thương xác lá. Tôi tưởng mỗi chiếc lá đều là cuối cùng và tôi
muốn giơ hai tay ôm lá vào ḷng. Rơ ràng giống thi sĩ Nguyễn
Bính viết bài thơ Cây bàng cuối thu.
Năm nay, tôi nghỉ hè ở quê ngoại. Quê ngoại nhà tôi có một vẻ ǵ
đó thật mơ hồ, một ngăn cách nào đó thật diệu vợi. Người con gái
đă về nhà chồng là giă từ luôn quê mẹ như giă từ thời son trẻ
của ḿnh. Bổn phận làm vợ, làm mẹ bắt h́nh ảnh quê mẹ nhạt nḥa.
Và h́nh ảnh ấy chỉ thiết tha sống dậy khi nỗi buồn nhuộm nắng
hoàng hôn. Chiều chiều ra đứng cổng sau, Trông về quê mẹ ruột
đau ch́u ch́u. Từ nỗi thiết tha của người mẹ, đứa con lớn lên,
yêu quê ngoại hơn yêu quê nội. Quê nội gần gũi. Quê ngoại xa
vời. Gần gũi quá, quen thuộc quá dễ gây chán nản. Xa vời quá, lạ
lùng quá khiến ta mơ ước. Và ta ngỡ niềm mơ ước của ta sẽ no đầy
nếu ta được sống ở quê ngoại rộn ràng trong kư ức, quê ngoại rực
rỡ trong những câu chuyện kể của mẹ ta. Một lần, lên tám, tôi đă
theo mẹ tôi về quê ngoại. Bẵng đi mười năm, vẫn chưa có lần thứ
hai. Tôi cố h́nh dung ra quê ngoại và sự quạnh hiu đánh đai lấy
cuộc đời những người bên ngoại của tôi. Không tài nào h́nh dung
nổi. Và tôi chỉ c̣n mang máng nhớ nửa ngày đường ô tô, qua
chuyến phà lớn, chuyến đ̣ nhỏ mới về tới quê ngoại.
Mấy tháng trước, tôi đă đọc cuốn Quê mẹ của Thanh Tịnh. Thấy tâm
hồn xao xuyến chi lạ. Rồi đọc tiếp truyện ngắn Con so về nhà mẹ,
cũng của Thanh Tịnh, đăng trên Giai Phẩm Tết Ngày Nay, tôi rơm
rớm nước mắt. Câu chuyện thật giản dị: Hai vợ chồng trẻ cưới
nhau được một năm th́ chị vợ mang thai. Nhà chị ở xóm làng bên
kia sông. Gần ngày sinh đẻ, anh chồng đưa vợ về nhà mẹ sinh con
so. Tiễn chân vợ tận bến đ̣ anh chồng mới trở lại nhà ḿnh. Con
đ̣ dẫn chị vợ về nhà mẹ. Chị nghĩ ngợi mông lung... Tôi không
hỏi mẹ tôi xem ngày mẹ tôi sinh tôi, mẹ tôi có về quê ngoại.
Nhưng câu chuyện Con so về nhà mẹ bắt tôi tưởng tượng nhiều. Tôi
thương mẹ tôi. Tôi thương quê ngoại vô vàn. V́ vậy, vụ hè năm
nay, tôi xin bố mẹ tôi cho về nghỉ ngơi ở quê ngoại. Tâm trạng
tôi từa tựa tâm trạng thi sĩ Xuân Tâm. Trong khoảnh khắc sách
bài là giấy cũ. Chiếc va ly của tôi lèn chặt niềm vui cùng với
hàng chục cuốn tiểu thuyết của Lê Văn Trương, Tô Hoài, Ngọc
Giao...
Ở quê nội, tôi có ông chú nghiêm khắc. Ông là sinh viên luật
khoa. Hè nào ông cũng về quê với những cuốn sách dầy cộm. Chú
tôi kèm tôi học nửa buổi. Ông bắt tôi làm những bài toán hóc búa
và bắt phân tích văn phạm Pháp văn mờ người. Tôi sợi nhất chia
động từ. Mà chú tôi cứ muốn tôi thuộc ḷng những động từ khuôn
mẫu đủ "mốt", đủ "tăng". Những động từ bất quy tắt phải thuộc
như cháo. Chú tôi đánh tôi thẳng tay. Ông thích đem "nhăn hiệu"
sinh viên ra khuyên nhủ tôi. Mùa hạ, ở quê nội, không bao giờ là
mùa xuân nữa. Ở quê ngoại th́ tuyệt vời. Mọi người coi tôi như
hăy c̣n bé bỏng. Các cậu tôi, các d́ tôi thay phiên nhau chiều
chuộng tôi, chỉ lo tôi buồn tôi đ̣i về tỉnh. Ông cậu út được phó
thác trách nhiệm bày đặt các cuộc vui cho tôi chơi. Cậu tôi dẫn
tôi đi câu, đi giăng bẫy chim, đi bơi và dạy tôi thổi ống x́
đồng. Suốt ngày, hai cậu cháu vác ống x́ đồng t́m chim cu gáy mà
thổi. Cậu tôi chịu khó kiếm đất sét, viên đạn, nung khô rồi tiện
tṛn. Cậu tôi thổi ống x́ đồng rất giỏi. Chim sẻ vặt lông rán ăn
ngon miệng.
Những giấc ngủ trưa của tôi thường kéo dài đến xế chiều. Hễ thức
dậy là có thức ăn ngay. Hôm nay bún rêu cua. Mai bánh cuốn. Mốt
xôi chè... Đêm trăng, bà ngoại tôi thả vó tôm. Tôi theo bà tôi
đi cất vó. Những chú tôm giẫy đành đạch trong vó bằng vải màn cũ
nhuộm nâu. Hắt các chú vào cái rổ có cành tre, các chú giẫy lạo
xạo vui tai lắm. Trên đời, nếu những bữa cơm nào đáng nhớ nhất,
tôi sẽ chẳng ngần ngại kể ngay những bữa cơm trưa ở quê ngoại
nhà tôi. Một đĩa rau muống tía. Một bát tương nhỏ. Một đĩa tôm
đầu đặc trứng kho mặn vắt chanh. Ly kỳ là bát nước rau muống.
Đang xanh, vắt chanh vào nó đỏ tía. Quê ngoại chiều chuộng tôi
quá khiến tôi tưởng tôi c̣n bé bỏng thật t́nh, dù bà ngoại tôi
vẫn nói đùa "Cháu lấy vợ được rồi đấy". Nghe con cá quẫy mạnh
dưới ao, tôi bảo cậu tôi "Cháu thèm ăn cá chép kho", lập tức,
cậu tôi thả vó xuống ao và rủ nhiều người tắm dồn cá về phía vó.
Và cất cá chép to nhất mới bắt.
Điều làm tôi sung sướng hơn cả là, ở quê ngoại, không ai kèm tôi
học hay giục tôi lo bài vở. Tôi tự do. Chiếc vơng mắc dưới giàn
hoa lư vườn sau, tôi nằm đọc truyện Tô Hoài, Ngọc Giao rồi ngủ.
Cuốn sách cuối cùng đem về quê ngoại của tôi, tức ḿnh ghê,
không phải là cuốn truyện. Đó là tập thơ Tâm hồn tôi của Nguyễn
Bính. Tôi đọc bài đầu, cất đi. Buồn quá, lại lôi ra đọc. Và tôi
thích. Tôi học thuộc ḷng. Tôi mê thơ từ đó, bắt đầu bằng thơ
Nguyễn Bính. Tôi nhớ bài Cây bàng cuối thu:
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ c̣n hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đă rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay bởi thấy tôi buồn
Ĺa cành theo gió lá luồn qua song
Hai tay ôm lá vào ḷng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây
Ba tháng hè ở quê ngoại, tôi biết yêu thơ, biết buồn. Quê ngoại
nhà tôi phả vào tâm hồn tôi khói hương mơ mộng cùng lúc tuổi tôi
vừa lớn. Cho nên, ngày khai trường năm nay, đi trên con đường
cuối thu đầy lá chết, tôi thấy quanh tôi vướng mắc một nỗi buồn
man mác. Phải chăng khi cậu trai biết buồn là cái nụ hoa đầu
trong trái tim cậu muốn nở? Hay cánh bướm thoát khỏi hồn cậu đ̣i
đậu trên một cánh hoa? Tôi đến trường hơi muộn. V́ đi chậm để
thương những chiếc lá vàng. Vẫn cảnh náo nức cũ, cảnh náo nức
của tựu trường. Tôi không t́m được một nỗi vuốt ve nào ở những
mùi thơm của trường lớp, bàn ghế sau ba tháng hè xa vắng. Có lẽ,
"mùa xuân trong mùa hạ" hăy c̣n quá ngon. Dường như, tựu trường
không mang lại một xúc động cho niên thiếu. Kỷ niệm chỉ hiện
h́nh và bao giăn nhịp điệu buồn tênh. Nhưng mùa xuân của học tṛ
bước quá nhanh. Giờ cuối cùng một niên học chấm dứt, người học
tṛ vui vẻ: Sung sướng quá, giờ cuối cùng đă hết. Giờ cuối cùng
của ba tháng hè chấm dứt, chẳng nghe ai mừng rỡ.
Trống trường báo hiệu xếp hàng vào lớp. Tôi thẫn thờ vào lớp học
cơ hồ con chim khuyên bị thả vào chiếc lồng tre. Cửa sổ mới sơn,
cái cửa sổ thiếu mùi thơm của hoa cau, nhỏ bé nh́n rơ một khoảng
trời không đủ các sắc mây. Tôi đâm ra khó tính và cảm giác quanh
tôi hoàn toàn câm nín. Bàn ghế câm nín. Bảng đen câm nín. Ngay
cả sự ồn ào sắp chỗ ngồi, tranh chỗ ngồi cũng câm nín. Thầy giáo
xuất hiện. Những lời nói đầu: Năm nay là năm thi cử, các anh
phải làm việc chuyên cần. Vượt đoạn đường này các anh mới hy
vọng lên trung học đệ nhị cấp rồi lên đại học. Các anh chép thời
khóa biểu... Bút viết ấn mạnh mực mới chịu ra. Tay run rẩy. Tôi
chép thời khóa biểu khó khăn hơn làm bài tập đại số phương tŕnh
bậc hai. Buổi học đầu của niên học mới sao mà uể oải! Thân h́nh
nón. Ba điểm tạo nên một mặt phẳng. Tam giác quay không chịu
sinh ra một bài thơ Nguyễn Bính.
Sự uể oải kéo dài đúng một tuần lễ. Khi tôi nghĩ đến ông chú
sinh viên luật khoa, nghĩ đến trường thi bên Nam Định, nghĩ đến
tiếng thở dài năo nuột của bố mẹ hay tin con ḿnh thi trượt th́
lớp học của tôi có một học sinh mới. Một nữ học sinh. Chiếc lồng
nhốt con chim khuyên bỗng được thả lên một cánh hoa phượng. V́
tên nàng là Phượng. Trần Thị Hồng Phượng.
Phượng là nữ sinh duy nhất của lớp đệ tứ. Lên trung học, tôi
chuyên ngồi bàn đầu. Ông chú sinh viên của tôi khuyên tôi nên
chiếm bàn đầu. "V́ thầy giảng bài dễ nghe. V́ thầy "chú ư" ḿnh
nhất. V́ sợ thầy "chú ư" ḿnh hết dám lười biếng". Đó là những
điểm lợi của những anh học tṛ... gạo cỡ ông chú sinh viên của
tôi. C̣n những anh học tṛ "tài tử", yếu toán, kém lư hóa mà bị
ngồi bàn đầu là một tai họa. Thầy yêu, cứ bắt lên bảng sửa toán
th́ nguy hiểm vô cùng. Thành thử, bàn đầu thường dành cho những
tay xuất sắc. Con gái ưu tiên ngồi bàn đầu. Phượng vào học, tôi
phải xuống bàn thứ hai, ngồi sau nàng, suốt buổi học ngắm suối
tóc nàng chảy dài trên bờ vai. Khung cửa sổ nhỏ nh́n thấy một
khoảng trời thiếu nhiều sắc mây bỗng trở nên vô nghĩa.
Từ mái tóc Phượng tỏa ra một mùi thơm kỳ tuyệt. Mùi thơm của
hương tóc hay mùi thơm con gái? Tôi ngột ngạt trong mùi thơm đó,
tưởng chừng thấy một thế giới tiểu thuyết, một cơi trời thơ ở
mái tóc nàng. Mùi thơm nàng bàng bạc khắp gian lớp. Không phân
chất nổi nó giống mùi thơm nào của đất trời, hoa lá. Nhưng nó
làm cả lớp học ngất ngây. Những anh học tṛ luộm thuộm nhất cũng
đă chịu khó sửa lại cổ áo, mái tóc. Ngôn ngữ bạt mạng th́ để
dành lúc vắng nàng mới phóng ra. Nàng đă làm những anh học tṛ
ngổ ngáo hóa thành nai vàng ngơ ngác. Nàng không hiểu nàng là
quyền uy của lớp học. Ngồi bất động. Mắt chỉ nh́n lên bàn thầy.
Giờ ra chơi nàng không thèm ra. Chơi với ai nhỉ? Tôi nghĩ thế và
bắt thương nàng cô đơn. Nàng là chiếc lá bàng cuối thu. Nàng là
con chim khuyên lạc đàn. Nàng là tiên nữ bị đày xuống trần gian.
Nàng là cơn lốc nhỏ đang thổi lay động tâm hồn tôi, một thứ tâm
hồn vừa lên mầu xanh mơ mộng bằng thơ Nguyễn Bính. H́nh như nàng
có nỗi buồn hơn tôi.
Hai hôm sau, tôi nhớ thật rơ, đúng rồi, hai hôm sau, nhằm giờ
Việt văn, nàng quay xuống bàn tôi. Vừa học đoạn tài sắc của chị
em cô Kiều và tôi thắc mắc tại sao Nguyễn Du quên tả mái tóc của
Thúy Kiều. Cả Nguyễn Gia Thiều cũng quên tả mái tóc của người
cung nữ. Người đời xưa không thích tả mái tóc giai nhân hay
không biết tả mái tóc giai nhân? Có lẽ, ngày xưa, giai nhân đội
khăn hoặc búi tóc nên thi sĩ không cảm nổi vẻ đẹp của mái tóc.
Nàng quay xuống bất chợt khiến tôi hốt hoảng như một tên trộm bị
bắt quả tang. Tên trộm đương say ngắm mái tóc nàng mà trách
người tài tử ngày xưa. Đôi mắt tôi, chắc chắn, chứa nhiều ư
gian. Nàng mỉm cười. Nụ cười làm quen. Tôi ngẩn ngơ một nỗi.
Nàng khẽ hỏi:
- Anh có thể cho Phượng mượn những quyển vở của anh không?
Tôi thấy nóng ran đôi tai. Tôi thấy nhịp tim của tôi dồn dập.
Tôi thấy hồn tôi thoát khỏi xác tôi và chui ra khung của sổ bay
bổng lên trời cao.
- Được chứ, anh?
Tôi gật đầu, đáp gọn:
- Được.
Và hỏi:
- Bây giờ à?
Nàng cười. Lại cười:
- Mai. Mai thứ bảy anh đem hết vở bài học, bài làm cho Phượng
mượn. Chủ nhật Phượng ở nhà chép. Anh nhớ đấy nhé!
Tôi gật đầu nữa. Nàng quay lên. Và tôi nguyền của tôi đần độn,
ngu ngốc, thô lỗ, man di mọi rợ. Đă đọc tiểu thuyết của Ngọc
Giao, Tô Hoài, Thâm Tâm, Thạch Lam, thuộc hàng trăm câu đối
thoại bay bướm, t́nh tứ mà có dịp đối thoại với con gái th́ chỉ
biết gật đầu và đáp, hỏi quê mùa, đồng chua nước mặn. Phượng hỏi
mượn vở của tôi để chép bài cũ. Thế thôi. Thế mà cũng gây một
"dư luận" trong lớp. Giờ ra chơi, bạn bè xúm quanh tôi phỏng vấn
t́nh h́nh. Quan trọng lắm. Đây là một biến cố của những chàng
trai vừa lớn, những chàng trai hung hăng, bất chấp tất cả nhưng
đứng trước mặt con gái th́ đôi tay bỗng dài ngoẵng chẳng biết
nên cất chỗ nào cho tiện, đôi mắt đang ngời sáng bỗng mờ tối,
cái miệng đang liến thoắng bỗng nín thít, đôi khi nói chẳng nên
lời, dùng ong tiểu thuyết, trong thơ. Tự nhiên, tôi mua sự bối
rối và bầy đặt sự xấu hổ. Tôi yêu dễ dàng. Ôi, t́nh yêu dễ dàng,
t́nh yêu đủ mầu sắc cầu vồng, t́nh yêu bong bóng trời mưa.
Tan học về, tôi không thiết ăn cơm. Tháng chín tuyệt vời. Tựu
trường tuyệt vời. Mùa thu năm nay mới là mùa xuân. Mùa hè vừa
qua vất đi. Tiếng ve sầu, tiếng tu hú buồn nản. Không gian quê
ngoại nằm gọn ở nụ cười của Phượng, người con gái hẳn đă yêu
tôi, chỉ yêu tôi. Lục cuốn thơ Nguyễn Bính đọc vụ hè t́m một bài
dặn ḍ xa xôi. Không có. Xin tiền mẹ bảo mua cuốn sách giáo
khoa. Nhưng đến hiệu sách mua tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn
Bính. Cả buổi trưa mê man đọc và gửi ḷng ḿnh vào thơ. Tuổi
trẻ, thơ và t́nh yêu. Ba thứ đó quyện lấy nhau, gắn bó keo sơn.
Thiếu nó là không có tuổi trẻ, là tuổi trẻ què cụt, tuổi trẻ
quáng gà, tuổi trẻ tàn bạo, tuổi trẻ thành đàn ông ưa lư sự, bất
măn nhằng và đói kém kỷ niệm làm người. Hạnh phúc không bao giờ
đến vớ vẫn. Hạnh phúc không bao giờ đến với những kẻ sinh ra đời
đă làm đàn ông. Hạnh phúc chỉ đến với những kẻ sinh ra đời biết
t́m cách hưởng trọn vẹn thời tuổi trẻ thơ mộng. Thời đó là thời
của t́nh yêu, thi ca và âm nhạc. Những ai chống đối mơ mộng là
chống đối đấng sáng tạo. Bởi v́, đấng sáng tạo tạo ra loài người
đă dặn loài người yêu nhau. Thương hại thay những kẻ không biết
yêu. Thương hại thay những kẻ cầm dao đ̣i giết t́nh yêu và sự mơ
mộng.
Nguyễn Bính chưa giúp tôi được điều ǵ. Tôi cũng chưa hiểu ḿnh
nên dở cái tṛ ǵ trong những cuốn tập bài học, bài làm sắp cho
Phượng mượn. Thôi hăy gượm. Vội vàng chi? Tôi tự nhủ tôi và sắp
xếp những cuốn vở thật tươm tất. Ít ra, nàng sẽ phục ta là người
học tṛ gương mẫu, sách vở sạch sẽ, bài làm toàn mười tám điểm
trên hai mươi. Tôi nh́n tôi trong gương. Khen thầm: Được đấy,
mày có vẻ Lục Vân Tiên lắm, Chương ạ! Mày thuê nặn bức tượng nhỏ
sửa soạn tặng Kiều Nguyệt Nga đi. Buổi chiều xuống thong thả.
Những mảng nắng hoàng hôn đến với tôi bằng ư nghĩ khác. Tôi vừa
biết thế nào là từng giọt nắng và nỗi rét mướt của thời gian chờ
đợi.
Sáng hôm sau, qua một đêm chiêm bao đẹp, giă từ chiêm bao đẹp,
tôi đến trường thật sớm. Sân trường c̣n vắng hoe. Thế mà, ở gian
lớp của tôi, Phượng đă có mặt. Qua song cửa sổ nh́n vào, Phượng
giống hệt con chim khuyên cô độc. Tôi bước vào lớp. Nhẹ nhàng
lắm nhưng vẫn làm lay động chiếc lồng. Con chim khuyên giật
ḿnh. Rồi đôi mắt nó long lanh mừng rỡ. Phượng cười. Nụ cười
buổi sáng rực rỡ như b́nh minh. Nàng đứng dậy:
- Anh tới sớm quá.
- Phượng tới sớm hơn tôi.
Nàng đỡ chồng vở trên tay tôi. Cử chỉ quen thân và hồn nhiên.
Tôi bối rối. Tự nhiên, tôi cười vô duyên dáng, đoảng vị. Nàng
ngó chăm chăm tên tôi viết nắn nót, viết bằng bút "lông" ở cái
"ê ti két". Phượng thích thú:
- Biết tên anh rồi. Thiên Chương. Những một ngàn chương cơ à?
- Không phải đâu.
- Thế là ǵ?
- Là những v́ sao, là tinh tú, là văn chương trên trời.
- Tên anh hay tuyệt.
Tôi đă ngồi xuống ghế của tôi. Phượng cũng ngồi. Nàng ngồi quay
lưng về phía bảng đen. Như vậy, hai chúng tôi giáp mặt nhau. Tôi
thấy khuôn mặt nàng đẹp cơ hồ những giấc chiêm bao chợt đến,
chợt đi đêm qua. Tôi chưa hiểu Phượng đẹp đến độ nào, chỉ biết
nàng đang làm tôi xao xuyến. Có lẽ, người con gái ta quen trước
nhất ở đoạn đầu niên thiếu mà ta tưởng chừng đă yêu nàng là
người con gái đẹp nhất. Nếu một mùi hương khó phân chất, theo
thi sĩ, th́ Phượng càng không nên so sánh với bất cứ ai, bất cứ
cái ǵ, trừ những chiêm bao đẹp. Nàng hỏi:
- Anh Chương là học tṛ mới?
