? Theo ông th́ cái tên này là tên giả? Có phải ông nói rằng ông có gửi tiền cho hắn ta phải không?
- Hai lần.
- Bằng cách nào?
- Gửi qua bưu điện
- Ông không bao giờ đi xem mặt người lĩnh số tiền đó.
- Không.
Viên thanh tra tỏ ra hơi ngạc nhiên và khó chịu.
- Tại sao lại không?
- Bởi v́ bao giờ tôi cũng giữ đúng lời hứa, Khi hắn viết thư cho tôi lần đầu tiên, tôi đă hứa với hắn là sẽ không t́m cách theo dơi hắn.
- Ông có nghĩ rằng có một người nào khác đằng sau hắn không?
- Tôi không nghĩ, mà tôi biết chắc kia.
- Cái vị gíao sư mà ông đă nói với tôi?
- Đúng đấy.
Dona mỉm cười và nháy mắt với tôi
- Ông Holmes ạ. Chính tôi đă đích thân điều tra về ông ta: mọi cái đều cho thấy rằng đây là một con người rất đáng kính, một nhà bác học đầy tài năng.
- Tôi thật sung sướng thấy ông nêu lên những tài năng của ông ta.
- Thật vậy, người ta chỉ c̣n biết cúi đầu kính chào ông ta mà thôi. Tôi có lần ngồi nói chuyện với ông ta về nguyệt thực, nhật thực, mà thật quái quỷ: tôi cũng không hiểu bằng cách nào câu chuyện lại quay sang đến vấn đề đó. Nhưng thực t́nh chỉ với một cái đèn và một quả điạ cầu, ông ta đă cắt nghĩa tất cả cho tôi hiểu trong có một phút đồng hồ. Ông ta có cho tôi mượn một cuốn sách, nhưng nó quá cao đối với tôi. Ông ta có một bộ mặt nhẵn nhụi, mái tóc hoa râm, và cách ăn nói hơi trịnh trọng đủ để làm một ông bộ trưởng.
Holmes phát ra một tiếng cười, xoa hai bàn tay vào nhau:
- Thật là tuyệt, có phải cuộc đàm đạo mê ly và xúc động ấy là ở ngay trong buồng làm việc của giáo sư phải không?
- Đúng thế.
- Một căn pḥng rất đẹp
- Rất đẹp, đúng thế.
- Ông ngồi trước bàn làm việc của ông ta
- Vâng
- Mặt trời chiếu vào mắt ông, c̣n mắt của giáo sư th́ ở trong bóng tối.
- Lúc đó à vào buổi tối, cái đèn quay về phía tôi.
- Tất nhiên là như thế. Ông có nhận thấy ở trên đầu chỗ giáo sư có treo một bức tranh không?
- Vâng, bức tranh. Một người phụ nữ trẻ tuổi, hai tay ôm đầu và liếc nh́n xuống người xem tranh.
- Bức tranh của hoạ sĩ Greuse đấy.
Viên thanh tra chăm chú nghe, Holmes ngả người vào lưng ghế, chụm đầu các ngón tay vào nhau , nói tiếp:
- Greuse là một hoạ sĩ người Pháp. Các nhà phê b́nh hiện đại đánh giá cao hoạ sĩ này.
Hai mắt của viên thanh tra dăn ra:
- Có lẽ tốt hơn hết là chúng ta hăy...
Holmes cắt ngang ngay:
- Tất cả những điều tôi nói với ông đều có một mối liên quan với cái bí mật của lâu đài Birlstone đấy. Thực ra, chúng ta đang đứng ở trung tâm của lối bí này.
Dona miễn cưỡng mỉm cười và nh́n tôi:
- Ông suy nghĩ có hơi nhanh quá. Ông nhảy mất một hay hai bước. Thành ra tôi không theo kịp ông nữa. Làm sao lại có thể có một mối liên hện giữa nhà họa sĩ của thế kỉ trước với vụ án này được.
- Sự kiện một bức tranh của Greuse đem ra bán giá bốn ngh́n bảng không đủ làm chuyển bánh cả một đoàn tàu dài những suy nghĩ trong chất xám của ông sao?
Không biết có phải là chuyển bánh không? Nhưng thấy viên thanh tra găi đầu ghê quá, Holmes lại tiếp tục:
- Lương giáo sư Mori là 700 bảng Anh một năm. Vậy th́ làm sao mà ông ta có thể mua được bức tranh?
Đoàn tàu của viên thanh tra bây giờ đang chạy hết tốc lực:
- Thật hấp dẫn. Tôi rất thích nghe ông nói chuyện.
Holmes mỉm cười. Anh ta rất khoái những sự tán thưởng ngây thơ như vậy.
- Thế ở lâu đài đă xảy ra chuyện ǵ? Holmes hỏi.
- Chúng ta có th́ giờ ông ạ. Có một xe ngựa đợi tôi ở dưới đường kia. Về chuyện bức tranh.... Ông Holmes ạ, có lần ông đă khẳng định với tôi là ông chưa hề gặp mặt giáo sư bao giờ.
- Đúng. Tôi chưa hề gặp mặt ông ta.
- Thế th́ làm sao ông biết được căn buồng của ông ta.
- Tôi đă đến nhà ông ta ba lần: Hai lần tôi đă kiếm cớ ngồi chờ ông ta, và tôi đă đi khỏi trước khi ông ta về; C̣n một lần... chính lần đó tôi đă tự cho phép tôi đọc qua những giấy tờ của ông ta và kết luận thật là bất ngờ.
- Ông có t́m thấy một cái ǵ phạm pháp không?
- Tuyệt đối không có. Chính điều đó làm tôi bối rối. Nhưng mà ông đă thấy tầm quan trọng của chi tiết bức tranh rồi chứ, chi tiết ấy nói lên rằng ông giáo sư rất giàu. Nhưng ông ta làm ǵ mà lại giàu thế? Ông ta không lấy vợ. Em ông ta là một người xếp ga quèn ở miền Tây.
- Vậy th́ sao?
- Suy luận ra cũng đơn giản thôi.
- Ông cho rằng ông giáo sư có những nguồn thu nhập lớn, và những nguồn này là bất hợp pháp phải không?
- Đúng là như thế. Cái ư nghĩ này, tất nhiên không phải là chỉ có dựa trên bức hoạ của Greuse thôi, Tôi có cả tá những sợi tơ mong manh dẫn tôi đến trung tâm của màng nhện, là nơi con vật đó đứng im ŕnh mồi. Sở dĩ tôi nêu lên chuyện bức hoạ, cũng chỉ v́ nó nằm trong giới hạn tầm mắt của ông mà thôi.
- Những điều ông vừa nói là hết sức đáng chú ư. Nhưng nếu có thể, chúng ta thử đào sâu thêm một tư xem sao. Có phải ông ta đă làm giàu bằng mánh mung, lừa đảo làm bạc giả....
- Ông đă có bao giờ đọc một cái ǵ nói về Jona chưa?
- Có phải là tên của một nhân vật tiểu thuyết không không? Trong đó các ngài thám tử đều làm được những việc rất kỳ diệu.
- Jona không phải là thám tử cũng không là một nhân vật tiểu thuyết. Đó là một tên tội phạm bậc thầy đă sống vào khoảng năm 1750. Ông Dona, ông nên đọc lại tất cả những tài liệu ghi chép lại các vụ án. Tất cả mọi việc đều chỉ lặp lại mà thôi, kể cả lăo giáo sư Mori nữa. Jona là sức mạnh của những tên tội phạm của Luân Đôn. Hắn đă bán bộ óc cho bọn này lấy 15% hoa hồng trong mỗi vụ. Tất cả những chuyện đă làm trước đây, sẽ c̣n được làm lại nữa. Tôi sẽ kể cho ông nghe một vài việc về Mori mà có lẽ sẽ làm ông vui thích.
- Tôi xin dỏng cả hai tai lên.
- Tôi đă t́m hiểu được ai là khâu đầu tiên của sợi xích. Một sợi dây xích mà đầu này là một tên tôi phạm thượng thặng, c̣n đầu kia là cả trăm tên ăn cắp, móc túi, những tên đi tống tiền, những tên bợm cờ bạc. ở giữa hai đầu sợi xích đó, là tất cả các loại tội
ác. Tham mưu trưởng của bọn chúng là tên đại tá Mô-ran. Theo ông th́ lăo giáo sư trả lương cho hắn ta bao nhiêu tiền?
- Tôi muốn biết điều đó lắm.
- Sáu ngh́n bảng Anh một năm. Tôi cũng Tôi cũng t́nh cờ mà biết được chi tiết này thôi. Ngài đại tá Mo-ran lương c̣n cao hơn cả thủ trưởng, những cái cái séc b́nh thường để trả tiền sinh hoạt trong nhà thôi. Nó được trả vào tài khoản của sáu ngân hàng khác nhau. Chi tiết này có làm cho ông phải suy nghĩ không?
- Tất nhiên cũng đáng chú ư thật. Nhưng từ đó ông suy luận ra những ǵ?
- Những ǵ à, là hắn không muốn ai bép xép ǵ về của cải của hắn, hắn có khoảng 20 tài khoản ở ngân hàng, và phần lớn tài sản của hắn th́ kư gửi ở Pháp hoặc Đức.
Dona ngồi lặng đi, ch́m đắm trong một suy nghĩ sâu lắng, nhưng rồi cái óc thực tế xứ Ecosse lại kéo anh ta đứng lên.
- Hiện giờ, th́ lăo ta có thể cứ tiếp tục. Ông đă kéo chúng tôi đi quá xa với những câu chuyện cổ tích của ông rồi. Tôi chỉ c̣n ghi nhận được cái điều cốt yếu là có một sự liên hệ nào đó giữa giáo sư với tội ác. Vậy xin hỏi ông, liệu chúng ta có thể đi xa hơn thế không?
- Ông đă nói với chúng tôi rằng vụ án mạng này hiện giờ chưa giải thích được. Nếu chúng ta giả thiết, rằng nguồn gốc của nó là như chúng ta đă nói, th́ có thể phải xét đến hai động cơ khác nhau. Trước hết, Mori cai quản cái thế giới của lăo bằng một cây roi sắt. Bộ luật h́nh của hắn chỉ gồm có một h́nh phạt: Xử tử. Như vậy có thể Du-gia đă phản bội sếp của hắn. H́nh phạt đă được thi hành, và cái chết này sẽ thổi một luồng gió sợ hăi vào những tên c̣n sống trong băng của lăo.
