Phượng Vĩ   Duyên Anh Pages Previous  1  2   
Tháng Giêng

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân c̣n non nghĩa là xuân sắp già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng chết
Ḷng tôi rộng nhưng lượng trời cứ hẹp
Không cho dài tuổi trẻ với thanh xuân
Nói làm chi rằng xuân vẫng tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng đôi lần thắm lại
C̣n trời đất nhưng chẳng c̣n tôi măi
Nên bâng khuâng thương tiếc cả đất trời

Những câu thơ thật buồn. Cho niên thiếu. Nó mở ra một

hoàng hôn lạnh tím với khung cửa sầu thảm mà người niên thiếu sắp phải bước qua. Bước qua và đoạn tuyệt tuổi ngọc.

Ôi, tuổi ngọc của một đời người sao ngắn ngủi thế! Người niên thiếu sẽ giă từ những buổi "Đi dạo":

Bước bước giang hồ giữa mắt tươi
Đi th́ có chỗ đến không nơi
Mỗi khi nghỉ nhọc t rong thân gió
Tôi hớp trong tay những vốn trời

Sẽ nh́n rơ đời ḿnh lửng lơ quá tầm tay với:

Ḱa treo trái mộng trĩu cây đời
Ngang với tầm tay ngắn của người
Những múa vu vơ tay đă mỏi
Ê chề đời thoáng vị cơm ôi

Tôi bỗng thương tôi và thương cái hiện tại tuyệt diệu, cái hiện tại đầy chiêm bao dễ dàng hiện lên trên những trang vỡ nháp học tṛ, bằng những nét vẽ đơn sơ, khờ khạo. Cái hiện tại ấy rồi phải mất như tôi phải lớn, phải già, phải thôi học. Khung cửa sầu thảm của hoàng hôn lạnh tím khép chặt. Tôi bước sang một thế giới âm u: Cuộc đời. Thế giới ấy đă đặt chân tới, khó ḷng trở lại. Cửa đă khép và khóa đă vặn. Tôi sẽ leo lên những con dốc lởm chởm hứa hẹn rơi xuống vực thẳm. Tôi hết được bồng bềnh trên ḍng sông mơ mộng. Cái roi đời hẳn, khác cái roi t́nh yêu. Những câu thơ báo hiệu một tương lai u ám cho tôi, cho những người sắp giă từ tuổi vừa lớn, đă khiến tôi gục mặt xuống cuốn vở nháp. Ngậm ngùi. Năm ngoái, tôi không bận tâm với thời gian, với sự tuần hoàn của trời đất. tôi nghĩ ngày mai sẽ vui hơn ngày qua. Và lớn khôn ḿnh sẽ được hưởng nhiều thứ mà c̣n bé nhỏ ḿnh thèm thuồng, ḿnh bị ngăn cản. Năm nay, cùng với sự chuyển mùa của ḷng tôi, tâm hồn tôi đă thay đổi. Thay đổi từ tháng chín, từ lúc xót thương những chiếc lá vàng úa và tưởng mỗi chiếc lá rời cành đều là chiếc lá bàng cuối cùng trong thơ Nguyễn Bính. Thay đổi từ ngày có Phượng. Ngày đó có t́nh yêu. Và t́nh yêu bắt ta lo sợ đôi cánh ngu si của thời gian, bắt ta sợ những lời tiên tri về t́nh yêu của thi sĩ. "Gặp đi em , anh rất sợ ngày mai, Đời trôi chẩy ḷng ta không vĩnh viễn". Ḷng ta không vĩnh viễn hay niên thiếu của ta không vĩnh viễn? Tôi chợt nhớ những câu hẹn ḥ của Phượng. Mà buồn. Nếu hè này tôi trượt? Chắc chắn, tôi không được lên Hà Nội học ban tú tài, không được ngồi ở bên đường Cổ Ngư với Phượng nghe gió lướt trêm mặt hồ thụ Tôi không được gần gũi Phượng, không được thưởng thức mùi hương ngát thơm của tóc Phượng. Tôi sẽ mất Phượng. Măi măi mất Phượng. Tôi ghét mùa hè sắp tới. Tôi muốn tháng giêng chôn chân một chỗ. Tôi muốn chặt chân tháng giêng. Nhưng tôi làm không nổi. Tôi đành an ủi tôi. Rằng đă chắc ǵ Phượng yêu tôi. Rằng tôi chỉ là kẻ nhật vơ t́nh yêu. Rằng tôi đă biết yêu chưa. Rằng như thế có phải t́nh yêu. Dẫu sao, tôi vẫn sợ tháng giêng chóng qua, tôi vẫn sợ mùa hè sắp tới. Nghĩ đến buổi chiều hay buổi sáng hay buổi trưa lặng lẽ đi như một thi sĩ "Cúi đầu ngoảnh mặt quên xa tiếc, Đi hết thời gian không tiếc thương", tôi thấy trời đât quanh tôi đă câm điếc. "Sông núi phô pha bặt tiếng huyền". Tôi không dám nghĨ thêm nữa. Hỡi tháng giêng đầu tiên của đời niên thiếu, mi có hiểu tâm trạng ta, tâm trạng của cậu học tṛ vừa lớn vừa biết yêu vừa biết buồn vừa biết sung sướng vừa biết sợ hăi!

Tháng giêng học Nguyễn Công Trứ! Tại sao tuổi trẻ cứ bị học những tư tưởng cằn cỗi? Tại sao cứ bắt những tâm hồn thiếu niên học Trê Cóc, Trinh Thử, Lục Văn Tiên, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm Khúc...? Tại sao một học tṛ đệ ngũ phải gặm những khúc bánh ḿ rắn như đá:

Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Chết đuối người trên cạn mà chơi
Ḷ cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân câ?u vẽ người tang thương

Một học tṛ đệ ngũ nào đă tội t́nh chi mà phải lải nhải thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Ta dại ta t́m nơi vắng vẻ
Người không người đến chỗ lao xao

Phải học sự ngờ vực cuộc đời:

C̣n bạc c̣n tiền c̣n đệ tử
hết cơm hết gạo hết ông tôi

Tại sao tôi không được học t́nh yêu trong ca dao, trong thơ Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Huy...? tôi c̣n trẻ măng mà tưởng đă già cốc khi đọc những vần thơ yếm thế của Cao Bá Quát:

Ba vạn sáu ngh́n ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
Thôi công đâu mua chuốc lấy sự đời
tiêu khiển một vài chung láo lếu

Cái chí làm trai của người xưa không c̣n hợp với tôi. "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao" hay là "Quyết soay bạch ốc thành lâu đài" nó giả tạo và anh hùng rơm quá. Cổ thụ là cây đă chết. Sống mà như chết v́ đă hết nhựa yêu đương. Cổ thụ chỉ c̣n cái bóng mát hữu ích trong bài luận lớp bạ Tôi chán thơ văn Nguyễn Công Trứ. Tôi hợp với Chu Mạnh Trinh hơn. Tôi đă buồn, tôi càng buồn. "Tôi buồn chẳng hiểu v́ sao tôi buồn". Rơ ràng tôi rắc rối, tôi phiền toái, tôi mưa nắng bất thường, tôi đêm ngày vô định. Tôi đang yêu và tôi đang tiễn biệt t́nh yêu. Tôi đang sung sướng và tôi đang khổ sở. Tôi hiểu tôi và tôi chẳng hiểu tôi. Phải chăng thế là tuổi vừa lớn, thế là mùa chuyển dịch của ḷng niên thiếu?

Thầy toán trả bài thi đệ nhất lục cá nguyệt. Thầy nói:
- Anh Tùng năm nay tiến bộ. Anh Chương có vẻ chểng mảng, bài vở làm cẩu thả. Nếu anh ỷ tài anh sẽ trượt. Chị Phượng là học tṛ mới lại rất xuất sắc.

Thầy không hiểu ǵ về Tùng. Thầy không hiểu ǵ về tôi. thầy không hiểu ǵ về Phượng. Chỉ một ḿnh Phượng hiểu tôi. Phượng quay xuống:

- Trả anh "ngôi vị" xuất sắc nhé!

- Tôi tặng Phượng.

- Không tiếc chứ?

- Đă cho th́ không tiếc.

Tôi không ngờ ḿnh nói được một câu bao phủ đầy ư nghĩa. H́nh như tôi đă tác hiệu. H́nh như khi một cậu trai biết yêu là cậu ta hết hồn nhiên, tuy vẫn ngô nghệ Tác điệu càng ngôi nghê, ngớ ngẩn. Đôi mắt Phượng tṛn xoe. Tôi thấy tôi trong đôi mắt nàng. Tôi thấy tôi hết buồn phiền, lo lắng, sợ hăi. Tôi thấy tôi sung sướng, vui vẻ. Tôi thấy ngôi trường thi bên Nam Định quyến rũ vô cùng. Tôi nghe tên tôi được gọi vào vấn đáp. Tôi nghe tên tôi đậu b́nh thứ. (Cứ trung b́nh, mọi việc sẽ tốt đẹp). Tôi thấy tôi ngồi trên chuyến xe hàng lên Hà Nội trọ học. Tôi thấy Phượng rủ tôi lên Cổ Ngư ăn bánh tôm. Tôi nuốt gọn Hà Nội một miếng. Tôi nh́n rơ cả tôi lẫn mộng mơ của tôi trong đôi mắt Phượng quay lên. Thầy tiếp tục khen người này, chê người nọ, khuyến khích người kia. Phượng hí hoáy viết và đưa cho tôi mẩu giấy:"Phượng muốn xin anh một thứ, được không? " Tôi viết trả lời ngay: "Nếu tôi có bất cứ cái ǵ, tôi sẽ cho Phượng hết, không tiếc, tôi thề tôi không tiếc". Tôi ném mẩu giấy lên bàn Phượng. Đọc xong, Phượng quay xuống:

- Anh giữ lời hứa đấy nhé! Ăn Tết xong Phượng sẽ nói Phượng sẽ xin anh thứ ǵ.

Tôi không biết Phượng muốn xin tôi thứ ǵ. Tôi bỗng ghét tháng giêng , muốn nó đi nhanh. Tôi lại vội vàng. Mới mong tháng giêng chôn chân một chỗ, mới đ̣i đốt cháy đôi cánh thời gian đă đổi ư liền. Một ngày mấy lần đổi ư. Chưa bao giờ tôi mong Tết như bây giờ. Khi tôi mong đợi th́ giờ gian nó ́ ra. Nó ngủ gật. Nó quên đi. Nó chán đi. Mắng nó, đuổi nó, nguyền rủa nó, nó nhe răng cười. Tôi đành chịu thuạ Những môn thi khác tôi được trên điểm trung b́nh. Tôi không phàn nàn. Một ḿnh Phượng hiểu tôi vẫn xuất sắc là thừa. "Hoàng tử của ḷng em", của riêng em. Hoàng tử đâu phải của... nhiều em. tháng giêng dương lịch đi chậm thi với tháng chạp âm lịch. Với học tṛ, tháng giêng là tháng dưỡng sức. Đệ nhất lục cá nguyệt đă thi xong xuôi. Sang tháng hai, qua ít ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, học tṛ đệ tứ tha hồ đánh vật cùng bài vở. Mảnh bằng trung học phổ thông cũng vẻ vang lắm, đùa sao! Lớp tôi lănh nhiệm vụ tổ chức buổi liên hoan tất niên toàn trường và xuất bản một tờ bích báo. Tùng được bầu làm trưởng ban nhạc, kịch. Tôi làm trưởng ban bích báo.

Tùng xách đàn đến trường. Anh ta vào các lớp tuyển chọn giọng ca. Các cô nữ sinh đệ ngũ phục Tùng sát đất. Giờ ra chơi, lợi dụng chức trưởng ban nhạc, kịch, Tùng ngồi trên bàn, tay búng đàn, miệng hát một khúc nhạc "Em tôi" của Lê Trạch Lựu:

Em tôi ưa đứng
Nh́n trời đăm đăm
Mang theo đôi mắt
Buồn vương giấc mơ
Vu vơ đắm đuối
Theo ngàn áng mây
Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng...

Tiếng đàng của Tùng thật haỵ Anh ta chơi đàn nổi tiếng ở thị xă. Tôi biết Tùng hát cho ai nghe. Và tôi thấy gai gai tâm hồn. Những lần Tùng đàn hát trong lớp, Phượng thường quay xuống nói chuyện với tôi. Nàng đùa: "Anh mất bài tủ rồi". Tôi nói: "Tôi sẽ hát bài khác tặng Phượng". Tôi ngó Tùng và đọc rơ nỗi buồn trên khuôn mặt... nghệ sĩ của anh. Bài vở các lớp gửi về đăng bích báo rất ít. Lớp đệ tứ phải viết gần như trọn hai trang báo. Tôi có ba người phụ tá để viết và vẽ. Tôi chỉ chọn bài. Và tôi đă choáng váng khi đọc những bài thơ tỏ t́nh yêu với Phượng. Đây là thơ của Tùng gửi đăng:

4 Câu Phượng Vĩ

Ta yêu lắm phượng hồng trên áo trắng
Khi đơn sơ môi phượng đắn đo cười
Nh́n lá biếc phượng thêu chùm đỏ thắm
Nghe trong hồn công chúa phượng lên ngôi

Bốn câu thơ của Tùng tán dương Phượng quá. Phượng là công chúa. Công chúa của Tùng. Không hiểu tôi có đủ tài làm bài thơ ca ngợi Phượng hơn Tùng không. Tôi đâm ra bối rối. Tôi muốn từ chức trưởng ban bích báo để khỏi phải tự cầm kim đâm vào tim ḿnh. Và đây, bài thơ kư bút hiệu Ái Phượng (yêu Phượng đây mà, yêu nặng ):

Phượng Nở Mùa Xuân

Em ở phương trời xa tới đây
Đi cùng thu với gió heo mây
Từ em chung học t́nh ta bỗng
Bay thật cao vời theo sắc mây

Đây khoảng đời buồn riêng của ta
Bốn mùa thiếu vắng tiếng chim ca
Bốn mùa không một cành hoa nở
Nghe dậy tâm hồn những xót xa

Em đến bảng đen cũng động ḷng
Ghế bàn nghe chuyển mạch mung lung
Hoa vườn ta nở chim đua hót
Ta thấy gần ta bao nhớ nhung

Phượng vĩ là em đấy biết chưa
Loài hoa của t́nh ái đong đưa
Chẳng chờ hè tới cho vàng mộng
Nở rợp hồn ta thắm ước mơ

Thi sĩ Ái Phượng tỏ t́nh thiết tha gấp mười lần thi sĩ Văn Tùng. Tôi chắc thi sĩ Ái Phượng đă từng lén bỏ thư vào ngăn bàn của Phượng. Phượng bảo tôi đă có trên mười cậu học tṛ viết thư t́nh cho nàng. Những bức thư t́nh lén bỏ vào ngăn bàn học của Phượng không làm tôi khổ sở nữa. Tôi đă là kẻ chiến thắng, kẻ chiến thắng có ḷng. Nhưng mà những bài thơ tỏ t́nh với Phượng tôi đang chọn đăng báo nguy hiểm lắm. Thơ dễ gây xúc động. Những mười mấy bài thơ ca ngợi Phượng, ngỏ lời yêu Phượng th́ tôi chống đỡ sao nổi. Thi sĩ Ái Phượng và mười sáu câu thơ của anh ta làm tôi tối tắm mặt mũi. Bài thơ dưới đây mới là trái đấm ngh́n cân:

Con Chim Xanh T́nh Ái

Em rụt rè tháng chín
Từ tháng chín tới nay
TÂm hồn anh gói kín
yêu em em có hay

Em hồn nhiên tháng mười
Anh ngại ngùng ḍ hỏi
Phải em gửi nụ cười
Cho t́nh anh trôi nỗi

Em đơn sơ tháng một
Anh chiêm bao t́nh cờ
Em làm sao biết được
Trời trong anh ngẩn ngơ

Em tuyệt vời tháng chạp
Nh́n em anh ngại ngùng
Mùa xuân nào chim hót
Mùa xuân anh nhớ nhung

Con chim xanh t́nh ái
Bây giờ đă tháng giêng
Một ḿnh anh ṃn mỏi
Đi trên nỗi ưu phiền

Thi sĩ tác giả bài thơ này kư bút hiệu Hoài Phượng. Trên đầu bài thơ, nhà thi sĩ "khốn nạn" của tôi đề tặng một câu bống bế: "Tặng một chùm phượng đỏ duy nhất trên cây phượng vĩ giữa sân trường của tôi"! Phượng đỏ là Hồng Phượng. Thi sĩ Hoài Phượng làm thơ tặng Hồng Phượng, diễn tả mối t́nh thơ mộng của chàng từ tháng chín.

Từ tháng chín, bao nhiêu anh học tṛ đệ tứ đă yêu thầm nhớ trộm Phượng. Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá. Yêu Phượng bao nhiêu người làm thợ Toàn những bài thơ, đọc xong, tôi choáng váng. Nếu tôi là Phượng chắc tôi sẽ xúc động tận đáy linh hồn. Và nghĩ thế, tôi rối tăm mặt mũi. Nhưng tôi tin Phượng đă yêu tôi. (Thật ngớ ngẩn, người ta đă tặng anh một bức tượng như Lục Vân Tiên tặng tượng Kiều Nguyệt Nga hay cắt mớ tóc gửi anh làm tin như Thúy Kiều gửi Kim Trọng đâu mà anh chắc người ta đă yêu anh. Anh nhận vợ Yêu là nhận vợ đó.) Phượng sẽ cho tôi biết cảm tưởng về những bài thơ "tán" nàng. Chắc chắn, Phượng sẽ thản nhiên. Tôi chỉ muốn vậy. Và mong rằng Phượng khen ngợi những bài thơ đă làm tôi bàng hoàng.

Lớp tôi, nhờ Phượng, sẽ đóng góp cho văn học sử hàng chục thi sĩ lừng danh. Thơ của Ái Phượng, Hoài Phượng hay hơn thơ của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nó thật quá, gần gũi với tôi quá. Nó c̣n học tṛ. Mai sau nó sẽ điêu luyện, nó sẽ làm mờ Huy Cận, Xuân Diệu... Hỡi thi sĩ của lớp tôi, các bạn hăy thất t́nh, hăy trốn học, hăy trượt thi để thành thi sĩ trứ danh. Bởi v́, tất cả thi sĩ trứ danh đều đă làm thơ ở lớp học v́ người con gái. V́ t́nh yêu. Các bạn hăy nổi tiếng, hăy vào Nam ra Bắc. Xin các bạn đừng cướp mất Phượng của tôi bằng những bài thơ óng ả của các bạn. Thi sĩ làm cho mọi người yêu nhau. Thi sĩ tạo hạnh phúc cho người khác. Các thi sĩ học tṛ của tôi nhớ giùm tôi điều ấy. Dù sao, tôi sẽ thức khuya vài đêm để làm một bài thơ thi đua với thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng, Văn Tùng.