- Tôi là ma cũ.
- Anh định bắt nạt ma mới chăng?
- Tôi không dám bắt nạt ai. Phượng chắc không phải người tỉnh
này?
- Vâng.
- Mọi năm học đâu?
- Hà Nội.
- Ở đây buồn lắm, tỉnh lỵ nhỏ bé, dân đồng chua nước mặn.
- Nhưng đời sống êm đềm. Học tṛ hiền ghê ghê là. Họ tránh đường
cho Phượng đi và chẳng ai trêu cợt. À, hè qua anh có đi đâu chơi
không?
- Về quê ngoại.
- Sao anh không ra băi biển Đồng Châu. Tỉnh này có băi biển Đồng
Châu đẹp nhất Việt Nam.
- Quê ngoại tôi đẹp hơn nhiều.
Tôi kể chuyện quê ngoại nhà tôi cho Phượng nghe. Nàng ước ao một
dịp hè nào đó sẽ theo tôi về quê ngoại nhà tôi. Câu chuyện đang
vui và tôi hết bối rối th́ bỗng dưng tôi nói một câu ngu ngốc:
- Mai Phượng sẽ chép bài mỏi tay.
Phượng mím môi rồi bẻ băo tay:
- Chắc phải mua một lọ dầu Nhị Thiên Đường.
Tôi hỏi:
- Để làm ǵ?
Phượng nheo mắt:
- Anh không hiểu để làm ǵ à?
Tôi gật đầu:
- Để làm ǵ vậy?
Phượng cười:
- Để bóp tay sau khi chép hết bài cũ.
Tôi suy nghĩ giây lát:
- Hay là...
- Hay là bóp tay bằng dầu Con Hổ?
- Hay là Phượng để tôi chép bài giúp.
- Rồi Phượng làm ǵ?
- Phượng...
Tôi không biết trả lời sao. Im lặng. Tôi đưa mắt nh́n qua khung
cửa sổ. Một khoảng trời của tôi c̣n y nguyên. Vẫn thiếu đủ sắc
mây song nó mới phủ lên một vẻ kỳ ảo. Tôi nghe rơ tiếng trái tim
tôi đập. Tôi chớp mắt và tưởng một b́nh minh nạm vàng ngập lụt
trong mắt tôi. Tháng chín quả là tuyệt vời. Tôi đứng lên:
- Họ sắp tới.
Và tôi bước nhanh khỏi lớp. Một lúc, sân trường đă đông đầy học
tṛ. Những người bạn tinh nghịch vỗ vai tôi thân mật:
- Kiều Nguyệt Nga đến sớm nghê, Kim Liên đâu hả, Lục Vân Tiên?
Phong Lai cướp mất nàng rồi ư?
Tôi làm bộ nghiêm nghị:
- Đừng đùa nhảm.
Th́ họ dọa:
- Bạn chê Lục Vân Tiên, tôi sẽ là Lục Vân Tiên đánh Phong Lai
cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tôi bỗng dậy từ đáy ḷng chút ǵ hờn ghen, khó chịu. Hai giờ Đại
số, tôi không nghe kịp thầy giảng. Hồn tôi thả trên ḍng suối
tóc Phượng. Tôi nhớ một đoạn giảng văn óng ả học năm ngoái, đoạn
giảng văn dịch của Chateaubriand. Suối tóc Phượng như thác
Niagara. Và tôi, tôi là Chateaubriand đứng ngắm thác chảy "Mơ
màng trên những bờ nước rộng, rút lại thấy một ḿnh đứng trước
Thượng Đế". Mơ màng trên suối tóc ngạt ngào hương thơm và thấy
ḿnh ngồi dưới bảng đen. Tiếng phấn viết ken két nhằng nhịt
những con số dễ làm nản chí. Đừng tháng mười vội. Thong thả đă.
Hăy là đầu tháng chín. Tháng chín kéo dài cho mộng mơ no nê rồi
tháng mười không sao đâu. Tháng chín cho tôi đủ th́ giờ trách
móc tôi khờ khạo, bí tắc một câu trả lời "Rồi Phượng làm ǵ".
- Anh Chương!
- Dạ.
- Anh đang mơ mộng ǵ đó?
- Dạ, con đang nghe bài.
- Hiểu chứ?
- Dạ hiểu.
- Lên bảng!
Tôi lên bảng, run run cầm cục phấn. Tay trái xóa bảng. Bụi phấn
bay tung. Tôi quên tôi sắp bị mắng. Tưởng tượng bụi phấn như bụi
tuyết trắng xóa đầu ḿnh. Tưởng tượng mái tóc ḿnh là cành lê
điểm hoa phấn trắng. Tưởng tượng bụi phấn cơ hồ lớp sương buồn.
Sương buồn ôm kín non sông. Ấy là cơn mơ mộng của cậu học tṛ.
Tôi đang đóng trọn vẹn vai tṛ cậu ta. Và phải khó khăn lắm mới
làm nổi bài ứng dụng tầm thường. Thầy đuổi về chổ:
- Năm nay xuống dốc đấy nhé, Chương. Tại sao thế?
Thưa thầy tại con bận t́m câu trả lời "Rồi Phượng làm ǵ". Câu
trả lời khó gấp trăm lần bài toán khó nhất.
- Phải cố gắng.
- Dạ.
Tôi nghĩ thầm: Tháng chín chưa dứt. Tháng tuyệt vời của tôi chưa
thể giă từ tôi. Ít nhất, trước khi giă từ, nó nên cho tôi một kỷ
niệm. Phượng quay xuống:
- Anh có buồn không?
Tôi nói:
- Tôi chỉ buồn v́ tháng chín qua mau.
- Tại sao?
V́ chưa kiếm ra câu trả lời Phượng "Rồi Phượng làm ǵ" nếu tôi
chép bài giùm Phượng.
Phượng lại cười:
- Liệu cuối tháng chín anh kiếm nổi chưa?
Tôi gật đầu:
- May ra.
Hai giờ nối tiếp là hai giờ Vạn vật. Tôi không thèm nghe giảng
bài. Thầy cứ giảng và tôi cứa vẽ mái tóc Phượng trong quyển vở
nháp. Chợt nhớ bài thơ rất học tṛ của Tế Hanh:
Những vở: soạn bài hay toán, luận
Địa dư, cách trí... dáng lo âu
Chỉnh tề đầy đủ như ông giáo
Vở nháp lôi thôi giống học tṛ
B́a rách lung lay giấy chẳng lành
Mực th́ đủ thứ: Tím, đen, xanh...
Không cần giấy thấm, không cần thước
Bài chép chưa xong đă chép h́nh
Nháp luận chữ tây rồi quốc văn
Đôi lời thầy giảng chép lăng quăng
Tṛ chơi giải trí bên bài toán
Rất khó, bài thơ trải điệu vần...
Và các tên người trạm khắp trường
Làn môi, cặp mắt, vẽ từng đường
Ấy là những lúc chàng trai nhớ
Nghĩ đến ngày kia thoát khỏi trường.
Đó, đâu riêng ǵ tôi mơ mộng? Và đâu riêng ǵ tôi vẽ mái tóc một
người bạn gái vào cuốn vở nháp? Chàng trai Tế Hanh vẽ làn môi,
cặp mắt con gái và ghi nhằng nhịt tên các nàng để nghĩ "ngày kia
thoát khỏi trường". Chứ tôi, tôi chỉ vẽ một mái tóc, chỉ viết
một tên người có mái tóc và không bao giờ nghĩ ngày mai dời bỏ
trường lớp. Tháng chín với tôi c̣n yêu dấu, nữa là trường lớp
của tôi. Phượng không biết tôi đang vẽ mái tóc nàng. Mái tóc
nàng là tấm bản đồ dẫn hồn tôi phiêu du đến bờ mơ băi mộng. "Rồi
Phượng làm ǵ" Phượng đừng làm ǵ cả, Phượng hăy ngồi yên cho
tôi trốn những giờ học khô khan trên nụ cười nàng. Câu trả lời
đă có. Nhưng cuối tháng chín liệu tôi dám trả lời Phượng không?
Sáng thứ hai, Phượng đem trả tôi những cuốn vở bài học, bài làm.
Hôm nay, tôi vào lớp sớm hơn Phượng. Nàng ngạc nhiên:
- Anh đi học từ năm giờ à?
Tôi ngượng ngùng:
- Vừa mới tới. Phượng chép xong bài chưa?
Phượng vui vẻ:
- Mất cả ngày chủa nhật. Được cái đỡ phải bóp tay bằng dầu Con
Hổ.
Tôi thấy những cuốn vở của tôi được bọc giấy bóng mầu xanh. Ngỡ
ngàng đôi chút. Và xao xuyến thật nhiều. Phượng đan hai tay vào
nhau. Nàng không nh́n một khoảng trời quen thuộc của tôi qua
khung cửa sổ.
- Anh thích mầu xanh chứ? Những cuốn vở của anh quư lắm, có thể
bầy ở... Bảo Tàng Viện.
Phượng không cho tôi trả lời, nói tiếp:
- Bây giờ mà vẫn c̣n người học sinh trung học dùng vở đóng bằng
giấy nguyên thiếp và viết bằng bút mực th́ những quyễn vở đáng
giữ kỹ.
Tôi nói:
- Nó cũng tầm thường thôi.
Phượng đă quay lại. Nàng ngó tôi. Đôi mắt long lanh. Không thể
là đôi mắt của một loài chim, dù loài chim hiền nhất, dễ thương
nhất. Mắt Phượng, mắt của một cô tiên yêu đời. Chưa đúng. Mắt
Phượng, mắt của ḍng sông cuối thu. Ồ, sao tôi cứ so sánh một
cách ngu đần thế nhỉ? Mắt Phượng là mắt Phượng. Mắt Phượng rực
rỡ một chân trời chiêm bao. Tôi bị thu hút vào đó. Hồn tôi mê
mẩn. Trí tôi rối bời.
Phượng khẽ lắc đầu:
- Nó không tầm thường đâu. Chữ anh viết đẹp. Giá mà Phượng biết
đoán nét viết.
Tôi hỏi:
- Th́ sao?
Phượng cười. Phượng có hàng triệu triệu nụ cười. Nhưng Phượng
chưa cười với ai. Phượng chỉ mới cười với tôi. Tôi muốn Phượng
đừng cười với ai, nhất là đừng cười với ai ở lớp học này, ở ngôi
trường này, ở tỉnh lỵ này.
- Th́ sẽ đoán nổi tâm hồn anh.
- Để làm ǵ?
- Để xem mai sau anh có hạnh phúc không.
Hạnh phúc à? Tôi không cần hạnh phúc mai sau. Tôi đang có hạnh
phúc nếu ư nghĩa của hạnh phúc là ḷng ḿnh xao xuyến, bâng
khuâng. Tôi vội trả lời Phượng:
- Tôi thích mầu xanh lắm.
- Thế mà Phượng chỉ sợ anh ghét mầu xanh.
- Phượng bảo những quyển vở của tôi quư giá, cuối năm tôi tặng
Phượng tất cả, Phượng lấy không?
- Không.
- Phượng chê à?
- Phượng chẳng thích làm kẻ thoán nghịch. Anh muốn nhường ngai
vàng cho Phượng sao?
Phượng lật b́a một cuốn vở. Ở trang đầu, tôi đùa bỡn viết hai
câu: "Ce cahier est à moi, Comme le royaume du roi". Phượng gấp
b́a vở lại:
- Đó, anh quư vở của anh như ngai vàng của ông vua, đời nào anh
cho ai.
- Nhưng tôi cho Phượng. Cho ngay bây giờ. Nếu Phượng đừng từ
chối, tôi sẽ không bao giờ viết bài bằng bút mực nữa. Tôi sẽ
dùng bút máy viết trên vở bán sẵn.
- Nếu Phượng từ chối?
- Tôi cũng sẽ viết bút máy từ ngày mai.
- Anh từ bỏ ngai vàng?
- Tôi bắt chước vua Bảo Đại, thoái vị về làm công dân một nước
độc lập.
Phượng đưa tay vuốt tóc mai. Tôi ước ao được làm sợi tóc mai
thật ngắn của nàng.
- Phượng phải suy nghĩ, anh ạ! Bắt tội ông vua làm thường dân mà
không suy nghĩ th́ ḷng ḿnh áy náy đấy.
Tôi không nói ǵ thêm, lặng lẽ rời chỗ ngồi, bước khỏi lớp. Tôi
muốn nghe bước chân tôi trên hè phố sớm mai. Và tôi ṃ ra đường,
cúi đầu đi như một thi sĩ. Một thi sĩ, tôi tự hỏi ḿnh có thể
làm một thi sĩ? Nếu thi sĩ phải biết làm thơ tuyệt diệu th́
không bao giờ tôi là thi sĩ. Nhưng nếu chỉ cần chất thơ phủ kín
tâm hồn như sương mù phủ kín trời đất đă là thi sĩ và thi sĩ hơn
thi sĩ th́ tôi đang là thi sĩ. Xuân Diệu định nghĩa: Thi sĩ
nghĩa là run với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. Tôi
không run với gió, mơ theo trăng. Tôi thả hồn tôi trên mái tóc
người bạn học gái ngồi bàn đầu và yêu nàng trong những giấc
chiêm bao đẹp. Tôi cũng là thi sĩ. Tôi là người thơ. Cám ơn quê
ngoại những buổi trưa ngủ say bằng văn Tô Hoài, thơ Nguyễn Bính.
Cám ơn tháng chín năm nay. Cám ơn những chiếc lá vàng úa. Cám ơn
Phượng.
Chẳng c̣n nghe chiếc lá nào rơi rụng. Những thân cây cô độc đă
vơi nỗi buồn. Nước mắt cạn th́ nụ cười chớm nở. Con đường hết
xác lá, con đường bắt đầu reo vui. Nắng cuối thu, nắng hanh vàng
an ủi cây cành. Rồi lộc non sẽ đâm chồi và lá sẽ xanh tươi. Như
đầu tháng chín chán nản cho cuối tháng chín mừng rỡ. Tôi nghĩ
tôi phải làm thơ. Đêm qua, đọc Mưa thu của Ngọc Giao buồn ngon
ngọt. Văn chương nó đưa ḿnh bay bổng, đưa ḿnh viễn du. Nó ru
ngủ ḿnh đấy. Tại sao ḿnh không chọn giấc ngủ êm ái mà cứ chọn
giấc ngủ đầy ác mộng? Tôi muốn trốn học sáng nay. Trốn học ra bờ
sông ngồi nh́n những mảnh bèo lưu lạc và thả hồn ḿnh vào nó,
đưa nó táp một bờ bến có lẽ thích hơn cuộc đời vô định của nó.
Phải làm cho cánh bèo cũng biết nghĩ nó đang trôi trên ḍng sông
mơ và sẽ ra ngoài biển mộng. Phải làm cho những cuốn sách giáo
khoa biến thành những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ nữa. Th́
chỉ cần học một tuần là hết chương tŕnh một năm. Và thuộc ḷng.
Và thi đỗ.
Tôi có vẻ không tưởng. Tôi đấy. Tâm hồn tôi đấy, Phượng đă biết
chưa? Tôi trở lại lớp học. Con đường reo vui hơn. Hai giờ học
đầu không khô khan, uể oải nữa. Tôi chăm chú nghe thầy giảng
bài. Thầy giáo là thi sĩ ngâm thơ trên bục gỗ. Bảng đen là giấy
mầu hồng. Tôi tưởng tượng thế và tôi không sợ "xuống dốc" đâu.
Tháng chín tuyệt vời của tôi ơi, mi có thể giă từ tôi rồi đó.
Tháng mười hẳn c̣n tuyệt vời gấp bội. Lớp học lúc nào cũng
thoang thoảng mùi hương. Ḷng tôi lúc nào cũng náo nức. Tôi chợt
nhớ ngày mai là cuối tháng chín. Chúng tôi sẽ chia tay nhau.
Tháng chín đă cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi gửi tháng chín một kỷ
niệm: Những quyển vở chép bài học, bài làm bằng bút mực tím bọc
giấy bóng mầu xanh. Tháng chín sợ mang theo mất th́ tôi gửi lại
Phượng giữ giùm. Hẳn Phượng sẽ ngạc nhiên, Phượng chưa kịp suy
nghĩ, Phượng áy náy đôi chút. Tôi sẽ sửa câu đùa bỡn của tôi
thành: "Ce cahier est à toi, Comme le royaume du roi". Nếu
Phượng cau mày, tôi sẽ nói: À toi, của tháng chín đó, Phượng ạ!
Và chắc Phượng lại cười như Phượng vẫn cười. Với tôi.
Tháng Mười
Khi mới nhớn, tuổi mười
lăm, mười bẩy,
Làm học tṛ, mắt sáng với môi tươi.
Ta bước lên, chân vẫn dạo bên người,
Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ.
Đồi thấp thoáng qua học đười nhỏ bé
Phố phường vui, cuộc sống mới lên hoạ
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa,
Hồn lơ đăng mộng ra ngoài cửa lớp.
Nắng thủa đó khiến ḷng ta hồi hộp,
Ta nh́n cao mới rơ bị giam cầm.
ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm?
Không khí nặng, mơ hồ thầy với bạn.
Ta nhớn lên, bước đường không giới hạn,
Có lẽ đâu ḱm giữ bởi tay người?
Tuổi hoa hồng - kiêu hănh của ta ơi!
T́nh đă hẹn ở trên đường nắng mới.
Ta ném bút giẫm lên sầu một buổi.
Xa vở bài, mở rộng sách Ham Mệ
Đă từng phen trèo cổng bỏ trường về,
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn,
Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn,
Sớm như chiều hư thực bóng hoa hương,
Ta ra đi, t́m lớp học thiên đường,
Và khi đó th́ mẹ yêu ngồi khóc...
ôi khoái lạc của những giờ trốn học,
Những b́nh minh xuân đẹp, những chiều thu!
Bao cảnh nước mây đằm thắm hẹn ḥ,
Khi biếng gặp, nhớ nhung pha mầu áo,
Hỡi thành đô với linh hồn Bách Thảo!
C̣n nhớ ta, chàng tuổi trẻ tóc bay,
Làm học tṛ nhưng không sách cầm tay,
Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ.
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ,
Đường hoàng lan nắng rộng: lối đi quen.
Ngh́n bóng cây chen bóng mộng hư huyền,
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực...
Thấy phảng phất h́nh đôi vai, bộ ngực,
Làn môi tươi in một né son hồng.
Cặp má đào phơn phớt ánh phù dung,
Đâu lả lướt mái tóc dài sóng gợn?
Ta ngây ngất cả tấm thân vừa nhớn,
Bỗng rùng ḿnh thở vội áng hương qua,
Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà.
Bài thơ của Đinh Hùng làm tôi ngây ngất như thi sĩ ngây ngất tấm
thân vừa lớn của người. Tôi đọc nó trên một tuần báo mà ông chú
sinh viên của tôi ở Hà Nội gửi về cho bố tôi. Tôi đă chép bài
thơ này, học thuộc ḷng trước khi hôm giă từ tháng chín. Khi ta
vừa lớn, vừa muốn thoáng khỏi sự giam cầm của bổn phận (bổn phận
làm học tṛ, chẳng hạn), vớ được những bài thơ tương tự bài thơ
Đinh Hùng, ta phải nhận nó là kinh giải thoát tội lỗi, nếu trốn
học ra bờ sông ngắm những cánh bèo phiêu dạt hay mải mơ mộng
quên cả làm bài là những tội lỗi. Tôi tưởng bài thơ trên của
tôi. Hoặc thi sĩ Đinh Hùng viết cho tôi, viết v́ tôi. Ở tâm
trạng tôi, bao nhiêu chữ trong bài thơ Khi mới nhớn là bấy nhiêu
giọt máu lưu chuyển khắp cơ thể tôi. Tôi sẽ kể Phượng nghe.
Nhưng vào tháng mấy? Bắt đầu học một chuyện t́nh đầu tháng mười.
Chuyện t́nh của cậu học tṛ Kim Trọng. Năm xưa, học chuyện t́nh
của Lục Vân Tiên thật chán. Thấy Lục Vân Tiên tặng bức tượng cho
Kiều Nguyệt Nga mà buồn cười. Ngay cả nỗi tương tư của anh chàng
Tú Uyên cũng không khiến tôi thương hại. Tôi dửng dưng. Năm nay,
khác hẳn. Dễ hiểu quá. Ḷng tôi đă thay đổi, ḷng tôi đă chuyển
mùa, ḷng tôi đă gợn heo may t́nh ái. Tôi thích Kim Trọng. Cậu
học tṛ Kim Trọng đi trọ học xa nhà. Hẳn cậu ta đă lấy những giờ
trốn học làm niềm khoái lạc, đă làm nhưng không sách cầm tay, có
tâm sự đi nói cùng cây cỏ. Cái buổi cậu gặp Thúy Kiều phải là
buổi ném bút giẫm lên sầu. Kim Trọng trốn học hay Nguyễn Du trốn
học? Tôi nghĩ, ở lớp của tôi, chỉ ḿnh tôi cảm được Kim Trọng.