- Đó là một gợi ư, thưa ông Holmes
- Giả thiết thứ hai, là vụ án mạng đă được Mori dựng lên như một vụ thông thường mà thôi. ở đó có mất ǵ không, ông Dona?
- Tôi không nghe nói có mất ǵ cả.
- Nếu có mất đồ th́ điều này chống lại giả thiết thứ nhất và sẽ phù hợp hơn với giả thiết thứ hai. Mori có thể đă bị đẩy đến chỗ phải gây ra vụ án mạng này để chia phần, hoặc là hắn đă được bọn nào đó thuê tiền để tổ chức vụ án. Cả hai khả năng này đều có thể cả. Nhưng dù sao, th́ cũng phải đến đó mới t́m được lời giải.
Dona bật đứng dậy, reo lên:
- Vậy th́ phải đi tới lâu đài Birlstone thôi.
Holmes vừa thay áo vừa nói:
- Trong khi đi đường, xin ông Dona kể lại cho chúng tôi nghe tất cả.
Chữ "tất cả" này thật ra là quá ít ỏi. Nhưng cũng đủ để cho Holmes phải chăm chú nghe. Những chi tiết lặt vặt đă làm cho anh cứ xoa măi hai tay vào nhau, mặt hồng hào hẳn lên. Chúng tôi vừa mới sống mấy tuần lễ quá tẻ nhạt, và hôm nay mới lại đứng trước một bí mật xứng đáng với những tài năng của Holmes. Viên thanh tra cũng nói rơ rằng đây chỉ là những chi tiết anh ta lấy từ một bản báo cáo vội vă mới gửi theo chuyến tàu sớm nhất. Người trinh sát của cơ quan Công an địa phương đó là bạn của ông ta. V́ vậy ông ta được tin rất sớm, khác hẳn với mọi lần. Dona đọc to cho chúng tôi nghe bức thư của Maso.
"Dona thân mến, những tài liệu chính thức cần cho các bộ phận công tác của ông đă được gửi trong một bao b́ riêng. Thư này là gửi riêng cho một ḿnh ông. Hăy điện ngay cho tôi biết ông đi chuyến tàu nào xuống đây để tôi ra đón. Đây là một bài toán sẽ làm cho ông phải đau đầu. Xin ông hăy xuống ngay. Nếu ông có thể mời được cả ông Holmes th́ hay quá. Thực t́nh, tôi thấy phức tạp quá".
Holmes nhận xét:
- Gớm, ông bạn của ông có vẻ sắc mắc nhỉ?
- Vâng đúng thế, thưa ông. Maso xưa nay vẫn là con người tích cực lắm.
- Được. Thế ông có tin ǵ khác nữa không, ông Dona.
- Không, khi nào đến nơi, Maso sẽ cho biết.
- Thế th́ tại sao ông lại biết Du-gia bị ám sát.
- Trong bản báo cáo chính thức có nêu tên Du-gia và ghi rơ là đă bị giết bởi một viên đạn súng săn bắn vào giữa đầu. Cũng có ghi cả giờ báo động là trước lúc nửa đêm hôm qua một chút. Báo cáo nói thêm là đây chắc chắn là một vụ án mạng rồi., nhưng chưa bắt giữ ai, và vụ án này có một vài khía cạnh kỳ lạ làm cho người ta phải bối rối.
- Vâng, ông Dona, nếu ông cho phép th́ chúng ta tạm ngưng ở đây. Hiện giờ th́ tôi mới chỉ thấy có hai điều là: có một bộ óc lớn ở Luân Đôn và một cái xác chết ở Sussex. Vấn đề là phải t́m được sợi dây xích nối hai cái này lại với nhau.

Tấn Bi Kịch Ở Birlstone

Làng Birlstone là một nơi thưa thớt những căn nhà nhỏ bé nửa gỗ, nửa gạch ở b́a phía bắc quận Sussex. Trong hàng thế kỷ trước, ngôi làng vẫn giữ nguyên phong cách cổ xưa, nhưng vào khoảng vài năm gần đây, đă có nhiều địa chủ giàu có đến dựng những biệt thự ở chung quanh. Trong các cánh rừng bọc theo bờ của khu rừng lớn Weald chạy dài măi đến tận chân những ngọn đồi đá vôi ở bờ biển.
Lâu đài nằm cách làng khoảng 800 thước, trong một khu vườn cũ nổi tiếng về những cây giẻ gai cực lớn. Một phần của toà lâu đài này đă được dựng lên từ thời Đệ nhất thập tự chiến. Năm 1534, một trận hoả tai đă thiêu trụi tất cả. Một số gạch đá ám khói c̣n sót lại, đến thời các vị vua Jacques, đă được dùng để xây nên một toà lâu đài khác trên nền của toà lâu đài cũ. Toà lâu đài mới này với những đầu hồi chi chít và những khuôn cửa sổ có lắp những mảnh kích h́nh quả trám, gợi lại h́nh ảnh của nền kiến trúc vào thế kỷ thứ 17. Về hai đường hào trước đây th́ nay chỉ c̣n lại đường bên trong. Đường hào ngoài đă được tát khô, và bây giờ trở thành một mảnh vườn trồng rau. Đường hào c̣n lại bao quanh cả toà lâu đài dài, rộng đến 12 thước nhưng sâu không quá một thước. Nước trong hào là từ một ḍng sông nhỏ chảy vào, nên không hôi thối. Những cửa sổ của tầng dưới cũng chỉ cao hơn mặt nước khoảng 30 phân. Lối đi duy nhất để vào lâu đài là một cây cầu rút, đă hư hỏng từ lâu. Nhưng người chủ lâu đài hiện nay cho sửa chữa lại để buổi sáng th́ hạ xuống, đến chiều tối lại rút lên: sự phục hồi lại truyền thống của thời phong kiến đă biến toà nhà ban đêm thành một ḥn đảo.
Khi gia đ́nh Du-gia đến làm chủ toà lâu đài này th́ nó đang sắp đổ nát. Gia đ́nh chỉ gồm hai người: Du-gia và vợ ông ta.
Du-gia khoảng 50 tuổi, có một cái quai hàm thật khoẻ, nét mặt rắn rỏi, một bộ râu hoa râm, một đôi mắt xám rất sắc, vóc người lực lưỡng, dáng điệu cứng cỏi. Những gia đ́nh lân cận có học thức hơn, đă tiếp đăi ông với một sự ṭ ṃ và có phần dè dặt, nhưng ông th́ lại rất được ḷng người dân ở trong làng. Ông tham gia đóng góp rất rộng răi vào tất cả mọi hoạt động ở địa phương, phụ trách các buổi hoà nhạc, và vốn có một giọng nam trầm, bao giờ ông cũng sẵn sàng giúp vui bằng một bài hát thật hay. H́nh như ông có khá nhiều tiền, và người ta đồn rằng ông đă làm giàu trong các mỏ vàng ở xứ Cali.
Điều đó th́ không biết có đúng không, nhưng chỉ cần nghe ông nói chuyện cũng biết ông đă sống cả một phần đời ở bên Mỹ, người ta lại càng kính trọng ông hơn v́ ông hoàn toàn coi thường sự nguy hiểm. Mặc dù cưỡi ngựa rất tồi, nhưng mỗi khi có những cuộc thi ngựa là thế nào ông cũng tham dự, và cái tính bướng bỉnh đó đă đem lại cho ông mấy lần ngă ngựa đến kinh hồn.
Khi bên nhà thờ bị cháy, lính cứu hoả địa phương đă bó tay, ông một ḿnh xông vào cứu những đồ đạc ra. Cứ như thế, trong ṿng năm năm trời, Du-gia trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Birlstone.
Vợ ông ta cũng được bạn bè kính nể, ở đây, bà ít đi lại chơi bời. Nhưng số ít bạn bè này là đă quá đủ cho một bà chủ nhà vốn có tính dè dặt, và h́nh như chỉ để hết thời gian chú ư, săn sóc chồng. Người ta biết rằng bà phu nhân người Anh này thuộc tầng lớp xă hội thượng lưu, và đă làm bạn với ông ở Luân Đôn khi ông này goá vợ. Bà rất đẹp, vóc người cao lớn, thanh mảnh, tóc màu nâu, trẻ hơn chồng đến 20 tuổi, bà thường tỏ ra rất kín đáo về quá khứ của chồng ḿnh. H́nh như bà ta không hiểu biết ǵ nhiều lắm về ông ta. Một vài người c̣n thấy bà vợ có vẻ bồn chồn, lo lắng mỗi khi ông chồng về trễ. Trong một vùng nông thôn thanh b́nh như thế này, người ta rất thích thú bàn tán về những câu chuyện mách lẻo, và khi vụ án xảy ra th́ dư luận càng xôn xao và cho rằng đúng là những điều nhận xét ấy có một ư nghĩa rất đặc biệt.
Trong lâu đài c̣n có một nhân vật nữa, tuy không sống ở đó một cách thường xuyên. Đó là ông Bar. Cái dáng cao lênh khênh rất quen thuộc trong làng, v́ ông ta hay đến lâu đài, và được người ở đó quí mến lắm. Người ta nói rằng ông là người nhân chứng duy nhất biết về quá khứ của ông Du-gia. Bar chắc chắn là một người Anh rồi, nhưng qua những câu chuyện của ông ta, th́ có thể hiểu được rằng, ông ta quen biết Du-gia trước đây là ở bên Mỹ và lúc đó hai người sống với nhau thân thiết lắm. H́nh như ông ta cũng giàu có lớn th́ phải và hiện vẫn chưa lập gia đ́nh. Ông ta trẻ hơn ông Du-gia, chỉ trạc độ 45 tuổi là hết mức, người cao lớn, lưng thằng, thân h́nh nở nang, mặt mũi nhẵn nhụi, không để râu. Ông ta có hai hàng lông mày đen nhánh và nhất là đôi mắt đen áp đảo người khác.
Ông ta không đi săn, không cưỡi ngựa, suốt ngày cứ ngậm cái tẩu thuốc đi dạo chung quanh làng. Nếu không th́ lại dong xe đi vào các vùng nông thôn với ông chủ nhà, và khi nào ông này vắng, th́ với bà chủ nhà. Người đầu bếp Am trong lâu đài nói "Đó là một vị thượng lưu vô tư hào phóng". Nhưng cũng bổ xung thêm "Nhưng thực t́nh, tôi không bao giờ lại dại dột muốn căi lại ông ta. Ông ta rất nhiệt t́nh với ông Du-gia, và cũng không kém phần nhiệt t́nh với vợ ông Du-gia."