Và đây là bài thơ của tôi, bài... "chiến thơ" như bài "chiến tụng Tây Hồ Phú" của Phạm Thái:

Tương Tư Thảo

Nàng cho tôi giúm tương tư thảo
Và dặn mỗi chiều xuống nhớ nhung
Đốt cỏ tương tư bằng lửa ảo
Hồn bay theo khói đẹp vô cùng

Lúc ấy đôi ḷng đi dạo chơi
Qua đường nắng chiếu lối trăng soi
Đây ḍng sông mộng con thuyền lướt
T́nh ngỡ đang nằm trong chiếc nôi

Chín vạn hương thơm tỏa ngạt ngào
Quanh tôi đầy rẫy những chiêm bao
Với tay hái một chùm hoa phượng
Chưa đủ v́ chưng vẫn khác khao

Ngẩn ngơ đứng giữa khung trời la.
Tôi lạc vào rừng mơ rất mơ
Ngủ trọ màng cây chăn xác lá
Thấy ḿnh khác hẳn tháng năm xưa

Đó lúc hồn tôi theo khói bay
Lên cao hồn cũng hóa làm mây
Thành mưa rơi xuống nḥa thương nhớ
Thấy dựa vai nàng tay kiếm tay

Tôi so sánh bài thơ của tôi với các thi sĩ Văn Tùng, Ái Phượng, Hoài Phượng th́ cảm thấy ḿnh ăn đứt về "nội dung". Nội dung Tương Tư Thảo là nội dung của t́nh yêu đă nằm trong tay. Khi các bạn tôi mới yêu Phượng trên áo trắng như Văn Tùnh, anh yêu Phượng đấy, em biết chưa như Ái Phượng, chưa ngỏ lời yêu đă ngỡ thấy t́nh như Hoài Phượng th́ tôi đă dựa vai nàng, đă đi dạo chơi với nàng, đă hái trái mộng, hoa mơ, đă được nàng bỏ bùa t́nh yêu tức là tặng một giúm tương tư thảo. Đọc bài Tương Tư Thảo, Phượng sẽ nhớ câu dặn tôi:"Hút một điếu thuốc lá mỗi ngày lúc nhớ tới một người". Tôi vững ḷng rồi. Tôi chấp tất cả. Bài thơ của tôi kư bút hiệu... Tây. Tôi bắt chước J. Leiba, thi sĩ có mấy câu thơ đợi thư người t́nh rất thú vị:

Thư bạn tôi không có sáng nay
Người phát thư vừa qua khỏi cửa
Ḷng tôi như dại lại như ngây

Và bút hiệu của tôi là Mille Chapitres. Nhưng Mille Chapitres độc giả dễ đoán quá. Tôi viết tắt Mille vậy: M. Chapitres, ngàn chương, Thiên Chương. Thiên Chương đâu phải ngh́n chương, Thiên Chương là văn chương trên trời, là tinh tú cơ mà! Kệ, M. Chapitres cũng cứ chu rồi. Tôi cho tŕnh bầy Tương Tư thảo ở giữa tờ bích báo. Khung thơ tô màu đỏ viết chữ đen nổi bật. Chợt nhớ có hôm Phượng bảo tôi gửi đăng báo bài huyền thoại ô mai, tôi bèn đăng luôn trên bích báo, kư tên Hồng Phượng. Bích báo hoàn thành, chẳng có vẻ ǵ gọi là tết học tṛ cả. Tự nhiên bích báo mang chủ đề Phượng. Thơ Phượng, văn Phượng và toàn kư tên Phượng: Ái Phượng, Hoài Phượng, Hồng Phượng, Loan Phượng, Mơ Phượng, Diễm Phượng...., trừ bút hiệu bí hiểm M. Chapitres! Hôm bích báo "Xuân Hồng "dán ở cửa lớp đệ tứ, độc giả chen nhau đọc như chen nhau mua vé xen xiếc Tạ Duy Hiền ngày xưa. Nhiều anh rút sổ tay chép hết những bài thơ t́nh bồng bế. Độc giả làm những cuộc phê b́nh tại chỗ. Bài thơ nào haỵ Bài thơ nào lăng mạn. Mọi người đều thắc mắc M. Chapitres ảnh hưởng Xuân Diệu nặng nề. Một độc giả ra cái điều sành điệu thi ca, ngâm váng:

Bữa trước riêng hai dưới nắng đào
Nh́n cô tôi muốn hỏi v́ sao
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao

Muôn vạn hương thơm của ngạt ngào
Quanh tôi đầy rẫy những chiêm bao
Với tay hái một chùm hoa phượng
Chưa đủ v́ chưng vẫn khát khao

Và b́nh:

- Xuân Diệu khát khao, M. Chapitres cũng khát khao. "Chín vạn hương thơm" là mượn chữ Nguyễn Bính. Giờ đây chín vạn hương trời nở, Duy có t́nh ta khép lại thôi.

Vị độc giả đang b́nh bài thơ của thi sĩ M. Chapitres quả là tay sành điệu. Th́ ra, hầu hết học tṛ vừa lớn đều chiêm ngưỡng các thi sĩ của t́nh yêu. Trong khi quư vị độc giả của bích báo "Xuân Hồng" say sưa thưởng ngoạn, say sưa căi nhau th́ tôi ngồi trong lớp với Phượng. Nàng hỏi:

- Anh có vui không?

- Vui ǵ?

- Người ta đang bàn tán về tờ bích báo của anh đó.

Tôi hồi hộp.

- Chắc anh chờ một lời khen chê của ai?

- Vâng.

- Của ai đấy?

- Phượng!

Nàng đan hai bàn tay vào nhau. Tôi muốn bàn tay trái của nàng là tôi. C̣n bàn tay phải của nàng chính là nàng.

- Lát tan học, Phượng sẽ làm độc giả muộn màng.

Tôi nói:

- Hy vọng bích báo của học tṛ đồng chua nước mặn sẽ không kém bích báo của học tṛ Hà Nội.

- Phượng đă nghe độc giả đ̣i biết thi sĩ M. Chapitres là ai. Nếu hỏi Phượng, Phượng cho họ biết liền.

Phượng nh́n tôi:

- Không ai nghĩ anh làm thơ đâu nên họ không hiểu M là ǵ.

Tôi hơi ngượng:

- Bài thơ ảnh hưởng Xuân Diệu quá.

Phượng cười:

- Chưa chắc đâu. Tại sao anh không nghĩ vị độc giả nọ ghen tài với anh?

Tôi lặng thinh. Một lát, tôi lảng sang chuyện - câu chuyện đang làm tôi sung sướng - buổi văn nghệ tất niên:

- Tôi đă tập xong một bài hát mới.

- Để hát tặng Phượng?

- Vâng.

- Năm ngoái anh hát tặng ai?

- Không tặng ai cả.

- Anh chọn bài ǵ?

- Bí mật. Tôi sợ nói trước lại bị mất "tủ".

Hai chúng tôi cười vui. Tôi chỉ c̣n nghe loáng thoáng tiếng khen chê bên ngoài lớp học. Trong những tiếng đó, tôi đă mơ hồ thấy một tràng vỗ tay trước nhất và sau nhất của Phượng cho một bài hài, một người hát. Người đó có thể là "hoàng tử của ḷng em" chăng?

Sân khấu thật quyến rũ. Bao nhiêu điẻm hiệu đoàn phải tặng hết cho Tùng nhà nghệ sĩ có tương lai làm người du tử hát câu "Chiều nay biết về nơi nao, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu..." v́, đến giờ phút này, Tùng vẫn chỉ là Thủy Tinh chiến bại. Ông bác của Tùng là chủ rạp chiếu bóng Lidọ Tùng xoay sở giỏi, ông bác bằng ḷng cho trường mượn tổ chức đêm văn nghệ tất niên. Mọi năm, tổ chức ngay ở trường, thiếu thốn đủ phương tiện. Năm nay, Tùng "tiến bộ" , Tùng tiến bộ v́ Phượng mà thầy toán không hiểu. Sái giờ chiều, rạp chiếu bóng đă đông nghẹt. Hàng ghế danh dự dành riêng cho quan khách và các thầy có một ghế ghim miếng giấy: "Ghế của trưởng ban Văn Tùng". Bẩy giờ, chương tŕnh bắt đầu. Tùng chải đầu cánh phượng bóng loáng. Anh ta mặc sơ mi mầu xanh đậm, quần nhạt và thắt cà vạt mầu quần. Trông Tùng giống kép hát! Không nghệ sĩ học tṛ tí nào. Tùng lăng xăng đi lên, đi xuống. Tôi đă ghi tên hát một bài nên được đeo cái huy hiệu của ban tổ chức. Tôi đứng ở cửa rạp, đợi Phượng. Các thầy và quan khách đă tới đông đủ mà Phượng vẫn chưa tới.

Nghệ sĩ Văn Tùng kiêm thi sĩ tác giả Bốn Câu Phượng Vĩ chạy ra hỏi tôi:

- Em tới chưa?

Tôi giả vờ ngớ ngẩn:

- Em nào?

- Phượng, Hồng Phượng!

- Chưa.

- Tôi gửi giấy mời riêng nàng. Em tới, bạn dắt lên hàng ghế danh dự, chỗ ghế ghim mẩu giấy "Ghế dành riêng cho trưởng ban Văn Tùng" giùm tôi nhé!

- Đồng ư.

- Chương ch́nh có em xuất hiện đấy. Bạn nhớ vỗ tay thật gịn giă.

Văn Tùng vội vàng chạy vào rạp. Bên trong, những màn chào cờ, mặt niệm đă xong xuôi. Văn Tùng đang bi bô đọc chương tŕnh buổi liên hoa tất niên. Phượng tới đúng lúc đó. Tôi hỏi, giọng đầy hờn ghen, trách móc:

- Có một ghế danh dự của Phượng, Phượng ngồi đó chứ?

Phượng lắc đầu:

- Anh cho Phượng chỗ nào cũng được nhưng phải ở cạnh anh.

- Anh Tùng gửi giấy mời...

- Chắc Phượng quên không lục ngăn bàn!

Tôi muốn nắm tay Phượng nói một câu thật nồng nàn như tháng giêng, thật ngon như tháng giêng... Nhưng tôi không dám nắm tay Phượng, không thể nghĩ nổi câu nói:

- Ḿnh vào thôi.

Hai chúng tôi vào rạp. Phượng hỏi:

- Ngồi đâu?

Tôi nói:

- Đứng. Phượng đến muộn hết chỗ rồi. Tôi quên nhận chỗ cho Phượng, quên nhận chỗ cho cả tôi.

Phượng cười. (Phượng cứ cười hoài. Bao giờ tôi thấy Phượng khóc?) Nàng bảo:

- Đứng càng tốt. Nghe anh hát xong Phượng về.

- Nhỡ tôi hát sau cùng?

- Phượng cũng vẫn chờ nghe anh hát.

Tôi thấy trong tôi ngập lụt cảm xúc. Và tôi nguyền rủa tôi đă quên ngắm khuôn mặt Phượng chiều naỵ Trưởng ban Văn Tùng giới thiệu một đại diện học sinh lên đọc bài chúc tết thầy, phụ huynh, quan khách và bạn cùng trường. Anh đại diện được coi như niên trưởng của lớp đệ tứ. Anh đă hai mươi sáu tuổi, một vợ, ba con vàng chúng tôi quen đùa là học sinh râu. Bài chúc tết của anh rất cảm động. Phượng nói nhỏ bên tai tôi:

- Ở Hà Nội không có màn này.

Sau bài chúc tết thắm thiết t́nh nghĩa luân lư giáo khoa thư, trưởng ban Văn Tùng bước ra mi cô:

- Thưa quư thầy, thưa quư vị, sau đây là mục "Bông hồng t́nh nghĩa " chúng con kính dâng quư thầy, quư vị...

Tùng nh́n xuống đám khán giả:

- Xin mời chị Trần Thị Hồng Phượng...

Phượng bối rối:

- Chết rồi!

Tôi trấn an nàng:

- Phượng lên gắn hoa hồng vào áo của các thầy và quan khách. "Nó" đă ghi tên Phượng vào chương tŕnh.

Tôi khích lệ Phượng:

- Phượng lên đi, tôi đưa Phượng lên.

Phượng nghe lời tôi. Nàng thẫn thờ bước lên phía sân khấu. Ḷng vừa giận dỗi vữa lo âu. Dường như, mặt nàng đỏ hồng v́ xấu hổ. Dưới ánh đèn, Phượng rực rỡ, Phượng tuyệt vời. Đêm nay sẽ có bao nhiêu cậu học tṛ hút thuốc lá, bao nhiêu cậu học tṛ thức trắng đêm làm thơ, bao nhiêu cậu tưởng đă yêu Phượng. Người ta vỗ tay hoan hô Phượng. Người ta ngợi ca sắc đẹp của nàng. Một cô nữ sinh khác bê một cái khay đồng phủ lụa trắng và trên lớp lụa trắng là những bông hồng tươi với cuống dài đă lấy hết gai ra. Phượng đến trước từng thầy, từng vị quan khách. Mỗi lần nàng gài một bông hồng lên áo thầy là mỗi lần tiếng vỗ tay muốn vỡ mái rạp chiếu bóng. Màn này chấm dứt, hai chúng tôi lại về cuối rạp, đứng ở chỗ cũ.

Phượng hậm hực:

- "Nó " là ai hở, anh Chương???

Tôi nói:

- Thi sĩ Văn Tùng!

Phượng khó chịu:

- Bốn câu thơ của ông ấy nên gửi đăng vào mục "vui cười". Phượng biết rồi, ông ấy đă viết cho Phượng những bức thư gửi "cô nương, ái khanh "...

Tôi hỏi:

- Làm sao Phượng biết?

Phượng đáp:

- Thấy nét chữ trong cái giấy mời. Thi sĩ Văn Tùng thích đùa, Phượng sẽ đùa cho ông ấy biết tay.

Phượng cứ hậm hực, cứ cau có như thế đi. Tôi sung sướng lắm. Nàng bảo tôi:

- Anh giục "nó " cho anh hát trước đi. Chúng ḿnh về sớm, dạo phố đếm những cây hồi.

Tôi chiều ư Phượng ngaỵ Tùng bằng ḷng. Bắt đầu phần nhạc kịch bằng bài hát "Em tôi" của Lê Trạch Lựu do Văn Tùng tay đàn miệng cạ Rồi đến "Ai về sông Tương" của Thông Đạt do Ái Phượng đơi cạ Rồi đến "Thơ Ngây" của Anh Việt do Hoài Phường tŕnh bày. Những "ca sĩ" này đă là những thi sĩ xuất hiện trên bích báo Xuân Hồng. Ái Phượng là Nguyễn Văn Thức. Hoài Phượng là Nguyễn Văn Tải. Hai tên "cục bột" , ngớ ngẩn nhất lớp mà cũng biết yêu Phượng. Th́ tôi, tôi cần yêu Phượng hơn họ. Đến lượt tôi lên hát. Tôi hát bài "Ngày Ấy" của Johann Strauss bằng tiếng Anh. "Ngày ấy, chúng ḿnh c̣n niên thiếu, em đă nói em yêu anh. Vào một buổi sáng tháng Năm rực rỡ, em nhớ chứ? " Tiếng vỗ tay cuối cùng vọng lên từ một góc cuối rạp. Tôi xúc động. Tôi muốn ngất đi. Không ai hô "bis" cả. Cần ǵ. Tôi đâu hát cho họ. Tôi chỉ hát v́ Phượng, cho Phượng. Tôi xuống sân khấu về chỗ có Phượng. Và chúng tôi dời khỏi rạp. Chúng tôi lại đi khắp phố tỉnh lỵ đếm những cây hồi. Mưa xuân đă rắc bụi. Mưa xuân rắc bụi lên tóc chúng tôi.

- Anh Chương?

- Hở?

- Phượng bằng ḷng quá. Bài hát có câu "vào một buổi sáng tháng Năm rực rỡ... " Tháng Năm sắp tới hẳn sẽ rực rỡ.

- Tháng năm sắp tới, những cây hồi chúng ta đang điê"m sẽ có hoa và mùi hoa hồi thơm li hoa hồi.

- Vào tháng Năm?

- Vâng, vào tháng Năm.

- Tháng Năm hoa phượng nở rợp trời tỉnh lỵ.

- Chúng ta sẽ đi nhặt hoa phượng ép vào vở như "ngày ấy, chúng ta c̣n niên thiếu."

Hai đứa gần gũi nhau hơn đêm Giáng Sinh vừa quạ Trời không có sao. Đêm cuối năm mù mịt. Mưa xuân lại rắc bụi đến nỗi những ngọn đèn đường cũng mờ ảo. Mưa xuân rắc bụi cho chúng tôi. Tuy thế, những con phố chúng tôi đi qua vẫn đủ sáng, vẫn đủ ánh sáng dẫn vào lối mộng. Phượng nói:

- Phượng đă thuộc bài thơ "Tương Tư Thảo " của anh rồi.

- Nó đâu đáng học thuộc.

- Anh nói vậy Phượng sẽ giận anh đó.

- Th́ thôi.

- Nhưng Phượng trách anh nhiều. Tại anh đăng cái cảm tưởng về ô mai của anh, kư tên Phượng nên Phượng nhận được nhiều gói ô mai ở ngăn bài học. Có lẽ, Phượng nên mở cửa hiệu bán ô mai. À, anh Chương...

- Hở?

- Mai Phượng lên Hà Nội.

- Phượng giận tôi à?

- Phượng lên Hà Nội ăn Tết. Nghỉ học rồi mà, ăn tết xong, Phượng sẽ về Thái. Phượng c̣n nhiều chuyện muốn nói với anh. Ta đợi tháng Năm nhé!

- Điều Phượng muốn tôi tặng?

- Ăn Tết xong đă. Anh mau quên quá.

- Tôi sốt ruột.

- Một giúm tương tư thảo sẽ giúp anh bớt sốt ruột. Anh có muốn tiễn chân Phượng không.

- Không.

- Tại sao?

- Tiễn chân Phượng, tôi sẽ buồn lắm.

- Tùy anh. Mai Phượng đi chuyến xe bẩy giờ.

Tôi đưa Phượng về nhà. Và quên mất thị xă có bao nhiêu cây hồi. Ngày mai Phượng lên Hà Nội. Ngày mai tôi ở lại thị xă đ́u hiu này. Tôi biết Phượng sẽ trở lại Thái nhưng vẫn tưởng Phượng đi măi không về. T́nh yêu vĩnh cửu. Tại sao khi yêu người ta cứ ngỡ t́nh yêu chóng phôi phả Tại sao tôi đă ngỡ tôi đang mất Phượng, mất Phượng từ lúc một ḿnh trên đường khuya dưới trời mưa bụi? Đêm Giáng Sinh vừa qua, Phượng bảo Phượng thương những con đường thiếu ánh đèn điện. Đó là những con đường mù. Con đường tôi đương đi về nhà tôi là con đường mù. Tất cả những con đường khi người yêu xa vắng để ta lầm lũi cô độc đi đều là những con đường mù, những con đường câm. Bắt đầu tự bây giờ, cả bầu trời trên tôi, cả không gian quanh tôi, cả nhân gian gần tôi đdă mù và câm. Tháng giêng cũng câm. Mùa xuân câm luôn. Và Tết câm nốt. Tôi ghét Tết. Tôi thù Tết. Hỡi Tết, hăy chóng qua và chóng tàn cho Phượng trở lại kẻo tôi giết Tết. Bất chợt, tôi vớ được tâm sự năo nùng về Tết: "Tôi có chờ đâu có đợi đâu, Mang chi Xuân lại gợi thêm sầu. Với tôi tất cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau... Ai đâu trở lại mùa thu trước? " Phải, tôi muốn trở lại tháng chín, muốn t́m lại chút xao xuyến đầu tiên từ mùi thơm của hương tóc Phượng.