Tháng chín, tự nhủ chờ đợi tháng mười sẽ hạn chế mơ mộng. Tháng
mười, muốn coi sách bài là giấy cũ để hồn lơ đăng mộng ra ngoài
cửa lớp, hồn lơ đăng trên một mái tóc.
- Anh Chương.
Phượng quay xuống.
- Hết tháng chín rồi, anh t́m ra câu trả lời Phượng chưa?
Phượng mỉm cười. Đôi mắt tinh nghịch.
- Nếu có câu trả lời, Phượng sẽ tặng anh cái này.
Phượng đặt lên mặt bàn tôi một gói nhỏ, dặn ḍ:
- Đừng mở khi c̣n bí.
Phượng quay lên. Tôi say mê ngắm cái gói nhỏ bọc bằng giấy bóng
mờ mầu xanh. Tóc Phượng nồng hương thơm. Hồn tôi đang ngủ mê
trên tóc Phượng, hồn tôi đang lướt êm trên ḍng suối huyền ảo.
Tôi không nghe thầy giảng bài nữa. Tôi bằng ḷng "xuống dốc".
Xuống dốc mộng mơ, xuống địa ngục mơ mộng. Địa ngục không quỷ
sứ, không cầu vồng, không bàn chông. Địa ngục hiền ḥa. Địa ngục
rợp hoa, ngát hương. Quyển vở nháp thân mến của tôi dẫn tôi vượt
bốn bức tường câm. Tôi ghi hàng chữ: Nếu chưa thể trả lời, cứ mở
cái gói xinh đẹp của Phượng th́ sao? Tôi xé ra, gấp nhỏ vất
trúng quyển vở của Phượng. Nàng dở ra đọc và trả lờ: "Th́ Phượng
sẽ giận anh lắm". Một lát, Phượng ban ân huệ: "Anh mở đi, Phượng
không giận đâu, nhưng đừng cười". Tôi vo tṛn mẩu giấy của
Phượng, bỏ vào miệng nhai và nuốt một cách thích thú. Cất gói
quà tặng của Phượng trên túi áo. Chỗn này gần ngực. Trong ngực
là trái tim. Giờ ra chơi, hai đúa ở lại trong lớp. Phượng hỏi:
- Anh mở quà tặng của Phượng chưa?
- Chưa.
- Mở đi chứ!
- Tôi đợi về nhà nằm trong pḥng kín mới mở.
- Anh phải mở ngay lập tức.
- Phượng ban lệnh à?
- Anh quên rằng đă cho Phượng những quyển vở và anh đă sửa lại
ngôi vị.
- Chưa sửa đâu. Vẫn là roi.
Phượng lắc đầu duyên dáng:
- Nhưng Phượng tự sửa thành reine rồi. Anh trung thành với lời
hứa quá. Anh đă viết bút máy. Thôi, Phượng rút lệnh lại vậy.
Phượng mới mua cuốn truyện mới của Nguyễn Minh Lang, chưa kịp
đọc, cho anh mượn đọc trước nhé!
Tôi hỏi:
- Cuốn ǵ đó?
Phượng nheo mắt:
- C̣n gói kỹ. Anh đọc sẽ biết. Đem về nhà, vào pḥng kín mở đấy.
Phượng lấy cuốn truyện từ cặp sách ra đưa cho tôi. Truyện của
Nguyễn Minh Lang, nhà văn lăng mạn đang nổi tiếng. Cùng với
Hoàng Công Khanh, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang xuất hiện bắt trời
Hà Nội lúc nào cũng như chớm vào thụ Ở quê ngoại nghỉ hè lên
tỉnh, tôi trở thành cậu học tṛ ái mộ văn chương. Tiểu thuyết
thứ bẩy là báo lư tưởng. Tôi đă đọc Trăng đồng nội của Nguyễn
Minh Lang, Cuộc đời một thiếu nữ dầy cộm của Thanh Lam. Tôi
thích Nguyễn Minh Lang lăng mạn hóa những mẩu đời hậu phương
kháng chiến. Bừng sáng của Vĩnh Lộc đă khiến tôi say sưa. Tôi
sắp được đọc truyện mới nhất của Nguyễn Minh Lang.
- Cho biết cảm tưởng nhé!
- Cảm tưởng ǵ?
- Về cuốn truyện.
- C̣n gói quà?
- Luôn.
- Những hai cảm tưởng cơ à?
Phượng không trả lời. Có nghĩa là nàng muốn hai cảm tưởng. Buổi
trưa tuyệt diệu. Trời đă sang đông nhưng nắng vẫn đủ sưởi ấm da
thịt. Nằm trong pḥng hơi lạnh một chút. Chiếc chăn đơn phủ kín
thân thể, chừa cái đầu (v́ đầu có hai con mắt) và đôi tay là lư
tưởng rồi. Tay cầm sách. Mắt đọc. Bóc miếng giấy bao kín cuốn
truyện của Nguyễn Minh Lang ra. Mắt hoa lên. Tim ngừng đập. Tên
cuốn truyện làm tôi ngộp thở và rụng rời trong nỗi đê mê vô tận.
Hoàng tử của ḷng em. Nguyễn Minh Lang bất hủ. Nguyễn Minh Lang
viết cho tôi, viết v́ tôi đấy. Tại sao Phượng bắt tôi đọc cuốn
này? Có phải Phượng chưa biết tên truyện không? Phượng vào hiệu
sách mua mà. Phượng muốn tôi làm hoàng tử của ḷng em. Em
Phượng. Tôi đọc thật nhanh và tôi chẳng hiểu truyện viết ra sao.
Hiểu một cái tên truyện là thừa rồi. Đọc xong, trời đă xuống
chiều. Mở gói quà tặng của Phượng: Những trái ô mai. Nhón một
trái bỏ vào miệng. Trùm chăn kín đầu, mắt nhắm lại nghĩ hai cảm
tưởng. Cảm tưởng sẽ phải ghi lên giấy. Chắc tôi không dám nói.
T́nh yêu không có tiếng nói. T́nh yêu luôn luôn câm nín. Và ta
chỉ có thể dùng ngôn ngữ riêng của nó. Đó là những ḍng chữ.
Mặc kệ những bài toán nộp thầy ngày mai. Bài toán có chân và nó
đứng đợi đến sáng cũng không mỏi. Nó mỏi chân, nó rầy rà th́ tôi
sẽ bảo nó đi ngủ. C̣n tôi, tôi cần thức khuya. Bởi v́ t́nh yêu
không biết chờ đợi. T́nh yêu nóng tính, nó giục giă ḿnh ghê
quá:
Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Em, em ơi t́nh non sắp già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ thời gian không đứng đợi
T́nh yêu không có chân. T́nh yêu chỉ có cánh. T́nh yêu lượn trên
tâm hồn tạ T́nh yêu lượn vài ṿng thôi. Nếu ta bắt nó lượn hoài,
nó sẽ chán và nó vỗ cánh bay đi. Ta đừng lười, phải dang tay
ngay lập tức làm chỗ đậu cho t́nh yêu. Việc ǵ có thể làm hôm
nay, để đến ngày mai không sao. Nhưng t́nh yêu không thể để đến
ngày mai được. Demain, il sera trop tard. Ngày mai sẽ chỉ muộn
màng với t́nh yêu. Tôi nghĩ thế. ư nghĩ láo lếu đối với bất cứ
ai. Điều đó chẳng hề chị Tôi chỉ cần nó đúng với tôi. Và tôi
quên những bài toán. Quên hết. Phương tŕnh bật hai ax² + bx + c
= 0 đi chỗ khác chơi. Các bạn Parabole, Hyperbole, Joule, Ohm
cũng nên đi chỗ khác chơi. Tạm biệt các bạn. Tôi mắc bận nghĩ
hai cảm tưởng về cuốn "Hoàng tử của ḷng em" và gói ô mai.
Phượng,
Tôi đă đọc hết cuốn truyện của Nguyễn Minh Lang. Tôi không c̣n
nhớ ǵ cả ngoài năm tiếng "Hoàng tử của ḷng em". Tôi thích làm
hoàng tử. Le prince dễ yêu quá. Phượng biết chưa, những vị hoàng
tử trong cổ tích đều đẹp giai và dễ yêu. Hoàng tử ở Bạch Tuyết
và bảy chú lùn tuyệt diệu. Hoàng tử ở Công Chúa ngủ trong rừng
c̣n tuyệt diệu hơn. Những vị hoàng tử thảnh thơi vô cùng. Họ
toàn trốn học, bỏ trường đi săn. Họ đi săn t́nh yêu. Và luôn
luôn được t́nh yêu. Những ông vua khổ sở quá. Họ già nuạ Họ hà
tiện, bủn xỉn và ưa gây đau khổ cho người khác. Những bà hoàng
hậu mới đáng ghét. Nhỏ mọn, tầm thường. Tôi yêu hoàng tử. Tôi
khoái trốn học. Và trên bước đường trốn học đi săn, tôi mong ước
được gặp một công chúa - princesse đấy nhé, Phượng xóa chữ reine
đi - để nàng công chúa ấy cầm tay tôi, nói nhỏ: Hoàng tử của
ḷng em.
Tôi loay hoay viết cảm tưởng thứ nhất của tôi mất gần một tiếng
đồng hồ. Tôi xé. Tôi gạch. Tôi vo tṛn ném vào sọt rác. Rồi lại
nhặt lên, dở ra gạn lọc vài câu hay nhất. Cuốn vở nháp mỏng dần.
"Cho biết cảm tưởng nhé". Đọc hay viết? Phượng quên dặn. Tôi
phải học thuộc ḷng đoạn văn chương... cảm tưởng của tôi. Phượng
thích tôi đọc, tôi sẽ đọc. Phượng thích tôi ghi lên giấy, tôi sẽ
ghị Tôi ngồi học văn của tôi. Lạ quá, học hai lần đă thuộc làu.
Bây giờ, nặn óc viết cảm tưởng về gói ô mai.
Phượng,
ô mai Phượng mua ở hiệu nào ấy? ô mai nó có thời rực rỡ lắm,
Phượng biết không? Trước khi thành ô mai nó là trái mợ Trái mơ
chín vàng như mầu nắng vàng. Những nàng công chúa hay đi lạc vào
rừng mơ, giả vờ làm cô gái hái mợ Đây là chuyện một công chúa
hái mơ gặp hoàng tử đi săn cũng lạc vào rừng mợ Hoàng tử đă vất
cung tên, dáng điệu mơ màng như thi sĩ Nguyễn Bính. Cảnh tượng
lúc ấy thật cổ tích:
Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ
Say nh́n rặng núi xanh mờ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
Hoàng tử cất giọng hát:
Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư đường th́ xa
Mà nắng chiều hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta
Công chúa lặng im. Hoàng tử hát tiếp:
Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suối ngát đưa hương
Công chúa nhẹ nhàng cất bước. Hoàng tử thở dài:
Cô hái mơ ơi, cô gái ơi
Chẳng trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi
Hoàng tử đuổi theo kể lể những ngày trốn học đi săn. Công chúa
mỉm cười. Cuối cùng họ cưới nhau. Hai vợ chồng hái mơ phơi khô
và làm ô mai đem bán cho những người học tṛ yêu nhau làm quà
tặng nhau. Tôi thích những quả ô mai Phượng tặng. V́ nhó nhắc
tôi một điển cố ô mai, điển cố truyền khẩu chứ chả ai ghi vào sử
sách. Chỉ ḿnh tôi ghi thành cảm tưởng. Tại Phượng đó.
Tôi đọc đến mười lần cảm tưởng về những trái ô mai của Phượng.
"ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấy". Câu mở đầu có vẻ "Nhớ xưa trê
cóc đôi nhà" quá. Nó hơi ṭ ṃ kiểu Lục Vân Tiên "Giết xong lũ
kiến đàn ong, Hỏi ai than khóc ở trong xe này". Và "Quê đâu, tên
họ là chi, Khuê môn phận gái, việc ǵ tới đây? Gặp nhau chớ giấu
nhau nay, Hai người ai tớ ai thầy nói ra..." Những anh chàng học
giỏi thường thô lỗ (hay vụng về) khi phải nói chuyện với con
gái. Như Lục Vân Tiên. Hỏi han giống hệt công an thẩm vấn. Người
đẹp tặng cái trâm (gói ô mai) làm kỷ niệm th́ vênh mặt lên quay
đi. "Vân Tiên ngoảnh mặt chẳng nh́n". Ấy thế mà Kiều Nguyệt Nga
vẫn cứ mệ "Nguyệt Nga lúc ấy càng nh́n nết na". Tôi hơi nghi ngờ
nhan sắc của Kiều Nguyệt Ngạ Anh học tṛ học gạo Lục Vân Tiên
văn vơ kiêm toàn nhưng thiếu ngôn ngữ tỏ t́nh. Người yêu Vũ Thái
Loan dặn ḍ "Xin đừng tham đó bỏ đăng, Có lê quên lựu có trăng
quên đèn", anh ta nổi giận phóng ra hai câu văn chương đồng chua
nước mặn "Ḷng người như lửa mới nhen, Dễ đâu một bếp lại chen
mấy ḷ". Ví t́nh yêu như bếp với ḷ th́ chán mớ đời, th́ đúng là
tay vũ biền vai u thịt bắp, mồ hôi dầu. Hăy nghe những tấm ḷng
của Nguyễn Bính lên tiếng.
Chàng:
Ḷng anh như hoa hướng dương
Trăm ngh́n đổ lại một phương mặt trời
Mặt trời là nàng, là trái tim nàng, là t́nh yêu của nàng. Mặt
trời mọc phương đông, hoa t́nh anh hướng về phương đông. Mặt
trời mọc phương tây (nếu mặt trời tinh nghịch), hoa t́nh anh
hướng về phương tây.
Nàng:
Ḷng em như con nước trôi
Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều
Bến là chàng. Con nước em sẽ chỉ xuôi về chiều dẫn đến bến t́nh
anh. T́nh yêu là hoa là mặt trời là con nước là bến mộng là
chiều mợ T́nh yêu không thể là bếp với ḷ.
Vậy th́ "ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấy" nghe lục cục từa tựa
than củi cho vào ḷ trong bếp. Gạch ngaỵ "ô mai có một thời rực
rỡ lắm, Phượng biết không". Câu mở đầu này mới tuyệt cú. Sửa một
tí. "ô mai có một điển tích thơ mộng lắm, Phượng biết chưa"?
Nhập đề thế này là hoàn toàn. Câu kết coi như xuất chúng. "Tại
Phượng đó". ô mai có ǵ đáng phát biểu cảm tưởng, nhưng v́ là ô
mai của Phượng nên nó đă biến thành điển tích và chính tôi thêu
dệt huyền thoại cho ô mai. Tôi dám bịa ra điển tích ô mai? Tại
sao không nhỉ? Mười sáu tuổi, Chế Lan Viên đă xin tiền bố cho
xuất bản thi phẩm Điêu tàn và trở thành nhà thơ tượng trưng bất
hủ nhất của văn học sử Việt Nam. Người học tṛ khi mê gái chỉ có
một công việc duy nhất đáng chê trách là lười học và trốn học.
C̣n công việc ǵ của cậu ta cũng rất đáng cổ vơ, nhất là thành
tích thức đêm viết thư t́nh hay làm thơ t́nh xé bỏ hay cho vào
miệng nhai rồi nuốt đi. Điển tích ô mai của tôi gắn bó keo sơn
với bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính. Một thoáng mộng mơ, tôi
nghĩ tới những bài thơ, những bài văn mai sau, những bài thơ,
những bài văn nhắc tới ô mai, chắc chắn, phải nhắc tới điển tích
ô mai như một câu thơ "Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông" của
Nguyễn Du là phải nhắc câu "Đào hoa y cựu tiếu đông phong" của
Thôi Hộ.
Đồng hồ điểm boong một tiếng. Một giờ sáng rồi. Mặc kệ, tôi vẫn
tỉnh táo. Tôi có thể viết thêm vài trang nhật kư. Ồ, tôi c̣n
thiếu một cuốn nhật kư: Nhật kư của cậu học tṛ vừa lớn. Chết
chửa, điều quang trọng, hệ số ba của t́nh yêu mà tôi xuưt quên.
Ngày mai phải đóng một cuốn nhật kư bằng giấy pelure mầu xanh và
ghi đủ mọi chuyện kẻo lại có lần hối tiếc như Thanh Tịnh "Ngày
ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết"... Ngày ấy
của Thanh Tịnh là ngày ông ta đi học chữ. Ngày ấy (nếu mai sau
tôi hồi tưởng) của tôi là ngày tôi đi học yêu đương. Chắc chắn,
tôi đă biết ghi, không sai mảy may, không quên chi tiết nhỏ,
những ǵ về Phượng. Ngày mai mới đóng nhật kư, vậy bây giờ làm
ǵ? Tôi không thích đi ngủ. Đi ngủ là dại dột. Đi ngủ là phản
bội t́nh yêu. Tôi cần thức đến sáng. Tôi muốn sáng mai tới
trường thật muộn. Thầy đang giảng bài, tôi dẫn xác vào lớp, mặt
mũi hốc hác, đầu tóc bơ phờ, dáng diệu hết sức thi sĩ. Phượng sẽ
hỏi tại sao và tôi trả lời tôi thức trắng đêm nghĩ hai câu cảm
tưởng. Phượng cũng sẽ hỏi đêm có dài không và tôi sẽ trả lời đêm
rất ngắn. Đêm không bao giờ dài khi ta ngồi tơ tưởng t́nh yêu.
Nhưng liệu Phượng có hỏi thế không và tôi có dám trả lời thế
không? C̣n hai câu cảm tưởng nữa, cần mấy gói thuốc liều để tôi
hiên ngang trao tận tay Phượng? Tôi nên nhắm mắt một chút. H́nh
như, người ta mơ mộng người ta thường nhắm mắt. Rồi người ta ngủ
ngoan bằng tiếng ru vỗ về của mộng mợ Cuối cùng, người ta với
được trái mộng chín vàng vừa tầm tay ḿnh.
Thầy Tán dông dài hai chữ tóc thề trong câu Tóc thề đă chấm
ngang vai ở một đoạn văn trích giảng. Tóc thề ra sao? Những ông
thầy Việt văn ưa rắc rối và thích chụp đủ thứ tư tưởng vào văn
thơ của những người đă chết. Văn thơ trở nên khó khăn, cầu kỳ,
bí hiểm do các ông thầy Việt văn. Thí dụ bài Thu Điếu của Nguyễn
Khuyến. Cụ Nguyễn Khuyến ngồi trên chiếc thuyền câu nhỏ vào một
ngày thu lạnh, cá rúc hết xuống bùn, không tung tăng bơi lội để
đớp mồi của cụ, cụ buồn làm bài thơ giải sầu, kết luận "Cá đâu
đớp động dưới chân bèo" chứ không đớp mồi của cụ. Thế mà các ông
thầy Việt văn quả quyết cá đây là Cần Vương, đớp động là đă dấy
lên, chân bèo là ở vài nơi! Tóc thề ra sao? Một anh giơ tay xin
giảng nghĩa:
- Thưa thầy, tóc thề đă chấm ngang vai là tóc của Thúy Kiều để
chấm ngang vai nhự..
Phượng quay xuống nh́n anh bạn cùng lớp.
- Như... tóc chị Phượng!
Phượng đỏ mặt. Cả lớp cười. Phượng gục mặt trên đôi taỵ Tôi cảm
giác ê ẩm ḿnh mẩy. Tôi đứng dậy:
- Thưa thầy, anh Hạnh không hiểu ǵ về ư nghĩa của hai chữ tóc
thề. Con đă đọc trong cuốn sách điển cổ, thấy nói rằng, trước
giờ Kim Trọng và Thúy Kiều chia tay, Thúy Kiều cắt mái tóc của
ḿnh tặng Kim Trọng để thề thốt suốt đời yêu nhau. Tóc Thúy Kiều
nay đă mọc dài chấm ngang vai, lời thề nàng c̣n nhớ mà Kim Trọng
th́ vẫn biệt vô âm tín. Vậy tóc thề là món tóc người con gái cắt
trao gửi t́nh nhân như một kỷ vật chứ không phải tóc chấm ngang
vai là tóc thề. Hiểu tóc thề như anh Hạnh, con nghĩ, không xứng
đáng học Nguyễn Dụ
Thầy khen:
- Nếu anh Chương vào vấn đáp, gặp đúng câu này, anh sẽ được mười
tám điểm.
Tôi không chú ư lời thầy khen. Tôi thấy đôi vai Phượng rung
động. Và tôi tưởng nàng đang thổn thức v́ tôi. Một lát, nàng
ngẩng mặt lên, hí hoáy ghi chép. Rồi đưa tay ra đằng sau, đặt
lên bàn tôi một mẩu giấy. Tôi dở vội ra đọc. Mẩu giấy ghi vỏn
vẹn hai chữ cám ơn. Tôi lại bỏ vào miệng nhai và nuốt đi. Lúc
này tôi muốn trốn học. Tôi muốn rủ Phượng ra ngoài bờ sông an ủi
Phượng. Tôi muốn làm bất cứ một việc ǵ để Phượng đừng buồn,
đừng chán ngôi trường trung học tỉnh lỵ. Phượng buồn, Phượng bỏ
lên Hà Nội, tôi sẽ khổ sở lắm. Chắc chắn là tôi sẽ trốn học đều
đều, tôi sẽ "Làm học tṛ nhưng không sách cầm taỵ Có tâm sự đi
nói cùng cây cỏ" hết năm học, hết đời người. Tự nhiên, tôi ao
ước, ở một nơi nào đó, chỉ có một ngôi trường, một lớp học. Và
lớp học duy nhất trong không gian ao ước của tôi thật bé bỏng,
chút ít gió cho đủ mát mùa nóng, chút ít nắng cho đủ ấm mùa
lạnh, nhiều thân mật cho t́nh yêu vĩnh cửu. Học tṛ vỏn vẹn hai
đứa. Tôi và Phượng. Thầy giáo dạy văn phạm yêu đương và bàn về
cái thú tương tư của những người yêu nhau trên đời.