C̣n đối với những người khác cùng ở trong lâu đài, th́ tôi chỉ cần kể đến anh đầu bếp Am, nhanh nhẹn, đứng đắn đáng kính; bà A-len tươi tắn phốp pháp, một tay giúp việc đắc lực cho bà chủ nhà. C̣n sáu người gia nhân khác th́ không dính dáng ǵ đến những sự kiện xảy ra trong đêm đó.
Đồn cảnh sát địa phương được báo tin vào 12 giờ kém 15 phút đêm. Lúc đó là buổi trực của thượng sĩ Will thộc cảnh sát quận Sussex. Ông Bar, đă đến đập cửa và kéo chuông ầm ầm, báo tin rằng ông Du-gia đă bị ám sát. Báo xong, ông lại vội vă trở về lâu đài. Sau khi đă báo lên thượng cấp, thượng sĩ Will đến ngày hiện trường. Khi đến nơi, Will thấy chiếc cầu đă được hạ xuống, các cửa sổ đều sáng đèn; và toàn thể lâu đài ở trong một t́nh trạng rối loạn. Các gia nhân, mặt mũi xám ngoét, đứng sát vào nhau ở pḥng ngoài, c̣n anh đầu bếp, cứ vặn hai bàn tay vào nhau trên bực cửa, chỉ một ḿnh ông là có vẻ tự chủ và ḱm được nỗi xúc động. Ông mở cửa ở pḥng ngoài, và mời thượng sĩ đi theo ông.
Cùng lúc đó bác sĩ Wu ở trong làng, cũng đến. Cả ba người bước vào căn pḥng đă xảy ra tấn thảm kịch. Anh đầu bếp theo vào, đóng cửa lại.
Nạn nhân nằm ngửa. chân tay duỗi thẳng ở giữa buồng, trên người chỉ có một cái áo choàng màu hồng, phủ ra ngoài bộ quần áo ngủ, chân đi giày vải. Vị bác sĩ cầm cây đèn đặt lên bàn và quỳ xuống bên cạnh xác chết; thoáng nh́n qua ông lắc đầu: Du-gia đă chết. Một thứ vũ khí ḱ lạ được đặt tréo ngực ông ta: Đó là một khẩu súng ngắn mà nóng đă được cưa ngắn đi, chỉ cách c̣ súng khoảng 30 phân. Trông rơ ràng là ông ta đă bị bắn rất gần, và bị trúng đạn vào ngay giữa mặt. Cả hai c̣ súng đă được nối liền với nhau bằng một sợi dây thép, để lúc bắn th́ cả hai ṇng đều bắn một lượt làm cho sức công phá càng ghê gớm.
Viên cảnh sát nói thất thanh:
- Không ai được sờ mó vào một tư ǵ ở đây, trước khi cấp trên của tôi đến.
Ông Bar nói dứt khoát:
- Chưa có ai đụng vào đây cả, tất cả mọi vật đều vẫn y nguyên như lúc đầu.
- Vào lúc mấy giờ?
Viên thượng sĩ đă rút cuốn sổ tay ra.
- Vào lúc 11 giờ rưỡi. Lúc đó tôi vẫn ngồi trước ḷ sưởi ở trong pḥng tôi, th́ nghe thấy tiếng nổ. Nổ không to lắm. H́nh như có cái ǵ bịt kín lại vậy. Tôi vội đâm bổ xuống dưới nhà. Tôi nghĩ rằng từ trên đó xuống đến đây không quá 30 giây đồng hồ.
- Lúc đó cửa có mở không?
- Cửa mở, ông Du-gia th́ nằm đúng như thế này. Ngọn nến trong buồng vẫn cháy sáng ở trên bàn làm việc. Sau đó một chút th́ chính tối đă thắp cây đèn lên.
- Ông có trông thấy ai không?
- Không. Tôi nghe thấy tiếng bà Du-gia ở trên lầu chạy xuống sau tôi, và tôi đă ngăn bà lại để cho bà khỏi trông thấy cảnh thương tâm này. Bà hầu pḥng A-len cũng chạy đến và đă d́u bà chủ đi lên. Rồi anh đầu bếp Am đến, và tôi với ông ta cùng đi vào trong pḥng.
- Tôi tưởng rằng cây cầu rút đêm nào cũng kéo lên kia mà.
- Đúng thế. Nhưng chính tôi đă hạ nó xuống để đi báo cho ông.
- Nhưng vậy th́ tên sát nhân làm sao trốn ra được. Phải đặt vấn đề khác đi thôi: Có thể là ông Du-gia tự tử chăng?
- Chúng tôi cũng đă có nghĩ đến điều đó. Nhưng ông xem đây này....
Ông Bar kéo tấm rèm để lộ một khuôn cửa sổ cao mở toang.
- Và mời ông xem cái này nữa.
Ông Bar đưa cái đèn lại gần thành cửa sổ, nơi đó có một vết máu giống hệt như h́nh đế của một chiếc giầy.
- Rơ ràng là có người đă trèo qua đây.
- Có phải ông muốn nói rằng có người đă chạy trốn bằng cách vượt qua con hào này, phải không? Nhưng mà nếu chưa đầy nửa phút sau vụ án, ông đă có mặt ở đây, th́ người ấy lúc đó c̣n phải đang lội nước.
- Chắc chắn là như vậy. Ôi tiếc quá, không hiểu sao lúc đó tôi không nhẩy bổ ngay qua cửa sổ. Bị cái rèm cửa này che khuất, thành ra tôi không nghĩ ra nữa.
Vị bác sĩ cũng lẩm bẩm nói khẽ:
- Tôi chưa bao giờ trông thấy một vết thương nát bấy ra như vậy.
Viên thượng sĩ vẫn cứ ngắm maĩ khuôn cửa sổ mở rộng.
- Nhưng mà này, câu chuyện có người lội nước qua khe hào nghe thú vị thật, nhưng hắn làm cách nào để vào được lâu đài, v́ chiếc cầu rút đă bị kéo lên rồi mà.
- à vâng. Đó, tất cả vấn đề là ở chỗ đó. - Ông Bar nói.
- Thế mấy giờ th́ người ta kéo cầu lên?
- Lúc đó là gần 6 giờ chiều. - Ông Am trả lời.
- Tôi nghe nói là ở đây vẫn thường rút câu lên vào lúc mặt trời lặn. Như thế vào mùa này th́ gần 4 giờ rưỡi hơn là gần 6 giờ chứ. - Viện thượng sĩ lại nhấn mạnh.
- Hôm nay bà chủ tiếp khách. Tôi không thể đụng đến cây cầu khi các vị khách chưa ra về. Chính tay tôi đă rút cây cầu lên. - Anh Am giải thích
- Nếu như có những người từ bên ngoài vào lâu đài th́ họ phải đi qua cầu trước sau giờ, rồi trốn ở trong này, v́ ông chủ măi sau 11 giờ đêm mới bước vào căn buồng này
- Đúng như thế. Đêm nào, trước khi đi ngủ, ông Du-gia cũng đi một ṿng quanh lâu đài để xem đă tắt hết đèn chưa? Chính trong khi đi ṿng như vậy, ông đă vào căn buồng này. Tên sát nhân đă đợi ông ta ở đây, và bắn thẳng vào ông ta. Rồi hắn trốn bằng cách leo qua cửa sổ, bỏ lại cây súng. - Bar giải thích.
Viên thượng sĩ cúi xuống nhặt một mẩu b́a cứng ở bên cạnh xác chết trên có ghi ba chữ T.L.V và một con số 341, chữ viết rất thô kệch. Ông ta giờ mẩu b́a lên hỏi:
- Cái ǵ thế này?
Ông Bar nh́n mẩu b́a một cách ṭ ṃ:
- Tôi cũng không để ư thấy nó. Có lẽ tên hung thủ lúc chạy trốn đă bỏ rơi lại.
- T.L.V. 341. Tôi chẳng hiểu ǵ cả.
Viên thượng sĩ cứ xoay đi xoay lại măi mẩu b́a.
- T.V.L? Có lẽ là những chữ đầu tiên của một người nào đây chăng. Bác sĩ Wu, bác sĩ có cái ǵ đó.
Ông bác sĩ đă nhặt được một chiếc búa khá to trước ḷ sưởi. Ông Bar chỉ vào một hộp dính dầu bằng đồng trên mặt ḷ sưởi, giải thích:
- Ngày hôm qua, ông Du-gia có thay đổi chỗ treo mấy bức tranh. Tôi thấy ông ta đứng trên chiếc ghế này để treo bức tranh lớn bên trên. Việc đó cắt nghĩa tại sao lại có chiếc búa trên đây.
Viên thượng sĩ găi đầu ra vẻ khó nghĩ:
- Có lẽ chúng ta nên để lại chiếc búa ở nơi t́m thấy nó th́ hơn. Phải những cái đầu giỏi nhất ở Scotland Yard mới hiểu thấu đáo được mọi việc.
Rồi ông ta cầm lấy chiếc đèn từ từ đi quanh căn pḥng.
- Có người đă trốn ở đây, chắc chắn là như thế.....
Ông thượng sĩ hạ cây đèn thấp xuống: ở một góc, thấy những vết giầy có dính bùn rất rơ.
- Việc phát hiện này là phù hợp với gỉa thiết của ông, ông Bar ạ. Có thể là tên hung thủ đă vào lâu đài sau 4 giờ chiều khi những tấm rèm cửa sổ đă được buông xuống; và trước sáu giờ, khi cây cầu được rút lên. Nó lẩn ngay vào đây, trốn đằng sau bức rèm này. Rất có thể ư định của nó là vào ăn trộm, nhưng chẳng may ông Du-gia lại bắt gặp nó, thế là nó giết ông ta và chạy trốn.
- Tôi cũng nghĩ gần giống như vậy. Nhưng ông có thấy rằng chúng ta đă mất bao nhiêu thời giờ quí báu rồi không? Tại sao chúng ta không kéo cả mọi người ra đi lùng sục khám xét khắp xung quanh, trước khi hung thủ có thể trốn thoát được. - Bar đề nghị.