Có lẽ, sáng mai tôi sẽ ra bến xe. Tôi sẽ đứng nấp một chỗ tiễn chân Phượng. Rồi tôi sẽ về hút nhiều thuốc lá nhớ Phượng. Nhớ Phượng châm thuốc lá. Khói huyền bay lên sao.


Tháng Hai

Phượng ơi,

Hôm nay là mồng bốn. Tết sắp tàn. C̣n bốn hôm nữa chúng ḿnh sẽ đi học. Phượng có về kịp hôm đó? Tôi nghĩ phải viết thư giụi Phượng về ? sớm. Nhưng tôi không biết Phượng ở phố nào trong ba mươi sáu phố phượng Hà Nội. Vậy tôi viết xong, tôi sẽ xé thuốc lá cuốn bằng giấy viết thư cho Phượng rồi hút thuốc, nhả khói cho khói bay lên tới v́ sao răng khểnh. Hẳn v́ sao sẽ lung linh. Và tôi hiểu Phượng đă nhận được thư của tôi. Từ hôm Phượng đi, tôi buồn vô cùng. Tôi không hiểu tại sao tôi buồn. Nhưng, có lẽ, một phần v́ Phượng đấy. Tôi bỗng nhớ một người. Theo lời Phượng dặn, khi nhớ tới một người th́ hút một điếu thuốc lá sẽ bớt nhớ. Tôi hút rất nhiều điếu thuốc lá mà nỗi nhớ cứ bám chặt hồn tôi. Tại sao thế, Phượng? Tôi lại thấy điều này: Mùa đông đă qua, không c̣n những hôm lạnh buốt, song tôi vẫn nghe giá lạnh đầy ḷng. Tại sao thế, Phượng? Những con đường chúng ḿnh đă qua trở nên tầm thường. Chúng nó mù cả rồi, dù đêm đêm những ngọn đèn điện c̣n chiếu sáng. Ngày xưa, tôi không chú ư tới những điều nhỏ mọn quanh ḿnh, tôi thấy chúng vữa nhỏ mọn vừa tầm thường chẳng mang một ư nghĩa nào. Bây giờ th́ khác. Thí dụ những cây hồi. Có thể, những cây hồi sẽ nở hoa vào tháng Năm như mọi tháng Năm. Cứ tháng Năm sang là hồi nở hoa. Đều đều. Đơn giản. Bây giờ th́ khác. Những cây hồi mong đợi chóng đến tháng Năm để được nở hoa, được tỏa mùi thơm lạ lùng cho Phượng ngửi v́ Phượng thích ngửi hoa hồi về đêm. Thí dụ những cây phượng. Chúng cũng nôn nao trông chờ tháng Năm. V́ chúng biết Phượng sẽ nhặt cánh hoa rơi ép vào vở. Ngay cả trái ô mai, v́ Phượng, cũng có một lớp huyền thoại bọc bên ngoài. Phượng xa không gian này, những cây hồi, những cây Phượng, những trái ô mai héo hắt. Phượng biết thế không? Xin lỗi Phượng, tôi cần hút một điếu thuốc. Xong rồi sẽ viết tiếp cho Phượng...

...

Phượng ơi ,

Tôi đă đốt xong một giúm tương tư thảo và tôi nhận ra một điều mới lạ. Phượng muốn biết điều mới lạ của tôi không? Điều mới lạ do tôi khám phá khác hẳn lời dặn ḍ của Phượng. Nghĩa là, khi ta nhớ tới người nào đó, ta đốt một điếu thuốc, ta sẽ đốt thêm nữa và đốt măi măi đến lúc không c̣n thuổc để mà đốt. Giản dị quá mà, Phượng. Bởi v́ nỗi nhớ chẳng biết tính bằng cách nào. Người ta đă tính nỗi sầu bằng những nhịp cầu và niềm yêu bằng ngón đ́nh. Chắc Phượng c̣n nhớ những câu ca dao hồi học đệ thất? Nhưng nỗi nhớ th́ ca dao quên tính giùm. Thành thử người ta chỉ nói: "nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai". Và nhớ, Phượng ơi, tôi nghĩ khó ḷng đếm, khó ḷng đo. Đành bắt chước một v́ sao đêm buồn: "Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?" Nhớ ai đó, sao mai cũng phải mờ nhạt, lười biếng chiều sáng. Vậy tôi nhớ người nào đó tôi không thể châm một điếu thuốc cho bớt nhớ. Một điều thuốc châm, một vùng khói lan tỏa, một trời nhớ mênh mông. Làm sao hết nhớ? Tôi chợt nhớ Hàn Mặc Tử đă hỏi làm sao giết người trong mộng:

Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù ân ái phũ phàng.

Tôi nhớ như một thi sĩ nhớ:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ h́nh, nhớ ảnh
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em
C̣n ǵ buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng ḥa dần cùng bóng tối,
Gió lưỚt thưỚt kéo ḿnh qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Mây theo chim về đẫy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sấp tàn lặng lẽ...

Bầu trời nhớ mênh mông của tôi không phải là không gian xám. Và nó không thể tan thành nước mắt. Nên tôi càng nhớ. Càng nhớ tôi càng cần đốt thuốc lá. Giá có Phượng mà nói về nỗi nhớ của tôi, chắc tôi sẽ... bớt nhớ. Ước ao thế và tôi tưởng tượng Phượng đang ngồi trong lớp học giờ ra chơi, Phượng sẽ hỏi tôi: "Anh Chương đang nhớ ai thế? " Tôi chối phất tôi không nhớ ai cả. Tôi nhắc đến một người nào đó như thi sĩ Nguyễn Bính nhắc đến cô hàng xóm của ông. Phượng thuộc bài thơ ấy chứ? Tôi th́ thích lắm. Nguyễn Bính tả cô hàng xóm sống cô đơn mỗi ngày một lần hong tơ ướt ở mái hiên. Một hôm nàng quên hong tợ Chàng buồn rầu:

Cái ǵ như thể nhớ mong
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng

Không nhớ nàng, nhất quyết không nhớ nàng. Đến khi hay tin nàng chết mới thú nhận:

Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng

Như thế, nhớ là yêu hay không nhớ là yêu? Phượng sẽ nói nhớ là yêu, yêu là nhớ. Và nếu Phượng hỏi: "Anh Chương yêu người nào mà nhớ ghê thế? "Tôi sẽ cười, giống Phượng ưa cười: "Hẳn Phượng biết tôi yêu người nào rồi, yêu từ dạo tháng chín, năm ngoái". Tôi tưởng tượng rất tài nhưng tôi sẽ không dám, không bao giờ dám nói những ǵ tôi tưởng tượng với Phượng đâu. Tôi thích nói dối Phượng. Và Phượng bằng ḷng cho tôi nói dối. Tôi sợ có lần tôi nói thật, Phượng cứ nghĩ tôi c̣n nói dối th́ khổ sở lắm. Vậy tôi không nên nói thật chăng? Không khi nào tôi nên nói thật là tôi yêu Phượng chăng? Hay tôi chỉ nên nói dối tôi không yêu Phượng. Tôi xin phép Phượng được đốt một điếu thuốc lá nữa, Phượng nhé!

...

Phượng ơi ,

Không một thứ ǵ có thể giúp ta vơi nỗi nhơ hay quên nỗi nhớ. Nhớ nó liền với yêu.Yêu nhớ. Nhớ yêu. Khi không yêu nữa th́ hết nhớ. Hay khi hết nhớ là không c̣n yêu. Nhớ nó sinh ra những biến chứng buồn khổ, dù người ta ngỡ ta yêu đă phụ bạc ta. Tôi lấy thơ Nguyễn Bính kể cho Phượng nghe:

Quái lạ làm sao tôi cứ buồn
Làm sao tôi cứ khổ luôn luôn
Làm sao tôi cứ tương tư măi
Người đă cùng tôi phụ rất tṛn

Đó, Phượng biết chưa, nỗi nhớ nó hành hạ những kẻ mang nỗi nhơ tàn nhẫn thế đó. Tôi không hiểu Phượng đă nhớ ai? Lạy giời Phượng chưa nhớ ai. Phượng chỉ nhớ tôi một chút. Một chút, tôi sợ rằng Phượng sẽ giống một người ngắm nỗi nhớ:

Ngẩng đầu ngắm măi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi đêm đă khuya

Phượng đă đọc "HỒN BƯỚM MƠ TIÊN" chắc Phượng phảI nhớ đoạn anh chàng Ngọc lên chùa Long Giáng t́m cô Lan mà kể lễ ḿnh nhớ nhiều, càng t́m cách quên nỗi nhớ càng nhớ thiết tha. Ca dao có hai câu diễn tả nỗi nhớ mà tôi thấy tuyệt vời:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đă chôn điếu xuống lại đào điếu lên

Kết luận: Không có cách nào làm quên được nỗi nhớ khi ta c̣n yêu. Thuốc lá làm ta nhớ nhiều hơn. Tương tư thảo mà. Hoặc tôi đă hiểu nhầm ư của Phượng. Là, hút một điếu thuốc lá mỗi ngày vào lúc nhớ người nào đó để khỏi quên người đó. Nếu vậy cần ǵ hút thuốc lá. Tôi chỉ cần ngồi lặng yên, chớp mắt giây lát là thấy người tôi nhớ hiện về bên tôi, vuốt ve nỗi nhớ của tôi. Tôi sẽ làm trái ư Phượng, tôi không hút một điếu thuốc nào nữa. Và tôi nhớ những kỷ niệm làm thành nỗi nhớ của tôi, bắt đầu từ tháng chín năm ngoái. Tôi yêu tháng chín. Tôi cũng yêu tháng Năm. Tháng Chín cửa tim tôi hén mở và con chim xanh t́nh ái tự cánh rừng mơ rất xa bay về đậu ở cửa tim tôi. Rồi con chim xanh t́nh ái không bay, không muốn bay. Nó hót những khúc ca tuyệt diệu làm tôi ngẩn ngơ, rạo rực. Và tôi hiểu tại sao tôi ngẩn ngơ, rạo rực. V́ tôi vừa lớn. Tôi vừa lớn vào tháng chín. Vừa lớn để vừa biết yêu. Biết yêu vào tháng chín. Nếu sau này trở thành nhạc sĩ, tôi sẽ sáng tác một bản nhạc, mở đầu bằng câu: "Anh biết yêu em ngày anh vừa lớn, vào một buổi sáng tháng chín... "

Phượng, tôi xin lỗi Phượng, tôi không thể tiếp tục kể chuyện tháng chín của tôi. Tôi dừng bút , Phượng nhé!

Phượng chưa về Thái. Ngày mai đă đi học rồi. Buổi chiều hôm nay tôi qua nhà Phượng tán bận tất cả. Tôi không dám vào nhà Phượng hỏi xem Phượng đă về chưa. Tôi t́m được cái cớ rất hay: Bấm chuông nhà Phượng, có người sẽ ra hỏi t́m ai, tôi nói t́m Phượng, để làm ǵ, xin lại mấy quyển vở Phượng mượn từ trong Tết. Tôi bịa chuyện thế và sẽ biết Phượng về hay chưa. Nhưng tôi không dám. Ngay cả những ḍng chữ đă viết nắn nót trên giấy pelure xanh tôi cũng không dám nghĩ sẽ cho Phượng đọc. Và tôi đành cắt nhỏ dán vào cuốn nhật kư của tôi. Tôi đứng dựa lưng vô cột đèn điện ở bến xe, hút thuốc lá, chờ chuyến xe cuối cùng. Chuyến xe chở rất nhiều Hà Nội về. Chỉ thiếu mỗi ḿnh Phượng. Ngày mai, lớp học vắng Phượng rồi. "Đời vắng em rồi say với ai? " Đêm nay tôi sẽ thao thức. Sáng hôm sau, tôi đi học sớm nhất thị xă, sớm nhất nước, sớm nhất thế giới. Cổng trường chưa mở. Tôi leo cổng vào lớp. Gian lớp lạnh lẽo. Nó sẽ lạnh lẽo hơn nếu sáng nay Phượng vắng ngồi. Cảm thấy được vuốt ve, an ủi. Lùa tay vào ngăn bàn Phượng, tôi lôi ra nhiều gói ô mai và những bức thư. Ôi, c̣n những anh học tṛ si t́nh hơn ta, đến sớm hơn ta! Tôi mỉm cười nhớ câu nói đùa của Phượng: "Có lẽ, Phượng sẽ mở cửa hiệu bán ô mai". Hiệu bán ô mai của Phượng chắc là đắc hàng. Những cậu học tṛ tới hiệu của Phượng mua ô mai để bỏ vào ngăn bàn của Phượng. Phượng không cần ở rừng mơ, hái mơ làm ô mai. Huyền thoại ô mai sẽ tuyệt vời, xứng đáng viết bài thơ thật dài đăng báo. Tôi lượm hết ô mai của Phượng bỏ xuống ngăn bàn ḿnh.

Khi sân trường đă lác đác vài cậu học tṛ, tôi bước ra khỏi lớp. Thi sĩ Văn Tùng xuất hiện. Anh vỗ lấy tôi:

- Mấy ngày Tết bạn trốn đâu?

- Nằm nhà.

- Bạn ốm à?

- Vâng, tôi ốm.

- Em Phượng tới chưa?

- Chưa.

- Em có cảm động cái màn tôi mời em lên gài hoa không?

- Chị ấy giận bạn.

- Giận tôi?

- Phải, chị ấy về sớm và lên Hà Nội ăn Tết.

- Bỏ mẹ!

Tùng buông hai tiếng không thơ mộng tí nào. Khuôn mặt anh ta ngẩn ra và buồn thiu.

- Thế mà tôi tưởng...

Tôi hỏi:

- Bạn tưởng sao?

- Tôi tưởng Phượng cảm động. C̣n về bài thơ bốn "câu phượng vĩ" của tôi?

Tôi cần phải "hạ" thi sĩ Văn Tùng để trút vội nỗi buồn bực của tôi:

- Chị ấy bảo thơ của bạn ngắn quá.

Tùng hốt hoảng:

- Bài hát tôi hát tặng nàng?

Tôi nói:

- Chị ấy bỏ về trước khi bạn gân cô hát!

Tùng giặm chân, ṿ tóc:

- Tôi vụng về, tôi khờ khạo, tôi làm sai chương tŕnh.

Tôi nhún vai:

- Bạn chê tôi ngu dốt về t́nh yêu mà...

Tùng khẽ lắc đầu:

- Về t́nh yêu, ai cũng ngu dốt, khờ khạo bạn ơi!

Tùng nắm tay tôi:

- Nhờ bạn xin lỗi Phượng giúp tôi nhé!

Tôi thở dài:

- E rằng chị ấy không c̣n học ở trường này nữa.

Tôi vào lớp. Và lớp học, buổi sáng hôm nay, như tôi đoán trước, lạnh lẽo làm sao. Bàn đầu - bàn dành riêng cho Phượng - trống vắng. Tôi nh́n qua khung cửa sổ, thấy khoảng trời nhỏ bé của tôi u ám. Lớp học giống hệt buổi chiều mưa dầm gió bấc. Chẳng riêng ǵ tôi, hầu như tất cả học tṛ lớp đệ tứ đang ngẩn ngơ tiếc nhớ. Tôi ngó xuống: Các thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng đều lơ đăng nh́n ra sân trường. Họ tương tư Phượng. Sách vở buổi sáng nay là giấy cũ. Chữ nghĩa sáng nay là tṛ đùa. Tùng bỏ ngang giờ học, vở cuộng tṛn đút túi quần sau dời khỏi lớp. Nếu tôi ra bờ sông, tôi sẽ gặp Tùng lang thang trên con đê dài hun hút hay ngồi hút thuốc lá nh́n ḍng nước lững lờ. Khi cậu học tṛ buồn về chuyện t́nh yêu, cậu chỉ biết làm thế. Rồi đêm nay, cậu sẽ dệt những vần thơ. Biết đâu, ngày mai, cậu chả trở thành thi sĩ lừng danh. Tỉnh lỵ vốn hợp với thi sĩ. Những bài thơ, những truyện ngắn hay nhất đều đă được sáng tác ở tỉnh lỵ. Thủ đô là không khí ồn ào của báo chí. Tỉnh lỵ mới là không khí khoáng dạt của thơ và trầm lắng của văn chương. Tôi bỗng hối hận đă làm Tùng tuyệt vọng. Giờ ra chơi, tôi bỏ trường lớp đi t́m Tùng. Tôi ra bờ sông. Tung đang ngồi quay lưng về thị xă. Anh hút thuốc và thả mắt sang xóm làng bên kia. Tôi đến gần anh ta.

- Tùng...

Anh b́nh thản nhả khói thuối rồi nói:

- Bài thơ của tôi ngắn thật. Tôi tiếc chúng ta không c̣n dịp làm bích báo Tết.

Tùng rút thuốc mời tôi:

- Bạn nên hút với tôi vài điếu.

Anh tâm sự:

- Phải nhận thằng Ái Phượng và thằng Hoài Phượng làm thơ hay hơn tôi.

Tôi hỏi:

- C̣n thằng M. Chapitres?

Tùng khinh bạc:

- Thơ của nó không dính dáng ǵ tới tôi. Nó hay hơn Nguyễn Bính cũng kệ nó. Nhưng tất cả đều vô nghĩa. V́ nàng đă xa đây. Tôi vụng về quá làm nàng giận tức bỏ đi.

Tôi anh ủi Tùng (Cũng để an ủi tôi):

- Bạn ơi, Phượng sẽ trở lại.

Tùng vất điếu thuốc lá:

- Nàng sẽ trở lại?

Tôi gật đầu:

- Phượng hứa với tôi Phượng sẽ trở lại.

Đôi mắt Tùng không c̣n vẩn một chút mây buồn nào. Bây giờ, đôi mắt ấy ngập nỗi hân hoan:

- Tôi phải xin lỗi nàng bằng một bài thơ dài hơn.

Tùng đứng dậy, vỗ vai tôi:

- Bạn Chương...

Tôi cười:

- Tôi đây.

- Gần gũi bạn tôi ngỡ gần gũi nàng, tôi ngỡ hương thơm nàng phảng phất đâu đây.

- Bạn mơ màng đấy.

- Tôi mơ màng à? Vâng, tôi mơ màng. Tôi mơ màng. Tôi định sẽ bỏ thi kỳ này nếu nàng không trở lại. Ôi, chỉ cần nàng bảo "Tùng, anh phải đỗ", tôi sẽ đỗ ưu hạng. Tôi sẽ uống cà phê đặc thức khuya học bài... Tôi chờ nàng ra lệnh.

- Chúng ta về phố.