Phượng đă dựng đứng cuốn vở lên. Tôi đọc hàng chữ viết đậm và
đóng khung bằng bút ch́ mầu: Giờ ra chơi anh Chương ở lại với
Phượng nhé! Phượng gấp cuốn vở. Ngồi im. Suối tóc nàng cơ hồ
ngừng trôi chẩy. Tôi ngắm suối tóc nàng rồi thả mắt qua khung
cửa sổ. Lớp học nào cũng có khung cửa sổ để những người học tṛ
mơ mộng gửi hồn ḿnh xa khơi quên đi tiếng phấn nghiến răng bất
măn trên bảng đen. Bất hạnh cho những cậu học tṛ bị học ở những
gian lớp thiếu một khung cửa sổ nhỏ. Các cậu sẽ không thấy một
khoảng trời xanh mà từ khoảng trời xanh ấy, các cậu có thể bồng
bềnh phiêu du tới những miền kỳ ảo, những miền đất niên thiếu
tuyệt đối cấm những tâm hồn cằn cỗi bén mảng. Tôi ngồi nh́n
khoảng trời xanh của tôi chờ đợi giờ ra chơi. Giúp tôi đỡ nóng
ḷng là những áng mây trôi lướt, là những cánh chim vút quạ
Trống trường đă điểm. Học tṛ kéo hết ra sân. Phượng xoay thế
ngồi. Bao giờ tôi nắm tay Phượng th́ bấy giờ câu hát của Tô Vũ
mới đúng. "Mặt nh́n mặt cầm tay bâng khuâng không nói một
câu"... Phượng mỉm cười. Tôi nghĩ nụ cười của Phượng là đóa hoa
hướng dương và tôi là mặt trời. Nụ cười chỉ nở khi hướng về tôi.
Có lẽ, trưa nay, tôi phải chép bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào
nhật kư:
Cô nhân t́nh bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nh́n tôi trong lúc tôi xa xôi
Phượng hỏi:
- Hồi nay sao anh bơ phờ thế?
Tôi đáp:
- Tại thức khuya.
- Để đọc sách điển cổ, hở?
- Không.
- Thế làm ǵ?
- Tôi cảm. Đêm qua không ngủ được.
- Tức là anh nợ Phượng hai câu cảm tưởng? à, and đă đọc cuốn
truyện chưa?
- Chưa. Tên truyện ư nghĩa quá. Tôi tự hỏi người nào sẽ nhận
người nào là hoàng tử của ḷng ḿnh. Tôi muốn viết thư cho ông
Nguyễn Minh Lang, yêu cầu ông ta viết tiếp cuốn truyện bằng tên
truyện do tôi đặt.
- Truyện ǵ?
- Công chúa của ḷng anh.
Phượng chớp mắt. Rồi nàng đưa một ngón tay đặt lên mắt bên phải
đă nhắm chặt, khẽ daỵ Phượng nói:
- H́nh như có một hạt bụi nhỏ vừa bay vào mắt Phượng.
Tôi bảo:
- Phượng nhắm chặt mắt lại, một lát, bụi theo nước mắt trôi đi.
Phượng hơi lắc đầu:
- Khó trôi ra lắm. Hạt bụi không giống khói thuốc đâu. Khói
thuốc vướng trong mắt ḿnh làm cay mắt ḿnh giây lát rồi tan đi.
Chứ hạt bụi nó làm cộm mắt và lúc nào ḿnh cũng phải nghĩ tới
nó. Anh thổi giùm Phượng, hạt bụi mới ra. Nhưng Phượng không nhờ
anh đâu.
Có thể nào một hạt bụi đă lọt vào mắt Phượng. Trận gió nào đă
mang hạt bụi tới. Tôi nghe đâu đây rất lặng lẽ. Một cụm mây
trắng dừng yên trên khoảng trời xanh qua khung cửa sổ. Hạt bụi
yêu dấu. Phượng đă yêu nó. Phượng đă muốn hạt bụi đồn trú ở cửa
ngơ linh hồn nàng. Tôi ghen với hạt bụi. Phượng không nhờ tôi
thổi giùm. Nếu nàng nhờ, tôi chẳng hiểu sẽ làm sao cho tay đỡ
run, cho tim bớt đập và hơi thở nguyên vẹn đủ lùa vào một cánh
cửa sổ linh hồn Phượng.
- Anh đă viết chưa?
- Cảm tưởng à?
- Không, bức thư cho văn sĩ Nguyễn Minh Lang.
- Chưa. Tôi sợ họ tưởng tôi điên.
- Th́ anh viết cuốn Công chúa của ḷng anh.
- Tôi viết?
- Anh sẽ viết hay là đằng khác v́ anh xứng đáng học Nguyễn Dụ
Tôi thấy tai tôi nong nóng. Tôi không nh́n được mắt tôi. Chắc nó
phải ánh lên một tia kiêu hănh.
- C̣n gói ô mai.
- Cũng chưa nghĩ ra. Tôi định thế này: Tôi sẽ viết đưa Phượng
coi. Nếu Phượng bằng ḷng, tôi mới nói.
- Thế là anh đă có cảm tưởng rồi?
- Tôi... thức cả đêm quạ
- Để nghĩ cảm tưởng?
- Không, tôi bị cảm.
- Chiều nay anh ghé qua nhà Phượng cho Phượng xem cảm tưởng về
cuốn sách và gói ô mai nhé! Anh biết nhà Phượng chưa?
- Tôi vẫn qua đó mỗi chiều.
- Sao anh không vào nhà Phượng?
Tôi nuốt nước bọt ực một cái, nuốt theo câu trách móc của
Phượng. Chợt nhớ một bài thơ của Hà Mạc Tử mở đầu bằng câu trách
móc của cô gái thôn Vỹ Dạ.
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió mây đường mây
Gịng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa khách đường xa
áo em trắng quá nh́n không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết t́nh ai có mặn mà
Nhà Phượng hẳn phải đẹp như thôn Vỹ Dạ. Không có căn nhà nào đẹp
bằng căn nhà người yêu ta đang cư ngụ. Thi sĩ dạy tôi điều đó.
- Chiều nay anh phải vào nhà Phượng đấy.
Tôi im lặng. Bởi v́ không có thể nói ǵ hay hơn, ngọt ngào hơn
với lời mời nồng nhiệt ấy. Hai giờ học tiếp, tôi ngồi vẽ căn nhà
Phượng. Và buổi trưa tôi ngồi ở bàn học sửa chữa hai câu cảm
tưởng. Buổi trưa dài lê thệ Thuở chờ đợi thời gian ôi rét mướt!
Tôi mong chiều về. Mong như đứa trẻ con chờ mẹ về chợ. Buổi
chiều mơn trớn của tôi, nó đến thật lâu. Nó định gây sự với tôi.
Tôi định gặp nó, sẽ mắng nó vài câu. Nhưng nó đến, tôi bối rối.
Tôi cằn nhằn tại sao nó đến sớm thế, thong thả chút nữa không
được à. Nó cự nự, nó đá vào chân tôi, nó lôi tay tôi ra đường.
Tôi ngập ngừng. Rồi tôi phải đi. Tới đầu phố nhà Phượng, tôi
quay về. Tôi tưởng bao nhiêu con mắt đang theo dơi tôi, đang
cười chế nhạo tôi. Tôi tại tưởng Phượng đang tựa cổng chờ từng
giây phút. Và tôi trở lui. Tôi tiếng, tôi lui. Tôi đi, tôi về
trên cùng một con phố chẳng biết mấy chục lần. Vẫn không dám rẽ
vào phố nhà Phượng. Tôi hỏi tôi có nên tới nhà nàng không. Y hệt
Nguyễn Bính:
Chân bước phân vân ḷng hỏi ḷng
Có nên qua đấy nữa hay không
Không nên qua đấy nên qua đấy
Qua đấy làm chi nữa mất công
Nếu chiều hôm nay trời nhiều gió lất phất mưa lạnh và gần nhà
nàng có cái hồ rộng, có lẽ, tôi sẽ giống Nguyễn Bính hơn:
Có chàng đi hứng gió heo may
Bên hồ để mặc mưa rơi ướt
Đếm măi bâng quơ những dấu giầy
Cuối cùng, tôi đành ra về. Ghé qua hàng thuốc lá, mua những một
gói. Điếu thuốc lá Cotab đầu tiên tôi hút vào buổi chiều hôm ấy,
buổi chiều thơ mộng nhất, hân hoan nhất và buồn bă nhất của đầu
đời niên thiếu. Tiếng hát Quách Đàm từ máy thu thanh một hiệu
buôn vọng ra hè phố. Tôi dừng chân, dựa lưng vô cột điện, nghe
nhạc và nh́n khói thuốc ḥa mầu với sương chiều. Bài hát ngợi ca
buổi chiều. "Tôi là người lữ khách, mầu chiều khó làm khuây. Ngỡ
ḷng ḿnh là rừng, Ngỡ hồn ḿnh là mây. Nhớ nhà châm điếu
thuốc..." Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Tôi châm điếu thuốc mới.
Và nuốt khói tương tư vào phổi.
Tháng mười có một buổi học nặng nề nhất th́ buổi học đó phải là
buổi học sáng naỵ Phượng không thèm quay xuống cũng chẳng viết
thông điệp t́nh yêu trên từng mẩu giấy nháp quăng cho tôi. Tôi
hiểu rằng Phượng đă giận tôi thả lời hứa đến thăm nàng theo mây
trời. Phượng không biết tôi đă hút hết hai mươi điếu thuốc lá và
hai ngón tay tôi đă lên mầu vàng. Đêm qua, tôi lại thức khuya,
t́m những bài thơ thương nhớ thiết tha nhất để học thuộc ḷng.
Có một nỗi niềm ǵ đó lang thang trong tâm hồn tôi. Nỗi niềm đó
luôn luôn đánh thức tôi cả những lúc tôi buồn ngủ. Nó thúc giục
tôi nghĩ tới những buổi chiều nắng vàng khiêu vũ, những v́ sao
lung linh, những cơn gió, những cụm mây, những bến bờ xa lắc...
Nó bắt tôi quên sách vở và xúi tôi trốn học. Và khuyến khích tôi
làm thợ Không chừng tôi sẽ trở thành thi sĩ.
Phượng ngồi bất động suốt hai giờ học. Ra chơi, nàng vẫn ngồi
bất động. Tôi ngồi sau lưng Phượng, cũng bất động. Tôi có cảm
tưởng suối tóc nàng đang chảy siết. Đă đến chỗ xoáy của giận
hờn. Và tôi chới với ở chỗ xoáy đó. Tôi không biết cách nào ngoi
lên. Tôi đập tay, đập chân. Tôi ú ớ. Rồi tôi ch́m nghỉm. Tôi ngu
đần quá, không kêu cứu ai. Tôi khờ khạo quá, không thể mở miệng
nói một câu xin lỗi. Tôi cam đành làm kẻ tử tội oan uổng. Nhưng
Phượng đă nói vu vơ:
- Chiều hôm qua đứng chờ xuưt thành tượng đá.
Tấm màng đă vất xuống ḍng suối cho kẻ sắp chết đuối bám vội.
Tôi trần t́nh:
- Chiều hôm quạ..
Phượng cắt lời tôi:
- Anh ngủ quên, anh mải đánh bóng chuyền, anh mê bơi lội, anh
say sưa đọc truyện, anh...
Phượng ghi đủ thứ tội trong bản án. Tôi bấn loạn, chỉ c̣n bào
chữa bằng một câu hết sức ngu ngơ:
- Chiều hôm qua tôi bắt đầu hút thuốc lá. Tôi thức khuya hút
nguyên gói Cotab.
- Hút thuốc lá anh sẽ lao phổi, anh sẽ chết.
- Tôi thích chết.
Phượng quay xuống bất chợt. Tôi giật ḿnh trong nỗi sợ đê mệ Đôi
mắt Phượng mở tọ Đôi mắt thật tṛn. Đôi mắt thu gọn những buổi
chiều nắng vàng khiêu vũ, những v́ sao lung linh, những cơn gió,
những cụm mây, những bến bờ xa lắc... Và cả tâm hồn tôi.
- Anh hút thuốc lá thật đấy à?
Tôi xoè những ngón tay vàng khói thuốc:
- Phượng xem.
Phượng nhăn nhó:
- Giời ơi, phổi anh vàng như thế.
Nàng mím môi:
- Tại sao anh hút thuốc lá? Anh giận ai mà hút thuốc lá?
Tôi hơi cúi đầu:
- Tôi giận tôi. Tôi hút thuốc lá dưới chân cột điện đầu phố nhà
Phượng.
Đôi mắt Phượng ánh lên nỗi vui mừng:
- Nghĩa là anh...
Tôi nh́n vào đôi mắt Phượng, kể lể thật nhanh:
- Tôi không ngủ quên, không mải đánh bóng chuyền, không mê bơi
lội, không say sưa đọc truyện...
- Anh đă đến sao anh không chịu vào nhà?
- Tôi không hiểu.
- Anh không thích vào?
- Tôi thích lắm. Tôi đi đi lại lại nhiều lần và tôi về nguyền
rủa tôi. Rồi tôi hút thuốc lá cho ngón tay tôi vàng cho tôi đỡ
buồn.
Phượng chớp mắt. Một thoáng trôi qua, Phượng mỉm cười. Nàng khẽ
gọi:
- Anh Chương!
Tôi hỏi:
- Phượng tin tôi chứ?
Nàng gật đầu:
- Tin anh. Và Phượng thấy anh dễ mến quá.
Đám mây ch́ của buổi học vụt tan. Lớp học bỗng ngập nắng vàng.
Phượng nói:
- Xin lỗi anh nhé!
Tôi như một kẻ lạc vào sa mạc cát bỏng, khát nước khô cổ, ngă
gục sắp chết th́ thấy ḿnh ngă gục trên miệng giếng đầy ắp nước.
- Từ giờ trở đi Phượng không c̣n giận anh nữa. Sáng nay biết bao
chuyện muốn nói với anh. Thế mà tại giận anh, Phượng quên hết.
Anh đă nghĩ xong cảm tưởng chưa. Phượng muốn biết sớm để c̣n bắt
anh nghĩ nhiều cảm tưởng khác.
Tôi nói:
- Thí dụ cảm tưởng bị giận oan, cảm tưởng hút thuốc lá?
Phượng cười:
- Cảm tưởng ấy chắc lạ lắm.
Tôi mở cuốn vở nháp, lấy hai cái cảm tưởng chép nắn nót trên
giấy pelure xanh đưa cho Phượng. Nàng cất vào cặp sách ngay và
bảo:
- Phượng bắt chước anh, để về nhà nằm trên giường đọc chầm chậm.
Tôi bắt đầu lo sợ. Và lại nguyền rủa ḿnh dại dột dám để Phượng
biết những ḍng chữ đáng lẽ phải giữ kín trong nhật kư của ḿnh.
Chẳng hiểu, đọc xong, Phượng sẽ nghĩ ǵ. Tôi thấy xấu hổ. Tôi
thấy cần lẩn trốn.
Tháng Mười Một
Giă từ tháng mười. Giă từ
ba mươi ngày gieo mạ mộng mơ xuống tâm hồn học tṛ vừa lớn. Mạ
đă cao. Mạ c̣n xanh vàng. Tháng mười một nhổ mạ cấy, mạ sẽ thành
lúa con gái. Giă từ tháng mười. Giă từ ba mươi ngày học tṛ hư
hỏng. Giă từ tháng mười biết hút thuốc lá vàng tay, biết buồn
nản, khổ đau v́ mái tóc và biết lấy Tú Uyên làm niềm an ủi. Chào
mừng tháng mười một bằng buổi sáng trốn học. Tôi ra bờ sông ngồi
nh́n ḍng nước trôi lững lờ. Và suy nghĩ mông lung. Hôm qua đưa
cảm tưởng cho Phượng, về lo âu không thiết ăn ngủ. Không hiểu
Phượng c̣n mến ḿnh nữa không? Không hiểu cảm tưởng Hoàng tử của
ḷng em, cảm tưởng ô mai có làm Phượng giận hờn. Tôi trách tôi
ngu dại. Tôi trách tôi nông nổi. Tôi trút tội vạ lên những ngọn
cỏ quanh tôi. Tôi bứt gốc cả cụm cỏ, ném xuống sông. Tôi ghét
những đám bèo lưu lạc. Tôi ghét tất cả. Tôi ghét ngồi. Tôi đứng
dậy. Tôi đi lang thang trên bờ đệ Tôi muốn đi măi để khỏi phải
trở về không gian quen thuộc v́ không gian quen thuộc của tôi đă
bị cảm tưởng vụng dại của tôi bắn phá tan nát. Tôi moi trí nhớ,
cố t́m một đoạn văn, một bài thơ vuốt ve sự bối rối của ḿnh.
Hỡi tôi, tôi đáng thương quá. Tôi chẳng ngạo mạn như cậu học tṛ
Đinh Hùng một chút nào. Tôi tầm thường không đáng yêu ai, không
đáng yêu Phượng.
Chưa từng thấy một nhà văn diễn tả tâm trạng của cậu học tṛ sau
khi gửi thư t́nh cho người yêu. Thạch Lam có viết một truyện
ngắn thật haỵ Cậu học tṛ của Thạch Lam xa nhà sang Thái B́nh
trọ học. Cậu học gạo, cậu không biết yêu. Cô con gái bà chủ nhà
yêu cậu, mê cậu, tặng cả ngô luộc giữa đường. Lối tỏ t́nh của cô
khiến cậu xấu hổ, cậu lẩn trốn t́nh yêu. Măi đến ngày cuối niên
học, giă từ trường tỉnh Thái B́nh, ngước nh́n lại thấy cô con
gái bà chủ trọ mắt ứa lệ đứng trông theo ḿnh, cậu mới biết tâm
hồn ḿnh xao xuyến. Văn chương Việt Nam chỉ có một truyện ngắn
của Thạch Lam viết về t́nh yêu vụng dại, nên thơ của học tṛ.
Tại sao không nhiều hơn? Để tôi soi sáng tâm trạng tôi, để tôi
lo âu thêm hay thở phào sung sướng. Gửi thư t́nh thứ nhất cho
một người con gái rồi t́m nơi ẩn nấp th́ có Vũ Hoàng Chương:
"Nét thon mềm run rẩy gắng đưa nhanh, Ḷng tự thú giữa khi t́m
trốn nấp"... Nhưng sau đó? Người con gái mỉm cười quay đi hay
người con gái nh́n thẳng vào mặt ḿnh nhổ nước bọt khinh bỉ. Hay
nàng đem thư mách thầy giáo. Hay nàng đưa thư cho bố bố nàng, bố
nàng đem thư cho bố ḿnh và ḿnh ăn trận đ̣n no nệ Thơ văn không
nhắc tới. Thơ văn quên khuấy. Thơ văn diễn tả những bức thư t́nh
thật giản dị: "Anh chỉ có một t́nh yêu thứ nhất, Anh cho em kèm
với một tờ thự Em không nhận nghĩa là t́nh anh mất, T́nh mất đi
ai lấy lại bao giờ"... T́nh mất đi, nếu có thế thôi, ta sẽ buồn
ghê lắm nhưng ta c̣n đi học được. T́nh khinh ta, t́nh coi thường
ta, ta sẽ mất mặt.
Hỡi tôi, tôi dại dột, tôi làm tṛ cười cho Phượng. Tôi đang mất
mặt. Tôi đang lo lắng. Và tôi trốn học lang thang trên con đê
này. Tôi không ghét những đám bèo lưu lạc nữa. Tôi thương nó.
Bây giờ, tôi muốn theo nó trôi dạt ra biển để cá mập nó ăn thịt
tôi. Nhưng tôi phải trở về. Tôi đứng ở góc phố thật xa cổng
trường nh́n Phượng trong đám học tṛ tan học. "áo em trắng quá
nh́n không ra". Thấy nỗi lo âu của ḿnh dịu bớt. Bỗng tôi cười
tôi. Hỡi tôi, tôi là thằng hề, tôi là Tào Tháo. Tôi đă gửi thư
t́nh cho Phượng đâu. Tôi chỉ gửi cảm tưởng về cuốn truyện vào
gói ô mai. Đó là thứ thư t́nh... gián tiếp. Tôi có tật, tôi giật
ḿnh. Cậu học tṛ vừa lớn tôi ơi, cậu thật tuyệt diệu. Cậu cần
trốn học thêm vài buổi sáng. Cậu hăy lang thang trên bờ đệ Cậu
hăy lo lắng. Cậu hăy buồn. Bởi v́ bài học ái t́nh nhập môn nào
cũng phải có những tiết mục ấy. Tôi trốn học hôm sau, hôm sau
nữa. Khi không cầm được nhớ nhung, tôi cắp sách đến trường. Tôi
đứng trong đám đông nh́n vào gian lớp. Phượng cô đơn. Phượng ủ
rũ. Tôi tệ bạc quá. Tôi tàn nhẫn quá. Hết sức b́nh thản, tôi
thong thả bước vào lớp, bỏ lại những ồn ào ngoài sân.