Viên thượng sĩ cắn môi suy nghĩ một lát:
- Không có chuyến tàu nào chạy trước sáu giờ sáng. Vậy nó không thế trốn thoát đi bằng đường tàu hoả. Nếu nó đi đường bộ th́ với cái quần ướt sũng, thế nào nó cũng bị người ta để ư. Nhưng dù sao tôi cũng không thể rời khỏi đây được trước khi có người đến thay tôi.
Vị bác sĩ lại cầm lấy cây đèn để khám lại tử thi một lần nữa. Ông bỗng hỏi:
- Cái vết này là cái ǵ đây. Nó có liên quan ǵ đến vụ án này không?
Cánh tay áo bên phải của người chết đă được kéo lên khuỷu tay, ở giữa cánh tay thấy nổi lên trên da h́nh màu nâu của một tam giác nằm trong một ṿng tṛn.
Bác sĩ Wu nói:
- "Đây không phải là một vết xâm. Tôi coi bộ như ngựi này đă bị đánh dấu bằng một cái khuôn nung đỏ, giống như người ta đánh dấu đàn gia súc vậy." Bác sĩ nói thêm: "Thế này là thế nào?"
- Tôi không hiểu được. Có điều là từ mười năm nay, tôi đă nhiều lần nh́n thấy cái dấu này trên tay ông Du-gia. - ông Bar nói.
- Tôi cũng thấy nhiều lần khi ông chủ xắn tay áo lên. - Anh đầu bếp nói
- Nếu như vậy th́ nó không có dính dáng ǵ đến vụ án mạng này rồi. Nhưng dù sao th́ nó cũng thật kỳ lạ. Trong vụ này không có cái ǵ là b́nh thường cả. Tôi cũng không hiểu bây giờ c̣n xảy ra những ǵ nữa đây - Viên thượng sĩ kết luận Anh đầu bếp vừa thốt kêu lên kinh ngạc và chỉ vào bàn tay duỗi thẳng của người chết, nói lắp bắp:
- Nó tháo mất chiếc nhẫn cưới của ông rồi.
- Cái ǵ?
- Ông chủ tôi đeo chiếc nhẫn bằng vàng ở bên trong một chiếc nhẫn khác có gắn một hạt ngọc, chiếc nhẫn có hạt ngọc c̣n đây nhưng chiếc nhẫn cưới th́ biến mất.
- Anh ấy nói đúng đấy. - Bar lên tiếng
- Ông vừa khai là chiếc nhẫn cưới đeo ở trong chiếc nhẫn có gắn ngọc., - Viên thượng sĩ hỏi lại.
- Thưa vâng.
- Thế th́ hung thủ đă tháo chiếc nhẫn có ngọc ra, rồi sau đó nó mới đoạt lấy chiếc nhẫn cưới, rồi lại đeo lại chiếc nhẫn có hạt ngọc vào tay người chết.
- Như vậy đó.
Viên thượng sĩ lắc đầu lia lịa:
- Chúng ta hăy báo cáo tất cả về Luân Đôn. Ông Maso là một tay cừ khôi. Chưa bao giờ có một vụ án nào làm ông phải lúng túng cả. C̣n về phần tôi, tôi xin thú nhận là vụ này vượt quá sức hiểu biết của tôi.

Tối Ṃ

Ông Maso trông có vẻ b́nh tĩnh và thoải mái. Ông mặc một bộ quần áo vải tuưt rộng thùng th́nh, chân đi ghệt. Trông ông giống như một ông chủ trại cỡ nhỏ, một người gác rừng đă về hưu, hơn là giống một người đại diện cơ quan cảnh sát h́nh sự cấp tỉnh.
Ông không ngừng nhắc đi nhắc lại:
- Đây là một vụ án làm đau đầu đây, thưa ông Dona. Tôi mong rằng chúng ta sẽ làm tốt được nhiều việc, trước khi bọn kư giả rúc mũi vào cuộc điều tra làm hỏng hết các dấu vết. Có nhiều chi tiết có lẽ sẽ làm ông vui ḷng., thưa ông Holmes. Cả đối với ông cũng thế, thưa ông bác sĩ Watson. Buồng của các ông đă được đăng kư trước ở khách sạn "Huy hiệu của Tây Thành". Thôi để bác khuân vác trông coi hành lư và xin mời các ông vui ḷng đi theo tôi.
Chỉ sau 10 phút là chúng tôi đă có pḥng ở và 10 phút sau nữa, chúng tôi đă ngồi cả trong pḥng khách của khách sạn. Ông Dona giở sổ tay ra ghi. C̣n Holmes th́ có dáng điệu của một nhà thực vật học vừa ngạc nhiên vừa ngắm nghiá một bông hoa. Sau khi nghe xong câu chuyện, anh ta reo lên:
- Tuyệt. Thật là tuyệt. Chưa có một vụ nào kỳ lạ như vụ này.
Ông Maso hớn hở:
- Vâng, tôi đă tŕnh bày với các ông tất cả những ǵ mà thượng sỹ Will báo cáo với tôi. Thượng sĩ đă nắm được hết mọi sự kiện.
Tôi đă có kiểm tra lại, suy nghĩ, và có bổ sung thêm chút ít.
- Thế ông có biết thêm điều ǵ mới nữa không? - Holmes hỏi.
- Trước hết, tôi xem xét chiếc búa, không t́m thấy một dấu vết ǵ của bạo lực cả.
Ông thanh tra Dona lưu ư:
- Trong nhiều vụ án mạng, nạn nhân bị đập bằng búa, mà trên chiếc búa có thấy dấu vết ǵ đâu.
- Đúng như vậy. Sau đó tôi xem xét đến khẩu súng. Súng được lắp đạn ghém, hai c̣ súng được buộc với nhau, chỉ cần bóp c̣ th́ cả hai viên đạn ở hai ṇng để nổ một lúc. Ṇng súng bị cưa ngắn đi, như vậy có thể dễ dàng mang nó theo dưới một áo khoác.
Toàn bộ tên của nhà sản xuất th́ không thấy có, nhưng trên những đường góc giữa hai ṇng súng thấy c̣n lại chữ "PEN", các chữ khác th́ bị cưa đi mất rồi.
Holmes hỏi luôn.
- Một chữ P hoa có vẽ hoa lá bên trên, và một chữ E, một chữ N nhỏ hơn có phải không ạ?
- Đúng đấy ạ.
- Hăng sản xuất súng Mỹ tên là "Pennsyl-vania Small arm Company"
Ông Maso nh́n Holmes với cặp mắt của một ông thầy thuốc nông thôn nh́n một đại chuyên gia trong ngành y tế.
- Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, đúng là một khẩu súng Mỹ rồi. Tôi có đọc đâu đấy rằng súng săn cưa ṇng, chính là một loại vũ khí thường dùng trong một số vùng nào đó ở bên Mỹ. Như vậy có rất nhiều khả năng là cái tên đă lọt vào trong lâu đài và đă giết ông chỉ nhà là ngướ Mỹ.
Ông Dona gật gù:
- Ông đi mau quá đấy, tôi chưa có chứng cớ ǵ để tin rằng có một kẻ lạ mặt đă lọt vào trong này.
- Cửa sổ mở toang, vết máu trên thành cửa, mẩu b́a cứng, vết giày ở góc nhà, khẩu súng...
- Mấy thứ đó chẳng có cái ǵ mà không bố trí trước được? Ông Du-gia vốn là một người Mỹ, ông Bar cũng thế, vậy th́ đâu nhất thiết phải đưa một người Mỹ khác từ ngoài lọt vào để giải thích những chi tiết Mỹ đó.
- Am, người đầu bếp...
- Anh ta có đáng tin cậy không?
- Anh ta đă ở với gia đ́nh Du-gia từ 5 năm nay. Anh ta chưa hề trông thấy khẩu súng này trong nhà.
- Khẩu súng này không phải là thứ đem trưng bày cho mọi người thấy. Chính v́ thế người ta mới đem cưa ṇng của nó đi. Nó có thể đem cất giấu vào bất cứ một cái hộp nào. Làm sao anh Am lại có thể đoán chắc được rằng trong nhà không có một khẩu súng loại này.
- Nhưng dù sao th́ tôi cũng chưa trông thấy nó bao giờ.
Dona vẫn lắc đầu không chịu:
- Tôi vẫn chưa tin là có một người lạ mặt vào đây. Tôi xin các ông hăy thử suy nghĩ xem hậu quả sẽ như thế nào khi giả thiết rằng khẩu súng này là do một người từ bên ngoài mang vào và người này đă hành động như các ông vừa nói.
Holmes lấy cái giọng rất "chánh án" chỉ Dona, nói:
- Ông Dona, toà nghe lời khai của ông.
- Hung thủ không phải là một tên ăn trộm tầm thường. Chuyện chiếc nhẫn và mẩu b́a cứng đă chứng tỏ rằng đây là một vụ giết người có âm mưu, v́ một lư do cá nhân nào đó mà ta chưa rơ.
- "Vậy hung thủ đă lẩn vào trong nhà với ư định gây ra một vụ án". Maso nói. "Hắn biết sẽ gặp khó khăn khi muốn thoát ra v́ lâu đài được bao bọc bởi một đường hào đầy nước. Vậy th́ hắn sẽ chọn thứ vũ khí ǵ? Chắc các vị sẽ trả lời tôi: Một vũ khí thầm lặng. Dùng vũ khí đó, th́ sau khi gây ra án mạng, hắn có thể hy vọng chui nhanh qua cửa sổ, lội qua con hào rồi b́nh tĩnh chạy trốn. Như vậy, th́ tôi có thể chấp nhận được, C̣n nói hắn chọn một khẩu súng, trong khi hắn biết tiếng nổ sẽ làm cho mọi người trong nhà đổ xô đến và hắn sẽ bị phát hiện trưóc khi lội qua con hào. Liệu luận cứ này có lư không, thưa ông Holmes".
Anh bạn tôi suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Tất nhiên là ông đă tŕnh bày sự việc một cách không thể căi được. Nhưng mà phải có chứng minh. Tôi xin phép được hỏi ông Maso, không biết ông có xem xét ngay bờ bên kia của đường hào để t́m dấu vết của một người từ dưới nưóc lội lên không?
- ở đó không có một dấu vết nào. Bờ bên kia xây bằng đá, thành ra cũng khó thấy.
- Không có một cái vết, không có một dấu in nào, không có ǵ cả hay sao?
- Tuyệt đối không.