Tùng theo tôi ngaỵ Chúng tôi gặp hai thi sĩ Ái Phượng và Hoài Phượng bỏ lớp ra bờ sông. Tôi bảo Tùng:

- Ái Phượng, Hoài Phượng kia ḱa!

Tùng cười ngạo mạn:

- Hai thằng cả quỷnh ấy cũng biết yêu Phượng th́ tôi cần yêu Phượng gấp ngàn lần.

Tùng nheo mắt:

- Bạn Chương, bạn dại quá, tôi như bạn tôi đă yêu Phượng và tôi chắc đă được Phượng yêu...

Tôi lặng thinh. Ngày nào đó tôi phải kể chuyện này cho Phượng nghe. Chuyện ba bốn anh học tṛ mê Phượng ra bờ sông nhớ Phượng. Và một anh mắng tôi ngu v́ đă không biết yêu Phượng. Tôi chắc Phượng sẽ nói tôi bịa đặt.

- - -

Anh Chương ,

Phượng bị cảm sốt và Phượng không về kịp vào ngày đi học. Phượng định viết thư báo tin anh biết từ hôm mồng bốn nhưng Phượng đă không thể rời khỏi giường bệnh. Anh Chương đừng nghĩ Phượng vô t́nh nhé! Chiều nay Phượng thấy khèo khỏe, Phượng ngồi dậy viết thư. Nh́n tấm lịch mới rụng rời. Đă mồng bẩy. Thư tới anh phải mồng mười. Tết ở Hà Nội chán lắm. Nếu Phượng nói Phượng muốn ăn Tết ở Thái, anh Chương có tin Phượng không? Phượng gặp đông đủ bạn cũ. Phượng cho họ đọc huyền thoại ô mai của anh, lập tức, các hiệu bán ô mai đắt hàng ghê quá. Ấy là nhờ anh. Phượng khoe anh với họ và họ ước ao được về Thái học. Phượng tả đêm Giáng Sinh đi đếm bóng đèn điện, đêm tất niên đi đếm những cây hồi với anh, họ lắng tai nghe. Phượng cũng nói vào tháng Năm, hoa hồi sẽ thơm ngát. Mồng một, Phượng đi lẽ ở đền Ngọc Sơn xin hai quẻ thẻ. Một quẻ cầu vận cho Phượng, một quẻ cầu... thi đỗ cho anh. Phượng nhờ ông thầy ngồi ở đầu cầu Thê Húc đoán vẻ giùm anh. Thánh bảo năm nay anh thi đỗ. Vậy anh nên mừng đi là vừa. Buồn cười ghê, anh Chương ạ, Phượng không xin thẻ t́nh duyên mà ông thầy cứ bảo tháng dạy Phượng duyên may t́nh đẹp làm Phượng xấu hổ đỏ mặt. Phượng đă đứng giữa cầu Thê Húc, dựa vào thành cầu nh́n xuống nước hồ Gươm. Lúc ấy, Phượng ao ước có anh đứng cạnh để nói chuyện ǵ đó...

Thôi đợi về Thái sẽ kể anh nghe nhiều. Anh đừng viết thư trả lời Phượng. V́ Phượng sẽ về, chậm nhất là ba bốn hôm nữa. Phượng đă mua sẵn một hộp dầu Con Hổ. Anh biết làm ǵ chưa? Lần này chắc phải bóp tay sau khi mượn vở của anh về chép bài. Phượng không hỏi anh Tết ở Thái có vui không đâu. Anh sẽ nói anh vui. Anh hay nói dối Phượng. Anh bảo anh không tiễn chân Phượng thế mà Phượng ngồi trên xe trông rơ anh đứng sau cột đèn điện hút thuốc lá. Nhưng Phượng cứ thích anh nói dối. Anh không là anh có. Chớ một lần nào anh có với Phượng, anh Chương nhé! Bởi anh có là anh không. Và Phượng sẽ buồn biết mấy. Đêm Giao Thừa, Phượng đi hái lộc cho cả anh đấy. Phượng sẽ đem về biếu anh một nhánh lộc tượng trưng. Phượng có hàng trăm chuyện nói với anh. Hẹn gặp anh ở Thái, Phượng dừng bút đây. Chúc anh nhớ lời thánh dạy.

Phượng

T.B. - Hút ít thuốc lá thôi nhé kẻo vàng phổi, ho lao đấy.

- - -

Nhận thư Phượng sáng naỵ Nàng gửi về trường. Nếu sáng nay tôi trốn học th́ thêm một ngày buồn nhớ. Mồng mười rồi. Phượng tính đúng ngày thư tới. Tôi cần thư, đọc tên người gửi, tâm hồn xao xuyến lạ lùng. Tôi nhét thư vào túi áo. Thư Phượng áp gần trái tim tôi. Không bao giờ ta nên bỏ thư của người yêu vào bóp hay túi quần. tôi lại trốn học. Lúc này mới cần trốn học. Tôi không ra bờ sông nữa. Bồ sông thương quá. Bờ sông của các thi sĩ Văn Tùng, Ái Phượng, Hoài Phượng, những kẻ yêu và chắc chắn không được yêu. Tôi đến một phố vắng, ngồi dưới gối cây hồi, bóc thư ra đọc. Tôi học thuộc ḷng thư của Phượng. Tôi muốn bỏ thư vô miệng nhai nát và nuối đi. Nhưng để dán vào nhật kư của tôi sướng hơn. "Thư th́ ngọt như suốt đời mộng ảo." Tôi bỗng yêu mùa xuân. Tôi thấy tôi vừa được mừng tuổi xứng đáng. Xuân của tôi, bây giờ, là xuân hồng, xuân thắm. Tôi huưt sáo gió một bản luân vũ ca ngợi xuân và tuổi trẻ của nhạc sĩ La Hối. Tưởng như lá đă đầu cành và lá đang reo vui. Tưởng như chim đă về họp và chim đang nghe tiếng hót của t́nh yêu. Quanh tôi, trời đất mở hội. Tôi muốn phổ nhạc bức thư của Phượng. Để hát mỗi khi nhớ Phượng. Nhưng tôi đă thuộc rồi. Tôi hát hay tôi ngâm hay tôi lẩm nhẩm đọc cũng là tôi tụng kinh t́nh yêu của tuổi vừa lớn. Tôi bỏ gốc cây hồi, bước nhanh về trường. Ngôi trường đẹp quá. Bạn bè dễ thương quá. Kẻ trốn học đă t́nh nguyện trở về vào giữa giờ học. Tôi ngồi trên ghế gỗ ngỡ ngồi trên ghế đệm có ḷ xọ êm ái. Lâng lâng. Tôi thả mắt qua khung cửa sổ. Khoảng trời quen thuộc của tôi lại đủ sắc mây. Thoang thoảng mùi hương tóc Phượng. Tôi mơ hồ thấy Phượng rực rỡ quay xuống, mỉm cười:

- Anh nhớ Phượng không?

- Nhớ nhiều.

- Khi nhớ Phượng anh làm ǵ?

- Tôi buồn khổ.

- Rồi anh làm ǵ?

- Tôi sợ Phượng chết.

Niềm vui đến với tôi bất ngờ nên rạo rực. Và tôi muốn phơi bầy niềm vui của tôi. Giờ ra chơi, tôi khoe Tùng:

- Phượng sắp trở lại Thái.

Tùng hớn hở:

- Bao giờ?

- Hai, ba hôm nữa.

- Mỗi chiều tôi sẽ ra bến ô tô đợi nàng.

- Nàng về bằng máy bay.

- Sao bạn biết?

- Nàng viết thư bảo tôi thế.

- Đây.

Tôi chỉ cho Tùng xem cái phong b́ thư thôi. Tùng cám ơn tôi. Anh ta nói:

- Tôi sẽ ra sân vận động mỗi ngày. Chiều nay tôi phải tới chỗ bán vé máy bay.

Thị xă của tôi không có sân bay. Trực thăng của quân đội Pháp dùng sân vận động làm băi đáp. Gần đây, hăng Cosara mở đường bay Hà Nội - Thái B́nh, mỗi tuần một chuyến. Máy bay nhỏ bé của hăng Cosara có thể xuống sân vận động. Tôi nói dối Tùng. Tôi không muốn nói dối ai. Nhưng Phượng thích tôi nói dối.

- Bạn Chương!

- Ǵ đó?

- Xin phép bạn tôi được loan tin cho hai thi sĩ cả quỷnh Ái Phượng và Hoài Phượng biết.

Tùng bỏ tôi. Anh đi t́m Ái Phượng, Hoài Phượng. Tôi biết Tùng sẽ nói dối. Tôi biết Tùng sẽ bảo Phượng gửi thư cho anh và gạt Ái Phượng, Hoài Phượng ra bến ô tô đón Phượng. Tin Phượng sắp về Thái loan truyền rất nhanh. Học tṛ đệ tứ bàn vê Phượng. Lại biến cố mới. Lớp học ấm cúng. Đầy tiếng thầm th́ nhắc nhở ngày về của Phượng. Sáng hôm sau, tôi đến lớp thật sớm, đă thấy ô mai và thư trong ngăn bàn của Phượng. Tôi mở một phong thư ra coi. Thấy anh học tṛ này tả nỗi nhớ Phượng giống hệt ḿnh. Anh ta dám gửi cho Phượng. C̣n tôi th́ ngập ngừng. Tôi tịch thu hết chiến lợi phẩm, định bụng sẽ làm quà tặng Phượng. Hỡi các bạn tôi, các bạn bắt tôi lao ḿnh vào cuộc chiến đấu êm ái. Các bạn sẽ thua trận. Bởi v́, con gái chỉ yêu những anh học tṛ ngây ngô, khờ khạo. Con gái lại dễ mắc mưu. Vậy muốn được yêu, ta nên giả vờ ngây ngô, khờ khạo. Như tôi. Thi sĩ dạy tôi điều đó. "Anh là kẻ say mê nhưng nhút nhát ".

Tôi đến nhà Phượng. Không có Phượng, tôi can đảm ghê lắm. Tôi bấm chuông. Người nhà Phượng chạy ra:

- Cậu hỏi ai?

Tôi vờ vẫn:

- Đậy có phải nhà cô Phượng?

- Vâng.

- Cô Phượng viết thư cho tôi nhờ tôi đến lấy những cuốn vở của cô ấy để chép bài giùm cô ấy những ngày cô ấy nghỉ học.

Tôi không run một tí nào. Người nhà Phượng tin tôi ngay, lấy hết vở của Phượng đưa cho tôi.

- Tên cậu là ǵ?

- Dạ , Tùng.

- Em Phượng về tôi sẽ nói cậu Tùng đă tới lấy vở của em.

Tôi chào bà chị của Phượng, bước nhanh. Thi sĩ Văn Tùng sướng nhé! Tôi đem những quyển vở của Phượng về, nằm ngửa trên giường và đặt chồng vở lên ngực. Tôi thở mạnh. Chồng vở nhấp nhô theo từng hơi thở của tôi. Những quyển vở của Phượng phải mang linh hồn tôi. Tôi ôm ấp chúng, vuốt ve chúng, tŕu mến chúng. Tôi đem chúng ra bàn học. Dở từ trang. Mỗi trang sách tỏa ngát mùi thơm của hương tóc Phượng. Tôi sung sướng chép bài giùm Phượng. Sung sướng như tôi ghi nhật kư. Tôi đang viết "lưu bút" đây. Không c̣n ǵ tuyệt vời hơn. Buổi chiều thứ ba ra bến ô tô đón Phượng. Thấy hai thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng và vài anh học tṛ cùng lớp thơ thẩn ở bến xe. Tôi vẫn đứng sau một một đèn điện. Sự thống khoái của tôi là biết nhiều người yêu một người và người ấy chỉ yêu tôi. Thi sĩ Văn Tùng, giờ này, chắc đang ngồi trên bờ tường thấp của sân vận động, buông thơng hai chân và hút thuốc lá. Tiếng máy bay nào đó ở tận bốn tầng mây cũng bắt trái tim anh ta đập mạnh. Tùng đang cười một ḿnh. Anh tưởng đă cho ái Phượng và Hoài Phượng... lỡ chuyến đ̣.

Chiều nay không có nắng. Trời mưa xuân thật đẹp. Mưa rây làn bột xuống đầu tóc. Tôi mặc áo mưa kéo cao cổ lên. Nếu tôi có một chiếc măng tô như Kỳ Phát? Và chiếc mũ phớt. Th́ tôi thám tử ra phết. Nhưng thế này đă là thám tử rồi. Tôi đứng chôn chân dưới cột đèn điện. Mưa xuân cứ việc rắc bụi. Điếu thuốc trên môi không tắt. Khói thuốc quả đă sưởi ấm ḷng kẻ chờ đợi. Vài anh học tṛ si t́nh đă bỏ cuộc. Rồi thi sĩ Ái Phượng cũng bỏ về. Yêu mà thiếu kiên nhẫn là vất đi. Yêu phải chịu khó lặn lội, mưa gió. Như tôi. Bến xe c̣n một ḿnh thi sĩ Hoài Phượng. Tôi rời cột đèn điện, bước về phía Hoài Phượng, vỗ vai anh ta:

- Bạn đón ai ở đây?

Hoài Phượng hất đầu. Nước mưa xuân rũ sạch ở mái tóc chải rất nhiều brillantine của anh.

- Đón một người.

- Ai?

- Phượng! Nàng viết thư dặn tôi ra đón nàng. C̣n bạn?

- Tôi đón chú tôi.

- Bạn quen Phượng mà nàng không báo tin cho bạn biết nàng trở lại Thái à?

- Không. Nghe Tùng nói nàng dặn anh Tùng đón nàng ở... phi trường!

- Nàng về bằng máy bay?

- Tùng nói thế.

- "Nó" hại tôi rồi. Chào bạn Chương, tôi phải ra sân vận động ngay lập tức.

Hai nhà thơ sẽ gặp nhau ở sân vận động. Bến xe c̣n mỗi ḿnh tôi... Nhưng Phượng đă không về chuyến xe cuối cùng. Nàng không về đúng ngày nàng muốn về. Tôi lo ngại giùm Phượng. Hay Phượng chưa hết bệnh? Sáng hôm sau tôi vẫn đến trường sớm để thu lượm ô mai và thư t́nh trong ngăn bàn của Phượng. Tôi muốn trốn học. Song, trốn học th́ không thể chép bài giúp Phượng được. Với người học tṛ si t́nh, khi t́nh yêu xa vắng, để diễn tả nỗi nhớ nhung thật thiết tha, chỉ c̣n cách trốn học và thức khuya làm thơ. Từ hôm Phượng lên Hà Nội, tôi thường nghĩ chuyện bỏ nhà đi giang hồ đây đó. Những tập báo xuân tôi đă đọc hết. Tôi mê những giai thoại về các nhà văn, nhà thơ. Tôi yêu Nguyễn Bính đă đành nhưng tôi thích cuộc đời vô định và bệnh hoạn của Hàn Mặc Tử. Tôi ước ao nhiều điều. Giá tôi nổi tiếng như Thanh nam, như Nguyễn Minh Lang, tôi sẽ viết một cuốn truyện dài dầy bằng cuốn "Cuộc đời một thiếu nữ" hay "Cánh hoa trước gió". Ở phương trời nào đó, Phượng sẽ đọc và, sẽ bồi hồi. Có lẽ, gặp Phượng tôi sẽ nói tôi phải trở thành tay văn sĩ nếu một mai tôi và Phượng vĩnh viễn xa nhau.

Lá thư của Phượng không cho tôi "nghĩ dại" rằng Phượng không trở lại Thái. Hương tóc Phượng c̣n thơm ngát ở những quyển vở tôi đang ôm ấp, vuốt ve. Tháng Năm - tôi viết hoa chữ N - Phượng nhớ chứ? Tháng Năm những cây hồi sẽ nở hoa. Tháng Năm, trời thật trong và trăng thật sáng. Chúng ta sẽ đi bên nhau thưởng thức mùi hoa hồi. Con đường gần trường ḿnh, Phượng biết không, phượng vĩ sẽ nở chói chang. Chúng ta sẽ bước trên những lớp xác hoa. Phượng thương hoa, tôi bước nhẹ cho hoa đừng rướm máu. Tôi c̣n muốn đi xa hơn, sau tháng Năm. Tôi thèm một miếng Hà Nội của Phượng. Ta sẽ ngồi bên hồ Trúc Bạch nghe gió lạnh đuổi nhau và kể chuyện miền Thái từ tháng chín năm ngoái năm xưa, năm nào... Có thuở nào đó không, Phượng nhỉ, tôi mời Phượng về quê ngoại nhà tôi. Đó là khung trời thơ mộng. Đó là rừng mơ nơi các vị hoàng tử trốn học đi săn t́nh yêu và đă gặp các nàng công chúa. Quê ngoại nhà tôi thần tiên và đầy phép tích. Quê ngoại dạy tôi thương lá úa vàng chết để tôi có tháng chín bùi ngùi và gặp Phượng. Và yêu Phượng.

Phượng ơi ,

Ngày mai tôi vẫn đi học. Tôi nhớ lời thánh ở đền Ngọc Sơn dạy rồi. Tôi sẽ đỗ và hoa hồi sẽ thơm ngát suốt đời tôi. Chiều nay, chiều mai tôi c̣n ra bến xe đón Phượng. Nhưng Phượng đừng ḥng tôi nói có đón Phượng. Măi măi tôi nói không. Phượng thích thế mà. Phượng thích là trời thích. Tôi đứng nấp ở cột điện ấy, Phượng nhớ rồi đó. Phượng hăy nháo nhác kiếm tôi và đưa tay vẫy vu vơ. Tôi sẽ đưa tay vẫy lại. Rồi Phượng xuống xe về nhà. Sáng mai chúng ta gặp nhau ở lớp học. Phượng có thể nhận ra hàng chục khuôn mặt bạn trai cùng lớp. Họ đi đón Phượng đó, Phượng ạ! Phượng nói ǵ với họ tùy ư Phượng. Chỉ xin Phượng đừng cười. Tôi muốn độc chiếm đôi môi Phượng. Tôi muốn Phượng cười v́ tôi, cho tôi. Rồi Phượng muốn ǵ ở tôi? Một điều mà Phượng đă xin tôi dịp trước Tết, Phượng ngỏ đi, tôi cho Phượng ngaỵ Tôi cho Phượng như cây hoa một đời chỉ nở hoa một lần và bông hoa duy nhất ấy chỉ dành để cho một người đă đi vào đời tôi. Bằng yêu thương. Bằng hờn giận. Bằng nhớ nhung. Sẽ bằng đau khổ. Bằng nước mắt. Biết đâu được. Tôi ghét nước mắt, tôi ghét đau khổ.

Phượng ơi,

Tôi sẽ mơ ước nhiều đêm naỵ Tôi cầu khẩn bà tiên T́nh yêu - tôi yêu cổ tích lấm - ban cho tôi một phép nhiệm mầu. Là sáng mai thức dậy, thấy ḿnh ở lớp học lúc nào và đang chuyện tṛ cùng Phượng.