- Chào Phượng...
Phượng quay ra. Ngỡ ngàng giây lát. Rồi đôi mắt Phượng long lanh
niềm vui.
- Chào anh.
Phượng tươi tỉnh. Phượng rực rỡ. Phượng ân cần hỏi tôi:
- Mấy hôm nay anh ốm?
Tôi làm bộ đau đớn:
- Bị cảm.
Phượng phá tan sự ngờ vực của tôi:
- Vắng anh Phượng buồn ghệ Chẳng biết nói chuyện với ai. Phượng
mong anh để nói cảm tưởng của Phượng về những cảm tưởng của anh.
Tôi cắn chặt môi che giấu cơn xúc động. Phượng cười, nụ cười
tŕu mến hơn dạo tháng chín, tháng mười:
- ô mai đă có huyền thoại của nó. Anh bọc ngoài lớp ô mai lớp áo
huyền thoại. Từ nay, ngậm một trái ô mai là ngậm luôn một huyền
thoại. Và các cô con gái sẽ muốn nuốt luôn cả cái hạt. ô mai,
với Phượng, có kỷ niệm tuyệt vời. Anh nên gửi đăng báo sự tích ô
mai của anh đi. Rồi anh thấy, vô số các cô thích ô mai chỉ v́
giấc mơ làm công chúa lạc trong rừng mơ gặp hoàng tử trốn học.
- Phượng nghĩ ǵ về hoàng tử trốn học ấy?
- Một người ghét học làm vuạ Chắc ông ta muốn thoát nhà tù vương
giả. Anh Chương thử trốn học lần nào chưa nhỉ?
- Tôi đâu phải là hoàng tử.
- Nhưng anh viết cảm tưởng Hoàng tử của ḷng em hay hơn Nguyễn
Minh Lang viết truyện Hoàng tử của ḷng em.
- Phượng đă đọc rồi?
- Đợi anh lâu quá, Phượng mua cuốn khác. Phượng đọc v́ câu cảm
tưởng của anh đó.
- Thế mà...
- Mà sao?
- Mà tôi bị cảm.
- Lần sau anh bị cảm cho Phượng hay Phượng đến thăm anh, chép
bài giùm anh nhé!
Tôi sung sướng lặng người. Đêm nay tôi có thể thức chép hết bài
vở ba ngày trốn học và học thuộc ḷng. T́nh yêu đem tới ta những
nỗi buồn nhẹ nhàng rồi tiếp đó là hy vọng, phấn khởi.
- Anh c̣n hút thuốc không?
- Không.
- Nên hút một điếu mỗi ngày.
- Để làm ǵ?
- Nhớ đến người anh cần nhớ.
- Tôi sẽ hút mỗi ngày một điếu.
- Đừng hút nhiều. Và cố gắng đi học đều. Cuốc năm anh thi đỗ,
chắc Phượng mừng lắm.
- Tôi sẽ đi học đều.
- Trưa tan học về, anh đi chung với Phượng.
- Để làm ǵ?
- Cho con đường ngắn lại. Chúng ta có nhiều chuyện nói, anh quên
à?
Tôi quên hồi nào chẳng haỵ Con đường về học sẽ ngắn lại. Tôi th́
muốn nó dài ra. Đóm mạ đă thành lúa con gái. Tôi biết Phượng
không giận tôi, không coi thường tôi. Cám ơn Phượng. Cám ơn
tháng mười một. Sáng mai tôi sẽ tặng Phượng một gói ô mai. Mỗi
trái sẽ được gói bằng một huyền thoại viết trên giấy mầu xanh. ô
mai, tặng phẩm của t́nh yêu học tṛ. ô mai gắn bó lấy đời sống
học tṛ v́ xuất xứ của nó là trái mợ Nuốt một trái ô mai là nuốt
một trái mơ, một giấc mợ Giấc mơ không suôi xuống. Giấc mơ ngược
lên. Và giấc mơ vướng mắc ở tâm hồn. Cám ơn trái mợ Cám ơn ô
mai. Trưa tan học về, chúng ta sẽ nói chuyện ô mai, Phượng nhé!
Người bạn tên là Tùng kéo tôi tới góc sân trường. Anh ta phân
vân một lát rồi hỏi tôi:
- Bạn có thể giúp tôi một việc không?
- Việc ǵ?
- Tôi có một tâm sự buồn bă, chỉ bạn mới giúp được tôi.
- Sẵn sàng.
- Tôi kể bạn nghe bạn giữ kín hộ.
- Tôi hứa.
- Ngót tháng nay, tôi đến lớp sớm nhất, tôi mê cô Phượng bạn ạ!
Mỗi sáng tôi đều bỏ vào ngăn bàn Phượng một bức thư t́nh, tôi
không dám kư tên tôi.
- Rồi sao?
- Tôi dặn Phượng có trả lời tôi xin cứ để thư ở ngăn bàn, tôi sẽ
lấy.
- Cô Phượng đă trả lời bạn chưa?
- Chưa. Nhưng thư của tôi không c̣n ở ngăn bàn. Tôi nghĩ Phượng
đă nhận và mang về làm kỷ niệm.
- Bạn chắc chứ?
- Nếu cô Phượng không mang về cô ấy đă xé nát và sẽ viết thư
mắng mỏ tôi để lại ngăn bàn. Tan học, tôi tha thẩn ngoài phố,
chờ lớp vắng học mới trở vào t́m thự Không có ǵ cả. Tôi muốn
khóc.
- Bạn muốn tôi giúp điều ǵ.
- Bạn lợi hơn tôi nhờ ngồi bàn nh́ nên bạn quen thân với Phượng,
bạn để ư giùm tôi xem sao.
T́nh đă cầm dao đâm nhiều mũi vào trái tim tôi. Tôi đau nhói và
mơ hồ thấy máu tươi tuôn ra. Tôi c̣n mơ hồ thấy trái tim tôi
nhầu nát như một chiếc hoa gạo rơi từ trên cao xuống đất. Nhưng
tôi nghiến răng chịu đau. Tôi nói, có chút hờn ghen pha trộn:
- Bạn muốn đổi chỗ ngồi không?
Tùng lắc đầu:
- Muộn rồi.
Tôi cười nhạt:
- Nếu tôi là bạn, tôi hỏi thẳng cô Phượng xem đă nhận được thư
của tôi chưa, tại sao không trả lời.
Tùng chê tôi:
- Bạn Chương, bạn học rất giỏi nhưng về t́nh yêu bạn rất dốt.
Những thằng học giỏi thường ngu dốt t́nh yêu. Tôi biết chắc chắn
bạn không yêu Phượng nên bạn mới quen nàng một cách dễ dàng. Nếu
bạn yêu nàng, bạn sẽ hành động giống tôi. Không ai biết rơ được
t́nh yêu. Chỉ biết h́nh như là t́nh yêu thôi.
Tôi gật gù ngạo mạn:
- H́nh như t́nh yêu của bạn mờ mịt đấy. H́nh như bạn cũng chưa
biết yêu. H́nh như yêu một người ta không nên khoe khoang. Tuy
thế, tôi sẽ giúp bạn.
H́nh như Tùng nói đúng. H́nh như tôi yêu Phượng và h́nh như
Phượng không biết tôi yêu nàng. Buổi học hôm ấy tôi không thèm
ngắm mái tóc Phượng. Tôi cứ thả mắt qua khung cửa sổ. H́nh như
một khoảng trời nhỏ của tôi đầy đặc mây đen. Gần hết giờ, tôi
xin phép thầy về sớm. Tôi không thích về học sóng đôi với
Phượng. Tại sao Phượng không chịu xé nát những bức thư của Tùng?
Tại sao Phượng mang về cất đi làm kỷ niệm? Tôi lạc lơng vào hai
câu hỏi quái ác đó. Tôi bị hai câu hỏi quái ác đó hành hạ. Tôi
nghiến răng giận hờn và, có phút cay đắng, tôi đă buột miệng đọc
hai câu thơ của Nguyễn Bính:
Một trăm con gái thời nay ấy
Đừng nói ân t́nh với thủy chung
Tôi không thể là Tú Uyên. Tôi chỉ là Lục Vân Tiên bị mù, bị cha
con Vũ Thái Loan "tham đó bỏ đăng" đánh lừa đem nhốt vào hang đá
núi Xương Ṭng "sâu thăm thẳm mịt mùng khó ra". Chiều xuống thê
lương. Nắng vàng đă hết gây nhớ nhung. Nắng vàng lên mầu phản
bội. Tôi cảm khái, khẽ ngâm:
Bích Câu đâu nữa bóng chàng Uyên
Sông núi phôi pha bặt tiếng huyền
Có lẽ hồn ta không đẹp nữa
Bút thần thôi vẽ nét thiên duyên
Có lẽ hồn tôi không đẹp nữa. Có lẽ phải trốn học đều đều, phải
bắt chước người du tử tỉ tê trên những đoạn đường phiêu bạt
"Chiều nay biết về nơi đâu, Dừng chân ta ngắm cảnh bao la
sầu"... Nhưng tôi chưa nên đi. Tôi cần làm Kỳ Phát. Tôi cần hút
nhiều thuốc lá. Tôi cứ hút. Tôi không sợ ho lao. Tôi thích ho
lao, thích nằm trên giường bệnh một nhà thương phước thiện như
Đặng Thế Phong nghe mưa thu tí tách ngoài hiên mà buồn mà ứa
nước mắt mà viết bản Giọt mưa thu bất hủ rồi trào máu ra và
chết. Trước khi ho lao, hăy làm Kỳ Phát điều tra vụ thư t́nh
trong ngăn bàn học. Sáng hôm sau, tôi dậy lúc bốn giờ. Tôi đến
trường vừa lúc ông tùy phái thức. Vợ ông đă thổi xong nồi bánh
hấp. Tôi vào nhà ông tùy phái, mua bánh hấp ăn. Ăn xong, uống cà
phê đen (không thèm cà phê sữa, tôi đang đen t́nh) và hút thuốc
lá. ông tùy phái lạ lùng lắm. ông hỏi lăng nhăng. Tôi trả lời ấm
ớ. Một bóng đen xuất hiện ở sân trường. Nó đi nhanh vào lớp tôi.
Tùng đó. Nó trở ra vội vàng rồi biến mất. Tôi hành động liền.
Tóm được ngay một bức thư t́nh.
Tôi bóp chặt bức thự Nếu bức thư có cổ, chắc nó đă gẫy xương cổ.
Nếu bức thư biết thở, chắc nó ngạt thở, chết toi rồi. Mày làm
ông khổ sở, ông sẽ làm mày điêu đứng. Tôi vo tṛn bức thư, nhét
vô túi và lủi thủi trở về. Buổi học hôm đó, dĩ nhiên, tôi vào
lớp muộn. Gần giờ ra chơi, tôi xin phép ra trước. Tan học, tôi
về sớm mười lăm phút, đứng núp ở gốc cây ngoài phố. Phượng quay
xuống hỏi tôi vài lần trong giờ học, tôi lặng thinh. Nàng ném
thông điệp, tôi không đọc, không bỏ vào miệng nhai, nuốt đi
nhưng tôi cất kỹ. Tôi chờ xem t́nh địch của tôi dở tṛ ǵ. Tùng
dời cổng trường rất trễ. Khuôn mặt anh ta buồn thiu. Tôi mỉm
cười khoái chí. Mi sẽ biết tay tạ Ai bảo mi dám yêu Phượng. Một
tuần liền, tôi đóng vai thám tử Kỳ Phát, tịch thu của địch sáu
bức thư t́nh. Tôi không dám đọc. Sợ đọc tôi sẽ phát điên. Phượng
không hiểu tại sao tôi lạnh nhạt với nàng. Phượng gửi thông
điệp, hỏi hàng ba chục lần:"Phượng có lỗi ǵ với anh mà anh giận
Phượng lâu thế"? Tôi không trả lời. Sang tuần lễ thứ hai, Phượng
gửi một thông điệp quan trọng: "Phượng sắp lên Hà Nội học, bỏ
trường này, Phượng muốn nói chuyện với anh một lát". Đọc thông
điệp, tôi như ngây như dại. Tôi đành thua Phượng. Giờ ra chơi
ngày thứ năm, tôi ở lại trong lớp. Phượng đổi thế ngồi để hai
mái đầu có thể kề sát nhau.
Nàng hỏi:
- Anh giận Phượng, hở?
Tôi lắc đầu. Giọng tôi run run:
- Phượng sắp lên Hà Nội?
- Nếu anh giận Phượng.
- Tôi thề không giận Phượng. Tôi chỉ giận cái thằng tôi.
- Không giận Phượng tại sao đúng mười ngày, anh không thèm nói
chuyện với Phượng?
- Tôi thấy ở ngăn bàn Phượng...
- Mỗi ngày một bức thử
- Vâng.
- Và anh giận Phượng?
- Không.
Phượng nh́n tôi. Đôi mắt ngập lụt thiết thạ Đôi mắt ấy, mỗi lần
tôi soi tôi vào nó là mỗi lần tôi thấy tôi khác lạ. Đôi mắt
Phượng như chiếc gương thần trong cổ tích. Khiến tôi không dám
soi hồn tôi lâu. Tôi không sợ đôi mắt Phượng nuốt gọn linh hồn
tôi. Mà sợ đôi mắt soi rơ mười ngày ghen hờn bóng gió. Đôi mắt
Phượng, đôi mắt huyền. Đôi mắt huyền ơi! Hay chăng tôi yêu say
sưa nồng nàn. Đă mấy thu sang, cô em hững hờ t́nh tôi mong nhớ.
Tùng sẽ hát câu đó chứ không phải tôi. Tôi hát: Nhớ đôi mắt dịu
huyền, Đôi mắt thầm mơ như nước hồ thụ Nh́n ai như muốn thu lấy
tâm hồn... Càng nh́n càng xinh càng nh́n càng ưa như sao trên
trời, càng nh́n càng mê càng nh́n càng thương càng nh́n càng
yêu. Mắt huyền là hồn ai đó... Có lẽ tôi nên tập chơi lục huyền
cầm Hạ uy dị V́ chỉ có tiếng đàn Hạ uy di t́nh tứ, nũng nịu mới
diễn tả nổi chiều sâu thăm thẳm của đôi mắt mộng mợ Tôi ngước
nh́n qua khung cửa sổ. Khoảng trời xanh của tôi đă đủ sắc mây.
- Anh Chương!
- Dạ.
- Anh nói dối Phượng.
- Không.
- Th́ thôi vậy. Nhưng Phượng mong anh đă nói dối Phượng. Anh đă
đọc những bức thư bắt được trong ngăn bàn của Phượng chưa?
- Chưa.
- Anh đă xé nát chưa?
- Chưa.
- Anh hăy đọc đi, buồn cười lắm. Tác giả những bức thư này là
một thiên tài. ông ta gọi Phượng là cô nương, là ái khanh. Chúng
ḿnh ghét những ông vua, anh Chương c̣n nhớ chứ?
- Tại sao Phượng không chịu xé nát?
- Xé đi ông ta buồn ông ta không viết nữa th́ Phượng lấy ǵ để
cười. Phượng định gần cuối năm đóng lại thành một cuốn đặt giùm
ông ta một cái tên, nhờ anh viết bài tựa rồi trả lại ông ta
khuyên ông ta nên xuất bản.
Tôi cười thành tiếng. Cười như nắc nẻ. Cười chiến thắng. Phượng
ngạc nhiên:
- Anh cười ǵ thế?
Tôi nói:
- Phượng nghịch ác quá.
- Phượng hỏi anh cười ǵ thế?
- Cười giả bữa.
- Như sau một trận ốm ăn giả bữa.
- H́nh như thế...
- Tức là mấy hôm nay anh mếu máo, anh xuưt khóc, anh thèm cười
mà không được cười?
- Sao Phượng biết?
- V́ anh giận Phượng.
Tôi nín thinh. Tôi sa vào cái bẫy êm ái. Tôi bỏ khoảng trời xanh
đủ sắc mây của tôi. Để nh́n Phượng. Hai chúng tôi cùng cười.
- Rồi sao?
- Sao cái ǵ?
- Những bức thư gửi "cô nương" Hồng Phượng?
- Anh muốn Phượng xé nát?
- Không.
- Thế anh muốn Phượng làm chi đây? Gửi bán đấu giá nhé? Hay là
đem triển lăm?
- Đừng.
- Vậy Phượng tặng anh để anh học cách viết thư t́nh bỏ ngăn bàn
một cô học tṛ nào đó, anh bằng ḷng chứ?
Tôi ngượng ngùng quay sang chỗ khác:
- Sắp vào học rồi, Phượng ạ!
Tôi ra sân. Sân trường cơ hồ rợp hoa nở và rộn ràng chim hót.
Thấy ở góc sân, Tùng ngồi hút thuốc lá. Không chừng sáng mai anh
ta sẽ trốn học, sẽ lang thang trên bờ đệ Hỡi Tùng, anh đang khổ
sở như tôi đă khổ sở, anh đang hút thuốc lá như tôi đă hút thuốc
lá. Tôi thích người ta gọi thuốc lá là tương tư thảo. Cỏ tương
tự Người ta bầy đặt chuyện hút thuốc lá nhất định chẳng bao giờ
để phổi vàng, phổi lao. Mà để giải buồn phiền cho những kẻ nặng
ḷng thương nhớ hay lận đận với t́nh yêu. Phượng thân ái, thi sĩ
Nguyễn Nhược Pháp có một câu thơ thật dễ thương, thật học tṛ
đời vua Hùng Vương, đời lấy T́nh Yêu làm quốc sách nên mới có
huyền sử Sơn Tinh và Thủy Tinh. Câu thơ ấy như thế này: Yêu nàng
bao nhiêu người làm thợ Phượng cho phép tôi sửa lại nhé! Yêu
Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá. Nhưng Phượng chỉ muốn tôi
hút một giúm tương tư thảo khi nhớ đến một người trong một ngày.
Hỡi Tùng, anh nói đúng, tôi lợi thế hơn anh v́ ngồi ngay sau
lưng Phượng. Anh đừng noi gương Thủy Tinh. Anh hăy hát bài Lời
du tử.
Lời tiên tri của Đấng Phretphrachanh
Đấng tiên tri mới xuất hiện ở mỏm núi Phretphrachanh bên Ai Lao
truyền những lời sấm báo tử cho nhân loại. Một ngày sắp tới đây,
mặt trời sẽ nổ tan và trái đất mù mịt, ma quái dấy lên ăn thịt
loài người. Đấng tiên tri phán rằng chỉ Ngài mới có thể cứu nguy
trái đất và nhân loại. Ngài sẽ ngăn không để mặt trời nổ. Loài
người phải tin tưởng Ngài và thành tâm cầu nguyện. Ai nhận được
lời tiên tri của Đấng Phretphrachanh mà nghi ngờ sẽ bị gẫy chân
tay, cấm khẩu. Ai buông lời chế giễu sẽ bị chết ngay tại chỗ. Kẻ
nào chép những lời này đủ một trăm tờ gửi đi khắp nơi th́ sẽ
thoát chết. Kẻ nào đang yêu, muốn khỏi mất người yêu th́ nên
chép thêm ba mươi tờ gửi cho người yêu sẽ loại hết t́nh địch.
Thuộc ḷng những lời tiên tri th́ cầu được ước nên.
Tờ giấy vuông vắn, viết thật nắn nót nhét trong chiếc phong b́
đề tên tôi và để ở trên bàn học của tôi. Tôi đoán ra ngay nét
chữ của cậu em trai. Tôi đă hết tin những lời tiên tri, những
sợi dây của thánh này, thánh nọ từ ngay lên trung học. Hồi c̣n
nhỏ, tôi sợ hăi những lời tiên tri trái đất nổ tung lắm. Những
sợi dây, những tờ tiên tri ấy không giống lời tiên tri của Đấng
Phretphrachanh. Đấng Phretphrachanh sẽ bị tôi phiên thành Đấng
Nói Phét Ra Chanh nếu lời tiên tri của Đấng không có câu:"Kẻ nào
đang yêu, muốn khỏi mất người yêu th́ nên chép thêm ba mươi tờ
gửi cho người yêu sẽ loại hết t́nh địch." Câu này thật đáng giá.
Nó khiến cái tṛ chơi sợi dây, ông thánh hết vẻ cổ điển. Nó vẫn
mới. V́ tôi đang yêu, đang cần tin tưởng t́nh yêu, đang cần
chứng minh tôi sợ mất t́nh yêu. Cám ơn Đấng Phretphrachanh. Tôi
chưa biết làm ǵ tối nay, vớ được Đấng, mừng quá.
Đă học bài xong rồi, học thuộc rất nhanh (T́nh yêu làm ta trốn
học nhưng t́nh yêu cũng làm ta chăm học), tôi cặm cụi ngồi chép
ba mươi tờ Lời tiên tri của Đấng Phretphrachanh. Sáng mai,
Phượng sẽ thấy ở ngăn bàn học của nàng một tập giấy. Nàng sẽ
ngạc nhiên. Chắc nàng không xé và không đọc ngay đâu. Nàng mang
về nhà. Nàng tưởng sẽ là "tác phẩm" thư t́nh trong ngăn bàn học.