- A, thế nếu bây giờ tất cả chúng ta cùng đi ngay ra đấy xem lại.
- Tôi cũng định đề nghị như vậy. Nhưng có lẽ tốt hơn cả, tôi thông báo hết mọi chuyện để ông nắm trước khi ra đấy.
Maso nh́n Holmes, không tin tưởng ǵ lắm.
Ông thanh tra Dona nói:
- Tôi đă có làm việc với ông Holmes và ông đă chịu vào cuộc với chúng ta rồi.
Holmes cười tủm tỉm:
- Tôi vào cuộc nhưng với quan niệm riêng của tôi về cách chơi. Tôi có chú ư đến một vụ nào cũng cốt là để giúp đỡ công lư và công việc của cảnh sát mà thôi. Nếu tôi có đứng ngoài cơ quan cảnh sát th́ cũng chỉ v́ cơ quan này gạt tôi ra ngoài. Nói rơ như thế rồi, tôi đ̣i hỏi quyền được làm việc theo những phương pháp riêng và khi nào thấy có thể được, tôi sẽ xin thông báo với ông những kết quả toàn bộ làm một lần, chứ không phải từng phần một.
Ông Maso nói:
- Chúng tôi rất hân hạnh về sự có mặt của ông, bác sĩ Watson, chúng tôi hy vọng rằng sau này chúng tôi sẽ được ông dành cho một chỗ trong những tác phẩm của ông.
Chúng tôi đi xuôi xuống một con đường làng giữa hai hàng cây dương đă hớt ngọn. ở phía dưới hai cây cột bằng đá phủ rêu c̣n dấu vết của con sư tử đá ngày xưa. Sau một khúc quẹo gấp cuối cùng, chúng tôi trông thấy toà nhà cổ thấp xây bằng gạch cũ. Toà lâu đài đă qua ba thế kỷ, chứng kiến biết bao sự ra đời, bao lần đi xa trở về tổ ấm, bao nhiêu cuộc khiêu vũ, bao nhiêu cuộc hẹn ḥ. Nay những bức tường cổ kính này lại phải chứng kiến một tấn thảm kịch thương tâm.
Maso chỉ cho chúng tôi:
- Đó, cửa sổ đó. Cái cửa ở ngay bên phải sát cây cầu rút. Nó được mở toang ra đúng như trong đêm hôm qua.
- Nó hẹp quá, làm sao một người chui qua được.
- Tên hung thủ chắc không mập lắm. Ông và tôi, chúng ta đều chui qua được một cách dễ dàng.
Holmes đi tới con hào, xem xét băi cỏ cùng bờ đá. Maso nhắc lại:
- Tôi đă xem kĩ lắm rồi, không có bất cứ một dấu vết ǵ chứng tỏ có một người từ dưới nước đi lên.
- Ở đây cứ luôn đục bùn thế này?
- Thường th́ nước có màu này. Gịng nước sông đưa phù sa vào.
- Nó sâu bao nhiêu.
- Ở gần bờ th́ khoảng 60 phân, c̣n giữa th́ một thước.
- Như vậy chúng ta có thể loại bỏ giả thiết là hắn bị chết đuối khi lội qua hào.
- Trẻ con cũng không chết đuối.
Chúng tôi bước qua chiếc cầu rút và một nhân vật xương xẩu ra mở cửa cho chúng tôi: Đó là Am. Anh chàng vẫn c̣n run rẩy.
Thượng sĩ ngồi cạnh trong căn pḥng xảy ra án mạng.
Ông bác sĩ Wu đă về.
Ông Maso hỏi:
- Có ǵ mới không, thượng sĩ Will?
- Thưa ông, không có ǵ.
- Thế th́ anh có thể về nhà. Khi nào cần anh, sẽ báo sau. Anh bảo anh đầu bếp hăy đi báo cho ông Bar, bà Du-gia và bà hầu pḥng rằng chúng tôi cần gặp họ. Bây giờ, tôi xin tŕnh bày quan điểm riêng của tôi, sau đó các ông sẽ nói lên quan điểm của các ông...
Cái ông cảnh sát ở tỉnh nhỏ này coi bộ mới đàng hoàng làm sao. Ông ta nắm rất vững mọi sự kiện và có một bộ óc sáng suốt, lạnh lùng, nhất định ông ta sẽ tiến rất xa về nghề nghiệp. Holmes nghe ông ta nói một cách chăm chú.
-... Đây là một vụ tự sát? Hay là một vụ ám sát? Nếu đây là một vụ tự sát th́ chúng ta phải tin rằng người nay bắt đầu tháo chiếc nhẫn cưới của ḿnh ra, đem giấu đi./ Rồi người đó đi xuống đây, đặt đôi giày có dính bùn vào đằng sau bức rèm cửa để làm cho người ta tưởng là có ai đứng đợi ở đó, sau đó mở toang cửa sổ ra, bôi máu lên thành...
Ông Dona cắt ngang:
- Chúng ta có thể gạt bỏ giả thiết này.
- Vậy th́ đă xảy ra một án mạng. Chúng ta phải t́m xem hung thủ là người trong nhà hay từ ngoài vào.
- Chúng tôi xin nghe lập luận của ông.
- Trong cả hai trường hợp đó, chúng ta đều vấp phải những khó khăn to lớn. Nhưng không thể có một giả thiết thứ ba. Chỉ một trong hai giả thiết đó thôi. Trước hết chúng ta hăy giả thiết: hung thủ là người ở ngay trong lâu đài này. Chúng đă hạ ông Du-gia trong một thời điểm mà tất cả mọi sự đều yên tĩnh, nhưng chưa ai ngủ cả.
Mặt khác, chúng đă gây án mạng bằng một vũ khí lạ nhất và ầm ĩ nhất, để sau đó mọi người đều biết. Một vũ khí mà trước đó, chưa ai nh́n thấy ở trong nhà. Như vậy thật cũng khó tin quá.
- Vâng khó tin thật.
- Tất cả mọi lời khai đều khớp với sự kiện này. Sau khi báo động, chỉ chưa đầy một phút, th́ mọi người đă có mặt ở hiện trường. Như vậy th́ liệu các ông có tin được rằng trong một khoảng thời gian rất ngắn mà hung thủ đă làm rất nhiều việc: in các dấu chân trong góc nhà, mở cửa sổ, làm vấy máu lên thành cửa, rút chiếc nhẫn cưới ra rồi lại gắn vào....
Holmes tán thành:
- Ông đặt vấn đề một cách rất rơ ràng.Tôi ngả theo quan điểm của ông.
- Như vậy, chúng ta bắt buộc phải trở lại giả thiết do một người ở ngoài gây ra. Tên sát nhân đă lọt vào nhà trong khoảng thời gian từ 4 giờ rưỡi đến 6 giờ chiều. Hôm đó có tiếp khách, cửa mở rộng, nên không có ǵ ngăn được nó. Cũng có thể nó chỉ là một tên ăn trộm tầm thường thôi. Cũng có thể nó là một người có hận thù riêng ǵ với ông Du-gia. Nó đă chui vào căn pḥng này và đă trốn ở đằng sau bức rèm cửa. Nó đứng ở đó đến quá 11 giờ đêm. Vào giờ này ông Du-gia bước vào pḥng. Cuộc đối thoại với tên sát nhân rất ngắn ngủi, v́ bà Du-gia khai rằng chồng bà mới đi xuống chừng vài phút thôi là bà đă nghe thấy tiếng súng.
- Cây nến cũng phù hợp với điều đó. - Holmes nói.
- Đồng ư. Cây nến c̣n mới, chỉ cháy khoảng 1 phân rưỡi, chắc ông ta đă đặt nó lên bản trước khi bị tấn công; nếu không, nó đă rơi xuống đất khi ông ta ngă. Điều này cũng chứng tỏ là ông ta không bị tấn công ngay khi vừa bước vào pḥng.
- Tất cả đều rơ ràng.
- Bây giờ chúng ta có thể h́nh dung lại diễn biến của vụ án.: Ông Du-gia bước vào pḥng, đặt cây nến lên bàn. Một người từ sau bức rèm hiện ra. Hắn có mang cây súng. Hắn đ̣i chiếc nhẫn cưới. Ông Du-gia đưa nhẫn cho hắn. Thế là hắn bắn ông Du-gia v́ ông này đă vớ được cái búa để trên thảm. Hắn bỏ rơi khẩu súng xuống, và cả mẩu b́a cứng có mang chữ "TLV 341". Rồi hắn chạy trốn qua cửa sổ và lội qua hào giữa lúc ông Bar phát hiện ra vụ án mạng. Ông nghĩ thế nào ông Holmes?
- Rất hay, nhưng chưa thuyết phục được người nghe.
Ông Dona kêu lên:
- Ông bạn thân mến, tôi sẽ chứng minh cho ông thấy là nó sẽ hành động theo một cách khác. Tại sao nó dám dùng một khẩu súng sau khi nó biết rằng muốn thoát ra th́ phải dùng một vũ khí thầm lặng. Nào, ông Holmes bây giờ xin ông cho biết ư kiến.
Holmes hết liếc mắt từ phải qua trái rồi từ trái sang phải. Anh đứng dậy, đến quỳ bên xác chết.
- Tôi muốn có thêm một vài sự kiện bổ xung, trước khi đi vào một giả thiết, thưa ông Dona. Những vết thương này thật là khủng khiếp. Chúng ta có thể cho anh đầu bếp vào đây một lát được không, các ông... Anh Am, tôi chắc rằng anh đă được nh́n thấy nhiều lần cái h́nh rất ḱ lạ này, một tam giác trong một đường tṛn, áp bằng sắt nung đỏ lên cẳng tay của ông Du-gia phải không?
- Vâng, thưa ông, nhiều lần ạ.
- Anh có bao giờ nghe thấy một lời nói nào có thể giải thích được ư nghĩa của cái dấu ấy không?
- Thưa ông, không.
- Chắc lúc mới áp vào phải đau đớn lắm đấ., Rơ ràng là một vết bỏng. Này anh Am, bây giờ tôi trông thấy một miếng băng dính ở dưới cằm ông Du-gia. Anh có nhận thấy không?
- Thưa ông có ạ. Sáng hôm qua, ông ấy đă bị đứt khi cạo mặt.
- Ông ấy có hay bị đứt như vậy khi cạo mặt không?
- Thưa ông, hầu như không.