Tháng Ba

Phượng đó. Như một con chim đă trở về cành cây cũ cũa nó sau nhiều ngày soải cánh phiêu du, Phượng đă trở về ngồi ở chỗ cũ. Đón chào nàng nồng nhiệt nhất là những gói ô mai, những lá thư t́nh c̣n ngại ngùng chưa dám kư tên để trong ngăn bàn của nàng. Phượng đó. Nàng đâu biết, mới đây thôi, tất cả đều đă câm và mù và chết v́ một lời nguyền nào đấy của bà tiên ác độc. (Tại sao đă là tiên lại c̣n ác độc?) Khi Phượng vào lớp, tất cả đều sống dậy , mở mắt và lên tiếng. Bẳng đen, bàn ghế, song cửa, bút mực cũng lên tiếng một lúc. Phượng đầy quyên uy, phép tích mà nàng không rơ. Mà chẳng ai rơ, trừ những cậu học tṛ yêu nàng. Hương tóc Phượng thơm ngập gian lớp. Khuôn mặt Phượng rực rỡ làm ánh sáng của mặt trời ghen giận. Đôi mắt Phượng mơ hồ hơn, quyến rũ hơn. Tôi đến lớp muộn một chút Tôi cố ư đến sau Phượng. Phượng chào tôi bằng một nụ cười. Chờ tôi ngồi vào chỗ, Phượng quay xuống:

- Chào anh Tùng!

- Chào "cô nương"!

- Anh Tùng có mang vở tới cho Phượng không?

- Có.

- Anh chép hết bài giùm chứ?

- Chép hết.

- Vậy đền công anh một hộp dầu Con Hổ.

Hai chúng tôi cười vui. Tôi hỏi:

- Tại sao Phượng biết Tùng đến nhà lấy vở?

Phượng nheo mắt:

- Bà chị của Phượng tả h́nh dáng anh chàng Tùng ấy.

Tôi nói:

- Lần sau tôi cải trang.

Phượng mỉm cười:

- Có ai trách anh dối đâu. Anh sắp nói dối Phượng nếu Phượng hỏi chiều qua anh có ra bến xe đón Phượng không. Phượng biết anh nói dối nên không hỏi nữa. Nhưng Phượng...

- Nhưng Phượng sao?

- Đoán rằng anh muốn vẫy tay chào Phượng ở sau một cột đèn. Phải thế không?

- Không.

- Tiếng "không" của anh nghe thú vị quá. Phượng có nhiều quà cho anh lắm. Chiều nay, anh tới nhà Phượng nhé?

- Tôi sẽ mang quà của tôi tới.

- Ǵ đó?

- Những món để mở cửa hiệu.

- Biết rồi. Trong ngăn bàn đang sẵn. Những bức thư gói những trái ô mai. anh đứng bán ô mai với Phượng chắc là đắt hàng.

- Tôi đă nghĩ thế và nghĩ cả những trái ô mai đi đi về về...

- Vậy phải thêm chân vào huyền thoại ô mai và anh nên cho giấy gói ô mai một huyền thoại.

- giấy gói ô mai tự nó nó đă có huyền thoại.

- Ra sao?

- Những bức thư t́nh lén bỏ vào ngăn bàn học của cô bạn cùng lớp.

Phượng, tự nhiên , đập nhẹ lên tay tôi:

- Tuyệt điệu! Phượng không muốn anh tới nhà Phượng chiều nay đâu. Mà muốn cùng anh ra bờ sông ngắm ḍng nước tháng giêng.

Tôi cảm giác như Phượng vừa xoa chút dầu Con Hổ lên tay tôi. Chất dầu thấm qua da, vào thịt và truyền đếm tim một ấm nồng vừa độ. Tưởng tượng một ngọn cỏ buồn thiu sau những ngày mưa dầm chợt thấy ánh nắng đầu xuân. Tôi là ngọn cỏ ấy. Ngọn cỏ ngậm giọt sương và giọt sương lung linh dưới ánh nắng. Ngọn cỏ ngậm đầy tâm sự nhưng ngọn cỏ không biết kể lể tâm sự của ḿnh cho ánh nắng nghe. Giời ơi, sao tôi có thể ngớ ngẩn thế! Bao nhiêu là nhớ nhung. Nhớ nhung trọn tháng giêng. Tháng giêng chỉ thiếu Phượng mươi mười hai hôm cũng coi là thiếu Phượng đầy tháng. Nhớ nhung muốn bỏ trường mà đi. Nhớ nhung muốn làm lăng tử trốn nhà phiêu bạt, muốn trở thành thi sĩ để có lần được than thở giống Nguyễn Bính: "Ḿnh tôi trời bắt làm thi sĩ ". Nhớ nhung đốt hàng trăm điếu thuốc. Vậy mà ngọn cỏ gặp ánh nắng, Ngưu Lang gặp Chức Nữ, đă chỉ nói những chuyện vớ vẩn. Thế gọi là t́nh yêu chăng?

- Anh Chương!

- Dạ!

- Mới xa anh vài hôm anh đă quên.

- Hở?

- Anh có nhớ Phượng không?

- Nói dối hay nói thật?

- Nói thật.

- Không, tôi không nhớ Phượng.

- Thế là anh nói dối. Phượng sợ anh nói thật.

- Tôi đă nói thật.

- Anh nói dối.

- Th́ tôi nói dối.

- Anh nhận được thư của Phượng chứ?

- Thư nào?

- Anh lại nói dối. Thôi, Phượng không hỏi chuyện thư nữa. Mà Phượng cũng không gửi thư cho anh.

- Thế à?

Hai chúng tôi nh́n nhau, thấy rơ tầm hồn nhau ở mắt của mỗi đứa. Phượng chưa nói Phượng muốn xin tôi điều ǵ. Đă qua tết rồi. Chiều nay chắc Phượng sẽ nói.

- Anh nhớ chưa?

- Nhớ ǵ?

- Chiều nay chúng ḿnh ra bờ sông.

- Tôi đón Phượng ở đâu?

- Ở cổng trường.

Thầy đă vào lớp. Tôi trả Phượng những quyển vở. Chưa bao giờ tôi lắng tai nghe thầy giảng bài như bây giờ. Tôi nghĩ tới quẻ thẻ Phượng xin cho tôi và lời thánh ở đền Ngọc Sơn đă dạy. Có phải khi yêu nhau người ta thường cầu nguyện cho nhau? Tháng Năm chả c̣n bao nữa. Tôi giống những cây hồi, những cây phượng, chờ đến tháng Năm sẽ nở hoa? Thầy nói tuần sau sửa soạn thi đệ nhị lục cá nguyệt. Thi xong đệ nhị lục cá nguyệt là vừa hết chương tŕnh học. Chúng tôi sẽ có hai ba lần thi thử và các thầy sẽ nghiêm khắc, hạn định th́ giờ đúng như ở trường thi thật. Tôi không lo ngại chuyện thi cử. Thánh ở đền Ngọc Sơn muốn tôi đỗ là Phượng muốn tôi đỗ. Tôi không cần biết đỗ đạt hay trượt vỏ chuối tương lai tôi sẽ ra sao. Chỉ cần đỗ cho Phượng vui là đủ. Và v́ Phượng, tôi phải đỗ. Phượng ơi, Phượng có biết thế không?

Giờ ra chơi. Tôi yêu những giờ ra chơi. Cuộc đời bên ngoài sân trường không có những giờ ra chơi. Tôi hiểu thế. Và tôi không thích nghĩ chuyện tương lai. V́ tương lai khi ta nghĩ đến là ta đă tính chuyện bỏ trường mà đi. Tôi rất mến sân trường của tôi. Sân rộng thênh thang và có nhiều cây phượng lớn. Mùa hè, phượng nở đỏ rực rỡ, ve sầu kêu ran ran. Kỷ niệm khởi tự những đơn sơ, tầm thường đó. Gốc cây phượng này ta đă ngồi. Thân cây phượng kia ta đă khắc tên ta. Năm ngoái, năm xưa chỉ là thế. Năm nay, ta đă dựa vào thân cây phượng cùng người bạn gái tên Phượng ta nói chuyện cùng nàng và hồn ta bay tới phương trời xa xăm.

- Chào chị Phượng.

Tùng lên tiếng. Anh ta kiểu cách trước mặt Phượng:

- Chị mang về Thái nhiều Hà Nội quá.

Phượng cúi nh́n tà áo ḿnh:

- Hà Nội , anh lầm chăng?

Tùng nhún vai:

- Tôi không lầm. Tôi tới xin lỗi chị. Bạn Chương nói chị đă giận tôi v́ tôi mời chị gắn hoa và chị chê bài thơ của tôi ngắn.

Phượng nói:

- Bài thơ của anh ngắn thật.

Tùng cười:

- Bạn Chương nói chị về bằng máy bay, tôi đă đón hụt. Bạn Chương khoe chị viết thư nhắn bạn ấy ngày chị về.

Phượng hỏi:

- Anh đón tôi làm ǵ?

Tùng đáp:

- Để xin lỗi chị thật sớm và hứa sẽ làm bài thơ dài hơn.

Tùng đưng hai tay lên vuốt hai cái cánh phượng của mái tóc:

- Mấy hôm chị nghỉ, lớp học buồn quá. Bạn Chương đồng ư, chứ?

Tôi lắc đầu:

- Riêng tôi, tôi không buồn.

Tùng hạ tôi:

- Thế th́ bạn là gỗ đá, rong rêu...

Phượng bênh tôi:

- Có thể lắm. Nhưng anh Tùng, tại sao anh không gọi tôi là "cô nương"?

Tùng đỏ mặt. Anh ta ấp úng:

- Chào chị Phượng...

Rồi bước vội. Tôi trông theo Tùng. Ái ngại. Tôi nghĩ rằng nếu Tùng đă ngồi chỗ của tôi từ tháng chín và tôi ngồi chỗ của Tùng, tôi sẽ là Thủy Tinh. Phượng ngó tôi cười:

- Anh Chương bảo không nhận được thư của Phượng?

- Tôi nói dối.

- Anh Chương bảo Phượng giận thi sĩ Tùng?

- Tôi...

Phượng cướp lời tôi:

- Anh nói thật.

Nàng tiếp:

- Và anh bảo anh không buồn những ngày Phượng nghỉ học.

- Tôi...

- Anh nói dối.

Phượng ngước nh́n bầu trời mùa xuân:

- Phượng muốn bị anh nói dối măi. Nhưng Phượng th́ không hề nói dối anh.

Tôi nói:

- Tại sao Phượng không nói dối tôi?

- Hai chúng ta chỉ nên có một người nói dối, v́ thế đó. Và c̣n v́ không có "con" Cuội.

- Phượng thông minh quá.

- Thông minh à? Đừng bảo Phượng thông minh, anh Chương nhé. Phượng không thích thông minh hay khôn ngoan.

Bỗng Phượng nói:

- Sắp tới tháng Năm rồi. Tháng Năm Phượng có nhiều chuyện để nói với anh. Phượng lại hy vọng những chuyện ấy không được nói.

Tôi hỏi:

- C̣n một điều Phượng muốn xin tôi?

Phượng nh́n tôi đăm đăm:

- Như lời dạy của thánh trong quẻ thẻ Phượng đă xin cho anh.

- Phượng xin tôi thi đỗ?

- Dạ.

- Nhỡ tôi trượt?

- Anh phải đỗ.

- Làm cách nào biết được?

- Anh đừng hút thuốc lá mỗi khi nhớ tới người nào đó nữa.

Tôi lặng yên. Nghe xao xuyến đang nổi sóng tự đáy hồn. Tôi hiểu Phượng rồi. Tôi nói:

- Chiều nay tôi không thể ra bờ sông với Phượng được. Nhánh lộc và quà Hà Nội của Phượng, Phượng hăy giữ giùm tôi tới tháng Năm.

Phượng có vẻ buồn:

- Vâng, tới tháng Năm.

Chúng tôi vào lớp. Từ lúc đó, khuôn mặt Phượng đăm chiêu lạ thường. Và đẹp lạ thường. Hương tóc Phượng vẫn tỏa mùi thơm tuyệt diệu. Phảng phất làn khói buồn mỏng tựa khói sương. Tôi biết tôi đă yêu Phượng. Bây giờ mới thật sự yêu Phượng. Bây giờ mới biết đánh vần yêu để đọc và thấm nghĩa buồn. T́nh yêu luôn luôn có nỗi buồn đi bên cạnh. Nỗi buồn tôi hiện mang là nỗi buồn thi cử. Đời học tṛ, đáng lẽ, chỉ nên có những giờ ra chơi. Trong giờ ra chơi, người học tṛ tha hồ mộng mị và không hề lo lắng ngày mai rời trường, xa lớp. Thi cử là mối đe dọa hăi hùng. Không ai sợ trượt. "Học tài thi phận". Nhưng trượt rồi c̣n dịp trở lại trường cũ không? Và định mệnh (Sao tôi ghét hai tiếng này thế, nói gợi tưởng một kẻ vô h́nh ác nghiệt đă cố t́nh an bài cho mỗi đời người một định mệnh) nào sẽ ám ảnh những cậu học tṛ "lạc đề thi". Tôi chợt nhớ một truyện ngắn của Nhất Linh diễn tả cái định mệnh trớ trêu của một anh học tṛ học giỏi, thông minh. Anh ta cầm chắc mảnh bằng. Tương lai anh ta hứa hẹn vợ đẹp nhà giầu. Anh đi thi. Đỗ viết. Vào vấn đáp chỉ v́? nhanh tay cầm cục tẩy trên bàn vị giám khảo chặn tờ giấy cho gió khỏi bay mà bị đánh trượt. Cục tẩy xóa tương lai rực rỡ của anh. Đời anh thủng một lỗ. Anh về quê, lấy vợ quê, mở quán hàng bên đường, cả ngày đập ruồi và hút thuốc lào vặt! Truyện ngắn đó, nhớ lại, tôi sợ hăi vô cùng. Và tôi ghét thi cử. Thế mà tôi cứ phải học thi. Phượng ơi, nhỡ tôi trượt?

Tôi thả mắt qua khung cửa nhỏ. Khoảng trời quen thuộc của tôi, dường như, nhiều mây đen.

Ai đă viết lên bản những câu thơ:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u ḿnh với chúng ḿnh chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Bốn câu thơ như ca dao của Nguyễn Bính. Anh học tṛ nào đây đả si mê thơ Nguyễn Bính giống tôi. H́nh như học tṛ tỉnh nhỏ đều ngưỡng mộ Nguyễn Bính. V́ Nguyễn Bính giản dị, chân thành và đằm thắm y hệt cuộc đời những người ở tỉnh nhỏ. Hai người trai gái yêu nhau sinh trưởng giữa chốn cỏ nội hoa ngàn. Một hôm nàng ham vui phồn hoa lên thành phố chơi. Rồi nàng trở về, t́nh nhân của nàng thấy áo nàng vướng chút bụi kiên kỳ của đô hội. Chàng tưởng chừng hương đồng gió nội theo t́nh yêu thanh cao và đơn sơ đă mất mát ít nhiều. Anh học tṛ viết thơ Nguyễn Bính lên bảng hẳn đă yêu Phượng ghê lắm. Yêu Phượng bao nhiêu ngườilàm thơ. Yêu Phượng bao nhiêu người thuộc thơ. Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá... Anh trách Phượng lên Hà Nội ít ngày, trở về Thái không hồn nhiên như tháng trước đây mà.

Phượng dạo này, quả nhiên, lặng lẽ. Tôi đoán đúng rồi, nàng có một nỗi buồn. Suốt buổi học, nàng chỉ quay xuống nói với tôi vài câu vào giờ ra chơi nếu tôi ở lại lớp. Hôm nay, nhờ mấy câu thơ của Nguyễn Bính, tôi có thể nói chuyện với Phượng nhiều hơn. Tôi xé giấy nháp, viết mấy chữ: "Phượng đă đọc bốn câu thơ của Nguyễn Bính trên bảng chưa?". Phượng phúc đáp ngày: "Rồi, lát ra chơi, chúng ta b́nh giảng!" Giờ ra chơi, Phượng quay xuống:

- Họ trách Phượng đấy.

- Tại v́ mấy hôm nay Phượng buồn, họ tưởng Phượng nhớ một người nào ở Hà Nội.

- Vâng, Phượng nhớ một người.

Mũi tên nhọn hoắt vừa phóng thẳng vào trái tim tôi, xuyên thấu lưng. Tôi lặng người cơ hồ bị trúng gió. Tôi ngớ ngẩn hỏi:

- Phượng nói dối?

Phượng khẽ lắc đầu:

- Không bao giờ Phượng nói dối anh đâu, anh Chương ạ!

Phượng thả mắt nh́n ra khoảng trời của tôi:

- Đó là câu chuyện Phượng định nói với anh vào tháng Năm.

- Buổi sáng?

- Vâng, buổi sáng. Nhưng Phượng hy vọng sẽ không phải nói.

- Sao thế?

- V́ phải nói, người buồn nhất là Phượng. Anh chờ đến tháng Năm nhé! Nghe anh tả mùi hoa hồi, Phượng yêu hoa hồi quá. Phượng ao ước được đi bên anh vào những đêm hoa hồi nở nhiều. Anh đă hứa với Phượng là cho Phượng xin một điều, một niềm vui chung với anh, anh c̣n nhớ?

- Tôi nhớ.

- Anh đă làm ǵ?

- Tôi định từ tháng sau, tôi và vài người bạn lập một tổ năm người học thi.

- Anh c̣n định ǵ nữa, phải lập ngay chứ?

- tôi sẽ lập ngay.

- Không có sẽ.

- Tôi lập ngay.

- Anh Chương luôn luôn chiều chuộng Phượng. Mai thi toán, anh đừng lo cho Phượng nhé! Với Phượng, thi cử không có nghĩa ǵ hết. Rồi có ngày Phượng sẽ nói cho anh rơ. Phượng đi học v́ mục đích riêng. Nếu học để đỗ, Phượng đă chẳng về Thái. Tháng sau, có lẽ, Phượng đi học không đều đâu. Nhưng anh Chương chớ... hút thuốc lá. Phượng không lên Hà Nội đâu. Phượng vẫn ở Thái. Chuyện Phượng sẽ kể, anh Chương sẽ hiễu rằng không bao giờ Phượng nói dối anh. Phượng quư anh lắm.

Phượng bỏ khoảng trời qua khung cửa nhỏ, nh́n tôi mỉm cười:

- Anh Chương th́ không bao giờ được nói thật với Phượng.

Tôi nói:

- Sẽ có lần tôi nói thật.

Phượng thở dài:

- Lần ấy, hẳn Phượng phải khóc.