Nàng hết dám cười. Nàng đọc một cách trịnh trọng và nàng bâng
khuâng. Nàng sẽ hát bài Ngây Thơ của Anh Việt "...Em ngắm mây
hồng hay ḍng nước trong thấy ḷng vấn vương như t́m một bóng
ai..." Đấng Phretphrachanh có quyền năng cứu nguy trái đất, mặt
trời và nhân loại hay không, tôi chẳng thèm biết. Với tôi, Đấng
đă dạy một cách tỏ t́nh xuất sắc, Đấng đă giúp tôi đêm nay ngủ
ngoan. Và, nói thật ḷng ḿnh, có phút giây tôi tin rằng Đấng
đang ngự trị trên đầu tôi theo dơi cuộc t́nh của tôi. Đấng
Phretphrachanh, lần sau có ban lời tiên tri, xin Ngài bỏ tiết
mục trái đất mù mờ, mặt trời nổ vỡ đi, Ngài chỉ nên nói T́nh Yêu
bị quỷ vương hủy diệt nếu loài người cứ xa cách nhau, cứ t́m
cách ghét bỏ nhau, chém giết nhau, thù hận nhau th́, bắt buộc,
loài người sẽ rửa sạch tai, quỳ bên lư trầm hương nghe lời tiên
tri của Ngài và suy tôn Ngài là Đấng Cứu Nguy T́nh Yêu. Bởi v́,
điều nhân loại sợ nhất là mất t́nh yêu, là sống như tượng đá,
như thảo mộc. Ngàn xưa loài người đă yêu nhau. Ngàn sau loài
người c̣n yêu nhau. T́nh Yêu là vĩnh cửu. Trốn học v́ t́nh yêu
không bao giờ bị kết án. Trong lịch sử yêu đương của nhân loại
thiếu ǵ kẻ đă liệng cả ngai vàng, đă vất cả thiên hạ, đă giẫm
chân lên sự nghiệp hiển hách chỉ v́ t́nh yêu. Một vài tên óc đặc
sệt như nhựa đường hay rỗng tuyếch như trái bầu khô đ̣i cầm lưỡi
lê đâm chết t́nh yêu. Chúng đă chết. T́nh yêu đă sống. Chúng sẽ
chết. T́nh yêu măi măi sống, sống muôn thuở. Những lời tiên tri,
đáng lẽ, phải truyền cho loài người ở mặt trời. Rằng, khi trái
đất hết t́nh yêu, mặt trời sẽ nổ, trời đất hỗn mang...
Tôi làm công việc của Tùng đang làm. Tôi đến muộn hơn Tùng. Sơn
Tinh đến muộn hơn Thủy Tinh. Sơn Tinh tịch thu bức thư t́nh của
Thủy Tinh. Giờ ra chơi Phượng khoe:
- Hôm nay ông ta gửi một cân thư, chắc để sớm hoàn thành tác
phẩm.
Tôi vờ hỏi:
- Phượng đọc chưa?
- Phượng nheo mắt:
- Về nhà đọc cười thú lắm.
- Cho biết cảm tưởng nhé!
- Cảm tưởng về những bức thử
- Một cân thư sáng hôm nay thôi.
Đang nói chuyện vui với Phượng th́ Tùng gọi ra sân. Anh ta mời
tôi một điếu Cotab. Tùng x̣e bàn tay:
- Bạn xem, ngay cả ngón tay tôi đă vàng mong nhớ. Bạn đă giúp
tôi chưa?
Tôi hơi ái ngại giùm Tùng. Đành nói dối:
- Chị Phượng nhận thư của bạn đem về cất kỹ.
Tùng sáng ngời đôi mắt:
- Em đọc chưa?
- Tôi không hỏi.
- Bạn hỏi nhanh hộ tôi. Bạn cứ bảo tôi viết những bức thư ấy.
Tôi là Tùng. Cây tùng mọc cạnh cây phượng được lắm chứ? Bạn hỏi
nhanh kẻo tỉnh lỵ đă hết chỗ ngồi những buổi sáng tôi trốn học,
những buổi chiều chờ đợi.
- Bạn đă trốn học?
- Đều đều. Tôi lang thang trên đê, gửi hồn tôi lên những đám bèo
lưu lạc. Nếu Phượng chê bỏ tôi, tôi sẽ bỏ nhà ra đi. Tôi đi khắp
nơi xa vời, bạn ạ!
- Bạn tính phiêu lưu?
- Một kẻ thất t́nh biết làm ǵ hơn. Tôi sẽ vào Thanh Hóa, sẽ vô
Sài G̣n, sẽ khăn gói gió đưa thư Nguyễn Bính rồi trời sẽ bắt tôi
làm thi sĩ. Phượng là T.T.Kh, tôi là Nguyễn Bính qua vườn Thanh
năm ấy.
Tùng nhă khói thuốc, mơ màng. Anh ta khe khẽ đọc:
Vườn Thanh qua đó năm xưa
Trọ nhờ đêm ấy trời mưa tối trời
Quanh ḷ sưởi ấm bên tôi
Bên người lăo bộc nàng ngồi quay tơ
Tuổi nàng năm ấy c̣n thơ
C̣n bao hứa hẹn đợi chờ một mai
Rồi đây băo gió bụi đời
Tôi quên sao được con người vườn Thanh
Đôi mắt Tùng thật xa vắng. Tôi nh́n rơ tôi trong đôi mắt vỡ ḷng
yêu đương ấy. Chưa bao giờ tôi nh́n rơ tôi từ tháng chín năm
nay, từ ngày Phượng bước đôi chân huyền ảo lên trái tim tôi,
chắp đôi cánh thiên thần vào tâm hồn tôi. Khi Phượng vui, tôi
níu lấy tâm hồn tôi bay lên ṿm trời cao nh́n xuống một nhân
gian rực rỡ mầu sắc. Khi Phượng buồn, tôi như người lính nhẩy dù
thiếu may mắn, ngắm băi mộng rất chính xác mà gió cuốn ḿnh rơi
xuống vũng bùn. Tôi nh́n rơ tôi đi đi lại lại qua nhà Phượng
hàng mấy chục lần, mắt lơ láo, mặt ngây dại, miệng lẩm bẩm những
câu ngớ ngẩn chẳng đâu vào đâu. Tôi nh́n rơ tôi đứng dựa lưng vô
cột điện, quẹt diêm đốt điếu thuốc lá đầu tiên trong đời ḿnh.
Tôi nh́n rơ tôi lang thang trên bờ đê giận đám bèo lưu lạc, thù
cụm cỏ hồn nhiên. Tôi nh́n rơ quá. Ở đôi mắt Tùng.
- Bạn biết không, bạn Chương?
- Biết ǵ?
- Tôi đă chết...
- Bạn đang sống mà.
Tùng hất đầu. Dáng điệu thật khinh bạc.
- Bạn quả là ngu ngơ, chưa hiểu nổi chuyện yêu đương. Yêu là
chết ở trong ḷng một ít, bạn ơi!
Tùng lại cảm khái:
- V́ mấy khi yêu mà được người yêu. Cho rất nhiều nhưng nhận
chẳng bao nhiêu.
Anh ta thở dài:
- Tôi viết cho nàng bao nhiêu thư mà nàng chưa thèm viết cho tôi
một chữ.
Tự nhiên, tôi hết ghen với Tùng. Tôi đă là Sơn Tinh. Tôi không
muốn Phượng cười chế giễu tấm ḷng si mê của Tùng. Bởi Tùng
giống tôi. Bởi những cậu học tṛ vừa lớn giống nhau. Nhỡ tôi đă
là Tùng hiện tại, chắc tôi có thể khóc hết niên học của ḿnh nếu
biết những bức thư t́nh bỏ ngăn bàn học của ḿnh bị coi như một
tṛ cười. Tôi an ủi Tùng:
- Bạn yên chí.
Tùng nắm chặt tay tôi:
- Bạn hết ḷng giúp tôi?
Tôi nói:
- Nước chảy đá ṃn, bạn ơi! Khi yêu ta nên noi gương loài kiến.
Kiến tha lâu đầy tổ, người yêu măi sẽ được yêu.
Tôi hơi ân hận "lời vàng yêu đương" của tôi. Tùng cứ yêu Phượng
măi sẽ được Phượng yêu th́ tôi ra sao. Tùng buông tay tôi ra, lơ
đăng nh́n bầu trời:
- Cả ḷng ta là một trang giấy trắng, Nhuốm yêu đương nên sầu
t́nh vương nặng... Cám ơn bạn Chương, tôi sẽ noi gương loài
kiến. Nếu Phượng không yêu tôi, tôi sẽ trốn học, bỏ nhà ra đi và
trở thành thi sĩ.
Tôi vớt vát:
- Mong bạn trở thành thi sĩ.
Tùng rời tôi, rời sân trường ra phía cổng. Tôi thấy cuốn vở của
anh nhét ở túi quần sau. Tôi hỏi với:
- Bạn đi đâu đấy, sắp vào học rồi?
Tùng không quay lại. Anh đáp:
- Tôi ra bờ sông...
Chẳng biết tôi có nên kể chuyện này cho Phượng nghẹ
Sắp hết tháng mười một, tháng của giận hờn nhè nhẹ, của ghen
tuông bóng gió và của buồn vui man mác. Buổi học sáng nay Phượng
như con chim khuyên chào đón nắng xuân trên giàn hoa vàng thắm.
Nàng quay xuống:
- Sáng nay lại có chuyện lạ.
Tôi hỏi:
- Chuyện trong lớp ḿnh?
Phượng cười tinh nghịch:
- Anh Chương mà biết trước, anh Chương sẽ... cảm nặng hơn v́ hút
thuốc lá vàng phổi.
Phượng đưa tay vén mớ tóc mai:
- Đêm qua Phượng đă làm xong lời truyền của Đấng tiên trị Anh
Chương biết không, Phượng phải moi óc t́m đủ ba mươi người bạn
để gửi cho họ. Phượng nhờ bưu điện truyền lên măi Hà Nội.
- Phượng viết?
- Gửi thôi. Anh Chương viết, anh tốn giấy mực. Phượng gửi,
Phượng tốn phong b́ và tem. Như thế Đấng Phretphrachanh ban ân
sủng đồng đều.
- Chuyện lạ của Phượng đấy à?
- Ồ, chuyện lạ ly kỳ hơn. Thêm một ông muốn thành nhà văn chuyên
viết thự..
- Lén để trong ngăn bàn học?
- Đúng rồi.
- ông ta sẽ thành Nguyễn Bính.
- Tại sao anh biết?
- Tôi nghĩ thế.
Đáng lẽ tôi sẽ ngừng lại, thầm th́ cám ơn Đấng Phretphrachanh
nhưng tôi đánh vuột cảm giác sung sướng. Trong ư nghĩ của tôi
chỉ c̣n Tùng đang lang thang trên bờ đê, vở cuốn tṛn đút sau
túi quần, ngỡ ḿnh thất t́nh nặng nên cần phiêu bạt hải hồ. Tùng
c̣n lang thang ở bờ đê nhưng tâm hồn đă đi xa lắm và buồn lắm.
Sau Tùng là một anh học tṛ nữa. Rồi nhiều anh học tṛ nữa. Yêu
Phượng bao nhiêu người trốn học. Biết đâu, họ chả có người trở
thành Đinh Hùng, Thâm Tâm, Huyền Kiêu, Nguyễn Bính. Tôi yêu họ.
Tôi thương họ. Tôi đă lang thang trên bờ đệ Tôi đă trốn học. Tôi
đă muốn thoát đi...
- Anh Chương!
- Dạ.
- H́nh như Phượng làm anh buồn?
- Không.
- Anh đang suy nghĩ ǵ đó?
- Tôi muốn Phượng... Mà khó nói ghê đi mất.
- Anh cứ nói.
- Phượng có giận tôi không đă?
- Đă bảo Phượng xóa chữ giận rồi. Trong cuốn tự điển của Phượng,
chữ giận và đồng nghĩa với nó bị Phượng bôi đen.
- Phượng hứa nhé!
- Vâng.
- Phượng đừng cười sau khi đọc xong những bức thư t́nh bỏ trong
ngăn bàn.
- Tại sao?
- Có cái ǵ tàn nhẫn quá.
- Với ai?
- Với tác giả của nó.
- Họ không biết mà.
- Tôi sợ họ mơ hồ cảm thấy. Tôi sợ ngày nào đó tôi sẽ làm như
họ... Chắc tôi khổ sở, Phượng ạ!
Phượng nh́n tôi, chớp mắt. Rồi nàng nói:
- Những hoàng tử trong cổ tích không có kẻ mù, anh Chương nhỉ?
Tôi muốn nắm lấy bàn tay Phượng. Nhưng chưa dám. Tôi muốn nắm
lấy bàn tay Phượng và thầm th́ một câu thật dài hai tiếng cám
ơn. Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn Phượng. Cám ơn Phượng. Phượng đưa mắt
ra khoảng trời xanh quen thuộc của tôi. Giọng nàng xa vắng:
- Có bao giờ hoàng tử gửi thư cho công chúa không, anh Chương?
Tôi chưa kịp trả lời, Phượng đă nói:
- Họ chỉ gặp nhau trong rừng mợ..
Tôi ngắm suối tóc của Phượng. Ḍng suối tóc Phượng hẳn không có
sóng cả đủ sức đánh đắm những chiếc thuyền muốn bồng bềnh trôi
lướt. Suối tóc Phượng tỏa lan một mùi hương. Và mùi hương đó
thơm ngát dễ thấm vào tâm hồn những cậu trai vừa lớn khiến các
cậu ngây ngất tưởng ḿnh bị quyến rũ mà chính ḿnh th́ muốn buộc
gió lại cho mùi hương ở riêng tâm hồn ḿnh.
- Phượng ạ!
- Ǵ thế anh?
- Về chuyện những bức thư trong ngăn bàn.
- Phượng hiểu rồi, hoàng tử và công chúa chẳng làm ai buồn khổ
bao giờ.
Tôi lặng im. Thấy yêu Phượng dù đă yêu Phượng. Lại thấy thêm
rằng mỗi cậu học tṛ vừa lớn là một thi sĩ thích lạc vào rừng mợ
Cơ hồ rừng mơ đầy trái chín vàng chỉ nh́n rơ bởi những đôi mắt
thiếu niên. Ơi, niên thiếu của đời tạ Mi giống đóa hoa đă nở. Mi
muốn là hoa bất tử cũng không được đâu. Rồi mi sẽ phải kết trái.
Và trái ngọt hay trái chua nào có biết. Điều chắc chắn là khi mi
đă kết trái, tay đời mi hết vẻ vụng dại đặt những bức thư t́nh
không dám kư tên trong ngăn bàn của cô bạn cùng lớp. Trái mơ
ngon hóa thành trái mộng đắng. Tay đời mi khôn ngoan bao nhiêu,
trái mộng đắng cao bấy nhiêu. Nó luôn luôn xa tầm tay với của mị
Mi múa vu vợ Tay đời mi càng mỏi ră. Một đôi lần, tay đời mi vừa
giơ cao toan hái trái mộng đắng, chiếc c̣ng sắt nào đă khóa chặt
tay mi hay ngọn roi nào đă quật sước da, chẩy máu tay mị Trường
đời khác trường học. Trường học mi cần đơn sơ như con bồ câu.
Trường đời mi cần ranh mănh như con rắn. Ở trường học, cảm thấy
thất t́nh, mi trốn học đi lang thang. Ở trường đời, bị thất
t́nh, mi có thể cầm giao giết người.
- Anh lại suy nghĩ ǵ đó, anh Chương?
Phượng đă bỏ khoảng trời quen thuộc của tôi. Nàng ngó tôi. Tôi
ngó nàng. Như hai kẻ lạc trong rừng mơ gặp nhau.
- Tôi nghĩ tháng mười hai.
- Tháng mười hai, ngày Giáng Sinh?
- Sau vụ thi lục cá nguyệt.
- à, Phượng đă hiểu. Đêm Giáng Sinh anh dẫn Phượng tới nhà thờ
nhé!
- Phượng...
- Về vụ thi, anh Chương hăy yên ḷng...
Tôi không biết Phượng định nói ǵ. Nhưng hôm sau, đúng ngày cuối
tháng mười một, giờ ra chơi, Tùng mời tôi xuống nhà ông tùy phái
uống nước. Anh nắm chặt tay tôi. Cái bắt tay thân ái.
- Cám ơn bạn.
- Cám ơn tôi?
- Nhờ bạn mà Phượng đă trả lời tôi. Nàng bảo nàng đọc thư tôi
nàng thích lắm. Nàng khuyên tôi đừng viết thư nữa, hăy dành th́
giờ học thị Cuối năm thi đậu sẽ tiếp tục viết thư và cho nàng
biết tên tôi.
Tùng hả hê:
- Tôi đă được yêu. Tôi không trốn học đi lang thang trên bờ đê
làm ǵ. Cuối năm tôi sẽ đậu ựu hạng.
Phượng thông minh tuyệt vời. Nàng đă chiều ư tôi. Và tôi chợt
hiểu câu nàng dặn ḍ "Anh Chương hăy yên ḷng". Tôi hơi vui và
tôi hơi buồn. Một chút ghen nhẹ nhàng. Tôi vội an ủi tôi: Phượng
nhắc ḿnh đấy. Nàng nhắc ḿnh qua anh chàng Tùng đấy. Tôi hỏi
tôi: Tại sao ḿnh không bảo với Tùng là ḿnh đă yêu Phượng? Tôi
lại mất vui và buồn rồi. Lạ quá. Tôi chẳng hiểu được tôi. Có lẽ,
tôi nên hút một điếu thuốc lá. Thôi, chào mi, tháng mười một
chơi ú tim hồi hộp.
Tháng Mười Hai
Thầy Việt văn công kích lối
học gạo học gạo thậm tệ. Học phải suy diễn. Học một hiểu mười.
Học như con vẹt, bài vở thuộc ḷng không quên một dấu phẩy, một
dấu chấm th́ chỉ là thứ mọt sách hiện tại và tên nô lệ sách vở
tương lai, nói chưa quá hai câu đă vác điển cố chứng minh, viết
chưa quá năm ḍng đă lôi sách trích dẫn. Thầy Việt văn ghét điển
cố. Thầy không bắt học tṛ thuộc ḷng điển cố ở những tác phẩm
cổ văn. Thầy bảo biết để mà biết là đủ. Người học tṛ thông minh
chẳng bao giờ là người học tṛ học gạo, học vẹt. Mà bắt buộc là
học một thoáng đă hiểu ngay và nhớ măi. Những anh học gạo mặt
mũi trông đần độn. Ra đời giỏi lắm là leo tới chức chủ sự pḥng.
Bước ra khỏi thế giới sách vở, các anh ngơ ngơ ngác ngác. Khổ
nỗi, những anh học tṛ thông minh thường mắc tội lười. V́ cậy
ḿnh thông minh. Ba tháng đầu niên học năm nay, tôi lười ghê
gớm. Tôi không cậy ḿnh thông minh đâu. Tôi lười bởi ḷng tôi
chuyển mùa quá sớm, bởi trận gió lạ thổi xoáy vào hồn tôi bắt
hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng. Tôi ngồi ở bàn học cứ ngỡ ḿnh
ngồi bên ḍng suối. Ngọn đèn là v́ sao soi h́nh dưới mặt nước.
Chữ nghĩa là hoa lá, chim muông. Ngay cả trái tim trong bài Vạn
vật tôi cũng thấy nó giống trái tim người t́nh chưa dám tỏ t́nh
của ḿnh. Trái tim Phượng. Khi đó th́ trái tim mất dáng dấp Vạn
vật học, trái tim có hồn, có những dây tơ treo đầy nốt nhạc,
đụng khẽ là âm thanh réo rắt, đê mê... Trái tim c̣n có cái lồng
nhỏ kết kín hoa mầu sặc sỡ. Con chim khuyên nhẩy nhót trong
lồng. Con chim đ̣i thoát ra đi giang hồ. Và hai lá phổi. Ồ, nó
tựa mái tóc rẽ đôi. Hai lá phổi tỏa ngát hương thơm. Tôi muốn
thở bằng hai lá phổi tưởng tượng của tôi.
Nhưng sắp thi lục cá nguyệt rồi. Tháng mười hai đáng ghét. Năm
đệ tứ đáng ghét. Thi cử làm học tṛ quên mơ mộng vẩn vợ Phượng
không giống một trong ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, Tựa cửa
nh́n xa nghĩ ngợi ǵ. Tôi không giống anh chàng thi sĩ nhớ người
yêu cất bước t́m đến Dừng chân trước cửa nhà nàng, Thấy hoa vàng
với bướm vàng hôn nhau... Thi cử làm học tṛ già nua, ủ rũ, hao
ṃn. Tôi ghét thi cử. Có nghĩa là tôi ghét những cơn nắng bỏng
làm úa héo những đóa hoa niên thiếu. Tôi ước ao năm đệ tứ là năm
đệ ngũ, năm đệ ngũ dài lê thê, học măi vẫn chưa tới hè. Để những
giấc mơ xanh của tôi khỏi bị thi cử phá đám. Năm đệ tứ đáng
ghét. Tháng mười hai bắt đầu bằng những ngày đáng ghét. Tôi phải
tạm biệt những giấc mơ xanh, vùi đầu vào sách vở. Đêm vô nghĩa.
Đêm thiếu chiêm bao đẹp. Thi cử, tôi muốn bợp tai nó vài cái.
Chợt nhớ Phượng nói với Tùng và tôi nhận vơ là Phượng nói với
tôi. Tự nhiên, mỗi ḍng chữ là một bóng Phượng đổ dài. Mỗi công
thức đóng khung tô mầu là một chiếc lồng kết hoa nhốt Phượng,
nhốt con chim khuyên yêu mến của tôi. Bàn học là bờ suối. Ngọn
đèn là v́ sao. Bài vở là Phượng. Tôi học bài là tôi nói chuyện
với Phượng. Người yêu ta nói ǵ với ta, ta cũng nhớ. Niềm bí ẩn
ấy chẳng hiểu giải thích thế nào. T́nh yêu vốn đầy phép tích.