- Rất hay. Tất nhiên đây chỉ là một sự ngẫu nhiên thôi. Nếu không, nó chứng tỏ ông ta đang lo lắng về một mối nguy hiểm nào đó. Anh Am, ngày hôm qua anh có nhận thấy có một cái ǵ đó khác thường trong sinh hoạt của ông chủ không?
- Ông chủ tôi có hơi bồn chồn và cáu gắt.
- À, thế th́. H́nh như chúng ta đă tiến thêm được vài bước. Ông Dona, ông có muốn đích thân hỏi thêm ǵ nữa không?
- Không, xin nhường cho những người cao minh hơn.
- Vậy th́ chúng ta quay sang mẩu b́a "TVL 341". Đây là một loại b́a "TLV 341". Đây là một loại b́a tồi, ở trong nhà có thứ b́a nào giống thế này không?
- Thưa ông, không ạ.
Holmes đi lại bên bàn giấy, lấy mỗi lọ mực, đổ vài giọt lên giấy thấm.
- Những chữ này không phải viết ở đây rồi. Viết bằng mực đen, c̣n mực ở đây màu đỏ gạch, vả lại viết bằng một ngó bút to nét, c̣n những ng̣i bút ở đây đều nhỏ nét cả.
- Không, những chữ này đă được viết ở nơi khác rồi. Anh Am, anh có cho rằng những chữ này có ư nghĩa ǵ không?
- Thưa ông, tôi không biết.
- Ông nghĩ thế nào, ông Dona?
- Nó làm tôi nghĩ đến một hội kín. Cái dấu ở trên cánh tay kia cũng thế.
- Tôi cũng nghĩ như vậy. - Ông Maso lên tiếng.
- Chúng ta chọn giả thiết đó. Một thành viên của một hội kín lọt vào trong lâu đài, chờ ông Du-gia và bắn vỡ sọ ông ta, rồi trốn ra bằng đường hào, sau khi đă vứt lại bên cạnh nạn nhân một mẩu b́a cứng có ghi những chữ mà khi báo chí đăng lên sẽ báo tin cho các thành viên khác của hội biết rằng việc trả thù đă hoàn thành. Tất cả mọi cái đều khớp.
- Nhưng tại sao lại dùng súng, mà không dùng bất cứ vũ khí nào khác?
- Đúng thế.
- Và tại sao chiếc nhẫn cưới lại biến mất?
- Đồng ư.
- Tại sao người ta lại chưa bắt được người nào? Bây giờ là 14 giờ rồi, tôi chắc rằng từ rạng đông đến giờ tất cả cảnh sát đang truy lùng một người lạ mặc quần áo ướt và lấm bùn.
- Vâng, ông không nhầm, ông Holmes ạ.
- Nếu hắn không có một nơi ẩn nấp ở gần đây, và nếu hắn không thay được quần áo, th́ cảnh sát không để lọt lưới. ấy vậy mà cho đến giờ này, hắn đă lọt lưới thật....
Holmes đi lại phía cửa sổ, và rút chiếc kính lúp ra, xem xét vết máu trên thành cửa.
- Đúng là vết in của một bàn chân. To hơn b́nh thường. Phải nói là giống như một bàn chân phẳng. Một điều ḱ lạ khác nữa: Cái vết chân dính bùn ở góc nhà kia lại có vẻ b́nh thường hơn vết này. Nói cho ngay ra, th́ tất cả đều mờ nhạt không rơ ràng. C̣n cái ǵ ở dưới gầm chiếc bàn con thế kia?
- Những qủa tạ của ông Du-gia. - Am đáp.
- Chỉ thấy có một quả thôi, C̣n quả kia đâu?
- Thưa ông, tôi không biết. Có thể là chỉ có một quả thôi, Đă hàng tháng nay tôi không nh́n xuống đó.
Holmes nói một cách trầm ngâm:
- Một quả tạ....
Một tiếng gơ cửa đă ngắt lời anh. Một người đàn ông cao lớn, mặt cạo râu nhẵn nhụi, da rám nắng, trông thông minh, lanh lẹ bước vào. Đó là Bar. Đôi mắt quen ra lệnh của ông ta đảo nh́n chúng tôi một lượt.
- Tôi xin lỗi đă làm gián đoạn cuộc họp, nhưng tôi muốn báo các ông một tin cuối cùng,
- Đă bắt được rồi ư?
- Chưa. Nhưng người ta đă t́m thấy chiếc xe đạp, hung thủ đă bỏ nó lại. Chỉ cách cửa ngoài không đầy một trăm thước thôi. Mấy gia nhân cùng những người hiếu ḱ đang ngắm nghiá một chiếc xe đạp mà người ta vừa lôi ở trong một bụi cây ra. Cái túi sau yên xe đựng một chiếc cờ lê và một lọ dầu nhớt, nhưng không có một chỉ dẫn nào về người chủ của nó. ông thanh tra thở dài, nói:
- Công việc sẽ đơn giản biết bao nếu xe này có mang biển số. Nhưng chúng ta sẽ biết được ngay chủ nó mang xe từ đâu đến.
Nhưng mà, tại sao hắn lại vứt bỏ chiếc xe đạp? Làm thế, hắn không đi xa được. Ông Holmes này, h́nh như chúng ta chưa có được một tia sáng nào.
- Chính tôi cũng đang tự hỏi như vậy. - Holmes đáp.

Những Nhân Vật Của Tấn Thảm Kịch

Khi chúng tôi bước ra khỏi pḥng, ông Maso c̣n hỏi lại:
- Các ông đă xem kỹ căn pḥng này chưa?
- Hiện nay th́ đủ rồi. - ông thanh tra đáp.
Holmes cũng gật đầu đồng ư.
- Bây giờ th́ chắc các ông muốn nghe lời khai của một vài người ở trong lâu đài này. Anh Am, chúng tôi sẽ làm việc ở trong pḥng ăn. Trước hết, anh hăy cho chúng tôi nghe tất cả những ǵ mà anh biết.
Câu chuyện của anh đầu bếp kể lại đă thuyết phục được người nghe. Anh ta đă được nhận vào làm 5 năm trước đây, khi ông Du-gia vừa đến ở Birlstone. Ông Du-gia là một người có của và đàng hoàng, đă từng làm giầu trước đây ở bên Mỹ, ông tỏ ra là một ông chủ tốt và hào phóng, ông Du-gia ra lệnh mỗi buổi chiều phải kéo cây cầu lên là để nối tiếp lại một phong tục cũ của toà lâu đài cổ này. Ông rất ít khi đi Luân Đôn, và cũng ít khi rời khỏi làng. Nhưng một ngày, trước hôm xảy ra án mạng, ông đi lên Tunbridge Wells để mua sắm một ít đồ vật. Ngày hôm sau, chính Am nhận xét thấy ông Du-gia có vẻ hơi nóng nảy, cáu gắt và điều này thật là khác thường. Lúc xảy ra án mạng, Am đang ở trong bếp, đang cất dọn các đồ chén bát. Chính lúc đó anh nghe tiếng kéo chuông thật mạnh, nhưng không nghe thấy tiếng súng nổ v́ từ bếp lên đến căn pḥng ấy c̣n phải qua một dăy hành lang dài và mấy lớp cửa đóng. Tiếng chuông quá mạnh cũng làm cho bà hầu pḥng phải chạy ra, và hai người cùng chạy lên nhà trên. Khi đến chân cầu thang, th́ bà Du-gia ở trên lầu đang đi xuống. Không, bà ta không có dáng vội vàng. Và Am có cảm giác là bà ta không bối rối. Khi bà Du-gia xuống đến bậc cầu thang cuối cùng, th́ ông Bar từ trong pḥng chạy ra, ngăn bà lại và xin bà trở lên. Ông ấy kêu lên:
- Chị hăy trở lên pḥng ngay đi. ảnh đă chết rồi. Chị lên đi.
Ông Bar phải nói măi bà Du-gia mới chịu lên pḥng. Bà không khóc. Bà không làm ồn ào. Bà hầu pḥng A-len đă d́u bà lên và ở trong pḥng với bà. Am và ông Bar lúc đó mới đi vào trong căn pḥng. Bấy giờ ngọn nến khôngcháy, mà cây đèn lại cháy. Cả hai người nh́n qua cửa sổ, nhưng đêm tối đen như mực, và không nghe thấy ǵ cả. Họ đổ xô ra buồng ngoài và Am đă hạ cây cầu rút xuống để ông Bar đi báo cảnh sát.
Lời khai của bà hầu pḥng A-len cũng khớp với lời khai của Am. Buồng riêng của bà hầu pḥng ở gần phía nhà trên hơn là chỗ bếp của Am. Bà đang đi ngủ, th́ nghe tiếng chuông kéo thật mạnh. Bà có hơi nặng tai. Không biết có phải v́ thế mà bà không nghe thấy tiếng súng chăng? Khi ông Am chạy lên nhà trên, th́ bà cũng chạy theo ông ta. Bà có trong thấy ông Bar mặt bối rối từ trong pḥng đi ra.Ông ta chạy đến trước mặt bà Du-gia lúc đó ở trên cầu thang đi xuống. Ông ta năn nỉ mời bà Du-gia đi lên, và bà ta có trả lời lại điều ǵ đó mà bà A-len nghe không rơ. Ông Bar ra lệnh cho bà:
- Bà đưa bà chủ lên lầu đi. Và ở luôn đó với bà chủ.
Bà đưa bà chủ lên lầu về pḥng và cố khuyên bà chủ b́nh tĩnh lại. Bà Du-gia, chân tay run bắn, nhưng cũng không muốn đi xuống nữa. Bà mặc chiếc áo khoác, ngồi vào bên ḷ sưởi, hai tay ôm lấy đầu. Bà A-len đă ở lại đó cả đêm với bà.
C̣n các gia nhân khác, th́ họ đều đi ngủ cả, và chỉ được báo động trước lúc cảnh sát đến một chút thôi.
Đến lượt ông Bar. Về những sự kiện xảy ra đêm hôm qua, ông cũng khai y như đă khai với thượng sĩ Will. Riêng ông, ông tin rằng tên sát nhân đă trốn qua cửa sổ. Theo ông th́ vết máu ở trên thành cửa sổ không cho phép người ta nhgi ngờ điều đó. Nhưng ông ta không hiểu v́ sao hung thủ lại có thể biến đi được, hoặc tại sao nó lại không chịu trốn bằng xe đạp, nếu chiếc xe ấy là của nó.