Giờ ra chơi thật ngắn ngủi không đủ th́ giờ cho tôi hỏi tại sao Phượng phải khóc nếu tôi nói thật tôi yêu Phượng. Tôi muốn đời tôi có hàng ngàn vạn giờ ra chơi và giờ ra chơi cuối cùng của cuộc đời, thế nào tôi cũng dám nói thật là tôi yêu Phượng. Tôi cứ nghe thầy giảng bài và hồn tôi cứ lạc lơng trên ḍng suối tóc Phượng. Ở suối tóc Phượng tôi mới thấy tuổi tôi, mộng tôi và ư nghĩa đời tôi. Suối tóc Phượng dàn trải tới mơ hồ vô tận. Có ngôn ngữ nào diễn tả được niềm bí ẩn của t́nh yêu? Ngay cả thi sẽ cũng bất lực. Thành thử, với t́nh yêu, người ta chỉ lặng thinh để tâm hồn bị xâm chiếm bằng muôn vàn cảm giác lâng lâng, bay bổng. Tâm hồn người ta vốn đớn sơ. Khi tâm hồn trở nên huyền bí, ấy là lúc ta yêu đương. Phải chăng Phượng đă yêu tôi. Và nàng khó hiểu từ tháng ba. Nàng không dễ hiễu như hồi tháng chín. Yêu là lặng thinh là không lên tiếng hỏi. Vậy tôi chả dại ǵ hỏi tại sao Phượng đă biến thành công chúa ngủ trong rừng. Yêu là ta và người ta yêu được hóa phép trở thành những nhân vật cổ tích. Và buồn như cổ tích.

Những bài thi đệ nhị lục cá nguyệt phảI được thanh toán trong tháng ba. Một tuần nữa hết tháng ba. Hỡi tháng ba của học tṛ đi thi. Từ đây đến ngày sang trường thi, thời gian vùn vụt. Học Trần Tế Xương bỗng lo lắng vô cùng. Mấy hôm kém quan trọng đă thi xong. Anh nào dốt Lư, Hóa th́ chọn Vạn vật mà bắt chước loài cuốc. Bài Việt văn của tôi sa sút thậm tệ. Tôi ghét thơ văn Nguyễn Công Trứ, gặp đề thi chí làm trai của Uy Viễn tướng công, đành bôi bác. Tôi không thuộc nổi lấy nửa bài thơ của Nguyễn Công Trứ, làm sao mà dẫn chứng cái chí làm trai của ngài. Giá được học Nguyễn Bính, lại làm bài luận về nỗi nhớ người yêu của Nguyễn Bính th́ tôi phải có điểm xuất sắc. Kỳ này, thầy trả bài sớm. Tôi được 5 điểm trên 20. Thầy Việt văn chỉ trích kịch liệt. Tôi buồn muốn khóc. Phượng đă quay xuống an ủi:

- Anh nên học Nguyễn Công Trứ lại. Phượng sẽ mua tặng anh cuốn luận đề về Nguyễn Công Trứ.

Tôi gật đầu:

- Vâng, tôi sẽ học kỹ Nguyễn Công Trứ.

Phượng cười:

- Anh lại "vâng, dạ" rồi! Anh đừng quên thánh đă bảo anh phải đỗ.

Tôi nói:

- Tôi không quên.

Hôm nay thi toán. Bài h́nh không có ǵ khó. Bài Đại số khúc mắc đôi chút, tôi vẫn làm xong trước giờ nộp bài hai mươi phút. Thầy cầm bài của tôi xem một lát rồi khen:

- Chương khá lắm.

Thầy hỏi:

- Chểnh mảng cũng anh mà chăm chỉ cũng anh, tại sao lạ thế?

Tôi muốn thưa: Tại t́nh yêu. Thưa thầy, khi con yêu con chểnh mảng, con coi sách bài là giấy gói hàng, con thích trốn học; khi con được yêu, con chăm chỉ học hành, con thích ngồi trong lớp cả những giờ khô khan nhất. Nhưng tôi không dám trả lời thầy thế. Tôi đành cúi đầu, im lặng cho niềm sung sướng nổi sóng. Bởi tôi biết Phượng đang sung sướng. Tôi bèn sửa một đoạn trong bài tập đọc của lớp vỡ ḷng (Tôi cũng chỉ vừa qua lớp vỡ ḷng): "Tôi cố tôi học, tôi chăm tôi học, học sao cho mau tấn tới, cho văn hay chữ tốt, cho... người yêu vui ḷng". Phượng không sợ tôi sẽ thi trượt nữa. Đấy, Phượng thấy chưa, tôi làm bài thi trước hạn định những hai mưới phút thầy khen khá lắm mà vẫn cứ giúp Phượng củng cổ ngôi vị xuất sắc, dù Phượng không thích xuất sắc, Phượng không ôm mộng lều chơng. Phượng có vẻ Châu Long quá. Tôi là Lưu B́nh lười biếng. Phượng kích lệ tôi. Không, Phượng đừng làm Châu Long. Phượng giống Châu Long, Phượng sẽ về với Dương Lễ khi tháng Năm tới. C̣n tôi đi đâu? Tôi chợt nhớ rằng Phượng đang nhớ tới một người. Người nào? Có lẽ, tôi phải hỏi Phượng. Tôi không thể ấm ức. Nó c̣n, tôi trượt. Nó mất, tôi đỗ.

- Phượng!

Phượng quây xuống.

- Làm xong bài chưa?

Phượng đáp:

- Xong rồi.

Tôi hỏi:

- Phượng có nghe thầy khen tôi và thắc mắc về tôi không?

Phượng gật đầu. Nàng mỉm cười:

- Thầy không biết anh Chương được thánh ở đền Ngọc Sơn phù hộ.

Tôi nói:

- Phượng đă phù hộ tôi.

Đôi mắt Phượng chớp mau. Tôi mơ hồ thấy, ở đuôi một c̣ vực. T́nh yêu mong manh tựa khói sương, chỉ cần một chút ngờ vực là khói sương tan biến. Tôi xấu hổ, tôi ân hận đă nghĩ không đẹp về nỗi nhớ của Phượng.

- Anh Chương nghĩ ǵ thế?

- Tôi đang nghĩ đến tháng Năm.

- Vào một buổi sáng?

- Cả đêm khuya trên đường ngặp hoa hồi.

- Hăy nghĩ lời thánh dạy anh trước.

Phượng quay lên. Rồi lại quay xuống:

- Đă lập tổ học thi chưa?

Tôi đáp:

- Ngày mai bắt đầu.

Lần này Phượng quay lên và không quay xuống nữa. Như vậy, trong nhiều buổi học, chúng tôi chỉ c̣n nói với nhau vài câu ngắn ngủi. Có một thi sĩ, tác giả "Gửi Hương Cho Gió", yêu nàng thơ của chàng ghê lắm. Nhưng mùa thi gần kề, chàng dặn em thơ của chàng hăy chờ đợi chàng qua mùa thi. Qua mùa thi, chàng và nàng lại tiếp tục t́nh tự. Thi sĩ yêu thơ như tôi yêu Phượng. Tôi cũng muốn nói với Phượng rằng hăy đợi tôi, qua mùa thi, đến tháng Năm hoa hồi nở, chúng ta sẽ t́nh tự dưới gốc một cây hồi.

Thế là hết những bài thi đê. nhị lục cá nguyệt. Căn cứ vào kết quả kỳ thi này thầy hiệu trưởng cho biết ai có thể đỗ. Tôi nằm trong danh sách hai mươi thí sinh có thể đỗ với điều kiện vài Việt Văn phải ở điểm trung b́nh. Chúng tôi sẽ nghỉ sớm hơn các lớp khác độ nữa tháng để chuẩn bị lều chơng sang trường Nam. Đơn thi đă làm xong và sắp sửa nộp. Những ngày không đi học, làm cách nào để gặp Phượng? Tôi định hỏi Phượng câu này. Không gặp Phượng mỗi ngày, tôi học sẽ không vào. Tôi học v́ Phượng, cho Phượng. Tôi nói thật. Và câu nói thật này sẽ không bao giờ nói với Phượng. Chương tŕnh học cũng đă hết. Không chừng, chúng tôi nghỉ từ đầu tháng tư. Bây giờ, đến trường để làm bài tập. Riêng hai môn toán và lư hóa, thầy cho làm những bài đă là đề tài thi ở Ba Lê, Vạn Tượng, Nam Vang, Sài G̣n... nhiều năm trước. Thầy hiệu trưởng định tổ chức vài lần thi thử nhưng cuối cùng thầy quyết định chỉ thi thử một lần. Chúng tôi sắp thanh dự cuộc đánh trận giả với chữ nghĩa. Tôi sẽ đóng vai người chiến sĩ giả vờ không mấy hào hùng. Bởi v́, trận đánh kết thúc cuối tháng ba và tháng tư có ḥa b́nh. Nghĩa là tháng tư gian lớp của tôi đóng cửa. Chúng tôi không đến lớp học nữa. Tới trường, vào văn pḥng nhận phiếu báo danh thôi! Sang tháng chín, ít anh học tṛ cũ c̣n chút may mắ n th́ trở lại lớp ḿnh, nhiều anh bỏ trường đi luôn làm những kẻ chiến bại lạc lơng. Một số đỗ đạt th́ t́m trường xa mà học. Chia ly khởi sự từ đó.

Tôi không cần đợi tháng chín.. Tự lúc này tôi đă tương tư lớp học, tương tư một chỗ ngồi ở bàn đầu. Tôi sắp không được thấy hồn tôi lăng du trên suối tóc Phượng. Tôi sắp không được ngửi mùi hương tóc Phượng. Tôi sắp không được thả mắt qua khung cửa sổ ngắm khoảng trời quen thuộc nhiều sắc mây của tôi. Tôi sắp không được nh́n Phượng cười mỗi buổi sáng và nghe rạo rực ở ḷng ḿnh bốn giờ học. Hôm qua, Phượng vắng mặt. Mới vắng Phượng một hôm, hồn đă ră rời. Vắng Phượng suốt tháng tư, hồn khắc khoải đến đâu? Tôi bỗng lại sợ hăi vu vơ, lại phải nghĩ tới người Phượng đang nhớ. Rồi tôi tự hỏi tại sao tôi không gặp Phượng từ tháng chín những năm qua. Năm đệ thất, chẳng hạn. Chúng tôi đă có buốn niên học, bốn Giáng Sinh, bốn cái Tết và bao nhiêu niềm vui. Rồi tôi tự hỏi thêm, liệu gặp Phượng từ tháng chín năm đệ thất, tôi đă biết cảm mùi hương tóc Phượng để yêu Phượng? Mai mốt gặp Phượng tôi sẽ hỏi Phượng xem nếu chúng tôi đă quen nhau từ tháng chín năm xưa th́ tháng Năm đầu tiên chúng tôi có mơ ước đi trên đường khuya ngát hương hoa hồi?

oOo

Phượng đi học hơi trễ. Đó cũng là một biến cố: Biến cố cuối năm. Chưa hề thấy Phượng vào lớp muộn. Luôn luôn đến sớm. Và chỉ bỏ học mấy ngày Tết v́ ốm ở Hà Nội không về Thái kịp. Phượng nghỉ học hai hôm liền gây nhiều thắc mắc cho những người yêu nàng. Dù Phượng đă bảo tôi nàng sẽ vắng mặt ít ngày trong tháng tư, tôi vẫn thấy "làm sao ấy" và "cảm bên ḿnh nỗi tịch liếu khi Phượng nghỉ học. Trước tháng chín năm ngoái, h́nh như không có ǵ xẩy ra và sẽ không có ǵ xẩy ra cho cuộc đời học tṛ b́nh thường của tôi. Tôi sẽ như cây hồi, hàng hồi tháng sáu, tháng bẩy, những hàng hồi xanh tươi ngon mắt nhưng không tỏa nổi một mùi hương. Hoa hồi (tôi thích hoa hồi nên tôi đem nó ra mà ví von, so sánh) chỉ nở vào tháng Năm. Tôi ngỡ rằng hoa hồi có một cái hẹn vào tháng Năm. Ḍng sông chỉ chẩy siết và ngầu đỏ phù sa vào tháng bẩy. T́nh yêu học tṛ chỉ đến vào tháng chín, năm mười bẩy tuổi. Năm mười bẩy tuổi, vào tháng chín, cây hồi trong tâm hồn tôi nở hoa. Em biết chứ, có ai nhắc tới hoa hồi? Tôi không c̣n thắc mắc tại sao tôi đă không gặp Phượng sớm hơn hay đă không về quê ngoại sớm hơn một mùa hè. Bây giờ, tôi nghĩ tới cây gạo ở cuối tỉnh. Tháng ba dương lịch là tháng hai âm lịch. Tháng hai, sau Tết, hoa gạo nở. Tôi sá chi loài hoa gạo tầm thường, loại hoa của quạ và sáo. Thân gạo sù ś gai góc không thể là điểm tựa của t́nh yêu là nơi hai người yêu nhau dựa lưng thầm th́ t́nh tự. Hoa gạo đỏ mầu máu người chết. Khi rơi rụng, nó rơi lộp bộp làm giật ḿnh kinh hăi. Nó không gây hương nhớ nhung. Tôi sợ nó v́ Nguyễn Bính đă tả nó: "Những hoa gạo đỏ tười mầu máu, Nhầu nát như người lính tử thương". Và buồn rầu kết luận: "Một khi t́nh rụng như hoa rụng, Máu đỏ ĺa tim dạ xót xa". Hoa gạo khiến tôi liên tưởng hoa phượng. Hoa phượng cũng "đỏ tươi mầu máu". Tháng hai hoa gạo rụng. Tháng Năm hoa phượng rơi. KHông ai nhặt hoa gạo ép vào sáng nhưng Phượng đă nói sẽ nhặt hoa phượng ép vào vỡ. Đó là h́nh ảnh ngậm ngùi tôi vừa chợt nghĩ.

Phượng đă vào lớp. Nàng hơi ngượng ngùng. Cặp sách ôm trước ngực. Nàng cúi đầu chào thầy rồi bước nhanh tới chỗ ngồi. Phượng quay xuống:

- Tại anh đó, đáng lẽ hôm nay Phượng c̣n nghỉ.

Những ư nghĩ sầu thảm của tôi vụt tan. Ḷng tôi cuộn dâng con nước thủy triều rạo rực. Đầy là câu nói ngọt ngào, thắm thiết nhất từ tháng chín. V́ tôi PHượng đi học. Phượng nói với tôi. V́ Phượng tôi đi học. Tôi không dám nói với Phượng.

- Anh Chương!

- Hở?

Phượng mỉm cười (Phượng cứ cười với tôi, chẳng lẽ tôi không bảo Phượng cười):

- Anh hiểu Phượng chứ?

Tôi chớp mắt:

- Tôi hiểu.

Phượng có thể đọc được niềm cảm động trong cái chớp mắt của tôi không nhỉ?

- Hai hôm Phượng vắng mặt anh làm ǵ?

- Tôi nhớ...

- Anh nhớ lời thánh dạy?

- Vâng.

- Tổ học của anh đến đầu rồi?

- Họ đợi nghỉ học mới bắt đầu.

- Bao giờ nghỉ học?

- Sang tháng tư.

Phượng lặng yên giây lát. Rồi nàng hỏi:

- Anh định nơi học chung ở đâu chưa?

Tôi nói:

- Ở nhà anh Định, cuối phố Trưng Trắc.

- Con phố thẳng tắp hai hàng hồi?

- Vâng.

- Những hôm Phượng không có việc ǵ, Phượng sẽ qua đấy mỗi ngày một lần.

- Vào buổi sáng?

- Vâng, vào buổi sáng.

Tôi không dám hỏi Phượng qua con phố thẳng tắp hai hàng hồi ấy làm ǵ. "Anh hiểu Phượng chứ"? Tôi hiểu. "Tại anh đó, đáng lẽ hôm nay Phượng c̣n nghỉ". Tại anh đó, v́ anh đó, Phượng qua đấy mỗi buổi sáng để anh học cho nó vào và thi cho nó đỗ.

- Phượng vừa có tin vui.

- Tin ǵ vậy?

- Người Phượng nhớ, Phượng sắp được gặp. Mọi người trong gia đ́nh Phượng đi t́m ṛng ră sáu năm trời. Và đến lượt Phượng về Thái, Phượng sắp gặp. Phượng yêu Thái Bính của anh lắm.

Thú thật là tôi đang "ghen" với người Phượng nhớ. Phượng không chịu nói người Phượng nhớ là ai và tôi th́ ngại ngần không hỏi. Câu trả lời của Phượng hoặc sẽ sẽ làm làm tôi sung sướng hoặc sẽ làm tôi khổ sở. Tôi cầm chắc câu trả lời làm tôi khổ sở nên tôi không hỏi.

- Anh Chương!

- Dạ.

- Anh giận Phượng?

- Không.

- Thế sao anh "dạ"?

- Tôi quên.

- Anh đừng bao giờ quên nữa. Phượng đă hứa đến tháng Năm sẽ kể anh nghe nhiều chuyện. Chắc chắn, Phượng sẽ kể.

- Chuyện vui.

- Hôm nọ Phượng mới hy vọng là chuyện vui thành thử lại hy vọng không phải kể cho anh nghe. Hôm nay, không cần hy vọng v́ chắc chắn là chuyện vui.

- Cho riêng Phượng?

Phượng nhăn nhó:

- Anh thích Phượng buồn à?

Tôi đáp nhanh:

- Xin lỗi Phượng.

Phượng quay lên. Một lát, Phượng ném xuống mẩu giấy: "Hôm nay nhiều ô mai và giấy gói ô mai quá. Bao giờ chúng ḿnh được mở một hiệu bán ô mai? Phượng rất sợ, mai này , sẽ không được quờ tay vào ngăn bàn mỗi buổi sáng để lấy ô mia gửi tới từ những cánh rừng mơ rồi báo tin cho anh biết". Tôi đọc xong cảm tưởng nhận ô mai của Phượng cũng sờ sợ cái "mai này". "Mai sau c̣n có bao giờ...." Câu thơ thật ảo năo! Ở một không gian khác và thời gian khác, tâm hồn Phượng có đổ thay, tâm hồn tôi có thay đổi? Hẳn là không c̣n những gói ô mai lén tặng Phượng trong ngăn bàn học và chẳng ai nhớ huyền thoại ô mai. Phượng ơi, tôi vẫn không thuộc nổi một bài thơ của Nguyễn Công Trứ, vẫn không đọc hết một bài luận ở cuốn Luật Đề Về Nguyễn Công Trứ Phượng đă mua tặng tôi. Không làm nổi một bài luận Việt văn nhưng tôi có thể viết trôi trẩy một đoạn cảm nghĩ về Phượng để nắn nót chép vào nhật kư của tôi.

Phượng ơi ,

Phượng không muốn tôi nói thật. Th́ tôi viết thật. Rằng, tôi chán nản học hành thi cử, tương lai, sự nghiêp. Tôi chán nản ngày mai. Tôi muốn măi măi làm cậu học tṛ đệ tứ có người bạn gái ngồi trước bàn ḿnh mà ḿnh yêu tha thiết song không bao giờ nói ḿnh yêu với cô ta hay với ai. Ai bảo ḿnh yêu cô ta, ḿnh sẽ đỏ mặt, chối bai bải rồi ân hận đă chối bai bải. Tôi muốn măi măi ôm ấp niềm vui nhẹ nhàng, nỗi buồn thoang thoảng. Và học chung với Phượng suốt đời ở ngôi trường nhỏ bé của tỉnh lỵ tầm thường này. Tôi không thích đi đâu. Không thích lên Hà Nội học, không thích ngồi hóng gió bên hồ Trúc Bạch. Tôi chỉ thích cùng Phượng đi trên đường khuya đếm từng chiếc bóng điện và ao ước được nắm tay Phượng. Để ngỡ ḿnh được Phượng yêu. Thế thôi, Phượng ạ!