T́nh yêu có cái roi hai đầu. Một đầu quất vào thể xác ta, bắt ta
quên bổn phận. Một đầu quất vào tâm hồn ta, bắt ta nghĩ bổn
phận. Ta răm rắp vâng lời. Bởi v́ cả hai đầu roi đều làm thể xác
ta êm ái và linh hồn ta ngọt lịm. Ta trốn học v́ t́nh yêu. Ta
chăm học v́ t́nh yêu. Ta bỏ sự nghiệp v́ t́nh yêu. Ta xây sự
nghiệp v́ t́nh yêu. Hỡi t́nh yêu, dăy dọa nạt, hăy đánh ta bằng
hai đầu roi nhét!
Lại không ghét tháng mười hai nữa. Tháng mười hai cũng dễ
thương. Thi cử dễ thương luôn. Nhờ ta hiểu cái roi t́nh yêu mầu
nhiệm. Sáng nay đến lớp ḷng phơi phới. Phượng đă chịu ra sân
trường. Con chim khuyên đă quen cảnh bên ngoài. Nó cứ tự do nhởn
nhơ chuyền nhẩy và ca hót. Nhưng phải nhớ trong trái tim tôi có
cái lồng đợi nó về đúng giờ giấc. Phượng vẫy tay bảo tôi đến với
nàng. T́nh yêu ở lớp học, t́nh yêu đă ra sân trường. Đó là ư
nghĩa của tháng mười hai?
- Anh thấy chưa?
- Thấy ǵ?
- Họ nh́n Phượng...
- Mặc kệ họ.
Tôi cau có, tôi hậm hực khiến Phượng cười. Tôi nhất định không
cười. Trưa nay về sẽ ghi bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào nhật kư
và t́m cách cho Phượng đọc nhật kư của ḿnh. Bốn câu thơ này sẽ
"cảnh cáo" Phượng:
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người
Phượng khẽ lắc đầu:
- Họ nh́n cả anh nữa. Những cô nữ sinh lớp dưới nh́n anh đó, anh
hăy nh́n họ đi.
Tôi hơi cúi đầu. Một chút xấu hổ pha lẫn một chút khó chịu. Tôi
ngước mặt. Mặt tôi hẳn vênh vang, đáng ghét:
- Tại sao họ nh́n tôi?
Phượng đưa tay che miệng:
- Anh thử ra hỏi họ xem.
Tôi bí. Và tôi hỏi bừa:
- Tại sao họ nh́n Phượng?
Phượng đáp nhẹ nhàng:
- V́ Phượng đang nói chuyện với anh.
Tiếng nói như một điệu gió đàn, như trận gió nồm nam mà Nguyễn
Khuyến mong đợi. Con chim khuyên vẫn nhảy nhót trong chiếc lồng
đặt ở giữa trái tim tôi. Tôi ngượng ngùng, lí nhí:
- Xin lỗi Phượng.
Nàng hỏi:
- Hôm nay thi Toán, anh chuẩn bị chưa?
Tôi gật đầu:
- Mấy đêm nay tôi đều chạy thi với bài vở.
- Anh không bị cảm chứ?
- Không. Nhưng tôi vẫn dành chút th́ giờ hút một điếu thuốc lá
trong một ngày.
- Anh nên quên thuốc lá.
- Đến bao giờ?
- Hết kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt.
- Vâng, tôi sẽ quên, sẽ tạm quên.
Chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái cổ xuống dưới. Tùng không trốn học
hôm nay, không bỏ bài thi quan trọng hệ số 3. Nếu Phượng không
trả lời Tùng, chắc chắn, toán hệ số 3 vất đi, lang thang trên bờ
đê tính nhẩm nỗi buồn quan trọng hệ số 9. Thầy ra đề thị Bài
toán H́nh học ngon ợ Bài toán Đại số cũng dễ. Chỉ cần làm một
tiếng là xong. Tôi nháp sợ Và vẽ, viết ngay vô giấy nộp. Chép
được nửa bài H́nh học, thấy Phượng c̣n chống tay ngậm bút.
Thương Phượng vô vàn. Con gái học toán làm ǵ nhỉ? Con gái chỉ
nên học văn chương. Nghĩ một bài toán nát óc, bạc một sợi tóc và
già thêm một chút, xấu đi một chút. Con gái đừng nên tính toán.
Tôi có bổn phận giúp Phượng cứu văn một sợi tóc sắp bạc. Tôi
chép hai bài H́nh học, Đại số thật rơ ràng vào giấy nháp. Ŕnh
thầy không để ư, tôi ném lên cho Phượng. Nàng quay xuống, mỉm
cười. Thế là bằng 18 điểm trên 20 rồi. Phượng không chống tay
ngậm bút nữa. Sợi tóc sắp bạc của nàng măi măi xanh thắm. Sợi
tóc nói mừng lắm. Nó đang cám ơn tôi. Tôi có quyền thả mắt qua
khung cửa sổ ngắm khoảng trời xanh đủ sắc mây của tôi. Tiếng
thầy hối giục:
- C̣n hai mươi phút nữa.
Thầy nói:
- Các anh phải coi như đang thi ở trường thị Luôn luôn xong bài
thi trước hai mươi phút để có th́ giờ đọc lại mà sửa những chổ
sai lầm.
Thầy gọi tôi:
- Anh Chương!
Tôi giật ḿnh trở về thực tại:
- Dạ.
- Xong chưa?
- Thưa sắp xong.
- Nhanh lên, anh không giống anh năm ngoái nữa rồi đó. Năm
ngoái, anh xuất sắc lắm, phần thưởng ưu hạng môn toán học ; năm
nay, anh chậm chạp, ngớ ngẩn.
Thưa thầy, thầy không hiểu con, không hiểu một tí ǵ về niên
thiếu của con, thầy chẳng bao giờ nh́n con bằng hồi tưởng mưa
bay, thầy chỉ nh́n con bằng hiện tại nắng gắt. Nh́n con bằng
nh́n lại đoạn đời vừa lớn của thầy, thầy sẽ yêu thương con, sẽ
bằng ḷng thấy con chậm chạp, ngớ ngẩn.
Tôi mở tốc độ viết, vẽ. Vẽ không cần thước. Viết không cần nắn
nót. Phượng hoàn tất bài thị Nàng quay xuống:
- Anh sắp xong chưa?
- Sắp.
- Phượng sẽ đền ơn anh một gói ô mai.
Tôi nuốt nước miếng. Thèm ô mai quá. Cuối cùng, tôi đă nộp bài
không muộn một phút. Giờ ra chơi, Tùng lăng xăng gần tôi. Anh ta
đâu thích lăng xăng gần tôi. Anh ta muốn dùng tôi làm cái bờ để
anh ta đơm đó đây. Tôi không hiểu Phượng đă biết Tùng là tác giả
những bức thư t́nh lén bỏ trong ngăn bàn học của nàng chưa. Hẳn
chưa. Nhưng lạ lùng quá, lớp tôi đă có năm bẩy anh hút thuốc lá
trong giờ ra chơi. Họ chiếm mỗi người một chỗ vắng, nhả khói
thuốc và lơ đăng nh́n khói baỵ Yêu Phượng bao nhiêu người hút
thuốc lá. Được Phượng yêu bao nhiêu người bỏ thuốc lá. Nhớ
Phượng chỉ một tôi hút một điếu mỗi ngày. Tôi có quyền kiêu hănh
một chút. Tùng làm quen Phượng:
- Chị làm bài thi trôi chẩy chứ?
Phượng khép nép:
- Cám ơn anh trôi chẩy cả.
Tùng điệu bộ. Anh ta khẽ nhún vai và sửa lại cổ áo:
- Từ ngày có chị, lớp học vui lên.
Phượng hỏi:
- Vui lên ra sao hở, anh?
Tùng trịnh trọng:
- Xin giới thiệu với chị tôi là Tùng.
Phượng không cười. (Cám ơn Phượng). Nàng nhắc lại câu hỏi:
- Vui lên ra sao hở, anh?
Tùng cụt hứng. Anh ta không thể can đảm như anh ta đă can đảm bỏ
thư vào ngăn bàn Phượng. Anh ta giống con gà trống vừa tập gáy
x̣e cánh lượn cạnh con gà mái và bị con gà mái mổ một cái. Tùng
cười thật đáng thương. Anh ta khẽ lắc đầu:
- Khó diễn tả lớp học ḿnh vui lên ra sao.
Tùng khoe:
- Tôi biết chơi guitare espagnolẹ Tất niên trường ḿnh có tổ
chức liên hoan, tôi mời chị lên sân khấu hát nhé!
Phượng nói:
- Tôi không biết hát.
Tùng vỗ vai tôi:
- Bạn Chương sẽ dạy chị hát. Anh ấy hát hay lắm.
Tùng chào Phượng rồi bỏ đi. Phượng ngó tôi, mỉm cười. (Biết mà,
Phượng chỉ cười với tôi, cười v́ tôi). Nàng hỏi:
- Anh Chương có biết Phượng chú ư anh Tùng nhất ở điểm nào
không?
- Không.
- H́nh như anh ta làm quảng cáo cho một hăng chết tạo
brillantinẹ
- Sao Phượng hay?
- Th́ máy tóc cánh phượng của anh ta bóng nhẫy.
Phượng tủm tỉm cười. Tôi không thể cười. Tôi không nỡ cười.
Phượng ác quá. Phượng độc địa quá. Phượng chỉ hiền với tôi. Bỗng
Phượng hỏi:
- Anh Chương hát hay lắm, hở?
- Tôi mê Quách Đàm.
- Tất niên này anh hát cho Phượng nghe nhé!
- Để tôi tập.
- Bản ǵ?
- Một bản mới nhất của Lê Trạch Lựu.
- Phượng chờ nghe anh hát từ hôm naỵ
Chúng tôi vào lớp. Hai giời sau không thi và là hai giờ Vạn vật
cơm nếp nát. Tôi lại có dịp vẽ trái tim, vẽ buồng phổi và tưởng
rằng trái tim, buồng phổi trên giấy nháp của tôi không giống
trái tim, buồng phổi trong thân thể người tạ Tôi vẽ thêm trái
tim Tùng. Trong tái tim anh ta có bốn con sâu đang h́ hục đào
hầm trú ẩn. Những con sâu này đùn lên tim anh chàng Tùng từng
băi buồn. Tôi vẽ thêm buồng phổi Tùng. Hai lá phổi vàng khói
tương tự Ngày nào đó, tim tôi cũng sẽ là chiến khu của loài sâu
buồn, phổi tôi cũng vàng khói nhớ nhung. Yêu là chết trong ḷng
một ít. Tôi chưa chết ít nào. Tôi sẽ chết. Nhiều "ít" chứ không
một "ít". Khi ấy, hẳn Phượng đă xa tôi. Bây giờ, Phượng đang
ngồi trước mặt tôi và hương tóc nàng phả ngập hồn tôi. Nhưng tôi
sợ Phượng sẽ xa tôi như hoa niên thiếu sẽ kết trái thanh niên.
T́nh yêu đến t́nh yêu đi ai biết, Trong gặp gỡ đă có mầm ly
biệt. Tôi không thích hai câu tiên tri này. Khổ cái là thi sĩ
tiên tri rất đúng. Tôi tin thi sĩ. Tôi yêu thi sĩ. Tôi ngưỡng mộ
thi sĩ. Tôi muốn tắt nắng đi, Cho mầu đừng nhạt mất. Tôi muốn
buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi. Làm sao tắt nắng, làm sao
buộc gió?
Hỡi tháng mười hai báo hiệu sắp chấm dứt một chuỗi thời gian,
tôi ước ao trở về tháng chín. Tháng chín, ở mái tóc Phượng là
ḍng suối mợ Tháng mười c̣n mợ Tháng mười một vẫn mợ Tháng mười
hai, tôi mơ hồ thấy ḍng suối mơ đă gờn gợn chút buồn. H́nh như,
t́nh yêu nào cũng đượm một nỗi buồn.
Trời bớt lạnh từ hôm nào, tôi chẳng biết. Mùa đông năm nay tôi
không thấy cảnh tượng tiêu điều của những ngày mưa dầm dề. Khi
ḷng ta rộn ră một niềm vui, ta quên hết cảnh vật chung quanh tạ
Đêm lạnh, nằm trên giường đắp chăn nhớ Phượng, tưởng đến Phượng,
cái lạnh trốn đâu mất. Sau ba tháng hè ở quê ngoại, tôi đă đọc
thêm thật nhiều tiểu thuyết vài thi cạ Tôi đi t́m tôi. Tôi không
hề thấy tôi giống một nhân vật tiểu thuyết nào. H́nh ảnh cậu học
tṛ vừa lớn, tâm sự yêu đương của cậu ta bị các nhà văn bỏ quên.
H́nh ảnh ấy, tâm sự ấy, chắc chắn, những người đă trải qua đoạn
đời niên thiếu và leo lên một địa vị xă hội thường không thích
hoặc thích kết tội. Nhưng người niên thiếu phải sống đầy đủ thời
của họ. Đă đến lúc tôi ghét một bài đạo đức ca của ông Tú Mỡ:
Tuổi niên thiếu sức dài vai rộng
Ví bằng ta chỉ sống mà chơi
Nay mai đến lúc lăo thời
Nh́n trang sử sách thấy đời rỗng tuyênh
Chi bằng lúc đầu xanh tuổi trẻ
Trời phú cho mạnh khỏe tay chân
Việc ta ta hăy chuyên cần
Quyết đem tài chí lập thân sau này
Rồi vùn vụt tới ngày tuổi tác
Tới khi ta tóc bạc da mồi
Vuốt râu ôn lại sự đời
Đời ta đầy đủ thảnh thơi tự hào
Có nghe tác giả Phấn thông vàng giă từ tuổi vừ lớn? Có nghe tác
giả Điêu tàn vĩnh biệt trường lớp? ôi những tiếng buồn của một
thời đă mất, tưởng chừng níu kéo lại, trở về được ta sẽ sống
thêm một lần. Thời đáng sống nhất của ta là thời niên thiếu. Đó
là thời để yêu. Không bao giờ là thời để ước ao phú quư vinh
hoa. Càng không bao giờ là thời của hô hoán thù hận. Cái thế
giới niên thiếu thật kỳ diệu, thật rực rỡ. Và bí mật. Người ta
không thể nói về nó khi đang sống với nói. Người ta chỉ nhắc tới
nó bằng hồi tưởng đứt rời, phản phúc. Hay bằng những tiếc nuối
vô vàn. Thời niên thiếu của ta là thời ta sống cho ta, sống theo
ư riêng ta, sống trọn vẹn với tạ Ta bất cần, ta bất chấp tất cả,
kể luôn bổn phận. Bởi v́, dẫu ta không "ngại núi e sông", ta
thừa chí mạo hiểm, ta can đảm phi thường, một con đường ta vẫn
bị khuất phục là con đường trở về niên thiếu, con đường trở về
thời để mơ mộng, để yêu say đắm, để nhớ vu vơ, để buồn vớ vẩn...
Và không hiểu nổi ḿnh.
Tôi không hiểu nổi tôi. Tôi đi t́m tôi qua những nhân vật sáng
tạo của nhà văn. Tuyệt nhiên không thấy. H́nh ảnh người thiếu
niên đă mơ hồ, tâm sự người thiếu niên c̣n mơ hồ hơn. Mơ hồ quá
nên trở thành xa lạ trong tác phẩm văn chương thời vừa lớn của
tôi chăng? Tôi nằm trong chăn nhớ Phượng. Nhớ thiết thạ Tôi nằm
trong chăn tơ tưởng t́nh yêu. T́nh yêu nồng nàn. Nhưng tôi vẫn
sợ hăi ngày t́nh yêu bỏ tôi ra đi, vẫn sợ hăi ngày Phượng giă từ
cái không gian êm đềm này. T́nh yêu đến, t́nh yêu đi ai biết.
Nghĩ tới nỗi buồn ấy, tôi cảm như ḿnh là gă học tṛ của Bồ Tùng
Linh. Và tôi đang gục trên bàn rượu mà lửa hâm rượu đă khô, b́nh
rượu đă cạn. Tôi học đ̣i Vũ Hoàng Chương thất t́nh:
Gặp gỡ chừng như chuyện Liêu Trai
Ra đi chẳng hẹn một ngày mai
Em ơi lửa tắt b́nh khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai
Đời vắng Phượng, tôi sẽ say với ai? Không, không thể vắng
Phượng. Tháng mười hai có ngày Giáng Sinh. Tháng mười hai yêu
dấu. Ngày Giáng Sinh yêu dấu, ngày ấy Phượng hẹn rằng sẽ cùng
tôi đến nhà thờ dự thánh lễ nửa đêm. Ngày ấy Chúa Giê xu ra đời
v́ t́nh yêu của loài người. Ngày ấy, tôi sẽ nói tôi yêu Phượng.
Tôi bỗng hết buồn vớ vẩn. Tung chăn dậy ra bàn viết, tôi loay
hoay ghi nhật kư. Và tôi làm thợ..
Những bài thi đệ nhất lục cá nguyệt đă hết. Phượng cám ơn tôi đă
giúp nàng thoát bí bài Lư Hóa. Con gái thường dốt Toán, Lư, Hóa.
Dĩ nhiên là con gái đẹp. Con gái đẹp mà giỏi Toán, Lư, Hóa th́
sẽ bị xấu đi. Phượng dốt Toán, Lư, Hóa v́ Phượng đẹp. Đầu tháng
giêng mới trả các bài thị Tôi tin rằng kết quả của tôi trên điểm
trung b́nh. Có thể, tôi hết xuất sắc, tôi "xuống dốc", ảnh hưởng
những buổi sáng làm học tṛ nhưng không sách cầm tay, những buổi
chiều mơ mộng đếm măi bâng quơ những dấy giầy. Chả sao. Tôi
không muốn làm người xuất sắc. Chỉ muốn làm một người trung
b́nh. Bất cứ lănh vực nào cũng ở mức trung b́nh. Như thế cuộc
đời b́nh yêu lắm. Chẳng ai đố kỵ, ghen ghét, thù hận. Quan niệm
ai nhất ta nh́, ai nh́ ta ba, ai ba ta tư... có vẻ an phận song
đó lại là triết lư sống tuyệt hảo. Bây giờ, những người học tṛ
lớp đệ tứ, lớp sửa soạn lên ngưỡng cửa tú tài, được ít ngày
thoải mái. Sau lễ Giáng Sinh là đến Tết Nguyên Đán. Trường đă
họp toàn lớp. Lớp tôi lănh nhiệm vụ xuất bản bích báo và tổ chức
văn nghệ tất niên. Tôi không chú ư. Tôi đang đợi buổi chiều ngày
24 tháng 12.
Sáng nay, Phượng đi học qua nhà tôi. Nàng ghé vào rủ tôi đến
trường. Trời lạnh. Không mưa. Chúng tôi bước ngược chiều gió.
Chiếc pull-over đủ sức cản gió không làm con chim khuyên trong
trái tim tôi rét mướt. Tôi không sợ rét. Đi bên Phượng, không
c̣n ǵ sợ rét. Một tay cắp chồng sách vở, một tay thọc vào túi
quần. Tôi bước đều và thấy tỉnh lỵ của tôi nhỏ bé quá. Nhưng vỉa
hè th́ trải thảm nhung và rắc đầy hoa dù bây giờ cây đang giơ
cành khẳng khịu như bộ xương cách trí. Chiếc khăn mầu đỏ quấn
quanh cổ Phượng bằng hàng lụa tung baỵ Phượng giống con bé quàng
khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ mới đúng. Cổ tích đôi khi đă kể
sai. Cô bé quàng khăn đỏ ở tuổi vừa lớn. Mẹ cô bảo cô đi học.
Con đường từ nhà dẫn đến trường phải qua một cánh rừng mợ Cô
muốn làm công chúa hái mơ nên cô đă tha thẩn trong rừng. Cô chờ
đợi hoàng tử trốn học đi săn. Hoàng tử sắp đến th́ mẹ cô đi t́m
cô, bắt cô trở về nhà. Cô tháo khăn đỏ vất lại. Chiếc khăn bay
lên mắc trên một cành cây. Hôm hoàng tử lạc vào rừng mơ, chiếc
khăn đỏ c̣n nguyên đó. Hoàng tử nh́n chiếc khăn. Chiếc khăn khẽ
phất phợ Rồi bay xuống quấn quanh cổ hoàng tử, tỏa ra mùi hương
tuyệt diệu. Hoàng tử ngây ngất. Chiếc khăn đỏ rời khỏi hoàng tử
và bay là đà trước mặt vị hoàng tử trốn học. Hoàng tử đuổi theo.