Về vụ án mạng này, ông có thể có một quan điểm rất rơ ràng. Ông Du-gia là người ái Nhĩ Lan di cư sang Mỹ từ thời c̣n thanh niên, đă làm ăn phát đạt và Bar đă quen biết ông ta ở Cali. Hai người chung vốn khai thác một cái mỏ, kết quả hết sức tốt đẹp. Đột nhiên Du-gia bán lại phần của ông ta và trở về Anh. Lúc đó Bar vừa goá vợ. ít lâu sau, Bar chuyển hết tài sản ra thành tiền mặt rồi về Luân Đôn, v́ thế hai người lại nối lại t́nh bạn cũ. Du-gia làm cho Bar có cảm giác rằng có một mối nguy hiểm nào đó đang treo trên đầu ḿnh, và Bar vẫn nghĩ rằng việc Du-gia đột ngột rời bỏ Cali là có liên quan đến mối nguy hiểm đó. Bar tưởng tượng một hội kín nào đó, có mối thù không đội trời chung với Du-gia. Chính một vài câu nói của Du-gia đă làm nẩy nở ư nghĩ này trong đầu Bar, chứ bản thân Bar th́ chưa bao giờ hỏi ǵ về cái hội kín này. Bar đoán rằng những chữ viết trên mẩu b́a cứng là có liên quan đến hội kín.
Ông thanh tra Dona hỏi:
- Ông đă sống với ông Du-gia trong bao lâu ở Cali?
- Khoảng 5 năm.
- Lúc đó Du-gia sống độc thân?
- Goá vợ.
- Bà vợ thứ nhất của Du-gia là người nước nào?
- Thuỵ Điển. Tôi có thấy ảnh của bà ta. Đó là một phụ nữ rất đẹp, chết trước khi chúng tôi quen nhau một năm.
- Liệu ông có thể xác định được quá khứ của bà ta ở một vùng nào cụ thẻ bên Mỹ không?
- Du-gia có nói với tôi là ở Chicago. Ông ta biết rất rơ thành phố này và đă làm việc ở đó, Ông ta cũng có nói với tôi về những vùng mỏ khai thác than và sắt.
- Ông Du-gia có làm chính trị không? Cái hội kín này có mục đích chính trị không?
- Không. Ông ấy không bao giờ để ư đến chính trị.
- Ông có nghĩ rằng đây là một cái hội phạm pháp không?
- Tuyệt đối không. Tôi chưa thấy một người nào lại thẳng thắn và dứt khoát như ông Du-gia.
- Ông có thể cho chúng tôi biết những chi tiết ǵ đặc biệt về cuộc đời của Du-gia ở Cali được không?
- Lúc đó ông ta sống ru rú trong khu mỏ và chỉ đi đến những nơi đông người khi nào đặc biệt lắm mà thôi. Khi ông ta đột ngột bỏ về Châu Âu, th́ một tuần lễ sau có sáu người đến t́m ông ta.
- Loại người như thế nào?
- Những người trông có vẻ bất trị lắm. Họ kéo nhau đên khu mỏ và muốn biết Du-gia đang ở đâu. Tôi nói là ông ta đă trở về Châu Âu và tôi không biết địa chỉ.
- Họ là người Mỹ? Người Cali?
- Cali th́ tôi không biết. Nhưng người Mỹ th́ chắc chắn rồi, không phải là dân thợ mỏ.
- Cách đây có đến sáu năm không?
- Gần bẩy năm.
- Thế mà hai ông đă sống với nhau 5 năm ở Cali. Vậy th́ cái vụ hội kín này phải cách đây ít nhất đến 11 năm.
- Đúng thế.
- Một mối thù dai dẳng.
- Tôi nghĩ rằng mối thù này lúc nào cũng lởn vởn trong đầu ông ta.
- Khi một người cảm thấy ḿnh bị đe doạ, th́ người đó phải nhờ cảnh sát bảo vệ chứ?
- Có thể đây là một mối nguy hiểm mà các cơ quan cảnh sát không làm ǵ được cũng nên, Nhưng có một điều này các ông cần phải biết: ông Du-gia không khi nào đi ra ngoài lại không mang vũ khí. Nhưng hôm qua ông ấy lại mặc chiếc áo khoác ở nhà, và để súng ở trong buồng. Có lẽ v́ thấy chiếc cầu rút đă kéo lên, nên ông ta cho thế là an toàn chăng?
Ông Dona hỏi thêm:
- Ông Du-gia đă rời Cali đă sáu năm rồi. Đến năm sau th́ ông cũng bỏ đi nốt phải không?
- Vâng, đúng thế.
- Ông ta lấy vợ khác từ năm năm nay. Vậy th́ ông trở về Anh vào lúc ông ta cưới vợ chứ?
- Một tháng trước ngày cưới. Tôi là người làm chứng của ông ta.
- Thế ông có quen biết bà Du-gia trước khi cưới không?
- Không. Tôi đă rời khỏi nước Anh từ mười năm rồi.
- Nhưng từ đó đến nay ông đă gặp bà ta nhiều lần rồi chứ?
Bar nh́n ông thanh tra một cách hết sức nghiêm trang:
- Tôi đă gặp ông ta nhiều lần, từ ngày cưới đến giờ. C̣n nếu tôi có gặp bà ta đi nữa th́ bới v́ không thể ở trong nhà một người mà lại không biết đến vợ người đó. Nếu ông tưởng tượng rằng có một mối liên quan nào đó....
- Tôi chẳng tưởng tượng ǵ cả. Tôi có nhiệm vụ phải t́m tất cả những ǵ có thể liên quan đến vụ án. Nhưng tôi không muốn làm mất ḷng ai.
Bar đáp lại một cách khô khốc:
- Có những cái t́m kiếm làm mất ḷng người khác đấy, ông thanh tra à.
- Chúng tôi chỉ muốn có các sự kiện. Nếu những sự việc này được tŕnh bày ra đây một cách sáng tỏ, th́ điều này chỉ có lợi cho ông, cho mọi người. Ông Du-gia có hoàn toàn tán thành t́nh bạn của ông đối với với vợ ông ta không?
Bar tái mặt, hai bàn tay nắm chặt vào nhau, nói to tiếng:
- Ông không có quyền hỏi tôi những câu như vậy. Việc này có liên quan ǵ đến vụ án mà ông đang điều tra?
- Tôi có phải nhắc lại câu hỏi này không, thưa ông?
- Ông cứ nhắc lại, c̣n tôi, tôi không trả lời.
- Ông có thể không trả lời, nhưng ông phải biết chính cái việc từ chối đă là một câu trả lời rồi. Bởi v́ ông sẽ chịu trả lời nếu ông không có điều ǵ dấu diếm.
Bar ngồi im lặng một lát, nét mặt căng thẳng. Rồi ông ta trở lại thư thái hơn, nh́n chúng tôi mỉm cười:
- Thôi được, tôi thấy thật ra các ông cũng chỉ làm nhiệm vụ của ḿnh thôi. Tôi muốn nói với các ông rằng Du-gia có một tính xấu là hay ghen. Ông ta rất quí mến tôi, Và ông ta cũng quí vợ ông ta lắm. Mỗi lần tôi đến đây, ông ta đều rất vui ḷng. Lâu tôi không đến chơi là ông liền cho người đi gọi. Tuy vậy, khi ông thấy vợ ông và tôi ngồi nói chuyện với nhau th́ ông ta nổi nóng đến mức nói tôi chẳng ra ǵ nữa. Đă nhiều lần tôi thề rằng sẽ không đặt chân đến đây nữa. Nhưng khi tôi hờn dỗi th́ ông ấy lại viết cho tôi những bức thư rất dễ thương làm tôi không thể giận lâu hơn được nữa. Và sau đây là lời nói cương quyết của tôi: Không có một người phụ nữ nào lại yêu chồng và chung thuỷ như bà Du-gia.
Ông thanh tra Dona hỏi:
- Ông có biết chiếc nhẫn cưới của nạn nhân đă bị rút ra khỏi ngón tay của người ấy không?
- H́nh như thế.
- Tại sao ông lại nói là "h́nh như thế". Ông biết rơ đây là một việc có thật kia mà.
Bar có vẻ lúng túng:
- Khi tôi nói "h́nh như thế" là tôi muốn nói rằng cũng có thể chính nạn nhân đă tự ḿnh rút chiếc nhẫn đó ra.
- Việc chiếc nhẫn cưới biến mất, đă gợi ư cho mọi người thấy rằng có một mối liên quan nào đó giữa đám cưới của ông Du-gia và vụ án này. Có phải không ông?
Bar nhún vai trả lời:
- Tôi sẽ không đi t́m xem nó gợi ư cái ǵ, nhưng nếu ông muốn ám chỉ rằng việc đó làm tổn thương đến danh dự bà Du-gia th́.....
Hai mắt ông ta long lanh sáng quắc, và ông ta phải dùng tất cả nghị lực để ḱm hăm xúc cảm.
-.... Th́ ông đă đi lầm đường rồi đấy, Có thế thôi.
Ông thanh tra Dona lạnh nhạt nói:
- Tạm thời bây ǵ tôi không có ǵ hỏi thêm ông nữa...
Holmes vội bác ngay:
- Xin ông một chi tiết nhỏ, thưa ông Bar. Khi ông bước vào trong pḥng, th́ chỉ có một ngọn nến thắp để trên bàn, có phải hông?
- Vâng.
- Chính nhờ ánh sáng của ngọn nến đó mà ông đă trông thấy là có một việc khủng khiếp vừa xảy ra,phải không?
- Đúng thế.
- Ông đă tức khắc kéo chuông ngay để báo động.
- Vâng.
- Và mọi người đă đổ ngay đến đấy chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn, Có phải không?
- Chỉ sau không đầy một phút.
- ấy thế mà khi mọi người vào đây lại thấy ngọn nến được tắt đi và ngọn đèn đă được thắp lên, như vậy có lạ lùng không ông?
Một lần nữa, Bar lại tỏ ra hơi lúng túng. Ông ta im lặng một lát rồi mới trả lời:
- Thưa ông tôi không thấy có ǵ lạ lùng. Ngọn nến chiếu ánh sáng lu mờ quá. ư nghĩ đầu tiên của tôi là phải có một ánh sáng tốt hơn. Cái đèn lúc đó để trên bàn, tôi đă thắp nó lên.
- Và ông đă tắt ngọn nến đi.