Tháng Tư

Chào tháng tư! Chào những ngày hứa hẹn ít vui, nhiều buồn, lắm nhớ. chào tháng tư bằng một buổi sáng thử thách quan trọng. Phượng vắng mặt sáng naỵ Mấy lớp dưới được nghỉ, nhường bàn ghế, chỗ ngồi cho những con gà ṇi của trường sửa soạn trận đấu quyết định tương lai. Ôi, tương lai! Chưa bao giờ nghe hai tiếng này phát ghét đến thế. Tương lai: Anh nào đỗ trung học phổ thông, nếu gia đ́nh khá giả, lên Hà Nội tiếp tục học thi tú tài. Anh nào gia đ́nh túng quẫn, xin làm giáo viên tiểu học sẽ được tuyển dụng ngay không cần học sư phạm. Anh nào thích đời sống quân ngũ, t́nh nguyện thi vào trường vơ bị ở Đà Lạt hay Thủ Đức. Những anh bất hạnh đạp vỏ chuối, vồ hụt cái tương lai đẹp th́ bỏ trường mà đi, hoặc về làm ruộng, ngâm bài "Văn chương phú lục chẳng hay, Trở về làng cũ học cày cho xong", hoặc đi buôn bán, hoặc xin học nghề mưu sinh. Đấy, tương lai của mảnh bằng trung học phổ thông, chán như cơm nếp nát.

Nhưng vẫn quan trọng. Đến nỗi,thi thử gay go hơn thi thật. Mỗi anh học tṛ ngồi một bàn. Anh này ngồi đầu bàn, anh kia ngồi giữa bàn, khó ḷng hỏi han nhau. Thầy dặn: B́nh tĩnh, đừng run, đừng vội vàng, đọc kỹ đầu bài, chưa hiểu th́ đọc lại, tâm niệm "tôi phải đỗ"! Các thầy vừa làm giám khảo vừa làm giám thị. Bài thi viết lên bảng. Mắt thầy chiếu rơi từng học tṛ. Hai giờ một môn thị Ngày bốn môn. Thầy chấm bài suốt đêm. Hôm sau đọc kết quả thi viết. Rụng như sung. Lớp bốn mươi học tṛ chỉ mười lăm anh được vào vấn đáp. Tôi may mắn đợt... thi thử. Thầy Việt văn quay về Nguyễn Công Trứ. Thầy cho năm điểm, mắng mỏ tàn tê.. Mười anh đỗ. Năm anh thi vấn đáp kỳ hai. Có tôi. Thầy hẹn tuần lễ nữa th́ thi vấn đáp cho năm thí sinh trượt vấn đáp.

Phượng đến trường hôm công bố kết quả thi vấn đáp thử. Nàng đả nghe thầy Việt văn hết lời mạt sát tôi. Tan học, Phượng bảo tôi đưa nàng về tận nhà. Trên đường về, Phượng nói:

- Anh chỉ cần "yêu" cụ Nguyễn Công Trứ một chút thôi. Ḿnh học cụ có mấy bài thơ, mấy đoạn phú mà....

Tôi nói:

- Không hiểu tại sao tôi không thuộc nổi thơ Nguyễn Công Trứ.

Phượng nói:

- V́ anh thiếu... chí nam nhi!

Phượng cười khúc khích. Nàng hỏi tôi:

- Chiều nay anh có bận việc ǵ không?

Tôi đáp:

- Không.

- Thế th́ chiều Phượng cùng anh học thơ Nguyễn Công Trứ nhé!

- Ở đâu?

- Chúng ḿnh ra bờ sông. Phượng học thi với anh, ai thuộc trước và thuộc trơn làu làu, lại hiểu rơ ư nghĩa, người ấy thắng cuộc.

- Để làm chi đây?

- Tuần sau thi vấn đáp thử. Anh không thích làm Phượng vui ḷng à? Anh phụ ḷng thánh à?

- Tôi xin lỗi Phượng.

- Mỗi câu thơ Nguyễn Công Trứ là một trái ô mai gói bằng thứ giấy thường đặt trong ngăn bài của Phượng.

- Phượng treo giải?

- Vâng.

- Vậy chiều nay mang thật nhiều ô mai nhé!

Chúng tôi chia tay nhau giữa đường. Phượng bảo đê? Phượng về nhà một ḿnh cũng được. Trưa hôm đó, tôi dở cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, t́m kiếm cụ Nguyễn Công Trứ. Tôi mơ hồ thấy Uy Viễn tướng công hiện ra, râu dài quá rốn, nụ cười đô. lượng. Ngài vuốt đầu tôi, nhẹ nhàng và âu yếm chuyện tṛ.

- Cháu chán thơ phú của ta phải không?

- Bẩm phải ạ!

- Ta biết lắm. Ở tuổi cháu và tŕnh đô. kiến thức của cháu, đọc thơ phú của ta đă không thích th́ học sao hiểu. Cháu chỉ nên học những ǵ gần gũi cháu. Lên bậc đại học hăy nghiên cứu tư tưởng của tạ Bây giờ học ta, cháu sẽ giống loài vẹt.

- Nhưng cháu cần học đê? thi đỗ.

- Vẹt, loài vẹt đángo biết "Ṿng trời đất dọc ngang ngang dọc?" Thôi, ta chiều mày kẻo mày thi trượt, loài vẹt nhỏ...

Uy Viễn tướng công nói tới đó, một con hạc trắng đáp xuống cạnh ngài và ngài cưỡi hạc bay đến vùng trời dinh điền Tiền Hải. Tôi dụi mắt. Thấy chữ nghĩa quyến rũ quá. Tôi học thuộc ḷng thơ phú của Nguyễn Công Trứ thật dễ dàng. Chiều nay, tôi sẽ ăn no ô mai. Tôi sẽ nuốt cả hột ô mai. Hột ô mai sẽ hóa thành hột mợ Và sẽ mọc ở ḷng tôi một cánh rừng mơ.

oOo

Thầy Việt văn bắt tôi đọc một bài hát hói của Nguyễn Công Trứ. Tôi đọc trôi chẩy. Thầy bắt b́nh giải. Tôi b́nh giải đầy đủ. Thầy ngạc nhiên. Thầy khen. Thưa thầy, nếu Phượng ngồi bên con xem con học, con có thể học thuộc ḷng cả cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của cụ Dương Quảng Hàm như học giả Nguyễn Văn Tố thuộc ḷng tự điển larousse. Tôi không sợ trượt nỏ chuối. Phượng hé ḷng lắm. Tôi vui là chuyện đă đành. Nhưng nỗi buồn mới đang đe dọa tôi. Ngày mai chúng tôi nghỉ học. Lớp đi thi nghỉ học sớm. Tôi không hiểu Phượng có giữ đúng lời hứa, mỗi buổi sáng, đi qua con phố thẳng tắp hai hàng hồi để, từ một chỗ nào đó ở nhà Định, tôi nh́n thấy Phượng tha thướt trong chiếc áo lụa mầu mỡ gà. Mùa đông đă hết. Mùa xuân sắp tàn. Áo lục Phượng mặc sẽ làm cho mùa hè mát rượi. Phượng bảo Phượng không hề nói dối tôi. Nhưng Phượng c̣n giấu tôi một chuyện. Phượng đi t́m người Phượng nhớ. Người ấy là ai nhỉ? Tôi nhớ buổi chiều mấy hôm trước, chúng tôi ra bờ sông hóng gió. Hóng gió v́ tôi đă thuộc một số thơ phú của Nguyễn Công Trứ đủ để làm bài thi lấy điểm trung b́nh. Hôm ấy, Phượng cảm động khôn tả. Tôi đọc rơ niềm cảm động trong mắt Phượng. Tôi đă hỏi, đă giải thích mà vẫn chẳng hiểu tại sao Phượng lo lắng chuyện thi cử của tôi ghê thế. Tôi suy diễn như chứng minh h́nh học. Yêu nhau là cầu nguyện cho nhau. Phượng cầu nguyện cho tôi, vậy Phượng đă yêu tôi. Tại sao Phượng không nói Phượng yêu tôi. T́nh yêu chỉ cảm thấy, không nghe rơ, không nói được chăng? Dẫu sao, tôi vẫn buồn v́ ngày mai lớp học của tôi đă khép kín.

Khung cửa sổ cũng bị khép kín. Tôi không c̣n ngồi dưới bàn Phượng, thả hồn lăng du trên suối tóc Phượng, thả mắt nh́n khoảng trời quen thuộc đủ sắc mây của tôi nữa. Khoảng trời ấy, thiếu Phượng, sắc mây chắc chắn là đi giang hồ. Thiếu tôi nữa, khoảng trời sẽ u ám và khung cửa trở nên tầm thường. Tôi sắp thật sự xa hẳn những h́nh ảnh quen thuộc, những h́nh ảnh, từ tháng chín, đă làm tôi bồi hồi, xúc cảm. Tôi tự hỏi, mai sau - chẳng xa lắm mà cũng phải thành chuyện mai sau - đến một ngôi trường nào đó, c̣n Phượng ngồi bàn trên, c̣n khung cửa nhỏ với khoảng trời quen thuộc? Không ǵ buồn hơn nỗi buồn chia ly trường cũ. Sự chia ly đă đùn lên như tiếng côn trùng đùn lên khi chiều xuống. Buổi học cuối cùng là buổi học để học tṛ hàn huyên và gửi nhau những ḍng lưu bút. Ôi, những ḍng lưu bút. Tôi đă viết trên hàng chục trang lưu bút của bạn bè. Mỗi một ư: Xa trường lớp, xa bạn bè th́ buồn lắm. Phượng cũng viết lưu bút cho nhiều người. Tôi không biết Phượng đă viết ǵ cho Tùng, cho Thức, cho Tải?.... Nhưng Phượng không xin những ḍng lưu bút của họ. Và cả của tôi.

Phượng dặn tôi, tan học , ngồi lại ở lớp học một lát. Tôi ngoan ngoăn tuân lệnh. Đă bảo Phượng đầy quyền uy mà. Khi đàn ong vỡ tổ, tản mạn ra đường phố, trường lớp mang một vẻ quạnh hiu rờn rợn. Tôi nh́n sân trường qua khung cửa. Nắng nhẩy múa trên những cây phượng lá đă xanh. Cuối tháng sau, mầu đỏ của hoa sẽ lấn át mầu xanh. Đó là lúc cổng trường khóa chặt và loài ve sầu tự do hát những điệu nhạc buồn phiền. Nắng mời gọi hè sang. Nắng rủ rê biệt ly đến. Và nắng hứa hẹn làm hoa hồi nở. Tôi chỉ c̣n trông đợi hoa hồi như niềm an ủi.

- Anh Chương!

- Hở?

- Mai chúng ḿnh không đi học nữa.

- Vâng.

- Phượng sẽ mất vô số ô mai.

- Và giấy gói.

- Phượng viết trong cuốn lưu bút của anh Tùnh một câu chúc ấy ấy thi đỗ. Các anh khác, Phượng cũng viết thế và cám ơn họ đă quư mến Phượng. Việt xong, Phượng bỗn buồn quá. Phượng có cảm tưởng như đă vĩnh viễn xa họ.

- Một người nói Phượng là bóng mát giữa sân trường.

- Anh ấy nói quá chăng?

- Nói thật.

Phượng nh́n tôi. Mắt nàng thật xa vắng. Như thể Phượng đang nh́n xa phương trời nào có người nàng nhớ. Giây lát, Phượng hỏi:

- Mai anh tới nhà anh Định học chưa?

Tôi gật đầu:

- Mai, buổi sáng.

- Phượng sẽ qua đó mỗi sáng, những hôm Phượng không phải đi xa.

- Phượng đi đâu?

- Bây giờ khó nói. Rồi Phượng sẽ nói với anh. Nếu đời sống giản dị, Phượng về Thái chỉ để học, những ngày chờ thi, hai chúng ḿnh tới lớp học chung, hẳn là vui anh Chương nhỉ?

- Vâng.

- Nhưng đời sống đă không giản dị. Và Phượng đành đếm những cây hồi hai bên hè phố Trưng Trắc.

- Phượng sợ nghĩ hay có cảm tưởng như Phượng sắp xa tôi măi măi?

Phượng chớp mắt. Chớp mắt hoài. Tôi chợt nhớ, có lần, Phượng đă chớp mắt và bảo một gợn bụi vướng vào mắt nàng. Gợi bụi? Tôi không tin đó là gợn bụi. Chỉ là gợi buồn. Chỉ là khói buồn. Tự nhiên, tôi thàm hút một điếu thuốc lá. Giọng nói của Phượng không giống giọng nói nàng thường nói với tôi. Nó đượm chút ǵ u hoài, nuối tiếc.

- Phượng không dám có cảm tưởng ấy.

- Tại sao?

- V́ Phượng không coi anh giống những người bạn cùng lớp. Chúng ḿnh thân nhau hơn, anh Chương ạ! Khi ta có bạn thân, ta rất sợ xa cách bạn của ta. Bởi thế, Phượng ít thích thân ai.

- Phượng đả thân tôi?

- Vâng, thân anh nên Phượng sợ xa anh.

Bỗng Phượng mỉm cười. Giọng nói hồn nhiên, vui vẻ:

- Ta c̣n cái hẹn với những cây hồi.

Tôi nói:

- Và một đêm đi xem hoa hồi nở.

- Phượng cũng c̣n hẹn mời anh ăn bánh tôm ở Cổ Ngư.

- Tôi sẽ đỗ!

Phượng mở cặp sách lấy ra một nhánh lộc đă khô cứng ép trong cuốn sách và một quẻ thẻ - một mảnh giấy màu đỏ in đầy chữ nho và chữ quốc ngữ - đưa cho tôi:

- Quà Tết của anh.

Tôi đưa tay nhận. Và , không thể nói tôi cảm động dường nào. Ông tùy phái đi ngang qua lớp. Ông đứng lại, ngó vào , hỏi:

- Cô, cậu chưa về sao, muộn rồi?

Tôi giục Phượng về trước. Nàng đứng dậy, cắp cặp sách dời khỏi lớp. Tôi trông theo Phượng thướt tha bước qua sân trường. Tôi gục mặt xuống bàn tưởng tiếc. Tháng tư chán nản. Tháng Năm liệu tôi có được đi bên Phượng dưới những hàng hồi tỉnh lỵ ngát hương? Tôi thèm trở về tháng chín. Tôi thèm đi lại từ tháng chín. Ông tùy phái hối thúc:

- Cậu Chương về cho tôi khóa cửa lớp.

Tôi lững thững bước ra, đứng giữa sân ngoái lại nh́n gian lớp. Hồi tưởng một niên học, niên học cuối cùng của trung học đệ nhất cấp, niên học làm chứng cho tuổi vừa lớn, mà bùi ngùi, xúc động. Ông tùy phái đóng cửa sổ. Ông tùy phái đóng cửa ra vào. Ông tra ch́a vô ổ khóa. Kỷ niệm của tôi bị nhốt kín trong gian lớp. Ôi, tháng tư, sao buồn vậy!

Những trang nhật kư trong tháng tư ghi đều từ hôm nghỉ học ở nhà ôn bài vở chờ ngày đi thi. Viết cho Phượng. Nói chuyện với Phượng. Nhưng chắc không bao giờ dám đưa Phượng đọc.

Phượng thân ái ,

Tôi biết tháng tư thật dài, từ hôm nay. Buổi sáng, trước khi tới nhà Định ôn bài vở, tôi đă ghé vào trường. Lúc ấy, các lớp đă vào học. Tôi đứng nh́n gian lớp của ḿnh kín cửa. Tôi h́nh dung ra bóng tối trong đó. Và sự lạnh lẽo. Tôi biết bàn ghế, bảng đen, tranh ảnh cũng ngậm ngùi như tôi bên ngoài. Niềm vui tuổi vừa lớn tôi bị nhốt trong gian lớp tối tăm, lạnh lẽo. Ư chừng kỷ niệm một đoạn đầu đời của tôi bị nhốt kín. Tôi gửi gian lớp giữ cho tôi. An ủi ḿnh thế mà vẫn buồn. Phượng thân ái, tháng tư Phượng mới bảo tôi là bạn thân của Phượng. Vậy tôi gọi Phượng thân ái, được chứ? Từ tháng chín, từ có Phượng, tôi quên tất cả những ǵ chung quanh tôi. Tôi chỉ c̣n nhớ mỗi khung trời quê ngoại, nôi ấy, tôi đă ước ao có lần cùng Phượng về nghỉ hè. Chúng ḿnh sẽ giống hai cánh bướm bay lượn trên cỏ nội hoa ngàn. Bao giờ ước ao thành sự thật? Ước ao giống chiêm bao. Ta mờ mắt, chiêm bao lặn mất. Và ta thẫn thờ tiếc rẻ. Tôi rất yêu cổ tích. Đôi khi, tôi tưởng tôi và Phượng là nhân vật trong cổ tích. Cổ tích rất ít nhân vật. Cổ tích đẹp mà buồn. Nỗi buồn cổ tích không bắt ta nghen ngào, khóc tủi. Những nhân vật cổ tích yêu nhau thật hiền hoà. Cổ tích luôn luôn có đoạn kết tuyệt vời. Đoạn kết của chúng ḿnh có giống đoạn kết một cổ tích hoàng tử gặp công chúa không hở, Phượng? Tôi nói thế này Phượng tin không nhé! Là, tôi chỉ mới mơ hồ thấy những hàng hồi tỉnh lỵ của tôi đẹp thôi. Đến tháng Năm, hoa hồi nở và một buổi tôi, một đêm khuya, Phượng và tôi đi dưới những hàng hồi, đi trong mùi thơm của hoa hồi th́ những hàng hồi mới thật sự đẹp, thật sự khó quên. Bởi kỷ niệm của chúng ta đă quyện lấy hương thơm của hoa hồi. Nhưng chúng ta đă hứa sẽ nói với nhau chuyện ǵ đó vào buổi sáng tháng Năm. Chúng ta sẽ nói chuyện ǵ? Tôi mơ ước được nghe Phượng nói câu ngắn ngủi "Em yêu anh". Một câu đó thôi. Là thừa rồi. Chúng ta không cần nói thêm câu nào khác. Một câu đó là đủ cho một khúc nhạc ngàn đời: Ngày đó, khi ta c̣n niên thiếu, em nói em yêu anh vào buổi sáng tháng Năm....