Đuổi măi tớn căn nhà cô bé th́ thấy cô bé đẹp năo nùng đang tựa
cửa nh́n xa mơ mộng. Chiếc khăn quấn lấy cổ cô bé. Cô bé ngạc
nhiên ngó ra. Hoàng tử đang chiêm ngưỡng cộ Bà tiên T́nh Yêu đă
ban phép cho cô bé. Dĩ nhiên, cô bé quàng khăn đỏ trở thành công
chúa. Vợ chồng cô không về triều bệ kiến vua cha mà rủ nhau tới
rừng mơ lập nghiệp. Họ hái mơ làm ô mai bán cho những người học
tṛ yêu nhau. Về sau, họ c̣n nuôi tằm, dệt tơ thành khăn, nhuộm
đỏ để tặng những cô gái chung thủy. Khăn lụa đỏ quấn quanh cổ
các thiếu nữ vào mùa đông mang ư nghĩa đó. Hày quàng khăn lụa
đỏ, thế nào cũng gặp t́nh yêu cao quư trong rừng mợ Rừng mơ ở
trong những giấc mơ đẹp.
Cổ tích Cô bé quàng khăng đỏ tôi đă đọc ở đâu, bao giờ, tôi quên
mất. Nhưng nó đúng như tôi đă nhớ lại khi nh́n chiếc khăn lụa đỏ
của Phượng tung baỵ
- Anh Chương!
- Hở?
- Anh không "dạ" nữa à?
- Tôi quên.
- Anh cứ quên đi, quên luôn cũng được, chả sao.
- Tôi xin lỗi Phượng.
- Phượng có trách anh đâu? Mà ta nói chuyện khác. Trời lạnh,
trên đường đi học, anh biết ta nên làm ǵ cho đỡ lạnh không?
- Ăn bánh tây chả quế rắc nhiều muối tiêu.
- Anh đoán đúng ư của Phượng. Nhưng anh đă ăn lót ḷng chưa?
- Tôi định ăn th́ Phượng tới rủ đi học.
- Anh đừng lo, Phượng có mang sẵn bánh tây chả quế đây, chúng
ḿnh vừa đi vừa ăn vừa nói chuyện.
Phượng dừng lại. Nàng mở cặp sách lôi ra hai chiếc bánh tây nhỏ
kẹp phồng chả quế. Phượng đưa cho tôi một chiếc:
- Mời anh.
Nàng gài khóa cặp lại. Rồi tay trái xách cặp, tay phải cầm bánh
ḿ. Nàng đưa chiếc bánh lên miệng, cắn một miếng. Phượng cười
bằng mắt:
- Coi chừng Phượng bỏ thuốc độc đấy nhé!
Chúng tôi hồn nhiên như đôi chim, như hai người bạn chơi với
nhau từ thời thơ ấu. Bánh tây gịn. Chả quế thơm cay mùi quế chị
Tôi chợt nhớ những tháng ngày tiểu học. Mùa đông đi học phải xin
mẹ bằng được mấy hào mua quế chị Trời lạnh căm căm, bẻ một mẩu
quế chi nhỏ tí mà ngậm th́ bao nhiêu rét mướt trốn chạy hết. Quế
chi nuốt vào dạ dầy, nóng ran cơ thể, chảy nước mắt, nước mũi.
Nhưng mà thích. Cho bạn một mẩu quế chi là cho bạn một tấm áo
len, một ḷ sưởi trong buổi học. Lên trung học là giă từ thơ ấu,
giă từ những thanh quế chi cay lịm người mùa đông, cay quên lạnh
giá, mỗi người học tṛ phải t́m cho riêng ḿnh một niên thiếu ấm
nồng bằng cách ǵ đó để chắn gió đông. T́nh yêu là thứ áo len
tuyệt diệu nhất. Mùa đông, t́nh yêu làm ấm áp. Mùa hè, t́nh yêu
làm mát mẻ. Nhưng chưa t́m ra t́nh yêu, bánh tây thịt quay hay
báng tây chả quế rắc tí muối rang khô tán nhỏ và nhiều hạt tiêu
xay th́ cũng bớt lạnh một quăng đường từ nhà đến trường. Có t́nh
yêu, lại được t́nh yêu cho ăn bánh tây chả quế rắc nhiều hạt
tiêu, tôi thừa sức lên tận miền Bắc cực, ngồi giữa phiến băng mà
mơ mộng.
- Anh Chương!
- Dạ.
- Anh cứ nhớ măi?
- Hở?
- Như thế tốt lắm. Anh sẽ cho cảm tưởng đấy nhé!
- Cảm tưởng ǵ?
- Bánh tây. Phượng muốn sau ô mai, báng tây cũng phải có huyền
thoại.
- Như huyền thoại chiếc khăn lụa đỏ quàng trên cổ Phượng.
- Có huyền thoại ấy nữa à?
- Hay lắm.
Chúng tôi bên nhau, bước đều , coi như không gian tỉnh lỵ của
riêng hai đứa.
- Dịp nào chúng ḿnh được ngồi ở Cổ Ngư, quay lưng về hồ Trúc
Bạch, thả mắt nh́n hồ Tây, anh Chương nhỉ?
Tôi hỏi:
- Để làm chỉ
Phượng đáp:
- Ăn bánh tôm.
Tôi hân hoan nói:
- Nếu đỗ, sang năm tôi sẽ lên Hà Nội học.
Phượng nói:
- Vậy anh phải đỗ. Rồi Phượng sẽ đưa anh đi thăm đủ ba mươi sáu
phố phường.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Mật, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải ḷng ḿnh
Bác mẹ đi ŕnh đă biết mấy phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Tôi đă nuốt tới miếng bánh tây cuối cùng và nuốt luôn cả lời hứa
của Phượng. Nàng sẽ dẫn tôi đi xa hơn, đến một rừng mơ chưa hề
có bước chân ai lai văng. Nhưng tôi phải thi đỗ cuối năm học
này. Tự nhiên, tôi yêu Hà Nội, tôi yêu cậu học tṛ tên là Điệp.
Tôi muốn Phượng là Lan ngồi bên song cửa và tôi là Điệp vừa nghe
kết quả từ trường thi về qua nhà Phượng. Tôi sẽ mua mười gói đỗ
xanh , đỗ đỏ, đỗ đen, hiên ngang như một cảm tử quân đứng phưỡn
ngực ngạo nghễ nh́n xe tăng địch quân và ném đủ mười trái lựu
đạn. Lựu đạn nở hoa hy vọng. Hoa hy vọng rực rỡ mầu sắc t́nh
yêu. Địch quân không cười. Địch quân chớp mắt. Có thể, địch quân
sẽ khóc. Hay vừ khóc vừa cười.
- Anh bằng ḷng chứ?
- Để Phượng dẫn đi thăm Hà Nội?
- Đỗ trước đă.
- Nhỡ tôi trượt?
- Anh không thể trượt. Anh phải đỗ.
- Nhỡ...
- Trong đời chúng ta không hề có một lần "nhỡ", anh hiểu chưa,
anh Chương?
Tôi hiểu. Nghĩa là không hề có nhỡ một lần tôi và Phượng xa
nhau. Điều đó khiến tôi lo ngại. Và tôi sợ mùa hè sắp tới, dù
bây giờ chưa hết mùa đông. Mùa hè tới, tôi sẽ đi thị Tôi sẽ đỗ.
Nếu chỉ giản dị thế, cuộc đời thật sung sướng. Nhưng nhỡ (làm
sao biết nổi mà bảo không hề có nhỡ) tôi trượt, nếu tôi về ngang
nhà người yêu bằng một gói vỏ chuối, chắc chắn, cuộc đời sẽ buồn
tênh.
- Anh Chương!
- Dạ.
- Anh lại nhớ?
- Tôi quên rồi.
- Nhưng điều này cấm anh quên: Tối 24, anh chờ Phượng ở cửa nhà
anh. Chúng ḿnh cùng đi dự tháng lễ nữa đêm.
- Tôi sẽ nhớ.
Đă đến cổng trường. Tôi cám ơn cổng trường. V́ nó làm tôi không
thèm nhớ đoạn kết của cuộc đời cậu học tṛ tên là Điệp. Một
chuyện t́nh chán ngấy là một chuyện t́nh có nhân vật quy y cửa
Phật. C̣n chuyện t́nh đẹp? Tôi chưa biết. Có điều chuyện t́nh ấy
không có đoạn kết khiến ta phải khóc sưng mắt hay cười rũ rượi
như một người điên. Nó lâng lâng. Nó man mác. Nó dịu nhẹ. Tôi
muốn t́nh yêu man mác, lâng lâng, dịu nhẹ đừng bùi ngùi, thổn
thức. Chúng tôi sóng đôi bước vào sâng trường, vào lớp học. Tôi
vừa t́m ra câu trả lời của tôi. Tại sao các cô học tṛ lớp dưới
nh́n tôi khi tôi ở bên cạnh Phượng? Tại v́, giản dị quá mà, các
cô ấy đang mơ thành Phượng, đang mộng có cậu học tṛ nào đó đứng
cạnh chuyện tṛ vu vợ..
Giánh sinh năm nay trời thật lạnh. Chỉ tiếc không có tuyết rơi.
Nếu muốn tuyết rơi, tôi phải nhắm mắt mơ mộng. Mọi năm, tôi đâu
cần biết lễ Giáng Sinh. Với học tṛ ngoại đạo, Giáng Sinh được
nghỉ một ngày, được xa trường lớp một buổi, được quên sách vở
một đêm. Thế thôi. Nhưng Giáng Sinh năm nay th́ tuyệt diệu. Với
tôi, từ tháng chín, một ư nghĩ ǵ về Phượng, một ngóng trông nào
với Phượng đều tuyệt diệu. Tôi khó t́m tĩnh từ hay hơn. Trước
tiên, Phượng nhờ bưu điện gửi cho tôi một tấm thiếp giáng sinh
do nàng vẽ. Đơn sơ là t́nh yêu. Đơn sơ cũng là tặng phẩm t́nh
yêu. Tấm thiếp vừa khổ phong b́, Phượng vẽ cây giáng sinh đầy
chuông, hoa và những v́ sao. Chót vót cây giáng sinh, một đôi
chim nhỏ đậu sát nhau. Chuông, hoa và sao phủ đầy tuyết trắng.
Đôi chim nhỏ không bị tuyết phủ. Chắc là v́ sao giáng sinh trên
trời giúp đôi chim một phép tích làm tan tuyết lạnh. V́ sao
giáng sinh chiếu tỏa hào quang xuống chỗ đôi chim đậu. Phượng
viết câu chúc tôi: " Chúc anh Chương nhận được một ân huệ nhỏ
của Chúa trong đêm Giáng Sinh để ǵn giữ suốt đời ". Gửi thiệp
giáng sinh trong mùa Giáng Sinh đă trở thành truyền thống cho cả
những người ngoại đạo ở thành phố. Không c̣n ǵ khôi hài hơn, "
học tṛ " hơn những anh bạn cùng lớp gửi thiệp giáng sinh cho
ḿnh tận tay và ở ngay lớp học. Và ḿnh dở ra xem ngay, đọc ngay
và cám ơn ngay tại chỗ. Và chẳng cảm thấy ǵ. Đó là những tấm
thiếp giáng sinh năm ngoái, năm kia. Năm nay, không ai gửi cho
tôi. Có lẽ, Chúa muốn bắt tôi phải cảm thấy một ư nghĩa tuyệt
diệu ( vẫn tĩnh từ đó ) trong ngày giáng sinh của Ngài và Ngài
truyền lệnh cho Phượng gửi thiếp giáng sinh cho tôi bằng bưu
điện, bằng sự ngạc nhiên vây phủ bởi mầu sắc của thần thánh. Tôi
tưởng chừng gặp Chúa sớm nhất, sớm hơn ba ngôi vua tới từ phương
Đông.
Tỉnh lỵ nhỏ bé của tôi nhộn nhịp từ lúc chập tối. Người người đi
đi, lại lại. Những chiếc đèn ông sao luồn bóng điện bên trong đă
thắp sáng trước cửa những gia đ́nh công giáo. Tôi quên chưa hỏi
Phượng "đi đạo" hay "đi đời." Tôi nghĩ chả nên hỏi. Bóng tối
tràn ngập thị xă cho tôi nh́n rơ cây thánh giá trên nóc giáo
đường. Tôi đứng ngoài cửa chờ Phượng. Tôi nhớ Phượng. Nhớ Phượng
châm điếu thuốc. Và tôi châm một điếu thuốc. Điếu thuốc chóng
hết. "Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, Anh sẽ nói gớm sao mà
nhớ thế." Châm thêm điếu thuốc mới. Hỡi cỏ tương tư, ngỡ rằng
đốt một giúm, nhỏ khói sẽ thấy người yêu hiện ra, ta đốt hai
giúm, người yêu vẫn chưa hiện ra trong khói thuốc! Hỡi khói
tương tư, ta gửi hồn ta vào ngươi, hăy bay tới nàng bảo đến ngay
kẻo ta vàng phổi, ta ho lao, ta chết. Phượng không muốn tôi
chết. Phượng đă tới. Nàng mặc áo mầu. Nàng sợ mặc áo trắng tôi
nh́nh không ra. "áo em trắng quá nh́nh không ra." Phượng tới như
một thiên thần, một nữ thiên thần biết yêu. ( Các thiên thần
thường là bột nặn, là đá, là gỗ...) Vùng trời của riêng tôi rực
ánh hào quang. Nhưng tầm mắt tôi th́ bị giới hạn ( Tôi thích
thê). Cơ hồ tôi cận thị. Cơ hồ tôi chỉ c̣n nh́n rơ Phượng áo
nhung xanh mướt.
- Phượng đến muộn bắt anh đợi. Anh đốt mấy điếu thuốc lá rồi?
- Tôi mới sắp đốt điếu thứ nhất.
- Anh có nói dối không?
- Không.
- Sao Phượng cứ thích anh nói dối Phượng.
- Để làm ǵ?
- Để thấy anh dễ mến hơn.
Chúng tôi sóng đôi bước thân ái tựa đôi nhân t́nh.
Phượng nói:
- Ḿnh đi đâu chờ tới nữa đêm?
Tôi hỏi:
- Phượng muốn đi đâu?
- Anh có sợ mỏi chân không đă?
- Không.
- Thế th́ ḿnh đi hết các phố thị xă. Phượng về đây ngót bống
tháng mà mới chỉ biết con đường từ nhà đến trường ngang qua nhà
anh. Phượng muốn chơi tṛ này: Phượng đếm và anh làm tính nhẩm
xem thị xă của anh có bao nhiêu bóng đèn điện ngoài phố.
- Những bóng bị cháy?
- Ḿnh cũng tính rồi trừ đi.
- Tại sao ḿnh không đếm những cây hồi?
- Một đêm khác. Giáng Sinh sang năm, chẳng hạn.
Chúng tôi thả dài trên những hè phố lớn. Những phố nhỏ không có
vỉa hè, chúng tôi đi giữa đường, đi thong thả. Hai đứa cười nói
rất nhỏ mà tiếng cười nói rất to, vang xạ Phượng đếm những bóng
đèn điện vàng khè trên cột cao bằng đốt ngóng taỵ Hết con phố,
nàng cho biết tất cả có bao nhiêu bóng đèn điện. Sang phố khác,
hết đường, nàng lại cho biết số bóng đèn đă đếm và tôi cộng lại.
Tṛ chơi lạ lùng. Hồi c̣n nhỏ, tôi chỉ khoái bắn vỡ bóng đèn
điện. Tối tối, tôi đem súng cao su, tia bóng đèn rồi chạy trốn
cảnh binh. Bây giờ lớn khôn, có người bạn gái mà ḿnh tưởng đă
là người yêu của ḿnh, tôi đi đến bóng đèn điện.
- Anh Chương ạ!
- Hở!
- Anh không quên " bài học, " Phượng tặng anh 19 điểm.
Tôi bắt chước Phượng xóa tiếng "dạ" và đồng nghĩa của nó trong
tự điển rồi.
- Phượng thương hại những con đường đêm không có ánh điện. Đó là
những con đường mù. à, được bao nhiêu cả thẩy?
- Tôi quên.
- Lỗi tại Phượng, đang đếm th́ nói làm anh quên.
- Phượng cứ nói chuyện, có ǵ sang năm chúng ḿnh đếm lại. Sang
năm, chắc không c̣n những phố đêm không đèn.
- Anh chắc?
- Tôi chắc. V́ những phố ấy Phượng đă đi quạ
Phượng lặng thinh. Tôi nghe rơ hơi thở của Phượng và tôi nghe rơ
hơi thở của tôi. Tôi có nhiều chuyện muốn kể với Phượng, muốn
nói với Phượng nhưng tôi đă quên hết. Ở nhà, sửa soạn ra đi, tôi
định khơi chuyện Nhật kư của tôi. Thể nào Phượng cũng nằn ń đ̣i
xem. Và tôi sẽ cho nàng xem. Tôi đă ghi biết bao ư nghĩ của tôi
về Phượng. Tôi đă chép biết bao thơ nhớ nhung, hờn ghen, giận
dỗi của các thi sĩ mến yêu của tôi. Đọc xong, Phượng sẽ nói yêu
tôi. Ba tiếng anh yêu em thật giản dị, thật đơn sơ mà sao khó
nói, khó viết! Phải chăng những ǵ đơn sơ nhất, giản dị nhất lại
khó khăn nhất, rắc rối nhất. T́nh yêu là thí dụ. Và v́ t́nh yêu
không đơn sơ, giản dị, t́nh yêu chứa đựng cả bầu trời huyền ảo,
cả đại dương bí ẩn nên Thượng Đế mới tạo ra thi sĩ để thi sĩ
truyền cách tỏ t́nh cho loài người. Nhưng thi sĩ chưa làm tṛn
sứ mệnh của Thượng Đế. Hàng triệu thi sĩ đă làm thơ ái t́nh và
c̣n hàng triệu thi sĩ đang làm thơ ái t́nh. Có hàng triệu triệu
bài thơ ái t́nh gây xúc động cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá,
súng đạn. Chỉ thiếu một bài thơ cho tôi nói với Phượng: Anh yêu
em. Bởi thế, tôi đành chép những bài thơ của những thi sĩ tôi
yêu nhất, tôi ngưỡng mộ nhất vào nhật kư của tôi, hy vọng nếu
Phượng đọc, Phượng sẽ nói Phượng yêu tôi, em yêu anh. Phượng nói
chắc dễ dàng.
- Phượng.
- Dạ.
- Đă nửa đêm chưa?
- Gần tới.
- Ḿnh nên đến nhà thờ.
- Làm ǵ?
- Dự lễ.
- Phượng không " đi đạo ". Phượng " đi đời ", Phượng đi thênh
thang trong cuộc đời. Ḿnh dự lễ ngoài đời, dự lễ ngoài trời.
Anh hăy ngước nh́n bầu trời mà xem, Chúa đang nh́n những kẻ
ngoại đạo và chỉ ban ân sủng cho kẻ ngoại đạo.
Tôi ngửa mặt nh́n trời. Bầu trời đầy sao. ánh sao xuyên qua
sương khuya.
- V́ sao nào sáng nhất là Chúa Giê xu đấy.
Tôi nói:
- Tôi chỉ thấy một chuỗi sao sáng nhất.
Tôi bảo Phượng nh́n theo tay tôi chỉ lên trời:
- Phượng thấy chưa, chuỗi sao h́nh chữ P. Đặt tên là sao Phượng
nhé!
Phượng nắm lấy tay tôi. Cánh tay tôi cứng đợ Như một hiệp sĩ
hạng tồi bị tay cao thủ điểm trúng huyệt. Tôi lịm người. Tâm hồn
tôi thoát khỏi thể xác tôi, bay bổng. Bay bổng lên v́ sao
Phượng. Tôi đang hưởng một cảm giác lạ lùng mà tôi ngu ngơ quá,
chẳng hiểu cách so sánh hay phân chất. Phượng đă buông tay tôi.
Nàng giải huyệt cho tôi.
- Có một v́ sao mọc chệch ra ngoài.
Tôi nh́n Phượng:
- Đó là chiếc răng khểnh của Phượng.
Phượng cười, nụ cười thơm mùi lê chín:
- Cám ơn anh. Phượng được hưởng một đêm Giáng Sinh rất đẹp ở
tỉnh lỵ. Ḿnh về nhé, anh Chương.
- Vâng, ḿnh về...
Đêm Giáng Sinh niên thiếu của tôi đấy. Cũng b́nh thường và đơn
giản, nếu tôi kể chuyện cho bất cứ ai nghe. Hai người trai gái
đi trên những phố vắng. Đi đến nửa đêm, nghĩ vẩn vơ, nói vu vợ
Rồi về. Trước đó th́ náo nức mong, nóng ḷng đợi, tưởng chừng
ḿnh sẽ kiếm được bí tích của t́nh yêu trong đêm Giáng Sinh.
Chúa đến với loài người chắc cũng đơn giăn như hai chúng tôi. Và
đó là t́nh yêu.
- Anh Chương ạ, nếu được ước một điều trong đêm nay, anh ước ao
ǵ?
- Phượng đă học bài thơ Đi chơi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp
chưa?
- Chưa.
Tôi mừng quá. Trong bài thơ ấy, cô bé mười lăm tuổi theo bố mẹ
đi chơi chùa Hương đă gặp một văn nhân. Cô bé mơ ước "Sao cho em
lấy chàng". Tôi muốn ước một điều tương tự: Sao cho tôi lấy
nàng. Tôi bảo Phượng:
- Tôi ước ao điều cô bé của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đă ước.
Phượng nói:
- Để Phượng sẽ đọc bài thơ Đi chơi chùa Hương.
Tôi đưa Phượng về nhà Phượng. Một ḿnh trên con đường khuya, tôi
châm thuốc hút. "Nhớ nhà châm điếu thuốc, Khói huyền bay lên
cây". Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Khói huyền bao lên sao. Đêm
nay tôi không thích ngủ. Có thể tôi sẽ làm thơ.
o0o
|