- Vâng.
Holmes không hỏi thêm, và Bar - sau một cái nh́n thách thức về phía mỗi người chúng tôi, đă rời căn pḥng đi ra.
Dona viết một mảnh giấy nhỏ báo cho bà Du-gia biết là ông sẽ lên gặp bà, nhưng bà đă trả lời là bà sẽ xuống.
Đó là một phụ nữ khoảng 30 tuổi, cao lớn, rất đẹp, dáng điệu chín chắn, và hết sức tự chủ, khác hẳn với h́nh ảnh một người bi thảm và ră rời mà tôi h́nh dung ra trong đầu. Bà lần lượt nh́n chúng tôi, với một biểu hiện ḍ hỏi. Rồi đôi mắt ḍ hỏi đó, nhường chỗ cho một câu hỏi đột ngột:
- Các ông đă t́m ra ǵ chưa?
Trong giọng nói của bà chứa đựng sự sợ sệt nhiều hơn là niềm hy vọng.
- Thưa bà, chúng tôi đă làm những việc cần làm. Xin bà cứ yên tâm. - Dona trả lời.
- Xin các ông đừng ngại tốn kém tiền bạc. - bà Du-gia nói, giọng thều thào.
- Không biết bà có đem lại cho chúng tôi một chút ít ánh sáng nào không?
- Thưa, tôi sẵn sàng làm tất cả những ǵ mà các ông cần.
- Ông Bar cho biết rằng bà không bước chân vào căn pḥng xảy ra án mạng.
- Vâng. Ông ta đă bắt tôi phải đi lên và trở về pḥng riêng.
- Bà nghe tiếng súng nổ, và bà đă tức khắc xuống ngay?
- Tôi mặc áo khoác ngoài và tôi chạy xuống.
- Từ lúc bà nghe tiếng nổ đến lúc ông Bar ngăn bà lại, mất khoảng bao nhiêu.
- Có lẽ độ hai phút. Trong những lúc như vậy thật khó tính được thời gian.
- Bà có thể dự tính được khoảng thời gian từ lúc chồng bà đi xuống nhà đến lúc bà nghe tiếng súng nổ không?
- Thưa ông, chồng tôi đi từ buồng tắm ra nên tôi không nghe thấy tiếng anh ấy đi xuống.
- Bà đă quen ông ấy ở Anh có phải không?
- Thưa vâng, đă 5 năm rồi.
- Bà có bao giờ nghe thấy ông ấy nói về một chuyện ǵ xảy ra ở bên Mỹ và dự cảm về một mối nguy hiểm nào không?
Bà Du-gia suy nghĩ lung lắm trước khi trả lời. Măi một lúc sau bà mới nói:
- Thưa có. Tôi vẫn có linh tính là có một sự nguy hiểm đe doạ chồng tôi. Anh không chịu bàn luận ǵ với tôi về việc này cả, v́ anh ấy chủ tâm tránh cho tôi mọi sự sợ hăi.
- Vậy làm sao bà lại biết được?
Nét mặt bà Du- gia hồng tươi hẳn lên trong một nụ cười:
- Tôi biết được bí mật này là nhờ vào nhiều dấu hiệu: v́ anh ấy không chịu nói ǵ với tôi về một vài quăng đời của anh khi c̣n ở bên Mỹ. V́ tôi thấy anh ấy có những biện pháp tự vệ riêng. V́ đôi lúc anh ấy không kiềm chế được và nói lỡ vài lời. V́ thấy cái cách anh ấy nh́n những người lạ mặt bất chợt đến đây. Tôi hoàn toàn chắc chắn là anh ấy có những kẻ thù ghê gớm, mà anh ấy cho là đang ḍ t́m tung tích của anh, và anh luôn luôn cảnh giác đề pḥng.
- Ông ấy đă lỡ mồm nói ra điều ǵ làm bà phải chú ư. - Holmes hỏi.
- "Thung lũng khủng khiếp". Có một lần anh ấy dùng h́nh tượng này để nói với tôi. Khi tôi thấy anh ấy nghiêm nghị hơn b́nh thường, tôi có hỏi: "Có bao giờ chúng ta ra khỏi được cái "Thung lũng khủng khiếp" ấy không? " Và anh ấy đă trả lời rằng: " Có lẽ chúng ta không bao giờ ra khỏi được".
- Tất nhiên là bà có hỏi ông nhà xem ông muốn nói ǵ bằng h́nh tượng "Thung lũng khủng khiếp".
- Vâng, tôi có hỏi. Nhưng anh ấy sa sầm mặt lại và lắc đầu nói: "Cầu trời cho cái bóng ấy không bao giờ phủ cả lên em nữa". Đó là cái thung lũng thực sự chứ không phải là một h́nh tượng. Anh ấy đă sống ở đó và một sự khủng khiếp đă xảy ra có liên quan đến anh.
- Thế ông ấy có nêu lên một người nào không?
- Cách đây ba năm, anh ấy bị sốt cao. Trong cơn mê, anh ấy luôn luôn nhắc đến một tên người. Cái tên ấy là Ganh-ty trưởng toán.
Lúc anh ấy b́nh phục, tôi có hỏi trưởng toán Ganh-ty là ai. Anh ấy cười trả lời: "Nhờ trời, nó chưa bao giờ làm trưởng cái toán của anh". Nhưng chắc có một mối liên hệ nào đó giữa người trưởng toán đó và thung lũng khủng khiếp.
Ông thanh tra Dona nói:
- Bà đă gặp ông Du-gia trong nhà trọ một gia đ́nh ở Luân Đôn và hai ông bà đă hứa hôn với nhau cũng ở đó. Trong việc lập gia đ́nh, có một yếu tố nào bí mật hay cần phải giữ kín không? Hay là một yếu tố lăng mạn?
- Lăng mạn à? Vâng, thưa có. Bao giờ thfi cũng có yếu tố lăng mạn. Không có cái ǵ là bí mật cả.
- Ông ấy có t́nh địch không?
- Thưa không. Lúc đó tôi hoàn toàn tự do.
- Việc mất chiếc nhẫn cưới, có gợi cho bà một ư nghĩ ǵ không? Nếu kẻ thù cũ đă đến đây và ám hại ông, th́ có lư nào chúng lại tháo chiếc nhẫn.
Trong một thoáng, tôi chợt thấy một cái ǵ đó như là một nụ cười rất kín đáo trên đôi môi bà Du-gia. Bà ta b́nh tĩnh trả lời:
- Tôi tuyệt đối không hiểu ǵ cả. Thật là kỳ lạ.
Ông Thanh tra nói:
- Thưa bà, chúng tôi không giữ bà lâu hơn nữa và rất tiếc đă quấy rầy bà. Tất nhiên c̣n một số điều nữa phải xem xét thêm, nhưng chúng tôi sẽ xin kêu gọi sự giúp đỡ của bà khi nào cần thiết.
Bà ta đứng lên, và tôi lại bất chợt một lần nữa thấy đôi mắt sắc sảo nh́n chúng tôi một cách ḍ hỏi. Rồi bước ra khỏi pḥng ăn.
Khi hai cánh cửa pḥng đă khép lại, ông thanh tra Dona khe khẽ nói một cách trầm ngâm: "Một người đàn bà đẹp. Một người đàn bà rất đẹp. Cái tay Bar này là một người được phụ nữ ưa thích. Cậu ta công nhận rằng Du-gia có tính hay ghen. Biết đâu rằng cái ghen này không phải là vô căn cứ. Rồi lại c̣n chuyện cái nhẫn cưới nữa. Chúng ta không thể coi thường chi tiết ấy được. Một người mà đă rút cái nhẫn cưới ra khỏi bàn tay của một xác chết. Ông nghĩ thế nào, ông Holmes".
Holmes ngồi yên lặng, hai tay ôm đầu. Anh đứng dậy ra giật chuông, và khi người đầu bếp vào, anh hỏi:
- Anh Am, ông Bar hiện giờ ở đâu?
- Thưa ông, để tôi đi xem.
Một lát sau, anh ta trở lại báo cáo ông Bar hiện đang ở ngoài vườn.
- Anh Am, anh cố nhớ lại xem, đêm hôm qua khi anh vào gặp ông Bar th́ ông ta đi ǵ ở chân?
- Ông ta đi giày vải. Tôi đă mang giày da đến cho ông ta thay để đi báo cảnh sát.
- Thế đôi giày vải ấy bây giờ ở đâu rồi?
- Dưới gầm ghế ở pḥng ngoài.
- Rất tốt, việc phân biệt giữa những vết chân của ông Bar và của một người ở ngoài là rất quan trọng chứ? Anh có đồng ư không.
- Thưa ông, vâng, tôi nhận thấy các vết chân của ông Bar đều đầy dấu máu. Nhưng cả những vết chân của tôi cũng thế.
- Đó là điều b́nh thường, nếu căn cứ vào t́nh trạng căn buồng lúc đó. Chúng tôi lại sẽ gọi chuông khi nào cần đến anh.
Vài phút sau chúng tôi đă trở lại căn buồng có án mạng. Holmes đă nhặt mang theo đôi giày vải để ở buồng ngoài, đôi giày đỏ ḷm máu.
Holmes cầm đôi giày ra đứng trước cửa sổ chăm chú xem xét, vừa xem vừa nói khẽ một ḿnh.
- Kỳ cục. Thực là kỳ cục.
Anh ta nhẹ nhàng cúi xuống và đặt chiếc giày cải lên vết máu trên khung thành cửa sổ: KHớp đúng như in. Anh ta mỉm cười, nh́n mọi người.
Ông thanh tra bối rối đến cực độ, hét lên như người điên:
- Chính tay Bar này đă in dấu ǵay trên thành cửa sổ. Nó rộng hơn một dấu chân b́nh thường. Tôi nhớ rằng ông đă có nói đây là một bàn chân phẳng. Bây giờ mới hiểu tại sao. Nhưng này ông Holmes, thế hắn định chơi cái tṛ ǵ đây?
Holmes cũng nhắc lại một cách trầm ngâm:
- Vâng, vâng. Tṛ ǵ nào?
Maso tủm tỉm cười: xoa măi hai bàn tay vào nhau với một niềm vui thích hoàn toàn có tính cách nghề nghiệp:
- Tôi đă báo trước cho các ngài biết mà. Gay go hóc búa lắm chứ có phải chơi đâu.




 
Pages  1  2  3  Next