Phượng thân ái,

Tôi về nhà Định đây. Sáng mai, tôi không đến trường nữa đâu. Đến trườngt tôi sẽ buồn lắm, tôi sẽ nhớ từ mái tóc Phượng đến nụ cười Phượng. Và chắc là tôi trượt thi. Tôi hy vọng thấy Phượng ngang qua nhà Định , Phượng thướt tha dưới hàng hồi xanh tươi. Song Phượng đă không ngang qua nhà Định sáng naỵ Tôi hiểu Phượng bận việc, Phượng phải đi t́m người Phượng mong nhớ. Tôi cũng có quyền ghen với người ấy chứ, Phượng nhỉ? Tôi ngồi , thả mắt ra đường phố. Tôi chẳng học hành ǵ cả. tôi chờ Phượng, chờ đến khi nắng ngập lá hồi. Tôi bỏ cái tổ học thi, quên lời hứa với Phượng, quên lời thánh đền Ngọc Sơn, cuộn tṛn cuốn vở nhét vào túi quần sau, lần ra bờ sông ngồi ủ rũ như một kẻ thất t́nh. Giá có ṿ rượu, chiếc cần câu, tôi sẽ giống anh chàng Phạm Thái trong tiểu thuyết Tiêu Sơn Tráng Sĩ. Tôi bắt đầu trách Phượng đấy , Phượng ạ! Nếu Phượng đừng về Thái hay nếu Phượng đừng học ở trường tôi, lớp tôi, tháng chín thật b́nh yên cơ hồ mặt nước cuối thu. Tôi sẽ không biết mùi hương tóc, không biết khoảng trời nhiều sắc mây qua khung cửa sổ; không biết hút thuốc lá, không biết làm thơ... Tôi sẽ học hành xuất sắt, sẽ thuộc ḷng thơ phú Nguyễn Công Trứ và sẽ đỗ hạng b́nh. Có phải khi ta yêu ta chịu thiệt tḥi đời đủ thứ? Có phải khi ta yêu ta quên cả đời ta. Tại sao tôi không được quên chuyện thi cử, tôi không được cùng Phượng đi t́m người Phượng nhớ? Rồi sau đó, tôi thiệt tḥi. Thánh đền Ngọc Sơn ban phúc hay phán một lời nguyền? Phượng hăy giận tôi đi, hăy ghét bỏ tôi đi v́ sáng nay tôi thấy cuộc đời tẻ nhạt, vỗ nghĩa. Có lẽ cả ngày hôm nay, cả đêm hôm nay tẻ nhạt, vô nghĩa luôn. Cả những giấc chiêm bao nữa.

.......

Phượng thân ái ,

Điều này lạ lắm, tôi cần nói với Phượng. Là, không hiểu tại sao mỗi lần gặp Phượng tâm hồn tôi cứ xống xang khó tả. Tim tôi đập mạnh và tay tôi run rẩy. Trông thấy Phượng từ đằng xa, tôi đă hồi hộp, sung sướng. Thế là yêu chăng? Sáng nay Phượng ngang qua nhà Định. Tôi muốn nhẩy bổ ra đường gọi Phượng. Tôi sợ hăi ǵ ai? Hoặc tôi b́nh tĩnh bước khỏi cửa nhà Định, theo Phượng sẽ không trách tôi. Dễ dàng quá mà tôi không dám. Tôi đă đi t́m sự cầu kỳ, vất vả. Nghĩa là, tôi kiếm một cái cớ, thoát ra tổ học thi, chạy nhanh theo con phố Lê Lợi cùng chiều với con phố Trưng Trắc. Đến cuối phố, tôi ṿng sang con phố Phượng đang thả bước. Tôi đi ngược chiều với Phượng. Tôi đi thản nhiên dù mồ hồi đă toát ra cùng nỗi hồi hộp của tôi dâng tràn. Tôi làm như t́nh cờ gặp Phượng. Nhưng tôi biết Phượng không cho đó là sự t́nh cờ. Phượng tin rằng tôi nói dối. Phượng đúng rồi. Tôi nói dối Phượng suốt đời. Chừng nào không được nói dối Phượng, chừng đó tôi hết là tôi. Mà là thứ rong rêu, gỗ đá. Tôi cũng hiểu sự t́nh cờ gặp gỡ làm Phượng cau mày. Tôi yêu cái cau mày của Phượng. Nó vẽ thành bức tranh nửa sung sướng nửa giận hờn - giận hờn rất nhẹ - Chúng ta chỉ chào nhau lần gặp gỡ t́nh cờ ngắn ngủi. Thế mà tôi đă có buổi sáng thần tiên, học bài như có thánh ốp, trí óc sáng suốt, chứng minh hàng chục bài toán không vấp váp mảy may. Đó, Phượng thấy chưa, thiếu Phượng, tôi chẳng làm được ǵ nên thân. Tôi muốn mỗi buổi sáng được t́nh cờ gặp Phượng một lần.

Phượng thân ái ,

V́ buổi sáng hôm nay là buổi sáng thần tiên cả ngày, cả đêm nay cũng thần tiên. Và những giấc chiêm bao lung linh mầu sắc. Tôi đă hút một điếu thuốc lá, nh́n lên bầu trời đầy sao và ngắm chiếc răng khểnh của Phượng. Tôi muốn viết một bài thơ. Không, tôi khó ḷng viết nổi một bài thơ hay. Đă có hàng ngàn thi sĩ làm thơ hay. Đă có hàng ngàn thi sĩ làm thơ cho tôi học thuộc, tôi cần ǵ phải làm thơ nhỉ? Vậy th́ tôi đọc một đoạn thơ và tưởng ḿnh cùng người yêu bước nhẹ lên những câu thơ ấy. Một đêm nào, Phượng thân ái, ta đi bên nhau trên lối sỏi trong khu vườn đầy trăng, ta sẽ thấy cảnh tượng như thơ: "Trong vườn đêm ấy trăng nhiều quá, Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. Tôi với người yêu cùng nhè nhẹ, Âm thầm không biết nói năng chị...." .....Chúng ta sẽ chẳng nói ǵ với nhau cả. Chúng ta, hai người, rất bơ vợ "Trằng sáng trăng soi trăng đẹp quá, Hai người nhưng chẳng bới bơ vờ". Những người yêu nhau thường bơ vơ... nên thơ thế đó. Yêu là bơ vơ. Yêu là biết cảm nỗi bơ vơ hơn. Phượng ơi, đă chắc ǵ tháng Năm hoa hồi nở. Tôi sợ lắm nếu hoa hồi tháng Năm thiếu mùi hương.

.....

Phượng thân ái ,

Hai hôm liền, Phượng không ngang qua nhà Định. Và tôi không được tạo ra chuyện gặp gỡ t́nh cờ. Tôi lại phải đến trường, t́m cách mở một cánh cửa sổ nh́n vào gian lớp. Tôi nhắm mắt hồi tưởng. Thấy Phượng ngồi ngoan. Tóc Phượng ngập hương và mắt Phượng ngập buồn. Tôi thương hại Phượng quá. Gian lớp mới là vùng trời tự do của tôi, bây giờ. Tôi đứng bên ngoài, đứng trong ngục tù thương nhớ. Tôi là tội đồ của t́nh yêu. Tôi bám chấn sông cửa ngỡ bám chấn song sắt giá lạnh. Tôi thèm một chỗ ngồi trong ấy, một chỗ ngồi tôi vừa giă từ đă tiếc nuối. Nếu mai này - chữ của Phượng đó - chúng ta xa nhau măi măi, tôi không được đứng bên ngoài nh́n kỷ niệm của ḿnh bên trong , tôi sẽ ra sao, Phượng biết không? Đang làm học tṛ tôi đă nhớ tôi tháng chín. Tháng chín đẹp và tháng chín khởi sụ một nỗi buồn.

Phượng thân ái,

Tôi không hiểu hai hôm nay Phượng đi đâu, đến đâu và Phượng có một phút nào nghĩ đến tôi. Tôi chắc là Phượng đă nghĩ đến tôi. Tôi phải an ủi tôi chứ. Tôi vừa đọc được một câu tư tưởng in trên tờ nhật báo cũ: "Yêu nhau không phải để ngồi nh́n nhau mà để nh́n chung về một hướng". Yêu nhau không nh́n nhau họa là thánh nhân vĩ nhân luận về t́nh yêu thế! Tôi thích thi sĩ luận về t́nh yêu thế! Tôi thích thi sĩ luận về t́nh yêu. Thi sĩ mới biết yêu. Thánh nhân , vĩ nhân không biết yêu. Yêu mà ngồi nh́n về một hướng th́ chán quá. Yêu là phải đi bên nhau dưới những hàng hồi, trong mùi hương thơm ngát trên đường khuay vắng. Và không dám cầm tay nhau. Phải thế không , Phượng? Nếu phải thế, sẽ chẳng bao giờ tôi dám cầm tay Phượng một lần. Một lần cho măi măi. Có lẽ, hoa hồi cũng chỉ ngát thơm một lần vào một lần tôi dám cầm tay Phượng. Và chỉ riêng chúng ḿnh biết hoa hồi có mùi thơm như chỉ riêng chúng ḿnh yêu nhau.

.........

Phượng thân ái,

Đă mấy hôm rồi, Phượng không đi qua nhà Định. Đă mấy hôm rồi, tôi chẳng thiết học hành. Tôi quên lời Phương dặn, quên niềm vui trông đợi của Phượng, quên cả ông thánh đề Ngọc Sơn, tôi hút thuốc lá rất nhiều. Tôi thường dựa lưng vào thân cây hồi cuối phố Trưng Trắc - cây hồi đă đôi lần thấy Phượng ngang qua - châm thuốc và ngửa mặt nhả khói nh́n khói bay lên , lan tỏa vào nhữa đám lá hồi. Như thế không vơi nỗi nhớ. Như thế chỉ nhớ thêm và buồn vô tả. Tháng tư sắp hết cho tháng Năm sắp sang. Tôi bắt đầu lo ngại tháng Năm. Có thể nào tháng Năm, vào một buổi sáng, Phượng phải nói với tôi nhưng chuyện mà Phượng đă hy vọng không phải nói? Vậy sẽ không có một lần chúng ta đi dưới hàng hồi, đi trong mùi hương thơm ngát trên đường khuya để tôi dám cầm tay Phượng xem tâm hồn tôi ngỡ ngàng đến độ nào. Tháng Năm, với tôi, không là ngày nghe tên ḿnh trúng tuyển kỳ thi Trung Học phổ thông đâu. Tháng Năm, với tôi, chỉ là con phố vắng, hàng hồi, mùi thơm và Phượng.

Phượng thân ái ,

Đêm qua , tôi thức giấc và ra đứng ở bờ giếng sau nhà. Tôi t́m chiếc răng khểnh của Phượng dưới mặt giếng nước. Mặt giếng nhỏ quá, làm sao đủ chứa một chuỗi sao? Tôi cứ tưởng tôi là thi sĩ ca dao đứng ở bờ ao một đêm buồn.

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn , trông sao, sao mờ
Buồn trông con nhên giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhên chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao tinh đẩu đă ba năm tṛn
Đá ṃn nhưng dạ chẳng ṃn
Tào Khê nước chảy vẫn c̣n trơ trơ

Đêm buồn , buồn ghê gớm, thi sĩ ca dao trông rơ cả con nhện cũng buồn. Con nhện không ngủ. Con nhện mải nhớ một người. Tôi là con nhện, Phượng ạ! Con nhện giăng lưới tương tự Cái lưới chụp kín hồn tôi. Tôi sợ cái lưới ấy. Tôi sợ tháng Năm. H́nh như, điều ta mơ ước không bao giờ đến với ta như ta đă ước mơ. Tôi đă mơ ước thật nhiều. Tháng Năm, lại giời, tôi không phải nghe chuyện Phượng không muốn kể. Tôi sợ tháng Năm và tôi vẫn mong đợi tháng Năm. Tôi, tôi chả nên viết nữa. Viết th́ phải nghĩ. Nghĩ th́ phải nhớ. Nhớ th́ phải buồn. Tôi ép nhánh lộc khô và quẻ thẻ của Phượng cho ở trang này. Tháng Năm, ta đợi mi đấy.


Tháng Năm

Hoa Phượng đă lác đác nỡ trên những cành cao nhất. Những chùm phượng sớm chưa chinh phục được mầu xanh của lá. Hoa hồi đă dậy mùi thơm. Ngày thi gần tới. Phượng không gặp tôi dễ chừng lâu lắm. Ngót tháng tư. Ca dao nẩy ṇi một câu chữ Hán thật tuyệt: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề. Nhưng Phượng đă về với tôi vào tháng Năm. Nàng nhớ hẹn tháng Năm. Ư như cổ tích. Bà tiên xấu xí phát một lời nguyền: Công chúa nhắm mắt chết trong rừng, nàng chỉ sống dậy đúng ngày hoàng tử trốn học đi săn lạc tới nơi công chúa nằn ngủ, hôn lên môi nàng. Phượng xa tôi và chỉ về khi hoa hồi nở. Gặp Phượng, tôi mừng rỡ. Phượng buồn thêm một chút. Nụ cười th́ vần tươi ngon. Chúng tôi rủ nhau đến trường. Trường đă nghỉ hè. Cửa lớp đóng kín. Sân trường mênh mông. Hai đứa ngồi dưới gốc cây phượng vĩ giữa sân. Khung cảnh thật mơ màng, thật cổ tích.

Phượng nh́n lên ngọn cây phượng vĩ:

- Hoa đă nở.

Tôi nói:

- Năm nay hao nở sớm.

Phượng thôi t́m hoa, đưa tay bứt những ngọn có trước mặt:

- Nở sớm, hoa sẽ chóng tàn.

Câu nói nghe mà bùi ngùi. Phượng hỏi:

- Anh đă ôn bài kỹ chưa?

Tôi hơi bối rối. Đành trả lời:

- Đă.

Phượng khẽ lắc đầu:

- Anh nói dối. Khói thuốc vàng mấy ngón tay anh. Anh đừng nói ǵ, anh Chương. Phượng không giận anh đâu.

Đôi mắt Phượng ươn ướt sương buồn:

- H́nh như hoa hồi đă nở?

Tôi đáp:

- Vâng, hoa hồi đă nở.

- Đó là tháng Năm.

- Tháng Năm....

- Phượng không quên. Tối nay đặng. Giây lát, Phượng nói:

- Ngôi trường này cho Phượng nhiều kỷ niệm quá. xa nói, chắc Phượng buồn vô kể. Và nhớ nó, Phượng sẽ khóc.

Tôi hỏi:

- Đă khi nào Phượng khóc chưa?

Phượng nói:

- Từ lên Trung học, chưa lần nào Phượng khóc. Nhưng Phượng sắp khóc.

- V́ xa ngôi trường này?

- Xa cả những hàng hồi nhỏ bé đáng yêu.

Phượng đứng dậy:

- Anh đưa Phượng về nhé!

Tôi không từ chối. Tôi đưa Phượng về tới đầu phố nhà Phượng. Nàng dặn:

- Buổi tối, anh tới đây dẫn Phượng đi dạo.

Buổi tối, hai chúng tôi bước chậm trên những vỉa hè. Tỉnh lỵ của tôi rất tầm thường. Có lẽ, chỉ đáng nhớ v́ mỗi vỉa hè là một hàng hồi thẳng tắp, cây nọ cac'h cây kia vài thước. Chúng tôi đi dưới hàng hồi kia vài thước. Chúng tôi đi dưới hàng hồi của nhiều phố. Cho đến khuya. Bấy giờ, hoa hồi thơm vô tả. Tôi ngỡ tóc Phượng, môi Phượng, áo Phượng cũng thơm mùi hoa hồi.

- Anh Chương!

- Tôi nghe Phượng đây.

- Anh không "hở" nữa à?

- Hở?

- Ngày mai anh sang Nam?

- Vâng.

- Ngày kia anh vào trường thi?

- Vâng.

- Anh đă hứa với Phượng là anh phải đỗ.

- Tôi sẽ bắt chước anh Điệp.

Phượng dừng lại:

- Phượng chưa mỏi chân nhưng chúng ta nên đứng dưới một cây hồi.

Tôi nghe Phượng. Thân cây hồi nhỏ. Chúng tôi đứng gần nhau như thể dựa lưng vào nhau. Phương hỏi:

- Vừa rồi anh nói ǵ?

- Tôi sẽ bắt chước anh Điệp.

- Đừng, anh đừng ném đỗ, Phượng không ngồi bên cửa chờ anh ném đỗ đâu. Ngày mai....

- Ngày mai?

- Ngày mai anh sang Nam và ngày mai Phượng ra ngoài kia!

Tôi sững sờ. Tôi hốt hoảng.

- Phượng xa tôi măi măi?

Phượng nói, giọng sũng buồn:

- Người Phượng nhớ Phượng đă gặp. Đó là anh trai duy nhất của Phượng. Anh ấy ra đi từ năm 1946. Già đ́nh Phượng đă mất công t́m kiếm. Năm ngoái, một người bạn anh hồi cư về cho biết tin anh ấy đang chiếu đấu ở mặt trận Thái B́nh, me Phượng sai Phượng về Thái vừa học vừa ḍ hỏi để liên lạc với anh ấy v́ gia đ́nh Phượng có nhiều họ hàng ở Thái. Họ hàng nhà Phượng đă giúp Phượng. Và Phượng đă gặp anh Phượng. Phượng chưa dám nói với anh Chương v́ người nhà dặn kín đáo, sợ bọn Pḥng Nh́ của Pháp. Anh Chương hiểu Phượng chứ?

Tôi thở dài:

- Phượng sẽ vĩnh viễn xa tôi?

Phượng đang hai tay thật chặt:

- Có thể, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Hà Nội. Me Phượng bắt anh Phượng về thành. Phượng cần một thời gian tâm sự với anh ấy. Anh ấy thương me lắm, anh ấy sẽ t́m đường về.

Không hiểu do cơn xúc động nào, tôi đưa tay nắm lấy tay Phượng. Hai bài tay đan chặc của Phượng buông lơi và , bây giờ, tay tôi đan tay Phượng. Tôi khẻ gọi:

- Phượng...

- Dạ.

- Tôi "không" nhớ Phượng đâu.

- Vâng.

- Nếu tôi nhớ Phượng, Phượng sẽ giận.

- Vâng.

- Nhưng nếu măi măi xa Phượng, chẳng có lần gặp nhau, Phượng có cho tôi nói thật là tôi nhớ Phượng không?

- Có.

- Nhớ Phượng tôi sẽ làm sao?

- Anh hăy nhặt một cánh hoa phượng ép vào nhật kư của anh. Và, mỗi năm, đến tháng Năm, anh nhớ có hoa phượng nở. Phượng ở trên những chùm phượng vĩ. Nơi nào Phượng nở, nơi ấy anh nh́n hoa là gặp Phượng. Anh nhớ rủ Phượng đi dạo dưới những hàng hồi ngát hương.

Tôi thấy Phượng khóc. Nước mắt Phượng ứa ra. Tôi rút khăn thấm nước mắt cho Phượng. Và nói:

- Để tôi đưa Phượng về, khuya rồi.

Chúng tôi đi sát bên nhau. Đường phố im vắng. Dù tôi đang cầm tay Phượng nhưng mùi hoa hồi đă không c̣n thơm nữa. Tôi nghe rơ tiếng nước mắt của tôi rơi.

Con chim khuyên của tôi đă bay xa. Chiếc lồng trong trái tim tôi ngỏ cửa. Tôi không tin có ngày tôi gặp lại Phượng. Hè này, thi trượt hay thi đỗ tôi cũng về quê ngoại. Ở đấy, tôi biết buồn. Ở đấy tôi sẽ hong nỗi buồn của tôi.


20-4-1972

Hết


 

Pages Previous  1  2